Giáo án lớp 3 môn tập đọc, kể chuyện: Bài tập làm văn

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc, kể chuyện: Bài tập làm văn: Ngày 9 tháng 10 năm 2006 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN TUẦN 6 BÀI TẬP LÀM VĂN (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ - PB : làm văn, loay hoay, lia lịa , ngắn ngủi… - PN : làm văn, loay hoay, rữa bát đĩa, ngắn ngủi, vất vả… Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ tong bài : khăn mùi soa, vết lia lịa, ngắn ngủi… Hiểu đựơc nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói. B - Kể chuyện Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại...

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc, kể chuyện: Bài tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 9 tháng 10 năm 2006 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN TUẦN 6 BÀI TẬP LÀM VĂN (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ - PB : làm văn, loay hoay, lia lịa , ngắn ngủi… - PN : làm văn, loay hoay, rữa bát đĩa, ngắn ngủi, vất vả… Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ tong bài : khăn mùi soa, vết lia lịa, ngắn ngủi… Hiểu đựơc nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói. B - Kể chuyện Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại một đoạn chuyện bằng lời của mình. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC Tranh minh họa cácc đoạn truyện ( phóng to nếu có thể) Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một chiếc khăn mùi soa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Tập đọc 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (5’) 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nôi dung bài tập đọc cuộc họp của chữ viết. GV nhận xét, cho điểm. 3 . Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài - Trong giờ tập đọc này, các em sẽ được làm quen với bạm Cô - li - a. Cô - li - a là một học sinh biết cố gắng làm bài tập trên lớp. bạn có biết làm những điều mình đã nói. đó là những điều gì? Các em đọc bài tập làm văn sẽ hiểu. - GV ghi tên bài trên bảng lớp. - Nghe GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’) Mục tiêu : - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Cách tiến hành : - Tiến hành theo quy định hứớng dẫn luyện đọc đã giới thiệu ở bài tập đọc Cậu bé thông minh, tuần 1. a. Đọc mẫu - GV đọc diễn cảm toàn bài một lựơt. Chú ý lời các nhân vật: - Theo dõi giáo viên đọc mẫu + Giọng nhân vật “tôi” : hồn nhiên, nhẹ nhàng. + Giọng mẹ : ấm ái, dịu dàng. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải thích từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đế hết bài. Đọc 2 vòng. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp (đọc 2 lượt) - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy khi đọc câu - Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết.// - Cô – li – a này. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé.// - Giải thích các từ khó - Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi: + Đây là loại khăn gì? + Loại khăn nhỏ, mỏng dùng lau tay, lau mặt. + Thế nào là viết lia lịa? + Là viết rất nhanh và liên tục + Thế nào là ngắn ngủn, hay đặt câu với từ này? + Ngắn ngủn là rất ngắn và có ý chê. Đặt câu : Mẫu bút chì ngắn ngủn. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - 2 nhóm thì đọc tiếp nối - Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc. - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’) Mục tiêu : HS hiểu nội dung của truyện Cách tiến hành : - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. - Hảy tìm tên của người kể lại câu chuyện này - Đó chính là Cô - li - a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình. - Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? - Cô giáo giao đề văn là : em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ? - Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài tập làm văn ? - HS thảo luận theo cặp và trả lời : Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô - li - a . Đôi khi Cô - li - a chỉ làm một số việc vặt. - Cô - li - a thấy khó khi phải kể những việc em đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho em. Thỉnh thoảng, mẹ bận định bảo em giúp việc này, việc kia, nhưng thấy em đang học, mẹ lại thôi. Thế nhưng Cô - li - a vẫn cố gắng để bài văn của mình được dài hơn. Cô - li - a đã làm cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trước nội dung bài. - 1 HS đọc đoạn 3 trứơc lớp, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a đã làm cách gì để bài viết dài ra? - Cô - li - a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc mình chưa làm. Cô - li - a còn viết rằng “ em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả” - Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK - HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời. a. Khi mẹ bảo Cô - li - a giặt quần áo, lúc đầu em rất ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn giặt quần áo. b. Cô - li - a vui vẽ nhận lời mẹ vì bạn nhớ ra đó là việc mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình. - Em học đựơc điều gì từ bạn Cô - li - a ? - HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em : + Tình thương yêu đối với mẹ. + Nói lời biết giữ lấy lời. + Cố gắng khi gặp bài khó… - GV chốt lại : Điều cần làm ở Cô - li - a là biết nhận vì lời nói phải đi đôi với việc làm. Kết luận : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’) Mục tiêu Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật. Cách tiến hành : - GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3,4 của bài - Theo dõi bài đọc mẫu. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm. - Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối. - Tuyên dương nhóm học tốt. - 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài. KỂ CHUYỆN Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1’) - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 47, SGK. - 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. - Hướng dẫn : + Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kỹ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh họa là của một đoạn nào, sau khi đã xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện. + Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em chọn kễ một đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời của Cô - li - a trong truyện thành lời của em. Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’) Mục tiêu - Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại một đoạn chuyện bằng lời của mình. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành : Kể trước lớp - Gọi 4 HS khá kể chuyện trứơc lớp, mỗi HS kể một đọan truyện. - 4 HS kể, sau mỗi lần cho bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. Kể theo nhóm. - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong lớp cùng nghe. - Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể chuyện - 3 đến 4 HS thi kể một đoạn trong chuyện. - Tuyên dương HS kể tốt - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì ? - 3 đến 4 HS trả lời. - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 10 tháng 10 năm 2006 CHÍNH TẢ TUẦN 6 BÀI TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU Nghe và viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Bài tập làm văn. Viết đúng tên riêng người nước ngoài. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt eo/oeo; s/ x; dấu hỏi/ dấu ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ hoặc giấy khổ to viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp : cái kẻng, thổi kèn, lời khen, dế mèn GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Giờ chính tà này các em sẽ viết đoạn tóm tắt nội dung truyện Bài tập làm văn và làm các bài tập chính tả phân biệt eo/oeo; s/ x hoặc dấu hỏi/ dấu ngã. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (21’) Mục tiêu : Nghe và viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Bài tập làm văn. Viết đúng tên riêng người nước ngoài. Cách tiến hành : a.Trao đổi về nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn văn một lựơt sau đó yêu cẩu HS đọc lại. - 3 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Hỏi : Cô - li - a đã giặt quần áo bao giờ chưa? - Chưa bao giờ Cô - li - a giặt quần áo cả. - Vì sao Cô - li - a lại vui vẽ đi giặt quần áo? - Vì đó là việc bạn nói đã làm trong bài tập làm văn. b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Đoạn văn có 4 câu. - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Các chữ đầu câu phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa. - Tên riêng của người nước ngoài viết như thế nào? - Chữ cái đầu tiên viết hoa, dấu gạch nối giữa các tiếng và bộ phận của tên riêng c. Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dể lẫn khi viết chính tả. - PB : làm văn, Cô - li - a, lúng túng… - PN : Cô - li - a, quần áo, vui vẽ, ngạc nhiên… - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp. d. Viết chính tả - HS cả lớp viết theo lời đọc của GV. e. Soát lỗi - Đọc lại bài, phân tích các tiếng khó viết cho HS soát lỗi. - Dùng bút chì soát lỗi theo lời của GV. Ghi tổng số lỗi ra lề vở. f. Chấm bài Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (9’) Mục tiêu : Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt eo/oeo; s/ x; dấu hỏi/ dấu ngã. Cách tiến hành : Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK - Yêu cầu HS tự làm - 3 HS lên bảng. cả lớp viết vở nháp. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng - HS làm bài vào vở : khoeo chân, người lẻo khẻo; ngoéo tay. - Yêu cầu HS đọc lại bài. - Cả lớp đọc đồng thanh Bài 3 - GV có thể lựa chọn phần a. hoặc phần b. tùy lỗi mà HS đia phương thường mắc lỗi. a) - Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc yêu cầu trong SGK - Cách làm tương tự bài tập 2 - Lời giải a. Giàu đôi con mắt, đôi bàn tay siêng làm bụng, mắt hay kiếm tìm. Hai con mắt mở, ta nhìn Cho sâu, cho sáng mà tin cuộc đời b. Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ. Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Xanh trời, xanh của những giấc mơ. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. HS nào viết xấu, sai lỗi lên phải viết lại bài cho đúng. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 11 tháng 10 năm 2006 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 6 MỞ RỘNG VỐN TỪ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU Mở rộng vốn từ về trường học qua trò chơi ô chữ Ôn tập về cách dùng dấu phẩy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ô chữ như bài tập 1, viết sẳn trên bảng lớp. 4 chiếc chuông nhỏ (hoặc cờ) Chép sẵn các câu văn của bài tập 2 vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ (4’) 2 HS lên bảng làm miệng các bài tập 1,3 của giờ Luyện từ và câu, tuần 5. Mỗi HS làm 1 bài. Nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giơi thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng - Nghe GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Trò chơi ô chữ (14’) Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về trường học qua trò chơi ô chữ Cách tiến hành : - GV giới thiệu ô chữ trên bảng : Ô chữ theo chủ đề Trường học, mỗi hàng ngang là một từ liên quan đến trường học và có nghĩa tương ứng đã được giới thiệu trong SGK. Từ hàng dọc có nghĩa là buổi lễ mở đầu năm học mới. - Nghe GV giới thiệu về ô chữ - Phổ biến cách chơi : Cả lớp chia làm 4 đội chơi. GV đọc lần lượt nghĩa cảu các từ tương ứng từ hàng 2 đến hàng 11. Sau khi GV đọc xong, các đội giành quyền trả lời bằng cách rung chuông (hoặc phất cờ). Hếu tra lời đúng được 10 điểm, nếu sai không được điểm nào, các đội còn lại tiếp tục giành quyền trả lời đến khi đúng thì hoặc GV thông báo đáp án thì thôi. Đội nào giải được từ hàng dọc được thưởng 20 điểm. - Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn. - Tổng kết sau trò chơi và tuyên dương thắng cuộc. Đáp án: Hàng dọc : Lễ khai giảng Hàng ngang: Lên lớp Diễu hành Sách giáo khoa Thòi khoá biểu Cha mẹ Ra chơi Học giỏi Lười học Giảng bài Cô giáo - Yêu cầu HS dùng bút chì viết chữ in vào ô chữ trong vở bài tập. - HS viết vào vở bài tập - Mỗi nhóm 1 HS đọc tất cả các từ hàng ngang, hàng dọc và lời giải nghĩa từ theo yêu cầu GV Hoạt động 2 : Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy(13’) Mục tiêu : Ôn tập về cách dùng dấu phẩy. Cách tiến hành : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS Đáp án: a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ. b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi. c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà tìm các từ nói về nhà trường, luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 11 tháng 10 năm 2006 TẬP ĐỌC TUẦN 6 NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :Nhớ lại, hàng năm, lòng tôi lại nao nức, kỉ niệm, nảy nở, quang đãng, gió lạnh, đường làng, nắm tay, đi lại lắm lần .... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câuvà giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng xúc động, đầy tình cảm. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : nao nức, mơn man, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng. Hiểu được nội dung bài : Bài văn là hồi ức cảm động của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học 3. Học thuộc lòng một đọan văn trong bài II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh học các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể) Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc Một chiếc khăn mùi soa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ (4’) 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ngày khai trường 2. Dạy - học bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Cho cả lớp hát bài - Cả lớp cùng hát - Mỗi chúng ta ai cũng có kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Trong giờ tập đọc này, chúng ta sẽ được biết những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của nhà văn Thanh Tịnh trong buổi đầu đi học - Nghe GV giới thiệu bài Hoạt động 1 : Luyện đọc (16’) Mục tiêu : - Đọc đúng các từ ngữõ dễ phát âm sai. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câuvà giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Cách tiến hành : Tiến hành theo quy trình hướng dẫn luyện đọc đã giới thiệu ở bài tập đọc Cậu bé thông minh, tuần 1 a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, tình cảm, nhẹ nhàng - Theo dõi GV đọc mẫu b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó : - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV - Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn như sau : - Dùng bút chì đánh dấu phân chia các đoạn trong bài + Đọan 1 : Hằng năm ... giữa bầu trời quang đãng + Đoạn 2 : Buổi mai h6m ấy ... hôm nay tôi đi học + Đoạn 3 : Cũng như tôi ... để khỏi rụt rè trong cảnh lạ - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp ( Đọc 2 lượt) - 3 HS lần lượt đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu. - Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. - Buổi mai hôm ấy! Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh! Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi! Dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp - Giải nghĩa các từ khó : + Em hiểu thế nào là nao nức? Đặt câu với từ này. + Nao nức là hăm hở, phấn khởi. Đặt câu : Cứ mỗi độ thu về, chúng em nao nức đón ngày tựu trường . + Mơn man có nghĩa là gì? Đặt câu với từ này + Mơn man có nghĩa là nhẹ và dễ chịu. Gió thổi mơn man - Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường - Mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, như những con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ; thèm và ao ước được những học trò cũ quen thầy, quen bạn để khỏi bỡ ngỡ. Hoạt động 3 : Học thuộc lòng đoạn văn em thích (5’) Mục tiêu : Học thuộc lòng đoạn văn em thích. Cách tiến hành : - Y/cầu HS khá đọc diễn cảm toàn bài một lượt - 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi - GV : Em thích đọan văn nào? Vì sao ? Hãy đọc đọan văn đó - HS trả lời theo suy nghĩ của từng em - Yêu cầu HS học thuộc lòng đọan văn mà mình thích - Tự học thuộc lòng - Gọi một số HS đọc thuộc lòng đoạn văn mình thích - Cả lớp theo dõi và nhận xét - Tuyên dương các HS đọc thuộc lòng và biết đọc diễn cảm Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Hãy tìm những câu văn có sử dụng so sánh trong bài - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 12 tháng 10 năm 2006 TẬP VIẾT TUẦN 6 ÔN CHỮ HOA D Đ I. MỤC TIÊU Viết đúng, đẹp chữ viết hoa, D, Đ, X. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Kim Đồng và câu ứng dụng. Yếu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữ các chữ trong từng cụm từ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Mẫu chữ viết hoa D, Đ, K Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) GV thu vở của một số HS để chấm bài về nhà Hai hoặc ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ : Chu Văn An, Chim khôn. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài - Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa D, Đ, K có trong từ và câu ứng dụng. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’) Mục tiêu : - Viết đúng, đẹp chữ hoa D, Đ. - Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. Cách tiến hành : Hướng dẫn và viết chữ hoa. a) Quan sát và nêu quy trình nét chữ hoa D, Đ, K. - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Có các chữ hoa D, Đ, K - Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết của các chữ này đã học ở lớp 2. - 3 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi - Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. - Theo dõi, quan sát b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV chỉnh sữa lỗi cho từng HS. - 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con Hướng dẫn viết từ ứng dụng a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng - 1 HS đọc : Kim Đồng - Em biết những gì về anh Kim Đồng - Anh Kim Đồng là một trong những người đội viên đầu tiên của Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Anh Quê ở Hà Quảng, Cao Bằng, hi sinh năm 15 tuổi b) Quan sát và nhận xét - Từ ứng dụng gồm có mấy chữ? Là những chữ nào? - Từ gồm 2 chữ Kim, Đồng. - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Chữ K, Đ, g có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 2 li. - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? - Bằng 1 con chữ o c) Viết bảng: - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Kim Đồng. GV chỉnh sửa cho HS - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con Hướng dẫn viết câu ứng dụng a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - 3HS : Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn - Giải thích : Câu tục ngữ khuyên con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành. b) Quan sát và nhận xét: - Trong câu ứng dụng các chữ số chiều cao như thế nào? - Các chữ D, g, h, k cao 2 li rưỡi chữ s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết dao bảng con GV đi chỉnh sửa cho từng HS - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vài bảng con Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’) Mục tiêu : - Viết đúng, đẹp chữ hoa D, Đ, tên riêng và câu ứng dụng. - Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ. Cách tiến hành : - GV chỉnh sửa lỗi - HS viết : + 1 dòng chữ Dao, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Đ, K cỡ nhỏ + 2 dòng kim đồng cỡ nhỏ + 5 dòng câu ứng dụng , cỡ nhỏ - Thu và chấm 5 – 7 bài Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS - Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết thuộc trong vở tập viết 3, tập đọc một và học thuộc câu ứng dụng RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 12 tháng 10 năm 2006 CHÍNH TẢ TUẦN 6 NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. MỤC TIÊU Nghe và viết lại chính xác đọan từ Cũng như tôi ....cảnh lạ trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học. Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt eoloeo, tìm đúng các từ có tiếng chứa s/x hoặc ươn/ương. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ (4’) 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau : lẻo khoẻo, bỗng nhiên, nũng nịu, khỏe khắn. Cả lớp viết vào giấy nháp. Nhận xét, cho điểm HS 2. Dạy - học bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1) - Giờ chính tả này c1c em sẽ viết đọan cuối trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học và làm bài tập chính tả phân biệt eoloeo, s/x hoặc ươn/ương. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (22’) Mục tiêu : Nghe và viết lại chính xác đọan từ Cũng như tôi ....cảnh lạ trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học. Cách tiến hành : a) Trao đổi về nội dung của đoạn văn - GV đọc đoạn văn một lần. - Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại - Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào? - Đám học trò mới bỡ ngỡ, rụt rè - Hình ảnh nào cho em biết điều đó? - Hình ảnh : đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ, e sợ như con chim, thèm vụng ao ước được mạnh dạn. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọan văn có mấy câu - Đọan văn có 3 câu - Trong đọan văn những chữ nào phải viết hoa? - Những chữ đầu câu phải viết hoa c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - PB : bỡ ngỡ, nép, quãng trời, rụt - PN : bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (7’) Mục tiêu : Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt eoloeo, tìm đúng các từ có tiếng chứa s/x hoặc ươn /ương. Cách tiến hành : Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK - Yêu cầu HS tự làm - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng - Đọc lại lời giải và làm vào vở : nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngọeo đầu Bài 3 GV có thể lực chọn phần a) hoặc b) tùy lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc. a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK - Phát giấy và bút cho các nhóm - Nhận đồ dùng học tập - Yêu cầu HS tự làm trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn - Tự làm bài - Gọi 2 nhóm đọc lời giải, các nhóm khác bổ sung nếu sai - 2 nhóm đọc lời giải - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng - Đọc lại lời giải và viết bài vào vở : Siêng năng – xa – xiết b) Tiến hành tương tự phần a) - Lời giải :mướn – hưởng - nướng Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được. HS nào viết xuất, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 13 tháng 10 năm 2006 TẬP LÀM VĂN TUẦN 6 KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. MỤC TIÊU Kể lại được buổi học đầu tiên của mình Viết lại được những điều vừa kể thành một đọan văn ngắn từ 5 – 7 câu II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ (4’) 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi : + Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp thông thường + Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3 Nhận xét và cho điểm HS 2. Dạy - học bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ kể lại buổi đầu đi học của mình, sau đó viết lại thành một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu. Hoạt động 1 : Kể lại buổi đầu đi học (15’) Mục tiêu : Kể lại được buổi học đầu tiên của mình Cách tiến hành : - Hướng dẫn : Để kể lại buổi đầu đi học của mình em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như thế nào? Đó là buổi sáng hay buồi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu? Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó thế nào? Ai là người đưa em đến trường? Hôm đó trường học trông thế nào? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào? Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó? - Gọi 1 đến 2 HS khá kể trước lớp để làm mẫu - 1 đến 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình - Làm việc theo cặp - Gọi một số HS kể trước lớp - Từ 5 – 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét Ví dụ : Kể lại buổi đầu đi học. Năm nay, em là học sinh lớp 3 nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của mình. Hôm đó là một ngày thu trong xanh. Em dạy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở, rồi đưa em chiếc cặp sách và nói : “ Mẹ mong con gái sẽ luôn cố gắng học giỏi. Nhớ nghe lời cô giáo con nhé”. Bố đèo em đến trường. Trường của em đây rồi, trường tiểu học Thành Công B. Đến cổng trường bố chỉ lớp học cho em rồi bảo : “ Con hãy mạnh dạn lên và tự mình đi vào lớp được không?”. Nhưng em không dám. Vậy là bố dắt tay em đến trước cô giáo. Cô đưa em vào lớp chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết. Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đó. - Nhận xét bài kể của HS Hoạt động 2 : Viết đọan văn (12’) Mục tiêu : Viết lại được những điều vừa kể thành một đọan văn ngắn từ 5 – 7 câu Cách tiến hành : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em tự viết vào vở bài tập. Nhắc HS khi viết cần đọc lại kĩ trước khi chấm câu để biết câu đó đã thành câu hay chưa - Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp - 3 - 5 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét - Nhận xét và cho điểm HS, số bài còn lại GV thu để chấm sau tiết học Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Yêu cầu HS tìm hiểu về buổi đầu tiên đi học của một người thân trong gia đình về tập kể lại buổi đó - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN TUAN 6.doc
Tài liệu liên quan