Giáo án lớp 2 môn tập đọc: Chiếc rễ đa tròn tiết 1

Tài liệu Giáo án lớp 2 môn tập đọc: Chiếc rễ đa tròn tiết 1: TUẦN : 31 Ngày dạy: 16/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :CHIẾC RỄ ĐA TRÒN- Tiết 1 I. MỤC TIÊU Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư. Đọc phân biệt lời của các nhân vật.Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. Giáo dục HS hiểu Bác Hồ lúc nào cũng quan tâm đến các em thiếu nhi .Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động ...

doc24 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 môn tập đọc: Chiếc rễ đa tròn tiết 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 31 Ngày dạy: 16/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :CHIẾC RỄ ĐA TRÒN- Tiết 1 I. MỤC TIÊU Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây. Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm tư. Đọc phân biệt lời của các nhân vật.Hiểu ý nghĩa của các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. Giáo dục HS hiểu Bác Hồ lúc nào cũng quan tâm đến các em thiếu nhi .Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cháu nhớ Bác Hồ. Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. Nội dung bài thơ nói gì? Nhận xét cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc +MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài. b) Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: + ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, … Yêu cầu HS đọc từng đoạn. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó đặt câu hỏi: Câu chuyện này có thể chia thành mấy đoạn. Từng đoạn từ đâu đến đâu? Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn. Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài. Gọi HS đọc lại đoạn 2. Yêu cầu HS đọc đoạn 3. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ). Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác. Chuẩn bị bài sau: Tiết 2. Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. - Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu. Nghe GV đọc mẫu và đọc lại các từ bên. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp. Câu chuyện có thể chia thành 3 đoạn. + Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy … mọc tiếp nhé! + Đoạn 2: Theo lời Bác … Rồi chú sẽ biết. + Đoạn 3: Phần còn lại. 1 HS khá đọc bài. Luyện ngắt giọng câu: Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.// 1 HS đọc bài. 1 HS khá đọc bài. Luyện ngắt giọng câu văn: Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// 1 HS đọc bài. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 31 Ngày dạy: 16/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (T2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn (tiết 1). 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. +MT : Giúp HS hiểu nội dung bài. +Cách tiến hành: Gọi 1 HS đọc toàn bài. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào? Các bạn nhỏ thích chơi trògì bên cây đa? Gọi HS đọc câu hỏi 5. Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có. Khen những HS nói tốt. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ). Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác. Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác. Hoạt động lớp, cá nhân - Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp. Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn. Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa. Đọc bài trong SGK. HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu: + Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/… + Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh./… - Đọc bài theo yêu cầu. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 31 Ngày dạy: 18/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. MỤC TIÊU Hiểu ý nghĩa của các từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính. Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ. Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. Giáo dục HS hiểu : Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ bài tập trong SGK. Tranh ảnh sưu tầm về Quảng Trường Ba Đình, nhà sàn, các loài cây, hoa xung quanh lăng Bác. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn. 3 HS đọc bài nối tiếp, mỗi HS một đoạn. 1 HS đọc toàn bài. Sau đó trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài. Nhận xét cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc +MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài lần 1. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS. - Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) - Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. Yêu cầu HS đọc chú giải và chuyển sang đọc đoạn. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn? Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài +MT : Giúp HS nội dung bài. +Cách tiến hành: GV đọc mẫu cả bài lần 2. GV có thể giải thích thêm về một số loại cây và hoa mà HS của từng địa phương chưa biết. Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác? Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác? Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác? Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai? Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị: Chuyện quả bầu. Hoạt động lớp, cá nhân. HS theo dõi và đọc thầm theo. HS đọc bài. Từ: lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, khoẻ khoắn, vươn lên, tượng trưng,… Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu. Đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Bài được chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Trên quảng trường … hương thơm. + Đoạn 2: Ngay thềm lăng … đã nở lứa đầu. + Đoạn 3: Sau lăng … toả hương ngào ngạt. + Đoạn 4: Phần còn lại. Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng các câu: Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Hoạt động lớp, cá nhân. Theo dõi và đọc thầm theo. Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa ban. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, N hoahài, hoa mộc, N hoagâu. Tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. - Hs trả lời Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 32 Ngày dạy: 23/4/2006 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :CHUYỆN QUẢ BẦU- Tiết 1 I. MỤC TIÊU Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên. Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện. Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống Lạc Hồng. Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cây và hoa bên lăng Bác. Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cây và hoa bên lăng Bác. Nhận xét cho điểm HS. 3 Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc. +MT : Giúp HS luyện đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu đoạn toàn bài. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS. Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn? Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.(Cách tổ chức tương tự như các tiết học tập đọc trước đã thiết kế) Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. Theo dõi và đọc thầm theo. Đọc bài. Từ: khúc gỗ to, khoét rỗng, mênh mông, biển, vắng tanh, giàn bếp, nhẹ nhàng, nhảy ra, nhanh nhảu,… Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu. Câu chuyện được chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa … hãy chui ra. + Đoạn 2: Hai vợ chồng … không còn một bóng người. + Đoạn 3: Phần còn lại. Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau: Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa) Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,…/ lần lượt ra theo.// (Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên) Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 32 Ngày dạy: 23/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : CHUYỆN QUẢ BẦU (T2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu (Tiết 1) 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. +MT : Giúp HS hiểu nội dung bài. +Cách tiến hành: GV đọc mẫu lần 2. Con dúi là con vật gì? Sáp ong là gì? Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được? Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì? Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt? Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh. Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao? Hai vợ chồng người đi rừng thoát chết, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3. Gọi 1 HS đọc đoạn 3. Nương là vùng đất ở đâu? Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì? Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào? Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết? GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước. Câu chuyện nói lên điều gì? Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam? Nhận xét tiết học, cho điểm HS. Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị: Tiếng chổi tre. Hoạt động lớp, cá nhân. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất. Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ. Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật. Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt. Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa. 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. Là vùng đất ở trên đồi, núi. Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc. Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra. Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh. Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,… HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ. Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra. Hs đặt Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 32 Ngày dạy: 25/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :TIẾNG CHỔI TRE I. MỤC TIÊU Hiểu ý nghĩa các từ mới: xao xác, lao công. Hiểu ý nghĩa của bài chị lao công vất vả để giữ sạch, đẹp đường phố. Chúng ta cần phải quý trọng, biết ơn chị lao công và có ý thức giữ vệ sinh chung. Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, sau mỗi dòng, mỗi ý của thể thơ tự do. Biết cách đọc vắt dòng để thể hiện ý thơ. Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. Giáo dục HS : Chúng ta cần phải quý trọng, biết ơn chị lao công và có ý thức giữ vệ sinh chung. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng ghi sẵn bài thơ. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu. Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài Chuyện quả bầu. Nhận xét, cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc +MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài. b) Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: ve ve, lặng ngắt, như sắt, như đồng, gió rét Yêu cầu mỗi HS đọc 1 dòng thơ. c) Luyện đọc bài theo đoạn Yêu cầu HS luyện ngắt giọng. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. - Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài +MT : Giúp HS hiểu nội dung bài. +Cách tiến hành: Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài thơ, 1 HS đọc phần chú giải. Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào? Những hình ảnh nào cho em thấy công việc của chị lao công rất vất vả? Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công. Như sắt, như đồng, ý tả vẻ đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ của chị lao công. Nhà thơ muốn nói với con điều gì qua bài thơ? Biết ơn chị lao công chúng ta phải làm gì? v Hoạt động 3: Học thuộc lòng +MT: HS học thuộc lòng bài thơ + Cách tiến hành: GV cho HS học thuộc lòng từng đoạn. GV xoá dần chỉ để lại những chữ cái đầu dòng thơ và yêu cầu HS đọc thuộc lòng. Gọi HS đọc thuộc lòng. Nhận xét, cho điểm HS. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ. Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì? Nhận xét, cho điểm HS. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lòng. Chuẩn bị: Bóp nát quả cam. Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. Theo dõi GV đọc bài và đọc thầm theo. - HS đọc cá nhân, đọc theo nhóm đọc đồng thanh các từ bên… Mỗi HS đọc 1 dòng theo hình thức tiếp nối. - Chú ý luyện ngắt giọng các câu thơ - Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. Hoạt động lớp, cá nhân. Đọc, theo dõi. Vào những đêm hè rất muộn và những đêm đông lạnh giá. Khi ve ve đã ngủ; khi cơn giông vừa tắt, đường lạnh ngắt. Chị lao công/ như sắt/ như đồng. Chị lao công làm việc rất vất vả, công việc của chị rất có ích, chúng ta phải biết ơn chị. Chúng ta phải luôn giữ gìn vệ sinh chung. HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh, thuộc lòng từng đoạn. HS học thuộc lòng. 5 HS đọc. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 33 Ngày dạy: 30/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :BÓP NÁT QUẢ CAM (Tiết 1) I. Mục tiêu Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện. Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. HS: SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tiếng chổi tre Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2 Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu lần 1. + Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp: + Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc: + Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn. b) Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ sau: giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn; : tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,… c) Luyện đọc theo đoạn Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như SGK. Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2 Theo dõi và đọc thầm theo. Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài. 7 đến 10 HS đọc cá nhân các từ này, cả lớp đọc đồng thanh. Chia bài thành 4 đoạn. Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV. Chú ý ngắt giọng các câu sau: Đợi từ sáng đến trưa./ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại (giọng giận dữ). Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.// Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 33 Ngày dạy: 30/4/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :BÓP NÁT QUẢ CAM (T2) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc lại phần chú giải. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? Thái độ của Trần Quốc Toản ntn? Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua. Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì? Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước? Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy? Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý? Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì? Con biết gì về Trần Quốc Toản? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc truyện theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản). Nhận xét tiết học. Giới thiệu truyện Lá cờ thêu 6 chữ vàng để HS tìm đọc.Chuẩn bị: Lượm. Theo dõi bài đọc của GV. Nghe và tìm hiểu nghĩa các từ mới. Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh. Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến. Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc. Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền. Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước. Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam. Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./ 3 HS đọc truyện. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 33 Ngày dạy: 2/5/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :LƯỢM I. Mục tiêu Hiểu ý nghĩa các từ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng. Hiểu nội dung bài: ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm. Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ. Giọng đọc vui tươi, nhí nhảnh. Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bóp nát quả cam. Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về bài Bóp nát quả cam. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc + MT: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Hiểu ý nghĩa các từ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng + Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài thơ. b) Luyện phát âm - Trong bài thơ con thấy có những từ nào khó đọc? - GV ghi các từ lên bảng, đọc mẫu và yêu cầu HS đọc lại các từ này. c) Luyện đọc đoạn Yêu cầu HS luyện đọc từng khổ thơ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả như trên đã nêu. Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo khổ thơ trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài + MT: Hiểu nội dung bài: ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm Cách tiến hành: GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc phần chú giải. Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu? Lượm làm nhiệm vụ gì? Lượm dũng cảm ntn? Công việc chuyển thư rất nguy hiểm, vậy mà Lượm vẫn không sợ. Gọi 1 HS lên bảng, quan sát tranh minh hoạ và tả hình ảnh Lượm. Con thích những câu thơ nào? Vì sao? v Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ. Gọi HS đọc. Yêu cầu HS học thuộc lòng từng khổ thơ. GV xoá bảng chỉ để các chữ đầu câu. Gọi HS học thuộc lòng bài thơ. Nhận xét cho điểm. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Bài thơ ca ngợi ai? Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc lòng. Chuẩn bị: Người làm đồ chơi. - Theo dõi và đọc thầm theo. - Mỗi HS đọc một câu thơ theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài. Từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trỗ. HS luyện phát âm các từ khó. HS luyện đọc từng khổ thơ. Tiếp nối nhau đọc các khổ thơ 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Theo dõi bài và tìm hiểu nghĩa của các từ mới. Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, cái chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, vừa đi vừa nhảy. Lượm làm liên lạc, chuyển thư ra mặt trận. Đạn bay vèo vèo mà Lượm vẫn chuyển thư ra mặt trận an toàn. Lượm đi giữa cánh đồn lúa, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên đồng. 5 đến 7 HS được trả lời theo suy nghĩ của mình. 1 HS đọc. 1 khổ thơ 3 HS đọc cá nhân, lớp đồng thanh. HS đọc thầm. HS đọc thuộc lòng theo hình thức nối tiếp. HS đọc thuộc lòng cả bài. Bài thơ ca ngợi Lượm, một thiếu nhi nhỏ tuổi nhưng dũng cảm tham gia vào việc nước. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 34 Ngày dạy: 7/5/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI- Tiết 1 I. MỤC TIÊU Hiểu ý nghĩa của các từ mới: ế hàng, hết nhẵn. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Lượm Gọi HS lên đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Lượm. Nhận xét, cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc +MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu đoạn 1, 2. b) Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: + bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,… Yêu cầu HS đọc từng câu. c) Luyện đọc đoạn Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 6 HS lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). Con thích nhân vật nào? Vì sao? Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. Theo dõi và đọc thầm theo. 7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này. - Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp. - Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau. Tôi suýt khóc/ nhưng cứ tỏ ra bình tĩnh:// Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn). Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn). Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi). Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước lớp của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. 6 HS lên đọc truyện, bạn nhận xét. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 34 Ngày dạy: 7/5/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (T2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Người làm đồ chơi (tiết 1). GV nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài: +MT : Giúp HS hiểu nội dung bài. +Cách tiến hành: Gọi 2 HS đọc lại bài, 1 HS đọc phần chú giải. Bác Nhân làm nghề gì? Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác ntn? Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế? Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? Thái độ của bạn nhỏ ntn khi bác Nhân định chuyển về quê? Thái độ của bác Nhân ra sao? Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàn cuối cùng? Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào? Gọi nhiều HS trả lời. Thái độ của bác Nhân ra sao? Qua câu chuyện con hiểu được điều gì? Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng? Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 6 HS lên bảng đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). Con thích nhân vật nào? Vì sao? Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo Hoạt động lớp, cá nhân. 2 HS đọc theo hình thức nối tiếp. 1 HS đọc phần chú giải. Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè. Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn. Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà… sắc màu sặc sỡ. Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa. Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu. Bác rất cảm động. Bạn đập cho lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác. Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./ Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình. Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động. Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./… - HS trả lời theo suy nghĩ Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 34 Ngày dạy: 9/5/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy :ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO I. MỤC TIÊU Hiểu ý nghĩa các từ mới: trập trùng, quanh quẩn, nhảy quẫng, rụt rè, từ tốn. Hiểu nội dung bài: Đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ. Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàn gợi tả được cảnh thiên nhiên và sinh hoạt êm ả, thanh bình. Giáo dục HS hiểu. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo.Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ cho bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Người làm đồ chơi. Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài Người làm đồ chơi. 3 HS đọc tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc cả bài. Sau đó trả lời các câu hỏi về nội dung của bài. Nhận xét, cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc. +MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài. b) Luyện phát âm - Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ: trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quẩng, nũng nịu, quơ quơ, rụt rè - Yêu cầu HS luyện đọc từng câu. c) Luyện đọc đoạn Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn sau đó hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài . +MT : Giúp HS hiểu nội dung bài. +Cách tiến hành: Gọi 1 HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải. Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp ntn? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê vớ anh Hồ Giáo? Những con bê đực thể hiện tình cảm gì với anh Hồ Giáo? Những con bê cái thì có tình cảm gì với anh Hồ Giáo? Tìm những từ ngữ cho thấy đàn bê con rất đáng yêu? Theo con, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy? Vì sao anh Hồ Giáo lại dành những tình cảm đặc biệt cho đàn bê? Anh Hồ Giáo đã nhận được danh hiệu cao quý nào? 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 2 HS đọc lại bài. Qua bài tập đọc con hiểu điều gì? Anh hùng lao động Hồ Giáo là người lao động giỏi, một hình ảnh đẹp, đáng kính trọng về người lao động. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII. Hoạt động lớp, cá nhân., nhóm. Theo dõi và đọc thầm theo. - 7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này. Mỗi HS luyện đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp. Tìm cách đọc và luyện đọc. Chú ý câu: - Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ,/ đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo.// Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch.// Những con bê đực,/ y hệt những bé trai khoẻ mạnh,/ chốc chốc lại ngừng ăn/ nhảy quẩng lên/ rồi chạy đuổi nhau/ thành một vòng tròn xung quanh anh…// Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. 2 HS đọc, HS cả lớp theo dõi. Không khí: trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời: cao vút, trập trùng, những đám mây trắng. Đàn bê quanh quẩn bên anh, như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, quẩn vào chân anh. Chúng chạy đuổi nhau thành một vòng xung quanh anh. Chúng dụi mõm vào người anh nũng nịu, sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân như đòi bể. Chúng vừa ăn vừ đùa nghịch, chúng có tính cách giống như nhhững bé trai và bé gái. Hs trả lời theo suy nghĩ Anh đã nhận được danh hiệu Anh hùng Lao động ngành chăn nuôi. 2 HS đọc bài nối tiếp. Đàn bê rất yêu quý anh Hồ Giáo và anh Hồ Giáo cũng yêu quý, chăm sóc chúng như con. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTAP DOC( 32-34).doc
Tài liệu liên quan