Đô thị hoá và vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị

Tài liệu Đô thị hoá và vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị: ĐÔ THỊ HOÁ VÀ VẤN ĐỀ DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ Trong những năm vừa qua, người dân ở các nước đang phát triển di chuyển ồ ạt tới các thành phố với một tốc độ chưa từng thấy. Như đã đề cập đến trong buổi học trước, chúng ta quan sát thấy điều đó trong thời điểm, khi các nước phát triển hiện nay luôn tăng tưởng, nhưng dân cư thành thị tăng lên với một tốc độ chậm hơn sự phát triển của các ngành và chắc chắn với một tốc độ chậm hơn các công việc đang được tạo ra trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này rất khác đối với các nước đang phát triển. Ở các nước này chúng ta nhận thấy rằng dân cư ở các thành phố đang tăng lên với tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng trong khu vực sản xuất. Vì thế trong khi các mô hình phát triển kép như mô hình Lewis có thể được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn này -- khi mà các nước phát triển hiện nay đã tăng trưởng, họ không thể giải thích được việc các nước đang phát triển lại gặp phải tình trạng thất nghiệp gay gắt ở đô thị. Ngoại tr...

doc7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đô thị hoá và vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÔ THỊ HOÁ VÀ VẤN ĐỀ DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ Trong những năm vừa qua, người dân ở các nước đang phát triển di chuyển ồ ạt tới các thành phố với một tốc độ chưa từng thấy. Như đã đề cập đến trong buổi học trước, chúng ta quan sát thấy điều đó trong thời điểm, khi các nước phát triển hiện nay luôn tăng tưởng, nhưng dân cư thành thị tăng lên với một tốc độ chậm hơn sự phát triển của các ngành và chắc chắn với một tốc độ chậm hơn các công việc đang được tạo ra trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này rất khác đối với các nước đang phát triển. Ở các nước này chúng ta nhận thấy rằng dân cư ở các thành phố đang tăng lên với tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng trong khu vực sản xuất. Vì thế trong khi các mô hình phát triển kép như mô hình Lewis có thể được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn này -- khi mà các nước phát triển hiện nay đã tăng trưởng, họ không thể giải thích được việc các nước đang phát triển lại gặp phải tình trạng thất nghiệp gay gắt ở đô thị. Ngoại trừ các mô hình phát triển kép (đã thừa nhận chỉ có hai khu vực kinh tế, khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực sản xuất chế biến hiện đại), các nhà kinh tế hiện nay đã bắt đầu thừa nhận sự tồn tại cần thiết của khu vực thứ ba. Cụ thể là khu vực không chính thức. Khu vực phi chính thức (Informal Sector): Khu vực này bao gồm các hoạt động không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường không được sự chấp nhận của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Chẳng hạn như: đứng đường, bán hàng rong, mài dao, viết thư, thu lượm đồng nát, đánh giày, v.v... sơn đông mãi võ! Các đặc điểm của người lao động trong khu vực phi chính thức: Phần lớn người lao động trong khu vực này: 1. là các cư dân vừa mới chuyển từ vùng nông thôn tới 2. họ ít được đào tạo hay không được đào tạo chính thức 3. họ thường không có chuyên môn 4. họ thiếu tiền vốn Kết quả là, sản lượng và thu nhập trong khu vực này vẫn rất thấp. Đồng thời người lao động cũng không có bất cứ công việc ổn định nào, không có điều kiện lao động tốt hay tiền lương hưu cho tuổi già. Cho đến đầu những năm 1970, có thể nhận thấy ở các nước đang phát triển rằng khu vực phi chính thức không phải là một hiện tượng tạm thời hay nhất thời mà hiện tượng đó sẽ còn tiếp tục tồn tại. Vì thế nhận ra được các lợi ích và chi phí của khu vực phi chính thức là rất quan trọng. Lợi ích của khu vực phi chính thức: 1. Nó thu hút một luồng lao động lớn từ các vùng nông thôn . 2. Có thể mang lại chút thặng dư 3. Nguồn vốn thấp: So với khu vực sản xuất, khu vực phi chính thức này chỉ cần một lượng vốn rất nhỏ cho mỗi lao động. 4. Nó đáp ứng một nhu cầu lớn về người lao động không chuyên và bán chuyên môn. 5. Khu vực phi chính thức có thể dễ chấp nhận công nghệ thích hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực địa phương. 6. Có một vai trò quan trọng trong việc tái chế vật liệu sa thải. Chi phí đối với xã hội: 1. Chủ yếu là các hậu quả về môi trường 2. Tăng tỷ lệ tội phạm Các đặc điểm di cư 1. Các đặc điểm nhân chủng học 2. Các đặc điểm giáo dục 3. Các đặc điểm kinh tế Mô Hình Di Dân từ Nông Thôn ra Thành Thị của Toraro: Không giống với các mô hình về thất nghiệp khác, đây là mô hình đầu tiên giải thích tại sao tình trạng thất nghiệp ở thành thị lại tồn tại ở các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Chúng ta đã bàn thảo đến biểu đồ của mô hình này. Có một thiếu sót trong cuốn sách trong việc định nghĩa LUS mà tôi muốn các bạn chữa lại. Nếu các bạn không đến lớp, hãy nói với một người bạn tham gia buổi học ngày hôm nay hay tới nói với tôi. LUS nên được định nghĩa như tổng số lực lượng lao động ở đô thị. Điều đó sẽ bao gồm cả các lao động được thuê mướn và người lao động thất nghiệp. Cuốn sách này định nghĩa nó chỉ là các lao động không được thuê mướn ở thành phố. Sách giáo khoa định nghĩa LUS = OMLA - OMLM. Giải thích chính xác về LUS (phù hợp với mô hình này) là LUS = OMLA. Hãy để ý đến thay đổi này. Các đặc điểm chính của Mô hình di cư Tadora: 1. Phân tích chi phí và lợi ích tương đối dẫn đến việc di cư 2. Sự chênh lệch về tiền lương thực tế giữa vùng thành thị và nông thôn là một động cơ dẫn đến tình trạng di cư. 3. Khả năng tìm kiếm được một công việc ở thành thị liên quan trực tiếp đến tỷ lệ việc làm ở đô thị. 4. Di cư có thể xảy ra ngay cả khi đối diện với tình trạng thất nghiệp ở đô thị. Chúng ta đã thấy được từ mô hình Todaro là vấn đề di dân tới các thành phố có thể mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân người nhập cư, và dựa trên phân tích chi phí lợi ích hợp lý. Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội, tình trạng đó có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn mà xã hội phải trả giá đắt cho vấn đề đó. Vì thế mô hình của Todaro có liên quan lớn về chính sách. Các liên quan về chính sách: 1. Phải xem xét và giảm bớt việc quan tâm thiên lệch đối với các chính sách phát triển đô thị. Các bất cân bằng giữa các cơ hội kinh tế ở vùng nông thôn và đô thị phải được giảm thiểu. 2. Nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được rằng việc tạo ra công ăn việc làm ở thành thị nhiều hơn có thể không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở đô thị. Mà nó có thể càng thúc đẩy quá trình di cư và làm tồi tệ thêm vấn đề thất nghiệp ở các thành phố. 3. Giáo dục phải được tổ chức lại và nên là ưu tiên hàng đầu của đất nước. Quan trọng không phải là cung cấp hệ thống giáo dục chính qui, mà là quan tâm, chú trọng đến các công việc có hàm lượng chất xám cao hơn và việc đào tạo nghề. 4. Mô hình của Todaro cũng đưa ra triển vọng tốt cho các vấn đề này thông qua các giải pháp được đề xuất trong mô hình vi mô khuyến khích bằng giá (price incentive micro model). 5. Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chính sách tập trung vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đều phải được chú trọng. (TQ hiệu đính: xem xét cơ hội kinh tế giữa "nông thôn" và thành thị. Ở nông thôn, đập 1 giạ lúa, tương đương với 40kg gạo, được 40 ngàn. Một người siêng năng làm việc cực nhọc được 80 ngàn/1 ngày. Trong khi đấm lưng cho Việt Kiều hay Việt Gian trúng mánh ở Thành Phố, tiền "bo" được 100 ngàn. Vào những tháng ế như tháng tư đến tháng tám, đấm lưng 1 ngày 1 cái vẫn nhiều tiền hơn đi đập lúa. Các ví dụ khác như, xem tiền kiếm sống của nông dân hàng tháng là bao nhiêu? Các cô có ngoại hình đi làm nghề "lấy lỗ làm lời" với Việt Kiều thì được bao nhiêu một đêm? Và các nhà chính sách ở Việt Nam, hãy đặt mình vào trong hoàn cảnh các cô gái có ngoại hình tương đối, nhưng thất học và không có tay nghề, thì các nhà kinh tế đó sẽ làm gì để giúp cha mẹ tậu nhà, mua xe? Các nhà tâm lý học và tôn giáo thì nhấn mạnh vào "tiết dục", nghĩa là "tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc". Còn kinh tế học, thì giả định rằng lòng tham con người vô đáy, nhưng nếu quân bình cơ hội kinh tế, và không có lợi để người ta lên thành phố, người ta sẽ ở lại quê cha đất tổ!!! Nương theo ý này, tại sao lại không có những chính sách đưa tệ nạn mãi dâm ra khỏi thành thị mà mà đến các tỉnh. Nương nhờ vào đồng tiền hoang phí của Việt Kiều và Việt Gian trúng mánh, xây dựng khách sạn và kỹ nghệ "phục vụ" ngoài thành phố? Thêm, các cô làm nghề "lấy lỗ làm lời" trên lý thuyết vẫn đang bị thất nghiệp, vì chính phủ không công nhận và đánh thuế ngành đó. Sự hiện diện của Khu Vực Phi Chính Thức giải thích tại sao, tuy tỷ lệ thất nghiệp trên thành phố cao, nhưng người nông thôn vẫn lên thành thị. Vì họ có việc làm trong Khu Vực Phi Chính Thức, và đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn.). Nghiên cứu: Nền kinh tế Mexico: Mexico là nước lớn thứ 3 ở Mỹ La-tinh. Mexico nằm dưới ách thống trị của Tây Ba Nha khoảng 300 năm. Đó là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực phát triển dồi dào. Đây là nước lớn thứ 15 trên thế giới về kim ngạch thương mại. Mexicocũng là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới, có cơ sở công nghiệp vững chắc và được coi là một nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country ~ NIC). Mexico có đất đai nông nghiệp mầu mỡ, và là láng giềng với nước phát triển nhất thế giới (MỸ). Mặc dù có tất cả các điều kiện thuận lợi đó nhưng đất nước này vẫn tồn tại nhiều vấn đề lớn. Họ bị tác động nặng nề bởi dân số tăng nhanh, cư dân sống đông ở thành thị (70% dân cư sống ở các thành phố), đói nghèo gia tăng, bất bình đẳng lớn trong thu nhập, tình trạng thất nghiệp tràn lan và một gánh nặng nợ nước ngoài lớn. Vấn đề là một đất nước với quá nhiều tiềm năng như vậy sẽ giải quyết những tình huống đó như thế nào. Sau Thế Chiến II, nền kinh tế Mexico đã tăng trưởng khá nhanh, có nhu cầu bên ngoài lớn trong khi các nước khác trên thế giới vẫn đang khôi phục lại sau sự tàn phá của chiến tranh. Đồng thời, nhu cầu trong nước cũng tăng mạnh bởi các chính sách thay thế nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu trong nước. Nền tảng công nghiệp trong nước được xây dựng trong suốt giai đoạn này. Trong khoảng 30 năm, nền kinh tế trong nước chủ yếu được thúc đẩy bởi nền công nghiệp. Trong những năm 1970, sau khi phát hiện ra một lượng lớn trữ lượng dầu và gas, Mexico đã thực hiện nhiều dự án đầu tư lớn được hậu thuẫn bởi các chi phí công đầu tư vào sản xuất dầu (họ có được các khoản vay từ các hãng cho vay quốc tế và hy vọng trả nợ bằng thu nhập từ dầu). Đồng thời để giữ cho thu nhập từ dầu cao hơn, họ mong muốn giữ đồng peso ở mức giá cao. Tuy nhiên, đồng peso cao giá này làm giảm giá trị cán cân thương mại và sản xuất trong nước cũng giảm. Đầu tư khổng lồ trong xã hội mà không có sự tăng sản lượng thích đáng được tạo ra từ áp lực lạm phát và dần dần đất nước đã đi vào thời kỳ suy thoái. IMF phải can thiệp và yêu cầu nước này phải thực hiện các biện pháp mạnh để làm giảm giá trị đồng tiền của họ. Một khi đồng peso bị giảm giá, có một luồng đầu tư khổng lồ tràn vào trong nước và đất nước lại thậm chí rơi vào vấn đề khó giải quyết hơn. Họ vẫn đang cố gắng để khôi phục lại đất nước sau tình trạng này. Nghiên cứu: Nước Ai Cập Khi nghĩ đến Ai Cập, hiện lên tâm trí chúng ta là những kim tự tháp, những ông vua Ai Cập cổ và các xác ướp. Đó là một đất nước có nền văn minh rực rỡ vào giai đoạn sớm nhất. Đất nước đó cũng nằm ở vị trí chiến lược phía nam Địa Trung Hải và ở phía tây Biển Đỏ. Mặc dù ngay từ đầu mảnh đất này đã bị xâm chiếm bởi con người, tuy nhiên, nó chưa bao giờ bị chiếm thành "thuộc địa" khi chúng ta xem xét nguồn gốc thuộc địa của các nước đang phát triển. Lý do là 98% diện tích của đất nước này là sa mạc. Mặc dù lưu vực sông Nilerất phì nhiêu và mặc dầu hết tất cả công việc trồng trọt là ở bên bờ sông Nile, nhưng sản lượng nông nghiệp vẫn không thể đủ đáp ứng nhu cầu của số lượng dân số ngày càng tăng. Chính vì vậy, nhập khẩu chính của đất nước này là lương thực. Về các nguồn tài nguyên khoáng sản, Ai Cập có dầu và gas. Học sinh không phải đóng học phí cho đến trình độ đại học. Tuy nhiên, nước này lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng "chảy máu chất xám". Đơn giản là Ai Cập không đủ khả năng để giữ lại lực lượng lao động có tay nghề ở lại trong nước. Cùng với vấn đề này, tỷ lệ tăng dân số tăng 2% cũng đang gây ra tình trạng thất nghiệp khó kiểm soát ở nước này. Vì thế, vấn đề lớn nhất của Ai Cập vẫn là giải quyết vấn đề thất nghiệp và đồng thời cũng cần phải giảm bớt tình trạng chảy máu chất xám.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_thi_hoa_va_van_de_di_cu_tu_nong_thon_ra_thanh_thi_2298.doc
Tài liệu liên quan