Đồ án Khai thác và làm chủ chương trình quản lý thư điện tử MDEAMON

Tài liệu Đồ án Khai thác và làm chủ chương trình quản lý thư điện tử MDEAMON: Trung tâm phát triển cntt - đhqg tp. Hồ chí minh Trung tâm đào tạo công nghệ cao bách khoa Họ và tên: Vũ Văn Vinh Thành Quỳnh Khai thác và làm chủ Chương trình quản lý thư điện tử Mdeamon Đồ án ký thuật viên tin học chuyên nghành : công nghệ máy tính giáo viên hướng dẫn: Niên khoá : 2003 – 2006 Lời cảm ơn Qua đây chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Lê Nguyên Hà. Thầy là người đã truyền thụ cho chúng em rất nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Thầy đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo của Trung Tâm Phát Triển CNTT - ĐHQG TP Hồ Chí Minh. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin của Trung Tâm. Những người đã tận tình chỉ dạy cho chúng em trong suốt quá trình học tại Trung Tâm. Xin được gửi lời cám ơn đến những người thân và bè bạn đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tron...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Khai thác và làm chủ chương trình quản lý thư điện tử MDEAMON, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm phát triển cntt - đhqg tp. Hồ chí minh Trung tâm đào tạo công nghệ cao bách khoa Họ và tên: Vũ Văn Vinh Thành Quỳnh Khai thác và làm chủ Chương trình quản lý thư điện tử Mdeamon Đồ án ký thuật viên tin học chuyên nghành : công nghệ máy tính giáo viên hướng dẫn: Niên khoá : 2003 – 2006 Lời cảm ơn Qua đây chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Lê Nguyên Hà. Thầy là người đã truyền thụ cho chúng em rất nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Thầy đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo của Trung Tâm Phát Triển CNTT - ĐHQG TP Hồ Chí Minh. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin của Trung Tâm. Những người đã tận tình chỉ dạy cho chúng em trong suốt quá trình học tại Trung Tâm. Xin được gửi lời cám ơn đến những người thân và bè bạn đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội – 2005 Nhóm sinh viên thực hiện : Vũ Văn Vinh Lời nói đầu Trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thông thường nói chung, các doanh nghiệp hoạt động trong nghành công nghiệp không khỏi nói riêng, mức cạnh tranh diễn ra hiện nay là rất ác liệt và có xu hướng tăng lên. Nếu để mất một cơ hội là coi như đã mất đi một khoản tiền có giá trị gấp nhiều lần giá trị mà cơ hội đó đem lại. Một trong những công cụ giúp các doanh nghiệp có được thời cơ để ra được những quyết định kịp thời đó là khi có trong tay một hệ thống thông tin đảm bảo nhanh, chính xác và đầy đủ. Nếu như đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, yêu cầu về chất lượng và giá thành sản phẩm là những mục tiêu cần đạt được. Thì đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, yêu cầu chất lượng phục vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng là mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều nhằm một mục đích chung lớn nhất, đó là: đạt được hiệu quả cao hơn trong các hoạt động, khắc phục được các nhược điểm và những tồn tại khi sử dụng những công cụ trước, những công cụ với trình độ công nghệ cũ lạc hậu. Xây dựng các ứng dụng tin học nói chung là điểm khởi đầu tốt nhất để giải quyết những vấn đề nêu trên. Với những lý thuyết căn bản về mạng máy tính, cài đặt các dịch vụ trên mạng và quản trị mạng đã được học ở trung tâm cộng thêm với những tìm tòi học hỏi trong quá trình làm đồ án, nhóm em đã đi tìm hiểu sâu thêm về thư tín điện tử vào xây dựng một ứng dụng cụ thể phục vụ cho công việc trong một cơ quan. Chúng Em có thể trình bày khái quát qua về thư tín điên như sau: Thư điện tử là là một thông điệp gửi từ máy tính này đến một máy tính khác trên mạng máy tính mang nội dung cần thiết từ người gửi đến người nhận. Do thư điện tử gửi qua lại trên mạng và sử dụng tín hiệu điện vì vậy tốc độ truyền rất nhanh. Thư điện tử có rất nhiều công dụng vì chuyển nhanh chóng và sử dụng dễ dàng. Mọi người có thể trao đổi ý kiến, tài liệu với nhau trong thời gian ngắn.Thư điện tử ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, khoa học, kinh tế, xã hội, giáo giục, và an ninh quốc gia. Ngày nay người tao trao đổi với nhau hàng ngày những ý kiến, tài liệu bằng điện thư mặc dù cách xa nhau hàng ngàn cây số. Nhóm Em đã chọn đề tài này, với mục nhằm củng cố thêm kiến thức tin học và kiến thức thực tế cho bản thân. Đồng thời còn đóng góp một phần trong việc cung cấp cho các nhân viên, các cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hiểu biết thêm về thư tín điện tử và có thể sử dụng một cách dễ dàng. Bố cục đồ án gồm 2 phần và 6 chương: Phần I : Tổng quan về hệ thống thư điện tử Chương 1. Khái niệm chung về hệ thống thư điện tử. Chương 2. Giới thiệu về Mail Client. Chương 3. Giới thiệu vê Mail Server. Chương 4. Quản trị hệ thống thư điện tử nói chung. Phần II: Thiết lập và quản trị hệ thống MDeamon. Chương 1: Chương trình quản lý thư điện tử MDeamon. Chương 2: Quản trị hệ thống MDeamon. phần I: tổng quan về hệ thống thư tín điện tử Chương 1. khái niệm chung về hệ thống thư điện tử 1.1. Giới thiệu thư điện tử 1.1.1. thư điện tử là gì ? - Để gửi một bức thư, thông thường ta có thể mất một vài ngày với một bức thư gửi trong nước và nhiều thời gian hơn để gửi bức thư đó ra nước ngoài. Do đó, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc ngày nay nhiều người đã sử dụng thư điện tử.Thư điện tử được gửi tới người nhận rất nhanh, dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với thư truyền thống - Vậy thư điện tử là gì ? nói một cách đơn giản, thư điện tử là là một thông điệp gửi từ máy tính này đến một máy tính khác trên mạng máy tính mang nội dung cần thiết từ người gửi đến người nhận. Do thư điện tử gửi qua lại trên mạng và sử dụng tín hiệu điện vì vậy tốc độ truyền rất nhanh. - Thư điện tử còn được gọi tắt là E-Mail(Electronic Mail). E-Mail có nhiều cấu trúc khác nhau tuỳ thuộc vào hệ thống máy tính của người sử dụng.Mặc dù khác nhau về cấu trúc nhưng tất cả đều có một mục đích chung là gửi hoặc nhận thư điện tử từ một nơi này đến một nơi khác nhanh chóng. Ngày nay, nhờ sự phát triển của Internet người ta có thể gửi điện thư tới các quốc gia trên toàn thế giới.Với lợi ích như vậy nên thư điện tử hầu như trở thành một nhu cầu cần phải có của người sử dụng máy tính.Giả sử như bạn đang là một nhà kinh doanh nhỏ và cần phải bán hàng trên toàn quốc.Vậy làm thế nào bạn có thể liên lạc được với khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng.Thư điện tử là cách giải quyết tốt nhất và nó đã trở thành một dịch vụ nổi tiếng trên Internet. - Tại các nước tiến tiến cũng như các nước đang phát triển, các trường đại học, các tổ chức thương mại, các cơ quan chính quyền v. v. Đều đã và đang kết nối hệ thống máy tính của họ vào Internet để việc chuyển thư điện tử nhanh chóng và dễ dàng. 1.1.2. Lợi ích của thư điện tử - Thư điện tử có rất nhiều công dụng vì chuyển nhanh chóng và sử dụng dễ dàng. Mọi người có thể trao đổi ý kiến, tài liệu với nhau trong thời gian ngắn.Thư điện tử ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, khoa học, kinh tế, xã hội, giáo giục, và an ninh quốc gia. Ngày nay người tao trao đổi với nhau hàng ngày những ý kiến, tài liệu bằng điện thư mặc dù cách xa nhau hàng ngàn cây số. - Vì thư điện tử phát triển dựa vào cấu trúc của Internet cho nên cung với sự phát triển của Internet, thư điện tử ngày càng phổ biển trên toàn thế giới. Người ta không ngừng tìm cách để khai thác đến mức tối đa về sự hữu dụng của nó. Thư điện tử phát triển sẽ được bổ sung thêm các tính năng sau: Mỗi bức thư điện tử sẽ mang nhận dạng người gửi. Như vậy người gửi sẽ biết ai đã gửi thư cho mình một cách chính xác. Người ta sẽ dùng thư điện tử để gửi thư viết bằng tay. Có nghĩa là người nhận sẽ đọc thư điện mà người gửi đã viết bằng tay. Thay vì gửi lá thư điện bằng chữ, người gửi có thể dùng điện thư để gửi tiếng nói. Người nhận sẽ lắng nghe được giọng nói của người gửi khi nhận được thư. Người gửi có thể gửi một cuốn phim hoặc là những hình ảnh lưu động cho người nhận. -Những trở ngại lớn nhất hiện giờ là đường truyền tải tín hiệu của Internet còn chậm cho nên khó có thể chuyển tải số lượng lớn các tín hiệu. Ngoài ra còn trở ngại khác như máy tính không đủ sức chứa hay xử lý hết tất cả tín hiệu mà nó nhận được.Vì thế gần đây người ta đã bắt đầu xây dựng những đường truyền tải tốc độ cao cho Internet với lưu lượng nhanh gấp trăm lần so với đường cũ. Hy vọng rằng với đà tiến triển như vậy, mọi người trên Internet sẽ có thêm được nhiều lợi ích từ việc sử dụng điện thư. 1.2. Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử 1.2.1.Những nhân tố cơ bản của hệ thống thư điện tử - Hầu hết hệ thống thư điện tử bao gồm ba thành phần cơ bản là MUA, MTA và MDA. Sơ đồ tổng quan hệ thống thư điện tử MTA(Mail transfer Agent) - Khi các bức thư được gửi đến từ MUA. MTA có nhiệm vụ nhận diện người gửi và người nhận từ thông tin đóng gói trong phần header của thư và điền các thông tin cần thiết vào header. Sau đó MTA chuyển thư cho MDA để chuyển đến hộp thư ngay tại MTA, hoặc chuyển cho Remote-MTA. - Việc chuyển giao các bức thư được các MTA quyết định dựa trên địa chỉ người nhận tìm thấy trên phong bì. Nếu nó trùng với hộp thư do MTA (Local-MTA) quản lý thì bức thư được chuyển cho MDA để chuyển vào hộp thư Nếu địa chỉ gửi bị lỗi, bức thư có thể được chuyển trở lại người gửi. Nếu không bị lỗi nhưng không phải là bức thư của MTA, tên miền được sử dụng để xác định xem Remote-mta nào sẽ nhận thư, theo các bản ghi MX trên hệ thống tên miền (chúng ta sẽ đi sâu vào các khái niệm DNS và tên miền trong các mục phía sau). Khi các ghi MX xác định được Remote-MTA quản lý tên miền đó thì không có nghía là người nhận thuộc Remote-MTA. Mà Remote-MTA có thể đơn giản chỉ trung chuyển (relay) thư cho một MTA khác, có thể định tuyến bức thư cho địa chỉ khác như vai trò của một dịch vụ domain ảo(domain gateway) hoặc người nhận không tồn tại và Remote-MTA sẽ gửi trả lại cho MUA gửi một cảnh báo. MDA (Mail Delivery Agent) - Là một chương trình được MTA sử dụng để đẩy thư vào hộp thư của người dùng. Ngoài ra MDA còn có khả năng lọc thư, định hướng thư... Thường là MTA được tích hợp với một MDA hoặc một vài MDA. MUA (Mail User Agent) - MUA là chương trình quản lý thư đầu cuối cho phép người dùng có thể đọc, viết và lấy thư về từ MTA. MUA có thể lấy thư từ mail server về để xử lý(sử dụng giao thức POP) hoặc chuyển thư cho một MUA khác thông qua MTA (sử dụng giao thức SMTP). Hoặc MUA có thể xử lý trực tiếp thư ngay trên mail server (sử dụng giao thức IMAP). - Đằng sau những công việc vận chuyển thì chức năng chính của MUA là cung cấp giao diện cho người dùng tương tác với thư, gồm có. Soạn thảo, gửi thư Hiển thị thư, gồm cả các file đính kèm. Gửi trả hay chuyển tiếp thư. Gắn các file vào các thư gửi đi (Text,HTML, MIME.v.v). Thay đổi các tham số(ví dụ như server được sử dụng, kiểu hiển thị thư, kiểu mã hoá thư.v.v). Thao tác trên các thư mục thư địa phương và ở đầu xa. Cung cấp số địa chỉ thư (danh bạ địa chỉ). Lọc thư. 1.2.2. Giới thiệu về giao thức POP và IMAP POP ( Post Office Protocol) - POP cho phép người dùng có account tại máy chủ thư điện tử kết nối vào và lấy thư về máy tính của mình, ở đó có thể đọc và trả lời lại. POP được phát triển đầu tiên vào năm 1984 và được nâng cấp từ bản POP2 lên POP3 vào năm 1988. Và hiện nay hầu hết người dùng sử dụng tiêu chuẩn POP3 - POP3 kết nối trên nền TCP/IP để đến máy chủ thư điện tử (sử dụng giao thức TCP cổng mặc định là 110). Người dùng điền username và password. Sau khi xác thực đầu máy khách sẽ sử dụng các lệnh của POP3 để lấy và xoá thư. - POP3 chỉ là thủ tục để lấy thư trên máy chủ thư điện tử về MUA. POP3 được quy định bởi tiêu chuẩn RFC 1939. Lệnh của POP3 Lệnh Miêu tả User Xác định username Pass Xác định password Star Yêu cầu về trạng thái của hộp thư như số lượng thư và độ lớn thư List Hiện danh sách của thư Retr Nhận thư dele Xoá một bức thư xác định Noop Không làm gì cả Rset Khôi phục lại những thư đã xoá(rollback) quit Thực hiện việc thay đổi và thoát ra IMAP (Internet Mail Access Protocol) - Thủ tục POP3 là một thủ tục rất có ích và sử dụng rất đơn giản để lấy thư về cho người dùng. Nhưng sự đơn giản đó cũng đem đến việc thiếu một số công dụng cần thiết. Ví dụ: POP3 chỉ làm việc với chế độ offline có nghĩa là thư được lấy sẽ bị xóa trên server và người dùng chỉ thao tác và tác động trên MUA. - IMAP thì hỗ trợ những thiếu sót của POP3. IMAP được phát triển vào năm 1986 bởi trường đại học Stanford. IMAP2 phát triển vào năm 1987. IMAP4 là bản mới nhất đang được sử dụng và nó được các tổ chức tiêu chuẩn Internet chấp nhận vào năm 1994. IMAP4 được quy định bởi tiêu chuẩn RFC 2060 và nó sử dụng cổng 143 của TCP - IMAP hỗ trợ hoạt động ở chế độ online, offline hoặc disconnect. IMAP cho phép người dùng tập hợp các thư từ máy chủ, tìm kiếm và lấy message cần ngay trên máy chủ, lấy thư về MUA mà thư không bị xoá trên máy chủ. IMAP cũng cho phép người dùng chuyển thư từ thư mục này của máy chủ sang thư mục khác hoặc xoá thư. IMAP hỗ trợ rất tốt cho người dùng hay phải di chuyển và phải sử dụng các máy tính khác nhau. Lệnh của IMAP4 Lệnh Miêu tả capability Yêu cầu danh sách các chức năng hỗ trợ authenticate Xác định sử dụng các thực từ một server khác Login Cung câp username và password Select Chọn hộp thư examine Điền hộp thư chỉ được phép đọc Create Tạo hộp thư Delete Xoá hộp thư rename Đổi tên hộp thư subscribe Thêm vào một list đang hoạt động unsubscribe Dời khỏi list đang hoạt động List Danh sách hộp thư Lsub Hiện danh sách người sử dụng hộp thư Status Trạng thái của hộp thư (số lượng thư,...) Append Thêm message vào hộp thư Check Yêu cầu kiểm tra hộp thư Close Thực hiện xoá và thoát khỏi hộp thư expunge Thực hiện xoá Search Tìm kiếm trong hộp thư để tìm message xác định Fetch Tìm kiếm trong nội dung của message Store Thay đổi nội dung của message Copy Copy message sang hộp thư khác Noop Không làm gì Logout Đóng kết nỗi So sánh POP3 và IMAP4 - Có rất nhiều điểm khác nhau giữa POP3 và IMAP4. Phụ thuộc vào người dùng, MTA và sự cần thiết, có thể sử dụng POP3,IMAP4 hoặc cả hai. Lợi ích của POP3 là: Rất đơn giản. Được hỗ trợ rất rộng Bởi rất đơn giản nên POP3 có rất nhiều giới hạn. Ví dụ nó chỉ hỗ trợ sử dụng một hộp thư và thư sẽ được xoá khỏi máy chủ thư điện tử khi lấy về. IMAP4 có những lợi ích sau: Hỗ trợ sử dụng nhiều hộp thư Đặc biệt hỗ trợ cho các chế độ làm việc online, offline, hoặc không kết nỗi Chia sẻ hộp thư giữa nhiều người dùng Hoạt động hiệu quả cả trên đường kết nối tốc độ thấp 1.2.3. Giới thiệu về giao thức SMTP - Việc phát triển các hệ thống thư điện tử (Mail System) đòi hỏi phải hình thành các chuẩn chung về thư điện tử. có hai chuẩn về thư điện tử quan trọng nhất và được sử dụng từ trước đên nay là X.400 và SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). SMTP thường đi kèm với chuẩn POP3. Mục đích chính của X.400 là cho phép các E-mail có thể được truyền nhận thông qua các loại mạng khác nhau bất chấp cấu hình phần cứng, hệ điều hành mang, giao thức truyền dẫn được dùng. Còn chuẩn SMTP miêu tả cách điều khiển các thông điệp trên mạng Internet. Điều quan trọng của chuẩn SMTP là giả định MTA hoặc MUA gửi thư phải dùng giao thức SMTP gửi thư điện tử cho một MTA nhận thư cũng sử dụng SMTP. Sau đó, MUA sẽ lấy thư khi nào họ muốn dùng giao thức POP ( Post Office Protocol). Ngày nay POP được cải tiến thành POP3 ( Post Office Protocol version3). Hoạt động của POP và SMTP - Thủ tục chuẩn trên Internet để nhận và gửi của thư điện tử là SMTP (Simple Mail Transport Protocol). SMTP là thủ tục phát triển ở mức ứng dụng trong mô hình 7 lớp OSI cho phép gửi bức điện trên mạng TCP/IP. SMTP được phát triển vào năm 1982 bởi tổ chức IETF ( Internet Engineering Task Fonce) và được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn RFCS 821 và 822. SMTP sử dụng cổng 25 của TCP. - Mặc dù SMTP là thủ tục gửi và nhận thư điện tử phổ biến nhất nhưng nó vẫn còn thiếu một số đặc điểm quân trong có trong thủ tục X400. Phần yếu nhất của SMTP là thiếu khả năng hỗ trợ cho các bức điện không phải dạng text. - Ngoài ra SMTP cũng có kết hợp thêm hai thủ tục khác hỗ trợ cho việc lấy thư là POP3 và IMAP4. MIME và SMTP - MIME ( Multipurpose Internet Mail Extensions ) cung cấp thêm khả năng cho SMTP và cho phép các file có dạng mã hoá đa phương tiện (Multimedia) đi kèm với bức điện SMTP chuẩn. - SMTP yêu cầu nội dung của thư phải ở dạng 7 bit – ASCII. Tất cả các dạng dữ liệu khác phải được mã hóa về dạng mã ASCII. Do đó MIME được phát triển để hỗ trợ SMTP trong việc mã hóa dữ liệu chuyển về dạng ASCII và ngược lại. - Một thư khi gửi đi được SMTP sử dụng MIME để định dạng lại về dạng ACSII và đồng thời phần header được điền thêm các thông số của định dạng ( như trên hình 1.3) cho phép đầu nhận thư có thể định dạng trở lại dạng ban đầu của bức điện. - MIME là một tiêu chuẩn hỗ trợ bởi hầu hết các ứng dụng hiện nay. MIME được quy chuẩn trong các tiêu chuẩn RFC 2045-2094. Lệnh của SMTP - SMTP sử dụng một cách đơn giản các câu lệnh ngắn để điều khiển bức điện Bảng danh sách các lệnh của SMTP các lệnh của SMTP được xác định trong tiêu chuẩn RFC 821 Lệnh Mô tả Hello Hello. Sử dụng để xác định người gửi điện. Lệnh này đi kèm với tên của host gửi điện. Trong ESTMP (extended protocol), thì lệnh này sẽ là EHLO. Mall Khởi tạo một dao dịch gửi thư. Nó kết hợp “from” để xác định người gửi thư Rcpt Xác định người nhận thư Data Thông báo bắt đầu nội dung thực sự của bức điện ( phần thân của thư). Dữ liệu được mã thành dạng mã 128-bit ASCII và nó được kết thúc với một dòng đơn chứa dấu (.) Lệnh Mô tả Rset Huỷ bỏ giao dịch thư Vrfy Sử dụng để xác thực người nhận thư Noop Nó là lệnh “no operation” xác định không thực hiện hành động gì Quit Thoát khỏi tiến trình để kết thúc Send Cho host nhận biết rằng thư còn phải gửi đến đầu cuối khác Mã trạng thái của SMTP - Khi một MTA gửi một lệnh SMTP tới MTA nhận thì MTA nhận sẽ trả lời với một mã trạng thái để cho người gửi biết đang có việc gì xảy ra tại đầu nhận. Và dưới đây là bảng mã trạng thái của SMTP theo tiêu chuẩn RFC 821. Mức độ của trạng thái được xác định bởi số đầu tiên của mã (5xx là lỗi nặng, 4xx là lỗi tạm thời ,1xx-3xx là hoạt động bình thường ). SMTP mở rộng(Extended SMTP) - SMTP thì được cải tiến để ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của người dùng và là một thủ tục ngày càng có ich. Nhưng dù sao cũng co sự mở rộng tiêu chuẩn SMTP, và chuẩn RFC 1869 ra đời để bổ sung cho SMTP. Nó không chỉ mở rộng mà còn thêm các tính năng cần thiết cho các lệnh có sẵn. Ví dụ: lệnh SIZE là lệnh mở rộng cho phép nhận giới hạn độ lớn của bức điện đến. Không có ESMTP thì sẽ không giới hạn được độ lớn của bức thư. - Khi hệ thống kết nối với một MTA, nó sẽ sử dụng khởi tạo thì ESMTP thay HELO bằng EHLO. Nếu MTA có hỗ trợ SMTP mở rộng (ESMTP)thì nó sẽ trả lời với một danh sách các lệnh mà nó sẽ hỗ trợ. Nếu không nó sẽ trả lời với mã lệnh sai (500 command not recognized) và host gửi sẽ quay trở về sử dụng SMTP. Các lệnh cở bản của ESMTP Lệnh Miêu tả Ehlo Sử dụng ESMTP thay cho HELO của SMTP 8bitmime Sử dụng 8-bit MIME cho mã dữ liệu Size Sử dụng giới hạn độ lớn của bức điện SMTP Headers - Có thể lấy được rất nhiều thông tin có ích bằng cách kiểm tra phần Header của thư. Không chỉ xem được bức điện từ đầu đến, chủ đề của thư, ngày gửi và những người nhận. Bạn còn có thể xem được những điểm mà bức điện đã đi qua trước khi đến hộp thư của bạn. Tiêu chuẩn RFC 822 quy định header chứa những gì. Tối thiểu có người gửi (from), ngày gửi và người nhận (TO, CC, hoặc BCC) Các ưu điểm và nhược điểm của SMTP Ưu điểm: SMTP rất phổ biến. Nó được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức. SMTP có giá thành quản trị và duy trì thấp. SMTP có cấu trúc địa chỉ đơn giản. Nhược điểm: SMTP thiếu một số chức bảo mật (SMTP thường gửi dưới dạng text do đó có thể bị đọc trộm - phải bổ sung thêm các tính năng về mã hóa dữ liệu S/MIME). Hỗ trợ định dạng dữ liệu yếu (phải chuyển sang dạng ASCII – sử dụng MINE). Nó chỉ giới hạn vào những tính năng đơn giản. (Nhưng cũng là một ưu điểm do chỉ giới hạn những tính năng đơn giản nên nó sẽ làm việc hiệu quả và dễ dàng). 1.2.4. Đường đi của thư - Mỗi một bức thư truyền thống phải đi đến các bưu cục khác nhau trên đường đến với người dùng. Tương tự thư điện tử cũng chuyển từ máy chủ thư điện tử này (mail server) tới máy chủ thư điện tử khác trên Internet. Khi thư được chuyển tới đích thì nó được chứa tại hộp thư điện tử tại máy chủ thư điện tử cho đến khi nó được nhận bởi người nhận. Toàn bộ quá trình xảy ra trong vài phút, do đó nó cho phép nhanh chóng liên lạc với mọi người trên toàn thế giới một cách nhanh chóng tại bất cứ thời điểm nào dù ngày hay đêm. Gửi, nhận và chuyển thư - Để nhận được thư điện tử thì bạn cần phải có một tài khoản (account) thư điện tử. Nghĩa là bạn phải có một địa chỉ để nhận thư. Một trong những thuận lợi hơn với thư thông thường là bạn có thể nhận thư điện tử bất cứ ở đâu. Bạn chỉ cần kết nối vào máy chủ thư điện tử để lấy thư về máy tính của mình. - Để gửi được thư bạn cần phải có một kết nối vào Internet và truy nhập vào máy chủ thư điện tử để chuyển thư đi. Thủ tục tiêu chuẩn được sử dụng để gửi thư là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). Nó được kết hợp với thủ tục POP ( Post Office Protocol) và IMAP (Iinternet Message Access Protocol) để lấy thư. Hoạt động của POP và SMTP Gửi thư (Send) - Sau khi khi người sử dụng máy tính dung MUA đêt viết thư và đã ghi rõ địa chỉ của người nhận và bấm gửi thư thì máy tính sẽ chuyển bức thư lên MTA của người gửi. Căn cứ vào địa chỉ người gửi, máy chủ gửi sẽ chuyển thư đên một MTA thích hợp. Giao thức để kết nối từ chương trình soạn thư (MUA) đến máy chủ gửi thư (MTA) là SMTP. Chuyển thư (Delivery) - Nếu máy gửi (Local-MTA) có thể liên lạc được với máy nhận (Remote-MTA) thì việc chuyển thư sẽ được tiến hành. Giao thức được sử dụng để vận chuyển thư giữa hai máy chủ thư điện tử cũng là SMTP. Trước khi nhận thư thì máy nhận sẽ kiểm soát tên người nhận có hộp thư thuộc máy nhận quản lý hay không. Nếu tên người nhận thư thuộc máy nhận quản lý thì lá thư sẽ được nhận lấy và lá thư sẽ được bỏ vào hộp thư của người nhận . Trường hợp nếu máy nhận kiểm soát thấy rằng tên người nhận không có hộp thư thì máy nhận sẽ khước từ việc nhận lá thư. Trong trường hợp khước từ này thì máy gửi sẽ thông báo cho người gửi biết là người nhận không có hộp thư (user unknown). Nhận thư (Receive) - Sau khi máy nhận (Remote-MTA) đã nhận lá thư và bỏ vào hộp thư cho người nhận tại máy nhận. MUA sẽ kết nối đên máy nhận để xem thư hoặc lấy về để xem. Sau khi xem thư xong thì người nhận có thể lưu trữ (save), hoặc xoá (delete), hoặc trả lời (reply) v.v..Trường hợp nếu người nhận muốn trả lời lại lá thư cho người gửi thì người nhận không cần phải ghi lại địa chỉ vì địa chỉ của người gửi đã có sẵn trong lá thư và chương trình thư sẽ bỏ địa chỉ đo vào trong bức thư trả lời. Giao thức được sử dụng để nhận thư phổ biển hiện nay là POP3 và IMAP. Trạm phục vụ thư hay còn gọi là máy chủ thư điện tử (Mail Server) - Trên thực tế, trong những cơ quan và các hãng xưởng lớn, máy tính của người gửi thư không trực tiếp gửi đến máy tính của người nhận mà thường qua các máy chủ thư điện tử (Máy chủ thư điện tử - Mail Server bao hàm kết hợp cả MTA, MDA và hộp thư của người dùng). Ví dụ : quá trình gửi thư. Gửi thư từ A tới B - Như mô hình trên cho thấy, nếu như một người ở máy A gửi tới một người ở máy B một lá thư thì trước nhất máy A sẽ gửi đến máy chủ thư điện tử X. khi trạm phục vụ thư X sẽ chuyển tiếp cho máy chủ thư điện tử Y. Khi trạm phục vụ thư Y nhận được thư từ X thì Y sẽ chuyển thư tới máy B là nơi người nhận. Trường hợp máy B bị trục trặc thì máy chủ thư Y sẽ gửi thư. - Thông thường thì máy chủ thư điện tử thường chuyển nhiều thư cùng một lúc cho một máy nhận. Như ví dụ ở trên trạm phục vụ thư Y có thể chuyển nhiều thư cùng một lúc cho máy B từ nhiều nơi gửi đến. - Một vài công dụng khác của máy chủ thu là khi người sử dụng có chuyện phải nghỉ một thời gian thì người sử dụng có thể yêu cầu máy chủ thư giữ giùm tất cả những thư từ trong thời gian người sử dụng vắng mặt hoặc có thể yêu cầu máy chủ thư chuyển tat cả các thư tới một hộp thư khác. 1.3. Giới thiệu về hệ thống DNS - Trong các mục trước chúng ta đã đề cập tới các khái niệm cơ bản của hệ thống thư điện tử. Tại phần này chúng ta tìm hiểu khái niệm về hệ thống tên miền hay còn gọi là DNS (Domain Name S ystem). Hệ thống tên miền giúp chúng ta hiểu được cấu trúc địa chỉ thư và cách vận chuyển thư trên mạng. 1.3.1. Giới thiệu về hệ thống DNS - Mỗi máy tính khi kết nối vào mạng Internet thì được gán cho một địa chỉ IP xác định. Địa chỉ IP của mỗi máy là duy nhất và giúp máy tính có thể xác định đường đi đến một máy tính khác một cách dễ dàng. Đối với người dùng thì địa chỉ IP là rất khó nhớ (ví dụ địa chỉ IP 203.162.0.11 là của máy DNS server tại Hà nội). Cho nên, cần phải sử dụng một hệ thống để giúp cho máy tính tính toán đường đi một cách dễ dàng và đồng thời cũng giúp người dùng dễ nhớ. Do vậy, hệ thống DNS ra đời nhằm giúp cho người dùng có thể chuyển đổi từ địa chỉ IP khó nhớ mà máy tính sử dụng sang một tên dễ nhớ cho người sử dụng và ngày càng phát triển. - Những tên gợi nhớ như home.vnn.vn hoặc www.cnn.com thì được gọi là tên miền (domain name hoặc DNS name). Nó giúp cho người sử dụng dễ dàng nhớ vì nó ở dạng chữ mà người bình thường có thể hiểu và sử dụng hàng ngày. - Hệ thống DNS sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Vì vậy việc quản lý cũng dễ dàng và cũng rất thuận tiện cho việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Hệ thống DNS cũng giống như mô hình quản lý cá nhân của một đất nước. Mỗi cá nhân sẽ có một tên xác định đồng thời cũng có địa chỉ chứng minh thư để giúp quản lý con người một cách dễ dàng hơn. Mỗi cá nhân đều có một số căn cước để quản lý: - Hệ thống DNS đã giúp cho mạng Internet thân thiện hơn với người sử dụng. Do vậy mạng Internet phát triển bùng nổ một vài năm gần đây. Theo thống kê trên thế giới vào thời điểm tháng 7/2000, số lượng tên miền được đăng ký là 93.000.000. Nói chung mục đích của hệ thống DNS là: - Địa chỉ IP khó nhớ cho người sử dụng nhưng dễ dàng với máy tính. - Tên thì dễ nhớ với người sử dụng nhưng không dùng được với máy tính. - Hệ thống DNS giúp chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại giúp người dùng dễ dàng sử dụng hệ thống máy tính. 1.3.2. Hoạt động của DNS - Hệ thống DNS sử dụng giao thức UDP tại lớp 4 của mô hình OSI, mặc định là sử dụng cổng 53 để trao đổi thông tin về tên miền. - Hoạt động của hệ thống DNS là chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Hệ thống cơ sở dữ liệu của DNS là hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán. Các DNS server được phân quyền quản lý các tên miền xác định và chúng liên kết với nhau để cho phép người dùng có thể truy vấn một tên miền bất kỳ (có tồn tại) tại bất cứ điểm nào trên mạng một cách nhanh nhất. 1.3.3. Các bản ghi của DNS và liên quan giữa DNS và hệ thống E-mail - Hệ thống DNS giúp cho mạng máy tính hoạt động dễ dàng bằng cách chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP. Không chỉ vậy các bản khai của DNS còn giúp xác định dịch vụ trên mạng: Bản khai (address): xác định chuyển đổi từ tên của host xác định sang địa chỉ IP Vi dụ: host1 vnn.vn. IN A 203.162.0.151 host2.vnn.vn. IN A 203.162.0.152 hn-mail05.vnn.vn. IN A 203.162.0.190 hn-mail06.vnn.vn. IN A 203.162.0.191 - Bản khai CNAME: xác định ánh xạ của một tên miền đến một host xác định (host thường được khai bằng bản khai A) Vi dụ: home.vnn.vn. IN CNAME host1.vnn.vn. home.vnn.vn. IN CNAME host2.vnn.vn. - Bản khai CNAME cho phép xác định trang web có domain la home.vnn.vn được chỉ về hai host: host1.vnn.vn (203.162.0.151) và host2.vnn.vn (203.162.0.152). Trên hệ thống DNS có cơ chế cho phép các truy vấn thứ nhất về trang web home.vnn.vn chỉ đến host1.vnn.vn và truy vấn thứ hai về home.vnn.vn sẽ được chỉ đến host2.vnn.vn cứ như vậy truy vấn 3 chỉ đến host1.vnn.vn... - Bản khai MX (Mail Exchanger): xác định domain của thư điện tử được chuyển về một server mail xác định Ví dụ: hn.vnn.vn. IN MX10 hn-mail05.vnn.vn hn.vnn.vn. IN MX20 hn-mail06.vnn.vn - Với giá trị 10 tại bản ghi số một và giá trị 20 của bản ghi số hai là giá trị ưu tiên mà thư sẽ gửi về host nào (giá trị càng nhỏ thì mức độ ưu tiên càng cao). Nếu không gửi được đến host có độ ưu tiên cao thì nó sẽ gửi đến host có độ ưu tiên thấp hơn. - Bản khai MX cho phép xác định tất cả các thư thuộc domain hn.vnn.vn được chuyển về host hn-mail05.vnn.vn (203.162.0.190). Nếu host hn-mail05.vnn.vn có sự cố thì các thư sẽ được chuyển về host hn-mail06.vnn.vn (203.162.0.191) - Bản khai PTR (pointer): xác định chuyển đổi từ địa chỉ IP sang tên miền Ví dụ: 203.162.0.18 IR PTR webproxy.vnn.vn. 203.162.0.190 IR PTR hn-mail05.vnn.vn. 203.162.0.191 IR PTR hn-mail06.vnn.vn. Bản khai PTR có rất nhiều mục đích: - Như kiểm tra một bức thư gửi đến từ một domain có địa chỉ IP xác định và đồng thời kiểm tra ngược lại IP cũng phải tương đương với domain đó thì mới được nhận. Để đảm bảo trách nhiệm việc giả mạo địa chỉ để gửi thư rác. - Truy nhập từ xa: chỉ cho phép một host có domain tương ứng với địa chỉ IP và ngược lại mới được phép truy nhập để tránh việc giả mạo để truy nhập. MTA muốn chuyển một bức thư đến MTA2. - MTA1 sẽ kiểm tra phần header củ bức thư trại phần địa chỉ người nhận xác định địa chỉ người nhận. MTA1 sẽ tách phần domain của người nhận và truy vấn hệ thống DNS để xác định địa chỉ IP của phần domain của người gửi đến MTA2. - Khi xác định được địa chỉ của MTA2 thì căn cứ vào routing của mạng để kêt nối tiến trình SMTP đến MTA2 để chuyển thư. Sau đó MTA2 sẽ chuyển vào hộp thư tương ứng củ người nhận. 1.4. Cấu trúc của E-Mail. - Tương tự như việc gửi thư bằng bưu điện, việc gửi thư điện tử cũng cần phải có địa chỉ của nơi người gửi và địa chỉ của nơi người nhận. Địa chỉ của E-Mail được theo cấu trúc như sau: user-mailbox@domain-part (Hộp-thư@vùng quản lý) - User-mailbox (hộp thư): là địa chỉ của hộp thư người nhận trên máy chủ quản lý thư. Có thể hiểu như phần địa chỉ số nhà của thư bưu điện thông thường. - Domain-part (tên miền):là khu vực quản lý của người nhận trên Internet. Có thể hiểu nó giống như một thành phố, tên tỉnh và quốc gia như địa chỉ nhà trên thư bưu điện thông thường. Thí dụ của một dạng địa chỉ thông dụng nhất: ktm-vdc1vdc.com.vn - Từ phải sang trái, “vn” là hệ thống tên miền của Việt Nam quản lý. “com” là hộp thư thương mại. “vdc” là tên của một máy tính do VDC quản lý. “ktm-vcd1” là tên hộp thư của máy chủ thư điện của “vdc”. Trên máy tính có tên miền là vdc.com.vn còn có thể có nhiều hộp thư cho nhiều người khác. Thí dụ: lan@vdc.com.vn, diep@vdc.com.vn ... Tóm lại địa chỉ thư điện tử thường có hai phần chính: Ví dụ: ktm@vdc.com.vn - Phần trước là phần tên của người dùng user name (ktm) nó thường là hộp thư của người nhận thư trên máy chủ thư điện tử. Sau đó là phần đánh dấu @. Cuối cùng là phần tên miền xác định địa chỉ máy chủ thư điện tử quản lý thư điện tử mà người dùng đăng ký (vdc.com.vn) và hộp thư trên đó. Nó thường là tên của một cơ quan hoặc một tổ chức và nó hoạt động dựa trên hoạt động của hệ thống tên miền. - Thư điện tử (E-mail)được cấu tạo tương tự như những bức thư thông thường và chia làm hai phần chính: - Phần đầu (header): chứa tên và địa chỉ của người nhận, tên và địa chỉ cua những người sẽ được gửi đến, chủ đề của thư (subject). Tên và địa chỉ của người gửi, ngày tháng của bức thư. From: Địa chỉ của người gửi To: Người gửi chính của bức thư Cc: Những người đồng gửi (sẽ nhận được một bản copy thư) Bcc: Những người cũng nhận được một bản – nhưng những người này không xem được những ai được nhận thư. Date: Thời gian gửi bức thư Subject: Chủ đề của bức thư Message-Id: Mã xác định của bức thư ( là duy nhất và được tự động điền vào ) Reply-to: Địa chỉ nhận được phúc đáp Thân của thư (body): chứa nội dung của bức thư. - Nhưng khi gửi các bức thư bình thường bạn phải có địa chỉ chính xác. Nếu sử dụng sai địa chỉ hoặc gõ nhầm địa chỉ thì thư sẽ không thể gửi đến người nhận và nó sẽ chuyển lại cho người gửi và báo địa chỉ không biết (Address Unknown). - Khi nhận được một thư điện tử, thì phần đầu (header) của thư sẽ cho biết nó từ đâu đến, và nó đã được gửi đi như thế nào và khi nào. Nó như việc đóng dấu bưu điện. - Không như những bức thư thông thường, những bức thư thông thường được để trong phong bì còn thư điện tử thì không được riêng tư như vậy mà nó như một tấm thiếp postcard. Thư điện tử có thể bị chặn lại và bị đọc bởi những người không được quyền đọc. Để tránh điều đó và dữ bí mật chỉ có cách mã hóa thông tin gửi trong thư Xác đinh E-mai từ đau đến: - Thường thì một bức thư không được gửi trực tiếp từ người gửi đến người nhận. Mà phải ít nhất là đi qua bốn host trước khi đến người nhận. Điều đó xảy ra bởi vì hầu hết các tổ chức đều thiết lập một server đẻ trung chuyển thư hay còn gọi là “mail server”. Do đó khi một người gửi thư đến cho một người nhận thì nó phải đi tư máy tính của người gửi mail server quản lý hộp thư của mình và được chuyển đến mail server quản lý người nhận sau cùng là đến máy tính của người nhận. Chương 2. giới thiệu về mail client 2.1. Các tính năng cơ bản của một mail client - Mail client là gì? Mail client là một phần mềm đầu cuối cho phép người sử dụng thư điện tử có thể sử dụng một các chức năng cơ bản sau: + Lấy thư gửi đến. + Đọc thư điện tử. + Gửi và trả lời thư điện tử. + Lưu thư điện tử. + In thư điện tử. + Quản lý việc gửi và nhận thư. 2.2. Các tính năng cao của mail client - Ngoài các tính năng cơ bản cho phép người dùng có thể sử dụng thư điện tử. Các phần mềm mail client thường được kết hợp thêm nhiều tính năng để giúp cho người dùng sử dụng thư điện tử một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả. 2.2.1. giới thiệu quản lý địa chỉ - Ngày nay thời đại thông tin, các giao dịch thương mại, liên hệ đối tác và thăm hỏi người thân sử dụng thư điện tử là rất nhiều. Do đó các phần mềm mail client thường cung cấp cho người dùng các công cụ cho phép quản lý địa chỉ thư điện tử một cách hiệu quả nhất. - Thường các phần mềm mail client sử dụng cửa sổ quản lý địa chỉ hay còn gọi là address book. Nó cho phép người dùng mail clien có thể quản lý địa chỉ thư quản lý của người dùng một cách hiệu quả đồng thời cho phép chia sẻ danh sách đó với người dùng khác. 2.2.2. Giới thiệu lọc thư - Trên Internet lượng thông tin là rất nhiều nhưng trên đó có đủ loại thông tin: tốt có, xấu có. Thư điện tử cũng vậy, do đó không chỉ tại máy chủ thư điện tử có khả năng hạn chế, phân loại xử lý thư điện tử mà mail client cũng cho phép người dùng mail client có khả năng chặn các thư không mong muốn theo địa chỉ, hay theo từ khoá bất kỳ ... giúp người dùng không phải mất nhiều thời gian phân loại và xử lý những thư không có ích. - Ngoài ra bộ lọc thư còn cho phép người dùng phân loại thư, sắp xếp, quản lý thư một cách hiệu quả. 2.2.3. giới thiệu chứng thực điện tử - Digital IDs là một xác thực điện tử tương tự như giấy phép , hộ chiếu đối với con người. Bạn có thể dùng Digital ID để xác nhận bạn có quyền để truy nhập thông tin hoặc vào các dịch vụ trực tuyến. - Buôn bán ảo, ngân hàng điện tử và các dịch vụ thương mại điện tử khác ngày càng thông dụng và đem đến cho người dùng nhiều thuận lợi và tiện dụng, nó cho phép bạn ngồi tại nhà có thể làm được mọi việc. Nhưng dù sao bạn cũng phải quan tâm nhiều về vấn đề riêng tư và bảo mật. chỉ mã hoá dữ liệu thôi chưa đủ, nó không xác định được người gửi và người nhận thông tin được mã hoá. Không có các biện pháp bảo vệ đặc biệt thì người gửi hoặc nội dung có thể bị giả mạo. Địa chỉ Digital ID cho phép bạn giải quyết vấn đề đó, nó cung cấp một đoạn mã điện tử để xác định từng người. Sử dụng kêt hợp với mã hoá dữ liệu nó cho phép một giải pháp an toàn khi chuyển bức điện từ người gửi đến người nhận. 2.3. Giới thiệu về một số mail client - Có rất nhiều chương trình mail client. Nhưng may mắn thay là phần lớn chúng hoạt động tương tự như nhau. Mục này sẽ giới thiệu một số chương trình mail client thông dụng nhất như Pine, Eudora, SPRYMail, Group wise. Ngoài ra phần tiếp theo (2.5)sẽ giới thiệu về hai phần mềm mail client rất thông dụng trên nền hệ điều hành Windows là Netscape Mail và Outlook Express. 2.3.1. Pine - Pine là một chương trình e-mail client được phát triển bởi trường Đại học Washington tại Seattle vào năm 1989. Chương trình được sử dụng chủ yếu bởi những người truy cập trực tiếp đến một server (pine rất thông dụng trong các lập trình viên). Mặc dù không cung cấp một giao diện đồ họa nhưng pine là một chương trình nhiều tính năng. Nó cũng tương đối dễ sử dụng. Sử dụng pine bạn có thể reply to mail; forward mail; send copies to, hay “cc” đến các địa chỉ thư khác; tạo một mailing list; tạo các nickname; và tạo bao nhiêu thư mục tuỳ thích. Vì pine chạy trên server, bạn có thể lấy thư từ bất cứ nơi nào. Pine không sử dụng giao thức POP3. 2.3.2. Eudora - Eudora là một chương trình mail client có nhiều tính năng, chạy trên cả PC và Macintosh. Eudora là chương trình dễ sử dụng. Eudora có các phiên bản commercial, freeware. Bản thương mại (commercial) có thêm nhiều tính năng như kiểm tra ngữ pháp. Bạn có thể truy cập thư từ bất cứ máy client nào. 2.3.3. SPRYMail - Với những tính năng của mình, SPRYMail là chương trình đáng phải được đề cập đến. Bạn có thể đọc các bản tin trong hộp thư trước khi tải xuốn server. Tính năng này cho phép bạn xoá các bản tin bạn không muốn đọc, hoặc trả lời ngay lập tức. Bạn cũng có thể để các bản tin trên server rồi sau đó tải xuống các máy khác. Các chương trình mail client khác cũng có tính năng này, nhưng không rõ ràng như SPRYMail. Tuy vậy SPRYMail không phức tạp như Pine hay gợi cảm như Eudora. 2.3.4. GroupWise - Groupwise là một chương trình e-mail client thường sử dụng trong các mạng LAN, nhưng nó cũng có thể dễ dàng nâng cấp tương thích với môi trường Internet. Groupwise không có nhiều tính năng như Eudora. nó cũng thiếu một số tính năng mà người sử dụng Internet ưa thích. Ví dụ như, Eudora cho phép bạn thay đổi mật khẩu thư, một tính năng thường được người sử dụng Internet thực hiện. Nhưng với Groupwise, mật khẩu thư của bạn chính là mật khẩu máy tính của bạn. 2.4. Các tham số chung cài đặt mail client - Tuy rất nhiều loại mail client, nhưng để cài đặt được chúng bạn chỉ cần có một hòm thư đã được đăng ký với ISP (Internet Service Prpvider) và nắm được nguyên lý một số tham số chung. Chúng ta sẽ trình bày chúng dưới đây và lấy ví dụ với hộp thư support@vnn.vn đã được đăng ký tại công ty VDC (Việt nam Data Communication Company – Công ty Điện toán và Truyền số liệu). Display name: Tên hiển thị của hộp thư. Ví dụ: Hộp thư hỗ trợ của công ty VDC. E-mail address: Địa chỉ E-mail của hộp thư. Ví dụ:support@vnn.vn. Incoming mail server: Địa chỉ mail server làm chức năng nhận thư về. Địa chỉ này do ISP cung cấp cho bạn. Ví dụ: mail.vnn.vn. Server type (of incoming mail server): Kiểu mail server nhận thư của bạn. Gồm những loại sau: POP3, IMAP, HTTP. Tuỳ theo ISP hỗ trợ loại server type nào mà bạn có thể chọn lựa. Ví dụ như công ty VDC hỗ trợ IMAP và POP3 cho các hòm thư @vnn.vn Outgoing mail server: Địa chỉ mail server làm chức năng gửi thư đi. Địa chỉ này do ISP cung cấp cho bạn. Ví dụ: smtp.vnn.vn Account name: Tên tài khoản, chính là phần trước phần @ trong địa chỉ thư của bạn. Ví dụ: support Password: Là mật khẩu hộp thư của bạn. Mật khẩu này do bạn đặt ra khi đăng ký tài khoản thư với ISP. 2.5. Giới thiệu sử dụng phần mềm mail client - Trên Internet có rất nhiều loại mail client khác nhau nhưng hai phần mềm thông dụng nhất là Outlook Express của hãng Microsoft và Netscape Mail của hãng Netscape. Đồng thời đó cũng là hai phần mềm sử dụng dễ dàng, tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ người sử dụng, do đó trong khuôn khổ giáo trình này chỉ giới thiệu cài đặt và sử dụng Oitlook Express và Netscape Mail. 2.5.1. Cài đặt chương trình Outlook Express - Bước 1: Chọn start/program/Outlook Express, hoặc nhấn vào biểu tượng Outlook Express trên màn hình để khởi động chương trình - Bước 2: Chọn menu tools/Account - Bước 3: Chọn tiếp mục Mail/Add/Mail, Outlook sẽ lần lượt hỏi bạn về từng thông số và hướng dẫn bạn theo từng bước - Display name: tên đầy đủ của bạn. Ví dụ: Hỗ Trợ Dịch Vụ-VDC1. - E-mail address: địa chỉ E-mail của bạn - Incoming mail (POP3) server: gõ địa chỉ mail server chứa hộp thư nhận về của bạn (Địa chỉ này tuỳ thuộc vào ISP bạn đăng ký). Ví dụ: mail.vnn.vn. - Outgoing mail (SMTP) server: gõ địa chỉ mail server chứa hộp thư gửi đi. Ví dụ: mail.vnn.vn sau đó bạn ấn next> sẽ xuất hiện cửa sổ tại ô - Account name: Bạn gõ tên hộp thư của bạn(phần trước @ trong địa chỉ thư của bạn). Ví dụ: support1 - Password: Là mật khẩu hộp thư của bạn (có thể để trống như đã trình bày ở trên). - Bước tiếp theo nhấn chuột vào Next>cuối cùng bạn nhấn vào Finish để kết thúc quá trình cài đặt 2.5.2. Sử dụng phần mềm Outlook Express - Tại giao diện chính của chương trình Outlook Express (sau khi khởi tạo chương trình vào Start/Program/Outlook Express, hoặc nhấn vào biểu tượng Outlook Express trên màn hình). - Trên thanh công cụ của Outlook Express có các nút chức năng sau: + New Mail: Soạn thư mới. + Reply: Phúc đáp lại người gửi. + Reply All: Phúc đáp lại người gửi và những người đồng nhận. + Forward: Chuyển tiếp bức thư cho người thứ ba. + Print: In thư + Delete: Xoá thư. + Send/Recv: Tạo kết nối tới Mail Server để nhận và gửi thư + Addresses: Sổ lưu địa chỉ tạo sẵn. + Find: Dùng để tìm thư. - Trên cửa sổ các folders có những chức năng chính sau: - Inbox: Chứa những thư nhận về. - Outbox: Chứa những thư đã soạn và chờ gửi đi - Send Items: Sao lại những thư đã gửi. - Deleted Items: Chứa những thư đã xoá. - Ngoài các folders chính trên các bạn có thể tạo các folders của riêng mình để thuận tiện trong việc quản lý thư. Trên thanh menu của giao diện Outlook Express, chọn File/Folder/New để tạo Folder riêng cho mình. Chương 3 . quản trị hệ thống thư điện tử 3.1. Một số tính năng cơ bản để quản trị và thiết lập hệ thống thư điện tử 3.1.1.Mô hình hoạt động của hệ thống thư điện tử Các thành phần của máy chủ thư điện tử Các thành phần cơ bản để thiết lập nên một hệ thống mail server bao gồm: - SMTP-IN Queue: là nơi lưu trữ các thư điện tử nhận về bằng thủ tục SMTP trước khi chuyển local Queue hoặc Remote Queue - Local Queue: là nơi các thư gửi đến được xếp hàng trước khi chuyển vào hộp thư của người dùng tại máy chủ thư (local mailboxes). - Remote Queue: là nơi lưu trữ thư trước khi được gửi ra ngoài Internet - Local Mailboxes: là hộp thư của các account đăng ký sử dụng. (nơi lưu trữ các thư gửi đến) - Email authentication: Cho phép người sử dụng có thể xác thực để lấy thư từ hộp thư của mình trên máy chủ thư về mail client. - Ngoài các thành phần cơ bản cho phép hệ thống máy chủ thư điện tử có thể gửi và nhận thư nó thường được tích hợp thêm các chức năng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định và an toàn. 3.1.2.Mô hình của hệ thống máy chủ thư điện tử - Với một hệ thống máy chủ thư điện tử cung cấp cho một đơn vị vừa và nhỏ thì toàn bộ hệ thống thường được tích hợp vào một máy chủ. Và máy chủ đó vùa làm chức năng nhận, gửi thư, lưu trữ hộp thư và kiểm soát thư vào ra. - Sử dụng thủ tục SMTP để chuyển, nhận thư giữa các máy chủ thư với nhau. - Sử dụng thủ tục SMTP để cho phép mail client gửi thư lên máy chủ. - Sử dụng thủ tục POP hoặc IMAP để mail client nhận thư về. - Nhưng với một hệ thống thư điện tử lớn thì việc sử dụng như vậy là không phù hợp do năng lực của một máy chủ thường là có hạn. Do đó với một hệ thống thư điện tử lớn thường được thiết kế sử dụng mô hình fron end-back end như hình vẽ 3.4 đồng thời việc quản lý account được sử dụng bởi một máy chủ LDAP. Chức năng của từng thành phần: Font end Server: dùng để giao tiếp với người dùng. Để gửi và nhận thư LDAP server: quản lý account của các thuê bao Back end Server: quản lý hộp thư hoặc dùng để điều khiển storage Storage: để lưu trữ hộp thư của người dùng - Hệ thống thư điện tử sử dụng cơ chế front end – back end. Sử dụng front end để giao tiếp trực tiếp với người dùng để gửi và nhận thư. Trên front end server sẽ chạy các tiến trình SMTP, POP và các queue. Khi thư đến hoặc một người dùng truy nhập vào hộp thư cảu mình thì front sẽ hướng ra LDAP để xác định hộp thư của người dùng trên back end server. Thường back end server sử dụng cơ chế sử dụng shared storage (chia sẻ) để quản lý chung ổ đĩa lưu giữ hộp thư người dùng. với việc sử dụng cơ chế này cho phép: Các front end và back end có thể phân tải với nhau, dễ dàng nưng cấp khi lượng khách hàng tăng lên. Với việc chỉ phải tăng một máy chủ bình thường chứ không phải nưng cấp toàn bộ hệ thống với một máy chủ thật mạnh. Dễ dàng bảo dưỡng bảo trì hệ thống. có thể bào dưỡng từng máy một mà không cần phải dừng hoạt động của toàn hệ thống Đảm bảo an toàn khi một máy chủ có sự cố. Với việc sử dụng hệ thống quản lý account bằng LDAP cho phép chia sẻ thông tin về account với các dịch vụ khác. Có thể đặt firewall ở giữa front end và back end hoặc trước front end Front end đặt phía trước và tách biệt với back end do đó front end như một cơ chế bảo vệ back end là nơi chứa dữ liệu của khách hàng. - Xác định một điểm duy nhất để quản lý người dùng. Không có máy chủ front end thì mỗi người dùng phải biết tên của máy chủ mà chứa hộp thư của mình. Điều đó dẫn đến phức tạp cho việc quản trị và mền dẻo của hệ thống. Với máy chủ front end bạn có thể sử dụng chung URL hoặc địa chỉ POP và IMAP cho các mail client. 3.2.Các thiết lập an toàn cho server 3.2.1.Thiết lập an toàn chuyển thư đến cho một máy chủ thư điện thử khác - Đóng trung chuyển (open relay) thư từ một địa chỉ không thuộc máy chủ thư quản lý gửi đến một địa chỉ cũng không phải cho nó quản lý. Nếu bắt buộc phải relay thì chỉ cho phép một số tên miền hoặc mốt số địa chỉ IP được phép sử dụng trung chuyển thư. 3.2.2. Thiết lập an toàn nhận thư từ một máy chủ khác - Thiết lập cơ chế kiểm tra thư gửi đến. Nhưng thư từ những máy chủ thư điện tử mở trung chuyển thì không chấp nhận. - Thiết lập các cơ chế kiểm tra như kiểm tra reverse lookup (cơ chế chuyển đổi IP sang tên miền). Cấu trúc của một bức thư tại phần header có ghi lại tại trường To của nó địa chỉ domain của thư và địa chỉ IP. Khi thiết lập cơ chế này thì chỉ các thư từ máy chủ thư có địa chỉ tên miền tương ứng với một địa chỉ IP và kiểm tra từ IP sang tên miền tương ứng thì mới được phép nhận. 3.2.3. Thiết lập an toàn cho phép mail client nhận thư về - Thiết lập cơ chế xác thực dùng để được phép dùng POP và IAMP. - Chỉ một số địa chỉ xác định mới được phép truy nhập vào lấy thư - Thiết lập các giải pháp cho phép sử dụng mật khẩu và thư trên đường truyền lấy về được mã hoá (sử dụng SSL cho POP và IMAP và xác thực). 3.2.4. Thiết lập an toàn cho phép mail client gửi thư - Thiết lập cơ chế chỉ các thuê bao cảu máy chủ thư điện tử mới được phép gửi thư đi. Như các account có tên miền đúng với tên miền mà máy chủ quản lý mới được phép gửi thư. - Thiết lập cơ chế POP before SMTP. Có nghĩa là chỉ khi mail client sử dụng xác thực để xem thư với một số điều kiện (như mở hộp thư được một phút...) mới được phép gửi thư. - Nếu có thể chỉ một số địa chỉ IP của mail client mới được phép gửi thư đi. 3.2.5. Thiết lập các cơ chế an toàn khác - Thiết lập các cơ chế quét virus cho thư gửi đi, gửi đến qua máy chủ. - Chặn các thư có nội dung độc hại, các địa chỉ IP mà từ đó xuất phát các thư không có lợi. - Theo dõi hộp thư postmaster để nhận được các phản ánh kịp thời phát hiện các sự cố để giải quyết. - Tham gia vào các mail list của nhà cung cấp phần mềm và phần cứng để thường xuyên được cung cấp các lỗi của sản phẩm và cách giải quyết. - Không ai có thể biết hết mọi việc có thể xảy ra. Do đó việc tham gia các diễn đàn (forum) để trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm để có thể xác định và phòng tránh các sự cố có thể xảy ra. - Đảm bảo an toàn của hệ điều hành để chạy phần mềm thư điện tử cũng là một việc rất quan trọng. - Thường xuyên lưu trữ cấu hình và log của hệ thống để có thể khắc phục kịp thời khi có sự cố. 3.3. Quản trị máy chủ thư điện tử từ xa - Phát triển truy nhập từ xa để quản trị và sử dụng thư rất tiện lợi. Đặc biệt là quản trị từ xa trên web vì hầu hết các máy tính nối mạng đều sử dụng web browser, dễ sử dụng cho mọi người và đồng thời lại rất hiệu quả. Đặt các chức năng và công cụ quản trị thư trên world wide web sẽ đem lại nhiều hiệu quả và linh hoạt trong sử dụng của người quản trị cũng như người dùng, nó có thể cho phép bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu người dùng cũng có thể làm việc, tóm lại việc quản trị từ xa cho phép những người làm việc sử dụng máy tính có cơ hội thiết lập kế hoạch cho công việc và làm việc tại bất cứ địa điểm nào có kết nối Internet và giảm bớt gánh nặng cho người quản trị thư điện tử. 3.4. Giới thiệu một số Mail Server 3.4.1. Giới thiệu về Sendmail - Sendmail là phần mềm quản lý thư điện tử mã nguồn mở được phát triển bởi tổ chức hiệp hội Sendmail. Nó được đánh giá là một MTA linh hoạt và hỗ trợ nhiều loại chuyển giao thư. Bao gồm SMTP. Bản Sendmail đầu tiên do ông Eric Allman viết vào đầu những năm 1980 tại UC Berkeley. - Sendmail chạy trên hệ điều hanh Unix và có thể tải về miễn phí để sử dụng cũng như phát triển thêm. Cũng như các phần mềm mã nguồn mở nói chung Sendmail yêu cầu người sử dụng phải có những hiểu biết sâu về hệ thống cũng như trình độ để có thể khai thác hệ thống một cách có hiệu quả và an toàn. - Sendmail bị chỉ trích là chậm, quá phức tạp và khó duy trì so với các MTA khác như Qmail. Tuy vậy, nó vẫn là phổ thông nhất trên Internet do có vai trò là một MTA chuẩn chạy trên các biến thể của hệ điều hành Unix. 3.4.2. Giới thiệu về Qmail - Qmail là một MTA có chức năng tương tự như Sendmail, được viết bởi chuyên gia mật mã Daniel J. Bernstein. Những đặc tính của Qmail là có kiến trúc module cao, tuân thủ chặt chễ thiết kế phần mềm của ông Bernstein, và bảo mật. Qmail được coi là mã nguồn mở nhưng không chính xác. Đó là do tuy được phân phối, sử dụng miễn phí và mã nguồn có thể công khai nhưng người sử dụng không được phép phân phối những phiên bản đã bị thay đổi – một tiêu chí của phần mềm mã nguồn mở. Qmail được chạy trên các hệ điều hành tựa Unix (Unix-like). So với Sendmail, Qmail được bổ sung thêm nhiều tính năng, an toàn, tin cậy và hiệu quả hơn. Dưới đây là bản so sánh hai phần mềm này. MTA Độ chín chắn Độ bảo mật Cắc đặc tính Khả năng thi hành Sendmail Cao Thấp Cao Thấp Qmail Trung bình Cao Cao Cao - Để sử dụng và phát triển phần mềm Qmail chúng ta có thể truy cập địa chỉ www.qmail.org Và đặc biệt là bản qmail phát triển bởi Dave Sill, có tại địa chỉ www.lifewithqmail.org 3.4.3. Giới thiệu Microsoft Exchange Server - Microsoft Exchang Server là phần mềm mail Server được công ty Microsoft phát triển. Chương trình này chạy trên hệ điều hành Windows. Song song với sự phát triển của dong hệ điều hành này Microsoft Exchange server cũng được phổ cập và hỗ trợ tốt. Các version của phần mềm này tuy có những tính năng khác nhau nhưng đều cùng được xây dựng trên tiêu chí càng ngày càng tăng độ tin cậy, độ bảo mật và tính ích lợi. 3.4.4. Giới thiệu về MDaemon Server - Là phần mềm Mail Server tiêu chuẩn thương mại được phát triển bởi công ty phần mềm Alt-N. MDaemon được phát triển trên hệ điều hành Win/NT và có giao diện sử dụng rất thân thiện. MDaemon Server phát triển rất đầy đủ các tính năng của một Mail Server. MDaemon Server hoạt động rất hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết và phần mềm này trong các chương tiếp theo của giáo trình. - Thông tin của phần mềm này có thể tìm thấy tại địa chỉ: 3.4.5. So sánh các phần mềm mail server thông dụng - Thông tin được lấy từ trong web của Epions Inc, là một hãng múa bán trực tuyến có uy tín tại mỹ ( bạn có thể xem tại trang web ) các thông tin bình chọn của khách hàng cho các phần mềm mail server. - ở đây ta chỉ quan tâm đến một số phần mềm thông dụng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là MDaemon, Exchange Server, Eudora Internet Mail, Netscape Messaging Server. Trên hình ta có thể thấy các thông số so sánh về khả năng quản lý dễ dàng (Management Ease), hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support), độ tin cậy (Reliability) và quy mô (Scalability). - Còn với phần mềm Sendmail và Qmail hoạt động trên hệ điều hành unix và linux có những ưu khuyết điểm sau: Ưu điểm: - Là phần mềm mã nguồn mở nên được phân phối, phát triển miễn phí. - Hoạt động ổn định và khá tin cậy (đặc biệt là Qmail). Nhược điểm: - Quản lý không dễ dàng (cần phải hiểu sâu về hệ điều hành và hoạt động của hệ điều hành cũng như phần mềm mail server). - Phát triển khó khăn (do phải cần nhiều gói phần mềm khác nhau kết nối với nhau để phát triển các tính năng khác nhau). - Do là phần mềm mã nguồn mở nên khả năng hỗ trợ kỹ thuật là không cao. Chương 4. Quản trị hệ thống thư điện tử 4.1. Mục đích của quản trị hệ thống - Ngày nay, thư điện tử là một công cụ giúp việc rất hiệu quả để chuyển tải tâm tư tình cảm của con người cũng như trong kinh doanh. Ngoài ra tên miền của của địa chỉ thư điện tử cũng là một thường hiệu đại diện cho giá trị của một đơn vị, tổ chức hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Do vậy nhu cầu xây dựng một hệ thống thư điện tử cho riêng mình là rất cần thiết đối với một tổ chức hay các đơn vị. - Nó còn cho phép các đơn vị có thể tự mình quản lý hệ thống máy chủ thư điện tử của chính mình. Điều đó đồng nghĩa với việc chủ động trong việc quản trị máy chủ thư điện tử cũng như đảm bảo an toàn cao hơn cho thông tin của doanh nghiệp. Các thông số cần thiết để thiết lập Mail Server - Domain name phải đăng kí tên miền cho máy chủ thư điện tử. Nếu máy chủ thư quản lý nhiều Domain name thì cần phải đăng kí các Domain name tương ứng cho máy chủ thư. - Địa chỉ IP của DNS Server mà Mail Server của bạn sẽ truy vấn: xác định địa chỉ IP của máy chủ DNS. Hệ thống Domain name có tác dụng để xác định đường đi của một bức thư tử nơi gửi đến nơi nhận. - Để hệ thống thư điện tử có thể hoạt động được thì Domain name của hệ thống thư trên hệ thống DNS phải được chỉ về máy chủ quản lý thư. Làm thế nào để kết nối vào Internet để gửi và nhận thư. - Có hai phương pháp để kết nối vào Internet để gửi và nhận thư. + Cách thứ nhất là: máy chủ thư kết nối trực tiếp thông qua Router/gateway vào mạng Internet. Trong trường hợp này bạn không cần thêm thông tin mà chỉ được cấp một địa chỉ IP tĩnh. + Cách thứ hai là: PC kết nối thông qua Modem và bạn phải kết nối dial-up hoặc ADSL vào mạng. Trong trường hợp này thư của bạn được lưu trên mail geteway của một nhà cung cấp dịch vụ và bạn cần phải có thông tin để lấy thư về, lúc này bạn không cần địa chỉ IP tĩnh. - Thông thường nhà cung cấp dịch vụ chuyển tất cả thư của tên miền tới account “catch-all” POP3 trên máy chủ thư điê 4.2.Các công việc cần thiết để quản trị hệ thống thư điện tử - Thiết lập cấu hình và cấu trúc của dịch vụ thư điện tử để máy chủ hoạt động tối ưu và phù hợp với năng lực của hệ thống, băng thông qua mạng và dung lượng của ổ đĩa để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống. - Thiết lập các chính sách và các điều kiện chống virut (anti-virut) và chống spam (anti-Spam). - Lưu trữ và khôi phục lại dữ liệu và cấu hình của hệ thống (backup/restore). - Nhận các thông báo về tình trạng gửi nhận thư của người dùng, trợ giúp và tìn cách giải quyết các lỗi của hệ thống. - Xác định và phân tích, phòng chống các lỗi của hệ thống và làm báo cáo lên cấp trên. - Công việc của người quản trị máy chủ thư điện tử là một công việc yêu cầu rất nhiều công sức cũng như trí tuệ và cả sự kiên trì. - Để có thể quản lý tốt hệ thống máy chủ thư điện tử thì người quản trị phải hiểu hết cấu trúc của mạng, của hệ thống thư điện tử và sơ đồ hoạt động, cấu hình của máy chủ để có thể phát huy tốt nhất năng lực của hệ thống. - Thiết lập chính sách hoạt động của hệ thống thư như chặn các thư đến theo địa chỉ IP, địa chỉ thư hay một từ khoá xác định để ngăn chặn các thư phản động, phá hoại hệ thống spam thư. - Bất cứ hệ thống nào đều không đảm 100% an toàn vì: không ai có thể đảm bảo có thể biết hết mọi vẫn đề về hệ thống cũng như trình độ của hacker ngày càng cao.Đồng thời các thảm họa gây ra do thiên nhiên cũng như con người là không thể lường hết được, do đó việc sao lưu trữ hệ thống để có thể khôi phục lại một cách nhanh nhất hệ thống là một yêu cầu quan trọng với người quản trị hệ thống. - Giống như những bức thư tay thông thường, yêu cầu của một bức là phải được chuyển từ người gửi đến người nhận một cách chính xác. Do đó công việc của người quản trị thư còn phải xác định các phản ánh của khách hàng và xác định nguyên nhân gây lỗi và trợ giúp khách hàng khi cần thiết. - Xác định và phân tích các lỗi có khả năng xẩy ra với hệ thống để tìm cách giải quyết đồng thời phải báo cáo cấp trên ( đôi các lỗi ngoài khả năng xử lý của người quản trị mạng do đó sự phối hợp giải quyết là rất cần thiết Phần II Thiết lập và quản trị hệ thống Mdeamon Chương 1. Chương trình quản lý thư điện tử MDEAMON 1.1.Giới thiệu về MDEAMON - Hiện nay trên thi trường có rất nhiều phần mềm cho phép cài đặt và quản trị hệ thống thư điện tử và chúng đều có tính năng cơ bản là tương tự nhau. Giáo trình này chúng tôi giới thiệu về phần mềm quản trị thư điện tử từ MDEAMON. Vì các lý do sau: + MDEAMON là một phần mềm có giao diện thân thiện với người dùng ( sử dụng giao diện đồ hoạ) + Chạy trên các hệ điều hành của Microsoft mà hiện nay hầu hết các máy tính ở Việt Nam đều sử dụng Microsoft. + Có khả năng quản lý hàng trăn tên miền và hàng nghìn người dùng ( phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dung lượng đường truyền, phần cứng của server tối thiểu là) máy tính Pentum III 500 MHz. Internet Explorer 4.0. 512 MB bộ nhớ. Microsoft Windown 9x/ME/XP/NT/2000/2003. Kết nối TCP/IP với mạng Internet hoặc Intranet. Dung lượng ổ đĩa cững là 30 MB và tuỳ thuộc vào lượng. khách mà tăng thêm dung lượng ổ đĩa. + Có cung cấo nhiều công cụ hữu ích cho việc quản trị hệ thống cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống thư điện tử như: Content filter: cho phép chống Spam và không cho phép gửi và nhận thư đến hoặc từ một địa chỉ xác định. MDEAMON Virut Scan: Quét các thư đi qua tìm và diệt virut email. LDAP: MDEAMON có hỗ trợ sử dụng thủ tục LDAP cho phép các máy chủ sử dụng chung cơ sở dữ liệu account. Domain Gateway: hỗ trợ cho phép quản lý thư như một gateway sau đó chuyển về cho các tên miền tườn ứng. Mailing list: tạo các nhóm người dùng. Public/shared folder: Tạo thư mục cho phép mọi người được quyền sử dụng chung dữ liệu ở tring thư mục. Domain POP: Sử dụng POP để lấy thư. WorldClient: Cho phép người sử dụng có thể quản lý hộp thư của mình sử dụng web browser. Mdconf và WebAdmin cho phép quản trị hệ thống thư điện tử xa và web admin cho phép quản trị trên web browser. Mdeamon: - Là phần mềm quản lý thư điện tử chạy trên Windows và được thiết kế có thể sử dụng từ sáu account đến hàng nghìn account. Mdeamon rất đơn giản và dễ cấu hình, đồng thời là phần mềm có giá thành rất hợp lý và có rất nhiều đặc tính cho phép dẽ quản lý so với các hệ thống thư điện tử khác trên thị trường. MDeamon được thiết kế trên ý tưởng sử dụng cả kết nối dial-up ( khi địa chỉ IP tĩnh không thể cung cấp) và các kết nối trực tiếp. AntiVirut cho MDeamon. -AntiVirut cho MDeamon được kết hợp với MDeamon để giải quyết vấn đề về các thư điện tử có mang Virut gửi đi và gửi đến máy chủ thư trước khi chuyển đến cho người sử dụng, cài đặt và cấu hình rất đơn giản chỉ cần một thời gian ngắn. nó tự động cập nhật dữ liệu về Virut theo lịch mà bạn có thể đặt nó cách khai báo khi nhận được Virut theo yêu cầu người quản trị khi phát hiện ra Virut. 1.2 Các thông tin cần thiết khi cài đặt và cấu hình MDeamon. - Trước khi cài đặt MDeamon chúng ta cần phải có những thông tin sau. + Domain Name: Nếu bạn không chắc chắn thì nó chính là phần đằng sau dấu @ của hộp thư của bạn. Ví Dụ: nếu hộp thư của bạn tại công ty là abc@company.com thì domain name của bạn sẽ là company.com. + Địa chỉ IP của DNS server mà Mail server của bạn truy vấn ( bao gồm primary DNS và secondary DNS IP ): Nếu một lý do nào đó mà bạn không biết địa chỉ DNS bạn có thể biết bằng cách bạn bấm vào “Start” của Windown chon Run. Gõ “command” hoặc “cmd” và đánh Enter. Nó sẽ hiện chễ độ DOS command và bạn đánh lệnh “Ipconfig/all” và bạn sẽ thấy địa chỉ IP của DNS. Làm thế nào mà ISP có thể chuyển thư của bạn tới bạn. - Có hai giải pháp là khi: Cách thứ nhất là khi ISP thiết lập Domain name của bạn thì thư sẽ được chuyển thẳng tới máy chủ của bạn, trong trường hợp này bạn không cần phải sử dụng MDeamon DomainPOP. - Giải pháp thứ hai là khi ISP chuyển tất cả thư tên miền tới account “catch-all” Pop trên máy server thư điện tử trung chuyển đề chờ bạn kết nối vào lấy thư. Trong trường hợp này bạn sẽ phải sử dụng MDeamon DomainPOP. Và sử dụng chức năng này thì bạn cần phải biết các thông tin để bạn lấy thư: ISP POP3 server name hoặc IP. POP3 account username. POP3 account password. MDeamon làm thế nào để kết nối vào Internet?. Có hai phương cách . + Cách thứ nhất là PC tự động kết nối trực tiếp thông qua router/geteway vào mạng Internet. Trong trường hợp này bạn không cần thêm thông tin. + Cách thứ hai là PC kết nối thông qua Modem và bạn phải kết nối Dial-up vào mạng. Trong trường hợp này bạn cần phải có thêm thông tin. Tên của Dial-Up để kết nối PC vào mạng. Username sử dụng kết nối. Password sử dụng để kết nối. Địa chỉ IP của MDeamon PC trong mạng nội bộ. - Tất cả các thông tin trên thì cần được biết trước khi cài và sử dụng máy chủ thư điện tử và đó chính là các thông tin cơ bản cần thiết. 1.2.1.Cài đặt MDeamon PC trong mạng nội bộ Các bước cài đặt MDeamon. - Tại màn hình Windown mở của sổ MyComoputer chọn vào thư mục chữa phần mềm MDeamon và bấm kép chuột để bạn bắt đầu cài đặt. - Đăng ký thông tin: tại đây bạn chỉ đơn giản là điền tên và cơ qua của bạn vào và bấm vào “Next”, nếu bạn đã có khoá đăng ký (Registration key) thì bạn điền vào đây, còn nếu không bạn cài chỉ có tác dụng trong vòng 30 ngày từ ngày cài. - Chọn các thành phần cài đặt: chọn tất cả các thành phần và bấm “Next” tiếp tục cho đến khi cài đặ hoàn chỉnh và đến màn hình yêi cầu “DNS” Configuration” . - Sẵn sàng cài đặt ( Ready to install ): không có lựa chọn ở đây bạn tiếp tục bấm “Next”. - Domain name của mail server? (what is your domain name? ) tại đay bạn điền tên miền của bạn và tiếp tục bấn Next. - Điền account đầu tiên ( Please setup your first account ): điền thông số account của người sẽ quản lý MDeamon server, nó sẽ là “postmater” - Cấu hình DNS ( DNS configuration ): bấn lựa chọn “User Windown DNS setting” để sử dụng chính DNS của Windown, nhưng bạn cũng nên điền địa chỉ IP của các máy DNS server. - Thiết lập chễ độ làm việc ( Please setup your operation mode ): nên chọn chễ độ “ Advanced mode” thiết lập cho máy chủ. Nó rất dễ dàng chuyển đổi chễ độ. - Thiết lập chế độ của hệ thống : chọn chễ độ chạy “As service” thì MDeamon sẽ hoạt động ở chễ độ background trên máy chủ khi người quản trị không login vào hệ thống. Nó rất quan trọng bởi vì MDeamon server sẽ cần hoạt động 24/24 để các người dùng có thể truy nhập gửi nhận thư. 1.2.2. Cài đặt cấu hình cho MDeamon Server - Sau khi đã cài đặt song MDeamon sẽ tự động chạy và thu nhỏ biểu tượng tại thanh menu ở dưới của Windown. - Truy nhập MDeamon server đơn giản chỉ việc bấm hai làm liên tiếp vào biểu tượng của MDeamon. - Tạo account cho MDeamon để cho phép bạn có thể gửi và nhận thư trên Internet với account vừa tạo được. Một số điều chú ý cơ bản có thể gây ra lỗi trong khi cài. - Tại MDeamon Server. Kiểm tra xem đã điền đúng “Primary Domain” tại menu “Setup” kiểm tra xem điền tại :Primary Domain” và “HELO domain “ đã điền chính xác giống như phần sau của ký tự “@” của địa chỉ thư điện tử mà bạn muốn thiết lập. - Nếu sử dụng Dial-Up thì sử dụng Mode và đặt MDeamon quay thoại tự động. Hãy kiểm tra kết nối, user name, password có chính xác không. Có thể vào kiểm tra lại tại phần menu “Setup” chọn “RAS dailup/diadown engine” - Nếu sử dụng DomainPOP để lấy thư về thì kiểm tra điền đúng POP3 Server và accuont tại POP3 Server chính xác chưa. có thể vào “ Domain mail collection from” tại meun “setup” để kiểm tra. - Cuối cùng nếu tại Client PC có vẫn đề về truy nhập vào MDeamon server để lấy và gửi thư kiểm tra địa chỉ IP hoặc tên của server POP3 và SMTP đã điền đúng chưa. Và cũng phải kiểm tra lại account và passwordswr dụng có đúng không. 1.2.3.Cài đặt MDeamon Antivirut - Đây là phần mềm đi kèm với phần mềm MDeamon. MDeamon cài đặt và sử dụng rất dễ dàng nhưng phải chú ý rằng MDeamon Antivirut thì được cài trên MDeamon Server. - Sau khi đã cài MDeamon Antivirut thì nó sẽ chay tự động với MDeamon. - Khi bắt đầu chạy lần đầu tiên nó sẽ tự động cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất về virus. Nhưng ta nên thiết lập cho phép MDeamon Antivirut thường xuyên cập nhật dữ liệu về virut. Bấm đúp vào biểu tưởng Mdeamon Antivirus nó sẽ mở một của sổ cho phép thiết lập thời gian cập nhập Virus. 1.3.Cấu hình Domain chính cho hệ thống(Primary Domain Configurtion) - thiết lập cấu hình cho máy chủ thư điện tử vào menu Setup ->Primary domain và thiết lập các thông số cho tên miền của máy chủ thư điện tử. Primary domain là giá trị mặc định của cấu hình máy chủ sử dụng để gửi và nhận thư. Chỉ cần primary domain được cài là đủ cho máy chủ thư hoạt động, nhưng MDeamon có bổ sung thêm tính năng cho phép quản lý nhiều tên miền và làm nhiều gateway cho nhiều tên miền. Soạn thảo Domain Configuration bao gồm các phần sau: - Domain/ISP: phần này chữa tên của Primary domain và địa chỉ của máy chủ thư. Đồng thời nó có khả năng thiết lập MDeamon sẽ chuyển thư đến một ISP hoặc một Mail Gateway trước khi chuyển đến người dùng. - Ports: thiết lập các cổng dịch vụ sử dụng cho SMTP và POP mà MDeamon sẽ sử dụng thay cho các cổng mặc định. Đồng thời ở đây cũng có thể thiết lập cho cổng của IMAP và cổng UDP sử dụng cho truy vẫn DNS server. Tốt nhất nên sử dụng các giá trị mặc định vì đó là các giá trị chuẩn mà tất cả các thư điện tử sử dụng để gửi và nhận thư, chỉ các trường hợp đặc biệt hoặc phục vụ cho mục đích đặc biệt nào đó thì mới lên thay đổi. - DNS: thiết lập địa chỉ IP của DNS chính và DNS dự phòng để cho phép MDeamon truy vẫn xác định tên miền để gửi thư. Nó cũng bao gồm các thông số xác định các bản ghi MX và A của tên miền và biện pháp xủ lý khi tiến trình SMTP bị lỗi. - Timers: thiết lập giới hạn mà MDeamon sử dụng để kết nối đến các máy chủ thư gửi và nhận thư và thời gian thiết lập các thủ tục gửi nhận, thời gian truy vẫn DNS .v.v. Và đồng thời cũng có giới hạn tối đa cho phép trung chuyển máy chủ thư mà một bức thư được phép để tránh hiện tượng thư chạy vòng. - Sessions : thiết lập số lượng các tiến trình mà MDeamon sử dụng để gửi và nhận thư ( STMP, POP và IMAP ) tại một thời điểm. Đồng thời nó cũng thiết lập số lượng thư mà MDeamon sẽ gửi và nhận đồng thời. - Archival :điều khiển cho phép lưu các thư được gửi ra ra hoặc vào MDeamon server. Cũng có thể thiết lập lưu cả thư của mailing list và multiPOP. -Pruning :xác định thời gian tối đa mà account tồn tại trên hệ thống mà không hoạt động. Nếu thời gian sẽ bị xoá và đồng thời nó cũng thiết lập thời gian giới hạn cho các bức thư được lưu trên hệ thống. - Directories: Thiết lập đường dẫn đến thư mục mà MDeamon sẽ sử dụng để lưu các thư chuẩn bị gửi đi và nhận về ( Remote và Local queues ). - POP Check: Để đảm bảo an toàn. Nhiều ISP yêu cầu khách hàng phải login vào hộp thư bằng POP trước khi được phép gửi hoặc nhận thư từ máy chủ thư của nhà cung cấp dịch vụ. - Unknown Local Mail: Các thiết lập ở đây cho phép MDeamon xác định phải làm gì với các thư đúng với tên miền mà nó quản lý như không biết hoặc không xác định được hộp thư của người dùng 1.3.1.Domain/ISP: Primary Domain Properties: - Domain name : Điền tên miền vào đây. Nó là giá trị mặc định của tên miền khi tạo các account mới. Ví dụ: Mycompany.com - HELO domain: Là tên miền được sử dụng khi SMTP gửi lệnh HELO/EHLO để bắt đầu tiến trình bắt tay gửi thư. Thường sử dụng giá trị của “ Domain name”. - Machine name: Sẽ là tên được điền vào header của thư khi nhận. Khi bạn sử dụng nhiều hơn một server ( Ví dụ như backup server ) thì nó sẽ khó xác định đường đi của thư. Do đó điền tên vào header của thư để dẽ dàng trong việc xác định đường đi của thư và tìn lỗi. Nếu không điền thông tin vào đây thì MDeamon sẽ sử dụng phần điền tại “domain name” - Domain IP:Nó chính là địa chỉ IP của tên miền chỉ đến - Bind listening sockets to this IP only: Lựa chon này cho phép MDeamon chỉ sử dụng địa chỉ IP được điền tại “domain IP” để thực hiện dịch vụ thư điện tử. ISP or Smart Host Properties. - IP or smart host’s IP or domain name: Tên của máy chủ thư của ISP hoặc địa chỉ IP của SMTP server cho phép trung chuyển (relay) thư qua. - Send every outbound email message to this host: Lựa chọn nếu bạn muốn tất cả các thư gửi đi đều phải qua một Gateway server trước khi chuyển địa chỉ của các máy chủ thư trung chuyển được điền trong “IP or smart host’s IP or domain name “. Giá trị này rất hữu dụng để sử dụng để giải quyết tình trạng khối lượng lớn như thư đi có thể chiếm dung lượng lớn thư gửi đi có thể chiếm dung lượng hết nguồn tài nguyên máy chủ. - Send only undeliverable outbound mail to this host: Lựa chọn nếu bạn muốn chuyển các thư mà không chuyển đi được đến máy chủ thư điển trong “ ISPor smart host’s IP or domain name” - Attempt to send all mail direct without using an intermediate host: chọn khi muốn cố gắng chuyển trực tiếp tất cả thư mà không sử dụng trung chuyển MDeamon sẽ đặt các thư không gửi đi được vào Retry để cố gắng chuyển thư theo các thông số được cài đặt trong Retry Configuration. - My ISP requires me to log in befor sending mail: Để an toàn, tránh các người dùng không được phép trung chuyển thư qua máy chủ thư thì một số ISP yêu cầu khách hàng phải trao đổi account và password (xác thực) qua ESMTPAUTH hoặc sử dụng POP trước khi gửi thư (POP befor SMTP). - Retry queue settings : Cho phép thiết lập cấu hình cho MDeamon chuyển các thư mà không chuyển được tức thời. Đồng thời thiết lập thời gian và chu trình chuyển thư và phương cách xử lý khi thư không thể chuyển đi được. ảnh 4.2 Retry Frequency. - Keep message in the primary queue for at least XX minutes: Thiết lập này xác định khoản thời gian của thư lưu trong Primary queue, trước khi được xoá bỏ và chuyển vào Retry queue. Primary queue sẽ cố gắng chuyển thư nhanh và liên tục hơn retry queue. - Retry ending undeliverable mail once every XX minutes: Khoản thời gian giớ hạn mà Retry queue sẽ cố gắng gửi thư đi. - Inform the sender when message is placed in retry queue: Khi thư được chuyển đến Retry queue thì người gửi sẽ nhận được thông báo thư đã bị chuyển sang retry queue. - Inform the sender when message is placed in retry queue: khi thư được chuyển tới retry queue thì người gửi sẽ nhận được thông báo thư đã chuyển sàn Retry queue. - Inform the sender when subseauent deliverry attempts fail: Nếu cố gắng gửi thư của retry queue không thành công thì mỗi lần gửi MDeamon sẽ gửi thông tin thông báo cho người gửi. Ultimate Fate of Undeliverable Mail. - If a message is still undeliverable after XX days then: Xác định số ngày mà thư sẽ ở trong retry queue trước khi xoá. - Place the Undeliverable message in the bad message queue: Khi thư ở trong retry queue vượt quá số ngày xác định tại “If A Message Is Still Undeliverable After xx Days Then”, thì thư sẽ bị xoá và chuyển một bản vào thư mục chứa các thư lỗi ( Bad Message directory ). - Infor the sender that the message could not be delivered: khi thư không gửi được đi. MDeamon sẽ gửi một thông báo đến người gửi rằng thư không gửi được và bị xoá. - Inform the postmaster that message could not be delivered: Nếu chịn thì sẽ thông báo cho Postmaster khi thư chắc chắn không gửi đi được. 1.3.2.Ports SMTP/ODMR server ports. - Listen for inbuond SMTP events on the TCP port: MDeamon sử dụng cổng này để SMTP nhận thư. - Create outbound SMTP events using this TCP port: MDeamon sử dụng cổng này để SMTP gửi thư đến Mail server khác. POP/IMAP server ports ( IMAP chỉ có với bản MDeamon Pro ) - Listen for inbound POP events on this TCP port: MDeamon sử dụng cổng này để cho kết nối POP đến thư clients để lấy thư. - Create outbound POP events using this TCP port: Cổng này sẽ sử dụng khi MDeamon nhận thư từ một POP3 server. - Listen for inbound IMAP events on this TCP port: MDeamon sử dụng cổng này cho kết nối IMAP của client để lấy thư. DNS/LDAP/Webadmin/MDConfig server ports - Query DNS server using this UDP prot : Cổng mà MDeamon sử dụng để truy vẫn DNS server . - LDAP port for database & address book posting: MDeamon sẽ sử dụng cổng này để kết nối đến LDAP server . - Listen for MDConfig connection on this TCP port: MDeamon sử dụng cổng này để kết nối với WebAdmin - Return port setting to defaults: Nút này cho phép chuyển tất cả các giá trị cổng ở trên về giái trị mặc định. - Bind to new port values now: Khi bạn thay đổi bất cứ giá trị nào ở trên bạn cần bấm nút này để giá trị đó hiệu lực. 1.3.3.DNS DNS Server Settings - Try to use DNS server defined in windowns TCP/IP settings: lựa chọn cho phép MDeamon server lấy địa chỉ DNS thiết lập hệ thống hệ điều hành Windown để sử dụng cho MDeamon truy vẫn DNS. - Primary DNS server IP address: Địa chỉ IP của DNS server để MDeamon truy vẫn các bản ghi điện tử. - Backup DNS server IP address: Địa chỉ IP của DNS server sử dụng dự phòng cho trường hợp Primary DNS có sự cố. - Retry failed lookup attempts this many times: Nếu vì một lý do nào đó mà truy vẫn đến DNS lỗi thì MDeamon sẽ thực hiên một số lần thiết lập ở đây. Nếu bạn có điền DNS dự phòng thì cả hai server sẽ được thực hịên. MX Record Processing - Query DNS server for “MX” Records when delivering mail: Lựa chọn hộp điều khiển này nếu bạn muốn MDeamon truy vẫn bản ghi MX khi chuyển thư. - Use “A” record IP address found within “MX” record packets: Lựa chọn hộp điều khiển này khi sử dụng cả bản ghi A cho truy vẫn thư điện tử. - Abort delivery if MX return 5XX after RCPT command: Bình thường MDeamon sẽ liên tục chuyển thư đến các server của bản ghi MX. Khi nhận được mã phân hồi 5XX của lệnh RCPT trong kết nối SMTP thì cố gắng gửi thư này sẽ bị huỷ bỏ. - Immediately return mail when DNS says domain dose not exist: Nếu lựa chọn này được chọn thì MDeamon sẽ ngay lập tức gửi phản hồi đến người gửi khi DNS nhận được thông báo “Domain dose not exist”. Nó sẽ gắn chặn sự không cần thiết chuyển các thư trong Retry queue. Local lookup tables - Hosts file…: Trước khi truy vẫn DNS, MDeamon trước tiên sẽ lấy địa chỉ xử lý từ HOSTS file của Windown trước để xác định địa chỉ nơi sẽ kết nối đến để gửi thư. Nếu HOSTS file có chữa địa chỉ IP của Domain cần truy vẫn thì MDeamon sẽ không cần phải truy vẫn DNS server - Edit MXCACHE file: MDeamon có một file MXCACHE.DAT tại thư mục ../APP/.file lưu giữ các truy vẫn của DNS để sử dụng lại. Nó cho phép try vẫn DNS hoạt động nhanh hơn. Bấm vào nút này để xem và sưa file MXCACHE.DAT. - Edit hosts file: Bấm vào nút này để xem và sử file HOSTS 1.3.4.Timers Event Timers ( IMAP option available in Pro version only ) - Wait XX seconds for protocol dialog to start before giving up: Khi kết nối đã được thiết lập với remote host, trong khoảng thời gian thiết lập MDeamon sẽ đợi cho remote host trao đổi thử tục SMTP hoặc POP3. Nếu đầu remote host không bắt đầu trao đổi thủ tục trong khoảng thời gian đã được thiết lập thì MDeamon sẽ chuyển thư tới gateway hoặc retry queue tuỳ thuộc vào lựa chọn tại Domain/ISP. - Wait XX second for MX DNS server reponses: là khoảng thời gian cho phép MDeamon sẽ đợi để truy vẫn cho bản ghi MX tới DNS. Nếu DNS không trả lời trong khoản thời gian đó thì MDeamon sẽ chuyển thư tới địa chỉ IP khai báo bản ghi A. Nếu vẫn không được thì nó sẽ chuyển tiếp tới gateway host hoặc retry queue phụ thuộc vào lựa chọn tại Domain/ISP. - Wait XX second for A-record DNS server reponses: Tương tự như với bản ghi MX như là với bản ghi A. - SMTP and POP sessions timeuot after XX inactive minutes: Một kết nối SMTP và POP sẽ tự động kết thúc nếu không có giao dịch qua lại giữa hai bên trong khoản thời gian xác định. - IMAP sessions timeout after XX inactive minutes: Kết nói IMAP sẽ tự động kết thúc hoạt động nếu không có giao dịch qua lại giữa hai bên trong một khoảng thời gian xác định. - IMAP NOOP and IDLE command trigger 1 minute inactivity timcout: lựa chọn này cho phép nếu IMAP không thực hịên giao dịch thì chỉ sau một phút sẽ huỷ bỏ khi có gửi các lệnh NOOP hoặc IDLE. Môt số IMAP client sẽ gửi lệnh NOOP đơn giản chỉ là để giữ kết nối vẫn tồn tại dù không có một giao dịch thực sự nào đang hoạt động. Lựa chon này cho phép tránh các kết nối như vậy và nó cũng giúp phần làm giảm bớt tiêu tốn tài nguyên của server. Đặc biệt là cho các mail server có sử dụng nhiều IMAP. Loop Detection and Control - Maximum message hop count (1-100): Theo tiêu chuẩn RFC khi thư trung chuyển qua một server thì nó phải được gán thêm phần header vào thư. Và lựa chọn này cho phép mail server tránh được hiện tượng các thư bị gửi đi gửi lại quay vòng dẫn đến lãng phí tài nguyên bằng cách đếm số lần gửi. Nếu quá trình vượt quá giá trị chọn thì thư được chuyển vào thư mục bad message. Latency - Latency-XX milliseconds: Khoản thời gian trễ giữa các lệnh cảu cá thủ tục POP/SMTP/IMAP. Nó rất hữu dụng để tránh tình trạng quá trình xử lý tại đầu mail server nhanh hơn khả năng xử lý của đầu client. 1.3.5.Sessions SMTP - Maximum concurrent SMTP uotbound sessions: Giá trị được điền ở đây là số lượng lớn nhất có thể gửi đi bằng SMTP trong một lần gửi. Mỗi tiến trình sẽ gửi ra đến khi hết thư trong queue hoặc là đến lượng lớn nhất được xác định trong “max SMTP outbound message spooled per session” Ví dụ: nếu số thư gửi ra còn trong queue là 20 và giá trị được thiết lập là 5 thì đồng thời sẽ có 5 tiến trình cùng thực hiện và mỗi tiến trình gửi đi 4 thư. -Maximum SMTP outbound message spooled per session: Số lượng lớn của thư gửi trong một tiến trình trước khi dừng và giải phóng khỏi bộ nhớ. Thường nên đặt là 0 để tiến trình liên tục gửi thư đến khi queue trống. - Maximum concurrent SMTP inbound sessions: Số lượng đồng thời của tiến trình SMTP gửi đến được chấp nhận đồng thời trước khi phản hồi “Server too busy” POP/IMAP ( IMAP option available in pro version only) - Maximum concurrent POP outbound sessions: Giá trị lớn nhất của các tiến trình POP mà MDeamon có khả năng tạo để lấy thư về bằng DomainPOP và MultiPOP. Mỗi tiến trình sẽ lấy thư về cho đến khi tất cả các kết nối của DomainPOP và MultiPOP hoàn thành và tất cả thư được lấy về. Ví dụ: Bạn cần phải có 15 kết nối MultiPOP để lấy thư cho người dùng và giá trị ở dây được đặt là 3. thì đồng thời bạn phải tạo được 3 tiến trình và mỗi tiến trình sẽ lần lượt lấy thư từ 5 nguồn MultiPOP. - Maximum concurrent POP/IMAP inbound sessions : Giá trị lớn nhất đồng thời mà client có thể kết nối đền bằng POP và IMAP mà MDeamon cho phép trước khi trả lời “server too busy“. 1.3.6.Archival Archive a copy all inbound/outbound mail. - Lựa chọn cho phép bật tính năng archival. Archival có tác dụng tạo thêm một bản của các thư gửi vào hoặc ra MDeamon Server rồi chuyển tới địa chỉ xác định điền ở hộp điều khiển “send a copy of every inbound/outbound message to these address “ - Send a copy every inbound/outbound message to addresses: Điền một hoặc nhiều địa chỉ thư mà muốn gửi tới khi các thư chuyển qua MDeamon ( các địa chỉ cách nhau bởi dấu phẩy) - Include MDeamon mailing list message inbound the archive also: lựa chọn cho phép Achivel có tác dụng với cả thư của Mailing list. - Inchide multiPOP collected mail inbound the archive also: Lựa chọn cho phép Achivel có tác dụng với cả các thư được lấy về thông qua MultiPOP. - Lable archive message with “(archive copy)” inbound message subject: lựa chọn cho phép biểu diễn “(Archive Copy)” vào phần Subject của các bản thư archivel. 13.7.Pruning - Bảng điều khiển này cho phép thiết lập cho các account lâu không được sử dụng hoặc các thư lưu lại lâu trong hộp thư. Hàng ngày vào nửa đêm MDeamon sẽ xoá các thư và các account đã hết hạn quy định. Cũng có bảng điều khiển tương tự thiết lập cho các domain khác mà MDeamon quản lý và nó nằm ở trong phần Secondary Domains. Account and Old Mail Pruning - Automacally delete account if inactive for XX days ( 0= never ): Thiết lập số ngày mà bạn muốn account thuốc Domain khi không hoạt động sẽ bị xoá. Giá trị 0 trong hộp điều khiển nghĩa là các account sẽ không bao giờ bị xoá dù nó không hoạt động trong thời gian bao lâu. - Delete message older than XX days ( 0= never): Thiết lập số ngày được phép mà thư nằm trong hộp thư của người sử dụng trước khi bị xoá. Giá trị “0” nghĩa là thư không bao giờ bị xoá dù nó nằm trong hộp thư của người sử dụng bao lâu. - Delete deleted IMAP message than XX days (0=never): Thiết lập số ngày mà IMAP message thiết lập cảnh báo xoá sẽ bị xoá khỏi hộp thư của người sử dụng giá trị 0 nghĩa là thư sẽ không bị xoá dù thời gian là bao lâu. - Delete old message from IMAP folders as well: lựa chọn cho phép thiết lập “Delete message older than …” Cũng có tác dụng với các thư trong thư mục IMAP. Không lựa chọn thì thư mục IMAP sẽ không xoá dù thời gian ở trong thư mục là bao lâu. 1.3.8.Directories Directories. - RAW formatted mail is picked up from this directory: Điền thư mục mà MDeamon chứa các thư đến có dạng RAW. Thư mục này sẽ được quét mỗi lần tiến trình xử lý cho các thư ở dạng RAW, sau đó Server chuyển thư thành dạng FRC-822 và chuyển tới người nhận. - Bad message are placed here: Điền thư mục mà các thư lỗi sẽ được lưu. Thư lỗi là các thư không xác định được người nhận và các thư có khả năng gây ra lỗi hệ thống thư (virut, spam…) - When collecting inbound mail were files should be stored here: là thư mục mà MDeamon sẽ chữa các thư nhận về trước khi chuyển cho người nhận. Thư mục này chỉ sử dụng trong khi tiến trình SMTP đang thực hiện. - RFC- 822 compliant remote message queue: Điều khiển thư mục mà Mdeamon sử dụng cho thư đợi ở đó trước khi gửi đi. Thư mục này sẽ chỉ chữa các thư có định dạng theo tiêu chuẩn RFC-822 và đợi đến lượt chuyển ra ngoài Internet hoặc mail gateway. - RFC – 822 compliant local message queue : Điền thư mục mà MDeamon sử dụng các thư đợi gửi cho các người dùng mà chính nó quản lý ( local mai). Thư mục này chỉ chữa các thư có định dạng theo tiêu chuẩn RFC-822 và đợi chuyển hộp thư tại server. - Mailing list digests are stored here while waiting to be queued: Điền thư mục mà MDeamon sử dụng để chữa các thư Digest để đợi chuyển đi. - Mailing list digests are archived:Điền thư mục mà MDeamon dùng để chữa Archive digests. - Log transcript files are stored here: Điền thư mục chữa các log ( logfile ghi lại tiến trình gửi nhận thư và sự kiện với hệ thống ) 1.3.9.POP Check POP Before SMTP - Perform a POP check befor sending waiting mail: Lựa chọn cho phép yêu cầu phải kiểm tra POP trước khi được phép gửi hoặc nhận thư. -Host name or IP address : Điền tên của host hoặc địa chỉ IP mà muốn kết nối đến. - POP login: Điền login hoặc account . - POP passwork: Điền mật khẩu. 1.3.10.Unknown Mail What To Domain Whith Mail For Unknown Local Users. - Route message back to sender: Lựa chọn cho phép các thư đến Server mà không xác định được người nhận sẽ gửi ngược lại cho người gửi.  - Send message to the “Postmaster” user: Lựa chọn cho phép các thư mà đến server mà không xác định được người gửi cho Postmater. - Place message in bad message directory: Lựa chọn cho phép các thư đến Server mà không xác định người nhận sẽ chuyển đến thư mục thư lỗi ( bad message ). Advanced Option - Enable advanced options: Lựa chọn để mở các thiết lập cấp cao hơn cho các thư không xác định được nơi nhận. - Send the message to this host: Các thư mà không xác định được người nhận sẽ được chuyển tới Server được điền tại đây. - Use this address in SMTPenvelope: Địa chỉ này sẽ được điền vào phần SMTP “Mail From” của thư khi gửi ra. Use this TCP port: MDeamon sẽ gửi thư qua cổng TCP xác định ở đây chứ không phải là cổng mặc định của SMTP. Chương 2. Quản trị hệ thống MDEAMON 2.1.Tạo, sửa chữa và quản lý các tài khoản người dùng Secondary Domain Editor - Để có thể sử dụng nhiều địa chỉ domain trên một host, ta phải khai domain name và địa chỉ IP. Địa chỉ IP có thể là địa chỉ host hoặc là địa chỉ khác Secondary Domain List - Cửa sổ chắu danh sách các domain được quản lý trên server. Nó bao gồm các cột Domain name, địa chỉ IP của Domain, bind ( xác định địa chỉ IP được cung cấp dịch vụ ) và một số cột hiện thị trạng thái khác. danh sách có thể sắp xếp lựa chọn tăng dần hoặc giảm đi dần theo từng cột chỏ đơn giản là bấm phần tên của mỗi cột. Domain name: Điền Domain name mà Server được phép quản lý. IP address : Điền địa chỉ IP tương ứng với Domain được phép quản lý hoặc sửa thông số của domain có sẵn. Bind sockets to this IP only: Muốn sử dụng secondary Domain để cung cấp dịch vụ trên địa IP điền tại “IP address 0”. Add: Thêm vào danh sách “secondary domain” với địa chỉ IP tương ứng. Replace: Chọn một domain trên danh sách và thay đổi và bấm nút bày để thay thế. Remove: Xoá lựa chọn trên danh sách “secondary domain”. Account and Old Mail Pruning: Gồm có ba lựa chọn điều khiển để thiết lập cho các Account. 2.2.Sử dụng Account Editor để tạo và sửa account Account Editor chứa các thông số để thiết lập account cho MDeamon. Nó cho phép tạo các account mới vá sửa các account đã tạo. Khi tạo một account mới, thì ta có thể sử dụng các thông số mặc định hoặc thiết lập các thô số của account theo ý. 2.2.1.Soạn account (Account Editor) Tại menu của MDeamon vào Account->new Account. Tại Account Editor điền: - Full name: Họ tên của người sử dụng; Ví dụ: Vũ Văn Vinh ( Tên không chứa ký tự “!” hoặc “|”) - Mailbox name: Điền Account mà người dùng sử dụng để truy nhập và chọn tên miền tương ứng với account. Ví dụ account là vcd và tên miền là company.mail thì lúc này ta có địa chỉ đầy đủ là vdc@company.mail. - Chọn “Allow this account to be accessed with POP/IMAP mail client” cho phép người dùng sử dụng POP/IMAP client để truy nhập lấy thư. - Tại Account Password: điền mật khẩu của người sử dụng account sau khi bấm vào nút “OK” ta đã có một account thư điện tử để có thể gửi và nhận thư. 2.2.2.Chuyển thư đến địa khác (Forwarding) - Chọn “This account is currently forwarding mail” để kích hoạt chuyển thư gửi đến account. - Tại phần “Forwarding address” Điền địa chỉ thư mà ta muốn chuyển đến. Ví dụ: chuyển tva@vcd.com.vn tới vuvanvinh@yahoo.com. - Bấm “Ok” để thực hiện chuyển thư. 2.2.3.Các tuỳ chọn (Option) - Hide account from calendar ‘EVERYONE’ list and VRFY results : MDeamon tự động duy trì một mailling list có tên là MasterEveryone@primary-domain.com bao gồm tất cả các thành viên có account thuộc quyền MDeamon quản lý. - Store mail message inan encryted state:Lựa chọn cho phép MDeamon sẽ chứa các thư của account dưới dạng mã hoá. Các thư không thể đọc trực tiếp nếu ở trạng thái này và nó là công cụ tốt để bảo vệ bí mật MDeamon sẽ giải mã khi chuyển thư thông qua POP. - Allow changes to account settings via email message: Lựa chon cho phép thay đổi thông số của account thông qua một thư có dạng đặc biệt gửi đến. Ví Dụ: Đổi mật khẩu hoặc thư mục chữa thư…. - Account can modify the public address book: Lựa chọn cho phép account có thể thêm hoặc xoá các bản ghi từ WorldClient hoặc danh sách LDAP. 2.2.4.Thiết lập quền quản trị (Admin) Administrator - This account is a Global Administrator: Lựa chọn này cho phép trao quyền quản trị cho người dùng. Quyền bày bao gồm. + Đầy đủ quyền truy nhập vào để cấu hình cho server, tất cả account và domain thông qua Webadmin. + Truy nhập vào tất cả MDeamon account của các domain mà MDeamon quản lý. + Có khả năng gửi vào tất cả các mailling list thậm chí cả khi list thiết lập chỉ đọc. + Có khả năng gửi vào tất cả các mailling list thậm chí thậm chí không phải là thành viên của list. - This account is a Domain Administrator: Lựa chọn này cho phép người dùng có quyền quản trị domain. Quyền của nó tườn tự như Global Administrator nhưng chỉ trong phạm vi với domain mà nó quản lý. 2.2.5.Giới hạn dung lượng (Quotas) Quotas Option - This account must o bserve these quotas settíng: ở đây ta thiết lập số dung lượng lớn nhất thư được phép nhận. Account and Old Mail Pruning Các điều khiển này được thiết lập điều khỉên xoá account khi không hoạt động. Nếu không thiết lập thì nó sẽ sử dụng các thiết lập mặc định đã được thiết lập. - Use defaults for this domain: Lựa chọn cho phép bạn sử dụng giá trị mặc định tại Primary Domain Configuration hoặc Secondary tuỳ thuộc vào Domain của account. - Automatically delete account if inactive for XX days(0=never): thiếp lập số lượng ngày mà bạn muốn, nếu account không hoạt động nó sẽ bị xoá. Giá trị “0” có nghĩa là account không bao giờ bị xoá dù nó không hoạt động bao lâu. - Delete message older than XX days (0=never): Thiết lập số ngày mà thư có thể lưu giữ trong hộp thư của account, nếu vượt quá nó sẽ bị xoá tự động bởi MDeamon. Giá trị “0” có nghĩa là thư sẽ không bao giời bị xoá dù nằm trong hộp thư bao nâu. - Delete deleted IMAP message older than XX days (0=never): Thiết lập số ngày mà bạn cho phép IMAP message đã được đánh dấu xoá được tồn tại trong hộp thư của người dùng. - Delete old message from IMAP folders as well: Lựa chon cho phép thiết lập trong “Delete message older than..” có hiệu lực với các thư mụcIMAP. Nếu không chọn thư mục này thì trong thư mục IMAP không bị xoá dù thời gian là bao nâu. 2.2.6. Hạn chễ gửi nhận thư (Retrictions) Tính năng này cho phép hạn chế sử dụng account, như hạn chẽ chỉ cho phép gửi đến hoặc nhận về với các account thuộc MDeamon quản lý. - Chọn “ This account can’t receive message from the outside world” để kích hoạt chễ độ gửi đến account. + Phần “…except if from one of these addresses” danh sách các địa chỉ được gửi tới account. + Điềm địa chỉ mà muốn nhận vào “new address “ và bám Add để điền vào danh sách trên. + Phần “Message from unauthorized sources should be” cho phép lựa chọn các hành động với các bức thư gửi đến như account không được phép nhận Refused: Từ chối nhận. Returned to sender: Gửi trả lại người nhận. Send to postmater:Gửi cho postmaster - Chọn “This account can’t send message to the outside world” để kích hoạt hạn chễ account gửi ra ngoài. 2.2.7.Xem thư bằng Web (Web) Web-based Mail Access - Account can access email via WorldClient: Lựa chọn cho phép account có thể truy nhập vào bằng WorldClient Server, account có thể duyệt thư bằng web browser. Web-based Remote Configuration Permissions - Account can modify its own setting via the WebAdmin: Lưa chọn cho phép người dùng được thay đổi các thông số của chính nó qua WebAdmin. Nó sẽ được phép thay đổi các thông số lựa chọn sau. + Edit real name: Lựa chọn cho phép người dùng có thể thay đổi tên. +Edit password: Lựa chọn cho phép người dùng có thể thay đổi mật khầu. + Edit mail directory location: Lựa chọn cho phép thay đổi thư mục của hộp thư. 2.3.Quản lý và sửa MDeamon Account 2.3.1.Quản lý Account (Account Manager) -Account manager là cách tôt nhất để quản lý account cho phép tìm , thêm, xoá, sửa đổi account. - Show only Account from this Domain : Chọn All Domain để hiện thị tất cả các danh sách MDeamon Account. - New: Bấm nút này để mở Account Editor tạo Account mới. - Edit: Lựa chon Account từ danh sách sau đó bấm vào nút Edit để sửa đổi. - Delete: Lựa chọn Account từ danh sách sau đó bấm vào nút này để xoá nó. 2.3.2.New Account Defaults - Account mặc định chứa rất nhiều thiết lập điều khiển và các chuối điều khiển. - Mailbox: Thiết lập giá trị mặc định cho Account thường sử dụng các template với các macro cho phép thiết lập một cách linh hoạt. -Passwork: thiết lập giá trị mặc định cho mật khẩu POP cho các Account mới. - Mail directory: Thiết lập giá trị mặc định tạo đường dẫn đến hộp thư cho một Account mới. 2.4.Các tính năng nâng cao của MDeamon 2.4.1.Quản lý từ xa bằng Webadmin và MDConfig Remote configuration - Enable MDConfig remote configuration engine: lựa chọn này cho phép kết nối cấu hình từ xa. Nếu không chọn thì PC xử dụng MDConfig kết nối MDeamon Server sẽ không thể thành công. - Enable WebAdmin remote configuration engine: lựa chọn cho phép MDeamon xử dụng WebAdmin Server. - Stop WebAdmin when MDeamon stops: lựa chọn này cho phép Web Admin sẽ ngừng hoạt động khi MDeamon Server dừng hoạt động. Nếu không WebAdmin vẫn hoạt động ngầm mà không quan tâm đến trạng thái hoạt động của MDeamon Server. - Administrator: MDConfig có adminstrator và passwork tương ứng để được quyền quản trị từ xa. - Password: Được sử dụng với adminstrator login để được quyền quản trị từ xa. 2.4.2.Thiết lập và sử dụng WorldClient Server - WorldClient là giải pháp cho phép EmailClient sử dụng WebBrowser để duyệt thư - WorldClient là giải pháp rất tiện lợi cho người sử dụng - WorldClient còn cung cấp nhiều công cụ để người dùng tự quản trị hộp thư của mình Thiết lập WorldClient - Chọn”Enable WorldClient Server “ để kích hoạt World Client - Chon tại”Run World Client Server using this TCP port” chọn cổng 3333 - Bấm nút”Restart World Client “ để thực hiện thay đổi cổng sử dụng World Client 2.4.3. Sử dụng thủ tục LDAP MDeamon cung cấp khả năng dùng thủ tục LDAP( Lightweight Directory Access Protocol) Để lưu trữ truy vấn cơ sở dữ liệu về người sử dụng LDaemon ảnh Phần điều khiển LDAP Server sẽ không có nếu như LDaemon chưa được cài đặt LDaemon LDAP Server Properties - Start & Stop LDaemon When MDeamon Start & Stop: lựa chọn nếu bạn muốn LDaemon LDAP Server chạy khi MDeamon khởi động và dừng MDeamon. - LDaemon Command (Optional):Nếu bạn muốn sử dụng câu lệnh điều khiển cho LDaemon bạn có thể gõ tại đây - Edit LDaemon configuration file: Bấm vào đây nếu bạn muốn sửa chữa câu lệnh cho LDaemon - Stop & Restar LDaemon : Sau khi thay đổi cho LDaemon bấm vào đây để dừng và bắt đầu lại LDAP Server kích hoạt sự thay đổi. - LDaemon logging/Debuging Options: Để thay đổi lại chế độ ghi Log file và tìm lỗi. Để kích hoạt bạn cần phải Stop & Restar lại sau khi thay đổi 2.4.4.Các giải pháp an toàn cho Mail Server + Spam Blocker. - Sapm Blocker sử dụng để ngăn chặn hầu hết spam thư đến Server của bạn. tính năng này cho phép bạn sử dụng ORDB và MAPS RBL host, để kiểm tra mõi khi có thư đến Server nếu địa chỉ gửi đến địa chỉ thuộc địa chỉ IP trong blacklist của các host trên thì sẽ bị từ chối hoặc thiết lập cờ cảnh báo. Spam Blocker Engine - Enable Spam Blocker engine: Bật chức năng ngăn chặn spam (spam blocker) - Flag message from blacklisted sites but go ahead and accept them: khi lựa chọn này cho phép, MDeamon sẽ không từ chối nhận các thư từ các địa chỉ có trong blacklist, nhưng các thư đó sẽ được điền thêm cảnh báo. - Automatically filter spam message into user’s IMAP spam folder: Lựa chọn cho phép các account mới tạo sẽ được tạo một thư mục. - Auto-generating a Spam Folder and Rule for Each Account: MDeamon có thể tự động tạo thư mục “Inbox\Spam” Cho IMAP mail của các account và điền quy định để chuyển thư sang thư mục đó khi tìm thấy cảnh báo. - Check ‘Received’ headers within SMTP collected message: cho phép bật và kiểm tra SpamBlocker để kiểm tra địa chỉ IP được điền trong phần “‘Received’của thư khi gửi qua SMTP. - Check only this many ‘Received’ headers (0=all): số lượng của “Received” headers mà muốn Spam Blocker kiểm tra bắt đầu với địa đầu. Giá trị ‘0’ nghĩa là tất cả “Received“ sẽ được kiểm tra. - Skip this many of the oldest “Received” headers (0=none) sự lựa chọn này nếu muốn Spam blocker bỏ qua một hoặc một vài “Received” header khi kiểm tra thư. + Spam Filter - Spam Filter giúp MDeamon tăng khả năng chống Spam. Spam Filter kết hợp với các kỹ thuật mới để kiểm tra các thư để tính toán có phả là Spam trên một kỹ thuật phức tạp từ đó đưa ra các quyết định như loại bỏ thư hoặc điền cac cảch báo. - Bằng cách kiểm tra hàng nghìn các spam thư để đưa ra các quy luật của Spam và từ đó thiết lập các quy tắc cho Spam filter để chống spam - If a message is determined to be Spam then…:Spam Filter sẽ hoạt động theo các lựa chọn ở dưới nếu số thư spam lớn hơn số xác định trong phần Heuristics - …bounce the message back to sender: lựachon này cho phép gửi thư trở lại người gửi. Nhưng spam thường là đánh lừa địa chỉ gửi đi do đó các thư không chuyền đi được. -…Just delete the message completely lựa chọn này đơn giản là xoá các thư mà số lượng lớn hơn cho phép. - Flag the message but let it continue down the delivery path: lựa chon cho phép gửi thư đến nơi dự định nhận và thiết lập cờ cảnh báo spam và điền vào header. -Don’t filter message sent from local sources: Lựa chon cho phép người dùng của chính hệ thống sẽ không bị kiểm tra bởi spam filterring. - Don’t filter message from trusted or authenticated sources: Lựa chọn cho phép các thư gửi từ các Domain tin tưởng hoặc người gửi đã xác thực sẽ không phải qua spam filtering. + Address Suppression Currently Suppressed Address Cửa sổ hiện danh sách các địa chỉ bị chặn. NewSuppressed Entry - Domain name: chọn Domain name sẽ được điền vào danh sách kiểm tra. - Email Address: Điền địa chỉ thư muốn ngăn chặn ứng với Domain điền ở trên. Option - Refuse to accept mail duringSMTP session: lựa chọn cho phép các thư từ địa chỉ ngăn chặn gửi đến địa chỉ Domain cho phép sẽ bị từ chối trong khi thiết lập SMTP. - Inform sender when their mail is rejected: Nếu lựa chọn, sẽ có một thư lịch sử tới địa chỉ người gửi rằng thư gửi đến đã bị xoá bởi vì không cho phép. Thiết lập này trên từng Domain. + SMTP Authentication - Authenticated senders are valid regardless of the IP they are using: lựa chon cho phép IP shield sẽ không được sử dụng với người dùng đã sử dụng xác thực. - Auhenticated users are exempt from the POP before SMTP requirement: Lựa chọn cho phép những người dùng sử dụng POP trước khi sử dụng SMTP để gửi thư sẽ không cần kiểm tra trước khi gửi thư. - Authentication is always required when mail is from local account: Lựa chọn bắt buộc khi một người gửi thư mà thư đó từ mmọt trong các Domain mà MDeamon đang quản lý account của người dùng phải được xác thực trước khi gửi. - MAIL FROM “Postmaster: requires an authenticated session: lựa chọn yêu cầu postmaster account phải xác thực trước khi MDeamon chấp nhận gửi thư của postmaster. - Authentication credentials must match those of the email sender: Lựa chọn này nếu bạn muốn những người dùng đã xác thực gửi thư thì chỉ sử dụng quyền xác thực của chính họ, bằng cách sử dụng Account và mật khẩu phải đi kèm theo trong SMTP MAIL. - Global AUTH password: một số trường hợp thì sử dụng Global AUTH password để xác thực gửi thư thì tôt hơn. mọt đoạn chư ghep vào 2.4.5. chuyển đổi header cho thư điện tử - Tinh năng Header Traslation cho phép thay đổi địa chỉ trong phần header của thư với một giá trị mới. Khi thư từ mail server ra Internet. tính năng này thường được sử dụng để MDaemon thay đổi tên miền của thư gửi ra khỏi mail server. Header Translation - Existing header text: Điền phàn mà ta muốn sẽ được thay thế tìm trong header của thư gửi ra. - New header text: điền phần mà bạn thay thế cho phần tìm được trên “Existting header text” - Translate headers in forwarded messages: lựa chọn nếu bạn muốn header translation thực hiện thay đổi Domain name của thư tự động chuyển sang địa chỉ khác. - Translation Header in gateway messages forward host or IP: Nếu bạn muốn phần header sẽ được chuyển đổ trong “forwarded Domain gateway mail” - Remove: chọn mục mà bạn muốn xoa trong ‘Current Header Translation” và bấm vào nút này để xoá. - Exception: Bấm vào nút này để mở phần “ Header Translation Exception” để chọn phần của header mà bạn không muốn Header Translation có tác động. 2.4.6. Giả pháp truy vẫn DNS và lưu giữ lại địa chỉ IP truy vấn - Để chuển thư nhanh và thời gian xử lý ngắn MDaemon thực hiện lưu giữ địa chỉ IP của tất cả các server mà nó đã gửi thư đến để sử dụng cho quá trình gửi như sau. Những địa chỉ IP đó đã được tái sử dụng lại mỗi khi MDaemon muốn yêu cầu truy vẫn DNS cho một Domain name đã được sử dụng. Nếu Domain name có trong IP cache thì việc truy vẫn DNS sẽ được bỏ qua và sử dụng những thông tin đã được lưu giữ và nó tiết kiệm thời gian. IP Cache - Clear cache at each processing interval: lựa chon cho phép cache được giải phóng và thiết lập lại các chu trình xử lý. - Automatically cache uncached Domains: Nếu ban muốn MDeamon lưu giữ địa chỉ vào cache một cách tự động. - Default time to live: Khoản thời gian mặc định lưu giữ bằng địa chỉ IP cac

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo An MDaemon.doc
Tài liệu liên quan