Định hướng khai thác sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang

Tài liệu Định hướng khai thác sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang: 34 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X3- 2017 Định hướng khai thác sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang Võ Văn Sen, Ngô Thanh Loan, Trần Thị Tuyết Vân Tóm tắt—An Giang là địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời của đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 79,95% diện tích toàn tỉnh, 69,25% dân số sống ở nông thôn (Niên giám Thống kê tỉnh An Giang 2016), An Giang hiện vẫn còn duy trì đặc trưng cơ bản của khu vực nông thôn. Thực tế cho thấy du lịch nông thôn thực sự phù hợp với những điều kiện hiện hữu của An Giang. Chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng đến nay du lịch nông thôn đã mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch nói riêng và trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của cộng đồng vùng nông thôn nói chung. Đặc biệt, du lịch nông thôn đã và đang góp phần tạo lập nguồn lực cần thiết cho việc xây dựng nông thôn mới.  Bài viết phân tích tiềm năng và hiện trạng p...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng khai thác sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X3- 2017 Định hướng khai thác sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang Võ Văn Sen, Ngô Thanh Loan, Trần Thị Tuyết Vân Tóm tắt—An Giang là địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời của đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 79,95% diện tích toàn tỉnh, 69,25% dân số sống ở nông thôn (Niên giám Thống kê tỉnh An Giang 2016), An Giang hiện vẫn còn duy trì đặc trưng cơ bản của khu vực nông thôn. Thực tế cho thấy du lịch nông thôn thực sự phù hợp với những điều kiện hiện hữu của An Giang. Chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng đến nay du lịch nông thôn đã mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch nói riêng và trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của cộng đồng vùng nông thôn nói chung. Đặc biệt, du lịch nông thôn đã và đang góp phần tạo lập nguồn lực cần thiết cho việc xây dựng nông thôn mới.  Bài viết phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch nông thôn An Giang, các sản phẩm đặc thù của du lịch nông thôn An Giang để từ đó đề xuất hướng khai thác hợp lý các sản phẩm du lịch nông thôn ở An Giang. Từ khóa—du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch đặc thù, An Giang. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ n Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích đất nông nghiệp là 282.754,14 ha chiếm 79,95% diện tích, với 1.495.818 người, (chiếm 69,25% dân số) sống ở nông thôn và 875.721 người, chiếm 69,83% lực lượng trong độ tuổi lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp [1]. Bài nhận ngày 07 tháng 11 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 12 tháng 4 năm 2017. Bài báo này là một phần kết quả của Đề tài Nghiên cứu Khoa học hợp tác giữa tỉnh An Giang và ĐHQG TP. HCM: “Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang” (mã số B2016-18b-02 và MSĐT: 373.2016.9). Võ Văn Sen, Ngô Thanh Loan, Trần Thị Tuyết Vân - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM (email: senvv275@yahoo.com; loanngothanh@hcmussh.edu.vn) Tuy là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai các hoạt động du lịch nông thôn, nhưng theo số liệu thống kê của Hội Nông dân tỉnh An Giang [2], tổng lượt khách tham gia các hình thức du lịch này chỉ đạt 42.848 lượt, trong đó khách quốc tế chỉ đạt 1.909 lượt [3], một con số khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của An Giang. Xuất phát từ các lý do trên, bài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch nông thôn. - Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn và hiện trạng khai thác các sản phẩm du lịch nông thôn của An Giang. - Đưa ra các khuyến nghị cho việc phát triển du lịch nông thôn nói chung và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nông thôn nói riêng. 2 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN 2.1 Định nghĩa du lịch nông thôn Khi đề cập đến du lịch nông thôn, một trong những định nghĩa phổ biến nhất được nhiều học giả trích dẫn là của tác giả Bernard Lane [4] đúc kết trong bài viết “What is rural tourism?” (Du lịch nông thôn là gì?). Theo đó, du lịch nông thôn là các hình thức du lịch có các đặc điểm sau: - Được diễn ra ở những khu vực nông thôn; - Hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, du khách được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã; - Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như các khu vực cư trú, thường có quy mô nhỏ (thôn, bản); - Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phương, phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. - Phát triển với nhiều loại hình du lịch khác nhau (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm), thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi nông thôn. Từ điển Du lịch (Encyclopedia of Tourism, 2000, trang 514-515) thì giải thích khái niệm du lịch nông thôn (rural tourism) như sau: Du lịch A TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ X3-2017 35 nông thôn là các hình thức khai thác các vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời. Du lịch nông thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn cảnh quan nông thôn, và du lịch nông nghiệp. Như vậy, có thể nói du lịch nông thôn là những hình thức du lịch trong đó cảnh quan nông thôn, hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt hàng ngày của người nông dân, nghề truyền thống, là các tài nguyên du lịch vốn chưa được khai thác, giờ được sử dụng trong các hoạt động du lịch, giúp cho du khách được tiếp xúc, trải nghiệm với đời sống nông thôn. Đối với người dân nông thôn, đôi khi đó chỉ là cuộc sống và sinh hoạt thường ngày, nhưng chỉ cần thêm vào một chút dịch vụ giá trị gia tăng nào đó cho phù hợp với du lịch thì có thể làm thành điều hấp dẫn thú vị cho du khách và cư dân thành phố. Du lịch nông thôn cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là cho phụ nữ, và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn. Đầu tư du lịch nông thôn có thể đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên du lịch ở địa phương như các công trình lịch sử, và các hoạt động truyền thống như lễ hội làng có thể được phục hồi thông qua sự quan tâm của khách du lịch. Có thể tóm tắt các đặc điểm của du lịch nông thôn qua sơ đồ sau: Hình 1. Sơ đồ khái quát về du lịch nông thôn Nguồn: Nhóm tác giả biên tập, bổ sung từ tài liệu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2013) Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch nông thôn chưa được đề cập đến nhiều trong các tài liệu chính thức. Trong bài viết này, khái niệm du lịch nông thôn được hiểu một cách đơn giản là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng nông thôn, giới thiệu về cuộc sống nông thôn cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. 2.2 Sản phẩm du lịch nông thôn Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) thì sản phẩm du lịch là “sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, bao gồm các nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hoá và con người; các điểm tham quan, cơ sở vật chất, dịch vụ và các hoạt động xung quanh một địa điểm cụ thể, nhằm mang đến một trải nghiệm, kể cả ở góc độ cảm xúc, cho du khách.”1 Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm yếu tố cấu thành: (i) tài nguyên - môi trường du lịch; (ii) hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; và (iii) dịch vụ, quản lý và hình ảnh du lịch. Trên cơ sở định nghĩa này, việc hình thành các sản phẩm du lịch nông thôn được xác định là dựa vào các yếu tố: tài nguyên du lịch của vùng nông thôn, điều kiện vị trí - đi lại, và các dịch vụ, hình thức quản lý phù hợp. (1) Tính độc đáo của tài nguyên du lịch nông thôn Chìa khóa của sự phát triển du lịch nông thôn là người dân địa phương, trên cơ sở các nguồn tài nguyên sẵn có, tạo ra sản phẩm thu hút khách du lịch. Các nguồn tài nguyên của du lịch nông thôn bao gồm các thành phần tự nhiên và nhân văn, cấu thành một giá trị du lịch độc đáo của vùng nông thôn. Có thể kể: - Thiên nhiên và môi trường nông thôn: Các nguồn tài nguyên quan trọng của du lịch nông thôn là những cảnh quan tự nhiên, bao gồm sông, hồ, suối, các vùng đất ngập nước, biển, rừng, đồng cỏ, và thành phần sinh vật đa dạng, giúp du khách trải nghiệm sự gần gũi với thiên nhiên, sự khác biệt với môi trường sống hàng ngày mà các du khách đến từ các đô thị tìm kiếm. - Cảnh quan nông thôn, nông nghiệp như kênh rạch, nhà cửa, ruộng lúa, vườn cây, nhà bè, chợ nổi tạo nên sự thú vị, kích thích sự tò mò khám phá của du khách. - Các giá trị văn hóa phi vật thể và đời sống nông thôn: các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương là điểm nhấn thu hút khách du lịch. Ngoài ra, khách du lịch ngày càng bị thu hút bởi cuộc sống thường nhật ở nông thôn, nhất là những vùng có đặc trưng văn hóa, dân tộc khác biệt. Được tham dự và là một phần trong các hoạt động đó sẽ khiến du khách có được những trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó, việc giới thiệu văn hóa ẩm thực địa phương tới du khách cũng là một phần không kém quan trọng của du lịch nông thôn. - Di sản văn hóa lịch sử: các di chỉ khảo cổ học và các di tích lịch sử, các kiến trúc tôn giáo 1 36 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X3- 2017 hay kiến trúc văn hóa lâu đời đều tạo nên tính hấp dẫn cho du lịch nông thôn. Ở nông thôn, khu vực nào có càng nhiều tài nguyên nổi bật so với các địa phương khác thì khả năng hình thành điểm đến du lịch càng cao. Ngoài ra, tài nguyên du lịch phong phú cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các sản phẩm du lịch đặc thù. (2) Điều kiện vị trí, sự thuận tiện đi lại Du lịch nông thôn không đơn giản chỉ là chuẩn bị các chương trình du lịch mà bằng cách nào đó cần phải lôi kéo được du khách đến nữa. Vì vậy, một điều kiện quan trọng là vị trí và khả năng tiếp cận. Điều kiện vị trí là một trong những yêu cầu cần xem xét đầu tiên khi lập kế hoạch phát triển du lịch nông thôn. Do đó, chúng ta cũng cần xem xét tình hình phát triển chung của địa phương và các địa phương lân cận để làm rõ vị trí của điểm tài nguyên nông thôn đó về khả năng tiếp cận hoặc liên kết phát triển. Thiếu khả năng tiếp cận sẽ khó hình thành nên sản phẩm du lịch và tài nguyên dù phong phú chỉ vẫn ở dạng tiềm năng. Đây cũng là điểm hạn chế cho nhiều vùng nông thôn ở nước ta trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch. (3) Dịch vụ và các hình thức quản lý Khi đã có đầy đủ các điều kiện về chất lượng tài nguyên du lịch, điều kiện vị trí - đi lại như nói trên thì việc tạo ra sản phẩm du lịch có thể đm ra thị trường còn phụ thuộc và các dịch vụ đi kèm như vận chuyển, ăn uống, lưu trú Ngược lại, nếu trường hợp cả hai yếu tố này đều yếu thì tính cạnh tranh sẽ dựa vào giá trị, chất lượng của sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao độ thân thiện, hiếu khách của người dân v.v.. Điều 5, Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu trong du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)2 khẳng định: “Du lịch phải là hoạt động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng đồng sở tại. Theo đó, cộng đồng địa phương nên tham gia các hoạt động du lịch và chia sẻ quyền bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch đem lại.” Du lịch nông thôn khai thác chính các tài nguyên văn hóa và đời sống của người dân nông thôn, do vậy vai trò của cộng đồng địa phương càng đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp các dịch vụ cho du khách và được tham gia quyết định các phương thức phát triển du lịch tại địa phương. 2 quy-tac-ung-xu-toan-cau-ve-dao-duc-trong-du-lich-cua-unwto- unwto-global-code-of-tourism-ethics.html 2.3 Sản phẩm du lịch đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, độc đáo và đặc sắc so với sản phẩm du lịch thông thường nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trường du lịch, khai thác tốt các tài nguyên du lịch, các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững. Tính khác biệt của sản phẩm du lịch đặc thù được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa của địa phương nơi sản phẩm du lịch được phát triển, còn tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch đặc thù để phục vụ du khách, phát triển du lịch ở địa phương. Trong hoạt động du lịch, nếu sản phẩm du lịch có tính duy nhất (only one) hoặc tốt hơn các nơi khác có sản phẩm tương đồng (number one) thì rất dễ để quảng bá, thu hút được khách đến. Giống như các loại hình du lịch truyền thống, những sản phẩm cơ bản của du lịch nông thôn cũng bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cũng như lợi thế của từng vùng mà người dân địa phương có thể sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo riêng có. Nếu một vùng nông thôn có điều kiện tiếp cận không tốt, nhưng có những điều mà chỉ ở điểm đến đó mới có thể xem được, có thể trải nghiệm được, thì sản phẩm đó vẫn có thể thu hút khách đến. Hoặc một địa phương biết tạo sự khác biệt thông qua dịch vụ cung cấp cho du khách sẽ tạo được tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Các phân tích trên đây là cơ sở để chúng tôi đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác du lịch nông thôn tại An Giang. 3 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI AN GIANG 3.1 Tài nguyên du lịch nông thôn phong phú, đa dạng Địa hình An Giang mang đặc điểm nổi bật hơn so với các tỉnh lân cận trong khu vực khi có sự đan xen giữa địa hình đồng bằng châu thổ và đồi núi. Địa hình đồng bằng phù sa chiếm phần lớn diện tích tỉnh An Giang, trong đó có dạng đồng bằng cù lao trồng được nhiều loại cây hoa màu, vườn cây ăn trái, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông thôn như: cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Giêng, cù lao Tiên. Đồi núi An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao, độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài 100 km ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Sự đa dạng về độ cao kéo theo sự đa dạng về các kiểu TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ X3-2017 37 khí hậu, thực vật, tạo sự đa dạng về cảnh quan sinh thái. Đặc điểm nổi bật của An Giang còn có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, đan xen với 280 tuyến sông, kênh, rạch lớn, mật độ 0,72 km/km2 thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Sự đa dạng địa hình hình thành các kiểu nông thôn vùng núi, đồng bằng trong phạm vi nhỏ là một trong những điều kiện thuận lợi của du lịch nông thôn An Giang. Cung cấp cho du khách nhiều lựa chọn khi tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn tỉnh An Giang. Bên cạnh lợi thế về địa lý tự nhiên, các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch nông thôn ở An Giang cũng rất đa dạng và phong phú. Cộng đồng dân cư ở đây có nền văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Quá trình hình thành và phát triển đã để lại cho An Giang nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng (27 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh), các làng nghề thủ công truyền thống (mộc gia dụng, đan lát, dệt,) với kỹ năng độc đáo; nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng các dân tộc (bao gồm 1 lễ hội cách mạng, 14 lễ hội dân gian, 7 lễ hội văn hóa). Ngoài ra, những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực cũng đã tạo dấu ấn đặc trưng về văn hóa vô cùng hấp dẫn cho An Giang [5]. Qua khảo sát du khách, mức độ thu hút của du lịch An Giang nói chung và du lịch nông thôn An Giang khá cao, thể hiện qua việc nhiều địa danh du lịch đã được du khách biết đến. Các thắng cảnh tự nhiên, ẩm thực và văn hóa tín ngưỡng cũng là những yếu tố được du khách nhắc đến nhiều nhất (Bảng 1). BẢNG 1. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DU LỊCH AN GIANG ĐƯỢC DU KHÁCH NHẮC ĐẾN Số lượt trả lời Tỷ lệ (%) Các địa danh du lịch nổi tiếng 261 31,0 Các thắng cảnh tự nhiên 188 22,3 Đặc sản, ẩm thực 185 22,0 Du lịch tâm linh 96 11,4 Người dân thân thiện 53 6,3 Nhiều địa điểm du lịch mới lạ 24 2,9 Di tích lịch sử văn hóa đa dạng 21 2,5 Khí hậu ôn hòa 14 1,7 Tổng số lượt trả lời 842 100,0 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả 3.2 Chính sách ưu tiên phát triển du lịch của tỉnh An Giang là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về thương mại, do đó nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế được xác định theo thứ tự ưu tiên “nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và du lịch là hai mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh để tạo nền tảng phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng [6]. Định hướng quy hoạch phát triển du lịch phù hợp thế mạnh từng địa phương của tỉnh đã xác định hầu hết trọng điểm phát triển du lịch nằm trong khu vực nông thôn, với nhiều loại hình du lịch khác nhau như: - Du lịch sông nước - miệt vườn phát triển các huyện cù lao và xã Mỹ Hòa Hưng (Thành phố Long Xuyên) gắn với Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng; - Du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng phát triển hai huyện miền núi và một phần huyện Thoại Sơn; - Du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử tại các điểm du lịch Đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc, Khu di tích Óc Eo - Du lịch tâm linh kết hợp mua sắm, dịch vụ thương mại tại Châu Đốc, Tịnh Biên. Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược của tỉnh trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch nông thôn phong phú, đa dạng của tỉnh. 3.3 Hiện trạng phát triển du lịch nông thôn An Giang Từ năm 2007 đến nay, xác định thế mạnh du lịch dựa vào nông nghiệp, Hội nông dân tỉnh An Giang phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Hà Lan (Agriterra) đã triển khai dự án khai thác du lịch nông thôn để tạo thêm nguồn sinh kế cho cộng đồng địa phương tại 9 huyện/ thành phố của tỉnh. Khai thác được tối đa nguồn tài nguyên du lịch sẵn có của tỉnh phục vụ du lịch song song với hoạt động bảo tồn là mục tiêu chủ yếu của dự án. Từ khi An Giang tiến hành khai thác hoạt động du lịch nông nghiệp, loại hình du lịch này đã tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, đặc biệt ở các vùng nông thôn sâu, nơi còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa, hoạt động canh tác, lối sống sinh hoạt truyền thống. Ngoài ra, du lịch nông thôn còn góp phần thúc đẩy hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa, nâng cao lòng tự hào về địa phương của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua sự đầu tư về hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm phục du lịch. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch nông thôn còn được xem là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo số lượng đất canh tác nông 38 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X3- 2017 nghiệp, ổn định nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho cả nước [2]. Điển hình, tại cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) đã thí điểm triển khai mô hình du lịch nông nghiệp từ nhiều năm qua. Mô hình đã giúp quảng bá hình ảnh sông nước, con người An Giang với du khách trong và ngoài nước, vừa giúp người nông dân tăng thêm thu nhập gia đình, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tiến bộ, bền vững theo đúng mục tiêu chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang thời gian qua cho thấy, số lượng khách du lịch tham gia các chương trình du lịch nông thôn còn rất hạn chế. Đối với khách du lịch trong nước, tỷ lệ tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn còn thấp. Phần lớn khách du lịch nội địa chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ nghiên cứu. Khách quốc tế đến An Giang hàng năm chủ yếu tham gia vào các chương trình du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa. Do vậy nhiều xã, vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang có tiềm năng và ưu thế về du lịch nông thôn nhưng mức độ thu hút khách hiện vẫn còn thấp [5]. Tuy đã có nhiều địa phương, nhiều công ty du lịch xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch nông thôn song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ. Vì thế, khả năng thu hút khách còn hạn chế. Mặt khác, việc đào tạo nghiệp vụ cho cấp quản lý từ tỉnh đến địa phương, cộng đồng dân cư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Trong khi đó, để du lịch nông thôn phát triển thực sự rất cần sự tham gia tích cực từ chính cộng đồng tại địa phương. 4 KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH NÔNG THÔN Ở AN GIANG Từ thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang có thể nêu ra các giải pháp nhằm khắc phục các mặt còn hạn chế, nhằm khai thác hiệu quả hơn các sản phẩm du lịch nông thôn như sau: 4.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn Trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch nông thôn nói riêng, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng cần tập trung đầu tư nhằm cho ra đời các sản phẩm du lịch có chất lượng tốt. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần có kế hoạch xây dựng hệ thống sản phẩm có chất lượng, đặc sắc, đa dạng, có giá trị nhưng vẫn phải đảm bảo tôn trọng các yếu tố tự nhiên, văn hóa, cấu trúc hệ thống xã hội tại địa phương song song đó vẫn phải đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch. Trong quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nông thôn tại các địa phương cần tránh tổ chức thiếu điểm nhấn, dàn trải, chồng chéo, sản phẩm trùng lặp ở các địa phương có tổ chức hoạt động du lịch trong tỉnh và với các tỉnh lân cận. Đối với An Giang, là địa phương có nhiều sản vật gắn với hoạt động nông nghiệp và đời sống nông thôn, cần khéo léo khai thác các yếu tố này, vừa giúp cho du khách hiểu các đặc trưng văn hóa, sinh hoạt, ẩm thực, nghề thủ công của người nông dân An Giang, vừa tăng nguồn thu cho du lịch từ việc mua sắm của khách. Cũng cần lưu ý cả hình thức trình bày và dịch vụ đi kèm để làm tăng giá trị của các sản vật này, và một cách gián tiến tiếp, thông quan đó quảng bá cho hình ảnh của du lịch địa phương. Theo nhận xét của một doanh nghiệp du lịch thì ở An Giang “đặc sản thì có nhưng cách làm chưa có (). Đó là những cái tiêu xài của du khách, không phải mua quà đẹp đẽ quá, nhưng mà khang trang, làm cái túi hoặc cái hộp trân trọng người ta mua về tặng, () chớ người ta đâu muốn mua trong bao xốp về tặng.” (Ông Dũng, Công ty DVDL Khám phá Mekong). Ông Dũng cũng gợi ý về việc phát triển mạng lưới hướng dẫn viên, thuyết minh viên địa phương, những người mà theo ông có thể chuyển tải hết nét đẹp của thiên nhiên, văn hóa, con người của địa phương cho du khách. “Ai đến địa phương thì nên có dịch vụ của địa phương, () để thuyết minh cho du khách nghe có vẻ tốt hơn, còn hơn là hướng dẫn từ đầu Sài Gòn xuống. Từ đầu Sài Gòn xuống,() dù hướng dẫn viên từng trải, công ty lớn nhỏ nhưng cứ đến đây là (HDV) ngồi một chỗ, chỉ khách đi đến đó đó rồi hẹn chừng hai chục phút sau trở lại. (...), chứ không phải là dắt khách đi từng điểm để thuyết minh, nghe cho nó sống động hơn.” Đối với cơ sở lưu trú, mô hình homestay cần được chú trọng hơn, vì đây là mô hình lưu trú phù hợp nhất với du lịch nông thôn. Trước mắt, cần tăng cường khai thác hiệu quả hệ thống homestay trên cù lao Mỹ Hòa Hưng. Theo ông Trần Phước Nguyên, chủ một cơ sở homestay tại đây: “vẫn có khách thường xuyên, khi đông thì các hộ chia sẻ khách với nhau. Tuy nhiên, cần phải nghĩ ra thêm các hoạt động mới để tránh khách bị nhàm chán” (kết quả phỏng vấn sâu). Về lâu dài, đầu tư phát triển hệ thống homestay trên các cù lao trên sông TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ X3-2017 39 Hậu (cù lao Giêng, cồn Vĩnh Hòa) và khai thác các tài nguyên văn hóa dân tộc tại các cộng đồng người Chăm và Khmer cho du lịch nông thôn. Từ những ý kiến gợi mở này có thể thấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện hữu của An Giang không khó, nhưng cần đồng bộ và có sự hướng dẫn, giám sát hỗ trợ từ chính quyền và các ban ngành chức năng. 4.2 Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho du lịch nông thôn Để tạo sự thu hút chú ý của khách du lịch về loại hình du lịch mới như du lịch nông thôn thì cần tăng cường công tác quảng bá bằng nhiều phương thức khác nhau thông qua báo chí, truyền thông, kênh truyền hình, website, các trang mạng xã hội, hội chợ du lịch Thường xuyên đánh giá chất lượng, thực hiện các công tác khảo sát, điều tra xã hội học đối với khách du lịch, cộng đồng, các công ty du lịch nhằm khắc phục các thiếu sót, hạn chế do các bên phản hồi. Xác định thị trường, mục tiêu trọng điểm của loại hình du lịch nông thôn phù hợp theo từng giai đoạn để có công tác xúc tiến chuyên sâu, nhấn mạnh vào các sản phẩm đặc thù để đạt hiệu quả thu hút khách. 4.3 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực Tiếp tục các hạng mục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tạo sự thuận tiện cho du khách di chuyển đến các địa phương tham quan. Giám sát chất lượng các công trình giao thông, tránh việc đường giao thông xuống cấp một cách nhanh chóng như hiện nay. Cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn sạch sẽ, tránh tình trạng rác thải, chất ô nhiễm trên kênh rạch, các bên tàu. Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông đảm bảo nhu cầu thông tin cần thiết của khách du lịch khi đến địa phương. Trường hợp đường vào các điểm du lịch ở khu vực nông thôn chưa được cải thiện, gây khó khăn trong việc mời gọi du khách thì trong giai đoạn ban đầu nên có giải pháp liên kết với các điểm đến du lịch xung quanh để bán sản phẩm du lịch cho nhóm nhỏ hoặc những du khách thực sự quan tâm đến các giá trị tự nhiên, văn hóa của các điểm tham quan này. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Du lịch nông thôn đòi hỏi sự tương tác và tham gia của người nông dân địa phương rất cao. Nâng cao hiểu biết và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ “nhân lực du lịch” đặc thù này đòi hỏi có nội dung và hình thức đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, cần chú ý đến phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp sẵn có tại địa phương nhằm giải quyết vấn đề việc làm, phù hợp với đặc thù của địa phương, đồng thời góp phần giảm tình trạng suy giảm dân số nông thôn. 4.4 Dự báo các biến đổi để có quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp Nông thôn Việt nam nói chung, của An Giang đang thay đổi rất nhanh. Các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch nông thôn vì vậy cũng biến đổi. Trong quá trình biến đổi tất yếu này, có những tài nguyên cần được theo dõi, bảo tồn như văn hóa làng xã, tín ngưỡng, nghề truyền thống, Có những tài nguyên thay đổi khá nhanh chóng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như cảnh quan nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, tập quán canh tác Do vậy cần có dự báo những thay đổi này để quy hoạch phát triển du lịch nông thôn hợp lý, tránh đầu tư nhưng không thể khai thác lâu dài. Các tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, các thay đổi trên hệ thống sông Mê Kông,... cần phải được tính toán, trước khi quyết định qui mô đầu tư, loại hình và sản phẩm du lịch. Có thể lấy ví dụ các chương trình du lịch mùa nước nổi. Từ vài năm trở lại đây khi nước lũ không về, một số hoạt động du lịch không thể tiến hành được, đồng thời cảnh quan nông nghiệp trong thời kỳ này cũng không giống như các hình ảnh quảng cáo, làm du khách thất vọng. Vì vậy, nếu trước đây du lịch mùa nước nổi là một sản phẩm du lịch đặc thù của vùng nông thôn An Giang thì hiện nay việc đầu tư cho sản phẩm này sẽ khó có hiệu quả ổn định do sự biến động của nguồn tài nguyên du lịch này. Mặt khác, một khi du lịch phát triển thành công tại địa phương thì cũng có thể phát sinh các vấn đề thay đổi về mặt xã hội và môi trường ở địa phương (chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp). Do vậy, cần phải cân nhắc các tác động xã hội và môi trường khi phát triển du lịch nông thôn. 5 KẾT LUẬN Du lịch nông thôn được tiến hành triển khai ở các địa bàn nông thôn trong tỉnh An Giang trong thời gian qua đã thu được một số kết quả khả quan. Người dân có thêm thu nhập khi tham gia cung cấp các dịch vụ trong thời gian nông nhàn. Ý thức chung của cộng đồng trong các vấn đề bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn, bảo tồn, khôi phục hoạt động làng nghề, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, gia tăng khi có sự thăm viếng của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn được đầu tư nâng cấp. Bên cạnh sự tham gia tích 40 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X3- 2017 cực của cộng đồng địa phương là sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của các công ty du lịch, các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, quá trình phát triển du lịch nông thôn ở An Giang còn gặp những khó khăn, hạn chế. Du lịch nông thôn chưa có một hệ thống cơ sở lý thuyết tiêu chuẩn làm nền tảng pháp lý để tiến hành khai thác phù hợp với từng mô hình và điều kiện nông thôn cụ thể. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nhiều vùng nông thôn An Giang tuy đã đựơc đầu tư nhưng chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch chưa cao. Sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng thấp, kinh doanh du lịch còn mang tính chất mùa vụ chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách, thu nhập từ hoạt động du lịch chưa ổn định. Việc xây dựng các sản phẩm đặc thù cho du lịch nông thôn cần đạt được các mục tiêu kép là khai thác hợp lý các tiềm năng để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào việc phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn, góp phần vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. Được sự quan tâm đầu tư phát triển từ các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của người dân địa phương, trong thời gian tới du lịch nông thôn sẽ giúp An Giang tạo được dấu ấn trên bản đồ du lịch Việt Nam, với những sản phẩm độc đáo riêng của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thống kê tỉnh An Giang, Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2016, NXB Thanh niên , 07/2017 [2]. "Thông tin về dự án du lịch nông nghiệp do Agriterra (Hà Lan)," Hội Nông dân tỉnh An Giang, 2014. [Online]. Available: www.hoinongdanag.org.vn [3]. Trần Thị Tuyết Vân, Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015 [4]. B. Lane, "What is rural tourism?," Journal of Sustainable Tourism, vol. Volume 2, no. Issue 1-2: Rural Tourism and Sustainable Rural Development, pp. 7-21, 1994. [5]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lich An Giang giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (Thực hiện theo Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/07/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lich An Giang giai đoạn từ năn 2, 2016. [6]. UBND tỉnh Giang, Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 của tỉnh An Giang, ban hành kèm theo Quyết định số 228/QĐ-UBND ngày 29/01/2016. Võ Văn Sen đạt học vị Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam năm 1992. Cùng năm này, ông nhận được học bổng học giả của Đại học Harvard (Hoa Kỳ). Từ năm 1993 đến nay, ông là giảng viên chính của Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM. Ông cũng từng là giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Ngoại ngữ và Nghiên cứu Châu Á, Đại học Thương mại và Quản trị Kinh doanh Nagoya (Nhật Bản). Các nghiên cứu chính của ông là về lịch sử Việt Nam, khoa học chính trị và các vấn đề xã hội đương đại. Ngô Thanh Loan đạt học vị Cử nhân Địa lý trường Đại học Tổng hợp TP. HCM năm 1985, Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển học (Đại học Bách Khoa Liên bang Lausanne, Thụy sĩ) năm 1999 và Tiến sĩ Địa Lý (Đại học Montreal, Canada) năm 2006. Bà đã tham gia giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp TP. HCM, nay là trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, từ 1986. Bà là chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển đô thị, biến đổi khí hậu và du lịch. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 20, SỐ X3-2017 41 Orienting the explotation of specific products for rural tourism development in An Giang province Vo Van Sen, Ngo Thanh Loan University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM Abstract—An Giang is one of leading agricultural provinces An Giang is one of leading agricultural provinces of the Mekong Delta. With the extension of agricultural land over 79.95% of the entire province’s surface area and 69,25% of the population living in rural areas (Statistical Yearbook of An Giang Province, 2016), An Giang possesses all characteristics of rural settlements. Field observation shows that the development of rural tourism is, in many ways, proper to actual conditions of the province. Recently developed, rural tourism has brought positive change to provincial tourism industry, as well as to social, cultural and economic life of rural communities. Moreover, rural tourism has been contributing to the success of the governmental program of Building New Countryside. This paper analyzes the potential, actual situation and specific products of rural tourism in An Giang, in order to propose a suitable exploitation of rural specific tourism products for the province. Index Terms—rural tourism, specific tourism products, An Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf449_fulltext_1250_1_10_20181107_9091_2193895.pdf
Tài liệu liên quan