Đề tài Vốn cố định và những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long

Tài liệu Đề tài Vốn cố định và những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long: Lời nói đầu Vốn cố định là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một trong hai quyết định tới sản xuất lưu thông hàng hoá. Đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, thì điều kiện đầu tiên để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Sau khí có vốn doanh nghiệp lại phải quan tâm đến việc sử dụng đồng vốn mà mình bỏ ra sao có hiệu quả nhất để từ đó doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp được nhà nước bao cấp về giá, sản xuất tiêu thụ theo kế hoạch của nhà nước giao, lỗ thì nhà nước bù. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không, do vậy đã dẫn đến tình trạng " lãi giả lỗ thật". Cho nên luôn có hiện tượng " ăn mòn vào vốn" ở hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh. Từ khi chuyển sang nền kinh tế với nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đạt được mục tiêu tối đa hoá l...

doc56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vốn cố định và những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Vốn cố định là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một trong hai quyết định tới sản xuất lưu thông hàng hoá. Đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, thì điều kiện đầu tiên để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Sau khí có vốn doanh nghiệp lại phải quan tâm đến việc sử dụng đồng vốn mà mình bỏ ra sao có hiệu quả nhất để từ đó doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp được nhà nước bao cấp về giá, sản xuất tiêu thụ theo kế hoạch của nhà nước giao, lỗ thì nhà nước bù. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không, do vậy đã dẫn đến tình trạng " lãi giả lỗ thật". Cho nên luôn có hiện tượng " ăn mòn vào vốn" ở hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh. Từ khi chuyển sang nền kinh tế với nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh và khẳng định mình trên thị trường thì đều phải quan tâm đến việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung vốn cố định nói riêng. Bởi vì, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn cố định gắn liền với quá trình đầu tư lâu dài, thời gian thu hồi vốn chậm dễ gặp rủi ro. Để có thể hiểu rõ tầm quan trọng của việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian đi thực tập, tìm hiểu thực tế của công ty cổ phần may Thăng Long. Được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty đặc biệt là cán bộ trong phòng tài chính kế toán của công ty cùng sự hướng dẫn của thầy Vũ Văn Ninh, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu và hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá với đề tài: "Vốn cố định và những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long" Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Vốn cố định và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Chương II: Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần may Thăng Long. Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần may Thăng Long Chương I Vốn cố định và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Những vấn đề cơ bản về vốn cố định. Tài sản cố định và vốn cố định. 1.1.1.1 Tài sản cố định. Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt đông sản xuất kinh doanh đều cần phải có hai yếu tố là tư liệu sản xuất và sức lao động, trong đó tư liệu sản xuất được chia thành tư liệu lao động và đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao động ( nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…) các tư liệu lao động ( máy móc thiết bị, nhà xưởng phương tiện vận tải …) là những công cụ mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi mục đích sử dụng của mình. Bộ phận quan trọng nhất của tư liệu sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là các tài sản cố định. Đó là tư liệu chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các tài sản cố định vô hình. Thông thường, tư liệu lao động được coi là một tài sản cố định phải thoả mãn 4 tiêu chuẩn cở bản sau: - Một là chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng các tài sản đó - Hai là Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy - Thời gian sử dụng phải lâu dài: từ một năm trở lên - Phải có giá trị đơn vị lớn (đủ tiêu chuẩn vê mặt giá trị theo quy định hiện hành) Những tư liệu lao động không đủ các điều kiện trên được coi là những công cụ nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của DN. Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét và nhận biết tiêu chuẩn tài sản cố định phức tạp hơn rất nhiều. Trước hết, việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là tài sản cố định của DN trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vao đặc tính hiện vật mà còn dựa vao tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở trường hợp này người ta coi nó là tài sản cố định nhưng ở trong trường hợp khác lại cho là đối tương lao động. Ví dụ: Máy móc thiết bị, nhà xưởng mới hoàn thành, đang được bảo quản trong kho chờ tiêu thụ hoặc là công trình xây dưng cơ bản chưa bàn giao thì được coi là đối tượng lao động. Hai là: Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ thì không đủ các tiêu chuẩn trên xong khi tập hợp chúng lại sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì hệ thống đó được coi là tài sản cố định. Ví dụ: Trang bị trong phòng thí nghiệm, vườn cây lâu năm. Ba là: Trong điều kiện phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cũng như nét đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nếu đồng thời thoả mãn hai điều kiên trên và không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Ví dụ: Chi phí mua phát minh bằng sáng chế, chí phí thành lập DN…. Ơ nước ta theo chế độ tài chính hiện hành (quyết định 206/2003/QĐ-BTC) quy định ở điều 3 mục II về nhận biết tài sản cố định: - Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình: Tư liệu lao động là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất địnhmà nếu thiếu bất kỳ bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả 4 điều kiện dưới đây thì được coi là tài sản cố định: +) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. +) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. +) Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. +) Có giá trị từ 10.000.000 đòng ( mười triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng bộ phận tài sản nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật đồng thời thoả mãn cả 4 điều tiêu chuẩn thì được coi là môtn tài sản cố định. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định. - Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình. Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn trênmà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình . Nhữn khoản chi phí không đồng thời thoả mãn 4 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các khoản chi phí phát sinh trong gia đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thoả mãn 7 điều kiện sau: +) Tính khả thi về mặt kỹ thuận đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hìnhvào sử dụng theo dự tính hoặc để bán. +) Doanh nghiệp dự định hoàn toàn tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán. +) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó. +) Tài sản đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai. +) Có đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguòn lực khác để hoàn tất giai đoạn triển khai hoặc bán tài sản vô hình đó. +) Có khả năng xác định chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó. +) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Đặc điểm chung của các tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh với vai trò công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định không đổi. Tuy nhiên, giá trị của nó lại được chuyển dần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được đem đi tiêu thụ. Từ những nội dung trên có thể rút ra định nghĩa về tài sản cố định trong doanh nghiệp như sau: Tài sản cố định là tư liệu lao động có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, còn giá trị của nó thì được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm trong chu kỳ sản xuất. *) Các tiêu thức phân loại tài sản cố định: Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của DN theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ nhu cầu quản lý của DN. Thông thường có các cách phân loại sau: - Theo hình thức biểu hiện: Theo cách phân loại này tài sản cố định của DN được chia thành hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Phương pháp này giúp cho DN thấy được một cách tổng quát cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Từ đó doanh nghiệp co những lựa chọn về các dự án đầu tư có những điều chỉnh sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. - Theo mục đích sử dụng của tài sản cố định: Theo tiêu thức này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi xã hội – an ninh quốc phòng; tài sản cố định giữ hộ bảo quản hộ nhà nước. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu tài sản cố định của mình theo mục đích sử dụng của nông nghiệp. Từ đó có biện pháp quản lý sử dụng tài sản cố định theo mục đích sao cho đạt hiệu quả nhất. - Theo công dụng kinh tế: Căn cứ theo công dụng kinh tế của tài sản cố định, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp sc chia thành các loại: nhà của vất kiến trúc; máy móc bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị; dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm; súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; các loại tài sản cố định khác. - Theo tình hình sử dụng: Căn cứ tình hình sử dụng tài sản cố định người ta chia thành : tài sản cố định đang sử dụng, tài sản cố định chưa cần dùng, tài sản cố định chờ thanh lý. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. - Theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành: tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn của NSNN cấp, tài sản cố định hình thành từ nguồn tự bổ sung, tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay từ liwn doanh liên kết. Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được nguồn hình thành tài sản cố định để có được phương hướng để trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý. Đồng thời xác định tỉ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số vốn kinh doanh để có biện pháp khai thác và sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại trên đều cho phép doanh nghiệp đánh giá, xem xét cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu tài sản cố định là một việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu tài sản cố định sao cho có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Vốn cố định của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư, lắp đặt hay xây dựng tài sản cố định hữu hình và các tài sản cố định vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn sau khi đem tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định, ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong qua trình sử dụng lại có ảnh hưởng rất lớn và chi phối đặc điểm luân chuyển và tuân hoàn vốn của doanh nghiệp như sau: Một là: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này là do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hai là: Vốn cố định được luân chuyển dần dần vào từng phần trong chu kỳ sản xuất. Khi tham gia và nhiều chu sản xuất một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm ( dưới hình thức khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định. Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Từ những phân tích kể trên có thể đưa ra khái niệm về vốn cố địng như sau: "Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đàu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng". Việc nghiên cứu về tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp là cơ sở cho việc xem xét, quản lý sản xuất. Đồng thời, nó là cơ sở cho việc tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp. 1.2 Sự cần thíêt, phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp. 1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó xuất phát từ những lý do chủ yếu sau: - Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá nguồn tích luỹ để tái sản xuất của doanh nghiệp, lợi nhuận tác động nên hầu hết các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận sẽ đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Có như vậy, doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. - Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường: Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Yêu cầu của nguyên tắc hạch toán kinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận. Nếu không đạt được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn có những biện pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì một trong những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. - Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn cố định của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã trình bầy ở phần trước về tài sản cố định của doanh nghiệp, nó có vai trò quan trọng trong công việc nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó góp phần giảm chi phí về tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định sẽ góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định nâng lên. khi hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên dẫn đến hiệu quả vốn kinh doanh cũng tăng lên. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng ta thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết vì nó có ảnh tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: - Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định phải bảo toàn được cả về mặt giá trị và hiện vật của tài sản, tức là phải đảm bảo các tài sản cố định của doanh nghiệp không bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng, phải có kế hoạch sửa chữa kịp thời những tài sản cố định khi chúng bị hư hỏng. - Cần có kế hoạch khấu hao đúng, chấp hành tốt việc trích lập quỹ khấu hao đúng mục đích nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất tài sản cố định được kịp thời phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần thanh lý những tài sản cố định không cần dùng nhằm tránh tình trạng ứ động vốn, có kế hoạch bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị và đổi mới quy trình công nghệ. - Quản lý tốt tài sản cố định từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng. Về khâu mua sắm cần chú ý đến tiến bộ khoa học kỹ thuật để tránh mua phải những tài sản cố định lạc hậu và không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp 1.2.2.1 hiệu quả sử dụng vốn cố định Trong các doanh nghiệp vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh đến trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Do ở vị trí then chốt và đặc điểm vận động của nó lại tuân theo một quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là vấn đề vô cùng quan trọng của công tác quản trị tài chính. Như đã trình bầy ở trên, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Do vậy, vấn đề đạt ra với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng vốn cố định có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp được biểu thị qua kết quả đạt được trong các quá trình sản xuất với chi phí ma doanh nghiệp đã bỏ ra, trong đó kết quả sản xuất kinh doanh phải bao gồm cả mặt kinh tế và mặt xã hội. Hiệu quả kinh tế được biểu thị băng các chỉ tiêu giá trị và hiện vật phản ánh kết quả kinh doanh trong một thời kỳ. Hiệu quả xã hội được biểu thị qua các mặt về đời sống xã hội và an ninh quốc phòng… Do vậy, co thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình khai thác và sử dụng vốn cố định vào sản xuất với số vốn đã sử dụng để đạt được hiệu quả như trên. Chính vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh điều đầu tiên mà họ quan tâm đến là làm thế nào để đạt hiệu quả cao cho đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất sinh lời vốn cố định: là tỷ số sinh lời hoặc lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ so với số dư vốn cố định bình quân. Tỷ suất sinh lời VCĐ = Lợi nhuận trong kỳ( hoặc lợi nhuận ròng) Vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó vốn cố định bình quân được tính như sau: Vốn cố định bình quân trong kỳ = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc đầu tư cũng như chất lượng của việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác hơn kết quả sử dụng vốn cố định giữa các thời kỳ cần xét đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Lợi nhuận trong kỳ (lợi nhuận ròng) Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ. Nó được xác định như sau: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu trong kỳ( doanh thu thuần) Số VCĐ bình quân trong kỳ Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý của từng thời kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử vốn cố định phải được xem xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu trong kỳ( doanh thu thuần) Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ - Chỉ thiêu hàm lượng vốn cố định: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu (doanh thu thuần) doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định, nó được xác định bởi công thức: Hàm lượng VCĐ = Số vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu trong ky ( doanh thu thuần) Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao luỹ kế Nguyên TSCĐ ở thời điểm đánh giá Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp trên người ta sử dụng một số chỉ tiêu khác để phân tích: Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ tiến hành đầu tư, mua sắm tài sản cố định khi thực sự cần thiết bởi như vậy sẽ giảm bớt được tài sản cố định dự (vốn cố định) cũng có nghĩa là tránh được tình trạng ứ động vốn trong sản xuất, hơn nữa do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay. Do đó quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định phải phù hợp với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Mỗi doanh nghiệp trước khi thực hiện quá trìng đầu tư, mua sắm tài sản cố định đều phải căn cứ vào thực trạng hiện có của doanh nghiệp mình, phải tính toán sắp xếp các loại tài sản cố định theo yêu sản xuất chính, lập tỷ lệ cần thiết giữa phần tài sản cố định theo công dụng, lập tỷ lệ phân phối theo yêu cầu công nghệ các loại tài sản cố định giữa khâu sản xuất chính với sản xuất phụ trợ. Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định phải được tiến hành theo xu hướng: tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò chủ đạo,chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tài sản cố định dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh có xu thế giảm. căn cứ vào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các loại tài sản cố định, các khâu trong quy trình công nghệ trên tổng số tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp để lập kế hoạch đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo máy móc thiết bị cũ, thải những tài sản cố định mà chi phi sửa chữa phục hồi lớn hơn chi phi mua mới. Đồng thời có kế hoạch đầu tư, mua sắm, thay thế từng phần hoặc toàn bộ tài sản cố định. Xác định tài sản cố định không cần dùng để thanh lý nhượng bán. - Tổ chức quản lý và huy động tối đa tài sản cố định vào hoạt động sản xuất. Sau khi đã lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư, mua sắm tài sản cố định và thực hiện quá trình đầu tư, mua sắm thì đây là bước công việc hết sức quan trọng và có tính thực tế cao, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước công việc sau đây: Một là: Phải bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất sử dụng may móc thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, bảo đảm mức chi khấu hao phù hợp với giá thành sản phẩm. Hai là: Cần xử lý nhanh các tài sản cố định không cần dùng hoặc hư hỏng không sử dụng được nữa nhằm tránh lãng phí vốn của doanh nghiệp. Ba là: Cần tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định và giảm tối thiểu thời gian ngừng làm việc để sửa chữa sớm hơn kế hoạch. Bốn là: Phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật, không để hư hỏng , mất mát tài sản cố định. Trước thời hạn khấu hao hàng năm phải lập kế hoạch khấu hao theo khung quy định của nhà nước và kịp thời điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định khi trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao và giá thành nhằm bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao một cách hợp lý. Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định để phục vụ cho quá trình tái tạo tài sản cố định, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên và liên tục nâng cao hiệu quả đồng vốn bỏ ra. Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện đại, hao mòn vô hình là một trong ngững vấn đề được tất cả những nhà quản trị tài chính quan tâm. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để tránh được hao mòn vô hình, khắc phục được tình trạng tài sản cố định phải thanh lý trước thời hạn sử dụng làm lãng phí vốn, có nghĩa là pahỉ đẩy nhanh mức độ hoạt động của các tài sản cố định để có thể khấu hao trước thời hạn và sử dụng chúng một cách hợp lý. Theo quyết định 166/1999/ QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999 (thay thế quyết định 1062 ngày 14/11/1996) của Bộ tái chính đã giải quyết được vấn đề cơ bản: cho phép các doanh nghiệp được chủ động, linh hoạt trong việc trích khấu hao tài sản cố định theo khung quy định và cho phép các doanh nghiệp được quyền giữ lại quỹ khấu hao để tái đầu tư tài sản cố định. Quỹ khấu hao luỹ kế trong thời gian chưa đầu tư tài sản cố định, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao trên nguyên tắc hoàn quỹ. Căn cứ vào quyết định về việc quản lý trích khấu hao tài sản cố định và điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và làm tốt công tác khấu hao tài sản cố định tính khấu hao một cách đúng đắn, chính xác, đồng thời sử dụng quỹ khấu hao một cách linh hoạt nhưng cuối cùng phải trở lại mục đích là tái sản xuất tài sản cố định. 1.2 Vai trò của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 1.2.1 Mối quan hệ giữa công tác quản trị tài chính doanh nghiệp với việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định cảu doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, để đạt được lợi nhuận cao thì điều đầu tiên mà họ quan tâm là làm thế nào để có thể nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh noi chung và vốn cố định nói riêng, để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp các nhà quản trị phải có các lựa chọn, những quyết định tổ chức việc thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của mình đã đề ra. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính,tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt độngcủa doanh nghiệp như: tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Nó có thể đưa ra các quyết định đầu tư dài hạn (đầu tư đổi nới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, ngược lại việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nói chung và tài sản cố định nói riêng. 1.2.2 Vai trò của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Quản trị tài chính giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng. Vai trò của quản trị tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp. - Huy động vốn đầu tư, kịp thời vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường nảy sinh nhu cầu về vốn để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, việc lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp là hết sức cần thiết vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn cố định nói riêng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của công tác quản trị tài chính là hết sức quan trọng trong việc lựa chọn các hình thức, phương pháp huy động vốn. Nếu doanh nghiệp có sự lựa chọn đúng đắn về nguồn vốn tài trợ để đầu tư vào tài sản cố định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp qua đó làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng tăng lên. ngược lại nếu doanh nghiệp có sự lựa chọn không đúng đắn thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thấp kéo theo hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng giảm theo. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Việc huy động vốn kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ trong kinh doanh. Do đó, quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng vào việc lựa chọn đánh giá đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư vào tài sản cố định để từ đó có sự lựa chọn tối ưu. Nếu doanh nghiệp có sự lựa đúng các nguồn vốn để đầu tư vào công gnhệ, thiết bị đúng đắn sẽ góp phần giảm chi phí sự ứ động vốn và phát huy được hiệu quả, năng lực sản xuất của tài sản cố định từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn không đúng đắn các dự án đầu tư sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra tình trạng ứ động vốn, việc sử dụng không thu được hiệu quả cao. - Giám sát, kiểm tra các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình sử dụng vốn cố định Thông qua tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo công ty và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tổn hợp và kiểm soát được tình hình sử dụng vốn kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng vốn cố định cũng như tài sản cố định nói riêng. Từ đó phát hiện kịp thời những khó khăn vương mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong việc sử dụng vốn cố địng để có biện pháp điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty. Chương II tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần may Thăng Long. 2.1. Khai quát về tình hình phát triển và đặc điểm của công ty cổ phần may Thăng Long. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên đầy đủ: Công ty cổ phần may Thăng Long Tên thương gọi: Công ty may Thăng Long Tên giao dịch tiếng Anh: Thang long gament joint stock company Tên viết tắt: thaloga Trụ sở chính: 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nôi Điện thoại: (84-4) 8623372 Fax: (84-4) 8623374 E-mail: thaloga@fpt.vn Công ty cổ phần may Thăng Long là công ty cổ phần có vốn sở hữu nhà nươc chiếm tỷ lệ chi phối, trực thuộc Bộ công nghiệp, được thành lập 8/5/1958 theo quyết định của Bô ngoại thương. Khi mới thành lập công ty mang tên công ty may xuúât khẩu trưc thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, trụ sơ giao dịch đóng tại 15 Cao Bá Quát HN. Số cán bộ ban đầu chỉ có 28 người và 2000 công nhân may. Ngay trong năm đầu hoạt động công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao cho. Cụ thể tính đến ngày 15/12/1958 tổng sản lượng mà công ty đạt được là 391192 sản lượng tương đương 112,8% kế hoạch. Trong nhưng năm 1985, 1959, 1960, công ty có thêm khách hàng là Đức và đến năm 1961 có thêm Mông Cổ, Tiệp Khắc, Liên Xô. Năm 1960, trụ sở của công ty được chuyển về 250 Minh Khai (địa chỉ hiện tại của công ty). Về địa điểm mới với mặt bằng, tổ chức sản xuất được ổn định, các bộ phận phân tán ở khắp nơi trong thành phố như: Chả Cá, Của Đông, Hàng Ngang, Hàng Trống, Hàng Bồ, Lò Đúc… đều được tập trung về và được thống nhất một mối, dây truyền sản xuất từ khâu nguyên liệu, cắt may đóng gói đã được khép kín. Tháng 11 năm 1961, Đảng uỷ xí nghiệp lần đầu tiên được thành lập. Cuối năm 1986, cơ chế bao cấp được xoá bỏ thay vào đó là cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự tìm bạn hàng, đối tác … Năm 1990, Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, thị trường của công ty cổ phần May Thăng Long đã quyết định đầu tư mua sắm thay thế trang thiết bị đã lỗi thời, cải tiến bộ máy quản lý để phù hợp với yêu cầu mới. Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ để thay thế toàn bộ hệ thống, thiết bị cũ của cộng hoà dân chủ Đức( TEXTIMA) bằng các thiết bị mới như: cộng hoà liên bang Đức (FAF), Nhật(JUKI), Thuỵ Điển…. đòng cải tạo nâng cấp nhà xưởng, cải tạo khu văn phòng làm việc, trang bị toàn bộ thiết bị văn phong. Theo định hướng của công ty, ngay từ năm 1990, công ty đã hết sức chú trọng tìm kiếm và mổ rộng thị trường mới. Công ty đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho nhiều công ty của Pháp, Đức, Thuỵ Điển, đồng thời công ty đã chú ý hơn vào thị trường nội địa và thị trường Châu á như: Hàn Quốc, Nhật… Năm 1991, công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được nhà nươc cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Đến tháng 6 năm 1992, công ty được Bộ công nghiệp nhẹ( nay là Bộ công nghiệp) cho phép được chuyển tổ chưc và hoạt động xí nghiệp thành công ty theo quyết định số 218 TC?LD – CNN ngày 24 tháng 3 năm 1993. Công ty may Thăng Long chính thức ra đời và là đơn vị đầu tiên được chuyển sang mô hình tổ chức công ty. Năm 2003 vừa qua, công ty thực hiên tiến trình cổ phần hoá và đầu năm 2004 công ty chính thức cổ phần hoá theo quyết định 165/2003/QĐ/BCN ngày 14/10/2003 với vốn điêu lệ hơn 23 tỷ đồng. Với kết quả thu được đáng kể trong quá trình đổi mới công ty cổ phần may Thăng Long là đơn vị đầu tiên được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, tạo được thế chủ động, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí. Đến nay công ty đã tạo được hàng trăm mẫu mã đẹp, mới lạ để xuất khẩu và bán ra thị trường, ngoài ra công ty còn nhận gia công, thêu, mài… 80% sản phẩm của công ty dành cho xuất khẩu, sản phẩm của công ty đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Điều đó khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trường. 2.1.2 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long 2.1.2.1 Tình hình lao động Lao động là yếu tố mang tính chất quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát triển và đứng vững trong thị trường. Lao động là điều kiện xã hội hàng đầu mà người quản lý phải biết kết hợp sử dụng phù hợp hài hoà để tạo nên thế mạnh của công ty. Công ty CP may Thăng Long hiện nay có đội ngũ lao động mạnh và chất lượng cao, luôn hăng hái, nhiệt tình trong công việc. Qua biểu ta thấy lao động có xu hướng tăng qua 3 năm và tốc độ tăng tương đối ổn định, bình quân 10%, trong đó chủ yếu tăng lao động trực tiếp. Năm 2003 so với 2002 tăng 707 người tương ứng tăng 41,37%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 10,14%. Năm 2004 công ty có số lao động trực tiếp chiếm 89,39% tổng số lao động. Đó là do những năm gần đây, công ty đầu tư máy móc mở rộng sản xuất đồng thời công ty ngày càng ký kết được nhiều đơn đặt hàng gia công yêu cầu về thời gian giao nộp hàng phải đúng như hợp đồng đã ký do đó số công nhân được tuyển vào lao động tại công ty rất nhiều. Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận và tỷ mỷ, không cần nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ chiếm số lượng lớn. Năm 2004 lao động nữ chiếm 88,48%, lao động nam chiếm 11,52%. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Thu nhập bình quân 1.100.000 1.200.000 1.400.000 Đơn vị tính: đồng ( nguồn từ Phòng tài chính kế toán) Thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty năm 2003 tăng 10% so với 2002, năm 2004 tăng 11,81% so với năm 2003. Trong công ty việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên lhết sức được quan tâm. công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho cấn bộ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật đi học hàm thụ thêm để nâng cao trình độ. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đầu tư nhân tố con người nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực giúp công ty ngày càng phát triển. Hơn nữa công ty còn có các chính sách đãi ngộ khác như: Đầu năm 2004 công ty đã thực hiện cổ phần hoá hơn 23 tỷ đồng vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ là 51%, còn lại thực hiện bán cho người lao động trong công ty là 49%; và người lao động còn được nhận một số trợ cấp khác… 2.1.2.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may. Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông-lâm-hải sản, thủ công mỹ nghệ. Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ô tô, xe máy, mỹ phẩm, rượu, kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng. Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhà hàng,vận tải, du lịch lữ hành trong nước. Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Nhưng mặt hàng chủ yếu của công ty là chuyên môn hoá sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc. Hiện tại công ty cổ phần may Thăng Long chủ yếu sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may. Là một công ty có uy tín trên thị trường từ lâu, sản phẩm luôn đạt chất lượng cao và đươc theo dõi bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, đươc người tiêu dùng đánh giá cao, bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm. Công ty không những đáp ứng đươc nhu cầu trong nước mà còn, xuất khẩu ra hơn 30 quốc gia trên thế giới. 2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty may Thăng Long là đơn vị hạch toàn kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được tổ chức theo mô hình quản lý hai cấp: *) Cấp công ty Bao gồm ban giám đốc( chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp) và các phòng ban. Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức của công ty may Thăng Long: Giám đốc điều hành sản xuất Giám đốc điều hành nội chính Phòng kỹ thuật P.kiểm tra chất lượng SP (KCS) Văn phòng Cửa hàng dịch vụ Phòng kế hoạch thị trường Phòng kho Phòng kế toán tài vụ VPDV thành phố HCM Trung tâm TM và giới thiệu sản phẩm Cửa hàng thời trang Tổng giám đốc Giám đốc điều hành kỹ thuật Ban giám đốc gồm 4 người: - Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy của công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nớưc và cơ quan có trách nhiệm về toàn bộ hoạt động cảu công ty mình, là người có quyết định cao nhất trong công ty đồng thời chỉ huy quản lý tất cả các bộ phận của công ty. - Giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho tổng giám đốc về kỹ thuật sản xuất, thiết kế của công ty. - Giám đốc điều hành sản xuất: có trách nhiệm giúp việc cho tổng trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giám đốc điều hành nội chính: có trách nhiệm giúp cho tổng giám đốc biết về đời sống của nhân viên, bên cạnh đó cũng có nhiệm vụ điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. Các phòng ban chức năng bao gồm: - Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán trong công ty, có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp và toàn công ty. - Phòng kỹ thuật: có chức năng nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khi có kế hoạch thì triển khai các mẫu, may thử và thông qua khách hàng duyệt, sau đó đưa vào sản xuất hàng loạt, lập định mức, tổ chức kỹ thuật. - Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ đặt ra các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, năm, điều động sản xuất, ra lệnh sản xuất tới các phân xưởng, năm kế hoạch của các xí nghiệp, có trách nhiệm tổng hợp, cân đối vật tư, mua nguyên vật liệu, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Đồng thời có nhiệm vụ tìm khách hàng để ký các hợp đồng ra công may mặc, ký kết các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu với nước ngoài, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thanh toán, mở LC, giao dịch đàm phán với khách hàng. - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất, được thành lập mạng lưới từ công ty tới các xí nghiệp . - Phòng kho: có nhiệm vụ xuất, nhập nguyên vật liệu theo yêu cầu của sản xuất, đo đếm nguyên vật liệu nhập kho, quản lý hàng may xong chờ xuất kho, hàng tồn kho. Ngoài ra phong kho còn có trách nhiệm quản lý những thiết bị may hỏng hóc, không cần dùng, chờ thanh lý. - Văn phòng: có nhiệm vụ quản lý lao động chịu trách nhiệm tuyển dụng khi có yêu cầu cần thiết, xác định mức tiền lương tính thưởng năng suất. - Trung tâm thương mạivà giới thiệu sản phẩm: làm nhiệm vụ giứi thiệu và bán sản phẩm, tiếp thị, tìm khách hàng. - Cửa hàng dịch vụ: Bán và trưng bầy các sản phẩm hàng hoá của công ty, tiêu thụ hàng tồn kho. - Cửa hàng thời trang: ở đây các mẫu mã được thiết kế riêng ở xưởng thời trang, mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chính. - Văn phòng giao dịch TP Hồ chí Minh: có nhiệm vụ giao dịch các khách hàng phía nam. Khi cổ phần hoá, cơ bản vẫn chức năng của các phòng ban như cũ nhưng có đổi mới là: thay vì một số cá nhân lãnh đạo mà vào đó là tính chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của tập thể. Vì vậy, sơ đồ tổ chức bộ máy được diễn giải ở dạng tổng quát hơn: Sơ đồ 2: Tổ chức của công ty cổ phần may Thăng Long Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Khối quản lý sản xuất Khối phục vụ sản xuất Ban kiểm soát Khối sản xuất trực tiếp Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty quyết định các vấn đề liên quan đến việc chiến lược phát triển dài hạn của công ty, sự sinh tồn và phát triển dài hạn của công ty. Các vấn đề thuộc Hội đồng cổ đông quyết định thường là biểu quyết. Nghị quyết được thông qua nếu có 51% số phiếu tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đồng ý. Cuộc họp Đại hội đồng được diễn ra và tiến hành hợp lệ theo quy định của luật Doanh nghiệp. Các vấn đề về Đại hội đồng cổ đông được quy định theo luật Doanh nghiệp và chi tiết theo điều lệ của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Hoạt động tuân thủ theo quy điịnh của luật Doanh nghiệp và điêù lệ của công ty, đứng đàu là chủ tịch HĐQT. Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng Giám đốc. - Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của HĐQT và phải báo cáo tại cuộc họp của Đại Hội đồng cổ đông. Số lượng, quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của Ban kiểm soát được quy định tại luật Doanh nghiệp - Khối quản lý sản xuất là nhưng phòng ban tham gia giám sát và tổ chức sản xuất - Khối phục vụ sản xuất là bộ phận giúp đỡ bộ phận sản xuất trực tiếp khi cần - Khối sản xuất trực tiếp là bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm *) Cấp xí nghiệp; Trong xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm: Giám đốc xí nghiệp và tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương…Dưới các trung tâm có các cửa hàng gồm: gồm cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng. Sơ đồ 3: Mô hình sản xuất của công ty. Xí nghiệp I Xí nghiệp II Xí nghiệp III Xí nghiệp IV Xí nghiệp V Xn Hải Phòng Xn may Nam Hải Của hàng thời trang Xn phụ trợ Phân xưởng thêu Phân xưởng mài Công ty Tổ cắt Tổ may Tổ hoàn thiện Văn phòng Xn Tổ bảo quản Công ty có 7 xí nghiệp thành viên chính là XNI, XNII,XNIII, XNIV, XNV( 5 xí nghiệp này đóng tại Hà nội) và xí nghiệp Hải Phòng đóng tại Hải Phòng, xí nghiệp Nam Hải đóng tại Nam Định. Các xí nghiệp lại được chuyên môn hoá sản xuất từng loại mặt hàng: - Xí nghiệp I: chuyên sản xuất hàng cao cấp áo sơ mi,jacket - Xí nghiệp II: chuyên sản xuất hàng jacket giày mỏng - Xí nghiệp II và IV: chuyên sản xuất hàng bò - Xí nghiệp V: xí nghiệp liên doanh dệt kim, áo cotton - Xí nghiệp may Hải Phòng, may Nam Hải: các kho ngoại có chức năng nhận lưu, gửi trang thiết bị thay thế. Mỗi xí nghiệp đều chia ra thành 5 bộ phận: 5 phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thiệnvà tổ bảo quản. Xí nghiệp phụ trợ có tác dụng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung ở phòng kế toán tài vụ của công ty. Tại các xí nghiệp thành viên không có tổ chức bộ máy kế toán riêng mà công ty bố chí các nhân viên kế toán thống kê. Phòng tài vụ của công ty được biên chế 12 người và được tổ chức theo các phần kế toán như sau: - Đứng đầu là kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán của công ty, lập báo cáo kế toán hàng tháng. - Kế toán vốn băng tiền: Hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc, vào sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách kế toán của thủ quỹ, sổ phụ của ngân hàng, lập kế hoạch tiền gửi cho ngân hàng có giao dịch với công ty. - Kế toán nguyên vật liệu và CCđưẻC: Có trách nhiệm hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. - Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Có nhiệm vụ phân loại tài sản cố định hiện có của công ty tính khao hao theo phương pháp tuyến tính, chịu trách nhiệm với các tài khoản 211, 213, 214, 411, 412, 441. - Kế toán tiền lương: Quản lý các tài khoản 334, 338. - Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả của công ty với khách hàng, với ngân hàng, với nhà cung cấp. - Kế toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, ghi sổ tài khoản 155, lập bảng kê số 8 và số 11. - Kế toán tập hợp chí phí và giá thành: Hàng tháng nhận được báo cáo từ xí nghiệp gửi lên, tổng hợp phần chế biến bán thành phẩm vào Báo cáo tổng hợp, nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác đưa vào giá thành. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiêm về tiền mặt trong quỹ của công ty. 2.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long. *) Thuận lợi - Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty may Thăng Long đã luôn tận dụng những tiềm năng và ưu thế và thuận lợi của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Công ty may Thăng Long là công ty may xuất khẩu có bề dầy truyền thống hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao trong công việc thúc đẩy quá trình phát triển của công ty. - Với địa thế mặt tiền đường minh khai phía nam thành phố Hà Nội có diện tích rộng(20.000m2) là đầu mối giao thông quan trọng, dân cư đông đúc. Bên cạnh đó là các công ty bạn có quan hệ gần giữa, Tổng công ty lắp máy, nhà máy dệt Minh Khai, công ty có hai xí nghiệp thành viên là may Hải Phòng và may Nam Định thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. - Công ty là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chiến lược phát triển nên được chính phủ tạo điều kiện cho phép xuất khẩu trực tiếp tại bất cứ cửa khẩu nào trong cả nước, nên có điều kiện tiếp xúc với khách hàng. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dạn kinh nghiệm cùng với sức trẻ năng động sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường, công nhân sản xuất có tay nghề cao, thường xuyên được chăm lo bồi dưỡng trình độ. - Là một công ty có uy tín trên thị trường từ rất lâu, sản phẩm luôn đạt chất lượng và được theo dõi theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, được người tiêu dung đánh giá là hàngViệt Nam chất lương cao trong nhiều năm. - Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ kết hợp với kế toán may. Đây là hình thức tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán công ty thực hiện tốtchức năng nhiệm vụ trong quản lý sản xuất kinh doanh, phong kế toán của công ty được bố trí hợp lý chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, kỷ luật, có kinh nghiệm, nhiệt tình sáng tạo đây là ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán quản lý chi phí và giá thành. *) Khó khăn - Do đặc điểm chung của ngành may đòi hỏi sự cẩn thận khéo léo, nên công ty có một số lao động nữ chiếm tỷ lệ cao, vì thế chính sách chế độ ốm đau, thai sản, gia đình …của công ty tương đối cao. - Do thiếu vốn đầu tư nên máy móc vẫn còn lac hậu thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến năng suất lao động. - Hàng may may mặc là mặt hàng mang tính thời vụ rất cao cho nên chi phí tạo mẫu là rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. - Tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và trong nươc thì công ty phải khẳng định tên tuổi của mình trước những đối thủ cạnh tranh như May 10; May Đức Giang, May Chiến Thắng…các loại hàng may mặc nhập lậu từ Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường. - Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn ngân sách phân bổ cho công ty hạn hẹp, các nguồn vốn vay ưu đãi tài chính từ phía Công ty tài chính thuộc Tổng Công ty dệt may cũng không đủ nhu cầu đầu tư. - Mẫu mã chủng loại sản phẩm của công ty còn hạn chế 2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần may Thăng Long 2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng Long Do công ty cổ phần may Thăng Long có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước cùng với mang lưới phân phối rộng khắp. đến nay công ty đã tạo ra hàng trăm mẫu mã đẹp, mới để xuất khẩu và bán ra thị trường, ngoài ra công ty còn nhận gia công thêu, mài…80% sản phẩm công ty dành cho xuất khẩu trên 30 nước trên thế giới. Với chính sách “khách hàng là thượng đế và khách hàng luôn luôn đúng”. Vì vậy, trong 3 năm 2002 –2004 với không ít khó khăn, thuận lợi công ty đã không ngừng phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm trên ta có bảng sau: Bảng 02:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2002-2004) Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh(%) 2003/2002 2004/2003 BQ Tổng doanh thu 102.651.784 116.328.197 128.539.949 113,32 110,49 111,9 Doanh thu hàng xuất khẩu 81.014.797 95.837.890 107.229.336 118,29 111,88 111,05 1. Doanh thu thuần 102.651.784 116.328.197 128.539.949 113,32 110,49 111,9 2. Giá vốn hàng bán 84.217.617 97.585.612 104.674.964 115,87 107,26 111,49 3..Lợi nhuận gộp 18.434.167 18.742.585 23.864.984 101,77 127,33 113,78 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.532.127 6.648.354 8.142.312 101,77 122,47 112,12 5. Chi phí bán hàng 6.870.200 6.573.117 7.951.095 95,67 120,96 108 6. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 5.031.840 5.521.114 7.771.577 109.,2 140,76 124,28 6. Lợi nhuận từ HĐ tài chính -3.973.375 -4.115.033 -6.175.473 103,56 150,07 124,67 7. Lợi nhuận bất thờng 73.890 -10.623 25.000 -14,37 -235,33 58,17 8. Tổng lợi nhuận trớc thuế 1.132.355 1.395.457 1.621.103 123.,3 116,17 119,65 9. Lợi nhuận sau thuế 770.001 948.911 1.102.305 123,23 116,16 119,65 10. Nộp ngân sách nhà nước 3.118.000 3.370.000 3.470.000 108,08 102,96 105,52 * chỉ tiêu phân tích (%) 1. Giá vốn/ doanh thu 82,04 83,89 81,43 - - - 2. LN gộp / doanh thu 17,96 16,11 18,57 - - - 3. LN trớc thuế / doanh thu 1,10 1,.2 1,26 - - - 4. LN sau thuế / doanh thu 0,75 0,81 0,86 - - - Nhận xét: Qua biểu trên ta thấy, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2002 đạt 102,65 tỷ, năm 2003 đạt 116,33 tỷ tăng 13,32% so với 2001, năm 2004 đạt 128,54 tỷ tăng 10,50% so với 2003, bình quân 3 năm tăng 11,90%. Đây là dấu hiệu tốt khẳng định rằng sản phẩm của doanh nghiệp vẫn được thị trường chấp nhận. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, năm 2004 vừa qua công ty đã co bước tiến đáng kể, lợi nhuận thuần thu từ hoạt sản xuất kinh doanh đã đạt đươc 7,77 tỷ tăng 40,76% so với năm 2003. Phải nói công ty đã cố gắng thực hiện công tác tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận. Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động theo chiều hướng gia tăng. Chi phí bán hàng năm 2004 là 7.951.095 nghìn đồng, tăng 20,96% so với năm 2003. Chi phí bán hàng tăng bao gồm các khoản chi phí cho việc chào hàng, giới thiệu sản phẩm mới, khuyến mại… các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến hàng tiêu thụ như: chi phí bao bì đống gói nhân công vận chuyển, chi phí vật chất các sản phẩm đến điểm giao hàng. Trong khi đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 là 8.142.312 nghìn đồng, tăng 22,47% so với năm 2003. Mặt khác, ta thấy giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu đạt tỷ lệ khá cao, thể hiện năm 2003 đạt 83,89%, năm 2004 đạt 81,43%. Điều này cho thấy chi phí sản xuất của công ty chưa đươc sử dụng hợp lý, còn lãng phí. Do giá vốn trên doanh thu của công ty cao dẫn đến lãi gộp trên doanh thu của công ty qua 3 năm chiếm tỷ thấp, thấp nhất là năm 2003 đạt 16,11%. Nhưng việc tăng của chi phí có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu cho nên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 là 7.771.557 nghìn đồng tăng 40,76% so với năm 2003. Điều đó đã kéo theo chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, sau thuế trên doanh thu cũng vì thế mà tăng lên. Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh chính công ty còn có các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường, song thu từ các hoạt động này nhỏ không đáng kể, thậm chí còn bị lỗ như lợi nhuận từ hoạt động tài chính 3 năm đều âm ( chủ yếu lãi vay ngân hàng). Do vậy lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đạt tỷ lệ thấp. Năm 2004 LN trước thuế trên doanh thu đạt 1,26% ( có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 1,26 đồng lợi nhuận trước thuế) và LN sau thuế trên doanh thu chỉ đạt 0,86%( cũng như vậy thì chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì có 0,86 đồng lợi nhuân sau thuế). Song xét về tổng quát thì tổng LN trước thuế, tổng LN sau thuế của công ty vẫn tăng đều qua 3 năm, bình quân mỗi năm tăng 19,65%. LN sau thuế của công ty tăng từ 948,91 triệu đồng năm 2003 lên 1.102,35 triệu đồng năm 2004. Đó là thành công lớn để công ty tiếp tục phấn đấu. Xem xét kết quả kinh doanh của Công ty may Thăng Long các chỉ tiêu chủ yếu của các năm vừa qua, thì tôi được biết khó khăn của Công ty là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Công ty mới chỉ chú trọng thị trường xuất khẩu mà không chú trọng đến thị trường trong nước, như chúng ta đã biết thì mặt hàng may mặc trên thị trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Công ty phải cạnh tranh với nhiều công ty may như: May Việt Tiến; may Hồ Gươm; may Nhà Bè… rất nhiều công ty nhỏ khác nữa. Không những thế Công ty còn phải cạnh tranh với các mặt hàng may mặc nhập lậu trôi nổi với nhiều mẫu mã chủng loại đa dạng phong phú, giá cả lại rất rẻ. Trong năm 2004 mức nộp ngân sách nhà nước vẫn tăng lên: Năm 2002 là 3.118.000 nghìn đồng, năm 2003 là 3.370.000 nghìn đồng, năm 2004 là 3.470.000 nghìn đồng. Có thể nói Công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động và đống góp một phần tương đối lớn vào ngân sách nhà nước. Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu trong Bảng trên mà đưa ra kết luận tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là không tốt thì là một sai lầm. Cho nên để đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng Long ta còn phải kết với việc xem xét tình hình sử dụng vốn tại công ty. 2.2.2 Tình hình phân cấp quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần may Thăng Long. Hiện nay theo cơ chế hiện hành, các doanh nghiệp được quyền chủ động sử dụng vốn quỹ để phục vụ sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Để bảo toàn phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Quảnlý chặt chẽ tài sản cố định, tránh mất mát hư hỏng trước thời hạn các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng phải tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cung như vốn cố định của công ty. ở công ty cổ phần may Thăng Long tình hình phân cấp quản lý tài sản cố định được tiến hành như sau: Công ty phân cấp quản lý cho các bộ phận phân xưởng và quản lý chặt chẽ về cả mặt hiện vật và mặt giá trị. Cụ thể: - Bộ phận kế toán tài sản cố định theo dõi về mặt nguyên giá,trích khấu hao và theo dõi quản lý giá trị còn lại của tài sản cố định. - Máy móc thiết bị được giao cho các phân xưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng từng loại máy móc cho công nhân và tổ chức sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. - Phương tiện vận tải được giao trực tiếp cho các lái xe, họ tự chịu trách nhiệm về xe đã được giao đồng thời phải kiểm tra sửa chữa những hư hỏng nhằm đảm bảo cho xe hoạt động tốt. - Thiết bị dụng cụ thuộc phòng ban nào thì phòng ban đó chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng đúng mục đích. - Đối với nhà cửa vật kiến trúc việc quản lý được giao cho toàn công ty. Các phòng ban có chức năng có trách nhiệm quảnlý phòng ban của mình, các phân xưởng chịu trách nhiệm quản lý nhà xưởng, kho tàng đồng thời phối hợp với công ty để tiến hành kiểm tra chất nâng cấp, sửa chữa hư hỏng bảo đảm điều kiện tốt nhất cho công nhân sản xuất kinh doanh. - Đối với tài sản cố định phúc lợi công cộng, việc quản lý được giao cho toàn công ty. Mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều phải có trách nhiệm quản lý bộ phận tài sản này. Trường hợp hư hỏng, thiệt hại tài sản phát sinh thuộc bộ phận nào quản lý, nếu là nguyên nhân chủ quan thì tuỳ theo mức độ mà bộ phận đó phải chịu trách nhiệm vật chất và hình thức kỷ luật của công ty, nếu ngyên nhân khách quan thì được tài trợ bằng quỹ khen thưởng phúc lợi. Nhìn chung việc phân cấp quản lý tài sản cố định của công ty là tương đối chặt chẽ và đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định. 2.2.3 Thực trạng về vốn và nguồn vốn của công ty cổ phần may Thăng Long. Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn nên quy mô vốn kinh doanh là rất lớn. Để thấy rõ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, ta đi xem xét các chỉ tiêu cụ thể trong bảng cân đối kế toán trong hai năm 2003 và 2004 (Bảng 03): Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản mà công ty đang quản lý và sử dụng tính tới đầu năm 2003 là 76.270.375 nghìn đồng. Trong đó TSLĐ chiếm 55,26%, tài sản cố định chiếm 44,74% lần lượt tương ứng với số vốn lưu động là 42.147.873 nghìn đồng và 34.122.501 nghìn đồng. Qua một năm hoạt động tài sản của công ty đã tăng lên khá nhiều, cho đến đầu năm 2004 tổng tài sản đã là 107.182.724 nghìn đồng. Vốn cố định và đầu tư dài hạn bình quân của công ty năm 2004 là: 52.872.444 nghìn đồng chiếm 46,64% tổng tài sản của công ty. Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn bình quân của công ty là: 60.508.095 nghìn đồng chiếm 53,36% tổng tài sản của công ty. Vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ hai nguồn vốn ngân sách và vốn đi vay. Trong năm 2004 tỷ lệ đầu tư hai nguồn này tăng lên đáng kể. Do tài sản cố định của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay nên có lợi ở chỗ chỉ phải bỏ một lượng vốn nhỏ nhưng có được một số tài tài sản lớn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu công ty vay vốn nhiều thì phải trả một số lãi tiền vay khá lớn. Việc sử dụng vốn tiền vay là rất cần thiết cho nên công ty cần cân nhắc kỹ nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của công ty. Tuy nhiên trong năm 2004 nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp có tăng, nhưng với nhu cầu đầu tư lớn để đạt được các mục tiêu phát triển công ty phải tăng cường thêm vốn tự bổ sung giảm chi phí tiền vay qua đó góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Công ty cần tận dụng tối đa các nguồn vốn từ các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao một cách linh hoạt vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng kết cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính:1000 đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 So sánh Số tuyệt đối Tỷ lệ(%) A. Tổng tài sản 107.182.723 119.578.354 12.395.631 11,56 1. Tài sản lu động 57.674.477 63.341.713 5.667.236 9,82 2. Tài sản cố định 49.508.246 56.236.641 6.728.395 13,59 B. Nguồn vốn 107.182.723 119.578.354 12.395.631 11,56 1. Nợ phải trả 89.014.041 98.423.957 9.409.916 10,57 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682 21.009.040 2.840.358 15,63 Các chỉ tiêu phân tích(%) Hệ số nợ 0,83 0,82 Hệ số vốn chủ sở hữu 0,17 0,18 Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nó phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định. - Hệ số nợ của công ty năm 2004 là 0,82 phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có 0,82 đồng vốn hình thành từ các khoản nợ vay. - Hệ số vốn chủ sở hữu Công ty năm 2004 là 0,18 phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp sử dụng có 0,18 đồng hình thành từ vốn tự có. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh của công ty, công ty có chu kỳ sản sản xuất ngắn, ổn định, ít thăng trầm, vòng quay vốn nhanh cho nên các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn. Hơn nữa chi phí sử dụng vốn vay là thấp, đây là cơ hội để gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi vượt qua mức điểm hoà vốn. Tất cả lý do trên dẫn đến hệ số nợ của công ty đang ở mức cao. Đây cũng là một thách thức đối với công ty, công ty đang đứng trước rủi ro rất lớn. Nhưng doanh nghiệp lại có lợi vì chỉ đầu tư một lượng nhỏ mà được sử dụng một lượng tài sản lớn, chính là chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận của Công ty. 2.2.4 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long. 2.2.4.1 Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần may Thăng Long. Khi xem xét cơ cấu vốn ta khong chỉ xem xét vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn cố định ta phải xem xét cơ cấu và sự biến động cơ cấu của từng loại tài sản cố định so với tổng số. Ta có bảng sau: Bảng 04: Tình hình tài sản cố định của công ty trong hai năm 2003 – 2004 Đơn vị tính: 1000đồng Nhóm tài sản cố định 31/12/2003 31/12/2004 Chênh lệch Nguyên giá % Nguyên giá % Tuyết đối % A. Tài sản cố định dang dùng 86.977.521 95,36 108.392.695 95,59 21.415.174 24,62 1. Nhà của vật kiến trúc 26.804.296 29,38 29.826.028 26,30 3.021.732 11,27 2. Máy móc thiết bị 55.416.372 60,76 70.589.135 62,.25 15.172.763 27,37 3. Phơng tiện vận tải 1.659.293 1,81 3.376.151 2,97 1.716.857 103,46 4. Thiết bị. dụng cụ quản lý 1.901.672 2,08 2.370.483 2,09 468.810 24,65 5. Tài sản cố định khác 691.608 0,75 691.608 0,60 0 0 6. tài sản cố định thuê tài chính 504.278 0,55 1.539.288 1,35 1.035.010 20,5.2 B. tài sản cố định chua cần dùng và không dùng đén 4.046.220 4,43 4.999.840 4,40 953.620 23,56 Cộng (A+B) 91.203.741 100 113.392.536 100 22.188.794 24,32 Từ số liệu trong bảng 04 ta thấy trong năm 2004 công ty đã đầu tư đổi mới tài sản cố định làm cho tổng nguyên giá tài sản cố định tăng lên 22.188.794 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 24,32%. Nguyên nhân chính là: Công ty đầu tư toàn diện ca chiuề rộng lẫn chiều sâu, đi sâu vào công nghệ mới nhằm tạo ra những sản phẩm mới n hiệu quả chiếm lĩnh thị trường ( Công nghệ giặt mài, phun cát, nhuộm phủ, sản xuất nguyên phụ liệu, sản xuất Comple, áo khoác, cắt tự động…). Để duy trì việc đa dạng hoá sản phẩm công ty và chuyên môn hoá đến từng xí nghiệp thành viên, Công ty đã hoàn thiện các dây truyền sản xuất để có chuyên môn hoá cao, tăng cường các thiết bị chuyên dùng, chế tạo gá lắp, sử dụng băng chuyền giảm bớt lao động thủ công, phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị. Chính vì vậy mà làm cho cơ cấu tài sản cố định của công ty là tương đối hợp lý. Công ty đã huy động được một lượng lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh (tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 95,59% tổng tài sản). Trong năm 2004, công ty đã chủ động đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là máy móc thiết bị, nhà của vật kiến trúc, phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn và tài sản cố định thuê tài chính. Để dáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu mà Công ty đang có lợi thế về kim ngạch xuất khẩu trực tiếp. Cụ thể: - Máy móc thiết bị trong kỳ tăng lên 15.172.763 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 27,37% so với năm 2003. Đây là khoản đầu tư máy móc thiết bị của công ty để tăng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu về thời gian, chất lượng chủng loại của đơn đặt hàng. Mặt khác do có một số tài sản cố định đã tương đối lạc hậunên công ty đã đảy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư máy móc thiết bị mới. Ví dụ như: Máy ( FAFU) của Đức; (FUCO) của Nhật; (FC500) của Thuỵ Điển… - Nhà của vật kiến trúc tăng lên 3.021.732 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 11,27% so với năm 2003. Nhà của tăng lên là do công ty đã đầu tư xây dựng thêm và cải tạo một số kho tàng nhà xưởng… để đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Phương tiệ vận tải tăng lên 1.716.857 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 103,46% so với năm 2003. phương tiện vận tải tăng lên nhiều như vậy sở dĩ là do công ty đã mua thêm một số xe: Ô tô Toyota 5 chỗ SXV20L-DENDKV; xe ô tô tải ISSUZU 16 chỗ…. - Trong năm công ty còn mua thêm một số máy tính in Laze, máy điều hoà, tủ tự động hoá hệ thống điện…làm cho dụng cụ quản lý tăng lên 468.810 nghìn đồng. - Tài sản cố định thuê tài chính cũng tăng lên rất nhiều, cụ thể là tăng 1.035.010 nghìn đồng, là do công ty đi thuê thêm một số phương tiên vận tải, xe cẩu hàng, xe nâng tay TAIMING SHQ3 … - Tài sản cố định chưa cần dùng và không cần dùng cũng theo hưóng tăng lên 953.620 nghìn đồng, đây là vấn đề bất cập công ty nên nhanh chóng đưa vào sử dụng, nếu không cần sử dụng thì nên có biện pháp thanh lý, nhượng bán số tài sản này để tránh tồn động vốn và thu hồi vốn cho công ty. 2.2.4.2 Tình hình khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao của công ty cổ phần may Thăng Long Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố đoịnh để tái tạo lại tài sản cố định. Do đó việc trích khấu hao đúng đắn làm cho việc xác định chi phí và giá thành một cách chính xác, hợp lý, đồng thời thúc đẩy thu hồi vốn, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty, giúp công ty mở rọng tía đầu tư, tái sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Hiện nay, công ty may Thăng Long vẫn thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo phương pháp này mức khấu hao này mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao được tính ở mức không đổi hàng năm trừ trường hợp có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Phương pháp này cho phép tính toán đơn giản, mức khấu hao ổn định, làm cho chi phí khấu hao trong giá thành không có sự biến động mạnh. Như đã trình bầy ở phần trên, phần cơ cấu nguồn vốn cố định, tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn vay, nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn tự có. Do vậy quỹ khấu hao của công ty được sử dụng để trả nợ và tái đầu tư tài sản cố định để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm. Để phân tích tình hình sử dụng khấu hao đồng thời tiến hành phân tích năng lực hiện còn của tài sản cố định trong công ty ta có bảng sau: Bảng 05: Bảng nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định của Công ty cổ phần may Thăng Long năm 2004 Nhóm tài sản cố định Nguyên giá (1000đồng) Đã khấu hao (1000đồng) Tỷ lệ hao mòn (%) Giá trị còn lại Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) A. Tài sản cố định dang dùng 108.392.695 52.114.982 48,07 56.277.713. 51,92 1. Nhà của vật kiến trúc 29.826.028 10.603.192 35,55 19.222.836 64,44 2. Máy móc thiết bị 70.589.135 38.171.270 54,07 32.417.865 45,92 3. Phơng tiện vận tải 3.376.151 1.093.466 32,38 2.282.685 67,61 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.370.483 1.558.453 65,74 812.029 34,25 5. Tài sản cố định khác 691.608 75.405 10,90 616.203 89,09 6. tài sản cố định thuê tài chính 1.539.288 613.194 39,83 926.094 60,16 B. tài sản cố định chua cần dùng và không dùng đén 4.999.840 2.409.850 48,19 2.589.989 51,80 Cộng (A+B) 113.392.536 54.524.832 48,08 58.867.703 51,91 Qua bảng nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định tại công ty ta thấy: Giá trị còn lại của tài sản cố định chiếm 51,91% tổng nguyên giá tài sản cố định. Công ty đã huy động được một lượng vốn cố định tương đối lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị còn lại của tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 51,92% tổng nguyên gái của tài sản cố định đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xét tới năng lực hiện còn của tài sản cố định ta thấy tài sản cố định của công ty đã khấu hao được 54.524.832 nghìn đồng với tỷ lệ hao mòn 48,08%. Trong đó tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã khấu hao 52.114.982 nghìn đồng với tỷ lệ hao mòn là 48,07%. Qua việc tìm hiểu tài sản cố định cũ ( chưa tính đến số tài sản cố định mới đưa vào sản xuất, sử dụng năm 2003 –2004) thi đều đã khấu hao gần hết hoặc bán nửa. Mặc dù trong năm công ty đã đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới tài sản cố định. Mặt khác, tài sản cố định công ty mới đưa vào sản xuất sử dụng năm 2003 –2004 kết hợp với số tài sản cố định trước đó đã làm xẩy ra hiện tượng chắp vá không đồng bộ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng. Trong thời gian tới công ty cần đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đồng thời có kế hoạch sửa chữa lớn và bảo dưỡng một số máy móc thiết bị cũ để nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực hoạt động của số tài sản cố định này trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn có một số lượng vốn cố định chưa sử dụng đến, do vậy công ty cần giải phóng lượng vốn cố định này thông qua việc thanh lý những tài sản cố định không cần dùng và đưa những tài sản cố định chưa dùng vaò hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty nói chung và hiệu quả vốn cố định nói riêng. 2.2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Trong nền kinh tế thị trường với nguyên tắc hạch toán kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn kinh doanh họ đều quan tâm đén hiệu quả một đồng vốn bỏ ra. Do đó việc xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn cố định sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Bảng 06: Bảng phân tích hiệuquả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần may Thăng Long năm 2003 – 2004. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 So sánh Tuyệt đối % 1.Tổng doanh thu tiêu thụ 1000đồng 116.328.197 128.539.949 12.211.751 10,49 2.Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 1000đồng 5.521.114 7.771.577 2.250.462 40,76 3.Nguyên giá tài sản cố định bình quân 1000đồng 75.054.637 88.348.274 13.293.636 17,71 4.Vốn cố địng bình quân 1000đồng 47.114.576 45.671.829 -1.442.746 -3,06 5.Công nhân sản xuất trực tiếp Người 2.416 2.661 245 10,14 6.Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2/4) 0,117184857 0,170161282 0,063 0,53 7.Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/4) 2,46904901 2,814425245 0,3454 0,13 8.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (1/3) 1,549913521 1,454923146 -0,0950 -0,06 9Hàm lượng VCĐ(4/1) 0,405014237 0,355312333 0,0497 0,12 10.Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân sản xuất trực tiếp 1000đồng 31.065 33.201 2.135 0,06 Thông qua số liệu nbảng 06 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong hai năm 2003 và 2004 như sau: - Về tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2003 của công ty là 0,1172 điều đó có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu được 0,1172 đồng lợi nhuận. Trong khi đó thì năm 2004 tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 0,1702 như vậy một đồng vốn cố định bỏ ra năm 2004 thu được lợi nhuận nhiều hơn năm 2003 là 0,063 đồng. - Về chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Đây là chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Trong năm 2004 hàm lượng vốn cố định là 0,3553 có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm cần 0,3553 đồng vốn cố định. Còn năm 2003 thì để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,4050 đồng vốn cố định bỏ ra ( hay hàm lượng vốn cố định băng 0,4050). Như vậy năm 2004, để tạo ra một đồng doanh thu cần ít hơn năm 2003 là 0,0497 đồng vốn cố định. Một số chỉ tiêu khác: - Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2004 là:1,454923146 giảm 0,095 với tỷ lệ giảm 6,12% so với năm 2003. Đây là kết quả của việc doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định làm tăng nguyên giá tài sản cố định, nhưng tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng nguyên giá của tài sản cố định. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 là: 2,814425245 tăng 0,3454 tương ứng với tỷ lệ tăng 13,98% so với năm 2003. Điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn duy trì được mức hiệu suất sử dụng vốn cố định ổn định và tăng nhẹ. Qua bảng ta có thể thấy được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty đều có sự biến động. Nguyên nhân của sự biến động có lợi cho doanh nghiệp Nhưng nếu chỉ dựa vào đó thôi mà đã đánh giá và đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2004 là tốt hay không tốt so với năm 2003 là quá sớm. Như đã phân tích ở trên: Lợi nhuận của công ty tăng chậm so với tăng của tài sản là do công ty trong năm đã đầu tư mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng cái viêc tăng chậm của lợi nhuận chỉ là tạm thời, lợi nhuận sẽ tăng dần lên. Doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng 12.211.751 nghìn đồng điều này chứng tỏ rằng, sản phẩm của công ty được khách hàng ưa chuộng. Qua đó ta thấy việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh là tương đối hợp lý, việc đầu tư vào máy móc thiết bị giúp cho công ty tưng chất lương hàng hoá, chủng loại, mẫu mã. tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm trên thị trường. Ngoài việc đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thi công ty đổi mới máy móc thiết bị không đồng bộ, không tận dụng đưa tài sản cố định chưa dùng và không cần dùng vào sản xuất kinh doanh hay có biện pháp thanh lý, nhượng bán thu hồi vốn. 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần may Thăng Long. Thứ nhất: như đã trình bầy ở phần trước nguồn vốn của công ty bị hạn chế, chủ yếu chờ vào các khoản cấp phát từ ngân sách và vốn vay. Trong khi đó công ty lại có nhu cầu đầu tư tăng quy mỗ sản xuất cho nên việc lắp giáp chậm chạp không linh hoạt, quá trình đầu tư chắp vá không đồng bộ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của máy móc và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Thứ hai: Nhu cầu về vốn thì tăng nhưng công ty vẫn để một lượng tài sản cố định tương đối lớn nằm chết chưa giải phóng. Đó là những tài sản cố định chưa đưa vào sử dụng hay không cần dùng, chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng ứ động vốn, bị thất thoát một lượng vốn cố định. Thứ ba: Do trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học công nghệ máy móc thiết bị hiện đại và không huy động tối đa công suất của nó. Thứ tư: Tuy đã phân cấp quản lý tài sản cố định của công ty cho từng đối tượng sử dụng nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Việc quản lý chỉ trên hình thức sổ sách còn thực trng ra sao thì kế toán không nắm bắt được bởi kế toán chỉ theo dõi về mặt nguyên gia và hao mòn, giá trị còn lai. Việc phân cấp chưa triệt để chưa có biên pháp gắn trách nhiệm của người lao động vào máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng, cũng chưa có biện pháp thưởng phạt nghiêm minh để người lao động coi tài sản cố định như là “ miếng cơm manh áo của mình”. Thứ năm: Mặc dù hạch toán sản xuất kinh doanh độc lập nhưng vẫn còn nhiều bất cập giữa công ty với Tổng công ty dệt may Việt nam. tài sản cố định của công ty hầu như nhập khẩu, vay vốn để đầu tư hoặc là đi thuê tài chính và được tiến hành xây lắp do đơn vị khác nên thương mất nhiều thời gian, không linh hoạt. Thứ sáu: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Mặc dù lợi nhuận trong năm có tăng so với năm 2003 song nếu như Công ty không có sự điều chỉnh kịp thời mà vẫn cứ để chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên thì đó có lẽ sẽ trở thành nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Thứ bảy: Công ty chưa sử dụng phương pháp khấu hao nhanh cho những tài sản cố định có giá trị lớn. Điều này làm cho việc thu hồi vốn cố định chậm , rủi ro lớn và không có điều kiện trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại hơn. Chương III Những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần may Thăng Long 3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của cong ty trong thời gian tới. Bước vào thiên niên kỷ mới với không ít những thuận lợi và khó khăn, thử thách. Để chớp lấy thời cơ kinh doanh vựot qua thách thức đòi hỏi công ty phải đề ra những chiến lược trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay công ty đang sản xuất kinh doanh, gia công các mặt hàng về may mặc với kiểu dáng đa dạng và phong phú. Ngoài những sản phẩm chính, công ty còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác như: Các mặt hàng thực phẩm, công nghệ tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ … Trong thời gian tới: 3.1.1 Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược khách hàng đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu và từ đố tăng lợi nhuận. Công ty xác định vấn đề giữ vững và mở rộng thị trường là vấn đề sống còn đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động, đảm bảo sự tồn tại và phát triển Công ty. Biện pháp cụ thể như sau: + Đối với thị trường gia công: Duy trì giữ vững những kháh hàng truyền thống như: EU, Nhật, Mỹ … phát triển các thị trường mới như Châu á, châu âu, châu phi, chau Mỹ Latin nhằm xây dựng hệ thống khách hàng đảm bảo lợi ích của hai bên giúp đỡ nhau trong quá trình phát triển. + Đối với thị trường FOB: Đặc biệt chú trọng thị trường bán FOB đây là con đường phát triển lâu dài của công ty. Xây dựng phát triển hệ thống sáng tạo mẫu mốt để chào hàng, bộ phận này phải am hiểu thị hiếu của các nước. Xây dựng mạng lưới các nhà thầu phụ, nắm bắt thông tin giá cả. Gắn việc sản xuất sản phẩm may với sản phẩm dệt và kinh doanh nguyên phụ liệu để thúc đẩy toàn diện phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Khai thác thị trường tại chỗ, rút ngắn thời gian cung ứng. + Đối với thị trường nọi địa: Phát triển thị trường nội địa là vấn đề quan trọng được công ty quan tâm, tăng tỷ lệ nội địa hoá đơn hàng xuất khẩu. Chú trọng phát triển mẫu mã, nâng cao chất lương sản phẩm, khẳng định đẳng cấp của hàng nội địa tăng tiêu thụ. + Đổi mới công tác tiếp cận thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng. Tiếp khách hàng tại công ty, chào hàng qua Internet, tham gia triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu diễn thời trang, mở rộng các văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia trên thế giới. 3.1.2 Xây dựng phát và triển thương hiệu THALOGA. Công ty đã đăng ký bản quyền biểu tượng THALOGA tại thị trường Việt Nam từ năm 1993 và được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tại Mỹ năm 2003. Sự phát triển thương hiệu của công ty thực chất là đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng cao có sức cạnh tranh cao, không ngừng mở rộng thị phần được khách hàng chấp nhận do đó công ty phải có những hoạt động toàn diện như sau: + Xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang có năng lực nhằm thiết kế ra nhiều sản phẩm mới có tính thời trang với thương hiệu THALOGA phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế. + Đi sâu nghiên cứu về công nghệ (kết cấu, đường may, công nghệ sản xuất …) thiết kế xây dựng hệ thống thông số, tiêu chuẩn hoá cho từng loại sản phẩm, phù hợp với đối tượng tiêu dùng. + Tăng cường công tácthông tin quảng cáo cả trong và ngoài nước để thương hiệu THALOGA trở nên gần gũi và quen thuộc, có uy tín cả đối với thị trường trong và ngoài nước. 3.1.3 Một số định hướng khác - Công ty tiếp tục đầu tư trang bị,đổi mới máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để có khả năng tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nhằm nâng cao trình độ thích nghi với tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm chủ được máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ sản xuất hiện đại. Để thấy rõ hơn định hướng sản xuất kinh doanh của công ty, chung ta có thể xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm tới: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 –2007 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 238,000,000 283,200,000 337,031,800 Giá vốn hàng bán 206,867,444 250,530,834 302,708,238 Lợi nhuận gộp 31,132,556 32,669,166 34,323,562 Chi phí bán hàng 8,345,100 8,798,350 9,641,450 Chi phí quản lý 10,792,944 11,787,996 12,481,372 Chi phí hoạt động SXKD 19,138,044 20,586,346 22,122,822 Kết quả hoạt động kinh doanh 11,994,512 12,082,820 12,200,740 Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính 6,000,000 5,500,000 5,000,000 Kết quả hoạt động tài chính -6,000,000 -5,500,000 -5,000,000 Thu nhập trớc thuế 5,994,512 6,582,820 7,200,740 Thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập sau thuế 5,994,512 6,582,820 7,200,740 Nộp ngân sách( VAT + các loại thuế khác) 3,200,000 3,800,000 4,500,000 Như vậy trong các năm tới công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị đổi mới tài sản cố định. Tuy nhiên để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thì công ty cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó một biện pháp quan trong là khắc phục những vấn đề còn tồn tại và phát huy ưu điểm trong việc tổ chức sử dụng vốn cố định nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Là một sinh viên thực tập cuối khoá tại công ty, sự hiểu biết còn hạn chế. Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác quản trị vốn cố định của công ty năm 2004 vừa qua thì Công ty có những thành tựu đáng kể và những tồn tại còn bất cập. Em xin được đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty. 3.2 Những giải pháp nhằm góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng vỗn cố định ở công ty cổ phần may Thăng Long. 3.2.1 Đẩy mạnh công tác khai thác, tạo lập nguồn vốn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, qui trình công nghệ. Khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh là công việc hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ bởi vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm thường gắn với rủi ro. Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản cố định trong những năm trước mắt và lâu dài. Do đó trên cơ sở nghiên cứu tài sản cố định đầu tư về một tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, công suất, tuổi thọ của máy và lựa chọn đối tác đầu tư cho phù hợp với chi phí sử dụng vốn là nhỏ nhất. Hiện nay, máy móc thiết bị của công ty có nhiều thế hệ chủng loại khác nhau, có những máy móc thiết bị được đầu tư vào những năm thập kỷ 70 nên đã cũ kỹ lạc hậu. Trong năm, tuy công ty đã đầu tư đổi mới làm nguyên giá của tài sản cố định tăng lên 22.188.794 nghìn đồng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của công ty. Với nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh hơn nữa, trong khi nguồn vốn lại bị thu hẹp nên việc đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị của công ty là chắp vá không đồng bộ. Điều này đã làm ảnh không ít tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần may Thăng Long. Để đáp ứng nhu cầu vốn cố định, trong thời gian tới công ty cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn. Nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động phải tính đến đầu tiên là nguồn vốn bên trong doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có thể huy động như: Quỹ khấu hao tài sản cố định, phần lợi nhuận để lại hàng năm để bổ xung vào vốn cố định. Việc huy động nguồn vốn này sẽ tránh cho doanh nghiệp không phải trả chi phí cho việc sử dung vốn và doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Mặt khác, khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về mặt tài chính cảu mình. Ngoài việc huy động vốn từ bên trong doanh nghiệp thì còn rất nhiều kênh huy động khác như: Các nguồn vốn vay; vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân viên, huy động qua thị trường chứng khoán… Khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán bằng cách phát hành trái phiếu sẽ tạo cho công ty huy động được lượng vốn lớn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn cố định của công ty. Việc phát hành trái phiếu có những thuận lợi nhất định, do vậy công ty cần căn cứ vào tình hình thực tế cũng như mục tiêu của công ty để lựa chọn hình thức và qui mô phát hành cho phù hợp. Tuy nhiên thì thị trường chứng khoán ở nước ta còn non trẻ khả năng thanh khoản của chứng khoán cong chưa cao. Có thể nói phương thức huy động vốn này là gặp nhiều khó khăn, nhưng trong vài năm tới thì phương thức này có rất nhiều thuận lợi đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay các doanh nghiệp đều cổ phần hoá. Bên cạnh việc phát hành chứng khoán thì huy động vốn bằng phương thức đi thuê tài sản là phương thức hữu ích và thiết thực nó giúp công ty trong trường hợp vốn ít nhưng vẫn có một lượng tài sản cố định nhất định để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay thuê tài sản có hai phương thức là thuê vận hành và thuê tài chính. Thuê vận hành: Khi công ty có những hợp đồng mới và những hợp đồng này không thường xuyên, thì việc mua sắm tài sản cố định mới để sản xuất sản phẩm này là không hợp lý. Bởi vì, khi hợp đồng kết thúc thì số tài sản này không được tiếp tục sử dụng dấn đến hiện tượng gây lãng phí và ứ động vốn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó khi có các hợp đồng ngắn hạn thì việc thuê vận hành là hết sức hữu hiệu bởi lẽ: Công ty không phải chịu thiệt hại do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, không phải bảo hiểm và chịu rủi ro về tài sản. Mặc dù thuê vận hành là phương thức khá phổ biến ở nước ta nhưng Công ty chỉ sử dụng phương thức này để thuê một số kho tàng, văn phòng mà chưa đi thuê máy móc thiết bị sản xuất. Thuê tài chính: Thuê tài chính còn gọi là thuê vốn, là phưpng thức tín dụng dài hạn. Hiện nay, Công ty đang thuê một số tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu là phương tiện vận tải. Việc sử dụng hình thức huy động vốn này có những lợi thế nhất định: - Giúp cho công ty không phải huy động, tập trung tức thì một lượng vốn lớn để mua tài sản, như vậy với số vốn hiện có công ty vẫn có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Giúp công ty thực hiện được dự án đầu tư, chớp lấy cơ hội kinh doanh. Dù huy động nguồn vốn nào đi chăng nữa thì công ty cũng phải đảm bảo được khả năng tự chủ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh tối đa hoá những ưu thế của các nguồn vốn được huy động. Không những thế huy động các nguồn vốn phải dựa trên kết cấu nguồn vốn tối ưu của doanh nghiệp. Việc đầu tư máy móc thiết bị phải tến hành đồng bộ tránh tình trạng chắp vá ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tài sản. 3.2.2 Hoàn thịên công tác phân cấp quản lý tài sản cố định. Để tiến hành quản lý chặt chẽ tài sản cố định, tránh hiện tượng mât mát, hư hỏng trước thời hạn đồng thời đảm bảo năng lực sản xuất của máy móc thiết bị các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác phân cấp quản lý tài sản cố định của mình. Mặc dù tình hình phân cấp quản lý của công ty cổ phần may Thăng Long là tương đối chặt chẽ theo nguyên tắc tài sản cố định thuộc bộ phận nào thì bộ phận đó trực tiếp quản lý. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Tuy nhiên, để tiến hành quản lý chặt chẽ hơn nữa tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả vốn cố định, Công ty cần phải hoàn thiện công tác quản lý bằng cách: Phân cấp quản lý tài sản cố định đến từng người lao động theo hình thức khoán để nâng cao trách nhiệm của người lao động đối với việc quản lý và sử dụng tài sản cố định đồng thời có các hình thức khuyến khích xứng đáng cho người lao động có ý thức bảo quản tốt và phát huy được năng lực sản xuất của tài sản cố định trong quá trình sản xuất để khuyến khích giữ gìn máy móc thiết bị. Bên cạnh đó Công ty cũng phải có những hình thức sử phạt xác đáng nghiêm minh và đòi bồi thường đối với người gây ra thiệt hại về tài sản cố định cho công ty. Khi đó người lao đốngẽ phải có ý thức trách nhiệm đối với tài sản cố định mà họ vận hành coi nó như là miếng cơm manh áo của mình. 3.2.3 Chú trọng tới việc thanh lý nhượng bán những tài sản cố định không cần dùng. Như đã trình bầy ở trên, hiện nay công ty còn một lượng lớn tài sản cố định không cần sử dụng đã dẫn đến tình trạng lãng phí một lượng vốn cố định rất lớn do số tài sản cố định này không được đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh mà vẫn phải trích khấu hao. Trong tổng số tài sản cố định chờ thanh lý thì tài sản cố định đã khấu hao hết chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số tài sản không cần dùng(4.999.840 nghìn đồng) còn lại là do thay đổi chức năng hoạt động làm cho tài sản cố định đó không cần tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nữa. Do đó, Công ty cần có biện pháp thanh lý số tài sản cố định không cần dùng, có như vậy công ty mới thu hồi được lượng vốn ứ động làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể: Công ty cần xác định giá trị còn lại của các tài sản cố định trên cơ sở đó xác định giá trị nhượng bán của các tài sản đó để có thể thu hồi vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả của vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Hiện nay, có rất nhiều công ty may nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó có thể qua giới thiệu hay liên hệ trực tiếp với các cơ sở sản xuất nhỏ đó thỏa thuận nhượng bán số tài sản này. Từ đó, công ty có một lượng vốn lớn để đầu tư vào tài sản cố định khác. 3.2.4 Công ty cần tận dụng năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh. tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó huy động tối đa tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn, đồng thời tránh được tình trạng ứ độngvà lãng phí trong quá trình sử dụng vốn cố định. Từ đó hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ được nâng lên. Hiện nay, Công ty mới huy động được 95,36% tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa khi các tài sản cố định đưa vào sử dụng thường bị hư hỏng, nguyên nhân chính là do tài sản cố định của công ty không được bảo dưỡng thường xuyên, trình độ tay nghề của người công nhân chưa cao. Chính từ những nguyên nhân trên Công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Để nâng cao hiệu quả vốn cố định thì trước tiên doanh nghiệp cần nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại công ty thông qua các cách sau: - Thường xuyên có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định đảm bảo năng lực sản xuất của tài sản cố định. - Công ty cần phải phân tích kỹ lưỡng toàn diện tình hình của công ty để xác địnhcơ cấu vốn đầu tư cho phù hợp: Đầu tư vào tài sản cố định nào là chủ yếu để tránh tình trạng chỗ này thừa chỗ kia thiếu, từ đó làm ảnh hưởng tới năng suất vận hành của máy móc thiết bị. - Khai thác tối đa công suất giờ máy, ca máy vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân, nhằm tạo điều kiện cho người công nhân tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến. 3.2.5 Chú trọng nữa vào việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân. Trong xu hướng tiến tới nền kinh tế tri thức, nhân tố con người ngày càng quan trọng trong sự phát triển của quốc gia hay bất cứ một tổ chức xã hội nào. Đối các doanh nghiệp sản xuất, trình độ tay nghề của người công nhân có ý nghĩa quyết định trong sự tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh. Bởi nâng cao trình độ tay nghề công nhân giúp họ có điều kiện vận hành phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đồng thời hiệu quả kinh doanh được tăng lên. Như đã trình bầy, công ty cổ phần may Thăng Long có lực lương lao động đông đảo 2977 người. Công nhân trực tiếp sản xuất 2.661 người chiếm 89,38% trong tổng số lao động của công ty. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của công nhân chưa cao điều này gây không ít khó khăn cho việc vận hành máy móc hiện đại, chưa phát huy hết công suất máy móc thiết bị làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua công ty liên tục đầu tư mở lớp đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên. Ngoài việc tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ tay nghề người công nhân, công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau: - Công ty có thể tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho toàn Công ty. Đồng thời có biện pháp khuyến khích vật chất, biểu dương những công nhân giỏi nhiều cố gắng và đạt nhiều thành tích trong lao động sản xuất. Phát hiện kịp thời bồi dưỡng khả năng sẵn có phục vụ cho công ty - Cấp kinh phí cử cán bộ, công nhân đi học tập kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất của các Công ty trong và ngoài nước. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực toàn diện bao gồm: Đào tạo lãnh đạo quản lý, đậôt cán bộ khoa học công nghệ, đào tạo tổ trưởng sản xuất, công nhân sản xuất có tay nghề. - Trang bị đầy đủ kiến thức cơ ban cho người lao động như: Nội quy kỷ luật lao động, các qui trình qui phạm, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, nếp sống văn minh công nghiệp trong người lao động. Tạo cho người lao đọng có ý thức tổ chức tinh thần trách nhiệm, phát huy tối đa sự lao động sáng tạo. 3.2.6 Công ty cần có phương pháp khấu hao hợp lý. Cần phải có phương thức khấu hao hợp lý cho những tài sản có giá trị lớn, có độ hao mòn vô hình cao. Đồng thời sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của công ty nhằm tăng năng lực sản xuất của tài sản cố định 3.2.7 Quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận. Qua phân tích ở trên, ta thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ rọng lớn trong tổn doanh thu. Nếu không quản lý chặt chẽ yếu tố chi phí này thì nó sẽ có thể là nguyên nhân giảm lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn tới làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định. Cho nên cần phải cải tiến hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng qui trình sản xuất hợp lý, hiệu quả mang tính chuyên môn hoá cao, đảm bảo năng suất chất lượng.Xây dưng bộ máy quản lý gọn nhẹ, tinh giản, vững vàng, am hiểu chuyên môn, có tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao. Xây dựng đầy đủ chức năng quyền hạncủa từng khâu, từng phòng ban, gắn chặt chẽ với quy trình áp dụng công nghệ thông tin. Từ đó tiết kiệm chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chênh lệch bình quân Số tiền Tỷ lệ C . Phần kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định làm tăng khả năng canh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất tăng lợi nhuận. Thông qua tìm hiểu về công ty may Thăng Long giúp tôi hiểu được sự thiết yếu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Hiện nay, công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành may mặc ở nước ta với doanh thu trên 100 tỷ. Hơn 40 năm xây dưng và phát triển, để đạt được những hành quả trên không thể không kể đến nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý và sử dụng, nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh nói chung vốn cố định nói riêng. Nhưng ngoài những thành tựu đã đạt được thì vấn đề sử dụng hiệu quả vốn cố định ở doanh nghiệp còn có nhiều tồn tại cần giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định hơn nữa. Trong khi nghiên cứu tìm hiểu về công ty, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Khi nghiên cứu với trình độ còn non trẻ và hạn chế, không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong bộ môn Quản trị tài chính doanh nghiệp của trường Học Viện Tài Chính đã trang bị cho em kiến thức quý báu, đặc biệt là thầy giáo Vũ Văn Ninh đã giúp em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá. Em cũng xin cảm cảm ơn tập thể cán bộ các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài chính của công ty may Thăng Long đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca25.Doc
Tài liệu liên quan