Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- MÔNG THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- MÔNG THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60.62.40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HIỀN LƢƠNG THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đ...

pdf101 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- MÔNG THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- MÔNG THỊ XUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢO LẠC, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60.62.40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HIỀN LƢƠNG THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Mông Thị Xuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa chăn nuôi thú y, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Hiền Lương, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Khoa Chăn nuôi Thú y, đã giúp đỡ hoàn thiện đề tài và có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Mông Thị Xuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn ......... 4 1.1.2. Tập tính của lợn ............................................................................ 6 1.1.3. Đặc điểm về sự thích nghi của lợn ................................................ 8 1.1.4. Đặc điểm ngoại hình, thể chất của lợn .......................................... 8 1.1.5. Đặc điểm về sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn .. 9 1.1.6. Đặc điểm sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái ................... 16 1.1.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở lợn........ 27 1.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 29 1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới .......................................... 29 1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước ............................................ 32 1.3. Vài nét về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng .......................................................................................................... 37 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 39 2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 39 2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 39 2.5.5. Phương pháp xác định thành phần hoá học của thịt nạc .............. 45 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 46 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 47 3.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc ............. 47 3.1.1. Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006 - 2008) của huyện Bảo Lạc ................................................................................ 47 3.1.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra của huyện Bảo Lạc ....................... 49 3.1.3. Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc .................. 51 3.2. Một số đặc điểm sinh học của lợn Bảo Lạc .................................................... 55 3.2.1. Đặc điểm ngoại hình các nhóm lợn theo màu sắc lông ................ 55 3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc ............................. 58 3.3. Khả năng sản xuất của lợn nái Bảo lạc ............................................. 60 3.4. Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc .......... 67 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 83 1. Kết luận ................................................................................................................. 83 2. Đề nghị .................................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 PHỤ LỤC .................................................................................................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu giống của đàn lợn huyện Bảo Lạc qua 3 năm (2006-2008) ... 47 Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã của huyện Bảo Lạc năm 2008 ..................... 49 Bảng 3.3. Phân loại lợn Bảo Lạc theo màu sắc lông tại 3 xã của huyện Bảo Lạc ........................................................................................ 55 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc ................................ 58 Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ................................. 60 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu về sức sản xuất của lợn nái Bảo Lạc .................... 64 Bảng 3.7. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi (kg/con) ................ 68 Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn con giai đoạn ss - 8 tuần tuổi ....................................................................................... 70 Bảng 3.9. Khối lượng lợn nuôi thịt Bảo Lạc qua các tháng tuổi (kg/con) ..... 72 Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc ..... 74 Bảng 3.11. Khối lượng lợn cái hậu bị qua các tháng tuổi (kg/con)............... 76 Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn nái hậu bị Bảo Lạc ....... 77 Bảng 3.13. Khối lượng và một số chiều đo chính của lợn nái sinh sản Bảo Lạc ........................................................................................ 79 Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát sức sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc ở 12 tháng tuổi (n = 4) .......................................................................... 80 Bảng 3.15. Thành phần hoá học của thịt lợn Bảo Lạc (%) ............................ 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Sinh trưởng tích luỹ của lợn con ................................................. 69 từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi.............................................................................. 69 Biểu đồ 3.1: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ............................................. 70 Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tương đối của lợn con ............................................. 71 Đồ thị 3.3: Sinh trưởng tích luỹ của lợn nuôi thịt ......................................... 73 Biểu đồ 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc ............................ 75 Đồ thị 3.4: Sinh trưởng tương đối của lợn nuôi thịt Bảo Lạc ............................ 75 Đồ thị 3.5: Sinh trưởng tích luỹ của lợn cái hậu bị Bảo Lạc ......................... 77 Biểu đồ 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn cái hậu bị ................................... 78 Đồ thị 3.6: Sinh trưởng tương đối của lợn cái hậu bị ................................... 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đƣợc viết tắt CS, ĐVT Cộng sự, Đơn vị tính KL Khối lượng g, g% Gam, Gam % Hb Hemoglobin HC Hồng cầu BC Bạch cầu NXBNN Nhà xuất bản nông nghiệp NXBGD Nhà xuất bản giáo dục STH Somato trophin Hormone VCN Viện chăn nuôi MC Móng cái SS Sơ sinh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn WTO Tổ chức thương mại thế giới FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean BCTT Bạch cầu trung tính VCK Vật chất khô TS Tổng số ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long TN Tây Nguyên BTB Bắc Trung Bộ DHNTB Duyên Hải Nam Trung Bộ ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng Y Yorkshire L Landrace Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vai trò rất quan trọng, được phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới. Sở dĩ lợn có thể phát triển một cách dễ dàng là do nó có nhiều đặc tính ưu việt: ăn tạp, chi phí/1kg tăng khối lượng thấp, sức chịu đựng tốt với các điều kiện vệ sinh chăm sóc khác nhau, chu kỳ sinh sản ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh, nên khả năng cho sản phẩm rất lớn. Mỗi năm, 1 nái có thể đẻ từ 2 đến 2,4 lứa và lượng thịt lợn được sản xuất từ một lợn nái cũng rất cao, có thể đạt tới 2 tấn/năm. Mặt khác, thịt lợn giàu dinh dưỡng, phẩm chất tốt, dễ chế biến, phù hợp với khẩu vị của đa số người tiêu dùng, nên mức tiêu thụ rất cao. Lượng thịt lợn tiêu thụ trên thế giới tương đương với thịt bò, ở mức khoảng 40% tổng lượng thịt (FAO). Ở Việt Nam, thịt lợn là nguồn thực phẩm chính. Ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng, thì chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt, khí biogas phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thuộc da… Trước sức ép của thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế, cũng như các ngành khác, ngành chăn nuôi lợn cũng có sự cạnh tranh xuất khẩu rất khắt khe, đòi hỏi về số lượng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Từ thực tế đó, Nhà nước đã và đang có những chính sách phát triển ngành chăn nuôi lợn, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, theo hướng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp, thực hiện nhập khẩu một số giống lợn ngoại cao sản trên thế giới như Landrace, Yorkshire, Doroc, Pietrain…, cải tiến giống lợn nội và nâng cao năng suất, tăng nhanh số lượng thịt lợn, đồng thời nâng cao chất lượng thịt, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 khoa học đã nghiên cứu lai tạo thành công giống lợn ngoại với một số lợn nội tạo ra tập đoàn các giống lợn ngoại và lợn lai tại Việt Nam đáp ứng với tình hình phát triển chăn nuôi lợn đa dạng, phù hợp với các vùng sinh thái của nước ta. Bên cạnh việc quan tâm phát triển các giống lợn ngoại, lợn cao sản, thì con lợn nội ít được đầu tư, chưa có những chính sách, định hướng cụ thể để phát triển. Lợn nội chỉ được phát triển trong kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp, không có sự đầu tư thoả đáng để có thể phát triển thành hàng hoá. Chúng được nuôi phổ biến ở nông thôn, vùng miền núi và thực sự đã trở thành loài vật nuôi lâu đời nhất, gần gũi đối với người dân Việt Nam. Nước ta có tới hơn 60 giống lợn nội, chúng phân bố rộng khắp ở các vùng sinh thái. Tại mỗi vùng đều có những giống lợn địa phương đặc trưng cho vùng và thị hiếu riêng của cộng đồng vùng đó. Các giống lợn này đều có chung đặc điểm là thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục sớm. Hiện nay, một số giống lợn nội đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như: lợn Ỉ, số lượng lợn nội ngày càng giảm, trong khi đó, nhu cầu về thịt lợn nội ngày càng tăng. Lợn Bảo Lạc là một nhóm giống địa phương, có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân khu vực miền núi vùng cao. Mặc dù còn một số hạn chế về tầm vóc và khả năng sinh sản, nhưng nhóm giống lợn này có nhiều ưu việt như khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, tập quán và trình độ sản xuất của người dân, chất lượng thịt thơm ngon, được người dân ưa chuộng.. Trong xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu ăn không chỉ dừng lại ở no và đủ, mà hướng tới chất lượng, an toàn. Thịt lợn Bảo Lạc cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó. Trải qua quá trình lịch sử lâu đời, con lợn bản địa vẫn tồn tại và phát triển cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc cho đến ngày nay. Tuy nhiên, lợn Bảo Lạc còn bị hạn chế bởi tầm vóc nhỏ, khả năng sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 chậm, đó là hậu quả của phương thức chăn nuôi lạc hậu. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của chúng còn ít và thiếu hệ thống. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tập quán chăn nuôi lợn của người dân địa phương. - Xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Bảo Lạc, để từ đó làm tiền đề cho việc hoạch định những định hướng, chính sách phát triển chăn nuôi lợn bản địa tại địa phương, đồng thời góp phần làm cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gen lợn Bảo Lạc. Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và Viện nghiên cứu. Định hướng cho người dân chăn nuôi lợn nội chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở về việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn Đặc điểm về di truyền của lợn Cũng như các loài gia súc khác, đặc điểm di truyền các tính trạng chất lượng và số lượng trên lợn cũng tuân theo các quy luật di truyền của Mendel. Màu sắc lông da như trắng, đen, vàng… là những tính trạng chất lượng do một đôi gen quy định, không thay đổi qua các thế hệ. Còn các tính trạng: Số con trên lứa, khả năng tăng trọng, phẩm chất thịt xẻ, chất lượng thân thịt… là những tính trạng số lượng, do nhiều đôi gen quy định và chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức độ khác nhau (Nguyễn Văn Thiện và CS, 1998) [49]. Các tính trạng số lượng và chất lượng đều chịu sự tác động giữa kiểu di truyền và môi trường. Kiểu di truyền hay kiểu gen là sự có mặt và hoạt động của từng gen riêng rẽ để ảnh hưởng đến sự hình thành của tính trạng hoặc là sự tổng hợp, sự tác động tương hỗ giữa các gen trong quá trình phát triển cá thể, thể hiện như một thể thống nhất, toàn vẹn, điều hoà toàn bộ đời sống của con vật. Kiểu di truyền là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài thông qua sự chọn lọc tự nhiên. Kiểu hình là toàn bộ tính trạng của cá thể, hình thành biểu hiện gắn với kiểu di truyền, nhưng có thể quan sát, phân tích được và chịu ảnh hưởng thay đổi của các yếu tố môi trường, (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện và CS, 1995) [36]. Cũng theo tác giả trên cho biết: Sự phân chia đầu tiên của giá trị kiểu hình là sự phân chia nó thành các phần có thể bị ảnh hưởng của kiểu gen và môi trường. Kiểu gen là một tập hợp đặc biệt của các gen có được của một cá thể và môi trường là tất cả các yếu tố không di truyền (non - genetic). Các giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 trị có liên hệ với kiểu di truyền và môi trường là giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường. Kiểu di truyền quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự sai lệch từ giá trị này theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P = G + E. P là giá trị kiểu hình của 1 tính trạng (Phenotype); G là giá trị kiểu gen (Genotype) và E là giá trị ngoại cảnh hay gọi là sai lệch môi trường (Environment). Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen có hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygen). Các minorgene này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: Cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức: G = A + D + I Trong đó: G : Giá trị kiểu gen A : Giá trị cộng gộp D : Giá trị sai lệch trội I : Giá trị sai lệch tương tác A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con đường thực nghiệm. Theo J. F. Lasley, 1974 (dẫn theo Trần Văn Tường và Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [57], những tính trạng có hệ số di truyền (h2) từ 0,12 - 0,30 là những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tính trạng có hệ số di truyền trung bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,5 trở lên là những tính trạng có hệ số di truyền cao và cho hệ quả chọn lọc cao. Những tính trạng cho hệ số di truyền thấp sẽ cho ưu thế lai cao. Ngày nay, người ta thu được những bằng chứng cho thấy tác động bổ sung một mình của gen không liên quan chặt chẽ với sự di truyền các tính trạng số lượng, mà các kiểu tác động khác của gen như siêu trội, trội và át gen cũng rất quan trọng, hơn nữa điều kiện ngoại cảnh là một nguyên nhân quan trọng của sự biến thiên ở hầu hết các tính trạng. Việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh tới các tính trạng kinh tế ở gia súc sẽ rất có ích trong việc đưa ra những biện pháp lai giống và chọn lọc có hiệu quả nhất (J.F. Lasley, 1974) [20]. Trong chăn nuôi lợn, tính trạng số lượng quyết định đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các tính trạng về năng suất ở lợn cũng như các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều môi trường sống như: Khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn... Hai cá thể giống nhau về kiểu gen nhưng có thể khác nhau về kiểu hình nếu được nuôi trong hai môi trường khác nhau. Một cá thể có năng lực di truyền yếu nếu được nuôi trong môi trường thuận lợi hơn dễ được xếp hạng cao hơn cá thể khác có năng lực di truyền cao nhưng được nuôi trong môi trường kém (Nguyễn Thiện và CS, 2005) [47]. Vì thế, trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lượng cao thì ngoài việc thay đổi kiểu gen tạo ra những tổ hợp gen mới có năng suất chất lượng cao, cần phải chú ý đến việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đối với con vật. 1.1.2. Tập tính của lợn Theo Vũ Đình Tôn và CS, 2005 [52], lợn có tập tính sống theo bầy đàn trong tự nhiên. Tuy nhiên, con đực có thể tách đàn đi riêng một mình, nó đủ sức tự vệ, không cần sự che chở của con khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Tập tính phòng vệ và đấu tranh sinh tồn của lợn: Lợn đực nhà nuôi riêng, khi hai con gặp nhau, lông gáy dựng đứng, hai hàm răng va vào nhau phát ra tiếng kêu kịch, kịch đe doạ lẫn nhau, bọt mép sùi ra hai bên mũi, lợn đực xông lên nhằm đe doạ nhau; trong giao phối tự nhiên vào mùa sinh sản của lợn thường xảy ra các cuộc chiến tranh dành lợn cái giữa các con đực. Lợn có tính tò mò cao và rất hiếu động; lợn nhà được tập luyện cho ăn với hiệu lệnh, đúng giờ ăn, ỉa, đái, nằm ngủ đúng chỗ quy định. Khi sợ hãi, lợn thường kêu rít, cơ bắp run, chụm vào nhau ở một góc chuồng, lợn thích ngủ nơi tối. Lợn có một số tập tính hoạt động thông thường như đi lại, đứng và ngủ trong thời gian nằm. * Một số tập tính đặc thù của lợn: - Hoạt động bú sữa của lợn: Khi cho con bú, con mẹ nằm nghiêng, thẳng, hai hàng vú lộ rõ. Đàn con bú mỗi con một vú, tranh thủ mút liên tục mỗi con 9 - 10 giây, con mẹ phát tiếng kêu “Ịt, ịt…” liên tục đều đặn trong khi tiết sữa cho con bú. Lợn con mới sinh ra có thể đứng ngay được và có thể tự tìm vú mẹ để bú, lợn mẹ vừa đẻ vừa cho con bú. Trong chăn nuôi lợn nái xem xét hoạt động này để đánh giá một phần khả năng tiết sữa của lợn mẹ, sức khoẻ và chất lượng đàn con. Nếu thời gian thúc vú nhiều mà mút sữa ít, chứng tỏ khả năng sản xuất sữa của lợn mẹ hạn chế. - Hoạt động phối giống của lợn đực: Con đực còn có hoạt động nhảy cái, có bản năng phát hiện được con cái động dục, nó tìm cách tiếp cận, nếu con cái tiếp nhận, thì lợn đực sẽ tiến hành giao phối. - Hoạt động của lợn nái đẻ: Lợn nái chuẩn bị đẻ có biểu hiện tìm ổ, cào phá. Biết được hoạt động của lợn nái đẻ người chăn nuôi lợn có thể quan sát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 theo dõi lợn sinh sản tốt hơn, phát hiện tình trạng bệnh lý trong quá trình đẻ của lợn để có can thiệp kịp thời (Vũ Đình Tôn và CS, 2005) [52]. Tập tính của lợn thể hiện ra hàng ngày, trong quá trình chăn nuôi chúng ta theo dõi và phát hiện ra tập tính của lợn, để có phương pháp chăm sóc cũng như quy trình chăn nuôi hợp lý, huấn luyện lợn theo phản xạ có điều kiện, làm cho khả năng thích nghi của lợn trong điều kiện chăn nuôi tập trung trở nên phong phú hơn, lợn có thể phát huy hết tiềm năng của nó. 1.1.3. Đặc điểm về sự thích nghi của lợn Khả năng thích nghi của lợn là khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường sống, từ môi trường cũ sang môi trường sống mới con lợn vẫn sinh tồn phát triển, giữ vững được các tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm này cho đời sau. Lợn có khả năng thích nghi cao với các điều kiện khí hậu khác nhau, do đó địa bàn phân bố của chúng tương đối rộng rãi trên thế giới. Khả năng thích nghi của lợn còn thể hiện ở khả năng duy trì được các đặc điểm về sinh trưởng phát triển, tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm tốt này cho đời sau. Khi di chuyển từ vùng ôn đới sang nhiệt đới và ngược lại, lợn vẫn giữ được các đặc điểm của giống. Trong thực tiễn sản xuất, người ta lợi dụng đặc điểm này để tập cho lợn có phản xạ có điều kiện thuận lợi như: tập cho lợn có phản xạ bài tiết phân, nước tiểu đúng nơi quy định, tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện đực giống nhảy giá để khai thác tinh trong truyền giống nhân tạo (Trần Văn Phùng và CS, 2004) [38]. 1.1.4. Đặc điểm ngoại hình, thể chất của lợn Theo Trần Đình Miên và CS (1975) [35], thông qua việc đánh giá ngoại hình và thể chất của gia súc, có thể chọn làm con giống, cũng như để nuôi thịt và xác định giá trị của con vật. Hơn nữa, có những tính trạng không thể tiến hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 cân đo hoặc phân tích bằng phương pháp hoá lý sinh, cho nên, càng phải đánh giá qua ngoại hình, thể chất. Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của gia súc và là hình dạng đặc trưng của một phẩm giống. Thể chất liên quan chặt chẽ với sức khoẻ, con vật có thể chất tốt thì suốt đời khoẻ mạnh, nhanh, có sức sản xuất cao, dù điều kiện ngoại cảnh có thay đổi khá nhiều. Thể chất có biểu hiện qua ngoại hình là sức khoẻ đầy đủ, sức sống, sức đề kháng, sức sinh sản, tính thích nghi của gia súc, ở cơ thể chắc chắn, ở bộ phận có liên quan trực tiếp đến sức sản xuất như mông, vai, phát triển ở thịt lợn sẽ cho nhiều thịt. Đặc trưng của một phẩm giống trước tiên bao giờ cũng nhìn qua ngoại hình, nhất là đối với màu sắc lông, da hoặc là các bộ phận thuộc giới tính và thông qua ngoại hình giúp ta biết được hướng sản xuất của con vật. Ngoại hình, là một đặc điểm, mà khả năng di truyền ít chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh. Mầu sắc lông da là đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Trong một đàn lợn giống thuần, nếu màu sắc không thuần nhất là có hiện tượng biến dị xấu (Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi, 1985) [7] Dựa vào đặc điểm ngoại hình giúp chúng ta có thể khảo sát, phân biệt giữa các nhóm lợn đặc thù của từng vùng sinh thái khác nhau. 1.1.5. Đặc điểm về sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 1.1.5.1. Sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng Sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu cho các khái niệm cũng phần nào khác nhau. Khi nghiên cứu về sinh trưởng, Johansson. L (1972) [21] đã có khái niệm như sau: về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi tăng khối lượng không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 phải là tăng trưởng. Sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các chiều của các tế bào mô cơ. Ông còn cho biết cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật. Theo Trần Đình Miên và Vũ Kính Trực (1975) [35], sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự phát dục vì 2 quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật, nếu như sinh trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục là sự tích luỹ về chất. Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi rụng trứng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành, quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm, nhưng chủ yếu là tích luỹ mỡ, còn phát dục xem như ở trạng thái ổn định. Để xác định sinh trưởng thường dùng phương pháp cân định kỳ khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể. Ở lợn thường đo ở 4 chiều: Dài thân, vòng ngực, cao vây, vòng ống và thường cân đo ở các tháng tuổi: sơ sinh, 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36. Đối với lợn sinh sản, ngoài việc cân, đo còn phải chú ý tới các thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già, có như vậy ta mới biết được nên phối giống cho lợn vào thời kỳ nào là tốt nhất, để không những cơ thể lợn mẹ phát triển tốt, mà chất lượng đàn con cũng cao, biết được thời kỳ nào ta nên loại thải lợn nái, để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 1.1.5.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của lợn Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn nói riêng đều tuân theo các quy luật: - Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Quy luật này thể hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi. - Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được chia ra làm 2 giai đoạn đó là trong thai và ngoài thai. + Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tiền phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày. Trong thực tế sản xuất người ta chia ra: lợn chửa kỳ I là bắt đầu từ khi thụ thai đến 1 tháng trước khi đẻ. Lợn chửa kỳ II rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống, 3/4 khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Thiện (1995) [27], bào thai lợn tháng thứ 2 phát triển tăng 33,5 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ 3 phát triển tăng 8,7 lần và 3 tuần tháng thứ 4 chỉ tăng 2,2 lần. Nếu lợn chửa kỳ II mà nuôi dưỡng kém, sau khi sinh, dù nuôi dưỡng tốt, vẫn chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa và thời gian nuôi cho đến khối lượng xuất chuồng. + Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi. Thời kỳ bú sữa của lợn ở Việt Nam thông thường là 60 ngày. Hiện nay, một số cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 28, 35 hay 45 ngày tuổi, thức ăn của lợn con chủ yếu ở thời kỳ này là bú sữa mẹ.Tuy nhiên, muốn lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng khi cai sữa cao hơn, ta phải bổ sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ, những ngày đầu thức ăn phải đảm bảo sao cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú mẹ. Có như vậy, lợn con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 đưa vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con có kết quả (Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 1998) [49]. Theo D.A.Kislowsky, 1930 (dẫn theo Nguyễn Ân và CS, 1983) [2] đã cho biết: Thời gian của các giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Sự sinh trưởng phát dục không đồng đều được biểu hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trọng của cơ thể con vật ở từng lứa tuổi, sự sinh trưởng không đều còn thể hiện ở từng bộ phận, cơ quan (mô, xương, cơ), có bộ phận ở thời kỳ này phát triển nhanh, nhưng ở thời kỳ khác lại phát triển chậm. Trên cơ sở nắm được quy luật sinh trưởng, phát dục của gia súc, sẽ giúp cho con người xác định các điều kiện ngoại cảnh, xây dựng các khẩu phần thức ăn thích hợp, để điều khiển sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi, theo hướng có lợi nhất. Để con lợn phát triển tốt, thì ở một mức độ nhất định nào đó, phải chú ý nhiều hơn ngay lúc con mẹ có thai và trong giai đoạn con vật còn non sẽ dễ dàng thích nghi với điều kiện sống ngoài cơ thể mẹ, nâng cao sức sản xuất và phẩm chất giống sau này. 1.1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng cho thịt của lợn Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt. * Giống: Theo Nguyễn Thiện và cộng sự, (2005) [47]: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg. Trong khi đó, lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi. Lợn nội mức tiêu tốn thức ăn thường rất cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 từ 4,5 - 5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, lợn ngoại nhập (Landrace, Yorkshire) chỉ cần từ 3,2 - 3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Các giống khác nhau cũng có phẩm chất thịt xẻ và phẩm chất thịt khác nhau, lợn Móng Cái có tỷ lệ nạc 37%, trong khi đó lợn Yorkshire có tỷ lệ nạc từ 52 - 53%. Các giống gia súc khác nhau có khả năng tăng khối lượng khác nhau, phụ thuộc vào các gen quy định tính trạng này. Cùng một khối lượng như nhau, cùng kiểu gen, nhưng khi trưởng thành, những con có khối lượng lớn hơn, có khả năng tăng khối lượng nhanh hơn lại có ít mỡ hơn những con có khối lượng nhỏ hơn. Theo Nguyễn Văn Đức (1997), (dẫn theo Giang Hồng Tuyến, 2009) [56]. * Thức ăn: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng của yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và CS, (2004) [38] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa, nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể. Khẩu phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích luỹ mỡ nhiều hơn so với những khẩu phần có mức năng lượng thấp và hàm lượng protein cao. Khẩu phần có mức protein cao, thì gia súc nói chung và lợn nói riêng, sẽ có tỷ lệ nạc cao hơn. Trong thời gian mang thai ảnh hưởng của nuôi dưỡng rất rõ, nuôi dưỡng gia súc mẹ tốt trong thời gian mang thai sẽ giúp gia súc mẹ nhiều con và gia súc con khoẻ mạnh. Lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn, theo Robinson, 1930 (dẫn theo Vũ Đình Tôn và CS, 2005) [52]: Hàm lượng xơ thô tăng từ 2,4% lên 11% thì tăng trọng mỗi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 ngày của lợn giảm từ 566g xuống 408g và thức ăn cần cho một kg tăng trọng tăng lên 62%. * Môi trường: (Trần Văn Phùng và CS, 2004) [38] cho biết: Môi trường xung quanh gồm nhiệt độ và ẩm độ, mật độ, ánh sáng. Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và phẩm chất thịt, khi lợn được nuôi ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không thích hợp. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18 0C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 120C. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%. Tác giả Nguyễn Thiện và CS, (2005) [47] cho biết: Ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thông qua quá trình hô hấp (vì lợn có rất ít tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra khi nhiệt độ cao sẽ làm cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm. Do đó, tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm. Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng, thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 1,5%, so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có tác dụng tăng cường hoạt động sống và quá trình sinh lý của cơ thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt trời cơ thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngoài có lợi, tăng cường sinh trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt cũng làm mỡ của những vật nuôi béo bị oxy hoá mạnh. Do vậy, khi trời nóng bức không nên để vật nuôi làm việc nặng dưới trời nắng lâu. Mật độ lợn trong chuồng nuôi có ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất. Khi ta nhốt lợn ở mật độ cao, hay số con/ô chuồng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tăng trọng hàng ngày của lợn và phần nào ảnh hưởng đến sự chuyển hoá thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 ăn. Do vậy, khi nhốt ở mật độ cao sẽ tăng tính không ổn định trong đàn. Sự không ổn định này là do tăng sự tấn công lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ của lợn. Nghiên cứu của Mỹ (Bord) cho thấy: Khi nuôi lợn với mật độ thấp, sẽ làm tăng được tốc độ tăng trọng cũng như giảm mức tiêu tốn thức ăn. Chăm sóc ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất, chuồng vệ sinh kém dễ gây bệnh, chuồng nuôi ồn ào, không yên tĩnh đều làm năng suất giảm. Sức khoẻ trong giai đoạn bú sữa kém như thiếu máu, còi cọc thì đến giai đoạn nuôi thịt tăng trọng kém (Theo Vũ Đình Tôn, 2005) [52]. Phương thức nuôi dưỡng như cho ăn tự do sẽ làm tăng tốc độ tăng trọng của cả lợn đực thiến và lợn cái so với ăn hạn chế, những giống lợn hướng mỡ nên cho ăn hạn chế ngay từ đầu, với những giống lợn hướng nạc cho ăn tự do sẽ có được năng suất và chất lượng tốt nhất. Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất của gia súc gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng sữa, sinh sản… đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ, hơn là sự sai khác nhau về chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự sai khác này chính là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường (metriccharacter), sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như: Khối lượng cơ thể, tốc độ tăng trọng, sản lượng trứng, kích thước các chiều đo… (Trần Đình Miên và CS, 1975) [35]. Ảnh hưởng của năm: năm thí nghiệm gây ảnh hưởng lớn đến tính trạng tỷ lệ nạc của lợn. Theo Nguyễn Văn Đức (1997), (dẫn theo Giang Hồng Tuyến, 2009) [56] cho biết: Ở lợn Móng Cái, yếu tố năm gây ảnh hưởng đến tính trạng tỷ lệ nạc. Điều này có thể giải thích rằng điều kiện ngoại cảnh mỗi năm có những thay đổi nhất định. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormoe. Hormone thuỳ trước tuyến yên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 STH là loại rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [44]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài). Để chăn nuôi lợn đạt được mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm thịt cung cấp cho con người, thì việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng thịt lợn là rất quan trọng. Qua đó định hướng cho các biện pháp kỹ thuật tác động về giống, thức ăn và dinh dưỡng…. Phù hợp với nhu cầu của từng loại lợn, sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng đạt mức tối đa, tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất trong quá trình chăn nuôi lợn. 1.1.6. Đặc điểm sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của tất cả các cơ thể sinh vật sống. Ở gia súc, quá trình sinh sản không chỉ là sự truyền thông tin di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, mà còn liên quan tới sự điều chỉnh nội tiết, đến các giai đoạn khác nhau của quá trình đó. Khi gia súc sinh trưởng phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì có sự thay đổi, biểu hiện đầu tiên của sinh sản đó là sự thành thục về tính. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, (2006) [44] cho biết: Thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng, con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai. Lợn là gia súc đa thai, sinh đẻ dễ dàng, khả năng thành thục về tính sớm. Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49] cho biết: Lợn cái nội 3 đến 4 tháng tuổi đã có hiện tượng rụng trứng, lợn đã động dục. 1.1.6.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái * Chu kỳ động dục của lợn cái Lợn cái sau khi thành thục về tính thì có biểu hiện động dục, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, cơ quan sinh dục của nó có những biến đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 đặc biệt, kèm theo sự rụng trứng và động dục, hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là chu kỳ động dục, chu kỳ động dục của lợn cái trung bình 21 ngày (18 - 21 ngày) * Tuổi động dục đầu tiên Là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau tuỳ theo giống. Lợn nội tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại, ở lợn nái lai tuổi động lần đầu muộn hơn so với lợn nái nội thuần. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9] cho biết: Tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm 4 - 5 tháng tuổi khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần. Ở lợn lai F1 (có 1/2 máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là động dục lúc 6 -7 tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg, không cho lợn phối giống ở thời kỳ này, vì cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản bền lâu, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống. Tuổi động dục lần đầu còn phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ dinh dưỡng, mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1]. Hiện tượng lợn cái không động dục có thể do nhiều nguyên nhân như: Phát hiện động dục không đúng, stress do thời tiết nóng, động dục thầm lặng, ốm đau, thiếu protein hoặc năng lượng. (Dwane R.Zimmerman và CS, 1996) [12]. * Tuổi phối giống lần đầu Thông thường ở lần động dục lần đầu tiên người ta chưa phối giống, vì ở thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số trứng rụng còn ít. Người ta thường cho phối giống vào lần động dục thứ hai hoặc ba. Tuổi phối giống lần đầu của lợn thường được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần đầu với thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu. Thường phối giống vào lúc 6 - 7 tháng tuổi khi khối lượng đạt 40 - 50 kg, đối với lợn ngoại do khối lượng động dục lần đầu lớn, cho nên có thể phối giống từ lần động dục đầu tiên. Lợn lai phối giống vào lúc 8 tháng tuổi với khối lượng không dưới 65 - 70 kg và lợn ngoại phối giống vào lúc 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80kg. Theo Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanam (2006) [30]. Lợn nái có số lứa đẻ thấp nhất là 1 lứa và cao nhất 11 lứa. Tuổi phối giống đậu thai lần đầu được tính từ tuổi đẻ lứa thứ 1 trừ cho thời gian mang thai trung bình 115 ngày, năng suất sinh sản đạt cao nhất khi lợn nái được phối giống và mang thai lần đầu vào lúc 38 tuần tuổi và mức độ lớn hơn trung bình đàn là 5,76%. Nếu lợn mang thai lần đầu ở độ tuổi trước 34 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 8,27% và nếu mang thai muộn sau 44 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 1,25%. Đặc biệt nếu phối giống đậu thai lần đầu lúc 30 tuần tuổi thì mức độ thiệt hại trong suốt đời sống sản xuất của một lợn nái là 17,02%. Vậy, tuổi phối giống lần đầu tiên của lợn cái hậu bị là một vấn đề cần được quan tâm và phối giống cho đúng thời điểm, khi lợn đã thành thục về tính, có tầm vóc và sức khoẻ đạt yêu cầu sẽ nâng cấp được khả năng sinh sản của lợn nái và nâng cao được phẩm chất đời sau. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu phối giống quá muộn sẽ gây lãng phí kinh tế, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn cũng như hoạt động về tính của nó (Nguyễn Khánh Quắc và CS, 1995) [39]. * Tuổi đẻ lứa đầu Là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Sau khi phối giống, lợn có chửa 114 ngày (112 - 116 ngày), cộng thêm số ngày mang thai này lợn sẽ có tuổi đẻ lứa đầu. Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9]: Lợn nái nội trong sản xuất, tuổi đẻ lứa đầu thường 11- 12 tháng, lứa đầu cho phối lúc 7 tháng tuổi, khối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 lượng cần đạt từ 45 - 50 kg nếu cho phối với đực ngoại để có đàn con lai kinh tế. Lợn nái lai và lợn nái ngoại nên cho đẻ lần đầu lúc 12 tháng tuổi nhưng không quá 14 tháng tuổi, vậy phải phối giống lứa đầu ở lợn lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng lớn không dưới 65 - 70 kg, đối với lợn ngoại cho phối giống lúc 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80 - 90 kg. Theo Trần Quang Hân, (2004) [15]: Lợn nái trắng Phú Khánh có tuổi đẻ lứa đầu tương đối muộn (436,05 ngày), nhưng năng suất sinh sản đạt khá cao với số con còn sống, số con cai sữa/lứa tương ứng là 9,11 và 8,00 con; khối lượng trung bình một lợn con sơ sinh, 21 và 60 ngày tuổi tương ứng là 1,05; 4,29 và 10,55kg, số lứa đẻ /nái/năm là 1,78. * Lợn nái động dục trở lại sau đẻ Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9] cho biết: Sau cai sữa (lúc 50 – 55 ngày) khoảng 3 đến 5 ngày thì lợn nái động dục trở lại. Thời gian này cho phối giống lợn dễ thụ thai và trứng chín nhiều, dễ có số con đông. Sau khi đẻ và nuôi con cơ thể lợn mẹ thường bị hao mòn từ 10- 20% so với trước khi đẻ, cần có biện pháp tránh sự hao mòn của cơ thể mẹ sau khi đẻ, không ép phối, nếu lợn nái sau khi cai sữa con, mà cơ thể hao mòn gầy sút. Cần bỏ qua một chu kỳ để lợn nái lại sức và nuôi được bền lâu hơn. Theo John R. Diehl và cộng sự, (1996) [22]: Trong chăn nuôi công nghiệp, có thể gây động dục đồng loạt bằng cách cai sữa đồng thời ở một nhóm lợn mẹ. Sau cai sữa 3 - 5 ngày (lúc lợn con 45 - 50 ngày tuổi) lợn nái động dục trở lại. Cho phối lúc này lợn sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao. Đối với lợn sau cai sữa từ 3 - 7 ngày thường động dục trở lại (Hội Chăn nuôi Việt Nam, (2006) [19]. * Đặc điểm động dục của lợn cái Sự lớn nhanh và phát triển mạnh của cơ quan sinh dục của lợn cái, đặc biệt là buồng trứng và tử cung, xảy ra ở độ tuổi 6 - 9 tháng với lợn ngoại, 4 - 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 tháng với lợn nội. Cùng với sự phát triển của cơ quan sinh dục, quá trình rụng trứng cũng được tăng dần theo độ tuổi, số lượng trứng rụng qua mỗi giai đoạn khác nhau. Ở lợn cái, khi 15 tuần tuổi mới xuất hiện các nang trứng đầu tiên, khi ở giai đoạn hậu bị trung bình rụng từ 8 - 14 trứng và số trứng rụng cao nhất ở giai đoạn lợn cái cơ bản là 12 - 20 trứng. Số lượng trứng rụng còn phụ thuộc vào giống và tuổi. Biểu hiện động dục của lợn nái có thể chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu): Lợn nái thay đổi tính tình: Kêu rít nhỏ, kém ăn, nhảy lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi, sưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng chưa chịu cho đực nhảy, không nên cho lợn phối vào lúc này, vì sự thụ thai chỉ thể hiện sau khi có các hiện tượng trên từ 35 - 40 giờ, đối với lợn nội thường sớm hơn từ 25 - 30 giờ. - Giai đoạn chịu đực (phối giống): Lợn kém ăn, đứng yên, mê ì, lấy tay ấn trên lưng gần mông, lợn đứng im, đuôi vắt về một bên, đồng thời âm hộ giảm độ sưng có nếp nhăn, màu sẫm hoặc mầu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, con đực lại gần thì đứng im, chịu phối. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày, nếu được phối giống thì lợn sẽ thụ thai. Ở lợn nội thường ngắn hơn, khoảng 28 - 30 giờ. - Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc): Các dấu hiệu động dục giảm dần, lợn trở lại bình thường, ăn uống như cũ. Âm hộ giảm bớt độ mở, se nhỏ, thâm, niêm dịch chảy ra ít, trắng đục và rất dễ đứt. Với lợn nái không được thụ tinh, lại tiếp tục chu kỳ sinh dục mới. Lợn nái đã được thụ tinh thì thể vàng tồn tại và chu kỳ động dục sẽ mất đi. Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ tinh cao, số con đẻ ra nhiều, cần tiến hành phối giống đúng lúc, vì thời gian trứng tồn tại và có hiệu quả thụ thai rất ngắn, trong khi đó tinh trùng có thể sống trong tử cung khoảng 45 - 48 giờ. Do vậy, thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa giai đoạn chịu đực, đối với lợn nái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 lai và ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, nếu tính từ lúc bắt đầu động dục hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực, khoảng 6 - 8 tiếng cho phối giống, đối với lợn nái nội cần sớm hơn cho phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 Thời gian động dục của lợn nái nội kéo dài 3 - 4 ngày, lợn nái lai, nái ngoại 4 - 5 ngày. Do vậy, thời điểm phối giống tốt nhất là giai đoạn giữa chịu đực: Nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, lợn nái nội cho phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3, nếu tính từ lúc bắt đầu động dục. Trong sản xuất, thụ tinh nhân tạo khi lợn có triệu chứng chịu đực buổi sớm thì buổi chiều cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì sớm hôm sau phối, nhằm “chặn đầu khoá đuôi” của thời kỳ rụng trứng (Phạm Hữu Doanh và CS, 2006) [9]. Theo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [45], trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ sau khi xuất hiện động dục. Thời điểm phối giống thích hợp là 24 đến 39h kể từ khi xuất hiện động dục. 1.1.6.2. Khả năng sinh sản của lợn nái Lợn là loài đa thai có khả năng đẻ nhiều con mỗi lứa và nhiều lứa trong một năm, mỗi lứa có thể đẻ từ 6 - 14 con tuỳ theo từng giống. Sở dĩ lợn đẻ được nhiều con mỗi lứa là do số trứng rụng nhiều mỗi lần động dục, trung bình từ 20 - 25 trứng. Tuy nhiên, số con đẻ ra thường thấp hơn số trứng rụng. Nhìn chung, ta có thể tăng được số con đẻ ra mỗi lứa nếu tăng tỷ lệ thụ thai và nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hợp lý khi có chửa. Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá theo những chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng đàn con. - Số con sơ sinh sống đến 24h/lứa đẻ: Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, nó phản ánh khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống, kỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái có chửa và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo của dẫn tinh viên. Trong vòng 24h sau khi đẻ, những lợn con được sinh ra nếu không đạt trọng lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, đầu to, mông bé… sẽ bị chết. - Tỷ lệ nuôi sống: Trong một số ổ lợn, số lượng lợn sinh ra nhiều, nhưng để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của lợn con, người ta chỉ để lại 1 số lợn con nhất định phù hợp với khả năng nuôi con của lợn mẹ để nuôi. Tỷ lệ nuôi sống càng cao thì càng tốt. - Số lợn con cai sữa/nái/năm: Chỉ tiêu này là sự đánh giá tổng quan nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Người nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng lợn con cai sữa trên nái trên năm. Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn cai sữa/nái/năm sẽ cao. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào tập quán chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và trình độ chế biến thức ăn cho lợn con. Ở các nước tiên tiến người ta cho lợn con tách mẹ ở 21, 28 hoặc 35 ngày tuổi. Mục đích của việc tách con sớm là để cho số lứa đẻ của một nái trên năm tăng lên đồng thời hạn chế được một số bệnh hay lây lan từ mẹ sang con. Ở Việt Nam số lượng lợn con cai sữa của đàn nái ngoại nuôi tại các cơ sở giống lợn đạt khoảng 20 con/nái/năm. Lúc cai sữa lợn con đạt 6,5 kg/con, như vậy, khối lượng lợn giống đạt: 20 con x 6,5 kg = 130 kg/nái (Võ Trọng Thành, 2007) [42]. Theo các số liệu công bố của Vũ Kính Trực (1994) [54]: Trước năm 1980, mặc dù lợn Móng Cái có số con đẻ rất cao 11 - 12 con/ổ, nhưng do kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa thấp, nên số lợn con cai sữa chỉ đạt 7 - 7,5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 con/lứa. Ngày nay, số con cai sữa/lứa không ngừng tăng lên, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa có thể đạt 85 - 95%. Nguyễn Thiện và CS, (1996) [46] cho biết: Thời gian cai sữa lợn ở nước ta thường là 60 ngày, số lợn con cai sữa trên lứa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con. Các chỉ tiêu chất lượng đàn con bao gồm: - Khối lượng sơ sinh toàn ổ: Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn nái. Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng được cân sau khi lợn con đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và được phát dục hoàn toàn, khối lượng sơ sinh/ổ cao thì tốt, lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau (Nguyễn Văn Thiện và CS, 1998) [49]. Các giống lợn khác nhau cho khối lượng sơ sinh khác nhau. Các giống lợn nội (Móng Cái): 0,5 - 0,7kg/con, lợn Ỉ 0,45kg/con. Lợn ngoại Yorshise nuôi tại Việt Nam 1,24 kg/con, lợn Duroc 1,2 - 1,5kg/con (Trần Văn Phùng và CS (2004) [38]. Ngoài ra, khối lượng sơ sinh có liên quan và tỷ lệ thuận với khối lượng của lợn nái. Vì thế, trong giai đoạn lợn nái chửa và nhất là thời gian 20 ngày trước khi đẻ cần chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái tốt, thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Protein, vitamin, khoáng để cho thai phát triển tốt. Khi khối lượng con sơ sinh cao, thì lợn có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, khối lượng con cai sữa sẽ cao và khối lượng xuất chuồng lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con, và chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt cao nhất ở ngày thứ 21, sau đó sẽ giảm dần. - Khối lượng toàn ổ cai sữa: Ngày nay kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con có bước phát triển lớn, tuỳ theo khối lượng lợn con khi cai sữa, thời gian bắt đầu cai sữa: 24, 28 hay 35 ngày tuổi mà có loại thức ăn phù hợp. Do vậy, có thể tách lợn con khỏi lợn mẹ sớm, mà không cần đợi lợn con tới 56 ngày hoặc 60 ngày tuổi mới cai sữa. Tuy nhiên, khối lượng cai sữa ở 21 hoặc 28 ngày tuổi chỉ có tác dụng trong việc định mức dinh dưỡng cho chúng, còn thành tích sản xuất của lợn nái thì phải cân khối lượng lợn con ở 56 ngày hoặc 60 ngày tuổi, thì mới so sánh đánh giá được. Trong chăn nuôi lợn con từ khi sơ sinh đến khi cai sữa có một ý nghĩa rất quan trọng, vì đó chính là cơ sở vật chất để phát triển đàn lợn nái sinh sản và nâng cao năng suất chăn nuôi. Khối lượng toàn ổ khi cai sữa ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xuất chuồng. Khối lượng cai sữa/ổ của các giống lợn khác nhau cho khối lượng không giống nhau. Lợn Móng Cái có khối lượng cai sữa/ổ lúc 2 tháng tuổi là 58,20 - 60,88 kg; lợn F1 (Đại bạch x Móng cái) có khối lượng 60 ngày/ổ là 61,80 kg (Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 1998) [49]. Khối lượng cai sữa của lợn con cao hay thấp, sức khoẻ tốt hay xấu, sinh trưởng phát dục nhanh hay chậm, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đàn giống và khả năng nuôi thịt của lợn sau này. Nuôi dưỡng tốt lợn con còn là cơ sở thuận lợi cho công tác chọn giống, chọn phối, là cơ sở tốt để con vật có thể di truyền khả năng sinh sản cho đời sau. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ tới khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng. Vì vậy, để có khối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 lượng cai sữa/ổ cao, ta phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn có chửa và lợn con bú sữa, đặc biệt là bổ sung thức ăn sớm cho lợn con, giúp cho lợn con sinh trưởng phát triển mạnh, giảm sự hao mòn của lợn mẹ, đồng thời làm giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết xuống mức thấp nhất. - Khoảng cách lứa đẻ: Là thời gian để hoàn thành một chu kỳ sinh sản. Bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi, để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. Khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/năm. - Khả năng tiết sữa: Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu phản ánh khả năng nuôi con của lợn mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của cơ sở chăn nuôi. (Theo Nguyễn Khánh Quắc và CS, 1995) [39]: Sản lượng sữa và chất lượng sữa ở các vị trí khác nhau của bầu vú cũng không giống nhau: các vú trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm chất tốt, các vú phía sau nhìn chung kém. Trương Lăng (1996) [25] cho biết: Vú trước lượng sữa tiết nhiều hơn, trong thời kỳ tiết sữa, lợn con bú vú sau được 32 - 39 kg thì vú trước cho 36 - 45 kg sữa, vì oxytoxin theo máu đến tuyến vú phía trước nhiều hơn. Vì vậy, để đảm bảo tính đồng đều toàn ổ lợn ta nên cố định những con nhỏ hơn bú vú trước, cần tách riêng những lợn con đẻ trước chờ đến khi mẹ đẻ xong mới chọn lợn và cho cả đàn vào bú. Nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu chậm nhất là 2 giờ sau khi đẻ, để lợn con có đủ kháng thể cho 5 tuần đầu của cuộc sống, vì trong sữa đầu của lợn mẹ có chứa  globulin giúp cho cơ thể lợn con có sức đề kháng với ngoại cảnh. Một số tác giả đã có nhận định chung rằng: Khả năng tiết sữa của lợn mẹ không chỉ nói lên sản lượng sữa, mà còn nói đến chất lượng sữa, đặc biệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 là sữa đầu liên quan đến sức kháng của đàn con: Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [50] cho rằng: Thức ăn đầu tiên của lợn con là sữa đầu. Sữa đầu có màu hơi vàng và đặc, tiết ra 2 -3 ngày đầu sau khi đẻ. Trong sữa đầu, thành phần hóa học đều đậm đặc hơn sữa thường, lượng protein gấp 3 lần sữa thường (17 -18% so với 5 - 6%). Theo Từ Quang Hiển và CS (2000) [17] thì cần thiết phải cho lợn con bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có hàm lượng albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng. Nên cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu, bảo đảm được toàn bộ số con trong ổ được bú hết lượng sữa đầu của me. . Theo Nguyễn Thiện và CS (1996) [46] cho biết: Thời gian cai sữa lợn ở nước ta thường là 60 ngày, số lợn con cai sữa trên lứa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con. 1.1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái (Theo Nguyễn Thiện và CS, 2005) [47] : Trong các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái có thể chia thành 2 loại: Nhân tố di truyền và nhân tố ngoại cảnh. Trong nhân tố ngoại cảnh có nhân tố tác động do thiên nhiên, như thời tiết, khí hậu và nhân tố tác động do con người, như kỹ thuật chăn nuôi, thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bố sung thức ăn cho lợn con… Giống là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái. Giống với đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất, giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Lợn Móng Cái đẻ 12 - 14 con/ lứa; Lợn Ỉ 8 - 10 con/lứa; Yorkshire đẻ 10 - 13 con/lứa. Phương pháp nhân giống: Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Cho nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng cũng chính là năng suất của giống đó. Cho lai giống thì năng suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 sẽ cao hơn 2 giống gốc, các giống gốc càng thuần thì khi lai giống cho ưu thế lai càng cao. Tuổi và khối lượng phối giống lứa đầu phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý. Do đó, cần có kế hoạch chăn nuôi ngay từ khi còn là lợn nái hậu bị. Khả năng sản xuất của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Lợn cái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp, sau đó từ lứa thứ 2 trở đi, số lợn con/ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất, người ta thường chú ý giữ vững số lượng lợn con/ổ ở các lứa từ thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho lợn mẹ không tăng cân quá và cũng không gầy sút quá. Giữ vững năng suất bằng cách kéo dài “thành tích” sinh sản của các lứa đẻ từ thứ 6 trở đi cho đến lứa thứ 10, sẽ có lợi nhiều hơn là loại thải chúng sớm, để thay thế bằng đàn nái hậu bị. Nếu tăng số lợn nái hậu bị đẻ lứa 1 vào đàn nái sinh sản sẽ làm tăng giá thành của 1 kg trọng lượng lợn con cai sữa, làm giảm lợi nhuận của cơ sở chăn nuôi. Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng đến số lượng lợn con/lứa, chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con sơ sinh/lứa. Cho phối giống quá sớm hoặc quá muộn, thì tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ sẽ giảm sút nhanh chóng. Mặt khác, dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị có chửa và lợn nái cơ bản có chửa là yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới thành tích sản xuất của lợn nái. Một khẩu phần ăn đã cân bằng, đủ chất dinh dưỡng sẽ đạt kết quả sinh sản cao nhất. 1.1.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở lợn Các chỉ tiêu sinh lý máu ở gia súc, gia cầm, nói chung khá ổn định, ít biến đổi và được di truyền như các tính trạng khác của con vật. Việc nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, dự đoán hoặc có những kết luận chắc chắn hơn về các tính trạng sản xuất của gia súc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 - Hồng cầu: Hồng cầu gia súc có hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân, khác với hồng cầu của gia cầm hình bầu dục, có nhân. Số lượng và kích thước của hồng cầu thay đổi theo giống, tuổi, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể và sinh lý… Hồng cầu có đường kính từ 7 - 8 micromet, dày 2 - 3 micromet. Tổng diện tích bề mặt là 27 - 32m 2 trên 1 kg thể trọng. Số lượng hồng cầu thay đổi theo tuổi và giống của gia súc như: lợn lớn có số lượng là 5,0 triệu/mm3 máu, lợn con là 4,7 - 5,8 triệu/mm3 máu, lợn Móng Cái là 5 - 6 triệu/mm3 máu, lợn Lang hồng 5,2 - 5,8 triệu/mm3 máu (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006) [44]. - Bạch cầu: Bạch cầu là những tế bào có nhân và bào tương, có khả năng di động. Số lượng bạch cầu thường ít, khoảng 1000 lần so với hồng cầu, được tính theo đơn vị nghìn/mm3 máu. Số lượng bạch cầu là một trong những chỉ tiêu để xét đoán phản ứng đề kháng của cơ thể vật nuôi. Các đáp ứng miễn dịch chủ yếu được thực hiện là do hoạt động của các bạch cầu. Các bạch cầu này bao gồm các tế bào lympho B, T, lympho chứa hạt to trong tế bào chất, các đại thực bào, các tế bào bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axít, các tế bào phụ trợ, bạch cầu ưa kiềm, các tế bào mast, các tế bào dạng tấm và một số tế bào của mô, (Đỗ Ngọc Liên, 1999) [28]. Theo Trịnh Bình và CS (2004) [4], bạch cầu có hạt gồm: Bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu trung tính; Bạch cầu không hạt gồm: Lympho bào và bạch cầu đơn nhân lớn. Mỗi loại bạch cầu sẽ tăng, giảm trong trạng thái sinh lý và bệnh lý nhất định. Lympho bào càng nhiều thì cơ thể có sức đề kháng càng cao. Bạch cầu trung tính tăng khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, do chức năng thực bào mạnh. Bạch cầu đơn nhân lớn tăng khi nhiễm ký sinh trùng, viêm nội tâm mạc cấp và lao. Bạch cầu ưa axit tăng khi bị cảm nhiễm, dị ứng. Bạch cầu ái kiềm có tỷ lệ rất thấp, thực bào yếu, tham gia vào phản ứng miễn dịch của cơ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [44] cho biết: Số lượng bạch cầu thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Số lượng bạch cầu thường tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi con vật có thai, giảm khi tuổi tăng lên. Số lượng bạch cầu của lợn lớn 20 nghìn/mm3 máu, lợn con 15 nghìn/mm 3 máu. Trong trường hợp bệnh lý, bạch cầu tăng mạnh khi bị viêm nhiễm có sự suy tuỷ, bị nhiễm phóng xạ, tiếp xúc hoá chất, bị nhiễm độc benzen... Vì vậy, xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. - Hemoglobin (Hb) (huyết sắc tố): Là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu và đảm nhận các chức năng của hồng cầu. Hemoglobin là một hợp chất protein phức tạp dễ tan trong nước, trong thành phần cấu tạo có một phân tử globin (chiếm 96%) kết hợp với 4 phân tử Hem (chiếm 4%). Phân tử globin gồm 4 chuỗi polypeptid trong đó có 2 chuỗi  và 2 chuỗi  cùng 4 phân tử (Hem) gắn trên lưng 4 chuỗi polypeptid đó. Globin có tính đặc trưng cho từng loài. Vì vậy, kiểu Hb mang đặc trưng di truyền của phẩm giống, trong chăn nuôi, có thể xác định giống qua kiểu Hb của từng cá thể. Ở đây số lượng hồng cầu phản ánh phẩm chất con giống, số lượng hồng cầu càng nhiều, thì sức sống con vật càng tốt. Hàm lượng huyết sắc tố đối với lợn lớn là 11,5 g%; lợn đực giống 12,2g%; lợn con 10,5g%. Mỗi 1g Hb có khả năng bão hoà tối đa 1,34 ml O2. Từ đó có thể tính được lượng O2 mà máu động vật kết hợp trong quá trình hô hấp, khi biết được hàm lượng Hb trong máu. 1.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm, cách đây một vạn năm, chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc, đến nay, nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapo, Đài Loan….Nói chung, ở các nước tiên tiến, nghề chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hoá cao. Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đều ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có nghề chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay, chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, Châu Á 30,4%, Châu Úc 5,8%, Châu Phi 3,2%, Châu Mỹ 8,6%. Nhìn chung, sản phẩm ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các nước theo tín ngưỡng hồi giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế, nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước này. (Nguyễn Quang Linh và CS, 2008) [29]. Một số kết quả đạt được ở một số nước trên thế giới: * Hoa Kỳ Tổng đàn lợn là 61,2 triệu con, tính đến tháng 12 năm 2005, tăng bình quân 1,15% năm, trong đó có 6,01 triệu con là nái cơ bản, nái hậu bị và lợn đực giống. Số lợn cai sữa trung bình 9,03 con/lứa, năm 2005 so với 8,96 năm 2004, tăng 0,87%. Số lợn cai sữa trung bình từ 7,50/lứa, ở các cơ sở chăn nuôi có qui mô từ 1- 99 con lên 9,10 ở các trang trại với qui mô trên 5000 con. Khoảng 39% tổng đàn lợn được nuôi theo kiểu gia công, trong năm 2005. * Cộng đồng châu Âu với 25 thành viên Về chí phí sản xuất cho một kg thịt lợn xẻ, Canada là nước có chi phí thấp nhất (≈ 5,6 Đô la Mỹ), thứ hai là Hoa Kỳ (≈ 6,2 Đô la Mỹ) và cao nhất là Liên hiệp Anh (≈ 7,8 Đô la Mỹ). Chi phí thức ăn cho một kg thịt xẻ thấp nhất là Canada (≈ 3,15 Đô la Mỹ), thứ hai là Hà Lan (≈ 3,29 Đô la Mỹ) và cao nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 cũng là là Liên hiệp Anh (≈ 4,27 Đô la Mỹ). Hà Lan có chi phí thức ăn công nghiệp/kg tăng trọng thấp nhất (2,6 kg), thứ hai là Liên hiệp Anh (2,65 kg) và cao nhất là Canada (3,29 kg). * Hà Lan Ứng dụng các thành tựu công nghệ về giống lợn, thức ăn, quản lý trang trại..., Hà Lan đã thành công trong việc đưa tỉ lệ thịt xẻ trung bình của tất cả các loại lợn được giết mổ từ 53,2% năm 1990, lên 64,4 % năm 2004. Tỷ lệ thịt loại ngon và rất ngon tăng từ 83% năm 1989, lên trên 90% năm 2004. Năm 2005, Công ty Topigs của nước này thông báo tỉ lệ lợn con cai sữa trung bình/nái/năm tăng từ 24 con lên 25 con chỉ sau 5 năm; tỉ lệ lợn sơ sinh còn sống trung bình là 12,1con /lứa đẻ; tỉ lệ chết trước cai sữa trung bình là 11,8%; và số lứa đẻ trung bình là 2,36/nái/năm. Các đàn lợn nái tốt nhất chiếm 10%, sinh trung bình 27,9 con/nái/năm, trong đó có 12,7 con còn sống/lứa, tỉ lệ lợn con chết trung bình là 9,8 %, đạt số lứa đẻ trung bình là 2,34 lứa/nái/năm. * Trung Quốc Ở châu Á, Trung Quốc đứng thứ nhất về sản xuất thịt lợn và đứng thứ 4 về sản xuất thịt bò trên thế giới. Nước này là một thị trường nhập khẩu lớn cả thịt lợn và thịt bò. Tổng đàn lợn của Trung Quốc tăng từ 454 triệu con năm 2001, lên 519 vào tháng 1 năm 2006, tăng trưởng bình quân 3,58% năm. Tỉ lệ lợn nái ở Trung Quốc chiếm 9,80% tổng đàn lợn năm 2005. Ở Trung Quốc, chăn nuôi qui mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở, chiếm tới 70-80%. Trung quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm chăn nuôi khác lớn nhất trong những năm tới, để đáp ứng như cầu trong nước, do tăng dân số, thu nhập và tốc độ đô thị hoá cao. Hiện nay, lợn hướng nạc chiếm khoảng 25-30% tổng đàn lợn đưa vào giết mổ. Trung bình mỗi nái đẻ 1,7l lứa/năm với tỉ lệ sống chỉ có 70-85%, trong khi đó, ở Hoa Kỳ tỉ lệ trung bình là 2,3 lứa/nái/năm và tỉ lệ sống là 95%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 * Thái Lan Thái Lan cũng là một nước sản xuất thịt lợn chủ yếu của thế giới và đang chuyển đổi từ các trang trại qui mô nhỏ, thành các xí nghiệp chăn nuôi lớn. Các công ty lớn quyết định tới sự tăng trưởng sản lượng thịt lợn tại Thái Lan. Bốn công ty lớn là CP, Betagro, Laemthong và Mittraparp đã liên kết với nhau và chiếm tới 20% tổng sản lượng thịt lợn. Tổng đàn lợn của Thái Lan đạt 15,44 triệu con năm 1999, tăng lên 16,55 triệu con năm 2002 và năm 2003 là 16,76 triệu con. Năm 2003, Thái Lan xuất chuồng khoảng 10,5 triệu lợn/năm, với trọng lượng hơi trung bình đạt 100 kg. Tổng đàn nái của nước này khoảng 826.087, với số lợn con cai sữa trung bình đạt 17 con/nái/năm, tỉ lệ nái thay thế là 33%. (Theo Cục chăn nuôi, 2006) [5]. Sản xuất thịt lợn trên thế giới trong những năm gần đây Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng 2008 so với 2007 Triệu tấn % Sản xuất thịt lợn 101.7 98.8 100.6 1.8 Buôn bán thịt lợn 5.0 5.0 5.3 5.2 Nguồn: FAO World Food Outlook, 2008 [13]. 1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước Chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo cổ học, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ thời đồ đá mới, cách đây khoảng 1 vạn năm. Từ khi con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đã săn bắn, hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều lợn rừng. Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương thực cho những ngày không săn bắn và hái lượm được và họ đã giữ lại những con vật đã săn bắt được và thuần dưỡng chúng. Cũng từ đó, nghề chăn nuôi lợn đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 được hình thành. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc và dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân ta rất khổ cực, ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng không phát triển được. Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, khi có trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, chăn nuôi lợn được phát triển. Dân cư phía Bắc đã nhập các giống lợn lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc bộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, trình độ chăn nuôi lợn vẫn còn rất thấp. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khoảng 1925, Pháp bắt đầu cho nhập các giống lợn châu Âu vào nước ta như giống lợn Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống lợn nội nước ta như lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Bồ Xụ. Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng không ngừng được cải thiện. Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai được thực hiện. Trong thời gian từ 1960, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản thông qua sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em. Từ năm 1986 đến nay, nước ta chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông nghiệp sản xuất hàng hóa, để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chăn nuôi lợn trong cả nước đã có nhiều thành công đáng kể, như đàn lợn đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở lợn nội, lên 40,6% ở lợn lai (miền Bắc) và 34,5% ở lợn nội, lên 42% tỷ lệ nạc ở lợn lai (miền Nam). Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x Yorkshire) x Duroc tỷ lệ nạc trong nghiên cứu đạt 58-61%, trong đại trà sản xuất đạt 52-56%. Năm 2001, cả nước có 21.741 ngàn con lợn, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt lợn hơi, xuất khẩu 27,3 ngàn tấn thịt xẻ, chiếm 2,6% số thịt lợn sản xuất ra. (Theo Nguyễn Đăng Vang, 2002), (dẫn theo Nguyễn Quang Linh và CS, 2008) [29]. Năm 2000, Việt Nam đã xuất khẩu được 12.200 tấn thịt lợn và năm 2001 là gần 30 ngàn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 triệu USD. Ba mặt hàng thịt lợn xuất khẩu là lợn sữa, lợn mảnh và lợn choai, trong đó sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 phẩm lợn choai có tỷ lệ nạc cao 50 - 55% đã có nhiều thuận lợi hơn về thị trường và giá cả xuất khẩu. Ta thường xuất khẩu thịt lợn mảnh vào thị trường Liên bang Nga, tuy nhiên, số lượng giảm dần, do khó khăn về giá cả và phương thức thanh toán. Thịt lợn sữa và thịt lợn choai ta xuất khẩu sang Hồng Kông, Trung Quốc và Malayxia. Việc xuất khẩu thịt lợn nhìn chung còn ít về số lượng và bị cạnh tranh về giá cả rất gay gắt với thịt lợn của Braxin và Trung Quốc. Mặc dù ở gần một số thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Nhật Bản... nhưng sản xuất và xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam vẫn chưa có được sức cạnh tranh, Cục Chăn nuôi (2006) [5]. * Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn năm 2008 Số liệu thống kê 1/4/2008, tổng đàn lợn cả nước có mặt 25,58 triệu con giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, đàn lợn nái 3,76 triệu con giảm 2,1%. Vùng có tỷ lệ giảm cao là ĐBSCL 9,7%, DHNTB 8,9%, BTB 5,6%, TN và ĐBSH 4%. Chăn nuôi lợn đã có dấu hiệu khôi phục nhanh, theo báo cáo của các địa phương tổng đàn lợn cả nước năm 2008 có thể đạt 27 triệu con tăng 1,5% năm 2007, sản lượng thịt ước đạt 2,7 triệu tấn tăng 5,8%, Cục chăn nuôi (2008) [6]. Trải qua quá trình chọn lọc, các giống lợn ở nước ta đã thích nghi với điều kiện kinh tế sinh thái của địa phương. Chúng có các đặc điểm di truyền quý giá, đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, tính chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Một số giống đẻ nhiều con và phẩm chất thịt ngon, một số giống thích nghi với các vùng núi cao nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mẹo, lợn Mường Khương, một số chịu được với môi trường ẩm ướt như lợn Ỉ, Móng Cái. Đây là đặc tính nguồn gen rất quý của giống lợn nội nước ta, do đó nó được sử dụng là nguồn cung cấp gen để lai tạo giống (Lê Viết Ly, 1994) [31]. Không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng con giống và sản phẩm trong chăn nuôi lợn, kịp thời đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng và xuất khẩu. Các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 nhà khoa học chuyên ngành, nhà chăn nuôi đã và đang tích cực tìm kiếm nhiều giải pháp trên nhiều phương diện về sinh học, hoá học, lý học…. nghiên cứu về con lợn. Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng và CS (2008) [14] đã cho biết khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn thương phẩm 3,4 và 5 giống ngoại nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, lợn lai giữa 3 giống L, Y và Duroc có nguồn gốc từ Mỹ. Các dòng lợn thương phẩm này đều được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Kết quả đã cho thấy, tỷ lệ nạc của nhóm lợn lai 3 giống đạt 59,83 %, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) là 2,70; Độ dày mỡ lưng (mm) 11,27; Diện tích cơ thăn 46,24cm2; Tăng trọng bình quân/ngày (g) 756,16; tỷ lệ móc hàm 76,75%. Nhóm lợn lai 3 máu này mang đầy đủ tiềm năng di truyền cao về khả năng tăng khối lượng, khả năng chuyển hoá thức ăn và tỷ lệ nạc. Với nguy cơ biến mất của các giống gia súc, gia cầm nội, năm 1989, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức thực hiện: “Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam”. Từ đó đến nay, các bộ và các cơ quan tổ chức có liên quan đã làm được nhiều việc từ kiểm kê quỹ gen vật nuôi, phát hiện một số giống mới, xây dựng hệ thống lưu giữ quỹ gen, xuất bản 4 đầu sách và tạp chí chuyên đề, đề xuất các chủ trương và biện pháp bảo vệ nguồn gen vật nuôi bản địa. Tác giả Lê Viết Ly (1999) [32] cho biết: Hiện nay đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam đã và đang triển khai tốt chương trình lưu giữ quỹ gen một số giống có nguy cơ biến mất là lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn Sóc ở Buôn Mê Thuột và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để bảo vệ, giữ gìn khai thác nguồn gen đã phát hiện được. Tại tỉnh Quảng Trị, ngoài những giống lợn cho năng suất cao còn có một giống lợn tồn tại và gắn bó từ lâu đời với người dân tộc Pa-cô, Vân Kiều. Giống lợn này có khả năng dùng được những loại thức ăn thô xanh cao, chịu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 được khí hậu khắc nghiệt, phương thức chăn nuôi đơn giản, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, thịt thơm ngon, có thể sánh ngang với thịt lợn rừng. Đó chính là giống lợn Vân Pa. Năm 2004, giống lợn Vân Pa được chính thức có tên gọi trong “Át Lát các giống vật nuôi ở Việt Nam”-Bộ NN&PTNT- với các thông tin: “Giống lợn Vân Pa hay có tên gọi khác là lợn Mini. Có nguồn gốc từ vật nuôi của người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, tỉnh Quảng Trị. Phân bổ chủ yếu ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). Hình thái có sắc lông da đen bạc, thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, lưng thẳng, thân hình gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ. Thịt ngon, ít mỡ...”, theo Trần Thị Hân (2008) [16]. Trước nhu cầu phát triển kinh tế cũng như để cung cấp 70% nhu cầu thịt lợn cho người tiêu dùng, con lợn cổ truyền Việt Nam đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo một số tài liệu ghi chép, Việt Nam có khoảng 60 giống lợn, nhưng hiện vẫn chưa có con số nào thống kê chính thức lợn giống của Việt Nam còn bao nhiêu. Bởi vì, trong thời gian qua, một số giống lợn địa phương bị mai một. Hiện chúng ta chỉ còn lợn Móng Cái. Còn lợn Ỉ, lợn Mường Khương đang có nguy cơ tuyệt chủng. Một số địa phương miền núi vẫn còn những giống lợn bản địa, như lợn Cỏ Nghệ An, lợn Mán, lợn Sóc (Tây Nguyên), nhưng vẫn chưa có đợt khảo sát để xác minh lợn ở các địa phương thuộc một giống hay nhiều giống. Gần đây, nước ta có nhập rất nhiều giống lợn ngoại, do vậy, người dân thường nuôi lợn lai tạo, mà hiện cũng chỉ còn từ 5-6 giống. Đặc điểm giống lợn truyền thống Việt Nam rất nhiều mỡ và sinh trưởng chậm. Do vậy, những giống lợn truyền thống này không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Cũng chính vì thế, hiện nay, người dân Viêt Nam có xu hướng nuôi những con lợn lai nhập ngoại. Điều này đã khiến cho Việt Nam đang mất dần đi những giống lợn bản địa. Trước thực tiễn trên, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, đúng vào năm Đinh Hợi, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên của Tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 chức Thương mại Thế giới WTO, các nhà khoa học đang có thêm một hướng nghiên cứu mới về con lợn. Đó là nghiên cứu nuôi lợn sữa từ một số giống lợn cổ truyền của Việt Nam, như lợn Móng Cái... để xuất khẩu sang các nước châu Á. Một hướng khác là xuất khẩu lợn nuôi làm cảnh sang Mỹ và các nước Châu Âu. Như vậy, con lợn nội địa Việt Nam hiện nay không những có giá trị ở trong nước, mà còn có ý nghĩa về mặt văn hoá ở ngoài nước. Vì vậy, cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị đích thực của con lợn nội địa Việt Nam.Theo tác giả Đặng Vũ Bình (2007) [3]. 1.3. Vài nét về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Bảo lạc là một huyện vùng cao biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 22034 phút đến 23008 phút vĩ độ Bắc, 205 031 phút đến 105053 phút độ kinh đông. Nằm về phía tây của tỉnh Cao Bằng, trung tâm Bảo Lạc cách thị xã Cao Bằng 128 km theo đường Quốc lộ 34. Địa hình huyện Bảo Lạc phổ biến là núi cao và núi trung bình. Nhìn chung, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, các khu vực bằng và thung lũng chiếm tỷ lệ nhỏ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu của Bảo Lạc là sự kết hợp khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với tính chất khí hậu vùng cao cận nhiệt đới. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 26 0 C và mùa khô là 18,8 0C, độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Do sự chênh lệch về độ cao giữa 2 vùng, nên hình thành tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới ở một số xã vùng cao trong huyện. Bảo Lạc có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc trong đời sống văn hoá tinh thần cũng như văn hoá trong hoạt động sinh sống. Toàn huyện có 5 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống. Dân tộc Tày chiếm 28,15% dân số toàn huyện; dân tộc Nùng chiếm 23,07%, dân tộc Mông chiếm 15,52%, dân tộc Dao chiếm 14,36%, dân tộc Kinh chiếm 0,73%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt tại gia đình, mức thu nhập thấp. Bảo Lạc là một huyện miền núi nghèo nằm trong 61 huyện nghèo của cả nước. Chính vì vậy, huyện đã được nhà nước quan tâm, một số chính sách lớn để phát triển kinh tế nông thôn miền núi nghèo. Với nhiều dự án như: Dự án giảm nghèo, Dự án cải tạo và phát triển chăn nuôi… và một số dự án nước ngoài khác, làm cho nền kinh tế xã hội của huyện Bảo Lạc phát triển khá ổn định, giao thông, cơ sở vật chất hạ tầng có thuận lợi hơn. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Bảo Lạc được xác định là chuyển dịch mạnh trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị sản lượng tăng nhanh, dẫn tới giá trị nông nghiệp cũng tăng nhanh, nâng cao thu nhập của người nông dân đã làm thay đổi diện mạo ngành chăn nuôi của huyện. Trong đó chăn nuôi lợn đã có những tiến bộ đáng kể, nhân dân cũng đã có ý thức tích luỹ và nắm bắt được lợi thế của việc phát triển đàn lợn bản địa của địa phương mình, nên giống lợn bản địa vẫn tồn tại và phát triển tại các xã trong huyện cho đến tận bây giờ. Số lượng đàn lợn năm 2008 có 137.826 con, chủ yếu là giống lợn bản địa, phân bố khắp trong địa bàn huyện, được các hộ nông dân nuôi dưỡng theo tập quán chăn nuôi của địa phương, mùa khô thả rông và giao phối tự nhiên, mùa vụ nhốt chuồng. Thức ăn chủ yếu là rau rừng hỗn tạp và lượng thức ăn tinh rất ít, năng suất chăn nuôi lợn rất thấp. Vì vậy, cần có biện pháp nghiên cứu, khắc phục, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn ở miền núi còn nhiều khó khăn (Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Lạc (2005) [58]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đàn lợn Bảo lạc nuôi tại một số xã của huyện Bảo Lạc 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại ba xã: Cô Ba, Bảo Toàn, Khánh Xuân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Tháng 11 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Tình hình và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sức sản xuất của lợn Bảo Lạc. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1.Phương pháp điều tra - Điều tra qua số liệu thống kê hàng năm về tình hình chăn nuôi lợn của Phòng thống kê huyện Bảo Lạc. - Điều tra, thống kê màu sắc lông của lợn, mô tả đặc điểm ngoại hình và minh hoạ bằng hình ảnh. - Lập phiếu điều tra với các thông tin cần thiết về tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc. 2.4.2. Phương pháp theo dõi trực tiếp Tại 3 xã, chọn mỗi xã 3 xóm, mỗi xóm 3 hộ có số đầu lợn trên 10 con trở lên, trong đó có ít nhất 1 nái sinh sản. Lập phiếu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản, kết hợp với các hộ gia đình để theo dõi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 2.4.3. Phương pháp mổ khảo sát lợn thịt Dựa theo phương pháp mổ khảo sát của Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49]. 2.4.4. Phương pháp phân tích - Phân tích thành phần hoá học của thịt nạc tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên. - Phân tích các chỉ tiêu huyết học của lợn. Thông qua máy xét nghiệm huyết học tự động 18 thông số của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. 2.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc - Biến động đàn lợn qua các năm. - Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra. - Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc. 2.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn Bảo Lạc - Đặc điểm ngoại hình màu sắc lông da của lợn Bảo Lạc. Thống kê tính tỷ lệ và minh hoạ bằng hình ảnh. - Chỉ tiêu về huyết học: Lấy máu lợn ở tĩnh mạch rìa tai bằng xy lanh có tráng chất chông đông máu. Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và công thức bạch cầu; Xác định hàm lượng huyết sắc tố (Hb) bằng máy xét nghiệm huyết học tự động 18 thông số Moden Celltac của hãng Nihok Kohden, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. 2.5.3.Chỉ tiêu sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo Lạc 2.5.3.1.Chỉ tiêu sinh lý sinh dục: + Tuổi động dục lần đầu (ngày): Theo dõi và xác định khoảng thời gian kể từ sơ sinh đến khi động dục lần đầu. Kết hợp với hộ gia đình trực tiếp quan sát và ghi chép vào biểu. + Khối lượng động dục lần đầu (kg/con): Cân khối lượng của lợn cái khi động dục lần đầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 + Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Theo dõi trực tiếp và xác định khoảng thời gian từ sơ sinh đến khi phối giống lần đầu tại những hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu. + Khối lượng phối giống lần đầu (kg/con): Cân khối lượng lợn cái khi phối giống lần đầu. + Thời gian động dục (ngày): Theo dõi trực tiếp và xác định khoảng thời gian khi lợn có biểu hiện bắt đầu động dục đến khi kết thúc biểu hiện động dục. + Chu kỳ động dục (ngày): Là khoảng thời gian tính từ lần động dục này đến lần động dục kia. Theo dõi trực tiếp và ghi chép. 2.5.3.2.Chỉ tiêu về khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo lạc Theo tiêu chuẩn Việt Nam (2008) [51 ]. + Số con sơ sinh/ổ (con): Đếm số con đẻ ra còn sống, số con đẻ ra đã chết và số con thai gỗ. + Số con sơ sinh sống đến 24 h/lứa đẻ: Đếm số con còn sống đến 24h kể từ khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng. + Tỷ lệ nuôi sống của lợn con tới cai sữa (%): Tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa (%) = Số con sống tới cai sữa (con)  100 Số con đẻ ra (con) + Khối lượng toàn ổ 30 ngày tuổi (kg): Cân tổng khối lượng của tất cả các lợn con do con nái đó nuôi đến 30 ngày tuổi. + Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa (60 ngày tuổi), (kg): Cân khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi. + Khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Tính gián tiếp thông qua việc cân khối lượng của đàn con tại các ổ lợn được theo dõi. Theo Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng và CS (2005) [48], tính khả năng tiết sữa của lợn mẹ bằng công thức: Khả năng tiết sữa M = M1 + M2 M1 = (W30 - Wss) x 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 W30 là khối lượng toàn ổ lúc 30 ngày tuổi. Wss là khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh. M2 = 4/5M1 + Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): Là thời gian tính từ lúc lợn nái đẻ đến khi động dục. + Khoảng cách lứa đẻ (ngày): Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này tới lứa đẻ kế tiếp. Gồm thời gian nuôi con + thời gian chờ phối lại sau khi tách con đến có chửa + Thời gian chửa. Tính số lượng ngày và ghi chép sổ sách. + Số lứa đẻ bình quân/nái/năm (lứa): Xác định số lứa đẻ/nái/năm của toàn bộ lợn nái được chọn để theo dõi rồi tính bình quân chung. 2.5.4. Chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất của lợn nuôi thịt Bảo Lạc 2.5.4.1.Chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con, lợn nuôi thịt và lợn cái hậu bị: - Sinh trưởng tích luỹ (kg/con): Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi và khối lượng lợn nuôi thịt, lợn cái hậu bị được xác định bằng cách cân khối lượng vào các thời điểm đúng quy định, lợn con cân sau 1 tuần, lợn thịt và lợn cái mỗi tháng cân 1 lần. Lợn nuôi thịt cân từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Lợn cái hậu bị cân từ lúc 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi; Cân bằng cân treo, cân vào buổi sáng sớm trước khi ăn, kết hợp với các hộ gia đình để cân và theo dõi, ghi chép số liệu. Lợn thịt và lợn nái hậu bị trên 50 kg, xác định khối lượng thông qua các chiều đo, khi đó để lợn đứng ở vị trí bằng phẳng không ngẩng đầu hoặc không cúi đầu và ghi chép số liệu vào biểu theo dõi. Được tính theo công thức của Trương Lăng (1997) [26]. KL = VN 2 x DT x 87,5 Trong đó: KL: Khối lượng (kg) DT: Dài thân (m) VN: Vòng ngực (m) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Khối lượng cơ thể bình quân qua các tuần và tháng là chỉ tiêu sinh trưởng tích luỹ về khối lượng, hay còn là khối lượng cơ thể qua các thời điểm theo dõi (tuần tuổi, tháng tuổi). Đó là chỉ tiêu đầu tiên phải xác định. - Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, được tính theo công thức của Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng và CS (2005) [48]. + Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Là khối lượng cơ thể tăng lên trên một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau: A = W1 - W0 t1 - t0 Trong đó: A là Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W0, t0: Là khối lượng, kích thước đầu kỳ, ứng với thời gian t0. W1, t1: Là khối lượng, kích thước cuối kỳ, ứng với thời gian t1. + Sinh trưởng tương đối (%) Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) W0 là khối lượng đầu kỳ (kg/con) W1 là khối lượng cuối kỳ (kg/con). 2.5.4.2.Chỉ tiêu về khả năng sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc Dựa vào các chỉ tiêu mổ khảo sát chất lượng thân thịt để đánh giá khả năng sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc. Theo Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49] cho biết: phương pháp mổ như sau: W1 - W0 R(%) = x 100 W1 + W0 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 - 24 giờ trước khi giết thịt không cho gia súc ăn. - Cân khối lượng sống. - Chọc tiết (Rạch lớp da và mỡ tìm động mạch cổ để cắt, máu sẽ chảy từ từ và chảy hết). - Cạo lông: Dội từ từ nước nóng 70 đến 800C, khi thấy dễ nhổ lông và bóc được lớp màng biểu bì chết bên ngoài là được. Sau đó rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu. - Mổ: Dùng dao nhọn thật sắc rạch đúng giữa đường trắng, từ cổ xuống đến hậu môn, sau đó lấy hết nội tạng ra, không làm thủng ruột. - Cân khối lượng sau khi mổ kể cả 2 lá mỡ: gọi là khối lượng móc hàm. Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng thịt móc hàm (kg)  100 Khối lượng sống (kg) - Cắt đầu và 4 chân: Đầu cắt gần sát hai gốc tai rồi cân trọng lượng đầu. Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân, cân trọng lượng 4 chân. Cân trọng lượng thịt xẻ (bỏ đầu, 4 chân, nội tạng). P thịt xẻ = P móc hàm - ( Pđầu + P4 chân) Tỷ lệ thịt xẻ (%) = P thịt xẻ (kg)  100 P sống (kg) - Tách đôi thân thịt thành 2 nửa: Rạch giữa cột sống chia đôi thành 2 nửa bằng nhau. Cân trọng lượng của mỗi nửa. Lấy nửa trái để đo các chiều và phân ly xương thịt mỡ da. Tỷ lệ thịt nạc (%) = P nạc (kg)  2  100 P xẻ (kg) Tỷ lệ thịt mỡ (%) = P mỡ (kg)  2  100 P xẻ (kg) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Tỷ lệ xương (%) = P xương (kg)  2  100 P xẻ (kg) Tỷ lệ da (%) = P da (kg) x 2 x 100 P xẻ (kg) - Dài thân thịt: Dùng thước dây kéo thẳng, đo từ đốt sống ngực thứ nhất (Xương sườn đầu tiên) đến mấu xương khum. - Độ dày mỡ lưng: Dùng thước kẹp. Độ dày mỡ lưng được tính bằng độ dày bình quân của điểm đo: độ dày mỡ lưng ở vị trí xương sườn thứ nhất ứng với độ dày mỡ gáy, độ dày ở xương sườn 6 - 7, độ dày mỡ ứng với xương sườn cuối và độ dày ở khớp thận-khum. Độ dày mỡ lưng (mm) = Sườn 1 + Sườn 6,7 + Sườn cuối + Thận - khum 4 - Diện tích cơ thăn: Cắt thịt thăn ở giữa xương sườn 6,7 thẳng góc với dài thân, sau đó ở độ nhiệt từ 20 - 80 trong 1 giờ, sau đó đưa ra cắt ở hai mặt ngoài thật phẳng, đo diện tích diện tích bằng giấy kẻ ô ly (tinh diện tích bằng cách cân khối lượng mảnh giấy có diện tích 25 cm2 trên cân điện tử và mảnh giấy bằng diện tích mắt thịt để tính ra diện tích "mắt thịt". 2.5.5. Phương pháp xác định thành phần hoá học của thịt nạc * Phương pháp lấy mẫu Sau khi mổ lợn xong lấy mẫu thịt nạc tại các điểm thân thịt khác nhau, thịt thăn, mông khoảng 300g/mẫu. Sau khi lấy mẫu xong gửi đến Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên để phân tích các chỉ tiêu. * Các chỉ tiêu phân tích - Vật chất khô: Theo TCVN 3426 - 1986, sấy khô tới khối lượng không đổi ở 1050 C. - Protein thô: Theo TCVN 3428 - 1986 phương pháp Kjeldalh. - Lipit thô: Theo TCVN 4331 - 1986, xác định theo phương pháp chiết trong Eter ở trên thiết bị Shoxlet. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 - Khoáng tổng số: Được đốt trong lò nung ở nhiệt độ 525 ± 250C. 2.5.6. Một số chiều đo chính của lợn nái sinh sản Bảo Lạc Các chiều đo vòng ngực, dài thân, vòng ống được tiến hành trực tiếp đo tại các hộ gia đinh được chọn theo dõi, ghi chép số liệu trên từng nái sinh sản. Phương pháp đo các chiều đo dựa theo phương pháp đo của Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Thiện và CS, (1977) [40]. - Dài thân: Đo từ điểm giữa đường nối 2 gốc tai đi theo cột sống đến khấu đuôi. (đo bằng thước dây). Thước dây phải đặt sát da cột sống theo chiều cong hay vòng của cột sống. - Vòng ngực: Đo chu vi xung quanh lồng ngực phía sau tiếp giáp với xương bả vai. (đo bằng thước dây). - Cao vây: Đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai chiếu lên. (đo bằng thước gậy). - Vòng ống: Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trái phía trước (thước dây). 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học, sử dụng phần mềm Minitab 13.0 và Excel. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc Những năm qua, nghề chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc đã không ngừng phát triển, bởi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương dồi dào, phục vụ chủ yếu cho chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn luôn được phát triển ngay tại các hộ gia đình nông dân miền núi, tại đây con lợn là gia súc được chăn nuôi chính, hình thành nên một tập quán chăn nuôi của nhân dân trong huyện, thể hiện bởi số lượng, quy mô và các phương thức chăn nuôi …Qua đó, làm cơ sở khoa học cho các nhà chuyên môn hoạch định chiến lược phát triển, bảo tồn, phát huy tiềm năng chăn nuôi lợn tại địa phương. Với sự cần thiết như vậy, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát về số lượng, cơ cấu, hình thức chăn nuôi và phân bố đàn lợn của huyện để vẽ lên một bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc. 3.1.1. Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006 - 2008) của huyện Bảo Lạc Thông qua số liệu của phòng Thống kê huyện Bảo lạc và quá trình điều tra, khảo sát, chúng tôi thấy: Biến động về số lượng và cơ cấu giống lợn ở Bảo Lạc chủ yếu là 3 giống lợn là: Lợn Bảo Lạc, lợn Móng Cái, Lợn lai. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Cơ cấu giống của đàn lợn huyện Bảo Lạc qua 3 năm (2006-2008) STT Loại lợn 2006 2007 2008 Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) 1 Lợn Bảo Lạc 27.405 97,99 27.837 99,12 30.002 98,79 2 Lợn lai nuôi thịt 546 1,95 235 0,84 353 1,16 3 Lợn Móng Cái 15 0,05 13 0,04 15 0,05 4 Tổng số 27.966 100 28.085 100 30.368 100 Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Lạc, 2008 [37] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Đàn lợn của huyện Bảo Lạc trong năm 2006, toàn huyện có 27.966 con lợn, đến năm 2008 có 30.368 con, tăng lên 2.402 con (tăng 7,92%). Năm 2006 - 2007 đàn lợn tăng lên không đáng kể, (tăng 119 con, tương đương 0,71%). Nhìn vào sự phát triển đàn lợn trong 3 năm cho thấy chiều hướng phát triển chăn nuôi lợn của huyện không ổn định và tăng chậm. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là do thời điểm này dịch lợn tai xanh và dịch Lở mồm long móng đang diễn ra ở một số tỉnh phía Bắc, nên hầu như không nhập thịt lợn lai ở miền xuôi đưa lên, mà chủ yếu là nhóm giống lợn Bảo Lạc, được nuôi đại trà trong dân theo phương thức chăn nuôi cổ truyền cho năng xuất thấp. - Lợn Bảo Lạc trong cả 3 năm có số lượng và tỷ lệ cao nhất và tăng dần theo các năm. Năm 2006 là 27.405 con (chiếm 97,99% tổng đàn ); Năm 2008 có 30.002 con (chiếm 98,79% tổng đàn). Đàn lợn Bảo Lạc vốn đã có nhiều đặc tính ưu việt, chịu đựng kham khổ, thích nghi với điều kiện tự nhiên và tập quán lâu đời của người dân Bảo Lạc, đồng thời thịt lợn Bảo Lạc được người tiêu dùng ưa chuộng, bởi thịt thơm ngon, giá thịt lợn hơi giao động từ 35.000 đến 40.000đ/kg; Lợn con giống giao động từ 50.000 - 60.000đ/kg. Trong quá trình phỏng vấn, người dân cho biết: Trước tình hình thực tại và xu hướng trong tương lai, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng tăng, nhất là loại lợn bản địa vừa tiêu thụ tại địa phương và vừa được bán ra các vùng lân cận. Nắm bắt được những vấn đề trên, nhiều hộ dân tập trung nuôi nhiều lợn nái hơn, điều đó đã làm cho số lượng lợn tăng. Vì vậy, con lợn bản địa luôn tồn tại và phát triển ở khắp các vùng trong huyện. - Trong khi đó, số lượng lợn lai tương ứng qua các năm là 546 con , năm 2006 (chiếm 1,95%); năm 2008 giảm xuống còn 353 con (chiếm 1,16%); Lợn Móng Cái, năm 2006 có 15 con (chiếm 0,05%), năm 2008 là 15 con (chiếm 0,05%). Lợn lai và lợn Móng cái có số lượng không đáng kể và có chiều hướng giảm dần, chỉ được nuôi rải rác ở một số hộ khu vực thị trấn, tại những hộ gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 đình làm nghề phụ như nấu rượu, làm đậu, tận dụng phế phụ phẩm để nuôi lợn, đồng thời con giống không được đầu tư tại chỗ, mà phải nhập từ nơi khác. Mặt khác, về điều kiện kinh tế, người dân chưa đủ khả năng để nuôi lợn lai và lợn Móng Cái... nên việc phát triển đàn lợn lai và Móng Cái ngày càng bị thu hẹp, chính vì vậy, số lượng đàn lợn lai và Móng Cái rất thấp. Số lượng đàn lợn của huyện Bảo lạc cho thấy tình hình chăn nuôi lợn ở đây phát triển khá tốt, hầu như gia đình nào ở nông thôn miền núi đều nuôi lợn. Qua điều tra, khảo sát thấy : Số đầu lợn/hộ gia đình trung bình từ 10 - 15 con. Điều đó cho thấy, chăn nuôi lợn ở địa phương đã góp phần đem lại thu nhập kinh tế cho gia đình, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn. Nó không những cung cấp con giống tại chỗ, mà còn có thể cung cấp một lượng thịt đặc sản cho miền xuôi (Thông qua các lái buôn - Tại các phiên chợ, họ thu mua lợn Bảo Lạc, loại lợn choai từ 15 – 20kg, do người dân địa phương mang ra bán). Chính vì vậy, con lợn Bảo Lạc ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường nội địa. 3.1.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra của huyện Bảo Lạc Kết hợp với việc chọn hộ để theo dõi một số chỉ tiêu sinh học của lợn, chúng tôi tiến hành điều tra về cơ cấu đàn lợn tại 3 xã Bảo Toàn, Khánh Xuân, Cô Ba để đại diện cho toàn huyện. Các xã này đều xa trung tâm của huyện trung bình là 13km, điều kiện kinh tế xã hội và giao thông còn nhiều khó khăn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã của huyện Bảo Lạc năm 2008 Xã Nái sinh sản Đực giống Lợn thịt, lợn con Tổng số (con) Bản địa (con) Tỷ lệ (%)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf16LV_09_DHNL_CHANNUOI_MONG THI XUYEN.pdf
Tài liệu liên quan