Đề tài Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Tài liệu Đề tài Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn: 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Luật đất đai năm 1993 đã xác định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công việc quản lý hết sức quan trọng nhằm điều tiết các mối quan hệ đất đai cho các ngành và các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của mình. Từ đó cho đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở hầu hết các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện và đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và tác động đến nền kinh tế cả nước. Qua các phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp đã được phê duyệt có thể thấy: Quy hoạch sử dụng đất các cấp mới chỉ dừng lại ở việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng chuyên ngành mà chưa thực sự xem xét đến những tác động qua lại giữa các ngành trên một đơn vị hành chính độc lập, hoặc mối quan hệ của các ngành kinh tế trên phạm vi vùng lãnh thổ. Chính yế...

doc106 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Luật đất đai năm 1993 đã xác định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công việc quản lý hết sức quan trọng nhằm điều tiết các mối quan hệ đất đai cho các ngành và các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của mình. Từ đó cho đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở hầu hết các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện và đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và tác động đến nền kinh tế cả nước. Qua các phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp đã được phê duyệt có thể thấy: Quy hoạch sử dụng đất các cấp mới chỉ dừng lại ở việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng chuyên ngành mà chưa thực sự xem xét đến những tác động qua lại giữa các ngành trên một đơn vị hành chính độc lập, hoặc mối quan hệ của các ngành kinh tế trên phạm vi vùng lãnh thổ. Chính yếu tố này đã gây ra những bất lợi làm cho các phương án quy hoạch sau khi được duyệt chỉ một thời gian ngắn đã phải điều chỉnh bổ sung. Trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tỉnh quy định tại Thông tư 30/TT-BTNMT, mặc dù đã hướng dẫn chi tiết từ khâu tổ chức thu thập thông tin, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên đến việc xây dựng các phương án quy hoạch chưa đề cập sâu các yếu tố môi trường. Qua đó thấy yếu tố môi trường còn bị xem nhẹ hoặc không xem xét đến trong các phương án quy hoạch sử dụng đất. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp thiếu đồng bộ, khả thi và đôi khi còn có hại. Từ khái quát và thực trạng nêu trên, chúng tôi cho rằng trong các phương án quy hoạch sử dụng đất cần thiết phải đưa các yếu tố môi trường và đánh giá tác động của nó đối với các hoạt động sản xuất, nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp. Với Lạng Sơn, hiện nay xu thế đô thị hoá ngày càng phát triển, thành phố Lạng Sơn là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ ngày 17 tháng 10 năm 2002, có tổng diện tích tự nhiên 7.769,0 ha (77,96 km2). Thành phố Lạng Sơn nằm ở trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, có mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ liên huyện - liên tỉnh rất thuận tiện trong việc lưu thông với các tỉnh lân cận và mọi miền trên cả nước, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Lạng Sơn nói riêng. Trong những năm qua, thực hiện chính sách kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và chính sách bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành như: thương mại - dịch vụ - du lịch, kim ngạch biên mậu ngày càng tăng… Thực hiện chủ trương CNH - HĐH đất nước, năm 1999 được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn và Sở Địa chỉnh (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh đã điều tra, khảo sát và lập quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Lạng Sơn thời kỳ 2001 - 2010 với các mục tiêu cần đạt được: Tạo ra tầm nhìn chiến lược để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai của Thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm trước mặt và lâu dài. Đồng thời phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư các dự án phát triển, hình thành các khu trung tâm văn hoá - xã hội, dịch vụ góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Lạng Sơn đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng đất đảm bảo bền vững hạn chế ô nhiễm môi trường ở mức độ thấp nhất, không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. Nhìn chung thành phố Lạng Sơn từ những năm 1990 trở lại đây có nhiều khởi sắc, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, thực sự là trung tâm chính trị - kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển đô thị ngàng càng tăng, nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng trưởng. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều đã chứa đứng tiềm ẩn phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống - môi trường sinh thái - môi trường đô thị. Vì vậy, chúng ta cần phải tính đến một giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường để có một đô thị “Xanh - Sạch - Đẹp”. Xuất phát từ ý tưởng và những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài. “Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Hình thành một cách nhìn trong Quy hoạch có lồng ghép yếu tố môi trường ở thành phố Lạng Sơn để góp phần cho một Thành phố sạch về môi trường và phát triển bền vững. - Đánh giá lại một số khu quy hoạch trong Thành phố có yếu tố môi trường. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá đúng thực trạng môi trường ở thành phố Lạng Sơn - Tìm ra những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Lạng Sơn (những nguyên nhân có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất). - Từ thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn chỉnh sửa quy hoạch sử dụng đất ở sau khi bổ đo chỉ tiêu về môi trường. Xây dựng bản đồ quy hoạch. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1. Đánh giá đất đai, những vấn đề về phương pháp luận Theo A.Young: đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã định nghĩa về đánh giá đất đai: đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai theo yêu cầu của đối tượng sử dụng (FAO, 1976) [32]. Theo học thuyết sinh học cảnh quan (Landsscape Ecology), đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco - System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vật xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ, có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó, như không khí, điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” (Brinkman R.and Smythu A.J. - 1973) [27]. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá là những tính chất của đất đai mà ta có thể đo lường hoặc ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ lựa chọn ra những đặc điểm chính, có ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa tới diện tích của vùng nghiên cứu. 2.1.1. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới Đã có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá đất đai về mặt kinh tế. - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên cần xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể. - Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trên một loại hình sử dụng đất đai nhất định. Đánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích hoặc dự đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, từ phương pháp thông thường đến mô tả bằng máy tính. Có thể tóm tắt đánh giá đất đai thành 3 phương pháp cơ bản sau: - Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính, chủ yếu dựa trên sự xét đoán chuyên môn. - Đánh giá đất về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thông số - Đánh giá về mặt tự nhiên theo định lượng dựa trên các mô hình mô phỏng quá trình định lượng. * Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) đã xuất hiện từ trước thế kỷ 19. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên Xô (cũ) theo quan điểm đánh giá đất đai của Docutraep (1846 - 1903) bao gồm 3 bước: - Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên) - Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình) - Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất) Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất. Theo quan điểm đánh giá đất đai của Docutracp áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất hiện tại mà không đánh giá được đất trong tương lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác là khác nhau. (Nguyễn Văn Thân, 1995) [6]. Về sau, đến đầu những năm 80 công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên toàn Liên Bang Xô Viết (Liên Xô cũ) với quan điểm chỉ đạo nhằm nhiều mục đích và thực hiện theo hai hướng, đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất từng loại cây trồng). Trong đó các chỉ tiêu đánh giá chính là: Năng suất và giá thành sản phẩm; Mức hoàn vốn và lãi thuần. Cây trồng cơ bản để sử dụng là cây ngũ cốc và cây họ đậu * Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ Đánh giá phân hạng đất đai được ứng dụng theo hai phương pháp - Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng. - Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các đất khác. Ở mức tổng quan, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Toàn bộ diện tích của nước Mỹ được phân thành 8 nhóm trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất nông nghiệp (từ mức thích hợp cao xuống đến thấp), có 2 nhóm có khả năng sản xuất lâm nghiệp, còn lại 2 nhóm hiện tại không có khả năng sử dụng. * Tình hình đánh giá đất đai ở một số nước châu Âu khác Đánh giá đất đai chủ yếu thực hiện theo cả hai hướng - Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng định tính) - Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng) - Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính phần trăm. Ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố đất đai được chọn để đánh giá là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng và chi tiết tới 10 hạng (với mức chênh 10 điểm) có 5 nhóm rất tốt, tốt, trung bình, xấu và không sử dụng được. Ở Anh, có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất. - Phương pháp đánh giá đất dựa vào hệ thống sức sản xuất thực tế của đất: cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất làm chuẩn. - Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sản xuất tiềm tàng của đất: phương pháp này chia làm các hạng, mô tả mỗi hạng trong quan hệ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của đất đối với việc sử dụng sản xuất nông nghiệp. * Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm châu Phi Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số đặc tính đối với sức sản xuất, các nhà khoa học đất đi sâu nghiên cứu, phân tích các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sản xuất như sự phát triển phẫu diện đất (sự phân tầng, cấu trúc đất, dung tích hấp thu…) mầu sắc đất, độ chua, độ no Bazơ (V%) hàm lượng mùn (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [7]. Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) hoặc điểm. Như vậy, các nước trên thế giới đều nghiên cứu về đánh giá và phân hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức chi tiết cho các vùng cụ thể. Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nước. Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp quốc (FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nhiều nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất đai thích hợp (Land suitability classifition). Cơ sở phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế – xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về đánh giá đất đai trên từng đối tượng cụ thể. - Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983) - Đánh giá đất cho các vùng (1984) - Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (1985) - Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989) Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái và các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững, hợp lý. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội. Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. 2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai ở trong nước * Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai trước khi có phương pháp đánh giá đất đai của FAO Từ xa xưa đến thời phong kiến, đã có một số công trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại (Nguyễn Văn Thân, 1995) [6]. Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc, Vụ Quản lý ruộng dất, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp (theo phương pháp đánh giá đất đai Docutracp). Kết quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng. Từ sau năm 1975, thống nhất đất nước thì việc đánh giá tài nguyên đất đai của cả nước phục vụ việc xây dựng và phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là yêu cầu bức bách đối với các nhà khoa học đất và quản lý đất đai. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại có thuyết minh chi tiết kèm theo Thực hiện Chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (sau này là Tổng cục Địa chính và nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản sau: Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng Phân hạng đất tuỳ thuộc vào loại, nhóm cây trồng Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương Phân hạng đất tuỳ thuộc vào trình độ của địa phương Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ * Một số ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO vào điền kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể ở nước ta, Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này cho thấy tính khả thi cao của phương pháp đánh giá đất đai của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này, đã có nhiều kỹ thuật cần được áp dụng rộng rãi vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau. Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế năm 1993 đã lấy cơ sở phân hạng đất gồm 5 yếu tố : - Chất lượng đất đai - Vị trí - Địa hình - Điều kiện khí hậu thời tiết - Điều kiện tưới tiêu Các yếu tố trên cho điểm theo mức độ thích hợp hoặc hạn chế và hạng đất được tính theo tổng số điểm của cả 5 yếu tố theo bậc thang quy định sẵn. Ngoài ra còn tham khảo năng suất đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986 – 1990). Năm 1983, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000. Kết quả bước đầu đã xác định tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Để đánh giá đất nhằm mục đích sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. 2.1.3. Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO + Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai + Xác định các loại hình sử dụng đất + Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai + Phân hạng thích hợp đất đai Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO: biên soạn gắn liền đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Tiến trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất được minh hoạ theo sơ đồ 2, trong đó: Bước 1: Xác định mục tiêu của việc đánh giá đất đai trong mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính. Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu có sẵn phục vụ công tác đánh giá đất đai. Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện chung về kinh tế - xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất đã lựa chọn. Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp. Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn với các đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu. Qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất, gồm có: - Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại - Khả năng thích nghi trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tới tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đai được đánh giá. Bước 7: Dựa trên phân tích thích hợp của các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhấtt trong hiện tại và tương lai. Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá thích hợp của cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp. Bước 9: áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tiễn sản xuất [7] 1. Xác định mục tiêu 2. Thu thập tài liệu 3. Xác định loại hình sử dụng đất 4. Xác định đơn vị đất đai 5. Đánh giá khả năng thích nghi 6. Xác định hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường 7. Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp 8. Quy hoạch sử dụng đất 2. Áp dụng kết quả đánh giá đất Sơ đồ 2.1. Các bước chính trong đánh giá đất đai của FAO Đề cương hướng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh hoạ, tham khảo. Trên cơ sở đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp. Bảng 2.1. Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai của FAO Cấp phân vị (Category) S- Thích nghi (Saitable) · S1 S2 S3 · S2m S2d S3e · S2d-1 S2d-2 S3d-3 N- Không thích nghi (Not Saitable) · N1 N2 · N1 sl N2 e Trong đó: m: độ ẩm; e: độ cao: d: độ dày tầng đất d-1: dày>100cm; d-2: Dày 50 - 100cm: d-3: dày < 50cm sl: độ dốc Đề cương chia phân hạng đất thành các kiểu: - Phân hạng thích nghi và phân hạng định lượng (bảng 2.1) - Phân hạng thích nghi và phân hạng tiềm năng Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bộ, lớp, lớp phụ, đơn vị thành lập Có hai bộ: - Bộ thích nghi - Bộ không thích nghi Trong bộ thích nghi được chia làm 3 lớp: - Thích nghi cao - Thích nghi trung bình - Kém thích nghi Trong bộ không thích nghi thường được chia ra làm 2 lớp: - Không thích nghi tạm thời - Không thích nghi vĩnh viễn 2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam, những vấn đề tồn tại 2.2.1 Những tồn tại chung Nguồn tài nguyên đất đai được con người khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nhờ vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, cho đến nay chúng ta đã thực hiện được cơ bản việc quy hoạch sử dụng đất trong cả nước như các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, đồng bằng miền Trung Tây Nguyên… Gần đây việc quy hoạch sử dụng đất càng được chú trọng theo quan điểm đánh giá chất lượng đất đai của FAO. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường trong quá trình sử dụng đất. Trên phạm vi toàn cầu những thay đổi của điều kiện khí hậu và những thảm hoạ tự nhiên (vấn đề hiệu ứng nhà kính, hiện tượng rò rĩ tầng ozôn, trượt đất, sóng thần, sa mạc hoá, xói mòn rửa trôi…) đang là vấn đề đáng lưu tâm. Hiện tượng thoái hoá và ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước đang ngày một gia tăng ở những vùng phát triển gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của con người (cụ thể như vấn đề chất lượng môi trường đô thị, hiện tượng nhiễm bẩn, ô nhiễm đất và nước do sinh hoạt, khu công nghiệp phát triển…). Đối với đất sản xuất nông, lâm nghiệp việc sử dụng đất không hợp lý cũng gây ra các vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái nguồn tài nguyên đất đai (rửa trôi, chua hoá, mặn hoá, thoái hoá đất…). Có thể nhận định phần lớn những vấn đề hiểm hoạ về môi trường đều có sự liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc sử dụng đất đai từ thực tế trên ở Việt Nam. Cùng với việc ra đời Luật đất đai (1993) chúng ta đã có Luật môi trường, các Bộ luật này là cơ sở cho thực hiện những nghiên cứu và triển khai các hoạt động sử dụng đất trong đó có vấn đề nghiên cứu và xác định các yếu tố, chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch sử dụng đất. Đây cũng chính là bước đi cần thiết nhằm giải quyết các mục tiêu chiến lược cho phát triển bền vững và hạn chế, giảm thiểu được những rủi ro đối với các nguồn tài nguyên đất đai trong tương lai. Trong những năm qua, công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong phát triển của đất nước. Xong còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về “chất lượng công trình QHSD đất, tính khoa học, yêu cầu về bảo vệ môi trường…” Ngay cả trong quan hệ tổng hợp vẫn chưa hình thành đầy đủ hệ thống các chỉ tiêu về chất lượng phát triển bền vững. Chúng ta chưa có quy hoạch môi trường, năng lực cán bộ về kế hoạch và quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chưa ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam, từ 1985 - 1995 đã phá 1.2 triệu ha rừng lấy đất cho nhiều mục đích, 22.000 ha đất ngập nước ven biển được đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Bão lụt, xụt lở xẩy ra thường xuyên. Nhiều dự án tuy đã và đang vận hành song chưa hoàn toàn dự báo được những biến đổi môi trường trong tương lai. Ngoài ra, do QHSD đất chưa có yếu tố môi trường nên nhiều vùng quy hoạch chỉ đạt yêu cầu trước mắt. Trong phát triển, hiện tượng ô nhiễm và suy thoái môi trường đã xuất hiện (khu nghỉ mát ven biển, cháy rừng U Minh, hạn hán và xụt nước ngầm ở Tây Nguyên, ô nhiễm bãi chứa rác ở nhiều nơi). Như vậy, thực trạng ở Việt Nam hiện nay còn kém trong khâu xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: “Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng, thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án phát triển”. Tương tự như vậy, quan điểm “Lồng ghép, cân nhắc vấn đề bảo vệ môi trường vào các quy hoạch phát triển” được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường ông Phạm Nguyên Khôi đề cập. Hơn nữa còn cần tập trung 3 chỉ số môi trường lớn là: tỷ lệ che phủ của rừng, mức độ tiếp cận với nước sạch, chất lượng nước và không khí. Chính vì những nội dung như đã nêu trên, ở Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng cần phải xác định “chỉ số” môi trường trong quy hoạch nói chung và “chỉ số” môi trường có liên quan đến đất để quy hoạch và QHSD đất bền vững. Những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu lựa chọn các yếu tố môi trường đưa vào quy hoạch sử dụng đất, Nguyễn Hữu Thành (2005), Đỗ Nguyên Hải (2005), Phạm Ngọc Nông (2005), Trần Hiếu Nhiệc (2005), Nguyễn Đình Nghĩa (2005)… Các nghiên cứu trên được ông Nguyễn Đình Mạnh tập hợp lại thành các chỉ số môi trường cần quan tâm trong quy hoạch sử dụng đất. Bảng 2.2. Chỉ số Môi trường cho 5 tiểu vùng (B/C7) Khu vực Chỉ số và khoảng giá trị Đánh giá 1. Vùng núi Tây Bắc 1. Độ che phủ rừng: > 60% 45-60% 30-45% <30% Rất tốt Tốt Được Kém 2. Nguồn nước (theo w) Nghèo 3. Số km đường/1km2 > 0.30 0.15 - 0.25 < 0.15 Tốt Khá Kém 4. % dân tiếp cận y tế, giáo dục 60-80% 40-60% 20-40% <20% Tốt Khá Yếu Kém 2. Trung du đồi núi Việt Bắc và Đông Bắc 1. Rừng và độ che phủ > 60% 45-60% 30-45% <30% Rất tốt Tốt Được Kém 2. Nguồn nước (theo w) Nghèo 3. Số km đường GT/1km2 > 0.30 0.15 - 0.25 < 0.15 Tốt Khá Kém 4. Rác thải được xử lý > 60% 40-60% < 40% Tốt Khá Yếu Kém 5. Đất khai khoáng, làm VLXD được phục hồi: 60-80% 40-60% 20-40% <20% Tốt Khá Yếu Kém 6. % dân tiếp cận y tế, giáo dục 60-80% 40-60% 20-40% <20% Tốt Khá Yếu Kém 3. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ 1. % đất lúa chuyển mục đích/năm 1-5% 5-10% >10% Chấp nhận Khó chấp nhận Cần bổ xung đất Mới 2. Diện tích đất ngập nước mất/năm 1-5% 5-10% 10-15% Chấp nhận Cần theo dõi Cần phục hồi 3. Rác thải thu gom & xử lý > 70% 50-70% 30-50% <30% Rất tốt Tốt Được Rất kém 4. % cơ sở được xử lý nước thải > 50% 30-50% <30% Tốt Đạt * Kém 5. Chỉ số ô nhiễm đất (1) (xem báo cáo 2) (nhà QHSD đất tính theo yêu cầu, dựa trên phần mềm tính toán I) I < 1.0 I = 1.0 - 1.5 I = 2.0 - 10.0 Không ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ * Ô nhiễm nặng 4. Vùng ven biển miền Trung 1. Độ che phủ rừng và rừng chắn gió > 50% 30-50% 20-30% < 20% Rất tốt Tốt * Được Kém 2. Nguồn nước (theo *) 3. Diện tích đất ngập nước giảm và diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng hàng năm 1-50% 5-10% Được * Không tốt 4. % nước thải được xử lý 1-5% 5-10% Tốt * Yếu 5. % gia đình có hố xí hợp vệ sinh 40 - 80% < 40% Tốt * Yếu 5. Vùng Tây Nguyên 1. Lượng đất xói mòn/ha/năm > 80 tấn 50- 80tấn < 50 tấn Kém Khá Tốt * 2. % độ che phủ của rừng > 60% 45-60% 30-45% <30% Rất tốt Tốt * Được Kém 3. Diện tích đất GTGT/tổng diện tích tự nhiên: > 2% 1.5-2% 1% Tốt Khá * Kém 4. % dân tiếp cận y tế, giáo dục 60-80% 40-60% 20-40% <20% Tốt Khá * Yếu Kém 5. Chính sách hỗ trợ Có 1 Có 2 trở lên Yếu Tốt * Ghi chú: 1. Chỉ tiêu nguồn nước tự nhiên và nước mặt theo w - Việt Nam, môi trường và cuộc sống - Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam 2. Giá trị đánh giá trong bảng có dấu * là yêu cầu quy hoạch cần đạt được. Nguyễn Đình Mạnh (2007), các yếu tố môi trường trong quản lý và sử dụng đất bền vững, NXB nông nghiệp. 2.2.2 Những tồn tại về mặt môi trường trong quy hoạch và sử dụng đất - Thứ nhất: trong nhiều năm, chúng ta xem đất là vô tận, đất chủ yếu quan trọng với người sản xuất Nông nghiệp. Diện tích đất cho Công nghiệp, đô thị...còn nhỏ nên có thể tìm không khó. Mặt khác, các khu CN lớn, các khu dân cư tập trung cũng chưa phát triển nên lượng chất thải không nhiều. Thực tế đó tạo ra một thói quen nghĩ tới môi trường đất một cách bình thường. - Thứ hai: do phát triển chậm, chúng ta và toàn dân còn rất ít hiểu biết về môi trường, các tác động của hoạt động sản xuất cũng như đời sống đến môi trường. Vì vậy chúng ta khai thác đất và nhiều mục đích khác nhau nhưng chọn quỹ đất, loại đất theo thói quen tiện lợi cho mục đích công việc. Vấn đề này xảy ra nhiều nhất trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. - Thứ ba: quá trình hiện đại hoá trong những năm gần đây phát triển nhanh hơn nhịp độ phát triển và cập nhật hiểu biết về môi trường cũng như các ứng dụng thành tựu mới, kinh nghiệm tốt từ các nước khác. Vì vậy, sử dụng đất thì có nhu cầu cao nhưng quản lý môi trường, đánh giá hiện trạng, phát hiện ô nhiễm và suy thoái, biện pháp phòng ngừa thì rất chậm. - Thứ tư: đội ngũ cán bộ môi trường và ngay cả trình độ của cán bộ còn hạn chế. Cộng đồng ở mọi miền, mọi lĩnh vực hoạt động có liên quan đến sử dụng đất lại có hiểu biết về bảo vệ môi trường (BVMT) rất sơ lược. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các QHSD đất còn rất coi nhẹ các yếu tố MT và cộng đồng khi sử dụng đất cũng không hề chú trọng. - Thứ năm: hệ thống luật pháp (luật, các nghị định, quy định, quyết định, các chỉ thị…và ngay cả các thoả thuận Quốc tế) còn rất chậm được cập nhật đến cộng đồng. Hệ thống cán bộ quản lý vẫn chưa thực sự nắm vững về pháp luật và nhiều khi còn coi nhẹ việc BVMT đối với tài nguyên đất. Công tác QHSD đất còn làm theo cách đơn giản là chia quỹ đất theo yêu cầu, chưa cân nhắc tính hợp lý về môi trường trong sử dụng. 2.3. Tóm lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn 2.3.1. Vị trí địa lý Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh miền núi vùng cao biên giới Lạng Sơn, có diện tích 77,69 km2, chiếm 9.42% diện tích của cả tỉnh, nhưng dân số chiếm 8% dân số của cả tỉnh; Thành phố Lạng Sơn có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh phía Bắc nước ta. Thành phố Lạng Sơn nằm trên trục quốc lộ 1A, có đường sắt liên vận Quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, cách Hà Nội 154 km và cách cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc 17 km; Nơi đây là đầu nối giao thông quan trọng nối liền thành phố Lạng Sơn với các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác trong nước, với Trung Quốc, có đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường Quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc lộ 4A đi Cao Bằng. Với vị trí địa lý này cho phép thành phố Lạng Sơn trở thành nơi hội tụ để buôn bán, giao lưu kinh tế, là điểm nút giao thông giữa các vùng kinh tế phía tây và các vùng kinh tế phía đông, nhất là các tỉnh phía nam Lạng Sơn trong đó có khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là nơi tập trung chu chuyển hàng hoá, dịch vụ của các địa phương trong nước với Trung Quốc. 2.3.2. Tài nguyên thiên nhiên * Khí hậu Thành phố Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm có mưa từ tháng 5 - 9; mùa đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 210C, độ ẩm trung bình là 81%. Nhiệt độ cao nhất là 390C và nhiệt độ thấp nhất là 400C. - Lượng mưa trung bình năm là: 1.439 mm và được chia làm hai mùa: Mùa mưa có lượng mưa chiếm 75%, cao nhất là vào tháng 8 (260 mm) và mùa khô chỉ chiếm 25%, thấp nhất là vào tháng giêng (chỉ có 6 mm). Thành phố Lạng Sơn là một thung lũng chảo bị án ngữ bởi 3 dãy núi cao (Mộc Sơn, Khau Kheo, Khau Mẹ) tạo thành một phễu hứng gió mùa Đông Bắc vì vậy gió Đông Bắc là chủ yếu và chiếm ưu thế trong năm, kéo dài suốt từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân là 1,9 m/s. Vì vậy, khí hậu ở đây rất thích hợp với một số cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như: hồng, nhãn, mận, na, vải thiều… 2.3.3. Tài nguyên đất - Địa hình: thành phố Lạng Sơn nằm trên nền đá cổ được kiến tạo cách đây 280 triệu năm gồm các tầng lớp đất, đá: + Tầng đá với tinh khiết màu xám, xám xanh ở trung tâm thành phố Lạng Sơn + Tầng cát kết màu vàng bao quanh Thành phố chủ yếu ở phía Nam + Tầng đá vôi không thuần kiết ở ven sông Kỳ Cùng, phía Đông Kỳ Lừa + Tầng đá phun trào Riôlit bao quanh Thành phố sau tầng cát kết. - Thành phố Lạng Sơn có độ cao trung bình là 250 m so với mặt nước biển, đỉnh cao nhất là núi Chóp Chài cao 800 m với kiểu địa hình: + Kiểu địa hình Cacxtơ đá vôi, có diện tích bao trùm phần lớn vùng, có nhiều hang động tạo nên những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng mà từ ngàn xưa lịch sử và thơ ca đã ngợi ca như: Nhất - Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên, Núi Vọng Phu… rất thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. + Kiểu địa hình tích tụ do Sông Kỳ Cùng tạo nên bao gồm 3 bậc thềm: Bậc 1 là nền Bệnh viện Thành phố, đường Bản Loỏng; Bậc 2 là Sân bay Mai Pha; Bậc 3 là bờ sông Kỳ Cùng. - Thổ nhưỡng: thành phố Lạng Sơn có 13 loại đất chính + Đất Anđerit ia có tầng đáy trên 1m, đất còn khá tốt, phân bổ chủ yếu ở các xã: Hoàng Đồng, Quảng Lạc, đất này thích hợp cho trồng cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. + Đất Pheratit phát triển trên đá mâm, có tầng đáy 70 cm -1 m, đất chua phèn, phân bố chủ yếu ở các xã: Hoàng Đồng, Mai Pha, Quảng Lạc. + Đất Pheratit vàng, vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích phiến thạch sét, có khoảng 2278 ha, đây là tiềm năng tương đối lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói…), gốm sứ… và thích hợp cho trồng cây ăn quả. + Đất Pheratit nâu vàng phát triển trên đá mẹ là phiến sa xen lẫn với đất phiến thạch sét. + Đất Pheratit vàng nhạt, phát triển trên nền đá mẹ là sa thạch khô chỉ phong hoá cho nhiều thạch anh dễ bị rửa trôi, bào mòn khi mưa lũ nên cần phải trồng rừng. + Đất phù sa cổ ở dọc sông Kỳ Cùng, những đồi đĩa úp với đất pha cát, phong hoá cho nhiều thạch anh dễ bị rửa trôi, bào mòn khi mưa lũ nên cần phải trồng rừng. + Đất phù sa cổ dọc sông Kỳ Cùng, những đồi đĩa úp với đất pha cát, tầng dày, phù hợp cho cây trồng ngắn ngày: rau, đậu… + Đất Pheratit nhạt phát triển do phong hoá của vôi, phân bố ở các chân núi đá vôi, hiện đang trồng ngô, đỗ tương… + Đất phù sa được bồi đắp hàng năm của sông Kỳ Cùng ở hai bờ sông, được trồng các loại rau đậu, lạc… + Đất Pheratit biến đổi do trồng lúa nước là các thửa ruộng bậc thang hiện nay do quá trình biến đổi lâu đời. + Đất phù sa cũ được cấy lúa nước 2 vụ, phân bố chủ yếu ở Hoàng Đồng, Mai Pha. + Đất thung lũng là nơi địa hình thấp, có hiện tượng gây hoá đất chua cần được cải tạo, khử chua với phát triển của cây lúa. + Đất lầy thụt ở Hoàng Đồng cấy lúa nước nhưng khó khăn trong canh tác và cải tạo. 2.3.4. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: thành phố Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua, chiều dài của sông chảy qua địa phận Thành phố là 19 km, rộng trung bình 100 m, mức nước giữa hai mùa chênh lệnh ít. Khi có mưa to, bão lũ, nước sông dâng đột ngột và cũng rút rất nhanh, mực nước năm cao nhất là 259,9 m (so với mực nước biển) năm 1986; lưu lượng trung bình là 2.300 m3/s. Sông Kỳ Cùng chảy quanh co quanh Thành phố, ngoài việc tạo cảnh quan đẹp cho Thành phố còn có tác dụng làm đường giao thông. Ngoài ra, còn có suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc quanh khu Kỳ lừa ra sông Kỳ Cùng và suối Quảng Lạc dài 97 km, rộng khoảng 6 – 8 m. Ngoài ra trong vùng còn có một số hồ, đập vừa và nhỏ như: Hồ Nà Tâm, Hồ Thâm Sỉnh, hồ Bó Diêm, hồ Lẩu Xá, hồ Pò Luông. Nhìn chung hệ thống sông, suối, ao, hồ, của Thành phố có nguồn nước khá dồi dào và phân bổ tương đối đều, đủ để cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng và phục vụ nước sinh hoạt cho nông dân. Ngoài ra Thành phố còn có nước ngầm rất phong phú, trữ lượng nước khá lớn đã được khai thác và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Theo báo cáo đã được Hồi đồng xét duyệt ngày 18/12/1987 với các cấp trữ lượng nước như sau: + Cấp B: 6.190 m3/ngày + Cấp C1: 2.600 m3/ngày + Cấp C2: 17.280 m3/ngày Để đáp ứng nhu cầu dùng nước ngày càng tăng. Công ty cấp nước Lạng Sơn đã tiến hành khảo sát bổ sung cơ sở kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất - Trường Đại học Mỏ địa chất, tháng 4/2006 xác định khả năng khai thác nguồn nước ngầm trên địa bàn Thành phố đáp ứng nhu cầu 10.000 m3/ngày. 2.3.5. Tài nguyên khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, cuội, sỏi… + Đá vôi: có 2 mảnh mỏ chưa xác định được trữ lượng, nhưng chất lượng đá vôi có hàm lượng cacbonic canxi rất cao đủ điều kiện để sản xuất xi măng có chất lượng cao rất tốt, hiện nay đang khai thác để sản xuất xi măng với công suất 8.5 vạn tấn/năm. + Đất sét: dùng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, có trữ lượng trên 22 triệu tấn. Ngoài ra ở thành phố Lạng Sơn còn có: Vàng sa khoáng, kim loại đen (mangan), boxit... nhưng trữ lượng rất nhỏ. 2.3.6. Dân số và nguồn nhân lực Năm 1998, dân số trung bình của thành phố Lạng Sơn là: 74.858 người, trong đó dân số thành thị chiếm 76,79%; dân số nông thôn chỉ chiếm 23,21%; tỷ lệ dân số tự nhiên là 1,21%. Cư trú tại thành phố Lạng Sơn ngoài 4 dân tộc chủ yếu là: dân tộc Tày chiếm 30.01%; dân tộc Kinh chiếm 42.51%; dân tộc Nùng chiếm 25.38%; dân tộc Hoa chiếm 1.42%; còn lại các dân tộc khác chiếm 1% như Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, Ngái… Tốc độ tăng dân số cơ học của Thành phố khá lớn, bình quân 5 năm (1991 - 1995) tăng 3.22% điều đó chứng tỏ trình độ đô thị hoá của Thành phố khá nhanh, chủ yếu do chính sách mở cửa kinh tế, Lạng Sơn đã thực sự trở thành một trung tâm thu hút dân cư ở vùng khác trong và ngoài tỉnh đến làm ăn sinh sống. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất 3.1.2. Phân tích hiện trạng môi trường 3.1.3. Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp chuyển dịch hệ thống và sử dụng đất. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Các phương pháp về lý thuyết - Thu thập số liệu thực trạng thành phố Lạng Sơn hàng năm chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho từng xã, phưòng và toàn Thành phố do đó việc thu thập số liệu là niên giám thống kê của thành phố Lạng Sơn năm 2005 như: dân số, tình hình sản xuất, tình hình phát triển kinh tế các khu vực, cụm công nghiệp, điều tra độ che phủ rừng, thảm thực vật, lò giết mổ gia súc, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng… - Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đai thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) đến năm 2010 (xây dựng năm 2000). - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Lạng Sơn thời kỳ 2001 - 2010 (xây dựng năm 2000). - Tổng hợp số liệu về khối lượng chất thải rắn, nước, bụi khí, tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại địa phương và kết quả đo đạc, phân tích để so sánh, đánh giá. - Xác định sơ bộ mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất cũ và dự kiến thay đổi. Từ đó kiểm tra các dữ liệu có sẵn qua thực nghiệm. 3.2.2. Điều tra, kiểm tra thực địa + Điều tra, kiểm tra hiện trường Bước này được trực tiếp tiến hằnh ngoài thực địa. Trực tiếp điều tra, kiểm tra ngoài hiện trường như: tìm hiểu nguyên nhân, lý do sản sinh ra chất thải rắn, nguồn gốc của chất thải rắn và các loại chất thải khác, nước thải, khí thải, bụi (bụi khói công nghiệp, các cơ sở sản xuất…) + Đo đạc hiện trường 3.2.3. Phương pháp phân tích: Phân tích các chỉ tiêu vật lí, hoá học và KLN trong nước: Mẫu được lấy trực tiếp ngoài hiện trường và cho vào bình dung tích 500 cc. To, DO, Eh, pH được đo trực tiếp tại hiện trường bằng máy Horiba BOD được đo đạc và nuôi cấy bằng tủ cấy của HACH NH4+ được xác định bằng phương pháp so màu dùng thuốc thử Nessler NO3- được xác định bằng máy quang phổ UV/VIS ở bước sóng 420 nm PO43- được xác định bằng phương pháp Oniani COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với K2Cr2O7 0.5N và muối Mohr 0.02N Phân tích các chỉ tiêu hóa học và KLN trong đất: Phương pháp công phá mẫu đất phân tích Kim loại nặng của ASANO And KaTo (1977). Và đo bằng máy đo quang phổ hấp phụ nguyên tử. pH được đo bằng máy đo pH (horiba). Hàm lượng chất hữu cơ OM được đo bằng phương pháp chuẩn độ Mohr sau khi ô xi hoá mẫu bằng Kali Bicromat. 3.2.4. Tổng hợp vấn đề và hình thành bản đồ. Đó là bản đồ quy hoạch sử dụng đất có yếu tố môi trường. Xác định độ dốc của địa hình chọn vào bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng hệ thống sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn 4.1.1. Các quan điểm khai thác sử dụng đất đai Hệ thống sử dụng đất đai ở thành phố Lạng Sơn được xây dựng trên cơ sở: Đất đai là nền tảng và tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế xã hội, đời sống nhân dân, an ninh quốc phòng. Vì vậy, việc khai thác sử dụng đất đai, bố trí không gian trên phạm vi lãnh thổ phải phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn. Sử dụng đất đai phải phát huy được các lợi thế của địa phương, sử dụng tối ưu đất đai gắn với việc bảo tồn tài nguyên, đầu tư để phát triển lâu bền. Thành phố Lạng Sơn cũng giống như các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc khác, thực trạng công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá trong điều kiện có rất nhiều khó khăn, bất cập. Trong bối cảnh nền kinh tế thương mại hoá phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, đầu tư của Nhà nước rất hạn hẹp. Vì vậy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp thương mại và công nghiệp là mục tiêu trước mắt và cũng là mục tiêu lâu dài của Thành phố. Để sử dụng hết quỹ đất, sử dụng có hiệu quả, sử dụng bền vững cần phải xác định quan điểm chủ đạo về sử dụng quỹ đất. Có thể tổng quát một số quan điểm chủ đạo sử dụng quỹ đất như sau: 1. Quan điểm về sử dụng triệt để quỹ đất - Sử dụng triệt để, hợp lý và có hiệu quả quỹ đất hiện có theo các mục đích khác nhau, trên cơ sở ưu tiên đất cho sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Trong nông nghiệp: dựa trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư phát triển thuỷ lợi, nâng cao khả năng tưới tiêu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng các biện pháp thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Trước mắt phải giải quyết an toàn lương thực tại chỗ và từng bước nâng cao sản lượng nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo hướng nông nghiệp hàng hoá, 2. Quan điểm về chuyển mục đích sử dụng - Quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần thiết phải xây dựng và hình thành các khu công nghiệp khi kinh tế dịch vụ du lịch, đô thị hoá. Do đó phải dành một phần quỹ đất trong đó có đất nông nghiệp để chuyển sang việc xây dựng và phát triển trên cơ sở hạ tầng. Đây là xu hướng tất yếu đối với các địa phương, tuy nhiên cần phải quán triệt phương châm “Hạn chế mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp đặc biệt là đất lúa sang mục đích sử dụng khác”, vì ở thành phố Lạng Sơn quỹ đất trồng cây lương thực rất hạn hẹp so với các nơi khác. 3. Quan điểm sử dụng đất lâm nghiệp bảo vệ tài nguyên rừng. - Đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần tích cực vào việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, gắn liền với việc tạo cảnh quan cho các khu du lịch, khu di tích lịch sử văn hoá. - Đẩy mạnh việc khoanh nuôi, tái sinh rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng cường trồng cây phân tán, đai rừng phòng hộ, nâng cao tỷ lệ che phủ, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái. 4. Quan điểm sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường đất để sử dụng bền vững. - Trong việc sử dụng đất chuyên dùng phải hết sức tiết kiệm, tận dụng những cơ sở hiện có, sử dụng có hiệu quả và ổn định lâu dài. Dành quỹ đất thích hợp để xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm giáo dục, văn hoá thể thao, hệ thống đường giao thông để đảm bảo sự phát triển đồng bộ bền vững kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường sống, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và nghề phụ. - Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng các đô thị và khu dân cư nông thôn. Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo các quan điểm dân cư hiện tại với việc mở rộng các quan điểm dân cư mới, đảm bảo kế thừa truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn di tích lịch sử, công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh, từng bước cải thiện môi trường sống, đô thị và nông thôn. Khi khai thác sử dụng đất, khai thác tài nguyên (tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước…) phải chú ý và có biện pháp bảo vệ môi trường như: gắn việc khai thác tài nguyên với yêu cầu nghiêm ngặt bảo vệ môi trường. Sản xuất nông lâm nghiệp phải gắn với môi trường đất - nước - không khí - cây trồng hợp lý, tăng độ che phủ đất vào mùa mưa, tránh rửa trôi, xói mòn, tăng cường cải tạo độ phì nhiêu đất để sử dụng lâu dài và bền vững. 4.1.2. Định hướng sử dụng đất đai thành phố Lạng Sơn thời kỳ 1997 - 2010 * Nhu cầu sử dụng đất đai lâu dài Nhu cầu sử dụng đất đai lâu dài của thành phố Lạng Sơn được xác định dựa trên cơ sở chính sau đây: - Quy hoạch sử dụng đấtt cả nước đến năm 2010 (báo cáo đã trình Quốc hội phê duyệt năm 1996). Những định hướng về sử dụng đất cả nước và những vấn đề có liên quan đến sử dụng đất đai tỉnh Lạng Sơn. - Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 đã xác định trong báo cáo quy hoạch tổng thể tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 1996 - 2010. - Quy hoạch phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa bàn lãnh thổ Tỉnh. + Quy hoạch phát triển công nghiệp + Quy hoạch phát triển giao thông vận tải + Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và các dự án sản xuất + Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị + Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá - thể thao + Các quy hoạch, kế hoạch hoặc định hướng của 11 huyện, thị trong Tỉnh. - Hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai trong Thành phố - Những quy định pháp lý về sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và tài nguyên khác. - Các quan điểm khai thác sử dụng đất đã xác định. * Quan điểm sử dụng đất đai Dự báo đến năm 2010 dân số thành phố Lạng Sơn sẽ có khoảng 92 nghìn người. + Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội thành phố Lạng Sơn đến năm 2010 được đặt ra là: - Đến năm 2000: GDP/người đạt 360 - 390 USD/năm - Đến năm 2010: GDP/người đạt 900 - 1000 USD/năm + Các nhu cầu đời sống nhân dân về ăn, ở, đi lại, phúc lợi công cộng sẽ không ngừng cải thiện, hệ thống đô thị phát triển, bộ mặt nông thôn sẽ dần dần thay đổi, ổn định đời sống đồng bào dân tộc. + Môi trường sinh thái được quan tâm và dần dần cải thiện, diện tích đất trống đồi trọc sẽ được đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên cải tạo cảnh quan và môi trường sinh thái. Để đạt được những mục tiêu đó phương hướng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh được xác định như sau: ++ Đất nông nghiệp Theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Thành phố Lạng Sơn vẫn phải chuyển một phần đất đai đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác như: đất ở nông thôn, đất mở rộng đô thị, đất xây dựng khu công nghiệp và kiến thiết cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong sử dụng đất nông nghiệp luôn phải quán triệt quan điểm giữ vững và tăng thêm diện tích đất lúa, màu. Vì vậy, cần phải tiến hành đồng thời hai biện pháp: Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thâm canh tăng vụ trên đất lúa màu hiện có để bù lại diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang mục đích sử dụng khác. Đất nông nghiệp sẽ được sử dụng theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững với hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực trong vùng để đảm bảo an toàn lương thực, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai cần tập trung vào các vấn đề sau: - Cải tạo đất bằng chưa sử dụng: khảo sát cho thấy diện tích đất bằng chưa sử dụng ở huyện Chi Lăng có thể cải tạo dựa vào trồng cỏ để phát triển chăn nuôi với diện tích khoảng 1.500 ha, dựa vào trồng cây ăn quả khoảng 100 ha thuộc địa phận các xã Gia Lộc, Thường Cường, Hòa Bình… diện tích đất bằng chưa sử dụng ở các huyện khác không có khả năng khai thác sử dụng. - Cải tạo diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. - Giữ vững diện tích đất trồng lúa, lúa màu, đầu tư thâm canh trên cơ sở khai thác tốt các công trình thuỷ lợi hiện có và tăng cường khả năng tưới để nâng cao hệ số sử dụng đất và năng suất cây trồng. - Trên diện tích đất nương rẫy, cần được quy hoạch trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Tuy nhiên, để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả phải mở rộng và ổn định thị trường, cần phải bố trí hợp lý những vùng sản xuất tập trung đảm bảo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, phấn đấu để sản xuất nông lâm nghiệp thành sản xuất hàng hoá. - Bố trí đa dạng hoá cây trồng theo mô hình nông nghiệp đa canh, nông lâm kết hợp, phát triển kinh tế trang trại, vườn rừng để tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm cũng như nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi, dịch vụ hàng hoá xuất khẩu. Việc xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng sẽ hạn chế thấp các rủi ro và cũng có tác động tốt đến môi trường và bảo độ phì nhiêu đất. ++ Đất lâm nghiệp - Trên đất lâm nghiệp hiện trạng phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt chống khai thác, chặt phá bừa bãi, đốt rừng làm rẫy. Bảo vệ rừng đầu nguồn, tổ chức giao đất, giao rừng để khoanh nuôi và đẩy nhanh tốc độ tái sinh rừng. - Trên đất trống đồi trọc phải có các chính sách cụ thể, đối với việc trồng các loại rừng, để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp với việc tăng cường trồng cây phân tán tại các vùng dân cư nông thôn, thành thị, khu công cộng… để nâng cao độ che phủ rừng lên khoảng 40%, góp phần tạo nên môi trường sinh thái trong lành. - Để bảo vệ rừng, trồng rừng, phục hồi và phát triển đất rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp cần thiết phải xác định rõ cơ cấu các loại rừng và có các chính sách hợp lý để đảm bảo cuộc sống, khuyến khích người nông dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng cụ thể là: + Ổn định dân cư trên các vùng cao, đi vào sản xuất nông lâm kết hợp cùng với việc bảo vệ, khoanh nuôi rừng đảm bảo đời sống, giảm đói nghèo. + Đối với rừng sản xuất phải là cây kinh tế, cây đặc sản phù hợp với thị trường, phải có hợp đồng giữa nhà nước và người dân để đảm bảo lợi ích chung. + Đối với rừng phòng hộ phải có sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo đời sống nhân dân. + Xem xét về mặt giá cả cho người sử dụng đất phải cụ thể trên từng vùng phù hợp với tiềm năng đất rừng khác nhau. ++ Đất chuyên dùng Theo dự báo đến năm 2010 nhu cầu đất chuyên dùng trong thành phố sẽ tăng tập trung nhiều nhất vào đất xây dựng các khu công nghiệp, đất giao thông, đất an ninh quốc phòng, đất khai thác khoáng sản… * Đất xây dựng Đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá, diện tích đất xây dựng sẽ tăng lên để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở đô thị, các công trình công ở nông thôn (trụ sở uỷ ban, trường học, trạm y tế…) và các khu công nghiệp tập trung. * Đất đô thị Từ nay đến năm 2010 Thành phố được quy hoạch và mở rộng Khu kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt tháng 9/1997 với quy mô diện tích 20700 ha. * Đất khu dân cư nông thôn Dự báo năm 2010 dân số Lạng Sơn sẽ có khoảng 92 nghìn người. Dự kiến các hộ ở vùng nông thôn có mức đất ở khoảng 400 m2/hộ, những hộ ở tập trung tại các cụm kinh tế - xã hội, các thị trấn thị tứ sẽ có định mức đất ở khoảng 180 m2/hộ. * Định hướng khai thác đất chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng dự kiến đến năm 2010 sẽ khai thác được khoảng 60% quỹ đất này đưa vào trồng rừng, khoanh nuôi, phục hồi rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp cây lấy gỗ theo mô hình nông lâm kết hợp. Trong đó chú trọng trồng cây đặc sản, trồng rừng sản xuất… 4.1.3. Thực trạng sử dụng đất thành phố Lạng Sơn Bảng 4.1. Hệ thống sử dụng đất thành phố Lạng Sơn tính đến cuối năm 2006 Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) 1, Đất nông nghiệp Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm 1252,7 1111,9 140,8 15,7 88,7 11,3 2, Đất rừng Rừng sản xuất Rừng phòng hộ 1969,3 1928,4 40,9 24,7 97,9 2,1 3, Đất nuôi trồng thuỷ sản 50,3 0,1 4, Đất ở đô thị 305,8 3,8 5, Đất ở nông thôn 158,7 1,9 6, Đất chuyên dùng Xây dựng Giao thông Thuỷ lợi Văn hoá Quốc phòng Nghĩa trang 618,2 159,1 245,2 79,8 17,2 76,7 23,9 7,7 25,7 39,6 12,9 2,8 12,4 3,8 7, Đất chưa sử dụng Đất bằng Đất núi Sông suối Núi đá 3613,8 21,8 3275,6 279,8 36,4 46,3 0,6 90,6 7,7 1,6 Tổng số 7.968,8 Cơ cấu (%) diện tích đất năm 2001. Cơ cấu (%) diện tích đất năm 2006. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) giai đoạn 2001 – 2010. Kết quả phân tích hệ thống sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn (2006) cho thấy: - Diện tích đất nông nghiệp có 1252 ha, chiếm 15,7% diện tích đất tự nhiên của toàn Thành phố. Trong đó đất trồng cây hàng năm có 1113 ha chiếm 88,7% quỹ đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có 14,0 ha. - Đất rừng ở thành phố Lạng Sơn có 1969 ha, chiếm 24,7% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Thành phố, nếu đối chiếu với yêu cầu xây dựng thành phố Lạng Sơn trở thành thành phố an toàn vì điều kiện sinh thái diện tích rừng ở đây cần mở rộng hơn nữa, đáng chú ý ở đây là thành phố Lạng Sơn diện tích rừng sản xuất chiếm ưu thế 97,9% còn rừng phòng hộ chỉ chiếm 2,1%. - Đất nuôi trồng thuỷ sản ở thành phố Lạng Sơn có 5,02 ha chiếm 0,1%, tuy vậy diện tích nuôi trồng thuỷ sản được chú ý khai thác nhưng mục đích môi trường tạo cảnh quan, vui chơi giải trí cho dân Thành phố là hết sức quan trọng. - Đất ở đô thị ở thành phố Lạng Sơn có 305 ha, bình quân 1 nhân khẩu có 55,6 m2, đất ở nông thôn có 158 ha, bình quân 1 nhân khẩu có 100 m2, với diện tích đất ở như trên được xem là rộng có đủ điều kiện để xây dựng khu dân cư xanh, sạch và đẹp. - Đất chuyên dùng ở thành phố Lạng Sơn hiện có 618 ha chiếm 7,7% quỹ đất tự nhiên của Thành phố. Đáng chú ý là quỹ đất giao thông 245 ha chiếm 39,6% quỹ đất chuyên dùng. ở đây chúng tôi thấy sự thiếu vắng hệ thống cây xanh trong Thành phố bao gồm cây xanh dọc theo các tuyến đường, cây xanh trồng quanh nhà máy… góp phần hình thành một Thành phố an toàn về sinh thái. - Quỹ đất chưa sử dụng ở thành phố Lạng Sơn còn 3618 ha chiếm 46,3% tổng quỹ đất tự nhiên, đáng chú ý là có 21,8 ha đất bằng và 3,275 ha đất trống đồi trọc, loại đất này có độ phì tự nhiên vẫn thấy hiện còn bỏ hoang. Thực trạng sử dụng đất như trên đã góp phần hình thành môi trường Thành phố, sẽ được đề cập ở mục 3.2. 4.1.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất phường Đông Kinh 4.1.4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 a. Mục tiêu phát triển Phát huy sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân dân đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội, đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục - đào tạo, giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm và tệ nạn xã hội, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đặc biệt xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo toàn Đảng bộ và toàn dân trên địa bàn phường, tất cả vì sự ổn định và phát triển. b. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 * Chỉ tiêu kinh tế - Nhịp độ tăng truởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 15% xây dựng, thủ công nghiệp tăng 20%, nông lâm nghiệp tăng 5%. - Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đến năm 2010 đạt 1.300 USD/năm trở lên. - Giá trị dịch vụ tăng 3 lần trở lên. - Phấn đấu tổng thu nhập ngân sách Nhà nước hàng năm bình quân trên 10% * Chỉ tiêu xã hội - Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện phổ cập trung học phổ thông. - Tiếp tục duy trì trường chuẩn, tiểu học và phấn đấu trường trung học cơ sở đạt chuẩn vào cuối năm 2006. - Phân đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế vào cuối năm 2005. - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 9%. - Giảm tỷ lệ sinh tự nhiên hàng năm xuống còn 7%. - Số hộ được nghe đài, xem truyền hình đạt 100%. - Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo (theo tiêu chí mới), không còn nhà tạm, nhà dột nát. 4.1.4.2. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm 2010 a. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn đến năm 2010, quy hoạch phát triển của các ngành và định mức sử dụng đất cho một số lĩnh vực… tính toán được nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của phường Đông Kinh tăng 37,774 ha tập trung ở một số lĩnh vực sau: - Nhu cầu đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,204 ha; - Nhu cầu đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 3,180 ha. - Nhu cầu đất cơ sở văn hoá: 0,083 ha. - Nhu cầu đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 1,041 ha. - Nhu cầu đất chợ : 0,096 ha. - Nhu cầu đất thể dục thể thao : 0,621 ha. - Nhu cầu đất ở : 12,437 ha. - Nhu cầu đất giao thông: 20,112ha. (Chi tiết xem biểu 01/NC - QH) b. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất Theo tổng hợp và dự báo về nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. Đông Kinh có đủ khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất của phường nhờ sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý, vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng đất vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội. 4.1.4.3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất. a. Diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội * Nhóm đất nông nghiệp Hiện tại diện tích đất nông nghiệp đang được đầu tư sản xuất rất hiệu quả nhưng để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường, của Thành phố đến năm 2010 theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – thủ công nghiệp, đáp ứng cho mục đích chỉnh trang phát triển đô thị của Thành phố, trong những năm tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm dần theo từng năm sang sử dụng vào mục đích đất ở, đất chuyên dùng. Tuy nhiên khi đất nông nghiệp chuyển hết sang đất phi nông nghiệp thì Thành phố, phường cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Những lao động có trình độ chuyển vào Khu công nghiệp địa phương số 1, chuyển sang sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp. Số còn lại chuyển sang kinh doanh thương mại, dịch vụ. - Diện tích đất trồng lúa nước còn lại giảm 1,910 ha. Trong đó chuyển sang đất cơ sở giáo dục - đào tạo ở Khối 4 là 0,208 ha; đất thể dục thể thao ở khối 4 là 0,248 ha; đất ở 0,578 ha; đất giao thông 0,876 ha. - Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 24,140 ha. Trong đó chuyển sang đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,204 ha ở Khối 9; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,180 ha ở Khối 8; đất giáo dục 0,105 ha ở Khối 4; đất thể dục thể thao 0,256 ha ở Khối 3, Khối 4 và Khối 10; đất ở 10,675 ha; đất giao thông 8,992 ha. - Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 0,600 ha do chuyển sang đất ở. - Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 sẽ giảm 1,055 ha. Trong đó chuyển sang đất chợ 0,096 ha; đất thể dục thể thao 0,117 ha; đất giao thông 0,842 ha. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản còn lại 3,210 ha. - Đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp vẫn giữ nguyên là 10,010 ha. (Chi tiết xem biểu 02/QH và biểu 01/NC - QH) * Nhóm đất phi nông nghiệp. Đất ở Trên cơ sở tổng hợp và cân đối nhu cầu đất ở đến năm 2010, trên địa bàn phường và dự báo về phát triển dân số đến năm 2010 phường có khoảng 12181 nhân khẩu tương đương 3045 hộ. Trong đó có khoảng 951 hộ có nhu cầu đất ở (186 hộ tăng tự nhiên, 377 hộ tăng cơ học, 388 hộ do bị giải toả). Với định mức đất nhà ở là 60 - 80 m2/hộ, đất biệt thự nhà vườn là 300m2/hộ thì diện tích cần tăng thêm cho nhu cầu đất ở trên địa bàn toàn phường đến năm 2010 là 12,437 ha. Trong đó lấy vào đất trồng lúa nước còn lại 0,578 ha; đất cây hàng năm khác 10,675 ha; đất trồng cây lâu năm 0,600 ha; đất khu công nghiệp 0,464 ha; đất bằng chưa sử dụng 0,120 ha; Tiểu khu TĐC Khối 9; Khu Đô thị mới Nam Nguyễn Đình Chiểu. Đến năm 2010, đất ở đô thị bị thu hồi là 9,043 ha do chuyển sang đất giao thông. (Chi tiết xem biểu 01/NC -QH, 02/NC- QH) Như vậy tổng diện tích đất ở đô thị đến năm 2010 phường Đông Kinh là 98,774 ha tăng 3,394 ha so với hiện trạng. Đất chuyên dùng + Đất xây dựng trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp Với mục tiêu đảm bảo tốt cho công tác quản lý nhà nước cũng như đáp ứng đủ, hợp lý nhu cầu về diện tích xây dựng các trụ sở phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Trong kỳ quy hoạch xây dựng mới trụ sở UBND phường diện tích 0,204 ha lấy từ đất trồng cây hàng năm khác ở Khối 9 (tờ 27, thửa 36). Bên cạnh đó diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cũng bị thu hồi 0,030 ha do chuyển sang đất xây dựng trụ sở nhà văn hoá các Khối 1, Khối 2, Khối 3. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất trụ sở cơ quan là 6,114 ha tăng 0,174 ha so với hiện trạng và chiếm 7,21% diện tích đất chuyên dùng. (Chi tiết xem biểu 01/NC - QH) + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Trong kỳ quy hoạch đến 2010 diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 3,180 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác ở Khối 8 sang xây dựng Cụm công nghiệp địa phương số 1. Bên cạnh đó diện tích đất này cũng bị giảm 0,534 ha do chuyển sang sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 1, chuyển sang đất ở. Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 13,436 ha chiếm 15,85% diện tích đất chuyên dùng, tăng 2,646 ha so với hiện trạng. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng Đất giao thông - Mở mới bến xe khách phía Đông Thành phố (khối 8) với diện tích 4,700 ha lấy vào đất cây hàng năm khác 4,000 ha; đất trồng lúa nước còn lại 0,700 ha. - Mở rộng: + Mở rộng Quốc lộ 1A (Khối 8) dài 0,8 km, rộng 50 m, diện tích tăng thêm 1,600 ha lấy từ đất trồng cây hàng năm khác 0,460 ha; đất ở đô thị 0,570 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 0,570 ha. + Mở rộng Quốc lộ 4B với diện tích tăng thêm là 0,092 ha lấy từ đất ở đô thị. + Mở rộng đường Chu Văn An đoạn từ Phai Vệ đi Lý Thái Tổ (Khối 5) dài 0,28 km, rộng 27 m, diện tích tăng thêm 0,252 ha lấy từ đất ở đô thị. + Mở rộng đường Nguyễn Du dài 1,41 km, rộng 27 m diện tích tăng thêm 1,269 ha lấy vào đất ở đô thị. + Mở rộng đường Ngô Quyền (Khối 8) đoạn từ Quốc lộ 1A đến ranh giới Thành phố dài 0,86 km, rộng 13,5 m, diện tích tăng thêm là 0,301 ha lấy vào đất ở đô thị. + Mở rộng đường Ngô Gia Tự đoạn từ Nguyễn Du đến Bà Triệu dài 0,22 km, rộng 17 m, diện tích tăng thêm 0,110 ha lấy vào đất ở đô thị. - Làm mới: + Làm mới đường Chu Văn An kéo dài đoạn từ Lý Thái Tổ đi Khu đô thị mới Nam Nguyễn Đình Chiểu (Khối 5, Khối 9) dài 1,0 km rộng 27 m, diện tích tăng thêm 2,700 ha lấy từ các loại đất trồng cây hàng năm khác 1,581 ha; đất ở đô thị 1,119 ha. + Làm mới đường số 6 (qua Chi cục thuế và Thi hành án) dài 0,16 km rộng 17 m, diện tích tăng thêm 0,272 ha lấy từ loại đất nuôi trồng thuỷ sản ở Khối 10. + Làm mới đường số 1 đoạn từ Ngô Quyền đến Khu công nghiệp địa phương số 1 dài 0,57 km, rộng 27 m, diện tích tăng thêm 1,539 ha lấy vào các loại đất trồng lúa nước còn lại 0,149 ha; đất trồng cây hàng năm khác 1,032 ha; đất ở đô thị 0,056 ha; đất mặt nước chuyên dùng 0,302 ha. + Làm mới đường Nguyễn Du 2 dài 1,01 km, rộng 17 m, diện tích tăng thêm 1,717 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 0,183 ha; đất ở đô thị 1,534 ha. + Làm mới đường vòng qua trụ sở UBND phường cũ (Khối 2) dài 0,16 km rộng 17 m, diện tích tăng thêm 0,272 ha lấy từ các loại đất trồng lúa nước còn lại 0,027 ha; đất ở tại đô thị 0,245 ha. + Làm mới đường nội bộ (Khối 1, khối 2, khối 5, khối 9) diện tích tăng thêm 4,418 ha lấy vào các loại đất trồng cây hàng năm khác 1,524 ha; đất ở đô thị 2,837 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,057 ha. - Đường giao thông trong các ngõ xóm diện tích tăng thêm 0,870 ha lấy từ các loại đất trồng cây hàng năm khác 0,212 ha; đất ở đô thị 0,658 ha. Như vậy diện tích đất giao thông vào năm 2010 sẽ là 58,182 ha, chiếm 89,89% diện tích đất có mục đích công cộng. (Chi tiết xem biểu 01/NC - QH và 02/NC - QH) + Đất xây dựng các công trình văn hoá. Để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng cao của dân cư trong phường cũng như trong Thành phố đảm bảo mỗi khối phố có một nhà văn hoá. Ngoài diện tích công viên cây xanh được đầu tư xây dựng dọc ven sông Kỳ Cùng, trong kỳ quy hoạch sẽ đầu tư xây dựng và mở rộng thêm diện tích đất nhà văn hoá là 0,083 ha. Cụ thể: - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 1 với diện tích 0,013 ha lấy từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất Công ty Xuất nhập khẩu – Tờ 6, thửa 03). - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 2 diện tích à 0,015 ha lấy từ đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (Đất trụ sở UBND phường cũ). - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 3 diện tích 0,015 ha lấy từ đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (Đất Hội y học dân tộc – Tờ 35, thửa 52, 69). - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 9 diện tích 0,040 ha lấy vào đất nghĩa trang, nghĩa địa gia đình ông Hoàng Văn Linh (Tờ 42, thửa 67). Ngoài ra ở các khu tái định cư Khối 9, khu tái định cư Nam Nguyễn Đình Chiểu, khu tái định cư Pò Luông cũng được đầu tư xây dựng các công viên cây xanh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, sân tập thể thao, siêu thị… phục vụ cho dân cư trong và gần các khu tái định cư. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất cơ sở văn hoá của phường tăng 0,083 ha chiếm 0,13% diện tích đất công cộng. + Đất cơ sở giáo dục và đào tạo Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu truường lớp cũng như diện tích cho mỗi học sinh theo quy định, trong kỳ quy hoạch này diện tích dành cho phát triển ngành giáo dục tăng thêm 1,023 ha trong đó : - Mở mới trường mầm non Khối 4 với diện tích 0,313 ha lấy vào đất trồng lúa nước còn lại 0,208 ha ; đất trồng cây hàng năm khác 0,105 ha (Tờ 28, thửa 72, 66, 65, 35, 37) ; (chi tiết xem biểu 01/NC - QH). - Mở rộng trường Trung học Việt Bắc và trường Tiểu học Đông Kinh lấy vào đất trường Trung học cơ sở Đông Kinh với diện tích 0,456 ha (Tờ 18, thửa 29). - Mở mới Trường Trung học cơ sở Đông Kinh sẽ đuợc xây dựng tại Khối 9 với diện tích là 0,728 ha lấy từ đất trồng cây hàng năm khác (Tờ 37, thửa 18 ; 19 ; 64 ; 65 ; 66 ; 67 ; 68 ; Tờ 43, thửa 20 ; 21 ; 22 ; 23 ; 24 ; 25). Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 5,271 ha, chiếm 8,14% diện tích đất có mục đích công cộng. Bảng 4.2. Diện tích và cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2010 Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 Đất phi nông nghiệp PNN 208,075 100,00 Đất ở OTC 98,774 47,47 Đất ở tại nông thôn ONT - - Đất ở tại đô thị ODT 98,774 100,00 Đất chuyên dùng CDG 84,783 40,75 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 6,114 7,21 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,510 0,60 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 13,436 15,85 Đất khu công nghiệp SKK 13,106 97,54 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,330 2,46 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS - - Đất sản xuất VLXD SKX - - Đất có mục đích công cộng CCC 64,723 76,34 Đất giao thông DGT 58,182 89,89 Đất thuỷ lợi DTL - - Đất tải năng lượng, truyền thông DNT - - Đất cơ sở văn hoá DVH 0,083 0,13 Đất cơ sở y tế DYT 0,470 0,73 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 5,271 8,14 Đất cơ sở thể dục-thể thao DTT 0,621 0,96 Đất chợ DCH 0,096 0,15 Đất di tích, danh lam thắng cảnh LDT - - Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC - - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,980 0,95 Đất sông, suối và mặt nước CD SMN 22,538 10,83 Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) giai đoạn 2001 – 2010. + Đất cơ sở thể dục thể thao  Để đảm bảo cho mỗi khu vực có một sân luyện tập, trong kỳ quy hoạch sẽ xây dựng, mở rộng thêm diện tích đất cơ sở thể dục thể thao tăng 0,621 ha trong đó : Xây dựng sân luyện tập thể thao diện tích 0,388 ha (Khối 4) lấy từ đất lúa còn lại 0,248 ha; hàng năm khác 0,123 ha; nuôi trồng thuỷ sản 0,017 ha (Tờ 28, thửa 41, 43, 44 – Tờ 18, thửa 14, 15, 08, 106, 107, 108) Xây dựng sân thể thao Khối 3 với diện tích 0,080 ha lấy vào diện tích đất trồng cây hàng năm khác Xây dựng sân thể thao Khối 4 với diện tích 0,051 ha lấy từ đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản (Tờ 18, thửa 71) Xây dựng sân thể thao Khối 10 với diện tích 0,102 ha lấy từ đất hàng năm khác 0,053 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 0,049 ha (Tờ 11, thửa 70, 71) Như vậy đến năm 2010 diện tích đất cơ sở thể dục thể thao 0,621 ha, chiếm 0,96% diện tích đất có mục đích công cộng. (chi tiết xem biểu 01/NC - QH). + Đất chợ Trong kỳ quy hoạch, mở mới chợ xép (khối 10) diện tích 0,096 ha lấy vào đất mặt nuớc nuôi trồng thuỷ sản đất ao Coóc Bẻ (tờ bản đồ 31, thửa 181), chiếm 0,15% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đến năm 2010 đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn phường 1,980 ha giảm 0,040 ha do chuyển sang đất cơ sở văn hoá ở khối 9. * Nhóm đất chưa sử dụng Với quan điểm sử dụng đất tiết kiệm, khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch khai thác, cải tạo 0,120 ha đất bằng chưa sử dụng trên địa bàn phường đưa vào sử dụng làm đất ở. Như vậy đến năm 2010 trên địa bàn phường không còn diện tích đất chưa sử dụng b. Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch Trong kỳ quy hoạch, trên địa bàn phường Đông Kinh có một số loại đất không thay đổi mục đích sử dụng. Cụ thể: * Đất nông nghiệp: - Đất có rừng trồng sản xuất: 10,010 ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,205 ha. - Đất nông nghiệp khác: 1,730 ha. * Đất phi nông nghiệp: - Đất ở tại đô thị: 86,337 ha. - Đất chuyên dùng: 59,446 ha. + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 5,910 ha. + Đất quốc phòng, an ninh: 0,510 ha. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 10,256 ha. + Đất có mục đích công cộng: 42,770 ha. - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: 1,980 ha; - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 22,538 ha. (Chi tiết xem biểu 06/QH) c. Diện tích chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch. Trong kỳ quy hoạch đến năm 2010 phường Đông Kinh có 27,705 ha đất chuyển mục đích sử dụng. Trong đó tập trung chủ yếu là chuyển đổi từ các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 26,650 ha trong đó đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất phi nông nghiệp là 26,050 ha; đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất phi nông nghiệp là 0,600 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất phi nông nghiệp là 1,055 ha. (chi tiết xem biểu 07/QH) d. Diện tích phải thu hồi trong kỳ quy hoạch Để đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đất của phường đến năm 2010. Diện tích đất cần phải thu hồi trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của phường Đông Kinh là 36,848 ha chia ra các loại cụ thể sau. * Đất nông nghiệp: 27,705 ha, trong đó: - Thu hồi đất trồng cây hàng năm là: 26,050 ha. - Thu hồi đất trồng cây lâu năm : 0,600 ha. - Thu hồi đất có mặt nuớc nuôi trồng thuỷ sản: 1,055 ha. * Đất phi nông nghiệp 9,143 ha, trong đó: - Thu hồi đất ở tại đô thị: 9,043 ha. - Thu hồi đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,030 ha. - Thu hồi đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 0.070 ha. (Chi tiết xem biểu 08/QH) đ. Diện tích chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. Diện tích đất chưa sử dụng của phường 0,120 ha là diện tích đất bằng chưa sử dụng, xác định về vị trí trong thời gian tới có thể chuyển sang mục đích đất ở. 4.1.4.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất Diện tích hiện trạng sử dụng đất của phường được điều tra, rà soát và cập nhật sử dụng đất đến cuối năm 2005, vì vậy trong quá trình quy hoạch chỉ cập nhật các công trình thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010. Cho nên phân kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của phường chỉ có kỳ kế hoạch cuối 2006 - 2010 và chính là phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của phường. 4.1.4.5. Các biện pháp, giải pháp thực hiện Để đảm bảo phương án quy hoạch sử dụng đất của phường có tính khả thi dưới góc độ quản lý nhà nước về đất đai cần quan tâm và thực hiện một số giải pháp sau: a. Giải pháp về vốn Chính sách tạo vốn đầu tư phải hướng vào việc khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị liên kết đầu tư. - Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách của nhà nước kể cả trung ương và của tỉnh, thành phố. - Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân để phát triển kinh tế, có chính sách khuyến khích nhân dân mạnh dạn, an tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. - Phát triển các hình thức công ty cổ phần thu hút vốn từ nhiều nguồn tạo môi trường thuận lợi để vốn được chuyển dịch dễ dàng. - Tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho công ty nước ngoài liên doanh với các đơn vị kinh tế trong Tỉnh. - Vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp nên dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng, ưu tiên cho các công trình giao thông, liên lạc cấp điện, cấp thoát nước... b. Giải pháp về chính sách đầu tư Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, chính sách thị trường là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Trong xu thế hội nhập kinh tế, chính sách thị trường phải hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết giữa thị trường của phường với Thành phố, thị trường trong nước với nước bạn. - Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá đặc trưng của Tỉnh và hàng hoá trong nước, một mặt khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, đa dạng hoá các hoạt động vận chuyển hàng hoá phục vụ nhân dân trong phường và Thành phố. c. Phát triển nguồn nhân lực Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động vừa là mục tiêu xã hội vừa là yếu tố cần thiết cho sự phát triển; tích cực đào tạo đội ngũ lao động có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao, năng động phù hợp với sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Xây dựng mới các trung tâm đào tạo nghề, có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ đối với đối tượng học nghề ở các khu vực nhân dân phải giải toả, di dời nơi ở cũ, chuyển đổi nghề nghiệp nhất là những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất. Số lao động nông nghiệp không có khả năng lao động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ về vốn để tự kinh doanh, buôn bán phát triển dịch vụ, thương mại. d. Tổ chức thực hiện quy hoạch Sau khi quy hoạch sử dụng đất của phường được phê duyệt, cần được quán triệt và phổ biến rộng rãi trong các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân. Tiến hành lập các dự án đầu tư cụ thể để đưa vào kế hoạch thực hiện. Sắp xếp thứ tự ưu tiên những dự án cấp bách cần làm trước, dự án thuộc ngành nào giao cho ngành đó chịu trách nhiệm. Sau khi quy hoạch đất đai được phê duyệt cần tuyên truyền phổ biến công khai các chỉ tiêu đất đai theo quy hoạch, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng cần tiến hành khẩn trương và minh bạch để các cấp, các ngành và người dân thực hiện tốt theo đúng pháp luật. 4.1.4.6. Cân đối nguồn thu, chi từ quỹ đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất a. Cơ sở tính toán Cơ sở để tính toán nguồn thu chi do chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch được dựa vào các căn cứ sau: - Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Quyết định số 40/2005/ QĐ-UB ngày 28/12/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. b. Phương pháp tính toán * Tính nguồn thu Các nguồn thu từ đất đợc xác định do thực hiện một số công tác sau: Giao đất ở đô thị, cho thuê đất công nghiệp; cho thuê đất thương mại, dịch vụ du lịch. - Giá thu tiền giao đất ở đô thị: - Giá thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trong nước = 0,5% ữ 0,7%/năm x giá đất chuyên dùng (tương đương với giá thu tiền khi giao đất ở). Số năm tính tiền thuê đất của thời kỳ quy hoạch 2005 - 2010 trung bình là 3 năm. - Giá thuê đất đối với các tổ chức nước ngoài, tổ chức liên doanh với nước ngoài = 0,02 USD/m2/năm. Số năm tính cho thuê như trên. * Tính chi phí đền bù Chỉ tính đền bù đối với các diện tích thu hồi của các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn. Đất chưa sử dụng và các loại đất giao thông, thuỷ lợi, nghĩa trang, nghĩa địa đưa vào mục đích sử dụng khác không tính chi phí đền bù. - Đối với đất trồng cây hàng năm mức đền bù: 44.000 đồng/m2 - Đối với đất ở tại đô thị: 1.300.000 đồng/m2 - Đối với các loại đất chuyên dùng thuộc diện đền bù: Tính bằng giá đền bù đối với đất ở trong cùng khu vực (trên đây là giá sau Luật Đất đai năm 2003) theo QĐ số 40/2005/QĐ-UB ngày 28/12/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. c. Kết quả tính toán * Tính nguồn thu + Tiền giao đất ở mới khu vực đô thị: 1.300.000 đ/m2 x 8,665 ha x 30% = 33.794 triệu đồng. + Tiền đấu giá 3.000.000đ/m2 x 4,50 ha x 90% = 121.500 triệu đồng. + Tiền thuê đất dịch vụ thương mại, du lịch: 3.000.000 đ/m2 x 3,18 ha x 0,7% x 3 = 2.003 triệu đồng. Tổng thu là: 155.294 triệu đồng * Tính chi phí đền bù + Đất nông nghiệp: 44.000 đ/m2 x 24,525 ha = 10.791 triệu đồng. + Đất ở đô thị: 1.300.000 đ/m2 x 9,043 ha = 117.559 triệu đồng. Tổng chi phí: 128.350 triệu đồng d. Cân đối thu chi từ đất Thực tế trong những năm qua, trên địa bàn phường còn gặp nhiều khó khăn, chưa tận thu hết được nguồn thu từ đất, hàng năm chỉ đạt khoảng trên dưới .... tỷ đồng. Tuy nhiên trong phương án quy hoạch này, việc phát triển mở rộng và hình thành các đô thị mới cùng với các biện pháp hữu hiệu tận thu, nguồn thu từ đất sẽ tăng lên. Dự kiến cân đối thu chi từ đất như sau: Tổng số tiền thu từ giao đất, cho thuê đất: 155.294 triệu đồng. Tổng số tiền chi từ đền bù : 128.350 triệu đồng. Tổng thu - Tổng chi = 26.944 triệu đồng. 4.2. Hiện trạng môi trường thành phố Lạng Sơn Để so sánh, trong phần này chúng tôi dựa vào 2 nguồn tài liệu. Nguồn 1: Số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Lạng Sơn khảo sát năm 2004. Nguồn 2: Số liệu trực tiếp khảo sát, phân tích cuả tác giả năm 2006 4.2.1. Phân tích số liệu giai đoạn trước năm 2006 4.2.1.1. Môi trường nước * Nước mặt Thành phố Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua, kết quả phân tích chất lượng nước được giới thiệu ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Chất lượng nước sông Kỳ Cùng TT Tên chỉ tiêu Đơn v ị TCVN 6773- 2000 Kết quả phân tích các kim loại nặng nước sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố Lạng Sơn xxx xxx As mg/l 0.05 0.1 0.054 0.059 0.067 0.045 0.054 0.053 Cd mg/l 0.01 0.02 0.0003 0.0003 0.0002 0.0003 0.0002 0.0002 3 Cr mg/l 0,05 0,05 0,002 0,002 0,003 0,002 0,002 4 Cu mg/l 0,1 1,0 0,015 0,009 0,005 0,006 0,020 5 Hg mg/l 0,0001 0,002 0,0038 0,0038 0,0041 0,0016 0,0016 6 Mn mg/l 0,1 0,8 0,782 0,449 0,421 0,519 0,311 7 Ni mg/l 0,1 1,0 0,118 0,127 0,147 0,089 0,127 8 Pb mg/l 0,05 0,1 0,288 0,259 0,306 0,281 0,250 9 Zn mg/l 1,0 2,0 0,223 0,205 0,198 0,162 0,493 3 Cr mg/l 0,05 0,05 0,002 0,002 0,003 0,002 0,002 4 Cu mg/l 0,1 1,0 0,015 0,009 0,005 0,006 0,020 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Ký hiệu mẫu M1: Sông Kỳ Cùng tại chân cầu Mai Pha M2: Khu vực cầu Đông Kinh M3: Khu vực cầu Kỳ Lừa M4: Sông Kỳ Cùng tại khu vực bệnh viện đa khoa tỉnh M5: Khu vực đập Thác Trà M6: Suối chảy từ bãi rác Kéo Tờu ra sông Kỳ Cùng Kết quả phân tích nước sông Kỳ Cùng năm 2004 và năm 2005 chảy qua thành phố Lạng Sơn cho thấy: phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước sông tại cầu Mai Pha, cầu Kỳ Lừa, cầu Đông Kinh đến đập Thác Trà cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Quy định của TCVN 6773-2000 đối với nguồn nước mặt loại A. Riêng chỉ tiêu pH hơi thấp. Các chỉ tiêu hữu cơ như BOD, COD, và DO không đáp ứng yêu cầu đối với nguồn nước mặt loại A, nhưng nằm trong giới hạn cho phép đối nguồn nước mặt loại B. Độ khoáng hoá dao động trong khoảng tương đối lớn từ 50 – 160 mg/l. Cặn lơ lửng dao động trong khoảng từ 50 – 60 mg/l. NH+4 dao động trong khoảng 0.14 - 0.39 mg/l, nồng độ NO-2 dao động trong khoảng 0.008 - 0.12 mg/l, nồng độ NO-3 dao động trong khoảng 0,4 – 0,9 mg/l; Nông độ PO3-4 dao động trong khoảng 0,20 – 0,56 mg/l. Dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ trong nước sông được biểu thị qua chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu ôxy hoá sinh hoá) và COD (nhu cầu oxy hoá hoá học). Kết quả phân tích mẫu trên sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố Lạng Sơn cho thấy, BOD5 dao động trong khoảng 9,12 – 0,16 mg/l, tuy thấp hơn tiêu chuẩn cho phép theo quy định của TCVN 6773-2000 đối với nguồn nước mặt loại B, nhưng không đáp ứng yêu cầu đối với nguồn nước mặt loại A. Các hàm lượng kim loại nặng trong nước sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố Lạng Sơn như Cd, Pb, Hg, Zn cao hơn TCCP. Thành phố Lạng Sơn có 2 hệ thống chức nước lớn, kết quả phân tích chất lượng nước được giới thiệu ở tập 3, 2. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng hồ ở thành phố Lạng Sơn đều nằm trong giới hạn cho phép quy định TCVN 5942 – 1995 đối với nguồn nước mặt loại B. Nước hồ có tính kiềm nhẹ, độ pH dao động trong khoảng 6,23 – 7,0, độ khoáng hoá dao động trong khoảng 20 – 140 mg/l, oxy hoà tan là 4,39 - 6,71 mg/l. Nồng độ Nitơrit (0,002 – 0,035 mg/l), Nitơrat NO3 (0,3 – 1,0 mg/l) và Photphat PO3-4 (0,14 – 3,0 mg/l) đều nằm trong giới hạn nước thiên nhiên. Các chỉ tiêu BOD5 dao động từ 11,2 – 18,6 mg/l và COD từ 15,0 – 59,0 mg/l đều vượt giới hạn cho phép đối với nước mặt loại A. Nước hồ đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Hàm lượng các kim loại nặng như Cd, Pb, Hg còn thấp. Bảng 4.4. Chất lượng nước các hồ chứa ở thành phố Lạng Sơn Tên thông số Đơn vị Nà Tâm Tp Lạng Sơn Phai Loạn Tp Lạng Sơn pH - 6,23 7,01 TDS mg/l 20 140 DO mg/l 4,39 6,71 BOD5 mg/l 11,2 38,6 COD mg/l 15 59 NH+4 mg/l 0,45 1,12 NO-2 mg/l 0,02 0,035 NO3- mg/l 0,7 1,0 PO3-4 mg/l 0,14 3,0 Zn mg/l 0,01 0,04 Pb mg/l 0 - Cd mg/l 0,006 - Hg g/l 1,573 - (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) * Nước ngầm: Kết quả phân tích 6 mẫu nước ngầm ở thành phố Lạng Sơn cho thấy phần lớn các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép cho quy định của TCVN 5944 – 1995. Độ pH dao động trong khoảng 6,55 – 7,42 mg/l, độ khoáng hoá trong nước 180 – 620 mg/l, oxy hoà tan là 1,84 – 3,46 mg/l. Nồng độ Nitrit (NO-2) từ 0,002 – 0,007 mg/l, Nitơrat (NO3) từ 0,1 – 0,4 mg/l và photphat (PO4-3) từ 0,48 – 0,85 mg/l đều nằm trong giới hạn nước thiên nhiên. Các chỉ tiêu chất hữu cơ thấp, BOD5 dao động trong khoảng 1,64 – 3,41 mg/l và COD từ 2,68 – 4,82 mg/l. Bảng 4.5. Chất lượng nước của các giếng ở thành phố Lạng Sơn Tên chỉ tiêu Đơn vị TCVN 5502- 2003 Kết quả phân tích các kim loại nặng trong mẫu nước ngầm TP Lạng Sơn M1 M2 M3 M4 M5 M6 As Mg/l 0.05 0.001 0.002 0.004 0.002 Kphđ 0.001 Hg Mg/l 0.001 Kphđ Kphđ Kphđ 0.001 KPHĐ 0.001 Ni Mg/l 1-5 0.002 0.001 0.010 0.008 0.010 0.006 Cu Mg/l 1.0 0.004 0.001 0.008 0.001 0.032 0.005 Mn Mg/l 0.1-0.5 1.030 1.205 0.735 0.303 0.230 0.922 Pb Mg/l 0.05 0.015 0.044 0.012 0.020 0.039 0.010 Zn Mg/l 5.0 0.140 0.250 0.125 0.120 0.120 0.250 Cd Mg/l 0.01 0.0001 0.001 0.0008 0.0001 0.0001 0.002 Cr (VI) Mg/l 0.05 0.000 0.001 0.001 0.0001 Kphđ KPHĐ (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Ký hiệu các giếng. M1 Nước giếng khu dân cư cửa động Tam Thanh – phường Tam Thanh M2 Nước giếng bệnh xã Công an tỉnh – phường Chi Lăng M3 Nước ngầm trường PTTH nội trú – phường Đông Kinh M4 Nước giếng khu Trung tâm Xúc tiến việc làm – P. Hoàng Văn Thụ M5 Nước giếng Trường tiểu học Kim Đồng – phường Vĩnh Trại M6 Nước giếng khu Đài khí tượng thủy văn Đông Bắc – xã Mai Pha Nồng độ SiO2 dao động trong khoảng 0,100 – 0,141 mg/l. Nồng độ Cl trong nước giếng lớn, dao động trong khoảng 12,34 – 342,222 mg/l. Hàm lượng Pb trong nước giếng ở Thất Khê, Lộc Bình, thị trấn Đồng Đăng và thị trấn Đồng Mỏ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,2 đến 3 ,56 lần. Số lượng Coliform trong hầu hết nước giếng ở Lạng Sơn đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 15,2 – 30,7 lần. Nước giếng ở Lạng Sơn bị ô nhiễm Pb và Coliform. Nhận xét chung về nước tự nhiên (sông, suối, hồ và nước ngầm) Nước tự nhiên của khu vưc thành phố Lạng sơn còn đảm bảo chất lượng khá tốt ngay cả một số đoạn suối chảy qua đô thị. Nước hồ còn tốt theo TCVN cho nước loại B. Một điểm cần chú ý: Trong nước sông, hồ có biểu hiện nhiễm bẩn hoá chất vô cơ đó là Cl, kim loại nặng. Nước ngầm (thực chất là nước của tầng chứa nước nông) có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ, kim loại nặng và Coliform. Đây là một vấn đề cần chú ý vì: nước mặt còn sạch như vậy, khả năng làm bẩn nước ở tầng nông này là do nguyên nhân quản lý chất thải trên mặt đất chưa tốt. Hơn nữa, còn vì quy hoạch chưa hợp lý nên khu vực đào giếng ngầm lại gần các nguồn thải (như chợ, nơi chứa chất thải tự phát…). Hiện tượng này có thể khẳng định vì: thực tế các khu quy hoạch xen kẽ, mặt khác hàm lượng Coliform rất lớn - đây là một chỉ thị cho vấn đề đổ thải. * Hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt Phần lớn các chỉ tiêu phân tích nước thải đô thị ở Lạng Sơn, đều vượt giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 6772-2000 với nước thải đô thị đổ vào nguồn nước loại A. Độ pH dao động trong khoảng từ 7,13 – 7,80 mg/l, độ khoáng dao động trong khoảng 60 – 740 mg/l, oxy hoà tan từ 0,11 – 4,64 mg/l. Nồng độ Nitơrit NO2 từ 0,0006 – 0,057 mg/l, Nitơrat NO3 từ 0,3 – 2,9 mg/l. Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải khu dân cư thị trấn Đồng Mỏ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,88 lầ, BOD5 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 4,07 lần, COD lớn hơn 2,04 lần, và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn 44 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm nặng BOD5 và coliform. Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải khu dân cư thị trấn Hữu Lũng lớn hơn tiểu chuẩn cho phép 2,8 lần, BOD5 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,87 lần, COD lớn hơn 1,84 lần, hàm lượng dầu lớn hơn 100 lần và số lượng coliform lớn hơn tiêu chuẩn 54 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm nặng BOD5, dầu và coliform. Hàm lượng BOD5 trong nước thải dân cư thành phố Lạng Sơn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 4,46 – 4,82 lần, COD lớn hơn 2,04 – 2,38 lần, và số nước thải khu vực này bị ô nhiễm nặng BOD2, COD và coliform. * Hiện trạng nước thải ở bệnh viện thành phố Lạng Sơn. Tại bệnh viện Đa khoa thành phố Lạng Sơn: Hàm lượng các chất hữu cơ tính theo BOD5 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,9 lần và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 430 lần. Theo quy định của TCVN 6772-200 đối với chất thải bệnh viện. Hiện trạng nước thải công nghiệp ở Thành phố Lạng Sơn. Nguồn gây ô nhiễm từ công nghiệp được chỉ ra trong các bản sau: Bảng 4.6. Các cơ sở sản xuất nguyên liệu xây dựng Tên cơ sở công nghiệp Địa điểm Sản phẩm Lượng rác thải tấn/năm Các chất thải gây ô nhiễm không khí Các chất thải gây ô nhiễm nước Nhà máy xi măng Tp Lạng Sơn Xi măng: 85.000 tấn/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NO2, Si SS, BOD, COD NH3+, PO43- (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Bảng 4.7. Các cơ sở sản xuất cơ khí – chế tạo Tên cơ sở công nghiệp Địa điểm Sản phẩm Lượng rác thải tấn/năm Các chất thải gây ô nhiễm không khí Các chất thải gây ô nhiễm nước 1 Xưởng lắp ráp bình phun thuốc sâu Tp Lạng Sơn Bình thuốc trừ sâu: 212.000 chiếc/năm Săt: 40kg/ ngày -RTSH: 22,4kg/ngày Bụi, CO, SO2, VOC SS, BoD, COD, dung môi HC, Coliform 2 Xưởng lắp ráp bình phun thuốc trừ sâu Tp Lạng Sơn Bình thuốc trừ sâu: 150.00 chiếc/năm Bụi, CO, SO2, VOC SS, BoD, COD, dung môi HC, Coliform 3 Xưởng sản xuất và lắp ráp bơm nước dân dụng Tp Lạng Sơn Máy bơm: 72.000 chiếc/năm Sắt thép, phế thải Bụi, CO, SO2, VOC SS, BoD, COD, dung môi HC, Coliform 4 Công ty TNHH Bảo Long Tp Lạng Sơn Máy bơm Trung Quốc: 100.000 chiếc/năm Sắt thép, phế thải Bụi, CO, SO2, VOC SS, BoD, COD, dung môi HC, Coliform 5 Xưởng sửa chữa ô tô, xe máy Tp Lạng Sơn Sắt thép, phế thải Bụi, CO, SO2, VOC SS, BoD, COD, dung môi HC, Coliform 6 Công ty cơ khi và cơ điện Lạng sơn Tp Lạng Sơn Hộp số: 2500 cái/năm Đầu nổ: 3000 cái/năm Sắt thép, phế thải Bụi, CO, SO2, VOC SS, BoD, COD, dung môi HC, Coliform 7 Công ty TNHH Hương Trường Tp Lạng Sơn Các mặt hàng kim phí: 55.000 sp/năm Sắt thép, phế thải Bụi, CO, SO2, VOC SS, BoD, COD, dung môi HC, Coliform (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Bảng 4.8. Các cơ sở sản xuất chế biến nông sản thực phẩm Tên cơ sở công nghiệp Địa điểm Sản phẩm Lượng rác thải tấn/năm Các chất thải gây ô nhiễm không khí Các chất thải gây ô nhiễm nước 1 Sản xuất thức ăn gia súc Hoa Nam P. Đông Kinh Thức ăn gia súc 30.00 tấn/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, H2S SS, BOD, COD NH3+, PO43- 2 Công TY TNHH Hùng Cường P. Chi Lăng Bia: 1.8 triệt lít/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, H2S SS, BOD, COD NH3+, PO43- 3 Tổ hợp sản xuất bia Hồng Thành Hồng Đồng tp. Lạng Sơn Bia hơi: 180.000 lít/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, H2S SS, BOD, COD NH3+, PO43- 4 Công ty TNHH sản xuất bia Nam Á P. Chi Lăng Bia: 200.000 lít/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, H2S SS, BOD, COD NH3+, PO43- 5 Công ty TNHH Thành Long P. Đông Kinh Bánh quy: 616 tấn/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, H2S SS, BOD, COD NH3+, PO43- 6 Công ty TNHH Vĩnh Hưng Tp. Lạng Sơn Sữa đậu: 50.000 chai/năm Maggi: 100.000 lít/năm Nước hoa quả: 100.000 lít/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, H2S SS, BOD, COD NH3+, PO43- (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Bảng 4.9. Các cơ sở sản xuất nhựa – hoá chất Tên cơ sở công nghiệp Địa điểm Sản phẩm Lượng rác thải tấn/năm Các chất thải gây ô nhiễm không khí Các chất thải gây ô nhiễm nước 1 Xưởng sản xuất hàng PVC Tp. Lạng Sơn Màng PVC: 28 tấn/năm Bột nhũ: 720 kg/năm Mực: 2,16 tấn/năm và các dung môi Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, VOC SS, BOD, COD NH3+, PO43- 2 Xưởng sản xuát đồ nhựa gia dụng Tp. Lạng Sơn P. Vĩnh Trại Đồ nhựa gia dụng: 100.000 sp/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, VOC SS, BOD, COD NH3+, PO43- 3 Xưởng sản xuất pin R6 Tp. Lạng Sơn Pin các loại: 13,2 triệu viên Bụi, CO, SO2, NOx, VOC, Pb SS, BOD, COD axít PO43- 4 Xí nghiệp sản xuất bao bì Phúc Hợp Na Làng – Tp. Lạng Sơn Bao bì: 6 triệu sp/năm Bụi, CO, SO2, NOx, VOC SS, BOD, COD 5 Nhà xuất giấy Tràng Định Tp. Lạng Sơn Giấy: 300 m3/năm Xỉ than Bụi, CO, SO2, NOx, NaOH SS, BOD, COD, NaOH 6 Lò đốt rác bệnh viện Tp. Lạng Sơn 200-300 kg/ngày (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Lạng sơn, đều vượt giới hạn cho phép quy định. Có thể thấy qua một số dữ liệu sau: - Nước thải của Nhà máy xi măng Lạng Sơn: phần lớn chỉ tiêu phân tích nước thải của Nhà máy xi măng Lạng Sơn, đều lớn hơn một chút so với giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 6981- 2001 đối với nước thải công nghiệp đổ vào nguồn nước loại B, nhưng lớn hơn rất nhiều khi đổ vào nguồn nước loại A (sông Kỳ Cùng). Độ PH trong nước thải là 8,24 nước thải có rất nhiều tính kiềm, hàm lượng các chất lơ lửng trong nước thải là 52 mg/l, lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,04 lần, hàm lượng BOD5 lớn hơn 1,46 lần hàm lượng dầu lớn hơn 0,3 lần và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn 10 lần. Nước thải của nhà máy đục, bị ô nhiễm BOD5 dầu mỡ và coliform. - Nước thải của Nhà máy Bia Hồng Thành: Phần lớn chỉ tiêu phân tích nước thải của nhà máy đề xấp xỉ với giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 5945 – 1995 đối với nước thải công nghiệp đổ vào nguồn nước loại B, hàm lượng BOD5 lớn hơn 1,31 lần và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn 48 lần. Nước thải của nhà máy bị ô nhiễm BOD5 và coliform. Và Photphat PO43- từ 0,41 – 8,2 mg/l. Các chỉ tiêu chất hữu cơ rất cao, BOD5 dao động từ 31,2 – 112,8 mg/l và COD từ 39 – 148 mg/l. Nồng độ NH4+ từ 0,22 – 42,6 mg/, Cl- từ 11,26 – 207,32 mg/l. Hàm lượng BOD5 trong nước thải khu dân cư thị trấn Thất Khê lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 5 lần, COD lớn hơn 2,72 lần, hàm lượng Pb là 0,213 mg/l lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2,13 lần, hàm lượng dầu là 0,2mg/l lớn hơn 200 lần và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn 102 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm nặng các chất hữu cơ BOD5, COD, Pb, dầu mỡ và coliform. Hàm lượng BOD5 trong nước thải khu dân cư thị trấn Na Sầm lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2,13 lần, COD vượt 1,02 lần, hàm lượng Pb là 0,116 mg/l lớn hưn tiêu chuẩn cho phép 1,16 lần, và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 46 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm BOD5 coliform và Pb. Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải khu dân cư thị trấn Bắc Sơn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2,36 lần, BOD5 lớn hơn 5,64 lần, COD lớn hơn 2,96 lần, hàm lượng Pb là 0,206 mg/l lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2,06 lần, hàm lượng dầu lớn hơn 300 lần và số lượng coliform lớn hơn tiêu chuẩn 10 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm nặng BOD5, Pb, dầu mỡ và coliform. Hàm lượng BOD5, trong nước thải khu dân cư thị trấn Bình Gia lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2,16 lần, COD lớn hơn 1,04 lần, hàm lượng Pb là 0,237 mg/l lớn hưn tiêu chuẩn cho phép 2,37 lần và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn 38 lần. Nước thải khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm Pb và coliform. Hàm lượng BOD5, trong nước thải khu dân cư thị trấn Tu Đồn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,93 lần, hàm lượng Pb là 0,123 mg/l lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,23 lần, và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 36 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm khu vực này bị ô nhiễm Pb và coliform Hàm lượng BOD5 trong nước thải khu dân cư thị trấn Lộc Bình lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,84 lần, hàm lượng Pb là 0,123 mg/l lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,23 lần, và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 38 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm khu vực này bị ô nhiễm Pb và coliform. Hàm lượng BOD5 trong nước thải khu dân cư thị trấn Đồng Đăng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,56 lần, hàm lượng Pb là 0,123 mg/l lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,23 lần, và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 38 lần. Nước thải khu vực này bị ô nhiễm Pb và coliform. - Nước thải của Nhà máy Bia Hùng Cường: Các chỉ tiêu phân tích nước thải của nhà máy đều xấp xỉ với giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 56981- 2001 đối với nước thải công nghiệp đổ vào nguồn nước loại B. Hàm lượng BOD5 trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,28 lần và số lượng coliform trong nước thải lớn hơn 54 lần. Nhiệt độ của nước thải rất cao 42,70C. Nước thải của nhà máy bị ô nhiễm nhiệt, các chất hữu cơ BOD và coliform. Nhận xét về nước thải (sinh hoạt, bệnh viện và công nghiệp) Nước thải sinh hoạt và từ bệnh viện về nguyên tắc là nước rất bẩn. Cũng như nhiều đô thị khác, ở thành phố Lạng sơn, nước thải bị ô nhiễm chính là BOD5, VSV- đặc biệt là Coliform. Ngoài ra, một số nơi còn bị ô nhiễm COD, kim loại Pb, và có nơi còn ô nhiễm nhiệt. Hiện tượng ô nhiễm nhiệt không phải đơn giản như nhiều người nghĩ, nhiệt độ tăng thường xuyên tại một nguồn xả sẽ làm thay đổi tập đoàn VSV và động vật đất dần dần làm tính chất đất thay đổi. Một phần nguyên nhân ô nhiễm này là do chưa có kiểm soát, xử lý nước thải ra từ các khu dân cư, khu thương mại. Như vậy, quy hoạch các khu thương mại chưa tốt vì đã không chú ý tới phần diện tích đủ cho bãi rác và xử lý nguồn nước rất bẩn tại đây. Tương tự như vậy, tại các khu dân cư cũng như các khu xen kẽ dân cư và thương mại, một yếu điểm thấy được nữa là quy hoạch đất cho hệ thống vệ sinh (nhà vệ sinh, khu vệ sinh công cộng, hệ thống cống rãnh thoát nước, khu xử lý rác, khu vực thu gom nước thải…) còn chưa được chú trọng đầy đủ do đó các chất thải (rắn, lỏng) không có điều kiện quản lý. Nước thải từ sản xuất Công nghiệp. Các bảng 3.5 đến 3.8 đã trình bầy về các cơ sở công nghiệp và nguồn gây ô nhiễm từ chúng đến khí, nước…Nước thải các nhà máy, cụm công nghiệp hoặc xen kẽ đều bị ô nhiễm chủ yếu là: BOD, COD, Coliform và một điểm cần xem xét, nghiên cứu thêm nguyên nhân đó là ô nhiễm chì. Trong khi thực hiện QHSD đất cho các khu đô thị, cần để quỹ đất riêng cho thoát nước thải sinh hoạt và thoát nước thải công nghiệp ngay cả trong một khu công nghiệp hoăc chỉ một nhà máy. 4.2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn Nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường không khí Xác định lượng thải các chất ô nhiễm chính do công nghiệp (có thể phân thành các khu công nghiệp, hoặc các nhà máy lớn) do GTVT, do hoạt động xây dựng, do sinh hoạt của nhân dân gây ra trong các năm gần đây: Bảng 4.10. Chất lượng không khí khu du lịch Mẫu Sơn và Tam Thanh Tên chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn ngành du lịch Kết quả phân tích Cửa khẩu Tân Thanh Kết quả phân tích Cửa khẩu Hữu nghị Du lịch tham quan Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch sinh thái 1 2 3 4 5 6 7 1 Tiếng ồn D6A 40-50 40-50 35-40 50-52 52-55 53-55 48-50 60-65 54-57 48-50 2 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,05-0,1 0,05-0,1 0,05-0,1 0,12 0,11 0,10 0,09 0,35 0,19 0,10 3 CO Mg/m3 <3,0 <3,0 <3,0 Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ 2,290 2,290 1,145 4 CO2 % 0,04 0,04 0,04 0,030 0,032 0,030 0,028 0,035 0,048 0,038 5 NO2 Mg/m3 <0,1 <0,1 <0,1 0,028 0,034 0,025 0,024 0,040 0,036 0,014 6 SO2 Mg/m3 <0,3 <0,3 <0,3 0,095 0,100 0,086 0,091 0,100 0,092 0,020 7 Xạ khí Radon BQ/m3 100 16+1 2 21+1 4 18+1 3 15+1 1 20+1 1 105+1 15,1 118+1 162,2 8 Trường bước xạ gama SV/h 0,3 (TC LB Nga) 0,20 0,19 0,19 0,19 0,20 0,21 0,21 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Ký hiệu mẫu: 1-MKK/DLLS-1/5/2004: Sân khu khách sạn Công Đoàn, khu du lịch Mẫu Sơn 2-MKK/DLLS-2/5/2004: Sân khách sạn Hương Sơn, khu du lịch Mẫu Sơn 3-MKK/DLLS-3/5/2004: Khu vực Đài phát thanh, khu du lịch Mẫu Sơn 4-MKK/DLLS-4/5/2004: Khu đỉnh núi Mẫu Sơn 5-MKK/DLLS-12/5/2004ơn Cổng và Động Tam Thanh 6-MKK/DLLS-13/5/2004: Khu cúng lễ trong Động Tam Thanh 7-MKK/DLLS-14/5/2004: Khu trong hang của Động Tâm Thanh Bảng 4.11. Chất lượng không khí Động Nhị Thanh và Hang Gió Tên chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn ngành du lịch Kết quả phân tích Cửa khẩu Tân Thanh Kết quả phân tích cửa khẩu hữu nghị Du lịch tham quan Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch sinh thái 1 2 3 4 5 6 7 1 Tiếng ồn D6A 40-50 40-50 35-40 60-65 54-59 50-53 62-68 50-53 59-63 2 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,05-0,1 0,05-0,1 0,05-0,1 0,29 0,17 0,11 0,21 0,12 0,19 3 CO Mg/m3 <3,0 <3,0 <3,0 1,145 2,290 2,290 1,145 2,90 KPHĐ 4 CO2 % 0,04 0,04 0,04 0,032 0,045 0,030 0,033 0,038 0,032 5 NO2 Mg/m3 <0,1 <0,1 <0,1 0,037 0,020 0,010 0,046 0,023 0,041 6 SO2 Mg/m3 <0,3 <0,3 <0,3 0,068 0,042 0,026 0,059 0,037 0,090 7 Xạ khí Radon BQ/m3 100 231,4 129 10,4 16919,4 151,1 17518,2 150,8 8 Trường bước xạ gama SV/h 0,3 (TC LB Nga) 0,20 0,20 0,22 0,19 0,22 0,19 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn năm 2005 - Báo cáo hiện trạng môi trường) Ký hiệu mẫu: 1-MKK/DLLS-15/5/2004: Cửa Động Nhị Thanh 2-MKK/DLLS-16/5/2004: Khu thờ cúng trong Động Nhị Thanh 3-MKK/DLLS-17/5/2004: Trong hang Động Nhị Thanh 4-MKK/DLLS-18/5/2004: Bãi xe chờ tại Hang Gió 5-MKK/DLLS-19/5/2004: Trong hang Gió Bảng 4.1.2. Chất lượng không khí Cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị Tên chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn ngành du lịch Kết quả phân tích Cửa khẩu Tân Thanh Kết quả phân tích cửa khẩu hữu nghị Du lịch tham quan Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch sinh thái 1 2 3 4 5 6 7 1 Tiếng ồn D6A 40-50 40-50 35-40 65-72 68-78 65-79 60-68 59-67 58-60 65-71 2 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,05-0,1 0,05-0,1 0,05-0,1 0,26 0,25 0,29 0,22 0,2 0,19 0,22 3 CO Mg/m3 <3,0 <3,0 <3,0 2,90 2,90 3,9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS7917 d7909ng m7897t s7889 ch7881 tiu mi tr4327901ng 273amp78.doc
Tài liệu liên quan