Giáo án lớp 3 môn tập đọc, kể chuyện tuần 13: Người con của Tây Nguyên

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc, kể chuyện tuần 13: Người con của Tây Nguyên: Ngày 27 tháng 11 năm 2006 TUẦN 13 Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân chương, nửa đêm,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đối thoại. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng,... Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp. B - Kể chuyện Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân vật. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠ...

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc, kể chuyện tuần 13: Người con của Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 27 tháng 11 năm 2006 TUẦN 13 Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân chương, nửa đêm,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đối thoại. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng,... Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp. B - Kể chuyện Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân vật. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể). Ảnh chụp anh hùng Núp sau năm 1975 (nếu có). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tập đọc 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Luôn nghĩ tới miền Nam. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài: (1 phút ) - Yêu cầu HS quan sát ảnh anh hùng Núp trong SGK và giới thiệu : Đây là anh hùng Đinh Núp, người dân tộc Ba Na ở vùng núi Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, anh hùng Núp đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến đấu lập được nhiều chiến công lớn. Trong bài td dân tộc Ba Na ở vùng núi Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, anh hùng Núp đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến đấu lập được nhiều chiến công lớn. Trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về người anh hùng này. - Ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút) Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân chương, nửa đêm,... - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng,... Cách tiến hành a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả. Chú ý lời của các nhân vật : + Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự hào khi nói với lũ làng. + Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi. + Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm động. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn. - HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS chia đoạn 2 thành 2 phần : - Phần 1 : Núp đi dự Đại hội về... cầm quai súng chặt hơn. - Phần 2 : Anh nói với lũ làng ... Đúng đấy ! - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. Gv có thể giảng thêm nghĩa của các từ kêu (gọi, mời), coi (xem, nhìn). - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh lời phần đầu đoạn 2. * Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài ( 8 phút) Mục tiêu - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Cách tiến hành - Gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Hỏi: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ? - Vì lãnh đạo dân làng Kông Hoa lập được nhiều chiến công nên anh Núp được cử đi dự Đại hội thi đua. Lúc về, Núp đã kể những chuyện gì ở Đại hội cho lũ làng nghe, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. - Hỏi: Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ? - Hỏi: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ? - Hỏi: Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp ? -Hỏi: Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào ? - Điều đó cho thấy dân làng Kông Hoa rất tự hào về thành tích của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết Đại hội đã tặng những gì cho dân làng Kông hoa và Núp. - Hỏi: Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? - Hỏi: Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại ( 5-6 phút ) Mục tiêu - Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đối thoại. Cách tiến hành - GV tiến hành các bước tương tự như ở tiết các tập đọc trước. Tổ chức cho HS thi đọc diễn tả tình cảm của dân làng ở đoạn 3. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại đề. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc nối từng câu. - HS luyện đọc nối từng đoạn. - HS luyện đọc trong nhóm. - Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua. - Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi. - Núp được mời lên kể chuỵên làng Kông hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà. - Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu. - Lũ làng vui quá, đứng hết dậynói: Đúng đấy! Đúng đấy. - Đại hội tặng dân làng KôngHoa một cái ảnh Bok Hồ Vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ,một huân chương cho làng, một huân chương cho Núp. - Mọi người xem những món quà ấy là những vật tặng thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch”trước khi xem,”cầm lên từng thứ , coi đi, coi lại, coi đếùn mãi nửa đêm”. Kể chuyện * Hoạt động 4: Xác định yêu cầu ( 1 phút ) Mục tiêu - Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân vật. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Yêu cầu HS đọc đoạn kể mẫu. - Hỏi: Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai ? - Hỏi: Ngoài anh hùng Núp, các em còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào ? * Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút ) Mục tiêu - Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân vật. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. * Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút) Mục tiêu - Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân vật. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Yêu cầu các nhóm kể. - Tuyên dương HS kể tốt. - Tập kể lại một đoạn của câu chuyện Người con gái Tây Nguyên bằng lời của một nhân vật. - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Đoạn truyện kể lại nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp. - Có thể kể theo lời của anh Thế, của cán bộ, hoặc của một người trong làng Kông Hoa. - Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn một vai để kể lại đoạn truyện mà mình thích. Các HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. Củng cố, dặn dò ( 4 phút) - Hỏi: Em biết được điều gì qua câu chuyện trên ? - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS tự do phát biểu ý kiến : Anh hùng Núp là một người con tiêu biểu của Tây Nguyên./ Anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đánh giặc rất giỏi./ ... Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 28 tháng 11 năm 2006 Chính tả ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY I. MỤC TIÊU Nghe - viết chính xác bài Đêm trăng trên Hồ Tây. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt iu/uyu và giải các câu đố. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả. Tranh minh hoạ bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút) - Gọi 2 HS lên bảng, sau đó cho HS viết các từ sau : lười nhác, nhút nhát, khát nước, khác nhau. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1phút) - Giờ chính tả này các em sẽ viết bài văn Đêm trăng trên Hồ Tây và làm các bài tập chính tả : phân biệt iu/uyu; giải các câu đố. * Hoạt động 1: HD viết chính tả( 20 phút) Mục tiêu - Nghe - viết chính xác bài Đêm trăng trên Hồ Tây. Cách tiến hành a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - GV đọc bài văn một lượt. - Hỏi : Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào ? - GV có thể giới thiệu thêm về Hồ Tây, một cảnh đẹp của Hà Nội. b) Hướng dẫn cách trình bày - Bài viết có mấy câu ? - Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? - Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn ? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT chính tả( 8 phút) Mục tiêu - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt iu/uyu và giải các câu đố. Cách tiến hành +Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. +Bài 3: - GV có thể lựa chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ theo lỗi mà HS địa phương thường mắc. a) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Treo lên bảng các bức tranh minh hoạ, gợi ý cách giải câu đố. - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp. - Gọi HS lên trên lớp thực hành. - Chốt lại lời giải đúng. b) Tiến hành tương tự như phần a). * Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò( 3 phút) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà học thuộc câu đố. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại cho đúng và chuẩn bị bài sau. - Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại. - Đêm trăng toả sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió Đông Nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình,hương sen đưa theo chiều gió thơm ngào ngạt. - Bài văn có 6 câu. - Chữ Hồ Tây là tên riêng, chữ Hồ, Trăng, thuyền, Một, Bấy, Mũi là chữ đầu câu phải viết hoa. - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm. - HS nêu: toả sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt,... - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở : đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Quan sát tranh, suy nghĩ để tìm lời giải. - 2 HS hỏi - đáp theo các câu đố. - 2 HS lên bảng : + HS 1 : đọc câu đố. + HS 2: đọc lời giải và chỉ vào tranh ứng dụng. - Làm bài vào vở : con ruồi - quả dừa - cái giếng. - Lời giải : con khỉ - cái chổi - quả đu đủ. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 29 tháng 11 năm 2006 Tập đọc CỬA TÙNG I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Bến Hải, dấu ấn, Hiền Lương, biển cả, mênh mông, Cửa Tùng, mắt biển, cài vào, sóng biển,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được cả bài và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng , thong thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của biển Cửa Tùng. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Bến Hải, Hiền Lương,đồi mồi, bạch kim,... Hiểu được nội dung bài : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền Trung nước ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Bản đồ Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút) - Yêu cầu 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài( 1 phút ) - Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và yêu cầu HS nêu các màu có trong bức tranh minh hoạ Cửa Tùng. - Giới thiệu : Bài tập đọc hôm nay sẽ đưa các em đến thăm Cửa Tùng. Một cửa biển đẹp nổi tiếng ở miền Trung. Cửa Tùng là một cửa biển kì vĩ, nước biển thay đổi theo từng thời điểm trong ngày tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. * Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút ) Mục tiêu - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Bến Hải, dấu ấn, Hiền Lương, biển cả, mênh mông, Cửa Tùng, mắt biển, cài vào, sóng biển,... - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Bến Hải, Hiền Lương,đồi mồi, bạch kim,... Cách tiến hành a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, thong thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của Cửa Tùng. Chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả như : in đậm, mướt màu xanh, rì rào gió thổi, mênh mông, Bà Chúa,đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục, chiếc lược đồi mồi, mái tóc bạch kim,... b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và hướng dẫn ngắt giọng các câu khó ngắt. - Giải nghĩa các từ khó. - GV giảng thêm từ dấu ấn lịch sử (sự kiện quan trọng, đậm nét trong lịch sử). - Yêu cầu HS 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (7 phút ) Mục tiêu - Hiểu được nội dung bài : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền Trung nước ta. Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. - Hỏi: Cửa Tùng ở đâu ? - Treo bản đồ, giới thiệu vị trí sông Bến Hải và nêu : Sông Bến Hải là con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị, đây là con sông chia cắt hai miền Nam - Bắc của nước ta trong suốt thời kì chống Mĩ từ 1954 đến 1975. Con sông này đã chứng kiến cuộc đấu tranh gian khổ nhưng hào hùng của những người dân Quảng Trị, vì thế tác giả viết "con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Cửa Tùng là nơi sông Bến Hải gặp biển. - Hỏi: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp ? - Yêu cầu đọc đoạn 2 của bài. - Hỏi: Tìm câu văn cho thấy rõ nhất sự ngưỡng mộ của mọi người đối với bãi biển Cửa Tùng. - Hỏi: Em hiểu thế nào là : "Bà Chúa của các bãi tắm ?" - Hỏi: Sắc màu bãi biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ? - Hỏi: Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng với gì ? - Hỏi: Em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa Tùng. - Hỏi: Hãy nói một câu phát biểu cảm nghĩ của em về Cửa Tùng. - Cửa Tùng là một trong những danh thắng nổi tiếng của nước ta. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài ( 5 phút ) Mục tiêu - Đọc trôi chảy được cả bài và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng , thong thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của biển Cửa Tùng. Cách tiến hành - Tổ chức cho HS luyện đọc lại đoạn 2 của bài. - Nhận xét và cho điểm HS. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn doØ( 4 phút ) - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - Nghe giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn khi phát âm. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Chia đoạn cho bài tập đọc. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn. Chú ý các câu khó ngắt giọng : + Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải.// con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.// + Bình minh, / mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa, / nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.// + Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi/ cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. - HS đọc chú giải trong SGK. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải chảy ra biển. - Nghe giảng. - Hai bên bờ sông Bến Hải đẹp là thôn xóm với những luỹ tre xanh mướt, rặng phi lao rì rào gió thổi. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : Bãi cát ở đây từng được ca ngợi là "Bà Chúa của các bãi tắm". - Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. - Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà nước biển xanh lục. - Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của nước biển. - HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. - 3 đến 5 HS nói trước lớp. - 1 HS khá đọc mẫu đoạn 2. - HS cả lớp tự luyện đọc. - 3 đến 5 HS thi đọc đoạn 2. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 29 tháng 11 năm 2006 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ ĐỊA PHƯƠNG DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN I. MỤC TIÊU Làm quen với một số từ ngữ của địa phương hai miền Nam, Bắc. Luyện tập về các dấu câu : dấu chấm hỏi, dấu chấm than. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn bảng từ bài tập 1, khổ thơ trong bài tập 2, đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ( 4 phút) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài miệng bài tập 2, 3 của tiết Luyện từ và câu, tuần 12. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài( 1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài và ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1: HD làm bài tập( 26 phút) Mục tiêu - Làm quen với một số từ ngữ của địa phương hai miền Nam, Bắc. Luyện tập về các dấu câu : dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Cách tiến hành +Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV : Mỗi cặp từ trong bài đều có cùng một ý, VD: bố và ba cùng chỉ người sinh ra ta nhưng bố là cách gọi của người miền Bắc, ba là cách gọi của người miền Nam. Nhiệm vụ của các em là phân loại các từ này theo địa phương sử dụng chúng. - Tổ chức trò chơi thi tìm chữ nhanh. - Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 HS, đặt tên cho hai đội là Bắc và Nam. Đội Bắc chọn các từ thường dùng ở miền Bắc, đội Nam chọn các từ thường dùng ở miền Nam. Các em trong cùng đội tiếp nối nhau chọn và ghi từ của đội mình vào bảng từ. Mỗi từ đúng được 10 điểm, mỗi từ sai trừ 10 điểm. Đội xong trước được thưởng 10 điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. - Tuyên dương đội thắng cuộc, sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. +Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Giới thiệu : Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu. Mẹ Nguyễn Thị Suốt là một người phụ nữ anh hùng, quê ở tỉnh Quảng Bình. - Yêu cầu 2 HS thảo luận cùng làm bài. - Nhận xét và đưa ra đáp án đúng. +Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Dấu chấm than thường được sử dụng trong các câu thể hiện tình cảm, dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu hỏi. Muốn làm bài đúng, trước khi điền dấu câu vào ô trống nào, em phải đọc thật kĩ câu văn có dấu cần điền. - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. * Hoạt động cuối: Củng cố, dặn doØ( 4 phút) - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập, chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài và nhắc đề. - 1 HS đọc trước lớp. - Nghe giảng. - Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV. Đáp án : + Từ dùng ở miền Bắc : bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan. + Từ dùng ở miền Nam : ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm. -HS làm bài vào vở. - 2 HS đọc toàn bộ đề bài. - Nghe GV giới thiệu về xuất xứ của đoạn thơ. - Làm bài theo cặp, sau đó một số HS đọc bài của mình trước lớp. - Chữa bài và đưa ra đáp án đúng : chi - gì ; rứa - thế, nờ - à, hắn - nó; tui - tôi. - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống. - Nghe giảng. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm trên bảng của bạn . Đáp án : Một người kêu lên : Cá heo ! A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá ! Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé ! Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 30 tháng 11 năm 2006 TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA : I I. MỤC TIÊU Củng cố cách viết chữ viết hoa I. Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa Ô, I, K. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng : Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ viết hoa Ô, I, K. Tên riêng và cụm từ ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CU Õ( 4 phút) - Thu, chấm một số vở của HS. - Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi 3 HS lên bảng viết : Hàm Nghi, Hải Vân, Hòn Hồng. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa Ô, I, K có trong từ và câu ứng dụng. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa ( 6 phút ) Mục tiêu - Củng cố cách viết chữ viết hoa I. - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa Ô, I, K. Cách tiến hành a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ô, I, K - Hỏi: Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo mẫu các chữ hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - Viết lại mẫu chữ hoa, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. * Hoạt động 2 : HD viết từ ứng dụng ( 5 phút ) Mục tiêu - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Ích Khiêm - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. Cách tiến hành a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng. - Giải thích : Ông Ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn, văn võ toàn tài. Ông quê ở Quảng Nam, con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp. b) Quan sát và nhận xét - Hỏi: Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? - Hỏi: Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ông Ích Khiêm. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. * Hoạt động 3: HD viết câu ứng dụng ( 5 phút ) Mục tiêu - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng : Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. Cách tiến hành a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. - Giải thích : Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết tiết kiệm. b) Quan sát và nhận xét - Hỏi: Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết Ít vào bảng. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. * Hoạt động 4: HD viết vào vở Tập viết (12’) Mục tiêu - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. Cách tiến hành - GV theo dõi HS viết bài và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. * Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò ( 3 phút ) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau. - Có các ô chữ hoa Ô, I, K. - 3 HS nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi. - HS quan sát. - 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc : Ông Ích Khiêm. - Chữ Ô, g, I, h, K cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng 1 con chữ 0. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - 2 HS đọc : Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. - Các chữ I, ch, g, p cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết : + 1 dòng chữ I, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Ô, K, cỡ nhỏ. + 2 dòng Ông Ích Khiêm, cỡ nhỏ. + 5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 30 tháng 11 năm 2006 Chính tả VÀM CỎ ĐÔNG I. MỤC TIÊU Nghe - viết chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông. Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt it/uyt ; r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã. Trình bày đúng, đẹp bài thơ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ( 4 phút) - Gọi 2 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ : khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông, và làm bài tập chính tả phân biệt it/uyt, r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã. * Hoạt động 1: HD viết chính tả ( 18 phút ) Mục tiêu - Nghe - viết chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông. - Trình bày đúng, đẹp bài thơ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Cách tiến hành a) Trao đổi nội dung bài viết - GV đọc đoạn thơ 1 lượt. - Hỏi : Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào ? - Hỏi: Dòng sông Vàm Cỏ Đông có nét gì đẹp ? b) Hướng dẫn cách trình bày - Hỏi: Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ? - Hỏi: Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? - Hỏi: Chữ đầu dòng thơ phải trình bày như thế nào cho đúng và đẹp ? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: HD làm BT chính tả ( 8 phút ) Mục tiêu - Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt it/uyt ; r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã. Cách tiến hành +Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. +Bài 3: - GV có thể chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc. a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Phát giấy có đề bài và bút dạ cho các nhóm HS. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi 2 nhóm HS lên dán lời giải. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng. b) Làm tương tự phần a). * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 4 phút ) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau. -HS nghe giới thiệu - Theo dõi, sau đó 2 HS đọc lại. - Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết. - Dòng sông Vàm Cỏ Đông bốn mùa soi từng mảng mây trời, hàng dừa soi bóng ven sông. - Đoạn thơ viết theo thể thơ mỗi khổ thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 chữ. - Chữ Vàm Cỏ Đông, Hồng vì là tên riêng, chữ Ở, Quê, Anh, Ơi, Bốn, Từng, Bóng là các chữ đầu dòng thơ. - Chữ cái đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 1 ô cho đẹp. -HS nêu: Vàm Cỏ Đông, có biết, mãi gọi, tha thiết, phe phẩy,... - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - Nghe GV đọc và viết bài. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở : huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Nhận đồ dùng học tập. - HS tự làm trong nhóm. - Đọc bài và bổ sung. - Làm bài vào vở. + rá : rổ rá, rá gạo, rá xôi,... + giá : giá cả, giá thịt, giá áo, giá sách, giá bát, giá đỗ,.. + rụng : rơi rụng, rụng xuống, rụng rời chân tay,... + dụng : sử dụng, dụng cụ, vô dụng,... - Lời giải : + vẽ : vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, vẽ voi vẽ chuột,... + vẻ : vui vẻ, vẻ mặt, nhiều vẻ, vẻ vang,... + nghĩ : suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ,... + nghỉ : nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc,.. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 1 tháng 12 năm 2006 Tập làm văn VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư bài tập đọc Thư gửi bà. Viết thành câu, dùng từ đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút) - Gọi 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Trong giờ học này, các em sẽ viết một bức thư gửi cho một bạn ở miền Nam (hoặc miền Bắc, miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn cùng bạn thi đua học tốt. * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư ( 25 phút ) Mục tiêu - Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư bài tập đọc Thư gửi bà. - Viết thành câu, dùng từ đúng. Cách tiến hành - Gọi HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn. - Hỏi: Em sẽ viết thư cho ai ? - Hỏi: Em viết thư để làm gì ? - Nhắc lại cách trình bày một lá thư. - GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần. - Hỏi: Em định viết thư cho ai ? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó? - Hướng dẫn : Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng con được biết bạn qua đài, báo, truyền hình,... và thấy quý mến, cảm phục bạn,... nên viết thư xin được làm quen. - Hướng dẫn : Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt. - Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời. - Yêu cầu HS tự viết thư. - Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn do ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn, chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 HS đọc. - Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc). - Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt. - HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày một bức thư. - 3 đến 5 HS trả lời. - HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Làm việc cá nhân. - 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Rút kinh nghiệm tiết dạy TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTV13s.DOC
Tài liệu liên quan