Đề tài Thái độ xã hội đối với người đồng tính

Tài liệu Đề tài Thái độ xã hội đối với người đồng tính: I. Bối cảnh nghiên cứu Ngày nay, các nghiên cứu xã hội học đã khẳng định xã hội nào cũng có hiện tượng đồng tính luyến ái. Tuy không thể thống kê một cách chính xác, nhưng các nhà khoa học trên thế giới ước tính người đồng tính luyến ái chiếm khoảng 3% dân số của mỗi quốc gia. Tỉ lệ này gần như không thay đổi giữa các quốc gia, thời đại hoặc nền văn hoá. Mặc dù người đồng tính luyến ái là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của tình trạng ngược đãi. Tại những nước theo đạo Hồi, đồng tính là vấn đề không thể khoan dung. Người đồng tính luyến ái thường bị lăng mạ, bị cấm đoán, bị trừng phạt, thậm chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình dục khác biệt. Tưởng chừng sự phân biệt đối xử với người đồng tính chỉ xảy ra ở những quốc gia Hồi giáo Trung Đông, nơi quyền lực của nam giới được xem là tối thượng. Nhưng ngay cả ở những xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính luyến ái cũng không vì thế mà mất đi. Sự ...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thái độ xã hội đối với người đồng tính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Bối cảnh nghiên cứu Ngày nay, các nghiên cứu xã hội học đã khẳng định xã hội nào cũng có hiện tượng đồng tính luyến ái. Tuy không thể thống kê một cách chính xác, nhưng các nhà khoa học trên thế giới ước tính người đồng tính luyến ái chiếm khoảng 3% dân số của mỗi quốc gia. Tỉ lệ này gần như không thay đổi giữa các quốc gia, thời đại hoặc nền văn hoá. Mặc dù người đồng tính luyến ái là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của tình trạng ngược đãi. Tại những nước theo đạo Hồi, đồng tính là vấn đề không thể khoan dung. Người đồng tính luyến ái thường bị lăng mạ, bị cấm đoán, bị trừng phạt, thậm chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình dục khác biệt. Tưởng chừng sự phân biệt đối xử với người đồng tính chỉ xảy ra ở những quốc gia Hồi giáo Trung Đông, nơi quyền lực của nam giới được xem là tối thượng. Nhưng ngay cả ở những xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính luyến ái cũng không vì thế mà mất đi. Sự trớ trêu của tạo hoá đã gây nên những bi kịch đối với người đồng tính. Theo điều tra của Viện nghiên cứu dư luận xã hội Mỹ, 41% dân số Mỹ cho rằng nếp sống của người đồng tính luyến ái mâu thuẫn với nếp sống của những cư dân còn lại. Sự miệt thị và ghê sợ người đồng tính luôn đi kèm với nhau mà hậu quả là hàng năm ở Mỹ có hàng chục người đồng tính luyến ái bị sát hại. Người ta nhận thấy tất cả những trường hợp trên đều chứa đựng chung một yếu tố là thành kiến chống lại sự bất thường về giới và xu hướng tình dục của những người đồng tính. Tại Việt Nam, đồng tính luyến ái là một chủ đề nhạy cảm, mới nổi lên và thu hút sự chú ý của dư luận. Trong quá khứ, vì nhiều nguyên nhân xã hội khác nhau, như đất nước có chiến tranh, khó khăn về kinh tế, quan niệm khắt khe về chuẩn mực... khiến rất nhiều người đồng tính không dám công khai thân phận của mình. Trên thực tế, đó cũng là thời điểm mà các vấn đề thuộc về cá nhân bị che khuất hoặc lu mờ đi trước những đòi hỏi khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng hơn chục năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, sự giao lưu với văn hoá phương Tây và sự trưởng thành của thế hệ trẻ - lớp người được sinh ra trong thời kỳ hậu chiến... đã dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ trong thái độ và hành vi của người dân đối với nhiều vấn đề xã hội, trong đó có quyền được sống thật với giới tính của mình. Chưa bao giờ hoạt động của người đồng tính luyến ái và số lượng các xuất bản phẩm về họ lại gia tăng mạnh như thời gian vừa qua. Đó là bằng chứng về sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề này. Trên báo chí và trên mạng Internet, độc giả không khó để tìm kiếm những phóng sự viết về người đồng tính luyến ái và cuộc sống của họ trong “thế giới thứ ba”. Một vài website riêng của người đồng tính luyến ái được thành lập. Đó là diễn đàn để họ tâm sự, chia sẻ, trao đổi thông tin và cất lên tiếng nói bảo vệ mình. Năm 2005, tại Hà Nội, câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng - mái nhà chung của người đồng tính luyến ái nam đã ra đời theo một dự án do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tài trợ, nhằm thay đổi hành vi tình dục, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho những người đồng tính nam và bạn tình của họ. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đã xuất hiện một vài tác phẩm điện ảnh, kịch nói hoặc văn học dựa trên chủ đề về người đồng tính. Trong số đó có thể kể tới hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bùi Anh Tấn gây được sự quan tâm của dư luận là “Một thế giới không có đàn bà” và “Les - vòng tay không đàn ông”. Trên phương diện luật pháp, tháng 8/2006, Bộ Y tế đã đệ trình chính phủ dự thảo nghị định cho phép chuyển đổi giới tính. Nếu nghị định này được thông qua, việc chuyển đổi giới tính sẽ được hợp pháp hoá ở Việt Nam. Tuy nhiên, những gì mà xã hội biết về người đồng tính luyến ái hầu như chỉ giới hạn trong những phóng sự, bài viết hoặc bản tin có tính chất “phát hiện” được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Trong một số trường hợp, mục đích của những sản phẩm này nhằm làm thoả mãn tính hiếu kỳ của độc giả, hơn là hướng họ tới sự hiểu biết nghiêm túc và nhân văn về người đồng tính. ở Việt Nam, vấn đề đồng tính luyến ái chưa được giới khoa học quan tâm thích đáng. Sự im ắng này được minh chứng bằng việc có rất ít các nghiên cứu xã hội học về người đồng tính luyến ái, đặc biệt là những nghiên cứu do nghiên cứu viên là người Việt Nam thực hiện (Vũ Ngọc Bảo & Philippe Girault, 2005). Đó là nhận định chung của các nhà nghiên cứu xã hội và những người am hiểu về tình dục đồng giới ở Việt Nam. Vài năm trở lại đây, lo lắng trước sự lan truyền của HIV/AIDS qua quan hệ tình dục đường hậu môn không được bảo vệ, trong một số nghiên cứu nhỏ được tiến hành với sự cộng tác của các chuyên gia nước ngoài, đồng tính luyến ái nam trở thành đối tượng khảo sát như một nhóm có hành vi nguy cơ cao. Cho tới nay, các nghiên cứu về người đồng tính luyến ái ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu kiến thức và các hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV (Care International, 1993; St. Pierre, 1997; Wilson & Carwthorne, 1999; Colby, 2003) Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam và HIV/AIDS ở Việt Nam - Vũ Ngọc Bảo, Philippe Girault -NXB Thế giới, 2005 Kết quả là sự tồn tại của nhóm đồng tính luyến ái nữ và thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng đồng tính luyến ái gần như bị lãng quên. Từ bối cảnh chung đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu “Thái độ xã hội đối với người đồng tính”. Do kỳ thị đối với người đồng tính còn ít được nghiên cứu trong bối cảnh văn hoá - xã hội Việt Nam nên nhóm nghiên cứu nhận thấy việc tập trung vào đối tượng này là thích hợp. Nghiên cứu được tiến hành nhằm bổ sung những thiếu hụt thông tin xung quanh người đồng tính. Trọng tâm của nghiên cứu hướng tới việc khắc hoạ thái độ của xã hội đối với người đồng tính trong bối cảnh của Việt Nam, cũng như bối cảnh xã hội dẫn tới việc người đồng tính luyến ái bị kỳ thị. Qua đó, nghiên cứu hy vọng góp một phần nhỏ trong nỗ lực giảm thiểu sự kỳ thị của cộng đồng đối với người đồng tính luyến ái và vận động các tổ chức có liên quan xây dựng những chương trình can thiệp hiệu quả dành cho nhóm xã hội này. II. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử của xã hội đối với người đồng tính. III. Đối tượng nghiên cứu Thái độ xã hội đối với người đồng tính IV. Quan điểm nghiên cứu Trong khoảng gần 80 triệu dân sống tại Việt nam, phần đông chỉ có cảm giác tình dục với người khác giới (gọi tắt là tình giục khác giới), một số ít người có cảm giác tình dục với cả người cùng giới và khác giới (gọi tắt là tình dục lưỡng giới), và vẫn còn một số ít người có cảm giác tình dục chỉ với người cùng giới (gọi tắt là đồng tính luyến ái). Rất khó để xác định chính xác bao nhiêu phần trăm người đồng tính luyến ái vì không có nhiều người thừa nhận rộng rãi sở thích tình dục của mình. Thường thì những người đồng tính luyến ái luôn giữ kín và rất sợ bị xã hội phán xét. Hiện đang có rất nhiều cuộc bàn cãi về đồng tính luyến ái. Một số người tin rằng, đó là chuyện bình thường, trong khi những người khác thì tin rằng, đó là một loại bệnh hoạn hay một tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới thì, đồng tính luyến ái là một khuynh hướng sinh hoạt tình dục, không phải là một loại bệnh hoạn, rối loạn tâm thần, hay tệ nạn xã hội. Chúng tôi chia sẻ quan điểm của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Asssociation, APA) vào năm 1973 và Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization, WHO) vào năm 1992 khi khẳng định đồng tính luyến ái không phải là bệnh. Không phải là bệnh có nghĩa đồng tính luyến ái không lây lan, không di truyền và không thể “chữa trị” bằng thuốc hay các biện pháp tâm lý trị liệu. Chúng tôi cũng tán thành quan điểm cho rằng đồng tính luyến ái là một xu hướng tình dục có tính chất cố định, không phải là sự lựa chọn của cá nhân. Người đồng tính chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học không thể thay đổi được. Trong quan hệ với yếu tố sinh học - vốn giữ vai trò chủ sinh, môi trường văn hoá - xã hội chỉ ở vào vị trí thứ sinh đối với việc định hình xu hướng tính dục đồng giới. Nói cách khác, yếu tố sinh học đóng vai trò phát sinh, hình thành và yếu tố văn hoá - xã hội đóng vai trò duy trì, củng cố. Trong môi trường văn hoá - xã hội cởi mở, khoan dung và thừa nhận luyến ái đồng giới thì người đồng tính có nhiều cơ hội nhận diện bản sắc tính dục của mình, giảm đi những xung đột nguy hại về tâm lý, công khai sống thật với tình cảm giới tính của bản thân và nhận được sự bảo vệ ở những mức độ khác nhau của luật pháp. Trong một môi trường văn hoá - xã hội bảo thủ (do truyền thống, tôn giáo cực đoan, phi dân chủ...) người đồng tính luyến ái bị cấm đoán về tình cảm - tình dục, không được thừa nhận công khai về mặt xã hội và không được pháp luật bảo vệ. Bởi vì có nhiều người có ấn tượng sai về những người đồng tính luyến ái, nên chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, những người đồng tính luyến ái vẫn là những người bình thường như bao người khác. Nếu bạn là một người có quan hệ tình dục khác giới, thì bạn thường nghĩ là rất tự nhiên khi yêu một người khác giới, và bạn không thể yêu người có cùng giới tính với bạn. Những người đồng tính luyến ái cũng yêu như bạn. Chỉ có khác biệt là, họ yêu những người cùng giới. Đối với những người đồng tính luyến ái, yêu một người cùng giới là sở thích theo bản năng của họ. Nói cách khác, con người không có sự chọn lựa làm người có tình dục khác giới hay người đồng tính luyến ái. Những người đồng tính luyến ái hay những người hoặc quan hệ tình dục cùng giới thì đều giống như tất cả mọi người, có quyền được tôn trọng. Một người trẻ tuổi không có bạn tình không thể sống hạnh phúc. Người đồng tính luyến ái cũng phải có bạn tình, tất nhiên là bạn đồng giới của mình, để có thể có một cuộc sống thực sự hạnh phúc. Đây là một vấn đề nhân đạo mà theo chúng tôi, xã hội phải có hình thức quan tâm thực tế. Trong tình hình hiện nay, chỉ bằng những hình thức quan tâm thực tế, có hiệu quả, xã hội mới hạn chế được sự phát triển của bệnh AIDS. Nhiều vụ tử tự của thanh niên có nguyên nhân sâu xa trong đời sống tình dục của họ. Các nhà tâm lý học nghiên cứu về thanh niên đã xác nhận rằng 1/3 số vụ tử tự và định tự tử là do sự khủng hoảng trong đời sống tình dục của cá nhân. Trong số đó, không ít người có xu hướng tình dục đồng giới. Như chúng tôi đã nói, một số người khi ra đời đã có trong mình xu hướng tình dục đồng giới. Không thể chữa cho họ thành người có nhu cầu tình dục thông thường. Vậy thì có cần tiến hành những biện pháp ngăn chặn, không cho họ có quan hệ với các cô gái? Chúng tôi cho là không nên. Về mặt lý thuyết, đối với một số người, cả tình dục đồng giới lẫn tình dục biệt giới đều thỏa mãn họ, đều kích thích họ như nhau. Họ vẫn thích phụ nữ và hoàn toàn có khả năng giao hợp với phụ nữ mặc dù giao hợp khá chật vật và khó đạt tới cảm giác thỏa mãn. Nhiều người trong số họ tự ép mình giao tiếp tình dục với phụ nữ một mặt vì tình dục biệt giới có nhiều hình thức phong phú, đơn giản hơn, giúp người ta xây dựng gia đình dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng ta tuy không ngăn chặn họ giao tiếp với phụ nữ nhưng cũng không nên để họ lấy vợ và đặc biệt là có con. Bản tình tình dục đồng giới của họ sẽ làm người phụ nữ mà họ cưới trở nên bất hạnh; và đứa trẻ ra đời cũng chịu những thiệt thòi không lường trước được. Trong thực tế, có rất nhiều người đồng tính luyến ái đã lấy vợ nhưng không bao giờ đạt được sự thỏa mãn tình dục thực sự. Sau đó, khi gặp cơ hội thuận lợi, họ không cưỡng lại được sự thôi thúc bên trong và thừa nhận rằng chính người bạn tình đồng giới nào đó mới đem lại cho họ lạc thú và hạnh phúc đích thực. Phần II Nội dung nghiên cứu I. Lịch sử nghiên cứu về đồng tính luyến ái Hiện nay, không ít các ông bố, bà mẹ quan niệm rằng, những chuyện xung quanh vấn đề tình dục thì chẳng cần phải học, “cứ lớn lên là khắc biết”. Những người đó chắc sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng có một ngành khoa học độc lập, chuyên nghiên cứu sự phát triển tình dục và đời sống tình dục của con người. Đó là Tình dục học (sexologie). Mặc dù các nhà thơ, các nhà triết học đã quan tâm tới tình yêu và sự ân ái của con người ngay từ thời cổ đại, nhưng việc nghiên cứu một cách nghiêm túc hoạt động tình dục trên cơ sở khoa học chỉ được tiến hành cách đây không lâu. Có thể coi cuốn “Những rối loạn tình dục” xuất bản năm 1886 của nhà tâm lý học Kraphta Ebinzo (áo) là cuốn sách nghiên cứu tình dục đầu tiên. Đây là cuốn sách thống kê lại những biểu hiện tình dục đa dạng, chủ yếu là những hiện tượng rối loạn tình dục. Nhờ nó, người ta mới hiểu về những trạng thái rối loạn tình dục, như hiếp dâm, tình dục bạo lực… Những khái niệm như khiêu dâm, kích dục thị giác, tình dục kiềm chế, ức chế tình dục… được K. Ebinzo đưa ra cách đây một trăm năm. Sau K. Ebinzo, đã có nhiều công trình nghiên cứu hiện tượng tình dục đồng giới theo quan điểm tiến bộ. Nhiều nhà nghiên cứu coi tình dục đồng giới (hay còn gọi là “đồng tính luyến ái”) như một hiện tượng bẩm sinh. Từ thời Cơ đốc giáo, tình dục đồng giới đã bị xem như một hiện tượng phóng đãng, quái đản, một sự suy sụp về nhân cách hay là một biến chứng của một bệnh ngứa. Từ sau Ebinzo, nhiều nhà khoa học đã không lên án những nhu cầu của người đồng tính luyến ái. Người có công thúc đẩy tình dục học phát triển là nhà tâm lý S. Freud, người sáng lập ngành phân tâm học. Ngay từ đầu thế kỷ này, ông đã xem xét những nhân tố xã hội trên cơ sở môi trường con người sinh sống, lý giải những hành vi con người bằng những vận động thầm kín của đời sống tâm sinh lý. Ông nhấn mạnh rằng, sự xuất hiện bệnh thần kinh có thể là do khi còn bé, bệnh nhân được giáo dục quá kém, do những chấn động tâm lý thời thơ ấu, thời dậy thì, hoặc do những xung đột có tính xã hội khác. Năm 1905, ông cho xuất bản một cuốn sách rất có ý nghĩa: “Ba bài thảo luận về tình dục”. Một số quan điểm của ông cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị khoa học. Tuy nhiên, do chỉ dựa vào những quan sát y học, ông đã đưa ra nhiều quan điểm cực đoan, không đủ sức đứng vững trước sự phát triển của khoa học ngày nay. Trong hàng chục năm liền, lý thuyết thăng hoa (Sublimace) của S. Freud đã hấp dẫn nhiều giới khoa học. Theo lý thuyết này, chỉ một phần của năng lượng tình dục được tiêu hao trong hoạt động tình dục; số năng lượng còn lại được chuyển hóa vào các lĩnh vực hoạt động khác như văn hóa, nghệ thuật, chính trị, tôn giáo… Cũng theo lý thuyết này, xã hội sẽ tốt hơn lên nếu con người hạn chế hoặc ngăn ngừa được năng lượng và bản năng tình dục, chuyển những năng lượng đó vào những lĩnh vực hoạt động khác. Từ lý thuyết thăng hoa của Freud, có thể rút ra kết luận: người nào “mạnh mẽ” trong đời sống tình dục thì ít thành công trong lao động và những hoạt động khác, cho dù anh ta khỏe mạnh và hoàn toàn sáng suốt. Điều đó cũng có nghĩa là người nào phung phí quá nhiều sức lực vào những lĩnh vực “phi tình dục”, đầu tư năng lượng của mình vào những hoạt động xã hội khác thì sẽ yếu đuối trong chuyện tình dục. Tất nhiên, những người ủng hộ lý thuyết thăng hoa có thể tìm được nhiều ví dụ phù hợp để chứng minh cho nó. Nhưng việc khẳng định hay phủ nhận một lý thuyết không thể chỉ bằng cách đưa ra một vài trường hợp riêng lẻ. Chúng tôi không có ý định khẳng định hay phủ định lý thuyết này, chỉ nêu ra một thực tế là, có nhiều nghệ sĩ, chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc quên mình trong các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời vẫn khá mạnh mẽ trong lĩnh vực tình dục. Những kết quả thăm dò gần đây đã chứng minh mối liên hệ qua lại tích cực giữa hai lĩnh vực hoạt động: tình dục và phi tình dục. Chân lý dường như lại nằm trong cái lý thuyết “Phản thăng hoa” này: Khi các hoạt động sản xuất, sáng tạo khoa học, nghệ thuật đạt hiệu quả cao, người ta sẽ vui vẻ, hài lòng, dẫn đến đòi hỏi khắt khe hơn trong hưởng thụ cá nhân. Vì vậy mà nhu cầu tình dục của người ta dễ bị kích thích, thức dậy. Ngược lại, khi cuộc sống tình dục đầy đủ, hài lòng thì con người cảm thấy say mê hơn trong các hoạt động lao động sáng tạo. Một bước nhẩy vọt nữa của khoa học tình dục là những công trình nghiên cứu của A.C. Kinsey và những cộng sự của ông. Tuy là giáo sư động vật học nhưng Kinsey là người đầu tiên nghiên cứu tình dục từ góc độ xã hội học. Ông đã tiến hành kiểm tra rất nhiều phụ nữ và đàn ông. Kết quả kiểm tra được công bố trong cuốn sách "ứng xử tình dục của đàn ông", in năm 1948, với số lượng 200.000 cuốn. Sách được bán hết ngay trong vòng hai tháng. Lý do hấp dẫn của cuốn sách rất đơn giản: Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một số liệu cụ thể về đời sống tình dục được công bố rất nghiêm túc và lý giải một cách khoa học. Trước cuốn sách đó, không ai biết chuyện thủ dâm phổ biến tới mức độ nào, bao nhiêu đàn ông, đàn bà nếm trải thứ tình dục đồng giới, bao nhiêu phần trăm phụ nữ “biết” từ 5 bạn tình trở lên. Một điều đáng ngạc nhiên nữa là cuốn sách còn công bố bao nhiêu phần trăm các cặp bạn tình kích thích bộ phận sinh dục bằng miệng, trong khi thời ấy người ta vẫn coi phương pháp kích thích này là một sự đồi bại. Cuốn sách của Kinsey như một trái bom làm rạn nứt định kiến xã hội. Dưới sự tác động của những số liệu điều tra, xã hội học buộc phải thay đổi một số quan niệm. Ví dụ, nếu như trong thực tế có tới 90% đàn ông trẻ thủ dâm thì phải xem hành vi tình dục đó là điều bình thường, và xã hội phải quan tâm lưu ý không phải tới 90% đó, mà là với 10% còn lại kia. Cuốn sách của Kinsey đã phân chia dư luận xã hội làm hai khối: tán thành và phản đối việc công bố các số liệu khách quan đó. Giới thầy tu, chính khách công khai phản đối việc lưu hành cuốn sách. Họ tuyên bố rằng, Kinsey đã phá vỡ nền tảng luân lý Mỹ, rằng những hoạt động tương tự như vậy sẽ làm suy sụp xã hội Mỹ… Thực ra, Kinsey đã phê phán xã hội Mỹ. Ông chứng minh tính giả tạo của những lý tưởng đạo đức Mỹ, khơi lên mối nghi ngờ về giá trị đích thực của chúng. Tất nhiên những con số mà ông công bố chỉ có ý nghĩa lịch sử, bởi vì nó chỉ phản ánh thực trạng đời sống tình dục Mỹ những năm 40 của thế kỷ 20. Một mốc lớn nữa trong sự phát triển tình dục học là công trình nghiên cứu của nhà di truyền học V.H. Maxter và vợ ông, nhà tâm lý học V.E. Johnson. Vào những năm 60, họ quan tâm tới một khía cạnh khác của tình dục, đó là những quá trình sinh lý của xúc động tình dục và sự thỏa mãn tình dục. Họ đã quan sát các phản ứng sinh lý của 400 phụ nữ và 300 đàn ông trong khi giao hợp và hứng dục. Họ còn tiến hành quan sát 7.500 cơ quan sinh dục phụ nữ và 2.500 bộ phận sinh dục đàn ông. Vợ chồng ông bà Maxter đã trở nên nổi tiếng và rất gần gũi với mọi người thời bấy giờ vì đã chữa rất thành công cho nhiều cặp vợ chồng bị rối loạn chức năng tình dục. Chính Maxter là người đầu tiên khẳng định rằng, quá trình giao tiếp tình dục diễn ra qua 4 giai đoạn. Năm 1968, hai nhà nghiên cứu Phordo và Bach (Tiệp Khắc) công bố cuốn sách nổi tiếng “Những hình thái tình dục”. Hai ông đã tiến hành so sánh hoạt động tình dục của từng dân tộc và chủng tộc khác nhau, bổ sung thêm những thông tin mới về dịch học và sinh lý học. Hai ông đã khẳng định rằng, các hình thức hoạt động tình dục không đơn thuần nảy sinh từ trạng thái hoóc môn của cơ thể mà còn từ những yếu tố tâm lý xã hội. II. Khái niệm cơ bản 1. Các xu hướng tình dục a. Lưỡng tính luyến ái Ngay từ năm 1948 và 1953 khi nghiên cứu về hành vi tình dục ở nữ và nam, Alfred Kinsey đã cho rằng xu hướng lưỡng tính luy ến ái hình như có ở đa số người, nghĩa là có hấp dẫn tính dục phần nào đối với cả 2 giới tuy có ưu trội hơn về giới nào đó. Theo Kinsey, chỉ có khoảng 5-10% dân số thuộc loại hoàn toàn có xu hướng tính dục khác giới hay đồng giới. Cũng có một số ít người được coi là lưỡng tính luyến ái đích thực, nghĩa là có hấp dẫn tính dục như nhau đối với cả 2 giới, không có sự ưu trội với giới nào. Lưỡng tính luyến ái có lịch sử toàn cầu. ở các nước phương Tây, những người tình dục đồng giới nam/ nữ đôi khi chấp nhận cái nhãn hiệu là lưỡng tính luyến ái để không bị kỳ thị; nhưng cũng có nhiều người cảm thấy không thuộc về cộng đồng nào cả nên đã thành lập cộng đồng riêng và có những hoạt động của riêng họ. May mắn hơn những người đồng tính luyến ái, những người lưỡng tính luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có… bồ cùng giới. Có những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con, lại hiểu ra mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành “dứt áo” ra đi, bỏ vợ (chồng) bỏ con, đi theo một chàng (nàng) nào đó. Lưỡng tính là một chủ đề bị lãng quên trong nghiên cứu giới tính. Bất chấp những tìm hiểu ban đầu của Alfred Kinsey, người đã khám phá ra sự liên tục của tính dục, những người không xếp vào dạng dị tính về cảm giác tình dục và cách cư xử thường được xem là “đồng tính”. Do đó đa số nghiên cứu chú trọng tìm hiểu tại sao một người là đồng tính hoặc sự khác biệt giữa đồng tính và dị tính. Khuynh hướng này củng cố nhận định xu hướng tình dục tồn tại tự nhiên theo hai nhóm riêng biệt, chỉ có ham muốn với người cùng phái hoặc khác phái. Người lưỡng tính, không thể xếp vào hai nhóm đó, thông thường được xem là người mơ hồ, không thành thật hoặc trong bước chuyển tiếp thành đồng tính. Chúng tôi tin rằng xu hướng tính dục phức tạp hơn và sẽ không bao giờ được hiểu một cách trọn vẹn đến khi hiện tượng lưỡng tính được tìm hiểu chính xác và khách quan. b. Không có hấp dẫn tính dục Xu hướng này có nhiều mức độ và người ta đã chia thành 4 nhóm như sau: Nhóm A: Không có hấp dẫn mang tính chất lãng mạn nhưng có ham muốn như hệ quả của một phản ứng hóa học chứ không hướng vào một đối tượng cụ thể. Nhóm B: Có hấp dẫn mang tính chất lãng mạn nhưng không có ham muốn tình dục. Những người này có quan tâm đến mối quan hệ với ai đó nhưng không muốn đi đến hoạt động tình dục. Nhóm C: Vừa có khả năng ham muốn lẫn hấp dẫn có tính lãng mạn nhưng không có nhu cầu kết đôi để chung sống. Nhóm D: Không có cả hấp dẫn lẫn ham muốn và có lẽ những người này dễ chan hòa với xã hội nhất. Điểm chung của 4 nhóm trên đều là không có hấp dẫn về mặt tính dục. B và C là 2 nhóm cảm thấy muốn tham gia vào một mối quan hệ nên phải ở vào vị trí khó khăn vì đại đa số con người là có tính dục. Do đó, họ hoặc phải thương lượng với bạn tình để chỉ “quan hệ suông” hoặc phải sống một mình. Có rất nhiều nghiên cứu về xu hướng “không có hấp dẫn tính dục”. Nhiều người cho rằng đó là một bệnh về tâm lý - tính dục, là xu hướng tình dục đồng giới bị đè nén hoặc thiếu hoóc môn phù hợp. Nghiên cứu về tình dục của Kinsey lại cho rằng “không có hấp dẫn tính dục” cũng là một xu hướng tự nhiên. Một số tôn giáo hay giáo phái tin rằng “không có hấp dẫn tính dục” được xem là thuộc đẳng cấp cao hơn vì không còn vướng bận gì với bụi trần, cửa Thiên đàng đã mở rộng. Chỉ riêng yếu tố sinh học đã tạo nên vô số dạng nhân cách. Xã hội hiện đại là một xã hội khoan dung chứ không còn là lưỡng cực (chỉ thừa nhận 2 giới nam và nữ). Mọi nhân cách không có hại cho cộng đồng, không ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục cần được tôn trọng dù thuộc nguồn gốc nào (giới mập mờ, rối loạn bản sắc giới, xu hướng tình dục). Mặc dầu phổ nhân cách được dung nạp là rộng nhưng những nhân cách do xu hướng tình dục sai lạc tạo nên vẫn không được xã hội văn minh chấp nhận, ví dụ những kẻ bệnh hoạn tình dục, có những hành vi tình dục sai lạc (thích tình dục với trẻ em, với động vật…). c. Đồng tính luyến ái Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ phận sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trong não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể nó sinh ra chuyện... yêu người cùng phái. Về mặt sinh học, những người đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường. Nam giới bị “pêđê” không phải do thiếu nội tiết tố sinh dục nam testosterone, nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ testosterone có bình thường hay không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng testosterone uống hay chích vì chỉ có hại mà thôi. Hiện nay, khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao trung tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người này chỉ có hình ảnh của người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể hay không? Có phải do thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai chứng minh được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có đồng tính luyến ái nhưng ít gặp hơn nam. Người đồng tính ái thực sự (bản thể đồng tính ái) là người có ham muốn gần gũi và quan hệ tình dục với bạn tình cùng giới. Còn người đồng tính giả không thực sự có bản thể đồng tính ái, nhưng vẫn muốn có quan hệ tình dục với người cùng giới vì một hoàn cảnh xã hội nào đó. Thạc sĩ Trương Trọng Hoàng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP HCM, cho biết, có đồng tính ái nữ và đồng tính ái nam. Người đồng tính ái nữ được gọi là lesbian hay ô môi (xuất xứ từ chữ homo sexual). Đồng tính ái nam gọi là gay. Từ pê-đê (gốc tiếng Pháp) vốn chỉ những người đàn ông chỉ có ham muốn và quan hệ tình dục với trẻ em trai, sau được dùng chỉ chung những người đồng tính nam. ĐTLA có thể chia làm 2 dạng: mở và kín. Những đối tượng thuộc dạng mở không che giấu tình trạng của mình, thường thích mặc trang phục của người khác giới. Người thuộc dạng kín, ngược lại, không dám công khai tình trạng của mình. Họ có bề ngoài hết sức bình thường nhưng trong thâm tâm chỉ muốn quan hệ tình dục với người cùng giới. Cần phân biệt người đồng tính ái với người lưỡng tính. Về mặt cơ thể, người đồng tính ái vẫn có giới tính xác định, có khả năng quan hệ tình dục với bạn tình khác giới và sinh con (nhưng họ không thích điều đó). Còn người lưỡng tính cùng lúc có cả bộ phận sinh dục nam và nữ; những bộ phận này thường không hoàn chỉnh nên họ không thể có con. Đồng tính ái giả có 2 dạng: - Đồng tính ái thay thế: Là những người có quan hệ tình dục cùng giới do ở quá lâu trong một môi trường chỉ có người cùng giới. - Đồng tính ái tò mò: Là những người có quan hệ tình dục cùng giới vì tò mò, muốn thử cho biết hoặc do chạy theo mốt. Thạc sĩ Hoàng cho biết, tuy chưa có số liệu điều tra cụ thể nhưng qua các khảo sát đã thực hiện, có thể khẳng định rằng phần lớn các bạn trẻ đồng tính ái hiện nay đều là giả. Điều này hoàn toàn không nên; vì cả khi họ đã “trở lại là mình”, thời gian “thử” làm đồng tính ái vẫn để lại ấn tượng tâm lý không tốt, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và gia đình sau này. III. Nguyên nhân dẫn đến ĐTLA Có 2 giả thuyết về nguyên nhân gây ra tình dục đồng giới đang được giới khoa học trên thế giới chấp nhận 1. Do bẩm sinh: Dạng này là do trục trặc trong biến dị di truyền lúc còn trong bào thai gây nên lỗi khi phát triển hệ sinh dục. Có trường hợp sinh ra có cả hai cơ quan sinh dục nam và nữ. Lại có trường hợp sinh ra tuy có cơ quan sinh dục của phái này nhưng các hormon lại phát triển theo hướng của phái kia khiến cho bệnh nhân sống trong cảnh "thân này mà xác nọ" "hồn Trương Ba da hàng thịt". 2. Do tâm lý: Dạng này cơ thể hoàn toàn bình thường như bao người khác nhưng do hòan cảnh sống, do phong trào trong cộng đồng... khiến người đó suy nghĩ và hành động theo hướng có quan hệ đồng tính. Nếu sự việc này xảy ra trong một thời gian dài và cộng thêm những quan hệ xã hội với những người đồng tính sẽ khiến bệnh nhân trở nên một người đồng tính thật sự mặc dủ bản chất cơ thể ( hormon, cấu tạo cơ quan sinh dục...) hòan tòan không có biến dị, trục trặc. Người ta cũng có thể lý giải sự việc này như việc "tự kỉ ám thị" khiến những người này tư duy và hành động theo một hướng cố tình sắp đặt sẵn. Một cách cụ thể, đồng tính luyến ái bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: a/ Nguyên nhân sinh học Tình dục đồng giới là hậu quả những thay đổi khó nhận biết ở bản thân các gene, ở sự tương tác giữa các gene và bộ phận cảm thụ hoóc môn của các trung tâm thần kinh (vùng dưới đồi, não giữa) nơi chi phối mọi hành vi, cảm xúc tình dục. Do đó, nó hình thành từ rất sớm, muộn nhất thì cũng vào tuổi đi học, nhiều khi còn hình thành từ trước khi sinh, có lẽ ở lúc thụ thai và cha mẹ hoàn toàn không kiểm soát được. Có rất nhiều bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết thứ hai, cho rằng người đồng tính chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học mà họ không thể thay đổi được. Xu hướng này không có hại cho cộng đồng vì không lây lan, chỉ thuộc một số người hạn chế, nó không đe dọa sự tồn tại của giống loài, cũng chỉ liên quan đến một số đàn ông và đàn bà thường rất hiền lành. Cốt lõi của vấn đề là chấp nhận hay không chấp nhận. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association, APA) từ năm 1973 đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các triệu chứng và bệnh rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders). Tổ chức Y tế Thế giới (Word Health Organization, WHO) cũng đã làm điều tương tự vào năm 1992 trong phiên bản thứ 10 của danh sách phân loại các chứng bệnh trên thế giới (International Classification of Diseases, 10th Edition). Tháng 12 năm 1992, APA cũng phát đi một tuyên bố chính thức, với lời kêu gọi sau: “Xét thấy luyến ái đồng giới tự thân nó không hề hàm chứa việc có hay không sự thiệt hại, tính ổn định, sự tin cậy, trong năng lực xã hội chung hay khả năng tác nghiệp (ở người đồng tính ái), Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ kêu gọi các tổ chức y tế trên thế giới và cá nhân các nhà tâm thần học ở các quốc gia hãy thúc đẩy trên đất nước mình việc bãi bỏ những trừng phạt pháp lý đối với tình cảm và tình dục đồng giới có sự đồng thuận giữa những người trưởng thành. Ngoài ra, APA cũng kêu gọi các tổ chức và cá nhân này hãy thực hiện mọi việc có thể để giảm đi những xỉ nhục có liên quan đến luyến ái đồng giới, ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào”. Trước đó, năm 1980, APA đưa một triệu chứng mới vào danh sách bệnh học. Đó là chứng đồng tính ái tự hại (ego-dystonic homosexuality), được định nghĩa là có ở “những người mà quan tâm tính dục nguyên thủy của họ hướng về người cùng giới, nhưng hoặc bất an, hoặc xung đột, hoặc muốn thay đổi khuynh hướng tính dục đó”. Vậy là vào lúc đó, dưới cái nhìn tâm thần học, người đồng tính ái thì bình thường, chỉ những người đồng tính đang trong giai đoạn bất ổn với khuynh hướng tình cảm của mình hay trốn tránh nó, mới là có bệnh. Nhưng vào năm 1987, đồng tính ái tự hại cũng không còn bị xem là bệnh nữa, vì các nhà tâm thần học cho rằng hầu như người đồng tính luyến ái nào cũng trải qua giai đoạn tự xung đột đó. Thời gian vừa qua, trong nước cũng đã có vài ý kiến cảm thông rất mạnh mẽ với luyến ái đồng giới, như đạo diễn Lê Hoàng hay ca sĩ Phương Thanh. Đây là điều hết sức đáng trân trọng, có thể xem như tín hiệu công khai đầu tiên của quá trình nhìn nhận xã hội. Nhưng những ý kiến này, và dư luận xã hội nói chung, vẫn vô tình hay cố ý xem đây là bệnh. Có thể hiểu các ý kiến này là do thiếu thông tin (cũng như người đồng tính ái thôi), mà cũng có thể hiểu nó được chọn như một phương cách cổ điển khi đưa vấn đề ra trước dư luận, nhằm kêu gọi một sự cảm thông mà nói thẳng ra, giống như một sự thương hại! Đây có lẽ là phương cách dễ dàng nhất, dễ chấp nhận nhất, nhưng cũng thiết nghĩ rằng trong bối cảnh xã hội thông tin ngày nay, cách thức đó có vẻ như quay ngược về lịch sử, vì việc y học xếp luyến ái đồng giới thành một căn bệnh để nhận được sự chấp nhận xã hội là điều “xưa như trái đất” rồi. Và trong bối cảnh xã hội đó, không thể có cách nào hiệu quả nhất mà cũng rốt ráo nhất ngoài việc tiếp cận vấn đề từ những kết quả khoa học chính thức, cũng như các khía cạnh văn hóa, xã hội khác. Vậy kết quả khoa học chính thức được nói đến ở đây là gì? Đó là kết luận của giới khoa học rằng đồng tính ái cũng chỉ là một biểu hiện của sự đa dạng sinh học về mặt tính dục của con người mà thôi, mà một trong những cơ sở của nó là giữa người dị tính ái và đồng tính ái có sự khác biệt trong việc chi phối hành vi phái tính từ não bộ. Hành vi tình dục đồng giới ở động vật phổ biến hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Theo thuyết tiến hóa, tính dục là phương tiện để chuyển giao gien lại cho thế hệ sau. Vậy thì hành vi tình dục đồng giới từ đâu mà có? Phải chăng nó xuất hiện từ trong quá trình tiến hóa, hay chỉ để lấy khoái cảm mà thôi? Chim chóc, bò sát, động vật có vú, và cả ốc sên cũng tham gia vào trò này. Tình dục đồng giới ở động vật chỉ là một trong số nhiều hành vi tính dục. Hành vi này tương đối phổ biến, và ở một số loài, nó xuất hiện với tần suất khá dày. Trong thế giới động vật, cuộc sống chung thuỷ "một vợ một chồng" thực sự là "của hiếm". Chúng "sinh hoạt" khá bừa bãi - một con đực với nhiều con cái, một con cái với nhiều con đực, hoặc chung chạ lung tung, v.v... TS Geoff McFarlane, nhà sinh học thuộc ĐH Newcastle (Anh), cho biết: "Thế giới động vật có rất nhiều cách sắp xếp cũng như cách "sinh hoạt"!". Thú đồng tính ít ai ngờ hươu cao cổ cũng thích quan hệ tình dục đồng giới.Hành vi tình dục đồng giới đã được giới khoa học quan sát khá kỹ lưỡng ở hầu như tất cả các loài vật. Trên thế giới, có tổng cộng khoảng 450 loài có thói quen quan hệ tình dục đồng giới. McFarlane cũng đã tìm kiếm trong các tác phẩm khoa học xem có trường hợp tình dục đồng giới nào không. Ông tìm thấy một danh mục các hành vi tình dục đồng giới, trong đó đáng chú ý là sờ nắn cơ quan sinh dục và cưỡi lên nhau. Mặc dù hai hành động này có vẻ "gió thoảng mây bay" hơn là một mối quan hệ bền vững, nó cho chúng ta thấy rằng tính dục vẫn là tính dục, còn các hành vi khác như chải chuốt lại không "lọt" được vào danh mục này. McFarlane nhận thấy hành vi tình dục đồng giới ở các loài linh trưởng phổ biến hơn so với các động vật có vú khác, nhưng không phải là không có ở chim chóc, bò sát, lưỡng cư, cá, côn trùng và các loài động vật không xương sống. Không phải chỉ ở động vật hoang dã, mà cả gia súc gia cầm cũng tồn tại hiện tượng này, đặc biệt là cừu đực.Hầu hết các hành vi tình dục đồng giới mô tả trong sách vở đều xuất hiện ở động vật có vú. Hươu cao cổ sống trong những nhóm toàn con đực, và chúng chỉ quan hệ với hươu cái nhằm mục đích sinh sản. Khoảng 80% quan hệ giữa các chú hươu cao cổ đực với nhau mang tính chất tình dục, và thường biểu hiện bằng hành vi cưỡi lên nhau. Tỷ lệ cưỡi lên nhau ở sư tử đực là 8%. Đặc biệt, các loài linh trưởng có những mối quan hệ tình dục đồng giới rất phức tạp. Khoảng 30 loài linh trưởng đã được ghi nhận là có "cặp bồ" đồng tính, thậm chí có những đôi còn quan hệ với nhau rất lâu dài. Chim chóc đồng tính Hồng hạc nổi tiếng trong thế giới chim chóc với hành vi "khác người" của mình.Trên 130 loài chim, trong đó có loài hồng hạc nổi tiếng quý hiếm, dành khá nhiều thời gian trong cuộc đời cho các mối quan hệ tình dục đồng giới. McFarlane cho biết: "Hồng hạc là một ví dụ điển hình cho hiện tượng đồng tính ở chim chóc. Khoảng 6% số hồng hạc trống thực sự cặp đôi với nhau và làm tất cả những "trò" mà chim trống và chim mái vẫn làm, kể cả âu yếm và nuôi nấng con cái. Chúng có thể chiếm lấy một cái tổ và nuôi chim con."Điều đáng ngạc nhiên là ở các loài chim nước, chim trống đồng tính lại thường thành công hơn các chú chim "vợ con đề huề", đơn giản là vì chúng hiếu chiến hơn và có thể xâm chiếm được nhiều lãnh thổ hơn. Trong số các cặp nhạn biển Roseate, một phần ba là "thuần chị em" - chúng cặp đôi với nhau và nuôi con. Cả hai cùng đẻ trứng, và thường là một số trứng vẫn được thụ tinh, chứng tỏ rằng chúng vẫn thường xuyên "nhập nhèm" cả với "cánh đàn ông". ở Australia, giới khoa học đã thống kê được hơn 40 loài chim có hành vi tình dục đồng giới. Xu hướng này có thể vẫn còn tiếp tục phát triển. Thậm chí ở loài galah, quan hệ đồng giới vẫn tiếp tục được duy trì ngay cả khi "bạn đời" chết, dân số trong đàn hoặc tỷ lệ trống-mái thay đổi. Đi tìm lời giải đáp Theo thuyết tiến hóa của Darwin, động vật tiến hóa vì những đặc điểm thay đổi sẽ tạo nên lợi thế về mặt sinh sản cho chúng. Những đặc điểm ấy sẽ được truyền lại cho nhiều thế hệ sau. Trước đây, các nhà sinh học đã nhiều lần thử giải thích về hành vi tình dục đồng giới ở động vật, chẳng hạn như động vật "nhầm" giới tính, nghịch ngợm, hoặc "tập" trước khi "xung trận" thực sự. Có người lại cho rằng hiện tượng đồng tính xuất hiện vì trong cộng đồng thiếu con đực hoặc con cái, hoặc là kết quả của quá trình nuôi nhốt. Một trong những thuyết mới nhất là thuyết "mua vui" của Paul Vasey thuộc ĐH Lethbridge (Canada). Ông tiến hành quan sát về hành vi tình dục đồng tính của khỉ đầu chó Nhật Bản và nhận thấy 33% số hành vi đồng tính của chúng là giữa các con cái. Và lời giải thích của ông là điều mà chưa ai nghĩ tới: Chúng làm thế chỉ để mua vui! Vậy hành vi tình dục đồng giới là bẩm sinh hay do học hỏi mà có? Cũng như các hành vi khác của động vật, đây là sự giao thoa giữa vai trò của tự nhiên và "học hỏi", và mỗi loài lại mang một đặc điểm khác nhau. Trên phương diện "học hỏi", hành vi này chịu tác động của sự thống trị và tôn ti trật tự. Trên phương diện "tự nhiên", các nhà sinh học cho rằng hành vi này là kết quả của hiện tượng tăng mức hormone trước và sau khi sinh. Elizabeth Atkins-Regan, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cornell, đã thử nghiệm bằng cách cho chim sẻ mái tiếp xúc với chất ức chế tổng hợp oestrogen. Lũ chim mái non nở ra có xu hướng thích chim mái, nhưng trong trường hợp bị ức chế hormone trống, lũ chim trống non nở ra lại thích chim trống hơn. Theo GS tâm lý tiến hoá Robin Dunbar tại ĐH Liverpool (Anh), một trong những lý lẽ chính biện minh cho hành vi đồng tính ở con người là nó giúp liên kết các nhóm nam giới với nhau, đặc biệt là khi họ phải dựa vào nhau chẳng hạn như trong săn bắn hoặc chiến đấu. Người Sparte ở Hy Lạp cổ đại khuyến khích tình dục đồng giới trong đội quân tinh nhuệ của họ, do tin rằng các cá nhân sẽ gắn bó và nỗ lực cứu các cá nhân khác nếu họ có quan hệ tình cảm. Một lý lẽ khác cho rằng tình dục đồng giới là một giai đoạn phát triển mà con người trải qua. Tuy nhiên, có khả năng là một số người bị mắc kẹt ở giai đoạn này trong suốt phần đời còn lại do môi trường xã hội mà họ trưởng thành trong đó. Dù thế nào đi nữa, phía trước vẫn là một chặng đường dài trước khi chúng ta có thể hiểu đầy đủ nguyên nhân của hành vi đồng tính ở người. Theo Dunbar, chưa có ai thực sự điều tra vấn đề này toàn diện bởi nó rất nhạy cảm về chính trị. Mọi khả năng vẫn còn để ngỏ. Trong sinh học, trạng thái vừa đực vừa cái một cách tự nhiên có thể thấy ở một số loài, ví dụ con sên khi là đực khi là cái trong suốt cuộc đời của nó. Thời cổ đại, người ta coi những trẻ có “giới mập mờ” là kẻ có dấu ấn sự nổi giận của các thần; và họ bị giết ngay. Cho tới gần đây, cách hành xử này vẫn tồn tại ở một số nước. Tuy nhiên một số trường hợp giới tính mập mờ lại được coi là mô hình của sự trùng hợp những yếu tố đối lập, quy tụ sức mạnh thần bí và tôn giáo gắn với mỗi cá thể mang 2 giới. Trong trường hợp này, cá thể được trao cho những quyền năng của cả 2 giới bằng nhiều thực hành có tính nghi thức, đặc biệt là sự thay đổi trang phục. Trước đây, nhóm dân số có giới tính mập mờ thường gọi là ái nam ái nữ. Nếu xảy ra cho một gia đình, điều này gây ra nhiều sự lo lắng, thậm chí kinh hoàng. Có nhiều lý do để cần quan tâm: các bậc cha mẹ sinh con có giới mập mờ sẽ phải nuôi dưỡng, giáo dục như thế nào để không tổn thương đến sự phát triển tâm lý và vai trò xã hội của chúng; các thày thuốc cần can thiệp vào thời điểm nào để đáp ứng đúng nguyện vọng của trẻ; tương lai của những trẻ có giới mập mờ sẽ ra sao nếu không được can thiệp... Ngoài ra còn nhiều vấn đề cần giải đáp khác và chỉ có sự hiểu biết mới có thể cải thiện chất lượng sống cho nhóm dân số này. Thuật ngữ ái nam ái nữ (hermaphrodite) hầu như không còn được dùng nữa vì không phù hợp. Giới y học đề nghị dùng một thuật ngữ thay thế là giới trung gian (intersex), giới mập mờ hay lẫn lộn (ambigous androgyne). Các thầy thuốc trước đây tin rằng tuyến sinh dục là dấu hiệu chủ yếu để xếp con người thuộc một giới nào đó. Vì vậy, họ đã đặt ra một loạt tên gọi không dựa trên hiểu biết về gene học, nội tiết học hay bào thai học, và phân những người có giới tính không rõ thành nhiều loại như “ái nam ái nữ giả kiểu nam”, “ái nam ái nữ giả kiểu nữ” hay “ái nam ái nữ đích thực”. Chỉ khi nào cả 2 tuyến sinh dục (cả tinh hoàn và buồng trứng) tồn tại trên một cá thể mới có thể gọi là ái nam ái nữ đích thực, điều này không thể xảy ra, trừ phi có sự cố về gene học và cũng rất hiếm. Những người này có thể sống được nhưng không thể sinh sản và hạn chế về khả năng tình dục vì các hoóc môn nam đã triệt tiêu tác dụng của các hoóc môn nữ và ngược lại. Nhiều hình thái bệnh lý khiến trẻ sinh ra đã có cơ quan sinh sản không phù hợp với định nghĩa về nam hay nữ. Ví dụ một trẻ sinh ra bề ngoài là gái nhưng phần lớn cấu trúc giải phẫu bên trong cơ thể là nam. Tuy nhiên, cũng có trẻ sinh ra với cơ quan sinh dục ngoài không rõ nam hay nữ: ví dụ trẻ gái sinh ra với âm vật to hay không có cửa vào âm đạo; hoặc một bé trai sinh ra với dương vật nhỏ rõ rệt hoặc có bìu tách đôi giống như 2 môi lớn. Có khi trẻ sinh ra với cấu trúc gen hình khảm nên một số tế bào vừa có cặp nhiễm sắc thể giới XX và một số khác lại có cặp nhiễm sắc thể giới XY. Giới mập mờ có thể do những rối loạn về thể nhiễm sắc hay hoócmôn gây ra; thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau về mặt thể chất. Đây mặc dù là một bệnh bẩm sinh nhưng không phải lúc nào cũng bộc lộ ra ngay khi đẻ. Đôi khi tình trạng giải phẫu mập mờ về giới chỉ phát hiện ra khi đến tuổi dậy thì hoặc tuổi trưởng thành do không thấy sinh sản được. Thậm chí có người đến khi chết già, qua giải phẫu thi thể người ta mới tình cờ biết là có giới không rõ ràng. Một số người chung sống suốt đời với tình trạng giới mập mờ mà không ai biết (ngay cả chính họ). Có phải người giới tính mập mờ nào cũng có cơ quan sinh dục khó nhận biết là nam hay nữ? Câu trả lời là không. Cơ quan sinh dục ngoài có khi mập mờ nhưng cũng có khi hoàn toàn giống nữ hay nam. Ví dụ, bé gái sinh ra với cặp nhiễm sắc thể XY và mắc hội chứng không nhạy cảm với androgeăcsex có cơ quan sinh dục ngoài hoàn toàn kiểu nữ. Và một số trẻ sinh ra với cặp XX nhưng có hội chứng quá sản bẩm sinh tuyến thượng thận thì cơ quan sinh dục ngoài hoàn toàn kiểu nam. Lớn lên, tất nhiên trẻ sẽ nhận thấy sự khác biệt và khi đó nó sẽ tự quyết định thuộc giới nào dựa trên cảm nhận về bản sắc giới. Y học hiện đại và tâm lý học có vai trò quan trọng để bảo đảm quyền được chuyển giới cho một số người giới mập mờ và rối loạn bản sắc giới. Nhân cách của người có giới mập mờ thế nào? Còn tùy theo nguyên nhân thực thể; bất thường nặng gây tâm lý mặc cảm, trí tuệ chậm chạp. Có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ có giới mập mờ không được can thiệp ngoại khoa vẫn có thể lớn lên bình thường. Y văn đã từng nêu 2 trường hợp phụ nữ đã lớn lên với âm vật to; ngay cả con trai có dương vật nhỏ cũng có thể trưởng thành bình thường, nếu không can thiệp ngoại khoa và được nuôi dưỡng, giáo dục đúng đắn. Có thể khai sinh là trai hay gái cho cá thể có giới mập mờ mà không cần can thiệp ngoại khoa? Thông thường, muốn quy định một trẻ giới mập mờ là trai hay gái thì cần làm một số thăm dò về hoóc môn, gene, điện quang và tham khảo ý kiến thầy thuốc về giới dễ có ở trẻ khi trưởng thành. Ví dụ, tuyệt đại đa số trẻ bị hội chứng không nhạy cảm hoàn toàn với androgen khi lớn lên cảm thấy mình là nữ và nhiều trẻ phì đại âm vật với cặp nhiễm sắc thể XY sẽ lớn lên với cảm nhận mình là nam. Hội nghiên cứu về giới mập mờ Bắc Mỹ (ISNA) chủ trương quy định cho trẻ sơ sinh có giới mập mờ thuộc nam hay nữ nhưng đây chỉ là bước chuẩn bị; vì sau này trẻ có thể cho rằng người ta đã quy định lầm giới cho mình và muốn chuyển sang giới khác. Trẻ có biểu hiện giới mập mờ có tỷ lệ chuyển giới cao hơn rõ rệt so với dân số chung. Đó là lý do chủ yếu không nên can thiệp ngoại khoa sớm khi chưa có sự đồng ý của họ. Cơ quan sinh dục đã tạo hình từ nhỏ sẽ rất khó sửa lại, nếu như không muốn nói là không thể. Vì vậy, việc can thiệp ngoại khoa để sửa chữa lại cơ quan sinh dục nên được trì hoãn đến độ tuổi mà trẻ có thể cảm nhận mình thuộc giới nào và tự quyết định. Cơ sở sinh học của tình dục đồng giới Người tình dục đồng giới chỉ khác với mọi người chủ yếu ở xu hướng tính dục (hấp dẫn với người cùng giới), ngoài ra họ có cấu trúc gen bình thường (XY hoặc XX) với hình thể bình thường thuộc nam hay nữ, có bản sắc giới bình thường (vẫn cảm nhận mình là nam hay nữ) và vai trò giới cũng bình thường trong hầu hết trường hợp. Các nhà tâm lý, các khoa học gia về sức khỏe tâm thần và tính dục người đều chia xẻ quan điểm coi hành vi tình dục đồng giới là một xu hướng tính dục có tính chất cố định, không phải là sự lựa chọn của cá nhân, nó được hình thành ngay từ nhỏ do sự tác động qua lại của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội, trước cả khi có trải nghiệm tình dục. Có một số người đã thử thay đổi xu hướng tính dục, từ đồng giới chuyển thành khác giới nhưng không thành công. Nghiên cứu của người Mỹ Năm 1991, bác sĩ Le Vay, khoa Thần kinh, Viện Salk (Mỹ) đã công bố nghiên cứu giải phẫu một phần não vùng dưới đầu của 41 tử thi. Đây là những người đã tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số họ, có 16 người đồng tính luyến ái. Bác sĩ phát hiện ra rằng, những người đồng tính luyến ái, thành phần INH3 (cấu trúc nhỏ được biết đến như một yếu tố điều khiển thái độ tính dục ở động vật có vú) nhỏ gấp hai lần so với những người khác. Năm 1993, một nhóm nghiên cứu y học do Dean Harner đứng đầu đã tìm mối liên hệ giữa gene và chứng đồng tính luyến ái. Họ tìm thấy một điểm đặc biệt trên nhánh dài của nhiễm sắc thể X, được truyền từ mẹ sang con và thường gặp ở những người đồng tính luyến ái. Tháng 4/2003, một nhóm nghiên cứu khác của Mỹ cũng đã thử chứng minh sự liên quan giữa đặc điểm của bàn tay nam giới với thái độ tính dục. Do tác động của hormone sinh dục nam, đàn ông có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón nhẫn. Vậy mà, theo các tác giả nghiên cứu, bàn tay của những người phụ nữ đồng tính luyến ái mang đặc điểm này của đàn ông. Các nghiên cứu khác nhau đều nhằm mục đích chứng minh từ lúc chào đời, thái độ tình dục của con người ta đã được định sẵn. Cho dù nghiên cứu giải phẫu, nghiên cứu gen hay nội tiết, các bác sĩ đều tìm cách khẳng định rằng, một người có quan hệ tình dục đồng giới hay có quan hệ tình dục khác giới (hoặc thậm chí có cả hai thái độ này) đều là do cha sinh mẹ đẻ, chứ chẳng liên quan tới chuyện giáo dục hay môi trường sống. Giả thiết nào được nhiều phe ủng hộ? Các nghiên cứu này được nhiều tổ chức ủng hộ nhưng vì nhiều mục đích khác nhau. Hội người đồng tính luyến ái tâm huyết với các kết quả trên vì chúng chứng tỏ rằng họ chẳng có lỗi gì khi có quan hệ tình dục với người cùng giới. Phe bảo thủ thì quan tâm tới các nghiên cứu trên vì họ muốn khẳng định, người đồng tính luyến ái là người có khiếm khuyết về cấu tạo thể chất. Các nghiên cứu mới được thực hiện trên số ít người nên tính thuyết phục chưa thật cao. Vấn đề này còn là đề tài tranh luận gay gắt, nhất là các nhà tâm lý học không chịu thua và kiên trì với cách lý giải của họ về đồng tính luyến ái như một hiện tượng tâm lý đơn thuần. Xu hướng tình dục đồng giới, tuy chỉ chiếm khoảng 5% số người đã trưởng thành (dữ liệu của Mỹ) nhưng không có nghĩa là không giống đa số là không bình thường, vì thế nào là bình thường khi người tình dục đồng giới không thể chấp nhận hành vi tính dục khác giới và ngược lại, nhưng cả hai lại coi hành vi của người lưỡng tính dục là bình thường. Giả thuyết có vẻ hợp lý nhất, dựa trên những nghiên cứu các cặp song sinh, cho rằng những người TDĐG có những thay đổi khó nhận biết ở bản thân các gen, ở tác dụng qua lại giữa các gen và bộ phận cảm thụ hormone của các trung tâm thần kinh (vùng dưới đồi, não giữa) nơi chi phối mọi hành vi, cảm xúc tình dục. Vì thế, những người tình dục đồng giới chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học mà họ không thể thay đổi được. Những người có xu hướng tính dục này hoàn toàn khỏe mạnh, họ có năng lực thể chất như nhiều người khác (phần lớn có khả năng hoạt động tình dục bình thường và có thể sinh sản, chỉ có điều họ bị chi phối bởi xu hướng tính dục nên không thể có hấp dẫn với người khác giới) và nhiều người có năng lực trí tuệ của nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ. Họ vẫn có những đam mê công việc, yêu quý người thân và cũng biết nuôi dạy con cái như những bậc cha mẹ tốt. Những trẻ được những người tình dục đồng giới nuôi dạy không thấy có sự phát triển khác thường về chỉ số thông minh, tâm lý, vai trò xã hội, bản sắc giới, quan hệ bạn bè... so với những trẻ khác. Do hoàn cảnh xã hội chưa có thái độ dung nạp, thậm chí nghiệt ngã, nhiều người tình dục đồng giới có cuộc sống cách biệt, phải chịu đựng những nhìn nhận không chính đáng cho nên có thể có những tâm trạng như mặc cảm, hoài nghi xã hội. Cũng có thể kèm theo một rối loạn nào đó như thích bái vật (nảy sinh hứng khởi tình dục với bộ phận nào đó của cơ thể như bàn chân, bàn tay, tóc... hoặc đồ vật tiếp xúc với bái vật như giày dép)... nhưng tỷ lệ những rối loạn này ở người tình dục đồng giới không khác gì so với quần thể tình dục khác giới. Nhiều người đã xem xét vấn đề tình dục đồng giới dưới góc độ đạo đức và tôn giáo mà không quan tâm đến các yếu tố di truyền, sinh học một cách nghiêm túc để hiểu rõ hơn xu hướng tình dục này: nó không có hại cho cộng đồng vì không lây lan, chỉ thuộc một số người hạn chế, nó không đe dọa sự tồn tại của giống loài, cũng chỉ liên quan đến một số đàn ông và đàn bà thường rất hiền lành. Vì vậy họ không thể là mục tiêu để phải chịu sự kỳ thị hoặc đàn áp của xã hội. Có hại hay không có hại cho giống loài có lẽ sẽ là cốt lõi của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận. Nhận thức như vậy cho nên trên thế giới nhiều nước đã đặt hành vi tình dục đồng giới dưới sự bảo vệ của pháp luật, coi đó là biểu hiện của xu hướng tính dục tuy khác thường nhưng cần được bình đẳng về mọi mặt như những người khác. Hiện nay cũng đã có nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ quyền cho những người có xu hướng tính dục được coi là "thiểu số" này. Siecus, trong phát biểu về những nguyên lý của tính dục người đã nói: "Xu hướng tính dục là vấn đề thuộc về quyền cơ bản của con người, là thành phần của bản sắc giới, giới tính và là sự tự khẳng định chức năng tính dục của mỗi người thuộc tình dục đồng giới hay khác giới". Sự không hiểu biết đầy đủ của một bộ phận cộng đồng về những người tình dục đồng giới đã gây cho họ nhiều khó khăn và thiệt thòi trong đời sống. Có nhiều người có tâm trạng bế tắc, chán chường, thậm chí muốn tự tử, có người đã cầu cứu đến các nhân vật khoa học, các nhà văn để giãi bày nỗi khổ của mình. Vậy không thể bỏ qua nguyện vọng chính đáng của họ là được sống như một nhân cách bình thường khác, không bị kỳ thị, thành kiến, coi thường. b/ Nguyên nhân xã hội Quan điểm xã hội đối với quan hệ đồng tính, thể hiện trong quan điểm của chính quyền và tôn giáo, đã thay đổi nhiều lần qua thời gian, từ việc bắt mọi người đàn ông có quan hệ, đến việc chấp nhận, đến việc xem nó như một tội nhỏ bị cấm đoán qua luật pháp và toà án, cho đến việc xem nó như là một trọng tội đáng bị xử tử. - Quan điểm của thần thoại Theo thần thoại Hy Lạp, loài người gồm 3 giới: đực, cái và vừa đực vừa cái. Vì làm cho thần Zeus nổi giận nên nhân loại bị trừng phạt bằng cách tách từng người ra làm hai nửa: chỉ là nam hoặc là nữ. Sự chia cắt đó khiến loài người luôn tìm kiếm một nửa của mình, tạo nên hiện tượng mà ta gọi là tình yêu. Truyền thuyết về những người có giới tính mập mờ đã xuất hiện từ thời cổ đại. Hai vị thần Hermes và Aphrodite đã ghép tên họ để đặt cho con trai: Hermaphrodite. Một nữ thần khác yêu Hermaphrodite nhưng bị khước từ nên đã có lời ước nguyện là cơ thể của 2 người được nhập làm một. Điều mong ước đó đã được chấp thuận, làm xuất hiện con người vừa là nam vừa là nữ. Hình tượng được thể hiện như một người vừa có vú vừa có dương vật. Thần thoại Hy Lạp cũng nói đến Tiresias là người mà theo huyền thoại khi thì là đàn ông khi thì là phụ nữ. - Quan điểm của tôn giáo Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra quan điểm của một xã hội đối với đồng tính luyến ái. Trong lịch sử, chỉ có các tôn giáo theo truyền thống Abraham xem đồng tính luyến ái là một việc tiêu cực. Các nhóm không chịu ảnh hưởng của các tôn giáo theo truyền thống Abraham thường xem đồng tính luyến ái như một điều thiêng liêng hay không có ý kiến. Trong thời gian bị đô hộ bởi các đế quốc thực dân theo truyền thống Abraham, một số nhóm trước kia không theo truyền thống Abraham đã có quan điểm tiêu cực về ĐTLA. Một ví dụ là khi ấn Độ trở thành một phần của Đế quốc Anh, nhiều luật lệ chống kê gian đã được thông qua trong khi trong ấn Độ giáo không có lý do để chống điều này. ấn Độ cho đến nay vẫn còn giữ một số luật lệ này. - Quan điểm của các nền văn hoá Tập quán tình dục thay đổi theo thời gian. Khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đang được hiểu ở các nước Tây phương là một khái niệm mới, không tương ứng với khái niệm trước đây. Trong cuộc đời của nhiều người quan trọng trong lịch sử như Alexandre Đại Đế, Leonardo da Vinci, Michaelangelo, Plato, v.v. có thể được xem là có quan hệ tình dục với người cùng phái, nhưng khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đại là một khái niệm họ chưa được biết đến. Tại châu á ái tình đồng tính là một việc có từ xưa và được xã hội thừa nhận. Người Tây phương đến khu vực này thường sửng sốt về việc nó được chấp nhận và trưng bày công khai. Tại Trung Quốc, quan hệ đồng tính được ghi nhận từ năm 600 TCN. Nhiều từ nói trại được dùng để mô tả việc này. Các mối quan hệ thường giữa những người có tuổi tác và địa vị xã hội khác biệt nhau. Trong Hồng Lâu Mộng, những việc âu yếm và quan hệ tình dục giữa những người đồng giới không xa lạ đối với độc giả. Tại Nhật Bản, thói quen này được gọi là "shudo" hay "nanshoku", đã được ghi lại trong nhiều tài liệu trên một nghìn năm và là một phần quan trọng trong các tu viện đạo Phật cũng như truyền thống Samurai. Nền văn hóa ái tình đồng tính này đã dẫn đến một truyền thống hình vẽ và văn chương ghi nhận và ca tụng các quan hệ này. Tương tự, tại Thái Lan không có khái niệm "đồng tính luyến ái" mãi đến cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, "kathoey" hay "trai nữ" là một phần trong xã hội Thái trong nhiều thế kỷ. Họ là những người nam giới ăn mặc quần áo phụ nữ. Họ thường được xã hội chấp nhận, không bị phiền toái, tuy nhiên một gia đình có con trai trở thành kathoey thường thất vọng. Quan niệm của đạo Phật trong xã hội Thái chấp nhận một giới tính thứ ba. Quan hệ đồng tính hiện đang hợp pháp tại Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Campuchia. Tại Singapore, Malaysia, Mayanma và ấn Độ, vì là những cựu thuộc địa của Anh nên nó bị coi là bất hợp pháp. ở Châu Âu Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học, và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy Lạp thời thượng cổ, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời gian từ thành phố này đết thành phố khác. Lệ này, một hệ thống của những mối quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một thanh niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự. Plato đã ca ngợi những lợi ích của việc này trong các tác phẩm lúc đầu, nhưng trong các tác phẩm sau này đã đề nghị ngăn cấm nó. Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước ý, đặc biệt là Firenze và Venezia, rất nổi tiếng về việc ái tình đồng tính, được phần đông dân số nam theo và được tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã. (Ruggiero, 1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong khi phần đông dân số người nam theo tục lệ này, những nhà chức trách cũng khởi tố, phạt và bắt bớ nhiều người. Tại Châu Mỹ Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là những người được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận. Thường những người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn để theo con đường này. Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về các nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những người này thường làm thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy pháp thường. Trong lĩnh vực tình dục, họ sẽ có quan hệ với những người khác phái. Tại Trung Đông Nhiều nhà thơ Hồi giáo (hầu hết là Sufi) tại các nước ả Rập và Ba Tư trong thời trung cổ đã viết thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ. Trong một số nền văn hóa Hồi giáo tục lệ đồng tính luyến ái rất phổ biến (xem Burton, Gide), và vẫn còn tồn tại ngày nay. Tại Trung á, trong con đường tơ lụa, nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa đông- tây, đã nảy ra một nền văn hóa đồng tính luyến ái. Trong đó người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm, thanh niên phái nam ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bachá hát và múa những bài hát khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi dậy thì. Từ thời Cận đại Từ năm 1973, các nhà tâm lý học không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa. Trong vài ba thập kỉ nay, tại các nước Tây phương có sự hình thành của một nền văn hóa của những người ĐTLA. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ĐTLA không tham gia trong xã hội đó. Sau khi bị chính quyền Đức quốc xã cố ý tiêu diệt trong Đệ nhị thế chiến, những người đồng tính đã giành được nhiều quyền, đặc biệt là tại các nước Tây phương. Một số quốc gia gần đây đã cho phép người đồng tính có quyền kết hôn cũng như nhận con nuôi. Sự xuất hiện của HIV/AIDS trong giữa thập kỉ 1980 là một trong những điều mà nhóm người ĐTLA phải đương đầu trong thời gian gần đây. Trong lĩnh vực tôn giáo, một số tôn giáo cũng bắt đầu tỏ ra cởi mở với người đồng tính. Một giáo phái Do Thái giáo cũng bắt đầu mở dịch vụ làm lễ kết hôn cho người đồng tính, trong khi nhóm Anh giáo đã nhận mục sư đồng tính. - Quan điểm giới Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó là Virginia Woolf (1882-1941) và đặc biệt, Simone de Beauvoir (1908-1986). Cả hai cây bút nữ này đều phê phán gay gắt: chính nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới được xem là đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình. Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều giác độ khác nhau, với những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin chung: Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả bản sắc của nữ giới - thường được gọi là nữ tính - không phải là những gì tất định và bất biến, hay nói như Beauvoir, “người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ.” Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy dương vật (phallocentric culture). Ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm (canon) riêng, và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. Nói đến những khác biệt giữa giới tính nam và nữ, người ta thường căn cứ trên năm yếu tố chính: - Sinh lý, - Kinh nghiệm, - Vô thức, - Các điều kiện kinh tế, xã hội - Diễn ngôn. (discourse) Ngày xưa (và hiện nay vẫn còn, ở một số nơi nào đó trên thế giới), người ta căn cứ chủ yếu vào yếu tố sinh lý để chứng minh phụ nữ là những ‘người đàn ông bất toàn’ (imperfect men), là những kẻ không có gì cả, trừ... tử cung (woman is nothing but a womb); sau, dưới ảnh hưởng của Freud, người ta xem phụ nữ là những kẻ không có cu và không lúc nào không bị day dứt bởi mặc cảm bị thiến (castration complex). Một số nhà nữ quyền luận muốn chứng minh ngược lại: chính nhờ một số đặc điểm riêng biệt về sinh lý, như việc có kinh, có thai, có sữa và sinh đẻ, người phụ nữ có quan hệ gần gũi và mật thiết với thế giới vật lý và với hiện thực nói chung hơn hẳn đàn ông. Những phân tích này dẫn một số nhà nữ quyền luận đến với phân tâm học: trong khi nam giới, khi chớm có ý thức, đã phải tách ra khỏi mẹ của mình để nhập vào thế giới phụ quyền của bố, phụ nữ, ngược lại, ở mãi với mẹ, xây dựng bản sắc của mình bên cạnh mẹ. Những chọn lựa ban đầu này hằn trong vô thức của hai giới những dấu ấn không dễ gì phai nhạt: nam giới hay nghĩ đến quyền, nữ giới hay nghĩ đến trách nhiệm; nam giới thích những sự thay đổi, nữ giới thích sự ổn định; nam giới thích thứ trật tự phân cấp (hierarchical orders), nữ giới thích sự hài hoà. Các nhà Mác-xít tìm cách giải thích những khác biệt và nhất là cách biệt giữa nam và nữ ở các điều kiện kinh tế và xã hội, từ hệ thống giáo dục đến cách phân công lao động và cách tổ chức gia đình, vốn có truyền thống nằm trong tay nam giới và ưu tiên dành hẳn cho nam giới. Năm 1968, trong cuốn Sex and Gender: On the Development of Masculinity and Femininity, Robert Stoller phân biệt hai khái niệm giống (sex) và giới tính (gender): trong khi giống gắn liền với đặc điểm sinh lý, giới tính là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điều kiện hoá đối với cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ. ây là một trong những nền tảng tư tưởng của các nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ hai: trong khi những khác biệt về sinh lý là những điều không thể tránh khỏi, họ tập trung vào những sự bất bình đẳng xuất phát từ văn hoá, gắn liền với những phạm trù giới tính như ‘nam tính’ (masculinity) và ‘nữ tính’ (femininity). Trong lãnh vực văn học, Annis Pratt cho phê bình nữ quyền luận nhắm đến bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm văn học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những mục tiêu này. Lillian S. Robinson lý luận là bốn mục tiêu ấy xác lập trên cơ sở bốn cách tiếp cận quen thuộc dựa trên: thư mục, văn bản, chu cảnh (context) (hay xã hội học) và phê bình theo khuynh hướng cổ mẫu (archetypal criticism), và cả bốn đều là sản phẩm của nam giới. Bởi vậy, nhiệm vụ của các nhà phê bình nữ quyền luận là phải xa lánh thay vì đi theo các cách tiếp cận ấy. Elaine Showalter cổ xuý cho sự ra đời của cái bà gọi là ‘nữ phê bình gia’ (gynocritics), bên cạnh loại phê bình nữ quyền (feminist critique) đã có, ở đó, phụ nữ chỉ tham dự với tư cách người đọc. ‘Nữ phê bình gia’ có nhiệm vụ xác lập cái khung lý thuyết và mỹ học riêng để phân tích các tác phẩm văn học của phụ nữ, để phát triển những mô hình phê bình dựa trên kinh nghiệm riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mô hình và lý thuyết do nam giới dựng nên. Trên thực tế, tham vọng thoát ra ngoài các lý thuyết được xem là mang dấu ấn phụ quyền đã có không phải là điều dễ. Bản thân cách tiếp cận dựa trên văn bản của Showalter cũng chỉ là một sự thừa kế muộn màng của Phê Bình Mới vốn thịnh hành mấy thập niên trước đó mà thôi. Hầu hết các nhà phê bình nữ quyền luận khác đều nằm trong những cái khung quen thuộc khác: hoặc phân tâm học hoặc hậu cấu trúc luận hoặc Mác-xít (còn được gọi là chủ nghĩa nữ quyền duy vật, materialist feminism). Từ cuối thập niên 1980, dưới ảnh hưởng của hậu cấu trúc luận và chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà nữ quyền thuộc thế hệ thứ ba cho vấn đề giới tính thực chất là vấn đề thể hiện (representation), một hệ thống biểu trưng hay hệ thống ý nghĩa nối liền các giống với những giá trị văn hoá và đẳng cấp xã hội tương ứng. Theo Barbara Johnson, vấn đề giới tính thực chất là vấn đề ngôn ngữ; theo Dale Spender, cái ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay vốn là ngôn ngữ do nam giới tạo ra: bà gọi đó là ‘man-made language’; theo Judith Butler, cả giống lẫn giới tính đều có tính chất trình diễn (performance), sản phẩm của một ma trận tính dục dị giới (heterosexual matrix); và theo Hélène Cixous, khái niệm ‘Từ tâm luận’ (logocentrism), vốn được xem là nền tảng của văn minh Tây phương, gắn liền chặt chẽ với chủ nghĩa duy dương vật (phallocentrism), ở đó, nam giới luôn luôn đóng vai trò trò thống trị. Nếu giới tính (gender) chỉ là vấn đề thể hiện và không nhất thiết bị quy định bởi giống (sex), loài người cũng không nhất thiết chỉ có hai tính: tính nam (masculinity) và tính nữ (femininity). ây chính là cơ sở bước đầu để một số lý thuyết gia chuyển từ nữ quyền luận sang ‘thuyết lệch pha’ (queer theory). Trong tiếng Anh, chữ ‘queer’ có hai nghĩa: một, người đồng tính nam; và hai, kỳ quái. Trong hai ý nghĩa này, ý nghĩa thứ hai nổi bật hơn, do đó, với khá nhiều học giả, ‘thuyết lệch pha’ được xem là thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao trùm cả hai lãnh vực ồng tính nam (Gay) và ồng tính nữ (Lesbian), và cả một lãnh vực khác, mới hơn, Chuyển giới tính học (Transgender Studies). Mối quan tâm chung của thuyết lệch pha và các lý thuyết liên hệ là giới tính và tình dục. Nền tảng mà thuyết lệch pha sử dụng để phân tích các vấn đề này chủ yếu là kiến tạo luận (constructionism), một đối cực của yếu tính luận (essentialism). Liên quan đến vấn đề giới tính, trong khi yếu tính luận nhấn mạnh vào khía cạnh sinh lý và cho sự khác biệt giới tính là điều tự nhiên, do “Trời sinh” và có tính chất vĩnh cửu, kiến tạo luận, ngược lại, chủ trương tính dục là sản phẩm của vô số các mã văn hoá và thế lực chính trị khác nhau: tất cả tương tác với nhau, dẫn đến việc hình thành những quy phạm nhất định để dựa theo đó, người ta phân chia nhân loại và sinh hoạt tình dục của nhân loại thành những phạm trù khác nhau. Từ cái nhìn mang tính kiến tạo luận như vậy, những người thuộc thuyết lệch pha cho quan niệm lưỡng phân nam/nữ cũng như toàn bộ các vấn đề liên quan đến tính dục và giới tính đều có tính xã hội và lịch sử. iều đó có nghĩa là tất cả những điều được gọi là ‘bình thường’ hay ‘bất bình thường’ đều chỉ có ý nghĩa rất tương đối. iều đó lại cũng có nghĩa là điều họ bị gọi và tự nhận là ‘kỳ quái’ (queer), thật ra, không ‘kỳ’ mà cũng chẳng ‘quái’ chút nào cả: khi cái ‘bình thường’ không có thật thì cái gọi là ‘kỳ quái’ cũng chỉ là một ý niệm ảo. ở đây, chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của các nhà hậu cấu trúc luận, đặc biệt của Michel Foucault đối với thuyết lệch pha. Theo Foucault, tình dục là một sản phẩm của diễn ngôn hơn là một điều kiện tự nhiên, và cũng giống như mọi hình thức diễn ngôn khác, tình dục chịu ảnh hưởng nặng nề của các quan hệ quyền lực trong xã hội; những ảnh hưởng ấy không phải chỉ ở những sự cấm đoán hay ức chế mà còn ở những sự cho phép và tạo nên những ý nghĩa mới cho hoạt động tình dục. Nếu những người đồng tính nam và đồng tính nữ trước đây nuôi tham vọng xây dựng bản sắc của mình trên quan hệ cùng giới tính, những người theo thuyết lệch pha, thường có thái độ cực đoan hơn, hoài nghi cả cái gọi là ‘giới tính’ cũng như ‘bản sắc’ nói chung. Theo Judith Butle, cái gọi là giới tính chỉ là một sản phẩm hư cấu của văn hoá, một sự cách điệu hoá được lặp đi lặp lại thường xuyên của thân thể; còn bản sắc thì lúc nào cũng ở trong tiến trình được kiến tạo, một cái gì đang được hình thành. Chính vì vậy, những người theo thuyết lệch pha tự nhận là không thể xác định được bản sắc lệch pha của chính họ. Nói chung, trong mấy thập niên vừa qua, các nhà phê bình theo thuyết lệch pha (bao gồm cả ồng tính nam và đồng tính nữ học) đã có những đóng góp đáng kể trong cả ba lãnh vực. Một, khai quật lại lịch sử văn học trong đó những người đồng tính bị ức chế và áp chế. Hai, phát hiện và phân tích nhiều tác phẩm văn học do những người đồng tính sáng tác trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Và ba, phân tích tính chất bất ổn và bất định trong toàn bộ những cái gọi là bản sắc giới tính hay những quy phạm trong đời sống tình dục của nhân loại. óng góp trong hai lãnh vực đầu chủ yếu thuộc về những nhà ồng tính nam và đồng tính nữ trong những thập niên 1970 và 1980. óng góp sau cùng chủ yếu thuộc về những lý thuyết gia và học giả lệch pha từ đầu thập niên 1990 đến nay. Những người đồng tính luyến ái ngay từ tuổi ấu thơ đã có thể bộc lộ dấu hiệu tình dục của mình của mình qua những sở thích về đồ chơi. Con trai thích các thứ đồ chơi của con gái như búp bê; ngược lại, con gái thích các trò chơi như bóng đá, ô tô hay các đồ chơi chiến tranh. Dù có cấm đoán trẻ chơi những trò trái giới đó thì cũng không thể ngăn cản được sự phát triển của xu hướng tình dục này. Tuy nhiên, nếu bà mẹ thấy đứa con trai mình ngoan ngoãn theo kiểu thích giúp mẹ nấu nướng, thích cùng chị khâu vá, thêu thùa hơn là lêu lổng với các bạn trai của nó thì hãy đưa con tới phòng khám bệnh tâm lý tình dục. Ngay ở tuổi dậy thì, xu hướng tình dục cá nhân chưa phải đã được khẳng định chắc chắn. Nhiều cậu con trai đồng tính luyến ái ở tuổi dậy thì vẫn có thể bắt chước các bạn cùng tuổi, tức là vẫn thích hôn các cô gái; và ý thức hay không có ý thức đều coi quan hệ giữa mình với một cô gái nào đó như là tình yêu vậy. Chỉ khi đã qua đi tuổi dậy thì, lúc này cậu ta mới phát hiện ra hoặc chịu thừa nhận rằng mình thích những người đồng giới. Trước đây người ta cho rằng sự phát triển của xu hướng tình dục này chịu ảnh hưởng của các nhân tố giáo dục. Thậm chí chính những người mang tật này đã kết tội cha mẹ mình một cách oan uổng rằng, sở dĩ họ “mắc bệnh” là vì họ có một ông bố quá nghiêm khắc hoặc một bà mẹ khô khan tình cảm và đầy quyền hành trong nhà. Nhưng khi điều tra hoàn cảnh thực tế thì tính cách của cha mẹ họ có thể lại hoàn toàn trái ngược. Chúng tôi đã phỏng vấn một cặp sinh đôi, trong đó một người đồng tính luyến ái, mỗi người nhận xét về cha mẹ mình một kiểu. Đồng tính luyến ái xuất hiện ở đàn ông nhiều hơn ở đàn bà. Những người đàn ông có tật này thường sinh hoạt tình dục dễ dãi, tùy tiện. Ngược lại, phụ nữ thường cố tìm kiếm để xây dựng một quan hệ bạn tình ổn định. Nhu cầu về con cái ở phụ nữ lớn hơn đàn ông, vì vậy những người phụ nữ có tật này thường cố gắng sống với chồng để bảo vệ đứa con. Tất nhiên cuộc sống vợ chồng ấy không khi nào là hạnh phúc. Nữ Tiến sĩ tâm lý học Laura Schilessinger, tác giả cuốn "10 điều dại dột của đàn ông" đã dẫn lời một cộng tác viên của mình: "Tuy chậm chạp nhưng chắc, chúng ta đang làm nhu nhược người đàn ông. Kết quả là những đứa trẻ trai của chúng ta lớn lên thành đàn ông không biết làm sao để trở thành một người đàn ông (đích thực) và cũng không biết cách đối xử với phụ nữ - cũng không biết cách tôn trọng phụ nữ - họ cũng không thể tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ của người đàn ông để làm gương cho con trai họ noi theo". "Việc trung tính hóa nam giới xảy ra vì người ta không muốn chấp nhận những gì là tự nhiên của nam giới. Sự tự nhiên này có sẵn dù chúng ta có muốn chấp nhận chúng hay không. Trong mỗi đứa trẻ trai có hình ảnh một chiến sĩ. Một đứa trẻ trai cần học cách trở thành một chiến binh tốt, nó phải học cách kiềm chế tính hung hăng tự nhiên. Trẻ trai phải học cách trở thành một chiến binh can trường biết cách yêu thương, có lòng nhân ái. Nếu không học được những điều này thì chính những người phụ nữ chịu bất hạnh vì những hành vi phạm pháp của nam giới...Khi người ta cố gắng tước bỏ của đứa trẻ trai những gì tạo ra tính chất đàn ông, nó chỉ còn lại sự hung hãn mà nó không biết cách khống chế, hay chẳng còn gì để khẳng định nam tính của mình..Khi người phụ nữ đúc khuôn lại nam giới theo cảm tính của mình, họ biến nam giới thành đàn bà! Đó là những gã đàn ông nhát sợ, không biết đối phó với những tình huống rắc rối". Phụ nữ muốn người đàn ông "xích" lại gần mình bằng cách uốn nắn cho họ trở nên... ngày càng giống mình, thu hẹp lại cái khoảng cách khác biệt giới tính mà tự nhiên đã rất có lý khi sinh ra như vậy. Sự phân chia hai thái cực đối lập: sự hung hăng ở bé trai và sự dịu dàng ở bé gái là hoàn toàn tự nhiên và hợp lý, nếu không muốn nói đó là một "dự tính" rất thông minh của tạo hóa. Nhưng tại sao, các bà mẹ và cô giáo luôn biểu dương và khuyến khích sự dịu dàng ở bé gái trong khi lại chê trách, kìm hãm và liệt vào hạng mục "tính xấu" với tính hung hăng ở bé trai? Rõ ràng, ngay cả trong gia đình và trường học, những bé trai yếu ớt, dịu dàng, ngoan ngoãn, hơi thụ động (nghĩa là có hơi hướng giống bé gái) luôn được mẹ và cô giáo yêu mến hơn. Một cách vô thức, phụ nữ đã cố công, một cách chậm chạp nhưng bền bỉ, "mài" đi những góc cạnh sắc nhọn và cứng cáp của người đàn ông tương lai, khiến cho họ trở thành nạn nhân của sự rối loạn sinh học và xã hội về nam tính. IV. Thái độ xã hội về ĐTLA 1. Bẩm sinh và môi trường, tự nhiên và chọn lựa Ngày 12.10.2004, nhóm các nhà di truyền học tại University of Padova, ý, do Andrea Camperio-Ciani dẫn đầu, đã tìm ra cơ chế giải thích cho điều được gọi là “Nghịch lý Darwin” của tính dục đồng giới: đàn ông đồng tính luyến ái sinh sản ít hơn đàn ông dị tính luyến ái, tại sao tính dục đồng giới vẫn luôn được duy trì, đời này sang đời khác? Nghiên cứu của nhóm Camperio-Ciani chứng minh tác di truyền của đặc điểm đồng tính bên “dòng máu” phía người mẹ có ảnh hưởng lên (những) người con trai, và chính những người cô/ dì, chị/ em gái của họ là những “vật mang”, tiếp tục truyền tác nhân di truyền đồng tính cho (các) thế hệ sau. Đến ngày 27.01.2005, hầu như tất cả các trang báo khoa học và một số hãng truyền thông lớn đều truyền đi tin về thông báo khoa học được phát hành từ University of Illinois tại Chicago về sự liên quan của gene với thiên hướng tính dục ở nam giới. Trong một nghiên cứu chưa từng có trước đây, việc truy lục trong toàn bộ bộ gene người nhằm tìm các nhân tố quyết định về mặt di truyền đối với thiên hướng tính dục của nam giới, nhà nghiên cứu tại University of Illinois ở Chicago (UIC) đã nhận diện vài vùng mà sự hiện diện của chúng có tác dụng khiến một người đàn ông là dị tính hay là gay. Brian Mustanski tại UIC, cùng làm việc với các đồng sự tại Học viện Y tế Quốc gia đã phát hiện các chuỗi DNA mà sự hiện diện của chúng được liên kết với thiên hướng tính dục, trên ba nhiễm sắc thể khác nhau trong nhân tế bào của nam giới. Mustanski, nhà tâm lý thuộc khoa tâm thần học thuộc UIC, và là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nói: “Không chỉ là một gay gene, thiên hướng tính dục là một đặc trưng phức hợp, vì thế không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta phát hiện vài vùng DNA liên quan đến sự thể hiện thiên hướng này. Dự đoán tốt nhất của chúng tôi là có những hệ đa gene có sự tương tác tiềm tàng với môi trường, giải thích cho những khác biệt trong thiên hướng tính dục. Nghiên cứu của chúng tôi giúp thiết lập [quan điểm] rằng các gene đóng vai trò quan trọng việc xác định một người đàn ông là gay hay dị tính luyến ái”. Với hai công trình khoa học vừa rồi, vệc tiếp tục diễn giải về chuyện gay có bẩm sinh hay không ở đây là không cần thiết nữa. Hoàn cảnh sống đặc biệt và khác thường khiến ai đó trở thành đồng tính luyến ái, hay chính cái thiên hướng tình cảm giới tính tiềm ẩn đó khiến những đứa trẻ này, đến một lứa tuổi nhất định phải rơi những hoàn cảnh khác thường? Đó không phải là câu hỏi dễ trả lời. Phần nam giới còn lại, không còn ai có hoàn cảnh đặc biệt và khác thường nữa hay sao? Câu trả lời sẽ là không. Vậy mà trong khi đa số chúng ta không nhiều thì ít đều có những hoàn cảnh đặc biệt và khác thường nhất định, thì chỉ có thiểu số là đồng tính luyến ái. Trẻ sống nội tâm có xu hướng thành gay hơn trẻ hướng ngoại? Trong thực tế người đồng tính luyến ái có xu hướng nội, nhưng nội tâm dẫn đến đồng tính luyến ái hay đồng tính luyến ái ẩn chứa sẵn tính nội tâm, hoặc khiến phát sinh một mức độ nội tâm nào đó, lại cũng là một câu hỏi chưa thể trả lời. Hơn nữa, vấn đề hướng nội và hướng ngoại ở lớp trẻ ngày nay đòi hỏi một tiếp cận mới, khác với những gì cha anh đã quan niệm. Cho rằng do sự tưởng tượng là vô hạn, nên khi gặp điều kiện thuận lợi, một đứa trẻ sẽ buông thả mình theo “kịch bản” đã được tưởng tượng trước đó và thành gay, là một nhận định cực kỳ phi lý. Tại sao đứa trẻ ấy lại có thể tưởng tượng trước được mình là gay trong khi xung quanh là đầy ắp những điều kiện để - nếu mà có chuyện tưởng tượng trước ấy - tưởng tượng trước mình thích người khác phái? ở Việt Nam, do “nam nữ thọ thọ bất tương thân”, trẻ trai thích chơi với nhau, và đó là điều kiện tốt để trở thành gay nếu sẽ có “điều ấy xảy ra từ một người nam khác”. Đúng vậy chăng? ở Phương Tây, nam nữ không thọ thọ bất tương thân từ lâu lắm rồi, quan hệ tình dục sớm và không tiết chế, cha mẹ không hề cấm cản mà thậm chí còn tư vấn cho con trong chuyện tình cảm, tình dục (khác giới) mới lớn, vậy sao tình cảm đồng giới lại “rầm rộ” đến vậy? Nếu nói đồng tính luyến ái chỉ là do môi trường sống tác động vào tâm lý, thì có những môi trường lý tưởng hơn nhiều, hiện thực hơn nhiều để trở thành gay: môi trường sống chung toàn nam giới của quân đội, trại cảnh sát, ký túc xá sinh viên, chủng viện, v.v… Trai tráng giáp mặt nhau hàng giờ, ngủ chung, tắm chung, va chạm, dòm ngó trực tiếp thân thể nhau, giỡn tục…, vậy thì tất cả, hoặc chí ít là đa số ở đây đều trở nên đồng tính cả ? Từ những khả năng xuất phát từ môi trường, các thế lực chống luyến ái đồng giới đã cực đoan hóa vấn đề, xem môi trường sống, môi trường văn hóa và xã hội là yếu tố quyết định và duy nhất định hình khuynh hướng tính dục đồng giới, cố tình phớt lờ những nhận định có thẩm quyền khoa học của hầu hết các công trình nghiên cứu, rằng đó là sự kết hợp giữa yếu tố sinh học và xã hội. Từ đây mà họ chống việc giảng dạy và thông tin khoan dung về tính dục trong nhà trường và xã hội. Họ muốn triệt hạ những điều kiện xã hội cho sự tồn tại của cộng đồng thiểu số có tình cảm đồng giới, lưỡng giới và chuyển giới: không những kịch liệt chống lại sự bình đẳng ở hôn nhân, họ chống ngay từ những bình đẳng tối thiểu nhất: chống lại những dự luật cấm kỳ thị về công việc, chỗ ở… Họ ra sức bôi nhọ hình ảnh xã hội của người đồng tính luyến ái thông qua việc phóng đại, quy kết toàn thể, từ những hành vi tình dục hay xã hội nào đó của một bộ phận gay, mà nếu xét ra hầu hết trong số đó cũng chỉ là những hành vi vẫn thường xuyên có ở nhóm đa số tính dục còn lại… Vấn đề là ở chỗ vị trí, vai trò của môi trường là vị trí nào, vai trò nào ? Trong quan hệ với yếu tố sinh học - vốn giữ vai trò quyết định, chi phối cuối cùng từ trong “bản thể” tồn tại sống của một bộ phận nam/ nữ giới, dưới dạng khả năng; môi trường chỉ ở vào vị trí thứ sinh trong việc định hình hiện thực trong tồn tại xã hội của người đồng tính luyến ái. Vị trí chủ sinh vẫn thuộc về yếu tố sinh học, giữ vai trò định hình hiện thực trong tồn tại sinh học của họ. Nếu so với “điều kiện cần và đủ” trong các khoa học tự nhiên, thì môi trường không phải là loại điều kiện kép nhất thiết này, mà chỉ là “điều kiện đủ”, và chỉ “đủ” trong khuôn khổ hiện thực hóa tồn tại xã hội ở mỗi con người đồng tính mà thôi. Trong môi trường văn hóa và xã hội phóng khoáng, khoan dung và thừa nhận đối với luyến ái đồng giới, thì người đồng tính ái có cơ may nhận diện bản sắc tính dục của mình rõ ràng hơn, giảm đi những xung đột nguy hại về tâm lý, công khai lộ diện với tình cảm giới tính của mình, nhận được sự bảo vệ ở những mức độ khác nhau của luật pháp… ở “môi trường vi mô”, tức các quan hệ cụ thể của một người, sự hiện thực hóa xã hội này biểu hiện ở vai trò như một chất xúc tác, giúp đẩy nhanh hay kìm hãm việc định hình tính đồng giới nơi người đó. Trong một môi trường văn hóa bảo thủ (do truyền thống, tôn giáo cực đoan, phi dân chủ…), tất cả những điều vừa nói diễn ra theo hướng âm, và nhóm thiểu số tính dục không tồn tại về mặt xã hội dưới những cấp độ khác nhau: cấm đoán tình cảm và tình dục đồng giới, người đồng tính luyến ái không tồn tại bình thường trong xã hội, không có sự thừa nhận công khai của chính quyền và xã hội đối với nhóm thiểu số này dù họ đã tồn tại bán công khai, hoặc họ cũng chỉ là một “thế giới ngầm” vất vưởng nào đó… Nhưng không tồn tại về mặt xã hội do môi trường văn hóa và xã hội, không có nghĩa là họ không tồn tại về mặt sinh học. Ngay cả ở những xã hội hà khắc cực đoan nhất, như chế độ Đức quốc xã từng dùng bạo lực để diệt trừ người đồng tính luyến ái, chung với các đối tượng bị thanh lọc khác, hay như ở một số xã hội Hồi giáo hiện nay…, thì những thực thể sinh học đồng tính luyến ái - những thực thể có chung bản chất người với những kẻ muốn loại bỏ sự tồn tại xã hội của họ, cũng không vì thế - tức vì những mệnh lệnh hay quyết định độc đoán trên danh nghĩa luật pháp - mà bị tiệt trừ. Những người bác bỏ hoàn toàn tồn tại sinh học và tồn tại xã hội của luyến ái đồng giới còn cho rằng người đồng tính luyến ái là đồng tính luyến ái chỉ vì họ lựa chọn cho mình một lối sống như vậy. Những người chống đối thỏa hiệp hơn thì tỏ ra phần nào “khoan dung”, không hoàn toàn bác bỏ yếu tố sinh học hay xã hội của luyến ái đồng giới, nhưng cũng nói đến sự lựa chọn khuynh hướng tình dục ở mỗi con người là điều quyết định. Và sự lựa chọn đó có thể thay đổi. Có đúng là đồng tính luyến ái có sự lựa chọn không? Câu trả lời là : Có. Trong môi trường “cổ súy” cho đồng tính luyến ái (thông qua thông tin khoan dung, luật hóa chống kỳ thị xuất phát từ phái tính, các quyền bình đẳng cho người đồng tính luyến ái…) nhưng người dị tính vẫn đa số, đó là do chọn lựa. Trong môi trường tự do tình dục khác phái nhưng các trẻ trai trở thành người đồng tính công khai vẫn không hề thuyên giảm, đó là do lựa chọn. Trong môi trường sống chung toàn nam nhưng người vẫn dị tính, người thì đồng tính, đó là do chọn lựa… Trong từng trường hợp môi trường như vậy, ở mỗi con người thuộc môi trường như vậy, “trở thành” đồng tính luyến ai hay không cũng do sự lựa chọn của riêng mình. Người ta nhận ra mình có tình cảm với người cùng phái và có thể lựa chọn giữa việc chấp nhận hay không chấp nhận nó ở bản thân mình. Người ta có thể lựa chọn chấp nhận dưới hình thức thụ động và phòng thủ, với hình thức chủ động và tiến công hơn. Người ta có thể lựa chọn giữa việc đương đầu với những gian nan cuộc cuộc sống và quan hệ xã hội để sống với tình cảm thật của mình, hay chạy trốn nó để lựa chọn danh thơm “đạo đức” và những cơ may khác. Người ta có thể lựa chọn giữa việc tiếp tục sống với tình cảm cùng phái hay ly khai với nó sau một thời gian “hưởng thụ”, để trở về với “chính đạo”. Người ta có thể lựa chọn giữa việc có ở lại mãi với “chính đạo” hay quay về tái hưởng thụ sau khi đã khoác được cho mình chiếc áo “chính đạo”, v.v… ở đây, một lần nữa, vấn đề là lựa chọn đóng vai trò gì, và lựa chọn như thế nào trong thiên hướng tình cảm giới tính. Lựa chọn của con người có thể là lựa chọn tự do, mà cũng có thể là lựa chọn không tự do. Nhưng dù là lựa chọn gì đi nữa, nó cũng không thể vượt quá một cái nền tối hậu mà trong đó nó tồn tại, mà trên đó nó được định hình, khi nó là sản phẩm tự nhiên hay lịch sử của cái nền đó. Trên cái nền lịch sử, khi những người đồng tính luyến ái tồn tại trong thời đại hà khắc và độc đoán, vốn dùng luật pháp hay tòa án tôn giáo để hủy diệt tồn tại xã hội của họ, thì với tư cách là sản phẩm lịch sử, sản phẩm xã hội của nó, họ sẽ không dám lựa chọn khuynh hướng tình cảm thật của mình. ở một thời đại mà sự khoan dung và hà khắc đan xen nhau giữa các xã hội hay trong cùng một xã hội, với tư cách sản phẩm lịch sử của nó, người đồng tính ái có thể có những lựa chọn khác nhau tùy vào đó và tùy vào bản thân. Bằng lựa chọn người ta có thể tự do định đoạt lấy những gì liên quan đến mình, theo ý mình, miễn không xâm phạm đến tự do và quyền chính đáng tương ứng của người khác. Nhưng người ta cũng có thể phải lựa chọn một cách không tự do, phải tự gông mình vào cái gông mà người khác gông lên mình, bằng định kiến xã hội. Nhưng một khi nền tảng tự nhiên của thiên hướng tính dục là nằm trong cơ chế di truyền, cơ chế thần kinh của cơ thể, có lựa chọn gì thì lựa chọn, một người không mang bất kỳ tác nhân sinh học nào liên quan đến gay hay les (sexual), người đó, dù có thể vì lý do nào đó có lúc có quan hệ đồng giới, thì cũng sẽ không mãi mãi ở trong trạng thái đó được. Ngược lại, một người mà trong mình có sẵn những yếu tố này, thì dù xã hội có gây sức ép bằng những giá trị “đạo đức” hay pháp luật độc đoán, dù những người gay hay les nào đó có lựa chọn tự nguyện hay lựa chọn bắt buộc để chối bỏ bản sắc tính dục tự nhiên của mình, thì về mặt tồn tại tự nhiên, họ cũng không vì thế mà mất đi thiên hướng tự nhiên đó. Nó chỉ nằm ở vấn đề về môi trường, trong quan hệ xã hội, và bằng một quyết định chọn lựa nào đó. Một lần nữa, cũng như môi trường, và trong bối cảnh của môi trường, lựa chọn chỉ giữ vai trò phát sinh so với vai trò chủ sinh của yếu tố tự nhiên trong việc định hình thiên hướng tình cảm giới tính. Lựa chọn chỉ là lựa chọn về mặt xã hội, trong bối cảnh tồn tại về mặt xã hội, chứ không thể là lựa chọn về mặt tự nhiên và tồn tại một cách bẩm sinh. Nếu chỉ có lựa chọn mà không phải là tính quyết định nơi tự nhiên, không có một người dị tính nào lại điên rồ để tự biến mình - thông qua chọn lựa - thành người đồng tính hay lưỡng tính, khi mà điều đó gắn liền với đầy dẫy những bất trắc trong quan hệ xã hội và uẩn ức về mặt tâm lý trước sức ép đó. Nếu chỉ có lựa chọn mà không phải là tự nhiên, không một người đồng tính luyến ái nào lại điên rồ đến mức không lựa chọn việc thoát khỏi tình cảnh “ngang trái” xã hội và hệ lụy “đạo đức” của mình. Và nếu chỉ có lựa chọn mà không phải tồn tại một cơ chế tự nhiên-bẩm sinh liên quan đến đồng tính luyến ái, thì khi đó không có cả đến khái niệm này lẫn khái niệm dị tính luyến ái, vì tất cả chỉ nhất nhất thuần nhất một thiên hướng tính dục thì cần gì đến khái niệm đối lập của nó. Chắc hẳn là mỗi một người đồng tính luyến ái, trước định kiến xã hội, đều có ít nhất một lần phải đối mặt với chọn lựa, cho dù là có ý thức về điều đó hay không. Đó là vào lúc mà họ rơi vào trạng thái đồng tính lệch kỷ (ego-dystonic homosexuality), được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ định nghĩa là tình trạng của “những người mà quan tâm tính dục nguyên thủy của họ hướng về người cùng giới, nhưng hoặc bất an, hoặc xung đột, hoặc muốn thay đổi thiên hướng tính dục đó.” Với tinh thần bất khoan dung người ta sẽ, bằng cách này hay cách khác, trên bình diện xã hội, buộc người đồng tính luyến ái phải “chọn lựa” theo cách chọn lựa mà định kiến xã hội đã chọn sẵn cho họ. Cùng với những biện phát xuất phát từ quan điểm “môi trường”, những người này đưa ra những biện phát xuất từ quan điểm “lựa chọn”. Họ xem luyến ái đồng giới chỉ là một lối sống lệch lạc được chọn lựa. Họ đưa ra liệu pháp để chữa trị “chứng bệnh” đồng tính như là một chọn lựa thay thế cho chọn lựa lệch lạc đó, “hoán cải” đồng tính trở thành dị tính. Cũng chính Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, bằng thẩm quyền khoa học của mình, đã lại một lần nữa đi đầu, đưa ra tiếng nói quyết định, bác bỏ sự “lựa chọn” này Người đồng tính luyến ái không phải “đổ lỗi” cho bản chất bẩm sinh để rồi khước từ “cuộc sống của một người đàn ông bình thường” cho mình; mà chính những người bảo thủ và định kiến của xã hội đã khước từ điều bẩm sinh trong họ, khước từ sự lựa chọn tự nhiên của họ, và khước từ xem cuộc sống của họ là cuộc sống bình thường. 2. Tâm lý và sinh lý Trong số những người đồng tính luyến ái có male-gay và female-gay, male-lesbian và female-lesbian. Rồi bốn “loại hình” này lại có sự phân chia gắn với hình thể hay tính cách. Cơ chế nào để định hình sự khác biệt này là điều vẫn chưa được khám phá. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng như bao khía cạnh khác, do sự “đặc biệt” ở người đồng tính luyến ái, có những điều trở thành đặc biệt, trong khi những điều tương tự đó ở người dị tính thì được coi như bình thường và không biến thành cái tổng thể. ở đây cũng vậy. Người dị tính ái có những người có khuôn mặt mang nét nữ tính hay không, có người có bộ khung hình thể như nữ giới (mảnh khảnh, vai hẹp, tướng đi…) hay không? Có. Người dị tính ái có người giữ vị thế yếu hơn trong quan hệ nam - nữ, gia đình hay không, có người mang “tính đàn bà” hay không? Có. Thế nhưng ta không thấy có sự phân chia thành male-straight và female-straight. Ngay từ đây đã là cái gốc bất bình đẳng trong việc “phân loại” rồi. Thứ nhất, qui kết những đặc điểm hình thể hay tâm lý, tính nết của một bộ phận người đồng tính, hơn nữa là những nét được cho là “đàn bà”, thiếu nam tính, là “chụp mũ tâm lý”. Một người có phụ nữ bên cạnh, tức dị tính ái, thì đương nhiên có sự quan tâm, xông xáo, trách nhiệm, mạnh mẽ, cao thượng, chính trực, nhân ái ư? Những ai chỉ biết sống cho riêng mình, không có trách nhiệm với bất cứ ai, thờ ơ trước các vấn đề xã hội, hèn yếu, dựa dẫm, thấp hèn, tị hiềm, ngu xuẩn…, thì đương nhiên có ở bản tính và từ môi trường giáo dục, xã hội của họ, dù người đó là dị tính hay đồng tính, dù là nam hay nữ. Thứ hai, một bộ phận gay thích thể hiện, cư xử, xưng hô kiểu “chị em”. Nhưng ở bộ phận này, có nhóm là do không thoả mãn với giới tính của mình, có nhóm thể hiện điều đó như một sự phản kháng vô thức trước áp lực xã hội, có nhóm lại là nạn nhân của chính sự “dán nhãn” nữ tính mà cách nhìn bảo thủ, sai lầm đã dán lên họ. Thế nhưng bản thân việc cho rằng nam giới (dị tính) gắn với những nét tâm lý, tính cách tốt, “nam tính”, những điều mà được cho là không có ở gay và phụ nữ, đã là cách nhìn đứng trên lập trường gia trưởng, “nam hệ” đầy lạc hậu, và đã là biểu hiện của cách nhìn bài gay. Thứ ba, tình yêu có ngôn ngữ của riêng nó, không thể xét đoán bằng logic và bằng cái đầu lạnh. Một khi đã là tình yêu, tại sao lại không cho phép người đồng tính ái cư xử với nhau bằng chính những cung bậc sinh động của tình yêu. Phụ nữ và gay thì mới “giận hờn, đau khổ, cô đơn, khóc lóc, van nài tình yêu, ghen tuông...” (và được xem là không tốt), còn đàn ông dị tính thì hoàn toàn không như thế ? Mỗi người yêu theo mỗi cách khác nhau. Mỗi người thể hiện giận hờn hay ghen tuông theo những cách khác nhau, dù nam hay nữ. Người đồng tính hay dị tính, mỗi người có cách riêng của mình, nhưng đều vậy. Và nếu cho rằng nam giới không thể hiện tình yêu của mình như thế, thì có lẽ tình yêu chỉ còn lại là tình bạn và tình dục mà thôi. Về vấn đề sinh lý, thứ nhất, tâm lý thay đổi dẫn đến sinh lý thay đổi, điều này đúng, nhưng đó là một đặc tính bệnh học chung có ở mọi người, và sinh lý ở đây là được hiểu theo nghĩa y-sinh học. Tuy nhiên, nói “sinh lý”, trong ngôn ngữ thường ngày của người Việt, còn thường được ám chỉ đến quan hệ tình dục. Khi nói quan hệ tâm lý - sinh lý ở người đồng tính luyến ái có lẽ người ta cũng muốn nói đến chuyện đó. Do vậy, thứ hai, cho rằng từ chỗ “hoang tưởng là gay” dẫn đến thay đổi tâm lý, và kết quả là sinh lý biến đổi, chính là lại một lần nữa phớt lờ yếu tố sinh học nơi người đồng tính luyến ái, vốn giữ vai trò quyết định; lại viện dẫn đến cái “tưởng tượng” mơ hồ nào đó. Trừ trường hợp “gay (do) tình thế”, “gay (do) môi trường”, chiều đi từ tâm lý đến sinh lý không phải là chiều quyết định ở người đồng tính luyến ái, mà bản thân hai yếu tố này đã hợp nhất làm một: tâm-sinh lý, và nếu có chiều tác động nào đó, thì chiều đi từ sinh lý đến tâm lý phải là chiều đi trước, do tính qui định tự nhiên. Trong đời sống tình dục, quả là có rất nhiều người hết sức phóng túng: sống bằng tình dục mà không có tình yêu, nhiều bạn tình cùng lúc, thay đổi bạn tình nhanh chóng, và những hành vi tình dục khác? Nếu vậy, xin lưu ý một lần nữa rằng, ngoài chuyện không có hệ quả sinh sản, mọi thái độ và hành vi tình dục như vừa nói đều hoàn toàn có ở người dị tính ái, nhưng người ta lại thích xuề xòa, không khái quát lên thành đặc trưng của tính dục dị giới, trong khi đó mới là lực lượng chủ lực của tính dục xã hội. Khi tiếp cận đến người đồng tính luyến ái, người ta thường chỉ có thể quan sát “đại trà” những người gay sống trong cộng đồng, tức những người công khai hay bán công khai giao du trong “thế giới gay”, mà không, hay rất khó đến với những người nằm ngoài cộng đồng, vốn là tảng băng chìm so với thành phần kia. Cho nên không thể qui kết những hành vi tình cảm, tình dục được cho là không tốt nào đó của bộ phận này lên thành đặc trưng của luyến ái đồng giới. Điều đó là hoàn toàn bất công. 3. Sinh tồn và gia đình, trách nhiệm và ý nghĩa cuộc đời Từ sinh lý - tình dục, vấn đề được đẩy đến mặt xã hội liên quan trực tiếp đến nó: sinh tồn và gia đình. Đúng là xã hội loài người, lịch sử xã hội loài người, cũng như mọi động vật, cây cỏ khác luôn tiếp nối, trước hết chính là từ sinh sản, duy trì nòi giống. Đúng là là chức năng của giống đực là truyền giống. Nhưng phải chăng truyền giống là lý do tuyệt đối và nhất thiết mà nam giới (đồng tính ái) dứt khoát phải thực hiện để duy trì sinh tồn và sống cuộc đời có ý nghĩa? Trong một cuộc tranh luận tại BBC, có ý kiến cho rằng đồng tính luyến ái làm suy yếu và kết thúc giống nòi. Làm một phép tính xác suất đơn giản nhất cũng có câu trả lời, điều đó chỉ có thể xảy ra khi nào 100% nam giới và 100% nữ giới ở tất cả các dân tộc và cùng trong một thời điểm đều có tình cảm đồng giới; mà cho dù có “kịch bản” như vậy xảy ra thì nhân loại lúc đó cũng biết tự điều tiết bằng những biện pháp khác nhau để có sự liên tục thế hệ. ý kiến của cả hai phía đều có vẻ gì đó đơn giản, nhưng thực tế cả câu hỏi đầy sức nặng đó, cũng như sự tính toán thẳng thắn đáp lại nó, lại phản ánh những thực tế rất hiển nhiên. Với những người bài gay, họ sử dụng đạo lý sinh tồn như một vũ khí tối hậu, động viên được tình cảm dòng giống để chống luyến ái đồng giới, với lý lẽ hiển nhiên không thể sai về sự bất diệt của loài. Chỉ có điều nó ẩn chứa một sự áp đặt mà không cần nhiều tinh ý cũng nhận ra: áp đặt một nguy cơ không bao giờ xảy ra đối với loài người, một nguy cơ được cho là xuất phát từ người đồng tính ái. Nguy cơ diệt vong của loài người thì có đó, và nhiều nữa là khác: vũ khí hạt nhân, môi trường sống, dịch bệnh toàn cầu, chiến tranh hay biến đổi sinh học từ ngoài không gian đem vào, va chạm trong vũ trụ, v.v… Những nguy cơ này xem ra còn hiện thực hơn nhiều so với nguy cơ đến từ luyến ái đồng giới, vì một lẽ rất đơn giản, họ chỉ là nhóm thiểu số trong xã hội. Trong lịch sử, hiện nay, và cả mai sau, họ luôn và chỉ luôn là những người thiểu số, nên không thể bị qui trách nhiệm cho sự mai một của dân số. Trên lý thuyết là vậy, còn trên thực tế thì sao? Mỉa mai thay cho ý tưởng về sự tận diệt của con người nếu thừa nhận sự bình đẳng hoàn toàn của luyến ái đồng giới, khi mà đồng tính luyến ái thời nào cũng có, đâu đâu cũng có, nhưng số đầu người trên hành tinh này chỉ có luôn tăng lên chứ không hề giảm sút, cho dù thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh diễn ra liên miên từ khi có loài người đến nay, là những điều mà đã, đang và sẽ còn tàn sát trên diện rộng, tức thời, và với số lượng lớn đối với những con người hiện hữu, chứ không phải là từ một thiểu số người đồng tính luyến ái, vì sống thật với tình cảm của mình mà làm “mất” đi một lượng nhân khẩu vốn chỉ còn trong giả định nào đó.ở đây sẽ nảy sinh vấn đề về đạo lý sinh tồn được những người bài gay xem như đạo lý tối hậu: phải chăng đó chính là đạo lý tối hậu của con người trong đời sống xã hội, của việc hành xử xã hội đối với các thiên hướng tính dục? Xét trong quan hệ loài của loài người với các loài khác trên mặt đất và trong vũ trụ, xét trong toàn bộ tiến trình của loài người từ khi khai sinh cho đến chừng nào mà nó cùng tồn tại, thì sinh tồn là điều kiện tiên quyết, có sinh tồn thì mới có lịch sử, có xã hội, có sự khác biệt giữa loài người với loài khác. Con người có tồn tại với một phạm vi rộng lớn khi so với toàn bộ các loài, so với toàn thể vũ trụ, so với toàn thể lịch sử như vậy không? Có, nhưng chỉ “có” theo nghĩa con người trừu tượng, con người khái niệm, con người khái quát hóa, chứ không phải ở những con người hiện thực, cụ thể. Điều đó có nghĩa là loài người thì trực tiếp gắn với vấn đề sinh tồn, còn con người (cụ thể) thì trực tiếp gắn với xã hội và các quan hệ. Và còn một điều nữa, sinh tồn phải chăng là một đạo lý hay trước hết chỉ là một vấn đề tự nhiên, tuần tự của sự phát triển giống loài? Loài vật không hề có một đạo lý nào, nó không cần gì đến đạo lý sinh tồn nhưng vẫn tự nhiên tồn tại hết đời này sang đời khác (trừ khi bị tiệt chủng bởi tự nhiên hay bởi con người) mà không hề có một bộ phận thú dị tính này đòi hỏi nhóm thú đồng tính kia phải tôn trọng đạo lý sinh tồn. Người ta có thể nói con người khác con vật. Đúng. Nhưng đạo lý sinh tồn được đặt ra và xem như quyết định khi mà loài người chưa bao giờ, và đang không hề, đứng trước một nguy cơ tuyệt chủng (ngược lại, đang bành trướng ngoài khả năng đáp ứng cho chính sự bành trướng đó thì có) để áp đặt đạo lý đó lên một bộ phận người, liệu có đúng với đạo lý và hợp lý hay không? Vấn đề của con người xã hội (mà không phải là con người giống loài) là ở cái đạo lý hành xử giữa con người với nhau, chứ không phải ở cái đạo lý mà vốn tự nhiên chẳng có gì tổn hại đến nó, mà nó cũng chẳng tác động đến ai (ngoài chuyện nó được dùng để tác động lên luyến ái đồng giới). Chính do điều cốt yếu nằm ở đạo lý của con người với nhau chứ không phải ở đạo lý sinh tồn, mà trong các học thuyết xã hội và học thuyết chính trị, cái đạo lý tối hậu được nói đến - tức một nguyên tắc hành xử xã hội gốc làm nền tảng nào đó mà các nguyên tắc khác có thể qui chiếu vào để xét tính chân thật và đúng sai - không hề là đạo lý sinh tồn. Các học thuyết xã hội và chính trị - cái phản ánh phần lý tính của đời sống tinh thần con người - dù có bất đồng với nhau về nền tảng hành xử xã hội: nền tảng đó nằm ở các quyền tự do, ở bình đẳng, hay ở lợi ích…, nhưng tất cả đều chẳng màng đến cái chuyện sinh tồn làm gì cả. Giá trị đạo lý tối hậu mà nhân loại tìm kiếm bấy lâu nay vẫn nằm ở tự do, bình đẳng, bác ái, chứ không phải ở sinh tồn. Do vậy, nói đến trách nhiệm của con người xã hội, trước hết đó chính là trách nhiệm trước tự do, bình đẳng, bác ái, chứ không phải trách nhiệm trước sinh tồn, vì nó chẳng có ai xâm phạm, vì nó vẫn tự nhiên tiến triển mà chẳng hề có nguy cơ gì về mặt truyền giống. Trách nhiệm là một khái niệm rộng lớn. Thực tế đó là những hệ trách nhiệm khác nhau: trách nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm đối với gia đình, trách nhiệm đối với công việc, trách nhiệm đối với bạn bè, trách nhiệm đối với tổ chức, trách nhiệm đối với người yêu, v.v… Trong các hệ, có loại là trách nhiệm đạo lý, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm tôn giáo…, có loại là trách nhiệm bắt buộc, có loại là trách nhiệm tự nguyện… Ngoài những trách nhiệm pháp lý cơ bản và tối hậu mà mọi công dân đều phải tuân thủ và thực hiện, các loại trách nhiệm khác thì có những người thực hiện (tự nguyện hay bắt buộc) nhưng cũng có những người không thực hiện. Ngay cả trong các trách nhiệm pháp lý cũng không phải nhất nhất ai ai cũng thực hiện khi bối cảnh không nhất thiết bắt buộc như vậy (chẳng hạn nghĩa vụ quân sự/ quân dịch). Không phải có bao nhiêu trách nhiệm trên đời này thì tất cả mọi người, không trừ một ai, đều thực hiện không thiếu một thứ gì. Tùy thuộc vào sự phân công xã hội, một số người này thực hiện những trách nhiệm này mà không thực hiện những trách nhiệm khác, trong khi ở số người khác thì ngược lại. Và cũng như vậy khi xét tùy vào bối cảnh lịch sử, xã hội, tùy vào thời điểm. ở những bối cảnh khác nhau đó, giá trị của những trách nhiệm cũng khác nhau, thay đổi vị trí cho nhau. Khi lịch sử loài người ở vào một giai đoạn sắp tuyệt chủng giả định nào đó, sinh tồn sẽ là loại trách nhiệm xã hội-giống loài hàng đầu, và sinh sản nhiều sẽ là giá trị đạo lý và đạo đức cao nhất. Nhưng nếu trong một xã hội-giống loài mà chưa bao giờ biết đến sự sụt giảm nhân khẩu, lấy sinh tồn ra là trách nhiệm tối hậu để đè bẹp quyền tồn tại xã hội - một tồn tại vốn có cơ sở từ tồn tại sinh học -của bộ phận người có thiên hướng tính dục thiểu số, thì thật sự là sự lẫn lộn - có lẽ là cố tình - về tính lịch sử và vai trò của các loại trách nhiệm khác nhau trong từng bối cảnh lịch sử. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong thời đại của xã hội công dân, mà không phải là một xã hội giống loài hay xã hội tôn giáo, nên cái trách nhiệm đáng được nói đến trước tiên là trách nhiệm công dân, chứ không phải trách nhiệm sinh tồn của lịch sử tự nhiên hay trách nhiệm tôn gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao 2.doc
Tài liệu liên quan