Đồ án Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực Xã Bắc Phong - Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình

Tài liệu Đồ án Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực Xã Bắc Phong - Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K471 Lời nói đầu Bản đồ địa hình loại bản đồ địa lý chung, vì nội dung của nó chứa đựng các thông tin về yếu tố tự nhiên như địa hình, chất đất, thuỷ văn, lớp phủ thực vật… và các yếu tố về kinh tế-văn hoá-xã hội như dân cư, hệ thống đường sá, cầu cống, các cơ sở sản xuất-dịch vụ, các công trình công cộng, địa giới hành chính… Theo mức độ đầy đủ của nội dung và mức độ chi tiết của các đặc trưng cho các đối tượng và hiện tượng được biểu thị thì bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ tra cứu. Tuy nhiên bản đồ địa hình lại có sự khác biệt so với các loại bản đồ khác là được thành lập theo các tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất (tiêu chuẩn ngành), đó là hệ thống các quy phạm, quy định kỹ thuật và các mẫu ký hiệu chuẩn. Bản đồ định hình là những tài liệu cơ sở để thành lập các bản đồ địa lý chung ở các tỷ lệ khác nhau và là cơ sở địa lý của bản đồ chuyên đề, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà người ta sử dụng c...

pdf84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực Xã Bắc Phong - Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K471 Lời nói đầu Bản đồ địa hình loại bản đồ địa lý chung, vì nội dung của nó chứa đựng các thông tin về yếu tố tự nhiên như địa hình, chất đất, thuỷ văn, lớp phủ thực vật… và các yếu tố về kinh tế-văn hoá-xã hội như dân cư, hệ thống đường sá, cầu cống, các cơ sở sản xuất-dịch vụ, các công trình công cộng, địa giới hành chính… Theo mức độ đầy đủ của nội dung và mức độ chi tiết của các đặc trưng cho các đối tượng và hiện tượng được biểu thị thì bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ tra cứu. Tuy nhiên bản đồ địa hình lại có sự khác biệt so với các loại bản đồ khác là được thành lập theo các tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất (tiêu chuẩn ngành), đó là hệ thống các quy phạm, quy định kỹ thuật và các mẫu ký hiệu chuẩn. Bản đồ định hình là những tài liệu cơ sở để thành lập các bản đồ địa lý chung ở các tỷ lệ khác nhau và là cơ sở địa lý của bản đồ chuyên đề, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà người ta sử dụng chúng vào mục đích khác nhau ví dụ: Để lập kế hoạch chung cho một công trình xây dựng thường dùng loại bản đồ địa hình có tỷ lệ trung bình, nhưng để khảo sát công trình và thiết kế các công trình thì người ta lại dùng bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đất nước đang trên đà phát tiển mạnh mẽ, yêu cầu phải có nhiều bản đồ địa hình ở các tỷ lệ để khảo sát, thiết kế quy hoạch phục vụ xây dựng, ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các công trình thuỷ lợi thuỷ điện… Để đáp ứng yêu cầu thực tế cùng với sự mong muốn tìm hiểu sâu hơn về sản xuất bản đồ địa hình. Nên em chọn đề tài với nội dung: "Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực Xã Bắc Phong - Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình." Đề tài gồm hai phần lớn: Phần I. Lý thuyết chung Phần II. Thực nghiệm Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K472 Mục đích thực hiện đề tài : - Hệ thống hoá lại kiến thức về sản xuất bản đồ nói chung và bản đồ địa hình nói riêng. - Nghiên cứu công tác biên tập và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn từ nguồn tư liệu là số liệu đo đạc có sử dụng công nghệ số. Trong quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là cô giáo Ths. Hà Thị Mai. Cùng với sự cộng tác của các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng tìm tòi học hỏi, tuy nhiên do khả năng bản thân và thời gian có hạn nên đồ án không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản đồ án và bản đồ thực nghiệm được hoàn chỉnh hơn! Em xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K473 Phần I Lý thuyết chung Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K474 Chương I Khái niệm chung về bản đồ địa hình I. Định nghĩa bản đồ địa hình 1. Định nghĩa bản đồ, bình đồ. Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ mô tả khái quát một phần rộng lớn bề mặt quả đất lên là mặt phẳng bản đồ theo các phép chiếu hình khác nhau với những nguyên tắc biên tập khoa học. Như vậy khái niệm bản đồ phải hiểu là hình ảnh biểu thị một khu vực lãnh thổ rộng lớn có tính đến ảnh hưởng của độ cong quả đất, đặc điểm biến dạng của phép chiếu hình, sử dụng thống nhất hệ toạ độ và độ cao nhà nước. Theo nội dung các bản đồ địa hình được chia làm 2 loại, bản đồ địa hình cơ bản và bản đồ địa hình chuyên nghành. Bản đồ địa lý hình bao gồm ba nhóm là bản đồ địa lý khái quát, và bản đồ địa trung bình và bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Bình đồ: Khác với bản đồ bình đồ biểu thị một khu đất nhỏ theo phép chiếu hình trực giao. Bình đồ thường có tỷ lệ rất lớn và được ứng dụng trong trắc địa công trình, tuỳ theo mức độ sử dụng mà bình đồ có thể không sử dụng hệ toạ độ và độ cao nhà nước. 2. Định nghĩa bản đồ địa hình Bản đồ địa hình cho ta khả năng nhận thức bề mặt địa lý một cách tổng quát, dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng xác định được toạ độ và độ cao của bất kỳ một điểm nào trên mặt đất khoảng cách và phương hướng giữa hai điểm… Trên bản đồ còn thể hiện các mặt định tính, định lượng, hình dạng và trạng thái của các yếu tố địa lý, ghi chú địa danh của chúng. Như vậy bản đồ địa hình có thể được định nghĩa như sau: Bản đồ địa hình là bản đồ thu nhỏ của bề mặt trái đất theo những quy luật toán học nhất định. Nội dung trên bản đồ được thể hiện bằng những ký hiệu quy định, những ký hiệu đó gọi là ngôn ngữ bản đồ. Các đối tượng nội dung được thể hiện theo những mục đích nhất định và có liên quan với nhau một cách chặt chẽ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K475 3. Khái niệm bản đồ số địa hình. Nhờ sự phát triển của công nghệ tin học nên một loại bản đồ mới được xuất hiện, đó là hệ thống các bản đồ số. Hệ thống các bản đồ số này luôn tồn tại song song cùng bản đồ truyền thống. Như chúng ta đã biết bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ dưới dạng điểm, đường, vùng được lưu trữ trên các thiết bị có khả năng đọc và hiển thị dưới dạng hình ảnh của bản đồ lưu trên máy tính điện tử. Bất cứ khi nào cũng có khả năng cho phép triết xuất thông tin và cho ra một bản đồ mới. Bản đồ số có thể hiển thị theo phương pháp truyền thống là in trên giấy nhưng cũng có thể hiển thị thông qua thiết bị của màn hình máy tính. Ưu điểm khi sử dụng bản đồ số là: - Có khả năng cập nhật, sửa đổi, đưa thêm các thông tin lên bản đồ một cách dễ dàng nhanh chóng và không mất nhiều thời gian. - Có khả năng khai thác: Có thể tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà cung cấp các lớp thông tin cần thiết theo các tỷ lệ tuỳ ý, chiết xuất các thông tin. - Có khả năng lưu trữ: Trước đây để lưu trữ các bản đồ làm bằng công nghệ truyền thống phải tốn nhiều diện tích nhà xưởng và nhân công… Nay với công nghệ bản đồ số việc lưu trữ không còn là vấn đề phức tạp. - Có khả năng tính toán và phân tích: Đây là khả năng ưu việt của dữ liệu bản đồ số, nó cho phép thực hiện rất nhiều mục đích trong thực tiễn cũng như trong khoa học. Các bản đồ dễ dàng nắn chỉnh, chuyền đổi hệ toạ độ, tính toán các diện tích nhanh chóng. Hơn nữa bản đồ số còn cho phép liên kết các yếu tố đồ hoạ với các yếu tố thuộc tính, bằng biểu thống kê…để tạo ra các bản đồ chuyên đề.. Là nguồn dữ liệu đồ hoạ cung cấp cho các hệ thống thông tin đất đai (LIS) hệ thống thông tin địa lí. II. Phân loại bản đồ địa hình. 1. Phân loại theo tỷ lệ. Theo tỷ lệ bản độ địa hình được phân làm ba nhóm chính: - Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ: (1:100 000, 1:200 000, 1:500 000, 1: 1000 000) Nhóm bản đồ này được thành lập chủ yếu có ý nghĩa trong việc nghiên cứu Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K476 lãnh thổ và vùng lãnh thổ toàn quốc để tìm hiểu các đặc trưng về địa lý tổng hợp các quy luật địa lý lớn, hoặc nhằm giải quyết các vấn đề để tính toán chiến lược. Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình và vừa (1:10000, 1:25 000, 1:50 000) Nhóm này được thành lập theo những yêu cầu cụ thể của mỗi ngành hoặc cho thết kế những công trình cụ thể 2. Phân loại theo mục đích sử dụng Theo mục đích sử dụng có thể phân bản đồ địa hình thành ba loại: - Bản đồ hình cơ bản. - Bản đồ địa hình chuyên dụng. - Bản đồ nền địa hình. 2.1. Bản đồ địa hình cơ bản. - Là loại bản đồ phản ánh các yếu tố địa hình địa vật trên bề mặt lãnh thổ ở thời điểm đo vẽ với độ chính xác, độ tin cậy cao, với mức độ chi tiết và tương đối đồng đều. - Các bản đồ loại này có khả năng đáp ứng mục đích sử dụng cơ bản của nhiều ngành kinh tế quốc dân, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và nhiều mặt hoạt động khác. Việc thành lập bản đồ địa hình cơ bản có thể do từng ngành hoặc từng địa phương thực hiện trên một khu vực nào đó, xuất phát từ kế hoạch, nhiệm vụ của riêng họ và đều tuân theo một tiêu chuẩn chung về kỹ thuật (quy trình, quy phạm và hệ thống các kỹ hiệu). Bản đồ địa hình cơ bản hay còn gọi là bản đồ địa hình Nhà nước có đặc điểm chính sau: -Vẽ theo từng mảng độc lập, tuân theo một bố cục thống nhất. -Tuân theo các quy định về độ chính xác, mức độ phản ánh nội dung, phương pháp trình bầy và quy trình công nghệ. - Trên bản đồ thể hiện đầy đủ các yếu tố địa lý và kinh tế xã hội cơ bản của khu vực: Điểm khống chế trắc địa, dân cư, các đối tượng kinh tế văn hoá xã hội, hệ thống các đường giao thông và các đối tượng liên quan, dáng đất và chất đất, thực vật, ranh giới tường rào, ghi chú. - Là cơ sở để thành lập các bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ hơn, các bản đồ địa hình chuyên dụng, các bản đồ địa hình kỹ thuật, các bản đồ chuyên đề, đo đạc hình thái, tính toán các chỉ tiêu thống kê. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K477 2.2. Bản đồ địa hình chuyên dụng. Là loại bản đồ thành lập để giải quyết mục đích cụ thể của một hay nhiều ngành. Trên bản đồ ưu tiên phản ánh các đối tượng cần thiết cho mục đích chuyên dụng và ngược lại phản á nh sơ sài hơn những phân tử ít có tác dụng sử dụng, có thể kể đến là các loại: -Bản đồ tỷ lệ 1:10 000, 1:25 000 phục vụ điều tra quy hoạch rừng. -Bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch đồng ruộng tỷ lệ 1: 2 000, 1:5 000. -Bản đồ địa hình xí nghiệp nông lâm nghiệp tỷ lệ 1: 5 000, 1 : 15 000,1 : 25 000 2.3. Bản đồ nền địa hình. Là loại bản đồ đã được lược bớt đi một số đặc điểm tính chất của các yếu tố địa hình, địa vật nhằm làm giảm nhẹ trọng tải của bản đồ, có thể coi là bản đồ địa hình đã được đơn giản hoá.Về hình thức trình bày bản đồ nền địa hình vẫn giữ nguyên hệ thống ký hiệu của bản đồ địa hình cơ bản, nhưng có giảm bớt số lượng mầu in. Bản đồ này dùng làm cơ sở địa hình để có thể hiện các yếu tố của bản đồ chuyên môn, chuyên đề. III . Hệ THốNG cơ sở toán học của bản đồ. 1. Tỷ lệ: Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài S trên bản đồ và chiều dài thực của nó trên thực địa ký hiệu 1: Mbđ =Sbd/ Stđ để tiện sử dụng người ta chọn mẫu số Mbđ có trị số chẵn. Trên bản đồ địa hình thể hiện tỷ lệ bản đồ ở hai dạng sau: Dạng số 1/Mbđ (ví dụ 1:2 000) Dạng chữ: Ghi đơn vị tương ứng của chiều dài trên bản đồ với chiều dài ngoài thực địa, ví dụ: 1cm trên bản đồ ứng với 20m ngoài thực địa. 2. Elipxoid Một số Elipxoid được dùng ở Việt Nam có các thông số chính sau: - Elipxoid Everest, có bán trục lớn a = 6 377 296, độ dẹt  = 1:300.5 - Elipxoid Kraxovski, có bán trục lớn a = 6 378 245, độ dẹt  = 1:298.3 - Elipxoid WGS, có bán trục lớn a = 6 378 137, độ dẹt  = 1: 298 Elipxoid quốc gia: Trong lĩnh vực thành lập bản đồ địa hình, vị trí mỗi Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K478 quốc gia trên quả đất khác nhau nên việc sử dụng hệ quy chiếu Elipxoid chúng có thể bị biến dạng kém chính xác. Do đó mỗi Quốc gia bằng số liệu đo đạc xây dựng cho mình một mặt elipxoid riêng gọi là elipxoid thực dụng (elipxoid quốc gia), với yêu cầu là elipxoid này phải được định vị vào quả đất gần trùng với mặt geoid và bao trùm toàn bộ lãnh thổ Quốc gia. ở Việt Nam, trước năm 1975 Miền Bắc đã sử dụng số liệu Elipxoid WGS - 84 cùng số liệu đo đạc của Việt Nam chúng ta xây dựng Elipxoid thực dụng riêng, nó là cơ sở toán học của hệ tạo độ VN - 2000, thay cho các hệ toạ độ đã sử dụng trước đây là HN - 72. Với Elipxoid quy chiếu quốc gia là Elipxoid WGS toàn cầu, với kích thước: - Bán trục lớn a = 6378137m - Độ dẹt  = 1/298,257223563 - Tốc độ quay quanh trục  =7292115  108m/s2 - Vị trí được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm đo GPS cạnh dài, có độ cao thuỷ chuẩn phân bổ đều trên toàn lãnh thổ. 3. Các lưới chiếu sử dụng trong thành lập bản đồ địa hình. 3.1. Lưới chiếu Gauss - Kruger Đặc điểm: - Là phép chiếu đồng góc. - Kinh tuyến giữa là một đường thẳng và là trục đối xứng. - Kinh tuyến giữa là đường chuẩn không có biến dạng độ dài (m0 = 1) càng xa đường chuẩn biến dạng càng tăng, biến dạng lớn nhất là giao điểm của xích đạo với hai kinh tuyến biên. Trong phạm vi múi 60 các đường đồng biến dạng gần như là các đường thẳng song song với kinh tuyến trục, lãnh thổ Việt Nam theo phép chiếu hình Gauss chủ yếu nằm trong phạm vi múi chiếu 18 có kinh tuyến giữa là 1050 kinh tuyến Đông. Nhằm đảm bảo độ chính xác ta dùng phép chiếu hình Gauss với múi 60 để làm cơ sở toán học khi thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 và nhỏ hơn, dùng phép chiếu hình Gauss với múi chiếu 30 hoặc nhỏ hơn để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn từ 1/5.000 đến 1/500 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K479 3.2. Lưới chiếu UTM (Universal Transverse Mercator). Đặc điểm: - Là phép chiếu đồng góc. - Kinh tuyến giữa là đường thẳng và là trục đối xứng, các kinh tuyến khác là đường cong. - Trên phép chiếu UTM có hai đường kinh tuyến chuẩn nằm về hai phía của kinh tuyến trục trên đường chuẩn không có biến dạng, càng xa đường chuẩn biến dạng càng tăng, biến dạng lớn nhất là giao của xích đạo với hai kinh tuyến biến và kinh tuyến giữa (m0 = 0.9996). So với phép chiếu hình Gauss, phép chiếu UTM có ưu điểm là độ biến dạng được phân bố đều hơn, hiện nay để thuận tiện cho việc sử dụng hệ toạ độ chung trong khu vực và trên thế giới, trong hệ toạ độ mớiVN - 2000 sử dụng phép chiếu UTM thay cho phép chiếu Gauss - Kruger trong hệ HN - 72. 3.3. Lưới chiếu. Quy định: Sự dụng lưới chiếu hình nón đồng góc hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để thành lập bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1/1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 với hệ số m = 0.9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền tỷ lệ 1/500.000 đến 1/25.000. Sử dụng phép chiếu hình ngang đồng góc với múi chiếu 30 với hệ số m0 = 0.9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền tỷ lệ 1/10.000 đến 1/2000 4. Hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN - 2000 4 .1. Hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN - 2000 Hệ toạ độ VN-2000 thành lập theo quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của thủ tướng chính phủ. Hệ toạ độ mới VN-2000 sử dụng phép chiếu UTM thay cho phép chiếu Gauss-Kruger trong hệ HN- 72. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4710 Hệ VN - 2000 có Elipxoid quy chiếu quốc gia là Elipxoid WGS - 84 toàn cầu với kích thước: - Bán trục lớn: a = 6378137,0. - Bản trục nhỏ là: b = 6356752,31. - Độ dẹt là:  = 1: 298,257223563. - Tốc độ góc quay quanh trục:  = 7292115.0 x 1011(rad/s) - Gốc toạ độ N00 đặt tại viện nghiên cứu địa chính, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội. - Gốc độ cao tại đảo Hòn Dấu - Hải Phòng. Hệ VN - 2000 được thành lập trên phép chiếu UTM (m0 = 0.9996) có ưu điểm là độ biến dạng nhỏ và có thể thuận tiện cho sử dụng chung trong khu vực và thế giới. Hệ VN - 2000 sử dụng Elipxoid thực dụng được xác định vị trí phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ. Đó cũng là những ưu điểm mà phép chiếu Gauss chưa thể khắc phục được. 4.2. Danh pháp tờ bản đồ địa hình trong hệ quy chiếu VN- 2000. Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 có kích thước 40 x 60 là giao của cột và hàng, cũng giống như hệ HN - 72 cũng chia quả đất thành 60 múi, mỗi múi có độ biến đổi kinh độ là  = 60, ký hiệu múi được đánh bằng chữ A Rập 1,2,3…bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 180Đ và 1700T, ký hiệu mỗi múi tăng từ Đông sang Tây. Theo vĩ tuyến, từ xích đạo về hai cực quả đất chia thàng 22 hàng, mỗi hàng có độ biến đổi về vĩ độ  = 40 số thứ tự đánh theo chữ in hoa La tinh A,B,C… V (bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với chữ số 0 và 1) bắt đầu từ hàng A nằm giữa vĩ tuyến 00 và 40, ký hiệu hàng tăng từ xích đạo về phía hai cực. Trong hệ UTM quốc tế, để phân biệt rõ hai vùng đối xứng qua xích đạo Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4711 người ta đặt trước ký hiệu hàng thêm chữ N đối với các hàng ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các hàng ở Nam bán cầu. Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 trong hệ VN - 2000 cũng lấy thứ tự hàng và múi, nhưng bỏ qua địa danh .Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 có phiên hiệu F - 48(NF - 48), trong ngoặc là danh pháp UTM quốc tế được ghi chú thêm chữ N. .  Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5.000.000 mỗi mảnh có kích thước 20 x 30, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A,B,C,D theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 là danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500.000 đó, gạch nối sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Danh pháp UTM quốc tế, đánh số A,B,C,D theo chiều kim đồng hồ từ góc Tây - Bắc. Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có phiên hiệu là F - 48-D(NF-48-D) .  Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi mảnh có kích thước 10 x 1030' ký hiệu bằng các chữ số ả Rập 1,2,3,4. Theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Theo UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh cũng có kích thước 10 x 1030' ký hiệu bằng chữ số A Rập từ một đến 16 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1 : 500.000, phần trong ngoặc là danh pháp mảnh bản đồ đó theo UTM quốc tế. Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F -48-D-4(NF-48-16)  Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4712 1:100.000, mỗi mảnh có kích thước 30' x 30', ký hiệu mảnh đặt bằng các số A Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Theo UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lập so với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm 4 số, 2 số bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có kinh sai  = 30' theo kinh tuyến xuất phát từ kinh tuyến 750Đ tăng dần về phía Đông (múi nằm giữa kinh độ 102 0 Đ và 102030'Đ là múi 54), hai số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự của các hàng có vĩ sai  = 30' theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 40 Nam bán cầu (vĩ tuyến 40N) tăng dần từ phía cực (hàng nằm giữa độ vĩ 80 và 8030' là hàng 25). Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100.000 gồm danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1.100.000 đó, gạch nối và ký hiệu tiếp sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000. Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có danh pháp F - 48-96(6151) .  Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi mảnh có kích thước 15' x 15', ký hiệu mảnh đặt bằng các chữ số A,B,C,D theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Trong UTM quốc tế, danh pháp được ký hiệu bằng chữ số La Mã I,II,III,IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đông- Bắc nhưng theo chiều kim đồng hồ. Danh pháp bản đồ tỷ lệ 1: 500.000 gồm danh pháp bản đồ 1: 100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100.000 (danh pháp bản đồ 1:50.000 theo kiểu UTM quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên nhưng không có gạch ngang). Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-96-D(6151 IV) Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000. Hệ thống UTM quốc tế không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ từ 1:25.000 và lớn hơn, do đó trong hệ VN-2000 cũng áp dụng giống như trong HN-72. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4713 Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 với ký hiệu a,b,c,d. Với kích thước 5' x 7'30''. Danh pháp bản đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm danh pháp bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 đó, thêm gạch nối, ký hiệu mảnh bản đồ 1:25.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000. Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có danh pháp F-48-96-D- d  Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 được chia thành 4 mảnh tỷ lệ 1:10.000, mỗi mảnh có kích thước 3'45'' x 3'45'', ký hiệu bằng 1,2,3,4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ1:10.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 có phiên hiệu F-48-96-D-d-4 Danh pháp bản đồ tỷ lệ 1: 5.000. Mỗi mảnh, bản đồ tỷ lệ 1: 100.000 được chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mỗi mảnh có kích thước 1'52.5'' x 1 ' 52.5 '' ,ký hiệu bằng số từ 1đền 256 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.0000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ1:100.000 đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ có phiên hiệu F -48-96-(256)  Danh mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000 Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 được chia làm 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, mỗi mảnh có kích thước 37.5'' x 37.5'', ký hiệu bằng chữ La Tinh a, b, c, d, e, g, h, k (bỏ qua i,j để chánh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4714 bản đồ tỷ lệ 1:2.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000. Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2.000 có phiên hiệu là F -48- 96-(256-k)  Danh pháp bản đồ địa hình tỷ lớn. Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:1.000 và 1: 500 chỉ được thành lập cho các khu vực nhỏ, có thể thiết kế hệ thống phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra cũng có thể sử dụng cách phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh theo hệ thống chung như sau: Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000 Mỗi mảnh bản đồ tỷ 1:2.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000, ký hiệu bằng chữ số La Mã I,II,III,IV theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000 có phiên hiệu F -48- 96-(256-IV) Phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2.000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500, ký hiệu bằng chữ số A Rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh đản đồ tỷ lệ 1:500 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ1: 500. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500 có phiên hiệu F -48-96-(256-k-16). Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4715 Sơ đồ phân mảnh tỷ lệ 1:1.000.000 có phiên hiệu F – 48 (NF – 48) IV. NộI DUNG CủA BảN Đồ ĐịA HìNH Trên bản đồ địa hình ta cần biểu thị đầy đủ các yều tố nội dung sau: -Cơ sở toán học. - Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan - Dáng đất. - Giao thông và các đối tượng có liên quan. 9 mảnh 4 mảnh 1:1.000.000 (F-48) 1:500.000 (A, B, C, D) 1:100.000(196) 1:5.000 (1256) 1:2.000 (a,b,c,d,e,f,g,h,k ) 96 mảnh (12 x 8) 4 mảnh 4 mảnh 256 mảnh (16x16) 16 mảnh (4x4) 4 mảnh 4 mảnh 4 mảnh 1:500 (116) 4 mảnh 1:250.000 (1,2,3,4) 1:50.000 (A, B, C, D) 1:25.000 (a, b, c, d) 1:10.000 (1, 2, 3, 4) 1:1.000 (I, II, III, IV) Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4716 - Dân cư. - Các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội. - Lớp phủ thực vật. - Ranh giới hành chính, chính trị. - Ghi chú,trình bày ngoài khung. Mức độ tỷ mỉ của việc thể hiện các yếu tố nội dung trên bản đồ địa hình phụ thuộc vào tỷ lệ, mục đích của bản đồ cần lập. Để khái quát và thể hiện các yếu tố nội dung trên bản đồ địa hình thì ứng với mỗi tỷ lệ ta phải dựa vào quy phạm để thành lập các bản đồ ở các tỷ lệ đó. V. VAI TRò CủA BảN Đồ ĐịA HìNH. Bản đồ địa hình là tài liệu không thể thiếu được trong bất kỳ một công tác nghiên cứu về lãnh thổ cũng như trong công tác thiết kế, quy hoạch và phân vùng sản xuất. Mỗi loại tỷ lệ khác nhau các bản đồ địa hình đều có những mục đích sử dụng khác nhau. 1. Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn Thường là các tỷ lệ1/500,1/1.000,1/2.000,1/5.000 chủ yếu được thành lập để đáp ứng cho các yêu cầu rất cụ thể sau: - Khảo sát, thiết kế và xây dựng. - Quản lý, thi công, canh tác, tưới tiêu. - Điều hành sản xuất. 2. Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình và vừa Thường là các bản đồ tỷ lệ 1:10.000,1:25.000, 1:50.000, 1:100.00 được thành lập nhằm phục vụ cho thiết kế quy hoạch như: - Làm tài liệu cho công tác quy hoạch sử dụng ruộng đất, quản lý ruộng đất. - Làm tài liệu cho công tác thăm dò địa chất công trình, đo đạc thiết kế và xây dựng các công trình. - Làm tài liệu để lập kế hoạch và tiến hành công tác kiểm kê, đánh giá, lập quy hoạch rừng và thành lập các phương án cải tạo rừng. - Làm tài liệu để lập phương án quy hoạch và phân bố cây trồng. - Làm tài liệu để khảo sát các phương án tổng quát xây dựng thành phố, các cụm dân cư nông thôn, chọn các tuyến đường giao thông, đường dây Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4717 tải điện, đường dây liên lạc... 3. Bản đồ địa hình khái quát Thường là các tỷ lệ1/200 000, 1/500 000, 1/1000 00 được thành lập để nghiên cứu lãnh thổ khu vực lớn hoặc lãnh thổ toàn quốc, được dùng để quy hoạch các vùng kinh tế, nghiên cứu các vùng ít được khai hoá, kiểm kê tài nguyên đất, nghiên cứu các chỉ tiêu địa chất... thiết kế sơ bộ các lưới đo vẽ các bản đồ tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ý nghĩa sử dụng cho mục đích kinh tế nêu trên bản đồ địa hình còn là tài liệu rất quan trọng phục vụ an ninh quốc phòng. Trước hết nó là những tài liệu cơ bản để lập phương án tác chiến cho các chiến dịch hoặc cho mỗi trận đánh, là tài liệu để nghiên cứu và lập các tuyến phòng thủ bảo vệ các mục tiêu quan trọng,với các loại bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình và nhỏ còn là tài liệu nghiên cứu chiến lược quân sự của mỗi quốc gia. VI.Các quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình. Công nghệ sản xuất bản đồ địa hình ở Việt Nam chủ yếu có nhiều hướng: 1.Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên vẽ chuyển tiếp từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn vừa mới đo vẽ kế cận về tỷ lệ nhỏ hơn . 2.Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. 3.Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp sử dụng ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh. 1. Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên vẽ chuyển từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn về tỷ lệ nhỏ hơn. Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên vẽ chuyển tiếp được tiến hành khi : Trên khu vực cần biên vẽ đã có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn kế cận mới được thành lập, đảm bảo độ tin cậy độ chính xác về cơ sở toán học cũng như yêu cầu về nội dung bản đồ theo quy định của các quy phạm, ký hiệu hiện hành. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4718 Đặc điểm của phương pháp biên vẽ chuyển tiếp là dùng bản đồ tỷ lệ lớn đã có chuyển về tỷ lệ kế cận thông qua việc biên vẽ kết hợp với tổng quát hoá, khái quát và nội dung trên bản đồ tỷ lệ lớn hơn về tỷ lệ nhỏ hơn kế cận đảm bảo dung lượng trọng tải bản đồ hợp lý đúng theo quy phạm và ký hiệu hiện hành. Ngoài tài liệu chính để làm tài liệu gốc còn phải sử dụng các tài liệu khác ở dạng hỗ trợ hoặc bổ sung, đặc biệt là nội dung có nhiều thay đổi (địa giới hành chính, yếu tố dân cư...). Để tiến hành biên vẽ chuyển tỷ lệ, chúng ta có thể tiến hành theo phương pháp sau : Hiện nay việc thành lập bản đồ bằng phương pháp biên vẽ chuyển tiếp hoàn toàn trên máy tính (công nghệ số ) là chưa thực hiện được bởi vì còn nhiều bất cập trong công đoạn biên vẽ ( tổng hợp, khái quát, lựa chọn thể hiện nội dung trên màn hình máy tính ). Vì vậy quá trình tổng hợp, khái quát, lựa chọn thể hiện nội dung để lập bản vẽ hiện nay vẫn làm trên giấy. Còn lại các công đoạn khác trong quá trình thành lập bản đồ địa hình đều được thực hiện trên máy tính, công nghệ kết hợp được áp dụng khi tài liệu chính để thành lập bản đồ là các file bản đồ số cũ hoặc gốc mới hoặc cũng có thể là bản đồ giấy, bản đồ lưu đen...ở tỷ lệ lớn hơn. Tại cơ sở sản xuất, hiện nay công nghệ kết hợp được sử dụng phổ biến hơn công nghệ truyền thống. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4719 Sơ đồ công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng công nghệ biên vẽ theo công nghệ kết hợp. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4720 2.Thành lập bản đồ địa hình từ nguồn tư liệu là số liệu đo đạc ngoài thực địa. Đo vẽ bản đồ địa hình là tập hợp các công việc trong nhà và ngoài trời nhằm xác định vị trí tương quan về mặt phẳng, độ cao của các điểm đặc trưng ở ngoài thực địa. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho khu vực cần lập bản đồ tỷ lệ lớn, lập các sơ đồ, hoặc phục vụ các công tác thiết kế, thi công cho từng công trình cụ thể, ở các địa phương đây là phương pháp chính để đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình chuyên dụng, bản đồ địa chính và bản đồ dùng để giao đất giao rừng. Tiến độ thi công chậm, nhưng chính xác, thích ứng với khu vực mà trên ảnh hàng không bị thực vật che phủ, phương pháp đo vẽ là toàn đạc có sử dụng các máy kinh vĩ quang học, toàn đạc điện tử. 3.Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp sử dụng ảnh hàng không, ảnh vệ tinh. Đây là công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất trong công nghệ thành lập mới bản đồ.Từ nguồn tư liệu là ảnh máy bay kết hợp với mạng lưới trắc địa, tiến hành các công việc biên vẽ là địa hình, thuỷ văn, giao thông, dân cư, ranh giới, thực vật. Trong phương pháp này địa vật được thành lập chủ yếu dựa trên cơ sở xét đoán và đo vẽ hình ảnh của địa vật có trên ảnh. Quá trình khái quát, lựa chọn, tổng hợp nội dung được thực hiện phần lớn ở ngay khâu điều vẽ. Vì vậy công tác điều vẽ là công tác vô cùng quan trọng, công việc này đòi hỏi người điều vẽ phải có sự hiểu biết về địa hình, địa vật cũng như các nguyên tắc khái quát, lựa chọn, tổng hợp nội dung theo quy định của quy phạm và ký hiệu hiện hành. Hiện nay phương pháp thành lập bản đồ địa hình bằng đo vẽ trực tiếp sử dụng ảnh hàng không phổ biến theo công nghệ sau : -Công nghệ đo vẽ ảnh theo máy trạm Adam. -Công nghệ đo vẽ ảnh sử dụng trạm Image Station của Intergraph. -Công nghệ đo vẽ trên máy các toàn năng chính xác của Liên Xô cũ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4721 Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình trên trạm xử lý ảnh Imagetation của Intergraph. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4722 Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình từ số liệu đo ngoại nghiệp bằng phương pháp toàn đạc với bản đồ tỷ lệ 1: 500 Phát triển lưới khống chế mặt bằng và độ cao Khảo sát chọn điểm và bổ xung chỉnh lý cho bản thiết kế Dựng tiêu chôn mốc Đo lưới khống chế mặt bằng và độ cao Đo vẽ chi tiết địa hình, địa vật bằng máy toàn đạc Biên vẽ bản đồ gốc Kiểm tra và chỉnh lý thành quả Thu thập, đánh giá tài liệu thành lập bản đồ Tính toán bình sai Kiểm tra nghiệm thu bản đồ Chế in và in bản đồ Khảo sát, thiết kế, lập phương án kinh tế kỹ thuật Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4723 VII. YÊU CầU CHUNG ĐốI VớI BảN Đồ ĐịA HìNH Bản đồ địa hình phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cơ sở toán học về thể hiện nội dung, cách trình bầy và thể hiện thống nhất các ký hiệu, tuân theo bộ quy phạm và bộ ký hiệu hiện hành thống nhất trong toàn quốc. Thông thường để giải quyết bất kỳ một công tác thiết kế, khảo sát nào đó về tổ chức kinh tế hoặc bảo vệ đất nước, người ta dùng một bộ bản đồ địa hình ở các tỷ lệ khác nhau của lãnh thổ. Vì vậy yêu cầu nội dung của bản đồ địa hình ở các tỷ lệ khác nhau phải phù hợp với nhau. Bản đồ cần rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng dễ dàng nhanh chóng ngoài thực địa. Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác, mức độ đầy đủ chi tiết của nội dung bản đồ phải phù hợp với mục đích của bản đồ. Độ chính xác biểu thị các yếu tố nội dung phải phủ hợp với tỷ lệ bản đồ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4724 Chương II Quy định chung trong công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn I. Đặc điểm bản đồ địa hình tỷ lệ lớn Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:5000 được gọi là bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Các bản đồ tỷ lệ lớn này được thành lập theo những yêu cầu cụ thể của mỗi nghành, mỗi cơ quan chuyên dụng, thường được sử dụng để khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng, để quy hoạch đô thị, thành lập bản thiết kế xây dựng thành phố, các công trình giao thông công cộng khác. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của cơ quan, chuyên ngành mà yêu cầu về độ chính xác, tỉ mỉ của bản đồ .Ví dụ đối với bản đồ địa hình dùng cho thuỷ lợi có yêu cầu về độ chính xác xác định độ cao, đối với công trình giao thông thì yêu cầu về độ chính xác độ cao dọc theo tuyến... II. Quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. 1. Cơ sơ toán học . 1.1 Elipxôid - Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn được thành lập trên phép chiếu UTM , elipxoid quy chiếu là elipxoid WGS – 84, hệ toạ độ và độ cao Nhà Nước VN -2000. Toạ độ các điểm khống chế trắc địa phải được tính toán ở múi chiếu 30 . Nếu kinh tuyến trung ương lệch về một phía của phạm vi đo vẽ trên 40km thì được chọn kinh tuyến giữa cho đi qua trung tâm hoặc vùng phụ cận của khu đo. Khi diện tích khu đo nhỏ dưới 20km2 và nằm xa các mốc trắc địa Nhà Nước trên 10km thì được phép sử dụng hệ toạ độ độc lập để đo vẽ. -Trong các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1/200.000 và lớn hơn lưới kilômét là mạng lưới các đường toạ độ vuông góc được vẽ trên bản đồ định hướng tỷ lệ lớn. 1.2. Phân mảnh đánh số trong bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. -Chia mảnh, đánh số mảnh thực hiện theo quy định của quy phạm hiện hành. Đối với bản đồ tỷ lệ 1/5000 và 1/2000 khi đo vẽ trên khu cực đã có các Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4725 điểm toạ độ Nhà Nước và có diện tích lớn hơn 20km2 thì chia mảnh theo khung hình chữ nhật lấy bản đồ 1/100 000 làm cơ sở. Cụ thể là chia tờ bản đồ 1/100000 thành 384 mảnh 1/5000 đánh số hiệu từ 1 đến 256 và để trong dấu ngoặc đơn, kích thước =115 và =1 15.Ví dụ F-48-144-(384). Chia mảnh 1/5000 thành 6 mảnh 1/200 và kí hiệu a, b, c, d, e, f với =25 và =375 .Ví dụ F-48-144-(384-f). Đối với bản đồ tỷ lệ 1/5000 và tỷ lệ 1/2000 khi đo vẽ trên khu vực chưa có các điểm toạ độ Nhà Nước và có diện tích nhỏ hơn 20km2 thì chia mảnh theo khung hình vuông, khác với nguyên tắc đã nêu trên, ở đây lấy hệ trục toạ độ vuông góc và bản đồ 1/5000 làm cơ sở. Cụ thể chia mảnh bản đồ 1/100 000 thành 64 mảnh 1/5000 và đánh số hiệu A,B,C,D và 1,2,3,4 theo nguyên tắc như hình vẽ. Chia mảnh 1/5000 thành 9 mảnh 1/2000 và ký hiệu a,b…i. ví dụ A-2-3-d. Chia mảnh 1/2000 thành 4 mảnh 1/1000 và đánh số hiệu I,II,III,IV. Danh pháp của tờ 1/1000 bao gồm cả danh pháp của hai tờ 1/5000 và 1/2000 ví dụ A-2-3-d-II.Chia mảnh 1/2000 thành 16 mảnh 1/500 với số hiệu từ 1 đến 16 mảnh 1/500 ví dụ A-2-3-d-16. Kích thước của tờ bản đồ 1/5000 là 6060cm còn lớn hơn là 50 50cm 1.3. Khung bản đồ -Khung bản đồ : Khung bản đồ các tỷ lệ từ 1:500 đến 1:5000 trình bày theo mẫu (kể cả kiểu chữ, cỡ chữ ). Khi chọn tên cho mảnh, nên chọn tên điểm dân cư lớn nhất trong mảnh, trường hợp đặc biệt có thể chọn theo nguyên tắc khác.Tên mảnh đặt ở phía trên số hiệu mảnh . ở góc trái khung Bắc đặt tên gọi khu vực đo vẽ theo thứ tự từ thấp đến cao đến cấp thấp (tên tỉnh, tên huyện, tên xã…) ở góc ngoài khung Bắc đặt sơ đồ mảnh gồm 9 mảnh, mảnh ở giữa là mảnh chính phải gạch chéo (Đây là bảng chắp) . ở phần giữa phía dưới khung Nam các đặt ghi chú tỷ lệ, tỷ lệ thước và ghi chú các khoảng cao đều đường bình độ . Góc bên phải khung Nam đặt các ghi chú về cơ quan xuất bản phát hành, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4726 các số liệu về tình trạng đo vẽ, điều vẽ, hệ thống toạ độ, độ cao, nơi in và tháng năm in. Đây chính là lý lịch của bản đồ. Ngay bên dưới phần thước tỷ lệ và ghi chú tỷ lệ đặt thước đo độ dốc chỉ dẫn sử dụng nó . Phần còn lại ở dưới khung Nam đặt hệ thống giải thích ký hiệu .Hệ thống ký hiệu này phải phù hợp với nội dung bản đồ khu vực đo vẽ. ở khoảng giữa khung trong và khung ngoài phải ghi chú tên nước, tên tỉnh, tên huyện, tên xã ở nơi có ký hiệu địa giới cấp tương ứng chạm tới khung trong. 2. Độ chính xác bản đồ địa hình. Độ chính xác của bản đồ địa hình được đặc trưng bằng sai số trung phương vị trí mặt bằng hoặc độ cao của địa vật cố định, chủ yếu biểu thị trên bản đồ gốc so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất (điểm khống chế mặt phẳng). Không vượt quá quy định sau tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập : 0.5 mm khi thành lập bản đồ đồng bằng và vùng đồi . 0.7 mm khi thành lập bản đồ ở vùng núi và núi cao. -Khi thành lập bản đồ ở vùng đã xây dựng cơ bản, xây dựng theo quy hoạch và xây dựng nhà nhiều tầng sai số trung bình của vị trí tương quan giữa các địa vật quan trọng (như các công trình chính, các tòa nhà…) không vượt quá 0.4mm. -Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của các điểm đặc trưng địa hình và điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ gốc so với độ cao của điểm khống chế đo vẽ gần nhất (điểm khống chế độ cao )không vượt quá quy định trong bảng sau (lấy khoảng cao đều của đường bình độ cơ bản làm đơn vị ): Khoảng cao đều (m) Sai số trung bình về độ cao đường bình độ (khoảng cao đều cơ bản đối với các tỷ lệ bản đồ) 1:500 1:1000 1:2000 1:5000 0.25 1/4 1/4 0.50 1/4 1/4 1/4 1/3 1.00 1/4 1/4 1/4 1/4 2.50 1/3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4727 -Trong trường hợp đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000 ở vùng có độ dốc trên 10o, đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:2000 ,1:5000 ở vùng có độ dốc trên 15o thì số đường bình độ phải phù hợp với hiệu độ cao xác định tại chỗ thay đổi độ dốc và phải phù hợp độ cao của các điểm đặc trưng địa hình, đối với khu ẩn khuất, bãi lầy, bãi cát không ổn định…các sai số nói trên được tăng lên 1.5 lần. -Căn cứ vào giá trị chênh lệch về vị trí và độ cao của địa vật trên bản dồ so với kết quả kiểm tra để đánh giá độ chính xác của bản đồ. Trị giá chênh lệch cho phép không quá hai lần sai số trung bình vị trí mặt bằng và độ cao, số lượng điểm có giá trị chênh lệch bằng trị giá cho phép không vượt quá 10% tổng số điểm kiểm tra .Các sai số trong mọi trường hợp không được mang tính hệ thống. 3. Nguyên tắc chọn khoảng cao đều. Căn cứ vào độ dốc địa hình khu đo và tỷ lệ bản đồ để lựa chọn khoảng cao đều, việc chọn khoảng cao đều phải đảm bảo tính kỹ thuật và tính kinh tế Tỷ lệ bản đồ nhỏ và độ dốc địa hình lớn thì không thể biểu thị các đường bình độ với khoảng cao đều nhỏ được bởi vì các đường bình độ dễ chồng lên nhau. Khi vẽ hai đường bình độ kề nhau lên bản đồ có tỷ lệ 1 : Mbđ , do khả năng phân biệt của mắt người lên chỉ biểu thị khoảng cách ngang nhỏ nhất giữa chúng là Smin=0.2mm, tương ứng trên thực địa là S=0.2Mbđ . Mặt khác khoảng cao đều E=S.tg, do đó cần chọn khoảng cao đều là :E >0.2Mbđ.tg Độ dốc địa hình () Khoảng cao đều cơ bản E (m) 1:500 1:1000 1:2000 1:5000 Vùng đồng bằng  <20 0.5 0.5 1.0 1.0 Vùng đồi thấp 20<  <60 0.5 1.0 1.0 2.5 Vùng tiếp giáp núi cao 60<  <150 1.0 1.0 2.5 2.5 Vùng có  > 150 1.0 1.0 2.5 5.0 III. Công tác đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1. Lưới khống chế. Yêu cầu cơ bản của bản đồ địa hình là biểu thị chính xác toạ độ mặt phẳng và độ cao của các yếu tố điạ hình và địa vật trong một hệ thống toạ độ và độ cao thống nhất của quốc gia .Vì thế, công đoạn đầu tiên là phải xây dựng một mạng lưới cơ sở trắc địa toạ độ và độ cao hoàn chỉnh. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4728 Lưới cơ sở trắc địa là một hệ thống các điểm được đánh dấu bằng các mốc đặc biệt, sau đó dùng các số liệu đo đạc để tính ra toạ độ và độ cao của chúng theo một hệ thống toạ độ và độ cao thống nhất. Lưới cơ sở trắc địa được xây dựng theo nguyên tắc từ toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Để phù hợp với nguyên tắc này, người ta chia lưới cơ sở trắc địa ra nhiều cấp hạng và phát triển theo nhiều giai đoạn. Trước tiên xây dựng lưới hạng cao có mật độ thưa phân bố đều trên toàn lãnh thổ có độ chính xác cao nhất đó là lưới cấp I ,II, sau đó tăng dày lưới cấp thấp (cấp III,IV)vào lưới hạng cao cho tới khi có đủ mật độ cần thiết theo yêu cầu của công việc . Để xây dựng lưới cơ sở mặt bằng người ta dùng phương pháp lưới tam giác đo góc, tam giác đo cạnh, đường chuyền…còn lưới độ cao được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thuỷ chuẩn (đo cao hình học). Lưới cơ sở trắc địa trên lãnh thổ Việt Nam được phân chia làm 3 loại : - Lưới cơ sở trắc địa nhà nước. - Lưới cơ sở trắc địa phương (lưới khống chế địa hình). - Lưới cơ sở độ chính xác thấp (lưới đo vẽ khu vực). Lưới cơ sở nhà nước Việt Nam cả mặt bằng và độ cao đều chia làm 4 hạng hạng I,II,III,và hạng IV. 2. Các công đoạn chính trong đo vẽ bản đồ địa hình. 2.1. Khái quát chung về công tác đo vẽ. Mục đích nhiệm vụ: - Nghiên cứu mục đích yêu cầu của nhiệm vụ . - Nghiên cứu phương pháp đo vẽ. -Tỷ lệ và khoảng cao đều cơ bản. -Yêu cầu về độ chính xác các loại điểm khống chế trắc địa. -Yêu cầu về nội dung bản đồ thành quả cần biểu thị . Nắm vững tình hình khu vực đo vẽ : - Đặc điểm địa lý khu đo, địa hình, sông ngòi, dân cư, thực vật, giao thông, khí hậu . - Thu thập tài liệu, tài liệu trắc địa, bản đồ, ảnh máy bay, ảnh mặt đất có liên quan tới khu đo vẽ. - Những đặc điểm đặc trưng của khu đo vẽ ảnh hưởng đến công tác đo vẽ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4729 2.2. Thiết kế kỹ thuật.  Lưới khống chế mặt bằng: Lưới khống chế mặt bằng là một mạng lưới liên kết chặt chẽ, có độ chính xác vị trí tương hỗ giữa các điểm khống chế. Lưới khống chế toạ độ mặt bằng đo vẽ được thành lập theo các phương pháp như: lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, đường chuyền toàn đạc hoặc giao hội góc giao hội cạnh… - Lưới tam giác nhỏ: là lưới mà các điểm cơ sở trắc địa được chọn trên mặt đất chúng liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới tam giác. Trong một mạng lưới giác có 6 yếu tố là 3 góc và 3 cạnh, các góc quyết định hình dạng của tam giác, còn yếu tố cạnh sẽ quyết định độ lớn của nó. Các dạng cơ bản của lưới tam giác nhỏ: - Đường chuyền kinh vĩ: là các điểm cơ sở trắc địa liên kết với nhau tạo thành đường gãy khúc gọi là đường chuyền. Đo tất cả cạnh và các góc ngoặt của đường chuyền sẽ tính chuyền được các góc phương vị và toạ độ từ điểm gốc tới tất cả các điểm khác. A B I II III IV VI V A II B I III IV II I A B Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4730 Các dạng đường chuyền kinh vĩ:  Lưới khống chế độ cao: Lưới khống chế độ cao là một hệ thống các điểm được đánh dấu bằng các mốc vững chắc trên mặt đất, tiến hành đo đạc và tính ra độ cao các điểm so với mặt thuỷ chuẩn gốc. Lưới khống chế độ cao được thành lập theo phương pháp đo cao hình học hoặc đo cao lượng giác. a.Phương pháp đo cao hình học: Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào tia ngắm nằm ngang, nghĩa là tia ngắm song song với mặt thuỷ chuẩn và vuông góc với phương dây dọi. Để xác định chênh cao giữa 2 điểm mia người ta đưa trục ngắm của ống kính máy thuỷ chuẩn về vị trí nằm ngang, tiến hành đọc số trên hai mia (số đọc mia trước là a, mia sau là b), chênh cao điểm mia chính là hiệu số: h = a – b Khi đó chênh cao giữa điểm gốc A,B là: hAB = ai - bi có 2 cách để xác định chênh cao giữa hai điểm: - Đo cao thuỷ chuẩn từ giữa - Đo cao thuỷ chuẩn phía trước. b. Phương pháp đo cao lượng giác. Đây là phương pháp xác định chênh cao giữa trạm máy và điểm ngắm dựa trên cơ sở đo góc nghiêng của tia ngắm (hay khoảng cách thiên đỉnh) và khoảng cách từ trạm máy đến điểm ngắm. Dụng cụ đo là máy có bàn độ đứng A B Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4731 (máy kinh vĩ, máy toàn đạc). Giả sử cần xác định chênh cao giữa điểm A,B ta đặt máy kinh vĩ có bàn độ đứng ở A và mia (hoặc tiêu) ở B. khi đó chênh cao giữa hai điểm A,B sẽ là: hAB = Stgv + i - l + f Trong đó: S - khoảng cách ngang giữa hai điểm, V- góc đứng, i - chiều cao máy, l - chiều cao điểm ngắm, f - số hiệu chỉnh chiết quang và độ cong trái đất. Điểm khống chế đo vẽ cần có cả toạ độ mặt bằng và độ cao nên khi dùng phương pháp đo cao lượng giác có thể kết hợp đo cao đồng thời với đo khống chế mặt bằng. Phương pháp này áp dụng chủ yếu để xây dựng đường chuyền độ cao, giao hội độ cao các điểm độc lập và xác định độ cho cao các điểm chi tiết. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành trắc địa đã áp dụng công nghệ vệ tinh GPS để thành lập lưới khống chế và đo cao GPS. Lưới khống chế đo vẽ: - Lưới khống chế đo vẽ mặt phẳng. - Lưới khống chế độ cao đo vẽ.  Chọn điểm dựng tiêu chôn mốc. Nhiệm vụ của công tác chọn điểm là đưa vị trí điểm thiết kế sơ bộ trên bản đồ ra ngoài thực địa để xác định vị trí thích hợp của các điểm trong lưới. Nói chung các điểm khống chế ngoài thực địa cần thoả mãn các điều kiện sau: - Phải phối hợp với các điểm đã có hoặc đã chọn cho đồ hình thoả đáng nhất của dạng lưới cần bố trí. - Điểm đã chọn trực tiếp hoặc sau khi dựng tiêu, ngắm thông đến tất cả các điểm của đồ hình lưới đã thiết kế. - Điểm được chọn đảm bảo điều kiện đo ngắm được thành quả có chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4732 lượng cao, giảm được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến chất lượng đo ngắm. Vị trí thực tế và toạ độ điểm trắc địa được đánh dấu bằng mốc trắc địa. Mốc trắc địa là khối bê tông có kích thước to nhỏ tuỳ thuộc vào cấp hạng, mà phần quan trọng dấu mốc bằng sứ hoặc bằng kim loại có ghi tên điểm, số hiệu điểm, cơ quan quản lý… Tuỳ theo tầm quan trọng, mốc lại có hai tầng, mỗi tầng có một dấu mốc hoặc chỉ một tầng có dấu mốc. Các mốc đếu chôn chìm dưới mặt đất, có nắp bảo vệ và lắp đặt theo quy định quy phạm. Việc chôn mốc tiến hành sau khi chọn điểm và dựng tiêu để điều chỉnh cho tâm mốc, tâm bồ ngắm và tâm bệ máy trùng nhau hoặc lệch nhau nhỏ nhất.  Đo vẽ chi tiết bản đồ Công việc đo vẽ chi tiết được tiến hành sau khi đã bình sai tính toán đồ hình lưới khống chế và mốc khống chế đã có độ ổn định, vững chắc. Dựa vào các điểm khống chế trắc địa tiến hành đo vẽ chi tiết nhằm thu thập dữ liệu của các yếu tố địa hình, địa vật. Đối với khu vực rộng lớn thì chia bản đồ thành nhiều mảnh, các tổ tiến hành đo đồng thời và nhịp nhàng với nhau. - Phương pháp đo: để thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ lớn có thể áp dụng nhiều phương pháp đo khác nhau nhưng hiện nay thông dụng nhất vẫn là phương pháp toàn đạc. Đây là phương pháp khá phổ biến được áp dụng để đo vẽ những nơi có diện tích không lớn lắm và để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. - Máy sử dụng để đo đạc trong phương pháp toàn đạc là máy kinh vĩ thông thường hoặc máy toàn đạc điện tử. Để đảm mật độ điểm đo vẽ ta phải xác định thêm toạ độ và độ cao các điểm trạm đo bằng đường chuyền toàn đạc, bằng giao hội hoặc dẫn điểm. Điểm gốc để phát triển là các điểm có độ chính xác từ lưới khống chế đo vẽ trở lên. Đường chuyền toàn đạc phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không vượt quá các giá trị nêu ở trong bảng: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4733 Tỷ lệ đo vẽ Chiều dài đường chuyền Cạnh đường chuyền (m) Số cạnh trong đường chuyền 1:500 1:1.000 1:2.000 1:5.000 200 300 600 1200 100 150 200 300 4 6 8 10 Trong phương pháp toàn đạc để xác định vị trí của các điểm chi tiết ta dùng phương pháp toạ độ cực, mà trục cực được chọn là hướng giữa hai điểm đã biết toạ độ. Giả sử ngoài thực địa đã biết 2 điểm khống chế A và B. Để xác định vị trí điểm chi tiết P, ta đặt máy ở A, chọn trục cực là hướng AB rồi đo góc cực , khoảng cách nghiêng SAP và góc đứng . Dựa vào khoảng cách ngang đã tính và góc bằng , ta có chuyển vị trí điểm chi tiết lên bản vẽ, độ cao được xác định bằng phương pháp đo cao lượng giác Còn nếu sử dụng máy toàn đạc điện tử sẽ nhận được toạ độ không gian 3 chiều X, Y, H của điểm chi tiết Quy định về kiểm tra nghiệm thu đánh giá chất lượng thành quả: - Quy định về quyền hạn, trách nhiệm và hình thức kiểm tra nghiệm thu. - Cơ sở kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng thành quả. Quy định về đóng gói giao nộp thành quả : - Đóng gói tu chỉnh tư liệu, tài liệu . - Quy định về giao nộp tư liệu, tài liệu. - An toàn lao động, kế hoạch thi công và dự toán chi phí .  P B A SAP Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4734 - Những quy định về an toàn lao động trong khi thi công. - Kế hoạch thi công. - Dự toán chi phí . IV. Tài liệu dùng thành lập bản đồ. - Tài liệu về cơ sở khống chế: Các điểm toạ độ, độ cao Nhà nước. - Tài liệu về bản đồ: Thu thập các loại bản đồ chuyên địa hình có tỷ lệ lớn, nhỏ trong và ngoài khu vực lập bản đồ. Các bản đồ chuyên ngành: Lâm nghiệp, giao thông, địa giới hành chính, địa chất, địa mạo du lịch…đã có trong khu vực lập bản đồ. Nguồn tài liệu về bản đồ thường được đánh giá mọi mặt để có thể trở thành tài liệu gốc cho thành lập bản đồ. - Tài liệu viết: Được coi là tài liệu bổ xung hoặc tham khảo bao gồm số liệu thống kê chuyên ngành về giao thông, tài liệu viết về lịch sử văn hoá, xã hội …Sau khi thu thập tài liệu, tiến hành đánh giá chất lượng nguồn tài liệu về các khía cạnh : cơ sở toán học và cơ sở trắc địa, độ chính xác độ tin cậy, tính hiện thời, mức độ chi tiết và độ đầy đủ về nội dung …và hình thành phương án sử dụng tài liệu trên cơ sở đánh giá nguồn tài liệu hiện có. - Tài liệu bản đồ dạng số: Đối với các loại bản đồ địa hình được thành lập bằng công nghệ số, ngoài các bản đồ đã được liệt kê, còn cần phải kể đến các loại bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề ở dạng số có các tỷ lệ phủ trùm khu vực thành lập bản đồ và các vùng lân cận, sau khi kiểm tra trên máy tính cần in ra giấy để đánh giá mức độ đầy đủ, mức độ chính xác cũng như tính hiện thời của bản đồ. V. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và cách biểu thị chúng trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. 1. Điểm khống chế trắc địa. Các điểm khống chế trắc địa phải được vẽ chính xác đầy đủ lên bản đồ trong mọi trường hợp. Các địa vật có thể nhường nét hoặc xê dịch để tạo điều kiện biểu thị đầy đủ, chính xác điểm khống chế. Các điểm sau được ưu tiên biểu diễn: Điểm thiên văn là các điểm toạ độ Nhà Nước được đo thiên văn hoặc có xác định toạ độ bằng thiên văn. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4735 Điểm toạ độ Nhà nước là những điểm khống chế trắc địa hạng I, II, III, IV, được đo bằng các phương pháp tam giác, đường chuyền, GPS, và các điểm của các cơ quan khác đã được đánh giá xếp hạng tương ứng với các cấp nêu trên. Độ cao mặt mốc ghi chú chính xác tới cm, độ cao mặt đất ghi chú tới dm. Các điểm toạ độ trên nóc nhà không ghi chú độ cao. Điểm phương vị của điểm độ cao Nhà Nước là các điểm bổ trợ dùng để định hướng cho các toạ độ nhà nước xác định trong quá trình đo đạc. Điểm toạ độ cơ sở là các điểm toạ độ được xây dựng theo nguyên tắc chêm dầy trên cơ sở lưới điểm toạ độ Nhà Nước để phục vụ đo vẽ chi tiết bản đồ . Điểm độ cao Nhà Nước là những điểm gốc độ cao nằm trong mạng lưới độ cao quốc gia xác định bằng phương pháp thuỷ chuẩn hạng I, II, III, IV.Độ cao mặt mốc ghi chú chính xác tới cm, độ cao mặt đất ghi chú tới dm. Điểm độ cao kỹ thuật và điểm trạm đo : Là những điểm sử dụng khi đo vẽ chi tiết, loại điểm này chỉ thể hiện khi có nhu cầu. Mốc địa chính là mốc toạ độ phục vụ mục đích quản lý đất đai, đo vẽ khi có yêu cầu. Giao điểm lưới toạ độ phục vụ cho mục đích đo tính, xác định các điểm trên bản đồ khi sử dụng bản đồ. 2. Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan . Các yếu tố thuỷ hệ trên bản đồ địa hình: Biển, hồ, hồ nhân tạo, đầm, ao, sông, suối, rạch, kênh, mương, máng, giếng, mạch nước. Những đối tượng này khác về đặc điểm định vị trên mặt đất, đồng thời cũng khác nhau về nguồn gốc phát sinh. Căn cứ vào đặc điểm nguồn gốc phát sinh, phân bố không gian hình dạng bề ngoài chia thành 5 nhóm:  Biển  Hồ  Sông, rạch, suối Giếng, mạch nước, giếng phun. Đường mép nước không ổn định là đường mép nước tại thời điểm đo vẽ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4736 nó không trùng với đường bờ. Đường bờ là đường giới hạn của mực nước sông, hồ, biển cao nhất nhiều năm. Đoạn sông, suối khó xác định chính xác thường là đoạn sông, suối chảy qua đầm lầy, ruộng trũng khi đường bờ dòng chảy khó xác định chính xác, có thể căn cứ vào địa hình mà xác định một cách tương đối đường bờ và dòng chảy. Đoạn sông suối mất tích biểu thị đoạn mất tích và đoạn xuất hiện lại của sông, suối ngầm, đoạn ngầm chỉ đo vẽ khi có yêu cầu. Đường mép nước khi có lũ và lúc triều kiệt là ranh giới ngập nước tương đối, thường xuyên trung bình hàng năm vào mùa mưa lũ. Ghi chú đặc điểm sông : Các ghi chú độ rộng, độ sâu , độ cao, mực nước tính bằng mét, thời gian đo tính theo ngày và tháng, tốc độ dòng chảy tính bằng m/s. Độ rộng của sông đo tính theo 2 mép nước độ sâu và chất liệu đáy xác định ở khoảng giữa lòng sông. Tốc độ dòng chảy chỉ biểu thị ở sông, kênh, có giao thông đường thuỷ của tầu thuyền từ 10 tấn trở lên, không xác định tốc độ dòng chảy ở vùng thuỷ hệ có ảnh hưởng của thuỷ triều phải dùng ký hiệu hướng nước chảy và hướng thuỷ triều. Bờ dốc tự nhiên: Là những đoạn bờ biển, sông, hồ, ao, có độ dốc lớn. Ngoài ra còn có bãi bồi, bờ lở, bờ dốc đá, bờ nước lớn dưới chân không có bãi bồi. Giếng : Bao gồm các giếng lớn có bậc lên xuống, giếng nhỏ được xem xét đến tính năng : Đã bỏ, hoặc cạn kiệt, hay vẫn đang sử dụng, thuộc vùng hiếm nước...phải được thể hiện đầy đủ. Máng dẫn nước : Là các máng dẫn nước xây, hoặc đúc, gò bằng các loại vật liệu khác nhau trên trụ cao hoặc trên mặt đất. Bờ kênh mương đắp cao, xẻ sâu, bờ cạp. Cống trên kênh mương, kênh đào, mương. Trạm bơm, đê, đập. Trên bản đồ địa hình thuỷ hệ có yếu tố vào loại quan trọng bậc nhất vì nó có ý nghĩa sử dụng nhiều nhất trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân và cho Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4737 rất nhiều mục đích. Như vậy thuỷ hệ phải được mô tả các chi tiết về : Định tính, định lượng, trạng thái, nhờ đó mới khai thác hết yêu cầu sử dụng bản độ địa hình của các ngành. Khi nghiên cứu về tổng quát hoá thuỷ hệ trên bản đồ địa hình. Không chỉ xét đến đặc điểm địa lý tự nhiên của chúng mà còn cả đặc điểm sử dụng mang ý nghĩa kinh tế, ta cần lưu ý đến:  Hình dáng : Hình dáng đường bờ nước là chỉ tiêu quan trọng phản ánh đặc điểm địa lý, chỉ tiêu đó chính là  Hệ số uốn khúc  đó chỉ là chỉ số độ dài của một đoạn đường bờ. Cấu trúc không gian : Cấu trúc không gian của đối tượng thuỷ hệ được đặc trưng bởi sự phản ánh đúng đắn về độ rộng, chiều dài, diện tích, lưu vực, thông qua ký hiệu hoặc ghi chú. Về chiều dài : Sông ngắn, sông trung bình, sông dài. Độ lớn của sông được xác định dựa vào diện tích lưu vực sông : Sông nhỏ, sông trung bình, sông dài. Phân cấp sông : Cấp 1, 2, 3, 4. Phân cấp kênh : Cấp 1, 2, 3, 4. Mật độ của sông : Chia làm 5 cấp 1, 2, 3, 4, 5 mật độ trung bình là 1,0km/1km2. Kiểu phân bố của sông : Hệ thống sông của Việt Nam dày đặc và phức tạp có đủ kiểu phân bố điển hình :Dạng cần cây, vuông góc, tâm toả, hướng tâm, song song, nan quạt, mạng nhện, mắt lưới, lông chim. 3. Dáng đất (Địa hình ) Trên bản đồ địa hình dáng đất chủ yếu thể hiện bằng các đường bình độ và các điểm độ cao.Tập hợp của các đường bình độ sẽ cho ta thấy hình ảnh của các kiểu địa hình khác nhau và cho phép phân biệt được chúng. Ngoài đường bình độ và độ cao ra còn sử dụng rất nhiều các kí hiệu khác nhau bổ trợ mô tả rõ hơn đặc điểm của các phần tử và dạng tiểu địa hình như: Đèo, hố, gò, vách sụt, vách đá, bãi đá, ngọn đá. Như vậy việc sử dụng các kí hiệu phải mô tả được các kiểu địa hình khác nhau như: Địa hình núi đồi, địa hình bằng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4738 phẳng, địa hình cát, địa hình đầm lầy . Quy định chung trên một mảnh bản đồ chỉ có một khoảng cao đều, trong trường hợp địa hình có đột biến như núi và đồng bằng kề nhau, chen nhau thì cho phép trên một mảnh bản đồ có 2 loại khoảng cao đều. Để phân loại theo nội dung biểu thị dáng đát, áp dụng nguyên tắc phân loại theo đặc điểm phân bố không gian và theo hình thái địa hình. Phân bố theo độ cao : Gồm các loại đường bình độ và các điểm độ cao, 2 loại ký hiệu này biểu thị vị trí không gian của dáng đất, và cũng trực tiếp chỉ ra hình dạng của kiểu địa hình là : núi cao hay núi thấp, đồi, đồng bằng, địa hình cắt xẻ vụn vặt hay địa hình đều đặn ... Phân biệt theo đặc điểm hình thái: Phân loại các vi địa hình theo đặc điểm bên ngoài. Riêng địa hình núi đá muốn biểu thị được rõ ràng có thể nghiên cứu dấu hiệu của các địa vật lân cận đường mép nước: Ranh giới cây thân gỗ (cây thân gỗ không mọc trong nước) giới hạn xây dựng nhà cửa và các công trình kiểu cổ, giới hạn không trồng lúa... 4. Thực vật Trên bản đồ địa hình thực vật gồm có: Đầm lầy, rừng, bụi rậm, sa mạc, bãi cát, đất mặn...Và được phân loại theo mục đích sử dụng và theo đặc điểm bên ngoài của thực vật. Việc phân loại thực vật theo đặc điểm bên ngoài là hợp lý vì nó phản ánh khá rõ đặc điểm sinh thái của thực vật và cho phép ta không cần biết nhiều về chủng loại thực vật cùng mối liên hệ giữa thảm thực vật với môi trường và các các đối tượng khác trên mặt đất. Việc phân loại này dựa vào thân và lá, sắp xếp thứ tự từ rắn đến mềm yếu Phân biệt theo thân cây: Thân gỗ, thân cọ móc, thân tre nứa, thân bụi, thân dây, thân cỏ. Phân biệt theo lá cây: Lá kim, lá rộng, lá khô, lá ướt. Phân loại theo mục đích sử dụng: Với những mục đích sử dụng khác nhau con người đã tác động lên thảm thực vật tạo lên những mảng thực vật có điều kiện sống khác nhau và giá trị kinh tế khác nhau, do đó phân chia thảm thực vạt thành 2 nhóm chính: Cây tự Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4739 nhiên và cây trồng. Riêng cây trồng lấy gỗ vẫn được xếp vào nhóm cây tự nhiên do điều kiện sống không khác cây tự nhiên. Trên cơ sở nguyên tắc chủ yếu đã nêu ở trên việc phân chia thực vật sẽ còn được chi tiết hoá theo đặc điểm về tính phân bố: Theo diện tích: Rừng cây, mảng cây, vườn cây... Theo tuyến: Rặng cây, hàng cây. Theo điểm: Cụm cây, cây độc lập, cây rải rác. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu định lượng: Loài cây, chiều cao cây, đường kính cây... Ngoài ra ở vùng ven biển nước ta có những loại cây ưa mặn (đước, sú vẹt, dừa nước...) được xếp vào nhóm cây tự nhiên. Về biểu thị và tổng quát hoá: Đối với yếu tố thực vật thì chủ yếu là quá trình chọn bỏ thực vật cần ưu tiên biểu thị diện tích thực vật có giá trị kinh tế cao loại bỏ diện tích thực vật có giá trị kinh tế thấp và không có giá trị kinh tế. 5. Giao thông và các đối tượng liên quan Yếu tố về đường giao thông bao gồm toàn bộ mạng lưới giao thông mặt đất.  Đối với đường sắt trên bản đồ địa hình được phân theo quy mô giao thông qua các chỉ tiêu về số lượng đường ray trên một nền đường, và độ rộng của đường đồng thời cũng phải phù hợp với sự phân loại theo mức độ hoàn thiện về kỹ thuật. Bao gồm: Đường sắt kép: Gồm 4 đường ray trên một nền đường. Đường sắt lồng: Gồm 3 đường ray trên một nền đường. Đường sắt đơn: Gồm 2 đường ray trên một nền đường. Ngoài ra còn kể đến các công trình có liên quan đến hoạt động của đường sắt như: Ga, các công trình, thiết bị trong ga, các tín hiệu đảm bảo giao thông. Ga được chia làm 3 loại: Ga loại 1: Gồm các ga lớn, trong ga có đầy đủ các xưởng sửa chữa, bảo hành, các thiết bị đảm bảo giao thông. Ga loại 2: Nhỏ hơn ga loại 1. Ga loại 3: Là các ga dọc đường, chỉ dùng cho các đoàn tàu tránh nhau.  Đối với đường bộ: Đường bộ được phân theo khả năng đảm bảo giao Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4740 thông với 2 chỉ tiêu để xác định các cấp đường là độ rộng mặt đường và độ bền mặt đường, xác định theo vật liệu trải mặt gồm các loại sau: Đường trải bê tông nhựa có trục có trục phân tuyến hay không có trục phân tuyến (làn đường). Đường trải gạch đá cấp phối: Đường ô tô đi lại, là các đường nhánh nối liền các thị xã, thị trấn, huyện lỵ hoặc dẫn đến các cơ sở kinh tế lớn. Đường đất lớn: Mặt đường rộng 3- 4m ô tô đi lại được. Đường đất nhỏ: Chỉ dùng cho xe ngựa, trâu bò, gắn máy,vận chuyển hàng hoá...hoặc có thể cho ô tô con đi lại vào mùa khô nhưng cũng rất khó khăn. Đường mòn: Đường hẹp dùng cho người xúc vật đi lại được. Ngoài ra ở thực tế còn tồn tại loại bờ vùng, bờ thửa, bở ruộng, về độ rộng, về kích thước tương đương với cấp đường đất nhỏ và đường mòn thì cũng coi là đối tượng biểu thị lên bản đồ. Các loại bờ vùng, bờ thửa, bờ ruộng trên thực tế trùng hợp đường giao thông cấp nào thì biểu thị thành đường giao thông cấp đó. Đồng thời phân loại đường còn theo ý nghĩa hành chính: Đường quốc lộ, đường liên tỉnh, đồng thời cũng kể đến các yếu tố phụ liên quan đến hoạt động của đường bộ: Bến xe, cột cây số, biển chỉ đường, đoạn đường đắp cao, đoạn đường sẻ sâu, đoạn đường qua hầm, trạng thái hiện tại của đường : đã làm, đang làm, khó đi. Phương tiện vượt sông. Bao gồm cầu, cống, phà, đường ngầm, đò, bến lợi. Trong đó cầu là đối tượng chính được phân loại theo đặc điểm kỹ thuật với chỉ tiêu chính là vật liệu xây dựng cầu và kiến trúc. Theo vật liệu xây dựng cầu: Cầu sắt, cầu bê tông - sắt, cầu bê tông - gạch đá, cầu gỗ, cầu đơn giản. Theo đặc điểm kiến trúc : Cầu hạ tầng, cầu một tầng, một nhịp, cầu đôi, cầu quay, cầu treo, cầu phao. Để thông báo khả năng giao thông đối với hệ thống còn kèm theo các chỉ số về độ rộng, độ dài, trọng tải. Khi biểu thị tổng quát hoá đường giao thông cần xét đến những nhân tố sau: ý nghĩa kinh tế của đường. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4741 ý nghĩa hành chính. Mật độ mạng lưới đường. Cấp hạng đường. Trên thực tế việc chọn lọc biểu thị đường trên bản đồ địa hình không là vấn đề khó khăn, việc chọn lọc biểu thị đương nhiên phải theo quy mô ưu tiên những đường cấp cao có ý nghĩa quan trọng hơn về kinh tế, hành chính, giao thông. Tuy nhiên ở nước ta có đặc điểm là sự phân bố mạng lưới đường sá rất không đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng trung tâm kinh tế với vùng xa trung tâm, do đó mức độ chọn lọc ở các vùng khác nhau. Trong mọi trường hợp biểu diễn đường giao thông đều phải theo nguyên tắc là ưu tiên biểu thị đường cấp cao. Một số đường cấp cao biểu thị lên bản đồ thì kích thước của nó thường lớn hơn thực tế, khi đó phải giải quyết việc xê dịch đường cấp thấp hơn, ưu tiên biểu diễn ga và các công trình thuộc đường sắt có ý nghĩa quan trọng...sau đó mới đến các công trình khác. Nếu đường ô tô và đường sắt đi sát nhau thì đường ô tô xê dịch vị trí để nhường vị trí cho đường sắt, khi đường ô tô sát đường bờ nước thì ký hiệu đường bờ nước không vẽ. Nhưng các đường cấp thấp khác lại nhường vị trí cho đường bờ nước. 5. Dân cư và các đối tượng văn hoá kinh tế- xã hội. Để phản ánh đặc điểm dân cư trên bản đồ địa hình được rõ ràng yêu cầu phải nêu bật được 4 đặc trưng quan trọng:  Phân bố không gian và tổ chức mặt bằng  Vai trò hành chính của một số điểm dân cư  Cấp đô thị của một số điểm dân cư  Số dân Phân bố không gian và tổ chức mặt bằng của điểm dân cư thể hiện tính chất của điểm dân cư là thành thị hay nông thôn, với sự sắp xếp hệ thống nhà cửa, đường sá, các địa vật thuộc các công trình văn hoá, lịch sử ,dân dụng liên quan chặt chẽ đến điểm dân cư, hệ thống vườn, ao, thực vật...sẽ thể hiện rõ tính chất của điểm dân cư. Vai trò hành chính: Đó là chỉ ra cấp hành chính là thủ đô, tỉnh lỵ, huyện Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4742 lỵ, UBND. Cấp đô thị: Đó là chỉ ra các thành phố thuộc Trung ương, thành phố thị xã, thị trấn. Dân số: Đây là chỉ tiêu quan trọng của mọi điểm dân cư, về ý nghĩa, về lợi ích kinh tế-xã hội thì chỉ số dân cần được nghiên cứu đầu tiên. Trước hết phải phân biệt đựơc dặc điểm dân cư, thông qua việc thể hiện sự phân bố không gian và tổ chức mặt bằng của điểm dân cư. Cụ thể đối với dân cư thành thị các khối nhà, khối phố, ô phố bị chia cắt với nhau bởi hệ thống đường phố đan nhau khác hẳn với điểm dân cư nông thôn chỉ bao gồm các nhà độc lập riêng rẽ. Thứ hai là phải biểu thị được cấp hành chính và cấp đô thị của một số điểm dân cư Thứ ba là phải nêu được số dân cư của điểm dân cư. Ngoài ra dân cư nước ta còn tồn tại những điểm dân cư chưa đạt tiêu chuẩn là thành thị, nhưng không hẳn là làng thôn, ở những điểm dân cư này dân cư là phi nông nghiệp, nhà cửa phân bố theo kiểu thành thị là những dãy hai bên đường (phố chợ) hay được xây dựng có quy hoạch (nhà tập thể, văn phòng đại diện cơ quan, công ty, nhà máy...) Các công trình văn hoá, dân dụng liên quan đến điểm dân cư một phần nó phản ánh quy mô và trình độ phát triển kinh tế văn hoá của điểm dân cư. Nhưng điều quan trọng là công trình này mang ý nghĩa rất lớn đây là một nhiêm vụ của bản đồ địa hình. Công trình được phân loại theo nguyên tắc đặc điểm sử dụng, sắp xếp theo từng đặc điểm chung của nhóm ngành khác nhau: Công trình văn hoá lịch sử: Trường học, thư viện, nhà văn hoá, bảo tàng, triển lãm, nhà hát... Công trình di tích lịch sử: Đình chùa, nhà thờ, tháp cổ... Công trình dân dụng gồm:  Các cơ sở công cộng: Các công sở, UBND các cấp, công an, đơn vị kinh tế, bệnh viện, công viên ...  Cơ sở dịch vụ: Khách sạn, nhà nghỉ, các loại cửa hàng, chợ... Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4743  Cơ sở thể thao: Sân vận động, sân thể thao bể bơi... Nghĩa trang, nghĩa địa: Nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang nghĩa địa, nơi hoả táng... Tuỳ từng tỷ lệ và mối liên quan của dân cư với các yếu tố khác nhau như: Thuỷ hệ, dáng đất, đường giao thông...mà ta biểu thị điểm dân cư bằng việc phóng to, thu nhỏ, điểm nào cần làm nổi bật... nhưng sao cho vẫn giữ được quy hoạch, cấu trúc của yếu tố dân và đặc tính của khu dân cư đó. 7. Ranh giới hành chính, chính trị. Ranh giới hành chính được phân loại theo cấp hành chính đó là: - Ranh giới quốc gia. - Ranh giới tỉnh, thành phố. - Ranh giới quận huyện, thị xã. - Ranh giới phường xã, thị trấn. - Ngoài ra về ranh giới khác ta còn có ranh giới đất, ranh giới tường rào .  Ranh giới đất: Ranh giới thực vật, ranh giới sử dụng đất, ranh giới khu vực cấm.  Ranh giới tường rào: Thành luỹ, tường, hàng rào, với các loại địa vật này còn cho ta biết vật liệu xây dựng và chiều cao. 8. Ghi chú Tất cả các ghi chú trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500  1/5000 đều lấy bản mẫu chữ của quyển ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/500-1/5000 của tổng cục Địa Chính số 1125/bddh ngày 19 tháng 11 năm 1994 làm tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa ghi chú và ký hiệu quy định từ 0.51mm. Đặt ghi chú ở bên phải ký hiệu, trường hợp không đủ chỗ để ghi có thể chọn chỗ khác nhưng phải đảm bảo rõ ràng, dễ đọc, không vượt quá phạm vi phân bố của đối tượng. Ghi chú dọc theo ký hiệu đường nét dài (sông, đường...) tốt nhất chân chữ đặt ở phía trên hoặc bên trái ký hiệu và cần đảm bảo ghi chú nhất trí với phương hướng của địa vật theo quy định sau : Khi hướng của địa vật là Đông- Tây thì đầu chữ hướng về phía Bắc, Nam-Bắc tương ứng với phía Tây, là Tây Nam - Đông Bắc tương ứng với Tây-Bắc và là Tây Bắc-Đông Nam tương ứng với Đông- Bắc. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4744 Tên phụ của đối tượng thì ghi bên dưới tên chính và đặt trong dấu ngoặc đơn cỡ chữ bằng 4/5 cỡ chữ tên chính, các danh từ chung có thể viết tắt theo quy định . Địa danh vùng dân tộc ít người ghi bằng chữ dân tộc tương ứng nếu có, tên nào ghi theo tiếng Anh thì đặt trong dấu ngoặc đơn và đặt dưới hoặc sau tên chính. Địa danh nước ngoài ghi bằng tiếng Việt theo quy định chung, tất cả các từ thuộc một địa danh đều phải viết hoa: Sa Pa, Sầm Sơn. Ghi chú dân cư: Nói chung, tên điểm dân cư và tên các đơn vị hành chính cần đặt song song với khung Nam. Tên đang dùng của điểm dân cư đặt ở nơi biểu thị phần lớn diện tích điểm dân cư hoặc ở nơi UBND các cấp đóng. Tên phụ nếu có đặt ở dưới tên vừa ghi, trong ngoặc đơn. Tên phụ (nếu có) đặt dưới tên vừa ghi, trong ngoặc đơn. Tại các phần khác của điểm dân cư (được biểu thị trên cùng một mảnh hay trên mảnh lân cận) phải ghi chú tên đang dùng với chiều cao bộ chữ không quá 3/4 chiều cao bộ chữ quy định. Tên xã bố trí ở trung tâm phạm vi địa giới xã vào nơi rộng rãi, sáng sủa ít đè lên ký hiệu khác. Trường hợp phạm vi xã bị chia cắt trên 2 ( hoặc 3-4) mảnh thì mảnh nào có phạm vi rộng nhất hoặc tập chung đông dân cư nhất phải ghi chú như trên, các mảnh khác chỉ cần ghi chú tên xã ngoài khung bản đồ. Tên xã luôn được ghi chú danh từ chung và không viết tắt. Số hộ chỉ biểu thị cho xã (và cấp tương đương), đặt dưới tên cấp tương ứng. Số liệu lấy từ UBND cấp đó biểu thị. Tên đường phố viết rải rác đều theo sự phân bố của đường phố. Nếu phố dài, cách 10 -15 cm ghi chú nhắc lại một lần, đường có trục phân tuyến ở giữa thì ghi chú có thể đè lên trục phân tuyến. Khi gặp đường sắt ngắt ký hiệu đường sắt tại các chữ. Các phố, ngõ hẻm nếu không đủ chỗ thì không ghi tên. Ghi chú thuỷ hệ và sơn hệ: Bố trí theo hướng phân bố và độ dài của đối tượng. Đối với sông, suối dài thì cứ 10cm thì phải có một ghi chú. Tên đỉnh núi và tên hồ nhỏ thì đặt song song với khung Nam. Những đối tượng có tên riêng, như trường học, bệnh viện, cơ quan xí Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4745 nghiệp, nông trường, hợp tác xã...cần được ghi chú lên bản đồ theo kiểu chữ thuyết minh, nếu bản đồ đủ tên chỗ trống, có thể ghi tắt hoặc thu nhỏ cỡ chữ. Chân hàng chữ song song với khung Nam bản đồ. Tất cả các ghi chú bằng số, phân số đều viết song song với khung Nam bản đồ ( trừ ghi số tầng nhà, số đường bình độ, số đường dây, số ống dẫn, số đường giao thông). Ghi chú độ rộng, độ sâu và chất đáy của sông suối vào bên trong lòng sông dọc theo ký hiệu mũi tên độ rộng đặt tại nơi đo, nếu sông suối đủ độ rộng, các trường hợp khác đặt song song với khung Nam của bản đồ. VI. Công tác tiếp biên, kiểm tra nghiệm thu bản đồ 1. Công tác tiếp biên bản đồ: Trong một khu đo gồm nhiều mảnh bản đồ, vì vậy sau khi đo vẽ xong ta phải tiến hành ghép biên các mảnh liền kề nhau để kiểm tra xem các yếu tố địa vật và đường bình độ có trùng khớp và liên tục hay không. Để đảm bảo tiếp biên bản đồ được tốt, ở thực địa phải bố trí một vài trạm đo máy chung cho hai mảnh tiếp giáp nhau . Hạn sai tiếp biên với bản đồ gốc cùng tỷ lệ như sau: - Độ xê dịch vị trí của địa vật quan trọng, chủ yếu không quan trọng, chủ yếu không quá 1mm, các địa vật khác không quá 1.5 mm. - Độ xê dịch đường bình độ có cùng độ cao không vượt quá: ở vùng đồng bằng :1/2khoảng cao đều cơ bản. ở vùng đồi: 2/3 khoảng cao đều cơ bản. ở vùng núi: 1 khoảng cao đều cơ bản. - Nguyên tắc xử lý tiếp biên : ở khu vực chưa xây dựng trên mỗi bản vẽ hiệu chỉnh 1/2 độ xê dịch. ở khu vực đã xây dựng đối với địa vật thứ yếu thì xử lý như trên, đối với địa vật chủ yếu thì hiệu chỉnh trên cơ sở đảm bảo đúng hướng, giữ nguyên kích thước đã đo ở ngoài thực địa. Đối với địa vật hình tuyến khi sửa chữa cần chú ý tránh gãy khúc, khác với thực tế. Nếu tiếp biên vượt quá hạn sai nêu trên thì phải kiểm tra lại tài liệu đo vẽ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4746 trước khi đo kiểm tra ở thực địa. 2. Sửa chữa bản đồ. Công tác sửa chữa bản đồ được tiến hành từ tổng quan đến chi tiết. Đầu tiên phải tu chỉnh khung bản đồ, để vẽ khung bản đồ phải tính toạ độ địa lý ( ,  )và toạ độ vuông góc (x, y) của bốn điểm góc khung để từ đó biểu thị chính xác hệ thống lưới kinh vĩ tuyến và lưới toạ đọ vuông góc (lưới ô vuông). Tiếp theo là biểu thị yếu tố ngoài khung như danh pháp, sơ đồ ghép mảnh, tỷ lệ và thước tỷ lệ, khoảng cao đều và thước đo độ dốc, biểu đồ định hướng...cuối cùng sửa chữa từng yếu tố địa vật và đường bình độ. Đối với bản đồ số việc tu sửa chữa được tiến hành trực tiếp trên màn hình máy tính theo đúng các yêu cầu kỹ thuật quy định cho bản đồ giấy. 3. Kiểm tra và nghiệm thu bản đồ. Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm đo vẽ bản đồ phải được tiến hành theo đúng quy chế kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do Cục Đo Đạc và Bản đồ Nhà Nước ban hành. Công tác kiểm tra được tiến hành theo hai bước là kiểm tra nội nghiệp (trong phòng) và kiểm tra ngoại nghiệp (ngoài thực địa). Công tác kiểm tra nội nghiệp: Công tác kiểm tra nội nghiệp bao gồm kiểm tra toàn bộ số liệu đo lưới khống chế, đo chi tiết và chất lượng của bản đồ. Chất lượng bản đồ được thể hiện ở nhiều mặt như: nội dung bản đồ, tỷ lệ và các yếu tố của cơ sở toán học, việc trình bày..., nhưng nói chung được đặc trưng bởi các chỉ tiêu chính là: - Độ tin cậy, sự đúng đắn, chính xác, đầy đủ và tính tương quan với thực tế của các yếu tố nội dung bản đồ, các yếu tố địa hình theo tỷ lệ bản đồ thành lập, theo khoảng cao đều đường bình độ cơ bản so với thực trạng khu đo vẽ. Tiếp biên đầy đủ và sử lý tiêp biên đúng. - Độ chính xác của các điểm góc khung bản đồ, lưới kilômét, sự đúng đắn hợp lý của việc vận dụng các ký hiệu để mô tả các yếu tố địa vật, địa hình trên bản đồ. Độ chính xác của bản đồ là mức độ chính xác của điểm địa vật trên bản đồ với vị trí của chúng trên thực địa. Độ chính xác được đặc trưng bởi sai Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4747 số trung phương hay sai số giới hạn của vị trí điểm địa vật trên bản đồ so với điểm khống chế gần nhất. - Mức độ đầy đủ, độ tin tưởng, độ chính xác của các tài liệu kèm theo bản đồ gốc. - Hình thức trình bày các kết quả phải rõ ràng, sạch đẹp . - Công tác kiểm tra ngoại nghiệp: Công tác kiểm tra ngoại nghiệp là đối soát bản đồ với thực địa. Tiến hành đo vẽ chi tiết địa hình, địa vật và so sánh kết quả mới với sản phẩm của người sản xuất. Để kiểm tra vị trí các điểm khống chế có thể đo khoảng cách giữa các điểm rồi đối chiếu với trị số tính từ gia số toạ độ hoặc dùng các phương pháp giao hội. Để kiểm tra vị trí và độ cao của các điểm chi tiết ta chọn một số trạm đo tiến hành đo một số điểm đặc trưng.Công tác nghiệm thu bản đồ được cấp quản lý kỹ thuật thực hiện. Toàn bộ nội dung kiểm tra nghiệm thu phải được trình bày bằng văn bản. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4748 Phần II Thực nghiệm Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4749 Chương III Thành lập BảN đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 khu vực xã Bắc Phong - HUYệN Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình. I.Mục đích yêu cầu - nhiệm vụ. 1. Mục đích. Thành lập bản đồ địa hình khu vực xã Bắc Phong- Cao Phong -Tỉnh Hoà Bình nhằm mục đích : - Lập mặt bằng tổng thể khu vực xã Bắc Phong- Cao Phong -Tỉnh Hoà Bình. - Phục vụ công tác khảo sát, thiết kế thi công, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. 2.Yêu cầu- nhiệm vụ - Đo vẽ chi tiết và thành lập bản đồ khu vực trên với tỷ lệ 1:500 - Thể hiện chi tiết khu vực theo quy phạm đo vẽ và quy định ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 đến 1:5000 do tổng cục Địa Chính ban hành. - Yêu cầu về nội dung : Trên mặt bằng hiện trạng thể hiện đầy đủ vị trí kích thước và hình dáng địa hình tương ứng với hiện trạng mới nhất của bề mặt địa hình. II.Đặc điểm khu đo. Khu vực khảo sát địa hình thuộc xã Bắc Phong - Cao Phong - tỉnh Hoà Bình. Đặc điểm địa hình chủ yếu tại đây là đồi núi, dân cư thưa thớt. III. Thu thập tư liệu, số liệu gốc. 1.Số liệu khởi tính và số liệu đo đạc. - Toạ độ và độ cao của các điểm cứng(điểm khởi tính) trong khu vực đo vẽ. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4750 STT X Y H Kí hiệu điểm 1 2330000.000 550000.000 150.000 BP-03 2 2330500.000 550000.010 150.000 HB-01 3 2329823.765 549679.568 142.975 BP-01 4 2330037.614 549793.185 114.046 BP-02 5 2329773.990 549869.507 139.334 BP-04 6 2329528.670 549686.741 134.066 F-01 7 2329839.960 549985.210 137.857 F-03 8 2329717.790 550020.569 140.078 F-04 9 2329597.058 549974.476 132.673 F-05 10 2329544.456 549956.656 132.306 F-06 11 2329496.720 549926.391 132.231 F-07 - Tất cả các điểm đo chi tiết được đo và ghi vào bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử DTM-350 và chuyển qua môi trường SoftDESK, AutoCAD. Số liệu đo được xử lý tính toán trong công tác nội nghiệp thành 4 đại lượng X, Y, H, Dat để biên tập bản vẽ. Xem phụ lục 01. 2. Tư liệu trắc địa. Lưới khống chế mặt bằng: - Để đủ mật độ điểm đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500 đường đồng mức 0.5 m, trên khu vực khảo sát xây dựng 4 điểm khống chế đường chuyền cấp 2 có ký hiệu BP-01, BP-02, BP-03, BP-04. Các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng lưới theo đúng quy phạm 96-TCN43-90. Các mốc được xây dựng bằng bê tông theo cấp hạn quy định. - Chỉ tiêu kỹ thuật : + Lưới toạ độ đường chuyền cấp 2 được xây dựng trong phạm vi khoảng 20 ha. + Điểm khởi tính lưới toạ độ đường chuyền cấp 2 là các điểm toạ độ Giả định. + Lưới toạ độ đường chuyền cấp 2 xây dựng theo dạng lưới đường chuyền đo góc, cạnh bằng máy toàn đạc điện tử DTM-350. + Lưới toạ độ đường chuyền cấp 2 được thiết kế dựa vào quy phạm TCN 43-90. Những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản trong xây dựng theo Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4751 quy định ở Bảng 1: Bảng 1 TT Chỉ tiêu kỹ thuật Lưới đường chuyền Cấp 1 Cấp 2 1 Chiều dài đường chuyền đơn dài nhất 5 Km 3 Km 2 Chiều dài từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa 2 điểm nút 3 Km 2 Km 3 Chu vi vòng khép lớn nhất 15 Km 10 Km 4 Độ dài cạnh - Lớn nhất - Nhỏ nhất - Trung bình 0.80 Km 0.12 Km 0.50 Km 0.35 Km 0.07 Km 0.25 Km 5 Số cạnh lớn nhất trong đường chuyền 15 15 6 Sai số khép tương đối của đường chuyền phải nhỏ hơn 1/10000 1/5000 7 Sai số trung phương đo góc không quá 5” 10” 8 Sai số khép góc đường chuyền  10” n  20” n  Đồ hình của mạng lưới thiết kế là lưới đường chuyền khép kín. - Đo góc cạnh lưới đường chuyền cấp 2: + Góc trong lưới đường chuyền đo bằng máy toàn đạc điện tử DTM-350. + Góc được đo 3 lần đo. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4752 + Đo góc cạnh theo chương trình đo giá 3 chân liên tiếp (tiến hành đo góc và cạnh đồng thời). Kết quả đo góc đạt được như sau: + Chênh trị giá góc giữa 2 nửa lần không vượt quá 8”0. + Chênh trị góc đo giữa các lần đo không vượt quá 8”0. + Biến động 2C trong quá trình đo không vượt quá 12”0 - Tính toán bình sai chặt chẽ: +Trước khi tiến hành tính toán bình sai đã kiểm tra các điều kiện khép vòng và khép toạ độ theo quy định của quy phạm hiện hành. + Tính toán bình sai chặt chẽ trên máy tính theo chương trình chuyên dùng. Kết quả tính toán bình sai thể hiện được : * Sai số trung phương trọng số đơn vị m0 = 0.78" * Sai số trung phương đo góc m  =7.83" * Sai số trung phương tương đối đo cạnh đạt 1/ 74917 Lưới khống chế độ cao : 1.1.1 - Chỉ tiêu kỹ thuật : + Mạng lưới khống chế độ cao toàn khu vực đo vẽ xây dựng bằng lưới độ cao thuỷ chuẩn kỹ thuật được đo theo phương pháp hình học. + Mạng lưới khống chế độ cao được bố trí trùng với các đường chuyền cấp 2. + Lưới độ cao thuỷ chuẩn kỹ thuật được thiết kế dựa vào quy phạm 96 TCN 43-90 của Cục đo đạc Bản Đồ Nhà Nước ban hành năm 1990. Những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản trong thiết kế được quy định như sau: * Chiều dài từ máy đến mia trung bình 120m, dài nhất không qu á200m. * Chênh lệch chiều dài mia trước và mia sau  5m. * Số đọc chỉ giữa mặt đen và mặt đỏ  5mm. * Sai số khép độ cao: hcp = 50 L (mm). Trong đó: L là chiều dài tuyến thủy chuẩn kỹ thuật, đơn vị km. +Trước khi tiến hành đo cao lưới độ cao kỹ thuật, máy móc thiết bị, đều được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh đầy đủ các hạng mục theo quy phạm, quy định như góc i , điều chỉnh tiêu cự.... Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4753 1.1.2 - Đồ hình thiết kế: + Mạng lưới độ cao kỹ thuật toàn khu đo được thiết kế trùng với các điểm khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2. + Đồ hình của mạng lưới thiết kế là các đường chuyền khép kín tạo thành vòng. 1.1.3 - Đo chênh cao lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật. + Chênh cao được đo bằng máy B21 + Đo theo quy trình S -T-T-S. + Đo cao trên cóc sắt. - Tính toán bình sai: + Tính toán bình sai chặt chẽ: + Trước khi tiến hành tính toán bình sai đã kiểm tra các điều kiện khép vòng và khép độ cao theo quy định của quy phạm hiện hành. + Kết quả tính toán bình sai thể hiện được : * Sai số trung phương trọng số đơn vị mH = 0.015 (m) 3. Đo vẽ bản đồ: - Trong khu đo có bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1/25000 do Cục đo đạc Bản Đồ Nhà nước ban hành năm 1990 theo tài liệu của Cục Bản Đồ Quân Đội, múi chiếu 60, kinh tuyến trục 1050, hệ toạ độ, độ cao Nhà nước 1972. Ngoài ra trong khu đo còn có bản đồ 1/500 do Cục đo đạc Bản Đồ Nhà nước đo vẽ năm 1982 đến nay đã thay đổi nhiều. Do vậy đây là tài liệu bản đồ sẽ đươc sử dụng để thiết kế và thi công lưới. - Công tác đo đạc chi tiết trên cạn được đo trực tiếp bằng gương sào Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4754 và máy toàn đạc điện tử DTM-350 theo phương pháp tọa độ cực, dựa trên cơ sở các điểm khống chế mặt bằng và độ cao vừa được thành lập ở trên. - Tất cả các địa hình, địa vật hiện hữu trong khu đo như đường xá, nhà cửa, cột điện, sân bãi, mồ mả, khe lạch... được thể hiện đầy đủ và ghi chú rõ ràng theo quy phạm hiện hành của Nhà nước đối với việc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500. 4. Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng. Bản đồ đựơc thành lập dựa theo các quy định: + Quy phạm đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/200, 1/5000 (phần ngoài trời). Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90 của Cục đo đạc và Bản Đồ Nhà nước. + Quy phạm đo vẽ Bản Đồ tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/200, 1/5000 (phần trong nhà). Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90 của Cục đo đạc và Bản Đồ Nhà nước. + Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/200, 1/5000 của Tổng cục Địa Chính. IV.Cơ sở toán học. 1. Tên bản đồ. - Khu vực xã Bắc Phong - Cao Phong -Tỉnh Hoà Bình. 2. Tỷ lệ bản đồ. - Tỷ lệ bản đồ 1 : 500 3.Hệ quy chiếu và hệ toạ độ . Bản đồ sẽ được thành lập trên cơ sở toán học như sau: - Elipxoit WGS - 84, có bán trục lớn là: a = 6378137,0 độ dẹt  = 1: 298,257223563 - Hệ toạ độ VN - 2000. - Gốc độ cao tại Hòn Dấu - Hải Phòng. - Gốc toạ độ N00 đặt tại Viện Nghiên Cứu Địa Chính, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4755 - Lưới chiếu bản đồ : UTM ( r0 = 0,9999). - Múi chiếu 30, kinh tuyến trục 1050 - Toạ độ , góc khung bản đồ tỷ lệ 1/500. Số mảnh Toạ độ góc khung Tây- Nam Toạ độ góc khung Đông- Bắc I  1 = 1050 28’ 39’’.97  1 = 210 03’ 32’’.33  2 = 1050 28’ 39’’.97  2 = 210 03’ 35’’.97 II  1 = 1050 28’ 39’’.97  1 = 210 03’ 35’’.83  2 = 1050 28’ 35’’.83  2 = 210 03’ 38’’.83 5. Đo nối khống chế với toạ độ Nhà nước. - Trong quá trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 khu vực xã Bắc Phong- Cao Phong -Tỉnh Hoà Bình, các mốc toạ độ được xây dựng là những mốc giả định, do đó hướng Bắc của mảnh bản đồ là hướng Bắc giả định. Để tiện cho việc ghép biên với những mảnh bản đồ cùng tỷ lệ khác trong khu vực, chúng ta tiến hành đo nối toạ độ giả định của lưới, với mốc toạ độ Nhà nước có trong khu vực. Để đưa hướng Bắc giả định của bản đồ về hướng Bắc chuẩn của Nhà nước. * Quy trình đo đạc được tiến hành ngoài thực địa bằng máy toàn đạc điện tử DTM - 350. * Góc được đo 3 lần đo. * Chênh trị góc giữa 2 nửa lần đo không vượt quá 8”0. * Chênh trị góc giữa các lần đo không vượt quá 8”0. * Biến động 2C trong quá trình đo không vượt quá 12”0. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4756 BP-03 BP-04 BP-01 BP-02 HB-0I  0    2 1 - Khi đo nối toạ độ giả định với mốc toạ độ Nhà nước chúng ta sẽ tính chuyền toạ độ cho các mốc toạ độ khác trong lưới của khu đo. Và xác định được các giá trị sau : 1 =  2 +  1  2 +  0 = 1800 Khi đó :  1 = 1 - 1800 +  0 Trong đó : Giá trị 1 và  0 đo được bằng máy toàn đạc điện tử DTM - 350 Giá trị  1 giúp ta đưa hướng Bắc của tờ bản đồ về trùng với hướng Bắc chuẩn của Nhà nước. - Để đảm bảo sự vững chắc của đồ hình và kiểm tra được các sai số trong quá trình đo đạc, chúng ta tiến hành đo nối thêm với mốc toạ độ Nhà nước khác có trong khu vực với cách thức tương tự. V.Thành lập bản đồ địa hình bằng phần mềm autocad. 1.Tính ưu việt của Autocad trong lĩnh vực thành lập bản đồ địa hình : - Phần mềm Autocad là phần mềm rất mạnh trợ giúp vẽ trên máy tính. Nó cung cấp các câu lệnh để thực hiện các bản vẽ một cách nhanh chóng và chính xác, sửa chữa nhanh và dễ dàng. - Tất cả các đối tượng, các yếu tố của bản đồ được biểu thị bằng phần mềm AutoCad đều được định vị trong hệ toạ độ của người sử dụng và được xác định chính xác nhờ toạ độ đưa vào. Hơn nữa AutoCad còn cho phép in bản vẽ ra giấy theo đúng tỷ lệ thiết kế ( tỷ lệ cần in) và AutoCad còn cho phép giao tiếp Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4757 với các phần mềm khác để xuất nhập dữ liệu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng và tạo nhiều thuận lợi cho công tác vẽ bản đồ. - Phần mềm AutoCad và Microstation rất phù hợp cho việc thành lập các bản đồ địa hình. Tuy nhiên phần mềm Microstation lại phù hợp cho việc thành lập các bản đồ địa chính, hoặc thành lập bản đồ địa hình dựa trên cơ sở đầu vào là các bản đồ tư liệu, ảnh hàng không và ảnh viễn thám. Còn khi các số liệu đầu vào dùng để thành lập bản đồ địa hình dựa trên cơ sở các số liệu đo ngoại nghiệp thì việc lựa chọn phần mềm AutoCad để thành lập bản đồ địa hình là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. 2.Thiết lập các thông số cho bản vẽ. - Chọn khuôn dạng file chuẩn : - Đặt đơn vị cho bản vẽ : Format Unit. Sẽ cho chúng ta hộp thoại sau : Toạ độ xy được hiểu tương đương giá trị toạ độ YX của Trắc địa. - Đặt giới hạn cho bản vẽ : Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4758 FormatDrawing Limit YXmin = 2329000,549000 ; YXmax = 233100,55100. Để toàn bộ khu đo nằm chọn trong màn hình làm việc, chúng ta vào: ViewZoom All. - Đặt chế độ mắt lưới (Gird) với tỷ lệ bản đồ 1/500Xspacing = 50mét và Yspacing = 50 mét. - Thiết lập lớp thông tin : Layer Format Layer -Vẽ khung bản đồ: Trước hết vào giới hạn bản vẽ ( 549600,2329400 ; 550200,2330200). Sau đó ta đặt chế độ bản vẽ hiển thị mắt lưới. Trong bảng Drawing Aids. Tỷ lệ bản đồ 1:500 Xspacing = 50 mét và Y Spacing = 50 mét. Dùng lệnh polyline để vẽ khung của tờ bản đồ. Ta dùng lệnh Modify  offset (vào khoảng cách là 5 tương ứng với 1cm của tờ bản đồ 1 : 500) để tạo khung bên ngoài. Khung viền ngoài cùng có độ đậm là 1mm. Để tạo được độ đậm này ta vào lệnh Modify Objecb  Polyline để sửa chữa độ dày của nét. Sau đó tạo mấu khung bản đồ, dùng lệnh move để đưa mấu khung bản đồ về đúng toạ độ mắt lưới khung bản đồ, trước khi dùng lệnh move ta phải đặt chế độ Snap ( có thể ấn phím F9) để vị trí mấu khung bắt chính xác vào các mắt lưới. Tiếp theo, từ menu lệnh của chương trình ta vào Modify Array, trên màn hình hiện câu lệnh yêu cầu ta chọn đối tượng ( Select object ) dùng chuột ta chọn bao cả đối tượng là mấu khung. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4759 Select object : Other corner : 4 found Select object : Rectangular or Polar array (R/ P): Chương trình đòi hỏi hình thức array : Hình chữ nhật hay hình tròn (Rectangular or Polar array), ta chọn R sau đó gõ số hàng và đánh số cột, khoảng cách giữa các hàng và các cột : Number of columns : 4 Unit cell or distance between rows : 50 Distan betweencolumns : 50 Rectangular or Polar array (R / P): r Number of row (1) : 4 Number of columns : 4 Ta có khung bản đồ với các mấu khung, sau đó ta dùng lệnh viết Text để viết toạ độ cho các khung lưới của tờ bản đồ. Quy cách viết theo quy phạm hiện hành. Nội dung ngoài khung trình bày theo theo mẫu được quy định trong quyển ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 500 và 1: 5000. Tổng cục Địa Chính năm 1994. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4760 3. Sơ đồ công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng phần mềm AutoCad: Thu thập dữ liệu (số liệu đo) Xử lý dữ liệu, tạo bản vẽ Xử lý bản vẽ trong mụi trường AutoCad Bản vẽ tổng hợp Biờn tập và chỉnh sửa bản đồ Biờn tập, kiểm tra, in thử và sửa chữa In bản đồ và lưu trữ Bản vẽ mặt bằng Bản vẽ địa hình 4. Thu thập xử lý dữ liệu, tạo bản vẽ : Dữ liệu bản đồ là số liệu đo ngoại nghiệp đã được sử lý và chuyển về dạng dữ liệu ASCII là dạng dữ liệu định dạng các điểm toạ độ Bắc - Northing; toạ độ Đông - Easting; độ cao - Elevation; và có thể là tên điểm - Point và mô tả - Description. Công việc này được tiến hành trên môi trường SoftDeck. Giới thiệu sơ lược về phần mềm SoftDesk: SoftDesk là phần mềm đồ hoạ hỗ trợ của AutoCad bao gồm một số modul cho lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và bình đồ, SoftDesk được cài trên nền AutoCad 14 sau khi cài ta có thêm menu AEC. Để nhập dữ liệu vào bản vẽ, ta nhập sd trên thanh lệnh và chọn modul ứng dụng Survey OK. Nhập dữ liệu bản đồ có thể nhập theo hai phương thức là: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4761 nhập trực tiếp trên máy và nhập dưới dạng File số liệu dạng ASCII - Việc nhập dữ liệu trực tiếp trên máy trên menu ta chọn Traverse Sideshot Editor và đánh tên điểm trạm máy và điểm định hướng vào bảng Sideshot editor, tiếp theo nhập toạ độ, độ cao điểm trạm máy và điểm định hướng vào máy: Toạ độ, độ cao điểm trạm máy: Toạ độ, độ cao điểm định hướng: Để nhập dữ liệu vào bản vẽ ta phải định dạng các thông số và độ chính xác Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4762 cho dữ liệu nhập vào và chúng ta nhập dữ liệu vào. - Nhập dữ liệu từ file số liệu ASCII, để nhập được số liệu thì ta phải xác định dạng dữ liệu nhập vào. Dữ liệu nhập vào có thể được phân cách bằng dấu phẩy, khoảng trống, hoặc cột và thiết lập các thông số định dạng cho dữ liệu trên bản vẽ. Các bước tiến hành chuyển vẽ địa hình và địa vật: - Bước 1: Để chương trình hoạt động bắt buộc phải save as ra một file khởi động File  Save as  Cao Phong 1. - Bước 2: Từ menu chính chon AEC Softdesk programs...sd. - Bước 3: Tạo Project. Sau đó chọn Statistics... Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4763 - Bước 4: Thiết lập các thông số cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500. Tiếp theo ta thiết lập các thông số cho cho bản đồ trên bảng manul setup, bao gồm: - Units and angles độ dài và góc, chọn bearings cho phương vị và chọn degrees đơn vị là độ và metric cho đo cạnh với đơn vị là (mét). - Drawing scalels: tỷ lệ bản đồ khi in ra, trên horizontal chọn 1:500 và vertical chọn 1:500. - Precision: cho độ chính xác các đơn vị đo, bao gồm: + Linear: cho cạnh, chọn 2; + Angular: cho góc, chọn 4; + Coordinate: cho toạ độ, chọn 4; + Cvalation: cho chênh cao, chọn 2. - Text type: để chọn đơn vị cho chữ, chọn milli; - Text style: cho kiểu chữ cụ thể cho bản vẽ - Save setup: Để lưu bản bản thông số cho bản vẽ, bởi setup name: dh_500. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4764 Chọn DTM: - Bước 5: Nhập số liệu vào bản vẽ - Trên thanh menu chọn Points Import/Export poinEdit Format... - Sau khi chọn file điểm ta kích chuột vào “OK” sẽ thấy trên cửa sổ “Text Window” hiển thị thông báo cho phép ngưới sử dụng chọn phương pháp ghi tệp điểm vào cơ sở dữ liệu của SoftDesk (với các phương án nhập Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4765 điểm như đã trình bày ở trên). Quá trình nhập điểm được thực hiện như sau : -Trên thanh menu chọn Points  Import/Export poin Export point To File... xuất hiện bảng hộp thoại Import points, chọn COGO Point database cho dữ liệu điểm và ở cửa sổ định dạng Format name ta chọn là “PNEZD" OK để tiếp tục. Chọn OK song ta chọn đường dẫn File số liệu để nhập vào. (Ví dụ: Xuất.CSV) Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4766 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4767 Có thể chọn 3 phương pháp khi nhập điểm sau: Phương án Mô tả Viết đè (overwrite) Đặt lại các điểm hiện có bằng các điểm mới. Bất kỳ điểm đang tồn tại nào cũng được thay thế bằng các điểm tương thích, tương hợp các điểm trong file. Hoà nhập (Merge) Đánh số lại các điểm trong file nhập để lấp đầy mọi chỗ trống trong cơ sở dữ liệu điểm của bản vẽ, các dữ liệu điểm mới trở thành không phân biệt được trong dữ liệu hiện có. Thêm hoặc nối Dữ liệu (Append) Dùng phương pháp bổ sung hay tuần tự để bổ sung các điểm mới. Trên thanh lệnh của màn hình xuất hiện lệnh thông báo: Import Method(Overwrite/Merge/Append): nhập “O” để chấp nhận phun điểm lên bản vẽ. Bản đồ số có thể coi là được chia làm hai loại: Bản đồ số địa vật và bản đồ số địa hình. Do vậy ta sẽ tách biệt xử lý riêng phần mặt phẳng và phần độ cao. Trước tiên ta cần ghi bản vẽ trên ra làm hai bản vẽ: Bản vẽ địa vật và bản vẽ địa hình (đường đồng mức). Sau đó tiến hành chuyển vẽ các yếu tố địa vật và chạy nội suy đường đồng mức. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4768 -Bước 6: Xây dựng mô hình số địa hình DTM (Digital Terrain Model). - Khi dữ liệu điểm đã được nhập vào bản vẽ và cơ sở dữ liệu dự án, thì Modul SoftDeck DTM sử dụng các dữ liệu này để tạo ra một mô hình mặt bằng, được gọi là mạng lưới tam giác không đều cạnh (TIN). +Tạo một bề mặt mới ( New Surface) cho mô hình cần lập: Trên thanh menu chọn Suface Suface data Project point dataAll. + Xây dựng mô hình: Từ thanh menu chọn SufaceBuild Suface chọn point cho dữ liệu điểm và Ues of Zero Elevation OK trên thanh lệnh xuất hiện: command: Select polyline for boundary nhập lệnh “yes”để bao mô hình lại, tiếp theo ta chọn Suface View Suface Impor 3D linesEnter để xuất hiện mô hình, đây là mô hình T.I.N (Triangulation Iregular Netword) gồm những mạnh lưới tam giác bất quy tắc được liên kết với nhau, có nghĩa là cứ qua 3 điểm không thẳng hàng sẽ dựng cho ta một tam giác độ cao, các tam giác này có nguyên tắc: Mỗi tam giác được tạo từ ba điểm gần nhất, các cạnh của tam giác không được cắt nhau, và cứ hai tam giác lại có một cạnh chung. Để được mô hình này thì số điểm phải nhiều hơn ba điểm, từ mô hình này ta có thể nội suy đường đồng mức. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4769 +Hiệu chỉnh mô hình TIN (Triangulation Iregular Netword). Các đường TIN được xác định là một phần của cơ sở dữ liệu DTM, nhiều đường trong các đường trên cạnh mép TIN không phản ánh địa hình hiện tại. Vì vậy, trước khi tạo lập bề mặt ta phải xác định các đường gãy: Ta có thể xác định bất kỳ dãy điểm nào xác định một điểm ngắt rõ rệt thể hiện lỗi sai trong mô hình địa hình, đó là các đường ngăn nối các điểm đặc trưng như: Đỉnh núi, yên ngựa, phân thuỷ, tụ thuỷ...Trong quá trình đo thực địa phải ghi chú cụ thể tính chất của điểm, ghi theo nhóm để thuận tiện cho quá trình phân loại điểm đo khi xử lý số liệu. Khi xây dựng mô hình số, SoftDesk tự lưu tất cả các thông số ra file riêng độc lập. Do vậy, nếu ta xoá, chỉnh sửa dữ liệu trên màn hình bằng các lệnh thông thường của AutoCad thì những dữ liệu trên màn hình sẽ không được cập nhật trong file quản lý của Softdeck, vì vậy việc hiệu chỉnh mô hình các đường TIN phải thực hiện bằng lệnh của Softdeck. Để hiệu chỉnh mô hình trên trên thanh menu chọn SufaceEdit Suface, các lệnh hiệu chỉnh mô hình gồm có: - Add Point: chèn điểm vào mô hình đồng thời tạo luôn mạng lưới tam giác tương ứng. - Delete line: xoá cạnh đường TIN nếu cạnh đó sai. - Flip Face: đảo cạnh của đường TIN. - Delete point: xoá điểm của mô hình TIN. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4770 Sau khi đã hiệu chỉnh mô hình xong ta lại cố định mô hình và bao mô hình lại như trên. -Bước 7: Chạy nội suy đường bình độ -Xác định giới hạn phạm vi vẽ. +Thực chất của việc xác định phạm vi vẽ là xác định miền nội suy trong SoftDeck việc xác định đường nội suy bằng các đường bao. +Ta có thể nội suy bên trong đường bao này những đường bao khác, tức là có thể tạo ra lỗ trống mà trong đó không vẽ đường bình độ khác. - Sau khi xây dựng xong mô hình DTM, ta có thể nội suy đường bình độ SoftDeck cho phép tạo lập các đường đồng mức theo phương pháp nội suy tuyến tính, lúc đó bề mặt địa hình được chia nhỏ thành các tam giác, diện tích giới hạn trong mỗi tam giác được xem là mặt phẳng có gó nghiêng thay đổi, các tam giác này nằm kề nhau phủ kín bề mặt địa hình, độ cao điểm cần xác định được nội suy tuyến tính dựa vào số liệu của 3 điểm lân cận. Trên thanh menu ta chọn ContoursCreate contours, trong hộp thoại ta chọn các thông số sau: +Minor: Trong Intelval nhập giá trị là 0,5 cho khoảng cao đều của đường bình độ cơ bản với độ gia tăng là 0,5 mét. Và trong Layer đặt tên cho Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4771 lớp là “BINHDOCON” cho đường đồng mức cơ bản. +Major: Trong Intelval nhập giá trị là 2,5 cho khảng cao đều của đường bình độ cái. Và trong Layer đặt tên cho lớp là “BINHDOCAI”. Chọn OK để tiếp tục, trên thanh lệnh ta chọn Enter để chạy nội suy đường đồng mức: Command: Erase old contour (Yes/No) : Erasing entities on layer ... Erasing entities on layer ... Contour Elevation: 66.000 - Làm trơn đường bình độ: Sau khi đã nội suy xong đường bình độ ta cần làm trơn cho đường bình độ, trên thanh menu chọn Contour Contour Properties, việc chọn giá trị làm trơn được thực hiện trên thanh Smoothing và được điều chỉnh từ 110 trong hộp thoại Contour Properties. - Xoá mô hình TIN: Command: DTM Surface ON/Off/Thaw/Erase: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp SV: Cao Lê Đoàn Lớp: Trắc địa B - K4772 Erasing entities on layer ...done! - Ghi nhãn cho đường bình độ: Trước tiên ta lập cho nhãn cần ghi, từ thanh menu Contuor  Labeling xuất hiện trong bảng hộp thoại Contour Label Properties ta nhập các thông số sau: +Group Label Incrment: nhập giá trị 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1 25.pdf
Tài liệu liên quan