Giáo án lớp 5 môn tập đọc: Thư gửi các học sinh

Tài liệu Giáo án lớp 5 môn tập đọc: Thư gửi các học sinh: Tuần1 TẬP ĐỌC THƯ GỬI CÁC HỌC SINH 1. Mục tiêu nhiệm vụ - 1/ Đọc trôi chảy bức thư -Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. - Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu … -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới 3/ Học thuộc lòng một đoạn thơ 2. Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK -Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc lòng 3. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài Trong môn tiếng việt lớp 5, các em sẽ được học về 5 chủ điểm: - -Việt Nam Tổ quốc em -Cánh chim hòa bình -Con người với thiên nhiên -Giữ lấy màu xanh -Vì hạnh phúc ngày mai Tiết học đầu tiên hôm nay cô sẽ giới thiệu với các embài Thư gửi các học sinh. Nộ...

doc80 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 môn tập đọc: Thư gửi các học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 TẬP ĐỌC THƯ GỬI CÁC HỌC SINH 1. Mục tiêu nhiệm vụ - 1/ Đọc trôi chảy bức thư -Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. - Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng 2/ Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu … -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới 3/ Học thuộc lòng một đoạn thơ 2. Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK -Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc lòng 3. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài Trong môn tiếng việt lớp 5, các em sẽ được học về 5 chủ điểm: - -Việt Nam Tổ quốc em -Cánh chim hòa bình -Con người với thiên nhiên -Giữ lấy màu xanh -Vì hạnh phúc ngày mai Tiết học đầu tiên hôm nay cô sẽ giới thiệu với các embài Thư gửi các học sinh. Nội dung như thế nào? Bác Hồ đã khuyên nhủ, trông mong những gì ở các em học sinh? Để biết được điều đó chúng ta cùng đi vào bài học HS lắng nghe . Luyện đọc : Hđ1:gv đọc cả bài một lượt HĐ2:học sinh đọc đoạn nối tiếp -GV chia đoạn: 3 đoạn . Đoạn1:Từ đầu đến …vậy các em nghĩ sao? . Đoạn 2: Tiếp theo đến, …công học tập củacác em Đoạn 3: Còn lại -Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp -Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: tựu trường, sung sướng, nghĩ sao, kiến thiết Hđ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài GV tổ chức cho Hs đọc cả bài, đọc thầm, giải nghĩa từ. . -GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ HS lớp mình không hiểu mà SGKkhông giải nghĩa để giải nghĩa cho các em HĐ 4:GV đọc diễn cảm toàn bài HS lắng nghe HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1-2 HS đọc cả bài Cả lớp đọc thầm chú giai trong SGK -HS lắng nghe Tìm hiểu bài : HĐ 1:Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1 GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung H:Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác HĐ2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2 H-:Sau CM tháng 8nhiệm vụ của toàn dân là gì ? H: Học sinh có nhiệm vụ gì trong công cuọc kiến thiết đó HĐ3:Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 3 H:Cuối thư Bác Hồ chúc HS như thế nào ? -1 HS đọc thành tiếng đoạn 1 -Cả lớp đọc thầm đoạn 1 -Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi nước ta giành được độc lậpsau 80 mươi năm làm nô lệ cho thực dân Pháp (Cách làm như đoạn 1) -Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nướckhác trên hoàn cầu Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, góp phần đưa nước Việt Nấmnhs vai với các cường quốc năm châu -1 HS đọc to -Cả lớp đọc thầm - Bác chúc học sinh có một năm đầy vui vẻvà đầykết quả tốt đẹp 4.Đọc diễn cảm +HTL: HĐ 1:Đọc diễn cảm+HTL HĐ 1:Đọc diễn cảm GV hướng dẫn HS giọng đọc thân ái, xúc động thể hiện tình cảmyêu quí của Bác niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh -Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc trong SGK Hoặc: GVđưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên. GV gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt đoạn . Đoạn 1: luyện đoạn từ Nhưng sung sướng hơn…các em nghĩ sao? . Đoạn 2:Luyện đọc từ Sau 80 năm …đến của các em HĐ2: Hướng dẫn Hs học thuộc lòng Học đoạn thư từ “sau 80 năm ... đến ... ở công học tập của các em” Chi HS thi học thuộc lòng đoạn thư GV nhận xét, khen những HS đọc hay, thuộc lòng nhanh HS dùng viết chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc -HS nghe GV hướngdẫn cách đọc và luyện đọc Nhiều HS luyện đọc diễn cảm Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng Khoảng 2 – 4 học sinh thi đọc Lớp nhận xét 5.Củng cố , dặn dò : GV nhận xét tiết học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư.Dặn HS về nhà đọc trước bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH 1 Mục tiêu, nhiệm vụ Nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh Từ đó biết phân tích cấu tạo của bài văn tả cảnh cụ thể Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi sẵn: -Nội dung phần ghi nhớ -Cấu tạo của bài Nắng trưa đã được GV phân tích 3 Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài Ở lớp 4, các em đã được học văn tả đồ vặt, ta con vật và tả cây cối. Hôm nay, trong bài học đầu tiên về phân môn tập làm văn ở lớp 5, cô sẽ giới thiệu với các em về cấu tạo của bài văn tả cảnh. Để thấy được bài văn tả cảnh có gì khác với những bài văn miêu tả các em đã học, chúng ta cùng đi vào bài học (GV ghi đề bài lên bảng ) -HS lắng nghe 2. Nhận xét HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài 1-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1. -GV giao việc: Các em có 3 việc cụ thể cần thực hiện: . Đọc văn bản Hoàng hôn trên sông Hương . Chia đoạn văn bản đó Xác định nội dung của từng đoạn -Tổ chức cho học sinh làm việc -Cho HS trình bày kết quả bài làm -GV nhận xét và chốt lại:bài văn có 3 phần và có 4 đoạn Phần mở bài: Từ đầu đến …yên tĩnh này:Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn Phần thân bài Gồm 2 đoạn +Đoạn 1: Từ mùa thu đến hai hàng cây. Sự đổi thay sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn +Đoạn 2: Từ phía bên sông cho đến chấm dứt: Hoạt đông của con người từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn . Phần kết bài: Câu cuối của bài. Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn HĐ2:Hướng dẫn học sinh làm BT2 Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 GV giao việc: . Các em đọc lướt nhanh bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa Tìm ra sự gíống nhau vàkhác nhau về thứ tự miêu tả của hai bài văn. Rút ra sự nhận xét cấu taọ của bài văn tả cảnh Tổ chức cho HS làm bài -Cho HS trình bày kết quả bài làm -GV nhận xét và chốt lại lời giải dúng Sự giống nhau: 2 bài đều giới thiệu bao quát quang cảnh định tả rồi đi vào tả cụ thể từng cảnh: +Bài Hoàng hôn trên sông Hương nêu đặc điểm của Huế rồi tả từng cảnh +Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa giới thiệu màu sắc bao trùm rồi mới tả cảnh cụ thể màu sắc của từng vật . Sự khác nhau: +Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian cụ thể tả cảnh người từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn, lên đèn +Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh -Cho HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh -GV chốt lại ý đúng -HS đọc -HS nhận việc HS đọc thầm bài văn + chia đoạn +xác định nội dung Một số HS phát biểu Lớp nhận xét HS ghi kết quả vào vơz HS đọc HS nhận việc -HS làm việc theo cặp HS đại diện lên trình bày Lớp nhận xét -1 đến 2 HS phát biểu 3. ghi nhớ Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK -3HS đọc phần ghinhớ 4 .Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập -G7V giao việc . Các em đọc thầm bài nắng trưa Nhận xét cấu tạo của bài văn -Ch o học sinh làm bài -Cho HS trình bày kết qua GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài văn gồm 3 phần Phần mở bài: (Câu văn đầu ) Lời nhận xét chung về nắng trưa . Phần thân bài Tả cảnh nắng trưa: 4 đoạn +Đoạn 1:Từ buổi trưa đến lên mãi:Cảnh nắng trưa dữ dội +Đoạn 2: tiếp theo đến khép lại:Nắng trưa trong tiếng võng và câu hát ru em +Đoạn 3: tiếp theo đến lặng im: Muôn vật trong nắng +Đoạn 4; tiếp theo đến chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa . Phần kết bài: Lời cảm thán: tình thương yêu mẹ của con 1 HS đọc to, lớp đọc thầm -HS nhận việc. - HS làm bài 3đến 4 HS trình bày kết quả -Lớp nhận xét -HS chép kết quả đúng vào vơz 5. Củng cố, dặn dò -Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK -Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ -Dặn HS về nhà chuẩn bị lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều ) trên đường phố (hay trong công viên ) 1 đến 2 HS nhắc lại -HS ghi lại nội dung cô dặn để về nhà thực hiện Luyện từ và câu TỪ ĐỒNG NGHĨA A. Mục tiêu, nhiệm vụ 1-Giúp học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn 2-Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa B. Đồ dùng dạy học -Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của bài tập 1 -Bút dạ +2, 3 tờ giấy phiếu phô tô các bài tập C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài Trong viết văn, các em còn hay bị lặp từ vì các em chưa biết chọn từ đồng nghĩa để thay thế cho từ đã viết. Để giúp các em viết văn sinh động, hấp dẫn hơn, trong tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em hiểu đựợc thế nào là từ đồng nghĩa, thế nào là đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Từ đó các emvận dụng sự hiểu biết của mình vào học tập và giao tiếp hằng ngày - HS lắng nghe 2. Nhận xét HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 (7) Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 -GV giao việc . Ở câu a các em phải so sánh nghĩa của từ xây dựng với từ kiến thiết Ở câu b, các em phải s o sánh nghĩa của từ vàng hoe với từ vàng lịm, vàng xuộm -Tổ chức cho HS làm Bài tập -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng a/Xây dựng: làm nên công trình kiến trúc theo kế hoặch nhất định Kiến thiết là xây dựng theo một qui mô lớn Như vậy xây dựng và kiến thiết cùng có nghĩa chung là làm nên một công trình Vàng xuộm: có màu vàng đậm và đều khắp Vàng hoe: có màu vàng nhạt tươi và ánh lên Vàng lịm: có màu sẫm đều khắp trông rất hấp dẫn Như vậy 3 từ trên đều chỉ màu vàng nhưng mỗi từ thể hiện một sắc thái ý nghĩa khác nhau HĐ2 Hướng dẫn HS làm BT2 (7) -Cho HS đọc yêu cầu của BT2 -GV giao việc: a/ Các em đổi vị trí từ kiến thiết và từ xây dựng cho nhau xem có được không?Vì sao ?- b/ Các em đổi vị trí các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cho nhau xem có được không ?Vì sao ?- -Cho HS làm bài (Nếu làm theo nhóm thì GV phát giấy đã chuẩn bị trước ) -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a/Có thể thay thế hai từ xây dựng và kiến thiết cho nhau vì chúng có nghĩa giống nhau hoàn toàn là xây dựng đất nước b/Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay đổi cho nhau được vì nghĩa của các từ không giống nhau hoàn toàn -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm -HS làm bài HS tự so sánh nghĩa của các từ trong câu a, trong câu b -Mỗi câu 2 HS trình bày Lớp nhận xét -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm -Cả lớp lắng nghe -HS làm bài cá nhân (hoặc theo nhóm ) -Nếu làm theo nhóm thì đại diện nhóm lên trình bày -Lớp nhận xét 3. Ghi nhớ Cho hs đọc phần ghi nhớ trong SGK Cho hs tìm ví dụ về từ đồng nghĩa 3 HS đọc thành tiếng- -Cả lớp đọc thầm -HS tìm ví dụ 4. Luyện tập HĐ1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1 (5) -Cho HS đọc yêu cầu BT1 + đọc Đoạn văn -GV giao việc: Các em xếp những từ in đậm thành nhóm từ đồng nghĩa sau khi giải nghĩa từng từ để thấy được sự đồng nghĩa ` -Cho hs làm bài tập. GV dán lên bảng đoạn văn đã chuẩn bị trước -Cho HS trình bày - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng Từ việc hiểu nghĩa của từng từ ta thấy bốn từ in đậm trong đoạn văn được xếp thành hai nhóm đồng nghĩa là: Nước nhà, non sông Hoàn cầu, năm châu Hướng dẫn hs làm BT2 Cho HS đọc kĩ BT 2, xác định yêu cầu của BT2 là: tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho Trước hết HS cần hiểu nghĩa của các từ đẹp, to lớn, học tập GV giao việc: các em có 3 việc phải làm . Thứ nhất tìm từ đồng nghĩa với từ đẹp . Thứ hai tìm từ đồng nghĩa với từ to lớn . Tìm từ đồng nghĩa với từ học tập -Tổ chức cho HS làm bài. Phát phiếu cho 3 cặp -Tổ chức cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng . Từ đồng nghĩa với từ đẹp là đẹp đẽ, xinh đẹp, xinh xắn, xinh tươi. . Từ đồng nghĩa với từ to lớn là to sụ, to tướng, vĩ đại, khổng lồ. . . Từ đồng nghĩa với từ học tập là học hành, học hỏi, học việc HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 -Cho HS đọc yêu cầu của BT3 -GV giao việc: Emhãy chọn 1cặp từ đồng nghĩa ở BT2 và đặt câu với cặp từ đó -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày -GV nhận xét và chốt lại bài làm đúng - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm -HS dùng viết chì gạch trong SGK những từ đồng nghĩa 1 HS lên bảng gạch dưới từ đồng nghĩa trong đoạn bàng mực khác màu sau kh i giải nghĩa mỗi từ (Nước nhà là đất nước của mình ) (Non sông là núi và sông dùng để chỉ đất nước ) -Năm châu là khắp thế giới gồm châu Á, châu Au, Phi, Mỹ, Uc -Hoàn cầu là toàn thế giới -Lớp nhận xét -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm HS giải nghĩa từ đẹp là có hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú đặc biệt, làm mọi người thích ngắm nhìn hoặc khâm phục -To lớn là to và lớn -Học tập là học thu nhận kiến thức để hiểu biết -HS làm theo cặp viết ra giấy nháp những từ tìm được cặp làm bài trên phiếu -Đại diện 3 cặp đem lên bảng phiếu bài làm của cặp mình -Lớp nhận xét 1 HS đọc to, lớp đọc thầm -HS làm bài cá nhân -2 hs lên bảng trình bày bài làm của mình -Con búp bê rất xinh được mặc bộ quần áo thật đẹp -Mỗi người chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt -Chúng ta phải học hành cho tới nơi tới chốn 5. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học, khen những học sinh học tốt -Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ --HS ghi lại những điều GV dặn Kể chuyện LÝ TỰ TRỌNG A. Mục tiêu, nhiệm vụ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh bằng 1, 2 câu. HS kể được từng đoạn và toàm bộ câu chuyện -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng yêu nước, có lý tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù -Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện B. Đồ dùng dạy học -Tranh minh họa truyyện trong SGK (phóng to -nếu có ) -Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta có biết bao tấm gương sáng ngời, biết bao người đã sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc Trong tiết kể chuyện hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe về một thanh niên sớm tham gia CM. Anh hy sinh khi mới 17 tuổi. Anh là ai ?Các em hãy lắng nghe côkể (GV ghi đề bài lên bảng ) -HS lắng nghe HĐ 1:GV kể lần 1(không sử dụng tranh ) -Giọng kể: chậm, rõ, thể hiện sự trân trọng tự hào -GV giải nghĩa từ khó: sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành niên, Quốc tế ca HĐ 2:GV kể lần 2 (Sử dụng tranh ) -GV lần lượt đưa các tranh trong SGK đã phóng to lên bảng. Miệng kể, tay kết hợp chỉ tranh -HS lắng nghe -HS vừa quan sát tranh vừa nghe cô giáo kể HĐ1: HS tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh -Cho HS đọc yêu cầu của câu 1 -GV nêu yêu cầu: Dựa vào nội dung câu truyện côđã kể dựa vào tranh minh họa trong SGK, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh -Tổ chức cho HS làm việc -Cho HS trình bày Kết quả -GV nhận xét (đưa bảng phụ. Bảng phụ đã viết đủ lời thuyết minh cho cả 6 tranh ) -GV nhắc lại: Từng tranh các em có thể thuyết minh như sau: . Tranh 1: Lý TỰ Trọng rất thông minh. Anh được cử ra nước ngoài học tập. . Tranh 2:Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển . Tranh 3: Lý TỰ Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tỉnh trong công việc . Tranh 4:Trong một buổi mít tinh, anh đã bắt chết tên mật thám, cứu đồng chí và bị giặc bắt . Tranh 5 Trước tòa án giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng CM của mình. . Tranh 6: Ra pháp trường, anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca HĐ2: HS kể lại cả câu chuyện -Cho HS kể từng đoạn (với HS yếu, TB ) Cho HS thi kể cả câu chuyện -GV nhận xét khen những bạn kể hay -1 HS đọc to, lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân ( hoặc trao đổi theo cặp ) -1 HS thuyết minh về tranh 1, 2 -1 HS thuyết minh về tranh 3, 4 -1 HS thuyết minh về tranh 5, 6 * -1 HS thuyết minh về tranh 1, 2, 3 -1 HS thuyết minh về tranh 4, 5, 6. ** -2 HS thuyết minh đủ 6 tranh -Lớp nhận xét -HS nhìn lên bảng phụ và nghe co giảng -1 HS kể đoạn 1 1 HS kể đoạn 2 -1 HS kể đoạn 3 -2 HS thi kể cả câu chuyện -Lớp nhận xét HĐ 1: gv gọi ý cho HS tự nêu câu hỏi -Các em có thể đặt câu hỏi để trao đổi về nội dung câu chuyện HĐ2: GV đặt câu hỏi cho HS (Chỉ khi nào HS không tự đặt câu hỏi ). Các câu hỏi có thể là: H:Vì sao các người coi ngục gọi Trọng là “Ông Nhỏ “? H:Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ? H:Vì sao thực dân Pháp vẫn xử bắn khi anh chưa đến tuổi vị thành niên ? -1 vài HS đặt câu hỏi, HS còn lại trả lời câu hỏi -Vì khâm phục anh, tuy tuổi nhỏ mà dũng cảm chí lớn, có khí phách - HS có thể trả lời: . Là thanh niên sống phải có lí tưởng . Làm người phải biết yêu quê hương đất nước . Tấm gương về lòng dũng cảm và kiên cường -Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh GV nhận xét tiết học -GV+HS bình chọn HS kể chuyện hay nhất -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Tìm đọc thêm những câu ca ngợi những anh hùng, danh nhân của đất nước Đe chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau -HS ghi lại lời dặn của GV Tập làm văn Luỵên tập tả cảnh (Một buổi trong ngày ) 1Mục tiêu, nhiệm vụ 1Từ việc phân tích cách quan sát và chọn lọc chi tiết rất đặc sắc của tác giả trong bài Buỏi sớm trên cánh đồng. HS hiểu thế nào la quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh Biết trình bày rõ ràng về những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày 2. Đồ dùng dạy học -Bảng phụ +tranh ảnh cảnh cánh đồng vào buổi sớm 3. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh . HS 1:Emhãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết tập làm văn trước . HS2:Phân tích cấu tạọ của bài văn Nắng trưa GV nhận xét 1 HS nhắc lại. -1 HS phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa: Gồm 3 phần Các em đã nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh qua tiết học tập làm văn trước. Hôm nay, qua việc phân tích bài Buổi sớm trên cánh đồng, các em sẽ hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh - HS lắng nghe HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 -Cho HS đọc yêu cầu BT1 -GV giao việc: . Các em đcj bài văn Buổi sớm trên cánh đồng . Tìm trong đoạn trích những sự vật được tác giả tả trong buổi sớm mùa thu . Chỉ rõ tác giả dùng giác quan naò đểmiêu tả ? . Tìm được chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng . a/Những sựvật được tả: cánh đồng, bến tàu điện, đám mây, vòm trời, giọt sương khăn quàng, tóc, sợi cỏ gánh rau thơm, tía tô, những bẹ cải, hoa huệ trắng, bầy sáo…. b/ Tác giả quan sát bằng những giác quan: thị giác(mây xám đục, vực xanh vời vợi, khăn quàng đỏ, hoa huệ trắng muốt…) xúc giác (mát lạnh, ướt lạnh …. ) c/Chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả(Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (15) Cho HS đọc yêu cầu bài tập. -GV giao việc: Các em phải nhớ lại những gì đã quan sát được: cảnh một cánh đồng, nương rẫy đường phố…vào một buổi sáng(hoặc trưa, chiều, rồi ghi lại những gì em quan sát được)và lập dàn ý -Cho HS quan sát một vài bức tranh, ảnh về cảnh cánh đồng, nương rẫy, công viên, đường phố mà giáo viên đã chuẩn bị trước -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày kết qua -GV nhận xét +khen những HS quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, cách trình bày rõ ràng biết lập dàn ý “ --1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu +đoạn văn -HS nhận việc -HS làm bài cá nhân hoặc nhóm -Các cá nhân hoặc đại diện nhóm lên trình bày -Lớp nhận xét -HS dùng viết chì gạch dưới chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả -1 HS đọc to, lớp đọc thầm HS nhận việc -HS quan sát tranh ảnh -HS có thể đem nội dung mình đã quan đưởc nhà sắp xếp lại, có thể ghi lại những gì đã quan sátđược và lập dàn ý -Một số em trình bày Dàn ý -Mở bài: Em có dịp quan sát cảnh đường phố nơi em ở vào lúc sáng sớm -Thân bài: Đường phố dài hun hút, không một bóng người chỉ có một vài chiếc xe ba gác máy, chở hàng ra chợ phóng trên đuờng, tiếng nổ đinh tai nhức óc, lâu lâu co một một chiếc xe buýt chạy từ bến về chợ, xe không một bóng hành khách -Tiếng chổi quét của các công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt -Đèn đường vụt tắt +Đường phố sáng dần đã nhìn rõ mặt người đi trên đường -Xe cộ qua lại nhiều hơn. Có xe của công nhân đi làm sớm, mũ bảo hiểm sùm sụp trên đầu -Một vài tốp các cụ già gọn ghẽ trong quần áo thể thao, giầy vải thung thăng đến công viên vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ +Sau sáu giờ, đường phố nhiều thêm những xe máy của phụ huynh chở con đến trường -Các quán đã đông người ngồi ăn sáng -Kết bài: Em cũng xuống nhà làm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị ăn sáng rồi đi học - -GV nhận xét tiết học -Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát viết vào vở dàn ý tả một cảnh HS đã chọn -Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ dong nghĩa 1>Mục tiêu,nhiệm vụ 1-Tìm đựoc nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho 2-Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn từ đó biết cân nhắc lựa chọn từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể. 2 Đồ dùng dạy học -Bút dạ +bảng phụ hoặc phiếu phô to nội dung BT1+BT3 -Một vài trang từ điển được phô tô 3 Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thế nào là từ đồng nghĩa ?Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn -Làm lại bài tập 2 phần luyện tập của tiết trước GV nhận xét -Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất -Đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau -Đồng nghĩa không hoàn toàn là có nghĩa giống nhau không hoàn toàn, không thay thế cho nhau trong những văn cảnh cụ thể -HS lên bảng làm -Để giúp các em khắc sâu kiến thức về từ đồng nghĩa,về từ đồng nghĩa hoàn toàn, và từ đồng nghĩa không hoàn toàn, trong tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vận dụng những kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để làm các bài tập --HS lắng nghe Hđ1:Hướng dẫn HS làm BT1(10’) Cho HS đọc yêu cầu BT1 -GV giao việc: Bài tập cho 4 từ: xanh, đỏ, trắng, đen. Nhiệm vụ của các em là tìm những từ đồng nghĩa với 4 từ đó -Cho HS làm bài theo nhóm. GV chia việc -Cho HS trình bày kết quả bài làm -GV nhận xét và chốt lại: ……. . HĐ2:Hướng dẫn HS làm BT2 (9’) -Cho HS đọc yêucầu của BT2 -GV giao việc: Các em chọn một trong số các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét +khẳng định những câu đúng (cần chọn 4 câu tiêu biểu ch 4 màu ) HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 (8’)-Cho HS đọc yêu cầu BT3 -GV giao vịệc: Các em: . Đọc đoạn văn . Dùng bút chì gạch những từ cho trong ngoặc đơn mà theo em là sai, chỉ giữ lại từ theo em là đúng -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại Các từ đúng cần để lại lần lượt là: điên cuồng, tung lên, nhô lên, sáng rực, gầm vang, lao vút, chọc thủng, hối hả. -1HS đọc to, cả lớp đọc thầm -HS làm việc theo nhóm, viết các từ tìm đựoc vào phiếu Đại diện các nhóm dán phiếu đã làm lên bảng lớp Lớp nhận xét -1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe HS chú ý lắng nghe HS làm bài cá nhân 1 số HS đọc câu của mình đặt Lớp nhận xét -HS đọc yêu cầu +đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác. Cả lớp đọc thầm -HS làm cá nhân HS trình bày Lớp nhận xét -GV nhận xét tiết học -Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT3 Dặn HS xem trước bài ở tuần 2 TẬP ĐỌC Quang cảnh làng mạc ngày mùa 1. Mục tiêu, nhiệm vụ 1-Đọc trôi chảy toàn bài -Đọc đúng, các từ ngữ khó -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rải, dịu dàng, biết nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh vật 2-Hiểu các từ ngữ, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài -Nắm được nội dung bài: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó, the hiện lòng yêu que hương tha thiết của tác giả 2. Đồ dùng dạy học --Tranh minh họa bài đọc SGK --Bảng phụ ghi sẵn một đoạn văn 3. Các hoạt động dạy –học . . Em hãy đọc đoạn 1 bài Thư gửi các học sinh và trảlời câu hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945có gì đặc biệt so với những ngày khai trừờng khác ? . . Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi sau: Sau CM tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì? Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa --Là ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành độc lập -Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước nhà theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Có những em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Có những em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê. Nơi nào trên đất nước ta cũng đều có vẻ đẹp riêng của nó. Hôm nay cô đưa các emvề thăm làng quê Việt Nam qua bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa --HS lắng nghe Đ1:GV đọc cả bài một lượt --Cần đọc với giọng chậm rãi, dịu dàng --Nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng: Vàng xuộm, vàng hoe, …… HĐ2:HS đọc đoạn nối tiếp GV chia đoạn: 4 đoạn . Đ1:Từ đầu đến Nắng nhạt ngã màu vàng hoe . Đ2: Tiếp theo đến vạt áo . Đ3:Tiếp theo đến quả ớt đỏ chói . Đ4:Còn lại GV cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp GV hướng dẫn HS đọc từ ngữ dễ đọc sai: Sương sa, vàng xọng, HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài -Cho HS đọc cả bài -Cho HS giải nghĩa từ HĐ4:GV đọc diễn cảm toàn bài -Giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn ở trên HS lắng nghe cô giáo đọc HS dùng viết chì đánh dấu đoạn -HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần) -HS luyện đọc từ -2 HS đọc cả bài 1 HS đọc to phần giải nghĩa trong SGK. Cả lớp đọc thầm. -1 đến 2 HS giải nghĩa từ -Cho HS đọc đoạn bài văn và trả lời câu hỏi 1 H:Nhận xét cách dùng một từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ rất gợi cảm H: Những chi tiết nào nói về thời tiết của làng quê ngày mùa ? H:Những chi tiết nào nói về con người trong cảnh ngày mùa ? H:Các chi tiết trên làm cho bức tranh làng quê như thế nào ? H:Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương ? -1 HS đọc to, lớp đọc thầm, đọc lướt bài văn -lúa—vàng xuộm -nắng –vàng hoe --xoan –vàng lịm ………. Lúa –vàng xuộm gợi cho em một cảm giác: lúa đã chín có màu vàng đậm ” Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa. ””. . Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt ……ra đồng ngay Vì phải là ngừoi rất yêu quê hương tác giả mới víết được bài văn tả cảnh ngày mùa hay như thế HĐ1:GV hướng dẫn đọc -GV hướng dẫn giọng đọc, cách ngắt, nhấn giọng…khi đọc -GV cho HS đánh dấu đoạn cần đọc, từ Màu lúa chín đến rơm vàng mới. . Gạch 1 gạch (/) sau các dấu phẩy, 2 gạch (//)sau các dấu chấm . Gạch dưới tất cả những từ ngữ chỉ màu vàng -GV đọc diễn cảm đoạn văn một lần ( đọc trên bảng phụ đã chuẩn bị trước ) HĐ2: HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn -Cho HS đọc diễn cảm đoạn văn -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn -Cho HS thi đọc cả bài -GV nhận xét +khen HS nào đọc hay hơn -HS dùng viết chì gạch trong SGK -HS lắng nghe cách nhấn gịong, ngắt giọng. -Nhiều HS đọc -2 HS đọc diễn cảm đoạn văn -2 HS thi đọc cả bài -Lớp nhận xét H:Nội dung chính của bài văn Nhận xét tiết học +Khen những HS học tốt Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn đã học+chuẩn bị bài nghìn năm văn hiến Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. CHÍNH TẢ Nghe viết:Việt Nam thân yêu Qui tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh 1 Mục tiêu, nhiệm vụ 1—Nghe -viết đúng, trình bày đúng đoạn của Nguyễn Đình Thi 2-Nắm vững qui tắc viết chính tả với c /k, g/ gh, ng/ngh. 2. Đồ dùng dạy –học --Bút dạ +một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2,3 cho HS làm việc theo nhóm hoặc chơi trò chơi thi tiếp sức 3. Các hoạt động dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Để có được đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, phải đổ biết bao xương máu. Giờ đây đất nước ta có những biển rộng mênh mông, những dòng sông đỏ nặng phù sa, những cánh cò bay lả dập dờn. . Đó là nội dung bài chính tả Việt Nam thân yêu của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mà hôm nay các em được viết -HS lắng nghe HĐ1:GV đọc toàn bài một lượt(2’) -GV đọc thong thả, rõ ràng với giọng tha thiết tự hào -Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả. Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp -Luyện viết những từ HS dễ viết sai: dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn -GV nhắc HS quan sát cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát HĐ2: GV đọc cho HS viết (16) -GV đọc từng dòng cho HS viết HĐ3: Chấm, chữa bài (4’) -GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi - GV chấm 5 đến 7 bài - GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm -HS lắng nghe cách đọc -Chú ý lắng nghe nội dung của bài chính tả -Luyện viết những chữ viết dễ viết sai -Quan sát cách trình bày bài thơ -HS viết chính tả -HS tự phát hiện lỗi và sữa lỗi (ghi ra lề trang vở ) -Từng cặp HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi -HS lắng nghe để rút ra kinh nghiệm HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2(5’) -Cho HS đọc yêu cầu của BT -GV giao việc: . Một là: Chọn tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh để điền vào chỗ ghi số 1 trong bài văn sao cho đúng . Hai là: Chọn tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh để điền vào chỗ ghi số 2 trong bài văn . Ba là: Chọn tiếng bắt đầu bằng c hoặc k để điền vào chỗ ghi số 3 -Tổ chức cho HS làm bài: . GV dán BT2 đã chuẩn bị trước lên bảng chia nhóm và giao công việc cho từng nhóm . GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm 3 em. 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em điền một tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. Thời gian 2’ từ khi co lệnh -Tổ chức cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng HĐ2:Hướng dẫn HS làm BT2 (5’)-GV giao việc: Các em có 3 việc cụ thể: ,Một là: phải chỉ rõ đứng trước I,e,ê, thì phải viết k hay c?. . Hai là: Đứng trước i e ê phải ghi g hay ngh ? -Tổ chức cho HS làm bài -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng -1 HS đọc to,cả lớp theo dõi trong SGK -Cho HS nhận việc -Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV ch 3 nhóm lên thi - 3nhóm lên thi tiếp sức -Cả lớp quan sát nhận xét kết quả của 3 nhóm -HS chép lại lời giải đúng -1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm -HS lắng nghe GV giao việc -HS làm bài cá nhân hoặc theo nhóm đôi -Lớp nhận xét -HS chép lời giải đúng vào vở BT -GV nhận xét tiết học Dặn HS làm bài sai nhớ sữa lại và chuẩn bị bài cho tiết học sau TUẦN 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC 1. Mục tiêu, nhiệm vụ 1—Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tổ quốc 2---Biết đặt câu với những từ ngữ nói về tổ quốc 2. Đồ dùng học tập -Bút dạ +một vài tờ phiếu -Từ điển 3. Các hoạt động dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ: xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ tìm được Em hãy làm BT3 -GV nhận xét -- HS trình bày miệng và đặt câu - HS chọn từ đúng trong ngoặc đơn Để giúp các emcó thêm nhiều từ ngữ khi viết về đề tài Tổ quốc, trong tiết học hôm nay, cô sẽ cùng các em mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc. Sau đó các em sẽ luyện đặt câu với những từ ngữ xoay quanh chủ đề này HĐ1:Hướng dẫn HS làm BT1(7’) -Cho HS đọc yêu cầu BT1 -GV giao việc: Các em đọc lại bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu. . Các em chỉ tìm một trong hai bài trên những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc -Cho HS làm bài -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét và chốt lại ý đúng HĐ2:Hướng dẫn HS làm BT2 (7’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: . Ngoài từ nước nhà, non sông đã biết, các em tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc -Cho HS làm bài. GV phát phiếu đã chuẩn bị trước cho các nhóm -Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc là: quê hương, đất nước, quốc gia, giang sơn, nước non …. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (7’) -Cho HS đọc yêu cầu của BT -GV giao việc: . Các em hãy tra từ điển và tìm những từ chứa tiếng quốc có nghĩa là nước Ghi những từ vừa tìm được vào giấy nháp hoặc vở BT-Cho HS làm việc -Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét +chốt lại những từ đúng: quốc gia, quốc thiều, quốc phòng, quốc khánh, quốc sử … HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4(7’) -Cho HS đọc yêu cầu BT - GV giao việc cho HS: BT cho 5 từ ngữ. Nhiệm vụ của các em là chọn một trong các từ ngữ đó và đặt câu với từ mình chọn -Cho HS làm việc -Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng đặt hay VD: a/ Việt Nam là quê hương của em b/ Quê hương, bản quán của em là Việt Nam c/ Việt Nam là nơi chôn rau cắt rốn của em - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà viết vào vơ các từ đồng nghĩa với Tổ quốc LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ đồng nghĩa Mục tiêu, nhiệm vụ 1 . - Biết vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa theo nhóm . 2,-Nắm được những sắc thái khác nhau của từ đồng nghĩa để viết một đoạn văn miêu tả ngắn Đồ dùng dạy học -Từ điển học sinh -Bút dạ +một số tờ phiếu khổ to . Các hoạt động dạy –học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra 3 HS - GV nhận xét chung . HS1:làm BT HS2 làm BT HS3 làm BT Để giúp các em khắc sâu kiến thức về từ đồng nghĩa, bài học hôm nay sẽ đưa ra một số bài tập để các em luyện tập. Sau đó, các emvận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa để viết đoạn văn sao cho sinh động hấp dẫn -HS lắng nghe HĐ1:Hứong dẫn HS làm BT1 (7’) -Cho HS đọc yêu cầu của BT1 - GV giao việc: Các em đọc đoạn văn đã cho . . Tìm những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn đó . Emnhớ dùng viết chì gạch dưới những từ đồng nghĩa trong SGK -Cho HS làm bài . -Cho HS trình bày kết quả bài làm . - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Những từ đồng nghĩa là: Me, u, bu, bầm, bủ, mạ. GV nói thêm: Tất cả những từ nói trên đều chỉ người đàn bà có con ,trong quan hệ với con Đọc âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau HĐ2:Hướng dẫn HS làm BT2(7’ -Cho HS đọc yêu cầu BT2 - GV gia việc: . Các em xếp các từ đã cho ấy thành một nhóm từ đồng nghĩa . -Cho HS làm việc ( HS có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm) -Cho HS trình bày kết quả bài làm - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng . Các nhóm từ đồng nghĩa như sau: - bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, -lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp ló, lấp lánh -Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt . HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 (14) -Cho HS đọc yêu cầu BT3. - GV giao việc: Các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có dùng một số từ đã nêu ở BT2 -Cho HS làm bài . -Cho HS trình bày kết quả và khen những HS viết đoạn văn hay -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm . -HS nhận việc . - HS làm bài cá nhân . Mỗi em dùng viết chì gạch dứới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn -Một số HS trình bày kết quả . -Lớp nhận xét - HS chép lời giải đúng vào vở - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm . - HS làm việc cá nhân. Từng em xếp các từ đã ch o thành từng nhóm từ đồng nghĩa . - HS trình bày . -Lớp nhận xét - HS chép lời giải đúng vào vở . - 1 HS đọc to lớp đọc thầm . - HS nhận việc . - HS làm bài cá nhân . -Một số HS trình bày kết quả bài làm . -Lớp nhận xét . - GV nhận xét tiết học . -Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả . Bài tập 3: Ví dụ 1: Trăng sáng vằng vặc giữa bầu trời bao la. Đồng ruộng bát ngát trải dài tận chân trời . Anh trăng lung linh trên từng ngọn lúa . Anh trăng lóng lánh trên mặt hồ. Cảnh đêm vắng vẻ càng làm cho cánh đồng thêm mênh mông. Ví dụ 2: Bầu trời xanh mênh mông. Biển cả bao la như vô tận . Sóng biển lấp loáng dưới ánh nắng chói chang . Bãi biển vắng ngắt không một bóng người. Rặng phi lao đứng hiu hắt bên cồn cát nóng TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh ( Một buổi trong ngày ) Mục tiêu, nhiệm vụ Từ những điều đã thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày. Giúp HS phát hiện được những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh: Rừng thưa và Chiều tối, . 2. Biết chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn tả cảnh. 2 Đồ dùng dạy –học - - Những ghi chép của HS đã có khi quan sát cảnh một buổi trong ngày - - Bút dạ+ phiếu khổ to . 3 . Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét chung 2 HS lần lựợt đọc lại bài viết của mình Trong tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biết lập dàn ý chi tiết tả cảnh một buổi trong ngày từ những điều đã quan sát được . Sau đó, các em se tập chuyển một phần trong dàn y thành một văn tả cảnh - HS lắng nghe HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 (11’) -Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: . Các em đọc bài văn Rừng Trưa và bài Chiều Tối . Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn . Vì sao em thích ? - Cho HS làm bài . - Cho HS trình bày . HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2(17’) -Ch HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: . Các em xem lại dàn bài về một buổi trong ngaỳ trên đường phố( hay trong công viên, vườn cây ) . Các em nên chọn viết một đoạn văn cho phần yhân bài dựa vào kết quả đã quan sát được . - Cho HS làm bài . -Cho HS trình bày kết quả bài làm . GV lưu ý cho HS cần giới thiệu tả cảnh ỏ đâu ?Tả cảnh đó vào buổi sáng, trưa hay chiều - GV nhận xét về cách viết về nọi dung đoạn văn các em đã trình bày, khen những HS viết đoạn văn hay - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm 2 bài văn . -Từng em HS đọc cả 2bài và dùng viết chì gạch duwí những hình ảnh mình thích . - HS lần lượt trình bày trước lớp những hình ảnh mình thích và nêu lí do mình thích - 1 HS đọc to,lớp lắng nghe - HS nhận việc . - HS làmbài cá nhân . -Một số em đọc đoạn văn đã viết . -Lớp nhận xét. . - GV nhận xét tiết học . -Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý và đoạn văn đã viết ở lớp . -Chuẩn bị cho tiết TLV tiếp theò TẬP ĐỌC Nghìn năm văn hiến Mục tiêu, nhiệm vụ. Biết đọc một văn bảng có bảng thống ke giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam –đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tựhào . Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời . Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta 2 Đồ dùng dạy học -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê. Các hoạt động dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đọc từ đầu đến chín vàng bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa . Emhãy kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó . . Em hãy đọc phần còn lại và trả lời câu hỏi sau: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương ? - GV nhận xét, đánh giá - HS đọc+trả lời câu hỏi . - Những sự vật đó là: lúa, nắng, quả xoan ,lá mít…. - Các màu vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm. . vàng ối… -Phải là người có tình yêu quê hương tha thiết mới viết được bài văn hay như vậy Đất nước ta có nền văn hiến lâu đời . Quốc Tử Giámlà một chứng tích hùng hồn về nền văn hiến đó. Hômnay, côvà các em sẽ đến thăm Văn Miếu, một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội qua bài tập đọc: Nghìn năm văn hiến - HS lắng nghe HĐ1: GV đọc cả bài một lượt - Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc . Đọc bảng thống kê theo hàng ngang . HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp - GV chia đoạn: 3 đoạn . Đoạn 1: Từ đầu đến 2500 tiến sĩ . Đ oạn 2: Tiếp theo đến hết bảng thống kê. . Đoạn 3:Còn lại - Hướng dẫn HS luyện đọc trên từng đoạn và đọc từ ngữ dễ đọc sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài -Cho HS đọc cả bài . - Cho HS đoc chú giải trong SGK +giải nghĩa từ. HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài - Cần chú ý đọc bảng thống kê rõ ràng, rành mạch ,không cần đọc diễn cảm - - HS lắng nghe . - - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn - HS đọc nối tiếp những đoạn . - HS luyện đọc những từ ngữ khó - 2 HS đọc cả bài - 1 HS đọc, lớp lắng nghe . - 3 HS lần lượt giải nghĩa . HĐ1:Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1 - Cho HS đọc đoạn 1. H:Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? HĐ2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2 - Cho HS đọc đoạn 2. H:Em hãy đọc thầm bảng thống kê và cho biết: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất ?Triều đại nào có tiến sĩ nhiều nhất ? Nhiều trạng nguyên nhất ? HĐ3: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2+ cả bài . - Cho HS đọc đoạn 3 H: Ngày nay trong Văn Miếu ,còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời ? H: Bài văn giúp em hiểu gì về nền văn hiến Việt Nam? - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe . - Ngạc nhiên vì biết nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1075, mở sớm hơn Châu Au hơn nữa thế kĩ . Bằng tiến sĩ châu Au mới được cấptừ năm 1130. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. -Cả lớp đọc thầm và phân tích bảng thống kê. -Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: triều Hậu Lê-34 khoa thi -Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều đại Nguyễn: 588 tiến sĩ. - Triều đại cs nhiều trạng nguyên nhất: triều Mạc: 13 trạng nguyên - 1 HS đọc to . Lớp đọc thầm . - Còn 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm thi 1779. . Người Việt Nam coi trọng việc học . Việt Nam có nền văn hiến lâu đời . HĐ1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 - GV luyện đọc chính xác bảng thống kê - GV đưa bảng phu đã ghi sẵn bảng thống kê về việc thi cử của các triều đại lên bảng - GV đọc mẫu. HĐ2: Hướng dẫn HS thi đọc - Cho HS thi đọc diễn cảm Đ1 GV nhận xét +khen những HS đọc đúng, đọc hay - 2 HS đọc, lớp lắng nghe . - HS quan sát bảng thống kê. - HS lắng nghe +nhiều HS đọc bảng thốngkê. - HS thi đọc -Lớp nhận xét. - GV nhận xét tiết học . -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc. -Dặn HS về nhàđọc trước bài: Sắc màu em yêu KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc 1,. Mục tiêu, nhiệm vụ. – Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện về anh hùng, danh nhân của đất nước . Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩ a câu chuyện. . Đồ dùng dạy học - Một sốsách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, các danh nhân của đất nước . Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -. Kiểm tra 2 HS H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - 2 HS kể lại câu chuyện Lí Tự Trọng và trả lời câu hỏi. - người anh hùng hiên ngang bất khuất trước kẻ thù . - là người thanh niên phải có lí tưởng - làm người, phải biết yêu đất nước Đất nước ta có biết bao anh hùng, danh nhân. Họlà những người đã có công ráta lớn trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho cô và cả lớp nghe về những anh hùng, danh nhân của đất nước mà các em biết . - HS lắng nghe . HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. ( 9’) - GV ghi đề bài lên bảng. - GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: - ĐỀ: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta - GV giải thích từ danh nhân: người có danh tiếng có công trạng với đất nước, tên tuổi được muôn đời ghi nhớ . - GV giao việc - Các em đọc lại đề bài và gợi ý SGK một lần . Sau đó các em lần lượt nêu tên câu chuyện các em đã chọn HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện ( 18’) - Cho HS kể mẫu phần đầu của câu chuyện . - Ch o HS kể chuyện theo nhóm+ trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ( GV chia nhóm cụ thể ). - Cho HS thi kể chuyện . - GV nhận xét và khen những HS kể chuyện hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện hay nhất . - 1 HS đọc đề bài. - HS chú ý đề bài trên bảng lớp, đặc biệt những từ đã được gạch dưới. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm . -HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình đã chọn - Từng HS đọc lại trình tự kể chuyện . - 2 HS khá giỏi kể mẫu. - Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và trao đổivề ý nghĩa câu chuyện . - Đại diện các nhóm thi kể - Lớp nhận xét +bình chọn bạn kể hay và nêu ý nghĩa câu chuyện đúng và hay nhất . CHÍNH TẢ Nghe viết: Lương Ngọc Quyến Cấu tạo của phần vần Mục tiêu, nhiệm vụ Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến . –Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng, vần vào mô hình, biết đánh dấu thanh đúng chỗ . 2 Đồ dùng học tập - Bút dạ + vài tờ phiếu phóng to mô hình cấu tạo BT3 Các hoạt động day – học Hoạt động của giáo viên Hạt động của hoc sinh - Kiểm tra 2 HS lên bảng +Lớp làm vào bảng con Em hãy nhắc lại qui tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k - Các em tìm cho cô 3 cặp từ: +bắt đầu bằng ng-ngh +bắt đầu bằng g-gh +bắt đầu bằng c-k -GV nhận xét - 2 HS lần lượt lên bảng HS1:Đứng trước e,ê,I là k ,ng, ngh Đứng trước các âm còn lạilà ng,c, g. - HS2: Viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con +nga-nghe + gà –ghi +cá- kẻ Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có biết bao người con ưu tú củađất nước đã hy sinh anh dũng . Tuy họ đã hy sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ho còn sáng mãi . Hôm nay, cô se giới thiệu với các em về một trong những tấm gương sáng đo qua bài chính tả Lương Ngọc Quyến - - HS lắng nghe Hđ1: GV đọc toàn bài chính tả một lượt. - GV đọc toàn bài chính tả một lượt: giọng to rõ, thể hiện niềm cảm phục . - GV giới thiệu nét chính về Lương Ngọc Quyến: Lương Ngọc Quyến sinh năm 1885và mất năm 1937. Ông là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Ông đã từng qua Nhật để học quân sự, qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống Pháp . Ông bị giặc bắt vẫn luôn giữ khí tiết . Sau khi được giải thpát ông liền tham gia nghĩa quân và đã hy sinh anh dũng . Hiện nay ở Hà Nội có một phố mang tên ông - Cho HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Khoét, xích sắt…… HĐ2: GV đoc cho HS viết HĐ3: GV chấm, chữa bài - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi - GV chấm 5-7 bài - GV nhận xét các bài chính tả đã chấm: ưu, khuyết - HS lắng nghe - HS luyện viết các từ vào bảng con. - HS viết chính tả - HS tự phát hiện lỗivà sữa lỗi - Từng cặp HS đổitập cho nhau để chữa lỗi HĐ1:Hướng dẫn HS làm BT2(4) -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. GV giao việc: Các emghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong câu a và câu b, nhớ ghi ra giấy nháp. -Tổ chức cho HS làm bài - Ch o HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng a/ Trạng Nguyên trẻ nhất là ông Nguyễn Hiền quê ở Nam Định, đỗ đầu khoa thi tiến sĩ năm 1247, lúc vừa 13 tuổi. b. /Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước ta là làng Mộ Trạch, huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Dương: 36 tiến Sĩ HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3 ( 4’) - Ch o HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giao việc: . . Các em quan sát kĩ mô hình . Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu taọ vần . - Cho HS làm bài: GV giao phiếu cho 3 HS -Cho HS trình bày - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo - HS nhận việc - HS làm bài cá nhân, ghi ra giấy nháp những vần cần tìm - 1 HS nói trước lớp phần vần của từng tiếng . - Lớp nhận xét + bổ sung - HS chép lời giải vào vở - HS đoc to ,Lớp đọc thầm - HS quan sát kĩ mô hình - 3 HS làm phiếu HS còn lại làm vào giấy nháp - 3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp - Lớp nhận xét . Tiếng Am đầu Vần Am đệm Am chính Am cuói Trạng Tr a ng Nguyên Ng u yê n Trẻ Tr ẻ Nhất Nh ất t Nguyễn Ng u yễ n Hiền H iề n Khoa Kh O a Thi Th i Làng L a ng Mộ M ộ Trạch Tr ạ ch Huyện H U yệ n Cẩm C ẩ m Bình B ì nh Củng cố,dặn dò 2’: - G V nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm lạivào vở BT3 -Dặn HS chuẩn bị bài chính tả tiếp theo TẬP ĐỌC Sắc màu em yêu Mục tiêu ,nhiệm vụ Đọc trôi chảy ,diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu của bạn đối với đất nước, quê hương . - Học thuộc lòng bài thơ. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa các màu sắc gắn với các sự vật và con người được nói đến trong bài thơ Bảng phụ để ghi những câu văn cần luyện đọc 3,. Các hoạt động dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ch 2 HS kiểm tra GV: Emhãy đọc đoạn 1 của bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi sau: H: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ? H: Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam ? - GV:nhận xét . - 2 HS lần lượt lên bảng . - HS1 đọc +. trả lời: - Vì biết nước ta đã mở kha thi tiến sĩ từ năm 1705, mở sớm hơn châu Au hơn nữa thế kĩ - HS2 đọc +trả lời - Việt N am là đất nước có nền văn lâu đời Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta cs biết bao sắc màu tươi đẹp . Có màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, màu vàng của cánh đồng lúa chín mênh mông ,màu xanh của những cánh rừng bạt ngàn …Màu sắc nào cũng đáng yêu đáng quí. Đó cũng chính là thông điệp mà nhà thơ Phạm Đình An muốn gửi đến chúng ta qua bài Sắc màu em yêu - HS lắng nghe HĐ1:GV đọc bài 1 lượt (hoặc cho1 HS khá, giỏi đọc - giọng đọc nhẹ nhàng ,tình cảm ,tha thiết ở khổ thơ cuối - Cách ngắt giọng: nghỉ một nhịp sau mỗi dòng thơ dòng thơ, nghỉ hai nhịp sau mỗi khổ thơ - Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Màu đỏ, Máu, Lá cờ, Khăn quàng, màu xanh, biển, bầu trời, màu vàng, rực rỡ … HĐ2:HS đọc từng khổ nối tiếp nhau - - Cho HS đọc nối tiếp nhau - Luyện đọc từ ngữ: Sắc màu, rừng, trời, sờn …. . HĐ3: Hdẫn HS đọc cả bài - GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm + giải nghĩa từ ( nếu HS không hiểu ) HĐ4: GV đọc điễn cảm toàn bài - Cách ngắt, nhấn giọng, giọng đọc . . như đã hướng dẫn ở trên - HS lắng nghe - HS lắng nghe - nhiều HS nối tiếp nhau nhau đọc từng khổ thơ - HS luyện đọc từ ngữ theo sự HD của cô giáo - 2 HS đọc cả bài cả lớp lắng nghe - HS lắng nghe, chú ý những chỗ GV ngắt nghỉ, nhấn giọng GV: Các em đọc lại bài thơ 1 lượt suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: H : Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào ? H: Những màu sắc ấy gắn với sự vật và người ra sao ? H: Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước - Cả lớp đọc 1 lượt - bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu: đỏ, xanh, vàng, tím, trắng, đen, nâu …. . - Bạn nhỏ yêu tất cả sắc màu trên đất nước . Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu đất nước HĐ1: Hdẫn HS đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS cách đọc ( như HD ở trên ) - GV đọc mẫu một khổ thơ . - GV đưa bảng phụ đã chép những khổ thơ cần luyện đọc lên . VD: Em yêu màu đỏ: / Như máu trong tim, / Lá cờ tổ quốc, / Khăn quàng đội viên. // - Cho HS đọc diễn cảm cả bài HĐ2: Hướng dẫn HS học thuộc lòng Các em học thuộc lòng từng khổ thơ sau đó đọc cả bài và thi nhau đọc thuôc - Cho HS thi đọc thuộc lòng - GV nhận xét khen thưởng những HS thuộc bài và đọc hay - HS chú ý lắng nghe - HS chú ý lắng nghe - HS luyện đọc từng khổ thơ - HS luyện đọc diễn cảm cả bài - HS đọc từng khổ thơ và cả bài - HS đọc cá nhân - 1 số em thi đọc - Lớp nhận xét GV: nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, đọc trước vở kịch Lòng Dân TẬP LÀM VĂN Luyện tập làm báo cáo thống kê Mục tiêu, nhiệm vụ 1. -Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài nghìn năm văn hiến, HS hiểu hình thức trình bày các số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê. 2. - Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê theo bảng –Đồ dùng dạy học - Bút dạ + 1 số tờ phiếu - Bảng phụ 3. Các hoạt động dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét - 2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã làm trong tiết tập làm văn trước Các em đã biết thế nào là số liệu thống kê, cách đọc một bảng thống kê. Trong tiết TLV hôm nay, các em biết thêm về tác dụng của số liệu thống kê, biết thống kê các số liệu đơn giản và trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng . - HS lắng nghe HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1( 8 ‘) - GV giao việc: Trước hết các em phải đọc lại bài Nghìn Năm Văn Hiến . Sau đó, các em trả lời đầy đủ 3 yêu cầu a,b, c. đề bài đặt ra - Cho HS làm bài a/ Cho HS nhắc lại các số liệu thống kê - GV nhận xét và chốt lại ý đúng của ý a/ b/Các số liệu thống kê trên trình bày dưới hình thức nào ? - GV chốt lại ý đúng của câu b/ + Các số liệu thống kê trình bày dưới 2 hình thức . . Nêu số liệu ( số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay) . Trình bày bảng số liệu ( so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại Cách thông kê như vậygiúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin ,giúp người đọc có điều kiện so sánh số liệu, tránh được việc lặp từ ngữ C/Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì ? - GV chốt lại ý đúng: Các số liệu thóng kê là bằng chứng hùng hồn, giàu sức thuyết phục chứng minh rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời . HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2 ( 10’) - Cho HS đọc yêu cầu BT2 - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ thống kê học sinh từng tổ trong lớp theo 4 yêu cầu sau: a/ Số HS trong tổ b/ Số HS nữ c/ Số HS nam d/ Số HS khá giỏi - Cho HS làm bài . GV chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm - Cho HS trình bày - GV nhận xét và khen nhóm thống kê nhanh và chính xác - 1 HS đọc to, Lớp lắng nghe - HS đọc bài Nghìn Năm Văn Hiến - 1 số HS nhắc lại …. - Một số HS trả lời - Lớp nhận xét HS trình bày - Lớp nhận xét - HS lần lượt trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc to ,lớp đọc thầm - HS nhận việc - HS làm bài theo nhóm - Đại diện các nhóm lên phiếu kết quả bài làm trên bảng lớp -Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà trình bày lại bảng thống kê vào vở Dặn HS về nhà chuẩn bị ch o tiết TLV sau TUẦN 3 TẬP ĐỌC Thứ ngày tháng năm 2006 Lòng Dân Mục tiêu, nhiệm vụ 1. -Biết đọc đúng văn bản kịch cụ thể: -Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai 2 Hiểu nội dung ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ CM Đồ đùng dạy học -Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch + tranh minh họa bài đọc trong SGK Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 2 HS H: Em hãy đọc thuộc bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi: - Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ? Vì sao ? - Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước ? - GV nhận xét - Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu của đất nước - Vì những sắc màu ấy gắn với những cảnh vật, sự vật và con người của đất nước - Bạn nhỏ yêu mọi sắc trên đất nước. Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu đất nước. Vở kịch Lòng Dân của Nguyễn Văn Xe được nhận giải thưởng văn nghệ trong thời kỳ chống Pháp. Trong tiết học hôm nay, cô chỉ giới thiệu với các em đựợc một đoạn trích. Tuy vậy qua đoạn trích này, các em cũng hiểu được tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng, người dân cả nước nói chung đối với Đảng, đối CM. - GV ghi tựa đề lên bảng - HS lắng nghe Hđ1: GV đọc màn kịch - Cho HS đọc lời mở đầu - GV đọc diễn cảm màn kịch . + Giọng đọc rõ ràng, rành mạch . + Chú ý đổi giọng, hạ giọng khi đọc các chữ trong ngoặc đơn nói về hành động, thái độ của nhân vật . + Giọng của cai lính hống hách xấc xược + Giọng dì Năm: tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau HĐ2: Hứong dẫn HS đọc đoạn - GV chia đoạn: 3 đoạn . Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm ( Chồng tui. Thằng này là con ) . Đoạn 2: Chồng chị à? Đến lời lính ( Ngồi xuống !…rục rịch tao bắn ) . Đoạn 3: Còn lại - Cho HS đọc đoạn nối tiếp - Ch HS luyện đọc những từ khó đọc: quẹo, xẵng giọng, ráng … HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài - Ch o HS đọc cả bài - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ HĐ4: GV đọc lại toàn bài một lượt - 1 HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian - HS dùng viết chì đánh dấu đoạn - HS lần lượt đọc đoạn - HS đọc theo sự hướng dẫn của GV - 1, 2 HS đọc cả bài - 1 HS đọc chú giải - 2 HS giải nghĩa từ - Cho HS đọc phần mở đầu . - GV giao việc: Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp thảo luận câu hỏi 1 và 2 trong SGK + Lớp trưởng lên bảng đọc câu hỏi - GV cho cả lớp đọc thầm lại bài một lần nữavà lớp phó lên điều khiển lớp thao luận câu hỏi: Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào đe bảo vệ chú cán bộ Câu3: SGK - GV chốt lại: Trong bài tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn vì dì Năm làm bọn giặc hí hững tưởng dì sắp khai nhưng chúng tẻn tò khi dì dặn con trai mình. Tình huống đó thể hiện mâu thuẩn kịch lên đỉnh điểm sau đó giải quyết rất nhanh và gọn - 1 HS đọc phần giới thiệu về nhân vật, cảnh trí, thời gian - Lớp trưởng lên bảng - Cả lớp trao đổi thảo luận Dì bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. Dì nhận chú cán bộ là chồng dì Dì kêu oan khi bị địch trói Dì vờ trối trăn căn dặn con mấy lời - HS tự lựa chọn tình huống mình thích . - GV đọc diễn cảm đoạn 1 . Chú ý Nhấn giọng ở những từ ngữ: có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời, không, rõ ràng quẹo vô, chồng tui . Nghỉ 2 nhịp (//)ở chỗ ngăn cách giữa nhân vật và lời nói của nhân vật, ở cuối câu . . Nghỉ một nhịp (/)ở chỗ dấu phẩy ( GV đưa bảng phu đã viết trước đoạn 1 dùng phấn màu ngắt nhịp, gạch dưới những từ ngữ quan trọng sau đó tổ chức cho HS đọc - Cho HS đọc phân vai: GV chia HS thành nhóm 6 em, mỗi em sắm một vai Em đóng vai người dẫn chuyện nhớ đọc phần mở đầu và đoc tất cả phần ghi trong ngoặc đơn - Cho HS thi đọc - GV nhận xét và khen nhóm đọc hay - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm theo cách ngắtgiọng, nhấn giọng được đánh dấu ở trên bảng phụ - HS chia nhóm và từng nhóm được phân vai 2 nhóm lên thi - Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS đọc tốt - Yêu cầu các nhómvề tập đóng màn kịch trên Dặn các em về nhà chuẩn bị cho bài TĐ sắp tới, đọc trứớc màn 2 của vở kịch Lòng Dân LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Nhân dân Mục tiêu, nhiệm vụ 1-Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về nhân dân, thuộc những thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân Việt Nam 2 -Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu Đồ dùng dạy học - Bút dạ + vài từ phiếu khổ to - Bảng phụ + Tự điển 3. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 3 HS - GV nhận xét - 3 HS lần lượt đọc đoạn văn miêu tả đã viết ở tiết LTTC trước Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, cung cấp cho các em những thành ngữ ca ngợi những phẩm chất của nhân dân Việt Nam - HS lắng nghe HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Ch HS đọc yêu cầu của bài tập 1 -GV giao việc: BT1 cho 6 nhóm từ a,b,c,d. Nhiệm vụ của các em là chọn các từ cho trong ngoặc đơn để xếp vào các nhóm đã cho sao cho đúng - Cho HS làm việc theo nhóm ( GV phát phiếu cho HS ) - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng a/ Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí b/ ……. HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 ( 10’) - Cho HS đọc yêu cầu BT2 - GV giao việc Các chỉ rõ mỗi câu tục ngữ, thành ngữ đã cho ca ngợi những phẩm chất gì của con người Việt Nam ? - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày kết quả bài làm - GV nhận xét và chốt lại ý đúng a/ Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ b/……. . c/…. HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 ( 10’) - Cho HS đcj yêu cầu BT3 - GV gia việc: Các em đọc thầm lại truyện Con rồng cháu tiên. Ở câu a các em làm việc cá nhân câu b/ các em làm việc theo nhóm. Ở câu c/ làm việc cá nhân - GV chốt lại ý đúng ; Gọi đồng bào vì: đồng là cùng ; baò là caí rau nuôi thai. Ynói tất cả đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ b/ Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng - Cho HS trình bày kết quả . - GV nhận xét và chốt lại những từ HS đã tìm đúng Đồng chí: người cùng chí hướng . Đồng diễn: cùng biểu diễn Đồng ca: Cùng hát chung một bài C/ Cho HS đặt câu - Cho HS đặt câu mình đã đặt - GV nhận xét + khen những HS đặt câu hay - HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm theo. - HS làm bài theo nhóm . Ghi kết quả vào phiếu - Đại diện nhóm lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp - Lớp nhận xét 1 HS đọc yêu cầu +đoc 5 câu a,b,c,d,e. - HS làm bài cá nhân - HS tìm ý của 5 câu - Lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu + đọc truyện Con Rồng Cháu Tiên - 1 Vài HS trả lời - Lớp nhận xét - HS sử dụng từ điển để tìm từ có tiếng đồng đúng trước va ghi vào phiếu - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét - HS tự chọn từ bắt đầu bằng tiếng đồng và đặt câu - Một số HS đặt câu - Lốp nhận xét - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà làm lại BT4 Thứ ngày tháng năm 2006 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ đồng nghĩa Mục tiêu, nhiệm vụ 1—Biết sự dụng một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu đoạn văn . 2- - Nắm được ý chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho . Biết nêu hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ tục ngữ đó Đồ dùng dạy – học - Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to Các hoạt động dạy – học Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh - Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét - 2 HS lần lượt lên bang làm BT2, 3 của tiết luyện từ và câu bài trước Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập về từ đồng nghĩa. Qua luyện tập các em sẽ sử dụng một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu đoạn văn . Cũng qua tiết học này các em sẽ nắm được ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ đã ch o, biết nêu hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đo HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập ( 8’) - GV giao việc: . Các em quan sát tranh trong SGK BT đã cho trước 1 đoạn văn và còn để trống một số chỗ . Các em chọn các từ Xách ,Đeo, Khiêng, Kẹp, Vác . để điền vào chỗ trống trong đoạn văn đó sao cho đúng . -Cho HS làm bài ( nhắc HS lấy bút chì điền vào chỗ trống trong SGK, phát 3 tờ giấy khổ to cho 3 HS ) - Cho HS trình bày - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng Các từ lần lượt cần điền: Đeo, Xách, Vác, Khiêng, Kẹp HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 ( 8’) - - Ch o HS đọc yêu cầu BT2 - GV giao việc: Các em có nhiệmvụ chọn ý trong ngoặc đơn sao cho ý đó có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ đã cho - Cho HS làm bài - Cho Hs trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại ý đúng nhất là: Gắn bó với quê hương là tình cảmtự nhiên. Ý này có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu trên HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 ( 12’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT - GV giao việc: 3 việc + Các em đọc lại bài sắc màu em yêu + Chọn 1 khổ thơ trong bài + Viết đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày - GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có sử dụng từ đồng nghĩa - - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS quan sát tranh - Làm bài cá nhân - 3 HS làm và giấy - 3 HS đem dán bài làm của mình lên bảng - Lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a,b, c. - HS lần lượt ghép ý vào 3 câu - một số HS phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét - 1 HS đọc, lớp lắng nghe - HS lần lượt thực hiện 3 việc như cô giáo đã giao -- Một số HS đọc đoạn văn đã viết - Lớp nhận xét GV ; nhận xét tiết học - Yêu cầu HS cả lớp về nhà viết hoàn chỉnh BT3 và vở KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Mục tiêu, nhiệm vụ HS kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đồ dùng dạy học Một số tranh ảnh gợi ý những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét 2 HS lần lượt kể lại một câu chủện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta Xung quanh chúng ta đã có biết bao người tốt . Họ đã làm được rất nhiều việc tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thân yêu. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe về một việc làm tốt của một nguwì mà em biết …. - GV ghi lời tựa bài lên bảng . HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề ( 8’)- Cho HS đọc yêu cầu đề bài - GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng Đề: Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người em biết - GV nhắc lại yêu cầu: Các em nhớ kể việc làm tốt của một người mà em biết chứ không phải chuyện mà em biết qua sách báo. Các em có thể kể việc làm tốt của chính các em - Cho HS đọc gợi ý và trao đổi các nội dung trong gợi ý đó H: Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước đó là những việc làm gì? - Cho HS đọc lại các gợi ý - - Cho HS nói về đề tài mình kể HĐ2 Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm 10’ - Ch o HS đọc lại gợi ý 3 - Cho HS kể chuyện trong nhóm HĐ3: hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp 10’ - Cho HS kể mẫu - Cho HS thi kể - GV nhận xét và bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất -Cho HS đọc to, cả lớp lắng nghe - Cả lớp đọc thầm lại đề bài và gợi y - HS trao đổi và phát biểu ý kiến - HS đọc to gợi ý 2, 3 - Một số HS nói trước lứp về đề tài, về người mình đã chứng kiến, tham gia và sẽ kể cho các bạn nghe - 1 HS giỏi, khá kể mẫu cả lớp lắng nghe - 2 HS kể - Đại diện nhóm thi - Lớp nhận xét + bình chọn người kể chuyện hay câu chuyện hay - - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS: + Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe + Chuẩn bị tiết kể chuyện sau Thư ngày tháng năm 2006 TẬP ĐỌC Lòng dân ( Tiếp theo ) Mục tiêu, nhiệm vụ 1- Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể: - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài -Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch - Biết cùng các bạn đoc phân vai, dựng lại toàn bộ vở kịch 2-Hiểu nội dung ý nghĩa của toàn bộ vở kịch: Trong cuọc đấu trí với giặc, để cứu cán bộ, mẹ con dì Năm vừa kiên trung vừa mưu trí. Vở kịch nói lên tấm lòng s ắt son của người dân đối với CM Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc trong SGK - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho 1 nhóm HS lên đọc phân vai đoạn 1 H: Em hãy nêu nội dung phần 1 của vở kịch 4 HS lên đọc đoạn 1 theo hình thức phân vai - 1 HS lên trình bày: chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường chạy vào nhà dì Năm. Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, dì Năm nhận chú cán bộ là chồng Ở tiết tập đọc trước, các em đã được học màn 1 vở kịch Lòng Dân. Kết quả màn 1 là lời dặn dò của dì Năm với con trai mình. Không biết dì Năm có cứu được chú cán bộ hay không ? Màn 2 của vở kịch hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em biết được điều đó - GV ghi tựa bài lên bảng - HS lắng nghe HĐ1: GV đọc diễn cảm 1 lượt - Đọc với giọng rõ ràng, rành mạch. Đổi giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về thái độ, hành động của nhân vật . Giọng cai và lính khi dịu giọng mua chuộc lúc hống hách . . . Giọng An: thật thà hồn nhiên . Giọng dì Năm, chú cán bộ: bình tĩnh HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn - GV chia đoạn: 3 đoạn . Đoạn 1: Từ đầu đến chú cán bộ ( để tôi đi lấy ) . Đoạn 2: Tiếp theo đến Thôi, trói nó lại dẫn đi . Đoạn 3: Còn lại - GV cho HS đọc đoạn nối tiếp - G v cho HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai:Hừm, miễn cưỡng, ngượng ngập HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ HĐ4: GV đọc lại toàn bộ vở kịch 1 lần - HS lắng nghe - HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK - HS đọc 3 đoạn nối tiếp 2 lượt - HS đọc từ theo sự hướng dẫn của GV - 1 HS đọc lại toàn bộ vở kịch - 1 HS đọc chú giải, 1 HS giải nghĩa từ GV: Trước hết các em đọc lại đoạn một và trao đổivề câu hỏi 1. Cô mời lớp trưởng lên điều khiển cho lớp thảo luận câu hỏi 1 Lớp trưởng: đọc câu hỏi 1 - Cho HS đọc thầm đoạn 2, - Lớp trưởng đọc câu hỏi 2 - Cho HS đọc thầm đoạn 3 - Lớp trưởng đọc câu hỏi 3 - GV chốt lại: Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với CM. Người dân tin yêu CM sẵn sàng bảo vệ CM . Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của CM - - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Lớp trưởng lên điều khiển - An trả lời không phải tía làm cho chúng hí hửng tưởng An khai thật Bọn giặc tức tối khi nghe An giải thích em gọi bằng ba chứ không gọi bằng tía - Cả lớp đọc thầm - Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, vờ không tìm thấy. Đến khi bọn giặc định trói chú cán bộ đưa đi dì mới đưa giấy tờ ra . Dì nói to tên chồng, tên bố chồng nhằm báo cho chú cán bộ biết mà nói theo - HS phát biểu tự do Hđ1 GV hướng dẫn HS đọc ( Như đã hướng dẫn ở trên ) - GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện đọc lên và yêu cầu HS dùng phấn màu gạch chéo (/) ở những chỗ cần ngắt gịong, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng - GV đọc mẫu đoạn luyện đọc HĐ2: Cho HS thi đọc - GV chia 6 nhóm - Cho thi đọc dưới hình thức phân vai ( mỗi HS sắm 1 vai ) - GV nhận xét và khen nhóm đọc hay - HS gạch /trong SGk đoạn cần luyện đọc - Nhiều HS đọc đoạn - 6 HS một nhóm . Mỗi em sắm 1 vai để đọc thử trong nhóm -2 nhóm lên thi đọc - Lớp nhận xét - G V nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau Tuần Thứ ngày tháng năm Tiết ……… TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (MỘT HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN) Mục tiêu, nhiệm vụ 1-Trên cơ sở phân tích nghệ thuật quan sát chọn lọc chi tiết của nhà văn TÔ HOÀI qua bài văn mẫu Mưa Rào, hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh mưa. 2 – Biết chuyển những điều quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý chi tiết, với các phần mục cụ thể, biết trình bày cụ thể, biết trình bày dàn ý đó trước các bạn rõ ràng tự nhiên Đồ dùng dạy học - Những ghi chép của học sinh khi quan sát một cơn mưa -Bút dạ + 3 tờ giấy khổ to 3. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra bảng thống kê của tiết TLV trứớc (kiểm tra 3 vở của cả lớp) - GV chấm vở 3 HS - GV nhận xét - Cả lớp để vở ra đầu bàn để giáo viên kiểm tra Các hiện tượng thiên nhiên xung quanh chúng ta có rất nhiều điều lí thú: mưa, gió, sấm, chớp, trăng, sao. Làm sao có thể tả một hiện tượng thiên nhiên thật hay thật hấp dẫn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập miêu tả một trong những hiện tượng đó: một cơn mưa - HS lắng nghe HĐ1 Hướng dẫn HS làm BT1. ( 13’) - Cho HS đọc yêu cầu BT1 - GV giao việc: Các em đọc bài Mưa Rào và trả lời cho cô 4 câu hỏi trong SGK - Cho HS làm việc - Cho HS trình bày kết quả bài làm - GV nhận xét + chốt lại ý trả lời đúng a/ Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến - Mây: bay về, mây lớn … -Gió: thổi giật …. b/ Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu và lúc kết thúc cơn mưa - Tiếng Mưa: lẹt đẹt, lách tách …… Hạt mưa: những giọt nước lăn …… c/ Những từ ngữ, chi tiết miêu tả cây cối con vật, con vật trong và sau cơn mưa: - Trong cơn mưa: lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẩy …… - Sau cơn mưa: trời rạng dần, chào mào hót râm ran d/ Tác giả đã quan sát bằng thị giác (nhìn), bằng thính giác (nghe) bằng xúc giác (cảm nhận bằng da), khứu giác (ngửi) GV: Nhờ có khả năng quan sát tinh tế, tác giả đã viết được 1 bài văn tả cơn mưa rào rất hay. Qua đó ta thấy được nghệ thuật quan sát và miêu tả tài tình của tác giả HĐ2 Hướng dẫn HS làm BT2. 15’ - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giao việc: Các em đã quan sát và ghi lại về một cơn mưa. Dựa vào những quan sát đã có, các em hãy chuyển thành dàn ý chi tiết - Cho HS làm bài - GV phát giấy + bút dạ cho 3 nhóm - Cho HS trình bày kết quả bài làm - GV nhận xét + khen những HS làm bài đúng và hay - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu của BT, bài MƯA RÀO, đọc 4 câu hỏi -Cả lớp đọc thầm kĩ bài MƯA RÀO - Một số HS phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét - HS dùng bút chì gạch dưới những chi tiết giáo viên vừa chốt - HS dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ tả tiếng mưa, giọt mưa - HS dùng viết chì gạch dưới những chi tiết GV đã nêu - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - 1 HS đọc bài ghi quan sát của mình về cơn mưa - 3 nhóm làm bài vào giấy, các nhóm còn lại làm vào giấy nháp - Đại diện 3 nhóm lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp - Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý - Đọc trước và chuẩn bị cho bài học TLV tới Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ……………… TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh Mục tiêu, nhiệm vụ 1 – Biết chuyển một phần dàn ý của bài văn tả cảnh cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh –Biết hoàn chỉnh các đoạn văn viết dở dang 2. Đồ dùng dạy học - Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của HS Các hoạt động dạy-học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Chấm bài làm HS đã hoàn chỉnh của tiết TLV trước - GV nhận xét chung 3 HS nộp bài để GV chấm Ở tiết TLV trước, các em đã lập dàn ý của bài văn miêu tả cơn mưa. Trong tiết học hôm nay, các em chọn 1 ý và chuyển thành một đoạn văn hoàn chỉnh - HS lắng nghe HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 17’ - Cho HS đọc BT 1 - GV giao việc: + Đọc kĩ lại đề, yêu cầu + Chỉ ra được nội dung chính của mỗi đoạn + Viết thêm vào những chỗ có dấu (…. . ) để hoàn chỉnh nội dung của từng đoạn - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày ý chính của 4 đoạn văn - GV chốt lại ý đúng của 4 đoạn văn . Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt rồi tạnh ngay . Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa . Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa . Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa - GV cho HS viết thêm đoạn văn - GV cho HS trình bày đoạn văn - GV nhận xét và chọn 4 đoạn văn hay nhất đọc cho cả lớp nghe HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 11’ Cho HS đọc yêu cầu đề - GV giao việc . Chọn trong dàn bài đã chuẩn bị trong tiết TLV trước một phần nào đó . Viết phần dàn bài đã chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và khen những học sinh viết đoạn văn hay biết chuyển dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh - HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS nhận việc - HS đọc thầm lại đề + yêu cầu + 4 đoạn - Xác định ý chính của mỗi đoạn - - Một số HS trình bày - Lớp nhận xét - HS làm bài cá nhân viết thêm vào chỗ có dấu (…) phần cần thiết phù hợp với nội dung đoạn - Một vài HS đọc đoạn văn khi đã viết thêm phần còn thiếu - Lớp nhận xét - HS xem lại dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết TLV trước -Chọn phần trong dàn bài -Viết phần đã chọn thành đoạn văn - Một số HS đọc cho cả lớp nghe đoạn văn mình đã viết - Lớp nhận xét -GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn thiện nốt đoạn văn (nếu ở lớp viết chưa xong) - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết TLV tiếp theo Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ……………… CHÍNH TẢ Nhớ –viết: Thư gửi các học sinh Qui tắc đánh dấu thanh Mục tiêu, nhiệm vụ 1-Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài thư gửi các học sinh 2-Chép đúng các tiếng đã cho vào mô hình cấu tạo tiếng, nắm được qui tắc đặt dấu thanh trong tiếng Đồ dùng dạy học - Phấn màu + bút dạ + một số tờ phiếu khổ to Các hoạt động dạy-học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 2 HS - GV dán lên bảng mô hình tiếng đã chuẩn bị trước, cho 1 HS đọc tiếng, 2 em lên viết trên mô hình - GV nhận xét - 1 HS đọc tiếng bất kì - 2 HS viết các tiếng đã đọc và mô hình Hôm nay, một lần nữa như được nghe lại lời căn dặn tâm huyết, lời mong mỏi thiết tha của Bác Hồ với các thế hệ học sinh Việt Nam qua bài chính tả Nhớ – viết Thư gửi các học sinh - GV ghi tựa đề lên bảng HĐ1: Hướng dẫn chung 2’ - Cho1 HS đọc yêu cầu bài và 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết - GV lưu ý HS đây là bài chính tả nhớ viết đầu tiên vì vậy, các em thuộc lòng đoạn văn cần viết mới có thể viết được. Bây giờ các em phải chú ý nghe các bạn đọc thuộc lòng lại bài và nghe cô đọc một lần chính tả. - GV đọc lại 1 lần đoạn chính tả HĐ2: HS viết chính tả (15-16’) - GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, nhớ lại những từ ngữ khó viết HĐ3: Chấm, chữa bài 3’ - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt - GV chấm 5-7 bài - GV đọc điểm và nhận xét chung về những bài đã chấm -1 HS đọc yêu cầu đề -2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn (Từ Sau 80 năm giời nô lệ …. . công học tập của các em) - Lớp nhận xét - HS chú ý lắng nghe - HS nhớ lại đoạn CT, nhớ những từ dễ viết sai có trong đoạn mà cô đã luyện trong tiết TĐ, cách trình bày - HS viết chính tả - HS rà soát lỗi - Từng cặp HS trao đổi vở cho nhau để chữa lỗi HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2 6’ - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - GV giao việc: Các em đọc khổ thơ đã cho và chép vần của từng tiếng vào mô hình. Những em có phát phiếu thì làm vào phiếu. Những em còn lại thì làm vào giấy nháp - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho một vài em - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng HĐ2: Hứong dẫn HS làm BT3 2’ - Cho HS đọc yêu cầu BT - GV giao việc: Các em quan sát lại BT làm trên bảng mô hình và cho biết: Khi viết một tiếng dấu thanh cần đặt ở đâu ? - GV nhận xét và chốt lại: Khi viết một tiếng dấu thanh nằm trên âm chính của vần đầu - 1 HS đọc to lớp lắng nghe - HS làm trên phiếu và trên giấy nháp - Những em làm trên phiếu dán phiếu lên bảng lớp - Lớp nhận xét - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - 1 số HS trả lời -Lớp nhận xét -GV nhận xét tiết học -Yêu cầu HS làm bài tập 2 và vở - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết chính tả tới Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ……………… TUẦN 4 TẬP ĐỌC NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY Mục tiêu nhiệm vụ 1/ Đọc lưu loát toàn bài - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa – da –cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi -Hiểu nội dung ý nghĩa của bài - Hiểu các từ ngữ trong bài - Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới Đồ dùng dạy học Tranh minh họa bài đọc trong SGK Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 1 nhóm 6 HS -GV nhận xét + cho điểm -6 em đọc vở kịch Lòng dân (cả phần 1 và 2) theo cách phân vai - 1 HS nói về ý nghĩa của vở kịch Có cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc là khát vọng chung chính đáng của con người, đặc biệt là của trẻ em trên toàn thế giới. Vậy mà đã có biết bao cuộc chiến tranh diễn ra, biết bao người đã chết. Tàn tích của chiến tranh biết bao giờ xóa hết. Nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra như còn hằn trong trái tim bao thế hệ. Bài học hôm nay sẽ phần nào cho các em thấy được chiến tranh, thấy được lòng khát khao hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới -HS lắng nghe HĐ1: GV đọc toàn bài 1 lượt - Giọng đọc: cần đọc với giọng chia sẻ, đồng cảm ở đoạn nói về cô bé Xa- da-cô, với giọng xúc động, đoạn trẻ em trong nước Nhật và trên thế giới gửi cho Xa- da- cô những con sếu bằng giấy. - Chú ý đọc đúng số liệu, đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. . HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp - GV chia đoạn thành 4 đoạn . Đoạn 1: Từ đầu đến đầu hàng . . Đoạn 2: Tiếp theo đến nguyên tử . Đoạn 3: Tiếp theo đến 664 con . Đoạn 4 còn lại - Cho HS đọc đoạn nối tiếp - Luyện đọc những từ ngữ số liệu khó đọc 100. 000 người (một trăm ngàn người) Hi-rô-si-ma, Na- ga- da-ki, Xa-da-cô, Xa-xa-ki HĐ3: Hướng dẫn HS đọc toàn bài - Cho HS đọc phần chú giải + giải nghĩa từ - Cho HS đọc toàn bài HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài 1 lần ( Cách đọc như hướng dẫn ở trên ) - HS lắng nghe, cs thể dùng viết chì đánh dấu nhanh vào chỗ - HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK - Một số HS đọc nối tiếp - HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV - 1 HS đọc chú giải +2 HS giải nghĩa từ như SGK - 2 HS đọc cả bài - HS lắng nghe GV: Trong tiết tập đọc hômnay, lớp trưởng sẽ thay cô để điều khiển lớp thảo luận các câu hỏi trong SGK Lớp trưởng lên bảng để điều khiển lớp - HS phát biểu Có thể HS nói trước tượng đài: + Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu hòa bình, biết bảo vệ cuộc sống hoà bình trên trái đất + Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh hạt nhân HĐ1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Nêu cách đọc như nói ở trên - GV đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện đọc lên và gạch chéo (/) một gạch ở dấu phẩy (/) 2 gạch (//) ở dấu chấm câu, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng - GV đọc trước đoạn cần luyện đọc thêm 1 lần HĐ2: Hướng dẫn HS thi đọc - GV nhận xét và khen thưởng những HS đọc hay - Nhiều HS luyện đọc đoạn - Các cá nhân thi đọc - Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn + chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất . Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ……………… TẬP ĐỌC Bài ca trái đất Mục tiêu, nhiệm vụ Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng –Hiểu bài: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ ; Toàn thế giới đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trái đất - HTL bài thơ 2 Đồ dùng dạy học Tranh minh họa bài đọc trong SGK Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc 3. Các hoạt động dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ch o 2 HS kiểm tra Đọc đoạn 1+ đoạn 2 trả lời câu hỏi 1 - HS 2 đọc đoạn 3+ đoạn 4 và trả lờicâu hỏi 4 HS trả lời “Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh …) Lời hát ngân vang mãi trong bao trái tim tuổi thơ Lời của bài hát chính là lời thơ bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải. Hình ảnh trái đất có gì đẹp /Nhà thơ ĐỊnh Hải muốn nói với các em điều gì qua bài thơ. Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ HĐ1: GV đọc cả bài (Hoặc cho HS giỏi đọc) - Cần đọc với giọng sôi nổi tha thiết - Ngắt nhịp ở khổ 1+ 3 chủ yếu ngắt nhịp 3/4. Khổ 2 ; chú ý câu thứ tư ngắt nhịp 4/4 - Nhấn giọng ở những từ ngữ của chúng mình, quả bóng xanh, cùng bay nào, vàng, trắng, đen, nụ hoa…. HĐ2: Cho HS đọc khổ nối tiếp … HĐ3: Cho HS đọc cả bài - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài - Giọng đọc như hướng dẫn ở trên - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ ( đọc2 lượt ) - 2 HS đọc cả bài lớp lắng nghe - - 1 HS đọc chú giải, 3 HS giải nghĩa từ trong SGK - GV mời lớp phó học tập lên điều khiển cho cả lớp trao đổi trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK GV: Bài thơ muốn nói với các em điều gì? - Trái đất là của tất cả trẻ em -Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng -Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên - Lớp phó lên bảng - HS đọc thầm khổ thơ 1 - HS trả lời -HS đọc thầm khổ 2 - HS trả lời -Ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Chỉ có hòa bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất HĐ1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Cho HS đọc diễn cảm khổ thơ bài thơ - GV đưa bảng phụ đã chép trước khổ thơ cần luyện đọc lên (dùng phấn màu gạch chéo (/) những chỗ cần ngắt nhịp, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng - Cho HS đọc khổ thơ được luyện HĐ2: Tổ chức cho HS đọc thuọc lòng - GV lưu ý: Các em có thể HTL tại lớp cả bài hoặc 1 khổ thơ cũng được. Về nhà các em sẽ tiếp tục HTL GV nhận xét + khen những HS đọc hay thuộc lòng tốt - Cho HS hát bài Trái đất này của chúng em - Mỗi HS đọc diễn cảm khổ thơ sau đó một vài em đọc cả bài - Một số HS đọc khổ thơ - 3 HS thi đọc diễn cảm - HS thi HTL trước lớp - Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà HTL bài thơ - Dặn HS chuẩn bị bài TĐ sau: Một chuyên gia máy xúc Thứ …………ngày……… tháng……… năm …… Tiết ……………… LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Từ trái nghĩa Mục tiêu, nhiệm vụ 1-Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa 2-Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu với những cặp từ trái nghĩa Đồ dùng dạy- học - Phô- tô-cô- pi vài trang từ điển tiếng Việt - 3, 4 tờ phiếu khổ to Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 3 HS - GV nhận xét - HS1 làm BT1 điền từ -2 HS làm BT3: Đọc đoạn văn miêu tả màu sắc đã làm ở tiết LTừ và câu trước HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 - GV giao việc: . Các em tìm nghĩa của từ phi nghĩa và từ chính nghĩa trong từ điển . So sánh nghĩa của 2 từ - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày kết quả bài làm - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng . Phi nghĩa có nghĩa là trái với đạo lí Chính nghĩa có nghĩa là điều chính đáng, cao cả hợp với đạo lí - 2. Hai từ này có nghĩa trái ngược nhau, gọi là từ trái nghĩa HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 (3’) - HS đọc yêu cầu BT2 - GV: Các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ -Ch o HS làm bài HS trình bày kết quả bài làm Câu tục ngữ có 2 cặp từ trái nghĩa là: Sống –chết, Vinh – nhục - GV ch o HS giải nghĩa từ vinh – nhục HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 - HS đọc yêu cầu bài tập 3 . -Cho HS trình bày tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong bài tập 2 - GV chốt lại Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục” thể hiện quan niệm sống của người VN ta là sống cao đẹp: Thà chết mà được kính trọng, đề cao, tiếng thơm lưu mãi còn hơn sống mà phải xấu hổ nhục nhã vì bị người đời khinh bỉ - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe - HS làm bài cá nhân (hoặc theo nhóm ) - Một số cá nhân trình bày (hoặc nhóm lên trình bày) Lớp nhận xét - HS tra từ điển để tìm nghĩa - HS giải thích nghĩa của từ vinh –nhục - HS phát biểu tác dụng của việc dùng các cặp từ trái nghĩa - Ch o HS đọc phần ghi nhớ trng SGK - Cho HS tìm ví dụ - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo - 2 HS tìm ví dụ về từ trái nghĩa và giải thích từ (hoặc nhắc lại các ví dụ trong phần nhận xét) HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu BT 1 - GV giao việc: Các em tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu a, b, c, d. - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại các cặp từ trái nghĩa a/ đục –trong b/ xấu –đẹp c/ đen – trắng d/ Có 2 cặp từ trái nghĩa - rách-lành -dở – hay HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu BT2 GV giao việc: Các em đọc lại 4 câu a, b, c, d. Các em tìm từ trái nghĩa với từ hẹp để điền vào chỗ trống trong câu a, từ trái nghĩa với từ rách …… - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày kết quả - GV chốt lại: Các tư cần điền là a/ rộng b/ đẹp c/ dưới HD3: Hướng dẫn HS làm BT3 (Cách tiến hành như BT2) GV chốt lại: -a/ hòa bình >< chiến tranh, xung đột -b/ thương yêu >< thù ghét, căm ghét - c/ giũ gìn >< phá hỏng, phá hoại HĐ4: HƯớng dẫn HS làm BT4 - GV giao việc: . Các em hãy chọn một cặp từ trái nghĩa ở BT3 Đặt 2 câu (Mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ trái nghĩa vừa chọn) - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày - GV nhận xét và khen những HS đặt câu hay -1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo - HS làm bài cá nhân dùng bút chì gạch chân từ trái nghĩa có trong 4 câu - Một vài HS phát biểu ý kiến về cặp từ trái nghĩa - Lớp nhận xét - 1 HS đoc, lớp đọc thầm - HS chú ý lắng nghe việc phải thực hiện - 3 HS lên bảng làm trên phiếu - HS còn lại làm và vở nháp - 3 HS làm trên phiếu trình bày - Lớp nhận xét - HS làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài - Mỗi HS chọn 1 cặp từ trái nghĩa và đặt câu - Một số HS nói câu của mình - Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà giải nghĩa các từ ở BT3 Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài học ở tiết tới Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ……………… LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Luyện tập về từ trái nghĩa Mục tiêu, nhiệm vụ HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các BT thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với mỗi cặp từ trái nghĩa tìm được 2 Đồ dùng dạy học Từ điển HS + bút dạ + 3 tờ phiếu 3. Các hoạt động dạy –học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra 3 HS (làm lại các bài tập về từ trái nghĩa) - GV nhận xét - 3 HS làm các BT1, 2, 3 ở luyện tập tiết trước Các em đã học về từ trái nghĩa. Hôm nay, các em sẽ vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập tìm từ trái nghĩa. Sau đó, các em sẽ đặt câu với cặp từ trái nghĩa - HS lắng nghe HĐ1 Hướng dẫn HS làm BT1 - GV giao việc ; Các em phải tìm được những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu a, b, c, d. Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3 HS) - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng a/ ít – nhiều b/ chìm – nổi c/ nắng – mưa d/ trẻ - già HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 ( Cách tiến hành như bài tập môt) HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 ( Cách tiến hành như bài tập 1) HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4 - Cho HS đọc yêu cầu - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm những từ trái nghĩa nhau tả hình dáng, tả hành động, tả trạng thái và tả phẩm chất - Cho HS làm việc: GV phát phiếu cho các nhóm - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt những cặp từ tìm đúng a/ Tả hình dáng: cao – thấp, cao - lùn, béo - gầy b/ Tả hành động: vào - ra, đứng – ngồi, lên - xuống c/ Tả trạng thái: buồn - vui, no - đói, sướng - khổ d/ Tả phẩm chất tốt-xấu, hiền-dữ, ngoan-hư HĐ5: Hướng dẫn HS làm BT5 - Cho HS đọc yêu cầu BT5 - Cho HS đặt câu - Cho HS trình bày - GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng đặt hay - 1 HS đọc to ,cả lớp lắng nghe - HS nhận việc - HS làm việc cá nhân . HS làm vào phiếu Các HS còn lại dùng viết chì gạch những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu - 3 HS làm bài tập vào phiếu lên dán trên bảng lớp - lớp nhận xét - HS học làm bài tập - Các nhóm trao đổi tìm những cặp từ trái nghĩa đúng yêu cầu của đề - Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - Mỗi em đặt 2 câu với 2 từ trái nghĩa khác nhau - HS trình bày 2 câu vừa đặt. - Lớp nhận xét -GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà làm lại các BT4, 5 Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ……………… TẬP LÀM VĂN : Luyện tập tả cảnh Mục tiêu, nhiệm vụ Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh ngôi trường. Một dàn ý với ý riêng của mỗi HS 2-Biết chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh Đồ dùng dạy học - Những ghi chép của HS khi quan sát cảnh trường học . - Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to Các hoạt động dạy-học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét - 2 HS đọc lại kết quả quan sát cảnh trường học của mình Ở tiết TLV trước, cô đã dặn các em về nhà ghi lại những quan sát của mình về cảnh trường học. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển kết quả quan sát được thành dàn ý chi tiết. Sau đó mỗi em chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh - HS lắng nghe HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu BT1 - GV giao việc . Các em xem lại 1 lượt các ý đã ghi chép được khi quan sát trường học . Các em sắp xếp các ý đó thành một dàn ý chi tiết - Cho 1 HS trình bày những điều đã quan sát được - Cho HS làm việc ( GV phát 3 tờ phiếu cho 3 HS ) - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét bổ sung ý để có một dàn bài hoàn chỉnh HĐ2: Cho HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - GV giao việc Các em chọn một phần của dàn bài vừa làm Chuyển phần dàn bài vừa chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh GV lưu ý: Các em nên chọn một phần ở thân bài - Cho HS viết - Cho HS trình bày kết quả GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay Ví dụ Đoạn văn tả sân trường: Sân trường em không rộng lắm nhưng cũng đủ chỗ cho chúng em vui đùa, chảy nhảy, tập thể dục trong giờ ra chơi. Từ cổng nhìn vào, những hàng cây thẳng tắp. Những tán lá bàng tỏa rộng che mát sân trường. Ở giữa sân trường là cột cờ. Trên đỉnh cột cờ là lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trước gió Sát hai bên tường là hai dãy ghế đá. Giờ ra chơi, các bạn thường ngồi trên ghế để trò chuyện hoặc đọc sách - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - 3 HS đọc trước lớp - HS làm việc cá nhân, 3 HS làm vào phiếu khổ to - 3 HS làm bài vào phiếu thì dán bài của mình lên bảng - Lớp nhận xét và bổ sung - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - HS chọn đoạn dàn bài - HS làm việc cá nhân -Mỗi em viết một đoạn văn hoàn chỉnh - Một số em đọc văn của mình Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết sắp tới bằng việc xem lại các tiết TLV tả cảnh đã học Thứ ……………………ngày……………… tháng……………… năm …………………… Tiết ……………… TẬP LÀM VĂN Kiểm tra viết (Tả cảnh) Mục tiêu, nhiệm vụ 1. - Dựa trên kết quả của tiết TLV tả cảnh đã học, HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh Đồ dùng dạy học Tranh minh họa như nội dung kiểm tra SGK Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn tả cảnh. Nội dung kiểm tra chính là nội dung các em đã học. Nhưng hôm nay, các em tập viết hoàn chỉnh cả bài văn chứ không phải chỉ một đoạn như các em đã viết GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh vì vậy các em đọc kĩ một só đề cô đã ghi trên bảng và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi (GV ghi lên bảng một số đề văn hoặc đưa bảng phụ ghi sẵn đề văn lên để HS tự chọn) - HS đọc các đề trên bảng và chọn đề - GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài - GV thu bài cuối giờ - HS làm bài - HS nộp bài - GV nhận xét tiết làm bài của HS - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết TLV sau Thứ …………ngày………… tháng……… năm …… Tiết ……………… KỂ CHUYỆN Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai Mục tiêu nhiệm vụ Dựa vào lời kể của GV và những hình ảnh phim được minh họa trong SGK, HS tìm được lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh. Sau đó các em biết kể sáng tạo câu chuyện theo lời một nhân vật Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mỹ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác dã man của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Đồ dùng dạy học Các hình ảnh minh họa trong SGK Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trần Văn Thủy. Phimđoạt giải Con Hạc Vàng của liên hoan phim Châu Á Thái Bình Dương năm 1999 tại Băng Cốc. Câu chuyện có nội dung như thế nào? Có ý nghĩa gì lớn lao? Cô sẽ giúp các em hiểu được điều đó qua tiết kể chuyện ngày hôm nay - HS lắng nghe HĐ1: GV kể lần 1 (không chỉ tranh) - Chú ý giọng kể . Đoạn 1: Kể với giọng chậm rãi, trầm lắng . Đoạn 2: Kể với giọng nhanh hơn, thể hiện sự căm hờn, nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của lính Mỹ . Đoạn 3: Kể với giọng hồi hộp . Đoạn 4: Kể với giọng trần thuật . Đoạn 5: kể với giọng tự nhiên - GV ghi tên các nhân vật lên bảng lớp . Mai-cơ: cựu chiến binh MỸ . Tôm-xôn: chỉ huy đội bay . Côn-bơn: xạ thủ súng máy . An-đrê-ốt-ta: cơ trưởng . Hơ-bớt: anh lính da đen . Rô-nan: người lính sưu tầm tài liệu HĐ2: GVkể chuyện lần 2 (kết hợp lời kể với chỉ ảnh minh họa ) - GV kể đoạn 1 GV kể xong đoạn 1 GV cho HS quan sát tranh trong SGK và giới thiệu đây là cựu chiến binh Mỹ Mai-cơ. Ông trở lại Việt Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai GV kể đoạn 2 GV kể xong đoạn 2 GV đưa ảnh 2 lên bảng. Đây là tấm ảnh do nhà báo MỸ tên là Rô- nan chụp trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Trong ảnh là cảnh lính Mỹ đang đốt nhà GV kể đoạn 3 GV kể xong đoạn 3 thì đưa ảnh 3 lên giới thiệu nội dung tranh thể hiện. Đây là tấm ảnh tư liệu chụp một chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên cánh đồng Mỹ Lai -GV kể đoạn 4 Khi kể xong đoạn 4 GV dán ảnh 4 và 5 lên bảng + Anh 4: Hai lính Mỹ đang dìu anh lính da đen Ha- bớt anh đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác + Anh 5: Anh chụp một nhà báo Mỹ đang tố cáo vụ thảm sát Mỹ Lai trước công luận - GV kể đoạn 5 - Khi kể xong đoạn 5 GV giới thiệu ảnh 6 và 7. Sau 30 mươi năm xảy ra vụ thảm sát, Tôm-xôn và Côn-bơn trở lại Việt Nam. Họ rất xúc đông khi gặp lại người dân đã được họ cứu sống Riêng An-đrê-ốt-ta vắng mặt trong cuộc gặp gỡ này vì anh đã chết trận sau vụ Mỹ Lai 3 tuần -- HS nhìn lên bảng hoặc nhìn vào SGK ảnh 1+ đọc lời thuyết minh - HS quan sát ảnh - HS lắng nghe + quan sát tranh - HS lắng nghe + quan sát tranh HĐ1: HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề - Cho HS đọc yêu cầu của bài 1 - GV lưu ý: khi kể các em cần dựa vào lời thuyết minh cho mỗi cảnh và dựa vào nội dung câu chuyện cô kể. Khi kể chú ý làm nổi bật được nội dung chính của câu chuyện kể. HĐ2: Cho HS kể chuyện - Cho HS kể đoạn - Cho HS thi kể - GV nhận xét + khen những HS kể đúng, kể hay - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - Một số HS kể chuyện (có thể mỗi em kể 2 đoạn hoặc 3 đoạn) - 2, 3 HS lên thi kể - Lớp nhận xét - GV nêu câu hỏi H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - HS có thể trả lời . Chiến tranh thật tàn khốc . Phải chấm dứt chiến tranh . Em cảm phục trước những người lính MỸ yêu lẽ phải - GV nhận xét tiết học cho cả lớp bình chọn HS kể chuyện hay nhất … - Yêu cầu HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần 5 Thứ ………ngày…....tháng…… năm …… Tiết ……………… CHÍNH TẢ Nghe –viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ Qui tắc đánh dấu thanh Mục tiêu, nhiệm vụ – Nghe viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ –Tiếp tục củng cố những hiểu biết về mô hình cấu tạo tiếng và qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng 2 Đồ dùng dạy học - Bút dạ + phiếu pô-tô-cô-pi sẵn mô hình cấu tạo tiếng Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV dán lên bảng lớp 2 phiếu mô hình cấu tạo tiếng (trong đó phiếu đã ghi sẵn 10 tiếng không có nguyên âm đôi) - Cho 2 HS lên làm trên bảng, cho HS khác chép mô hình và làm vào giấy nháp GV nhận xét và cho điểm 2 HS trên bảng - 2 HS lên bảng và làm trên phiếu - HS còn lại làm trên giấy nháp - HS đôí chiếu với bài làm của mình + chữa lỗi Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về một anh bộ đội Cụ Hồ có tên là Phan Lăng. Phan Lăng là người như thế nào ? Anh sinh ra và lớn lên ở đâu? Anh có điểm gì đặc biệt để chúng ta cần tìm hiểu. Các em sẽ biết về anh qua bài chính tả Nghe- viết Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ HĐ1: GV đọc bài chính tả môt lượt GV đọc bài chính tả một lượt - Hướng dẫn cho HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Phrăng –đơ Bô-en HĐ2: GV đọc cho HS viết HĐ3: Chấm chữa bài - HS vừa nghe vừatheo dõi trong SGK bài chính tả và đọc lại bài CT một lượt - HS luyện viết CT - HS gấp SGK lại nghe GV đọc - HS soát lỗi, tự chấm chữa lỗi - HS đổi tập cho nhau để chữa lỗi HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1 6’ - Cho hs đọc yêu cầu BT1 - GV giao việc: . Các em kẻ mô hình cấu tạo . Ghi vần của tiếng nghĩa và tiếng chiến vào mô hình . Chỉ ra tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống nhau và khác nhau - Cho HS làm bài (dán 2 phiếu đã kẻ sẵn mô hình lên bảng lớp) - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 ( 2’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - GV giao việc . Các em quan sát mô hình Nêu qui tắc ghi dấu thanh ở tiếng nghĩa và tiếng chiến - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày bài làm - GV nhận xét và chốt lại - HS đọc to, lớp lắng nghe - HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên mô hình và trình bày sự giống nhau và khác nhau của 2 tiếng nghĩa và chiến - HS đọc to, lớp lắng nghe - HS nhận việc - HS làm bài cá nhân - Một số HS phát biểu -Lớp nhận xét - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS ghi nhớ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng, làm vào vở BT2 - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết học chính tả sau Thứ ……ngày…… tháng…... năm …… Tiết ………… Tuần 5 TẬP ĐỌC Một chuyên gia máy xúc 1. Mục tiêu, nhiệm vụ 1-Đọc lưu loát toàn bài - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rải thể được hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện - Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật 2- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện - Hiểu ý nghĩa của bài: Qua tình cảm chân thành giữa công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước Đồ dùng dạy học - Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieng VietTuan 1-7.doc
Tài liệu liên quan