Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Âu Vững

Tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Âu Vững: Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU Sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008 nền kinh tế của nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt đối với ngành hàng thủy sản ngành hàng này được nhà nước ta ưu đãi rất nhiều cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản do ngành hàng thủy sản mang lại tỷ trọng cao trên tổng thu nhập GDP của nước ta. Nhưng trên thực tế để tồn tại được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản phải chịu sự kiểm soát gắt gao của thị trường xuất khẩu. Những năm gần đây ngành hàng thủy sản gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế kiểm soát nhập khẩu và chống bán phá giá càng làm cho ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính gây ra những khó khăn này là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới đặc biệt là Mỹ, sự kiện này đã làm giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang bị hạ thấp đáng kể. Bên cạnh đó sản lượng cũng sụt giảm đáng kể, không chỉ trong những tháng cuối năm 2008 mà cả đầu năm 2009 đây là thử thách lớn cho nhiều doanh ngiệ...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Âu Vững, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU Sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008 nền kinh tế của nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt đối với ngành hàng thủy sản ngành hàng này được nhà nước ta ưu đãi rất nhiều cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản do ngành hàng thủy sản mang lại tỷ trọng cao trên tổng thu nhập GDP của nước ta. Nhưng trên thực tế để tồn tại được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản phải chịu sự kiểm soát gắt gao của thị trường xuất khẩu. Những năm gần đây ngành hàng thủy sản gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế kiểm soát nhập khẩu và chống bán phá giá càng làm cho ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính gây ra những khó khăn này là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới đặc biệt là Mỹ, sự kiện này đã làm giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang bị hạ thấp đáng kể. Bên cạnh đó sản lượng cũng sụt giảm đáng kể, không chỉ trong những tháng cuối năm 2008 mà cả đầu năm 2009 đây là thử thách lớn cho nhiều doanh ngiệp Việt Nam trên thềm hội nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế. Do đó, muốn đứng vững trong thị trường kinh doanh khắc nghiệt và đầy biến động này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một kế hoạch, một qui trình kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp và chặt chẽ. Vì vậy, việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua là rất cần thiết, từ đó đánh giá được tình hình kinh doanh, xác định được tác động của những yếu tố thuận lợi và khó khăn, mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh . Do đó em thực hiện đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững giai đoạn 2008-2010, nhằm đánh giá kết quả hoạt động của công ty, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao kết quả quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình kết quả hoạt động của công ty. - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn (2008-2010) để thấy kết quả hoạt động của công ty. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho công ty. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây (2008-2010) như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty? - Giải pháp nào nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Luận văn được thực hiện tại công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. 1.4.2. Thời gian Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ 27/01/2011 đến 15/04/2011. Số liệu phân tích trong giai đoạn 2008 đến 2010. Số liệu phân tích trong giai đoạn 2008 – 2010. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Kết quả hoạt động sản kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững thông qua các bảng số liệu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng thuyết minh báo cáo tài chính của công ty. 1.5. LƯỢC THẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Luận văn tốt nghiệp “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Kiên Giang” của sinh viên Lê Thị Thùy Oanh năm 2010. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phân tích các chỉ số tài chính, phương pháp phân tích và sử dụng ma trận SWOT để phân tích tình hình hiệu quả hoạt động của công ty trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009. * Kết quả nghiên cứu: Sau khi phân tích tinh hình hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Kiên Giang tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu như sau: Qua quá trình thực tập tại công ty và kết quả phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu do công ty TNHH Cơ khí Kiên giang cung cấp. Nhận thấy rằng công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả đặc biệt là năm 2008, doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm, và lợi nhuận của những năm sau luôn cao hơn những năm trước. Các tỷ số sinh lời của công ty luôn nằm trong phạm vi khả quan. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư và các đơn vị cung cấp tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả mà công ty đã đạt được thì công ty còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục như hoạt động tài chính của công ty không đạt hiệu quả làm giảm mức lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần phải có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý. * Ưu điểm cần học hỏi: - Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận khá chặt chẽ giúp nguời đọc dễ hiểu và dễ tiếp cận vấn đề nghiên cứu. - Đề tài đã phân tích khá chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Kiên Giang và việc kết hợp phân tích các tỷ số tài chính đã góp phần làm sáng tỏ được vấn đề nghiên cứu. - Tuy nhiên các giải pháp mà tác giả đã dưa ra chủ yếu dựa vào suy luận chủ quan chưa đưa ra được giải pháp cụ thể cho từng vấn đề. Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Cửu Long – Vĩnh Long”, của sinh viên Kiều Thị Tiền (2008), Đại Học Cần Thơ. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp so sanh là chủ yếu và phân tích chỉ số tài chính của công ty. * Kết quả nghiên cứu: Bài viết phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ năm 2006 – 2008, đồng thời tác giả đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, từ đó đi đến những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh cơ khí của doanh nghiệp. * Ưu điểm cần học hỏi: - Bài viết nêu bật lên tình hinh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các phương pháp phân tích cũng thấy rõ những hoạt động mang lại hiệu quả cho công ty. - Tuy nhiên bài viết chỉ phân tích trong phạm vi doanh nghiệp nên chưa thể thấy được mức độ phát triển của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh cũng như toàn ngành. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt dộng kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.1.1.2. Ý nghĩa Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: + Là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh. + Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. + Là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp + Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. 2.1.1.3. Nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường. Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng tình hình thực hiện kế hoạch. Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn. Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích. Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.1.4. Nội dung Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng, được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế. Nó không chỉ đánh giá biến động mà còn phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích. Vậy trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích. 2.1.2. Một số khái niệm sử dụng trong phân tích 2.1.2.1. Doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. 2.1.2.2. Chi phí a. Khái niệm về chi phí: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. b. Phân loại chi phí: Chi phí bao gồm nhiều khoản mục có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức phù hợp. Sau đây là một số cách phân loại chi phí phổ biến: - Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí: Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế để phân loại, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. - Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. - Phân loại theo cách ứng xử của chi phí: Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh để phân loại. 2.1.2.3. Lợi nhuận Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.[1] Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo của Công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính từ phòng kế toán. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. * Tiêu chuẩn so sánh: +) Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. +) Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. +) Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. +) Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. +) Các thông số thị trường. +) Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. * Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh. Phương pháp so sánh cụ thể - Phương pháp số tuyệt đối Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. - Phương pháp số tương đối Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 2.2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính Các tỷ số khả năng sinh lời Đây là chỉ số được các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị trong doanh nghiệp và các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng. Nhóm tỷ số này bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần X100%% Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) X100%% Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên tài sản = Giá trị tài sản bình quân Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu X100%% Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với đầu tư của họ. Tỷ số này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần == X 100% Tỷ số này phản ánh việc sử dụng hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ suất này được coi là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà công ty đat được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh càng lớn, phần lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn và doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần == X 100% Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế TNDN và doanh thu thuần. Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lãi sau thuế trong đó. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế TNDN Lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần == X 100% Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần. Phản ánh một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lãi trước thuế. Trị giá giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần == X 100% Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanhn thu thuần. Phản ánh một đồng doanh thu phải cần bao nhiêu đồng chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí QLDN Chi phí QLDN trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần == X 100% Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa chi phí quản lý doanh nghiệp và doanh thu thuần. Phản ánh một đồng doanh thu thuần cần phải tốn bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần Chi phí tài chính Chi phí tài chính trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần == X 100% Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa chi phí tài chính và doanh thu thuần. Phản ánh 1 đồng doanh thu thuần cần phải tốn bao nhiêu đồng chi phí tài chính. Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở các tỉnh thành ven biển như Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau vv… thì thủy sản là một trong những thế mạnh để phát triển nền kinh tế của cả nước nói chung cũng như mổi tỉnh nói riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn Việt Nam chuẩn bị gia nhập hiệp hội WTO thì cơ chế thị trường ngày càng được mở rộng và cánh cửa cơ hội cho tiềm năng thủy sản càng dễ dàng thấy rõ. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp cơ hội về thị trường thủy sản này các công ty, doanh nghiệp phải đáp ứng không những yêu cầu về mặt chất lượng mà còn phải chịu nhiều kiểm soát gắt gao về tiêu chuẩn đo lường độ an toàn vệ sinh của sản phẩm. Do đó để nắm bắt cơ hội và theo kịp thị trường thì Âu Vững Seafood đã được thành lập không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn nhằm giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho những người nông dân, lao động nhàn rỗi trong tỉnh Bạc Liêu. Mặc khác, công ty còn liên kết với những nông dân nuôi thủy sản đặc biệt là tôm, sú tạo nguồn đầu ra ổn định cho nông dân. Âu Vững Seafood đã không ngững nâng cao các thiết bị máy móc, công nghệ chế biến và các vấn đề tiêu chuẩn chất lượng cũng rất được chú trọng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu nội địa, các sản phẩm của Âu vững Seafood còn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kong vv… Để mở rộng thị trường và đáp ững kịp thời nhu cầu trong nước và thị trường thủy sản quốc tế, DNTN Âu Vững đã quyết định chuyển loại hình pháp lý từ DNTN sang công ty cổ phần vào đầu tháng 6 năm 2006. Với loại hình pháp lý là công ty cổ phần như hiện nay thì việc huy động vốn từ các cổ đông rất thuận lợi, việc mở rộng quy mô kinh doanh cũng trở nên dễ dàng hơn. Công ty cổ phần chế biến xuất khẩu thủy sản Âu Vững có tên giao dịch quốc tế là: Au Vung Seafood Processing & Exporting Joint Stock Company. Tên công ty viết tắt là: Âu Vững Seafood. Địa chỉ: số 99, quốc lộ 1A, Xã Tân Thạnh, Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu. Điện thoại: 07813846799. Fax: 07813846676. Email: auvungco@vnn.vn. Website: auvungco.com.vn. Vốn điều lệ: 19.000.000.000 Đồng Loại hình pháp lý: công ty cổ phần. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tích to lớn không chỉ về mặc kinh tế mà còn góp phần vào các mục tiêu xã hội tạo công ăn việc làm cho người dân lao động, góp phần làm hạn chế tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh. Sau đây là những thành tích tiêu biểu nhất. - Ngày 13/10/2009 Ủy Ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu khen tặng thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tích cực tham gia thực hiện tốt chính sách xã hội - Ngày 18/02/2009 Trung Ương hội chử thập đỏ Việt Nam Khen tặng đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động nhân đạo góp phần xây dựng Hội chử thập đỏ Việt Nam vững mạnh. - Hằng năm luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà Nước. 3.2. MẶT HÀNG SẢN XUẤT KINH DOANH Công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững chuyên mua bán, chế biến, đông lạnh, xuất nhập khẩu thủy sản và tiêu thụ nội địa. Hai dòng sản phẩm chủ chốt của công ty là tôm sú và tôm thẻ. Công ty áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến như HACCP, Tiêu chuẩn E.U số DL446, BRC Version 5. - Loại quy trình được áp dụng: HOSO, HLSO, RPTO, RPD. - Dạng tôm đông lạnh được đóng gói: Block, Semi Block. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc và một số nước ở thị trường EU. 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.3.1. Tình hình lao động nhân sự Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Âu Vững có lực lượng công nhân từ khâu đầu cho đến khâu cuối được tổ chức một cách hợp lý và hiệu quả. Trong đó tổng số cán bộ công nhân viên là 389 người. Gồm nhiều khâu cán bộ quản lý là 25 người, công nhân trực tiếp là 321người và công nhân gián tiếp là 43 người. Trình độ cán bộ công nhân viên quản lý là đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Đối với công nhân trình độ cao nhất trong phân xưởng là kỹ sư và thấp nhất là lao động lành nghề, trình độ tối thiểu là lao động phổ thông. Bảng 1: BẢNG THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY NĂM 2010 Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học 25 6,43 Cao đẳng 2 0,51 Trung cấp 41 10, 54 Phổ thông 321 82,52 Tổng 389 100 (Nguồn: Phòng quản lý nhân sự) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực của công ty: Trong những năm qua, công ty đã đào tạo và đưa đi đào tạo nhiều lượt cán bộ, công nhân viên, nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng chất lượng nguồn nhân lực của công ty. - Đào tạo tại các cơ sở bên ngoài: công ty đã cử nhiều nhân viên học Đại học, Đại học Quản trị kinh doanh, Trung cấp nghề đi đào tạo nâng cao trình độ quản lý. Trong thời gian học, công ty hỗ trợ học phí, kinh phí, và cho phép tạm ngưng công việc để cho phép nhân viên có thời gian học tập toàn khóa. - Công ty tổ chức đào tạo tại chỗ về chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ, công nhân viên, hướng dẫn các khóa học về vận hành thiết bị, quy trình thay đổi trang thiết bị, hướng dẫn về quy trình vệ sinh thiết bị, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, hướng dẫn kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động. Chính sách đối với người lao động: - Nâng cao lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty qua hàng năm. - Công ty luôn thực hiện chế độ khen thưởng đối với người lao động, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật… Bên cạnh đó, công ty thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thường xuyên khám sức khỏe cho người lao động, tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghĩ mát, nghĩ dưỡng sức. Đội ngũ nguồn nhân lực của công ty dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực khá cao, đang được nâng dần về chất lượng qua hàng năm, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cũng thực hiện rất tốt chính sách đối với người lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, vì vậy người lao động luôn gắn bó với công ty, hoàn thành tốt công việc, góp phần đưa công ty không ngừng phát triển. 3.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HĐQT Công Đoàn Phòng điều hành sản xuất Phòng Tài chính – Kế toán Phòng quản lý nhân sự Phòng kinh doanh Phòng quản lý chất lượng Bảo vệ Phòng kỹ thuật Phòng QM Phòng HACCP/BRC Tổ xuất nhập Tổ phục vụ Tổ cấp đông 1&2 Tổ xếp hợp 1&2 Tổ phân cở Tổ chế biến HÌNH 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY (Nguồn: phòng quản lý nhân sự) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: * Ban giám đốc: Giám đốc: Là người đứng đầu trong Công ty, tổ chức điều hành mọi hoạt động trong Công ty, đại diện cho mọi quyền lực và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước. Phó giám đốc: Là người có quyền hạn sau Giám đốc, giúp Giám Đốc điều hành một, hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty, có thể thay mặt cho Giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. * Các phòng ban: Phòng quản lý nhân sự: Có chức năng tham mưu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên, lao động và tiền lương cho công ty, hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng, …đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính thực hiện công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở. Phòng tài chính - kế toán : Là một bộ phận không thể thiếu ở hầu hết các doanh nghiệp có chức năng thực hiện nhiệm vụ về kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty, quản lý tài chính hàng năm đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng nguyên tắc của chế độ kế toán tại Việt Nam., giải quyết kịp thời các nguồn phục vụ sản xuất, quản lý các nguồn vốn. Có trách nhiệm cập nhật thường xuyên những chính sách pháp luật của nhà nước. Phòng kinh doanh: Tham mưu với Ban Giám đốc về công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách bán hàng, giá bán, thu thập tổng hợp, phân tích, chọn lọc, sử dụng các thông tin trong kinh doanh đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn về tài chính trong phạm vi địa bàn mà Tổng Công ty phân công trên cơ sở thực hiện đầy đủ nguyên tắc, chế độ của Nhà nước. Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm theo định kỳ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký, xử lý các rủi ro về chất lượng khi phát hiện hoặc khi có vấn đề chất lượng đã đặt ra. Phòng điều hành sản xuất: thực hiện công tác thúc đẩy hệ thống sản xuất một cách trơn tru và hiệu quả, phân công lao động sản xuất và các dây chuyền máy móc thiết bị để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Phòng kỹ thuật: Cùng với các phòng nghiệp vụ công ty, có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, số lượng, xây dựng ban hành các định mức kỹ thuật, quản lý theo dõi các công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn theo quy định của pháp luật. Công đoàn: Làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người công nhân lao động. 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1. Thuận lợi Trong những năm qua, thuỷ sản luôn là mặt hàng chiến lược về xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, ngày 07/110/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Những điều kiện thuận lợi đó đã đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam nói chung, các doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng vươn lên nhanh chóng và phát triển không ngừng. Với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản xa bờ cộng thêm sự chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm ở các tỉnh như Bạc Liêu, Cà mau, Kiên Giang nhanh chóng trở thành một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước, với vai trò cung cấp một sản lượng chủ lực cho nghành xuất khẩu thủy sản cả nước. Còn riêng với công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững, với vị trí thuận lợi, Au Vung Seafood nằm ngay quốc lộ 1A, và nằm rất gần con sông Kinh Xáng Bạc Liêu. - Đường bộ: dễ dàng vận chuyển nguyên liệu, công cụ, dụng cụ để sản xuất và thuận tiện cho việc vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ. - Đường thủy: thuận lợi cho việc thu mua, tiếp nhận cho nguồn nguyên liệu từ các huyện chở đến. Công ty được trang thiết bị máy móc hiện từ các nước đang phát triển trên thế giới. Việc đầu tư đổi mới trang thiết bị như vậy nên năng suất của mỗi xí nghiệp tăng lên đáng kể. Cộng thêm hơn 5 năm hoạt động trong nghành thuỷ sản, ngày nay Au Vung Seafood không chỉ có một đội ngủ công nhân viên hùng hậu, nhiệt tình, năng động, sáng tạo; hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại mà còn không ngừng thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra ngành thuỷ sản Việt Nam có một vai trò rất lớn trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế và đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Đó là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam ngày càng phát triển không riêng gì Au Vung Seafood. 3.5.2. Khó khăn Tuy nhiên, việc gia nhập WTO củng đặt ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bước đường hội nhập. Đặc biệt nhất là hàng rào thuế quan của các nước và việc thực hiện các cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là Mỹ - một thị trường tiêu thụ lớn các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam, giá Dolar biến động vv... gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty. Thời gian gần đây các tỉnh ven biển miền trung nhất là Nam Định đang triển khai mạnh mẽ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả rất cao về sản lượng, giá thành rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng tôm sú. Chính vì vậy mà các khách Châu Á xưa vốn quen với các mặt hàng tôm sú truyền thống nay cũng bắt đầu làm quen với các mặt hàng tôm thẻ này. Chính điều đó làm giảm sản lượng bán ra của công ty trên thị trường Châu Á. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 15 công ty chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Sự xuất hiện và hoạt động của các doanh nghiệp này tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu, thuê mướn nhân công, tìm kiếm thị trường. Tăng sức ép trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chưa hết, công ty còn phải không ngừng đầu tư, cải tiến máy móc, công nghệ cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Để thực hiện tất cả những điều này không phải là công việc dễ làm và có thể hoàn thành một sớm một chiều. 3.6. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1. Phương hướng mục tiêu năm 2011 Với những tiền đề sẳn có, bộ phận quản trị công ty xác định những mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trước mắt như sau: Tiếp tục nâng kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với năm 2010. Duy trì uy tín, nâng cao chất lượng hàng hóa với khách hàng sẳn có. Nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển các mặt hàng hiện đại. Tăng cường kiểm tra vệ sinh trong quá trình tổ chức và tiến hành sản xuất. 3.6.2. Định hướng phát triển trong những năm tới - Mở thêm nhiều chi nhánh sản xuất các mặt hàng mới, xây dựng thêm kho lạnh, đào tạo tay nghề của công nhân. - Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới trong tương lai. - Đầu tư trang thiết bị máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để theo kịp các nước trên thế giới, triển khai định hướng mới đa dạng hóa các mặt hàng tôm, cá, mực vv… để có thể xuất khẩu nhiều hơn ra nước ngoài. - Công ty tự tạo nguồn nguyên liệu chính, chủ động việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không phụ thuộc vào thị trường để đảm bảo tính độc lập nhằm đưa công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa thông qua việc ký kết, đầu tư với ngư dân đánh bắt xa bờ, hợp tác, hổ trợ các hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản, thuê mướn ao đầm để tự túc nguồn nguyên liệu. - Từ ngày 7/11/2006 Việt nam đã là thành viên thứ 150 của WTO cho nên nước ta đã có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu với nước ngoài. Chính vì vậy công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững cũng là một trong những doanh nghiệp có triển vọng của Việt Nam nói chung cũng như là tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Ban quản trị công ty đang tranh thủ tận dụng thời cơ này để đưa doanh nghiệp mình phát triển hơn. Chương 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÂU VỮNG 4.1 TÌNH HÌNH KQHĐ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008-2010 4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Để thấy được tình hình sơ bộ hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta điểm qua bảng báo cáo kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm (2008-2010). BẢNG 2: KẾT QUẢ HĐKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu BH & CCDV 156.654,8 353.997,4 768.421,4 197.342,6 125,97 414.424 117,07 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3,4 - - 3,4 - 3. Doanh thu thuần về BH & CCDV 156.654,8 353.997,4 768.418 197.342,6 125,97 414.420,6 117,07 4. Giá vốn hàng bán 147.954,1 336.159,4 745.187 188.205,3 127,21 409.027,6 121,68 5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 8.700,7 17.838,0 23.231 9.137,3 105,02 5.393 30,23 6. Doanh thu hoạt dộng tài chính 852,7 292,3 10.965,7 (560,4) (65,72) 10.673,4 3651,52 7. Chi phí tài chính 4.549,4 3.761,1 12.460,3 (788,3) (17,33) 8.699,2 231,29 - Trong đó: chi phí lãi vay 4.225,9 3.284,2 10.347,8 (941,7) (22,28) 7063,6 (215,08) 9. Chi phí bán hàng 1.838,1 7.110,3 16.281,6 5.272,2 286,83 9.171,3 128,99 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.927,0 2.691,4 2.445,9 764,4 39,67 (245,5) (9,12) 11. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.238,9 4.567,5 3.008,9 3.328,6 268,67 (1.558,6) (34,12) 12. Thu nhập khác 1.916,5 228,2 1.526,8 (1.688,3) (88,09) 1.298,6 569,06 13. Chi phí khác 2,7 394,3 205,8 391,6 14.503,7 (188,5) (47,81) 14. Lợi nhuận khác 1.913,8 ( 166,1) 132,1 (2.079,9) (108.68) 1.487,1 (895,30) 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 3.152,7 4.401,5 4.329,9 1.248,8 39,61 (71,6) (1,63) 15. Chi phí Thuế TNDN hiện hành 315,3 440,2 433 124,9 39,61 (7,2) (1,64) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.837,4 3.961,2 3.896,4 1.123,8 39,6 (64,8) (1.6) (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy rằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng từ 156.654,8 triệu đồng năm 2008 lên 353.997,4 triệu đồng năm 2009, tức tăng 197.342,6 triệu đồng, tương đương 125.97%. Sang năm 2010, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 768.418 triệu đồng, vượt hơn năm 2009 là 414.420,6 triệu đồng tương ứng với 117,07 %. Từ năm 2008 – 2010, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng rất nhanh nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, do đó thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng. Thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin trong những năm gần đây. Vì vậy công ty luôn thực hiện phương châm đổi mới, tăng sản xuất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhờ khả năng quản lý tốt của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng hóa, nên chỉ tiêu làm giảm doanh thu được giảm tới mức tối đa làm doanh thu thuần ngày càng tăng. Tuy doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của Công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2009, giá vốn hàng bán của công ty là 336.159,4 triệu đồng, tăng 188.205,3 triệu đồng với tỷ lệ 127.21% so với năm 2008. Nguyên nhân là do tình hình thị trường của năm 2009 có nhiều biến động, giá cả vật liệu xây dựng tăng, điều này kéo theo giá vốn hàng bán năm 2010 cũng tăng 409.027,6 triệu đồng, tương đương với 121,68% so với năm 2009. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí tài chính cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng tăng lên theo từng năm và chi phí tài chính có sự biến động mạnh. Năm 2009, chi phí bán hàng tăng 5.272,2 triệu đồng, tương đương với 286.83 % so với năm 2008 và năm 2010 chi phí này tiếp tục tăng 9.171,3 triệu đồng, tương ứng với 128,99 %. Đồng thời chi phí tài chính cũng có sự biến động lớn năm 2009 giảm 788,3 triệu đồng tức là 17.33% so với năm 2008, tuy nhiên đến năm 2010 thì chi phí này lại tăng lên đáng kể tăng 8.699,2 triệu đồng tương đương 231,29% so với năm 2009. Sự biến động theo hướng ngày càng tăng của 2 loại chi phí này là do sự biến dộng thị trường tài chính trên thế giới, đặc biệt là sự ảnh hưởng của Mỹ. Năm 2008, 2009 và 2010 Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá USD do đó ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tài chính của công ty. Mặc khác thì sự gia tăng này là do chính sách tăng lương của Nhà nước, thêm vào đó chi phí nguyên vật liệu, chi phí lưu thông vv… tăng theo tốc độ tăng của lạm phát. Giá nguyên vật liêu tăng là do chịu sự tác động của quá trình điều chỉnh giá điện, xăng, dầu thế giới, sức ép của cạnh tranh ngày càng gay gắt vì ngày càng nhiều các doanh nghiệp, công ty tham gia vào thị trường thủy sản. Công ty tiến hành tiềm kiếm, mở rộng thị trường mới cũng làm cho chi phí bán hàng tăng lên theo từng năm. 4.1.2. Đánh giá kết quả đạt được Do tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí tài chính cũng làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Năm 2009 lợi nhuận tăng 1.123,8 triệu đồng tức là tăng 39.6% so vơi năm 2008. Năm 2010 mức lợi nhuận giảm xuống do ảnh hưởng ngày càng tăng của các loại chi phí nhưng giảm không đáng kể lợi nhuận vẫn giữ ở mức cao, lợi nhuận giảm 64,8 triệu đồng tương đương giảm 1.6% so vơi năm 2009. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. 3.896,4 3.961,2 2.837,4 HÌNH 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Mặc dù tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không đồng đều qua các năm nhưng bù đắp được những khoản chi phí mà công ty bỏ ra và kết quả mang lại là mức lợi nhuận chung của Công ty tăng. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua đạt kết quả khá tốt. Doanh thu bán hàng liên tục tăng kéo theo lợi nhuận tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể phát triển mạnh hơn trong tương lai, vì vậy Công ty nên duy trì và phát huy. Tuy nhiên, đây chỉ là phân tích sơ lược một số chỉ tiêu về kết quả đạt được của Công ty trong ba năm qua. Chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở những chương tiếp theo để có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DTBH & CCDV 4.2.1. Phân tích tình hình DTBH & CCDV giai đoạn 2008 – 2010 BẢNG 3: TÌNH HÌNH DTBH & CCDV THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 ĐVT : Triệu đồng Tên sản phẩm 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Tôm thẻ 67.361,56 159.298,8 407.263,34 91.937,27 136,5 247.964,51 155,7 Tôm sú 89.293,24 194.698,6 361.158,06 105.405,3 118,0 166.459,49 85,5 Tổng cộng 156.654,8 353.997,4 768.421,4 197.342,6 126,0 414.424 117,1 (Nguồn : Phòng tài chính – kế toán) Qua bảng ta thấy 2 dòng sản phẩm của công ty luôn đạt mức tăng trưởng qua từng năm ở mức cao, luôn ở mức 3 con số. Năm 2009, tôm thẻ đạt mức DTBH & CCDV là 159.298,8 triệu đồng tăng 91.937,27 triệu đồng tương đương với tăng 136,5% so với năm 2008. Trong khi đó tôm sú đạt mức thấp hơn nhưng vẫn ở mức cao, tăng 118% so với năm 2008 Đến năm 2010, mức tăng trưởng về DTBH & CCDV của tôm thẻ tiếp tục tăng mạnh, tăng 247.964,51 tiệu đồng tương đương với tăng 155,7% so với năm 2009. Tôm sú cũng tăng nhưng thấp hơn so với tôm thẻ tăng 166.459,49 triệu đồng tức tăng 85,5 % so với năm 2009. Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng tăng trưởng của tôm thẻ trong tổng DTBH & CCDV ngày càng tăng lên qua từng năm. Năm 2008, tỷ trọng này là 43%, năm 2009 là 45% và năm 2010 tăng lên đến 53%. Điều này cho thấy tôm thẻ là sản phẩm được thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng ưu thích hơn so với tôm sú. Nhìn chung thì cả 2 dòng sản phẩm tôm thẻ và tôm sú đều đạt mức tăng trưởng tốt, hằng năm mức tăng đều 3 con số. Đặc biệt là đối với tôm thẻ ngày càng được ưu chuộng và tăng rất cao qua từng năm. Đây là thế mạnh công ty cần tiếp tục phát huy đồng thời giữ được mức tăng trưởng tốt qua từng năm. 4.2.2. Phân tích tình hình thu nhập tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty, tuy nhiên đây cũng là 1 nguồn doanh thu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính được hình thành từ các nguồn như lãi tiền gửi, lãi do chênh lệch tỷ giá. BẢNG 4: TÌNH HÌNH THU NHẬP TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Lãi tiền gửi 419,5 54,4 7.423,8 (365,1) (87,0) 7.369,4 13.546,7 Lãi chênh lệch tỷ giá 165,4 6,7 899,2 (158,7) (95,9) 892,5 13.320,9 Tổng cộng 584,9 61,1 8.313 (523,8) (89,6) 8.251,9 13.505,6 ( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Doanh thu từ hoạt động tài chính qua 3 năm qua có sự biến động rất lớn và rất không ổn định. Năm 2009, hầu hết các khoản thu đều giảm mạnh như lãi tiền gửi giảm 87%, lãi chênh lệch tỷ giá giảm 95,9%. Nhưng đến năm 2010 thì hoàn toàn ngược lại, tất cả các khoảng thu đều tăng và tăng một cách rất mạnh, tốc độ tăng từ 4 đến 5 con số, cụ thể lãi tiền gửi tăng 7.369,4 triệu đồng tương đương với tăng 13.546,7%,lãi chênh lệch tỷ giá tăng 892,5 triệu đồng tương đương tăng 13.320,9% và doanh thu từ hoạt động tài chính khác tăng 2.417 triệu đồng tương đương 1.070,9%. Năm 2009, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty giảm mạnh là do lãi từ tiền gửi của công ty giảm đến 87%, lãi chênh lệch tỷ giá giảm 95,9% so với cùng kì năm 2008. Năm 2009, do tiền gửi ngân hàng của công ty được rút ra sử dụng cho đầu tư sản xuất, và gửi lại ngân hàng vào những tháng cuối năm, nên lãi tiền gửi không cao, và đã giảm khá mạnh so với năm 2008. Năm 2010, lãi tiền gửi trở thành nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động tài chính. Tính đến cuối năm 2010, tiền gửi ngân hàng của công ty đạt 7.423,8 triệu đồng, tăng rất nhiều lần so với năm 2009. Đồng thời, lãi do chênh lệch tỷ giá cũng tăng rất mạnh. Lãi do chênh lệch tỷ giá năm 2010 đạt 899,2 triệu đồng, tăng 892,5 triệu đồng. Nhìn chung doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng lên góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên sự biến động tăng giảm của các hoạt động làm tăng doanh thu hoạt động tài chính không ổn định và có sự chênh lệch rất lớn qua từng năm. Do đó, công ty nên chú ý hoạt động doanh thu tài chính để có thể góp phần tăng lợi nhuận ở mức ổn định. 4.2.3. Phân tích thu nhập khác BẢNG 5: TÌNH HÌNH THU NHẬP KHÁC CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % DT HĐTC khác 265,2 225,7 2.642,7 (188) (70,9) 2.417 1.070,9 Tổng cộng 265,2 225,7 2.642,7 (188) (70,9) 2.417 1.070,9 ( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Qua bảng ta thấy nguồn thu nhập khác của công ty có sự biến động rất lớn và không ổn định. Năm 2009 giảm 188 triệu đồng tươn đương với giảm 70,9 so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010 thì lại tăng rất mạnh tăng lên đến 2.417 triệu đồng tức tương đương với tăng 1070,9% so với năm 2009. Nguồn thu nhập khác tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu, tuy nhiên sự biến động đột biến của nguồn thu nhập này sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu. Do đó công ty cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa làm tăng nguồn thu nhập khác một cách ổn định qua từng năm. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ 4.3.1. Phân tích chi phí giá vốn hàng bán BẢNG 6: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Tôm thẻ 65.099,8 151.271,7 417.304,7 86.171,9 132,4 266.033 175,9 Tôm sú 82.854,3 184.887,7 327.882,3 102.033,4 123,1 142.994,6 77,3 Giá vốn hàng bán 147.954,1 336.159,4 745.187 188.205,3 127,2 409.027,6 121,7 ( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Qua bảng trên, ta thấy trong 3 năm 2008 – 2010, giá vốn hàng bán đều tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng đến 138,7%. Năm 2009, giá vốn hàng bán có mức tăng cao nhất trong 3 năm, đạt hơn 336.159,4 triệu đồng, tăng 127,2% so với năm 2008. Năm 2010, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng mạnh, đạt 745.187 triệu tăng 121,7 % so với năm 2009. Năm 2009, giá vốn hàng bán của tôm thẻ là 151.271,7 triệu đồng tăng 86.171,9 triệu đồng tức là tăng 132,4% so với năm 2008. Đối với tôm sú là 184.887,7 triệu đồng tăng 142.994,6 triệu đồng tức tăng 123,1%. Năm 2010, giá vốn hàng bán của tôm thẻ tiếp tục tăng lên 417.304,7 triệu đồng, tăng lên 266.033 triệu đồng tức tăng 175,9% so với năm 2009, đây cũng là mức tăng cao nhất trong 3 năm. Còn đối với tôm sú trong năm này cũng tăng lên 327.882,3 triệu đồng, tăng 142.994,6 triệu đồng tức tăng 77,3%. Do sản phẩm tôm thẻ ngày càng được ưu chuộng và DTBH & CCDV của loại tôm này ngày càng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Trong khi đó đối với tôm sú thì chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng có xu hướng ngày càng tăng chậm lại. Giá vốn hàng bán luôn tăng cao là do hoạt động sản xuất các sản phẩm thủy sản được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Vì vậy, số lượng nguyên vật liệu sản xuất, nhân công sản xuất, khấu hao tài sản cố định vv… đều tăng mạnh để đáp ứng sự phát triển sản xuất của công ty. Bên cạnh đó, yếu tố giá cả cũng tác động không nhỏ đến việc gia tăng các loại chi phí đầu vào của công ty. Nhìn chung giá vốn hàng bán của công ty ngày càng có xu hướng tăng mạnh nên sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của công ty. Do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nên công ty cần có những biện pháp điều chỉnh, tiết kiệm để góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. 4.3.2. Phân tích chi phí bán hàng BẢNG 7: CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % CP nhân viên 426,9 497,8 537,7 70,9 16,61 39,9 8,02 CP vật liệu bao bì 1,2 7,2 18,0 6 500 10,8 150 CP dụng cụ đồ dùng 1,7 10,2 25,5 8,5 500 15,3 150 CP bảo hành sản phẩm 48,45 145,35 334,3 96,9 200 188,95 130 CP dịch vụ mua ngoài 1.317,3 6.374,2 15.215.3 5.056,9 383,88 8.841,1 138,70 CP bằng tiền khác 12,57 75,52 150,8 62,95 500,8 75,28 99,68 Tổng CP 1.838,1 7.110,3 16.281,6 5272,2 286,8 9171,3 129 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Qua bảng trên ta thấy chi phí bán hàng của công ty tăng rất mạnh qua từng năm, cụ thể năm 2009 chi phí bán hàng của công ty tăng thêm 5272,2 triệu đồng tương đương với 286,8%. Tuy nhiên đến năm 2010 thì tốc độ tăng của chi phí bán hàng chậm lại so với năm 2009, tăng 9171,3 triệu đồng tương đương với 129%. Năm 2009, chi phí bán hàng tăng rất mạnh là do chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí bán hàng tăng đột biến trong năm 2009. Năm 2009, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 5.056,9 triệu đồng tăng 383,88% so với năm 2008, nguyên nhân của sự tăng chi phí đột biến là do công ty liên kết với nhiều đối tác mới đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu,. Đến năm 2010, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng ở mức 138,7% tương đương với tăng 8.841,1 triệu đồng. Chi phí này có xu hướng ngày càng tăng và càng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí bán hàng, điều này chứng tỏ công ty hợp tác rất tốt với các nhà cung cấp, dịch vụ bên ngoài, với các công ty thương mại. Chi phí nhân viên bán hàng, chi phi bảo hành sản phẩm và chi phí bằng tiền khác cũng tăng lên theo từng năm. Mức lương của nhân viên bán hàng ngày càng được tăng lên nhưng tốc độ tăng hơi chậm và không đồng đều, năm 2009 tăng 16,61% so với năm 2008, năm 2010 tăng 8,02%. Chi phí bảo hành cũng tăng lên do công ty ngày càng chú trọng dịch vụ sau bán hàng và để củng cố thương hiệu cho mình. Năm 2009 chi phí bảo hành sản phẩm tăng 96,9 triệu đồng tương đương 200% so với năm 2008. Năm 2010 chi phí này tăng nhưng không mạnh như năm 2009 chỉ tăng 130% tương đương tăng 188,95 triệu đồng. Như vậy, tuy năm 2009, chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty tăng rất cao, song nhờ những chính sách tiết kiệm chi phí, chi phí bán hàng đã giảm, góp phần vào tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nhiều giải pháp tiết kiệm, sử dụng chi phí bán hàng, chi phí bằng tiền khác hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty. 4.3.3. Phân tích chi phí QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khá quan trọng, phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý doanh nghiệp của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm các khoản mục như chi phí nhân viên quản lý (CP nhân viên quản lý), chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp (CP KH TSCĐ), thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác BẢNG 8: CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % CP nhân viên quản lý 849,7 1.331,5 1.197,8 481,8 56,7 (133,7) (10,0) CP đồ dùng văn phòng 239,2 207,6 81,4 (31,6) (13,2) (126,2) (60,8) CP KH TSCĐ 143,2 151,2 152,2 8 5,6 1 0,7 Thuế, Phí và lệ phí 5,6 39 37,1 33,4 596,4 (1,9) (4,9) CP dịch vụ mua ngoài 326,2 406,1 244,7 79,9 24,5 (161,4) (39,7) CP bằng tiền khác 365,1 569 737,8 203,9 55,8 168,8 29,7 Tổng CP 1.929 2.704,4 2.451 775,4 40,2 (253.4) (9,4) ĐVT: Triệu đồng ( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2008- 2010 cũng có biến động nhưng không mạnh như các loại chi phi bán hàng, chi phí hoạt động tài chính và giá vốn hàng bán. Năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 775,4 triệu đồng tương đương với 40,2% so với năm 2008, đây cũng là năm chi phi quản lý doanh nghiệp tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2008-2010. Sang năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống 253,4 triệu đồng tức là giảm 9,4% so với năm 2009. Năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều nhất là do tất cả các loại chi phí như chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài ở bộ phận quản lý và chi phí bằng tiền khác đều tăng. Nhưng đến năm 2010 thì ngược lại các loại chi phí như chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài ở bộ phận quản lý tất cả đều giảm dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm giảm xuống tới 9,4%. Trong các năm 2008 – 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là hiệu quả nhất do các chi phí đều giảm cho thấy hiệu quả quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp rất tốt, góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho công ty. 4.3.4. Chi phí khác và chi phí thuế TNDN BẢNG 9: TÌNH HÌNH CHI PHÍ KHÁC VÀ CHI PHÍ THUẾ TNDN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % CP thuế TNDN 315,3 440,2 433 124,9 39,61 (7,2) (1,64) CP khác 2,7 394,3 205,8 391,6 14.503,7 (188,5) (47,8) Tổng 318 834,5 638,8 516,5 162,4 (195,7) (23,5) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Chi phí thuế TNDN có sự biến động qua từng năm nhưng với biến động không nhiều. Năm 2009, chi phí thuế TNDN là 440,2 triệu đồng, tăng 124,9 triệu đồng tức tăng 39,61% so với năm 2008. Đến năm 2010 chi phí này biến động rất nhỏ và theo xu hướng có lợi, giảm 7,2 triệu đồng tương đương với giảm 1,64% so với năm 2009. Chi phí thuế TNDN trong giai đoạn 2008 - 2010 có sự biến động tương đối không có sự tăng, giảm đột biến. Chi phí thuế TNDN ổn định sẽ góp phần quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn. Ngược lại với chi phí thuế TNDN, chi phí khác lại có sự biến động rất mạnh mẽ. Năm 2008, chi phí khác là 2,7 triệu đồng nhưng sang năm 2009 lại tăng lên rất đáng kể là 394,3 triệu đồng, tăng đến 391,6 triệu đồng tương đương với 14.503,7% so với năm 2008, đây là năm mà có sự biến động chi phí khác theo hướng tăng lên cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2010. Sự biến động của chi phí khác trong năm 2009 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tổng chi phí của công ty. Đến năm 2010, chi phí khác giảm xuống đáng kể tuy nhiên vẫn còn ở mức khá cao 205,8 triệu đồng, tức giảm 188,5 triệu đồng tương đương với giảm 47,8% so với năm 2009. Trong sự biến động của các loại chi phí thì chi phí khác có sự biến động cao nhất. Trong những năm tới công ty cần chú ý đến loại chi phí này bởi vì có sự biến động đột biến qua từng năm. Kiểm soát đươc sự biến động mạnh của chi phí khác sẽ góp phần làm giảm tổng chi phí do đó sẽ làm tăng mức lợi nhuận cho công ty. 4.4. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 4.4.1. Lợi nhuận thuần bán hàng BẢNG 10: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THUẦN TỪ BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1. DT BH & CCDV 156.654,8 353.997,4 768.421,4 197.342,6 125,97 414.424 117,07 2. Các khoản giảm trừ DT 0 0 3,4 0 0 3,4 0 3. Tổng chi phí 151.719,2 345.961,1 763.914,5 194.241,9 128 417.953,4 120,8 - Giá vốn hàng bán 147.954,1 336.159,4 745.187 188.205,3 127,21 409.027,6 121,7 - CP bán hàng 1.838,1 7.110,3 16.281,6 5.272,2 286,8 9.171,3 129,0 - CP QLDN 1.927,0 2.691,4 2.445,9 764,4 39,67 (245,5) (9,1) LN thuần BH & CCDV 4.935,6 8.036,3 4.506,9 3.100,7 62,8 (3.529,4) (43.9) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ) với chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhìn chung qua 3 năm 2008 – 2010 lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động tương đối mạnh. Năm 2009, lợi thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3.100,7 triệu đồng tương đương tăng 62,8% so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010 lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm xuống 3.529,4 triệu đồng tức giảm 43,9% so với năm 2009. * Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tăng lợi nhuận bán hàng năm 2009: ΔLợi nhuận(2009) = Lợi nhuận (2009) - Lợi nhuận (2008) = 8.036,3 - 4.935,6 = 3.100,7 triệu đồng Do các nhân tố sau đây ảnh hưởng: Doanh thu bán hàng +197.342,6 Giá vốn hàng bán -188.205,3 Chi phí bán hàng -5.272,2 CP QL doanh nghiệp -764,4 Cộng + 3.100,7 Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng tăng Doanh thu bán hàng: doanh thi bán hàng làm lợi nhuận thuần bán hàng tăng thêm 197.342,6 so với năm 2008. Đây là nhân tố làm gia tăng lợi nhuận cao nhất. Các nhân tố làm lợi nhuận bán hàng giảm Tổng các giá trị làm giảm lợi nhuận là 194.241,9 triệu đồng, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận thấp nhất Doanh thu bán hàng giúp cho giá trị lợi nhuận tăng thêm 197.342,6 triệu đồng. Các chi phí cũng tăng làm giảm lợi nhuận thuần bán hàng 194.241,9 triệu đồng. Như vậy, giá trị tăng lợi nhuận lớn hơn giá trị làm giảm lợi nhuận là 3.100,7 triệu đồng. Vì vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận thuần bán hàng của công ty trong năm 2009 tăng là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, các chi phí có tăng nhưng giá trị tăng thấp hơn giá trị tăng của doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong năm 2009 khá hiệu quả. * Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thuần của công ty năm 2010: ΔLợi nhuận(2010) = Lợi nhuận (2010) - Lợi nhuận (2009) = 4.506,9 - 8.036,3 = - 3.529,4 triệu đồng Do các nhân tố sau đây ảnh hưởng: Doanh thu bán hàng +414.424 Các khoản giảm trừ - 3,4 Chi phí bán hàng -9.171,3 Giá vốn hàng bán -409.027,6 CP QL doanh nghiệp +245,5 Cộng 3.532,8 Các nhân tố làm lợi nhuận thuần bán hàng tăng: Tổng các nhân tố là giá trị lợi nhuận thuần tăng là 414.669,5 triệu đồng. Trong đó doanh thu bán hàng vẫn là yếu tố làm tăng lợi nhuận bán hàng nhiều nhất (tăng 414.424 triệu đồng), tiếp đến là chi phí quản lý doanh nghiệp cũng góp phần làm tăng lợi nhuận bán hàng (tăng 245,5 triệu đồng) Do chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận thuần bán hàng nên chi phí quản lý doanh giảm giúp cho lợi nhuận tăng thêm giá trị tương ứng. Các nhân tố làm lợi nhuận thuần bán hàng giảm: Tổng giá trị các nhân tố làm lợi nhuận giảm là 418.202,3 triệu đồng. Bao gồm: Giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận thuần bán hàng giảm 409.027,6 triệu đồng. Đây cũng là nhân tố làm lợi nhuận thuần bán hàng giảm nhiều nhất. Chi phí quản lý bán hàng làm lợi nhuần thuần bán hàng giảm 9.171,3 triệu đồng. Các khoản giảm trừ doanh thu làm lợi nhuận thuần bán hàng giảm 3,4 triệu đồng. Như vậy hai nhân tố doanh thu bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp làm tăng lợi nhuận 414.669,5 triệu đồng. Các khoản chi phí giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí bán hàng làm giảm lợi nhuận 418.202,3 triệu đồng. Vì vậy lợi nhuận thuần bán hàng của công ty đạt được là giảm 418.202,3 - 414.669,5 =3.532,8 triệu đồng. Qua phân tích trên ta thấy lợi nhuận thuần bán hàng của công ty tăng trong năm 2009, nhưng lại giảm trong năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận thuần bán hàng là do chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tăng. Trong đó nhân tố giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận thuần bán hàng và tiếp đó là chi phí bán hàng. 4.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính BẢNG 11: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Doanh thu HĐTC 852,7 292,3 10.965,7 (560,4) (65,7) 10.673,4 3.651,.5 CP HĐTC 4.549,4 3.761,1 12.460,3 (7883) (17,3) 8.699,2 231,3 Lơi nhuận (3.696,7) (3.468,8) (1.494,6) 227,9 (6,2) 1.974,2 (56,9) ( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm qua đề đạt ở mức âm. Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động tài chính là âm 3.468,8 triệu đồng giảm 6,2% so với năm 2008. Năm 2010, lợi nhuận là âm 1.494,6 triệu đồng giảm 56,9% so với năm 2009. Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty âm qua hàng năm là điều bình thường do công ty đang trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nên công ty đã tranh thủ huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho các dự án nhà máy mới, trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. 4.3.3. Lợi nhuận sau thuế BẢNG 12 : TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng Doanh thu 159.424 354.517,9 780.910 195.093,9 122,4 426.392,1 120,27 - DT thuần BH & CCDV 156.654,8 353.997,4 768.418 197.342,6 125,9 414.420,6 117,1 - Doanh thu tài chính 852,7 292.3 10.965,7 (560,4) (65,7) 10.673,4 3.651,5 - Thu nhập khác 1.916,5 228,2 1.526,8 (1.688.3) (88,1) 1.298,6 569,06 2. Tổng chi phí 156.271,3 350.116,5 776.580,6 193.755,4 124,1 426.553,9 121,9 - Giá vốn hàng bán 147.954,1 336.159,4 745.187 188.205,3 127,21 409.027,6 121,7 - Chi phí bán hàng 1.838,1 7.110,3 16.281,6 5.272,2 286.8 9.171,3 129,0 - CP QLDN 1.927,0 2.691,4 2.445,9 764,4 39.67 (245,5) (9,1) - Chi phi tài chính 4.549,4 3.761,1 12.460,3 (788,3) (17.33) 8.699,2 231,3 - Chi phí khác 2,7 394,3 205,8 391,6 14.503,7 (188,5) (47,8) 3.Thuế TNDN 315,3 440,2 433 124,9 39,61 (7,2) (1,64) Lợi nhuận sau thuế 2.837,4 3,961,2 3.896,4 1.113,8 39,6 (64,8) (1,6) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua bảng, ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua hàng năm đều có xu hướng tăng. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 2.837,4 triệu đồng, sang năm 2009, lợi nhuận tăng thêm 1.113,8 triệu đồng, lên mức 3,961,2 triệu, tăng 42,8% so với cùng kỳ, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua của doanh nghiệp. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 3.896,4 triệu đồng, tuy giảm so với năm 2009 tăng giảm rất nhỏ giảm 1,6% so với năm 2009. - Phân tích tích ảnh hưởng của các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008: ΔLợi nhuận(2009) = Lợi nhuận (2009) - Lợi nhuận (2008) = 3,961,2- 2.837,4 = 1.113,8 triệu đồng Do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân tố làm lợi nhuận tăng: +198.130,9 Doanh thu thuần bán hàng +197.342,6 Chi phí tài chính +788,3 Nhân tố làm lợi nhuận giảm: -196.882 Doanh thu tài chính -560,4 Thu nhập khác -1.688.3 Giá vốn hàng bán -188.205,3 Chi phí bán hàng -5.272,2 CP QL doanh nghiệp -764,4 Chi phí tài khác -391,6 Cộng +1.113,8 Nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế bao gồm doanh thu thuần bán hàng, chi phí tài chính. Trong đó, nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty cao nhất là doanh thu thuần bán hàng (+197.342,6 triệu đồng). Nhân tố làm lợi nhuận sau thuế giảm bao gồm doanh thu tài chính, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Giá vốn hàng bán làm lợi nhuận giảm cao nhất (-188.205,3 triệu đồng). Qua phân tích trên, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với năm 2008 là do các khoản doanh thu thuần bán hàng tăng cao, chi phí tài chính giảm xuống, trong đó doanh thu thuần bán hàng là nhân tố quan trọng nhất giúp cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Các chi phí của công ty trong năm 2009 đều tăng cao, nhưng giá trị tăng thấp hơn giá trị tăng của tổng doanh thu, điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng thêm 1.113,8 triệu đồng. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2009: ΔLợi nhuận(2010) = Lợi nhuận (2010) - Lợi nhuận (2009) = 3.896,4 - 4.051 = - 64,8 triệu đồng Do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân tố làm lợi nhuận tăng: +426.833,3 Doanh thu bán hàng +414.420,6 Doanh thu tài chính +10.673,4 Thu nhập khác +1.298,6 CP QL doanh nghiệp +245,5 Chi phí khác +188,5 Thuế TNDN +7,2 Nhân tố làm lợi nhuận giảm: -426.898,1 Giá vốn hàng bán -409.027,6 Chi phí bán hàng -9.171,3 Chi phí tài chính -8.699,2 Cộng – 64,8 Nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, thu nhập khác, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phi khác thuế TNDN. Trong đó nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế cao nhất là doanh thu bán hàng (+414.420,6 triệu đồng). Nhân tố làm lợi nhuận sau thuế giảm bao gồm giá vốn hàng bán,chi phí bán hàng, chi phí tài chính. Giá vốn hàng bán làm lợi nhuận sau thuế giảm cao nhất. Như vậy lợi nhuận sau thuế của công ty giảm là do chi phí giá vốn hàng bán tăng mạnh cùng với chi phí bán hàng và chi tài chính cũng tăng đột biến theo. Lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2009 nhưng với tỷ lệ rất thấp (-1,6%). Do đó nhìn chung thì trong năm công ty vẫn đạt hiệu quả tốt, mức lợi nhuận được giữ ở mức cao. Chương 5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG 5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 5.1.1. Đánh giá khả năng sinh lời BẢNG 13: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 LN sau thuế (1) Triệu đồng 2.837,5 3.961,3 3.896,9 DT thuần (2) Triệu đồng 156.654,8 353.997,4 768.418 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) Triệu đồng 11.387,9 13.143,9 24.236,6 Tổng tài sản bình quân (4) Triệu đồng 63.443,2 108.428,2 229.253,2 Tỷ suất lợi nhuần ròng trên doanh thu (ROS) (1)/(2) % 1,81 1,12 0,51 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên chủ sở hữu (ROE) (1)/(3) % 24,92 30,14 16,08 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) (1/)(4) % 4,47 3,65 1,70 ( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) 5.1.1.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty giảm dần. . Nếu năm 2008, ROS là 1,81%, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,0181 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2009, 2010, ROS giảm chỉ còn 1,12% và 0,51%. Nguyên nhân ROS giảm trong năm 2009 là do doanh thu thuần tăng mạnh đến 126% nhưng các chi phí của công ty cũng tăng cao so với năm 2008, như giá vốn hàng bán tăng đến 127.21%, chi phí bán hàng tăng 286.8%, chi phí quản lý tăng 39.67%... đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 39,6%, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm. Năm 2010, do tình hình giá cả đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nên giá vốn hàng bán và các chi phí khác tăng chậm lại, tuy nhiên vẩn cao hơn mức tăng của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh hơn so với năm 2009, đưa ROS xuống còn 0,51%. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của công ty trở nên cao hơn, tăng hiệu quả sản xuất. 5.1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty khá cao, đạt mức 24,92% tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,2492 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2009, ROE tăng so với năm 2008, lên 30,14%. Do trong năm 2009, do lợi nhuận công ty tăng 39,6% so với năm 2008 trong khi vốn chủ sở hửu chỉ tăng 15%, vì vậy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng. Sang năm 2010, ROE giảm xuống rất mạnh chỉ còn 16,08%, do lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 1,6% so với năm 2009 trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân tăng mạnh tăng tới 84,4%. Do hoạt động mở rộng quy mô sản xuất nên công ty đã vay vốn nhiều từ các ngân hàng và chịu chi phí lãi vay cao nên dẫn đến lợi nhuận giảm xuống. Trong thời gian tới hoạt động mở rộng sản xuất đi vào ổn định thì lợi nhuận sau thuế của công sẽ tăng lên đáng kể. 5.1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản giảm dần. Năm 2008, ROA là 4,47%, tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,047 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2009, ROA giảm còn 3,65% và tiếp tục giảm xuống 1,7% vào năm 2010. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân của công ty trong năm 2009, 2010 tăng cao (năm 2009 tăng 71%, năm 2010 tăng 111,4%) nhưng lợi nhuận sau thuế tăng thấp hơn (năm 2008 tăng 39,6%, năm 2009 giảm 1,6% 22%), khiến cho ROA giảm mạnh liên tục trong 2 năm. Tổng tài sản của công ty tăng cao là do công ty đã tiến hành mua nhiều tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất của các nhà máy mới xây dựng. Trong giai đoạn đầu mới khai thác và đưa vào sử dụng, tài sản của công ty chưa phát huy hết hiệu quả sản xuất, nên lợi nhuận thu được còn thấp. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các nhà máy, tăng nguồn doanh thu và lợi nhuận. 5.1.2. Đánh giá kết quả kinh doanh: BẢNG 14: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 LN thuần từ HĐKD (1) Triệu đồng 1.238,9 4.567,5 3.008,9 LN sau thuế TNDN (2) Triệu đồng 2.837,5 3.961,3 3.896,9 LN trước thuế TNDN (3) Triệu đồng 3.152,7 4.401,5 4.329,9 Doanh thu thuần (4) Triệu đồng 156.654,8 353.997,4 768.418 Tỷ suất LN thuần từ HĐKD/ DT thuần (1)/(4) % 0,79 1,29 0,39 Tỷ suất LN trước thuế/ DT thuần (3)/(4) % 2,01 1,24 0,56 Tỷ suất LN sau thuế TNDN/ DT thuần (2)/(4) % 1,81 1,12 0,51 ( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính ) 5.1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD có sự biến động tăng, giảm qua từng năm. Năm 2009, tỷ suất này là 1,29%, tăng 63,3% so với năm 2008. Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ hiệu quả hoạt động từ hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Điều này cho thấy dấu hiệu tốt từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2010, thì tỷ suất này lại giảm xuống đáng kể giảm còn 0,39% tức giảm 69,8% so với năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD hoạt động tốt vào năm 2009, nhưng đến năm 2010 thì tỷ suất này chưa đạt được hiệu quả tốt. Công ty cần có những biện pháp đánh giá toàn diện từ hoạt động kinh doanh để có thể đề ra những giải pháp làm tăng tăng tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần góp phần làm tăng lợi nhuận chung của công ty. 5.1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần của công ty liên tục giảm xuống qua 3 năm. Năm 2008, tỷ suất này là 2,01%, đến năm 2009 giảm xuống còn 1,24% và năm 2010 lại tiếp tục giảm đáng kể chỉ còn 0,56%. Tốc độ tăng của doanh thu thuần khá nhanh nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế TNDn lại chậm hơn rất nhiều dẫn đến tỷ suất này giảm liên tục qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần giảm mạnh, do đó công ty cần chú trọng nhiều trong việc quản lý chi phí hơn nữa. 5.1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu thuần Cũng gióng như tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu thuần qua 3 năm cũng có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Năm 2008, tỷ suất này là 1,81% thì sang năm 2009 giảm còn 1,12% và đến năm 2010 thi tiếp tục giảm còn 0,51%. Mặc dù, doanh thu thuần tăng qua các năm nhưng mức lợi nhuận sau thuế lại tăng chậm hơn nhiều so với doanh thu thuần do đó làm tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu giảm xuống liên tục qua các năm. Tỷ suất này cũng giảm cho thấy mức lợi nhuận sau thuế TNDN không chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí thuế TNDN mà phụ thuộc vào các yếu tố hoạt động sản xuất kinh doanh và kiểm soát chi phí của công ty. Do đó công cần chú ý nhiều hơn nữa các hoạt động trên để làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 5.1.3. Đánh giá mức độ sử dụng chi phí BẢNG 15: CÁC CHỈ SỐ VỀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CHI PHÍ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 147.954,1 336.159,4 745.187 Chi phí QLDN Triệu đồng 1.927 2.691,4 2.445,9 Chi phí QLDN Triệu đồng 4.549,4 3.761,1 12.460,3 Doanh thu thuần Triệu đồng 156.654,8 353.997,4 768.418 Tỷ suất giá vốn hàng bán/ DT thuần % 94,45 94,96 96,98 Tỷ suất chi phí QLDN/ DT thuần % 1,23 0,76 0,32 Tỷ suất chi phí tài chính/ DT thuần % 2,90 1,06 1,62 ( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính ) 5.1.3.1. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Qua bàng trên ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần khá cao và liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, tỷ suất này là 94,45% thì sang năm 2009 tăng lên là 94,96% và đến năm 2010 lại tăng lên là 96,98%. Tỷ suất này tăng lên cho thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các chỉ số đánh giá kết quả kinh doanh liên tục giảm qua các năm. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu nên việc liên tục tăng giá vốn hàng bán qua các năm làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức tăng lợi nhuận cua công ty. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát tăng cao và công ty phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đễn giá vốn hàng bán liên tục tăng mạnh qua các năm. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng quản lý tốt loại chi phí này sẽ góp phần làm tăng mức lợi nhuận chung của công ty đáng kể. 5.1.3.2. Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần Khác với tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần liên tục giảm qua các năm. Điều này cho thấy dấu hiệu khả quan hơn, công ty quản lý loại chi phí QLDN rất tốt và làm cho loại chi phí này tăng chậm hơn nhiều so với mưc tăng của doanh thu thuần dẫn đến tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần liên tục giảm qua các năm. Năm 2008, tỷ suất mày là 1,23% sang năm 2009 tỷ suất này giảm xuống còn 0,76% và năm 2010 tiếp tục giảm chỉ còn 0,32%. Tỷ suất giảm qua các năm cho thấy công ty quản lý chi phí QLDN rất tốt và cấn tiếp tục phát huy trong những năm tới để góp phần gia tăng lợi nhuận chung của công ty. 5.1.3.3. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần có sự biến động qua các năm. Năm 2008, tỷ suất này là 2,9% đến năm 2009 giảm xuống còn 1,06% và qua năm 2010 thì tăng lên là 1,62%. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần ở năm 2009 rất tốt giảm xuống rất nhiều so với năm 2008. Năm 2010, do phải mở rộng sản xuất kinh doanh nên công ty đã vay từ ngân hàng dẫn đến tỷ suất chi phí tài chính trên doan thuần tăng lên. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần tuy có sự biến động nhưng sự biến động này không lớn và cũng có hiệu quả tốt. 5.1. TÌNH HÌNH DOANH THU QUA CÁC NĂM: Như đã phân tích ở chương 4 (xem trang 29 đến 35), rõ ràng chúng ta thấy được doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty (chiếm từ 98,3% đến 99,8% tổng doanh thu). Do đó, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nhân tố rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Qua phân tích ta thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên rất mạnh qua từng năm tăng đến 3 con số. Năm 2009 tăng 125,9% so với năm 2008, năm 2010 tăng 117,1% so với năm 2009. Qua đây ta thấy hoạt động bán hàng của công ty hoạt động rất hiệu quả và có xu hướng ngày càng tăng lên. Đây là một dấu hiệu rất khả qua và rất đáng được công ty tự hào. Đối với các loại doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu nhưng chúng cũng góp phần làm tăng mức lợi nhuận của công ty. Vì vậy, ngoài việc tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao như doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty cũng nên chú ý đến doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác để có thể tối đa hóa lợi nhuận tốt nhất. 5.2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN Tuy mức doanh thu tăng trưởng mạnh qua từng năm nhưng đồng thời theo đó các loại chi phí cũng tăng mạnh theo đặc biệt là nhân tố giá vốn hàng bán. Nhân tố giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí (chiếm từ 94,7% đến 96% tổng chi phí). Điều đáng lưu ý là nhân tố giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh theo từng năm. Năm 2009 tăng 127,21% so với năm 2008, năm 2010 tăng 121,7% so với năm 2009. Mổi năm tỷ lệ tăng của nhân tố đều tăng mạnh ở mức 3 con số. Đây là điều mà doanh nghiệp cần chú ý, khi đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cũng cần phải tối thiểu hóa các loại chi phí đặc biệt đối với giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí. 5.3. CHI PHÍ BÁN HÀNG, CHI PHÍ TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ QLDN: Chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phi quản lý doanh nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Nhưng qua phân tích ở chương 4 ta thấy các loại chi phí này biến động rất mạnh qua từng năm do đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chi phi bán hàng tăng một cách đột biến trong năm 2009, tăng tới 286,8% so với năm 2008. Trong năm này công ty bắt đầu đẩy mạnh hoạt động bán hàng nên dẫn đến chi phí bán hàng tăng rất mạnh. Đến năm 2010, chi phí bán hàng tiếp tục tăng 129% so với năm, tỷ lệ tăng vẩn còn cao nhưng đã tăng chậm hơn nhiều so với năm 2009, cho thấy công ty đã có chính sách để làm giảm bớt sự biến động ngày càng tăng của chi phí bán hàng. Tuy nhiên việc tăng chi phí đột biến sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến các mục tiêu về doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Do công ty nên chú ý hơn nữa, và có các biện pháp thích hợp để giảm bớt chi phí bán hàng góp phần gia tăng lợi nhuận của công ty. Chi phí tài chính cũng biến động mạnh giống như chi phí bán hàng. Năm 2009, chi phí tài chính giảm 17,3% so với năm 2008, một dấu hiệu tốt cho việc tiết kiệm chi phí tài chính trong năm, tuy nhiên sang năm 2010 lại có sự biến động rất mạnh mẽ. Năm 2010, chi phí tài chính tăng lên đến 231,3% so với năm 2009. Hai loại chi phí bán hàng và chi phi tài chính có tỷ lệ tăng giảm tỷ lệ nghịch với nhau. Năm 2009, chi phí bán hàng tăng 286,8% , trong khi đó chi phí tài chính lại giảm xuống 17,3% so với năm 2008. Ngược lại, năm 2010 chi phí bán hàng tăng chậm lại chỉ tăng 129%, thì chi phí tài chính lại tăng rất mạnh tăng đến 231,3% so với năm 2009. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biến động ít nhất so với hai loại chi phí trên. Năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 39,67% so với năm 2008, năm 2010 thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 9,1% với năm 2009. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp biến động ở mức từ một đến 2 con số, nên việc ổn định chi phí này qua từng năm là điều không khó. Qua những phân tích ở trên, ta thấy công ty có sự quản lý chi phí chưa được tốt. Các loại chi phí biến động rất mạnh đến 3 con số như chi phí bán hàng và chi phí tài chính. Việc điều chỉnh để giảm bớt chi phí cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, kiềm chế sự tăng mạnh của chi phí này thì lại làm tăng chi phí kia. Do đó, công ty cần có những biện pháp thiết thực hơn, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn để tối thiểu hóa chi phí góp phần gia tăng lợi nhuận hằng năm của công ty. Chương 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6.1. MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA, GIA TĂNG XUẤT KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI Trong những năm tới, nền kinh tế của đất nước ta tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, ngành công nghiệp thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, lượng tiêu thụ thủy sản tăng cao do nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước và nước ngoài. Cùng với đó, chính phủ đang phát động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích người dân tiêu dùng và sử dụng hàng hóa mang thương hiệu Việt. Vì vậy, đây thực sự là những điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển ở thị trường nội địa. Với những điều kiện thuận lợi như trên, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và sức sản xuất, gia tăng quy mô sản xuất để khai thác tối đa tiềm năng phát triển của thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần: - Tiến hành đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh và nhu cầu thị trường cao như tốm sú, tôm thẻ, các loại mực , cá và các loại thủy sản khác. - Tranh thủ các nguồn vốn vay, vốn tự có để đảm bảo vốn đầu tư cho các dự án, tìm kiếm nhà thầu đủ năng lực, công nghệ, tài chính để đảm bảo các dự án, nhà máy hoàn thành đúng tiến độ, nhanh chóng đưa vào phục vụ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và tăng nguồn thu cho công ty. - Hợp tác với các phía đối tác nước ngoài trong việc ký kết, chuyển giao, mua các loại máy móc hiện đại, phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất của công ty. - Nghiên cứu, cải tiến của các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, đưa hệ thống sản xuất ngày càng hiện đại, nâng cao hiệu suất hoạt động của các nhà máy. - Công ty cần có chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng sử dụng các công nghệ sản xuất mới. Thị trường nội địa với 86 triệu dân là thị trường đầy tiềm năng. Vì thế, công ty nên duy trì và mở rộng thêm các chi nhánh trên toàn quốc, không chỉ tập trung phân phối cho vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ mà nên khai thác các thị trường mới tại miền Bắc, miền Trung. Để đẩy mạnh phát triển tại các thị trường trong nước, công ty cần: - Nghiên cứu, tìm hiểu và thâm nhập vào các thị trường mới. - Nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu lớn, nghiên cứu, phát triển các loại sản phẩm mới với giá thành rẻ, thay thế được hàng nhập khẩu. - Hoàn chỉnh hệ thống kênh phân phối, tiếp tục thiết lập các kênh phân phối tại các thị trường mới. - Đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường quảng bá và đẩy mạnh xúc tiến bán hàng: + Tham gia các Hội Chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm + Tham gia các hiệp hội, ngành hàng để tìm cơ hội hợp tác đầu tư, phát hành các catalog, tài liệu khoa học để giới thiệu sản phẩm và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng. + Xây dựng trang web công ty phong phú, đa dạng về nội dung, cung cấp đủ các thông tin về công ty, về chủng loại sản phẩm, giới thiệu, quảng cáo các loại sản phẩm mới. Đối với thị trường xuất khẩu công ty cần: - Tìm hiểu thông tin về thị trường nước ngoài 1 cách cụ thể hơn, qua đó xác định được lượng cầu, khả năng đáp ứng dược phẩm của thị trường nước ngoài, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu. - Chủ động hợp tác, tìm kiếm đối tác tại các thị trường nước ngoài. - Tìm hiểu các thị trường tiềm năng khác. - Sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng, giá thành rẻ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 6.2. ĐẨY MẠNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín và công ty được nâng cao, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp sau: - Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng, đầu tư, nâng cấp phòng kiểm tra chất lượng và phòng đảm bảo chất lượng. - Đầu tư, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại, có độ chính xác cao đảm bảo thành phẩm ít bị lỗi, có mẫu mã đẹp, đạt tiêu chuẩn. - Nguyên vật liệu đầu vào cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất - Xây dựng các quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học, hiện đại để sản phẩm đầu ra đạt các tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế. - Các bao bì sử dụng được đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn. - Hạn chế sản xuất các hàng bị lỗi, kiểm định hàng trước khi bán, bảo đảm hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt nhất. - Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, thay thế được các hàng nhập khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và tạo ra sản phẩm chủ lực của công ty. 6.3. ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT Do ngành là chế biến và xuất khẩu thủy sản nên công ty phải tiến hành nhập khẩu nguồn nguyên liệu, nên hầu như không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất là rất quan trọng, nếu nguồn cung nguyên liệu thiếu hoặc không có, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vì vậy, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, công ty cần: - Chủ động, hợp tác, ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các đối tác cung ứng, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu luôn ổn định, không có tình trạng khan hiếm và thiếu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. - Đảm bảo giá cả nhập khẩu nguyên liệu ổn định bằng cách ký kết các hợp đồng giao nguyên liệu ngay từ đầu năm để tránh biến động tăng giá trong năm. - Phát triển, xây dựng nông trường trồng dược liệu để chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất. - Tăng cường khả năng dự trữ nguyên liệu cho sản xuất. 6.4. PHÁT TRIỂN CHIẾC LƯỢC R&D Để hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, công ty cần: - Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, có ít nhà sản xuất trong nước sản xuất được, có khả năng thay thế được các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. - Tăng chi phí đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là công trình Trung tâm Nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm. - Mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. - Tiếp nhận các nguồn nhân lực có trình độ cao vào làm việc trong phòng R&D, tiếp tục đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực phòng R&D. 6.5. XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC DỒI DÀO, TRÌNH ĐỘ CAO Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng, then chốt quyết định sự thành công của công ty. Với đội ngũ nhân viên là 389 người, trong đó có 6,43% đại học 0,51% trình độ cao đẳng, 10,54% trung cấp và phổ thông là 82,52% chất lượng nguồn nhân lực của công ty hiện nay tương đối cao so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên là cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh các biện pháp sau: - Tuyển dụng những nhân viên mới có tay nghề, trình độ chuyên môn, có khả năng đáp ứng tốt. - Quy hoạch, đề cử các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, khả năng làm việc tốt đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ, làm lực lượng nòng cốt cho công ty trong những năm tiếp theo. - Xây dựng đội ngũ R&D có trình độ cao, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt. - Thực hiện việc lương, thưởng hợp lý, có chính sách đãi ngộ người lao động, bảo đảm họ được tham gia đầy đủ các dịch vụ xã hội như Bảo Hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội. - Duy trì các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động du lịch để nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. - Phát động phong trào thi đua, góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên. 6.6. DUY TRÌ TÀI CHÍNH ỔN ĐỊNH Thực trạng tài chính của công ty hiện nay khá tốt, tuy nhiên trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục duy trì nguồn tài chính lành mạnh, ổn định. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, quản lý nguồn nợ hợp lý. Công ty cần: - Kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho, không để hàng tồn kho tăng quá nhanh, nhanh chóng giải quyết ứ đọng hàng tồn kho. Điều này giúp công ty luân chuyển hàng hóa hiệu quả, tiết kiệm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí sản xuất. - Quản lý chặt chẽ các nguồn nợ. Đối với các khoản nợ phải thu, công ty cần tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn, thời gian thanh toán quá lâu, không để tình trạng nợ xấu xảy ra, tang cường thường xuyên công tác kiểm tra, quản lý, thực hiện thu hồi nợ đúng hạn. Đối với các khoản nợ phải trả, chủ yếu là nguồn vốn vay, công ty cần đẩy mạnh đưa các nhà máy vào hoạt động, tạo ra doanh thu, có kế hoạch trả nợ đúng hạn, kiểm soát được việc trả nợ, không để nợ phải trả tăng quá nhanh, sử dụng các khoản vay nợ hiệu quả. Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. KẾT LUẬN Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những bước phát triển vượt bậc, biểu hiện rõ nét qua sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu hàng hóa và quy mô sản xuất. Tình hình trong nước và thế giới tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty, nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức nhưng chi phí đầu vào tăng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt…. Tập thể công ty luôn nỗ lực và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu và kế hoạch đặt ra, vượt qua nhiều khó khăn, tận dụng các cơ hội, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Là 1 trong 15 công ty chế biến thủy sản lớn nhất Việt Nam, cũng như 1 trong những doanh nghiệp lớn thứ 3 của tỉnh Bạc Liêu, sự phát triển của công ty đã đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của địa phương và đất nước, góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đóng góp nguồn thuế cho nhà nước và tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy được công ty tích cực, chủ động trong việc duy trì, phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, tích cực tìm kiếm thị trường, giảm bớt các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, có những giải pháp vượt qua khó khăn khủng hoảng, đưa doanh thu và lợi nhuận tăng cao qua hàng năm. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế như hàng mua ngoài đang gia tăng, phụ thuộc vào sự biến động nguyên liệu sản xuất, chưa chủ động nguồn nguyên liệu, một số chỉ tiêu tài chính chưa đạt hiệu quả cao như lệ nợ trên tổng tài sản, trên vốn chủ sở hữu tăng quá cao cho thấy công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vay, các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cũng chưa được tốt. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần khắc phục những hạn chế này, đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nâng cao.Trong những năm tới, nhiều thuận lợi và khó khăn, với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của mình, công ty để đạt mục tiêu đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng vào năm 2012 và tăng trưởng bình quân 30%/năm trong giai đoạn 2011-2015. 7.2. KIẾN NGHỊ 7.2.1 Về phía công ty - Đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa hình ảnh và thương hiệu của công ty ngày càng phổ biến và gần gũi với khách hàng hơn. - Nâng cao hoạt động sản xuất của các nhà máy thủy sản, xây dựng và đưa vào khai thác các nhà máy mới, nâng cao tỷ trọng hàng sản xuất do công ty làm ra, giảm dần tỷ trọng hàng mua ngoài. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt, có sức cạnh tranh cao. - Xây dựng nguồn nguyên liệu sản xuất thủy sản ổn định đáp ứng cho nhu sản xuất , không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhà cung ứng. - Đầu tư xây dựng, mở rộng trung tâm nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm đồng thời mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. - Công ty cần đẩy mạnh các khoản phải thu, tránh tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. - Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, tránh để thất thoát, lãng phí, phục vụ đắc lực vào sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên của công ty được nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn. 7.2.2 Về phía tỉnh Bạc Liêu - Ban hành các chính sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp thủy sản của tỉnh nhà. - Tạo mội trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp thủy sản. - Kiểm soát, bình ổn giá cả thủy sản, tiến hành thanh tra các mặt hàng thủy sản, ngăn chặn các sản phẩm giả mạo, kém chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Hữu Hạnh (2009). Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. Đỗ Thị Tuyết (2005). Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị My, Phan Đức Dũng (2008). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê. Trần Quốc Dũng (2009) chủ biên, Đàm Thị Phong Ba, Nguyễn Thị Hồng Liễu, Trần Thị Minh Thảo, Lê Phước Hương, Trương Thị Thúy Hằng, Hồ Hồng Liên, Lê Tín, Trần Quế Anh, Nguyễn Thúy An, Phú Lệ Duyên. Nguyên lý kế toán, NXB Giáo Dục Việt Nam. Trang web www.auvungco.com.vn PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG CẤN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2008 Tại ngày 31/12/2008 ĐVT: VND TÀI SẢN MÃ SỐ TẠI NGÀY 31/12/2008 TẠI NGÀY 01/01/2008 TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 54.035.934.516 10.792.406.206 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.984.484.361 1.825.817.766 1. Tiền 111 2.984.484.361 1.825.817.766 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II. Các khoản đấu tư tài chính ngắn hạn 120 - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 17.126.577.105 3.650.254.144 1. Phải thu khách hàng 131 10.829.805.547 2.362.754.144 2. Trả trước cho người bán 132 1.100.600.000 67.500.000 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 658.224.564 1.200.000.000 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 4.937.947.804 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - IV. Hàng tồn kho 140 28.832.288.357 5.028.077.965 1. Hàng tồn kho 141 28.832.288.357 5.028.077.965 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V.Tài sản ngắn hạn khác 150 5.092.584.693 308.326.331 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 69.718.468 39.495.608 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 910.946.330 245.930.723 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 4.111.919.895 22.900.000 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 9.407.311.922 9.692.653.384 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - 4.Phải thu dài hạn khác 218 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - II. Tài sản cố định 220 8.725.644.481 9.137.526.690 1. Tài sản cố định hữu hình 221 5.767.742.277 6.209.149.486 Nguyên giá 222 6.575.112.131 6.355.106.599 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -807.369.854 - 145.957.113 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - Nguyên giá 225 - - Giá trị hao mòn lũy kế 226 - - 3. Tài sản cố định vô hình 227 2.928.377.204 2.928.377.204 Nguyên giá 228 2.928.377.204 2.928.377.204 Giá trị hao mòn lũy kế 229 - - 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 29.525.000 - III. Bất động sản đầu tư 240 - - Nguyên giá 241 - - Giá trị hao mòn lũy kế 242 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 681.667.441 555.126.694 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 681.667.441 555.126.694 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 63.443.246.438 20.485.059.590 NGUỒN VỐN MÃ SỐ TẠI NGÀY 31/12/2008 TẠI NGÀY 01/01/2008 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 52.055.372.283 10.207.684.154 I. Nợ ngắn hạn 310 52.055.372.283 10.207.684.154 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 38.700.608.360 7.850.000.000 2. Phải trả người bán 312 6.761.171.479 990.656.977 3. Người mua trả tiền trước 313 5.470.688.080 526.070.913 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 312.604.509 - 5. Phải trả người lao động 315 306.155.263 212.433.862 6. Chi phi phải trả 316 - - 7. Phải trả nội bộ 317 137.373.402 627.373.402 8. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 366.771.190 1.159.000 9. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - II. Nợ dài hạn 330 - - 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - - 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 11.387.874.155 10.277.375.436 I. Vốn chủ sở hữu 410 11.403.471.155 10.167.775.436 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 8.566.000.000 10.167.775.436 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4. Cổ phiếu quỹ 414 - - 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 - - 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 - - 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 2.837.474.155 - 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 - - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 -15.600.000 109.600.000 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 -15.600.000 109.600.000 2. Nguồn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 63.443.246.438 20.485.059.590 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2009 Tại ngày 31/12/2009 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN MÃ SỐ TẠI NGÀY 31/12/2009 TẠI NGÀY 01/01/2009 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 99.980.922.268 54.035.934.516 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 872.535.671 2.984.484.361 1. Tiền 111 872.535.671 2.984.484.361 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II. Các khoản đấu tư tài chính ngắn hạn 120 - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 55.581.713.401 17.126.577.105 1. Phải thu khách hàng 131 48.183.894.876 10.829.805.547 2. Trả trước cho người bán 132 1.398.837.422 1.100.600.000 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 38.224.564 658.224.564 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 5.960.756.539 4.937.947.804 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - IV. Hàng tồn kho 140 39.841.166.146 28.832.288.357 1. Hàng tồn kho 141 39.841.166.146 28.832.288.357 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V.Tài sản ngắn hạn khác 150 3.685.507.050 5.092.584.693 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - 69.718.468 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3.020..900.074 910.946.330 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 664.606.976 4.111.919.895 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 8.447.277.649 9.407.311.922 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - 4.Phải thu dài hạn khác 218 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - II. Tài sản cố định 220 8.213.648.370 8.725.644.481 1. Tài sản cố định hữu hình 221 5.285.271.166 5.767.742.277 Nguyên giá 222 6.775.252.863 6.575.112.131 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -1.489.981.697 -807.369.854 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - Nguyên giá 225 - - Giá trị hao mòn lũy kế 226 - - 3. Tài sản cố định vô hình 227 2.928.377.204 2.928.377.204 Nguyên giá 228 2.928.377.204 2.928.377.204 Giá trị hao mòn lũy kế 229 - - 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 - 29.525.000 III. Bất động sản đầu tư 240 - - Nguyên giá 241 - - Giá trị hao mòn lũy kế 242 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 233.629.729 681.667.441 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 233.629.729 681.667.441 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 108.428.199.917 63.443.246.438 NGUỒN VỐN MÃ SỐ TẠI NGÀY 31/12/2009 TẠI NGÀY 01/01/2009 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 95.341.070.887 52.055.372.283 I. Nợ ngắn hạn 310 95.341.070.887 52.055.372.283 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 64.956.464.020 38.700.608.360 2. Phải trả người bán 312 15.235.097.309 6.761.171.479 3. Người mua trả tiền trước 313 13.070.387.295 5.470.688.080 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 752.752.244 312.604.509 5. Phải trả người lao động 315 751.777.872 306.155.263 6. Chi phi phải trả 316 - - 7. Phải trả nội bộ 317 137.373.402 137.373.402 8. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 - 366.771.190 9. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - II. Nợ dài hạn 330 59.745.208 - 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - - 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 - 11.387.874.155 I. Vốn chủ sở hữu 410 13.087.129.030 11.403.471.155 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 13.087.129.030 8.566.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 10.266.000.000 - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4. Cổ phiếu quỹ 414 - - 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 - - 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 141.875.208 - 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 141.875.208 - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 - 2.837.474.155 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 2.537.378.614 - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 - -15.600.000 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 - -15.600.000 2. Nguồn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 108.428.199.917 63.443.246.438 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2010 Tại ngày 31/12/2010 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN MÃ SỐ TẠI NGÀY 31/12/2010 TẠI NGÀY 01/01/2010 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 220.512.015.143 99.980.922.268 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 87.774.277.563 872.535.671 1. Tiền 111 87.774.277.563 872.535.671 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II. Các khoản đấu tư tài chính ngắn hạn 120 - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 66.710.856.926 55.581.713.401 1. Phải thu khách hàng 131 49.850.261.852 48.183.894.876 2. Trả trước cho người bán 132 9.424.343.359 1.398.837.422 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 38.224.564 38.224.564 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 7.398.027.151 5.960.756.539 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - IV. Hàng tồn kho 140 58.718.860.446 39.841.166.146 1. Hàng tồn kho 141 58.718.860.446 39.841.166.146 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V.Tài sản ngắn hạn khác 150 7.308.020.208 3.685.507.050 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 6.723.071.208 3.020..900.074 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 584.949.000 664.606.976 B. TÀI SẢ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc158..doc