Giáo trình dệt bông ở Lai Châu

Tài liệu Giáo trình dệt bông ở Lai Châu: LỜI NÓI ĐẦU Nghề dệt vải thủ công là một nghề có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam, qua nhiều thế hệ đã được cải tiến dần. Trong nghề dệt vải thủ công người dệt dùng kỹ thuật tác dụng vào các máy thủ công để cho ra các sản phẩm. Máy dệt thủ công được truyền qua nhiều làng nghề và qua các thế hệ, bắt đầu từ dệt thủ công bằng tay chuyển sang máy thủ công đạp bằng chân, đến nay đã được cải tiến sang máy dệt bằng động cơ điện thay thế cho đạp chân. Máy có tác dụng dệt được nhiều mặt hàng theo mẫu do người kỹ thuật máy thực hiện, công suất gấp nhiều lần so với máy dệt đạp bằng chân như trước. Nhược điểm của máy thủ công là các chi tiết chưa được đồng bộ, chưa chỉnh lọc cao, thường hay hỏng hóc nhỏ. Tuy nhiên, các chi tiết máy này thường dễ thay thế bằng các phụ tùng tự chế được. Những người dệt thủ công phải có tính tỉ mỉ, kiên trì, đôi bàn tay khéo léo và sức khỏe phù hợp, với tư duy tốt, chưa biết thì hỏi, chưa giỏi thì học, sẽ trở thành người thợ, người kỹ thuật giỏi để làm giầu cho ...

doc36 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình dệt bông ở Lai Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nghề dệt vải thủ công là một nghề có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam, qua nhiều thế hệ đã được cải tiến dần. Trong nghề dệt vải thủ công người dệt dùng kỹ thuật tác dụng vào các máy thủ công để cho ra các sản phẩm. Máy dệt thủ công được truyền qua nhiều làng nghề và qua các thế hệ, bắt đầu từ dệt thủ công bằng tay chuyển sang máy thủ công đạp bằng chân, đến nay đã được cải tiến sang máy dệt bằng động cơ điện thay thế cho đạp chân. Máy có tác dụng dệt được nhiều mặt hàng theo mẫu do người kỹ thuật máy thực hiện, công suất gấp nhiều lần so với máy dệt đạp bằng chân như trước. Nhược điểm của máy thủ công là các chi tiết chưa được đồng bộ, chưa chỉnh lọc cao, thường hay hỏng hóc nhỏ. Tuy nhiên, các chi tiết máy này thường dễ thay thế bằng các phụ tùng tự chế được. Những người dệt thủ công phải có tính tỉ mỉ, kiên trì, đôi bàn tay khéo léo và sức khỏe phù hợp, với tư duy tốt, chưa biết thì hỏi, chưa giỏi thì học, sẽ trở thành người thợ, người kỹ thuật giỏi để làm giầu cho quê hương đất nước. I. XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU 1. Xử lý nguyên liệu 1.1 Nguyên liệu của đồng bào dân tộc Đồ dùng sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng cao thường sử dụng vải làm từ nguyên liệu là cây Lanh (còn gọi là cây Máng). Cây Lanh được trồng vào tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6, trong vòng 3 tháng phải thu hoạch ngay, để quá già sợi lanh không tốt, kém mềm mại và không bền sợi. Cây lanh phải được trồng trên đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Cây Lanh càng sinh trưởng tốt sợi Lanh càng dài, mềm và bền đẹp. 1.1.1 Phương pháp làm đất trồng Lanh Thông thường cây Lanh được bà con gieo hạt với hình thức gieo vãi, mật độ gieo khá dầy vì như vậy cây Lanh mới mọc thẳng và vươn cao. 1.1.2 Phương pháp thu hoạch Chặt cả cây đem về để vài ngày cho tái sau đó tước vỏ, vỏ Lanh đem vào cối giã sau đó tước ra thành từng sợi nhỏ và nối lại với nhau một cách khéo léo sao cho không lộ vết nối trên vải khi thêu dệt. Đây là việc làm đòi hỏi cả một nghệ thuật, người nối phải thật nhẹ nhàng, kiên trì nhẫn lại. 1.1.3 Phương pháp kéo sợi Mắc các sợi Lanh vào khung cửi và quay cho chúng xoắn lại, kéo cho đến khi đầy lô sau đó guồng sợi lại (cái đáy). Dùng hai đoạn tre dài 3m buộc lại thành hình chữ thập quay sợi lại tạo thành các con sợi. cuộn sợi này được tảy trắng bằng cách đem luộc trong nước tro bếp, đun sôi một lần trong nước tro ủ sợi một đêm sau đem giặt cứ như vậy phải nấu giặt đến 3 lần thì sợi trắng đem phơi khô ép sợi lại. 1.2 Nguyên liệu bông Cây bông là loại cây thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các khu vực miền núi, vùng cao. Cây bông dễ trồng, có sức sống tốt ít phải chăm sóc, thông thường bà con thu hoạch bông vào tháng 7 đến đầu tháng 9 hàng năm. 1.2.1 Phương pháp thu hoạch Bà con hái hạt về đem phơi, chọn những hạt bông đen sẫm đã nứt trắng. Hạt bông đem phơi khoảng 4 đến 6 nắng được thu lại bảo quản trong các gùi tre hoặc cho vào bao tải để nơi khô giáo, thoáng khí. 1.2.2 Phương pháp tách bông Trước đây hạt bông sau khi phơi khô bà con thường dùng chày đập hoặc cho vào cỗi giã nhẹ tách vỏ ngoài phương pháp thủ công này giờ đây đã có những máy đập bông được nhập về từ Đài Loan hoặc Trung Quốc. Quá trình đập bông được cho vào máy. 1.2.3 Phương pháp kéo sợi Sau khi hạt bông được bật bằng máy bật bông sẽ tạo thành sợi, các sợi bông này được tiếp tục xử lý bằng máy cán bông để tạo thành các sợi bông nhỏ và chắc hơn các sợi bông này được mắc vào khung cửi và quay cho chúng xoắn lại, kéo cho đến khi đầy lô rồi guồng sợi lại thành từng cuộn. 2. Các thiết bị công nghệ chủ yếu Ngày nay, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dệt may đã biết ứng dụng khoa học công nghệ đưa máy móc vào phục vụ sản xuất, trang bị cho mình những dây truyền sản xuất bông vải sợi khổ hẹp hoàn chỉnh từ công đoạn cán bông, se sợi, để dệt thành một tấm vải khổ hẹp, các công đoạn này đều được làm bằng máy thay thế cho cách làm thủ công truyền thống bằng tay. Các thiết bị của dây truyền sản xuất bông vải sợi chủ yếu là thiết bị ngoại nhập từ nước Trung Quốc, còn lại là các thiết bị được sản xuất trong nước như: máy mắc sợi, máy dệt vải đa năng. Đây là những máy được ứng dụng công nghệ trong nước, rất phù hợp với năng lực sản xuất theo mô hình hợp tác xã. 2.1 Quy trình sản xuất bông vải sợi khổ hẹp. - Tách bông hạt - Bật và cuộn bông - Se sợi - Hồ sợi - Đánh ống - Mắc sợi - Dệt vải. Cây bông là cây công nghiệp ngắn ngày được người dân trồng với diện tích rất lớn rải rác ở tất cả các huyện trong toàn tỉnh, khi quả bông đã chín được người trồng bông thu hoạch về phơi khô và đem bán cho hợp tác xã theo giá cả thị trường đã hợp đồng với người trồng bông từ trước, bông được thu mua phải có sợi trắng, hạt nhỏ sơ dầy, quả bông như thế mới đảm bảo chất lượng khi cán cho nhiều bông sơ và tấm vải dệt ra mới có độ bền chắc. Còn những quả bông bị bẩn và ẩm mốc thì bị loại bỏ không thu mua. Sau khi bông mua về được bà con đem phơi cho thật khô và được chuyển vào kho dự trữ của hợp tác xã dùng để sản xuất dần trong cả năm. 2.1 Tách bông hạt Trước đây, trình độ khoa học chưa phát triển người dân chủ yếu dùng máy thủ công quay tay làm bằng gỗ để tách hạt bông, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy quay tay hoạt động rất đơn giản chỉ có 02 trục tròn có bánh răng cưa dùng tay quay là tách được hạt bông ra để lấy bông sơ, nhưng năng suất lao động rất thấp và tốn nhiều công sức của người công nhân. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển đã làm ra các loại máy móc chạy bằng động cơ điện thay thế dần sức lao động của con người mà chất lượng sản phẩm tốt hơn làm bằng thủ công. Các đơn vị đã biết ứng dụng khoa học công nghệ tác động vào quá trình sản xuất và thực tế với chỉ 02 máy tách bông hạt chạy bằng động cơ điện có thể tách được số lượng bông hạt tương đương với 100 người làm trong một ngày. Cấu tạo máy tách bông hạt chạy bằng mô tơ điện gồm có: 01 mô tơ điện, 01 quả lô bằng cao su, 01 con dao chặt. Để khởi động máy tách bông hạt người công nhân sản xuất chỉ việc dập cầu dao điện làm mô tơ hoạt động truyền chuyển động vào dây curoa kéo các bánh đà làm quay quả lô và làm con dao chặt chuyển động. Khi người công nhân ném quả bông vào máy thì quả lô có tác dụng cuốn bông hạt vào bên trong, con dao chặt làm nhiệm vụ tách bỏ hạt và đẩy bông sơ ra ngoài rơi vào những cái sọt hứng sẵn ở phía trước máy còn hạt được đẩy rơi xuống bên dưới, cứ như thế người công nhân đứng máy chỉ việc cho quả bông vào là thu được bông sơ. 2.2 Bật và cuộn bông Trước đây, chưa có máy liên hoàn bật và cuộn bông người công nhân phải làm thủ công bằng tay bằng cách dùng 1 sợi dây cước mắc vào thanh tre như kiểu cây cung tên và có một ống tre nhỏ để gõ cho bông tơi ra sau đó dùng tay vê thành những sợi bông mới cho vào máy quay tay se thành sợi nhỏ. Nhưng ngày nay đã có máy liên hoàn vừa bật vừa cuộn rất thuận tiện cho người lao động giảm được thời gian và chi phí sản xuất Cấu tạo máy liên hoàn bật và cuộn bông sơ gồm: 01 mô tơ, 03 quả lô, một băng chuyền, 01 ống cuộn sợi. Sau khi quả bông được tách bỏ hạt trở thành bông sơ và được đựng trong những chiếc sọt để sẵn trước máy, người công nhân vận hành máy chỉ việc cắm điện cho mô tơ hoạt động truyền chuyển động qua dây curoa kéo làm quay các trục tải trong máy, khi máy đã khởi động được một lúc người công nhân bắt đầu cho bông vào, bông sơ sẽ được cuốn vào bên trong máy đi qua 3 quả lô, quả lô thứ nhất có nhiệm vụ đánh tơi sợi bông, quả lô thứ hai cuộn các sợi bông đã đánh tơi lại, quả lô thứ ba có nhiệm vụ kéo thành sợi thoát ra ngoài, người công nhân lấy tay vê nhỏ đầu sợi cho vào ống lỗ nhỏ, ống lỗ nhỏ có nhiệm vụ vê nhỏ sợi cho vào ống cuộn sợi và cứ thế cuộn sợi cho đến khi đầy ống thì nhắc sợi ra. Còn bông bị bẩn và lẫn tạp chất được máy đẩy ra ngoài được các răng lọc bông trên bề mặt băng truyền cuốn lên trên sau đó đưa vào lược xén bông thải đẩy ra ngoài. Sản phẩm thu được là những cuộn sợi. 2.3 Se sợi Máy móc sử dụng: máy se sợi. Gồm 1 guồng quay và 4 trục nhỏ và 1 tay quay bằng sắt dùng để cuộn sợi bông. Từ ống cuộn sợi ta lấy từng cuộn sợi ra cho vào guồng quay ta lấy đầu dây của cuộn sợi ra mắc vào tay quay và tiến hành se sợi, khi se ta phải quay đều tay để tạo thành những búp sợi có hình dáng thật đẹp mắt Sản phẩm của công đoạn se sợi là những búp sợi. 2.4 Hồ sợi Sau khi se sợi thành những con sợi, để tạo sự liên kết chắc chắn cho sợi người ta phải hồ sợi. Để bắt đầu quá trình hồ sợi ta phải ngâm gạo, cứ 3 kg gạo ta có thể hồ được 10 kg đến 13 kg sợi. Đun nước sôi đến 100oc rồi rỡ từng con sợi ra cho vào ngâm khoảng 15 phút, vớt sợi ra để cho ráo nước, khi đó ta mới đun nước cho gạo vào đun thành hồ và cho từng bó sợi vào nồi hồ ngâm khoảng 10 phút, tiếp theo ta vớt sợi ra vắt cho bớt nước. Không được vắt sợi khô quá vì sợi chưa được chắc, sau đó ta đem từng cuộn sợi ra phơi cho đến khi sợi có độ săn chắc và chịu được một lực kéo nhất định nào đó thì mới ngừng phơi. 2.5 Đánh ống Máy đánh ống gồm có khung trục, vỏ ống, quả lu, bu ly nhận tải, cần nâng hạ trục ống sợi, móc gìm sợi. Tác dụng của quả lu: Sợi được vắt phía trên quả lu khi quả lu quay sợi chỉ sẽ tự động được dàn theo những khía trên quả lu rồi được cuộn vào vỏ ống thành những đường chỉ chéo nhau làm cho ống sợi được chắc và chặt chẽ. Tác dụng cần nâng hạ trục ống sợi: Có tác dụng hạ ống xuống làm cho sợi chỉ trên ống sát vào quả lu để máy đánh ống, còn khi nâng trục này lên thì chỉ không được cuộn nữa. Cách sử dụng máy đánh ống: - Sợi được mắc vào cái hoa vè, sau đó ta dàn sợi cho mỏng trên cái hoa vè, tìm đầu mối sợi kéo ra luồn qua móc luồn sợi trên máy đánh ống rồi vắt lên trên quả lu, cuối cùng ta cố định mỗi sợi trên vỏ ống. - Tiếp theo ta khởi động động cơ điện, qua hệ thống truyền lực bằng dây curoa quả lu sẽ quay, lúc đó ta hạ cần nâng hạ xuống chỉ sẽ được đánh thành ống. 2.6 Mắc sợi Trước khi mắc sợi ta cho quả sợi vào khung dựng sợi gồm 40 đến 60 quả sợi, trên khung dựng sợi có những lỗ để phân đều, mỗi lỗ cho một sợi đi qua, sau đó ta cho đầu dây của những quả sợi qua những cái mắt của máy mắc để làm thành cái dịp lên xuống qua bàn tráng qua lược vào trục guồng cuộn. Trên máy mắc có một bộ đếm dùng để đếm số mét sợi dùng để dệt được một tấm vải khổ hẹp, quy định là 16m thì được một tấm vải, khi ta mắc sợi vào cái hoa sợi gồm 360 sợi ta lại nhặt sợi vào những cái dịp để sợi lên xuống được khi ta dệt vải, được một lần ta lại nhấc sợi lên để thanh dịp khi ta dệt đưa lên đưa xuống để thoi qua lại. Cho sợi vào khung máy và bắt đầu quay, nếu ta lấy 160m thì quay 40 vòng là đủ, nếu ta lấy 420 sợi thì quay 7 lần từ phải sang trái khi nào đủ sợi là được, nếu ta muốn lấy nhiều hơn thì quay nhiều lần hơn, có thể bày một nghìn sợi tùy theo khổ vải của ta Khi xong ta chuẩn bị cho hao sợi vào đế, quấn vào cho đến hết là xong. 2.7 Dệt vải 2.7.1 Máy dệt thủ công bằng tay: Máy dệt thủ công có cấu tạo rất đơn giản, chỉ có khung máy có trục để lược có dịp đưa lên xuống dùng chân dậm, ở dưới có 2 thanh xà nhỏ để cho dịp đưa xuống, khi dệt ta dùng tay đưa thoi đi qua đi lại nhưng đầu tiên chúng ta phải nhặt sợi vào dịp cho cái lên cái xuống, rồi mới cho từng đôi sợi vào lược thì ta dệt được. 2.7.2 Máy dệt vải đa năng: Khi đóng điện mô tơ truyền tải vào bánh đà được lắp ở đầu trục 1 đã được quy định vòng quay qua hệ thống dây curoa. Từ trục 1 được chuyển động xuống trục 2 qua hệ thống bánh răng. Trục 2 có tác dụng kéo khung go lên xuống tạo miệng sợi mở ra cho thoi chạy qua. Hệ thống khung go lên xuống được là do hai quả đào và chân đòn đã được lắp sẵn ở giữa trục 2 cùng hai mõm bò tạo đánh đập đẩy thoi trở đi trở lại. Cho đến khi dệt hoàn chỉnh xong một tấm vải khổ hẹp. Trục 1 có chức năng đà ba tăng cho thoi chạy qua và dập sợi cho thoi dẫn qua thành vải, ngoài ra chân ba tăng còn có nhiệm vụ cuộn dầy hoặc thưa (điều chỉnh ở chân ba tăng). Mặt sợi căng hay chùng là do hệ thống đè trượt tự động, đè nhiều thì căng đè ít thì chùng. Đồng thời phía ngoài của bánh đà có hệ thống tay quay qua hệ thống tay biên tạo kéo cần bàn mai lên xuống. Cứ chu kỳ quay như thế giữa trục 1 và trục 2 được phối hợp với nhau qua hệ thống bánh răng nhịp nhàng theo chu kỳ đã được định sẵn theo lắp đặt của kĩ thuật. Cứ thế tất cả các công đoạn để làm ra một tấm vải khổ hẹp đều phối hợp nhịp nhàng với nhau để tạo lên những tấm vải thật bền, thật đẹp những tấm vải ấy theo những chuyến xe đi đến những tỉnh lân cân, xuất khẩu ra nước ngoài và đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm thu được sau khi dệt là những tấm vải khổ hẹp. 3. Hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng thông thường 3.1 Miệng sợi thoi qua lại. Miệng dưới của sợi phải sát với ba tăng, miệng trên phải đủ cho thoi đi, nếu miệng dưới sát cầu ba tăng miệng trên chưa đủ phải bẻ móc khung go trên lên cho đủ. Sau đó ta dận cho thoi sang một chu kỳ cho miệng dưới đảo lên trên mà hai miệng bằng nhau thì tốt. 3.2 Miếng mở và cách định vị trí đánh đập cùng tay quay. Ta cho thoi vào đẫy hòm thoi, lăn bánh đà theo hướng hoạt động của máy, khi ba tăng ra cách mặt hàng khoảng 7cm mà mõm bò bắt đầu đánh là chuẩn. Khi ta xoay bánh đà đi tiếp theo hướng hoạt động để lược trên ba tăng xuống giáp mặt hàng khoảng 2 cm thì miệng sợi chập lại là chuẩn, nếu không được như tiêu chuẩn trên ta phải điều chỉnh lại quả đào trục hai tạo miệng mở phải đúng như ý trên mới được chuyển sang điều chỉnh bộ phận khác. 3.3 Điều chỉnh hệ thống Xoay bánh đà theo chu kỳ hoạt động của máy dệt, khi lược xuống giáp mặt hàng cách khoảng 1cm sau đó ta điều chỉnh tay quay ở đầu bánh đà trục một, ta để tâm của ngõng tay quay thẳng đứng với tâm trục một thẳng lên đầu bàn mai (tức 3 điểm: ngõng, tay quay và tâm trục 1 cùng đầu bàn mai, gọi là miếng mở) phải thẳng hàng. Sau đó ta cho dao kéo kim cách mõm kim dọc khoảng 0,2cm, rồi siết ốc điều chỉnh đầu bàn mai chặt lại. Ta điều chỉnh tay đẩy của bàn mai ra hệ thống cánh gà chứa trục bìa, trục bìa phải sát với mặt bích kim ngang cho vừa đủ, nếu khoảng từ tay đẩy bàn mai đến đầu cánh gà còn rơ thì ta phải độn thêm cho đủ, nếu thừa thì ta uốn tay bàn mai ngắn lại cho đủ. 3.4 Máy bi kẹp thoi Kiểm tra lại các dây lò so có đứt hay không, nếu đứt phải nối lại đúng vị trí. Kiểm tra lại giữa tay đập với tai voi chặt hay lỏng, nếu lỏng phải chêm lại cho chặt (để đánh thoi mạnh thì chêm nâng đuôi tay đập lên, hạ đuôi tay đập xuống thì thoi đánh nhẹ). Kiểm tra lại cần đập xem còn đủ chịu lực hay không. Xem lại ụ quyệt có bị vỡ bi hay không nếu bị vỡ bi hoặc giơ quá thì phải thay. Xem lại hai bulông ụ quyệt có chặt hay không nếu không chặt thì phải xiết lại ốc và xiết lại bulông hoặc phải thay thế cái mới. Xem lại cóc đẩy thoi có bị vỡ hoặc bị mòn nhiều thì cũng phải thay. Xem mức độ mặt sợi có vừa hay căng quá phải bỏ bớt vật đè hoa cửi cho nhẹ đi. Xem miệng sợi thoi qua lại có đủ hay không, nếu thiếu dưới phải kéo dưới xuống, thiếu trên phải kéo trên lên. 3.5 Các quy định về an toàn cho người lao động Không được hút thuốc lá và hút các chất kích thích ở trong xưởng dệt vải, không mang theo những chất gây cháy và các chất gây nổ vào trong xưởng dệt, phòng cháy để an toàn người và của. Quần áo đầu tóc phải gọn gàng, tránh khi đang vận hành máy dễ quấn vào các hệ chuyển động của máy sẽ làm bị thương hoặc gây chết người. Tay chân khi vào xưởng phải khô ráo, có nước sẽ gây nhiễm điện ở cầu dao mô tơ khởi động máy và công tắc đánh suốt, như vậy sẽ gây giật điện chết người. Trước khi cho hoạt động một máy dệt phải đi vòng quanh để quan sát nhiều phía của máy dệt, thấy phải an toàn không vướng mắc mới được đóng cầu dao tổng của máy dệt đó, chú ý cầu dao mô tơ khởi động máy và tông tắc đánh suốt. Phải ngồi và để tay chân đúng vị trí, tránh để tay vào vị trí ba tăng dập sẽ bị dập vào tay bị thương. Khí máy đang hoạt động không được đứng ở hai đầu ba tăng dập. Khi nghỉ dệt hoặc sửa chữa phải ngắt cầu dao điện tổng của máy dệt đó mới được tiến hành các bước tiếp theo. Nếu máy móc đang hoạt động xẩy ra trục trặc phải ngắt cầu dao để bảo đảm an toàn cho máy, tránh làm chập điện, bắt lửa sang vật liệu bông gây cháy. PHẦN THÊU DỆT VỎ VÀ KHÂU CHĂN I. Phân loại vật liệu dệt 1. Xơ dệt: Là bộ phận vật liệu dệt mà thành phần cơ bản là các bó phân tử nằm dọc trục trung tâm xơ theo mọi hướng nào đó và gắn bó với nhau bởi các lực liên kết phân tử. Xơ dệt có các dạng: + Xơ cơ bản: Là vật liệu ban đầu có ý nghĩa thực tiễn trong việc chế biến. Nó có tính mảnh mai dễ uốn, dạng đơn thể duy nhất không thể chia nhỏ hơn nữa theo chiều dọc nếu không muốn phá hủy nó hòan tòan. + Tơ: là một dạng xơ cơ bản nhưng chiều dài rất lớn tính bằng đơn vị mét. + Cước : Là một dạng tơ nhưng có đường kính mặt cắt ngang rất lớn tính bằng đơn vị 0,1 mm. + Dải: Là dạng tơ có bề ngang bé tính bằng đơn vị 0,1mm hoặc milimét và chiều dài tùy ý. + Xơ kỹ thuật: Là dạng tập hợp nhiều xơ cơ bản ghép nối nhau theo chiều dọc bởi chất keo (như xơ đay, xơ lanh) hoặc bởi lực kết tinh. Trừ dạng xơ kỹ thuật, xơ nhân tạo có đủ các dạng trên. Xơ cơ bản được gọi là xơ stapen, tơ được gọi là xơ filamen (dạng tơ liên tục), xơ vi mảnh (microfibre) có độ mảnh nhỏ hơn xơ thông thường. Dưới đây là bảng phân loại xơ theo nguồn gốc. 2. Sợi dệt: Là bộ phận vật liêu dệt mà thành phần cơ bản là xơ. Sợi tương đối mảnh, mềm mại và bền, có chiều dài tuỳ ý đo bằng mét hoặc kilômét với bề ngang tính bằng đơn vị 0,1 milimét hoặc centimét. Sọi dệt có các dạng : + Sợi con + Sợi phức + Sợi cắt. + Sợi dún. + Sợi xốp 3.Chế phẩm dệt Chế phẩm dạng xơ. Chế phẩm dạng sợi . Chế phẩm dạng tấm: bao gồm vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, dải băng, đăng ten Chế phẩm dạng chiếc II. Phân loại nguyên liệu dệt Nhóm xơ thiên nhiên Nhóm xơ nhân tạo III. Cấu trúc của sợi 1. Đặc điểm của cấu trúc sợi Sự phân bố xơ trong sợi có rất nhiều vẻ. Các yếu tố phổ biến đáng chú ý là hướng xoắn, số xơ (hay sợi cơ bản) và sự phân bố chúng trong mặt cắt ngang, độ xù lông. Độ chứa đầy có thể xác định theo nhiều cách. - Sợi xe: Về sợi xe có thể có ba dạng cấu trúc: Ống , lõi và vặn nút chai. Trong cấu trúc ống các sợi thành phần có phân bố lực đều nhau làm cho sợi xe có độ bền cao nhất và độ đều cao nhất. Trong cấu trúc vặn nút chai, sợi xe có một hoặc nhiều dảnh thay nhau làm một cái lõi thẳng ở trung tâm sợi trong khi các dảnh còn lại quấn xung quanh. Số dảnh nhiều và độ căng của chúng không đều như diện tích mặt cắt ngang không giống nhau là nguyên nhân tạo nên cấu trúc này của sợi xe. Trong cấu trúc lõi: Một dảnh hoặc một số dảnh nằm thành lõi thẳng trên suốt chiều dài hoặc trên một đoạn rất dài của sợi xe, còn các dảnh khác quấn xung quanh. Sợi xe có cấu trúc này trong quá trình xe, có nhiều dảnh rất căng hoặc khi sợi xe dùng dảnh quá mảnh. - Sợi lõi: Là một dạng sợi có cấu trúc đặc biệt bao gồm một lõi bằng sợi bền, kéo từ xơ thiên nhiên hoặc xơ hoá học và bao bọc bên ngoài bằng lớp xơ tốt hoặc xơ phế liệu hay bằng dải kim loại có màu. Loại sợi này được dùng để sản xuất chỉ may công nghiệp, dùng trong trang trí và trong kỹ thuật. - Sợi dún: Là loại sợi mà bản thân sợi cơ bản có tỉ lệ thành phần biến dạng đàn hồi rất cao. - Sợi elastic: Có độ xốp khá cao, co giãn nhiều và sợi cơ bản xơán kiểu xoắn ốc. - Sợi hoa: Là loại sợi có cấu trúc khá đặc biệt. 2. Các tính chất thuộc về cấu trúc sợi. 1. Độ xoắn và độ co của sợi. Quá trình xoắn nhằm liên kết các thành phần sợi lại với nhau. Nhờ có lực cản tiếp tuyến của xơ tăng lên mà cả khối xơ được nén chặt lại khi xoắn làm cho sợi co ngắn chút ít chiều dài. Khi đó, độ bền và nhiều tính chất khác của sợi thay đổi theo mức độ xoán. Khi xoắn một số sợi lại với nhau, sợi xe không những to hơn mà độ đều còn tăng thêm. Độ co của sợi: Sau khi xoắn, sợi sẽ thay đổi độ dài. Nếu trước khi xoắn, sợi có chiều dài L1 và sau khi xoắn có chiều dài L2 thì độ co u của sợi trong lần xe này là: L1- L2 U = .100 ( % ) L1 Các phương pháp xác định độ xoắn và độ co: Chủ yếu gồm phương pháp tở xoắn, phương pháp xoắn kép và phương pháp cân bằng xoắn. Những đặc trưng thể hiện độ xoắn sợi gồm có: Góc xoắn: Khi xoắn, xơ và sợi sẽ trải dài theo một đường gần như xoắn ốc. Góc nghiêng hợp bởi xơ hay sợi nằm bên ngoài với trục dọc của sợi gọi là góc xoắn B. Góc xoắn thể hiện một cách tổng hợp mức độ xoắn của sợi, bởi vì góc xoán càng lớn thì sợi xoắn càng mạnh. Những loại sợi không xoắn, ví dụ sợi phức thì góc xoắn bàng 0. Có thể góc xoắn để so sánh mức độ xoắn của các sợi có đường kính khác nhau. Đô xoắn: Độ xoắn K được định nghĩa là số vòng xoáy trung bình của sợi đếm trên một đơn vị dài 1m Hệ số xoắn: Hệ số xoắn α được sứ dụng nhiều trong thiết kế mặt hàng sợi Hướng xoắn: Hướng của vòng xoáy ngoài cùng của xơ hay sợi được quy ước ký hiệu bằng chữ Z và S , có hướng xoắn Z/S Hướng xoắn của sợi con có ảnh hưởng đến bề ngoài và tính chất của vải. Người ta nhận thấy, vải dệt từ sợi dọc và sợi ngang có cùng hướng xoắn sẽ hiện rõ kiểu dệt hơn là vải dệt từ hai hệ sợi khác hướng xoắn. Bởi vì sựi tương phản của hình hoa chỉ đạt được nhờ cách bố trí các vòng xoắn ngược hướng nhau. Trường hợp vải dệt từ hai hệ sợi khác hướng xoắn, công việc cào bông hặoc ép thành dạ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong dệt kim, dùng sợi khác hướng xoắn để đan làm cho vải cân bằng xoắn nếu biết cách phối hợp độ xoắn và chọn hướng xoắn ngược nhau của lần xe trước và lần xe sau. Khi đó sợi sẽ không tạo gút và tự tở xoắn, điều này đặc biệt quan trọng đối với chỉ khâu. 2. Độ xù lông của sợi. Những đầu xơ, những vòng xơ rất nhỏ thòi ra ngoài bề mặt của sợi làm cho sợi bị xù lông. Trong thực tế kéo sợi từ xơ ngắn, không thể tránh khỏi hiện tượng các đầu xơ thòi ra ngoài sợi. Điều đáng quan tâm là số đầu xơ thòi ra ngoài bề mặt sợi nhiều hay ít và chiều dài của chúng. Nếu đầu xơ ngắn, ta không lo ngại đến độ xù lông của sợi. Độ xù lông phụ thuộc vào phương pháp kéo sợi, mức độ duỗi thẳng và song song của xơ trong sợi, độ xoắn, cỡ sợi loại xơ và nhiều yếu tố khác. Các đặc trưng của độ xù lông. Để đánh giá độ xù lông của sợi người ta xét: Số đầu xơ nx thòi ra trên đơn vị dài của sợi (thường lấy 1 m), độ dài trung bình của đầu xơ l (mm) tổng chiều dài đầu xơ Lx (mm), tổng diện tích đầu xơ Sx (mm2) Số đầu xơ (nx) được tính theo công thức Độ dài của đầu xơ (Lx)phụ thuộc vào độ dài trung bình của đầu xơ và số đầu xơ trên đơn vị chiều dài của sợi: Lx= n.L Diện tích tổng của đầu xơ (Sx) phụ thuộc vào số đầu xơ, độ dài trung bình và diện trích trung bình của mặt cắt ngang đầu xơ. Đặc trưng này có thể dùng để so sánh độ xù lông của sợi khác nhau về diện tích mặt cắt ngang xơ, độ dài và số đầu xơ: Sx = Lx d x 3. Độ sạch của sợi . Trên sợi nếu không có chỗ quá nổi côm bởi các khuyết tật như mẩu xơ vón kết hoặc bởi những tạp chất (bản chất không giống xơ), ta nói sợi hoàn toàn sạch. Sự có mặt của những khuyết tật và tạp chất sẽ làm xấu bề mặt của sợi và của sản phẩm từ sợi làm ảnh hưởng tới tính đồng nhất của tính chất, ảnh hưởng xấu đến quá trình công nghệ do độ đứt sợi tăng. Những khuyết tật ảnh hưởng đến độ sạch của sợi. IV. Cấu trúc của vải dệt thoi Vải dệt thoi là sản phẩm dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng góc nhau tạo thành. Hệ thống nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc, hệ thống kia gọi là sợi ngang. 1. Phân loại vải: Có nhiều cách phân loại vải dựa trên những cơ sở khác nhau: Theo thành phần xơ, theo phạm vi ứng dụng, theo thuộc tính công nghệ. 1.1 Phân loại theo nguyên liệu (thành phần xơ) Tuỳ theo thành phần xơ, vải thuộc loại đồng nhất, hỗn hợp hoặc pha. a-Vải đồng nhất Vải đồng nhất chỉ dệt bằng một loại sợi duy nhất, ví dụ như vải bông, vải lanh, vải len, lụa tơ tằm và một số vải tơ lụa hóa học. Vải bông (vải cotton). Một số vải dệt từ chất liệu bông thông dụng như: broad cloth, chambray, cheese cloth, corduroy, denim, drill, jean, khaki, oxford cloth, percale, voile Vải len. Một số chủng loại vải len thông dụng như: cashmere, cavalry twill, jersey, melton, moquette, tweed Vải lụa thiên nhiên. Một số chủng loại vải lụa thiên nhiên thông dụng: chiffon, crepe de chine, faille, georgette, marquisette, milanese, ottoman, satin, taffeta, velvet, Vải tổng hợp. Một số chủng loại vải dệt từ PES 100%, PA 100%,Với kiểu dệt rất phong phú. Được dùng trong thể thao và cả trong sinh hoạt. b- Vải pha Vải được dệt từ sợi pha xơ, có thể pha hai hoặc nhiều loại xơ. Ví dụ sợi bông pha polyster, sợi len pha viscos. Vải pha cũng có thể là vải dệt từ những sợi xe cùng kiểu nhưng thành phần của sợi xe làm bằng nguyên liệu khác loại. Người ta quy ước vải len có chứa 10% thành phần xơ khác vẫn được xem như đồng nhất nếu lượng xơ này đưa vào không nhằm mục đích thay len mà để tạo nên những hiệu ứng bế mặt nào đó. c-Vải hỗn hợp Vải hỗn hợp được quy ước là vải dệt từ hai hay nhiều loại sợi có chất liệu khác nhau. 1.2. Phân loại theo cấu trúc vải a) Vải một lớp Vân điểm và dẫn xuất của vân điểm. Vân điểm được sử dụng đối với các mặt hàng như muslin, percale, cheese cloth, chambray, taffeta, dress linen, chiffon, china silk, Vải vân điểm như poplin, faille, grosgrain Sử dụng các kiểu dệt dẫn xuất của vân điểm như tăng dọc 2/1 (vải Oxford), tăng ngang 3/2, tăng đều 2/2 (vải Monk-thầy chùa) Sợi có độ săn cao thường dùng để dệt các loại vải crepe, vải voile; sợi có độ săn thấp kết hợp với phương pháp hoàn tất đặc biệt có thể tạo các loại vải nỉ, lông tuyết. Thành phần cấu tạo và màu sắc của sợi góp phần cải thiện bề mặt vải như: chambray, gingham.. Vân điểm 1,1 Khoảng cách giữa các sợi và mật độ vải khác nhau sẽ tạo nên vải với độ thoáng bề mặt khác nhau thay đổi từ loại mỏng dính như cheese cloth đến loại cứng và khít như taffeta. Vân chéo và dẫn xuất của vân chéo Vải chéo Chéo đối xứng Chéo biến đổi Vân chéo thường được dùng để dệt vải lót và những mặt hàng tương đối dày như denim, jean, drill (vải thô), covert (vải may áo choàng), gabardine (áo dài người Do Thái), foulard (khăn quàng, khăn mùi xoa bằng lụa mỏng), serge (vải xec), surah (lụa surah, lụa chéo Ấn Độ), wool broad cloth (hàng len đen mỏng khổ đôi, popolin), wool sharkskin (vải sakin - vải có bề mặt mịn, hơi sáng dùng làm áo choàng), cavalry twill, elastique, flannel, tweed (vải len có bề mặt sần sùi, thường dùng với màu sắc pha trộn) . Vân đoạn và dẫn xuất của vân đoạn (tăng, bóng) Một số vải vân đoạn thường thấy như: antique satin, slipper satin (xatanh bóng), crepe-back satin, faille satin (lụa phay), sateen, moleskin (nhung) Vải satin thường được dùng làm lót cho các loại túi quần áo, túi xáchvì độ ma sát giữa vải và vật liệu thấp, vải có hai mặt khác nhau rõ rệt. Sử dụng sợi có độ xoắn cao làm hệ sợi ngang trong vải satin, mặt sau vải sẽ có hiệu ứng crepe và được sử dụng như mặt phải của vải. Lúc này, vải còn có tên là crepe-back satin hay satin-backed crepe. b)Vải lớp rưỡi Vải được tạo nên bằng kiểu dệt phức tạp giữa một hệ sợi dọc đan với nhiều hệ sợi ngang hoặc ngược lại, nhiều hệ sợi dọc đan với một hệ sợi ngang. Vải lớp rưỡi tương đối dày và nặng, kết cấu chặt chẽ. Hiệu ứng vải ở hai mặt khác nhau. c) Vải hai lớp Vải hai lớp có hai mặt giống hoặc khác nhau, dày và nặng. Một số chủng loại vải hai lớp thông dụng: gấm đơn, gấm cắt, gấm Thượng Hải, gấm CD, vải Burn Out 1.3. Phân loại theo mục đích sử dụng a) Vải mặc ngoài Vải nặng dùng cho các sản phẩm mặc khoác ngoài như veston, áo khoác, jacket, quần tây Vải nhẹ dùng cho các sản phẩm mặc thường ngày như áo sơ mi, áo kiểu, áo váy b) Vải thể thao (mặc trong các hoạt động thể dục thể thao) Vải dệt thoi ít sử dụng trong thể thao. c) Vải công nghiệp Tuỳ theo mức độ sử dụng mà vải thuộc loại vải dân dụng hay vải công nghiệp. 1.4. Phân loại theo mức độ hoàn thiện công nghệ Tuỳ theo mức độ hoàn thiện công nghệ mà vải thuộc loại vải mộc hay vải hoàn tất 2. Cấu trúc vải Cấu trúc vải được đặc trưng bởi: quy cách sợi , kiểu dệt, mật độ sợi trong vải, thể hiện qua các kích thước, các dạng, sự bố trí và liên kết của các hệ sợi tạo nên vải . 2.1. Quy cách của sợi Quy cách của sợi chủ yếu do cỡ sợi quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng 1m2 vải và các tính chất sử dụng của vải sau này . Độ đều và độ bền kéo của sợi là rất quan trọng . Độ sạch và một số tính chất khác thuộc loại thứ yếu 2.2. Sự bố trí và liên kết hai hệ sợi trong vải a-Kiểu dệt Kiểu dệt thể hiện vị trí tương đối của sợi dọc và sợi ngang với nhau trong vải. Để thể hiện kiểu dệt, người ta dùng một đơn vị diện tích chứa số sợi dọc và số sợi ngang tối thiểu, trên đó đủ mô tả quy luật đan cài của sợi dọc và sợi ngang. Đơn vị diện tích đó được gọi là rapport kiểu dệt. Muốn biểu diễn rapport kiểu dệt, phương pháp chủ yếu là dùng giấy kẻ ô. Dấu chéo” X “thể hiện điểm nổi dọc. Kiểu dệt cơ bản: Là những kiểu dệt đơn giản nhất từ đó có thể phát triển ra nhiều kiểu dệt phức tạp hơn. Chúng có đặc điểm chung ma trập ráppo đều là những ma trận vuông, hay là số sợi dọc Rd bằng số sợi ngang Rn trong ráp po Rd = Rn = R Còn bước chuyển S ( dọc hay ngang ) sẽ lấy giá trị cố định hoặc thay đổi tuỳ theo kiểu dệt cụ thể. Nhóm cơ bản gồm các kiểu dệt: vân điểm, vân chéo, vân đoạn: Vân điểm: là kiểu dệt đơn giản nhất trong tất cả các kiểu dệt. Duy nhất chì có một kiểu với R = 2 và S = 1 ( hay -1). Vân điểm được dùng rất phổ biến do nó đơn giản như trong các mặt hàng vải phin, calico, KT, toile Vải có hai mặt giống nhau. vải tương đối bền nhưng hơi cứng mặc dù sợi xoắn thấp. Muốn thay đổi mặt ngoài để đỡ đơn điệu, có thể dủng phối hợp mật độ vải vói quy cách hai hệ sợi hoặc chọn sợi xoắn quá mức ( sợi crếp ) hoặc cào bông, ép thêm lớp xơ Vân chéo: Là một nhóm gồm nhiều kiểu dệt có R từ 3 trở lên và S=1 hoặc (R -1). Kiểu dệt thể hiện trên bề mặt vải những dải hẹp nằm chéo góc khoảng 45 độ so với biên vải. Sợi có thể được bố trí nằm sít nhau hơn so với kiểu vân điểm. Cùng mật độ và quy cách sợi , vân chéo làm vải mềm nhưng kém bền so với vân điểm . Vân chéo thường được áp dụng để dệt vải lót và những mặt hàng tương đối dày. Vân đoạn : Cũng là một nhóm nhiều kiểu dệt vói R từ 4 trở lên và S lấy giá trị từ 1 cho tới (R-1). Bản thân vân đoạn có hai nhóm nhỏ: vân đoạn có bước chuiyển cố định và vân đoạn có bước chuyển thay đổi . Kiểu dệt dẫn xuất từ các kiểu dệt cơ bản: là những kiểu dệt cơ bản được biến đổi chút ít để có những kiểu dệt mới về hình thức cũng như về tính chất mà vẫn giữ những nét cơ bản của kiểu dệt cơ bản. Kiểu dệt phối hợp: Là những kiểu dệt có được do phối hợp nhiều kiểu dệt cơ bản hoặc kiểu dệt dẫn xuất lại với nhau . Kiểu dệt Jacquard: Tạo cho vải những hình trang trí kiểu hình học hoặc hình hoa với ráp po khá lớn ( từ 100 đến 1000 sợi), trong đó từng chi tiết hoặc từng phần của hình trang trí được dệt bởi những kiểu dệt đơn giản đã nêu trên . Kiểu dệt phức hợp: Là những kiểu dệt áp dụng cho vải nhiều lớp, vải nhung. b- Mật độ sợi trong vải. Mật độ sợi thể hiện sự bố trí sợi nhiều hay ít trên đơn vị dài của vải. Mật độ sợi trong vải có ảnh hưởng đến các tính chất bề mặt, tính chất sử dụng của vải. -mật độ tuyệt đối: Được định nghĩa là số sợi có trên đơn vị dài của vải, quy ước lấy 100 mm, ký hiệu. -Độ chứa đầy: Thể hiện sự tương quan (tỉ số) giữa phần vật liệu chiếm với khoảng không gian của vải. Có nhiều loại độ chứa đầy. -Độ chứa đầy tuyến tính: Xét theo chiều dài sợi dọc hoặc sợi ngang. Đó là tỉ lệ % của đoạn sợi hệ này do phần sợi của hệ kia đè lên (hoặc bị đè) so với toàn bộ chiều dài của đoạn sợi đó trong phần tử nhỏ nhất của vải. c-Pha cấu tạo Trong vải sợi dọc và sợi ngang khi đan với nhau có thể nằm theo nhiều tư thế uốn cong. Khi nghiên cứu mặt cắt ngang của vải tại các điểm sợi đan nhau, theo độ uốn cong của sợi dọc và sợi ngang, giáo sư N.G. Novicov đề nghị phân quy ước cấu trúc vải theo chín pha chính và một pha bổ sung là pha 0 Trong chín pha, có hai pha giới hạn là pha 1 và pha 9. Pha 1 ứng với trường hợp sợi dọc nằm thẳng và sợi ngang uốn cong tối đa . Ngược lại, trong pha 9, sợi ngang nằm thẳng và sợi dọc uốn cong tối đa,. Trong thực tế, một hình mẫu thuần tuý hình học như hình vẽ các pha cấu tạo nêu trên không hề có. Sợi không có mặt cắt ngang tròn mà sẽ biến dạng sau khi đan nhau và sau quá trình hoàn tất vải. Lực căng của hai hệ sợi trong quá trình dệt và các thông số công nghệ của quá trình hoàn tất vải ảnh hưởng rất nhiều đến pha cấu tạo cuối cùng, tạo cho vải có những hiệu ứng bề mặt rất khác nhau. d- Mặt tựa của vải Đó là bề mặt của vải tiếp xúc với một mặt phẳng nhẵn và cứng. Nó chịu ảnh hưởng rất nhiều của pha cấu tạo. Trong quá trình sử dụng, những phần sợi và phần xơ nhô lên trên bề mặt nơi đỉnh các phần uốn cong của sợi tạo thành mặt tựa sẽ bị mài mòn. Tuỳ theo lực nén lên vải mà diện tích mặt tựa cghiếm nhiều hay ít. Khi xác định diện tích mặt tựa, người ta quy ước chọn áp suất không đổi là 1 dN/cm2. Đối với vải nói chung, mặt tựa chiếm từ 5 đến 25 % toàn bộ diện tích của vải. e- Khuyết tật của vải Khuyết tật hay thường gọi là lỗi của vải là những sai sót còn lại trên bề mặt vải được kiểm tra sau quá trình dệt hay quá trình hoàn tất. Có những khuyết tật do bản thân sợi đưa vào vải như tạp chất, độ không đều, mấu gút thường không thể loại bỏ. Những lỗi do quá trình dệt có rất nhiều như: lẫn sợi do mắc nhầm sợi dọc hoặc chọn nhầm sợi ngang, thừa hay thiếu sợi dọc. Những lỗi do quá trình hoàn tất có nhiều như: không đạt độ trắng, không đúng màu, không đều màu, màu hình hoa không khớp, ố bản, không đạt khổ vải. 3. Vải dệt kim Vải dệt kim là một loại sản phẩm dệt được hình thành bởi các vòng sợi móc nối nhau. Cấu trúc vải dệt kim được xác định bởi dạng và kích thước vòng, quy cách sợi, kiểu đan, mật độ vòng, độ chứa đầy Phân loại: Theo cấu trúc: Có hai dang chính là vải dệt kim ngang và vải dệt kim dọc. Tên phân loại đặt theo phương pháp tạo vải. Hiện có hai phương pháp tạo vải dệt kim: đan ngang và đan dọc. Dệt kim đan ngang khi có một hoặc nhiều sợi hình thành lần lượt những hàng vòng móc nối nhau. Sản phẩm từ phương pháp này có dạng ống, dạng mảnh hoặc dạng chiếc. Phương pháp đan dọc khi có nhiều sợi dọc tạo nên cùng lúc những cột vòng móc nối nhau để cho ra tấm vải dài tuỳ ý và có khổ rông nhất định. Vải dệt kim có thể là vải đơn hay vải kép. Vải kép được dệt trên máy hai giường kim và có thể xem như do hai lớp vải đơn ghép lại với nhau ở mặt trái. Vải kép dày, nặng hơn vải đơn và thường không bị quăn mép. Theo thành phần nguyên liệu: Có ba loại vải: đồng nhất, hỗn hợp, vải pha. Theo mục đích sử dụng: Vải dệt kim cũng chia ra vải dân dụng và vải công nghiệp. Vải dân dụng: là vải dùng cho may mặc và dùng cho trang trí. Vải công nghiệp: dùng cho các ngành công nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất như vải lót da nhân tạo, vải bạt, vải bao bìNhiều sản phẩm dệt kim được sản xúât ở dạng chiếc như gang tay, bít tất Ví dụ một số loại vải: a) Vải Solid jersey: Loại vải có kiểu dệt đơn giản, thường thấy sợi dọc nổi mặt phải và sợi ngang mặt trái. Vải có đặc tính hay xéo canh ngang và cuốn biên. Trọng lượng riêng của vải thấp từ 75 – 150g/, độ co giãn của loại vải này từ 0.5% - 2.5%, thường thì thấp hơn các loại vải khác. Thành phần của nó là 100% Cotton. Ví dụ vải FX04, FX07 (tên thương mại) bị cuốn biên vải, độ hồi nghỉ từ 2 –3 giờ trước khi cắt. b) Vải Rib 1x1; 2x2 : Thông thường hai mặt trái, phải gần giống nhau và có độ co giãn rất nhiều. Nhược điểm của rib hay bị thiếu số mét trong cuộn, trọng lượng riêng từ 180 – 220g/, trong một cuộn vải có thể nhiều ánh màu, độ co giãn mạnh. Thành phần gồm sợi Cotton (từ: 90% - 95% cotton) và sợi spandex (từ: 5% - 10% spandex - thun). Trên thực tế cũng có dạng rib mà thành phần là 100% cotton. Vì quá trình dệt, định hình cuốn lại thành roll đã làm căng chiều dài vải, vì vậy ta phải trải (xổ) vải trên mặt bàn hoặc sàn nhà phẳng thấp ít nhất là 24 giờ trước khi trải cắt (đủ độ hồi nghỉ của vải). c) Vải Interlock 2x4 ; : Là loại vải giống tương tự như rib. Về trọng lượng riêng, độ co giãn, độ hồi nghỉ khác nhau. Về kiểu dệt ví dụ Interlock 2 x 4 là nhìn trên mặt phải của vải có hai sợi dọc nổi và bốn sợi dọc chìm ( khuất ) 4. Sự bố trí và liên kết của các vòng sợi 4.1. Vòng sợi và quy cách Phân tử nhỏ nhất của vải dệt kim là vòng sợi mà dạng của chúng chỉ phụ thuộc phương pháp đan chứ không phụ thuộc kiểu đan. Có hai loại vòng sợi: Vòng sợi trái và vòng sợi phải. Vòng sợi trái tạo thành khi sợi được kéo qua vòng trước đó theo chiều ra xa người quan sát (chân vòng nằm dưới đầu của vòng có trước) Vòng sợi phải tạo thành khi sợi được kéo qua vòng trước theo chiều tiến về người quan sát (chân vòng nằm trên đầu của vòng có trước) Hàng vòng là hàng các vòng sợi. Số hàng xác định chiều dài vải Cột vòng là cột các vòng sợi . Số cột xác định chiều rộng vải Vòng sợi trái Vòng sợi phài Hàng vòng Cột vòng 4.2. Kiểu đan Đối với vải đan ngang, phổ biến có các kiểu sau: Đan trơn: Là kiểu đơn giản và phổ biến nhất trong các kiểu đan ngang đơn Đan chun: Là kiểu đan ngang kép, tạo nên bởi các cột quay lần lượt sang mặt trái rồi mặt phải. Hai mặt vải đó giống nhau, hiện rất rõ các cột vòng (trụ vòng), còn các cung vòng bị che kín Đan chun kép hay interlock: Là kiểu đan hai chun lồng vào nhau tạo nên những dây cột vòng liền nhau nâng cao độ bền ma sát cho vải. Vải đan chun kép có bề ngoài đẹp, độ tuột vòng thấp và được dùng để may quần áo. Cùng mật độ và chiều dài vòng, độ co giãn kém so với chun đơn. Độ đàn hồi khi kéo căng nhiều lần theo chiều ngang lớn hơn chiều dọc. Đối với vải đan dọc, có các kiểu cơ bản sau: Đan xích: Là kiểu đan dọc đơn giản nhất, hình thành bởi một sợi và chỉ có một cột vòng duy nhất rất ít co giãn. Bản thân nó không tạo nên vải mà chỉ dùng để phối hợp với các kiểu đan dọc khác nhằm tạo ra kiểu dệt phức tạp hoặc làm giảm độ co giãn dọc hoặc tạo sợi dọc cho vải. Đan tricô: Là kiểu đan đơn trong đó mỗi sợi dọc tạo vòng lần lượt trên hai kim kề nhau hoặc cách nhau một số kim. Vải trông bề ngoài tựa lưới và hai mặt ít phân biệt. Nhược điểm lớn nhất kiểu đan tricô hai kim tạo cho vải là nếu một vòng bị đứt, vải dễ tuột vòng theo cột. Bởi vậy người ta ít khi dùng kiểu tricô đơn để dệt vải mà áp dụng hai tricô đơn đan chập vòng theo hướng ngược nhau. Đan atlas: là kiểu đan đơn trong đó mỗi sợi dọc tạo vòng trên nhiều kim của các cột kế tiếp nhau trước khi đổi hướng. Kiểu đan tạo cho vải những dải sọc ngang phản xạ ánh sáng khác nhau theo chiều rộng bằng một nửa ráp po dọc. Có thể coi nó như kiểu đan ngang trơn nhưng các cột nghiêng đi khoảng 60 độ. Bởi vậy nó có tính chất gần giống kiểu đan ngang trơn. Cũng như kiểu đan tricô, vòng atlas có thể dược lồng cách một hay nhiều kim hoặc kết hợp vòng của một hệ sợi dọc khác lồng theo hướng ngược lại. 4.3 Các thông số kỹ thuật Mật độ Đối với vải dệt kim, mật độ tuyệt đối của vải được tính là vòng sợi đếm được trên đơn vị dài của vải, quy ước là 50 mm. Như vậy mật độ ngang Pn là số (cột) vòng trên 50 mm chiều ngang vải,mật độ dọc Pd là số (hàng) vòng trên 50 mm chiều dọc vải. Mật độ vải dệt kim dao động trong phạm vi từ 35 đến 175 vòng/50 mm, sản phẩm dạng chiếc dao động từ 10 (đối với găng tay len, áo dài tay) đến 100 (đối với bít tất nylon). Tương tự vải dệt thoi, mật độ tương đối của vải dệt kim hay là độ chứa đầy cũng được xét nhưng chỉ các kiểu đan đơn và giả thiết kích thước ngang sợi không thay đổi. Vải dệt kim được gọi là dệt dày khi khoảng trống giữa các vòng là rất nhỏ chứ không phải là trên đơn vị dài hay đơn vị diện tích vải có nhiều vòng. Mặt phải và mặt trái Đối với vải dệt kim người ta coi mặt phải xuất hiện cột vòng hợp bởi các trụ vòng, còn mặt trái xuất hiện các cung vòng hay đoạn kéo dài. Nhiều loại vải đan dọc có các đoạn kéo dài nổi ở mặt trái tạo nên những cột nằm thẳng góc với cột vòng ở mặt phải. Vải kép có hai mặt thường giống nhau, đều là mặt phải hay mặt trái. Mặt tựa Mặt tựa ít được nghiên cứu ở vải dệt kim. Cũng như vải dệt thoi, nó là tỷ số giữa phần tiếp xúc với mặt phẳng dưới một áp suất nhất định với toàn bộ bề mặt cùa vải. 4.4 Cấu trúc của vải không dệt Vải không dệt được hiểu là một loại vải không làm ra theo phương pháp cổ điển bằng cách đan hai hệ thống sợi dọc và ngang lại với nhau như vải dệt thoi hoặc do những vòng sợi mắc nối tiếp nhau như vải dệt kim, kể cả phương pháp nhào ép để có dạ ép và phương pháp tết để có băng dải. Phương pháp để tạo ra vải không dệt cũng không chỉ có một như các loại vải đã nêu trên mà có rất nhiếu. Hiện nay người ta tạm chia vải không dệt ra ba nhóm lớn dựa trên cơ sở phương thức liên kết các thành phần để tạo nên vải: Nhóm liên kết cơ học, nhóm liên kết hoá lý và nhóm liên kết phối hợp. Nhóm liên kết cơ học Nhóm liên kết cơ học có nhiều cách khác nhau để tạo ra vải. Loại vải thứ nhất hình thành từ hai hệ sợi đặt thẳng góc lên nhau và một hệ sợi thứ ba làm nhiệm vụ liên kết hai sợi trên bằng các kiểu đan dọc như xích, tricô, atlas. Máy Malimô (Đức) sản xuất loại vải này. Vải dùng trong may mặc và trong công nghiệp. Loại vải thứ hai có nền là một đệm xơ mỏng được làm bền bằng các đường may hoặc các cột dệt kim đan dọc sử dụng kiểu đan xích, tricô, atlas chạy song song cách đều dọc theo tấm vải. Vải dùng may áo vét, bao bì, lót da già, giẻ lau, chăn, làm vải lọc . Loại vải thứ ba có nền là một đệm xơ được làm bền bằng cách cho dạng kim đặc biệt đâm xuyên để tạo nên những xơ của bản thân đệm làm nhiệm vụ liên kết. Đệm có thể dùng thêm cốt tăng bền bằng sợ hay vải thưa. Loại vải thứ tư gồm nền là một tấm vải và nó được “cấy” lên những vòng sợi. Vải trông tựa vải nhung vòng cổ điển và do máy Malipol (Đức) sản xuất. So với vải dệt thoi, năng suất sản xuất vải không dệt của nhóm liên kết cơ học có thể gấp 10/12 lân. Nhóm liên kết hóa lý Nhóm này cũng có nhiều cách tạo ra vải khác nhau. Nền của vải có thể là lớp sợi hay đệm xơ. Loại vải thứ nhất dùng phương pháp kiên kết khô trong đó làm nhiệm vụ kết dính là các chất nhiệt dẻo (như polyvinylclorua, polyetylen,) đưa vào nền dưới dạng bột, xơ hoặc lưới. Nền thông thường là đệm xơ và sau đó xử lý nhiệt rối cán, Có thể đệm xơ gồm những xơ nhiệt dẻo tự kết dính bằng phương pháp hàn điểm với dòng điện cao tần. Loại thứ hai dùng phương pháp liên kết ướt trong đó làm nhiệm vụ kết dính là các chất keo lỏng (như mủ cao su thiên nhiên hoặc tổng hợp, dung dịch nước của các chất phản ứng nhiệt) đưa vào nền bằng cách phun, thấm, ngâm, và sau đó qua vắt, cán, sấy sẽ được sản phẩm bền. Đặc biệt nhóm nhỏ này có loại vải sản xuất theo phương pháp xeo giấy từ một dung dịch khuếch tán xơ và chất kết dính. So với vải dệt thoi, năng suất sản xuất vải không dệt thuộc nhóm liên kết hoá-lý có thể gấp 50-70 lần hơn. Nhóm liên kết phối hợp Nhóm này kết hợp hai phương pháp nêu trên để tạo ra vải. Ví dụ, vải khâu đan ghép với vải xuyên kim bằng cách kết dính. Tính chất và ứng dụng Tương tự vải dệt thoi và vải dệt kim, vải không dệt về thành phần cấu tạo (xơ, sợi,) cũng có thể là đồng nhất, không đồng nhất và pha.Vải đồng nhất chỉ làm nên bởi một thành phần nguyên liệu, ví dụ vải bằng đệm xơ bông kết dính bằng phương pháp khô. Vải là không đồng nhất khi một phần của nó bằng loại xơ này, còn phần kia bằng loại xơ khác, ví dụ vải xuyên kim làm bằng đệm xơ len ghép với vải bông. Vải pha khi nó làm bằng hỗn hợp nhiều loại xơ khác nhau, ví dụ vải làm bằng đệm xơ gồm hỗn hợp bông và viscos kết dính bằng phương pháp ướt. Vải không dệt có thể sử dụng xơ, sợi ở phạm vi rất rộng về chất lượng (xơ có thể ngắn không có khả năng kéo sợi cho đến rất dài và rất không đều về chiều dài như xơ hồi, xơ phế của ngành bông, ngành len chẳng hạn; sợi mọi quy cách của bất kỳ hệ thống kéo sợi nào). Quy trình sản xuất ngắn và liên tục nên vải không dệt đạt được hiệu quả kinh tế cao. Do có nhiều phương pháp sản xuất như đã nêu trên mà vải không dệt có cấu trúc khác xa nhau, ít có những điểm chung như ở vải dệt thoi hay vải dệt kim. Vì thành phần cơ bản của vải không dệt là xơ, sợi, cho nên khi mô tả cấu trúc của nó, trước hết phải xác định loại nguyên liệu được sử dụng, tỷ lệ các thành phần nếu vải là pha hoặc không đồng nhất II. KHÂU CHĂN 1. Quy trình Chăn đắp làm từ bông là đồ dùng sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam mỗi mùa đông đến. Đối với đồng bào dân tộc vùng núi khu vực tây bắc Việt Nam, con gái trước ngày cưới về nhà chồng thường phải tự làm cho mình những tấm đệm, cái gối, cái chăn đây là đặc trưng văn hoá vùng cao. Để gìn giữ và phát triển nét đẹp văn hoá này các cô gái phải học thêu, học dệt từ khi còn rất trẻ. những đồ dùng đó phần lớn được các cô làm từ bông tự nhiên. Sau khi bông được phơi khô cho vào máy bật bông như trong quy trình dệt đến khi bông thành quận được đem dàn, xếp đều thành chăn sau đó gài chỉ lại bằng que gài(công đoạn này được làm hoàn toàn thủ công và đòi hỏi rất tỷ mỉ) vải xô được đắp vào hai bên sau khi đã dàn đều thành chăn và gài chỉ chặt, tiếp tục được đưa vào máy ép, ép chặt sau khi đã được nén thủ công. Để được một chiếc khăn hoàn thiện các cô gái địa phương thường tự khâu vở làm chăn và trang trí bằng kỹ thuật thêu hoa văn trên vải.hình thêu trang trí phổ biến là hình “tứ linh” và thêu hoa. 2. Máy và cách vận hành Hệ thống máy được sử dụng sản xuất chăn thường gồm máy đập bông, máy cán, máy ép và máy khâu (đã được giới thiệu ở phần trên) Cách vận hành sẽ được hướng dẫn cụ thể trong phần thực hành đối với trương trình đào tạo nghề dệt bông vải sợi và khâu chăn xuất khẩu. Chúc các bạn học viên sức khoẻ và thành công! . HƯỚNG DẪN THÊM VỀ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÔNG (Phần đọc thêm) 1. Chọn đất trồng bông Hầu hết các loại đất thích hợp cho cây trồng cạn đều có thể trồng bông vải, tuy nhiên để đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm, ít chua (pHKCl > 5) và có độ mặn thấp dưới 0,4%. Bông vải là cây ưa nước, nhưng rất sợ bị úng vì vậy cần chọn đất cao ráo, dễ tiêu nước, có nguồn nước tưới chủ động. 2. Chọn giống kháng Giống được sử dụng là VN 01-2 kháng sâu rầy 3. Lùi thời vụ Thông thường bông vải ở nước ta có hai thời vụ trồng đó là vụ khô (còn gọi là vụ Đông Xuân) và vụ mưa (còn gọi là vụ Mùa). Tuy nhiên, mỗi vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau, nên thời vụ trồng cũng khác nhau. Ở Đồng Nai thời vụ trước 20/6-30/7 cho năng suất cao nhất, sau này cuối vụ lại có hiện tượng áp thấp nhiệt đới làm cho chất lượng bông giảm sút do mưa nhiều không thể thu hoạch bông .Cho nên thời vụ gieo trồng được chuyển qua tháng 8 dương (lùi 15 –30 ngày ) nhưng khi trồng vào thời điểm này lại có vấn đề khác nảy sinh: chất lượng bông tăng nhưng lại bị khô hạn vào cuối vụ làm cho bông và nụ bị rụng. Một giải pháp khác được đề ra là tăng mật độ trồng 4. Mật độ trồng Lúc đầu mật độ trồng là 13000-16000 cây , hiện nay đã lên đến 45000-50000 cây/ha nhưng phải tăng một cách từ từ để nông dân thích ứng với kĩ thuật mới này. Hiện nay ta mới đưa vào mô hình mùa vụ Đông Xuân , đây là mô hình hoàn toan mới , bao gồm 2 loại hình: * Lá bông kép: hàng-hàng là 40, 2 hàng 90 cm, cây-cây 20 * Lá bông đơn: hàng –hàng là 80, 2 hàng 90 cm, cây-cây là 20 mật độ kép là 76000 cây đơn, đơn là 62800 cây, thời vụ gieo trồng Vụ Đông Xuân là 19-23/11, hiện nay là khoảng 95-100 ngày. Số quả trung bình/cây kép là 11 quả/cây năng suất 3,4 tấn/ha Số quả trung bình/cây đơn là 15-16quả/cây năng suất 4 tấn/ha và còn tăng thêm. Khi áp dụng kĩ thuật mới này thì cây bông phát triển rất tốt về chiều cao , cành lá rậm rạp, nhưng điều này cũng không tốt do cây bông phát triển thiên về “ sinh trưởng sinh dưỡng “ trong khi chúng ta mong muốn cây thiên về “ sinh trưởng sinh thực “ tức là cho ra được nhiều quả bông .Để khắc phục hiện tượng này ta có thể dùng chất điều hoà sinh trưởng 5. Phân bón chất điều hoà sinh trưởng Bón lót: Việc bón phân trước khi gieo bông là rất cần thiết và là một tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt có hiệu quả đối với vùng đất xấu và cây trồng trước không phải là cây họ đậu. Công thức bón phân là 180-75-75 ( 2:1:1) , ngoài ra còn bón 1 ít lưu huynh và vi lượng. Làm cỏ và bón 3 lần 25-45-65 Phun KNO3 cuối vụ 7 ngày /lần Dùng chất điều hoà sinh trưởng pix để khống chế cây phát triển .Hợp chất này bắt đầu được sử dụng vào năm 2000, đến nay 100% diện tích đã được sử dụng. Phun Pix vào các ngày sau khi gieo lần lượt là 28,35,45,55 nagỳ sau khi gieo 6. Chăm sóc – làm cỏ – xới xáo Chăm sóc thời kỳ cây con là rất quan trọng, cây khỏe sẽ cho năng suất cao. Khi cây bông đạt 15 ngày sau gieo cần phải xới xáo nhẹ xung quanh gốc nhằm phá váng tạo độ thoáng cho bộ rễ phát triển và trừ cỏ dại lấn át khi cây bông còn nhỏ. Thời kỳ ra nụ cần tiến hành xới sâu để xúc tiến bộ rễ ăn sâu, độ sâu xới từ 10 – 15 cm. Đồng thời kết hợp vun đất vào gốc cây nhằm chống đổ. Khi bông đã ra hoa, bộ rễ đã phát triển khá mạnh, lúc này không nên xới sâu làm tổn thương rễ. Chỉ nên xới nhẹ sau mưa hoặc sau khi tưới, đồng thời vun cao vào gốc để tránh cây bị đổ ngã. 7. Bấm ngọn Bấm ngọn thân chính và bấm đầu cành là kỹ thuật quan trọng trong toàn bộ kỹ thuật chỉnh cành. Bấm đúng lúc sẽ hạn chế ưu thế phát triển về phía ngọn, làm cho nụ nhiều, quả nặng hơn, hạn chế chiều cao cây, và chín sớm. Bấm ngọn bông phụ thuộc độ phì đất, chế độ chăm sóc, khí hậu, giống Nên bấm ngọn vào thời kỳ cây bông đã có khoảng 14 - 15 cành quả (70 - 85 ngày tuổi). Sau bấm ngọn thường xuyên đánh cành vượt. 8.Tưới tiêu - Chống hạn cuối vụ Bông là cây rất cần nước, nhưng không chịu úng, để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt cần chú ý: - Về mùa khô, tưới định kỳ 10 - 15 ngày/lần. - Về mùa mưa, phải chủ động tiêu nước, bông vải rất sợ bị úng nước dù chỉ trong thời gian ngắn. Chống hạn cho cây vào cuối vụ : - dùng chế phẩm tăng sự cứng cáp của cây ( pix ) - dùng KNO3 ( N và K hàm lượng cao khoảng 40% ) để tăng khả năng đậu quả cho cây bông . - phủ đất bằng thân bắp , rơm rạ - dùng phân hữu cơ đẳng trương để chống hạn : phân này bao gồm phân hữu cơ hoá sinh bình thường và chế phẩm đẳng trương AMF1 hoặc AMF2 có tác dụng hấp thu nước trong mùa mưa và trương lên hàng ngàn lần , khi mùa khô đến sẽ giải phóng nước cho cây hút. Với phương pháp chống hạn trên thì ta có thể duy trì hạn trong vòng 10-15 ngày mà không ảnh hưởng gì đến năng suất hay chất lượng của cây bông mà còn có thể tăng 3-5 quả/cây. 9. Phòng trừ sâu bệnh hại bông *Các bệnh haị ở cây bông: - lở cổ rễ - phấn trắng - xanh lùn *phương pháp phòng trị: nhổ bỏ cây bệnh và diệt môi giới, dùng giống kháng (sâu xanh), sâu hồng ở Đồng Nai ít, sâu đo, sâu cuốn lá, côn trùng chích hút : rầy rệp, bọ tr , nhện đỏ phát triển nhanh và mạn, nếu không trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng cháy lá. Đối với bọ trĩ cần có công tác kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm thì mới phòng trị có hiệu quả được , có thể dùng Admire để phun khi phát hiện có bọ trĩ. Khi bắt đầu thu hoạch cần ngừng tưới nước để quả chín đều. 10. Thu hoạch – Phân loại bông hạt Đặc điểm nở quả và tình hình thời tiết lúc thu hoạch: Cây bông từ lúc gieo đến khi quả đầu tiên nở thường mất 100 - 115 ngày. Giống như trình tự nở hoa, đậu quả, quả bông chín từ cành dưới lên và từ trong ra ngoài. Thời kỳ đầu do đặc tính của cây và khí hậu còn ẩm do mưa, tốc độ nở quả thường chậm hơn một chút. Đợt thu hái đầu tiên khi cây có 2 - 3 quả nở và cách quả đầu tiên nở từ 10 - 15 ngày, những đợt sau chỉ cách đợt trước khoảng 7 - 8 ngày. Khi hết mưa, nắng chiều, nhiệt độ cao, gió lớn bông chín nhanh hơn. Những sai sót thường gặp khi thu hoạch bông hạt - Thu bông chưa nở đầy đủ: Bông nở đầy đủ là những quả bông có các múi bông bung, xốp, toàn bộ bông phủ kín quả. Quả chưa chín đủ múi bông chưa bung, còn ở dạng múi cau, vỏ quả đang còn tươi, màu xanh. Những quả bông chưa nở hết thường xơ, hạt có độ ẩm cao, nếu không phơi kịp thì dễ bị mốc, làm giảm chất lượng. - Thu lẫn bông múi cau, bông vàng ố, bông đen: Khi quả chín gặp mưa, bông sẽ bị thối dẫn đến múi bông không thu được, hạt bị thối lép, hoặc do ẩm nên bông bị mốc. Những loại bông này không được thu để chung với loại bông tốt vì nó sẽ làm giảm phẩm cấp bông hạt, nên để riêng. - Để lẫn lá, tai quả, đất: Khi thu hái không cẩn thận, dễ bị dính đất, lá khô, tai quả vào bông hạt, nhất là thu hái về buổi trưa nắng, chiều, tai lá khô và giòn. - Để lẫn vật lạ, nhất là sợi nylon: Khi để lẫn sợi nylon vào bông sẽ gây khó khăn lớn cho công đoạn nhuộm màu công nghiệp, đây là vấn đề hết sức cẩn trọng vì ảnh hưởng rất lớn đến phẩm cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_det_bong_lai_chau_5951.doc
Tài liệu liên quan