Giáo án lớp 3 môn toán: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn toán: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ): Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 5 Tiết : 21 Bài dạy : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Có nhớ) A. mục tiêu. Giúp học sinh: Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết B. Đồ dùng dạy học. Phấn màu,bảng phụ C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi học sinh đọc thuộc bảng nhân 6 + Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/25 + Nhận xét và cho điểm 2. Bài mới: Hoạt động 1 a. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài học. Cách tiến hành: * Phép nhân 26 x 3 + Viết lên bảng phép nhân 26 x 3 + Yêu cầu học sinh đặt phép tính theo cột dọc + Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu? + Yêu cầu ...

doc21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn toán: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 5 Tiết : 21 Bài dạy : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Có nhớ) A. mục tiêu. Giúp học sinh: Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết B. Đồ dùng dạy học. Phấn màu,bảng phụ C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi học sinh đọc thuộc bảng nhân 6 + Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/25 + Nhận xét và cho điểm 2. Bài mới: Hoạt động 1 a. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài học. Cách tiến hành: * Phép nhân 26 x 3 + Viết lên bảng phép nhân 26 x 3 + Yêu cầu học sinh đặt phép tính theo cột dọc + Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu? + Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. + Gọi học sinh khá nêu cách tính của mình. Sau đó giáo viên nhắc lại cho hs cả lớp ghi nhớ + Cho vài học sinh nêu lại cách nhân * Phép nhân 54 x 6 + Giáo viên ghi phép nhân lên bảng + Yêu cầu học sinh đặt tính và tính. Sau đó gọi 1 số học sinh nêu cách làm. Giáo viên theo dõi, sửa sai. Lưu ý học sinh kết quả phép nhân 54 x 6 là một số có 3 chữ số Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của baì học. Cách tiến hành: * Bài1 + Yêu cầu học sinh tự làm bài + Nhận xét,chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài2 + Gọi hs đọc đề toán * Bài 3: + Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài + Chữa bài, gọi học sinh trình bày cách tìm số bị chia chưa biết Hoạt động 3: + Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả đúng. Giáo viên theo dõi nhận xét tuyên dương Hoạt động 4: 3 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò + Vừa rồi các em học bài gì + Về làm bài1,2,3/27VBT + 2 học sinh. + 3 học sinh lên làm bài lên bảng + 1 học sinh đọc phép nhân + 1 học sinh lên bảng đặt tính, lớp đặt tính vào bảng con + Tính từ hàng đơn vị, sau đó mới đế hàng chục 26 -3 nhân 6 bằng 18,viết 8 nhớ1 x 3 -3 nhân 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, 78 viết7 -Vậy 26 nhân 3 bằng 78 + Gọi học sinh đọc -6 nhân 4 bằng 24, viết 4 nhớ 2 x 6 -6 nhân 5 bằng 30, thêm 2 bằng 32, 324 viết 32 + 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào bảng + Hs làm xong trình bày cách tính của mình -2 nhân 7 bằng 14, viết4 nhớ1 x 2 -2 nhân 4 bằng 8, 8 thêm 1 bằng 9, viết 9 + Mỗi cuộn vải dài 35m. Hỏi2 cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét? + 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở Tóm tắt 1 tấm: 35m 2 tấm: ?m Giải: Số m cả hai tấm vải dài là: 35 x 2 = 70 (m) Đáp số: 70m X : 6 = 12 X : 4 = 23 X = 12 x 6 X = 23 x 4 X = 72 X = 92 Trò chơi + 2 đội làm 2 bài. Thảo luận nhóm xong rồi cử đại diện lên làm + Lớp theo dõi Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 5 Tiết : 22 Bài dạy : LUYỆN TẬP A. mục tiêu. Giúp học sinh: Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) B. Đồ dùng dạy học. Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ,chỉ phút C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/27 + Nhận xét ,cho điểm. 2.Bài mới: Hoạt động 1 + Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập sau Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài. Cách tiến hành: * Bài 1:Tính 49 27 57 18 64 x 2 x 4 x 6 x 5 x 3 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Yêu cầu 3 học sinh vừa lên bảng nêu cách thực hiện một trong 2 phép tính của mình + Nhận xét, chữa bài và cho điểm. * Bài 2: + Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. + Khi đặt tính cần chú ý điều gì? + Thực hiện tính từ đâu? + Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài + Nhận xét, chữa bài và cho điểm * Bài 3: + Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ? + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài + Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 4: + Giáo viên cho học sinh tự nêu nhiệm vụ phải làm + Gọi đọc từng giờ, yêu cầu học sinh sử dụng mặt đồng hồ của mình để quay kim đến đúng giờ đó Hoạt động 2 * Bài 5: + Tổ chức cho học sinh thi nối nhanh hai phép tính có cùng kết quả + Chia lớp thành 4 đội, chơi theo hình thức tiếp sức. Mỗi phép tính nối đúng được 5 điểm đội xong đầu tiên được thưởng 4 điểm, đội xong thứ hai được thưởng 3 điểm, đội xong thứ ba được thưởng 2 điểm, đội xong cuối cùng không được điểm nào. Đội nào đạt nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc + Giáo viên nhận xét tuyên dương 3. Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò + Các em vừa học bài gì? + Về nhà làm bài 1,2,3/28 + Nhận xét tiết học. + 3 học sinh lên bảng, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn. + 3 học sinh lên bảng mỗi học sinh làm 2 con tính. Học sinh cả lớp làm vào vở. + 3 học sinh lần lượt trả lời, học sinh dưới lớp theo dõi, nhận xét. + Đặt tính rồi tính. + Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục. + Thực hiện tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục. + 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở + 1 học sinh lên bảng, hs cả lớp làm vào vở Tóm tắt 1 ngày: 24 giờ 6 ngày: ? giờ Giải: Cả 6 ngày có số giờ là: 24 x 6 = 144 (giờ) Đáp số: 144 giờ + Học sinh sử dụng mô hình đồng hồ quay kim đến giờ Giáo viên yêu cầu. Trò chơi + Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử đại diện lên lớp + Lớp theo dõi Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 5 Tiết : 23 Bài dạy : BẢNG CHIA 6 A. mục tiêu. Giúp học sinh: Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6. Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn B. Đồ dùng dạy học. Các tấm bìa,mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi học sinh lên bảng đọcthuộc lòng bảng nhân 6 + Gọi học sinh lên làm bài 1,2,3/28 + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2.Bài mới: a. Hoạt động 1: Lập bảng chia 6 Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: + Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy 1 lần được mấy? + Hãy viết phép tính tương ứng với 6 được lấy 1 lần bằng 6 + Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa? + Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa + Vậy 6 chia 6 được mấy + Giáo viên viết lên bảng 6 : 6 = 1 + Gắn lên bảng hai tấm bìa và hỏi: Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn? + Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả hai tấm bìa + Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa? + Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa + Vậy 12 chia 6 bằng mấy? + Tiến hành tương tự với các trường hợp còn lại + Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh + Yêu cầu học sinh tìm điểm chung, nhận xét về các số bị chia,kết quả của các phép chia + Yêu cầu học sinh tự học thuộc lòng b. Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành: Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: * Bài 1 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tự làm bài,sau đó hai hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau + Nhận xét bài của học sinh. * Bài 2 + Xác định yêu cầu của bài, sau đó học sinh tự làm bài + Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng + Khi đã biết 6 x 4 = 24, có thể ghi ngay kết quả 24 : 6 và 24 : 4 được không, vì sao? + Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại * Bài 3 + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài + Nhận xét, chữa bài 3. Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò + Cô vừa dạy bài gì? + Gọi học sinh xung phong đặt bảng chia 6 + Về làm bài 4/24 + Nhận xét tiết học + 3 học sinh. + 3 học sinh. + Học sinh quan sát và trả lời + 6 x 1 = 6 + 1 tấm bìa + 6 : 6 = 1 (tấm bìa) + Được 1. + Gọi học sinh đọc phép nhân 6 x 1 = 6 và phép chia. + Có 12 chấm tròn. + 6 x 2 = 12. + 2 tấm bìa. + Phép tính 12 : 6 = 2 (tấm bìa) + 12 : 6 = 2 Gọi học sinh đọc + Học sinh học thuộc lòng và thi đọc cá nhân + Tính nhẩm + Học sinh làm vào vở + 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở + Có thể ghi ngay 24 : 6 = 4 và 24 : 4 = 6. Vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia + 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở Giải Mỗi đoạn dây đồng dài là: 48: 6 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 5 Tiết : 24 Bài dạy : LUYỆN TẬP A. mục tiêu. Giúp học sinh: Củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6. Nhận biết 1 phần 6 của 1 hình chữ nhật trong 1 số trường hợp đơn giản B. Đồ dùng dạy học. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra học thuộc bảng chia 6 + Gọi hs làm bài 1,2/29 + Nhận xét và cho điểm 2.Bài mới: Hoạt động 1: Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập sau: Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: * Bài 1: + Cho học sinh tự làm phần a + Khi đã biết 6 x 9 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 6 được không ? Vì sao? + Yêu cầu học sinh đọc từng cặp phép tính trong bài + Cho học sinh tự làm tiếp phần b + Chữa bài * Bài 2: Tính nhẩm: 16 : 4 = 18 : 3 = 24 : 6 = 16 : 2 = 18 : 6 = 24 : 4 = 12 : 6 = 15 : 5 = 35 : 5 = + Cho học sinh xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu học sinh nêu ngay kết quả của các phép tính trong bài * Bài 3: + May 6 bộ quần áo như nhau hết 18m vải. Hỏi may mỗi bộ quần áo hết mấy m vải? + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài + Chữa bài và cho điểm * Bài 4: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Yêu cầu học sinh quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau + Hình 2 đựơc tô màu mấy phần? + Hình 2 được chia làm 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2 đã đựơc tô màu 1 phần 6 hình + Hình 3 đã được tô màu 1 phần mấy hình? Vì sao? Hoạt động nối tiếp 3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò: + Về nhà học thuộc bảng chia 6 + Làm bài 1,2,3/30 + Nhận xét tiết học + 3 học sinh đọc thuộc + 2 học sinh lên bảng + 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở + Có thể ghi ngay 54 : 6 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia + Học sinh làm bài, sau đó đổi chéo vở để kỉêm tra bài của nhau + 9 học sinh nối tiếp nhau đọc từng phép tính, học sinh cả lớp làm vào vở Tóm tắt: 6 bộ: 18m 1 bộ: ? m Giải: Mỗi bộ quần áo may hết số m vải là: 18 : 6 = 3 (m) Đáp số: 3m + Tìm hình nào được tô 1 phần 6 hình + Hình 2 và hình 3 + 1 phần + Đã tô màu 1 phần 6 hình. Vì hình 3 được chia thành 6 phần bằng nhau đã tô màu 1 phần. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 5 Tiết : 25 Bài dạy : TÌM 1 TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA 1 SỐ A. mục tiêu. Giúp học sinh: Biết cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế B. Đồ dùng dạy học. 12 cái kẹo 12 que tính C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Làm bài tập 1,2,3/30 + Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài hoc Cách tiến hành:. + Nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1 phần 3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo? + Chị có bao nhiêu cái kẹo? + Muốn lấy được 1 phần 3 của 12 cái kẹo ta phải làm như thế nào? + 12 cái kẹo, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo? + Em đã làm như thế nào để tìm được 4 cái kẹo? + 4 cái kẹo chính là 1 phần 3 của 12 cái kẹo + Vậy muốn tìm 1 phần 3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào? + Hãy trình bày lời giải của bài toán này + Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Hãy đọc phép tính tìm số kẹo mà chị cho em trong trường hợp này + Vậy muốn tìm được 1 phần mấy của 1 số ta làm như thế nào? + Gọi 1 học sinh nhắc lại Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài. Cách tiến hành: * Bài 1: + Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài + Yêu cầu học sinh giải thích về các số cần đìên bằng phép tính + Chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 2: + Gọi học sinh đọc đề bài + Cửa hàng có tất cả bao nhiêu m vải? + Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu m vải ta phải làm gì? + Yêu cầu học sinh làm bài + Chữa bài và cho điểm học sinh. Hoạt động nối tiếp 3 Hoạt động 3.Củng cố, dặn dò: + Cô vừa dạy bài gì? + Về nhà làm 1,2/31 + Nhận xét tiết học + 3 học sinh lên làm bài trên bảng + Gọi vài học sinh mang vở bài tập lên kiểm tra bài làm ở nhà. + Đọc đề bài tóan + 12 cái kẹo + Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần + 4 cái kẹo + Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4 + Ta lấy 12 : 3. Thương tìm được trong phép chia này chính là 1/3 của 12 cái kẹo + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con Giải: Chị cho em số kẹo là: 12: 3 = 4 (cái kẹo) Đáp số: 4 cái kẹo + Nếu chị cho em ½ số kẹo thì em nhận được số kẹo là12 : 2 = 6 cái kẹo + Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta lấy số đó chia cho số phần + 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở + 1 cửa hàng có 40 m vải xanh và đã bán được 1/5 số vải đỏ. Hỏi cửa hàng đã bán được mấy mét vải? + Có 40 m vải + Đã bán được 1/5 số vải đó + Số m vải mà cửa hàng đã bán được ? + Ta phải tìm 1/5 của 40 m vải + 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở Giải: Số m vải cửa hàng đã bán được là: 40 : 5 = 8 (m) Đáp số: 8 m Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tổ trưởng Ban Giám hiệu Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 6 Tiết : 26 Bài dạy : LUYỆN TẬP A. mục tiêu. Giúp học sinh: Thực hành tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. Giải các bài toán liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số B. Đồ dùng dạy học. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2/31 + Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: Hoạt đông 1: Luyện tập, thực hành. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: * Bài 1: + Yêu cầu học sinh nêu cách tìm ½ của 1số, 1/6 của 1 số và làm bài + Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau + Chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 2: + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa, chúng ta phải làm gì? + Yêu cầu học sinh tự làm bài + Chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 3: + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Yêu cầu học sinh tự làm bài + Chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 4: + Yêu cầu học sinh quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông + Học sinh làm, giải thích câu trả lời +Mỗi hình có mấy ô vuông +1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông + Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô vuông? 3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò: + Cô vừa dạy bài gì? + Về nhà luyện tập thêm về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số + Nhận xét tiết học + 2 học sinh lên bảng. + 2 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập + Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn 1/6 số hoa đó. Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa? + Chúng ta phải tính 1/6 của 30 bông hoa. Vì Vân làm được 30 bông hoa và đem tặng bạn 1/6 số bông hoa đó + 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập Giải: Số bông hoa Vân tặng bạn là: 30 : 6 = 5 (bông hoa) Đáp số: 5 bông hoa + Gọi 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở Giải: Số học sinh đang tập bơi là: 28 : 4 = 7 (học sinh) Đáp số: 7 học sinh. + Hình 2 và hình 4 có 1/5 số ô vuông đã được tô màu + 10 ô vuông + 1/5 của 10 ô vuông là 10 : 5 = 2 ô vuông + Mỗi hình tô màu 1/5 ô vuông Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 6 Tiết : 27 Bài dạy : CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ A. mục tiêu. Giúp học sinh: Biết thực hiện chia sốcó 2 chữ số cho số có 1 chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chia. Củng cố về tìm 1 trong các phần bằêng nhau của 1 số B. Đồ dùng dạy học. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi học sinh lên làm bài 1,2/32 + Nhận xét,chữa bài và cho điểm học sinh. 2. Bài mới : a-Hoạt động 1: Hướng dẫn hs thực hiện phép chia 96 : 3 Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài. Cách tiến hành: + Giáo viên viết lên bảng 96 : 3 + Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này + Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính B Hoạt động 2:- Luyện tập-thực hành Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài. Cách tiến hành: * Bài 1: + Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tóan +Học sinh làm bài vào vở + Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính.Hs cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn * Bài 2: + Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tóan + Yêu cầu học sinh tự làm bài * Bài 3: + Gọi học sinh đọc đề bài + Mẹ hái được bao nhiêu quả cam? + Mẹ biếu bà một phần mấy quả cam? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam ta làm như thế nào? + Chữa bài và cho điểm học sinh. 3. Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò: + Cô vừa dạy các em bài gì? + Về nhà làm bài 1,2,3/34 + Nhận xét tiết học + 2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp theo dõi nhận xét. + Gọi 1 học sinh đọc 96 3 -9 chia 3 được 3, viết 3; 9 32 3 nhân 3 được 9,trừ 9 bằng 0 06 -Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết2 ,2 6 nhân 3 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0 0 + 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở + Học sinh nêu cách làm 48 4 - 4 chia 4 được 1, viết 1 4 12 1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0 08 - Hạ 8 chia 4 được 2, viết 2 nhân 8 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0 0 + Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau + Mẹ hái được 36 quả cam, mẹ biếu bà 1/3 số quả cam đó. Hỏi mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam? + 36 quả cam + 1/3 quả cam + Mẹ đã biếu bà bao nhiêu quả cam + Ta phải tính 1/3 của 36 Giải: Số quả cam mẹ biếu bà là: 36 : 3 = 12 (quả cam) Đáp số: 12 quả cam Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 6 Tiết : 28 Bài dạy : LUYỆN TẬP A. mục tiêu. Giúp học sinh: Thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở các lượt chia). Tìm ¼ của một số Giải bài toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số. B. Đồ dùng dạy học. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Lên bảng làm bài + Nhận xét,chữa bài và cho điểm học sinh. 2 .Bài mới: Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành. Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: * Bài 1 a. Gọi 1 học sinh nêu y/c của bài toán + Yêu cầu học sinh làm bài + Y/c học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách tính của mình.Hs cả lớp theo dõi nhận xét bài của bạn b. Y/c học sinh đọc bài mẫu b Hướng dẫn học sinh: 4 không chia hết cho 6, lấy cả 42 chia cho 6 được 7, viết 7; 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0 + Y/c học sinh tự làm các phép tính còn lại * Bài 2 + Yêu cầu học sinh nêu cách tính tìm ¼ của một số + Y/c học sinh tự làm bài + Chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 3 + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Chữa bài và cho điểm học sinh. 3. Hoạt động 2: Củng cố,dặn dò: + Cô vừa dạy bài gì? + Về nhà luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số với số có một chữ số + Về làm bài1,2/35 + Nhận xét tiết học + 3 học sinh lên bảng làm bài. + 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở * 4 chia 2 được 2, viết2 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4bằng 0 * Hạ 8, 8 chia 2 được 4, 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0 + Học sinh làm vào vở + 3 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở + 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau + Một quyển truyện có 24 trang, My đã đọc được ½ số trang đó. Hỏi My đã đọc được bao nhiêu trang? + 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở Giải: Số trang My đã dọc là: 84 : 2 = 42 (trang) Đáp số: 42 trang Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 6 Tiết : 29 Bài dạy : PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ A. mục tiêu. Giúp học sinh: Giúp học sinh nhận biết về phép chia hết và phép chia có dư. Nhận biết số dư phải bé hơn phép chia B. Đồ dùng dạy học. Các tấm bài có chấm tròn. Que tính C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi học sinh làm bài 1,2/35 + Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia hết và phép chia có dư Mục tiêu:Như mục tiêu 1 của bài. Cách tiến hành: * Phép chia hết: + Giáo viên nêu bài toán: Có 8 chấm tròn, chia đều thành hai nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy chấm tròn + Y/c học sinh thực hiện phép chia 8 : 2 = 4 + Giáo viên nêu: có 8 chấm tròn, chia đều thành hai nhóm thì mỗi nhóm được 4 chấm tròn và không thừa ra chấm tròn nào, vậy 8 chia 2 không thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết. Ta viết 8 : 2 = 4, đọc là tám chia hai bằng bốn * Phép chia có dư: + Giáo viên nêu bài toán: có chấm tròn, chia thành hai nhóm đều nhau. Hỏi mỗi nhóm được nhiều nhất mấy chấm tròn và còn thừa ra mấy chấm tròn? + Hướng dẫn học sinh tìm kết quả bằng đồ dùng trực quan + Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính 9 :2 + Có 4 chấm tròn chia thành 2 nhóm đều nhau thì mỗi nhóm được nhiều nhất 4 chấm tròn và còn thừa ra một chấm tròn.Vậy 9 chia 2 bằng 4, thừa 1,ta nói 9 : 2 là phép chia có dư. Ta viết 9 : 2 = 4 (dư1) và đọc là chín chia hai được bốn, dư một Lưu ý:Trong phép chia có dư số dư phải bé hơn số chia C Hoạt động 2:. Luyện tập-thực hành Mục tiêu: Như mục tiêu 2 của bài. Cách tiến hành: + Gọi học sinh nêu y/c của bài toán + Y/c học sinh tự làm bài + Y/c học sinh vừa làm bài vừa nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn + Các phép chia trong bài toán này được gọi là phép chia hết hay chia có dư * Bài2 + Nêu y/c của bài + Bài tập y/c các em kiểm tra các phép tính chia trong bài. Muốn biết phép tính đó đúng hay sai, các em cần thực hiện lại từng phép tính và so sánh các bước tính, so sánh kết quả phép tính của mình với bài tập * Bài 3 + Y/c học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi: hình nào đã khoanh vào ½ số ôtô? 3. Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò + Cô vừa dạy bài gì? + Về làm bài 1,2/36 3/37 + Nhận xét tiết học + 2 học sinh lên bảng + Học sinh quan sát trả lời: mỗi nhóm có 8 : 2 = 4 chấm tròn + 1 học sinh lên bảng làm bài. + Thực hành chia 9 chấm tròn thành hai nhóm: mỗi nhóm được nhiều nhất 4 chấm tròn và còn thừa ra một chấm tròn - 9 chia 2 được 4, viết 4 - 4 nhân 2 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1 + 3 học sinh lên bảng làm phần a, cả lớp làm bảng con + Phép chia hết + 1 học sinh. + Học sinh tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau + Hình a đã khoanh vào ½ số ôtô trong hình Rút kinh nghiệm tiết dạy : Ngày dạy tháng năm 200 . Tuần : 6 Tiết : 30 Bài dạy : LUYỆN TẬP A. mục tiêu. Giúp học sinh: củng cố về chia hết,chia có dư và đặc điểm của số dư B. Đồ dùng dạy học. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: + Gọi học sinh lên bảng làm bài 1/36 3/37 + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: Hoạt động 1: luyện tập, thực hành Mục tiêu: Như mục tiêu chính của bài. Cách tiến hành: * Bài1 + 1 học sinh nêu y/c của bài + Y/c học sinh tự làm bài + Y/c học sinh từng lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn + Tìm các phép tính chia hết trong bài + Chữa bài và cho điểm hs * Bài2 + 1 học sinh nêu y/c của bài + Y/c học sinh tự làm bài + Học sinh làm xong 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau * Bài3 + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 4 + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số nào? + Có số dư lớn hơn số chia không + Vậy trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào + Vậy khoanh tròn vào chữ nào 3. Hoạt động 2: Củng cố,dặn dò + Cô vừa dạy bài gì? + Về nhà làm bài 1,2/38 + Nhận xét tiết học + 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét. + 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở * 17 chia 2 được 8, viết 8 * 8 nhân 2 bằng 16 17 trừ 16 bằng 1 + Các phép tính trong bài đều là các phép tính có dư, không có phép tính nào là phép tính chia hết + 4 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở + Một lớp có 27 học sinh, trong đó 1/3 số học sinh là học sinh giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi? - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập Giải: Lớp đó có số học sinh giỏi là: 27 : 3 = 9 (học sinh) Đáp số : 9 học sinh. + Số dư có thể là 1,2 + Không + Là 2 + Chữ B Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tổ trưởng Ban giám hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoan5,6.Doc
Tài liệu liên quan