Đề tài Tìm hiểu về mạng điện thoại di động tại Việt Nam

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu về mạng điện thoại di động tại Việt Nam: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Họ tên sinh viên : Nguyễn Sơn Tùng Số hiệu sinh viên : 08CĐ0621 Lớp : 08KB - 01ĐT Khóa : 2008-2011 Thầy giáo hướng dẫn : KS.Nguyễn Việt Anh HÀ NỘI-2011 TÓM TẮT NỘI DUNG Các hệ thống thông tin di động hiện nay đang ở thế hệ ba cộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thông tin di động người ta đã tiến hành nghiên cứu hoạch định hệ thống thông tin di động thế hệ 4. Mạng thông tin di động thế hệ bốn là mạng băng rộng và có khả năng truyền thông đa phương tiện. Đề tài “Tìm hiểu về mạng điện thoại di động tại Việt Nam” với các công việc chính được thực hiện là: 1. Tìm hiểu sự phát triển, các đặc trưng và xu thế phát triển của mạng điện thoại di động. 2. Khảo sát cấu trúc tổng quan và chức năng của các khối cơ bản trong mạng điện thoại di động. 3. Cơ sở thiết kế mạng điện thoại di động bao gồm vấn đề lựa chọn tế bào, sử dụng lại tần số, cơ chế chuyển...

doc81 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu về mạng điện thoại di động tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Họ tên sinh viên : Nguyễn Sơn Tùng Số hiệu sinh viên : 08CĐ0621 Lớp : 08KB - 01ĐT Khóa : 2008-2011 Thầy giáo hướng dẫn : KS.Nguyễn Việt Anh HÀ NỘI-2011 TÓM TẮT NỘI DUNG Các hệ thống thông tin di động hiện nay đang ở thế hệ ba cộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thông tin di động người ta đã tiến hành nghiên cứu hoạch định hệ thống thông tin di động thế hệ 4. Mạng thông tin di động thế hệ bốn là mạng băng rộng và có khả năng truyền thông đa phương tiện. Đề tài “Tìm hiểu về mạng điện thoại di động tại Việt Nam” với các công việc chính được thực hiện là: 1. Tìm hiểu sự phát triển, các đặc trưng và xu thế phát triển của mạng điện thoại di động. 2. Khảo sát cấu trúc tổng quan và chức năng của các khối cơ bản trong mạng điện thoại di động. 3. Cơ sở thiết kế mạng điện thoại di động bao gồm vấn đề lựa chọn tế bào, sử dụng lại tần số, cơ chế chuyển giao, nâng cao dung lượng hệ thống. 4. Tìm hiểu về mạng di động VinaPhone - Vùng phủ sóng của mạng di động VinaPhone - Các vùng dịch vụ mà VinaPhone cung cấp - Cấu hình tổng quan của mạng VinaPhone - Xu hướng phát triển của mạng VinaPhone 5. Mạng di động VinaPhone khu vực Hà Nội - Sự phân bố các trạm thu phát gốc BTS - Chất lượng phủ sóng. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay công nghệ viễn thông đang có những bước phát triển vô cùng to lớn. Cùng với các ngành khoa học khác, công nghệ viễn thông đã đem đến cho con người những ứng dụng quan trọng trong tất cả các nghành, lĩnh vực đời sống như: Kinh tế, giáo dục, y học, khoa học kỹ thuật…để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Song song với sự phát triển không ngừng của mạng Viễn Thông Việt Nam, mạng thông tin di động nói chung và mạng VinaPhone nói riêng ngày càng được mở rộng về số lượng và chất lượng. Trong tương lai gần thông tin di động thế hệ thứ 4 sẽ được đưa vào sử dụng, chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển mới của thông tin di động. Theo dự đoán của các nhà khai thác dịch vụ mạng thì vào khoảng 2008 thì hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G) sẽ được ra mắt. Hệ thống 4G dự đoán có tốc độ truyền lên tới 100Mbps tới bất kỳ đâu trên thế giới. Việc nâng cấp mạng ngày càng được mở rộng và được rất nhiều nhà thiết kế, quản trị mạng quan tâm. Đề tài “ Tìm hiểu về mạng điện thoại di động tại Việt Nam” do thầy giáo Nguyễn Việt Anh hướng dẫn, với mục đích tìm hiểu được cấu trúc tổng quan, xu hướng phát triển của mạng di động nói chung và của mạng VinaPhone nói riêng.. Đề tài này rất rộng lớn, phức tạp và luôn luôn thay đổi theo sự phát triển. Do thời gian cũng như kiến thức có hạn nên chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn. Em xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Điện tử Viễn thông-Đại học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Việt Anh. MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin di động 2 1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin di động 2 1.2. Các đặc điểm cơ bản của hệ thống thông tin di động 3 1.3. Cấu trúc của hệ thống thông tin di động 4 1.4. Xu hướng phát triển của mạng thông tin di động 9 Chương 2: Tổng quan về thiết kế mạng điện thoại di động 11 2.1. Giới thiệu chung về thiết kế hệ thống 11 2.2. Kênh sử dụng lại tần số 11 2.2.1. Lựa chọn tế bào 11 2.2.2. Phân chia kênh truyền 12 2.2.3. Kích thước nhóm N 12 2.2.4. Các kênh tần số được sử dụng lại 13 2.3. Giảm can nhiễu kênh chung 19 2.4. Cơ chế chuyển giao 21 2.5. Trung kế và cấp độ dịch vụ 22 2.5.1. Kênh chung 22 2.5.2. Cấp độ phục vụ 22 2.5.3. Tính toán lưu lượng ô 23 2.6. Nâng cao dung lượng hệ thống 27 2.6.1. Chia nhỏ tế bào 27 2.6.2. Sử dụng lại anten định hướng 28 2.6.3. Phân vùng trong tế bào 29 Chương 3: Mạng điện thoại vinaPhone 30 3.1. Mạng thông tin di động tại Việt Nam 30 3.2. Khảo sát mạng VinaPhone 31 3.2.1. Giới thiệu chung về mạng VinaPhone 31 3.2.2. Hiện trạng mạng thông tin di động VinaPhone 34 3.2.3. Thiết bị sử dụng của mạng VinaPhone 35 3.2.4. Dự báo xu hướng phát triển của mạng VinaPhone 35 3.3. Sơ đồ và các thông số của mạng VinaPhone 38 3.3.1. Sơ đồ kết nối mạng VinaPhone 38 3.3.2. Cấu trúc các phần tử của mạng 64 3.3.2.1. Phần chuyển mạch 65 3.3.2.2. Phần vô tuyến 65 Chương 4: Giới thiệu mạng VinaPhone khu vực Hà Nội 66 4.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tại Hà Nội 66 4.2. Giới thiệu mạng VinaPhonekhu vực Hà Nội 66 4.3. Khảo sát nâng cấp và phát triển mạng VinaPhone khu vực Hà Nội 71 4.3.1. Chất lượng phủ sóng 71 4.3.2. Dung lượng phục vụ 72 Kết luận 74 Tài liệu tham khảo 75 CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT A AMPS Advance Mobile Phone System Hệ thống điện thoại di động tiên tiến AUC Authentication Center Trung tâm nhận thực B BSS Base Station Subsystem Phân hệ trạm gốc BSC Base Station Controler Bộ điều khiển trạm gốc BTS Base Transceiver Station Trạm vô tuyến gốc C CI Cell Identity Nhận dạng cell CDMA Code Division Multiple Access Đa truy cập phân chia theo mã CSPDN Circuit Switched Public Data Network Mạng chuyển mạch số công cộng theo mạch E EIR Equipment Identification Register Thanh ghi nhận dạng thiết bị F FDMA Frequency Division Multiple Access Đa truy cập phân chia theo tần số G GSM Global System for Mobile Communication Thông tin di động toàn cầu H HLR Home Location Register Bộ ghi định vị thường trú I ISDN Integrated Service Digital Network Mạng số đa dịch vụ IMSI International Mobile Subcriber Identity Số nhận dạng thuê bao di động quốc tế K Ki Subscriber Authentication Key Khoá nhận thực thuê bao L LAC Local Area Code Mã vùng LAI Location Area Identifier Số nhận dạng vùng định vị M MS Mobile Station Trạm di động, máy thuê bao di động MSC Mobile Service Switching Center Tổng đài di động MNC Mobile Network Code Mã mạng di động MCC Mobile Country Code Mã nước di động ME Mobile Equipment Thiết bị thu phát báo hiệu MSISDN Mobile Station ISDN Number Số ISDN trạm di động O OSS Operation and Support Subsystem Phân hệ khai thác và hỗ trợ P PCS Personal Communication System Hệ thống thông tin cá nhân PSPDN Packet Switch Public Data Network Mạng di động mặt đất công cộng PSTN Public Switched Telephone Network Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công cộng PIN Personal Indentity Number Mật khẩu nhận thực riêng S SIM Subscribe Identity Module Mô đun nhận dạng thuê bao SS Switching System Hệ thống chuyển mạch T TDMA Time Division Multiple Access Đa truy cập phân chia theo thời gian TIA Telecommunication Industry Asociation Liên hiệp công nghiệp Viễn Thông TMSI Temporary Mobile Subscriber Identity Số nhận dạng thuê bao di động tạm thời TRAU Transcoder/Adapter Rate Unit Khối chuyển đổi mã và tốc độ V VLR Visitor Location Register Bộ ghi định vị tạm trú CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG Thông tin di động là hệ thống liên lạc thông qua sóng điện, vừa liên lạc vừa di chuyển được. Các dịch vụ của điện thoại di động cho đến đầu những năm 1960 mới xuất hiện, các hệ thống điện thoại di động đầu tiên này chưa tiện lợi và dung lượng rất thấp so với các hệ thống hiện nay. *) Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G) Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất 1G, sử dụng công nghệ analog gọi là đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA) để truyền kênh thoại trên sóng vô tuyến đến thuê bao điện thoại di động. Nhược điểm của các hệ thống này là chất lượng thấp, vùng phủ sóng hẹp và dung lượng nhỏ. Các hệ thống này phát triển ở cả Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Năm 1987, Nhật Bản đưa vào hệ thống di động tổ ong tương tự đầu tiên của hãng NTT. Tiếp sau đó, hệ thống điện thoại di động của Bắc Âu (NMT-Nordic Mobile Telephone) được đưa vào khai thác năm 1981. Hệ thống này hoạt động ở cả hai băng tần 450-900MHz. Năm 1983 Mỹ cho ra đời hệ thống thông tin di động tiên tiến (AMPS-Advance Mobile Phone System). Năm 1985, hệ thống thông tin thâm nhập toàn bộ (TACS-Total Access Communication) được bắt đầu sử dụng ở nước Anh và sau đó là ở Đức. Năm 1991, Mỹ phát triển hệ thống AMPS thành hệ thống AMPS băng hẹp N- AMPS (Narrowband AMPS). Với một số thay đổi về băng tần, hệ thống N-AMPS có thể phục vụ nhiều thuê bao hơn mà không cần thêm các cell mới. Vào thời điểm này ở Mỹ cũng đã đưa vào thử nghiệm hệ thống số đầu tiên là IS-54 nhưng không thành công. *) Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2 (2G) Vào cuối thập niên 1980, các hệ thống thế hệ thứ 2 (2G) sử dụng công nghệ số đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) ra đời. Các hệ thống này có ưu điểm là sử dụng hiệu quả băng tần được cấp phát, đảm bảo chất lượng truyền dẫn yêu cầu, đảm bảo được an toàn thông tin, cho phép chuyển mạng quốc tế…Đến đầu thập niên 1990, công nghệ TDMA được dùng cho hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM ở Châu Âu. Đến giữa thập kỷ 1990, đa truy cập phân chia theo mã (CDMA) trở thành loại hệ thống 2G thứ 2 khi người Mỹ đưa ra tiêu chuẩn nội địa IS-95. Năm 1993 tại Nhật Bản, NTT đưa ra tiêu chuẩn di động số đầu tiên của nước này (JPD-Japanish Personal Digital Cellular System) và phát triển hệ thống thông tin di động số cá nhân (PDC-Personal Digital Cellular) với băng tần hoạt động là 900-1400MHz. Ở Mỹ tiếp tục phát triển hệ thống số IS54 thành phiên bản mới là IS-136 hay còn gọi là AMPS số (D-AMPS ) và đã đạt được nhiều thành công. Năm 1985 công nghệ CDMA ra đời, đó là công nghệ đa thâm nhập theo mã sử dụng kỹ thuật trải phổ được nghiên cứu và triển khai bởi hãng Qualcomm Communication. Công nghệ này trước đó được sử dụng chủ yếu trong quân sự và đến nay đã được sử dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới. *) Hệ thống thông tin di động thế hệ 2,5G và 3G Thông tin di dộng ngày nay đang tiến tới một hệ thống thế hệ thứ 3, hứa hẹn dung lượng thoại lớn hơn, kết nối dữ liệu di động tốc độ cao hơn và sử dụng các ứng dụng đa phương tiện. Các hệ thống vô tuyến thế hệ thứ 3 (3G) còn cung cấp dịch vụ thoại với chất lượng tương đương, các hệ thống hữu tuyến và dịch vụ truyền số liệu có tốc độ từ 144Kbps đến 2Mbps. Các tiêu chuẩn về hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 được ITU-R tiến hành chuẩn hoá cho IMT-2000 (Viễn thông di động quốc tế 2000). *) Hệ thống thông tin di động 3,5G và 4G Hệ thống 3,5G là sự nâng cấp của 3G sử dụng các công nghệ như công nghệ truy cập gói dữ liệu tốc độ cao HSPDA (High Speed Downlink Packet Acces), song công phân chia theo thời gian TDD( Time Division Duplex) và các công nghệ đặc quyền như Flash OFDM. Tại Nhật Bản, NTT Docomo đã có kế hoạch khai trương các dịch vụ HSDPA vào 2005. 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG Mạng điện thoại đi động khác biệt lớn so với mạng cố định ở chỗ mạng cố định thì thiết bị đầu cuối nối kết cố định với mạng. Do đó tổng đài mạng cố định liên tục giám sát được trạng thái nhấc-đặt (tổ hợp máy điện thoại) để phát hiện cuộc gọi đến từ thuê bao, đồng thời thiết bị đầu cuối luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận chúng. Nhưng ở mạng di động, vì số kênh vô tuyến quá ít so với số thuê bao MS, nên kênh vô tuyến chỉ được cấp phát theo kiểu động. Hơn nữa, việc gọi được và thiết lập cuộc gọi đối với MS cũng khó hơn. Khi chưa có cuộc gọi, MS phải lắng nghe thông báo tìm gọi nó nhờ một kênh đặc biệt, kênh này gọi là kênh quảng bá. Mạng phải xác định được MS bị gọi đang ở vùng định vị nào. Mạng thông tin di động phải đảm bảo thông tin mọi lúc, mọi nơi. Muốn vậy mạng thông tin di động phải đảm bảo một số đặc tính cơ bản chung sau đây: - Sử dụng hiệu quả băng tần được cấp phát để đạt được dung lượng cao. - Đảm bảo chất lượng truyền dẫn yêu cầu. Do môi trường truyền dẫn là môi trường truyền dẫn hở ( sóng điện từ) nên tín hiệu dễ bị ảnh hưởng của nhiễu và phađing. - Đảm bảo an toàn thông tin tốt nhất. - Giảm tối đa rớt cuộc gọi khi thuê bao di động chuyển từ vùng phủ này sang vùng phủ khác. - Cho phép phát triển các dịch vụ mới nhất là các dịch vụ phi thoại. - Để mang tính toàn cầu phải cho phép chuyển mạng quốc tế (International Roaming). - Các thiết bị cầm tay phải gọn nhẹ và tốn ít năng lượng. Tóm lại đặc thù cơ bản của thông tin di động là phục vụ đa truy cập gắn liền với thiết kế mạng tế bào (do dải tần dịch vụ bị hạn chế). Các hệ quả tất yếu kéo theo hoặc liên quan tới vấn đề này là : Chuyển giao, chống nhiễu, quản lý di động, quản lý tài nguyên (sóng điện từ), bảo mật…. Những điều này khác rất nhiều với một mạng thông tin cố định và luôn là những đòi hỏi cao cho sự ra đời của các công nghệ mới. 1.3. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG Hệ thống thông tin di động tổ ong bao gồm có 3 phần chính là máy di động MS (Mobile Station), trạm gốc BS (Base Station) và tổng đài di động MSC (Mobile Service Switching Center). *) Trạm di động MS Máy di động có 2 phần đó là : Mô đun nhận dạng thuê bao SIM (Subscriber Identity Module) và thiết bị thu phát báo hiệu ME (Mobile equipment). SIM (Subcriber Identity Module): Là một cái khoá cho phép MS được dùng, nó gắn chặt với người dùng trong vai trò một thuê bao duy nhất, SIM có thể làm việc với các thiết bị ME khác nhau, tiện cho việc mượn các ME tuỳ ý . SIM cũng có các phần cứng và phần mềm cần thiết với bộ nhớ có thể lưu trữ hai loại tin tức: Tin tức có thể được đọc hoặc thay đổi bởi người dùng và tin tức không thể đọc hay không cần cho người dùng biết. SIM sử dụng mật khẩu PIN (Personal Indentity Number) để bảo vệ quyền sử dụng của người sở hữu hợp pháp. SIM cho phép người dùng sử dụng nhiều dịch vụ và cho phép người dùng truy cập vào các mạng điện thoại mặt đất công cộng PLMN (Public Land Mobile Network) khác nhau nhờ tiêu chuẩn hoá giao diện SIM-ME. ISDN `SS AUC  HÖ thèng ChuyÓn m¹ch PSPDN CSPDN  VLR  HLR MSC  EIR  OSS PSTN BSS BSC HÖ thèng Tr¹m gèc PLMN BTS TruyÒn dÉn tin tøc MS KÕt nèi cuéc gäi vµ truyÒn dÉn tin tøc Hình 1: Mô hình hệ thống thông tin di động Cellular Các ký hiệu OSS: Hệ thống khai thác và hỗ trợ SS: Hệ thống chuyển mạch AUC: Trung tâm nhận thực VLR: Bộ ghi định vị tạm trú HLR: Bộ ghi định vị thường trú EIR: Thanh ghi nhận dạng thiết bị MSC: Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di đông (gọi tắt là: tổng đài di động BTS: Đài vô tuyến gốc BSS: Hệ thống trạm gốc MS: Máy di động BSC: Đài điểu khiển trạm gốc ISDN: Mạng số liệu liên kết đa dịch vụ OMC: Trung tâm khai thác và bảo dưỡng CSPDN: Mạng chuyển mạch số công cộng theo mạch PSPDN: Mạng chuyển mạch công cộng theo gói PLMN: Mạng di động mặt đất công cộng PSTN: Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng SIM là một card điện tử thông minh cắm vào ME dùng để nhận dạng thuê bao và tin tức về loại dịch vụ mà thuê bao đăng ký. Số nhận dạng thuê bao di động quốc tế IMSI (International Mobile Subcriber Identity) là duy nhất và trong suốt với người dùng. Nhà cung cấp mạng GSM sẽ bán SIM cho thuê bao khi đăng ký. GSM thiết lập đường truyền và tính cước dựa vào IMSI SIM có chứa các tin tức sau: - IMSI: Số nhận dạng thuê bao di động quốc tế để nhận dạng thuê bao, được truyền khi khởi tạo. - TMSI (Temporary Mobile Subscriber Identity - Số nhận dạng thuê bao di động tạm thời) để nhận dạng thuê bao mạng di động. - LAI (Location area Identifier): Số nhận dạng vùng định vị được sử dụng cho thủ tục cập nhật vị trí của thuê bao di động. - KI (Subscriber authentication Key): Khoá nhận thực thuê bao để nhận thực SIM card.  - MSISDN (Mobile station ISDN number): Số điện thoại của thuê bao di động MSISDN=mã quốc gia+mã vùng+mã thuê bao. Các thông số trong SIM được bảo vệ. Ki không thể đọc, IMSI không thể sửa đổi. tay. ME (Mobile Equipment): Thiết bị máy di động Thuê bao thường chỉ tiếp xúc với ME mà thôi: Có 3 loại ME - Trên xe (Lắp đặt trong xe, anten ngoài xe). - Xách tay (anten không liền tổ hợp cầm tay). - Cầm tay (anten liền với tổ hợp, toàn bộ máy cầm tay nằm gọn trong lòng bàn ME là phần cứng để thuê bao truy cập mạng. ME có số nhận dạng là IMEI (International Mobile Equipment Identity). Nhờ kiểm tra IMEI mà ME bị mất cắp sẽ không được phục vụ. *) Hệ thống trạm gốc BSS Bao gồm các khối chức năng BSC, BTS - Trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver Station) bao gồm các thiết bị thu phát, anten và xử lý tín hiệu đặc thù cho giao diện vô tuyến, có thể coi BTS là các modem vô tuyến phức tạp có thêm một số chức năng khác. Một bộ phận quan trọng của BTS là TRAU (Transcoder/Adapter Rate Unit: Khối chuyển đổi mã và tốc độ). TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho hệ thống di động được tiến hành. TRAU là một bộ phận của BTS nhưng cũng có thể đặt nó cách xa BTS và thậm chí trong nhiều trường hợp nó được đặt giữa MSC &BSC. BSC MSC VLR BTS TRAU BTS MSC VLR BSC TRAU BTS BSC MSC VLR TRAU Giao diện A-bis Giao diện A Hình 2: Các vị trí của TRAU - Bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller) có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa của BTS và MS. Các lệnh này chủ yếu là các lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và quản lý chuyển giao (Handover). Một phía BSC được nối với BTS còn phía kia nối với MSC. Thực tế BSC là một tổng đài nhỏ có khả năng tính toán đáng kể. Một BSC trung bình có thể quản lý tới vài chục BTS phụ thuộc vào lưu lượng các BTS này. *) Trung tâm chuyển mạch của hệ thống MSC Nó được nối với tất cả các trạm cơ sở của các thuê bao trong cùng một hệ thống. Đồng thời nó cũng được nối với hệ thống điện thoại công cộng PSTN. Trung tâm chuyển mạch di động thì xử lý các cuộc gọi đi và đến, đồng thời cung cấp các chức năng điều khiển hoạt động cho tất cả các trạm cơ sở trong cùng một hệ thống. Chính vì vậy MSC là một bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống thông tin di động. Nó bao gồm các bộ phận điều khiển và quản lý toàn bộ hệ thống để đạt được hiệu quả cao đồng thời phải đảm bảo tuyệt đối về an ninh và an toàn. - Bộ ghi định vị thường trú HLR (Home Location Register) chứa thông tin về thuê bao như các dịch vụ mà thuê bao lựa chọn và các thông số nhận thực. Vị trí hiện thời của MS được cập nhật qua bộ ghi định vị tạm trú VLR (Visitor Location Register) cũng được chuyển đến HLR. - Trung tâm nhận thực AUC (Authentication Center) có chức năng cung cấp cho HLR các thông số nhận thực và các khoá mật mã, mỗi một MSC có một VLR. - Quản lý thuê bao di động EIR (Equipment Identity Register) EIR lưu trữ tất cả các dữ liệu liên quan đến trạm di động MS. EIR được nối đến MSC qua đường báo hiệu để kiểm tra sự được phép của thiết bị. Khi MS di động vào một vùng phục vụ MSC mới, thì VLR yêu cầu HLR cung cấp các số liệu về vị khách MS mới này, đồng thời VLR cũng thông báo cho HLR biết MS nói trên đang ở vùng phục vụ MSC nào. Vậy VLR có tất cả thông tin cần thiết để thiết lập các cuộc gọi theo yêu cầu người dùng. *) Khai thác và bảo dưỡng OS (Operation System) - Khai thác: Là các hoạt động cho phép nhà khai thác mạng theo dõi hành vi của mạng như: tải của hệ thống, mức độ chặn, số lượng chuyển giao (handover) giữa hai ô…, nhờ vậy nhà khai thác có thể giám sát được toàn bộ chất lượng của dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng và kịp thời sử lý các sự cố. Khai thác cũng bao gồm việc thay đổi cấu hình để chuẩn bị tăng lưu lượng trong tương lai, tăng vùng phủ. Ở hệ thống viễn thông hiện đại khai thác được thực hiện bằng máy tính và được tập trung ở một trạm. - Bảo dưỡng: Có nhiệm vụ phát hiện, định vị và sửa chữa các sự cố hỏng hóc. 1.4. XU HƯƠNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Những thông tin mới nhất cho thấy hiện nay thông tin di động vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của khách hàng cả về số lượng, chất lượng và loại hình dịch vụ. Về cơ bản có thể chia thành các hướng phát triển sau: - Từ năm 1989 đã có những nghiên cứu rộng lớn trên thế giới nhằm phát triển hệ thống vô tuyến cá nhân và kết hợp sự thông minh của mạng PSTN, xử lý tín hiệu số hiện đại và công nghệ RF. Khái niệm PCS khởi xướng ở Anh khi ba công ty lớn được cung cấp dải tần 1800Mhz, Các thử nghiệm lớn trên thế giới đã được tiến hành nhằm lựa chọn kỹ thuật chung cho điều chế, đa truy cập và kỹ thuật mạng. PCN là khái niệm mạng mà người dùng có thể thu và tiến hành cuộc gọi ở bất cứ đâu dùng thiết bị cá nhân nhỏ nhẹ. PCS là hệ thống vô tuyến tổng hợp các đặc điểm mạng và đặc điểm cá nhân trong hệ thống tế bào ( Một ví dụ cụ thể là mạng City phone hiện nay). - Xu hướng phát triển mạng vô tuyến trong nhà (indoor) cho phép người dùng kết nối máy tính văn phòng trong các toà nhà lớn (trên tần số cao 18Ghz). - Xu hướng chuẩn IMT-2000 được quyết định bởi ITU, xây dựng chuẩn và quy hoạch tần số trên toàn thế giới. IMT-2000 hứa hẹn hệ thống di động tương thích toàn cầu đa năng thế hệ thứ ba. Hệ thống thông tin di động thế hệ ba nàyphải là: + Mạng băng rộng và có khả năng truyền thông đa phương tiện. Nghĩa là mạng phải đảm bảo được được tốc độ tốc độ bít của người sử dụng đến 2 Mbps. + Mạng phải có khả năng cung cấp độ rộng băng tần (dung lượng) theo yêu cầu. Điều này xuất phát từ việc thay đổi tốc độ bít của các dịch vụ khác nhau. Ngoài ra cần đảm bảo đường truyền vô tuyến không đối xứng với tốc độ bít cao ở đường xuống và tốc độ bít thấp ở đường lên. + Mạng phải cung cấp thời gian truyền dẫn theo yêu cầu. Nghĩa là đảm bảo các kết nối chuyển mạch cho tiếng, các dịch vụ video và các khả năng số liệu gói chung cho các dịch vụ số liệu. + Mạng phải có khả năng sử dụng toàn cầu, nghĩa là bao gồm cả phần tử thông tin vệ tinh.  - Xu hướng phát triển hệ viễn thông vệ tinh LEO: Cùng với sự phát triển của công nghệ vũ trụ, hệ thông tin vệ tinh phối hợp với hệ di động mặt đất tạo nên kết nối toàn cầu thích hợp với mọi loại địa hình và loại hình thông tin. - Hiện nay các quốc gia phát triển sau lại có cơ hội đi nhanh vào các ứng dụng tiên tiến nhất và lựa chọn các mô hình thích hợp với sự phát triển của tương lai. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG Đặc điểm của mô hình cellular là việc sử dụng lại tần số và diện tích mỗi cell là khá nhỏ. Phương pháp sử dụng lại tần số dẫn đến vùng dịch vụ được chia thành các miền nhỏ kề nhau gọi là các tế bào. Mỗi tế bào có một anten trung tâm với công suất phù hợp để quản lý các di động trong tế bào mà không gây nhiễu sang các tế bào khác. Việc phân chia này phải thoả mãn hai yêu cầu: - Diện tích các tế bào phải phủ kín vùng dịch vụ, và vùng chồng lấn giữa hai tế bào kề nhau phải cực tiểu. - Hai tế bào sử dụng cùng dải tần phải cách nhau đủ xa. Trên nền tảng hiệu suất sử dụng phổ tần số, việc thiết kế của hệ thống vô tuyến của thông tin di động được tách ra thành những vấn đề có quan hệ với nhau như sau: - Kênh sử dụng lại tần số. - Giảm can nhiễu kênh chung. - Bảo đảm tỷ số C/I (Tín hiệu /can nhiễu). - Cơ chế chuyển giao. - Nâng cao dung lượng hệ thống. 2.2. KÊNH SỬ DỤNG LẠI TẦN SỐ 2.2.1. Lựa chọn tế bào Để đơn giản ta coi địa hình là bằng phẳng lý tưởng, mỗi tế bào như một đa giác đều . Nếu các đa giác này lát kín mặt phẳng thì công thức sau phải được thoả mãn. (n-2)1800. k n  = 3600  từ đây k=2+ 4 n − 2 Ở đây n là số cạnh của đa giác, còn k là số đa giác có chung một đỉnh để lấp kín 3600. Do n, k đều là các số nguyên nên n-2 phải là ước của 4 do đó n chỉ có thể nhận các giá trị 3,4,6 tức là đa giác đều phải là các tam giác, tứ giác hoặc lục giác đều. Khi sử dụng anten phát tròn đặt tại tâm các đa giác này thì với tế bào lục giác các hình tròn ngoại tiếp của hai đa giác kề nhau có diện tích chồng lên nhau nhỏ nhất. Do vậy mô hình tế bào lục giác được lựa chọn trên thực tế. a) b) c) d) Hình 3: Khái niệm về biên giới một cell 2.2.2. Phân chia kênh truyền Giả sử có tất cả T kênh truyền thì khi thiết kế hệ thống không thể phân tất cả T kênh này cho một tế bào vì khi lặp lại điều này ở tế bào bên cạnh các kênh cùng dải tần ở hai tế bào cạnh nhau sẽ gây nhiễu lên nhau. Do vậy T kênh này phải phân cho một nhóm N tế bào (N là kích thước nhóm), mỗi tế bào có k=T/N kênh, rồi thiết kế lặp lại cả nhóm tế bào này trên địa bàn dịch vụ. Điều này sẽ làm cho hai tế bào có cùng kênh ở xa nhau hơn nên không gây ảnh hưởng nhiễu cho nhau. Nếu vùng dịch vụ được chia thành P tế bào, thì dung lượng của cả hệ thống là C=P.k=P.T/N 2.2.3. Kích thước nhóm N Khi lựa chọn tế bào hình lục giác, gọi khoảng cách tâm của hai tế bào có cùng kênh truyền giống nhau, nằm gần nhau nhất là D, khoảng cách này được tính như sau: D2=m2(R 3) 2 + n2(R 3) 2 + m.n(R 3) 2 Mặt khác do tính lặp lại của lục giác mà kích thước nhóm được tính 2 2 N= 2.dientichtamgiacdeucanhD = D 3 / 2 = D m 2 + n 2 + m.n dientichtebaolucgiac R 2 6 3 / 4 3R 2 Trong đó: m,n là tham số dịch. Thông thường N=4,7,12,19… R là bán kính ô, N là kích cỡ cụm bằng số ô ở cụm. 2.2.4. Các kênh tần số được sử dụng lại Trong liên lạc song công của thông tin di động, một kênh tần số là một đôi tần số (một tần số cho hướng lên, một tần số cho hướng xuống). Việc sử dụng lại tần số làm tăng hiệu suất sử dụng phổ tần rất nhiều nhưng cũng có thể gây can nhiễu nếu thiết kế tồi. Can nhiễu này được gọi là can nhiễu kênh chung. Mẫu tái sử dụng tần số Ở giai đoạn đầu của việc quy hoạch tần số, người ta chia vùng địa lý thành các cụm ô có cấu trúc giống nhau và phân bổ sóng mang trong các cụm ô sao cho mỗi ô trong cụm này sử dụng cùng các tần số sóng mang như ô tương ứng ở các cụm khác. Các cụm ô này được gọi là mẫu tái sử dụng tần số. Khoảng cách giữa các ô sử dụng cùng tần số được gọi là khoảng cách tái sử dụng tần số. Tổng quát khoảng cách này được tính theo công thức sau: Dr = R 3N Trong đó: R là bán kính ô N là kích cỡ cụm bằng số ô ở cụm Cự ly dùng lại tần số Cự ly tối thiểu được phép sử dụng lại tần số D phụ thuộc vào nhiều nhân tố - Số cell dùng lại tần số xung quanh cell trung tâm - Đặc điểm địa lý vùng phủ sóng - Chiều cao anten - Công suất phát D= R 3 N N=4 thì D=3,46R N=7 thì D=4,6R N=12 thì D=6R N=19 thì D=7,55R C C D1 B3 B2 A1 B1 B3 B2 C C C D3 D2 A1 A3 A2  C C C B1 B3 B2 A3 A2 D1 D3 D2 Hình 4a: Mô hình sử dụng lại tần số 4/12 E E E G1 B1 B3 B2 C1 G3 G2 A C1 C3 C2 A A C3 C2 F1 D1 F3 F2 D E1 D3 D2 D D E3 E2 25 Hình 4b: Mô hình sử dụng tần số 7/12 A A A2 B1 B3 B2 C1  A1 A3 A2 B1 C3 C2 B1 B3 B2 A1 B3 B2 A3 A2 Hình 4c: Mô hình sử dụng lại tần số 3/9 Diện tích vùng phủ sóng của một ô là: S=2,6*R2 Quy định nhóm sử dụng tần số cho các mẫu tái sử dụng tần số được cho ở sau Đỗ Th Minh Quế K46ĐB 26 Hình 5: Quy định nhóm tần số cho các mẫu tái sử dụng tần số Mẫu 4/12 phân bố kênh tần số như sau. A1 B1 C1 D1 A2 B2 C2 D2 A3 B3 C3 D3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Ta thấy BTS A có cell A1 (4TRX); Cell A2 (3TRX); Cell A3 (3TRX). Tổng cộng 4+3+3=10 TRX Cell A1 có 4 TRX, 2 khe thời gian cho kênh điều khiển còn 4*8-2=30 khe thời gian dành cho kênh thoại. Tương ứng 30 kênh TCH, với GOS=2%, dung lượng của cell là 21,932 Erlang. Số thuê bao cell A1 có thể phục vụ là 21,932/0,033=664 thuê bao. Cell A2 có 3 TRX, 2 khe thời gian dành cho kênh điều khiển còn 3*8-2=22 khe thời gian dành cho kênh thoại. Tương ứng 22 kênh TCH, với GOS =2%, dung lượng của cell là 14,896 Erl. Số thuê bao của cell A2 có thể phục vụ là 14,896/0,033=451 thuê bao. Cell A3 có 3 TRX, 2 khe thời gian dành cho kênh điều khiển còn 3*8-2=22 khe thời gian dành cho kênh thoại. Tương ứng 22 kênh TCH, với GOS=2%, dung lượng của cell là 14,896 Erl. Số thuê bao của cell A3 có thể phục vụ là 14,896/0,033=451 thuê bao. Tổng cộng BTS A có 10 TRX. Số thuê bao cực đại BTS A có thể phục vụ là 451*2+664=1566 thuê bao. Mẫu 7/12: Phân bố kênh tần số như sau A1 B1 C1 D1 E1 F1 G1 A2 B2 C2 D2 E2 F2 G2 A3 B3 C3 D3 E3 F3 G3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Ta thấy BTS A có cell A1 (2TRX); Cell A2 (2TRX); Cell A3 (2TRX). Tổng cộng 2+2+2=6 TRX Cell A1 có 2 TRX, 2 khe thời gian dành cho kênh điều khiển còn 2*8-2=14 khe thời gian dành cho kênh thoại. Tương ứng 14 kênh TCH, với GOS=2%, dung lượng của cell là 8,2003 Erl. Số thuê bao cell A1 có thể phục vụ là 8,2003/0,033=248 thuê bao. Tương tự, cell A2 có thể phục vụ là 8,2003/0,033=248 thuê bao. Tương tự, cell A3 có thể phục vụ là 8,2003/0,033=248 thuê bao Tổng cộng BTS A có 6 TRX. Số thuê bao cực đại BTS A có thể phục vụ là 248*3=744 thuê bao. Mẫu 3/9: Phân bố kênh tần số như sau A1 B1 C1 A2 B2 C2 A3 B3 C3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 BTS A có cell A1 (5TRX), Cell A2 (5TRX), Cell A3 (4TRX) Tổng cộng BTS A có 5+5+4=14 TRX. Số thuê bao cực đại BTS A có thể phục vụ là 855*2+664=2374 thuê bao. Mạng GSM của Vinaphone sử dụng mẫu 4/12 - Mô hình 3/9: Sử dụng nhóm 9 tần số trong một mẫu sử dụng lại tần số 3 đài - Mô hình 4/12: Sử dụng nhóm 12 tần số trong một mẫu sử dụng lại tần số 4 đài - Mô hình 7/12: Sử dụng nhóm 21 tần số trong một mẫu sử dụng lại tần số 7 đài Nhận xét: Mẫu 4/12 dùng nhóm 12 tần số : A1, A2, A3, B1, B2, B3,C 1, C2, C3, D1, D2, D3. Trong đó được phép sử dụng lại 4 đài (Site): A,B,C,D Ví dụ: Tần số 1 và 13 ở cell A1 cách nhau 12 sóng mang Tần số 1 và 5 ở Site A cách nhau 4 sóng mang *) Khả năng áp dụng - Mô hình3/9: Số sóng mang trong cùng 1 cell là tương đối lớn, tuy nhiên khoảng cách dải tần giữa các sóng mang là nhỏ do đó có nhiều khả năng gây nhiễu đồng kênh C/I và nhiễu kênh lân cận C/A. Khả năng áp dụng cho những vùng mật độ máy di động cao, kích thước cell nhỏ nhưng vùng phủ sóng phải dễ dàng để tránh các nhiễu pha đinh. Mô hình này phù hợp phục vụ trong nhà cho các khu nhà cao tầng. - Mô hình 4/12: Số kênh trong một cell nhỏ hơn do đó sử dụng cho các vùng mật độ trung bình. Các vấn đề nhiễu đồng kênh ở đây không đáng ngại. Mô hình này có thể cho phép mở rộng kích thước cell phù hợp với mật độ trung bình và ít nhà cao tầng. Cần lưu ý rằng đối với mẫu 3/9, hai ô cạnh nhau có thể sử dụng hai kênh tần số lân cận và khi này C/A=0dB, mặc dù lớn hơn -9dB nhưng đây vẫn là mức nhiễu cao. Để giảm mức nhiễu này cần sử dụng các biện pháp như: điều khiển công suất động, nhẩy tần, phát không liên tục. Rõ ràng rằng mẫu 3/9 cho dung lượng cao nhất nhưng bị nhiễu nhiều nhất. Bằng các biện pháp chống nhiễu nói trên ta có thể giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Ví dụ: Phổ tần số 33MHz được phân cho hệ di động song công theo tần số độ rộng kênh đơn là 25khz. Tính số kênh ở mỗi tế bào trong trường hợp. N=4 nếu vùng dịch vụ có 50 tế bào. Tính dung lượng hệ thống Giải Độ rộng kênh đúp là 25.2=50Khz Số kênh trong một tế bào là 660/4=165 kênh đúp Dung lượng hệ thống là C=50.165=8250 *) Các loại nhiễu - Nhiễu do phản xạ C/R: Được định nghĩa là tỷ số sóng mang trên sóng phản xạ. Phản xạ gây ra ở bộ cân bằng Viterbi. Các tín hiệu phản xạ ở ngoài cửa sổ của bộ cân bằng có thể gây ảnh hưởng giao thoa có hại nếu quy hoạch mạng ta không xem xét kỹ hiện tượng này. Cửa sổ cân bằng này là một khoảng 4 bít (tương ứng với 14,8.103ms). Quy định: C/R>9db Để hạn chế hiện tượng này, ta phải chú ý đặt trạm ở cách xa vật cản và anten cần phải có hướng tính cao ra xa vật cản. Hiện tượng phân tán thời gian sẽ xảy ra khi hiệu khoảng cách truyền giữa tín hiệu truyền trực tiếp và tín hiệu phản xạ lớn hơn 4,5km. - Nhiễu giao thoa đồng kênh C/I: Định nghĩa tỷ số giữa mức sóng mang mong muốn và mức sóng mang không mong muốn. Nhiễu giao thoa đồng kênh là nhiễu do tín hiệu thu không mong muốn có cùng tần số với tín hiệu thu mong muốn. Nhiễu này thường xảy ra khi sử dụng không tốt mẫu sử dụng lại tần số , các cell cách nhau không đủ xa sẽ bị nhiễu khi dùng chung tần số. Quy định C/I>9db - Nhiễu giao thoa kênh lân cận C/A: Các kênh có tần số gần với tín hiệu thu của kênh lân cận mình, dải tần của chúng chồng lên nhau ở mức lớn. Khi sử dụng mẫu sử dụng lại tần số không tốt cũng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu giao thoa kênh lân cận nghĩa là khoảng cách dải tần giữa các tần số sóng mang cùng cell hoặc cùng Site là không đủ lớn làm các kênh lân cận trong cell bị nhiễu giao thoa. Quy định C/A>9db Khi thiết kế mạng ta luôn phải đo đạc thăm dò để xác định được các tỷ số C/A, C/I, C/R nhằm đưa ra một cấu hình phân bố kênh và tần số hợp lý. 2.3. GIẢM CAN NHIỄU KÊNH CHUNG Việc dùng lại tần số bị giới hạn bởi mức can nhiễu kênh chung. Can nhiễu kênh chung là một vấn đề chủ yếu phải quan tâm. Bây giờ ta đi tìm cự ly tối thiểu sử dụng lại tần số D min mà can nhiễu kênh chung vẫn trong giới hạn cho phép. Để đơn giản, ta giả thiết tất cả các cell đều cùng kích cỡ R. Tham số q= D/R sẽ quyết định mức can nhiễu kênh chung, khi q tăng thì can nhiễu giảm. D=f(KI, C ) I KI là số cell dùng chung tần số với cell xét, gây ra can nhiễu kênh chung với cell xét, nhưng chỉ kể tầng thứ nhất bao quanh cell xét mà thôi, C là tỷ số sóng mang trên I nhiễu theo yêu cầu bảo đảm chất lượng thu tín hiệu ở máy thu di động MS. C = C I N I ∑ I N N =1 D 1 1 First tier 1 1 1 1 1 1 1 Second tier 1 1 Hình 6: Sáu tầng thứ nhất dùng chung tần số với cell xét (ở trung tâm) Gây can nhiễu kênh chung cho nó ( và ngược lại) Hình trên biểu thị trường hợp các cell đều có kích thước bằng nhau bằng R, hình dạng lý tưởng hoá là lục giác đều và IN=6. Trong trường hợp can nhiễu kênh chung là đáng kể nhất, thì can nhiễu này quyết định C/I có giá trị gần như nhau đối với máy thu BTS hoặc máy thu MS trong cell xét. Ta có C I  R −γ = N I ∑ −γ DN N =1 R là bán kính cell D là cự ly giữa các cell dùng chung tần số γ là tốc độ suy hao truyền sóng theo cự ly, thường γ =4; NI = 6 Các cell dùng chung tần số ở tầng xa hơn gây nhiễu không đáng kể. Từ các công thức trên ta có C = 1 = 1 N I N I I D ∑ ( N N =1 R  ) −γ ∑ q −γ N N =1 2.4. CƠ CHẾ CHUYỂN GIAO Khi đang đàm thoại, một kênh xác định được thiết lập. Nếu MS chuyển động ra xa khỏi BTS thì tín hiệu yếu dần đi. Đến một mức quy định, hệ thống phải chuyển mạch cuộc gọi sang một kênh khác, kênh này kết nối tới một BTS khác, bảo đảm tín hiệu mạnh hơn. Qúa trình trên đây gọi là chuyển giao. Sự chuyển giao tốt không gây ngắt quãng hay rơi cuộc gọi, không gây phiền cho người đàm thoại. Giả thiết một MS bắt đầu cuộc gọi ở cell C1 và di động sang cell C2. Hệ thống sẽ tiến hành công việc chuyển giao để MS duy trì đàm thoại trên kênh tần F2 khi MS ở C2, trên kênh tần F3 khi MS ở C3….. Hệ thống cellular phải xử lý tốt và thành công sự chuyển giao. Hệ thống thông tin di động nhờ vệ tinh cứ một phút lại chuyển giao một lần. Các hệ thông tin di động hiện đại luôn phải làm tốt hai việc là phân kênh và chuyển giao. Phân kênh tĩnh kết hợp với phân kênh động: điều này gắn với mật độ người sử dụng thay đổi theo thời gian hoặc khi có sự tụ họp bất thường của những người dùng máy di động, nên bên cạnh một số kênh được phân cố định còn có một số kênh dự trữ được phân linh hoạt theo tình huống cụ thể của mạng. Tín hiệu thu được ở tế bào mới phải lớn hơn tín hiệu ở tế bào cũ 6db thì mới quyết định chuyển giao. F D 1 F R D q= R a) C1 1 a) Hai cell cùng tần số F1  và cách nhau D C2 C3 C4 C C F1 F2 F F 1 2 C3 3 4 F1 F2 F2 F 1  F3 b) Giữa hai cell trên là các cell có tần số F2 F3 F3 F4 F4 F1  F ,F ,F ,F 1 2 3 4 H.O H.O H.O H.O H.O HO là viết tắt chữ chuyển giao b) Hình 7: Cơ chế chuyển giao 2.5. TRUNG KẾ VÀ CẤP ĐỘ DỊCH VỤ Vì là một hệ thống phục vụ nhiều người dùng ngẫu nhiên nên hệ thông tin di động cũng được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng mà không bị lãng phí cơ sở hạ tầng đồng thời vẫn tương thích với sự phát triển trong tương lai khi nhu cầu sử dụng tăng lên. 2.5.1. Kênh chung Kênh vô tuyến trong thông tin di động được sử dụng chung lần lượt cho nhiều người giống như hệ thống trung kế giữa các tổng đài hữu tuyến. Nó được phát khi có yêu cầu và trở lại là tài sản chung khi cuộc gọi kết thúc, vì vậy để tiết kiệm cơ sở hạ tầng có thể có một số ít kênh mà vẫn phục vụ được khá nhiều người. 2.5.2. Cấp độ phục vụ Bài toán lần lượt dùng chung kênh của nhiều người là bài toán xác xuất dựa trên lưu lượng trung bình của cuộc gọi và xác xuất truy cập của người sử dụng. Vào thời điểm đông nhất trong ngày, trong tuần hay trong tháng nhiều người cùng gọi một lúc dẫn đến số kênh truyền không đáp ứng được có thể làm cuộc gọi bị chặn. Cấp độ phục vụ là chỉ số cho biết xác xuất xảy ra cuộc gọi bị chặn vào lúc cao điểm là bao nhiêu. Ví dụ: hệ thống AMPS có GOS=2% tức là trong 100 lần người sử dụng tiến hành liên lạc có thể xảy ra 2 cuộc gọi bị chặn (tổng đài báo hệ thống bị bận). 2.5.3. Tính toán lưu lượng ô Tải lưu lượng Lưu lượng được đo bằng Erlang (Erl). Công thức tính Erlang như sau A = n × t T Trong đó: A là lưu lượng thông tin trên 1 người sử dụng được tính bằng đơn vị Erlang. n là số cuộc gọi trung bình trong 1 giờ của một thuê bao. t là thời gian giữ trung bình một cuộc gọi là 120 s. T thời gian đo (thường T=3600s). Như vậy lưu lượng người sử dụng là . A= 1x120 3600  =0,033 Erl Với việc phục vụ 1000 thuê bao ta sẽ cần lưu lượng là 0,033 Erlang, từ con số cơ sở này giúp ta tính toán được số kênh yêu cầu trong mạng tổ ong. Từ công thức trên ta thấy rằng nếu một kênh bị chiếm liên tục thì kênh này mang dung lượng cực đại trên một giờ là 1 Erl. Tồn tại ba khái niệm lưu lượng: lưu lượng phục vụ, lưu lượng được truyền và lưu lượng bị chặn. Lưu lượng phục vụ là tổng lưu lượng phục vụ cho tất các người sử dụng. Lưu lượng được truyền là lưu lượng được kênh truyền, lưu lượng bị chặn là lưu lượng bị chặn trong quá trình thiết lập cuộc gọi mà không được truyền ngay lập tức. Vậy: Lưu lượng phục vụ = Lưu lượng được truyền+ Lưu lượng bị chặn Mức độ phục vụ GOS (Grade Of Service) Để có thể quyết định số lượng và bố trí trạm gốc, cần biết có bao nhiêu thuê bao cần phục vụ và phần trăm các cuộc gọi bị ứ nghẽn có thể cho phép. Phần trăm các cuộc gọi bị ứ nghẽn cho phép được xác định bằng chất lượng phục vụ và được gọi là mức độ phục vụ GOS. Nghẽn chấp nhận được hay GOS thường là từ 2-5%, ở đây ta chọn 2%. Bảng GOS sẽ giúp ta tính được lưu lượng (Erlang) theo số kênh n khác nhau. Ví dụ: Số kênh n=30. Nghẽn GOS=2% Tra bảng ta được lưu lượng N=21,93 Erlang Từ đó ta có thể tính được dung lượng (số lượng) thuê bao cần phục vụ. Lưu lượng người sử dụng như đã tính ở trên A=0,033 Erlang từ đó suy ra số thuê bao là  S = 21,93 0,033  = 664 thuê bao Như vậy ta có thể tính được số thuê bao cần được phục vụ theo số kênh TCH cần thiết từ đó có phương hướng để định cỡ dung lượng. Bảng GOS (Grade of Service) Ch 1% 2% 3% 5% 10% 20% 40% Ch 1 01010 02041 03093 05263 11111 25000 66667 1 2 15259 22347 28155 38132 59543 10000 20000 2 3 45549 60221 71513 89940 12708 19299 34798 3 4 85942 10923 12589 15246 20454 29452 50210 4 5 13608 16571 18752 22185 28811 40104 65955 5 6 19090 22759 25431 29603 37584 51086 81907 6 7 25009 29354 32497 37378 46662 62302 97998 7 8 31276 36271 39865 45430 55971 73692 11419 8 9 37825 43447 47479 53702 65464 85217 13045 9 10 44612 50840 55294 62157 75106 96850 14677 10 11 51599 58415 63280 70764 84871 10857 16314 11 12 58760 66147 71410 79501 94740 12036 17954 12 13 66072 74015 79667 88349 10470 13222 19598 13 14 73517 82003 88035 97295 11473 14413 21243 14 15 81080 90096 96500 10633 12484 15608 22891 15 16 88750 98284 10505 11544 13500 16807 24541 16 17 96516 10656 11368 12461 14522 18010 26192 17 18 10437 11491 12238 13385 15548 19216 27844 18 19 11230 12333 13115 14315 16579 20424 29498 19 20 12031 13182 13997 15249 17613 21635 31152 20 21 12838 14036 14885 16189 18651 22848 32808 21 22 13651 14896 15778 17132 19692 24064 34464 22 23 14470 15761 16675 18080 20737 25281 36121 23 24 15295 16631 17577 19031 21784 26499 37779 24 25 16125 17505 18483 19985 22833 27720 39457 25 26 16959 18383 19392 20943 23885 28941 41096 26 27 17797 19365 20305 21904 24939 30164 42755 27 28 18640 20150 21221 22867 25995 31388 44414 28 29 19487 21039 22140 23833 27053 32614 46074 29 30 20337 21932 23062 24802 28113 33840 47735 30 31 21191 22827 23987 25773 29174 35067 49395 31 32 22048 23725 24914 26746 30237 36295 51056 32 33 22909 24628 25844 27721 31301 37524 52718 33 34 23772 25529 26776 28698 32367 38754 54379 34 35 24638 26435 27711 29677 33434 39985 56041 35 36 25507 27343 28647 30657 34503 41216 57703 36 37 26378 28254 29585 31640 35572 42448 59365 37 38 27252 29166 30526 32624 36643 43680 61028 38 39 28129 30081 31468 33609 37715 44913 62690 39 40 29007 30997 32412 34596 38787 46147 64353 40 41 29888 31916 33357 35584 39861 47381 66016 41 42 30771 32836 34305 36574 40936 48616 67679 42 43 31656 33758 35253 37565 42011 49851 69342 43 44 32543 34682 36203 38557 43088 51086 71006 44 45 33432 35607 37155 39550 44165 52322 72669 45 46 34322 36534 38108 40545 45243 53559 74333 46 47 35215 37462 39062 41540 46322 54796 75997 47 48 36109 38392 40018 42537 47401 56033 77660 48 49 37004 39323 40975 43534 48481 57270 79324 49 50 37901 40255 41933 44533 49562 58508 80988 50 51 38800 41189 42892 45533 50644 59746 82652 51 Ch 1% 2% 3% 5% 10% 20% 40% Ch Hiệu quả sử dụng trung kế Có thể coi cấp bậc phục vụ là xác suất chặn cuộc gọi. Nếu coi rằng A là lưu lượng phục vụ, thì: Lưu lượng bị chặn = A.GOS Lưu lượng được truyền = A.(1-GOS) Hiệu quả sử dụng trung kế được tính bằng công thức H = N (1 − E) n Với N là lưu lượng Traffic trung kế E là nghẽn GOS thường chọn E=2% n là số kênh TCH Nếu số kênh là 6, GOS=2% thì tra bảng ErlangB được N=2,2759, vì thế: Lưu lượng được truyền = N(1-GOS) = 2,2759(1-0,02) = 2,2304 Erl Vậy hiệu suất sử dụng kênh là: 2,2304/6=0,37 hay 37% Nếu cấp bậc phục vụ tồi hơn, 10% chẳng hạn thì đối với 6 kênh ta được N=3,7584 Erl. Lưu lượng được truyền= 0,9. 3,7584= 3,3826 Erl và hiệu suất sử dụng kênh là 3,3826/6=0,56 hay 56%. Vậy cấp bậc phục vụ càng thấp thì hiệu suất sử dụng kênh càng cao. 2.6. NÂNG CAO DUNG LƯỢNG HỆ THỐNG Số lượng người sử dụng dịch vụ thông tin di động không ngừng tăng (lớn hơn nhiều tốc độ phát triển của điện thoại cố định) đặt ra yêu cầu phát triển và nâng cao dung lượng hệ thống một cách có kế hoạch và tính kế thừa. Có ba kỹ thuật chính nâng cao dung lượng hệ thống khi nhu cầu người sử dụng tăng cao. 2.6.1. Chia nhỏ tế bào Là thay một tế bào lớn bị quá tải bằng các tế bào nhỏ hơn với các trạm gốc đặt thấp hơn và có công suất phát nhỏ hơn. Dung lượng tăng thêm là do tăng thêm sự sử dụng lại kênh (kích cỡ tế bào R bị thay đổi song tỷ số D/R được giữ nguyên). Ví dụ: Nếu dùng tế bào có R=(1/2)Rcũ sẽ có 4 tế bào mới thay thế tế bào cũ. Điều này làm số nhóm lặp lại tăng 4 lần và dung lượng tăng cũng xấp xỉ 4 lần mà giữ nguyên tỷ số Q không làm thay đổi sơ đồ phân bố kênh. Công suất phát của các tế bào mới trong hệ thống cũ cũng phải điều chỉnh thích hợp. Hình 8: Chia nhỏ tế bào Trên thực tế ta duy trì mô hình cả tế bào lớn và tế bào nhỏ để phục vụ các đối tượng chuyển động với vận tốc khác nhau và các kênh truyền cũng được phân thành hai nhóm ứng với hai kích cỡ tế bào này để tránh giao thoa cùng kênh, kết hợp kỹ thuật chúc thấp anten để điều khiển vùng phủ sóng. Tuỳ theo tiến trình chia tế bào đạt được mà số kênh phân cho tế bào nhỏ nhiều hay ít để việc sử dụng tần số có hiệu quả. 2.6.2. Sử dụng anten định hướng Điều này sẽ dẫn đến giảm giao thoa cùng kênh cho phép các tế bào cùng kênh ở gần nhau hơn (giảm tỷ số D/R tức là giảm kích cỡ cụm N hay tăng sự lặp tần số) dẫn đến tăng dung lượng hệ thống trong khi kích thước tế bào R không thay đổi Hình 9: Sử dụng lại anten định hướng Ví dụ: Sử dụng angten định hướng có góc 1200 số trạm gây nhiễu cùng kênh xung quanh không phải là 6 mà chỉ là 2 như khi dùng angten phát tròn. S/I từ 17dB sẽ tăng lên 24,2dB nên có thể giảm N từ 12 đến 7. Phương pháp này không thay đổi trạm gốc và kích cỡ tế bào mà chỉ tăng thêm số angten trên một trạm gốc. Điều này cũng sẽ làm giảm phần nào hiệu suất trung kế và tăng thêm số lần chuyển giao. 2.6.3. Phân vùng trong tế bào Phương pháp sử dụng anten định hướng làm tăng số chuyển giao và quá tải các phần tử chuyển mạch. Lee đã đưa ra giải pháp là thay trạm trung tâm lớn bằng một số (thường là 3 đối với tế bào lục giác) trạm phát công suất thấp hơn phủ các vùng nhỏ hơn C Tx/Rx h B o S n v ï Tx/Rx n Tx/Rx Hình 10: Chọn vùng trong tế bào Trong tế bào và các trạm này được kết nối về điều khiển chung ở một trạm gốc của tế bào (điều này cũng sẽ làm giảm nhiễu cùng kênh). Cách bố trí này tốt hơn phương pháp dùng anten định hướng như ở trên vì chuyển giao không xảy ra giữa các anten trong cùng một tế bào mà chỉ thay đổi anten quản lý khi MS di chuyển từ vùng này sang vùng khác trong tế bào ( tức là tần số được giữ nguyên mà không bị thay đổi), các kênh được phân chia động trong không gian và thời gian cho các vùng trong tế bào, còn giữa các tế bào thì lặp lại nhóm kênh như cũ (máy di động có thể truy cập tất cả các kênh rỗi trong một tế bào). Kỹ thuật này hay được dùng dọc theo các đường cao tốc hay các hành lang có lưu lượng lớn. CHƯƠNG 3 MẠNG ĐIỆN THOẠI VINAPHONE 3.1. MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Tại Việt Nam, mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM đầu tiên là mạng MobiFone được công ty viễn thông VMS chính thức đưa vào hoạt động ngày 16/4/1993. Công ty dịch vụ viễn thông GPC là nhà cung cấp thứ 2 với mạng VinaPhone khai trương ngày 26/6/1996. Cả hai công ty này đều là công ty con trực thuộc của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thông tin viễn thông và phát huy nội lực của các doanh nghiệp trong nước, ngày 15/10/2004 mạng di động thứ 3 ở Việt Nam - mạng Viettel Mobile đã khai trương do công ty dịch vụ Viễn thông Quân đội (Viettle Coporation) cung cấp. Bên cạnh mạng GSM, mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ CDMA duy nhất hiện nay, mạng S-Fone do công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (Sài Gòn Postel Corporation) cũng đã đưa vào hoạt động ngày 1/7/2003. Mạng thông tin di động nội vùng CityPhone do công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom) cung cấp theo công nghệ của UTStarcom và là mạng di động thứ 5 tại Việt Nam hiện nay. Theo thống kê của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, hiện nay có khoảng 5 triệu thuê bao di động trong đó thuê bao di động VinaPhone chiếm khoảng 48%, MobiFone chiếm 33%...Như vậy VinaPhone đang có trên 2,4 triệu thuê bao và là mạng thông tin di động lớn nhất Việt Nam. MobiFone có gần 1,7 triệu thuê bao, còn Viettle tuy mới khai trương nhưng cũng đã có hơn 200.000 thuê bao. Mạng S-Fone sau gần 2 năm ra đời cho đến nay đã có khoảng 150.000 thuê bao. Thị trường Viễn thông Việt Nam sắp có thêm một điện thoại di động CDMA mới, là sản phẩm liên doanh giữa công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom) với một đối tác nước ngoài là công ty Hutchison Telecommunication SALR). Công ty viễn thông điện lực (VP Telecom) cũng vừa trình bộ Bưu chính viễn thông đề án cung cấp dịch vụ điện thoại di động CDMA. Nếu bộ Bưu chính Viễn thông cấp phép cho công ty thông tin viễn thông điện lực thì thị trường thông tin di động sẽ rất lý tưởng cho người tiêu dùng lựa chọn dịch vụ, giá cước…với 3 mạng sử dụng GSM, 3 mạng sử dụng CDMA. Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường thông tin di động Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng và sẽ có khoảng 15 triệu thuê bao vào năm 2010. Mạng VinaPhone cho biết năm 2005-2006 mạng này sẽ phát triển 3G dựa trên hạ tầng của mạng GPRS. MobiPhone đã thử nghiệm thành công dịch vụ 3G với Ericsson tại Hà Nội và TP. HCM. Hiện MobiPhone đang nghiên cứu cả 3G và công nghệ EDGE. Dự kiến, MobiPhone sẽ phát triển song song cả EDGE và 3G. Ngay từ đầu khi cung cấp dịch vụ, Viettel đã xây dựng trên nền tảng GPRS. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Viettel sẽ được cung cấp dựa trên mạng thông minh IN (Intelligent Network). Dự kiến đến năm 2006, Viettel sẽ triển khai 3G theo hướng WCDMA. Các dịch vụ của mạng thông tin di động GSM Có 3 loại dịch vụ viễn thông chính - Dịch vụ truyền số liệu - Dịch vụ truyền thoại - Dịch vụ giá trị gia tăng 3.2.KHẢO SÁT MẠNG VINAPHONE 3.2.1. Giới thiệu chung về mạng VinaPhone *) Dịch vụ thông tin di động VinaPhone Mạng điện thoại di động VinaPhone là mạng di động sử dụng công nghệ GSM hiện đại với 100% vốn của tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Hiện tại mạng VinaPhone đã phủ sóng 61/61 tỉnh, thành phố ở Việt Nam và kết nối với mạng di động tại 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. VinaPhone có hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo tin cậy, dịch vụ đa dạng, chất lượng cao. Với kỹ thuật số mọi cuộc gọi sẽ được bảo mật tuyệt đối. Các dịch vụ cung cấp Ngoài dịch vụ thoại, VinaPhone còn cung cấp các dịch vụ như sau: - Dịch vụ bản tin ngắn (Short Message Service) Cho phép bạn có thể nhận các bản tin ngắn từ Trung tâm nhắn tin 141 hoặc trực tiếp máy di động VinaPhone và tự tạo bản tin trên máy của mình để chuyển cho một máy di động khác. - Dịch vụ hộp thư thoại (Voice Mail Service) Để sử dụng được dịch vụ hộp thư thoại thì cần cài đặt chức năng DTMF và chuyển tiếp các cuộc gọi vào hộp thư thoại. Dịch vụ hộp thư thoại cho phép bạn chuyển các cuộc gọi vào hộp thư thoại của mình khi bạn nằm ngoài vùng phủ sóng, tắt máy hoặc không muốn nhận cuộc gọi. - Dịch vụ chuyển Fax Cho phép thuê bao nhận hoặc chuyển fax từ máy di động của mình. Muốn sử dụng dịch vụ này cần có: Máy tính Laptop, Card modem và cáp nối ( cáp nối phải tương thích với loại điện thoại di động sử dụng). - Dịch vụ truyền số liệu (data) Khi sử dụng dịch vụ này, các thuê bao có thể kết nối máy tính với máy điện thoại di động và cho phép kết nối trực tiếp với các máy tính khác và truyền các file số liệu qua mạng di động GSM. - Dịch vụ truy nhập mạng Internet. Với một máy tính và một điện thoại di động, khách hàng có thể truy nhập mạng Internet. Để thực hiện được, khách hàng phải là thuê bao Internet của các ISP tại Việt Nam và có đăng ký sử dụng dịch vụ data của mạng VinaPhone. Thay vì sử dụng đường điện thoại cố định, máy tính của bạn sẽ được kết nối với Internet thông qua mạng điện thoại di động VinaPhone. - Dịch vụ gọi khẩn cấp 113: Công an 114: Cứư hoả 115: Cấp cứu - Dịch vụ chặn cuộc gọi Cho phép thuê bao di động cấm các cuộc gọi ra quốc tế hay các cuộc gọi tới các thuê bao ngoài ý muốn của bạn. Đặt dịch vụ này khi gọi ra quốc tế phải nhớ từ khoá (passwork) của mình thì mới thực hiện được. - Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Forwading) Cho phép bạn chuyển tiếp cuộc gọi đến máy di động của mình sang một máy điện thoại cố định, máy di động khác hoặc hộp thư thoại khi cần thiết. - Dịch vụ chờ cuộc gọi Cho bạn biết được có cuộc đến khác khi bạn đang nói chuyện bằng máy di động với một người nào đó. Đặt dịch vụ này, máy di động của bạn không bao giờ có tín hiệu báo bận khi người khác gọi đến cho bạn. - Dịch vụ hiển thị số chủ gọi (Call Line Indetification Presentation) Giúp bạn biêt được số điện thoại của người gọi đến cho mình - Dịch vụ giữ cuộc gọi (Call Holding) Cho phép bạn đặt cuộc gọi thứ nhất ở chế độ chờ và thiết lập cuộc gọi với người thứ hai. khác.  - Dịch vụ cấm hiển thị số chủ gọi Khi đăng ký dịch vụ này, số máy của bạn sẽ không hiển thị khi bạn gọi đến máy *) Lý do khách hàng lựa chọn mạng VinaPhone - VinaPhone là mạng điện thoại di động lớn nhất và có vùng phủ sóng rộng nhất tại Việt nam. - VinaPhone là mạng điện thoại đầu tiên ở Việt nam cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Hiện nay số lượng các nước được VinaPhone mở dịch vụ chuyển vùng quốc tế ngày càng gia tăng. - Ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn VinaPhone và VinaCard. Số lượng VinaPhone rời mạng được đánh giá là thấp nhất so với các mạng di động khác tại Việt Nam. - VinaPhone là mạng di động tiên phong trong công việc cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng như dịch vụ Nhắn tin ngắn tự động. - VinaPhone có mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng trên khắp toàn quốc. - VinaPhone sử dụng công nghệ GSM hiện đại thế hệ mới, mạng lưới thống nhất trên toàn quốc. VinaPhone đang nghiên cứu và không ngừng nâng cấp, mở rộng mạng lưới và khả năng cung cấp dịch vụ để đem đến cho khách hàng các dịch vụ hiện đại nhất. - VinaPhone là hình mẫu của việc phát huy nội lực của Bưu điện Việt Nam với đội ngũ cán bộ-nhân viên và nguồn vốn đầu tư 100% là của Việt Nam VinaPhone luôn thể hiện tính tiên phong, tự chủ trong việc nắm bắt các lĩnh vực công nghệ mới góp phần đưa Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực trên thế giới trong lĩnh vực viễn thông. - VinaPhone luôn kết hợp chặt chẽ kinh doanh và phục vụ, không ngừng phủ sóng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các tỉnh, khu vực miền núi, hải đảo, các khu du lịch, công nghiệp, cửa khẩu biên giới trên toàn quốc. - VinaPhone là mạng thông tin có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Hiện nay, VinaPhone chiếm khoảng 60% thị trường thông tin di động ở Việt Nam. 3.2.2. Hiện trạng mạng thông tin di động VinaPhone Hiện nay, mạng GSM ở nước ta có 2 nhà khai thác thông tin di động chính là Mobiphone và VinaPhone. Để đáp ứng được sự phát triển của thuê bao, và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, cả hai mạng GSM này đều phát triển rất nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Từ chỗ phủ sóng chủ yếu tại các khu vực quanh 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp HCM, đến nay đã phủ sóng cả 61/61 tỉnh thành trên cả nước. Gần đây tình trạng một số thuê bao của mạng thông tin di động của cả hai mạng Vinaphone và Mobiphone không thể liên lạc được không phải là sự nghẽn mạch do năng lực phục vụ của hai mạng, mà do vào thời điểm ngày nghỉ lễ, quá nhiều thuê bao đã tập trung tại một số điểm nghỉ mát lớn như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hạ Long...gây nên tình trạng nghẽn mạch cục bộ. Tại bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, nếu trong cùng một thời điểm, hầu hết các thuê bao di động cùng bấm máy thì đương nhiên đường truyền sẽ bị nghẽn. Theo kế hoạch từ tháng 6/2004 mạng VinaPhone dự kiến triển khai nâng cấp và lắp mới khoảng 500 trạm thu phát BTS. Trước tốc độ phát triển khoảng 40.000 thuê bao / tháng, nếu các kế hoạch đầu tư nâng cấp và mở rộng năng lực của mạng không thực hiện đúng tiến độ thì dung lượng của cả tổng đài và mạng vô tuyến sẽ hết. Tất cả sự việc diễn ra trong thời gian vừa qua chỉ có thể gọi là hiện tượng nghẽn mạch cục bộ bởi hệ thống mạng VinaPhone vẫn đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn và thông số mà nghành đưa ra. Hiện nay mạng VinaPhone chấp nhận được khoảng 3.8 triệu thuê bao trong khi lượng thuê bao mới chỉ có 2.8 triệu. Tuy nhiên ở một số điểm tập trung quá nhiều thuê bao thì việc các cuộc gọi bị rớt không thực hiện được là điều không thể tránh khỏi. 3.2.3. Thiết bị sử dụng của mạng VinaPhone Toàn bộ thiết bị hệ thống vô tuyến mạng VinaPhone đều do nhà sản xuất thiết bị Motorola và Alcatel cung cấp. Các thiết bị này có những ưu điểm sau: - Có khả năng mở rộng và nâng cấp phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin di động trên toàn thế giới - Hoạt động ổn định, độ bền và độ tin cậy cao - Có dung lượng phục vụ thuê bao cao - Cung cấp được nhiều dạng dịch vụ: thoại, fax, dịch vụ số liệu, bản tin ngắn... - Phù hợp với điều kiện xã hội và thời tiết ở Việt Nam - Có giá thành không cao, dễ đầu tư, khai thác 3.2. 4. Dự báo xu hướng phát triển mạng VinaPhone Với sự ra đời của dịch vụ thông tin di động trả trước, số thuê bao di động ở Việt Nam đã phát triển đột biến trong một thời gian ngắn. Dựa trên dự báo đã điều chỉnh của hai công ty thông tin di động Mobiphone và Vinaphone, thị trường thông tin di động đến năm 2010 ở nước ta có thể đạt được như trong hình sau. Hình 11: Dự báo thị trường thông tin di động đến năm 2010 ở Việt Nam VinaPhone chuẩn bị cung cấp 3 dịch vụ mới *) Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS Từ tháng 9/2003, dịch vụ GPRS đã được VinaPhone tiến hành thử nghiệm. Đây là dịch vụ cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ cao tới 115Kbps, gấp hơn 2 lần tốc độ modem và gấp 12 lần tốc độ GSM. Ưu điểm của công nghệ này là làm gia tăng đáng kể khả năng truyền dữ liệu thông qua việc linh hoạt tận dụng tối đa các kênh truyền dữ liệu còn trống của mạng, thay vì chỉ chiếm một kênh như công nghệ GSM, chính vì thế thuê bao điện thoại di động có thể vừa nối mạng Internet liên tục, vừa gọi điện thoại bình thường. Cước phí chỉ tính theo lưu lượng thông tin nhận được chứ không tính theo thời gian chiếm kênh như hiện nay. Có nghĩa là mặc dù điện thoại vẫn đang nối mạng, nhưng không có dữ liệu nào được truyền đi thì người sử dụng cũng không phải trả cước. Ngày 1/7/2004, Vinaphone chính thức cung cấp và thu phí dịch vụ. Mức cước cho dịch vụ MMS bằng text là 600 đồng/tin nhắn, bản tin MMS bao gồm có kí tự, hình ảnh và âm thanh giá 1500 đồng/bản tin, truyền dữ liệu là 50 đồng /Kb. Chỉ cần máy điện thoại có tính năng hỗ trợ GPRS và cài đặt sử dụng dịch vụ, các thuê bao vinaphone đã có thể sử dụng được các. Dịch vụ đa dạng sau: nhắn tin đa phương tiện MMS, truy nhập Internet trực tiếp qua máy di động hoặc gián tiếp qua máy tính. *) Dịch vụ đại lý điện tử – VinaE-load Đây là dịch vụ nạp tiền điện tử mới nhất của Vinaphone cho phép hàng nghìn đại lý Vinaphone tự động nạp tiền trực tiếp vào tài khoản di động trả trước VinaCard- VinaDaily-VinaText của khách hàng mà không cần sử dụng các thẻ cào thông thường. Bằng cách sử dụng một loại SIM Card đặc biệt, các đại lý VinaE-load có thể thực hiện chuyển tiền từ tài khoản VinaE-load của mình đến tài khoản của các thuê bao VinaCard- VinaDaily-VinaText một cách đơn giản và nhanh chóng. Sau khi đại lý VinaE-load thực hiện chuyển tiền, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn SMS thông báo về số tiền đã được nạp vào tài khoản trả trước của mình. Khách hàng cũng có thể kiểm tra lại bằng cách gọi số 900, bấm số 2 để nghe thông báo về số dư tài khoản trả trước. Dịch vụ được triển khai vào quý III/2004. Đây là hình thức mở rộng phân phối thẻ nạp tiền của mạng Vinaphone. Trong thời gian tới, VinaPhone có thể đưa ra mệnh giá bán thẻ tới 10.000 đồng để tiện lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, trước mắt VinaPhone mới chỉ cung cấp dịch vụ này cho các đại lý chứ chưa cung cấp dịch vụ này cho khách hàng thông thường. *) Push to Talk – Phương thức đàm thoại mới PTT (Push to Talk) cũng là một dịch vụ gia tăng mới đang được VinaPhone triển khai thử nghiệm. Tương tự như phương thức đàm thoại giữa các máy bộ đàm thông thường, PTT cho phép kết nối cuộc gọi bộ đàm giữa các nhóm người sử dụng với nhau. Âm thanh sẽ được mã hoá và chuyển giữa các máy di động dưới dạng gói thông tin qua đường truyền GPRS. Để sử dụng dịch vụ PTT, khách hàng phải có máy di động có tính năng “Push to Talk”, đăng ký và sử dụng dịch vụ GPRS. Người sử dụng có thể lựa chọn một người hoặc một nhóm người quen đã cài đặt sẵn trong máy và bấm nút PTT để bắt đầu đàm thoại. PTT là phương thức liên lạc không đồng thời, khi người này nói thì người/ nhóm người kia chỉ nghe và ngược lại. Cuộc gọi PTT sẽ được kết nối ngay mà không cần người nhận bấm máy trả lời. Âm thanh sẽ được phát ra từ máy di động thông thường qua hệ thống loa Loudspeaker. Hiện VinaPhone đang thử đàm thoại mỗi nhóm có thể lên tới 10 người và trong thời gian tới có thể sử dụng nhiều hơn nữa. Dự kiến, cước đàm thoại sẽ được tính theo dung lượng gói âm thanh truyền qua GPRS (Kb). Dịch vụ này phù hợp cho khách hàng cần trang bị hệ thống thông tin đặc biệt như taxi, công an, cứu hộ... Dự kiến trong thời gian tới, Vinaphone sẽ chính thức cung cấp dịch vụ này. 3.3. SƠ ĐỒ VÀ CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠNG VINAPHONE 3.3.1. Sơ đồ kết nối mạng VinaPhone cÊu h×nh kÕt nèi néi bé m¹ng vinaphone n¨m 2003 TCP/IP Internet DNS MSP  TCP/IP HNI GGSN  TCP/IP 2Mbps 2Mbps Cisco 7206 Firewall  ISP: VDC Cisco 7206 Firewall  HCM SGSN TCP/IP  HNI SGSN  TCP/IP TCP/IP  Wap Gateway TCP/IP Cisco 6509  TCP/IP(2Mbps)  Cisco 6509  TCP/IP TCP/IP  SOG  PV Server TT. DVKH  TCP/IP SMS1  TCP/IP TCP /IP  TCP /IP  TCP /IP TCP/IP SDP1  TCP/IP TCP/IP  PPAS Billing Gateway  TCP/IP(100 Mbps)  PPS-IN Data Management Layer TT. OMC  TCP/IP X.25  TCP/IP (2x2Mbps) TCP/IP C7 X.25 TCP/IP  SMS2  TCP/IP  2E1/16C7 SDP2  2E1/ 16C7  X.25 SMAS  M¹ng truyÒn sè liÖu Backbone GPC  TCP/IP  TCP/IP  TCP/IP X.25 X.25  IVR 1  IVR 5 IVR 3  2E1/16C7  2E1/ X.25 TCP 16C7 /IP  X.25  TCP /IP  E1/EDSS1  IVR 6  IVR 4  IVR 2  X.25 X.25  IVR Layer HLR 1  HLR 4  2X.25  8E1/2C7 2E1/8C7  8E1/2C7  SCP2 8491020015 40E1/8C7  2E1/10C7 2X.25 TCP /IP X.25  SCP1 8491020008  2E1/10C7 E1/EDSS1  DNA SSP 30E1/4C7  2E1/8C7  X.25 2E1/8C7 2E1/8C7  8E1/2C7 HCM SSP 60E1/4C7  8E1/2C7  2X.25  HLR 2  HLR 3  SCP and HLR Layer 4E1/8C7 2E1/8C7 MSC1B  42E1/4C7  MSC1A  2E1/4C7  MSC3/ HLR  X.25  MSC2A  35E1/7C7  MSC2B SSP  2E1/8C7  2E1/4C7 SSP SSP 4E1/4C7 7E1/5C7 SSP 2E1/12C7 SSP TCP /IP  4E1/2C7 4E1/2C7  2E1/8C7 2E1/16C7  12E1/12C7 35E1/3C7 42E1/6C7  2E1/12C7  3E1/6C7  MSC/SSP Layer 19E1/3C7 38E1/3C7 2E1/12C7  2E1/8C7 MSC4 SSP  5E1/2C7 Frame Relay Connections  10E1/2C7  7E1/5C7 MSC5 SSP 2E1/11C7  4E1/12C7 BSC15  BSC31 PCU  BSC18 PCU BSC1 PCU  BSC8 PCU BSC28 PCU BSC5 PCU  BSC6 BSC3 PCU BSC4 PCU BSC9 PCU BSC19 PCU BSC22 PCU BSC23 PCU  BSS Layer BSC2 BSC12 BSC13 BSC14 BSC20 BSC21  GPC3 Area  BSC10 PCU  BSC11  BSC16  BSC17  BSC24  BSC25  BSC26  BSC27  BSC30 Mạng thông tin di động VinaPhone có 8 trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động trong đó tại Hà Nội có 3 trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MSC1A, MSC 1B,MSC1C. Tại Đà nẵng có 1 MSC đó là MSC3A, TP HCM có 4 MSC đó là MSC2A, MSC2B, MSC2C, MSC2D. Các trung tâm chuyển mạch di động đều được nối với nhau và có đường thông ra mạng PTSN cũng như các mạng khác. Hệ thống điều khiển trạm gốc BSC bao gồm 30 trạm, trong đó trạm đặt tại Hà Nội có 6 trạm, TP HCM có 18 trạm và Đà Nẵng có 6 trạm. Các trạm được phân bố khắp các tỉnh thành trên cả nước với tổng số 992 trạm BTS ( 855 trạm BTS của hãng Motorola và 137 trạm BTS của hãng Alcatel), trong đó Hà Nội có 110 trạm BTS của hãng Motorola. Giữa các BSC và MSC liên kết với nhau qua bộ chuyển đổi tốc độ TRAU. Tổng số TRAU trong toàn mạng là 51. Tại Hà Nội có 19 TRAU, TP HCM có 27 TRAU, và Đà Nẵng có 5 TRAU. Đường kết nối giữa BSC và BTS sử dụng hệ thống viba hoặc cáp quang. Bảng tần số của các trạm trong mạng VinaPhone BSC_Name Site_Name GSM_Cell_ID BSIC BSC_10_Bien-Hoa BTS_10: Bao-Loc 452-02-302-10101 21 BTS_10: Bao-Loc 452-02-302-10102 20 BTS_10: Bao-Loc 452-02-302-10103 19 BTS_11: Long-Thanh 452-02-302-10111 17 BTS_11: Long-Thanh 452-02-302-10112 20 BTS_12: Da-Lat 452-02-302-10121 16 BTS_12: Da-Lat 452-02-302-10122 16 BTS_12: Da-Lat 452-02-302-10123 16 BTS_13: Mui-Ne 452-02-302-10139 16 BTS_14: Duc-Trong 452-02-302-10149 16 BTS_15: Gia-Ray 452-02-302-10151 16 BTS_15: Gia-Ray 452-02-302-10152 18 BTS_16: Dinh-Quan 452-02-302-10160 16 BTS_1: Bien-Hoa 452-02-302-10011 19 BTS_1: Bien-Hoa 452-02-302-10012 19 BTS_1: Bien-Hoa 452-02-302-10013 19 BTS_2: Amata 452-02-302-10021 18 BTS_2: Amata 452-02-302-10022 19 BTS_2: Amata 452-02-302-10023 20 BTS_3: Gia-Kiem 452-02-302-10030 17 BTS_4: Ve-Dan 452-02-302-10041 18 BTS_4: Ve-Dan 452-02-302-10042 22 BTS_5: Thong-Nhat 452-02-302-10051 18 BTS_5: Thong-Nhat 452-02-302-10052 17 BTS_5: Thong-Nhat 452-02-302-10053 20 BTS_6: Xuan-Loc 452-02-302-10060 19 BTS_7: Phan-Rang 452-02-302-10071 20 BTS_7: Phan-Rang 452-02-302-10072 21 BTS_7: Phan-Rang 452-02-302-10073 22 BTS_8: Phan-Thiet 452-02-302-10081 20 BTS_8: Phan-Thiet 452-02-302-10082 21 BTS_8: Phan-Thiet 452-02-302-10083 21 BTS_9: Ho-Nai 452-02-302-10090 17 BSC_11_Can-Tho BTS_10: Bac-Lieu 452-02-303-11101 20 BTS_10: Bac-Lieu 452-02-303-11102 16 BTS_10: Bac-Lieu 452-02-303-11103 18 BTS_11: Rach-Gia 452-02-303-11111 20 BTS_11: Rach-Gia 452-02-303-11112 21 BTS_11: Rach-Gia 452-02-303-11113 18 BTS_12: Kien-Luong 452-02-303-11121 21 BTS_12: Kien-Luong 452-02-303-11122 21 BTS_13: Ha-Tien 452-02-303-11131 23 BTS_13: Ha-Tien 452-02-303-11132 18 BTS_14: Rach-Soi 452-02-303-11141 17 BTS_14: Rach-Soi 452-02-303-11142 16 BTS_14: Rach-Soi 452-02-303-11143 16 BTS_15: Tra-Vinh 452-02-303-11151 20 BTS_15: Tra-Vinh 452-02-303-11152 20 BTS_15: Tra-Vinh 452-02-303-11153 19 BTS_16: Duong91-B 452-02-303-11161 16 BTS_16: Duong91-B 452-02-303-11162 17 BTS_16: Duong91-B 452-02-303-11163 16 BTS_19: Cai-Tac 452-02-303-11190 16 BTS_1: Can-Tho 452-02-303-11011 17 BTS_1: Can-Tho 452-02-303-11012 18 BTS_1: Can-Tho 452-02-303-11013 19 BTS_20: Gia-Rai 452-02-303-11201 16 BTS_20: Gia-Rai 452-02-303-11202 16 BTS_22: Long-Phu 452-02-303-11220 17 BTS_23: Ngoc-Hien 452-02-303-11230 16 BTS_24: Tan-Chau 452-02-303-11240 16 BTS_25: Thanh-Tri 452-02-303-11250 16 BTS_26: Tra-Noc 452-02-303-11260 16 BTS_29: Phu-Quoc 452-02-303-11290 17 BTS_2: Thot-Not 452-02-303-11021 22 BTS_2: Thot-Not 452-02-303-11022 19 BTS_30: Song-Doc 452-02-303-11300 16 BTS_3: O-Mon 452-02-303-11031 19 BTS_3: O-Mon 452-02-303-11032 18 BTS_4: My-Long 452-02-303-11041 16 BTS_4: My-Long 452-02-303-11042 16 BTS_4: My-Long 452-02-303-11043 16 BTS_5: Chau-Doc 452-02-303-11051 19 BTS_5: Chau-Doc 452-02-303-11052 16 BTS_5: Chau-Doc 452-02-303-11053 16 BTS_6: Duyen-Hai 452-02-303-11060 16 BTS_7: Long-Xuyen 452-02-303-11071 22 BTS_7: Long-Xuyen 452-02-303-11072 19 BTS_7: Long-Xuyen 452-02-303-11073 20 BTS_8: Soc-Trang 452-02-303-11081 20 BTS_8: Soc-Trang 452-02-303-11082 20 BTS_8: Soc-Trang 452-02-303-11083 20 BTS_9: Ca-Mau 452-02-303-11091 21 BTS_9: Ca-Mau 452-02-303-11092 22 BTS_9: Ca-Mau 452-02-303-11093 18 BSC_12_C2 BTS_10: Bac-Giang 452-02-102-12101 16 BTS_10: Bac-Giang 452-02-102-12102 20 BTS_10: Bac-Giang 452-02-102-12103 20 BTS_11: Lang-Giang 452-02-102-12110 17 BTS_12: Hiep-Hoa 452-02-102-12120 16 BTS_13: Pho-Yen 452-02-102-12131 20 BTS_13: Pho-Yen 452-02-102-12132 20 BTS_14: Thai-Nguyen 452-02-102-12141 20 BTS_14: Thai-Nguyen 452-02-102-12142 20 BTS_14: Thai-Nguyen 452-02-102-12143 20 BTS_15: Bac-Can 452-02-102-12150 16 BTS_16: Ha-Dong 452-02-102-12161 18 BTS_16: Ha-Dong 452-02-102-12162 17 BTS_16: Ha-Dong 452-02-102-12163 17 BTS_17: Ung-Hoa 452-02-102-12170 16 BTS_18: Hoa-Binh 452-02-102-12181 16 BTS_18: Hoa-Binh 452-02-102-12182 16 BTS_18: Hoa-Binh 452-02-102-12183 17 BTS_19: Son-La 452-02-102-12191 19 BTS_19: Son-La 452-02-102-12192 16 BTS_19: Son-La 452-02-102-12193 16 BTS_1: Cao-Bang 452-02-102-12011 18 BTS_1: Cao-Bang 452-02-102-12012 16 BTS_1: Cao-Bang 452-02-102-12013 16 BTS_20: Dien-Bien 452-02-102-12201 18 BTS_20: Dien-Bien 452-02-102-12202 16 BTS_20: Dien-Bien 452-02-102-12203 16 BTS_21: Loc-Binh 452-02-102-12219 17 BTS_2: Son-Tay 452-02-102-12021 19 BTS_2: Son-Tay 452-02-102-12022 19 BTS_2: Son-Tay 452-02-102-12023 19 BTS_3: Lang-Son 452-02-102-12031 23 BTS_3: Lang-Son 452-02-102-12032 23 BTS_3: Lang-Son 452-02-102-12033 22 BTS_4: Tan-Thanh 452-02-102-12049 16 BTS_5: Dong-Dang 452-02-102-12050 16 BTS_6: Bac-Ninh 452-02-102-12061 18 BTS_6: Bac-Ninh 452-02-102-12062 16 BTS_6: Bac-Ninh 452-02-102-12063 16 BTS_7: Tien-Son 452-02-102-12070 18 BTS_8: Tu-Son 452-02-102-12080 18 BTS_9: Phu-Xuyen 452-02-102-12091 16 BTS_9: Phu-Xuyen 452-02-102-12092 16 BSC_13_Viet-Tri BTS_10: Sa-Pa 452-02-102-13109 16 BTS_1: Viet-Tri 452-02-102-13011 16 BTS_1: Viet-Tri 452-02-102-13012 16 BTS_1: Viet-Tri 452-02-102-13013 16 BTS_2: Me-Linh 452-02-102-13021 21 BTS_2: Me-Linh 452-02-102-13022 21 BTS_2: Me-Linh 452-02-102-13023 21 BTS_3: Phong-Chau 452-02-102-13030 16 BTS_4: Yen-Bai 452-02-102-13041 18 BTS_4: Yen-Bai 452-02-102-13042 16 BTS_4: Yen-Bai 452-02-102-13043 16 BTS_5: Lao-Cai 452-02-102-13051 16 BTS_5: Lao-Cai 452-02-102-13052 16 BTS_5: Lao-Cai 452-02-102-13053 16 BTS_6: Tuyen-Quang 452-02-102-13061 17 BTS_6: Tuyen-Quang 452-02-102-13062 17 BTS_6: Tuyen-Quang 452-02-102-13063 16 BTS_7: Ha-Giang 452-02-102-13071 17 BTS_7: Ha-Giang 452-02-102-13072 19 BTS_7: Ha-Giang 452-02-102-13073 18 BTS_8: Vinh-Yen 452-02-102-13081 18 BTS_8: Vinh-Yen 452-02-102-13082 18 BTS_8: Vinh-Yen 452-02-102-13083 18 BSC_14_Quang-Ninh BTS_10: Cua-Ong 452-02-103-14109 16 BTS_1: Hon-Gai 452-02-103-14011 17 BTS_1: Hon-Gai 452-02-103-14012 17 BTS_2: Bai-Chay 452-02-103-14020 18 BTS_3: Mao-Khe 452-02-103-14030 21 BTS_4: Hoanh-Bo 452-02-103-14041 16 BTS_4: Hoanh-Bo 452-02-103-14042 16 BTS_5: Uong-Bi 452-02-103-14051 23 BTS_5: Uong-Bi 452-02-103-14052 23 BTS_5: Uong-Bi 452-02-103-14053 18 BTS_6: Doi-TH 452-02-103-14061 16 BTS_6: Doi-TH 452-02-103-14062 16 BTS_6: Doi-TH 452-02-103-14063 16 BTS_7: Mong-Cai 452-02-103-14071 16 BTS_7: Mong-Cai 452-02-103-14072 16 BTS_7: Mong-Cai 452-02-103-14073 16 BTS_8: Cam-Pha 452-02-103-14081 16 BTS_8: Cam-Pha 452-02-103-14082 17 BSC_15_Vinh BTS_1: Kim-Lien 452-02-105-15010 16 BTS_2: Vinh 452-02-105-15021 16 BTS_2: Vinh 452-02-105-15022 16 BTS_2: Vinh 452-02-105-15023 16 BTS_3: Ha-Tinh 452-02-105-15031 20 BTS_3: Ha-Tinh 452-02-105-15032 20 BTS_3: Ha-Tinh 452-02-105-15033 20 BTS_4: Hong-Linh 452-02-105-15040 19 BTS_5: Cua-Lo 452-02-105-15050 20 BTS_6: Nghi-Loc 452-02-105-15060 21 BTS_7: Dong-Hoi 452-02-105-15071 17 BTS_7: Dong-Hoi 452-02-105-15072 17 BTS_7: Dong-Hoi 452-02-105-15073 17 BTS_8: Quynh-Luu 452-02-105-15080 17 BSC_16_Binh-Duong BTS_1: Song-Be 452-02-302-16011 17 BTS_1: Song-Be 452-02-302-16012 19 BTS_1: Song-Be 452-02-302-16013 19 BTS_2: Di-An 452-02-302-16021 17 BTS_2: Di-An 452-02-302-16022 19 BTS_2: Di-An 452-02-302-16023 16 BTS_3: Dong-Phu 452-02-302-16031 19 BTS_3: Dong-Phu 452-02-302-16032 19 BTS_3: Dong-Phu 452-02-302-16033 19 BTS_4: Ben-Cat 452-02-302-16040 18 BTS_5: Ben-Duoc 452-02-302-16059 18 BTS_6: Thuan-An 452-02-302-16061 21 BTS_6: Thuan-An 452-02-302-16062 21 BTS_6: Thuan-An 452-02-302-16063 21 BTS_7: Song-Than 452-02-302-16071 19 BTS_7: Song-Than 452-02-302-16072 19 BTS_7: Song-Than 452-02-302-16073 16 BTS_8: VTI 452-02-302-16081 19 BTS_8: VTI 452-02-302-16082 19 BTS_8: VTI 452-02-302-16083 20 BSC_17_Can-Tho BTS_1: Vinh-Long 452-02-303-17011 20 BTS_1: Vinh-Long 452-02-303-17012 17 BTS_1: Vinh-Long 452-02-303-17013 16 BTS_2: Cao-Lanh 452-02-303-17021 16 BTS_2: Cao-Lanh 452-02-303-17022 19 BTS_2: Cao-Lanh 452-02-303-17023 16 BTS_3: Hong-Ngu 452-02-303-17030 17 BTS_4: Go-Cong 452-02-303-17040 16 BTS_5: Ben-Tre 452-02-303-17051 18 BTS_5: Ben-Tre 452-02-303-17052 16 BTS_5: Ben-Tre 452-02-303-17053 16 BTS_6: My-Tho 452-02-303-17061 16 BTS_6: My-Tho 452-02-303-17062 16 BTS_6: My-Tho 452-02-303-17063 20 BTS_7: Cai-Lay 452-02-303-17071 16 BTS_7: Cai-Lay 452-02-303-17072 16 BTS_8: Sa-Dec 452-02-303-17081 21 BTS_8: Sa-Dec 452-02-303-17082 21 BTS_8: Sa-Dec 452-02-303-17083 21 BSC_1_Ha-Noi BTS_10: CongAn-BaDinh 452-02-101-1101 17 BTS_10: CongAn-BaDinh 452-02-101-1102 17 BTS_10: CongAn-BaDinh 452-02-101-1103 17 BTS_11: KS-AChau 452-02-101-1111 17 BTS_11: KS-AChau 452-02-101-1112 16 BTS_11: KS-AChau 452-02-101-1113 16 BTS_12: CTIN 452-02-101-1121 18 BTS_12: CTIN 452-02-101-1122 18 BTS_12: CTIN 452-02-101-1123 19 BTS_13: Truong-Chinh 452-02-101-1131 16 BTS_13: Truong-Chinh 452-02-101-1132 17 BTS_13: Truong-Chinh 452-02-101-1133 17 BTS_14: Cua-Nam 452-02-101-1141 16 BTS_14: Cua-Nam 452-02-101-1142 16 BTS_14: Cua-Nam 452-02-101-1143 18 BTS_15: Tran-Nhat-Duat 452-02-101-1151 17 BTS_15: Tran-Nhat-Duat 452-02-101-1152 17 BTS_15: Tran-Nhat-Duat 452-02-101-1153 17 BTS_16: Bo-Tu-Phap 452-02-101-1161 19 BTS_16: Bo-Tu-Phap 452-02-101-1162 18 BTS_16: Bo-Tu-Phap 452-02-101-1163 17 BTS_17: Cty-Tem 452-02-101-1171 16 BTS_17: Cty-Tem 452-02-101-1172 16 BTS_17: Cty-Tem 452-02-101-1173 17 BTS_18: O-Cho-Dua 452-02-101-1181 17 BTS_18: O-Cho-Dua 452-02-101-1182 17 BTS_18: O-Cho-Dua 452-02-101-1183 17 BTS_1: Hang-Dau 452-02-101-1011 19 BTS_1: Hang-Dau 452-02-101-1012 18 BTS_1: Hang-Dau 452-02-101-1013 17 BTS_20: C2 452-02-101-1201 16 BTS_20: C2 452-02-101-1202 16 BTS_20: C2 452-02-101-1203 16 BTS_21: Dang-Dung 452-02-101-1211 16 BTS_21: Dang-Dung 452-02-101-1212 16 BTS_21: Dang-Dung 452-02-101-1213 16 BTS_22: Phung-Hung 452-02-101-1221 17 BTS_22: Phung-Hung 452-02-101-1222 16 BTS_22: Phung-Hung 452-02-101-1223 16 BTS_23: Cam-Hoi 452-02-101-1231 17 BTS_23: Cam-Hoi 452-02-101-1232 17 BTS_23: Cam-Hoi 452-02-101-1233 18 BTS_2: Ba-Dinh 452-02-101-1021 16 BTS_2: Ba-Dinh 452-02-101-1022 16 BTS_2: Ba-Dinh 452-02-101-1023 16 BTS_3: Bo-Ho 452-02-101-1031 16 BTS_3: Bo-Ho 452-02-101-1032 18 BTS_3: Bo-Ho 452-02-101-1033 18 BTS_4: Bo-Noi-Vu 452-02-101-1041 16 BTS_4: Bo-Noi-Vu 452-02-101-1042 16 BTS_4: Bo-Noi-Vu 452-02-101-1043 18 BTS_5: Hang-Can 452-02-101-1051 16 BTS_5: Hang-Can 452-02-101-1052 16 BTS_5: Hang-Can 452-02-101-1053 18 BTS_6: My-Lan 452-02-101-1061 17 BTS_6: My-Lan 452-02-101-1062 16 BTS_6: My-Lan 452-02-101-1063 20 BTS_7: Eden 452-02-101-1071 19 BTS_7: Eden 452-02-101-1072 19 BTS_7: Eden 452-02-101-1073 17 BTS_8: Hang-Trong 452-02-101-1081 18 BTS_8: Hang-Trong 452-02-101-1082 17 BTS_8: Hang-Trong 452-02-101-1083 19 BTS_9: Kim-Lien 452-02-101-1091 16 BTS_9: Kim-Lien 452-02-101-1092 16 BTS_9: Kim-Lien 452-02-101-1093 17 BSC_2_Hai-Phong BTS_10: Ke-Sat 452-02-103-2100 18 BTS_11: No-Mu-Ra 452-02-103-2111 16 BTS_11: No-Mu-Ra 452-02-103-2112 18 BTS_11: No-Mu-Ra 452-02-103-2113 18 BTS_12: Doi-66 452-02-103-2120 18 BTS_13: Kim-Mon 452-02-103-2130 18 BTS_16: Thuy-Nguyen 452-02-103-2160 16 BTS_19: Ngoi-Sao-Xanh 452-02-103-2191 19 BTS_19: Ngoi-Sao-Xanh 452-02-103-2192 19 BTS_19: Ngoi-Sao-Xanh 452-02-103-2193 19 BTS_1: Hai-Duong 452-02-103-2010 16 BTS_20: Cho-Sat 452-02-103-2201 16 BTS_20: Cho-Sat 452-02-103-2202 18 BTS_20: Cho-Sat 452-02-103-2203 16 BTS_21: Do-Son 452-02-103-2219 23 BTS_2: Cat-Ba 452-02-103-2029 19 BTS_3: Hai-Phong 452-02-103-2031 17 BTS_3: Hai-Phong 452-02-103-2032 17 BTS_3: Hai-Phong 452-02-103-2033 17 BTS_4: Lach-Tray 452-02-103-2041 17 BTS_4: Lach-Tray 452-02-103-2042 17 BTS_4: Lach-Tray 452-02-103-2043 17 BTS_5: Kien-An 452-02-103-2050 16 BSC_3_HCMC BTS_10: Bx-Mien-Dong 452-02-301-3101 19 BTS_10: Bx-Mien-Dong 452-02-301-3102 17 BTS_10: Bx-Mien-Dong 452-02-301-3103 18 BTS_11: Tran-Quoc-Tuan 452-02-301-3111 18 BTS_11: Tran-Quoc-Tuan 452-02-301-3112 16 BTS_11: Tran-Quoc-Tuan 452-02-301-3113 18 BTS_12: Pastuer 452-02-301-3121 18 BTS_12: Pastuer 452-02-301-3122 17 BTS_12: Pastuer 452-02-301-3123 16 BTS_13: Tan-Thuan 452-02-301-3131 17 BTS_13: Tan-Thuan 452-02-301-3132 17 BTS_13: Tan-Thuan 452-02-301-3133 16 BTS_14: Phu-Nhuan 452-02-301-3141 16 BTS_14: Phu-Nhuan 452-02-301-3142 23 BTS_14: Phu-Nhuan 452-02-301-3143 16 BTS_15: Dai-TH 452-02-301-3151 17 BTS_15: Dai-TH 452-02-301-3152 20 BTS_15: Dai-TH 452-02-301-3153 20 BTS_16: Sun-Hotel 452-02-301-3161 18 BTS_16: Sun-Hotel 452-02-301-3162 17 BTS_16: Sun-Hotel 452-02-301-3163 16 BTS_17: Hoang-Phuong 452-02-301-3171 18 BTS_17: Hoang-Phuong 452-02-301-3172 17 BTS_17: Hoang-Phuong 452-02-301-3173 17 BTS_18: Calmette 452-02-301-3181 18 BTS_18: Calmette 452-02-301-3182 17 BTS_18: Calmette 452-02-301-3183 17 BTS_19: Ba-chieu 452-02-301-3191 20 BTS_19: Ba-chieu 452-02-301-3192 18 BTS_19: Ba-chieu 452-02-301-3193 23 BTS_1: Phu-My-Hung 452-02-301-3011 17 BTS_1: Phu-My-Hung 452-02-301-3012 17 BTS_1: Phu-My-Hung 452-02-301-3013 19 BTS_20: Hang-Xanh 452-02-301-3201 18 BTS_20: Hang-Xanh 452-02-301-3202 20 BTS_20: Hang-Xanh 452-02-301-3203 18 BTS_21: Hoang-Gia 452-02-301-3211 19 BTS_21: Hoang-Gia 452-02-301-3212 16 BTS_21: Hoang-Gia 452-02-301-3213 16 BTS_23: Pham-Viet-Chanh 452-02-301-3231 17 BTS_23: Pham-Viet-Chanh 452-02-301-3232 18 BTS_23: Pham-Viet-Chanh 452-02-301-3233 17 BTS_25: Amara 452-02-301-3251 19 BTS_25: Amara 452-02-301-3252 16 BTS_25: Amara 452-02-301-3253 16 BTS_2: Epco 452-02-301-3021 18 BTS_2: Epco 452-02-301-3022 16 BTS_2: Epco 452-02-301-3023 17 BTS_3: Hai-Ba-Trung 452-02-301-3031 16 BTS_3: Hai-Ba-Trung 452-02-301-3032 17 BTS_3: Hai-Ba-Trung 452-02-301-3033 17 BTS_4: Metropol 452-02-301-3041 18 BTS_4: Metropol 452-02-301-3042 16 BTS_4: Metropol 452-02-301-3043 16 BTS_5: Thai-Son 452-02-301-3051 18 BTS_5: Thai-Son 452-02-301-3052 17 BTS_5: Thai-Son 452-02-301-3053 19 BTS_6: Hang-Hai 452-02-301-3061 17 BTS_6: Hang-Hai 452-02-301-3062 17 BTS_6: Hang-Hai 452-02-301-3063 17 BTS_7: Huu-Nghi 452-02-301-3071 17 BTS_7: Huu-Nghi 452-02-301-3072 17 BTS_7: Huu-Nghi 452-02-301-3073 17 BTS_8: Xom-Chieu 452-02-301-3081 16 BTS_8: Xom-Chieu 452-02-301-3082 18 BTS_8: Xom-Chieu 452-02-301-3083 16 BTS_9: An-Phu 452-02-301-3091 16 BTS_9: An-Phu 452-02-301-3092 17 BTS_9: An-Phu 452-02-301-3093 16 BSC_4_HCMC BTS_10: Ba-Ria 452-02-302-4100 20 BTS_11: Vung-Tau 452-02-302-4111 21 BTS_11: Vung-Tau 452-02-302-4112 19 BTS_11: Vung-Tau 452-02-302-4113 17 BTS_12: Nui-Nho 452-02-302-4121 18 BTS_12: Nui-Nho 452-02-302-4122 19 BTS_13: Tan-An 452-02-302-4131 18 BTS_13: Tan-An 452-02-302-4132 16 BTS_13: Tan-An 452-02-302-4133 16 BTS_14: Ben-Luc 452-02-302-4149 16 BTS_15: Long-Dat 452-02-302-4150 16 BTS_19: Phu-My 452-02-302-4190 16 BTS_1: Go-Dau 452-02-302-4011 18 BTS_1: Go-Dau 452-02-302-4012 21 BTS_1: Go-Dau 452-02-302-4013 16 BTS_2: Cu-Chi 452-02-302-4020 18 BTS_3: Hoc-Mon 452-02-302-4031 16 BTS_3: Hoc-Mon 452-02-302-4032 18 BTS_4: Chau-Duc 452-02-302-4049 16 BTS_5: Trang-Bang 452-02-302-4050 16 BTS_6: Thu-Duc 452-02-302-4061 16 BTS_6: Thu-Duc 452-02-302-4062 16 BTS_6: Thu-Duc 452-02-302-4063 16 BTS_8: Tay-Ninh 452-02-302-4081 20 BTS_8: Tay-Ninh 452-02-302-4082 17 BTS_8: Tay-Ninh 452-02-302-4083 20 BTS_9: Xuyen-Moc 452-02-302-4091 16 BTS_9: Xuyen-Moc 452-02-302-4092 16 BTS_9: Xuyen-Moc 452-02-302-4093 16 BSC_5_Da- Nang BTS_10: Bach-Yen 452-02-201-5109 16 BTS_11: Hoi-An 452-02-201-5110 17 BTS_12: Nui-Vung 452-02-201-5120 17 BTS_13: Huong-Thuy 452-02-201-5130 19 BTS_14: Hoa-Cam 452-02-201-5141 16 BTS_14: Hoa-Cam 452-02-201-5142 16 BTS_14: Hoa-Cam 452-02-201-5143 16 BTS_15: Hai-Van 452-02-201-5150 17 BTS_16: Dien-Ban 452-02-201-5160 17 BTS_17: Dong-Ha 452-02-201-5171 16 BTS_17: Dong-Ha 452-02-201-5172 17 BTS_17: Dong-Ha 452-02-201-5173 17 BTS_18: Dung-Quat 452-02-201-5180 18 BTS_19: Man-Thai 452-02-201-5190 18 BTS_1: Tran-Phu 452-02-201-5011 16 BTS_1: Tran-Phu 452-02-201-5012 16 BTS_1: Tran-Phu 452-02-201-5013 16 BTS_20: Huong-Tra 452-02-201-5201 17 BTS_20: Huong-Tra 452-02-201-5202 17 BTS_21: Nga-Ba-Hue 452-02-201-5210 16 BTS_22: Lao-Bao 452-02-201-5229 16 BTS_2: Bac-My-An 452-02-201-5021 18 BTS_2: Bac-My-An 452-02-201-5022 16 BTS_2: Bac-My-An 452-02-201-5023 18 BTS_3: Hoa-Khanh 452-02-201-5031 16 BTS_3: Hoa-Khanh 452-02-201-5032 18 BTS_4: Tam-Ky 452-02-201-5041 18 BTS_4: Tam-Ky 452-02-201-5042 17 BTS_4: Tam-Ky 452-02-201-5043 17 BTS_5: Hue 452-02-201-5051 16 BTS_5: Hue 452-02-201-5052 18 BTS_5: Hue 452-02-201-5053 16 BTS_7: Nui-Thanh 452-02-201-5071 19 BTS_7: Nui-Thanh 452-02-201-5072 16 BTS_7: Nui-Thanh 452-02-201-5073 17 BTS_8: Quang-Ngai 452-02-201-5081 18 BTS_8: Quang-Ngai 452-02-201-5082 16 BTS_8: Quang-Ngai 452-02-201-5083 16 BTS_9: Thanh-Khe 452-02-201-5091 16 BTS_9: Thanh-Khe 452-02-201-5092 16 BTS_9: Thanh-Khe 452-02-201-5093 20 BSC_6_Qui-Nhon BTS_10: Hoa-Thang 452-02-202-6100 16 BTS_11: Dieu-Tri 452-02-202-6110 16 BTS_12: Dien-Khanh 452-02-202-6120 18 BTS_13: Ban-Me-Thuot 452-02-202-6131 17 BTS_13: Ban-Me-Thuot 452-02-202-6132 16 BTS_13: Ban-Me-Thuot 452-02-202-6133 18 BTS_15: Pleicu 452-02-202-6151 16 BTS_15: Pleicu 452-02-202-6152 18 BTS_15: Pleicu 452-02-202-6153 19 BTS_16: Yaly 452-02-202-6169 17 BTS_17: Dong-Bac 452-02-202-6171 16 BTS_17: Dong-Bac 452-02-202-6172 18 BTS_17: Dong-Bac 452-02-202-6173 20 BTS_18: An-Nhon 452-02-202-6180 16 BTS_1: Qui-Nhon 452-02-202-6011 16 BTS_1: Qui-Nhon 452-02-202-6012 16 BTS_1: Qui-Nhon 452-02-202-6013 16 BTS_2: Phu-Yen 452-02-202-6021 16 BTS_2: Phu-Yen 452-02-202-6022 16 BTS_2: Phu-Yen 452-02-202-6023 16 BTS_3: Nha-Trang 452-02-202-6031 16 BTS_3: Nha-Trang 452-02-202-6032 16 BTS_3: Nha-Trang 452-02-202-6033 16 BTS_4: Huyn-Dai 452-02-202-6040 16 BTS_5: Ninh-Hoa 452-02-202-6050 16 BTS_6: KonTum 452-02-202-6061 17 BTS_6: KonTum 452-02-202-6062 20 BTS_6: KonTum 452-02-202-6063 17 BTS_7: Hoai-Nhon 452-02-202-6070 17 BTS_8: Cam-Ranh 452-02-202-6080 16 BTS_9: Ha-Lan 452-02-202-6091 18 BTS_9: Ha-Lan 452-02-202-6092 23 BTS_9: Ha-Lan 452-02-202-6093 23 BSC_7_C2 BTS_10: Ninh-Binh 452-02-102-7101 19 BTS_10: Ninh-Binh 452-02-102-7102 19 BTS_10: Ninh-Binh 452-02-102-7103 19 BTS_11: Thanh-Hoa 452-02-102-7111 19 BTS_11: Thanh-Hoa 452-02-102-7112 19 BTS_11: Thanh-Hoa 452-02-102-7113 19 BTS_12: Nghi-Son 452-02-102-7129 16 BTS_19: Sam-Son 452-02-102-7190 16 BTS_1: Nhu-Quynh 452-02-102-7010 18 BTS_23: Phu-Ly 452-02-102-7231 20 BTS_23: Phu-Ly 452-02-102-7232 20 BTS_23: Phu-Ly 452-02-102-7233 20 BTS_2: Bim-Son 452-02-102-7021 23 BTS_2: Bim-Son 452-02-102-7022 23 BTS_2: Bim-Son 452-02-102-7023 23 BTS_33: Thai-Thuy 452-02-102-7330 17 BTS_34: Hai-Hau 452-02-102-7340 17 BTS_35: Tam-Diep 452-02-102-7350 17 BTS_37: Hung-Yen 452-02-102-7370 16 BTS_3: Tien-Hai 452-02-102-7039 16 BTS_8: Nam-Dinh 452-02-102-7081 19 BTS_8: Nam-Dinh 452-02-102-7082 19 BTS_8: Nam-Dinh 452-02-102-7083 19 BTS_9: Thai-Binh 452-02-102-7091 20 BTS_9: Thai-Binh 452-02-102-7092 20 BTS_9: Thai-Binh 452-02-102-7093 20 BSC_8_Giap-Bat BTS_11: DH-Quoc-Gia 452-02-101-8111 17 BTS_11: DH-Quoc-Gia 452-02-101-8112 17 BTS_11: DH-Quoc-Gia 452-02-101-8113 16 BTS_12: Thuong-Dinh 452-02-101-8121 17 BTS_12: Thuong-Dinh 452-02-101-8122 19 BTS_12: Thuong-Dinh 452-02-101-8123 17 BTS_13: Tu-Liem 452-02-101-8131 19 BTS_13: Tu-Liem 452-02-101-8132 19 BTS_13: Tu-Liem 452-02-101-8133 19 BTS_14: Tay-Ho 452-02-101-8141 16 BTS_14: Tay-Ho 452-02-101-8142 19 BTS_14: Tay-Ho 452-02-101-8143 19 BTS_15: Thang-Long 452-02-101-8151 21 BTS_15: Thang-Long 452-02-101-8152 21 BTS_15: Thang-Long 452-02-101-8153 21 BTS_16: Noi-Bai 452-02-101-8161 16 BTS_16: Noi-Bai 452-02-101-8162 16 BTS_16: Noi-Bai 452-02-101-8163 16 BTS_17: Thanh-Xuan 452-02-101-8171 16 BTS_17: Thanh-Xuan 452-02-101-8172 16 BTS_17: Thanh-Xuan 452-02-101-8173 17 BTS_18: Nghia-Do 452-02-101-8181 17 BTS_18: Nghia-Do 452-02-101-8182 19 BTS_18: Nghia-Do 452-02-101-8183 19 BTS_19: Giap-Bat 452-02-101-8191 16 BTS_19: Giap-Bat 452-02-101-8192 16 BTS_19: Giap-Bat 452-02-101-8193 17 BTS_1: Trieu-Viet-Vuong 452-02-101-8011 17 BTS_1: Trieu-Viet-Vuong 452-02-101-8012 17 BTS_1: Trieu-Viet-Vuong 452-02-101-8013 17 BTS_21: Hoang-Cau 452-02-101-8211 18 BTS_21: Hoang-Cau 452-02-101-8212 18 BTS_21: Hoang-Cau 452-02-101-8213 18 BTS_22: Thai-Thinh 452-02-101-8221 18 BTS_22: Thai-Thinh 452-02-101-8222 17 BTS_22: Thai-Thinh 452-02-101-8223 18 BTS_23: Ngoc-Khanh 452-02-101-8231 17 BTS_23: Ngoc-Khanh 452-02-101-8232 17 BTS_23: Ngoc-Khanh 452-02-101-8233 19 BTS_24: GiaLam-Airport 452-02-101-8241 19 BTS_24: GiaLam-Airport 452-02-101-8242 18 BTS_24: GiaLam-Airport 452-02-101-8243 17 BTS_2: Soc-Son 452-02-101-8020 20 BTS_3: Dong-Anh 452-02-101-8031 17 BTS_3: Dong-Anh 452-02-101-8032 20 BTS_3: Dong-Anh 452-02-101-8033 17 BTS_4: Thuy-Loi 452-02-101-8041 17 BTS_4: Thuy-Loi 452-02-101-8042 21 BTS_4: Thuy-Loi 452-02-101-8043 20 BTS_5: Nguyen-Luong-Bang 452-02-101-8051 17 BTS_5: Nguyen-Luong-Bang 452-02-101-8052 17 BTS_5: Nguyen-Luong-Bang 452-02-101-8053 20 BTS_6: Gia-Lam 452-02-101-8061 16 BTS_6: Gia-Lam 452-02-101-8062 16 BTS_6: Gia-Lam 452-02-101-8063 16 BTS_7: Doi-Can 452-02-101-8071 16 BTS_7: Doi-Can 452-02-101-8072 18 BTS_7: Doi-Can 452-02-101-8073 16 BTS_8: Fafilm 452-02-101-8081 16 BTS_8: Fafilm 452-02-101-8082 18 BTS_8: Fafilm 452-02-101-8083 20 BTS_9: Thanh-Tri 452-02-101-8091 21 BTS_9: Thanh-Tri 452-02-101-8092 17 BTS_9: Thanh-Tri 452-02-101-8093 18 BSC_9_HCMC BTS_10: Thi-Nghe 452-02-301-9101 16 BTS_10: Thi-Nghe 452-02-301-9102 16 BTS_10: Thi-Nghe 452-02-301-9103 17 BTS_11: Rach-Ong 452-02-301-9111 17 BTS_11: Rach-Ong 452-02-301-9112 17 BTS_11: Rach-Ong 452-02-301-9113 17 BTS_12: De-Nhat-Hotel 452-02-301-9121 23 BTS_12: De-Nhat-Hotel 452-02-301-9122 18 BTS_12: De-Nhat-Hotel 452-02-301-9123 18 BTS_13: An-Lac 452-02-301-9131 16 BTS_13: An-Lac 452-02-301-9132 17 BTS_13: An-Lac 452-02-301-9133 18 BTS_14: Nga-6 452-02-301-9141 19 BTS_14: Nga-6 452-02-301-9142 17 BTS_14: Nga-6 452-02-301-9143 16 BTS_15: Lidico 452-02-301-9151 19 BTS_15: Lidico 452-02-301-9152 16 BTS_15: Lidico 452-02-301-9153 18 BTS_16: Phu-Tho 452-02-301-9161 16 BTS_16: Phu-Tho 452-02-301-9162 21 BTS_16: Phu-Tho 452-02-301-9163 21 BTS_17: Lac-Long-Quan 452-02-301-9171 16 BTS_17: Lac-Long-Quan 452-02-301-9172 19 BTS_17: Lac-Long-Quan 452-02-301-9173 16 BTS_18: Bx-Cho-Lon 452-02-301-9181 18 BTS_18: Bx-Cho-Lon 452-02-301-9182 17 BTS_18: Bx-Cho-Lon 452-02-301-9183 16 BTS_19: Tan-Tao 452-02-301-9191 17 BTS_19: Tan-Tao 452-02-301-9192 18 BTS_19: Tan-Tao 452-02-301-9193 21 BTS_1: Tan-Son-Nhat 452-02-301-9011 18 BTS_1: Tan-Son-Nhat 452-02-301-9012 18 BTS_1: Tan-Son-Nhat 452-02-301-9013 18 BTS_21: Tan-Phu 452-02-301-9211 19 BTS_21: Tan-Phu 452-02-301-9212 19 BTS_21: Tan-Phu 452-02-301-9213 19 BTS_22: Nguyen-Thi-Nho 452-02-301-9221 18 BTS_22: Nguyen-Thi-Nho 452-02-301-9222 16 BTS_22: Nguyen-Thi-Nho 452-02-301-9223 16 BTS_23: Bau-Cat 452-02-301-9231 16 BTS_23: Bau-Cat 452-02-301-9232 17 BTS_23: Bau-Cat 452-02-301-9233 16 BTS_24: CT-Dien-Thoai 452-02-301-9241 16 BTS_24: CT-Dien-Thoai 452-02-301-9242 16 BTS_24: CT-Dien-Thoai 452-02-301-9243 18 BTS_25: Hue-My 452-02-301-9251 19 BTS_25: Hue-My 452-02-301-9252 16 BTS_25: Hue-My 452-02-301-9253 18 BTS_26: Song-Kim 452-02-301-9261 16 BTS_26: Song-Kim 452-02-301-9262 17 BTS_26: Song-Kim 452-02-301-9263 16 BTS_27: Ba-Queo 452-02-301-9271 20 BTS_27: Ba-Queo 452-02-301-9272 17 BTS_27: Ba-Queo 452-02-301-9273 17 BTS_28: Hoa-Hung 452-02-301-9281 18 BTS_28: Hoa-Hung 452-02-301-9282 16 BTS_28: Hoa-Hung 452-02-301-9283 18 BTS_29: SieuThi-ChoLon 452-02-301-9291 16 BTS_29: SieuThi-ChoLon 452-02-301-9292 19 BTS_29: SieuThi-ChoLon 452-02-301-9293 16 BTS_2: Binh-Dien 452-02-301-9021 16 BTS_2: Binh-Dien 452-02-301-9022 17 BTS_2: Binh-Dien 452-02-301-9023 20 BTS_30: Culture 452-02-301-9301 17 BTS_30: Culture 452-02-301-9302 22 BTS_30: Culture 452-02-301-9303 17 BTS_31: Su-Van-Hanh 452-02-301-9311 19 BTS_31: Su-Van-Hanh 452-02-301-9312 18 BTS_31: Su-Van-Hanh 452-02-301-9313 17 BTS_33: Au-Co 452-02-301-9331 17 BTS_33: Au-Co 452-02-301-9332 19 BTS_33: Au-Co 452-02-301-9333 17 BTS_3: Nga-Bay 452-02-301-9031 16 BTS_3: Nga-Bay 452-02-301-9032 17 BTS_3: Nga-Bay 452-02-301-9033 17 BTS_4: Minh-Phung 452-02-301-9041 17 BTS_4: Minh-Phung 452-02-301-9042 19 BTS_4: Minh-Phung 452-02-301-9043 20 BTS_5: Hau-Giang 452-02-301-9051 18 BTS_5: Hau-Giang 452-02-301-9052 18 BTS_5: Hau-Giang 452-02-301-9053 18 BTS_6: Quan-8 452-02-301-9061 19 BTS_6: Quan-8 452-02-301-9062 16 BTS_6: Quan-8 452-02-301-9063 17 BTS_7: Go-Vap 452-02-301-9071 18 BTS_7: Go-Vap 452-02-301-9072 18 BTS_7: Go-Vap 452-02-301-9073 16 BTS_8: Chi-Hoa 452-02-301-9081 18 BTS_8: Chi-Hoa 452-02-301-9082 17 BTS_8: Chi-Hoa 452-02-301-9083 19 BTS_9: Hanh-Long 452-02-301-9091 17 BTS_9: Hanh-Long 452-02-301-9092 17 BTS_9: Hanh-Long 452-02-301-9093 18 Theo bảng tần số trên ta thấy 1 BSC có thể quản lý được nhiều BTS, ví dụ như BSC_10_Biên Hoà có thể quản lý được 33 BTS. - Cột GSM_Cell _ID cho biết định vị được thuê bao Ví dụ: 452-02-302-10101 trong đó 452 là MCC: Mã nước di động (Mobile Country Code) 02 là MNC: Mã mạng di động (Mobile Network Code) 302 là LAC:Mã vùng định vị (Local Area Code) 10101 là CI: Cell Identity (Nhận dạng cell) với 10 là BSC10, 10 là BTS10, 1 là sector 1 - Cột BSIC: Mã nhận dạng trạm gốc (Base Station Identity Code) *)Phần truyền dẫn Sử dụng truyền dẫn theo tiêu chuẩn Châu Âu E1 trong đó E1 có tốc độ 2.048Mb/s được ghép từ 32 kênh con có tốc độ là 64kb/s. Trong đó thì 30 kênh được dùng để truyền dữ liệu và 2 kênh được dùng để mang thông tin về đồng bộ và báo hiệu. *)Mạng báo hiệu trong mạng VinaPhone GSM sử dụng báo hiệu kênh chung số 7 (CCS N7 Common Channel Sinalling Number 7) ở CCS N7 đường báo hiệu tách riêng so với đường tiếng, ở mạng này không nhất thiết phải có một kênh báo hiệu trên mọi đoạn nối. Điều này có nghĩa rằng các bản tin báo hiệu có thể có các đoạn nối khác với đường dẫn để đến được điểm nhận, để tránh nhầm lẫn người ta gán nhãn cho từng bản tin. Kênh báo hiệu có thể chiếm 1 khe thời gian bất kỳ trên các đường truyền dẫn 2Mbps (trừ khe TS0) và được sử dụng để truyền tất cả các báo hiệu của các kênh thoại ở đoạn nối tương ứng. CCS N7 có rất nhiều ưu điểm sau: - Dung lượng truyền báo hiệu cao, một kênh báo hiệu có thể đảm bảo báo hiệu cho 5000 mạch tiếng. - Cho phép sử dụng nhiều dịch vụ mới. - Cho phép giảm kích thước của các thiết bị vì không cần thiết phải ấn định thiết bị báo hiệu riêng cho từng mạch tiếng. - Độ tin cậy cao. 3.3.2. Cấu trúc các phần tử mạng Đối với 1 mạng di động tế bào mặt đất thì các BTS có thể được coi là các thành phần chủ yếu của mạng. Do đó ta có thể gọi các BTS là các phần tử mạng GSM. Công việc thiết kế mạng sau khi đã tính toán được lưu lượng và chất lượng phục vụ sẽ là lập cấu hình cho các đài trạm tức là các BTS hay các phần tử mạng. Cấu trúc các phần tử mạng không những cho phép tăng dung lượng và lưu lượng của mạng mà nó còn can thiệp sâu sắc vào quá trình tăng chất lượng phục vụ của mạng. Các khái niệm về đài trạm Site: Trạm có thể là 1 BTS nếu sử dụng anten Ommi hoặc 3 BTS nếu sử dụng anten Sector. Cell: Mỗi ô tương ứng 1 BTS, trong mỗi ô có thể sử dụng nhiều tần số. TRX: Trạm thu phát bao gồm anten thu phân tập và anten phát kết hợp. FU: Frame Unit: Tương ứng với 1 tần số và bằng số TRX. Các Site có thể gồm tối đa 3 BTS, mỗi BTS có thể gồm từ 1 đến nhiều FU (TRX). 3.3.2.1. Phần chuyển mạch - Có 8 MSC được phân bố như sau Khu vực Hà Nội có 3 MSC Khu vực TP HCM có 4 MSC Khu vực Đà Nẵng có 1 MSC - Có 6 HLR và được phân bố như sau Hà nội: có 2 HLR TP HCM có 3 HLR Đà Nẵng có 1 HLR - Có 9 VLR trong đó 3 VLR của hãng Ericsson và 6 VLR của hãng Siemens 3.3.2.2. Phần vô tuyến - Cấu hình BTS Thời gian trung bình cuộc gọi: 120 giây Traffic hệ thống : 0,025 E Tỷ lệ cuộc gọi: ML:45%, LM:45%, MM:10% Báo hiệu nội bộ : C7 Báo hiệu giữa mạng GSM với mạng PSTN: C7 Số BSC: 30 Số BTS: 992 Theo số liệu của công ty dịch vụ viễn thông GPC thì cấu hình tổng thể của mạng Vinaphone gồm 992 trạm BTS CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU MẠNG VINAPHONE KHU VỰC HÀ NỘI 4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI TẠI HÀ NỘI Hà Nội là thủ đô, là trung tâm đầu não chính trị và kinh tế của cả nước. Hà Nội còn là một thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, quản lý hành chính, giao dịch quốc tế... và cũng là nơi có mật độ dân cư rất cao. Từ nay đến năm 2010, Hà Nội sẽ được quy hoạch một cách rộng lớn, thành phố sẽ mở rộng thêm nhiều quận mới, các khu công nghiệp, khu cao ốc tập trung dân cư, đường cao tốc, khu giải trí, khu du lịch...Bên cạnh nội thành khu ngoại thành cũng được mở rộng thêm. Cụ thể như khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Bắc Ninh, khu công nghiệp Sài Đồng – Gia Lâm, khu công nghiệp Văn Điển. Các đường cao tốc vành đai các tỉnh được xây dựng. Cùng với sự phát triển đô thị Hà Nội, việc phát triển thông tin liên lạc là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế. Thông tin di động có thể được coi là sự lựa chọn tối ưu nhất cho thông tin ở đô thị Hà Nội ở hiện tại và tương lai. Việc đầu tư phát triển mạng thông tin di động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến nhu cầu sử dụng và khả năng lựa chọn công nghệ, thiết bị để đầu tư có lãi là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Dự báo phát triển thuê bao điện thoại di động mạng VinaPhone Khu vực Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hà Nội 1.456.000 2.200.000 2.800.000 3.400.000 Gần đây, khi dịch vụ trả trước được đưa vào hai mạng này thì số thuê bao đã phát triển rất nhanh khoảng 50.000 thuê bao/ tháng. Do vậy việc đầu tư phát triển mạng VinaPhone nói chung và mạng VinaPhone khu vực Hà Nội nói riêng là rất cần thiết. 4.2. GIỚI THIỆU MẠNG VINAPHONE KHU VỰC HÀ NỘI Mạng VinaPhone Hà Nội sử dụng thiết bị: phần vô tuyến của Motorola (Mỹ), phần tổng đài của Siemens (Đức) do trung tâm dịch vụ Viễn Thông khu vực I (GPC1) quản lý, bao gồm 3 tổng đài MSC1A, MSC1B, MSC1C và 6 trạm điều khiển gốc BSC. Các trạm thu phát gốc BTS được phân bố cả ở nội và ngoại thành có 110 trạm. Sơ đồ tổng quát mạng Vinaphone khu vực phía bắc  37E1/6C7 10E1/16C7  MSC1A MSC5 25E1/13C7 MSC 40E1/8C7 1B  BSC 14E1/8C7 8  BSC 2E1/8C7 8  BSC 8E1/2C7 8  BSC 8E1/1C7 8  BSC 18E1/10C7 8  BSC 2E1/1C7 8  BSC 4E1/2C7 8  BSC 4E1/2C7 8  BSC 4E1/1C7 8 24E1/6C7 24E1/4C7 HLR1 BSC2 TSC1 MSC1A HLR1 HLR4 MSC4 2E1/8C7 MSC1B 23E1/4C7 23E1/4C7 12E1/4C7 27E1/8C7 10E1/3C7 12E1/3C7 27E1/8C7 2E1/1C7 2E1/8C7 BSC12 A BSC13 B BSC14 BSC15 BSC21 A BSC34 BSC38 BSCAL SCP1 38E1/ 14C7 BSC1 5N  BSC31  2E1/4C7 BSC83 3  2E1/12C7 SPC1 SCP2  34E1/1C7 TAND M  1E1/4C7 OMCR MSCC 4E1/2C7 4E1/4C7 4E1/16C7 2E1/8C7 4E1/2C7 32E1/2C7 IVR1 SMS_C DIT SMS_E LC VTI TOLL2 50E1/6C7 TOLL3 Cụ thể các trạm thu phát gốc được phân bổ như sau. S¬ ®å kÕt nèi MSc 1a (Siemens) MSC 1A 32 Link  32 Link  16 Link  16 Link  32 Link 16 Link TRAU_101_m TRAU 102_m TRAU 103_m TRAU 104_m TRAU_105_M Trau_138_m GI¸P B¸T GI¸P B¸T GI¸P B¸T GI¸P B¸T GI¸P B¸T Gi¸p b¸t 1E1 2E1  2E1 5E1  3E1  1E1 3E1 3E1 4E1 2E1 2E1 2E1  1E1  2E1  3E1 Bsc_101_m Gi¸p b¸t 1 hµng ®Ëu 6/6/6 2 cÇu gç 3/ 3/3 3 §µi tN VN 4/5/ 3 4 bé néi vô 8/ 8/8 5 hµng c©n 3/3/3 6 b ¹ch ®»ng 1 5 /5/6 7 Eden hotel 6/5/5 8 hµng trèng 6/6/6 14 cöa nam 7/ 8/8 15 trÇn nh duËt 4/4/ 4 Bsc _108_m Gi¸p b¸t 1 linh ®µm 3/ 4/4 5 mai h¾c ®Õ 4/5/6 6 ph¸p v©n 5/5/5 7 ng tam chinh 4/4/3 8 Gi¸p b¸t 8/8/6 9 thanh tr× 4/ 3/4 11 thanh nhµn 3/ 3/4 17 kim ngƯU 4/3/4 18 tr kh¸t ch©n 4/ 6/3 19 l¹c trung 4/5 /5  Bsc _128_m gia l©m 2 sãc s¬n 3/ 3/3 3 ®«ng anh 6/6/5 4 phñ lç 2/2/2 6 gia l©m 8/4/6 7 ng v¨n cõ 4/4/4 12 b¸t trµng 2/ 4/3 13 sµi ®ång 3/2/3 17 cty tem 8/8/ 8 19 lª duÈn 6/ 6/6 21 ®Æng dung 6/6 /5 22 phïng hƯng 4/4/4 25 bê bå 8/8/8 31tr.viÖt .v Ư¬ng 1 6 /8/8 32 t©y hå 4/3/3  21 ng an ninh 4/ 3/3 22 ®Þnh c«ng 4/ 4/4 23 cÈm héi 4/4/4 25 b¸ch khoa 4/5/6 30 ng ®øc c¶nh 4 /4/4 32 KS ¸ ch©u 5/5/5 33 ctin 5/5/5 34 trƯêng chinh 6/6/6 36 mü lan 6/6/6 39 kim liªn 1 7 /8/6  16 néi bµi 3/ 3/5 24 gia l©m airport 4/ 4/4 27 yªn viªn 4/4/ 4 29 mü hµo omni _4 31 ch©u quú 3/3/3 50 néi bµi micro o _2 52 Hµng hµnh o _2 58 N c¶nh ch©n o _2 60 Ha noi- tower o _2 60 Ha noi- tower o _2 S¬ ®å kÕt nèi MSC1B (siemens) MSC 1B 32link 32link 32link 32link  32link Trau 8 c2 - gpc Trau 11 c2 - gpc Trau 12 c2 - gpc Trau 20 c2 - gpc Trau 41 c2 - gpc 1E1  4E1  4E1  2E1  1E1 2E1 3E1 3E1  3E1 3E1 1E1  4E1 2E1 Bsc 118_m c2- gpc 1 cÇu diÔn 6/6/6 2 nhæn o _6 4 yªn hoµ 6/5/6 5 xu©n la 4/3/4 7 ®éi cÊn 6/6/6 8 l long _qu©n2 3/ 2/2 11 ®h quèc gia 8/8/8 13 tõ liªm 6/6/6 18 nghÜa ®« 6/6/ 6 Bsc 131 _m c2- gpc 6 hµ ®«ng 6/8/ 8 9 kim giang 4/5/3 10 trƯêng BC 4/6/6 12 tr duy hƯng 6/6/6 14 fafilm 6/6/ 6 15 thuîng ®×nh 6/6/6 16 lôc yªn O _2 17 thanh xu©n 8/6/8 Bsc 133_m c2- gpc 2 ®oµn thÞ ®iÓm 6/6/ 5 3 hvqt-33 6 /6/ 6 4 k/s ph Ư¬ngnam 6/6/6 5 ng lƯ¬ng b»ng 4/4/4 6 Sè 40 la thµnh 4/ 4/4 8 ngäc kh¸nh 6/6/6 9 vinaconex 6/6/ 6 10 ca ba ®×nh 6/6/8 26 hoµng .q.viÖt 4/4/4 27 KCN th long 4/2/3 28 hoµng .h.th¸m 3/3/3  29 nh©n chÝnh 6/ 5/5  20 c2 (cty) 8/8/ 8 21 ®Æng t ®«ng 4/4/8 22 th¸i thÞnh 6/6/ 6 32 nam hång 4/4/4 33 cÇu th long 3/ 3/4 34 l long qu©n 1 3/ 3/3 35 cæ nhuÕ 6/ 5/6 36 tr ®¨ng ninh 3/4/3 47 mic_thuþ khuª o _2 51 b ¹ch th«ng o _2  32 mü ®×nh 6/ 4/4 33 hµ ®«ng 2 6 /3/ 6 34khƯ¬ng trung 3/ 4/3  24 NVH ba ®×nh 6/6/ 6 28 v¨n chƯƠNG 3/3/ 4 31 sè 184 lathµnh 4/ 4/3 40 kim m∙ 6/8/8 46 vp _gpc 1 o _2 48 vp _gpc 1_2 o _2 50 vò ngäc phan o _2 53 ks _hµ _néi o _2 54 b¶o vÖ c 2 o_2 55. T©y s¬n Micro O_2 S¬ ®å kÕt nèi Msc1c (Ericsion) MSC 1C TRAU  16link  Trau  24link  20link TRAU  8link  TRAU  48link  88link TC1_a_c2 TC2_a_c2 116_m c2 121_m C2 122_m c2 136_m C2 3E1 2E1  2E1 3E1 3E1  1E1  12E1  11E1  11E1 Bsc_114_m tha Bsc_115 _m nan BSC_112_a hni BSC_113_a VTI BSC_121_a hni 1 thanh hoa 2 2 / 2/2 1 kim liªn 2 2 /2 1 ®¹ i tõ o _ 3 1 viÖt tr× 4/ 6/5 2 bØm s¬n 3/ 2/3 2 vinh 6/ 8/6 2 s¬n t©y 3/ 2/5 2 mª linh 4 /5 /3 3 sÇm s¬n 2 2 /2 3 hµ tÜnh 5/4 /3 3 phong thæ 2/ 3/1 3 phong ch©u o _4 3 tiÒn h¶i o _ 4 4 ho»ng ho¸ 2 /2 /2 4 hång lÜnh 2/ 2/2 4 ba v× 3/5 4 yªn b¸I 3/3 /3 4 gia viÔn o _ 2 5 cöa lß 3 /3 5 ®iÖn biªn 5 /3 /4 5 lµo cai 7/4 /4 5 nho quan o _3 6 nghi léc 2/2 /2 6 phôc hoµ 1 /1 /1 6 tuyªn quang 3 /4/ 5 6 duy tiªn o _ 3 7 b¾c c ¹n 3 /2 /1 7 hµ giang 4 /5 /3 7 yªn mü 4/ 2/2 8 ba voi 4 /2 /2 8 quúnh lu 2/ 2/2 8 tuÇn gi¸o o _ 2 8 vÜnh yªn 6 /4/ 5 8 nam ®Þnh 6/ 5/4 9 diÔn ch©u 4 /2 /2 9 phó xuyªn 4/ 3 9 hµm yªn o _2 9 thai b×nh 6/ 5/4 10 hƯng léc 2/3 /3 10 lai ch©u o _1 10 ®ång v¨n o _ 1 10 ninh b×nh 6 /5/ 4 11 thanh ho¸ 8/ 7/8 11 cÈm xuyªn o _ 2 11 nµ s¶n o _1 11 phó thä 2/2 /3 11 BC nam ®Þnh 2/ 2/2 12 nghi s¬n o _ 2 12 ®« l Ư¬ng 2 /2/2 12 mƯêng la o _ 4 12 b¾c quang o _ 3 12 CHỢ DẦ N 2 /2/ 2 13 hµm rång 4/4 13 phæ yªn 2/ 2/3 13 s¬n dƯ¬ng o _ 2 13 KIM ĐỘNG o _ 2 14 chî kho o _ 2 14 ®øc thä 4 /2 14 th¸I nguyªn 6/4 /8 14 ®¹i l¶I o _ 3 14 THANH OAI 2/2 /2 15 hµ trung 2/2 15 nghÜa ®µn O _ 4 15 na r× o _ 1 15 cam ®Ưêng o _3 16 ga vinh 4 /5 /3 16 mai s¬n o _ 3 16 ®oan hïng o _3 16 kim s¬n o _ 3 17 anh s¬n o _ 2 17 øng hoµ 2/ 2/2 17 nghÜa lé o _ 2 17 hƯng hµ o _

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH072.doc
Tài liệu liên quan