Đề tài Quá trình hình thành và phát triển công ty công trình đường thủy

Tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển công ty công trình đường thủy: Phần một QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY Công ty Công trình đường thủy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy, được tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại ngân hàng, có quyền quyết định các vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam và qui định của Tổng công ty. Tên giao dịch quốc tế: WACO Trụ sở chính: 159 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội Chi nhánh: 14B8 - Ngô Tất Tố - TP. Hồ Chí Minh Công ty công trình Đường Thủy tiền thân là Công ty công trình đường sông thuộc Cục đường sông - Bộ Giao thông vận tải, thành lập ngày 01/07/1972 theo Quyết định 288 QĐ/TCCB của Bộ Giao thông vận tải. Năm 1983, Công ty công trình đường sông được đổi tên thành Xí nghiệp cầu cảng 204 trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 2 - Bộ Giao thông vận tả...

docx38 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển công ty công trình đường thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY Công ty Công trình đường thủy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy, được tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại ngân hàng, có quyền quyết định các vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam và qui định của Tổng công ty. Tên giao dịch quốc tế: WACO Trụ sở chính: 159 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội Chi nhánh: 14B8 - Ngô Tất Tố - TP. Hồ Chí Minh Công ty công trình Đường Thủy tiền thân là Công ty công trình đường sông thuộc Cục đường sông - Bộ Giao thông vận tải, thành lập ngày 01/07/1972 theo Quyết định 288 QĐ/TCCB của Bộ Giao thông vận tải. Năm 1983, Công ty công trình đường sông được đổi tên thành Xí nghiệp cầu cảng 204 trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 2 - Bộ Giao thông vận tải. Năm 1986, Xí nghiệp cầu cảng 204 được đổi tên thành Xí nghiệp công trình đường thủy 1 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy. Năm 1993, Xí nghiệp công trình đường thủy 1 được đổi tên thành Công ty công trình Đường Thủy trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy theo Quyết định 601/QĐ/TC-CB-LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập lại và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức lại của Công ty công trình Đường Thủy. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty công trình Đường Thủy không những tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế thị trường mà đã và đang có những bước tiến vững chắc trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY 1. Quá trình phát triển: Được thành lập từ năm 1972, đến nay Công ty công trình Đường Thủy đã trải qua 34 năm xây dựng và phát triển. 34 năm qua Công ty công trình Đường Thủy đã có rất nhiều cố gắng, từng bước xây dựng thành một đơn vị lớn vững mạnh, có khả năng thực hiện được những công trình lớn, có mức độ phức tạp cao, vấn đề chất lượng liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cao và ngày càng hoàn thiện, thời gian giao nhận sản phẩm nhanh nhất, giá cả hợp lý là những giá trị đích thực phục vụ khách hàng. Công ty công trình Đường Thủy được tín nhiệm và đánh giá cao thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình. Thành tích trong quá trình làm việc của Công ty đã được Nhà nước và ngành GTVT công nhận và khen thưởng như sau: - Huân chương lao động hạng III theo quyết định 335/KT/HĐNN ngày 20 tháng 6 năm 1983 do Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký. - Huân chương lao động hạng II theo quyết định số 388/KT/HĐNN ngày 15 tháng 2 năm 1990 do Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký. - Huân chương lao động hạng I theo quyết định số 325/KT/HĐNN ngày 25 tháng 8 năm 1994 do Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký. - Huân chương lao động hạng I theo quyết định số 416 QĐ/CTN ngày 20 tháng 6 năm 1983 do Chủ tịch nước ký. - Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhì năm 1997 cho công trình: Tôn tạo đảo Đá Tây - Quần đảo Trường Sa theo quyết định số 2350/CGĐ ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 1998 cho công trình: cảng nhà máy Kính nổi Đáp Cầu theo quyết định số 1761/CGĐ ngày 30/10/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 1998 cho công trình: Bến cảng phân đoạn 14-17 cảng Dịch vụ dầu khí theo quyết định số 2760/CGĐ ngày 30/10/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 1999 cho công trình: Cảng Gò Dầu B theo quyết định số 1775/CGĐ ngày 08/07/2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 2000 cho công trình: Trạm phân phối xi măng Nghi Sơn Hiệp Phước theo quyết định số 2494/CGĐ ngày 10/09/2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhì năm 2003 cho công trình: Cảng cá Nhật Lệ theo quyết định số 383/QĐ-BGTVT ngày 03/02/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: Công ty công trình Đường Thủy là Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên của Tổng công ty xây dựng đường thủy, hoạt động theo phân cấp của điều lệ Tổng công ty và điều lệ công ty. Công ty được quản lý và điều hành bởi Giám đốc công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty. Ngoài ra có các Phó giám đốc phụ trách giúp việc cho Giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ chung của công ty, các Xí nghiệp trực thuộc hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán phụ thuộc, mọi hoạt động kinh tế đều phải thông qua công ty. Mỗi xí nghiệp đều có 1 Chỉ huy trưởng và 2 Chỉ huy phó do công ty bổ nhiệm quản lý chung và chịu trách nhiệm trước Công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty công trình Đường Thủy được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, được khái quát theo sơ đồ sau: GIÁM ĐỐC CÔNG TY CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH MIỀN NAM Phòng Kế hoạch thị trường Phòng Kỹ thuật thi công Phòng Kế toán tài chính Phòng Quản lý dự án Phòng TC Lao động TL Phòng Thiết bị Vật tư Phòng Hành chính Y tế XN Công trình 4 XN Công trình 6 XN Công trình 10 XN Công trình 12 XN Công trình 18 XN Công trình 20 XN Công trình 75 Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Ngoài ra trong từng giai đoạn (thời kỳ kế hoạch) theo điều kiện thực tế đòi hỏi Công ty tổ chức một số công trường mềm (hoạt động theo công trình). Công ty Công trình Đường Thủy là doanh nghiệp nhà nước nên bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức ban giám đốc, các phòng ban chức năng và các xí nghiệp trực thuộc. Vì vậy, mô hình quản lý mà công ty áp dụng là mô hình trực tuyến chức năng, tức là công ty được chia thành những bộ phận độc lập, đảm nhận những hoạt động riêng rẽ (các phòng), ban giám đốc quản lý doanh nghiệp thông qua các trưởng phòng (phó giám đốc). Việc áp dụng mô hình quản lý theo mô hình trực tuyến ở công ty là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Nhờ việc tổ chức theo mô hình này, mọi công việc đều được giám sát chặt chẽ. Các quyết định chỉ đạo từ ban giám đốc sẽ nhanh chóng được chuyển tới đối tượng thực hiện và ngược lại, các thông tin phản hồi cũng được chuyển đến ban giám đốc một cách nhanh chóng để có những điều chỉnh cần thiết giúp cho mọi hoạt động của công ty được triển khai tốt. Theo mô hình quản lý này thì chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận được quy định cụ thể, rõ ràng, vì vậy mà ít xảy ra việc chồng chéo trong phân công nhiệm vụ và trong thực hiện, tránh gây lãng phí. Mặt khác, mô hình quản lý này còn tạo điều kiện cho các bộ phận trong Công ty tự chủ và phát huy hết năng lực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao năng lực trong quá trình hoạt động và tạo nên không khí lao động sôi nổi đem lại hiệu quả cao. Kết quả là trong những năm qua, công ty đã không ngừng lớn mạnh, quy mô sản xuất tăng lên, thị trường được mở rộng, thu nhập bình quân của người lao động được cải thiện đáng kể. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển khá bền vững, người lao động yên tâm làm việc và ngày càng gắn bó với công ty. 2.1. Giám đốc: - Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất - kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty. - Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của Công ty, kế hoạch mở rộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà Công ty có và tự huy động phù hợp với nhu cầu thị trường. - Quyết định các vấn đề tổ chức điều hành để đảm bảo hiệu quả cao, quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty. Là chủ tài khoản của Công ty, trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế với khách hàng, phê chuẩn quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty. - Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước, quyết định việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của Công ty. - Quyết định việc đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm Phó Giám đốc công ty, Giámm đốc các Xí nghiệp trực thuộc, chi nhánh, Kế toán trưởng Công ty và các chức danh khác trong Công ty. Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm điều lệ Công ty, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và thực hiện nộp ngân sách hàng năm. Giám đốc Công ty có thể chỉ định trực tiếp các phòng, cá nhân thực hiện nhiệm vụ mà không thông qua các Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực đó. 2.2. Các Phó giám đốc Công ty: Các Phó Giám đốc công ty là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công. Trong từng thời kỳ có thể được Giám đốc ủy nhiệm trực tiếp quyết định một số vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc. 2.3. Phòng Kế hoạch - thị trường: - Bám sát, tìm hiểu thị trường, xử lý thông tin, tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp thị thị trường, xây dựng hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã và sẽ được ký kết, năng lực của Công ty và từng đơn vị. - Chuẩn bị các thủ tục cho Giám đốc Công ty giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch, thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, cùng các đơn vị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công đảm bảo nguyên tắc tiến độ, chất lượng, uy tín với khách hàng, giúp Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Lập kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch cho các Xí nghiệp, các đội trực thuộc và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng , quý, năm. Công tác định mức, đơn giá phục vụ công tác đấu thầu công trình, ký kết hợp đồng kinh tế. 2.4. Phòng Kỹ thuật - thi công - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng, an toàn thi công công trình, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cùng phòng nghiệp vụ tham mưu trong công tác đầu tư, mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các sản phẩm xây dựng. - Lập thiết kế tổ chức thi công ở dạng sơ đồ công nghệ cho các công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên, phục vụ công tác đấu thầu và thi công công trình có tính khả thi cao được cấp có thẩ quyền phê duyệt. Đề xuất các giải pháp thi công đẩy nhanh tiến độ công trình, nâng cao chất lượng công trình thi công. - Quản lý kỹ thuật các công trình, lập phương án thi công, theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình. Lập biên bản xử lý sự cố công trình và biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Kiểm tra, ký xác nhận khối lượng theo giai đoạn, giúp Công ty ứng vốn cho các đơn vị thi công kịp thời, chính xác. 2.5. Phòng Tài chính kế toán - Chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức hạch toán kế toán về các hoạt động của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước. Quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trong toàn Công ty, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn, làm chức năng của ngân hàng cho vay và là trung tâm thanh toán của các đơn vị trong nội bộ Công ty, tổng hợp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, lập báo cáo thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty. - Giám sát kế toán tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc, kiểm soát và điều hành mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý tài chính, thống kê kế toán của các đơn vị thành viên, theo dõi và hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc lập kế hoạch thực hiện kế hoạch các loại vốn. Theo dõi các đơn vị hạch toán kế toán, hướng dẫn lập các báo cáo về các nguồn vốn cấp, vốn vay nhận được, thực hiện thống kê - kế toán theo pháp lệnh thống kê - kế toán, tham mưu cho Ban Giám đốc trong Công ty trong việc đấu thầu và giao khoán cho các đơn vị thi công từng công trình, cơ chế phân phối lợi nhuận, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý tài chính cấp trên. - Lập và quản lý kế hoạch tài chính kế toán theo kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Công ty. Phản ánh chính xác, kịp thời kết quả sản xuất kinh doanh hàng quý để giúp Giám đốc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ ra những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý kinh tế cho Công ty. 2.6. Phòng Quản lý dự án -Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị tực thuộc Ctt6 lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu công trình. Khi công trình trúng thầu, bóc tách các chi phí đầu vào gửi các phòng có liên quan theo dõi thực hiện, chuẩn bị các thủ tục tham mưu cho Giám đốc hợp đồng khoán gọn toàn bộ công trình hoặc hạng mục công trình đối với các đơn vị trực thuộc, quyết toán thanh lý các hợp đồng khi công trình haòn thành. - Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện đầy đủ các thủ tục, đúng trình tự xây dựng cơ bản, đúng với qui định của Nhà nước và Công ty, cùng các đơn vị hoàn thành hồ sơ nghiệm thu công trình, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán công trình. Kết hợp với phòng kế toán tài chính và các đơn vị thu hồi vốn công trình, quản lý toàn bộ các hợp đồng kinh tế tại Công ty (kể cả các hợp đồng kinh tế đã được Giám đốc công ty ủy quyền cho trưởng chi nhánh, trưởng các đơn vị trực thuộc ký với khách hàng). 2.7. Phòng Tổ chức lao động và tiền lương - Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nâng lương, nghỉ chế độ, bảo hiểm xã hội, là thành viên của Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật của Công ty; quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc quyết định việc đề bạt và phân công cán bộ lãnh đạo và quản lý của Công ty và các đơn vị trực thuộc. - Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, quản lý lao động tiền lương, xây dựng đơn giá tiền lương và xét duyệt chi phí tiền lương. Cùng các phòng nghiệp vụ nghiên cứu việc tổ chức lao động khoa học, xây dựng định mức lao động, chi phí tiền lương trên đơn vị sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn các đơn vị lập sổ sách thống kê, báo cáo về lao động - tiền lương theo pháp lệnh thống kê và thực hiện chức năng kiểm tra việc thực hiện công tác lao động - tiền lương. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động theo quy định của bộ luật lao động, công tác phòng chống bão lũ, cháy nổ, công tác an ninh, bảo vệ, quân sự địa phương, quản lý hộ khẩu tập thể; trong từng trường hợp được Giám đốc công ty ủy quyền đại diện cho người sử dụng lao động giải quyết các tranh chấp khiếu nại về lao động, chế độ chính sách, thỏa ước lao động và hợp đồng lao động. - Công tác tổ chức, quản lý nhân lưc, đào tạo, lao động tiền lương, nâng lương, nâng bậc khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách với người lao động. 2.8. Phòng Thiết bị vật tư 2.8.1. Quản lý thiết bị - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc quản lý, khai thác các thiết bịđúng quy trình, quy phạm. Nghiên cứu cải tiến các trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, ứng dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng thời gian sử dụng trang thiết bị, phù hợp với điều kiện thi công hiện trường, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho phép. - Lập kế hoạch, phương án sửa chữa định kỳ các thiết bị, theo dõi, đôn đốc kiểm tra chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa định kỳ các thiết bị tại các đơn vị, nghiên cứu tính năng kỹ thuật của các thiết bị mới, lập quy trình và hướng dẫn đơn vị quản lý sử dụng và khai thác các thiết bị. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về khai thác thiết bị, kế hoạch đầu tư thiết bị, thanh lý thiết bị cũ hỏng hoặc sử dụng kém hiệu quả, điều động các thiết bị trong Công ty phục vụ sản xuất và tổ chức thực hiện. - Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về việc khen thưởng những cá nhân và đơn vị quản lý khai thác thiết bị tốt và xử lý kỷ luật những cá nhân đơn vị tất cả khai thác thiết bị không đúng hướng dẫn, quy trình, quy phạm để xảy ra mất an toàn, gây thiệt hại cho sản xuất và con người, tổng hợp báo cáo công tác khai thác, sửa chữa thiết bị của các đơn vị và toàn Công ty, báo cáo Giám đốc và cơ quan cấp trên theo quy định. 2.8.2. Quản lý vật tư - Nắm vững thông tin giá cả vật tư tại từng thời điểm theo khu vực thi công phục vụ cho công tác đấu thầu công trình và khoán công trình cho các đơn vị thi công; nắm vững kế hoạch thi công của từng công trình theo dự toán và các khối lượng phát sinh khác phục vụ cho việc quản lý hạn mức vật tư thi công và quyết toán công trình hoàn thành. - Cung ứng vật tư cho các công trình theo lệnh của Ban Giám đốc như các loại vật tư đặc chủng, các loại vật tư trong nước không sản xuất phải hợp đồng mua của nước ngoài, các công trình có khối lượng vật tư lớn tập trung; nắm chắc tình hình vật tư tồn đọng của các đơn vị, công trình; tham mưu cho Giám đốc điều chuyển vật tư nội bộ giữa các đơn vị trong Công ty, làm trọng tài giữa các đơn vị về giá cả vật tư điều chuyển, đề xuất phương án khai thác vật tư sử dụng luân chuyển nhiều lần trong thi công. - Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định trong công tác cung ứng, quản lý, sử dụng vật tư của các đơn vị, có quyền đình chỉ việc cung ứng vật tư đối với các chủng loại vật tư có chất lượng kém, không đúng quy định, giá thành cao trong thời điểm hiện tại của thị trường. Đề nghị khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt các quy định về cung ứng, quản lý vật tư và ngược lại, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và thực hiện kiểm kê tồn kho 6 tháng hoặc 1 năm, tham gia phân tích hoạt động kinh tế, xét quyết toán các công trình đã hoàn thành, hoàn thành kế hoạch 5 năm của đơn vị. - Lập kế hoạch cung ứng vật tư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tìm kiếm nguồn hàng, mua bán vật tư, phụ tùng đảm bảo tốt rẻ, góp phần hạ giá thành. - Xây dựng phương án quản lý, sử dụng tiết kiệm vật tư đảm bảo hiệu quả, kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào các công trình do các đơn vị cơ sở tự mua. 2.9. Phòng Hành chính y tế: - Tổ chức công tác lễ tân, đón tiếp, bố trí ăn ở đi lại cho khách của Công ty và cán bộ công nhân viên đơn vị về công tác tại văn phòng Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan địa phương, quản lý xây dựng cơ bản nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc nếu có yêu cầu, quản lý lưu trữ công văn giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu, đảm bảo trang thiết bị làm việc, phương tiện phục vụ công tác và tổ chức các hội nghị thường kỳ và đột xuất của Công ty. - Đảm bảo cảnh quan môi trường Công ty luôn sạch đẹp, quản lý hồ sơ đất đai toàn Công ty, tham mưu cho lãnh đạo Công ty sắp xếp ổn định về nơi ở cho cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ thuế nhà đất, kết hợp với phòng tổ chức lao động - tiền lương về công tác y tế, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên công ty, tham gia bảo vệ môi sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy của Công ty và các đơn vị trực thuộc. 2.10. Các xí nghiệp trực thuộc: - Phối hợp với công ty xây dựng các phương án sản xuất cho phù hợp với đơn vị theo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm công ty giao cho xí nghiệp. - Thực hiện các quy chế của công ty. Quản lý vật tư, xe máy, kỹ thuật, nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý theo hướng dẫn của công ty. - Thực hiện công tác thống kê số liệu, báo cáo thanh quyết toán theo quy định thủ tục công ty. - Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần, thanh toán lương và các chế độ khác đúng và đủ cho các cán bộ công nhân viên; tổ chức, phối hợp với công ty bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. - Chịu trách nhiệm trước công ty về chất lượng công trình khi thi công và trong thời gian khai thác sử dụng theo quy định, đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ được giao. - Tổ chức quản lý tốt, phát huy tính chủ động, sang tạo khi thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành các chỉ tiêu giao khoán của công ty, đảm bảo đời sống người lao động, giữ tín nhiệm cho đơn vị. Mặc dù mỗi phòng ban trong Công ty đảm nhận một lĩnh vực riêng nhưng trong quá trình làm việc giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phòng kế hoạch thị trường lập hồ sơ dự thầu. Nếu trúng thầu, hồ sơ dự thầu sẽ được chuyển cho phòng dự án. Phòng dự án tiến hành làm bài thầu lập dự toán. Phòng tài chính trên cơ sở dự toán đã lập, tiến hành bóc dự toán, vay vốn cấp cho đơn vị thi công. Phòng kỹ thuật thi công thì dựa trên hồ sơ mời thầu do phòng kế hoạch thị trường chuyển sang để thiết kế bản vẽ kỹ thuật, đưa ra biện pháp kỹ thuật thi công. 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 3.1. Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty công trình Đường Thủy thuộc ngành xây dựng cơ bản nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang những nét đặc thù riêng. Những hoạt động chính của công ty bao gồm: - Thi công các công trình giao thông: Công trình đường thủy, cầu tàu, bến cảng, triển đà, ụ tàu, đê chắn sóng... - Xây dựng các công trình cầu cống, kênh mương, đê, kè, trạm bơm nước, chỉnh trị dòng chảy… - Xây dựng các công trình công nghiệp. - Xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng. - Sản xuất cấu kiện bê-tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng. - Xây dựng đường dây và trạm điện. - Gia công các sản phẩm cơ khí, phao neo, sửa chữa phương tiện thiết bị, v.v. - Tham gia đấu thầu và nhận đấu thầu các công trình trong và ngoài nước. - Làm đại lý và cho thuê các loại phương tiện thiết bị: cần cẩu, xà lan, đầu kéo ôtô, máy thi công và mua bán các loại vật liệu xây dựng. - Thực hiện liên doanh, liên kết với các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các tổ chức và cá nhân. 3.2. Phạm vi hoạt động Phạm vi hoạt động của Công ty công trình Đường Thủy trải dài từ Bắc vào Nam với 8 Xí nghiệp thành viên: Hà Nội: Trụ sở văn phòng công ty, các Xí nghiệp 8, 12, 18, 20. Hải Phòng: Xí nghiệp 4 Nam Định: Xí nghiệp 75 TP Hồ Chí Minh: Văn phòng Chi nhánh công ty, Xí nghiệp 6, 10. Với phạm vi hoạt động rộng khắp, việc tham gia đấu thầu và tiến hành thi công các công trình trong cả nước của Công ty hết sức thuận tiện. Từ đó, giúp công ty có thể tiết kiệm chi phí trong thi công, hạ giá thành dự thầu và có được nhiều hợp đồng thi công hơn. Vì vậy, đã tạo điều kiện cho lao động trong Công ty có nhiều việc làm, thu nhập của người lao động ổn định, đồng thời lợi nhuận của Công ty tăng lên đáng kể. 3.3. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: Sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Sản phẩm của Công ty hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán trước khi xây dựng thong qua hợp đồng giao nhận thầu). Sản phẩm của Công ty lại cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời gian thi công. Sản phẩm từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình, bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Quá trình thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường. Do đó, nó đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát phải chặt chẽ, đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. 3.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất là dây chuyền sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một loại sản phẩm riêng thì sẽ có quy trình công nghệ của riêng loại sản phẩm đó. Công ty công trình Đường Thủy là đơn vị sản xuất các sản phẩm xây dựng, các dịch vụ sửa chữa, đại tu các loại máy móc thiết bị. Hơn nữa, các công trình mà công ty xây dựng thường có quy mô lớn, rộng khắp nên quy trình công nghệ sản xuất của công ty không phải là những máy móc thiết bị hay dây chuyền sản xuất tự động mà là quy trình đấu thầu, thi công, bàn giao các công trình xây dựng, máy móc sửa chữa một cách liên hoàn. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Công trình đường thuỷ như sau: Giai đoạn đấu thầu công trình - Nhận thư mời thầu - Lập hồ sơ dự thầu - Dự thầu Giai đoạn trúng thầu công trình - Thương thảo với chủ đầu tư - Tổng hợp kế hoạch thi công - Ký hợp đồng Giai đoạn nghiệm thu công trình - Bàn giao từng phần - Bàn giao toàn bộ công trình - Bảo hành công trình Giai đoạn thi công công trình - Bàn giao mặt bằng - Thi công công trình Giai đoạn thanh lý hợp đồng - Sau giai đoạn bảo hành - Nhận đủ giá trị hợp đồng Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 3.4.1. Giai đoạn đấu thầu công trình Sau khi Chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời thầu tới công ty, Công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư. Căn cứ vào biện pháp thi công hồ sơ kỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và các điều kiện khác, công ty phải làm các thủ tục sau: - Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công - Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu - Giấy bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng - Cam kết cung ứng tín dụng 3.4.2. Giai đoạn trúng thầu công trình Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả mà công ty đã trúng. - Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng - Lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết - Thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng - Tạm ứng vốn theo hợp đồng và Luật Xây dựng đã quy định 3.4.3. Giai đoạn thi công công trình - Lập và báo cáo biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi công trước chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận - Bàn giao và nhận tim mốc mặt bằng - Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập 3.4.4. Giai đoạn nghiệm thu hợp đồng - Giai đoạn nghiệm thu từng phần: Công trình xây dựng thường có nhiều giai đoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Vì vậy, công ty và chủ đầu tư thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn. Công ty cùng chủ đầu tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào biên bản nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn đã ký trong hợp đồng. Thường thì khi nghiệm thu hoàn thành, từng giai đoạn thì chủ đầu tư lại ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếp theo của công trình. - Tổng nghiệm thu và bàn giao: Lúc này công trình đã hoàn thành theo đúng tiến độ và giá trị khối lượng trong hợp đồng, công ty sẽ thực hiện các thủ tục sau: + Lập dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt + Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95% giá tị công trình cho Công ty, giữ lại 5% giá trị bảo hành công trình (hoặc thông qua Ngân hàng bảo lãnh cho Công ty). 3.4.5. Giai đoạn thanh lý hợp đồng Đây là giai đoạn mà thời gian bảo hành công trình đã hết, công trình đảm bảo giá trị hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên. Lúc này công ty nhận 5% giá trị công trình còn lại và hai bên ký vào văn bản thanh lý hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật, chấm dứt quan hệ kinh tế giữa chủ đầu tư và Công ty tại thời điểm văn bản thanh lý có hiệu lực. Như vậy có thể thấy, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn gắn với từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. Do vậy, Công ty cần có các quy định cụ thể để theo dõi chặt chẽ các quá trình thi công của từng công trình, hạng mục công trình. Phần hai CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY. Những năm trong cơ chế quản lý bao cấp, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là do ngân sách cấp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, nguồn vốn công ty thường xuyên được bổ sung bằng nhiều hình thức trong đó chủ yếu là vốn vay. Với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được đã đem lại sự tăng trưởng đáng kể cho công ty. Bảng : Báo cáo Tài chính của công ty công trình Đường Thủy Đơn vị: Tỷ đồng sSTT Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng nguồn vốn 120855756 132603319 132800163 2 Vốn vay 106.183.870 121.779.000 121.137.784 3 Vốn chủ sở hữu 14.671.886 10.824.319 11.662.379 4 Nguồn vốn kinh doanh 14.101.167 10.276.428 10.276.428 Cùng với việc huy động vốn, việc bố trí cơ cấu vốn hợp lý cũng là mối quan tâm hàng đầu của công ty, nhờ đó công ty có thể điều chỉnh cân đối và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn huy động được. Bảng: Chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn của công ty Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 87.86 12.14 91.84 8.16 91.22 8.78 2. Bố trí cơ cấu sử dụng vốn TSCĐ/Tổng tài sản TSLĐ/Tổng tài sản 25.75 74.25 20 80 19.93 80.07 Nhìn lại chặng đường hơn 34 năm xây dựng và trưởng thành với rất nhiều khó khăn gian khổ mà công ty đã vượt qua, chúng ta có thể thấy sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty công trình Đường Thủy để từng bước tự khẳng định mình, đứng vững trong cơ chế thị trường và có khả năng đáp ứng, hoàn thành các công việc được giao phó. Đó là một thành công đáng ghi nhận của công ty và cũng là động lực để tập thể cán bộ công nhân viên của công ty có thể tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. II. Hoạt động đầu tư tại công ty. 1. Quy trình của một dự án đầu tư tại công ty Mỗi dự án đầu tư tại Công ty công trình Đường Thủy đều gồm có 3 giai đoạn: - Chuẩn bị đầu tư - Thực hiện đầu tư - Kết thúc xây dựng và bàn giao công trình 1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn này, phòng Kế hoạch thị trường sẽ kết hợp với phòng Thiết bị vật tư và phòng Tài chính kế toán tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong và ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị và công nghệ, xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. 1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư - Tham dự đấu thầu theo quy chế đầu thầu của Nhà nước - Ký hợp đồng với Bên A để thực hiện dự án - Thi công xây lắp công trình - Theo dõi, kiển tra tiến độ thực hiện dự án - Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành công tác xây lắp, đưa dự án vào khai thác, sử dụng. 1.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng và bàn giao công trình - Bàn giao công trình: Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng. khi bàn giao công trình công ty sẽ giao cả hồ sơ hoàn thành công trình và những tài liệu liên quan đến công trình được bàn giao. Các hồ sơ xây dựng công trình phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà nước. - Kết thúc xây dựng: Hoạt động xây dựng kết thúc khi công trình đã bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư. Sau khi bàn giao công trình, công ty phải thanh lý hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực thi công, trả lại đất mượn hoặc thuê tạm thời để phục vụ thi công theo quy định của hợp đồng. Nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành công trình. - Bảo hành công trình: Người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát phục vụ thiết kế, xây lắp, nghiệm thu, giám định chất lượng, chủ nhiệm đề án thiết kế, chủ thầu xây lắp, người cung ứng vật tư, thiết bị, người giám sát chất lượng xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm hoặc kết quả công tác do mình thực hiện. Chính vì vậy công ty luôn cố gắng đảm bảo cả về chất lượng và các yêu cầu khác của công trình như mỹ thuật, thời gian hoàn thành, đơn giá… 2. Tình hình hoạt động đầu tư tại công ty. Công ty công trình Đường Thủy là một công ty xây dựng, công ty không trực tiếp bỏ vốn đầu tư vào các công trình mà chỉ đống vai trò như một người làm thuê theo hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư hoặc người môi giới, vì vậy hoạt động đầu tư của công ty không tập chung vào công tác lập kế hoạch đầu tư, lập và thẩm định dự án,… mà nằm chủ yếu ở các hoạt động sau: Đầu tư vào máy móc thiết bị, hoạt động này chủ yếu do phòng thiết bị vật tư phối hợp với phòng kế hoạch thực hiện. Đầu tư vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hoạt động này do phòng tổ chức lao động tiền lương đảm nhiệm Đầu tư tìm kiếm mở rộng thị trường. Hoạt động đầu tư này chủ yếu do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Mặc dù không trực tiếp quản lý một dự án cụ thể nào nhung hoạt động đầu tư của công ty hết sức đa dạng và cụ thể, trong đó trách nhiệm của từng phòng, ban đểu rất quan trọng. 2.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị Là một công ty nhà nước nguồn vốn chủ yếu là do ngân sách cấp. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, để có thể cạnh tranh lành mạnh với các đơn vị khác đặc biệt là đơn vị tư nhân, công ty ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cấp còn phải huy động thêm nhiều nguồn vốn đầu tư khác để có thể đổi mới nâng cao năng lực phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của các công trình. Trong thời kỳ bao cấp với nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát thiết kế các công trình giao thông đường thủy, máy móc thiết bị rất nghèo nàn, lạc hậu, lao động chủ yếu là thủ công rất vất vả và nặng nhọc. Vì vậy khi bắt đầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường, công ty gặp rất nhiều khó khăn do thiếu máy móc thiết bị nên hiệu quả thực hiện rất thấp. Khi chuyến sang cơ chế thị trường, bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình công việc và nhanh chóng tiếp cận các quy trình kỹ thuật thi công tiên tiến, đồng thời để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khi tham gia xây dựng các công trình có quy mô lớn kết cấu phức tạp, công ty đã chú trọng tới việc thường xuyên đầu tư đổi mới thiết bị đặc biệt là đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực tế đối với một số thiết bị đồng bộ cho dây chuyền thi công theo công nghệ tiên tiến. Đến nay toàn bộ máy móc thiết bị của công ty đã đầu tư mua sắm có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Những thiết bị mà công ty đã đầu tư mua sắm trong thời gian qua đã được sử dụng có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, giúp cho việc rút ngắn tiến độ thi công, giải phóng sức lao động của công nhân. Một số máy móc thiết bị được đầu tư từ năm 2003 - 2006 stt Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Tổng số vốn 1 Dàn búa đóng cọc chiều cao dàn 30m Trung Quốc 1.800 2 Búa treo đồng bộ thi công công trình thủy Nhật 3.310 3 Tời điện sức tải 5T Trung Quốc 240 4 Máy khoan cọc nhồi loại lắc xoáy Italia 870 5 Trạm trộn bê tông Việt Nam 112 6 Ô tô ben tự đổ KRAZ Ucraina 810 7 Ô tô thuy lực KaMaz Nga 750 8 Cẩn cẩu dàn cứng KC5363 Nga 500 9 Lu rung-14T Trung Quốc 400 Tổng 8.792 2. Đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Để theo kịp với sự phát triển của đất nước, sự đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường, những năm qua công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào việc mua sắm thiết bị tuy nhiên bên cạnh đó một yếu tố không kém phần quan trọng là con người. Đây cũng là một trong những hoạt động đầu tư đã được công ty chú trọng ngay tù đầu khi mới thành lập và cho đến nay đã có một nền tảng vững chắc với một đội ngũ kỹ sư lành nghề nhiều kinh nghiệm và đang ngày càng tăng lên. Công ty luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ, phòng ban vì vậy hàng năm công ty đểu cử cán bộ công nhân đi đào tạo để nâng cao tay nghề. Nội dung đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đơn vị : người STT Nội dung đào tạo 2003 2004 2005 1 Sau đại học 0 2 3 2 Đại học - văn băng2 2 4 3 3 Công nhân kỹ thuật 11 15 20 4 Bồi dưỡng nghiệp vụ 0 6 10 Nhờ vào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự đầu tư đúng hướng của ban giám đốc mà công ty đã liên tục được đánh giá là hoạt động có uy tín và đảm bảo chất lượng, Với hình thức quản lý theo kiểu trực tiếp và các vân phòng ban làm nhiệm vụ yêu cầu thi công của các đơn vị. Ban lãnh đạo công ty là những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, các lớp quản lý kinh tế, chính trị, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ. Đến nay công ty không chỉ có những cán bộ cốt cán mà còn có đội ngũ công nhân lành nghề sãn sàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật xây dựng. 2.2. Hoạt động đầu tư và việc tìm kiếm thị trường Trong thời kỳ bao cấp, công ty làm theo kế hoạch nhà nước giao với việc thực hiện xây lắp các công trình xây dựng các công trình đường thủy là chủ yếu. Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế thị trường, với đòi hỏi của thị trường và sự năng động của cơ chế đã tạo cơ hội cho công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác như:khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và các cấu kiện bê tông đúc sẵn… không chỉ thực hiện các công trình theo kế hoạch được nhà nước giao mà công ty còn tích cực mở rộng tìm kiếm các đối tác thông qua các thông tin đại chúng và tham gia các hoạt động đấu thầu các công trình trong và ngoài nước. Công ty đã đầu tư mở rộng thị trường bằng việc thiết lập một mạng lưới các chi nhánh xuyên suốt từ bắc vào nam với những trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó là việc thành lập các xí nghiệp để dễ dàng thi công, quản lý và thực hiện các dự án nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí khi di chuyển, điều động máy móc và công nhân… Không những vậy đối với những công trình mà không thể khoán cho một xí nghiệp thi công, công ty còn trực tiếp thành lập đơn vị thi công trực tiếp chịu sự quản lý của công ty… Trong điều kiện hội nhập ngày nay, công ty cũng hòa mình cùng sự hội nhập đó trong việc thực hiện liên kết phối hợp với các công ty xây dựng khác nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng thực hiện công trình Xét theo khu vực thị trường, thì công ty hiện đang có trong tay một thị trường rộng khắp trải dài từ bắc tới nam với những đối tác làm ăn lâu năm đáng tin cậy. Công ty đã từng tham gia nhiều gói thầu trong và ngoài nước, phối hợp thực hiện nhiều dự án lớn với các đối tác nước ngoài nên có khá nhiều thuận lợi khi mong muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài mà trong thời gian tới là các nước trong phạm vi Đông Nam Á. Đây là một kế hoạch lâu dài và cũng là một cơ hội để công ty có thể một lần nữa khẳng định vị trí của mình trên thương trường. 2.3 Hoạt động đấu thầu: Như bất kỳ một công ty xây dựng nào, tham dự đấu thầu cũng là một hoạt động rất quan trọng của Công ty công trình Đường Thủy. Các gói thầu chủ yếu mà công ty tham gia là các gói thầu thuộc về phần thi công xây lắp. Và một trong những điều kiện tiên quyết để có thể trúng thầu là kinh nghiệm của công ty Quy trình thực hiện đấu thầu ở công ty công trình Đường Thủy: Sau khi nhận được thông báo mời thầu các công trình xây lắp, phòng Kế hoạch thị trường mua Hồ sơ mời thầu và chuyển cho phòng Quản lý dự án (QLDA) nghiên cứu và lập Hồ sơ dự thầu. Qua nghiên cứu HSMT, nhận thấy công ty có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, phòng QLDA sẽ phối hợp với phòng Kỹ thuật - Thi công lập Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trong đó phân bổ chi tiết về nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Trên cơ sở đó, phòng QLDA xác định giá dự thầu căn cứ theo đơn giá định mức do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thắng thầu lớn thì cán bộ làm công tác xác định giá sẽ phải nghiên cứu kết hợp với các năng lực sẵn có của công ty (như máy móc thiết bị, nguồn cung ứng vật liệu rẻ, có chất lượng…), từ đó tính toán lại giá dự thầu sao cho ở mức thấp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình và lợi nhuận của công ty. Trong quá trình nghiên cứu lập HSDT, phòng QLDA phối hợp với các phòng Tài chính kế toán và phòng Tổ chức lao động tiền lương để hoàn thiện các báo cáo về năng lực tài chính của công ty và năng lực cán bộ chủ chốt tham gia quản lý và thực hiện gói thầu (khi trúng thầu). .Hơn 34 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã có một bề dày kinh nghiệm trong việc tham dự các cuộc đấu thầu lớn nhỏ. Bảng : Tổng kết kinh nghiệm nhận thầu của công ty STT TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC SỐ NĂM KINH NGHIỆM 1 Xây dựng các công trình giao thông 1972 đến nay 2 Xây dựng các công trình công nghiệp 1972 đến nay 3 Xây dựng các công trình dân dụng 1972 đến nay 4 Xây dựng trạm điện và đường dây điện 1972 đến nay 5 Xây dựng các công trình cầu tàu, bến cảng, triền, đà, ụ, bến phà… phục vụ GTVT đường thủy 1972 đến nay 6 Xây dựng các công trình cầu cống, kênh mương, đê, kè, trạm bơm nước, chỉnh trị dòng chảy… 1972 đến nay 7 Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn 1972 đến nay 8 Sản xuất vật liệu xây dựng 1972 đến nay 2.4. Tình hình quản lý dự án tại công ty. Công ty xây dựng công trình Đường Thủy là một công ty xây dựng thuộc nhà nước, được ngân sách nhà nước cấp phát hàng năm, công ty hoặc sẽ thực hiẹn các công trình được chỉ định thầu do nhà nước hoặc tông công ty giao cho, hoặc cũng có thể tự lập hồ sơ dự thầu tham dự các gói thầu dưới hình thực đấu thầu cạnh tranh rộng rãi hoặc hạn chế. Hai phương thức quản lý dự án mà công ty thường gặp nhiều nhất chình là chủ nhiệm điều hành dự án và chìa khóa trao tay. Tuy công ty không trực tiếp quản lý dự án một cách tổng thể, song các giai đoạn nằm trong qúa trình quản lý dự án một cách tổng thể, song các giai đoạn nằm trong quá trình quản lý một dự án vẫn được công ty hết sức quan tâm. Mỗi khi tiếp nhận một dự án bao giờ dự án cũng được lên kết hoạch một cách chặt chẽ: đây là giai đoạn xây dựng mục tiêp, xác định những công việc cần được hoành thành cùng nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án. Tiếp đến là giai đoạn điều phối và thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này phòng quản lý dự án phối hợp với các phòng ban khác cùng các đơn vị sản xuất để thực hiện dự án đảm bảo đúng theo kế hoạch được lập. Giai đoạn giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng. Trong quá trình quản lý dự án các nhà lập kế hoạch của công ty luôn cố gắng phối hợp một các tốt nhất các mục tiêu về thời gian, tiến độ, chi phí để dự án vừa đạt hiệu quả vừa đảm bảo chất lượng và lợi nhuận. 3. Một số kết quả hoạt đạt được trong những năm gần đây 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trưởng thành và phát triển qua một chặng đường dài đầy khó khăn gian khổ, song Công ty công trình Đường Thủy đã luôn vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc và liên tục tăng trưởng qua các năm. Các số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua: Bảng : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh thu BH và c/c DV 1 85.221.789.809 96.052.924.863 122.015.885.000 2. Các khoản giảm trừ 3 3. Doanh thu thuần về BH và c/c DV 10 85.221.789.809 96.052.924.863 122.015.885.000 4. Giá vốn hàng bán 11 78.897.103.245 84.733.211.748 110.794.704.492 5. Lợi nhuận gộp về BH và c/c ĐốI VớI 20 6.324.686.564 11.319.713.115 11.221.180.508 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 6.215.425.000 6.098.472.463 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6.215.425.000 6.098.472.463 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.291.865.287 5.043.275.599 4.587.869.115 10. Lợi nhuần thuần từ hoạt động KD 30 32.821.277 61.012.516 534.838.930 11. Thu nhập khác 31 175.621 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác 40 175.621 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 32.996.898 61.012.516 534.838.930 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 9.239.131 17.083.504 149.754.900 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 23.757.767 43.929.012 385.084.030 Nhờ có kết quả hoạt động kinh doanh khả quan như vậy mà doanh thu của Công ty đã tăng liên tục qua các năm, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Đánh giá tình hình hoạt động của công ty sẽ cho chúng ta thấy rõ tiềm lực của công ty và nguyên nhân để có thể gặt hái được thành quả như ngày hôm nay. Bảng: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của công ty Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ về khả năng thanh toán + Hệ số thanh toán chung + Hệ số thanh toán ngắn hạn + Hệ số thanh toán nhanh 1.14 0.94 0.80 1.09 0.94 0.83 1.10 0.92 0.77 Tỷ lệ về khả năng sinh lời + Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm + Doanh lợi tài sản + Doanh lợi vốn tự có 0.0003 0.0002 0.0016 0.0004 0.0003 0.0040 0.0031 0.0029 0.0330 Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn + Hệ số nợ + Hệ số thanh toán lãi vay 0.88 - 0.92 1.01 0.91 1.09 Tỷ lệ về khả năng hoạt động + Vòng quay vốn lưu động + Vòng quay toàn bộ vốn + Vòng quay dự trữ + Kỳ thu tiền bình quân + Hiệu suất sử dụng tổng tài sản + Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.95 0.70 5.99 301.14 0.70 2.74 0.90 0.72 6.86 328.03 0.72 3.62 1.15 0.92 6.58 251.93 0.92 4.61 Nhờ việc chuyển hướng nhanh chóng và chính xác khi nền kinh tế chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường mà công ty đã làm ăn ngày càng có hiệu quả, các chỉ tiêu về doanh thu và phần trích nộp ngân sách nhà nước luôn được công ty đảm bảo 3.2. Kết quả xây dựng công trình của công ty thời gian qua Bảng : Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đã và đang thi công trong những năm gần đây (Chỉ tóm tắt một số) TÊN DỰ ÁN GIÁ TRỊ THỰC HIỆN (1000Đ) THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐẦU TƯ BẮT ĐẦU HOÀN THÀNH I- Các công trình cầu tàu, bến cảng 1. Cảng Bình Trị - Nhà máy xi măng Hòn Chông 2.299.718 USD 1995 1996 Tổng cty XD Đường thủy (Tổng thầu) 2. Cảng cá Bến Đầm Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 24.117.884 1995 1998 Ban QLDA Bến Đầm Côn Đảo 3. Cầu tàu số 3 - Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 17.788.000 1995 1996 Ban QLCT Trường Sa 4. Cảng Nhà máy xi măng Hải Vân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng 15.183.899 1997 1999 Cty xi măng Hải Vân 5. Cầu cảng 20.000DWT & cầu 500DWT (Hiệp Phước - TP.Hồ Chí Minh) 1.250.940 USD 1998 1999 Tổng cty XD Đường thủy (Tổng thầu) 6. Cảng Xuất gỗ Phú Đông 17.500.000 1998 1999 Cty liên doanh Phú Đông 7. Cảng xuất LPG (mỏ Bạch Hổ) tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 21.067.682 1998 1999 Cty thiết kế và XD dầu khí (PVECC) 8. Cải tạo cảng Hải Phòng (Chùa Vẽ) 15.500.240 1998 2000 Tổng cty XD Đường thủy 9. Cảng cá Xuân Phổ - Hà Tĩnh 8.397.692 1998 2000 Ban QLDA cảng cá Xuân Phổ 10. Bến 1 - Cảng Dung Quất - Quảng Ngãi 31.563.693 1998 2001 Ban QLDA Biển Đông 11. Bến bốc xếp VLXD Bình Minh - Vĩnh Long 6.115.874 2001 2002 Cty TNHH cảng Bình Minh 12. Cảng số 2 Kỳ Hà huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam 7.199.214 2001 2002 Ban chuẩn bị triển khai đề án khu KT mở Chu Lai 13. Bến 1 cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế (2 giai đoạn) 23.527.000 2001 2005 Cty Cầu I Thăng Long (Tổng thầu) 14. Cảng cá Cửa Đại thị xã Hội An - Quảng Nam 8.904.164 2001 2003 Ban QLDA cảng cá Cửa Đại 15. Cảng tổng hợp Mường La - DA Nhà máy thủy điện Sơn La 14.500.000 2004 2005 Tổng cty XD đường thủy (Tổng thầu) 16. Các công trình thủy công - DA đầu tư nâng cấp cảng Bến Ngọc - Hòa Bình 8.280.811 2004 2005 Tổng cty đường sông miền Bắc II. Các công trình triền đà, ụ tàu 17. Ụ tàu khô 3.000T - nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu 14.000.000 1991 1996 Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu 18. Ụ tàu 3.000T giai đoạn I - QL 51 - TP.Vũng tàu 16.200.000 1997 1998 Cty Đóng tàu và dịch vụ Dầu khí 19. Ụ tàu X.51 - Hải Quân - Nhà Bè - TP.Hồ Chí Minh 19.112.157 2000 2001 Ban QLDA CT ụ tàu X.51 Hải Quân 20. Ụ tàu 1.000T - DA nâng cấp Nhà máy đóng tầu 76 TP.Hồ Chí Minh 12.888.651 2002 2003 Nhà máy đóng tàu 76 21. Đà tầu Container 550 teu - NM đóng tàu Bến Kiền TP Hải Phòng 26.668.420 2003 2006 Nhà máy đóng tàu Bến Kiền 22. Các hạng mục CT thuộc điều chỉnh DA tăng năng lực đóng mới & sửa chữa tàu Cty Sông Thu 13.779.523 2004 2006 Cty Sông Thu - Tổng cục CNQP 23. XD triền tàu 2.000DWT - DA XD NM đóng tàu Sông Hồng 54.181.378 2005 2006 Cty cơ khí và đóng tàu than Việt Nam III. Các công trình kè, kè bờ 24. Kè sông biên giới tỉnh Lào Cai (2 giai đoạn) 10.100.000 1995 1996 Ban QLCT Kè sông biên giới TX Lào Cai 25. Kè bờ sông Đào nội thành Hải Phòng 11.395.661 1994 1997 Ban QLCT Đường sông 26. Kè LaGi - Phan Thiết - Bình Thuận 6.196.000 1998 1998 Sở GTCT Bình Thuận 27. Mở rộng đường - kè kênh đồng Bãi Cháy - Quảng Ninh 4.610.472 2000 2000 Cty XD số 2 Quảng Ninh 28. Kè Xâm Thị 1 tỉnh Hà Tây 5.700.000 2000 2000 Tổng Cty XD Thủy Lợi 1 29. Nâng cấp Cảng Việt Trì (đường, kè) TP.Việt Trì 5.256.761 2002 2002 Cảng Việt Trì 30. Kè trên đoạn A - Bảo vệ tuyến đường phía Nam 11.789.128 2003 2005 Ban QLDA các DADT 31. Kè trên đoạn B - Bảo vệ tuyến đường phía Nam 10.225.835 2003 2005 Ban QLDA các DADT 32. Kè thượng lưu và hạ lưu cầu tàu 5000DWT cảng Sa Đéc 7.310.309 2005 2006 Ban QLDA XDCT giao thông 33. Xây dựng kè bảo vệ bờ - Cty cơ khí đóng tàu than Việt Nam - Quảng Ninh 11.199.308 2006 2006 Cty cơ khí và đóng tàu than Việt Nam IV. Các công trình cầu đường, đường bộ 34. Cầu số 4 Trịnh Hữu Nghĩa - Cần Thơ 12.319.400 1999 2001 Ban QL các DA đường thủy 35. Cầu đoạn Hương Trạch đến Khe Ve - Đường Hồ Chí Minh 12.690.000 2000 2001 Tổng cty XD đường thủy (Tổng thầu) 36. Các cầu nhánh phía tây - Đường Hồ Chí Minh (3 cầu) tỉnh Quảng Bình 6.560.000 2001 2002 Tổng cty XD đường thủy (Tổng thầu) 37. Cầu đường - Bến bãi dân dụng Bến phà Bình Chánh TP Hồ Chí Minh 6.826.231 2002 2003 Cty QLCT cầu phà TP.HCM 38. Các cầu trên tuyến Phú Quới - Bắc Bình Minh tỉnh Vĩnh Long 6.402.677 2002 2004 Ban QLDA GT tỉnh Vĩnh Long 39. Cầu Km 7 + 917 - Đường GT trục chính Nông trường 718 - Đắc Lắc 7.534.656 2003 2005 Ban QLDA đường GT trục chính Nông trường 718 40. Gói thầu số 02: Phần xây lắp cầu Pản Pặc 1 + Cống hộp Khe Chát DA XD 3 cầu và 1 cống hộp trên QL18C - Quảng Ninh 6.433.091 2004 2005 Ban QLDA 1 tỉnh Quảng Ninh 4.Một số tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư tại công ty. 4.1. Trong quá trình huy động và sử dụng vốn: Mặc dù trong thời gian qua công tác sử dụng và huy động vốn của công ty đã ngày càng hợp lý với nhiều nguồn vốn được huy động hơn so vơi trước đây tuy nhiên nguồn vốn chủ yếu của công ty vẫn là vốn tín dụng di vay vì vậy phải chịu lãi suất rất cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trúng thầu của công ty. Bởi vì:nhà thầu phải tự ứng vốn, mà trong điều khỏan về luật đấu thầu các chủ đầu tư không phải ứng vốn và nhà thầu không được tính lãi suất về vốn đối với chủ đầu tư. Mặt khác để nhân được hợp đồng về thầu thì nhà thầu phải có sự bảo lãnh của một ngân hàng mà vấn đề này thường gặp rất nhiều khó khăn. 4.2. Trong hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị: chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi lớn lao của khoa học công nghệ vào đời sống xã hội, và chính sự biến đổi này diễn ra rất nhanh, chu kỳ ngắn do đó đầu tư nhanh bị lạc hậu. Do vậy thiết bị do công ty mua về đòi hỏi phải có thời gian tồn tại có sự phù hợp, thích ứng nhất định với điều kiện làm việc trong nước, và đem lại hiệu quả kinh tế. Trong ngành xây dựng, thiết bị đầu tư không mang tính đồng bộ, mà nó do đòi hỏi của từng công trình, từng nhiệm vụ cụ thể, thiết bị mang tính đặc chủng, Do vậy mặc dù đã rất chú trọng đến vấn đề đầu tư vào máy móc thiết bị tuy nhiên còn một số tồn tại nhất định như: Nhiều máy móc thiết bị đã quá lạc hậu so với thế giới, chất lượng kém ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình, ảnh hưởng đến an toàn lao động, Đầu tư còn mang tính dàn trải, chưa tập trung vào những thiết bị trọng điểm, là một công ty nhà nước nên việc xin cấp vốn đầu tư diễn ra hết sức châm chạp. Do đặc thù của ngành xây dựng, mỗi công trình có công nghệ thiết bị đặc chủng, không sử dụng được nhiều lần gây nên sự ứ đọng về thiết bị hay sự ứ đọng về vốn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nên việc khấu hao máy vào sản phẩm còn thấp (chỉ khoảng 30%). 4.3. Trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực: Trong những năm qua công ty đã chú trọng đên việc đầu tư vào nguồn nhân lực minh chứng là số lượng công nhân viên tăng qua các năm, tuy nhiên số lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi thì không thay đổi nhiều. Nhiều cán bộ được cử đi đào tạo thì chỉ có một số ít trở về làm tại công ty. Việc chuyển giao công nghệ (cho công nhân đi đào tạo học tập tại nước ngoài ) còn rất hạn chế. 4.4. Trong công tác quản lý: Dự án xây dựng công trình có đảm bảo tiến độ hay không, có hiệu quả kinh tế hay không, chính là nhờ vào công tác quản lý dự án xây dựng công trình. Việc quản lý dự án xây dựng công trình tốt thì cũng là một biện pháp ngăn chặn tiêu cực, thất thoát, lãng phí và tham nhũng trong hoạt động xây dựng.. : “Có những dự án sử dụng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư được lập và phê duyệt cao, khi triển khai cụ thể, chủ đầu tư thấy dư nguồn vốn thì cố gắng tận dụng, do vậy đã sinh ra các hạng mục công việc ngoài dự án nhưng chất lượng lại không cao, không mạng lại hiệu quả. Ngược lại, có dự án do không lường hết được các yếu tố khi lập báo cáo khả thi nên tổng mức đầu tư được duyệt thấp, lúc triển khai thiết kế, dự toán thì vượt tổng mức đầu tư, do vậy chủ đầu tư và thiết kế phải tìm mọi giải pháp để ép dưới “trần” tổng mức đầu tư. Việc làm này ngay trong bước chuẩn bị đầu tư, đã ngầm báo hiệu chất lượng công trình không đảm bảo, mục tiêu của dự án thì không thể giảm, tiền ít thì không thể có công trình chất lượng. Nguy hiểm hơn, do tâm lý “đi xin” mà một số chủ đầu tư cố tình lập thấp tổng mức đầu tư nhằm hạ nhóm từ B xuống C (hoặc nguy hiểm hơn là từ A xuống B) để giảm nhẹ hàng rào pháp lý, thực hiện mục tiêu trước mắt là được chấp thuận đầu tư. Để rồi, khi dự án được đầu tư thì, hoặc là chất lượng từ thiết kế đến thi công sẽ không bảo đảm, dự án không đồng bộ, đưa vào vận hành trục trặc; hoặc thực hiện nửa chừng phải dừng lại làm điều chỉnh dự án, phê duyệt lại từ đầu mất thời gian, dự án chậm tiến độ, hậu quả là gây lãng phí, công trình chóng xuống cấp”. 4.5. Trong công tác đấu thầu: Mặc dù là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong việc đấu thầu và đã đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên công tác đấu thầu vẫn còn một số tồn tại trong các khâu như: Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về gói thấu mà công ty đã thực hiện, chưa lường hết được sự biến đổi giá cả trên thị trường, Công ty chưa trực tiếp tìm hiểu, đánh giá gói thầu mà chỉ lập hồ sơ dự thầu trên cơ sở nội dung hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư và kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự trước. Vì vậy sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong kế hoạch và thực tế, gây ra thất thoát lãng phí không cần thiết. Ngoài ra một nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu của công ty đó là do đặc thù của sản phẩm xây dựng thường đòi hỏi khối lượng máy móc thiết bị lớn, chuyên dụng, số lượng vốn huy động lớn (chủ yếu là đi vay với lãi suất cao), các công trình trải dài trên phạm vi rộng vì vậy việc huy động máy móc là rất khó khăn và gây tốn kém ảnh hưởng đến gía bỏ thầu của công ty. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP I. ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI Bảng: Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đang và sẽ thi công trong thời gian tới STT TÊN DỰ ÁN GIÁ TRỊ THỰC HIỆN (1000Đ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐẦU TƯ BẮT ĐẦU HOÀN THÀNH 1 Triền tàu Sông Thu 6.543.000 2006 2007 Cty Sông Thu - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 2 Cầu chính Đình Vũ 13.749.000 2006 2007 BQLDA DAP Đình Vũ - Hải Phòng 3 Đê vây Nha Trang 12.200.000 2006 2007 Công ty Lâm Viên - BQP 4 Xây dựng hệ thống GTVT ngoài nhà máy bao gồm bến nhập và xuất đá vôi Dự án xi măng Yên bình 71.045.205 2006 2007 Công ty CP xi măng Yên Bình 5 Cầu chính + phân đoạn 18 cầu dẫn gói thầu số 7 Dự án Đầu Tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP tại khu kinh tế Đình Vũ TP Hải Phòng 14.570.551 2006 2007 Công ty CDCT56 - Tổng công ty Thành An -BQP 6 Thi công xây dựng phàn thủy công sàn nâng tàu 1000T + kè bờ khu vực sàn nâng 39.584.253 2006 2007 Công ty 189 - Tổng cục CNQP 7 Bến cập tàu chở hàng Thiệp Phước và các công việc kèm theo 10.502.830 2006 2007 CN Công ty Dầu Thực Vật Cái Lân tại Hiệp Phứơc. 8 Gói thầu số 1” xây dựng bên cập tầu 1000DWT, kè bảo về bờ, tôn tạo bãi” thuộc công trình Trung tâm quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Miền Trung 9.838.753 2006 2007 Công ty Sông Thu - Tổng cục công nghiệp Quốc Phòng 9 Gói thầu 16: Xây dựng Bến Xuất + kè bờ tràm nghiền Phú Hữu - Dự án Nhà máy xi măng bình Phước 16.169.930 2007 2007 Công ty Xi Măng Hà Tiên 10 Xây dựng triền tàu 2000DWT- Dự án Xây dựng nhà máy đóng tầu Sông Hồng 21.078.593 2006 2007 Công ty CNTT và Xây Dựng Sông Hồng Trong một vài năm tới với sự thay đổi ngày càng nhanh của đất nước và thế giới. Nhất là tình hình Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, khi chính phủ có nhiều dự án xây dựng nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT đồng nghĩa với việc công ty có nhiều cơ hội, việc làm hơn, nhưng song song với những cơ hội đó là một thách thức không nhỏ đối với các công ty xây dựng nói chung và đối với công ty Công Trình Đường Thủy nói riêng. Để tồn tại và phát triển ngày càng giữ vững và nâng cao uy tín, công ty đã đề ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể cho một số năm tiếp theo : Khả năng hoạt động Năm 2007 Vòng quay vốn lưu động 1.5 Tốc độ tăng trưởng 10 - 15% Hiệu suất sử dụng lao động 98% Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị 50% Tỷ lệ hoàn thành công trình 100% II. Một số giải pháp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra: 1. Trong công tác huy động và sử dụng vốn: Công ty công trình Đường Thủy là một công ty nhà nước với tỷ lệ vốn ngân sách là 20% và 80% là vốn tín dụng. Vì vậy vấn đề huy động và sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tạo thêm nhiều nguồn vốn huy động khác mà một trong những cách huy động tốt nhất đó là chuyển đổi công ty từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần, tham gia mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tích cực đầu tư để mở rộng thị trường tìm kiếm đối tác và các công trình. Đa dạng hóa nguồn vốn của công ty, nâng cao khả năng sủ dụng vốn. Có kế hoach thu chi rõ ràng. Khuyến khích các thành viên góp vốn để xây dựng công ty. Việc sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư có trọng điểm. Cải tổ lại bộ máy tổ chức gọn nhẹ hơn, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm đến từng cán bộ, thành viên công ty và đi đôi với quyền hạn là trách nhiệm của cán bộ nhân viên đó. 2. Công tác đầu tư và sử dụng máy móc thiết bị: Đầu tư công nghệ thi công hiện đại của các nước công nghiệp tiên tiến nhưng phải phù hợp với năng lực sử dụng máy của công ty. Chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ công nhân có khả năng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại. Chất lượng thiết bị của các nước tiên tiến, phù hợp với các công trình thi công của công ty và với điều kiện khí hậu, địa hình của Việt Nam. Tích cực sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ, có phương án thay thế kịp thời đối với những máy móc thiết bị đã quá thời gian sử dụng hoặc không còn phù hợp gây ra sự lãng phí nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến an toàn của công nhân và chất lượng công trình. Có kế hoạch di chuyển máy móc thiết bị nhanh chóng từ công trình này đến công trình khác khi cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng máy. Tiết kiệm được thời gian và chi phí của dự án. 3. Công tác đầu tư vào nguồn nhân lực: Về trình độ của người lao động: Tập trung xây dựng nâng cao công tác đào tạo, tiếp nhân đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động giỏi nghiệp vụ chuyên môn thông qua các hoạt động thi tuyển nâng cao tay nghề, cấp bậc… và cử đi đào tạo. - Tiết tục duy trì và mở rộng hoạt động đào tạo tại chỗ. - Đưa công nhân đi học hỏi, chuyển giao công nghệ, để có thể tiếp thu và sử dụng những công nghệ, máy móc hiện đại. - Có kế hoạch khuyến khích, thu hút, tìm kiếm nhân tài ngay tại các trường đại học, đầu tư ngay từ ban đầu để sau đó họ ra làm việc, phục vụ công ty. 4. Công tác đấu thầu: Như đã nêu ở trên hoạt động đấu thầu là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công ty. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Sau đây là một số kiến nghị để phần nào khắc phục khó khăn: Trong công tác nghiên cứu và lập hồ sơ dự thầu, các đơn vị có liên quan cần phải tích cực hơn nữa trong việc tiếp cận nhanh chóng các thông tin có liên quan đến hồ sơ mời thầu, phân tích các tình huống rủi ro có thể xảy ra như biến động về giá cả, chi phí khi di chuyển máy móc thiết bị… để sau đó có kế hoạch chi tiết xử lý các tình huống xảy ra. Trong khi lập hồ sơ dự thầu cần tính đến những thuận lợi khi thực hiện công trình để tiết kiệm thời gian và chi phí nhờ đó có thể bỏ thầu với giá thấp mà không ảnh hưởng đến chất lượng của công trình hay lợi nhuận của công ty. Cần chú ý phân tích đến những điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh khác nhằm giúp công ty có kế hoạch để thắng thầu. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việc đấu thầu. Đối với những công trình mang tính phức tạp, có liên quan đến nhiều mặt mà khả năng của công ty không đáp ứng được thì cần phải thuê tổ chức tư vấn hoặc sử dụng nhà thầu phụ để đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ của công trình. 5.Công tác quản lý dự án: Tuân thủ nghiêm ngặt các bước của quá trình thực hiện dự án. Có các cán bộ chuyên trách để kiểm tra giám sát chặt chẽ tiến độ và chất lượng của từng giai đoạn để có thể khắc phục kịp thời những sự cố bất ngờ có thể xảy ra. Đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng đề ra và chi phí cho phép. Trong quá trình thực hiện cần phối hợp với các phòng ban trong công ty để có thê phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhằm tiết kiêm thời gian và chi phí Cần cải tiến lại bộ máy tổ chức và phân cấp hợp lý hơn. Giao khoán cả công trình cho một xí nghiệp trực thuộc và công ty chỉ là người quản lý ở tầm vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi để xí nghiệp có thể thi công. Như vậy có thể phát huy tính sáng tạo và giúp xí nghiệp chủ động hơn trong việc thi công công trình. Áp dụng các kỹ thuật và công cụ tiên tiến vào quản lý dự án như: - Ứng dụng phần mềm QLDA MS Project để xây dựng cấu trúc phân chia công việc của dự án, quản lý thời gian, quản lý chi phi của dự án. - Sử dụng kỹ thuật phân tích ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của các bên tham gia đến dự án. LỜI MỞ ĐẦU Thực tập là giai đoạn khảo sát, tìm hiểu và so sánh giữa lý thuyết với thực tế của mọi sinh viên sau khi kết thúc khoảng thời gian học tập và nghiên cứu về lý thuyết các môn học trên ghế nhà trường cùng với kinh nghiệm mà các thầy cô trang bị cho về những vấn đề, lĩnh vực, kiến thức. Bởi vậy bất cứ sinh viên nào muốn có kỹ năng thành thạo và vững vàng, có khả năng thích ứng nhanh với thực tế công việc sau khi ra trường đều phải coi trọng việc :” nghiên cứu lý luận kết hợp với tìm hiểu thực tế vận dụng.” Trong giai đoạn 1: Thực tập tổng hợp với mục đích nắm bắt tình hình hoạt động nói chung và tình hình đầu tư nói riêng của đơn vị thực tập, học tập những kinh nghiệm và thực hành công tác đầu tư của cán bộ thực tế. Được sự đồng ý của công ty Công trinh Đường Thủy em đã có điều kiện tìm hiểu một cách tổng quát về hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư tại công ty. Giúp em có được những kinh nghiệm đầu tiên khi bước vào môi trường thực tế. Báo cáo gồm 3 phần lớn: Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công Trình Đường Thủy Phần 2:Công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty Công trình Đường Thủy Phần 3: Định hướng và một số giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư tại công ty. Em xin cám ơn cô giáo : Đinh Đào Ánh Thủy cùng tất cả các cô chú tại công ty Công Trình Đường Thủy và đặc biệt là các cô chú tại phòng Quản lý dự án đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. KẾT LUẬN Sau 34 năm tồn tại và phát triển, công ty Công Trình Đường Thủy đã và đang từng bước lớn mạnh và khẳng định ưu thế của mình trong lĩnh vực xây dựng, thi công các hạng mục công trình thủy. Những kết quả đạt được trong những năm qua đã chứng tỏ hướng đi mà công ty đã và đang lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Trong thời gian tới công ty sẽ chú trọng hơn nữa vào công tác đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm để công ty trở thành doanh nghiệp nhà nước hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít hạn chế.Trong tương lai gần, công ty sẽ tiếp tục tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý để có thể tạo ra sự phát triển bền vững cho công ty trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thể giới đầy cơ hội và không ít thách thức hiện nay. Sau hơn 2 tháng thực tập tại công ty Công trình Đường Thủy với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú , và đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giao Đinh Đào Ánh Thủy đã giúp cho em hoàn thành báo cáo này.Qua thời gian thực tập tại công ty em đã được tìm hiểu một cách khái quát về cơ cấu tổ chức của công ty cũng như các công tác đầu tư. Đợt thực tập cũng giúp em nhân thức rõ ràng hơn về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp và đặc biệt là những hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp. Có thể thấy rằng trong hoạt động thực tế mặc dù công ty đã Tuy nhiên do thời gian thực tập chưa lâu và kiến thức còn hạn chế nên dù đã có nhiều cố gắng nhưng báo cáo thực tập tổng hợp của em vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhân được sự góp ý của cô giáo và các cô chú tại công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCty cong trinh duong thuy QT.docx
Tài liệu liên quan