Đề tài Quy trình đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Quy trình đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn. Có thể nói rằng, hiện nay, chất thải rắn là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ngày càng đáp ứng và nâng cao đời sống của con người, đồng thời càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính làm sản sinh ngày càng nhiều chất thải, kéo theo đó là việc giải quyết hàng nghìn tấn chất thải rắn mỗi ngày. Để quản lý khối lượng chất thải rắn khổng lồ với mức tăng 10 -15%/năm, TPHCM đã hình ...

doc134 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy trình đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn. Có thể nói rằng, hiện nay, chất thải rắn là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ngày càng đáp ứng và nâng cao đời sống của con người, đồng thời càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính làm sản sinh ngày càng nhiều chất thải, kéo theo đó là việc giải quyết hàng nghìn tấn chất thải rắn mỗi ngày. Để quản lý khối lượng chất thải rắn khổng lồ với mức tăng 10 -15%/năm, TPHCM đã hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị với sự tham gia của gần 30 công ty nhà nước, 3 - 5 công ty TNHH, 1 hợp tác xã, hàng trăm cơ sở tái sinh tái chế tư nhân, hàng ngàn tổ dân lập và khoảng 30.000 người họat động trong lĩnh vực này (trong đó, hơn 6.000 người hoạt động trong hệ thống thu gom, vận chuyển, chôn lấp; hơn 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực phân loại, thu gom, mua bán phế liệu). Điểm “tập kết” cuối cùng của mọi hoạt động trong hệ thống quả lý kỹ thuật CTRĐT từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý và tiêu hủy đều là bãi chôn lấp. Nói như vậy để thấy rằng, việc xử lý bằng cách chôn lấp một lượng lớn chất thải rắn hàng ngày tất yếu sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường sống cũng như sức khỏe của người dân. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM” được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của họat động xử lý chất thải rắn, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà họat động này gây nên. II. MỤC ĐÍCH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM (Environmental Impact Assessment - EIA) là sự nhận dạng hệ thống và đánh giá các ảnh hưởng có khả năng xảy ra của các dự án, các nhà máy, các chương trình, các hoạt động đến các thành phần hóa lý, sinh học, văn hóa, kinh tế - xã hội của môi trường tổng thể (Canter, 1977), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất các ảnh hưởng tốt. Một hệ thống ĐTM lý tưởng phải được áp dụng cho tất cả các dự án có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và xác định rõ ảnh hưởng nào là nghiêm trọng nhất. Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ khoa học phục vụ đắc lực cho việc quản lý và kiểm soát cũng như kế hoạch hóa để bảo vệ môi trường Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm mục đích: Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng các BCL và các vùng lân cận; Đánh giá tác động môi trường do các hoạt động chôn lấp CTR đối với môi trường; Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm; Đề xuất các biện pháp quản lý phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường; Lập chương trình giám sát ô nhiễm cho hoạt động chôn lấp trong khi xây dựng, trong giai đoạn vận hành và sau khi BCL đóng cửa. III. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Cơ Sở Pháp Lý Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM” được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau: -Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam (năm 2005) có hiệu lực ngày 01/07/2006 đã tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất thải, tạo tiền đề cho việc ban hành các văn bản pháp lý khác liên quan đến việc cụ thể hoá các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, hướng dẫn,…. - Thông tư số 490/1998/TT – BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường, về Hướng dẫn lập và thẩm định “Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư”. - Qui định về việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. - Các qui định thi công cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh. - Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 12/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường. - Nghị định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/4/2003 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. - Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLB-KHCNMT-XD của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Xây dựng ban hành ngày 17/10/1999 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR. - TCVN 6696-2000 – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu về bảo vệ môi trường. - TCVN 6705-2000 – Chất thải rắn không nguy hại – Phân loại. - TCXDVN 261-2001 – Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế. - Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Nghị định thư Kyoto (2002) và đang xây dựng Chiến lược quốc gia về Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho phép các nước công nghiệp hoá được phép mua “Chứng chỉ Carbon” từ các chỉ tiêu của các nước đang phát triển và coi như đã giảm lượng khí thải ra theo cam kết của mình. Việc thu gom và sử dụng khí methane từ các BCL là một trong những công nghệ mang lại những lợi ích về mặt tài chính nhất khi thực hiện CDM, tỷ lệ quay vòng tài chính nội tại từ các dự án này có thể tăng lên từ 5% đến 10%. 2. Các Tài Liệu Khác Các tài liệu khác được sử dụng trong việc chuẩn bị báo cáo ĐTM: Luận chứng tiền khả thi dự án “Đầu Tư Nâng Cấp Chất Lượng Công Trường Xử Lý Rác Gò Cát” của Xí nghiệp phân tổng hợp Hóc Môn thuộc Sở GTCC Tp.Hồ Chí Minh. Dự án “Đầu Tư Nâng Cấp Chất Lượng Công Trường Xử Lý Rác Gò Cát”; Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Xây dựng bãi chôn lấp số 2 – khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Thành phố” Dự án “Xây dựng và vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước – Thành phố Hồ Chí Minh” Báo cáo ĐTM của dự án “Cải Tạo Hệ Thống Kênh Rạch và Phát Triển Hệ Thống Thoát Nước Lưu Vực Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè” (JICA); Phương án Giải Tỏa Di Dời và Tái Định Cư cho các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo Giám Sát Chất Lượng Môi Trường của thành phố Hồ Chí Minh. Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải (nước, không khí và chất thải rắn) của nước ngoài và trong nước; IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Đối tượng và phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường Với đặc thù là báo cáo nghiên cứu công đoạn xử lý cuối cùng trong hệ thống quản lý kỹ thuật CTRĐT nên đối tượng của báo cáo ĐTM này là hoạt động chôn lấp CTRĐT nói chung trên toàn địa bàn thành phố. Phạm vi nghiên cứu của báo cáo là 3 bãi chôn lấp điển hình cho 3 trạng thái hoạt động khác nhau, 3 thời điểm xây dựng khác nhau: + BCL Đông Thạnh – Hóc Môn + BCL Gò Cát – Bình Chánh + BCL Phước Hiệp – Củ Chi 2. Nội Dung Của Báo Cáo Để thực hiện các mục đích trên, những nội dung sau được triển khai: 2.1. Xác Định Các Số Liệu Ban Đầu - Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế hiện trạng môi trường khu vực dự án - Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện tự nhiên - Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện kinh tế xã hội - Sưu tầm tài liệu và khảo sát các cơ sở hạ tầng - Xác định các nguồn ô nhiễm + Thành phần nước rò rỉ từ các BCL; + Nguồn ô nhiễm không khí từ BCL và giao thông trong vùng; + Thành phần đất; + Thành phần chất thải rắn. 2.2. Phân Tích Và Đánh Giá Tác Động Môi Trường Phân tích, đánh giá công nghệ xử lý rác - Phân tích và đánh giá các nguồn chất thải và khả năng gây ô nhiễm đến môi trường + Nước thải; + Khí thải; + Chất thải rắn; Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của từng nguồn ô nhiễm; Đánh giá hiện trạng môi trường các nguồn nước, không khí và chất thải rắn; 2.3. Các Biện Pháp Giải Quyết và Phòng Chống Ô Nhiễm - Xử lý các nguồn ô nhiễm: + Nước rò rỉ; + Khí thải; + Chất thải rắn. - Đưa ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giải quyết các vấn đề còn tồn tại; - Giải quyết các vấn đề dân cư, kinh tế xã hội; Báo cáo ĐTM được trình bày trong 7 chương với các biểu đồ, bảng biểu và hình ảnh minh họa. Chương 1 Mở đầu Chương 2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh Chương 3 Hiện trạng môi trường tại một số bãi chôn lấp trên địa bàn TP.HCM Chương 4 Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp CTRĐT Chương 5 Đề xuất một số giải pháp cải thiện Chương 6 Chương trình giám sát chất lượng môi trường trong quá trình vận hành và đóng cửa bãi chôn lấp Chương 7: Kết luận và kiến nghị IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Phương pháp đánh giá tác động môi trường có thể được phân loại như sau: + Nhận dạng Mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường Xác định tất cả các thành phần của dự án + Dự đoán Xác định những sự thay đổi đáng kể của môi trường Dự đoán về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên Đánh giá khả năng các ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian + Đánh giá Xác định mức độ thiệt hại và lợi ích của các nhóm và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án; Xác định và so sánh về lợi ích giữa các phương án. Phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo ĐTM này chủ yếu là dựa vào "Hướng Dẫn Về Thực Hiện Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường" do Cục Môi Trường - Bộ Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường ban hành trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh nước ta, hoàn cảnh khu vực đang xét và phù hợp với các số liệu điều tra được: + Phương pháp liệt kê (Check list): Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng BCL; Liệt kê các tác động đến môi trường do dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường khu vực sản xuất,... Phương pháp liệt kê là phương pháp tương đối đơn giản, cho phép phân tích một cách sâu sắc các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố. + Phương pháp đánh giá nhanh và mô hình hóa môi trường: Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí,... do các hoạt động của dự án và dự báo mức độ tác động do lan truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó và các sự cố môi trường khác. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. GIỚI THIỆU Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm trong tọa độ địa lý 10038’ – 11010’ vĩ Bắc và 106022’ – 106055’kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, phía Đông giáp Đồng Nai và Biển Đông, phía Nam và Tây Nam giáp Long An. Chiều dài của thành phố là 150km từ Củ Chi đến Duyên Hải, chiều rộng là 50km từ Thủ Đức đến Bình Chánh. Diện tích toàn thành phố Hồ Chí Minh là 2095,24 km2, trong đó nội thành chiếm 140,3 km2. Dân số toàn thành phố 5.547.900 người (thống kê năm 2002), với mật độ trung bình 2.468 người/km2 và được dự đoán đến năm 2010 dân số sẽ lên đến 7,5 – 7,7 triệu người. Với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao, số lượng dân cư và các khu dân cư, số lượng các nhà máy và các khu công nghiệp tăng nhanh chóng, thành phố Hồ Chí Minh đang chịu một sức ép về lượng chất thải rắn đổ ra mỗi ngày từ hơn 1 triệu hộ dân cư sống tại 24 quận huyện, từ hơn 8000 nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao, 59 bệnh viện, gần 400 trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế và hơn 5.000 phòng khám tư nhân… II. KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Khối lượng CTRĐT ngày càng tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Dưới đây là khối lượng CTRĐT Tp.HCM tính đến năm 2004. Năm Rác Xà bần Tổng lượng CTR Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày 1994 1005417 2755 280753 769 1286170 3524 1995 978084 2680 329534 903 1307618 3583 1996 993377 2722 347918 953 1341295 3675 1997 943996 2586 190122 521 1134117 3107 1998 899568 2465 246857 676 1146425 3141 1999 1019914 2794 306008 838 1325922 3633 2000 1172956 3214 311007 852 1483963 4066 2001 1369359 3752 345014 945 1714373 4697 2002 1568477 4297 358762 983 1927239 5280 2003 1731387 4744 479594 1314 2210981 6057 2004 1764019 4833 339859 931 2103878 5764 Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM III. Thành phần chất thải rắn đô thị TT THÀNH PHẦN HỘ GIA ĐÌNH TRẠM TRUNG CHUYỂN BCL GÒ CÁT K.lượng (%) Độ ẩm (%) Độ tro (%) K.lượng (%) Độ ẩm (%) Độ tro (%) K.lượng (%) Độ ẩm (%) Độ tro (%) 1 Thực phẩm 61-96,6 60,2-89,6 3,5-47 72-94 58,7-85,2 3,4-12,3 68,9-75,6 56,4-86 25,2-56,2 2 Nylon KĐK-13 5,7-52,8 0 1,6-9,6 11,6-60,5 0 12,6-45,4 12,6-45,4 0 3 Nhựa 0-10 3,1-20,1 0 0,5-5,8 2,5-8,8 0 1-8 1-16,5 0 4 Vải 0-14,2 7,4-20,7 - 0-13 1,6-41,9 7-7,5 1,5-13,3 11,6-15,2 - 5 Cao su mềm 0-KĐK - - 04,5 2,3-5,3 - KĐK-1,8 1-5,1 - 6 Cao su cứng 0-2,8 - - 0-1,6 3,1-4,2 - 0 - - 7 Gỗ 0-7,2 11,7-26,2 - 0-5,8 2,7-16,2 - 2,5-4,5 3,4-18,2 3,3-5,6 8 Mốp xốp 0-1,3 5,7-10 - KĐK-1,2 3,2-40,9 2,4-2,6 0-1 - - 9 Giấy 0-14,2 17,7-51,5 1-13,6 KĐK-5,5 10,1-55,6 4,7-9,1 0-5,4 12,6-22,5 4,2-18,4 10 Thủy tinh 4-25 - - 0-5,6 - - 0-2 - - 11 Kim loại 0,9-3,3 - - 0-0,5 - - 0-2 - - 12 Da 0 - - 0-1,9 0,8 - 0-1 - - 13 Xà bần 0-10,5 20 - 0-5,5 - - 0-KĐK - - 14 Sành sứ 0-3,6 - - 0-0,8 8-9,2 - 0-KĐK - - 15 Carton 0-4,6 - - 0-6,5 20,2-66,7 12,5-13 0-2,5 2,6-15,6 - 16 Lon đồ hộp 0-10,2 - - 0-4,3 - - 0 - - 17 Pin 0 - - 0-1 - - 0-KĐK - - 18 Bông gòn 0-2 - - 0 - - 0 - - 19 Tre, rơm rạ, lá cây 0-25 - - 0-0,9 10 - - - - 20 Vỏ sò, xương Đ.vật 0-9 - - 0 - - - - - 21 Bã sơn 0 - - 0-3 - - - - - 22 Thùng đựng sơn 0 - - 0-KĐK - - - - - 23 Mica 0 - - 0-KĐK - - - - - Ghi chú: Độ tro (% trọng lượng khô) ; KĐK: Không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5% IV. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 1. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý CTRĐT Tp.HCM Nguồn phát sinh Tồn trữ tại nguồn Thu gom Bãi chôn lấp Trung chuyển và vận chuyển Tái sinh, tái chế và tái sử dụng 2. Sơ đồ thu gom và vận chuyển CTRĐT Tp.HCM Nguồn thải rác sinh hoạt thường Rác sinh hoạt từ bệnh viện, công nghiệp Nguồn thải rác xây dựng Điểm hẹn thu gom Bô ép kín Trạm trung chuyển BCL chất thải rắn sinh hoạt Trạm trung chuyển BCL chất thải rắn xà bần Vận chuyển trực tiếp Thu gom lần 1 Thu gom lần 2 Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm chuyên chở 53% khối lượng CTRĐT của TpHCM, Hợp tác xã Công Nông chuyên chở 17%, phần còn lại 30% do các Công ty Dịch vu Công ích các quận huyện chuyên chở. 3. Phân loại, tái sinh, tái chế Hộ gia đình, công sở, nhà hàng, chợ Phế liệu Người thu mua ve chai Vựa thu mua phế liệu quy mô nhỏ Vựa thu mua phế liệu quy mô trung bình - lớn Các cơ sở tái chế Bãi chôn lấp Sản phẩm từ nguyên liệu tái chế 4. Xử lý Hiện nay, Tp.HCM chủ yếu đang áp dụng biệp pháp chôn lấp để xử lý CTRĐT. Trong tương lai không xa, song song với họat động tại các BCL, Tp.HCM sẽ tiến hành xây dựng các hạng mục xử lý CTRĐT bằng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý CTR trên địa bàn thành phố nói chung. Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TpHCM, thành phố đang tiến hành thực hiện 14 dự án xử lý CTR. Trong đó, Cty Môi trường Đô thị đang làm chủ đầu tư thực hiện 4 dự án: (1) Dự án chôn lấp rác hợp vệ sinh với công suất 3000 tấn/ngày; (2) xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 500 tấn/ngày thành compost bằng công nghệ thủy phân dưới áp suất và nhiệt độ cao; (3) xây dựng trạm xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (rác y tế) bằng công nghệ đốt thùng quay có công suất 21 tấn/này; (4) xây dựng nhà máy xử lý CTRSH Đa Phước có công suất 800 tấn/ngày (200 tấn bùn hầm cầu và 600 tấn CTRSH), xử lý bằng phương pháp vi sinh, sản xuất compost. Tất cả các dự án này có tổng vốn đầu tư gần 883 tỷ đồng và sẽ đưa vào hoạt động năm 2006. 10 dự án xử lý CTR bằng công nghệ mới hiện đại theo chủ trương xã hội hoá công tác xử lý CTR: (1) Dự án xây dựng nhà máy liên hiệp xử lý toàn diện CTRĐT Lemna tại TpHCM do Cty Vietstar (Hoa Kỳ) đầu tư 19 triệu USD; (2) Xử lý rác thành compost do Cty liên doanh Sài Gòn – Earthcare (Hoa Kỳ) đầu tư 12 triệu USD; (3) xây dựng lò đốt rác y tế, chất thải công nghiệp do Cty Dung Ích (Đài Loan) đầu tư trên 8 triệu USD; (4) Xây dựng khu liên hợp CTR Đa Phước do Cty California Waste Solutions, Inc (Hoa Kỳ) đầu tư 107 triệu USD; (5) Khu liên hợp xử lý CTR W2E do Cty Waste to Energy Pte Ltd (Singapore) đầu tư 9,5 triệu USD: (6) Đốt rác thải kết hợp phát điện tại TpHCM do Cty Fluid Tech (Australia) đầu tư 105 triệu USD; (7) Đốt rác phát điện tại TpHCM do Cty Keppel (Singapore) đầu tư 120 triệu USD; (8) Xây dựng nhà máy xử lý rác bằng phương pháp nhiệt phân Entropic do Liên doanh giữa Cty Đại Lâm và Cty Entropic Energy (Hoa Kỳ) đầu tư 100 triệu USD; (9) Nhà máy xử lý rác thải sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm từ rác thải do Cty Nam Thành – Ninh Thuận đầu tư 98 tỷ đồng; (10) Đốt rác sản xuất điện do Cty Naanovo (Canada) đầu tư. Trong 10 dự án nêu trên, hiện có 3 dự án (do Cty Vietstar, Cty Dung Ích, Cty Liên Doanh Sài Gòn – Earthcare đầu tư) đã được nhà nước cấp giấy phép đầu tư, dự kiến có thể đưa vào hoạt động trong năm 2006 và 2007. CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ BÃI CHÔN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM I. GIỚI THIỆU CHUNG Hiện nay, TpHCM phát sinh một lượng CTR ước tính khoảng 5000 – 6000 tấn/ngày. Hầu hết lượng CTR trên được thu gom và vận chuyển lên các BCL, kể cả chất thải nguy hại. Một phần CTRCN được thu gom, xử lý và tái sinh tái chế tại một số công ty tư nhân và cơ sở nhỏ. CTR y tế được thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt ở Bình Hưng Hòa. Chôn lấp là công nghệ duy nhất cho đến nay được sử dụng để xử lý CTRĐT tại TpHCM. Các BCL đã, đang và sẽ đưa vào hoạt động tại TpHCM được trình bày trong bảng sau: TT TÊN BCL ĐỊA ĐIỂM DIỆN TÍCH (ha) Ghi chú 1 Đa Phước Xã Đa Phước, Bình Chánh 73 - Đang xây dựng - Thời gian hoạt động: từ 01/2005 - Tổng công suất tiếp nhận: 909.940 tấn - Công suất: 2000 – 3000 tấn/ngày 2 Gò Cát Xã Bình Trị Đông, Bình Chánh 25 Sẽ đóng cửa cuối 2006 3 Phước Hiệp (Tam Tân)* Củ Chi 45 Bãi số 1 đang tiếp nhận (sắp đóng cửa). Bãi 1A đang xây dựng. (khu LHXLCTR: xử lý cả CTRCN & CTRĐT) 4 Thủ Thừa Long An 1760 5 Nhơn Đức Nhà Bè 100 6 Trường Thạnh Quận 9 50 7 Cần Giờ Cần Giờ 1 8 Đông Thạnh Hóc Môn 45 Chỉ tiếp nhận xà bần Trong đó, các BCL đang hoạt động là Gò Cát, Phước Hiệp, Đông Thạnh. Chôn lấp được xem là giải pháp ít tốn kém trong xử lý CTRĐT. Tuy nhiên, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao. Trong những năm gần đây, các BCL đã bộc lộ nhiều nhược điểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh cả khi đang vận hành và còn tác động một thời gian dài sau khi đóng bãi. Một trong những nguồn ô nhiễm lớn nhất sinh ra từ các BCL tại TpHCM là nước rỉ rác. Với diện tích chôn lấp từ 16 – 25 ha, mỗi BCL có thể phát sinh một lượng nước rỉ rác trên dưới 1000m3/ngđ với nồng độ các chất nhiễm bẩn khá cao. Các kết quả phân tích nước rỉ rác ở 3 BCL đang vận hành cho thấy COD = 39.614 – 59.750 mg/L, BOD = 41.456-56.250 mg/L. Trong BCL đã xuất hiện các hoạt động phân hủy kỵ khí nên pH thấp và nồng độ các chất béo bay hơi VFA khá cao: VFA-COD = 20.216 – 21.611 mg/L. Nồng độ các hợp chất chứa Nitơ khá cao: hàm lượng nitơ hữu cơ Org-N = 336 – 678 mg/L, N-NH3 = 297 – 790 mg/L, N-NO2- và N-NO3- không phát hiện (do điều kiện kỵ khí). Khi thời gian lưu trữ càng cao, nồng độ N-NH3 sẽ càng cao (có thể đến 2.044 mg/L) do các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ phân hủy và chuyển hoá thành. Độ cứng cao: Htc= 5.833 – 9.667 mgCaCO3/L và Ca2+= 1.122 – 2.739 mg/L. Lượng nước rỉ rác với nồng độ chất ô nhiễm cao như thế đã gây ô nhiễm nặng nề môi trường sống, đặc biệt là ảnh hưởng đến đất, nước ngầm, nước mặt của các vùng xung quanh. (TLTK: “Phương án xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát chất lượng môi trường các BCL TpHCM” – UBND TPHCM – Sở Tài nguyên và Môi trường – tháng 08/2004) Nguồn ô nhiễm đáng kể thứ hai là khí và mùi phát sinh từ BCL. Khí thải từ BCL chủ yếu là CH4 và CO2 phát sinh với khối lượng lớn từ quá trình vận hành BCL. Đây là các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt CH4 có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 20 lần CO2. Nếu lượng khí này không được thu gom và xử lý hoặc tái sử dụng, chúng sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, mùi phát sinh từ BCL rất khó chịu, chủ yếu sinh ra từ hồ chứa nước rò rỉ và sàn phân loại, có khả năng ảnh hưởng trên phạm vi nhiều km xung quanh BCL, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khoẻ người dân sinh sống quanh đây. Bên cạnh đó, địa điểm xây dựng BCL còn nhiều bất hợp lý. Chỉ có BCL Đông Thạnh và Gò Cát là nằm trên vùng đất cao, còn BCL Phước Hiệp và các BCL đã được chọn địa điểm sẽ xây dựng trong thời gian tới (Phước Hiệp giai đoạn 2 – 88ha, Đa Phước – 73ha, Thủ Thừa – 1.760ha) đều nằm trong vùng đất yếu và ngập nước. Các báo cáo địa chất và thủy văn cho thấy, ở các vùng đất này lớp đất bùn bề mặt có thể dày 14-18m, thậm chí còn dày hơn. Vào mùa lũ, mực nước khu vực này thường cao hơn mặt đất từ 1,0 – 1,5m. Đây là các vùng nhạy cảm về môi trường, được khuyến cáo không nên xây dựng BCL (theo “Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế và vận hành các bãi chôn lấp chất thải rắn ở các nước thu nhập vừa và thấp” – Rushbrook & Pugh, 1999 – World Bank). Nhưng do điều kiện về đất đai, TpHCM không thể tìm được các địa điểm khác, bắt buộc phải lựa chọn và xây dựng các BCL trên các vùng đất yếu và ngập nước. Ngoài ra còn kể đến độ sụt lún của BCL sau một thời gian hoạt động nhất định. Ước tính sau 5 năm, độ sụt lún của BCL khoảng 20 – 40%. Kế hoạch giám sát, kiểm tra độ sụt lún của BCL rất quan trọng quyết định tuổi thọ khi đổ thêm rác, đất vào BCL. Cho đến nay, các BCL hợp vệ sinh đều có lớp lót đáy, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác và hệ thống thu gom khí thải. Tuy nhiên vẫn chưa xử lý triệt để do nồng độ các chất hữu cơ, vô cơ thay đổi rất khác biệt trong thời gian hoạt động, gây ô nhiễm môi trường cũng như sinh hoạt và sức khoẻ của cư dân sinh sống quanh khu vực BCL. II. BÃI CHÔN LẤP ĐÔNG THẠNH – HÓC MÔN 1. Hiện trạng hoạt động - Thời gian hoạt động: 1991 – 2002 - Diện tích: 45 ha - Tổng công suất tiếp nhận: 10.800.000 tấn - Hiện nay không tiếp nhận CTRSH, chỉ tiếp nhận xà bần (1000 tấn/ngày) Bãi chôn lấp Đông Thạnh được hình thành tự phát từ năm 1991 và là bãi đổ CTRSH lớn nhất tại TpHCM trong thời gian đó với công suất lên đến 2.000-2.500 tấn/ngày. Cho đến cuối năm 2002, BCL Đông Thạnh đã chôn lấp được hơn 10 triệu tấn rác. Đây là BCL không vệ sinh nên không có hệ thống lớp lót đáy, hệ thống thu gom nước rò rỉ, khí bãi chôn lấp và hệ thống xử lý nước rỉ rác. Nước rỉ rác chảy tràn ra ngoài tại bất cứ vị trí nào trong BCL có vết nứt. Một phần nước rỉ rác được thu gom tại mương hở bao xung quanh dưới chân BCL và dẫn về các hồ chứa. 2. Các tác nhân ô nhiễm quan trọng tại BCL 2.1. Nước rỉ rác Thành phần nước rỉ rác của BCL Đông Thạnh khi còn hoạt động và sau khi đóng bãi thay đổi rất lớn và rất đa dạng 2.1.1. Thành phần nước rỉ rác của BCL Đông Thạnh khi đang hoạt động Thành phần nước rỉ rác BCL Đông Thạnh – lấy mẫu mùa khô (2002): Thành phần Giá trị, mg/L (trừ pH) M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 Ph 6 7,32 8,11 7,99 7,89 8,24 8,17 8,16 TDS 15000 15900 15800 15350 15250 14250 13850 11150 BOD5 56250 33571 4400 17867 21000 2241 2794 - COD 65333 38500 10000 24286 26666 8600 7400 2507 SS 1280 3270 - - - - - 243 VSS 770 2220 - - - - - 227 N-NO3- 2,9 2,5 2,1 3 2,4 - 2,3 4,8 N-NH3 1445 2044 2374 2570 2195 - 1602 1977 Org-N 470 196 319 231 258 - 202 230 Phosphorus 14,9 21,5 42,2 29,3 17,5 - 26,6 9,6 Htc(mgCaCO3/L) 6067 4467 867 1533 2300 1233 667 1867 Ca2+ 1844 1122 214 187 527 240 200 134 Mg2+ 356 405 81 259 239 154 40 373 Fe tổng 710 173 - - 100 - - 89 (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003) Ghi chú: M1: lấy cách đỉnh của ô che phủ I 5m theo chiều cao M2: lấy cách đỉnh của ô che phủ I 10m theo chiều cao M3: lấy cách đỉnh của ô che phủ I 15m theo chiều cao M4: lấy cách đỉnh của ô che phủ I 20m theo chiều cao M5: lấy cách đỉnh của ô che phủ I 25m theo chiều cao, mẫu gộp chung của nhiều dòng nước rỉ rác M6,M7: lấy cách đỉnh của ô che phủ II 20m theo chiều cao M8: lấy trong hồ chứa số 7 tồn đọng lâu ngày. Nhận xét: Mẫu được lấy từ nhiều độ cao khác nhau trên ô chôn lấp. Kết quả phân tích nước rỉ rác cho thấy: Với ô chôn lấp số I, hầu như theo khoảng cách càng xa đỉnh theo chiều xuống mặt đất của ô đang chôn lấp rác thì nồng độ chất hữu cơ càng giảm, COD giảm từ 65.335 ppm xuống 10.000 ppm. Do ô chôn lấp được thực hiện chôn lấp từ dưới lên trên nên càng gần đỉnh nước rò rỉ càng mới, mức độ nhiễm bẩn càng cao. Tương ứng tỉ số BOD/COD giảm từ 86% xuống 73,6% và 44% (tỉ số 44% xuất hiện ngẫu nhiên 1 mẫu trên xác suất 5 mẫu). Ngược lại giá trị pH tăng dần từ 6 đến 8,2. Hiện tượng nồng độ chất hữu cơ giảm dần, tỷ lệ BOD/COD giảm dần, pH tăng dần theo chiều từ đỉnh ô chôn lấp trở xuống là do bản thân BCL cũng là một thiết bị xử lý sinh học tự nhiên, những hợp chất hữu cơ nào có khả năng phân hủy sinh học đã tự phân hủy theo thời gian chôn lấp. Nồng độ các hợp chất chứa nitơ khá cao, nếu xét theo chiều như trên thì hàm lượng nitơ hữu cơ giảm từ 470 ppm xuống 202 ppm; N-NH3 tăng từ 1445 ppm lên 2570 ppm và N-NO3- không đáng kể so với nitơ hữu cơ và N-NH3. Khi thời gian lưu trữ càng lâu nồng độ N-NH3 càng cao, nitơ hữu cơ càng thấp do nitơ hũu cơ bị thủy phân và chuyển hóa thành N-NH3. Cũng xét cùng chiều như trên, thành phần độ cứng tổng cộng và Ca2+ của mẫu rò rỉ mới nhất là cao nhất do pH tăng lên 7,3-8,2 và CO2 sinh ra trong quá trình phân hủy tự nhiên là môi trường thích hợp để các cation hóa trị II (gây nên độ cứng) kết tủa, phần nào bám dính lại trên vật liệu phủ. Bên cạnh độ cứng cao, hàm lượng TDS cao dao động 15.000-15.900 ppm thì nồng độ các hợp chất chứa phospho thấp gây khó khăn cho quá trình thẩm thấu của các chất qua màng tế bào trong quá trình trao đổi chất. Với ô chôn lấp số II, vào thời điểm lấy mẫu BCL Đông Thạnh vẫn đang chôn lấp rác mới nhưng không có nước rò rỉ mới từ các vị trí ở gần đỉnh mà chỉ có rất ít nước rò rỉ từ dòng bên dưới cách đỉnh khoảng 20m. Do vậy nước rò rỉ thuộc loại cũ có nồng độ COD là 7400-8600 ppm, tỷ số BOD/COD thấp (từ 26-38%) rất khó xử lý theo phương pháp sinh học. Với nước rò rỉ rất cũ bị tồn đọng lâu ngày trong hồ thì hầu như các chỉ tiêu phân tích cũng tăng giảm tương tự như so sánh trên (giữa nước rò rỉ cũ và mới), đặc biệt nồng độ COD giảm chỉ còn 2507 ppm. Hàm lượng độ cứng tổng cộng và Ca2+ nhỏ hơn đáng kể so với nước rò rỉ mới vì một phần các ion gây độ cứng và Ca2+ tạo kết tủa bị giữ lại trên đường đi và lắng xuống đáy hồ. Thành phần nước rỉ rác BCL Đông Thạnh – lấy mẫu đầu mùa mưa (2002): Thành phần Giá trị, mg/L (trừ pH) M.I M.II M.III M.IV M.V M.VI pH 8,22 8,17 8,26 8,04 7,79 8,21 TDS 15000 15200 13350 13250 15800 15100 BOD5 - 7500 2639 5000 12750 5227 COD 7818 14072 7036 8469 22932 11335 SS - - 447 793 700 - VSS - - 445 413 440 - N-NO3- - - - - - - N-NH3 - - 1683 2094 2346 - Org-N - - - 162 291 - Phosphorus - - 23 18,8 20,2 - Htc(mgCaCO3/L) 400 1350 267 2533 500 700 Ca2+ 94 140 40 454 107 80 Mg2+ 40 242 41 340 57 121 Fe tổng - - 117 95 134 - (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003) Ghi chú: M.I, M.II, M.III, M.IV: lấy theo hướng dòng chảy M.V: cùng vị trí của M2 M.VI: lấy trên dòng chảy nhập chung từ hai nhánh thuộc hai hướng của ô chôn lấp I Nhận xét: Các mẫu nước rò rỉ lấy lần 2 vào đầu mùa mưa, do vậy đã bị pha loãng với nước mưa nên nồng độ chất hữu cơ không quá cao (COD=7.036-22.932 ppm), tương ứng tỷ số BOD/COD= 37,5-59%. Do lấy mẫu theo dòng chảy nên mẫu nước rò rỉ thực chất là nước rò rỉ củ và mới nhập chung. Điều đó giải thích vì sao tỷ số BOD/COD không cao. Các chỉ tiêu khác cũng dao động tương tự như mẫu lấy lần 1. Nhìn chung, kết quả phân tích của cả hai lần lấy mẫu (mùa khô và đầu mùa mưa) cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác là rất cao. Rõ ràng rằng, nếu lượng nước rò rỉ này không được thu gom và xử lý triệt để thì đây là mối nguy hại rất lớn cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước tại đây. 2.1.2. Thành phần nước rỉ rác của BCL Đông Thạnh sau khi đóng bãi: Thành phần Giá trị mg/L (trừ pH) Thành phần Giá trị, mg/L pH 8-8,2 Phospho tổng 4,7-9,5 TDS 9100-11100 Nitơ tổng 600-2190 Htc 1520-1860 N-NH3 520-1970 Ca2+ 134-140 Fe tổng 64-120 SS 169-240 Zn 4,4-4,8 COD 916-1702 Cr tổng 0-0,05 BOD 243-615 Cu 1,41-1,8 Humic (mgC/L) 317-378 Pb 0,2-0,25 Lignin 36,2-52,6 Cd 0-0,02 Dầu tổng 40-460 Mn 0,66-0,73 Phenol 0,32-0,6 Ni 0,65-1,18 Chất hoạt động bề mặt 0,17-0,24 Hg 0,01-0,04 Tetrachlorethylen KPH As 0,01-0,022 Trichlorethylen KPH Sn 2,2-2,5 (Nguồn: CENTEMA 2003) Nhận xét: Thành phần nước rỉ rác biến đổi rất nhiều theo thời gian ngay cả khi BCL đang hoạt động, đặc biệt là nồng độ các hợp chất hữu cơ (COD) giảm dần theo thời gian. Trong thời gian CTR vừa được chôn lấp, nước rỉ rác sinh ra có nồng độ các chất bẩn cao (COD=25610-63333 ppm, BOD=23750-56250 ppm). Khi BCL ở giai đoạn hoạt động ổn định, nước rỉ rác có nồng độ các chất bẩn giảm đáng kể (COD = 1079-2507 ppm, BOD = 235-735 ppm). Hiện nay, BCL Đông Thạnh đã đóng cửa, nước rỉ rác có hàm lượng COD dao động từ 916-1702 ppm, BOD dao động từ 243-615 ppm. Trong đó hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học BOD chiếm khoảng 27-36% so với COD. Tỷ lệ BOD/COD thấp, điều này cho thấy rằng nước rò rỉ có chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học mà đặc biệt là lignin và humic. Hàm lượng humic dao động từ 317-378 mgC/L và lignin dao động từ 36,2-52,6 ppm, tương ứng chiếm khoảng 22,2-34,6% và 3,1-4% so với COD. Đối với nước rỉ rác mới, COD dao động từ 50574-57325 mg/L thì humic là 1150-1933 mgC/L và lignin là 1083-1420 ppm, tương ứng humic chiếm khoảng 2,8 – 3,8% và lignin chiếm khoảng 2- 2,5% so với COD. Điều này cho thấy rằng với nước rò rỉ càng cũ thì COD thấp nhưng tỷ lệ các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học như humic và lignin càng cao. Tỷ lệ này càng cao là do quá trình tự phân hủy sinh học xảy ra trong BCL theo thời gian đã tích tạo ra một số các sản phẩm cuối khó phân hủy sinh học. Hàm lượng nitơ của nước rò rỉ cao (600-2190 ppm) và đây cũng là một thành phần cần phải được xử lý vì với hàm lượng nitơ cao, có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý sinh học và đến thủy sinh tại khu vực. 2.2. Khí phát sinh từ bãi chôn lấp Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ BCL bao gồm: NH3, CO2, CO, H2, H2S, CH4, N2 và O2. Khí CH4 và khí CO2 là các khí chính sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong rác. Nếu khí CH4 tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5-15% sẽ phát nổ. Do hàm lượng O2 tồn tại trong BCL ít nên khi nồng độ khí CH4 đạt ngưỡng tới hạn vẫn ít có khả năng gây nổ BCL. Tuy nhiên, nếu các khí BCL thoát ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí, có khả năng hình thành hỗn hợp khí methane ở giới hạn gây nổ. Các khí này cũng tồn tại trong nước rỉ rác với nồng độ tùy thuộc vào nồng độ của chúng trong pha khí khi tiếp xúc với nước rỉ rác. Kết quả quan trắc các chất ô nhiễm không khí tại BCL Đông Thạnh trước khi đóng bãi: Chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NO2 NH3 H2S Mercaptan CH4 (ppm) KV chôn lấp - 0.25 0.18 2.1 2.8 - 2650 KV vùng đệm - 0.2 0.17 1.4 0.14 - 320 TCVN 5937-1995 0.3 0.5 0.4 0.2 0.008 - - (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – CENTEMA – Tháng 12/2003) Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại BCL Đông Thạnh sau khi đóng bãi: (Nguồn: CENTEMA, 2003) Chất ô nhiễm (mg/m3) CO2 (%) SO2 NO2 NH3 H2S Vi sinh (KL/m3) CH4 K1 0.06 Vết 0.04 0.94 KPH 722 621 K2 0.09 Vết 0.04 0.43 KPH 778 528 K3 0.04 Vết 0.11 0.69 KPH 222 682 K4 0.03 Vết 0.04 0.81 KPH 472 173 K5 0.07 Vết 0.04 0.61 KPH 611 - K6 0.05 0.09 0.07 0.54 KPH 556 17 K7 0.04 0.11 0.10 0.56 KPH 1250 - K8 0.03 0.06 0.08 0.36 KPH 528 - K9 0.04 Vết 0.04 0.46 KPH 1000 - TCVN 5937-1995 - 0.5 0.4 0.2 0.008 - - Ghi chú: -KPH: Không phát hiện -K1: Giữa đỉnh BCL -K2: Đỉnh đầu hướng gió -K3: Đỉnh cuối hướng gió -K4: Chân BCL (trạm xử lý nước rỉ rác) -K5: Chân BCL (đối diện trạm xử lý) -K6: 51 ấp 7, xã Đông Thạnh (cách BCL 500m, cuối hướng gió) -K7: 15 ấp 7, xã ĐôngThạnh (cách BCL 1000m, cuối hướng gió) -K8: ấp 3, xã Đông Thạnh (cách BCL 500m, đầu hướng gió) -K9: đầm lầy (cách BCL 200m) Nhận xét: Kể từ thời gian sau khi đóng cửa BCL, nồng độ các chất ô nhiễm gây mùi như: H2S, NH4, CH4 giảm đi rõ. Nồng độ khí methane giảm đi rõ nhất. III. BÃI CHÔN LẤP GÒ CÁT – BÌNH CHÁNH 1. Hiện trạng hoạt động 1.1. Giới thiệu - Địa điểm: Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TpHCM - Thời gian hoạt động: 19/01/2001 – 19/01/2006 - Diện tích: 25 ha - Tổng công suất tiếp nhận: 3.750.000 tấn - Công suất: 2000 tấn/ngày - Công nghệ xừ lý: chôn lấp hợp vệ sinh - Khối lượng CTR đã chôn tính đến 30/09/2003: 1.429.140 tấn Rác được chôn trong hố có độ sâu âm 7m so với mặt đất. Đổ rác thành 9 lớp, mỗi lớp dày 2,2m, được ngăn cách bởi 8 lớp đất phủ trung gian, mỗi lớp có chiều dày 0,15m, lớp phủ trên cùng dày 1,3m, lớp lót đáy dày 0,5m bao gồm: lớp nhựa HDPE, cát, hệ thống thu gom nước thải, xà bần có tác dụng không cho nước rác thấm vào đất. Tổng chiều cao của đụn rác sau khi đổ là 13m (cao 16m so với mặt đất). Nội dung đầu tư chính bao gồm: tấm lót HDPE, hệ thống thu gom xử lý nước thải, hệ thống thu gom khí biogas chuyển hóa thành điện năng, sàn trung chuyển, trang thiết bị chuyên dùng, hệ thống cầu cân và rửa xe, hệ thống tường rào bao che cao 6m và các hạng mục xây dựng khác. 1.2. Quy trình kỹ thuật xử lý rác 1.2.1. Công tác chôn lấp rác: Hàng ngày, CTRSH trong thành phố được các đơn vị vận chuyển đến công trường xử lý rác Gò Cát, sau khi qua cầu cân, sẽ được đổ tại sàn kiểm tra phân loại rác. - Qua kiểm tra (chủ yếu bằng cảm quan), nếu phát hiện các loại rác không hoặc chưa được phép chôn lấp sẽ được vận chuyển đem đến nơi xử lý khác theo quy định. - Chỉ các loại rác được phép chôn lấp sẽ được xe xúc, xúc từ sàn phân loại đổ lên xe tải ben chuyên dùng, vận chuyển đến đổ vào ô chôn rác đã được lót đáy bằng tấm nhựa HDPE và lắp đặt ống PE thu gom nước rác. - Tại mỗi ô chôn rác, rác được san phẳng thành từng lớp có chiều dày không vượt quá 60cm (để đạt được độ đầm nén tối đa) và được đầm nén kỹ bằng xe chuyên dùng Landfill Compactor 826G CAT (số lần đầm nén rác từ 6-8 lần qua 1 điểm) đảm bảo tỷ trọng tối thiểu sau đầm nén 0,75 tấn/m3. - Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày rác sau đầm nén đạt 2,2m sẽ được phủ một lớp đất trung gian dày 15cm (đã được đầm chặt). Dùng xe tải ben vận chuyển đất từ bãi dự trữ (cách 500m) đến ô chôn rác, dùng xe ủi san phẳng đất, lu lèn, tạo độ dốc thoát nước mưa. - Mỗi ô chôn rác sẽ được đổ 9 lớp rác (mỗi lớp dày 2,2m). Trên lớp rác sau cùng sẽ được hoàn thiện theo thứ tự: phủ lớp đất sét dày 30cm – tấm nhựa VLDPE dày 1,5mm – lớp cát tiêu dày 20cm – lớp đất trên cùng dày 80cm để trồng cây xanh. Độ dốc từ chân đỉnh bãi tăng dần từ 3 – 5% luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún. - Trong quá trình chôn lấp rác, sẽ tiến hành đồng thời nối cao giếng đứng, lắp đặt lớp đá lọc và ống đứng PE thu khí bãi rác. Các ống dẫn thu gas theo hướng nằm ngang sẽ được nối vào các ống đứng này dẫn về nhà máy xử lý. - Làm đường tạm và bãi xe tạm để xe chở rác vào mỗi ô chôn rác mà không làm hỏng lớp màng chống thấm HDPE (độ dốc tối đa 10%), dặm vá, duy tu bảo dưỡng đường hàng ngày. 1.2.2. Vệ sinh công trường - Hàng ngày vét bùn đất, rác vương vải tại các mương rãnh, miệng hố ga, hố ga, cống thoát nước trong toàn bộ phạm vi BCL - Tất cả các xe vận chuyển rác trước khi ra khỏi BCL Gò Cát phải lội qua bể rửa xe để làm sạch bánh xe. - Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, quét dọn và rửa sạch mặt đường từ ngã 3 về hai phía của Quốc Lộ 1 trong phạm vi 500m mỗi phía, công tác này được hoàn tất trước 6 giờ sàng hàng ngày. - Quét dọn và rửa sạch đường từ Quốc lộ 1 vào cầu cân, đường nội bộ, cầu cân, sàn phân loại rác. - Hốt bùn đất, thay nước bể rửa xe hàng ngày. - Vào những ngày hanh, khô phun nước tạo ẩm trong phạm vi BCL nhằm hạn chế bụi phát tán ra các khu vực lân cận. 1.2.3. Công tác xử lý mùi hôi Chủ yếu sử dụng chế phẩm EM (Effective Micro-organism) và Bokashi Phun EM thứ cấp (EEM), pha loãng với nước sạch để phun theo tỷ lệ: 1:200 (mùa khô) và 1:50 – 1:100 (mùa mưa). Dùng xe bồn 16m3 pha trộn và phun đều EM trên rác liên tục trong suốt thời gian xe vận chuyển, đổ rác xuống sàn phân loại, kiểm tra. Hàng ngày, phun bổ sung EM trên diện tích mới đổ rác, phần diện tích chôn rác chưa quá 2 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi. Tuỳ tình hình phát sinh mùi hôi trên mỗi ô chôn rác mà tăng hoặc giảm số lần phun bổ sung ban ngày để đạt yêu cầu. Bổ sung rải Bokashi để giảm mùi hôi vào mùa mưa. 1.2.4. Công tác xử lý cháy nổ Lượng khí gây cháy nổ (chủ yếu là khí CH4) sẽ được thu gom bằng hệ thống ống đặt trong mỗi ô chôn rác và dẫn về hệ thống xử lý. 1.2.5. Công tác xử lý nước rỉ rác Nước rỉ rác ở các ô chôn tự chảy về hố tụ nước, được bơm chuyển tập trung về nhà máy xử lý nước rỉ rác. Nước rỉ rác sau khi xử lý, qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được xả vào Rạch Nước Đen phía sau BCL Gò Cát theo hướng dẫn của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 1.2.6. Kiểm soát mầm bệnh - Phun thuốc diệt ruồi, muỗi và các côn trùng có tiềm năng gây bệnh theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế Dự phòng. Số lần phun căn cứ vào mức độ phát triển của côn trùng. - Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi vào cầu cân, sàn phân loại rác, đường nối từ Quốc lộ 1 vào cầu cân, khu vực ô chôn rác, bên trong tường rào, cho nhà dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào của BCL - Hợp đồng với trung tâm y tế hoặc bệnh viện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cho cán bộ công nhân viên đang vận hành BCL và nhân dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào BCL. 1.2.7. Duy tu bảo dưỡng - Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, máy phát điện dự phòng và hệ thống tường rào bao quanh. - Kiểm tra boulon, loadcell, châm dầu mỡ các vị trí cần thiết của hai cầu cân điện tử hàng ngày. - Duy tu, bảo dưỡng, định kỳ bơm nước rác, máy xử lý nước rỉ rác, trạm thu gom và xử lý gas, nhà máy phát điện (từ gas) theo hướng dẫn của chuyên gia. - Duy tu, bảo dưỡng định kỳ các xe chuyên dùng xử lý rác theo quy định của nhà nước. - Chăm sóc, bảo dưỡng thảm cây xanh cách ly, cây cảnh, dây leo, thảm cỏ… - Duy tu sửa chữa thường xuyên đường vận chuyển rác từ sàn phân loại đến mỗi ô chôn rác. - Kiểm tra, duy tu các khu vực bị sụt lún (do rác phân hủy) trên toàn bộ BCL. 1.2.8. Quan trắc môi trường Hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành môi trường để thực hiện công tác quan trắc môi trường, lấy mẫu thử nghiệm, lập báo cáo môi trường định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý môi trường. + Môi trường nước: - Nước mặt: Lưu lượng 2 tháng/lần. Thành phần hóa học: 10 mẫu/lần x 4 lần/năm. - Nước ngầm: 1 mẫu/giếng x 14 giếng/lần x 4 lần/năm. Quan trắc cả trong đới không khí và đới bảo hòa nước. - Nước rỉ rác: Lưu lượng 2 tháng/lần. Thành phần hóa học: 4 tháng/lần + Môi trường không khí: - Chu kỳ quan trắc: 18 mẫu/lần x 6 lần/năm - Thông số đo: bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải. + Quan trắc kiểm tra độ dốc, độ lún sụp, lớp phủ và thảm thực vật.: chu kỳ quan trắc 2 lần/năm + Phân tích thành phần rác, ẩm đo: 15 mẫu/lần x 4 lần/năm Các chỉ tiêu phân tích thêm (ngoài việc phân loại bình thường): Tỷ trọng của rác (kg/m3) Độ ẩm của rác (%) Tỷ lệ rác có thể tái chế (%) Tỷ lệ rác các loại khác (%) Tỷ lệ rác có thể làm compost (%) Tỷ lệ rác có thể đốt cháy (%) Kích cỡ các loại rác. 2. Hiện trạng môi trường trước khi BCL đi vào hoạt động Theo “Đầu tư nâng cấp chất lượng công trường xử lý rác Gò Cát” - Sở Giao Thông Công Chánh TpHCM, hiện trạng môi trường trước khi BCL Gò Cát đi vào hoạt động như sau: 2.1. Hiện trạng môi trường không khí khu vực BCL Vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn tại khu vực BCL Gò Cát: Ký hiệu mẫu Vị trí A1 Khu vực trong bãi rác Gò Cát – gần nơi đang đổ chất thải thuỷ sản A2 Khu vực trong bãi rác Gò Cát – gần khu vực 1 nhà dân và hồ nước A3 Khu vực trong bãi rác Gò Cát – gần rìa A4 Ngã ba đường vào bãi rác và xa lộ Đại Hàn A5 Xa lộ Đại Hàn – cách A4 500m A6 Xa lộ Đại Hàn – cách A4 500m A7 Đối diện với A5 (bên kia quốc lộ) – hướng trên gió, cách xa lộ 50m A8 Ngoài bãi rác, cuối hướng gió, khu dân cư cách bãi rác 70m 2.1.1. Điều kiện vi khí hậu môi trường khu vực BCL Gò Cát Điểm lấy mẫu Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) A1 30,1 60,2 – 62,4 1,4 A2 29,0 70,3 – 71,5 1,8 A3 28,7 70,4 – 75,5 1,9 A4 29,5 65,2 – 74,0 1,7 A5 29,5 65,2 – 74,0 1,7 A6 - - - A7 - - - A8 30.6 68 - 72 0.8 2.1.2. Chất lượng không khí Do khu vực BCL nằm gần đường giao thông nên môi trường không khí ở phần giáp ranh của khu đất bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm trên quốc lộ 1A. Kết quả khảo sát lưu lượng xe lưu thông trên đoạn đường này cũng cho thấy mật độ xe rất đông (10.000 – 16.000 xe các loại/h), hầu hết đều là xe có động cơ, gây ồn suốt cả ngày lẫn đêm và sinh ra lượng lớn khí thải cũng như khói bụi rất lớn. Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các vị trí A4, A5, A6 nằm gần đường giao thông có mức ồn khá cao (63 – 88 dB). Nồng độ bụi dao động trong khoảng 1,32 – 1,56 mg/m3 vượt tiêu chuẩn cho phép trong môi trường khí xung quanh hơn 5 lần (nồng độ cho phép trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3). Các vị trí A4, A5 là những điểm nằm gần đường giao thông, cuối hướng gió nên có nồng độ bụi khá cao, các vị trí còn lại đều có giá trị nồng độ bụi nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Điều này cho thấy tại khu vực BCL, chủ yếu nguồn gây ô nhiễm là từ giao thông trên quốc lộ 1A. Lưu lượng xe giao thông qua quốc lộ 1A gần khu vực BCL: Thời điểm Lưu lượng xe trung bình (chiếc/giờ) Xe máy Xe du lịch Xe khách Xe tải Quốc lộ 1A - 19/8/2000 (Khu vực gần BCL) 6h 6.705 159 66 72 11h 12.109 183 262 784 16h 14.111 382 141 512 21h 9.660 216 40 405 Quốc lộ 1A - 21/8/2000 (khu vực gần bãi chôn) 6h 8.925 201 57 87 11h 14.121 276 169 773 16h 15.016 413 151 659 21h 8.901 205 42 312 Một số chỉ tiêu chất lượng không khí như SO2 cao hơn tiêu chuẩn (0,55 – 0,78 mg/L) và NOx ở xấp xỉ mức tiêu chuẩn cho thấy không khí khu vực này bị ô nhiễm, chủ yếu do hoạt động của các xe cộ lưu thông trên quốc lộ 1A gây ra. Giá trị SO2 đo được dao động trong khoảng 0 – 0,8 mg/m3, nếu so sánh với tiêu chuẩn nồng độ cho phép trung bình 1 giờ là 0,5 mg/m3, các điểm khảo sát A1, A4, A5 đã có một số giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép. Kết quả khảo sát tiếng ồn: Điểm Thời gian 9h00 – 10h00 20h – 21h 4h30 – 5h30 TB Max Min TB Max Min TB Max Min A4 62 78 51 63 78 45 45,2 50 39 A2 58 76 47 61 76 44 42,7 49 38 A5 57 72 50 57 70 50 44,5 48 40 A6 70 87 62 68 88 58 52,3 78 40 A7 72 88 61 70 87 60 51,4 80 42 A8 52 63 42 50 64 45 42,2 51 40 Chất lượng môi trường không khí trong trong khu đất (vị trí A1, A2, A3) cũng có dấu hiệu ô nhiễm bởi một số thành phần khí NH3, NOx, H2S và vi sinh vật trong không khí cao hơn tiêu chuẩn. Giá trị CH4 trung bình dao động trong khoảng <10 mg/m3 đến 350 mg/m3. Các số liệu đo đạc cho thấy nồng độ CH4 dao động mạnh, không đồng đều tại các điểm khảo sát. Khí ô nhiễm sinh ra chủ yếu do quá trình phân hủy tự nhiên thành phần rác từ các bãi rác lâu ngày đã được đổ tại khu vực này và các chất hữu cơ trong nước thải từ rạch Nước Đen. Kết quả thành phần vi sinh cho thấy tất cả các điểm đều có số lượng vi khuẩn và nấm mốc vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tổng số vi khuẩn/1m3 không khí dao động trong khoảng 1250 đến 21.000 khuẩn lạc/1m3 không khí. Tổng số nấm mốc/1m3 không khí dao động trong khoảng 600 đến 1250 khuẩn lạc. Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại khu vực bãi rác Gò Cát: Điểm lấy mẫu SO2 (mg/m3) NOx (mg/m3) CO (mg/m3) CO2 (%) NH3 (mg/m3) H2S (mg/m3) Pb (mg/m3) CH4 (mg/m3) Bụi (mg/m3) Tổng số vi khuẩn (kl./m3) Tổng số nấm mốc (kl./m3) A1 0 – 0,52 0 - 0.7 5 – 38 0.035 1,4 1,4 0.0027 10 - 350 0.2 21*103 1250 A2 0 – 0,38 0 - 0,37 5 – 30 0,038 0,45 0,35 KPH 10 - 320 0,18 9000 750 A3 0 – 0,26 0 – 0,8 3 – 8 0,036 0,43 0,12 Vết 10 - 300 0,19 1890 1020 A4 0 – 0,78 0 – 3,63 5 – 22 0,120 0,13 0,06 0,0048 <10 1,56 7916 608 A5 0 – 0,8 0 – 3,7 5 – 28 0,100 KPH KPH 0,0035 <10 1,32 8316 718 A6 0 – 0,55 0 – 2,8 5 - 23 - KPH KPH 0,0030 < 10 1250 750 A7 0 – 0,3 0 – 0,4 5 – 8 - KPH KPH KPH <10 0,16 A8 0 – 0,25 0 – 0,05 4,2 - KPH KPH KPH 10 - 70 0,04 2500 1050 TCVN 0,5 0,4 40 0,2 0,008 0,005 0,3 < 4.375 < 312 2.2. Hiện Trạng Chất Lượng Nước Của Khu Vực 2.2.1. Hiện Trạng Chất Lượng Nước Ngầm Theo số liệu của Sở Giao Thông Công Chánh (GTCC) cho thấy trong giới hạn chiều sâu các lỗ khoan, nước ngầm trong khu vực có thể tồn tại ở 3 vị trí: (1) Tầng đất từ 4,0 – 4,6 m có cấu trúc sét pha cát có khả năng ngậm nước, tuy nhiên với vị trí và cấu trúc như vậy sẽ không chứa lượng nước dồi dào, song nước ngầm trong tầng này lại làm tăng khả năng thấm nước của đất nên dễ bị nhiễm bẩn từ các nguồn nước thải hiện tồn tại trên mặt đất khu vực BCL do tầng đất này hoàn toàn nằm trong phạm vi đào đắp xây dựng bãi rác từ trước và cả phần cải tạo BCL; (2) Tầng cát từ 15 – 20 m, tầng đất này nằm trong chiều sâu qui ước của tầng nước ngầm mạch nông nhưng ngoài giới hạn chiều sâu đáy bãi chôn lầp, có khả năng trữ nước lớn và được ngăn cách bởi lớp đất sét tương đối dày và có độ ổn định cao, tốc độ thấm nước trong xấp xỉ 0,018 cm/giờ. Tuy nhiên, tầng đất này cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi quá trình đào đất làm BCL trước đây thường thực hiện tới độ sâu khoảng 14 – 15 m và các hố chôn lấp trước đây không hề có gia công lớp lót đáy trước khi chôn rác; (3) Tầng cát chứa nước ngầm ở độ sâu 35 – 50 m. Tầng nước này có thể hoàn toàn cách biệt với các tầng đất trong vùng ảnh hưởng nói trên và có lớp đất sét dày khoảng 10 m ngăn cách. Đây là loại đất có tính không thấm nước khá cao. Để đánh giá một cách tương đối chính xác hiện trạng chất lượng nước ngầm trong khu vực, các dữ liệu được đánh giá theo phương pháp thống kê trên cơ sở kết quả phân tích các mẫu nước ngầm được thu thập tại các giếng nằm trong khu vực BCL và tại các hộ dân cư xung quanh khu vực dự án trong vòng bán kính 100 m đối với ranh giới khu đất. Các giếng lựa chọn khảo sát đều có độ sâu từ 22 đến hơn 40 m. Vị trí lấy mẫu khảo sát chất lượng nước ngầm trong khu vực BCL: Ký hiệu Vị trí giếng Độ sâu giếng (m) G1 Lê Thị Coi 3/8 ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 30 G2 Huỳnh Văn Nhất 3/8 ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 38 G3 Vũ Văn Hùng Tổ 3, ấp 3 xã, Bình Hưng Hòa 40 G4 Cụm 6 gia đình 40 G5 Lê Văn Cất 1/20 ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 24 G6 Cụm 3 gia đình 20 G7 Nguyễn Thị Sinh xã Bình Hưng Hòa 40 G8 Huỳnh Văn Tám Tổ 2, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 32 G9 Nguyễn Hoàng Lộc Tổ 6, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 30 G10 Nguyễn Đình Hùng Tổ 6, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 30 G11 Nguyễn Thị Kim Chi xã Bình Hưng Hòa 30 G12 Trần Thái Phương Ngọc Tổ 19,ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 36 G13 Đỗ Thị Dung Tổ 15 C, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 36 G14 Hồ Văn Tâm Tổ 6C, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 36 G15 Trần Thị Thu Tâm Tổ 6B, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 28 G16 Anh Đức Tổ 6, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 36 G17 Bùi Thị Băng Phương xã Bình Hưng Hòa 28 G18 Trần Văn Sùng 14/38, ấp 3, xã Bình Hưng Hòa 22 Chất lượng nước ngầm trong khu vực BCL: STT KÝ HIỆU pH CO2 mg/l Độ cứng mgCaCO3/l N-NH3 mg/l N-NO2- mg/l N-NO3- mg/l Ca2+ mg/l SO42- mg/l E.coli Tb/100ml Coliform Tb/100ml Cd mg/l Cr6+ mg/l Mn mg/l Ni mg/l Pb mg/l Zn mg/l 1 G1 5,7 46,2 6 Vết Vết Vết 0,8 14 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,013 2 G2 4,9 80,9 6 0,790 Vết 0,17 0,8 9 10 30 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,012 3 G3 4,6 93,3 6 0,168 Vết Vết 1,2 19 7 15 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,011 4 G4 4,8 96,8 4 Vết Vết Vết 1,6 22 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,009 5 G5 4,7 79,1 4 Vết Vết Vết 0,8 9 0 0 < 0,004 <0,001 0,003 <0,010 <0,02 0,014 6 G6 5,7 87,3 8 4,041 Vết Vết 2,4 11 140 180 < 0,004 <0,001 0,048 <0,010 <0,02 0,019 7 G7 4,6 77,9 10 0,172 Vết Vết 1,6 62 0 0 < 0,004 <0,001 0,022 <0,010 <0,02 0,045 8 G8 4,5 57,4 6 Vết Vết Vết 0,8 11 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,029 9 G9 4,3 44,6 2 Vết Vết Vết 0,8 3 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,022 10 G10 4,5 28,2 3 Vết Vết Vết 0,8 3 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,010 11 G11 4,0 115,2 3 Vết Vết Vết 1,2 3 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,014 12 G12 4,0 124,0 4 Vết Vết Vết 1,6 3 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,014 13 G13 3,9 135,5 2 Vết Vết Vết 1,6 3 20 80 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,016 14 G14 3,8 128,8 2 Vết Vết Vết 1,2 3 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,016 15 G15 3,8 149,3 2 Vết Vết Vết 0,8 13 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,016 16 G16 3,8 127,5 2 Vết Vết Vết 0,8 2 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,022 17 G17 3,8 114,6 6 Vết Vết Vết 1,6 2 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,010 18 G18 3,9 132,0 2 Vết Vết Vết 2,0 2 0 0 < 0,004 <0,001 <0,003 <0,010 <0,02 0,018 TCVN 5944-1995 6,5-8,5 300 - 500 45 200-400 0 3 0,01 0,05 0,1-0,5 0,05 5,0 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trong khu vực BCL cho thấy nồng độ các kim loại nặng, độ cứng và sulfate trong tất cả các mẫu phân tích đều thấp hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm (TCVN 5944 – 1995). Giá trị pH của tất cả các mẫu đo dao động trong khoảng 3,8 – 5,7 và nồng CO2 cao (25 – 149 mg/L). Nồng độ N-NH3 của một số mẫu khá cao (0,17 – 4,04 mg/L), đặc biệt là mẫu nước giếng ở độ sâu 20 m có nồng độ N-NH3 lên đến 4,04 mg/L, ứng với nồng độ Ecoli và Coliform cao. Điều này chứng tỏ mạch nước ngầm mạch nông ở khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm từ khu vực đổ bùn nạo vét cống rãnh và rạch Nước Đen. Vị trí của mực nước ngầm khá xa so với vị trí sâu nhất của BCL, do đó nước ngầm không gây ảnh hưởng đến BCL. Tuy nhiên, nước rò rỉ từ BCL có thể ảnh hưởng đến nước ngầm nếu vật liệu lót và công nghệ thiết kế không đạt tiêu chuẩn. 2.2.2. Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt Vị trí lấy mẫu nước mặt: Điểm Vị trí hiện tại M1 Đầu ao rau muống, giáp ranh hàng rào ngăn cách giữa đường quốc lộ 1A và khu vực BCL. M2 Cuối ao rau muống, giáp ranh hàng rào ngăn cách giữa đường quốc lộ 1A và khu vực BCL. M3 Đầu khu vực Ao Sen, dọc bờ trái của hàng rào BCL. M4 Cuối khu vực Ao Sen, dọc bờ trái của hàng rào BCL. M5 Đầu mương thoát nước ra Rạch Nước Đen, phía trái BCL. M6 Cuối mương thoát nước ra Rạch Nước Đen, phía trái BCL. M7 Điểm cuối của khu vực Đầm Sen M8 Ao Sen giữa BCL, khu vực chăn nuôi vịt M9 Đường mương nước chảy ra Rạch Nước Đen, nằm bên phải BCL. M10 Đường mương nước chảy ra Rạch Nước Đen, nằm bên phải BCL. M11 Điểm cuối của Rạch Nước Đen đi qua khu vực BCL, thời điểm nước lớn M12 Điểm đầu của khu vực Đầm Sen M13 Điểm giữa Kênh Nước Đen M14 Điểm cuối của Rạch Nước Đen đi qua khu vực BCL, thời điểm nước ròng M15 Điểm giữa Kênh Nước Đen, thời điểm nước ròng Chất lượng nước mặt trong khu vực BCL: STT KÝ HIỆU pH Độ màu Độ đục FAU SS mg/l DO mg/l COD mg/l BOD mg/l N-NH3 mg/l N-NO2- mg/l N-NO3- mg/l Ptc mg/l Cd mg/l Cr mg/l Mn mg/l Ni mg/l Pb mg/l Zn mg/l Fe mg/l Thực B.kiến 1 M1 7,03 321 358 25 8 0 61 20 8,404 Vết Vết 0,24 < 0,004 <0,001 0,115 <0,010 <0,02 0,040 5,50 2 M2 7,20 180 391 48 26 0 67 17 1,319 Vết Vết 0,48 < 0,004 <0,001 0,195 <0,010 <0,02 0,046 5,44 3 M3 8,59 119 935 179 133 0,8 240 85 0,770 Vết Vết 0,57 < 0,004 <0,001 0,115 <0,010 <0,02 0,103 4,38 4 M4 7,94 141 493 97 67 0,7 75 25 0,930 Vết Vết 0,25 0,009 <0,001 0,077 <0,010 <0,02 0,035 2,95 5 M5 7,23 113 246 49 47 1,8 44 10 1,105 0,047 Vết 0,19 < 0,004 <0,001 0,058 <0,010 <0,02 0,042 2,27 6 M6 7,09 155 319 70 34 1,8 48 10 0,804 0,024 Vết 0,05 < 0,004 <0,001 0,031 <0,010 <0,02 0,037 2,56 7 M7 7,20 91 242 48 20 0,8 88 45 1,284 Vết Vết 1,39 < 0,004 <0,001 0,071 <0,010 <0,02 0,027 2,43 8 M8 7,19 247 1755 425 288 1,5 52 15 3,450 0,056 Vết 3,48 < 0,004 <0,001 0,147 <0,010 <0,02 0,057 5,68 9 M9 7,54 54 85 10 7 0,8 40 16 0,473 Vết Vết 0,07 < 0,004 <0,001 0,062 <0,010 <0,02 0,015 0,25 10 M10 7,42 65 175 40 20 0,6 70 30 0,694 Vết Vết 0,20 < 0,004 <0,001 0,077 <0,010 <0,02 0,012 0,44 11 M11 6,71 464 350 102 0 176 72 11,549 0,048 Vết 6,50 < 0,004 0,02 0,212 0,014 <0,02 0,300 4,80 12 M12 6,87 605 2735 665 200 0 128 52 8,500 0,036 Vết 3,29 < 0,004 <0,001 0,128 <0,010 <0,02 0,100 5,50 13 M13 6,85 125 313 61 28 0 105 65 +7,318 Vết Vết 1,70 < 0,004 <0,001 0,077 <0,010 <0,02 0,025 2,20 14 M14 6,84 234 317 60 12 0 90 40 12,731 0,022 Vết 2,58 < 0,004 <0,001 0,056 <0,010 <0,02 0,039 1,31 TCVN 5942 A 6-8,5 20 >6 <10 <4 0,05 0,01 10 0,01 0,05 0,1 0,1 0,05 1 1 B 5,5-9 80 >2 <35 <25 1 0,05 15 0,02 0,1 0,8 1 0,1 2 2 Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước mặt trong khu vực BCL (ao rau muống, ao sen, mương thoát nước ra rạch Nước Đen, đầm sen trong khu vực BCL và rạch Nước Đen) cho thấy tất cả các nguồn nước mặt trong khu vực đều bị ô nhiễm chất hữu cơ. Nồng độ COD và BOD5 của tất cả các mẫu phân tích dao động trong khoảng từ 40-240 mg/L và 10-75 mg/L, lớn hơn từ 4-24 lần và từ 2-19 lần so với các giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN – 5942 – 1995). Nồng độ oxy hòa tan trong các mẫu phân tích rất thấp, từ 0 – 2,2 mg/L, đặc biệt là các mẫu nước của rạch Nước Đen, các ao rau muống và đầm sen. Nồng độ ammonia trong các mẫu phân tích rất cao (từ 0,473 – 12,731 mg/L), lớn hơn tiêu chuẩn TCVN – 5942 – 1995 loại A từ 9,46 – 255 lần và tiêu chuẩn TCVN – 5942 – 1995 loại B từ 0,5 – 12,7 lần chứng tỏ các nguồn nước mặt trong khu vực này luôn luôn tiếp nhận một lượng chất hữu cơ cao và đã bị ô nhiễm. Ngoại trừ nồng độ sắt và mangan, các chỉ tiêu kim loại nặng khác (Cd, Cr, Mn, Ni, Pb, Zn) đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn. 2.3. Hiện Trạng Hệ Sinh Thái Tự Nhiên Khu đất Gò Cát trước đây được sử dụng làm BCL xà bần và rác sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1996 thì ngừng hoạt động. Khi dự án hình thành, khu đất được qui hoạch và di dời dân cư ra khỏi phạm vi khu vực dự án, BCL này mới chỉ là khu đất hoang. Hiện nay, một số cư dân quanh vùng đang tận dụng diện tích những hố đất ngập nước hình thành do quá trình đào đắp trong bãi rác trườc đây để nuôi cá. Các hoạt động này sẽ ngưng hẳn khi dự án được triển khai. Một phần diện tích là các đầm trũng cũng được dân tận dụng để thả rau muống và sen súng. Một phần khác chỉ có lục bình mọc tự nhiên che kín mặt nước. Ngoài ra, trong khu vực này không được canh tác bất cứ loại cây nông lâm nghiệp nào khác. Toàn bộ mặt đất là một bãi đất trống với thành phần thực vật nghèo nàn và có che phủ. Sát ranh giới phía đông khu đất BCL là rạch Nước Đen, nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thành phố nên không có hoạt động nuôi trồng thủy sản. Ngoài phạm vi bán kính 100 quanh khu vực dự án là khu dân cư thưa thớt mới hình thành. Nhìn chung, hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nghèo nàn đơn điệu và không có các loại động thực vật quí hiếm hay có giá trị kinh tế cao. 3. Các tác nhân ô nhiễm quan trọng trong quá trình vận hành BCL 3.1. Nước rỉ rác Thành phần nước rỉ rác của BCL Gò Cát – TpHCM Thành phần Nồng độ - mg/L (trừ pH) Thành phần Nồng độ - mg/L pH 4.8 – 6.2 TSS 1760 – 4311 Độ kiềm 1200 - 4500 VSS 1120 – 3190 TOC 18700 -31900 Org-N 336 – 678 COD 39614 – 59750 N-NH3 297 – 790 BOD 30000 – 48000 N-NO3- 5 – 8.5 VFA – COD 21878 - 25182 Phosphorus 55.8 – 89.6 C2 2569 – 5995 Htc (CaCO3) 5833 – 9667 C3 1309 – 2663 Ca2+ 1670 – 2739 C4-i 43 – 99 Mg2+ 404 – 678 C4-n 4122 – 4842 Cl- 4100 – 4890 C5-b 52 – 261 SO42- 1590 – 2340 C5-i 1789 - 2838 Fetc 204 - 208 (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003) Nhận xét: Các kết quả phân tích nước rỉ rác của BCL Gò Cát cho thấy, do CTRĐT đang được chôn lấp, nước rỉ rác có độ nhiễm bẩn rất cao, đặc biệt do trong CTRĐT có lượng thực phẩm dư thừa chiếm từ 60 – 90% nên nồng độ chất hữu cơ của nước rỉ rác đạt đến trị số COD = 39614 – 59750 mg/L, trong đó thành phần chất hữu cơ dễ bị phân hủy hiếu khí chiếm tỷ lệ 90 – 95% (BOD = 41456 – 56250 mg/L). Trong BCL đã xuất hiện các hoạt động phân hủy kỵ khí nên pH thấp và nồng độ các chất béo bay hơi VFA đạt trị số khá cao, chiếm xấp xỉ 50% nồng độ COD của nước rỉ rác, VFA-COD = 20216 – 21611 mg/L, trong đó bốn thành phần acid acetic C2 (2569 – 5995 mg/L), acid propyonic C3 (1309 – 2663 mg/L), acid butyric C4 (C4-i= 43 – 99 mg/L, C4-n = 4122 – 4842 mg/L), acid valeric C5 (C5-b = 52- 261 mg/L; C5-n = 1789 -2838 mg/L) chiếm đa số với tỷ lệ thay đổi tùy thuộc vào thời gian phân hủy, thời gian càng kéo dài tỷ lệ C2 càng cao, các thành phần acid khác càng thấp. Nồng độ các hợp chất chứa nitơ khá cao, hàm lượng nitơ hữu cơ Org-N = 336 – 678 mg/L, N-NH3 = 297 – 790 mg/L và do điều kiện kỵ khí nên không có mặt N-NO2- và N-NO3-, cũng tương tự như thành phần các loại VFA, khi thời gian lưu trữ càng lâu nồng độ N-NH3 càng cao (có thể đến 2044 mg/L) do các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (Org-N) phân huỷ và chuyển hóa thành. 3.2. Khí phát sinh từ bãi chôn lấp Kết quả quan trắc các chất ô nhiễm tại BCL Gò Cát - TpHCM: Chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NO2 NH3 H2S Mercaptan CH4 (ppm) KV chôn lấp 0.28 0.20 0.17 4.82 0.38 0.0018 9000 KV vùng đệm 0.29 0.15 0.12 0.40 0.22 0.0006 400 TCVN 5937-1995 0.3 0.5 0.4 0.2 0.008 - - (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003) IV. BÃI CHÔN LẤP PHƯỚC HIỆP – CỦ CHI 1. Hiện trạng hoạt động 1.1. Giới thiệu Bãi chôn lấp rác số 1 – khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố nằm tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TpHCM thuộc vùng đất của Nông Trường Tam Tân, cách trung tâm thành phố 37 km. Giai đoạn 1: - Thời gian hoạt động: 01/2003 – 10/2005 - Diện tích: 45 ha - Tổng công suất tiếp nhận: 2.607.704 tấn - Công suất: 3000 tấn/ngày - Công nghệ xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh - Khối lượng CTR đã chôn tính đến 30/09/2003: 710.693 tấn Giai đoạn 2: - Thời gian hoạt động: 10/2005 – 10/2020 - Diện tích: 88 ha - Công suất: 3000 tấn/ngày - Công nghệ xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh Rác được chôn trong các ô chôn rác. Đổ rác thành 10 lớp, mỗi lớp dày 2,2m, được ngăn cách bởi các lớp đất phủ trung gian, mỗi lớp có chiều dày 20 cm (5cm đất ngậm rác). Trên cùng phủ lớp vải địa kỹ thuật bentonit và lớp đất thổ nhưỡng 30 cm trồng cây xanh. Tổng chiều cao của đụn rác sau khi đổ là 25m. Nội dung đầu tư chính bao gồm: tấm lót HDPE, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống thu gom khí biogas, sàn trung chuyển, trang thiết bị chuyên dùng, hệ thống cầu cân và rửa xe và các hạng mục xây dựng khác. 1.2. Quy trình kỹ thuật xử lý rác 1.2.1. Công tác chôn lấp rác: Hàng ngày, một phần CTRSH trong thành phố được các đơn vị vận chuyển đến Bãi chôn lấp Phước Hiệp bằng các phương tiện chuyên dụng. Trạm cân sẽ xác định khối lượng đầu vào và đầu ra, ghi nhận, thống kê khối lượng rác vận chuyển đến. Công tác quản lý tiếp nhận, cập nhật và xuất các thông tin định kỳ bằng phần mềm quản lý. - Sau khi qua cầu cân, rác sẽ được đổ tại sàn trung chuyển - kiểm tra phân loại rác. Qua kiểm tra (chủ yếu bằng cảm quan), nếu phát hiện các loại rác không hoặc chưa được phép chôn lấp sẽ được vận chuyển đem đến nơi xử lý khác theo quy định. Công trường sẽ điều tiết, vận chuyển khối lượng rác vào ô chôn rác phù hợp với thiết bị san ủi và đầm nén rác. - Rác được phép chôn lấp sẽ được xe xúc, xúc từ sàn phân loại đổ lên xe tải ben chuyên dùng, vận chuyển đến đổ vào ô chôn rác đã được lót đáy bằng tấm nhựa HDPE và lắp đặt ống PE thu gom nước rác. - Tại mỗi ô chôn rác, rác được san phẳng thành từng lớp có chiều dày không vượt quá 60cm (để đạt được độ đầm nén tối đa) và được đầm nén kỹ bằng xe chuyên dùng đảm bảo tỷ trọng tối thiểu sau đầm nén 0,65 tấn/m3. - Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày rác sau đầm nén đạt 2,2m sẽ được phủ một lớp đất trung gian dày 20cm (đã được đầm chặt) được mua từ bên ngoài BCL vận chuyển đến ô chôn rác. Có thể sử dụng màng PE tự hủy thay thế cho lớp đất này. - Tại mỗi ô chôn rác, độ dốc mái taluy đảm bảo bằng 1:4 đối với phần mặt taluy đã hoàn thiện và không ảnh hưởng đến công tác chôn lấp rác tiếp theo, tiến hành đắp đất phủ mặt hoàn toàn với chiều dày là 60 cm. - Đối với khu vực mới đổ rác chờ phủ lớp đất trung gian hoặc do điều kiện thời thiết quá xấu không cho phép tiến hành phủ ngay lớp đất trung gian trong ngày, sử dụng tấm bạt nhựa có láng dầu che phủ tạm thời nhằm chống phát tán mùi hôi, hạn chế nước mưa thấm vào, che rác lộ thiên tạo cảnh quan sạch đẹp. - Rác được đổ theo hàng trong từng ô chôn lấp và mỗi ô chôn sẽ được đổ 10 lớp rác. Trên lớp rác sau cùng sẽ được phủ lớp vải địa kỹ thuật bentonite. - Trong quá trình chôn lấp rác, sẽ tiến hành đồng thời nối cao giếng đứng, thu gom khí gas đốt bỏ. - Làm đường tạm và bãi xe tạm để xe chở rác vào mỗi ô chôn rác mà không làm hỏng lớp màng chống thấm HDPE bằng tấm panel bêtông hoặc bằng đất sỏi đỏ (độ dốc tối đa 10%). 1.2.2. Vệ sinh công trường - Tất cả các xe vận chuyển rác trước khi ra khỏi BCL phải lội qua bể rửa xe để làm sạch bánh xe. - Hàng ngày, vét bùn đất, rác vương vãi tại các mương rãnh, miệng hố ga, hố ga, cống thoát nước trong toàn bộ phạm vi BCL. - Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, quét dọn và rửa sạch mặt đường từ phía ngoài Cầu Thầy Cai đến cổng BCL. - Quét dọn và rửa sạch đường vào cầu cân, đường nội bộ, cầu cân, sàn phân loại rác. - Hốt bùn đất, thay nước bể rửa xe hàng ngày. - Vào những ngày hanh, khô phun nước tạo ẩm trong phạm vi BCL (trừ khu vực ô chôn rác) và đoạn đường từ Cầu Thầy Cai đến cổng BCL nhằm hạn chế bụi phát tán ra các khu vực lân cận. 1.2.3. Công tác xử lý mùi hôi Chủ yếu sử dụng chế phẩm EM (Effective Micro-organism) và Bokashi Phun EM thứ cấp (EEM), pha loãng với nước sạch để phun theo tỷ lệ: 1:200 (mùa khô) và 1:50 – 1:100 (mùa mưa). Dùng xe bồn 16m3 pha trộn và phun đều EM trên rác liên tục trong suốt thời gian xe vận chuyển, đổ rác xuống sàn phân loại, kiểm tra. Hàng ngày, phun bổ sung EM trên diện tích mới đổ rác, phần diện tích chôn rác chưa quá 2 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi. Tuỳ tình hình phát sinh mùi hôi trên mỗi ô chôn rác mà tăng hoặc giảm số lần phun bổ sung ban ngày để đạt yêu cầu. Bổ sung rải Bokashi để giảm mùi hôi trực tiếp vào sàn trung chuyển theo từng chuyến xe đổ xuống và một lớp trên cùng tại ô chôn rác sau khi kết thúc khối lượng rác tiếp nhận trong ngày. 1.2.4. Công tác xử lý cháy nổ Lượng khí gây cháy nổ (chủ yếu là khí CH4) sẽ được thu gom bằng giếng thu đứng đặt cách đều nhau. Ống HDPE Þ150 thu khí gas từ các giếng, sau đó dẫn về ống chính HDPE Þ400. Toàn bộ khí gas thu gom được đốt bỏ bằng dầu đốt, ống nối với dầu đốt có gắn thiết bị chống ngọn lửa thổi ngược lại. Nồng độ khí gây cháy nổ thoát ra ngoài không khí sẽ được quan trắc thường xuyên bằng thiết bị chuyên dùng đặt tại các trạm quan trắc. 1.2.5. Công tác xử lý nước rỉ rác Nước rỉ rác ở các ô chôn tự chảy về hố tụ nước, được bơm chuyển tập trung về nhà máy xử lý nước rỉ rác hoặc bơm ngược lên bãi rác tạo độ ẩm phân hủy. Nước rỉ rác sau khi xử lý, qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được xả vào Kênh Thầy Cai theo hướng dẫn của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 1.2.6. Kiểm soát mầm bệnh - Phun thuốc diệt ruồi, muỗi và các côn trùng có tiềm năng gây bệnh theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế Dự phòng. Số lần phun căn cứ vào mức độ phát triển của côn trùng. - Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi vào cầu cân, sàn phân loại rác, đường vào cầu cân, khu vực ô chôn rác, bên trong tường rào, cho nhà dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào của BCL - Hợp đồng với trung tâm y tế hoặc bệnh viện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cho cán bộ công nhân viên đang vận hành BCL và nhân dân trong phạm vi 300m tính từ tường rào BCL. 1.2.7. Duy tu bảo dưỡng - Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, máy phát điện dự phòng và hệ thống tường rào bao quanh. - Kiểm tra boulon, loadcell, châm dầu mỡ các vị trí cần thiết của hai cầu cân điện tử hàng ngày. Thực hiện kiểm định cân theo quy định của nhà sản xuất. - Duy tu, bảo dưỡng, định kỳ bơm nước rác, máy xử lý nước rỉ rác, các xe chuyên dùng xử lý rác theo quy định của nhà nước. - Chăm sóc, bảo dưỡng thảm cây xanh cách ly, cây cảnh, dây leo, thảm cỏ… - Duy tu sửa chữa thường xuyên đường vận chuyển rác từ sàn phân loại đến mỗi ô chôn rác. - Kiểm tra, duy tu các khu vực bị sụt lún (do rác phân hủy) trên toàn bộ BCL. 1.2.8. Quan trắc môi trường Hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành môi trường để thực hiện công tác quan trắc môi trường, lấy mẫu thử nghiệm, lập báo cáo môi trường định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý môi trường. + Môi trường nước: - Nước mặt: Lưu lượng: 2 tháng/lần. Thành phần hóa học: 10 mẫu/lần x 4 lần/năm. - Nước ngầm: 1 mẫu/giếng x 9giếng/lần x 4 lần/năm. Quan trắc cả trong đới không khí và đới bảo hòa nước. - Nước rỉ rác: Lưu lượng 2 tháng/lần. Thành phần hóa học: 4 tháng/lần + Môi trường không khí: - Chu kỳ quan trắc: 18 mẫu/lần x 6 lần/năm - Thông số đo: bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải. + Quan trắc kiểm tra độ dốc, độ lún sụp, lớp phủ và thảm thực vật.: chu kỳ quan trắc 2 lần/năm + Phân tích thành phần rác, ẩm đo: 15 mẫu/lần x 4 lần/năm Các chỉ tiêu phân tích thêm (ngoài việc phân loại bình thường): Tỷ trọng của rác (kg/m3) Độ ẩm của rác (%) Tỷ lệ rác có thể tái chế (%) Tỷ lệ rác các loại khác (%) Tỷ lệ rác có thể làm compost (%) Tỷ lệ rác có thể đốt cháy (%) Kích cỡ các loại rác. 2. Hiện trạng môi trường trước khi BCL đi vào hoạt động 2.1. Hiện trạng môi trường không khí khu vực BCL Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực, Trung tâm Công nghệ Môi trường - ENTEC đã tiến hành lấy mẫu không khí và đo đạc độ ồn ở 3 vị trí khác nhau. Kết quả phân tích một số thông số chính trong môi trường không khí: Điểm đo Kết quả (mg/m3) Bụi H2H NH3 Aldehyt Chì THC M1 0.22 KPH 0.15 0.018 Vết 1.5 M2 0.27 0.015 0.12 0.01 10-4 1.7 M3 0.24 KPH 0.08 0.005 KPH 1.1 TCVN 0.3 (1) 0.008 (2) 0.2 (2) 0.012 (2) 0.005 (1) 5.0 (3) Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường - ENTEC 06/2002. Ghi chú : (1)-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (2)-Tiêu chuẩn 5938-1995 về nồng độ cho phép các chất độc hại trong không khí xung quanh (3)-Tiêu chuẩn 5938- 1995 về nồng độ cho phép các chất độc hại trong không khí xung quanh (lấy theo hơi xăng dầu) Nhận xét: - Nồng độ hầu hết các chất ô nhiễm trong không khí ở tất cả các điểm đo đều nhỏ hơn tiêu chuẩn, ngoại trừ chỉ tiêu H2S của mẫu M2 và aldehyt (HCHO) của mẫu M1 là cao hơn tiêu chuẩn. - Do nằm cách xa các hoạt động sinh hoạt của dân cư, các hoạt động sản xuất, ngoài ra có cây xanh phân bố trong khu vực, vì vậy môi trường không khí của khu vực còn rất sạch và hầu như chưa bị ô nhiễm. Kết quả đo đạc tiếng ồn: Điểm đo Kết quả đo (dBA) Thời điểm đo TCVN 5949-1995 (dBA) M1 44-47 10h45 ngày 21/06/02 60 M2 38-42 11h5 ngày 21/06/02 60 M3 46-48 10h30 ngày 21/06/02 60 Ghi chú: - TCVN 5949-1995: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Nhận xét: Mức ồn tại các điểm đo trong khu vực dự án, dao động quanh trong khoảng 38-48 dBA, nhỏ hơn mức tiêu chuẩn về tiếng ồn công cộng và dân cư. 2.2. Hiện trạng môi trường nước khu vực BCL 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt Kết quả hiện trạng môi trường nước mặt khu vực BCL: TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5942-1995 K1 K2 K3 1 pH - 3,1 2,9 4,1 5,5-9 2 TSS mg/l 25 34 28 80 3 DO mg/l 5,46 4,98 3,8 >2 4 BOD5 mg/l 4 1 8,7 <25 5 COD mg/l 3,12 3,86 12,47 <35 6 N-NH4+ mg/l 1,47 1,21 0,27 1 7 N-NO2- mg/l KPH KPH KPH 0,05 8 N-NO3- mg/l 0,15 0,1 0,15 15 9 Fe mg/l 2,37 3,68 0,34 2 10 Dầu mỡ mg/l KPH KPH KPH 0,3 11 Cadmi mg/l Vết KPH 0,007 0,02 12 Chì mg/l 0.008 0,024 0,011 0,1 13 Hg mg/l KPH KPH Vết 0,002 14 E.coli MPN/100ml 0 0 0 - 15 SColiform MPN/100ml 4 4 1.100 10.000 (Nguồn: Trung tâm Công nghệ môi trường – ENTEC tháng 6/2002) Ghi chú: Tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt. Vị trí lấy mẫu: K1: Mẫu nước mặt của kênh 15 phía Đông BCL K2: Mẫu nước mặt của kênh 16 giữa khu vực BCL K3: Mẫu nước mặt của kênh 17 phía Tây BCL Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong nứơc mặt với nguồn loại B (dùng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nhỏ hơn tiêu chuẩn, ngoại trừ N-NH4+, Fe của mẫu nước kênh 15 và 16 cao hơn tiêu chuẩn. 2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm Kết quả phân tích nước ngầm tại khu vực BCL: TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5944-1995 S1 S2 1 pH - 6,7 6,2 6,5-8,5 2 Chất rắn tổng cộng mg/l 75 110 750-1500 3 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 1,96 1,87 300-500 4 Cadmi mg/l Vết Vết 0,01 5 Chì mg/l 0,004 0,002 0,05 6 Cr (VI) mg/l 0,008 Vết 0,05 7 Cu mg/l KPH Vết 1 8 Zn mg/l 0,08 0,12 5 9 Fe mg/l 0,08 0,27 1-5 10 Hg mg/l KPH KPH 0,001 11 N-NO3- mg/l 0,05 0,07 45 12 Cl- mg/l 93,3 67,8 200-600 13 SO4- mg/l 53,4 12,9 200-400 14 Fecal coli MPN/100ml 0 0 0 15 Coliform MPN/100ml 240 4 3 (Ghi chú: TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nứơc ngầm) Vị trí lấy mẫu: S1: Mẫu nước ngầm tại hộ Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Hộ bệnh nhân nghèo TP) S2: Mẫu nước ngầm tại hộ Châu Văn Đào (phía Đông khu vực BCL) Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5944-4995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nứơc ngầm cho thấy: pH trong mẫu S2 chưa đạt tiêu chuẩn; Nồng độ hầu hết các chất ô nhiễm trong các mẫu nứơc ngầm đều thấp hơn tiêu chuẩn, ngoại trừ chỉ tiêu Coliform của 2 mẫu đều cao hơn tiêu chuẩn. 2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật Hiện trạng tài nguyên sinh vật ở khu vực BCL có những nét đặc trưng như sau: - Các loài thực vật có mức độ tập trung thấp, chủ yếu là các loài cây bụi, tre nứa rải rác. Ngoài ra còn rải rác một số cây lâu năm nhưng đang bị nhân dân khai thác lấy gỗ; - Mật độ cây xanh che phủ không cao do chiến tranh tàn phá; - Động vật nuôi trong khu vực cũng không nhiều, chủ yếu là các loài gia súc được chăn thả; - Hệ sinh thái dưới nước không phát triển do các nguồn nước trong khu vực BCL bị nhiễm phèn. 3. Các tác nhân ô nhiễm quan trọng trong quá trình vận hành BCL 3.1. Nước rỉ rác BCL Phước Hiệp hoạt động vào tháng 1/2003 ngay sau khi BCL Đông Thạnh đóng bãi một phần (12/2002). Sau khi BCL Phước Hiệp hoạt động 03 tháng, trạm xử lý nước rỉ rác tạm thời với công suất 400 m3/ngđ mới bắt đầu được xây dựng và hoạt động. Việc quan trắc thành phần nước rò rỉ thực hiện ngay tại hồ chứa nước rỉ rác 3.000 m3 trước khi bơm vào trạm xử lý. Kết quả phân tích thành phần nước rỉ rác của BCL Phước Hiệp: TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ M1 M2 M3 M4 1 pH - 5,79 6,47 5,91 5,60 2 TDS mg/L 18260 20680 20700 18600 3 SS mg/L 790 1150 6690 1110 4 COD tổng mgO2/L 50574 54562 53663 57325 5 BOD mgO2/L 39000 42857 39750 48462 6 Phospho tổng mg/L 29,3 25,5 29,2 5,2 7 Nitơ tổng mg/L 1176 977,2 1311,5 1800 8 N-NH3 mg/L 767,2 582,4 940,8 1547 9 N-NO32- mg/L Vết Vết 1,1 0,7 10 N-NO22- mg/L Vết Vết Vết Vết 11 N-Organic mg/L 408,8 394,8 369,6 252,3 12 Độ cứng tổng mgCaCO3/L 6667 5733 - 8100 13 Ca2+ mg/L 2191 2031 - 2163 14 Mg mg/L - - - 656 15 SO42- mg/L 2563 2288 - - 16 H2S mg/L - - 4 - 17 VFA mg/L - - 17677 - 18 Cl- mg/L 3400 3850 - 5357 19 Fe tổng mg/L - - - 362 20 Cr tổng mg/L - - - KPH 21 Cu mg/L - - - 0,25 22 Ni mg/L - - - 1,766 23 Mn mg/L - - - 33,75 24 Zn mg/L - - - 0,25 25 Pb mg/L - - - 0,258 26 Cd mg/L - - - 0,008 27 Dầu động thực vật mg/L - - - 2282,1 (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003) Ghi chú: M1: Mẫu nước lấy ngày 13/01/2003 (hơi nâu đen) M2: Mẫu nước lấy ngày 13/01/2003 (xám trắng đục) M3: Mẫu nước lấy ngày 25/04/2003 (đen đục) Nhận xét: Trong suốt mùa khô, nồng độ các chất ô nhiễm rất cao và bền vững trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ sau khi mưa, nồng độ các chất ô nhiễm giảm rất nhanh và ổn định. 3.2. Khí phát sinh từ bãi chôn lấp Kết quả quan trắc các chất ô nhiễm tại BCL Phước Hiệp: Chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NO2 NH3 H2S Mercaptan CH4 (ppm) KV chôn lấp 0.68 0.13 0.09 15.92 0.78 0.0066 6000 KV vùng đệm 0.27 0.13 0.09 1.04 0.18 0.0018 700 TCVN 5937-1995 0.3 0.5 0.4 0.2 0.008 - - (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003) V. SO SÁNH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI CÁC BCL TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 1. Thành phần nước rỉ rác tại các BCL Như đã trình bày, một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể phát sinh từ hoạt động chôn lấp CTR là nước rỉ rác. Việc khảo sát thành phần và tính chất của nước rỉ rác tại 3 BCL Đông Thạnh, Gò Cát, Phước Hiệp cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiện trạng môi trường tại khu vực diễn ra hoạt động, đồng thời tạo cơ sở cho việc đánh giá những tác động tiêu cực của đối tượng này đối với cộng đồng và môi trường xung quanh. Hơn thế nữa, Gò Cát và Phước Hiệp là các BCL mới, được xây dựng một cách hoàn chỉnh theo công nghệ tiên tiến, do đó số liệu về thành phần và tính chất nước rỉ rác của BCL Gò Cát và Phước Hiệp cũng như những đánh giá chung về tác động tiêu cực của đối tượng này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với những BCL mới không những chỉ ở TpHCM mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Thành phần nước rỉ rác tại các BCL trên địa bàn TpHCM: CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ BCL GÒ CÁT BCL PHƯỚC HIỆP BCL ĐÔNG THẠNH Thời gian lấy mẫu Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa pH - 4.8-6.2 7.8-8.6 5.6-6.5 7.6-7.9 7.89-8.18 8-8.2 TDS mg/L 7300-12200 16120 18260-20700 - 10950-15800 9100-11100 Độ cứng tổng mgCaCO3/L 5833-9667 590 5733-8100 - 1533-8400 1520-1860 Ca2+ mg/L 1670-2739 40 2031-2191 - 187-578 134-140 SS mg/L 1760-4311 111 790-6690 - 260-344 169-240 VSS mg/L 1120-3190 - - - - - COD mgO2/L 39614-59750 1127-4000 50574-57325 1375-2683 5653-26666 916-1702 VFA mg/L 21878-25182 - 16777 - - - BOD mgO2/L 30000-48000 275-1425 39000-48462 355-1073 4275-21000 235-735 Humic mg/L - 297-359 1150-1933 767.4 - 317-378 Lignin mg/L - 52-86 - 74.7 - 36.2-52.6 Dầu tổng mg/L - - - - - 40-460 H2S mg/L 106 - 4 - - - Phenol mg/L - - - - - 0.32-0.6 Chất hoạt động bề mặt mg/L - - 1.71 - - 0.17-0.244 Tetrachlorethylen mg/L - KPH KPH KPH KPH KPH Trichlorethylen mg/L - KPH KPH KPH KPH KPH Tổng phóng xạ alpha Bq/L - - - - 0 - Tổng phóng xạ bêta Bq/L - - - - 0 - Phospho tổng mg/L - 32.9 5.2-29.3 12.5-17.1 13.8-42.2 4.7-9.5 Nitơ tổng mg/L 55.8-89.6 - 977-1800 403-547 - 600-2190 N-NH3 mg/L - - 582-1547 369-391 1602-2570 520-1970 N-Organic mg/L 297-790 - 252-408 33.6-158.9 202-319 - Mg2+ mg/L 404-687 119 - - 259-265 373 Fe tổng mg/L 204-208 13 - - - 64-120 Al mg/L 0.04-0.5 - - - 0.23-0.26 - Zn mg/L 93-202.1 KPH 0.25 - 3.1-189 4.4-4.8 Cr tổng mg/L 0.04-0.05 KPH KPH - KPH 0-0.05 Cu mg/L 3.5-4 0.22 0.25 - 0.85-3 1.41-1.8 Pb mg/L 0.32-1.9 0.076 0.258 - 0.18 0.2-0.25 Cd mg/L 0.02-0.1 KPH 0.008 - 0-0.03 0-0.02 Mn mg/L 14.5-32.17 0.204 33.75 - 4.22-11.33 0.66-0.73 Ni mg/L 2.21-8.02 0.458 1.766 - 0.63-7.84 0.65-1.18 Hg mg/L - - 0.01 - - 0.01-0.04 As mg/L - - - - - 0.01-0.022 Sn mg/L - - KPH - - 2.2-2.5 (Nguồn: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các BCL cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp – Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA – Tháng 12/2003) 2. Thành phần các chất gây ô nhiễm không khí tại các BCL trên địa bàn thành phố Chất ô nhiễm (mg/m3) BCL Đông Thạnh BCL Gò Cát BCL Phước Hiệp Tiêu chuẩn KV chôn lấp KV vùng đệm KV chôn lấp KV vùng đệm KV chôn lấp KV vùng đệm TCVN 5937-1995 Bụi - - 0.28 0.29 0.68 0.27 0.3 SO2 0.25 0.2 0.2 0.15 0.13 0.13 0.5 NO2 0.18 0.17 0.17 0.12 0.09 0.09 0.4 NH3 2.1 1.4 4.82 0.4 15.92 1.04 0.2 H2S 2.8 0.14 0.38 0.22 0.78 0.18 0.008 Mercaptan - - 0.0018 0.0006 0.0066 0.0018 - CH4 (ppm) 2650 320 9000 400 6000 700 - CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ I. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI Nguồn và mức độ gây ô nhiễm cũng như tác động đến chất lượng môi trường, điều kiện kinh tế, xã hội trong khu vực BCL sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn của hoạt động chôn lấp. “Vòng đời” của một BCL bao gồm các giai đoạn sau: + Chuẩn bị mặt bằng + Xây dựng BCL + Vận hành BCL + Đóng BCL Theo từng giai đoạn, các hoạt động diễn ra khác nhau nên yếu tố tác động đến môi trường và nguồn gây ô nhiễm cũng sẽ thay đổi. 1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng BCL Trong giai đoạn chuẩn bị, công tác chủ yếu là đền bù, di dời, giải tỏa và tái định cư các hộ dân đang sinh sống tại khu vực tiến hành xây dựng BCL. Kinh nghiệm của TpHCM về xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua cho thấy, đây là công tác khó khăn nhất trong việc thực hiện dự án, gần như 100% các dự án bị chậm trễ là do công tác đền bù và di dời không đúng thời hạn vì những lý do sau đây: - Chi phí đền bù không thỏa đáng; - Các cơ quan có trách nhiệm đền bù không chi đủ tiền đền bù cho dân; - Diện tích di dời lớn hơn diện tích dự án và cán bộ quản lý đã chiếm phần đất này với giá rẻ; - Một số hộ dân thường ra yêu sách không hợp lý, đòi tiền bồi thường quá cao, đặc biệt đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Các vấn đề nảy sinh trong giai đoạn này chưa tạo ra những áp lực rõ ràng lên môi trường. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này đôi lúc rất bất lợi cho dự án về dư luận của cộng đồng xã hội, và nhiều khi gây ra tranh chấp, đụng độ giữa người dân với cán bộ hoặc công nhân thực hiện dự án. Hoạt động của giai đoạn này ảnh hưởng đến cuộc sống người dân do: - Mất phương tiện sản xuất như mất đất ruộng, đất trồng hoa màu; không tìm được việc làm phù hợp khi phải dời đến nơi ở mới. - Anh hưởng đến thu nhập của người dân do phải chuyển giao phần đất đai đã và đang khai thác như hoa màu, cây ăn trái, cây lâu năm,… - Mất nhà cửa và các tài sản cố định khác. - Phải thay đổi môi trường sống tự nhiên cũng như các điều kiện về cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin đại chúng,…), các điểm văn hóa… khi dời đến nơi ở khác. 2. Giai đoạn xây dựng BCL Các nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng được tóm tắt dưới đây: 2.1. Khí thải  - Bụi từ các hoạt động đào đắp và vận chuyển đất đá; - Khí thải (SOx, NOx, CO, CO2,…) từ các xe vận chuyển và thiết bị thi công; - Các loại khí thải từ BCL cũ; - Tiếng ồn và rung do hoạt động của các thiết bị thi công và vận chuyển. 2.2. Chất Thải Rắn - Đất đá, xà bần của BCL cũ, đất nguyên thủy và bùn ao hồ; - Rác từ cây cối, cỏ dại, … trong khu vực thi công; - Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng. 2.3. Nước Thải - Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; - Nước thải từ quá trình rửa xe vận chuyển đất; - Nước đọng từ quá trình thi công và nước mưa phải bơm ra ngoài. 2.4. Các Tác Động Khác - Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông; - An toàn lao động cho công nhân xây dựng; - Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực đào đắp và xây dựng BCL; - Thay đổi cảnh quan khu vực; - Sinh hoạt của công nhân xây dựng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội, trật tự, an ninh khu vực. 3. Giai đoạn vận hành BCL Các nguồn ô nhiễm chính trong giai đoạn vận hành được tóm tắt dưới đây: 3.1. Nước thải - Nước rỉ rác từ BCL; - Nước rỉ rác trong khu vực bô đổ rác tạm thời; - Nước rỉ rác trong các xe chở rác; - Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi BCL; - Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng, công nhân vận hành BCL và những người nhặt rác ở bô rác tạm; - Nước rỉ rác đã xử lý; - Nước mưa từ các hố chôn lấp đang xây dựng. 3.2. Khí Thải  - Khí BCL từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ (principal gas) và các chất hữu cơ độc hại khác (trace gas); - Khí thải từ trạm phát điện (BCL Gò Cát); - Khí thải từ bô đổ rác tạm thời; - Khí thải và tiếng ồn do xe chở rác và các loại xe máy vận hành; - Bụi và chất thải rắn bị cuốn theo gió; - Bụi từ các hoạt động đào đắp và vận chuyển đất đá; - Khí thải từ các xe vận chuyển vật liệu xây dựng và đất đá; - Tiếng ồn và rung do hoạt động của các thiết bị thi công và xe vận chuyển. 3.3. Chất Thải Rắn - Đất đá, xà bần của BCL cũ, đất nguyên thủy và bùn ao hồ; - Rác từ cây cối, cỏ dại, … trong khu vực thi công; - Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ và công nhân vận hành; - Rác từ chính BCL phân tán vào môi trường do gió. 3.4. Các Tác Động Khác - Nguy cơ cháy nổ khu vực BCL; - Các vấn đề liên quan đến vệ sinh và an toàn lao động cho công nhân vận hành và những người nhặt rác; - Các vấn đề xã hội đối với người nhặt rác không được vào BCL; - Ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh do tăng mật độ giao thông, gây bụi, ồn và nguy cơ gây tai nạn; - Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do tạo môi trường sinh trưởng ruồi nhặng và những sinh vật gây bệnh; - Tệ nạn xã hội do tập trung đông đúc lực lượng nhặt rác trong khu vực BCL và những người lái xe và phụ lái. 4. Giai đoạn đóng cửa BCL Các nguồn gây ô nhiễm chính trong giai đoạn đóng cửa BCL được tóm tắt như sau: 4.1. Nước thải Tất cả các nguồn gây ô nhiễm tương tự giai đoạn vận hành BCL nếu không thiết kế, lắp đặt và vận hành hợp lý lớp che phủ cuối cùng, hệ thống thoát nước bề mặt, hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ. 4.2. Khí Thải - Tất cả nguồn gây ô nhiễm tương tự giai đoạn vận hành BCL nếu không thiết kế, lắp đặt và vận hành hợp lý hệ thống thu và xử lý khí BCL; - Khí thải từ trạm phát điện. 4.3. Các Tác Động Khác - Sự sụt lún BCL; - Nguy cơ phát cháy và phân tán khí độc hại từ BCL đã đóng cửa. - Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng trên vùng đất đã chôn lấp rác; - Dân cư lấn chiếm bất hợp pháp vùng BCL đã hoàn thành. II. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1. Giai đoạn xây dựng Các dự án xây dựng BCL chất thải đa số được xây dựng với qui mô lớn, trong một không gian khá rộng, bao gồm nhiều hạng mục công trình, nhiều trang thiết bị… do đó, quá trình xây dựng BCL tất yếu sẽ làm nảy sinh các tác động tiêu cực đến môi trường. Môi trường nước (nước mặt, nước ngầm) tại khu vực diễn ra hoạt động chôn lấp cũng như khu vực lân cận có khả năng chịu tác động tiêu cực bởi các tác nhân gây ô nhiễm sau: 1.1. Nước Thải Sinh Hoạt Của Công Nhân Xây Dựng Nước thải sinh hoạt của công nhân xả ra chủ yếu là nước tắm sau giờ làm việc, nước thải từ căn-tin và nước làm vệ sinh. Nếu tiêu chuẩn dùng nước cho mỗi người là 100 L/ng.ngđ thì lượng nước thải xả ra mỗi ngày vào khoảng 10-20 m3. Thành phần nước thải sinh hoạt của công nhân tương tự như nước thải sinh hoạt của thành phố. Có thể tham khả qua kết quả tổng kết từ 40 mẫu nước thải sinh hoạt tại các cống khác nhau trong thành phố do trung tâm CENTEMA khảo sát, lấy mẫu và phân tích (CENTEMA, 2000). Nồng độ COD của nước thải dao động trong khoảng 91 - 1029 mg/L và hơn 80% các giá trị xuất hiện trong khoảng 100 mg/L < COD < 350 mg/L, tương ứng với nồng độ BOD5 dao động từ 65-235 mg/L. Trong đa số các trường hợp, nồng độ COD và BOD5 của nước thải sinh hoạt đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép thải vào nguồn loại B. Nồng độ N-NH3 dao động trong khoảng từ 0,43-15,36 mg/L và tập trung nhiều nhất ở mức 5 mg/L < N-NH3 < 15 mg/L vượt quá tiêu chuẩn xả vào nguồn loại B thậm chí loại C. Nồng độ N-NO2- và N-NO3- thấp (NO2- : Vết – 0,176 mg/L và NO3-: Vết – 1,3 mg/L) và N-Org cao (3,32 – 20,13 mg/L). Với thành phần nước thải như vậy, nếu không được xử lý sơ bộ trước khi thải vào nguồn nhận (kênh rạch, tự thấm xuống đất,…), nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng sẽ là một trong những nguồn tiêu thụ và làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước mặt; cùng với phospho, nồng độ nitơ trong nước thải cao là nguyên nhân gây phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận. Do đó, nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng là nguồn thải cần được quản lý hợp lý trong suốt thời gian thi công. Cũng như trên các công trường xây dựng khác, ngoài nguồn thải nói trên, còn có một khối lượng đáng kể chất bài tiết là phân và nước tiểu. Khối lượng phân vào khoảng 30-50 kg/ngđ và nước tiểu khoảng 0,1-0,15 m3/ngđ. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua chỉ tiêu BOD hoặc các chỉ số tương tự (COD hoặc TOC). Nước tiểu có BOD5 khoảng 8,6 g/L và phân có BOD5 khoảng 9,6 g/100g. Thành phần nước thải sinh hoạt: Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị pH - 6,5 – 7,7 N-Org mg/L 4,45 – 16,32 Độ đục FTU 79 – 354 P-PO43- mg/L 0,57 – 3,44 Độ kiềm mg CaCO3/L 36 – 206 Phenol mg/L 0,015 – 0,025 Độ acid mg CaCO3/L 5 – 25 Dầu mg/L 2,5 – 41,2 TDS mg/L 54 – 464 Cr3+ mg/L 0,032 – 0,081 SS mg/L 9 – 854 Cd mg/L Vết – 0,007 COD mg/L 91 – 1029 As mg/L 1,30 – 1,90 BOD5 mg/L 65 – 900 Hg mg/L 0 – 0,5 N-NH3 mg/L 6,85 – 14,84 Pestiside Cl mg/L 0,012 – 0,025 N-NO2- mg/L Vết – 0,045 Pesticide P mg/L 0,002 – 0,008 N-NO3- mg/L Vết – 0,62 Nguồn: CENTEMA, 2000. Thành phần phân và nước tiểu của người: Thành phần Thành phần (% trọng lượng khô) Phân Nước tiểu Oxýt Canxi (CaO) 4,5 4,5-6,0 Carbon 44-55 11-17 Nitơ 5,0-7,0 15-19 Chất hữu cơ 88-97 65-85 Oxýt Phospho (P2O5) 3,0-5,4 3,0-4,5 Oxýt Kali (K2O) 1,0-2,5 3,0-4,5 Mặc dù lượng thải này không lớn, nhưng đây là nguồn tập trung và lây truyền bệnh tật nguy hiểm đối với con người. Bốn nhóm vi trùng gây bệnh trong chất bài tiết là virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán. Hơn nữa chất bài tiết (phân và nước tiểu) còn là môi trường để các loại sinh vật mang bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián và gây mùi hôi thối. (1) Virus trong chất bài tiết: Nhiều loại virus có thể gây nhiễm trùng đường ruột và thải vào phân, từ đây chúng lây truyền cho người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Một gram phân người có thể chứa 109 virus gây bệnh. Mặc dù chúng không có khả năng sinh sản bên ngoài động vật chủ thích hợp, nhưng các loại virus có thể tồn tại nhiều tuần lễ trong môi trường bên ngoài, đặc biệt nếu nhiệt độ thấp (<15oC). Trong nước thải sinh hoạt (từ bể tự hoại) có thể chứa đến 105 con/L. Như vậy, nếu chất bài tiết của công nhân xây dựng không được xử lý đúng quy định, các loại virus này có đủ thời gian để truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây lan thành dịch bệnh. (2) Vi khuẩn trong chất bài tiết: Phân của người khỏe mạnh cũng chứa một số lượng lớn các loại vi khuẩn thông thường. Nhiều loại vi khuẩn tìm thấy trong phân và rất khác nhau về chủng loại. Nhiều loại gây bệnh và nhiều loại không gây bệnh. Thống kê sau đây cho thấy trong phân người có chứa nhiều loại vi khuẩn gây các loại bệnh dịch nguy hiểm như dịch tả, kiết lỵ, thương hàn, tiêu chảy,… Những bệnh này có thể gây chết hàng loạt và tính lây lan rất cao. Virus gây bệnh thải ra trong phân: Virus Bệnh Adenovirus Enterovirus - Poliovirus - Echovirus - Coxsackie virus Hepatitis A virus Reovirus Rotavirus Nhiều loại bệnh Bại liệt và nhiều loại khác Nhiều loại bệnh Nhiều loại bệnh Viêm gan siêu vi A Nhiều loại bệnh Tiêu chảy Các loại vi khuẩn gây bệnh trong phân: Vi khuẩn Bệnh Vật chủ Campylobacter fetus. Jejuni Tiêu chảy Người và động vật Escherichia coli gây bệnh Tiêu chảy Người Samonella - S. typhi - S. paratyphi - Samonella khác Sốt thương hàn Sốt thương hàn Thối thức ăn Người Shigella Spp Lỵ Người Vibro - V. cholerae - Các loại Vibro khác Tả Tiêu chảy Người Người Yersinia enterocolitica Tiêu chảy Người và động vật (3) Động vật nguyên sinh trong chất bài tiết: Nhiều loại động vật nguyên sinh có thể gây nhiễm trùng và gây bệnh cho con người. Trong số này có nhiều loại sống trong hệ thống tiêu hóa của người và động vật, ở đây chúng gây nên bệnh tiêu chảy hoặc lỵ. Dạng gây nhiễm của động vật nguyên sinh là các loại nang bào thải vào phân. Có ba loại động vật nguyên sinh thường gây bệnh cho con người bằng đường tiêu hóa là Giadia Lamblia, Balantidum Coli và Entamoeba Hystolytica. Các loại động vật nguyên sinh gây bệnh bài tiết trong phân: Động vật nguyên sinh Bệnh Vật chủ Balantidum coli Entamoeba hystolytica Giardia lamblia Tiêu chảy, lỵ Lỵ, loét apxe gan Tiêu chảy Người và động vật Người Người và động vật (4) Giun sán trong chất bài tiết: Rất nhiều loại giun hoặc sán ký sinh có vật chủ là con người. Một vài loại có thể gây các bệnh nghiêm trọng, nhưng số lớn chỉ gây nên các bệnh không nặng. Chỉ có trứng giun hoặc ấu trùng là bị thải theo phân và cũng chỉ loại Schistosoma haematobium là có liên quan đến bệnh của nước tiểu. Các loại giun sán này gây nên bệnh chảy máu đường tiểu. Các loại giun sán gây bệnh trong phân: Giun sán Tên thường gọi Bệnh Lây truyền Ancylostoma duodenale Giun móc Giun móc Người ® đất ® người Ascaris lumbricodes Giun tròn Giun đũa Người ® đất ® người Clonorchis sinesis Sán lá gan Lỵ Người ® ốc sên ® cá ® người Diphyllobothrium latum Giun dẹt Giun Người ® cá ® người Enterobius vermiculaeis Giun kim Giun kim Người ® người Fasciola hepatica Giun kim gan Apxe gan Cừu ® ốc sên ® thực vật nước ® người Faciolopsis buski Giun kim lớn Apxe gan Người, heo ® ốc sên ® thực vật nước ® người Necato americanus Giun móc Giun móc Người ® đất ® người Paragonimus westermani Giun phổi Kí sinh Heo, người, chó, mèo và các động vật khác ® ốc sên ® cua hoặc cá ® người Taenia saginita Giun dẹt của bò Người ® heo ® người T. solium Giun dẹt ở heo Người ® bò ® người Những phân tích trên đây cho thấy do bản chất của phân người có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, giun sán gây nhiều loại dịch bệnh cho con người. Do đó, nguồn chất thải này phải được quản lý hợp lý trong suốt thời gian thi công để tránh gây ô nhiễm cho môi trường đất nơi tiếp xúc trực tiếp với phân, môi trường nước ngầm trong khu vực cũng như hạn chế khả năng lây lan bệnh dịch cho người dân xung quanh. 1.2. Nước Rửa Xe Để bảo đảm vệ sinh cho môi trường, tất cả các xe ra khỏi công trường đều phải rửa để hạn chế bụi do đất cát sinh ra. Lượng nước rửa cho mỗi xe khoảng 0,2 m3/xe. Tuy nhiên, lượng nước này chủ yếu chứa đất cát và được sử dụng tuần hoàn sau khi đã xử lý sơ bộ, do đó mức độ tác động không đáng kể. 2. Giai đoạn vận hành Môi trường nước (nước mặt, nước ngầm) tại khu vực diễn ra hoạt động chôn lấp cũng như khu vực lân cận có khả năng chịu tác động tiêu cực bởi các tác nhân gây ô nhiễm sau: 2.1. Nước rỉ rác từ BCL Trong quá trình vận hành BCL, một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước (nước ngầm và nước mặt), là nước rỉ rác từ BCL. Lượng nước rỉ rác có khả năng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường sống cả về lưu lượng lớn và nồng độ chất ô nhiễm cao. Nước rỉ rác có thể được định nghĩa là chất lỏng thấm qua chất thải rắn mang theo các chất hòa tan và các chất lơ lửng. Trong hầu hết các BCL, nước rỉ rác bao gồm lượng chất lỏng chuyển vào BCL từ các nguồn bên ngoài như nước bề mặt, nước mưa, nước ngầm và nước tạo thành trong quá trình phân hủy chất thải, nếu có. Khi nước thấm qua chất thải rắn đang trong quá trình phân hủy, các thành phần sinh học và hóa học bị hòa tan vào dung dịch. Các số liệu phân tích mẫu nước rỉ rác cho thấy thành phần hóa học của nước rỉ rác thay đổi rất lớn phụ thuộc vào tuổi của BCL và các điều kiện trong thời gian lấy mẫu. Ví dụ, nếu mẫu nước rỉ rác được lấy trong giai đoạn phân hủy lên men acid, giá trị pH sẽ thấp và nồng độ BOD5, COD, chất dinh dưỡng và kim loại nặng sẽ cao. Nếu mẫu nước rò rỉ được lấy trong giai đoạn lên men methane, pH sẽ nằm trong khoảng 6,5-7,5 và nồng độ BOD5, COD, chất dinh dưỡng sẽ thấp một cách đáng kể. Tương tự như vậy, nồng độ của kim loại nặng sẽ thấp hơn vì hầu hết kim loại hòa tan kém ở pH có giá trị trung hòa. Các BCL có sử dụng vôi để khử mùi sẽ có giá trị pH rất cao, đến 8,5-9,0 và nồng độ các chất rắn hòa tan TDS tăng đáng kể 15.000-20.000 mg/L. Trong khi đó, các BCL sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganism) lại có giá trị pH thấp, dưới 6,0. pH của nước rò rỉ không chỉ phụ thuộc vào nồng độ của các loại acid có mặt trong nước rò rỉ mà còn phụ thuộc vào áp suất riêng phần của khí carbonic CO2 trong khí BCL khi tiếp xúc với nước rò rỉ. Nồng độ chất ô nhiễm của nước rò rỉ cũng phụ thuộc rất lớn vào nước mưa thấm vào BCL, lượng nước mưa càng lớn, nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ. Chẳng hạn tại BCL Đông Thạnh, nước rò rỉ nguyên thủy có nồng độ COD đến 30.000-40.000 mg/L, trong khi đó nước rò rỉ đã pha loãng với nước mưa tại các hồ chứa có nồng độ COD dao động từ 630 mg/L đến 2.000 mg/L. Khả năng phân hủy sinh học của nước rỉ rác sẽ thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi khả năng phân hủy sinh học của nước rò rỉ có thể được giám sát bằng việc kiểm tra tỷ lệ BOD5/COD. Vào thời gian đầu, tỷ lệ này sẽ nằm trong khoảng 0,5 hoặc lớn hơn. Tỷ số BOD5/COD nằm trong khoảng 0,4 đến 0,6 chứng tỏ rằng các chất hữu cơ trong nước rò rỉ dễ bị phân hủy sinh học. Trong các BCL cũ, tỷ lệ BOD5/COD thường nằm trong khoảng 0,05 đến 0,2. Tỷ lệ thấp như vậy vì nước rò rỉ từ những BCL cũ có chứa acid humic và acid fulvic là những chất không dễ bị phân hủy sinh học. Sự có mặt của các chất vi lượng (một vài loại gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người) trong nước rỉ rác sẽ phụ thuộc vào nồng độ của các chất trong pha khí bên trong BCL. Khả năng tạo thành nước rò rỉ có thể được đánh giá bằng cách thành lập phương trình cân bằng nước trong BCL. Cân bằng nước liên quan đến tổng lượng nước vào BCL trừ đi khối lượng nước tiêu thụ trong các phản ứng hóa học và khối lượng nước mất đi do bay hơi. Khối lượng nước rò rỉ có khả năng tạo thành là khối lượng nước dư ra đối với “khả năng giữ nước” (the moisture holding capacity) của chất thải chôn lấp. Các thành phần tạo nên cân bằng cân bằng nước cho một lớp rác trong một ô chôn lấp: Nước thải phía trên bãi rác Nước thoát ra từ phía đáy Rác đã được nén Nước bay hơi Nước tiêu thụ trong quá trình hình thành khí thải ở bãi rác Nước có trong bùn Nước từ chất thải rắn Nước từ vật liệu phủ bề mặt Vật liệu phủ trung gian Sơ đồ cân bằng nước được dùng để đánh giá sự tạo thành nước rò rỉ trong BCL. Các nguồn chính vào BCL bao gồm nước vào ô chôn lấp từ phía trên, độ ẩm của chất thải rắn, độ ẩm của lớp vật liệu phủ và độ ẩm của bùn (nếu cho phép đổ bùn vào BCL). Nguồn chính mất đi là nước đi khỏi BCL như một phần của khí BCL (chẳng hạn nước được sử dụng để tạo thành khí), nước bay hơi theo khí của BCL và nước rỉ rác. (1) Nước vào BCL từ phía trên: Đối với lớp trên cùng của BCL, nước vào từ trên tương ứng với lượng nước mưa ngấm qua lớp vật liệu phủ. Một trong những vấn đề quan trọng khi xác lập cân bằng nước cho BCL là phải xác định khối lượng nước mưa thấm thực sự qua lớp phủ của BCL. Khi không sử dụng lớp màng địa chất, khối lượng nước mưa thấm qua lớp phủ của BCL có thể được xác định bằng cách sử dụng mô hình đánh giá thủy lực kết hợp với các số liệu về mưa. (2) Nước đi vào chất thải rắn: Nước đi vào BCL cùng với chất thải là độ ẩm của bản thân chất thải cũng như độ ẩm được hấp thụ từ không khí hoặc từ nước mưa (ở những nơi các thùng chứa không được đậy kín một cách hợp lý). Trong mùa khô, phụ thuộc điều kiện chứa, độ ẩm của rác giảm đi. Độ ẩm của rác sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40-60% vào mùa khô và có thể lên đến 80% vào mùa mưa. (3) Nước đi vào trong vật liệu phủ: Khối lượng nước đi vào BCL cùng với vật liệu phủ sẽ phụ thuộc vào loại, nguồn của lớp vật liệu phủ và mùa trong năm. Khối lượng lớn nhất của độ ẩm có thể được chứa trong lớp vật liệu được định nghĩa bằng khả năng chứa (FC – Field Capacity) của vật liệu, đó là lượng chất lỏng giữ lại trong các lỗ hổng tương ứng với sức kéo của trọng lượng. FC của đất dao động trong khoảng 6-12% đối với đất pha cát và 23-31% đối với đất pha sét. (4) Nước đi khỏi từ bên dưới: Nước đi khỏi đáy của đơn nguyên đầu tiên của BCL được gọi là nước rỉ rác. Như đã ghi nhận ở phần đầu, nước đi khỏi BCL từ đáy của lớp rác thứ hai và các lớp rác tiếp theo tương ứng với nước đi vào BCL từ các lớp rác phía trên. (5) Nước được tiêu thụ trong quá trình hình thành khí BCL: Nước được tiêu thụ trong quá trình phân hủy kỵ khí các t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM bai rac.doc
Tài liệu liên quan