Giáo trình module: Điện tử cơ bản (Phần 1)

Tài liệu Giáo trình module: Điện tử cơ bản (Phần 1): Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 1 CHƯƠNG 1: HÀN NỐI VÀ SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO  MỤC TIÊU HỌC TẬP: - Sử dụng thành thạo các thiết bị đo - Hiểu được cấu trúc cơ bản và các chỉ tiêu kỹ thuật của các thiết bị đo. - Nắm được các nội quy, quy tắc sử dụng thiết bị thực tập để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Bài 1: Nội quy xưởng thực tập I. Nội quy xưởng thực tập: - Tất cả các học sinh sinh viên trong ca thực tập phải đến trước giờ làm việc 15 phút để chuẩn bị vào xưởng. - Phải mặc quần áo, đi giầy bảo hộ lao động hoặc dép quay hậu gọn gàng đầy đủ, đeo phù hiệu đúng quy định. - Không nô đùa trong xưởng, khi ra ngoài phải xin phép giáo viên hướng dẫn - Không viết vẽ lên tường, bàn ghế, trên các dụng cụ thiết bị - Không tự ý tháo rỡ các thiết bị mô hình trong xưởng. - Phải nắm được hệ thống cung cấp điện trong xưởng, khi các thiết bị cháy hỏng phải ngắt điện và báo ngay cho giáo viên hướng dẫn. - Tuyệt đối tuân theo mọi...

pdf31 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình module: Điện tử cơ bản (Phần 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 1 CHƯƠNG 1: HÀN NỐI VÀ SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO  MỤC TIÊU HỌC TẬP: - Sử dụng thành thạo các thiết bị đo - Hiểu được cấu trúc cơ bản và các chỉ tiêu kỹ thuật của các thiết bị đo. - Nắm được các nội quy, quy tắc sử dụng thiết bị thực tập để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Bài 1: Nội quy xưởng thực tập I. Nội quy xưởng thực tập: - Tất cả các học sinh sinh viên trong ca thực tập phải đến trước giờ làm việc 15 phút để chuẩn bị vào xưởng. - Phải mặc quần áo, đi giầy bảo hộ lao động hoặc dép quay hậu gọn gàng đầy đủ, đeo phù hiệu đúng quy định. - Không nô đùa trong xưởng, khi ra ngoài phải xin phép giáo viên hướng dẫn - Không viết vẽ lên tường, bàn ghế, trên các dụng cụ thiết bị - Không tự ý tháo rỡ các thiết bị mô hình trong xưởng. - Phải nắm được hệ thống cung cấp điện trong xưởng, khi các thiết bị cháy hỏng phải ngắt điện và báo ngay cho giáo viên hướng dẫn. - Tuyệt đối tuân theo mọi sự hướng dẫn của giáo viên, không làm bất cứ việc gì khi chưa được sự phân công. - Dọn vệ sinh sau ca thực tập. II. Nội quy sử dụng thiết bị trong xưởng: - Sắp xếp vị trí làm việc phải ngăn nắp, gọn gàng, có tổ chức - Chuẩn bị dụng cụ thực tập lắp ráp và sửa chữa gồm board vạn năng, mỏ hàn, panh kẹp, kìm, tô vit, hút thiếc, đồng hồ vạn năng, máy hiện sóng, thiết bị thực tập như tivi, Radio catsset, đầu video.. đầy đủ đúng theo bài thực tập. Trước khi thực tập phải kiểm tra để đúng vị trí quy định. - Đối với dụng cụ như mỏ hàn khi muốn loại bỏ phần thiếc thừa ở đầu mỏ hàn thì tuyệt đối không được đập đầu mỏ hàn xuống bàn hoặc vào một vật khác mà vẩy nhẹ mỏ hàn trên không để bỏ phần thiếc thừa đó. Sau mỗi lần sử dụng cần phải để gọn gàng lên bàn hàn tránh chạm đầu mỏ hàn vào dây nguồn và những dụng cụ dễ cháy. - Đối với board vạn năng phải nắm được cấu tạo của board, cách sử dụng board, kiểm tra các chấu hàn thẳng và liền theo đúng ma trận tránh sự liên kết của chấu không cần thiết sẽ gây chạm chập. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 2 - Đối với các thiết bị đo phải nắm được phương pháp sử dụng theo sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn. - Đối với các thiết bị thực tập chuyên môn khi sửa chữa và thực tập phải được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn mới sử dụng hoặc thực tập. - Trong quá trình lắp ráp và sửa chữa phải chú ý sử dụng đúng dụng cụ và đúng phương pháp để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 3 Bài 2: Hàn nối A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Sử dụng thành thạo các loại mỏ hàn trực tiếp, mỏ hàn xung, khò - Rèn luyện kỹ năng hàn, tháo linh kiện trên bo vạn năng, trên bo mạch thực tế đạt được các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. - Rèn luyện tác phong người sửa chữa cẩn thận, tỉ mỉ. B. NỘI DUNG BÀI HỌC: I. Lý thuyết chung về hàn nối: 1. Các kiến thức cơ bản về mối hàn. - Mối hàn là sự kết nối giữa những vật liệu bằng kim loại với nhau bằng một kim loại khác mà nhiệt độ nóng chảy của nó nhỏ hơn các kim loại cần liên kết như chì hàn, que hàn. - Điều kiện đối với mối hàn tốt là điểm hàn phải cùng một kim loại, sạch sẽ không có lớp ôxi hoá. - Để tạo ra một mối hàn thì chất hàn sẽ được nóng chảy qua việc cung cấp nhiệt độ. Tuỳ theo nhiệt độ cần thiết mà ta phân biệt được hàn mềm (0  4500) hay hàn cứng (t  4500). 2. Các quy tắc hàn: - Rửa sạch bề mặt kim loại cần hàn bằng chất xúc tác sau khi đã làm sạch sơ bộ bằng giấy giáp, dũa hoặc dao. - Làm sạch đầu mỏ hàn trước khi hàn, dùng dẻ sạch tẩm cồn lau sạch lớp dầu, mỡ bám trên bề mặt mỏ hàn (đối với mỏ hàn mới), bụi bẩn, vẩy kim loại (đối với mỏ hàn đã sử dụng) mạ đầu mỏ hàn một lớp thiếc mỏng. - Mỏ hàn phải đạt đến nhiệt độ làm việc của nó thì mới tiến hành hàn. - Quá trình hàn trải qua ba giai đoạn: Nung nóng mỏ hàn, làm chảy thiếc hàn và làm nguội mối hàn: Thiếc hàn cần được đưa sát vào điểm hàn ngay khi thiếc hàn chảy thì dây hàn và đầu mỏ hàn ở điểm hàn cần phải lấy ngay ra tức khắc. Tiếp theo là quá trình làm nguội, trong quá trình này không được làm lung lay điểm hàn.  Chú ý: - Trường hợp đấu nối cáp với lõi đồng thì lõi đồng cần được tráng thiếc trước. - Với các kim loại bán dẫn nhiệt độ hàn không được phép quá nóng, về thời gian không được quá lâu.  Yêu cầu của một mối hàn: Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 4 - Chất hàn (thiếc hàn) tại tất cả các điểm phải nối mạng và nối mạng tất cả các phía. - Không được cho quá nhiều thiếc vào điểm hàn nếu không sẽ xảy ra trường hợp mối hàn bị sôi . - Mặt phẳng trên của lớp hàn phải nhẵn bóng, đều và phẳng có màu bạc. II. Thực hành: 1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ hàn. + Vật liệu: - Chất hàn mềm: Được sử dụng trong kỹ thuật điện tử hầu hết là các dây hàn có lõi là chất xúc tác. Chất hàn mềm có nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 18002150, có đường kính 0,75 mm, 1 mm, 1,5 mm, 2 mm. Tuỳ theo độ lớn của điểm hàn mà ta chọn đường kính dây hàn. - Thiếc hàn gồm có hai loại: Thiếc dây và thiếc thanh (càng mềm càng tốt) - Chất xúc tác: axit, nhựa thông có tác dụng làm sạch bề mặt của kim loại cần hàn. + Dụng cụ, thiết bị hàn: Panh kẹp, mỏ hàn. - Các mỏ hàn thường được chế tạo có công suất 5  750 W. Để hàn các linh kiện điện tử thường sử dụng các mỏ hàn có công suất thấp. - Có hai loại mỏ hàn hay dùng: Mỏ hàn sợi đốt (P  40 W) Mỏ hàn xung . Cấu tạo của mỏ hàn: + Mỏ hàn đốt: có cấu tạo như hình vẽ có công suất P  40W. Hình dạng bên ngoi 220V Cấu tạo bên trong Ống bột thuỷ tinh Dây may so Vỏ mỏ hn Đầu mỏ hn 220VAC Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 5 + Mỏ hàn xung: có cấu tạo như một máy biến áp cuộn thứ cấp làm việc ở chế độ ngắn hạn. t  30s; P  100W Cuộn sơ cấp: quấn nhiều vòng dây (tuỳ theo loại) Cuộn thứ cấp: quấn khoảng 1 đến 3 vòng dây to. 2. Thực hành hàn nối dây dẫn.  Các bước công việc: + Bước 1 Làm thẳng dây: Dùng tay vuốt hoặc kéo thẳng các dây cần hàn + Bước 2 Làm sạch dây: Dùng dao cạo sạch lớp men cách điện trên bề mặt dây, dùng giấy giáp vuốt sạch lại cho các dây thật bóng. + Bước 3 Láng nhựa thông: Đặt dây hàn vừa làm sạch xuống bàn hàn (có nhựa thông) rồi dùng mỏ hàn đã nóng cho nhựa thông chảy ra và vuốt nhựa thông bám một lớp mỏng, đều trên bề mặt của dây hàn. Nhựa thông vừa mang tính chất rửa sạch dây dẫn, vừa làm chất xúc tác trong quá trình hàn. + Bước 4 Láng thiếc: Dây đồng sau khi đã được láng nhựa thông, dùng mỏ hàn đã nóng đặt nên dây cùng với thiếc. Láng đều trên bề mặt dây trong môi trường nhựa thông. Yêu cầu thiếc không tạo thành gai, cục trên bề mặt của dây. + Bước 5 Hàn nối:  Hàn dây thành mắt lưới: Đặt dây như hình vẽ. Đầu mỏ hàn đặt vào vị trí cần hàn. Mối hàn phải đều, tròn, bóng. Thao tác hàn nhanh gọn Công tắc thường hở Lõi sắt từ Đầu mỏ hn 220VAC Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 6  Hàn nối dây xoắn: Tiến hành làm các bước bình thường như đã nêu ở trên nhưng trước khi kết thúc mối hàn ta đặt đầu mỏ hàn phía dưới mối hàn xoắn để hút hết các phần thiếc thừa xuống đầu mỏ hàn. Mối hàn phải ngấu, bóng, đều. 3. Thực hành tháo và hàn linh kiện bán dẫn trên Panel. a. Khi cắm và hàn linh kiện cần làm theo các bước: + Bước 1: Cắm tất cả các linh kiện trên mặt cắm linh kiện của tấm mạch in và hàn ở mặt dưới. + Bước 2: Đưa thiếc hàn và mỏ hàn đồng thời vào điểm hàn không được đưa thiếc hàn vào đầu mỏ hàn để cho chảy rồi sau đó mới đưa vào điểm hàn. + Bước 3: Khi thiếc hàn bắt đầu chảy vào điểm hàn cần di chuyển mỏ hàn quanh điểm hàn (chân linh kiện). Sau đó rút nhanh mỏ hàn ra khỏi điểm hàn. + Bước 4: Quá trình hàn thường chỉ xảy ra trong vài giây. Trong thời gian thiếc hàn ở điểm hàn chưa nguội, tuyệt đối không được dùng kìm hoặc dụng cụ khác cắt hoặc lay chân linh kiện ở phần mặt hàn. Với các mối hàn gần nhau (như IC) khi hàn rất dễ bị dính chì hàn tạo thành cầu nối ngoài mong muốn giữa các linh kiện. Do đó chỉ nên sử dụng ít thiếc hàn và kiểm tra kỹ lưỡng từng mối hàn, hàn chéo chân tránh tập chung nhiệt độ. b. Tháo linh kiện trên mạch in: Để tháo linh kiện trên mạch in ta dùng bộ hút thiếc hay dây nhiều lõi: + Bộ hút thiếc gồm một piston và một đầu hút chì làm bằng nhựa tổng hợp chịu nhiệt. Đầu hút được trợ giúp bằng một lò xo. Sau khi điểm hàn được nung nóng bằng mỏ hàn ta đưa đầu hút vào thiếc đã nóng chảy và nhấn nút để hút hết chì hàn (thiếc). Khi đó thiếc hàn trên chân linh kiện và mạch in đã được hút hết ra ngoài. + Dây hút chì là một dây đồng nhiều lõi để nhúng chất xúc tác. Dây này được đặt giữa đầu mỏ hàn với mối hàn. Các phần thiếc ở mối hàn sẽ được hút hết lên các sợi đồng nhỏ. 4. Hàn linh kiện bán dẫn trên board vạn năng. + Bước 1: Làm sạch chân linh kiện: uốn nắn thẳng, láng thiếc. + Bước 2: Uốn chân phù hợp với vị trí lắp ráp: (1) - Chân linh kiện không được uốn sát vào thân dễ bị đứt ngầm bên trong và không được uốn vuông góc quá sẽ nhanh bị gãy. + Bước 3: Bẻ chân linh kiện lùa vào chấu phù hợp với hướng chấu hàn. (2) - Các linh kiện phải được lùa vào trong chấu hàn khi mỏ hàn đã được nung nóng làm chảy 1 2 3 Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 7 thiếc hàn ở chấu hàn. (vị trí 3) - Mỗi linh kiện một chấu hàn - Các linh kiện hàn đúng vị trí tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp. - Trong quá trình hàn nên sử dụng panh kẹp chân linh kiện để giải nhiệt cho linh kiện. VD: Hàn transistor, DIODE lên bo vạn năng 5. Hàn tháo IC trên panel dùng đèn khò. - Đèn khò có tác dụng thổi hơi nóng làm chảy thiếc hàn để tháo và hàn linh kiện đặc biệt là các IC. - Cấu tạo đèn khò: gồm + một nút điều chỉnh gió + nút điều chỉnh nhiệt độ + nút điều chỉnh mỏ hàn. - Phương pháp sử dụng: + Chọn đầu mỏ hàn phù hợp + Bật nguồn + Điều chỉnh gió + Điều chỉnh nhiệt độ. + Đặt đầu mỏ hàn tại chân IC sau đó di chuyển vòng quanh đồng thời dùng một lẫy (lẫy làm bằng lan hoa có độ mềm dẻo) bẩy IC lên từ từ. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 8 Bài 3: Sử dụng các thiết bị đo lường A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường cơ bản hay dùng như đồng hồ vạn năng, máy phát sóng, máy hiện sóng... - Sửa chữa được một số hư hỏng đơn giản - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Sử dụng đồng hồ vạn năng. 1. Giới thiệu chung: - Đồng hồ vạn năng hay còn gọi là AVOMET là một máy đo cần thiết được sử dụng để đo điện áp, dòng điện, điện trở .  Một số ký hiệu trên mặt hiển thị của đồng hồ vạn năng: Điện áp thử nghiệm độ bền cách điện là 2 KV. a. Kết cấu: - Kết cấu bên trong: + Cơ cấu đo: kiểu từ điện. (học sinh tự nghiên cứu nguyên lý làm việc) + Mạch đo: U, I, R ..... (sơ đồ nguyên lý mạch trang bên) - Kết cấu bên ngoài: (mặt đồng hồ) + Mặt hiển thị + Công tắc chuyển mạch.  Phân tích mạch đo đồng hồ YX - 960TR: Để đồng hồ đứng vuông góc khi đo Cơ cấu đo từ điện có chỉnh lưu Để đồng hồ nằm ngang khi đo Để đồng hồ nằm nghiêng khi đo 2 Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 9 ACV (9K /V)DCmA BATT + OUTPUT 2.5A COM PNP NPN DC (20K /V) SW (1.5V) (9V) R1 15M R2 4M R3 800K R4 150K R5 40K R6 5K R11 3K R10 120 R9 10 R8 0.99 R26 10 R20 19 R19 200 R18 2.08K R17 34K R16 195K 0.1R R25 360 R12 6.75M R13 1.8M R14 360K R15 83.3K R24 4.5 R7 240 R21 44K R22 18K R23 31K R28 24K R29 24K R27 510 B2 44uA 1.8K M 1000 250 50 10 2.5 0.5 0.1 (9V) BATT (1.5V) BATT 2.5A250252.550uA 5010X10KX1KX100X10X1 OFF1000250 + B1 680 VR3 C1 473 F1 250V/0.5A 10K VR1 C2 473 D3 D4 680 VR3 D5 E B C C B E 4148 D1 - Đo điện áp AC: + Đo thang 10V: + (que đo)  F1  R15 (83,3K)  SW vị trí 10V  D4148 nắn điện  W2 (680)  cơ cấu M  COM (que âm). + Tương tự cho các thang đo khác: 50, 250, 1000 - Đo điện áp DC: + Đo thang 10V: + (que đo)  F1  R6 (5K)  R5 (40K)  SW vị trí 10V  R11 (5K)  R7 (240)  W2 (680)  cơ cấu M  COM (que âm). + Tương tự cho các thang đo khác. - Đo dòng điện DC: + Đo thang 25: + (que đo)  F1  SW vị trí 25V  R11 (3K)  R7 (240)  W2 (680)  cơ cấu M  COM (que âm). + Tương tự cho các thang đo khác. - Đo điện trở: + Đo thang X1: +B1 (nguồn pin)  SW vị trí X1  R21 (44K)  W1 (10k)  W2 (680)  cơ cấu M  COM (que âm)  F1  -B1 . Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 10  Mặt hiển thị: b. Các thông số kĩ thuật: - Độ nhậy: Được đánh giá bằng số /V (Điện trở vào ứng với 1 vol điện áp). Hay có thể nói đó là giá trị nghịch đảo của dòng điện qua cơ cấu đo. Ví dụ: Độ nhạy của đồng hồ là 2000 /V thì ta có điện trở vào của thang đo 10 V là: Rv = 2000.10 = 20 K và Imin qua cơ cấu là: I = 1/20000 = 500 A. Như vậy số /V càng lớn thì độ nhạy của đồng hồ càng cao vì chỉ cần một giá trị dòng điện rất nhỏ chạy qua cơ cấu đã có sự tác động rõ rệt (kim quay). - Sai số của đồng hồ vạn năng: Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của đồng hồ theo % và lấy theo giá trị cực đại của thang đo. Vì vậy nếu chọn thang đo không phù hợp thì kết quả đo sẽ không chính xác. Ví dụ: Sai số của đồng hồ là 2,5 tức là kết quả của phép đo được  2,5% giới hạn cuối của thang đo. 2,5% của thang đo 5 V = (5  2,5)/ 100 = 0,125 V 2. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng: Trước khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo các thông số ta cần chú ý những điểm sau: Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 11 Bước 1: Đặt đồng hồ đo theo đúng vị trí quy định. Bước 2: Các que đo phải cắm đúng cực tính: + Que dương (màu đỏ) = âm nguồn pin + Que âm (màu đen) = dương nguồn pin Bước 3: Chỉnh “không” đồng hồ (nếu kim lệch khỏi vạch chỉ 0) bằng cách xoay nhẹ nút điều chỉnh đối với quả đối trrọng nằm ở giữa mặt đồng hồ. + Quy ước: Thang đọc là phần kim chỉ thị. Thang đo là công tắc chuyển mạch. a. Đo dòng điện. - Chuyển thang đo về vị trí đo dòng điện (mA, A) sao cho trị số dòng cần đo không vượt quá giới hạn thang đo. Dây đo phải chú ý cực tính. - Khi đo dòng điện mắc nối tiếp ampe kế vào mạch cần đo để cho I đi qua nó. Khi đó điện trở trong toàn mạch tăng lên một lượng bằng điện trở của bản thân ampemet. Như vậy để đảm bảo chính xác cho kết quả đo thì điện trở của ampemet phải rất nhỏ để khi mắc vào mạch nó không làm ảnh hưởng đến dòng của mạch cần đo. - Khi đo dòng ta phải cố định que đo trước rồi mới cấp nguồn cho mạch.  Chú ý: - Trong thực tế ở các mạch thực tập điện tử cơ bản ta biết U và R suy ra I. - Còn trong công nghiệp để đảm bảo an toàn ta thường dùng ampekìm. Công thức: Giá trị đo = (thang đo  giá trị kim đang chỉ trên thang đọc) / giới hạn cực đại thang đọc. b. Đo điện áp: - Nếu đo điện áp một chiều thì chuyển thang đo của đồng hồ về phần đo điện áp một chiều ( mV, V) - Nếu đo điện áp xoay chiều thì chuyển thang đo về vị trí đo điện áp xoay chiều ( , mV, V). - Nếu chưa ước lượng được giá trị điện áp cần đo thì đặt thang đo xoay chiều lớn nhất để đảm bảo an toàn cho thiết bị rồi từ giá trị cụ thể đưa thang đo về vị trí phù hợp . - Khi đo điện áp mắc volmét song song với mạch cần đo (chú ý cực tính đối với U một chiều). Đối với thang đo điện áp, điện trở trong càng lớn càng tốt tránh sự rẽ dòng qua đồng hồ. Khi cần đo ở nhiều vị trí khác nhau trên mạch điện ta cần cố định một que đo (que mass) que đo còn lại lần lượt đưa tới những điểm cần đo. Giá trị đo = (thang đo  giá trị kim đang chỉ trên thang đọc) / giới hạn cực đại thang đọc. c. Đo điện trở: Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 12 - Đưa chuyển mạch về thang đo R (). Thang đo điện trở dùng để đo cách điện, thông mạch. Trước khi đo thang nào phải chỉnh không thang đó, bằng cách chập hai que đo của đồng hồ với nhau rồi vặn núm chỉnh “không”của thang đo điện trở. Khi đo điện trở ta sử dụng nguồn pin bên trong của đồng hồ nên tuyệt đối không được đưa nguồn ngoài vào. Hai đầu que đo được đấu với nguồn pin bên trong của đồng hồ như sau: Que đỏ (+) của đồng hồ nối với cực âm của nguồn pin. Que đen (-) của đồng hồ nối với cực dương của nguồn pin. - Phải chọn thang đo phù hợp sao cho kim chỉ trên mặt hiển thị dễ đọc nhất( phần thang đo tuyến tính). Giá trị đo = Số chỉ khắc độ  Thang đo. Tóm lại ta có bảng sử dụng đồng hồ như sau: Test Range position Scale to read Thang đọc Multiplied Nhân Resistance 1 10 100 1k 10k (A) (A) (A) (A) (A) 1 10 100 1000 10000 DC volt DC 0,1V 0.5V 2.5V 10V 50V 250V 1000V (B) 10 (B) 50 (B) 250 (B) 10 (B) 50 (B) 250 (B) 10 0.01 0.01 0.01 1 1 1 100 Dòng DC DC 50A 2.5mA 25mA 250mA 2.5A (B) 50 (B) 250 (B) 250 (B) 250 (B) 250 1 0.01 0.1 1 0.01 AC volt 10V 50V 250V 1000V (C) 10 (C) 50 (C) 250 (C) 10 1 1 1 100 Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 13 3. Một số hư hỏng thường gặp: - Đứt cầu chì. - Chỉnh 0 không có tác dụng - Kim đồng hồ quá vị trí 0. - Phép đo điện trở có sai số. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 14 II. Sử dụng máy hiện sóng: 1. Giới thiệu chung về máy hiện sóng. - Khái niệm: Máy hiện sóng hay còn gọi là osillocope, máy dao động nghiệm, dao động ký. Là công cụ hữu hiệu giúp cho người sử dụng, đánh giá một cách chính xác, nhanh nhất tình trạng mạch cần xem xét. - Công dụng: Cho ta biết dạng sóng của tín hiệu cần đo, tần số và biên độ của tín hiệu. Tuy nhiên còn có nhiều công dụng khác như đo tham số điện cơ bản, đo trị số tụ điện, điện cảm. - Phân loại: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại máy hiện sóng, nhưng các nút điều chỉnh cơ bản hầu như giống nhau. Hiện nay có hai loại dùng phổ biến nhất là máy hiện sóng 1 tia, máy hiện sóng 2 tia của các hẵng Pintex, ledder, hameg.... - Chỉ tiêu kỹ thuật: Phạm vi tần số; độ nhạy; đường kính màn sáng. + Phạm vi tần số: phụ thuộc vào phạm vi tần số của điện áp quét trong máy. Nếu tần số của điện áp quét thấp thì máy đó chỉ dùng nghiên cứu những tín hiệu có tần số thấp - gọi là máy hiện sóng âm tần và ngược lại. (Máy hiện sóng có tần số quét càng cao thì máy đó càng chính xác. Để biết tần số quét tối đa của máy ta căn cứ vào mức chỉnh thời gian (chu kỳ) nhỏ nhất là bao nhiêu.) Ví dụ ở máy pintex có thang nhỏ nhất là 1s = 10-6s nên tần số quét lớn nhất : F=1/T= 1/10-6=106 Hz. + Độ nhạy của máy hiện sóng: còn gọi là hệ số lái tia theo chiều dọc. Vậy hệ số lái tia là mức độ điện áp đưa vào đầu khuếch đại dọc của máy để có sự lệch tia điện tử một đơn vị độ dài theo chiều dọc. + Đường kính màn sáng: Máy hiện sóng càng lớn, chất lượng càng cao thì đường kính của màn sáng càng lớn. Thông thường màn sáng có đường kính khoảng 70mm đến 150mm. - Ngoài ra còn có các chỉ tiêu chất lượng khác: + Hệ số lái tia theo chiều dọc có trị số càng nhỏ càng tốt.; + Đáp tuyến tần số của bộ khuếch đại dọc và bộ khuếch đại ngang. Đáp tuyến càng rộng và độ chênh lệch càng nhỏ càng tốt. + Trở kháng vào hệ thống KĐ dọc (cửa Y0)và bộ KĐ ngang (cửa X)càng lớn càng tốt, điện dung vào càng nhỏ càng tốt. + Mức suy giảm đầu vào của bộ KĐ dọc và bộ khuếch đại ngang có càng nhiều càng tốt. - Chức năng các nút trên mặt máy hiện sóng: 1 Power Công tắc nguồn 2 Intens Chỉnh sáng tối. 3 Focus Chỉnh độ hội tụ Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 15 4 Calip Chuẩn mức điện áp vào. 5 ILLum Điều chỉnh ánh sáng đèn hình. 6 Volts/div AC - GND - DC Chỉnh biên độ 7 Time/div Chỉnh tần số 8 Vertical mode CH1- ALT- CHOP- ADD-CH2 Chọn cổng đo 9 Vertical Position Horizontal Position Chỉnh dọc ( ) Chỉnh ngang () 10 Rotation Chỉnh xoay 11 Trigger level - Hold, time: Chỉnh đồng bộ. 12 Trigger Đồng bộ. 13 Slope: Độ dốc 14 Source: Vert , CH1, CH2, Line Exteral Cấp nguồn đồng bộ tín hiệu. Tín hiệu nguồn AC được lấy vào đồng bộ mạch quét ngang. Đồng bộ qua lỗ cắm ext Syn. 15 Coupling: Auto Norm Fix, TV-F, TV-L Chọn tần số đồng bộ đo tín hiệu > 100Hz đo tín hiệu < 100hz 2. Thử máy. Trước khi đo bất kỳ tín hiệu nào thì ta cũng phải tiến hành thử máy và cân chỉnh. - Bật máy: Phải xuất hiện vệt sáng nằm ngang trên màn hình hiển thị. - Chỉnh Inten cho vệt sáng phù hợp với mắt người đo. - Chỉnh Focus cho tín hiệu gọn, sắc nét nhất. (Chỉnh Rotation nếu vệt sáng bị xoay nghiêng). - Chỉnh Vert Position và Hozi Position sao cho vệt sáng cân đối trên màn hiển thị. - Chọn chế độ đo, cổng đo. - Đặt các nút Vertical Position, Trigger level, Pull chop, Volt /div, Time/div về vị trí Calip (chuẩn). - Gắn que đo vào CH1 hoặc CH2, chỉnh tỷ lệ suy hao ghi trên que đo ở vị trí  1 hoặc  10. Cặp đầu que đo vào máy phát chuẩn (Cal) trên màn hình sẽ cho ta một sóng vuông. Trên máy phát chuẩn có ghi giá trị đỉnh - đỉnh của xung (P-P). Nếu Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 16 dựa vào đây ta kiểm tra xem que đo có chính xác không bằng cách tính với giá trị núm xoay đang đứng rồi so sánh với máy phát chuẩn.  Chú ý: - Chỉnh Volt/div, Time/div về tần số và biên độ dễ quan sát nhất. - Chỉnh Trigger để sóng vuông đứng yên một vị trí để tính toán được chính xác. Nếu hoàn thành được các bước nêu trên coi như osilocope đang ở trạng thái tốt và đảm bảo kỹ thuật. Lúc này ta tiến hành đo. 2. Cách đo tín hiệu (Tiến hành khi biết chắc chắn khoảng điện áp của điểm cần đo nằm trong giới hạn cho phép của máy đo). - Chọn mass que đo ở điểm gần nhất với khu vực cần đo để được dạng sóng trung thực không bị nhiễu. - Nếu không ước lượng được khoảng điện áp ở điểm cần đo một cách tương đối chính xác thì để đảm bảo an toàn thì ta nên đặt que đo ở nấc suy hao X10, Volt/div ở vị trí tối đa để đo. - Đặt AC-GND-DC ở vị trí thích hợp. - Đặt công tắc Coupling ở vị trí: Auto nếu đo tín hiệu > 100 (Hz). Normal nếu đo tín hiệu < 100 (Hz). - Tiến hành đo: Đưa đầu que đo vào điểm cần đo. + Nếu tín hiệu lệch dọc chỉnh Ver Position để dời lại cho đối xứng với trục nằm ngang. + Nếu tín hiệu lệch ngang chỉnh Hor Position để dời lại cho đối xứng với trục dọc. + Chỉnh lại Volt/Div phối hợp với VAR (nếu cần) để được biên độ tín hiệu vừa đủ quan sát. + Chỉnh lại Time/div phối hợp với Var (nếu cần) để tần số tín hiệu ổn định dễ quan sát. + Chỉnh lại Trigger level, Var Time/div để tín hiệu quan sát ổn định. Chú ý: Khi sử dụng đồng thời cả hai cổng đo ở tần số lớn hơn 1 Hz, nếu nhấp nháy thì kéo nút Pull chop ra.  Nếu sóng vuông bị nhiễu ta nối mát GND của máy xuống đất.  Nếu sóng vuông có dạng hoặc lý do vì điện dung của que đo bị lệch, phải chỉnh Timer C ở đầu que cắm. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 17 6. Cách tính biên độ, tần số, góc lệch pha. a. Tính biên độ. Lấy giá trị núm xoay Volt/div đang chỉ nhân với biên độ (số div) của tín hiệu hiện có trên màn hình (tín hiệu P-P) sau đó nhân với mức suy hao (nếu có). Chú ý: Biên độ Đỉnh-đỉnh xác định ở máy hiện sóng quy định là VPP tính từ hai đỉnh trên và dưới của tín hiệu đo được. Đối với sóng sin số volt đo được bằngVo.m là số volt hiệu dụng: Vhd = 22 ppV - Đối với tín hiệu không sin như xung nhọn, xung vuông, xung tam giác, giá trị đo được bằng Volm rất khó xác định bằng quan hệ nhất định với VPP. Bởi vì nó phụ thuộc vào hai xung và tần số. - Đối với máy hiện sóng ta nên quan tâm tới VPP là chính xác nhất đối với các sóng không phải là hình sin. b. Tính tần số. f = T 1 T = giá trị nút chỉnh Time/div đang chỉ nhân với số div của chu kỳ tín hiệu nhân với suy hao (nếu có) Ví dụ : Tim/div chỉ 0,5 ms Số div như hình vẽ là 8 div  Thì T = 0,5  8 = 4 ms Suy ra f = T 1 = 310.4 1  T t Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 18 c. Tính góc lệch pha:  = 0360x T t 7. Đo tần số bằng phương pháp litsadu. - Khi muốn biết tần số của một tín hiệu nào đó thông qua máy hiện sóng ta có thể so sánh tần số của nó với tần số của máy tạo tần số chuẩn đã được khắc độ trước. Hai tín hiệu cần so sánh với nhau được đưa vào 2 đầu khuếch đại dọc và ngang của máy hiện sóng. Biến đổi tần số máy tạo sóng chuẩn cho đến khi sóng của 2 tín hiệu trên màn hiện sóng chứng tỏ chúng có tần số bằng nhau hoặc là bội số của nhau. Từ đó suy ra tần số tín hiệu cần nghiên cứu. Ví dụ: + Đưa tần số chuẩn vào cửa Y khuếch đại dọc (hoặc cửa X) + Tần số cần đo vào cửa còn lại khuếch đại ngang + và coi fy là tần số chuẩn, còn fx là tần số cần đo - Tính fx : ' ' x y f f y x  trong đó: y’ là số điểm cắt dọc theo y x’ là số điểm cắt ngang theo x FX = Fy  = 900 x y 1 2 4 0 3 1 2 3 4 0 1 2 3 4 Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 19 III. Máy phát sóng: - Máy phát sóng hay còn gọi là máy tạo sóng là các nguồn tín hiệu công suất nhỏ và có thể điều chỉnh cho tần số và điện áp ra thay đổi trong một khoảng rất rộng. Người ta thường chia: máy tạo sóng âm tần và máy tạo sóng cao tần. - Máy tạo sóng âm tần tạo ra các dao động âm tần trong dải âm tần (20hz  20.000hz). Nhiều máy còn tạo ra tần số lên tới 200.000hz, tức là bao gồm dải sóng siêu âm. Máy tạo sóng âm tần thường được dùng để thử các bộ khuếch đại âm tần, các bộ điều chế ..... - Yêu cầu cơ bản của máy phát âm tần: ở đầu ra của máy phải có dạng sóng đều đặn. Có như vậy khi đưa tín hiệu này tới đầu vào của các máy cần đo thử quan sát tín hiệu ra trên máy hiện sóng biết được máy cần đo thử có gây méo tín hiệu không... - Máy tạo sóng cao tần tạo ra các dao động cao tần và đưa tới đầu ra của máy. Máy thường dùng để đo thử, điều chỉnh các máy thu, các bộ khuếch đại thị tần, các mạch dao động... - Yêu cầu cơ bản của máy phát cao tần: dạng sóng phải là hình sin đều đặn, tín hiệu ra phải có độ ổn định tần số cao, không phụ thuộc nhiệt độ, nguồn cung cấp... . Có máy điều biên có máy điều tần, có loạii máy cả điều biên và điều tần. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 20 CHƯƠNG 2: LINH KIỆN THỤ ĐỘNG Bài 1: Các khái niệm cơ bản I. Vật dẫn điện và cách điện 1.Vật liệu cách điện - Vải sơn cách điện chịu dầu là loại vải sơn bông hoặc lụa tơ tằm tẩm ba lần sơn, dày 0,17 ; 0,2 ; 0,24mm - Băng vải: loại băng dệt, có khổ rộng 1,5 đến 3cm bằng sợi bông. Loại này chủ yếu để cột, đai ,bó các chi tiết của cuộn dây. - Bìa cách điện: bìa cách điện được dùng nhiều trong máy biến áp như chế tạo ống cách điện, dập các tấm cách giữa các vòng dây và các tấm đệm lót. Bìa cách điện có bề dày 0,5 3mm. Năng lực hút dầu tuỳ theo nhiệt độ dầu và bề dày bìa. Bìa cách điện để hút ẩm nên cần được bảo quản nơi khô ráo. - Thành phần giấy bakêlit: làm thành từng ống, có độ bền cơ và độ bền điện cao. Trong máy biến áp hay dùng loại ống, chiều dày cả hai bên là 2 ; 4 ; 6 ; 8mm và hơn nữa dài đến 500mm . Để cách điện cho dây dẫn ra Làm dạng hình ống lớn để cách điện giữa các cuộn dây hay giữa các cuộn dây với trụ sắt. - Gỗ: trong máy biến áp thường loại gổ dẻ trắng, làm thanh đệm để lồng cuộn dây và cách điện trụ hay làm thanh đệm giữa các lớp của cuộn dây nếu điện thế không vượt quá 10KV. Gổ dẻ đỏ làm kẹp dây dẫn ra, làm dầm ép gông từ của máy biến áp dầu. - Sơn tẩm: dùng loại sơn gơliptan để tẩm cuộn dây máy biến áp dầu. Tác dụng làm đông cứng các vòng dây lại với nhau. Tăng hệ số dẫn nhiệt của cuộn dây và nâng tính chịu ẩm. - Sứ: được chế tạo từ chất điện môi, phổ biến nhất là vật liệu gốm kỹ thuật điện. Cũng có loại sứ được chế tạo từ thủy tinh tôi hoặc thủy tinh ủ Trong máy biến áp dầu dùng để đưa đầu dây dẫn bên hạ áp và cao áp từ trong máy biến áp lên mặt máy. 2. Vật liệu dẫn điện: - Đồng cứng (MT) có đặc tính độ bền cao khi kéo và độ dãn dài nhỏ, đồng cứng còn có tính cứng và đàn hồi khi uốn. Đồng cứng thường được sản xuất để làm dây tiếp xúc. - Đồng mềm (MM) có đặc tính tương đối dẻo, độ cứng nhỏ và độ bền không lớn, nhưng độ dãn dài khi đứt rất lớn và điện dẫn suất cao. Đồng mềm thường được sản xuất để làm cáp, dây dẫn, dây để quấn máy điện. 3. Điện trở cách điện của linh kiện và mạch điện tử: - Cách điện của các linh kiện phụ thuộc vào panel mạch in như về khoảng cách các đường dẫn, về môi trường làm việc của thiết bị. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 21 - Nói một cách gần đúng thì cách điện của mạch điện tử phụ thuộc vào điện trở cách điện giữa panel với vỏ, và cũng phụ thuộc vào môi trường làm việc của thiết bị đó. II. Các hạt mang điện và dòng điện trong các môi trường: 1. Dòng điện trong kim loại - Các tính chất điện của kim loại có thể giải thích được dựa trên sự có mặt của các electron tự do trong kim loại. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do. - Trong chuyển động, các êlectron tự do luôn luôn va chạm với các ion dao động quanh vị trí cân bằng ở các nút mạng và truyền một phần động năng cho chúng. Sự va chạm này là nguyên nhân gây ra điện trở của dây dẫn kim loại và tác dụng nhiệt. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. - Hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ Tc nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến giá trị bằng không, là hiện tượng siêu dẫn. 2. Dòng điện trong chất lỏng, điện phân - Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt và ion âm về anôt. Các ion trong chất điện phân xuất hiện là do sự phân li của các phân tử chất tan trong môi trường dung môi. Khi đến các điện cực thì các ion sẽ trao đổi êlectron với các điện cực rồi được giải phóng ra ở đó, hoặc tham gia các phản ứng phụ. Một trong các phản ứng phụ là phản ứng cực dương tan, phản ứng này xảy ra trong các bình điện phân có anôt là kim loại mà muối có mặt trong dung dịch điện phân. - Định luật Fa-ra-đây về điện phân. Khối lượng M của chất được giải phóng ra ở các điện cực tỉ lệ với đương lượng gam n A của chất đó và với điện lượng q đi qua dung dịch điện phân. Biểu thức của định luật Fa-ra-đây It n A F 1 M  với F = 96500 (C/mol) 3 Dòng điện trong chân không - Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dịch có hướng của các êlectron bứt ra từ catôt bị nung nóng do tác dụng của điện trường. - Đặc điểm của dòng điện trong chân không là nó chỉ chạy theo một chiều nhất định tư anôt sang catôt. 4 Dòng điện trong bán dẫn - Dòng điện trong bán dẫn tinh khiết là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do và lỗ trống. Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 22 - Tuỳ theo loại tạp chất pha vào bán dẫn tinh khiết, mà bán dẫn thuộc một trong hai loại là bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Dòng điện trong bán dẫn loại n chủ yếu là dòng êlectron, còn trong bán dẫn loại p chủ yếu là dòng các lỗ trống. - Lớp tiếp xúc giữa hai loại bán dẫn p và n (lớp tiếp xúc p – n) có tính dẫn điện chủ yếu theo một chiều nhất định từ p sang n. Bài 2. Linh kiện thụ động I ĐIỆN TRỞ (R - RESISTER) 1. Định nghĩa, ký hiệu: Điện trở là linh kiện dùng để ngăn cản dòng điện trong mạch. Nói một cách khác là nó điều khiển mức dòng và điện áp trong mạch. Để đạt được một giá trị dòng điện mong muốn tại một điểm nào đó của mạch điện hay giá trị điện áp mong muốn giữa hai điểm của mạch người ta phải dùng điện trở có giá trị thích hợp. Tác dụng của điện trở không khác nhau trong mạch điện một chiều và cả mạch xoay chiều, nghĩa là chế độ làm việc của điện trở không phụ thuộc vào tần số của tín hiệu tác động lên nó. Hầu hết điện trở đều làm từ chất cách điện và nó có mặt ở hầu khắp các mạch điện. * Ký hiệu điện trở cố định: * Kí hiệuđiện trở có trị số thay đổi được:: + Loại 2 biến trở chỉnh đồng bộ: + Loại tích hợp chung, riêng trục điều chỉnh: 2. Phân loại: - Điện trở có giá trị điện trở cố định. - Điện trở có giá trị điện trở thay đổi được. VrVr Vr Vr Loại tinh chỉnh Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 23 3. Cấu tạo: Điện trở có nhiều loại: - Điện trở than trộn: Bột than được trộn với keo ép thành thỏi, hai đầu có dây dẫn ra. Loại này rẻ nhưng độ chính xác thấp. - Điện trở than phun: Bột than được phun theo rãnh trên ống sứ loại này được dùng phổ biến hơn vì độ chính xác cao hơn. - Điện trở dây quấn: Dùng dây kim loại có điện trở suất cao được quấn trên ống cách điện rồi tráng men phủ toàn bộ, hoặc chừa một khoảng để dịch con chạy trên trên thân điện trở nhằm điều chỉnh trị số. Cũng có loại điện trở dây quấn không phủ men. - Biến trở: là điện trở dây quấn hay than phun hình vòng cung trên đó có một con chạy có thể thay đổi vị trí khi xoay trục, Biến trở thường có 3 đầu ra, đầu giữa ứng với con chạy. Biến trở làm nhiệm vụ phân áp còn được gọi là phân áp. Điện trở nhiều dạng kết cấu khác nhau tuỳ theo loại nh−ng nói chung có thể biểudiễn cấu trúc tổng quát của một điện trở nh− sau: 4. Phương pháp đọc, đo trị số điện trở. a. Điện trở cố định Cách xác định: * Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở: - Để thang đo của đồng hồ ở vị trí đo , chỉnh không que đo. Cặp 2 đầu que đo vào 2 đầu điện trở. Giá trị (trị số) R bằng thang đo nhân giá trị kim chỉ trên thang đọc. Nếu chưa ước lượng được giá trị R thì để thang đo lớn nhất rồi dựa vào trị số cụ thể trên đồng hồ xoay thang đo sao cho thích hợp. Lưu ý đo thang nào phải chỉnh không thang đó. Không được chạm tay vào 2 đầu que đo sẽ gây sai số. * Đọc giá trị: + Đọc trực tiếp: trên thân điện trở ghi rõ trị số và đơn vị R - Trị số trước, đơn vị sau: 1K = 1K - Đơn vị xen giữa trị số: 1K5 =1,5K; 1M5 = 1,5M - Đơn vị đứng trước: R13 = 0,13 Nếu có chữ E, R ứng đơn vị , chữ K ứng đơn vị K, chữ M ứng với đơn vị M Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 24 + Đọc theo mã thập phân: Vì thân điện trở nhỏ nên khó ghi được nhiều số và đơn vị. Vì vậy người ta thống nhất đơn vị là . Để tránh ghi nhiều số người ta quy định chỉ ghi 1 số có 3 chữ số. Trong đó 2 số đầu là 2 số của trị số điện trở. Số thứ 3 là số các số 0 thêm vào tiếp theo bên phải của 2 số trước. Vd: 102 = 1000  + Đọc theo mã mầu: Ta tuân thủ theo bảng quy ước mã mầu quốc tế như sau: Mầu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Bội số Sai số Đen 0 0 0 100 Nâu 1 1 1 101 Đỏ 2 2 2 102 Cam 3 3 3 103 Vàng 4 4 4 104 Xanh lá 5 5 5 105 Xanh dương 6 6 6 106 Tím 7 7 7 107 Xám 8 8 8 108 Trắng 9 9 9 109 Màu nâu  1% Màu đỏ  2% Vàng kim ( Kim nhũ)  5% Ngân nhũ ( Nhũ bạc)  10% Mầu thân điện trở  20% * Loại 3 vòng mầu: - Vòng 1: Sát đầu điện trở chỉ số thứ nhất - Vòng 2: Chỉ số thứ 2 - Vòng 3: + Ngân nhũ nhân với 1/100 + Kim nhũ nhân với 1/10 * Loại 4 vòng mầu: - Vòng 1: Sát đầu điện trở chỉ số thứ nhất - Vòng 2: Chỉ số thứ 2 - Vòng 3: Bội số - Vòng 4: Sai số tính theo % (nếu điện trở không có vòng mầu thứ 4 thì sai số là  20%) * Loại 5 vòng mầu: - Vòng 1: Sát đầu điện trở chỉ số thứ nhất Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 25 - Vòng 2: Chỉ số thứ 2 - Vòng 3: Chỉ số thứ 3 - Vòng 4: Bội số - Vòng 5: Sai số. VD: Chú ý: - Vòng mầu được gọi là vòng 1 là gần mép điện trở nhất, tiếp theo là vòng 2, 3 - Thường người ta không sản suất điện trở có đầy đủ tất cả trị số từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Nên trong quá trình sử dụng ta mắc điện trở trong mạch: Nếu mắc nối tiếp điện trở tăng (công suất tăng), mắc song song điện trở giảm (công suất giảm). Ghép nối tiếp hoặc song song nên chọn các điện trở có cùng công suất.  Hình dạng thực tế:  Loại tích hợp: - Những hư hỏng thường gặp: đứt, cháy, tăng trị số thường xảy ra ở các loại điện trở than do lâu ngày hoạt tính của lớp than bị biến chất. b. Triết áp - Điện trở biến đổi - Variable resister (VR):  - Là loại R có thể thay đổi được giá trị trong một khoảng nào đó. Nó thường có 3 chân (đối với biến trở đơn).  Hình dạng thực tế: Vặn theo chiều kim đồng hồ: R12 giảm; R23 tăng Vặn ngược chiều kim đồng hồ: R12 tăng; R23 giảm 10 5W Đỏ Đen vng kim = 20 x 1/10 = 2 Nâu Đen Cam vng kim = 10 000  5% Nâu xanh lá Đen cam Bạc = 150 000 + 10% R1 1k Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 26  Cách đo VR: Để đồng hồ ở thang đo điện trở nấc X100; X1k (tuỳ theo trị số của chiết áp mà ta ước lượng nấc đo) sau đó đặt 2 que đo vào 2 chân ngoài của biến trở để đo điện trở cố định. Chuyển 1 trong 2 que đo vào chân giữa từ từ xoay trục điều khiển theo chiều kim đồng hồ và ngược lại nếu: + Kim đồng hồ lên xuống một cách từ từ  VR tốt + Trong quá trình vặn có vài vị trí kim đứng dựng lại hay nhẩy vạch  biến trở bị mòn hay do tiếp xúc không tốt.  Lưu ý: - Biến trở chỉnh thay đổi chậm đều sử dụng trong mạch chỉnh âm lượng, chỉnh độ tương phản, chỉnh độ sáng.... - Biến trở chỉnh thay đổi đột biến nhanh sử dụng trong mạch chỉnh âm sắc. - Những hư hỏng: biến trở đứt, bẩn, rỗ mặt than ..... c. Cách mắc điện trở: - Mắc song song: 21 21. RR RR RT   - Mắc nối tiếp: Rtổng = R1 + R2 . + Rn d. Các loại khác cùng loại * Điện trở nhiệt - Nhiệt trở - Thermistor – TH) - Có trị số thay đổi theo nhiệt độ + Điện trở nhiệt có hệ số nhiệt âm: là điện trở khi nhiệt độ tăng  R giảm + Điện trở nhiệt có hệ số nhiệt dương: là điện trở khi nhiệt độ tăng  R tăng * Ký hiệu:  Ứng dụng: + Dùng trong mạch có công suất cao nhằm mục đích cân bằng dòng điện qua mạch khi hoạt động lâu. Trong amply khi hoạt động lâu các sò công suất bị nóng. Lớp than Lưỡi g Trục Vòng kim loại 1 2 3 Nhiệt trở dương Nhiệt trở âm Th+ Th- Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 27 + Dùng làm cảm biến nhiệt cho các hệ thống tự động điều khiển theo nhiệt độ. Trong y khoa giữ không đổi nhiệt độ phòng mổ, trong quân sự giữ không đổi nhiệt độ trong kho vũ khí. * Điện trở quang (Light Dependent Resistor) - Điện trở quang là loại linh kiện bán dẫn thụ động, không có lớp chuyển tiếp PN. Vật liệu CdS (Cadmum Sulfid) - Giá trị điện trở phụ thuộc cường độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng lớn  R < - Cường độ ánh sáng nhỏ  R > - Ứng dụng: tắt mở đèn đường, đo độ ánh sáng với các máy chụp hình bỏ túi, điều chỉnh contrast của tivi - Cách xác định: Dùng đồng hồ nối 2 cực của đồng hồ với 2 cực của R ta thay đổi cường độ ánh sáng vào điện trở và quan sát kim đồng hồ. Nếu điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng thì điện trở tốt. CdS Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 28 II: Tụ điện (Capacitor) 1. Khái niệm, ký hiệu:  - Tụ điện là loại linh kiện thụ động có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường.  Ký hiệu:  Tham số cơ bản: + Giá trị điện dung C: đơn vị 1F = 106F = 109nF =1012pF cho biết khả năng chứa điện của tụ. + Điện áp chịu đựng U cho biết khả năng chịu đựng của tụ. 2. Phân loại: - Chia theo sự thay đổi điện dung thì có loại điện dung cố định và điện dung thay đổi được. - Căn cứ vào cấu tạo của điện môi: tụ gốm tụ sứ, tụ dầu - Phân loại theo điện áp sử dụng thì có tụ một chiều và tụ xoay chiều 3. Cấu tạo: - Tụ điện (C) có cấu tạo bởi 2 tấm kim loại ghép song song nhau nằm cách nhau bởi chất điện môi. - Giá trị tụ điện phụ thuộc vào cấu tạo, hình dáng, kích thước của 2 bản cực, môi trường cách điện. 4. Cách đọc + Đọc trực tiếp: đơn vị F với tụ hoá đều ghi trị số điện dung, cấp chính xác và điện áp công tác. + Đọc theo mã thập phân: đơn vị là pF với tụ gốm. Sau các số có chữ J, K, M là chỉ sai số 5%, 10%, 20% + Đọc 1 số giá trị đặc biệt: .01 = 0,01F ; 2.2 = 2,2F ; 0.01 = 0,01F 5. Cách đo, kiểm tra: Dùng đồng hồ để thang đo điện trở (tuỳ theo giá trị điện dung ta chọn nấc đo phù hợp) + Thang x1: khi C >100F + Thang x10: khi C =10F  100F + Thang x1k: khi C = 104  10F S d + Tụ hoá không phân cực (Non Polar) Tụ hoá phân cực ( Tụ 1 chiều) Tụ có điện dung thay đổi Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 29 + Thang x10k: khi C = 102  104 - Đo 2 lần có đổi que đo: + Nếu kim vọt lên và trở về   khả năng nạp xả còn tốt + Nếu kim vọt lên nhưng không trở về hoặc trở về cách  1 khoảng  tụ bị hỏng hoặc bị dò. + Nếu kim vọt lên về 0  tụ bị nối tắt + Nếu kim vọt lên và trở về từ từ  tụ bị khô + Nếu kim lên từ từ và trở về từ từ  tụ bị yếu. + Kim không nhúc nhích  tụ bị đứt 6. Cách mắc, Cách sử dụng: - Tụ ghép nối tiếp điện dung giảm (điện áp tăng), ghép song song điện dung tăng (điện áp bằng). - Nhóm tụ mica, selen... hoạt động ở khu vực mạch tần số cao. - Nhóm tụ sứ, sành, giấy, dầu .... hoạt động ở tần số trung bình - Tụ hoá hoạt động ở vùng tần số thấp.  Hình dạng thực tế: .01 25 103 25 1500 1,5K C = 10.103 pF U = 25V C = 1500 pF U = 1,5KV C = 0.01 F U = 25V + 100F + 35V C = 100F U = 35V _ _ _ 10F 35V C = 10F U = 35V Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 30 III. Cuộn cảm 1. Ký hiệu, phân loại, cấu tạo: - Cuộn cảm là dây dẫn có bọc sơn cách điện (dây điện từ) được quấn làm nhiều vòng liên tiếp trên 1 lõi. - Phân loại: + Cuộn cảm thường được phân loại theo vật liệu làm lõi có: Lõi có thể là sắt từ, lõi ferit, lõi không khí. + Phân loại theo trị số tự cảm: loại có trị số cố định và loại có giá trị thay đổi được - Đơn vị đo điện cảm là: H; mH; H - Cuộn dây có L tăng thì XL tăng dòng qua cuộn dây nhỏ. Khi sử dụng ta lưu ý sự chịu đựng dòng điện đi qua cuộn dây Nếu dòng qua mạch tiết diện dây phải lớn. Cho nên trong thực tế có nhiều kích thước khác nhau 2. Cách đọc, đo và cách mắc cuộn cảm: - Cách đọc cuộn cảm khi có các vòng màu đọc tương tự như điện trở, và sử dụng bảng màu của điện trở, đơn vị H + Ví dụ - Cách đo, và kiểm tra hư hỏng: I II L S I II L S III Đỏ Vn gII Đen Vng L = 24.100H  4% Nâu Đen Đỏ Đen Nâu L = 100.10-1H  2% Cuộn dây lõi sắt từ Cuộn dây lõi Ferit Cuộn dây lõi không khí Giáo trình module: Điện tử cơ bản Trường Cao đẳng nghề Nam Định 31 Đứt không lên Cháy quan sát thấy nám đen Chạm các vòng dây với nhau, khi hoạt động sẽ bị nóng và bốc khói. Nói chung đo kiểm tra cuộn dây ta vặn ở thang đo R 1; hoặc R  10 để xác định có bị đứt hay không. - Cách nối cuộn cảm tương tự như điện trở - Ứng dụng: + Cuộn cảm lõi sắt có trị số XL: lớn dùng điều khiển dòng điện trong mạch xoay chiều như mạch đèn huỳnh quang, hộp số quạt và dòng 1 chiều sau chỉnh lưu qua cuộn cảm sẽ được bằng phảng hơn. + Cuộn cảm lõi là bột sắt (ferit) thường dùng trong mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng (kết hợp với tụ điện). Cuộn dây có thể có điện cảm thay đổi được bằng cách bố trí cho lõi đặt vào giữa hay không vào giữa cuộn dây tần số cộng hưởng + Cuộn cảm quấn máy biến áp + Cuộn dây làm Micrô điện động, loa điện động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_dtcb_cdn_kd_p1_5981.pdf