Đề tài Tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam: Lời cam đoan Tụi xin cam đoan những số liệu ghi chộp trong đề tài hoàn toàn trung thực và chớnh xỏc, được căn cứ từ cỏc văn bản của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, từ nguồn niờn giỏm thống kờ 2006, bỏo cỏo, tạp chớ, đề tài ngiờn cứu khoa học. Nếu cú bất kỳ sự thiếu trung thực nào tụi xin hoàn toàn chịu trỏch nhiệm. Sinh viờn Nguyễn Lờ Hà Lời cảm ơn Trong 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tôi đã được sự chỉ bảo dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự động viên nhiệt tình của gia đình, bạn bè đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện cho tôi tích lũy kiến thức, tu dưỡng đạo đức. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đỗ Kim Chung - Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin châ...

doc85 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cam đoan Tôi xin cam đoan những số liệu ghi chép trong đề tài hoàn toàn trung thực và chính xác, được căn cứ từ các văn bản của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, từ nguồn niên giám thống kê 2006, báo cáo, tạp chí, đề tài ngiên cứu khoa học. Nếu có bất kỳ sự thiếu trung thực nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Lê Hà Lời cảm ơn Trong 4 n¨m häc tËp vµ rÌn luyÖn t¹i tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi t«i ®· ®­îc sù chØ b¶o d¹y dç cña c¸c thÇy c« gi¸o, sù ®éng viªn nhiÖt t×nh cña gia ®×nh, b¹n bÌ ®Õn nay t«i ®· hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp cña m×nh. Qua ®©y t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m hiÖu tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, C¸c thÇy c« gi¸o trong khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i tÝch lòy kiÕn thøc, tu d­ìng ®¹o ®øc. §Æc biÖt t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n GS.TS. §ç Kim Chung - Tr­ëng khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ®· tËn t×nh h­íng dÉn, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc tËp vµ hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp cña m×nh. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c c« chó trong Vô Kinh tÕ n«ng nghiÖp – Bé KÕ ho¹ch §Çu t­ ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp t«i hoµn thµnh tèt luËn v¨n. §ång thêi t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n gia ®×nh, b¹n bÌ ®· ®éng viªn gióp ®ì t«i trong suèt 4 n¨m häc võa qua. Hµ Néi, ngµy 22 th¸ng 05 n¨m 2008 Sinh viªn NguyÔn Lª Hµ MỤC LỤC DANH M ỤC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước - 30 - Bảng 4.2: Thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn ngành nông nghiệp theo lĩnh vực năm 2001 – 2005 - 31 - Bảng 4.3: Hạng mục công trình thủy lợi lớn trên toàn quốc - 33 - Bảng 4.4: Giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước (ĐVT: Tỷ đồng) - 40 - Bảng 4.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước - 41 - Bảng 4.6: Diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa nước ta giai đoạn 2001 -2006 - 42 - Bảng 4.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp và vốn đầu tư thủy lợi - 45 - Bảng 4.8 : Bảng ước lượng hồi quy tuyến tính giữa GTSX NN và Vốn đầu tư thuỷ lợi 46 Bảng 4.9: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản và gieo trồng lúa nước ta giai đoạn 2001 - 2006 48 Bảng 4.10: Tình hình vốn đầu tư thủy lợi và giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nước ta giai đoạn 2001 - 2006 51 Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp - 12 - Đồ thị 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước - 30 - Đồ thị 4.2: Diện tích gieo trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 - 43 - Đồ thị 4.3: Sản lượng lúa và sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 49 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng và đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Ngoài việc đáp ứng về cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng với 85 triệu dân, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2006 đã đạt trên 7,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005. Một số ngành hàng đã có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, lâm sản… Có được những thành công đó, một mặt là nhờ đóng góp của người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp, mặt khác là do có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hiện nay chúng ta đang hội nhập mạnh với nền kinh tế thế giới. Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO). Đây là một mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của cả đất nước nói chung. Nó mở ra cho nông nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra các yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường, cắt giảm thuế và tiến tới thực hiện một khu vực phi thuế quan. Việt Nam không được thực hiện các biện pháp trợ cấp làm bóp méo thương mại, đặc biệt là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu. Vì thế các biện pháp hỗ trợ trong nông nghiệp nhất là thực hiện nhóm chính sách hộp xanh là rất quan trọng và cần thiết, trong đó cần chú trọng vào đầu tư thủy lợi. Hiện nay Nhà nước đã có đầu tư rất lớn cho ngành nông nghiệp, đặc biệt cho phát triển thuỷ lợi. Thuỷ lợi tuy không mang lại hiệu quả trực tiếp như ngành nông nghiệp hoặc các ngành khác nhưng lại có tác động rất lớn tới ngành nông nghiệp, các ngành khác và đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của nó tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp. Thuỷ lợi có vai trò rất quan trọng nhưng đầu tư cho nó như thế nào? Đầu tư bao nhiêu đang là một vấn đề đặt ra? Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế còn thiếu và gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đầu tư cho nông nghiệp đã tăng lên đáng kể. Trong thời gian qua Chính phủ cũng đã có những quan tâm nhất định đến vấn đề này đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Tập trung chủ yếu cho xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước, đập, đê điều, cơ sở vật chất kỹ thuật của các viện, trường, trạm, trại... Trong đó chính sách thuỷ lợi luôn được coi trọng. Trước đổi mới đã coi thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu, quản lý tập trung theo kế hoạch, tập trung xây dựng nhiều công trình lớn, vừa. Sau đổi mới đã bước đầu phi tập trung hoá, thu thuỷ lợi phí, tập trung đầu tư cứng hoá kênh mương. Thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Riêng đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân thì thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, sản lượng, giá thành của các sản phẩm nông nghiệp có tưới ( như lúa gạo, cà phê, rau, màu, cây ăn quả…). Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến thủy lợi và đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đối với vấn đề này theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.  Vì thuỷ lợi tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp và đây đang được xem là một trong những vấn đề được Chính phủ quan tâm đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: Qua nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi cũng như sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta qua một số năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ đó tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lí luận và thực tiễn về mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp. - Xem xét và đánh giá tình hình đầu tư thuỷ lợi trong thời gian qua ở nước ta - Xem xét mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở nước ta. - Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thuỷ lợi. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình đầu tư thuỷ lợi, tình hình tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình trưởng nông nghiệp của nước ta qua một số năm, ở đây chủ yếu xem xét trong giai đoạn 2001 – 2006. Bên cạnh việc xem xét tình hình chung của cả nước, nhận thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng nhạy cảm với vấn đề đầu tư phát triển thủy lợi nên chúng tôi tìm hiểu rõ hơn tình hình đầu tư thủy lợi ở vùng này. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của đầu tư thuỷ lợi tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở nước ta. - Phạm vi về không gian: Tình hình đầu tư phát triển thủy lợi, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam. Tình hình đầu tư phát triển thủy lợi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Phạm vi về thời gian: Vì chính sách thuỷ lợi là một chính sách trong dài hạn, ảnh hưởng và tác động của nó là trong một thời gian dài nên thời gian nghiên cứu dài, do đó số liệu thu thập dùng để nghiên cứu chủ yếu từ năm 2001 – 2006 Thời gian thực tập từ 14/1 đến 20/5/2008 PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THUỶ LỢI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP 2.1 Những khái niệm cơ bản 2.1.1 Một số lý luận đầu tư phát triển thuỷ lợi và công tác thủy lợi 2.1.1.1 Khái niệm Khái niệm đầu tư. Trong thời đại hiện nay thuật ngữ “Đầu tư” đang được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực về lý luận cũng như thực tiễn, song thuật ngữ này cũng có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau. Đầu tư là đem một khoản tiền của đã được tích luỹ để sử dụng vào một việc nhất định nhằm thu lại các lợi ích có gái trị lớn hơn hay vì một mục đích sinh lợi trong tương lai. Đầu tư là những biện pháp cường độ hoá quá trình tái sản xuất thông qua việc tạo ra những tài sản cố định mới mở rộng hay hiện đại hóa những tài sản hiện có nhằm thay thế đổi mới hoặc nâng cao chất lượng, trình độ của các tài sản cố định đã được sử dụng trong tất cả các khu vực của nền kinh tế. Đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng. Có đầu tư sản xuất (xây dựng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải và đem lại doanh lợi) và đầu tư dịch vụ (xây dựng những cơ sở phục vụ lợi ích công cộng như bệnh viện, trường học, thương mại, du lịch…) Như vậy, khái niệm vốn đầu tư sẽ được hiểu là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng. Vốn đầu tư là khoản tiền tích luỹ của xã hội từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và số tiền có thể huy động được từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... được sử dụng cho hoạt động đầu tư. Khái niệm về thủy lợi - Dự án đầu tư phát triển thuỷ lợi là loại hình đầu tư dùng các biện pháp kỹ thuật để sử dụng cũng như điều tiết các nguồn nước thiên nhiên một cách hữu ích nhằm đạt được những mục tiêu nào đó. Một quá trình đầu tư có thể là một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu khác nhau. Trong đầu tư mỗi quá trình đầu tư đều đặt ra những mục tiêu chính nhất định. Quá trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đặt ra chủ yếu phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đầu tư có nhiều hình thức đầu tư cho các công trình, có thể là đầu tư xây mới hoàn toàn, sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt thêm máy móc thiết bị. - Công tác thuỷ lợi là tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước trên mặt và nước ngầm, đấu tranh phòng chống và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra đối với kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường. - Công trình thuỷ lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Công trình thuỷ lợi bao gồm trạm bơm, máy bơm, kênh mương, cống qua đê,... - Nâng cấp công trình thuỷ lợi là quá trình làm tăng khả năng hoạt động tưới tiêu của công trình bằng các biện pháp như tu sửa, lắp đặt thêm máy móc, thiết bị... Từ một số khái niệm về đầu tư và công tác thủy lợi ta có thể có thể khái quát khái niệm về đầu tư thủy lợi: Đầu tư thủy lợi là quá trình sử dụng vốn đầu tư vào việc tu sửa hoặc xây mới một số công trình thủy lợi như xây dựng các hồ chứa, trạm bơm, cống qua đê, kênh mương nội đồng, các tuyến đê phòng chống lụt bão, ngăn mặn khử chua… nhằm mục đích tưới tiêu, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai bão lũ… Nguồn vốn dùng để đầu tư phát triển thủy lợi có thể là vốn ngân sách của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay nước ngoài, vốn do phát hành trái phiếu chính phủ, vốn từ các công ty thủy nông, vốn do dân đóng góp… 2.1.1.2 Đặc điểm của công trình thuỷ lợi và đầu tư thuỷ lợi   Hệ thống thủy lợi hoặc các công trình thủy lợi có những đặc điểm chung sau: - Các hệ thống thủy lợi đều phục vụ đa mục tiêu (ít nhất là 2 mục tiêu trở lên), trong đó có tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất đai, môi trường, sinh thái… - Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường rất lớn. Tùy theo điều kiện cụ thể ở từng vùng, để có công trình khép kín trên diện tích 1 ha được tưới thì bình quân phải đầu tư thấp nhất  30-50 triệu đồng, cao nhất 100-200 triệu đồng. - Công trình thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng đồng bộ, khép kín từ đầu mối ( phần do Nhà nước đầu  tư ) đến tận ruộng (phần do dân tự xây dựng).   - Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ; đều phải có một tổ chức của Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng nước - Hệ thống công trình thuỷ lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có khi qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động trực tiếp của con người (người dân).     - Hiệu quả của công trình thủy lợi hết sức lớn và da dạng, có loại có thể xác định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không thể xác định được. Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả được thể hiện ở mức độ tưới hết diện tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời vụ, đảm bảo yêu cầu dùng nước của mỗi loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng năng suất và sản lượng cây trồng... góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân ở nông thôn (Nguyễn Xuân Tiệp, 2007 – Thủy lợi phí miễn, giảm như thế nào- Tạp chí Quản lý kinh tế). Đặc điểm đầu tư phát triển thuỷ lợi: Trong đầu tư mỗi quá trình đầu tư đều đặt ra những mục tiêu chính nhất định. Quá trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đặt ra chủ yếu phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đầu tư có nhiều hình thức đầu tư cho các công trình, có thể là đầu tư xây mới hoàn toàn, sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt thêm máy móc thiết bị. Một đặc điểm lớn đối với các dự án xây dựng công trình thuỷ lợi là loại hình đầu tư cơ bản mang đầy đủ các đặc điểm của một công trình xây dựng: thời gian đầu tư dài, lợi ích kinh tế xã hội kéo dài trong nhiều năm. Vì thế số tiền chi phí đầu tư thường khá lớn và phải nằm khê đọng, không vận động và dễ gây thoát vốn trong quá trình đầu tư. Một quá trình đầu tư được coi là thành công chỉ khi đạt được những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy tuổi thọ của các công trình cũng như hiệu quả của các công trình mang lại sẽ có thể được sử dụng trong nhiều năm đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn chi phí bỏ ra trong suốt quá trình đầu tư của công trình. Phạm vi và quy mô ảnh hưởng của các công trình thuỷ lợi rất lớn. Công trình ra đời và đi vào vận hành sẽ không chỉ ảnh hưởng đến vùng được đầu tư mà còn ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng sâu rộng đến các vùng lân cận. Chính vì vậy mà việc xác định hiệu quả của các công trình, đặc biệt là hiệu quả kinh tế tương đối khó khăn và phức tạp, nhiều khi chỉ mang tính tương đối. Trong tình hình đất nước còn khó khăn ngân sách giành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp thì nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi nước ta chủ yếu là nguồn vay của nước ngoài và một phần ngân sách nhà nước. Ngoài ra có một phần vốn của các công ty thuỷ nông và vốn huy động trong nhân dân. Từ những đặc điểm trên cho thấy: công trình thủy lợi không đơn thuần mang tính kinh tế, kỹ thuật, mà còn mang tính chính trị, xã hội. Vì vậy việc đầu tư xây dựng và quản lý, bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người dân (PIM), thông qua việc thực hiện chủ trương “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” 2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thực chất là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp, cấu trúc này bao gồm các ngành hợp thành các mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông – lâm – thuỷ sản và cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành đó. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm cơ cấu kinh tế giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp và cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành đó. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc chuyển dịch phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như vậy thực chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố bên trong và các mối quan hệ, các yếu tố hợp thành của kinh tế ngành nông nghiệp theo một chủ định hoặc phương hướng nhất định. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là xác định tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nông – lâm - thuỷ sản và nội bộ từng ngành. Những ngành này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, cả về mặt định tính và định lượng. 2.1.2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu về nông sản của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của dân cư. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trường - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng, xây dựng một nền nông nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hoá, thâm canh tiên tiến. 2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước... Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Chúng là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này đặc biệt là yếu tố nguồn nước. - Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội. Nhóm này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Các nhân tố này gồm có: thị trường, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, vốn, kết cấu hạ tầng nông thôn, tập quán truyền thống sản xuất của dân cư... - Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật, nhóm này bao gồm các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... 2.1.3 Tăng trưởng kinh tế 2.1.3.1 Khái niệm và một số vấn đề cơ bản về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng là sự gia tăng về thu nhập quốc nội (GDP) hay thu nhập nhập quốc dân (GNP). Nghĩa là, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia tăng lên nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá theo từng vùng. Cụ thể, chúng ta có thể dùng để đánh giá sự tăng trưởng của các vùng nông thôn. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá sự phát triển nông thôn, một chỉ tiêu có tính chất nền tảng. Như vậy tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. 2.1.3.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc dân chia cho dân số. Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình dộ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ. Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí. 2.2 Mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN CÁC HẠNG MỤC - Tăng khả năng cung cấp nước tưới chủ động và ổn định - Tiêu úng cho mùa vụ - Cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho dân sinh và nước phục vụ các ngành sản xuất - cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản - Ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu chua, ém phèn - Phòng tránh, nâng cao mức đảm bảo an toàn chống lũ, kiểm soát lũ - Xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn, hồ đập lớn cung cấp nước tưới - Xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn tiêu nước - Xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa cung cấp nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất - Các công trình kênh mương nội đồng - Đê sông, đê biển, bờ bao, cống dưới đê, hồ chứa phòng chống bão lũ - Kênh mương, bờ bao, đê sông, đê biển ngăn mặn - Ngân sách Chính phủ - Vốn đầu tư nước ngoài - Vốn vay nước ngoài - Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ - Vốn từ các công ty thủy nông - Vốn đóng góp của người dân Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp Giá trị và sản lượng thủy sản tăng lên => Tăng thu nhập => góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng - Tăng khả năng cung cấp nước tưới chủ động và ổn định - Tiêu úng cho mùa vụ - Cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho dân sinh và nước phục vụ các ngành sản xuất - cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản - Ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu chua, ém phèn - Phòng tránh, nâng cao mức đảm bảo an toàn chống lũ, kiểm soát lũ Chuyển sang những cây trồng khác cho năng suất cao hơn, sản xuất thành vùng chuyên canh => tăng giá trị sản xuất Diện tích hoa màu và lúa cho năng suất thấp giảm Tăng vụ sản xuất, tăng năng suất và chất lượng cây trồng => Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên Cung cấp nước tưới chủ động làm tăng vụ sản xuất Ổn định xã hội, tiết kiệm chi phí cho nhà nước , xây dựng nông thôn mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt, từ đó nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp Giảm thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp Nguồn vốn dùng để đầu tư phát triển thủy lợi có thể là vốn ngân sách của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay nước ngoài, vốn do phát hành trái phiếu chính phủ, vốn từ các công ty thủy nông, vốn do dân đóng góp…từ được phân bổ cho xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, xây dựng các hồ đập cung cấp nước tưới, xây dựng các hệ thống đê sông, đê biển… và đã đạt được một số kết quả quan trọng phục vụ tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt cũng như nước phục vụ sản xuất; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai bảo lũ, góp phần hạn chế nhiều thiệt hại về tiền của, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp. Cụ thể: 2.2.1 Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thời gian vừa qua Đảng và Chính phủ đã đầu tư một lượng vốn rất lớn vào xây dựng và tu bổ hệ thống thủy lợi. Các hệ thống thủy lợi này đã mang lại hiệu quả rất lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp bởi tính chất đa mục tiêu. Các hệ thống thủy lợi hầu hết đều phục vụ đa mục tiêu, vừa cung cấp nước tưới, vừa là hệ thống tiêu úng cho cây trồng. Vào mùa hè trời khô hạn, các hồ chứa, các hệ thống thủy lợi, hệ thống mương, hệ thống cống,…làm nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, dẫn nước từ nơi thừa đến nơi thiếu. Ngược lại, vào mùa mưa khi đồng ruộng bị ngập úng, các trạm bơm, hệ thống thủy lợi nội đồng lại làm nhiệm vụ tiêu nước. Kết quả, những vùng được đầu tư phát triển thủy lợi sản xuất đảm bảo, cho năng suất và chất lượng cao. Nhờ được tưới tiêu chủ động mà nhiều loại nông sản được sản xuất theo vùng chuyên canh lớn, tỷ suất hàng hoá tăng nhanh như gạo, cà phê, cao su, chè, cây ăn quả và thuỷ sản. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, nông nghiệp đã thực sự chuyển sang chiều sâu, một số sản phẩm đã tăng trưởng theo chiều sâu. Những công trình thuỷ lợi lớn, những hồ chứa được xây dựng đã cấp nước cho sinh hoạt và các ngành công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng. Đầu tư cho thuỷ lợi làm cơ cấu các ngành dịch vụ nông nghiệp trong nông thôn tăng lên, bên cạnh đó tỉ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch ngày càng tăng. Những vùng bị ngập mặn, thường xuyên bị thiên tai bão lũ, nhờ hệ thống đê sông, đê biển, bờ bao, cống dưới đê, hệ thống thủy lợi ngăn mặn, đã phòng tránh, nâng cao mức đảm bảo an toàn chống lũ và kiểm soát lũ. Đồng thời những hệ thống này đã góp phần ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu chua, ém phèn đảm bảo sản xuất mang lại hiệu quả cao. Có thể phát triển đa dạng cây trồng, nhất là những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm giảm diện tích hoa màu và lúa cho năng suất thấp, làm tăng diện tích những loại cây trồng cho năng suất cao hơn. Đầu tư thủy lợi đã nâng dần mức bảo đảm nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản, những hệ thống kênh mương, đê sông, bờ bao ngăn mặn tạo điều kiện cho mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ, chuyển một phần rất lớn diện tích trồng lúa, hoa màu cho thu nhập thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả cao gấp nhiều lần. Như vậy đầu tư thuỷ lợi đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần diện tích nuôi trồng thuỷ sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tóm lại, việc phát triển thủy lợi góp phần quan trọng để ngành nông nghiệp chuyển hướng từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn, giảm diện tích trồng trọt, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản giúp tăng cơ cấu và giá trị sản xuất ngành này, và góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp. 2.2.2 Mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thủy lợi với tăng trưởng nông nghiệp Cho đến nay nhiều tài liệu nghiên cứu đã đưa ra những thông tin xác đáng chứng minh những thành tựu to lớn của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm đổi mới. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia và nhiều nhà kinh tế nước ngoài có uy tín đã khẳng định và ca ngợi thành tựu giải quyết vấn đề lương thực, xoá đói giảm nghèo... của Việt Nam. Có được những thành tựu này một phần do chính sách đúng đắn của Chính phủ về vấn đề phát triển thủy lợi trong đó có chính sách đầu tư thủy lợi. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là nội dung quan trọng trong chiến lược CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. Trong phát triển cơ sở hạ tầng thì vấn đề phát triển thuỷ lợi luôn được ưu tiên hàng đầu. Phát triển thuỷ lợi có thể thực hiện được nhiều mục tiêu, đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn, vừa lợi dụng được tác động tổng hợp của nguồn nước vừa xây dựng được cơ sở hạ tầng nên đầu tư cho thuỷ lợi tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống cũng như môi trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Đầu tư xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi làm tăng khả năng cung cấp nước tưới chủ động và ổn định, tiêu úng mùa vụ từ đó làm tăng vụ sản xuất. Làm giá trị sản xuất/đơn vị diện tích tăng, từ đó làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Đầu tư thủy lợi nâng dần mức đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi theo hướng tích cực, giảm diện tích lúa và hoa màu cho năng suất thấp, tăng diện tích nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao, đã góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân, làm tăng tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng nguồn thu cho chính phủ, đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đầu tư xây dựng thuỷ lợi góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Hiện nay cơ sở hạ tầng cho nông thôn vẫn còn yếu kém. Việc thực hiện các công trình thuỷ lợi cũng là thực hiện xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp nông thôn. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng sẽ góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Phát triển thuỷ lợi nó còn là cơ sở để đưa tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất như: Điện khí hoá, cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, đưa các giống có năng suất chất lượng vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng... đồng thời phát huy các nguồn lực khác. Đặc biệt đối với những xã nghèo, điều kiện sản xuất chưa được đảm bảo, chưa được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên thì việc đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu chủ động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Năng suất, sản lượng nông nghiệp sau khi có hệ thống thủy lợi tăng lên, những vùng đất khô cằn cũng có thể cải tạo, mở rộng thành diện tích gieo trồng, từ đó cải thiện thu nhập cho các hộ khó khăn. Bên cạnh cung cấp nước tưới cho sản xuất, hệ thống thủy lợi góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ phát triển nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn. Hằng năm, ở nước ta những trận bão lũ đã gây ra thiệt hại rất lớn về người cũng như tiền của của đất nước. Việc đầu tư xây dựng những hệ thống đê sông, đê biển, bờ bao, cống dưới đê, hồ chứa đã góp phần phòng chống, nâng cao mức đảm bảo an toàn chống lũ, kiểm soát lũ, giảm thiệt hại do bão lũ gây ra, tiết kiệm một lượng lớn ngân sách chính phủ, góp phần ổn định và phát triển xã hội… Như vậy đầu tư phát triển thuỷ lợi còn góp phần rất lớn vào xây dựng nông thôn mới, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nông dân, góp phần giải phóng sức lao động trong nông nghiệp, tạo điều kiện bố trí dân cư tập trung tránh lũ, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nông dân. Từ đó nâng cao mức sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển thủy lợi - Chính sách của chính phủ và nguồn ngân sách: Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng, chính sách thuỷ lợi là một chính sách dài hạn, chính sách thủy lợi đúng đắn thì sẽ đem lại hiệu quả và tác động tích cực đến vùng được đầu tư, và ngược lại một chính sách không phù hợp không những không mang lại hiệu quả mà nhiều lúc còn ảnh hưởng không tốt đến vùng được ban hành chính sách, ngoài ra còn gây lãng phí và thất thoát nguồn vốn của chính phủ. Nguồn ngân sách cũng ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư thủy lợi vì thường để xây dựng một công trình thủy lợi cần một lượng vốn rất lớn, mà đầu tư cho phát triển thủy lợi phần lớn vốn lấy từ ngân sách Nhà nước do đó nguồn vốn được đầu tư nhiều hay ít cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng của công trình và khả năng thu lợi của công trình đó. - Thiết chế cộng đồng: Công trình thuỷ lợi của nước ta hiện nay có thể do UBND xã quản lý, có thể do hợp tác xã quản lý, có thể là cán bộ thuỷ nông của huyện tham gia quản lý một phần, có thể là nhóm hộ dùng nước quản lý. Sự quản lý này tuỳ theo thiết chế của từng địa phương, từng cộng đồng. Kết quả là hiệu quả của công trình sẽ được phát huy với những mức độ khác nhau... - Sự tham gia của người dân: Sự tham gia của người dân là rất quan trọng. Một dự án thuỷ lợi trước hết phải là dân cần, dân có cần thì dự án đó mới được xem là khả thi và đạt được những hiệu quả nhất định. Ngoài ra sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng, quản lý, sử dụng và hưởng lợi cũng ảnh hưởng rất lớn. - Điều kiện tự nhiên: Các công trình thuỷ lợi chủ yếu được xây dựng ngoài trời, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đầu tư dự án thuỷ lợi gồm: khí hậu thời tiết, địa hình, lưu vực dòng chảy có ảnh hưởng trực tiếp tới công trình. 2.4 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về vấn đề thủy lợi và đầu tư phát triển thủy lợi 2.4.1 Kinh nghiệm đầu tư phát triển thuỷ lợi ở một số nước trong khu vực Các nước xung quanh Việt Nam như Malaixia, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan... đều có chính sách đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản xuất phát triển. Đặc biệt là đầu tư cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nông dân các vùng nông thôn, tạo mối quan hệ phát triển hài hoà về kinh tế - xã hội giữa nông thôn với thành thị. Ở Trung Quốc, trong những năm cải cách và mở cửa, Nhà nước rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã tăng vượt số vốn kể từ ngày đất nước được giải phóng (1949 – 1990), trong đó tập trung lớn vào lĩnh vực thuỷ lợi. Nhờ công tác thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu Trung Quốc đã biến một vùng đất hoang hoá thành đất trồng trọt màu mỡ cho năng suất cao: khi chưa có nước tưới năng suất lúa mì đạt 1,1 tấn/ha lên 5 tấn/ha khi có tưới tiêu chủ động. Đã góp phần giúp Trung Quốc giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực. Ở Thái Lan – là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chính phủ Thái Lan cho rằng: muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay và giữ vững vị trí số một về xuất khẩu gạo của thế giới thì vấn đề thuỷ lợi phải được đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn 1956 – 1985 Thái Lan đã tiến hành 482 dự án thuỷ lợi với tổng kinh phí là 5.371 tỉ bạt, chỉ riêng năm 1988 đã có tới 604 dự án thuỷ lợi quy mô vừa và lớn, 4988 dự án quy mô nhỏ được thực hiện. Theo đánh giá của các nhà kinh tế nước này, thuỷ lợi đã làm tăng năng suất lao động lên 0,25%. Riêng vùng đồng bằng trung tâm năng suất lúa gạo đã tăng gấp 4 lần. Là một nước sản xuất lúa gạo với mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu, nên việc đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi của Thái Lan chủ yếu tập trung vào vùng sản xuất hàng hoá lớn, đó là vùng Đồng bằng trung tâm. Chính phủ Thái Lan đã đứng ra trực tiếp quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi mà nông dân không phải đóng góp và trả bất kì một khoản chi phí nào cho tưới tiêu nước. Hiện nay xu thế chung của cả nước này là thực hiện chính sách đầu tư phát triển dự án thuỷ lợi có quy mô nhỏ và vừa, giảm đầu tư các công trình thuỷ lợi có quy mô lớn, nhằm phát triển nguồn nước tại chỗ và giải quyết kịp thời các nhu cầu về nước của nông dân. Ở Malaixia, để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, chính phủ nước này đã đầu tư toàn bộ các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà nông dân không phải trả bất cứ khoản thuỷ lợi phí nào. Như vậy xu hướng chung của các nước hiện nay đối với chính sách đầu tư phát triển thuỷ lợi là giảm dần xây dựng các công trình có quy mô lớn thay vào đó chính phủ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án có quy mô nhỏ nhằm phát huy nguồn nước tại chỗ, giải quyết nhu cầu về nước cho nhân dân. Ngoài ra kinh nghiệm các nước trên còn cho thấy việc thu thuỷ lợi phí là công việc khó khăn và phức tạp, vì đặc thù của hệ thống thuỷ lợi là không thể kiểm soát được mức độ chính xác toàn bộ hoặc từng phần nước cho mỗi trang trại, mỗi hộ gia đình. Hơn nữa thuỷ lợi không chỉ đáp ứng nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu về nước cho các ngành sản xuất phi nông nghiệp khác. Đối với các công trình thuỷ lợi lớn nhiều nhà kinh tế cho rằng duy trì mức thu đảm bảo kinh phí cho khai thác, vận hành công trình là hợp lý hơn cả, còn chi phí sữa chữa nâng cấp công trình thì do Chính phủ cấp. Theo họ thì nước là hàng hoá công cộng do đó cần có đầu tư Nhà nước và đầu tư của các dự án quốc tế. Đây là một số kinh nghiệm của các nước, đã có tác dụng và đạt được những hiệu quả nhất định mà chúng ta có thể xem xét, đánh giá, học tập, vận dụng đúng vào hoàn cảnh của nước mình, hoặc có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ đó có hướng đầu tư và phát triển thủy lợi phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là đầu tư thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nước ta, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phù hợp... 2.4.2 Kinh nghiệm đầu tư phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam Nước rất cần với cây trồng, nhưng khi mưa nhiều lại gây ra úng lụt, mưa ít thì gây ra hạn hán. Vì vậy, ngay từ thời xa xưa nhân dân ta đã phải đấu tranh với thiên nhiên tìm ra các biện pháp hữu hiệu để tưới tiêu nước, chống hạn hán, lũ lụt như tận dụng nước trời gieo trồng vào mùa mưa, tận dụng các đợt thuỷ triều cho nước ngọt chảy vào ruộng, đào sông ngòi mương máng để dẫn thoát nước, đắp đê kè ngăn lũ lụt, sáng tạo các biện pháp kỹ thuật và công cụ tưới tiêu nước. Đến những năm 90 của thế kỷ 20, nước ta đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về thuỷ lợi khá mạnh, có năng lực hạn chế được tác hại của hạn hán và úng lụt đối với sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Năng lực tưới tiêu cho lúa năm 1990: Tưới vụ đông xuân là 1.775.370 ha, vụ hè thu là 683.300 ha vụ mùa là 1.906.000 ha, tổng cộng là 4.544.970 ha. Tiêu nước vụ mùa là 900.000 ha, tưới cho rau màu, vây công nghiệp hàng năm khoảng gần 600.000 ha. Việc phòng chống lũ lụt đã được thực hiện có hiệu quả với nhiều biện pháp tổng hợp như làm nhiều hồ đập nhỏ, vừa và lớn ở vùng đồi núi giữ nước phục vụ thuỷ lợi, thuỷ điện, giảm cường độ các cơn lũ chặt chẽ và tu bổ thường xuyên trên 2.000 km đê sông và đê biển. Kết quả là trong 50 năm từ năm 1946 đến 1971, đê ở ven sông chính chỉ vỡ 2 lần (năm 1955 và năm 1971), mặc dù nhiều cơn lũ lớn xuất hiện (so với năm 1945 đầu thế kỷ XX có đến 18 lần vỡ đê). Từ những thành tựu của công tác thủy lợi có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong vấn đề phát triển như sau: Qua các thế hệ người dân Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của công tác thuỷ lợi trong chiến lược phát triển sản xuất, dân sinh. Từ các triều đại phong kiến, cho tới Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay luôn coi trọng và quan tâm tới phát triển công tác thuỷ lợi. Nhà nước luôn coi công tác thuỷ lợi là vấn đề quốc sách hàng đầu để giữ vững tình hình kinh tế - xã hội, luôn dành một khoản ngân sách lớn đề phát triển công tác này. Đồng thời huy động nguồn vốn và sức lao động từ dân với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Để công tác thuỷ lợi hoạt động tốt hơn, và các công trình thuỷ lợi được quản lý điều hành đầy đủ ta đã thành lập hệ thống các công ty thuỷ nông hoặc xí nghiệp thuỷ nông quản lý các công trình vừa và lớn, cùng các công trình thuỷ lợi nhỏ (thuỷ nông nội đồng) giao cho các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoặc nhóm hộ sử dụng nước quản lý. Trong thời kỳ 1958 – 1960 do việc thực hiện phương châm 3 chính ( giữ nước là chính, thuỷ lợi nhỏ là chính, dân làm là chính) nên đã có một số chủ trương và biện pháp sai lầm, như việc ngừng thi công các công trình trạm bơm lớn ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Sơn Tây... Đình việc xây dựng đường dây cao thế, huỷ bỏ hợp đồng đặt mua máy bơm lớn của nước ngoài, ngừng việc nghiên cứu các dự án lớn và vừa. Đồng thời giải thể các tổ thuỷ nông, kết quả là nhiều công trình bị hư hỏng, có nhiều nơi nghiêm trọng, hiệu ích của công trình giảm. Như vậy phát triển thuỷ lợi nói chung phải nâng dần từng bước, xoáy trôn ốc, nâng cao không ngừng, giải quyết dần từng vùng, từng mặt gắn với yêu cầu phát triển của sản xuất, đời sống, gắn với khả năng của đất nước về tài chính, về trình độ khoa học kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật, trình độ dân trí. Đi đôi với phát triển thực tế thì việc lập quy hoạch, xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn cũng cần phải không ngừng bổ sung, điều chỉnh và nâng cao. Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng quản lý, có phân công phân cấp. Có chính sách đối với nông dân nhưng cũng phải khơi dậy sự quan tâm của nông dân đối với công trình (chính sách thuỷ lợi phí, chính sách đầu tư). Nhà nước phải đầu tư tập trung. Đầu tư cho các vùng trọng điểm nhưng cần tạo điều kiện cho vùng nhỏ, vùng sâu vùng xa ngay trong từng kỳ kế hoạch, bảo đảm phát triển nhanh của nền kinh tế, nhưng không được để các vùng khác biệt quá xa gây mất ổn định xã hội. Xây dựng nhưng quản lý tốt là cực kỳ quan trọng nên vấn đề tổ chức quản lý cần phải được thực sự quan tâm. Cần thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực, quản lý tổng hợp nguồn nước (kể cả nguồn nước quốc tế) một cách thống nhất và chặt chẽ Qua bài học trên và thực tế quá trình phát triển có thể khẳng định rằng để công tác thuỷ lợi phát triển không chỉ quan tâm tạo vốn và lao động đã là đủ mà còn phải kết hợp các biện pháp kỹ thuật cho phù hợp, vừa và nhỏ, luôn phải quan tâm có các dự án phát triển và cải tiến khoa học kỹ thuật. Cũng như các quốc gia khác trong khu vực, vấn đề thu thuỷ lợi phí là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, để phát triển tốt công tác thuỷ lợi hàng năm chính phủ vẫn phải dành một khoản ngân sách để bù lỗ cho các công ty hoặc các xí nghiệp thuỷ nông để nó tồn tại và phát triển hoạt động phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và dân sinh. Quan trọng nhất để phát triển công tác thuỷ lợi, thì đòi hỏi phải có một chính sách đúng đắn và phù hợp đối với công tác này. 2.4.3 Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý, khai thác nguồn nước của Đảng và Chính phủ. a. Các văn bản đã ban hành: v Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp lý rất quan trọng cho quản lý tài nguyên nước, quản lý thủy lợi là: Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ 1/1/1999; Nghị định của Chính Phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ 15/1/2000: Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực từ ngày 1/7/2001; Pháp lệnh đê điều có hiệu lực từ ngày 1/1/2001; Các Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ thành lập Hội Đồng Quốc Gia về Tài nguyên nước (15/6/2000), ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Quốc Gia Tài nguyên nước (28/6/01). v Các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Cửu Long; Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai, Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Văn phòng Quản lý quy hoạch các lưu vực sông và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông, Nghị định về giá nước và thủy lợi phí. b. Các văn bản đang được xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh khai thác- bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước; Quy định về thủ tục cấp phép về khai thác sử dụng tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm) và xả nước thải vào nguồn nước... c. Tổ chức quản lý nguồn nước: Công tác quản lý nước trước đây do Viện Quy hoạch và Quản lý nước-Bộ Thủy lợi và các Sở Thủy lợi đảm nhiệm, từ năm 1995-2003 do Cục Quản lý nước và công trình thủy lợi (nay là Cục Thuỷ lợi)-Bộ NN-PTNT và các Sở NN-PTNT đảm nhiệm. Đồng thời còn có Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (thành lập năm 1978), từ năm 1961 có UB Sông Hồng, nay có Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng, Ban quả lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai, Ban quả lý quy hoạch lưu vực sông Cửu Long tham gia váo các hoạt động quản lý tài nguyên nước. Đến nay công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước chuyển sang Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các lưu vực sông, quản lý khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông theo quy hoạch. Quản lý xây dựng, khai thác sử dụng và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, công trình cấp thoát nước nông thôn. Quản lý xây dựng, bảo vệ đê điều, công trình phòng chống lũ bão và công tác phòng chống lũ, lụt, bão, úng, hạn hán, sạt lở ven sông, biển. Thường trực Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông. d. Tổ chức chỉ đạo phòng chống lụt bão Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão được thành lập từ sau ngày Miền Bắc được giải phóng, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương do một Ủy viên TW Đảng - Bộ Trưởng làm Trưởng ban, thứ trưởng một số Bộ, Ngành khác làm Phó ban. Ở các Bộ, Ngành có BCH PCLB riêng chịu sự điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão TW. Ở các địa phương có Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh và huyện. e. Hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi v Hiện có 129 doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi, gồm: 109 Công ty khai thác công trình thủy lợi, 20 xý nghiệp khai thác công trình thủy lợi. Có 3 Công ty khai thác công trình thủy lợi: Bắc-Hưng- Hải, Bắc Nam-Hà và Dầu Tiếng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực tiếp quản lý. Các hệ thống liên tỉnh còn lại do các Công ty khai thác công trình thủy lợi liên tỉnh quản lý. Trong phạm vi các hệ thống có hơn 10.000 Hợp tác xã nông nghiệp và các Hội, Ban, Tổ làm dịch vụ nước. Ở các hệ thống thủy lợi nhỏ, độc lập có 1000 tổ chức hợp tác dùng nước quản lý. v Công trình phòng chống lũ do Cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đường bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh quản lý. (Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư - Văn bản quản lý và khai thác nguồn nước ) PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Chọn điểm nghiên cứu Xây dựng các công trình thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Công trình thuỷ lợi là một trong những hạng mục quan trọng bậc nhất của cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Công trình thuỷ lợi cải thiện một cách đáng kể điều kiện sản xuất ngành nông nghiệp nhất là ngành trồng trọt, nuôi trồng thủy sản làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng cao. Kết quả là các công trình thuỷ lợi đã làm tăng thu nhập một cách ổn định, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho cư dân nông thôn. Thấy được vai trò quan trọng của việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư thủy lợi với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nên chúng tôi xem xét tình hình đầu tư phát triển thủy lợi trên toàn quốc để thấy, tìm hiểu và phân tích, từ đó rút ra một số nhận xét về mối liên hệ này. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy, vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng nhạy cảm với vấn đề đầu tư thủy lợi, đang được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, thời gian qua đã thu được nhiều kết quả đáng kể, do đó chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về tình hình đầu tư phát triển thủy lợi và mối quan hệ với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 3.2 Thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp: Hầu hết các số liệu dùng nghiên cứu được thu thập qua các nguồn tài liệu: - Chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về chiến lược phát triển thuỷ lợi: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư - Chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2020 - Chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về chiến lược phát triển nông nghiệp: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư - Kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn 2006 – 2010 - Các sách lý luận từ sách giáo khoa đến sách chuyên khảo. - Các thông tin được cung cấp trên các báo và tạp chí có liên quan. - Các công trình nghiên cứu khoa học. - Số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê và Niên giám thống kê . - Các báo cáo và số liệu đã được công bố của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch - Đầu tư - Các thông tin trên mạng internet. 3.3 Phương pháp xử lý thông tin Tài liệu thu thập được trong nghiên cứu đặc biệt là trong nghiên cứu kinh tế có nhiều nguồn và giá trị của tài liệu cũng rất khác nhau. Do đó tài liệu phải được xử lý trước khi sử dụng. - Vì tài liệu sử dụng trong bài nghiên cứu chủ yếu là nguồn tài liêụ thứ cấp do đó sử dụng phương pháp cơ bản là phương pháp so sánh các nguồn tài liệu với nhau. - Tính toán lại một số tài liệu trên cơ sở tôn trọng tài liệu gốc. - Tính toán các chỉ tiêu, xây dựng một số bảng thống kê 3.4 Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích thống kê: dựa trên những số liệu đã được phân tổ, chia tách trong bảng biểu cụ thể và xem những thông số trong đó nói lên điều gì? Cần giải quyết hay thay đổi gì trong đó. - Phương pháp phân tích kinh tế: Dùng để đánh giá hiện tượng trong mối quan hệ tổng hoà với các mối quan hệ khác. - Phương pháp so sánh: So sánh mức đầu tư thủy lợi giữa các năm và các thời kỳ để thấy được sự thay đổi về mức đầu tư cho thủy lợi sẽ làm cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi theo chiều hướng nào và ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ở mức độ nào? - Dùng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa đầu tư thuỷ lợi với tăng trưởng nông nghiệp ( Data Analysis / Regression ). Với giả thiết: các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp cố định, giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ phụ thuộc vào đầu tư thuỷ lợi. Từ đó đưa ra nhận xét về mối quan hệ này. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Tiềm năng nguồn nước khá phong phú nhưng phân bố rất không đều theo không gian và thời gian trong năm nên tình trạng thiên tai khô hạn, úng lụt luôn xảy ra với xu thế ngày càng phức tạp và nghiêm trọng ở hầu khắp các vùng trên lãnh thổ. Trong khi đó khoảng 62% nguồn nước hiện có là từ lãnh thổ nước ngoài chảy vào, việc khai thác sử dụng nước của các nước thượng lưu có ảnh hưởng lớn tới nước ta. Trong những thập kỷ qua công tác đầu tư phát triển thuỷ lợi đã được quan tâm, đầu tư ngày càng cao và đạt được những thành tựu rất to lớn, góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Qua thực tế đã cho thấy đầu tư thuỷ lợi đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý hơn, từ đó đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp. Trong những thập kỷ tới dân số cả nước còn tăng lên nhiều, nền kinh tế bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất, đẩy nhanh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường nên nhu cầu nước cho phát triển của các ngành kinh tế sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó vấn đề đầu tư thuỷ lợi là một chủ trương đang rất được quan tâm, cần tập trung đẩy mạnh phát triển hơn nữa để góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp ngày càng phát triển. 4.1.1 Xem xét tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi trong những năm vừa qua Nước ta với có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch với mật độ lớn, giao cắt nhau và thông ra biển, các sông, kênh, rạch thường uốn khúc, kết cấu thịt đất yếu dễ bị xói mòn sạt lở, bồi lắng nhanh bởi phù sa và các tác nhân khác nên khả năng cấp thoát nước kém. Hệ thống các công trình thủy lợi không đồng bộ, thiếu nhiều công trình đầu mối. Trước năm 2000, hệ thống thủy lợi chủ yếu dựa vào hệ thống sông ngòi, kênh, rạch tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp với nhiệm vụ tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt là chính. Sau khi có chủ trương điều chỉnh quy hoạch sản xuất thì từ hệ thống thủy lợi phục vụ cho trồng lúa là chủ yếu chuyển sang sản xuất luân canh với thời gian quá nhanh, diện tích quá lớn và yêu cầu đầu tư quá cao làm cho hệ thống thủy lợi hiện tại không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng được yêu cầu cấp thoát nước cho sản xuất ở cả hệ sinh thái mặn, ngọt và mặn - ngọt đan xen, từ đó công tác quy hoạch, đầu tư thủy lợi trở thành nhiệm vụ quan trọng và bức xúc. Nhận thức được điều đó, các cấp, các ngành trong cả nước đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp để lập các dự án quy hoạch và đầu tư hệ thống thủy lợi ở các vùng, miền trong cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. 4.1.1.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư thủy lợi Trong những năm vừa qua, công tác thuỷ lợi rất được chú trọng phát triển, vốn đầu tư cho thủy lợi chiếm một lượng lớn trong tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Cụ thể: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 là 108932,94 tỷ đồng, trong đó chỉ riêng đầu tư cho phát triển thủy lợi 21511,16 tỷ đồng, chiếm 19,75% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó đầu tư cho khoa học công nghệ là 0,44%, đầu tư cho giáo dục đào tạo 0,34%, đầu tư cho giao thông vận tải 4,12%, … Điều đó có thể khẳng định vai trò quan trọng của thủy lợi đối với sản xuất và phát triển nông nghiệp. Đầu tư phát triển thủy lợi đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hàng đầu trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta. Tổng hợp vốn đầu tư từng thời kỳ (mặt bằng giá năm 2000) như sau: Thời kỳ 1955-1975: 5.631 tỷ đồng, trung bình 281 tỷ đ/năm Thời kỳ 1976-1985: 10.848 tỷ đồng, trung bình 1.085 tỷ đ/năm Thời kỳ 1986-2000: 24.292 tỷ đồng, trung bình 1.620 tỷ đ/năm Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước Giá hiện hành Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 3607,90 3570,25 3459,71 5500,10 5373,21 5649,2475 ( Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư) Đồ thị 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước (ĐVT: Tỷ đồng) Mặt khác có thể nhận thấy hầu hết các hạng mục đầu tư phục vụ sản xuất nông nghiệp qua các năm giảm dần hoặc tăng một lượng không đáng kể nhưng riêng thủy lợi thì tăng rất lớn: Thời kỳ 1955-1975 trung bình 281 tỷ đ/năm, thời kỳ 1976-1985 trung bình 1.085 tỷ đ/năm, thời kỳ 1986-2000 trung bình 1.620 tỷ đ/năm. Đến năm 2001 trở đi nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi lại càng tăng mạnh, năm 2001 đã tăng lên 3607,90 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 5649,2475 gấp 1,65 lần. Giai đoạn từ 2001-2006 tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi là 109,38%. Riêng năm tốc độ tăng năm 2004 so với 2003 là rất lớn, 158,98%. Có sự tăng lên một cách đột phá này là do chủ trương của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển một số công trình giao thông và thủy lợi. Bảng 4.2: Thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn ngành nông nghiệp theo lĩnh vực năm 2001 - 2005 Giá hiện hành Tỷ đồng Giá thực tế Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng cộng 2001-2005 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo ngành Vốn trong nước ( TƯ + ĐP) Vốn nước ngoài ( qua TƯ + ĐP) Đầu tư thuỷ lợi Đầu tư nông lâm nghiệp Đầu tư khoa học công nghệ Đầu tư giáo dục đào tạo Đầu tư giao thông vận tải Đầu tư y tế xã hội Đầu tư nước sạch, tài nguyên môi trường Đầu tư khác Chuẩn bị QH và đầu tư 108932.94 90029.99 18902.95 21511.16 80453.54 482.39 369.52 4482.74 88.42 372.73 774.95 397.56 18069.11 15949.30 2119.81 3607.90 13085.6 128.34 100.91 993.36 17.13 3.35 38.28 94.24 19705.46 16485.61 3219.85 3570.25 14384.2 102.30 77.56 1314.20 34.79 93.75 31.66 96.75 22586.34 18176.18 4410.16 3459.71 17443.45 78.42 58.97 1083.99 16.25 222.81 151.50 71.24 24575.01 19994.24 4580.78 5500.10 17418.37 90.84 77.39 1029.03 17.50 26.56 347.20 68.11 23997.02 19424.67 4572.35 5373.21 18121.91 82.49 54.69 62.17 2.75 26.25 206.29 67.22 (Nguồn : Bộ Kế hoạch Đầu tư) Hiện nay, nguồn vốn dùng cho đầu tư phát triển thủy lợi chủ yếu từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo Quyết định 182/2003/QĐ-TTg về việc phát hành trái phiếu chính phủ để đầu tư một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước, trong giai đoạn 2003 – 2010, tổng mức vốn đầu tư vào khoảng 71640 tỷ đồng, trong đó cần phải huy động nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 63064 tỷ đồng. Như vậy nguồn vốn đầu tư cho phát triển thủy lợi chủ yếu là vốn từ trái phiếu chính phủ, trung bình mỗi năm nguồn vốn trái phiếu chính phủ dùng để đầu tư phát triển giao thông thủy lợi khoảng 7800 tỷ, đầu tư cho thủy lợi khoảng gần 4000 tỷ/năm. Sau 3 năm thực hiện và tính toán lại nguồn vốn tối thiểu để đáp ứng đầu tư vào các công trình giao thông, thuỷ lợi, Bộ Tài chính thấy rằng, cần phải bổ sung thêm vốn, trong đó chỉ riêng việc phát hành trái phiếu đã cần khoảng 110000 tỷ đồng. Tính đến tháng 3/2006, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện thành công 4 đợt phát hành trái phiếu chính phủ để đầu tư cho một số công trình giao thông, thuỷ lợi với tổng vốn 19908 tỷ đồng và 77,39 triệu USD (tổng cộng vào khoảng 21146 tỷ đồng). Riêng năm 2005 phát hành được 10585 tỷ đồng, bằng 100,8% kế hoạch năm. Trong đó, đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước đạt 14,5 triệu USD (tương đương 232 tỷ đồng), đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán đạt 1171 tỷ đồng, thực hiện bảo lãnh phát hành 5715 tỷ đồng, bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước 13022 tỷ đồng và 62,89 triệu USD. Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đã được các bộ, ngành phân bổ cho các dự án trong 4 năm (2003 - 2006) là 21246 tỷ đồng. Tính đến tháng 3/2006, hệ thống kho bạc nhà nước đã giải ngân được 17704 tỷ đồng, đạt 83.3% kế hoạch thời kỳ 2003 - 2005 và bằng 83.7% tổng nguồn vốn đã huy động. (Nguồn: Tạp chí Kinh tế - Đầu tư, 4/2006 – Phát hành trái phiếu Chính phủ ưu tiên cho giao thông, thủy lợi). Như vậy có thể thấy mặc dù chưa đưa ra đánh giá hiệu quả một cách cụ thể về mặt kinh tế, song hiệu quả về mặt xã hội là rõ ràng. việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước đã mang lại hiệu quả rõ nét, không chỉ hiệu quả trước mắt mà còn cả hiệu quả lâu dài. Trước mắt, nguồn vốn từ phát hành Trái phiếu Chính phủ đầu tư cho giao thông, thuỷ lợi đã và đang cơ cấu lại vùng kinh tế, điều chỉnh lại các cụm dân cư biên giới và phát triển kinh tế những vùng khó khăn, về lâu dài đầu tư cho giao thông, thủy lợi làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế đất nước. 4.1.1.2 Kết quả đầu tư phát triển thủy lợi trên toàn quốc Nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi chủ yếu được phân bổ cho xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, xây dựng các hồ đập cung cấp nước tưới, xây dựng các hệ thống đê sông, đê biển… và đã đạt được một số kết quả quan trọng phục vụ tưới tiêu, cấp nước; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai bảo lũ, góp phần hạn chế nhiều thiệt hại về tiền của, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp. Bảng 4.3: Hạng mục công trình thủy lợi lớn trên toàn quốc STT Hạng mục công trình thủy lợi Số lượng 1 Hệ thống thủy lợi lớn 75 2 Hồ đập loại lớn và vừa 800 3 Hồ chứa nước (dung tích > 0,2 triệu m3) 1967 4 Hệ thống cống phục vụ tưới tiêu > 5000 5 Trạm bơm lớn (cống suất > 24,8.106m3/h 10000 6 Hệ thống đê sông 5700 (Km) 7 Hệ thống đê biển 3000 (Km) 8 Bờ bao chống lũc 23000 (Km) * Tưới tiêu, cấp nước: Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa, 1967 hồ chứa có dung tích từ 0.2 triệu m3 trở lên, hơn 5000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24.8x106m3/h, ngoài ra còn có hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Tổng năng lực của các hệ thống: tưới trực tiếp 3.45 triệu ha, tạo nguồn cho 1.13 triệu ha, tiêu 1.4 triệu ha, ngăn mặn 0.87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1.6 triệu ha. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kỳ. Năm 2003, các công trình thuỷ lợi đã tưới cho hơn 1 triệu ha rau màu và cây công nghiệp, 7.61 triệu ha lúa (có 2.89 triệu ha lúa đông-xuân, 2.25 triệu ha lúa hè-thu, 2.51 triệu ha lúa mùa) và tiêu cho 1.71 triệu ha đất nông nghiệp. Cấp hơn 5 tỷ m3/năm cho sinh hoạt và công nghiệp, riêng cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 50% tổng số dân. *Phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai bão lũ: Hiện có 5700 km đê sông, 3000 km đê biển, 23000 km bờ bao và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm kilômet kè và các hồ chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ du. - Ở miền Bắc, ngoài đê điều còn có các hồ chứa lớn: Hoà Bình, Thác Bà, các khu chậm lũ và công trình phân lũ sông Đáy tham gia chống lũ cho ĐBSH, bảo đảm chống được trận lũ lớn lịch sử 1971 không cần phân chậm lũ. Ở BTB, đê sông Mã, sông Cả chống được lũ lịch sử, chính vụ không bị tràn. - Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất 10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê, bờ bao ở Thái Bình, Đồng bằng sông Cửu Long chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ hè - thu và đông - xuân. - Xây dựng mới, củng cố các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du để đảm bảo chống lũ cho bản thân công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du. - Các công trình phân, chậm lũ ở ĐBSH vẫn được duy tu, củng cố. - Nhiều đoạn sông được chỉnh trị để tăng khả năng thoát lũ và bảo vệ bờ. - Tầng phủ rừng đầu nguồn đã được chú ý bảo vệ và phát triển . - Có hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, quy trình vận hành các hồ chứa cắt lũ cho hạ du. 4.1.1.3 Kết quả đầu tư phát triển thuỷ lợi ở từng vùng *Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ - Tưới tiêu, cấp nước: Có 1750 hồ chứa, 40190 đập dâng, hàng trăm công trình thuỷ điện, thuỷ luân, 379 trạm bơm điện, hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông. Trong vùng có những công trình lớn lợi dụng tổng hợp là Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn. Có tổng diện tích tưới thiết kế 263067 ha, thực tưới được 206037 ha và cấp nước sinh hoạt cho hơn 30 vạn dân nông thôn, cấp nước sinh hoạt đô thị và công nghiệp. - Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các sông nhánh chính của hệ thống sông Hồng-Thái Bình đều đã có đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ thống đê hoàn chỉnh bảo vệ cho cả vùng trung du và đồng bằng sông Hồng, trong đó có 399 km đê sông, 194 cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km đê biển + cửa sông. *Vùng Đồng bằng sông Hồng - Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500 cống, 1700 trạm bơm điện lớn và 35000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh trục chính (cấp I, II, III), 35 hồ chứa (dung tích từ 0,5-230 triệu m3) và nhiều hồ chứa nhỏ có tổng diện tích tưới thiết kế khoảng 85000 ha, kết hợp cấp nước sinh hoạt. - Phòng chống lũ: Có hệ thống đê điều hoàn chỉnh gồm: 2700 km đê sông, 1118 cống dưới đê trung ương, 310 km đê biển + cửa sông. Đê sông được thiết kế chống lũ có mực nước tương ứng +13.1m ở Hà Nội và +7.20 m tại Phả Lại. Riêng đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ Hà Nội có mức nước thiết kế +13.4m. *Vùng Bắc Trung bộ - Tưới tiêu, cấp nước: Có 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô Lương và Bái Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng nghìn công trình hồ, đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế 424240 ha, thực tưới được 235600 ha lúa đông-xuân, 159700 ha lúa hè-thu và 219700 ha lúa mùa, cấp và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị trong vùng. Diện tích tiêu thiết kế 163200 ha (động lực 48330 ha), thực tiêu được 132880 ha (động lực 35210 ha). - Phòng chống thiên tai lũ lụt: hệ thống sông Mã, sông Cả và ven biển đã có đê chống lũ và ngăn sóng, triều. Riêng 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có 512 km đê sông, 259 cống dưới đê trung ương và 784 km đê biển + cửa sông. Đê sông Mã, sông Cả có thể chống lũ lịch sử, chính vụ (P » 2-2,5%) không bị tràn, đê các sông khác chỉ chống được lũ sớm và lũ muộn (P » 10-20%) bảo vệ sản xuất vụ đông-xuân và hè-thu. *Vùng Duyên hải Nam Trung bộ - Tưới tiêu, cấp nước: Có 891 công trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập, 32 hồ chứa 154 trạm bơm, 683 công trình nhỏ, có tổng diện tích tưới thiết kế 181930 ha, thực tưới được 106440 ha. - Phòng tránh bão lũ: chủ yếu là bố trí sản xuất tránh lũ chính vụ, mới có một số hệ thống bờ bao bảo vệ sản xuất vụ hè-thu. Tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng có đê biển dài 214 km. *Vùng Tây Nguyên - Tưới tiêu, cấp nước: Có 972 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34224 ha lúa Đông xuân và 87148 ha cây cà phê. - Phòng chống lũ: mới có một vài tuyến đê nhỏ, bờ bao chống lũ sớm và lũ tiểu mãn ở một số vùng nhỏ. *Miền Đông Nam bộ - Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Có nhiều công trình lớn lợi dụng tổng hợp như: Trị An,Thác Mơ, Dầu Tiếng, Hàm Thuận - Đa Mi; đập Nha Trinh, Hồ Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông Mây…và các công trình có quy mô vừa có tổng công suất 1188 MW, điện lượng trung bình 4.498 tỷ Kwh/năm. Công trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng 93000 ha và chuyển sang sông Vàm Cỏ khoảng 10 m3/s. Ngoài ra còn nhiều công trình vừa và nhỏ khác tưới cho hàng chục ngàn hecta. Lượng nước ngầm được khai thác khoảng 750000 m3/ngày, chủ yếu cấp cho sinh hoạt (700000 m3/ngày), một số nơi để tưới cho cây công nghiệp như cà phê. - Phòng chống lũ: hạ du có một vài tuyến đê nhỏ, các hồ chứa lớn chủ yếu chống lũ cho bản thân công trình và chỉ giảm được một phần lũ cho hạ du. *Vùng Đồng bằng sông Cửu long - Tưới tiêu, cấp nước: Có trên 4430 km kênh trục và kênh cấp I, trên 6000 km kênh cấp II, 80 cống rộng từ 5 m trở lên (lớn nhất là cống đập Ba Lai rộng 84m), hàng trăm cống rộng 2-4 m và hàng vạn cống nhỏ. Có105 trạm bơm điện lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để tưới tiêu với năng lực tưới thiết kế 81620 ha (thực tưới được 23380 ha). . - Kiểm soát lũ: Có khoảng 7000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hè-thu. Đang xây dựng 450 km đê biển, 1290 km đê sông và khoảng 7000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn cho vùng ven biển. Có hơn 200 km đê bao giữ nước chống cháy cho các khu rừng chàm tập trung. 4.1.1.4 Một số bất cập về tình hình đầu tư phát triển thủy lợi - Qui hoạch thủy lợi và qui hoạch nông nghiệp ở nhiều vùng chưa gắn chặt được với nhau, nên công trình thủy lợi được xây dựng theo qui hoạch chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất hiện tại và lâu dài theo hướng thị trường trên địa bàn - Đầu tư  xây dựng các công trình thủy lợi thiếu hoàn chỉnh, chưa đảm bảo tính đồng bộ, khép kín mà chỉ tập trung xây dựng công trình đầu mối, kênh chính, thiếu các kênh nhánh, kênh nội đồng. Một số công trình được xây dựng với chất lượng thấp, nhanh hỏng, tổn thất nước lớn, diện tích được tưới chủ động bị thu hẹp, chất lượng tưới, tiêu kém, thiếu vốn duy tu bảo dưỡng. - Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo  được nguyên tắc lợi ích gắn với trách nhiệm của người quản lý và người hưởng lợi một cách chặt chẽ, cụ thể là :                + Đối với hệ thống công trình do nhà nước đầu tư, phạm vi phục vụ liên quan đến nhiều xã, huyện, tỉnh, thì Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý các công trình đầu mối, kênh trục chính, nhánh lớn ( thường từ kênh cấp 2 trở lên); phần còn lại ( từ kênh cấp 3 trở xuống đến mặt ruộng) do hoặc Hợp tác xã, tư nhân quản lý.               Phương thức tổ chức đó  đã và đang tạo ra sự chia cắt trong việc quản lý, vận hành công trình và không thể quản lý tốt các sự cố xảy ra trong quá trình cấp và thoát nước, không đảm bảo được việc dẫn nước thông suốt từ đầu nguồn đến từng thửa ruộng; không kiểm soát được việc sử dụng nước đúng, sai của người dân và đánh giá đầy đủ kết quả phục vụ của doanh nghiệp Thủy nông thông qua quản lý, vận hành công trình.           +  Đối với hệ thống công trình phục vụ trong phạm vi một xã, thôn thì phần lớn do dân đầu tư, hoặc được Nhà nước hỗ trợ đầu tư, do tổ chức của dân quản lý. Ở những công trình này người quản lý không phải do dân bầu, thủy lợi phí thu theo qui định của Nhà nước ( hầu hết UBND Tỉnh qui định không quá 5 kg thóc/ sào/ vụ ), vừa không đủ để trang trải các chi phí (nhất là khấu hao, tiền điện đối với công trình là trạm bơm điện), vừa không có kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng khi công trình xuống cấp, hư hỏng.            -  Cơ chế chính sách về thủy lợi nói chung, quản lý khai thác công trình nói riêng chưa phù hợp, chậm sửa đổi, ban hành chưa kịp thời, nên chưa tạo được hành lang pháp lý cho các tổ chức quản lý hoạt động hiệu quả, hiệu lực            -  Công tác đào tạo nâng cao năng lực và hiểu biết về lĩnh vực thủy lợi cho người quản lý và người dân chưa được quan tâm đúng mức, nên đã hạn chế vai trò của người dân tham gia và trách nhiệm của người quản lý, khai thác và bảo bệ công trình khó khăn,  phục vụ sản xuất hiệu quả  chưa cao - Ngoài ra, một thực trạng là hiện tại, một số địa phương đang tập trung ngân sách ưu tiên cho việc phát triển giao thông và các chương trình kinh tế khác, xem thủy lợi chỉ là thứ yếu. Gần như đã hình thành một tâm lý của lãnh đạo địa phương là sau khi xin được nguồn ngân sách, lãnh đạo các địa phương tập trung chi ngay cho các chương trình kinh tế khác, cho rằng thủy lợi đầu tư cũng được, không đầu tư cũng chưa chết ai, thủy lợi không cần gấp như làm đường, kéo điện, kéo nước...Thế là các công trình thủy lợi cứ luôn chờ vốn từ trên cấp, dẫn đến việc luôn luôn thiếu vốn cho thủy lợi. 4.1.2 Ảnh hưởng của đầu tư phát triển thuỷ lợi tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hiện nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta đang từng bước diễn ra theo hướng tích cực, sự chuyển dịch này phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như: Các nhân tố về điều kiện tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước... Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp; nhân tố kinh tế xã hội: thị trường, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, vốn, kết cấu hạ tầng nông thôn, tập quán truyền thống sản xuất của dân cư...Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhân tố kỹ thuật như sự phát triển khoa học kỹ thuật và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua tìm hiểu tình hình đầu tư phát triển thủy lợi, vai trò của đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi chúng tôi nhận thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay một phần do ảnh hưởng của yếu tố đầu tư thủy lợi. Đầu tư thủy lợi tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta theo hướng: mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, giảm diện tích trồng trọt, nhất là diện tích trồng lúa bấp bênh cho năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả cao. Chuyển dịch trong nội bộ ngành nông – lâm – thủy sản: Trong thời gian qua các công trình thủy lợi đã nâng dần mức bảo đảm nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ. Nhờ sự đầu tư một cách tập trung, xây dựng hoàn chỉnh từng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư phát triển nhiều hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, đã lồng ghép các chương trình phát triển nông - lâm nghiệp- nông thôn vào chương trình đầu tư phát triển thuỷ lợi và phòng chống thiên tai. Sự đầu tư này đã góp phần làm sản xuất nông, lâm, thuỷ sản cả nước đạt được những thành tựu to lớn, làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đạt được những tiến bộ đáng kể. Nhìn chung giá trị sản xuất toàn ngành trong thời gian qua tăng dần với tốc độ tăng bình quân 4,31% trong đó nông nghiệp tăng 2,35%, thuỷ sản tăng mạnh nhất 10,46%, lâm nghiệp tăng chậm nhất với tốc độ tăng bình quân 1,23%. Bảng 4.4: Giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước (ĐVT: Tỷ đồng) Năm Tổng số Chia ra Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2001 114989.5 83615.8 6014.0 25359.7 2002 122150 88442.2 6107.6 27600.2 2003 127651.1 90874 6174.8 30602.3 2004 132888 92206.7 6242.4 34438.9 2005 137112 92069.5 6315.6 38726.9 2006 142014.9 93910.8 6392.9 41711.2 So sánh (%) Tốc độ tăng (%) 02./01 106.23 105.77 101.56 108.83 03./02 104.50 102.75 101.1 110.88 04./03 104.10 101.47 101.09 112.54 05./04 103.18 99.851 101.17 112.45 06./05 103.58 102 101.22 107.71 Bình quân 104.31 102.35 101.23 110.46 ( Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2006) Bảng 4.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước Năm Cơ cấu sản xuất (%) Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản 2001 72.7 5.2 22.1 2002 72.4 5.0 22.6 2003 71.2 4.8 24.0 2004 69.4 4.7 25.9 2005 67.1 4.6 28.2 2006 66.1 4.5 29.4 ( Nguồn: Niên giám thống kê 2006) Tỷ trọng của ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo nhưng nhìn chung có xu hướng giảm: năm 2001 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 72,7% giá trị sản xuất của khu vực nông – lâm - thuỷ sản, nhưng đến năm 2006 thì tỷ trọng này giảm xuống còn 66,1 %. Mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 6,6% trong 6 năm nhưng trong điều kiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 2,37%/năm thì mức giảm tỷ trọng này là dấu hiệu tốt. Mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm do tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng nhờ đầu tư thủy lợi mà tổng Giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng (83615,8 tỷ đồng năm 2001 lên 93910,8 tỷ đồng năm 2006). Giai đoạn 2001 – 2006 nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi tăng mạnh nên nhiều hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản được xây dựng do đó cơ cấu nông – lâm - thuỷ sản đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành thuỷ sản: Cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 2001 – 2006 giảm dần qua các năm, chỉ trong vòng 5 năm cơ cấu này giảm 6,6%. Còn cơ cấu ngành thủy sản tăng mạnh qua từng năm, năm 2001 cơ cấu ngành thủy sản chỉ chiếm 22,1% trong tổng cơ cấu toàn ngành nông nghiệp, nhưng đến năm 2006 cơ cấu này đã tăng lên và chiếm 29,4% tổng cơ cấu toàn ngành. Do diện tích đất lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nạn phá rừng, cháy rừng đã diễn ra, đồng thời hệ thống thủy lợi phục vụ trồng rừng còn ít, nhiều vùng chưa có, năng lực tưới kém, làm cho giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng chậm qua các năm: năm 2001 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 6014,6 tỷ đồng, đến năm 2006 thì giá trị này mới chỉ tăng lên 6392,9 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm, từ 5,2% năm 2001 xuống còn 4,5% năm 2006. Như vậy trong thời gian qua, đầu tư thủy lợi làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông – lâm - thuỷ sản đã diễn ra theo xu hướng tích cực là tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng thuỷ sản; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm. Những thành quả bước đầu này cũng biểu hiện cho sự phát triển của sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước trong thời gian tới cũng như biểu hiện vai trò của đầu tư thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch giữa trồng trọt (nhất là diện tích gieo trồng lúa) với nuôi trồng thủy sản Bảng 4.6: Diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa nước ta giai đoạn 2001 -2006 Năm Diện tích ( nghìn ha) Diện tích nuôi trồng thủy sản Diện tích trồng lúa 2001 641,9 7492,7 2002 797,7 7504,3 2003 867,6 7452,2 2004 920,1 7445,3 2005 952,6 7329,2 2006 984,4 7324,4 ( Nguồn: Niên giám thống kê 2006) Đồ thị 4.2: Diện tích gieo trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 (ĐVT: nghìn ha) Thực hiện Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15-6-2000 của Chính phủ về "một số chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp"; nhiều địa phương trong cả nước đã tiến hành quy hoạch đất đai, bố trí lại cây trồng, vật nuôi, thực hiện các biện pháp kỹ thuật và đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. Bên cạnh đó nhờ đầu tư một cách tập trung, có sự hợp tác đầu tư quốc tế về vấn đề phát triển thủy lợi, có sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư xây dựng và quản lý, hoạt động công nghệ thủy lợi phát triển… đã xây dựng hoàn chỉnh từng hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, nhất là chuyển đất lúa năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản đã làm diện tích nuôi trồng thủy sản qua từng năm đều có xu hướng tăng mạnh, còn diện tích trồng lúa giảm dần qua các năm. Qua bảng 4.6 đặc biệt nhìn vào đồ thị 4.2 ta có thể nhận thấy diện tích nuôi trồng thủy sản trên cả nước giai đoạn 2001 – 2006 tăng dần qua các năm. Từ 641,9 nghìn ha năm 2001 tăng lên 797,7 nghìn ha năm 2002, 867,6 nghìn ha năm 2003 và 984,4 nghìn ha năm 2006 (từ năm 2001 đến năm 2006 tăng 342,5 nghìn ha). Diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng còn diện tích gieo trồng lúa lại có xu hướng giảm từ 7492,7 nghìn ha năm 2001 giảm xuống còn 7324,4 nghìn ha năm 2006 (giảm 168,3 nghìn ha giai đoạn 2001-2006). Phần lớn diện tích gieo trồng lúa giảm là những diện tích cho thu nhập thấp, và diện tích giảm này chủ yếu được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, góp phần làm tăng nhanh diện tích nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, phát triển thuỷ lợi đã cấp nước cho sinh hoạt và các ngành dịch vụ làm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng. Đến nay, hàng năm đã tạo nguồn cấp hơn 5 tỉ m3 nước cho sinh hoạt và công nghiệp. Đầu tư cho thuỷ lợi làm cơ cấu các ngành dịch vụ nông nghiệp trong nông thôn tăng lên, bên cạnh đó tỉ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch ngày càng tăng, đảm bảo cuộc sống an toàn cho toàn xã hội. Tóm lại, việc đầu tư phát triển thủy lợi góp một phần quan trọng để ngành nông nghiệp chuyển hướng từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, giảm dần diện tích hoa màu đặc biệt diện tích lúa cho năng suất thấp đã làm tăng cơ cấu và giá tri sản xuất ngành này, góp một phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta trong thời gian qua theo hướng tiến bộ, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp 4.1.3 Ảnh hưởng của đầu tư thuỷ lợi tới tăng trưởng nông nghiệp 4.1.3.1 Ảnh hưởng của vốn đầu tư thuỷ lợi tới tăng trưởng nông nghiệp Để đánh giá một cách tương đối ảnh hưởng của vốn đầu tư thủy lợi tới tăng trưởng nông nghiệp ta dùng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích. Ta có số liệu về giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ đồng) và số liệu vốn đầu tư thuỷ lợi (tỷ đồng) tính trong 6 năm (2001 – 2006). Qua xem xét và phân tích số liệu về tình hình phân bổ vốn cho đầu tư thủy lợi và giá trị sản xuất nông nghiệp ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi và tăng trưởng nông nghiệp cơ mối quan hệ với nhau. Giá trị sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ở đây để xem xét mối quan hệ này ta giả thiết các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp cố định, giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ phụ thuộc vào đầu tư phát triển thuỷ lợi. Gọi giá trị sản xuất nông nghiệp là biến Y (biến phụ thuộc) và vốn đầu tư thuỷ lợi là X (biến độc lập). Bảng 4.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp và vốn đầu tư thủy lợi (ĐVT: Tỷ đồng) Năm GTSX NN (Y) VON DAU TU (X) 2001 114989.5 3607.9 2002 122150.0 3570.25 2003 127651.1 3459.71 2004 132888.0 5500.1 2005 137112.0 5373.21 2006 142014.9 5649.2475 (Nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư và Niên giám thống kê 2006) Nhìn một cách tương đối vào giá trị sản xuất nông nghiệp và vốn đầu tư cho phát triển thủy lợi chúng ta cũng có thể thấy được mối liên hệ này. Đầu tư thủy lợi, tác động tích cực tới tăng trưởng nông nghiệp. Giai đoạn 2001 – 2006, nguồn vốn đầu tư thủy lợi tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân vốn đầu tư thủy lợi là 9,38% đã góp phần vào công tác phát triển thủy lợi, nhiều hạng mục công trình thủy lợi được xây mới, nhiều hệ thống công trình cũ được tu sửa,... đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những ngành sản xuất cho hiệu quả cao như nuôi trồng thủy đã có điều kiện phát triển... sự thay đổi đó làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001-2006 là 4,31%, GTSX nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2006 tăng bình quân 5405,1 tỷ đồng/năm. Cụ thể năm 2002 tăng thêm 7160,5 tỷ đồng, năm 2003 tăng 5501,1 tỷ đồng ; năm 2004 tăng 5236,9 tỷ đồng ; năm 2005 tăng 4224 tỷ đồng và năm 2006 tăng 4902,9 tỷ đồng. Bảng 4.8 : Bảng ước lượng hồi quy tuyến tính giữa GTSX NN và Vốn đầu tư thuỷ lợi SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.860072548 R Square 0.739724788 Adjusted R Square 0.674655985 Standard Error 5669.756516 Observations 6 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 365448490.6 365448491 11.368348 0.02799967 Residual 4 128584555.8 32146139 Total 5 494033046.4 Coefficients Standard Error T Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 93602.24284 10886.09983 8.5983267 0.0010053 63377.5843 123826.9 63377.584 123826.901 VON (x) 7.923002028 2.349855136 3.3716981 0.0279997 1.39875824 14.44725 1.3987582 14.4472458 Chạy hàm hồi quy tuyến tính, ta được bảng ước lượng. Dựa vào bảng này ta có thể đưa ra được phương trình hồi quy mẫu: Y^ = 93602,243+ 7,923 x X Ta có : 2^= 7,923 > 0 => kết quả này phù hợp với lý thuyết. Như vậy khi ta tăng nguồn vốn đầu tư thuỷ lợi lên thì giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên. Con số 7,923 cho biết nếu chúng ta tăng nguồn vốn đầu tư 1 tỷ đồng thì giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ gia tăng 7,923 tỷ đồng. 1^ = 93602,243 có nghĩa khi không có đầu tư thuỷ lợi thì giá trị sản xuất nông nghiệp trung bình là 93602,243 tỷ đồng ( giá trị này là do tác động của các yếu tố khác ngoài đầu tư thuỷ lợi ) * Để xem vốn đầu tư thuỷ lợi có ảnh hưởng đến giá trị sản xuất NN hay không ta phải kiểm định giả thiết : H0 : 2^ = 0: Vốn đầu tư thuỷ lợi không ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp. H1 : 2^ # 0 : Vốn đầu tư thuỷ lợi ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp Nhìn vào p-value = 0.001 ( nhỏ) và Tstat = 8,598 ta có thể khẳng định, giả thiết H0 bị bác bỏ. Như vậy ta có thể khẳng định: đầu tư thuỷ lợi có ảnh hưởng đến GTSX NN. * Hệ số R2 = 0,74 như vậy lượng vốn đầu tư giải thích xấp xỉ 74 % sự biến thiên của giá trị sản xuất nông nghiệp. Như vậy khi ta có định các yếu tố khác, chỉ xem xét kết quả sản xuất nông nghiệp trong điều kiện chỉ phụ thuộc vào yếu tố thủy lợi, đã thấy được vai trò của thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp, sự tăng trưởng nông nghiệp một cách tương đối. Hay có thể kết luận về mối liên hệ đó là đầu tư thủy lợi tăng làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp từ đó thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 4.1.3.2 Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với tăng trưởng nông nghiệp Cho đến nay nhiều tài liệu nghiên cứu đã đưa ra những thông tin xác đáng chứng minh những thành tựu to lớn của nông nghiệp và nông thôn trong những năm đổi mới. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia và nhiều nhà kinh tế nước ngoài có uy tín đã khẳng định và ca ngợi thành tựu giải quyết vấn đề lương thực, xóa đói giảm nghèo… của Việt Nam. Hiện nay nguồn vốn đầu tư thủy lợi rất lớn và tăng dần, bên cạnh đó nhờ được đầu tư một cách tập trung, có sự hợp tác đầu tư quốc tế về vấn đề phát triển thủy lợi, có sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư xây dựng và quản lý, hoạt động công nghệ thủy lợi phát triển… đã xây dựng hoàn chỉnh từng hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, nhất là chuyển đất lúa năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản đã làm diện tích nuôi trồng thủy sản qua từng năm có xu hướng tăng mạnh, còn diện tích trồng lúa giảm dần qua các năm. Cụ thể diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 342,5 nghìn ha từ năm 2001 đến năm 2006. Diện tích diện tích gieo trồng lúa lại có xu hướng giảm từ 7492,7 nghìn ha năm 2001 giảm xuống còn 7324,4 nghìn ha năm 2006 (giảm 168,3 nghìn ha giai đoạn 2001-2006). Bảng 4.9: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản và gieo trồng lúa nước ta giai đoạn 2001 - 2006 Năm Diện tích ( nghìn ha) Sản Lượng (nghìn tấn) Nuôi trồng TS Lúa Nuôi trồng TS Lúa 2001 641,9 7492,7 589595 32108,4 2002 797,7 7504,3 844810 34447,2 2003 867,6 7452,2 1003095 34568,8 2004 920,1 7445,3 1202486 36148,9 2005 952,6 7329,2 1477981 35832,9 2006 984,4 7324,4 1694271 35826,8 ( Nguồn: Niên giám thống kê) Đồ thị 4.3: Sản lượng lúa và sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 (ĐVT: Nghìn tấn) Nhìn vào bảng 4.9 và đồ thị 4.3 chúng ta có thể nhận thấy diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên làm cho sản lượng thủy sản giai đoạn 2001 – 2006 tăng mạnh qua các năm, một lý do làm sản lượng thủy sản tăng nữa là nhờ có một quy hoạch tổng thể sản xuất, hệ thống thủy lợi được sử dụng một cách hợp lý và ổn định, xây dựng được nhiều hệ thống thủy lợi riêng cho nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản giai đoạn 2001 – 2006 tăng bình quân 2209,4 nghìn tấn/năm. Ngành thuỷ sản trong thời gian qua không ngừng phát triển cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu. Sản lượng thủy sản tăng rất mạnh từ 5895,95 nghìn tấn năm 2001 lên 16942,71 nghìn tấn năm 2006. Đầu tư thủy lợi làm cho diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên đã làm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm cao, khoảng 10,48%/năm, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng từ 25359,7 tỷ đồng năm 2001 lên 41711,2 tỷ đồng năm 2006, tăng gấp 1,64 lần đã góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị sản xuất của toàn ngành. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản trong cơ cấu nông – lâm - thuỷ sản cũng tăng dần: năm 2001 giá trị sản xuất ngành thuỷ sản chiếm 22,1% giá trị sản xuất toàn ngành thì đến năm 2006 giá trị này đã chiếm 29.,4% giá trị toàn ngành, điều này thể hiện sự tiến bộ và phát triển của ngành thuỷ sản. Hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản đã bảo đảm có nguồn nước sạch, có hệ thống xử lý và điều tiết cung cấp nước theo yêu cầu cho từng vùng nuôi, từng đối tượng nuôi với các tiêu chuẩn và chỉ số biểu thị thích hợp; có hệ thống thoát nước chủ động và được kiểm soát, cảnh báo môi trường nước theo một quy trình khắt khe... Tất cả những yêu cầu trên đã được thiết kế và xây dựng thành một hệ thống hoàn chỉnh, chủ động trong điều tiết và kiểm soát; bảo đảm biện pháp nước là hàng đầu để nuôi trồng thủy sản ổn định và bền vững. Mang lại thu nhập cao cho các hộ nông dân, giá trị sản xuất nuôi tôm bình quân đạt 150 - 340 triệu đồng/ha/năm, một số mô hình đã đạt tới 700 - 800 triệu đồng/ha/năm; mô hình nuôi cá, tôm trên chân ruộng lúa ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Ðịnh, An Giang, Ðồng Tháp,... thu nhập bình quân cũng gấp hai đến năm lần so với trồng lúa. Số hộ thu nhập từ nuôi trồng thủy sản cũng tăng lên đáng kể, góp phần xóa đói, giảm nghèo Mặc dù đầu tư thủy lợi làm cho cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm diện tích hoa màu, diện tích lúa cho năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản nhưng do được chủ động trong tưới tiêu nên diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kỳ, sản lượng lúa năm 2001 là 32108, 4 nghìn tấn đến năm 2006 sản lượng lúa đã tăng lên 35826,8 nghìn tấn. Sản lượng tăng lên đã thúc đẩy ngành nông nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp lương thực, thực phẩm cho cả nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến… Bảng 4.10: Tình hình vốn đầu tư thủy lợi và giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nước ta giai đoạn 2001 - 2006 Năm Tổng vốn đầu tư Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2001 3607.90 83615.8 6014.0 25359.7 2002 3570.25 88442.2 6107.6 27600.2 2003 3459.71 90874 6174.8 30602.3 2004 5500.10 92206.7 6242.4 34438.9 2005 5373.21 92069.5 6315.6 38726.9 2006 5649.2475 93910.8 6392.9 41711.2 (Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư và Niên giám thống kê năm 2006) Tổng nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi tăng dần theo từng giai đoạn và từng thời kỳ: Thời kỳ 1955-1975 trung bình 281 tỷ đ/năm, thời kỳ 1976-1985 trung bình 1085 tỷ đ/năm thời kỳ 1986-2000 trung bình 1620 tỷ đ/năm. Đến năm 2001 trở đi nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi lại càng tăng mạnh, năm 2001 đã tăng lên 3607,90 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 5649,25tỷ đồng, như vậy giai đoạn 2001 – 2006 nguồn vốn đầu tư thủy lợi trung bình 4526,74 tỷ đồng/năm. Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư đã ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – thủy sản, tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản cho thu nhập cao, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp cho thu nhập thấp. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực này đã góp phần làm tăng tổng giá trị ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, các hệ thống thủy lợi phát triển đã tạo điều kiện phát triển sản xuất hiệu quả, cung cấp nguồn nước tưới chủ động cho nông nghiệp, đảm bảo hệ thống tiêu vào mùa mưa, giảm thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra đã làm giá trị sản xuất của từng ngành nông, lâm, thủy sản tăng dần qua các năm. Cụ thể: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2001 đạt 83615,8 tỷ đồng thì năm 2006 đã tăng lên 93910,8 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng mạnh, từ 25359,7 tỷ đồng năm 2001 lên 41711,2 tỷ đồng năm 2006, tăng gấp 1,65 lần. Giá trị ngành lâm nghiệp cũng tăng mặc dù không đáng kể, từ 6014 tỷ đồng năm 2001 lên 6392,9 tỷ đồng năm 2006. Sự tăng giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm, thủy sản đã góp phần làm giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng dần qua các năm, năm 2001 giá trị sản xuất đạt 114989,5 tỷ đồng, đến năm 2006 thì giá trị đã tăng lên 142014,9 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân là 4,31%. Như vậy có thể nhận thấy, sự tăng nguồn vốn đầu tư thủy lợi đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, hồ chứa, trạm bơm đã làm tăng khả năng tưới tiêu chủ động, đã tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở ĐBSCL và ĐBSH, cao su và cà phê ở Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,.... Sản lượng bình quân năm của nhiều cây trồng tăng lên khá nhiều, như: lạc tăng 1,64 lần, mía 3 lần, đỗ tương 1,67 lần, cao su 5 lần, cà phê 2,5 lần. Các loại cây ăn quả như nhãn, vải, chôm chôm… cũng tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, đã làm cho nông nghiệp tăng trưởng mạnh. Sự đầu tư phát triển các giải pháp tiêu thoát nước và phòng chống lũ bão, lồng ghép các chương trình phát triển nông - lâm nghiệp- nông thôn vào chương trình đầu tư phát triển thuỷ lợi và phòng chống thiên tai, đã bảo vệ cho hàng chục triệu dân và hàng triệu ha đất canh tác ở các vùng đồng bằng thường bị lũ lụt, các hoạt động kinh tế được duy trì, giảm được tổn thất do bão lũ gây ra, đồng thời cải thiện điều kiện sống và sản xuất, hạn chế được nhiều loại dịch bệnh. Đầu tư phát triển thuỷ lợi góp phần rất lớn vào xây dựng nông thôn mới, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nông dân, góp phần giải phóng sức lao động trong nông nghiệp, tạo điều kiện bố trí dân cư tập trung tránh lũ, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nông dân. Góp phần rất lớn vào cải tạo môi trường: tăng độ ẩm, điều hoà dòng chảy (mặt, ngầm), cải tạo chua, phèn, mặn, tăng độ phì của đất, tạo thuận lợi để nâng chỉ số quay vòng ruộng đất, nhiều vùng đã gieo trồng được 2 - 3 vụ. Ở miền núi và trung du, thuỷ lợi đã tạo tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình thành và nâng cao độ phì của đất, tạo điều kiện để định canh định cư, giảm nạn đốt rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng và an ninh vùng biên giới. Nhờ sự quan tâm đúng đắn của chính phủ về phát triển nông nghiệp, trong đó một phần do chính sách đúng đắn của chính phủ về vấn đề đầu tư phát triển thủy lợi đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp tăng trưởng cao, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu nông sản, đồng thời buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất để tăng khả năng canh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế... Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có mặt tại thị trường nhiều nước trong khu vực và thế giới. Một số sản phẩm xuất khẩu hiện chiếm một thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế như gạo đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan), cà phê đứng thứ 3 (sau Braxin và Côlômbia), hạt điều đứng thứ 3 (sau Braxin, Ấn Độ), hạt tiêu đứng thứ 3 (sau Braxin, Ấn Độ). Làm giàu chính đáng cho hàng vạn hộ nông dân ở các vùng miền. 4.1.3.3 Đầu tư phát triển thủy lợi và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Xoá đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong những thập kỷ qua. Xoá đói, giảm nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Từ năm 1998 đến nay, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 ra đời và đi vào hoạt động đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong toàn xã hội, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động và đa dạng hoá các nguồn lực cho giảm nghèo, bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ nét, đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc đã được nâng lên một bước. Có được thành quả đó là do có sự đầu tư đúng đắn cho cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên 30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường…Thuỷ lợi đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Thủy lợi xóa đói nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhờ phát triển thuỷ lợi, hệ số sử dụng đất đã tăng từ 1,3 lên 2,2, đặc biệt, có nơi tăng lên 2,7, góp phần tăng sản lượng lúa trong cả nước. Nếu năm 1998, tại 21 tỉnh thành có 9,3 triệu người thiếu ăn, chiếm 39,5% nhân khẩu nông nghiệp (trong đó, 3,6 triệu người bị đói gay gắt), thì hiện nay, nạn đói kinh niên đã không xảy ra. GDP ngành nông nghiệp năm 2000 tăng 5,3 lần so với năm trước đó. Giá trị xuất khẩu trên giá trị sản xuất của ngành nông lâm thuỷ sản tăng từ 16,2% (1990) lên 35,4% (2000). Đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu. ''Thực tế nhiều năm qua khẳng định: Nơi nào thuỷ lợi phát triển, nơi đó đời sống về vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, an ninh chính trị, xã hội được ổn định, tình trạng đói nghèo từng bước được xóa hẳn''. Ví dụ cụ thể về thuỷ lợi xóa đói nghèo tại Bạc Liêu nhận định, thành công mà tỉnh này có được là nhờ đã chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm theo kiểu sản xuất hàng hóa, với vai trò quan trọng của hệ thống kênh mương dẫn nước cho trên 100.000ha nuôi tôm và cơ chế Nhà nước, nhân dân cùng làm. Do vậy, trong khi tốc độ giảm nghèo của vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 2,5% năm 2002 thì Bạc Liêu đạt 4,12%, một số tỉnh khác như Cần Thơ chỉ 1%, An Giang 1,16%, Bến Tre 1,2%. Hiện nay, các công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho 3 triệu ha diện tích đất canh tác, gồm 7 triệu ha đất trồng lúa phục vụ xóa đói giảm nghèo. Tại một số tỉnh có sự đột phá về cơ chế san sẻ trách nhiệm nhà nước và nhân dân cùng làm trong đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung, kiên cố hóa kênh mương nói riêng như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai... nên chỉ sau 2-3 năm, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh do nhân dân chủ động được tưới tiêu, sản xuất được 2-3 vụ, năng suất lao động tăng, thu nhập cao hơn, cuộc sống được cải thiện đáng kể, làm cho tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống còn 6,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ), bình quân mỗi năm giảm được trên 30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng. Với sự nỗ lực chung của cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vượt mức kế hoạch đề ra, đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 14,87% giảm 6,23% so với cuối năm 2005, trong đó: Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; Đồng Bằng Sông Hồng 9,59%; Bắc Trung Bộ 23,44%; Duyên hải miền Trung 16,18%; Tây Nguyên 21,34%; Đông Nam Bộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hết hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng chuẩn nghèo mới của địa phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia. Thành quả xóa đói giảm nghèo nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng kinh ngạc, góp phần tăng trưởng nông nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của đất nước. Có được những thành công này là do chủ trương đúng đắn của chính phủ, trong đó có chủ trương đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ ở các xã nghèo, chủ trương đầu tư thủy lợi phục vụ đa mục tiêu (tưới tiêu sản xuất, nuôi trồng thủy sản, chống thiên tai bão lũ...) giúp các hộ nông dân chuyển đổi ngành sản xuất, từ sản xuất lúa cho thu nhập thấp sang nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao, làm thu nhập của các hộ nông dân tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh … 4.1.4 Kết quả đầu tư phát triển thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long 4.1.4.1 Tình hình đầu tư phát triển thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu Long Với diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, dân số 17 triệu người, là địa bàn kinh tế có tiềm năng to lớn về nhiều mặt, nhất là về nông nghiệp và thuỷ sản, có vị trí trọng yếu đối với sự phát triển của cả nước. ĐBSCL hiện đang đóng góp gần 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng thủy sản và phần lớn lương thực xuất khẩu của cả nước, góp phần quyết định đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên nguồn nước sông Mê Kông (khoảng 500 tỷ m3 nước/năm) mang nhiều phù sa, thuỷ sản có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân sinh, kinh tế trong vùng, nhưng phân bố rất không đều theo thời gian và không gian, 90% lượng nước tập trung vào mùa mưa (từ tháng VI đến tháng XI), gây úng lụt lớn . Những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nghiêm trọng, mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Do bất thường của khí hậu và những tác động tiêu cực từ thượng nguồn mà chỉ trong mấy năm gần đây, chúng ta đã phải liên tiếp đối phó với các trận lũ lớn lịch sử và các đợt hạn hán cực kỳ gay gắt. Hệ thống thuỷ lợi ở ĐBSCL (gồm những kênh trục lớn tạo nguồn, kênh nhánh, các cống điều tiết,..) gắn liền với nguồn nước của sông Tiền và sông Hậu luôn luôn làm nhiệm vụ tổng hợp: dẫn nước ngọt cho toàn đồng bằng vào mùa khô, còn vào mùa mưa thì tham gia kiểm soát lũ, tiêu phèn. Trong những năm 1996-2005 Chính phủ đã đầu tư cho thủy lợi 7.261 tỷ đồng (giao Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý 3.890 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 54%, và vốn địa phương quản lý là: 3371 tỷ đồng, chiếm 46%), trong đó, 5 năm đầu chủ yếu triển khai các công trình ở vùng ngập sâu và 5 năm gần đây chủ yếu cho dự án ODA Thuỷ lợi ĐBSCL do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với tổng mức đầu tư là 2133 tỷ đồng tại TP Cần Thơ và 6 tỉnh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. Cụ thể từng vùng: 1. Vùng tứ giác Long Xuyên: Là vùng ngập sâu, diện tích gần 50 vạn ha (thuộc 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang), chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ tràn qua biên giới và dòng chính sông Hậu. Đã cơ bản hoàn thành tuyến ngăn lũ tràn biên giới bờ nam kênh Vĩnh Tế gồm các đoạn Châu Đốc-Tịnh Biên và Ba Chúc-Hà Giang. Kênh Vĩnh Tế (đáy rộng 30 m ở cao trình -3m) để dẫn lũ có lưu lượng 1500m3/s, tới cao trình +3,8m (về mùa khô có thể dẫn lưu lượng tưới 37 m3/s). Xây dựng đường tràn Xuân Tô để thoát lưu lượng 1220m3/s, các đập cao su Trà Sư, Tha La để thoát lũ có lưu lượng 700m3/s về hướng Tri Tôn-Hòn Đất. Đào kênh T5, 23 kênh thoát lũ nối kênh Rạch Giá-Hà Tiên ra biển Tây cùng với các cống cuối kênh, mở rộng các kênh T3,T4,T6, Tám Ngàn,... Những k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài-Tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan