Đồ án Nghiên cứu định hướng qui hoạch môi trường thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên từ nay đến năm năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Tài liệu Đồ án Nghiên cứu định hướng qui hoạch môi trường thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên từ nay đến năm năm 2010 và định hướng đến năm 2020: LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc và là nhiệm vụ hết sức quan trọng ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thới giới. Phát triển kinh tế càng đi lên tỷ lệ nghịch với môi trường càng đi xuống nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả, do đó mối quan hệ giữa môi trường và con người được xem là quan trọng nhất hiện nay. Môi trường có chất lượng cao là môi trường cần làm tốt ba chức năng cơ bản sau: + Môi trường là nơi sinh sống của con người + Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người +Môi trường là nơi tiếp nhận phế liệu thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người Chất lượng môi trường bị xem là suy thoái nếu không thực hiện được một trong ba chức năng trên. Môi trường lúc đó s...

doc136 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Nghiên cứu định hướng qui hoạch môi trường thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên từ nay đến năm năm 2010 và định hướng đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc và là nhiệm vụ hết sức quan trọng ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thới giới. Phát triển kinh tế càng đi lên tỷ lệ nghịch với môi trường càng đi xuống nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả, do đó mối quan hệ giữa môi trường và con người được xem là quan trọng nhất hiện nay. Môi trường có chất lượng cao là môi trường cần làm tốt ba chức năng cơ bản sau: + Môi trường là nơi sinh sống của con người + Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người +Môi trường là nơi tiếp nhận phế liệu thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người Chất lượng môi trường bị xem là suy thoái nếu không thực hiện được một trong ba chức năng trên. Môi trường lúc đó sẽ không còn là nơi ở phù hợp với đòi hỏi của con người; hoặc sẽ không còn khả năng cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống và hoạt động của họ, hoặc sẽ không chứa nổi các chất thải rắn, lỏng, khí mà con người muốn đẩy ra khỏi nơi mình sống và hoạt động. Đó chính là vấn đề gây cấn về môi trường và con người ở mỗi quốc gia hiện nay. Việc xem xét môi trường theo từng khía cạnh nào đi chăng nữa thì vẫn phải chú trọng theo các chức năng sau: -Chức năng thứ nhất: Yêu cầu phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người, con người cần phải có bao nhiêu mét vuông, hecta hay kilomet vuông cho một người. Không gian này lại phải đặt những tiêu chuẩn nhất định về nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội. -Chức năng thứ hai: Yêu cầu môi trường phải có nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất, quản lý của con người. Đòi hỏi này không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng và độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. -Chức năng thứ ba – chức năng tái tạo: Trước đây xã hội - con người còn ít thì những khả năng tự làm sạch của môi trường thiên nhiên nhanh chóng đưa môi trường trở về trạng thái ban đầu. Ngày nay, sự gia tăng dân số nhanh chóng và quá trình công nghiệp hóa đã làm cho chức năng thứ ba trở nên quan trọng. Nếu môi trường không còn làm nổi chức năng tự làm sạch thì dù chất lượng cuộc sống của con người dư thừa về lương thực, hàng hóa, thông tin cũng không còn chất lượng. Quá trình suy thoái môi trường sẽ dẫn đến loài người bị diệt vong. Việc xem xét môi trường theo ba chức năng trên cho phép ta hiểu rõ vấn đề môi trường hiện nay, trong từng nước từng địa phương, giúp ta đánh giá và dự báo tình trạng môi trường một cách cụ thể và chính xác hơn. Chính vì thế, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên là một trong các thành phố bắt đầu bước vào công cuộc bảo vệ môi trường cho hôm nay và cho mai sau, là nền tảng cho sự bắt đầu công cuộc bảo vệ môi trường cho toàn tỉnh. Khắc phục hậu quả đã gay ra cho môi trường, xây dựng chiền lược cho phát triển luôn đi đôi với bảo vệ môi trường, hình thành nên moat thành phố sạch đẹp trong tương lai không xa CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG I.1-Đặt vấn đề Thành phố Tuy Hoà với bờ biển dài nối hai đầu ranh gời giới tỉnh với những danh lam thắm cảnh ngay trong lòng thành phố, với núi Nhạn- Sông Đà thơ mộng. Ai đến vời Tuy Hoà một lần thĩ thì sẽ nhớ mãi những hình ảnh lưư lại trong trí nhớ mình là một thành phố với sức sống trẻ và những cảnh đẹp mà không có thành phố nào có cả. Từ khi Tuy Hoà lên thành phố thỉ thì tỉnh Phú Yên đã xác định sẽ phát triển thành phố theo hướng du lịch và dịch vụ, khai tháhc tối đa nguồn tài nguyên vô giá này vào phát triển tỉnh nhà. Ngày nay, thành phố Tuy Hoà đã dần dần phát triển với những bước chuyển biến trong cơ cấu kinh tế với những thành tựu đạt được trong những lĩnh vực như kinh tế, du lịch, dịch vụ…Đóng góp đáng kể vào ngân sách tỉnh nhà tỉnh. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu đó, thành phố Tuy Hoà đã đạt được một số thành tựu khả quan, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, cấp thoát nước, thương mại, dịch vụ, giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân, góp phần cải thiện giáo dục, y tế ở địa phương. Bên cạnh đó, còn một số hạn chế những vấn đề nảy sinh trong hoạt động sản xuất công nghiệp, những vấn đề khó khăn, bức xúc trong quản lý các thành phần cơ sở sản xuất trong long thành phố bay lâu nay như: vấn đề đền bù giải tỏa, tái định cư, vấn đề sử dụng tài nguyên môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, chất thải sinh hoạt … Song song đó là những vấn đề khắc phục hậu quả ô nhiễm mà các cấp, các ngành củathành phố Tuy Hoà nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung rất quan tâm và cần sự hổ hỗ trợ góp ý kiến của các địa phương, các nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm mục đích phát triển quy hoạch công nghiệp bền vững trong sản xuất và bảo vệ môi trường. I1.2 -Sự ần thiết đề tài của luận văn: Phát triển kinh tế đồng thời không gây nguy hại ảnh hưởng đến môi trường là một phát triển đúng, và là mục tiêu hướng đến của các nước trên thế giới. Đây là xu thế phát triển bền vững, một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của xu hướng phát triển là sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong các thành phố, nơi tập trung các cơ sở dịch vụ và thương mại phát triển với hướng chính là vừa mang lại hiệu quả mà lại không ảnh hưởng đến môi trường. Đây là xu hướng mà các thành phố trên thế giới đang thực hiện. Thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên không ngoại trừ. Việc tiến hành QHMT cho thành phố Tuy Hoà nhằm đạt được những hiện hiệu quả cao trong quá trình phát triển của thành phố từ giai đoạn bắt đầu tiến hành phát triển nền kinh tế thượng mai, dịch vụ của thành phố Tuy Hoà từ những bước ban đầu đến khi trở thành một trong những mũi nhọn trong nền kinh tế của Phú Yên. Thông qua nội dung của đồ án này nhằm đưa ra những ý nghĩa thực tiễn về lợi ích và ý nghĩa môi trường của công tác qui hoạch. I1.3-Mục tiêu nghiên cứu Với đồ án tốt nghiệp: “NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ TUY HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020” thì mục tiêu cơ bản là: - Đưa ra những cơ sở mang tính thực tiễn cao nhằm phục vụ cho công tác qui hoạch phát triển thành phố Tuy Hoà- Phú Yên. Ngoài ra qui hoạch thành phố tuy Hoà mà đồ án này xây dựng nên còn có những mục tiêu sau: - Cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hiệu quả của công tác quản lý và nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động. -Tạo điều kiện tốt nhất cho công tác cải thiện phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và công tác bảo vệ môi trường của thành phố Tuy Hoà. -Góp phần ngăn ngừa những ảnh hưởng của hoạt động thương mại dịch vụ và sản xuất đang có và sắp có có thể gây tác hại đến sức khoẻ của người dân trong thành phố Tuy Hoà và các vùng lân cận, cũng như hạn chế những tác động của hoạt động tác động đến môi trường. -Từng bước tạo nền tảng cho việc xây dựng chiến lược của thành phố Tuy Hoà theo hướng phát triển bền vững. I1.4-Phạm vi nghiên cứu “NGHIÊN CỨU QUI HOẠCHBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ TUY HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020” Đề tài quan tâm trong phạm vi của thành phố Tuy Hoà , các vần vấn đề môi trường cần quan tâm và lập ra kế hoạch cụ thể để bảo vệ môi trường thành phố ở thời điểm hiện tại và phát triển bền vững môi trường trong tương lai.” I1.5-Đối tượng nghiên cứu: Đôí tưỡng nghiên cứu là QHMT thành phố Tuy Hoà để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. I1.6-Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật thống kê Thống kê nghiên cứu về mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình trong điều kiện thời gian và địa điểm xác định. Kỹ thuật thống kê thường được thực hiện qua 4 bước chính: -Hệ thống hoá các chỉ tiêu cần thống kê -Tiến hành điều tra thống kê -Tổng hợp thống kê -Phân tích và dự đoán Phương pháp đánh giá tác động môi trường Theo Luật BVMT 1993 thì “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, PTBV kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp BVMT”. Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp phân tích hệ thống tiến hành phân tích một hệ thống cụ thể, trên một tổng thể gồm nhiều bộ phận, nhiều các yếu tố thành phần có quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường xung quanh. Phương pháp này được ứng dụng trong QHMT để xem xét tất cả các mối tương quan của các yếu tố môi trường – kinh tế – xã hội và được ứng dụng trong hầu hết các khâu của việc xây dựng quy hoạch. Kỹ thuật xác định các vấn đề ưu tiên Để xác định các vần đề ưu tiên cần phải phân tích sâu sắc các số liệu, thông tin ứng với các hoạt động phát triển KTXH hiện tại, từ đó xác định các thông số nền hay phông nền cơ sở. Trên cơ sở các số liệu nền, cộng với những nhận định sự biến động theo không gian và thời gian, phân tích xác định các vấn đề môi trường và tập trung đối với các vấn đề ưu tiên cấp bách, nghiêm trọng. Các vần đề môi trường thường tập trung vào các khía cạnh như: Mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất, khu đô thị có đảm bảo vấn đề sinh thái? Diễn biến chất lượng các thành phần môi trường như thế nào? Vấn đề xả thải có hợp lý? I1.7-Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần tập trung giải quyết các nội dung sau: - Phân tích tổng quan các nội dung nghiên cứu về xây dựng QHMT thành phố Tuy Hoà, qua đó dựa vào điều kiện có sẵn nhằm ứng dụng QHMT cho tp Tuy Hoà. - Phân tích, đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường của các hoạt động kinh tế đến môi trường ở hiện tại và trong tương lai. - Nghiên cứu định hướng Thực hiện QHMT tổng thể và QHMT chi tiết cho Tp Tuy Hoà. - Xây dựng chương trình quản lý môi trường cho Tp Tuy Hoà. I1.8-Yù nghĩa của đề tài nghiên cứu. QHMT Tp Tuy Hoà là một phần trong qui hoạch tổng thể của tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên lại mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Thông qua QHMT Tp Tuy Hoà sẽ vạch rõ những hoạt động nào có khả năng gây tác động ô nhiễm môi trường và đưa ra được những giải pháp phòng ngừa cũng như khống chế những tác động đó của quá trình xây dựng, hoạt động và phát triển của Tp Tuy Hoà. QHMT mang một ý nghĩa quan trọng khác là có khả năng ngăn ngừa khống chế những tác động gây ô nhiễm môi trường ngay từ đầu và phát triển lại những hệ sinh thái môi trường bị phá huỷ trước đó, xây dựng chương trình quản lý và bảo vệ môi trường từ khi bắt đầu cho các dự án cũng như cho quá trình phát triển kinh tế. Từ đó tạo điều kiện hạn chế tối đa những tác động có thể gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của kinh tế. CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG II.1-Những Vấn Đề Chung Về Quy Hoạch Môi Trường. II.1.1- Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới và Việt Nam II.1.1.1- Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, QHMT đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia tăng trên thế giới. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga…và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc…Ngoài ra, lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như WB và ADB quan tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát triển kinh tế. - Tại Châu Mỹ La tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rỏ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong PTBV kinh tế vùng ngay từ đầu. - Tại Châu Á: Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHMT tại Châu Mỹ Latinh, cũng nỗi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế và môi trường. Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế – môi trường đã diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan. Đáng chú ý là 8 dự án được tài trợ bởi ADB mà tác giả luận văn có nghiên cứu kế thừa và được đưa ra trong Bảng Bảng II.1: Bảng II.1: Tóm lược các dự án QHMT vùng tại Châu Á Dự án Đặc tính vùng quy hoạch Năm hoàn thành Loại hình quy hoạch Diện tích (km2) Dân số (1.000 người) Chú ý Quy hoạch tổng thể quản lý chất lượng nước hồ Laguna (Philipin) Lưu vực hồ 1984 Quy hoạch cải thiện chất lượng nước vùng 3.820 1.840 Trình bày tốt bước chuẩn bị cho QHPTMT vùng Dự án phát triển tổng hợp vùng Palawan (Philipin) Vùng đảo 1985 QHPTMT vùng 12.000 318 Ít chú ý môi trường đô thị, công nghiệp QHTTMT lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc) Lưu vực sông 1986 QHPTMT vùng 24.000 14.000 Hạn chế về kiểm soát môi trường đô thị Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan) Lưu vực hồ 1985 QHTHMT và kinh tế vùng 9.119 1.250 Dự án có chất lượng tốt Dự án PTBV vùng ven biển phía Đông (Thái Lan) Vùng ven biển 1986 QHPTMT vùng 13.000 1.200 Thiếu kết nối với các nhà ra quyết định về kinh tế QH sử dụng đất tối ưu và QTMT vùng Segara Anakan (Indonesia) Vùng đầm lầy 1986 QHTHMT và kinh tế vùng 200 7,6 Dự án tốt về bảo tồn tài nguyên sinh thái Dự án cải thiện môi trường thung lũng Klang (Malaysia) Thung lũng 1987 QHPTMT vùng 2.842 2.465 Thiếu sự tham gia của các tổ chức chính phủ Dự án quản lý và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp vùng Samatprakarn (Thái Lan) Vùng công nghiệp hóa 1987 QHPTMT vùng 890 700 Thiếu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước (Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cum-Environmental Development Planning- A Review of Regional Environmental Development Planning Studies in Asia,1991) Tại thời điểm Thập niên 80, có 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHPTMT vùng; 02 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 01 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng môi trường vùng. Nhìn chung trên một giác độ nào đó, mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu sót nhất định; một thiếu sót lớn là chưa đề cập một cách đầy đủ các khía cạnh môi trường, thể chế và kinh tế của Vùng quy hoạch. II.1.1.2- Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam. QHMT hiện nay tại Việt Nam nói chung còn tương đối mới mặc dù vấn đề này đã được quan tâm từ lâu nhưng ở một khía cạnh tiềm ẩn nào đó trong các hoạt động nghiên cứu, các đề tài, dự án. Quy định của Luật BVMT yêu cầu phải có ĐTM trong các dự án phát triển, hay Chiến lược Quốc gia về BVMT đến năm 2010 là kim chỉ nam cho các QHMT tại Việt Nam. Đặc biệt, kể từ năm 1998, 1999 Cục Môi trường đã tổ chức xây dựng những văn bản, nghiên cứu dự thảo đầu tiên mang tính chuyên sâu về QHMT: - Phương pháp luận QHMT - 02 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng - Quy hoạch sơ bộ môi trường Đồng bằng sông Hồng Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ môi trường (Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam) thực hiện kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án về/hoặc có liên quan QHMT đã và đang được triển khai nghiên cứu. Đáng chú ý là: - QHBVMT Quảng Ninh. Do tổ chức JICA và các chuyên gia Việt Nam thực hiện. - QHBVMT Tp. Huế (1998); QHBVMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện. - Nghiên cứu xây dựng QHBVMT Đồng bằng Sông Cửu Long (do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và BVMT thực hiện năm 1999) - Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do quá trình CNH và đô thị hoá (ĐTH) làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV KTXH (do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000) - QHMT vùng ĐNB (giai đoạn I) do Cục môi trường phối hợp với Viện Môi trường và Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường – Centema thực hiện năm 2000, 2001. Và nhiều các nghiên cứu khác về và/hoặc gần giống với QHMT. Nhìn chung các nghiên cứu trên chỉ chú trọng nghiên cứu về mặt môi trường sinh thái mà còn yếu về phân tích kinh tế, chưa làm rỏ mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và BVMT. Đặc biệt là mới đây có 02 Đề tài cấp và 01 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước thuộc chương trình KC 08 đã hoàn thành đang thực hiện sắp đến giai đoạn kết thúclà : - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH Vùng ĐBSH (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Qúy An làm chủ nhiệm đề tài. - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng KTTĐMT (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. - Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ (KC.08.04) do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài. Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau, nhưng một số các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT là tương tự. II.2- Khái niệm QHMT. QHMT có thể coi là một ngành khoa học môi trường khá mới không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, do đó tồn tại nhiều quan niệm, phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Trong từ điển về môi trường và PTBV (Dictionary of Environment and Sustainable Development) Alan Gilpin (1996) cho rằng QHMT là "sự xác định các mục tiêu mong muốn về KTXH đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó". Những vấn đề trong QHMT thành phố và quy hoạch vùng bao gồm: sử dụng đất, giao thông vận tải, lao động, sức khỏe, các trung tâm, thị xã mới, dân số, chính sách của nhà nước về định cư, các vấn đề nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng và đô thị, các vấn đề về ô nhiễm và ĐTM. GS. Lê Thạc Cán (1994) sử dụng thuật ngữ "Lập kế hoạch hóa môi trường" là việc lập kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển KTXH được xem xét một cách tổng hợp với các mục tiêu môi trường, nhằm đảm bảo khả năng thực tế cho việc thực hiện PTBV. Theo ADB (1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là PTBV KTXH vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu PTBV bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường. Theo Susan Buckingham - Hatfield & Bob Evans (1962) thuật ngữ QHMT có thể hiểu rất rộng: là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi trường. Toner (1996) cho rằng QHMT là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khỏe trong các quyết định về sử dụng đất. Ở Châu Aâu thuật ngữ QHMT thường áp dụng cho quá trình quy họach sử dụng đất của khu vực hoặc địa phương. Ở Bắc Mỹ QHMT được dùng để chỉ một phương pháp quy họach tổng hợp và cùng tham gia, nó kết hợp nhiều vấn đề và nhiều bên có liên quan. Một quan điểm gần đây của Richard D. Margerum (1997) cho rằng QHMT bao hàm việc PTBV tổng hợp, quản lý hệ sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên. Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về QHMT, nhưng trong những nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong QHMT phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu BVMT. Theo GS. Đặng Trung Thuận (2002), QHMT là sắp xếp, tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện thiên nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ theo định hướng PTBV. Theo KS. Chu Thị Sàng, QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT nhằm định hướng các họat động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu PTBV. Mới đây, trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước KC08-03, đã định nghĩa QHMT như sau: “Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học nhằm xây dựng các chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và bảo vệ môi trường theo không gian lãnh thổ và thời gian xác định phục vụ phát triển bền vững một hoặc nhiều ngành kinh tế xã hội cụ thể” II.2.1-Mục tiêu của quy hoạch môi trường. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về PTBV bao gồm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống, phát triển KTXH trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái. Vì vậy mục tiêu của QHMT bao gồm: - Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach. - Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường và từng giai đọan của phát triển. - Lồng ghép các cân nhắc về môi trường trong QHPT nhằm điều chỉnh các họat động phát triển phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường II.2.2- Bản chất QHMT QHMT là việc sắp xếp, tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng của môi trường và điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng lãnh thổ theo định hướng phát triển bền vững. II.2.3- Phân loại qui hoạch môi trường Quy hoạch môi trường có tính tổng hợp cao, được thực hiện ở các cấp độ lãnh thổ trên phạm vi quốc tế, quốc gia, vùng, ngành, tỉnh và thành phố, cộng đồng hay dự án. Vì thế, hiện nay có các loại quy hoạch môi trường khác nhau, tùy theo mức độ tính trội cuả các đối tượng trong vùng nghiên cứu. Theo nội dung ta có thể xếp chúng vào các loại chính sau : - Quy hoạch tổng thể môi trường gắn liền với quản lý tổng hợp môi trường (Integrated regional environmental management) là quy hoạch môi trường một cách hợp nhất, chú ý tổng quan đến mọi đối tượng, kịch bản phát triển. - Quy hoạch kinh tế kết hợp môi trường (Economic – cum – environmental planning) là việc gắn kết quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển kinh tế một cách tổng hợp thống nhất. Tính chất tổng hợp – thống nhất của quy hoạch này được thể hiện không chỉ sự gộp đơn giản, cơ học các kế hoạch riêng rẽ kinh tế và môi trường mà phải thể hiện được các mối liên kết giữa phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên, phát sinh chất thải tác động chất lượng môi trường. - Quy hoạch chuyên ngành môi trường có thể làm quy hoạch riêng cho một bộ phận chức năng nào đó hoặc thành phần môi trường theo yêu cầu hay đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Ví dụ về quy hoạch chuyên ngành môi trường như : quy hoạch các trạm quan trắc, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí, kiểm soát chất lượng môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trương nước, quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn, quy hoạch các bãi thải… Về tính chất, quy hoạch môi trường có thể được tiến hành theo một quy trình riêng biệt và tương đối độc lập. Trong các dạng thức quy hoạch phát triển khác nhau như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch vùng … việc lồng ghép chúng với các mục tiêu, chính sách môi trường là phương thức hiệu quả nhất để có thể đạt tới sự phát triển bền vững. Với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – môi trường, những vấn đề môi trường được đề cao, có vị trí ngang bằng với các thành phần quan trọng khác do đó tạo ra sự hài hòa và gắn kết cần thiết cho phát triển bền vững. II.2.3.1- Những nguyên tắc chủ yếu của QHMT QHMT cần tuân thủ những nguyên tắc sau : Xác định rõ các mục tiêu và các đối tượng cho quy hoạch môi trường. Các mục tiêu môi trường hoặc kinh tế – môi trường thường được đưa ra trong chiến lược môi trường hoặc trong kế hoạch môi trường cùng với kinh tế – xã hội của lãnh thổ. QHMT thường là đưa các mục tiêu đó vào những phạm vi không gian lãnh thổ cụ thể, thể hiện các mục tiêu đó trên bản đồ quy hoạch. Trước khi quy hoạch môi trường cùng với kinh tế – xã hội của sự phát triển bền vững ở một vùng nào đó, cần phải xác định lại rõ ràng và chính xác các mục tiêu cụ thể ở trên địa bàn đó một cách cụ thể để đảm bảo đạt được mục tiêu và hiệu quả của công tác quy hoạch môi trường và kinh tế – xã hội. Cần xác định mục tiêu QHMT cho một thành phần hay tổng hợp nhiều thành phần môi trường. QHMT phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch kinh tế – xã hội Vì không gian của môi trường và kinh tế – xã hội ở trong một thể thống nhất của lãnh thổ, nên quy hoạch môi trường và quy hoạch kinh tế – xã hội (KT – XH) cũng ở trong thể thống nhất đó. QHMT phải được tiến hành cùng đồng thời với quy hoạch kinh tế – xã hội trong thể thống nhất của các mục tiêu phát triển KT – XH và bảo vệ môi trường bền vững của sự phát triển bền vững. Trong trường hợp QHMT được tiến hành riêng cho các mục tiêu môi trường, thì cũng cần được xem xét cân nhắc liên hệ với các mục tiêu KT – XH có liên quan. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện và đồng bộ các vấn đề về môi trường và kinh tế xã hội, đòi hỏi đồng thời quy hoạch môi trường và quy hoạch KT – XH trong thể thống nhất đảm bảo rằng phát triển kinh tế xã hội ở đâu, thì ở đó môi trường được bền vững. Xác định rõ các quy mô về không gian và thời gian của QHMT Đối với quy mô không gian cần xác định rõ các mức độ quy hoạch hay chi tiết với các quy mô lãnh thổ lớn, trung bình hoặc nhỏ. Đối với quy mô thời gian, cần gắn chặt với quy mô không gian với các thời gian của kế hoạch dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn từ nhiều năm cho đến một năm. QHMT luôn luôn trên quan điểm hệ thống, tức là phải phân tích và tổng hợp hệ thống. Các thành phần môi trường với nhau và các lãnh thổ môi trường với nhau có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Phân tích để thấy rõ cấu trúc và chức năng của các thành phần môi trường và các lãnh thổ môi trường, thấy rõ các mối liên hệ, các tác động giữa chúng với nhau, tổng hợp để thấy rõ toàn bộ cấu trúc và chức năng của chúng trong mỗi tổng thể lãnh thỗ môi trường và trong hệ thống lãnh thổ sinh thái được đề ra trong quy hoạch môi trường. QHMT phải qua công tác đánh giá môi trường và lập các luận cứ khoa học cho QHMT Có đánh giá môi trường mới có cơ sở để lập luận cứ khoa học cho QHMT. Đánh giá và lập luận cứ khoa học cho QHMT được tiến hành cùng đồng thời với đánh giá và lập luận cứ khoa học cho quy hoạch kinh tế – xã hội, chúng được xem xét trong thể thống nhất với nhau. Có như thế mới đảm bảo được sự phát triển của kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường bền vững trong cùng một quy hoạch thống nhất. QHMT phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Ở mỗi địa phương, ở mỗi quốc gia đều có những trình độ phát triển kinh tế – xã hội nhất định. QHMT phải trên quan điểm xuất phát từ nhu cầu và trình độ phát triển ấy. Sự phát triển kinh tế – xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát triển đó. Có sự cân nhắc, đánh giá, tính toán về môi trường; có các đối sách, biện pháp thích hợp để đảm bảo môi trường bền vững ở những mức độ nhất định cho sự phát triển bền vững. Tránh tình trạng sử dụng chiêu bài ưu tiên cho sự phát triển kinh tế – xã hội để không quan tâm thích đáng đến môi trường, để ra những quyết định thiệt hại về môi trường, hoặc chỉ chú ý quá mức đến môi trường mà làm thiệt hại đến kinh tế – xã hội. Sự phát triển kinh tế – xã hội ở trình độ phát triển cao đòi hỏi quy hoạch môi trường mức độ cao thích ứng cho sự phát triển bền vững. Đem quy hoạch môi trường ở trình độ kinh tế – xã hội cao áp dụng vào mức độ phát triển kinh tế – xã hội thấp sẽ gây nên sự kìm hãm phát triển kinh tế – xã hội. II.2.4-Mối quan hệ giữa PTBV và QHMT Quy hoạch là sự lựa chọn, hoạch định, bố trí những đối tượng được quy hoạch theo không gian, theo cơ cấu hợp lý nhằm thực hiện những định hướng, những mục tiêu chiến lược. Về vị trí và vai trò của QHPT và QHMT trong hệ thống kế họach hóa nền kinh tế hoặc môi trường là tương tự nhau, chúng đều tuân theo quy luật sau: Chiến lược (phát triển/môi trường) Qui hoạch (phát triển/môi trường) Kế hoạch (phát triển/môi trường) Hình II.1 : Quan hệ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch QHMT thường được thực hiện bằng hai cách: hoặc gắn kết với QHPT hoặc độc lập với QHPT. QHMT gắn kết với QHPT thực chất là một quy họach chuyên ngành (môi trường) hay vấn đề môi trường là quan trọng cần được xem xét kỷ lưỡng trong qúa trình xây dựng QHPT. Xu hướng này được áp dụng nhiều tại Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản…ADB khuyến cáo xây dựng quy họach theo dạng liên kết các mối quan tâm về kinh tế và môi trường vào QHPT. QHMT độc lập với QHPT là dạng QHMT được tiến hành không đồng thời với QHPT hoặc được thực hiện khi đã có QHPT. QHMT sau khi có QHPT sẽ có ý nghĩa điều chỉnh (trong khuôn khổ các quan tâm về môi trường) các kế họach phát triển hàng năm hoặc kế họach trung hạn. QHMT khi chưa có QHPT sẽ là một định hướng hoặc những kiến nghị các họat động phát triển theo hướng BVMT. Mối liên quan có hệ thống giữa QHMT và QHPT được mô tả như sau: - Sự phát triển KTXH gây ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên môi trường xung quanh. -QHMT phải được phát triển dựa trên hiện trạng và kế hoạch phát triển KTXH. - QHMT có thể hổ trợ cho các lý luận khoa học cho việc điều chỉnh phát triển KTXH. II.2.5-Những nội dung chính trong QHMT. Thông thường có hai dạng QHMT là dạng quy họach tổng thể môi trường và dạng quy họach chuyên ngành môi trường. Dạng quy họach tổng thể môi trường là dạng quy họach trong đó chú ý tổng quan đến mọi đối tượng và mọi kịch bản phát triển. Dạng quy họach chuyên ngành môi trường là dạng quy họach cho một hoặc một số các chức năng môi trường hoặc quy họach theo đặc trưng của vùng được quy họach. Tùy thuộc vào dạng quy họach mà các nội dung đề xuất trong quy họach là khác nhau. Một cách tổng quát hơn, nội dung trong QHMT cần phải gắn với các đặc trưng môi trường và kịch bản phát triển trong tương lai của vùng. Trong khuôn khổ đề tài luận văn này, Tác giả cũng chú trọng xây dựng các nội dung QHMT gắn với QHPT đô thị và công nghiệp Vùng do bởi hai chức năng này sẽ được chú trọng phát triển mạnh trong thời gian tới. Các nội dung chính trong QHMT được đề xuất bao gồm: 1- Phân tích các bối cảnh và những căn cứ, công cụ để nghiên cứu xây dựng QHMT Vùng 2- Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển công nghiệp và đô thị Vùng 3- Nhận định về những vấn đề môi trường cấp bách, những khu vực ô nhiễm và suy thoái môi trường do phát triển công nghiệp và đô thị Vùng 4- Dự báo các tác động môi trường được gây ra bởi phát triển công nghiệp và đô thị Vùng 5- Xây dựng các quan điểm, mục tiêu của QHMT Vùng 6- Xây dựng nội dung QHMT gắn với QHPT đô thị và công nghiệp vùng 7- Xây dựng bản đồ QHMT gắn với QHPT đô thị và công nghiệp Vùng II.2.6-Tiến trình quy họach môi trường. Một tiến trình QHMT được thực hiện qua 6 bước: - Bước 1: Sự chuẩn bị - Bước 2: Đánh giá hiện trạng và và dự báo các tác động môi trường gây ra bởi hiện trạng và QHPT. - Bước 3: Định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu của QHMT. - Bước 4: Đề xuất các nội dung của QHMT - Bước 5: Sự phê chuẩn QHMT - Bước 6: Thực hiện và quản lý QHMT. Bước 1: Sự chuẩn bị Xác định thời gian và không gian quy họach Xác định những yêu cầu về thông tin và khả năng đáp ứng hiện tại Xác định các chủ thể tham gia và vai trò của chủ thể trong quy họach Xác định cấp thẩm quyền phê duyệt Bước 2: Đánh giá hiện trạng và dự báo Phân tích hiện trạng và tác động môi trường do thực tế phát triển Xác định các vấn đề môi trường cấp bách và những khu vực suy thóai do thực tế phát triển Dự báo diễn biến và các tác động môi trường khi thực hiện các kế họach phát triển Dự báo các vấn đề môi trường cấp bách và những khu vực suy thóai khi thực hiện các kế họach phát triển Bước 3: Định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu của quy hoạch Xác định các quan điểm QHMT Xác định các mục tiêu QHMT Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên và khu vực ưu tiên về BVMT Bước 4: Đề xuất các nội dung của QHMT Đề xuất các nội dung QHMT nhằm đạt được các mục tiêu của quy họach Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các nội dung của quy họach Lập các bản đồ QHMT Chỉ ra các khuyến cáo đối với QHPT trên quan điểm BVMT và PTBV Bước 5: Sự phê chuẩn QHMT Đệ trình hồ sơ QHMT lên cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Bước 6: Thực hiện và quản lý QHMT. Triển khai thực hiện các nội dung QHMT Xác định các mối liên kết giữa các cấp thẩm quyền trong thực hiện và quản lý quy họach Giám sát tiến trình và định kỳ đánh giá để có những điều chỉnh (nếu có) II.2.7- Phân vùng trong QHMT. Tùy theo mục đích quy họach mà việc phân vùng sẽ được thực hiện theo những tiêu chí khác nhau. Thông thường việc phân vùng nói chung theo một trong hai hình thức sau: - Phân vùng lãnh thổ là chia lãnh thổ thành những thể địa lý tổng hợp. Mỗi thể có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống với các vùng khác và không lặp lại trong không gian. - Phân kiểu lãnh thổ là chia lãnh thổ thành các đơn vị. Mỗi đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Đơn vị kiểu lãnh thổ có tính lặp lại trong không gian. Trong QHMT, việc phân vùng nhằm mục đích QLMT có hiệu quả theo đặc thù riêng của mỗi tiểu vùng. Như vậy, mỗi tiểu vùng sẽ có các tiềm lực riêng về tài nguyên và năng lực môi trường khác nhau do đó có tiềm năng đối với một số hướng phát triển kinh tế, cũng như đòi hỏi các yêu cầu riêng biệt trong quản lý, khai thác và bảo vệ. Một số kiểu phân vùng thường gặp như: - Phân vùng theo sinh thái cảnh quan: phân theo hệ động thực vật và đa dạng sinh học; kiểu hệ sinh thái; các nhân tố môi trường vô sinh; tính nhạy cảm về môi trường… - Phân vùng theo lưu vực: miền nghiên cứu được phân theo các lưu vực, tiểu lưu vực - Phân vùng theo yếu tố địa hình: phân theo các cấp địa hình khác nhau trong miền nghiên cứu (vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển...) - Phân vùng theo chức năng phát triển: thông thường thì cách phân vùng này dựa trên chức năng sử dụng của mỗi tiểu vùng trong hiện tại và tương lai (vùng nông nghiệp và nông thôn, vùng du lịch, vùng bảo tồn thiên nhiên và rừng đầu nguồn, vùng ĐTH, vùng CNH...) - Phân vùng theo các đơn vị hành chính. II.2.7.1- Khái niệm phân vùng. Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ ra thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí hoặc mục tiêu nhất định nào đó nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị lãnh thổ trong vùng. Phân vùng có thể được phân loại thành : phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái cảnh quan, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường. Phân vùng môi trường là việc phân chia lãnh thổ ra thành các đơn vị tương đối đồng nhất về mặt môi trường nhằm mục đích quản lý môi trường một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị môi trường. Tính thống nhất của vùng môi trường biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi môi trường ở bất kỳ khu vực nào trong vùng cũng đều có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó. Các vấn đề môi trường trong một vùng cần phải được quản lý thống nhất và tổng hợp, liên kết chặt chẽ với nhau trong phạm vi toàn vùng. Vì vậy cần thiết phải tìm kiếm một phương pháp phân vùng phù hợp với mục tiêu quy hoạch môi trường, đó cũng là một trong những cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch môi trường tại một vùng lãnh thổ xác định. Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch môi trường chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu sự phân hóa của lãnh thổ theo các yếu tố tự nhiên : địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng, thuỷ văn, thảm thực vật …, kết hợp với các yếu tố nhân tạo do hoạt động sống của con người gây nên. Từ đó xác định được các hệ sinh thái đặc trưng, các vùng nhạy cảm về môi trường, các khu chức năng môi trường. II.2.7.2- Mục tiêu phân vùng lãnh thổ Mục đích của phân vùng lãnh thổ là tạo dựng cơ sở khoa học để điều hoà sự phát triển của ba hệ thống tự nhiên – kinh tế – xã hội đang tồn tại và hoạt động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế – xã hội phù hợp trong khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được môi trường sống và làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. II.2.7.3- Tiêu chí của phân vùng trong QHMT Về nguyên tắc, việc lựa chọn các tiêu chí phân vùng sao cho phải đáp ứng yêu cầu của quy hoạch môi trường, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận và tôn trọng tính khách quan mang tính trội của các đơn vị lãnh thổ. Căn cứ vào mục tiêu và dựa vào các đặc trưng của vùng lãnh thổ, việc phân vùng lãnh thổ dựa vào các tiêu chí sau đây : - Địa hình : đặc điểm địa hình, độ cao - Chức năng môi trường : các chức năng trội như các vùng sinh thái đặc trưng, các vùng nhạy cảm môi trường… - Ranh giới hành chính : ranh giới hành chính tới cấp xã, phường. - Chức năng phát triển kinh tế – xã hội : vùng đô thị hóa – công nghiệp hóa, vùng phát triển nông nghiệp, vùng phát triển lâm nghiệp, cùng phát triển thủy sản II.2.8- Các giải pháp thực hiện QHMT vùng. Có 5 nhóm các giải pháp nhằm thực hiện QHMT vùng: - Nhóm các giải pháp về kinh tế: Các chính sách kinh tế là một công cụ hiệu quả cho việc khôi phục những mất cân bằng môi trường xảy ra trong quá trình phát triển. Định giá các nguồn tài nguyên sẽ giúp cải thiện sự bảo tồn và tận dụng các nguồn tài nguyên. Các khuyến khích kinh tế như là chi phí ô nhiễm, khuyến khích thuế, các khoản trợ cấp có mục đích… cũng cần thiết để thực hiện quy họach. - Nhóm các giải pháp về cơ cấu và cũng cố năng lực các cơ quan liên quan: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường cũng cần phải được hòan thiện. Các chức năng và nhiệm vụ PTBV phải được phân định rỏ ràng, không chống chéo. Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ đã được phân định cần tiến hành đào tạo nâng cao năng lực BVMT ở các cấp. - Nhóm các biện pháp khoa học kỹ thuật (KHKT): Đẩy mạnh khả năng và tốc độ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và môi trường là cần thiết để đặt nền móng vững chắc cho việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường để đảm bảo sự phát triển KTXH bền vững. Vận dụng những thành tựu nghiên cứu KHKT một cách sáng tạo vào trong thực tế quản lý QHMT cũng là một giải pháp thiết thực và hiệu quả. - Nhóm các giải pháp nâng cao ý thức và đào tạo về môi trường: Ý thức môi trường có thể thúc đẩy các nhóm liên quan tham gia vào tiến trình PTBV nhất là đối với phụ nữ, trẻ em và người già. Giáo dục môi trường được đòi hỏi để truyền đạt cho các đối tượng trong cộng đồng về các nguyên nhân của sự suy thoái hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên. Cũng cần phải công khai các kế họach, giải pháp quản lý, xử lý ô nhiễm để lôi kéo sự chú ý, tham gia của cộng đồng. - Nhóm các giải pháp hợp tác Quốc gia và Quốc tế: Môi trường là một thể thống nhất, những tác động qua lại giữa vùng quy họach và vùng sinh thái cận kề phải được quan tâm để có những phối kết hợp giải quyết. Xây dựng và tham gia các chương trình BVMT giữa các địa phương và cả nước. Tranh thủ và kêu gọi các nguồn tài trợ quốc tế. II..2.9- Cơ sở khoa học xây dựng quy hoạch môi trường II.2.9.1-Cơ sở pháp lý trong QHMT ở VN Quy hoạch là công cụ hỗ trợ và hoạt động luôn luôn gắn liền với quá trình ra quyết định. Nó đòi hỏi cũng như bắt buộc phải đưa ra các đề xuất tuân theo các quy định của pháp luật. Có thể nói các căn cứ pháp lý trong quy hoạch môi trường liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản quan trọng hàng đầu là : P Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 1993 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 10 tháng 1 năm 1994. P Nghị định 175/CP của Chính phủ ra ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. P Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ( theo QĐ 256/2003/QĐ – TTg); các chiến lược bảo vệ môi trường địa phương và ngành. P 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, ban hành theo quyết định số 35/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. P Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. P Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ban hành số 472 – CTN ngày 3 tháng 4 năm 1996. P Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. P Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 và được thông qua năm 2003. P Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. P Luật phát triển và bảo vệ rừng, ban hành ngày 18 tháng 1 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phát triển và bảo vệ rừng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2004. Các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia ký kết : P Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới ( đã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16 - 11 -19972) P Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước Ramsar, 2-2-1971 (được sửa đổi theo nghị định thư Paris ngày 3-12-1982) P Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng. P Công ước về đa dạng sinh học ( Rio De Janeiro, ngày 5-6-1992) II.2.9.2-Cơ sở tài liệu khoa học cho quy hoạch môi trường QHMT đòi hỏi phải có đầy đủ tài liệu cần thiết. Có đầy đủ tài liệu mới đánh giá được môi trường, mới quy hoạch được môi trường. Muốn vậy cần phải có đầy đủ các tài liệu điều tra cơ bản về môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội bằng cách thu thập các thông tin, các tài liệu điều tra cơ bản đã có trong các lưu trữ hoặc phải điều tra khảo sát ngoài thực địa, thu thập các thông tin môi trường bổ sung. Tùy theo mục đích đánh giá và mục tiêu quy hoạch mà cần phải có những tài liệu điều tra cơ bản cần thiết để làm cơ sở khoa học cho công tác đánh giá và quy hoạch đó. II.2.9.3- Thông tin môi trường cần thiết Các thông tin số liệu cần thiết là những yếu tố sẽ được sử dụng trực tiếp trong công tác quy hoạch. Nói chung chúng rất đa dạng, phụ thuộc trước tiên vào đối tượng công việc, phạm vi không gian nghiên cứu. Không cần thiết thu thập các thông tin không trực tiếp liên quan đến việc giải quyết các vấn đề đặt ra đối với quy hoạch môi trường của vùng. Đối với các dự án quy hoạch môi trường, có được hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ sẽ quyết định sự thành công của dự án. Các thông tin, dữ kiện cơ bản bao gồm : Thông tin về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là một tài liệu rất quan trọng cho bước đầu nghiên cứu quy hoạch môi trường. Nó giúp cho người làm quy hoạch biết được những đặc điểm tự nhiên đặc thù ở nơi cần nghiên cứu. Từ đó có những cơ sở để đưa ra phương hướng quy hoạch tốt nhất. Các yếu tố môi trường tự nhiên cần thiết phải điều tra : P Khí hậu : nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ gió và hướng gió theo mùa, sương giá, sương mù, vòi rồng, cuồng phong, sóng thần. P Địa chất : Đất đá, tuổi địa chất, cấu trúc địa chất, tính chất địa hóa, địa chấn, tai biến địa chất ( trượt lở, lún sụt, dòng bùn đá). P Thủy văn nước ngầm : thành tạo địa chất phân tích theo sự hình thành của tầng nước ngầm, giếng, số lượng và chất lượng nước ngầm, đặc điểm mặt nước ngầm. P Sinh địa lý : sinh địa lý vùng, tiểu vùng, đường đồng mức, độ dốc, bậc thang, … P Thủy văn nước mặt : đại dương, biển, hồ, châu thổ, sông, dòng chảy, đầm phá, đất ngập nước, chất lượng nước, đồng bằng ngập lụt. P Thổ nhưỡng : loại đất, cấu trúc, tính chất, độ sâu đến mặt nước ngầm, độ sâu đến tầng đá mẹ, độ chặt, khả năng trao đổi cation/anion, độ kiềm, độ axít. P Thực vật : quần xã, quần thể, thành phần loài, phân bố, tuổi, loài quý hiếm, lịch sử cháy rừng, diễn thế. P Động vật hoang dã : sinh cảnh, các quần thể động vật, các số liệu điều tra về loài quý hiếm, có giá trị khoa học và giáo dục, loại bị đe doạ tuyệt chủng. Thông tin về đặc điểm kinh tế- xã hội Bên cạnh thông tin về điều kiện tự nhiên, thì thông tin về đặc điểm kinh tế xã hội cũng là một thông tin rất cần thiết. Để công tác quy hoạch được thực hiện tốt từ nay đến tương lai thì các yếu tố về kinh tế xã hội cần phải thu thập và điều tra, chính những yếu tố này là những yếu tác động trực tiếp đến môi trường. P Dân số : Dân số là một trong các dạng thông tin dữ liệu rất quan trọng cần chú ý đến trong các quy hoạch phát triển cũng như quy hoạch môi trường. Những hiểu biết về tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ nam nữ, cấu trúc tuổi, nghề nghiệp và nhân lực là cần thiết. P Sử dụng đất : Đặc điểm của vấn đề sử dụng đất ở địa phương : số lượng, chất lượng, sự phân bố theo không gian các loại hình sử dụng chính : (a) nông, lâm, ngư nghiệp; (b) công nghiệp, đô thị; (c) khu dân cư nông thôn; (d) đất chuyên dùng; (e) đất chưa sử dụng. P Các hoạt động kinh tế hiện tại : các hoạt động khai thác hoặc sử dụng trực tiếp và không trực tiếp TNTN trong các ngành công nghiệp, khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ, tình hình giáo dục, y tế, văn hóa. P Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (tổng thể, ngành), đặc biệt là các quy hoạch xây dựng và sử dụng đất. P Cơ sở hạ tầng. Các hệ thống giao thông, năng lượng, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Các công trình lịch sử, văn hóa, khảo cổ. P Các vấn đề về thể chế và chính sách. Luật pháp hiện hành có liên quan; hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các chính sách khuyến khích kinh tế, chính sách thuế, chính sách giá, chiến lược đầu tư, quản lý đất đai, kế hoạch và tình hình đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm, y tế cộng đồng … Thông tin về bối cảnh phát triển vùng quy hoạch Một thông tin rất cần thiết và quan trọng nữa được sử dụng trong QHMT là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng cần nghiên cứu quy hoạch. QHPT chung của toàn vùng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Chính vì thế, cần biết được trong tương lai thì vùng nghiên cứu sẽ hoạt động chủ yếu, phát triển cụ thể lĩnh vực nào, khai thác tài nguyên ra sao…. Từ đó nguời làm quy hoạch có thể dự báo, tính toán được trong tương lai tải lượng chất thải phát sinh ra sao, vùng nào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng… Bối cảnh môi trường và phát triển khu vực là những yếu tố phản ảnh sự tương tác giữa các hệ thống xã hội và hệ thống tự nhiên. Các đặc điểm chủ yếu của khu vực bao gồm : (1) các quan hệ của khu vực nghiên cứu với vùng khác do vị trí địa lý; (2) các lĩnh vực phát triển chính ảnh hưởng mạnh đến khai thác, sử dụng TNTN và chất lượng môi trường xung quanh; (3) những thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên; kinh tế, xã hội, chính trị và thể chế. Nghiên cứu chi tiết, đầy đủ các loại hình phát triển kinh tế đã quy hoạch hoặc chưa quy hoạch của khu vực để có cơ sở cho dự báo về nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai. Tính toán lượng chất thải có khả năng sinh ra, các mối liên quan đến sự tăng trưởng về kinh tế và lực lượng lao động. Đối với mỗi lĩnh vực , phải xem xét cụ thể vai trò, chức năng và phương thức hoạt động của các cơ quan liên quan đối với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm của họ trong các sự cố môi trường. Cơ quan điều hành hoạt động phát triển và các nhóm liên đới Công tác QHMT chỉ thực hiện tốt khi được sự phối hợp các nhóm liên đới, các cấp quản lý ở nơi cần quy hoạch. Các nhóm liên đới có thể bao gồm chính phủ trung ương, Bộ TNMT, chính quyền cấp tỉnh hoặc thành phố, sở TNMT, chính quyền địa phương; các khu vực và tổ chức công nghiệp, thương mại tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), hội tình nguyện, tổ chức quần chúng, các đoàn thể tổ chức văn hóa, giáo dục, truyền thông. Cần xác định rõ vai trò chức năng của mỗi tổ chức trong hệ thống quản lý về phát triển và quản lý môi trường. II.2.9.4- Điều tra khảo sát môi trường Bất kỳ một cuộc quy hoạch nào đều phải tiến hành công tác đánh giá lãnh thổ, có đánh giá mới có luận cứ khoa học cho quy hoạch. Đối với quy hoạch môi trường cũng vậy, có đánh giá môi trường, mới có cơ sở khoa học cho quy hoạch môi trường. Để có được những thông tin dữ liệu môi trường cần thiết liên quan đến khu vực quy hoạch, các phương thức tiếp cận cơ bản là : Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp Thông tin thứ cấp là các loại thông tin, dữ liệu môi trường đã được nghiên cứu, điều tra và tường trình trong các báo cáo đâu đó. Chúng ta có thể thu thập các thông tin này từ các cơ quan chức năng về môi trường, từ cơ quan quản lý đất đai, cơ quan quản lý nhà nước đối với khu vực, các tổ chức thực thi, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức phi chính phủ, từ các báo cáo trong các cuộc hội thảo khoa học. Nguồn tư liệu thứ cấp còn là các ảnh vệ tinh, ảnh máy bay và bản đồ các loại … Điều tra khảo sát thực địa Công việc điều tra nghiên cứu thực địa nhằm cập nhật, bổ sung và chính xác hóa các thông tin, dữ kiện. Khối lượng công việc tùy thuộc vào mức độ và độ tin cậy của các thông tin và số liệu sẵn có, mức độ đi sâu cần thiết của bản thân vấn đề nghiên cứu được đặt ra. Kết quả khảo sát và các số liệu sẵn có phải đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu trong đánh giá và dự báo về bối cảnh phát triển và môi trường khu vực hiện tại và trong tương lai. II.2.9.5-Đánh giá tài nguyên thiên nhiên và hiểm họa môi trường. Mục đích chính của đánh giá môi trường là : (1) xác định các dạng tài nguyên môi trường có ý nghĩa và những hạn chế trong sử dụng đất (cấp nước, vùng ngập lụt…), (2)xác định số lượng, chất lượng và sự hạn chế của các dạng tài nguyên, (3) xác định vị trí và sự phân bố trong mỗi khu vực của tài nguyên và các hạn chế, (4) ước lượng tác động tiềm năng của các phương án sử dụng mỗi dạng tài nguyên và các khu vực bị hạn chế trong khai thác tài nguyên. Trong đánh giá môi trường người ta thường tập trung vào những nội dung cơ bản là : (1) đánh giá tài nguyên; (2) đánh giá hiểm hoạ; (3) đánh giá tính thích hợp cho phát triển. Trọng tâm ở đây hướng tới những quy trình tiện ích cho những người làm quy hoạch môi trường trong cố gắng giải quyết vấn đề cạnh tranh giữa các mục tiêu sử dụng đất khác nhau và kết hợp chúng trong cảnh quan sinh thái, nơi con người có thể phát triển văn minh mà không làm tổn hại các dạng tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên Hoạt động phát triển đã, đang và sẽ xảy ra trong khu vực luôn khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng của các dạng tài nguyên thiên nhiên khu vực có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của hiện tại và tương lai. Đánh giá tài nguyên nước Nước mặt : Các thông số vật lý quan trọng là số lượng và chất lượng nước, địa hình, địa chất nền móng, xói mòn, hệ số bốc hơi nước, nguy cơ động đất, độ ổn định của sườn dốc và các thông số “phi vật lý” khác như giá cả, và các tác động môi trường. Nước ngầm : Việc đánh giá định lượng thường dựa vào ba yếu tố là mức độ hổng, độ dày tầng và diện tích. Chất lượng nước : Các tham số dùng để đánh giá chất lượng nước thường bao gồm sinh vật gây bệnh, photphat, nitrat, chất rắn lơ lững, dầu mỡ, chất lắng đọng, các hóa chất công nghiệp, chất phóng xạ… các tiêu chuẩn đối với nước cấp thường do bộ Y tế và bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra. B.Đánh giá sức sản xuất của đất đai Có hai khía cạnh về sức sản xuất của đất đai cần được xem xét cụ thể : sức sản xuất nông nghiệp và sức sản xuất dựa trên đánh giá tiềm năng cho sinh vật hoang dại. Sự thu hẹp liên tục diện tích đất nông nghiệp dành cho canh tác trong quá trình đô thị hóa và mức độ tăng dân số mạnh mẽ đã làm cho nhu cầu bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đặc biệt ở các khu vực đô thị trở nên cấp bách. C. Đánh giá tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái. Trong công tác quy hoạch môi trường, cần đánh giá và bảo vệ các khu vực thiên nhiên có lợi ích lớn cho mục đích nghiên cứu và giáo dục. D. Đánh giá các giá trị văn hóa thẩm mỹ Xã hội con người thường có những cảm nhận và đánh giá cao đối với các cảnh quan thiên nhiên đẹp, vì vậy chúng cần được bảo vệ. Các vùng đô thị cũng có thể có nhiều cảnh quan đẹp như cảnh một bến sông, hồ nước, các khu vực đất ngập nước đa dạng và các làng xóm thơ mộng. Đánh giá hiểm họa môi trường Phân tích, đánh giá hiểm họa môi trường là việc làm rất cần thiết cho việc lập QHMT. Những hiểm họa thiên nhiên tác động lên môi trường thường rất khó lường trước và bảo vệ. Tuy nhiên, nếu có sự đánh giá, chuẩn bị tốt thì chúng ta có thể phòng ngừa bằng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế mức thấp nhất tác động đến môi trường. Trong phần này, các nội dung cần đề cập là sự liên quan giữa hiểm họa môi trường và phát triển, bao gồm những hệ thống môi trường có nguy cơ hay bị đe dọa, tính chất, độ tiềm tàng và mức độ bị đe dọa. Hiểm họa môi trường có thể gồm 2 loại chính : hiểm họa thiên nhiên (ngập lụt, trượt lở, động đất, gió bão) và hiểm họa do hoạt động của con người gây ra (ô nhiễm không khí, nước ..) II.3-Diễn biến môi trường dưới tác động quy hoạch phát triển KT – XH Ngoài các yếu tố tự nhiên, hoạt động của con người luôn gây ra các ảnh hưởng đến điều kiện môi trường. Sự phát triển kinh tế – xã hội có thể được xem là một trong các yếu tố hàng đầu tác động đến cơ sở tài nguyên và chất lượng môi trường mỗi khu vực vì vậy rất cần thiết phải nghiên cứu, phân tích và đánh giá. II.3.1- Dự báo phát triển trong khu vực P Dự báo phát triển kinh tế và các dự kiến phát triển mới P Các dự báo về nhân khẩu học P Nhu cầu sử dụng tài nguyên trong tương lai P Dự báo về tải lượng chất thải. II.3.2 Đánh giá tác động môi trường do các hoạt động phát triển Trong khuôn khổ QHMT, các tác động môi trường lớn và xu hướng biến đổi điều kiện môi trường cần được xem xét, dự báo và đánh giá. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được xem là việc xác định, dự báo, phân tích, đánh giá các tác động có thể xảy ra do các dự án, các quy hoạch phát triển hoặc các chương trình, chính sách đối với môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu. Mục đích của ĐTM trước hết là khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, chương trình hay chính sách, qua đó có thể lựa chọn, thực thi các chính sách, dự án và hoạt động phát triển có lợi hơn cho môi trường. Trong khu vực nghiên cứu, cần quan tâm đầy đủ đến các quy hoạch, chương trình hay dự án đã được thông qua hay dự kiến thực hiện. Việc xem xét đồng thời các ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của QHMT. ĐTM được xem là kỹ thuật quy hoạch môi trường cơ bản khi tiến hành quy hoạch dự án. Kết quả đánh giá môi trường là cơ sở khoa học trước tiên cho việc xác định các luận cứ quy hoạch môi trường. Kết quả đánh giá môi trường đã chỉ ra những lãnh thổ bị tác động có lợi hay gây hại với các mức độ khác nhau của các hoạt động phát triển cũng như các mức độ thuận lợi hay gây hại của chất lượng môi trường đối với các hoạt động phát triển và cho sự sống của con người. Ngoài ra ĐTM còn làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thực tế trong xây dựng quy hoạch môi trường. II.4-Những căn cứ xây dựng QHMT Tp Tuy Hoà. II.4.1- Luật cơ sở Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy họai môi trường (Điều 29). Luật BVMT được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch Nước ký sắc lệnh ban hành ngày 10/1/1994. Luật đã cụ thể hóa Điều 29 của Hiến pháp, có mục tiêu là: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc BVMT nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần BVMT khu vực và tòan cầu. Điều 3, Chương I của Luật BVMT quy định: Nhà nước thống nhất quản lý BVMT trong phạm vi cả nước, lập quy họach BVMT, xây dựng tiềm lực cho họat động BVMT ở trung ương và địa phương. Nhà nước có chính sách đầu tư, khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngòai nước đầu tư dưới nhiều hình thức, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và BVMT. Luật BVMT là luật cơ sở của công tác nghiên cứu QHMT, thể hiện rỏ quan điểm, cách tiếp cận liên ngành trong công tác BVMT, đồng thời, có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ đối với các Luật chuyên ngành liên quan. II.4.2- Các luật chuyên ngành -Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (năm 1989) xác định sức khỏe nhân dân là mục tiêu, là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể, được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phụ và được phục vụ về chuyên môn y tế (Điều 1). -Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991) quy định việc phát triển rừng, sử dụng rừng và đất trồng rừng, bảo vệ động, thực vật rừng và các yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng. Luật còn quy định trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Luật đất đai (năm 1993) xác định đất đai là nguồn tài nguyên có giá trị, phương tiện sản xuất và thành phần quan trọng của môi trường. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải thiện, sử dụng đất hiệu quả và hợp lý (Điều 4), có trách nhiệm tuân thủ các quy định liên quan tới BVMT (Điều 79). - Luật khoáng sản (năm 1996) xác định khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng phải được quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH đất nước, PTBV KTXH trước mắt và lâu dài. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải có trách nhiệm bảo vệ, phục hồi môi trường (Điều 16, 33). - Luật dầu khí (1996) quy định các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí phải sử dụng kỹ thuật tiên tiến, tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài nguyên, BVMT (Điều 4) và có đề án BVMT, thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, loại trừ các nguyên nhân gây ô nhiễm và có trách nhiệm khắc phục các hậu quả do sự cố ô nhiễm môi trường gây ra (Điều 5). - Luật tài nguyên nước (năm 1998) xác định nước tài tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn taại và phát triển đất nước. Luật quy định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý toàn bộ tài nguyên nước, ngăn ngừa, phòng chống những hoạt động làm ô nhiễm nước, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đồng thời quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi khai thác và sử dụng tài nguyên nước phục vụ các mục đích sản xuất và sinh hoạt. - Luật thuỷ sản (năm 2003) - Luật đất đai (năm 2003) - Luật xây dựng (năm 2003) II.4.3- Các văn bản pháp quy dưới luật - Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh (năm 1984); Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (năm 1995); Pháp lệnh phòng chống lụt bảo (năm 1996) và pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. - Nghị định 23-HĐBT về ban hành Điều lệ vệ sinh với các quy định về: Vệ sinh lương thực, thực phẩm; Vệ sinh trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất; Vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt... - Nghị định 175/CP về hướng dẫn thực hiện luật BVMT - Quyết định 845/TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học. - Nghị định số 26-CP quy định xử phạt vi phạm hành chánh về BVMT. - Chỉ thị số 359/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách để bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã. - Quyết định số 2920-QĐ/Mtg của bộ trưởng bộ KHCN&MT về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường - Chỉ thị 36-CV/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lước quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020. - Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. - Chiến lược BVMT quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 và Kế hoạch hành động môi trường Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005. - Quyết định số 2242 QĐ/KHKT-PC của Bộ trưởng bộ GTVT bàn hành Quy chế BVMT trong ngành GTVT. - Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng bộ Y tế về việc bàn hành Quy chế quản lý chất thải Y tế. - Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD của Bộ trưởng bộ xây dựng về việc ban hành Quy chế BVMT trong ngành xây dựng. Và nhiều quyết định, Chỉ thị, thông tư đã được ban hành liên quan. II.4.4 Các văn bản, báo cáo liên quan cấp vùng và địa phương CHƯƠNG III- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ TUY HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN III.1- Điều kiện tự nhiên. III.1.1- Vị trí địa lý. Thành phố Tuy Hoà nằm ở bờ biển cách Hà Nội 1.200km về phía namNam, và cách Nha Trang 120km về phía Bắc. Đây là thành phố trung tâm của tỉnh Phú Yên, thành lập năm 1989. Nội thị Tp Tuy Hoà có ranh giới phía Bắc giáp xã Bình Kiến, phía Tây giáp các xã Hoà trịTrị, phía Nam giáp Bình Ngọc, phía Đông là Biển Đông. Tổng diện tích tự nhiện nội thị : là 805ha. Dân số nội thị: 143.802 đến ngày 31/12/2005. Bao gồm 10 phường và 4 xã: 1,2,3,4,5,6,7,8,9, phường Phú Lâm, Xã Bình Ngọc, Xã Bình Kiến, Xã Hoà Kiến, Xã An Phú. Nội thành phố Tuy Hoà có tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua, có ngã ba quốc lộ I và quốc lộ 25( đi Tây Nguyên ); là vị trí name trên mối giao thông của tỉnh. III.1.2 -Địa hình, đất đai. Địa hình: - Phí Đông là dải cát có bề rộng khoảng 1km, kéo dài tiếp giáp với vùng cát lớn của An Phú, Bình Kiến. Độ cao so với mặt nước biển có nơi đến 10m. Phí Tây là đồi cát cao và rộng hơn đồi cát phía Đông. Đồi cát này tiếp giáp với vùng cát lớn Bình Kiến. - Phía Bắc là vùng cát duyên hải từ bờ biển đến chân Núi Chóp Chài, địa hình cao thấp liên tục. Xen lẫn các doi cát lớn này là nhiều dụn cát nhỏ và dài, không liên tục. Các xóm, làng đã hình thành trên các doi cát, tạo hình thế đan xen với đồng ruộng. Các vùng cát này được hình thành từ lâu đời do gió biển, ở giữa là vùng thấp trũng, do đất phù sa bồi tụ, có kênh sông nhỏ thoát nước, nơi thấp nhất là khu vực cầu Vạn Kiếp. Sự kiến tạo đất đai nêu trên tạo địa hình nôi thành cao ở ba phía: Bắc, Đông, Tây, thấp dần về phía Nam; giữa là vùng trũng cũng là đô thị cũ thường hay ngập úng khi có mưa lũ. Đất đai: Đất đai được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa trên vùng cửa sông mà lâu đời trước nay là biển nên tầng đá rất sâu. Các tầng sét, cát tương đối dày; ở tầng mặt độ dinh dưỡng kém; mạch nước ngầm khá sâu. III.1.3- Tài nguyên. Tài nguyên ở Tuy Hoà chủ yếu là nguồn tài nguyên biển vì Tp mặt Đông hoàn toàn tiếp giáp biển. Vậy nên đã đem đến cho Tuy Hoà nguồn thuỷ sản dồi dào, hệ Sinh Thái biển phong phú. Vùng cửa Sông ( Tiền Châu, Đà Rằng, Đà Nông) có nguồn thuỷ sản nước lợ có diện tích lên tới 2.000ha, và hằng năm khai thác tự nhiên khoảng 90-120tấn/năm. Ngoài ra với hệ sinh thái núi Chóp Chài ngay trong long Tp đã đem đến hệ sinh thái phong phú về chủng loài trong Tp. III.1.4 -Khí hậu, thủy văn. Thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên nên trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chụi ảnh hưởng của đại dương. Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000mm. Khí hậu của Tp Tuy Hoà chia thành hai mùa rõ rệt. - Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8: Khí hậu khô nóng, chụi ảnh hưởng chế độ gió Tây Nam, ít có mưa, lượng mưa trong mùa khô từ 300-600mm, chiếm 20-30% lượng mưa cả năm. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thường chuị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo mưa, nhiệt độ thấp, mát mẻ, lượng mưa trong mùa khoảng 900-1.600mm, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.3oc. Riêng các năm 1994 nhiệt độ trung bình 26.9oc, 1995 là 26,7oC và 1996 là 26,3oC. III.1.4.(1)-Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.4oC (Xem bảng III.1)c. Riêng các năm 1994 nhiệt độ trung bình 26.9oc, 1995 là 26,7oC và 1996 là 26,3oC. Bảng III.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại Tp Tuy Hoà.(oC) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 22,5 24,9 25,3 27,1 29,8 30,3 29,7 28,9 27,8 26,5 26,1 23,1 26,8 ( Nguồn cung cấp: Sở khoa học công nghệ MTTài nguyên và Môi trường, tỉnh Phú Yên) Tổng số giời nắng, giớ nắng cao với 2.300- 2.600 giời nắng mỗi năm. Mùa khô có khoảng 200 giờ nắng trên tháng. Số ngày không có nắng chỉ có từ 20-30 ngày (Xem bảng III.2).. Bảng III.2: Số ngày không nắng trung bình tháng và năm tại Tp Tuy Hoà. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 191 233 220 280 306 255 245 172 169 137 152 24 2384 ( Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên) ( Nguồn cung cấp: Sở khoa học công nghệ MT, tỉnh Phú Yên) III.1.4.(2)-Độ ẩm không khí. Độ ẩm tương đối: Độ ẩm trung bình Tp Tuy Hoà là 80-82% (Bảng III.3). Bảng III.3: Độ ẩm trung bình thành phố Tuy Hoà ( %) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Độ ẩm (%) 82 81 80 81 71 65 71 74 77 86 84 84 91 ( Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên) III.1.4.(3)-Lượng mưa. Lượng mưa khá cao, trong nhiểu năm đạt từ 1200-2000mm, trung bình là 1700mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình trên 80%. Số ngày mưa trung bình trong nhiều năm từ 90-150 ngày, trung bình khoảng 110 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm, tập trung nhất vào tháng X- XI. Mùa khô kéo dài 8 tháng từ tháng I đến tháng VIII, lượng mưa chiếm 20-30% lượng cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng II (Xem bảng III.4). Bảng III.43: Phân phối lượng mưa và theo mùa ở Phú Yên.( mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 28,9 7 16,9 7 4,3 31,2 30,2 20,3 534,4 469,3 468,9 680,8 2.299,2 III.1.4.(4)- Độ bốc hơi. Lượng bốc hơi: Lượng nước bốc hơi trung bình năm là 1.200mm III.1.4.(5)-Chế độ gió. Chế độ gió : chia làm hai mùa rõ rệt Mùa đông từ tháng X, XI đến tháng III, IV năm sau, gió thịnh hành là gió Đông Bắc và gió Bắc. Tần suất gió Bắc là 50-60%, gió Đông Bắc là 30-45%. Mùa hè từ tháng IV.V đến tháng IX, X, gió thịnh hành là gió tây Nam và gió Tây. Đầu mùa gió Đông với tần suất 30-35% từ tháng 6 đến tháng 9 gió Tây với tần suất 65%, và gió Tây Nam với tần suất tới 35%. III.1.4.(6)-Chế độ thuỷ văn sông Ba. Toàn bộ hệ thống sông ngòi Phú Yên hàng năm đổ ra biển khoảng 12,3 tỷ m3 nước. Trong đó Sông Ba với: -Cửa sông: Đà Diệt - Diện tích lưu vực:2420 - Chiều dài:90 km -Lưu lượng bình quân : 319,5 m3/s -Tổng lượng dòng chảy: 9780 triệu m3 -Tổng lưu lượng cát bùn:21.104 tấn Chế đô nước của sông phân theo mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng 9-12 chiếm 70-80% lượng nước, mùa cạn từ tháng 1-8 chiếm 20-30% lượng dòng chảy cả năm. Thuỷ triều: chế độ thuỷ triều bờ biển Phú Yên là chế độ nhật triều không đều. Trong tháng có từ 17-26 ngày chề độ theo nhật triều, vào các ngày nước kém thường có một con nước nhỏ. Thời gian dâng triềuthường lâu hơn thời gian rút từ 1-2 giờ, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng, tuy nhiên ảnh hưởng đến việc dâng lũ và tràn mặn vào sâu hơn. Mực bước triều trung bình cao trên 3m, biên độ triều trung bình 0.8-1.2m. song cũng có khi mực triều dâng cao hay thấp hơn mức trung bình nhiều, nhất là vào thời kỳ mưa bão, ảnh hưởng không ít đến sản xuất và các dịch vụ thương mại. III.2 -Điều kiện kinh tế- xã hội III.2.1-Tình hình kinh tế III.2.1.(1). Công nghiệp. Tính đến năm 2005 toàn thành phố Tuy Hoà có 878 cơ sở sản xuất đi vào hoạt động có doanh thu va nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng của toàn tỉnh. Ước giá trị sản xuất đạt 688.500triệu tính đến năm 2005. III.2.1.(2). Nông nghiệp. Mặc dù là thành phố những lại là thành phố mới thành lập nên nền nông nghiệp vẫn còn chiếm đa số ở các phường ngoài như phường 9, phường 7 , phương 5. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của thành phố. Quỹ đất nông nghiệp chiếm 34,4% diện tích đất toàn thành phố và chiếm lượng lớn lao động. Quỹ đất lâm nghiệp chiếm 19,3% diện tích đất. Hiện nay diện tích còn chưa sử dụng là 1924 ha (Xem bảng III.5). Công tác triển khai áp dụng các chương trình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công tác chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao chất lượng và sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Bảng 4III.5: Diện tích đất năm 2005 phân loại theo loại đất và theo xã, phường Tổng số Trong đó Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chưa sử dụng TỔNG SỐ 10.682 3674 2059,3 1904 Phướng 1 53 1,85 7,76 0,08 Phường 2 64 17,3 - 0,19 Phường 3 29 - - 0,05 Phường 4 57 - - - Phường 5 139,2 40,29 - - Phường 6 177 6,63 1,28 4,15 Phường 7 150,8 6,68 14,37 13,79 Phường 8 140 52,71 - - Phường 9 1002,8 457,38 182,17 51,41 Phường phú lâm 2059 951,3 123,51 153,05 Xã bình Ngọc 407 196,08 - 4,3 Xã Bình Kiến 1269,2 454,.92 220,9 316,02 Xã Hoà Kiến 2947 720,4 997,1 843,9 Xã An Phú 2187 768,48 512,24 517,10 ( Niên giám thống kê 2005) III.2.1.(3)- Chế biến thuỷ sản. Giá trị tổng sản lượng thuỷ sản cố định năm 2005 là 133,71 tỷ đồng chiếm tỷ lệ khá lớn doanh thu toàn tỉnh. Đây là ngành đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh năm 2005. Tổng sản lượng đánh bắt đến năm 2005 là 6550 tấn. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên khá nhiều, nếu như năm 2004 là 6ha thì đến năm 2005 thì đã 32ha. Đánh bắt thuỷ sản có sự tham gia của 896 hộ với số lao động là 5074 người và số phương tiện tăng lên 815 chiếc.Đây là ngành tiềm năng của tỉnh Phú Yên bởi Phú Yên tiếp giáo mặt phía Đông là bờ biển dài với nguồn lợi thuỷ sản khá phong phú. III.2.1.(4). Thương mại dịch vụ. Tính đến năm 2005 thì cả Thành phố Tuy Hoà có 5301 cơ sở thương mại- dịch vụ. Chỉ số hàng hoá tăng và dịch vụ hàng tiêu dùng là 6% so với năm 2004. Hệ thống thương mại của Tp ngày càng phát triển, các chính sách kích thích phát triển thương mại du lịch được chú trọng hơn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 1,154 tỷ đồng tăng 36,4 % so với năm 2004. Ước tính mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 21,164 tỷ đồng tăng 37,7% so với năm 2004. Các thành phần kinh tế đã đầu tư nhiều dự án kinh doanh thương mại dịch vụ, một số dự án có quy mô lớn như: Trung tâm vui chơi giải trí và thương mại Thuận Thảo, khởi công xây dựng khu du lịch Vũng Rô, hay sắp tới là dự án xây dựng siêu thị Co-opMart. III.2.1.(5). Đầu tư trong nước. Thu hút 5971 dự án vừa và nhỏ từ các dự án nhà nưởc của tập thể, cá nhân, tư nhân. Với số tiền đạt 1,154 tỷ đồng đến năm 2005. III.2.1.(6). Kinh tế đối ngoại và hoạt động đối ngoại a- Thu hút đầu tư nước ngoài Hiện nay thành phố đã thu hút 1178 dự án bao gồm thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài. Với tổng số doanh thu đến năm 2005 là 1,158 tỷ đồng. b. Kim ngạch xuất, nhập khẩu. - Xuất khẩu những năm qua của Tp Tuy Hoà nói riêng và toàn tỉnh nói hcung đã góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động xuất khẩu tăng cả về kim ngạch, số lượng hàng hoá và thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 là 185,5 triệuUSD, tăng bình quẩn 11,3%, trong đó hàng địa phương tham gia xuất khẩu đạt 170,3%, tăng 10,2% năm, chiếm tỷ lệ 91,8% so tổng kim ngạch. - Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khgẩu thời kỳ 2001-2005 là 147,9triệu USD, tốc độ giảm bình quân là 4,1% năm và mới có xu hướng tăng trở lại từ năm 2004. Các doanh nghiệp đã quan hệ nhập khẩu với 23 nước, chủ yếu là các nước Châu Á: Hàn Quốc, trung Quốc, Ấn Độ chiếm 47,9%, Châu Âu chiếm 17,5%, các Châu lục khác chiếm tỷ trọng thấp. III.2.1.(7). Du lịch. Du lịch là ngành mà tỉnh Phú Yên đang bắt đầu triển khai mạnh. Tp Tuy Hoà nằm trong số đó. Với những điều kiện thuận lợi, là trung tâm thương mại của tỉnh. Tuy Hoà đủ sức thu hút một lượng lớn khách đến lưu trú và tham quan du lịch và đi các huyện khác. Theo thống kê năm 2005 thì số khách du lịch đến Thành Phố Tuy Hoà là 94750 người trong đó 92500 là người Việt và 2250 là khác nước ngoài với số ngày lưu trú 126225. Doanh thu mà du lịch mang lại cho Tp Tuy Hoà là 20,010 tỳ đồng. Chắc chắn trong tương lai không xa thì du lịch là thế mạnh của cả Tỉnh và mang lại nguồn lợi lớn. III.2.1.(8)- Nguồn lao động. Hiện nay số lượng lao động trong thành phố Tuy Hoà tập trung phần nhiều phục vụ cho các ngành thương mại- dịch vụ. Tính đến năm 2005 thì ta có tổng số lao động tăng lên khoảng 18,8% trong ngành công nghiệp so với năm 2004. III.2.2.-Tình hình văn hoá – xã hội. III.2.2.(1)-Tổ chức hành chính của Thành phố Thành phố Tuy Hoà có tất cả 10 phường và 4 xã với phường 3 và 4 là phường trung tâm . Diện tích dân số được trình bày ở bảng III.6sau.. Bảng 5III.6: Diện tích, số xã,phường.dân số. Xã, phường Diện tích(km2) Dân số Mật độ(người/km+2) Phường 1 0,53 7211 13606 Phường 2 0,64 10339 16155 Phường 3 0,29 7001 24141 Phường 4 0,57 10206 17905 Phường 5 1,39 10413 7491 Phường 6 1,77 8980 5073 Phường 7 1,51 8726 5779 Phường 8 1,04 7426 6019 Phường 9 10,03 12985 1295 Phường Phú Lâm 20,59 30741 1493 Xã Bình Ngọc 4,07 5241 1288 Xã Bình Kiến 12,69 7199 576 Xã Hoà Kiến 29,47 8180 278 Xã An Phú 21,87 8145 373 Tp Tuy Hoà 106,82 143802 1346 ( Niên giám thống kê Tp Tuy Hoà năm 2005) III.2.2.(2)- Giáo dục đào tạo. Hiện nay tại thành phố Tuy Hoà có 41 trường tiểu học, trung học, trung học-phổ thông, phổ thông trung học. Với số học sinh đến năm 2005 là 32438 học sinh với tổng số giáo viên là 1729 giáo viên. Ngoài ra hiện nay Tp Tuy Hoà còn có các trường cao đẳng và trung cấp. III.2.2.(3)-Công tác y tế- vệ sinh cộng đồng. Đảm bảo tốt công tác khám điều trị bệnh và phòng chống dịch bệnh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Chú trọng công tác khám chữa bệnh theo định kỳ cho các hộ dân. Hiện nay cả Thành phố Tuy Hoà có 3 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa và 13 trạm y tế phường, xã. Số giường bệnh là 710 giường. Cán bộ trong ngành có 608 bác sĩ ngành y, 188 dược sỉ ngành dược. III.2.2.(4)-Văn hóa thông tin - Phát thanh truyền hình. Tập trung tuyên truyền và tổ chức các chương trình hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và thực hiện các chương trình hoạt động văn hoá văn nghệ phục vụ nhân nhân trên địa bàn Tp. Công tác quản lý các hoạt động văn hoá và kinh doanh văn hoá được tăng cường. Tình hình phủ sóng phát thành và truyền hình đến 14 xã, phường. Ngoài ra còn tổ chức các đợt thanh kiểm tra xử lý những sai phạm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh văn hoá được tăng cường. III.2.2.(5)-Thể dục - Thể thao. Tổ chức nhiều giải thi đấu từ cấp thành phố đến cấp phường, xã như giải bóng đá nhi đồng cúp truyền hình. Các nhà thi đấu trên các phường, xã được thành phố nâng cấp trang bị thêm các thiết bị dụng cụ thể thao. Phát triển nhanh chóng các hoạt động thể dục trong dân. III.2.2.(6)-Công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em. Triển khai tốt công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em- kế hoạch hoá gia đình và các chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như: chiến dịch tăng cường dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến các phường, xã, tổ chức tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi trong công tác dân số sức khoẻ sinh sản. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai rộng khắp các phường, xã. III.2.2.(7)- Khoa học công nghệ. Tổ chức theo dõi và kiểm tra thực tế các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng đang triển khai, tập trung chỉ đạo thực hiện một số đề tài ứng dụng và phát triển công nghệ trong nuôi trổng thuỷ sản. III.3- Tài nguyên thiên nhiên. Bờ biển Tuy Hoà khá dài chiếm hầu như ranh giới với biển, bờ biển khúc khuỷu, có nhiều dải núi ăn ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá. Cùng với các vùng bãi triều nước lợ,cửa sông giàu dinh dưỡng, đã tạo nên vùng nước lợ ven biển có khoảng 21000ha là các bãi đẻ và sinh trưởng tốt của các loài tôm ca con, chúng là nguồn trữ lượng hải sản vùng biển. Sự phong phú về chủng loài động thực vật biển mang lại cho Tuy Hoà hệ sinh thái biển khá phong phú và trữ lượng hải sản khá lớn. Ngoài ra trong thành phố Tuy Hoà có hệ sinh thái nữa là núi. Núi Nhạn nằm ngay trung tâm thành phố với hệ sinh thái thực vật phong phú về chủng loại và các loại động vật hiện đang sống trên núi. CHƯƠNG IV- HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ TUY HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN. IV.1- Tình hình phát triển đô thị. Cho đến năm 2005, thành phố Tuy Hoà có 10 phường và 4 xã với khoảng diện tích 106,82km2; chiếm 2,1%. Trong những năm qua thực hiện quy hoạch tổng thể Tp Tuy Hoà đến năm 2006-2010, điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt, Tp Tuy Hoà đã có chuyển biến đáng kể, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học –kỹ thuật và một số lĩnh vực đối với các tình miền Trung và Tây Nguyên. IV.2- Hiện trạng môi trường thành phố Tuy Hoà. IV.2.1-Hệ thống giao thông, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện - Giao thông: Đường phố Tuy Hoà được thiết kế theo mảng ô hình chữ nhật 300*100m. Lòng đường nội thị theo quy hoạch đã được duyệt thống kê được 91 đường với tổng chiều dài 109,631km, trong đó có một đường đang xây dựng xuyên lòng thành phố là đường Hùng Vương với quy mô lớn. Mật độ đường tương đối dày, có nhiều ngã tư giao cắt, chất lượng đượng hiện nay đang được nâng cấp tương đối tốt. Trong lòng Tp Tuy Hoà có nhà ga tàu Bắc- Nam và đường quốc lộ 1A. Có một bến xe liên tỉnh, diện tích bến hẹp chưa phù hợp. - Bưu chính- Viễn thông. Hệ thống điện thoại và viễn thông được đầu tư, phát triển theo hướng hiện đại với Bưu Điện tỉnh làm trung tâm và các Bưu điện khu vực, nội thành có 16723 điện thoại cố định và 18757 điện thoại di động( Niên giám thống kê 2005). Mạng lưới đường day điện thoại thì treo theo các trụ điện. Hiện nay bắt đầu triển khai việc đưa dây ngầm dưới lòng đất. - Cấp -thoát nước. + Hệ thống cấp nước Tp đã được đầu tư và đưa vào sử dụng những mạng lưới nước hiện đại. Với hầu hết các tuyến đường điều có hệ thống ống phân phối cấp nước với tổng chiều dài 93638m . Mặc dù thế vẫn có những khu vực vần chưa có nguồn nước cấp như các khu vực của xã vùng ngoại ô. + Hệ thống thoát nước đang được đầu tư khá mạnh với tổng chiều dài đường ống thoát nước lên 33965,8m. - Điện. Thành phố Tuy Hoà được cung cấp điện từ nguồn điện quốc gia- thông qua tuyến đường dây điện thế 100KV từ Nha Trang- Tuy Hoà và Qui Nhơn- Tuy Hoà- nhưng vẫn còn nhà máy nhiệt điện đặt ngay tại trung tâm Tp, đôi lúc phát bổ xung làm ảnh hưởng đến môi trường. Nhân dân nhiều lần kiến nghị chuyển nhà máy này ra khỏi Tp. Các tuyến lưới điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt có điện áp 35KV-45KV và 220KV được bố trí trên không cùng với hệ thống dây điện thoại xếp thành lớp trên các trụ làm giảm mỹ quan đô thị, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Sắp tới lưới điện của Tp Tuy Hoà sẽ được bổ sung đầy đủ khi mà hệ thống thuỷ điện Sông Ba Hạ hoàn tất thì cung cấp lượng điện đủ dùng cho toàn tỉnh. IV.2.2- Tình hình cây xanh đô thị. - Hiện trạng cây xanh đường phố: Tổng số cây hiện có theo số liệu năm 2005 là hơn 5000 ngàn cây với 57 loài hầu hết các tuyến đường điều có cây, số loại cây trên 1 tuyến đường rất nhiều, các đường như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo có từ 20-30 loại. Cây xanh đường phố Tuy Hoà vẫn còn hỗn tạp lộn xộn, do chưa có quy hoạch cụ thể và vốn đầu tư ít. Đồng thới việc quản lý, chăm sóc cây cũng chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Nhìn chung cây xanh Tp Tuy Hoà chưa đáp ừng được yêu cầu về số lượng, mỹ quan cây xanh đô thị. - Hiện trạng cây xanh cơ quan, công trình công cộng: Tổng số cây hiện có vào khoảng 8912 cây ở 107 cơ quan, trường học,cơ sở sản xuất. Riêng hai loại phi lao và dừa chiếm 76% trong đó có 15 loại cây trang trí. - Hiện trạng cây xanh công viên, vườn hoa, rừng công viên. Số công viên vườn hoa của Tp còn quá ít chỉ có công viên Diên Hồng với diện tích 0.3ha và công viên 30-4 là có thiết kế xây dựng cây xanh phù hợp. Núi nhạn nơi đặc thù tự nhiên- có diện tích 8.5ha, nằm trong Tp nơi có Tháp Chăm cổ được công nhận di tích cấp quốc gia đã được qui hoạch, bố trí sử dụng đất toàn bộ mặt bằng. Riêng diện tích đất trồng cây được thiết kế trồng thành vườn sưu tập thực vật thu nhỏ, đã có 450 loải. Hiện là nơi thắng cảnh, tham quan, giải trí, leo núi, luyện tập thể dục thể thao. Rừng phi lao liền bờ biển có diện tích 30ha đã phát huy chức năng là cảnh quan, phòng hộ, môi sinh môi trường, chống bay cát, điều hoà khí hậu. Khu rừng cây cần tiếp tục đầu t ư chăm sóc để phát huy tác dụng. IV.2.3- Tình hình vệ sinh đô thị. Trong những năm gần nay môi trường Tp Tuy Hoà chụi tác động của một số vấn đề sau. + Việc xây dựng một số trại nuôi tôn giống ở ven bãi biển có ảnh hưởng đến cảnh quan Tp. + Tình hình khai thác đá tại núi Chóp Chài cũng đã có tác động đến môi trường gây bụi.. + Một số nhà máy,cơ sở công nghiệp xây dựng trong nội thành chưa xây dựng hệ thống xử lý để giảm thiểu ô nhiễm gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất… + Vệ sinh thu gom rác thải cón nhiều tồn tại. Theo số liệu thống kê của Phòng xây dựng TP việc vận chuyển rác thải mới đạt 60% -70%yêu cầu. Khối lượng rác từ 30-33tấn/ ngày, để giải quyết lượng rác trên cần tăng cường xe vận chuyên rác. Việc xây dựng nhà vệ sinh (WC) chưa đạt được yêu cầu. + Hệ thống các thùng chứa rác, bể chứa rác công cộng chưa được đầu tư phù hợp + Lượng xe đi lại trên đường phố ngày càng nhiều, chu kỳ quét rác và bụi đất trên đường chưa phù hợp. IV.3- Hiện trạng chất lượng môi trường của thành phố Tuy Hoà. IV.3.1- Chất lượng môi trường không khí. Theo kết quả đo đạct chất lượng không khí tài tại một số điểm trong Thánh Thành Phố Tuy Hoà và số điểm ven Tp thì kết quả thu được năm 2004 (Bảng IV.1), sơ lược được đánh giá như sau: SO2: tại 3/56 điểm đo đạt có nồng độ vượt tiêu chuan chuẩn cho phép từ 1,02-1,35 lần NO2: tại 5/54 điểm đo đạc có nồng độ vượt tiêu chuan chuẩn cho phép từ 1,05- 1,35 lần HF: tại 20/45 điểm đo đạc có nồng độ vượt tiêu chuan chuẩn cho phép từ 1,4- 3 lần NH3: tại 16/54 điểm đo đạc có nồng độ vượt tiêu chuan chuẩn cho phép từ 1,12- 2 lần H2S: tại 16/54 điểm đo đạc có nồng độ vượt tiêu chuan chuẩn cho phép từ 1,12-2 lần CO: tại 54 điểm đo đạc đều nằm trong tiêu chuan chuẩn cho phép Bụi: tại điểm đo đạc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép Nhìn chung chất lượng không khí ở Tp Tuy Hoà và các vùng ven còn trong sạch, nồng độ các chất ô nhiễm tại các khu dân cư đều thấp hơn tiêu chuan chuẩn cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm NO2, HF, SO2, H2S, bụi, tiếng ồn… tại một sốt nhà máy, ngã ba, ngã tư, các trạm xăng dầu, chợ…đều vượt tiêu chuan cho phép và có dấu hiệu tăng hơn nhiều so với năm 2002. Nồng độ các chất ô nhiễm về mùa khô cao hơn mùa mưa do nước rửa trôi bụi và các chất ô nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Tp Tuy Hoà gồm các loại sau: - Do chất lượng đường còn xấu, hơn nữa Tp Tuy Hoà và các khu vực lân can đang bước vào thời kỳ xây dựng đổi mới, bụi đường xá, từ công trường xây dựng mới, từ cồn cát ven biển được gió cuốn vào không khí gây ô nhiễm. - Do các phương tiện giao thông vận tải: Qua số liệu đo đạc được trong năm 2003-2004, tại các nut giao thông điều có hàm lượng các chất ô nhiễm vượt tiêu chuan cho phép như SO2 ( vượt TCCP từ 1,02- 1,04 lần), NO2 ( vượt TCCP 1,05- 1,35 lần), bụi ( Vượt TCCP từ 1,03- 1,53 lần) … - Do hoạt động sản xuất vẫn còn trong lòng TP và các khu sản xuất kề TP: Như đã trình bày, hoạt động sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Phú Yên nói chung và Tp Tuy Hoà nói riêng đang trên đà phát triển quy mô các cơ sở sản xuất nhỏ, do vậy mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường lao động không đáng kể. Tuy nhiên một số xí nghiệp, cơ sở sản xuất nằm giữa khu vực dân cư nên nồng độ một số chất ô nhiễm như bụi, SO2, NO2 cao hơn TCCP tuy không đáng kể ( từ 1,05- 1,35lần). Bảng IV.1: Chất lượng không khí Tp Tuy Hoà năm 2004: Địa điểm đo SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) NH3 (mg/m3) H2S (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) Độ ồn dBA Ngã tư Lê Lợi- Phan Đình Phùng 0,12 0,21 KPH KPH 4,5 0,35 69,2 Cổng chợ Tuy Hoà 0,51 0,42 0,26 0,015 12 0,31 75,5 Ngã Năm 0,18 0,1 KPH KPH 3 0,19 69,9 NguyễHuệ- Trường Chinh 0,06 0,11 KPH KPH 1,8 0,1 68,5 Nguyễn Huệ- Lê Thành Phương 0,06 KPH KPH KPH 3,2 0,22 72 Nguyễn Trãi-Lê lợi 0,45 0,34 0,3 0,007 12 0,33 73,4 Cầu Sông Chùa 0,15 0,28 0,21 0,01 9,6 0,32 70,4 QL1A- Trần Hưng Đạo 0,23 0,36 0,1 0,008 17,4 0,32 71 Lê Thành Phương-QL1A 0,12 0,12 0,06 0,009 3,5 0,21 78,6 Trần Phú-QL1A 0,12 - 0,1 - 8,7 0,26 - ( Báo cáo hiện trạng môi trường Tỉnh Phú Yên năm 2004) IV.3.2- Hiện trạng chất lượng môi trường nước. Hiện nay Tp Tuy Hoà có hai nhà máy xử lý nước, cung cấp nước cho toàn bộ nội thành đó là nhà máy cấp nước Tuy Hoà và nhà máy xử lý nước Phú Lâm - Nhà máy cấp nước Tuy Hoà: Với công suất khai thác hiện nay : 28.000m3/ngđ. Nguồn nước khai thác từ nguồn mạch nông bãi cát ven bờ tả Sông Ba. Tổng số khách hàng sử dụng là 6.651hộ gia đình, khoảng 33.300 người sử dụng ( đạt 45,8% nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất. - Nhà máy nước phường Phú Lâm: Với công suất 2000m3/ngđ. Khai thác nguồn nước mạch nông ven bờ tả Sông Ba. Với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng. Đang cung cấp nước cho phường Phú Lâm và khu lân cận (1).Nước ngầm: Trong những năm gần nay, việc khảo sát nước ngầm khu vực trong và ngoài Tp Tuy Hoà chưa được tiến hành đủ để đánh giá chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên theo số liệu của Liên đoàn Đại chất 703, nguồn nước ngầm ở Tp Tuy Hoà đã bị ô nhiễm vi sinh và có khuynh hướng bị ô nhiễm hữu cơ tại một số điểm, không đạt tiêu chuẩn để làm nguồn nước cung cấp sinh hoạt cho nhân dân.Chất lượng nước ngầm tại 1 số điểm được đưa ra trong bảng IV.2. theo đo đạt thì các thông số như sau: Bảng IV.2: Chất lượng nước ngầm đo đạc pH 5,5-6,8 Fe 0,2- 3 Mn 0 CaCO3 40-220mg/l Cl- 60-100mg/l ( Báo cáo hiện trạng môi trường tình Phú Yên năm 2004) Cũng theo Liên đoàn địa chất thuỷ văn miền Nam năm 1996 cho thấy nước ngầm Tp Tuy Hoà có các loại nước: clorua, clorua-bicacbonat, bicatbonat-clorua và Bicarbonat. + Nước Clorua và Clorua- bicarbonate phân bố ở phần giáp biển phía Đông đường Quốc lộ IA, chiếm 2/3 diện tích nghiên cứu + Phần còn lại từ phía tây đường Quốc Lộ IA phân bố chủ yếu là nước Bicarbonat- clorua và một số diện tích nhỏ nước Bicarbonat. Nhìn chung Tp Tuy Hoà có tình phân đới thuận, càng xuống xâu độ khoáng càng cao. Tp Tuy Hoà nằm tiếp giáp biển, do tác động qua lại, biển tiến, biển thoái đã tạo nên đồng bằng Tuy Hoà với các vùng nước dưới đất mặn khác nhau. Theo kết quả đo sâu địa vật lý và kết quả phân tích thành phần hoá học nước đã vạch được khoảng nhiễm mặn sau. + Các khoảng nhiễm mặn hoàn toàn tầng chứa nước bao gồm 2 khoảng nhỏ có diện tích khoảng 1,2km2 và thành một dải tương đối lớn từ phương phường 9 kéo dài về phía Bắc đến xã Hoà Kiến với diện tích 5,5km2. Ngoài ra nước dưới đất ở vùng cửa sông Đà Rằng cũng bị nhiễm mặn do nước thuỷ triều xâm nhập. Qua các kết quả phân tích mẫu cho thấy nước dưới đất Tp Tuy Hoà có hàm lượng NO3 dao động từ 5 -20 mg/l. Như vậy, nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN__09_12_2006__SUAhoanchinh.doc
Tài liệu liên quan