Đề tài Phân tích vai trò, nhiệm vụ, thành phần của không quân nói chung và vai trò của không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc

Tài liệu Đề tài Phân tích vai trò, nhiệm vụ, thành phần của không quân nói chung và vai trò của không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc: Lời nói đầu Sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng, được sống trong nền hoà bình phát triển nhưng mọi người trong lớp sinh viên chúng ta đều có thể nhận thấy được các các hiểm hoạ mà thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá nước ta. Với chính sách thực hiện quốc phòng toàn dân, xây dựng một đội ngũ lực lượng dự bị động viên hùng hậu có chất lượng, chương trình giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng trong các trường đại học đã mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Chỉ trong một thời lượng học tập ngắn đã giúp cho sinh viên hiểu được khá đầy đủ truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, tự hào về những chiến công lẫy lừng của cha anh đi trước, đồng thời đã đem lại những kiến thức cơ bản về quân sự và quốc phòng, trách nhiệm và nghĩa vụ của một người công dân nói chung và với sinh viên nói riêng đối với Tổ quốc, đặc biệt là trong tình hình trật tự thế giới có nhiều biến động, nhiều hành động quân sự nước lớn chống nước bé tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe...

doc20 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích vai trò, nhiệm vụ, thành phần của không quân nói chung và vai trò của không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng, được sống trong nền hoà bình phát triển nhưng mọi người trong lớp sinh viên chúng ta đều có thể nhận thấy được các các hiểm hoạ mà thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá nước ta. Với chính sách thực hiện quốc phòng toàn dân, xây dựng một đội ngũ lực lượng dự bị động viên hùng hậu có chất lượng, chương trình giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng trong các trường đại học đã mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Chỉ trong một thời lượng học tập ngắn đã giúp cho sinh viên hiểu được khá đầy đủ truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, tự hào về những chiến công lẫy lừng của cha anh đi trước, đồng thời đã đem lại những kiến thức cơ bản về quân sự và quốc phòng, trách nhiệm và nghĩa vụ của một người công dân nói chung và với sinh viên nói riêng đối với Tổ quốc, đặc biệt là trong tình hình trật tự thế giới có nhiều biến động, nhiều hành động quân sự nước lớn chống nước bé tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ an ninh đất nước. Chỉ trong vòng 10 ngày học cùng buổi tham quan ôn lại những chiến công của không quân Việt Nam tại bảo tàng Không quân đã giúp em có những hiểu biết cơ bản về không quân nói riêng. Đó thực sự là điều quan trọng khi mà trong các cuộc xung đột trên thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây, lực lượng không quân ngày càng đóng vai trò quan trọng quyết định tới tương quan lực lượng và quyết định tới thời gian kết thúc cuộc chiến. Những hiểu biết cơ bản đó đã giúp em thực hiện bài tiểu luận “ Phân tích vai trò, nhiệm vụ, thành phần của không quân nói chung và vai trò của không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. ”. Do còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo. Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo trong bộ môn Giáo dục quốc phòng đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. Lịch sử phát triển của ngành hàng không và không quân thế giới ************************************************************* Ngành hàng không nói chung và không quân nói riêng ra đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của các phương tiện bay đặc biệt là máy bay. Ngay từ thời xa xưa, từ thời cổ đại, con người đã có nhũng ý tưởng manh nha về vật thể bay nặng hơn không khí. Chính Archytas là người đầu tiên đã chế tạo ra chiếc máy bay gỗ có hình dáng giống như con chim bồ câu nhưng hiện nay người ta không biết nó hoạt động như thế nào. Với khát vọng được bay trên không giống loài chin trên những đôi cánh nhân tạo, người Trung Hoa cổ đại đã chế tạo ra những chiếc diều có thể bay lượn làm tiền đề cho những tàu lượn đầu tiên sau này đưa con người vào khoảng không. Sau này, Leonard De Vincy đã chế tạo ra nhũng thiết bị bay có dạng như nhũng chiếc cánh chim nhưng những thử nghiệm của ông đều thất bại do yếu tố thể lực con người quá yếu không đủ sức vẫy cánh. Sau sự ra đời của các loại khinh khí cầu, đến năm 1812, khinh khí cầu có người điều khiển do Lêpikha chế tạo đã được dùng để ném bom vào quân Pháp ở ngoại ô Matxcova. Sau đó đến ngày 17/12/1903, anh em nhà Wright đã chế tạo và thử nghiệm thành công máy bay có người lái đầu tiên. Từ đó, máy bay dần dần được cải tiến (từ máy bay gỗ đến máy bay kim loại có vỏ bọc kín) và đã được dùng trong lĩnh vực quân sự (1939), tham gia tích cực vào các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Nó góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng của các thái cực và góp phần quan trọng trong việc kết thúc nhanh chóng chiến tranh. Chiếc máy bay của anh em nhà Wright Đến năm 1950, máy bay phản lực đầu tiên đã được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Kể từ đó các thế hệ máy bay động cơ phản lực liên tục ra đời và phát triển. Đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ đã sử dụng các máy bay siêu việt như: máy bay ném bom chiến lược B52, máy bay cường kích cánh cụp cánh xoè F-111, máy bay trinh sát bằng rada tầm xa (còn gọi là máy bay hay hệ thống chỉ huy và báo động sớm AWACS) E-2A. Trong chiến tranh vùng Vịnh (1991, 2003 ), chiến tranh Nam Tư (1999), lại thêm lần nữa, Mỹ đã trình làng các loại máy bay hiện đại bậc nhất: đó là máy bay tàng hình F-117A, máy bay ném bom tàng hình B-1, B-2, trực thăng chống tăng AH-64 (hay Apachee), máy bay do thám không người lái v..v... Máy bay tiêm kích Mig.17 Máy bay tiêm kích Mig.21 Máy bay F.117A Máy bay do thám EP3 Trực thăng đa năng Apachee Máy bay ném bom chiến lược B.52 Trong xu thế phát triển chung, trong tương lai, các máy bay của lực lượng không quân ngày càng hiện đại, ngày càng có xu thế làm giảm sự có mặt của con người trong các trận đánh.... Không quân ************************************************************************ 1. Vai trò của không quân trong một số cuộc chiến tranh. Không quân, mặc dù là một lĩnh vực ra đời tương đối muộn so với các quân binh chủng khác trong quân đội, nhưng nó đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong các cuộc chiến mà nó tham gia. Ngay từ chiến tranh thế giới thứ nhất, máy bay đã được sử dụng trong chiến đấu, nhưng số lượng còn chưa nhiều và hiệu quả còn hạn chế. Không quân các nước đã có vai trò nhất định trong một số trận đánh. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, lực lượng không quân tham gia ngày càng tích cực cả về số lượng và chất lượng. Trong thời kỳ đầu chiến tranh, Liên Xô không chiếm được thế thượng phong trên chiến trường là vì lực lượng KQ Liên Xô bị tổn thất nặng. Nguyên nhân là do: - Tương quan lực lượng chung của KQ hai bên là 2/1 nghiêng về phía KQ Đức (Liên xô có 1970 máy bay, Đức có 4000 máy bay). Chỉ trong một thời gian 18 ngày (từ ngày 22 - 6 đến ngày 10 -7 - 1 941 ), KQ Đức đã giành được ưu thế chiến lược trên không, tạo thuận lợi cho quân Đức nhanh chóng tiến công vào sâu lãnh thổ Liên Xô. - Không quân Liên Xô có rất ít máy bay mới, đội ngũ phi công huấn luyện chưa tốt trong khi đó không quân Đức được bố trí hoả lực mạnh và tinh nhuệ - Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô bố trí những máy bay mới tập trung tại các sân bay gần biên giới Đức, nên bị KQ Đức đánh thiệt hại nặng. Tuy nhiên sau đó, Hồng quân Liên Xô đã phát triển mạnh không quân, với số lượng máy bay nhiều hơn gấp bội, dần dần giành ưu thế chiến lược trên không, và giữ được ưu thế đó đến hết chiến tranh. Kết quả đó cũng góp phần tạo nên chiến thắng của Hồng quân Liên Xô, buộc Đức phải đầu hàng không điều kiện trong chiến dịch Berlin ngày 16 - 4 á 8 -5-1945, kết thúc Đại chiến thế giới thứ II. Trong chiến dịch này, hồng quân Liên Xô huy động 7500 máy bay, trong khi Đức chỉ có 3310 máy bay.Không quân Liên Xô đã tiêu diệt khoảng 95% tổng số máy bay chiến đấu của Đức. Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, trong chiến dịch này Mỹ và đồng minh đã đặt hy vọng chủ yếu vào các đòn tiến công bằng không quân. Mỹ và liên quân đã tập trung một lực lượng lớn, bao gồm 2600 máy bay chiến đấu và trực thăng hiện đại, trong đó có 1800 máy bay của Mỹ. Mở đầu chiến dịch, Mỹ và các lực lượng đồng minh đã sử dụng không quân oanh kích dữ dội Iraq trong vòng 5 tuần. Cùng với việc sử dụng máy bay chỉ huy và báo động sớm A WACS đã giúp cho không quân Mỹ khả năng không chiến từ xa, ngoài tầm quan sát bằng mắt thường. Bộ chỉ huy liên quân tập kích các sân bay của Irắc bằng các tốp B - 52 ném bom rải thảm, còn các máy bay tiêm kích - bom “Tornado” tiến hành rải mìn xuống các đường băng. Thông thường, mỗi lần oanh tạc sân bay, Mỹ dùng khoảng 20 máy bay F-111. Mỗi máy bay mang 4 born có điều khiển. Mỗi tốp bay vào ném bom mục tiêu 2 lần. Khoảng 80% mục tiêu bị tiêu diệt. Về sau, Mỹ huy động cả máy bay tiêm kích đa năng tàng hình F-117A vào mục đích này. Không quân đã phá huỷ làm tê liệt hệ thống chỉ huy quân đội của Irắc, chế áp và tiêu diệt hệ thống phòng không, chế áp và phá huỷ các sân bay, phá sập các cầu cống, đường giao thông các trạm ra đa, các trận địa pháo và gây khó khăn cho lực lượng Irắc vận động trên chiến trường. Sau khi Mỹ và liên quân đã tiêu diệt máy bay Irắc trong 23 hầm ngầm bằng bê tông cốt thép tại một khu vực gần Bát Đa, phía Irắc phải sơ tán máy bay sang Iran, không cất cánh không chiến với Mỹ. Máy bay E- 8 được sử dụng để cung cấp kịp thời các thông tin ở mặt đất, nhờ vậy chỉ huy các tốp lái máy bay chiến đấu nhiều khi nắm được nhiều thông tin chiến thuật chính xác hơn các sĩ quan điều hành ở sở chỉ huy. Do vậy mà các hành động của họ đều rất chính xác và rất đúng thòi cơ. Sau chiến dịch “bão táp sa mạc” của không quân Mỹ, các thông kê cho thấy: 43% trong tổng số 2665 xe tăng thuộc 12 sư đoàn của Irắc bị tiêu diệt, trước khi cuộc tiến công trên bộ bắt đầu, cùng với 32% trong tổng số 2624 xe thiết giáp chở quân. Các máy bay hiện đại như máy bay tàng hình F117A , máy bay trinh sát, cùng các trang bị hiện đại khác cho không quân đã trở thành một nhân tố nổi bật để giành chiến thắng một cách nhanh chóng (42 ngày) với thương vong ít đến một cách kinh ngạc ( 147 người ) trong khi 58148 người mỹ đã chết trong chiến tranh Việt Nam . Chiến dịch không kích dữ dội trong vòng 5 tuần liên tiếp đã đem lại những hiệu quả tích cực. Chiến tranh trên bộ đã giành được thắng lợi trong 4 ngày . Các cuộc tấn công của không quân đã làm cho Irắc không thể thực hiện phòng ngự hiệu quả. Các đợt oanh kích dồn dập vào các đơn vị, mục tiêu của Irắc đã tạo một đòn tâm lý choáng váng, trong khi tổn thất của không quân Mỹ là không đáng kể. Chỉ cần mới điểm qua hai cuộc chiến tranh điển hình của thế kỷ trước chúng ta đã thấy được vai trò và vị trí quan trọng của không quân trong các cuộc chiến. Không quân đã thực hiện được những đòn phủ đầu gây choáng váng cho đối phương, phá huỷ các cơ sở hạ tầng chỉ huy cuộc chiến của đối phương, đập tan các mầm mống kháng cự, yểm trợ cho lục quân đổ bộ chiếm đóng các cơ sở trên mặt đất nhanh chóng nhưng ít thương vong. Có thể nói trong các cuộc chiến tranh hiện đại, không quân đang ngày càng trở thành lực lượng chủ chốt quyết định tới tương quan lực lượng và thời gian kết thúc cuộc chiến. 2. Nhiệm vụ của không quân Là một trong các thành phần chủ yếu của các phương tiện tấn công đường không, không quân có nhiệm vụ cùng các lực lượng vũ trang khác bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo, lãnh thổ ... và làm các nhiệm vụ bay khác. Như vậy nhiệm vụ cụ thể của không quân là: Đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch Tiêu diệt máy bay địch trên không, bảo vệ đội hình chiến đấu của các quân binh chủng hợp thành. Tiêu diệt, phá huỷ các mục tiêu mặt đất, mặt nước trong đội hình chiến đấu và trong các căn cứ hậu phương của địch; tiêu diệt lực lượng dự bị, chống vận chuyển tiếp tế đường không, cơ động lực lượng và đổ bộ đuờng không của đối phương. Cơ động lực lượng, phương tiện chiến đấu của quân đội, thực hiện đổ bộ đường không, tiếp tế đường không. Trinh sát đường không. Tham gia xây dựng kinh tế. Thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Trong nhiệm vụ tiến công trên mặt đất, máy bay được sử dụng vào ba nhiệm vụ chủ yếu: yểm trợ từ trên không, chia cắt chiến trường và tiến công các mục tiêu chiến lược. 3. Thành phần của không quân Về nguyên tắc tổ chức, không quân được chia thành các thành phần như sau: Không quân Không quân của quân chủng không quân Không quân của Lục Quân Không quân của Hải Quân Không quân của phòng không Tuy nhiên xét về thành phần, không quân của nước ta chỉ có một loại duy nhất. Đó là không quân của quân chủng phòng không không quân. 4. Không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc a)Sự hình thành và phát triển Lực lượng không quân của ta mới chỉ được bắt đầu xây dụng từ tháng 10 năm 1954 sau khi chúng ta tiếp quản các sân bay của Pháp tại miền Bắc. Ngày 3 /3/1965, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ quốc phòng ký quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay, đến năm 1958 mới đổi tên thành cục không quân. Ngày 1/5/1959, đội bay vận tải đầu tiên ra đời tại sân bay Gia Lâm (sau này là Trung đoàn không quân vận tải 919). Ngày 30/5/1963, trung tướng Hoàng Văn Thái (thứ trưởng Bộ quốc phòng) ký quyết định thành lập trung đoàn không quân chiến đấu đầu tiên tại Việt Nam lấy tên là trung đoàn 921. Ngày 3/2/1964, lễ ra mắt chính thức trung đoàn không quân chiến đấu đầu tiên của Việt Nam được tổ chức trọng thể tại sân bay Mông Tự (Trung Quốc) Ngày 10/3/1977, quân chủng không quân đã đựơc thành lập. Đến năm 2000, sát nhập với quân chủng phòng không hiện nay là quân chủng phòng không không quân. Hiện nay, lực lượng không quân của ta bao gồm: + Nhũng sư đoàn không quân tiêm kích, nhũng sư đoàn không quân tiêm kích đa năng. + Những trung đoàn máy bay vận tải. + Nhũng trung đoàn máy bay trực thăng. + Nhũng nhà máy sửa chữa máy bay. + Nhũng sân bay trải dài khắp đất nước. + Các học viện nhà trường đào tạo ra những phi công, những cán bộ kỹ thuật hậu cần, chỉ huy có trình độ đại học. b)Vai trò của không quân trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Tháng 4 năm 1965, mặt trận trên không đã được mở ra. Ngày 3/4/1965, không quân ta mở cuộc không chiến đầu tiên với không quân Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng. 4 máy bay Mig.17 của ta chiến đấu với khoảng 20 máy bay của không quân hải quân Mỹ, chỉ sau ít phút chiến đấu Sau hai trận đánh ngày 3 và 4 tháng 4, địch không còn coi thường không quân của ta nữa. Không quân của ta cũng kịp thời rút kinh nghiệm tổ chức một số trận đánh mới. Ngày 17/6/1965, biên đội 4 chiếc MIG17 đánh với 20 chiếc AD.4 và F.4 trên vùng trời Ninh Bình. Ta đã bắn rơi được 2 chiếc F.4 nhung biên đội của ta bị tổn thương rất nặng: hai chiếc bị địch bắn rơi, một chiếc bị va vào núi, 1 phi công hy sinh. Ngày 20/6/1965, biên đội hai chiếc Mig.17 của ta đánh với 6 chiếc AD.6 ta chỉ bắn rơi một chiếc và bắn bị thương một chiếc nhưng một chiếc của ta bị va vào núi phi công hy sinh. Một số trận chiến đấu đầu tiên đã cho thấy được sự ác liệt “một mất một còn” của mặt trận trên không. Trận nào ta cũng đánh rơi máy bay địch nhưng tổn thất của chúng ta cũng hết sức nặng nề. Theo chỉ đạo của Thường trực Quân uỷ Trung ưong và Bộ Tổng tư lện, từ đầu quý 3 năm 1965 không quan ta bắt đầu giảm cường độ chiến đấu. Đến giữa năm 1965, thêm 30 phi công đào tạo tại Liên Xô và Trung Quốc đã trở vè nước. So với những ngày đầu, đội ngũ phi công của ta tăng gấp 2 lần. Do vậy ngày 7/9/1965, Bộ Quốc Phòng quyết định thành lập trung đoàn không quân tiêm lích thứ hai, phiên hiệu là 923 lấy sân bay Kép là căn cứ. Cũng trong thời gian này, tám tổ bay ném bom đào tào tại Liên Xô về nước, được tổ chức thành đại đội không quân 929, đựơc trang bị 12 máy bay gồm 8 máy bay ném bom IL.28, 2 máy bay trinh sát, 2 máy bay huấn luyện. Cuối năm 1965, không quân của ta được trang bị thêm máy bay tiêm kích MIG.21 có tính năng kỹ thuật hơn hẳn MIG.17, không hề thua kém các máy bay Mỹ dùng để đánh phá miền Bắc. So với ngày đầu, số lượng máy bay tăng gấp ba lần, đặc biệt có nhũng máy bay tiêm kích , vận tải mới và máy bay ném bom. Sau gần hai tháng tạm dừng để rút kinh nghiệm, củng cố lực lượng, huấn luyện và tìm cách đánh, đầu tháng 9/1965, Bộ tổng tham mưu và bộ tư lệnh Quân chủng quyết định cho không quân tiếp tục chiến đấu. Những tháng cuối năm 1965, không quân của ta tiếp tục đánh một số trận nữa. ngày 6/11/1965, biên đội Trần Hanh, Ngô Đoàn Nhung, Phạm Ngọc Lan và Trần Văn Phương kịp thời xuất kích, tiêu diệt một máy bay lên thẳng của địch khi máy bay náy bay vào cứu phi công Mỹ gặp nạn. Đây là chiếc máy bay thứ 15 mà không quân ta bắn rơi trên vùng trời phía Bắc. Trong ngày 4/3/1966, trung đoàn 923 xuất kích trận đầu tiên. Vào lúc 15 giờ 42 phút, phát hiện địch vào đánh đường sắt Yên Bái – Phú Thọ, biên đội 4 chiếc gồm Phan Thành Trung, Ngô Đức Mai, Trần Minh Phương và Nguyễn Thế Hôn cất cánh đã bắn rơi được 1 chiếc F.4. Đặc biệt trong trện đánh này, Ngô Đức Mai đã thể hiện một tinh thần hết sức dũng cảm khi quyết định không nhảy dù, quyết định hạ cách khẩn cấp máy bay để cứu máy bay khi máy bay đã hết dầu. Ngày 4/3/66 được ghi nhận là ngày truyền thống đánh thắng trận đầu tiên của trung đoàn. Được động viên bởi nhũng chiến công của các đơn vị không quân tiêm lích, trung đoàn không quân vận tải 919 cũng tích cực nghiên cứu tìm cách thiết kế vũ khí cho một số máy bay vận tải, phấn đấu thực hiện cả hai nhiệm vụ: phục vụ chiến đấ và trực tiếp tham gia chiến đấu chống lại các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước. Đêm ngày 8/3/66, phát hiện tàu địch hoạt đọng ở gần biển Sầm Sơn, hai chiếc AN.2 được lệnh xuất kích, phóng rocket tiêu diệt được tàu biệt kích của địch. Đây là chiến dịch diệt tàu địch đầu tiên của bộ đội không quân vận tải của ta. Sau trận đánh này, một số tàu địch không còn dám vào gần bờ như trước. Cùng với việc địch tăng cường tập trung đánh phá miền Bắc, cuộc chién đấu của không quân ta ngày càng quyết liệt. Cùng với các lực lượng phòng không, không quân ta từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1966 đã đánh 10 trận, bắn rơi 12 máy bay địch, góp phần bảo vệ giao thông vận tải và một số mục tiêu quan trọng. Càng đánh, hiệu suất chiến đấu của không quân ta ngày càng cao và vũng chắc.Đặc biệt ngày 26/4/1966, biên đội Mig.17 do Hồ Văn Quỳ chỉ huy đã bắn rơi 20 chiếc F.4C và bắn bị thương một chiếc khác trên vùng trời Lạng Sơn. Ngày 5/6/1966, biên đội 2 chiếc Mig.17 đã đánh với số địch gấp nhiều lần bắn rơi 2 chiếc F.8U. Ngày 21/6/1966, biên đội 4 chiếc Mig.17 gồm Phan Thành Trung, Dương Trung Tân, Nguyễn Văn Bảy, Phan Văn Túc hiệp đồng cùng bộ đội pháo phòng không, biên đội đã bắn rơi 2 chiếc F.8E. Ngày 7/7/1966, biên đội hai chiếc Mig.21 do Nguyễn Nhật Chiêu và Trần Ngọc Xíu điều khiển đã bắn rơi được chiếc máy bay F.105D. Đây là chiếc máy bay có người lái đầu tiên mà Mig.21 tiêu diệt được. Bốn ngày sau, biên đội Mig.21 lại bán rơi 1 chiếc F.105 nữa đã củng cố niềm tin cho trung đoàn 921. Sau những thất bại liên tiếp, địch điên cuồng nghiên cứu tìm cách đánh trả đũa không quân của ta với đối tượng chính là Mig. Ngày 9/7, chúng huy động 12 máy bay F.105 không mang bom chỉ mang tên lửa và rocket chủ động săn lùng tiêu diệt Mig của ta. Thế nhưng, chỉ với biên đội hai chiếc Mig, hiệp đồng tác chiến với các đơn vị phòng không, ta đã bắn rơi được 2 máy bay địch, đồng thời bảo vệ an toàn lực lượng của mình. Sau chiến công này, không quân nhân dân Việt Nam đã nhận được thư khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm sau đó, không quân nhân dân Việt Nam tiếp tục hiệp đồng cùng các lực lượng phòng không tổ chức các trận đánh ác liệt trên vùng trời Hà Nội,Hải Phòng (năm 1967) tiêu diệt đựơc nhiều máy bay địch. Bằng tài trí và sự dũng cảm, bộ đội không quân đã mở mặn trận chiến đấu trên không lập chến công xuất sắc, bứơc đầu hình thành được nghệ thuật chiến đấu trên không độc đáo và sáng tạo của không quân nhân dân Việt Nam. Từ những chiến công rực rỡ, từ năm 1968, không quân Việt Nam đã không ngừng vươn xa vào chiến trường Quân khu 4, góp phần bảo vệ các tuyến đường vận tải chiến lược. Chỉ trong những ngày đầu chi viện cho chiến trường Quân khu 4, không quân của ta đã bắn rơi 3 máy bay của địch trong 2 trận, làm cho địch buộc phải dãn ra, tìm cách đối phó. Vì vậy mà các đoàn xe vào chiến trường có thêm thời gian thuận lợi vượt qua trọng điểm. Những phối hợp hiệu quả đó của không quân đã trực tiếp góp phần bảo vệ tuyến vận tải chiến lược trên địa bàn Quân khu 4. Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, không quân thường xuyên cung cấp các số liệu dự báo về thời tiết, khí tượng giúp cho công binh và vận chuyển lập kế hoạch sửa chữa đường xá. Trong một số trường hợp, không quân của ta còn làm nhiệm vụ nghi binh thu hút, đánh lạc hướng hoặc đánh giãn đội hình địch góp phần cùng các lực lượng phòng không đảm bảo các chuyến xe vuợt qua cửa khẩu an toàn. Tổng kết từ ngày mở mặt trận trên không, đánh thắng trận đầu lực lượng không quân hiện đại của đế quốc Mỹ (ngày 3/4/1965) trải qua 1305 ngày đêm vừa xây dụng vừa liên tục chiến đấu, không quân ta đã xuất kích 1602 lần, đánh 251 trận, bắn rơi 218 chiếc máy bay gồm 19 kiểu các loại của không quân và hải quân Mỹ, cản phá 1206 lần máy bay địch đánh phá các mục tiêu, góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, trực tiếp góp phần bảo vệ các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Không quân vận tải cũng cất cánh chiến đấu 51 lần, bắn chìm 3 tàu biệt kích, 1 tàu đổ bộ, bắn bị thương 3 chiếc tàu khác, phá huỷ 1 trạm ra-da dẫn đường của địch. Không quân vạn tải cũng thực hiện tốt công cuộc chi viện cho chiến trưởng miền Nam; không quân vận tải thực hiện 402 chuyến bay, thả 3115 chiếc dù, 631 tấn hàng trong đó có những mặt hàng quan trọng kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách của các chiến trường. Đến tháng 10 năm 1972, cục diện chiến tranh trên chiến trường Việt Nam có những biến chuyển quan trong. ở miền Nam, cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta giành được những thắng lợi lớn. Mỹ vừa phải tiếp tục triệt thoái quân viễn chinh Mỹ, vừa phải “Mỹ hoá” trở lại bằng không quân và hải quân để thực hiện chương trình “Việt Nam hoá chiến tranh”, ngăn chặn cuộc tiến công của ta. Tuy nhiên mọi cố gắng từ phía Mỹ đều không thể đạt được các mục tiêu mà giới cầm quyền Mỹ mong muốn. Trên bàn hội nghị, Mỹ buộc phải thoả thuận với ta văn bản “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam”. Nhưng phía Mỹ tỏ rõ thái độ lật lọng khi lợi dụng tình hình đó tăng cường sức mạnh quân sự cho nguỵ quân nguỵ quyền. Ngày 14-12, tổng thống Mỹ, Ních-xơn thông qua kế hoạch tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải phòng bắt đầu từ ngày 17 tháng 12 (giờ Hà nội là ngày 18 tháng 12). Chúng điều thêm hai tàu sân bay là Enterprise và Sanratoga đến vịnh Bắc Bộ, đưa số tàu sân bay ở vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thanh hoá lên năm chiếc; đưa sang Philipine 50 máy bay KC130 tiếp dầu trên không cho B52; thành lập bộ chỉ huy không quân chiến lược lâm thời số 57 chỉ huy ba biên đội máy bay B52 (103 chiếc) và 250 tổ lái (mỗi tổ 6 người) ở hai sân bay Endonson (Guam) và Utapao (Thái Lan). Nhiều tốp máy bay trinh sát hoạt động liên tục trên vùng trời Hà Nội, Hải Phòng đặc biệt là khu vực có các sân bay và hệ thống phòng không. 19 h 40 ngày 18-12 (giờ Hà Nội) Mỹ đã huy động 90 lần chiếc B52 và 135 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh liên tiếp ba đợt và các sân bay Kép, Nội Bài, Gia Lâm, Hoà lạc, Yên Bái; các khu vực có các cơ sở công nghiệp như Đông Anh, Yên Viên, Đức Giang; cơ sở phát sóng Đài tiếng nói Việt nam ở Mễ Trì. Cùng thời gian đó 28 lần chiếc máy bay cường kích của hải quân đánh phá thành phố cảng Hải phòng. Do đã được chuẩn bị từ sớm và phán đoán đúng âm mưu hành động của địch trong những ngày trước trận đánh không quân và quân dân ta ở miền Bắc, nòng cốt là bộ đội Phòng không – Không quân đã giành được thế chủ động, tổ chức thế trận và bố trí lực lượng đánh địch. Trong 12 ngày đêm quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng và đập tan được âm mưu thâm hiểm của đế quốc Mỹ. Ngày 30 tháng 12 năm 1972 chính quyền Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp lại đại diện chính phủ ta tại Paris, bàn việc ký hiệp định chấm dứt chiến tranh. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải phòng kéo dài 12 ngày đêm bị thất bại hoàn toàn. Quân và dân ta mà nòng cốt là bộ đội Phòng không – không quân đã đánh một trận tiêu diệt xuất sắc, bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 máy bay chiến lược B52, năm máy bay F111. Dư luận thế giới gọi mặt trận trên không 12 ngày đêm cuối năm 1972 là “Trận Điện Biên Phủ trên không”. Từ chỗ chỉ bắn rơi các loại máy bay chiến thuật hiện đại của địch, bộ đội không quân trẻ tuổi của ta đã vượt lên thực hiện được quyết tâm bắn rơi máy bay chiến lược “siêu pháo đài bay” B52. Ngay từ cuối năm 1971 (ngày 20/11/1971), tại tuyến đường chiến lược Trường Sơn, đại tá Vũ Đình Rạng đã trở thành người phi công nhân dân Việt Nam bắn rơi B.52 của Mỹ khi mới chỉ có 26 tuổi. Trong trận Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm năm 1972, trong hai ngày 27 và 28/12, không quân non trẻ của ta lại tiếp tục bắn rơi 2 chiếc B.52 nữa, ghi một chiến công mới vào trang sử chiến đấu trên không và lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, nêu cao bản chất anh dũng mưu trí, sáng tạo của không quân Việt Nam. Trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, các phi công của ta nhanh chóng cải tạo và sử dụng máy bay A37 thu được của địchném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất (28/4/1975), phá huỷ cơ sở hạ tầng và nhiều máy bay địch, làm cho quân địch không thể xuất kích, tạo điều kiện cho lực lượng quân ta tiến công thần tốc hoàn thành được sứ mạng giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Chiến thắng của không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc là chiến thắng của lòng dũng cảm, sự mưu trí và sự linh hoạt trong chiến đấu, biết phát huy những thế mạnh của ta và hạn chế được những thế mạnh của địch. Không quân non trẻ của ta đã chiến thắng đội ngũ phi công Mỹ được đào tạo rất cơ bản, nhiều tên có hàng nghìn giờ bay có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Triều Tiên. Máy bay Mig của ta đã chiến thắng các loại máy bay cường kích, tiêm kích, chiến thuật, chiến lược, các phương tiện gây nhiễu, các loại tên lửa đối không, đều là những vũ khí hiện đại, đã qua nhiều lần cải tiến, tiếp thụ những thành quả tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật nhân loại, những “siêu pháo đài bay”, những “con ma”, “thần sấm”, “giặc nhà trời” . Chiến thắng đó buộc Mỹ đánh giá cao vai trò của không quân ta, góp phần buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam vĩnh viễn. Kết luận ************************************************************* Về phần mình, qua đợt học quân sự này, em nhận thấy là sinh viên trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, em rất muốn được mang chút kiến thức của mình đã được học trong trường đại học để phục vụ tổ quốc, đặc biệt là phục vụ trong lĩnh vực phòng không không quân và tác chiến điện tử. Em nghĩ với vai trò là lực lượng dự bị động viên, là chủ nhân tương lai của đất nước, sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng phải không ngừng rèn luyện, tiếp thu toàn bộ các kiến thức đã học trong nhà trường để mai này sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng sử dụng những kiến thức của mình để phục vụ tổ quốc. Được sống trong thời bình, nhưng chúng ta phải không ngừng cảnh giác trước các thế lực thù địch không ngừng âm mưu phá hoại nước ta. Vì vậy với may mắn được tiếp xúc với các công nghệ ngày càng phát triển, sinh viên Bách Khoa có nhiều điều kiện để có thể tham gia cải tiến các trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao khả năng quốc phòng của quân đội ta. ******************************************** Các tài liệu tham khảo Bài giảng Giáo Dục Quốc Phòng (Khoa GDQP - ĐHBK HN) Lịch sử không quân nhân dân Việt Nam Bài: “Chuyện về B.52” trên báo CA.TPHCM Các thông tin tổng hợp về chiến tranh vùng Vịnh (1991) Các giáo trình Lịch Sử ( Chiến tranh thế giới thứ 2 ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60091.DOC
Tài liệu liên quan