Giáo án tiếng Việt: Dạy âm e

Tài liệu Giáo án tiếng Việt: Dạy âm e: MÔN : TIẾNG VIỆT Tuần 1: Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm e I. MỤC TIÊU: - Học sinh (HS) làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự việc. - Phát biểu lời nói tự nhiên theo nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy ô li có viết chữ cái e, hoặc bảng có kẻ ô li. - Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ cái e. - Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve. - Tranh minh họa phần luyện nói về các “Lớp học” của loài chim, ve ếch, gấu và của HS. Sách Tiếng Việt 1, tập 1 ( sách HS và sách GV), vở tập viết 1 tập 1, vở bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG (HD) DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: tự Giới thiệu HS làm quen với GV và các bạn. 2. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra sách, vở, đồ dùng và giữ gìn sách, vở. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: các tranh này vẽ ai và vẽ cái gì? - Bé, me, ve là các tiến...

doc231 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tiếng Việt: Dạy âm e, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : TIẾNG VIỆT Tuần 1: Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm e I. MỤC TIÊU: - Học sinh (HS) làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự việc. - Phát biểu lời nói tự nhiên theo nội dung: trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy ô li có viết chữ cái e, hoặc bảng có kẻ ô li. - Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ cái e. - Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve. - Tranh minh họa phần luyện nói về các “Lớp học” của loài chim, ve ếch, gấu và của HS. Sách Tiếng Việt 1, tập 1 ( sách HS và sách GV), vở tập viết 1 tập 1, vở bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG (HD) DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: tự Giới thiệu HS làm quen với GV và các bạn. 2. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra sách, vở, đồ dùng và giữ gìn sách, vở. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: các tranh này vẽ ai và vẽ cái gì? - Bé, me, ve là các tiếng giống nhau ở điều đều có âm e 2. GV viết lại chữ e: Chữ e gồm 1 nét thắt. - Chữ e giống cái gì? GV làm thao tác từ một sợi dây thẳng, vắt chéo lại để thành chữ e. - Nhận diện âm và phát âm GV phát âm - GV chỉ bảng GV sửa lỗi - hướng dẫn (HD) tìm trong thực tế tiếng, từ có âm giống âm e vừa học. - Hd viết chữ trên bảng con: GV viết mẫu chữ cái e vừa viết và HD quy trình. - HD thao tác cá nhân - nhận xét. Các tranh này vẽ bé, me, xe, ve. HS phát âm đồng thanh e Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo. HS theo dõi cách phát âm của GV HS phát âm một lần. HS viết trên không bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ. HS viết bảng con chữ e. Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: b) Luyện nói: GV tuỳ trình độ HS để có các câu hỏi gợi ý thích hợp. - Quan sát tranh em thấy những gì? GV đặt câu hỏi để kết thúc phần luyện nói HS lần lượt phát âm, âm e HS phát âm theo nhóm, bàn cá nhân - Các bạn nhỏ đều học 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV chỉ bảng hoặc SGK, HS theo dõi đọc theo - HS tìm chữ vừa học trong SGK, trong các tờ báo… - Về học bài, làm bài, tự tìm chữ vừa học, xem trước bài 2. Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm b I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b - Ghép được tiếng be. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: các hđ học tập khác nhau của những con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy ô li có viết chữ cái b hoặc bảng có kẻ ô li. Sợi dây. - Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, bê, bóng, bìa. - Tranh minh họa phần luyện nói. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra Bài cũ: cho HS đọc chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: - Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? - Giải thích: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b GV chỉ chữ b trong bài 2. Dạy chữ ghi âm GV viết lên bảng chữ b, phát âm và hướng dẫn HS a) Nhận diện chữ: - Viết hoặc tô lại chữ b: chữ b gồm hai nét: nét khuyết trên và nét thắt. - GV lấy sợi dây thẳng đã có một nút thắt. GV lấy sợi dây thẳng đã có một nút thắt, vắt chéo lại để thành chữ b. b) Ghép chữ và phát âm: GV sử dụng bộ chữ cái Tiếng Việt. - GV viết trên bảng chữ be. - Hỏi về vị trí của b và e trong tiếng be. - GV phát âm mẫu tiếng be. - GV chữa lỗi phát âm cho HS. - Hướng dẫn HS tìm trong thực tế có âm nào phát âm lên giống với b vừa học. c) Hướng dẫn viết trên bảng con GV nhận xét HS thảo luận: bé, bê, bà, bóng HS phát âm đồng thanh bờ (b) HS ghép tiếng be b đứng trước - e đứng sau. HS đọc theo, cả lớp, nhóm, bàn cá nhân HS: bò, bập bập của em bé… HS tô chữ và tiếng HS viết bảng con: b, be Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - GV sửa phát âm b) Luyện viết: GV hướng dẫn HS tô trong vở tập viết c) Luyện nói: Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e? Bạn … đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không? Bức tranh này có gì giống và khác nhau? HS lần lượt phát âm b và tiếng be HS tập tô vở tập viết. - Giống nhau: Ai cũng tập trung vào học tập - Khác nhau: các loài khác nhau, các công việc khác nhau: các loài khác nhau: xem sách tập đọc, tập viết, kẻ vở, vui chơi. III. C2 - D2: GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.Dặn: học bài và làm bài tập. Tìm chữ vừa học trong SGK và trong các tờ báo hoặc văn bản in… Tự tìm chữ vừa học, xem trước bài 3. Ngày tháng năm Tên bài dạy: Dấu ( ́ ) I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( ́ ) - Biết ghép tiếng bé. - Biết được dấu và thanh sắc ( ́ ) ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các HD khác nhau của trẻ em. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng kẻ ô li. - Các vật tự nhiên như hình dấu ( ́ ) - Tranh minh họa (các vật mẫu) các tiếng: bé, cá (lá), chuối, chó, khế. - Tranh minh họa phần luyện nói: một số sinh hoạt cảu bé ở nhà và ở trường. III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra Bài cũ: Cho HS viết chữ b và đọc tiếng be. Gọi 2 - 3 HS lên bảng chỉ chữ b trong tiếng: bé, bê, bóng, bà. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Hỏi: Các tranh này vẽ ai? Và vẽ gì? - Giải thích: bé, cá (lá), chuối, chó, khế là các tiếng đều có dấu thanh ( ́ ). - GV chỉ dấu ( ́ ) trong bài. - GV nói tên bài này là dấu ( ́ ). 2. Dạy dấu thanh: - Viết lên bảng dấu ( ́ ) - Nhận diện dấu ( ́ ) - GV tô màu dấu ( ́ ) và nêu cách viết. - Đưa các hình, mẫu vật hoặc dấu. + Ghép chữ và phát âm. - GV phát âm mẫu tiếng bé - GV chữa lỗi phát âm cho HS + Hướng dẫn viết mẫu dấu trên bảng con - GV viết dấu ( ́ ) trên bảng và hdẫn HS viết. - Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh - GV nhận xét sửa sai cho HS.++++ HS thảo luận: tranh vẽ bé, cá, lá, chuối, chó, khế HS đồng thanh cá tiếng có dấu ( ́ ) HS thảo luận và trả lời về vị trí của dấu sắc trong từ bé. HS đọc theo, cả lớp, nhóm, bàn, cá nhân. HS tập phát âm tiếng bé nhiều lần. HS thảo luận tìm các hình ở trang 8 Thể hiện tiếng bé (bé, cá thổi ra các bong bóng be bé, con chó cũng nhỏ bé). HS viết trên không. HS viết bảng con dấu ( ́ ) HS viết bảng con tiếng bé. Tiết 2 c) Luyện tập: - Luyện đọc: GV cho HS phát âm và sửa sai. - Luyện viết: cho HS tập tô vở tập viết - Luyện nói: Quan sát tranh các em thấy gì? Các bức tranh này có gì khác nhau ? - Em tích bức tranh nào nhất? Vì sao? - Em và bạn em ngoài các hd kể trên còn những hoạt động nào nữa. - Ngoài giờ học em thích gì nhất? - Em đọc lại tên của bài này. HS lần lượt phát âm tiếng bé theo nhóm, bàn, cá nhân. HS tập tô be, bé trong vở tập viết. Các bạn ngồi học trong lớp, hai bạn gái nhảy dây, bạn gái đi học, đang vẫy tay tạm biệt chú mèo, bạn gái tưới rau Các hd: học, nhảy dây, đi học, tưới rau. III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV cho HS đọc bảng, HS đọc theo GV chỉ. Cho HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học: HS tìm trong SGK, trong các tờ báo. Tự tìm dấu thanh, xem trước bài 4. MÔN: Tập Viết Ngày tháng năm Tên bài dạy: TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: HS tập tô các nét cơ bản và hd tư thế ngồi viết. II. CHUẨN BỊ: - Vở, đồ dùnghọc tập. III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra Bài cũ: kiểm tra vở, bút, gôm 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Hd HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, để vở, tô chữ: - Hd HS cách tô chữ: tô nét xiên: đưa từ phía bên phải xuống cao hai ô li, nét sổ thẳng, trên, dưới. Hd nét móc hai đầu, nét khuyết GV vừa hd vừa viết mẫu trên bảng - Cho HS lấy vở và tô chữ, GV sửa tư thế ngồi, cầm viết để vở cho HS. HS viết trên không rồi viết bảng con HS tô vào vở tập viết 3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Thu một số vở chấm - nhận xét. - Em nào viết chưa xong về viết tiếp - Nhận xét tiết học -tuyên dương TUẦN 2: Ngày tháng năm MÔN: Tiếng việt Tên bài dạy: dấu hỏi ( ̉ ), dấu nặng ( . ) I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS nhận biết được các dấu ( ̉ .) - Biết ghép tiếng be, bẹ. - Biết được các dấu thanh ( ̉ .) ở tiếng chỉ các đồ vật, sư vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng kẻ ô li. Các vật tựa như hình dấu ( ̉ .) - Tranh minh họa: giỏ, thỏ, hổ, mỏ, quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ. Tranh minh họa phần luyện nói. III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra Bài cũ: - Cho HS viết dấu (sắc) và đọc tiếng bé. - Gọi vài HS lên bảng chỉ dấu (sắc) 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài: Dấu thanh (hỏi) - Cho HS thảo luận - Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? - Giải thích các tiếng giống nhau đều có thanh ( ̉ ) - GV chỉ dấu ( ̉ ) trong bài - GV nói đây là dấu hỏi. - Cho HS thảo luậnvà trả lời câu hỏi các tranh này vẽ ai và vẽ gì? - Giải thích và chỉ cho HS đọc. - GV nói đây là dấu nặng. 2. Dạy dấu thanh: Viết lên bảng dấu ( ̉ ) a) Nhận diện dấu thanh ( ̉ ) - Viết lại và tô màu dấu ( ̉ ), nêu cách viết. Dấu hỏi giống những vật gì? - Dấu (.) GV viết và tô màu dấu. - Dấu (.) giống gì? b) Ghép chữ và phát âm dấu ( ̉ ) Khi thêm dấu hỏi vào be ta được tiếng bẻ. Viết bảng bẻ GV phát âm mẫu tiếng bẻ. GV chữa lỗi cho HS. * Dấu nặng: - GV nói: khi thêm dấu nặng vào be ta được tiếng bẹ. - GV viết lên bảng tiếng bẹ. - GV phát âm. Hdẫn HS thảo luận các vật, sự vật. c) Hdẫn viết dấu thanh trên bảng con GV sửa sai cho HS. HS thảo luận và trả lời câu hỏi Tranh vẽ: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ. Đt các tiếng có thanh ( ̉ ) - quạ, cọ, ngựa, cụ già, nụ - phát âm đt các tiếng có thanh. HS thảo luận: giống cá móc câu đặt ngược, cái cổ con ngỗng HS thảo luận: dấu (.) gống cái mụn ruồi, ông sao trong đêm, cái đuôi con rùa… HS ghép tiếng bẻ Thảo luận: dấu hỏi được đặt bên trên con chữ e. HS đọc: cả lớp, nhóm, bàn, các nhân HS thảo luận nhóm tìm các vật, sự vật được chỉ bằng tiếng bẻ. HS ghép tiếng bẹ trong SGK Thảo luận và trả lời dấu (.) trong tiếng bẹ. HS phát âm tiếng bẹ: cả lớp, cá nhân. HS viết bảng con ( ̉ ), bẻ; (.), bẹ. Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: GV cho HS phát âm bẻ, bẹ và sửa sai. b) Luyện viết. c) Luyện nói: - Quan sát tranh em thấy những gì? - Bức tranh này vẽ cái gì giống nhau. - Các bức tranh có gì khác nhau? - Em thích bức tranh nào? Vì sao? - GV phát triển ndung lời nói trước khi đến trường em có sửa lại quần áo cho gọn gàng hay không? Có ai giúp em việc đó không? - Em thường chia quà cho mọi người không? - Nhà em có trồng ngô (bắp) không? - Tiếng bẻ còn được dùng ở đâu nữa? HS đọc lớp, nhóm, bàn, cá nhân tập tô bẻ, bẹ trong vở tập viết - Chú nông dân đang bẻ bắp (ngô). Một bạn gái đang bẻ bánh đa chia cho các bạn, mẹ bẻ cổ áo cho bạn gái trước khi đến trường. - Đều có tiếng bẻ để chỉ ra hoạt động. - Các hoạt động khác nhau. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. bẻ gãy, bẻ gập, bẻ tay lái… 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Cho HS đọc lại bài. Chuẩn bị dấu huyền, ngã (`~) MÔN: tiếng việt Ngày tháng năm Tên bài dạy: Dấu huyền, ngã ( `~ ) I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS nhận biết được các dấu huyền, ngã ( `~ ). - Biết ghép các tiếng bè, bẽ. - Biết đọc dấu ( `~ ) ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát biểu lời nói tự nhiên: nói về bè (bè gỗ, bè tre nứa) và tác dụng của nó trong đời sống. II. ĐỒ DÙNG: Bảng có kẻ ô li, các vật tựa như hình dấu ( `~ ), tranh minh họa. III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định. 2. Bài cũ: - Cho HS viết dấu (hỏi, nặng) và đọc tiếng bẻ, bẹ. - Đọc tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Dấu ( `) Các tranh này vẽ ai và vẽ cái gì? Dừa, gà, mèo, cò là các tiếng giống nhau đều có dấu ( `) - Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? Vẽ, võ võng, gỗ là các tiếng giống nhau đều có dấu ( ~) Cho HS phát âm các tiếng có thanh ( ~) - Tên các dấu này là dấu ngã. 2. Dạy dấu thanh: Viết bảng dấu ( ` ~ ) a) Nhận diện dấu: Viết lại dấu ( `) và tô màu. Hdẫn HS cách viết: dấu ( `) giống vật gì? Dấu (~) giống những vật gì? b) Ghép chữ và phát âm Hdẫn HS ghép, phát âm tiếng bè, bẽ. c) Hdẫn viết dấu thanh trên bảng GV hdẫn viết mẫu bảng. HS thảo luận và trả lời câu hỏi trang vẽ dừa, mèo, cò, gà. HS đt các tiếng có thanh (`). HS thảo luận và trả lời câu hỏi tranh vec gỗ, vẽ, võ, võng HS phát âm đt các tiếng có dấu (~). HS thảo luận và trả lời câu hỏi giống cái thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng. - Giống cái đòn gánh, làn sóng khi gió to… HS ghép tiếng bè và đt, nhóm, bàn, các nhân. HS viết bảng con ( ` ~) bẽ, bè. Tiết 2 3. Luyện tập a) Luyện đọc: cho HS phát âm, GV sửa sai. b) Luyện viết: Hdẫn HS tập tô. c) Luyện nói: Bè đi trên cạn hay dưới nước? Bè dùng để làm gì? Bè thường chở gì?... HS phát âm tiếng bè, bẽ. HS tập tô bè, bẽ trong vở tập viết 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Chỉ bảng cho HS đọc, về học bài, xem trước bài 6. MÔN: tiếng việt Ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. I. YÊU CẦU: - HS nhận biết được các âm và chữ e, b và các dấu thanh ngang, sắc, hỏi, ngã, nặng ( ` ́ ̉~ .) - Biết ghép e với b và be với các dấu thanh thành tiếng có nghĩa. - Phát triển lời nói tự nhiên, phân biệt các sự việc, người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng ôn: b, e, be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. - Các miếng bìa có ghi từ: e, be be, bè bè, be bé. - Sợi dây đã kết lại thành các chữ e và b. - Các vật tự như hình các dấu thanh. - Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, bè, bẻ, bẹ. - Tranh minh hoạ: be bé. Tranh minh hoạ phần luyện nói. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định: Bài cũ: cho HS viết dấu ( ` ) ( ~ ). Đọc: bè, bẽ Chỉ bảng các dấu (`~) trong các tiếng: ngã, hè, bè, kẽ, vẽ. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài – ghi đề GV viết các chữ, âm, dấu thanh, các tiếng, từ do HS đưa ra ở một góc bảng. GV trình bày các hình minh hoạ ở trang 14. GV kiểm tra HS bằng một loạt câu hỏI về các minh hoạ vừa treo. Tranh vẽ ai và vẽ cái gì? 2. Ôn tập: a) Chữ, âm e, b, và ghép e, b thành tiếng be. - GV gắn bảng mẫu b, e, be. - GV chỉnh sửa phát âm b) Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng. GV gắn bảng mẫu be. c) GV cho HS tự đọc các từ dưới bảng ôn. d) Hướng dẫn viết trên bảng con. GV viết mẫu, hướng dẫn HS viết. HS trao đổi nhóm và phát biểu về các chữ, âm, dấu thanh, các tiếng, từ đã được học. HS soát lại và có ý kiến bổ sung. HS đọc lại các tiếng ở trong minh hoạ ở đầu bài 6. HS thảo luận và đọc. HS thảo luận nhóm và đọc. HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. HS viết bảng con mỗI tiếng một lần. Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc. Nhắc lại bài ôn ở tiết 1 GV Giới thiệu tranh minh hoạ b) Luyện viết. c) Luyện nói: Nhận xét các cặp tranh theo chiều dọc, phát triển nội dung luyện nói. Trò chơi: nhận diện dấu và âm. Cho nhóm A giữ toàn bộ số bìa, nhóm B không, khi nhóm A đưa ra các miếng bìa có âm và dấu, nhóm B phải đọc lên. HS lần lượt phát âm các tiếng vừa ôn trong tiết 1: nhóm, bàn. HS quan sát tranh và phát biểu ý kiến. HS họp nhóm và nhận xét. Phát triển ndung luyện nói. HS lên bảng và viết các dấu thanh phù hợp vào dưới các bức tranh. Các nhóm thực hiện theo hình thức theo hình thức thi đua. HS chơi theo nhóm. Nhận diện nhanh dấu và âm đi kèm. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. - Dặn: Học bài, làm bài tập, tự tìm chữ và các dấu thanh vừa học ở nhà; xem trước bài 7. Học vần Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm ê, v I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - HS đọc và viết được ê, v, bê, ve. - Đọc được câu ứng dụng bé vẽ bê. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bế bé II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) các từ khoá: bê, ve - Tranh minh họa câu ứng dụng bé vẽ bê, phần luyện nói: bế bé. III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định. 2. Bài cũ: 2-3 HS đọc và viết 2 trong 6 tiếng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. Một HS đọc từ ứng dụng: be bé. 3. Bài mới: Hoạt độngcủa GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: các tranh này vẽ gì ? Trong tiếng bê, ve chữ nào đã học? Hôm nay học âm mới ê, v. GV viết lên bảng ê, v. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Chữ ê. Nhận diện chữ ê: chữ ê giống chữ e có thêm dấu mũ ở trên. Phát âm và đt tiếng. Phát âm mẫu ê GV viết bảng bê Hdẫn HS đv bờ - ê – bê Hdẫn viết chữ ê – bê viết chữ ê thêm dấu mũ trên đầu. b) Chữ v. - Nhận diện chữ v. Chữ v gồm nét móc hai đầu cuối có nét xoắn nhìn qua giống nửa dưới của chữ b. - Phát âm và đv: v - ve. - Đọc tiếng ứng dụng GV nhận xét sửa cách phát âm cho HS. HS thảo luận và trả lời câu hỏi tranh vẽ bê, ve. HS đọc cá nhân: b, e. HS đọc theo: ê-bê, v-ve. HS thảo luận e với ê. HS phát âm. HS đọc bê. HS đọc vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân. HS phát âm và đọc vần. HS đọc cá nhân, nhóm, bàn. vẽ bê, ve Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: Luyện đọc lại các âm ở phần 1. Đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi, đọc mẫu. b) Luyện viết: c) Luyện nói: Chủ đề: bế bé. - Ai đang bế em bé ? - Em bé vui hay buồn, tại sao ? Mẹ thường làm gì khi bế em bé HS phát âm ê, v, b, ve trong sách. HS đọc từ, tiếng ứng dụng: nhóm, bàn, cá nhân. HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. HS đọc câu ứng dụng (hai em). HS viết ê, ve, v, bê trong vở Tiếng việt. HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. 4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Cho HS đọc sách - HS tìm chữ vừa đọc trên báo. Chuẩn bị bài 8. Nhận xét - td. HỌC VẦN Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm l, h. I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU: - HS đọc và viết được l, h, lê, hè. - Đọc được câu ứng dụng: ve, ve ve, hè về. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le. II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh họa các từ: lê, hè. - Tranh minh họa câu ứng dụng: ve ve ve, hè về. - Phần luyện nói: le le. III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Các tranh này vẽ gì? Trong tiếng lê, hè có âm gì và dấu gì đã học? Hôm nay chúng ta học bài l, h. GV ghi bảng l, h. 2. Dạy chữ ghi âm. * Chữ l. a) Nhận diện chữ: GV viết chữ l trên bảng. Chữ l gồm 2 nét: khuyết liền và nét móc. b) Phát âm và đánh vần tiếng: GV phát âm mẫu-sửa sai viết chữ lê và đọc lê. Hướng dẫn HS đv: lờ-ê-lê. GV sửa cách phát âm. c) Hướng dẫn viết chữ l. * Chữ h. a) Nhận diện chữ h: nét hất có bụng và nét móc hai đầu. b) Phát âm và đánh vần: h, hè. c) hướng dẫn viết. d) Luyện đọc từ ứng dụng: GV sửa sai. HS thảo luận: tranh vẽ lê, hè. HS đọc e, ê. HS đọc theo GV: l-lê, h-hè. HS thảo luận: chữ l có điểm giống nét hất ở bụng khác nét xoắn. HS phát âm. HS đọc: lê. HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân. HS viết bảng con chữ l. HS so sánh chữ l và chữ h HS viết bảng con. HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp. Tiết 2: 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: Đọc âm ở tiết 1, đặt câu ứng dụng-GV nhận xét, sửa sai-đọc mẫu. b) Luyện viết: c) Luyện nói: Trong tranh em thấy những gì? Hai con vật đang bơi giống con gì? Vịt ngan được con người nuôi ở đâu? Nhưng những con vịt sống tự do không có người chăn gọi là gì? HS lần lượt phát âm l-lê, h-hè. HS đọc từ, tiếng ứng dụng. HS thảo luận nhóm về tranh minh họa câu ứng dụng. Hai HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, đt. HS viết trong vở tập viết. HS đọc tên bài luyện nói. HS thảo luận và trả lời theo sự gợi ý của GV. Trong tranh là con le le. Con le le có hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có 1 vài nơi ở nước ta. 4. Củng cố dặn dò: GV gọi HS đọc bảng (sách). HS tìm chữ vừa đọc trong báo. Dặn: học bài và chuẩn bị bài 9. Về tìm những tiếng có âm l và h. Nhận xét và td. Tập viết: Ngày tháng năm Tên bài dạy: Tập tô: ê, b, bé. I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU: HS viết được các chữ: e, b, bé và biết được cấu tạo các nét chữ. II. CHUẨN BỊ: GV: mẫu chữ viết, phấn màu, kẻ bảng ô li sẵn. HS: chuẩn bị và tập viết, bảng, phấn, bút chì, cục gôm, khăn lau. III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Tiết trước tô bài gì? - 2 HS lên bảng viết các nét cơ bản-lớp viết bảng con. 3. Bài mới: hđ của GV hđ của HS 1. Giới thiệu bài: - GV hướng dẫn HS tô chữ e. chữ e gồm 2 nét liền mạch cao 2 ô li. GV vừa hướng dẫn vừa viết mẫu bảng. - GV hướng dẫn viết chữ b: chữ b gồm 3 nét liền mạch, nét 1 là nét hất có bụng, nét 2 là nét sổ móc, đuôi rộng 2/3 ô li, nét 3 là nét xoắn (thắt). - Hướng dẫn viết chữ bé: chữ b nối liền chữ e đi liền một nét, dấu trên e. GV hướng dẫn HS tô vào vở tập viết. HS tô trên không, viết bảng con. HS theo dõi GV viết mẫu. HS tô trên không chữ b. viết bảng con. 2 HS đọc từ ứng dụng: xem chữ mẫu bé. HS viết trên không, viết bảng con. HS lấy vở, bút chì, gôm và tô lại các chữ. 2. CỦNG CỐ-DẶN DÒ: thu 1 số vở chấm-nhận xét-td. MÔN: TIẾNG VIỆT. Tuần 2. Ngày tháng năm Tên bài giảng: Âm o, âm c I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU: - HS đọc và viết được O, C, bò, cỏ. - Đọc được câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: vó bè. II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh họa tiếng bò, cỏ, câu: bò bẻ có bó cỏ. - Tranh minh họa phần luyện nói: vó bè. III. CÁC HĐ DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 2-3 HS đọc và viết: l, h, lê, hè và câu ứng dụng. 3. Bài mới: hđ của GV hđ của HS 1. Giới thiệu bài: các tranh này vẽ gì? trong tiếng bò, cỏ có âm và thanh gì đã học? Giải thích: o, bò; c-cỏ. 2. Dạy chữ, ghi âm: a ) Nhận diện chữ: * Âm o. - Chữ o gồm 1 nét cong khép kín, chữ này giống chữ gì? b) Phát âm và đánh vần: - Phát âm: GV phát âm mẫu. - Đánh vần: viết bảng bò và đọc bò. GV hướng dẫn đánh vần-sửa sai. c) Hướng dẫn viết chữ o, bò. * Âm c. a) Nhận diện chữ: - Chữ c gồm 1 nét cong phải hở, b) Phát âm và đánh vần: c-cỏ. c) Hướng dẫn viết chữ c-bò. d) Đọc tiếng ứng dụng - Vẽ bò, cỏ - Trong tiếng bò có âm o, b và dấu ( ), dấu ( ) học rồi. HS đọc theo GV. HS phát âm. HS đọc b, bò. Vị trí của 2 chữ trong tiếng bò. HS đv theo lớp, nhóm, bàn. HS so sánh chữ o và chữ c. HS viết c-cỏ. Đọc cá nhận, nhóm, lớp. Tiết 2: 3. Luyện tập a) Luyện đọc: Luyện đọc âm ở phần 1. Luyện đọc từ: luyện đọc câu ứng dụng. GV sửa sai-đọc mẫu. b) Luyện viết. c) Luyện nói: trong tranh em thấy những gì? vó bè dùng để làm gì? vó bè thường đặt ở đâu? quê em có vó bè không? HS đọc nhóm, cá nhân, lớp. Thảo luận tranh. Cá nhân, nhóm, lớp học. HS tập viết o, cỏ, c, bò vào vở tiếng việt 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - HS đọc bảng-sách. Tìm chữ vừa đọc trong báo. - Dặn: về học bài, chuẩn bị bài 10. Nhận xét-td Học vần Ngày tháng năm Tên bài dạy: âm ô, ơ I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS đọc và viết được ô, ơ, cô, cờ. - Đọc được câu ứng dụng: bé có vở vẽ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề theo chủ đề: bờ hồ II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh họa các từ khoá: cô, cờ. - Tranh minh họa câu ứng dụng: bé có vở vẽ. - Phần luyện nói: bờ hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra Bài cũ: 2 HS đọc và viết o, c, bò, cỏ. 1 HS đọc câu ứng dụng bò bê có bó cỏ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu: các tranh trên vẽ hình gì? Hôm nay ta học cá chữ và âm mới ô, ơ. GV viết bảng ô, ơ. 2. Dạy chữ ghi âm: * Âm ô. a) Nhận diện chữ: chữ ô gồm chữ o và dấu mũ. b) Phát âm và đánh vần tiếng: - Phát âm: GV phát âm mẫu ô- sửa phát âm cho HS. - Đánh vần: Vị trí của các chữ trong tiếng khoá cô ( c đứng trước, ô đứng sau) đánh vần cờ - ô - cô. c) Hdẫn viết chữ: GV hdẫn HS viết chữ ô, cô. * Âm ơ (tương tụ âm ô) d) đọc tiếng ứng dụng: GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS. Cô, cờ HS dọc theo GV ô-cô, ơ-cờ. HS so sánh: giống nhau: chữ o khác ô có thêm dấu mũ. HS nhìn bảng phát âm. HS viết bảng con. HS đọc tiếng ứng dụng: chủ nghĩa, nhóm, bàn, lớp. Tiết 2 3. Luyện tập. a) Luyện đọc: GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS . GV đọc mẫu câu ứng dụng. b) Luyện viết: hdẫn HS viết- viết. c) Luyện nói: GV đặt câu hỏi gợi ý HS lần lượt phát âm ô, cô và ơ, cờ. HS đọc các từ, tiếng ứng dụng: nhóm, CN, lớp. HS viết ô, ơ, cô, cờ trong vở tập viết. HS đọc tên bài luyện nói. Bờ hồ làm nơi nghỉ mát, vui chơi sau giừo học tập, làm việc. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: HS đọc bảng. Tìm chữ vừa học trong báo. GV nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài 11. Tìm chữ có âm vừa học. Nhận xét - tuyên dương những em học tốt. HỌC VẦN Ngày tháng năm Tên bài dạy: Ôn tập A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS đọc, viết 1 cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: ê, v, l ,h, o, c, ơ. - Đọc đúng các TN và câu ứng dụng. - Nghe, hiểu và kẻ lại theo tranh truyện kể hổ. B. ĐỒ DÙNG: - Bảng ôn (trang 24 SGK) - Tranh minh họa câu ứng dụng: bé vẽ cỏ, bé vẽ cờ Truyện kể: hổ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con: ô, ơ, co, cờ. 2-3 HS đọc câu ứng dụng: bé có vở vẽ. 3. Bài mới; Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Tuần qua chúng ta đã học được âm gì? GV gắn bảng ôn lên bảng để HS theo dõi thêm đã đủ chưa và bổ sung thêm. 2. Ôn tập: a) Các chữ và âm vừa học. - GV đọc âm. b) Ghép chữ thành tiếng GV sửa lỗi phát âm cho HS. c) Đọc TN ứng dụng: GV sửa lỗi phát âm và giải thích từ chi HS. d) Tập viết từ ngữ ứng dụng. GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. HS chỉ ra các âm đã học. HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuând ở bảng ôn. HS chỉ và đọc âm HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc ghép các chữ ở cột ngang trong bảng ôn. HS tự đọc các TN ứng dụng: nhóm, cá nhân, lớp. HS viết bảng con TN: lò cò, vơ cỏ. HS tập viết lò cò trong vở TV. Tiết 2 3. Luyện tập. a) Luyện đọc. Nhắc lại bài ôn ở tiết trước. GV sửa lỗi phát âm. * Câu ứng dụng: GV Giới thiệu câu đọc. GV sửa lối phát âm và hạn chế cách đọc ê, a. b) Luyện tập viết và làm bài tập. c) kể chuyện: Hổ. GV kể tóm tắt teo tranh minh họa. Ý nghĩa: Hổ là con vật vô ơn đáng khinh bỉ. HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các TN ứng dụng tyheo nhóm, bàn, cá nhân. HS thảo luận nhóm và nêu nhận xét về tranh minh họa em bé và các bức tranh. HS tập viết các TN trong vở bài tập. HS nghe sau đó cử đại diện nhóm chỉ vào tranh và kể đúng tình tiết mà tranh thể hiện. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi đọc theo. HS tìm chữ và tiếng vừa đọc trong sách, báo. HỌC VẦN Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm i, a A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS đọc và viết được i, a, bi, cá. - Đọc được câu ứng dụng: bé Hà có vở ô li. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: lá cờ. B. ĐỒ DÙNG. - Tranh minh họa các từ khó: bi, cá; câu ứng dụng: bé Hà có vở ô li. - Phần luyện nói : lá cờ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: 2-3 HS đọc và viết: lò cò, vơ cỏ; 1 HS đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Các tranh trên vẽ hình gì? Chúng ta học âm mới: i, a. GV ghi bảng. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Âm i. + Nhận diện chữ: chứ i gồm nét xiên phải và nét sổ móc. Phía trên chữ i có dấu chấm. + Phát âm và đánh vần. - GV phát âm mẫu chứ i. - GV sửa lỗi phát âm. - Đánh vần: vị trí của các chữ trong tiếng bi ( b trước i sau) bờ-i-bi. + Hdẫn viết chữ: GV hdẫn viết chữ i cao hai ô li gồm hai móc xiên phải và nét sổ móc. GV viết mẫu - hdẫn HS viết. b) Âm a: (tương tự âm i) - Chữ a gồm hai nét cong hở phải và 1 nét móc ngược. c) Đọc tiếng, TN ứng dụng: đọc tiếng ứng dụng. GV nhận xét và chỉnh phát âm cho HS. giải thích từ “bi ve” đồ chơi của trẻ em làm bằng thuỷ tinh. GV đọc mẫu. HS đọc theo i-bi, a-cá HS phát âm HS đánh vần lớp, bàn, nhóm. HS viết bảng con. HS so sánh i và a: giống nhau, đều có nét móc ngược; khác nhau a có thêm nét cong. HS đọc các nhân, nhóm, bàn, lớp. HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập. a) Luyện đọc. Luyện đọc lại các âm ở tiết 1. Đọc câu ứng dụn: GV nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu câu ứng dụng. b) Luyện nói: GV gợi ý cho HS nói. Trong sách vẽ mấy lá cờ? Lá cờ Tổ quốc có màu gì? Ở giữa lá cờ có gi? Màu gì? Ngoìa cờ Tổ quốc em còn thấy loại cờ nào? Lá cờ Hội có nhứng màu gì? Lá cờ Hội có nền màu gì?... HS lần lượt phát âm:i -bi, a-cá. HS đọc tiếng, từ ứng dụng: nhóm, các nhân, lớp. HS thảo luận nhóm và tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: cho HS đọc sách. HS tìm chữ vừa học trong sách, báo. Học bài, chuẩn bị bài: n, m. Nhận xét - tuyên dương. HỌC VẦN Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm n, m. A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS đọc và viết được:n, m, nơ, me. - Đọc được câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố me, ba má. B. ĐỒ DÙNG. - Tranh minh họa các từ khoá. - Tranh minh họa câu ứng dụng. Tranh minh họa phần luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định. 2 Bài cũ: cho 2 HS đọc và viết i, a, bi, cá; 1 HS đọc câu ứng dụng: bé Hà có vở ô li. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Chúng ta học các chữ và âm mới n, m. GV viết lên bảng n, m. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Âm n. - Nhận diện chữ n. Chữ n gồm: nét móc xuôi và nét móc hai đầu. - Phát âm và đánh vần: Phát âm: GV phát âm mẫu. GV sửa sai cho HS - đánh vần. Phân tích tiếng nơ, đánh vần n-ơ-nơ. b) Âm m (tương tự). Chữ m gồm hai nét móc xuôi và móc hai đầu. c) Hdẫn viết. d) Đọc tiếng, TN ứng dụng: Đọc tiếng ứng dụng. Đọc câu ứng dụng: GV nhận xét sửa sai. Đọc TN ứng dụng: ca nô tên của loài thuyền máy nhỏ chạy nhanh. Bó mạ: cây lúa nhỏ (mạ) bó thành một bó. Đọc mẫu: ca nô, bó mạ. HS thảo luận tranh. HS dọc theo GV: n-nơ; m-me HS so sánh n với các đồ vật có trong thực tế. HS phát âm HS phân tích tiếng nơ ( n đứng trước, ơ đứng sau). HS so sánh chữ n và m. Giống nhau: đều có nét móc xuôi và móc hai đầu. Khác nhau: chữ n có hai nét, m có 3 nét. HS nhận xét. Đọc CN, nhóm, bàn, đt. HS đọc. Tiết 2 3. Luyện tập. a) Luyện đọc. Luyện đọc lại các âm ở tiết 1. Đọc từ, tiếng ứng dụng. Đọc câu ứng dụng. Sửa sai cho HS. GV đọc mẫu. b) Luyện viết: c) Luyện nói: Quê em gọi người sinh ra mình là gì? Nhà em có mấy anh em, em là thứ mấy? Tình cảm của bố mẹ đố với em và em đối với bố mẹ? * Trò chơi. HS lần lượt đọc n-nơ, m-me. Đọc nhóm, CN, đt. HS nhận xét về tranh minh họa câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: CN, nhóm, lớp. HS viết vở: n-nơ; m-me. HS tham gia trò chơi ghép chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: cho HS đọc sách toàn bài, tìm tiếng, từ có âm vừa học. - Về ôn lại bài. Chuẩn bị bài 14. - Nhận xét- td. TẬP VIẾT Ngày tháng năm Tên bài dạy: lễ, cọ, bờ, hổ. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS viết được chữ lễ, cọ, bừo, hổ. - Biết được cấu tạo cac nét giữa các con chữ trong từ. II. CHUẨN BỊ. - GV: mẫu chữ phóng to, bảng kẻ ô li, phấn màu. - HS: vở TV, bút chì, gôm, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra Bài cũ: Hôm trước tô chữ gì? Từ gì? 2 HS lên bảng viết - lớp viết bảng con. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề. 2. GV hdẫn cách nối nét giữa hai con chữ: cho HS xem mẫu chữ viết. - Chữ lễ: l nối liền với con chữ ê, l cao 5 ô li, ê cao 2 ô li, dấu ngã trên đầu chữ ê. - Chữ cọ: c nối với o, đều cao 2 ô li, dấu nặng dưới con chữ o. - Chữ bờ: b nối với ơ, b cao 5 ô li, ơ cao 2 ô li, dấu huyền nằm trên đầu con chữ ơ. - Chữ hổ: h nối với ô, h cao 5 ô li, ô cao 2 ô li, dấu hỏi trên đầu con chữ ô. GV vừa hdẫn vừa viết mẫu lên bảng. Cho HS lấy vở - hdẫn HS cách cầm bút, để vở và tư thế ngồi viết. - HS xem chữ mẫu phóng to. - Theo dõi cách viết của GV. - Tô trên không. - Viết bảng con: lễ. - HS tô trên không. - Viết bảng con: cọ. - HS viết trên không. - HS viết bảng con: hổ HS viết trên không, viết bảng. HS lấy vở, tập đồ các chữ lại trên không, sau viết vào vở tập viết theo sự tuyên dương của GV. 3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Thu một số vở chấm. Nhận xét em nào viết chưa xong về viết tiếp. - CHUẨN BỊ: mơ, do, ta, thơ. - Nhận xét - tuyên dương Rút kinh nghiệm tiết dạy: TUẦN 4 MÔN: Tiếng Việt Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm d, đ I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS đọc và viết được: d, đ, dê, đò. - Đọc được câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề dế, cá cờ, bi ve, lá đa. II. ĐỒ DÙNG: Tranh của từ khoá, câu ứng dụng, bài luyện nói. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: gọi 2 HS lên bảng đọc n, m, nơ, me, ca nô, bó mạ, bò bê có cỏ, bò bê no nê. Viết bảng con: n, m, nơ, me. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: hôm nay chúng ta học bai 14 (GV ghi). 2. Dạy chữ ghi âm: * Âm d: GV đây là âm d. a) Nhận diện âm d: Chữ d gồm 1 cong hở phải và một nét móc ngược. b) Phát âm và đánh vần: GV phát âm mẫu và nói cách phát âm đầu lưỡi gần chạm lợi, hơi thoát ra có thanh. - Tìm trong bộ thực hành chữ d. Ghép âm d với e ta được âm gì? Phân tích tiếng dê. GV đánh vần: d-ê-dê. Cho HS xem tranh. Tranh vẽ gì? GV ghi dê. * Âm đ (tương tự) 3. Đọc từ và câu ứng dụng. Cô có các tiếng da, de, do, đa, đe, đo. Phân tích từng tiếng để đọc trơn. - Cô có từ: da dê, đi bộ. GV đọc câu ứng dụng: Tìm câu mói học trong câu ứng dụng. Phân tích tiếng có âm vừa học, trong câu có dấu phảy khi đọc ngắt hơi. 4. Hdẫn viết: d - đ - dê - đò. GV hdẫn và viết mẫu. HS đọc CN, đ/t HS ghép và trả lời tiếng dê. CN phân tích tiếng dê HS đt, CN. Tranh vẽ con dê. HS so sánh d và đ. HS tìm các âm vừa học trong từng tiếng. HS tìm âm mới học trong câu ứng dụng. HS đọc trơn tiếng và câu. Tiết 2 5. Luyện tập. a) Luyện đọc. b) Luyện viết: Hdẫn HS viết GV thu chấm - nhận xét. c) Luyện nói: Tại sao có nhiều trẻ em thích con vật này? Em biết những loại bi nào? Cá cờ thường sống ở đâu? Nhà em có các không? Dê thường sống ở đâu? 6. Trò chơi: Hdẫn HS chơi trò chơi. Đọc cả bài theo sách. HS viết vào vở tập viết. Xem tranh dế, cá cờ, bi ve, lá đa. 1 HS phân tích và đọc. HS thi ghép chữ. 7. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: đọc lại bài, tìm từ có âm vừa học. - Dặn: chuẩn bị bài 15. - Nhận xét - tuyên dương - Rút kinh nghiệm tiết học: Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm t, th. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS đọc và viết được t, th, tổ, thỏ. - Đọc câu ứng dụng: bố thả các mè, bé thả các cờ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề ổ, tổ. II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: gọi 3 HS lên bảng đọc bài: d, đ, dê, đò, da dê, đi bộ, dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. - HS viết bảng: d, đ, dê, đò. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới tiệu bài - ghi đề. Hôm nay chúng ta học bài 15. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Âm t: GV ghi bảng và Giới thiệu đây là âm t. + Nhận diện chữ t. + Phát âm và đánh vần: GV phát âm mẫu và nói cách phát âm cho HS tìm trong bộ thực hành chữ t. Phân tích tiếng tổ. GV đánh vần: tờ - ô -tô - hỏi -tổ. Cho HS xem tranh: Tranh vẽ gì? GV ghi bảng và giải nghĩa tổ. b) Âm th: (tương tự t) c) So sánh t và th. 3. Đọc từ và câu ứng dụng: Cô có tiếng: to, tơ, ta, tho, thỏ, tha (ghi bảng). Phân tích từng tiếng và đọc. Cô có từ: ti vi, thợ mỏ. Phân tích tiếng ti trong từ ti vi. GV giải nghĩa ti vi. Phân tích tiếng thợ trong từ thợ mỏ. Giải thích từ thợ mỏ là những người làm việc ở hầm mỏ. GV ghi câu ứng dụng. Phân tích và đọc trơn. Đọc câu ứng dụng. Đọc câu ứng dụng: nhắc HS nghỉ hơi khi đọc câu. 4. Hdẫn HS viết: t, th, tổ, thỏ. Chữ t cao 3 ô gồm nét xiên phải, nét móc ngược và nét ngang. Chữ th cao 5 ô gồm con chữ t 3 ô liền nét chữ h. Chữ tổ gồm con chữ t ghép liền với con chữ ô, dấu hỏi trên đàu chữ ô. - Chữ thỏ: con chữ t nối liền con chứ h và liền nét con chữ o, dấu hỏi trên đầu con chữ o. HS đọc đt HS nhận diện chữ t HS đọc CN, đt 2 HS lên bảng ghép - lớp ghép bảng (tổ). HS: t trước, ô sau, dấu hỏi đầu ô HS xem tranh:tranh vẽ tổ. HS đọc lại t - tổ - tổ - CN - lớp. HS so sánh: giống nhau, đều có chữ t. Khác nhau: chữ th có thêm chữ h. HS tìm các tiếng trên âm vừa học (t, th). HS đọc t, th (lớp - CN). HS đọc CN - đt. HS tìm âm vừa học trong từ trên. Đọc âm CN - đt. CN - đt CN - đt. HS tìm âm vừa học có trong từ ứng dụng. HS phân tích, đọc trơn. 2-3 HS đọc câu ứng dụng - đt HS viết bảng con: t, th, tổ, thỏ. Tiết 2 5. Luyện tập. a) Luyện đọc. b) Luyện viết: GV hdẫn HS viết. GV thu vở chấm - nhận xét. c) Luyện nói: cho HS xem tranh. Có những loại xe nào trong tranh? Em hãy chỉ từng loại? Xe bò thường để dùng làm gì? Ở quê em còn gọi là xe gì? Xe lu dùng để làm gì? Xe lu còn gọi là gì? Xe ô tô như trong tranh còn gọi là xe gì? Có nhứng loại xe ô tô nào nữa? Chúng được dùng làm gì? 6. Trò chơi. HS đọc sách: CN - đt. HS viết vở TV. HS đọc trơn chủ đề. HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. HS thi ghép chữ. 7. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: đọc bài trong sách. Đọc CN - đt; tìm các tiếng, từ vừa học, về ôn bài; chuẩn bị tiết sau ôn tập. Rút kinh nghiệm tiết học: Ngày tháng năm Tên bài dạy: Ôn tập. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - HS đọc, viết được một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: i, a, n, m, d, đ, t, th. - Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng. - Nghe hiểu và kể được tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể cò đi lò dò. II. ĐỒ DÙNG: bảng ôn - Tranh minh họa câu ứng dụng; truyện kể cò đi lò dò. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: gọi 2 HS đọc bài: t, th, tổ, thỏ, ti vi, thợ mỏ. - Câu ứng dụng: 2 HS viết: t, th, tổ, thỏ; lớp viết bảng con. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: tuần qua chúng ta đã học những âm gì? GV gắn lên bảng ôn. 2. Ôn tập: a) Các chữ và âm vừa học. GV đọc âm. b) Ghép chữ thành tiếng. GV sửa lỗi phát âm cho HS. c) Đọc TN ứng dụng: Cô có các từ ứng dụng: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề. d) Tập viết TN ứng dụng: tổ cò, lá mạ. GV hdẫn viết mẫu bảng. HS phát hiện các âm. HS lên bảng chỉ các chữ vừa học ở trên bảng. HS chỉ chữ và đọc âm. HS đọc các tiếng ghép từ ở cột dọc và cột ngang bảng một. HS đọc tiếp các tiếng ghép với dấu thanh, HS tự đọc, CN, đt. HS viết bảng con. Tiết 2 3. Luyện tập. a) Luyện đọc b) Luyện viết: GV hdẫn viết mẫu và hdẫn, theo dõi HS viết. c) Kể chuyện: cò đi lò dò. GV kể diễn cảm câu chuyện theo tranh. - Tranh 1: Anh nông dân đem về nhà chạy chữa và nuôi nấng. - Tranh 2: Cò trông nhà. Cò đi quét nhà, bắt ruồi quét dọn nhà cửa. - Tranh 3: Cò thấy đàn cò bay liệng nó nhớ gia đình. - Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò đến thăm anh nông dân. Ý nghĩa câu chuyện: tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân. HS đọc lại các âm, tiếng trong bảng ôn. Đọc các TN ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: CN - đt. HS viết vở tập viết. Làm bài tập trong vở bài tập. HS đọc tên câu chuyện. 5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng ôn cho HS đọc, tìm từ trong thực tế, chuẩn bị bài 17. - Nhận xét - tuyên dương - Rút kinh nghiệm tiết học: Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm u, ư. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: HS đọc và viết được u, ư, nụ, thư. - Đọc câu ứng dụng: thứ tư, bé Hà đi thi vẽ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thủ đô II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng bài nói. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: cho HS đọc và viết: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề. Đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ. Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 17. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Âm u: GV giải thích đây là âm u. + Nhận diện chữ u: Chữ u gồm 2 nét móc ngược. + HS phát âm và đánh vần: GV phát âm mẫu và nói cách phát âm. Tìm trong bộ thực hành chữ u. Ghép vào trước chữ u 1 chữ n và dấu nặng dưới âm u - ta được tiếng gì? Giai cấp ghi bảng. - Phân tích tiếng nụ: GV đánh vần: nờ - u - nu - nặng nụ. Cho HS xem mẫu vật đây là cái nụ và giải nghĩa là hoa chưa nở hẳn. b) Âm ư (tương tự). Giải nghĩa thư: là những thông tin tình cảm của những người thân trao đổi khi ở xa nhau. c) So sánh u và ư. 3. Đọc từ và câu ứng dụng. GV ghi bảng từ: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ. Tô lại các âm. Phân tích tiếng thu - đọc thu - đọc cá thu. Giải nghĩa: cá thu là loại cá mình thon dài, sống ở biển, thịt trắng và ngon. Phân tích tiếng và giải thích nghĩa: thứ tự, cử tạ. GV ghi câu ứng dụng: thư tư bé Hà thi vẽ. GV tô màu. Phân tích đọc trơn đọc cả câu. 4. Hdẫn HS viết: u, ư, nụ, thư. GV hdẫn viết mẫu. HS phát âm CN - đt HS tìm đưa bảng Phát âm tiếng nụ N đứng trước, u đứng sau, dấu nặng ở dưới u. HS đánh vần CN - đt. Giống nhau: đều có 2 nét móc ngược. Khác nhau: dấu ( ) HS đọc lại bài. HS tìm trong các từ trên các âm vừa học: đọc CN - lớp. CN đọc - đt. HS tìm trong câu tiếng có âm và đọc, phân tích, đọc trơn, cả câu. 2 -3 HS đọc lại toàn bài. HS viết bảng con. Tiết 2 5. Luyện tập: a) Luyện đọc. b) Luyện viết: GV hướng dẫn viết vở c) Luyện nói: - Treo tranh chùa Một cột. - Trong tranh cô giáo dưa các bạn HS đi dâu? Chùa Một cột ở đâu? Hà Nội còn gọi là gì? Mỗi nước có mấy Thủ đô? Em biết gì về Thủ đô Hà Nội? 5. Trò chơi: cho 2 HS lên bảng thi ghép chữ. HS đọc sách CN - đt. Viết bảng con. HS viết vào vở tập viết. HS đọc Thủ đô. Chùa Một cột ở Hà Nội. HS thi ghép chữ. 7. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Cho HS đọc bài trong sách. Tìm tiếng có âm u, ư. - Về ôn bài; chuẩn bị bài 18. Nhận xét - tuyên dương. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm x, ch I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: x, ch, xe, chó - Đọc được câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh hoạ từ khoá: xe, chó - Câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã. - phần luyện nói. III. CÁC HD DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định. 2. Bài cũ: 2 HS đọc và viết u, ư, nụ, cá thu, đu đủ… Lớp viết bảng con. Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt độngcủa GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 19. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Âm x: GV viết bảng. Nhận diện chữ x Phát âm và đv: GV phát âm mẫu, hướng dẫn cách phát âm. Phan tích tiếng xe và đọc xờ - e -xe. Cho HS xem tranh xe và ghi xe giải nghĩa. b) so sánh x và ch 3. Đọc từ và câu ứng dụng: Thở xẻ, xã xã, chì đỏ, chả các. GV tô âm. Phân tích, giải nghĩa. Đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở các về đô thị. Phân tích tiếng, 4. Hướng dẫn viết: x, ch, xe, chó. GV hướng dẫn viết mẫu. HS nhìn bảng phát âm Cn -đt. Tìm trong bảng thực hành chữ x. HS ghép x với e. Phân tích, đọc CN - đt. HS đọc x - xe - xe, CN - đt Giông nhau: nét cong phải. Khác nhau :âm h HS đọc lại bài. HS tìm trong các từ có âm vừa học. HS đọc CN - đt. Chỉ các âm vừa học có trong câu ứng dụng. Phân tích tiếng xe - chở. Đọc câu. Đọc lại toàn bài. HS viết trên không, viết bảng con. vẽ bê, ve Tiết 2 5. Luyện tập: a) Luyện đọc. b) Luyện viết: Hướng dẫn viết bảng , theo dõi HS viết. Thu một ssó vở chấm, nhận xét. c) Luyện nói: GV treo tranh. Có những loại xe nào trong tranh? Em hãy chỉ từng loại? Xe bò thường dùng làm gì? Xe lu dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì?... 6. Trò chơi. HS đọc sách, CN - đt HS viết vở TV HS thi ghép tiếng, từ vừa học 7 CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Cho HS đọc bài, HS đọc bài trong sách giáo khoa: CN - đt. Tìm các tiếng có từ vừa học. Chuẩn bị bài 19. Nhận xét - tuyên dương. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập Viết Ngày tháng năm Tên bài dạy: mơ, do, ta, thơ. I. YÊU CẦU: HS đọc chữ mơ, do, ta, thơ. Biết được cấu tạo các nét của chữ. II. CHUẨN BỊ. GV: Mẫu chữ viết phóng to, bảng kẻ ô li, phấn màu. HS: Chuẩn bị vở tập viết, bảng, phấn, khăn lau, bút chì, gôm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: Gọi 2-3 HS lên bảng viết: lễ, cọ, bờ, hổ. Thu một số vở chấm - nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề. 2. GV hướng dẫn viết: Cho HS xem mẫu chữ phóng to. GV hướng dẫn viết mẫu. + mơ: gồm hai con chữ, con chữ m nối với con chữ ơ, đều cao hai ô li. + do: gồm hai con chữ, con chữ d cao 4 ô li, con chữ o cao 2 ô li. + ta: gồm hai con chữ, con chữ t cao 3 ô li, con chữ a cao 2 ô li. + thơ: gồm chữ th nối con chữ ơ. 3. Hướng dẫn HS viết vở: Hướng dẫn HS cách cầm viết, để vở, tư thế ngồi viết. Cho HS đồ lại chữ trong vở TV. Sửa sai cho HS. HS đồ trên không mơ. Viết bảng con. HS viết trên không. Viết bảng con. HS viết trên không, viết bảng. HS lấy vở tập viết. HS đồ chữ. HS viết vở tập viết theo hướng dẫn của GV. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Cho 1-2 HS lên viết lại. - Thu một số vở chấm - nhận xét. Chuẩn bị bài 5. - Rút kinh nghiệm tiết dạy: TUẦN 5 MÔN: Tiếng Việt. Ngày tháng năm Tên bài dạy: Âm s, r I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được s, r, sẻ, rễ. - Đọc được câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: rổ, rá. II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) các từ khoá sẻ, rễ. - Tranh minh hoạ câu đọc: bé tô cho rõ chữ và số. - Tranh monh họa phần luyện nói: rổ, rá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định. 2. Bài cũ: 2 HS viết x, ch, xe, chó; lớp víêt bảng con. 2 HS đọc: thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá. Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt độngcủa GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: chúng ta học các chữ và âm mới: s, r; viết lên bảng s, r. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Âm s: + Nhận diện chữ: Chữ s gồm nét xiên phải, nét thăt, nét cong hở trái. + Phát âm và đọc vần - Phát âm: GV phát âm mẫu s (uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra sát mạnh, không có tiếng thanh). GV chỉnh sửa phát âm cho HS. Đánh vần: sờ - e - se - hỏi - sẻ. - Hướng dẫn viết mẫu: GV hướng dẫn viết mẫu s. Hướng dẫn viết tiếng (chữ trong kết hợp). Lưu ý nét nối giữa s và e, vị trí dấu thanh. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. b) Âm r: (tương tự như s) Phát âm: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra sát có tiếng thanh. 3. Viết: nét nối giữa r và ê, dấu ngã trên ê. Đọc từ ngữ ứng dụng. GV giải thích các từ ngữ. GV đọc mẫu. HS đọc theo s, r. HS so sánh : s với x. HS phát âm. HS đánh vần CN - đt HS viết bảng s. HS viết bảng con sẻ. HS so sánh: giống nhau: nét xiên phải, nét thắt. khác nhau: kết thúc r là nét móc ngược còn s là nét cong hở trái. HS viết bảng con: rễ 2-3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập. a) Luyện đọc: luyện đọc phát âm ở tiết 1. GV cho HS đọc câu ứng dụng, chỉnh sửa lỗi phát âm. GV đọc mẫu câu ứng dụng. b) Luyện viết: hướng dẫn HS viết. c) Luyện nói: gợi ý theo tranh cho HS trả lời. 4. Trò chơi. Phát âm: s, sẻ, r, rễ. Đọc các từ ứng dụng: CN - đt. HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. Đọc CN - đt. HS đọc câu ứng dụng: 2- 3 HS. HS viết vào vở tập viết s, r, sẻ, rễ. HS đọc tên bài luyện nói rổ, rá. HS thi ghép chữ. 5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV chỉ bảng HS theo dõi đọc theo. Dặn: học bài, tự tìm chữ vừa học trong sách, báo. - Xem trước bài 20. - Nhận xét - tuyên dương. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (20) k - kh I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được k, kh, kẻ, khế. - Đọc được câu ứng dụng: Chị Kha kẻ vở cho bé Hà và bé Lê. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các từ khóa: kẻ, khế. - Tranh minh họa câu ứng dụng: Chị Kha kẻ vở cho bé Hà và bé Lê. - Tranh minh họa phần luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc và viết từ, đọc câu ứng dụng. GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đề: GV viết bảng k, kh. GV gọi tên chữ khi đọc chữ k (ca) 2. Dạy chữ, ghi âm: a. Nhận diện chữ: Chữ k gồm: nét khuyết trên, nét thắt, nét móc ngược. Cho HS so sánh k với h. b. Phát âm và đánh vần tiếng: - Phát âm: đọc tên chữ k (ca). GV chỉnh sửa sai cho HS. - Đánh vần: ca-e-ke-hỏi-kẻ. c. Hd viết chữ: GV viết mẫu k. Lưu ý: nét thắt cho rơi vào vị trí phù hợp trong chữ k. Hd viết tiếng (chữ trong kết hợp) Chữ: kh (quy trình tương tự) Chữ kh là chữ ghép từ 2 con chữ: k và h. So sánh chữ k với kh. 3. Phát âm: gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp, thoát ra tiếng xát nhẹ, không có tiếng thanh. 4. Viết: các nét nối giữa k và h, giữa kh với ê; dấu sắc trên ê. d. Đọc TN ứng dụng GV giải thích các TN GV đọc mẫu. HS đọc theo GV: k, kh. HS so sánh: giống nhau: nét khuyết trên; khác nhau: k có thêm nét thắt. HS nhìn bảng phát âm. HS đánh vần: CN, đt. HS viết bảng con k. HS viết bảng con: kẻ HS so sánh: k, kh. giống nhau: chữ k; khác nhau: kh có thêm chữ h. HS phát âm: CN - đt HS viết bảng con. 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập a. luyện đọc: luyện đọc lại các âm ở tiết 1. GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: Hd HS viết vào vở tập viết c. Luyện nói: GV gợi ý theo tranh cho HS. Trò chơi. HS lần lượt phát âm: k, kẻ và kh, khế. HS đọc các từ (tiếng) ứng dụng: CN, nhóm, đt. HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS. HS viết vào vở tập viết: k, kh, kẻ, khế. HS đọc tên bài luyện nói: ù ù, vù vù, ro ro, tu tu. HS chơi trò chơi ghép chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc. - Dặn: HS học lại bài và làm bài tập, tự tìm chữ vừa học ở nhà; xem trước bài 21. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (21): Ôn tập I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh. - Đọc đúng các TN và câu ứng dụng. - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể thỏ và sư tử. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng ôn: (trang 44 sgk) - Tranh minh họa cho câu ứng dụng. - Tranh minh họa cho truyện kể thỏ và sư tử. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. ổn định lớp. 2. Bài cũ: Gọi học sinh lên bang viết, đọc tiếng từ câu ứng dụng; giáo viên nhận xét cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài - ghi đề. Giáo viên ghi các âm và chữ ở góc bảng. GV gắn lên bảng bảng ôn đã được phóng to. 2. Ôn tập: a. Các chữ và âm vừa học: GV đọc âm b. Ghép chữ thành tiếng. GV sửa chỉnh phát âm, giải thích nhanh các từ đơn ở Bảng 2. c. Đọc TN ứng dụng. GV chỉnh sửa phát âmcho HS và có thể giải thích thêm về các TN. d. Tập viết TN ứng dụng. GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. Lưu ý HS vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết. 2 HS viết chữ: k, kh, kê, khế lớp viết bảng con. 2 HS đọc từ ứng dụng: kẽ hở, kì cọ, 2-3 HS đọc câu ứng dụng chị Kha kê vở… HS đưa ra các âm và chữ mới học nhưng chưa được ôn. HS kiểm tra bảng ôn với danh sách âm và chữ mà GV đã ghi ở góc bảng - bổ sung. HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng 1. HS chỉ chữ. HS chỉ chữ và đọc âm. HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang bảng 1. HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang bảng 2. HS tự đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, lớp. HS viết bảng con: xe chỉ. HS viết vào vở tập viết: Xe chỉ. Tiết 2: 3. Luyện tập a. luyện đọc: nhắc lại bài ôn ở tiết trước. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. - Câu ứng dụng: GGiới thiệu câu ứng dụng. GV giải thích về sở thú (vườn bách thú) GV chỉnh phát âm cho học sinh. b. Luyện viết và làm bài tập. GV hướng dẫn học sinh viết. c. Kể chuyện: Thỏ và Sư tử. Câu chuyện này có gốc từ truyện Thỏ và sư tử. Truyện có rất nhiều di bản về nhân vật. - GV kể: GV dẫn vào câu chuyện. - GV kể lại diễn cảm, có kèm theo tranh minh họa. HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các TN ứng dụng theo nhóm, bàn, CN… HS thảo luận nhóm về tranh minh họa các con vật được chuyển về sở thú. HS đọc câu ứng dụng: xe ô tô … theo nhóm, CN, cả lớp. HS tập viết nốt các TN còn lại của bài trong vở tập viết. - HS đọc tên câu chuyện Thỏ và sư tử. - HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài. - HS theo dõi và đọc theo. HS tìm chữ và tiếng vừa học trong sách, báo. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng ôn. - Dặn HS học bài, làm BT. Tự tìm chữ tiếng, từ vừa học, xem trước bài 22. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (22) p - ph - nh I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được p - ph - nh, phố xá, nhà lá. - Đọc được câu ứng dụng: nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó xù. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề chợ, phố, thị xã. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa các từ khóa: phố xá, nhà lá. - Tranh minh họa câu ứng dụng: nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó Xù. - Tranh minh họa phần luyện nói: chợ, phố, thị xã. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc, viết. GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đề: GV viết bảng p - ph, nh. 2. Dạy chữ, ghi âm: a. Nhận diện chữ: Chữ p gồm: nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc hai đầu. Cho HS so sánh p với n. GV chỉ vào chữ mẫu trên bảng để thấy nét sổ của p xuống dưới dòng. b. Phát âm: GV phát âm mẫu p (uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh) GV chỉnh sửa phát âm cho HS c. Nhận diện chữ. Cho HS so sánh. d. Phát âm và đv: GV phát âm mẫu (môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh) GV chỉnh phát âm cho HS. Đánh vần: phờ-ô-phô-sắc-phố Đọc trơn từ khóa. GV chỉnh sửa phát âm và nhịp đọc trơn của HS. e. Hd viết chữ: cho HS xem chữ mẫu. GV viết mẫu. p, ph, phố GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. + Vần nh: Chữ nh là chữ ghép hai con chữ n và h. Cho HS so sánh nh, ph. Phát âm: mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi qua cả miệng lẫn mũi. 4. Viết: nhà lá. GV Hd viết mẫu. d. Đọc TN ứng dụng GV giải thích các TN GV đọc mẫu. 2 - 4 HS đọc viết: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế, lớp viết bảng con. 1 HS đọc câu ứng dụng: xe ô tô… HS đọc theo GV. HS so sánh: giống : nét móc 2 đầu khác : p có nét xiên phải và nét sổ HS nhìn bảng phát âm: Cn, đt. giống: chữ p khác: ph có thêm chữ h HS nhìn bảng phát âm. Cn - đt CN - đt HS đọc trơn phố, phố xá (CN - đt) HS viết bảng con giống nhau: h khác nhau: nh bắt đầu bằng n, ph bắt đầu bằng p. HS phát âm CN - đt HS viết bảng con 2-3 HS đọc TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập a. luyện đọc: luyện đọc lại các âm ở tiết 1. Đọc câu ứng dụng: GV cho HS xem tranh. GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: cho HS lấy vở tập viết GV Hd viết mẫu. c. Luyện nói: GV gợi ý HS trả lời câu hỏi theo tranh (trò chơi) HS lần lượt phát âm: p, ph, phố… HS đọc các từ ứng dụng (CN, nhóm, cả lớp) HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng: CN, nhóm, đt HS đọc câu ứng dụng 2-3 HS HS đề chữ. HS viết bài theo sự Hd của GV. HS đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã. HS chơi thi ghép chữ HS theo dõi và đọc theo. HS tìm chữ vừa học trong sgk, báo 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV chỉ bảng hoặc sgk - Dặn: HS học lại bài cũ và làm bài tập, tự tìm chữ vừa học ở nhà xem trước bài 23. - Nhận xét tiết học - tuyên dương. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần 23: g, gh A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ - Đọc được câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề gà ri, gà gô B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các từ khóa: gà ri, ghế gỗ - Tranh minh họa câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ - Tranh minh họa luyện nói: gà ra, gà gô C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: GV gọi HS lên bảng đọc và viết phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ, nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó Xù. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đề. GV viết bảng g, gh 2. Dạy chữ - ghi âm: + âm g: a. nhận diện chữ. so sánh g với a b. Phát âm và đt. - phát âm: GV phát âm mẫu g GV chỉnh sửa phát âm cho HS - Đv tiếng khóa: gà gờ -a - ga - huyền - gà - Đọc trơn từ nói khóa: gà, gà ri GV chỉnh sửa phát âm cho HS c. Hd viết chữ: cho HS xem chữ mẫu GV viết mẫu: g Hd viết tiếng (chữ trong kết hợp) GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. + âm gh: (quy trình tương tự) Chữ gh là chữ ghép từ con chữ g và h (gọi là gờ kép) So sánh chữ gh với g. Phát âm như g. Đv: gờ - ê - ghê - sắc - ghế viết: nét mới giữa g và h, giữa gh và ê, dấu sắc trên ê d. Đọc tiếng nói ứng dụng GV giải thích các TN (cho HS xem hình vẽ, mẫu vật) để HS dễ hình dung) - GV đọc mẫu. 2-4 HS đọc và viết bảng lớn, lớp viết bảng con. 1 HS đọc câu ứng dụng HS theo dõi đọc theo. HS so sánh: giống: nét cong hở phải Khác: g có nét khuyết dưới HS nhìn bảng phát âm HS đv: CN - đt HS đọc trơn CN - đt HS đồ trên không HS viết vào bảng con. HS viết bảng con: gà HS so sánh: giống nhau: g Khác nhau: có thêm h HS đv: CN - đt HS viết bảng con 2-3HS đọc các TN ứng dụng Tiết 2 3. Luyện tập a. luyện đọc: Luyện đọc lại các âm, từ ở tiết 1 Đọc câu ứng dụng: GV cho HS đọc câu ứng dụng GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS GV đọc mẫu câu ứng dụng b. Luyện viết: GV viết mẫu và uốn nắn HS viết c. Luyện nói: GV cho HS xem tranh và trả lời câu hỏi Trò chơi HS lần lượt phát âmg, gà, gà ri và gh, ghế, ghế gỗ HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, cả lớp. HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. HS đọc: CN, nhóm, cả lớp. HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS HS viết vào vở tập viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ. HS đọc lại tên bài luyện nói: gà ri, gà gô. HS thi ghép chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV chỉ bảng hoặc SGK, HS theo dõi đọc theo. - Dặn HS học bài và làm bài tập, tự tìm chữ vừa học ở nhà. Xem trước bài 24 Tập viết (5) cử tạ , thợ xẻ, chữ số … I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS viết được từ cử tạ, thợ xẻ, chữ số … - Biết được cấu tạo các nét giữ atiếng và từ. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn bảng ô ly, phấn màu. - HS: Chuẩn bị bảng, phấn, khăn lau, , vở tập viết, gôm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết: mơ, do ta, thơ. - 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề. GV hd viết mẫu từ cử tạ. Cho HS xem chữ mẫu phóng to. GV viết mẫu, vừa viết vừa hướng dẫn HS viết. + Cử tạ: chữ cử gồm 2 con chữ c với con chữ ư đều cao 2 ô ly, dấu hỏi nằm trên ư. Chữ tạ gồm 2 con chữ, t cao 3 ô ly nối với a, con chữ a cao 2 ô ly, dấu nặng nằm dưới con chữ a. Chữ cử cách chữ tạ bằng 1 con chữ 0 + Thợ xẻ: chữ thợ gồm 2 con chữ th nối với ơ, dấu nặng dưới ơ. Chữ xẻ gồm 2 con chữ x nối với e, dấu hỏi nằm trên con chữ e, chữ thợ cách chữ xẻ bằng một con chữ 0. + Chữ số: chữ chữ gồm chữ ch nối với ư dấu ngã trên ư; chữ số gồm 2 con chữ s nối với ô, dấu sắc nằm trên đầu chữ ô; chữ chữ và chữ số cách nhau bằng 1 con chữ 0. GV Hd HS viết bài vào vở tập viết. Hd HS tư thế, để vở, cầm bút … Thu một số vở chấm, nhận xét. HS đồ chữ trên không lớp viết bảng con (2l) HS đồ trên không HS viết bảng con (2l) HS đồ trên không HS viết bảng con (2l) HS lấy vở tập viết, viết theo Hd của GV. TUẦN 6 Thứ ngày tháng năm 200 Học vần 24: q - qu - gi A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: q, qu, gi, chợ quê, cụ già. - Đọc được câu ứng dụng: Chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề quà quê. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa các từ khóa: chợ quê, cụ già. - Tranh minh họa câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. - Tranh minh họa phần luyện nói: quà quê. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Cho HS lên đọc và viết bài. - GV nhận xét, cho điểm. - 2-4 HS đọc và viết: nhà ga, gồ ghề, gà gô, ghi nhớ; lớp viết bảng con. - 1HS đọc câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề q: đọc quy (hoặc cu) qu: đọc theo âm là quờ gi: đọc là di để HS tiện phân biệt với d (dờ) và r (rờ) GV viết lên bảng q - qu - gi 2. Dạy chữ ghi âm: + âm q: Nhận diện chữ: chữ q gồm: nét cong hở - phải, nét sổ. Cho HS so sánh q với a. + âm qu: Nhận diện chữ: Chữ qu là chữ ghép từ 2 con chữ q và u. b. Phát âm và đánh vần tiếng. - Phát âm: GV phát âm mẫu qu GV chỉnh sửa phát âm cho HS. Đv tiếng khóa: quờ - ê - quê đọc trơn quê. GV chỉnh sửa phát âm và nhịp đọc trơn của HS. c. Hd viết chữ: GV viết mẫu qu, Hd viết tiếng quê. GV nhận xét chữa lỗi cho HS. + âm gi: Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ: g và i. đọc là di. 3. Phát âm: di 4. Đánh vần: di - a- gia- huyền già. 5. Viết: nét nối giữa g và i, giữa gi và a, dấu huyền trên a. d. Đọc TN ứng dụng. GV giải thích hoặc có các hình vẽ, vật mẫu cho HS dễ hình dung. GV đọc mẫu. HS đọc theo GV: q - qu - gi HS so sánh: q với a giống nhau: nét cong hở - phải khác nhau: q có nét sổ dài, a có nét móc ngược. HS so sánh: giống nhau chữ q Khác nhau: qu có thêm u HS nhìn bảng phát âm HS đv: CN - đt HS đọc trơn CN - đt HS đọc trơn: chợ quê. HS viết bảng con HS viết bảng con HS so sánh: gi với g giống nhau: g khác nhau: gi có thêm i CN - đt CN - đt HS viết bảng. 2-3 HS đọc TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Đọc lại các âm từ ở tiết 1 Đọc câu ứng dụng GV chỉnh lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu câu ứng dụng b. Luyện viết GV Hd HS viết. c. Luyện nói: GV hỏi HS theo tranh (Trò chơi) HS lần lượt phát âm: q - qu, quê, chợ quê và gi, già, cụ già. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, đt. HS nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: CN, nhóm, cả lớp. HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS HS viết vào sổ tập viết q - qu - gi, chợ quê, cụ già HS đọc tên bài luyện nói: quà quê. HS trả lời theo gợi ý của GV. HS thi đua ghép chữ. HS theo dõi GV chỉ và đọc theo. HS tìm chữ vừa học trong SGK, trong các tờ báo hoặc trong bất kỳ văn bản in nào mà GV có. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo. - Dặn HS: Học lại bài và làm bài tập. Tự tìm chữ vừa học ở nhà, xem trước bài 25. - Nhận xét - Tuyên dương. - Tuyên dương những em có thành tích học tập tốt. Thứ ngày tháng năm 200 Tiết (25): ng ngh A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Đọc được câu ứng dụng: nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bê, nghé, bé. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa (hoặc các mẫu vật) các từ khóa: cá ngừ, củ nghệ. - Tranh minh họa câu ứng dụng: nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga. - Tranh minh họa phần luyện nói: bê, nghé, bé. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc và viết bài. - 2 HS đọc và viết: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò. - GV nhận xét, cho điểm. - 1HS đọc câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Chúng ta học các chữ và âm mới ng, ngh. GV viết lên bảng ng, ngh 2. Dạy chữ - ghi âm: + âm ng: a. Nhận diện chữ: Chữ ng là chữ ghép từ hai con chữ n và g. b. Phát âm và đv tiếng: Phát âm: GV phát âm mẫu ng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. Đv tiếng khóa: Ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ. Đọc trơn từ ngữ khóa (2 tiếng) GV chỉnh sửa phát âm và nhịp đọc trơn. c. Hd viết chữ GV viết mẫu: ng, ngừ. GV nhận xét chữa lỗi. + âm Ngh: chữ ngh là chữ ghép từ 3 con chữ: n, g và h (gọi là ngờ kép) So sánh chữ ngh với ng. - Phát âm: ngờ. - Đánh vần: ngờ - ê - nghê - nặng - nghệ. - Viết: nghệ, củ nghệ d. Đọc TN ứng dụng - GV giải thích các TN. - G đọc mẫu. HS đọc theo GV: ng, ngh HS so sánh ng với n. giống nhau chữ n, khác nhau: ng có thêm g. HS nhìn bảng phát âm HS đv: CN, đt HS đọc trơn: ngừ, cá ngừ HS viết bảng con: ng, ngừ HS so sánh: giống nhau: ng Khác nhau: ngh có thêm h. HS phát âm: CN, đt HS đánh vần: CN, đt HS viết bảng con. 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: luyện đọc lại các âm tiếng, TN ở tiết 1. Đọc câu ứng dụng. GV cho HS đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi phát âm GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: GV Hd HS viết c. Luyện nói: GV gợi ý HS trả lời câu hỏi theo tranh (Trò chơi) HS lần lượt phát âm: ng, ngừ, cá ngừ và ngh, nghệ, củ nghệ. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm,CN-đt. - HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - HS đọc CN, nhóm, cả lớp. - HS đọc câu ứng dụng: 2-3 em. - HS viết vào vở tập viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - HS đọc tên bài luyện nói: bê, nghé, bé. HS xem tranh và trả lời câu hỏi HS thi ghép chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng hoặc SGK. - Dặn HS học lại bài và làm bài tập. Tự tìm chữ vừa học ở nhà, xem trước bài 26. Thứ ngày tháng năm 200 Tiết (26) Y, tr A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: y, tr, y tá, tre ngà. - Đọc được câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề nhà trẻ. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa các từ khóa: y tá, tre ngà. - Tranh minh họa câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã. - Tranh minh họa phần luyện nói: nhà trẻ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc và viết bài. - 2 - 4 HS đọc và viết: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ. - Lớp viết bảng con - GV nhận xét, cho điểm. - 1HS đọc câu ứng dụng: nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: chúng ta học các chữ và âm mới: y, tr GV viết lên bảng: y, tr 2. Dạy chữ - ghi âm: a. Nhận diện chữ: - Cho HS so sánh: y với u b. Phát âm và đánh vần tiếng. - Phát âm: GV phát âm mẫu, GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - Đánh vần tiếng khóa: vị trí của chữ trong tiếng khóa: y (y đứng một mình), đánh vần: i Đọc trơn từ ngữ khóa (hai tiếng). GV chỉnh sửa phát âm và nhịp đọc trơn của HS. c. Hd viết chữ: Hd viết chữ (chữ đứng riêng) GV viết mẫu: y GV nhận xét và chữa lỗi cho HS + âm tr: chữ tr là chữ ghép từ hai con chữ: t và r. Cho HS so sánh tr với t - Phát âm: (Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra không có tiếng thanh) - Đánh vần: trờ - e - tre - Viết: nét nối giữa t và r, giữa tr và e. d. Đọc TN ứng dụng: GV giải thích các TN. GV đọc mẫu. HS đọc theo GV HS so sánh: giống nhau: phần trên dòng kẻ chúng tương tự nhau. Khác nhau: y có nét khuyết dưới. HS nhìn bảng phát âm. HS đv: CN - đt HS đọc trơn: y, y tá HS viết bảng con: y Giống nhau: t Khác nhau: tr có thêm r. HS phát âm: CN, đt CN, đt HS viết bảng: tre ngà 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: luyện đọc lại các âm tiếng, TN ở tiết 1. Đọc câu ứng dụng. GV cho HS đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi phát âm GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: GV Hd HS viết c. Luyện nói: GV gợi ý HS trả lời câu hỏi theo tranh (Trò chơi) HS lần lượt phát âm: y, y tá, và tr, tre, tre ngà. HS tìm đọc các TN theo CN, nhóm, cả lớp. HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng CN, nhóm, cả lớp. 2-3 HS đọc câu ứng dụng. HS viết vào vở tập viết: y, tr, y tá, tre ngà. HS đọc tên bài luyện nói: nhà trẻ. HS trả lời theo tranh. Thi đua ghép chữ. HS theo dõi và đọc theo. HS tìm chữ vừa học trong SGK và trong các tờ báo. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng hoặc SGK. - Dặn HS học lại bài và làm bài tập. Tự tìm chữ vừa học ở nhà, xem trước bài 27. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (27): Ôn tập A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết một cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần: p, ph, nh, g, gh, q - qu, gi, ng, ngh, y, tr. - Đọc đúng các TN và câu ứng dụng. - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể tre ngà. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng ôn tập. - Tranh minh họa cho câu ứng dụng. - Tranh minh hoạ cho truyện kể tre ngà. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết chữ y, tr; các từ khóa: y tá, tre ngà. - 2 HS đọc câu ứng dụng: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ, 2-3 HS đọc câu ứng dụng: bé bị ho, me cho bé ra y tế xã. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu: tuần qua ta đã học các âm và chữ gì mới ? GV ghi các âm và chữ này ở bảng. GV gắn lên bảng Bảng ôn tập đã được phóng to. 2. Ôn tập: a. Các chữ và âm vừa học: GV đọc âm. b. Ghép chữ thành tiếng: GV chỉnh sửa phát âm cho HS, giải thích nhanh các từ đơn ở Bảng 2 (í ới, lợn ỉ, ì ạch, ầm ĩ, béo ị, ý chí, ỷ lại) c. Đọc câu ứng dụng: GV chỉnh sửa phát âm và có thể giải thích thêm về các TN. d. Tập viết TN ứng dụng. GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. Lớp viết bảng con. HS đọc sách. HS đưa ra các âm và chữ mới chưa được ôn. HS kiểm tra bảng Ôn tập với danh mục âm và chữ mà GV đã ghi ở góc bảng. HS phát biểu bổ sung. HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng Ôn tập. HS chỉ chữ. HS chỉ chữ và đọc âm. HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc và chữ ở dòng ngang (bảng 1) HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang của Bảng 2. HS tự đọc các TN ứng dụng theo CN, nhóm, lớp HS viết vào bảng con: tre ngà. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: Nhắc lại bài ôn ở tiết trước. GV chỉnh sửa lỗi phát âm Câu đọc ứng dụng: GV Giới thiệu câu đọc. GV có thể giải thích thêm về các nghề trong câu ứng dụng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. b. Luyện viết và làm bài tập: GV Hd HS viết c. Kể chuyện: Tre ngà Truyện tre ngà được lược trích từ truyện: Thánh Gióng. GV dẫn vào câu chuyện. GV kể lại diễn cảm, có kèm các minh họa (theo minh họa ở SGK) Thi tài có thể theo nhiều hình thức. Tranh 1: Có một em bé lên ba tuổi vẫn chưa biết cười nói. Tranh 2: Bổng một hôm có người reo: Vua đang cần người đánh giặc. Tranh 3: Từ đó chú bổng lớn lên nhanh như thổi. Tranh 4: Chú và ngựa đi đến đâu, giặc chết như rạ, trốn chạy tan tác. Tranh 5: Gậy sắt gãy, tiện tay, chú liền nhổ cụm tre cạnh đó thay gậy tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Tranh 6: Đất nước trở lại yên bình, chú dừng tay buông cụm tre xuống, tre gặp đất, trở lại tươi tốt lạ thường vì tre đã nhuộm khói lửa chiến trận nên vàng óng … Ý nghĩa câu chuyện: Truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam. HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các TN ứng dụng theo bàn, CN. HS thảo luận nhóm về cảnh làm việc trong tranh minh họa. HS đọc câu ứng dụng theo nhóm, cả lớp, CN. Quê bé Hà có nghề xẻ gỗ. Phố bé Nga có nghề giã giò. HS tập viết nốt các TN còn lại của bài trong vở tập viết. HS đọc tên câu chuyện: Tre ngà. HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng HS theo dõi đọc theo; tìm chữ và tiếng vừa học. - Về học bài, làm bài, xem trước bài 28. Thứ ngày tháng năm 200 Tiết (28): chữ thường - chữ hoa A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS biết đọc chữ in hoa và bước đầu làm quen với chữ viết hoa. - Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng: B, K, S, P, V - Đọc được câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ba vì. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng chữ thường - chữ hoa - Tranh minh họa câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa - Tranh minh họa phần luyện nói: Ba vì. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Cho 2-4 HS đọc và viết: nhà ga, quả nho, tre già, ý nghĩ - 1 HS đọc câu ứng dụng: quê bé Hà có nghề xẻ gỗ, phố bé Nga có nghề giã giò. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: GV treo lên lớp bảng chữ thường - chữ hoa. 2. Nhận diện chữ hoa: GV ghi lại ở góc bảng, GV nhận xét và bổ sung thêm GV chỉ vào chữ in hoa. GV che phần chữ in thường, chỉ vào chữ in hoa. HS viết bảng con HS đọc theo. HS thảo luận nhóm và đưa ra sáng kiến của nhóm mình. - HS tiếp tục theo dõi bảng chữ thường, chữ hoa. - HS dựa vào chữ in thường để nhận diện và đọc của chữ. HS nhận diện và đọc âm của chữ. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện nói: Luyện đọc lại phần đã học ở tiết 1. Đọc câu ứng dụng. GV chỉ cho HS những chữ in hoa có trong câu: Bố, Kha, Sa Pa. + Chữ đứng đầu câu: Bố + Tên riêng: Kha, Sa Pa Từ bài này trở đi chữ in hoa và dấu chấm câu đã được đưa vào sách. GV cho HS đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS đọc câu ứng dụng GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện nói: GV Giới thiệu qua về địa danh Ba Vì. GV có thể gợi ý cho HS nói về: Sự tích Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, về nơi nghỉ mát, về Bó sữa … (Trò chơi) HS tiếp tục nhận diện và đọc các chữ ở bảng chữ thường - chữ hoa. HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. CN, nhóm, cả lớp đọc HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS HS đọc tên bài luyện nói: Ba Vì Thi ghép chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng HS theo dõi đọc theo. - HS tìm chữ vừa học trong SGK, báo … - Dặn HS học bài, làm bài, xem trước bài 29. Tập viết (6) nho khô, nghé ọ, chú ý … A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS viết được các từ nho khô, nghé ọ, chú ý … - Biết được cấu tạo các nét giữa tiếng và từ. Khoảng cách giữa các chữ. B. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn ô ly trên bảng, phấn màu. - HS: bút, gôm, vở, bảng con, khăn lau. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết: cử tạ, thợ xẻ, chữ số … - Thu một số vở chấm - nhận xét. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề Hd HS viết các từ. GV vừa Hd vừa viết mẫu từ: nho khô GV Hd viết mẫu từ: nghé ọ GV Hd viết mẫu từ: chú ý GV Hd HS lấy vở, bút GV Hd HS tư thế ngồi viết, cách viết, và để vở. GV viết mẫu, vừa viết vừa Hd HS viết vào vở tập viết. Lớp viết bảng con HS viết trên không, viết bảng con HS viết trên không, viết bảng con HS viết trên không, viết bảng con HS lấy vở, bút chì, gôm. HS đồ chữ trong vở. HS viết bài theo sự Hd của GV. 2. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Thu một số vở chấm - nhận xét. - Dặn HS em nào viết chưa xong, về viết tiếp và chuẩn bị bài 7. Học vần: Ôn tập âm và chữ ghi âm A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU - HS đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ ghi âm đã học. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng ôn tập C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc, viết các âm đã học: p - ph, nh, g, gh, q - qu, gi, ng, ngh, y, tr. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề GV gắn bảng ôn tập đã được phóng to. 2. Ôn tập: a. Các chữ và âm vừa học GV đọc âm. b. Ghép chữ thành tiếng: GV chỉnh sửa phát âm cho HS. d. Tập viết: viết các âm đã học. HS lên bảng đọc bài, viết bảng các âm đã học. Lớp viết bảng con - HS kiểm tra bảng Ôn tập. - Phát biểu bổ sung. - HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong thời gian qua ở bảng Ôn tập. - HS chỉ chữ. - HS chỉ chữ và đọc âm. - HS đọc các tiếng từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang - HS đọc tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang. - HS viết bảng con. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: GV chỉnh sửa phát âm cho HS. b. Luyện viết và làm bài tập GV Hd HS viết bài và làm BT HS lần lượt đọc âm và chữ ghi âm CN, nhóm, bàn. HS viết vở và làn BT. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - Về xem lại bài. - Xem trước bài “chữ thường - chữ hoa” TUẦN 7 Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (29) - Vần: ia A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc, viết được ia, lá tía tô. - Đọc được câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề chia quà. B ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa từ khóa: lá tía tô - Tranh minh họa câu: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. - Tranh minh họa phần luyện nói: chia quà. C. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS đọc bài. - 2-4 HS đọc câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa. - GV nhận xét cho điểm. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học vần ia. GV viết bảng: ia 2. Dạy vần: Vần ia a. nhận diện vần: Vần ia được tạo nên từ: i và a So sánh ia với i (hoặc a) b. Đánh vần: Vần: GV Hd cho HS đánh vần Tiếng khóa, TN khóa. Cho HS tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ khóa GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS. c. Viết: GV viết mẫu: ia GV viết mẫu: tía GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. d. Đọc TN ứng dụng GV giải thích các TN này. GV đọc mẫu. HS đọc theo GV: ia HS so sánh: giống nhau: i (hoặc a) Khác nhau: có thêm a (hoặc i) HS đv: i - a - ia. HS trả lời vị trí các chữ và vần trong tiếng khóa tía (t đứng trước, ia đứng sau, dấu sắc trên ia) HS đv và đọc trơn. i - a - ia tờ - ia - tia - sắc - tía. Lá tía tô. HS viết bảng con. HS viết bảng con 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Luyện đọc lại các vần ở tiết 1 Đọc câu ứng dụng: GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. GV đọc câu ứng dụng. b. Luyện viết: GV Hd HS viết bài. c. Luyện nói: GV đưa ra các câu hỏi gợi ý theo tranh cho HS trả lời. Trò chơi. HS lần lượt phát âm ia, tía, lá tía tô HS đọc các từ (tiếng) ứng dụng: nhóm, CN, đt HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: CN, nhóm, đt HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS HS viết vào vở tập viết: ia, tía, lá tía tô HS đọc tên bài luyện nói: chia quà. HS trả lời theo sự Hd của GV HS đua nhau cài từ ngữ đã học. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng - HS đọc. - HS tìm chữ có vần vừa học trong SGK, báo. - Dặn HS học lại bài (và làm bài tập) tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà, xem trước bài 30. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (30) ua, ưa A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. - Đọc được câu ứng dụng: Mẹ đi chự mua khế, mía, dừa, thị cho bé. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa các từ khóa: cua bể, ngựa gỗ - Tranh minh họa: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé - Tranh minh họa phần luyện nói: Giữa trưa. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi 2-4 HS đọc và viết: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá. - 1 HS đọc câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. - GV nhận xét cho điểm - Nhận xét bài cũ III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: chúng ta học vần ua, ưa GV viết bảng: ua, ưa 2. Dạy vần: + ua: a. nhận diện vần: vần ua được tạo nên từ u và a. Cho HS so sánh: ua với ia b. Đv: GV hd HS đánh vần: u - a - ua. GV chỉnh sửa phát âm cho HS + Tiếng và TN khóa: GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS. c. Viết: GV viết mẫu: ua GV viết mẫu tiếng và từ: cua, cua bể GV nhận xét và chữa lỗi cho HS + ưa: vần ưa được tạo nên từ ư và a cho HS so sánh ưa với ua 3. Đánh vần: 4. Viết: nét nối giữa ư và a, giữa ng và ưa, vị trí dấu nặng. Viết tiếng và từ ngữ khóa: ngựa và ngựa gỗ. d. Đọc TN ứng dụng: GV có thể giải thách các Tn cho HS GV đọc mẫu. HS nhắc lại đề bài HS đọc theo GV: ua, ưa HS so sánh: giống nhau: a kết thúc Khác nhau: ua bắt đầu bằng u HS nhìn bảng phát âm HS trả lời vị trí của chữ và vần trong tiếng khóa cua (c đứng trước, ua đứng sau) HS đánh vần và đọc trơn từ ngữ khóa. u - a- ua cờ - ua - cua cua bể HS viết bảng con: ua HS viết bảng con: cua, cua bể. HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng a; khác nhau ưa bắt đầu bằng ư. HS đánh vần: ư - a- ưa ngờ - ưa - ngưa - nặng - ngựa ngựa gỗ. 2-3 HS đọc các TN ứng dụng Tiết 2 3. Luyện đọc: a. Luyện đọc lại vần mới ở tiết 1 Đọc câu ứng dụng, GV cho HS đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu câu ứng dụng b. Luyện viết: c. Luyện nói: GV gợi ý HS trả lời câu hỏi theo tranh trò chơi HS lần lượt phát âm ua, cua, cua bể và ưa, ngựa, ngựa gỗ. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, đt HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng: CN, nhóm, đt HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS HS viết vào vở tập viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. HS đọc tên bài luyện nói: Giữa trưa HS trả lời theo sự gợi ý của GV HS thi cài chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng HS đọc theo; HS tìm chữ có vần vừa học trong sách, báo. - Dặn: học bài, làm bài, tìm chữ có vần vừa học - chuẩn bị bài 31. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (31) Ôn tập A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học: ia, ua, ưa - Đọc đúng các TN và đoạn thơ ứng dụng - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Khỉ và Rùa B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng ôn - Tranh minh họa cho đoạn thơ ứng dụng. - Tranh minh họa cho truyện kể Khỉ và Rùa C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS đọc và viết bảng, 2 HS viết vần ua, ưa, các tn khóa cua bể, ngựa gỗ. - 2 HS đọc các TN ứng dụng: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia. - GV nhận xét cho điểm. Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề: 2. Ôn tập a. Các vần vừa học GV đọc vần b. Ghép chữ và vần thành tiếng c. Đọc TN ứng dụng GV chỉnh sửa phát âm và có thể giải thích thêm về các TN cần thiết d. Tập viết TN ứng dụng: GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. 2-3 HS đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần. HS chỉ chữ, HS chỉ chữ và đọc vần HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn. HS tự đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, đt HS viết bảng con: mùa dưa HS viết vào vở tập viết: mùa dưa. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Nhắc lại bài ôn ở tiết trước. GV chỉnh sửa phát âm cho HS Đọc đoạn thơ ứng dụng GV giải thích đoạn thơ. GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn. b. Luyện viết và làm bài tập c. Kể chuyện: Khỉ và Rùa GV dẫn vào câu chuyện. GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh họa. Ý nghĩa câu chuyện: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại (Khỉ cẩu thả và đã bảo bạn ngậm đuôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc họa vào thân) truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa. HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các TN ứng dụng theo: Nhóm, bàn, CN. HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về cảnh em bé đang nghỉ trưa trong tranh minh họa. HS đọc đoạn thơ. HS tập viết nốt các TN còn lại của bài trong vở tập viết. HS đọc tên câu chuyện. HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo. - HS tìm tiếng có vần vừa học trong SGK, báo hoặc bất kỳ văn bản nào mà GV có. - Dặn dò: HS đọc lại bài và làm bài tập, tự tìm tiếng có vần vừa học ở nhà, xem trước bài 32. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (32) oi ai A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được : oi, ai, nhà ngói, bé gái. - Đọc được các câu ứng dụng: Chú bói cá nghĩ gì thế? chú nghĩ về bữa trưa. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: sẻ, si, bói cá, le le B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa các TN khóa: nhà ngói, bé gái. - Tranh minh họa các câu: chú Bói cá nghĩ gì thế ? chú nghĩ về bữa trưa. - Tranh minh họa phần luyện nói: sẻ, si, bói cá, le le C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc, viết được: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ. Một HS đọc đoạn thơ ứng dụng. - GV nhận xét, cho điểm. - GV nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề: 2. Dạy vần: a. Nhận diện vần: Vần oi được tạo nên từ: o và i Cho HS so sánh: oi với o và i b. Đánh vần: GV chỉnh sửa phát âm cho HS GV hd HS đánh vần: o - i - oi Tiếng và TN khóa GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS. c. Viết: vần đứng riêng GV viết mẫu: oi viết tiếng và TN GV nhận xét và chữa lỗi cho HS + ai: Vần ai được tạo nên từ: a và i HS so sánh: oi và ai. Đv: GV hd HS đánh vần. - Viết: viết nối giữa a và i; giữa g và ai, vị trí dấu sắc. Viết tiếng và TN khóa: gái, bé gái. - Đọc TN ứng dụng: GV giải thích TN ứng dụng GV đọc mẫu. HS đọc theo GV: oi ai HS so sánh: giống nhau: o (hoặc i) Khác nhau: i (hoặc o) HS nhìn bảng phát âm. HS trả lời: vị trí của chữ và vần trong tiếng khóa: ngói, (ng đứng trước, oi đứng sau, dấu sắc trên oi) - Đánh vần và đọc trơn TN khóa oi: o - i - oi ngờ - oi - ngoi - sắc - ngói; nhà ngói. HS viết bảng con: oi HS viết bảng con: ngói HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng i; khác nhau: ai bắt đầu bằng a. HS đánh vần: ai: a - i - ai gờ - ai - gai - sắc - gái bé gái. 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện viết: a. Luyện đọc: luyện đọc lại vần mới ở tiết 1 Đọc các câu ứng dụng. GV cho HS đọc các câu ứng dụng: GV chỉnh sửa lỗi cho HS GV đọc mẫu các câu ứng dụng. b. Luyện viết: c. Luyện nói: GV gợi ý theo tranh cho HS trả lời câu hỏi. Trò chơi HS lần lượt đọc: oi, ngói, nhà ngói và ai, gái, bé gái. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, đt HS nhận xét tranh minh họa của các câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: Cn, nhóm, đt HS đọc các câu ứng dụng: 2-3 HS HS viết vào vở tập viết: oi, ai, nhà ngói, bé gái. HS đọc tên bài luyện nói: sẻ, ri, bói cá, le le. HS trả lời câu hỏi theo sự gợi ý GV. Thi đua gài chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng HS đọc theo GV, tìm chữ có vần vừa học. - Dặn: học bài, làm bài, chuẩn bị bài 33 Tập viết: xưa kia, mùa dưa, ngà voi A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS viết được các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi - Biết được cấu tạo giữa các nét trong chữ và từ. B. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn ô ly trên bảng, phấn màu. - HS: Bút, phấn, bảng, khăn lau, gôm, vở tập viết. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Cho HS lên bảng viết: nho khô, nghé ọ, chú ý… - GV nhận xét cho điểm, thu một số vở chấm. - Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề: 2. GV hd HS viết bài: giảng từ: xưa kia. - Hd viết mẫu từ: xưa kia. GV viết mẫu trên bảng. - mùa dưa: giảng từ : mùa dưa. GV viết mẫu trên bảng. - ngà voi: GV cho HS xem tranh, giảng từ, cho HS xem chữ mẫu, GV viết mẫu. - gà mái: GV cho HS xem tranh, giảng từ, cho HS xem chữ mẫu. 3. Viết vở: GV viết mẫu, Hd HS viết vào vở (Hd HS cách để vở, cầm bút và tư thế ngồi viết) - HS đọc từ xưa kia và phân tích tiếng - HS viết bảng con. - HS đọc và phân tích tiếng. - HS xem chữ mẫu và viết bảng con. - HS đọc từ, phân tích tiếng. - HS viết bảng con. - HS xem chữ mẫu, đồ trên không - HS đọc, phân tích tiếng - HS viết bảng con. HS lấy vở, đồ chữ. HS viết bài theo sự Hd của GV. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Thu một số vở chấm, nhận xét. - Em nào viết chưa xong, về viết tiếp và chuẩn bị “đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ” để tiết sau viết. TUẦN 8 Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (33) Ôi ơi A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội - Đọc được câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : lễ hội B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) các TN khóa: trái ổi, bơi lội - Tranh minh họa câu đọc: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ. - Tranh minh họa phần luyện nói: lễ hội. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS lên đọc và viết được: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở. 1 HS đọc câu ứng dụng: Chú Bói cá. - GV nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài - ghi đề: Chúng ta học bài: ôi, ơi. GV viết bảng 2. Dạy vần: + vần ôi: a. nhận diện vần: được tạo nên từ ô và i. HS so sánh: ôi với ơi. b. Đánh vần: GV chỉnh sửa phát âm cho HS. GV Hd cho HS đánh vần: ô - i - ôi Tiếng và từ ngữ khóa: GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS. c. Viết: - GV viết mẫu: ôi - GV viết mẫu tiếng và từ. GV nhận xét và xhữa lỗi cho HS + Vần ơi: vần ơi ghép từ hai con chữ: ơ và i HS so sánh ôi với ơi. 3. Đánh vần: ơi: ơ - i - ơi bờ - ơi - bơi bơi lội 4. Viết: nét nối giữa ơ và i, giữa b và ơi, viết tiếng và TN khóa: bơi và bơi lội. d. Đọc TN ứng dụng GV có thể Giới thiệu các TN GV viết mẫu. HS đọc theo GV. HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng i Khác nhau: ôi bắt đầu bằng ô HS nhìn bảng phát âm HS trả lời vị trí của chữ và vần trong tiếng khóa: ổi (ôi đứng riêng, dấu hỏi trên ôi). - Đv, đọc trơn từ khóa ô - i - ôi ôi - hỏi - ổi: trái ổi. HS viết bảng con : ôi HS viết bảng con. HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng i khác nhau: ơi bắt đầu bằng ơ HS đánh vần: CN, bàn, lớp HS viết bảng 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: đọc bài ở tiết 1 Đọc TN ứng dụng. Đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi của HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu câu ứng dụng b. Luyện viết: c. Luyện nói: GV hd HS trả lời câu hỏi theo tranh. Trò chơi HS lần lượt phát âm: ôi, ổi, trái ổi. HS đọc các TN ứng dụng: Cn, nhóm, cả lớp. HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng CN, nhóm, cả lớp. HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS HS viết vào vở tập viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội. HS đọc tên bài luyện nói: lễ hội. HS trả lời theo sự hd của GV Ghép chữ: HS thi đua cài chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc theo. - Dặn HS học bài, làm bài, tự tìm chữ có vần vừa học. Xem trước bài 34. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (34) ui ưi A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư - Đọc được câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về, cả nhà vui quá. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồi núi. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Dạy - học: - Tranh minh họa các TN khóa: Đồi núi, gửi thư - Tranh minh họa câu: Dì Na vừa gửi thư về, cả nhà vui quá. - Tranh minh họa phần luyện nói: Đồi núi. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS đọc và viết bài, nhận xét cho điểm. - Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: chúng ta học vần ui, ưi. GV viết lên bảng: ui, ưi 2. Dạy vần: + Vần ui: a. nhận diện vần: Vần ui được tạo nên từ: u và i So sánh : ui với oi b. Đv: - Vần: GV chỉnh sửa phát âm cho HS, GV Hd cho HS đánh vần. - Tiếng và từ khóa. GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS c. Viết: Viết vần đứng riêng. GV viết mẫu: ui - Viết tiếng và TN - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. + vần ưi: 1. vần ưi ghép từ hai con chữ: ư và i 2. HS so sánh: ưi với ui. 3. Đánh vần: 4. Viết: nét nối giữa ư và i, giữa g với ưi. Viết tiếng và TN khóa: gửi, gửi thư. d. Đọc TN ứng dụng GV giải thích TN ứng dụng. GV đọc mẫu. HS đọc theo GV. HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng i Khác nhau: ui bắt đầu bằng u HS nhìn bảng phát âm. HS đánh vần: u - i - ui HS trả lời: vị trí chữ và vần trong tiếng khóa: núi (n đứng trước, ui đứng sau, dấu sắc trên ui) Đánh vần và đọc trơn TN khóa. HS viết bảng con: ui. HS viết bảng con: núi. HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng i. Khác nhau: ưi bắt đầu bằng ư. HS đánh vần: ư - i- ưi; gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi; gửi thư. 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1. Đọc câu ứng dụng. GV cho HS đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi của HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: c. Luyện nói: GV Giới thiệu gợi ý câu hỏi theo tranh Trò chơi. HS lần lượt phát âm: ui, đồi núi, và ưi, gửi thư. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, đt HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. HS đọc: Cn, nhóm, đt HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS HS viết vào vở tập viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. HS đọc tên bài luyện nói: đồi núi. HS thi cài chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng HS đọc theo. - Dặn HS học lại bài, làm bài tập, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà, xem trước bài 35. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (35) uôi ươi A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. - HS đọc được câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh họa các TN khóa: nải chuối, múi bưởi. - Tranh minh họa câu ứng dụng. - Tranh minh họa phần luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS đọc và viết, GV nhận xét cho điểm. - Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: chúng ta học vần: uôi, ươi. GV viết bảng. 2. Dạy vần: + vần uôi: a. Nhận diện vần: Vần uôi được tạo nên từ: u, ô và i HS so sánh: ôi với uôi b. Đánh vần: GV chỉnh sửa phát âm cho HS. GV Hd HS đv: u - ô - i - uôi - Tiếng và TN khóa. GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS. c. Viết: - Vần đứng riêng: GV viết mẫu: uôi - Viết tiếng và TN GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. + Vần ươi: Vần ươi được tạo nên từ ư, ơ và i HS so sánh: ươi và ơi 3. đánh vần: 4. Viết: nét nối giữa ươ và i, giữa b và ươi, dấu hỏi trên ươi. Viết tiếng và TN khóa: bưởi, múi bưởi. d. Đọc TN ứng dụng GV Giới thiệu các TN cho HS. GV đọc mẫu. HS đọc theo GV. HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng i Khác nhau: uôi bắt đầu bằng u. HS nhìn bảng phát âm. HS trả lời: ch đứng trước, uôi đứng sau, dấu sắc trên uôi. HS đv và đọc trơn từ khóa. HS viết bảng con: uôi. HS viết vào bảng con: chuối HS so sánh: giống nhau: kết thúc bằng i. Khác nhau: ươi bắt đầu bằng ư. HS đv: ư -ơ-i-ươi. bờ - ươi - bươi - hỏi - bưởi, múi bưởi 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1 - Đọc câu ứng dụng GV chỉnh sửa lỗi của HS GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: c. Luyện nói: GV Giới thiệu gợi ý cho HS trả lời theo tranh Trò chơi. HS lần lượt phát âm: uôi, chuối, nải chuối và ươi, bưởi, múi bưởi. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, cả lớp. HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: Cn, Nhóm, đt HS đọc câu ứng dụng: 2-3 HS. HS viết vào vở tập viết: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. HS đọc tên bài luyện nói. HS thi gài chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ sách HS theo dõi đọc theo. - Dặn HS về học bài, làm bài tập, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà, xem trước bài 36. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (36) ay - â - ây A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được ay, â - ây, máy bay, nhảy dây. - HS đọc được câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC dạy - học: - Tranh minh họa các TN khóa: máy bay, nhảy dây. - Tranh minh họa câu ứng dụng. - Tranh minh họa phần luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Cho HS đọc, viết bài. GV nhận xét, cho điểm - GV nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: chúng ta học vần: ay, ây GV viết lên bảng ay, ây. 2. Dạy vần: + Vần ay: a. Nhận diện vần Vần ay được tạo nên từ a và y HS so sánh: ay với ai. b. Đánh vần: GV chỉnh sửa phát âm. GV Hd HS đánh vần: a - y - ay - Tiếng và TN khóa. GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS. c. Viết: GV viết mẫu ay, bay. GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. + Vần ây: Vần ây được tạo nên từ â và y. - HS so sánh: ay và ây - Đánh vần. - Viết: nét nối giữa â và y, giữa d và ây. Viết tiếng và TN khóa: dây và nhảy dây. d. Đọc TN ứng dụng. GV giải thích, GV đọc mẫu. HS đọc theo: ay, ây So sánh: giống nhau: bắt đàu bằng a Khác nhau: ay kết thúc bằng y. HS nhìn bảng phát âm. HS đv : CN, đt HS trả lời: vị trí của chữ và vần trong tiếng khóa: bay. (b đứng trước, ay đứng sau) Đv và đọc trơn TN khóa. HS viết bảng con: ay, bay So sánh: giống nhau: kết thúc bằng y Khác nhau: ây bắt đầu bằng â. HS đv: CN - đt HS viết bảng con. 2-3 HS đọc các TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1 Đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi cho HS GV đọc mẫu câu ứng dụng b. Luyện viết. c. Luyện nói. GV gợi ý HS trả lời theo tranh. Trò chơi HS lần lượt phát âm: ay, bay, máy bay và ây, dây, nhảy dây. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, đt; HS nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng, đọc câu ứng dụng: CN, nhóm, đt. HS đọc câu ứng dụng: 2-3 em. HS viết vào vở tập viết: ay, ây, máy bay, nhảy dây. HS đọc tên bài Luyện nói: chạy, bay, đi bộ, đi xe. HS thi ghép chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ SGK cho HS đọc. - Dặn: HS học bài, làm bài tập, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà, xem trước bài 37. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (37) Ôn tập A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng i và y - Đọc đúng các TN và đoạn thơ ứng dụng - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Cây khế B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC dạy - học: - Bảng Ôn tập. - Tranh minh họa cho đoạn thơ ứng dụng. - Tranh minh họa cho truyện kể Cây khế. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc, viết. - GV nhận xét cho điểm, nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập. a. Các vần vừa học: GV đọc âm. b. Ghép chữ thành vần: c. Đọc TN ứng dụng. GV chỉnh sửa phát âm và có thể Giới thiệu thêm về các TN. d. Tập viết TN ứng dụng GV chỉnh sửa viết cho HS. 2 HS viết vần ay, ây, các Tn khóa: máy bay, nhảy dây. 2 HS đọc các TN ứng dụng: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối. 2-3 HS đọc câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây. HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần, HS chỉ chữ và đọc âm. HS đọc các vần ghép được từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang. HS tự đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, đt. HS viết bảng con: tuổi thơ. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Nhắc lại bài ôn ở tiết trước. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. Đọc đoạn thơ ứng dụng. - Giới thiệu đoạn thơ - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn. b. Luyện viết và làm bài tập c. Kể chuyện: Cây khế. GV dẫn vào câu chuyện, GV kể lại diễn cảm, có kèm tranh minh họa. Ý nghĩa: không nên tham lam. HS lần lượt đọc các vần trong bảng ôn và các TN ứng dụng: nhóm, CN HS thảo luận nhóm về tấm lòng của người mẹ đối với con cái. HS đọc. HS tập viết nốt các TN còn lại của bài trong vở tập viết. HS đọc tên câu chuyện. HS thảo luận nhóm. HS cử đại diện thi tài. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ bảng ôn. - Dặn: HS học bài, làm bài, tự tìm chữ vừa ôn ở nhà, xem trước bài 38. Tập viết (8) Đồ chơi, tươi cười, ngày hội, … A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS viết được các TN: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, … - Biết được cấu tạo giữa các nét trong chữ và từ. B. CHUẨN BỊ: - GV: Mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn ô ly trên bảng. - HS: bút, phấn, bảng, khăn lau, vở tập viết. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết bài, GV nhận xét cho điểm, chấm vở. - Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Hd HS viết bài: + Đồ chơi: GV giảng từ, Hd HS viết. GV vừa viết mẫu, vừa Hd HS viết + tươi cười: GV giảng từ. GV vừa Hd vừa viết mẫu trên bảng. + ngày hội: GV giảng từ. GV Hd viết mẫu trên bảng. Hd HS viết bài vào vở tập viết. GV vừa hd vừa viết mẫu lên bảng. HS đọc từ đồ chơi và phân tích tiếng. HS đồ chữ trên không. HS viết bảng con: đồ chơi HS đọc và phân tích từ: ngày hội HS đồ chữ trên không. HS viết bảng con. HS tô chữ trên vở tập viết. HS viết vào vở theo sự hd của GV. 3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Thu một số vở chấm - nhận xét. - Dặn: em nào viết chưa xong về viết tiếp. chuẩn bị bài 9 “cái kéo, trái đào, Sáo sậu… TUẦN 9 Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (38) eo - ao A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao. - Đọc được đoạn thơ ứng dụng: Suối chảy rì rào Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC dạy - học: - Tranh minh họa các TN khóa - Tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng. - Tranh minh họa phần Luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I. Ổn định lớp: II. Bài cũ: - Gọi HS đọc và viết bài. - GV nhận xét cho điểm, nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy vần: + Vần eo: a. Nhận diện vần: - Vần eo được tạo nên từ: e và o - So sánh: e với o b. Đánh vần: c. Viết: nét nối giữa a và o; giữa s và ao. Viết tiếng và TN khóa: sao, ngôi sao. d. Đọc TN ứng dụng GV giải thích các TN GV đọc mẫu HS ss: giống nhau: kết thúc bằng o. Khác nhau: ao bắt đầu bằng a. HS đv: a - o - ao Sờ - ao - Sao Ngôi sao HS viết bảng. 2-3 HS đọc TN ứng dụng. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1 Đọc đoạn thơ ứng dụng GV chỉnh sửa lỗi cho HS đọc đoạn thơ GV đọc mẫu đoạn thơ ứng dụng. b. Luyện Viết: c. Luyện nói: GV gợi ý theo tranh, HS trả lời câu hỏi Trò chơi HS lần lượt phát âm eo, mèo, chú mèo và ao, sao, ngôi sao. HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, cả lớp. HS nhận xét tranh minh họa của đoạn thơ ứng dụng. HS đọc đoạn thơ ứng dụng:CN, nhóm, lớp HS đọc đoạn thơ ứng dụng:2-3 HS HS viết vào vở tập viết: eo, ao, chú mèo, ngôi sao. HS đọc tên bài Luyện nói: gió mây, mưa, bão, lũ. Cho HS thi đua cài chữ. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - GV chỉ SGK cho HS đọc. - Dặn: HS học bài, làm bài, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà; xem trước bài 39. Thứ ngày tháng năm 200 Học vần (39) au - âu A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu. - Đọc được đoạn thơ ứng dụng: Chào Mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh họa các TN khóa - Tranh minh hoạ bài đọc ứng dụng. - Tranh minh họa phần Luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I Ổn định lớp: II. Bài cũ: - HS đọc và viết được: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ. - HS đọc đọan thơ: Suối chảy rì rào … III. Bài mới: Hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieng viet.doc
Tài liệu liên quan