Giáo án môn mĩ thuật lớp 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi

Tài liệu Giáo án môn mĩ thuật lớp 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi: Thứ hai, ngày 17 tháng 08 năm 2009 Tiết 1: Mĩ thuật lớp 1: Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I. Mục tiêu: - Giúp hs làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi -Sưu tầm tranh của thiếu nhi (ở sân trường, ngày lễ,công viên, cắm trại…) có nội dung về vui chơi. - Vở tập vẽ III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. a. Giới thiệu: tranh vẽ đề tài thiếu nhi vui chơi. - Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi để vẽ thành tranh. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn. 1- Hoạt động: Xem tranh: - GV treo tranh có chủ đề vui chiơ ởp vở tập vẽ 1 để hs quan sát và đặt câu hỏi: + Bức tranh nà...

doc71 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn mĩ thuật lớp 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17 tháng 08 năm 2009 Tiết 1: Mĩ thuật lớp 1: Bài 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I. Mục tiêu: - Giúp hs làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi -Sưu tầm tranh của thiếu nhi (ở sân trường, ngày lễ,công viên, cắm trại…) có nội dung về vui chơi. - Vở tập vẽ III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. a. Giới thiệu: tranh vẽ đề tài thiếu nhi vui chơi. - Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi để vẽ thành tranh. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn. 1- Hoạt động: Xem tranh: - GV treo tranh có chủ đề vui chiơ ởp vở tập vẽ 1 để hs quan sát và đặt câu hỏi: + Bức tranh này vẽ gì? + Trên tranh có những hình ảnh gì? + Hình ảnh nào là chính? + Hình ảnh nào là phụ? + Em cho biết các hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu? + Trong tranh có những màu nào và màu nào được vẽ nhiều hơn? + Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? - GV treo tranh “bể bơi ngày hè” để hs quan sát. - Đây là tranh của bạn Thiên Vân vẽ bằng sáp màu và bút dạ. Trong tranh bạn vẽ gì? - Trong tranh có những màu nào? - Em thấy không khí có vui vẻ và náo nhiệt không? - Em có thích tranh bạn vẽ không? Vì sao? * Gv tóm tắt: - Các em vừa xem các bức tranh đẹp. Muốn thưởng thức cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra nhận xét riêng của mình về bức tranh. 2- Hoạt động 2:Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét tiết học. - GV khen ngợi, tuyên dương 1 số hs có phát biểu và xây dựng bài. IV. Dặn dò: - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. - Chuẩn bị bài sau: Vẽ nét thẳng. - Mang theo đồ dùng học vẽ. - Hs quan sát và trả lời: + Tranh vẽ cảnh đua thuyền. + Trong tranh có 4 chiếc thuyền đang dua nhau, có người chèo, và người chỉ đạo, có cờ… + Hình ảnh chính là chiếc thuyền được vẽ to, rõ ràng ở giữa và nổi bật. + Hình ảnh phụ là những chiếc thuyền chạy trước và chạy sau hỗ trợ làm rõ nội dung chính. + Cảnh đua thuyền diễn trên sông. + Màu xanh, màu cam, màu đỏ, màu đen… + Hs trả lời. - Tranh vẽ các bạn đang vui chơi trong bể bơi, một số bạn trai trên bờ đang chơi các trò chơi... - Màu xanh, màu đà, màu trắng… - Hs trả lời - Hs trả lời. Thứ hai, ngày 22 tháng 08 năm 2009 Tiết 1: Mĩ thuật lớp 1: Bài 2: VẼ NÉT THẲNG I. Mục tiêu: - Nhận biết được các nét thẳng - Biết cách vẽ nét thẳng. - Biết cách phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số hình vẽ có nét thẳng - Vở tập vẽ 1 - Một vài bài vẽ minh hoạ - Bút chì, bút màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: ( 7 p) - Gv treo những hình vẽ và đặt câu hỏi: + Tranh vẽ các nét gì? - GV nêu tên của từng nét vẽ. + Nét thẳng “ngang” ( nằm ngang) + Nét thẳng đứng + Nét thẳng “nghiêng” (xiên) + Nét “gấp khúc”(nét gãy) - Các em hãy tìm những đồ vật gì có nét thẳng? - GV vẽ minh hoạ lên bảng. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ ( 8 p) - GV vẽ các nét lên bảng để hs quan sát, trả lời câu hỏi: + Nét thẳng ngang vẽ như thế nào? + Nét thẳng nghiêng vẽ như thế nào? + Nét gấp khúc vẽ như thế nào? - GV lên bảng minh hoạ 1 số nét. - Các nét thẳng này tạo nên hình gì? - Các nét này tạo nên hình gì ? * GV tóm tắt : Dùng nét thẳng đứng, nét ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình. 3- Hoạt động 3: Thực hành. ( 20 p) - Gv cho hs xem bài một số hs vẽ - Gv quan sát gợi ý cho hs 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá ( 5 p) - GV chọn một số bài để nhận xét + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? GV nhận xét và tuyên dương IV. Dặn dò - Nét nằm ngang - Nét thẳng đứng - Nét nghiêng - Nét thẳng ngang, nét thẳng đứng như: cái bảng, cửa sổ, quyển vở, thước kẻ…, nét gấp khúc như: mái nhà, cái nón… - Nét thẳng ngang vẽ từ trái sang phải. - Nét thẳng nghiêng vẽ từ trên xuống. - Nét gấp khúc có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên. - Nét gấp khúc tạo thành núi và nét ngang tạo nước. - Nét thẳng đứng và nét thẳng nghiêng vẽ cây và nét thẳng ngang vẽ đất. - Hs tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy ở vở tập vẽ 1. - Hs vẽ nhiều hình ảnh khác nhau như: + Vẽ nhà và hàng rào… + Vẽ thuyền, vẽ núi… + Vẽ cây, vẽ nhà… - Có thể vẽ thêm nét cong ( mặt trời, mây) - Vẽ bằng tay và vẽ màu . - Hs chọn ra bài mình thích. ________________________________________________ TUẦN 3 Ngày tháng năm 20 Bài 3: MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN. I. Mục tiêu: - Giúp hs nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, lam. - Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình ( hoặc ít ) ra ngoài hình vẽ. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh, ảnh có màu: đỏ, vàng, lam - Vở tập vẽ 1 - Một số đồ vật có màu: đỏ, vàng, lam như - Bút chì, bút màu, tẩy hộp bút màu, quần, áo, hoa, quả… - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv cho hs quan sát H.1 Bài 3 Vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi: + Hãy kể tên các màu ở H.1? + Em hãy kể tên một số đồ vật có màu đỏ, màu vàng, màu lam mà em biết? - GV kết luận: Moi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. + Màu đỏ, màu vàng, màu lam là 3 màu chính. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu - Cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng - Nên vẽ màu xung quanh trước ở giữa sau. - Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ 3- Hoạt động 3: Thực hành. - Vẽ màu vào hình đơn giản ( H.2, H.3, H.4 ) ở Vở tập vẽ 1 - H2, H3, H4 vẽ gì ? - GV chi hs xem bài hs vẽ - Lá cờ Tổ quốc có màu gì ? -Quả và núi các em thích màu gì ? - Gv quan sát gợi ý cho hs 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Màu đỏ - Màu vàng - Màu xanh lam - Mũ, quần áo, …có màu đỏ màu vàng, màu lam. - Quả bóng, có màu đỏ, màu vàng, màu lam. - Màu đỏ có ở hộp sáp, hộp chì.. - màu xanh có ở cỏ cây, mây, khăn… - Màu vàng có ở giấy thủ công.. - H2 vẽ lá cờ Tổ quốc.H3 vẽ quả. H4 vẽ núi. - Cờ có màu đỏ, ngôi sao màu vàng. - Quả xanh hoặc quả chín. Dãy núi có nhiều màu như : tím, xanh lá cây, màu lam… - Hs vẽ màu theo ý thích - Hs nhận xét về: + Cách vẽ màu + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát mọi vật và gọi tên chúng( lá cây, hoa quả..) - Chuẩn bị bài sau: Vẽ hình tam giác - Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 4 Ngày tháng năm 20 Bài 4: VẼ HÌNH TAM GIÁC I- Mục tiêu: - Giúp hs nhận biết hình tam giác - Biết cách vẽ hình tam giác - Từ các hình tam giác có thể vẽ một số hình trong thiên nhiên. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số hình vẽ có dạng hình tam giác - Vở tập vẽ 1 - Cái êke, cái khăn quàng, cái nón…. - Bút chì, bút màu, tẩy - Một số bài của hs vẽ III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv cho hs xem đồ dùng dạy học và yêu cầu hs xem hình vẽ ở Bài 4, vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi: + Đây là những hình vẽ gì ? + Trong H.3 vẽ những gì ? + Các hình vẽ này có dạng hình gì ? * GV tóm tắt: Có thể vẽ được nhiều hình, đồ vật từ hình tam giác. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ hình tam giác như thế nào? ( GV vẽ lên bảng từng nét) - GV chỉ hs vẽ theo chiều mũi tên - GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau để hs quan sát. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - GV hướng dẫn hs tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước… vào phần giấy ở vở tập vẽ 1. Có thể vẽ 2, 3 cái thuyền, buồm khác nhau - GV quan sát, gợi ý hs làm bài, 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Hs quan sát và trả lời: + Hình vẽ cái nón + Hình vẽ cái thước êke + Hình vẽ mái nhà. - H.3 vẽ: + cánh buồm + dãy núi + con cá - Hình tam giác - Vẽ từng nét - Vẽ nét từ trên xuống - Vẽ nét từ trái sang phải - Hs vẽ tranh có hình tam giác như: + ngôi nhà + Cảnh biển, núi, thuyền, buồm… - Có thể vẽ thêm hình: mây, cá… - Vẽ màu theo ý thích: + Mỗi cánh buồm vẽ một màu, màu thuyền khác với màu buồm.Vẽ màu của mặt trời, mây, nước… - Hs nhận xét về: + Cách vẽ hình + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát quả, cây, hoa, lá - Chuẩn bị bài sau: Vẽ nét cong - Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 5 Ngày tháng năm 20 Bài 5: VẼ NÉT CONG I- Mục tiêu: - Nhận biết nét cong - Biết cách vẽ nét cong - Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Một số đồ vật có dạng hình tròn - Vở tập vẽ 1 - Mồt vài bài vẽ có nét cong như: cây, - Bút chì, bút màu, tẩy dòng sông, con vật… - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv cho hs xem một đồ vật có dạng hình tròn, và một vài hình là nét cong và đặt câu hỏi: + Trong tranh vẽ gì ? + Các hình ảnh đó được vẽ bằng nét gì ? - GV vẽ lên bảng một số nét cong và đặt câu hỏi + Các em cho biết đây là các nét gì ? - Gv vẽ lên bảng một số nét cong - Các nét cong này tạo thành những hình gì ? * GV tóm tắt: Có thể vẽ được nhiều hình, đồ vật từ nét cong. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ nét cong theo chiều mũi tên - Gv vẽ lên bảng + Các hình hoa quả được vẽ từ nét cong 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - GV gợi ý hs: + Tìm hình định vẽ + Vẽ vừa với phần giấy ở vở tập vẽ + Vẽ thêm những hình ảnh khác + Vẽ màu theo ý thích 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Hs quan sát và trả lời: + Trong tranh vẽ mây, vẽ cây, dòng sông, con vật …. - Vẽ bằng nét cong - Nét cong - Nét lượn sóng - Nét cong có hình tròn… - Nét cong tạo thành lá - Nét cong tạo thành núi và quả - Vẽ phần giấy ở vở tập vẽ những gì mà mình thích như: + Vườn hoa + Vườn cây ăn quả + Thuyền và biển + Núi… - Mỗi em nên vẽ bài khác nhau - Hs nhận xét về: + Cách vẽ hình + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc, của cây, hoa, quả - Chuẩn bị bài sau: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn - Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 6 Ngày tháng năm 20 Bài 6: VẼ QUẢ CÓ DẠNG TRÒN I- Mục tiêu: - Nhận biết đặc điiểm hình dáng và màu sắc một số quả dạng tròn ( cam, bưởi, hồng, nho… ) - Vẽ được một quả dạng tròn II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh, ảnh về các loại quả dạng tròn. - Vở tập vẽ 1 - Mồt vài qủa có dạng tròn khác nhau: quả - Bút chì, bút màu, tẩy cam, quả bưởi, quả cà chua, quả chanh … - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - GV cho hs quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua tranh và mẫu thực: + Đây là những quả gì ? + Các em thấy hình dáng và màu sắc của từng loại quả như thế nào ? + Các quả này có những điểm nào giống nhau ? + Em hãy kể một số quả dạng tròn khác mà em biết ? * Có rất nhiều quả dạng hình tròn với nhiều màu sắc khác nhau. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - GV vẽ một số quả dạng tròn đơn giản minh hoạ trên bảng theo các bước sau: + Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết sau (núm, cuống, ngấn, núi…) + Vẽ màu theo ý thích GV cho hs xem một số bài hs vẽ 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - GV quan sát gợi ý cho hs vẽ 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Hs quan sát và trả lời: + Quả bưởi, quả cam, quả cà chua, quả chanh… + Quả bưởi có hình dáng gần tròn, có quả tròn và nó có màu xanh, màu vàng. + Quả cam có hình tròn, có màu da cam, vàng, hay màu xanh đậm + Quả cà chua cũng có hình hơi tròn và nó có màu đỏ. - Các quả đều có dạng hình tròn - HS trả lời - Vẽ quả dạng tròn vừa với phần giấy ở vở - Có thể vẽ 1 hoặc 2 quả dạng tròn khác nhau - Vẽ màu theo ý thích - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc, của cây, hoa, quả - Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình quả( trái cây) - Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 7 Ngày tháng năm 20 Bài 7: VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ ( TRÁI ) CÂY I- Mục tiêu: - Nhận biết màu và các loại quả quen biết. - Biết dùng màu để vẽ vào hính các quả. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh, ảnh về các loại quả. - Vở tập vẽ 1 - Một vài quả có màu khác nhau: quả - Bút chì, bút màu, tẩy cam, quả cà chua, quả chanh … - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - GV cho hs quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua tranh và mẫu thực: + Đây là những quả gì ? + Các em thấy màu sắc của từng loại quả như thế nào ? + Em hãy kể một số quả khác mà em biết ? * Có rất nhiều quả với nhiều màu sắc khác nhau. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - GV treo hình vẽ H.3 ở vở tập vẽ 1 và hỏi: + Đây là những quả gì ? + Các em thấy quả này thường có màu gì ? + các em có thể vẽ màu như quả thực hoặc vẽ màu theo ý thích - Vẽ màu xung quanh trước, ở giữa vẽ sau để tránh không lem ra ngoài hình vẽ. - sau khi vẽ vẽ màu xong các em thực hành vẽ quả và vẽ màu theo yư thích vào phần giấy bên dưới. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - GV quan sát gợi ý cho hs vẽ 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Hs quan sát và trả lời: + Quả xoài, quả cam, quả cà chua, quả chanh… + Quả xoài có màu vàng. + Quả cam có màu da cam, vàng, hay màu xanh đậm + Quả cà chua cũng có hình hơi tròn và nó có màu đỏ. + Quả ổi có màu xanh… - Các quả đều có màu sắc khác nhau - HS trả lời - Quả xoài và quả cà - Quả cà có màu tím - Quả xoài chín coa màu vàng, quả xoài chưa chín có màu xanh - Hs tự chọn màu và vẽ theo ý thích - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc, hoa, quả - Chuẩn bị bài sau: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật - Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 8 Ngày tháng năm 20 Bài 8: VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT I- Mục tiêu: - Hs nhận biết được hình vuông và hình chữ nhật - Biết cách vẽ các hình trên - Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và và màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: GV HS - Một vài đồ vật có dạng hình vuông - Vở tập vẽ 1 hình chữ nhật. - Bút chì, bút màu, tẩy - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - GV treo tranh: + Hình màu xanh có bao nhiêu cạnh ? Có bằng nhau không ? + Hình màu đỏ có bao nhiêu cạnh ? Có bằng nhau không ? * GV tóm tắt: + Hình vuông là hình có 4 cạnh đều và bằng nhau. + Hình chữ nhật là hình có từng cặp cạnh bằng nhau - GV giới thiệu một số đồ vật: cái bảng, quyển vở, mặt bàn…các em cho cô biết cái nào có hình chữ nhật , hình vuông ? + Em hãy kể một số đồ vật có hình vuông, hình chữ nhật mà em biết ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ trước 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau - Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại - GV vẽ lên bảng 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - GV quan sát gợi ý cho hs vẽ các hình vuông, hình chữ nhật để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ để ngôi nhà thêm đẹp - Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động - Vẽ màu 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Hs quan sát và trả lời: + Hình màu xanh có 4 cạnh bằng nhau + Hình màu đỏ có 4 cạnh, nhưng có từng cặp cạnh bằng nhau. + Cái bảng có hình chữ nhật + Mặt bàn có hình chữ nhật + Quyển vở cũng có hình chữ nhật + Viên gạch lát nhà có hình vuông - Quyển sách , hộp bút màu, thước kẻ….có hình chữ nhật - Cửa sổ, hộp bánh… có hình vuông - Hs vẽ các nét ngang, nét dọc tạo thành cửa ra vào, cửa sổ, hoặc lan can ở 2 ngôi nhà. - Vẽ thêm các hình để bài vẽ sinh động như: hàng rào, mặt trời, mây… - Vẽ màu theo ý thích. - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát hình dáng mọi vật xung quanh. - Chuẩn bị bài sau: Xem tranh phong cảnh. + Sưu tầm tranh phong cảnh + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 9 Ngày tháng năm 20 Bài 9: XEM TRANH PHONG CẢNH I- Mục tiêu: - Hs nhận biết tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh. - Yêu mến cảnh đẹp quê hương II. Chuẩn bị: GV HS -Tranh, ảnh phong cảnh (cảnh biển, - Vở tập vẽ 1 cảnh đồng ruộng, cảnh phố phường…) - Bút chì, bút màu, tẩy - Tranh phong cảnh của thiếu nhi - Tranh ở vở tập vẽ. III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - GV giới thiệu một số tranh phong cảnh. + Tranh này vẽ gì ? * Tranh phong cảnh chỉ vẽ những cảnh thiên nhiên như nhà, cây…là chính, tranh có vẽ thêm người và vật để cho tranh sinh động. - Hôm nay chúng ta cùng xem tranh về đề tài này. - GV treo tranh 1: Đêm hội ( tranh màu nước của Võ Đức Hoàng Thương, 10 tuổi ) + Tranh vẽ những gì ? + Em thấy màu sắc trong tranh như thế nào ? + Màu sắc của bầu trời như thế nào ? + Bức tranh đã vẽ nổi bật được chủ đề “ Đêm hội” chưa ? Vì sao ? + Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ? * Tranh “Đêm hội” của bạn Hoàng Chương, màu sắc vui tươi, đúng là một đêm hội. - Tranh 2 “Chiều về” ( tranh bút dạ của Hoàng Phong , 9 tuổi) - GV yêu cầu hs quan sát và trả lời: + Tranh của bạn Hoàng Phong vẽ ban ngày hay ban đêm ? - Tranh vẽ cảnh ở đâu ? - Tranh vẽ những gì ? - Màu sắc trong tranh như thế nào ? * Tranh “Chiều về” là một bức tranh đẹp có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc trong sáng, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thôn - Qua hai bức tranh chúng ta đã xem : + Em biết thế nào là tranh phong cảnh ? -Ví dụ: + Cảnh nông thôn thì vẽ những gì ? + Cảnh thành phố thường vẽ những gì ? + Cảnh sông, biển vẽ gì ? + Cảnh núi, rừng vẽ gì ? * Tranh phong cánh các em nên dùng màu thích hợp để vẽ cảnh buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều… Hai bức tranh các em vừa xem là hai bức tranh phong cảnh đẹp. 2- Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá - GV nhận xét, đánh giá tiết học và tuyên dương một số em có đóng góp xây dựng bài học - Tranh vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền,… có người và con vật nhưng vẽ nhỏ hơn. - Tranh vẽ những ngôi nhà cao thấp với mái ngói màu đỏ. Phía trước là cây cối, trên bầu trời có các chùm pháo hoa nhiều màu . - Trong tranh có nhiều màu tươi và đẹp rực rỡ của một đêm hội với màu vàng, màu tím, màu xanh của pháo hoa, màu đỏ của mái ngói, màu xanh của lá cây. - Bầu trời có màu đen thẫmlàm nổi bật màu của pháo hoa và các mái nhà. - Khi nhìn vào bức tranh thì người xem biết đó là đêm hội. Vì tranh diễn tả cảnh trong đêm và bầu trời rực rỡ những chùm pháo hoa nhiều màu sắc - Tranh “Chiều về” vẽ cảnh ban ngày - Tranh vẽ cảnh nông thôn - Tranh vẽ có ngôi nhà, có cây dừa và có đàn trâu. - Tranh diễn tả cảnh bầu trời buổi chiều có màu da cam, màu đỏ của mái ngói, màu vàng của tường, màu xanh của lá cây… - Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh là chính. - Cảnh nông thôn thường vẽ đường làng, cánh đồng, nhà, ao, vườn, ngõ xóm… - Cảnh thành phố vẽ: nhà cửa san sát nhau, xe cộ nườm nượp qua lại… - Vẽ sông, biển, tàu thuyền,… - Vẽ đồi núi, cây, suối, nhà sàn… IV. Dặn dò: - Sưu tầm tranh phong cảnh - Chuẩn bị bài sau: Vẽ quả + Qan sát mộốtố quả dạng tròn quen thuộc - Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 10 Ngày tháng năm 20 Bài 10: VẼ QUẢ (QUẢ DẠNG TRÒN) I- Mục tiêu: - Biết được hình dáng, màu sắc một vài loại quả. - Biết cách vẽ quả, vẽ được hình một loại quả theo ý thích. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số quả thật như: quả bưởi, quả - Vở tập vẽ 1 cam, quả táo, quả xoài… - Bút chì, bút màu, tẩy - Một số quả dạng tròn. - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - GV giới thiệu các loại quả và đặt câu hỏi: + Đây là quả gì ? + Hình dáng các loại quả này như thế nào ? + Màu sắc các loại quả này như thế nào ? + Em hãy kể tên và màu sắc một số loại quả mà em thích ? * Có rất nhiều quả dạng hình tròn với hình dáng và màu sắc phong phú. Các em tự chọn quả để vẽ. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - GV đặt mẫu một số quả - Vẽ hình bên ngoài trước + Quả gần tròn thì vẽ hình gần tròn (như quả bí đỏ, quả cà chua…) + Quả đu đủ thì vẽ hai hình tròn.. - Nhìn mẫu vẽ cho đúng quả - Vẽ màu theo ý thích 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - Gv quan sát giúp đỡ cho hs 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Hs quan sát và trả lời: + Quả bưởi, quả táo, quả cam, quả xoài… + Các quả này đều có dạng hình tròn. + Quả bưởi có màu vàng. + Quả táo có màu xanh. + Quả cam có màu xanh đậm. + Quả xoài có màu vàng. + Hs trả lời. - Hs tự chọn mẫu để vẽ - Vẽ vừa phải với trang giấy - Vẽ màu giống với quả hoặc vẽ màu theo ý thích. - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại quả. - Chuẩn bị bài sau: vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm. + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 11 Ngày tháng năm 20 Bài 11: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở ĐƯỜNG DIỀM I- Mục tiêu: - Nhận biết được thế nào là đường diềm - Biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm - Nhận biết được vẻ đẹp ở đường diềm II. Chuẩn bị: GV HS - Một số đồ vật có trang trí đường diềm - Vở tập vẽ 1 như : khăn, áo, bát, giấy khen… - Bút chì, bút màu, tẩy - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm: + Đây là các đồ vật gì ? + Các đồ vật này được trang trí như thế nào ? * Những hình trang trí kéo dài lặp đi, lặp lại ở xung quanh giấy khen, ở miệng bát, cổ áo,…gọi là đường diềm - Em hãy tìm xem ở lớp mình có bạn nào mặc áo, váy, mũ… có trang trí đường diềm không ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu - GV cho hs quan sát đường diềm ở H.11 Bài 11 Vở tập vẽ 1: + Đường diềm này vẽ những hình gì ? và có màu gì ? + Các hình này sắp xếp như thế nào ? + Màu nền và màu hình vẽ như thế nào ? + Hình vẽ giống nhau vẽ màu như thế nào ? 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - Có nhiều cách vẽ màu + Vẽ màu xen kẽ ở hình bông hoa + Vẽ màu hoa giống nhau + Vẽ màu nền khác với màu hoa - Vẽ từ 2 đến 3 màu - Gv quan sát giúp đỡ cho hs 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Hs quan sát và trả lời: + Các đồ vật đó là: khăn, áo, bát, giấy khen… + Các đồ vật được trang trí bằng những hình vẽ giống nhau và kéo dài xung quanh. - Hs trả lời - Có hình vuông, màu lam - Hình thoi, màu cam - Các hình sắp xếp xen kẽ và lặp đi lặp lại - khác nhau - Giống nhau - Hs vẽ màu vào đường diềm H2, H3 Bài 11, Vở tập vẽ 1 - Hs chọn màu theo ý thích - Vẽ màu không lem ra ngoài hình vẽ - Hs nhận xét về: + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát các đồ vật như khăn vuông, giáy khen, áo váy… - Chuẩn bị bài sau: Vẽ tự do + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 12 Ngày tháng năm 20 Bài 12: VẼ TỰ DO I- Mục tiêu: - Biết tìm đề tài để vẽ theo ý thích - Vẽ được tranh phù hợp với đề tài đã chọn II. Chuẩn bị: GV HS - Sưu tầm một số tranh với đề tài khác - Vở tập vẽ 1 nhau - Bút chì, bút màu, tẩy - Một vài bài vẽ của hs năm trước III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Vẽ tranh tự do hay là vẽ tuỳ ý, mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mà mình thích như: phong cảnh, tĩnh vật, chân dung… - GV treo tranh 1: + Tranh vẽ gì ? + Hình ảnh chính trong tranh là gì? + Ngoài những hình ảnh chính trong tranh còn có những hình ảnh nào ? + Tranh vẽ những màu nào ? - Gv treo tranh 2: + Tranh vẽ gì ? + Màu sắc trong tranh như thế nào? + Màu nền vói màu hình người như thế nào ? - Ngoài ra em còn biết những loại tranh nào nữa? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Chọn đề tài để vẽ tranh - Vẽ hình ảnh chính trước: to, rõ ràng - Hình ảnh phụ bổ sung cho hình ảnh chính vẽ nhỏ hơn và phù hợp với nội dung tranh - Vẽ màu theo ý thích, màu phải nổi bật hình ảnh chính, và vẽ màu kín cả tranh. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ - Gv quan sát giúp đỡ cho hs 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em có nhận xét gì về bài vẽ của bạn? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - - Vẽ tranh ngôi nhà của em - Ngôi nhà là hình ảnh chính - Ngoài ra còn có cây cối trong vườn, có giếng nước, có những con gà trong sân làm cho bức tranh thêm sinh động.. - Có nhiều màu như: mái nhà màu vàng, ngôi nhà màu cam, cây màu xanh,…màu làm nổi rõ hình ảnh chính. -Tranh vẽ khuôn mặt người - Màu diễn tả rõ đặc điểm trên khuôn mặt người như : tóc có màu đen, da hồng ,môi đỏ, áo màu xanh… - Khác nhau - Hs trả lời - Hs chọn đề tài để vẽ - Vẽ vừa với phần giấy ở vở - Vẽ màu theo ý thích - Hs nhận xét về: + Hình ảnh + Cách sắp xếp + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát các hình dáng, màu sắc, mọi vật xung quanh: cỏ cây, hao, lá.. - Chuẩn bị bài sau: Vẽ cá + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 13 Ngày tháng năm 20 Bài 13: VẼ CÁ I- Mục tiêu: - Nhận biết hình dáng và bộ phận các con cá - Biết cách vẽ con cá - Vẽ được một con cá và vẽ màu theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh, ảnh về các loại cá - Vở tập vẽ 1 - Hình hướng dẫn cách vẽ con cá - Bút chì, tẩy, bút màu - Một số bài của hs vẽ III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv giới thiệu 1 số hình ảnh về cá với nhiều loại khác nhau và đặt câu hỏi : - Em thấy con cá có dạng hình gì ? - Các con cá có những bộ phận nào ? - Màu sắc của các con cá này ntn ? * Gv tóm tắt - Có nhiều loại cá có hình dạng khác nhau và màu sắc phong phú . 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ mình cá trước ( nhiều hình khác ) - Vé đuôi cá (đuôi cá có thể khác nhau ) - Vẽ chi tiết, mang, mắt, vây,vẩy… - Vẽ màu theo ý thích - Gv cho hs xem bài hs vẽ 3- Hoạt động 3: Thực hành. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ các loại cá khác nhau với các tư thế khác nhau như : con bơi lên, con bơi qua, con bơi lại .. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - - Các con cá có dạng gần tròn, con cá hình dài , có con hình quả trứng hay có con có dạng hình thoi. - Con cá có những bộ phận là : Đầu, mình, đuôi, vây - Các con cá có nhiều màu sắc rực rỡ - Vẽ con cá to vừa phải so với trang giấy ở Vở tập vẽ 1 - vẽ 1 đàn cá với nhiều loại con to con nhỏ . - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát các hình dáng, màu sắc, mọi vật xung quanh: cỏ cây, hao, lá.. - Chuẩn bị bài sau: Vẽ cá + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 14 Ngày tháng năm 20 Bài 14: VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG I- Mục tiêu: - Nhận thấy được vẻ đẹp của trang trí hình vuông - Biết cách vẽ màu theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - khăn vuông có trang trí, viên gạch hoa. - Vở tập vẽ 1 - Một số bài của hs năm trước - Bút chì, tẩy, bút màu - Một hình viên gạch hoa trang trí và Không trang trí III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo hình vẽ viên gạch hoa có trang trí có màu và viên gạch hoa không có màu rồi hỏi : - Em thích hình vẽ viên gạch hoa nào ? Vì sao * Gv tóm tắt -hình vuông có trang trí và và vẽ màu thì sẽ đẹp hơn. Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông - Gv ghi đề -trong cuộc sống chúng ta có nhiều đồ vật được trang trí hình vuông như : cái khăn, hộp bánh … - Em còn biết đồ vật nào hình vuông có trang trí - gv treo tranh - hình vuông này vẽ gì ? - hình bông hoa lớn ở giỡa gọi là hoạ tiết chính, còn hoạ tiết phụ là hình 4 con bướm ở 4 góc +màu sắc trong hình vuông này ntn? Gv tóm tắt : Màu ở mảng chính phải nổi bật và hình vẽ giống nhau phải vẽ màu giống nhau * Hoạt động 2: Cách vẽ - gv cho hs xem hình ở Vở tập vẽ + Hình vuông vẽ gì? +Mảng chính là gì ? +Mảng phụ là gì? +Vẽ màu như thế nào ? - Vẽ màu nền khác màu hoạ tiết - Vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau - Vẽ màu đều, gọn không ra ngoài hình vẽ 3- Hoạt động 3: Thực hành. - Gv cho hs quan sát các bài hs cũ - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - - Em thích viên gạch hoa ở hình 2 vì có trang trí và vẽ màu - - hs xem vật thật - hình viên gạch hoa - Hình bông hoa lớn ở giữa - Hình 4 con bướm ở 4 góc - Màu ở mảng chính nổi bật - Màu ở 4 góc giống nhau. - Có màu đậm và màu nhạt - Có ít màu - Hình các lá ở 4 góc - Hình thoi ở giữa hình vuông - Hình tròn ở giữa hình thoi - Là hình tròn - Là 4 cái lá - Hình thoi và hình tròn vẽ màu khác nhau và nổi bật - Hình giống nhau là 4 cái lá vẽ cùng màu - Hs thực hành. - HS nhận xét : + Màu sắc + Chọn bàu mình thích IV. Dặn dò: - Quan sát các hình dáng, màu sắc, mọi vật xung quanh: cỏ cây, hao, lá.. - Chuẩn bị bài sau: Vẽ cây + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 15 Ngày tháng năm 20 Bài 15: VẼ CÂY I- Mục tiêu: - Nhận biết các loại cây và hình dáng của chúng. - biết cách vẽ 1 loại cây - Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh, ảnh về các loại cây - Vở tập vẽ 1 - Hình hướng dẫn cách vẽ cây - Bút chì, tẩy, bút màu - Một số bài của hs vẽ III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv giới thiệu 1 số tranh, ảnh các laọi cây - Tranh vẽ các loại cây gì ? - Các cây có những bộ phận nào? Ngoài ra còn có thêm cây gì nữa? - Màu sắc các cây như thế nào? - Em hãy kể một số loại cây khác mà em biết 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ thân, cành - Vẽ vòm lá. - Vẽ thêm chi tiết - Vẽ màu theo ý thích 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs cũ - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để nhận xét + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Cây cối có tác dụng che bóng mát và cung cấp khí ôxy vì vậy các em nên chăm sóc, trồng cây và bảo vệ cây ở trường cũng như ở nhà, không nên chặt, bẻ cành cây - Tranh vẽ cây cau, cây dừa, cây chuối, cây phượng… - Cây có các bộ phận là : Thân cây, cành cây, vòm lá Một số loại cây còn có hoa, quả - Thân cây có màu khác với lá cây, - Hs trả lời - Hs vẽ - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát các hình dáng, màu sắc, mọi vật xung quanh - Chuẩn bị bài sau: Vẽ lọ hoa + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 16 Ngày tháng năm 20 Bài 16: VẼ LỌ HOA I- Mục tiêu: - Thấy được vẻ đẹp về hình dáng một số lọ hoa - Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh, ảnh một vài kiểu dáng lọ có - Vở tập vẽ 1 hình dáng và chất liệu khác nhau. - Một vài bài vẽ của hs - Bút chì, tẩy, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv giới thiệu 1 số tranh, ảnh một số lọ hoa có kiểu dáng khác nhau để hs quan sát nhận xét: + Các lọ hoa này có hình dáng như thế nào ? + Các lọ này làm bằng chất liệu gì? + Cái lọ gồm những bộ phận nào? + Nhà em có cắm hoa không? + Hình dáng nó ra sao? - Lọ hoa có rất nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ miệng lọ - Vẽ nét cong của cổ, thân lọ. - Vẽ đáy lọ. - Vẽ màu. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, giúp đỡ cho hs cách sắp xếp và cách vẽ hình 4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Lọ có dáng thấp, tròn - Lọ có dáng cao, thon - Lọ có cổ cao, thân phình to ở dưới - Các lọ làm bằng gốm, sứ, có lọ làm bằng thuỷ tinh… - Cái lọ có các bộ phận là: miệng lọ, cổ lọ, thân lọ và đáy lọ. - Hs trả lời - Hs vẽ lọ hoa phù hợp với trang giấy ở vở tập vẽ 1 - Vẽ màu theo ý thích. - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Hs chọn ra bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát lọ hoa có hình dáng khác nhau - Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: ngôi nhà của em + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 17 Ngày tháng năm 20 Bài 17: Vẽ tranh: NGÔI NHÀ CỦA EM I- Mục tiêu: - Biết cách vẽ tranh đề tài ngôi nhà của em. - Vẽ được tranh có ngôi nhà và cây…Vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh, ảnh phong cảnh có nhà, - Vở tập vẽ 1 cây. - Tranh vẽ của hs về đề tài: “Ngôi nhà - Bút chì, tẩy, màu vẽ của em”. III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Giới thiệu bài: Để tìm hiểu về bài học hôm nay, chúng ta cùng xem tranh 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh: + Tranh vẽ gì ? + Tranh vẽ ngôi nhà có đẹp không? - Ngôi nhà là hình ảnh rất quen thuộc gần gũi với chúng ta. Có lẽ ai cũng có nhiều kỉ niệm về ngôi nhà của mình. Hôm nay chúng ta học bài: Vẽ tranh “Ngôi nhà của em” - GV ghi bảng - Chúng ta xem lại tranh của bạn? + Em nào cho cô biết nhìn vào tranh em thấy hình ảnh gì trước? + Vì sao em thấy ngôi nhà trước tiên? * Gv nhận xét: - Bạn vẽ ngôi nhà là mảng chính, bạn đã vẽ to, rõ, nằm ngay trung tâm của bức tranh. - Ngoài ra trong tranh còn có gì? - GV treo tranh 2: + Tranh này vẽ gì? + Ngoài ngôi nhà ra còn có gì? - Hai tranh các em vừa xem thì các ngôi nhà có phần nào giống nhau? * Có nhiều ngôi nhà khác nhau như: nhà cao tầng, nhà trệt, nhà sàn… em tự chọn cho mình 1 ngôi nhà mà em thích để vẽ. 2- Hoạt động 2: - GV vẽ: + Vẽ ngôi nhà trước, vẽ to + Vẽ thêm các hình ảnh phụ xung quanh nhà. - Ngôi nhà của cô đẹp chưa? Còn phải làm gì? - Vẽ màu theo ý thích, mảng chính vẽ màu rõ ràng có màu đậm, màu nhạt, vẽ màu kín tranh. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs của hs vẽ - Gv quan sát, gợi ý thêm cho hs. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GVchọn một số bài + Em có nhận xét gì về các bài vẽ? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương 1 số bài. - Tranh vẽ ngôi nhà. - Em thấy ngôi nhà trước tiên. - Vì ngôi nhà bạn vẽ to, tô màu đậm, nên em nhìn thấy trước. - Ngoài ra còn có đường đi, cây hoa, các con vật… - Tranh này vẽ 2 ngôi nhà khác nhau. - Ngoài ra còn có đường đi, cây hoa, các con vật. - Các ngôi nhà đều có: + Mái nhà + Tường nhà + Cửa ra vào và cửa sổ - Bức tranh chưa đẹp còn phải vẽ màu. - Vẽ ngôi nhà của em ở vở tập vẽ 1. - Vẽ ngôi nhà to, phù hợp với trang giấy. - Không dùng thước để vẽ - Hs nhận xét về + Hình vẽ + Màu sắc + Chọn Bài mình thích. - Qua bài học này các em về nhà phải biết giúp đỡ bố, mẹ những công việc nhà như quét dọn, lau, trồng hoa, chăm sóc ngôi nàh của mình để ngôi nhà thêm đẹp. IV- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông + Mang theo đầy đủ đồ dùng học TUẦN 18 Ngày tháng năm 20 Bài 18: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG I- Mục tiêu: - Nhận biết được vài cách trang trí hình vuông đơn giản - Biết vẽ tiếp vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Một vài bài trang trí hình vuông đơn giản - Vở tập vẽ 1 - Một số bài của hs vẽ - Bút chì, tẩy, bút màu III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo một số hình vuông được trang trí và đặt câu hỏi: + Các hình vuông được trang trí giống nhau không? + Em nào có thể tìm ra sự khác nhau về cách trang trí ở H1 và H2? + Và H3 và H4 được trang trí như thế nào? + Các hình vẽ giống nhau trong một hình vuông vẽ như thế nào ? + Trong hình vuông hình vẽ giống nhau thì vẽ màu như thế nào ? + Các em có thể vẽ màu như H1 và 2 hoặc 3 và 4 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - GV treo bài tập ở vở tập vẽ phóng to: + Hình vuông này vẽ gì? + Các cánh đã vẽ hoàn chỉnh chưa? + Chúng ta phải làm gì? + Để hình vuông đẹp hơn chúng ta phải làm gì ? - Tìm và chọn hai màu để vẽ. + Màu của 4 cánh hoa + Màu nền - Vẽ cùng 1 màu 4 cánh hoa trước - Vẽ màu cho đều, không lem ra ngoài. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em thích bài nào nhất? Vì sao? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Các hình vuông trang trí không giống nhau. - H1 là những ô vuông. - H2 được trang trí bằng những hình tam giác. - H3 được trang trí có 4 hình vuông nhỏ ở 4 góc và 1 hình vuông lớn ở giữa. - H4 thì được trang trí là 1 hình thoi và bông hoa nằm ở trong hình thoi - Hình vẽ giống nhau thì phải bằng nhau - Giống nhau. - Hình vuông có 4 cái lá ở 4 góc và có 1 hình tròn ở giữa. - Vẽ tiếp vào chỗ còn thiếu. - Vẽ màu - Hs vẽ các cánh hoa cho đều nhau, cân đối theo đường trục. - Tìm màu theo ý thích từ 2 đến 3 màu - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ + Cách vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Vẽ gà + Quan sát con gà. + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 19 Ngày tháng năm 20 Bài 19: VẼ GÀ I- Mục tiêu: - Nhận biết hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái. - Biết cách vẽ một con gà - Vẽ được một con gà theo ý thích - Yêu mến vật nuôi trong gia đình. II. Chuẩn bị: GV HS - Trang, ảnh về các loại gà: gà mái, gà con, - Vở tập vẽ 1 gà trống. – Bút chì, tẩy, màu vẽ.. - Một số bài của hs vẽ III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh: + Tranh vẽ gì ? + Các con gà có hình dáng, đặc điểm như thế nào ? - Con gà có các bộ phận chính nào? - Nhà các em có nuôi gà không? Đó là những loại gà gì ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ phác các bộ phận chính - Vẽ các chi tiết - có thể tạo dáng khác nhau như: đi, đứng, chạy nhảy… - Vẽ màu theo ý thích. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em thích bài nào nhất? Vì sao? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương * Các con vật mang lại nhiều điều có ích cho con người chúng ta, các em phải biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình, giúp đỡ bố, mẹ các công việc nhẹ như cho gà, vịt ăn, chăm nom chúng. - Tranh vẽ gà trống, gà mái,gà con - Con gà trống có bộ lông rực rỡ, mào đỏ đuôi gà cong, cánh khoẻ, chân gà to cao, mỏ vàng, dáng đứng oai vệ - Con gà mái có mào nhỏ, lông gà mái ít màu hơn gà trống, đuôi, chân ngắn.. - Gà con thì đầu và mình nhỏ, cảnh nhỏ, hai chân ngắn... - Đầu, mình đuôi, chân.. - Hs vẽ một con gà hoặc 1 đàn gà nhiều con - Vẽ vừa với phần giấy quy định - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ + Cách vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát các con vật nuôi trong gia đình - Chuẩn bị bài sau: Vẽ quả chuối + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 20 Ngày tháng năm 20 Bài 20: VẼ QUẢ CHUỐI I- Mục tiêu: - Nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối - Vẽ được quả chuối gần giống với mẫu II. Chuẩn bị: GV HS - Trang, ảnh về các loại quả khác nhau - Vở tập vẽ 1 như: chuối, ớt, dưa chuột, dưa gang.. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. - Một số bài của hs vẽ - Một vài quả chuối, ớt thật III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh: + Tranh vẽ những quả gì ? + Các quả này có gì giống nhau và khác nhau? + Em còn biết những loại quả nào khác ? + Quả chuối gồm những phần nào? + Màu sắc của quả chuối như thế nào ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ hình dáng quả chuối - Vẽ thêm cuống, núm.. cho giống quả chuối hơn - Vẽ màu theo ý thích. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em thích bài nào nhất? Vì sao? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương - Tranh vẽ quả chuối, quả ớt, quả dưa... *Giống nhau : đều có hình tròn dài * Khác nhau : + Quả chuối tròn, dài to có màu vàng. + Quả ớt thì nhỏ hơn và có màu đỏ + quả dưa thì to hơn quả chuối và quả ớt và có màu xanh. - Hs trả lời - Cuống, thân, núm.. - Quả chuối chưa chín có màu xanh, chín có màu vàng. - HS vẽ - Vẽ vừa với phần giấy quy định - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ + Cách vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát một số quả cây - Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình vẽ ở phong cảnh + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 21 Ngày tháng năm 20 Bài 21: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở PHONG CẢNH I- Mục tiêu: - Củng cố cách vẽ màu - Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích - Thêm yêu mến cảch đẹp quê hương, đất nước, con người. II. Chuẩn bị: GV HS - Trang, ảnh phong cảnh - Vở tập vẽ 1 - Một số bài của hs năm trước - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. - Một vài quả chuối, ớt thật III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh: + Tranh vẽ cảnh gì ? + Trong cảnh biển có gì ? + Trong tranh có màu gì ? - Gv treo tranh 2 + Tranh vẽ gì ? + Cảnh này ở đâu ? + Màu sắc trong tranh như thế nào? * Tranh phong cảnh là tranh chủ yếu vẽ cảnh là chính. Có nhiều loại phong cảnh như: cảnh biển, cảnh đồng quê, cảnh thành phố, cảnh núi đồi… 2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu: - Gv treo tranh H.3 phóng to: + Tranh vẽ cảnh gì ? + Cảnh miền núi này có gì ? - Tranh này các em thấy đẹp chưa? Vì sao ? - Để bức tranh đẹp hơn, chúng ta vẽ màu - Vẽ màu theo ý thích, vẽ đều màu - Chọn những màu khác nhau để vẽ vào các hình: núi, mái nhà, tường nhà, cửa, lá cây, thân cây, áo váy… - Vẽ màu phải có đậm, có nhạt. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em thích bài nào nhất? Vì sao? + Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét và tuyên dương * Đất nước Việt Nam chúng ta có rất nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các em nếu có điều kiện tìm hiểu thêm, riêng ở làng quê mình cũng có những cảnh đẹp như cánh đồng, ngõ xóm…các em phải luôn giữ gìn sạch sẽ, cây cối xanh tươi để làm quê hương mình thêm đẹp hơn. - Tranh vẽ cảnh biển - Cảnh biển có thuyền, người, núi… - Màu xanh của nước biển chiếm toàn bộ tranh, có màu vàng của nắng, màu xanh của lá cây, của thuyền, núi… - Tranh vẽ cổng làng, cây cối và một người - Cảnh nông thôn - Cổng làng có màu đà, màu xanh của cây cối, con đường có màu vàng.. - Cảnh miền núi - Dãy núi, ngôi nhà sàn, cây và cây chuối, có hai người. - Chưa đẹp vì chưa vẽ màu - Hs chọn màu để vẽ - Hs quan sát, nhận xét về: + Cách vẽ màu + Màu sắc + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát vật nuôi trong nhà về hình dáng các bộ phận và màu - Chuẩn bị bài sau: Vẽ vật nuôi trong nhà. + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 22 Ngày tháng năm 20 Bài 22: VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ I- Mục tiêu: - Nhận biết hình dáng,đặc điểm, màu sắc 1 vài con vật nuôi trong nhà. - Biết cách vẽ con vật quen thuộc. - Vẽ được hình và vẽ màu 1 con vật theo ý thích. - Biết yêu thương, bảo vệ và chăm sóc các con vật. II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh, ảnh con gà, con mèo, - Vở tập vẽ 1 con bò... - Bút chì, bút màu. - Một số bài của hs vẽ - Một vài tranh vẽ về con vật III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh: + Đây là con vật gì? + Các con vật này có đặc điểm như thế nào? + Nhà em còn có nuôi những con vật gì khác? + Các con vật đều có những bộ phận gì? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ bộ phận nào trước? - Vẽ chi tiết sau - Vẽ màu theo ý thích. - Vẽ thêm 1 vài hình ảnh khác - Vẽ nhiều hình dáng khác nhau 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét và tuyên dương * Qua bài học này các em phải biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình và chúng mang lại lợi ích cho chúng ta. - Con gà, con thỏ, con mèo - Con gà trống có mào đỏ to ở trên đầu, mình to tròn, đuôi cong dài nhiều màu, lông mượt, chân to khoẻ... - Con mèo có mình dài tròn, đuôi dài, tai ngắn, có màu khoang đen, trắng và có râu... - Con thỏ có mình giống mèo nhưng khác là tai dài, đuôi ngắn. - Trâu, bò, vịt, lợn, chó... - Đầu, mình, chân, đuôi. - Vẽ các bộ phận chính: Mình, đầu, chân, đuôi. - Mắt, mũi, miệng, tai...sau - Cây, cỏ, hoa, mây, mặt trời... - Đi, đứng, nằm. chạy... - HS vẽ 1 hoặc 2 con vật nuôi theo ý thích - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ + Cách vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Xem tranh các con vật + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. Æ TUẦN 23 Ngày tháng năm 20 Bài 23: XEM TRANH CÁC CON VẬT I- Mục tiêu: - Tập quan sát, nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết được vẻ đẹp của tranh - Thêm gần gũi và yêu thích các con vật II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh vẽ 1 số con vật của thiếu nhi. - Vở tập vẽ 1 - Tranh in ở sgk trang 28 - Bút chì, bút màu. III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh ở vở tập vẽ 1( phóng to) * Tranh có tên là gì? - Tranh “Các con vật của bạn Cẩm Hà vẽ bằng sáp màu và but dạ. + Tranh vẽ những con vật nào? - Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh - Trong tranh còn có hình ảnh nào nửa? - Em thấy màu sắc trong tranh bạn vẽ như thế nào? * Bức tranh của bạn Cẩm Hà có các con vật là mảng chính nên bạn vẽ to, rõ ràng ở giữa, ngoài ra còn có cảnh phụ là trời, cây, hoa… làm cho tranh sinh động hơn - Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không? Vì sao? * Tranh 2; * Tranh có tên là gì? - Vì sao em biết là đàn gà - Tranh đàn gà của bạn Thanh Hữu vẽ bằng bút dạ và sáp màu. - Những con gà ở đây như thế nào? - Tranh có những màu gì? - Ngoài ra còn có gì ? - Em thấy các con gà trong tranh của bạn Thanh Hữu có dễ thương không? - Em có thích bức tranh của bạn không? - Các em vừa được xem những con vật trong tranh của bạn vẽ rất dễ thương và ngộ nghĩnh. Các em hãy quan sát con vật và vẽ theo ý thích của mình. * Các con vật rất gần gũi với con người chúng ta. Những con vật này đem lại lợi ích cho chúng ta, các em phải biết yêu thương và chăm sóc những con vật nuôi trong gia đình. 2- Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá - GV nhận xét, khen ngợi 1 số hs phát biểu xây dựng bài, động viên khích lệ những em còn thụ động, rụt rè. - Các con vật. - Bạn Cẩm Hà vẽ con mèo, con gà, con trâu, con bướm, con chim... - Các con vật nổi bật rõ nhất trong tranh. - Ngoài ra còn có cây, hoa, mặt trời. - Con trâu có màu đen, con gà có màu vàng, đỏ, xanh, cam, con mèo có thân màu vàng, đầu, đuôi, chân có màu xanh, con chim, bướm có nhiều màu rực rỡ. - Hs trả lời - Tranh đàn gà - Bạn đã vẽ rất nhiều con gà: Gà trống, gà mái, gà con... - Các con gà với những dáng vẻ khác nhau: con đi, con đang ăn... - Trong tranh có con gà trống màu tím, có mào đỏ, lông đuôi nhiều màu : xanh, đỏ, cam... gà mái có màu xanh lam, đuôi ngắn, ít màu, những con gà con có màu vàng, màu đỏ... - Ngoài ra còn có đất màu xanh, mặt trời màu đỏ, mây màu xanh lam... - Hs trả lời - Hs trả lời IV. Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc các con vật - Vẽ 1 con vật mà em yêu thích. - Chuẩn bị bài sau: Vẽ cây, vẽ nhà. + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 24 Ngày tháng năm 20 Bài 24 : VẼ CÂY, VẼ NHÀ I- Mục tiêu: - Nhận biết hình dáng của cây và nhà. - Biết cách vẽ cây, vẽ nhà. - Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh, ảnh một số cây và nhà… - Vở tập vẽ 1 - Hình minh hoạ một số cây và nhà - Bút chì, bút màu. - Một số bài của hs vẽ III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh: + Tranh vẽ gì ? + Cây có những bộ phận nào ? + Cây có màu sắc như thế nào ? * Gv treo tranh về ngôi nhà + Tranh vẽ những gì ? + Ngôi nhà có nhữngbộ phận nào ? + Hình dáng của ngôi nhà như thế nào ? + Có những loại nhà gì ? - Gv giới thiệu một số tranh phong cảnh có cây, có nhà, đường, ao, hồ - Em hãy kể về ngôi nhà và vườn cây của nhà em? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Các bài vẽ cây, vẽ nhà chúng ta đã được học. Em hãy nhắc lại cách vẽ? - Có thể vẽ một hoặc hai ngôi nhà. Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét và tuyên dương * Để ngôi nhà của chúng ta sạch đẹp, các em phải thường xuyên quét dọn sạch sẽ, để các đồ vật gọn gàng, ngăn nắp, chăm sóc cây cối, hoa.. cho xanh tốt để ngôi nhà chúng ta thêm đẹp hơn mát mẻ hơn. - Cây - Cây có : lá, vòm lá, tán lá, thân cây, cành cây, có cây còn có hoa và quả... - Thân cây, có màu đen, màu đà... lá cây có màu xanh non, xanh đậm, vàng, đỏ... - Các ngôi nhà - Mái nhà, tường, cửa sổ, cửa ra vào. - Mái nhà có hình tam giác, hình thang, cửa sổ, cửa ra vào có hình vuông, hình chữ nhật... - Nhà trệt, nhà cao tầng, nhà sàn.. - Vẽ cây : vẽ thân, cành trước. Vẽ vòm lá sau, có thể vẽ thêm hoa quả.. - Vẽ nhà : Vẽ mái nhà trước, tường nhà, cửa sau. - Vẽ màu - Hs thực hành - Hs quan sát, nhận xét về: + Hình vẽ + Cách vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình tranh dân gian + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 25 Ngày tháng năm 20 Bài 25: VẼ MÀU VÀO HÌNH TRANH DÂN GIAN I- Mục tiêu: - Làm quen với tranh dân gian - Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ lợn ăn cây ráy - Bước đầu nhận biết vẻ đẹp của tranh dân gian II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh dân gian - Vở tập vẽ 1 - Hình tranh “ Lợn ăn cây ráy” phóng to - Bút chì, bút màu. chưa có màu và có màu. - Một số bài của hs vẽ III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv giới thiệu về tranh dân gian: + Tranh dân gian là do nhân dân sáng tác ra và được lưu truyền từ đời này sang đời khác là một dòng tranh nổi tiếng ở nước ta. Trong những ngày lễ tết người dân 9 miền bắc) hay đi chợ mua tranh về treo trang trí cho ngôi nhà của mình. Và tranh này còn gọi là tranh tết. - Cô giới thiệu cho các em một số tranh dân gian đó là: Tranh Gà đàn, tranh Phú quý, tranh Ddoinhtiên Hoàng…trong đó có tranh lợn ăn cây ráy. - Tranh Lợn ăn cây ráy là loại tranh dân gian của làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Gv treo tranh + Tranh vẽ gì ? Trong tranh con lợn được vẽ như thế nào ? - Con lợn gồm những bộ phận nào ? - Trên mình con lợn có gì ? * Trên mình con lợn có vòng xoáy âm dương biểu thị ước mơ của người xưa muốn có một cuộc sống ấm no, phồn thịnh. - Gv mời 1 hs lên bảng chỉ từng bộ phận - Ngoài ra con lợn còn có gì ? + Bức tranh nào đẹp hơn? Vì sao ? + Các em có muốn bức tranh của mình đẹp không? Vì sao ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu - Chọn màu tuỳ thích, nên chọn những màu khác nhau để vẽ từng chi tiết : mắt, mũi, miệng… - Chọn màu thích hợp vẽ màu nền để làm nổi rõ con lợn - Vẽ màu bộ phận nào trước cũng được - Vẽ đều màu không chờm ra ngoài. 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét và tuyên dương - Bức tranh vẽ Lợn ăn cây ráy - Tranh vẽ con lợn to, các nét rõ - Mắt, mũi, miệng, tai, mình, đuôi, chân.. - Trên mình con lợn có những vòng xoáy - hs lên bảng - Ngoài ra còn có cây ráy, mô đất… - Tranh 2 đẹp hơn vì đã được vẽ màu hoàn chỉnh làm nổi bật con lợn nên đẹp hơn -Phải vẽ màu cho đẹp - Hs chọn để vẽ - Hs quan sát, nhận xét về : + Cách vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Vẽ chim và hoa TUẦN 26 Ngày tháng năm 20 Bài 26: VẼ CHIM V À HOA I- Mục tiêu: - Hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa - Vẽ được tranh có chim và hoa - Biết yêu thương loài vật và bảo vệ thiên nhiên II. Chuẩn bị: GV HS - Một tranh về các loài hoa - Vở tập vẽ 1 - Hình minh hoạ cách vẽ chim và hoa - Bút chì, bút màu. - Một số bài của hs vẽ III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh : + Tranh vẽ gì ? + Có những loại hoa gì ? + Màu sắc của các loại hoa như thế nào ? + Hoa gồm có những bộ phận nào? - GV treo tranh + Tranh vẽ gì ? + Màu sắc của các con chim như thế nào ? + Con chim có những bộ phận nào ? - Em hãy kể một số loài hoa và chim mà em biết ? - Có rất nhiều loài hoa và loài chim khác nhau, mỗi loài có hình dáng và màu sắc riêng đẹp. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu - Vẽ hình - Vẽ màu - Vẽ màu theo ý thích. - Gv vẽ mẫu trên bảng 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. - Vẽ màu có đậm có nhạt 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét và tuyên dương * Bài vẽ của các em vẽ hoa rrats đẹp nhưng hoa thật thì đẹp hơn , các em phải biết chăm sóc hoa, tưới nước cho hoa ở trường cũng như ở nhà , để cho hoa làm ngôi trường hay ngôi nhà của mình thêm đẹp hơn - Vườn hoa - Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa mai… - Hoa có rất nhiều màu sắc rực rỡ như hoa hồng thì có màu đỏ, màu hồng, màu vàng… - Hoa cúc có màu vàng - Hoa đồng tiền có màu đỏ, màu vàng… - Các loài hoa đang đua nhau khoe sắc - Hoa gồm có : Đài hoa, cánh hoa, và nhị hoa - Tranh các con chim - Chim cũng có rất nhiều màu sắc khác nhau và đẹp như màu xanh, màu nâu, màu vàng, màu đỏ… - Chim gồm có : Đầu, mình, cánh, đuôi, và chân - Hs trả lời - Hs quan sát - Hs vẽ vừa với phấn giấy ở vở tập vẽ - Vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động - Hs quan sát, nhận xét về : + Hình vẽ + Cách vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau : Vẽ oto + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 27 Ngày tháng năm 20 Bài 27: VẼ ÔTÔ I- Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với việc tạo dáng đồ vật. - Vẽ được một chiếc ôto theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Sưu tầm tranh, ảnh một số kiểu dáng - Vở tập vẽ 1 ôto hoặc ôto đồ chơi - Bút chì, bút màu. - Một số bài của hs vẽ III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv treo tranh : + Tranh vẽ gì ? + Oto gồm những bộ phận nào ? + Trong tranh có những loại oto nào ? + Ngoài ra em còn biết những loại oto nào ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu - Vẽ thùng xe - Vẽ buồng lái - Vẽ bánh xe - Vẽ cửa lên xuống, của kính - Vẽ màu theo ý thích 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. - Có thể trang trí thêm cho oto đẹp. 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét và tuyên dương - Tranh vẽ oto - Oto gồm có : + Buồng lái + Thùng xe ( chở hàng, chở khách..) + Bánh xe ( hình tròn ) + Có nhiều màu khác nhau ( màu đỏ, màu xanh, màu vàng..) - Tranh có oto tải dùng để chở hàng, oto con, oto chở khách( xe buýt)… - Ngoài ra còn có một số loại oto khác như: + Các loại xe tải + Các loại oto con lớn, nhỏ khác nhau + Xe cần cẩu… - Hs tự vẽ một kiểu oto theo ý thích - Vẽ vừa với phần giấy ở vở tập vẽ - Vẽ màu theo ý thích - Hs quan sát, nhận xét về : + Hình vẽ + Màu sắc + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Quan sát các loại oto - Chuẩn bị bài sau : Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông, đường diềm + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 28 Ngày tháng năm 20 Bài 28: VẼ TIẾP HÌNH VÀ TIẾP MÀU VÀO HÌNH VUÔNG, ĐƯỜNG DIỀM I- Mục tiêu: - Thấy được vẻ đẹp của hình vuông, đường diềm có trang trí - Biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm - Vẽ được hoạ tiết theo chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Một số bài trang trí hình vuông và - Vở tập vẽ 1 đường diềm - Bút chì, bút màu. - Một số bài của hs vẽ III- Các hoạt động dạy - học - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - Gv giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, đường diềm + Hình vuông này vẽ gì ? + Các bông hoa này vẽ như thế nào + Màu sắc trong hình vuông này như thế nào ? - Gv treo đường diềm: + Đường diềm này vẽ gì ? + Cách sắp xếp các bông hoa như thế nào ? + Màu sắc như thế nào ? - Các em thấy hình vuông và đường diềm thường được trang trí ở đâu ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Gv teo bài tập ở vở tập phóng to: - Bài vẽ này đã hoàn chỉnh chưa? Nếu chưa chúng ta phải làm gì ? - Vẽ tiếp ở chỗ nào ? - Hoạ tiết giống nhau vẽ như thế nào ? - Vẽ xong chúng ta làm gì ? - Vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu có đậm có nhạt, màu nổi bật hoạ tiết chính 3- Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho hs xem một số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ. - Vẽ màu có đậm có nhạt 4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV chọn một số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét và tuyên dương - Hình vuông vẽ một bông hoa lớn ở giữa và 4 bông hoa nhỏ ở 4 góc - Bông hoa giống nhau vẽ bằng nhau - Màu của hoa lớn ở giữa nổi bật , màu của hoa ở 4 góc được vẽ cùng màu. Màu nền và màu hoa khác nhau - Đường diềm và hoa - Các bông hoa được sắp xếp lặp đi, lặp lại - Màu ở các bông hoa giống nhau. Màu nền và màu hoa khác nhau - Khăn, áo, váy, gạch hoa… - Chưa hoàn chỉnh - Vẽ tiếp hình và vẽ màu - Hs lên bảng - Bằng nhau - Vẽ màu - Hs thực hành - Hs quan sát, nhận xét về : + Hình vẽ + vẽ màu + Chọn bài mình thích. IV. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau : Vẽ tranh đàn gà + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ. TUẦN 29 Ngày tháng năm 20 Bài 29: VẼ TRANH ĐÀN GÀ I. Mục tiêu: - Ghi nhớ hình ảnh về những con gà - Biết vẽ được tranh vẽ đàn gà theo ý thích - Biết chăm sóc, yêu quý vật nuôi trong nhà II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh, ảnh và đàn gà - Vở tập vẽ 3 - Một vài bài hs vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Gv treo tranh về đàn gà và hỏi: + Tranh vẽ gì ? + Có những loại gà nào trong tranh ? + Hình dáng của các con gà trong tranh như thế nào ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? + Ngoài ra trong tranh còn có gì ? - Nhà em có nuôi gà không? Có những loại gà nào ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Nhớ lại cách vẽ con gà ở Bài 19 chúng ta vẽ như thế nào ? - Vẽ thêm cảnh phụ cho tranh sinh động 3- Hoạt động 3: Thực hành - Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ. - Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. - Em có nhận xét gì ? - Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét và tuyên dương * Con gà mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, như cho ta trứng, thịt, gáy thức buổi sáng… Vì vậy các em phải biết yêu thương chăm sóc và bảo vệ loài vật. - Tranh vẽ Đàn gà - Tranh có gà trống, gà mái và những gà con ở xung quanh - Hình dáng của các con gà khác nhau, con đang ăn, con đi, có con đang đùa giỡn… - Con gà trống có mào đỏ, lông đuôi nhiều màu, gà mái ít màu hơn và đàn gà được vẽ màu đậm - Có cây, cỏ, hoa, mặt trời, nhà… - Hs trả lời. - Vẽ các bộ phận chính trước: đầu, mình, chân, đuôi.. - Vẽ các chi tiết sau: mắt, mũi, miệng... - Vẽ màu - Nhà, cây, hoa, mặt trời, mây - Vẽ một con gà hay một đàn gà vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1 - Vẽ cảnh phụ cho phù hợp - Vẽ màu nổi bật đàn gà - Hs nhận xét về: + Hình vẽ + Màu sắc + Chọn bài mình thích IV. Dặn dò: -Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi - Chuẩn bị bài sau: Xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt + Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ TUẦN 30 Ngày tháng năm 20 Bài 30: XEM THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT I. Mục tiêu: - Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi - Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh - Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi II. Chuẩn bị: GV HS - Một số tranh thiếu nhi vẽ về đề tài - Vở tập vẽ 3 sinh hoạt khác nhau - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. - Tranh ở Vở tập vẽ 1 III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Gv treo tranh và hỏi: + Tranh vẽ những cảnh gì ? 2- Hoạt động 2: Xem tranh - Giới thiệu tranh ở Vở tập vẽ + Tranh này có tên là gì ? + Tranh vẽ gì ? + Hình dáng của các bạn trong tranh như thế nào ? + Em thấy trong tranh hình ảnh nào nổi bật ? - Hình ảnh các bạn là hình ảnh chính trong tranh nên được vẽ to rõ ràng ở giữa tranh + Ngoài ra trong tranh còn có gì ? - Những hình ảnh đó còn gọi là hình ảnh phụ bổ sung cho tranh thêm sinh động - Em thấy trong tranh có những màu gì ? - Xem tranh các em có cảm nhận gì ? * Những bức tranh các em vừa xem là những tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh các em cần quan sát để đưa ra nhận xét của mình về tranh đó. - Để môi trường xanh, sạc, đẹp, các em cần làm gì ? 3-Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét tiết học - Động viên khuyến khích hs có ý kiến nhận xét tranh - HS trả lời: - Tranh 1: Vẽ cảnh sinh hoạt trong gia đình ( bữa cơm) - Tranh 2: Vẽ cảnh phố phường, nhà cửa san sát, xe cộ qua lại - Tranh 3: Vẽ cảnh trường em - Tranh 4: Vẽ các bạn chơi nhảy dây - Hs tự đặt tên cho tranh - Tranh vẽ các bạn đạng dọn vệ sinh môi trường - Mỗi bạn làm một công việc, hình dáng của mỗi bạn được vẽ khác nhau, bạn cúi quét rác, bạn xách nước, bạn tưới cây, bạn cho gà ăn ở sân, mỗi người một hướng… - Các bạn đang lao động dọn vệ sinh nổi bật trong tranh. - Ngoài ra còn có nhà, cây, gà, thùng rác, rau… - Tranh có nhiều màu sắc, đa số là màu xanh chiếm phần lớn trong tranh, màu xanh đậm, xanh non, xanh nhạt. - Hs trả lời - Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qyu định, chăm sóc cây xanh, … không bẻ cành… IV. Dặn dò: - Về nhà tập quan sát tranh và nhận xét tranh - Chuẩn bị bài sau: Vẽ cảnh thiên nhiên + Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ TUẦN 31 Ngày tháng năm 20 Bài 31: VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: - Tập quan sát thiên nhiên - Vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích - Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh, ảnh phong cảnh nông thôn - Vở tập vẽ 1 miền núi, phố phường, sông biển.. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. - Một vài bài của hs vẽ III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Gv treo tranh: + Tranh vẽ gì? + Cảnh sông biển có những hình ảnh gì ? + Trong tranh có những màu gì ? - Gv treo tranh 2 : + Tranh vẽ cảnh gì ? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? + Cảnh này em thấy ở đâu ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? - Ngoài những cảnh này em còn biết những cảnh gì ? * Cảnh thiên nhiên là cảnh vật ở xung quanh chúng ta các em tự chọn cảnh mà mình thích để vẽ. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Chọn cảnh vẽ. - Vẽ hình ảnh chính trước: vẽ to rõ ràng - Vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động - Vẽ màu làm nổi bật hình ảnh chính của tranh. - Màu có đậm, có nhạt. - Vẽ cả màu nền của tranh 3- Hoạt động 3: Thực hành - Gv cho hs xem một số bài hs vẽ - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ 4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét, tuyên dương * Cảnh thiên nhiên của đất nước ta rất phong phú, tươi đẹp các em quan sát tìm hiểu thêm những cảnh đẹp đó nhé. - Vẽ cảnh sông biển - Biển, thuyền, mây, trời… - Hs trả lời - Cảnh nông thôn - Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu…. - Cảnh nông thôn ở làng queeh- Hs trả lời. - cảnh phố phường có nhà, đường phố, xe cộ đông đúc… - Cảnh vườn cây, có nhiều cây, hoa.. - Cảnh nhà em có nhà, cây, giếng nước, đàn gà… - Cảnh trường học có trường, cây, trụ cờ, bồn hoa… - Vẽ hình ảnh thể hiện đặc điểm của thiên nhiên( miền núi, miền biển…) - Vẽ mạnh dạn,. thoải mái. - Hs nhận xét: + Hình vẽ + Màu sắc + Chọn bài mình thích IV. Dặn dò: - Hoàn thành xong bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau: Vẽ đường diềm trên áo váy + Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ TUẦN 32 Ngày tháng năm 20 Bài 32: VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO VÁY I. Mục tiêu: - Hs nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm(đặc biệt là trang phục miền núi) - Biết cách vẽ đường diềm trên áo váy - Vẽ đường diềm trên áo váy và vẽ màu theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh, ảnh 1 số đồ vật : thổ cẩm, áo - Vở tập vẽ 1 khăn, túi có trang trí đường diềm - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. - Một số hình minh hoạ bước vẽ đường diềm - Một vài bài vẽ của hs III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Gv cho hs xem một số đồ vật: áo, váy, khăn… - Đường diềm được trang trí ở đâu? - Trang trí đường diềm dùng để làm gì ? - Màu sắc trang trí đường diềm như thế nào ? - Trong lớp ta bạn nào có áo váy trang trí đường diềm ? * Đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí áo, váy và trang phục của các dân tộc miền núi 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Vẽ hình: + Chia các ô đều nhau + Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau: xen kẽ hoặc nối tiếp - Vẽ màu theo ý thích. Màu nền khác với màu hình vẽ. - Vẽ màu áo, váy khác màu đường diềm. đều màu không lem ra ngoài 3- Hoạt động 3: Thực hành - Gv cho hs xem một số bài của các bạn vẽ - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ 4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét tuyên dương - Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp hơn, em có thể trang trí đường diềm ở nhãn vở. - ở cổ áo, tay áo, lai áo - Khăn thì trang trí viền ở hai đầu. - Làm cho áo váy thêm đẹp - Hình vẽ giống nhau thì vẽ màu giống nhau. Màu nền khác với màu hình vẽ - Hs chia đều các khoảng. Vẽ khác nhau ở mỗi hs - Hs nhận xét: + Hình vẽ(đều hay không) + Màu sắc + Chọn bài mình thích IV. Dặn dò: - Hoàn thành xong bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Bé và hoa + Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ TUẦN 33 Ngày tháng năm 20 Bài 33: VẼ TRANH BÉ VÀ HOA I. Mục tiêu: - Hs nhận biết đề tài Bé và hoa - Cảm nhận vẻ đẹp của con người thiên nhiên - Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và hoa II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh về đề tài Bé và hoa - Vở tập vẽ 1 - Một vài tranh của hs vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Gv treo tranh: + Tranh vẽ gì ? + Hình dáng của các loại hoa như thế nào ? + Màu sắc của các loài hoa như thế nào ? + Em bé như thế nào ? + Hình ảnh chính trong tranh là gì? * Tranh có thể vẽ hình em bé và một bông hoa hoắc nhiều em bè và nhiều hoa…Vườn hoa cở công viên, chọ, cửa hàng… Em hãy chọn vườn hoa để vẽ. 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Chọn loại hoa mà em thích - Vẽ cây, cành, lá. - Em bé trai hoặc bé gái đang ở trong vườn hoa - Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động như: con vật, trời mây… - Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc tươi vui, rực rỡ. 3- Hoạt động 3: Thực hành - Gv cho hs xem một số bài hs vẽ - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ 4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét, tuyên dương *Hoa và bé đều đẹp cả nhưng hoa thật thì nó đẹp hơn. Các em nên trồng hoa, ở trường hoặc ở nhà, chăm sóc hoa để làm cho ngôi trường , nhà thêm đẹp không nên bẻ cành hày ngắt hoa ở trường cũng như ở những nơi công cộng. - Tranh vẽ vườn hoa và em bé - Có rất nhiều hình dáng khác nhau. Hoa có nhiều loại như: hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ… - Màu sắc của các loài hoa có nhiều màu rực rỡ - Em bé vui chơi trong vườn hoa - Em bé và hoa - Hs vẽ vừa với phần giấy quy định - Hs nhận xét: + Hình vẽ. + Màu sắc + Chọn bài mình thích IV. Dặn dò: - Hoàn thành xong bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau: Vẽ tự do + Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ TUẦN 34 Bài 34: VẼ TỰ DO Ngày tháng năm 20 I. Mục tiêu: - Hs tự chọn đề tài mình thích - Vẽ được tranh theo ý thích II. Chuẩn bị: GV HS - Tranh về đề tài các đề tài khác nhau - Vở tập vẽ 1 - Một vài tranh của hs vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ.. III. Các hoạt động dạy học: - Ổn định - Kiểm tra đồ dùng học vẽ. - Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Gv treo tranh: + Tranh vẽ về các đề tài gì ? + Các em có thể tranh theo loại đề tài nào ? 2- Hoạt động 2: Cách vẽ - Chọn đề tài - Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau - Vẽ màu theo ý thích 3- Hoạt động 3: Thực hành - Gv cho hs xem một số bài hs vẽ - Gv quan sát, gợi ý cho hs vẽ 4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. + Em có nhận xét gì ? + Em thích bài nào nhất? Vì sao? - Gv nhận xét, tuyên dương - Tranh vẽ phong cảnh - Tranh vẽ các con vật - Tranh vẽ Bé và hoa - Tranh vẽ chim và hoa… - Tranh vẽ về gia đình + Chân dung: ông, bà, cha, mẹ, bạn bà… + Cảnh sinh hoạt trong gia đình - Tranh vẽ về trường học: đến trường, lao đọng dọn vệ sinh, nhảy dây… - Có rất nhiều loại đề tài em chọn đề tài mà em thích để vẽ - Hs tự chọn đề tài - Mỗi hs chọn đề tài khác nhau - Vẽ theo cảm nhận của mình - Vẽ màu có đậm, có nhạt - Hs vẽ vừa với phần giấy quy định - Hs nhận xét: + Hình vẽ. + Màu sắc + Chọn bài mình thích IV. Dặn dò: - Hoàn thành xong bài ở nhà - Ôn tập thi học kỳ 2 Ngày tháng năm 20 TUẦN 35 Bài 35: TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP I. Mục đích: - Học sinh thấy được kết quả học tập trong năm. - Nhà trường tổng kết và thấy được kết quả dạy - học Mĩ thuật. II. Hình thức tổ chức: - Chọn bài vẽ đẹp (Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài). - Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người được xem. - Chú ý khi trưng bày thì dán theo từng loại bài học. Có đầu đề cụ thể III. Đánh giá: - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý để các em nhận xét các bài vẽ. - Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmy thuat1-doc.doc
Tài liệu liên quan