Đề tài Xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 450m3/ngày đêm

Tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 450m3/ngày đêm: LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: BGH Trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các quý Thầy Cô trong Khoa Môi Trường và Công nghệ sinh học. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô: Trịnh Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cám ơn phòng Môi Trường của công ty khỉ Việt Nam đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến công ty trách nhiệm hữu hạn XDTMDV và MT Hưng Thịnh. Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ và hỗ trợ em trong suốt thời gian học tập. TPHCM ngày 04 tháng 07 năm 2011 SVTH NGUYỄN ĐẠI TRUNG MUÏC LUÏC —&– LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………..8 DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………9 DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ……………………………………………………..12 1.1. Cơ sở pháp ...

docx88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 450m3/ngày đêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: BGH Trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các quý Thầy Cô trong Khoa Môi Trường và Công nghệ sinh học. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô: Trịnh Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cám ơn phòng Môi Trường của công ty khỉ Việt Nam đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến công ty trách nhiệm hữu hạn XDTMDV và MT Hưng Thịnh. Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ và hỗ trợ em trong suốt thời gian học tập. TPHCM ngày 04 tháng 07 năm 2011 SVTH NGUYỄN ĐẠI TRUNG MUÏC LUÏC —&– LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………..8 DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………9 DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ……………………………………………………..12 1.1. Cơ sở pháp lí của dự án………………………………………………………..13 1.1.2. Nước thải chăn nuôi khỉ…………………………………………………..13 1.1.3. Nước thải sinh hoạt……………………………………………………….13 1.2. Lưu lượng nước thải…………………………………………………………...13 1.3. Tính chất nước thải trước xử lý…………………………………………….....13 1.4. Quy chuẩn áp dụng đối với nguồn thải……………………………………….14 1.4.1. Các quy chuẩn VIỆT NAM……………………………………………….14 1.4.2. Bảng số liệu tiêu chuẩn……………………………………………………15 1.5. Mô tả nguồn tiếp nhận sông Đồng Nai………………………………………..17 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ………………………………………………19 2.1. Mô tả công nghệ………………………………………………………………..19 2.1.1. Xử lý sơ bộ………………………………………………………………...20 2.1.2. Xử lý bậc 2………………………………………………………………...20 2.1.3. Xử lý bùn………………………………………………………………….20 2.2. Sơ đồ công nghệ………………………………………………………………..21 2.3. Thuyết minh công nghệ……………………………………………………….22 2.3.1. Bể thu gom……………………………………………………………….22 2.3.2. Thiết bị tách rác………………………………………………………….23 2.3.3. Bể điều hòa………………………………………………………………23 2.3.4. Bể sinh học thiếu khí ANOXIC……………………………………….....24 2.3.5. Bể sinh học hiếu khí AROTANK………………………………………..27 2.3.6. Bể lắng 2 ( bể lắng li tâm )……………………………………………….32 2.3.7. Bể khử trùng……………………………………………………………...34 2.3.8. Bể chứa bùn………………………………………………………………35 2.3.9. Bể nén bùn……………………………………………………………......35 2.3.10. Máy ép bùn……………………………………………………………...36 2.4. Tiêu chí thiết kế công nghệ hệ thống xử lý…………………………………...36 2.5. Các hạng mục xây dựng cơ bản………………………………………………37 2.5.1. Bể thu gom……………………………………………………………….37 2.5.2. Bể điều hòa………………………………………………………………38 2.5.3. Bể sinh học thiếu khí ANOXIC………………………………………….38 2.5.4. Bể sinh học hiếu khí AEROTANK………………………………………39 2.5.5. Bể lắng 2…………………………………………………………………40 2.5.6. Bể khử trùng……………………………………………………………...40 2.5.7. Bể tách bùn……………………………………………………………….41 2.5.8. Bể nén bùn………………………………………………………………..42 2.5.9. Nhà điều hành…………………………………………………………….42 2.6. Thiết bị công nghệ……………………………………………………………...43 2.6.1. Bơm nước thải dạng bơm chìm cho bể thu gom………………………….43 2.6.2. Bơm nước thải dạng bơm chìm cho bể điều hòa…………………………43 2.6.3. Bơm khuấy trộn dạng bơm chìm cho bể điều hòa………………………..44 2.6.4. Bơm nước thải tuần hoàn cho bể sinh học hiếu khí………………………44 2.6.5. Bơm bùn thải dạng bơm thả chìm cho bể tách bùn………………………45 2.6.6. Bơm định lượng hoa chất…………………………………………………45 2.6.7. Máy thổi khí………………………………………………………………46 2.6.8. Máy ép bùn……………………………………………………………….46 2.6.9. Đĩa phân phối khí…………………………………………………………47 2.6.10. Ống phân phối trung tâm……………………………………………......47 2.6.11. Máng thu nước và chắn bọt (cho bể lắng đứng)………………………...48 2.6.12. Hệ thống đường ống công nghệ…………………………………………48 2.6.13. Hệ thống điện,tủ điện điều khiển……………………………………......48 CHƯƠNG 3 : KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH…………………………..49 3.1. Kinh phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi khỉ công suất 450m3/ngày.đêm………………………………………………………….50 3.1.1. Chi phí các hạng mục xây dựng………………………………………….50 3.1.2. Chi phí các thiết bị công nghệ……………………………………………51 3.2. Chi phí vận hành……………………………………………………………….55 3.2.1. Chi phí hóa chất………………………………………………………......55 3.2.1.1. Hóa chất khử trùng………………………………………………55 3.2.1.2. Hóa chất trợ lắng máy ép bùn……………………………………55 3.2.2. Chi phí điện năng………………………………………………………....56 3.2.3.Chi phí nhân công…………………………………………………………56 3.2.4. Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống………………………………………...57 3.2.4.1. Chi phí đầu tư xây dựng cho 1m3 nước thải ( tính cho 5 năm ).....57 3.2.4.2. Chi phí bảo trì và thay thế thiết bị hệ thống xử lý (tính cho 5 năm)…………………………………………………………..57 3.2.5. Chi phí đầu tư cho 1m3 nước thải đã tính chi phí khấu hao………………57 3.2.6. Chi phí vận hành cho 1m3 nước thải chỉ tính chi phí điện,hóa chất và nhân công……………………………………………………………...57 CHƯƠNG 4 : NGHIỆM THU, BẢO HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG…………………………………………58 4.1. Nghiệm thu và bảo hành………………………………………………………59 4.1.1. Chuyển giao công nghệ…………………………………………………..59 4.1.2. Hướng dẫn vận hành……………………………………………………..59 4.1.3. Nghiệm thu và cấp phép…………………………………………………59 4.1.4. Thời gian thực hiện dự án……………………………………………….59 4.1.5. Kế hoạch xây lắp và vận hành…………………………………………..59 4.1.6. Bảo hành………………………………………………………………...59 4.2. Đánh giá các tác động đến môi trường……………………………………...60 4.2.1. Từ môi trường…………………………………………………………...60 4.2.1.1. Trong quá trình xây dựng dự án………………………………..60 4.2.1.1.1. Đánh giá tác động môi trường………………………...60 4.2.1.1.2. Ô nhiễm do khí thải…………………………………...60 4.2.1.1.3. Ô nhiễm do bụi………………………………………..60 4.2.1.1.4. Ô nhiễm do tiếng ồn…………………………………..61 4.2.1.1.5. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn…………………….61 4.2.1.1.6. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt………………………62 4.2.1.1.7. Ô nhiễm do chất thải rắn……………………………...62 4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường………………………………62 4.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi,khí thải………………….62 4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu do tiếng ồn………………………………63 4.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và phòng chống ngập úng………………………………………64 4.2.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt…………65 4.2.2.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn………………..65 4.2.2.6. Chất thải nguy hại………………………………………………65 4.2.2.7. Chất thải rắn sinh hoạt………………………………………….66 4.2.3. Trong quá trình xử lý nước thải………………………………………...66 4.2.3.1. Đánh giá tác động môi trường………………………………….66 4.2.3.1.1. Ô nhiễm do khí biogas………………………………..66 4.2.3.1.2. Ô nhiễm do mùi hôi…………………………………...66 4.2.3.1.3. Ô nhiễm do tiếng ồn…………………………………..66 4.2.3.1.4. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn……………………...67 4.2.3.1.5. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt………………………67 4.2.3.1.6. Ô nhiễm do chất thải rắn……………………………...67 4.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường……………………………..67 4.2.4.1. Khống chế ô nhiễm do khí biogas , mùi hôi…………………...67 4.2.4.2. Khống chế ô nhiễm khí thải từ quá trình đốt dầu DO,vận hành máy phát điện dự phòng………………………………………..68 4.2.4.3. Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn………………………………..68 4.2.4.4. Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và phòng chống ngập úng………………………………………………...68 4.2.4.5. Khống chế ô nhiễm do nước thải sinh hoạt…………………...69 4.2.4.6. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn…………………………...69 4.3. An toàn vệ sinh lao động……………………………………………………..70 4.3.1. Trong quá trình xây dựng dự án………………………………………...70 4.3.2. Trong quá trình xử lý nước thải………………………………………...72 4.4. Phòng chống cháy nổ………..………………………………………………..73 4.4.1. Trong quá trình xây dựng dự án………………………………………...73 4.4.2. Trong quá trình xử lý nước thải………………………………………...74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận………..…………………………………………………………..77 5.2. Kiến nghị….……………………………………………………………….78 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………79 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………...80 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ˜&™ BOD : Nhu cầu oxy sinh học BTCT : Bê tông cốt thép COD : Nhu cầu oxy hoá học H/C : Hóa chất HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải PCCC : Phòng cháy chữa cháy SBR : Bể sinh học hiếu khí từng mẻ SS : Chất rắn lơ lửng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCH : Tân Chánh Hiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VSV : Vinh sinh vật BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường DANH MỤC BẢNG ˜&™ Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu nước thải trước xử lý để làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải Bảng 1.2. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Bảng 2.5.1. Bể thu gom Bảng 2.5.2. Bể điều hòa Bảng 2.5.3. Bể sinh học thiếu khí ANOXIC Bảng 2.5.4. Bể sinh học hiếu khí AEROTANK Bảng 2.5.5. Bể lắng 2 Bảng 2.5.6. Bể khử trùng Bảng 2.5.7. Bể tách bùn Bảng 2.5.8. Bể nén bùn Bảng 2.5.9. Nhà điều hành Bảng 2.6.1. Bơm nước thải dạng bơm chìm cho bể thu gom Bảng 2.6.2. Bơm nước thải dạng bơm chìm cho bể điều hòa Bảng 2.6.3. Bơm khuấy trộn dạng bơm chìm cho bể điều hòa Bảng 2.6.4. Bơm nước thải tuần hoàn cho bể sinh học hiếu khí Bảng 2.6.5. Bơm bùn thải dạng bơm thả chìm cho bể tách bùn Bảng 2.6.6. Bơm định lượng hóa chất Bảng 2.6.7. Máy thổi khí Bảng 2.6.8. Máy ép bùn Bảng 2.6.9. Đĩa phân phối khí Bảng 2.6.10. Ống phân phối trung tâm Bảng 2.6.11. Máng thu nước và chắn bọt (cho bể lắng đứng) Bảng 2.6.12. Hệ thống dường ống công nghệ Bảng 2.6.13. Hệ thống điện,tủ điện điều khiển Bảng 3.2. Chi phí hóa chất sử dụng cho hệ thống trong 1 ngày DẠNH MỤC HÌNH ˜&™ Hình 2.2. Cấu tạo bể lắng Hình 1. Nước thải đầu vào Hình 2. Bể lọc rác Hình 3. Bể sinh học thiếu khí Arotank Hình 4. Bể sinh học hiếu khí Aerotank Hình 5. Bể lắng Hình 6. Răng cưa và mương tràn Hình 7. Bể điều hòa Hình 8. Nước thải đầu ra Hình 9. Máy ép bùn Hình 10. cánh gạt bọt Hình 11. Mô tơ công xuất lớn Hình 12. Bình chứa hóa chất CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ 1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN Giấy chứng nhận đầu tư số: 471023000078 cấp ngày 29 tháng 05 năm 1993 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai. Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 217/QĐ-QLMT của Sở Khoa Học Công Nghệ tỉnh Đồng Nai cấp ngày 19/07/1996. Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường mở rộng diện tích chăn nuôi số 12/QĐ-KHCNMT của Sở Khoa Học Công Nghệ tỉnh Đồng Nai cấp ngày 13/02/2001. 1.2. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI Nguồn nước thải của của công ty bao gồm: 1.1.1. Nước thải chăn nuôi khỉ của công ty (vệ sinh chuồng trại, nước tiểu, nước phân của khỉ). 1.1.2. Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Dựa theo khối lượng nước cấp thực tế sử dụng của trại khỉ (theo số liệu đồng hồ) hiện tại chỉ số đồng hồ nước sử dụng hàng tháng từ 7.500-8.000m3/tháng, thời gian hoạt động là 30 ngày/tháng. Lượng nước sử dụng trung bình trong ngày là 250-270m3/ngàyđêm. Để việc đầu tư đạt được hiệu quả và đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả khi nhu cầu sử dụng nước tăng. Công ty nuôi và phát triển Khỉ Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất: 450m3/ngàyđêm. Vậy: Lưu lượng thải thiết kế theo yêu cầu là: 450m3/ngàyđêm. 1.3 TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TRƯỚC XỬ LÝ Dựa theo số liệu phân tích mẫu nước thải tại cống thoát nước cuối cùng của công ty để làm cơ sở cho việc thiết kế, thời gian lấy mẫu 15h30 ngày 20/9/2010, thời tiết tại thời điểm lấy mẫu là trời nắng, kết quả phân tích như sau: Bảng1.1. Một số chỉ tiêu nước thải trước khi xử lý để làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 01 PH 7,6 02 CODTC mg/l 700 03 BOD5 mg/l 500 04 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 95 05 Dầu động thực vật mg/l 8 06 Tổng Nitrogen mg/l 115 07 Amonium mg/l 100 08 Tổng Phosphore mg/l 12 09 Coliform MPN/100ml 25.000 Ghi chú: nước thải này đã qua bể tự hoại tại các chuồng khỉ. 1.4. QUY CHUẨN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGUỒN THẢI 1.4.1. các quy chuẩn VIỆT NAM Nước thải phát sinh từ trại chăn nuôi khỉ sau khi được xử lý thải ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai, đoạn từ dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m đến dưới hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m. Theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, lưu lượng dòng chảy trung bình của sông Đồng Nai > 770 m3/s (đoạn từ dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500 m đến dưới hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng cách 500 m), từ năm 2016 trở đi, nước thải trước khi thải vào đoạn sông này phải được xử lý đạt cột A trong QCVN 24:2009/BTNMT. Do đó,nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột A, Kq=1,1, Kf=1,0. Trong đó: Kq là hệ số lưu lượng nguồn tiếp nhận nước thải, Kq=1,1 ứng với trường hợp lưu lượng dòng chảy nguồn tiếp nhận nước thải (Q): 200 m3/s < Q £ 1.000 m3/s. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải, Kf=1,0 ứng với trường hợp lưu lượng nguồn thải (F): 50 m3/24h < F ≤ 500 m3/24h. Theo QCVN 24:2009/BTNMT, giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau: Cmax = C x Kq x Kf. Trong đó: C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại cột A trong QCVN 24:2009/BTNMT, Kq là hệ số lưu lượng nguồn tiếp nhận nước thải, Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải (áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β) 1.4.2. Bảng số liệu tiêu chuẩn Bảng 1.2. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp TT Thông số Đơn vị Giá trị tối đa cho phép (Cmax) 1 Nhiệt độ oC 40 2 PH - 6-9 3 Mùi - Không khó chịu 4 Độ màu (Co-Pt ở pH = 7) - 20 5 BOD5 (20oC) mg/l 36,30 6 COD mg/l 60,50 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 60,50 8 Asen mg/l 0,0605 9 Thủy ngân mg/l 0,00605 10 Chì mg/l 0,121 11 Cadmium mg/l 0,00605 12 Crom (VI) mg/l 0,0605 13 Crom (III) mg/l 0,024 14 Đồng mg/l 2,42 15 Kẽm mg/l 3,63 16 Niken mg/l 0,242 17 Mangan mg/l 0,605 18 Sắt mg/l 1,21 19 Thiếc mg/l 0,242 20 Xianua mg/l 0,0847 21 Phenol mg/l 0,121 22 Dầu mỡ khoáng mg/l 6,05 23 Dầu động thực vật mg/l 12,1 24 Chlor dư mg/l 1,21 25 PCB mg/l 0,00363 26 Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l 0,363 27 Hoá chất bảo vệ thực vật Chlor hữu cơ mg/l 0,121 28 Sunfur mg/l 0,242 29 Florur mg/l 6,05 30 Chlor mg/l 605 31 Ammonium (tính theo Nitrogen) mg/l 6,05 32 Tổng Nitrogen mg/l 18,15 33 Tổng Phosphore mg/l 4,84 34 Coliform MPN/100ml 3.000 35 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 36 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1.5. MÔ TẢ NGUỒN TIẾP NHẬN SÔNG ĐỒNG NAI Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Cao nguyên Lang biang (Lâm Đồng) chảy qua vùng núi cao nguyên đến hồ Trị An (nơi đây đã khai thác sử dụng công trình thuỷ điện Trị An), sau đó chảy ngang qua thành phố Biên Hoà, về thành phố Hồ Chí Minh, đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ và hợp lưu với sông Sài Gòn. Sông Đồng Nai có bề rộng mặt sông dao động từ 400 – 600 m, mực nước sâu từ 15 -20 m. Với chiều dài dòng chính của sông Đồng Nai là 680 km, tổng diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai tính đến Trị An là 14.800 km2, đến Biên Hòa là 23.200 km2, đến Nhà Bè là 28.000 km2 và đến cửa sông Xoài Rập là khoảng 40.000 km2 (bao gồm cả khu vực Đa Nhim là 750 km2). Chế độ thủy văn của hệ thống sông Đồng Nai phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Ở vùng hạ lưu châu thổ sông Đồng Nai khoảng 90% và 40% trên tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi thủy triều và sự nhiễm mặn từ biển Đông. Chế độ thủy văn trong vùng triều rất phức tạp. Biển Đông có chế độ bán nhật triều với biên độ 3,5 – 4,0 m. Trong chu kỳ thủy triều hàng tháng có hai con nước lớn và hai con nước ròng lần lượt xen kẽ nhau. Hàng năm, mực nước thường cao hơn trong suốt thời gian từ tháng 12 đến tháng giêng năm sau và thấp hơn từ tháng 7 đến tháng 8. Dọc theo bờ biển, mực nước cao trung bình là khoảng 1,2 – 1,3 m, mức cao nhất là 1,5 – 1,6 m và mực nước thấp trung bình là –2,6 m đến –2,8 m, thấp nhất là –3,0 m. Vận tốc lan truyền sóng triều trên dòng chính là khoảng 20 – 25 km/h hoặc cao hơn. Tốc độ dòng triều có thể đạt đến 1,4 – 1,5 m/s. Phần thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai gồm các sông chính như: sông Đồng Nai (diện tích lưu vực = 14.979 km2), sông La Ngà (diện tích lưu vực = 4.093 km2), sông Bé (diện tích lưu vực = 7.427 km2). Trong điều kiện tự nhiên, hàng năm trên các sông này có 2 mùa dòng chảy: mùa lũ và mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô. Mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng, từ tháng 7 đến tháng 11. Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Tháng kiệt nhất thường là các tháng 2 - 4. Vào tháng 5, tuy là đầu mùa mưa với lượng mưa tương đối khá, nhưng do lưu vực vừa trải qua đợt khô hạn kéo dài làm cho phần lớn nước mưa bị bốc hơi và thấm, dòng chảy trong sông tuy có tăng nhưng không đáng kể. Lưu lượng trung bình sông Đồng Nai, đoạn từ Nam Cát Tiên đến xã Phú Ngọc là 346,86 m3/s, đoạn từ Nhà máy Thủy điện Trị An đến dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500 m là 770,65 m3/s, đoạn từ dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500 m đến hạ lưu sông Đồng Nai lớn hơn 770 m3/s. CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ 2.1. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ Qua kinh nghiệm thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải trước xử lý, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải của công ty trong phương án này gồm các giai đoạn sau: 2.1.1. Xử lý sơ bộ - Tách rác: Trong nước thải chứa nhiều rác, xơ sợi,… vì vậy, yêu cầu đặt 01 thiết bị tách rác để tách rác thô ra khỏi nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý. - Bể thu gom: tiếp nhận nguồn nước thải từ các khu vực chăn nuôi. Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển và tận dụng được cao trình của các công trình đơn vị phía sau. - Bể điều hòa: điều hoà nước thải ổn định lưu lượng và nồng độ trong nước thải. nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể Sinh học Thiếu khí (Bể Anoxic). 2.1.2. Xử lý bậc 2 Xử lý bằng phương pháp Sinh học Thiếu khí Anoxic và Sinh học hiếu khí Aerotank: Dựa trên cơ sở bảng phân tích mẫu nước thải trước xử lý cho thấy các chất bẩn trong nước thải của công ty phần lớn là các chất bẩn có khả năng phân huỷ sinh học. Nên việc chọn bể xử lý sinh học là công trình đơn vị xử lý bậc 2 là phương án khả thi. Cụ thể là trong phương án này sử dụng công nghệ Sinh học Thiếu khí Anoxic để khử nitơ (quá trình khử Nitrate) và Công nghệ Sinh học Hiếu khí Aerotank (quá trình Nitrate Hóa) với bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng. Lắng: tách bùn vi sinh ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng trọng lực. 2.1.3. Xử lý bùn Bùn sinh ra từ bể lắng sẽ được định kỳ bơm về bể nén bùn rồi được bơm lên máy ép bùn để ép tách nước, bùn khô sẽ được thu gom định kỳ theo đúng qui định của pháp luật 2.2. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ NGUỒN TIẾP NHẬN QCVN 24–2009/BTNMT (CỘT A) BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ AEROTANK BỂ LẮNG LY TÂM BỂ KHỬ TRÙNG BỂ ANOXIC (CÓ GIÁ THỂ SINH HỌC) Máy thổi khí Hóa chất khử trùng BỂ NÉN BÙN THU GOM ĐỊNH KỲ NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO THIẾT BỊ TÁCH RÁC Bùn Tuần hoàn BỂ TỰ HOẠI 3 NGĂN TẠI TỪNG TRẠI (HIỆN HỮU) BỂ THU GOM MÁY ÉP BÙN Đường bơm Đường tự chảy Đường hóa chất Đường khí GHI CHÚ BỂ ĐIỀU HÒA (CÓ THIẾT BỊ KHUẤY TRỘN) BỂ CHỨA BÙN Dòng Nitrate tuần hoàn Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi khỉ công suất: 450 m3/ngày đêm. 2.3. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ Nước thải phát sinh từ các khu vực chăn nuôi khỉ sẽ theo đường ống dẫn qua song chắn rác thô trước khi tập trung vào bể thu gom. 2.3.1. Bể thu gom Nước thải phát sinh từ khu vực chăn nuôi khỉ được dẫn về bể thu gom. Bể thu gom là công trình chuyển tiếp giữa điểm phát sinh nước thải và trạm xử lý. Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển và tận dụng được cao trình của các công trình đơn vị phía sau. Nước thải từ bể thu gom được bơm nước thải bơm qua song chắn rác trước khi chảy vào bể điều hòa. Tính toán bể thu gom Lưu lượng nước thải trung bình theo ngày: Q = 450 m3/ngày.đêm Lưu lượng nước thải trung bình theo giờ: Qh Chọn 20m3/h: Lưu lượng nước thải giờ max: Qmax = Qh x 2 = 20 x 2 = 40m3/h Chọn thời gian lưu nước trong bể, chọn t = 30 phút = 0,5h Thể tích của bể thu gom Chiều cao cốt cống tại vị trí đấu nối vào bể thu gom của hệ thống xử lý là -1,8 m Chọn chiều cao hữu ích của bể hc = 3,2m Diện tích bể Chọn chiều rộng của bể: W = 2,0m Chiều dài của bể: , chọn 3,3m Kích thước bể thu gom: D x R x C = 3,3m x 2,0m x 5,0m =3,3m 2.3.2. Thiết bị tách rác Nhiệm vụ: Để loại bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Vì vậy cần thiết phải bố trí thiết bị tách rác thô nhằm loại bỏ rác thô có kích thước lớn có trong nước thải. Vì nước thải đã qua hầm tự hoại trước khi qua hệ thống xử lý nên lượng rác trong nước thải không nhiều. ta bố trí 1 thiết bị tách rác thủ công có kích thước 0,4m x 0,4m x 0,5m, mắt lưới là 0.5mm. 2.3.3. Bể điều hòa Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa nước cho hệ thống hoạt động liên tục. Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào, đặc biểt là đối với nước thải chăn nuôi khỉ. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể Sinh học thiếu khí Anoxic. Tính toán bể điều hòa Chọn thời chứa nước trong bể điều hòa Thông số thiết kế HRT = 6-12 h Chọn HRT = t = 10 h Thể tích bể điều hòa: Chọn chiều cao hữu ích của bể hc = 4,7m Chọn chiều bảo vệ của bể hbv = 0,3m Diện tích bể Chọn chiều rộng của bể: W = 6,0m Chiều dài của bể: , chọn 7,0m Kích thước bể: L x W x H = 7,0m x 6,0m x 5,0m =210m Bể điều hòa hoạt động theo cơ chế yếm khí (không cấp Ôxi mà bố trí thiết bị khuấy trộn). Bố trí 1 bơm khuấy trộn ở đáy Bể điều hòa để khuấy trộn đều nước thải trước khi bơm qua bể thiếu khí Anoxic. Bể điều hòa bố trí nắp đậy kín nhằm hạn chế mùi phát tán ra môi trường xung quanh. Bố trí 1 đượng ống dẫn mùi 60mm từ nắp bể điều hòa nối vào đường ống dẫn mùi của bể Thiếu khí trước khi dẫn vào thiết bị hấp thụ mùi bằng dung dích NaOH 10%. Hiệu quả xử lý COD của bể điều hòa là 5% CODra = 700 – (700 * 5%) = 665 (mg/l) Hiệu quả xử lý BOD của bể điều hòa là 5% BOD5 ra = 500 – (500 * 5%) = 475 (mg/l) 2.3.4. Bể sinh học thiếu khí ANOXIC (khử NITRATE và khử một phần các hợp chất hữu cơ) - Nước thải từ bể điều hòa và nước thải tuần hoàn sau bể sinh học hiếu khí Aerotank được bơm nước thải bơm qua bể sinh học thiếu khí Anoxic theo hướng từ dưới lên. Bể sinh học này có có nhiệm vụ khử Nitrogen. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của dòng chảy và dạng dính bám trên vật liệu. Vi sinh thiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu Plastic có bề mặt riêng lớn và ở dạng lơ lửng. Vật liệu tiếp xúc là vật liệu dạng tấm nhựa gợn song có kích thước 1.000 x 500mm, có diện tích bề mặt riêng 320m2/m3. Vật liệu được cho vào bể với thể tích là 2/3 thể tích bể. Nước thải sau khi qua bể Anoxic sẽ tự chảy sang Bể sinh học hiếu Aerotank để tiếp tục được xử lý. Mô tả quá trình khử Nitrate (denitrification) Khử nitrate, bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hóa, là quá trình khử nitrate-nitrogen thành khí nitơ, nitrous oxide(N2O) hoặc nitrite oxide (NO) được thực hiện trong môi trường thiếu khí (Anoxic) và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ. Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là: Đồng hóa: Con đường đồng hóa liên quan đến khử nitrate thành ammonium sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra khi ammonium không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy. Dị hóa (hay khử nitrate): Khử nitrate bằng con đường dị hóa liên quan đến sự khử nitrate thành oxide nitrite, oxide nitrous và nitrogen: NO3- ® NO2- ® NO(g) ® N2O (g) ® N2(g) Một số loài vi khuẩn khử nitrate được biết như: Bacillus, Pseudomonas, Methanomonas, Paracoccus, Spirillum, và Thiobacillus, Achromobacterium, Denitrobacillus, Micrococus, Xanthomonas (Painter 1970). Hầu hết vi khuẩn khử nitrate là dị dưỡng, nghĩa là chúng lấy carbon cho quá trình tổng hợp tế bào từ các hợp chất hữu cơ. Bên cạnh đó, vẫn có một số loài tự dưỡng, chúng nhận carbon cho tổng hợp tế bào từ các hợp chất vô cơ. Ví dụ loài Thiobacillus denitrificans oxy hóa nguyên tố S tạo năng lượng và nhận nguồn carbon tổng hợp tế bào từ CO2 tan trong nước hay HCO3- Phương trình sinh hóa của quá trình khử nitrate sinh học: Tùy thuộc vào nước thải chứa carbon và nguồn nitơ sử dụng. Phương trình năng lượng sử dụng methanol làm chất nhận electron: 6 NO3- + 5 CH3OH ® 5 CO2 + 3 N2 + 7 H2O + 6 OH- (2.1.1) Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối: NO3- + 1,08 CH3OH + 0,24 H2CO3 ® 0,056 C5H7O2N + 0,47 N2 + 1,68 H2O + HCO3- (2.2.2) O2 + 093 CH3OH + 0,056 NO3- ® 0,056 C5H7O2N + 0,47 N2 + 1,04 H2O + 0,59 H2CO3 + 0,56 HCO3- (2.2.3) Phương trình năng lượng sử dụng methanol, ammonium-N làm chất nhận electron: NO3- + 2,5 CH3OH + 0,5 NH4+ + 0,5 H2CO3 ® 0,5 C5H7O2N + 0,5 N2 +4,5 H2O + 05 HCO3- (2.2.4) Phương trình năng lượng sử dụng methane làm chất nhận electron: 5 CH4 + 8NO3- ® 4 N2 + 5 CO2 + 6 H2O + 8 OH- Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối sử dụng nước thải làm nguồn carbon, ammonium-N, làm chất nhận electron: NO3- + 0,345 C10H19O3N + H+ + 0,267 NH4+ + 0,267 HCO3- ® 0,612 C5H7O2N + 0,5 N2 +2,3 H2O + 0,655 CO2 (2.2.5) - Phương trình sinh hóa sử dụng methanol làm nguồn carbon chuyển nitrate thành khí nitơ có ý nghĩa trong thiết kế: Nhu cầu oxy bị khử 2,86 g/g nitrate bị khử. Độ kiềm sinh ra là 3,57gCaCO3/g nitrate bị khử nếu nitrate là nguồn nitơ cho tổng hợp tế bào. Còn nếu ammonium-N có sẳn, độ kiềm sinh ra thấp hơn từ 2,9-3g CaCO3/g nitrate bị khử. Tính toán bể sinh học Anoxic Lượng nước tuần hoàn từ cuối bể Aerotank về đầu bể thiếu khí để khử Nitơ chọn 200%, Qth = 2 x 20 = 40 m3/h Thông số thiết kế HRT = 2-4h (Metcalf and Eddy, 2003) Chọn thời gian lưu nước trong bể: HRT = t = 3h Thể tích của bể: V = (Q + Qth ) x t = (20+40 ) x 3 = 180m3 Chọn chiều cao hữu ích của bể hc = 6,0m Chọn chiều cao bảo vệ của bể hbv = 0,5m Diện tích bể Chọn chiều dài của bể: W = 6,0m Chiều rộng của bể: , chọn 5,0m Kích thước bể: L x W x H = 6,0m x 5,0m x 6,5m Nước thải từ bể điều hòa, nước tuần hoàn từ bể sinh học hiếu khí và bùn tuần hoàn từ bể lắng sẽ được phân phối đều trên diện tích đáy bể, ống chính 114mm, ống nhánh 60mm. Bố trí ống thu mùi ở nắp bể dẫn vào thiết bị thấp thụ mùi bằng dung dích NaOH 10%. Hiệu quả xử lý COD của bể Anoxic là 10% CODra = 665 – (665 * 10%) = 598,5 (mg/l) Hiệu quả xử lý BOD của bể Anoxic là 10% BOD5 ra = 475 – (475 * 10%) = 427,5 (mg/l) Hiệu quả xử lý khử Nitơ của bể Anoxic là 75% N tổng ra = 115 – (115 * 75%) = 28,75 (mg/l) - Hiệu quả xử lý Phoypho của bể Anoxic là 60% Photphora = 12 – (12 * 30%) = 9,6 (mg/l) 2.3.5. Bể sinh học hiếu khí Arotank (quá trình Nitrat hóa và acid hóa các hợp chất hữu cơ) Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính lơ lửng là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%. Nước thải sau khi oxi hóa các hợp chất hữu cơ & chuyển hóa Amoni thành Nitrate sẽ được tuần hoàn 150-200% về bể Anoxic để khử Nitrogen. Nước thải sau khi qua bể Aerotank sẽ tự chảy qua bể lắng bùn sinh học. Mô tả quá trình Nitrate (nitrification) Quá trình nitrate hóa là quá trình oxy hóa hợp chất chứa nitrogen, đầu tiên là ammonium được chuyển thành nitrite sau đó nitrite được oxy hóa thành nitrate. Quá trình nitrate hóa diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 chủng loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter Bước 1: Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi loài Nitrosomonas: NH4+ + 1,5 O2 ® NO2- + 2 H+ + H2O (1) Bước 2: Nitrite được chuyển thành nitrate được thực hiện bởi loài Nitrobacter: NO2- +0,5 O2 ® NO3- (2) Phương trình phản ứng (1) và (2) tạo ra năng lượng. Theo Painter (1970), năng lượng tạo ra từ quá trình oxy hoá ammonium khoảng 66 ¸ 84 kcal/mole ammonia và từ oxy hoá nitrite khoảng 17,5 kcal/mole nitrite. Nitrosomonas và Nitrobacter sử dụng năng lượng này cho sự sinh trưởng của tế bào và duy trì sự sống. Tổng hợp 2 phản ứng được viết lại như sau: NH4+ + 2 O2 ® NO3- + 2 H+ + H2O (3) Từ phương trình (3), lượng O2 tiêu thụ là 4,57 g/g NH4+-N bị oxy hóa, trong đó 3,43g/g sử dụng cho tạo nitrite và 1.14g/g sử dụng cho tạo nitrate, 2 đương lượng ion H+ tạo ra khi oxy hóa 1 mole ammonium, ion H+ trở lại phản ứng với 2 đương lượng ion bicarbonate trong nước thải. Kết quả là 7,14g độ kiềm CaCO3 bị tiêu thụ/g NH4+-N bị oxy hóa. Phương trình (3) sẽ thay đổi chút ít khi quá trình tổng hợp sinh khối được xem xét đến, nhu cầu oxy sẽ ít hơn 4,57g do oxy còn nhận được từ sự cố định CO2 , một số ammonium và bicarbonate đi vào trong tế bào. Cùng với năng lượng đạt được, ion ammonium được tiêu thụ vào trong tế bào. Phản ứng tạo sinh khối được viết như sau: CO2 + HCO3- + NH4 + H2O ® C5H7O2N + 5 O2 + Theo U.S.EPA Nitrogen Control Manual (1975): toàn bộ phản ứng oxy hóa và tổng hợp sinh khối được viết như sau: NH4+ + 1,83 O2 +1,98 HCO3- ® 0,021C5H7O2N + 0,98 NO3- + 1,041 H2O +1,88 H2CO3 Nhu cầu O2 là 4,2 g/g NH4+ -N bị oxy hóa. + Theo Gujer và Jenkins (1974): toàn bộ phản ứng oxy hóa và tổng hợp sinh khối được viết như sau: 1,02 NH4+ + 1,89 O2 +2,02 HCO3- ® 0,021C5H7O2N + NO3- + 1,06 H2O +1,92 H2CO3 - Nhu cầu O2 giảm xuống còn 4,3 gO2/g NH4+ bị oxy hóa, độ kiềm tiêu thụ tăng lên 7,2 g/g NH4+ bị oxy hóa. Tính toán bể sinh học Arotank (xáo trộn hoàn toàn) Nồng độ bùn hoạt tính trong bể: X = 3.000 mg/l. Độ tro của cặn Z = 0,2 Nồng độ bùn hoạt tính ở đáy bể lắng đợt 2 là 7.000 mg/l. Thời gian lưu bùn hoạt tính (tuổi của cặn) trong công trình SRT = ngày Giá trị của thông số động học: Y = 0,6. Q = 450 m3/ngày. S0 = 427,5 mg/l. Hàm lượng BOD5 đầu vào bể Aerotank S = 30 mg/l. BOD5 ra Aerotank N0 = tổng lượng Amoni đầu vào = 100 mg/l. N = tổng lượng Amoni đầu ra = 5 mg/l. Thể tích bể Aerotank tính theo công thức: Chọn chiều cao hữu ích của bể hc = 4,5m Chọn chiều bảo vệ của bể hbv = 0,5m Diện tích bể Chọn chiều dài của bể: W = 6.0m Chiều rộng của bể: , chọn 9,4m Kích thước bể: L x W x H= 9,4m x 6,0m x 5,0m Thời gian lưu nước HRT= Kiểm tra tỉ số ngày-1 (Tỉ số F/M nằm trong giới hạn 0,2-0,6 kg/kg.ngày theo Metcalf and Eddy, 2003) Kiểm tra tải trọng thể tích TBOD5Kg BOD5/m3.ngày (Tải trọng BOD5 nằm trong giới hạn 0,8-1,92 Kg BOD5/m3.ngày, theo MetCalf and Eddy, 2003) Tốc độ tăng trưởng của bùn tính theo công thức: Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong 1 ngày: Tổng lượng bùn sinh ra mỗi ngày theo SS: Lượng bùn dư cần xử lý mỗi ngày: Hàm lượng SS sau bể lắng 2, chọn X xả =20mg/l Lượng bùn dư cần xử lý = tổng lượng bùn – lượng SS trôi ra khỏi bể lắng 2 Xác định lưu lượng tuần hoàn: QT Để nồng độ bùn vi sinh trong bể luôn giữ giá trị: X = 3.000 mg/l. Ta có: QT = 0,75 x 20 = 15 m3/h Tính lưu lượng xả bùn Qxả theo công thức: Suy ra: Thời gian xả bùn dư phút Lượng BOD5 cần xử lý mỗi ngày Chọn tỉ số f = BOD/COD = 0,7. kg/ngày Tính lượng Oxy cần thiết Tính lượng khí cần thiết theo công thức: Vậy: Giả sử hiệu quả chuyển đổi oxy của máy thổi khí là 8%, không khí chứa 23,2%O2 theo trọng lượng và trọng lượng riêng của không khí ở 200C là 1,18kg/m3 Chọn hệ số an toàn K = 1,5 Lượng khí cần thiết: . Chọn 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên, máy có lưu lượng Qkt=8,38m3/phút, N=11kw, H=5m. Chọn đĩa phân phối khí có đường kính 12 inches, lưu lượng khí qua đĩa: chọn 8m3/h. Số lượng đĩa trong bể là đĩa Hiệu quả xử lý BOD của bể Aerotank Hiệu quả xử lý COD của bể Aerotank Hiệu quả xử lý oxy hóa Amoni của bể Aerotank Hiệu quả xử lý Nitơ của bể Aerotank Nra = 28,75 – [(427,5 – 30) x 5/100] = 8,9 mg/l Hiệu quả xử lý Photphos của bể Aerotank Photphora = 9,6– [(427,5 – 30)/100] = 5,65 mg/l 2.3.6. Bể lắng 2 (bể lắng li tâm ) Nhiệm vụ: lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải đồng thời tuần hoàn và bổ sung bùn hoạt tính về bể sinh học Aerotank. Nước thải từ bể sinh học hiếu khí Aerotank được dẫn vào ống phân phối trung tâm của bể lắng. Nước thải sau khi ra khỏi ống phân phối trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống phân phối trung tâm. Ống phân phối trung tâm được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD, BOD giảm 70-80% (hiệu quả lắng đạt 70-80%). Bùn lắng ở đáy bể sẽ được cầu gạt bùn, gạt tập trung bùn về tâm bể lắng và được bơm tuần hoàn về bể Aerotank. Định kỳ lượng bùn dư sẽ được dẫn về bể nén bùn. Nước thải sau khi lắng các bông bùn sẽ chảy tràn qua máng thu nước và được dẫn qua bể khử trùng. Hình 2.2. Cấu tạo bể lắng. Tính toán bể lắng 2 Diện tích bề mặt lắng LA: Tải trọng bề mặt (m3/m2.ngày) Qvào: Là lưu lượng vào bể lắng; Qvào = Q + Qth = Q + 0,75Q = 450 + (0,75 x 450) = 787,5 m3/ngày) Thông số thiết kế: Tải trọng bề mặt LA = 20-50 m3/m2.ngày (Metcalf and Eddy, 2003) Chọn: LA = 35 (m3/m2ngày) → Chọn bể lắng hình Vuông, Chiều dài cạnh bể lắng , chọn 4,8m Chọn chiều cao hữu ích của bể hc = 4,0m Chọn chiều bảo vệ của bể hbv = 0,5m Chiều cao phần thu bùn hbùn = 0,5m Kiểm tra lại tải trọng chất rắn Ls nằm trong tiêu chuẩn thiết kế là 100-150kgSS/m2ngày (Metcalf and Eddy, 2003) Kích thước bể: L x W x H= 4,8m x 4,8m x 5,0m Đường kính ống lắng trung tâm: d = 12% x D Với D là chiều dài = chiều rộng của bể lắng 2 Vậy đường kính ống lắng trung tâm: d = 4,8 x 12% = 0,576 (m); chọn d = 0,6m Kiểm tra thời gian lưu nước: 2.3.7. Bể khử trùng Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng chảy rối do cấu tạo vách ngăn của bể và Chlorine là có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 24 – 2009/BTNMT (cột A) Tính toán bể khử trùng Chọn thời tiếp xúc của bể khử trùng t = 15 phút = 0,25h Thể tích bể điều hòa: Chọn chiều cao hữu ích của bể hc = 2,0m Chọn chiều bảo vệ của bể hbv = 0,5m Diện tích bể Chọn chiều rộng của bể: W = 1,0m Chiều dài của bể: , chọn L = 3,0m Kích thước bể: L x W x H = 3,0m x 1,0m x 2,5m 2.3.8. Bể chứa bùn - Tiếp nhận lượng bùn từ đáy bể lắng 2, tại đây bùn sẽ được bơm tuần hoàn về đầu bể sinh học Hiếu khí để bổ sung bùn vi sinh cho quá trình sinh học. Đồng thời lượng bùn sinh học dư sẽ được bơm về bể nén bùn trước khi bơm qua máy ép bùn. Kích thước bể: L x W x H = 1,6m x 1,0m x 2,5m 2.3.9. Bể nén bùn Tập trung lượng bùn sinh ra từ quá trình sinh học nhằm loại bỏ một lượng nước trước khi bơm qua máy ép bùn. Phần nước sau khi tách bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Tính toán bể nén bùn Lượng cặn từ bể sinh học: 78,125 kgSS/ngày Lượng cặn lơ lửng đầu vào trong 1 ngày 0,095 (kg/m3) x 450 (m3/ngàyđêm) = 42,75 (kg/ngàyđêm). Vậy tổng lượng cặn là: 78,125 + 42,75 = 120,9 (kg/ngàyđêm). Tải trọng bề mặt: LSS = 25 kg/m2ngày. Diện tích bề mặt: Chọn chiều dài bể nén bùn L = 2,5m Chiều rộng của bể: , chọn 2,0m Chọn chiều cao hữu ích của bể hc = 4,5m Chọn chiều bảo vệ của bể hbv = 0,5m Chiều cao phần lắng là 2,5m; chiều cao phần chứa bùn là 2,0m Kích thước bể: L x W x H= 2,5m x 2,0m x 5,0m 2.3.10. Máy ép bùn Máy ép bùn được sử dụng để ép ráo bùn trước khi được đơn vị thu gom đến thu gom thải bỏ đúng theo quy định. Bùn dư từ bể nén bùn sẻ được bơm bùn bơm lên máy ép bùn đồng thời hóa chất trợ keo tụ (Polymer) được bơm định lượng bơm vào để tăng độ kết dính của bùn, tăng hiệu quả ép của máy. Bố trí 1 máy ép bùn băng tải có công suất 2m3/h (kiểu băng đôi), chiều rộng băng tải 500mm, tốc động băng tải từ 2-8m/phút. Bùn sau khi ép sẽ được đưa vào bao chứa và định kỳ công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý. 2.4. TIÊU CHÍ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ Hệ thống được thiết kế: Theo công suất: 450 m3/ngày.đêm. khả năng vượt tải k = 1,1 – 1,2. Hệ thống xử lý hoạt động tự động hoặc bán tự động: Chất lượng nước sau xử lý ổn định, đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột A, Kq=1,1, Kf=1,0: Công nghệ xử lý ít tốn mặt bằng: Vốn đầu tư không quá lớn nhưng đạt hiệu quả cao: Chi phí vận hành thấp: Hệ thống hoạt động ổn định, vận hành và bảo trì bảo dưỡng dễ dàng: Bố trí thiết kế kiến trúc đảm bảo mỹ quan, hài hòa với cảnh quan chung. 2.5. CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG CƠ BẢN Bảng 2.5.1. Bể thu gom Chức năng Tiếp nhận nguồn nước thải Dài 3,3 m Rộng 2,0 m Chiều cao thiết kế 5,0 m Chiều cao mực nước 3,2 m Dung tích thiết kế 21 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01 bể Thiết bị đính kèm: Bơm nước thỉa thả chìm: 02 cái Phao báo mực nước: 01 bộ Bảng 2.5.2. Bể điều hòa Chức năng Điều hòa lưu lượng, nồng độ Dài 7,0 m Rộng 6,0 m Chiều cao thiết kế 5,0 m Chiều cao mực nước 4,7 m Dung tích thiết kế 210 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01 bể Thiết bị đính kèm: bơm nước thải thả chìm: 02 cái phao báo mực nước: 01 bộ bơm khuấy trộn: 02 bộ Bảng 2.5.3.Bể sinh học thiếu khí Anoxic Chức năng Ôxy hóa chất hữu cơ đồng thời khử Nitrogen Dài 6,0 m Rộng 5,0 m Chiều cao thiết kế 6,5 m Chiều cao mực nước 6,0 m Dung tích thiết kế 195 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01 bể Thiết bị đính kèm: Vật liệu đệm MT041: 120 m3 Hệ thống đường ống phân phối nước: 01 bộ 2.5.4. Bể sinh học hiếu khí Aerotank Chức năng Chuyển hóa chất lơ lửng, ôxy hóa chất hữu cơ đồng thời Ôxy hóa Amonium Dài 9,4 m Rộng 6,0 m Chiều cao thiết kế 5,0 m Chiều cao mực nước 4,5 m Dung tích thiết kế 282 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01 bể Thiết bị đính kèm: Đĩa phân phối khí: 01 bộ Máy thổi khí hoạt động luân phiên cho bể lọc sinh học: 02 bộ Bơm nước thải tuần hoàn: 02 bộ 2.5.5. Bể lắng 2 Chức năng Tách bông bùn từ bể xử lý sinh học ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng trọng lực Dài 4,8 m Rộng 4,8 m Chiều cao thiết kế 5,0 m Chiều cao mực nước 4,0m Dung tích thiết kế 92 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01 bể Thiết bị đính kèm: ống phân phối trung tâm: 01 cái máng thu nước và chắn bọt: 01 cái cầu gạt bùn: 01 bộ moteur giảm tốc: 01 bộ 2.5.6. Bể khử trùng Chức năng Khử trùng nước thải Dài 3,0 m Rộng 1,0 m Chiều cao thiết kế 2,5 m Chiều cao mức nước 2,0 m Dung tích thiết kế 6 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01bể Thiết bị đính kèm: Bơm định lượng hóa chất: 01 bộ Bồn pha hóa chất: 01 bộ 2.5.7. Bể tách bùn Chức năng Tiếp nhận lượng bùn sinh ra từ bể lắng 2 Dài 1,6 m Rộng 1,0 m Chiều cao thiết kế 2,5 m Chiều cao mức nước 2,0 m Dung tích thiết kế 3 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01bể Thiết bị đính kèm: bơm bùn thải: 02 bộ 2.5.8. Bể nén bùn Chức năng Tiếp nhận bùn thải từ bể lắng 2 Dài 2,5 m Rộng 2,0 m Chiều cao thiết kế 5,0 m Chiều cao mực nước 4,5 m Dung tích thiết kế 25 m3 Vật liệu BTCT M250 Số lượng 01 bể Thiết bị đính kèm: bơm bùn thải: 01 bộ máy ép bùn: 01 bộ bơm rửa: 01 bộ máy nén khí: 01 bộ bơm định lượng hóa chất: 01 bộ bồn pha hóa chất: 01 bộ 2.5.9. Nhà điều hành Chức năng Điều hành hệ thống xử lý Dài 5,2 m Rộng 5,0 m Chiều cao thiết kế 3,7 m Vật liệu Tường gạch, mái tole Số lượng 01 nhà 2.6.THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ Bảng 2.6.1. Bơm nước thải dạng bơm chìm cho bể thu gom Số lượng 02 cái hoạt động luân phiên Kiểu Bơm thả chìm Công suất 40-50 m3/h ; N= 3.0Hp Cột áp 6-8 m Điện áp 3pha, 380V Xuất xứ Show Fou - Taiwan Tình trạng Mới 100% Bảng 2.6.2. Bơm nước dạng bơm chìm cho bể điều hòa Số lượng 02 cái hoạt động luân phiên Kiểu Bơm thả chìm Công suất 25-30 m3/h ; N= 2.0Hp Cột áp 6-8 m Điện áp 3pha, 380V Xuất xứ Show Fou - Taiwan Tình trạng Mới 100% Bảng 2.6.3. Bơm khuấy trộn dạng bơm chìm cho bể điều hòa Số lượng 02 cái hoạt động luân phiên Kiểu Bơm thả chìm Công suất 10-15 m3/h ; N= 1.0Hp Cột áp 6-8 m Điện áp 3pha, 380V Xuất xứ Show Fou - Taiwan Tình trạng Mới 100% bảng 2.6.4. Bơm nước thải tuần hoàn cho bể sinh học hiếu khí Số lượng 02 cái hoạt động luân phiên Kiểu Bơm bùn thả chìm Công suất 40-50 m3/h; N= 3.0Hp Cột áp 6-8 m Điện áp 3pha, 380V - 50Hz Xuất xứ Show Fou - Taiwan Tình trạng Mới 100% bảng 2.6.5. Bơm bùn thải dạng bơm thả chìm cho bể tách bùn Số lượng 02 cái hoạt động luân phiên Kiểu Bơm bùn thả chìm Công suất 15-18 m3/h; N= 1.0Hp Cột áp 4-6 m Điện áp 3pha, 380V - 50Hz Xuất xứ Taiwan Tình trạng Mới 100% bảng 2.6.6. Bơm định lượng hóa chất Số lượng 01 cái Chức năng Định lượng hóa chất Công suất 1 – 60 lít/h Cột áp 3 bar Điện áp 1 pha, 220 V - 50 Hz Xuất xứ Blue White - USA Tình trạng Mới 100% bảng 2.6.7. Máy thổi khí Số lượng 02 cái Chức năng Cấp khí cho bể lọc sinh học và bể điều hòa Hoạt động Luân phiên Lưu lượng khí 8.38 m3/phút Công suất động cơ 15Hp Điện áp 3pha, 380V - 50Hz Xuất xứ Show Fou - Taiwan Tình trạng Mới 100% bảng 2.6.8. Máy ép bùn Số lượng 01 cái Chức năng Ép tách bùn Hoạt động Độc lập Công suất 2m3/giờ Điện áp 3pha, 380V - 50Hz Xuất xứ Chi Sun - Taiwan Tình trạng Mới 100% Thiết bị kèm theo Bơm bùn 0.5 HP, 3pha, 380V - 50Hz Bơm rửa 1.0 HP, 3pha, 380V - 50Hz Máy nén khí 0.5 HP, 3pha, 380V - 50Hz Bơm định lượng hóa chất 60l/h, 1pha, 220V - 50Hz Bồn pha hóa chất t bảng 2.6.9. Đĩa phân phối khí Số lượng 60 cái Chức năng Phân phối khí Đường kính đĩa 270 mm Vật liệu Cao su tổng hợp EPMD Xuất xứ USA Tình trạng Mới 100% bảng 2.6.10. Ống phân phối trung tâm (cho bể lắng đứng) Số lượng 01 bộ Chức năng Phân phối nước vào bể Đường kính ống phân phối 0,6 m Chiều cao ống phân phối 3,0 m Vật liệu Inox 304 – 1mm Tình trạng Chế tạo mới bảng 2.6.11. Máng thu nước và chắn bọt (cho bể lắng đứng) Số lượng 01 bộ Chức năng Thu nước & chắn bọt bể lắng II Chiều dài máng 16 m Chiều cao 0,25 m Vật liệu Inox 304 – 1mm Tình trạng Chế tạo mới bảng 2.6.12. Hệ thống đường ống công nghệ Số lượng 1 hệ thống Chức năng Dẫn nước, bùn, khí và hóa chất Vật liệu PVC, STK… Tình trạng Mới 100% bảng 2.6.13. Hệ thống điện , tủ điện diều khiển Số lượng 1 hệ thống Chức năng Điều khiển hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động Vật liệu Linh kiện LG, cáp CADIVI Tình trạng Mới 100% ---o0o--- CHƯƠNG 3: KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH 3.1. KINH PHÍ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI KHỈ CÔNG SUẤT : 450M3/NGÀY ĐÊM STT CÁC HẠNG MỤC ĐV SL THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 3.1.1. Chi phí các hạng mục xây dựng 865.000.000 01 - Bể thu gom (T-01) - Nắp đan bảo vệ Bể 1 - L x W x H = 3,3m x 2,0m x 5,0m - Vật liệu: BTCT M250 25.000.000 25.000.000 02 - Bể điều hòa (T-02) - Nắp đan bảo vệ Bể 1 - L x W x H = 7,0m x 6,0m x 5,0m - Vật liệu: BTCT M250 240.000.000 240.000.000 03 - Bể Anoxic (T-03) - Nắp đan bảo vệ Bể 1 - L x W x H = 6,0m x 5,0m x 6,5m - Vật liệu: BTCT M250 100.000.000 100.000.000 04 - Bể Sinh học hiếu khí Aerotank (T-04) Bể 1 - L x W x H = 9,4m x 6,0m x 5,0m - Vật liệu: BTCT M250 240.000.000 240.000.000 05 - Bể lắng Radian (T-05) Bể 1 - L x W x H = 4,8m x 4,8m x 5,0m - Vật liệu: BTCT M250 150.000.000 150.000.000 06 - Bể khử trùng (T-06) Tbộ 1 - L x W x H = 3,0m x 1,0m x 2,5m - Vật liệu: BTCT M250 15.000.000 15.000.000 07 - Bể khử trùng (T-07) Tbộ 1 - L x W x H = 1,6m x 1,0m x 2,5m - Vật liệu: BTCT M250 10.000.000 10.000.000 08 - Bể nén bùn (T-08) Tbộ 1 - L x W x H = 2,5m x 2,0m x 5,0m - Vật liệu: BTCT M250 50.000.000 50.000.000 09 - Nhà điều hành Bể 1 - L x W x H = 5,0m x 5,2m x 3,7m - Vật liệu: Tường gạch, mái tôn 25.000.000 25.000.000 10 - Cán nền khu vực hệ thống xử lý Tbộ 1 - 1m Khu vực xử lý 10.000.000 10.000.000 3.1.2. Chi phí các thiết bị công nghệ 1.735.000.000 11 - Thiết bị tách rác Tbị 1 - L x W = 0.4m x 0.4m x 0.5m, khe lưới 3 - 5mm - Vật liệu: Inox 304 1.000.000 1.000.000 12 - Bơm nước thải - Dạng bơm chìm - Cho bể thu gom Cái 2 - Công suất: 40-50m³/h, N=3HP, H=6-8m, 3pha, 380V - Xuất xứ: Showfou - Taiwan - Tình trạng mới 100%. 19.000.000 38.000.000 13 - Bơm nước thải - Dạng bơm chìm - Cho bể điều hòa Cái 2 - Công suất: 25-30m³/h, N=2HP, H=6-8m, 3pha, 380V - Xuất xứ: Showfou - Taiwan - Tình trạng mới 100%. 16.000.000 32.000.000 14 - Bơm tuần hoàn nước thải - Dạng bơm chìm - Cho bể Sinh học hiếu khí Cái 2 - Công suất: 40-50m³/h, N=3HP, H=6-8m, 3pha, 380V - Xuất xứ: Showfou - Taiwan - Tình trạng mới 100%. 19.000.000 38.000.000 15 - Bơm bùn thải - Dạng bơm chìm - Cho bể lắng Cái 2 - Công suất: 15-18m³/h, N=1HP, H=6-8m, 3pha, 380V - Xuất xứ: Showfou - Taiwan - Tình trạng mới 100%. 12.500.000 25.000.000 16 - Bơm khuấy chìm - Cho bể điều hòa Cái 2 - Công suất: 15-18m³/h, N=1HP, H=6-8m, 3pha, 380V - Xuất xứ: Showfou - Taiwan - Tình trạng mới 100%. 12.500.000 25.000.000 17 - Máng thu nước & chắn bọt - Cho bể lắng Bộ 1 - L x W = 17m x 0.25m - Vật liệu: Inox 304 - 1mm, tình trạng chế tạo mới 35.000.000 35.000.000 18 - Ống phân phối trung tâm - Cho bể lắng II Bộ 1 - D x H = 0.6m x 3.5m - Vật liệu: Inox 304 - 1mm, tình trạng chế tạo mới 55.000.000 55.000.000 19 - Cầu gạt bùn - Cho bể lắng II Bộ 1 - Công suất: 1.5HP, 3pha, 380V, n=6-10v/phút - Vật liệu: Sàn thao tác, cánh khuấy thép CT3 125.000.000 125.000.000 20 - Máy thổi khí - Hoạt động luân phiên Bộ 2 - Công suất: 8.38m³/phút, N=15HP, H=5m, 3 pha, 380V - Xuất xứ: Showfou - Taiwan - Tình trạng mới 100%. 95.000.000 190.000.000 21 - Đĩa phân phối khí Cái 60 - D = 270mm, Vật liệu: PE, Xuất xứ: USA 500.000 30.000.000 22 - Thiết bị pha hóa chất Cái 1 - Bồn nhựa: V = 300L - Vật liệu: nhựa - Xuất xứ: Việt Nam 500.000 500.000 23 - Bơm định lượng hóa chất Cái 1 - Lưu lượng: 1 - 60l/h, H = 3 - 1bar, 1pha, 220V - Xuất xứ: Blue-white – USA 8.500.000 8.500.000 24 - Đồng hồ đo lưu lượng Cái 1 - Đồng hồ đo lưu lượng - Xuất xứ: G7 25.000.000 25.000.000 25 - Máy ép bùn Bộ 1 - Công suất: 1.2-2m³/h, chiều rộng băng tải 500, - Bao gồm: máy chính, tủ điều khiển, tank khuấy trộn bùn, khay đựng nước, motor truyền động, motor khuấy trộn, máy nén khí, bơm hóa chất, bơm bùn, bơm rửa.... - Xuất xứ: Chi Sun - Taiwan, tình trạng: mới 100% 350.000.000 350.000.000 26 - Hệ thống đường ống công nghệ Bộ 1 - Đường ống STK, PVC+ phụ kiện van, co, te - Xuất xứ: Bình Minh; Van Đài Loan… 200.000.000 200.000.000 27 - Hệ thống điện, tủ điện điều khiển Bộ 1 - Linh kiện LG, cáp Cadivi 80.000.000 80.000.000 28 - Vật liệu đệm MT-41 - Cho bể Anoxic m³ 120 - Vật liệu Plastic có bề mặt riêng lớn làm giá thể cho vi sinh dính bám 1.800.000 216.000.000 29 - Chế phẩm vi sinh hiếu khí - Công tác nuôi cấy- Cho thiết bị lọc sinh học biofor hiếu khí Lít 30 - Vi sinh hiếu khí 1.500.000 45.000.000 30 - Phí thiết kế - chuyển giao công nghệ _ 1 - Toàn bộ hồ sơ thiết kế 65.000.000 65.000.000 31 - Chi phí công lắp đặt Tbộ 1 - 150.000.000 150.000.000 32 - Hóa chất + chạy thử _ 1 - Trong quá trình chạy thử 1.000.000 1.000.000 TỔNG CỘNG 2.600.000.000 THUẾ VAT 10% 260.000.000 TỔNG CỘNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (Đà BAO GỒM THUẾ VAT 10%) 2.860.000.000 3.2. CHI PHÍ VẬN HÀNH . 3.2.1. Chi phí hóa chất 3.2.1.1. Hóa chất khử trùng Hóa chất khử trùng clorin Nồng độ sử dụng: 2% Khối lượng hóa chất cần dùng: 10 g/m³: Khối lượng hóa chất sử dụng trong 1 ngày: 10 x 10-3 x 450 = 4,5 kg/ngày Lượng hóa chất cần dùng trong 1 ngày: 4,5 / 2% = 225 l/ngày 3.2.1.2. Hóa chất trợ lắng máy ép bùn Hóa chất trợ lắng : polymer Nồng độ sử dụng: 0,1% Khối lượng hóa chất cần dùng: 0,5kg/m³ bùn: Lượng bùn dư sinh ra: 4 m³ Khối lượng hóa chất sử dụng trong 1 ngày: 0,5 x 4 = 2kg/ngày Lượng hóa chất cần dùng trong 1 ngày: 2 / 0,1% = 2000 l/ngày Bảng 3.2. Chi phí hóa chất sử dụng cho hệ thống trong một ngày STT Hóa chất Đơn vị Khối lượng (kg) Đơn giá (Đồng/kg) Thành tiền (VNĐ) 01 Chlorine Kg/ngày 4,5 30.000 135.000 01 Polymer Kg/ngày 2 80.000 160.000 TỔNG CỘNG 295.000 Chi phí hóa chất sử dụng cho 1m3 nước thải C1 = 295,000 /450 » 700 đồng/m³ 3.2.2. Chi phí điện năng STT Thiết bị Số lượng Công suất thiết bị (kW) Số giờ hoạt động (h) Điện năng tiêu thụ (kW/ngày) 01 Bơm nước thải bể thu gom 02 2,2 6 26,4 02 Bơm nước thải bể điều hòa 02 1,5 12 36 03 Bơm nước thải tuần hoàn 02 2,2 12 52,8 04 Bơm bùn thải 02 0,75 12 18 05 Máy thổi khí 02 7,5 12 180 06 Máy thổi khí 01 3,7 6 22,2 05 Bơm định lượng hóa chất 01 0,37 24 8,88 Tổng cộng 344,28 Chi phí điện năng tiêu thụ trong một ngày: * Tạm tính giá điện là: 1,500 đồng/kW 344,28 x 1.500 = 516,420 đồng/ngày Chi phí điện năng cho 1m3 nước thải: C2 = 516,420 / 450 » 1.148 đồng/1m3 3.2.3. Chi phí nhân công Hệ thống xử lý cần 2 công nhân vận hành Lương nhân viên vận hành 2.500.000 đồng/tháng Chi phí nhân công vận hành hệ thống xử lý C3 = 3.2.4. Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống : 2.550.000.000 đồng 3.2.4.1. Chi phí đầu tư xây dựng cho 1m3 nước thải (tính cho 5 năm): C4 = 2.550.000.000 / (5 x 365 x 450) » 3.200 đồng/1m3 3.2.4.2. Chi phí bảo trì và thay thế thiết bị hệ thống xử lý (tính cho 5 năm) Chi phí bảo trì hệ thống xử lý nước thải hàng năm ước tính 10% tỉ lệ khấu hao của tổng chi phía đầu tư. C5= 3.2.5. Chi phí đầu tư cho 1m3 nước thải đã tính chi phí khấu hao C = C1 + C2 + C3 + C4 + C4 = 700 + 1.148 + 370 + 3.200 + 310 » 5.728 đồng/m3 3.2.6. Chi phí vận hành cho 1m3 nước thải chỉ tính chi phí điện, hóa chất và nhân công C = C1 + C2 + C3 = 700 + 1.148 + 370 » 2.218 đồng/m3 Tùy theo điều kiện thực tế, chi phí vận hành có thể thay đổi dao động từ: 2.000 ÷ 2.500 đồng/1m³ nước thải. Phụ thuộc vào nồng độ nước thải đầu vào (do hoạt động chăn nuôi của Công ty…..), giá hóa chất xử lý ngoài thị trường, giá điện năng. CHƯƠNG 4: NGHIỆM THU , BẢO HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4.1. NGIỆM THU VÀ BẢO HÀNH 4.1.1. Chuyển giao công nghệ - Công ty Hưng Thịnh sẽ chuyển giao toàn bộ các tài liệu thiết kế, công nghệ, hướng dẫn vận hành và bảo trì hệ thống, các thiết bị của dự án cho chủ đầu tư. 4.1.2. Hướng dẫn vận hành - Công ty Hưng Thịnh sẽ hướng dẫn chuyên môn cho các Cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân vận hành trạm xử lý nước thải. Nội dung đào tạo bao gồm: 4.1.2.1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải: 4.1.2.2. Quy trình vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải 4.1.3. Nghiệm thu và cấp phép - Hệ thống xử lý sau khi đã hoàn tất sẽ được Sở Tài Nguyên và Môi trường kiểm tra, nghiệm thu và cấp phép hoạt động. 4.1.4. Thời gian thực hiện dự án Toàn bộ dự án này sẽ hoàn tất trong vòng 120 ngày kể từ ngày Công ty chúng tôi nhận tiền tạm ứng đợt I. 4.1.5. Kế hoạch xây lắp và vận hành Thời gian xây dựng: 60 ngày Thời gian lắp đặt thiết bị: 30 ngày Thời gian vận hành, cấy vi sinh: 30 ngày - Sau khi vận hành ổn định công ty sẽ lấy mẫu trước và sau xử lý phân tích để xác định hiệu quả xử lý. 4.1.6. Bảo hành Thời gian bảo hành cho toàn bộ hệ thống xử lý là 120 ngày kể từ ngày nghiệm thu công trình . 4.2. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4.2.1. Từ Môi trường Dự án được triển khai trong phần đất dự trữ của Trại chăn nuôi khỉ, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khu đất xây dựng dự án đã được chủ đầu tư san lấp khi xây dựng trại chăn nuôi khỉ nên không diễn ra các hoạt động san lấp, đền bù, giải tỏa. Do đó, không đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án (san lấp, đền bù, giải tỏa). Việc đánh giá các tác động môi trường do hoạt động của dự án được thực hiện theo từng giai đoạn như sau: Giai đoạn xây dựng dự án. Giai đoạn vận hành dự án. Việc thực hiện dự án sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án ở các mức độ khác nhau. Một số tác động ở mức độ không đáng kể, mang tính tạm thời. Bên cạnh đó, một số tác động khác mang tính chất thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Các tác động này có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng dự án và giai đoạn vận hành dự án. 4.2.1.1. Trong qua trình xây dựng dự án 4.2.1.1.1. Đánh giá tác động môi trường Quá trình xây dựng dự án bao gồm: xây dựng các bể xử lý, nhà điều hành, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống thoát nước thải, hệ thống thoát nước mưa; lắp đặt máy móc, thiết bị… 4.2.1.1.2. Ô nhiễm do khí thải Nguồn phát sinh: khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện thi công, các phương tiện vận tải trên công trường. 4.2.1.1.3. Ô nhiễm do bụi Bụi phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: Quá trình đốt nhiên liệu vận hành các phương tiện vận chuyển, các máy móc, thiết bị thi công phát sinh ra khí thải có chứa bụi. Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng: nguyên vật liệu (cát, đá, xi-măng…) có thể rơi vãi và sẽ bị gió cuốn đi gây bụi. Ngoài ra, sự di chuyển của các xe lớn sẽ kéo theo bụi từ đường bốc lên. Quá trình xúc, đổ nguyên vật liệu xây dựng phát sinh bụi đất, cát, xi-măng… Quá trình xây dựng các công trình: từ máy trộn bê-tông, công tác xúc, bốc vật liệu xây dựng... 4.2.1.1.4. Ô nhiễm do tiếng ồn Tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ các nguồn: Từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. Từ hoạt động đào đắp, công tác gia cố nền móng, thi công xây dựng. Bên cạnh nguồn ô nhiễm do hoạt động đào đắp, xây dựng, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như khoan, xe lu, xe tải, máy trộn bêtông … cũng gây ồn đáng kể. 4.2.1.1.5. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn Theo nguyên tắc, nước mưa được quy ước là nước sạch nếu không tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm: nước thải, khí thải, đất bị ô nhiễm… Khi chảy qua các vùng chứa các chất ô nhiễm, nước mưa sẽ cuốn theo các thành phần ô nhiễm đến nguồn tiếp nhận, tạo điều kiện lan truyền nhanh các chất ô nhiễm. Trong quá trình xây dựng dự án, nếu các nguồn gây ô nhiễm môi trường không được khống chế theo quy định, khi nước mưa rơi xuống khu đất dự án sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm có trong khí thải, nước thải, chất thải rắn gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Tùy theo phương án khống chế nước mưa cục bộ mà thành phần và nồng độ nước mưa thay đổi đáng kể. 4.2.1.1.6. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng. 4.2.1.1.7. Ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải từ quá trình xây dựng: chủ yếu là các loại phế thải rơi vãi trong quá trình xây dựng như đất đá, gạch, xi măng, sắt thép vụn, bao bì vật liệu xây dựng… khoảng 100 kg/tháng. Chất thải nguy hại: trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh một lượng chất thải nguy hại như: giẻ lau, thùng sơn, cọ dính sơn, chất chống thấm, bóng đèn, dầu mỡ thải… khoảng 20 kg/tháng. Chất thải sinh hoạt của công nhân: từ khu vực ăn uống của công nhân xây dựng (bao gồm: hộp xốp, bao nylon, thức ăn dư thừa, vỏ chai, bao bì giấy báo…) khoảng 3 kg/ngày. 4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 4.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải Khu vực công trường xây dựng có kế hoạch thi công và kế hoạch cung cấp vật tư thích hợp. Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm. Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa. Trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực công trường xây dựng, thường xuyên phun nước, hạn chế một phần bụi đất cát có thể theo gió phát tán vào không khí Các xe vận chuyển vật liệu xây dựng không chở quá 90% thể tích của thùng xe và được bao phủ kín khi vận chuyển, đảm bảo không để tình trạng rơi vãi trên đường vận chuyển. Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải phải được phủ kín, tránh tình trạng rơi vãi xi-măng, gạch, cát ra đường. Khi xảy ra hiện tượng rơi vãi, phải cho thu dọn đoạn đường ngay trong ngày. Trước khi ra khỏi công trường, các xe vận tải vận chuyển nguyên vật liệu được vệ sinh sạch sẽ để tránh bùn đất cuốn theo bánh xe ra đường giao thông. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân được trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bụi. Tiến hành san ủi vật liệu xây dựng ngay sau khi được tập kết xuống để giảm sự khuyếch tán vật liệu xây dựng do tác dụng của gió. Đối với khu vực ngoài khuôn viên dự án: bố trí các biển báo hiệu công trường cho các người qua lại đề phòng. Phải quét dọn thường xuyên phần đường nội bộ trong khuôn viên công ty trường hợp bụi đất bay vào trại chăn nuôi và người lao động trong trại. Ban quản lý bố trí thời gian vận chuyển vật liệu xây dựng thích hợp, tránh hoạt động vào giờ cao điểm (hoạt động trong khoảng từ 6 giờ – 18 giờ). Xà bần được vận chuyển đi ngay trong ngày, không để ứ đọng nhiều, choán chỗ thi công. Tài xế lái xe tuân thủ các qui định luật giao thông nhằm tránh ùn tắc, an toàn khi di chuyển. - Các phương tiện sử dụng trong vận chuyển và thi công xây dựng đạt tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm Việt Nam. 4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, Ban quản lý xây dựng dự án có kế hoạch thi công hợp lý, xe vận chuyển vật tư hoạt động vào thời gian thích hợp và khoảng cách hợp lý, không hoạt động tập trung. Hạn chế các nguồn gây tiếng ồn vào ban đêm. Kiểm tra mức độ ồn rung trong quá trình xây dựng để đặt ra lịch thi công phù hợp để mức tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép. Tổ chức lao động hợp lý, nhằm tạo ra những khoảng nghỉ không tiếp xúc với rung động khoảng từ 20 – 30 phút và với thời gian tối đa cho một lần làm việc liên tục không quá 4 giờ. Các máy móc, thiết bị thi công có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật. Tiếng ồn gây tác động trực tiếp đến công nhân xây dựng, nhất là những công nhân làm việc bên cạnh các máy có mức ồn cao. Tiếng ồn có thể át đi hiệu lệnh cần thiết, gây tai nạn cho công nhân. Để tránh tai nạn, cần giáo dục ý thức về an toàn lao động cho công nhân, đặt các biển cấm tại những nơi cần thiết. Công nhân vận hành các máy có độ ồn cao được luân phiên, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc liên tục trong thời gian dài. Để tránh gây ảnh hưởng đến người dân sống dọc theo tuyến đường vận chuyển, tất cả các phương tiện vận chuyển không được hoạt động từ 21 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. 4.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và phòng chống ngập úng Các biện pháp phòng chống ngập úng và giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa được áp dụng như sau: Quản lý tốt nguyên vật liệu xây dựng, chất thải phát sinh tại công trường xây dựng, nhằm hạn chế tình trạng rơi vãi xuống đường thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy và gây ô nhiễm môi trường. Tiến hành đào mương thoát nước bao quanh khu vực dự án. Nước mưa được dẫn vào hố lắng trước khi thải vào hệ thống thoát nước mưa hiện hữu của trại chăn nuôi và thải ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai. - Bùn lắng được nạo vét khi giai đoạn xây dựng kết thúc và được nhà thầu xây dựng dự án thu gom, mang đi xử lý theo quy định. 4.2.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Không tổ chức nấu ăn trong khu đất dự án. Vì lượng lao động thi công trên công trường không nhiều, do đó, dự án sẽ sử dụng nhà vệ sinh có sẵn của trại chăn nuôi. Do vậy, nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của người lao động trên công trường sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại hiện hữu của trại chăn nuôi. 4.2.2.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn từ quá trình phát quang: sinh khối thực vật từ quá trình phát quang được nhà thầu xây dựng hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và chuyển đi nơi khác để xử lý theo quy định. Chất thải xây dựng: các loại chất thải rắn phát sinh được chứa trong kho chứa tạm thời có mái che và gờ bao xung quanh để tránh tình trạng bị cuốn theo nước mưa gây tắc nghẽn dòng chảy và gây ô nhiễm môi trường: Các loại chất thải rắn như đất, cát, đá được thu gom liên tục trong quá trình xây dựng và tận dụng để san lấp mặt bằng tại chỗ. Trong trường hợp lượng xà bần quá nhiều sẽ được chủ thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đi nơi khác xử lý. Các loại coffa, sắt, thép được tái sử dụng hoàn toàn. Các loại bao bì chứa vật liệu xây dựng: được thu gom tập trung, một phần được tái sử dụng tại chỗ, các bao bì hư hỏng được chuyển đến khu chứa rác hiện hữu của trại chăn nuôi. 4.2.2.6. Chất thải nguy hại: - Đối với chất thải nguy hại được tập trung và chứa trong các thùng kín có dán nhãn và lưu trong khu chứa rác hiện hữu của trại chăn nuôi và được hợp đồng xử lý chung với chất thải nguy hại của trại chăn nuôi. 4.2.2.7. Chất thải rắn sinh hoạt: Lập nội quy công trường yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi. Tất cả rác sinh hoạt từ các lán trại của công nhân được thu gom và tập trung vào thùng chứa 50 lít đặt tại khu lán trại dành cho công nhân, cuối mỗi ngày được chuyển đến khu chứa rác hiện hữu của trại chăn nuôi và được hợp đồng xử lý chung với rác thải hoạt của trại chăn nuôi. 4.2.3. Trong quá trình xử lý nước thải 4.2.3.1. Đánh giá tác động môi trường 4.2.3.1.1. Ô nhiễm do khí biogas Khí Biogas phát sinh chủ yếu từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong hệ thống xử lý sinh học kỵ khí. 4.2.3.1.2. Ô nhiễm do mùi hôi Mùi hôi chủ yếu phát sinh từ quá trình phân hủy kỵ khí, quá trình sục khí trong hệ thống xử lý hiếu khí, các bể chứa nước thải. Ô nhiễm do khí thải từ quá trình đốt dầu DO vận hành máy phát điện dự phòng Dự án sử dụng dầu DO vận hành máy phát điện dự phòng trong trường hợp bị cúp điện. Dầu DO khi đốt cháy sẽ sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí như: CO, SO2, SO3, NOx, VOC, bụi… 4.2.3.1.3. Ô nhiễm do tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động của máy thổi khí, máy phát điện dự phòng. 4.2.3.1.4. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường, tuy nhiên nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa hóa chất, khu vực chứa bùn, chứa dầu, chất thải rắn khác sẽ cuốn theo hóa chất, bùn thải, rác thải xuống cống thoát nước tại khu vực và góp phần gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận nước thải. 4.2.3.1.5. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên vận hành hệ thống xử lý. Lưu lượng: khoảng 0,5 m3/ngày (tính toán cho 03 công nhân vận hành). 4.2.3.1.6. Ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt: Nguồn phát sinh: chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt tại văn phòng điều hành (gồm 03 công nhân vận hành). Khối lượng: khoảng 1,5 kg/ngày. - Chất thải rắn sản xuất không nguy hại: Cặn sinh ra từ lược rác: khoảng 5 kg/ngày. Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý sinh học: khoảng 5 kg/ngày. Chất thải nguy hại: bao bì, thùng chứa hóa chất; giẻ lau dính hóa chất, dầu: khoảng 3 kg/tháng. 4.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 4.2.4.1. Khống chế ô nhiễm do khí biogas, mùi hôi Các bể xử lý được xây kín hoàn toàn. Ngoài ra, chủ dự án còn trang bị khẩu trang chuyên dụng cho công nhân trực tiếp vận hành hệ thống xử lý. Trồng cây xanh để tránh mùi phát tán nhiều vào không khí. Tán cây xanh dày có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hòa các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và những hỗn hợp khí như: SO2, CO2, hợp chất chứa nitơ, photpho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe… 4.2.4.2. Khống chế ô nhiễm khí thải từ quá trình đốt dầu DO vận hành máy phát điện dự phòng Dự án sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp (S £ 0,25%) và cho khí thải phát tán trực tiếp ra ngoài môi trường qua ống thải. 4.2.4.3. Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn Các biện pháp giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn phát sinh: Trang bị hệ thống cách âm đối với các thiết bị gây ồn (máy thổi khí, máy phát điện dự phòng). Máy thổi khí được đặt trong buồng bê tông nên sẽ hạn chế tối đa tiếng ồn. - Kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. 4.2.4.4. Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và phòng chống ngập úng Chủ dự án sẽ thiết kế xây dựng hệ thống mương thoát nước mưa xung quanh khuôn viên hệ thống xử lý để tạo điều kiện tốt cho việc thông thoát nước mưa được triệt để. Nước mưa sẽ được dẫn qua song chắn rác trước khi đổ vào hệ thống cống thoát nước mưa hiện hữu của trại chăn nuôi. Để hạn chế nước mưa có thể nhiễm dầu mỡ khoáng, trường hợp xảy ra hiện tượng rơi vãi dầu mỡ khoáng trong kho chứa dầu dự trữ vận hành máy phát điện dự phòng, biện pháp xử lý là: Sử dụng vật liệu xốp để lau chùi những chỗ rơi vãi dầu. Sau đó, các vật liệu này sẽ được xử lý cùng với chất thải nguy hại. Khu vực chứa dầu sẽ được trang bị mái che và gờ bao tránh xâm nhập của nước mưa. 4.2.4.5. Khống chế ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Vì lượng công nhân vận hành hệ thống xử lý không nhiều, do đó, dự án sẽ sử dụng nhà vệ sinh có sẵn của trại chăn nuôi. Do vậy, nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân vận hành hệ thống xử lý sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại hiện hữu của trại chăn và toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai. 4.2.4.6. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn Sau khi phân loại tại nguồn, chất thải được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng đối với từng loại chất thải và được tập trung chứa trong khu vực chứa chất thải hiện hữu của trại chăn nuôi. Chất thải rắn sinh hoạt: + Trang bị 01 thùng chứa rác sinh hoạt, loại có nắp đậy kín 20 lít tại khu vực hệ thống xử lý nước thải. + Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dự án và hàng ngày được tập trung chứa trong khu vực chứa chất thải hiện hữu của trại chăn nuôi, định kỳ sẽ được hợp đồng thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt của trại chăn nuôi. Chất thải không nguy hại: Cặn sinh ra từ lược rác: được xử lý cùng với rác thải sinh hoạt. Bùn dư phát sinh từ quá trình xử lý sinh học: Bùn từ quá trình xử lý kỵ khí: bán để làm bùn giống khởi động hệ thống xử lý kỵ khí khác. Bùn từ quá trình xử lý hiếu khí: được sử dụng như nguồn phân bón cho cây trồng. Chất thải nguy hại: Thu gom chứa trong các thùng chứa chuyên dụng và tập trung chứa trong khu vực chứa chất thải hiện hữu của trại chăn nuôi. Các loại chất thải nguy hại sẽ được thu gom và xử lý đúng theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Hợp đồng thu gom cùng với chất thải nguy hại của trại chăn nuôi. Chủ đầu tư đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. 4.3. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 4.3.1. Trong quá trình xây dựng dự án Dự báo rủi ro gây tai nạn lao động Công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ nhà thầu xây dựng cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu). - Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến Các tai nạn do chính các phương tiện này gây ra. Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như thi công hệ thống cấp điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang đường, bão, gió gây đứt dây điện. Khi công trường thi công trong những ngày mưa, khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công… Biện pháp an toàn lao động Chủ đầu tư dự án phối hợp với nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân viên làm việc trên công trường: Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi tổ chức thi công, vấn đề bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn điện, thứ tự bố trí các kho, bãi, nguyên vật liệu (đặc biệt không chứa nhiên liệu gần khu vực gia nhiệt hoặc có nhiều người qua lại), vấn đề chống sét… Phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất y tế. Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại Vào ban đêm, công trường thi công xây dựng được trang bị đèn chiếu sáng. Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và phải được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật. Các thiết bị điện phải được kê, treo cao khỏi mặt đất để tránh chạm điện. Tập huấn an toàn lao động cho công nhân xây dựng trước khi bắt đầu xây dựng dự án. Đối với khu vực ngoài khuôn viên dự án: bố trí các biển báo hiệu công trường cho các phương tiện và người qua lại đề phòng. Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo quy định hiện hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Áp dụng công tác tuyên truyền, quản lý công nhân chặt chẽ. Cấm các tệ nạn xã hội trong khu vực thi công. Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa công nhân với cộng đồng dân cư địa phương. Duy trì lối sống lành mạnh, các tập tục văn hóa truyền thống của cư dân địa phương. 4.3.2. Trong quá trình xử lý nước thải Dự báo rủi ro gây tai nạn lao động Tai nạn lao động có thể xảy ra đối với công nhân khi dự án đi vào hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu do: Không tập huấn an toàn lao động cho công nhân. Do không tuân thủ nội quy về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp khi làm việc. Bất cẩn của công nhân trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị. Bất cẩn về điện dẫn đến sự cố điện giật. Tình trạng sức khỏe của công nhân không tốt dẫn đến thiếu tập trung khi làm việc. Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của người công nhân. Mức độ tác động có thể gây ra thương tật hay thiệt hại tính mạng người lao động. Biện pháp an toàn lao động Để hạn chế các rủi ro xảy ra, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân vận hành: Tuân thủ nghiêm ngặt Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp. Quan tâm ngay từ khâu thiết kế hệ thống, lựa chọn thiết bị. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định. Không đưa thiết bị vào vận hành khi chưa được kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định. Tiến hành tập huấn cho công nhân vận hành tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân. Xây dựng nội quy sản xuất, quy tắc an toàn lao động. Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, công nhân không được phép uống rượu, bia khi đang làm việc. Bảo trì, tu sửa máy móc thiết bị vào những ngày nghỉ hàng tuần. - Công nhân được hướng dẫn đầy đủ các biện pháp an toàn trong sử dụng điện, máy móc thiết bị, được khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp để có biện pháp khắc phục. 4.4. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 4.4.1. Trong quá trình xây dựng dự án Dự báo rủi ro gây cháy nổ Các nguồn nhiên liệu (như dầu DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ khá quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (hoặc bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt hoặc các nơi có nhiều người qua lại. Sự cố gây cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. Khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế – xã hội và làm ô nhiễm môi trường không khí, đất một cách nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh hưởng tới tính mạng con người và tài sản. Biện pháp phòng chống cháy nổ Tập huấn phòng chống cháy nổ cho công nhân xây dựng trước khi bắt đầu xây dựng dự án. Công nhân trực tiếp thi công xây dựng, vận hành máy thi công phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật. Trang bị các dụng cụ phòng chống cháy nổ. Các thiết bị điện được kê, treo cao khỏi mặt đất để tránh chạm điện. 4.4.2. Trong quá trình xử lý nước thải Dự báo rủi ro gây cháy nổ Cháy do sử dụng và lưu trữ nhiên liệu (dầu DO), hóa chất không an toàn Khả năng cháy do những vật liệu dễ bắt lửa (bao bì, các loại giấy…) để gần các nguồn phát sinh nhiệt hay tia lửa. Khả năng cháy từ sự cố về điện: cháy do dùng điện quá tải, do chập mạch điện, do nối dây không tốt (lỏng, hở)… Cháy nổ do sét: sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ… Trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị sản xuất có thể gây sự cố chập điện, nổ cầu chì hoặc va chạm làm phát sinh lửa dẫn tới cháy nổ. Các sự cố cháy nổ nếu xảy ra có thể gây thiệt hại lớn tới tính mạng, tài sản con người, thậm chí có thể kéo theo các sự cố dây chuyền khác từ các công trình lân cận. Biện pháp phòng chống cháy nổ Toàn bộ công tác phòng chống cháy nổ cho trạm xử lý nước thải sẽ quản lý chung với công tác PCCC của trại chăn nuôi. Ngoài ra, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau: Chủ dự án sẽ thiết kế và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định. Sẽ trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC. Mọi thiết bị và kết cấu phải phù hợp với quy định PCCC của Nhà nước. Bố trí thiết bị để dễ dàng tiếp cận, kiểm tra, làm vệ sinh hoặc chữa cháy. Thiết kế lắp đặt hệ thống điện, sử dụng nguyên vật liệu… theo đúng quy phạm. Phòng cháy các thiết bị điện: Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ quá tải. Những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ. Các môtơ điện đều phải có hộp che chắn bảo vệ, đảm bảo không cho dung môi, nước hoặc vật dễ cháy rơi vào. Có quy định chế độ vệ sinh công nghiệp cho từng máy, từng bộ phận khi bàn giao ca. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN - Hoạt động của công ty khỉ VIỆT NAM đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như lợi ích xã hội : đóng góp vào ngân sách nhà nước , giải quyết việc làm cho người lao động. - có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi song sau quá trình nghiên cứu đã nhận thấy hệ thống xử lý sinh học nêu trên là phù hợp nhất với tình hình và điều kiện của công ty hệ thống xử lý bao gồm: bơm, song chắn rác, bể sinh học thiếu khí Arotank, bể sinh học hiếu khí Aerotank, bể điều hòa, bể lắng,… - Song song với lợi ích mà hoạt động của công ty mang lại , cũng sẽ nãy sinh ra một số vấn đề quan trọng là ô nhiễm môi trường . các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là nước thải chăn nuôi , khí thải từ các phương tiện vận tải , khí thải từ nước thải chăn nuôi . . . . ,nếu không có biện pháp xử lý và quản lí thích hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường trong khu vực . - Với đề tài “ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI KHỈ - Xà TAM PHƯỚC TP BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI CÔNG SUẤT 450M3/NGÀY.ĐÊM “ . Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng từ nguồn nước thải của công ty tới môi trường đã giải quyết được một số vấn đề sau : - Tìm hiểu được hiện trạng môi trường của công ty , hiện trạng môi trường xung quanh công ty ,từ đó đề xuất công nghệ và hệ thống xử lý nước thải phù hợp với công ty khỉ VIỆT NAM . - Nước thải từ công ty khỉ VIỆT NAM sau khi xử lý thải ra môi trường đạt tiêu chẩn thải : QCVN 24:2009/BTNMT,cột A 2. KIẾN NGHỊ - Như đã đề cập ở trên ,việc thiết lập hệ thống xử lý nước thải cho công ty khỉ VIỆT NAM là rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay. - Để hiệu suất của công trình được nâng cao hơn , đề tài đề xuất mộ số kiến nghị sau : - Hệ thống xử lý nước thải trại chăn nuôi khỉ VIỆT NAM cần được duy trì vận hành theo như đã thiết kế nhằm đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường .trong quá trình vận hành ,hệ thống cần được thường xuyên kiểm tra ,giám sát nhằm kịp thời xử lý các sự cố ,đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt cho các công trình. - Hệ thống các công trình xử lý nước thải phải được thường xuyên giám sát vận hành và khắc phục sự số kịp thời . - Máy móc thiết bị phải được bảo dưỡng ,tra dầu mỡ định kì . - dội ngũ quản lí là kĩ sư và công nhân vận hành có trình độ và chuyên môn phù hợp . - phân công chỉ định công việc rõ ràng cho từng bộ phận của công ty ,nâng cao ý thức của đoàn thể cán bộ ,của công nhân viên của công ty trong việc bảo vệ môi trường làm việc cũng như bảo vệ môi trường xung quanh . - ngoài ra các công ty ,nhà máy ,xí nghiệp ,chợ ,trung tâm thương mại . . . . . cũng cần được xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh trước khi thải ra môi trường nhằm giúp môi trường sống ngày một trong lành hơn . - công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cần được gắn kết với các nội dung bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững . - tăng cường công tác giáo dục và nâng cao ý thức cho cộng đồng về sự cần thiết của việc xử lý nước thải nói riêng và hoạt động môi trường nói chung . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải – thS.Lâm Vĩnh Sơn (2008). 2. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – thS.Đặng Hướng Minh Thư, NXB ĐHQG HN (2006). 3. PGS.TS Hoàng Huệ ,1996, xử lý nước thải ,NXB Xây Dựng ,Hà Nội. 4. PGS.TS Hoàng Văn Huệ,2004,công nghệ môi trường – tập 1: xử lý nước thải, NXB Xây Dựng , Hà Nội. 5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt – QCVN 14 : 2008/BTNMT, cột A . 6. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – tính toán thiết kế công trình – tái bản lần thứ hai – GSTS.Lâm Minh Triết (chủ biên) ,TS.Nguyễn Thanh Hùng TS.Nguyễn Phước Dân – NXB ĐHQG TP.HCM (2006) 8. TS.Trịnh Xuân Lai ,2000, tính toán và thiết kế các công trình xử lý nước thải , công ty tư vấn cấp thoát nước số 2,NXB Xây Dựng , Hà Nội. 7. Tiêu chuẩn dùng nước – TCVN 4513 : 1988 9. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải - TS.Trịnh xuân Lai – NXB Xây Dựng (1999). PHỤ LỤC Hình 1. Hình 2. Hình 3. Hình 4. Hình 5. Hình 6. Hình 7. Hình 8. Hình 9. Hình 10. Hình 11. Hình 12.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnoidung.docx
Tài liệu liên quan