Giáo án lớp 2 tập đọc: Bóp nát quả cam

Tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Bóp nát quả cam: Tuần 33: Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2 + 3: Tập đọc: Bóp nát quả cam I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy, lưu loát cả bài - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ dài, dấu phẩy, dấu chấm. - Biết đọc phân biệt giọng lời kể với giọng các nhân vật 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu được nghĩa các từ khó trong bài - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi thiếu nhi anh hùng “Trần Quốc Toản” tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK III/ Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Hãy đọc bài: “Bảo vệ như thế là rất tốt” - Nhận xét, đánh giá B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1-2') - GV ghi tên bài lên bảng 2. Luyện đọc đúng:( 30-33') 2.1 GV đọc mẫu: 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a) Luyện đọc câu: - Đọc đúng: nước ta, liều chết, lăm le, thuyền rồng - GV đọc mẫu câu khó b) Luyện đọc đoạn: Đoạn 1: - GV giải nghĩa từ khó - H...

doc27 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tập đọc: Bóp nát quả cam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2 + 3: Tập đọc: Bóp nát quả cam I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy, lưu loát cả bài - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ dài, dấu phẩy, dấu chấm. - Biết đọc phân biệt giọng lời kể với giọng các nhân vật 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu được nghĩa các từ khó trong bài - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi thiếu nhi anh hùng “Trần Quốc Toản” tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK III/ Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Hãy đọc bài: “Bảo vệ như thế là rất tốt” - Nhận xét, đánh giá B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1-2') - GV ghi tên bài lên bảng 2. Luyện đọc đúng:( 30-33') 2.1 GV đọc mẫu: 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a) Luyện đọc câu: - Đọc đúng: nước ta, liều chết, lăm le, thuyền rồng - GV đọc mẫu câu khó b) Luyện đọc đoạn: Đoạn 1: - GV giải nghĩa từ khó - Hướng dẫn giọng đọc đoạn 1: - GV đọc mẫu - Nhận xét, đánh giá Đoạn 2: - GV đọc mẫu câu khó - GV hướng dẫn giọng đọc đoạn 2 - GV đọc mẫu - Nhận xét, đánh giá * Luyện đọc nối tiếp đoạn: - Nhận xét, đánh giá * Luyện đọc cả bài: - GV hướng dẫn giọng đọc cả bài - Nhận xét, đánh giá - HS đọc bài 2-3 em - HS nhắc lại đề bài - HS đọc - HS theo dõi - HS chú ý lắng nghe - HS đọc 3-4 em - HS chú ý lắng nghe - HS đọc 3-4 em - HS đọc 3-4 em - HS đọc 1-2 em Tiết2: * Luyện đọc cá nhân: ( 5-7') - Nhận xét, đánh giá 3. Tìm hiểu bài:( 17-20') Câu hỏi 1: ? Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? ? Thấy sứ giặc ngang ngược, thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào? Câu hỏi 2,3: ? Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì? ? Trần Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào? Câu hỏi 4: ? Vì sao khi tâu Vua “xin đánh”, Quốc Toản lại tự đặt thanh gươm lên gáy? ? Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý? Câu hỏi 5: ? Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? 4. Luyện đọc lại:(5-7') - GV hướng dẫn HS thi đọc lại truyện - Nhận xét, đánh giá C. Củng cố, dặn dò:(4-6') - Nhận xét giờ học - Tuyên dương những em hăng hái học tập - HS đọc ( 5-7 em) - HS đọc thầm câu hỏi - Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. - Vô cùng căm giận - Để được nói hai tiếng “xin đánh” - Đợi gặp Vua từ sáng đến trưa; liều chết xô lính gác để vào nơi họp; xăm xăm xuống thuyền - Vì cậu biết: xô lính gác, tự ý xông vào nơi Vua họp triều đình là trái phép nước, phải bị trị tội - Vì Vua thấy Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước. - Quốc Toản đang ấm ức vì bị Vua xem như trẻ con, lại căm giận sôi sục khi nghĩ đến quân giặc nên nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt, quả cam vì vậy vô tình bị bóp nát. Tiết 4: Toán: Tiết 155: Ôn tập các số trong phạm vi 1000 I/ Mục tiêu: Giúp HS: Ôn luyện về đọc viết số, so sánh, thứ tự các số trong phạm vi 1000 II/ Đồ dùng dạy học: VBT III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ - Tính: 326 + 253 ; 452 +123 - Nhận xét - HS ghi kết quả vào bảng con Hoạt động 3: (28-30’)Thực hành Bài 1: (5-7’) (B) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài bảng con ố Chốt: Cách viết số cho HS Bài 2: 5-7’) (S) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào sách ố Chốt: Thứ tự các số Bài 3: (4-5’) (S) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào sách ố Chốt: Thứ tự các số tròn trăm Bài 4: (5-6’) (S) ố Chốt: Cách điền sấu Bài 5: (4-5’) ố Chốt: cách làm bài * Dự kiến sai lầm của HS: - Bài 4: 1 vài em chưa nhận biết được tiền - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào sách - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở Hoạt động 3: (3-5’) Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Tiết 5: Đạo đức: Thăm nhà thiếu nhi huyện Thuỷ Nguyên I/ Mục tiêu: HS biết nhà thiếu nhi huyện Thuỷ Nguyên HS có ý thức tham gia các hoạt động của nhà thiếu nhi II/ Đồ dùng dạy học: VBT đạo đức III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1: A. KTBC: - Giới thiệu uỷ ban nhân dân huyện Thuỷ Nguyên - Nhận xét, đánh giá - HS trả lời B. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: (8-10’) Giới thiệu nhà thiếu nhi huyện Thuỷ Nguyên ? Nhà thiếu nhi huyện Thuỷ Nguyên nằm ở đâu? - Nằm ở thị trấn Núi Đèo Hoạt động 2: (18-20’) Tham quan nhà thiếu nhi huyện Thuỷ Nguyên - HS cùng đi thăm quan với giáo viên ? Em thấy những gì ở nhà thiếu nhi? - HS tự trả lời ? Nêu các phòng chức năng mà em biết? - Các bác cán bộ - GV dẫn HS đi thăm một số phòng ban nhờ cán bộ của phòng giới thiệu - HS nhận biết Hoạt động 3: (3-4’) Củng cố, dặn dò ? Em có thích đi thăm quan nhà thiếu nhi không? ? Em sẽ đăng kí tham gia hoạt động gì trong dịp hè? - Nhắc HS nghỉ hè nên tham gia vào các hoạt động ở nhà thiếu nhi. - Nhận xét giờ học - HS trả lời Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2008 Tiết 1: Toán: Tiết 156: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (Tiếp theo) I/ Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số Phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại. Sắp xếp các số theo thứ tự xác định; tìm đặc điểm của một số dãy số để viết tiếp các số của dãy số đó II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ - Điền vào chỗ trống: 670 = 300 + … 700 = 208 + … - Nhận xét - HS làm vào bảng con Hoạt động 3: (28-30’)Luyện tập Bài 1: (6-7’) (S) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào sách ố Chốt: Cách đọc số có ba chữ số Bài 2: (5-8’) (B) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào bảng con ố Chốt: Củng cố về cấu tạo số có ba chữ số Bài 3: (6-8’) (V) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở ố Chốt: Thứ tự các số trong dãy số Bài 4: (5-7’) (V) ố Chốt: Củng cố cách viết số theo thứ tự * Dự kiến sai lầm của HS: - Bài 4: 1 vài em chưa tìm ra kết quả đúng - HS đọc thầm bài toán - HS làm bài vào vở - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở Hoạt động 3: (3-5’) Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 2: Kể chuyện: Bóp nát quả cam I/ Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện - Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Bóp nát quả cam” - Biết thay đổi giọng 2. Rèn kỹ năng nghe: - Nghe và ghi nhớ lời kể của bạn, nhận xét và biết kể tiếp lời kể của bạn II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ:( 3- 5' ) - Hãy kể lại câu chuyện: “Chuyện quả bầu” - GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1- 2' ) - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn kể chuyện:( 28 - 29') 2.1 Sắp xếp lại 4 tranh vẽ SGK theo thứ tự trong câu chuyện : - Nhận xét, bổ sung, đánh giá - HS tự kể - HS nhắc lại đề bài - HS quan sát từng tranh - HS tự sắp xếp thứ tự các tranh: 2-1-4-3 2.2 Kể lại từng đaọn của câu chuyện dựa theo 4 tranh đã được sắp xếp lại: - Nhận xét bổ sung 2.3 Kể lại toàn bộ câu chuyện: - Nhận xét, đánh giá - HS kể tiếp nối, mỗi em kể 1 tranh - 2-3 em kể lại toàn bộ câu chuyện 3. Củng cố dặn dò: - Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện - Nhận xét giờ học Tiết 3: Chính tả: Tập chép: Bóp nát quả cam I/ Mục đích, yêu cầu: Nghe viết chính xác, chép lại đoạn tóm tắt truyện: “Bóp nát quả cam” Viết đúng một số từ khó II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chép - Vở bài tập, bảng con, vở viết III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ:( 2 - 3') - Hãy viết: núi non, lao công - Nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1- 2') - Nêu mục đích, yêu cầu kết hợp ghi đề bài lên bảng 2. Hướng dẫn tập chép: ( 10- 12') 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc mẫu bài viết ? Những chữ nào trong bài viết được viết hoa? 2.2 Hướng dẫn viết chữ khó: - Quốc Toản, liều, căm giận, nghiến răng xiết. - Nhận xét, uốn sửa cho HS 2.3 Viết bảng con: - Nhận xét, uốn nắn kịp thời cho HS 3. Học sinh chép bài: ( 13 - 15' ) - Nhắc nhở cách trình bày - Nhắc nhở tư thế ngồi của HS 4. Chấm chữa: ( 3- 5') - GV đọc soát lỗi - Chấm 8 - 10 bài - Nhận xét 5. Hướng dẫn làm bài tập:( 5- 7') Bài 2: (V) - Nhận xét IV/ Củng cố, dặn dò:( 1- 2') - Tuyên dương những em viết đẹp - Nhận xét giờ học và tuyên dương những em có bài viết đẹp - HS viết bảng con - HS nhắc lại đề bài - HS lắng nghe - HS đọc thầm bài viết - HS tìm - HS đọc phân tích chữ khó - HS viết chữ khó vào bảng con - HS ngồi đúng tư thế - HS viết bài: lưu ý đọc nhẩm từng cụm từ để chép đúng, đảm bảo tốc độ - HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề vở - HS đọc thầm yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở Tiết 4: Thủ công: Làm đèn lồng (Tiết 1) I/ Mục tiêu: HS hoàn thành đèn lồng bằng giấy Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo của HS II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu đèn lồng bằng giấy Quy trình làm đèn lồng Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán III/ Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng - HS nêu - Nhận xét B. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: HS quan sát nhận xét mẫu - HS quan sát đèn lồng ? Đèn lồng gồm những bộ phận nào? - Thân đèn, quai đèn, đai đèn - GV thao tháo đèn mẫu để thân đèn trở về với tờ giấy ban đầu - Nhận xét cách cắt các đường thẳng cách đều để làm thân đèn Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp mẫu Bước 1: Cắt giấy Bước 2: Cắt thân đèn Bước 3: Dán quai đèn Hoạt động 3: Tập cắt - HS làm 1 lần bằng giấy nháp - Nhận xét, uốn sửa cho HS Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học Thứ tư ngày 30 tháng 4 năm 2008 Tiết 1: Tập đọc: Lượm I/ Mục đích, yêu cầu: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó. Các từ dễ lẫn do ảnh hưởng tiếng địa phương - Ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy sau mỗi dòng - Biết đọc với giọng vui tươi, nhí nhảnh 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ khó: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng - Hiểu nội dung: ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (2-3') - Hãy đọc bài: “Bóp nát quả cam” - Nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2') 2. Luyện đọc đúng: (15-17') 2.1 Giáo viên đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng đọc rành mạch, rõ ràng 2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a) Luyện đọc câu: - Đọc đúng: loắt choắt, huýt sáo - GV đọc mẫu câu khó b) Luyện đọc đoạn: Đoạn 1: - Giải nghĩa từ khó - Hướng dẫn giọng đọc đoạn 1 - GV đọc mẫu - Nhận xét, đánh giá Đoạn 2: - GV giải nghĩa từ khó - Hướng dẫn giọng đọc đoạn 2 - GV đọc mẫu - Nhận xét, đánh giá Đoạn 3: - GV giải nghĩa từ khó - Hướng dẫn giọng đọc đoạn 3 - GV đọc mẫu - Nhận xét đánh giá Đoạn 3: - GV giải nghĩa từ khó - Hướng dẫn giọng đọc đoạn 3 - GV đọc mẫu - Nhận xét đánh giá * Luyện đọc nối tiếp đoạn: - Nhận xét * Luyện đọc cả bài: - Nhận xét, đánh giá 3. Tìm hiểu nội dung: (10-12') Câu hỏi 1: - HS đọc bài (2-3 em) - HS nhắc lại đề bài - HS theo dõi - HS đọc theo dãy - HS đọc 2-3 em - HS đọc 2-3 em - HS đọc 2-3 em - HS đọc 2-3 em - HS 3-4 em - HS đọc 2-3 em - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời ? Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong hai khổ thơ đầu? - Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, như chim chích nhảy trên đường. Câu hỏi 2: - HS đọc thầm khổ thơ 3 ? Lượm làm nhiệm vụ gì? - Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận. Câu hỏi 3: ? Lượm dũng cảm như thế nào? ? Em hãy tả lại hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4? Câu hỏi 4: ? Em thích những khổ thơ nào? Vì sao? - Lượm không sợ hiểm nguy, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư “Thượng khẩn” - Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca - lô nhấp nhô trên biển lúa. - HS trả lời 4. Luyện đọc lại: (3-5’) - HS đọc bài (3-4 em) - Nhận xét, đánh giá 5. Củng cố, dặn dò: (3-5’) - Nhận xét giờ học Tiết 2: Toán: Tiết 157: Ôn tập về phép cộng và phép trừ I/ Mục tiêu: Giúp HS: Cộng, trừ nhẩm và viết (có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ đối với các số có ba chữ số) Giải bài toán về cộng trừ II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ - Đặt tính rồi tính: 625 - 241 ; 970 - 29 ; - Nhận xét - HS làm vào bảng con Hoạt động 3: (28-30’)Luyện tập Bài 1: (6-8’) (S) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào sách ố Chốt: Cách tính nhẩm Bài 2: (6-8’) (B) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào bảng con ố Chốt: Cách tính và làm tính Bài 3: (5-7’) (V) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở ố Chốt: Cách trình bày bài toán giải Bài 4: (4-5’) (V) ố Chốt: cách trình bày bài toán giải * Dự kiến sai lầm của HS: - Bài 3: 1 vài em tính sai - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS thực hành Hoạt động 3: (3-5’) Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: Luyện từ và câu: Tuần 33 I/ Mục đích, yêu cầu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, phẩm chất chung của nhân dân Việt Nam Rèn kĩ năng đặt câu, biết đặt câu với những từ tìm được II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: (3-5') - HS làm bài 1 tuần 32 - HS làm bài - Nhận xét bổ sung B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2') - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học - HS nhắc lại đề bài 2. Hướng dẫn làm bài tập: (28-30') Bài 1:(B) - Hãy đọc thầm yêu cầu của bài - Nhận xét, đánh giá - HS đọc thầm yêu cầu: 1 em đọc to yêu cầu - HS quan sát tranh SGK - HS trao đổi theo cặp Bài2: (V) - GV theo dõi, chấm bài - Nhận xét, bổ sung - HS đọc thầm yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - 1 em lên làm bảng phụ C. Củng cố, dặn dò: (4-5') - Nhận xét giờ học Tiết 4: Mỹ thuật: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước (Giáo viên bộ môn dạy) Tiết 5: Tự nhiên xã hội: Mặt trăng và các vì sao I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết HS biết được đặc điểm, hình dạng của mặt trăng và các vì sao II/ Đồ dùng dạy học: Các tranh hình ảnh giới thiệu về mặt trăng và các vì sao Giấy vẽ, bút vẽ III/ Các hoạt động dạy học: * Khởi động: - HS hát bài: “Bóng trăng tròn” - HS nhắc lại đề bài Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về mặt trời và các vì sao * Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng và đặc điểm của mặt trăng và các vì sao * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có mặt trăng và các vì sao Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV gọi HS giới thiệu tranh vẽ của mình ? Tại sao em lại vẽ mặt trăng như vậy? ? Vào những ngày nào âm lịch trong tháng chúng ta nhìn thấy mặt trăng? ? Em đã ding màu gì để tô mặt trăng? ? ánh sáng của mặt trăng có gì khác với ánh sáng mặt trời? ố GVKL: Mặt trăng giống như quả bóng lớn ở rất xa trái đất. ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời vì mặt trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời xuống trái đất. - HS vẽ và tô màu theo sự tưởng tượng - HS trả lời và giới thiệu về bức tranh mình vẽ. Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao * Mục tiêu: HS biết quan sát * Cách tiến hành: - Từ bức vẽ về bầu trời có trăng và sao của HS ? Tại sao em lại vẽ ngôi sao như vậy? ? Theo em các ngôi sao có hình gì? ? Trong thực tế sẽ phải ngôi sao nào cũng có hình năm cánh như đèn ông sao không? ố GVKL: Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn mặt trời, nhưng vì sao ở xa trái đất nên ta thấy chúng nhỏ lẻ trên bầu trời - HS đọc lời giải trong SGK về các vì sao Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2008 Tiết 1: Toán: Tiết 158: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiết 2) I/ Mục tiêu: Giúp HS: Cộng, trừ nhẩm và viết (có nhớ trong phạm vi 100 và không nhớ trong phạm vi 1000) Giải toán về cộng trừ và tìm số hạng chưa biết, tìm số trừ chưa biết II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ - Tính: 326 - 253 ; 452 - 123 - Nhận xét - HS ghi kết quả vào bảng con Hoạt động 3: (28-30’)Thực hành Bài 1: (5-7’) (S) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài sách ố Chốt: Cách tính nhẩm Bài 2: (5-7’) (B) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài bảng con ố Chốt: Cách tính viết Bài 3: (4-5’) (V) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở ố Chốt: Cách trình bày bài toán giải Bài 4: (5-6’) (V) ố Chốt: Cách trình bày bài toán giải Bài 5: (4-5’) (V) ố Chốt: cách tìm thành phần chưa biết * Dự kiến sai lầm của HS: - Bài 5: 1 vài em tìm sai x - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở Hoạt động 3: (3-5’) Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Tiết 2: Tập viết: Chữ hoa: V I/ Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết: + Biết viết chữ cái V hoa theo cỡ vừa và nhỏ + Biết viết ứng dụng - Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ V trong khung chữ - Bảng phụ viết sẵn bài tập viết - Vở mẫu III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (2-3') - Hãy viết chữ : Q , Quân - Nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1') - GV nêu yêu cầu 2. Hướng dẫn viết chữ hoa:(3-5') 2.1 Quan sát, nhận xét: ? Chữ cái V có độ cao mấy dòng li? ? Gồm mấy nét? - GV chỉ dẫn các nét 2.2 Viết mẫu: - GV viết một chữ mẫu 2.3 Viết bảng con: - Hãy viết một dòng chữ V - Nhận xét, uốn nắn 3. Hướng dẫn viết ứng dụng:(5-7') - GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Việt Nam thân yêu - Giải nghĩa: Việt Nam là Tổ quốc thân yêu của chúng ta. - Hướng dẫn quan sát, nhận xét độ cao các con chữ và khoảng cách các chữ - Hướng dẫn HS viết chữ: Việt - GV nhận xét - Viết bảng con 4. Viết vở:(15-17') - GV nêu yêu cầu bài viết - Cho HS quan sát vở mẫu - Kiểm tra tư thế ngồi, cầm bút và vở 5. Chấm bài:(5-7') - GV chấm 8-10 bài - Nhận xét 6. Củng cố:(2-3') - Chữ V được viết hoa khi nào? - Hãy viết đúng chữ V hoa - Nhận xét giờ học - HS viết bảng con - HS nhắc lại đầu bài - HS quan sát chữ mẫu - Chữ V có độ cao 5 dòng li - Gồm 1 nét - HS quan sát - HS quan sát chữ mẫu - HS viết bảng con - HS đọc câu ứng dụng - HS quan sát và trả lời - HS viết bảng con chữ: Việt - HS viết chữ Việt vào bảng con - HS quan sát - HS ngồi đúng tư thế - HS viết bài - Chữ cái V được viết hoa khi viết đầu câu và viết tên riêng Tiết 3: Chính tả: Lượm I/ Mục đích, yêu cầu: Nghe viết đúng, đẹp hai khổ thơ đầu bài: “Lượm”. Viết đúng nhờ cách viết những tiếng có âm, vẫn dễ lẫn II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ:(2-3') - Hãy viết: lao xao, vì sao, xà cánh - Nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(1-2') - GV nêu yêu cầu, mục đích 2. Hướng dẫn nghe, viết:(10-12') 2.1 GV đọc mẫu bài viết: - GV nêu cách trình bày đoạn thơ ? Đoạn thơ có mấy câu? - Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? - Hướng dẫn nhận xét chính tả 2.2 Hướng dẫn viết chữ khó: - Hướng dẫn viết chữ khó, dễ lẫn: loắt choắt, nghênh nghênh, cái xắc, huýt - GV nhận xét 2.3 Viết bảng con: - Nhận xét, uốn nắn 3. Viết vở:(13-15') - GV hướng dẫn tư thế ngồi viết - GV đọc cho HS viết 4. Chấm chữa:(3-5') - GV đọc soát lỗi - Chấm 8-10 bài - Nhận xét 5. Hướng dẫn làm bài tập:(5-7') Bài 2: (V) - Nhận xét, chữa bài 6. Củng cố, dặn dò:(1-2') - Nhận xét giờ học - HS viết bảng con - HS nêu lại bài học - HS lắng nghe - HS đọc thầm bài thơ - HS trả lời - HS đọc và phân tích các chữ khó - HS viết bảng con - HS ngồi đúng tư thế - HS viết bài - HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề, chữa lỗi (nếu sai) - HS đọc thầm yêu cầu bài - HS nêu miệng - HS làm bài vào vở Tiết 4: Âm nhạc: Học hát: Dành cho địa phương tự chọn (Giáo viên bộ môn dạy) Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2008 Tiết 1: Toán: Ôn tập về phép nhân, chia I/ Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố về phép nhân, chia trong phạm vi các bảng Nhận biết một phần mấy của một số Tìm một thừa số chưa biết, giải bài toán về phép nhân II/ Đồ dùng dạy học: VBT III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: (3-5’) Kiểm tra bài cũ - Tính: 326 + 253 ; 452 +123 - Nhận xét - HS ghi kết quả vào bảng con Hoạt động 3: (28-30’)Thực hành Bài 1: (6-8’) (S) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài sách ố Chốt: Vận dụng kiến thức bảng nhân Bài 2: (6-8’) (S) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào sách ố Chốt: cách thực hiện dãy tính Bài 3: (5-7’) (V) - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở ố Chốt: Cách trình bày bài toán giải Bài 4: (5-7’) (V) ố Chốt: Cách trình bày bài toán giải * Dự kiến sai lầm của HS: - Bài 2: 1 vài em cộng sai - HS đọc thầm yêu cầu bài toán - HS làm bài vào vở Hoạt động 3: (3-5’) Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Tiết 2: Tập làm văn: Tuần 33 I/ Mục đích, yêu cầu: Biết đáp lời an ủi Biết viết 1 đoạn văn ngắn kể về việc tốt của em II/ Đồ dùng dạy học: VBT III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') - Nhận xét bài viết B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2') - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài: (28-30') Bài 1: (M) - Hãy đọc thầm yêu cầu? - Nhận xét, đánh giá Bài 2: (M) - Nhận xét Bài 3: (Viết) - Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố, dặn dò: (2-3') - Nhận xét giờ học - HS đọc thầm yêu cầu bài và các gợi ý - Từng cặp HS thực hành đóng vai - Gọi một số cặp lên thể hiện trước lớp - HS đọc yêu cầu bài - HS làm việc theo cặp - HS đọc yêu cầu - HS viết bài Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tuần 33 I/ Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS thấy được ưu, nhược điểm trong tuần - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới II/ Các hoạt động dạy học: A. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình chung trong tuần: ưu điểm: 1. Đạo đức: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... 2. Học tập: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... 3. Lao động: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... 4. Thể dục, vệ sinh: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... 5. Các hoạt động khác: - ............................................................................................................... - ............................................................................................................... Tồn tại: ............................................................................................................ .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... B. Kế hoạch tuần tới: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Tiết 4: Thể dục: Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời ( Giáo viên bộ môn dạy )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 33.doc
Tài liệu liên quan