Giáo án môn mĩ thuật: Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu

Tài liệu Giáo án môn mĩ thuật: Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu: TUẦN 1: Ngày soạn: BÀI 1: Vẽ trang trí MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I- MỤC TIÊU: + Giúp học sinh: - Biết thêm cách pha màu: Da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím. - Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Học sinh pha được màu theo hướng dẫn. - Yêu thích màu sắc và ham thích. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha các màu: Da cam, xanh lục, tím. - Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc. 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu, bút dạ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu bảng màu sắc để các em nhận biết được 3 màu cơ bản và các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Giáo viên giới ...

doc104 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn mĩ thuật: Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: Ngày soạn: BÀI 1: Vẽ trang trí MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I- MỤC TIÊU: + Giúp học sinh: - Biết thêm cách pha màu: Da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím. - Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Học sinh pha được màu theo hướng dẫn. - Yêu thích màu sắc và ham thích. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha các màu: Da cam, xanh lục, tím. - Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc. 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu, bút dạ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu bảng màu sắc để các em nhận biết được 3 màu cơ bản và các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Giáo viên giới thiệu cách pha màu: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên 3 màu cơ bản (đỏ,vàng, xanh lam). - Giáo viên giới thiệu hình 2, trang 3 Sgk và giải thích cách pha màu từ 3 màu cơ bản để có được các màu da cam, xanh lục, tím. + Màu đỏ pha với màu vàng được màu da cam. + Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục + Màu đỏ pha với màu xanh được màu tím. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ về màu sắc ở ĐDDH, sau đó quan sát hình 2 trang 3 Sgk để các em thấy được rõ hơn. - Giáo viên giới thiệu các cặp màu bổ túc: - Giáo viên nêu tóm tắt: Như vậy từ ba màu cơ bản: Đỏ, vàng, xanh lam, bằng cách pha hai màu với nhau để tạo ra màu mới sẽ được thêm ba màu khác là da cam, xanh lục, tím. Các màu pha được từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc. Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ hơn. + Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại (H.3, Tr 4 Sgk) + Lam bổ túc cho da cam và ngược lại (H.3; Tr 4 Sgk) + Vàng bổ túc cho tím và ngược lại (H.3. Tr 4 Sgk). - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 3, trang 4 Sgk để các em nhận ra các cặp màu bổ túc (các màu được sắp xếp đối xứng nhau theo chiều mũi tên). - Giáo viên giới thiệu màu nóng, màu lạnh: - Giáo viên cho học sinh xem tiếp các màu nóng và màu lạnh ở hình 4, 5 trang 4 Sgk để học sinh nhận biết: + Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm, nóng. + Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát, lạnh. - Giáo viên có thể đặt câu hỏi, yêu cầu các em kể tên một số đồ vật, cây, hoa, quả ... cho biết chúng có màu gì? Là màu nóng hay màu lạnh? - Giáo viên cần nhấn mạnh các nội dung chính ở phần quan sát, nhận xét: + Pha lần lượt hai màu cơ bản với nhau, sẽ được các màu: Da cam, xanh lục, tím. + Ba cặp màu bổ túc: Đỏ và xanh lá cây, xanh lam và da cam, vàng và tím. + Phân biệt các màu nóng và màu lạnh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách pha màu: - Giáo viên làm mẫu cách pha màu bột, màu nước hoặc sáp màu, bút dạ ... trên giấy khổ lớn treo trên bảng để học sinh nhìn thấy rõ. Giáo viên vừa thao tác pha màu, vừa giải thích về cách pha màu để học sinh nắm được và nhận ra hiệu quả pha màu. - Giáo viên có thể giới thiệu màu ở hộp sáp, chì màu, bút dạ để các em nhận ra: Các màu da cam, xanh lục, tím ở các loại màu trên đã được pha chế sẵn như cách pha màu vừa giới thiệu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: * Yêu cầu: + Học sinh tập pha màu: Da cam, xanh lục, tím trên giấy nháp bằng màu vẽ của mình. - Giáo viên hướng dẫn trực tiếp để học sinh biết sử dụng chất liệu và cách pha màu: Tuỳ theo lượng màu ít hay nhiều của hai màu dùng để pha mà có màu thứ ba nhạt hay đậm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh pha màu để vẽ vào phần bài tập ở vở thực hành (nếu có) hoặc cho học sinh vẽ một số hình đơn giản và dùng các màu có sẵn ở hộp sáp, bút chì, bút dạ để vẽ (quả, lá, cây...). - Giáo viên làm mẫu cách vẽ màu để học sinh quan sát. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại: đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung. - Khen ngợi những học sinh vẽ màu đúng và đẹp. * Dặn dò: - Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu cho đúng. - Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học sau. BÀI 2: Vẽ theo mẫu VẼ HOA, LÁ I- MỤC TIÊU: + Giúp học sinh: - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá. - Biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - Yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh ảnh một số loại hoa có hình dáng, màu sắp đẹp. - Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ. - Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá trong bộ ĐDDH hoặc giáo viên tự làm. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Một số hoa, lá thật hoặc ảnh (nếu có điều kiện chuẩn bị) - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh, hoa lá thật để các em nhận biết được đặc điểm hình dáng, màu sắc của các loại hoa lá. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Giáo viên dùng tranh, ảnh hoặc hoa, lá thật cho học sinh xem và gợi ý bằng các câu hỏi để các em nhận biết về: + Tên của bông hoa, chiếc lá. + Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá. + Màu sắc của mỗi loại hoa, lá. + Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số bông hoa, chiếc lá. + Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết. - Giáo viên bổ sung và giải thích rõ hơn về hình dáng, đặc điểm, màu sắc, sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của các loại hoa, lá. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hoa, lá: - Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ hoa, lá của học sinh các lớp trước. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ hoa, lá trước khi vẽ. - Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng cách vẽ hoa, lá theo từng bước để học sinh nhận ra: + Vẽ khung hình chung của hoa, lá (hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác ...). - Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa, lá. + Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu. - Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá. + Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - Giáo viên cho quan sát một số bài vẽ theo mẫu hoa lá lớp trước để các em học tập và rút kinh nghiệm. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ theo mẫu vẽ hoa, lá. * Lưu ý: - Học sinh nhìn mẫu chung hoặc mẫu riêng để vẽ. + Quan sát kỹ mẫu hoa, lá trước khi vẽ. - Sắp xếp hình vẽ hoa, lá cho cân đối với tờ giấy. + Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn. Có thể vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên đến từng bàn để quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: + Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy + Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu - Giáo viên gợi ý học sinh xếp loại các bài vẽ và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Quan sát các con vật và tranh, ảnh về các con vật. BÀI 3: Vẽ tranh ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC I- MỤC TIÊU: + Giúp học sinh: - Nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Chuẩn bị tranh, ảnh một số con vật. - Hình gợi ý cách vẽ( ở bộ ĐDDH hoặc giáo viên tự làm). - Bài vẽ con vật của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Tranh, ảnh các con vật - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về đề tài các con vật quen thuộc để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các con vật. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm chọn nội dung đề tài: - Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh, đồng thời gợi ý để học sinh suy nghĩ và trả lời về: + Tên con vật. + Hình dáng màu sắc của con vật. + Đặc điểm nổi bật của con vật. + Các bộ phận chính của con vật. + Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết những con vật nào nữa? Em tích con vật nào nhất? Vì sao? + Em sẽ vẽ con vật nào? + Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật em định vẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ con vật: - Giáo viên vẽ trực tiếp lên bảng để gợi ý học sinh cách vẽ con vật theo các bước: + Vẽ phác hình dáng chúng của con vật + Vẽ các bộ phận, các chi tiết cho rõ đặc điểm. + Sữa chữa hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho đẹp. - Giáo viên lưu ý học sinh: Để vẽ được bức tranh đẹp và sinh động về con vật, có thể vẽ thêm những hình ảnh khác như: Mèo mẹ, mèo con, gà mẹ, gà con hoặc cảnh vật như cây, nhà ... - Giáo viên cho quan sát tranh đề tài các con vật quen thuộc để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ tranh đề tài các con vật. - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật định vẽ. + Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy. + Vẽ theo cách đã được hướng dẫn. + Có thể vẽ một con vật hoặc vẽ nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật cho tranh tươi vui, sinh động hơn. Chú ý cách vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: + Cách chọn con vật (phù hợp với khả năng). + Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục). + Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động). + Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung). + Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, có nhạt). - Khen ngợi động viên những học sinh có bài vẽ tốt. - Gợi ý học sinh xếp loại các bài vẽ đã nhận xét. * Dặn dò: - Quan sát các con vật trong cuộc sống hằng ngày và tìm ra đặc điểm về hình dáng, màu sắc của chúng. - Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc. BÀI 4: Vẽ trang trí CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I- MỤC TIÊU: + Giúp học sinh: - Tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc - Biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc. - Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm một số mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc. Nếu có điều kiện, giáo viên có thể sưu tầm thêm một số hình ành về hoạ tiết trang trí dân tộc trên trang phục, đồ gốm hoặc trang trí ở đình, chùa ... - Hình gợi ý cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số hoạ tiết trang trí dân tộc để các em nhận biết được đặc điểm màu sắc của các hoạ tiết đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Giáo viên giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc ở bộ ĐDDH hoặc hình 1, trang 11 Sgk, gợi ý để học sinh quan sát, nhận biết. + Các hoạ tiết trang trí là những hình gì? (hình hoa, lá, con vật). + Hình hoa, lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì? (đã được đơn giản và cách điệu) + Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào? (đường nét hài hoá, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ). + Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu?(đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo...). - Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh:Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc: - Giáo viên chọn một vài hình hoạ tiết trang trí đơn giản để hướng dẫn học sinh cách vẽ theo từng bước: + Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết + Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết + Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng + Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu + Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên cho quan sát bài vẽ trang trí: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở Sgk. - Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình hoạ tiết trước khi vẽ. - Vẽ theo các bước đã hướng dẫn, chú ý xác định hình dáng chung của hoạ tiết cho cân đối với phần giấy(không to, nhỏ quá). - Gợi ý học sinh vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: + Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa giống mẫu) + Cách vẽ nét (mền mại, sinh động) + Cách vẽ hình (tươi sáng, hài hoà) - Giáo viên gợi ý để học sinh xếp loại các bài đã nhận xét. * Dặn dò: Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh. BÀI 5: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH PHONG CẢNH I- MỤC TIÊU: + Giúp học sinh: - Thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc - Yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác - Băng hình về phong cảnh đẹp của đất nước (nếu có). 2- Học sinh: - SGK - Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh đã chuẩn bị và yêu cầu học sinh xem tranh cần chú ý: + Tên trang + Tên tác giả + Các hỉnh ảnh có trong tranh + Màu sắc + Chất liệu dùng để vẽ tranh - Giáo viên nêu lên đặc điểm của tranh phong cảnh: + Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động, nhưng cảnh vẫn là chính (ngôi nhà, hàng cây, sông núi , bản làng ...). + Tranh phong cảnh có thể được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau (sơn dầu, màu bột, màu nước, chì màu, sáp màu ...) + Tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc, ở nhà ... để trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: - Phong cảnh Sài Sơn: Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 - 1976): - Giáo viên chia nhóm 4 cho học sinh học, thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm mình. - Giáo viên cho học sinh xem trang ở trang 13 Sgk và đặt câu hỏi gợi ý: + Trong bức tranh có những hình ảnh nào? (người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi ...). + Tranh vẽ về đề tài gì? (nông thôn). + Màu sắc trong bức tranh như thế nào? (màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng). Có những màu gì? (có màu vàng của đống rơm, mái nhà tranh, màu đỏ của mái ngói; màu xanh lam của dãy núi ...). + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? (phong cảnh làng quê). + Trong bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? (các cô gái ở bên ao làng). - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét về đường nét của bức tranh (đơn giản, sinh động và thay phù hợp với từng hình ảnh như: Dãy núi, dáng người, cây cối ...). + Tranh khắc gỗ Phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây), nơi có thẳng cảnh Chùa Thầy nổi tiếng. Đây là vùng quê trù phú và tươi đẹp. + Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khoẻ khoắn, sinh động mang nét đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên một vẻ đẹp bình dị và trong sáng. - Phố cổ:Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988). - Giáo viên cung cấp một số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái để các em hiểu biết hơn. Ví dụ: + Quê hương của hoạ sĩ (huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây). + Ông say mê vẽ về phố cổ Hà Nội và rất thành công ở đề tài này. + Phong cách thể hiện của hoạ sĩ (có cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện rất riêng). + Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật năm 1996. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh và đặt các câu hỏi gợi ý: + Bức trang vẽ những hình ảnh gì? (đường phố có những ngôi nhà ....). + Dáng vẻ của các ngôi nhà? (nhấp nhô, cổ kính). + màu sắc của bức tranh? (trầm ấm, giản dị). - Giáo viên bổ sung: Bức tranh được vẽ với hoà sắc những màu ghi (xám), nâu trầm, vàng nhẹ, đã thể hiện sinh động các hình ảnh: Những mảng tường nhà rêu phong, những mái ngói đỏ đã chuyển thành nâu sẫm, những ô cửa xanh đã bạc màu ... những hình ảnh này cho ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trong phố cổ. Cách vẽ khoẻ khoắn, khoáng đạt của hoạ sĩ đã diễn tả rất sinh động dáng vẻ của những ngôi nhà cổ đã có hàng trăm năm tuổi. Những hình ảnh khác như người phụ nữ, em bé gợi cho ta cảm nhận về cuộc sống bình yên diễn ra trong lòng phố cổ. - Cầu Thê Húc: Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (học sinh tiểu học) - Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh, ảnh về Hồ Gươm ... để các em hình dung được vẻ đẹp của Hồ Gươm, không chỉ ở dáng vẻ mà còn ở ý nghĩa lịch sử. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu bức tranh: + Các hình ảnh trong bức tranh (cầu Thê Húc, cây Phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá). + Màu sắc (tươi sáng, rực rỡ ...) + Chất liệu (màu bột). + Cách thể hiện (ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng) - Giáo viên cho học sinh xem một vài bức trang khác (nếu còn thời gian). Giáo viên kết luận: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh - sạch - đẹp, không chỉ giúp cho con ngườu có sức khoẻ tốt, mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Các em cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cố gắng vẽ nhiều bức tranh đẹp về quê hương mình. Lưu ý: Trong quá trình hướng dẫn học sinh xem tranh, giáo viên có thể chủ động che một vài hình ảnh có trong tranh và đặt câu hỏi gợi ý: + Nếu thiếu những hình ảnh màu, bức tranh sẽ như thế nào? ... (nhằm giúp học sinh có ý thức về cách sắp xếp những hình ảnh trong tranh và nhận ra sự phong phú của bố cục). + Giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét về màu sắc trong bức tranh. + Ngoài những bức tranh đã có trong Sgk, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm thêm các tranh phong cảnh khác của hoạ sĩ và thiếu nhi mà các em biết. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học. * Dặn dò: Quan sát các loại quả dạng hình cầu. BÀI 6: Vẽ theo mẫu VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU I- MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại quả dạng hình cầu. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - Học sinh yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh ảnh một số loại quả dạng hình cầu - Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc, đậm nhạt - Bài vẽ của học sinh lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Một số quả dạng hình cầu - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên bắt cái cho học sinh hát một bài hát về quả và yêu cầu các em kể các loại quả có trong bài hát. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số quả đã chuẩn bị và tranh, ảnh về quả có dạng hình cầu hoặc hình 1 Sgk , đồng thời đặt câu hỏi gợi ý. + Đây là những quả gì? + Hình dáng, đặc điểm màu sắc từng loại quả như thế nào? + So sánh hình dáng, màu sắc giữa các loại quả. + Tìm thêm các quả có dạng hình cầu mà em biết, miêu tả về hình dáng, đặc điểm và màu sắc của chúng? Giáo viên tóm tắt: Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại rất đa dạng và phong phú. Trong đó mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ quả dạng hình cầu: - Giáo viên hướng dẫn vẽ quả theo bước sau: + So sánh ước lượng tỷ lệ chiều ngang, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho cân đối với trang giấy. - Giáo viên cho các em xem các tranh có bố cục to, nhỏ khác để các em nhận biết được thế nào là một bố cục đẹp. => Giáo viên nhắc lại: - Để vẽ được một bài vẽ đẹp các em phải vẽ hình cân đối vừa phải với trang giấy, nếu vẽ to hoặc nhỏ quá bài sẽ xấu. - Các bước vẽ: + So sánh chiều ngang, chiều dài vẽ khung hình chung. - Vẽ phác hình quả thành các nét thẳng rồi sửa lại bằng các nét cong cho đẹp. - Vẽ lá cuống lá, hoàn chỉnh rồi tô màu. => Hướng dẫn xong giáo viên cho học sinh trực tiếp lên bảng vẽ sau đó cho các em nhận xét bài của bạn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Vẽ theo yêu cầu: Vẽ quả dạng hình cầu. + Yêu cầu: - Quan sát kỹ mẫu vật để nhận ra đặc điểm của mẫu trước khi vẽ. - Vẽ hình bao quát chung - Vẽ bằng các nét thẳng dựa trên hình quả. - Dựa trên các nét thẳng vẽ thành các nét cong của quả. - Vẽ màu. + Giáo viên cho các em xem bài vẽ quả của các bạn năm trước để các em nhận biết thêm cách vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh thu một số bài có ưu điểm rõ nét để nhận xét về: + Bố cục + Cách vẽ hình ( hình ở bài vẽ so với mẫu). + Những nhược điểm cần khắc phục về bố cục + Những ưu điểm cần phát huy. - Giáo viên cùng học sinh xếp loại bài vẽ đã nhận xét. - Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích của mình. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng các loại quả và màu sắc của chúng. - Chuẩn bị tranh, ảnh về đề tài phong phú cảnh quê hương cho bài học sau. BÀI 7: Vẽ tranh ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng - Học sinh yêu mến quê hương. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số tranh, ảnh phong cảnh - Bài vẽ của học sinh. 2- Học sinh: - SGK - Tranh, ảnh phong cảnh - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy màu. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương, quê hương của chúng ta đều có cảnh đẹp khác nhau như: Phong cảnh miền núi, trung du đồng bằng, miền biển, thành thị, nông thôn .. cảnh hoàng hôn, cảnh bình minh, cảnh mùa xuân, mùa hè. Mỗi cảnh đều có các hình cảnh và vẻ đẹp riêng. Muốn vẽ được tranh phong cảnh đẹp, người vẽ cần hiểu biết và có cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên dùng tranh, ảnh giới thiệu để học sinh nhận biết: +Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính - Cảnh vật trong tranh thường là nhà cửa, phố, phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi biển cả. ... - Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp,chép lại y nguyên phong cảnh thực mà được sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ. => Giáo viên gợi ý để học sinh tiếp cận đề tài. + Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không? + Em đã được đi tham quan nghỉ hè ở đâu? Phong cảnh đó như thế nào? + Ngoài khu vực em ở và nơi đã tham quan, em đã thấy cảnh đẹp ở đâu nữa? + Em tả lại một cảnh mà em thích. + Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ? (Hỏi 2 - 3 em). => Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh những hình ảnh chính của cảnh đẹp là: Cây, nhà, con đường, bầu trời ... và những phong cảnh còn đẹp bởi màu sắc của không gian chung. Nên chọn cảnh vật quen thuộc, để vẽ phù hợp với khả năng, tránh chọn cảnh phức tạp để vẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh: - Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết 2 cách vẽ tranh phong cảnh: + Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp (vẽ ngoài trời: Công viên, sân trường, đường phố ...) + Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát. * Gợi ý cách vẽ: + Nhớ lại các hình ảnh định vẽ + Sắp xếp hỉnh ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lý, rõ nội dung. + Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. Có thể vẽ nét trước rồi vẽ màu sau, nhưng cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp. - Giáo viên cho các em xem tranh phong cảnh các lớp trước để gợi ý các em cách chọn cảnh và thể hiện. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên hướng dẫn các em thực hành. Bài tập: Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương. + Yêu cầu: - Chọn hình ảnh cảnh trước khi vẽ, chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy: - Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động. - Khuyến khích học sinh vẽ màu tự do theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: + Cách chọn cảnh + Cách sắp xếp bố cục (hình ảnh chính, hình ảnh phụ). + Cách vẽ hình, vẽ màu. BÀI 8: Tập nặn tạo dáng NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I- MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết hình dáng đặc điểm con vật. - Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích - Học sinh yêu mến các con vật. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc - Hình gợi ý cách nặn - Sản phẩm nặn con vật của học sinh - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán. 2- Học sinh: - SGK. - Đất nặn hoặc vở thực hành, giấy màu, hồ dán - Giấy nháp (để lót bàn khi nặn). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên bắt cái cho học sinh hát các bài hát có các con vật quen thuộc. Yêu cầu các em kể tên các con vật trong bài hát. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét: - Giáo viên dùng tranh, ảnh các con vật, đặt câu hỏi để học sinh hiểu nội dung bài học. + Đây là con vật gì? + Hình dáng các bộ phận của con vật như thế nào? (Giáo viên gọi 2- 3 em trả lời câu hỏi) + Nhận xét đặc điểm của con vật. => Giáo viên củng cố lại: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật khác, mỗi con vật đều có 1 đặc điểm riêng, con to, nhỏ khác nhau và màu sắc khác. + Màu sắc của nó như thế nào? + Hình dáng của con vật khi hoạt động (đi, đứng, chạy ...) thay đổi như thế nào? - Ngoài hình ảnh những con vật đã xem, giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm những con vật mà em biết, miêu tả hình dáng, đặc điểm của chúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn con vật: - Giáo viên dùng đất nặn mẫu và yêu cầu học sinh chú ý quan sát cách nặn. + Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại. + Nặn các bộ phận khác (bộ phận chính con vật: Thân, đầu) + Nặn các bộ phận khác (Chân, tai, đuôi ...) + Ghép dính các bộ phận + Tạo dáng và sữa chữa cho con vật - Nặn con vật với các bộ phận chính gồm: Thân, đầu, chân ... từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động. * Lưu ý: Nên chọn con vật có đặc điểm dễ nặn và nặn nhanh cho kịp thời gian. - Chú ý đến các thao tác khó như: Ghép dính các bộ phận, sửa, nắn để tạo dáng cho hình con vật sinh động hơn. - Giáo viên cho các em xem các sản phẩm để học sinh học tập cách nặn, cách tạo dáng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên hướng dẫn thực hành. Bài tập: Vẽ hoặc xé, dán con vật. Yêu cầu: - Chuẩn bị đất nặn, giấy lót để làm bài tập - Chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn, vẽ - Có thể nặn 1 hay 2, nhiều con vật rồi sắp xếp thành "Gia đình con vật" hoặc thành đàn các con vật ... - Nặn giữ vệ sinh cho lớp học. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Yêu cầu học sinh bày sản phẩm lên bàn, hoặc bày theo nhóm, tổ. - Gợi ý học sinh nhận xét và chọn 1 số tác phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu để nhận xét, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. - Gợi ý học sinh xếp loại 1 số bài và khen ngợi những học sinh có bài đẹp. * Dặn dò: - Quan sát hoa, lá. BÀI 9: Vẽ trang trí VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ I- MỤC TIÊU: - Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí. - Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản một số bông hoa, chiếc lá. - Học sinh yên mến vẻ đẹp của thiên nhiên. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Chuẩn bị một số hoa, lá thật (hoa, lá có hình dáng đơn giản, đặc điểm và màu sắc khác nhau). - Một số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa lá. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Một vài bông hoa, chiếc lá thật (nếu có điều kiện chuẩn bị) - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh hoặc hoa, lá thật để các em nhận biết được đặc điểm hình dáng và màu sắc của hoa, lá đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số hoa, lá thật hoặc ảnh chụp về hoa, lá và bài trang trí hình vuông, hình tròn có sử dụng hoạ tiết hoa, lá để học sinh nhận ra. + Các loại hoa, lá có nhiều hình dáng, màu sắc đẹp và phong phú. + Hình vẽ hoa, lá thường được sử dụng trong trang trí nhưng cần vẽ đơn giản cho đẹp hơn. Ví dụ: Hình hoa, lá trang trí ở khăn, áo, bát, đĩa, ... - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình hoa, lá hình 1, trang 23 SGK hoặc ảnh chụp và hoa, lá thật đã chuẩn bị. Các nhóm trao đổi để trả lời một số câu hỏi: + Cho biết tên gọi của các loại hoa, lá. + Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau? + Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết. + Hoa hồng, hoa cúc thường có những màu gì? + So sánh hình dáng của lá hoa hồng và lá hoa cúc. + Lá trầu, lá bàng có hình dáng như thế nào? - Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung để các em nhận thấy hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp và mỗi loại đều có đặc điểm riêng. - Giáo viên giới thiệu một số hoa, lá thật như hoa hồng, hoa cúc, ... lá bưởi, lá trầu không ... và hình các loại hoa, lá trên đã được vẽ đơn giản để học sinh thấy sự giống nhau, khác nhau giữa hình hoa, lá thật và hình hoa, lá thấy được vẽ đơn giản: + Giống nhau về hình dáng, đặc điểm; + Khác nhau về các chi tiết. - Giáo viên tóm tắt: + Hoa, lá trong thiên nhiên có hình dáng, màu sắc đẹp. + Để vẽ đựơc hình hoa, lá cân đối và đẹp, có thể dùng trong trang trí, khi vẽ cần lược bớt những chi tiết rườm rà, gọi là vẽ đơn giản hoa, lá. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ đơn giản hoa, lá: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hoa, lá thật hoặc ảnh để các em thấy được hình dáng chung của chúng và hướng dẫn cách vẽ. + Vẽ hình dáng chung của hoa, lá. + Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá. + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết. Lưu ý: + Có thể vẽ theo trục đối xứng. + Lược bớt một số chi tiết rườm rà, phức tạp; + Chú ý vào đặc điểm, hình dáng của hoa, lá và vẽ nét cho mềm mại; + Vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên cho các em xem các bài vẽ đơn giản hoa, lá đẹp của các bạn học sinh năm trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Chọn một vài bông hoa, chiếc lá mà em thích rồi vẽ đơn giản. - Giáo viên giới thiệu một số hình hoa, lá vẽ đơn giản của giáo viên đã chuẩn bị và của học sinh các lớp trước để các em tham khảo. - Học sinh làm bài theo từng cá nhân. - Yêu cầu: + Nhìn mẫu hoa, lá để vẽ; + Vẽ hình dáng chung cân đối với phần giấy. + Tìm đặc điểm của hoa, lá với các chi tiết cần được vẽ hoặc lược bỏ. + Vẽ hình cho rõ đặc điểm. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn các bài hoàn thành tốt và chưa tốt để treo lên bảng. - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về: + Hình hoa, lá vẽ đơn giản (đẹp, rõ đặc điểm hoặc chưa đẹp, chưa rõ đặc điểm): + Màu sắc (hài hoà, đẹp hay chưa đẹp). - Giáo viên yêu cầu học sinh xếp loại bài theo ý thích. * Dặn dò: Quan sát đồ vật có dạng hình trụ. BÀI 10: Vẽ theo mẫu ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ I- MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm, hình dáng của chúng. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu. - Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. - Mẫu vẽ (để vẽ theo nhóm nếu có điều kiện chuẩn bị) III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu các đồ vật có dạng hình trụ để các em nhận biết được đặc điểm hình dáng của các dạng hình trụ đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu mẫu có có dạng hình trụ và bày mẫu để học sinh nhận xét: + Hình dáng chung? (cao, thấp, rộng, hẹp). + Cấu tạo? (có những bộ phận nào); + Giáo viên yêu cầu gọi tên các đồ vật ở hình 1, trang 25 SGK. + Hãy tìm ra sự giống nhau, khác nhau của cái chén và cái chai ở hình 1, trang 25 SGK. - Giáo viên bổ sung, nêu sự khác nhau của 2 đồ vật đó về: + Hình dáng chung. + Các bộ phận và tỉ lệ của các bộ phận, ... + Màu sắc và độ đậm nhạt. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ : - Giáo viên gợi ý học sinh quan sát và tìm ra cách vẽ. + Ước lượng và so sánh tỉ lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, kể cả tây cầm (nếu có) để phác khung hình cho cân đối với khổi giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật. + Tìm tỉ lệ các bộ phận: thân, miệng, đáy ... của đồ vật (nếu tỉ lệ không đúng, hình vẽ sẽ sai lệch, không giống nhau). + Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ (nếu cần). Phác các nét thẳng, dài; vừa quan sát mẫu vừa vẽ. + Hoàn thiện hình vẽ: Vẽ nét chi tiết (nét cong của miệng hay nắp, tay cầm, đáy cho đúng với mẫu, tẩy bớt các nét không cần thiết). + Vẽ đậm nhật hoặc vẽ mày theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ một hoặc 2 đồ vật dạng hình trụ (tự chọn mẫu). - Giáo viên có thể cho học sinh vẽ theo nhóm. + Yêu cầu: - Chọn mẫu theo các nhóm của mình. - Quan sát mầu vật. - Vẽ khunh hình. - Phác nét thẳng - Vẽ chi tiết. - Vẽ đậm, nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số bài (khoảng 4 - 6 bài) treo lên bảng để nhận xét và xếp loại. + Bố cục (sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy). + Hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ (so với mẫu). - Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp của các bạn mình. - Động viên khích lệ những HS có bài vẽ hoàn thành tốt. * Dặn dò: Sưu tầm tranh, phiên bản của hoạ sĩ. BÀI 11: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH CỦA HỌA SĨ I- MỤC TIÊU: - Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. - Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh. II- CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - SGK, SGV - Có thể sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để học sinh quan sát, nhận xét. - Que chỉ tranh. - Sưu tầm thêm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài. 2- Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh phiên bản của hoạ sĩ về các đề tài ở sách báo, tạp chí ... III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh của họa sĩ để các em nhận biết được nội dung, hình ảnh trong các bức tranh. Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: 1- Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu: Giáo viên cho học sinh học tập theo nhóm. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở trang 28 SGK và đặt một số câu hỏi gợi ý: + Bức tranh vẽ về đề tài gì? + Trong bức tranh có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính? + Bức tranh được vẽ bằng những màu nào? Giáo viên tóm tắt và nhấn mạnh một số ý: + Sau chiến tranh, các chú bộ đội về nông thôn sản xuất cùng gia đình. + Tranh Về nông thôn sản xuất của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu vẽ về đề tài sản xuất ở nông thôn. + Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông dân đang ra đồng. Người chồng (chú bộ đội) vai vác bừa, tay giong bò, người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện. + Hình ảnh bò mẹ đi trước, bê con đang chạy theo làm cho bức tranh thêm sinh động. + Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình, đầm ấm. - Giáo viên giới thiệu sơ qua về chất liệu tranh: Bức tranh Về nông thông sản xuất là tranh lụa. Giáo viên kết luận: Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh. 2- Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và gợi ý để các em tìm hiểu: + Tên của bức tranh. + Tác giả của bức tranh. + Tranh vẽ về đề tài nào? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh? + Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào? + Em có biết chất liệu để vẽ bức tranh này không? (màu bột, màu nước, ...). - Giáo viên cần bổ sung. + Bức tranh Gội đầu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt (cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu). + Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính chiếm gần hết mặt tranh: thân hình cô gái cong mềm mại; mái tóc dài buông xuống chậu thau, làm cho bố cục vừa vững chãi, vừa uyển chuyển. Bức tranh đã khắc hoạ cảnh sinh hoạt đời thường của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam. + Ngoài hình ảnh chính,trong tranh còn có hình ảnh cái chậu thau, cái ghế tre, khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và thơ mộng. + Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: Màu trắng hồng của thân cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc tạo cho tranh thêm sinh động. + Bức tranh Gội đầu là tranh khắc gỗ màu (tranh in từ các bản khắc gỗ). Khác với tranh vẽ, tranh khắc gỗ có thể in được nhiều bản. Giáo viên kết luận: - Bức tranh Gội đầu là một trong nhiều bức tranh đẹp của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí MInh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I - năm 1996). Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên nhận xét chung về tiết học và khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu tìm hiểu nội dung tranh * Dặn dò: Học sinh quan sát những sinh hoạt hằng ngày BÀI 12: Vẽ tranh ĐỀ TÀI SINH HOẠT I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em (đi học, làm việc nhà giúp gia đình ...). - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt. - Học sinh có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình. II- CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt. - Một số tranh của học sinh về đề tài sinh hoạt gia đình. 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh đề tài sinh hoạt để các em nhận biết được nội dung, hình ảnh về đề tài sinh hoạt. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên có thể chia nhóm để học sinh trao đổi về nội dung đề tài. - Giáo viên treo tranh hoặc yêu cầu học sinh xem tranh ở trang 30 SGK về đề tài sinh hoạt: Học tập, lao động ... sau đó gợi ý để các em quan sát, nhận xét: + Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết? + Em thích bức tranh nào? Vì sao? + Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường. - Sau 10 - 12 phút thảo luận yêu cầu các nhóm trưởng trình bày ý kiến của nhóm mình. Giáo viên tóm tắt và bổ sung, nêu các hoạt động diễn ra hằng ngày của các em như: + Đi học, giờ học ở lớp, vui chơi ở sân trường. + Giúp đỡ gia đình: Cho gà ăn, quét nhà, trồng cây, tưới cây, ... + Đá bóng, nhảy dây, múa hát, cắm trại, ... + Đi tham quan, du lịch, ... - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung đề tài để vẽ tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên gợi ý cách vẽ tranh: - Vẽ hình ảnh chính thức trước (hoạt động của con người), vẽ hình ảnh phụ sau (cảnh vật) để nội dung rõ và phong phú. - Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động. - Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt. + Giáo viên cho xem các bức tranh vẽ về đề tài sinh hoạt của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ một bức tranh theo ý thích về đề tài sinh hoạt. + Yêu cầu: + Tìm chọn nội dung đề tài + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn tranh đã hoàn thành, treo lên bảng theo từng nhóm đề tài. - Gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí: + Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy, rõ nội dung); + Hình vẽ (thể hiện được các dáng hoạt động); + Màu sắc (tươi vui); + Học sinh xếp loại tranh theo ý thích (Tranh nào đẹp, chưa đẹp? Tại sao?). * Dặn dò: Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn lớp trước. BÀI 13: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I- MỤC TIÊU: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng. - Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống. II- CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các lớp trước. - Một số hoạ tiết để sắp xếp vào đường diềm. - Kéo, giấy màu, hồ dán (để cắt dán). 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, thước kẻ, tẩy, compa, kép, hồ dán, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và một số bài trang trí đường diềm để các em nhận biết được trang trí ứng dụng và vận dụng khác nhau như thế nào. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh ở hình 1, trang 32 SGK và gợi ý bằng các câu hỏi: + Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào ? + Ngoài những đồ vật ở hình 1, trang 32 SGK em còn biết những đò vật nào được trang trí bằng đường diềm? + Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ? + Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào? + Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở hình 1, trang 32 SGK ? - Giáo viên tóm tắt và bổ sung cho nhận xét của HS: + Đường diềm thường dùng để trang trí khăn áo, đĩa, quạt, ấm chén, ... + Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn; + Hoạ tiết để trang trí đường diềm rất phong phú: Hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, ...; + Có nhiều cách sắp xếp hoạ tiết thành đường diềm: sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều, ...; + Các hoạ tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu; + Vẽ màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí đường diềm: - Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc yêu cầu HS quan sát hình 2, trang 33 SGK để nhận ra cách làm bài: + Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục (H.2a). + Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà (H22b). + Tìm và vẽ hoạ tiết (H.2c). Có thể vẽ một hoạ tiết theo cách: nhắc lại hoặc hai hoạ tiết xen kẽ nhau. + Vẽ màu theo ý thích, có đâm, có nhạt (H.2d). Nên sử dụng từu 3 đến 5 màu. - Giáo viên vẽ lên bảng một hoặc hai cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý cho HS. Ví dụ: Vẽ hoạ tiết nhắc lại, hoạ tiết xen kẽ hoặc hoạ tiết đăng đối - Giáo viên cho xem một số bài trang trí đường diềm của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Trang trí một đường diềm kích thước 15cm - Bài này nên có cách tổ chức cho học sinh thực hành như sau: + Học sinh làm bài theo cá nhân và có thể cho một số học sinh làm bài tập thể theo nhóm (mỗi nhóm từ 2 đến 3 em) trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng. + Học sinh tự vẽ đường diềm. + Giáo viên cắt sẵn một số hoạ tiết để các nhóm học sinh lựa chọn và dán thành đường diềm theo khung kẻ sẵn hoặc giáo viên cắt hình một số túi xách, chiếc khăn hoặc cái bát, phát cho từng nhóm để học sinh tự cắt hoạ tiết và dán thành đường diềm trang trí cho các đồ vật này. - Giáo viên nên cắt hình một số đồ vật và một số hoạ tiết để các em tự sắp xếp rồi dán thành đường diềm. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài trang trí đường diềm (theo từng nhóm) và một số bài trang trí đồ vật đẹp treo lên bảng để học sinh nhận xét và xếp loại. - Cách nhận xét, đánh giá cũng như ở các bài trước đã hướng dẫn. - Động viên khích lệ những học sinh hoàn thành bài vẽ; khen ngợi những học sinh có bài tập vẽ đẹp. * Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau. TUẦN 14: Ngày soạn: BÀI 14: Vẽ theo mẫu MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT I- MỤC TIÊU: - Học sinh nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu. - Học sinh biết cách vẽ hình từ ba quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật. II- CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một vài mẫu có hai đồ vật để vẽ theo nhóm. - Vải làm nền cho mẫu vẽ (nếu có). - Bục để vật mẫu (nếu có). - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK - Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm (nếu có điều kiện chuẩn bị) - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì đen, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số vật mẫu có 2 đồ vật để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng của các loại vật mẫu đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét hình 1, trang 34 SGK: + Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì? + Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào? + Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau? - Giáo viên bày một vài mẫu (ví dụ: cái chai và cái bát, cái ca và cái chén, cái bình và cái tách, ...) và gợi ý HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tuỳ thuộc vào hướng dẫn. Ví dụ: + Vật mẫu nào ở trước, vật mẫu nào ở sau? Các vật mẫu có che khuất nhau không? + Khoảng cách giữa hai vật mẫu như thế nào? - Giáo viên kết luận: + Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của mình. - Học sinh cùng trao đổi về cách bày mẫu. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ : - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho học sinh cách vẽ (H.2, tr.35 SGK): + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác hình của từng vật mẫu (H.2a). + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng: miệng, cổ, vai, thân .... (H.2b). + Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, có nhạt (H.2c, d) + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt (H.2e) hoặc vẽ màu. - Giáo viên nhắc học sinh: Nếu vẽ mẫu là các đồ vật khác thì cũng tiến hành vẽ theo cách đã hướng dẫn. - Giáo viên cho xem bài vẽ theo mẫu: Mẫu có 2 đồ vật của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ theo mẫu có 2 đồ vật (tự chọn) - Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu. + Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy. + So sánh, ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu. - Học sinh làm bài (nhắc học sinh không được dùng thước kẻ). Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên cùng HS treo một số bài vẽ lên bảng. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: + Bố cục (cân đối). + Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu). - Giáo viên kết luận và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân TUẦN 15: Ngày soạn: BÀI 15: Vẽ tranh VẼ CHÂN DUNG I- MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích. - Học sinh biết quan tâm đến mọi người. II- CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số ảnh chân dung. - Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của học sinh và tranh ảnh về đề tài khác. - Hình gợi ý cách vẽ. 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh chân dung để các em nhận biết được đặc điểm của từng khuôn mặt. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng: + Ảnh được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết. + Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào những đặc điểm chính của nhân vật. - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh tranh chân dung và tranh đề tài sinh hoạt để các em phân biệt được hai thể loại này. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát khuôn mặt của bạn để thấy được. + Hình dáng khuôn mặt (hình trái xoan, hình vuông, hình tròn ...) + Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm , .... - Giáo viên tóm tắt: + Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau. + Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau; + Vị trí của mắt, mũi, miệng ... trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp, ...) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ chân dung: - Giáo viên gợi ý cách vẽ hình. - Quan sát người mẫu, vẽ hình từ khái quát đến chi tiết: + Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy: + Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt; + Tìm vị trí của tóc, tai, mắt, mũi, miệng ... để vẽ hình cho rõ đặc điểm. Ví dụ: * Trán cao hay thấp * Mắt to hay nhỏ. * Mũi dài hay ngắn * Miệng rộng hay hẹp * Tóc dài hay ngắn, ... + Vẽ các nét chi tiết đúng với nhân vật. - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ màu. + Vẽ màu da, tóc, áo; + Vẽ màu nền; + Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật. - Giáo viên cho xem một số bài vẽ chân dung của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Có thể tổ chức vẽ theo nhóm (quan sát và vẽ bạn trong nhóm). - Giáo viên gợi ý cho HS vẽ: + Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ, vai, tóc cho vừa với phần giấy. + Vẽ mắt, mũi, miệng. + Vẽ các chi tiết và vẽ màu cho giống mẫu. + Vẽ mầu tóc, da áo và màu nền theo cảm nhận riêng. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn và treo một số tranh lên bảng. Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét: + Bố cục. + Cách vẽ hình, các chi tiết và màu sắc. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một số bài vẽ chân dung. Ví dụ: Bức tranh đẹp hay chưa đẹp, người được vẽ trong tranh già hay trẻ, nam hay nữa; trạng thái vui hay buồn, ... - Học sinh xếp loại bài vẽ theo ý thích. - Giáo viên bổ sung cho ý kiến của HS, kết luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Quan sát, nhận xét nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận, ... - Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau. TUẦN 16: Ngày soạn: BÀI 16: Tập nặn tạo dáng TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết tạo dáng một số con vật, đồ vật. - Học sinh tạo dáng được con vật hay đồ vật theo ý thích. - Học sinh ham thích tư duy sáng tạo. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV - Một vài hình tạo dáng (con mèo, con chim, ô tô, ...) đã hoàn thiện. - Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng (đất nặn, giấy màu, bút dạ, kéo, băng dính, hồ dán, ...). 2- Học sinh: - SGK - Một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng ( đất nặn, giấy màu, bút dạ, kéo, hồ dán, ...). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu các sản phẩm nặn mẫu con vật hoặc ô tô với kích cỡ khác nhau, màu sắc khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật và ô tô. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng con vật hoặc ô tô và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tên của hình tạo dáng (con mèo, ô tô). + Các bộ phận của chúng. + Nguyên liệu để làm. - Giáo viên nêu tóm tắt: + Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật cần phải nắm được tình dáng và các bộ phận của chúng để tìm chất liệu nặn hoặc xé dán cho phù hợp. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tạo dáng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh: * Cách nặn: + Chọn hình để tạo dáng. Ví dụ: ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả, con voi, con gà, ... + Tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động. + Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn. + Dính các bộ phận bằng tăm, hồ, băng dính, ... để hoàn chỉnh hình. - Giáo viên nặn mẫu để cho học sinh quan sát. Ví dụ: Tạo dáng ô tô tải phải có: + Thùng chở hàng. + Buồng lái và đầu ô tô. + Nặn 4 hình tròn làm bánh xe. + Nặn thêm vài chi tiết cho ô tô đẹp hơn như đèn, cửa, ... * Cách xé dán: + Yêu cầu chọn hình dáng ô tô + Xé hình đầu ô tô trước, hình thùng xe sau + Xé 4 hình tròn làm bánh xe. + Xé các chi tiết làm cho ô tô đẹp hơn như: Đèn, cửa ... - Giáo viên hướng dẫn nặn hoặc xé dán con vật. - Giáo viên cho xem một số sản phẩm nặn hoặc xé dán ô tô, con vật của lớp trước để các em học tập cách nặn, cách xé dán. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Tập dạo dáng: Nặn, xé dán con vật hoặc ô tô. - Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm để cùng nhau tạo thành một sản phẩm theo ý thích. Mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh. - Giáo viên gợi ý cho các nhóm. + Chọn con vật, đồ vật để tạo dáng. + Thảo luận, tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm;. + Chọn chất liệu. + Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận. - Giáo viên gợi ý, hướng dẫn thêm cho các em. + Tìm hình dáng. + Chọn chất liệu làm bài cho phù hợp với khả năng của mình. + Làm các bộ phận và chi tiết. + Ghép, dính các bộ phận. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh bày sản phẩm và nhận xét về: + Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp). + Các bộ phận, chi tiết (hợp lý, sinh động). + Màu sắc (hài hoà, tươi vui, ...) - Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng. - Giáo viên tóm tắt và khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp. * Dặn dò: Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông. TUẦN 17: Ngày soạn: BÀI 17: Vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I- MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống. - Học sinh biết chọn hoạ tiết và trang trí được hình vuông (sắp xếp hình mảng, hoạ tiết, màu sắc hài hoà, có trọng tâm). - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như: khăn vuông, khăn trải bàn, thảm, gạch hoa, ... - Một số bài trang trí hình vuông của học sinh các lớp trước. - Sưu tầm một số bài trang trí hình vuông đã in trong các giáo trình mĩ thuật hoặc ở bộ ĐDDH. - Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông. 2- Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. - Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số hình vuông được trang trí ứng dựng như cái khay, khăn vuông; và một số bài trang trí để các em nhận biết được cách sắp xếp hoạ tiết trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản khác nhau như thế nào. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hình 1, 2, trang 40 SGK để học sinh nhận xét và tìm ra cách trang trí: + Có nhiều cách trang trí hình vuông. + Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục. + Hoạ tiết chính thường to hơn và ở giữa. + Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn, ở 4 góc hoặc xung quanh. + Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt. + Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài. - Giáo viên gợi ý học sinh so sánh, nhận xét hình 1, 2 trang 40 SGK để tìm ra sự giống nhau, khác nhau của cách trang trí về bố cục, hình vẽ và màu sắc. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí hình vuông - Giáo viên vẽ một số hình vuông trên bảng và gợi ý học sinh. + Kẻ các trục. + Tìm và vẽ các hình mảng trang trí (giáo viên vẽ minh hoạ trên bảng 2 đến 3 cách vẽ hình mảng khác nhau). - Giáo viên sử dụng một số hoạ tiết như hình hoa, lá đơn giản vẽ vào các hình mảng cho phù hợp để học sinh nhận ra,: + Cách sắp xếp hoạ tiết (đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, ...) + Cách vẽ hoạ tiết vào các mảng. Yêu cầu 2 - 3 học sinh lên bảng vẽ hoạ tiết vào các hình còn lại hoặc chuẩn bị một số hoạ tiết đã cắt sẵn bằng giấy rồi cho học sinh xếp vào các hình vuông theo ý thích. - Giáo viên gợi ý cách vẽ màu: + Không vẽ quá nhiều màu (dùng từ 3 đến 5 màu) + Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau và nền vẽ sau. + Màu sắc cần có đậm, có nhạt để làm nổi rõ trọng tâm. - Giáo viên cho xem một số bài trang trí hình của lớp trước để các em học tập cách trang trí. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Trang trí hình vuông. - Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy. + Kẻ các đường trục bằng bút chì (kẻ đường chéo góc trước và kẻ đường trục giữa sau). + Vẽ các hình mảng theo ý thích: Hình mảng chính ở giữa (có thể là hìn tròn, hình vuông hay hình tứ giác, ...), các hình mảng phụ ở bốn góc hoặc xung quanh (tham khảo hình 3, trang 41 SGK). + Vẽ hoạ tiết vào các mảng (tuỳ chọn). Các họa tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau. Chú ý nhìn trục để vẽ cho hoạ tiết cân đối và đẹp. + Chọn và vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. - Học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: Giáo viên cùng học sinh tìm chọn một số bài vẽ có những ưu điểm và nhược điểm điển hình để cùng đánh giá, xếp loại. * Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của các loại lọ và quả. TUẦN 18: Ngày soạn: BÀI 18: Vẽ theo mẫu TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ I- MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu; vẽ được màu theo ý thích. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số mẫu lọ và quả khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ (cách bố cục, vẽ khung hình và vẽ hình). - Sưu tầm một số tranh vẽ lọ và quả của họa sĩ và của học sinh. 2- Học sinh: - SGK. - Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm (nếu có điều kệin chuẩn bị) - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh một số lọ hoa và quả khác nhau để học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và quả. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét: - Bố cục của mẫu: chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu; vị trí của lọ và quả (ở trước, ở sau, tách rời, che khuất nhau, ...) - Hính dáng, tỉ lệ của lọ và quả. - Đậm nhạt và màu sắc của mẫu. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ lọ và quả - Giáo viên giới thiệu mẫu và yêu cầu học sinh nhắc lại trình tự các bước vẽ theo mẫu. + Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xếp khung hình theo chiều ngang hoặc chiều dọc tờ giấy cho hợp lí. + Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình tương xứng với tờ giấy (không bố cục hình nhỏ quá, to quá, lệch trái , lệch phải so với tờ giấy). - So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình của lọ, quả, sau đó phác hình dáng của chúng bằng các nét thẳng mờ. - Nhìn mẫu, nét vẽ chi tiết sao cho giống hình lọ và quả. - Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu (có thể theo mẫu hay theo ý thích). Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ lọ và quả - Giáo viên hướng dẫn thực hành: + Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ. + Ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả; . + Phác các nét chính của hình lọ và quả (phác các nét thẳng mờ); + Nhìn mẫu, vẽ hình cho giống mẫu. + Vẽ hình xong có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu - Học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành về: + Bố cục tỉ lệ. + Hình vẽ, nét vẽ. + Đậm nhạt và màu sắc. - Giáo viên cùng học sinh xếp loại bài vẽ và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Sưu tầm và tìm hiểu vẽ tranh dân gian Việt Nam. TUẦN 19: Ngày soạn: BÀI 19: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội. - Học sinh tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện. - Học sinh yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số tranh dân gian, chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. 2- Học sinh: - SGK. - Sưu tầm thêm tranh dân gian (nếu có điều kiện) III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu các dòng tranh dân gian (Đông Hồ, Hàng Trống) để các em nhận biết được ý nghĩa của các dòng tranh dân gian đó. Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian - Giáo viên giới thiệu tranh dân gian: + Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật Việt Nam. Trong đó, tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội) là hai dòng tranh tiêu biểu. + Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh Tết. + Cách làm tranh như sau: * Nghệ thuật Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy dó quét diệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc. * Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới vẽ màu. + Đề tài của tranh dân gian rất phong phú, thể hiện các nội dung: Lao động sản xuất, lễ hội, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, thể hiện ước mơ của nhân dân ... + Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế. - Giáo viên cho học sinh xem qua một vài bức tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, sau đó gợi ý để học sinh suy nghĩ về bài học: + Hãy kể tên một vài bức tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống mà em biết. + Ngoài các dòng tranh trên, em còn biết thêm về dòng tranh dân gian nào nữa? Giáo viên nêu tên một số dòng tranh dân gian khác như làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hà Tây), ... và cho học sinh xem một vài bức tranh thuộc các dòng tranh này (nếu có điều kiện). - Giáo viên cho học sinh xem một số bức tranh ở trang 44, 45 SGK để các em nhận biết: tên tranh, xuất xứ, hình vẽ và màu sắc. - Giáo viên nêu một số ý tóm tắt: + Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu, ... + Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung. + Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên. Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh Lí Ngư Vọng Nguỵệt (Hàng Trống) và Cá chép (Đông Hồ) Giáo viên chia nhóm 4. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở trang 45 SGK và gợi ý: + Tranh Lí Ngư Vọng Nguyệt có những hình ảnh nào? (cá chép, đàn cá con, ông trăng và rong rêu). + Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? (cá chép, đàn cá con và những bông hoa sen). + Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh ? (cá chép) + Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu? (ở xung quanh hình ảnh chính). * Tranh Lí Ngư Vọng Nguyệt có hai hình trăng (một ở trên, một ở dưới nước). Đàn cá con đang bơi về phía bóng trăng. * Tranh Cá chép có đàn cá con vẫy vùng quanh cá chép, những bông sen đang nở ở trên. + Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào? (hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi; vây, mang, vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp). + Hai bức tranh có gì giống nhau, khác nhau? Giống nhau: Cùng vẽ cá chép, có hình dáng giống nhau: Thân uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động. Khác nhau: * Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là màu xanh êm dịu. * Hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, màu chủ đạo là màu nâu đỏ ấm áp. - Sau khi học sinh tìm hiểu về hai bức tranh, giáo viên bổ sung và tóm tắt ý chính: + Hai bức tranh cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau: Cá chép, và Lí ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng). + Cá chép và Lí ngư vọng nguyệt là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. - Giáo viên yêu cầu các nhóm đại diện trình bày ý kiến của mình. - Giáo viên nhận xét các ý kiến, trình bày của các nhóm. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên nhận xét tiết học và khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến xây dựng bài: * Giáo viên tổ chức các trò chơi cho học sinh: + Các nhóm vẽ màu vào hình vẽ nét tranh dân gian trên khổ giấy A4, có thể chọn các tranh: Đấu vật, cá chép, Lí Ngư Vọng Nguyệt ...) hoặc yêu cầu học sinh chọn tranh Đông Hồ và Hàng Trống (do giáo viên và học sinh sưu tầm), treo mỗi loại vào một nửa bảng lớp xem ai lựa chọn đúng. * Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội Việt Nam. TUẦN 20: Ngày soạn: BÀI 20: Vẽ tranh ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM I- MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích. - Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số tranh, ảnh (sưu tầm ở sách báo) về các hoạt động lễ hội truyền thống. - Một số tranh vẽ của họa sĩ và của học sinh về lễ hội truyền thống. - Hình gợi ý cách vẽ tranh 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành - Tranh, ảnh về đề tài lễ hội - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh lễ hội để các em nhận biết được mỗi một lễ hội đều có đặc điểm khác nhau. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh, ảnh ở trang 46, 47 SGK để các em nhận ra: + Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau; + Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc dân tộc riêng như: đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, ... - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét các hình ảnh, màu sắc, ... của ngày hội trong ảnh và yêu cầu các em kể về ngày hội ở quê mình. - Giáo viên tóm tắt: + Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ. + Em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội ở quê hương để vẽ tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên gợi ý học sinh: + Chọn một ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ. + Có thể chỉ vẽ hoạt động của lễ hội như: Thi nấu ăn, kéo co hay đám rước, đấu vật, chọi trâu, ... + Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung như: chọi gà, múa sư tử, .. các hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ, hoa, sân đình, người xem hội, ... - Yêu cầu học sinh: + Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc cần tươi vui, rực rỡ và có đậm, có nhạt. - Giáo viên cho HS xem một vài tranh về ngày hội của họa sĩ của HS các lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ một bức tranh về ngày hội quê em. Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Vẽ về ngày hội quê mình: lễ đâm trâu (ở Tây Nguyên); đua thuyền (của đồng bào Khơ - Me); hát quan họ (ở Bắc Ninh), chọi trâu (ở Đồ Sơn, Hải Phòng), ... - Yêu cầu chủ yếu với học sinh là vẽ được những hình ảnh của ngày hội. - Vẽ hình người, cảnh vật sao cho thuận mắt, vẽ được các dáng hoạt động. - Khuyến khích học sinh vẽ màu rực rỡ, chọn màu thể hiện được không khí vui tươi của ngày hội. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về: chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc và xếp loại theo ý thích. - Giáo viên bổ sung, cùng học sinh xếp loại và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn. TUẦN 21: Ngày soạn: BÀI 21: Vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH TRÒN I- MỤC TIÊU: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và biểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày. - Học sinh biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích. - Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn: cái đĩa, khay tròn, ... - Hình gợi ý cách trang trí hình tròn ở bộ ĐDDH. - Một số bài vẽ trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. 2- Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. - Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ... - Sưu tầm một số bài trang trí hình tròn. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều đồ vật dạng hình tròn được trang trí như: Cái đĩa, cái khay, khăn trải bàn ... - Có nhiều cách trang trí hình tròn. Mỗi cách tạo ra vẻ đẹp riêng. - Các hình mảng, hoạ tiết màu sắc trong trang trí hình tròn thường được sắp xếp đối xứng nhau qua trục. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật hoặc hình ảnh minh họa để học sinh thấy trong cuộc sống có nhiều đồ vật dạng hình tròn được trang trí rất đẹp như: Cái khay, cái đĩa, ... - Yêu cầu học sinh tìm và nêu ra những đồ vật dạng hình tròn có trang trí. - Giới thiệu một số bài trang trí hình tròn và hình 1, 2 trang 48 SGK và gợi ý đẻ học sinh tìm hiểu về: + Bố cục (cách sắp xếp hình mảng, họa tiết). + Vị trí của các hình mảng chính, phụ. + Những họa tiết thường được sử dụng để trang trí hình tròn + Cách vẽ màu (H.2, tr.48 SGK). - Giáo viên bổ sung + Trang trí hình tròn thường: * Đối xứng qua các trục. * Mảng chính ở giữa, các mảng phụ ở xung quanh. * Màu sắc làm rõ trọng tâm Cách trang trí này gọi là trang trí cơ bản + Có những hình tròn trang trí không theo cách nêu trên nhưng cân đối về bố cục, hình mảng và màu sắc như: trang trí cái đĩa, huy hiệum, .. Cách trang trí này gọi là trang trí ứng dụng. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí hình tròn: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trang trí hình tròn. + Vẽ hình tròn và kẻ trục (H.3a, b, tr.49 SGK) + Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối, hài hòa (H.3c, tr.49 SGK) + Tìm họa tiết vẽ vào các mảng cho phù hợp (H.3a, e, tr.49 SGK) + Tìm và vẽ màu theo ý thích (có đậm có nhạt cho rõ trọng tậm (H.3g, tr.49 SGK). - Giáo viên cho học sinh xem thêm một số bài trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước, trước khi làm bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Trang trí hình tròn. - Giáo viên gợi ý học sinh: + Vẽ một hình tròn (vẽ bằng compa sao cho vừa phải, cân đối với tờ giấy). + Kẻ các đường trục (bằng bút chì, mờ). + Vẽ các hình mảng chính, phụ. + Chọn các họa tiết thích hợp vẽ vào mảng chính. + Tìm các họa tiết vẽ ở các mảng phụ sao cho phong phú, vui mắt và hài hòa với họa tiết ở mảng chính. + Vẽ màu ở họa tiết chính trước, họa tiết phụ sau rồi vẽ màu nền. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ và màu sắc. - Học sinh xếp loại bài theo ý thích. * Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả. TUẦN 22: Ngày soạn: BÀI 22: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI CA VÀ QUẢ I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết cấu tạo của các vật mẫu. - Học sinh biết bố cục bài vẽ sao hợp lý, biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. - Học sinh quan tâm, yêu quý mọt vật xung quanh. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Mẫu vẽ (2 hoặc 3 mẫu). - Hình gợi ý cách vẽ cái ca và quả. - Sưu tầm một số bài vẽ của học sinh các lớp trước, tranh tĩnh vật của họa sĩ. 2- Học sinh: - SGK. - Mẫu vẽ (cái ca và quả hoặc mẫu có dạng tương đương, nếu có điều kiện chuẩn bị). - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ cái ca và quả khác nhau để các em nhận buết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau của mẫu vật đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu mẫu và gợi ý học sinh quan sát nhận xét: + Hình dáng, vị trí của cái ca và quả (vật nào ở trước, ở sau, che khuất hay tách rời nhau, ...). + Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu. + Cách bày mẫu nào hợp lí hơn? + Quan sát những hình vẽ này, em thấy những hình vẽ nào có bố cục đẹp, chưa đẹp? Tại sao? Hình 2a, b, c có bố cục không đẹp vì: Hình cái ca quá to so với tờ giấy (miệng đáy, thân sát mép giấy), quả nằm sát thân ca hoặc quá xa cái ca. Hình d có bố cục hợp lí vì hình vẽ được sắp xếp cân đối với tờ giấy. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái ca và quả: Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 2, trang 51 SGK, nhắc các em nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu đã được học ở các bài trước: - Tùy theo hình dáng của mẫu để vẽ khung hình theo chiều dọc hoặc chiều ngang tờ giấy. - Phác khung hình chung của mẫu (cái ca và quả) sau đó phác khung hình riêng của từng vật mẫu. - Tìm tỉ lệ bộ phận của cái ca (miệng, tay cầm) và quả; vẽ phác nét chính. - Xem tỉ lệ của cái ca và quả rồi vẽ nét chi tiết cho giống với hình mẫu. Lưu ý: - Các nét vẽ cần có độ đậm nhạt thay đổi. - Vẽ xong hình, có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - Giáo viên cho xem và vẽ theo mẫu cái ca và quả của lớp trước để học sinh học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ cái ca hoặc (cái cốc) và quả. - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình. + Ước lượng chiều cao, chiều rộng của cái ca và quả. + Phác nét, vẽ hình cho giống mẫu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ về bố cục, tỉ lệ, hình vẽ. - Học sinh tham gia đánh giá và xếp loại. * Dặn dò: Quan sát các dáng người khi hoạt động. TUẦN 23: Ngày soạn: BÀI 23: Tập nặn tạo dáng TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN I- MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động. - Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích. - Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người, hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh, các điệu như con tò he, con rối, búp bê. - Bài tập nặn của học sinh các lớp trước. - Chuẩn bị đất nặn. 2- Học sinh: - SGK. - Đất nặn. - Một miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng để làm bảng nặn. - Một thanh tre hoặc gõ có một đầu nhọn, một đầu dẹt dùng để khắc, nặn các chi tiết. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành; màu vẽ hoặc giấy màu, hồ dán (để vẽ hay xé dán giấy nếu không có điều kiện nặn). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về các dáng người để các em nhận biết được đặc điểm tư thế của các dáng người. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số tượng người, tượng dân gian hay các bài tập nặn của học sinh các lớp trước để các em quan sát, nhận xét: + Dáng người (đang làm gì?) + Các bộ phận (đầu, mình, chân, tay). - Chất liệu để nặn, tạc tượng (đất, gỗ, ...) - Giáo viên gợi ý học sinh tìm một, hai hoặc ba hình dáng để nặn như: hai người đấu vật, ngồi câu cá, ngồi học, múa, đá bóng, .. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn dáng người: - Giáo viên hướng dẫn cách nặn cho học sinh quan sát: + Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo (nếu không có đất màu công nghiệp);. + Nặn hình các bộ phận: đầu, mình, chân, tay. + Gắn, dính các bộ phận thành hình người. + Tạo thêm các chi tiết: Mắt, tóc, bàn tay, bàn chân, nếp quần áo hoặc các hình ảnh khác có liên quan đến nội dung như quả bóng, con thuyền, cây, nhà, con vật, ... - Giáo viên gợi ý học sinh: +Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật: ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn, ... + Sắp xếp thành bố cục. - Giáo viên cho xem một số sản phẩm của lớp trước để các em học tập cách tạo dáng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Nặn một hoặc hai dáng người đơn giản theo ý thích. - Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Lấy tượng đất cho vừa với từng bộ phận. + So sánh hình dáng, tỉ lệ để cắt, gọt, nắn và sửa hình. + Gắn, ghép các bộ phận. + Tạo dáng nhân vật: với các dáng như chạy, nhảy, ... cần phải dùng dây thép hoặc que làm cốt cho vững. - Giáo viên gợi ý học sinh sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích. Lưu ý: Nặn xong, để khô, sau đó có thể vẽ màu cho đẹp. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình, dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài. - Học sinh cùng giáo viên lựa chọn và xếp loại bài. * Dặn dò: - Nếu có điều kiện thì học sinh nên nặn thêm bài hoặc dùng các loại vỏ hộp để lắp ghép, tạo dáng thành hình người theo ý thích. - Quan sát kiểu chữ nét thanh nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo tạp chí, ... TUẦN 24: Ngày soạn: BÀI 24: Vẽ trang trí TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU I- MỤC TIÊU: - Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó. - Học sinh biết sơ lược về cách kẻ nét chữ đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn. - Học sinh quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hằng ngày. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều (để so sánh). + Một bảng gỗ hoặc bìa cứng có kẻ các ô vuông đều nhau tạo thành hình chữ nhật, cạnh là 4 ô và 5 ô. - Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông trong bảng. 2- Học sinh: - SGK. - Sưu tầm kiểu chữ nét đều. - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành, compa, thước kẻ, bút chì và màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một vài dòng chữ nét đều để học sinh thấy được vẻ đẹp cách sử dụng chữ nét đều. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm để học sinh phân biệht hai kiểu chữ này. Ví dụ. + Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to, nét nhỏ. A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y + Chữ nét đều có tất cả các nét đều bằng nhau (H.1,2, tr.56 SGK). P N H R HỌC TẬP HỌC TẬP Chữ in hoa nét đều Chữ in hoa nét thanh nét đậm. - Giáo viên chỉ vào bảng chữ nét đều và tóm tắt: + Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo hoặc tròn đều có độ dầy bằng nhau, các dấu có độ dầy bằng ẵ nét chữ (H.3, tr.57 SGK). + Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ. + Các nét cong, nét tròn có thể dùng com pha để quay. + Các chữ A, E, I, H, K, L, M, N, T, V, X, Y là những chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang và nét chéo. + Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Rộng nhất là chữ A, Q, M, O, ... hẹp hơn là E, L, P, T, ... hẹp nhất là chữ I. + Chữ nét đều có dáng khỏe, chắc thường dùng để kẻ khẩu hiệu, pa nô, áp phích. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách kẻ chữ nét đều: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4, trang 57 SGK để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng. - Giáo viên giới thiệu hình 5, trang 57 SGK và yêu cầu học sinh tìm ra cách kẻ chữ: R, Q, S, B, P. Ví dụ: + Tìm tâm của đường tròn để vẽ nét cong của chữ R, Q, D, S, B, P. + Nét nghiêng của chữ R, S xuất phát từ đâu. - Giáo viên gợi ý cách kẻ chữ: + Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ (tùy theo khổ giấy). + Kẻ các ô vuông. + Phác khung hình các chữ (tùy theo độ rộng, hẹp của mỗi chữ). Chú ý khoảng cách giữa các chữ, các từ cho phù hợp. + Tìm chiều dài của nét chữ. + Vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước, sau đó dùng thước kẻ hoặc com pa để kẻ, quay các nét đậm. + Tẩy các nét phác ô rồi vẽ màu vào dòng chữ (màu ở chữ và màu ở nền nên vẽ khác nhau về đậm nhạt, nóng lạnh để dòng chữ nổi rõ). Lưu ý: - Vẽ màu không ra ngoài nét chữ. Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước, ở giữa sau. - Có thể trang trí cho dòng chữ hẹp hơn. - Để học sinh hiểu cách phân bố chữ trong dòng, giáo viên kẻ chiều cao dòng chữ và cho học sinh sắp xếp chữ và tự điều chỉnh khoảng cách cho hợp lí. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ màu theo ý thích vào dòng chữ Bác Hồ. - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập + Vẽ màu vào dòng chữ Bác Hồ + Vẽ màu không ra ngoài nét chữ. Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau. + Có thể trang trí cho dòng chữ. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Kẻ chữ là một bài khó, chủ yếu là để học sinh làm quen và có khái niệm về chữ nét đều, nên nhận xét, đánh giá cần tập trung vào mức độ nhận thức của học sinh. - Giáo viên nhận xét chung tiết học và khen ngợi những học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. * Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau (quan sát quang cảnh trường học). TUẦN 25: Ngày soạn: BÀI 25: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình, vẽ màu theo ý thích. - Học sinh thêm yêu mến trường của mình. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số tranh, ảnh về trường học. - Hình gợi ý cách vẽ (vẽ hình, vẽ màu). - Bài vẽ của học sinh các lớp trước về đề tài nhà trường (nhiều cách thể hiện khác nhau). 2- Học sinh: - SGK - Sưu tầm tranh, ảnh về trường học. - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên bắt cái cho các em hát bài "Em yêu trường em" và yêu cầu các em kể các hình ảnh trong bài hát đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh cách thể hiện đề tài nhà trường. Ví dụ: + Phong cảnh trường có nhà, sân, cột cờ, bồn hoa, cây cối, ... + Cổng trưởng và học sinh đang đến lớp. + Sân trường trong giờ chơi có nhiều hoạt động khác nhau. + Giờ học trên lớp, hoạt động tư duy bài, ... - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thêm tranh ở SGK trang 59, 60 và tranh của học sinh các lớp trước để các em nhận biết thêm cách tìm hình ảnh về đề tài nhà trường. + Cảnh vui chơi sau giờ học. + Đi học dưới trời mưa. + Trong lớp học. + Ngôi trường bản em, ... - Giáo viên tóm tắt: có nhiều cách thể hiện khi vẽ tranh về đề tài trường em. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung để vẽ tranh về trường của mình (vẽ cảnh nào? có những gì?). - Giáo viên gợi ý cách vẽ tranh: + Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn; + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn; + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. - Giáo viên cho xem một số bài vẽ của lớp trước để các em học tập cách vẽ và tự tin hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ một bức tranh trường em. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập: - Chọn một hoạt động trong nhà trường mà mình thích để vẽ tranh - Tìm chọn hình ảnh chính phụ sao cho hợp lý - Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá một số bài vẽ. - Gợi ý học sinh xếp loại bài vẽ và khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Sưu tầm tranh của thiếu nhi. TUẦN 26: Ngày soạn: BÀI 26: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH CỦA THIẾU NHI I- MỤC TIÊU: - Học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. - Học sinh biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài. - Học sinh cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV . - Sưu tầm tranh về các đề tài của học sinh các lớp trước. - Sưu tầm thêm tranh và tranh phiên bản của thiếu nhi. - Có thể sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để học sinh quan sát, nhận xét. 2- Học sinh: - SGK. - Sưu tầm tranh của thiếu nhi trên sách báo, tạp chí, ... III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh của thiếu nhi để các em nhận biết được cách sắp xếp hình ảnh và màu sắc trong các bức tranh. Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: 1- Thăm ông bà. Tranh sáp màu của Thu Vân - Học sinh xem tranh và tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý sau: + Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên cảm nhận riêng của mình về bức tranh. - Giáo viên tóm tắt: Bức tranh thăm ông bà thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà. Tranh vẽ hình ảnh ông bà, các cháu với các dáng hoạt động rất sinh động thể hiện tình cảm thân thương và gần gũi của những người ruột thịt. Màu sắc trong tranh tươi sáng, gợi lên không khí ấm cúng của cảnh xum họp gia đình. 2- Chúng em vui chơi. Tranh sáp mà của Thu Hà - Giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu tranh: + Bức tranh vẽ về đề tài gì? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh? + Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? + Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động không? + Màu sắc trong tranh như thế nào? - Học sinh xem tranh theo gợi ý trên. - Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nêu cảm nhận riêng của mình về bức tranh. - Giáo viên tóm tắt: Chúng em vui chơi là bức tranh đẹp thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động: em cầm hoa, em cần bóng chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng, rực rỡ càng làm cho tranh thêm đẹp và tươi vui. 3- Vệ sinh môi trường chào đón Sea game 22. Tranh sáp mà của Phương Thảo - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và gợi ý tìm hiểu nội dung: + Tên của bức tranh này là gì? Bạn nào vẽ bức tranh này? + Trong tranh có những hình ảnh nào? + Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ? + Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào? + Các hoạt động được vẽ trong tranh đang diễn ra ở đâu? Vì sao em biết? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? + Em có nhận xét gì về bức tranh này? - Học sinh vừa quan sát tranh, vừa trả lời các câu hỏi theo cảm nhận và cách diễn đạt riêng. - Giáo viên tóm tắt: Bức tranh của bạn Thảo vẽ về đề tài sinh họat của thiếu nhi: làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày Hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước ta vào năm 2003 tại Hà Nội. Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí lao động sôi nổi, hăng say. Ba bức tranh được giới thiệu trong bài là những bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi. Các bạn đã vẽ về những hoạt động khác nhau nhưng đều rất quen thuộc đối với lứa tuổi nhỏ. Nếu thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh, các em sẽ tìm được nhiều đề tài lý thú để vẽ thành những bức tranh đẹp. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. * Dặn dò: - Học sinh sưu tầm tranh và tập nhận xét về cách vẽ hình, vẽ màu. - Quan sát một số loại cây. TUẦN 27: Ngày soạn: BÀI 27: Vẽ theo mẫu VẼ CÂY I- MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài cây. - Học sinh yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình đơn giản và đẹp (thân, cành, lá phân biệt rõ ràng). - Tranh của họa sĩ, của học sinh (có vẽ cây). - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Hình gợi ý cách vẽ. 2- Học sinh: - SGK. - Ảnh một số loại cây - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. - Bút chì, màu vẽ, hoặc giấy màu, hồ dán (để xé dán). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bằng tranh, ảnh, cây để học sinh thấy được sự phong phú về hình dáng, màu sắc của cây, đồng thời nhận ra vẻ đẹp và lợi ích của cây xanh với cuộc sống con người. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu các hình ảnh về cây và gợi ý học sinh nhận biết: + Tên của cây. + Các bộ phận chính của cây (thân, cành lá). + Màu sắc của cây. + Sự khác nhau của một vài loại cây. - Giáo viên nêu một số ý tóm tắt: + Có nhiềug loại cây mỗi loại có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng. Ví dụ: * Cây khoai, cây ráy, ... có lá hình tim, cuống lá dài mọc từ gốc tỏa ra xung quanh. * Cây cau, cây dừa, cây cọ, ... có thân dạng hình trụ thẳng, không có cành, lá có hình răng lược. * Cây chuối: lá dài, to, thân dạng hình trụ thẳng. * Cây bàng, cây xà cừ, cây lim, cây phượng .. thân có góc cạnh, có nhiều cành, tán lá rộng. + Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy: thân, cành và lá. + Màu sắc của cây rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian. * Màu xanh non (mùa xuân). * Màu xanh đậm (mùa hè). * Màu vàng, màu nâu, màu đỏ (mùa thu, mùa đông). + Cây xanh rất cần thiết cho con người: Cho bóng mát, chắn gió, chắn cát, điều hòa không khí: lá, hoa, quả có thể dùng làm thức ăn; gỗ có thể dùng để làm nhà, đóng bàn ghế ... Cây là bạn của con người, vì vậy cần chăm sóc, bảo vệ cây. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cây: - Giáo viên giới thiệu cách vẽ cây: + Vẽ hình dáng chung của cây: Thân cây và vòm lá (hay tán lá). + Vẽ phác các nét sống lá (cây dừa, cây cau ...), hoặc cành cây (cây nhãn, cây bàng, ...). + Vẽ nét chi tiết của thân, cành lá + Vẽ thêm hoa quả (nếu có). + Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích. - Giáo viên gợi ý: Có thể vẽ một cây hoặc nhiều cây (cùng loại hay khác loại) để thành vườn cây. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ cây hoặc vẽ vườn cây mà em thích. - Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ ở lớp hoặc vẽ ở ngoài trời (sân trường); vẽ theo từng cá nhân hoặc vẽ theo nhóm, giáo viên nhắc học sinh lựa chọn những cây quen thuộc có ở địa phương để vẽ. - Giáo viên quan sát chung và gợi ý học sinh. + Cách vẽ hình: Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây. + Vẽ thêm cây hoặc các hình ảnh khác cho bố cục đẹp và sinh động. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. - Giáo viên cho một số học sinh xé dán cây (có thể tổ chức theo nhóm nếu có điều kiện). - Học sinh làm bài theo cảm nhận riêng. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn các bài vẽ đã hoàn thành và nhận xét: + Bố cục hình vẽ (cân đối với tờ giấy). + Hình dáng cây (rõ đặc điểm) + Các hình ảnh phụ (làm cho tranh sinh động). + Màu sắc (tươi sáng, có đậm, có nhạt). - Học sinh nhận xét và xếp loại theo ý thích. - Giáo viên khen ngợi, động viên học sinh. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc của cây. - Quan sát lọ hoa có trang trí. TUẦN 28: Ngày soạn: BÀI 28: Vẽ trang trí TRANG TRÍ LỌ HOA I- MỤC TIÊU: - Học sinh thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa. - Học sinh biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích. - Học sinh quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau. - Ảnh một vài kiểu lọ hoa đẹp. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Hình gợi ý cách trang trí lọ hoa. 2- Học sinh: - Ảnh lọ ho. - SGK. Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. - Bút chì, màu vẽ, hoặc giấy màu, hồ dán (để xé dán). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số mẫu lọ hoa hoặc các hình ảnh đã chuẩn bị để học sinh nhận ra vẻ đẹp của lọ hoa qua sự phong phú về hình dáng, cách trang trí và màu sắc. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về: + Hình dáng của lọ (cao, thấp). + Cấu trúc chung (miệng, cổ, thân, đáy). + Cách trang trí (các hình mảng, họa tiết, màu sắc). - Học sinh quan sát mẫu, tìm hiểu theo gợi ý nêu trên để nhận ra đặc điểm riêng của mỗi chiếc lọ, thể hiện ở: + Tỉ lệ giữa các bộ phận của lọ. + Các nét tạo hình ở thân lọ. + Cách trang trí và vẽ màu. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí: - Giáo viên giới thiệu một vài hình gợi ý những cách trang khác nhau để học sinh nhận ra: + Dựa vào hình dáng lọ vẽ phác các hình mảng trang trí. Ví dụ: * Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng lọ, ở thân hoặc chân lọ. * Phác hình mảng ở thân lọ: hình vuông, hình tròn, ... * Phác hình trang trí cụ thể hơn ở từng phần. + Tìm họa tiết và vẽ vào các mảng (hoa lá, côn trùng, chim, thú, phong cảnh, ...) + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Có thể vẽ màu theo men của lọ: màu nâu, màu đen, màu xanh, .. - Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh các lớp trước để học sinh tham khảo cách vẽ. - Học sinh chọn cách trang trí theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Tự vẽ kiểu dáng lọ hoa và trang trí theo ý thích. - Bài này có thể tiến hành như sau: + Học sinh làm bài trang trí vào hình vẽ có sẵn ở vở thực hành. + Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình lọ theo ý thích ở giấy, sau đó mới trang trí (nếu không có vở thực hành). Chú ý vẽ hình lọ vừa với tờ giấy. + Một vài nhóm vẽ trên bảng bằng phấn màu. + Một số học sinh xé dán hình lọ. - Giáo viên gợi ý học sinh: + Cách vẽ hình, cách xé hình lọ (cân đối và tạo dáng đẹp). + Cách vẽ mảng, vẽ họa tiết, hoặc cách xé họa tiết. + Cách vẽ màu hoặc chọn giấy màu cho hình lọ, họa tiết. - Học sinh làm bài theo cảm nhận riêng. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài tiêu biểu và gợi ý học sinh nhận xét: + Hình dáng lọ (độc đáo, lạ, cân đối, đẹp) + Cách trang trí (mới lạ, hài hòa). + Màu sắc (đẹp, có đậm nhạt) - Học sinh xếp loại bài theo ý thích. * Dặn dò: Sưu tầm và quan sát những hình ảnh về an toàn giao thông có trong sách báo, tranh ảnh, ... TUẦN 29: Ngày soạn: BÀI 29: Vẽ tranh ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG I- MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề trài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng. - Học sinh có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, đường thuỷ, ... (cả những hình ảnh về vi phạm an toàn giao thông). - Hình gợi ý cách vẽ. - Tranh của học sinh các lớp trước về đề tài an toàn giao thông. 2- Học sinh: - SGK. - Ảnh về giao thông đường bộ, đường thuỷ, ... - Tranh về đề tài an toàn giao thông. - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành - Bút chì, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Giáo viên bắt cái cho các em hát có chủ đề về an toàn giao thông để các em nhận biết được luật lệ an toàn giao thông. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài an toàn giao thông và gợi ý học sinh nhận xét: + Tranh vẽ về đề tài gì? + Trong tranh có các hình ảnh nào? - Giáo viên tóm tắt: + Tranh vẽ về đề tài giao thông thường có các hình ảnh: * Giao thông đường bộ: xe ô tô, xe máy, xe đạp đi trên đường; người đi bộ trên vỉa hè và có cây, nhà ở hai bên đường. * Giao thông đường thủy: tàu, thuyền, ca nô ... đi trên sông, có cầu bắc qua sông ... + Đi trên đường bộ hay đường thủy cần phải chấp hành những quy định về an toàn giao thông: * Thuyền, xe không được chở quá tải. * Người và xe phải đi đúng phần đường quy định. * Người đi bộ phải đi trên vỉa hè. * Khi có đèn đỏ: xe và người phải dừng lại, khi có đèn xanh mới được đi tiếp, ... + Không chấp hành đúng luật lệ sẽ làm cho giao thông ùn tắc hoặc gây ra tai nạn nguy hiểm, có thể làm chết người, hư hỏng phương tiện, ... + Mọi người đều phải chấp hành luật an toàn giao thông. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên gợi ý học sinh chọn nội dung để vẽ tranh: Ví dụ: + Vẽ cảnh giao thông trên đường phố cần có các hình ảnh: * Đường phố, cây, nhà * Xe đi dưới lòng đường. * Người đi trên vỉa hè. + Vẽ cảnh xe, người lúc có tín hiệu đèn đỏ. + Vẽ cảnh tàu, thuyền trên sông ... - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ tranh về các tình huống vi phạm luật lệ giao thông: + Cảnh xe, người đi lại lộn xộn trên đường, gây ùn tắc; + Cảnh xe, vượt ngã ba, ngã tư khi có đèn đỏ, ... - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ: + Vẽ hình ảnh chính trước (xe hoặc tàu thuyền). + Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động (nhà, cây, người, ...) + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. - Giáo viên cho xem một số bài vẽ an toàn giao thông để các em tham khảo cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tranh đề tài an toàn giao thông (đường bộ hoặc đường thuỷ). - Học sinh tìm nội dung va vẽ theo ý thích. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm, sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung: + Vẽ hình ô tô tải, ô tô khách, xích lô, xe máy ... + Vẽ các hình ảnh phụ: cây, đèn hiệu, biển báo, ... + Vẽ màu có đậm, có nhạt, nên vẽ kín nền giấy. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại một số bài về: + Nội dung (rõ hay chưa rõ). + Các hình ảnh đẹp (sắp xếp có chính có phụ, hình vẽ sinh động) + Màu sắc (có đậm, có nhạt, rõ nội dung) - Học sinh xếp loại bài vẽ. - Giáo viên tổng kết bài và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Thực hiện an toàn giao thông: đi xe bên phải đường, đi bộ phải trên vỉa hè, dừng lại khi có đèn đỏ. - Sưu tầm tranh, ảnh về các loại tượng (nếu có điều kiện). TUẦN 30: Ngày soạn: BÀI 30: Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. - Học sinh biết cách nặn và nặn được một hai hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích. - Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV - Một số tượng nhỏ: người, con vật bằng thạch cao, sứ ... (nếu có). - Ảnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn - Bài tập nặn của học sinh các lớp trước. - Đất nặn (đất sét, đất nặn các màu); giấy màu, hồ dán (để hướng dẫn xé dán giấy nếu chưa có điều kiện nặn). 2- Học sinh: - Ảnh về người, các con vật - SGK, Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. - Đất nặn, màu vẽ hoặc giấy màu, hồ dán (để vẽ hoặc xé dán giấy, nếu chưa có điều kiện nặn). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm nặn khác nhau: Con vật, hình người... để các em nhận biết được cách tạo dáng của một số sản phẩm nặn. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh nhận xét: + Các bộ phận chính của người hoặc con vật; + Các dáng: đi, đứng, ngồi, nằm, ... - Giáo viên cho học sinh xem các hình nặn người và con vật. Hoạt độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMThuat4-ngang.doc
Tài liệu liên quan