Đồ án Nghiên cứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trạm trong cả nước

Tài liệu Đồ án Nghiên cứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trạm trong cả nước: MỤC LỤC Đặt vấn đề: 3 Chương 1: Tổng quan về các dây chuyền kiểm định 4 1.1 Dây chuyền kiểm định xe con 4 1.2 Dây chuyền kiểm định xe tải 4 1.3 Dây chuyền kiểm định tổng hợp 5 Chương 2: Tiêu chuẩn trạm kiểm định cơ giới đường bộ 7 2.1 Tiêu chuẩn chung của trạm 7 2.2 Tiêu chuẩn về con người (nguồn nhân lực) 11 Chương 3: Các trang thiết bị của trạm đăng kiểm 13 3.1 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel MDO 2 13 3.2 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Xăng MGT 5 29 3.3 Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3 43 3.4 Thiết bị kiểm tra độ ồn QUEST 2100 5 3.5 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang MINC I và MINC II 53 3.6 Thiết bị kiểm tra giảm chấn (phuộc nhún) FWT 1 59 3.7 Thiết bị kiểm tra phanh IW 2 và IW 4 62 3.8 Hầm kiểm tra gầm 69 3.9 Hệ thống mạng máy tính EuroSystem 71 3.10 Các trang thiết bị phụ 75 3.11 Các thiết bị BEISSBARTH 79 Chương 4: Các công đoạn kiểm tra trong trạm kiểm định 83 4.1 Làm thủ tục kiểm định 83 4.2 Kiểm tra kỹ thuật 83 Kết luận 87 Phụ ...

doc91 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Nghiên cứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trạm trong cả nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đặt vấn đề: 3 Chương 1: Tổng quan về các dây chuyền kiểm định 4 1.1 Dây chuyền kiểm định xe con 4 1.2 Dây chuyền kiểm định xe tải 4 1.3 Dây chuyền kiểm định tổng hợp 5 Chương 2: Tiêu chuẩn trạm kiểm định cơ giới đường bộ 7 2.1 Tiêu chuẩn chung của trạm 7 2.2 Tiêu chuẩn về con người (nguồn nhân lực) 11 Chương 3: Các trang thiết bị của trạm đăng kiểm 13 3.1 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel MDO 2 13 3.2 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Xăng MGT 5 29 3.3 Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3 43 3.4 Thiết bị kiểm tra độ ồn QUEST 2100 5 3.5 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang MINC I và MINC II 53 3.6 Thiết bị kiểm tra giảm chấn (phuộc nhún) FWT 1 59 3.7 Thiết bị kiểm tra phanh IW 2 và IW 4 62 3.8 Hầm kiểm tra gầm 69 3.9 Hệ thống mạng máy tính EuroSystem 71 3.10 Các trang thiết bị phụ 75 3.11 Các thiết bị BEISSBARTH 79 Chương 4: Các công đoạn kiểm tra trong trạm kiểm định 83 4.1 Làm thủ tục kiểm định 83 4.2 Kiểm tra kỹ thuật 83 Kết luận 87 Phụ lục 88 Tài liệu tham khảo 91 ĐẶT VẤN ĐỀ Vận tải đường bộ là ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Với tầm quan trọng của mình, ngành vận tải đã ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng theo sự phát triển của đất nước. Phương tiện vận tải đường bộ chính là các loại ô tô từ nhỏ đến lớn phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của con người cũng như vận chuyển hàng hóa lưu thông trong quá trình sản xuất thương mại. Lượng ô tô tham gia giao thông vì thế ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng loại. Thúc đẩy nền công nghiệp ô tô nước nhà phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Việc sản xuất lắp ráp và cải tạo xe được mở rộng từ các công ty liên doanh lớn sang các công ty nhỏ, các trạm bảo dưỡng và sữa chữa…nhằm đáp ứng nhu cầu hằng năm của thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Song song với mặt tích cực ấy là vấn đề báo động an toàn giao thông và bảo vệ môi trường do các phương tiện giao thông cơ giới gây ra. Để giảm thiểu vấn đề này, bên cạnh việc chủ động của người tham gia giao thông thì vấn đề an toàn kỹ thuật-vệ sinh môi trường của phương tiện phải đặt lên hàng đầu. Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật của chính phủ đề ra và phải đáp ứng được các yêu cầu này trong các lần kiểm tra định kỳ tại các trạm kiểm định phương tiện cơ giới. Với các loại xe sản xuất lắp ráp hay cải tạo mới phải được kiểm định trước khi xuất xưởng. Các loại xe nhập khẩu phải được kiểm tra và cấp phép lưu hành trước khi tham gia giao thông. Công tác kiểm định phương tiện đúng kỳ, đúng hạn sẽ đảm bảo cho xe tham gia giao thông về mặt an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Để hiểu rõ hơn hoạt động của trạm Kiểm định mà mục đích chính là các thiết bị kiểm tra phục vụ trong trạm, đề tài sẽ hướng tới nghiên cứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trạm trong cả nước. Từ đó hiểu rõ hơn nghiên lý hoạt động, cách thức vận hành của thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu . Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH Dây chuyền kiểm định xe con. Một dây chuyền kiểm định đầy đủ bao gồm các trang thiết bị và máy móc phụ trợ theo tiêu chuẩn của cục Đăng kiểm qui định. Mặt bằng bố trí cơ bản cho dây chuyền kiểm định xe con được phát họa như hình sau: Hình 1.1 Dây chuyền kiểm định xe con 1- Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5 ; 2- Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả động cơ Diezel; 3- Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MINC 1; 4-Thiết bị kiểm tra phuộc nhún FWT 1; 5- Thiết bị kiểm tra phanh IW 2; 6- Đồng hồ kiểm tra lực phanh; 7- Hầm kiểm tra xe con; 8- Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 9- Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3. Ngoài các thiết bị của từng khu vực là hệ thống kết nối mạng nội bộ giữa các máy tính với nhau và truyền thông tin về máy xử lý trung tâm để đánh giá kết quả kiểm tra khách quan nhất. Dây chuyền kiểm tra xe tải Các trang thiết bị và cách bố trí các khu vực kiểm tra của dây chuyền kiểm định xe tải cũng gần tương tự với dây chuyền xe con. Tuy nhiên thiết bị kiểm tra có tính năng công suất cao hơn và không sữ dụng thiết bị kiểm tra phuộc nhún. Bên cạnh đó là mạng máy tính nội bộ liên kết đến máy tính trung tâm để xử lý số liệu kiểm tra. Hình 1.2 Dây chuyền kiểm tra xe tải 1- Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang; 2- Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Xăng MGT 5; 3- Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả động cơ Diezel MDO 2; 4- Thiết bị kiểm tra phanh IW 4; 5- Đồng hồ kiểm tra lực phanh; 6- Hầm kiểm tra xe tải; 7- Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 8- Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3 Dây chuyền kiểm tra tổng hợp. Dây chuyền kiểm tra tổng hợp thường được xây dựng tại các địa phương có lưu lượng xe kiểm định hằng năm thấp (khoảng dưới 10000 xe / năm) Dây chuyền này được trang bị các thiết bị để có thể kiểm tra được cho cả xe con và xe tải. Các thiết bị kiểm tra đèn, kiểm tra độ ồn, kiểm tra khí xả thì giống với các dây chuyền kiểm định xe con và xe tải, riêng hầm kiểm tra được xây dựng đảm bảo kiểm tra cho cả xe tải lẫn xe con. Hình 1.3 Dây chuyền kiểm tra tổng hợp 1- thiết bị kiểm tra đèn LITE 3; 2 - Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100; 3- Máy kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5; 4 - Máy kiểm tra khí xả động cơ Diezel MDO 2; 5 -Hầm kiểm tra xe tải; 6- Hầm kiểm tra xe con; 7- Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang, phuộc nhún, phanh xe tải; 8- Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang, phuộc nhún, phanh xe con Hiện nay các trạm kiểm định trong cả nước tùy theo quy mô mà có thể bố trí chỉ một dây chuyền kiểm tra tổng hợp với các trạm nhỏ, 2 dây chuyền kiểm tra( 1 dây chuyền xe con, 1 dây chuyền xe tải) với trạm quy mô trung bình và từ 3 đến 4 dây chuyền kiểm kiểm tra cho các trạm lớn. Quy mô xây dựng trạm tùy thuộc vào diện tích mặt bằng, số xe kiểm định hằng năm… Khi so sánh các trạm kiểm định có quy mô khác nhau có thể nhận thấy ưu nhược điểm cơ bản của chúng như sau: Với trạm quy mô nhỏ dùng 1 dây chuyền kiểm tra có ưu điểm diện tích mặt bằng nhỏ( từ 3000-4000m), tận dụng được việc mua sắm thiết bị khi có thể sử dụng chung các thiết bị kiểm tra cho cả xe con và xe tải như kiểm tra khí xả, kiểm tra độ ồn, kiểm tra đèn…và nhược điểm của loại trạm này là năng suất kiểm tra không cao, dây chuyền bố trí dài hơn. Với loại trạm kiểm định có quy mô vừa và lớn, do các dây chuyền được xây dựng phục phục kiểm tra riêng cho xe con, xe tải nên trang thiết bị đầu tư phải lớn, diện tích mặt bằng nhiều nhưng năng suất kiểm định sẽ cao hơn. Chương 2. TIÊU CHUẨN TRẠM KIỂM ĐỊNH 2.1 Tiêu chuẩn chung của trạm Áp dụng tiêu chuẩn số 22 TCN 226- 2005 có hiệu lực từ ngày 01.01.2007 Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất Địa điểm: địa điểm xây dựng trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới phải phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định. Đối với trung tâm Đăng kiểm xây dựng mới, nếu từ cấp 1 đến cấp 3, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 40; từ cấp 4 đến cấp 10, chiều dài tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm tra là 50m; nếu chỉ bố trí một cổng cho xe cơ giới ra vào chiều rộng tối thiểu của mặt bằng Trung tâm là 30m Diện tích: diện tích mặt bằng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới theo quy định sau: Bảng 1: Tiêu chuẩn diện tích mặt bằng theo từng cấp xây dựng trạm kiểm định Cấp trung tâm Số lượt xe kiểm định trong một năm ( xe/ năm) Kích thước tối thiểu lắp đặt dây chuyền kiểm định Diện tích mặt bằng (m) Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Số lượng dây chuyền 1 Đến 6000 36-40 6.6 1 3000 2 Trên 6000 đến 12000 36-40 6.6 1 Trên 3000 đến 4000 3 Trên 12000 đến 24000 36-40 13 2 Trên 5000 đến 6000 4 Trên 24000 đến 30000 44-50 13 2 Trên 5000 đến 6000 5 Trên 30000 đến 36000 44-50 20 3 Trên 7000 đến 8000 6 Trên 36000 đến 42000 50 20 3 Trên 9000 đến 10000 7 Trên 42000 đến 48000 50 27 4 Trên 10000 đến 11000 8 Trên 48000 đến 54000 50 27 4 Trên 11000 đến 12000 9 Trên 54000 đến 60000 50 34 5 Trên 12000 đến 13000 10 Trên 60000 đến 66000 50 34 5 Trên 13000 đến 14000 Đối với Trung tâm từ cấp 1 đến cấp 5 tồn tại trước khi tiêu chuẩn này có hiệu lực, thì khuyến khích tận dụng diện tích để tăng chiều dài lắp đặt dây chuyền kiểm tra theo giới hạn trên. Diện tích dành làm bãi đổ xe và đường cho xe ra vào kiểm định tối thiểu chiếm 70% diện tích mặt bằng theo tiêu chuẩn. Mặt bằng: Mặt bằng trung tâm phải đảm bảo không bị ngập úng trong mọi điều kiện; Hệ thống đường cho xe cơ giới ra vào, tối thiểu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đường bộ cấp hai đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3m và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12m để đảm bảo phương tiện ra vào thuận tiện; Bãi đỗ xe tối thiểu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng; Nhà kiểm định có chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 m; có hệ thống thông gió; đảm bảo chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khíthải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo các tiêu chuẩn hiện hành; Khu văn phòng phải bố trí hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch. Tiêu chuẩn các thiết bị đo của trạm Các thiết bị kiểm định sử dụng trong trạm kiểm định phải phù hợp và đáp ứng được các quy định hiện hành của Bộ giao thông vận tải, của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cũng như điều kiện vệ sinh môi trường. Trong một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải được trang bị các thiết bị sau: Thiết bị kiểm tra phanh; Thiết bị cân trọng lượng; Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe; Thiết bị phân tích khí xả; Thiết bị đo độ khói; Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi; Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước; Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ; Thiết bị hổ trợ kiểm tra gầm; Thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khung gầm và các bộ phận bên dưới khung xe, trường hợp không sử dụng thiết bị nâng thì có thể thay thế bằng hầm kiểm tra gầm ô tô. Kích thước cụ thể hầm kiểm tra được quy định như sau: Hầm kiểm tra xe con ( dài x rộng x sâu) : 6000 x 600 x 1300 (mm); Hầm kiểm tra xe tải: 12000 x 750 x 1200 (mm); Hầm kiểm tra tổng hợp: 12000 x 650 x 1250 (mm); Vị trí của hầm phù hợp với thiết kế của dây chuyền kiểm tra, lối lên xuống phải thuận tiện và có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Trong hầm phải trang bị kích nâng để thay đổi khoảng cách giữa Đăng kiểm viên và gầm xe nhằm tạo thuận lợi khi thao tác kiểm định. Sử dụng hầm tổng hợp trong trường hợp chỉ có một dây chuyền kiểm tra. Thiết bị phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện. Ngoài các thiết bị trên còn có các dụng cụ cầm tay sau: Dụng cụ kiểm tra độ rơ vành tay lái; Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp; Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại; Đèn pin, đèn soi; Búa chuyên dùng kiểm tra; Thước đo các loại; Yêu cầu kỹ thật của từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới phải theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành. * Mạng thông tin lưu trữ và truyền số liệu Mỗi một vị trí làm việc phải có 01 thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu. Các thiết bị phải được nối mạng nội bộ để bảo đảm việc lưu trữ và truyền số liệu ; Máy chủ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểm định ; Chương trình quản lý kiểm định sử dụng tại Trung tâm phải hòa mạng được với chương trình quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành ; Bên cạnh đó còn có các thiết bị khác sau: Máy điện thoại; Máy Fax; Camera quan sát và chụp ảnh phương tiện vào kiểm định; Máy photocopy. Tiêu chuẩn về con người Đăng kiểm viên xe cơ giới là người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên; Nhân viên nghiệp vụ là người trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ; nhập số liệu; truyền số liệu; in ấn chứng chỉ kiểm định; cấp, trả hồ sơ; làm thủ tục di chuyển phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ nhân viên nghiệp vụ; Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phải tham dự bắt buộc các khóa học bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; Số lượng người làm việc tại mỗi Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm tra của Trung tâm đó, nhưng phải bảo đảm có đủ các chức danh sau: Giám đốc, các Phó Giám đốc; Đăng kiểm viên các hạng theo yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định; Nhân viên nghiệp vụ gồm kế toán, thủ quỹ, nhân viên hồ sơ và các nhân viên khác. Số lượng Đăng kiểm viên tối thiểu của một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đó và được quy định như sau: Bảng 2: Số lượng đăng kiểm viên theo từng cấp trung tâm Cấp trung tâm Số lượng dây chuyền của trung tâm Số lượng Đăng kiểm viên tối thiểu 1 1 4 2 1 6 3 2 9 4 2 11 5 3 14 6 3 17 7 4 20 8 4 23 9 5 26 10 5 29 Nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm Đăng kiểm Thẩm tra thiết kế kỹ thuật liên quan tới việc chế tạo, lắp ráp, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ, thiết bị thi công chuyên dùng, các hệ thống thiết bị có liên quan; Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thiết bị thi công và chuyên dùng, các hệ thống, thiết bị có liên quan trong chế tạo lắp ráp, cải tạo và xuất nhập khẩu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Định kỳ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện cơ giới đường bộ, thiết bị thi công và chuyên dùng đang hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Định kỳ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về độ chính xác của các thiết bị đo – kiểm tra sử dụng trong nghiệp vụ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các phương tiện cơ giới đường bộ. Chương 3. GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH Hiện nay phần lớn các trạm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ trong cả nước đang sử dụng song song dây chuyền các thiết bị được cung cấp bởi hãng DAMBRA- BEISSBARTH và MAHA của CHLB Đức. Tuy vậy trong đề tài này chỉ tập trung vào các thiết bị của MAHA, bên cạnh đó sẽ đối chiếu với một số thiết bị của BEISSBARTH. Các trang thiết bị của trạm Đăng kiểm phải đầy đủ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và cụ thể như sau: Thiết bị kiểm tra độ đục khí thải động cơ Diezel MDO 2 Đặt tính kỹ thuật MDO 2 là thiết bị của hãng MAHA- CHLB Đức cung cấp; Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005DK của cục Đăng kiểm Việt nam; Máy có thể kiểm tra khí thải theo cách gia tốc tự do hoặc kiểm tra khí thải có gia tải; Có thể kiểm tra từng lần đạp ga hoặc kiểm tra liên tục trong một khoảng thời gian ; Máy có tích hợp cảm biến đo nhiệt độ ống kiểm tra; Bộ sấy ống kiểm tra công suất lớn; Máy cho phép kết nối cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn và tốc độ vòng quay động cơ (RPM); Máy có 2 cổng giao tiếp RS 232 để nối với máy tính và nối với một thiết bị kiểm tra khác (như máy đo công suất); Hiển thị kết quả trên màn hình máy tính giúp vận hành thiết bị dễ dàng Thông số kỹ thuật MDO 2 Nguyên lý kiểm tra bằng phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng Chiều dài ống kiểm tra 430 mm Bước sóng ánh sáng bộ phát 567 nm Đường kính trong và ngoài ống kiểm tra 25/28 mm Thời gian sấy ống kiểm tra khoảng 3 phút Kích thước ( L x H x W ) 550x245x240 mm Trọng lượng 13 kg Nguồn điện 220V/50Hz Nguồn cung cấp tùy chọn 12/24 V DC Hệ số hấp thụ ánh sáng động cơ từ 0 – 0.99 1/m Đo tốc độ vòng quay từ 400 – 8000 vòng /phút Nhiệt độ làm việc từ 0 - 50C Nhiệt độ bảo quản từ -10C đến 60C Gồm hai cổng giao tiếp RS 232 Đầu dò khí thải Diezel đường kính 10 mm, ống dẫn dài 1.5 m, nhiệt độ tối đa 300C. Nguyên lý làm việc của thiết bị Kỹ thuật đo dựa trên sự che phủ của mẫu khí thải trong phạm vi đo từ mức 0% đến mức 100%. Mức 0% được nhận diện là không có khói trong buồng đo, mức 100% được nhận diện là bị che phủ hoàn toàn. Nguồn phát là đèn LED( Diode phát) phát quang màu xanh với bước sóng 567nm, nguồn hấp thụ ánh sáng là con Diode nhận Hình 3.1 nguyên lý làm việc của MDO 2 1- Đầu đo khí xả; 2- Kẹp cố định; 3- Diot phát; 4 – Vỏ cách ly với môi trường; 5 –Cửa đóng mở; 6 – Lớp cách nhiệt; 7 – Thấu kính hội tụ; 8 – Diot nhận; 9 – Quạt trung hòa. * Chu trình đo khí xả ở chế độ gia tốc tự do gồm 5 giai đoạn là “ Nghỉ – Đạp tăng tốc – Quá trình động cơ tăng tốc – Giữ ổn định ở tốc độ lớn nhất – Trở về tốc độ nhỏ nhất” và được biểu diễn qua biểu đồ sau: Hình 3.2 Biểu đồ chu trình đo ở chế độ gia tốc tự do Cấu trúc tổng quát của MDO 2 Mặt trước MDO 2 Hình 3.3 Mặt trước MDO 2 1- Vị trí lắp thẻ nhớ; 2- Vị trí kết nối thiết bị đầu cuối với MDO2; 3- Bề mặt RS232 cho việc truyền dữ liệu; 4- Vị trí kết nối bàn phím PC với MDO2; 5- Nối ống lấy khí xả; 6- Vị trí lấy điện nguồn từ xe; 7- Đèn quang học chỉ thị tắt, mở; 8- Công tắc chính; 9- Kết nối với cáp nguồn; 10 - Thông số kiểm tra cho phép; * Thiết bị cầm tay Hình 3.4 Thiết bị cầm tay 1- Kết nối với cảm biến nhiệt độ dầu; 2- Xác định bàn phím đã được nhập; 3- Nơi thiết bị cầm tay nối với thiết bị chính; 4- Kết nối dụng cụ đo tốc độ động cơ; 5- Bàn phím; 6- In kết quả kiểm tra. Hình 3.5 Bàn phím thiết bị cầm tay 1- Màn hình hiển thị; 2- Bàn phím; 3- Phím Ecs; 4- Sử dụng để vào một hypen; 5- Phím Space: chỉ sử dụng để nạp giấy in vào khi chương trình kiểm tra không hoạt động; 6- Các phím số: dùng để thay đổi số nhận dạng các phương tiện vận tải; 7- Sử dụng phím này để ngừng lại hoàn toàn trong khi nhập các ký tự; 8- Xóa những ký tự sai trong quá trình nhập; 9- Phím Enter Vận hành thiết bị Cài đặt thiết bị tại vị trí yêu cầu và kết nối bộ đo với bộ cung cấp nguồn.có thể sử dụng cả nguồn điện 230V thông qua cáp (1) với nguồn điện hoặc sử sụng nguồn điện 12/24 V cung cấp từ xe thông qua cáp (2 ) theo hình 3.6 1 2 Hình 3.6 Cài đặt MDO 2 Kết nối ống lấy mẫu khí thử với thiết bị MDO 2 và ống pô xe Gắn cảm biến nhiệt độ nhớt làm mát và cảm biến đo tốc độ động cơ. Hình 3.7 Nối ống lấy mẫu khí thử kết nối thiết bị cầm tay với MDO2 bằng cáp chuyên dùng. Hình 3.8 Nối MDO2 với thiết bị cầm tay Kiểm tra nhiệt độ nhớt Hình 3.19 Gắn dây kiểm tra nhiệt độ nhớt Khởi động MDO 2 Mở thiết bị bằng nút khởi động chính (1) hình 3.10. Đèn quang học nhận biết (2) sáng lên lúc thiết bị đã nhận được nguồn cung cấp sớm có thể. 11 2 Hình 3.10 Mở thiết bị để vận hành Quy trình kiểm tra Bật mở công tắc chính của thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel Bật mở máy tính. Máy tính sẽ tự khởi động Hệ điều hành Windows, nhấn double click vào biểu tượng Eurosystem trên desktop. Hình 3.11 Biểu tượng chính của MAHA Chương trình sẻ tự động chạy như hình trên Nhấn phím ENTER màn hình chính của phần mềm điều khiển Eurosystem như sau: Hình 3.12 Màn hình chính của EURO SYSTEM Chọn xe để kiểm tra Chọn mục 1 : chọn xe để kiểm tra Hình 3.13 Chọn xe kiểm tra Chọn xe cần kiểm tra trong danh sách hình 3.13. Các xe trong danh sách này được nhập vào thông qua chương trình quản lý kiểm định. Sau đó nhấn vào F8 để tải dữ liệu hoặc nhấn Enter. Biển số xe sẽ xuất hiện trên màn hình chính. Hình 3.14 Màn hình hiển thị xe kiểm tra Kích hoạt kiểm tra khí thải động cơ Diezel MDO 2 Chọn số “7” kiểm tra theo quy trình. Chọn MDO 2 LON hoặc nhấn phím “J” màn hình xuất hiện thông báo kỳ bảo dưỡng kế tiếp như sau: Hình 3.15 Thông tin của MDO 2LON Việc kích hoạt MDO2 LON hoàn thành khi màn hình dưới đây xuất hiện. Màn hình chính gồm ba phần sau: Kiểm tra khí xả Hình 3.16 Màn hình chính MDO 2 Kiểm tra khí xả : kích hoạt MDO2 chỉ thực hiện công việc kiểm tra khí xả của động cơ Chuẩn đoán xe: kích hoạt chương trình kiểm tra các chức năng của xe như độ ồn động cơ, nhiệt độ nhớt làm mát… khi gắn các thiết bị kiêm tra vào MDO 2 Chuẩn đoán thiết bị: dùng để tự kiểm tra hoạt động cũng như các hỏng hóc của chính thiết bị. Thực hiện kiểm tra khí thải Chọn mục kiểm tra khí xả trên hình 3.16 Tiếp theo chọn mục “kiểm tra khí thải không dùng cơ sở dữ liệu xe” Kiểm tra khí thải có dữ liệu xe Hình 3.17 Xác nhận việc kiểm tra khí xả Sau đó sẻ xuất hiện màn hình như hình 3.18. Trong màn hình có bảy thông tin thì có ba thông tin được nhập từ chương trình quản lý kiểm định, bốn thông tin còn lại ta nhập bằng tay gồm: Mục key number 2: nhập số bất kỳ Mục key number 3: nhập số bất kỳ Mục số nhận dạng xe: nhập số bất kỳ Số Km: nhập số Km trên đồng hồ Hình 3.18 Khai báo thông tin phương tiện Sau đó nhấn F8 để tiếp tục Chọn loại công cụ xác định nhiệt độ động cơ từ danh sách, ở đây ta chọn nhập tự do. Chọn hoặc không chọn điều kiện kiểm tra của động cơ bằng cách chọn “Yes” hoặc “No”. Nhập vào miền giá trị giới hạn tốc độ cầm chừng của phương tiện đang kiểm tra, thường thì mặc định từ 400- 1000 vòng/phút Nhập vào miền giá trị giới hạn tốc độ cực đại của phương tiện đang kiểm tra ( tốc độ cực đại Min tương đương 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại) Chọn thời gian kiểm soát tốc độ cực đại ( không nên lớn quá 2 giây) Hình 3.19 Nhập giá trị chuẩn của động cơ Chọn F8 để đến màn hình kế tiếp Sau khi nhập vào tất cả các giá trị chuẩn, yêu cầu chọn chế độ kiểm tra A ( xe con), hoặc B ( xe tải) sẽ xuất hiện. Nếu không có yêu cầu của nhà sản xuất thì phải sử dụng chế độ kiểm tra B. Ở thời gian kiểm tra thường để mặc định là 1s và giá trị độ đục Kmax 2.96 là tương đương với giá trị 72% HSU (%HSU : tính theo phần trăm đơn vị khói Hatridge) Chọn F8 để tiếp tục Việc kiểm tra khí xả bắt đầu khi việc kiểm tra bằng mắt đã kết thúc. Ở đây ta có thể chọn “ Đạt” hoặc “Không đạt” đều được. Nhưng phải đảm bảo tất cả các bộ phận liên quan đến hệ thống xả bao gồm ( ống xả phải được kiểm tra chúng có tồn tại, có đầy đủ, có kín và có bị hỏng không, mức tải của bơm cao áp phải được kiểm tra khi chân bàn đạp ga ở vị trí đạp hết ga nếu có thể). Các vấn đề về hư hỏng bộ phân hay chi tiết nào đó trên bộ phận ống xã như thủng, rò rỉ, .. đều ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra của thiết bị, làm sai số kiểm tra và dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác. Việc kiểm tra bằng mắt phải tiến hành một cách khách quan, đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của xe để đưa ra nhận xét cuối cùng là kiểm tra đạt hoặc không đạt. Đây là bước quan trọng để thực hiện việc kiểm tra tự động của thiết bị tiếp theo. KHÔNG ĐẠT ĐẠT Hình 3.20 Kiểm tra bằng mắt Kiểm soát thời gian ngừng Thời gian ngừng 10 phút tự động bắt đầu tính. Nếu không có sự kích hoạt hoặc sự tiến triển nào trong vòng 10 phút thì chương trình tự động hủy và các giá trị đo được ghi lại đến thời điểm này sẽ được in ra. Kiểm tra cảm biến tốc độ Việc kiểm tra khí xả bắt đầu bằng việc kiểm tra cảm biến tốc độ. Ngay khi tín hiệu tốc độ nằm trong vùng màu xanh, thông báo sau xuất hiện “ Tốc độ trong phạm vi, xác nhận tốc độ và thiết lập. Nhấn F8 và tiếp tục” Hình 3.21 Kiểm tra tốc độ động cơ Ngay khi tốc độ nằm trong vùng màu xanh, nhấn F8 tiếp tục Nếu không có tín hiệu tốc độ sẽ thông báo như hình sau: Hình 3.22 Thông báo không có tín hiệu tốc độ Trong trường hợp này cần kiểm tra việc đầu nối cảm biến tốc độ với MDO 2 hoặc kiểm tra loại cảm biến tốc độ đang sử dụng bằng phím F6. chọn loại càm biến tốc độ đang sử dụng bằng phím “1” từ danh sách mở ra. Mặc định là chọn tự động nếu vẫn không có tín hiệu thì ta chọn kẹp Piezo. Nếu tốc độ nằm ngoài vùng giá trị chuẩn Nếu tốc độ nằm ngoài vùng giá trị chuẩn thì xuất hiện thông báo “ Tốc độ quá cao (hoặc quá thấp), kiểm tra thiết lập, chỉnh đúng tốc độ cầm chừng”. Kiểm tra và hiệu chỉnh tốc độ cầm chừng của xe nếu cần thiết Kiểm tra tiếp xem đã chọn đúng loại cảm biến trong chương trình chưa. Kiểm soát nhiệt độ dầu Nếu nhiệt độ động cơ chưa đạt đến nhiệt độ yêu cầu thì màn hình xuất hiện thông báo “ Nhiệt độ dầu thấp hơn giá trị chuẩn, làm nóng động cơ đến nhiệt độ chuẩn” Làm nóng động cơ đến nhiệt độ yêu cầu. ngay sau khi đạt nhiệt độ chuẩn, tiến trình kiểm tra khí xả tự động thực hiện. Nếu không đạt được nhiệt độ yêu cầu do cài đặt từ trước nên chương trình tự hiểu nhiệt độ dầu đã đạt giá trị mặc định. Nhấn F8 tiếp tục công đoạn kiểm tra tiếp theo. Nhiệt độ đã đạt Hình 3.23 Làm nóng động cơ đến giá trị chuẩn Kiểm soát tốc độ cầm chừng Sau khi nhập vào tất cả các dữ liệu, tốc độ cầm chừng hiện thời xuất hiện trên màn hình. Nếu tốc độ cầm chừng không xuất hiện trong thời điểm này có lẽ việc nhập giá trị chuẩn không đúng. Nhấn F6 để gọi chương trình kiểm soát tốc độ. Việc kiểm tra tốc độ cầm chừng kéo dài trong 8 giây. Sau khi thông báo hết 8 giây thì tốc độ cầm chừng của động cơ được hiển thị lên màn hình và cho kết quả kiểm tra đạt hay không đạt. Nếu tốc độ cầm chừng nằm trong vùng các giá trị chuẩn đặt trước thì việc kiểm soát tốc độ kiểm tra sẽ được tiếp tục. Nếu tốc độ cầm chừng nằm ngoài vùng giá trị chuẩn đặt trước thì một thông báo lỗi hiện ra yêu cầu hủy bỏ kiểm tra hoặc lặp lại kiểm tra. Hình 3.24 Kiểm soát tốc độ cầm chừng động cơ Kiểm soát tốc độ cực đại Tốc độ lớn nhất của động cơ phải ổn định. Nếu tốc độ lớn nhất của động cơ dao động lớn, có lẽ do bơm cao áp bị hỏng. Nếu bơm cao áp bị hỏng phải sửa chữa trước khi kiểm tra khí xả. Khi xuất hiện thông báo “ đạp hết ga và giữ” thì nhấn bàn đạp ga tới sàn xe. Sau khi động cơ đạt tốc độ lớn nhất thì tốc độ lớn nhất được đo tự động. Tốc độ lớn nhất được xác định trong khoảng từ 1-5 giây. Tốc độ lớn nhất và khoảng thời gian đo được hiển thị trên màn hình. Ngay khi xuất hiện thông báo “nhả bàn đạp ga” thì nhả bàn đạp ga. Nếu đạp ga quá chậm, tốc độ cực đại quá thấp hoặc quá cao thì một thông báo lỗi xuất hiện yêu cầu kiểm tra lại hoặc hủy bỏ kiểm tra. Hình 3.25 Kiểm soát tốc độ cực đại của động cơ Sau đó tiến hành làm sạch buồng đo của thiết bị cũng như ống xả bằng cách đạp mạnh ga theo yêu cầu của thiết bị như sau: Hình 3.26 Đạp ga làm sạch Sau đó để máy ngưng hoạt động trong thời gian khoảng 15s rồi mới tiến hành kiểm tra khí xả trong 3 lần theo yêu cầu của máy, kết quả kiểm tra được hiển thị trên màn hình thông báo phương tiện có đạt hay không . Hình 3.27 Kết quả kiểm tra khí xả của phương tiện Mức giới hạn tối đa cho phép trong kiểm tra khí xả động cơ Diezel Theo quyết định 249/2005/QĐ-TTg - Áp dụng cho xe đang tham gia giao thông: giới hạn tối đa cho phép của khí thải là 72% HSU - Áp dụng cho xe nhập khẩu đã qua sử dụng: giới hạn tối đa cho phép là 60% HSU - Với xe nhập khẩu chưa qua sử dụng, xe đóng mới trong nước áp dụng theo tiêu chuẩn EURO 2 (phụ lục 1 ) Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5 MGT 5 là thiết bị phân tích khí xả động cơ Xăng được cung cấp bởi nhà sản xuất MAHA- CHLB Đức. Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005ĐK của Cục ĐKVN. Đặc tính kỹ thuật của MGT 5 Bộ máy kiểm tra chính không có bộ hiển thị dùng để phân tích các khí HC, CO, CO, O và tính chỉ số lambda Máy tự động tắt để tránh hút hơi ẩm vào máy khi không sử dụng Có bơm để tách hơi nước ra khỏi khí thải. Dùng để kiểm tra động cơ chạy bằng các nhiên liệu CNG, LPG, và xăng Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình máy tính Máy có tính năng tự động kiểm tra Có bộ lọc chính kết hợp tách ẩm Bộ lọc carbon, ống nối dẫn khí hiệu chuẩn, cảm biến oxy, đầu dò lấy mẫu kiểm tra có kẹp, dài 400mm, ống dẫn mẫu khí thải dài 8m có kèm theo bầu lọc, có ống tách nước, tài liệu hướng dẫn sử dụng. Máy có cổng USB để nối với máy tính Dây USB dài 3 m Phần mềm kiểm tra có quy trình phù hợp quy trình của Cục ĐKVN Thông số kỹ thuật MGT 5 Các loại khí đo được: CO, CO2, HC, O2, Nox Dãy đo: CO 0 - 15,00 Vol % CO 0 - 20,0 Vol % HC 0 - 2000 ppm Vol (Hexan), 0 - 4000 ppm Vol O 0 - 25,00 Vol % Nox 0 - 5000 ppm Vol Độ chính xác đo đạc CO 0,06 Vol % CO 0,5 Vol % HC 12 ppm Vol O 0,1 Vol % Nox 32 - 120 ppm Vol Phương pháp đo các loại khí CO tia hồng ngoại CO tia hồng ngoại HC tia hồng ngoại O điện hóa NOx điện hóa Sai số phép đo CO 0,001 Vol % CO 0,01 Vol % HC 0,1 ppm Vol O 0,01 Vol % NOx 1 ppm Vol Nguồn điện sử dụng Nguồn cung cấp : 85V- 265V,50Hz, 65W hoặc nguồn điện lấy từ xe 10- 42V. Cổng giao tiếpLON, USB, OBD (tùy chọn) Thiết bị kết nối Dây đo nhiệt độ nhớt, tốc độ động cơ. Thông số vật lý: Kích thước 560 x 240 x 300 mm Trọng lượng 8 kg Nhiệt độ hoạt động 5C - 45C( ± 2C) Nhiệt độ bảo quản -10C đến 60C( ± 2 C) Thời gian hâm nóng ít nhất 30s, lâu nhất 10 phút Lưu lượng khí đo 3 lít/phút Áp suất làm việc 750 – 1100 mbar Nhiệt độ dầu 0C – 150C Điều chỉnh điểm zero tự động. Thời gian hiệu chỉnh lại 6 tháng Ghi nhận tốc độ (RPM) 100- 10000 RPM Có khả năng kết nối cảm biến đo nhiệt độ dầu, cảm biến đo RPM Cấu trúc cơ bản MGT 5 và các thiết bị đi kèm * Mặt trước MGT 5 Hình 3.28 Mặt trước MGT 5 1- Đầu nối kiểm tra tốc độ; 2- Đèn LED và tín hiệu kiểm tra tốc độ; 3- Các chức năng phụ; 4 - Cổng gắn với ống lấy mẫu khí thử * Mặt sau MGT 5 Hình 3.29 Mặt sau MGT 5 1- Công tắc mở nguồn cung cấp với cầu chì cho sử dụng nguồn từ 85-265V; 2- Nơi lấy nguồn điện sử dụng từ ô tô nguồn từ 10-42V; 3- Kết nối RS 232 cho thiết bị cầm tay;4- Đường thoát của nước(bên trái) và của khí thải(bên phải); 5 - Kết nối với hệ thống trung tâm. * Mặt bên MGT 5 Với hai mặt bên của MGT 5 ta có thể lật lên để kiểm tra hoặc thay thế các chi tiết của thiết bị. trong đó là các cảm biến, bộ lọc chính để vận hành thiết bị và được miêu tả theo hình sau: Hình 3.30 Vị trí hai mặt bên của MGT 5 Trong đó: Mặt bên bên trái gồm: Hình 3.31 Mặt bên trái MGT 5 1- Than hoạt tính điều chỉnh điểm zero; 2- Nút điều chỉnh khí vào; 3- Cảm biến Oxy; 4- Cảm biến NO Mặt bên phải gồm: Hình 3.32 Mặt bên phải MGT 5 Trong đó 1- Lọc bộ phận; 2- Bộ tách nước Lọc chứa một cảm biến nước cho việc chọn lựa đóng mở bơm đo khí thải, chỉ ra cấp độ nước trong bộ lọc. * Nguyên lý làm việc Hình 3.33 Sơ đồ nguyên lý làm việc MGT 5 1- Bộ phát tia hồng ngoại; 2- Đĩa quay; 3- Buồng chứa khí chuẩn; 4.- Buồng thu tia hồng ngoại; 5- Bộ cảm ứng; 6- Bộ vi xử lý; 7- Buồng chứa khí xả; 8- Bộ hiển thị. Với nhiệt độ sợi đốt khoảng 700C, bộ phát tia phát ra tia hồng ngoại chiếu qua các buồng chứa khí tới bộ cảm ứng. Trong buồng chứa khí chuẩn người ta nạp đầy loại khí không có tính chất hấp thụ ánh sáng đối với tia hồng ngoại như Nitơ. Do tính chất hấp thụ tia hồng ngoại thành phần khí có trong buồng chứa khí xả sẻ làm thay đổi tính chất của các tia chiếu qua đó so với các tia chiếu qua buồng khí chuẩn . * Thiết bị kèm theo Thiết bị điều khiển cầm tay Cấu trúc thiết bị gồm các bộ phận sau: Hình 3.34 Cấu trúc thiết bị đo cầm tay 1- Cổng kết nối với MGT 5; 2 - Bàn phím thiết bị; 3- In kết quả đo Thông số kỹ thuật như sau: Sử dụng nguồn điện được cung cấp từ MGT 5 Khối lượng 1 kg Chiều cao 56mm Chiều rộng 125mm Chiều dài 250mm Nhiệt độ làm việc 0C-50C Nhiệt độ bảo quản -20C đến 60C. Ống mềm lấy khí xả ống mềm lấy khí xả và kẹp giữ đi kèm, lọc sơ bộ và 8m ống mềm. Trong que đo khí xả bằng tay có một miếng lót của ống mềm được đệm vào để đóng que đo. * Kết nối với thiết bị: Gắn đầu cuối của ống mềm với cổng vào để đo khí xả ở mặt trước của MGT 5. Hình 3.35 Ống mềm lấy khí xả Đầu đo nhiệt độ nhớt làm mát Đầu đo này dùng cho xe con và xe tải, chiều dài đầu đo có thể thay đổi từ 100mm đến 1500mm. Cách gắn: Cắm ở mặt trên của MGT 5, tại cổng trong bảng đo tốc độ vòng quay động cơ. Hình 3.36 Dây cảm biến đo nhiệt độ nhớt làm mát Đầu đo tốc độ động cơ Gồm hai loại Loại đo tốc độ động cơ bằng cách đo số lần đánh lửa của bugi Hình 3.37 Đầu đo tốc độ thông qua bugi đánh lửa Loại đo tốc độ dựa vào xung động rung của máy. Hình 3.38 Cảm biến rung đo tốc độ động cơ Vận hành MGT 5 Khởi động phần mềm điều khiểm Euro System Bật công tắc chính của MGT 5 và mở máy tính Vào màn hình chính của phần mềm điều khiển cũng giống với thiết bị MDO 2 đã giới thiệu ở trên. Chọn xe từ danh sách các xe đăng ký kiểm tra ở màn hình chính chọn mục chọn xe để kiểm tra để chọn xe từ danh sách các xe: Hình 3.39 Danh sách xe đăng ký kiểm tra Dùng các phím mũi tên lên xuống để chọn xe cần kiểm tra rồi nhấn phím Tải dữ liệu để nạp thông tin của xe và khách hàng. Hình 3.40 Xe đã được chọn để kiểm tra Sau khi chọn xe và nạp dữ liệu của xe từ danh sách các xe như trên, ta có thể tiến hành việc kiểm tra khí xả của xe. Kiểm tra khí xả Nhấn phím số 7- kiểm tra theo quy trình Chọn máy kiểm tra khí thải động cơ xăng MGT 5 hoặc bấm phím I Quá trình kiểm tra rò rỉ: Công việc kiểm tra rò rỉ được thực hiện mỗi ngày khi thiết bị MGT 5 được bật mở hoặc được kích hoạt lần đầu tiên. Trong quá trình kiểm tra rò rỉ, các đường ống, đầu đo đều được kiểm tra. Do đó phải lắp đặt ống lấy khí xả và đầu đo vào thiết bị MGT 5, nếu không chương trình sẻ thông báo lỗi. Bịt kín đầu đo: sử dụng ống nhựa ở tay cầm của đầu đo Hình 3.41 Kiểm tra rò rỉ thiết bị MGT 5 Đợi cho đến khi quá trình kiểm tra rò rỉ kết thúc. Quá trình này kéo dài khoảng 25 giây, trong suốt quá trình này áp suất không được thấp hơn 230mbar. Hình 3.42 Kiểm tra rò rỉ đang được tiến hành Kết thúc quá trình kiểm tra rò rỉ tháo ống nhựa ra khỏi đầu đo và đặt lại vào trong ngăn chứa của tay cầm. Hình 3.43 Kết thúc kiểm tra rò rỉ Nếu việc kiểm tra rò rỉ không đạt ta có thể tiến hành kiểm tra lại. Tiến hành kiểm tra đầu đo, đường ống, đầu nối, lọc gần đầu đo để đảm bảo chúng không bị hở hoặc không khít. Quá trình làm nóng thiết bị: thiết bị MGT 5 cần phải được làm nóng để đạt được kết quả kiểm tra ổn định. Thời gian làm nóng thiết bị khoảng 2 phút. Điều chỉnh điểm zero: Nhằm cân bằng môi trường bên trong thiết bị với ngoài môi trường tự nhiên, đảm bảo cho các thông số kiểm tra đạt độ chính xác cao. Hình 3.44 Điều chỉnh điểm zero cho thiết bị Kiểm tra HC Hình 3.45 Màn hình kiểm tra lượng HC dư Sau khi kiểm tra HC sẽ xuất hiện màn hình thông báo đạt hay không đạt. Nếu không đạt ta có thể thực hiện kiểm tra lại bằng cách nhấn F4: kiểm tra thời gian thay lọc trong menu chẩn đoán thiết bị kiểm tra lại đường ống, đầu đo, lọc ở đầu đo nếu bị dơ cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả không tốt. Nếu đạt sẽ xuất hiện màn hình thông báo sau: Hình 3.46 Kết quả kiểm tra dư HC đạt Sau khi các quá trình làm nóng, kiểm tra rò rỉ, điều chỉnh điểm zero, kiểm tra HC đạt, màn hình chính của kiểm tra khí xả hiển thị như sau: Chẩn đoán động cơ Kiểm tra khí xả Chẩn đoán thiết bị Hình 3.47 Menu chính kiểm tra khí xả xăng Lắp đặt cảm biến đo nhiệt độ dầu vào động cơ Lắp đặt cảm biến đo tốc độ vào động cơ của xe Lắp đặt đầu đo khí xả vào ống xả của xe Nhấn chọn mục kiểm tra khí xả ở màn hình chính kiểm tra khí xả xăng, màn hình tiếp theo sẽ cho chúng ta kiểm tra một lần nữa biển số xe ta đã chọn có đúng hay không, nếu đúng thì nhấn F8 tiếp tục. Giá trị đo sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính, trong khoảng thời gian 5s nếu kết quả hiển thị ổn định thì có thể kết thúc kiểm tra Hình 3.48 Thông số các giá trị đang được đo Sau khi lưu giá trị đo kết quả sẽ được hiển thị như sau: Hình 3.49 Kết quả kiểm tra phương tiện Giới hạn tối đa cho phép của mức khí thải động cơ xăng Theo quyết định 249/2005 QĐ-TTg quy định mức gới hạn khí thải động cơ xăng như sau: Với xe nhập khẩu đã qua sử dụng: TT Loại phương tiện Giới hạn tối đa cho phép của khí thải CO (%) HC (ppm) 1 Loại động cơ 4 kỳ 3.0 600 2 Loại động cơ 2 kỳ 3.0 7800 3 Loại động cơ đặc biệt 3.0 3300 Với xe đang lưu hành TT Loại phương tiện Giới hạn tối đa cho phép của khí thải CO (%) HC (ppm) 1 Loại động cơ 4 kỳ 4.5 1200 2 Loại động cơ 2 kỳ 4.5 7800 3 Loại động cơ đặc biệt 4.5 3300 Với xe nhập khẩu chưa qua sử dụng, xe lắp ráp, chế tạo mới trong nước phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 2 (phụ lục 1 ) Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3 LITE 3 là thiết bị của nhà sản xuất MAHA- CHLB Đức Thông số kỹ thuật Phạm vi ứng dụng Các loại đèn có thể kiểm tra Paraboid(H4) Projection system(DE hoặc PES) Open surfaces(FF hoặc HNF) XENON và LED Phạm vi đo Phía trên 0 - 600 mm/10 m (0 – 6%) Phía dưới 0 - 600 mm/10 m (0 – 6%) Bên trái 0 - 1000 mm/10 m (0 – 10%) Bên phải 0 - 1000 mm/10 m (0 – 10%) Khoảng cách điều chỉnh tâm thấu kính/ sàn nhà 150 – 1350 mm Giới hạn đo lường 100 – 1000 mm Cường độ Độ chiếu sáng 0 – 125.000 candela (cd) Cường độ chiếu sáng 0 – 200 lux Độ sai lệch Cường độ +/- 5% Độ lệch của một cầu xe +/- 5% Phạm vi hoạt động Nhiệt độ -15C đến 45C Độ ẩm 20% - 80% Điện áp cung cấp Nguồn điện cung cấp 100-240V, 50/60 Hz Nguồn điện ắcquy 12V Kích thước Kích thước đèn pha(W x H x D) 600 x 1805x 700 (mm) Trọng lượng 64kg Cấu trúc LITE 3 Hình 3.50 Cấu trúc của LITE 3 1- Kính quan sát để điều chỉnh buồng đo với xe; 2- Trụ treo buồng đo; 3- Kính quan sát dùng để nhìn vùng sáng trong buồng đo; 4- Bảng điều khiển; 5 - Buồng đo; 6- Chân thiết bị; 7- dây kết nối cung cấp điện cho buồng đo và truyền kết quả đo đến máy tính; 8- Mặt kính; 9- bộ phận phát Laser để điều chỉnh buồng đo Bảng điều khiển Hình 3.51 Bảng điều chỉnh trên thiết bị đo đèn 1- Phím đo đèn pha bên phải (đèn bên trái của tài xế); 2- Phím đo đèn cốt bên phải; 3- Phím đo đèn sương mù bên phải; 4 - Phím đo đèn đi ban ngày bên phải; 5- Các phím chức năng của màn hình hiển thị LCD; 6- Phím đo đèn đi ban ngày bên trái; 7- Phím đo đèn sương mù bên trái (đèn bên phải của tài xế); 8 - Phím đo đèn cốt bên trái; 9- Phím đo đèn pha bên trái; 10- Màn hình hiển thị LCD. Vận hành thiết bị đo Điều chỉnh buồng đo Hình 3.52 Cân chỉnh thiết bị đo bằng mắt Các đèn pha phải được điều chỉnh riêng biệt. Trong suốt quá trình kiểm tra các đèn khác phải tắt hay được che tấm phủ. Đặt buồng đo ở chính giữa, phía trước đầu xe, cách đầu xe khoảng từ 10 đến 30 cm. Chọn hai điểm đối xứng ở đầu xe, sử dụng kính quan sát điều chỉnh để điều chỉnh buồng đo song song với đầu xe dựa trên hai điểm đã lựa chọn. Thiết bị cân chỉnh bằng tia Laser Hình 3.53 Cân chỉnh thiết bị bằng đèn laser Thiết bị cân chỉnh bằng tia laser được gắn với bộ phận giữ kính. Để kích hoạt đường tia laser, nhấn nút ở bên cạnh. Thiết bị kiểm tra đèn pha được cân chỉnh chính xác khi vị trí của đường tia laser chạy song song với hai điểm đối xứng ở mặt trước của xe. Đẩy buồng đo đến đèn cần kiểm tra Chỉnh chiều cao lên xuống sao cho buồng đo ở giữa đèn cần kiểm tra. Khởi động chương trình kiểm tra Cũng tương tự như khởi động chương trình kiểm tra khí thải, ở đây ta chọn vào chương trình kiểm tra đèn. Lái xe vào vị trí kiểm tra đèn ( khoảng cách từ thiết bị kiểm tra đèn đến đèn của xe cần kiểm tra từ 30 – 50 cm ) Di chuyển buồng đo ra giữa đầu xe. Điều chỉnh buồng đo với đầu xe để buồng đo song song với các đèn ( cách điều chỉnh đã nói ở trên) Khi mở thiết bị LITE 3, trên màn hình chính sẽ xuất hiện menu sau: Hình 3.54 Menu điều khiển LITE 3 Tiến hành kiểm tra đèn như sau: Bật công tắc đèn pha Nhấn F1 để kiểm tra đèn pha Menu của chương trình kiểm tra sẽ hiển thị như sau: Hình 3.55 Menu kiểm tra Các giá trị chuẩn có thể tăng hoặc giảm bởi các phím F1 và F2 Nhấn phím F3( phím tắt ) để chọn loại đèn pha Nhấn phím F1 để chuyển đổi đến các giá trị chuẩn của xe tải. Nhấn phím F2 để chuyển đổi đến các giá trị chuẩn của xe ô tô. Nhấn phím F3 để chuyển đổi đến kiểm tra đèn pha bên tay trái Các giá trị chuẩn được sử dụng làm số liệu cho các phép đo sau này. Nhấn loại đèn cần kiểm tra trên màn hình. Đèn pha Đèn cốt Đèn sương mù Đèn đi ban ngày Hình 3.56 Hiển thị các loại đèn cần kiểm tra Các chức năng của phím bấm giống với các màn hình sau: Đèn pha : Nhấn biểu tượng số 9 trên bảng điều chỉnh đèn để kiểm tra đèn pha. Màn hình kiểm tra đèn pha sẽ xuất hiện như hình dưới. Hình 3.57 Kiểm tra đèn pha Khoảng 3 giây sau sẽ xuất hiện màn hình báo kết quả cho biết cường độ và độ lệch của đèn pha theo các giá trị sau: Điểm X: độ sai lệch điểm tâm của chùm tia sáng theo trục X (%) Điểm Y: độ sai lệch điểm tâm của chùm tia sáng theo trục Y (%) Cường độ: cường độ của tâm chùm tia sáng (lux) Độ hội tụ: độ hội tụ của chùm tia sáng (lux) Hình 3.58 Kết quả kiểm tra đèn pha Đèn cốt : Sau khi kết thúc kiểm tra đèn pha, nhấn biểu tượng số 8 trên bảng điều chỉnh để tiếp tục kiểm tra đèn cốt, sẽ xuất hiện màn hình sau: Hình 3.59 Menu kiểm tra đèn cốt Sau khoảng thời gian 3 giây sẽ xuất hiện màn hình kết quả với các thông số về cường độ, độ lệch như sau: Pitch angle: (%) Góc chiếu xuống của đèn Góc đảo lái G () Góc xoay của chùm tia sáng R () Độ sai lệch điểm tâm BP: X: theo trục X, Y: theo trục Y Intensity: Cường độ chùm tia sáng Glareg: Độ hội tụ chùm tia sáng Hình 3.60 kết quả đo đèn cốt Sau khi kiểm tra các đèn bên trái xong thì chuyển thiết bị kiểm tra sang các đèn bên phải để tiếp tục kiểm tra, thao tác thực hiện cũng tương tự như lúc kiểm tra bên trái. Điều chỉnh Bật công tắc đèn pha Trên menu chính ở hình 3.54 chọn F2 để điều chỉnh đèn pha Dùng phím F3 để chọn loại đèn pha Nhấn và giữ phím F1 để chuyển đến các giá trị chuẩn của xe tải. Nhấn và giữ phím F2 để chuyển đến các giá trị chuẩn của xe hơi Nhấn và giữ phím F3 để chuyển đến các đèn của xe có tay lái bên trái Các giá trị chuẩn được sử dụng làm phép đo sau này Nhấn loại đèn cần kiểm tra trên màn hình Đèn pha: Nhấn phím 9 để chọn điều chỉnh đèn pha, sẽ xuất hiện màn hình sau: Hình 3.61 Điều chỉnh đèn pha Ô bên trái thể hiện hướng cài đặt. Cửa sổ mục tiêu nằm ở vị trí trung gian. Vị trí chuẩn của đèn pha hiển thị đối với hộp màu đen. Người điều chỉnh phải tiến hành điều chỉnh vị trí của đèn trên xe sao cho trên màn hình hiển thị hộp màu đen phải nằm trong cửa sổ mục tiêu, tức là lúc ở cửa sổ bên phía tay trái xuất hiện chữ OK Hình 3.62 Hoàn tất điều chỉnh đèn pha Dùng phím F4 để thoát khỏi màn hình. Đèn cốt Để điều chỉnh đèn cốt nhấn phím 8 trên màn hình điều khiển, xuất hiện cửa sổ sau: Hình 3.63 Điề chỉnh đèn cốt Ô ở phía trên thể hiện hướng cài đặt. Điểm mục tiêu bên dưới xác định vị trí trung tâm. Vị trí chuẩn của đèn cốt được hiển thị bằng nét vẽ màu đen. Để điều chỉnh đèn cốt người thực hiện cần điều chỉnh vị trí của đèn trên xe sao cho hộp màu đen nằm trong cửa sổ mục tiêu xuất hiện chữ OK. Hình 3.64 Hoàn thành điều chỉnh đèn cốt Dùng phím F4 để thoát khỏi màn hình Chế độ thiết lập âm thanh LITE 3 được trang bị một chế độ thiết lập âm lượng với các chức năng sau: Vị trí chuẩn của đèn pha lệch nhiều từ điểm mục tiêu, phát ra tín hiệu chầm chậm. Vị trí chuẩn đạt gần đến vị trí mục tiêu, phát ra tín hiệu ngắn. Khi vị trí chuẩn tương ứng với vị trí mục tiêu, phát ra tín hiệu âm thanh liên tục. Mô tả hiển thị: Nhấn F1 để kích hoạt chế độ âm thanh theo chiều dọc Nhấn F1 để kích hoạt chế độ âm thanh theo chiều ngang Nhấn F1 để hủy bỏ chế độ thiết lập âm thanh Chọn chế độ thiết lập âm thanh theo chiều dọc với phím F1 Hình 3.65 Thiết lập chế độ theo chiều dọc Đặt đèn pha theo hướng thẳng đứng cho đến khi nghe tín hiệu âm thanh liên tục Chọn chế độ thiết lập âm thanh theo chiều ngang với phím F1 Đặt vị trí đèn pha theo hướng ngang cho đến khi tín hiệu âm thanh nghe liên tục,ô chữ “OK” sẽ xuất hiện sau đó trong cửa sổ bên phía tay trái. Hình 3.66 Chế độ thiết lập theo chiều ngang Mức giới hạn tối đa cho phép khi kiểm tra các loại đèn Cường độ sáng của đèn có thể dùng đơn vị là Lux, hoặc dùng đơn vị cd (cadela) Trong thiết bị LITE 3 này đơn vị cường độ ánh sáng cảu đèn được ta mặc định chọn là Lux hoặc cd trong quá trình cài đặt thiết bị. Đèn chiếu sáng phía trước: Cường độ sáng của đèn chiếu xa ( đèn pha) không nhỏ hơn 10.000 cd Theo phương thẳng đứng chùm sáng không được hướng lên trên và hướng xuống dưới quá 2%. Theo phương ngang chùm sáng của đèn bên phải không được lệch trái quá 2%, không được lệch phải quá 1%. Chùm sáng của đèn bên trái không được lệch trái hoặc phải quá 2%. Các đèn tín hiệu: Loại đèn Vị trí Mầu Cừng độ sáng (cd) Đèn tín hiệu xin đường Trước Vàng 80 đến 700 Sau Vàng 40 đến 400 Đèn tín hiệu kích thước Trước Trắng 2 đến 60 Sau Đỏ 1 đến 12 Đèn tín hiệu phanh Sau Đỏ 20 đến 100 Đèn soi biển số Sau Trắng 2 đến 60 Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100 Đây là thiết bị kiểm tra độ ồn được cung cấp bởi nhà sản xuất Quest Technologies, Mỹ. Thông số kỹ thuật thiết bị: Là thiết bị đo mức độ âm lượng Bộ phận kết nối với máy tính dùng chung máy tính kết nối thiết bị kiểm tra đèn Độ chính xác :± 1.5 dB ( trong điều kiện dưới 94 dB, 1 Khz) Phạm vi thường xuyên :31.5 Hz – 8 Khz Mức độ đo 0 – 140 dBA Microphone 1/5” 13.5 mm, loại điện tử. Màn hình số: màn hình tinh thể lỏng 4 số, phân giải 0.5dB, thời gian hiển thị 0.5s Hổ trợ thời gian nhanh =125 ms, chậm = 1s Giữ lớn nhất/nhỏ nhất giữ giá trị đạt được đo cao nhất và thấp nhất Điện cấp 1 Pin x 9v Tự quản 25 – 30 giờ hoạt động với Pin kiềm. Nhiệt độ hoạt động -10 đến 50C Độ ẩm hoạt động 10 đến 90% Nhiệt độ lưu trữ -20 đến 60C Độ ẩm lưu trữ 10 đến 75% Kích thước( dài x rộng x cao) 230 x 70 x 33 mm Trọng lượng ± 293g ( bao gồm pin) Cấu tạo cơ bản Hình 3.67 Cấu tạo cơ bản của Quest 2100 1- Microphone; 2- Công tắc điều chỉnh đo các mức âm khác nhau; 3- màn hình LCD; 4- Công tắc ghi lại giá trị lớn nhất tức thời khi kiểm tra; 5- Công tắc chọn phương pháp đo các đặc tính âm khác nhau; 6- Công tắc chọn chế độ đo “ nhanh” hoặc “ chậm”; 7- Công tắc bật, tắt thiết bị; 8- Xóa toàn bộ và đo lại từ đầu (nút Reset). Nguyên lý làm việc của Quest 2100 Hình 3.68 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Quest 2100 1- Microphone; 2- Ampli; 3- Bộ lọc âm; 4- Bộ giới hạn trên; 5- Bộ giới hạn dưới; 6 -Bộ vi xử lý; 7- Bộ hiển thị; 8 -Bộ lưu giá trị max. Tín hiệu âm thanh sau khi được microphone ghi nhận được chuyển đến bộ lọc âm, sau đó được truyền đến bộ vi xử lý để xử lý kết quả đo được rồi truyền đến bộ hiển thị Vận hành thiết bị Đặt thiết bị kiểm tra độ ồn cách ống xả khói của xe khoảng 25cm và lệch góc 45 Tại màn hình kiểm tra xe ta nhấn PgDn 1 lần rồi chọn mục kiểm tra độ ồn Sau đó màn hình kiểm tra độ ồn sẽ xuất hiện như sau: Giá trị lần 3 (dB) Giá trị lần 2 (dB) Giá trị lần 1 (dB) Kiểm tra độ ồn dB Hình 3.69 Kiểm tra độ ồn Thực hiện đo độ ồn 3 lần bằng cách đạp ga 3 lần, mỗi lần đạp ga thì máy kiểm tra độ ồn sẽ tự ghi nhận giá trị lớn nhất sau đó ta nhấn lưu. Giá trị lần 1 (dB) Giá trị lần 3 (dB) Giá trị lần 2 (dB) dB Kiểm tra độ ồn Hình 3.70 Kết quả kiểm tra độ ồn phương tiện Lưu kết quả kiểm tra: nhấn phím F5 để lưu tạm thời kết quả kiểm tra. Chương trình trở về màn hình chính của EURO SYSTEM để chọn xe khác kiểm tra. Ngoài việc sử dụng phần mềm Euro System để hiển thị kết quả kiểm tra độ ồn thì ta cũng có thể sử dụng trực tiếp thiết bị đo bằng tay, kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng như đã giới thiệu ở trên. Mức giới hạn cho phép độ ồn của phương tiện Áp dụng theo TCVN 6536:1998 quy định như sau: Bảng 3 : Độ ồn cho phép của động cơ các loại xe Ô tô con 103dB Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng nhẹ, G ≤ 3500kg 103dB Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng trung, G > 3500kg, P ≤150 (kw) 105dB Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng nặng, G > 3500kg, P>150 Kw 107dB Phương tiện đặc biệt 110dB Âm lượng còi điện cho phép của phương tiện là: Khi đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, chiều cao đặt micro đo là 1.2m không nhỏ hơn 90 dB, không lớn hơn 115 dB. Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang xe con và xe tải MINC I –MINC II Hai thiết bị này được cung cấp bởi nhà sản xuất MAHA-CHLB Đức. Hai loại thiết bị này có thể kiểm tra cho xe con có tải trọng đặt lên một cầu đến 3 tấn và cho xe tải với tải trọng đặt lên cầu xe đạt 15 tấn. Giao tiếp máy tính qua cổng RS 232. Mục đích của việc kiểm tra độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng nhằm kiểm tra độ ổn định chuyển động thẳng của ô tô có nằm trong giới hạn an toàn hay không, đảm bảo tính năng kỹ thuật để ô tô vận hành an toàn. Hình 3.71 Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang Bộ thiết bị gồm hệ thống kiểm tra dùng cảm biến trượt, tấm lót mặt trên bằng thép và thiết bị hiển thị thông số đo được Thông số kỹ thuật Chi tiết MINC I MINC II Tấm kiểm tra Tải trọng đặt lên cầu Chiều rộng Chiều dài Chiều cao 3 tấn 460 mm 1020 mm 80 mm 15 tấn 770 mm 1020mm 135 mm Bộ phận hiển thị Phạm vi đo Chiều cao Chiều rộng Chiều dày Chiều cao tủ điều khiển 0 – 20 m/Km 220 mm 370 mm 135 mm 1000 mm 0 – 20 m/Km 400 mm 400 mm 240 mm 1000 mm Khối lượng 100 kg 100 kg Tiếng ồn Không Không Nguồn điện 230 V 230 V Cầu chì 10 A 10 A Hình 3.72 Sơ đồ cấu tạo của thiết bị kiểm tra trượt ngang bi trượt; 2- vách ngăn bi; 3- cảm biến trượt; 4- là xo đàn hồi; 5- thanh thép gắn với miếng thép mặt trên; 6- ổ đỡ. Mặt dưới là tấm thép đỡ có bố trí các rãnh có lắp các viên bi theo các hàng, thước đo độ trượt kèm cảm biến đo. Và mặt trên được lắp lên mặt dưới thông qua 3 bu lông liên kết, khi bánh xe kiểm tra đi qua mặt trên, tấm thép trên sẽ dịch chuyển sang bên trái hoặc phải tùy theo độ chụm âm hay dương của bánh xe, qua đó làm dịch chuyển thang đo phía bên dưới, như vậy độ dịch chuyển sẽ được ghi lại thông qua cảm biến gắn ở đây. Hình 3.73 Nắp thép mặt trên thiết bi kiểm tra trượt ngang Vận hành thiết bị kiểm tra. Sau khi khởi động phần mềm Euro System, chọn chương trình kiểm tra, chọn xe kiểm tra thì bắt đầu tiến hành kiểm tra trượt ngang của bánh xe. Lái bánh xe trục trước ngang qua giữa tấm kiểm tra trượt ngang, phải lái chậm, đều ( tốc độ khoảng 5 Km/h) và giữ thẳng tay lái. Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị trên màn hình. Việc kiểm tra các bánh xe trên các trục còn lại cũng thực hiện tương tự như kiểm tra trục trước. Hình 3.74 Kết quả kiểm tra trượt ngang Kết quả kiểm tra sẻ được lưu vào hệ thống. * Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình Euro System được hiểu như sau: + Kết quả kiểm tra trượt ngang hiển thị âm “ – “ : chụm vào + Kết quả kiểm tra trượt ngang hiển thị dương “ + ” : chụm ra Giới hạn trượt ngang cho phép của phương tiện Áp dụng theo quyết định QD24-2006 tất cả các loại xe cơ giới độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không được vượt quá 5mm/m Thiết bị kiểm tra phuộc nhún FWT 1 EURO Thông số kỹ thuật Khoảng cách hai bánh xe trên trục :min 900 mm, max 2200 mm Biên độ kích thích dao động 7.5 mm Tần số kích thích dao động approx 1.6 Hz Phạm vi kiểm tra 100 mm độ lớn xung dao động Tải trọng cầu kiểm tra 2000 kg Tải trọng cầu xe đi qua 2500kg Nguồn điện yêu cầu 380 V, 3 pha, 50 Hz Cầu chì bảo vệ 16 A Mô tơ 2 x 1.1 Kw Trọng lượng khoảng 500 kg Kích thước máy 2320 x 800 x 280 mm Quy trình kiểm tra của máy hoàn toàn tự động, thiết bị kiểm tra tự khởi động khi cả hai bên được đặt lên một tải trọng vượt qua 60 kg. Hình 3.75 Bộ thiết bị kiểm tra giảm chấn FWT 1 Thiết bị này gồm tấm kiểm tra có trang bị cảm biến cho phép cân trọng lượng. Để đánh giá độ bám bề mặt các tấm này thực hiện một chuyển động nâng 7.5 mm với tần số kích thích trong khoảng từ 0Hz đến 25Hz nhờ cơ cấu dẫn động lệch tâm sinh ra từ hai mô tơ cung cấp. kết quả tải trọng động của bánh xe dưới dạng sóng hình sin sẽ được đo bằng các thiết bị điện tử và được lưu trữ. Giá trị độ bám nhỏ nhất được tính toán theo cách này liên quan đến tải trọng tĩnh của bánh xe và độ bám bề mặt được tính toán. Kết quả phân tích của máy được dựa vào biểu đồ sau (hình 3.76) Trong khoảng tần số kích động của thiết bị gây rung, giá trị độ bám dính bánh xe trên mặt tấm kiểm tra không được nhỏ hơn phải nằm trong giới hạn quy định sau: 60% - 100% Tốt 40% - 59 % Trung bình 20% - 39% Dưới trung bình 0- 19% Kém Với trục tung trên biểu đồ thể thiện sự bám dính của bánh xe. Trục hoành biểu diễn tần số dao kích động của thiết bị gây rung. Hình 3.76 Biểu đồ tiêu chuẩn độ bám mặt đường Vận hành kiểm tra Lái hai bánh xe trục trước đặt lên hai tấm kiểm tra của thiết bị kiểm tra phuộc nhún. Chú ý các bánh xe phải thẳng và ở giữa hai tấm kiểm tra, không sử dụng phanh trong khi kiểm tra và trả về số 0. Mô tơ của bệ thử sẽ tự khởi động khi phát hiện có trọng lượng đặt lên hai tấm kiểm tra đạt giá trị trọng lượng được đặt trước ( hơn 60 kg). Màn hình chương trình kiểm tra phuộc nhún như sau: Tải trọng trục (kg) Hình 3.77 Kết quả kiểm tra phuộc nhún Góc trên của màn hình hiển thị chữ FA (Front Axle) cho biết đang thực hiện kiểm tra phuộc nhún trục trước. Trọng lượng cầu xe được đo và hiển thị ở giữa cửa sổ màn hình. Phuộc nhún bên trái được kiểm tra trước. Do đó, mô tơ bên trái được khởi động trước, đồ thị dao động của phuộc nhún bên trái có màu đỏ. Trên đồ thị, trong khoảng thời gian 2 giây đầu tiên là thời gian hoạt động của môtơ, sau đó môtơ ngưng hoạt động. Tiếp theo là dao động của phuộc nhún trong khoảng 7 giây, biên độ dao động của phuộc nhún được ghi nhận trong khoảng thời gian này và sau đó là dao động tắt dần. Phuộc nhún bên phải chỉ được kiểm tra sau khi phuộc nhún bên trái được kiểm tra xong. Môtơ bên phải bắt đầu khởi động, đồ thị dao động của phuộc nhún bên phải có màu xanh. Kết quả phuộc nhún được hiển thị bằng đơn vị mm và phần trăm. Thực hiện kiểm tra các trục sau như trục trước * Giới hạn tần số dao dộng của phần được treo của phương tiện Theo TCN 336-05 quy định tần số dao động riêng của phần được treo không lớn hơn 2.5 Hz Thiết bị kiểm tra hệ thống phanh Trong các tram kiểm định thường có hai loại thiết bị kiểm tra phanh dùng cho xe tải và xe con. Dây chuyền thiết bị của Maha thì sử dụng hai model sau: IW 2 dùng cho xe con và IW 4 Lon dùng cho xe tải. Về nguyên lý hoạt động của hai thiết bị này là giống nhau. Mục đích việc kiểm tra phanh nhằm đánh giá xem hệ thống phanh của ô tô hoạt động có đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hay không. 3.7.1 Thông số kỹ thuật Thiết bị IW 2 Tải trọng cầu xe 3.5 tấn Mô tơ dẫn động 2 x 3 Kw Tốc độ kiểm tra 5 Km/h Phạm vi lực phanh hiển thị 0-6000 N Độ ovan in Kn Khoảng cách 2 bánh xe trên cầu xe min 780 mm, max 2200 mm Dường kính rulo 202 mm Nguồn điện 400 V, 3 pha, 50 Hz Cầu chì bảo vệ 25 A Kích thước ( H x W x L ) 280 x 680 x 2320 mm Thiết bị IW 4 Tải trọng mỗi cầu xe 13 tấn Công suất mô tơ truyền động 2 x 7.5 Kw Tốc độ kiểm tra 2.3 Km/h Chiều dài rulo 1000 mm Đường kính rulo 202 mm Khoảng cách giữa hai rulo 400 mm Nguồn điện sử dụng 400 V, 50 Hz Cầu chì bảo vệ 50 – 63 A Hình 3.78 Hệ thống kiểm tra phanh xe con 3.7.2 Cấu tạo cơ bản Hình 3.79 Cấu tạo các bộ phận thiết bị thử phanh 1- cảm biến cân; 2- Rulo chủ động; 3- Rulo quay trơn; 4 - cảm biến cân; 5- Truyền động xích; 6 - Cảm biến lực phanh; 7- hộp giảm tốc; 8- Mô tơ điện; 9- Rulo bị động. 3.7.3 Nguyên lý làm việc của thiết bị Khi cho xe vào vị trí trên hai ru lô thì gạt cần số về vị trí trung gian, khởi động mô tơ để quay ru lô. Khi tốc độ ru lô đã ổn định đạp phanh cho bánh xe dừng lại, trong quá trình đạp phanh do ma sát giữa bánh xe và ru lô, bánh xe sẽ cán lại sự chuyển động của ru lô làm cho ru lô quay chậm lại. Sự truyền động chậm lại này tác động trực tiếp lên rô tô của mô tơ làm cho nó cũng quay chạm lại trong khi suất điện động trong mô tơ vẫn giữ nguyên. Nếu stato của mô tơ bị giữ cứng thì hiện tượng quá tải sẽ xãy ra nhưng chính vì cấu tạo lắp đặt mô tơ có thể quay quanh trục nên lúc này stato sẽ quay quanh trục của nó. Vì stato được bắt chặt với cảm biến lực phanh qua thanh giá hình chữ T nên sẽ kép cảm biến quay theo mình nhưng vì một đầu cảm biến bị ngàm vào khung sườn nên cảm biến sẽ bị uốn cong làm thay đổi giá trị điện trong cảm biến. Sự thay đổi này được báo về bộ xử lý trong tủ điều khiển và được chuyển thành giá trị lực phanh hiển thị trên đồng hồ. Ru lô quay trơn có tác dụng bảo vệ và báo với hệ thống để lưu giá trị lực phanh lớn nhất. khi phanh bánh xe đứng lại vì là bị động và tốc độ của rulo quay trơn rất cao so với tốc độ của bánh xe do đường kính rulo này rất nhỏ nên ru lô vẫn tiếp tục quay do đó sẽ bị trượt, quá trình trượt này được nhận biết qua cảm biến gắn đối diện với các lỗ được khoan ở đầu ru lô. Theo tính toán của nhà sản xuất thì lực phanh đạt cao nhất khi độ trượt là 20%. Do đó khi phát hiện bánh xe bên nào trong quá trình phanh tạo nên độ trượt cho ru lô quay trơn ở bên đó thì bộ xử lý sẽ ngắt mạch không cho mô tơ hoạt động và ghi nhận kết quả tại thời điểm đó. 3.7.4 Thiết bị điều khiển IFB 3 và FFB 3 Nhiệt độ làm việc -10 tới 60C Khoảng cách điều khiển 20 m Nguồn điện 6V / 700mA Điện nạp nhỏ nhất 8V Điện nạp lớn nhất 12V Màn hình hiển thị 64x128 ppi, sáng Bộ phát tín hiệu loa Thời gian ngắt tự thiết lập Dòng điện tiêu thụ : độ sáng màn hình On : 72 mA Độ sáng màn hình Off : 25 mA Hình 3.80 Bộ điều khiển từ xa kiểm tra phanh 3.7.5 Vận hành kiểm tra ( kiểm tra phanh xe tải ) Lái bánh xe trục trước vào bệ thử phanh, nhả phanh và trả về số 0. Chú ý các bánh xe phải thẳng và ở giữa bộ rulo. Hệ thống cảm biến sẽ tự động cân xe. Hình 3.81 Kết quả cân tải trọng của xe Dùng remote để khởi động rulo. Trên remote Nhấn nút bên trái màu xanh để khởi động rulo bên trái Nhấn nút bên phải màu xanh để khởi động rulo bên phải. Sau khi cả hai rulô đã quay thì sẽ tự động xác định lực cản rulô và màn hình sẻ yêu cầu rà phanh để xác định độ ô van. Hình 3.82 Xác định độ ô van bánh xe Khi hai kim lực nằm trong vùng màu vàng thì ta giữ phanh cho đến khi 2 vệt màu vàng mất đi (có nghĩa là đã xác định được độ ô van) thì tiến hành đạp mạnh phanh, lúc này thiết bị sẽ ghi nhận lực phanh lớn nhất và độ lệch lực phanh được hiển thị trên màn hình, sau đó lưu giá trị này lại. Hiệu suất phanh được tính toán căn cứ trên giá trị lực phanh lớn nhất của mỗi bánh xe và tải trọng cầu xe. Lưu kết quả lực phanh trục trước Trên remote nhấn phím số 1 để lưu trục trước, sau đó nhấn nút Biểu tượng phanh chân F9 rồi nhấn nút để lưu. Hình 3.83 Kết quả lực phanh trục trước Lái trục trước ra khỏi bệ thử phanh, đưa trục sau vào. Thực hiện kiểm tra như trục trước, sau đo lưu kết quả lực phanh trục sau: Hình 3.84 Kết quả lực phanh trục sau Để lưu kết quả kiểm tra trên trục 2 thì trước hết trên Remote nhấn phím số 2 để chọn lưu số liệu kiểm tra phanh trục 2, chọn loại phanh chân bằng cách nhấn F9 và nhấn để lưu kết quả lại. Tiếp tục khởi động hai bộ rulo trái và phải để khởi động phanh đỗ. Với xe phanh đỗ ở cầu trước thì chạy cầu trước vào bộ rulô kiểm tra, nếu phanh đỗ đặt ở cầu sau thì chạy cho xe đặt cầu sau vào rulô kiểm tra. Hình 3.85 Kiểm tra phanh đỗ Lưu kết quả kiểm tra phanh đỗ lại Khởi động các mô tơ. Lái trục xe ra khỏi bệ thử phanh Lái trục kế tiếp vào bệ thử phanh nếu xe có nhiều trục thực hiện kiểm tra tương tự như các bước trên. * Chú ý Thực ra trong khu vực kiểm tra thứ hai trong dây chuyền kiểm định bao gồm một hệ thống các thiết bị làm việc theo một chu trình liên tiếp là kiểm tra trượt ngang, kiểm tra phuộc nhún và kiểm tra phanh. Các thiết bị này có thể lắp thành một cụm hoặc cách rời nhau. 3.7.6 Giới hạn lực phanh cho phép của phương tiện - Chế độ thử: ôtô không tải (có 01 lái xe) - Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng ôtô không tải. - Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái): KSL = ( PFlớn - PFnhỏ) . 100%PFlớn KSL không được lớn hơn 25% Trong đó : KSL: sai lệch lực phanh trên một trục. PFlớn: lực phanh lớn. PFnhỏ: lực phanh nhỏ. Phanh đỗ: tổng lực phanh đỗ không nhỏ hơn 16% trọng lượng xe không tải khi thử trên băng thử. Bên cạnh đó còn có tiêu chuẩn khi thử phanh trên đường theo bảng phụ lục Thiết bị kiểm tra gầm xe tải và xe con Với việc kiểm tra gầm xe tải được tiến hành tại khu vực 3 trong trạm kiểm định nơi có hầm kiểm tra. Còn với xe con có thể có hầm kiểm tra hoặc có thể dùng cầu nâng để kiểm tra gầm. Hầm kiểm tra xe tải: Chiều dài : 12000 mm Chiều rộng : 750 mm Chiều sâu : 1200 mm Hầm được trang bị hệ thống kiểm tra độ rơ bánh xe dẫn hướng. Hình 3.86 Hầm kiểm tra gầm xe Dùng hầm để kiểm tra các cụm chi tiết như hệ thống treo, các đăng truyền lực, kiểm tra cơ cấu lái, khớp cầu và khớp chuyển hướng, thanh và cần dẫn động lái, ngõng quay lái và hệ trợ lực lái. Với thiết bị tạo rung hổ trợ kiểm tra các cụm chi tiết hệ thống lái như sau: 2 1 4 3 Hình 3.87 Cấu tạo thiết bị tạo rung 1. Xi lanh thủy lực tạo rung lắc, 2. Các van điều khiển; 3. Bánh xe; 4. Tấm trượt Công việc kiểm tra gầm xe của Đăng kiểm viên thông qua các dụng cụ hổ trợ cầm tay như búa chuyên dùng, đèn pin, … Hệ thống hổ trợ kiểm tra độ rơ bánh xe dẫn hướng hoạt động nhờ phương pháp thủy lực tạo ra độ lắc cho hai tấm kiểm tra trên nền xưởng với biên độ như nhau. Để kiểm tra độ rơ bánh dẫn hướng thực hiện như sau: Lái hai bánh xe dẫn hướng nằm vào giữa hai tấm kiểm tra trên nền xưỡng và kéo phanh tay. Nhấn công tắc số 1 sang vị trí để bật đèn kiểm tra và nhấn công tắc số 2 sang vị trí để điều khiển hai tấm kiểm tra di chuyển trên mặt nền. Để di chuyển hai tấm kiểm tra theo chiều dọc hoặc ngang thì gạt hai cần gạt theo hướng như trong hình dưới và nhấn công tắc số 2 sang vị trí Thông qua sự chuyển động của tấm trượt sẽ làm hai bánh xe dẫn hướng lắc đều, nhờ đó người đăng kiểm viên sẽ quan sát và kiểm tra được độ rơ. Sau khi kiểm tra xong thì bật công tắc số 1 sang vị trí để tắt đèn và đặt vào móc treo của nó. * Tiêu chuẩn đánh giá: Bánh xe dẫn hướng: ngõng quay không có hiện tượng hư hỏng, không có độ dơ giữa bạc và trục, không có độ dơ khớp cầu, chốt định vị chắc chắn; Hệ thống treo: nhíp đầy đủ số lượng, đúng chủng loại, đúng mác. Được định vị đầy đủ, phải được bắt chặt vào dầm cầu bằng quang nhíp. Các ụ hạn chế hành trình không được nứt vỡ; Hệ thống truyền lực: tổng thành cụm chi tiết hệ thống truyền lực đúng hồ sơ kỹ thuật, không rạn nứt, định vị đúng, chắc chắn. Trục các đăng không được hư hỏng hoặc có dấu vết biến dạng, các trục chuyển động không có biểu hiện rơ quá giới hạn cho phép. Di chuyển theo chiều dọc Di chuyển theo chiều ngang Công tắc số 1 Công tắc số 2 Hình 3.88 Thiết bị hổ trợ kiểm tra độ rơ bánh dẫn hướng Hệ thống kết nối mạng máy tính Các thiết bị kiểm định của Maha đều được nới với hệ thống máy tính xử lý số liệu nhờ phần mềm Lab Eurosystem, trong khuôn khổ đề tài này thì các thiết bị sử dụng phiên bản 7.00.015 thông qua cổng kết nối LON trên thiết bị với máy tính. Trên mỗi thiết bị kiểm tra đều hiển thị kết quả các lần kiểm tra cho các công đoạn, đồng thời máy cũng lưu kết quả và truyền thông số kết quả cho các bộ máy kiểm tra của công đoạn khác rồi đến máy trung tâm để in ra bảng kết quả cuối cùng rất cụ thể và đầy đủ thông qua mạng nội bộ được liên kết với nhau trong một dây chuyền kiểm định. Mô hình mạng máy tính bố trí trong trạm co thể được biểu diễn như hình sau. Đây là mạng dành cho dây chuyền kiểm tra ô tô chạy nhiên liệu Diezel. Hình 3.89 Mạng máy tính kiểm tra phương tiện cơ giới 1- Tủ điều khiển thiết bị; 2- Thiết bị kiểm tra phanh; 3- Thiết bị kiểm tra trượt ngang; 4- Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả; 5- Thiết bị kiểm tra đèn; 6- Thiết bị kiểm tra hệ thống dầu phanh; 7- Thiết bị xử lý cuối cùng. Sau khi cài đặt phần mềm Eurosystem trên tất cả các máy khu vực, nếu trạm nào có cài đặt chương trình Eurosystem trên máy Server trong văn phòng thì tên khu vực của phần mềm Euro tại máy đó là 128 và tất cả các máy khu vực khác cũng sẽ chạy Cơ sở dữ liệu (Database), ES_IN, ES-OUT tại máy này (128). Nếu không chạy trên máy Server trong văn phòng thì sẽ chạy Cơ sở dữ liệu, ES_IN, ES_OUT tại máy đầu dây chuyền, thường là máy ở Khu vực khí thải (tên khu vực của phần mềm Euro tại máy này là 129) Hình 3.90 Thiết lập cơ sở trên máy 128 -129 Nếu tất cả các máy khu vực không chạy Database, ES_IN, ES_OUT tại 1 trong 2 máy khu vực 128 hoặc 129 thì dữ liệu sẽ không ổn định cũng như việc tạo riêng 2 thư mục ES_IN, ES_OUT tại 1 nơi khác để Eurosystem tạo file text trong 2 thư mục này và Ptcgđb đọc file text trong 2 thư mục này cũng sẽ không ổn định. Để việc truyền tải dữ liệu cũng như việc kết nối giữa các máy ở mỗi khu vực với nhau ta phải kích hoạt chức năng TCP/IP tại mỗi máy như sau: Tại màn hình chính Eurosystem Hình 3.91 Màn hình chính Eurosystem + Nhấn PageDown 2 lần, nhấn F5, chọn Các thiết lập, nhấn F5 tiếp để xác nhận Password + Sau đó chọn mục 1, màn hình kế tiếp chọn mục 8 + Chọn sang mục 31 (bật chức năng TCP/IP) sau đó nhấn F5 để lưu. Hình 3.92 Thiết lập chức năng TCP/IP Kế tiếp ta chọn chức năng chuyển biển số tự động sau khi lưu tạm thời Lưu ý: thường dây chuyển chỉ có cao nhất là 4 khu vực 128, 129, 130, 131 thì ta chỉ chọn trong sơ đồ dưới tới khu vực 131 thôi. Cách vào: 1. Nhấn PageDown 2 lần, nhấn F5, chọn Các thiết lập, nhấn F5 tiếp để xác nhận Password 2. Sau đó chọn mục . Dữ liệu, thiết bị, ngày tháng, các thiết lập khác, TCP/IP 3. Chọn . TCP-IP: tự động chuyển biển số 4. Tiếp theo chọn mục . Tự động chuyển biển xe đang kiểm tra đến PC kế tiếp Hình 3.93 Thiết lập giao thức TCP –IP đang lưu Sau khi chọn và lưu lại xong nên nhớ thoát chương trình rồi khởi động lại. Để đảm bảo xem phần mềm Eurosystem có truyền dữ liệu được hay không thì tại màn hình sơ đồ trên ta nhấn F8 để kiểm tra đừng truyền (nhớ là tất cả các máy phải đang ở màn hình sơ đồ kiểm tra đường truyền). * Lưu ý: vì đây là mạng LON kết cấu của nó là 1 mạng đơn không khép kín hoặc xoay vòng, có điểm đầu và điểm cuối nên mọi thao tác phải thực hiện theo thứ tự từ 128, 129, 130, 131. Giới thiệu các thiết bị phụ hỗ trợ kiểm tra Đầu đo tốc độ động cơ Xăng và Diezel model RPM VC2 Ứng dụng để đo tốc độ vòng quay động cơ xăng và diesel trên các xe con, xe tải; Ghi nhận tốc độ vòng quay động cơ thông qua tín hiệu xung điện áp ở hai đầu cọc ắc quy hoặc xung rung trên thành động cơ; Hiển thị kết quả đo tốc độ vòng quay động cơ trên màn hình thiết bị ; Kết quả tốc độ vòng quay động cơ được chuyển đến máy kiểm tra khí xả động cơ xăng nhờ kẹp cảm ứng của máy kiểm tra khí xả kẹp vào vòng cảm ứng trên thiết bị (indutive loop); Có thể chuyển hết kết quả tốc độ vòng quay động cơ đến các máy kiểm tra khí xả Maha thông qua cáp nối. Hình 3.94 Đầu đo tốc độ động cơ RPM VC 2 Đặt tính kỹ thuật: Màn hình hiển thị Đèn LED 4 số Nguồn điện 0 – 42 VDC Kích thước 200 x 110 x 45 mm Trọng lượng 500g Phạm vi đo tốc độ 200 – 9990 vòng/phút Nhập bằng tay Số xy lanh, số thì Với RPM VC 2 để kiểm tra tốc độ vòng quay động cơ có 2 phụ kiện sau: Dây kẹp hai đầu ắc quy có cổng nối với thiết bị và đầu đo gắn cảm biến rung trên thành động cơ Hình 3.95 Đầu kẹp cọc ắc quy và cảm biến rung Vị trí để đặt thiết bị đo trên động cơ như hình sau: Hình 3.96 Vị trí đặt thiết bị đo Thiết bị kiểm tra độ rơ vành tay lái. Để xác định giá trị độ rơ ngang của vành tay lái có nawmg trong khoảng yêu cầu an toàn kỹ thuật không. Thước gồm vành kẹp vào vô lăng xe, thang chia độ có thể di trượt trên trục ngang, tay đòn cố định thước đo nhờ các miếng hít khi ốp vào mặt kính của xe. * Nguyên lý đo: đậu xe trên mặt đường phẳng, đánh vô lăng hết về bên phải để đảm bảo độ rơ phải không còn. Sau đố đặt thước đo vào vô lăng xe, cố định thước lại bằng vít trên thước, cố định tay đòn lên mặt kính xe. Tiến hành trả hết vô lăng lái vè bên trái cho đến lúc nào độ rơ không còn. Nhìn thang chia độ trên thước để xem kết quả kiểm tra. * Giới hạn cho phép của độ rơ vành tay lái: Theo TCN 307-06 “ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ-Yêu cầu an toàn chung” quy định độ rơ vô lăng lái như sau: - Xe con, xe khách đến 12 chỗ kể cả người lái, xe tải có tải trọng đến - 1500 kg: không lớn hơn 10°. - Các loại xe khác: không lớn hơn 15°. Hình 3.97 Thước đo độ rơ vô lăng lái Dụng cụ kiểm tra lốp xe Đo độ cao hoa lốp còn lại : dùng thước kẹp, có thể là loại điện tử hoặc loại thước thường. Hình 3.98 Thước kẹp đo độ cao hoa lốp Tiêu chuẩn quy định chiều cao hoa lốp: TT Loại xe Chiều cao hoa lốp(mm) 1 Ô tô con đến 9 chỗ ( kể cả người lái), ô tô con chuyên dùng Không nhỏ hơn 1.6 2 Ô tô khách trên 9 chỗ( kể cả người lái) Không nhỏ hơn 2.0 3 Ô tô tải, ô tô chuyên dùng Không nhỏ hơn 1.0 Kiểm tra kích thước hình học của lốp xe: dùng đồng hồ so để kiểm tra. Khi đo đặt ô tô lên nền phẳng, cứng, dùng kích nâng nâng bánh xe cần đo lên để có thể quay bánh xe bằng tay quanh trục của nó. Đưa đầu đo của đồng hồ so vào và quay nhẹ bánh xe sang các vị trí khác nhau cho đến hết một vòng quay. Hình 3.99 Kiểm tra kích thước hình học của bánh xe Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp: dùng đồng đo áp suất hiển thị số, gắn ống nối của đồng hồ vào van bơm của bánh xe, kết quả áp suất sẽ được hiển thị trên đồng hồ Áp suất quy định của lốp do nhà sản suất quy định. Hình 3.100 Kiểm tra áp suất hơi lốp Một số dụng cụ phụ trợ khác: - Các loại búa hổ trợ Đăng kiểm viên kiểm tra gầm (búa cơ khí và búa đầu sắt) - Kiềm, cờ lê lực, các loại khóa,… Giới thiệu một số thiết bị kiểm định BESSBARTH Hiện nay, các thiết bị kiểm định của nhà sản xuất BESSBARTH vẫn còn được sử dụng rất phổ biến trong các trạm Đăng kiểm trong cả nước. Sau đây sẽ giới thiệu một số thiết bị của BEISSBARTH. 3.11.1 Thiết bị kiểm tra độ đục khí xả động cơ Diezel MSA PC MSA-PC sử dụng công nghệ đo dòng chảy cục bộ, hệ thống đo trực tiếp và liên tục những mẫu khí thải được cung cấp. Kỹ thuật đo dựa trên sự che phủ của mẫu khí thải trong phạm vi đo từ mức trong suốt tới mức tối hẳn. Mức trong suốt được nhận diện là hoàn toàn không có khói trong ống lấy mẫu, mức tối hẳn được nhân diện là bị che phủ hoàn toàn. Hình 3.101 Bộ thiết bị kiểm tra khí thải MSA PC Thiết bị phân tích khí xả động cơ xăng MHC 222 MHC 222 là thiết bị để đo các thành phần khí xã của động cơ xăng, chúng gồm Carbon monoxide: CO; Carbon dioxide: CO2; Hydro carbon: HC; Oxygen: O2. MHC 222 cũng được dùng để đo hệ số dư lượng không khí, tốc độ quay của động cơ, góc đánh lữa sớm, nhiệt độ dầu,… Về nguyên lý đo thì MHC 222 hoạt động cũng giống như MGT 5 của Maha với việc kiểm tra nồng độ các chất khí có trong khí thải gồm CO, CO2, HC bằng tia hồng ngoại. Kiểm tra nồng độ O2 và Nox bằng phương pháp điện hóa. Kiểm tra trượt ngang, phuộc nhún và kiểm tra phanh STL 700 (Bộ này sử dụng cho kiểm tra xe con) Gồm các thiết bị sau Kiểm tra phanh MB 6000 Kiểm tra phuộc nhún MS 6200 Kiểm tra trượt ngang MSS 6300 Về nguyên lý hoạt động của các thiết bị tương đối giống với các thiết bị kiểm tra của MAHA. Thiết bị kiểm tra đèn HPA Thiết bị gồm đồng đồng hồ đo cường độ sáng sử dụng loại đồng hồ kim, trên đó có chia sẵn các vùng bằng vạch màu khác nhau. Bên trong thiết bị có đặt một màn hình giống như một phông kiểm tra đèn thu nhỏ. Màn hình này cho phép xác định chính xác tọa độ cũng như các thông số hình học của chùm sáng. Căn cứ vào đó ta có thể xác định một cách dễ dàng tình trạng kỹ thuật của đèn được kiểm tra. Hệ thống mạng máy tính xử lý Hệ thống máy tính của thiết bị BESSBARTH sử dụng phần mềm MicroNet SPL 6.0 Hình 3.102 Mô hình mạng MicroNet 6.0 của BESSBARTH M1 là máy tính tiếp nhận hồ sơ của các phương tiện vào đăng ký thông qua chương trình quản lý, sau khi phương tiện được đăng ký M2 là máy xử lý trung tâm MicroNet SPL nhận được biển số của phương tiện đăng ký. Các kết quả từ các thiết bị kiểm tra truyền về máy M2. Sau khi hoàn tất các công đoạn kiểm tra M2 chuyển kết quả tính về máy M1, khi có kết quả kiểm định M1 bắt đầu in kết quả kiểm định và giấy chứng nhận, kết thúc kiểm tra. Chương 4. CÁC CÔNG ĐOẠN KIỂM TRA TRONG TRẠM KIỂM ĐỊNH Thủ tục kiểm định Gồm các công việc sau: Kiểm tra giấy tờ xe Chứng nhận đăng ký biển số Giấy phép lưu hành Hồ sơ kỹ thuật Thu tiền kiểm định Kiểm tra kỹ thuật Kiểm tra nhận dạng Biển số đăng ký Số khung Số động cơ Màu sơn Những thay đổi về kết cấu tổng thành Tải trọng Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Đúng quy định, không đưý gãy, đủ số lượng, đúng quy cách Đúng ký hiệu và chữ số ghi trong đăng ký biển số Như trên Đúng màu với đăng ký biển số Đúng với giấy phép cải tạo và chứng nhận kiểm định kỹ thuật Đúng với hồ sơ Kiểm tra tổng quát Thân vỏ, buồng lái, thùng bệ Khung Kính chắn gió phía trước Ghế ngồi Hệ thống treo Các tổng thành của hệ thống truyền động bánh xe Moay ơ Lốp Dây dẫn điện Độ kín khít của hệ thống nhiên kiệ và bôi trơn Hệ thống dẫn khí xả - Đường ống dẫn - Bầu giảm âm Hệ thống dẫn động phanh Kiểm tra hệ thống lái Quan sát kết hợp đo Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát, cờ lê lực Quan sát, quay lắc Quan sát và đo Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Kích thước cơ bản của xe phải nằm trong giới hạn cho phép Không thủng, rách… Không có vết nứt hoặc cong vênh, các mối ghép đảm bảo kỹ thuật chắc chắn Đúng quy cách, trong suốt Định vị chắc chắn, không thủng rách, đúng số lượng Đồng bộ, định vị đúng, chắc chắn. lò xo nhíp không nứt gãy… Đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, không biến dạng, nứt. độ dơ ở giới hạn cho phép. Định vị đúng, chắc chắn Đồng bộ về chủng loại trên cùng một trục, đủ đai ốc, định vị chắc chắn Quay trơn, không bó kẹt, không có độ dơ dọc trục và hướng kính Đủ áp suất, không phồng rộp, nứt vỡ Định vị chắc chắn, không rạn nứt Không rò rỉ thành giọt, thùng nhiên liệu định vị chắc chắn Kín, định vị chắc chắn Kín, định vị chắc chắn Không rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén, các ống dẫn không rạn nứt, định vị chắc chắn Vô lăng trục lái cơ cấu lái các khớp cầu và khớp chuyển hướng ngõng quay lái thanh và đòn dẫn động lái Quan sát Kiểm tra Quan sát Kiểm tra khi lắc vô lăng Quan sát Quan sát Đúng vị trí, không nứt vỡ. Định vị đúng, chắc chắn, không dơ dọc trục Định vị đúng, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng Định vị chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, ccs khớp cầu làm việc nhẹ nhàng, khi lắc lái không kêu Không có độ dơ giữa bạc và trục, định vị chắc chắn Không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu Đèn chiếu sáng phía trước Các loại đèn khác Đèn báo rẽ Đèn soi biển số Đèn kích thước Đèn phanh Gạt mưa Quan sát, đo bằng thiết bị Quan sát, đo đạt Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Đồng bộ, đủ, không nứt vỡ Đáp ứng được các yêu cầu của thiết bị kiểm tra Màu vàng, đủ, hoạt động tốt KẾT LUẬN Sau khi hoàn thành đề tài “ Nghiên cứu khai thác trạm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ” được sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn cùng sự nghiên cứu các tài liệu về thiết bị của trạm Đăng Kiểm, em đã tìm hiểu được quy trình làm việc của một trạm Kiểm Định, đồng thời nắm bắt được nguyên lý cơ bản để vận hành và sử dụng các thiết bị đo chính trong trạm. Từ đó em nhận thấy rằng việc sử dụng các thiết bị hiện đại như kiểm tra đèn, kiểm tra phanh, kiểm tra khí xả…của các hãng Maha hoặc Beissbarth trong công tác kiểm định phương tiện cơ giới rất thuận lợi cho Đăng kiểm viên cũng như khách hàng vì tính khách quan, chính xác của thiết bị đo cũng như sự vận hành đơn giản. Ưu điểm của các thiết bị này là hiển thị kết quả kiểm tra “ Đạt” hay “ Không đạt” lên ngay màn hình máy tính của từng thiết bị kiểm tra. Với giá trị chuẩn đã được nhân viên Đăng kiểm nhập vào máy tính trước theo tiêu chuẩn hiện hành của Cục Đăng kiểm, máy tính sẽ lấy kết quả đo trực tiếp trên phương tiện so sánh với kết quả chuẩn và thông báo kết quả kiểm tra trực tiếp. Đồng thời các máy tính của từng thiết bị kiểm tra được nối với nhau và truyền dữ liệu và máy trung tâm để in kết quả kiểm tra cuối cùng, đảm bảo quá trình kiểm tra thông suốt và chính xác. Với những gì đã tìm hiểu được chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em mong rằng các thầy sẽ hướng dẫn và góp ý thêm để em có đầy đủ kiến thức khi thực hiện các công việc trong tương lai. PHỤ LỤC 1. Tiêu chuẩn khí thải EURO 2 CO HC NOx Xăng Diezel Xăng Diezel Xăng Diezel Xe du lịch (g/km) 2.20 1.00 0.50 0.90 Xe thương mại (g/km) - Loại 1 - Loại 2 - Loại 3 2.20 4.00 5.00 1.00 1.20 1.50 0.50 0.60 0.70 0.90 1.30 1.60 Động cơ diezel hạng nặng (g/km) 4.00 1.10 7.00 2. Hiệu quả phanh khi thử không tải trên đường Loại xe Vận tốc ban đầu khi phanh (km/h) Quãng đường phanh (m) Gia tốc phanh lớn nhất (m/s2) Hành lang phanh (m) Xe con 50 ≤ 19 ≥ 6,2 2,5 Xe tải, xe khách có khối lượng toàn bộ không quá 3,5 tấn 50 ≤ 21 ≥ 5,8 2,5 Các loại xe còn lại 30 ≤ 9 ≥ 5,4 3,0 3. Hiệu quả phanh đầy tải khi thử trên đường Loại xe Vận tốc ban đầu khi phanh (km/h) Quãng đường phanh (m) Gia tốc phanh lớn nhất (m/s2) Hành lang phanh (m) Xe con 50 ≤ 20 ≥ 5,9 2,5 Xe tải, xe khách có khối lượng toàn bộ không quá 3,5 tấn 50 ≤ 22 ≥ 5,4 2,5 Các loại xe còn lại 30 ≤ 10 ≥ 5,0 3,0 4. Vị trí lắp các loại đèn TT Tên đèn Chiều cao tính từ mặt đỗ xe Khoảng cách giữa 2 mép trong của đèn đối xứng Khoảng cách từ mép ngoài của đèn đến mép ngoài của xe Tới mép dưới của đèn Tới mép trên của đèn 1 Đèn chiếu gần ≥ 500 ≤ 1200 (1500) ≥ 600 (400) ≤ 400 2 Đèn báo rẽ ≥ 350 ≤ 1500 (2100) ≥ 600 (400) ≤ 400 3 Đèn vị trí ≥ 350 ≤ 1500 (1200) ≥ 600 (400) ≤ 400 4 Đèn phanh ≥ 350 ≤ 1500 (1200) ≥ 600(400) - 5 Đèn lùi ≥ 250 ≤ 1200 - - 6 Đèn soi biển số sau Sao cho đèn chiếu sáng rõ biển số sau 5. Tên gọi và thuật ngữ. Candela (cd): là cường độ sáng theo một phương xác định của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc có tần số 540 x 1012 héc và có cường độ bức xạ theo phương đó là 1/683 oát trên steradian (CGPM lần thứ 16, 1979). Lux : là độ rọi của một mặt phẳng nhận quang thông 1 lumen phân bố đều trên diện tích 1 mét vuông của mặt đó. Hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải, k (m): khả năng hấp thụ ánh sáng của một đơn vị chiều dài môi trường khói mà ánh sáng đi qua và được tính theo công thức sau: k = . ln k - Hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải động cơ cháy do nén N - Độ khói của khí thải động cơ cháy do nén L- Chiều dài chùm sáng hiệu dụng (đoạn chùm sáng bị chắn bởi nguồn khói) Độ khói, N (HSU): Phần ánh sáng bị chặn ại không đến được bộ phận thu của thiết bị đo khi được truyền từ một nguồn sáng qua môi trường khói của khí thải động cơ cháy do nén và được tính theo phần trăm đơn vị khói Hatridge. Nồng độ CO (%): Hàm lượng oxit cacbon có trong khí thải động cơ cháy cưỡng bức tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ HC (ppm): Hàm lượng n-haxane (CH) tính theo phần triệu thể tích có trong khí thải động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu xăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO b -o0o- a [1] Nguyễn Hữu Cẩn Phạm Minh thái Lý thuyết ô tô máy kéo. Nhà xuất bản ĐH và THCN. Hà Nội, 1987 [2] Trần Thanh Hải Tùng Nguyễn Lê Châu Thành Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. Đại học bách khoa Đà Nẵng [3] Bộ giao thông vận tải- Cục đăng kiểm Việt Nam Giáo trình đào tạo đăng kiểm viên phương tiện cơ giới đường bộ, 2001 [4] Bộ giao thông vận tải- Cục đăng kiểm Việt Nam Các tiêu chuẩn ngành, quyết định 24-2006 [5] Công ty TNHH T&E Tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị kiểm định MAHA [6] Công ty Vietnet INC Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm định BEISSBARTH [7] Brookhaven National Laboratory Quest Technology Quest model 2100 [8] MAHA Maschinenbau Haldenwang GmbH & Co. KG Maha Workshop

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docinmau.doc