Đề tài Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội, tìm hiểu một số yếu tố liên quan

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội, tìm hiểu một số yếu tố liên quan: NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HPV Ở CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ HÀ NỘI, TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TÓM TẮT Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 1500 phụ nữ tuổi từ 18-69, sống tại Quận Hoàng Mai và Đông Anh – Hà Nội. Những người phụ nữ này được khám phụ khoa, lấy tế bào cổ tử cung và làm xét nghiệm PCR. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội xác định bằng kỹ thuật sinh học phân tử là 5,13%. Tỷ lệ nhiễm HPVC cao ở nhóm tuổi từ 20-39 (18,47%). Nhìn tổng quát, tỷ lệ nhiễm HPV thấp ở tuổi <20, cao ở khoảng tuổi 20-39 và giảm dần sau 40 tuổi; khong gặp ở tuổi ≥60. Các typ HPV nguy cơ cao có tỷ lệ 68,95%; các typ hay gặp là 18 (31,3%), tiếp đến typ 58 (16,37%) và typ 16 (14,66%).Các typ nguy cơ thấp chiếm 27,27%. Số người nhiễm 1 typ chiếm 72,72%, số nhiễm 2 typ chiếm 14,28%, số nhiễm 3 typ trở lên rất ít gặp. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV khác nhau giữa các khu vực và nghề nghiệp. Nhiễm HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục, người c...

pdf18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội, tìm hiểu một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HPV Ở CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ HÀ NỘI, TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TÓM TẮT Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 1500 phụ nữ tuổi từ 18-69, sống tại Quận Hoàng Mai và Đông Anh – Hà Nội. Những người phụ nữ này được khám phụ khoa, lấy tế bào cổ tử cung và làm xét nghiệm PCR. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội xác định bằng kỹ thuật sinh học phân tử là 5,13%. Tỷ lệ nhiễm HPVC cao ở nhóm tuổi từ 20-39 (18,47%). Nhìn tổng quát, tỷ lệ nhiễm HPV thấp ở tuổi <20, cao ở khoảng tuổi 20-39 và giảm dần sau 40 tuổi; khong gặp ở tuổi ≥60. Các typ HPV nguy cơ cao có tỷ lệ 68,95%; các typ hay gặp là 18 (31,3%), tiếp đến typ 58 (16,37%) và typ 16 (14,66%).Các typ nguy cơ thấp chiếm 27,27%. Số người nhiễm 1 typ chiếm 72,72%, số nhiễm 2 typ chiếm 14,28%, số nhiễm 3 typ trở lên rất ít gặp. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV khác nhau giữa các khu vực và nghề nghiệp. Nhiễm HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục, người có quan hệ nhiều bạn tình có tỷ lệ nhiễm cao gấp 12,47% so với nhóm phụ nữ chỉ quan hệ tình dục với một người.Cần có những nghiên cứu rộng hơn nữa ở nhiều địa phương nhằm làm cơ sở cho việc sử dụng vacxin. ABSTRACT STUDY ON THE TYPES OF HPV (HUMAN PAPILLOMA VIRUS) INFECTION DETECTED BY PCR AMONG WOMEN IN HA NOI CITY Le Trung Tho, Tran Van Hop* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 185 – 189 Study subject: women aged from 18-69 in districts Hoang Mai, Dong Anh in Ha Noi City. Methodology: cross- sectional study Inclusion criteria: Married women or women had gynecology examination. Exclusion criteria: Having vaginal bleeding, acute vaginal infection, using vaginal ovulve Sample size:1500 Results: HPV infection detected with PCR technique: 5.13%. Age group 20 - 39 is the most: 18.47%. In general, the rate of HPV infection in group under 20 is lower than over 20 and decreasing gradually with group over 40. High risk: 68.95%, the most common: 18 (31.0.3%), then 58 (16.37%) and 16 (14.66%). Low risk: 27.27%. One-type infected: 72.72%, co-infected with 2 types: 14.28%. Co-infected with low and high risk: 10.38%. The infection of different HPV types differs in region. HPV is STD: women who had many partners were 12.47 (60.0% vs 4.812%) times higher risk of HPV infection than those who had only 1 partner. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý cổ tử cung âm đạo khá phổ biến, nó bao gồm hai nhóm chính: Tổn thương viêm và ung thư. Ở các nước phát triển, do sự hiểu biết về vệ sinh sinh dục, vệ sinh tình dục được giáo dục ngay từ khi còn học trong trường phổ thông cũng như sự ô nhiễm môi trường đã được khống chế ở mức độ nhất định nên viêm cổ tử cung - âm đạo không vượt quá tỷ lệ 15% - 20%, còn lại chủ yếu là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó nhiễm HPV là hay gặp nhất của cơ quan sinh dục(Error! Reference source not found.). HPV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các bệnh viêm đường sinh dục nữ, kể cả tiến triển thành ung thư cổ tử cung xâm nhập và theo thống kê chưa thật đầy đủ, chính xác, chỉ riêng số tử vong do ung thư cổ tử cung hàng năm (do HPV có nguy cơ cao gây ra) đã gấp hàng chục lần số tử cung do HIV/ AIDS(Error! Reference source not found.). Nhiều thống kê có uy tín trên phạm vi toàn cầu cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ giao động từ 10 - 40% tuỳ nước. Rất may là đại đa số người nhiễm HPV (kể cả với 3 nhóm gây bệnh) tự khỏi bệnh do cơ chế tự bảo vệ miễn dịch nếu tình trạng sức khoẻ bình thường. Ở Việt nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tăng mạnh do tốc độ đô thị hoá nhanh, do công nghiệp hoá trên diện rộng, trình độ dân trí nói chung, đặc biệt là nhóm phụ nữ có học vấn thấp hoặc phụ nữ nông thôn còn nhiều hạn chế; do vậy, viêm CTC-ÂĐ nói chung đều rất cao, trong đó tỷ lệ nhiễm HPV vào khoảng 12% phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Ở Hà Nội, cũng mới chỉ có 1 đề tài phát hiện tỷ lệ nhiễm HPV bằng DNA test ở một huyện ngoại thành cách đây ít năm với tỷ lệ rất thấp (1,8%)(Error! Reference source not found.), chưa có công trình nào nghiên cứu chung cả phụ nữ nội và ngoại thành. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau: 1. Điều tra và xác định tỷ lệ nhiễm HPV, các typ nguy cơ cao. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm HPV của phụ nữ ở địa bàn Hà Nội. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Số lượng nghiên cứu Bao gồm 1500 phụ nữ tuổi từ 18- 69, được phỏng vấn và khám phụ khoa. Phạm vi điều tra - 1100 phụ nữ ở ngoại thành Hà Nội (khu vực nông thôn) với 9 xã. - 400 phụ nữ ở nội thành Hà Nội với 6 phường của quận Hoàng Mai. Thời gian Từ tháng 4/2007 đến hết 6/2008. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. - Các đối tượng nghiên cứu trả lời đầy đủ các mục sau: Tuổi, nơi sinh sống, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, số lần mang thai, số con, số bạn tình. Phương pháp xét nghiệm: Cỡ mãu nghiên cứu Tính theo công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính tỷ lệ phần trăm (%) trong nghiên cứu dịch tễ học. Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu, : hệ số tin cậy . Với = 0,05 ta có 1,962 ; ε: là độ chính xác tương đối, chọn ε = 0,4 ; p: Chọn p = 0,0332. Thay vào công thức tính mẫu, ta được n = 726 đối tượng nghiên cứu. Vì cỡ mãu chọn theo cụm nên cần gấp đôi, vậy n= 1500. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu - Phụ nữ tuổi từ 18-60, đã có quan hệ tình dục. - Không có thai. - Không rửa sâu vào âm đạo trước khi xét nghiệm - Không điều trị bệnh phụ khoa trước đó ít nhất 7 ngày. - Khi xét nghiệm không vào thời kỳ hành kinh. - Không quan hệ tình dục trước xét nghiệm 3 ngày. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Chọn ngẫu nhiên 9 xã và 6 phường. Bốc thăm ngẫu nhiên để chọn các xã, phường. - Lập danh sách phụ nữ trong diện xét nghiệm và chọn ngẫu nhiên 100 phụ nữ mỗi phường, xã để mời khám phụ khoa. Định typ HPV tại Labo Trung tâm trường ĐHYHN theo quy trình sau: - Thu nhận bệnh phẩm - Tách chiết DNA tổng số - Thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi - Tinh sạch sản phẩm PCR, dòng hóa sản phẩm PCR - Giải trình tự DNA trực tiếp và giải trình tự DNA plassmid tách dòng - Truy cập ngân hàng gen - Phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả xét nghiệm PCR và định typ HPV Số phụ nữ có HPV-DNA (+) là 77 trường hợp (5,13%), tổng số 116 chủng với 26 typ được tìm thấy. Typ 18 chiếm tỷ lệ cao nhất (31,3%). Kết quả định typ HPV được thể hiện ở bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Kết quả xét nghiệm PCR và định typ HPV Số phụ nữ HPV- DNA (+) Tỷ lệ (%) Tổng số chung 77/1500 5,13 Nguy cơ thấp 11, 40, 42, 54, 61, 70, 71, 72, 81, 90, 91 Tổng số HPV phân lập được Nguy cơ cao 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 58, 59, 66, 68, 82. Số phụ nữ HPV- DNA (+) Tỷ lệ (%) 16 17 14,66 18 36 31,03 39 8 6,89 58 19 16,37 Những typ HPV chiếm đa số 81 12 10,34 Các typ khác 24 20,69 Sự phối hợp các nhóm HPV trên một người và liên quan nhiều bạn tình Số bị nhiễm 1 typ là chủ yếu (72,72%), số nhiễm 2 typ là 14,28%, số nhiễm từ 3 typ trở lên rất thấp. Có 5 người cho biết có nhiều bạn tình thì có tới 3 người nhiễm HPV, số người nhiễm typ HPV nguy cơ cao là 68,95%. Sự phối hợp các typ thể hiện ở bảng 2 dưới đây. Bảng 2. Sự phối hợp các nhóm HPV trên một người và liên quan nhiều bạn tình Số typ phối hợp Số phụ nữ HPV- Tỷ lệ (%) DNA (+) 1 56 72,72 2 11 14,28 3 5 6,49 4 3 3,89 5 1 1,29 6 1 1,29 Tổng 77 100,0 Nhóm nguy cơ thấp 21 27,27 Nhóm nguy cơ cao 48 62,33 Nhiễm cả 2 nhóm 8 10,38 Số có nhiều bạn tình 3/5 60,0 Số chỉ quan hệ tình dục 1 người 72/1495 4,81 Liên quan giữa nhiễm HPV với địa dư Khu vực nông thôn có tỷ lệ nhiễm HPV là 4,25% (thấp nhất), thứ đến khu vực thị trấn với 6,0% và cao nhất là khu vực nội thành với 6,25%. Tỷ lệ nhiễm HPV theo địa dư được thể hiện ở bảng 3 dưới đây. Bảng 3 Liên quan giữa nhiễm HPV với địa dư Số phụ nữ HPV-DNA (+) Âm tính Khu vực sinh sống n % n % Nông thôn 34/800 4,25 766 95,75 Thị tứ, thị trấn 18/300 6,0 282 94,0 Nội thành 25 /4 00 6,25 375 93,75 Tổng 77/1500 1423/1500 Liên quan nhiễm HPV với nghề nghiệp Nhóm phụ nữ nông dân có tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất (2,42%), nhóm cán bộ, công nhân có tỷ lệ nhiễm HPV tương đương mức trung bình, đặc biệt các nhóm đối tượng làm nghề tự do có tỷ lệ nhiễm HPV rất cao, hơn gấp đôi mức trung bình (11,25%). Tỷ lệ nhiễm liên quan nghề nghiệp được thể hiện ở bảng 4 dưới đây. Bảng 4. Liên quan nhiễm HPV với nghề nghiệp Nghề nghiệp Số phụ nữ HPV-DNA (+)/tổng số phụ nữ Tỷ lệ (%) Nông dân 17/700 2,42 Tiểu thương 19/220 8,63 Cán bộ, công chức 10/180 5,55 Công nhân 13/240 5,41 Khác 18/160 11,25 Tổng 77/1500 100,0 Liên quan giữa nhiễm HPV với nhóm tuổi Số người nhiễm HPV trải ra trong khoảng tuổi từ 18-59, trong đó nhóm tuổi từ 20-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (18,47%), không gặp ở tuổi ≥ 60. Bảng 5: Liên quan giữa nhiễm HPV với nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng HPV (+)/% Số lượng HPV (-) <20 6/ 3,92 147 20-29 23/ 9,62 216 30-39 27/ 8,85 278 40- 49 15/ 5,13 277 50-59 6/ 1,91 307 60- 69 0 198 Tổng 77 1423 BÀN LUẬN Về tỷ lệ nhiễm HPV Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng kỹ thuật sinh học phân tử là 5,13%. So với kết quả nghiên cứu của Lê Minh Nguyệt (2002), tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ bình thường là 9,2%(Error! Reference source not found.), một kết quả khác của tác giả Vũ Thị Nhung khi khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là 12%(Error! Reference source not found.). Những kết quả về tỷ lệ nhiễm HPV của các tác giả khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn của chúng tôi khá nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HPV của chúng tôi cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu tại huyện ngoại thành Sóc Sơn - Hà Nội của Nguyến Bá Đức (1,8%)(Error! Reference source not found.). Tỷ lệ nhiễm HPV trong nghiên cứu này thấp hơn so với ước đoán của TCYTTG về tỷ lệ nhiễm HPV ở các nước đang phát triển (khoảng 15%)(Error! Reference source not found.). Về phân bố nhiễm HPV theo tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, phụ nữ nhiễm HPV trẻ nhất là 18, lớn tuổi nhất là 58. Khoảng tuổi có tỷ lệ nhiễm HPV nhiều nhất là 20-29 (9,62%), tiếp đến là khoảng tuổi 30-39 với 8,85% (tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm tuổi này). Khoảng tuổi 50-59 gặp rất ít (chỉ gần 2%) và không gặp ở nhóm tuổi >60. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nhung. Theo tác giả này, tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở khoảng tuổi <20 (20%) và khoảng tuổi 35-49, ở nhóm tuổi trên 60 vẫn gặp nhưng với tần suất thấp(Error! Reference source not found.). Về tỷ lệ các typ HPV nguy cơ cao và thấp Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy 11 typ HPV nguy cơ thấp và 15 typ HPV nguy cơ cao, trong đó nhóm nguy cơ cao chiếm đa số với 68,95%. Trong nhóm nguy cơ cao, typ 18 gặp nhiều nhất với 31,03%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nhung (các typ nguy cơ cao chiếm 77,78%, riêng typ 18 chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,23%). Theo các tác giả trong nước và nước ngoài, có >30 typ HPV gây nhiễm khuẩn đường sinh dục và 15 trong số các typ HPV được coi là gây ung thư cổ tử cung và có các tổn thương nội biểu mô độ cao (typ 16, 18, 31, 33, 45)(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ phụ nữ ở Hà Nội nhiễm các typ HPV nguy cơ cao là khá phổ biến, đặc biệt là các typ 16, 18 và 58 và nguy cơ ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ này rất lớn vì theo các tác giả trong và ngoài nước, các typ HPV nguy cơ cao là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư cổ tử cung(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Về một số yếu tố liên quan Trong nghiên cứu này, hầu hết số phụ nữ bị nhiễm HPV chỉ có 1 typ đơn thuần (72,72%). Kết quả này cao hơn chút ít so với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Nhung năm 2007 (66,12%)(Error! Reference source not found.). Số phụ nữ nhiễm 3 typ trở lên rất hiếm. Trong khi thực hiện phỏng vấn những phụ nữ đến khám phụ khoa, chúng tôi chỉ ghi nhận được 5 trường hợp có quan hệ tình dục với nhiều người, 3 trong số 5 người này nhiễm HPV (tỷ lệ nhiễm lên tới 60%, có nghĩa là cao gấp >10 lần so với những phụ nữ quan hệ tình dục với một người). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Vũ Thị Nhung (47,5%)(Error! Reference source not found.). Điều này cho thấy khả năng lây nhiễm HPV rất cao bằng con đường qua hệ tình dục và tỷ lệ nhiễm HPV rất thấp ở những phụ nữ chỉ quan hệ tình dục với một người. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt không lớn về tỷ lệ nhiễm HPV ở các nhóm đối tượng nông thôn, thị tứ, thị trấn và nội thành. Đây là điểm khác biệt so với một số nghiên cứu trước đây ở miền Bắc. Những nghiên cứu ở thập niên 90 trở về trước (chỉ xác định nhiễm HPV bằng tế bào học phụ khoa, chưa xét nghiệm sinh học phân tử) đều chó thấy có trỷ lệ nhiễm HPV rất thấp ở khu vực nông thôn và tỷ lệ nhiễm HPV cao ở nhóm phụ nữ thành phố. Theo chúng tôi, sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau là có thể lý giải được.Trước đây, khu vực nông thôn mang tính thuần nông, thời gian người nông dân sống và làm việc tại thôn quê là chính, còn hiện tại, do tốc độ đô thị hóa nhanh, làm việc theo cơ chế thị trường nên nhiều người ở nông thôn nhưng lại có nhiều thời gian làm ăn buôn bán ở thành phố. Bởi vậy, bên cạnh những yếu tố tích cực, chính họ cũng nhiễm phải những lối sống, hoạt động tình dục không lành mạnh, lại thiếu hiểu biết về vệ sinh, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng khiến cho tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục nói chung, nhiễm HPV nói riêng tăng lên đáng kể. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HPV ở những nhóm nghề nghiệp khác nhau: Những phụ nữ là nông dân có tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất (2,42%), nhóm phụ nữ buôn bán và làm nghề tự do có tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất (8,63% và 11, 25%). KẾT LUẬN Qua xét nghiệm HPV bằng kỹ thuật sinh học phân tử cho 1500 phụ nữ Hà Nội cả ở nội thành và ngoại thành, chúng tôi rút ra kết luận sau : 1. Tỷ lệ nhiễm HPV chiếm 5, 13%, trong đó chủ yếu nhiễm 1 typ (72,72%). Trong 116 chủng với 26 typ HPV được tìm thấy, nhóm nguy cơ cao chiếm đa số với 68,95%, đặc biệt là các typ 18, 16 và 58. 2. Nhóm tuổi có tỷ lệ nhiễm HPV cao là từ 20-39, sau tuổi 50 ít gặp và không gặp trường hợp nào ở nhóm tuổi >60. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HPV ở các khu vực nông thôn, thị trấn và thành phố. Tỷ lệ nhiễm HPV cao ở nhóm phụ nữ làm nghề tự do, buôn bán, rất thấp ở nhóm phụ nữ làm ruộng. Tỷ lệ nhiễm HPV gấp >10 lần ở những phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người so với nhóm phụ nữ chỉ quan hệ tình dục với một người. 3. Cần có những nghiên cứu rộng hơn nữa ở nhiều địa phương nhằm làm cơ sở cho việc sử dụng vacxin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_5174.pdf
Tài liệu liên quan