Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex

Tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex: Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thuỷ sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích sử dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc khá chặt chẽ vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Thuỷ sản được sản xuất và tiêu dùng ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng sản lượng thuỷ sản hiện nay tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Pêru, Chilê, Nhật, Mỹ. Khác với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, thuỷ sản là mặt hàng mang tính thương mại quốc tế khá cao. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại ngày nay. Đảng và Nhà nước ta có quan điểm rõ ràng về vấn đề này khi thực hiện chính sách “đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại” Trích từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thuỷ sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích sử dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc khá chặt chẽ vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Thuỷ sản được sản xuất và tiêu dùng ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng sản lượng thuỷ sản hiện nay tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Pêru, Chilê, Nhật, Mỹ. Khác với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, thuỷ sản là mặt hàng mang tính thương mại quốc tế khá cao. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại ngày nay. Đảng và Nhà nước ta có quan điểm rõ ràng về vấn đề này khi thực hiện chính sách “đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại” Trích từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. . Vì thế mà Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC…và gần đây là tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập các tổ chức nói trên chung quy là nhằm được miễn giảm hoặc xoá bỏ các rào cản thương mại quốc tế như: Thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, các biện pháp kĩ thuật…Điều này cho phép hàng hoá của Việt Nam dễ dàng xâm nhập vào các thị trường trên thế giới với mức thuế quan thấp, số lượng gần như không giới hạn, sự lưu thông hàng hoá giữa các nước tự do hơn, làm cho doanh nghiệp phấn khởi hơn khi tham gia vào thị trường thương mại thế giới và thị trường xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động hơn. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và sản phẩm của Công ty cổ phần Cafatex nói riêng không ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm giữ vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn, các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu thấp....Tất cả những vấn đề đó xuất phát từ những vấn đề chủ yếu như trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến chưa được phát triển tốt, do đó chưa tạo ra được những sản phẩm chế biến có chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu, thiếu tính đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lại cao. Vậy làm sao để nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp? Để giải đáp cho câu hỏi trên nên tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex ” làm luận văn nghiên cứu khi thực tập tại công ty. Đề tài nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong quá trình kinh doanh xuất khẩu của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Đối với tôi, đề tài này là cơ hội để tổng hợp lại những kiến thức đã học trên giảng đường và quan trọng hơn là được cọ sát thực tế, tiếp xúc với môi trường làm việc của doanh nghiệp và công ty. Đây sẽ là hành trang quý báu trên con đường tôi sẽ đi trong những năm sắp tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chính của đề tài là phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex, và nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trên thị trường. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn có những mục tiêu cơ bản sau đây: Tìm hiểu tổng quan lý thuyết và thực tiễn về xuất khẩu và cạnh tranh. Phân tích khái quát hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty qua các mặt: Giá cả; Chất lượng sản phẩm; Kênh phân phối sản phẩm; Thông tin và xúc tiến thương mại; Năng lực nghiên cứu và phát triển; Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; Thị phần và tốc độ gia tăng thị phần; Trình độ lao động, và Vị thế tài chính. Phân tích các yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty. Đề xuất các giải pháp để cải thiện hoạt động xuất khẩu thủy sản và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản diễn ra tại công ty xuất khẩu thủy sản Cafatex. 1.4.2. Thời gian Thông tin và số liệu thống kê dùng để nghiên cứu và trình bày trong Luận văn này chủ yếu trong giai đoạn 2008 đến nay, do công ty cung cấp. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu các ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty Cafatex. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1.1.1. Khái niệm Xuất khẩu là hoạt động nhằm tiêu thụ một phần tổng sản phẩm xã hội ra nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Các mối quan hệ này xuất hiện có sự phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất. Xuất khẩu là một phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khoa học quản lý với nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác như: pháp luật, văn hoá, khoa học kỹ thuật… không những thế hoạt động xuất khẩu còn nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước qua đó phát huy các lợi thế bên trong và tận dụng những lợi thế bên ngoài, từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển, mặt khác tạo ra doanh thu và lợi nhuận giúp doanh nghiệp phát triển ngày một cao hơn. 2.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu * Đối với doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nghĩa là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới thu được vốn, có lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về hình thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp tiếp xúc với những công nghệ mới, hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực mới thích nghi với điều kiện kinh doanh mới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, phong phú. Mặt khác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tế mở cửa. Do sức ép cạnh tranh, do nhu cầu tự thân đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển mở rộng quy mô kinh doanh mà xuất khẩu là một hoạt động tối ưu để đạt được yêu cầu đó. * Đối với nền kinh tế: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Nó là một bộ phận cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta. Với một nền kinh tế chậm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh việc đẩy mạnh xuất khẩu để tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài. Để thực hiện được chiến lược lâu dài đó, chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa của hàng hoá xuất khẩu, nó được thể hiện : - Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. - Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng lợi thế các nguồn lực trao đổi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là yếu tố then chốt trong chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hay xuất khẩu có tính cạnh tranh ngày càng cao hơn. - Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người lao động. - Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường kinh tế được mở rộng tính cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự đổi mới để thích nghi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hoạt động xuất khẩu góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý xuất khẩu của nhà nước và của từng điạ phương phù hợp với yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. - Mặt khác, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt ngành sản xuất phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu phát triển như ngành bảo hiểm, hàng hải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế đầu tư…, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng thời việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước. 2.1.2. Các hình thức xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp Hãng buôn xuất khẩu Các hình thức xâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước Xuất khẩu gián tiếp Công ty quản lí xuất khẩu Khách hàng nước ngoài Nhà ủy thác xuất khẩu Nhà môi giới xuất khẩu Khách hàng nước ngoài Nguồn: Giáo trình Marketing Quốc Tế - biên soạn: La Minh Hồng Hình 1. CÁC HÌNH THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 2.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này với danh nghĩa là hàng của mình. Để tiến hành một thương vụ xuất khẩu trực tiếp cần theo các bước sau: + Tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng nội địa với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước sau đó nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho các đơn vị sản xuất. + Ký hợp đồng ngoại thương (hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài có nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp), tiến hành giao hàng và thanh toán tiền. Với hình thức xuất khẩu trực tiếp này có ưu điểm là đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng, do không mất khoản chi phí trung gian và tăng uy tín cho doanh nghiệp nếu hàng hóa thoã mãn yêu cầu của đối tác giao dịch. Nhưng nhược điểm của nó là không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng theo được, bởi nó đòi hỏi lượng vốn tương đối lớn và có quan hệ tốt với bạn hàng. 2.1.2.2. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhân gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về một khoản thù lao (gọi là phí gia công) theo thoả thuận. Hiện nay, hình thức gia công quốc tế được vận dụng khá phổ biến nhưng thị trường của nó chỉ là thị trường một chiều, và bên đặt gia công thường là các nước phát triển, còn bên nhận gia công thường là các nước chậm phát triển. Đó là sự khác nhau về lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Đối với bên đặt gia công, họ tìm kiếm một nguồn lao động với giá rẻ hơn giá trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận, còn bên nhận gia công có nguồn lao động dồi dào mong muốn có việc làm tạo thu nhập, cải thiện đời sống và qua đó tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. 2.1.2.3. Xuất khẩu tại chỗ Là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng mà người mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng không phải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá hay thuê phương tiện vận chuyển. Đây là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với hình thức xuất khẩu khác và ngày càng được vận dụng theo nhiều xu hướng phát triển trên thế giới. 2.1.2.4. Tái xuất khẩu Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu nhưng qua chế biến ở nước tái xuất khẩu ra nước ngoài. Giao dịch trong hình thái tái xuất khẩu bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu. Với mục đích thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu bỏ ra. Giao dịch này được tiến hành dưới ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hình thức tái xuất khẩu có thể tiền hành theo hai cách: + Hàng hoá đi từ nước tái xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu và đi từ nước tái xuất khẩu sang nước xuất khẩu. Ngược lại, dòng tiền lại được chuyển từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất khẩu rồi sang nước xuất khẩu (nước tái xuất khẩu trả tiền nước xuất khẩu rồi thu tiền nước nhập). + Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất sang nước nhập. Nước tái xuất chỉ có vai trò trên giấy tờ như một nước trung gian. Hoạt động tái xuất khẩu chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệ thương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc trừng phạt kinh tế hoặc thị trường mới chưa có kinh nghiệm cần có người trung gian. 2.1.3. Những lý luận cơ bản về cạnh tranh 2.1.3.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn và phát triển của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến cạnh tranh, giành giật, khống chế lẫn nhau… tạo nguy cơ gây rối loạn và thậm chí đổ vỡ lớn. Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải là khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn giản. Tập hợp những quan điểm trên xin đưa ra một khái niệm về cạnh tranh trong kinh tế, đặc biệt là cạnh tranh giữa doanh nghiệp: Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. “Cạnh tranh” là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và “cạnh tranh” cũng tạo ra sự sai biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận. 2.1.3.2. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu cực. Về mặt tích cực: Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại: Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt kinh tế toàn cầu. Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công cụ hữu dụng để: Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn với giá thành hợp lý. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế. Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo. Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. 2.1.3.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự (2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động và là một quá trình. Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây: Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới. Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nhưng lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản. Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế. Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp. 2.1.3.4. Các công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation Matrix - IFE Matrix) Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ, nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phƣơng thức cải tiến điểm yếu này. Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện qua 5 bước như sau: - Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố, bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản có ảnh hƣởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. - Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Thông thường mức phân loại thích hợp có được bằng cách thảo luận và nhất trí trong nhóm. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. - Bước 3: Phân loại các yếu tố thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu. Các mức này dựa trên hiệu quả hoạt động ở doanh nghiệp. Như vậy, sự phân loại này dựa trên doanh nghiệp, trong khi mức phân loại ở bước 2 dựa trên ngành của doanh nghiệp. - Bước 4: Nhân điểm số tầm quan trọng của từng yếu tố với điểm số phân loại của nó để xác định số điểm quan trọng của các yếu tố. - Bước 5: Cộng số điểm tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận. Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ điểm 1 đến điểm 4, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận. Tổng số điểm trung bình là 2,5. Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm, cho thấy công ty chưa mạnh về những yếu tố nội bộ. Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm, công ty phản ứng mạnh về những yếu tố nội bộ. b) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation Matrix – EFE Matrix) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài tổng hợp và tóm tắt những thông tin về cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp. Việc hình thành ma trận này đƣợc thực hiện qua 5 bước: - Bước 1: Lập một danh mục từ 10 – 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ nổi bật có thể ảnh hƣởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực kinh doanh. - Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Thường mức phân loại thích hợp có được bằng cách thảo luận và đạt được sự nhất trí trong nhóm. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0. - Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến luợc ở doanh nghiệp. Như vậy, sự phân loại này dựa trên doanh nghiệp, trong khi mức phân loại ở bước 2 dựa trên ngành kinh doanh của doanh nghiệp. - Bước 4: Nhân điểm số tầm quan trọng của từng yếu tố với điểm số phân loại của nó để xác định điểm số của các yếu tố. - Bước 5: Cộng số điểm tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận. Đánh giá: Bất kể số các cơ hội chủ yếu và mối nguy cơ đƣợc liệt kê trong ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là bao nhiêu, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà mỗi doanh nghiệp có thể có là 4 và thấp nhất là 1. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và các mối nguy cơ. Nói cách khác, các chiến lược của doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa các ảnh hởng tiêu cực có thể có của các mối nguy cơ từ bên ngoài. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Các số liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập trực tiếp dựa trên cơ sở những số liệu thực tế trong quá trình hoạt động của công ty trong khoảng thời gian 2008 đến nay. - Thu thập số liệu thứ cấp từ niên giám thống kê, các Sở-Ban-Ngành, tạp chí nghiên cứu khoa học. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh nhằm so sánh tình hình xuất khẩu của năm sau so với năm trước, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản. Trong đó bao gồm: -Phương pháp tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu về giá trị kim ngạch xuất khẩu, chỉ tiêu về lợi nhuận, cơ cấu thị trường xuất khẩu,… -Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Trong bài nghiên cứu này, phương pháp so sánh đảm bảo các điều kiện sau: - Thống nhất về nội dung, phương pháp xác định, thời gian và đơn vị tính của chỉ tiêu so sánh. - Gốc so sánh: + Gốc thời gian (kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ năm trước); + Gốc không gian (so với tổng thể, so với đơn vị khác có điều kiện tương đương, so với các bộ phận trong cùng tổng thể). Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản Cafatex là xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua - chế biến – cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu. Ngày 25/12/1992 Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Súc Sản Xuất Khẩu Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 1623/QĐ.UBT.92 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ cấp trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) với vốn điều lệ ban đầu là 4.542 triệu đồng hoạt động trên lĩnh vực chế biến nông, thủy, súc sản xuất xuất khẩu và cũng từ đó đến nay nhãn hiệu Cafatex chính thức vào thương trường cạnh tranh gay gắt không cân sức với nhiều doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực, trong và ngoài nước. Nhưng bằng các phương pháp tiếp thị phong phú, linh hoạt, kiên trì phối hợp với việc hoàn thiện công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng, phương thức mua bán đáp ứng mục tiêu thỏa mãn nhu cầu từng khu vực thị trường và từng loại khách hàng nên sản lượng, doanh số và lợi nhuận nộp ngân sách ngày càng tăng nhanh. Tháng 03/2004 theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước công ty đã chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX ü Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX. ü Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là: Cafatex corporation) üLoại hình pháp lý: công ty cổ phần. ü Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và thương mại ü Mặt bằng tổng thể trên 80.000 m2 ü Diện tích nhà xưởng sản xuất, kho: 37.000 m2 ü Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang . ü Điện thoại: 0710. 846 134 ü Số tài khoản : 011.100.000.046.5 tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ. ü Mã số thuế : 1800158710. ü Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND trong đó : - Vốn nhà nước: 14.327.384.477 - Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.800.000 - Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641.292 Cafatex là một trong những doanh nghiệp nhà nước chủ lực của tỉnh mới được cổ phần hóa theo chủ trương của chính phủ năm 2004 và cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994 với đường lối lãnh đạo và nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng Cafatex đã vươn lên trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đầu tiên vào thị trường Mỹ và tiếp tục xuất khẩu cho các thị trường Nhật Bản và Châu Âu. Từ năm 1997 đến nay công ty luôn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu thủy hải sản, kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì ở mức độ cao trong top, 5 đạt khoảng 80 đến 100 triệu USD mỗi năm (chiếm gần 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh) và không ngừng tăng lên. Hiện nay thương hiệu Cafatex được thị trường thế giới chấp nhận và trở thành nhu cầu thường xuyên tại thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Nam Triều Tiên.... Năm 2000 Cafatex được nhà nước phong tặng doanh hiệu “ Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” Những tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp đã đạt được: ISO 9000 phiên bản 2000, HACCP, GMP, SSOP, SQF 2000, BRC 2000, EU code DL.65 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN DỰ ÁN BAN NGUYÊN LIỆU TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN ISO - MARKETING PHÒNG BÁN HÀNG P. XUẤT NHẬP KHẨU Trong đó: - Kho thành phẩm P.CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM Trong đó: - P. Kiểm cảm quan - P. Kiểm sinh hoá - Nhóm quản lý chất lượng, kiểm tra nguyên liệu P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trong dó: - Kho vật tư PHÒNG CƠ ĐIỆN LẠNH Trong đó: - Tổ vận hành - Tổ điện tử, điện lạnh PHÒNG TỔNG VỤ Trong đó: - Đội xe, - Trạm y tế - Bếp ăn CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH XƯỞNG SƠ CHẾ TÔM XƯỞNG TÔM NHẬT BẢN XƯỞNG ĐIỀU PHỐI. TINH CHẾ TÔM XƯỞNG TÔM BẮC MỸ VÀ CHÂU ÂU TRẠM THU MUA TÔM VĨNH LỢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM CAFATEX DL 65 XÍ NGHIỆP THUỶ SẢN TÂY ĐÔ TRẠM THU MUA TÔM HỘ PHÒNG TRẠM THU MUA TÔM CÀ MAU Ghi chú: : Văn phòng công ty : Các xưởng trực tiếp sản xuất : Các đơn vị trực thuộc công ty : Các đơn vị không trực thuộc công ty SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính của Công ty Cafatex) 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổng vụ. Giúp việc cho Tổng Giám Đốc thực hiện các chức trách sau: - Lập kế hoạch tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ ký thuật nghiệp vụ và công nhân phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. - Lập hợp đồng lao động với cán Bộ Công nhân viên và được thừa uỷ nhiệm Tổng Giám Đốc ký hợp đồng lao động đối với đối tượng là nhân viên và công nhân của Công ty theo mẫu quy định. - Nghiên cứu, tham mưu cho tổng Giám Đốc ký thoã ước lao động tập thể với đại diện người lao động (Chủ tịch công đoàn Công ty). - Nghiên cứu, tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện đúng luật lao động và các chính sách liên quan đến người lao động. - Nghiên cứu chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với người lao động, phúc lợi công ích trên cơ sở pháp luật trên cơ sở pháp luật nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả cao nhất. Tổng hợp kết quả lao động (ngày, giờ công của các nhóm lao động) và thanh toán tiền lương hàng tháng theo phương án lương của Công ty. - Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hộ lao động phù hợp với loại hình sản xuất đặc thù của Công ty và kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn lao động trong toàn Công ty theo đúng quy định của Chính Phủ ban hành. - Nghiên cứu thực hiện công tác hành chánh, lễ tân đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất và kinh doanh đối ngoại của Công ty. - Dựa vào chiến lược kinh doanh của Công ty, lập dự án đầu tư, quản lý việc thực hiện đầu tư khai thác có hiệu quả dự án sau đầu tư. - Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, phòng gian bảo mật, bảo vệ bí mật công nghệ, bảo vệ tài sản, bảo vệ được an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty. - Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt phòng chống cháy nổ, an toàn cho sản xuất, cho con người, cho tài sản của Công ty. - Nghiên cứu, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, theo dõi, quản lý và chăm lo sức khoẻ và thực hiện công tác cải thiện đời sống vật chất – tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, tạo điều kiện cho họ luôn gắn nó với Công ty và kích thích thúc đẩy sản xuất kinh doanh luôn phát triển. - Mua và cung cấp vật tư hành chánh theo kế hoạch tháng, phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý, bảo dưỡng, sữa chữa các loại vật tư thiết bị, tiện nghi thuộc khu vực hành chánh và quản lý của Công ty. - Thực hiện báo cáo định kỳ các công tác nghiệp vụ của Phòng theo qui định của Công ty. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban nguyên liệu. - Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu về mùa vụ, sản lượng, giá, … - Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của Công ty. - Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của Công ty. - Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của Ban và các nghiệp vụ phát sinh theo qui định của Công ty. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Cơ điện lạnh. Thực hiện các chức trách sau: - Quản lý, sử dụng trang thiết bị, máy móc cơ điện, nước của Công ty theo đúng qui trình vận hành, bảo trì của từng loại máy móc, thiết bị đã được huấn luyện, hướng dẫn đảm bảo khai thác đạt hiệu quả cao nhất. - Tổ chức quản lý, sử dụng các loại thiết bị, vật tư, công cụ được trang bị để sửa chữa, bảo trì một cách chặt chẽ theo qui định chế độ quản lý hiện hành của Công ty. - Tổ chức vận hành các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản sản phẩm của Công ty. - Tổ chức hướng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc. - Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy an toàn cho sản xuất, cho con người, cho tài sản của Công ty theo đúng luật phòng cháy chữa cháy. - Thực hiện nghiên cứu cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá quy trình vận hành và bảo trì nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc, thiết bị, điện, nước của Công ty. - Căn cứ theo yêu cầu đặt, bảo trì, sửa chữa được xác nhận của Ban Giám đốc Xưởng và được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt, phòng trực tiếp mua, nhận, quản lý, sử dụng, các loại thiết bị, vật tư kỹ thuật, công cụ sửa chữa theo đúng qui định chế độ quản lý hiện hành của Công ty. - Thực hiện báo cáo định kỳ và các công việc phát sinh của phòng cho Tổng Giám đốc Công ty. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Công nghệ kiểm nghiệm. Thực hiện các chức trách sau: - Nghiên cứu, hoàn thiện, hợp lý hoá, hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hiện có, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra luôn được cải tiến, đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. - Tiếp nhận công nghệ mới, chuyển giao, thiết lập và bố trí qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới cho Công ty. - Hướng dẫn, quản lý và giám sát nghiêm ngặt qui trình công nghệ sản xuất đã được Ban Giám đốc duyệt cho áp dụng đối với các Xưởng sản xuất trong Công ty. - Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các quy trình quản lý chất lượng của Công ty thực hiện và quản lý môi trường theo quy định hiện hành của luật pháp. - Được Tổng Giám đốc ủy nhiệm ký và phát hành các chứng thư vi sinh theo yêu cầu của các bộ chứng từ xuất hàng. - Chịu trách nhiệm tổ chức, huấn luyện, đào tạo kỷ thuật và quản trị kỷ thuật cho cán bộ kỷ thuật, cán bộ chỉ huy và công nhân các Xưởng sản xuất của Công ty. - Cập nhật tất cả những tư liệu kỷ htuật, quản lý bảo mật kỷ thuật và công nghệ sản xuất của Công ty. - Căn cứ vào nhu cầu sản xuất hàng tháng, quý, năm được Ban Giám đốc duyệt, phòng trực tiếp mua, nhận, quản lý, sử dụng, các loại vật tư kỷ thuật, hoá chất liên quan đến công nghệ sản xuất của Công ty theo đúng qui định quản lý của Công ty. - Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của phòng và các nghiệp vụ phát sinh theo qui định của Công ty. - Quản lý hồ sơ hệ thống chất lưọng của Công ty theo các tiêu chuẩn: ISO 9001:2000; HACCP; BRC. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Xuất Nhập Khẩu. Phòng Xuất Nhập Khẩu giúp việc cho Tổng Giám đốc và thực hiện các công việc sau: - Theo dõi tiến độ sản xuất và đặt mua bao bì theo yêu cầu đơn đặt hàng. - Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lý tập trung các bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập của Công ty. - Quản lý điều phối công tác vận chuyển đường bộ và đường biển phục vụ công tác xuất nhập hàng hoá cho Công ty. - Tổ chức tiếp nhận, quản lý hàng hoá đông lạnh thành phẩm của Công ty đảm bảo về số lượng và chất lượng. - Quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến các tranh chấp thương mại. - Thống kê, phân tích, báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của Công ty. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tài chính, kế toán A/ Nhiệm vụ thực hiện: - Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê ở Công ty theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phản ánh, ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật. - Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan đến hàng hoá, tài sản, vật tư, tiền vốn, đồng thời tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán thống kê ở tất cả các bộ phận trong nội bộ Công ty. - Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, các quỹ của Công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, cổ tức và các khoản công nợ phải thu, phải trả theo qui định của pháp luật. - Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt, hư hỏng tài sản, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý. - Lập đầy đủ và gởi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính và quyết toán của Công ty theo quy định của luật pháp. - Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kết toán thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong Công ty để cùng phối hợp thực hiện. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các tài liệu thuộc phạm vi mật theo qui định của Công ty. - Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính trong Công ty, đồng thời tổ chức nghiên cứu, từng bước áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính, hạch toán kế toán thống kê của Công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và tham mưu về mặt tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị sản xuất kinh doanh của Công ty. B/ Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát: - Việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn trong Công ty. - Việc thực hiện các kế hoạch sản xuất - kỷ thuật – tài chính, phí lưu thông, các dự toán chi tiêu hành chính, các định mức kinh tế - kỷ thuật. - Việc chấp hành các chính sách kinh tế - tài chính, các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và kỷ luật tài chính vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. - Việc tiến hành các cuộc kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng pháp luật. - Việc giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác. C/ Nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty: - Phân tích hoạt động kinh tế một cách thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động và doanh lợi của Công ty ngày càng tăng. - Thông qua công tác tài chính - kế toán, tham gia nghiên cứu, cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng phương án sản xuất, cải tiến phương án kinh doanh của Công ty nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm và nâng cao không ngừng hiệu quả của đồng vốn. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo và phát huy chế độ tự chủ tài chính của Công ty. - Thực hiện báo cáo định kỳ với Tổng Giám đốc Công ty. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tiếp thị và bán hàng. Phòng tiếp thị và bán hàng nghiên cứu, tiếp thị, giao dịch với khách hàng giúp việc cho Tổng Giám đốc và thực hiện các công việc sau: - Xác lập sản phẩm mục tiêu và thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm mục tiêu cho Công ty. - Thiết lập và phát triển thị trường, giữ mối quan hệ với các thị trường tiêu thụ. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho Công ty (đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, lập các Lệnh sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng). - Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ ở các thị trường. - Tổ chức triển khai tham gia các hội chợ Quốc tế và trong nước. - Thực hiện báo cáo định kỳ và đối chiếu với các bộ phận ien quan đúng qui định của Công ty. * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh công ty cổ phần Cafatex ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Phụ trách xuất hàng ở cảng TPHCM. - Quan hệ với hải quan, hãng tàu, cơ quan kiểm dịch,… - Mua các loại vật tư, bao bì tại TPHCM. - Quản lý hàng của Công ty gởi các kho tại TPHCM. - Làm cầu nối thông tin giữa khách hàng tại TPHCM (cả trong và ngoài nước) với văn phòng chính ở Cần Thơ. 3.3 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.4.1 Thuận lợi 3.4.2 Khó khăn 3.5 MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY 3.5.1 Mục tiêu Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị thương hiệu Cafatex, phát triển công ty bền vững và lâu dài. Đưa thương hiệu Cafatex trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp Cafatex phát triển bền vững lâu dài và trở thành 1 trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu thủy sản. 3.4.2 Chức năng Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản xuất khẩu Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thủy, súc sản qua chế biến, đóng gói thực phẩm, hàng tiêu dùng khác Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các loại vật tư, thiết bị, máy móc, công cụ cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản Cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt, bảo trì thiết bị, máy móc, công cụ cơ điện lạnh cho các nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm xuất khẩu. 3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.5.1. Thuận lợi 3.5.2. Khó khăn 3.6. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Qua những thuận lợi cơ bản và những khó khăn trong năm 2008 vừa qua, Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm 2009 - một năm được đánh giá là sự hồi phục và ổn định lại nền kinh tế. Trên nền tảng hoạt động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ trong thời gian qua, trong năm 2009 Công ty sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có để đưa Công ty Cổ phần vào hoạt động ngày càng hiệu quả, công ty đề ra các mục tiêu ban đầu như sau: Ổn định bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phát huy việc cổ phần hoá nhằm huy động vốn mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy với công suất chế biến 25.000 tấn sản phẩm năm và công suất kho trữ 3.300 tấn thành phẩm. Hợp tác liên doanh với các Công ty khác sản xuất các mặt hàng tôm có giá trị cao . Chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ. Hoạt động có lãi và có tích lũy, đảm bảo cổ tức cho cổ đông. Để đạt các mục tiêu đề ra, Công ty đưa ra các chiến lược cụ thể như sau: 3.6.1. Quản lý tốt nguồn nhân lực và có chính sách đãi ngộ phù hợp Xem xét việt tổ chức lại bộ máy qủan lý của Công ty trên nguyên tắc đảm bảo tinh gọn nhưng nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo an toàn về vốn và hiệu quả kinh doanh tổ chức nhân sự và cơ cấu lại bộ máy lao động nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, trên cơ sở đào tạo đội ngũ lao động hiện có và một phần tuyển chọn từ nguồn lao động bên ngoài. (Do vậy tổ nhu cầu lao động trong đó có nhu cầu tăng số lượng lao động theo kế hoạch 1.450 người) để thực hiện theo tình hình nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mới. Đối với bộ máy điều hành tổ chức, sắp xếp lại vị trí phòng ban, đồng thời cải tiến cơ chế điều hành. Công tác đào tạo nguồn cán bộ kế cận phải được quan tâm, coi trọng thông qua quy hoạch dài hạn để đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Việc bố trí, sử dụng cán bộ sẽ đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài,có tính kế thừa và đan xen hợp lý. Đối với khu vực kinh doanh: tổ chức, sắp xếp lại địa điểm kinh doanh; có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề để lao động trong công ty nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí, có chính sách ưu đãi đối với công nhân viên có năng lực, thực hiện quy chế dân chủ để phát huy sức mạnh tập thể và để mọi cán bộ công nhân viên đều ý thức được việc làm chủ, đóng góp vào công ty cổ phần. 3.6.2. Chiến lược kinh doanh sản phẩm và phân phối phù hợp Hầu hết máy móc thiết bị của công ty được đầu tư vào năm 1996-1999, hiệu quả hoạt động không cao do vậy công ty sẽ xem xét để đầu tư mới có thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng lực chế biến hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh tăng hiệu quả hoạt động. Công ty tiếp tục củng cố và phát huy việc sản xuất các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh chủ yếu của công ty. Trên cơ sở phân loại thị trường cho từng loại sản phẩm khác nhau, phân loại đối tượng khách hàng, Công ty sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách phân phối sản phẩm, bao gồm các nhóm sản phẩm hiện đang kinh doanh sẽ kinh doanh, phù hợp với tính cách, đặc điểm của từng nhóm khách hàng nâng cao hiệu quả cạnh tranh với các nhà sản xuất thủy - hải sản khác. Về vốn lưu động: sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động tự có tranh thủ các nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng: để bổ sung vốn kinh doanh và dự trữ hàng hóa, tận dụng các nguồn vốn mua hàng trả chậm từ các nhà sản xuất … nhằm đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất. Tranh thủ nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng để triển khai các dự án mở rộng của Công Ty. Phát hành cổ phần nhằm huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Tập trung nguồn vốn sau khi phát hành thêm để đầu tư mới toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh của Công Ty. Tăng cường công tác đầu tư vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo có đầy đủ nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu cho xuất khẩu. Mở rộng vốn đầu tư thêm nhiều trang trại nuôi trồng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sạch, chất lưọng cao, chủ động được nguồn hàng. 3.6.3. Công tác thị trường và chăm sóc khách hàng Tổ chức lại bộ phận tiếp thị, bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận đầu tư phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, khai thác tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, dự báo thị trường, đẩy mạnh hoạt động đầu tư phục vụ công tác quản lý, liên doanh liên kết phát triển sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu các chính sách chế độ chăm sóc khách hàng thích hợp cho từng giai đoạn phát triển. Thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng định kỳ. Xem xét việc tổ chức lại bộ máy quản lý của Công ty trên nguyên tắc đảm bảo tinh gọn nhưng nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo an toàn về vốn và hiệu quả kinh doanh. 3.6.4. Công tác quản lý Tiếp tục nghiên cứu, sữa đổi bổ sung các định mức khoán cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mới, tình hình quản lý thực tế và phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng mạng nội bộ, bao gồm các bước: phổ cập hóa tin học cho cán bộ chủ chốt, tăng cường công tác điều hành quản lý hoạt qua mạng …. 3.6.5. Giải pháp cắt giảm chi phí Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế phù hợp với đặc điểm ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý trình độ trang bị của Công ty. Các định mức được phổ biến đến tận người thực hiện công bố công khai cho người lao động trong Công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Phải định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, giá thành sản phẩm của cônh ty nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời. Chương 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CASEAMEX 4.1. TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Tài sản và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua Bảng 7 như sau: Bảng 7. TÀI SẢN - NGUỒN VỐN TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 I Tài sản 225.758 520.189 499.708 294.431 130,4% (20.481) (3,9%) 1 Tài sản ngắn hạn 178.011 400.907 378.315 222.896 125,2% (22.592) (5,6%) 2 Tài sản dài hạn 47.747 119.282 121.393 71.535 149,8% 2.111 1,8% II Nguồn vốn 225.758 520.189 499.708 294.431 130,4% (20.481) (3,9%) 1 Nợ phải trả 190.016 405.039 380.216 215.023 113,2% (24.823) (6,1%) 2 Vốn chủ sở hữu 35.743 115.149 119.492 79.406 222,2% 4.343 3,8% Nguồn: Phòng Kế toán Cty Caseamex Qua bảng số liệu bên trên ta thấy được sự thay đổi sâu sắc về tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty giữa 2 năm 2006 và 2007, cụ thể là tổng tài sản và nguồn vốn năm 2007 đã tăng lên hơn 294 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 230% so với cùng kỳ năm 2006; có được điều này cho do chính sách của công ty đã chủ trương cổ phần hoá (đi vào hoạt động từ 1/7/2006) doanh nghiệp, tạo điều kiện hội nhập và mở rộng kinh doanh cho công ty, bằng chứng là vốn chủ sở hữu năm 2007 đã có bước nhảy vọt thần kỳ đạt tăng trưởng 322% tăng hơn 79 tỷ đồng sao với năm trước đó, tạo điều kiện cũng như cơ hội mới trong thời kì hội nhập. Chính điều này đã giải thích lý do vì sao doanh thu và sản lượng trong năm này tăng khá cao và vượt mức như vậy. Sau khi cổ phần hoá, công ty Caseamex dần đi vào quỹ đạo ổn định. Tuy nhiên, năm 2008, dưới sự ảnh hưởng cục bộ của cơn bão suy thoái tài chính vào cuối năm đã làm tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty dao động và giảm nhẹ, cụ thể là đã giảm 3,9% tương đương khoản hơn 20 tỷ đồng. Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy được quy mô của Công ty đã ngày càng được mở rộng dưới sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế chung của cả nước. Điều này thể hiện quyết tâm và khả năng của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên công ty dưới thời đại mới, vận hội mới mà trong đó cơ hội tuy nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ… Trong năm 2009, sau khi nền kinh tế thế giới dần ổn định, tôi tin rằng Công ty Caseamex sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng nguồn vốn kinh doanh của mình với sự thuận lợi về độ ổn định và tiềm năng của mình. 4.2. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 4.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Như ta đã biết lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, để hiểu được tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty ta hãy xem xét qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: ( xem Bảng 8) Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của Công ty có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2007 giảm 22,9% (hơn 3 tỷ) sao với năm 2006 và giảm 34,3% lợi nhuận sau thuế (tương đương 4,2 tỷ) giữa năm 2008 và 2007. Tại sao lợi nhuận lại giảm? Như ta biết: lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, vì thế nếu tăng được doanh thu sẽ trực tiếp góp phần tăng lợi nhuận. Doanh thu thuần là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận, doanh thu thuần năm 2007 tăng hơn 225 tỷ đồng ứng với mức tăng trưởng 161,5% so với năm 2006. Bên cạnh đó, doanh thu thuần năm 2008 lại giảm hơn 314 tỷ đồng ứng với tỷ lệ - 53,1% so với năm 2007, điều này là do năm 2007 điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, các đơn đặt hàng đều tăng ở khu vực châu Á và châu Âu, tình hình nền kinh tế ổn định và có đà phát triển từ năm trước đó. Tuy nhiên trong năm 2007 - năm đầu tiên sau khi cổ phần hoá, nên Công ty vẫn vướng phải sự thiếu ổn định ở các khâu sản xuất, điều này thể hiện qua sự chênh lệch và mâu thuẫn lớn giữa doanh thu và lợi nhuận: như ta biết, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng (khi chi phí không đổi) , nhưng trong năm này, doanh thu đã tăng thêm 61,5% trong khi đó lợi nhuận lại giảm 22,9% so với năm 2006. Chính điều này đã nói lên rằng không chỉ có doanh thu quyết định đến mức lợi nhuận mà còn tồn tại các yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vậy chúng ảnh hưởng như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm ở chương sau! Bảng 8. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 Doanh thu thuần 366.395 591.667 277.415 225.272 61,5% (314.252) (53,1%) Giá vốn hàng bán 319.270 528.630 238.703 209.360 65,6% (289.927) (54,9%) Lợi nhuận gộp 47.125 63.037 38.712 15.912 33,8% (24.325) (38,6%) Doanh thu HĐTC 1.616 (1.154) 2.637 (2.770) (171,4%) 3.791 328,5% Chi phí tài chính 7.327 20.141 17.067 12.814 174,9% (3.074) (15,3%) Chi phí bán hàng và QLDN 22.606 27.847 15.140 5.241 23,2% (12.707) (45,6%) Lợi nhuận thuần từ HĐKD 18.808 13.895 9.143 (4.913) (26,1%) (4.752) (34,2%) Lợi nhuận khác (52) 570 358 622 1.196,2% (212) (37,2%) Tổng lợi nhuận trước thuế 18.757 14.465 9.501 (4.292) (22,9%) (4.964) (34,3%) Chi phí thuế TNDN 2.814 2.170 1.425 (644) (22,9%) (745) (34,3%) Lợi nhuận sau thuế 15.943 12.295 8.076 (3.648) (22,9%) (4.219) (34,3%) Nguồn: Phòng Kinh doanh Cty Caseamex Chú thích: HĐTC: Hoạt động tài chính QLDN: Quản lý doanh nghiệp HĐKD: Hoạt động kinh doanh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp đến tổng doanh thu do đó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu Công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ làm cho giá vốn hàng bán giảm, giá vốn giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại. Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng so với năm 2006 hơn 209 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 65,6% và năm 2008 so với năm 2007 thì giá vốn hàng bán lại giảm 54,9% tương đương hơn 289 tỷ đồng. Trong đó năm 2006 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 87,1% so với doanh thu thuần, năm 2007 chiếm tỷ trọng 89,4% trong doanh thu thuần, và năm 2008 có tỷ trọng là 86,1%. Giá vốn 89,4% Giá vốn 86,1% Giá vốn 87,1% Hình a Hình b Hình c Chú thích: Doanh thu thuần = 100% Hình 7. TỶ TRỌNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN SO VỚI DOANH THU THUẦN TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Điều này có nghĩa là khi có 100 đồng doanh thu thuần thu về thì năm 2006 công ty bỏ ra 87,1 đồng vốn, năm 2007 Công ty phải bỏ tới 89,4 đồng vốn và năm 2008 phải bỏ ra 86,1 đồng vốn, như vậy chỉ tiêu vào năm 2007 cao hơn so với những năm khác, chính điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công, dẫn đến lợi nhuận năm 2007 giảm như ta đã biết trong khi doanh thu lại tăng. Nguyên nhân của chỉ tiêu giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn như trên là do việc quản lý vốn của Công ty chưa có hiệu quả, đồng thời giá cả của nguyên vật liệu thường không ổn định và chỉ tập trung vào mùa nên cũng làm cho giá vốn không ổn định. Chi phí tài chính (chi phí lãi vay): đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của Công ty. Trong năm 2006 khoản chi phí này do Công ty Caseamex vay và phân bổ xuống cho đơn vị dưới dạng phải trả nội bộ, năm 2006 lượng hàng hoá tiêu thụ giảm nên các khoản chi phí tiêu tốn cũng giảm nên Công ty cũng đã hạn chế được phần nào các khoản vay. Đến năm 2007 và 2008 - hai năm đầu tiên hoạt động dưới hình thức cổ phần, lúc này khoản phải trả nội bộ được thay thế bằng khoản vay trực tiếp từ ngân hàng mà không thông qua Công ty như trước nữa, tổng vay ngắn hạn năm tăng cao làm cho khoản chi phí tài chánh cũng tăng cao, mức tăng trưởng của hai năm 2007 và 2008 xấp xỉ 200% sao với năm 2006. Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, nhìn chung thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu nên khoản chi phí về bán hàng chủ yếu chỉ là chi phí vận chuyển hàng hoá nên khi kim ngạch xuất khẩu tăng thì chi phí này tăng và ngược lại. Qua bảng 8 ta thấy năm 2007 chi phí này tăng so với năm 2006 là 23,2% do sau khi cổ phần hoá đã có sự thay đổi cơ cấu và cách quản lý, bên cạnh đó là kim ngạch xuất khẩu tăng nên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng. Đến năm 2008, công ty đã củng cố và cải cách cơ cấu bộ máy quản lý, có chính sách cắt giảm chi phí nên năm này đã giảm 45,6% khoản hơn 12 tỷ đồng. Do nguồn thu chủ yếu của công ty là ngoại tệ nên doanh thu hoạt động tài chính của công ty luôn không ổn định, thường bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch tỷ giá sau khi bán ra và thu vào. Cụ thể năm 2006 và 2008 lời hơn 1 tỷ và 2 tỷ từ việc biến động của tỷ giá nhưng năm 2007 lại lỗ hơn 1 tỷ cũng từ sự biến động. Do doanh thu hoạt động tài chính có được do chênh lệch tỷ giá và lãi từ tiền gửi ngân hàng nên không có khoản chi phí cho hoạt động này. Với điều kiện và môi trường kinh tế năng động hiện nay, ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư hơn thì Công ty cũng nên có chủ trương đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này để mang lại khoản lợi nhuận hoạt động tài chính cao hơn bên cạnh hoạt động kinh doanh hiện nay. 4.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là kết quả giữa Doanh thu hoạt động tài chính và Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) đã đề cập ở phần trên. Vì khoản chi phí lãi vay lớn hơn rất nhiều so với khoản thu từ hoạt động tài chính nên chỉ tiêu lợi nhuận này luôn là số âm, tức là làm giảm lợi nhuận chung của công ty: Bảng 9. LỢI NHUẬN THEO CƠ CẤU TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Lợi nhuận HĐKD 24.520 130,8 35,190 209,8 23,573 248,1 Lợi nhuận HĐTC (5.711) (30,5) (21.295) (113,2) (14,430) (151,9) Lợi nhuận khác (52) (0.3) 570 3,4 358 3,8 Tổng 18.757 100 14.465 100 9,501 100 Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 8 Chú thích: HĐKD: Hoạt động kinh doanh Hình 8. BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN THEO CƠ CẤU TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) % HĐTC: Hoạt động tài chính Qua hình trên có thể thấy tuy là lợi nhuận hoạt động kinh doanh đều tăng qua 3 năm trong cơ cấu lợi nhuận chung, chiếm cao nhất là 248,1% nhưng bên cạnh đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng tăng qua 3 năm 2006 đến 2008 làm giảm cao nhất 151,9% lợi nhuận trong năm 2008. Mặt dù một phần đã được thu nhập từ hoạt động tài chính bù đắp nhưng do chi phí tài chính quá cao đã làm cơ cấu này ngày càng tăng từ khi Công ty đi vào cổ phần hoá, đều này thể hiện sự khát vốn cua công ty để mở rộng qui mô và hoạt động kinh doanh. Đây là vấn đề công ty cần xem xét, cổ phần hoá chính là giải pháp khả thi để tăng nguồn vốn kinh doanh và không phải thông qua ngân hàng, chính điều này sẽ làm giảm áp lực từ chi phí lãi vay, từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho công ty Caseamex. Từ đây có thể thấy, vấn đề hợp thức hoá việc cổ phần hoá và chuẩn bị kế hoạch xúc tiến để Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ có thể chính thức gia nhập thị trường cổ phiếu là vấn đề thiết yếu để công ty phát triển. 4.3. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN 4.3.1. Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta cần nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu tài chính khác sau đây: Bảng 10. CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN NĂM 2006 - 2008 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Doanh thu thuần triệu đồng 366.395 591.667 277.415 225.272 (314.252) Vốn kinh doanh triệu đồng 225.758 520.189 499.708 294.431 (20.481) Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 18.757 14.465 9.501 (4.292) (4.964) Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 15.943 12.295 8.076 (3.648) (4.219) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / doanh thu thuần lần 0,05 0,03 0,03 (0,02) 0 Tỷ suất lợi nhuận ròng / doanh thu thuần lần 0,04 0,02 0,03 (0,02) 0,01 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / vốn kinh doanh lần 0,08 0,03 0,02 (0,05) (0,01) Tỷ suất lợi nhuận ròng / vốn kinh doanh lần 0,07 0,02 0,02 (0,05) 0 Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Qua Bảng 10 ta có thể đánh giá về tình hình kinh doanh của công ty như sau: Về tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần: ta thấy rằng năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu thuần mang lại cho công ty 0,05 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2007 thì 1 đồng doanh thu thuần chỉ mang lại 0,03 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,02 đồng lợi nhuận sau với năm trước đó. Đây là lý do giải thích nguyên nhân vì sao doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 đến hơn 225 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế thì lại giảm hơn 3 tỷ đồng. Trong năm 2008 thì tỷ suất này khá ổn định so với năm 2007, vẫn mang về 0,03 đồng lợi nhuận trong 1 đồng doanh thu thuần, tuy nhiên, do lợi nhuận không cao (chỉ hơn 9 tỷ đồng) nên thuế không làm giảm nhiều sự chênh lệch nên trong năm này tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế không đổi (0,03) so với doanh thu thuần. Nguyên nhân tạo sự chênh lệch giữa năm 2006 với 2007 và 2008 là do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn trên thị trường, công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng nhưng cũng phải hạ giá thành để có thể thâm nhập sâu vào thị trường thế giới và khẳng định thương hiệu công ty, chính vì thế mà năm 2007 và 2008 lợi nhuận thu được thấp hơn so với năm 2006. Về tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh: chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lãi thực tế. Từ bảng ta thấy 1 đồng vốn kinh doanh công ty bỏ ra sẽ thu lại được 0,08 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,07 đồng lợi nhuận ròng trong năm 2006, đây là con số khá lý tưởng nhờ vào môi trường kinh doanh thuận lợi trong năm này. Đến năm 2007, tình hình được điều tiết và sự cạnh tranh trở nên khó khăn hơn, nên lợi nhuận thu được đã giảm đến 0,05 đồng trong 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra, tức là, chỉ còn 0,03 đồng trước thuế hay 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế trong 1 đồng vốn mang ra kinh doanh, và tỷ suất này ổn định ở mức 0,02 đồng lợi nhuận cả trước và sau thuế trong năm 2008. Để thấy rõ hơn nữa về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình thực hiện lợi nhuận chúng ta cần phải nghiên cứu thêm các nhân tố có liên quan. Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn ở chương sau nên trước hết chỉ đề cập đến tình hình sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng trong phần này. 4.3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Như ta đã biết, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh thì biện pháp hiệu quả và ưu việt nhất là phải tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, đồng thời kết hợp với việc huy động thêm nguồn vốn cố định vào sản xuất. Để đánh giá và hiểu rõ hơn tình hình sử dụng nguồn vốn trong công ty Caseamex, ta hãy xem xét một số chỉ tiêu về vốn trong 3 năm gần đây (2006 - 2008) trong bảng bên dưới: Bảng 11. CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Doanh thu thuần Triệu đồng 366.395 591.667 277.415 225.272 (314.252) Tổng tài sản Triệu đồng 225.758 520.189 499.708 294.431 (20.481) Vốn lưu động Triệu đồng 178.011 400.907 378.315 222.896 (22.592) Vốn cố định Triệu đồng 47.747 119.282 121.393 71.535 2.111 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 1,62 1,14 0,56 (0,49) (0,58) Vòng quay vốn lưu động Vòng 2,06 1,48 0,73 (0,58) (0,74) Vòng quay vốn cố định Vòng 7,67 4,96 2,29 (2,71) (2,67) Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy năm 2006 vẫn là năm luôn đạt chỉ số cao nhất trong 3 năm vừa qua tại công ty và năm 2008 đạt thấp nhất trong chỉ số vòng quay về vốn này. Do tình hình hiện nay công ty đang tập trung đầu tư mở rộng trang thiết bị và cơ sở vật chất nên vòng quay về vốn không cao do vốn còn ứng động và chưa sinh lợi được. Về vòng quay toàn bộ vốn của công ty, trong năm 2006 (1,62 vòng) và 2007 (1,14 vòng) chứng tỏ doanh thu cao hơn số vốn đã bỏ ra đầu tư, có nghĩa là công ty đã tận dụng khá tốt nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn và sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh nên việc xuất khẩu hàng gặp nhiều khó khăn nên vòng quay vốn đã càng ngày càng giảm, không giữ được trạng thái ban đầu, đỉnh điểm là năm 2008, sự khó khăn đã gây nên tình trạng ứ động vốn, hàng tồn kho nhiều nên số vòng quay đã giảm chỉ còn 0,56 vòng. Trong đó, vòng quay vốn cố định luôn khả quan và có khả năng thu hồi vốn nhanh trong những năm qua, đây là chỉ số sinh lời nhiều nhất vì vốn cố định luôn là cơ sở phản ánh sự phát triển của công ty. Thực tế tình trạng liên tục giảm vòng quay vốn cố định trong 2 năm 2007 và 2008 là do công ty vừa mới mở rộng và đầu tư thêm trang thiết bị, vốn cố định tăng nhanh và mạnh (hơn 71 tỷ đồng trong năm 2007) nên làm chỉ số này sụt giảm. Tuy nhiên, có thể dự đoán được chỉ số này sẽ tăng trở lại và ổn định hơn trong những năm sắp tới sau khi ổn định việc sản xuất. Vòng quay vốn lưu động luôn là trọng tâm trong chiến lược phát triển của công ty, nó phản ánh thực trạng kinh doanh nói chung và sự phát triển của công ty nói riêng. Không nằm ngoài ảnh hưởng chung trong tình hình hiện nay, chỉ số này cũng giảm dần từ 2006 đến nay và suy giảm chỉ còn 0,73 vòng trong năm 2008 chủ yếu là do việc khó khăn trong xuất hàng, các khách hàng không có nhu cầu mua do việc thiếu vốn, các ngân hàng thắt chặt tín dụng… nên lượng tiền trong lưu thông bị ứ động dẫn đến việc tạm ứng, các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng. Bảng 12. THÀNH PHẦN VỐN LƯU ĐỘNG TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Vốn bằng tiền 9.655 7.436 6.698 (2.219) (23,0) (738) (9,9) Các khoản phải thu 134.025 239.828 211.734 105.803 78,9 (28.094) (11,7) Hàng tổn kho 33.613 148.875 145.177 115.262 342,9 (3.698) (2,5) Tài sản lưu động khác 718 4.768 14.706 4.050 564,1 9.938 208,4 Tổng vốn lưu động 178.011 400.907 378.315 222.896 125,2 (22.592) (5,6) Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Ta có thể thấy lượng vốn lưu động bình quân trong năm 2007 và 2008 đã tăng hơn 222 tỷ 896 triệu đồng so với năm 2006 đạt mức tăng trưởng 225,2%. Trong đó, các khoản tăng mạnh là các khoản phải thu, hàng tồn kho và vốn lưu động khác (chủ yếu là tạm ứng) tăng mạnh. Bên cạnh đó, công ty đã không giữ khoản vốn bằng tiền nhiều trong công ty, điều này chứng tỏ tính linh động trong việc sử dụng vốn và hiệu quả của việc tài tư tài chính của công ty trong 3 năm vừa qua. Công ty càng khai thác nhiều hơn những khoản thu từ việc đầu tư tài chính vì hiện nay chính sách về hoạt động này chỉ thiên về hình thức, chưa áp dụng nhiều trong thực tế để có thể thu được nguồn lợi lớn hơn. 4.3.3. Các chỉ tiêu cơ bản khác Dưới đây là một vài chỉ tiêu hoạt động khác để phản ánh đầy đủ hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Caseamex trong 3 năm vừa qua. Bảng 13. CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN KHÁC TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2006 2007 2008 1. Tỷ số về khả năng thanh toán ---Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 0,94 1,08 1,08 ---Hệ số thanh toán nhanh lần 0,76 0,68 0,67 2. Tỷ số về cơ cấu tài chính ---Tỷ số nợ lần 0,84 0,78 0,76 3. Tỷ số hoạt động ---Kì thu tiền bình quân ngày 129,34 115,07 242,60 4. Tỷ số doanh lợi ---ROS - Doanh lợi tiêu thụ % 4,35 2,41 2,91 ---ROA - Doanh lợi tài sản % 7,06 2,74 1,62 Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty: năm 2006 là 0,94 lần, năm 2007 và 2008 ổn định ở mức 1,08 lần ta thấy rằng mức độ thay đổi qua các năm không lớn, điều này nói lên rằng mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn hay tích luỹ thêm của công ty là khá tốt, khả năng trả nợ khi đến hạn là rất cao. Về khả năng thanh toán nhanh: hệ số thanh toán nhanh này tuy có giảm qua 3 năm nhưng dao động không nhiều và vẫn ở mức cao (0,67 lần trong năm 2008) cho thấy công ty có khả năng đáp ứng nhanh những khoản nợ ngắn hạn, khả năng chi trả rất tốt, không gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. Về tỷ số nợ: ta thấy tỷ số nợ qua các năm có giảm nhưng không nhiều, vẫn dao động trong mức cao (0,76 lần trong năm 2008) chứng tỏ tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn của công ty là tương đối cao. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của công ty rất tốt, điều này làm cho các chủ nợ an tâm, tin tưởng vào công ty. Về kì thu tiền bình quân: năm 2006 là 129 ngày, qua năm 2007 đã giảm xuống còn 115 ngày nhưng năm 2008 lại tăng đột biến đến 243 ngày đã phản ánh chính xác tình trạng ứng động vốn trong khâu thanh toán của công ty trong năm 2008. Tuy nhiên đây có thể chỉ là tình trạng nhất thời do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, sẽ dần giảm khi nền kinh tế thế giới được điều tiết. Về doanh lợi tiêu thụ nhìn chung công ty đạt chỉ số bình quân cao, năm 2006 đến 4,35% nhưng năm 2007 đã giảm mạnh xuống còn 2,41% và năm 2008 tăng nhẹ thành 2,91% cho thấy mức sinh lời trên doanh thu của công ty đã giảm sau năm 2006, nguyên nhân là do sự cạnh tranh và ép giá từ người mua, sự ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá mà đỉnh điểm là năm 2007 nên ROS của công ty giảm trong năm này, qua năm 2008 tình trạng này đã giảm và dần đi vào ổn định với mức ROS là 2,91%, đây là mức chỉ tiêu khá của lợi nhuận so với doanh thu thu được. Bên cạnh đó, chi phí cao cũng ảnh hưởng đến ROS do lợi nhuận giảm. Về doanh lợi tài sản ROA: qua 3 năm chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn, năm 2006 là 7,06%, năm 2007 là 2,74% và năm 2008 là 1,62%, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm này là do sự chuyển biến trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, năm 2006 bắt đầu cổ phần hoá và chính thức hoat động trong năm 2007 là tổng tài sản tăng nhanh, các khoản đầu tư chưa thu hồi vốn kịp với mức tăng lên nhanh chóng từ việc huy động vốn. Do đó ta cũng không thể kết luận rằng sự phân bổ, sắp xếp và quản lý tài sản của công ty là chưa hợp lý và chưa hiệu quả vì đây có thể được xem như thời điểm giao mùa của sự chuyển mình, để ngày càng lớn mạnh hơn của công ty Caseamex. Tôi tin rằng chỉ tiêu ROA sẽ tăng trở lại trong một tương lai gần. Tóm lại, tình hình hoạt động của công ty là khá hiệu quả, ngày càng phát triển và có nhiều triển vọng trong tương lai. Bên cạnh đó công ty cần phải nỗ lực hơn để củng cố lại môi trường và cơ cấu của công ty để có thể theo kịp với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mình trong xu thế hiện nay và có được một sự phát triển vững chắc… Chương 5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Thông qua phần khái quát kết quả kinh doanh trong các chương vừa qua, ta có thể thấy lợi nhuận bị ảnh hưởng ở nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố khác nhau như Doanh thu, Chi phí và Giá vốn…, ta đã biết những nhân tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà công ty đạt được. Tuy nhiên, mục tiêu của người viết là phải hiểu rõ hơn về mức độ tác động của các nhân tố trên để đánh giá chính xác các biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả. Từ đó, ta có thể tập trung vào khắc phục các nhân tố ảnh hưởng nhiều hơn những nhân tố khác đến lợi nhuận để tối đa hoá mục tiêu đề ra. 5.1. KHÁI QUÁT MÔ HÌNH Để tiến hành chọn mẫu phân tích ta khái quát mô hình hồi qui (mô hình chính) như sau: LN = C(0) + C(1)*DT + C(2)*GV + C(3)*CP + C(4)*DTTC Trong đó: các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (LN) gồm có: Doanh thu (DT) Giá vốn hàng bán (GV) Chi phí ngoài sản xuất trong kỳ (CP) Doanh thu hoạt động tài chính (DTTC) Các biến trên đều được tính bằng Triệu đồng/tháng Các giả thuyết cần kiểm chứng: DT đồng biến với LN vì khi doanh thu tăng lên thì làm lợi nhuận tăng theo. GV nghịch biến với LN vì khi giá vốn tăng sẽ làm lợi nhuận giảm xuống. CP nghịch biến với LN vì khi chi phí bán hàng tăng lên sẽ làm lợi nhuận giảm. DTTC đồng biến với LN vì khi doanh thu hoạt động tài chính tăng sẽ góp phần làm lợi nhuận tăng theo. Mặt khác, ta cần tìm hiểu thêm về yếu tố sản phẩm vì khi muốn tăng lợi nhuận thì ta cần phải biết rõ mặt hàng nào mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty để từ đó chúng ta có thể tập trung khai thác nguồn lợi sẵn có từ mặt hàng đó. Tuy nhiên, do biến lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như trong mô hình chính đề ra nên trong mô hình này, để bảo đảm tính chính xác ta sẽ xét mối quan hệ giữa biến doanh thu với mặt hàng vì biến doanh thu chỉ chịu ảnh hưởng từ sản lượng các mặt hàng công ty đã xuất khẩu nên sẽ đạt hiệu quả cao hơn sao với mối quan hệ với lợi nhuận. Mô hình tổng quát về mối liên hệ giữa doanh thu và mặt hàng (gọi tắt là mô hình phụ) như sau: DT = C’(0) + C’(1)*Ca + C’(2)*Tom + C’(3)*Khac +C’(4)*UT Trong đó: các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu (DT) (triệu đồng/tháng) gồm có: Cá các loại (Ca) (kg/tháng) Tôm các loại (Tom) (kg/tháng) Các mặt hàng khác (Khac) (kg/tháng) Hàng uỷ thác xuất (UT) (kg/tháng) Ta cần kiểm chứng các biến trên đều đồng biến với Doanh thu, vì khi ta xuất được nhiều mặt hàng hơn thì ta sẽ đạt doanh thu nhiều hơn. 5.2. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ Các số liệu cần thiết cho quá trình phân tích được trích ra từ Báo cáo quyết toán các tháng trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, tổng cộng có 36 mẫu phân tích. Do ta chỉ phân tích quá trình kinh doanh xuất khẩu của công ty nên sẽ loại trừ hoạt động xuất nội địa của công ty trong bảng báo cáo này. Các kết quả trong bài nghiên cứu này dùng làm cơ sở cho phần biện pháp nâng cao lợi nhuận trong chương sau được vững chắc hơn. Tác giả dùng chương trình Stata 9.2 làm công cụ phân tích số liệu. 5.2.1. Phân tích mô hình chính: Dữ liệu của mô hình được đề cập trong Bảng A phần Phụ lục. Mô tả tổng quát số liệu: Bảng 14. MÔ TẢ TỔNG QUÁT MÔ HÌNH HỒI QUI CHÍNH Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max LN 36 1237.167 1103.01 317 4127 DT 36 41195.97 19391.91 8953 80094 GV 36 36203.19 17736.53 7221 70369 CP 36 3859.639 1421.64 739 6989 DTTC 36 104.0556 423.5111 -875 1156 Qua bảng số liệu ta thấy: Số giá trị quan sát là 36 mẫu Giá trị trung bình của LN là 1237,167 triệu đồng, tương đối cao. Giá trị trung bình của DT là 41195,97 triệu đồng, GV là 36203,19 triệu đồng, CP là 3859,639 triệu đồng và DTTC là 104,0556 triệu đồng. Ta thấy các khoản đều hợp lý và đảm bảo mức sinh lợi cho công ty. Giá trị cao nhất : LN = 4127 triệu đồng/tháng ; DT = 80094 triệu đồng/tháng ; GV = 70369 triệu đồng/tháng ; CP = 6989 triệu đồng/tháng và DTTC = 1156 triệu đồng/tháng. Giá trị thấp nhất : LN = 317 ; DT = 8953 ; GV = 7221 ; CP = 739 ; DTTC = -875. Về mối liên hệ giữa các biến trong mô hình : Bảng 15. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH CHÍNH LN DT GV CP DTTC LN 1.0000 DT 0.5161 1.0000 GV 0.4617 0.7972 1.0000 CP 0.4818 0.6075 0.6789 1.0000 DTTC -0.0746 0.0276 0.0382 0.2560 1.0000 Qua bảng ta thấy sự tương quan giữa các cặp đều rất chặt chẽ với nhau. Trong đó cặp DT và GV có sự tương quan cao nhất (0,7972), thật vậy, vì giá vốn luôn chiếm tỉ lệ rất cao trong khoản doanh thu công ty đạt được nên nó cũng có ảnh hưởng lớn nhất với doanh thu là điều hợp lý. Bên cạnh đó, cặp chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu hoạt động tài chính là lỏng lẽo nhất (-0,0746) vì nhân tố DTTC luôn chiếm số lượng rất nhỏ so với các nhân tố khác nên nó cũng ảnh hưởng không nhiều đến bình diện chung các nhân tố tác động đến lợi nhuận. Tuy nhiên, để kết luận được mức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhân tố này ta cần quan sát nhiều hơn qua bảng hồi qui chính chứ không chỉ dựa vào số lượng. Mô hình hồi qui chính : Bảng 16. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI CHÍNH Source SS df MS Number of obs = 36 F( 4, 31) = . Prob > F = 0.0000 R-squared = 1.0000 Adj R-squared = 1.0000 Root MSE = .4536 Model Residual 42582068.6 6.37841413 4 31 10645517.2 .205755295 Total 42582075 35 1216630.71 LN Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] DT .9998906 .000082 . 0.000 .9997234 1.000058 GV -.999889 .000083 . 0.000 -1.000058 -.9997197 CP -.9999159 .0001425 -7017.86 0.000 -1.000207 -.9996253 DTTC .9998201 .0002294 4358.80 0.000 .9993523 1.000288 _cons .1552765 .2263543 0.69 0.498 -.3063761 .6169291 Qua bảng kết quả hồi qui ta thấy Prob > F = 0,0000 nhỏ hơn mức 5% nên mô hình này có ý nghĩa với mọi mức giá trị alpha. Với R2 = 1,0000 có nghĩa là 100% biến động về lợi nhuận có thể giải thích được nhờ mối liên hệ tuyến tính giữa doanh thu, giá vốn, chi phí và thu nhập từ hoạt động tài chính. Không còn nhân tố nào khác ảnh hưởng ngoài mô hình đề cập, các nhân tố khác nếu có chỉ ảnh hưởng đến các nhân tố trong mô hình, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các biến trong mô hình đều có P>│t│ = 0,000, có nghĩa là các biến đều có ý nghĩa trong sự biến động các nhân tố. Từ đây ta có mô hình chính như sau: LN = 0,1552765 + 0,9998906DT - 0,999889GV - 0,9999159CP + 0,9998201DTTC Qua mô hình, ta có thể giải thích ý nghĩa các biến như sau: Nếu doanh thu tăng lên 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 999.890,6 đồng. Nếu giá vốn hàng bán tăng thêm 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm 999.889 đồng. Nếu chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng thêm 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm 999.915,9 đồng. Nếu thu nhập từ hoạt động tài chính tăng lên 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 999.820,1 đồng. Các nhân tố đều đúng với các giả thuyết cần kiểm chứng ban đầu. Từ đây ta có thể kết luận là các nhân tố trên đều tác động sâu sắc đến lợi nhuận. Trong đó doanh thu làm tăng lợi nhuận nhiều hơn thu nhập hoạt động tài chính và chi phí ngoài sản xuất tác động đến lợi nhuận nhiều hơn giá vốn hàng bán được. Qua kết luận trên ta có cơ sở để định ra chiến lược trong tương lai nhằm tối đa hoá lợi nhuận công ty có thể đạt được. 5.2.2. Phân tích mô hình phụ Dữ liệu của mô hình được đề cập trong Bảng B phần Phụ lục. Mô tả tổng quát số liệu: Bảng 17. MÔ TẢ TỔNG QUÁT MÔ HÌNH HỒI QUI PHỤ Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max DT 36 41195.97 19391.91 8953 80094 Ca 36 798968.8 272550.3 172675 1367870 Tom 36 91938.53 91682.19 0 378799 Khac 36 20734.5 18347.77 0 76863 UT 36 39772.89 35299.88 0 128650 Qua bảng số liệu ta thấy: Số giá trị quan sát là 36 mẫu Giá trị trung bình của DT là 41195,97 triệu đồng. Sản lượng trung bình của Cá là 798968,8 tấn, Tôm là 91938,53 tấn, Khác là 20734,5 tấn và UT là 39772,889 tấn. Ta thấy mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty là Cá các loại và các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng thấp nhất. Giá trị cao nhất : DT = 80094 triệu đồng/tháng; Ca = 1367870 tấn; Tom = 378799 tấn; Khac = 76863 tấn và UT = 128650 tấn. Giá trị thấp nhất : DT = 8953 triệu đồng/tháng; Ca = 172675 tấn; Tom = 0 tấn; Khac = 0 tấn và UT = 0 tấn. Về mối liên hệ giữa các biến trong mô hình : Bảng 18. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH PHỤ DT Ca Tom Khac UT DT 1.0000 Ca 0.7809 1.0000 Tom 0.5510 0.5481 1.0000 Khac -0.0260 0.1009 0.3818 1.0000 UT 0.3230 0.3213 0.1377 -0.0650 1.0000 Qua bảng ta thấy sự tương quan giữa các cặp đều rất chặt chẽ với nhau. Trong đó cặp DT và Ca có sự tương quan cao nhất (0,7809), thật vậy, vì mặt hàng cá các loại luôn chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của công ty nên khi biến này biến động sẽ làm doanh thu biến động lớn từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, cặp chỉ tiêu Khac và UT là lỏng lẽo nhất (-0,0650). Tuy nhiên, để kết luận được mức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhân tố này ta cần quan sát nhiều hơn qua bảng hồi qui chứ không chỉ dựa vào số lượng. Mô hình hồi qui phụ: Bảng 19. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI PHỤ Source SS df MS Number of obs = 36 F( 4, 31) = 15.55 Prob > F = 0.0000 R-squared = 0.9700 Adj R-squared = 0,9529 Root MSE = 3416 Model Residual 8.7840e+09 4.3776e+09 4 31 2.1960e+09 141214247 Total 1.3162e+10 35 376046048 DT Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Ca .0516812 .0063323 8.16 0.000 .0367077 .0666546 Tom .1454021 .018911 7.69 0.000 .1006847 .1901196 Khac .3291411 .1260068 2.61 0.035 .0311824 .6270999 UT .0963346 .0299584 3.22 0.015 .0254943 .1671749 _cons -5543.454 5265.903 -1.05 0.327 -17995.34 6908.428 Qua bảng kết quả hồi qui ta thấy Prob > F = 0,0000 nhỏ hơn mức 5% nên mô hình này có ý nghĩa với mọi mức giá trị alpha. Với R2 = 0,9529 có nghĩa là 95,29% biến động về doanh thu có thể giải thích được nhờ mối liên hệ tuyến tính với mặt hàng cá, tôm, các loại khác như ếch, mực… và uỷ thác xuất khẩu, còn 4,71% còn lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Các biến Ca và Tom trong mô hình có P>│t│ = 0,000, có nghĩa là các biến đều có ý nghĩa trong sự biến động các nhân tố. Biến Khac = 0,035 = 3,5% < 5% nên có ý nghĩa trong mức ý nghĩa 5%. Tương tự UT = 1,5% < 5% nên đều có nghĩa trong khoảng alpha 5%. Từ đây ta có mô hình chính như sau: DT = -5543,454 + 0,0516812Ca + 0,1454021Tom + 0,3291411Khac + 0,0963346UT Qua mô hình, ta có thể giải thích ý nghĩa các biến như sau: Nếu sản lượng mặt hàng cá các loại tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 51.681,2 đồng. Nếu sản lượng mặt hàng tôm các loại tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 145.402,1 đồng. Nếu sản lượng mặt hàng khác tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 329.141,1 đồng. Nếu sản lượng hàng uỷ thác xuất tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 96.334,6 đồng. Các nhân tố đều đồng biến đúng với các giả thuyết kiểm chứng ban đầu. Từ đây ta có thể kết luận là các nhân tố trên đều tác động sâu sắc đến doanh thu, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn tăng doanh thu ta phải nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty, tuy nhiên, khi tăng sản lượng thì mặt hàng Khác sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến doanh thu, trong khi đó mặt hàng cá lại ảnh hưởng ít nhất đến doanh thu. Qua đó ta thấy rằng tuy mặt hàng cá trong các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhưng hiệu quả mang lại không cao bằng các mặt hàng khác, tuy do có số lượng lớn nên doanh thu chủ yếu dựa vào mặt hàng này. Qua mô hình đã chứng minh rằng các mặt hàng khác và tôm mang lại hiệu quả cao hơn, mang lại doanh thu nhiều hơn khi so cùng 1 khối lượng với mặt hàng cá nhưng hiện tại số lượng xuất khẩu còn thấp. Trong tương lai, công ty Caseamex cần tập trung hơn nữa để thúc đẩy việc xuất khẩu các mặt hàng khác và tôm để mang lại nguồn lợi lớn hơn. 5.3. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 5.3.1. Chi phí ngoài sản xuất trong kỳ Qua mô hình chính ta có thể thấy được nhân tố chi phí là nhân tố nghịch biến và ảnh hưởng lớn nhất đến mức lợi nhuận của công ty. Khi chi phí này tăng lên 1 triệu đồng thì sẽ làm giảm mức lợi nhuận xuống 999.915,9 đồng. Do đó, khi ta giảm chi phí của nhân tố này xuống thì sẽ có hiệu quả cao nhất so với các nhân tố khác. Chi phí này bao gồm trong bảng dưới đây: Bảng 20. TÌNH HÌNH CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT TRONG KỲ TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Chi phí bán hàng 21.731 25.095 13.834 3.364 15,5 (11.261) (44,9) Chi phí QLDN 875 2.753 1.306 1.878 214,6 (1.447) (52,6) Chi phí vận chuyển 19.246 17.842 15.942 (1.404) (7,3) (1.900) (10,7) Chi phí Marketing 3.412 2.270 2.568 (1.142) (33,5) 298 13,1 Chi phí khác 52 28 557 (24) (46,2) 529 1.889,3 Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Chú thích: QLDN: Quản lý doanh nghiệp Chi phí Marketing: chi phí tiếp thị và quảng cáo Chi phí khác: chi phí bốc xếp, hoa hồng… Nhìn chung ta thấy qua các năm công ty đã cắt giảm các chi phí nhằm đạt lợi nhuận cao hơn. Trong đó: Chi phí bán hàng: Thể hiện tính hiệu quả về cách sử dụng nhân viên cùng các vật liệu, dụng cụ, đồ dùng, bảo hành và bao gồm chi phí dịch vụ quảng cáo, tiếp thị và vận chuyển của công ty. Năm 2006 chiếm khoảng 21,731 tỷ đồng, trong 2007 đã tăng lên 15,5% tương đương 25,095 tỷ đồng, đến năm 2008 giảm 44,9% còn 13,834 tỷ đồng. Ta có thể thấy chi phí này phụ thuộc vào số lượng hàng bán ra của công ty, khi lượng hàng bán ra tăng thì chi phí bán hàng cũng tăng (điển hình là năm 2007), tuy nhiên, cần hạn chế thấp nhất những chi phí phát sinh nhằm nâng cao lợi nhuận của mình. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí phản ánh mức hiệu quả quản lý cũng như việc sử dụng các vật liệu đồ dùng, dịch vụ quản lý của công ty. Năm 2006 chi phí này thấp, chỉ 875 triệu đồng do chưa cổ phần hoá, nhưng sau khí cổ phần hoá công ty, chi phí này cũng tăng mạnh nhằm đáp ứng việc quản lý phức tạp hơn trong nội bộ, cụ thể: năm 2007 là 2,753 tỷ tăng hơn 214,6% so với năm 2006; đến năm 2008, môi trường hoạt động dần ổn định nên chi phí đã giảm 52,6% so với năm 2007, tức là chỉ còn 1,306 tỷ đồng. Điều này phản ánh sự cố gắng của công ty Caseamex trong việc quản lý và điều hành công ty. Các chi phí vận chuyển, chi phí Marketing, chi phí khác nhìn chung đã giảm dần qua các năm. Ta thấy rằng các khoản chi phí này hầu như đã giảm qua các năm, tuy nhiên theo phân tích lúc đầu ta biết lợi nhuận của công ty qua 3 năm đều giảm dần. Điều này chứng tỏ rằng còn có 1 hay nhiều nhân tố khác ngoài chi phí ngoài sản xuất này ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của công ty. 5.3.2. Doanh thu theo từng mặt hàng Theo kết quả của mô hình chính ta biết rằng doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn thứ 2 đến lợi nhuận, đây là nhân tố đồng biến với lợi nhuận và thường biến động nhất do ảnh hưởng từ nhiều mặt như thị trường tiêu thụ, mặt hàng tiêu thụ… Khi doanh thu tăng lên 1 triệu đồng sẽ làm lợi nhuận tăng lên 999.890,6 đồng nếu các nhân tố khác không đổi. Qua Bảng 8 ta có thể thấy năm 2007 doanh thu tuy cao hơn năm 2006 nhưng lợi nhuận lại thấp hơn năm 2006 do các nhân tố còn lại tác động mạnh hơn đến lợi nhuận, do đó lợi nhuận trong năm 2007 thấp hơn 2006. Do đó, ta không chỉ nên tập trung vào nâng cao 1 nhân tố thái quá mà nên phân bổ ra nhằm đồng bộ nâng mức tăng trưởng của tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Để nâng cao doanh thu của công ty, ta cần xét thêm về kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng nào công ty xuất khẩu mang lại doanh thu nhiều hơn. Đây là ý nghĩa của mô hình phụ mà ta đã phân tích [trang 55]: Mặt hàng cá các loại: đây là mặt hàng thế mạnh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. Nếu mặt hàng này tăng thêm 1 tấn thì doanh thu sẽ tăng thêm 51.681,2 đồng, mức ảnh hưởng thấp nhất trong các mặt hàng, tuy nhiên do số lượng cao nên đây vẫn là mặt hàng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty mặc dù doanh thu mang lại không cao. Mặt hàng này bao gồm các sản phẩm: cá tra vụn, cá tra trắng fillet, cá tra vàng fillet, cá tra tẩm bột, cá tra nguyên con lột da, cá basa fillet, cá chẽm fillet, cá trê n/c, cá xiên que… Mặt hàng tôm các loại: đây là mặt hàng thường xuyên của công ty tuy sản lượng xuất khẩu chưa nhiều. Tuy nhiên qua phân tích thì khi 1 tấn mặt hàng này tăng lên thì doanh thu sẽ tăng thêm 145.402,1 đồng; đây là sản phẩm mang lại doanh thu cao thứ 2 sau mặt hàng khác trong kết quả hồi qui của mô hình phụ. Điều này chứng tỏ nguồn lợi từ mặt hàng tôm mang lại là rất lớn, nếu cùng 1 số lượng bán được thì doanh thu của mặt hàng tôm cao gần 3 lần so với mặt hàng cá. Công ty nên tập trung mở rộng thị trường tôm bên cạnh mặt hàng cá để có thể nâng cao doanh thu của mình. Các mặt hàng tôm gồm có: tôm càng nguyên con, tôm sú PTO, tôm sú vỏ block, tôm sú thịt, tôm sú nguyên con… Các mặt hàng khác: bao gồm các sản phẩm như đùi ếch, bạc hà, mực trái thông, thuỷ sản tổng hợp… Đây thực sự là nguồn lợi lớn của công ty, khi tăng thêm 1 tấn sản lượng từ mặt hàng này thì doanh thu sẽ tăng thêm 329.141,1 đồng. Đây thực sự là nguồn lợi của công ty nếu biết khai thác sâu, tuy nhiên do nhu cầu các sản phẩm này không cao, thị trường ít nên sản lượng công ty đã xuất khẩu trong 3 năm qua thật sự thấp. Cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao sản lượng cũng như thị trường của sản phẩm này hơn nữa. Bên cạnh đó, hàng uỷ thác xuất là một trong những nhân tố mang lại thu nhập khá cao, khi tăng thêm 1 tấn thì doanh thu sẽ tăng thêm 96.334,6 đồng. Các sản phẩm thường uỷ thác xuất của công ty: basa fillet, cá tra fillet tươi, cá tra trắng fillet… Tóm lại, để đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao doanh thu, chúng ta không những phải duy trì sản lượng mặt hàng chủ lực là cá, mà còn phải hoạch định chiến lược nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu các mặt hàng còn lại mà nhất là các mặt hàng khác và tôm các loại - đây là 2 mặt hàng sẽ làm tăng doanh thu mạnh nhất trong các mặt hàng chính của công ty Caseamex. 5.3.3. Giá vốn hàng bán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí giá vốn hàng bán luôn là nhân tố quan trọng, chi phí đầu vào của sản phẩm, có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do nguồn nguyên liệu thường tập trung theo vùng, theo vụ mùa nên giá thu mua luôn biến động thất thường nên việc cắt giảm chi phí giá vốn mang nhiều bất cập. Nếu giá vốn hàng bán tăng thêm 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm 999.889 đồng nên các chiếm lược nhằm cắt giảm giá vốn là cần thiết để lợi nhuận tăng. 5.3.4. Thu nhập từ hoạt động tài chính Nếu thu nhập từ hoạt động tài chính tăng lên 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 999.820,1 đồng. Đây là nhân tố đồng biến với lợi nhuận và cũng mang đến lợi nhuận cao cho công ty. Tuy nhiên, hiện nay thu nhập từ hoạt động tài chính chỉ là khoản thu nhập bị động của công ty do khoản thu nhập này chủ yếu là thu nhập từ chênh lệch tỷ giá và lãi vay tiền gửi của công ty. Sự thay đổi từ tỷ giá có thể là nguồn lợi lớn, tuy nhiên nó là con dao 2 lưỡi, khi tỷ giá giảm thì nó cũng làm công ty bị lỗ một khoản khá lớn (xem thêm bảng 8 năm 2007) nên dẫn đến tình trạng không ổn định và không thể lường trước của nhân tố này. Để có thể chủ động điều tiết nhân tố này nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, chúng ta cần có chiến lược đầu tư hơn nữa vào các hoạt động đầu tư tài chính bên ngoài công ty nhằm chủ động khoản thu này hơn nữa và làm giảm bớt khoản thất thu do tình hình biến động tỷ giá không tốt cho công ty. Tóm lại, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình chính đều cao, không chênh lệch nhiều. Do đó ta cần kiểm soát đồng bộ tất cả các nhân tố nhằm tăng cao lợi nhuận. Hiện nay, do các nhân tố trên trong các năm qua không ổn định và khó kiểm soát nên lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua đang giảm dần do các nhân tố trên tác động. Để khắc phục tình trạng này và làm lợi nhuận tăng ta nên đồng bộ các chính sách khắc phục các nhân tố trên một cách có hiệu quả. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận sẽ được đề xuất trong chương sau của bài nghiên cứu này. Chương 6 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN 6.1. LÝ LUẬN CHUNG 6.1.2. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm Đây là biện pháp cơ bản nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu như trên thị trường tiêu thụ giá bán và mức thuế đã được xác định thì lợi nhuận của đơn vị sản phẩm, hàng hoá, khối lượng dịch vụ tăng thêm hay giảm đi là do giá thành sản phẩm hoặc chi phí quyết định. Bởi vậy, để tăng thêm lợi nhuận các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Muốn được như vậy các doanh nghiệp phải thức hiện tốt các biện pháp sau: Tăng năng suất lao động: Là quá trình áp dụng tổng hợp các biện pháp để tăng năng lực sản xuất của người lao động sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc giảm bớt thời gian lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Để tăng năng suất lao động các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến tạo tiền đề làm thay đổi điều kiện sản xuất, cho phép sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tổ chức quản lý lao động hợp lý, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động. Giảm bớt lao động gián tiếp, giảm nhẹ bộ máy quản lý từ đó giảm chi phí quản lý, chi phí lao động gián tiếp, góp phần nâng cao lợi nhuận. Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất cũng góp phần to lớn vào việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, giảm được chi phí hao hụt nguyên vật liệu xuống mức thấp nhất là đã góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 6.1.2. Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ, cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đi đôi với tăng sản lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng. Bởi vì chất lượng được nâng cao sẽ giữ được chữ tín đối với người tiêu dùng và giữ được giá bán, doanh thu se tăng. Những trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng đưa ra thị trường đã chứng minh được doanh nghiệp đó không thể tồn tại được. 6.1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vốn cố định: Vốn cố định là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là chuyển dần giá trị vào sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất cho tới khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Quản lý vốn cố định cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn của doanh nghiệp. Nếu vốn cố định được quản lý tốt sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. Quy mô vốn cố định có ảnh hưởng rất lớn, nó trực tiếp quyết định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Vốn lưu động: Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị của sản phẩm và thông qua lưu thông sẽ được hoàn lại một lần sau chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động nằm dưới nhiều dạng vật chất khác nhau, điều này làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát chúng một cách chặt chẽ. Sử dụng tốt vốn lưu động tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề đáng quan tâm vì khi sử dụng vốn kinh doanh có hiểu quả sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất đem lại lợi nhuận ngày một lớn cho doanh nghiệp. Để làm tốt công việc này doanh nghiệp cần chú ý tới việc xác định cơ cấu vốn kinh doanh, hợp lý giữa các giai đoạn sản xuất, các khâu kinh doanh, giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ, rõ ràng. Trên đây là một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên thực tế mỗi một doanh nghiệp tuỳ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của mình sẽ lựa chọn những biện pháp hữu hiệu trên cơ sở các biện pháp trên, do đó, so sánh với tình trạng thực tế của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ hiện nay, tôi xin đề xuất một số giảm pháp sau đây. 6.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TIỄN Qua phân tích ở phần trên cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đều có tầm quan trọng nhất định và cần được Công ty quan tâm đúng mức, bên cạnh đó là có sự thay đổi về cơ cấu tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để thích ứng được với thị trường thế giới, với cơ chế thị trường ngày một đầy đủ hơn của Việt Nam, nhằm chống tụt hậu và đạt được kết quả cao hơn nữa thì Công ty cần quan tâm tới một số vấn đề sau đây: Qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng muốn cải thiện lợi nhuận cần tác động lên các nhân tố sau: chi phí, doanh thu, giá vốn, hoạt động tài chính. Các yếu tố khác như tài sản (gồm vốn lưu động và vốn cố định), vốn chủ sở hữu (nợ). 6.2.1. Giảm chi phí ngoài sản xuất Đây là biện pháp cơ bản nhất nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Để kiểm soát tốt các khoản chi phí ta cần: Mở rộng qui mô sản xuất sắp tới cần tính đến vị trí gần nguồn nguyên liệu để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành; Thống kê mức hao hụt ở các khâu xuất, nhập, bảo quản. Trong khâu nhập hàng, xác định phương tiện vận tải nào hao hụt nhiều nhất, ít nhất, nguyên nhân dẫn đến hao hụt. Trong khâu xuất bảo quản, xác định kho nào hao hụt thấp nhất, cao nhất sau đó tiến hành cuộc hợp giữa các kho để tìm ra nguyên nhân. Do điều kiện địa lý, kỹ thuật hay do trách nhiệm nhà quản lý; Dùng lợi ích vật chất để khuyến khích tiết kiệm chi phí, đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp gây lãng phí chi phí. Tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí điện nước, điện thoại, chi phí tiếp khách nhằm tăng lợi nhuận cho công ty, rà soát và kiểm tra các khoản mục chi phí có tỷ trọng lớn nhằm có biện pháp hạn chế cụ thể. 6.2.2. Tăng doanh thu Có sự chuẩn bị tốt hơn về trình độ tay nghề cho công nhân hay các biện pháp xúc tiến thương mại, chiết khấu giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán trước thời hạn đây là cơ hội để Công ty nâng cao doanh số. Công ty cần duy trì chất lượng sản phẩm, sản xuất thêm mặt hàng mới theo nhu cầu của thị trường, đồng thời sử dụng thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc094..doc
Tài liệu liên quan