Đề tài Ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình Thuận

Tài liệu Đề tài Ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình Thuận: Chương 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề – lý do chọn đề tài: Bãi biển Bình Thuận với những cồn cát mênh mông đang trở thành điểm du lịch đắt khách với hàng loạt khu nhà nghỉ. Cùng với sự phát triển mạnh mẻ của du lịch mà chủ yếu là du lịch ven biển là nguy cơ của sự ô nhiễm ngày càng lớn. Các vấn đề liên quan đến tình hình vệ sinh, môi trường tại các địa bàn du lịch của tỉnh là khá bức xúc, thậm chí còn có thể tác động xấu đến phát triển du lịch sau này của tỉnh. Nước thải và rác thải từ các hoạt động du lịch đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm vùng ven biển tỉnh Bình Thuận. Vùng cồn cát ven biển mới được đưa vào khai thác du lịch không lâu, song nếu không sớm có các quy hoạch tổng thể để bảo vệ và khai thác một cách bền vững, vùng này sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và trở thành sa mạc, phá hủy môi trường và rút ngắn tuổi thọ các công trình. Trong bối ca...

doc104 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình Thuận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề – lý do chọn đề tài: Bãi biển Bình Thuận với những cồn cát mênh mông đang trở thành điểm du lịch đắt khách với hàng loạt khu nhà nghỉ. Cùng với sự phát triển mạnh mẻ của du lịch mà chủ yếu là du lịch ven biển là nguy cơ của sự ô nhiễm ngày càng lớn. Các vấn đề liên quan đến tình hình vệ sinh, môi trường tại các địa bàn du lịch của tỉnh là khá bức xúc, thậm chí còn có thể tác động xấu đến phát triển du lịch sau này của tỉnh. Nước thải và rác thải từ các hoạt động du lịch đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm vùng ven biển tỉnh Bình Thuận. Vùng cồn cát ven biển mới được đưa vào khai thác du lịch không lâu, song nếu không sớm có các quy hoạch tổng thể để bảo vệ và khai thác một cách bền vững, vùng này sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và trở thành sa mạc, phá hủy môi trường và rút ngắn tuổi thọ các công trình. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO hiện nay, việc từng bước ứng dụng GIS vào hoạt động quy hoạch, quản lý và giám sát trong các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, giao thông, du lịch … là rất cần thiết. Nó giúp ta có được cái nhìn tổng thể cũng như nhận biết rất nhanh, rõ ràng và chính xác những thay đổi của đối tượng theo không gian và thời gian nhằm hổ trợ các nhà hoạch định ra quyết định sau cùng. Nhận thấy được những lợi ích do các ứng dụng GIS đem lại, nhiều đơn vị đã bắt đầu đưa GIS vào hoạt động của mình và xem như đó là một phần quan trọng không thể thiếu. Trước thực trạng trên, em xin được nghiên cứu ” Ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình Thuận” .Đề tài sẽ giúp chúng ta có 1 cái nhìn tổng quan về hiện trạng ô nhiễm các vùng ven biển. Rồi dựa vào thực trạng và các dự báo mà ta có thể tìm ra các phương pháp nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường mà vẫn đảm bảo phát triển du lịch Tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu của đề tài: Xây dựng bản đồ hiện trạng mật độ các khu du lịch ở các vùng ven biển Tỉnh Bình Thuận Dự báo sự ảnh hưởng của họat động du lịch đến chất lượng không khí ở các vùng ven biển Tỉnh Bình Thuận Đánh giá sự ảnh hưởng của lượng nước thải từ hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Xây dựng bản đồ dự báo các điểm ô nhiễm ven biển Tỉnh Bình Thuận Nội dung nghiên cứu: Thực trạng du lịch tại tỉnh Bình Thuận Đặc điểm chung về các điều kiện tự nhiên tại các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận Nghiên cứu về hiện trạng nước thải do hoạt dộng du lịch gây ra Nghiên cứu về chất lượng không khí ven biển Giới hạn của đề tài: Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào khảo sát và đánh giá các huyện, thành phố mà không đi sâu từng chi tiết. Có thể nghiên cứu sâu hơn để mở rộng mô hình về các xã phường trong huyện Phương hướng phát triển của đề tài: Hệ thống thông tin quản lý và Gis về môi trường ven biển sẽ trở thành một trong những nguồn trao đổi thông tin quản lý đô thị của Tỉnh Bình Thuận Khai thác triệt để hệ thống thông tin quản lý môi trường ven biển để giải quyết các vấn đề nan giải trong phát triển hoạt động du lịch sinh thái ở Tinh Bình Thuận Góp phần cải thiện tình hình môi trường tỉnh Bình Thuận Chương 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Phương pháp luận ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS): Cơ sở khoa học của GIS: Lịch sử hình thành và định nghĩa GIS: Thu thập dữ liệu về vị trí phân bố trong không gian của các đặc tính quan trọng của trái đất từ lâu đã là các hoạt động quan trọng trong xã hội loài người. Từ xưa đến nay, các nhà hàng hải, các nhà địa lý thu thập dữ liệu này, sau đó họa đồ can vẽ lại, tô màu để trở thành bản đồ. Ban đầu bản đồ được sử dụng để diễn tả những vị trí xa để trợ giúp cho việc định hướng trong không gian và sử dụng cho quân đội ( Hodgkiss 1981). Chỉ đến thế kỷ 18, nhu cầu về quản lý biên giới, lãnh thổ trở nên cấp bách thì các quốc gia bắt đầu công việc vẽ bản đồ một cách có hệ thống. Vấn đề dữ liệu bản đồ đã mang tính toàn cầu, vì vậy nó phải được xác định một cách chính xác và khách quan. Vào thế kỷ 20, nhu cầu về dữ liệu ảnh hàng không, ảnh vũ trụ đột ngột tăng lên và dẫn đến sự ra đời các phương pháp chụp ảnh stereo. Phương pháp phân loại ảnh không thể tránh được một khối lượng lớn các chỉ tiêu cho các dữ liệu phức tạp. Đến năm 1930 xuất hiện lần đầu tiên phương pháp thống kê và phân tích chuỗi. Đến những năm 1960 người ta mới có công cụ máy tính để thực hiện các phương pháp trên. Vào những năm 1960 – 1970, người ta sử dụng bản đồ ở hầu hết các lĩnh vực dẫn đến xuất hiện nhu cầu tổng hợp các bản đồ. Một trong số hai cách để thực hiện điều này: người ta cố gắng tìm những đối tượng xuất hiện một cách tự nhiên, có thể nhận biết, mô tả và hiển thị bản đồ theo các thuộc tính. Cùng với các yếu tố tự nhiên này, yêu cầu phải được nhận biết, duy nhất và tổ hợp độc lập của các đặc trưng môi trường. Điều đáng quan tâm là khi sử dụng kết quả của bản đồ tài nguyên là đối với nhiều mục tiêu, chúng rất chung chung và khó tách ra được các thông tin cần thiết. Khi phạm vi của bản đồ chuyên ngành ngày càng rộng, người dùng muốn tìm cách tổng hợp thông tin sẵn có để có cái nhìn tổng quát hoặc phân loại thông tin theo cách riêng của mình. Đến đầu năm 1970, SYMAP, chương trình đầu tiên vẽ bản đồ đơn giản và in ra các số liệu thống kê ra đời. Chương trình GRID cũng được thành lập sử dụng khuôn dạng dữ liệu raster, các chương trình này đặc biệt phát triển dùng để chồng xếp bản đồ. Kể từ đó, đã có nhiều phương pháp xử lý bản đồ tự động được phát triển. Tất cả các cố gắng này nhằm phát triển các công cụ hữu ích phục vụ việc thu thập, lưu trữ, truy cập, chuyển đổi, tích hợp và hiển thị dữ liệu không gian. Tập hợp tất cả công cụ này cùng với một số thành phần khác cấu thành nên Hệ thống thông tin địa lý( Geographic Information System – GIS). Tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau về GIS, dưới đây là một số định nghĩa của một vài tác giả: Theo Dueker (1979): GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. GIS xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng, phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt. Theo Pavlidis (1982): GIS là một hệ thống có chức năng xử lý thông tin địa lý nhằm phục vụ quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Theo Burrough (1986): GIS là một hộp công cụ mạnh, dùng để lưu trữ, truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc biệt. Theo Calkins và Tomlinson (1977), Marble (1984) và Star and Ester (1990): GIS là một hệ thống thông tin bao gồm một phụ hệ có khả năng biến đổi dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích. Theo Gilbert H.Castle (1993): Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL hay GIS) là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất. Thành phần của GIS: Hình 1: Thành phần của hệ GIS Một hệ GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp. Năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để GIS có thể hoạt động hiệu quả . Phần cứng (Hardware): phần cứng là hệ thống máy tính, trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Các thành phần chính của phần cứng của GIS bao gồm: Bàn số hóa: thiết bị dùng để chuyển đổi thông tin ở dạng giấy vào thành dạng số và đưa vào máy tính. Máy vẽ và thiết bị hiển thị trên màn hình: dùng biểu diễn kết quả tính toán tử máy tính. Đĩa cứng và tệp lưu trữ: lưu trữ dữ liệu hoặc chương trình trên băng từ hoặc để nối với hệ thống khác. Máy tính có thể nối với nhau, chia sẻ tài nguyên và lập thành mạng thông tin qua cáp hay đường điện thoại với modem. Hình2 : Các thành phần của phần cứng trong hệ thống thông tin địa lý Phần mềm (Software): phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý; Hệ quản trị cở sở dữ liệu; Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện đồ họa người – máy để truy cập các công cụ dễ dàng; Hình 3: Các thành phần của hệ quản trị CSDL của GIS Ngoài ra, phần mềm còn phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống mở, cho phép nâng cấp khi cần thiết và có thể liên kết với các hệ thống khác. Cũng như phần cứng, tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà phần mềm trong hệ thống có thể được trang bị phù hợp và đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi format dữ liệu giữa các phần mềm khác nhau. Dữ liệu ( Data): có thể coi thành phần quan trọng nhất của một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu. Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý có hai loại: dữ liệu nền và dữ liệu chuyên biệt: Cơ sở dữ liệu nền: bao gồm những lớp dữ liệu mà hệ thống thông tin địa lý chuyên ngành nào cũng có thể sử dụng được như: dữ liệu về lưới tọa độ, đường giao thông, mạng lưới sông ngòi, khu dân cư… Cơ sở dữ liệu chuyên biệt: bao gồm dữ liệu của các yếu tố chuyên ngành được biểu diễn theo mô hình dữ liệu không gian và phi không gian liên kết và được thiết kế hay xây dựng theo mục tiêu sử dụng của từng chuyên ngành khác nhau. Nhưng khi thiết kế cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần chú ý đến những quan hệ giữa các yếu tố đơn tính trong một chuyên ngành đồng thời trong mối quan hệ giữa các ngành với nhau. Con người (People): công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là: Những chuyên gia kỹ thuật: người thao tác trực tiếp trên các thiết bị phần cứng, phần mềm để thu thập, nhập, tổ chức lưu trữ và hiển thị dữ liệu hay thực hiện các thao tác khác khi có yêu cầu của người sử dụng cấp cao hơn. Người quản trị hệ thống: người sử dụng hệ thống để thực hiện các bài toán phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề theo mục tiêu xác định nhằm trợ giúp ra quyết định. Những người dùng các kết quả, báo cáo của GIS để ra quyết định. Nhóm này đặt ra mục tiêu, yêu cầu hoạt động cho hệ thống. Phương pháp (Methods): một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức. Chức năng của GIS: web Thông tin địa lý Thông tin địa lý số Thông tin địa lý số Thông tin địa lý số Thông tin địa lý Thế giới thực Thu thập và nhập dữ liệu Lưu trữ dữ liệu Cộng đồng người sử dụng Hiển thị và xuất thông tin Phân tích GIS Hình 4: Chức năng GIS Mục đích chung của các HTTTĐL là thực hiện sáu chức năng sau: Nhập dữ liệu: trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hóa. Dữ liệu là phần đắt tiền nhất (chiếm khoảng 80% kinh phí dự án) và tồn tại lâu đời của một hệ thống thông tin địa lý. Việc thu thập dữ liệu để đưa vào sử dụng trong hệ thống là bước đầu quan trọng. Lưu trữ dữ liệu: các đối tượng không gian địa lý có thể được lưu trữ trong hệ thống GIS bằng một trong hai dạng cấu trúc: dữ liệu vector ( biểu diễn các đối trượng địa lý trên mặt đất bằng những điểm, đường, vùng trong mặt phẳng tọa độ Descartes với mỗi điểm được xác định bởi cặp tọa độ (x,y), đường được tuyến tính bằng từng đoạn, vùng được định nghĩa là một đường khép kín); dữ liệu rastor ( mô hình ấn định vị trí của các đối tượng không gian vào các ô lưới có kích thước bằng nhau gọi là pixel, được xác định vị trí bằng tọa độ (x,y) với x biểu diễn số hàng, y biểu diễn số cột của pixel. Với cấu trúc này, đường được biểu diễn bằng những pixel có cùng giá trị, vùng được biểu diễn bằng một mảng gồm nhiều pixel có cùng giá trị thuộc tính trải rộng theo nhiều phương. Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định. Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian như: Chuyển đổi định dạng; Chuyển đổi hình học; Chuyển đổi lưới chiếu; Khớp đối tượng; Ghép biên; Soạn thảo đồ họa; và Làm thưa tọa độ; Quản lý dữ liệu: đối với các thông tin địa lý có kích cỡ lớn và số lượng người sử dụng nhiều thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để lưu trữ, tổ chức và quản lý thông tin. DBMS là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu. Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra hữu hiệu nhất. Trong cấu trúc này, dữ liệu được lưu ở dạng các bảng. Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng để liên kết các bảng lại với nhau. Hỏi đáp và phân tích: khi đã có hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể tiến hành các câu hỏi đơn giản và câu hỏi phân tích. GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản “ chỉ và nhấn” và các công cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả như: Phân tích lân cận; Phân tích một lớp; Phân tích không gian; Phân tích mạng; Phân tích bề mặt; Phân tích chồng lớp; Rút số liệu, phân loại và đo lường; và Kết nối ( tạo vùng đệm, mạng, lan truyền, hướng dòng, chiếu sáng và phép phối cảnh) Hiển thị: với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ hiển thị còn có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác. Xuất dữ liệu: việc chia xẻ kết quả đạt được là một ưu điểm và là một trong những tiêu chí chủ yếu khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong GIS. Dữ liệu GIS có thể được xuất ra dưới dạng khác nhau như trên giấy, xuất ra thành tập tin ảnh, đưa vào các báo cáo, chuyển tải lên internet… Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường: Bước vào thế kỷ XXI, Công nghệ thông tin đã và đang phát triển như vũ bão với các ứng dụng khoa học vào các ngành và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về công nghệ thông tin địa lý. Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Vĩnh Phước, nếu thế kỹ XX được gọi là thế kỷ bùng nổ của công nghệ thông tin thì có thể nói thế kỷ XXI được nhận định là “ Thế kỷ của Công nghệ thông tin địa lý”. Với những đột phá về thành tựu trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phát triển kỹ thuật, GIS ngày càng trở thành một công cụ hổ trợ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Một số nghiên cứu mới từ năm 2004 đến nay như: Dr . David Fraser (RMIT). Mô hình hóa thủy học hệ thống nước tự nhiên của Việt Nam và Úc. Dr. David Fraser và Dr Trần Vĩnh Phước. Mô hình hóa môi trường về khả năng duy trì nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre. Nguyễn Mạnh Hùng. Ưùng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong quản lý, phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nguyễn Thị Hồng Điệp. Ưùng dụng phương pháp thống kê địa lý và thuật nội suy trong nghiên cứu Arsenic trong nước ngầm tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Nguyễn Minh Tùng. Ưùng dụng GIS phục vụ cho công tác điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. TS Nguyễn Văn Nhân cùng các cộng tác. Ưùng dụng GIS vào công tác quản lý đô thị thành phố Phan Thiết. Viện Điạ lý, viện KH&CNVN. Hệ thống thông tin địa lý – Những ứng dụng trong nghiên cứu tai biến thiên nhiên. Ths. Võ Khiếm trung tâm ứng dụng KHCN&Tin học Lâm Đồng. Ưùng dụng viễn thám trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ưùng dụng GIS trong đánh giá ảnh hưởng hoạt động du lịch đến môi trường ven biển : Ưùng dụng chức năng chồng lớp của GIS: Thông tin về thế giới thực được GIS lưu trữ, quản lý dưới dạng tập hợp của nhiều lớp chuyên đề riêng biệt. Tuy nhiên, các lớp này có thể liên kết với nhau nhờ có mối quan hệ về mặt địa lý với nhau. Đặc điểm này tuy đơn giản nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng và trở thành công cụ đa năng để GIS thực hiện chức năng hỗ trợ việc ra quyết định trong việc giải quyết một số vấn đề thực tế đặt ra như: tích hợp nhiều lớp thông tin để quyết định thành lập các tuyến giao thông, tuyến xe buýt, xác định vị trí các khu công nghiệp thích hợp, giúp cho quá trình quy hoạch đô thị,… Chức năng chồng ghép là thao tác không gian trong đó những lớp chuyên đề được chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới. Để rút ra những thông tin này, thao tác số học hoặc thao tác logic được vận dụng trên những lớp dữ liệu khác nhau được nhập vào. Chồng ghép những lớp dữ liệu khác nhau là một quá trình bậc thang. Hai lớp dữ liệu nhập vào được tổ hợp vào một lớp trung gian, nó lại được tổ hợp với lớp thứ ba để tạo ra lớp trung gian khác. Điều này được thực hiện cho tới khi tất cả các lớp dữ liệu nhập vào đều được chồng lên nhau. ( Star, 1990). Chính chức năng này làm cho GIS có khả năng phân tích không gian rất lớn, mang tính tổng quát hóa cao mà ngoài thực tế phải mất rất nhiều thời gian mới có thể phân tích được, từ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và ra quyết định đối với các vấn đề thực tế đã đặt ra vì qua chồng ghép lớp thông tin ta có thể rút ra nhiều thông tin từ dữ liệu ban đầu. Trong đồ án, tôi thực hiện chồng lớp HTKhudulich (bản đồ thể hiện các khu du lịch) lên các lớp Chatluongkhongkhi, Chatluongnuocngam, Chatluongnuocbien (các bản đồ thể hiện ô nhiễm ven biển) để đánh giá tác động của các khu du lịch đến môi trường ven biển tỉnh Bình Thuận. Phương pháp thực tế: Thu thập số liệu về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội. Các số liệu về ô nhiễm ven biển Thu thập bản đồ: thu thập dữ liệu, số hóa bản đồ nền ranh giới hành chính, … Thống kê số liệu: thống kê các số liệu thu được tại các điểm, lọc ra giá trị để sử dụng bằng phần mềm Excel. Phân tích và đánh giá hiện trạng. Chương 3: TỔNG QUAN TỈNH BÌNH THUẬN Điều kiện tự nhiên Tỉnh Bình Thuận: Hình 5: Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Thuận Vị trí địa lý: Tỉnh Bình Thuận nằm ở miền duyên hải cực Nam Trung bộ nay thuộc Đông Nam Bộ cách thành phố Hồ Chí Minh 198 Km về phía Đông Bắc. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu. Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. Tọa độ địa lý từ: + 10033’42" đến 11033’18" vĩ độ Bắc + 107023’41" đến 1080 52’18" kinh độ Đông Với tổng diện tích tự nhiên 7.828,46 (km2), dân số 1.071.334 người (mật độ 137 người/km2). Bình Thuận có 9 huyện, thành phố (111 xã, phường, thị trấn). Trong đó có 5 huyện miền núi và 1 huyện đảo Phú Quý (cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam là một vị trí có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển trong đề án chiến lược Biển Đông - Trường Sa của đất nước). Với vị trí trên đây cùng với cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện có, tài nguyên thiên nhiên, có mối giao lưu chặt chẽ và sức hút bởi các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, thành phố Đà Lạt, thành phố Nha Trang…,tạo cho Bình Thuận có khả để năng phát triển một nền sản xuất phong phú đa dạng nhưng hiện nay trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn so với khu vực đang là trở ngại rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư. Một cơ hội có ý nghĩa to lớn mở ra để Bình Thuận phát triển toàn diện trong những năm tới là ngày 24/10/97 Thủ tướng Chính Phủ đă có quyết định số 920 phê duyệt Quy hoạch tổng thể KT-XH vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 1997-2010 trong đó có Bình Thuận là 1 thành viên. Địa hình – địa chất: Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ. Tỉnh Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc–Tây Nam khoảng 160 km đường chim bay, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km. Phía bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía nam có các dải đồi cát (động cát) chạy dài. Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển. Nhìn chung địa hình phân chia phức tạp, sông suối thường ngắn và dốc. Toàn tỉnh chia ra làm 4 loại địa hình chính sau đây: Vùng núi trung bình và cao (độ cao trên 500m): Chủ yếu tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, chiếm 31,65% diện tích tự nhiên (248.599 ha), có độ dốc cao, địa hình phức tạp, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là đất rừng phòng hộ đầu nguồn. Vùng đồi núi thấp (độ cao 200-500 m): Chủ yếu đất dùng vào lâm nghiệp và chưa sử dụng, chiếm 40,7% diện tích tự nhiên (319.683 ha). Vùng đồng bằng phù sa (có độ cao từ 10-40 m): Chiếm 9,43% diện tích tự nhiên (74.069 ha) được tạo thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông, suối bồi đắp như đồng bằng Tuy Phong (sông Lòng Sông), Phan Rí, sông Mao (Sông Lũy), Phan Thiết (Sông Quao, sông Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà). Vùng đồi cát ven biển (có độ cao 100 đến dưới 200 m): Gồm các đồi cát đỏ, trắng, vàng, phân bố dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân. Địa hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22% diện tích tự nhiên (143.111 ha). Với đặc điểm địa hình, địa mạo trên đây tạo điều kiện cho tỉnh phát triển một nền kinh tế phong phú đa dạng, nhưng cũng với đặc điểm trên đây cũng gây trở ngại không ít cho sản xuất và sinh hoạt dân cư đó là việc đầu tư khai hoang cải tạo đồng ruộng lớn, chi phí sản xuất cao, lũ lụt vào mùa mưa. nhau. Khu vực thuận lợi nhất cho khai thác nước ngầm là Tp.Biên Hòa và khu vực Hố Nai. Thủy văn: Chế độ dòng chảy đối với các sông suối ven biển phụ thuộc vào chế độ mưa. Vào mùa khô, một phần do thảm thực vật của lưu vực chất lượng kém, bị tàn phá nặng nề nên khả năng điều tiết dòng chảy kém, một phần do lớp bồi tích lòng sông không sâu cũng là đặc điểm chung của lưu vực mà nhiều nơi trên một số triền sông không còn dòng chảy như suối Đá Bạc, sông Mao, sông Phan… Mô đuyn bình quân của các lưu vực sông, suối ven biển là 11,5 l/s/km2 (thuộc loại sông rất ít nước ở nước ta). Phía Tây tỉnh thuộc lưu vực sông La Ngà, nguồn nước khá dồi dào. Nếu tính tại Võ Đắc có diện tích lưu vực 3.067 km2 thì lưu lượng trung bình nhiều năm là 113 m3/s và lượng cấp nước hàng năm là 3.573 triệu m3. Tuy vậy, vào mùa khô dòng chảy cũng rất nhỏ như tại Tà Pao có khi lưu lượng cũng chỉ đạt: 3,5 - 4 m3/s . Tên sơng, suối L (km) FLV (km2) Mo (l/s/km2) Qo (m3/s) Wo 106m3 Ghi chú Suối Đá Bạc 21 76 7,0 0,53 16 Tính đến cửa sơng Sơng Lịng Sơng 53 520 10,0 5,20 164 -- Sơng Lũy 85 1973 10,0 19,70 623 -- Sơng Cái P.Thiết 75 800 11,5 9,20 291 -- Sơng Cà Ty 77 775 12,8 9,80 331 -- Sơng Phan 53 465 13,0 6,00 190 -- Sơng Dinh 67 812 15,0 12,20 386 -- Sơng La Ngà 290 3067 37,0 113,00 3573 -- Bảng 1: Hệ thống các sông, suối chính ở Bình Thuận Nhìn chung, hệ thống sông suối của Bình Thuận xuất phát từ phía tây, nơi có các dãy núi của dải Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng sông Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc – Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam, trừ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Các con sông, suối đa số có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa. Các sông, suối ven biển có dòng chảy kiệt bắt đầu vào tháng 12 đến tháng 5 năm sau, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi dào hơn do mưa nhiều. Vì tính chất khô hạn, nguồn nước các sông suối nhỏ chỉ tập trung vào mùa mưa lũ, nguồn nước dự trữ từ ao hồ tự nhiên không đáng kể nên giải pháp cơ bản để giải quyết nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư là tập trung xây dựng các hồ đập chứa nước có khả năng điều tiết lại dòng chảy trong vùng. Đồng thời xem xét khả năng tiếp nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang các con sông khác như sông Lũy, sông Quao, sông Cà Ty… - Chế độ thủy triều : Từ mũi Kê Gà về phía Bắc thuộc chế độ nhật chiều không đều độ cao triều cường không quá 160cm) còn từ mũi Kê Gà về phía Nam mang tính chất bán nhật triều (độ cao triều cường nhỏ hơn 2m). Chế độ thủy triều gây nhiễm mặn cho các vùng đất ven biển, cửa sông nhưng khá ổn định có thể lợi dụng để tàu thuyền ra vào các cửa sông, cửa biển. Chế độ dòng chảy ven biển có thể đạt 50- 70cm/s, trong những năm gần đây có sự đột biến gây xói lở nghiêm trọng ở một số nơi thuộc các huyện Tuy phong, Bắc Bình, Phan Thiết… về phía Nhà nước cần có các giải pháp đầu tư hữu hiệu (xây dựng hệ thống kè, đập chắn sóng…) nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng này. Khí hậu: Khí hậu của tỉnh có thể chia thành các nhóm như sau: - Nhóm thứ nhất: Là vùng khí hậu núi cao trung bình phía Tây nam tỉnh, là vùng nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao với thảm rừng xanh lá nhiệt đới lạnh ẩm thuận lợi cho quá trình tích lũy sắt, nhôm trong lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng. - Nhóm thứ hai: Là vùng khô hạn miền Trung và Bắc tỉnh, lượng mưa thấp, rất thiếu ẩm, nhưng dồi dào năng lượng bức xạ, chứa đựng tiềm năng lớn về một vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi có năng suất cao khi giải quyết được nguồn nước tưới. - Nhóm thứ ba: Là vùng khí hậu đồng bằng gò đồi và đồng bằng ven biển phía Nam, thuận lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày ít ưa ẩm và cây lúa. - Nhóm thứ tư: Là vùng khí hậu hải dương đảo Phú Quý, khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp cho các loại cây trồng vật nuôi phát triển nhưng diện tích không nhiều; * Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu trên đây rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc lớn, thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm Nông, Lâm, Ngư, Diêm nghiệp. Tuy nhiên do lượng mưa thấp phân bố theo mùa, thiếu nước vào mùa khô, địa hình dốc, lượng bốc hơi cao, nhiều nắng, nhiều gió cũng đă ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình mới, trồng rừng phủ xanh bảo vệ môi trường và chắn gió có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai. 3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên: 3.1.5.1 Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Chủ yếu khai thác từ hệ thống sông suối chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tài nguyên nước của tỉnh. Tính đến năm 2000 toàn Tỉnh có 238 công trình thủy lợi , với tổng năng lực thiết kế tưới 37.402 ha, trong đó đang phát huy tưới 30.000 ha đất canh tác (62.400 ha gieo trồng), chiếm 16% đất nông nghiệp của Tỉnh. Cấp nước sinh hoạt cho hơn 200.000 dân với trữ lượng cấp khoảng 900.000 m3/năm, lượng nước mặt đă được khai thác sử dụng khoảng 180 triệu m3. Trong khi nguồn nước mặt hàng năm khoảng 6 tỷ m3. Từ thực trạng trên đây cho thấy các công trình thủy lợi ở Tỉnh phục vụ cho việc điều tiết khai thác nguồn nước mặt còn rất hạn chế, số lượng công trình tuy nhiều nhưng quy mô lớn ít, hiệu quả khai thác thấp. Do đó việc đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện mới song song với việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc khu vực đầu nguồn đang là một trong những biện pháp cấp bách đặt ra đối với tỉnh trong thời gian tới. - Nguồn nước ngầm : Theo số liệu năm 1996 của đoàn địa chất 705 đánh giá trữ lượng thiên nhiên nước nhạt dưới đất thuộc các lưu vực sông, suối ở Bình Thuận như sau: Tổng trữ lượng (Tiềm năng khai thác) nước nhạt thiên nhiên dưới đất có khả năng khai thác toàn Tỉnh là 2.151.851 m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m3/ngày, việc khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chưa nhiều. Lượng nước đă được khai thác hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng trữ lượng hiện có. Do đo,ù trong khi chưa cung cấp được nguồn nước mặt thì việc khai thác đưa nguồn nước ngầm vào sử dụng có ý nghĩa rất lớn đến đời sống, sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay. Stt Lưu vực sơng Trữ lượng (m3/ngày) 1 -Sơng La Ngà 413.950 2 -Sơng Dinh 123.200 3 -Sơng Phan 154.980 4 -Sơng Cái Phan Thiết 361.945 5 -Suối Trạm 45.460 6 -Sơng Mương Mán 341.380 7 -Sơng Lũy 426.810 8 -Suối ven biển Mũi Né 146.690 9 -Sơng Lịng Sơng 137.400 Tổng cộng 2.151.851 Bảng 2: Trữ lượng nước ngầm tiềm năng khai thác ở một số lưu vực sông chính - Thủy năng: Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính với trữ lượng nước khoảng 6 tỷ m3. Trong đó tổng trữ năng lý thuyết 450.000 KW (Riêng sông La Ngà 417.000 KW, sản lượng điện năng ước tính khai thác 1,8 tỷ KW/h). Hiện nay Nhà nước đang xây dựng thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi và thủy điện BouRon được dự kiến xây dựng vào năm 2001 – 2010. Trên các lưu vực còn lại chủ yếu khai thác từ thủy điện nhỏ (15 công trình) công suất 1.900 KW để phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở vùng sâu vùng xa. Tài nguyên khoáng sản: Theo điều tra của Liên Đoàn địa chất 6, trên địa bàn Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng về chủng loại như: Vàng, Wolfrom, Chì, Kẽm, Nước khoáng và các loại khác… Trong đó, nước khoáng và các loại khoáng sản có giá trị thương mại, công nghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác trong những năm gần đây. Nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng từ 39 - 400 như: Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong), Đa Kai (huyện Đức Linh), Đồng Kho (huyện Tánh Linh), Văn Lâm, Hàm Cường, TaKoú (huyện Hàm Thuận Nam), Phong Điền (huyện Hàm Tân), riêng điểm Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường là nước khoáng thuộc loại Cacbonat - Natri được dùng làm nước giải khát, khả năng khai thác khoảng 300 triệu lít/năm, đặc biệt nước khoáng Vĩnh Hảo có thể dùng nuôi tảo với sản lượng tương đối lớn. Trữ lượng sa khoáng: Ilmenit 449.305 tấn, Zircon 96.030 tấn, Rutin 10.009 tấn, Locoxen 17.701 tấn, Alnatat 12.727 tấn. Chủ yếu ở Hàm Tân 100 ha và 200 ha ở Hàm Thuận Nam. Đá xây dựng: Mỏ Tà Zôn trữ lượng 2.397.000 m3 (Diện tích 40 ha), núi Ếch trữ lượng 13.598.000 m3 thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Đá ốp lát: Mỏ núi Nhọn trữ lượng 30.000.000 m3 (huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân, diện tích 1.000 -1.500 ha), mỏ núi Kên Kên trữ lượng 20.000.000 m3 (huyện Tuy Phong ) Đá vôi san hô trữ lượng 200.000 - 300.000 tấn (huyện Tuy Phong) diện tích 875 ha. Cuội, sỏi xây dựng: Vĩnh Hảo (huyện Tuy phong ) trữ lượng 18.000.000 m3 diện tích 525 ha, Võ Đắc (huyện Đức Linh) trữ lượng 240.000 m3 diện tích 300 – 400 ha. Fenspat mỏ Tầm Ru (huyện Bắc Bình) trữ lượng 2.500 tấn. Thạch anh mỏ núi Một (huyện Tuy Phong) trữ lượng 3 triệu m3. Cát trắng( cát thủy tinh) Phan Thiết 700 – 800 ha, Hàm Tân 1.400 ha, Hàm Thuận Nam 400 – 600 ha, Hàm Thuận Bắc 700 – 800 ha, Bắc Bình 1.500 – 1.600 ha, Tuy Phong 6.000 – 7.000 ha, tổng trữ lượng 567.610.000 m3 Cát kết vôi (huyện Tuy Phong) trữ lượng 4.370.000 m3, diện tích mỏ 170 ha. Sét gạch ngói 10.000.000 m3 tập trung chủ yếu ở Tánh Linh, khoảng 1.000 ha, Bắc Bình 800 ha, Hàm Thuận Nam 160 ha. Sét Bentonit (huyện Tuy Phong) trữ lượng 22.310.000m3, diện tích 200 – 400ha. Sỏi đỏ huyện Tánh Linh có trữ lượng 150.000 tấn, huyện Đức Linh 50.000 Tấn, Hàm Tân 200.000 tấn, Hàm Thuận Nam 250.000 tấn, Bắc Bình 15.000 tấn. Than bùn: Huyện Hàm Thuận Nam 600.000 tấn diện tích 25 ha, huyện Hàm Tân 723.800 tấn diện tích 210 ha. * Tóm lại: Với nguồn tài nguyên khoáng sản trên đây, nên đượ#c tổ chức khai thác tốt sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách, tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác, chế biến trong những năm tới. Tài nguyên rừng: - Rừng tự nhiên: Theo kết quả thống kê của sở Nông nghiệp phát triển nông thôn và kết quả kiểm kê rừng tự nhiên năm 1992. Thì tài nguyên rừng đặc biệt là thảm thực vật, thực vật rừng tự nhiên của Bình Thuận khá đa dạng và phong phú trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị cao như : cẩm lai, giáng hương, sếu, gõ đỏ, căm xe, sao đen, dầu rái, gõ mật, trắc… toàn tỉnh có 390.808 ha rừng tự nhiên có giá trị về kinh tế cũng như môi trường. Rừng gỗ lá rộng 346.359 ha trữ lượng gỗ 23.670.963 m3 phân bố tương đối đều ở các huyện: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Bắc Bình, Đức Linh, Tánh Linh. Rừng lá kim 2.547 ha trữ lượng 334.383 m3 phân bố tập trung ở 02 huyện Bắc Bình, Tuy Phong. Rừng tre, nứa 7.300 ha trữ lượng 18.617 (nghìn cây) phân bố phần lớn ở các huyện: Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc. Rừng hỗn giao 2.185 ha trữ lượng gỗ 238.122 m3. Phân bố tập trung ở các huyện: Đức Linh, Tánh Linh, Bắc Bình, Tuy Phong. Rừng đặc sản 13.126 ha phân bố tập trung ở các huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh. Theo kết quả kiểm kê trữ lượng rừng năm 2000 thì diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 378.269 ha (trong đó rừng tự nhiên 343.509 ha) tổng trữ lượng rừng sau 10 năm giảm đi 18,6% tương đương 4.471.300 m3, trong khi tổng trữ lượng tre nứa các loại tăng 276,6%, tương đương 70 triệu cây. Trữ lượng rừng tự nhiên lớn nhất ở Tánh Linh (32,1%) kế đến là Bắc Bình, Hàm thuận Bắc, Hàm Thuận Nam. Nhìn chung tổng trữ lượng rừng còn khá lớn nhưng phần lớn tập trung ở các trạng thái rừng nghèo kiệt và rừng non với đường kính nhỏ và chất lượng không cao. - Rừng trồng: Tính đến năm 2000 toàn tỉnh mới có 34.714 ha rừng trồng các loại, mục tiêu đến năm 2010 nâng diện tích rừng trồng lên 99.943 ha, độ che phủ 60 -70% là một thách thức to lớn đặt ra đối với ngành Lâm nghiệp nói riêng và các ngành các cấp nói chung. - Động vật rừng : Động vật ở Bình Thuận rất phong phú và đa dạng, do rừng ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là qua các cuộc chiến tranh, các loài thú quý hiếm: Voi, Cọp, Hươu, Nai, Vượn, Bò rừng… hoặc bị săn bắn bừa bãi hoặc là bỏ đi, cho nên hiện nay số lượng còn rất ít hoặc có loài không còn. Vì vậy, việc bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt việc săn bắt thú rừng là việc làm cấp bách cần phải đặt ra trước mắt cũng như lâu dài. Tài nguyên biển: Bình Thuận có bờ biển dài 192 km với 04 cửa biển lớn: Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa và huyện Đảo Phú Quý. Diện tích lãnh hải 52.000 km2, là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi về các loại hải sản, nhiều tiềm năng để phát triển ngư nghiệp, diêm nghiệp, du lịch và khai thác khoáng sản ven biển. Ngư trường Bình Thuận giàu vào hàng thứ 3 cả nước. Tổng trữ lượng khoảng 230.000 -260.000 tấn hải sản các loại, khả năng khai thác 100 - 200 nghìn tấn/năm, trong đó 60% cá nổi, tập trung ở 3 ngư trường: Phan Thiết, Hàm Tân và Đảo Phú Quý, ngoài ra còn các loại hải sản có giá trị khác như: Mực 10.000 tấn, sò điệp 50.000 tấn, khả năng khai thác 25 - 30 nghìn tấn tập trung ở 4 bãi chính: Lai Khế, Hòn Rơm, cù lao Cau, Phan Rí Cửa. Các vùng đất ven biển còn có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản, làm muối và khai thác phục vụ du lịch. Toàn Tỉnh có khoảng 3.000 ha mặt nước bãi triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm muối. Trong đo,ù có khả năng nuôi tôm 1.200 ha tập trung ở các huyện Tuy phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân. Hiện nay chỉ mới mới đưa vào sử dụng 400 ha có hiệu quả, với đầu tư công nghệ mới có thể khai thác cả ở một số dải đất cát ven biển, diện tích nuôi tôm công nghiệp có thể đạt 6.000 – 7.000 ha. Bình Thuận có nhiều bãi biển thoai thoải, có cát trắng mịn, phong cảnh đẹp, có thể khai thác để phát triển du lịch như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), Đồi Dương, Hàm Tiến, Phú Hải, Mũi Né, Tiến Thành (Phan Thiết), Tân Thành, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam), Đồi Dương, Tân Hải (Hàm Tân), ngoài ra còn một số hòn đảo ven biển có thể đưa vào khai thác các tuyến du lịch đảo (Tuy Phong, Hàm Tân, Phú Quý Điều kiện kinh tế, xã hội: 3.2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chung: - Dân số năm 2002: 1.114.800 người - Lao động trong độ tuổi: 611.531 người - Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là: 298 USD - Tốc độ tăng trưởng GDP (1996 - 2002): 9,92% - Cơ cấu kinh tế năm 2002 là: Công nghiệp và Xây dựng: 23,8% Nông, lâm thủy sản: 39,2% Dịch vụ: 37% - Số lượng doanh nghiệp có trên địa bàn Tỉnh (đến cuối tháng 9 năm 2003) là: 923 DN Nhà nước: 23 DN thuộc các thành phần kinh tế trong nước: 883 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 3.2.1.1 Thủy sản: Với vùng biển đang quản lý khai thác rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong 03 ngư trường lớn nhất của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh có trên 6.000 tàu thuyền có động cơ với tổng công suất 230.000 HP, sản lượng hải sản khai thác hàng năm đạt trên 130.000 tấn. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở phía Bắc tỉnh đã quy hoạch 3.000 ha đất nuôi tôm; vùng ven biển phía Nam tỉnh có gần 1.000 ha bãi triều phù hợp để nuôi trồng thủy sản. Huyện đảo Phú Quý trên biển Đông rất gần đường hàng hải quốc tế, là tụ điểm giao lưu Bắc - Nam và ngư trường Trường Sa, Đảo Phú Quý là tụ điểm thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hàng hải và du lịch. Thực hiện định hướng phát triển từ nay đến năm 2005, ngành thủy sản Bình Thuận đang tiến hành nhiều chương trình trên các lĩnh vực đánh bắt hải sản, mở rộng nuôi trồng thủ sản, đầu tư mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở chế biến, đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và phát triển cơ khí đóng sửa tàu thuyền, hậu cần dịch vụ nghề cá. Trong đó xây dựng Phan Thiết - Phú Quý là trung tâm nghề cá của cả tỉnh. Nông nghiệp – lâm nghiệp: Toàn tỉnh có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Khả năng sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Tỉnh đang đầu tư hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với khoảng 15.000 ha thanh long, 30.000 ha điều, 15.000 ha bông vải, 20.000 ha cao su, 2.000 ha tiêu, 1.000 ha nho... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m3 và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo... 3.2.1.3 Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp được tập trung chỉ đạo theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản… Trong 7 năm từ 1991-1997 sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 17,3%. Cơ cấu tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 5,9% năm 1991 lên 12,65% năm 1995, 17,3% năm 1997 và 37,21% năm 2000. Hiện nay tỉnh có 4.841 cơ sở sản xuất công nghiệp. Với tốc độ phát triển như hiện nay, trong những năm tới Tỉnh sẽ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, phục vụ khai thác mỏ, chế biến nông thủy sản,… nhu cầu cần sử dụng đất nhiều. 3.2.1.4 Du lịch: Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi. Tại các khu vực như Phan Thiết, Hàm Tân, Tuy Phong có thể đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - sân golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh. Hiện nay, Phan Thiết đang hình thành tổ hợp du lịch theo mô hình này với một sân golf 18 lổ, 5 khách sạn và 6 làng du lịch với hơn 400 phòng nghỉ cao cấp, cùng một hệ thống các làng du lịch, nhà nghỉ, nhà cho thuê khác với khoảng hơn 800 phòng ở ven biển, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Ngoài ra, Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn như di tích văn hóa Chăm nổi tiếng, Lầu Ông Hoàng, di tích văn hóa Tà Kóu, chùa Hang, dinh Thầy Thím v.v... 3.2.1.5 Cơ sở hạ tầng: - Giao thông vận tải: Đường bộ: Nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, Bình Thuận có 03 tuyến quốc lộ chạy qua đều đã được nâng cấp, mở rộng. Quốc lộ 1A xuyên Việt đã nâng cấp mở rộng hoàn chỉnh từ đầu năm 2000; Quốc lộ 55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu và Quốc lộ 28 Phan Thiết đi Di Linh, Lâm Đồng đang được nâng cấp mở rộng và hoàn chỉnh vào năm 2001. Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km, và 11 ga Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào, Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn. Đường hàng không: Nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để xây dựng lại sân bay Phan Thiết. - Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc đã được hiện đại, được nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ điện thoại di động, internet được sử dụng rộng rãi, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng. Số lượng máy điện thoại bình quân 4,59 máy/100 dân. - Điện năng: Nguồn điện có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về điện. Có 03 nguồn điện chính: Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV. Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV Trạm phát điện diesel 3800 KWh. Trong đó: Cung cấp điện cho khu vực Phan Thiết có trạm biến áp dung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80 - 100 MVA; Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu Khu dân cư và Khu công nghiệp Phan Thiết. - Nước: Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m3/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500 - 2000 m3/ngày đêm. - Hệ thống dịch vụ khác: Bao gồm hệ thông ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý, công chứng nhà nước, nhà đất, xây dựng, vận tải, dịch thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm... khá phát triển đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. 3.2.2 Đặc điểm xã hội: 3.2.2.1 Dân số và đơn vị hành chính: Bảng 3: SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ Số xã Number of communes Số phường, thị trấn Number of precincts Diện tích (km2) Area (sq km) Dân số trung bình năm 2006 (người) Population in 2006(pers) Mật độ dân số(người/km2) Population density (pers/sq km) TỔNG SỐ - TOTAL 97 29 7.830 1.165.599 149 Phan Thiết 4 14 206 209.473 1.017 La Gi 4 5 183 103.208 564 Tuy Phong 10 2 793 137.608 174 Bắc Bình 17 1 1.825 121.314 66 Hàm Thuận Bắc 15 2 1.283 161.799 126 Hàm Thuận Nam 12 1 1.052 94.994 90 Tánh Linh 13 1 1.174 103.072 88 Đức Linh 11 2 535 137.616 257 Hàm Tân 8 1 761 72.187 95 Phú Quý 3 18 24.328 1.352 3.2.2.2 Ytế: Bảng 4: THỰC TRẠNG Y TẾ Ở CÁC XÃ, PHƯỜNG TẠI THỜI ĐIỂM 31-12-2006 Tổng số xã, phường trên địa bàn - Total number of comin area Trong đĩ - of which Trắng về y tế Nothing on medical services Cĩ cán bộ y tế nhưng chưa cĩ trạm y tế -Having medical staffs but without village infirmary Cĩ trạm y tế nhưng chưa cĩ cán bộ y tế - Having  village infirmary but without medical staffs TỔNG SỐ - TOTAL 126 2 Thành phố Phan Thiết 18 Thị Xã La Gi 9 1 Huyện Tuy Phong 12 Huyện Bắc Bình 18 Huyện Hàm Thuận Bắc 17 Huyện Hàm Thuận Nam 13 Huyện Tánh Linh 14 Huyện Hàm Tân 9 Huyện Đức Linh 13 1 Huyện Phú Quý 3 Bảng 5: CƠ SỞ Y TẾ, GIƯỜNG BỆNH VÀ CÁN BỘ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN 2003 2004 Tổng số số Total T.đĩ - Nhà nước Of which State Tổng số số Total T.đĩ - Nhà nước Of which State Cơ sở y tế 126 126 127 126 Bệnh viện - Hospital 10 10 11 10 Phịng khám đa khoa khu vực 13 13 13 13 Trạm y tế xã, phường 103 103 103 103 Số giường bệnh ( giường) 1.975 1.975 2.011 1.975 Bệnh viện - Hospital 1.270 1.270 1.306 1.270 Phịng khám đa khoa khu vực 190 190 190 190 Trạm y tế xã, phường 515 515 515 515 Số cán bộ y tế ( Người) Ngành y - Medical staff 1.940 1.940 2.227 2.182 Bác sỹ và trên đại học 498 498 567 554 Y sỹ, kỹ thuật viên- Physicians 785 785 978 953 Y tá và hộ lý - 657 657 682 675 Ngành dược 386 122 427 129 Dược sỹ cao cấp 37 18 42 22 Dược sỹ trung cấp 129 39 156 47 Dược tá - Assitant pharmacist 220 65 229 60 3.2.2.3 Giáo dục – đào tạo: Bảng 6: SỐ TRƯỜNG, LỚP HỌC, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH PHỔ THÔNG Năm học 2004 - 2005 Năm học 2005- 2006 Năm học 2006 - 2007 Chia ra - Of which Nhà nước State Bán cơng Semi- state Dân lập, Tư thục Private Số trường - Number of school 393 407 416 410 5 1 Tiểu học - Primary 269 273 274 274 Trung học cơ sở - Middle 101 108 115 115 Trung học cơ sở và PTTH 3 2 1 1 Phổ thơng TH - Secondary 20 24 26 21 5 Lớp học - Number of classes 7.866 7.878 7.725 7.403 294 28 Tiểu học - Primary 4.579 4.385 4.193 4.193 Trung học cơ sở - Middle 2.488 2.575 2.568 2.567 1 Phổ thơng TH - Secondary 799 918 964 643 294 27 Số giáo viên (Người) 10.610 11.043 11.140 10.923 179 38 Tiểu học - Primary 5.558 5.480 5.254 5.254 Trung học cơ sở - Middle 3.796 4.165 4.362 4.362 Phổ thơng TH - Secondary 1.256 1.398 1.524 1.307 179 38 Số học sinh (Học sinh) 278.557 273.742 266.294 251.020 14.062 1.212 Tiểu học - Primary 139.799 128.894 119.560 119.560 Trung học cơ sở - Middle 102.456 103.189 103.392 103.365 27 Phổ thơng TH - 36.302 41.659 43.342 28.095 14.062 1.185 Bảng 7: SỐ TRƯỜNG HỌC, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CHUYÊN NGHIỆP VÀ HỌC NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN 2005 - 2006 2006 - 2007 Nhà nước State Bán cơng Semi- state Dân lập Private Nhà nước State Bán cơng Semi- state Dân lập Private Trung học chuyên nghiệp Số trường - Number of school 2 - - 2 - - Số giáo viên (Người) 56 - - 72 - - Nam - Male 24 - - 32 - - Nữ - female 32 - - 40 - - Số học sinh - Students (Person) 1.583 - - 2.027 - - Dài hạn - Long time 1.077 - - 1.696 - - Chuyên tu- Supplementary training - - - - Tại chức - In service training 506 331 Số học sinh tốt nghiệp (Học sinh) 590 - - 333 - - Cao đẳng và đại học Số trường - Number of school 1 - - 1 - - Số giáo viên (Người) 65 - - 56 - - Teachers (Person) Số học sinh - Students (Person) 1.120 - - 1.084 - - Dài hạn - Long time 860 - - 1.084 - - Chuyên tu- Supplementary training - - - - - Tại chức - In service training 260 - - - - - Số học sinh tốt nghiệp (Học sinh) 380 - - 432 - - Đào tạo cơng nhân kỹ thuật & dạy nghề Số trường - Number of school 1 - - 1 - - Số giáo viên (Người) 11 - - 18 - - Teachers (Person) Nam - Male 4 - - 11 - - Nữ - female 7 - - 7 - - Số học sinh - Students (Person) 4.657 - - 3.120 - - Học sinh tốt nghiệp (Học sinh) 3.388 - - 1.443 - - Number of graduates (Person) Chương 4: HIỆN TRẠNG DU LỊCH VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN Hiện trạng du lịch tỉnh Bình Thuận: Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí là cửa ngõ giao lưu về kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các khu vực Đông Nam bộ, Nam trung bộ và Tây Nguyên. Đồng thời với hệ thống các quốc lộ 1A, quốc lộ 28 và quốc lộ 55, Bình Thuận đã trở thành giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực và với cả nước như: Nha Trang - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng phụ cận. Đây là khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với nhau, đồng thời là khu vực có GDP bình quân đầu người khá cao, nhu cầu du lịch rất lớn với nhiều loại hình khá đa dạng. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi; Bình Thuận với diện tích tự nhiên 7.849 km2, dân số trên một triệu người gồm nhiều dân tộc khác nhau, còn được biết đến là tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản; trong đó đặc biệt là các tiềm năng phát triển du lịch. Về điều kiện tự nhiên của Bình Thuận khá thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch bởi đây là khu vực có độ nắng dồi dào cả về lượng và chất, cùng với nhiệt độ ôn hòa (trung bình từ 26,05 - 27,05 0 C ), lượng mưa thấp và tập trung, đã tạo ưu thế về mặt khí hậu rất có giá trị đối với việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm. Ngoài ra, tại Bình Thuận còn có hệ sinh thái động thực vật phong phú về chủng loại có giá trị cao trong việc thu hút du khách tham quan, nghiên cứu và nhiều mỏ nước khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh, trong đó đặc biệt là nguồn nước nóng với trữ lượng lớn tại chân núi Tà Kóu thuộc huyện Hàm Thuận Nam chưa được khai thác, có nhiều điều kiện tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng, chữa bệnh… Ngoài các tiềm năng vừa nêu trên, nổi bật hơn hẳn vẫn là các tài nguyên du lịch biển, các danh thắng, cảnh quan núi, rừng, cát, sông suối, thác, đèo hùng vĩ và thơ mộng trên địa bàn tỉnh. Với 192 km chiều dài bờ biển, ven biển Bình Thuận có nhiều đảo, cù lao, vũng, vịnh và bãi biển có cảnh quan đẹp, môi trường hoang dã và trong sạch như : Cà Ná, Cù Lao Câu, Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh, Rạng, Mũi Né - Hòn Rơm (TP Phan Thiết), Mũi Điện Khe Gà (huyện Hàm Thuận Nam), Đồi Dương, Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân (huyện Hàm Tân)... trong đó có số cảnh quan thu hút nhiều du khách như: Động Cát bay, Hòn Rơm ( Mũi Né ), Suối tiên ( Hàm Tiến ), Bình Thạnh (Tuy Phong), Đá Ông Địa, Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết),v.v... Ngoài khu vực ven biển, còn có các hồ thiên nhiên và nhân tạo cùng núi rừng tạo nên những quan cảnh đẹp như hồ Biển Lạc (rộng 280 ha), hồ Bàu Trắng (Bắc Bình), hồ Hàm Thuận - Đa Mi, núi Ông (cao 1.302 m), Thác Bà, Thác Reo ở Đức Linh-Tánh Linh... Kết hợp cùng với các di tích văn hóa-lịch sử, nghệ thuật độc đáo như : Khu di tích Dục Thanh, các Đình Làng Đức Nghĩa, Đình Vạn Thuỷ Tú - Đức Thắng, Tháp Chàm Pôsanư, chùa Cổ Thạch, chùa núi Tà Kóu... tất cả tạo nên những điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch phong phú, đa dạng, đồng thời là yếu tố quan trọng kết hợp nâng cao vị trí du lịch Bình Thuận hiện tại và trong tương lai. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh bình Thuận: Xuất phát từ những lợi thế do thiên nhiên ưu đãi và điều kiện địa lý mang lại, được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về đầu tư, phát triển. Du lịch Bình Thuận hiện đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, có sự chuyển biến nhanh trên nhiều mặt. Năng lực đầu tư của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài vào ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian qua đạt khoảng 2.500 tỉ đồng. Lượng khách du lịch đến Bình Thuận ngày càng tăng. Hoạt động du lịch từng bước được xã hội hóa và được các thành phần kinh tế hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch Bình Thuận tăng nhanh. Cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ hoạt động du lịch như: Đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc... cũng đã được Tỉnh quan tâm đầu tư một bước, tập trung ở các khu du lịch đã và đang quy hoạch. Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội đặc biệt là vệ sinh môi trường trong hoạt động du lịch được coi trọng và quan tâm thực hiện. Hiện nay, với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch của Tỉnh và sự hấp dẫn về tiềm năng cũng như hiệu quả của kinh doanh du lịch, do vậy đến nay Bình Thuận đã thu hút được 365 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.500 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đầu tư chủ yếu là cơ sở lưu trú du lịch và một số dự án giải trí, thể thao (gofl, cáp treo, du lịch lặn biển, khu công viên cá heo...) Để tiếp tục phát triển, du lịch Bình Thuận đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt là việc khuyến khích, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào việc khai thác ngày càng có hiệu quả và bền vững hơn các tiềm năng du lịch của địa phương.Trong đó tập trung vào các vấn đề sau: Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của Nhà nước về du lịch trên địa bàn. Hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các chính sách cụ thể, tạo môi trường ổn định cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch. Kiểm soát chặt chẽ vệ sinh môi trường, bảo đảm kinh tế du lịch phát triển bền vững. Tập trung triển khai thực hiện một cách có kế hoạch và đồng bộ giai đoạn cuối theo Quyết định số 60/2002/QĐ-UBBT ngày 27/9/2002 của UBND Tỉnh về việc Ban hành Chương trình phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2002 – 2005 và văn bản số 1001/UBBT-PPLT ngày 15/3/2005 của UBND Tỉnh về kế hoạch thực hiện chương trình phát triển Du lịch Bình Thuận năm 2005, trong đó trọng tâm là các chương trình: Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nâng cấp các khu, điểm du lịch, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền, quảng bá du lịch… Tiếp tục triển khai hoàn thành các quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch để mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá kinh doanh du lịch du lịch; tập trung đầu tư khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né, Tiến Thành - Hàm Thuận Nam, khuyến khích, thu hút đầu tư khu du lịch sinh thái, các vùng hồ, thác, khu căn cứ kháng chiến cũ...; tạo mối liên kết phát triển du lịch giữa các vùng, các tuyến. Ưu tiên cho một số dự án đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực vui chơi, giải trí. Mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển du lịch. Triển khai các chương trình trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan sinh thái phát triển du lịch. Có kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống để thu hút và lưu giữ du khách. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thu hút du khách và các nguồn đầu tư. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng phạm vi kinh doanh du lịch. Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán bộ và lao động trong ngành du lịch; có kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển phù hợp yêu cầu của tình hình mới. Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, trong đó trọng tâm là việc có kế hoạch chuyển dịch một bộ phận dân cư ở những khu vực phát triển du lịch sang làm nghề dịch vụ. Chương 5: ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN BÌNH THUẬN Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong công tác đánh giá ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển tỉnh Bình Thuận Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, du lịch Bình Thuận đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, từng bước khẳng định dược vai trò, vị trí trong cơ cấu của tỉnh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch thì vấn đề môi trường cũng ngày càng bộc lộ nhiều bất cập. Việc đánh giá, xem xét và quản lý các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển là hết sức cần thiết. Với các tính năng đặc biệt GIS cho phép người sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường ven biển Bình Thuận trước các tác động do hoạt động du lịch gây ra. Hơn nữa thông qua GIS, người quản lý có thể có một cái nhìn chiến lược về vấn đề du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận. Nội dung của ứng dụng: Để xây dựng một cơ sở dữ liệu GIS để đánh giá, quản lý các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển, chúng ta cần thu thập đầy đủ các thông tin cần cập nhật ngoài thực tế và tiến hành như sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu: Các lớp dữ liệu thiết kế gồm các kiểu sau: Lớp dữ liệu vùng hành chính tỉnh Bình Thuận Bảng 8: Dữ liệu hành chánh tỉnh Bình Thuận Lớp dữ liệu chất lượng không khí ven biển tỉnh Bình Thuận Bảng 9: Số liệu chất lượng không khí ven biển Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Bình Thuận Mô tả: Đơn vị: Tên của thành phố, huyện trong tỉnh Bình Thuận On: Độ ồn(dB) – Đo bằng máy Bui: Hàm lượng bụi(mg/m3) – TCVN 5067-1995 CO: Hàm lượng CO(mg/m3) – TQKTYH&VSMT 1993 NOx: Hàm lượng NO2(mg/m3) - TQKTYH&VSMT 1993 SOx: Hàm lượng SO2(mg/m3) – TCVN 5971-1995 Mui: Mùi phát sinh – theo cảm quan Lớp dữ liệu chất lượng nước ngầm ven biển tỉnh Bình Thuận Bảng 10: Số liệu chất lượng nước ngầm ven biển tỉnh Bình Thuận Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Thuận Mô tả: Đơn vị: Tên của thành phố, huyện trong tỉnh Bình Thuận HamluongTS: Hàm lượng chất rắn tổng(mg/l) – TCVN 2655-78 pH: Nồng độ pH Docung: Độ cứng(mgCaCO3/l) – Titrimetric-EDTA Dooxyhoa: Độ oxy hóa(mg/l) – Titrimetric acid condition HamluongCL: Hàm lượng Clorua(mg/l) – Titrimetric-AgNO3 Coliforms: Tổng Coliforms(MPN/100ml) – TCVN 6187-1996 Lớp dữ liệu chất lượng nước biển ven tỉnh Bình Thuận Bảng 11: Số liệu chất lượng bãi tắm ven biển tỉnh Bình Thuận Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Thuận Mô tả: Donvi: Tên của thành phố, huyện trong tỉnh Bình Thuận pH: Nồng độ pH HamluongBO: Hàm lượng BOD5(mgO2/l) – TCVN 4566-88 HamluongTS: Hàm lượng chất rắn lơ lững TSS(mg/l) – TCVN 4560-88 HamluongDO: Hàm lượng Oxi hòa tan(mgO2/l) – Đo máy Orion810 Coliform: Tổng Coliforms(KL/100ml) – TCVN 6187-1996 Lớp dữ liệu hiện trạng các khu du lịch tỉnh Bình Thuận Bảng 12: Hiện trạng các khu du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận Mô tả: Donvi: Tên của thành phố, huyện trong tỉnh Bình Thuận Tenkhudulich: Tên của của các khu du lịch Xây dựng các bản đồ phục vụ cho việc đánh giá ảnh hưởng các họat động du lịch đến môi trường ven biển tỉnh Bình Thuận Bao gồm các loại bản đồ sau: Bản đồ hiện trạng các khu du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận Dựa vào bảng số liệu sau để xây dựng Các khu DL Đơn vị Các khu du lịch đang phát triển Các khu du lịch đang họat động Toàn tỉnh 336 98 TP. Phan Thiết 124 84 Hàm Tân 55 4 Tuy Phong 9 5 Hàm Thuận Nam 109 3 Bắc Bình 39 2 Bảng 13: Sự phát triển các khu du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận Nguồn: www.binhthuan.gov.vn _ Khởi động phần mềm MapInfo 7.5 _ Mở các lớp dữ liệu: BTH_HP (lớp hành chính huyện) ; BTH_HTE (lớp text hành chính huyện); _ Tạo thêm lớp dữ liệu mới – lớp HTkhudulich( lớp hiện trạng các khu du lịch) Chọn làm việc trên lớp Cosmetic Layer Tiến hành chấm điểm các khu du lịch cho từng vùng dựa trên bảng số liệu trên Sau khi chấm điểm xong vao Map -> Save Cosmetic Objects Chọn thư mục mục gốc và đặt tên lớp dữ liệu mới là HTKhudulich Mở Layer Control add lớp HTKhudulich vào _ Tiến hành tô màu cho các vùng: Vào Map à chọn Create Thematic Map... à chỗ Type chọn kiểu Individual à chọn Region IndValue Default à Next à xuất hiện hộp thoại Create Thematic Map: Table: chọn BTH_HP Field: chọn COMMUNE_VN à Click Next à xuất hiện hộp thoại à ta vào Style để chọn màu sắc của các huyện theo ý muốn, và vào Legend để chỉnh lại font chữ à kết quả ta được bảng chú dẫn của lớp hành chính huyện. _ Tạo lưới chiếu và tiến hành xuất bản đồ Hình 6: Bản đồ hiện trạng các khu du lịch ven biển Bình Thuận Nhận xét: Các khu du lịch tập trung có mật độ dày đặc ở thành phố Phan thiết – nơi được gọi là “thủ đô Resort”. Ở các huyện khác trong tỉnh các khu du lịch chỉ rải rác, huyện nhiều nhất như Tuy Phong cũng chỉ có 5 khu du lịch. Đánh giá: Tiềm năng du lịch của thành phố Phan Thiết được đánh thức vào ngày 25/10/1995 – ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết. Từ đó các dự án du lịch kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt xuất hiện, các khu lịch mọc lên như nấm, kéo theo đó là nguy cơ gây ô nhiễm do các hoạt động du lịch gây ra. Quá trình hoạt động du lịch ven biển trên tỉnh đã và đang phải đối mặt với các nguồn chất thải gây ô nhiễm chủ yếu là: rác thải, nước thải, mùi hôi. Và thành phố Phan Thiết với mật độ các khu du lịch dày đặc sẽ phải hứng chịu nguy cơ ô nhiễm cao nhất. Mục tiêu phát triển du lịch trên các bãi biển dọc theo thành phố mà thiên nhiên đã ưu đãi tặng cho Phan thiết là một chiến lược hàng đầu mà tỉnh Bình Thuận đang hướng đến. Chính vì thế, điều quan trọng nhất và đáng chú ý nhất ngoài chất lượng phục vụ du lịch là chất lượng nước biển và chất lượng không khí tại các bãi tắm. Chính nét đẹp hoang sơ, môi trường trong lành là yếu tố quan trọng nhất thu hút khách du lịch đến với Phan Thiết và khiến nhiều người sẽ quay lại với Phan Thiết Bản đồ dự báo sự phát triển các khu du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận(đến năm 2015) _ Mở các lớp dữ liệu: BTH_HP (lớp hành chính huyện) ; BTH_HTE (lớp text hành chính huyện); _ Tạo thêm lớp dữ liệu mới – lớp DubaoKhudulich( lớp hiện trạng các khu du lịch sẽ xuất hiện trong tương lai). _ Làm tương tự phần trên ta xây dựng được lớp DubaoKhudulich. Hình 7: Bản đồ dự báo các khu du lịch (đến 2015) Nhận xét: Các khu du lịch vẫn tập trung có mật độ dày đặc ở thành phố Phan thiết, dự kiến khoảng 124 khu. Cùng với sự phát triển ở thành phố du lịch Phan Thiết, dự kiến các khu lu lịch cũng sẽ mọc lên rất nhiều ở các vùng ven biển của các huyện khác, điển hình như Hàm Thuận Nam với 109 khu du lịch hay Hàm Tân với 55 khu du lịch… Đánh giá: Tiềm năng du lịch của thành phố Phan Thiết tiếp tục được phát huy, qua đó mức độ nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải có những biện pháp tích cực nhằm duy trì chất lượng bãi tắm cũng như nguồn không khí trong lành ở đây. Tiềm năng du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận được mở rộng ra các huyện khác, đặc biệt Hàm Thuận Nam với Hàm Tân. Nhờ thế góp phần giãm bớt tải lượng ô nhiễm lên thành phố Phan Thiết, nhưng cũng hình thành những nguy cơ ô nhiễm mới ở các huyện này. Hàm Thuận Nam hay Hàm Tân cũng có khả năng trở thành “Phan Thiết thứ 2”, do vậy cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn ngày từ đầu. Bản đồ tổng hợp các khu du lịch ven biển tỉnh Bình Thuận(đến năm 2015) _ Làm tương tự như hai phần trên Hình 8: Bản đồ tổng hợp các khu du lịch (đến 2015) Nhận xét: Dự kiến đến năm 2015 Phan Thiết vẫn dẫn đầu về mật độ các khu du lịch ven biển. Cùng với sự phát triển ở thành phố du lịch Phan Thiết, các huyện khác cũng có những chiến lược phát triển du lịch mạnh mẻ với nhiều dự án du lịch lớn tập trung nhiều ở các huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Đánh giá: Nguy cơ ô nhiễm ven biển có thể sẽ tập trung ở ba vùng là Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Hai huyện còn lại cũng phải được xem xét nhưng nguy cơ ô nhiễm có thể chưa nghiêm trọng. Bản đồ chất lượng không khí ven biển Bình Thuận _ Mở các lớp dữ liệu: BTH_HP (lớp hành chính huyện) ; BTH_HTE (lớp text hành chính huyện); HTkhudulich (lớp hiện trạng các khu du lịch) _ Tạo thêm lớp dữ liệu mới – lớp Chatluongkhongkhi( lớp hiện trạng chất lượng không khí ven biển). _ Cách làm giống như ở mục 5.2.2.1 _ Vì các chỉ tiêu hàm lượng bụi, hàm lượng CO, hàm lượng NO2, hàm lượng NO2 của tất cả các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận đều đạt tiêu chuẩn cho phép nên ở đây chỉ tập trung làm bản đồ về độ ồn và mùi. _ Dựa vào số liệu về hiện trạng về chất lượng không khí, ta tính được chỉ số Index cho mỗi huyện. Index = CBụi/CTc Bụi + CSO2/CTc SO2 + CNO2/CTc NO2 + CỒn/CTcỒn + CCO/CTcCO _ Với các thông số tiêu chuẩn sau(TCVN 5937 – 1995, TCVN 5949 – 1995): Bụi: 0,3mg/m3 SO2: 0,5mg/m3 NO2: 0,4mg/m3 Ồn: 60dB CO: 40mg/m3 _ Vào Table à chọn Update Column... à rồi chọn như minh họa _ Ta được kết quả bảng sau: Bảng 14: Kết quả chỉ số Index về chất lượng không khí ven biển _ Thông thường chỉ số Index nếu lớn hơn 3 là bắt đầu bị ô nhiễm, nhưng dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tất cả các chỉ số Index đều < 3, Có thể nói chất lượng không khí ven biển ở Bình Thuận là rất tốt. Có thể thiết lập lại cho phù hợp để hình thành lên bản đồ như sau: Index ≤ 1,5 Chất lượng không khí trong lành 1,5 < Index ≤ 2 : Chất lượng không khí còn tốt Index > 2: Chất lượng không khí có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ _ Truy vấn thuộc tính để được kết quả hiện trạng chất lượng trên các sông đó, ta làm như sau: Vào Query à chọn Select à xuất hiện hộp thoại Select à thực hiện theo hình dưới: Sau đó, ta vào Table à Update Column à xuất hiện hộp thoại à thực hiện theo hình dưới Làm tương tự đối với 2 trường hợp còn lại: + Index > 1,5 And Index <= 2: “Chat luong khong khi con tot” + Index > 2: “Chat luong khong khi co dau hieu o nhiem” Ta được kết quả bảng thuộc tính như sau: Bảng 15: Kết quả chất lượng không khí ven biển tỉnh Bình Thuận _ Vào Map à chọn Create Thematic Map à Type: chọn Individual à chọn Region IndValue Default à Next à xuất hiện hộp thoại Create Thematic Map: Table: chọn Chatluongkhongkhi Field: chọn Chatluongkhongkhi à Click Next à xuất hiện hộp thoại à ta vào Style để chọn màu sắc của các hiện trạng và vào Legend để chỉnh lại chữ : Màu đỏ: Khong khi co dau hieu o nhiem Màu xanh lá: Khong khi con tot Màu xanh dương : Khong khi trong lanh _ Tạo lưới chiếu và xuất bản đồ Hình 9: Bản đồ chất lượng không khí ven biển tỉnh Bình Thuận Nhận xét: Chất lượng không khí ven biển tỉnh Bình Thuận còn rất tốt, rất phù hợp cho việc phát triển du lịch về sau của tỉnh. Thành phố Phan Thiết tuy có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ, nhưng không có gì quá nghiêm trọng Đánh giá: Hệ quả của việc các khu du lịch mọc lên dày đặc ở thành phố Phan Thiết là dấu hiệu ô nhiễm nhẹ không khí vùng ven biển này . Mặc dù chưa có gì nghiêm trọng lắm, nhưng với tốc độ du lịch phát triển như hiện nay thì đến năm 2015 với quy mô phát triển thêm hàng trăm khu du lịch thì vấn đề kiểm soát ô nhiễm ven biển nên cần được quan tâm. Nhìn chung các họat động du lịch chưa có những tác động lớn lắm đến chất lượng không khí ven biển. _ Ở đây có thông số mùi là không có tiêu chuẩn không thể hình thành chỉ số Index, nên hình thành một bản đồ riêng thể hiện sự phân bố của nó _ Khi thể hiện lên bản đồ ta thấy có một số điểm đáng lưu ý. Nên ở đây xin trình bày hai bản đồ để phân tích và làm rõ. Một bản đồ chỉ thể hiện một lớp về mùi hôi, một bản đồ chồng thêm lớp hiện trạng khu du lịch Hình 10: Bản đồ hiện trạng về mùi ven biển Bình Thuận Hình 11: Bản đồ phân tích hiện trạng mùi ven biển tỉnh Bình Thuận Nhận xét: Nhìn vào bản đồ ta thấy với mật độ khu lịch dày như Phan Thiết thì vùng này có mùi nhẹ là điều có thể giải thích được. Nhưng Hàm Tân với mật độ khu du lịch thưa thớt lại có mùi hôi khiến cho người ta phải đặt những câu hỏi Đánh giá: Mùi hôi được hình thành do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân rõ nhất có thể là do rác thải. Tình hình ô nhiễm tại các bãi tắm do rác thải đang là thách thức lớn đối với nghành du lịch tại tỉnh Bình Thuận nói chung và TP. Phan Thiết nói riêng. Theo ước tính chưa đầy đủ tại khu vực bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm hiện nay mỗi ngày có khoảng 700 người tham gia bán hàng rong. Những thứ họ bán cho du khách chủ yếu là hải sản tươi sống như tôm, cá, mực, nghêu, sò điệp kèm theo bánh tráng, rau sống, mắm nêm… Do thiếu ý thức, nên nhiều du khách đã thải bừa bãi các loại chất thải, bao gồm vỏ tôm, vỏ nghẹ, vỏ sò, thức ăn dư thừa ra bãi cát. Nếu ước tính mỗi người một ngày chỉ cần bán 5 kg hải sản thì số lượng hải sản ở đây cũng lên tới con số 3,5 tấn/ngày. Thế nhưng chưa ai nhìn thấy những người bán hàng rong mang rác thải đi đổ vào thùng rác phía trên đồi, tất cả được tuôn xuống biển để cho sóng cuốn đi. Có một số khu du lịch đã đào hố trên bãi biển, gom rác vào và lấp cát lại. Tuy nhiên rác sẽ bị sóng đánh bật lên, và rác thải cứ thế mà trôi dạt. Các rác thải qua thời gian sẽ bị phân hủy và thế là tạo thành mùi hôi gây ô nhiễm không khí ở các vùng ven biển. Có thể thấy rõ là vùng nào càng có nhiều khu du lịch thì lượng rác thải được thải ra càng lớn và mùi hôi sẽ hình thành càng nhiều. Thành phố Phan Thiết là một minh chứng rõ ràng, với hàng chục khu du kịch rãi khắp thì việc ô nhiễm nhẹ về mùi là không có gì phải bàn cải. Thế nhưng sau các vùng như Hàm Tân hay Hàm Thuận Nam với mật độ khu du lịch rất ít vẫn bị ô nhiễm về mùi? Qua kết quả quan sát thì hiện tuợng rác thải bừa bãi cũng xảy ra ở những khu du lịch khác của Bình Thuận như trên đảo Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Hòn Bà (Hàm Tân) … Do nằm cạnh một khu dân cư có thói quen đổ rác xuống biển, nên Kê Gà và Hòn Bà chứa đựng tất cả những thứ không dùng được của con người, từ súc vật chết đến vỏ hải sản, cọng rau và quần áo rách. Chẵng những thế Hòn Bà còn phải chịu ô nhiễm do mùi hôi phát sinh từ một chợ hải sản lớn vào bậc nhất nhì của tỉnh Bình Thuận. Có thể tạm kết luận hoạt động du lịch có tác động đến ô nhiễm mùi ven biển. Nhưng đó chỉ là một trong các tác nhân, ô nhiễm mùi phần lớn còn do ý thức không tốt của người dân và sự thiếu quan tâm của lãnh đạo các cấp. Bản đồ chất lượng nước ngầm ven biển Bình Thuận Mở các lớp dữ liệu: BTH_HP (lớp hành chính huyện) BTH_HTE (lớp text hành chính huyện) HTKhudulich (lớp hiện trạng các khu du lịch) Tạo thêm lớp dữ liệu mới – lớp Chatluongnuocngam( lớp hiện trạng chất lượng nước ngầm ven biển, cách làm giống như ở mục 5.2.2.1) Dựa vào số liệu về hiện trạng về chất lượng nước ngầm, ta tính được chỉ số Index cho mỗi huyện. Index = CTSS/CTc TSS + CĐộ cứng/CTc Độ cứng + CDooxyhoa/CTc Dooxyhoa + CCl/CTcCl + CColiform/CTcColiform Với các thông số tiêu chuẩn như sau: TSS: 750 – 1500mg/l Độ cứng: 300mg/CaCO3/l Độ oxy hóa: 2mg/l Clorua: 250mg/l Coliform: 3MPN/1000ml Tiến hành Update Column như mục 5.2.2.4 ta được kết quả bảng sau: Bảng 16: Kết quả chỉ số Index chất lượng nước ngầm ven biển tỉnh Bình Thuận Có thể nói chất lượng nước ngầm ven biển ở Bình Thuận là khá tốt. Truy vấn thuộc tính để được kết quả hiện trạng chất lượng nước ngầm ven biển của mỗi huyện, ta làm tương tự như phần hiện trạng không khí ở trên với: Index ≤ 3 Chất lượng tốt 3 < Index ≤ 9 : Chất lượng trung bình Index > 9: Chất lượng có dấu hiệu ô nhiễm Kết quả bảng thuộc tính như sau: Bảng 17: Kết quả chất lượng nước ngầm ven biển tỉnh Bình Thuận Từ bây giờ các bản đồ sau đều chồng thêm lớp hiện trạng khu du lịch để giúp chúng ta có những đánh giá chính xác hơn Tiến hành tô màu bản đồ phục vụ cho công tác đánh giá làm tương tự như phần hiện trạng không khí với: Màu đỏ: Chất lượng có dấu hiệu ô nhiễm Màu xanh lá: Chất lượng tốt Màu xanh dương: Chất lượng trung bình Tạo lưới chiếu và tiến hành xuất bản đồ Hình 12: Bản đồ chất lượng nước ngầm ven biển tỉnh Bình Thuận Nhận xét: Nguồn nước ngầm ven biển thành phố Phan Thiết đang có dấu hiệu ô nhiễm, các vùng khác trong tỉnh chất luợng nước ngầm phục vụ cho sinh họat vẫn còn tốt. Đánh giá: Ở các vùng tập trung nhiều khu du lịch như thành phố Phan Thiết thì lượng khách du lịch rất nhiều. Khi du khách tắm thường mang theo một lượng cát lớn vào làm nghẽn các mương thoát do không kịp nạo vét dẫn tới nước bị chảy tràn thấm qua đất ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Ngoài ra các khu lịch hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải, nên vào lúc du khách đông thì lượng nước thải sẽ tập trung rất nhiều, lượng nước thải sẽ ngấm trực tiếp vào đất đe dọa ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bản đồ chất lượng nước biển ven Bình Thuận Mở các lớp dữ liệu: BTH_HP (lớp hành chính huyện) BTH_HTE (lớp text hành chính huyện) HTKhudulich (lớp hiện trạng các khu du lịch) Tạo thêm lớp dữ liệu mới – lớp Chatluongnuocbien( lớp hiện trạng chất lượng nước ven biển, cách làm giống như ở mục 5.2.2.1) Dựa vào số liệu về hiện trạng về chất lượng nước biển, ta tính được chỉ số Index cho mỗi huyện. Index = CTSS/CTc TSS + CpH/CTc pH + CHamluongBOD/CTc HamluongBOD + CHàmluongDO/CTcHamluongDO + CColiform/CTcColiform Với các thông số tiêu chuẩn như sau: TSS: 25mg/l pH: 6,5 – 8,5 BOD5: 20mgO2/l DO: 4mgO2/l Coliform: 1000MPN/1000ml Tiến hành Update Column như mục 5.2.2.4 ta được kết quả bảng sau: Bảng 18: Kết quả chỉ số Index chất lượng bãi tắm ven biển tỉnh Bình Thuận Có thể nói chất lượng nước biển ở Bình Thuận là khá tốt. Truy vấn thuộc tính để được kết quả hiện trạng chất lượng nước ven biển của mỗi huyện, ta làm tương tự như phần hiện trạng không khí ở trên với: Index ≤ 3 Chất lượng tốt 3 < Index ≤ 6 : Chất lượng trung bình Index > 6: Chất lượng có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ Kết quả bảng thuộc tính như sau: Bảng 19: Kết quả chất lượng bãi tắm ven biển tỉnh Bình Thuận Tiến hành tô màu bản đồ phục vụ cho công tác đánh giá làm tương tự như phần hiện trạng không khí với: Màu đỏ: Có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ Màu xanh lá: Chất lượng tốt Màu xanh dương: Chất lượng trung bình Tạo lưới chiếu và tiến hành xuất bản đồ Hình 13: Bản đồ chất lượng nước biển ven tỉnh Bình Thuận Nhận xét: Chất lượng nước ven biển thành phố Phan Thiết đang có dấu hiệu ô nhiễm, các vùng khác trong tỉnh chất luợng nước biển chỉ đạt mức trung bình. Chỉ còn Bắc Bình chất lượng nước biển còn rất tốt. Đánh giá: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ tại các khu lịch cho thấy chất lượng nguồn nước còn nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên tại một số địa điểm đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ các chỉ tiêu vi sinh, chất lơ lững tại các nơi có mật độ khu du lịch cao như thành phố Phan Thiết. Nguyên nhân gây ô nhiễm chính do các nguồn nước thải chưa được thu gom, xử lý đạt yêu cầu. Tại một số nơi tập trung nhiều khu du lịch nguồn nước thải ra đã vượt ngưỡng khả năng làm sạch tự nhiên của môi trường. Điển hình là tại khu vực du lịch Hòn Rơm (Phan Thiết) nước thải không còn khả năng tự thấm vào đất nên chảy tràn lê mặt bờ biển, trực tiếp gây ô nhiễm cho vùng biển này Một vài ứng dụng khác của Gis trong việc phục vụ đánh giá ô nhiễm ven biển tỉnh Bình Thuận 5.2.3.1 Thành lập các bản đồ để làm rõ một thông số ô nhiễm nào đó _ Ví dụ khi xét đến chất lượng nước ngầm ven biển có rất nhiều thông số về ô nhiễm như pH, độ cứng, Coliform … Ta có thể sữ dụng công cụ Gis để xem khu vực nào trong tỉnh bị ô nhiễm về một chỉ tiêu cụ thể. Ở đây ta có thể chọn chỉ tiêu Coliform để làm rõ. _ Mở các lớp: BTH_HP (lớp hành chính) BTH_HTE (lớp text hành chính) HTKhudulich (lớp hiện trạng khu du lịch) Chatluongnuocngam (lớp hiện trạng chất lượng nước ngầm) _ Dựa vào số liệu chỉ tiêu Coliform đã nhập sẵn trong lớp Chatluongnuocngam và tiêu chuẩn Coliform cho phép truy vấn thuộc tính để xem khu vực nào của tỉnh Bình Thuận có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh: Coliform ≤ 3 : Chất lượng tốt Coliform >3 : Có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh _ Kết quả bảng thuộc tính như sau: Bảng 20: Kết quả chất lượng nước ngầm về chỉ tiêu vi sinh Tiến hành tô màu bản đồ phục vụ cho công tác đánh giá làm tương tự như phần hiện trạng không khí với: Màu đỏ: Có dấu hiệu ô nhiễm VS Màu xanh dương: Chất lượng tốt Tạo lưới chiếu và tiến hành xuất bản đồ Hình 14: Bản đồ ô nhiễm vi sinh ven biển Bình Thuận 5.2.3.2 Thành lập các bản đồ để để so sánh trực quan các chỉ tiêu ô nhiễm giữa các vùng _ Ứng dụng này giúp ta có thể so sánh trực quan thông qua bản đồ nhanh chóng xác định khu vực nào có các chỉ tiêu ô nhiễm là cao nhất. _ Ở đây ta xét lớp chất lượng nứớc ngầm ven biển với ba thông số HamluongTs, Docung và HamluongCl _ Mở các lớp: BTH_HP (lớp hành chính) BTH_HTE (lớp text hành chính) HTKhudulich (lớp hiện trạng khu du lịch) Chatluongnuocngam (lớp hiện trạng chất lượng nước ngầm) _ Vào Map -> chọn CreateThematic Map -> rồi làm theo như hình vẽ _ Tạo lưới chiếu và xuất bản đồ Hình 15: Bản đồ so sánh 3 chỉ tiêu TSS, độ cứng và Colrua 5.2.3.3 Thành lập cơ sở dữ liệu chi tiết về một huyện gúp đở việc đi sâu quản lý môi trường và đánh giá ô nhiễm ven biển _ Mở các lớp dữ liệu: Hanhchanhxa_phanthiet Ranhgioixa_phanthiet _ Tạo thêm lớp dữ liệu mới – lớp HTkhudulich (lớp hiện trạng các khu du lịch ở thành phố Phan Thiết), cách làm tương tự mục 5.2.2.1 _ Sau khi tính chỉ số Index về không khí, chấtlượng nước ngầm, chất lượng nước biển cho từng khu du lịch (cách làm dựa trên bảng số liệu và tương tự như các phần trên) ta nhập vào bảng thuộc tính _ Ta có bảng thuộc tính như sau: Bảng 21: Kết quả chỉ số Index về chất lượng không khí, nước ngầm và bãi tắm ven biển _ Từ các chỉ số Index trên ta tiến hành các bứớc Query và Update Column như trong phần hiện trạng không khí với sự trình bày như sau: Chất lượng không khí: + Index_khongkhi ≤ 3 : Còn tốt + Index_khongkhi > 3 : Có dấu hiệu ô nhiễm Chất lượng nước ngầm: + Index_nuocngam ≤ 6 : Còn tốt + Index_ nuocngam > 6 : Có dấu hiệu ô nhiễm Chất lượng nước biển: + Index _nuocbien ≤ 6 : Còn tốt + Index_nuocbien > 6 : Có dấu hiệu ô nhiễm _ Ví dụ chất lượng không khí có bảng thuộc tính như sau: Bảng 22: Kết quả chất lượng không khí tại các khu du lịch ở TP Phan Thiết (Ghi chú: Các phần ghi 0 là không có số liệu) _ Tạo lưới chiếu và xuất bản đồ: Hình 16: Bản đồ đánh giá ô nhiễm các khu du lịch ven biển Bình Thuận Tạo vùng đệm quanh các điểm ô nhiễm giúp xác định nơi có thể bị ảnh hưởng phát tán ô nhiễm _ Mở các lớp dữ liệu: Hanhchanhxa_phanthiet Ranhgioixa_phanthiet HTkhudulich _ Tiến hành truy vấn các điểm ô nhiễm. Query -> Select -> Chọn như bảng dưới _ Sau đó vào Table -> Buffer -> Chọn như bảng dưới _ Ở đây ta cho phạm vi phát tán ô nhiễm là 1 km _ Tạo lưới chiếu và xuất bản đồ Hình 17: Bản đồ vùng đệm các điểm ô nhiễm ven biển Bình Thuận Đánh giá chung về ô nhiễm ven biển tỉnh Bình Thuận Phát triển du lịch luôn là ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu kinh tế chung tỉnh Bình Thuận. Cùng với sự phát triển mạnh mẻ của du lịch mà chủ yếu là du lịch ven biển là nguy cơ của sự ô nhiễm ngày càng lớn. Các vấn đề liên quan đến tình hình vệ sinh, môi trường tại các địa bàn du lịch của tỉnh là khá bức xúc, thậm chí còn có thể tác động xấu đến phát triển du lịch sau này của tỉnh. Các khu du lịch ven biển mọc lên hàng loạt đã gây các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường như: Nước thải của các hoạt động kinh doanh du lịch thấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Tình trạng xả nước thải trực tiếp chưa được thu gom và xử lý gây ô nhiễm bãi tắm Tình trạng xả rác bừa bãi từ các hoạt động du lịch làm phát tán mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường không khí Việc xây dựng các khu du lịch phá vở kết cấu bền vững của đất cát gây sụt lún nhiều nơi Từ các bản đồ về hiện trạng ô nhiễm ven biển tỉnh Bình Thuận ta có những kết quả sau: Kết quả quan trắc nguồn nước ngầm tại một số khu vực du lịch cho thấy chất lượng nguồn nước còn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tại một số vùng có mật độ khu du lịch dày như Hòn Rơm (Mũi Né) thì chỉ tiêu vi sinh vượt giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đồng thời độ cứng và hàm lượng Clorua có dấu hiệu gia tăng. Kết quả quan trắc nước biển ven bờ tại các khu vực du lịch cho thấy chất lượng nguồn nước cũng còn nằm trong giới hạn cho phép . Tuy nhiên tại một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ chỉ tiêu vi sinh, chất lơ lững tại các nơi có mật độ khu du lịch cao như thành phố Phan Thiết. Tình trạng phát tán mùi do phân hủy hữu cơ xuất hiện tại nhiều khu du lịch điển hình như Mũi Né (Phan Thiết), Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Hòn Bà (Hàm Tân). Ngoài ra một số nơi còn có dấu hiệu ô nhiễm tiếng ồn. Tuy thế nhưng chất lượng không khí xung quanh các địa bàn du lịch vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Những tồn tại trên xảy ra do các nguyên nhân sau: Nhiều tác động bất lợi đến môi trường du lịch phát sinh từ những đặc điểm và điều kiện tự nhiên, xã hội tại khu vực, trong khi điều kiện đầu tư của địa phương để cải thiện, giảm thiểu các tác động bất lợi này còn rất thấp so với yêu cầu. Một bộ phận cộng đồng tại các địa bàn du lịch chưa nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo vệ môi trường, còn thói quen không tốt về giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm, một số khác thì lo ngại sự tốn kém khi đầu tư các công trình xử lý chất thải. Phần lớn các khu du lịch đang hoạt động được xây dựng trong thời kỳ bùng phát du lịch ở tỉnh (1997 – 2002), nhu cầu phòng nghĩ lúc này rất lớn, trong khi đó việc xem xét thẩm định thiết kế xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải chưa đúng mức và chưa có quy định rõ ràng cho công tác hậu kiểm sau thẩm định đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và đối với lĩnh vực du lịch nói riêng ngày càng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng đội ngủ làm công tác này còn quá mỏng, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế kể cả về số lượng và chất lượng, nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong khi các Sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa có chương trình hành động cụ thể cho việc triển khai chỉ thị, thiếu sự gắn kết trong quá trình thực hiện, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn chưa thật sự thể hiện vai trò tuyên truyền và có kế hoạch cụ thể vận động cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Công tác quy hoạch còn mang tính theo hướng giải quyết những vấn đề phát sinh mà chưa mang tính chiến lược. Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận: Kết quả của đề tài: Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát thực tế và xây dựng các bản đồ về hiện trạng ô nhiễm ven biển, tôi đã dánh giá được tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ven biển. Đồng thời qua đó thấy được hai mặt của sự phát triển du lịch ven biển, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Từ các đánh giá ban đầu này có thể giúp chúng ta đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho tương lai. Bước đầu xây dựng hệ cơ sở dữ liệu địa lý về hiện trạng du lịch cũng như tình hình nhiễm ven biển, qua đó hổ trợ công tác quản lý du lịch ven biển được tốt hơn. Hệ cơ sở dữ liệu địa lý này bao gồm các lớp thông tin sau: Lớp dữ liệu nền: lớp hành chính (ranh giới huyện, thành phố, diện tích, dân số…) Lớp chuyên đề: lớp hiện trạng khu du lịch, lớp dự báo sự phát triển các khu du lịch, lớp chất lượng không khí, lớp chất lượng nước ngầm, lớp chất lượng nước biển. Như vậy nhìn chung đề tài đã đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu. Tuy nhiên đề tài cần được mở rộng để khắc phục những vấn đề sau: Các số liệu sử dụng là vào tháng 4/2007 chưa phải là tháng cao điểm nhất về du lịch, cần phải cập nhật số liệu mới vào tháng cao điểm so sánh với bây giờ để có những đánh giá xác thực hơn. Có điều kiện cần đi sâu phân tích vào từng huyện, xác định chính xác xã phường nào đang có khu du lịch gây ô nhiễm đến vùng đó. Vấn đề sụt lún ven biển do hoạt động xây dựng các kiến trúc phục vụ du lịch chưa có nhiều số liệu để xây dựng thànnh bản đồ. Trong tương lai cần chú ý đến vấn đề này. Điểm mới của đề tài: Đề tài đã ứng dụng công cụ truy vấn dữ liệu tạo nên các bản đồ chuyên đề về các vấn đề ô nhiễm khác nhau. Sau đó đã chồng lớp hiện trạng các khu du lịch lên giúp chúng ta có những nhận xét và đánh giá một cách chình xác tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ven biển tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở này sẽ hổ trợ rất nhiều cho các nhà quản lý về quy hoạch du lịch cũng như những người quản lý về môi trường. Sự đáp ứng thực tế: Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, các ngành khoa học cổ điển như toán học, địa lý … có thể liên kết với nhau để cho ra đời nhiều ngành khoa học mới có tính chất liên ngành. Những ngành khoa học mới này có nhều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống và đó cũng là những đòi hỏi cấp thiết trên con đường phát triển văn minh của nhân loại, một trong những ngành khoa học đó là khoa học thông tin địa lý ( Geographic Information Science – GIS). Tỉnh Bình Thuận hiện nay đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư du lịch, đặc biệt là du lịch ven biển. Tuy nhiên song song với sự phát triển du lịch nhanh chóng thì môi trường tại các vùng ven biển phải đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm. Do đó việc áp dụng công cụ Gis phục vụ cho việc đánh giá và quản lý các hoạt động du lịch chính là sự đáp ứng cho yêu cầu thực tế trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững Những khó khăn khi thực hiện đề tài: Trong điều kiện hiện nay của nươc ta, thật sự GIS chưa thực sự phổ biến rộng rãi và dữ liệu không gian không được đưa ra dùng chung nên công tác nghiên cứu bị hạn chế. Chưa cập nhật được số liệu vào tháng cao điểm du lịch trong năm Vì thời gian hạn chế nên không thể đi sâu phân tích từng huyện cụ thể Kiến nghị: Hướng mở rộng của đề tài: Du lịch ven biển là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu của Bình Thuận , do vậy dữ liệu về các khu du lịch và ô nhiễm ven biển sẽ ngày một nhiều và lớn hơn. Nhận biết vấn đề này em rất mong công tác quản lý sau này sẽ liên tục cập nhật dữ liệu đến từng huyện, xã cụ thề đồng thời đối chiếu kết quả qua từng năm để đánh giá xê dịch của tác động. Ngoài ra sau này nếu có điều kiện chúng nên nghiên cứu việc kết hợp Gis với Viễn thám để phân tích chất lượng nước mặt ven biển thông qua các chỉ số pixel để việc đánh giá ô nhiễm ven biển được chính xác hơn. Đối với công tác quản lý: Phương pháp quản lý mới này khi triển khai và áp dụng vào thực tế thì đòi hỏi phải: Đào tạo đội ngũ am hiểu về GIS. Ngoài ra cần phổ biến và hổ trợ về sữ dụng GIS trong toàn thể bộ máy quản lý về du lịch cũng như môi trường. Phân tích so sánh các bản đồ, từ đó nhanh chóng đưa ra các kết luận đồng thời lên kế hoạch phòng ngừa cũng như ngăn chặn sự phát tán ô nhiễm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBaiLuanvanOfV.doc