Đề tài Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế

Tài liệu Đề tài Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, tín dụng qui mô nhỏ đã có tác dụng lớn trong việc đem lại mức thu nhập cao hơn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội đối với bộ phận dân nghèo, thiếu vốn. Chương trình tín dụng qui mô nhỏ được bắt đầu từ Bang-la-đét năm 1976 và được kéo dài cho đến nay, hàng năm giúp 120.000 người thoát nghèo.[1],[32] Tín dụng qui mô nhỏ đã được các thể chế tài chính lớn của thế giới xem xét đưa vào chương trình thương mại và coi như là một phương cách để giúp một bộ phận lớn dân cư trên thế giới thoát nghèo và được nhấn mạnh trong chương trình " Thiên niên kỷ " của các quốc gia.[34] Ở Việt Nam chương trình tín dụng qui mô nhỏ đã được áp dụng hàng chục năm trở lại đây đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Nhiều hộ dân đã được vay vốn của chương trình và đã thoát khỏi đói nghèo, tự chủ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cùng với nhiều lợi ích khác.[54],[63],[64] Hiện nay chưa có một công trìn...

doc117 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, tín dụng qui mô nhỏ đã có tác dụng lớn trong việc đem lại mức thu nhập cao hơn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội đối với bộ phận dân nghèo, thiếu vốn. Chương trình tín dụng qui mô nhỏ được bắt đầu từ Bang-la-đét năm 1976 và được kéo dài cho đến nay, hàng năm giúp 120.000 người thoát nghèo.[1],[32] Tín dụng qui mô nhỏ đã được các thể chế tài chính lớn của thế giới xem xét đưa vào chương trình thương mại và coi như là một phương cách để giúp một bộ phận lớn dân cư trên thế giới thoát nghèo và được nhấn mạnh trong chương trình " Thiên niên kỷ " của các quốc gia.[34] Ở Việt Nam chương trình tín dụng qui mô nhỏ đã được áp dụng hàng chục năm trở lại đây đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Nhiều hộ dân đã được vay vốn của chương trình và đã thoát khỏi đói nghèo, tự chủ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cùng với nhiều lợi ích khác.[54],[63],[64] Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về kết quả cụ thể do chương trình tín dụng qui mô nhỏ đem lại. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân chính là đặc điểm dân cư của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau và việc áp dụng mô hình có sẵn cho từng địa phương không phải khi nào cũng mang lại hiệu quả mong muốn. 2. Tên đề tài Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiển của chương trình tín dụng qui mô nhỏ, tác giả chọn tên đề tài nghiên cứu là: "Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế". 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định các sản phẩm của chương trình tín dụng qui mô nhỏ ở địa phương. - Xác định những nhân tố tác động đến sự thành công của chương trình tín dụng vi mô. - Đánh giá hiệu quả của vốn vay đối với từng loại ngành nghề sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của các hộ vay. - Đánh giá vai trò của chính quyền đối với sự thành công của chương trình. Trên cơ sở đó để đánh giá khái quát tác động của việc sử dụng vốn vay trong các chương trình tín dụng qui mô nhỏ của các hộ gia đình ở địa phương và đề ra những định hướng và giải pháp cải thiện chương trình này trong tương lai. Cuối cùng, nghiên cứu này sẽ chỉ ra những điểm tương đồng và khác khác biệt của chương trình tín dụng qui mô nhỏ thực hiện ở thành phố Huế với các chương trình đã được thực hiện ở những địa phương khác. Khái quát hoá những vấn đề mang tính lý luận và thực tiển về việc triển khai chương trình tín dụng vi mô ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về nội dung + Đối tượng nghiên cứu là các hộ vay vốn của chương trình tín dụng qui mô nhỏ trên địa bàn thành phố. Các đối tượng này không nhất thiết phải là nông dân mà có thể là thị dân, không chỉ sống ở vùng nông thôn mà có thể ở nội thành. + Nội dung là tìm hiểu cách thức cho vay tín dụng, các tiêu chí có thể đánh giá hiệu quả của chương trình vay, những kết quả và hạn chế của chương trình cho vay, sự khác biệt của các chương trình tín dụng vi mô thực hiện trên địa bàn thành phố. 4.2. Phạm vi về không gian + Địa bàn nghiên cứu là một số địa phương trên địa bàn thành phố, cả nội thành lẫn ngoại thành. Tuy nhiên, chương trình tín dụng với qui mô vốn cho vay thấp, giành cho những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ mang tính nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), kinh doanh phi nông nghiệp và làm các nghề khác nên đề tài tập trung nghiên cứu ở các xã như: Hương Long, Hương Sơ, Thuỷ An,Thuỷ Biều, và các phường như: Trường An, Phú Bình, Phú Hậu, Phường Đúc, An Cựu, Vỹ Dạ, Tây Lộc.(Xem thêm phụ lục C) + Tài liệu sử dụng cho đề tài này là tài liệu thứ cấp lấy từ các niên giám thống kê địa phương, các báo cáo của chính quyền địa phương, thông tin của các báo, tạp chí và đặc biệt là sử dụng số liệu tự điều tra ở các địa phương nêu trên qua phiếu trả lời câu hỏi được đính kèm ở phần phụ lục B. Ngoài ra còn có sử dụng tài liệu của các tạp chí, sách báo nước ngoài, tài liệu các trang web site chuyên ngành. 4.3. Phạm vi về thời gian Số liệu và các nội dung điều tra được lấy để phân tích đánh giá trong đề tài được tính từ năm 2003 đến 2005. Định hướng giải pháp được đề xuất đến năm 2015, theo chương trình của thế giới về thiên niên kỷ mới giành cho xoá đói giảm nghèo, mà mục đích của chương trình là đến năm 2015 sẽ giảm 1/2 số người nghèo so với hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề đặt ra một cách khách quan và khoa học. - Luận văn cũng sử dụng các phương pháp điều tra tổng hợp và phân tích số liệu thống kê; phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tổ thống kê, phân tích hồi quy logistic (sử dụng hàm phân tích phân lập, hồi quy tương quan) để phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp cho hoạt động tín dụng qui mô nhỏ tại địa phương. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và khảo luận. Chương 4: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn hiện dịch vụ tín dụng qui mô nhỏ góp phần thúc đẩy kinh tế các hộ gia đình vay vốn phát triển. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những khái niệm cơ bản về tín dụng qui mô nhỏ 1.1.1. Những khái niệm chung Trên bình diện quốc tế cụm từ "Tín dụng qui mô nhỏ" (TDQMN) mà một số chuyên gia tài chính nước ngoài gọi là "tín dụng vi mô" còn chưa tồn tại trước những năm giữa của thập kỷ 70 thế kỷ 20. Ngày nay nó đã trở thành một từ được dùng thông dụng trong các tổ chức tài chính phát triển và các tổ chức phi chính phủ. Trong chừng mực nào đó, nó được hiểu theo rất nhiều nghĩa đối với rất nhiều người. Ngày nay, người ta dùng cụm từ TDQMN thông thường với những nghĩa sau: tín dụng nông thôn, tín dụng nông nghiệp, tín dụng hợp tác, tín dụng tiêu dùng, tín dụng của các tổ chức cho vay và tiết kiệm, của các tổ chức tín dụng hay của những người cho vay...[67] Với cách tiếp cận thông qua những khái niệm như vậy, có thể nhiều người sẽ khẳng định rằng TDQMN đã có từ hàng trăm năm trước thậm chí hàng ngàn năm trước, nhưng chưa một ai tìm được những chứng cứ thuyết phục về sự tồn tại vững chắc của nó trong quá khứ. Và như vậy, sẽ có nhiều tranh cãi và sự hiểu lầm khi đề cập đến vấn đề TDQMN. Để hạn chế vấn đề này luận văn xin trình bày một số loại hình TDQMN đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận tạo cơ sở cho việc cho định nghĩa và cách tiếp cận về nó mà chúng tôi sẽ đề cập trong suốt toàn bộ luận văn này. Điều này rất quan trọng cho việc tranh luận học thuật, nghiên cứu chính sách, thiết lập phương pháp nghiên cứu và những thể chế tương ứng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới [5],[13],[14],[43],[60] đã thống nhất liệt kê một số loại hình TDQMN có tính chất đặc trưng sau đây: - TDQMN không chính thức mang tính truyền thống như: tín dụng của người cho vay nặng lãi, hiệu cầm đồ, vay mượn từ bạn bè và người thân, tín dụng cho tiêu dùng cho các trường hợp khẩn cấp...) - TDQMN dựa trên các nhóm không chính thức truyền thống như: hụi, họ, họp... - TDQMN hoạt động dựa trên các thoả thuận với các ngân hàng như: tín dụng nông nghiệp, tín dụng cho chăn nuôi gia súc... - Tín dụng nông thôn của các ngân hàng. - Tín dụng qui mô nhỏ hợp tác (tín dụng hợp tác, nghiệp đoàn tín dụng, các tổ chức tiết kiệm). - Tín dụng tiêu dùng. - Tín dụng của NGOs-Ngân hàng trên cơ sở TDQMN - TDQMN kiểu Grameen hay TDQMN Grameen. - Các kiểu TDQMN của các NGOs - Các kiểu khác, không phải theo qui định của NGOs hay tổ chức nào khác (nhà từ thiện, nhà hảo tâm...) Việc liệt kê trên tạo thuận lợi cho chúng ta khi đề cập đến một loại loại hình tín dụng nào đó của TDQMN. Nếu không có những liệt kê này thì thì dễ gây ra những hiểu nhầm không thể giải quyết nổi trong các tranh luận, nghiên cứu. Cũng nên lưu ý rằng, các liệt kê trên đây chỉ mang tính định hướng được các nhà nghiên cứu quốc tế công nhận. (Theo các nhà nghiên cứu ở Việt nam thì chúng ta phân loại hẹp hơn như: tín dụng ở khu vực chính thức, bán chính thức, phi chính thức...)[5],[43]. Tuy nhiên, mỗi cách phân loại đều có một dụng ý riêng nhưng tựu chung lại nó cho người đọc, người nghe, người nghiên cứu hiểu biết vấn đề một các chính xác hơn, qua đó đề ra được những chính sách thực tiễn, hiệu quả hơn. Các nghiên cứu về TDQMN được các nhà kinh tế chuyên về tài chính quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay. Tác động của TDQMN đã vượt ra khỏi cái tên gọi được gán cho nó - đó là vì nó đã hoạt động trên một qui mô lớn phục vụ cho đại bộ phận dân nghèo ở trên thế giới. Thành công của các chương trình TDQMN mang lại rất nhiều đáng được các nhà chính trị lấy làm một hướng đột phá để giảm nghèo và tăng thu nhập ở các nước đang phát triển. 1.1.2. Những khái niệm cụ thể Để đề tài nghiên cứu sử dụng thuật ngữ được thống nhất, trước hết chúng tôi sẽ làm rõ những khái niệm cơ bản về tín dụng qui mô nhỏ. Theo định nghĩa của thời báo kinh tế Việt Nam (7/2004): "Tín dụng qui mô nhỏ là hoạt động cung cấp trực tiếp các dịch vụ tín dụng qui mô nhỏ cho cộng đồng, đặc biệt là các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp". Theo định nghĩa của Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD): "Tín dụng qui mô nhỏ là cho vay ít, nhiều lần, với điều kiện ưu đãi để người nghèo có vốn làm ăn." Còn theo định nghĩa của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP thì: " Tín dụng qui mô nhỏ, có hoặc không có tài sản bảo đảm đối với các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống".[40]. Tất cả các khái niệm đang được phần tới sử dụng sẽ được đề cập sâu hơn dù khác nhau về bối cảnh nhưng đều có điểm chung là qui mô nhỏ. Vì vậy để tiện lợi cho việc sử dụng trong nghiên cứu cho sát với tình hình Việt Nam trong đề tài chúng tôi lấy định nghĩa của NĐ 28 để làm định nghĩa chính thức cho cách hiểu về tín dụng qui mô nhỏ trong suốt toàn bộ luận văn. Để làm rõ hơn nội dung của định nghĩa tín dụng qui mô nhỏ, hãy cùng xem xét những nội dung cụ thể của nó. 1.2. Những nội dung cụ thể của tín dụng qui mô nhỏ Theo nghiên cứu của [13],[14],[40],[43] dù được định nghĩa như thế nào thì các chương trình tín dụng qui mô nhỏ đều có những điểm chung sau: 1.2.1. Mục tiêu của tín dụng qui mô nhỏ * Giúp xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, * Nâng cao năng lực của các thành viên tham gia chương trình. Việc thoát khỏi cảnh nghèo, nâng cao thu nhập với sự hỗ trợ của tín dụng sản xuất kinh doanh nhỏ (qui mô nhỏ) rất chậm và không đồng đều. Người nghèo không phải nhanh chóng thoát nghèo chỉ nhờ một hay vài khoản vốn vay tạo thu nhập: thậm chí một nguồn vốn vay kinh doanh ổn định vẫn có thể là chưa đủ đáp ứng. Bất kỳ một tình trạng tăng thu nhập cải thiện đời sống nào xãy ra cũng đều mong manh và có thể dễ dàng bị đảo ngược tới thu nhập, chi phí hoặc cả thu nhập và chi phí của các hộ gia đình. Để đạt được kết quả bền vững thì tín dụng qui mô nhỏ cần phải kết hợp với một sự tiếp cận lâu dài tới một loạt dịch vụ tài chính - tiết kiệm tự nguyện, nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, đại lý chuyển tiền, đại lý bảo hiểm, thu hộ, chi hộ cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp. Đó chính là dịch vụ tài chính ngân hàng được qui định trong điều nghị định số 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính qui mô nhỏ tại Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 9/3/2005.[44] Vì đề tài này tập trung vào phân tích "Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế" nên chỉ chú trọng và giới hạn vấn đề nghiên cứu tín dụng qui mô nhỏ, đó cũng là một nội dung được qui định trong Nghị định 28 qui định về tài chính qui mô nhỏ tại Việt Nam. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu này bắt đầu ngay từ tên của đề tài nghiên cứu là phù hợp với năng lực tác giả cũng như thời gian cần thiết để nghiên cứu đề tài cũng như phù hợp với tình hình đặc điểm triển khai các sản phẩm của chương trình tín dụng qui mô nhỏ trên địa bàn thành phố Huế. 1.2.2. Các sản phẩm của chương trình tín dụng qui mô nhỏ Về sản phẩm của tín dụng qui mô nhỏ thì theo nội dung thực tế nghiên cứu của đề tài thì có 2 loại sản phẩm cho vay, đó là: * Vốn vay để sản xuất, kinh doanh * Vốn vay khẩn cấp. Về vốn vay để sản xuất kinh doanh, thì theo quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000[41] về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn thì ngành nghề sản xuất kinh doanh được đề cập ở luận văn này bao gồm: - Chế biến, bảo quản nông, lâm thuỷ sản. - Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ. - Xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề. - Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. - Xây dựng vận tải trong nội bộ xã (phường), liên xã (phường) và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất đời sống dân cư. Về vốn vay khẩn cấp, không phải là vốn vay để khắc phục hậu quả thiên tai như hậu quả lụt bão, hạn hán, dịch bệnh...Trong đề tài này chúng tôi cho rằng vốn vay khẩn cấp là những khoản vốn vay giúp cho hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp giải quyết những rũi ro riêng như ốm đau, người thân mất, và những nhu cầu cấp thiết về tiền mặt và bất ngờ khác. Mục đích đầu tiên của loại hình vốn vay này là giúp các hộ gia đình giải quyết ổn thoả nhu cầu tiền mặt cấp bách tạm thời để việc tiêu dùng của họ đỡ phải trông cậy và phụ thuộc vào thu nhập trong thời hạn ngắn. Ngoài hai sản phẩm nêu trên còn có các sản phẩm khác không nằm trong trọng tâm nghiên cứu của đề tài như: tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện, đại lý chuyển tiền, đại lý bảo hiểm, thu hộ, chi hộ cho các hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp [44]. 1.2.3. Các nguyên tắc của chương trình tín dụng qui mô nhỏ Sau khi nghiên cứu tham khảo một số chương trình tín dụng qui mô nhỏ phần lớn các chương trình này có các nguyên tắc chung sau đây: * Nhằm vào người có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ. Phần lớn, theo thống kê của các chương trình tín dụng qui mô nhỏ được thực hiện ở các nước trên thế giới thì 70% khách hàng của chương trình là phụ nữ[14],[48],[60]. Những khoản vay và các hoạt động kinh doanh mà người vay là phụ nữ đã làm cho họ mạnh dạn hơn, giúp họ phương tiện để tự nuôi sống mình, thoát nghèo, phá vỡ sự phân biệt đối xử trong xã hội và sự bất công trong gia đình. * Cung cấp vốn vay không cần thế chấp: Đại đa số những hộ gia đình vay vốn đều thuộc diện có thu nhập thấp hoặc nghèo. Chuẩn nghèo được qui định tuỳ theo từng vùng, khu vực tại Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn do tổ chức cho vay qui định. Không cần thế chấp hoặc không cần tài sản để bảo đảm là một trong những nguyên tắc của tín dụng qui mô nhỏ. Nếu yêu cầu thế chấp bảo đảm về tài sản cho các khoản vay tín dụng của người nghèo thì có thể cản trở các nổ lực phát triển đời sống của họ. Có thể lòng tự trọng của người nghèo được tăng lên khi họ được vay vốn không cần thế chấp. Kinh nghiệm của các chương trình cho thấy một con số ấn tượng là khoảng trên 97% các khoản tiền vay đều được hoàn trả[1],[14],[60]. Điều này một lần nữa chứng minh rằng nguyên tắc cung cấp vốn vay trong chương trình tín dụng qui mô nhỏ là hoàn toàn hợp lý. * Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu: Chỉ có thủ tục cho vay đơn giản mới tạo điều kiện vay cho người nghèo, học vấn thấp, hay tự ti mặc cảm mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng qui mô nhỏ. Thực tế cho thấy, thủ tục càng phức tạp càng làm cho những người nghèo thực sự muốn vay có tâm lý e ngại, cảm thấy mình bị phân biệt đối xử khắt khe và kết quả là họ không muốn tiếp cận để vay vốn. Thủ tục càng đơn giản thì càng tạo tin tưởng cho người dân để họ chủ động vay, xoá bỏ tâm lý bị coi thường do không hiểu thủ tục, những qui định rườm rà khó hiểu của bên cho vay đề ra. Do vậy, thủ tục cho vay đơn giản chính là một trong những nguyên tắc thu hút người nghèo mạnh dạn vay vốn. * Cung cấp các khoản vay có giá trị nhỏ: Đây là một nguyên tắc đương nhiên cần phải có vì đúng với tên gọi của nó là tín dụng qui mô nhỏ. Nếu như các nhà cung cấp vốn vay cung cấp các khoản vay có giá trị lớn hoặc vừa thì các nguyên tắc về đối tượng vay, điều kiện thế chấp, thủ tục vay phải thay đổi. Vì vậy, có thể nói nguyên tắc này là tiền đề của các nguyên tắc đã nêu. Có nghĩa là khi giá trị khoản tiền cho vay thay đổi theo chiều hướng tăng lên thì một số nguyên tắc cho vay theo đó sẽ thay đổi theo. Chính vì vậy có thể nói nguyên tắc này là nguyên tắc chủ đạo được nhấn mạnh hàng đầu. * Nguyên tắc áp dụng tỉ lệ lãi suất của các tổ chức cho vay tín dụng qui mô nhỏ thường là cao hơn hoặc tương đương lãi suất của các ngân hàng thương mại. Nguyên tắc này theo chúng tôi có những tác dụng sau đây: + Ngăn chặn người vay vốn không sử dụng đúng mục đích vay mà lấy tiền vay được từ chương trình tín dụng qui mô nhỏ đem gửi tiết kiệm ở Ngân hàng thương mại để lấy lời, hoặc ít nhất là không phải chịu trả khoản lãi, hoặc vay với mục đích cuối cùng là để dành tiền sử dụng trong trường hợp cần thiết. + Là cách thức sàng lọc tự nhiên, để những người tham gia chương trình vay thực sự là những người cần vốn. + Nguyên tắc này đảm bảo cho chương trình tín dụng qui mô nhỏ tồn tại bền vững, kinh doanh có lãi, giúp tái tạo nguồn vốn để phát triển qui mô của chương trình làm cho nhiều người có thể được vay và hưởng lợi từ chương trình tín dụng qui mô nhỏ. Từ những nguyên tắc ở trên, chúng tôi xin đề nghị một số tên gọi ngắn gọn để khái quát hoá các nguyên tắc này. Theo tuần tự phân tích ở trên thì các tên gọi đó là: a) Nguyên tắc phân tầng b) Nguyên tắc phi thế chấp c) Nguyên tắc minh bạch d) Nguyên tắc tiểu qui mô e) Nguyên tắc kinh tế Để hoạt động tín dụng qui mô nhỏ gặt hái được thành công và phát triển bền vững thì các tổ chức cho vay vốn phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc trên. 1.2.4. Một số vấn đề lưu ý Đề tài này tập trung đánh giá tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế nên nội dung luận văn phải bám sát mục đích chung của chương trình tín dụng qui mô nhỏ đó là mục đích giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống. Chúng tôi chọn các mục tiêu này làm tiêu chí đánh giá chủ yếu trong đề tài này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một vài chương trình tín dụng qui mô nhỏ được tiến hành trên một số địa phương khác, chúng tôi nhận thấy rằng các tiêu chí đánh giá sự tác động này vẫn chưa có sự thống nhất chung vì nhiều lý do khác nhau như sau: a) Thời gian thực hiện chương trình tín dụng qui mô nhỏ còn ngắn, bởi vì tín dụng chỉ là một trong nhiều của sản phẩm tài chính qui mô nhỏ, tuỳ theo mục tiêu của chương trình đã đạt được hay chưa, hoặc cần phải điều chỉnh thế nào cho hợp lý, và nhà cung cấp tài trợ vốn có muốn kéo dài chương trình tín dụng qui mô nhỏ hay là chấm dứt nó để đầu tư cho chương trình sản phẩm tài chính qui mô nhỏ khác thu nhiều lợi nhuận hơn theo qui luật vận động theo cơ chế thị trường. Mặt khác, sản phẩm của chương trình tín dụng qui mô nhỏ được nhiều tổ chức cung cấp tín dụng dùng như là điểm thâm nhập vào các cộng đồng, hoặc xem như là tạo cơ sở ban đầu cho các hoạt động khác như về y tế hoặc kế hoạch hoá gia đình, hỗ trợ kỹ thuật có liên quan trong đến các phương pháp sản xuất... Chính vì mục tiêu của các nhà cung cấp vốn khác nhau nên các chương trình chưa được thực hiện trong thời gian đủ dài để đạt được kết quả rõ ràng như mong muốn. b) Các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng khác chưa được tính tới như: + Thời tiết: Thời tiết thuận lợi hay bất lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh liên quan đến vốn vay. Đặc biệt khi gặp thời tiết bất lợi như lụt lội hạn hán, bão tố thì hậu quả sẽ là rất bất lợi, làm cho kinh tế hộ gia đình dễ bị tổn thương. Thời tiết thuận lợi thì tác động sẽ ngược lại, rất tích cực tới phát triển của kinh tế hộ. + Đường sá hạ tầng cơ sở: Trong những năm gần đây các địa phương trên cả nước nói chung và thành phố Huế nói riêng, cơ sở hạ tầng đã được nhà nước đầu tư và nhân dân góp vốn nên đã được cải thiện rất nhiều. Chính sách "nhà nước và nhân dân cùng làm" trong việc xây dựng "điện - đường - trường -trạm" được ưu tiên xây dựng trong chính sách phát triển kinh tế của mọi địa phương. Chính điều này đã tác động nâng cao mức sống của người dân trong vùng, hạ tầng cơ sở chính là yếu tố trực tiếp giúp cải thiện điều kiện sống, lưu thông của đại bộ phận dân cư trên địa bàn thành phố. + Sự phát triển chung của kinh tế quốc gia, kinh tế địa phương cũng trực tiếp tác động đến kinh tế hộ gia đình. Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, kinh tế thành phố Huế đã phát triển vượt bậc trong những năm qua, luôn vượt mức trung bình của cả nước[25], đó là động lực chính để thúc đẩy các lĩnh vực y tế, văn hoá giáo dục, xã hội phát triển. Người dân sống ở địa bàn thành phố cũng được hưởng lợi ích do kinh tế thành phố phát triển mang lại. + Sự tác động của các chương trình hỗ trợ khác của nhà nước hay của các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện các cơ quan đoàn thể xí nghiệp... Nền kinh tế đất nước ta ngày càng phát triển do vậy nhiều người có mức thu nhập cao sẵn sàng trích ra một khoản tiền nhỏ để giúp những người nghèo có hoàn cảnh không may mắn. Các tổ chức từ thiện, hội đoàn khác cũng có những cách giúp đỡ riêng. Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế những vùng khó khăn, khuyến khích phát triển ngành nghề ở nông thôn... c) Nhiều chương trình không có những số liệu cơ sở để có thể so sánh theo cơ cấu. Vì là chương trình tín dụng qui mô nhỏ, mặt khác từ trước tới nay nhà nước ta chưa có những qui định về nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính, hạch toán, báo cáo... nên số liệu thu thập được từ các chương trình không đồng nhất và khó có thể đem ra so sánh được với nhau. Hy vọng rằng sau khi có Nghị định 28/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính qui mô nhỏ tại Việt Nam thì tình hình trên sẽ được cải thiện và nhà nước ta sẽ quản lý hoạt động của các tổ chức này một cách chặt chẽ hiệu quả hơn. d) Sự vận dụng các chỉ số để xác định mức nghèo hoặc thu nhập thấp không nhất quán. Điều này xảy ra là do cách lựa chọn chuẩn nghèo hay thu nhập thấp của từng tổ chức cung cấp tín dụng. Có tổ chức tín dụng dùng tiêu chuẩn do Bộ Lao động Thương binh Xã hội qui định, có tổ chức dùng chuẩn do quốc tế qui định, có tổ chức lại dùng chuẩn do mình tự xây dựng. Điều này cho đến nay, sau khi có NĐ 28/2005/NĐ-CP[40] thì nó vẫn chưa được khắc phục, do tại điều 2 khoản 5 của NĐ 28 giải thích cụm từ: Hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp hoặc nghèo là "được qui định theo từng vùng, khu vực tại Việt Nam, hoặc theo tiêu chuẩn do tổ chức tài chính qui mô nhỏ qui định"[40]. Nói chung trong việc xây dựng chuẩn nghèo và thu nhập thấp thì việc lựa chọn của nhà cung cấp vốn đóng vai trò quyết định. 1.2.5. Tác động của TDQMN Từ những điều phân tích ở trên, có thể đánh giá tác động của chương trình tín dụng qui mô nhỏ theo tác động tích cực chung của các chương trình được nêu ra dưới đây: * Làm cho người nghèo và người thu nhập thấp có khả năng hơn. * Trình độ sản xuất của gia đình được nâng cao. * Phụ nữ được tăng quyền tự chủ khi ra quyết định. * Tri thức về các vấn đề tín dụng của những người tham gia được nâng lên. * Nợ nần của hộ gia đình giảm. * Năng lực của các tổ chức đối tác được nâng cao. * Con cái được chăm sóc tốt hơn, không bị suy dinh dưỡng và không bỏ học giữa chừng. Và, quan trọng nhất, chung nhất là mức thu nhập của gia đình được nâng cao hơn trước. Về kinh nghiệm của nước ngoài, một trong những chương trình tính dụng vi mô đầu tiên được khởi xướng tại Bang-la-đét năm 1976 do giáo sư Muhamad Yunus đảm trách. Về cơ bản đây là một phương pháp thử - và - sai để tìm hiểu cách hỗ trợ hoạt động kinh tế cho những người nghèo nhất sống trong một nước kém phát triển nhất thế giới. Các khoản cho vay nhỏ, với giá trị chỉ khoảng 25 USD được cho vay để chăn nuôi gia súc, buôn bán, phát triển các ngành nghề và dịch vụ có trong làng. Đến nay, ngân hàng Grameen đã có trên 3 triệu khách hàng. Vào khoảng giữa những năm 1990, mỗi năm có khoảng 120.000 gia đình Grameen vượt qua mức nghèo khổ sau khoảng 5-6 năm kể từ khi bắt đầu tham gia ngân hàng. Tỉ lệ hoàn trả vốn cao từ 95% đến 99%.[1],[49] Mô hình ngân hàng Grameen đang được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Ở nước ta, nhiều tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế... đã và đang triển khai các hoạt động tín dụng qui mô nhỏ với mức độ ngày càng tăng. Các tổ chức như: tổ chức Cứu trợ nhi đồng Anh (Save the children), Action Aid Viet nam (của Anh), chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thuỵ Điển, chương trình tín dụng tiết kiệm Oxfam của Anh, tổ chức Tầm nhìn thế giới, các chương trình khác của Thuỵ Điển, Đức, Pháp...đã triển khai chương trình tín dụng vi mô giúp đỡ các hộ gia đình nghèo, các đối tượng cần được quan tâm ở mọi miền đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng qui mô nhỏ của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong nước như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Làm vườn, tổ tiết kiệm vay vốn của phụ nữ... cũng được triển khai có hiệu quả cho đối tượng hội viên của các tổ chức đó, hỗ trợ vốn, kèm theo kiến thức làm ăn cho các gia đình hội viên. Để thực hiện đề tài này tác giả đã tham khảo các nghiên cứu có liên quan như: Dự án tín dụng Việt- Bỉ, Công trình phối hợp nghiên cứu về tín dụng vi mô dựa trên kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ song phương (UNDP), các nghiên cứu của quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế của liên hiệp quốc (IFAD), nghiên cứu của Alex Countc, chủ tịch Quỹ Grameen Hoa kỳ... 1.3. Tín dụng qui mô nhỏ trong hệ thống tài chính 1.3.1. Tài chính chính thức và phi chính thức Đặc trưng của những hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển là việc tồn tại khu vực tài chính chính tức và khu vực tài chính phi chính thức cùng hoạt động song song với nhau. Khu vực tài chính phi chính thức ước tính chiếm từ 30% đến 80% nguồn cung cấp tín dụng cho các khu vực có thu nhập thấp ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, ước tính chưa đến 5% nông dân ở châu Phi, 15% ở Châu Mỹ La tinh, và 25% ở Châu Á tiếp cận được với tín dụng chính thức.[1],[60] Tín dụng cho các hộ gia đình có thu nhập thấp lý tưởng nhất vẫn là xuất phát từ khu vực chính thức, tức là ngân hàng thương mại, những định chế tài chính chuyên biệt như các ngân hàng phát triển nông thôn. Tuy nhiên kinh nghiệm chung ở các nước phát triển cho thấy khu vực chính thức thường không thực hiện tốt vai trò cung cấp dịch vụ tài chính cho những hộ gia đình có thu nhập thấp, nhất là đối tượng nghèo. Từ góc độ của khu vực chính thức, cho người nghèo vay là rất rủi ro (tỉ lệ vỡ nợ cao), và rất tốn kém (chi phí giao dịch cao). Những thủ tục rắc rối cộng với những quy định nghiêm ngặt như yêu cầu thế chấp của các định chế chính thức khiến cho rất nhiều đối tượng cần vay vốn không được tiếp cận với tín dụng chính thức. Các định chế chính thức thường thích giao dịch với những lớn với nhu cầu tín dụng lớn, vì thế không chú trọng lắm đến các hộ gia đình có thu nhập thấp, các doanh nghiệp nhỏ, các nông dân không có đất. Ngoài ra phạm vi phục vụ của các định chế chính thức thường quá thiên về thành thị là nơi có văn phòng giao dịch của các định chế này. Để lấp đầy khoảng trống tín dụng chưa được khu vực chính thức đáp ứng, người cần vốn thường tìm đến bà con, bạn bè, láng giềng, người cho vay (nặng) lãi, chủ đất, các hội tín dụng tiết kiệm tự phát, những hội tương trợ...được gọi chung là khu vực phi chính thức. Tại các nước đang phát triển, khu vực phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể và thiết thực của người dân như: vốn để sản xuất nhỏ, trang trải những chi tiêu đột xuất trong gia đình. Thậm chí ở một số vùng đó là nguồn tín dụng duy nhất giành cho người nghèo. Nhìn chung tín dụng phi chính thức góp phần làm giảm tính bấp bênh trong kinh tế hộ gia đình giúp họ đối phó kịp thời với những tình huống cấp bách như mất mùa, mất việc, bệnh tật hay ma chay cưới xin trong gia đình. So với khu vực chính thức, khu vực phi chính thức có nhiều đặc điểm hấp dẫn được người nghèo vay vốn đó là: gần gũi với các hộ gia đình nghèo, hoạt động rất linh hoạt và các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương xứng với khả năng của từng khách hàng; thủ tục giao dịch đơn giản gọn nhẹ, ít phiền hà, qui tắc dễ hiểu và dễ thực hiện; tín dụng nhanh chóng đến tay người có nhu cầu vay vốn; các giao dịch chủ yếu dựa vào chữ tín, quan hệ cá nhân giữa người cho vay và người đi vay. Tuy nhiên tín dụng phi chính thức cũng có nhiều hạn chế và nhược điểm. Đó là lãi suất cao, có khi lên tới 5-10%/tuần hay 10-20%/tháng[5],[62]. Tín dụng của những người cho vay nặng lãi đôi khi cũng kèm theo những ràng buộc như mua nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng, hoặc bán sản phẩm hay sức lao động. Điều này khiến cho chủ nợ có nhiều cơ hội áp đặt những điều kiện trao đổi giao dịch bất lợi cho người đi vay. Ngoài ra thị trường phi chính thức còn thiếu chiều sâu. Các khoản vay thường có giá trị nhỏ và rất ngắn ngày, nên khó kích thích hoạt động đầu tư trung hạn và dài hạn của người vay. 1.3.2. Vai trò của tín dụng qui mô nhỏ Khi phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho đối tượng có thu nhập thấp một câu hỏi thường được đặt ra là: nên xem các chương trình TDQMN là các chương trình phúc lợi xã hội thuần tuý hay là những dịch vụ tài chính bình thường? Để trả lời cầu hỏi này, cần tìm hiểu quá trình tiến triển của những cách tiếp cận về TDQMN. Trong cách tiếp cận truyền thống hay kiểu cũ, để kích thích kinh tế phát triển và giảm nghèo đói, chính phủ nhiều nước có những biện pháp can thiệp trực tiếp, ví dụ như các chương trình tín dụng có chỉ đạo, cấp tín dụng với giá ưu đãi... Thông thường, Chính phủ lập những tổ chức tín dụng quốc doanh; các tổ chức chuyên biệt này nhận được các nguồn vốn với giá ưu đãi (ví dụ từ các định chế tài chính quốc tế) rồi đem cho vay lại với lãi suất thấp hơn mức thị trường. Cũng phải nói thêm rằng, các tổ chức quốc tế cũng đã hết sức ủng hộ hình thức tín dụng được trợ cấp này. Ví dụ Ngân hàng Thế giới đã cho vay 16,5 tỉ USD đối với các chương trình tín dụng trước năm 1992[55]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy những kiểu can thiệp trực tiếp như vậy thường có kết quả đáng thất vọng, và thường làm chậm lại chứ không phải đẩy nhanh bước phát triển của thị trường tài chính cho khu vực có thu nhập thấp. Những chương trình đó đều thất bại (phạm vi phục vụ hạn chế và có nhiều tổn thất) do quá tập trung vào việc cấp càng nhiều tín dụng càng tốt (coi đó như là một tiêu chí để đáng giá hiệu quả hoạt động), nhưng lại bỏ qua những khía cạnh như chất lượng của danh mục cho vay, huy động tiết kiệm, phát triển mảng kinh tế phi nông nghiệp và hiệu quả của thị trường tài chính.[1],[14],[32] Bắt đầu từ thập niên 1980 xuất hiện cách tiếp cận kiểu mới về TDQMN[42]. Cách tiếp cận này vẫn đặt trọng tâm vào việc tăng thu nhập và giảm đói nghèo nhưng đề nghị Chính phủ bớt can thiệp để đảm bảo hiệu quả của thị trường tài chính cho trong việc hình thành cho vay trong khuôn khổ dự án TDQMN, đồng thời khuyến khích những khía cạnh trước kia bị lãng quên như: huy động tiết kiệm áp dụng các tập quán và chuẩn mực tài chính đúng đắn (ví dụ phân tích chi phí - lợi ích trong tín dụng). [1] Theo các chuyên gia tài chính thì để cho TDQMN phát huy tác dụng thì những ai ủng hộ cách tiếp cận này cần tập trung vào 3 điểm: + Tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi, ví dụ như đảm bảo tính ổn định của kinh tế vĩ mô, hạn chế hoặc bãi bỏ những chính sách phân biệt đối xử đối với người vay. + Hoàn thiện các thể chế luật pháp và quản lý điều tiết để tạo thuận lợi cho giao dịch tài chính, ví dụ như thủ tục đăng ký và cấp giấy tờ về chủ quyền đất, cải tổ luật giao dịch bảo đảm, giảm bớt qui định quản lý (nhất là những áp đặt về lãi suất) đối với các tổ chức tín dụng. + Chính phủ vẫn có thể có những can thiệp trực tiếp nhưng chỉ khi nào thực sự cần để khắc phụ những thất bại thị trường. 1.3.3. Lãi suất của tín dụng qui mô nhỏ Đối với lãi suất của TDQMN thì nên áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi (có trợ cấp) hay lãi suất thị trường? Có một suy nghĩ phố biến là người nghèo (đối tượng chính của hầu hết các chương trình tín dụng qui mô nhỏ) không đủ sức trả lãi theo mức thị trường và thường được ấn định ở mức thấp hơn lạm phát, khiến cho lãi suất thực trên thực tế có giá trị âm. Trên lý thuyết, ở suất lãi suất thực âm, cầu tín dụng sẽ trở nên vô hạn (vì vay được tức là có lãi rồi), và giá trị thực của danh mục vốn vay sẽ dần dần giảm sút. Khi lãi suất được trợ cấp, tín dụng có thể sẽ không đến được đúng với đối tượng cần phục vụ, mà lọt vào tay những người có thế lực hoặc có quan hệ tốt hơn, và những người này đem tín dụng giá rẽ này cho vay lại với lãi suất cao hơn; như vậy vô hiệu hoá ý định cung cấp tín dụng giá rẻ cho người thực sự cần. Ngoài ra, người được vay vốn giá rẻ, có xu hướng xem tín dụng là một hình thức trợ cấp, điều đó làm nảy sinh tâm lý ỷ lại có thể tác động xấu đến tỷ lệ thu hồi nợ. Trong tình hình đó, các chương trình tín dụng sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu không có các khoản trợ cấp lớn của chính phủ (tăng thêm gánh nặng cho ngân sách) hoặc bơm thêm vốn từ bên ngoài. Do vậy để bảo đảm khả năng phát triển bền vững về dài hạn, một chương trình tín dụng qui mô nhỏ cần phải áp dụng lãi suất đủ để trang trải chi phí hoạt động cũng như bảo vệ giá trị thực của nguồn vốn. Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy tín dụng được trợ cấp không phải là chìa khoá cho thành công của tài chính qui mô nhỏ. Nhiều tổ chức tín dụng qui mô nhỏ áp dụng lãi suất thị trường thậm chí cao hơn thị trường [43][60] nhưng thấp hơn lãi suất của người cho vay nặng lãi; cùng với tỉ lệ thu hồi nợ cao, mức lãi suất này đã giúp ngân hàng tự tạo ra đủ nguồn lực nội bộ để liên tục tăng nguồn vốn cho vay. Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng đối với người nghèo, quan trọng nhất là dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn, và chi phí giao dịch thấp, thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền, chứ không phải là tín dụng giá rẻ. Các chuyên gia tín dụng cho rằng, lãi suất thị trường đảm bảo cho cả tính công bằng lẫn hiệu quả trong cung cấp tín dụng. 1.3.4. Đo lường hiệu quả hoạt động của các chương trình TDQMN Làm sao biết được một chương trình TDQMN tác động như thế nào đối kinh tế hộ gia đình trong việc làm tăng thu nhập và giảm nghèo đói? Thật khó để trả lời câu hỏi này. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một số tiêu chí mới để đo lường là: Phạm vi phục vụ và Khả năng tự phát triển bền vững để đánh giá thành quả của các chương trình tín dụng qui mô nhỏ. Theo lập luận của những chuyên gia này, những định chế tài chính tín dụng qui mô nhỏ nào cung cấp một cách hiệu quả nhiều nhiều dịch vụ cho khách hàng mục tiêu thì có thể đạt được tác động tăng thu nhập và giảm nghèo đói như mong muốn. Do đó đánh giá thành quả dựa trên các tiêu chí này giúp tạo ra một đại lượng biểu trưng có thể định lượng được về tác động của hoạt động trung gian các chương trình tín dụng qui mô nhỏ trong trường hợp không thể phân tích chi phí - lợi ích một cách trọn vẹn.[1],[54],[58] Phạm vi phục vụ được đo lường bằng cách kết hợp nhiều chỉ tiêu chẳng hạn như: số lượng khách hàng, giá trị của các danh mục cho vay và tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của nó, tỉ lệ khách hàng nữ (đặc biệt quan trọng ở những xã hội còn trọng nam khinh nữ)[14], giá trị các khoản vay trung bình (làm đại lượng biểu trưng cho mức thu nhập của hộ gia đình)[65]... Khả năng tự phát triển bền vững được đánh giá bằng cách tính chỉ số mức độ phụ thuộc vào trợ cấp, chỉ số này thể hiện mức % mà lãi suất cho vay trung bình của tổ chức tín dụng qui mô nhỏ đó cần phải tăng lên để có thể tự phát triển bền vững nếu không có trợ cấp. Các phương pháp kế toán thông thường không ghi nhận các khoản trợ cấp dành cho các định chế tài chính thuộc quốc doanh hay các tổ chức phi chính phủ; do đó không phản ảnh đúng chi phí xã hội của việc duy trì những những đơn vị này. Do trợ cấp được dùng khá phổ biến trong tín dụng qui mô nhỏ nên việc ghi nhận mức độ phụ thuộc vào trợ cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chương trình tín dụng qui mô nhỏ. 1.4. Kinh nghiệm của thế giới về tín dụng qui mô nhỏ Khái quát chung Ngày nay tầm quan trọng của TDQMN đã được coi trọng, được các tổ chức quốc tế đứng ra vận động để lấy năm 2005 làm năm TÍN DỤNG QUI MÔ NHỎ của thế giới và các nhà tổ chức đang khẩn trương chuẩn bị một hội nghị thượng đỉnh về tín dụng qui mô nhỏ. Trong nền kinh tế đang hội nhập, những thay đổi của nền tài chính bên ngoài có tác động trực tiếp đến nền tài chính nước ta, thậm chí cả về tổ chức, thể chế, chính sách... TDQMN đang là vấn đề nóng hổi đang được các lãnh đạo hàng đầu thế giới quan tâm, nó có thể là một dạng của viện trợ kinh tế nhưng lại giúp cấu trúc sự phát triển bền vững của nước nhận viện trợ, giúp đỡ trên cơ sở lợi ích song phương. Số liệu về các hoạt động của các tổ chức TDQMN được công bố và xuất bản rất nhiều bởi các tổ chức khác nhau. Để nghiên cứu về TDQMN thì các số liệu này rất hữu ích. Việc phân tổ các số liệu thu được theo các tiêu chí: số người nghèo được vay tiền, giới tính người vay, số nợ đã trả, những món nợ chưa trả, số dư tiết kiệm...cho từng loại tín dụng, địa phương, khu vực, vùng... Tập hợp của các thông tin này sẽ giúp cho chúng ta thấy được mỗi loại TDQMN đang phục vụ bao nhiêu người nghèo đang vay, số phụ nữ vay, số nợ chưa trả, đã trả, các khoản tiết kiệm...loại hình tín dụng nào hoạt động có hiệu quả hơn, giúp đỡ người nghèo nhiều hơn có thể được quan tâm phát triển và nhân rộng, biết được các loại tín dụng đang gặp khó khăn cần phải được trợ giúp để cải tiến phương thức hoạt động của nó. Việc sử dụng các thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà hoạch định chính sách, còn trên góc độ nghiên cứu việc phân tích nó sẽ cho ta nhiều thông tin ở mức độ sâu sắc hơn. Các nhà tài trợ quốc tế cho chương trình TDQMN luôn muốn biết các thông tin để lựa chọn loại hình tài trợ, các thông tin đó là: số khách hàng của từng loại chương trình, số người nghèo nhất trong toàn bộ khách hàng, số khách hàng nghèo nhất là phụ nữ, số khách hàng đã thoát ra khỏi diện nghèo. Điều này cũng rất quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách. 1.4.1. Ngân hàng Grameen ở Bang-la-det Trong các CTTDQMN thì chương trình của ngân hàng Graeem được gọi là chương trình tín dụng Grameen, đã có nhiều thành công lớn lao, được xem là bài học cho những tổ chức muốn tiến hành hoạt động của chương trình TDQMN. Chương trình tín dụng quy mô nhỏ Grameen[1],[60] có những đặc trưng sau đây: 1) Đề xướng việc được tiếp nhận tín dụng như là một quyền của con người. 2) Nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ các gia đình nghèo, giúp họ tự mình giảm nghèo và thoát nghèo. Nó hướng tới người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo. 3) Nét đặc trưng nhất của tín dụng Grameen là nó không được đặt trên cơ sở của các hợp đồng ràng buộc hay có tính áp đặt mang tính pháp lý. Nó dựa trên sự tín nhiệm, không dựa trên hệ thống và các thủ tục pháp lý. 4) Được đưa ra để tạo việc làm liên quan đến hoạt động nâng cao thu nhập, nhà ở cho người nghèo chứ không phải là cho tiêu dùng. 5) Nó được xem là một thách thức đối với các ngân hàng thường từ chối cung cấp tín dụng cho người nghèo bởi vì coi họ là những người không đáng tin cậy trong hoạt tín dụng. Kết quả là nó đã bác bỏ được phương pháp lý thuyết cơ bản của ngân hàng và tạo ra một phương pháp hoạt động riêng của nó. 6) Nó cung cấp dịch vụ tận nhà cho người nghèo trên nguyên tắc “người dân không phải tới ngân hàng, ngân hàng phải tới với người dân”. 7) Để nhận được các khoản vay thì người vay phải tham gia nhóm những người vay. 8) Khoản vay mới có thể được chấp nhận trong chu kỳ kế tiếp nếu họ đã trả được khoản vay trước. 9) Tất cả các khoản vay phải được trả theo định kỳ (tuần, tháng). 10) Một người vay có thể vay được nhiều hơn một khoản vay tại cùng một thời điểm. 11) Người vay phải tham gia cả chương trình tiết kiệm tự nguyện và bắt buộc. 12) Thông thường, những khoản vay được tiến hành thông qua các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các tổ chức trên nguyên tắc chương trình được quản lý bởi người vay, nếu chương trình được tiến hành thông qua các tổ chức phi lợi nhuận không được quản lý bởi người vay thì những nỗ lực được tạo ra là để giữ lãi suất vay mức độ gần sát với mức thị trường để duy trì sự bền vững của chương trình hơn là mang lại một khoản thu nhập hấp dẫn cho nhà đầu tư. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng Grameen là giữ lãi suất gần với lãi suất thị trường, phổ biến trong khu vực ít có sự hoạt của các ngân hàng thương mại, và nếu có thể thì không cần có sự trợ giúp vật chất nào khác. Đạt được sự tự đứng vững là một mục đích trực tiếp của chương trình. Chương trình cần phải đạt sự tự đứng vững càng sớm càng tốt, vì vậy chương trình phải mở rộng phạm vi của nó mà không cần giới hạn nguồn vốn. 13) Chương trình tín dụng Grameen đã đề cao ưu tiên trong việc xây dựng nguồn vốn xã hội. Nó được thúc đẩy thông qua việc hình thành các nhóm, các trung tâm, phát triển năng lực chất lượng đội ngũ lãnh đạo thông qua bầu cử lãnh đạo nhóm và trung tâm hàng năm, lựa chọn các thành viên hội đồng khi tổ chức được làm chủ bởi người vay. Phát triển chương trình mục tiêu xã hội quản lý bởi những người vay, những vấn đề tương tự như là “16 quyết định”, nó đảm bảo tiến trình tăng cường sự thảo luận trong số người vay, khuyến khích họ đề ra các quyết định một cách nghiêm túc và (cách thức) tiến hành thực hiện chúng. Nó nhấn mạnh vào việc hình thành nguồn vốn con người và mối quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nó giám sát việc giáo dục trẻ em, cung cấp học bổng và các khoản vay cho sinh viên để tiếp tục học lên. Việc hình thành vốn nhân lực đã tạo ra những nỗ lực để mang tới sự hiểu biết về công nghệ như là: mạng thông tin di động, hệ thống máy móc dùng năng lượng mặt trời, đẩy mạnh sử dụng cơ giới thay cho lao động chân tay... Tín dụng Grameen được dựa trên một nền tảng cơ sở là “người nghèo có những kỹ năng ở dạng tiềm năng hoặc chưa được sử dụng hết”. Chắc chắn rằng không phải việc thiếu kỹ năng làm người ta lâm vào cảnh nghèo. Grameen tin tưởng rằng “nạn nghèo đói không phải được tạo ra bởi người nghèo, nó được tạo ra bởi thể chế và chính sách bao quanh họ". Để xoá, giảm tình trạng nghèo đói điều tất cả chúng ta cần làm là tiến hành những cải tổ thích hợp chính sách và thể chế, tạo ra những thể chế và chính sách mới. Grameen tin tưởng rằng hoạt động từ thiện không phải là một cách giải quyết hay đối với tình trạng nghèo đói mà nó còn giúp duy trì tình trạng này. Hoạt động từ thiện tạo ra một hướng đi độc lập và một hướng đi riêng để giúp các nỗ lực cá nhân thoát khỏi cách nghèo đói mà thôi. Giải phóng sức sáng tạo và năng lực trong mỗi cá nhân con người là câu trả lời và biện pháp hữu hiệu để chống lại đói nghèo. Chương trình tín dụng Grameen cung cấp tín dụng cho người nghèo, phụ nữ, người thất học, những người biện hộ rằng họ không biết đầu tư tiền như thế nào để kiếm thu nhập. Grameen đã thiết lập phương pháp và một thể chế xung quanh các nhu cầu tài chính cho người nghèo, tạo ra sự trợ giúp tiếp cận tín dụng với những điều khoản hợp lý giúp người nghèo tạo lập những kỹ năng tồn tại trong họ để kiếm thu nhập cao hơn trong những chu kỳ vay vốn. Nếu các nhà tài trợ có thể xây dựng được những chính sách TDQMN cho từng loại tín dụng thì họ có thể khắc phục được một vài điểm bất lợi xảy ra đối với chương trình của họ. Chính sách chung của TDQMN trong ý nghĩa rộng hơn của nó là bị trói buộc bởi sợi dây vô hình của của sự tập trung và cám dỗ. Những đặc điểm trên đây là đặc trưng chung nhất của chương trình Grameen. Tuy nhiên một vài chương trình chỉ mang một số điểm đặc trưng chứ không thể hiện hết các đặc điểm khác. Việc đánh giá một chương trình nào đó cần phải tập trung vào những đặc điểm chung nhất của nó. 1.4.2. Quỹ hợp tác nông hộ ở Trung Quốc Các quỹ hợp tác nông thôn (RCF) kiểu mới ở Trung Quốc ra đời để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn cải tổ mạnh mẽ vào giữa thập niên 1980. RCF có tôn chỉ phụ vụ tam nông: nông thôn, nông nghiệp, nông hộ. Ba nguyên nhân chính dẫn tới việc hình thành các RCF kiểu mới. Thứ nhất, sau khi Trung quốc bãi bỏ thể chế tập thể, chuyển từ chế độ công xã nhân dân sang hệ thống trách nhiệm nông hộ, các nguồn quỹ của RCF kiểu cũ nhanh chóng bị thất thoát (ước tính khoảng 20 tỷ nhân dân tệ) do vậy có nhu cầu cải tiến phương pháp quản lý quỹ. Thứ hai, cùng với cải tổ, để phát triển và điều chỉnh các phương thức sản xuất nông nghiệp và phát triển điều chỉnh các doanh nghiệp hương trấn, nhu cầu vốn ở nông thôn tăng lên đáng kể trong khi các ngân hàng quốc doanh không đủ cung cấp. Thứ ba, từ lâu, hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn theo chế độ tập trung và độc quyền, không phục vụ được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá và nông nghiệp với những đặc thù như chu kỳ sản xuất dài ngày và mức lợi nhuận thấp. Kể từ khi áp dụng thí điểm vào năm 1984, RCF đã phát triển nhanh về danh mục đầu tư và qui mô kinh doanh, và trở thành một thành tố quan trọng của thị trường vốn nông thôn ở Trung Quốc.[5] 1.4.3. Ấn Độ: Liên kết các định chế tài chính và nhóm tương trợ Trong thập niên 1980, Ngân hàng quốc gia về NN&PTNT của Ấn Độ (NABARD) thông qua 150.000 tổ chức cho vay đã cấp tín dụng có trợ cấp có giá trị 2 tỉ USD cho 49 triệu hộ gia đình. Chương trình này có tỉ lệ trả nợ rất thấp, không đến được với nhiều người nghèo trong khi lại làm lợi cho những người có thể vay tiền qua các kênh khác. Phương pháp tín dụng trợ cấp đã làm giảm mức huy động tiết kiệm và tính tự lực của các định chế tài chính vi mô. Kể từ năm 1987, NABARD áp dụng các nguyên tắc: a) Hoạt động thông qua các định chế hiện có - ngân hàng, nhóm tương trợ, và tổ chức phi chính phủ(NGOs). b) Giao quyền tự chủ cho tổ chức - các tổ chức tham gia được toàn quyền quyết định điều khoản cho vay. c) Tổ chức tham gia tự phát triển vững mạnh - dùng chênh lệch lãi suất để trang trải chi phí. d) Tự lực nguồn vốn bằng cách huy động tiết kiệm địa phương. Từ năm 1992 -1997, số lượng các nhóm tương trợ tham gia chương trình tăng từ 255 lên 8.598 nhóm, trong đó 13% kết nối trực tiếp với các ngân hàng không cần sự hỗ trợ của NGO, 45% kết nối với các ngân hàng với sự hỗ trợ của NGOs, và 42% kết nối với các NGOs đóng vai trò trung gian tài chính. Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) cho phép các ngân hàng cho vay đối với các nhóm tương trợ không đăng ký và cho phép các nhóm tương trợ nhận tiền gửi tiết kiệm từ các thành viên của nhóm. RBI cũng đã bỏ quản lý điều tiết lãi suất. Mức chênh lệch lãi suất của các NH và NGO tham gia đạt trung bình 5,5%/năm. Các nhóm tương trợ tính lãi suất 2%/tháng cho người đi vay cuối cùng (so với lãi suất 10%/tháng của người cho vay lãi) và tái đầu tư lợi nhuận lãi suất vào quỹ cho vay của nhóm, nhờ đó tăng đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng từ chính nguồn tiền nội bộ của mình. Dù vẫn còn ở quy mô hạn chế, chương trình này đã thể hiện nhiều điểm thành công đáng phát huy như: tăng đáng kể lượng tiết kiệm ở nông thôn, giảm 40% chi phí giao dịch ngân hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch cho người đi vay, và đạt tỉ lệ trả nợ gần 40%.[5] 1.5. Hiện trạng TDQMN ở Việt Nam 1.5.1. Tổng quan Về cơ bản hệ thống tài chính phục vụ TDQMN ở Việt nam gồm 3 thành phần họp lại. Thứ nhất, là khu vực chính thức với hai định chế thuộc chính phủ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng chính sách Xã hội, các quỹ tín dụng nhân dân chịu sự giám sát của NHNN, và các ngân hàng cổ phần tư nhân. Thứ hai, khu vực bán chính thức gồm có sự tham gia của các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ. Thứ ba, khu vực phi chính thức gồm các nguồn tín dụng trong xã hội như từ gia đình thân nhân, bạn bè và láng giềng, từ những người cho vay lãi và các hội họ/hụi.[5],[43] 1.5.2. Cơ cấu thị trường 1.5.2.1. Khu vực chính thức a) NHNN&PTNT: có hàng ngàn chi nhánh bao phủ khắp cả nước. Để gia tăng phạm vi phục vụ khách hàng trong lĩnh vực TDQMN ngân hàng này đã có nhiều đổi mới cải tiến như lập các tổ cho vay lưu động, đặt văn phòng giao dịch ở cấp cơ sở, áp dụng hình thức cho vay theo nhóm cùng chịu trách nhiệm chung. Ngoài ra, ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người là hội viên của các tổ chức quần chúng đó. Chính nhờ những biện pháp này mà đối tượng khách hàng của NHNN & PTNN không ngừng được phát triển. Như chúng ta đã biết, ban đầu ngân hàng chỉ cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp nhà nước, nhưng do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự tham gia của ngân hàng cổ phần tư nhân, ngân hàng bắt đầu chuyển cho các hộ vay với số vốn qui mô nhỏ. Các hộ muốn vay phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh của chính quyền phường xã. Tuy ngân hàng có chức năng cung cấp tín dụng với mọi kỳ hạn nhưng các khoản vay thường là ngắn hạn và trung hạn và khoảng 75% các khoản vay là dưới 12 tháng. Lãi vay thường là dưới 1% tháng. b) Ngân hàng chính sách xã hội có nguồn gốc là ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 8/1995. Mục tiêu chính của NH là tham gia vào quá trình xoá đói giãm nghèo ở Việt Nam. Có thể nói tất cả các chương trình cho vay chống nghèo đói đều tập trung qua NH này. NH không thiết lập hệ thống của riêng mình trên toàn quốc mà sử dụng mạng lưới chi nhánh và cán bộ của NHNN&PTNT. NHCSXH không huy động tiết kiệm mà chủ yếu dựa vào chính phủ và các NH quốc doanh để có nguồn vốn cho vay. NHCSXH tham gia giảm nghèo đói bằng cách cấp tín dụng cho những ai không đủ điều kiện vay từ NHNN&PTNN do không có tài sản thế chấp. Do vậy, chỉ những hộ gia đình nào là thành viên của nhóm chịu tránh nhiệm chung (cũng do các tổ chức quần chúng hỗ trợ hình thành) mới được vay. Các hộ muốn vay cũng phải nằm trong diện nghèo theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Kỳ hạn vay tối đa là 30 tháng. Lãi vay là lãi suất ưu đãi do Ngân hàng Nhà nước ấn định và điều chỉnh theo từng thời kỳ.[5],[43] c) Quỹ tín dụng nhân dân (QTDNN): Bắt đầu từ một chương trình thí điểm chịu sự giám sát của NHNN vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm và tín dụng cấp xã xây dựng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec, Canada. Khi đó, một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN là khôi phục lòng tin của người dân đối với hệ thống tín dụng nông thôn chính thức sau sự sụp đổ hàng loạt của của HTX tín dụng. QTDND vẫn hoạt động theo luật HTX. Theo đó, chỉ có xã viên mới được vay cho dù nhận tiền gửi của cả những người không phải là xã viên. Tuy các khoản vay nhỏ không cần thế chấp, các khoản vay lớn vẫn cần thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản khác. Kỳ hạn cho vay thường dưới 12 tháng, lãi suất vay và lãi suất tiền gửi do NHNN ấn định nhưng thường cao hơn lãi suất áp dụng cho NHNN&PTNN và NHCSXH. Hệ thống QTDND có 3 cấp: QTD địa phương, QTD Vùng và QTD Trung ương. Tuy qui mô không bằng các NHNN&PTNT và NHCSXH nhưng theo những đánh giá khác nhau thì QTDND rất thành công trong việc huy động tiết kiệm do những nguyên nhân sau: + Gần với khách hàng nên dễ gửi tiền và rút tiền. + Lãi suất tiền gửi cao hơn các NH khác. + Phương pháp huy động tiết kiệm đa dạng và điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. + Có bảo hiểm đối với những khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng. d) Ngân hàng cổ phần nông thôn: hình thành từ việc sắp xếp lại hoặc sáp nhập các HTX Tín dụng. Tuy đạt một số kết quả khả quan với những chương trình cho phụ nữ vay (phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ) với tỉ lệ hoàn trả nợ cao nhưng các NH cổ phần vẫn còn hạn chế về phạm vi phục vụ người nghèo ở các địa phương. Các NHCP tập trung cho vay đối với những hộ gia đình và người buôn bán trong địa phương phục vụ của mình. Mức cho vay thường thấp và thường là cho các mục đích ngắn hạn. Lãi vay thường cao hơn so với lãi suất của NHNN&PTNT. NHCP NT đều yêu cầu phải có thế chấp mới được vay. Một trong những hạn chế của NH này là thiếu vốn trầm trọng. Một vấn đề khác là NH này chịu mức lãi suất tiền gửi do NHNN ấn định, do vậy còn hạn chế về khả năng huy động tiết kiệm. 1.5.2.2 Khu vực bán chính thức a) Các tổ chức quần chúng Với mạng lưới dàn trải ở cả 4 cấp hành chính (trung ương, tỉnh thành, quận huyện và phường xã), các tổ chức quần chúng có vị trí đặc biệt để tham gia vào công tác đem tín dụng đến đến tận người dân ở cấp cơ sở. Các tổ chức này hỗ trợ chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình cụ thể của nhà nước, ví dụ như chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm. Ngoài ra các tổ chức này được xem là "cầu nối" giữa NHNN&PTNT/NHCSXH và người đi vay. Các tổ chức này cũng hỗ trợ UBND địa phương thành lập những nhóm chịu trách nhiệm chung để bảo lãnh cho các khoản vay ở cấp phường/xã. Những tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động tiết kiệm và tín dụng là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Cựu chiến binh và Hội Người làm vườn. Trong đó Hội Liên hiệp Phụ nữ được coi là thành công nhất trong việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của các hội viên. Tuy chủ yếu dự vào nguồn quỹ của chính phủ, nhưng với vai trò trung gian xã hội của mình, các tổ chức quần chúng có năng lực lớn trong việc cộng đồng, và nhờ đó góp phần lớn vào việc phát triển TDQMN. Kinh nghiệm hoạt động của các nhóm tiết kiệm và tín dụng cho thấy một kết quả bất ngờ: người nghèo là những khách hàng tốt, coi trọng những dịch vụ tiết kiệm và tín dụng do các tổ chức bán chính thức cung cấp, được thể hiện rõ bằng tỉ lệ trả nợ cao và động lực tiết kiệm cao. b) Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Từ đầu thập niên 1990, các tổ chức NGO đã bắt đầu tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình tín dụng phục vụ người nghèo. Họ đã tham gia tích cực vào việc huy động tiết kiệm, cũng như đào tạo năng lực cho các nhóm tín dụng và tiết kiệm, và các tổ chức quần chúng. Khách hàng của các NGO là các phụ nữ nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu số, và người nghèo ở vùng sâu vùng xa; thường là những đối tượng mà các khu vực tài chính chính thức chưa đủ khả năng tiếp cận để phục vụ. Các NGO đã đạt được thành công nhất định trong hoạt động tài chính vi mô, thể hiện qua tỉ lệ trả nợ cao và mức tăng trưởng tiết kiệm trong các chương trình của họ. Ưu điểm của các NGO này là họ có lãi suất cao hơn so với những định chế tài chính được Chính phủ quản lý điều tiết. Do đó, họ có mức chênh lệch lãi suất cao hơn, và mở rộng được phạm vi phục vụ tới nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Tuy nhiên tầm hoạt động của các NGO vẫn chưa được lớn lắm. Nhiều chương trình phải chuyển đổi mục đích và ngừng hoạt động TDQMN vì xem đây là một điểm tiếp cận trong chiến lược phát triển lâu dài của họ ở VN (ví dụ tổ chức Save the Children Fund của Anh).[48] 1.5.2.3. Khu vực phi chính thức Khu vực phi chính thức chiếm một mảng lớn trong TDQMN ở Việt Nam, cung cấp đến 51% cho vay đối với các hộ gia đình (theo nguồn Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998).[5][54] Tín dụng qui mô nhỏ của khu vực phi chính thức thường xuất phát từ các nguồn sau: a) Vay mượn từ gia đình, bà con, bạn bè và láng giềng. Thông thường, tiền mượn từ gia đình và thân nhân không phải trả lãi, vì quy ước của xã hội Việt Nam khuyến khích việc giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn. Các khoản vay từ bạn bè hay láng giềng sẽ có lãi suất thoả thuận tuỳ theo quan hệ xã hội, uy tín của người vay, kỳ hạn... Lãi suất hàng năm thường xê dịch rất lớn từ không tính lãi đến hơn 100%. b) Người cho vay lãi: Những người cho vay lãi có hoạt động rất đa dạng và linh hoạt. Họ thường cho vay những món tiền nhỏ và ngắn hạn (theo thời vụ thay theo ngày). Lãi suất cho vay dựa vào thị trường, thường xê dịch từ 3%-10% tháng. Có thể chia người cho vay lãi thành 3 loại chính: + Loại cho vay lãi truyền thống: chủ yếu do tin tưởng lẫn nhau, với các bước giao dịch rất gọn nhẹ, không cần thoả thuận hợp đồng viết. Kiểu này gọi là cho vay nóng, đôi khi chỉ vài ngày. + Kiểu cho vay đòi hỏi phải có cầm cố thế chấp tài sản hay đất đai. + Hình thức cho vay lãi thông qua những nhà buôn nhỏ, bạn hàng, đầu mối cung cấp nguyên vật liệu...Hình thức này ngày càng phổ biến, có thể cho vay bằng tiền mặt hay bằng hiện vật. c) Họ/hụi đã có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Mỗi dây (hội) họ/hụi thường có từ 5 đến 20 hội viên ở chung cùng một khu dân cư và mỗi dây như vậy thường hoạt động độc lập và tác biệt đối với các dây khác. Mỗi dây sẽ huy động tiết kiệm từ các hội viên và chỉ cho vay trong dây với nhau. Các vấn đề như lãi suất, mức cho vay sẽ do các hội viên quyết định thông qua bỏ phiếu kín (dạng đấu giá), hoặc do hội trưởng định đoạt trong những cuộc họp định kỳ. Chu kỳ của một dây kết thúc khi tất cả các hội viên đã một lần nhận được tổng số tiền huy động được tại mỗi lượt. Nhìn chung các hộ gia đình tham gia họ/hụi để giải quyết những nhu cầu tài chính ngắn hạn, nhưng cũng có những dây được lập để đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn, ví dụ có dây kéo dài được mấy năm. Có mấy lý do giải thích tại sao khu vực phi chính thức vẫn còn là nguồn tín dụng quan trọng đối với các hộ có thu nhập thấp. Thứ nhất, cầu vượt cung (tín dụng chính thức): các NH quốc doanh và tư nhân cũng như các chương trình tín dụng chính thức chưa đủ khả năng vươn rộng để đáp ứng hết các nhu cầu vay vốn rất cụ thể của các hộ gia đình. Thứ hai, các cơ chế cho vay hiện nay của các tổ chức chính thức vẫn còn nhiều ràng buộc khiến cho những đối tượng nghèo nhất không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Do vậy, có thể một phần của tín dụng chính thức đến với người đi vay cuối cùng qua con đường phi chính thức: Những người có thể vay được từ các tổ chức chính thức sẽ đem số tiền đó cho những người "yếu thế hơn" vay lại với lãi suất cao hơn. Thứ ba, trình độ dân trí ở nông thôn thường thấp, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, nên người dân còn tâm lý "sợ giao dịch với những thể chế nhiều thủ tục giấy tờ" trong khi đó một số tổ chức tín dụng chính thức vẫn chưa tìm ra cách hữu hiệu để đem vốn đến với hộ gia đình cần vốn thực sự. Mảng TDQMN phi chính thức này có hai đặc điểm chính: + Tất cả những nguồn vốn đều huy động ngay tại địa phương. Do vậy, về lâu dài khả năng tích lũy nguồn vốn sẽ bị hạn chế, không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư sản xuất và tiêu dùng của người dân. + Lãi suất của khu vực phi chính thức thường cao hơn mức lạm phát, và có lãi suất thực dương. Lãi suất của khu vực này thường cao hơn nhiều lần so với lãi suất của hệ thống chính thức, nhưng vẫn được khách hàng chấp nhận. Điều đó chứng tỏ rằng, đối với các hộ có thu nhập thấp thiếu vốn, và những hộ kinh doanh nhỏ thì việc vay được vốn một cách dễ dàng và kịp thời, cũng như chất lượng của dịch vụ có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với mức lãi vay. Khi nền kinh tế xã hội phát triển mạnh lên, sẽ cần có nhiều khoản đầu tư qui mô lớn hơn và dài hạn hơn do các hộ và các doanh nghiệp nhỏ sẽ dần chuyển sang các hình thái sản xuất mới. Bước chuyển biến kinh tế này đòi hỏi phải có một hệ thống tài chính chính thức phát triển mạnh hơn. 1.5.3. Những chính sách qui định về hoạt động của TDQMN của nhà nước ta Những quy định chính về hoạt động ngân hàng ở Việt Nam được qui định ở quyết định 37, 38 LTC/ HDNN, 27/5/1990 về hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng, các công ty tài chính khác. Những quy định này được sung thêm bằng quyết định 260/TTG, 02/6/1993 về việc thành lập các hội tín dụng, và quyết định 525/TTG, 31/8/1995 về Ngân hàng phục vụ người nghèo (nay là ngân hàng Chính sách xã hội). Ngoài những quyết định có tính pháp quy này, có một số các chương trình của chính phủ nhằm cung cấp nguồn tín dụng cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo. Tín dụng được coi là một yếu tố quan trọng nhất trong chương trình xoá đói giảm nghèo, nhằm giảm tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập từ năm 1988, trong quá trình cải tổ, ngân hàng đã chuyển sang thương mại mà đối tượng cho vay trước hết là các hộ gia đình nông dân. Ngoài ra Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam còn có một số thoả thuận với các tổ chức quần chúng về cung cấp các dịch vụ tài chính cho các nông dân là thành viên của các tổ chức quần chúng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã xây dựng chương trình về quỹ tín dụng nhân dân, những Hợp tác xã tiết kiệm và tín dụng cấp xã dựa theo mô hình hệ thống hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân ở Queebec, Canada. Điều rõ ràng là: các nguồn chi từ ngân sách các cấp cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo và phát triển trong cộng đồng dân cư còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, mở cửa hội nhập với cộng đồng quốc tế và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, thì hoạt động tín dụng qui mô nhỏ của nước ta mới thực sự phát triển và phát huy rõ vai trò của nó. Hoạt động của các tổ chức tín dụng qui mô nhỏ đã làm phong phú thêm, hoàn thiện hơn thị trường tín dụng nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp-nông thôn cũng như công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam, giảm nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu xã hội và phát triển. CHƯƠNG 2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Thành phố Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, là trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch, lễ hội của cả nước. Nền văn hoá hàng trăm năm là Kinh đô của xứ Đàng trong và là thủ đô nước Việt dưới triều đại phong kiến cuối cùng triều Nguyễn đã được biết đến với một từ rất riêng đó là "Văn hoá Huế". Huế cũng nổi tiếng là một trung tâm giáo dục đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Quần thể di tích cố đô Huế đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại từ năm 1993 đã thu hút hàng trăm ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan hàng năm. Từ năm 2000, cứ 2 năm một lần Huế được chính phủ Việt Nam chọn là nơi tổ chức lễ hội văn hoá lớn nhất của cả nước, đây cũng là tiền đề được để thành phố được chọn làm thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Với những nét khái quát trên, có thể hình dung được rằng Huế là thành phố đang phát triển về mọi mặt, đó cũng là nền tảng làm cho đời sống kinh tế của người dân thành phố được ổn định, cải thiện ở mức cao qua các thời kỳ. Huế xứng đáng là đầu tàu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế của cả tỉnh Thừa Thiên Huế vượt lên trên mức phát triển trung bình của cả nước. Để làm nổi bật những đặc điểm của địa bàn nghiên cứu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn này đi sâu vào nghiên cứu một số đặc điểm đặc trưng dưới đây: 2.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Huế nằm ở trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp Huyện Hương Điền, phía Nam giáp huyện Hương Thuỷ, phía Đông giáp huyện Phú Vang, phía Tây giáp huyện A Lưới, với diện tích tự nhiên là 68 km2. Thành phố Huế nằm trong một vùng đất gần biển, có núi, có sông, có ao hồ và đồi núi rất hữu tình. Theo thuật phong thuỷ của người xưa thì Kinh thành Huế nằm ở vị trí rất đắc địa, có núi Ngự Bình là tiền án làm bình phong che chở cho Kinh thành, có sông Hương như một hào nước tự nhiên chạy ngang qua mặt ngoài phía trước kinh thành giữ vai trò hộ thành khi bị tấn công. Giữa sông lại mọc lên hai cù lao gọi là Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ là hai linh vật mạnh mẽ bảo vệ chốn Vương cung. Nếu lấy sông Hương làm phân giới thì 25 phường xã của thành phố được chia làm hai khu vực: (Xem thêm phụ lục C) - Khu vực bờ Bắc có: Phường Phú Hoà, Thuận Hoà, Tây Lộc, Phú Cát, Phú Bình, Phú Thuận, Phú Hậu, Phú Hiệp, Thuận Thành, Thuận Lộc, Kim Long, Xã Hương Sơ, Hương Long. - Khu vực bờ Nam có: Phường Phú Hội, Phường Đúc, Trường An, Phú Nhuận, Vĩnh Ninh, An Cựu, Vỹ Dạ, Phước Vĩnh, Xã Thuỷ Xuân, Thuỷ An, Thuỷ Biều. Nếu chia theo khu vực trung tâm và ngoại thành thì: - Khu vực trung tâm có: Phường Phú Hoà, Thuận Hoà, Tây Lộc, Thuận Thành, Thuận Lộc, Phường Phú Hội, Phường Đúc, Trường An, Phú Hiệp, Vĩnh Ninh, An Cựu. - Khu vực ngoại thành có: Là những phường, xã còn lại Phần lớn dân cư ở khu vực nội thành làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ, dịch vụ và một số nghề khác. Dân cư ở ngoại thành làm nghề nông và một số nghề thủ công. Khí hậu, thuỷ văn Do vị trí địa lý ở gần biển, sát dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy dọc Việt Nam và ăn sát ra biển Đông ở đoạn đèo Hải Vân nên khí hậu của Huế có những nét rất đặc trưng so với các vùng khác trong cả nước đó là chịu ảnh hưởng thường xuyên của mưa bão và lụt. + Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,4 độ. Vào mùa khô từ tháng 3-7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,2 độ (tháng 7), vào mùa mưa từ tháng 8 - 2 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 17,8 độ. Mưa: Lượng mưa trung bình là 2550mm/năm, năm cao nhất đo được là năm 1999, năm có cơn bão lịch sử làm chết hơn 700 người trên toàn địa bàn tỉnh đạt 5600mm, và thấp nhất là 1750mm vào năm 1989 (tuy nhiên mức này còn cao hơn mức trung bình hàng năm của Việt Nam là 1200mm/năm). Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa của cả năm. Tháng 10 và 11 có mưa lớn nhất, nhiều ngày mưa nhất với trung bình 20,7 - 21,6 ngày có mưa. Lượng mưa trung bình của 2 tháng này đạt 589,6 -795,6 mm/tháng. + Bão lụt: Hàng năm thành phố Huế phải hứng chịu từ 5 đến 7 cơn bão, nguồn gốc của nó là những cơn gió mạnh mang theo nhiều hơi nước từ hướng Đông Bắc hay hướng Đông di chuyển vào đất liền, luồng gió này gặp dãy núi trường Sơn ở phía Tây và đèo Hải Vân ở Phía Nam nên hướng gió bị chặn lại thay đổi tốc độ gây nên xoáy và mưa bão rất nguy hiểm. Bão gây sập nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cơ sở hạ tầng đặc biệt là sinh mạng của người dân, theo thống kê cho tới nay, không có đợt lụt hay bão nào mà ở thành phố Huế lại không có người chết. Bão lụt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư, ngoài việc buôn bán sản xuất bị đình trệ, các hộ gia đình phải bỏ ra một phần ngân khoản gia đình để tích luỹ lương thực, thuốc men, vật dụng cần thiết ...để đối phó với thiên tai gây nên tâm lý bất an cho cuộc sống của người dân đặc biệt là dân nghèo. Từ những phân tích trên, có thể khái quát lại một số ảnh hưởng của đặc điểm về địa lý và khí hậu thuỷ văn như sau: Vị trí của thành phố Huế có thể nói là nằm chính giữa của miền Trung Việt Nam, trung tâm của đường thẳng kẻ dọc từ Bắc chí Nam nên rất thuận lợi về mặt lưu thông hàng hoá và di chuyển của lao động. Với điều kiện thời tiết tốt thì trong vòng 36 tiếng, các chuyến xe xuất phát từ Thành phố Huế có thể tiếp cận và mang hàng hoá tới tận mọi nẻo miền của tổ quốc. Tuy nhiên, trong sự thuận lợi lớn lao đó thì thành phố Huế, với vị trí địa lý của mình phải đương đầu với những khó khăn thử thách lớn của điều kiện thời tiết khí hậu đặc biệt khắc nghiệt. Nó khắc nghiệt đến nổi ít ai dám gắn bó lâu dài với vùng đất này để ấp ủ hoài bảo làm ăn lớn, nhiều đoàn khảo sát đầu tư ngoại quốc đến thăm Huế rối lại lắc đầu một đi không trở lại, nhiều người có năng lực lại bỏ xứ ra đi rồi sau đó như một hạt giống tốt lại gặt hái nhiều vụ mùa bội thu ở những vùng đất có mưa thuận gió hoà. Lâu đài thành quách đã bị rêu phong xói mòn dẫn tới bị hư hại nặng, cơ sở hạ tầng ở trong trạng thái phải chỉnh trang và phục hồi thường xuyên sau bão lụt. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong những năm qua, kinh tế thành phố không ngừng tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, các thành phần kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh thành phố văn hoá-du lịch dịch vụ-thương mại-CN-TTCN. Tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt 11%/năm GDP bình quân đầu người đạt 850 USD.[25] Đầu tư phát triển CN-TCN tạo được hàng hoá có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2005 là 815 tỷ, bình quân tăng 15,2 %. Giá trị sản xuất các thành phần do thành phố quản lý bình quân tăng 25%. Hiện nay có 5251 cơ sở sản xuất CN-TTCN tăng 71% so đầu nhiệm kỳ, thu hút trên 10.200 lao động; giá trị hàng xuất khẩu năm 2005 đạt 10,5 triệu USD, cụm công nghiệp, làng nghề đang được mở rộng, từng bước đưa ra các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài thành phố.[25] Ngành du lịch đã thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế nên có bước phát triển nhanh, chất lượng tốt và đa dạng. Doanh thu du lịch 2005 ước tính đạt 480 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so năm 2000, tăng bình quân 20%/năm. Lượng khách đến Huế đạt 850.000 lượt người, tăng 1,8 lần so năm 2000 (trong đó khách nước ngoài ước đạt 400.000 người). Hiện có 29 khách sạn được Tổng cục du lịch gắn sao với 1.484 phòng, 2923 giường, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao...ngoài ra năng lực đón khách còn được bổ sung thêm các nhà nghỉ tư nhân và hàng trăm nhà dân được nâng cấp đưa vào sử dụng.[25] Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm tài chính phát triển mạnh; 3 ngân hàng cổ phần mới đưa vào hoạt động, tăng năng lực, khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi trong giao dịch tài chính vốn đầu tư. Bưu chính viễn thông mở rộng đầu tư và hiện đại hoá, tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài nước nhanh, tiện lợi. Tỷ lệ máy điện thoại đạt 12 máy/100 dân. Giao thông vận tải và các dịch vụ kỹ thuật phát triển đa dạng. Thương mại phát triển khá phong phú: hoạt động có qui mô ngày càng lớn, thị trường rộng, tổng mức bán lẻ hàng năm tăng nhanh, năm 2005 ước đạt 2.600 tỷ đồng, thu hút trên 22.400 lao động, tăng 1,47 lần so với năm 2000.[25] Đã hình thành nhiều phố thương mại-dịch vụ. Các doanh nghiệp, HTX hoạt động có hiệu quả; các chợ được nâng cấp, 7 chợ được xây dựng mới; đang chuẩn bị dự án để xây dựng siêu thị và tiếp tục xây dựng nâng cấp các chợ ở phường xã, đồng thời sắp xếp, giải toả chợ tạm, chợ cóc, góp phần thực hiện văn minh thương mại. Về nông nghiệp và nông thôn, mặc dù bị ảnh hưởng thiên tai, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, nhưng quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế đô thị đã đạt được những kết quả tốt. Sản xuất nông nghiệp ước tăng bình quân 2,84%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 25 triệu đồng/ha, tăng 1,4 lần so với năm 2000.[25] Đầu tư chuyển đổi cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề, ứng dụng khoa học công nghệ ở nông thôn chuyển biến tích cực nhằm tạo ra giá trị cao, đặc biệt cây thanh trà đã tạo ra giá trị lớn 100 triệu đồng/năm/ha. Chương trình kiên cố hoá kênh mương thực hiện từ được 46,7 km. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thông theo hướng đô thị hoá: Điện, nước, trường học, chợ, giao thông nông thôn, trạm xá, góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư.[25] Thành phố đã chủ động trong thực hiện đúng các chủ trương chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN làm cho các thành phần kinh tế không ngừng phát triển mạnh, sản xuất và kinh doanh dịch vụ đa dạng, có hiệu quả. Thực hiện sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện chuyển đổi HTX đã có những biến đối trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế tư nhân phát triển năng động thu hút nhiều vốn đầu tư và giải quyết nhiều lao động có việc làm. Kinh tế tư nhân và cá thể tăng mạnh chiếm tỷ trọng 70% các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Liên doanh trong và ngoài nước có sự chuyển biến tích cực góp phần tạo năng lực sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển. Bảng 2.1. Chỉ số phát triển các ngành kinh tế của thành phố 2003-2005 Đvt: (%) Phân theo ngành KT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nông nghiệp 112,63 112,81 114,63 Công nghiệp 113,8 120,3 140,0 XDCB 111,35 131,62 160,65 Dịch vụ 152,7 159,2 170,0 Nguồn: Tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Huế lần thứ IX-2005 Trong một thời gian dài, nhà nước có nhiều chủ trương phù hợp để huy động và tạo điều kiện cho các chương trình qui mô nhỏ hoạt động nhằm thu hút vốn tín dụng cho các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy hoạt động của các tổ chức tín dụng qui mô nhỏ ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, nhiều tổ chức đoàn thể địa phương đã tích cực cùng nhà nước triển khai nhiều dự án cho vay, như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Làm vườn, Hội Cựu Chiến Binh cùng nhiều tổ chức NGO khác. Đời sống của một số bộ phận dân cư có thu nhập thấp nhờ thế đã có sự cải thiện đáng kể, từng bước đi vào ổn định hướng tới phát triển tự lập. Bảng 2.2. Biến động dân số năm 2003-2005 Đvt (người) Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị Nam Nữ Thành thị NT 2003 316.315 153.637 162.678 256.151 60.164 2004 321.060 155.942 165.118 259.994 61.066 2005 325.876 158.281 167.595 263.894 61.982 Nguồn: Tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Huế lần thứ IX-2005 Tuy nhiên, đi vào đặc điểm kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn này chúng tôi thấy rằng những người được vay vốn TDQMN chưa phải thuộc những người nghèo nhất, mà chỉ là những người nghèo có khả năng trả được lãi và nợ gốc, được sự bảo lãnh và xác nhận của chính quyền địa phương. Như vậy còn một bộ phận dân cư thuộc loại nghèo thực sự chưa vay được vốn tín dụng. Đó cũng chính là do chính sách của tổ chức cho vay có tiêu chí thu được gốc và lãi đồng thời duy trì sự phát triển bền vững của chương trình. Như vậy đã tạo ra một sự phân hoá bất bình đẳng trong việc vay vốn tín dụng quy mô nhỏ, và nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô cần phải có những chính sách để điều tiết và giải quyết vần đề bất bình đẳng này. Trong 5 năm qua chính sách xã hội được coi trọng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo, từ thiện có chiều sâu, thiết thực và cụ thể: quy tập được nhiều mộ liệt sĩ và nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, lập quỹ đền ơn đáp nghĩa.... Trong 5 năm qua đã xây đã xây dựng mới 1.183 và sửa chữa 918 nhà tình nghĩa và nhà tình thương, tặng 1.731 sổ tiết kiệm. Giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho gia đình chính sách và gia đình nghèo. Trợ cấp người neo đơn, tàn tật, chăm sóc trẻ em mồ côi, lang thang ở các trung tâm nuôi dạy từ thiện, nhân đạo: khắc phục hậu quả thiên tai đối với gia đình bị nạn. Đặc biệt thành phố Huế đã thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo năm 2000 có 7,45% hộ nghèo, đến nay còn 1,63% (1.023 hộ), xây dựng 620 nhà tình thương và sửa chữa 918 nhà, tái định cư 220 hộ vạn đò. Giải quyết việc làm bình quân năm 6.300 lao động, lao động được đào tạo nghề tăng từ 39% năm 2000, lên 53% năm 2005.[25] Những đặc điểm kinh tế xã hội trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với đặc điểm của vấn đề nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này. Hộ người nghèo thấp làm cho việc cho vay tín dụng tập trung vào một số hộ cận nghèo hoặc có khả năng tái nghèo vay vốn chứ không phải là người thực nghèo vay. 2.1.4. Hoạt động TDQMN của các NGOs tại địa bàn Thừa Thiên Huế Có nhiều NGOs đã triển khai chương trình tín dụng thiêng mô nhỏ trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua. Sau đây là một số đặc điểm của các chương trình này được rút ra trong nghiên cứu đánh giá Chương trình phát triển nông thôn tổng hợp 1994-2004 tại Thừa Thiên Huế của Tổ chức NAV ( Nordic Assistance to Vietnam)[69].(Xem thêm phụ lục C) Tín dụng qui mô nhỏ không những cải thiện tình trạng kinh tế của hộ gia đình nhưng nó còn giúp cho các hộ gia đình đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế nâng cao khả năng quản lý chi tiêu gia đình. Chương trình tín dụng qui mô nhỏ đặc biệt thành công ở các vùng có đa số người Kinh sinh sống, nhưng lại thất bại trong các vùng có người dân tộc thiểu số như Nam Đông và A Lưới (những hộ vay này đa số không có khả năng trả lại vốn vay). Kinh nghiệm thất bại được nhóm nghiên cứu liệt kê như sau: + Thất bại trong nuôi cá và chăn nuôi lợn do bị dịch bệnh. + Các thành viên trong gia đình đau ốm luôn hoặc mắc bệnh nặng. + Không có khả năng trả nợ do thu nhập hộ nằm dưới mức nghèo do nhà nước qui định. + Thiếu khả năng để hiểu rõ chương trình tín dụng do tác động của các đặc điểm văn hoá xã hội trong đó bao gồm việc người dân giúp đỡ lẫn nhau mà không tính tới việc sẽ được trả lại số tiền đã giúp đó. + Người vay cứ nghĩ rằng vốn vay là một dạng tài trợ của nhà nước cho người nghèo. + Một số người vay cho rằng đó là trợ giúp nên đã dùng tiền vay để xây nhà vệ sinh, nuôi heo, nhà tắm...mà không nghĩ sẽ trả lại tiền vay này. Một số khác thì nghĩ rằng họ chỉ phải trả lại một phần nhỏ trong tổng số vốn vay. + Thiếu sự hướng dẫn và tập huấn của nhân viên phụ trách tín dụng. Các thành công của chương trình tín dụng qui mô nhỏ do NGOs tổng kết - Tại huyện Nam Đông, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 65% (1993) xuống 46%(2003). Huyện A Lưới trong cùng thời gian này tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 61% xuống còn 36,5% và còn 34% năm 2004. Tỉ lệ hộ nghèo của huyện Phong Điền từ 35% từ năm 1994 còn 19% (2004). - Có 20% số phụ nữ vay vốn đã đạt được sự tiến bộ trong việc làm tăng thu nhập hộ gia đình một cách vững chắc và 70% trong số này đã thực sự thoát nghèo một cách bền vững. - Điều kiện sống của các hộ gia đình vay vốn được cải thiện, tình trạng nghèo giảm đi rất nhiều. - Chương trình tín dụng được triển khai cùng với nhiều chương trình hỗ trợ khác tập trung cho người nghèo như: cung cấp nước sạch, quản lý nguồn nước và đường sá trong khu vực dự án, xây trường học và trạm y tế và nhiều khoá huấn luyện nâng cao năng lực khác. - Cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cải thiện môi trường sống ở những khu vực có triển khai chương trình tín dụng qui mô nhỏ. - Đối tượng của Chương trình tín dụng tập trung phần lớn là phụ nữ nghèo và một số gia đình có trẻ em khuyết tật đã mang lại nhiều kết quả khả quan khác ngoài lĩnh vực kinh tế, đó là cải thiện tình hình về bình đẳng về giới - tăng quyền bình đẳng cho phụ nữ, nâng cao năng lực quản lý chi tiêu gia đình, gia tăng việc tham dự của phụ nữ trong các công việc cộng đồng... 2.2. Phương pháp nghiên cứu . Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và lịch sử để xem xét các vấn đề đặt ra, đảm bảo các vấn đề nghiên cứu là khách quan và khoa học. Đó cũng là một trong những yêu cầu trọng tâm của phương pháp nghiên cứu. Phương pháp điều tra tổng hợp và phân tích số liệu Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế để tiến hành các hoạt động điều tra thu nhập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu một cách khoa học nhằm đánh giá tình hình, phân tích các mối liên hệ, tìm các giải pháp sơ bộ cho quá trình nghiên cứu. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi chọn 4 xã và 6 phường thuộc thành phố Huế, là các địa bàn có các chương trình cho vay vốn tín dụng thời gian khá dài để nghiên cứu. Chúng tôi phân bổ 5 địa bàn ở phía Bắc, 5 địa bàn ở phía Nam để điều tra. Mỗi địa bàn chúng tôi sử dụng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ vay vốn để điều tra phỏng vấn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu: Khi nghiên cứu các chỉ tiêu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...nói chung, chúng tôi dựa vào các tài liệu đã được công bố như niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên ngành và các cấp chính quyền. Chúng tôi cũng sử dụng các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước. Các nguồn tài liệu này được sử dụng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn này. - Số liệu sơ cấp: để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ có vay vốn tín dụng ít nhất là 2 năm để tìm hiểu sự tác động của TDQMN đối với kinh tế các hộ vay vốn theo nội dung đã được chuẩn bị sẵn. Như kế hoạch dự kiến, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 200 hộ trên địa bàn 4 xã và 6 phường, đã thu thập đầy đủ các thông tin liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nội dung điều tra cơ bản như dưới đây: - Thông tin chung về người vay vốn như: trình độ văn hoá, tôn giáo, tình trạng hôn nhân. - Thông tin chung về hộ gia đình như nguồn thu nhập chính của hộ, số nhân khẩu, mức thu nhập bình quân của hộ... - Chi tiết chung. - Thu nhập của hộ gia đình. - Học hành của con cái. - Về nhà cửa. - Tài sản gia đình - Dinh dưỡng và sức khoẻ. - Tiết kiệm và nợ nần. - Ra quyết định. - Thu nhập cá nhân, thời gian và phúc lợi. - Thông tin chung về tín dụng. - Các câu hỏi khác... (Bảng câu hỏi điều tra chi tiết được đính kèm ở phụ lục B). Tổng hợp tài liệu. Việc tổng hợp tài liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm SPSS 10.0. Theo hướng trọng tâm của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung tổng hợp tài liệu theo hướng đánh giá tác động của tín dụng qui mô nhỏ đến kinh tế hộ gia đình vay vốn. Phân tích tài liệu Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, chúng tôi vận dụng các phương pháp đã được thiết lập để phân tích trong SPSS như số lớn nhất, nhỏ nhất, số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, liên hệ và phân tích để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới tín dụng qui mô nhỏ tác động tới thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Ngoài ra các phương pháp trên còn được sử dụng để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đáp ứng được mục đích kinh tế đặt ra. 2.2.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trong quá trình nghiên cứu tài liệu làm luận văn, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thu thập một cách rộng rãi các ý kiến của các chuyên gia và các nhà kỹ thuật về các lĩnh vực liên quan đến tín dụng qui mô nhỏ. Chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến và kinh nghiệm hoạt động về lĩnh vực này của một số NGOs, tổ chức hoặc nhà tài trợ có hoạt động tín dụng qui nhỏ ở thành phố Huế để làm căn cứ cho việc đưa ra kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật (tín dụng ) mang tính thực tiễn, có khả năng thực thi và mang tính thuyết phục cao. 2.2.4. Công cụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê được áp dụng để tính toán và so sánh các chỉ tiêu kinh tế trong luận văn được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên chương trình SPSS 10.0. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê theo chuyên ngành để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. 2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như: thu nhập bình quân hộ, tổng số tiền vay tín dụng, chi phí ăn uống gia đình trong tháng, số tiền vay trung bình mỗi lần vay... để phân tích làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Đánh giá tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ yêu cầu cần phải làm rõ nhiều chỉ tiêu nhiều vấn đề liên quan kể các vấn đề chỉ mang tính định tính vì mỗi chỉ tiêu kinh tế hoặc một vấn đề định tính nêu ra chỉ đánh giá được một mặt hoặc một một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Do đó, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo được sự khắc phục sự phiến diện trong nghiên cứu. Các chỉ tiêu sẽ bổ sung bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện hơn. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu sau: Tính khoa học: các chỉ tiêu được tính toán trên cơ sở logic khoa học, hợp lý về nội dung kinh tế và đơn giản hoá để tiện tính toán, so sánh. Tính thống nhất: nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế phải phù hợp với nội dung và phương pháp tính được áp dụng hiện hành của nhà nước. Hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với qui định và trình độ phát triển của nền tín dụng nước ta, đặc biệt là tín dụng qui mô nhỏ đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ giao lưu học thuật, nghiên cứu. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO LUẬN 3.1. Khái quát tình hình thông tin chung về các hộ vay vốn Điều tra phỏng vấn 200 hộ vay vốn chúng tôi rút ra được một số thông tin như bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3.1. Thông tin chung về các hộ vay vốn tín dụng Tuổi Học vấn Năm Phần trăm Trình độ Phần trăm Dưới 36 22,5 Tiểu học 33,5 41-50 51,0 Trung học cơ sở 41,0 Trên 50 26,5 Trung học PT 25,5 Tổng 100 Tổng 100 Giới tính Phần trăm Tôn giáo Phần trăm Nữ 82,5 Phật giáo 87 Nam 17,5 Lương 13 Tổng 100 Tổng 100 Thu nhập chính của các hộ vay vốn Phần trăm TNBQ hộ gia đình vay vốn Triệu đồng Chăn nuôi 22,0 Thấp nhất 3,0 Trồng trọt 13 Cao nhất 9,0 Kinh doanh PNN 40,5 Trung bình 5,65 Khác 24,5 Tổng cộng 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Điều tra phỏng vấn 200 hộ vay vốn, chúng tôi thấy rằng trình độ văn hoá trung bình của người vay khá cao, trung bình là học lớp 8, đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho người vay vốn có thể hiểu được các thủ tục của chương trình tín dụng một cách dễ dàng, biết cách lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, ý thức về trả nợ và lãi vay cao, đặc biệt là có thể chọn lựa được chương trình vay phù hợp cho mình nhất trong trường hợp có nhiều nguồn vốn của nhiều chương trình như hiện nay. Phần lớn các hộ điều tra, có người đứng vay là Phật giáo. Việc giữ gìn uy tín của bản thân trong sinh hoạt giáo hội liên quan đến việc giữ gìn uy tín khi vay vốn của các chương trình tín dụng. Có thể các điều luật của giáo hội đã phần nào ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành động của người vay vốn cho nên tỷ lệ thu hồi vốn của các chương trình tín dụng rất cao (trên 98%). Các hộ không trả nợ gốc và lãi đúng hạn chủ yếu là gặp các trường hợp bất khả kháng như thiên tai (trồng trọt), dịch bệnh trong chăn nuôi, hoặc đau ốm bất thường... Tuy nhiên, dẫu trong hoàn cảnh nào, báo cáo của các chương trình tín dụng đều cho thấy không có tình hình nợ dây dưa, do tình hình phải quay vòng các lượt vay nên những người vay dẫu gặp khó khăn đều cố gắng mượn tiền để trả nợ hòng hy vọng sẽ được vay tiếp trong các lần vay tới. Cũng theo đồ thị phân loại số năm được học phổ thông của những người được phỏng vấn thì số người học lớp 5 là đông nhất, tiếp đó là lớp 12 và kế nữa là lớp 8. Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng phần lớn những người vay (99%) đã lập gia đình, và 84% người đứng tên vay là phụ nữ. Điều này chủ yếu là do ưu tiên cũng như định hướng của các các nhà tài trợ chương trình, vì phụ nữ vay thì họ giữ tiền sẽ cẩn thận và chặt chẽ hơn nam giới, các hộ gia đình thường là có tài sản và có hộ khẩu thường trú cụ thể. Đây là các yếu tố cùng với yếu tố trình độ văn hoá trung bình, tôn giáo góp phần làm cho tỷ lệ trả nợ luôn cao và chương trình tín dụng do vậy có tính bền vững cao. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá chung nhất những đặc điểm tình hình của người vay vốn những đặc điểm và yếu tố này chưa hẳn là những yếu tố chủ yếu làm cho chương trình tín dụng quy mô nhỏ ở địa phương phát triển vững chắc. Để nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này chúng tôi thấy cần thiết phải đi sâu hơn tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề chi tiết liên quan khác... Huế là thành phố anh hùng, là đô thị loại I đang phát triển. Trong 5 năm qua, cơ cầu kinh tế thành phố phát triển theo hướng kinh tế đô thị: Du lịch -Dịch vụ-Công nghiệp Tiểu thủ Công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp. Tỷ lệ GDP nông nghiệp chỉ còn chiếm 1,7 % vào năm 2006 so với 2,6 % năm 2001[25]. Trong những năm qua, thành phố Huế đã có những bước phát triển lớn về phát triển đô thị, tốc độ đô thị hoá tăng mạnh, các khu dân cư và làng nghề khu vui chơi giải trí được quy hoạch mạnh làm cho đất nông nghiệp và trồng rừng ngày càng giảm đi. Đó cũng là một thực tế được phản ánh ngay trong số liệu điều tra các hộ vay vốn. Luận văn đã phân loại thu nhập chính của hộ vay vốn làm 4 loại gồm: chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh phi nông nghiệp và các nghề khác (như thêu, in lụa, thợ nề, thợ mộc, đúc đồng, cắt tóc...). Quá trình điều tra cho biết có 44 hộ chăn nuôi (chiếm 21,4%), 26 hộ trồng trọt (chiếm 12,6%), 81 hộ có kinh doanh phi nông nghiệp (chiếm 39,3%) và 49 hộ làm nghề khác như đã nêu trên (chiếm 23%). Như vậy, tỷ lệ kinh doanh PNN và nghề khác tổng cộng đã chiếm 62,3 %, con số này ngẫu nhiên gần trùng với tỷ lệ % của cơ cấu thương mại - dịch vụ du lịch là 60,8 % cho năm 2005. Ta cũng có thể biết rằng tỷ lệ hộ vay vốn làm chăn nuôi (21%) lớn hơn tỷ lệ vay vốn làm nghề trồng trọt (12,6), con số này cũng cho biết, trong tình trạng đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp như vậy, thì đây là một điều hợp lý phản ảnh tình hình phát triển chung của cơ cấu kinh tế được tái cấu trúc cho thành phố Huế cho những năm qua. Điều đặc biệt luận văn muốn nhấn mạnh trong việc trích dẫn số liệu này là số hộ vay hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) chiếm tỷ lệ 34 %, trong khi số địa bàn tạm gọi là nông thôn chúng tôi chọn để điều tra là 4/10 địa bàn nghiên cứu. Như vậy có thể nói rằng các địa bàn nông thôn thuộc thành phố Huế (nơi chúng tôi nghiên cứu) thì các hộ vay vốn chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt). Tỷ lệ kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong đối tượng điều tra, tập trung chủ yếu ở các phương thuộc phạm vi thành phố trung tâm thành phố nhưng chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ lẽ, thuộc diện thiếu vốn kinh doanh và cần vay vốn, không phải là các hộ khấm khá và phần lớn là được địa phương (Phường, Xã giới thiệu). Có 100% số hộ vay có thu nhập bình quân đầu người/tháng lớn hơn 260.000đ/tháng. Như vậy theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam theo qui định của BLĐTB-XH thì những hộ vay vốn của chương trình tín dụng vi mô mà chúng tôi đang nghiên cứu không thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chẩn mới (ở đây chúng tôi áp dụng ở mức cao cho đối tượng thuộc khu vực nông thôn trong vùng nghiên cứu - theo chuẩn mới là 180.000đ/người/tháng). Tiếp tục tính toán chúng tôi nhận thấy có 195 hộ (97,5%) có thu nhập bình quân đầu lớn hơn hoặc bằng 480.00đ/tháng. Nếu theo tiêu chuẩn của liên hợp quốc (chưa tính cho giá trị sức mua chuyển đổi) có thể nói rằng nếu theo cả chuẩn của LHQ thì những hộ vay vốn này cũng không thuộc diện hộ nghèo. Có 104 hộ (52%) có thu nhập bình quân đầu người lớn hơn 700.000 ngàn đồng một tháng. Trong đó có 52 hộ/200 hộ điều tra (26%) có thu nhập bình quân đầu người lớn hơn hoặc bằng 819.000 đồng (2,34 X 350.000 đ) là mức lương khởi điểm của viên chức nhà nước, có 19 hộ (9,5%) có mức thu nhập bình quân đầu người lớn hơn 1 triệu đồng/tháng. (tương đương mức thu nhập bình quân của viên chức nhà nước trên địa bàn thành phố Huế.) Mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình và số nhân khẩu trong hộ cho thấy tình hình kinh tế của các hộ vay vốn thuộc chương trình tín dụng qui mô nhỏ, đó là những hộ gia đình có thu nhập khá so với địa bàn toàn quốc, không thuộc hộ nghèo như qui định mới của Bộ LĐTBXH, bình quân số nhân khẩu trong 1 hộ là gần 6 người và mức thu nhập bình quân của hộ là gần 50 triệu đồng. Đó cũng là những đặc điểm căn bản làm cho chương trình tín dụng phát triển bền vững và tỷ lệ thu hồi gốc và lãi cao. Để sử dụng vốn vay có hiệu quả nhằm mục đích tăng thu nhập của hộ gia đình, việc tập huấn kỹ thuật và tập huấn vay vốn có một vai trò rất quan trọng. Đây cũng là một cơ hội để người vay vốn tự nâng cao năng lực của bản thân trong các mặt: hoạch định kế hoạch, tiếp cận thông tin, nắm bắt kỹ thuật, sử dụng vốn đúng mục đích, phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn vay... Kinh nghiệm tổng kết được từ các hoạt động tín dụng của các NGOs hoạt động tại Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc tập huấn vay vốn và tập huấn kỹ thuật (chủ yếu là kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi).[54],[69] Qua nghiên cứu kết quả thống kê điều tra được, chúng tôi nhận thấy có 155 người được phỏng vấn đã trả lời đã có tham gia tập huấn vay vốn (chiếm 75,2%); 131 người trả lời đã có tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm 63,6%. Đây là những con số khẳng định các người quản lý chương trình tín dụng đã thật sự quan tâm tới việc sử dụng vốn có hiệu quả của người vay. Mặc dầu đây là một khoản chi phí của chương trình, nhưng rất cần thiết để bảo tồn vốn vay. Mặt khác, chúng ta cũng đánh giá cao vai trò chủ động và tự giác của các hộ vay vốn trong việc tham gia các hoạt động tập huấn này. Ngoài ra để chuẩn bị cho các hoạt động tạo thu nhập, họ còn tham gia học nghề với những người khác, nhận sự giúp đỡ từ bà con bạn bè, hoặc có thêm người giúp việc trong gia đình... Chúng ta có thể nhận biết tình hình chuẩn bị tạo thu nhập của các hộ vay như bảng dưới đây: Bảng 3.2. Công việc chuẩn bị để sử dụng vốn vay hiệu quả Đơn vị Tập huấn vay vốn Tập huấn kỹ thuật Bạn bè bà con giúp đỡ Có người giúp việc Học nghề Người 155 131 137 76 32 % 75,2 63,6 96,0 36,9 13,5 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Theo bảng trên ta có thể thấy rằng, tập huấn vay vốn có số người trả lời tham gia nhiều nhất, kế đến là có sự giúp đỡ của bà con bạn bè cũng như tập huấn kỹ thuật. Việc đi học nghề với một người khác tuy có nhưng rất ít chỉ 32 người (chiếm 13,5%). Điều đó cho thấy rằng, người vay vốn sẽ tham gia tập huấn kỹ thuật và tập huấn vay vốn nếu chương trình có tổ chức lớp tập huấn cho người vay. Qua phỏng vấn trực tiếp, phần lớn các hộ vay vốn đã trả lời thu nhập năm 2005 đã tăng so với năm 2004 (khi phỏng vấn chúng tôi có đề nghị người trả lời không tính đến mức trượt giá mà hãy tính theo mức thực tế có điều chỉnh so với năm 2004). Bảng 3.3. So sánh thu nhập 2005 so với 2004 của các hộ điều tra Mức Tần suất % Thu nhập cao hơn 152 76,0 Thu nhập thấp hơn 12 6,0 Thu nhập không đổi 36 18,0 Tổng 200 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Có 152 hộ trả lời rằng mức thu nhập cao hơn năm 2004 chiếm 76% số hộ được phỏng vấn. Số hộ có thu nhập thấp hơn năm 2004 là 12 hộ (5.8%). Số hộ có thu nhập không thay đổi là 35 hộ (chiếm 17,5%). Qua trực tiếp ghi nhận và phân tích các câu hỏi, thì những trường hợp cho rằng thu nhập không tăng hoặc thu nhập giảm đi phần lớn có thu nhập chính của hộ là chăn nuôi hoặc trồng trọt. Đây chính là những hộ bị ảnh hưởng bị dịch bệnh cúm gia cầm hoặc giá vật tư nông nghiệp tăng (xăng dầu, phân, thuốc trừ sâu...), vì vậy việc thu nhập năm 2005 bị ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Việc không có gia đình nào có con bỏ học là một số liệu có ý nghĩa chứng minh các bậc phụ huynh rất quan tâm tới việc học hành của con cái. Các gia đình vay vốn nói chung là có điều kiện (tạo điều kiện cho con tới trường). Đánh giá thêm về chỉ số thời gian giành để chăm sóc con năm 2005 so với 2004 để đánh giá thêm sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học hành của con cái. Chỉ số học hành của con cái trong hộ gia đình người vay vốn cũng có giá trị đánh giá chất lượng sống của gia đình vay vốn rất cao. Theo bảng thống kê dưới đây: Bảng 3.4. Chỉ số tình hình học hành của con cái Con đi học Tần suất % Chi phí cho con học 2004-2005 Tần suất % Không có con đi học 39 19,5 Cao hơn niên học 2003-2004 110 72,3 Có con đi học 158 79,0 Thấp hơn niên học 2003-2004 40 26,3 Không trả lời 3 1,5 Không thay đổi 2 1,4 Tổng 200 100,0 Tổng 152 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Số gia đình có con đi học các cấp là 158 hộ chiếm (80,2%), có 39 hộ (19,8%) gia đình không có con học các cấp - đây là các gia đình có con đã lớn và trưởng thành. Có 3 hộ không trả lời rõ ràng về vấn đề này. Như vậy ta có thể thấy rằng phần đông các hộ vay vốn đều có con đi học các cấp, sau này sẽ có chỉ tiêu về tiết kiệm để trả tiền học cho các con chúng tôi sẽ quay lại phân tích thêm về vấn đề này. Đánh giá số tiền học phí đóng trong năm học 2004 - 2005 so với 2003 - 2004, vì có nhiều số liệu còn thiếu nên chúng tôi đã tính toán thông quan biến tổng của hai chi phí cho 2 năm học, và thống kê cho thấy có 110 hộ trả lời rằng chi phí năm 2005 cao hơn năm học 2003 - 2004, chiếm 55% số hộ được hỏi. Có 40 hộ trả lời chi phí năm học 2004 - 2005 so với 2003 - 2004 bị giảm đi, con số này nhỏ với số vừa mới phân tích ở trên chiếm 20% số hộ được hỏi. Cũng cần nói thêm rằng: có 2 hộ trả lời rằng chi phí cho con tới trường trong 2 năm học vừa qua là không thay đổi. Về số chi phí thì trung bình năm học 2004 - 2005 là 2.774.100đ, trong khi năm 2003 - 2004 là 2.559.300 đ, như vậy chi phí cho học hành của con cái đã tăng lên trong năm học 2004 - 2005 so với năm học 2003 - 2004. Mức chi phí cho việc học hành của con cái trong các gia đình có hộ vay vốn là bằng 5% tổng chi phí của gia đình (2,5 triệu đ so với 50 triệu đ ). Qua con số chí phí này dù rằng chưa có số liệu điểu tra cụ thể cho từng loại cấp học, số thống kê trên chứng tỏ rằng phần lớn số người con của các hộ vay là trong độ tuổi học phổ thông, vì chi phí cho học cấp đại học còn tốn kém nhiều hơn mức trung bình này. 3.2. Đánh giá về mức sống và chất lượng sống Về nhà cửa Đa số là có nhà riêng, nhà có toa-lét riêng, dùng điện và nước máy, số phòng trung bình là 3 phòng (theo thiết kế truyền thống của người Huế) do là cư dân thành phố nên các hộ vay vốn được hưởng những lợi từ hệ thống hạ tầng và dịch vụ của thành phố. Vật liệu xây dựng nhà cũng chắc chắn, không có nhà tạm bợ. Số tiền bỏ ra để tu sửa nhà không nhiều, chứng tỏ nhà ở khá chắc chắn. Nhiên liệu để sử dụng việc nấu ăn phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của từng hộ, cả tính thuận tiện và sự phát triển kinh tế chung (củi, dầu, điện, khí gas). Nói chung các hộ vay vốn đều sở hữu nhà riêng, trong nhà có đầy đủ điện nước và toa- lét vệ sinh riêng. Tuy nhiên, chỉ có 34 hộ chiếm 16,5 % trả lời có đất riêng ở nơi khác. Chúng tôi chỉ ghi nhận về số lượng nhưng chưa có điều kiện đi sâu vào chất lượng diện tích của những đám đất này, theo chúng tôi được biết thì các trường hợp này thường là đất nông nghiệp, do đô thị hoá nên đất nông nghiệp có thể trở thành đất vườn hoặc đất ở trong tương lai. Kết quả điều tra cho thấy 92,7 % số hộ dùng nước máy. Chỉ có 4,4 % số hộ dùng nước giếng khoan. Không có hộ nào chuyên dùng nước giếng hoặc nước sông cho việc nấu nướng. Điều này cho thấy chương trình nước sạch nông thôn đã phát huy tốt hiệu quả, góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân trong phạm vi thành phố. Vật liệu mái nhà thể hiện tình hình kinh tế của hộ vay là khá tốt. Theo cách đánh giá giản đơn nhất về người nghèo của một số tổ chức tín dụng quốc tế thì vật liệu xây nhà, mái nhà là cách đơn giản nhất để đánh giá tình hình nghèo của đối tượng điều tra. Theo đó, nhà ở của các hộ vay vốn rất chắc chắn, 58,7% lợp ngói, 22,8% là bê tông mái bằng, một số còn lại rất nhỏ là mái tôn và phiblôximăng. Vật liệu làm tường cũng rất chắc chắn. Vật liệu blô là nhiều nhất, chiếm 68%, tiếp đến là gạch 22,3%, vật liệu tường là gỗ rất thấp chỉ chiếm 6,6%. Ở một nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lụt như thành phố Huế, thì việc dành tiền tích luỹ để xây dựng một căn nhà kiên cố là rất cần thiết để chống chọi với lũ, lụt và bão. Cũng có thể vì nhà cửa đã được xây dựng chắc chắn như vậy nên khi được hỏi số tiền hộ đã bỏ ra để tu sửa nhà cửa trong 2 năm gần đây thì kết quả thống kê cho thấy chi phí bỏ ra không nhiều. Số tiền thấp nhất để cải tạo nhà cửa là 1 triệu đồng, cao nhất là 10 triệu đồng, số tiền trung bình bỏ ra là 2.461.999 đ, tập trung nhiều nhất vẫn là mức 2 triệu, 3 triệu, số tiền 1 triệu cũng có 18 hộ, chiếm 8,7%. Số liệu thống kê về việc sử dụng nhiên liệu đun nấu của các hộ được phỏng vấn thể hiện như dưới đây: Bảng 3.5. Nguồn nhiên liệu để đun nấu Nhiên liệu Tần suất % Củi 51 25,5 Dầu hoả 71 35,5 Điện 25 12,5 Khí gas 53 26,5 Tổng 200 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Do quá trình phát triển kinh tế của thành phố nói chung và của các hộ gia đình nói riêng nguồn nhiên liệu dùng để đun nấu chắc chắn phải theo hướng dùng nguồn nhiên liệu sạch. Dầu hoả và khí gas được sử dụng nhiều nhất. Có điều thú vị là điện được sử dụng để đun nấu rất ít do ngành điện luôn có chính sách tăng giá điện qua từng năm mà không có chính sách ổn định lâu dài. Vẫn còn 24,8% số hộ dùng củi, đây là các hộ thuộc vùng nông thôn (xã) trên địa bàn nghiên cứu. Khuynh hướng số hộ dùng củi để đun nấy sẽ giảm đi do chính sách bảo vệ môi trường ngày càng đi vào cuộc sống, và việc sử dụng nguồn năng lượng sạch ngày càng trở nên phố biến hơn. Về tài sản gia đình Nói chung các hộ vay vốn đều có những vật dụng tối thiểu cho sinh hoạt như TV, bàn tiếp khách, xe đạp, quạt máy. Những hộ có vật dụng tiện nghi khá hơn như máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện không nhiều. Cần lưu ý tới yếu tố xe máy. Xe máy là phương tiện đi lại rất được ưa thích. Từ khi xe máy TQ tràn vào thị trườngVN thì cơ hội để sở hữu xe máy của người có thu nhập thấp đã trở thành hiện thực, vì vậy nhiều hộ vay đã sở hữu được xe máy, trong đó có khá nhiều hộ mua được xe máy sau khi vay vốn của CT TDQMN. Số hộ có tủ lạnh là 82 hộ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc09 Tc 2737897ng c7911a tn d7909ng qui m nh7887 2737889i v.doc
Tài liệu liên quan