Dược lý học - Bài 19: Những cây thuốc trọng điểm của tuyến y tế cơ sở: đại đội, tiểu đoàn, phường, xã

Tài liệu Dược lý học - Bài 19: Những cây thuốc trọng điểm của tuyến y tế cơ sở: đại đội, tiểu đoàn, phường, xã: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 137 BÀI 19 (*) I. THUỐC CẢM CÚM 1. BẠC HÀ: Tên khoa học: Mentha Arvensis Linn. Họ hoa môi: Lamiaceae 1.1- Nhận dạng: Cây nhỏ, mọc lan thân vuông hơi tím, lá mọc đối, chéo chữ thập, có nhiều lông, mùi thơm đặc biệt, hoa mọc ở kẽ lá màu tím nhạt. 1.2- Trồng hái: Ƣa mọc nơi đết sét có nhiều mùn. Trồng vào tháng 5-6. Đất cần làm cỏ bón phân kỹ, làm luống rộng. Trồng bằng hạt hoặc mẫu thân hay gốc giống. Thu hoạch vào lúc hoa chƣa nở. Cắt toàn cây, sau đó cần xới bón lại phân, 3 tháng thu hoạch một lần, lứa một vào tháng 5, lứa hai vào tháng 7, lứa ba vào tháng 10. Hái và bó thành bó, phơi chỗ mát cho khô. Nên cất tinh dầu thì cất ngay hoặc để hơi héo. Hiệu suất 1 tấn cây tƣơi đƣợc 1000ml tinh dầu (chủ yếu là mentol). 1.3- Công dụng và liều dùng: Dùng lá hoặc toàn thân phơi hoặc sấy khô. Chữa cảm sốt, cúm, ngạt mũi, nhức...

pdf30 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dược lý học - Bài 19: Những cây thuốc trọng điểm của tuyến y tế cơ sở: đại đội, tiểu đoàn, phường, xã, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 137 BÀI 19 (*) I. THUỐC CẢM CÚM 1. BẠC HÀ: Tên khoa học: Mentha Arvensis Linn. Họ hoa môi: Lamiaceae 1.1- Nhận dạng: Cây nhỏ, mọc lan thân vuông hơi tím, lá mọc đối, chéo chữ thập, có nhiều lông, mùi thơm đặc biệt, hoa mọc ở kẽ lá màu tím nhạt. 1.2- Trồng hái: Ƣa mọc nơi đết sét có nhiều mùn. Trồng vào tháng 5-6. Đất cần làm cỏ bón phân kỹ, làm luống rộng. Trồng bằng hạt hoặc mẫu thân hay gốc giống. Thu hoạch vào lúc hoa chƣa nở. Cắt toàn cây, sau đó cần xới bón lại phân, 3 tháng thu hoạch một lần, lứa một vào tháng 5, lứa hai vào tháng 7, lứa ba vào tháng 10. Hái và bó thành bó, phơi chỗ mát cho khô. Nên cất tinh dầu thì cất ngay hoặc để hơi héo. Hiệu suất 1 tấn cây tƣơi đƣợc 1000ml tinh dầu (chủ yếu là mentol). 1.3- Công dụng và liều dùng: Dùng lá hoặc toàn thân phơi hoặc sấy khô. Chữa cảm sốt, cúm, ngạt mũi, nhức đầu, làm ra mồ hôi, giúp tiêu hóa, đau bụng đi ngoài. Dùng lá hoặc cây: Nƣớc hãm xông cảm cúm: 4 – 8gam. Dùng cồn bạc hà cho vào nƣớc nóng uống, chữa đau bụng: 5 – 10 giọt. Là cây thuốc có giá trị kinh tế cao. Cần chú ý phát triển. Bạc hà Tên khác: Bạc hà nam 2. HƢƠNG NHU: Tên khoa học : Ocimum Senctum Linn (tía) Ocimum Gratissimum Linn (trắng) (*) Có tham khảo tài liệu Sổ tay sử dụng thuốc Nam của Phòng Quân y Quân khu 7. NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM (*) CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ: ĐẠI ĐỘI, TIỂU ĐOÀN, PHƢỜNG, XÃ BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 138 Họ hoa môi : Lamiaceae. 2.1- Nhận dạng: Cây mọc hàng năm, sống dai, cao 50 – 70cm. Thân mềm. Lá mọc đối, chéo chữ thập. Hƣơng nhu trắng lá to hơn. Toàn cây có lông tiết. Mùi thơm đặc biệt. Hoa mọc thành chùm. 2.2- Trồng hái: Ƣa mọi nơi đất mùn, đất bùn cao. Trồng bằng hạt hoặc gốc giống. Năng suất 1ha cho : 19.500 – 20.000 kg. Cây sống trung bình 5 năm. Thu hái ngọn có hoa, hoặc cả cây. 2.3- Công dụng và liều dùng: Cả cây và hoa dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu, dùng chữa cảm mạo, nhức đầu đau bụng. Ngày dùng 3-4 gam pha nhƣ hãm trà để uống. Nấu nƣớc xông với nhiều vị khác: Cúc tần, húng chanh, lá bƣởi, lá tre, bạc hà, sả Hƣơng nhu trắng thƣờng đƣợc cất tinh dầu để lấy Ơgiênol dùng trong nha khoa. Hƣơng Nhu Tên khác: Hƣơng nhu trắng lá to. 3. KINH GIỚI: Tên khoa học : Elshotzia cristata willd Họ hoa môi : Lamiaceae 3.1- Nhận dạng: Cây cao khoảng 0,30 – 0,40 mét. Thân nhẵn mọc thẳng, lá mọc đối. Phiến lá thuôn nhọn, mép lá có răng cƣa. Hoa mọc thành bông ở đầu cành. Hoa nhỏ màu tím nhạt, mùa hoa tháng 7-9. Có mùi thơm đặc biệt. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 139 3.2- Trồng hái: Ƣa những nơi đất mùn, độ ẩm cao, trồng bằng hạt hoặc gốc giống. Thu hoạch vào tháng 7-9: khi trời khô ráo, cắt những đoạn cành có nhiều hoa và lá, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ 450 – 500 cho đến khô. Dƣợc liệu đạt tiêu chuẩn tốt nghĩa là phải có mùi thơm mát, vị hơi cay, màu xanh xám nhạt, không mốc mọt, không vụn nát, không lẫn các tạp chất khác. 3.3- Công dụng và liều dùng: Kinh giới đƣợc dùng làm rau thơm (gia vị) và làm thuốc. Chữa sốt, cảm mạo, nhức đầu, viêm họng, nôn mửa, đổ máu cam, đi lỵ ra máu. Liều dùng 5-10 gam: sắc uống trong ngày. Kinh giới 4. TÍA TÔ: Tên khoa học : Perilla Erutescens (Linn) Britton Họ hoa môi : Lamiaceae 4.1- Nhận dạng: Cây nhỏ, cao từ 0,5 – 1 mét, thân vuông, có rãnh dọc và có lông, lá mọc đối chéo chữ thập, mép lá có răng cƣa to rõ rệt, màu tím hay xanh tím. Hoa nhỏ màu trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. 4.2- Trồng hái: Ƣa nới đất mùn, độ ẩm cao. Trồng bằng hạt vào tháng 2. Thu hoạch lá vào tháng 4 – 5. Khi cành lá đang phát triển tốt. Lấy những lá banh tẻ, phơi nắng thật nhanh, rồi phơi trong râm cho khô, loại to, khô; màu tím, không vụn nát, BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 140 mùi thơm đậm, không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Thân tía tô thu hoạch vào tháng 5 – 7, cắt phần cây trên mặt đất, loại bỏ nhánh nhỏ, bứt lá riêng, đem phơi khô, toàn thân chứa 0,5% tinh dầu. Quả thu vào tháng 8 – 9, cắt lấy chùm quả, gõ cho rụng quả, loại bỏ tạp chất rồi đem phơi khô (tránh nắng to) quả chứa 45 – 50% tinh dầu. 4.3- Công dụng và liều dùng: Lá làm ra mồ hôi, chữa ho, cảm mạo. Ngày dùng 10 gam lá, 6 – 20 gam cành, dƣới dạng sắc. Quả chữa ho, trừ đờm, ngày dùng 3 – 10 dƣới dạng sắc. Tía tô Tên khác: - Tử tô - Nom tô (Thái) 5. CÚA HOA VÀNG: Tên khoa học : Chrysanthemum indicum Linn. Họ Cúc : Compositae 5.1- Nhận dạng: Cây sống hàng năm, có nhiều cành, cao từ 30 – 90cm. Lá mọc so le, phiếu lá hình trứng, xẻ thành thùy sâu. Mép lá có răng cƣa. Hoa nở kẽ lá hay đầu cành. Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. 5.2- Trồng hái: Thƣờng trồng bằng mẫu thân dài 20cm, trồng vào tháng 5 – 6. Sau 4 – 5 tháng là bắt đầu thu hoạch. Có thể đến tháng 3 đến tháng 6 phát trụi cho cây nảy mầm thì tháng 10 thu hoạch hoa nhiều và tốt hơn. Tƣới bằng khô dầu thì hái đƣợc 7 – 8 đợt hoa. Thu hái hết hoa, cuốc từng bụi để góc vƣờn làm giống cho vụ sau. Năng suất 1 ha khoảng 2.000 kg hoa khô (trồng vƣờn) 850kg (trồng ruộng). Khi mùa hoa nở rộ, hái vào lúc buổi sáng khi trời khô ráo đem về quây cót kín và sấy kỹ hơi đốt diêm sinh (2 – 3 giờ). Nếu hoa chín mềm là đƣợc. Nếu hoa còn sống sẽ bị hỏng, xong BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 141 đem nén chặt (độ một đêm thấy nƣớc ép ra đen xì là đƣợc), rồi phơi nắng nhỏ 3 – 4 nắng (hoặc sấy nhẹ độ 40 – 500). Nếu trời râm mát thì ban đêm phải xông diêm sinh. Loại tốt phải khô, vàng tƣơi, thơm, nguyên hoa, không sâu mốc, đóng gói 30kg. 5.3- Công dụng và liều dùng: giải nhiệt, giải độc, tăng thị lực. Chữa cảm sốt nhức đầu, đau mắt. Liều dùng 3 – 10 gam, dạng sắc uống trong ngày. Cúc hoa vàng Tên khác: - Kim cúc - Hoàng cúc - Rau cúc 6. NGẢI CỨU: Tên khoa học : Astemisia vulgaris Linn. Họ cúc : Asteraceae. 6.1- Nhận dạng: Cây cỏ sống lâu năm, cao 0,40 – 0,50 mét; lá mọc so le, không cuống (lá phía dƣới cây thƣờng có cuống), lá xẻ nhiều kiểu. Mặt trên lá nhẵn, xanh lục. Mặt dƣới màu tro trắng có nhiều lông nhỏ. Hoa thành chùm, mùa hoa tháng 10 – 11. 6.2- Trồng hái: Trồng bằng đoạn thân già đã ra rễ hoặc bằng hạt. Thu hái lá và ngọn có hoa vào tháng 5 – 6. Nếu thu hái lá, thì thu trƣớc khi hoa chƣa nở. Cắt lấy lá tƣơi đem phơi khô trong râm thì đƣợc ngải diệp, lá ngải khô vò ra, tán nhỏ, cây bỏ xo cuống, lấy phần lông trắng và tơi thì đƣợc ngải nhung (còn gọi là thục ngải) dùng làm mồi cứu. Loại lá tốt là loại khô, mặt dƣới lá màu trắng tro. Có nhiều lông nhung, mùi thơm đậm. Không lẫn cành già, không lẫn tạp chất, không mốc vụn. Theo kinh nghiệm: lá ngải càng để lâu càng tốt. 6.3- Công dụng: Chữa nhức đầu, chủ yếu chữa các bệnh của phụ nữ: kinh nguyệt không đều, chảy máu tử cung, khí hƣ, tử cung lạnh không thụ thai, động thai, đau bụng do lạnh, đi lỵ lâu ngày ra máu, chảy máu cam. Dùng từ 3 – 10 gam, sắc BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 142 uống. Có thể dùng sống hoặc sao đen (cho 1 kg lá ngải vào chảo), sao cho cháy đen. Thêm 150 gam dấm vào trộn đều rồi sao cho khô). Còn dùng ngải nhung làm mồi cứu, kích thích các huyệt trong châm cứu. Ngải cứu Tên khác: - Cây thuốc cứu - Nhả ngải (Thổ) - Cao lính ly (Thái) - Quá sú (Mèo) 7. HÀNH: Tên khoa học : Allium Fistulosum Linn Họ hành tỏi : Liliaceae 7.1- Nhận dạng: Cây nhỏ, thân hành nhỏ. Lá xanh, hình trụ rỗng. Hoa nhiều, màu trắng tụ họp thành hình tán ở đầu lá. 7.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng ở khắp nơi làm gia vị. Ƣa làm đất mùn xốp. Trồng bằng thân hành vào tháng 12 – 1. Thu hái cả cây vào tháng 10 – 11. 7.3- Công dụng và liều dùng: Chữa cảm cúm, nhức đầu. Nóng sốt, làm ra mồ hôi, giải độc, đầy bụng. Liều dùng: Mỗi ngày 5 – 10 gam, ép nƣớc uống hoặc thái nhỏ, cùng với tía tô, gừng sống, trộn với cháo ăn nóng. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 143 Hành Tên khác: - Hom búa (Thái) - Thông bạch 8. SẢ: Tên khoa học: Cymbopogon Citratus Stapf Họ lúa : Poaceae 8.1- Nhận dạng: Cây cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, thân rễ trắng hoặc hơi tím. Lá dài, hẹp, giống lá lúa. Mép hơi ráp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm nhƣ chanh. 8.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng thân rễ vào tháng 5 – 8. Mùa hoa tháng 3 – 4. Thu hái cả cây quanh năm. Dùng tƣơi hoặc phơi mát cho khô để cất tinh dầu. 8.3- Công dụng và liều dùng: - Chữa cảm, cúm, sốt: 10 – 20 gam cả cây nấu nƣớc xông. - Chữa đầy bụng, chống nôn, lợi trung tiện: 3 – 6 giọt tinh dầu uống với nƣớc. Ngoài ra dầu sả còn có tác dụng trừ muỗi và các loại côn trùng khác. Xung quanh doanh trại nên trồng sả để chống rắn. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 144 Sả Tên khác: - Hƣơng mao, chạ phiên (Thổ) - Phắc châu (Thái) BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 145 II. THUỐC TIÊU ĐỘC 9. SÀI ĐẤT: Tên khoa học: Wedelia Chinensis (Osb) Merr. Họ Cúc : Asteraceae 9.1- Nhận dạng: Cây cỏ, sống dại, mọc bò, lá mọc đối, có răng cƣa nông. Toàn thân có lông cứng, ráp và có mùi thơm nhƣ trám. Hoa màu vàng nhƣ hoa cúc. 9.2- Trồng hái: Cây mọc hoang khắp nơi. Trồng rất dễ bằng mẫu thân đã đâm rễ. Cây ƣa nơi ẩm mát. Thu hái toàn thân quanh năm. Thƣờng thu hái toàn thân quanh năm. Thƣờng thu hái vào tháng 4 – 5 là tốt. Ngắt những đoạn cành mọc đứng có lá chƣa ra hoa, dài độ 10cm, kể từ ngọn xuống, bỏ lá già, lá úa, rửa sạch đất cát. Có thể dùng tƣơi hoặc phơi khô, sấy nhẹ cho khô mà vẫn giữ đƣợc màu xanh là tốt. 9.3- Công dụng: Tiêu độc, chữa viêm tẩy ngoài da, mụn nhọt, bắp chuối, sƣng vú, rôm sảy. Liều dùng: Mỗi ngày uống từ 40 – 60 gam sài đất giã với ít muối thêm ít nƣớc chín, vắt lấy nƣớc uống. Bã đắp lên chỗ viêm đau. Dùng khô: dùng nửa liều trên sắc uống. Thƣờng phối hợp với kim ngân, bồ công anh, ké đầu ngựa Sài đất Tên khác: - Cúc nháp - Húng trám - Ngỏ đất 10. KÉ ĐẦU NGỰA: Tên khoa học : Xanthium Strumarium Linn BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 146 Họ Cúc : Asteraceas. 10.1- Nhận dạng: Cây cỏ, cao 40 – 70cm. Thân màu xanh có khía, đôi khi có chấm màu nâu tím. Lá mọc so le, mép khía răng cƣa không đều; có lông cứng. Hoa hình đầu. Quả hình thoi, có gai móc. 10.2- Trồng hái: Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đƣờng, bãi trống, ruộng bỏ không. Trồng bằng hạt vào mùa mƣa. Thu hoạch cây, bỏ rễ, loại bỏ lá úa, phơi khô. Thƣờng thu hái quả vào tháng 7 – 9 khi quả đã già, cắt cả cành phơi khô, đập cho quả rụng, lấy riêng quả, bỏ lá cành; quả to, khô già, màu vàng lục, mặt ngoài có nhiều móc, trong có 2 ngăn, mỗi ngăn có một hạt có dầu, không lẫn quả lép là tốt. Lá gọi là Thƣơng nhĩ thảo, quả gọi là Thƣơng nhĩ tử. 10.3- Công dụng: Chữa mụn nhọt, lở ngứa, tê thấp. Liều dùng: mỗi ngày 10 – 20 gam sắc uống. Còn chữa bệnh bƣớu cổ (có nhiều iốt). Liều 3 – 5 gam trong ngày. Ké đầu ngựa Tên khác: - Thƣơng nhĩ - Nhắt ma (Thái) BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 147 11. RAU MÁ: Tên khoa học : Centella asiatica (Linn) Urban Họ can tán : Apiaceae 11.1- Nhận dạng: Cây cỏ, thân mọc bò, có rễ ở các mấu. Lá có cuống phiến tròn, khía tai bèo, cụm hoa hình tán đơn, mang 1 – 5 hoa màu đỏ nhỏ, quả dẹt. 11.2- Trồng hái: Cây mọc hoang ở khắp nơi, chỗ ẩm mát. Mùa hoa quả tháng 4 – 6. Trồng bằng thân rễ. Thu hái cả cây quanh năm. Có thể dùng tƣơi hoặc sao vàng. 11.3- Công dụng và liều dùng: Giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu còn chữa thổ huyết, chảy máu cam, kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, làm lành vết thƣơng. Liều dùng: Mỗi ngày 30 – 40 gam, giã, thêm nƣớc uống hoặc sắc uống. Rau má Tên khác: - Tích tuyết thảo - Sắc chén (Thổ) BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 148 12. DIẾP CÁ: Tên khoa học : Houttuynia Cordata Thunb Họ lá giấp : Saururaceae 12.1- Nhận dạng: Cây cỏ, cao 20 – 40 cm. Thân màu xanh hoặc tím đỏ. Lá mọc so le, hình tim, khi vò có mùi tanh cá. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, tụ tập thành bông có bốn lá bắc màu trắng. 12.2- Trồng hái: Cây mọc hoang ở chỗ ẩm ƣớt nhƣ chân ruộng nƣớc, ven suối, bờ mƣơng. Trồng bằng thân ngầm. Mùa hoa quả tháng 5 – 7. Thu hái cả cây trừ rễ, thu hái quanh năm. 12.3- Công dụng liều dùng: Dùng tƣơi, giải độc, tiêu phù. - Chữa đau mắt lòi dom, lá giã đắp. - Giải nhiệt, chữa sởi, kinh nguyệt không đều lá vò nát thêm nƣớc uống. Liều dùng: Mỗi ngày 6 – 12 gam. Diếp cá Tên khác: - Lá giấp, - Co vây mèo (Thái) BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 149 13. MÃ ĐỀ: Tên khoa học : Plantago Mojor Linn Họ mã đề : Plantaginaceae 13.1- Nhận dạng: Cây cỏ, sống lâu năm, không có chân, lá có cuống, dài hình thìa, gân hình cung. Hoa nhỏ mọc thành bông dài. Quả hộp, hạt màu nâu bóng. 13.2- Trồng hái: Mọc hoang khắp nơi. Ƣa nơi đất ẩm mát. Trồng bằng hạt vào tháng 1 – 3. Mùa hoa quả tháng 5 – 8. Thu hái cả cây quanh năm phơi khô. Cả cây bỏ rễ, phơi hay xấy khô là xa tiền thảo. Lá mã đề: dùng tƣơi hay xấy khô gọi là xa tiền diệp. Hạt mã đề: phơi hay xấy khô gọi là xa tiền tử. 13.3- Công dụng và liều dùng: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Còn có tác dụng chữa ho, chữa bông (cả cây nấu cao bôi). Nƣớc sắc mã đề có tác dụng chữ lỵ cấp và mãn tính. Bài thuốc chữa ỉa chảy mạnh (bao tử) dùng độc vị xa tiền tán nhỏ, uống với nƣớc cháo. Liều dùng từ 8 – 16g mỗi ngày. Dùng ngoài không kể liều lƣợng. Mã đề Tên khác: - Xa tiền - Nhả én đứt (Thái) - Bu ma (Thổ) III. THUỐC CHỮA BỆNH NGOÀI DA 14. MUỒNG TRÂU: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 150 Tên khoa học : Cassia alata Linn. Họ vang : Caesalpiniaceae 14.1- Nhận dạng: Cây nhỏ, cao 1,5 – 2 mét ít phân cành. Lá kép lồng chim rất to. Hoa màu vàng, mọc thành bông to ở kẽ lá và ngọn thân. Quả dẹt, có cánh ở 2 bên dìa chứa nhiều hạt hình quả trám. 14.2- Trồng hái: Cây mọc hoang và đƣợc trồng ở nhiều nơi nhất là ở miền Nam. Trồng bằng hạt hay giâm cành mùa thu hái quanh năm. Hái lá tƣơi hoặc phơi mùa hoa quả từ tháng 9 – 11. Bộ phận dùng: Lá, rễ, hạt. Có thể thu hái cả cây. 14.3- Công dụng và liều dùng: Sát trùng, chữa bệnh ngoài da: Hắc lào, lá tƣơi giã nát lấy nƣớc bôi. Còn dùng làm thuốc nhuận tràng (có khi dùng cả quả, gỗ của thân) chữa đau răng. Liều dùng từ 4 – 8 gam trong ngày. Nếu tẩy thì dùng từ 10 – 20 gam. Muồng trâu 15. BẠCH HẠC: Tên khoa học : Rhimacanthus nasuta Kurz. Họ ô rô : Acanthaceae BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 151 15.1- Nhận dạng: Cây cỏ mọc thành bụi, cao 1 – 2 mét, rễ chùm. Thân non, có lông mịn, lá mọc đối, nguyên. Hoa trắng nhƣ con hạc đang bay, mọc thành xim ở kẽ lá (còn có tên là kiến cò) quả nang dài, có lông. 15.2- Trồng hái: Cây mọc hoang và đƣợc trồng làm cảnh, làm cây thuốc ở nhiều nơi, trồng bằng gốc. Mùa hoa quả tháng 1 – 5. Thu hái cả cây quanh năm dùng tƣơi hoặc phơi khô. 15.3- Công dụng và liều dùng: Chữa hắc lào lở chốc, rắn cắn, hạ huyết áp. Liều dùng: 10 gam rễ giã nát, ngâm rƣợu hoặc giấm, dùng bôi ngoài. Kinh nghiệm trị cao huyết áp dùng từ 1 – 2 gam lá hãm nƣớc, uống thay trà trong ngày. Chú ý: Bạch hạc còn có tên là uy linh tiên. Còn có 1 loại uy linh tiên khác: clematis chinensis họ Hoàng liên Ranunculaceae. Có nơi gọi là dây ruột gà, tiểu mộc thông, loại này dây leo, chữa phong thấp, tăng hô hấp. Bạch hạc Tên khác: - Kiến cò - Cây lác - Uy linh tiên. 16. BA CHẠC: Tên khoa học : Evodia Lepta Merr Họ cam : Rutaceae 16.1- Nhận dạng: Cây nhỏ, cao 1 – 2 mét. Lá kép, mọc đối, có ba lá chét, mép nguyên. Hoa màu trắng mọc thành xim ở kẽ lá. Quả nhỏ, toàn cây có tinh dầu thơm. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 152 16.2- Trồng hái: Cây mọc hoang ở đồi núi, ven rừng, ven đƣờng, mùa hoa quả: tháng 4 – 7. Thu hái cành non gồm cả lá bánh tẻ vào tháng 6 – 7. Dùng tƣơi hoặc phơi khô. 16.3- Công dụng và liều dùng: - Chữa ghẻ, mụn nhọt: 50 – 100g lá tƣơi nấu nƣớc tắm. - Hạ nhiệt, chữa đái vàng tê thấp: 6 – 12 g lá khô sắc uống. Ba chạc Tên khác: - Chè đắng - Chè cỏ - Cậy dầu dấu BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 153 17. THUỐC BỎNG: Tên khoa học : Bryophyllum pinnatum Oken Họ thuốc bỏng : Crassulaceae 17.1- Nhận dạng: Cây cỏ, cao 40 – 60cm. Thân tròn nhẵn, lá dày mọc đối chéo chữ thập. Mép lá khía răng tròn. Hoa màu đỏ hoặc vàng da cam thành xim rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân. 17.2- Trồng hái: Cây mọc hoang khắp nơi, kể cả núi, đá vôi và những chỗ đất khô cằn. Còn đƣợc trồng làm cảnh. Trồng bằng lá; mầm và rễ sinh ở kẽ các vết khía của mép lá thành cây mới. Mùa hoa quả: tháng 1 – 3. Lá thu hái quanh năm. Dùng tƣơi. 17.3- Công dụng và liều dùng: - Chữa bỏng, lở loét, cầm máu. Lá tƣơi giã nhỏ đắp hoặc vắt lấy nƣớc bôi hằng ngày. - Lá cây thuốc có nhiều tác dụng. Đang đƣợc nghiên cứu. Thuốc bỏng BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 154 IV. THUỐC LỎNG LỲ 18. XUYÊN TÂM LIÊN: Tên khoa học : Andrographis Paniculatanus Họ ô rô : Acanthaceae 18.1- Nhận dạng: Cây thảo, cao 60 – 80cm. Thân nhiều đốt, nhiều cành. Lá mọc đối không có lá kèm, cuống ngắn. Phiến lá hình trứng thuôn dài hay hơi hình mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn, dài 3 – 12cm, rộng 1 – 3cm, nguyên mềm. Hoa màu trắng, điểm hồng mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành. Quả nang, nứt mạnh hạt đƣợc tung đi xa. Toàn cây có màu xanh đậm, lá có vị rất đắng. 18.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng làm thuốc. Trồng bằng hạt, mùa hoa quả từ tháng 4 – 7. Thân và lá thu hái quanh năm; dùng tƣơi hoặc phơi khô. Tháng 11 – 12 thu hái rễ và toàn cây. Có thể tán thành bột, cho vào lọ kín để dùng thƣờng xuyên. 18.3- Công dụng: Chữa lỵ cấp và mãn tính, trị ho viêm họng. Tiêu viêm: Thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Dùng ngoài chữa rắn độc cắn, xƣơng khớp đau nhức. Liều dùng từ 6 – 12 gam sắc uống trong ngày. Xuyên tâm liên 19. HOẮC HƢƠNG: Tên khoa học : Pogostemon Gablin Benth BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 155 Họ hoa môi : Lamiaceae 19.1- Nhận dạng: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30 – 60cm. Thân vuông màu nâu tím. Lá mọc đối, mép khía răng to. Hoa hồng tím nhạt mọc thành bông ở kẽ lá hoặc ngọn cành. Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và có mùi thơm. 19.2- Trồng hái: Trồng bằng hạt hoặc cành vào mùa mƣa. Thu hái vào mùa hạ (tháng 4 – 6) đang lúc cành lá tƣơi tốt thì cắt lấy phần cây mọc trên mặt đất (hoặc bứt riêng lá bánh tẻ nếu chỉ dùng lá). Đem phơi nắng nhẹ cho khô. Hoắc hƣơng mùi thơm đậm đặc biệt vị hơi đắng mà cay. Loại lá nguyên khô màu lục xám, lá dày mềm, thơm không vụn nát là tốt. 19.3- Công dụng và liều dùng: Chữa cảm cúm, ho, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, lỵ. Liều dùng từ 5 – 10 gam hãm sắc hay tần bột uống. Hoắc hƣơng BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 156 20. RIỀNG: Tên khoa học : Alpinia offcinarum Hance Họ riềng : Zingiberaceae 20.1- Nhận dạng: Cây cỏ, cao 1 – 1,5 mét rễ hình trụ dài chủ bởi nhiều vẩy. Lá mọc thành 2 dãy, bóng. Hoa màu trắng, cánh môi to có vân đỏ, mọc thành chùm thƣa ở ngọn thân. 20.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng làm thuốc ở nhiều nơi. Trồng bằng thân rễ vào tháng 5 – 9. Thân rễ thu hái vào mùa đông (tháng 11 – 12). Quả thu hái vào tháng 8 – 9, phơi khô. 20.3- Công dụng và liều dùng: - Chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, sốt rét, lạnh bụng sinh đau và ỉa chảy. - Liều dùng: mỗi ngày 3 – 6 gam rễ, hoặc quả tán bột hoặc sắc uống. Riềng Tên khác: - Cao lƣơng khƣơng 21. MƠ TAM THỂ: BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 157 Tên khoa học : Paederia Foedida Linn Họ cà phê : Rubiaceae 21.1- Nhận dạng: Dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm, lá mỏng, mọc đối, mặt dƣới lá màu tím đỏ. Hoa màu trắng điểm tím nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả dẹt, nhẵn bóng. Toàn cây có lông mềm và có mùi khó ngửi. 21.2- Trồng hái: Cây mọc hoang ở bờ bụi hàng rào. Trồng đơn giản bằng những đoạn thân già. Cây ƣa ấm và ánh sáng, có chỗ leo. Thu hái: Khi dùng thì hái lá tƣơi. Có thể hái lá quanh năm, tốt nhất vào tháng 1 – 3. 21.3- Công dụng và liều dùng: Chữa lỵ mỗi ngày dùng 20 – 30 gam lá tƣơi, thái nhỏ, trộn với lòng đỏ trứng gà bọc lá chuối đem hấp, nƣớng hoặc rán khô (không dùng mỡ). Ăn làm 2 lần. Dùng liên tục 2 – 3 ngày. Mơ tam thể Tên khác: - Dây mơ lông - Cây lá mơ. 22. CỎ SỮA: Nhỏ lá : Euphorbia thymifolia Linn. Họ thầu dầu : Euphorbiaceae To lá : Euphorbia hirta Linn BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 158 Họ thầu dầu : Euphorbiaceae 22.1- Nhận dạng: Cây cỏ, sống lâu năm có nhựa mủ. Thân và cành mảnh, màu đỏ tím, có lông rất nhỏ. Lá mọc đối hình bầu dục. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim, ít hoa (Loại lá to: Thân màu đỏ nhạt, có lông, lá mọc đối mép khía răng, có lông ở mặt dƣới cụm hoa hình cầu, mọc ở kẽ lá quả nang màu trắng nhạt). 22.2- Trồng hái: Mọc hoang khắp nơi, bãi cỏ ven đƣờng, sân gạch, cát sỏi. Thu hái: Cả cây quanh năm, dùng tƣơi hoặc phơi khô. 22.3- Công dụng: Chữa lỵ, mụn nhọt, ít sữa. Loại lá to còn chữ ho, hen suyễn. Liều dùng: Mỗi ngày dùng 20 – 30 gam (có thể hơn) sắc uống phối hợp với rau sam, chữa lỵ rất tốt. - Chữa hắc lào: Cả cây tƣơi giã bôi. - Chƣa hen suyễn: Cả cây khô sắc uống. Cỏ sữa Tên khác: - Thiên căn thảo - Nhả mực nọi (Thái) V. THUỐC HO VIÊM HỌNG 23. HÚNG CHANH: Tên khoa học : Coleus Amboinicus Lour Họ hoa môi : Lamiaceae 23.1- Nhận dạng: Cây cỏ sống lâu năm. Thân hóa gỗ, cao 20 – 50 cm. Lá mọc đối, dày, mọng nƣớc, mép khía răng. Hoa nhỏ, màu tím hồng. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm nhƣ mùi chanh. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 159 23.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng gốc hoặc bằng đoạn thân vào tháng 1 – 2. Mùa hoa quả tháng 3 – 5. Lá thu hái quanh năm, dùng tƣơi. 23.3- Công dụng và liều dùng: - Chữa ho viêm họng, khản tiếng. Lá tƣơi ngâm với muối, nuốt nƣớc dần dần. Hoặc lấy 20 g lá giã nhỏ, vắt lấy nƣớc uống làm 2 lần. - Chữa cảm cúm: phối hợp với một số lá khác nấu nƣớc xông. Húng chanh Tên khác: - Tần dày lá (miền Nam) BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 160 24. RẺ QUẠT: Tên khoa học : Belamcanda Chinensis Linn Họ la đơn : Iridaceae 24.1- Nhận dạng: Cây cỏ cao 0,5 – 0,8m. Thân rễ mọc bò phân nhánh nhiều. Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra nhƣ cái quạt. Hoa màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả hình trứng, có nhiều hạt màu xanh đen bóng. 24.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng hạt hoặc trồng bằng nhánh của thân rễ (cây con nhánh). Mùa hoa quả: tháng 7 – 10. Thu hái: Thân rễ hái vào tháng 8 – 10. Rửa sạch đất cát, đem phơi khô tái, rồi đốt cho sạch rễ lông con, cắt bỏ phần trên cổ rễ rồi lại phơi khô, (có khi thái thành phiến mỏng 4mm). 24.3- Công dụng và liều dùng: Chữa ho, viêm họng, đau cổ, khản tiếng. Dùng mỗi ngày 8 – 10 gam, ngậm với muối hoặc sắc uống. Rẻ quạt Tên khác: - Xạ can BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 161 25. MẠCH MÔN: Tên khoa học : Ophiopogon Japonicus Thunb Họ bạch môn : Haemodoraceae 25.1- Nhận dạng: Cây cỏ, không có thân, rễ phình lên, thành củ, hình chùm. Lá mọc từ gốc, hẹp dài, cuống hơi có bẹ trắng, mặt trên lá xanh thẫm, gân lá song song rất rõ. Hoa màu trắng, nhỏ mọc thành chùm. Quả mọng màu tím. 25.2- Trồng hái: Cây mọc hoang và đƣợc trồng ở khắp nơi, trồng bằng nhánh có rễ vào mùa mƣa. Thu hái: Rễ củ thu hái vào tháng 7 – 9. Đào lấy rễ củ già ở cây trồng 1 – 2 năm. Rửa sạch, cắt bỏ rễ nhỏ. Củ bổ dọc đôi rồi phơi khô hoặc sấy nhẹ lửa. Loại có mùi hơi thơm, củ to, mập khô, trắng ngà, nhai có chất dính không mốc là tốt. 25.3- Công dụng và liều dùng: Giảm ho, tiêu đờm, nhuận phổi, chữa khát nƣớc, táo bón. Dùng mỗi ngày 6 – 12 gam, sắc uống. Khi dùng ủ mềm bỏ lõi. Mạch môn Tên khác: - Lan tiêu - Mạch môn đông. 26. CAM THẢO: Tên khoa học : Scoparia dulcis Linn BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 162 Họ hoa sim mõm chó : Scophulariaceae 26.1- Nhận dạng: Cây cỏ, gốc hóa gỗ, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, nhƣng thƣờng đƣợc mọc vòng 3 lá một, mép khía răng. Hoa trắng, mọc ở kẽ lá. Quả nang, nhỏ hình cầu, hạt nhỏ, nhiều. 26.2- Trồng hái: Cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ, ven đƣờng, bờ ruộng. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Mùa hoa quả tháng 5 – 7. Thu hoạch cả cây vào tháng 1 – 7. Phơi khô hoặc sao khô. 26.3- Công dụng: Hạ nhiệt, giảm ho, điều kinh. Liều dùng: Mỗi ngày 6g – 12g sắc uống. Dùng riêng hoặc có thể phối hợp với rau má, cỏ tranh. Cam thảo đất Tên khác: - Cam thảo đất BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 163 27. BẠCH BIỂN ĐẬU: Tên khoa học : Lablab vulgaris Savi. Họ cánh bƣớm : Fabaceae 27.1- Nhận dạng: Dây leo, thân có lông nhỏ, lá kép, có 3 lá chét, mọc so le. Hoa trắng mọc thành chùm. Quả đậu, màu xanh nhạt, đầu quả có mỏ nhọn, cong. Hạt màu trắng có mồng ở mép. 27.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng ở khắp nơi, lấy quả non ăn và hạt già làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, thu hái vào tháng 9 -12, khi trời khô ráo, hái lấy những quả đậu già, vỏ ngoài khô vàng, bóc lấy hạt đem phơi hay sấy khô. Loại hạt to, già, mẩy, da trắng ngà, ruột màu trắng không lẫn tạp chất là tốt. 27.3- Công dụng: Bổ, mát, giải độc, chống nôn, chữa đau bụng thổ tả. Liều dùng: Mỗi ngày 8 - 16 gam sắc hoặc tán bột uống. Bạch biển đậu Tên khác: - Đậu ván trắng - Bạch đậu 28. ĐINH LĂNG: Tên khoa học : Tieghemopanax (fruticocus. BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 164 Họ ngũ gia bì : Araliaceae 28.1- Nhận dạng: Cây nhỏ, quanh năm xanh tốt, ít phân nhánh, lá kép xẻ 3 lần lông chim, mọc so le, mép khía răng. Hoa nhỏ hợp thành tán, quả dẹt. 28.2- Trồng hái: Cây đƣợc trồng làm cảnh, trồng bằng thân vào mùa mƣa. Mùa hoa quả tháng 4 – 7. Thu hái rễ vào tháng 8 – 10 ở cây đã trồng từ 3 năm trở lên. Dùng tƣơi hoặc phơi khô. Có thể tẩm rƣợu gừng sao. 28.3- Công dụng: Bổ, tăng cƣờng sức dẻo dai của cơ thể. Chống mệt mỏi, chống độc, lợi sữa. Liều dùng: Mỗi ngày uống 0,25 – 1 gam bột rễ. Có thể dùng rễ tƣơi hoặc sao vàng ngâm rƣợu uống. Đinh Lăng Tên khác: - Cây gỏi cá BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 165 29. HÀ THỦ Ô TRẮNG: Tên khoa học : Streptocaulon Juventas Merr Họ Thiên lý : Asclepiadaceae 29.1- Nhận dạng: Dây leo bằng thân quấn. Thân màu nâu đỏ nhiều lông, lá mọc đối có lông dày hơn ở mặt dƣới. Hoa nhỏ màu vàng nâu, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả đôi, hẹp ngang, tỏa ra nhƣ sừng bò. Hạt dẹt, có chùm lông. Toàn cây có nhựa mủ. 29.2- Trồng hái: Cây mọc hoang ở khắp các đồi trọc miền núi. Trồng bằng rễ củ. Ƣa những vùng đồi cứng. Rễ thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu (tháng 8 – 10) phơi khô. Khi dùng bỏ lõi, có thể nấu với nƣớc đậu đen, rồi thái mỏng, phơi khô. 29.3- Công dụng: Bổ máu, chữa đau lƣng và đầu gối đau, di tinh. Chữa thần kinh suy nhƣợc, sốt rét, làm đen râu tóc. Liều dùng: Mỗi ngày 15 – 30 g sắc, nấu cao hoặc ngâm rƣợu uống. Hà thủ ô Tên khác: - Cây vú bò - Cây sữa bò - Khâu cần cà (Thổ) BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐẠI ĐỘI, TIÊU ĐOÀN, PHƢỜNG XÃ 166 30. SÂM ĐẠI HÀNH: Tên khoa học : Elxutherine subaphylla gagney Họ la dôn : Iridaceae 30.1- Nhận dạng: Cây cỏ, cao 20 – 30cm. Thân hành áo, có vỏ đỏ. Lá hình mác dài, gân lá song song. Hoa trắng, mọc thành chùm. Quả nang nhiều hạt. 30.2- Trồng hái: Cây mọc hoang ở rừng núi. Còn đƣợc trồng ở đồng bằng làm cảnh và làm thuốc. Trồng bằng thân hành vào mùa mƣa. Không ƣa động nƣớc (nên đánh luống cao 20 – 30cm để thoát nƣớc). Thu hái: Thân hành khi cây đã tàn lụi, phơi khô hoặc sấy khô. 30.3- Công dụng: Bổ, an thần, cầm máu, hàn vết thƣơng. Liều dùng: Mỗi ngày 4 – 12 gam ngâm rƣợu, tần bột hoặc hãm, sắc uống. Sâm đại hành Tên khác: - Tỏi lào - Kiệu đỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_19_4252.pdf
Tài liệu liên quan