Diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính chảy qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Lê Ngọc Tuấn

Tài liệu Diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính chảy qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Lê Ngọc Tuấn: Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, N. L. P. Nguyệt, H. A. Kiệt, “Diễn biến xâm nhập thành phố Hồ Chí Minh.” 182 DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TRÊN CÁC SÔNG CHÍNH CHẢY QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Tuấn 1, Nguyễn Lê Phương Nguyệt 2, Huỳnh Anh Kiệt 3* Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến xâm nhập mặn (XNM) trên các sông chính chảy qua khu vực thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) như sông Nhà Bè, Sài Gòn, Đồng Nai trong 10 năm gần đây (2006 - 2015), bao gồm diễn biến độ mặn cao nhất, thấp nhất và trung bình; biên độ mặn mùa khô và theo tháng. Kết quả cho thấy, độ mặn trên các sông gia tăng, XNM có xu hướng ngày càng lấn sâu vào nội địa, đỉnh mặn thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 4. Sông Nhà Bè chịu ảnh hưởng của XNM lớn nhất (dao động từ 2,49 – 13,1‰ qua các năm), tiếp đó là các sông Đồng Nai (0,2 – 9,3‰), sông Sài Gòn (0,2 – 6,2‰), có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt cũng như cấp nước tại huyện Bình Chánh, Nhà Bè và...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính chảy qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Lê Ngọc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, N. L. P. Nguyệt, H. A. Kiệt, “Diễn biến xâm nhập thành phố Hồ Chí Minh.” 182 DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TRÊN CÁC SÔNG CHÍNH CHẢY QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Tuấn 1, Nguyễn Lê Phương Nguyệt 2, Huỳnh Anh Kiệt 3* Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến xâm nhập mặn (XNM) trên các sông chính chảy qua khu vực thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) như sông Nhà Bè, Sài Gòn, Đồng Nai trong 10 năm gần đây (2006 - 2015), bao gồm diễn biến độ mặn cao nhất, thấp nhất và trung bình; biên độ mặn mùa khô và theo tháng. Kết quả cho thấy, độ mặn trên các sông gia tăng, XNM có xu hướng ngày càng lấn sâu vào nội địa, đỉnh mặn thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 4. Sông Nhà Bè chịu ảnh hưởng của XNM lớn nhất (dao động từ 2,49 – 13,1‰ qua các năm), tiếp đó là các sông Đồng Nai (0,2 – 9,3‰), sông Sài Gòn (0,2 – 6,2‰), có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt cũng như cấp nước tại huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Do đó, đòi hỏi nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do XNM đến các ngành, lĩnh vực, là cơ sở hoạch định các giải pháp ứng phó tương thích, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ khóa: Khả năng thích ứng, Biến đổi khí hậu, Cộng đồng. 1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), nhiều nơi trên thế giới đang đối mặt với nhiều thiên tai như bão lớn, nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt tại Việt Nam [1]. BĐKH và nước biển dâng (NBD) gây sức ép lên môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng, ảnh hưởng lớn đến dòng chảy trên các sông bởi sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa [2-3], mực nước biển [4], gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình XNM, đặc biệt là ở những vùng cửa sông và ven biển. Việc giảm lượng nước ngọt thượng nguồn do gia tăng nhiệt độ và giảm lượng mưa vào mùa kiệt, kết hợp với dòng chảy triều tăng do mực NBD làm mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào nội đồng [5], ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh kinh tế như nông nghiệp [6], thủy sản [7], và hệ sinh thái tự nhiên, quan ngại nhất là nguồn nước sinh hoạt ở hạ lưu sông [8]. Nói cách khác, XNM trong bối cảnh BĐKH là một trong những thách thức lớn, cần nghiên cứu, đánh giá – tạo cơ sở thích ứng phù hợp. Trong những năm gần đây, độ mặn trên sông Sài Gòn ngày càng tăng. Tình trạng thiếu nước, XNM trong mùa khô diễn ra ngày càng gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cấp nước cho thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tại trạm bơm nước thô Hòa Phú (trên sông Sài Gòn thuộc huyện Củ Chi), từ cuối tháng 1-2016 đến nay, độ mặn thường xuyên trên ngưỡng 150 mg/L; nhiều đợt độ mặn vượt 250 mg/L, mỗi đợt kéo dài 2-3 giờ buộc Nhà máy nước (NMN) Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) phải ngừng lấy nước thô (tổng cộng 15 giờ). Tại khu vực cầu Hóa An (vị trí khai thác nước thô của các NMN Thủ Đức, BOO Thủ Đức, Thủ Đức 3), độ mặn cũng có xu hướng gia tăng, gây nhiều khó khăn cho vận hành và sản xuất. Do đó, tình hình XNM tại TPHCM cần được quan tâm quản lý, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Vì vậy, nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến XNM trên các sông chính chảy qua khu vực TPHCM (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Nhà Bè) trong 10 năm gần đây (2006-2015), bao gồm diễn biến độ mặn cao nhất, thấp nhất và trung bình, chỉ ra các khu vực nhạy cảm với XNM, tạo cơ sở cho việc Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 183 đề xuất các giải pháp thích ứng, giảm thiểu tác động của XNM, góp phần đảm bảo phát triển bền vững tại địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Số liệu độ mặn theo giờ tại các trạm Nhà Bè, Cát Lái, Thủ Thiêm (giai đoạn 2006-2015), trạm Long Đại, Lái Thiêu, cầu Ông Thìn, trạm Lý Nhơn (năm 2015) được thu thập tại Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ phục vụ đánh giá. Đặc điểm dữ liệu và phương án đánh giá diễn biến độ mặn tại các trạm quan trắc: Tại trạm Nhà Bè: độ mặn được quan trắc theo giờ từ tháng 2-6 hàng năm, tuy nhiên trong một tháng chỉ quan trắc khoảng 15 ngày không liên tục. Do đó, diễn biến độ mặn tại trạm Nhà Bè sẽ được đánh giá theo tháng (chọn các tháng mùa khô và tháng chuyển tiếp: từ tháng 2-5 hàng năm). Tại trạm Cát Lái và trạm Thủ Thiêm: độ mặn được quan trắc theo giờ tất cả các ngày trong tháng 4 hàng năm. Do đó, diễn biến độ mặn tại 2 trạm này được đánh giá theo ngày; đồng thời sự dao động của độ mặn được đánh giá qua biên độ tháng và biên độ ngày. Ngoài ra, số liệu quan trắc độ mặn định kỳ tại TpHCM (các trạm Bến Củi, Thị Tính, Phú Cường, Lái Thiêu, Long Đại, Kênh Xáng – An Hạ, Cống Kênh C, Cầu Ông Thìn, Lý Nhơn), Bình Dương (trạm Hóa An) và Đồng Nai (SW-DN-14, SW- DN-15, SW-DN-16, SW-DN-17, SW-DN-18, SW-DN-19, SW-NB-01, SW-DT- 01, SW-DT-02, SW-TL-02, SW-TV-05, SW-GG-01 và SW-GG-02) cũng được thu thập phục vụ đánh giá phân bố độ mặn cao nhất năm tại khu vực nghiên cứu (hình 1). 2.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel nhằm thống kê, xử lý các số liệu mặn từ dữ liệu thu thập. Độ mặn cao nhất ngày và thấp nhất ngày: Smax-ngày = max(Si); Smin-ngày = min(Si); trong đó Si là chuỗi giá trị mặn trong một ngày; Độ mặn trung bình ngày: Stb-ngày =   n 1i iS n 1 (Si là chuỗi giá trị mặn trong một ngày, n là số giá trị mặn đo trong một ngày); Độ mặn cao nhất năm và thấp nhất năm = Smax-năm = max(Sj); Smin-năm = min(Sj); trong đó Sj là chuỗi giá trị mặn trong một năm; Độ mặn trung bình năm = Stb-năm = (n là số ngày được đo trong năm); Biên độ mặn = Smax - Smin 2.3. Phương pháp GIS Phần mềm MapInfor 11.5 và Sufer 10.0 được sử dụng để thành lập bản đồ phân bố độ mặn cao nhất năm tại các sông chính chảy qua địa bàn TPHCM theo từng năm. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, N. L. P. Nguyệt, H. A. Kiệt, “Diễn biến xâm nhập thành phố Hồ Chí Minh.” 184 Hình 1. Sơ đồ vị trí các trạm quan trắc. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến độ mặn tại một số trạm quan trắc 3.1.1. Trạm Nhà Bè (a) (b) (c) Hình 2. Diễn biến độ mặn theo tháng tại trạm Nhà Bè giai đoạn 2006 – 2015: (a) cao nhất; (b) trung bình; (c) thấp nhất. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 185 Hình 2 thể hiện một số đặc trưng độ mặn tại trạm Nhà Bè trong giai đoạn 2006 - 2015 bao gồm: (1) Độ mặn cao nhất tháng; (2) Độ mặn trung bình tháng; (3) Độ mặn thấp nhất tháng; (4) Biên độ mùa khô. - Về độ lớn: trong giai đoạn 2006 – 2015, độ mặn cao nhất, trung bình và thấp nhất lần lượt dao động từ 4,5‰ - 16,6‰, 2,49‰ – 13,1‰ và 0,4 – 10,8‰. - Về diễn biến độ mặn trong mùa khô: các đặc trưng về độ mặn (độ mặn cao nhất, trung bình, thấp nhất) thường diễn biến tương đồng: cao nhất vào tháng 2 (2006, 2008, 2009, 2012 - 2015) hoặc tháng 3 (năm 2007, 2010, 2011); Thấp nhất ở tháng chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. - Về biên độ mặn: Trong giai đoạn 2006-2015, biên độ mặn mùa khô khá cao, dao động từ 9,3 – 14,7‰ (hình 3). Đối với biên độ mặn theo tháng, giá trị tương ứng tháng 2, 3, 4 và 5 lần lượt là 4,4 - 9,8‰, 5,7 – 10,7‰, 5,3 - 11‰ và 3,4 – 9,3‰. (a) (b) Hình 3. Biên độ mặn tại trạm Nhà Bè giai đoạn 2006 – 2015: (a) biên độ mặn mùa khô, (b) biên độ mặn theo tháng. Với các đặc trưng như trên, có thể thấy độ mặn tại trạm Nhà Bè khá cao và thiếu ổn định giữa các tháng trong năm hay giữa các năm – có khả năng gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động thích ứng XNM trong cả sinh hoạt và sản xuất. 3.1.2. Trạm Cát Lái Hình 4 thể hiện một số đặc trưng độ mặn vào tháng 4 hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2015. (a) (b) Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, N. L. P. Nguyệt, H. A. Kiệt, “Diễn biến xâm nhập thành phố Hồ Chí Minh.” 186 (c) Hình 4. Diễn biến độ mặn ngày trong tháng 4 tại trạm Cát Lái giai đoạn 2006 – 2015: (a) cao nhất; (b) trung bình; (c) thấp nhất. Về độ lớn: độ mặn cao nhất, trung bình và thấp nhất lần lượt dao động từ 0,2‰ - 10,4‰, 0,2 – 9,3‰ và 0,1 – 7,2‰. Về diễn biến độ mặn trong tháng 4: xu thế giảm từ đầu tháng đến cuối tháng (ngoại trừ năm 2009), theo đó, đỉnh mặn tại trạm Cát Lát có thể không thuộc tháng 4, cần thiết bổ sung quan trắc liên tục vào tháng 3 nhằm hoàn thiện dữ liệu phục vụ đánh giá. Về biên độ mặn: Hình 5 thể hiện các đặc trưng về biên độ mặn bao gồm (1) Biên độ mặn tháng 4; (2) Biên độ mặn ngày cao nhất; (3) Biên độ mặn ngày thấp nhất. Có thể thấy, biên độ mặn có xu thế biến đổi tương đối khác với các đặc trưng độ mặn còn lại - như biên độ mặn tháng 4 cao nhất vào năm 2010 (6‰) trong khi năm 2011 mới là năm có độ mặn cao nhất. Ngoài ra, biên độ mặn ngày trong hầu hết các năm đều xấp xỉ bằng biên độ mặn tháng 4 – cho thấy độ mặn biến động rất lớn trong một thời gian ngắn, có khả năng gây nhiều khó khăn cho quá trình thích ứng. Hình 5. Diễn biến biên độ mặn tháng 4 tại trạm Cát Lái giai đoạn 2006 – 2015. 3.1.3. Trạm Thủ Thiêm Hình 6 thể hiện một số đặc trưng độ mặn tại trạm Thủ Thiêm vào tháng 4 hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2015. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 187 (a) (b) (c) Hình 6. Diễn biến độ mặn ngày trong tháng 4 tại trạm Thủ Thiêm giai đoạn 2006 – 2015: (a) cao nhất; (b) trung bình; (c) thấp nhất. - Về độ lớn: độ mặn cao nhất, trung bình và thấp nhất lần lượt dao động từ 0,3 – 7,8‰, 0,2 – 6,2‰ và 0,1 – 5,3‰. - Về diễn biến độ mặn trong tháng 4: về cơ bản, diễn biến độ mặn có nhiều nét tương đồng với trạm Cát Lái -giảm dần từ đầu tháng đến cuối tháng (ngoại trừ 2008, 2009). - Về biên độ mặn: Hình 7 thể hiện các đặc trưng về biên độ mặn tại trạm Thủ Thiêm. Theo đó biên độ mặn tháng 4 cao nhất vào năm 2011 và thấp nhất vào năm 2012 (tương đồng với xu thế các đặc trưng độ mặn khác). Biên độ mặn ngày lớn nhất dao động từ khoảng 0,9 – 3,9‰. Hình 7. Diễn biến biên độ mặn tháng 4 tại trạm Thủ Thiêm giai đoạn 2006 – 2015. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, N. L. P. Nguyệt, H. A. Kiệt, “Diễn biến xâm nhập thành phố Hồ Chí Minh.” 188 3.2. Diễn biến độ mặn cao nhất tại các sông chính chảy qua khu vực TPHCM giai đoạn 2006 - 2015 Hình 8 thể hiện diễn biến độ mặn cao nhất năm trên các sông chính chảy qua khu vực TpHCM các trạm Nhà Bè, Cát Lái, Thủ Thiêm trong giai đoạn 2006 – 2015 với xu hướng biến động khá tương đồng. Độ mặn cao nhất giảm dần từ trạm Nhà Bè (12,2 – 16,6‰) đến trạm Cát Lái (3,1 - 10,4 ‰) và trạm Thủ Thiêm (1,5 – 7,8‰) -phù hợp với quy luật phân bố không gian. Độ mặn cao nhất ghi nhận vào năm 2011 ở tất cả các trạm, giảm mạnh vào năm 2012, sau đó tăng cao trở lại trong những năm 2013 - 2015. Trên sông Nhà Bè: Smax-năm tại trạm Nhà Bè cao nhất trong số các trạm quan trắc (dao động từ 12,2 – 16,6‰), nhất là năm 2011 -trùng với thời điểm mùa khô hạn nhất trong những năm gần đây. Hiện tượng El Nino cũng góp phần gia tăng độ mặn tại khu vực, gây bất lợi cho sản xuất và đời sống người dân khu vực sông Nhà Bè. Trên sông Sài Gòn - Đồng Nai (trạm Cát Lái): độ mặn lên cao nhất vào năm 2011 (10,4‰), sau đó giảm đột ngột năm 2012 (còn 3,1‰) và có xu hướng tăng cao trở lại. Trên sông Sài Gòn: độ mặn ghi nhận tại trạm Thủ Thiêm dao động từ 1,5 – 7,8‰. Tương tự, năm 2011 cũng ghi nhận độ mặn cao nhất trong chuỗi giá trị quan trắc. Hình 9 thể hiện phân bố độ mặn cao nhất khu vực Tp.HCM năm 2015: thấp trong nội đồng và cao dần về phía cửa sông. Huyện Cần Giờ và Nhà Bè chịu ảnh hưởng nhiều nhất của XNM. Trong đó, Cần Giờ chịu ảnh hưởng của ranh mặn lớn hơn 18‰ (tiến dần vào nội địa) và 33‰ đối với phần diện tích tiếp giáp biển. Ngoài ra, phía sông Nhà Bè, huyện Bình Chánh, quận 1, 2, 3 và 9 chịu nhiều ảnh hưởng của mặn với ranh mặn lên đến 7‰. Hình 8. Diễn biến độ mặn cao nhất năm tại một số trạm quan trắc khu vực TPHCM giai đoạn 2006 -2015. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 189 Hình 9. Phân bố độ mặn cao nhất trên các sông chính TPHCM năm 2015. TP.HCM là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngoài phát triển công nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng, đóng góp 17% GDP của địa phương [9]. Mặt khác, với sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chất lượng nguồn nước ngành nông nghiệp trên địa bàn cũng rất nhạy cảm với các tác động của XNM, phân bố ở các khu vực cụ thể như sau: Trồng trọt: cây lúa (huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, quận 9, huyện Cần Giờ); rau (Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, huyện Bình Chánh); Cây ăn quả (tập trung tại khu vực ven sông như Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ); Nuôi trồng thủy sản: huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, vùng nuôi tôm và nghêu huyện Cần Giờ. Có thể thấy, các vùng tập trung phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đều nằm trong khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi XNM. Đặc biệt là huyện Cần Giờ, luôn chịu ảnh hưởng bởi độ mặn >18‰, ảnh hưởng đáng kể đến cấp nước cũng như tưới tiêu nông nghiệp. Hóa học & Kỹ thuật môi trường L. N. Tuấn, N. L. P. Nguyệt, H. A. Kiệt, “Diễn biến xâm nhập thành phố Hồ Chí Minh.” 190 Ngoài ra, hệ thống cấp nước của thành phố cũng chịu tác động không nhỏ do XNM. Hai nhà máy nước lớn của thành phố là nhà máy nước Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) và nhà máy nước Thủ Đức (quận Thủ Đức) đối mặt với nguy cơ nguồn nước nhiễm mặn 4‰, có năm lên đến hơn 9‰ (năm 2011). 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến độ mặn (cao nhất, thấp nhất, trung bình, biên độ mặn) tại khu vực TPHCM giai đoạn 2006-2015. Kết quả cho thấy, độ mặn trên các sông chính có nhiều biến động và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn. Đỉnh mặn thường xuất hiện vào tháng 2 – tháng 4. Tuy nhiên, tại trạm Cát Lái và Thủ Thiêm, độ mặn tháng 4 có xu hướng giảm từ đầu tháng đến cuối tháng, có khả năng đỉnh mặn không thuộc tháng 4. Do đó, cần bổ sung quan trắc liên tục độ mặn vào tháng 3 nhằm hoàn thiện dữ liệu phục vụ đánh giá. Độ mặn trên sông Sài Gòn và Đồng Nai có xu hướng gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2015, cụ thể: độ mặn trung bình tại trạm Thủ Thiêm (sông Sài Gòn) tăng từ 0,2 – 6,2‰ và tại trạm Cát Lái (sông Đồng Nai) tăng từ 0,2 – 9,3‰. Sông Nhà Bè hiện chịu nhiều ảnh hưởng của XNM, độ mặn qua các năm là khá cao và thiếu ổn định (độ mặn trung bình dao động từ 2,49 – 13,1‰, biên độ mặn mùa khô dao động từ 9,3 – 14,7‰), tác động đến hoạt động dân sinh kinh tế tại huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Như vậy, diễn biến XNM tại TpHCM có dấu hiệu ngày một tăng cường, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu chi tiết về khả năng dễ bị tổn thương do XNM, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH, tạo cơ sở cho việc hoạch định các giải pháp thích ứng tương thích cũng như định hướng phát triển sản xuất tại địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. The Australian Foundation for the Peoples of Asia and the Pacific – AFAP Việt Nam. 2015. Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Available at: climate-change/ [2]. Lê Anh Tuấn, 2008. Giáo trình Thủy văn môi trường. Trường Đại học Cần Thơ. [3]. Lê Thị Thúy Vân, Nguyễn Nhật Trường, 2014. Nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông MEKONG trong những năm gần đây. Khoa địa chất trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Vũ Hoàng Hoa, Lương Hữu Dũng, 2009. Nghiên cứu, dự báo xu thế diễn biến xâm nhập mặn do nước biển dâng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ. Tạp chí Trường Đại học Thủy Lợi, số 27, 67 – 78. [5]. Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thu Hiền, 2012. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đến tình hình xâm nhập mặn dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường – Số 37. [6]. Nguyễn Hoàng Đan và cộng sự (2014), Dự báo tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn theo các kịch bản Biến đổi khí hậu đến đất canh tác lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, kỳ 1 tháng 11/2014, 9-16. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 191 [7]. Barlow P.M., 2003. Ground Water in Freshwater – Saltwater Environments of the Atlantic Coast. [8]. Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote (2012). Mô phỏng xâm nhập mặn đồng bằng sông cửu long dưới tác động mực nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2012:21b 141-150. [9]. Cục Thống kê TPHCM, 2015. Niên giám thống kê TPHCM năm 2015. ABSTRACT ASSESSING CHANGES IN SALTWATER INTRUSTION IN SOME MAIN RIVERS OF HO CHI MINH CITY This work aimed at assessing changes in saltwater intrusion (SI) in some main rivers of HoChiMinh City (HCMC) during the past ten years (2006- 2015), including changes in the highest, the lowest, and average salinities, at the same time, the amplitude of salinity in dry season and month at monitoring stations were also assessed. The results showed that SI in HCMC tended to increase and propagate into the infield, salty peaks often appear in February to April. Nha Be River is the most affected by SI (annual average salinity ranged from 2.49 – 13.1‰, the amplitude of salinity in dry season is high, ranged from 9.3 – 14.7‰). Dong Nai (0.2 – 9.3‰) and Sai Gon (0.2 – 6.2‰) rivers were followed with the increase trend of salinity by the time in the period of 2006-2015. It leads to the risks for water supply as well as negative impacts on socio-economic activities in Binh Chanh, Nha Be, and Can Gio districts. Thereby, studying and assessing vulnerability to SI of related sectors need carrying out, providing a basic for planning suitable coping solutions, especially in the context of climate change. Key words: Saltwater, Climate change, Salinity. Nhận bài ngày 04 tháng 7 năm 2017 Hoàn thiện ngày 28 tháng 8 năm 2017 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 Địa chỉ: 1 Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia TP.HCM); 2 Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môi trường; 3 Viện Nhiệt đới môi trường. * Email:anhkiet.moitruong@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_6984_2151831.pdf
Tài liệu liên quan