Định hướng và giải pháp tổ chức quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020

Tài liệu Định hướng và giải pháp tổ chức quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng và giải pháp tổ chức quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 689 §ÞNH H¦íNG Vμ GI¶I PH¸P Tæ CHøC QU¸ TR×NH CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU KINH TÕ THñ §¤ Hμ NéI §ÕN N¡M 2020 GS. TS Tô Xuân Dân* 1. Về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô 1.1. Những thành tựu đạt được Tư tưởng chung về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) qua 4 nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố Hà Nội là: phát triển nhanh, bền vững; xây dựng CCKT hợp lý theo hướng ưu tiên các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm; nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế; phát triển có chọn lọc 5 nhóm ngành: điện - điện tử - thông tin, cơ - kim khí, dệt - may, chế biến thực phẩm, vật liệu mới; phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ; xây dựng Hà Nội thành trung tâm xuất nhập khẩu, trung tâm tài chính hàng đầu ở phía Bắc; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn; gắn kết kinh tế Thủ đô với kinh tế vùng và cả nước. Thực tiễn CDCCKT Thủ đô đã đạt được những thành tựu sau: * Cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá (CNH), từng bước hiện đại hoá (HĐH) (xem bảng 1: nguồn Cục Thống kê Hà Nội) Bảng 1. Cơ cấu kinh tế Thủ đô qua 20 năm đổi mới (đơn vị tính %) Năm 1985 1995 2000 2005 Tổng số 100 100 100 100 1. Công nghiệp mở rộng 27,9 33,01 36,99 40,50 2. Dịch vụ 66,5 61,60 60,02 57,50 3. Nông - lâm - thuỷ sản 5,6 5,39 2,99 2,00 Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng cao; tỷ trọng nông lâm thuỷ sản giảm. * Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. HéI T ¶O KHOA HäC QUèC TÕ Kû NIÖM 1000 N¡M TH¡NG LONG – Hμ NéI PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG THñ §¤ Hμ NéI V¡N HIÕN, ANH HïNG, V× HOμ B×NH Tô Xuân Dân 690 * Kinh tế nhiều thành phần phát triển. Kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tình hình CDCCKT giai đoạn 2005 - 2010 thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội 2005 - 2010 (Theo địa giới mới của Hà Nội nên tỷ trọng nông nghiệp cao hơn trước*) Chỉ tiêu 2005 2006 2008 2009 kế hoạch 2010 1. Cơ cấu GDP theo ngành 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Dịch vụ 52,4 52,2 52,4 52,3 52,5 - Công nghiệp - xây dựng 40,7 41,4 41,1 41,4 41,4 - Nông, lâm, thuỷ sản 6,9 6,4 6,5 6,3 6,1 2. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Khu vực kinh tế trong nước 81,5 81,1 81,8 81,9 81,8 - Nhà nước 49,6 47,0 44,2 43,9 43,5 - Ngoài nhà nước 31,9 34,1 37,6 38,0 38,3 2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,1 17,3 16,6 16,5 16,7 3. Thuế nhập khẩu 2,4 1,6 1,6 1,6 1,5 * Địa giới hành chính Hà Nội từ tháng 8/2008 được mở rộng, gồm cả Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã của Lương Sơn nên các chỉ tiêu định lượng khó so sánh. Bài viết này sử dụng số liệu ở mức tối thiểu. (Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám thống kê Hà Nội 2008 và số liệu dự báo). * Suốt 20 năm qua, công nghiệp (CN) luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao so với dịch vụ (DV) và nông nghiệp (NN). DV được mở rộng, chất lượng từng bước được nâng lên, ngày càng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế như viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn... Cơ cấu sản xuất NN có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỷ trọng giá trị các ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản tăng. * Kinh tế thành phố có độ mở rộng: Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) bình quân giai đoạn 1991 - 1995 tăng 27,7%/năm, 1996 - 2000 tăng 13,2% và 2001 - 2005 tăng 15,3%/năm. Những thành công trong CDCCKT đã tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Thủ đô, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, có điều kiện phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng. 1.2. Những hạn chế chủ yếu * CCKT chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của Thủ đô để tạo sự phát triển ổn định, có nhiều hạn chế trong chất lượng phát triển và hiệu quả kinh doanh. Các DV cao như tài chính - tín dụng, khoa học, giáo dục, y tế... còn chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp trong GDP. CN nguồn, CN phụ trợ chưa phát triển. * Kinh tế phát triển còn dàn trải, nặng về phát triển chiều rộng; vai trò các ngành chủ lực chưa thể hiện rõ; sản phẩm chủ lực cụ thể chưa được khẳng định. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 691 * CDCCKT chưa gắn với bố trí hợp lý sản xuất theo vùng và chưa tuân thủ quy hoạch được duyệt. Việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư ra ngoại ô nhằm giãn dân, tạo thế phát triển cân bằng, giải quyết các vấn đề môi trường... triển khai chưa tích cực. 2. Dự báo mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 và 2030 2.1. Vài nét dự báo kinh tế thế giới (KTTG) Nền KTTG chịu tác động của nhiều nhân tố phức tạp thể hiện ở những xu thế sau: Trước hết là sự diễn biến của thể chế KTTG với các xu thế thị trường hoá, quốc tế hoá KTTG và khu vực. Năm 2020 sẽ cơ bản xây dựng thể chế tự do hoá thương mại trên toàn cầu và 2030 có thể thực hiện được quá trình quốc tế hoá tài chính - tiền tệ trên toàn thế giới. Vai trò nổi bật của EU, APEC và ASEAN đưa tới những hình thức và trình độ phát triển mới về chất lượng với sự dung hợp nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Vai trò của WTO, IMF, WB ngày càng tăng. Điều đó thúc đẩy sự lưu động với tốc độ ngày càng cao của các dòng vốn và tiền tệ quốc tế. Thứ hai, sự phát triển của KH - CN với tốc độ nhảy vọt dẫn đến những thay đổi cách mạng về vai trò của chúng đối với sự phát triển KT - XH. Sự hưng khởi của công nghệ thông tin, sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới,... vừa nâng cao sức mạnh tổng hợp của chúng, vừa đưa đến tác động có tính quyết định đến sự phát triển KT - XH. Thứ ba, KTTG bước vào giai đoạn cạnh tranh toàn cầu đi đôi với sự tăng cường hợp tác lẫn nhau, sự gia tăng của các mối quan hệ thương mại, đầu tư, tài chính, văn hoá vừa gia tăng quá trình tái cấu trúc kinh tế quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế. Thứ tư, các quá trình nêu trên chính là tiền đề tất yếu đưa đến sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức (KTTT) với vai trò mới của các nguồn lực phát triển, phương thức vận hành mới của các DN. KTTT là nền kinh tế mà loài người giành được tự do hơn trong thế giới tự nhiên, nó vừa tạo ra nhu cầu mới, vừa tạo ra phương tiện mới đáp ứng nhu cầu này. Trong KTTT có sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu ngành kinh tế - kỹ thuật, về các yếu tố đầu vào/đầu ra, về tỷ lệ giá trị gia tăng, về tổ chức sản xuất. Trong bối cảnh chung của nền KTTG, các nước đang phát triển, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình: Họ có khả năng đổi mới nhanh để bước vào giai đoạn “cất cánh”, thị trường có sức hấp dẫn mạnh hơn... nhưng cũng đứng trước những thách thức về khoảng cách ngày càng lớn; phụ thuộc các nguồn vốn, KH - CN... từ bên ngoài. Bên cạnh những thuận lợi cũng xuất hiện nhiều nhân tố gây nên sự xáo động và làm chậm tốc độ tăng trưởng như bão hoà nhu cầu, sự thiếu hụt tài nguyên hay khủng hoảng tài chính - tiền tệ và xuất hiện nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp chung của các quốc gia. Thể chế KTTG mới gây tác động to lớn đến phân công lao động quốc tế cũng như phân bổ sản xuất, đến sự tăng trưởng chung và tạo ra sự phát triển không cân bằng giữa các nền kinh tế. 2.2. Dự báo mục tiêu phát triển kinh tế Thủ đô đến 2020 và tầm nhìn 2030 Từ mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại thì dự báo mục tiêu năm 2030 là nước ta trở thành một nước CN phát triển, những ngành mũi nhọn phải đạt mức hiện đại và đẩy mạnh những ngành CN có trình độ công nghệ Tô Xuân Dân 692 cao phù hợp với đòi hỏi và khả năng như CN điện tử - tin học, năng lượng mới, sinh học, vật liệu mới.... Trong quan hệ với cả nước, Hà Nội phải đạt được các mục tiêu tương ứng với thời hạn sớm hơn: với mục tiêu 2020 cần sớm hơn 5 năm, với mục tiêu 2030 cần sớm hơn 7 năm. Có thể làm rõ hơn mục tiêu đối với Hà Nội như sau: a. Tới năm 2020, Hà Nội có 8 - 8,5 triệu và Việt Nam gần 100 triệu dân. Tốc độ tăng GDP ở mức 10 - 11%/năm, mức sống của người dân tính theo giá sức mua tương đương (PPP) sẽ ngang với một NICs hiện nay. Hà Nội là một thành phố tương đối hiện đại ở Đông Nam Á, tạo dựng các tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức. b. Với khung khổ đó, đến 2030, diện mạo KT - XH Thủ đô được nâng cấp chủ yếu về chất lượng, chuyển trọng tâm sang phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cho giai đoạn 2020 - 2030 ở mức 7 - 8%/năm, Thủ đô phát triển theo hướng xây dựng được những ngành trụ cột cho kinh tế tri thức, chủ yếu bao gồm các ngành DV trình độ cao, chất lượng cao cùng với một số ngành CN công nghệ cao được chọn lọc phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của Hà Nội. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại tạo tiền đề cho Hà Nội trở thành một trung tâm tài chính - ngân hàng và giao lưu kinh tế quốc tế lớn ở châu Á với bản sắc rõ rệt. 3. Định hướng CDCCKT Thủ đô đến năm 2020 CDCCKT thể hiện quan hệ tỷ lệ và sự tương tác giữa các các bộ phận của nền kinh tế. Với tầm nhìn dài hạn sẽ có rất nhiều tác nhân mạnh mẽ. Bởi vậy, trước hết xin được bàn về một số yêu cầu, những trọng tâm trong định hướng CDCCKT của Thủ đô. 3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với quá trình CDCCKT của Hà Nội - Kinh tế Hà Nội sẽ tăng trưởng nhanh, nhưng điều quan trọng hơn là phải thể hiện rõ vai trò động lực, đi đầu trong các ngành công nghệ cao của nền kinh tế Thủ đô. - KH - CN của cả nước đặt ra nhiệm vụ to lớn cho Hà Nội là cần sắp xếp lại và phát triển các cơ sở nghiên cứu đủ mạnh, nhất là đối với các hướng ưu tiên: tin học, sinh học, vật liệu mới; ứng dụng công nghệ mới để phát triển KT - XH của cả nước. - Phát triển Hà Nội với không gian mở theo hướng đưa bớt CN ra xa nội thành gắn với việc hình thành các khu đô thị vệ tinh. Tổ chức thực hiện quy hoạch khai thác hai bên sông Hồng, xây dựng một số tuyến hành lang kinh tế quan trọng theo các tuyến quốc lộ 5, 18, 21, rất cần sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp của các tỉnh lân cận. - Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các ngành, sản phẩm CN phải đối mặt với các thách thức, đặc biệt là các sản phẩm có khả năng cạnh tranh với điều kiện nhất định. 3.2. Một số trọng tâm trong định hướng CDCCKT Thủ đô đến 2020 và 2030 3.2.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo thành phần kinh tế Nội dung này trước đây rất được xem trọng. Đến nay cách nhìn nhận vấn đề đã có những đổi mới căn bản. Trong xu thế hội nhập sâu và xác định rõ vai trò quản lý Nhà nước, mọi thành phần kinh tế đều được phát triển bình đẳng (trừ một số lĩnh vực bị hạn chế). Kinh tế hỗn hợp giữa các hình thức sở hữu cũng như kinh tế có vốn ĐTNN mở rộng làm cho việc phân biệt nói trên ngày càng khó hơn, kém ý nghĩa thực tiễn hơn. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 693 3.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo vùng Không gian nông thôn ngoại thành Hà Nội khi mở rộng địa giới hành chính đã tăng lên đáng kể nhưng trong 10 - 20 năm tới chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hoá. Nông thôn ngoại thành phải phát triển toàn diện, hướng tới một nền NN sinh thái bền vững liên kết hài hoà giữa không gian đô thị và nông thôn. Những năm tới phải tạo ra đột phá mới trong CDCCKT nông nghiệp, nông thôn với nội dung sau: Thứ nhất, quy hoạch ổn định các vùng NN, xác định vành đai xanh, vùng sản xuất hàng hoá tập trung và các khu NN công nghệ cao... để hiện đại hoá sản xuất NN. Hình thành những vùng NN gắn liền với làng nghề và các di tích lịch sử, danh lam... để phát triển và mở rộng các tuyến du lịch sinh thái và văn hoá Thứ hai, từng bước hiện đại hoá NN, CDCC tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị cao như: rau, hoa quả, bò sữa, gia cầm, thuỷ đặc sản... được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Phát triển các mô hình chuyển đổi có hiệu quả như mô hình “rau màu thực phẩm - hoa”, mô hình “cánh đồng, vườn, làng hoa - cây cảnh”, thâm canh “lúa - cá”, mô hình “kinh tế vườn đồi”, trang trại “cây ăn quả kết hợp chăn nuôi” và “làng sinh thái”... 3.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế - kỹ thuật Theo Viện Chiến lược và Chính sách Bộ CN thì dự báo cơ cấu GDP thời gian tới như sau (dự báo này khi Hà Nội chưa mở rộng địa giới nên chỉ để tham khảo): (*) Bảng 3. Dự báo cơ cấu GDP Hà Nội trong thời gian tới (đơn vị tính: %) 2010 2015 2020 2030 Tổng số 100 100 100 100 Nông nghiệp 1,05 0,64 0,40 0,17 Công nghiệp và xây dựng 41,94 40,10 36,94 32,10 Riêng công nghiệp 29,82 28,24 26,00 22,28 Dịch vụ 57,01 59,26 62,67 67,73 (Trích theo bài Định hướng phát triển ngành công nghiệp Hà Nội đến năm 2030 của PGS. TS Phan Đăng Tuất, tài liệu Hội thảo của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội) a) Chuyển dịch CCKT nội bộ ngành công nghiệp. Có thể dự báo xu hướng như sau: - CN cần nhiều lao động kỹ xảo (cơ khí chế tạo, cơ điện tử) có mức đóng góp cao nhất hiện nay và vẫn có xu thế tăng mạnh trong tương lai. - CN điện tử và công nghệ thông tin hiện có mức đóng góp chưa cao nhưng có xu thế phát triển cao nhất nên sẽ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tương lai. - CN cần nhiều lao động (dệt, may, thực phẩm) hiện có tỷ trọng cao, có xu thế giảm dần do thâm dụng lao động và kém cạnh tranh. - CN vật liệu xây dựng, CN hoá chất xu thế giảm dần do dịch chuyển về các tỉnh lân cận, riêng lĩnh vực hoá dược và dược phẩm tăng nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Tô Xuân Dân 694 - Dịch vụ CN nhiều chất xám (R&D, tư vấn thiết kế và cần nhiều lao động kỹ xảo) tuy còn nhỏ, có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Một số sản phẩm CN phụ trợ phù hợp với lợi thế so sánh của Hà Nội sẽ được lựa chọn và phát triển mạnh. Như vậy, CN tuy có vị trí ngày càng giảm dần trong kinh tế Hà Nội nhưng vẫn có vai trò quan trọng đối với CN của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Năm 2030, ngành điện tử - công nghệ thông tin của Hà Nội vẫn chiếm tới 30 - 32% của cả nước, ngành cơ khí chiếm khoảng 13 - 14%. Các ngành khác tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại là đầu mối trong nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. b) Vấn đề nổi bật trong CDCCKT Thủ đô là phát triển có hệ thống, đồng bộ và toàn diện các ngành DV cao Dự báo các ngành DV sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Nhiều người sẽ đi làm xa 30 - 50km, đòi hỏi giao thông phải đi trước về hạ tầng và phương tiện. Những vấn đề về cấp, thoát nước, rác thải, ô nhiễm... càng bức xúc. Tiền mặt được thay thế cơ bản bằng thẻ tín dụng. Cửa hàng tiện ích, các siêu thị sẽ thay thế cơ bản các chợ truyền thống trong nội thành Hà Nội. Định hướng phát triển các ngành DV đến năm 2020, tầm nhìn 2030: - Từng bước mở cửa phát triển DV đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện trong từng ngành, giữa các ngành, giữa nhân lực và thiết bị, giữa giá và chất lượng. - CDCC nội bộ ngành DV theo hướng nâng cao chất lượng tất cả các loại hình DV song song với việc ưu tiên phát triển một số DV cao. Giữ tỷ lệ hợp lý giữa DV cao với giá hợp lý và DV cho người thu nhập thấp. Từng ngành cần phát triển một số DV cao mang tính mũi nhọn để khai thác lượng khách thu nhập cao ngày càng tăng. - Phát triển DV cao phải chú ý tới tính liên ngành, liên vùng, phải tính đến phương thức hợp tác với các ngành dịch vụ liên quan ngay khi thiết kế đầu tư. - Phát triển DV hướng tới hội nhập, công nghệ tương thích, trình độ chuyên nghiệp. Mở cửa thị trường DV trong nước và tạo điều kiện cho các ngành DV xuất khẩu. - Phát triển DV cao phải theo quy hoạch, kế hoạch và hệ thống tiêu chí phù hợp. Các DV tài chính - ngân hàng, viễn thông, giáo dục, du lịch, giao thông đô thị, văn hoá, y tế... cần nâng cao chất lượng đồng bộ và một số DV cao ngang tầm khu vực. - Xã hội hoá nguồn lực thực hiện DV và đối tượng sử dụng DV cao. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở rộng thị phần để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Có lộ trình tăng cung cấp DV cao cho các tuyến cơ sở, giảm tải cho Trung ương. - Hà Nội cần được đầu tư để trở thành một trung tâm lớn cung cấp các loại DV cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước để khi nói tới Hà Nội là nói tới DV cao. Các trung tâm DV cần phải vươn lên tầm cỡ quốc gia và quốc tế. 4. Giải pháp tổ chức quá trình CDCCKT Thủ đô đến năm 2020 CCKT được chuyển dịch một cách khách quan chứ không phụ thuộc vào một quyền năng nào vì nó do tất cả mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân thông qua cơ chế thị trường cùng tác động, kể cả những yếu tố quốc tế liên quan. Bởi vậy, cần hết sức tránh cách tổ chức quá trình CDCCKT mang nặng yếu tố chủ quan, áp đặt. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 695 4.1. Tư tưởng chỉ đạo tổ chức CDCCKT Thủ đô Hà Nội Một là, CDCCKT là sự điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế trên cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật khách quan, nhận thức logic tất yếu của các quá trình thị trường hoá, quốc tế hoá, CN hoá, đô thị hoá,... Với lợi thế đi sau chúng ta có thể rút ngắn quá trình phát triển, tích hợp các nhân tố thuận lợi để vượt qua các khó khăn trở ngại, nhanh chóng đưa nền kinh tế Thủ đô đạt tới ngưỡng của sự cất cánh. Hai là, quá trình CDCCKT lấy “phát triển liên tục trong cơ chế thị trường toàn cầu hoá” làm tiêu chí quan trọng nhất, chú trọng hiệu quả KT - XH của quá trình phát triển, chủ động chuyển từ mục tiêu tăng trưởng nhanh sang phát triển bền vững. Ba là, CCKT có hiệu quả phải gắn liền với cơ cấu việc làm và cơ cấu các ngành nghề cũng như thực hiện được các mối liên hệ, phân công, hợp tác, liên kết với các địa bàn xung quanh. Bởi vậy, cần ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo, KH - CN, tạo nên một đội ngũ nhân lực chất lượng cao và khởi phát tinh thần kinh doanh, lập nghiệp của người dân Thủ đô và trên toàn quốc. 4.2. Một số giải pháp chủ yếu tổ chức CDCCKT Thủ đô Hà Nội Thứ nhất, từ định hướng CDCCKT trong chiến lược phát triển KT - XH tổ chức thiết kế cụ thể các quy hoạch tổng thể, ngành, quy hoạch không gian, xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH qua từng thời kỳ cùng với các biện pháp quyết liệt và khả thi. Thứ hai, giải pháp cơ bản để thực hiện quá trình CDCCKT là tạo nên môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn trong đó nội dung cốt lõi là xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; tôn trọng luật pháp quốc tế; đổi mới chính sách và công cụ quản lý của Nhà nước phù hợp với đặc điểm cụ thể từng lĩnh vực. Thứ ba, tập trung chỉ đạo huy động nguồn lực toàn xã hội, vốn ngân sách và các nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước theo cơ chế thị trường và các cơ chế xã hội hoá thích hợp, chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH theo quy hoạch sao cho vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa đảm bảo tính hiệu quả thông qua đấu thầu. Rút kinh nghiệm triệt để việc xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và quá trình đô thị hoá nhanh đã gây ra những khó khăn lớn về quy hoạch phát triển nói chung, về quy hoạch từng lĩnh vực, từng ngành nói riêng. Thứ tư, thực hiện tích cực và đồng bộ cải cách hành chính trên tất cả các mặt thể chế hành chính, thủ tục hành chính đội ngũ cán bộ và tài chính công hướng tới trình độ khu vực và quốc tế nhằm phục vụ thực hiện CDCC đầu tư và CDCCKT. Thứ năm, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, tiếp tục củng cố kinh tế tập thể, phát triển các thành phần kinh tế khác, đồng thời tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thứ sáu, phát triển NN và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phân công lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập người lao động. Hoàn thiện thị trường lao động và đào tạo nghề cho nông dân, giúp họ có điều kiện tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn, đặc biệt là nông dân có đất bị thu hồi. Thứ bảy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, CDCC lao động và cơ cấu việc làm, gắn với cơ cấu đầu tư và cơ cấu công nghệ. Đẩy mạnh các hoạt động KH - CN, ưu tiên đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ trong các doanh nghiệp. Tô Xuân Dân 696 Thứ tám, chủ động phối hợp với các ngành trung ương, đẩy mạnh hợp tác phát triển với các địa phương cả nước, trước hết là Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Thứ chín, khai thác triệt để các nhân tố phát triển bền vững, tích cực tiếp cận, xây dựng các điều kiện nền tảng và một số ngành trụ cột cho nền kinh tế tri thức. Chiến lược phát triển kinh tế phải gắn liền và lồng ghép với chiến lược phát triển văn hoá - xã hội, nắm bắt và khai thác được các nhân tố văn hoá, lịch sử, truyền thống, tạo nên sự đồng thuận và tính hợp tác cao, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển, xử lý hài hoà các quan hệ lợi ích. Thứ mười, trước khó khăn và thuận lợi mới, để đạt được mục tiêu chiến lược CDCCKT đến 2020 và tầm nhìn 2030, cần xử lý tốt mối quan hệ sau đây: - Quan hệ giữa tăng trưởng nhanh với việc nâng cao chất lượng phát triển. Tăng trưởng nhanh trong 5 - 10 năm nữa là cần nhưng cũng dẫn đến nguy cơ xem nhẹ chất lượng phát triển ở khía cạnh nào đó. Xử lý mối quan hệ này là đòi hỏi hết sức cấp bách. - Quan hệ giữa quá trình đô thị hoá nhanh, mở rộng không gian phát triển vùng phụ cận với việc giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là của nông dân. - Quan hệ giữa quá trình đô thị hoá, CNH, đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng với việc đầu tư cho tiếp cận nền kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định chính trị, giữ gìn bản sắc văn hoá 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và việc bảo vệ môi trường sinh thái. Rõ ràng các yêu cầu nói trên là phản ánh tập trung các mâu thuẫn của quá trình tăng trưởng và phát triển, mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng, giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, giữa kinh tế với chính trị và xã hội... Xử lý các mâu thuẫn này là một trong những giải pháp cốt lõi của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Nghiêm Xuân Đạt, chương trình nghiên cứu 01 - X13, Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006 - 2010”. 2. Dự báo Thế kỷ XXI, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998. 3. Kỷ yếu Hội thảo “Chiến lược phát triển KT - XH Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050”, Viện Nghiên cứu Phát triển KT - XH Hà Nội tổ chức, tháng 12/2006. 4. “Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội - Định hướng phát triển đến năm 2010”, Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm 01X-13, Thành uỷ Hà Nội. 5. Cốc Nguyên Dương (Chủ biên), Mười một dự đoán xu thế phát triển kinh tế thế giới thế kỷ XXI và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02_3829.pdf