Giáo án Mĩ thuật: xem tranh thiếu nhi vui chơi

Tài liệu Giáo án Mĩ thuật: xem tranh thiếu nhi vui chơi: Năm học 2009 – 2010 Tuần 1 Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2009 Mĩ thuật Bài 1 : Xem tranh thiếu nhi vui chơi I. Mục tiêu: - HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - HS tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. - Bước đầu giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho HS. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: - GV chuẩn bị: Một số tranh vẽ của thiếu nhi vễ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại…) - HS chuẩn bị : Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. Vở tập vẽ lớp 1. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài : ở trường cũng như ở nhà các con được vui chơi rất nhiều trò chơi bổ ích và lí thú. Con hãy kể lại những trò chơi đó Hoạt động của GV * Hoạt đông1: GV giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi - Đề tài thiếu nhi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn * Hoạt động 2 : Hướng...

doc32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật: xem tranh thiếu nhi vui chơi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009 – 2010 Tuần 1 Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2009 Mĩ thuật Bài 1 : Xem tranh thiếu nhi vui chơi I. Mục tiêu: - HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - HS tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. - Bước đầu giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho HS. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: - GV chuẩn bị: Một số tranh vẽ của thiếu nhi vễ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại…) - HS chuẩn bị : Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. Vở tập vẽ lớp 1. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài : ở trường cũng như ở nhà các con được vui chơi rất nhiều trò chơi bổ ích và lí thú. Con hãy kể lại những trò chơi đó Hoạt động của GV * Hoạt đông1: GV giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi - Đề tài thiếu nhi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS xem tranh - GV treo các tranh mẫu có chủ đề thiếu nhi vui chơi - Đặt câu hỏi gợi ý: + Bức tranh vẽ hình ảnh gì? + Em thích bức tranh nào nhất? + Vì sao em thích bức tranh đó? - GV tiếp tục đặt các câu hỏi khác để HS tìm hiểu thêm về bức tranh: + Trên tranh có những hình ảnh nào ? + Hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? + Hình dáng động tác của các nhân vật trong tranh? +Hình ảnh nào được vẽ rõ trong bức tranh? Ngoài ra còn có hình ảnh nào làm bức tranh sinh động hơn? + Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn? + Em có cảm nghĩ gì về bức tranh? *GV tóm tắt lại : - Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. Hoạt động của HS - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh , tiếp cận với nội dung các bức tranh . - HS thảo luận nhóm – Trả lời câu hỏi + HS nêu các hình ảnh và mô tả hình dáng, động tác. + Hình ảnh chính thể hiện rõ nội dung bức tranh, hình ảnh phụ hỗ trợ làm rõ nội dung chính. - HS trả lời câu hỏi cho từng bức tranh, và nêu cảm nghĩ của mình. *Hoạt động 3:Nhận xét ,đánh giá GV nhận xét chung cả nội dung bài học, nhận xét về ý thức học của các em, khen ngợi những học sinh có câu trả lời tốt. *Dặn dò HS : - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. - Chuẩn bị cho bài học sau: Vẽ nét thẳng ____________________________________ Tuần 2 Thứ năm ngày 4 tháng 9 năm 2009 Mĩ thuật Bài 2 Vẽ nét thẳng I. Mục tiêu: - HS nhận biết được các loại nét thẳng. - HS biết cách vẽ nét thẳng, biết phối hợp các loại nét thẳng, để tạo thành các loại nét thẳng và vẽ màu theo ý thích. - HS yêu thích môn học. II. Chẩn bị đồ dùng dạy- học: GV chuẩn bị: - Một số hình ( hình vẽ, ảnh) - Một số bài vẽ minh hoạ. HS chuẩn bị : Vở tập vẽ 1 Bút chì đen, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV treo các tranh mẫu - Đặt câu hỏi gợi ý: + Bức tranh vẽ gì? - GV nhắc lại: nét thẳng ngang – nằm ngang, nét thẳng đứng – dọc, nét thẳng nghiêng – xiên, nét gấp khúc- nét gãy. - GV hướng dẫn HS quan sát đồ vật xung quanh tìm ra những nét thẳng. - GV cho học sinh tìm thêm ví dụ về nét thẳng * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ - GV hướng dẫn vẽ trên bảng + Nét thẳng ngang: vẽ từ trái sang phải + Nét thẳng nghiêng, thẳng đứng vẽ từ trên xuống . + Nét gấp khúc có thể vẽ từ trên xuống hay từ dưới lên - GVmột số hình, đặt câu hỏi: + Đây là hình gì? vẽ bằng nét vẽ gì? * Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV nhắc nhở HS không dùng thước kẻ, và có thể vẽ hàng rào , vẽ nhà,vẽ thuyền, vẽ núi,vẽ cây,vẽ thêm mây trời cho sinh động. - GV bao quát lớp, gợi ý HS làm bài + Tìm hình cần vẽ + Cách vẽ nét + Vẽ thêm hình + Vẽ màu vào hình… + Động viên khích lệ HS làm bài. * Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét chọn bài đẹp, bài vẽ có thể không vẽ màu Hoạt động của HS - HS quan sát tranh – Trả lời câu hỏi: +Vẽ những nét thẳng: Nét thẳng ngang , đứng, nghiêng, gấp khúc. - HS quan sát cái bảng, cái bàn, có những nét thẳng ngang , thẳng đứng. - Quyển vở, cái thước kẻ, quyển sách,cửa sổ, tường nhà… - HS quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi :Vẽ nét thẳng như thế nào? + Hình vẽ núi , nước, nhà, cây, đất , vẽ bằng những nét thẳng. -HS vẽ một bức tranh đơn giản được phối hợp bởi các nét thẳng, nét cong. HS thực hành vào vở tập vẽ. HS tự chọn màu vẽ theo ý thích. - HS nhận xét chọn bài tiêu biểu mình thích, đẹp về nét vẽ- màu sắc. * Dặn dò -Về nhà HS chuẩn bị màu vẽ cho bài học sau: Vẽ màu vào hình vẽ đơn giản. Tuần 3 Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2009 Mĩ thuật Bài 3 Màu và vẽ màu vào hình đơn giản I. Mục tiêu: - HS nhận biết được ba màu: đỏ, vàng, lam. - HS biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình không ra ngoài hình vẽ. - Thấy được vẻ đẹp của màu sắc. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy- học: - GV chuẩn bị: + Tranh vẽ màu đỏ, vàng, lam. + Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam. - HS chuẩn bị : + Màu vẽ +Vở tập vẽ lớp 1. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài : GV tổ chức trò chơi khởi động - Ba HS lên bảng chọn hình quả, hoa, đồ vật dán vào hình vẽ sẵn có cho phù hợp với màu sắc của chúng. Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV treo tranh mẫu - đặt câu hỏi. + Em hãy kể tên ba màu có trên tranh? + Những hình nào có màu đỏ? + Màu vàng? + Màu lam? - GV bày vật mẫu, hướng dẫn HS tìm hiểu về: + Hoa hồng có màu gì? + Quả xoài có màu gì? + Cái mũ màu gì? - Em hãy kể tên những đồ vật xung quanh em có màu lam, đỏ, vàng? - GV củng cố : Mọi vật xung quanh ta đều có màu sắc, màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. Màu đỏ, vàng, lam còn được gọi là màu gốc (hay màu cơ bản). từ ba màu gốc này có thể pha được rất nhiều màu khác. * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV treo bài minh hoạ chưa vẽ màu. Hỏi: + Tranh vẽ hình ảnh gì? Đã hoàn chỉnh chưa? + Để tranh hoàn chỉnh thì phải làm gì? - GV hướng dẫn cách vẽ màu: + Bước 1: Chọn màu phù hợp ( GV gợi ý HS chọn màu của lá cờ, quả xoài, dãy núi) + Bước 2: Vẽ màu Vẽ màu gọn nét, đều tay, vẽ xung quanh trước, vẽ giữa sau. + Bước 3: Hoàn chỉnh, có thể vẽ quả xoài xanh, dãy núi màu nâu. * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV lưu ý HS vẽ lá cờ tổ quốc phải đúng màu. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học * Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại ba màu hôm nay học - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Màu đỏ, vàng, lam. + Mặt biển màu lam + Thuyền màu vàng + Mặt trời màu đỏ - HS quan sát mẫu, nhận xét: + Hoa hồng màu đỏ + Quả xoài màu vàng + Cái mũ màu lam - HS kể tên một số đồ vật quen thộc có màu đỏ, vàng, lam như: quả bóng, quần áo, giấy thủ công… - HS quan sát tranh nhận thấy: + Tranh vẽ lá cờ, quả xoài, dãy núi. + Tranh vẽ chưa hoàn chỉnh vì chưa được vẽ màu. - HS quan sát + Lá cờ nền đỏ, sao vàng + Quả xoài màu vàng + Dãy núi màu lam - HS vẽ màu vào hình đơn giản (H1,H2,H3 bài 3 vở tập vẽ) - HS nhận xét chọn bài đẹp, chưa đẹp. - 4 HS trả lời - HS chuẩn bị bài sau- Vẽ hình tam giác. Tuần 4 Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2009 Mĩ thuật Bài 4 : Vẽ hình tam giác I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình tam giác. - Từ các hình tam giác HS có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên. - Thấy được vẻ đẹp của hình tam giác. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy- học: - GV chuẩn bị: + Tranh vẽ minh hoạ. + Một số đồ vật có dạng hình tam giác. - HS chuẩn bị : + Màu vẽ +Vở tập vẽ lớp 1. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài : GV tổ chức trò chơi khởi động - Ba HS lên bảng chọn những đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông… Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV treo tranh mẫu - đặt câu hỏi. + Tranh mẫu có những hình gì? + Những đồ vật đó có dạng hình gì? + Hình tam giác có mấy cạnh?( mấy đoạn thẳng) - GV cho HS quan sát hình minh hoạ trong vở tập vẽ. - GV tóm lại: có thể vẽ nhiều hình ( vật, đồ vật) từ hình tam giác. * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn HS củng cố lại cách vẽ nét thẳng - GV hướng dẫn cách vẽ hình tam giác + Vẽ hình tam giác bằng ba nét thẳng, vẽ nối tiếp khép kín. - GV vẽ mốt số hình tam giác khác nhau - GV vẽ hình ngôi nhà, cánh buồm, dãy núi. * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học * Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại hình tam giác có mấy cạnh, được vẽ như thế nào? - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Hình vẽ cái nón, cái ê – ke, hình mái nhà . + Hình tam giác + Hình tam giác có ba cạnh khép kín - HS nhận biết các hình có dạng hình tam giác là: cánh buồm, dãy núi, con cá. - 3 HS lên bảng vẽ nét thẳng nghiêng phải, nghiêng trái, nét thẳng ngang, nét thẳng đứng. - HS quan sát - HS vẽ cánh buồm, dãy núi, mặt nước vào vở tập vẽ. Các em có thể vẽ hai, ba thuyền to, nhỏ khác nhau, vẽ them mây, cá…Vẽ màu thay đổi cho đẹp. - HS nhận xét những bài đã hoàn thành, chọn bài đẹp vễ hình, màu. - HS trả lời - HS chuẩn bị bài sau- Quan sát cây. Tuần 5 Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2009 Mĩ thuật Bài 5 Vẽ nét cong I. Mục tiêu: - HS nhận biết được nét cong. - HS biết cách vẽ nét cong, vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Đồ vật có dạng hình tròn. + Tranh vẽ minh hoạ nét cong. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, chì, màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV treo tranh mẫu - đặt câu hỏi. + Trên tranh vẽ hình ảnh gì? + Những hình ảnh đó được vẽ bởi nét vẽ gì? + Các nét cong giống nhau hay khác nhau? + Em hãy kể một vài hình ảnh được vẽ bởi nét cong? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn vẽ trên bảng ( nét cong) - GV hướng dẫn cách vẽ tranh được kết hợp bởi nét cong. + Bước 1 : Chọn hình ảnh để vẽ. Vẽ phác hình ảnh + Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh cho tranh sinh động + Bước 3: Vẽ màu theo ý thích * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng hoàn thành bài. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học * Củng cố, dặn dò: - GV tổ chức trò chơi “ Thi vẽ nhanh” - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Hình lá cây, dãy núi, bông hoa và quả. + Đượcvẽ bởi nét cong + Các nét cong khác nhau, nét cong phải, nét cog trái, nét cong khép kín, nét lượn sóng. + Ông mặt trời, sóng nước, đám mây, tán lá, khuôn mặt bé… - HS quan sát nhận ra cách vẽ nét cong. - HS vẽ vào vở tập vẽ một bức tranh vườn hoa, cây ăn quả, thuyền biển… - HS nhận xét những bài đã hoàn thành, chọn bài đẹp vễ hình, màu. - HS cử 4 đội lên bảng, thi vẽ những hình ảnh có nét cong. - Quan sát cây màu sắc, hình dáng của hoa , quả. Tuần 6 Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 6 Vẽ hoặc nặn quả dáng tròn I. Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số loại quả dáng tròn. - HS biết cách vẽ hoặc nặn một số quả dáng tròn. - HS hiểu được tác dụng của quả cây. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Tranh ảnh một số loại quả. + Mẫu quả thật + Tranh vẽ minh hoạ . HS chuẩn bị: + Vở vẽ, chì, màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV treo tranh mẫu - đặt câu hỏi. + Trên tranh có vẽ quả gì? + Ngoài ra em còn biết quả gì nữa? - GV bày mẫu quả cam và quả cà chua: + Quả cam và quả cà chua có hình dáng như thế nào? + Quả có màu sắc như thế nào? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn vẽ trên bảng + Bước 1 : Phác khung hình chung của quả cân đối vào trang giấy. + Bước 2: Sửa hình chi tiết vẽ cuống quả, núm quả, lá… + Bước 3: Vẽ màu có đặc điểm của quả. * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng hoàn thành bài. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: + Trên tranh có quả na, quả vải thiều. + HS kể tên những loại quả mà mình biết. - HS quan sát + Cả hai quả đều có dáng tròn. + Quả cam màu xanh đậm. + Quả cà chua màu đỏ. - HS quan sát - HS vẽ quả vào vở tập vẽ, HS có thể vẽ theo mẫu bày, có thể vẽ quả theo chí tưởng tượng - HS nhận xét những bài đã hoàn thành, chọn bài đẹp vễ hình, màu. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng. - HS chuẩn bị màu vẽ cho bài vẽ màu. ---------------------------------------------------------------- Tuần 7 Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 7 Vẽ màu vào hình quả (trái) cây I. Mục tiêu: - HS nhận biết được những loại quả quen biết. - HS biết dùng màu để vẽ vào hình các quả. - HS hiểu được tác dụng của quả cây. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Tranh ảnh một số loại quả. + Mẫu quả thật + Tranh vẽ minh hoạ . HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV bầy mẫu - đặt câu hỏi. + Mẫu bày là quả gì? + Hình dáng của quả? + Quả có màu sắc như thế nào? + Ngoài ra em còn biết quả gì nữa? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn vẽ + Tranh vẽ quả gì? + Chọn màu vẽ vào quả? ( Quả ớt vẽ màu xanh, đỏ, quả xoài màu vàng, xanh, quả cà màu tím) + Vẽ màu vào quả : vẽ gọn nét, vẽ xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ) + Hoàn chỉnh bài. * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ từng HS cách cầm màu,chọn màu để hoàn thành bài. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát mẫu, thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi + Mẫu bày quả quả ớt, quả xoài, quả cà, quả hồng. + Quả nhỏ dài, quả tròn,quả có đầu nhọn… + Quả màu đỏ, quả màu tím, quả màu xanh, quả màu vàng. + HS kể tên những loại quả mà mình biết. - HS quan sát + Quả xoài, quả ớt, quả cà tím + HS chọn màu - HS vẽ màu vào hình quả ở vở tập vẽ. -HS nhận xét những bài đã hoàn thành, chọn bài đẹp vẽ gọn nét, đều, đậm nhạt rõ ràng. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng. - HS chuẩn bị cho bài vẽ hình vuông và hình chữ nhật. Tuần 8 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 8 Vẽ hình vuông và hình chữ nhật I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình vuông và hình chữ nhật. - HS biết cách vẽ, vẽ được hình vuông và hình chữ nhật. Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn, vẽ màu theo ý thích. - HS thấy được vẻ đẹp của các hình. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Một vài đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật. + Hình vẽ minh hoạ hình vuông, hình chữ nhật. + Mô hình hình vuông, hình chữ nhật . HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV bầy mẫu một số đồ vật. - GV phát mô hình cho từng nhóm HS, yêu cấu HS thảo luận để tìm ra cấu tạo của hình vuông và hình chữ nhật. + Mô hình là những hình gì? + Hình chữ nhật, hình vuông có mấy cạnh. + Hình chữ nhật và hình vuông khác nhau như thế nào? + Em lấy ví dụ về các vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hỏi: + Vẽ hình vuông, hình chữ nhật bằng nét vẽ gì? - GV hướng dẫn vẽ hình + Bước 1: Vẽ hai nét ngang hoặc dọc bằng nhau, cách đều nhau. + Bước 2: Vẽ tiếp hai nét dọc hoặc ngang còn lại * Chú ý hình chữ nhật có hai cạnh ngắn, hai cạnh dài. * Hoạt động3: Thực hành - GV nêu yêu cầu của bài tập - HS vẽ các nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can ở hai ngôi nhà. Vẽ thêm hình ảnh phụ cho ngôi nhà đẹp hơn. Vẽ màu theo ý thích. - GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành bài. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - Hai nhóm HS thi chọn các đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật. - HS thảo luận nhóm 4, tìm ra cấu tạo của hình vuông, hình chữ nhật + Hình vuông, hình chữ nhật + Có 4 cạnh + Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật có 2 cạnh dài, hai cạnh ngắn. + Khăn tay, bảng con, cửa sổ, vở… + Vẽ bằng nét vẽ thẳng đứng, thẳng ngang. - HS lên bảng vẽ nét thẳng - HS quan sát. - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng. - HS chuẩn bị cho bài – Xem tranh phong cảnh. Tuần 9 Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 9 Xem tranh phong cảnh I. Mục tiêu: - HS nhận biết được tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh. - HS yêu mến cảnh đẹp quê hương. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Tranh phong cảnh ( cảnh biển, đồng ruộng) + Tranh phong cảnh của thiếu nhi và tranh HS năm trước HS chuẩn bị: + Vở vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng * Hoạt động 1: GV giới thiệu tranh phong cảnh. - GV cho HS xem tranh phong cảnh, giới thiệu với HS + Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây , đường, ao, hồ, biển, thuyền… + Tranh phong cảnh có thể vẽ thêm người và các con vật. + Tranh phong cảnh có thể vẽ bằng chì màu, sáp màu, bút dạ và màu bột. * Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh - GV treo tranh mẫu , đặt câu hỏi - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi + Tranh phong cảnh vẽ những gì? + Tại sao bạn lại dặt tên tranh là “Đêm hội”? + Màu sắc của tranh như thế nào? + Em có cảm nghĩ gì về tranh của bạn? - Quan sát tranh 2 - GV gợi ý: + Tranh của bạn Hoàng phong vẽ cảnh gì? + Màu sắc của tranh như thế nào? + Em có thích bức tranh này không ? Vì sao? - GV bổ xung: + Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh đẹp: cảnh nông thôn, miền núi, biển sông, đền, chùa… + Màu sắc diễn tả buổi trưa, sáng, tối. + Hai bức tranh vừa xem là những bức tranh phong cảnh đẹp. * Hoạt động 3: Nhận xét - đánh giá - GV nhận xét giờ học, khen những HS có nhiều ý kiến xây dựng bài. * Củng cố , dặn dò - GV dặn dó HS về nhà chuẩn bị bài sau – Vẽ quả ---------------------------------------------------------------- Tuần 10 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 10 Vẽ quả (quả dạng tròn) I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, màu sắc một vài loại quả. - Biết cách vẽ quả, vẽ được hình và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Quả thực: Cà chua, cam, xoài. + H.minh họa các bước tiến hành vẽ quả. + Bài vẽ của HS năm trước HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Đất nước chúng ta có rất nhiều loại hoa thơm, quả ngọt, mỗi mùa có loại quả riêng, mỗi vùng có loại quả đặc trưng, chúng ta cùng tìm hiểu vẽ đẹp của chúng qua bài vẽ quả. Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - Đưa các quả đã chuẩn bị cho HS quan sát và kết hợp đặt các câu hỏi: - Đây là quả gì ? - Hình dáng của chúng như thế nào ? - Màu sắc ra sao ? - Ngoài những quả em thấy ở đây em còn biết những quả nào nữa ? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - H.2, bài 10 ở vở tập vẽ 1 - Vẽ hình dáng bên ngoài trước: Quả dạng tròn vẽ hình gần tròn. - Nhìn mẫu vẽ thêm các chi tiết. - Vẽ màu vào hình vẽ quả. * Hoạt động3: Thực hành - Cho HS xem bài vẽ của năm trước . - Bày mẫu ở vị trí cả lớp dễ quan sát. - GV nêu yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn HS vẽ hình vừa với khổ giấy. - Vẽ màu theo ý thích. - GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành bài. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - H.1,bài 10 , vở tập vẽ 1 + HS quan sát tranh và trả lời: + Khác nhau… + Màu sắc cũng khác nhau + HS tự tìm: Quả xoài….. +HS nhận xét màu của quả. +HS cùng quan sát tranh ở vở tập vẽ 1 - HS quan sát . + HS tự làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. + Tô màu theo ý thích. + Hoàn thành bài ở lớp. - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng: Về hình vẽ, màu sắc(hình đúng,màu đẹp) - HS chuẩn bị cho bài Tìm và quan sát đường diềm ở một vài đồ vật, khăn vuông, giấy khen,áo, váy. Tuần 11 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 11 Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm I. Mục tiêu: - HS nhận biết thế nào là đường diềm. - Biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Vật thực có trang trí đường diềm: áo, khăn. + Hai hình vẽ đường diềm khác nhau. + Bài vẽ của HS năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Giới thiệu các đồ vật có trang trí đường diềm và giảng giải: Những hình trang trí kéo dài lặp đi, lặp lại như ở giấy khen,…. miệng bát, cổ áo gọi là đường diềm. Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét -HS quan sát hình đường diềm (H.1, Bài 11) VTV. - Đường diềm này có những hình? Màu gì? - Các hình sắp xếp như thế nào ? - Giữa màu nền và màu hình vẽ như thế nào? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn vẽ trên bảng: + Chia mảng + Vẽ hoạ tiết ( cách sắp xếp hoạ tiết) + Vẽ màu * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS cách vẽ màu: Vẽ màu xen kẻ ở bông hoa giống nhau. - Vẽ màu nền khác nhau. - Không nên dùng quá nhiều màu( Khoảng 2 - 3 màu). - Không vẽ màu ra ngoài hình vẽ. - GV theo dõi giúp đỡ HS . * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh và trả lời: + Hình vuông, màu xanh lam. + Hình thoi, màu đỏ. - HS quan sát - HS chọn màu theo ý thích vẽ vào hình 2, 3 bài 11 VTV. - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng: màu sắc - HS: Vẽ tự do Tuần 12 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 12 Vẽ tự do I. Mục tiêu: - HS biết đề tài để vẽ theo ý thích. - Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Ba bức tranh vẽ về 3 đề tài khác nhau. + Bốn bài vẽ của HS năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: -Vẽ tranh tự do(hay vẽ theo ý thích)là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mình thích như: Phong cảnh, chân dung,tĩnh vật. Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - Cho HS xem các bức tranh các đề tài khác nhau, đặt câu hỏi: + Tranh vẽ những gì ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? + Đâu là hình ảnh chính, đâu là h/ảnh phụ ? HS trả lời theo cảm nhận + Em có dự định vẽ tranh có nội dung gì ? +Bức tranh em vẽ có những hình ảnh gì? - GV bổ sung ý kiến của HS và kết luận. * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn vẽ trên bảng: + Vẽ hình ảnh chình trước + Vẽ hình ảnh phụ cho phù hợp, và sinh động. + Vẽ màu có đậm nhạt * Hoạt động3: Thực hành Cho HS xem bài vẽ của năm trước. Mỗi đề tài có h.ảnh đặc trưng riêng: Biển có thuyền, có bãi cát, nước...miền núi có đồi núi, suối... - Hình ảnh chính vẽ to, vẽ giữa tranh, sau đó vé thêm các hình ảnh phụ. - Vẽ xong hình chọn màu vẽ theo ý thích. - Khuyến kích HS khá giỏi vẽ hình ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh và trả lời: + Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật. + HS trả lời theo cảm nhận. - HS quan sát + HS làm bài theo nhóm (4 nhóm) + Làm bài vào VTV 1 + Chọn màu vẽ theo ý thích. - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng, hình vẽ và màu sắc thể hiện tốt - Vẽ cá Tuần 13 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 13 Vẽ cá I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình dáng các bộ phận của con cá. - Biết cách vẽ con cá và Vẽ được con cá và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : +Hình hướng dẫn cách vẽ con cá. + Tập tranh mĩ thuật lớp 1. + Ba bài vẽ của học sinh năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV huớng dẫn HS quan sát các hình ảnh về cá + Con cá gồm những phần nào? + Màu sắc của cá như thế nào ? + Em hãy kể tên 1 số loại cá mà em biết * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV vẽ phác lên bảng cho HS quan sát + Vẽ mình cá trước. + Vẽ đuôi cá + Vẽ các chi tiết : mang, mắt, vây... + Vẽ màu vào các con cá theo ý thích. * Hoạt động3: Thực hành - Hướng dẫn HS xem bài vẽ của năm trước. - Theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng. - Hướng dẫn HS khá giỏi vẽ thêm các chi tiết như rong, rêu, các con vật như tôm cua,... * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS biết có nhiều loại cá với nhiều hình dáng khác nhau: - +Dạng hình quả trứng. +Dạng hình thoi. + Đầu, mình, đuôi, vây. + Có nhiều màu khác nhau + Cá rô, cá chắm, cá riếc…. - HS quan sát. + Có nhiều loại cá cho nên thân cá cũng có nhiều dạng khác nhau. - HS làm bài + Em có thể vẽ một con cá to phù hợp với phần giấy quy định ở vở tập vẽ. + Hoặc vẽ một đàn cá với các con cá to, cá nhỏ khác nhau (con bơi ngược, bơi xuôi, con bơi ngang, con bơi xuống... - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng: + Hình vẽ co đặc điểm của con cá + Màu sắc ngộ nghĩnh - Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông Tuần 14 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 14 Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông I. Mục tiêu: - HS thấy được vẽ đẹp của trang trí hình vuông - Biết cách vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Đồ vật có dạng hình vuông được trang trí + Bài vẽ của HS năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Cho HS quan sát các đồ vật có trang trí để HS nhận ra: Hình vuông có trang trí sẽ đẹp hơn hình vuông không trang trí. Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV treo tranh vẽ trang trí hình vuông: + Tranh vẽ trang trí hình gì? + Hình vuông được trang trí bằng hoạ tiết gì? + Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? +Hình vuông được trang trí những màu gì? màu ở hoạ tiết nào nổi bật bật nhất? Màu ở hoạ tiết nào vẽ giống nhau? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn vẽ trên bảng + Vẽ hình vuông có 4 cạnh bằng nhau + Chia mảng chính, phụ ( to, nhỏ) + Vẽ hoạ tiết chính phụ + Vẽ màu( hoạ tiết chính màu sắc nổi bật, họa tiết phụ màu giống nhau) * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành + GV hỏi: hình vuông được trang trí bằng hoạ tiết gì? + Cần vẽ thêm gì để hình vuông hoàn thành, đẹp - GV theo dõi, gợi ý HS tìm, chọn màu phù hợp để vẽ vào bài. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS HS quan sát tranh và trả lời: + Tranh vẽ trang trí hình vuông. +Hình vuông được trang trí bằng nhiều hoạ tiết + Hoạ tiết to vẽ ở giữa, hoạ tiết xung quanh vẽ giống nhau + Hình vuông được trang trí co đậm nhạt, màu hoạ tiết ở giữa nổi bật, màu hoạ tiết xung quang vẽ giông nhau, màu nền khác màu hoạ tiết - HS quan sát, nhận biết cách trang trí hình vuông - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. + Cách chọn màu: Màu tươi sáng hài hoà. + Vẽ màu có đậm nhạt, tô đều, không ra ngoài hình vẽ. - Vẽ cây Tuần 15 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 15 Vẽ cây I. Mục tiêu: - HS nhận biết được các loại cây và hình dáng của chúng. - Biết cách vẽ 1 vài loại cây quen thuộc- Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Một số tranh về các loại cây + Phấn màu để vẽ minh hoạ lên bảng. + Bài vẽ của học sinh năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - GV giới thiệu tranh một số loại cây + Kể tên một số loại cây? + Cây có những bộ phận gì? + Màu sắc của cây như thế nào? + Cây có tác dụng gì * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: Chúng ta có thể vẽ: - Vẽ thân, cành. - Vẽ vòm lá (tán lá) - Vẽ thêm chi tiết - Vẽ màu theo ý thích - Vẽ cây vừa so với phần giấy quy định * Hoạt động3: Thực hành - Cho HS xem bài vẽ năm trước. - Trong thời gian HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng trong vẽ. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh và trả lời: +Có nhiều loại cây: Cây phượng, cây dừa, cây bàng, cây cam, cây ổi... + Cây gồm có : Vòm lá; thân cây, cành cây. Nhiều loại cây còn có hoa và quả nữa. + Cây thường có màu xanh. + Cây cho ta bang mát và môI trương trong sạch - HS quan sát - HS có thể 1 cây, Có thể nhiều cây thành hàng cây, vườn cây ăn quả. (có thể vẽ nhiều loại cây cao, thấp khác nhau). - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng: hình vẽ cây có đặc điểm, màu sắc đẹp - Vẽ hoặc xé dán lọ hoa Tuần 16 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 16 Vẽ hoặc xé dán lọ hoa I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được vẽ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa. - Vẽ được một lọ hoa đơn giản. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Hai lọ hoa có hình dáng khác nhau + ảnh chụp một số lọ hoa. + Bài vẽ của học sinh năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu tranh vẽ lọ hoa, mẫu lọ hoa và đặt câu hỏi: +Hình những lọ hoa này giống nhau hay khác nhau? + Lọ hoa có những bộ phận gì? +Màu sắc của chúng như thế nào? +Em thích lọ hoa nào nhất ? +Tóm lại: Lọ hoa có rất nhiều kiểu dáng khác nhau: * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: +Vẽ miệng. +Vẽ nét cong của thân lọ (có thể trang trí đường diềm, hoa) + Vẽ đáy lọ +Vẽ màu * Hoạt động3: Thực hành - Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - Yêu cầu học sinh vẽ lọ hoa vào phần giấy ở vở tập vẽ. - GV theo dõi, giúp đỡ HS vẽ lọ hoa sao cho phù hợp, hài hoà, đẹp mắt. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát tranh và trả lời: + Khác nhau - Có lọ hoa dáng thấp, tròn. - Có lọ hoa dáng cao, thon. - Có lọ hoa dáng cao,thân phình to ở dưới đáy. + Lọ hoa có cổ, miệng, thân, đáy + Lọ hoa có nhiều màu + HS nắm vững cách vẽ + HS làm bài ở vở tập vẽ 1 + Vẽ lọ hoa vào phần giấy ở vở tập vẽ. - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng: hình lọ hoa cân đối, màu sắc hài hoà - Quan sát ngôi nhà của em. Tuần 17 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 17 Ngôi nhà của em I. Mục tiêu: - Học sinh biết vẽ tranh về đề tài ngôi nhà của em. - Vẽ được tranh có ngôi nhà và cây...và vẽ màu tự do. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Ba bức tranh có ngôi nhà và cây + Hình minh hoạ cách vẽ nhà, cây. + Bài vẽ của học sinh năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu các tranh đã chuẩn bị và kết hợp đặt câu hỏi để học sinh quan sát, nhận xét: + Bức tranh này có những hình ảnh gì? + Các ngôi nhà trong tranh như thế nào? + Em hãy kể tên những phần chính của ngôi nhà. + Ngoài ngôi nhà, tranh còn vẽ thêm những gì? * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - GV hướng dẫn vẽ trên bảng + Vẽ tường nhà + Vẽ mái nhà + Vẽ cửa ra vào và cửa sổ + Vẽ màu * Hoạt động3: Thực hành - GV hướng dẫn HS vẽ bức tranh ngôi nhà của em vào vở tập vẽ. - Vẽ hình vừa với phần giấy quy định. - Vẽ xong hình chọn màu vẽ vào tự do theo ý thích. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS thảo luận theo nhóm. - Trả lời câu hỏi. + Trong tranh vẽ những ngôi nhà + Nhà cao tầng, nhà ngói, nhà gác + Nhà có tường nhà, mái nhà, cửa sổ, cửa ra vào + Đường đi, cây cối - HS quan sát - HS vẽ tranh, có thể vẽ 1 - 2 ngôi nhà khác nhau, vẽ thêm cây, đường đi...và vẽ màu theo ý thích. - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng: + Hình, màu + Cách sắp xếp các hình ảnh. - Vẽ trang trí hình vuông Tuần 18 Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2009 Mĩ thuật Bài 18 Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản. - Biết vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học GV chuẩn bị : + Cái khăn hình vuông có trang trí + Ba bài trang trí hình vuông cỡ lớn. +Bài vẽ của học sinh năm trước. HS chuẩn bị: + Vở vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài , ghi bảng: Hoạt động của GV * Hoạt đông1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu đồ dùng đã chuẩn bị để học sinh thấy được : + Vẽ đẹp của những hình vuông có trang trí. + Có nhiều cách vẽ hình và màu vào HV. - Trong trang trí hình vuông những hình vẽ giống nhau thì vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu. * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - Em vẽ tiếp cánh hoa còn lại ở h.5 VTV. - Vẽ màu: Tìm chọn 2 màu để vẽ: màu của 4 cánh hoa và màu nền. - 4 cánh hoa cố gắng vẽ = nhau, vẽ cùng màu, vẽ ít chờm ra ngoài, vẽ đều màu. * Hoạt động3: Thực hành - Cho học sinh xem bài của khoá trước. - GV theo dõi giúp đỡ học sinh trong vẽ cánh hoa cũng như trong vẽ màu. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Củng cố, dặn dò: - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Hoạt động của HS - HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 bài 18 vở tập vẽ. - HS quan sát thấy sự khác nhau giữa cách trang trí ở: + Hình 1 và hình 2. + Hình 3 và hình 4. + HS chú ý cách vẽ. - Vẽ cánh hoa theo nét chấm, vẽ cân đối trục. - Vẽ mầu theo ý thích (nhưng màu nề và màu cánh hoa đậm nhạt rõ ràng). - HS nhận xét những bài đã hoàn thành. - HS chọn bài đẹp theo cảm nhận riêng: + Cách vẽ hình (cân đối), + Màu sắc đều(tươi,sáng) - Vẽ gà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN MT L1- Ky 1minh hoa dep(1).doc
Tài liệu liên quan