Giáo án lớp 2 tập đọc: Chiếc bút mực

Tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Chiếc bút mực: Tuần 5: Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Chào cờ: Tiết 2, 3: Tập đọc: Chiếc bút mực I/ Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay - Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu phẩy, chấm, giữa các cụm từ - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật (cô giáo, Lan, Mai) 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới - Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai là một cô bé ngoan biết giúp đỡ bạn II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1: A. Kiểm tra bài cũ: (2-3') - Hãy đọc bài: "Trên chiếc bè" - Nhận xét, đánh giấ B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2') - Các em đã được làm quen với cô bé Na trong bài:"Phần thưởng". Hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với cô bé Mai trong bài:"Chiếc bút mực" - GV ghi đầu bài 2. Luyện đọc: (30-32') 2.1 GV đọc mẫu: 2.1 Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ: Đoạn 1: - Hướng dẫn giọng đọc - GV đọc mẫu đoạn 1 - Nhận xét...

doc40 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Chiếc bút mực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Chào cờ: Tiết 2, 3: Tập đọc: Chiếc bút mực I/ Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay - Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu phẩy, chấm, giữa các cụm từ - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật (cô giáo, Lan, Mai) 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới - Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai là một cô bé ngoan biết giúp đỡ bạn II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1: A. Kiểm tra bài cũ: (2-3') - Hãy đọc bài: "Trên chiếc bè" - Nhận xét, đánh giấ B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2') - Các em đã được làm quen với cô bé Na trong bài:"Phần thưởng". Hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với cô bé Mai trong bài:"Chiếc bút mực" - GV ghi đầu bài 2. Luyện đọc: (30-32') 2.1 GV đọc mẫu: 2.1 Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ: Đoạn 1: - Hướng dẫn giọng đọc - GV đọc mẫu đoạn 1 - Nhận xét, đánh giá Đoạn 2: - Đọc đúng từ: Lan - GV đọc mẫu câu - Hướng dẫn giọng đọc đoạn 2 và giải nghĩa từ: hồi hộp - GV đọc mẫu đoạn 2 - Nhận xét, đánh giá Đoạn 3: - Đọc đúng: nức nở - GV đọc mẫu câu - Đọc đúng câu hội thoại - GV đọc mẫu - Hướng dẫn giọng đọc đoạn3 và giải nghĩa từ: loay hoay - GV đọc mẫu đoạn 3 - Nhận xét, đánh giá Đoạn 4: - Hướng dẫn đọc câu dài: Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi. - GV đọc mẫu câu - Hướng dẫn giọng đọc đoạn 4 - Giải thích từ: ngạc nhiên - GV đọc mẫu đoạn 4 - Nhận xét, đánh giá * Luyện đọc nối tiếp đoạn: - Nhận xét, đánh giá * Luyện đọc cả bài: - Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi: giọng Lan buồn, giọn Mai dứt khoát pha chút nuối tiếc, giọn cô giáo dịu dàng thân mật. - Nhận xét, đánh giá Tiết 2: * Luyện đọc cá nhân:(5-7') - Nhận xét, đánh giá 3. Tìm hiểu bài: Câu hỏi 1: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? Câu hỏi 2: - Chuyện gì đã xảy ra với Lan Câu hỏi 3: - Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? + Cuối cùng Mai quyết định ra sao? Câu hỏi 4: - Khi biết mình cũng được viết bút mực Mai nghĩ và nói như thế nào? Câu hỏi 5: - Vì sao cô giáo khen Mai? à Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn. 4. Luyện đọc lại: (5-7') - Hãy đọc bài theo vai - Nhận xét, đánh giá 5. Củng cố, dặn dò: (4-6') - Câu chuyện này nói về điều gì? - Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao? - Nhận xét giờ học - HS đọc 2-3em - HS nhắc lại đề bài - HS đọc 2-3 em - HS đọc theo dãy - HS đọc 3-4 em - HS đọc theo dãy - HS đọc theo dãy - HS đọc 3-4 em - HS dùng bút chì ngắt câu dài - HS theo dãy - HS đọc 3-4 em - 2 nhóm đọc - HS đọc 2-3 em - HS đọc 5-6 em - HS đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2 - Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì - HS đọc thầm đoạn 3 - Lan được viết bút mực nhưng em lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở - Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc - Mai quyết định lấy bút đưa cho bạn mượn - HS đọc thầm đoạn 4 - Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói cứ để bạn Lan viết trước - Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè, biết nhường nhịn bạn... - HS phân vai và đọc theo vai - HS tự trả lời Tiết 4: Toán Tiết 20: 38 +25 I. Mục tiêu: Giúp HS `- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 38+25 (tự đặt tính rôi tính) - Củng cố phép cộng dạng 8+5 và 28+5 đã học. Củng cố tìm tổngcủa hai số hạng đã biết II.Đồ dùng dạy học - Đồ dùng của GV: 5 thẻ 1 chục que tính và 13 que tính rời - Đồ dùng của HS : 5 thẻ 1 chục que tính và 13 que tính rời III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1:(3-5') Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính: 58 + 6; 78 + 2; 8 + 55; - Nhận xét - Nêu cách thực hiện Hoạt động 2: (13-15') Dạy bài mới 2.1 Tìm kết quả của phép tính: 38 + 25 ? Lấy 38 que tính? ? Lấy thêm 25 que tính nữa? ? Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? - Hãy nêu cách làm? ? Vậy 38 + 25 = ? 2.2 Hướng dẫn tínhviết: - HS làm bài vào bảng con - Nêu lại cách làm - HS lấy 3 thẻ và 8 que - HS lấy thêm 2 thẻ và 5 que tính rời - Có tất cả 63 que - HS nêu nhiều cách khác nhau - 38 + 25 = 63 - Nêu cách tính: 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1; 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 là 6 viết 6 Hoạt động 3: Luyện tập (15-17') Bài 1: (2-3') : Tính - GV kiểm soát chấm Đ/ S àChốt: Vận dụng kiến thức cộng có nhớ dạng 38 +25 và 28 + 5 Bài 2: (S) (2-3'): Viết số vào ô trống. - GV kiểm soát chấm Đ/ S à Muốn tính tổng ta làm phép tính gì? Bài 3: (V) (5-6') /21 - GV tóm tắt - Chấm chữa bài à Chú ý cách trình bày bài toán giải Bài 4: (3-5') Điền dấu àChốt: Cách so sánh số * Dự kiến sai lầm của HS: - Bài 3: phép tính sẽ viết số có kèm đơn vị đo Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2-3') - Tính: 85 + 4; 58+ 14; 68 + 9 - Nhận xét giờ học - HS đặt tính trên bảng con - HS nhắc lại nhiều lần phần bài học ở SGK. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vbt/23 - HS đọc thầm yêu cầu BT2 - HS làm bài vào vbt/23 - HS đọc thầm yêu cầu BT3 - HS làm bài vào vở 28 + 34 = 62(dm) - HS đọc thầm BT4 - HS làm bài vào vbt/23 - Đổi chéo kiểm tra - HS làm bài vào bảng con * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Tiết 5: Đạo đức: Giữ gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 1) I/ Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu ích lợi của việc gọn gàng, ngăn nắp - Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi và giữ gọn gàng, ngăn nắp - Biết yêu thương kính trọng những người sống gọn gàng, ngăn nắp II/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') ? Khi có lỗi ta phải làm gì? ? Biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì? - Nhận xét B. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: (9-10') Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu * Mục tiêu: - Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp * Cách tiến hành: 1. GV chia nhóm, giao kịch bản để các nhóm chuẩn bị Kịch bản: Dương đang chơi thì Trung gọi: Dương ơi đi học thôi. - Dương: Đợi tí, tớ lấy cặp sách đã (Dương loay hoay tìm nhưng không thấy) - Trung (vẻ sốt ruột): Sao lâu thế? Cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia? - Dương (vỗ vào đầu): à, tớ quên, hôm qua vội đi đấ bóng tớ để đấy - Dương (mở cặp sách): sách toán đâu rồi? hôm qua tớ vừa làm bài tập cơ mà Cả hai loay hoay tìm quanh nhà, và hú gọi: Sách ơi, sách ở đâu? Sách ơi, hãy ới lên một tiếng đi - Trung (giơ hai tay): Các bạn ơi, chúng mình nên khuyên Dương như thế nào đây? 2. Một nhóm lên trình bày hoạt cảnh 3. HS thảo luận sau khi xem hoạt cảnh Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở - Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì? 4. GV kết luận tính bừa bãi của Dương khiến nhà cửa lộn xộn, mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt Hoạt động 2:(8-10') Thảo luận nhận xét nội dung tranh * Mục tiêu: - Giúp HS phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp * Cách tiến hành: 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - Nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao 2. HS làm việc theo nhóm: Thảo luận nội dung 4 bức tranh 3. GV mời đại diện nhóm trình bày 4. GV kết luận nơi học và sinh hoạt của các bạn tranh 1, 3 là gọn gàng ... - Nơi học của các bạn tranh 2, 4 là chưa gọn gàng ... ? Nên sắp xếp sách vở, đồ dùng thế nào cho gọn gàng, ngăn nắp Hoạt động 3: (8-10') Bày tỏ ý kiến * Mục tiêu: - Giúp HS biết đề nghị, biết bàt tỏ ý kiến của mình với người khác * Cách tiến hành: 1. GV nêu tình huống: Bố mẹ xếp cho Lan một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình hay để đồ dùng lên bàn học của Lan. ? Theo em Lan cần làm gì để giúp cho góc học tập luôn gọn gàng, ngăn nắp 2. HS thảo luận 3. HS trình bày 4. Kết luận: Lan nên bày tỏ ý kiến yêu cầu mọi người để đồ dùng đúng nơi quy định C. Củng cố, dặn dò:(2-3') - Tuyên dương những HS có ý thức giữ gọn gàng, ngăn nắp - Về nhà thực hành - Nhận xét giờ học - Ta phải nhận lỗi - Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý - HS nhận nhóm, nhận kịch bản - 1 nhóm HS lên trình bày hoạt cảnh - Vì bạn để cặp sách và đồ dùng không đúng nơi quy định - Cần phải để đồ dùng đúng nơi quy định - HS nhận nhóm - HS làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - HS lắng nghe - HS thảo luận theo nhóm đôi - HS trình bày Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Toán: Tiết 21: Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố và rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng dạng: 8 + 5; 28 + 5; 38 + 5 (cộng qua 10 có nhớ dạng tính viết) - Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn và làm quen với bài tập dạng trắc nghiệm II/ Đồ dụng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') - Hãy đặt tính rồi tính 8 + 7; 38 + 4; 48 + 6 - Nhận xét cách đặt tính - Nêu cách tính B. Dạy bài mới: Luyện tập (28-30') Bài 1:(S)/22 (4-5'): Tính nhẩm - Vận dụng bảng cộng 8 để điền kết quả àChốt: Bảng cộng 8 Bài 2:/22 (4-5'): Đặt tính rồi tính àChốt: Kỹ năng đặt tính và tính (cộng từ phải sang trái, lưu ý nhớ vào 1 tổng các chục) Bài 3: (V) (5-7') - Hãy đặt đề bài àChốt: cách giải toán đơn Bài 4:Số: (5-7') - Hãy nêu cách làm rồi điền kết quả vào ô trống (cộng đuổi) à Chốt: Cách cộng dạng 8 với 1 số; 28 với 1 số,... Bài 5: (4-5') - Nêu cách làm (cộng phép tính rồi điền kết quả) àChốt: Cách làm dạng toán trắc nghiệm * Dự kiến sai lầm: - Bài 5 HS khoanh sai vì ko tính C. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2-3') - Qua các bài tập em vận dụng KT nào để làm? - GV đưa 1 số phép tính để HS làm - Nhận xét giờ học - HS làm bài vào bảng con - 2-3 em đọc bảng cộng 8 với 1 số - HS làm bài vào vbt/24 - 1 HS đọc to kết quả - HS làm bài vào vở - HS đặt đề bài - HS làm bài vào vở 28 + 26 = 54( cái) Đáp số: 54 cái - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vbt/24 - HS nêu cách làm - HS làm bài vào vbt/24 - Đặt tính và tính vào b/con 38 + 15 = 18 + 8 = * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Tiết 2: Kể chuyện: Chiếc bút mực I/ Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: "Chiếc bút mực" - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') - Hãy kể lại câu chuyện: "Bím tóc đuôi sam" - Nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1-2') - GV giới thiệu bài học và nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn kể:(28-30') 2.1 Kể từng đoạn theo tranh: - GV nêu yêu cầu của bài - Cho HS quan sát SGK: Nêu tóm tắt nội dung mỗi bức tranh - Hãy kể chuyện theo nhóm - Gv nhận xét, đánh giá 2.2 Kể lại toàn bộ câu chuyện: - GV nhận xét và khuyến khích HS kể bằng lời kể của mình 3. Củng cố, dặn dò: (3-5') - Lớp bình chọn cá nhân kể hay - Liên hệ: học tập, noi gương bạn Mai - Về nhà kể lại cho mọi người nghe - HS kể (3-4 em) - HS nhắc lại đề bài - HS quan sát từng tranh - Nhớ lại nội dung bài tập đọc - HS nhìn vào tranh tóm tắt lại nội dung - HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn trong câu chuyện - Hs thi kể chuyện - 2-3 em lên kể lại câu chuyện Tiết 3: Chính tả: Chiếc bút mực I/ Mục đích, yêu cầu: - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài:"Chiếc bút mực" - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần (âm chính): ia, ya, làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu là: l, n II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài chép - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2 III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ:(2-3') - Hãy viết: dỗ em, ăn dỗ, dòng sông, ròng rã - Nhận xét bài viết giờ trước của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1-2') - GV nêu yêu cầu, mục đích 2. Hướng dẫn nghe, viết:(10-12') 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị: - Gv treo bảng phụ và đọc mẫu bài viết ? Tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn văn 2.2 Hướng dẫn viết chữ khó: - Hướng dẫn viết tiếng khó, dễ lẫn: bút mực, quên, lấy, mượn 2.3 Viết bảng con: - Nhận xét, uốn nắn 3. Viết vở:(13-15') - GV hướng dẫn tư thế ngồi viết - Nhắc nhở cách trình bày 4. Chấm chữa:(3-5') - GV đọc soát lỗi - Chấm 5-7 bài - Nhận xét 5. Hướng dẫn làm bài tập:(5-7') Bài 2: (V) - GV giúp HS nắm chắc được yêu cầu của bài àChốt: Quy tắc chính tả Bài 3: (S) - GV yêu cầu HS làm phần a - Cho HS đọc bài làm - Nhận xét cách phát âm 6. Củng cố, dặn dò:(1-2') - Nhận cét, tuyên dương bài viết đẹp - Nhận xét giờ học - HS viết bảng con - HS lắng nghe - Hs lắng nghe - HS đọc thầm bài viết - HS đọc lại (chú ý ngắt hơi đúng) - HS đọc và phân tích chữ khó - HS viết bảng con: bút mực, quên, lấy, mượn - HS ngồi đúng tư thế - HS viết bài - HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề, chữa lỗi (nếu sai) - HS nêu yêu cầu của BT - HS làm bài vảo vở - 1 HS lên làm bài vào bảng phụ - HS làm bài vào SGK - 2-3 em đọc BT mình đã làm Tiết 4: Thủ công: Gấp máy bay đuôi rời I/ Mục tiêu: - HS biết cách gấp máy bay đuôi rời. - HS gấp được máy bay đuôi rời - Biết phóng máy bay, trình bày sản phẩm đẹp - HS hứng thú và yêu thích gấp hình. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu máy bay - Hình vẽ quy trình gấp máy bay - Giấy thủ công, bút màu, kéo, thước kẻ III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra:( 3- 5') - Kiểm tra đồ dùng HS - Nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1- 2') - GV ghi tên bài 2. Hướng dẫn mẫu: 2.1 Hướng dẫn quan sát và nhận xét: (5-7') - Hãy quan sát vật mẫu ? Máy bay có những bộ phận nào? - GV mở phần đầu, cánh máy bay trở lại dạng hình vuông cho HS quan sát ? Nêu hình dạng tờ giấy để gấp đầu, cánh máy bay? ? Gấp đuôi? - GV mở dần mẫu máy bay, sau đó gấp lần lượt lại từng bước. 2.2 Hướng dẫn gấp mẫu: (10-13') Bước 1: Cắt tờ giấy HCN thành 1 hình vuông và hình chữ nhật - GV thao tấc gấp mẫu như H1a, b để được H2 Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay - GV thao tác từ H3 -> H10: Tạo thành đầu và cánh máy bay Bước 3: Gấp thân và đuôi máy bay - Dùng phần giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân, đuôi Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng - Mở đầu và cánh máy bay ra, cho thân vào trong được máy bay - Hướng dẫn cách phóng 3. Học sinh thực hành gấp máy bay: (8-10') - GV tổ chức cho HS thực hành gấp ra giấy nháp C. Củng cố, dặn dò: (2-3') - Nhận xét giờ học - HS để đồ dùng lên bàn - HS nhắc lại - HS quan sát mẫu - HS trả lời: Máy bay có các bộ phận: đầu, cánh, thân, đuôi - HS quan sát - HS trả lời - HS quan sát quy trình gấp tên lửa - HS nhắc lại - HS lên thao tác lại - HS quan sát - HS quan sát - HS quan sát - HS thực hành gấp theo nhóm Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Mỹ thuật: Vẽ tranh: Đề tài vườn cây đơn giản (Giáo viên bộ môn dạy) Tiết 2: Tập đọc; Mục lục sách I/ Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục sách 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Nắm được nghĩa các từ mới - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu II/ Đồ dùng dạy học: - Tập truyện thiếu nhi có mục lục III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: ( 2- 3') - Hãy đọc bài: " Chiếc bút mực" - Nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1-2 ') - Hãy mở SGK phần "Mục lục". Mục lục cho chúng ta biết trong sách có những bài gì, ở trang nào, bài ấy là của ai? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết đọc mục lục sách, biết tra mục lục tìm nhanh tên bài 2. Luyện đọc: ( 15- 17') - GV đọc mẫu: - Đọc đúng: quả cọ, Quang Dũng, vương quốc, cỏ nội, Phùng Quán, nụ cười - Cho HS đọc từng mục: theo thứ tự từ trái sang phải (ngắt nghỉ hơi rõ) - Hướng dẫn đọc cả bài 3. Tìm hiểu bài: ( 10 - 12') Câu hỏi 1: - GV hướng dẫn HS đọc thầm từng mục - Hãy trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4 trong SGK Câu hỏi 2: - Hướng dẫn HS đọc, tập tra mục lục sách TV2 - Tuần 5 - Hãy đọc lại từng mục - Cả lớp thi hỏi đáp nhanh về từng nội dung 4. Luyện đọc lại: ( 5- 7') - Thi đọc lại toàn bộ bài - Nhận xét, đánh giá 5. Củng cố, dặn dò: ( 4- 6') - GV: Khi mở một cuốn sách mới, em phải xem trước phần Mục lục ghi ở đầu hoặc cuối sách để biết được sách viết gì, có những mục nào, muốn đọc 1 truyện hay, một mục trong cuốn sách thì tìm chúng ở trang nào - Nhận xét giờ học - HS đọc ( 2- 3 em) - HS nhắc lại đề bài - HS nối tiếp nhau đọc từng mục - HS khá đọc mẫu - 3-4 em đọc cả bài - HS đọc thầm - HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK - HS mở mục lục sách tìm tuần 5 - HS đọc - Từng cặp lên thực hiện hỏi đáp nhanh - 3-4 em lại toàn bộ bài Tiết 3: Toán: Tiết 22: Hình chữ nhật - Hình tứ giác I/ Mục tiêu: Giúp HS - Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác (qua hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình) - Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối các điểm cho sắn trên giấy kẻ ô li) II/ Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng: một số hình chữ nhật, hình tứ giác III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: (3-5') - Hãy viết 2 phép cộng có số đơn vị là 8 rồi thực hiện - Nêu cách làm - Nhận xét, đánh giá - HS làm bài vào bảng con Hoạt động 2: (13- 15') Dạy bài mới 1. Giới thiệu HCN: (6-7') - GV đưa một số trực quan có dạng HCN rồi giới thiệu: Đây là HCN (đưa các hình khác nhau để HS nhận dạng) - GV vẽ hình lên bảng, ghi tên hình và đọc: hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNPQ,... - HS chú ý lắng nghe - HS đọc lại tên các hình 2. Giới thiệu hình tứ giác: (6-7') - GV đưa một số trực quan có dạng hình tứ giác rồi giới thiệu: Đây là hình tứ giác (đưa các hình khác nhau để HS nhận dạng) * Liên hệ: - Cho HS tìm các đồ vật có dạng hình tứ giác rồi giới thiệu: Đây là HCN (đưa các hình khác nhau để HS nhận dạng) VD: mặt bàn, bảng, bìa quyển sách,... - HS chú ý lắng nghe - HS tự tìm 3. Hoạt động 3: (15-17') Thực hành: Bài 1: (3-5') - Nối các điểm để được HCN: ABCD, hình chữ nhật MNPQ, hình tứ giác EGHK - Hãy đọc tên hình àChốt: Củng cố cách vẽ hình, đọc tên theo đặc điểm các cạnh - HS làm bài vào vbt/25 - HS đọc Bài 2: (B) (4-5') - Hãy nhận dạng các hình tứ giác ở các hình a, b, c - Ghi số hình đếm được vào bảng con àChốt: Củng cố về nhận dạng hình - HS làm bài vào bảng con - HS ghi Bài 3:) (5-7'): Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình àChốt: Củng cố cách vẽ hình, thêm đoạn thẳng, đặt tên cho hình vẽ, đọc tên hình đã vẽ - HS làm bài vào vbt/25 Hoạt động 3:(2-3') Củng cố, dặn dò ? Nêu đặc điểm hình chữ nhật? Hình tứ giác? - Hãy vẽ 1 HCN, 1 hình tứ giác - Nhận xét giờ học * Dự kiến sai lầm của HS: - HS đọc sai tên hình, đọc không đúng theo thứ tự - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 4: Luyện từ và câu: Tuần 5 I/ Mục đích, yêu cầu: - Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật - Biết viết hoa tên riêng - Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì II/ Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to, bút dạ - Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') - Hãy đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm, ngày trong tuần - 2 HS đặt câu hỏi và trả lời - Nhận xét B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1-2') - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn làm bài tập: (28-30') Bài 1: (M) - Hãy đọc yêu cầu của bài - HS đọc thầm yêu cầu của bài - Hướng dẫn HS làm bài tập: hiểu rõ yêu cầu của bài - HS chú ý lắng nghe - HS làm bài vào vở Bài 2: (B) - Hãy đọc yêu cầu của bài - HS đọc thầm yêu cầu của bài - Hướng dẫn HS làm bài tập, chú ý cách trình bày - HS làm bài vào bảng con - GV chấm, chữa bài Bài 3: (V) - HS làm bài vào vở - GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu của bài - Đặt câu theo mẫu: Ai (làm gì. cái gì, con gì, là gì) để giới thiệu trường em, môn học em yêu thích và làng (xóm), phố của em - HS đọc thầm yêu cầu bài - HS đặt câu - GV chữa bài C. Củng cố, dặn dò: (4-5') - Hãy nhắc lại cách viết tên riêng - 1-2 em trả lời - Hãy viết 1 số tên riêng - HS viết vào bảng con - Nhận xét giờ học Tiết 5: Tự nhiên - xã hội: Cơ quan tiêu hoá I/ Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ - Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to (tranh câm) và các phần rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá và tuyến tiêu hoá III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - Để xương và cơ phát triển tốt cần phải làm gì? - HS trả lời - Nhận xét B. Dạy bài mới: * Khởi động: (3-5') Trò chơi:"Chế biến thức ăn" * Mục tiêu: - Giới thiệu bài và giúp HS hình dung một cách sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non - HS lắng nghe - Cách tiến hành Bước1: - GV hướng dẫn: trò chơi gồm 3 bước + "Nhập khẩu": Tay phải đưa lên miệng (như động tác đưa thức ăn vào +"Vận chuyển": Tay trái để phía trước cổ rồi kéo dần xuống ngực (thể hiện đường đi của thức ăn) +"Chế biến": Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn (Thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày và ruột non) - GV hô khẩu lệnh - Cả lớp làm động tác theo đúng khẩu lệnh đã hô Bước 2: - Tổ chức cho HS chơi - Khi bắt đầu chơi GV nói chậm sau đó hơi nhanh và đảo khẩu lệnh, em nào đọc sai thì bị phạt - HS lắng tai nghe cho chính xác và làm theo khẩu lệnh của GV - Kết thúc trò chơi các em học tập được gì? * Hoạt động 1: (8-10') Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá - HS quan sát * Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - Hãy quan sát H1/ T12 - HS quan sát H1/ T12 - Hãy thảo luận cặp ? Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đi đâu? - HS thảo luận rồi đại diện trả lời Bước 2: Làm việc cả lớp - GV treo tranh - 2 HS lên bảng lấy tên gắn vào hình - HS lên gắn tên vào hình - Hãy chỉ đường đi của thức ăn - 1 HS lên chỉ đường đi của thức ăn trong tranh vẽ - GV kết luận àChốt: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng, được thầm vào máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Các chất cặn bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài Hoạt động 2: (8-10') Quan sát và nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ * Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá * Cách tiến hành: Bước1: GV giảng: - Thức ăn vào miệng rồi đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột non,... và được chế biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá. VD: Nước bọt tiết ra do tuyến nước bọt tiết ra,... Bước 2: Hãy quan sát H2 rồi chỉ các tuyến nước bọt, gan, mật,... - HS quan sát rồi chỉ ? Kể tên các cơ quan tiêu hoá - HS quan sát sơ đồ rồi trả lời à Kết luận : Cơ quan tiêu hoá gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như: nước bọt, gan, tuỵ Hoạt động 3: (3-5') Trò chơi ghép chữ vào hình * Mục tiêu: Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá * Cách tiến hành: Bước 1: Phát cho HS bộ tranh câm, các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá - HS nhận tranh và phiếu Bước 2: GV yêu cầu HS gắn chữ vào cơ quan tiêu hoá tương ứng cho đúng - HS ghép chữ vào tranh cho đúng Bước 3: Trình bày sản phẩm - HS dán sản phẩm lên bảng - GV nhận xét, bổ sung C. Củng cố: (2-3') - Hãy kể tên các cơ quan tiêu hóa - HS trả lời - Nhận xét giờ học Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Âm nhạc: (GV bộ môn dạy) Tiết 2: Toán: Tiết 23 : Bài toán về nhiều hơn I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Củng cố khái niệm "nhiều hơn ",biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn ( dạng đơn giản ) - Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn (giải toán đơn có một phép tính ) II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài và các quả cam dính được trên bảng gài III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: (3-5) ?Hãy vẽ một hình chữ nhật ?Một hình tứ giác ? ? Hãy nêu đặc điểm của hình chữ nhật ? Hoạt động 2: (13-15') + Giới thiệu bài toán về nhiều hơn: - GV gài 5 quả cam trên bảng gài Hàng trên có 5 quả cam . Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam . Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam ? - GV ghi lại bài giải lên bảng ? Vây hàng dưới có bao nhiêu quả cam ? àChốt: Chốt cách giải Hoạt động 3: (15 - 17') Bài 1: (4-5') (B) ? Hãy đọc thầm bài toán ? àGV chốt cách giải Bài 2: (4-5') (Nháp) ? Hãy đọc thầm bài toán ? àGV chốt cách giải bài toán Bài 3: (5-7')(V) ? HS đọc thầm bài toán ? Lưu ý: Cao hơn hiểu là "nhiều hơn" - Hãy làm bài vào vở àGV chốt cách giải Hoạt động 4: (2-3) Củng cố - Dạng toán về nhiêu hơn giải như thế nào ? - Nhận xét giờ học HS vẽ hình vào bảng con HS nêu - HS trình bầy bài giải vào bảng con HS nêu lại bài giải - HS đọc thầm bài toán - HS làm bài vào bảng con - HS nêu lại bài giải - HS đọc thầm bài toán - HS giải bài toán vào nháp 4 + 2 = 6(bông hoa) Đáp số: 6 bông hoa - HS đọc thầm bài toán - Tự phân tích bài và làm vào vở 95 + 3 = 98(cm) Đáp số: 98cm - Học sinh lên chữa bảng phụ * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: Tập viết: Chữ hoa: D I. Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ - Viết chữ D theo cỡ vừa và nhỏ - Viết ứng dụng " Dân giàu nước mạnh " cỡ nhỏ : đúng mẫu , đều nét , nối chữ đúng qui định . II. Đồ dùng dạy hộc: - Mẫu chữ D - Bảng phụ viết như vở tập viết - Vở mẫu III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: (2-3') - Hãy viết chữ C, Chia - Nhận xét B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2') - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy - HS viết bảng con - HS nhắc lại đề bài 2. Hướng dẫn viết chữ hoa B: (3-5') 2.1 Quan sát và nhận xét: - HS quan sát chữ mẫu ? Chữ D cao máy li, gồm mấy đường kẻ ngang? - HS trả lời: Cao: 5 dòng li gồm 6 đường kẻ ngang ? Chữ D gồm mấy nét, là những nét nào? - Gồm: 1 nét - GV chỉ vào mẫu chữ: Chữ D gồm 1 nét: là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét lượn 2 đầu và nét cong phải nối liền nhau tạo một vòng xoắn nhỏ dưới chân chữ - HS lắng nghe 2.2 Hướng dẫn viết: - GV chỉ trên khung chữ, vừa chỉ vừa nêu cách viết - HS quan sát - Viết mẫu một chữ 2.3 Viết bảng con: - HS viết bảng con chữ D 3. Hướng dẫn viết ứng dụng:( 4- 5') - GV giải nghĩa: Dân giàu nước mạnh: nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh - HS đọc 1 câu ứng dụng ? Em có nhận xét gì về độ cao của các chữ cái trong cụm từ? - HS trả lời ? Khoảng cách giữa các chữ và các con chữ? ? Vị trí đánh dấu thanh? - Gv hướng dẫn viết chữ: Dân - HS viết bảng con chữ Dân - Viết bảng con - HS viết bảng 4. Hướng dẫn viết vở:( 15- 17') - GV nêu yêu cầu bài viết, nhắc nhở tư thế ngồi viết - HS lắng nghe - HS viết bài 5. Chấm chữa:( 4- 5') - GV chấm bài nhận xét rút kinh nghiệm 6. Củng cố, dặn dò:( 1-2') - Nhận xét giờ học - Về nhà hoàn thành phần còn lại Tiết 4: Chính tả: Cái trống trường em I/ Mục đích, yêu cầu: - Nghe và viết lại chính xác 2 khổ thơ đầu của bài:"Cái trồng trường em" - Biết trình bày bài thơ 4 tiếng - Viết hoa chữ đầu mỗi dòng, để cách dòng khi viết hết khổ thơ - Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống âm đầu: l - n II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ:(2-3') - Hãy viết: chia quà, tia nắng - Nhận xét bài viết giờ trước của HS - HS viết bảng con B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1-2') - GV nêu yêu cầu, mục đích - HS lắng nghe 2. Hướng dẫn nghe, viết:(10-12') 2.1 GV đọc mẫu bài viết: - Hs lắng nghe - HS đọc thầm bài viết ? Bài viết chính tả có những dấu câu gì? - HS trả lời 2.2 Hướng dẫn viết chữ khó: - Hướng dẫn viết tiếng khó, dễ lẫn: trống, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng - HS đọc và phân tích các chữ khó 2.3 Viết bảng con: - HS viết bảng con: trống, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng - Nhận xét, uốn nắn 3. Viết vở:(13-15') - GV hướng dẫn tư thế ngồi viết - GV đọc cho HS viết - HS ngồi đúng tư thế - HS viết bài 4. Chấm chữa:(3-5') - GV đọc soát lỗi - Chấm 8-10 bài - Nhận xét - HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề, chữa lỗi (nếu sai) 5. Hướng dẫn làm bài tập:(5-7') Bài 2: (V) - HS làm bài vào vở - GV chữa bài àChốt: Cách viết: l - n 6. Củng cố, dặn dò:(1-2') - Nhận xét giờ học Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Thể dục: ( Giáo viên bộ môn dạy) Tiết 2: Toán: Tiết 24: Luyện tập I/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố bài toán về nhiều hơn (chủ yếu làm phương pháp giải) II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: (3-5') Kiểm tra bài cũ - GV nêu một bài toán về dạng toán bài toán về nhiều hơn - HS giải bài toán vào bảng con - Nhận xét Hoạt động2: (25-27') Luyện tập Bài 1: (B) (3-5') - Hãy đọc thầm yêu cầu của bài - HS đọc thầm yêu cầu của bài - HS tự phân tích bài toán - HS tự giải vào bảng con - Nhận xét àChốt: Bài toán này thuộc dạng bài toán nào? Nêu cách giải Bài 2: (vbt) (5-7') - Hãy đọc thầm yêu cầu của bài - HS đọc thầm yêu cầu bài ? Nhìn vào tóm tắt hãy nêu lại lời bài toán - HS nêu - Hãy giải bài toán vào vbt/27 - HS làm bài vào vbt àChốt: Cách trình bày bài toán giải Bài 3, 4: (V) (12-13') - Hãy đọc thầm yêu cầu bài 3, 4 - HS đọc thầm yêu cầu của bài - HS tự phân tích bài toán và giải vào vở - 1 em lên chữa bài vào bảng phụ àChốt: Cách giải dạng toán bài toán về nhiều hơn và cách vẽ đoạn thẳng C. Củng cố,dặn dò: (2-3') - Nhận xét giờ học * Dự kiến sai lầm của HS: - 1 số HS tóm tắt bài toán theo sơ đồ chưa thể hiện rõ (phần hơn với phần đã cho) * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: Tập làm văn: Tuần 5 I/ Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: - Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài 2. Biết soạn mục lục đơn giản: II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ BT1/ SGK III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') - Gọi 2 cặp nói lời xin lỗi, cảm ơn - Nhận xét, đánh giá - Vào vai Tuấn và Hà nói lời xin lỗi - Vào vai Nam và Hoa nói lời cảm ơn B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2') - Nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy - HS nhắc lại đề bài 2. Hướng dẫn HS làm bài: (28-30') Bài 1: (M) - Hãy đọc thầm yêu cầu của bài - HS đọc đề bài - Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài - Lưu ý: Không nhất thiết phải nói chính xác từng chữ, các lời nhân vật trong SGK - HS quan sát tranh - HS thực hiện những yêu cầu của đề bài - 1-2 em khá nói lại nội dung 4 bức tranh thành 1 câu chuyện - HS khác nhận xét, bổ sung Bài 2: (M) - Hãy đọc thầm yêu cầu bài àTên câu chuyện phải phù hợp với nội dung của bài - HS đọc thầm yêu cầu của bài - HS suy nghĩ tự đặt tên cho câu chuyện VD: Bức vẽ, bức vẽ trên tường, đẹp mà không đẹp Bài 3: (V) - Hãy đọc thầm yêu cầu của bài - GV chấm bài, nhận xét - HS đọc thầm yêu cầu - HS mở mục lục sách TV/ Tuần 6 - 3-4 em đọc toàn bộ nội dung mục lục theo hàng ngang - HS viết lại vào vở C. Củng cố, dặn dò: (5-7') - Hãy đọc lại bài viết của mình - Nhận xét giờ học - HS đọc Tiết 4: Sinh hoạt lớp: Tuần 5 I/ Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS thấy được ưu, nhược điểm trong tuần - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới II/ Các hoạt động dạy học: A. Giáo viển chủ nhiệm nhận xét tình hình chung trong tuần: ưu điểm: 1. Đạo đức: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... 2. Học tập: - ............................................................................................................... - .............................................................................................................. - ............................................................................................................... 3. Lao động: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... 4. Thể dục, vệ sinh: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... 5. Các hoạt động khác: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... Tồn tại: ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... B. Kế hoạch tuần tới: ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ...............................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 5.doc
Tài liệu liên quan