Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Nắng phương Nam

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Nắng phương Nam: Tuần 12 Tập đọc I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt,... Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới : sắp nhỏ, lòng vòng, … Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam : gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc ...

doc46 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Nắng phương Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tập đọc I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt,... Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới : sắp nhỏ, lòng vòng, … Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam : gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Chõ bánh khúc của dì tôi Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Bắc – Trung – Nam là chủ điểm nói về các vùng, miền trên đất nước. Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên : thiếu nhi Việt Nam chúng ta ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều yêu quý nhau, thân thiết với nhau như anh em một nhà. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Nắng Phương Nam” viết về tình bạn gắn bó của các bạn thiếu nhi miền Nam với thiếu nhi miền Bắc. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc mẫu với giọng thong thả, nhẹ nhàng Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 37 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó : sắp nhỏ, lòng vòng …. Giáo viên nói thêm : hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng của hai miền trong dịp Tết : hoa đào ( hoa Tết của miền Bắc ) – hoa mai ( hoa Tết của miền Nam ) Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2 Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi : + Truyện có những bạn nhỏ nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : + Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ? Giáo viên : hoa mai là loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thêm thắm thiết. + Chọn thêm một tên khác cho truyện : Câu chuyện cuối năm Tình bạn Cành mai Tết Giáo viên chốt ý : câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của 3 miền Bắc – Trung – Nam, đó là lầu Khuê Văn các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cố đô Huế, là cổng chính của chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Cá nhân Cá nhân Học sinh đọc thầm. Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc. Uyên và các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết. Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong gửi cho vân được ít nắng Phương Nam. Phương nghĩ ra sáng kiến gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai Học sinh thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình : Vì cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt. Vì cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý Vì cành mai Tết chỉ có ở miền Nam sẽ gợi cho Vân nhớ đến bạn bè ở miền Nam. Học sinh thảo luận nhóm và giải thích lí do vì sao chọn tên truyện đó Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng cho cái Tết phương Nam. Tập đọc – kể chuyện I/ Mục tiêu : *Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn của câu chuyện Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Cho học sinh thi đọc bài phân vai Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 2 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình Phương pháp : Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, nhớ lại và kể từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và yêu cầu học sinh đọc gợi ý đoạn 1 Giáo viên hỏi : + Nội dung của đoạn 1 là gì ? Nội dung cần thể hiện qua mấy ý? Nêu cụ thể nội dung của từng ý ? Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu : Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ? Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ? Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Củng cố : ( 2’ ) Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ … Giáo viên hỏi : + Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên ? HOẠT ĐỘNG CỦA HS Học sinh các nhóm thi đọc. Một vài tốp học sinh phân vai : người dẫn chuyện, Phương, Uyên, Huê. Bạn nhận xét Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, nhớ lại và kể từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam Học sinh quan sát và kể tiếp nối Lớp nhận xét. Cá nhân Học sinh trả lời theo suy nghĩ. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh rèn kĩ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện “gấp”, “giảm” một số lần. Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số ( 4’ ) Gọi học sinh lên sửa bài tập sai nhiều Nhận xét vở HS Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thực hiện giải các bài tập về thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện “gấp”, “giảm” một số lần nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : Thi đua, trò chơi Bài 1 : điền số Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 2 : tìm x : Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết 3 đội trồng được bao nhiêu cây ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu ta phải biết được những gì ? Giáo viên : vậy chúng ta phải tính được số lít dầu cửa hàng có trước, sau đó mới tính được số lít dầu còn lại trong thùng Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh đọc HS làm bài. Cá nhân . Lớp nhận xét Học sinh đọc HS làm bài. Cá nhân . Lớp nhận xét Học sinh đọc Mỗi đội trồng được 205 cây. Hỏi 3 đội trồng được bao nhiêu cây ? Muốn biết 3 đội trồng được bao nhiêu cây ta lấy số cây mỗi đội gấp lên 3 lần. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Một cửa hàng có 5 thùng dầu, mỗi thùng chứa 150l dầu. Người ta đã bán đi 345l dầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu ? Để tính được cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu ta phải biết được số lít dầu cửa hàng có là bao nhiêu . 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập. Chính tả I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương. Luyện viết tiếng có vần khó ( oc / ooc ) Giải đúng câu đố, viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : trâu, trầu, trấu, cát. Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : oc / ooc Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe - viết chính xác trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : oc / ooc và giải câu đố Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính của bài Tiếng hò trên sông ( 20’ ) Phương pháp : Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. Giáo viên hỏi : + Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ? + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Những chữ nào trong bài văn viết hoa ? + Bài văn có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ ) Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương Phương pháp : Thực hành, thi đua Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Con sóc Cần cẩu móc hàng Mặc quần soóc Kéo xe rơ – moóc Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Để nguyên – giúp bác nhà nông Thêm huyền – ấm miệng cụ ông, cụ bà Thêm sắc – từ lúa mà ra Đố bạn đoán được đó là chữ chi ? Là các chữ : trâu, trầu, trấu Quen gọi là hạt Chẳng nở thành cây Nhà cao nhà đẹp Dùng tôi để xây Là hạt : cát Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bắt đầu bằng ch : Bắt đầu bằng tr : Có vần ât : Có vần ăt : Giáo viên cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh trên sông Hương là : khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ cá. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Các chữ đầu câu, tên bài và tên riêng : Chiều, Cuối, Phía, Đâu, Hương, Huế, Cồn Hến Bài văn có 3 câu Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền oc hoặc ooc vào chỗ trống : Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng : Học sinh viết vở Học sinh thi đua sửa bài Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài Chiều trên sông Hương : Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : Trấn Vũ, hoạ đồ, bát ngát, sừng sững, thẳng cánh, ..., Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Bộc lộ được niềm tự hào về cảng đẹp ở các miền đất nước. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Biết được các địa danh trong bài qua chú thích Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung chính của từng khổ thơ : cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Nắng phương Nam ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Nắng phương Nam”. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ những cảnh gì ? Giáo viên : mỗi miền trên đất nước Việt Nam ta lại có những cảnh đẹp riêng, đặc sắc. Hôm nay chúng ta sẽ được đọc một số câu ca dao nói về những cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước để thêm hiểu biết, tự hào về vẻ đẹp và sự giàu có của thiên nhiên đất nước qua bài : “Cảnh đẹp non sông”. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Bộc lộ được niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào về cảnh đẹp non sông, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc 6 câu ca dao Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Giáo viên giúp học sinh nắm được các địa danh : Tô Thị : tên một tảng đá to trên một ngọn núi ở thành phố Lạng Sơn có hình dáng giống một người mẹ bồng con trông ra phía xa như đang ngóng đợi chồng trở về. Có cả một câu chuyện dài về sự tích tảng đá có tên Tô Thị Tam Thanh : tên ngôi chùa đặt trong một hang đá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn. Trấn Vũ : một đền thờ ở bên Hồ Tây Thọ Xương : tên một huyện cũ ở Hà Nội trước đây. Yên Thái : tên một làng làm giấy bên Hồ Tây trước đây Gia Định : tên một tỉnh cũ ở miền Nam, một bộ phận lớn nay thuộc TPHCM Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc toàn bài Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi : + Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ? Giáo viên : 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp của 3 miền Bắc – Trung – Nam trên đất nước ta. Câu 1 và 2 nói về cảnh đẹp ở miền Bắc, câu 3 và 4 về cảnh đẹp ở miền Trung, câu 5 và 6 về cảnh đẹp ở miền Nam. Giáo viên gọi học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: + Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ? + Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ? Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng cả bài thơ Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài Cá nhân 4 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Học sinh đọc thầm Câu 1 : Lạng Sơn, câu 2 : Hà Nội, câu 3 :Nghệ An, Hà Tĩnh, câu 4 : Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, câu 5 : TPHCM, Đồng Nai, câu 6 : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Học sinh tìm và nêu : tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, mái ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót. Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm và tự do phát biểu ý kiến Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng trên đất nước này, giữ gìn, tô điểm cho non sông ngày càng đẹp hơn. Cá nhân Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Luôn nghĩ đến miền Nam. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) Nhận xét vở HS Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : So sánh số lớn gấp mấy lần số bé ( 1’ ) Hoạt động 1 : hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé Mục tiêu : giúp học sinh biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé Phương pháp : giảng giải GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD ta làm như thế nào ? Gọi học sinh nêu bài giải : Bài giải Độ dài đoạn thẳng AB dài gấp độ dài đoạn thẳng CD một số lần là : 6 : 2 = 3 ( lần ) Đáp số : 3 lần Giáo viên : bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé + Vậy khi muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ? Hoạt động 2 : thực hành ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thực hiện giải các bài tập về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : Thi đua, trò chơi Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm thích hợp : GV gọi HS đọc đề bài. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nêu số hình tròn hàng trên và số hình tròn hàng dưới GV hỏi : + Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết con chó cân nặng gấp mấy lần con thỏ ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : Tính : Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh đọc Đoạn thẳng AB dài 6cm, đoạn thẳng CD dài 2cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD ? Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD ta lấy độ dài đoạn thẳng AB chia cho độ dài đoạn thẳng CD. Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé. Học sinh đọc Học sinh quan sát và nêu Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta số hình tròn hàng trên chia cho số hình tròn hàng dưới. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Ngăn trên có 7 quyển sách, ngăn dưới có 21 quyển sách. Hỏi ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ? Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta lấy số sách ngăn dưới chia cho số sách ngăn trên. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Một con chó cân nặng 15kg, một con thỏ cân nặng 3kg. Hỏi con chó cân nặng gấp mấy lần con thỏ ? Muốn biết con chó cân nặng gấp mấy lần con thỏ ta lấy số kilôgam con chó cân nặng chia cho số kilôgam con thỏ cân nặng. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Luyện tập Luyện từ và câu I/ Mục tiêu : Kiến thức: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái Tiếp tục học về phép so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động ) Kĩ năng : tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Mở rộng vốn từ: Quê hương Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 2, 3 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; Tiếp tục học về phép so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động ) Ghi bảng. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Quê hương ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh mở rộng vốn từ về Quê hương Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài : gạch dưới các từ chỉ hoạt động Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Gọi học sinh đọc câu thơ có hình ảnh so sánh Giáo viên hỏi : + Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào ? Vì sao có thể miêu tả như vậy ? Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới các câu thơ, câu văn có hoạt động được so sánh với nhau. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS Gọi học sinh đọc bài làm : Các câu thơ, câu văn có hoạt động được so sánh với nhau là : Con vật sự vật Hoạt động Từ so sánh Hoạt động Con trâu đen ( chân ) đi như đập đất Tàu cau vươn như ( tay ) vẫy Xuồng con đậu ( quanh thuyền lớn ) húc húc ( vào mạn thuyền mẹ) như như nằm ( quanh bụng mẹ ) đòi ( bú tí ) Bài tập 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua tiếp sức, Gọi học sinh đọc bài làm của mình : A B Những ruộng lúa cấy sớm huơ vòi chào khán giả. Những chú voi thắng cuộc đã trổ bông. Cây cầu làm bằng thân dừa lao băng băng trên sông. Con thuyền cắm cờ đỏ bắc ngang dòng kênh. Hát Học sinh sửa bài Đọc khổ thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới : Cá nhân Học sinh gạch dưới các từ chỉ hoạt động : chạy, lăn Chạy như lăn tròn. Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách so sánh mới : so sánh hoạt động với hoạt động. Có thể miêu tả như vậy vì những chú gà con lông thường vàng óng như tơ, thân hình lại tròn, nên trông các chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn. Đọc từng đoạn trích và ghi vào bảng ở dưới tên những hoạt động được so sánh với nhau : 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu : Học sinh làm bài Học sinh thi đua tiếp sức. Bạn nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Từ địa phương. Dấu hỏi chấm. Chấm than Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết : Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. Kĩ năng : HS biết nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra Thái độ : HS có ý thức học tập, cẩn thận đề phòng hỏa hoạn. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Hình vẽ trang 44, 45 SGK, những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạn Học sinh : SGK, liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng . III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Phòng cháy khi ở nhà Hoạt động 1: làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra (7’ ) Mục tiêu : Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa Nói được những thiệt hại do cháy gây ra Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong SGK trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau : + Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ? + Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1. + Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa ? + Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Tại sao ? Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét. GV kết luận : bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp. Giáo viên và học sinh cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính Giáo viên hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng. Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai ( 22’ ) Mục tiêu : Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. Phương pháp : giảng giải, thảo luận, đóng vai, động não Cách tiến hành : Giáo viên đặt vấn đề với cả lớp : + Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ? Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà. Nhóm 1 : Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình ? Nhóm 2 : theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa … nên được cất giữ ở đâu trong nhà ? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình. Nhóm 3 : Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp ? Nhóm 4 : trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy ? Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét. GV kết luận : Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.. Hoạt động 3: Chơi trò chơi gọi cứu hoả (22’ ) Mục tiêu : học sinh biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy.. Phương pháp : trò chơi Cách tiến hành : Giáo viên nêu tình huống cháy cụ thể cho cả lớp Cho học sinh thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của học sinh Giáo viên nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở thành phố, …, cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố. Hát Học sinh trả lời Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của Giáo viên Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh trình bày trước lớp nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh lắng nghe Học sinh thực hành Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 24 : Một số hoạt động ở trường. Tập viết I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa H Viết tên riêng : Hàm Nghi bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng : Hải Vân bát ngát nghìn trùng / Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa H, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV: chữ mẫu H, N, V, tên riêng : Hàm Nghi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài. Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước. Cho học sinh viết vào bảng con : Ghềnh Ráng, Gh Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết và nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa H, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng : H, N, V Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa H, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng. + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV gắn chữ H trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét. + Chữ H được viết mấy nét ? + Chữ H hoa gồm những nét nào? Giáo viên viết chữ N, V hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa : Chữ H hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ N, V hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng : Hàm Nghi Giáo viên giới thiệu : Hàm Nghi làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An - giê – ri rồi mất ở đó. Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Những chữ nào viết hai li rưỡi ? + Chữ nào viết một li ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn Giáo viên : câu ca dao tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa H, viết tên riêng, câu ứng dụng đúng, đẹp Phương pháp : Luyện tập, thực hành Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ H : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ N, V : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Hàm Nghi : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ca dao : 2 lần Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Hát Học sinh nhắc lại Học sinh viết bảng con Các chữ hoa là : H, N, V HS quan sát và nhận xét. 4 nét. Nét lượn xuống, nét lượn khuyết trái, khuyết phải và nét sổ thẳng Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. H, N, g a, m, i Cá nhân Học sinh theo dõi Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Câu ca dao có chữ được viết hoa là H, V Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc HS viết vở Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ. Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa I Oân toán GV giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm thích hợp : GV gọi HS đọc đề bài. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nêu số hình tròn hàng trên và số hình tròn hàng dưới + Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Học sinh đọc Học sinh quan sát và nêu Muốn biết số hình tròn hàng trên gấp mấy lần số hình tròn hàng dưới ta số hình tròn hàng trên chia cho số hình tròn hàng dưới. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Ngăn trên có 7 quyển sách, ngăn dưới có 21 quyển sách. Hỏi ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ? Muốn biết ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên ta lấy số sách ngăn dưới chia cho số sách ngăn trên. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : trăm tuổi, hằng nghĩ, mỉm cười, hóm hỉnh, vẫn hỏi, ..., Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ ) Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ ngữ trong bài : sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh. Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam. Đồng bào miền Nam cũng vô cùng kính yêu Bác Hồ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, tranh ảnh nói về Bác Hồ với đồng bào miền Nam. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Cảnh đẹp non sông ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng các câu ca dao trong bài Cảnh đẹp non sông Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên giới thiệu : nhà thơ Tố Hữu từng viết về tình cảm của Bác Hồ với miền Nam và của đồng bào miền Nam với Bác Hồ như sau : Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác, nỗi mong Cha Bác nghe từng bước chân tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa. Trong giờ tập đọc hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài : “Luôn nghĩ đến miền Nam”. Qua bài này sẽ kể cho các em nghe một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam và miền Nam với Bác. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia thành 3 đoạn. Đoạn 1 : Từ đầu đến dám nhắc đến Đoạn 2 : từ Năm ấy, Bác bảy mươi chín tuổi … vào thăm đồng bào miền Nam Đoạn 3 : Còn lại Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. Tương tự, Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2, 3 Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3 Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc Phương pháp : diễn giải, đàm thoại Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ? + Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Tình cảm của bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào ? Giáo viên chốt lại : Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam. Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ ) Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hát Học sinh đọc bài Học sinh lắng nghe Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài Cá nhân Cá nhân Cá nhân 3 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Học sinh tiến hành đọc tương tự như trên Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác : chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. chỉ sợ một điều là Bác … trăm tuổi. Học sinh thảo luận nhóm và trả lời theo suy nghĩ Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, không sợ đánh Mĩ, không sợ gian khổ, hi sinh, chỉ sợ không được gặp Bác. Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như kính yêu một người cha trong gia đình Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác. Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện : Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng Bác mong được vào thăm đồng bào miền Nam Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng những lúc tỉnh, vẫn hỏi tin trong Nam, Bác luôn nghĩ đến miền Nam đang chiến đấu và mong tin chiến thắng. Học sinh lắng nghe HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Người con của Tây Nguyên. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : rèn luyện kĩ năng thực hành “Gấp một số lên nhiều lần” Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành “Gấp một số lên nhiều lần” Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : điền số : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết số gà mái gấp mấy lần số gà trống ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam rau ta phải biết được những gì ? Giáo viên : vậy chúng ta phải tính được số ki – lô – gam rau thửa ruộng 2 trước, sau đó mới tính được số ki – lô – gam rau cả 2 thửa ruộng thu hoạch được. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hỏi : + Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào ? + Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Hát HS đọc HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Học sinh đọc Đàn gà có 7 con gà trống và 56 con gà mái. Hỏi số gà mái gấp mấy lần số gà trống ? Muốn biết số gà mái gấp mấy lần số gà trống ta lấy số gà mái chia cho số gà trống 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 136kg rau, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp đôi thửa ruộng thứ nhất. Hỏi ở cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam rau ? Để tính được cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam rau ta phải biết số ki – lô – gam rau thửa ruộng 1 và 2 thu hoạch được. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét HS đọc Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé. Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Bảng chia 8 . Ôn Luyện từ và câu GV tiếp tục giúp cho học sinh tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh nhanh, đúng, chính xác. Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau : Gọi HS đọc đề bài Cho HS làm bài. Cho học sinh thi đua sửa bài : mỗi dãy cử 1 học sinh lên Gạch dưới các từ chỉ hoạt động phù hợp với yêu cầu bài. Gọi học sinh đọc các từ đó lên. Hai chú chim con há mỏ kêu chíp chíp đòi ăn. Hai anh em đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ. Nhận xét Bài 2 : Chép lại câu văn trong đoạn văn ở bài tập 1 có chứa phép so sánh hoạt động với hoạt động : Gọi HS đọc đề bài Cho HS làm bài. Cho học sinh thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc : Chúng tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ Nhận xét Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Chính tả I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp bài thơ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa, các câu thơ thể lục bát, thể song thất. Kĩ năng : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông ( từ Đường vô xứ Nghệ … đến hết ) Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr / ch, at / ac Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài thơ Cảnh đẹp non sông HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : buổi chiều, yên tĩng, khúc quanh, thuyền chài. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông ( từ Đường vô xứ Nghệ … đến hết ). Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr / ch, at / ac Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 24’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nghe – viết chính xác, trình bày đúng 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông ( từ Đường vô xứ Nghệ … đến hết ) Phương pháp : vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc bài thơ. Gọi học sinh đọc lại. + Bài chính tả có những tên riêng nào ? + Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào ? + Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ. + Chữ đầu câu viết như thế nào ? Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nước biếc, hoạ đồ, bát ngát, nước chảy, thẳng cánh, … Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Hướng dẫn học sinh viết bài : GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ ) Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr / ch, at / ac Phương pháp : thực hành Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng : Làm cho người khỏi bệnh : Cùng nghĩa với nhìn : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Mang vật nặng trên vai : Có cảm giác cần uống nước : Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp : Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bắt đầu bằng ch : Bắt đầu bằng tr : Có vần ươc : Có vần iêc : Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. Học sinh nghe Giáo viên đọc Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề 1 ô li. Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề 1 ô li. Học sinh đọc Chữ đầu câu viết hoa. Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS nghe và viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. tr / ch, at / ac Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau : Cây chuối Chữa bệnh Trông Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau : Vác Khát Thác Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Cảnh đẹp non sông : Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Dựa vào bảng nhân 8 để thành lập và học thuộc bảng chia 8. Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn ( về chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8 ). Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn, đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : bảng chia 8 ( 1’ ) Hoạt động 1 : lập bảng chia 8 ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thành lập bảng chia 8 và học thuộc lòng bảng chia này Phương pháp : trực quan, giảng giải GV yêu cầu học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. Cho học sinh kiểm tra xem mình lấy có đúng hay chưa bằng cách đếm số chấm tròn trên tấm bìa. GV hỏi : + Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có mấy chấm tròn ? + 8 lấy 1 lần bằng mấy ? + Hãy viết phép tính tương ứng với 8 được lấy 1 lần bằng 8 . Giáo viên chỉ vào tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi : + Ta lấy 8 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì cô được mấy tấm bìa ? + Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số tấm bìa. + 8 chia 8 bằng mấy ? Giáo viên ghi bảng : 8 : 8 = 1 Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia. Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra Giáo viên gắn tiếp 2 tấm bìa trên bảng và hỏi : + Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? + Hãy lập phép nhân tương ứng. + Ta lấy 16 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì cô được mấy tấm bìa ? + Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số tấm bìa. + 16 chia 8 bằng mấy ? Giáo viên ghi bảng : 16 : 8 = 2 Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia. Giáo viên cho học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn và cho học sinh kiểm tra Giáo viên gắn tiếp 3 tấm bìa trên bảng và hỏi : + Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? + Hãy lập phép nhân tương ứng. + Ta lấy 24 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì cô được mấy tấm bìa ? + Hãy lập phép tính tương ứng để tìm số tấm bìa. + 24 chia 8 bằng mấy ? Giáo viên ghi bảng : 24 : 8 = 3 Gọi học sinh đọc lại phép nhân và phép chia. Giáo viên : dựa trên cơ sở đó, các em hãy lập các phép tính còn lại của bảng chia 8. Gọi học sinh nêu các phép tính của bảng chia 8 Giáo viên kết hợp ghi bảng : 32 : 8 = 4 40 : 8 = 5 48 : 8 = 6 56 : 8 = 7 64 : 8 = 8 73 : 8 = 9 80 : 8 = 10 Giáo viên chỉ vào bảng chia 8 và nói : đây là bảng chia 8. Giáo viên hỏi : + Các phép chia đều có số chia là mấy ? + Thương là những số nào? Giáo viên cho học sinh đọc bảng chia 8 Giáo viên cho học sinh thi đua đọc bảng chia 8 Gọi học sinh đọc xuôi bảng chia 8 Gọi học sinh đọc ngược bảng chia 8 Giáo viên che số trong bảng chia 8 và gọi học sinh đọc lại Giáo viên che cột thương trong bảng chia 8 và cho dãy 1 đọc, mỗi học sinh đọc nối tiếp. Gọi 2 học sinh đọc bảng chia, mỗi học sinh đọc 5 phép tính Cho học sinh đọc thuộc bảng chia 8. Hoạt động 1 : thực hành ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán có lời văn Phương pháp : thi đua, trò chơi, thực hành Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ trống : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : tính nhẩm GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi Bingo Giáo viên phổ biến luật chơi : cô sẽ đưa lần lượt 3 câu các em hãy trả lời từng câu và điền kết quả vào tờ giấy bằng cách đặt các nút vào ô trong tờ giấy có kết quả giống như kết quả của các em vừa tính. Nếu bạn nào có kết quả 3 ô thẳng hàng theo hàng ngang, hàng dọc, đường chéo thì bạn đó sẽ thắng. Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét + Nếu biết 8 x 2 = 16 thì ta có thể tính ngay kết quả 16 : 8 và 16 : 2 được không ? Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 48 con thỏ : 8 chuồng 1 chuồng : …… con thỏ ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 1 chuồng : 8 con thỏ 48 con thỏ : …… chuồng ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. Học sinh kiểm tra Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có 8 chấm tròn 8 lấy 1 lần bằng 8 8 x 1 = 8 8 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì được 1 tấm bìa 8 : 8 = 1 ( tấm bìa ) 8 chia 8 bằng 1 Học sinh đọc : 8 x 1 = 8 8 : 8 = 1 Học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, và kiểm tra Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy có tất cả 16 chấm tròn. 8 x 2 = 16 16 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì được 2 tấm bìa 16 : 8 = 2 ( tấm bìa ) 16 chia 8 bằng 2 Học sinh đọc : 8 x 2 = 16 16 : 8 = 2 Học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, và kiểm tra Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Vậy có tất cả 24 chấm tròn 8 x 3 = 24 24 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn thì được 3 tấm bìa 24 : 8 = 3 ( tấm bìa ) 24 chia 8 bằng 3 Học sinh đọc : 8 x 3 = 24 24 : 8 = 3 Học sinh nêu ( có thể không theo thứ tự ) Các phép chia đều có số chia là số 8 Thương là những số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Cá nhân, Đồng thanh Cá nhân 3 học sinh 3 học sinh Cá nhân Cá nhân 2 học sinh đọc Cá nhân HS đọc HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét HS đọc HS làm bài Học sinh lắng nghe Giáo viên phổ biến luật chơi. Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. Học sinh đọc Lớp nhận xét Nếu biết 8 x 2 = 16 thì ta có thể tính ngay kết quả 16 : 8 = 2 và 16 : 2 = 8 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia. Học sinh đọc Có 48 con thỏ nhốt đều vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy con thỏ ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Có 48 con thỏ nhốt đều vào các chuồng, mỗi chuồng có 8 con thỏ. Hỏi có mấy chuồng thỏ ? Học sinh làm bài và sửa bài Cá nhân Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Luyện tập Thủ công I/ Mục tiêu : Kiến thức : Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ. II/ Chuẩn bị : GV : Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T Kéo, thủ công, bút chì. HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: cắt, dán chữ I, T ( Tiết 2 )( 1’ ) Hoạt động 1 : ( 10’ ) Mục tiêu : giúp học sinh ôn lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ I, T, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét : + Các chữ I, T rộng mấy ô ? + So sánh chữ I và chữ T ? Hình 1 Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc và nói : Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ. Hoạt động 2 : học sinh thực hành cắt, dán chữ I, T ( 14’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T. Phương pháp : thực hành Giáo viên treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T lên bảng. GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo 3 bước Bước 1 : Kẻ chữ I, T . + Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I. Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô + Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b. Bước 2 : Cắt chữ T . Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T ( Hình 2b ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nữa chữ T, bỏ phần gạch chéo (Hình 3a ). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (Hình 3b) Bước 3 : Dán chữ I, T . Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ I, T theo các bước sau : + Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn + Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định + Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán. Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T và nhận xét Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hát Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. Các chữ I, T rộng 1 ô. Chữ I và chữ T có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau. Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn. 1ô 3 ô 5 ô a) 5 ô b) Hình 2 a) b) Hình 3 Hình 4 Nhận xét, dặn dò: ( 1’ ) Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ H, U Nhận xét tiết học Đạo đức I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS hiểu : Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. Kĩ năng : Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. Thái độ : giáo dục học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ cho tình huống của hoạt động 1, tiết 1, các bài hát về chủ đề nhà trường, các tấm bìa màu xanh, đỏ và trắng. Học sinh : vở bài tập đạo đức, thẻ Đ – S. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 1 ) ( 4’ ) Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ Cho học sinh nhận xét tình huống đúng thì vỗ tay, không đúng thì không vỗ Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong công việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự cuộc thi Báo tường ngày 8/3 ở trường Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ. Riêng Nam, cô giáo nhắc nhở mấy lần mà vẫn quên Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo. Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, dành nhiều điểm 9, 10 để kính tặng các thầy nhân ngày 20/11. Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 2 ) ( 1’ ) Hoạt động 1: xử lí tình huống ( 8’ ) Mục tiêu : học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống. Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn ? Tình huống 2 : Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu ? Tình huống 3 : Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch làm ồn … Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Tình huống 4 : Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì ? Giáo viên cho các nhóm thảo luận Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên kết luận : Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối. Em nên xung phong giúp các bạn học. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em. Hoạt động 2 : Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường ( 9’ ) Mục tiêu : tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường. Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. Cách tiến hành : Giáo viên nêu yêu cầu : các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia. Giáo viên cho mỗi tổ cử một đại diện đọc các phiếu cho cả lớp cùng nghe. Giáo viên sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện theo các nhóm công việc đó. Kết luận chung : tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. Hát Học sinh đọc Học sinh thực hành cả lớp Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp thảo luận, phân tích mặt hay, mặt tốt và mặt chưa hay, chưa tốt của mỗi cách giải quyết. Học sinh xác định những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng và mong muốn được tham gia, ghi ra tờ giấy nhỏ và bỏ vào chiếc hộp chung của lớp. Đại diện mỗi tổ đọc Các nhóm học sinh cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 1 ) Ôn Tập làm văn GV tiếp tục cho học sinh nghe – kể nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui : Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương Giáo viên hướng dẫn : quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống, … Quê em có thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở các thành phố lớn như : Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, … Giáo viên cho học sinh tập nói trước lớp Bài nói đủ ý ( Quê em ở đâu ? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? ), dùng từ, đặt câu đúng Yêu cầu HS viết bài Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh Giáo viên gọi một số HS đọc bài của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS Cho học sinh thi đua đọc bài hay Giáo viên nhận xét, tuyên dương Học sinh tập nói theo nhóm đôi Học sinh viết bài Cá nhân Cả lớp lắng nghe bạn đọc và nhận xét Ôn Chính tả GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr / ch, at / ac Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng : Làm cho người khỏi bệnh : Cùng nghĩa với nhìn : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Mang vật nặng trên vai : Có cảm giác cần uống nước : Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp : Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Bắt đầu bằng ch : Bắt đầu bằng tr : Có vần ươc : Có vần iêc : Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau : Cây chuối Chữa bệnh Trông Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau : Vác Khát Thác Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Cảnh đẹp non sông : TẬP LÀM VĂN I/ Mục tiêu : Kiến thức : Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó. Kĩ năng : Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, kể lại tự nhiên Học sinh viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh ( ảnh ) Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : Bảng phụ viết sẵn các gợi ý ở BT 1, ảnh biển Phan Thiết trong SGK, tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước. HS : Vở bài tập, Mỗi HS chuẩn bị 1 tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Nghe – kể : Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương Giáo viên gọi 2 học sinh kể lại chuyện vui Tôi có đọc đâu, 1 học sinh nói về quê hương hoặc nơi em đang ở. Nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài : Nói về cảnh đẹp đất nước Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó Phương pháp : giảng giải, thực hành Giáo viên kiểm tra các bức ảnh của học sinh Giáo viên treo bảng phụ viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết. Giáo viên hướng dẫn : các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết, có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý Tranh ( ảnh ) vẽ ( chụp ) cảnh gì ? Cảnh đó ở nơi nào ? Màu sắc của tranh ảnh như thế nào ? Cảnh trong tranh ảnh có gì đẹp ? Cảnh trong tranh ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì ? Giáo viên khen ngợi những học sinh nói về tranh ảnh của mình đủ ý, biết dùng các từ ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước. Hoạt động 2 : Viết đoạn văn ( 13’ ) Mục tiêu : giúp học sinh viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh ( ảnh ) Phương pháp : thực hành Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở. Chú ý nhắc học sinh về nội dung, cách diễn đạt ( dùng từ, đặt câu, chính tả … ) Gọi học sinh xung phong trình bày trước lớp Cho cả lớp nhận xét và chọn bài viết hay của bạn Giáo viên nhận xét Hát Học sinh kể ( 1’ ) Học sinh quan sát Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết Bao trùm lên cả bức ảnh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển. Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế. Học sinh viết bài vào vở. Học sinh xung phong trình bày trước lớp Lớp nhận xét và bình chọn Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dãi cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Viết thư Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán. Kĩ năng: học sinh áp dụng bảng chia 8 vào việc giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Bảng chia 8 ( 4’ ) Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 8 Giáo viên sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng bảng chia 8 vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : Thi đua, trò chơi Bài 1 : tính nhẩm : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi Bingo Giáo viên phổ biến luật chơi : cô sẽ đưa lần lượt 3 câu các em hãy trả lời từng câu và điền kết quả vào tờ giấy bằng cách đặt các nút vào ô trong tờ giấy có kết quả giống như kết quả của các em vừa tính. Nếu bạn nào có kết quả 3 ô thẳng hàng theo hàng ngang, hàng dọc, đường chéo thì bạn đó sẽ thắng. Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét + Nếu biết 8 x 2 = 16 thì ta có thể tính ngay kết quả 16 : 8 được không ? Bài 2 : tính nhẩm : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : Tô màu số ô vuông trong mỗi hình : GV gọi HS đọc yêu cầu . Giáo viên hỏi : + Hình 1 có tất cả bao nhiêu ô vuông ? + Muốn tìm số ô vuông có trong hình 1 ta làm như thế nào ? Yêu cầu học sinh làm bài. GV cho HS thi đua tiếp sức. GV Nhận xét, tuyên dương Hát Cá nhân HS đọc HS làm bài Học sinh lắng nghe Giáo viên phổ biến luật chơi. Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. Học sinh đọc Lớp nhận xét Nếu biết 8 x 2 = 16 thì ta có thể tính ngay kết quả 16 : 8 = 2 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia HS đọc. 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. Cá nhân HS đọc Một người có 58kg gạo. Sau khi bán 18kg gạo, người đó chia đều số gạo còn lại vào 8 túi. Hỏi mỗi túi đựng mấy ki – lô – gam gạo ? HS làm bài Cá nhân HS đọc Hình 1 có tất cả 16 ô vuông Muốn tìm số ô vuông có trong hình 1 ta lấy 16 : 8 = 2 ( ô vuông ) Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. GV nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS có khả năng : Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn đó. Kĩ năng : HS kể tên các môn học đầy đủ. Biết mối quan hệ giữa Giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh trong từng hoạt động học tập. Thái độ : HS có ý thức hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Hình vẽ trang 46,47 SGK Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng GV cho học sinh hình thành sơ đồ mối quan hệ họ hàng Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Một số hoạt động ở trường Hoạt động 1: Quan sát theo cặp (7’ ) Mục tiêu : Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học. Biết mối quan hệ giữa Giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh trong từng hoạt động học tập Phương pháp : trò chơi, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 bức ảnh trong SGK Giáo viên yêu cầu : quan sát và nói về các hoạt động đang diễn ra của các bạn học sinh trong ảnh Giáo viên phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhận xét Giáo viên hỏi : + Em thường làm gì trong giờ học ? + Em có thích học theo nhóm không ? + Em thường học nhóm trong giờ học nào ? + Em thường làm gì khi học nhóm ? + Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không ? Vì sao ? Kết luận : ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc Cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn,… tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn. Hoạt động 2: làm việc theo tổ học tập (7’) Mục tiêu : Biết kể tên những môn học học sinh được học ở trường. Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn. Phương pháp : trò chơi, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên hỏi : + Kể tên các môn học mà em được học ở trường ? Giáo viên cho từng học sinh nói tên những môn học mình thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do. Cho học sinh nói tên môn học mà mình thích nhất và giải thích vì sao. Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập. Cho lớp nhận xét, bổ sung Giáo viên liên hệ tình hình học tập của học sinh trong lớp, khen ngợi những học sinh học chăm, giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém …… Hát Học sinh thực hành Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm 1 : đây là giờ TNXH và các bạn đang quan sát cây hoa hồng. Nhóm 2 : đây là giờ kể chuyện. Các bạn đang hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của cô giáo. Nhóm 3 : đây là giờ đạo đức. Các bạn đang say sưa thảo luận nhóm, ghi ý kiến của mình ra giấy. Nhóm 4 : đây là giờ thủ công. Các bạn đang dán để trưng bày các sản phẩm của mình lên bảng cho cô giáo và các bạn dưới lớp xem. Nhóm 5: đây là giờ Toán. Các bạn đang làm bài tập Toán mà cô giáo giao cho. Nhóm 6 : đây là giờ tập thể dục. Các bạn đang tập thể dục trong sân trường. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh trả lời câu hỏi của Giáo viên Học sinh kể tên môn học theo dãy bàn. Học sinh nêu Lớp nhận xét, bổ sung Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 25 : Một số hoạt động ở trường ( tiếp theo ) Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa H, N, V cỡ nhỏ. Cho học sinh viết tên riêng : Hải Vân, Hàm Nghi Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 12.doc
Tài liệu liên quan