Đề tài Nghiên cứu tiếp thu công nghệ tiên tiến để thiết lập và tổ chức khai thác thử nghiệm mạng thông tin số liên kết đa dịch vụ băng rộng b-Isdn

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tiếp thu công nghệ tiên tiến để thiết lập và tổ chức khai thác thử nghiệm mạng thông tin số liên kết đa dịch vụ băng rộng b-Isdn: CHƯƠNG TRÌNH KHCN-01 ĐIỆN TỬ - TIN HỌC - VIỄN THÔNG ( 1996 - 2000 ) BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài KHCN-01-01B NGHIÊN CỨU TIẾP THU CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN ĐỂ THIẾT LẬP VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC THỬ NGHIỆM MẠNG THÔNG TIN SỐ LIÊN KẾT ĐA DỊCH VỤ BĂNG RỘNG B-ISDN BCVT. - Vụ KHCN-HTQT ( Tổng cục Bưu điện ) - Ban KHCN-CN, Ban Viễn thông (Tổng công ty BC-VT VN ) - Cục Thông tin liên lạc, Tổng cục KHKT&CN (Bộ Công an) - Học viện kỹ thuật quân sự ( Bộ Quốc phòng ) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, mạng Viễn thông Việt nam đã có những bước tiến nhảy vọt không chỉ về số lượng thuê bao mà còn về chất lượng mạng và dịch vụ đa dạng. Sau giai đoạn số hoá, giai đoạn chuyển đổi sang mạng ISDN đang được tiến hành. Việc chuyển đổi từ mạng IDN sang mạng ISDN (băng hẹp và băng rộng) là một cuộc cải cách toàn diện và sẽ kéo dài trong thời gian một vài chục năm, qua nhiều bước sẽ yêu cầu không chỉ thay đổi về mặt công nghệ mà còn thay đổi về tổ chức,...

doc41 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu tiếp thu công nghệ tiên tiến để thiết lập và tổ chức khai thác thử nghiệm mạng thông tin số liên kết đa dịch vụ băng rộng b-Isdn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH KHCN-01 ĐIỆN TỬ - TIN HỌC - VIỄN THÔNG ( 1996 - 2000 ) BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài KHCN-01-01B NGHIÊN CỨU TIẾP THU CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN ĐỂ THIẾT LẬP VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC THỬ NGHIỆM MẠNG THÔNG TIN SỐ LIÊN KẾT ĐA DỊCH VỤ BĂNG RỘNG B-ISDN BCVT. - Vụ KHCN-HTQT ( Tổng cục Bưu điện ) - Ban KHCN-CN, Ban Viễn thông (Tổng công ty BC-VT VN ) - Cục Thông tin liên lạc, Tổng cục KHKT&CN (Bộ Công an) - Học viện kỹ thuật quân sự ( Bộ Quốc phòng ) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, mạng Viễn thông Việt nam đã có những bước tiến nhảy vọt không chỉ về số lượng thuê bao mà còn về chất lượng mạng và dịch vụ đa dạng. Sau giai đoạn số hoá, giai đoạn chuyển đổi sang mạng ISDN đang được tiến hành. Việc chuyển đổi từ mạng IDN sang mạng ISDN (băng hẹp và băng rộng) là một cuộc cải cách toàn diện và sẽ kéo dài trong thời gian một vài chục năm, qua nhiều bước sẽ yêu cầu không chỉ thay đổi về mặt công nghệ mà còn thay đổi về tổ chức, quản lý cũng như trong quan niệm về sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Để cuộc cải cách lớn như vậy có thể thực hiện thành công ở Việt nam cần có một đội ngũ cán bộ KHKT, chuyên gia am hiểu, có trình độ của nhiều Bộ, ngành trong cả nước tập trung nghiên cứu thống nhất các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn của mạng ISDN trên cơ sở đó triển khai được cuộc cải cách đó trên mạng Viễn thông quốc gia. Nằm trong khuôn khổ chương trình Điện tử-Tin học-Viễn thông quốc gia, đề tài “Nghiên cứu tiếp thu công nghệ tiên tiến để thiết lập và khai thác thử mạng thông tin liên kết số đa dịch vụ ISDN” đã đạt được những kết quả đáng kể và được hội đồng cấp nhà nước đánh giá loại xuất sắc tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo là giai đoạn thử nghiệm dịch vụ tiên tiến băng rộng trên cơ sở công nghệ ATM trong khu vực hẹp và đưa ra những khuyến nghị trong bước đi tiếp theo của Việt nam trên con đường phát triển tiến tới một xã hội thông tin, một nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21. Kết quả thành công của đề tài này sẽ góp phần quan trọng trong việc hoạch định bước đi của Việt nam để tiến tới xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia NII thúc đẩy nền kinh tế nước ta vũng bước đi lên. Đây là một đề tài lớn bao gồm nhiều nội dung với khối lượng công việc rất nhiều. Để tiến hành triển khai có hiệu quả đề tài được chia thành các nội dung nhỏ tiến hành nghiên cứu song song nhưng đồng thời bảo đảm tính thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau. Đề tài đã tập hợp được rất nhiều chuyên gia, cán bộ KHKT về mạng Viễn thông, thông tin của các Bộ, ngành như Bưu điện, Công an, Quốc phòng, Trung tâm KHTN&CNQG. Sau thời gian nghiên cứu, triênr khai thử nghiệm đến nay đề tài đã hoàn thành và được trình bày trong 2 quyển báo cáo. Quyển 1 trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận của mạng B-ISDN khu vực dân cư, về phát triển công cụ thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư và hiện trạng cũng như thiết kế mạng cho khu đô thị khoa học Nghĩa đô. Trong báo cáo này cũng trình bày cấu hình nút mạng B-ISDN thử nghiệm tại Học viện công nghệ BCVT và việc triển khai, thử nghiệm những dịch vụ băng rộng đầu tiên tại Việt nam. Quyển 2 trình bày phương án ứng dụng mạng B-ISDN cho những trường hợp điển hình như mạng B-ISDN Bộ Công an, phương án mạng B-ISDN Quân đội, phương án mạng B-ISDN khu công nghệ cao Hoà lạc và kế hoạch tham gia của Việt nam vào những dự án thử nghiệm của Diễn đàn đa phương tiện châu Á AMF. Kết thúc đề tài, chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ KHKT, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công nghệ mạng B-ISDN, trong việc thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư. Chúng ta đã có những thử nghiệm thực tế đầu tiên về các dịch vụ băng rộng và kịch bản triển khai cho các khu vực điển hình. Một điều quan trọng trong thành công của đề tài đó là việc phát triển được công cụ thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư hiện đại, triển khai áp dụng rất tốt và có hiệu quả cho khu công nghệ cao Hoà lạc. Những nghiên cứu và khuyến nghị ban đầu của đề tài về khu công nghệ cao Hoà lạc sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới không chỉ áp dụng riêng cho khu công nghệ cao Hoà lạc mà có thể áp dụng cho các khu phần mềm đang được Đảng và nhà nước chú trọng phát triển trong giai đoạn tới. Bản báo cáo tóm tắt này sẽ trình bày một số nội dung chính sau: Mục tiêu của đề tài Nội dung nghiên cứu Các kết quả đạt được Các khuyến nghị về qui mô và đối tượng áp dụng Các nội dung chi tiết xin tham khảo ở các báo cáo chi tiết của từng đề tài nhánh. Xin chân thành cảm ơn! MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này thực hiện các mục tiêu chính sau: 1. Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm thiết kế mạng băng rộng đa phương tiện cho khu vực hẹp. 2. Lập cấu hình tổng thể mạng thông tin B-ISDN khu vực hẹp cung cấp các dịch vụ Multimedia tối thiểu cho 100 đầu cuối sử dụng. Phân tích các yếu tố kỹ thuật liên quan đến cấu hình mạng và tính năng của thiết bị trong mạng. 3. Thiết kế lắp đặt, điều chỉnh hệ thống B-ISDN nhỏ (trong một toà nhà) thử nghiệm dịch vụ đặc chưng băng rộng cho một số thuê bao (ít nhất là 5 thuê bao). 4. Xây dựng và đề xuất phương án mạng B-ISDN cho một số trường hợp điển hình trong đó chú trọng đến các mạng riêng như mạng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, khu vực trường đại học và phương án cho khu công nghệ cao Hoà lạc. Chuẩn bị kế hoạch cho việc Việt nam tham gia vào diễn đàn đa phương tiện châu Á (AMF). NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây: Phát triển phần mềm công cụ thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư: trên cơ sở các yêu cầu đối với công cụ thiết kế phần mềm, xây dựng được các yêu cầu đặt ra đối với phần mềm công cụ thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư. Phát triển các công cụ thiết kế mạng B-ISDN phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế cấu hình một số trường hợp điển hình như mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô, mạng B-ISDN khu công nghệ cao Hoà lạc. Thiết kế mạng B-ISDN khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô, thử nghiệm các dịch vụ băng rộng trong nút mạng tại Học viện Công nghệ BCVT: phân tích các yêu cầu đối với thiết bị trong mạng, các loại hình dịch vụ B-ISDN, thiết kế mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô. Phân tích và thiết kế nút mạng B-ISDN tại toà nhà Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, triển khai thử nghiệm 5 loại hình dịch vụ băng rộng cho 5 đầu cuối sử dụng, đánh giá kết quả thử nghiệm trong nút mạng B-ISDN tại toà nhà Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Phương án mạng B-ISDN Bộ Công an: phân tích những yêu cầu của mạng thông tin Bộ Công an, những đặc thù riêng biệt của mạng thông tin chuyên dụng này, hiện trạng cấu hình và định hướng phát triển trong thời gian tới để đưa ra phương án mạng B-ISDN cho Bộ Công an. Phương án mạng B-ISDN Quân đội: đây cũng là một mạng mang tính đặc thù riêng phục vụ cho mục tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng. Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt nên phương án mạng B-ISDN Quân đội cũng có những nét riêng biệt. Phương án mạng B-ISDN khu vực trường đại học: thực chất đây là mô hình mạng Campus liên kết các phòng thí nghiệm các cơ sở của một trường Đại học trong một khuôn viên rộng (mạng ốc đảo). Học viện Công nghệ BCVT được lựa chọn là địa điểm để xây dựng phương án mạng B-ISDN này. Phương án mạng B-ISDN khu công nghệ cao Hoà Lạc: với chủ trương xây dựng khu Hoà Lạc thành một trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ cao quốc gia nằm trong dự án phát triển hành lang 21, khu công nghệ cao Hoà lạc là một trường hợp điển hình có đầy đủ các yếu tố để xây dựng mạng thông tin B-ISDN. Đề xuất tiến trình tham gia Diễn đàn đa phương tiện châu Á AMF và kế hoạch tham gia của Việt nam vào các dự án thử nghiệm của AMF. Đánh giá những dự án thử nghiệm của Diễn đàn Đa phương tiện châu Á AMF và khả năng tham gia của Việt nam vào những dự án thử nghiệm công nghệ và dịch vụ băng rộng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Nội dung số 1: Xây dựng công cụ phần mềm thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện Chủ trì: KS.Lê Ngọc Giao Cộng tác viên: TS.Trần Hồng Quân KS.Trần Trung Hiếu KS.Phan Huy Tú Ths.Nguyễn Anh Tuấn Kết quả đạt được: Đây là một nội dung quan trọng nhất của đề tài. Kết quả của nội dung này sẽ được sử dụng để thực hiện các nội dung số 2, 7. Xây dựng phương pháp và công cụ dự báo nhu cầu dịch vụ trong mạng B-ISDN khu vực dân cư Phân tích các phương pháp tiếp cận trong việc dự báo nhu cầu dịch vụ nói chung và những đặc điểm đối với dịch vụ băng rộng nói riêng. Lựa chọn phương pháp dự báo: đã phân tích các phương pháp dự báo truyền thống (Phương pháp ngoại suy, Phương pháp chủ quan, Phương pháp mô hình hoá) để từ đó chỉ ra được phương pháp mô hình hoá là phương pháp có triển vọng hơn cả. Xây dựng phương pháp dự báo nhu cầu dịch vụ băng rộng: trên cơ sở những phân tích và đánh giá về các phương pháp dự báo truyền thống, đề tài đã đưa ra qui trình dự báo cho dịch vụ băng rộng trên cơ sở không có số liệu trong quá khứ; phương pháp thu thập và phân loại số liệu; xác định các loại hình dịch vụ băng rộng và thuộc tính của chúng; đã xây dựng thuật toán để tính toán số liệu dự báo; Xây dựng phương pháp dự báo lưu lượng trong mạng B-ISDN khu vực hẹp: đã phân tích tổng quan về dự báo lưu lượng nói chung và tính chất đặc thù của dự báo lưu lượng trong mạng B-ISDN. Đề tài đã đưa ra quy trình dự báo lưu lượng trong mạng B-ISDN khu vực hẹp, phương pháp tính toán các ma trận lưu lượng theo đặc tính của dịch vụ . Phát triển công cụ phần mềm dự báo nhu cầu dịch vụ và lưu lượng cho khu vực dân cư STAND-For: đã lựa chọn nguôn ngữ lập trình Virtual C + Access để phát triển phần mềm dự báo . Đề tài đã xây dựng được thuật toán điều khiển cũng như yêu cầu đối với số liệu đầu vào, đầu ra làm cơ sở cho việc phát triển công cụ thiết kế trong phần tiếp theo. Dự báo nhu cầu dịch vụ và lưu lượng cho khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô: đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô để thu thập số liệu cho đầu vào của phần mềm dự báo STAND-For. Với số liệu thu được đề tài đã dự báo số ượng đầu cuối băng rộng, loại hình dịch vụ cũng như nhu cầu về lưu lượng của từng đơn vị nghiên cứu khoa học trong khu đô thị khoa học Nghĩa đô. Đề tài đã tính toán được các kết quả dự báo như sau: Phần 1: Dự báo nhu cầu phát triển máy tính, máy tính nối mạng tại các đơn vị trong khu vực đến năm 2005. Phần 2: Dự báo nhu cầu của từng đơn vị đối với mỗi loại dịch vụ băng rộng B-ISDN (5 loại hình dịch vụ chính) bao gồm: Truyền file tốc độ cao; Thư tín điện tử; Teleconferencing; VoD; VLAN; Các ma trận lưu lượng giữa 18 đơn vị trong khu vực được tính toán cho các năm 2000-2005, 2010. Xây dựng công cụ thiết kế mạng B-ISDN khu vực hẹp Phân tích một số công cụ phần mềm thiết kế hiện hữu: Traffic Star của BellCore Lab, NETSCENE của NDH (Network Design Home), NICE 97 của NTT Lab Đã phân tích các yêu cầu đối với công cụ thiết kế mạng nói chung: khả năng đáp ứng yêu cầu, khả năng quản lý, cấu trúc mạng, loại chuyển mạch, lựa chọn địa điểm đặt nút mạng và định cỡ, cấu trúc kênh và định cỡ kênh, định tuyến (lựa chọn giao thức), các yêu cầu về số liệu, các mục tiêu chất lượng. Đã xây dựng mô hình và các khối chức năng của phần mềm thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư mang tên STAND (Software Tool for ATM Network Design). Trên cơ sở những yêu cầu chung đối với công cụ thiết kế, đề tài đã xây dựng sơ đồ các khối chức năng của công cụ cũng như xác định mối liên hệ giữa chúng để có khả năng thực hiện được bằng mô hình toán học. Trên nguyên tắc mở các chức năng mới phát triển của công cụ có thể được bổ sung một cách đơn giản vào các phần đã xây dựng. Phát triển công cụ thiết kế STAND bằng ngôn ngữ lập trình Virtual C trong môi trường làm việc Windows. Thử nghiệm thiết kế cho mạng B-ISDN khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô bao gồm: Cấu trúc mạng logic: các điểm đặt tổng đài ATM, thiết bị truy nhập ATM, các đầu cuối ATM và dung lượng kênh kết nối đến từng đầu cuối. Giá thành mạng bao gồm giá thiết bị, xây lắp và bảo dưỡng. Kết luận: trong phạm vi nội dung nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, phương pháp tiếp cận khoa học có đủ cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của phương pháp cũng như kết quả dự báo, kết quả thiết kế đưa ra. Công cụ thiết kế được xây dựng trong nội dung này được sử dụng trực tiếp cho việc thiết kế mạng B-ISDN khu vực đo thị khoa học Nghĩa đô và khu công nghệ cao Hoà lạc. Nội dung số 2: Thiết kế mạng B-ISDN thử nghiệm khu đô thị khoa học Nghĩa đô Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện Chủ trì: TS. Trần Hồng Quân Cộng tác viên: TS.Phùng Văn Vận KS.Đỗ Mạnh Quyết Ths.Đặng Thu Hà Kết quả đạt được: Điều tra khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng mạng thông tin viễn thông khu đô thị khoa học Nghĩa đô Đã tiến hành khảo sát hiện trạng mạng thông tin và nhu cầu phát triển dịch vụ băng rộng trong khu vực: Khảo sát mạng Viễn thông trong khu vực và nghiên cứu kế hoạch phát triển mạng thông tin khu vực trong những năm tới, khảo sát hiện trạng mạng thông tin của các đơn vị trong khu vực thông qua phiếu điều tra. Phân tích đặc điểm đặc trưng của khu vực : Mật độ tập trung các công sở và các cơ quan nghiên cứu trong khu vực rất cao do đó điểm nổi bật của khu vực này đó là vai trò quyết định của các công sở, các viện nghiên cứu và các trường đại học trong định hướng phát triển thông tin, viễn thông của khu vực. Xử lý kết quả điều tra, phan tích để đánh giá hiện trạng mạng thông tin và nhu cầu phát triển của các đơn vị trong khu vực. Có thể khẳng định rằng: Đây là một khu vực có nhu cầu rất cao về hạ tầng cơ sở thông tin tiên tiến. Việc xây dựng mạng thông tin với công nghệ cao cho khu vực này không những chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của khu vực mà còn mang ý nghĩa thử nghiệm cho các khu vực công nghiệp, công nghệ cao trên toàn quốc. Xây dựng bản đồ thông tin của khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô: Trên cơ sở các thông tin có được từ quá trình điều tra khảo sát nhóm thực hiện nội dung đã xây dựng bản đồ số khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô. Xác định các thành phần mạng: Mạng chuyển mạch hạt nhân ATM; Mạng truy nhập ATM; Mạng ngoại vi; Mạng HAN; Thiết bị đầu cuối ATM. Nghiên cứu các vấn đề chung về mạng băng rộng khu vực dân cư Với mục tiêu phát triển việc cung cấp dịch vụ băng rộng cho khu vực dân cư, ATM Forum một tổ chức tiêu chuẩn về công nghệ ATM và mạng băng rộng đã đưa ra khung yêu cầu đối với một mạng B-ISDN khu vực dân cư. Đã phân tích được các thành phần mạng B-ISDN khu vực dân cư chuẩn, các giao diện chuẩn và khả năng thực hiện. Các thành phần chuẩn: Mạng hạt nhân ATM, Mạng truy nhập ATM, Kết cuối mạng truy nhập, Mạng ATM thuê bao gia đình, Hệ thống đầu cuối ATM. Các giao diện chuẩn: Giao diện mạng truy nhập, Giao diện UNIW, UNIX, UNIH Thiết kế mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô Đã phân tích các dịch vụ, ứng dụng triển khai thử nghiệm trong mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô Đã phân tích các ứng dụng thực tế của công nghệ ATM trong các lĩnh vực kinh tế xã hội: Dịch vụ y tế qua mạng, dịch vụ tài chính - ngân hàng, trong lĩnh vực nghiên cứu và thăm dò, giải trí/du lịch, nghệ thuật, vận tải, thương mại điện tử, thông tin trong mạng của chính phủ. Đã phân tích các loại hình dịch vụ băng rộng sẽ triển khai thử nghiệm tại khu đô thị khoa học Nghĩa đô: Dịch vụ Video theo yêu cầu VoD: Trong mạng B-ISDN thử nghiệm tại khu đô thị khoa học Nghĩa đô dịch vụ Video theo yêu cầu sẽ được triển khai thử nghiệm trên diện rộng và sau khi có đánh giá sơ bộ sẽ xem xét việc thương mại hoá dịch vụ này trong những giai đoạn tiếp theo. Dịch vụ VideoConference: Đây là một dịch vụ đắt tiền đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nên trong giai đoạn đầu không thể đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị. Đối với mạng B-ISDN thử nghiệm tại khu đô thị khoa học Nghĩa đô có nhiều giải pháp để thực thi VideoConference băng rộng. Ứng dụng IP qua ATM: đã phân tích và đưa ra phương án cũng như cấu hình triển khai các dịch vụ băng rộng trên cơ sở Web trong đó có dịch vụ truy nhập Web tốc độ cao, dịch vụ thư viện từ xa. Liên kết các mạng LAN: đã xây dựng cấu hình triển khai và thử nghiệm dịch vụ liên kết các mạng LAN trong khu vực đặc biệt cho 2 trung tâm mạng LAN Viện Công nghệ thông tin và mạng LAN Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đã đưa ra được các yêu cầu đối với thiết bị trong mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô - Đã phân tích các chức năng của từng loại thiết bị trong mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô trong đó có yêu cầu chức năng của thiết bị chuyển mạch, thiết bị truy nhập, thiết bị đầu cuối và các Server cung cấp dịch vụ - Đã phân tích các yêu cầu đối với hệ thống quản lý mạng cũng như các thiết bị đo cần thiết cho mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô. Đã thiết kế mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô - Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát và xử lý số liệu, sử dụng công cụ phần mềm dự báo STAND-For đã dự báo nhu cầu dịch vụ cho các đơn vị trong khu vực đến 2010 và dự báo lưu lượng vào ra của từng đơn vị. - Đã sử dụng kết quả dự báo nhu cầu và lưu lượng của các đơn vị trong khu vực để thiết kế mạng B-ISDN khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô bằng công cụ STAND được phát triển trong nội dung số 1. - Kết quả thiết kế cho thấy trong khu vực sẽ xuất hiện 2 nút mạng chính đó là nút mạng Học viện công nghệ BCVT và nút mạng Viện CNTT. Các điểm đặt thiết bị đầu cuối hay truy nhập cũng được xác định (xem hình ). Giá thành ước tính khoảng 1,5 triệu USD. Đã thiết kế nút mạng ATM thử nghiệm trong toà nhà Học viện Công nghệ BCVT Đã phân tích, đánh giá hiện trạng mạng thông tin tại Học viện Công nghệ BCVT Đã đánh giá và xem xét lưu lượng tại nút mạng Học viện Công nghệ BCVT. Đã xây dựng cấu hình khả thi: phương án được triển khai với các thiết bị của dự án đầu tư kèm theo đề tài. Bên cạnh đó một phương án thực thi khác được xây dựng để đảm bảo vẫn triển khai thử nghiệm được các dịch vụ theo yêu cầu nhưng ở mức độ hạn chế hơn khi chư có thiết bị của dự án đầu tư. Đã triển khai thiết bị, thử nghiệm dịch vụ và đánh giá kết quả Đã xây dựng cơ sở dữ liệu cho các dịch vụ ứng dụng sẽ triển khai: Cơ sở dữ liệu dịch vụ Video theo yêu cầu, Cơ sở dữ liệu dịch vụ thư viện từ xa, Cơ sở dữ liệu dịch vụ truy nhập trang Web tốc độ cao Triển khai thiết bị và thử nghiệm dịch vụ theo phương án 2: phương án chưa có thiết bị của dự án đầu tư. Theo phương án này thành phần chính của mạng là thiết bị chuyển mạch AtomNet5 của NEC, các đầu cuối Video theo yêu cầu, VideoServer, đầu cuối VideoConference, đầu cuối ATM truy nhập Web và truy nhập thư viện từ xa, Server thư viện từ xa, các bộ định tuyến ATM. Các thiết bị trên đã được triển khai theo cấu hình xây dựng có sửa đổi so với cấu hình thiết kế cho khu đô thị khoa học Nghĩa đô nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu thử nghiệm. Dịch vụ Video theo yêu cầu VoD: thử nghiệm cung cấp dịch vụ Video cho khách hàng qua mạng theo yêu cầu; Dịch vụ Hội nghị Video: Do điều kiện trang thiết bị không có sẵn kể cả phần cứng cũng như phần mềm nên nhóm thực hiện đề tài chỉ có khả năng triển khai và thử nghiệm dịch vụ VideoConference qua mạng trục ATM. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chưa thể hiện rõ tính ưu việt của công nghệ ATM. Dịch vụ truy nhập Web tốc độ cao: thử nghiệm cung cấp truy nhập trang Web tốc độ cao (155Mb/s, 10Mb/s) cho khách hàng. Dịch vụ thư viện từ xa: thử nghiệm việc xây dựng thư viện điện tử và khả năng cung cấp truy nhập thư viện điện tử từ xa với tốc độ cao cho khách hàng. Dịch vụ liên kết các mạng LAN: thử nghiệm cung cấp kết nối tốc độ cao cho nhiều mạng LAN. Đánh giá kết quả thử nghiệm dịch vụ và đưa ra những kết luận hợp lý. Đề tài nhánh này đã chứng minh được khả năng tổ chức triển khai và thử nghiệm dịch vụ băng rộng của cán bộ nghiên cứu Học viện Công nghệ BCVT cũng như khẳng định được khả năng của công nghệ ATM trong việc cung cấp các dịch vụ băng rộng với đặc chưng và yêu cầu về chất lượng rất khác nhau. Kết luận: Đã thiết kế được mạng B-ISDN khu đô thị khoa học Nghĩa đô trên sở cứ khoa học. Đã xây dựng được các yêu cầu đối với thiết bị trong mạng B-ISDN thử nghiệm làm tiền đề rất thuận lợi cho việc xây dựng dự án đầu tư sau này. Đã tổ chức triển khai thử nghiệm được các dịch vụ băng rộng theo yêu cầu bao gồm: Dịch vụ Video theo yêu cầu Dịch vụ VideoConference Dịch vụ truy nhập Web tốc độ cao Dịch vụ thư viện từ xa Dịch vụ liên kết các mạng LAN Đã khẳng định được tính ưu việt của công nghệ ATM và khả năng kết hợp công nghệ IP và ATM. Với các thiết bị đầy đủ theo dự án đầu tư đã xây dựng hoàn toàn có thể triển khai nhanh chóng các ứng dụng và dịch vụ trên diện rộng cho khu đô thị khoa học Nghĩa đô và có thể áp dụng cho các khu vực khác như khu công nghệ cao Hoà lạc. Nội dung số 3: Phương án mạng B-ISDN Bộ Công An Đơn vị thực hiện: Cục Thông tin liên lạc - Tổng cục khoa học kỹ thuật Bộ Công an Chủ trì: Ths. Nguyễn Đăng Tiến Kết quả đạt được: Tổng quan về B-ISDN và các công nghệ mới sẽ sử dụng trong mạng viễn thông Công an Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề cơ bản liên quan đến ISDN, B-ISDN và công nghệ mới ATM và SDH: Các nguyên tắc cơ bản của B-ISDN; Các đặc tính của B-ISDN dựa trên công nghệ ATM; Lộ trình phát triển B-ISDN; Các công nghệ mới sẽ triển khai trong mạng viễn thông Công an: ATM và SDH Công nghệ ATM: Mạng Viễn thông Công an trong tương lai sẽ sử dụng công nghệ này trên mạng lưới để giải quyết vấn đề cung cấp đa dịch vụ băng rộng như cung cấp các dịch vụ đa phương tiện, hội nghị Video đa điểm, truyền ảnh động, truyền các lệnh chỉ huy, tác chiến.... và phải cung cấp được dịch vụ thoại cơ bản trong mạng B-ISDN tương lai. Công nghệ SDH: Hiện tại hệ thống truyền dẫn SDH của mạng Công an đang sử dụng là hệ thống truyền dẫn của VNPT. Về lâu dài, Bộ Công an sẽ có kế hoạch triển khai mạng truyền dẫn liên tỉnh và đường trục riêng biệt với mạng truyền dẫn quốc gia để đảm bảo tính an toàn trong điều kiện xảy ra chiến tranh hay trong những tình huống đặc biệt. Hiện trạng mạng viễn thông Công an Phân tích đặc điểm mạng viễn thông Công an; Phân tích các yêu cầu đối với mạng viễn thông Công an; Các nhu cầu sử dụng dịch vụ B-ISDN của ngành Công an đặc biệt quan tâm đến dịch vụ truyền ảnh động từ các trạm di động, dịch vụ hội nghị Video đa điểm, truyền file có kích thước lớn; Phân tích và đánh giá cấu trúc phân cấp mạng viễn thông công an; Dự báo xu hướng phát triển mạng trong giai đoạn tới: Mạng cấp I của ngành Công an bao gồm 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh: ngành Công an phải có kế hoạch nâng cấp, xây dựng mạng thông tin viễn thông hiện đại, bảo đảm dung lượng: 20.000 thuê bao thoại, bổ xung các dịch vụ mới như: Dịch vụ hội nghị Video đa điểm (tại 3 trung tâm), dịch vụ truyền ảnh động (Mpeg-2), dịch vụ truyền số liệu, .... Nhu cầu tại mạng cấp II, III: Trong giai đoạn trước mắt, mạng cấp II, III của ngành Công an chưa có nhiều biến động lớn, số lượng thuê bao thoại tăng không đáng kể nên lưu lượng xuất không có nhiều đột biến. Phân tích yêu cầu bảo mật thông tin của mạng viễn thông Côngan Phương án mạng B-ISDN chuyên dụng ngành Công an Trên cơ sở những phân tích và đánh giá hiện trạng mạng viễn thông tin học ngành Công an, nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất phương án triển khai mạng B-ISDN Bộ Công an như sau: Tiến trình triển khai Việc triển khai mạng B-ISDN ngành Công an được thực hiện qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (2000-2005): Nâng cấp xây dựng mạng cấp I của ngành, nhằm nâng cao năng lực mạng, tạo ra khả năng cung cấp các dịch vụ đa phương tiện mới như Hội nghị Video, truyền ảnh động, truyền file tốc độ cao, truy nhập cơ sở dữ liệu tốc độ cao và tăng dung lượng cũng như khả năng chuyển tiếp của các tổng đài tại 3 trung tâm. Giai đoạn 2 (2005-2010): Tiến hành triển khai mạng truy nhập B-ISDN tại các tỉnh và trung tâm mới (theo dự báo tại Cần thơ), triển khai việc kết nối mạng trục băng rộng của ngành với mạng trục quốc gia, xây dựng mạng truyền dẫn riêng của ngành đảm bảo khả năng độc lập trong những tình huống đặc biệt. Lựa chọn công nghệ và giải pháp mạng Lựa chọn công nghệ: Khẳng định công nghệ ATM sẽ là nền tảng cho mạng B-ISDN chuyên dụng ngành Công an trong tương lai. Giải pháp mạng: Đưa ra các giải pháp cấu hình mạng thông tin chuyên dùng Công an theo mô hình phân cấp tổ chức, bao gồm : Giải pháp tổng thể; Giải pháp kết nối trung tâm vùng; Giải pháp kết nối trung tâm vùng với Công An Tỉnh, Thành phố. Kết luận: Đã phân tích được hiện trạng cũng như nhu cầu phát triển của mạng Viễn thông tin học ngành Công an Đã xây dựng được phương án mạng B-ISDn chuyên dụng ngành Công an đáp ứng nhu cầu dịch vụ trước mắt và lâu dài. Nội dung số 4: Phương án mạng B-ISDN Bộ Quốc phòng Đơn vị thực hiện: Trung tâm kỹ thuật viễn thông Học viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc Phòng Chủ trì: TS.Vũ Đức Hải TS.Nguyễn Quốc Bình Kết quả đạt được: Tổng quan về mạng viễn thông quân sự Các yêu cầu và đặc điểm của mạng viễn thông quân sự Các đặc điểm của mạng viễn thông quân sự: Khẳng định tính chuyên dụng của mạng viễn thông quân sự với các đặc điểm như phân cấp phù hợp với cấu trúc tổ chức chỉ huy, được sử dụng theo chế độ bao cấp, đang trong quá trình số hoá từng phần, tồn tại nhiều dạng trang thiết bị thuộc thế hệ khác nhau. Các yêu cầu đối với mạng viễn thông quân sự: MVTQS có nhiệm vụ bảo đảm phục vụ chỉ huy chiến đấu thắng lợi một cách thông suốt và nhanh chóng, do vậy MVTQS có các yêu cầu rất riêng như các yêu cầu: Nhanh chóng và chính xác; Tính sống còn; Tính cơ động; Khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ; Tính bảo mật. Hiện trạng mạng viễn thông quân sự Do bị hạn chế bởi yêu cầu về bí mật quân sự, nên nhóm thực hiện đề tài chỉ trình bày hiện trạng mạng viễn thông quân sự một cách chung nhất về các vấn đề như: Phân tích cấu trúc và tổ chức của mạng viễn thông quân sự; Phân tích đánh giá hiện trạng công nghệ sử dụng trong mạng viễn thông quân sự; Phân tích các nhu cầu dịch vụ ISDN trong mạng viễn thông quân sự, đánh giá lợi ích của việc xây dựng mạng B-ISDN Bộ quốc phòng. Phương án xây dựng B-ISDN quân sự Chia lộ trình phát triển B-ISDN quân sự thành ba giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1 (Giai đoạn chuẩn bị) Nâng cấp hệ thống tổng đài quân sự các cấp thành tổng đài số. Xây dựng mạng khách hàng sử dụng các dịch vụ băng hẹp theo tiêu chuẩn ISDN. Xây dựng hệ thống báo hiệu kênh chung. Nâng cấp hệ thống truyền dẫn. Triển khai mạng ATM có tính định hướng B-ISDN. Xây dựng các LAN quân sự tại các khu vực tổng hành dinh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổng hành dinh. Hoàn thiện mạng đồng bộ, bảo đảm cung cấp chuẩn thời gian có độ chính xác cao cho mạng truyền dẫn SDH và cho mạng truyền số liệu ATM. Đào tạo nhân lực: cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và nhân viên khai thác theo định hướng ISDN và B-ISDN. Khảo sát nhu cầu dịch vụ băng rộng và lập kế hoạch mạng theo định hướng B-ISDN. Kết nối với MVTQG vẫn thông qua phương thức như hiện nay. Giai đoạn 2 (Khi nhu cầu dịch vụ băng rộng đã phát triển) Tiếp tục củng cố và nâng cấp hệ thống truyền dẫn; Triển khai xây dựng mạng khách hàng hỗ trợ được cả các dịch vụ băng rộng, hình thành các trung tâm chuyển mạch và tập trung cho mạng khách hàng (các B-NT1, B-NT2); Lắp đặt các chuyển mạch ATM dung lượng lớn tại các nút mạng cấp 1, hình thành mạng truy nhập B-ISDN và kết nối các nút thành ATM backbone, xây dựng hệ thống tandem nhằm cung cấp các cổng truy nhập tới mạng backbone và phục vụ các cuộc kết nối liên vùng hoặc quốc tế; Tích hợp mạng số liệu ATM quân sự vào B-ISDN quân sự; Hoàn thiện mạng đồng bộ; Xây dựng mạng quản lý. Giai đoạn 3 (Giai đoạn hoàn thiện và phát triển) Nâng cấp các tổng đài ATM cấp 1. Mở rộng B-ISDN thành mạng viễn thông chính của MVTQS. Chuyển các tổng đài cấp 2 thành các nút chuyển mạch hoặc bộ tập trung ATM. Kết nối với MVTQG Phương thức kết nối: Việc kết nối từ MVTQS tới MVTQG có thể được thực hiện bằng các kết nối từ mạng backbone quân sự tới mạng backbone dân sự bằng các kết nối trực tiếp từ nút chuyển mạch cấp 1 của MVTQS tới nút chuyển mạch cấp 1 của MVTQG hoặc kết nối thông qua nút chuyển mạch trung gian của MVTQG. Trong những trường hợp cụ thể, từ các bộ tập trung hoặc nút chuyển mạch cấp 2 cũng có thể tổ chức các đường nối trực tiếp hoặc thông qua mạng trung kế quân sự để nối tới mạng truy nhập của MVTQG. Việc phối hợp giao thức báo hiệu và phối hợp dịch vụ tuân theo các chỉ dẫn về giao diện liên mạng theo các khuyến nghị thích hợp của ITU. Khía cạnh an ninh mạng: Trình bày vấn đề bảo mật thông tin quân sự và đưa ra các phương án bảo mật thông tin trên mạng viễn thông quân sự: Kiểm soát quyền truy nhập cũng như kiểm soát luồng thông tin vào/ra mạng tại các lối vào các mạng người sử dụng (tại lối vào các LAN hoặc tại từng thiết bị đầu cuối) và mã hoá mật thông tin trao đổi trên mạng. Kết luận Đã vạch ra được lộ trình phát triển lên N-ISDN và B-ISDN của mạng viễn thông quân sự trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng cũng như yêu cầu thông tin, dịch vụ của mạng Viễn thông quân sự. Đã xây dựng được phương án cũng như giải pháp kết nối giữa mạng VTQS và mạng viễn thông quốc gia đảm bảo yêu cầu bảo mật và thông suốt của thông tin quân sự. Nội dung số 5: Phương án mạng B-ISDN khu vực trường đại học Đơn vị thực hiện: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Trung tâm đào tạo bưu chính viễn thông Chủ trì: TS. Cao Phán Cộng tác viên: Ths.Đặng Thu Hà KS.Trần Trung Hiếu Kết quả đạt được: Mục tiêu của việc xây dựng mạng B-ISDN khu vực trường đại học bao gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng B-ISDN cung cấp môi trường làm việc tối ưu cho cán bộ công nhân viên chức và học sinh sinh viên tại Học viện. Tổ chức thiết kế mạng mẫu phục vụ cho công tác giảng dạy chuyên ngành Viễn thông của Học viện. Cung cấp môi trường trao đổi thông tin nhanh chóng và tiện lợi phục vụ nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa các khoa, các phòng thí nghiệm trong khu vực. Liên kết với các mạng B-ISDN trong khu vực và quốc tế. Phương án mạng B-ISDN tại Học viện Công nghệ BCVT - Cơ sở Hà Đông Đánh giá hiện trạng mạng thông tin tại Học viện Công nghệ BCVT-Cơ sở Hà đông: Toàn bộ các máy tính đều đang hoạt động riêng lẻ và chưa được kết nối thành mạng cục bộ (LAN), khiến cho hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng còn thấp, thiếu sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin. Đưa ra các yêu cầu cơ bản về : Dịch vụ; Tốc độ; Độ tin cậy; Bảo mật; Khả năng thay đổi cấu hình, mở rộng. Phân tích các vấn đề cơ bản đối với mạng ATM Campus. Xây dựng phương án Lựa chọn thiết bị và phần mềm: trên cơ sở các yêu cầu chung về thiết bị cũng như địa hình, đặc điểm của khu vực đề tài đã đưa ra được khuyến nghị: Các thiết bị mạng thông minh (có chức năng thiết lập cấu hình, giám sát từ xa) và phần mềm quản lý mạng là các sản phẩm của Cisco (Cisco là một trong những nhà cung cấp giải pháp mạng hàng đầu thế giới). Các thiết bị mạng nhỏ khác như (hub) có thể được mua từ các hãng sản xuất khác. Sơ đồ thiết kế tổng thể mạng B-ISDN tại Học viện CNBCVT - Cơ sở Hà đông. Kế hoạch đánh số: Các máy chủ phải được gán địa chỉ IP cố định, các máy tính khác sẽ được gán địa chỉ IP động dùng giao thức DHCP. Các máy này sẽ được đặt cấu hình để nhận địa chỉ cung cấp bởi DHCP server trên mạng. Khả năng đáp ứng dịch vụ của mạng: Bao gồm các dịch vụ không đòi hỏi thời gian thực như Email, truyền file, Web, truy nhập từ xa, đào tạo từ xa, thư viện ảo... Thiết kế, lắp đặt hệ thống Đưa ra các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật lắp đặt hệ thống; Đề xuất các thiết bị và phần mềm đi kèm. Bảo dưỡng hệ thống Nhấn mạnh vai trò của việc bảo dưỡng hệ thống để từ đo đưa ra các nguyên tắc chung trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Kết luận Đề tài đã phân tích các vấn đề về thiết kế mạng ATM campus, đánh giá hiện trạng mạng thông tin cơ sở Hà đông của Học viện Công nghệ BCVT để từ đó đề xuất phương án hợp lý đối với mạng B-ISDN khu vực Hà đông của Học viện Công nghệ BCVT. Phương án mang tính khả thi cao và được xây dựng với mục tiêu định hướng cho phát triển trong tương lai khi các khoa, các bộ môn các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ. Cơ sở hạ tầng này tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình phát triển như chương trình đào tạo từ xa của JICA các dự án công nghệ thông tin phát huy được tác dụng. Phương án mạng B-ISDN này có thể được coi là tiền lệ trong quá trình xây dựng cho các trường đại học và các khu vực công nghệ cao trên toàn quốc. Nội dung số 6: Phương án mạng B-ISDN khu công nghệ cao Hoà lạc Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Chủ trì: TS.Trần Hồng Quân Cộng tác viên: KS.Đỗ Mạnh Quyết KS.Phan Huy Tú KS.Trần Trung Hiếu Kết quả đạt được: Đề tài nhánh này nghiên cứu qui hoạch tổng thể cho khu vực công nghệ cao Hoà lạc nói riêng và tạo ra phương pháp, công cụ qui hoạch cho mạng thông tin tiên tiến của các khu công nghệ cao, khu phần mềm. Phương án mạng B-ISDN khu công nghệ cao Hoà lạc được đề cập đến trong nội dung này mang tính tổng thể, định hướng. để có được quihoạch chi tiết cho khu vực nghiên cứu khoa học trọng điểm này cần có những nghiên cứu sâu hơn tiếp theo để thiết kế và tổ chức khai thác thử mạng thông tin tiên tiến tại khu công nghệ cao Hoà lạc và các khu vực khác như khu phần mềm Quang trung... Quy hoạch của chính phủ cho khu công nghệ cao Hoà lạc Nghiên cứu báo cáo qui hoạch phát triển hành lang 21 và khu vực Hoà lạc đã được trình chính phủ Việt Nam phê duyệt để có cái nhìn tổng thể về định hướng phát triển, qui hoạch khu công nghệ cao Hoà lạc. Phân tích về chiến lược và kết quả khảo sát cũng như định hướng xây dựng khu công nghệ cao Hoà lạc trong đó tập chung chủ yếu vào hạ tầng thông tin liên lạc. Dự báo nhu cầu dịch vụ (Thoại và băng rộng) cho khu Công nghệ cao Hoà lạc Phân tích đặc điểm của khu vực và xác định phương pháp dự báo nhu cầu dịch vụ thoại, phi thoại và dịch vụ băng rộng cho khu vực công nghệ cao Hoà lạc. Đề tài nhánh này đã xác định được phương pháp kinh tế xã hội kết hợp phương pháp chuyên gia trong việc dự báo nhu cầu thoại và phi thoịa cũng như dịch vụ băng rộng khu vực công nghệ cao Hiòa lạc. Sửa đổi phần mềm dự báo STAND-For cho phù hợp với số liệu đầu vào và phương pháp dự báo. Đưa ra các kết quả dự báo cho các năm 2005, 2010 và 2020 bao gồm: Kết quả dự báo dịch vụ thoại Kết quả dự báo lưu lượng thoại Kết quả dự báo các loại dịch vụ băng rộng được sử dụng Kết quả dự báo số lượng máy tính Tổng nhu cầu dịch vụ băng rộng ở Hoà Lạc Kết quả dự báo lưu lượng dịch vụ băng rộng Định cỡ mạng: sử dụng công cụ STAND phát triển trong nội dung số 1 để định cỡ cho mạng B-ISDN khu công nghệ cao Hoà lạc đến năm 2010. Kết quả định cơ thể hiện trong các hình .... , ......... Theo kết quả dự báo nhu cầu và tính toàn của chương trình thiết kế mạng B-ISDN khu vực dân cư hẹp STAND thì khu vực công nghệ cao Hoà lạc trong giai đoạn 1 (đến 2010) chỉ cần thiết phải thiết lập 02 nút tổng đài ATM cỡ trung bình (số lượng cổng 155Mb/s không lớn, xem chi tiết bảng 4-23) tại khu R&D và HiTech, các điểm tập trung hay truy nhập bao gồm: Khu trung tâm TT, Khu đô thị mới DTM, Khu nhà ở cao cấp NCC, Khu kinh doanh đô thị KĐT, Khu trung tâm chuyển mạch TTCM. Như vậy trong giai đoạn đầu sẽ cùng tồn tại 02 mạng: một mạng chuyển mạch PSTN cung cấp các dịch vụ thoại, di động và một mạng cho các dịch vụ số liệu, dịch vụ băng rộng. Sau giai đoạn này mạng chuyển mạch kênh dần được kết hợp với mạng số liệu và cuối cùng chỉ tồn tại một mạng duy nhất đó là mạng B-ISDN gồm các điểm chuyển mạch và truy nhập như đã trình bày trong hình 4-13. Kết luận: - Đã dự báo được nhu cầu và lưu lượng thông tin của khu vực trên cơ sở định hướng phát triển trong qui hoạch tổng thể khu vực công nghệ cao Hoà lạc của chính phủ. - Đã sử dụng công cụ thiết kế STAND để thiết kế mạng B-ISDN khu công nghệ cao Hoà lạc đến năm 2010. Đây được coi là mạng trục của khu vực bảo đảm cung cấp được các dịch vụ cũng như băng thông theo yêu cầu. Các dịch vụ được triển khai trong khu công nghệ cao Hoà lạc bao gồm: Dịch vụ Video: trong đó có VideoConference và Video theo yêu cầu, Dịch vụ trên cơ sở IP: Truy nhập Web, FTP, E-Mail, thương mại điện tử, Dịch vụ cho thuê liên kết kênh ảo VCC hay liên kết đường ảo VPC. Nội dung số 7: Kế hoạch tham gia của Việt nam vào AMF Đơn vị thực hiện: Ban Khoa học Công nghệ và Công nghiệp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam Chủ trì: KS.Trần Việt Tuấn Cộng tác viên: TS.Phùng Văn Vận TS.Trần Hồng Quân KS.Đỗ Mạnh Quyết Kết quả đạt được Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu về AMF, đánh giá khả năng tham gia của của Việt Nam vào các dự án thử nghiệm của AMF tạo điều kiện cho Việt nam trong quá trình tham gia xây dựng E-ASEAN. Diễn đàn đa phương tiện multimedia Châu Á (AMF) Nghiên cứu, tìm hiểu mục tiêu, quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức, định hướng phát triển, nguyên tắc hành động, phương hướng hành động giai đoạn 1999 - 2000 của AMF. Tìm hiểu các thủ tục tham gia AMF. Nghiên cứu các đề án thử nghiệm chính đang được triển khai của AMF Nghiên cứu mục tiêu, các bước thử nghiệm đề án, từ đó đánh giá khả năng tham gia của Việt nam vào các đề án: Đề án 1: Đề án dịch vụ và mạng ATM, phối hợp hoạt động: Đề án này nhằm mục đích hiện thực hoá việc liên kết các mạng ATM của các công ty thành viên thông qua các đường ATM quốc tế. Đề án 2: Những yêu cầu dịch vụ và phối hợp hoạt động cho các ứng dụng multimedia đựa trên IP. Đề án này nghiên cứu điều tra về Chất lượng Dịch vụ (QoS) và mạng cung cấp các dịch vụ truyền thông dựa trên IP. Đề án 3: Phối hợp hoạt động ATM điện thoại qua ATM. Đề án đánh giá việc sử dụng thực tế điện thoại giá rẻ nhờ sử dụng kỹ thuật nén âm trên ATM. Bắt đầu thực hiện 4/1998. Đề án 4: Dịch vụ dịch chéo ngôn ngữ trên Internet/WWW. Đề án 5: Internet qua đường vệ tinh. Đề án 6: Đề án nghiên cứu thanh toán điện tử. Đề án 7: Đề án xây dựng Siêu thị multimedia AMF (MM Mall) Các đề án thử nghiệm của AMF được thực hiện tại hầu hết các thành viên của Diễn dàn, có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Có thể nhận thấy nhiều đề án cần có sự tự đầu tư về cơ sở hạ tầng tại quốc gia thành viên. Việc tham gia của Việt nam vào các đề án này vừa bảo đảm đi đúng hướng phát triển vừa tận dụng được kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia thế giới và trong khu vực về mạng B-ISDN và các dịch vụ đa phương tiện. Lập sơ đồ ghép nối mạng B-ISDN thử nghiệm của Việt nam với mạng B-ISDN thử nghiệm của AMF trong khu vực. - Nghiên cứu, phân tích các vấn đề về: Mạng và tiêu chuẩn kết nối của AMF, Qui định của AMF cho chỉ tiêu của UNI và NNI; UNI; Giao thức báo hiệu; NNI; Kết nối quốc tế GW-GW - Thiết kế và triển khai mạng ATM (1) Xác định các thông số mạng, (2) Thiết kế cấu hình mạng, (3) Kiểm tra hoạt động của mạng. - Mạng và dịch vụ băng rộng thử nghiệm tại Viện KHKT Bưu điện . Mô tả và phân tích khả năng kết nối cũng như thử nghiệm dịch vụ của dự án thử nghiệm tại khu đô thị khoa học Nghĩa đô với mạng và những dự án thử nghiệm của AMF trong khu vực.. - Đề án mạng ATM đường trục của Việt nam Đánh giá hiện trạng mạng viễn thông liên tỉnh và mạng truyền số liệu của VNPT. Nội dung dự án : Đầu tư hệ thống thiết bị ATM để thử nghiệm công nghệ mới vào mạng lưới nhằm nghiên cứu và đánh giá chất lượng thiết bị, khả năng kết nối với mạng hiện có đồng thời kết hợp phục vụ các dịch vụ trong một thời gian ngắn, đặc biệt là dịch vụ băng rộng. Trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng một hạ tầng thống nhất theo hướng tích hợp các dịch vụ viễn thông vào một mạng, nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới, tạo tiền đề để hạ giá thành dịch vụ, tiến tới thực hiện việc quản lý và điều hành bởi một hệ thống tập trung. Các dịch vụ thử nghiệm gồm : ATM Service Frame Relay Service Circuit Emulation Service. IP & Vitural Private Network (VPN) LAN/WAN Video Service xDSL Chọn lựa công nghệ, kỹ thuật: lưu ý đến các khía cạnh như: tích hợp dịch vụ, băng tần yêu cầu, điều khiển lưu lượng, tốc độ kết nối, độ trễ, khả năng ghép kênh, khả năng tính cước ,.... - Các vấn đề ghép nối giữa mạng thử nghiệm của Việt nam và mạng của AMF Trình tự ghép nối với mạng của AMF Các vấn đề cần giải quyết khi ghép nối Các giải pháp kết nối mạng ATM khu đô thị khoa học Nghĩa đô và mạng trục ATM quốc gia, và kết nối mạng trục ATM quốc gia với mạng của AMF Đề xuất về tiến trình triển khai và nội dung thử nghiệm của Việt nam. Mục tiêu tham gia AMF của Việt nam Những đề án đã và đang thực hiện liên quan đến nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển các dịch vụ băng rộng - Xây dựng kế hoạch tham gia các đề án của AMF Xây dựng cụ thể các công việc, bước đi cần thiết Đề xuất các đề án của Việt nam tham gia vào AMF : Thử nghiệm dịch vụ và kết nối mạng ATM. Triển khai dịch vụ điện thoại qua ATM Triển khai Dịch vụ Điện thoại trên công nghệ IP ( Voice Over IP ). Nghiên cứu công cụ dịch chéo ngôn ngữ trên Internet . Kết luận: Đề tài đã đưa ra được bức tranh tổng quát về Diễn đàn đa phương tiện châu Á AMF, về tổ chức khu vực này cũng như các dự án thử nghiệm mà AMF đã và đang triển khai trong khu vực về đa phương tiện và dịch vụ băng rộng. Đề tài đã phân tích và đánh gia từng ựu án thử nghiệm của AMF cũng như khả năng tham gia của Việt nam. Trên cơ sở những phân tích về hiện trạng cũng như các dự án thử nghiệm của Việt nam, đề tài đã đưa ra được khuyến nghị hợp lý về việc tham gia vào tổ chức này và tham gia những dự án thử nghiệm của AMF trong đó có dự án mạng ATM, ứng dụng IP, dịch chéo ngôn ngữ. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ QUI MÔ VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1.Sự phát triển kinh tế -xã hội và xu thế hội nhập của Việt nam thúc đẩy quá trình phát triển của hạ tầng cơ sở thông tin đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị xây dựng một mạng viễn thông thông tin thế hệ sau NGN trên những nguyên tắc cơ bản của B-ISDN đó là đa dịch vụ, đa phương tiện. Có thể khẳng định được một lần nữa là bước chuyển đổi từ mạng IDN sang ISDN có thể được thực hiện qua N-ISDN hay chuyển thẳng sang B-ISDN tại những nơi có nhu cầu. Khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô hay Khu công nghệ cao Hoà lạc, khu phần mềm Quang trung là những ốc đảo B-ISDN trong mạng viễn thông Việt nam. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore hay Indonesia và từ kết quả dự báo nhu cầu phát triển có thể khẳng định việc đầu tư nghiên cứu xây dựng hạ tầng thông tin tiên tiến tại khu công nghệ cao Hoà lạc là rất cần thiết và cấp bách trong thời gian tới. Nguyên tác để xây dựng mạng thông tin cho khu vực này là công nghệ mạng tiên tiến IP+ATM, công nghệ truyền dẫn cáp quang để thoả mãn nhu cầu bùng nổ về lưu lượng của các đơn vị trong khu vực. Việc tổ chức khai thác, thử nghiệm thành công các dịch vụ băng rộng tại nút mạng Học viện công nghệ BCVT chứng minh khả năng tự thiết kế, lắp đặt và tổ chức khai thác dịch vụ băng rộng cũng như khả năng làm chủ vấn đề quản lý mạng, đo kiểm thiết bị và mạng băng rộng của cán bộ nghiên cứu Học viện Công nghệ BCVT nói riêng và của cán bộ KHKT của rất nhiều bộ ngành khác như Bưu điện, quốc phòng, công an...Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà đề tài KHCN-01-01B nói riêng và chương trình Điện tử-Tin học-Viễn thông đặt ra. Cấu hình triển khai thử nghiệm tại nút mạng B-ISDN Học viện Công nghệ BCVT tuy chưa phải là cấu hình thiết kế cho khu vực đô thị khoa học Nghĩa đô nhưng hoàn toàn có thể đáp ứng được các mục tiêu thử nghiệm. Cấu hình này được xây dựng như phương án 2 tận dụng triệt để tiềm năng có sẵn về thiết bị và kinh nghiệm của cán bộ KHKT Học viện Công nghệ BCVT. Đây là một nỗ lực rất lớn của tập thể chủ trì đề tài cùng các cộng tác viên đã khai thác được hết các tính năng của thiết bị có sẵn, mày mò nghiên cứu phát triển và kết nối được nhiều chủng loại thiết bị không đồng bộ trong điều kiện công cụ nghiên cứu tối thiểu để triển khai được 5 loại hình dịch vụ băng rộng đó là các dịch vụ: - Dịch vụ Video theo yêu cầu - Dịch vụ hội nghị Video qua ATM - Dịch vụ thư viện từ xa trên cơ sở trang Web - Dịch vụ truy cập Web tốc độ 155Mb/s, 10Mb/s - Dịch vụ liên kết các mạng LAN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] The ATM Forum Technical Committee “Residential Broadband Physical Interfaces Specification”, NewYork 1999. [2] ATM Forum Technical Committee, "Frame-Based User-To-Network Interface (FUNI) Specification V2.0", AF-SAA-0088.000, July 1997. [3] DAVIC 1.2 Specifications Part 8, Section 7.6 "Short Range Baseband Asymmetric PHY on Copper and Coax". Digital Audio-Visual Council, June 1997. [4] The ADSL Forum, "ADSL Forum Technical Report TR-002: ATM over ADSL Recommendations"; March 1997. [5] IEC 603-7 “Connectors for Frequencies Below 3 MHz for use with Printed Boards”, Part 7; 1996. Electrical specifications may be found in ISO/IEC 11801:1195, “Information Technology - Generic cabling for customer premises”. [6] IEC 1754-AA Interface Standard, New Work Item Proposal. [7] TIA/EIA PN-3871 Intermateability Standard, Work in Progress. [8] The ATM Forum Technical Committee "ATM User-Network Interface (UNI) Signalling Specification" Version 4.0, af-sig-0061.000, July, 1996. [9] The ATM Forum Technical Committee, “ATM Inter-Network Interface (AINI)”, Work in progress, NewYork 1999. [10] The ATM Forum Technical Committee "User-Network Interface (UNI) Specification 3.1", September 1994. [11] ITU-T Recommendation G.902 (11/95): “Framework Recommendation on functional Access Networks (AN); Architecture and functions, access types, management and service node aspects”. [12] Draft new ITU-T Recommendation G.967.1 (12/97). V-interfaces at the service node (SN) - VB5.1 reference point specification. [13] Draft new ITU-T Recommendation G.967.2 (12/97). V-interfaces at the service node (SN) - VB5.2 reference point specification. [14]. David Ginsburg, “ATM Solutions for Enterprise Networking” Addison- Wesley- New York 1996. [15]. David E.McDysan and Darren L.Spohn, “Hands On ATM” McGraw-Hill, New York - 1998 [16]. Minoli “Video Dial Tone technology”, McGraw-Hill, New York - 1995 [17]. Minoli and Michael Vitella, “ATM and Cell Relay Service For Corporatate Environments” McGraw-Hill, New York - 1995 [18]. David E. McDysan and Darren L. Spohl “ATM Theory and Applications” NewYork 1996 [19]. ISS 95 Conference Proceedings “Video On Demand Service” Berlin 1995. [20] ATM Resource Allocation algorithms: a comparison - S.I.A Shah & T.Yang [21] R.Guerin, H.Ahmadi & M.Naghshineh “Equivalent Capacity and Its Application to Bandwith Allocation in High speed network”IEEE Journal on Selected Areas inCommunications, Vol.9, No.7, Sept., 1991. [22]. T.Yang and D.H.K. Tsang “A Novel Approach to estimating the Call loss Probability of an ATM Mux Loaded with Homogenous Bursty Sources” Proc. Globecom’90. [23] Han Zhou and C.H.Chang “A new dynamic bandwith allocation scheme for ATM networks”. IEEE 1995. [24] H.Akimaru, T.Okuda and K.Nagai “A simplified performance evaluation for bursty multiclass traffic in ATM systems” IEEE Trans.on Comm.Vol.42, No.5, May 1994. [25]. R.Bolla, F.Danovaro, F.Davoli and M.Marchese, “An integrated dynamic resource allocation scheme for ATM networks” INFOCOM’93. [26]. Y.Sato and K.Sato “Virtual path and link capacity design for ATM network” IEEE J. Select. Areas Commun. , vol. 9, no.1, Jan 1991. [27]. Jimmy H.S.Chan and Danny H.K.Tsang “ Bandwith Allocation of Multiple QoS in ATM Environment” Article from Interrnet. [28]. Mohsen Guizani and Ammar Rayes “ Designing ATM Switching Networks” McGraww-Hill NewYork 1999. [29] J.M.Pitts and J.A.Schormans “ Introduction to ATM Design and Performance” John Wiley & Sons West Sussex, U.K 1997 [30] P.Castelli, E.Cavallero and A.Tonietti “Policing and call admission problems in ATM network”, ITC-13, 1991 [31] Aaron Kershenbaum “Telecommunications network design algorithms” McGraw-Hill NewYork 1994. [32]. Nguyễn Cảnh Tuấn, Vũ Tuấn Lâm Dự báo nhu cầu dịch vụ ISDN trên mạng viễn thông quốc gia năm 2000 đến 2010, Đề tài KHCN-01-01. [33]. AMF - Presentation - Hà nội 1998 [34]. Đề tài " Nghiên cứu triển khai mạng thử nghiệm băng rộng B-ISDN tại khu khoa học Nghĩa đô " - Đỗ Mạnh Quyết, Lê Ngọc Giao. [35]. UNI 3.1/4.0 Specification - ATM Forum 1998. [36]. Đề án xây dựng mạng ATM đường trục - VTN [37]. Các tài liệu công bố trên web-site của AMF :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTinhoc (115).doc