Đề tài Thực trạng việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Thực trạng việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Thực trạng việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam Giảng viên hướng dẫn : .................................... Lớp : 1014EFIN0111 Bài Thảo luận Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ Lớp học phần: 1014EFIN0111 Nhóm : 3 Danh sách các thành viên trong nhóm: Nguyễn Thị Mai Hoa – nhóm trưởng Phạm Thu Hoài – thư ký Phạm Thị Bích Hồng Đào Mạnh Hiếu Trần Thị Thanh Hiền Hoàng Thị Hồng Đoàn Thị Hoa Nguyễn Thị Hoa Đỗ Thị Thu Hiền 10.Nguyễn Thị Hiền Kết cấu bài thảo luận Mở đầu Sơ lược những vấn đề cơ bản Định nghĩa khái quát về vốn ODA ODA- một nguồn vốn cần thiết Tác động tiêu cực hay hạn chế của ODA Thực trạng của quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ODA tác dụng tích cực trong tăng trưởng năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân ...

doc14 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Thực trạng việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam Giảng viên hướng dẫn : .................................... Lớp : 1014EFIN0111 Bài Thảo luận Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ Lớp học phần: 1014EFIN0111 Nhóm : 3 Danh sách các thành viên trong nhóm: Nguyễn Thị Mai Hoa – nhóm trưởng Phạm Thu Hoài – thư ký Phạm Thị Bích Hồng Đào Mạnh Hiếu Trần Thị Thanh Hiền Hoàng Thị Hồng Đoàn Thị Hoa Nguyễn Thị Hoa Đỗ Thị Thu Hiền 10.Nguyễn Thị Hiền Kết cấu bài thảo luận Mở đầu Sơ lược những vấn đề cơ bản Định nghĩa khái quát về vốn ODA ODA- một nguồn vốn cần thiết Tác động tiêu cực hay hạn chế của ODA Thực trạng của quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ODA tác dụng tích cực trong tăng trưởng năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính ODA góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo Những ách tắc chủ yếu của Việt Nam trong vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Vấn đề giải ngân chậm Vấn đề quản lý nhà nước nguồn vốn ODA Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Trong giai đoạn 2006 – 2010 Giai đoạn 2011 – 2015 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA VII. Kết luận. Mở đầu: Đại sứ Nhật Bản Sakaba Mitsuo và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trao đổi Công hàm tại Lễ ký kết Vốn ODA hay còn gọi là vốn Hỗ trợ phát triển chính thức đã được nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 25 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này: đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN, 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức. Sơ lược những vấn đề cơ bản Định nghĩa khái quát về vốn ODA: ODA (Official Development Assistance) là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. 2. ODA – 1 nguồn vốn cần thiết - Lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình từ 0.25%năm) - Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm) - Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA Tác động tích cực của ODA: + Bổ sung vào nguồn vốn khan hiếm trong nước + Cân đối ngân sách và cán cân thương mại + Cung cấp các hàng hóa công cộng + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực + Chuyển giao công nghệ và trợ giúp kỹ thuật 3. Tác động tiêu cực hay hạn chế của ODA Việc cung cấp viện trợ thường vì động cơ chính trị hay động cơ kinh tế ODA là sự ràng buộc nhằm buộc các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách kinh tế hoặc chính sách đối ngoại Viện trợ có thể bị ràng buộc vào nguồn hoặc bởi dự án hoặc bị trói buộc vào việc nhập khẩu những thiết bị cần nhiều vốn ODA không làm tăng đầu tư nhiều như mong muốn Các nước nhận viện trợ phải trả nợ hoặc trả lãi bằng hàng hóa xuất khẩu mà giá bình quân chỉ bằng 15% theo giá hiện hành Còn xem xét ảnh hưởng lâu dài tới nền kinh tế ODA còn làm tăng giá đồng nội tệ Viện trợ lương thực làm giảm giá trị lương thực trên thị trường nội địa Viện trợ chỉ khuyến khích tăng trưởng ở khu vực hiện đại Thực trạng của quá trình sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế. Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng. Hơn 4,5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lý đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ, đường biển và giao thông nông thôn. Vốn ODA đã được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km đường quốc lộ; khôi phục và cải tạo khoảng 1.000 km đường tỉnh lộ; Quốc lộ 5, quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội-Vinh; đoạn TP. Hồ Chí Minh-Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh- Nha Trang); làm mới và khôi phục 188 cầu, chủ yếu trên các Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 với tổng chiều dài 33,7 km; cải tạo và nâng cấp 10.000 km đường nông thôn và khoảng 31 km cầu nông thôn quy mô nhỏ; Cầu Mỹ Thuận; xây dựng mới 111 cầu nông thôn với tổng chiều dài 7,62 km (khẩu độ bình quân khoảng 25 – 100 m). Vốn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng để có thể bốc xếp được 250.000 TEV/năm; nâng cấp cảng Sài Gòn có công suất bốc xếp từ 6,8 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm; xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân; cải tạo cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Nguồn vốn ODA đầu tư cho việc phát triển ngành điện với tổng cam kết cho đến năm 2003 là 3,7 tỷ USD, hiện chiếm 40,3% trong tổng vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc) có công suất thiết kế chiếm 40% tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam xây dựng trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Tổng công suất phát điện tăng thêm do đầu tư bằng nguồn vốn ODA là 3.403 MW, bằng tổng công suất điện từ trước cho tới năm 1995. Trong ngành năng lượng điện, vốn ODA còn đầu tư để phát triển hệ thông đường dây và mạng lưới điện phân phối điện, bao gồm các dự án đường dây 500 KV Plâyku – Phú Lâm, đường dây 220 KV Tao Đàn – Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố. Trong số 4,45 tỉ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết danh cho Việt nam đưa ra, tháng 12 năm 2006, các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viện trợ cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nhật bản, nước ở vị trí dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD cho biết số ưu tiên này sẽ ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là tuyến đường săt cao tốc Bắc – Nam và bảo vệ môi trường. Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị, đường sắt, môi trường (quản lý nước và rác thải), phát triển nông thôn. Ngoài ra, các cam kết này cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hoá ngành tài chính. Nguồn vốn ODA dành cho năng lượng điện và giao thông chiếm tới hơn 40% vốn ODA của Việt Nam. ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội Tổng nguồn ODA dành cho giáo dục và đào tạo ước khoảng 550 triệu USD,chiếm từ 8,5-10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo,đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo,tăng cường 1 bước vật chất kỹ thuât cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như dự án giáo dục tiểu học,trung học,đại học,dự án đào tạo nghề….. Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như:Chương trình dân số phát triển,Chương trình tiêm chủng mở rộng,Chương trình nước sạch nông thôn,Chương trinh chăm sóc sức khỏe ban đầu,Chương trinh xóa đói giảm nghèo.Nhờ vậy thứ hạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia va chỉ số phát triển con ngươi cua Liên hợp quốc đều dược cải thiện hằng năm. ODA không chỉ bổ sung nguồn lực cho các chương trinh xã hội mà điều quan trọng là đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong các lĩnh vực xã hội,đòi hỏi có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư như:phòng chống ma túy,phòng chống tệ nạn xã hội….. 3. ODA tác dụng tích cực trong tăng trưởng năng lực , phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật,cải cách hành chính… 4. ODA góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo: Năm 2006: GS-TS khoa học Phạm Hồng Giang-phó ban chỉ đạo công trình trái phiếu và ODA bộ NN&PTNT cho biết: Nguồn vốn ODA dành cho ngành nông nghiệp được sử dụng cho phát triển lâm nghiệp, thủy lợi và nông nghiệp. Từ năm 1995 đến 2000, lượng vốn này chưa nhiều, chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư của ngành; từ năm 2000-2006 lượng vốn khá lớn, thường chiếm khoảng 35-40%. Năm 2006, vốn ODA của ngành nông nghiệp là 876 tỷ đồng; năm 2005 là 714 tỷ đồng, trong nhiều năm qua, lượng vốn DOA chủ yếu dành cho các công trình thủy lợi. Một số công trình sử dụng ODA có thể kể đến là: Dự án phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện xong; dự án phát triển thủy lợi đồng bằng sông Hồng do nhà tài trợ yêu cầu nhiều thứ quá nên giải ngân chậm; dự án thủy lợi Phước Hoà-Bình Dương và dự án quản lý và giảm nhẹ thiên tai… Năm 2010: Nguồn vốn cho vay ưu đãi ODA bắt đầu được giải ngân cho ngành nông nghiệp từ năm 1993, tới nay cả nước có tất cả 41 nhà tài trợ với số vốn 5,5 tỉ đô la Mỹ Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm 2010 đến nay Bộ này đã phê duyệt 17 dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 120 triệu USD, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2009 (chỉ đạt 31 triệu USD). Theo ông Lê Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT), mỗi năm vốn ODA cho ngành nông nghiệp nước ta cần khoảng 400-450 triệu USD. Hiện nguồn vốn này đang chiếm 50-60% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp Phần lớn vốn ODA được ưu tiên cho lĩnh vực thuỷ lợi, quản lý thiên tai… Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ đầu tư khoảng 150-300 triệu USD vốn ODA cho nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL, ưu tiên cho các lĩnh vực bao gồm: thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, thủy lợi, phát triển nông nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng. Trong đó, công nghệ sau thu hoạch như xây mới hệ thống phơi sấy, xay xát, chế biến, kho chứa... sẽ được đầu tư mạnh nhất để giảm thiểu tối đa tổn thất sau thu hoạch, đặc biệt với ngành lúa gạo. Hiệu quả mang lại:  ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống còn 37% năm 1998; 28,9% năm 2002 và ước dưới 10% năm 2004. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà nước ta cam kết với thế giới. Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, kết hợp xoá đói giảm nghèo, trong đó nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học... Những ách tắc chủ yếu của Việt Nam trong vấn đề thu hút và sử dụng vốn ODA Vấn đề giải ngân chậm Tình trạng trì trệ, các dự án chậm triển khai, thủ tục hành chính rườm rà, có quá nhiều trở ngại. Các doanh nghiệp nhà nước giải ngân không hết, trong khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn trong cảnh thiếu vốn triền miên phải huy động với giá cao có khi lên tới 20% còn nguồn vốn ODA thì chỉ 1-2%/ năm thôi. Nhiều năm qua nhìn chung giải ngân chậm với tỉ lệ thấp thậm chí có năm chỉ đạt khoảng 50%, nhu cầu phát triển của đất nước rất lớn. thế nhưng nguồn vốn giá rẻ đang bị lãng phí vì những trì trệ nội tại, cả ở phía chính sách và đơn vị tiếp nhận vốn ODA ở các nước khác thường cao hơn VN rất nhiều vì họ áp dụng mô hình hợp tác đầu tư nhà nước- tư nhân để tạo điều kiện cho tư nhân sử dụng tốt các nguồn lực trong nước.do trước đây chưa tin tưởng vào khối tư nhân nên chư cho phép giải ngân ODA vào khối này. Thông tin về nguồn vốn ODA chư được công khai minh bạch với các chủ thể tham gia thực hiện. Tình hình thực hiện các dự án ODA thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, chậm giải ngân, tỉ lệ giải ngân thấp do vậy thời gian hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn. Đặc biệt vốn đầu tư thực tế thường tăng so với dự kiến và cam kết, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả dự án khi đi vào vận hành khai thác Công tác theo dõi tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ. Còn nhiều hạn chế đặc biệt là công tác theo dõi thống kê, kiểm tra đánh giá hiệu quả của các công trình sau đầu tư còn bỏ ngỏ, ngoại trừ các dự án vay lại và đang trong thời gian trả nợ. kết quả quản lí thường được dánh giá chỉ bằng công trình ( mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả đầu tư một khi công trình được đưa vào khai thác vận hành. Quan điểm cách làm gây khó khăn cho việc đánh giá, định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí, né tránh trách nhiệm của những bộ phận liên quan. Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo bộ tài cính chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng cho các qui định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lí tài chính công của VN, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ. Vì vậy, nhiều dự án cùng lúc phải thực hiện hai hệ thống thủ tục, một là để giải quyết các vấn đề nội bộ trong nước, một là với nhà tài trợ. Nếu kéo dài thời gian thực hiện dự án , gia tăng chi phí (chi phí chuẩn bị dự án, đầu tư do lạm phát bởi kéo dài thời gian) tăng khả năng rủi ro vì có thể bị laoij dụng cho các hoạt động phi pháp Vấn đề quản lí nhà nước nguồn vốn ODA: Vấn đề quản lí nguồn vốn ODA tránh thất thoát và lãng phí phải được đặc biệt quan tâm: như một số trường hợp: PMU18, dự án Đại Lộ Đông Tây…khiến cho công luận quốc tế đặc biệt quan ngại về việc quản lí chặt chẽ nguồn vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này , đòi hỏi chính phủ phải có ngay những gp triệt để Một số lãnh đạo chính quyền địa phương và chủ đầu tư có quan điểm nhìn nhận chưa đúng về nguồn vốn ODA, đúng là trong nguồn vốn có một phần việ trợ không hoàn lại, song phần này chỉ chiếm 20- 30% phần còn lại là vốn vay , do thời hạn vay dài , lãi suất thấp , áp lực trả nợ chỉ phát sinh sau thời gian dài nên sau này dễ tạo nên sự chủ quan trong quyết định, lựa chọn nguồn tài trợ ODA. Ngoài ra cơ quan đàm phán trực tiếp với nhà tài trợ thường là các bộ , ngành trong chính phủ nên chủ đầu tư chưa thấy tác động mà nhà tài trợ ràng buộc . Quản lí phải dựa vào kết quả là nguyên tắc quan trọng nhất. kết quả thăm dò 24 cơ quan thì 70.2% tán đồng quan điểm còn lại không có ý kiến hoặc không đồng ý . điều này cho thấy sự mơ hồ trong nhận thức và phương cách quản lí của một số cơ quan chủ quản Chưa có chiến lược vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. thủ tướng chính phủ cũng đã giao trách nhiệm hoạch định chiến lược dài hạn , soạn thảo các danh mục chương trình bằng vốn ODA một cách phù hợp. vấn đề này phụ thuộc phần nhiều vào ý định , khả năng của nhà tài trợ. Đối với địa phương vấn đề hoạch định chiến lược, quy hoạch và thu hút sử dụng ODA là hết sức nan giải do có ít sự chủ động của địa phương. Đội ngũ quản lí địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ . Khuôn khổ thể chế pháp lí chưa hoàn thiện và đồng bộ. nhìn chung chưa xây dựng được thể thống nhất nợ nước ngoài và nợ trong nước. các quy định pháp lí quản lí nợ nói chung, ODA nói riêng chủ yếu là điều chỉnh và kiểm soát các quan hệ trước và trong quá trình đầu tư. Còn giai đoạn sau đầu tư , các định chế pháp lí hầu như rất sơ lược, có thể nói là còn bỏ ngỏ. Cơ chế vận động sử dụng ODA quá phức tạp liên quan đến nhiều bộ ngành, địa phương, hơn nữa còn phụ thuộc vào cách thức của từng nhà tài trợ . Dự án bằng nguồn vốn ODA không thành công (không tìm kiếm và vận động được nhà tài trợ , thủ tục chậm, vốn bị thất thoát, công trình vận hành và khai thác không hiệu quả, thường liên quan nhiều cấp, bộ phận khác nhau. Do vậy, khó xác định nguyên nhân thực để có biện pháp tháo gỡ kịp thời. năng lực cán bộ quá kém. Ít cán bộ đủ trình độ, có điều kiện tiếp nhận thông tin thường xuyên đầy đủ. ở địa phương chưa được chuyên môn hóa, ít được bồi dưỡng, không có điều kiện tiếp cận thông tin, trình độ không đồng đều dẫn đến gặp khó khăn. Vấn đề quan trọng nữa là bất cập trong phân cấp quản lí vốn ODA giữa trung ương và địa phương. Vốn dành cho VN qua chính phủ nên chính phủ phải thống nhất quản lí , không thể trực tiếp quản lí, phải có sự phân cấp cho địa phương. Song chúng ta chưa có hệ thống tiêu chí phân cấp rõ ràng, mới chỉ dựa vào qui mô dự án. Qui mô lớn thì do chính phủ. Qui mô nhỏ do địa phương . sự không rõ ràng trong phân cấp là một nguyên nhân gây nên sự đùn đẩy giữa các cấp. Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA 1. Trong giai đoạn 2006-2010 : Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ 5 năm 2006 - 2010, Chính phủ tiếp tục chủ trương huy động mọi nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước có tính chất quyết định, nguồn vốn ODA tiếp tục góp vị trí quan trọng, tổng nguồn vốn ODA thực hiện dự kiến khoảng 11- 12 tỷ USD trong 5 năm 2006 - 2010,  chiếm khoảng 80 % tổng ODA cam kết. Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu quan hệ đối tác với các nhà tài trợ. Việc sử dụng ODA theo hướng lựa chọn giữa các nguồn lực, đặt trọng tâm vào tính hợp lý và hiệu quả của viện trợ. Việc sử dụng ODA sẽ định hướng vào các ưu tiên sau: Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo góp phần thực hiện chương trình tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) và các chương trình xoá đói, giảm nghèo khác. Trong lĩnh vực này, cần ưu tiên ODA cho các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề để tăng thu nhập cho người nông dân; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống thủy lợi, lưới điện nông thôn, thông tin liên lạc, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm xá...) để hỗ trợ sản xuất ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; tranh thủ nguồn vốn ODA để trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Đối với hạ tầng kinh tế, cần ưu tiên sử dụng ODA cho giao thông vận tải, cải thiện điều kiện cấp và thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu đô thị và khu công nghiệp, phát triển các hệ thống thủy lợi và hệ thống phân phối điện, nhất là khu vực nông thôn, miền núi.  _Trong 5 năm tới, cần tranh thủ ODA để hoàn thiện hệ thống các đường quốc lộ huyết mạch, các cầu đường bộ trong cả nước, phát triển các tuyến đường trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng; hỗ trợ ngành đường sắt để nâng cao năng lực chạy tàu, tăng cường an toàn và cải tiến chất lượng dịch vụ; đầu tư cải tạo và xây dựng mới một số sân bay quốc tế; cải thiện vận tải đường sông trên một số tuyến chính; phát triển một số cảng biển nước sâu, nhất là ở phía Nam. _Sử dụng ODA để phát triển hệ thống thủy lợi ở ba miền, xây dựng đê điều, kể cả đê biển góp phần phát triển sản xuất, giảm nhẹ thiên tai. _Trong lĩnh vực năng lượng, vốn ODA sử dụng để hỗ trợ phát triển hệ thống đường dây, trạm biến thế, lưới điện phân phối, chú trọng lưới điện nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc coi trọng nguồn năng lượng sạch (gió, mặt trời, địa nhiệt) để hỗ trợ năng lượng cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đối với hạ tầng xã hội, ngoài việc sử dụng ODA để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, cần sử dụng ODA, kể cả ODA vốn vay để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ một số trường đại học tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Ưu tiên kêu gọi nguồn ODA để tăng cường trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến tỉnh, hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia như tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt rét, chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình dân số và phát triển. Định hướng ODA hỗ trợ thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, nhất là các dự án góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường bức xúc như xử lý rác thải tại các đô thị, cấp thoát nước và xử lý nước thải... Tranh thủ nguồn vốn ODA để tăng cường năng lực con người, chú trọng ở cấp cơ sở; tập trung vốn ODA để nâng cao năng lực các trường dạy nghề, qua đó cải thiện chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật cung cấp cho khu vực kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phát triển thể chế, nhất là cải cách hành chính; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó ưu tiên giáo dục và thực thi pháp luật. Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình dự án phát triển công nghiệp có khả năng hoàn trả vốn vay, tạo ra công ăn, việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, cần phải được cân nhắc kỹ nếu sử dụng ODA cho các dự án sản xuất kinh doanh, do quy định và thủ tục ODA thường kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư. Hơn nữa, nhiều nhà tài trợ cung cấp ODA có ràng buộc làm cho giá công trình cao, ảnh hưởng tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ vốn vay. 2. Trong giai đoạn 2011-2015: Một định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA trong giai đoạn tiếp theo là cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, do vậy, tính chất, quy mô và các điều kiện cung cấp ODA cho Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định. Nhưng vấn đề quan trọng không hẳn chỉ là thu hút được bao nhiêu và giải ngân thế nào, mà là làm sao để vốn ODA phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển? _ Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015, Việt Nam sẽ cần một nguồn vốn khổng lồ (300 tỷ USD), mà chỉ riêng nhu cầu cho các dự án nhóm A và các dự án quan trọng quốc gia đã lên tới 85 tỷ USD. Và để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, thì trong 5 năm tới, cần thực hiện được khoảng 14-16 tỷ USD vốn ODA và để giải ngân được như vậy, thì cần phải có được vốn cam kết khoảng 30-32 tỷ USD. _ Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong giai đoạn tới sẽ là các công trình đường cao tốc, sân bay, cảng biển, nhà máy điện… Tất nhiên, ODA cũng cần ưu tiên cho cả lĩnh vực sản xuất có khả năng hoàn trả cao các khoản vốn bay ODA kém ưu đãi, để tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo Việt Nam… Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA Các ngành, các địa phương tập trung rà soát lại các công trình sử dụng vốn ODA do mình quản lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, đào tạo cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững Các địa phương phải tổ chức tốt việc thực hiện Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Kế hoạch hành động thực hiện Đề án này. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 ban hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhóm 5 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới. Phối hợp với 5 nhóm ngân hàng này để thực hiện các giải pháp cấp bách và Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010. tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010” để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo Kết luận Trên đây là thưc trạng về việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, những ách tắc và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn ODA ở Việt Nam. Hy vọng rằng với những nỗ lực chung, Việt Nam sẽ có thêm những chuyển biến tích cực trong thu hút vốn đầu tư ODA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docoda_bai_thao_luan_1463.doc