Đề thi tư tưởng Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề thi tư tưởng Hồ Chí Minh: [S] Đề thi tư tưởng HCM khoa D ngày 08/06/2009  Đề 07 Câu 1:Phân tích những quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Câu 2: Trong những quan điểm đó quan điểm nào là quan trọng nhất, quyết định việc vận dụng và phát triển tư tưởng HCm Đề 03 Câu 1: phân tích các đặc trưng bản chất của CNXH Câu 2: Trong thời đại hôm nay cần chú ý những điểm gì để xây dựng ĐCS VN Phân tích vai trò của Hồ CHí Minh trong giai đoạn 1920-1930 trong việc vận động tư tưởng thành lập đảng Chỉ ra tính khoa học và cách mạng chính sách của đường lối cách mạng sau tháng 7/1954 và những đường lối đó ảnh hưởng đó ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng 1975 sau này Đề 1: câu 1:Nêu quan điểm chung của Hồ chí Minh về văn hóa? Câu 2: vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa trong thời đại hiện nay? Đề 2:Câu 1:Phương hướng và nội dung vận dụng và phát triển Tư tưởng HCM Câu 2:Ý nghĩa học tập Tư tưởng HCM? Giải Đề Cương 24 câu hỏi ôn Tập Môn TT ...

doc16 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[S] Đề thi tư tưởng HCM khoa D ngày 08/06/2009  Đề 07 Câu 1:Phân tích những quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Câu 2: Trong những quan điểm đó quan điểm nào là quan trọng nhất, quyết định việc vận dụng và phát triển tư tưởng HCm Đề 03 Câu 1: phân tích các đặc trưng bản chất của CNXH Câu 2: Trong thời đại hôm nay cần chú ý những điểm gì để xây dựng ĐCS VN Phân tích vai trò của Hồ CHí Minh trong giai đoạn 1920-1930 trong việc vận động tư tưởng thành lập đảng Chỉ ra tính khoa học và cách mạng chính sách của đường lối cách mạng sau tháng 7/1954 và những đường lối đó ảnh hưởng đó ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng 1975 sau này Đề 1: câu 1:Nêu quan điểm chung của Hồ chí Minh về văn hóa? Câu 2: vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa trong thời đại hiện nay? Đề 2:Câu 1:Phương hướng và nội dung vận dụng và phát triển Tư tưởng HCM Câu 2:Ý nghĩa học tập Tư tưởng HCM? Giải Đề Cương 24 câu hỏi ôn Tập Môn TT HCM Câu 1: Chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước là cội nguồn sâu xa nhất, bền vững nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trả lời Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, từ tuổi nhỏ Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ bị áp bức bóc lột của bà con quê nhà, chứng kiến tội ác của bọn thực dân trước sự chết chóc của nhân dân ta, chứng kiến sự ươn hèn của bọn quan lại Nam Triều... đã nuôi dưỡng trong ông những tư tưởng yêu nước. Những tư tưởng yêu nước đó đã được Hồ Chí Minh cũng được bắt nguồn từ 4 truyền thống cơ bản: Chủ nghĩa yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử Việt Nam, đứng đầu bảng giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, là đạo lý, là niềm tự hào của cả dân tộc. Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái. Tinh thần lạc quan yêu đời, có cơ sở từ niềm tin vào sức mạhh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu. Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là chuẩn mực cao nhất đứng đầu là giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân vật truyền thuyết đến tên tuổi sáng ngời trong lịch sử.... để đã phản ánh chân lý đó một cách hùng hồn. Có thể nói, chủ nghĩa yêu nước là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Nó là cội nguồn sâu sa nhất, bền vững nhất cua tư tưởng Hồ Chí Minh. Như chính ông đã nói: “ Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi đến với Lenin, theo quốc tế III”. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của người. Hồ Chí Minh cũng đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Mọi học thuyết đạo đức tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được du nhập khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước. Câu 2: Vì sao Hồ Chí Minh khẳng định Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Trả lời Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 chứng tỏ những con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cơ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. Qua quá trình tìm tòi, Người đã khẳng định “ Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản” Vì những lí do sau: Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đã lỗi thời và đều bị đàn áp đẫm máu, không đáp ứng được yêu cầu cách mạng Việt Nam. Ở Việt Nam chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong nhất và có khả năng lãnh đạo cách mạng. Thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là giai cấp trọng tâm, có sứ mệnh lãnh đạo đối với dân tộc. Chính vì vậy mà người đã khẳng định “ Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc...” Câu 3 :Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc hàng đầu trong việc xây dựng đạo đức mới là gì? Vì sao? Trả lời Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc “ Nói đi đối với làm, phải nêu gương về đạo đức” là nguyên tắc hàng đầu trong việc xây dựng đạo đức mới. Vì: Nói phải đi đôi với làm mới đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân và có tác dụng với người khác. Nói nhiều làm ít, nói không làm, nói một đường làm một nẻo thì hiệu quả phản tác dụng. Nêu gương đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống, có ý nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển. Trong gia đình, đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái. Trong nhà trường đó là tấm gương của người lãnh đạo phụ trách đối với học sinh. Trong tổ chức tập thể, là tấm gương của người lãnh đạo phụ trách, của cấp trên đốivới cấp dưới. Trong xã hội, là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Đạo đức Bác Hồ là tấm gương chung của cả dân tộc, của các thế hệ Việt Nam mãi mãi về sau. Câu 4: Tại sao Hồ Chí Minh cho rằng thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Trả lời Nước ta là một nước lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh lực lượng sản xuất chưa phát triển, cần làm kinh tế nhiều thành phần để đảm bảo đời sống nhân dân, cung cấp kịp thời cho kháng chiến. Do đó tất yếu phải phát triển kinh tế nhiều thành phần. Năm 1953, Hồ Chí Minh đã nói: Nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tại vùng tự do. Đó là: + Kinh tế địa chủ, phong kiến bóc lột địa tô. + Kinh tế quốc doanh có tích chất XHCN + Kinh tế HTX tiêu thụ, HTX cung cấp, các tổ đổi công ở nông thôn có tính chất nửa XHCN + Kinh tế cá nhân của nhân dân và thợ thủ công mỹ nghệ + Kinh tế tư bản tư nhân + Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước) Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 4 chính sách mấu chốt: + Công tư đều lợi. + Chủ thợ đều lợi. + Công nông đều lợi. + Lưu thông trong ngoài. Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ngày càng phát triển, thành phần kinh tế phong kiến địa chủ bị tiêu diệt .Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN chỉ còn 5 thành phần kinh tế xếp theo thứ tự sau: A.Kinh tế quốc doanh B.Các hợp tác xã C.Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ công D.Tư bản tư nhân E.Tư bản nhà nước công tư hợp danh Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì quá độ là vì 2 lý do sau: - Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất khác nhau. - Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún. Những mảnh vụn ấy của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên CNXH. * Nếu hỏi vận dụng trình bày thêm Tiếp tục tư tưởng HCM, ĐH IX của Đảng khẳng định: Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Ngoài 5 thành phần kinh tế trên, ĐH IX khẳng định thêm 1 thành phần kinh tế mới là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nó sẽ giúp ta kêu gọi và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Đến ĐH X, Đảng đã ghép kinh tế tư bản vào với kinh tế tư nhân cho nên chỉ còn 5 thành phần kinh tế. Tư tưởng phát triển nhiều thành phần kinh tế của HCM ko chỉ đáp ứng kịp thời cho cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng chiến lược về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nề kinh tế nhiều thành phần của HCM vẫn là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Câu 5: Phân tích vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trả lời Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được tiếp thu văn hóa phương đông. Sau này, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã có một vốn hiểu biết văn hóa Đông – Tây kim cổ uyên bác. Người đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm kiến thức của mình. - Về Nho giáo, Người hiểu rõ những bất cập của Nho giáo như duy tâm, lạc hậu, tư tưởng đẳng cấp, khinh thường lao động tay chân, khinh thường phụ nữ... Tuy nhiên, người cũng chỉ ra những điều hay của Nho giáo như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học... Đó chính là những yếu tố tích cực của Nho giáo đã được Hồ Chí Minh khai thác xây dựng tư tưởng của mình. - Về Phật giáo, Phật giáo là tôn giáo, mà theo Người nhận xét: Tôn giáo là duy tâm. Do đó, Phật giáo cũng có tính chất 2 mặt. Mặt tiêu cực là thủ tiêu đấu tranh, khuất phục trước kẻ thù, an bài với số phận. Những mặt tích cực cần được khai thác đó là tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thế thương thân; Phật giáo cũng dạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch,giản dị, chăm lo làm điều thiện, để cao lao động, chống lười biếng. Phật giáo có tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ,chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, chủ trương khuyến khích con người tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc. - Về chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, người tìm thấy những điều thích hợp với Việt Nam, đó là độc lập, tự do và hạnh phúc - Đối với Văn hóa Phương Tây, sau 30 năm bôn ba ở nước ngòai mà chủ yếu là ở các nước châu Âu, người đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây, đặc biệt là của Pháp.Tại quê hương của lý tưởng, tự do, bình đẳng, bác ai, người đã được tiếp xúc với các tác phẩm của những nhà tư tưởng khai sáng như Vonto, Rutxo, Mongtetxkio,.. Đồng thời, Người cùng tham gia các hoạt động thực tiễn như cùng công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công, .. gắn mình với phong trào công nhân Pháp.Từ đó hình thành phong cách dân chủ, cách làm việc dân chủ ở người. Cũng nhờ những hoạt động lý luận và thực tiễn, Người rút ra kết luận: Dân khí mạnh thì không một súng ống nào có thể chống lại nổi. - Người cũng đã tiếp cận với chủ nghĩa Mac- Lenin, và đó đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp lý luận của mình.Nhờ vậy, Người đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng văn hóa nhân loại tạo nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Mình. Nhờ có chủ nghĩa Mac- Lenin, Người đã tìm ra quy luật phát triển tất yếu của nhân loại “ Tất cả các dân tộc sẽ đi lên CNXH, nhưng không phải dân tộc nào cũng đi lên CNXH bằng con đường như nhau. Mỗi dân tộc đem đặc điểm của dân tộc mình vào hình thức này hoặc hình thức khác của nền dân chủ để đi lên CNXH”. Cũng nhờ chủ nghĩa Mac- Lenin, Hồ Chí Minh đã đúc kết được kinh nghiệm của cách mạng thế giới và thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, tìm được con đường cứu nước đúng đắn: đó là con đường cách mạng vô sản mà cái đích là chủ nghĩ xã hội, là ấm no, tự do, hạnh phúc. Tóm lại, tất cả đã tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng thuộc hệ thống tư tưởng của giai cấp vô sản, mang tính cách mạng khoa học, sáng tạo, sâu sắc, triệt để, không giáo điều, sao chép. Câu 6: Vì sao Hồ Chí Minh khẳng định độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Trả lời: Một đất nước có độc lập tự do, thì đó phải là độc lập tự do thực sự không giả hiện. Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới. Quyền độc lập tự do được thể hiện qua 3 nguyên tắc: + Dân tộc đó có đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, địa lý. + Nền độc lập được thể hiện triệt để, nghĩa là mọi vấn đề chủ quyền của nước Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết; mọi ủng hộ cho quyền độc lập của Việt Nam được nhân dân Việt Nam hoan nghênh. Nước Việt Nam phải là của người Việt Nam. + Ý nghĩa và giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện bằng quyền tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, nhà ở, đi lại.. Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do, bình đẳng như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới. Vì tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Chính ví vậy, trong bản yêu sách 8 điểm gửi tới hội nghĩ Vecxay, Người đã đề cập đến 2 vấn đề: + Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho nhân dân Đông Dương. + Đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Trong suốt chặng đường dẫn dắt dân tộc ta đấu tranh giành độc lập, Người luôn luôn khẳng định độc lập tự do là chân lý, là lẽ sống, là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Năm 1945, khi thấy thời cơ giành độc lập đã đến, Người đã khẳng định “ dù có phải đốt cháy dãy núi Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập..” Cho đến cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Người đã kêu gọi, cổ vũ tình thần nhân dân bằng một lần nữa khẳng định” Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Hồ Chí Minh đã khẳng định và chứng minh độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm bằng cả quá trình đấu tranh vì độc lập dân tộc của dân tộc ta và cuối cùng đất nước Việt Nam đã hoàn tòan độc lập. Câu 7 : Để phát huy động lực con người VIệt Nam trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, theo Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải làm gì? Trả lời Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng thành công sự nghiệp chủ nghĩa xã hội cần phải xác định được mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Người, động lực chủ nghĩa xã hội có các yếu tố vật chất và tinh thần, chúng quan hệ và tác động với nhau. Trong đó, động lực con người - cộng động và các nhân là quan trọng nhất bao trùm lên tất cả. Để phát huy động lực con người, chúng ta cần phải: - Phát huy sức mạnh đoàn kết cả các cộng đồng dân tộc. - Phát huy sức mạnh con người với tư cách là cá nhân người lao động, bởi có phát huy sức mạnh các nhân mới có sức mạnh cộng đồng. Muốn phát huy sức mạnh cá nhân thì cần phải: + Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người: như thực hiện khoán, thưởng, phạt đúng đắn và nghiêm túc trong lao động sản xuất. + Tác động vào động lực chính trị - tinh thần: phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động – trong sở hữu, trong quá trình sản xuất và phân phối. Đây chính là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH. + Thực hiện công bằng xã hội: là tạo động lực cho chủ nghĩa xã hội. + Chống các phản động lực : đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; chống tham ô, lãng phí, quan liêu; chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng,... Câu 8: Vì sao HCM cho rằng trung với nước hiếu với dân là phẩm chất đạo đức quan trọng hàng đầu của người Việt Nam trong thời đại mới? Trả lời HCM cho rằng, đạo đức có vai trò to lớn đồi với hành vi của con ngưòi: Đạo đức tốt thì hành vi mới hợp quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; đạo đức không tốt thì tất yếu hành động trái quy luật. Đạo đức không phải từ trên trời rời xuống mà do con người tích cực và bền bỉ rèn luyện mà nên “ cũng như ngọc càng mài càmg sáng, vàng càng luyện càng trong”. Vậy trung với nước hiếu với dân là một phẩm chất cao đẹp và quan trọng hành đàu của con người Việt Nam trong thời đại mới. Về quan hệ đạo đức, mối quan hệ của mỗi người đối với đất nước mình và nhân dân mình, dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất trong tổng hoà các mối quan hệ của con người Về phẩm chất đạo đức, trung với nước hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Nó chi phối các phẩm chất đạo đức khác trong tư tưởng HCM trên cơ sở kế thừa và phát triển các phẩm chất đạo đức sẵn có của con người Việt Nam Trung với nước là suốt đời đấu tranh cho cách mạng, ra sức làm việc, giữ vững kỷ luật thực hiện tốt đường lối chính sách của đảng. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước giữ nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước. Hiếu với dân là hoà bình với quần chúng, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, cũng như làm cho dân tin, dân yêu, dân đoàn kết xung quanh đảng, hăng hái thực hiện đường lối của nhà nước. Vậy cần phải lấy dân làm gốc. Người lãnh đạo phải nắm vững dân tìn, hiểu rõ dân tâm,thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh,nâng cao dân trí, để người dân hiểu được quyền và trách nhiệm của mình, có như vậy mới được dân tin, dân mến, kính trọng, mới tạo ra được sức mạnh to lớn cho cách mạng. Trong thời đại mới hiện nay, khi các thế lực thù địch luôn chống phá nước ta thì phẩm chât này lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Câu 9: Chứng minh rằng chủ nghĩa Mac- Lênin là nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng HCM? Trả lời Tư tưỏng HCM là một hệ thống quan điểm về cách mạng Việt Nam không thể hình thành ngay trong một lúc mà trải qua quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển lớn mạnh của đảng ta và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng HCM được hình thành từ nhiều yếu tố. Trong đó chủ nghĩa Mác- LêNin là nguồn gốc quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng HCM. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (1980- 1911 ). Đây là giai đoạn cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành lớn lên khi đất nước mất độc lập tự do, sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 làm cho Ông nhận thấy muốn cứu nước cần phải có con đường các mạng mới. Ông chuần bị cho mình một vốn văn hoá dân tộc văn hoá phương Đông, văn hoá phương Tây một cách căn bản và sâu sắc tại trường Quốc Học Huế. Ban đầu Ông quan tâm tìm hiểu các phong trào tự do, bình đẳng, bắc ái và làm quen với văn hoá Pháp, hoài bão cứu nước được hình thành với hướng đi đúng và cách đi đúng. Hướng đi đúng ở đây là sang Pháp là nơi có bọn tực dân đang thống trị, cũng là nước có nền đại công nghiệp phát triển, cũng là nơi quê hương của tự do, độc lập bắc ái … Đây là nền tảng vững chắc để Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Giai đoạn Người tìm tòi khảo nghiệm con đường cứu nước (1911 – 1920). Trong vòng 10 năm đầu, Người luôn hoàn thiện về các mặt văn hoá, vốn chính trị, vốn về thực tiễn như học viết báo, thành lập các hội liên hiệp thuộc địa Pháp, tham gia đảng Xã Hội Pháp, rồi Người đã làm tới 12 nghề khác nhau tư phóng viên, hoạ sĩ … Chính nhờ Người đã bôn ba khắp các châu lục tìm hiểu cách mạng thế giới và cuộc sống của nhân dân các nước. cuối cùng Người đã hiểu rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản mới giải phóng được cácdân tộc thuộc địa khỏi ách áp bức nô lệ. Được tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tìm được cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng mình. Nhờ vậy Người đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng HCM. Quyết đi theo con đường mà mình đã chọn, tháng 8/1919 Người đã dũng cảm đưa 8 yêu sách lên hôi nghị VECXAY đòi tự do cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận 8 yêu sách do Người đưa lên nhưng hiện tương đó đã cho thấy dấu hiệu mới đang lên cho nhân dân các nước thuộc địa nói chung và nhân Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, Người còn tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp, uỷ viên chủ tịch đoàn Quốc tế nhân dân, cán bộ của quốc tế cộng sản. Tất cả các việc làm trên đã cho ta thấy bản lĩnh chính trị không một chính khách trẻ tuổi ở Việt Nam có thể so sánh được. Bản lĩnh ấy đã tạo nên khả năng độc lập tự cư sáng tạo khi ông tiếp thu chủ nghĩa Mac- Lênin. Người không bị rời vào sao chếp giáo điều, rập khuôn mà tiếp thu có chọn lọc, phát huy những nguyên ký phù hợp với Việt Nam. Cuối 1920, Người được tiếp xúc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, Người đã tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Từ đây Người bắt đầu học chủ nghĩa Mac- Lênin, sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến về chất của tư tưởng HCM từ chủ nghĩa Mac đến chủ nghĩa Mac- Lênin, từ giác độ dân tộc đến giác độ giai cấp, từ người yêu nước đến người cộng sản và tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Vậy chủ nghĩa Mac- Lênin chính là phân tinh tuý của tư tưởng HCM. Nhiều người Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng của Người, chính nhờ tư tưởng của người mà họ đã thay đổi thay đổi hoàn toàn hành động của mình từ tự phát sang tự giác, từ người yêu nước sang người cộng sản … Câu 10: Vì sao HCM cho rằng để giải quyết vấn đề dân tộc cần kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế? Trả lời HCM không giống những người đi trước, Người giải quyết vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của chủ nghĩa Mac- Lênin, giành độc lập để đi lên CNXH, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra Chủ nghĩa Mac- Lênin cho rằng: Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường của một giai cấp nhất định. Trong thời đại ngày nay, chỉ có theo lập trường của giai cấp công nhân thì vấn đề dân tộc mới được giải quyết đúng đắn và triệt để. HCM cũng đồng ý như vậy nhưng Người cho rằng để giải quyết vấn đề dân tộc cần kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Cần kết hợp dân tộc và giai cấp vì trong xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến, giải phóng dân tộc thực chất là giải phóng giai cấp nông dân do giai công nhân lãnh đạo. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam có quan hệ mất thiết với nhau vì đế quốc và phong kiến đã câu kết chặt chẽ để thống trị Việt Nam. Ở Việt Nam, quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp thống nhất. khi quyền lợi giai cấp mất thì quyền lợi dân tộc cũng không còn. Khi chưa có độc lập, nhà máy thuộc trong tay giai cấp TS, ruộng đất trong tay ĐQ, PK. Vậy cần phải đấu tranh để giành độc lập dân tộc, giành ruộng đất về cho nông dân. Độc lập dân tộc gắn liền với CHXH là vì cả 2 cuộc cách mạng chỉ ó thể là sự nghiệp của CNCS và cách mạng thế giới. Đây là vấn đề HCM xác định rất dứt khoát từ những năm 1930, Người nói răng “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có còn đường nào khác là cách mạng vô sản” Tư tưởng này phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản. Đồng thời, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Theo Người, độc lập dân tộc là điều kiện cơ bản để xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập dân tộc vững chắc đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân tạo điều kiện giải phóng con người. Đấu tranh cho dân tộc mình độc lập đồng thời độc lập cho dân tộc khác là vì dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và quyền độc lập dân tộc là bất khả xâm phạm của mõn quốc gia trên thế giới. 1924, khi ở Anh Người đã nói “ chúng ta phải đấu tranh cho tự do của các dân tộc khác như đấu tranh cho dân tộc ta ”. Chính Người là người khởi xướng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa ở thế kỷ 20. HCM đã đề cao tinh thần dân tộc tự quyết nhưng HCM luôn coi trọng nhiệm vụ quốc tế của nhân dân Việt Nam. Người chủ trương ‘ phải bằng thắng lợi của công nhân mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới’’. Đó là tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại và một nhà quốc tế trong sáng Vậy các dân tộc thuộc địa cần giải phóng phải dựa vào sức mình là chính, không phụ thuộc vàp cách mạng vô sản ở chính quốc. Cho nên các dân tộc thuộc địa không nên trông chờ, ỷ lại mà phải tự cứu mình. Đây là một tư tưởng đúng đắn và đã được chứng minh trong suốt qua trình cách mạng Việt Nam Câu 11: Theo HCM, việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế có tác dụng to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Hãy nêu lên tác dụng đó? Trả lời: HCM đã khẳng định muốn có độc lập thực sự về chính trị phải có độc lập về kinh tế. Tuy nhiên độc lập tự chủ về kinh tế không có nghĩa là đóng cửa khép kín, mà ngược lại cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển sản xuất, nhất là trong điều kiện ngày nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, vấn đề hội nhập và hợp tác đang là xu thế của thời đại. HCM đã nhận thức rất sớm xu thế của thời đại, sức mạnh của sự hợp tác quốc tế. Người cho rằng: “ Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương đông chính là sự đơn độc”. Cho nên Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác quốc tế. Đó là yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Sự hợp tác quốc tế trong tư tưởng HCM trước hết là để phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Nước Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ kinh tế khoa học kỹ thuật còn cách xa so với trình độ của nhiều nước trên thế giới. Cho nên Việt Nam phải mở rộng quan hệ của mình để học tập, để tiếp thu kinh nghiệm. Việc mở rộng quan hệ quốc tế mang laịi rất nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hợp tác sẽ giúp Việt Nam trao đổi sản phẩm với các nước. Chúng ta cần nhiều dụng cụ , máy móc và hang hoá của các nước, và chúng ta có thể cung cấp cho họ lương thực, cây công nghiệp và khoáng sản. Hợp tác quốc tế giúp chúng ta tranh thủ được nguồn lực của nước ngoài, tận dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển kinh tế, giúp chúng ta học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc công nghiệp của nước bạn. Qua hợp tác quốc tế, các nước phát triển sẽ đầu tư vốn vào Việt Nam, góp phần đẩy manh phát triển kinh tế Nhờ có hợp tác chúng ta sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ của các anh em, đó là một nguồn rất quan trọng. HCM coi đó cũng như cái vốn ban đầu để giúp ta phát huy những nguồn nội lực trong nước, nhất là khi nước ta còn đang chiến tranh, gặp nhiều khó khăn. Theo HCM, mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật, mọi nguồn lực văn hoá đã được tạo ra đều là tài sản chung của nhân loại. Giai cấp tư sản đã biết tận dụng thành tựu đó để làm giàu thì chúng ta cũng phải tận dụng nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên theo HCM chính sách đối ngoại của Việt Nam là “ Làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù án với một ai”. Chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, kể cả các nước không cùng chế độ xã hội, cả nước đã từng xâm lược Việt Nam. Trong khi hợp tác với các nước, phải luôn cảnh giác với những kẻ lợi dụng hợp tác để xâm lược. Câu 12: Tại sao HCM cho rằng “ Cần kiệm liêm chính chí công vô tư” là phẩm chất quan trọng của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay? Trả lời Theo Hồ Chí Minh, “ Cần kiệm liêm chính chí công vô tư” là phẩm chất đạo đức trung tâm, gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. - Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo. - Kiệm tức là tiết kiệm về mọi mặt: về lao động, thời gian, tiền của,…, không phô trương hình thức, chè chén lu bù - Liêm tức là liêm khiết, trong sạch, không tham lam, “ không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình… “ - Chính tức là chính trực với bản thân và với người khác. Với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, với người không nịnh hót kẻ trên, xem thường kẻ dưới, không dối trá, lừa lọc. - Chí công vô tư là đặt lợi ích công lên lợi ích cá nhân. Nó đối lập với chủ nghĩa cá nhân, mà chủ nghĩa cá nhân là một thứ giặc nội xâm rất nguy hiểm, nếu không vượt qua được thì bất cứ ai cũng không thể vượt qua được những hành vi vô đạo đức. Đối với mọi người, phẩm chất này có hay không, có nhiều hay ít đều được thể hiện qua hoạt động thực tiễn, trong đời công cũng như đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công việc người đó làm, những cương vị người đó đảm nhiệm. Trong cuộc sống nếu sự đôi trá vẫn còn tìm được sụ ẩn náu, thì những thói lười biếng, xa phí, bất liêm, bất chính thu vén lợi ích riêng tư, lamg hại lợi ích chung…. sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Do đó “ cần kiệm liêm chính chí công vô tư” là rất cần thiết đối với con người Việt Nam cả khi đất nước còn phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược rất tàn bạo do chủ nghĩa thực dân đế quốc gây ra, đặc biệt là khi đất nước đang phát triển trong xây dựng hoà bình. Đây không phải chỉ là yêu cầu về đạo đức mà còn là yêu cầu của chính sự phát triển kinh tế. Theo HCM “cần kiệm liêm chính chí công vô tư” có quan hệ mật thiết với nhau. “cần kiệm liêm chính chí công vô tư” là bốn đức của con người, thiếu một đức thì không thành người cũng như trời có bốn mùa, đất có bốn hướng, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một hướng thì không thành đất. Bồi dưỡng phẩm chất “cần kiệm liêm chính chí công vô tư” sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách: “ giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển bay, uy vũ không thể khuất phục”, và có thể “ trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa đám nhi đồng”. Nhưng đây là một vấn đề rất phức tạp, nói dễ làm khó và trong cuộc sống vẫn thường hay vi phạm bởi vì nó đụng chạm tới nhiều lợi ích cá nhân, tập trung nhất là chức quyền, danh lợi, mà nếu không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân thì bất cứ ai cũng có thể xa vào những hành vi vô đạo đức. Câu 13: Vai trò của nhân tố chủ quan “ những phẩm chất cá nhân của HCM đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng HCM là vô cùng quan trọng”. Hãy chứng minh điều đó. Trả lời: Những nhân tố chủ quan đó là “ những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh” có vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng của Người . HCM có tư duy độc lập, tự chủ, sang tạo, cộng với khả năng phân tích, phê phán tinh tường, sang suốt, đã giúp người co được tầm nhìn chiến lược rộng lớn và nhận định chính xác. Kiên trì khổ công rèn luyện nên đã tiếp thu được kiến thức rất phong phú của nhân loại, kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế, tiếp nhận chủ nghĩa Mac – Lenin. Người có trái tim yêu nước thương dân, thương yêu những người cùng khổ, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, sẵn sàng chịu đựng hy sinh cao nhất vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào. Nhờ có những phẩm chất cá nhân hiếm có, những năng lực đặc biệt mà HCM đã biết kết hợp những tinh hoa của dân tộc, của thời đại thành tư tưởng của mình để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Cũng có nhiều người Việt Nam đã tham gia vào Đảng xã hội Pháp và nhiều người thuộc địa đọc được luận cương của Lênin, nhưng chỉ có HCM mới thấy được con đường chân chính để giải phóng dân tộc. Trong khi bôn ba khắp thế giới, HCM đã biết đến nhiều chư nghĩa khác nhau, nhưng người cho rằng: “ Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa ML”. Câu 14: Vì sao để giành thắng lợi cho cuộc CM giải phóng dân tộc ở Việt Nam, HCM lại chủ trương dùng bạo lực Cách mạng Trả lời Bạo lực là bà đỡ của mọi chính quyền Cách mạng, bạo lực là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng và cách mạng Việt Nam không nằm ngoài quy luật ấy. HCM sớm nhận thức được sự tàn bạo và ngoan cố của Chủ nghĩa thực dân, ông nói độc lập tự do không thể cầu xin mà có được, chủ nghĩa thực dân bản thân nó là một hành động bạo lực. Vì vậy HCM chủ trương phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chủ nghĩa thực dân dành độc lập dân tộc. Đó là bạo lực của quần chúng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang và kết hợp các hình thức đấu tranh đó. Không có bạo lực cách mạng của quần chúng thì không thể đánh thắng kể thù bởi chúng luôn chủ trương dùng bạo lực phản cách mạng để đàn áp duy trì sự thống trị của chúng đối với động đảo nhân dân. Với HCM, tư tưởng bạo lực Cách mạng và tư tưởng nhân đạo hoà bình luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Người không muốn chiến tranh vì chiến tranh là chết chóc, đổ máu. Nhưng khi kẻ thù bắt buộc thì ta phải cầm súng chiến đấu quét sạch nó đi. Câu 15: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước theo HCM được thể hiện như thế nào? Trả lời Nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp, phải phục vụ cho lợi ích của một giai cấp nhất định. Nhà nước mà HCM xây dựng mang bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp đó biểu hiện: Nhà nước do ĐCSVN lãnh đạo; Nhà nước lấy liên minh công nông làm nòng cốt và Nhà nước hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta không làm triệt tiêu tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của dân tộc. Sự thống nhất đó biểu hiện ở chỗ nhân ta đã hy sinh xương máu để xây dựng nên Nhà nước đó. Nhà nước đó lại bảo vệ lợi ích của nhân dân, luôn lấy lợi ích của cả dân tộc làm trọng. Câu 16: Tính nhân văn cao cả trong tư tưởng HCM về kinh tế được thể hiện như thế nào trong quan điểm của người về mục đích đường lối chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước ta? Trả lời Mục đích của đường lối kinh tế là nâng cao đời sống nhân dân như HCM đã nói “Tất cả những việc Đảng, Chính phủ đề ra đều nhằm cải thiện đời sống nhân dân, làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn khá giả, người giàu thì giàu thêm, làm gì mà không nhằm mục đích ấy là không đúng”. Mục đích này quyết định cơ cấu kinh tế và mô hình kinh tế. Do vậy, quan điểm của HCM về nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát triển sản xuất và tự nhân dân làm lấy là chính, sản xuất là gốc, sản xuất là nước, nước nâng dâng thuyền lên cao, tăng lương phải trên cơ sơ tăng sản xuất, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với nâng cao đời sống, công bằng xã hội về hưởng thụ các kết quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế do nhân dân làm ra là chính. Nhà nước hướng dẫn cho nhân dân tự nâng cao đời sống của mình.Khi có khó khăn về kinh tế nhà nước phải báo cho nhân dân biết để tìm cách khắc phục không giấu giếm. Đó chính là tính nhân văn cao cả trong tư tưởng HCM. Câu 17: Chứng minh rằng đến năm 1930, tư tưởng HCM về con đường Cách mạng Việt Nam đã cơ bản hoàn thành? Trả lời Tư tưởng HCM không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người. Tư tưởng HCM từ khi bắt đàu hình thành đến khi hoàn thành về cơ bản đã trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1890-1911: Hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi, chí hướng cứu nước, giải phóng dân tộc. - Giai đoạn 1911-1920: tìm tòi, nghiên cứu. khảo sát thực tế, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. trở thành người cộng sản theo chủ nghĩa quốc tế vô sản, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo lập trường vô sản. - Giai đoạn 1921-1930: hình thành cơ bản tư tưởng về con đường CM Việt Nam , khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước. Tháng 2-1930, Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập ĐCS Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình và điều lệ tóm tắt của Đảng. Các văn kiện này cùng với 2 tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản trước đó là Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925) và Đường cách mệnh (1927) đã đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng HCM về con đường cách mạng của Việt Nam. Bởi vì, đến đây, HCM đã tìm thấy lời giải cho những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam, cụ thể: Xác định rõ con đường, mục tiêu của Cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản mà nội dung là “ làm tư sản dân quyền thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, thực chất là con đường độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Xác định Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới. Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là ĐCS Động lực của cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nông. Phương pháp cách mạng là dùng bạo lực cách mạng để dành và giữ chính quyền nhà nước, bảo vệ các thành quả cách mạng. Câu 18: Vì sao Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng Việt Nam muốn dành được thắng lợi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời Cách mạng trước hết phải có Đảng lãnh đạo để trong thì vận động tổ chức dân chúng, ngòai thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản các nước ở khắp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái vững thuyền mới chạy. Phải có một tổ chức chính trị vững mạnh, đứng ra lãnh đạo tổ chức quần chúng thì cách mạng mới có thể tiến hành, mới găn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới làm cho công cuộc đấu tranh ngày càng rộng và lớn mạnh và dành được thắng lợi cuối cùng. Câu 19: Nhà nước của dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh là gì? Trả lời Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thì sẽ đưa ra nhân dân phán quyết. Nhân dân ủy quyền cho các đại biểu của mình đề ra, đồng thời nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu họ tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Dân là chủ, dân được hưởng mọi quyền lợi dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Câu 20: Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng : trồng người là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trả lời: Hồ Chí Minh nói: Vì lợi ích trăm năm phải trồng người, câu nói này cho thấy trồng người là lợi ích lâu dài. Hồ Chí Minh nhìn nhận vấn đề giáo dục đào tạo như một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi từ giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu đào tạo trong chiến lược trồng người là nhằm: Tạo ra những công dân tốt, cán bộ tốt, những người kế tục xứng đáng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta. Học để có kiến thức chuyên môn tốt, tay nghề giỏi, làm việc có hiệu quả và năng suất cao. Mục đích lâu dài là học đề làm người Câu 21: Động lực chủ yếu của CNXH ở nước ta là gì? Phân tích? Trả lời: Theo HCM động lực của CNXH bao gồm các yếu tố vật chất và tinh thần: động lực chính trị, kinh tế, văn hóa… ,chúng quan hệ và tác động lẫn nhau. Trong đó, động lực con người trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân là quan trọng nhất, bao trùm lên tất cả. Để phát huy động lực con người cần phải: - Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc: Đây là sức mạnh con người trên bình diện cộng đồng, động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Sức mạnh cộng đồng là sức mạnh của tất cả các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức, kể cả những nhà tư sản dân tộc, các tổ chức và đoàn thể, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào trong nước và đồng bào ở nước ngoài. Muốn phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc phải xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng cộng sản lãnh đạo & lấy liên minh công nông trí thức làm nòng cốt. - Phát huy sức mạnh con người với tư cách là cá nhân người lao động. Giữa cộng đồng & cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ & trực tiếp. Có phát huy sức mạnh của cá nhân mới có sức mạnh cộng đồng. để phát huy sức mạnh của cá nhân người lao động, theo HCM : cần tác động vào nhu cầu & lợi ích của con người; đồng thời phải tác động vào các động lực chính trị-tinh thần vì dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. HCM hiểu sâu sắc rằng, hành động của con người luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Đi vào CNXH, Người chú ý kích thích động lực mới-là lợi ích cá nhân chính đáng của người lđ. Người chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hòa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân như thực hiện khoán, thưởng, phạt đúng đắn và nghiêm túc trong lđ sản xuất. Bên cạnh đó còn phải phát huy quyền làm chủ & ý thức làm chủ của người lđ… - Thực hiện công bằng xã hội. Theo HCM, thực hiện công bằng xã hội không phải là cào bằng bình quân. Người căn dặn: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Muốn tạo động lực cho CNXH còn cần phải chống các phản động lực, khắc phục những trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH như: + Chống chủ nghĩa cá nhân và nó là kẻ địch hung ác của CNXH, nó là bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác. Còn chủ nghĩa cá nhân CNXH chưa thể thắng lợi được. + Chống tham ô, lãng phí, quan liêu vì nó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Nó phá hoại động lực quan trọng nhất của CNXH là con người. + Chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỉ luật vì nó làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng đi lên CNXH + Chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập…để tạo điều kiện hình thành và phát triển các động lực của CNXH. Câu 22: Nhà nước do dân theo quan điểm HCM là gì? Trả lời: - Phải là Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động - Nhà nước đó do dân phê bình, giúp đỡ, xây dựng - Tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Các cơ quan Nhà nước không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của dân thì dân có quyền bãi miễn họ. Câu 23: Vì sao HCM thường xuyên quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức Cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân? Trả lời - HCM cho rằng, đạo đức có vai trò to lớn đối với hành vi của con người: đạo đức tốt thì hành vi hợp quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; đạo đức không tốt thì tất yếu hành động trái quy luật. Đạo đức không phải từ trên trời rơi xuống mà do con người tích cực và bền bỉ rèn luyện mà nên, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong - HCM coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Người vẫn thường nói, đối với con người, có sứa mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ sự nghiệp độc lập dân tộc và CNXH là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề, con đường đi đến độc lập dân tộc và CNXH là con đường dài, không phải một đại lộ thẳng tắp. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và của nhuều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mọi gia đình và mỗi người trong xã hội ta. - Đối với người cách mạng, đạo đức là những phẩm chất đòi hỏi cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đạo đức cao đẹp đối với GCCN, nhân dân lđ, với cả dân tộc mình. Cái tâm cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hang ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh. Phải có tâm có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác-Lênin và đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào cuộc sống. Chính vì vậy mà HCM thường xuyên quan tâm chăm lo việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân. Câu 24: : Để xây dựng và phát triển kinh tế nước ta trong giai đoạn đầu quá độ lên CNXH, HCM đã lựa chọn cơ cấu kinh tế ngành như thế nào? Người đã dùng hình ảnh gì để chỉ quan hệ mật thiết giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình đi lên CNXH? Trả lời Quan điểm của HCM về lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế của nước ta -Khi miền Bắc bước vào xây dựng CNXH, HCM quan tâm đến cơ cấu kinh tế hợp lý. Lựa chọn cơ cấu kinh tế nào cho có hiệu quả kinh tế cao.Theo ông, Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ chặt trẽ với nhau như 2 chân đi đều thì mới nhanh, nhưng chú trọng phát triển nông nghiệp toàn diện gồm: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, làng nghề, ngành nào cũng quan trọng nhưng lúc này nông nghiệp là hàng đầu vì: + Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên, vai trò của nông nghiệp ở nước ta rất lớn. +Phát triển nông nghiệp ở nước ta phải trong mối liên hệ với các ngành kinh tế khác, trong đó quan hệ với công nghiệp là quan trọng nhất.Hai ngành này có quan hệ biện chứng tác động thúc đẩy lẫn nhau. Tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là tăng cường liên minh công nông. -Nước ta tất yếu phải CNH XHCN, công nghiệp là ngành quan trọng nhất nhưng điểm bắt đầu của CNH ở nước ta là từ nông nghiệp trên cơ sở CN nhẹ, thủ công nghiệp. Cách thức CNH ở nước ta là từ nông nghiệp-> công nghiệp nhẹ rồi đến công nghiệp nặng. -Để thúc đẩy quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp thương nghiệp lại giữ vai trò quan trọng.Nếu thương nghiệp bị đứt thì ko liên kết đc nông nghiệp với công nghiệp, ko củng cố đc liên minh công nông. Người đã dùng hình ảnh để chỉ quan hệ mật thiết giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình đi lên CNXH là “Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ chặt trẽ với nhau như 2 chân đi đều thì mới nhanh”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề thi tư tưởng Hồ Chí Minh.doc