Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Long Hậu và khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Long Hậu và khu công nghiệp Lê Minh Xuân: MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài: Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính cho đất nước. Hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) tập trung nổi lên khắp đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Việc gia tăng nhanh chóng các KCN gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm môi trường. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của các ngành công nghiệp ở các KCN hiện nay đã thải bỏ ra môi trường một tải lượng lớn chất thải rắn (CTR) – chất thải nguy hại (CTNH) gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước, không khí, sinh vật xung quanh các KCN. CTR đặc biệt là CTNH, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có KCN tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,... Tháng 8 năm 2007, TP.HCM có 11 KCN, 3 KCX, 1 ...

doc96 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Long Hậu và khu công nghiệp Lê Minh Xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài: Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính cho đất nước. Hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) tập trung nổi lên khắp đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Việc gia tăng nhanh chóng các KCN gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm môi trường. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của các ngành công nghiệp ở các KCN hiện nay đã thải bỏ ra môi trường một tải lượng lớn chất thải rắn (CTR) – chất thải nguy hại (CTNH) gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước, không khí, sinh vật xung quanh các KCN. CTR đặc biệt là CTNH, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có KCN tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,... Tháng 8 năm 2007, TP.HCM có 11 KCN, 3 KCX, 1 khu công nghệ cao và hàng nghìn đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, mỗi ngày thải ra khoảng 250 – 300 tấn CTR không nguy hại (ước tính), 120 – 150 tấn CTNH. Số liệu tương tự tại Đồng Nai là 300 tấn và 60 tấn tại Bình Dương, theo số lượng thống kê năm 2003, lượng CTR và CTNH phát sinh từ các KCN ước tính khoảng 10 tấn/ngày. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khối lượng CTR (kể cả chất thải dầu khí) phát sinh là 30-35 tấn/ngày. Thực trạng hiện nay là đã có những hoạt động tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải đã tồn tại và đang diễn ra tại các đơn vị sản xuất trong và ngoài KCN. Tuy nhiên, do chưa được tổ chức một cách hệ thống nên mỗi cơ sở tự tìm “nơi tiếp nhận” phế liệu của cơ sở mình. Đối tác có thể là các nhà máy khác trong cùng KCN, nhưng đa phần là những người thu mua phế liệu hoặc những cơ sở tái chế bên ngoài KCN. Thông thường, quá trình tái sinh, tái chế các loại phế liệu hầu hết chỉ áp dụng đối với các loại có giá trị cao. Trong khi đó, các loại phế liệu (chất thải) có giá trị thấp (như xỉ lò, cặn bã…) vẫn chưa được tái chế. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn. Trước tình hình CTR, CTNH thải bỏ ra môi trường ngày càng nhiều gây ô nhễm môi trường nghiêm trọng, các nghiên cứu thực hiện để làm giảm thiểu CTR – CTNH và tìm ra giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do CTR – CTNH gây ra là rất quan trọng và cấp thiết hiện nay cho các KCN. Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại cho KCN Long Hậu & KCN Lê Minh Xuân” thành công sẽ phần nào giúp giải quyết được những vấn đề nêu trên. Mục tiêu của đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại cho KCN Long Hậu & KCN Lê Minh Xuân” Đối tượng nghiên cứu CTR – CTNH được thải bỏ ra ở các đơn vị sản xuất của KCN; Các chính sách quản lý được thực hiện tại các đơn vị sản xuất của KCN hiện tại; Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTR – CTNH tại nguồn; Nghiên cứu cơ chế quản lý, nguồn nhân lực trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất của KCN; Nghiên cứu hiện trạng các giải pháp kỹ thật được thực hiện để xử lý CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất của KCN. Địa điểm thực hiện đề tài KCN Lê Minh Xuân ở xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,Tp.Hồ Chí Minh. KCN Long Hậu nằm ở ranh giới Huyện Cần Giuộc (Tỉnh Long An) và Huyện Nhà Bè (Tp.Hồ Chí Minh). Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu về CTR – CTNH và hệ thống quản lý. Tìm hiểu về KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân. Tìm hiểu về hiện trạng quản lý CTR – CTNH tại KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR – CTNH. Đề xuất biện pháp quản lý CTR – CTNH. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tham khảo tài liệu Tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan, tìm hiểu các tài liệu đề cập đến vấn đề CTR-CTNH trong KCN, các tài liệu nói về các cách quản lý CTR-CTNH trong KCN. Ngoài ra cần tìm hiều các văn bản pháp luật về định nghĩa, phân loại, quản lý, xử lý CTR-CTNH trong KCN. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra Sử dụng phương pháp này, người điều tra sẽ soạn thảo phiếu thông tin, trong phiếu thông tin thể hiện những nội dung cần thu thập để thống kê thành phần và khối lượng CTR – CTNH phát sinh từ các đơn vị sản xuất. Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm: Tên đơn vị sản xuất, địa chỉ, ngày thành lập và đi vào hoạt động; Sản phẩm; Công nghệ sản xuất; Thời gian hoạt động trong năm (ngày/năm, vào các tháng nào trong năm, và làm việc bao nhiêu ca trong ngày); Loại, lượng phế liệu, hình thức tái sử dụng hiện tại; Loại, lượng CTR/CTNH, công đoạn phát sinh, hình thức xử lý hiện tại; Nếu mục đích là thu thập số liệu, tạo nên một cơ sở dữ liệu để dự đoán, tính toán lượng CTR – CTNH phát sinh trong tương lai cần thu thập thêm thông tin Nguyên liệu chính (loại, nguồn gốc, lượng sử dụng); Sản phẩm chính (loại, lượng); Tổng diện tích cơ sở, diện tích sản xuất; Số lượng công nhân. Ưu điểm: Có thể tiến hành điều tra khảo sát một lượng lớn các đơn vị sản xuất; Giảm được thời gian và nhân lực trong việc khảo sát, có thể gởi và thu phiếu bằng cách fax, gởi bưu điện hay qua email; Cũng có thể thu thập thông tin này qua hình thức bắt buộc đăng ký chủ nguồn thải; Có được số liệu trong thời gian ngắn. Nhược điểm: Độ tin cậy của số liệu phụ thuộc vào cán bộ chịu trách nhiệm điền vào phiếu thông tin; Các số liệu cơ sở cung cấp đã trở nên lạc hậu so với thời điểm khảo sát; Cán bộ điều tra khảo sát không thể đánh giá được mức độ chính xác của số liệu đã thu thập được. Trong điều kiện nước ta hiện nay việc sử dụng phương pháp này rất khó khăn. Hiện nay việc quản lý CTNH tại Việt Nam chưa chủ động, do đó các cơ sở có thể bất hợp tác, không có số liệu để cung cấp hoặc cung cấp số liệu không chính xác (do cố ý hoặc cơ sở chưa cập nhập được số liệu mới). Phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các đơn vị sản xuất Để thực hiện phương pháp này, nhân viên tiến hành khảo sát từng đơn vị sản xuất để xem xét hiện trạng công nghệ sản xuất, biết được nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm tạo ra, dây chuyền công nghệ sản xuất tạo ra chất thải ở công đoạn nào, thành phần, tính chất của chất thải, nhân viên khảo sát tiến hành thu gom, cân khối lượng chất thải rắn là bao nhiêu, xem xét công tác phân loại tại nguồn, xử lý chất thải đúng không? Các công việc trên được tiến hành lặp lại theo các ngày trong tuần, theo các tháng khác nhau trong năm và theo các giai đoạn sản xuất theo đơn đặt hàng. Ưu điểm: Có thể xác định chính xác khối lượng và thành phần CTR – CTNH của cơ sở được khảo sát; Có điều kiện đánh giá nguyên nhân phát sinh chất thải; Có cơ sở để đánh giá tại sao có sự khác nhau về thành phần, khối lượng chất thải giữa các đơn vị sản xuất cùng ngành; Số liệu khảo sát chính xác giúp ta tạo được tập số liệu phục vụ cho việc dự đoán thành phần khối lượng chất thải có thể thải bỏ ra trong tương lai. Nhược điểm: Tốn nhiều công khảo sát nên chỉ có thể tiến hành điều tra khảo sát với một số lượng đơn vị sản xuất giới hạn; Tốn nhiều thời gian để có thể xác định khối lượng và thành phần chất thải của mỗi cơ sở; Cần có sự đồng tình của các đơn vị sản xuất, nếu không sẽ không thu được số liệu như mong muốn. Phương pháp điều tra khảo sát theo xe thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại Phương pháp này áp dụng được khi xác định chính xác đơn vị thu gom, số lượng các xe thu gom, vị trí tập kết chất thải của khu vực (bao gồm cơ sở tái sinh, tái chế, xử lý và chôn lấp CTR – CTNH). Ưu điểm: Dễ áp dụng cho các KCN; Có thể thống kê cho các cơ sở thu gom, vận chuyển CTR – CTNH được cấp phép hoạt động (với điều kiện kiểm soát tốt hệ thống thu gom, vận chuyển này tránh các trường hợp các đơn vị không có chức năng nhưng vẫn hoạt động trong lĩnh vực này). Nhược điểm: Khó tiến hành điều tra khảo sát đối với nhà máy nằm rải rát trong khu dân cư khi chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển riêng đối với CTR – CTNH ; Chỉ xác định được khối lượng CTR – CTNH khi đi theo tất cả xe thu gom, vận chuyển từ điểm thu gom đến điểm tập kết; Khó xác định thành phần CTR – CTNH của các loại hình công nghiệp khi được thu gom chung; Không xây dựng được cơ sở dữ liệu để ước tính khối lượng và thành phần chất thải của khu vực trong tương lai. Phương pháp mô hình Dựa vào các kết quả thu được từ việc điều tra bằng phiếu điều tra và thu thập số liệu, ta đưa ra một mô hình nhằm hạn chế và xử lý CTR – CTNH cho KCN như mô hình đặt trạm trung chuyển chất thải hoặc mô hình trung tâm thu gom và điều hành tái chế, tái sử dụng CTR – CTNH cho KCN. Thời Gian thực hiện đề tài: từ ngày 15/10/2010 đến ngày 08/01/2011 Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn: CTR – CTNH hại đã có từ rất lâu và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới. Nhưng việc quản lý chúng bằng biện pháp gì để đem lại hiệu quả cao và thích hợp? thực tế cho thấy tại các KCN chưa quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải, các chất thải còn để lẫn lộn với nhau dẫn đến việc chuyển giao chất thải đưa đi xử lý không đúng nơi tiếp nhận. Do đó, việc quản lý chất thải hiện nay chưa được quản lý triệt để, dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở khoa học để cho những người, những nhà quản lý quan tâm tham khảo, áp dụng trong thực tế để đạt hiệu quả cao hơn và phòng ngừa việc rò rỉ chất thải ra môi trường ở mức thấp nhất. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng triển khai cho nhiều KCN tại nhiều địa phương trong cả nước. Đặc biệt là cho KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân để mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho cộng đồng, xã hội thiết thực do ngăn chặn được sự lây lan của các chất thải gây ô nhiễm, nhằm mục đích tạo cho môi trường trong sạch. Đề tài là nguồn dữ liệu đầy đủ nhất về hiện trạng CTR – CTNH ở KCN Long Hậu và KCN Lê Minh Xuân, giúp cho các nhà quản lý trong việc lưu trữ có những giải pháp thích hợp. Cấu trúc luận văn: Đề tài được thực hiện gồm có 6 chương như sau: mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, chương 4, chương 5 và kết luận - kiến nghị. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN – CHẤT THẢI NGUY HẠI 1.1. Khái niệm về chất thải rắn (chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại) 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn CTR là chất thải ở thể rắn, được phát sinh ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại. CTR phát thải trong quá trình sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. Thành phần và tính chất của CTRCN rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất. CTRCN có thể là chất vô cơ, chất hữu cơ hoặc cả hai loại. Nghiên cứu thành phần và tính chất của chất thải rắn giúp chúng ta có thể áp dụng công nghệ xử lý phù hợp và hiệu quả. Từ nguồn gốc phát sinh người ta phân loại kỹ hơn về thành phần, tính chất, mức độ độc hại của chất thải. Mục đích của việc phân loại chất thải là nhằm lập “các lý lịch quản lý” và xác định các biện pháp xử lý an toàn CTR. 1.1.2. Khái niệm chất thải nguy hại Định nghĩa trong Nghị Định về quản lý chất thải rắn số 59/2007/NĐ-CP: “CTRNH là chất thải có chứa các chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và có đặc tính gây độc hại khác), hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người”. Cũng như các loại chất thải khác, thành phần CTNH rất đa dạng bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ hoặc có khi kết hợp cả hai. Mức độ nguy hại của các chất đôi khi cũng khác nhau tùy thuộc vào liều lượng và khả năng gây độc hại của một số chất độc hại trong đó. Thậm chí tính chất nguy hại của chất thải nguy hại còn được thể hiện trong điều kiện môi trường như PH, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm nhất định nào đó. Bảng 1.1 Một số chất thải nguy hại phát sinh trong công nghiệp. Stt Ngành sản xuất Các chất thải nguy hại 1 Sản xuất hóa chất và các phòng thí nghiệm hóa Các chất acid và các chất kiềm mạnh Các chất tẩy rửa mạnh Hóa chất độc hại Các chất thải phóng xạ 2 Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, dịch vụ sân bay Sơn thải Xăng, dầu, nhớt thải Bình ắc quy hư thải ra chì Các chất tẩy rửa mạnh 3 Chế tạo, xử lý kim loại Sơn thải có chứa kim loại nặng Các acid và các chất kiềm mạnh Chất thải có chứa cyanit Cặn bã chứa kim loại nặng 4 Khai thác bô xít Bùn đỏ 5 Sản xuất hóa dầu Các chất thải dầu, dầu cặn, hắc ín 6 Sản xuất chlorine(clo) Thủy ngân 7 Công nghiệp in Cặn mực in chứa kim loại nặng 8 Sản xuất đồ gia Chất thải chứa toluen và benzen 9 Công nghiệp giấy Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa Các chất acid và chất kiềm mạnh 10 Sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất Các dung môi dễ bắt lửa Các chất tẩy rửa mạnh 11 Sản xuất mỹ phẩm và chất tẩy rửa mạnh Bụi kim loại nặng Các chất tẩy rửa dễ cháy Các chất acid và chất kiềm mạnh 12 Công nghiệp nhuộm Cadmi, thải khoáng, thuốc nhuộm 13 Thuộc da Dung môi crom 14 Chế tạo, sửa chữa máy biến thế Cặn dầu biến thế Polychlorinat biphenyl (PCBs) 15 Công nghiệp xây dựng Sơn thải chứa kim loại nặng, dễ bắt lửa Các chất tẩy rửa mạnh Các chất acid và chất kiềm mạnh Nguồn: Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT, Bộ tài Nguyên và Môi trường CTNH được phân loại nhằm phân biệt giữa các loại CTNH với nhau và xác định về thành phần, tính chất, tải lượng của CTNH. Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chí thống nhất, rõ ràng phân loại chất thải nguy hại. 1.2. Ảnh hưởng của CTR – CTNH đến con người và môi trường CTR – CTNH có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái ở nhiều góc độ khác nhau có thể lường trước được. Đồng thời CTR – CTNH là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp và tiềm tàng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. CTR – CTNH Môi trường nước Môi trường khí Môi trường đất Con người Cây trồng Sản xuất Giao thông Văn hóa du lịch Hình 1.1 Sơ đồ ảnh hưởng của CTR – CTNH 1.3. Một số phương pháp phân loại điển hình đối với CTR – CTNH 1.3.1. Phân loại theo khả năng xử lý Để dễ dàng áp dụng các phương pháp xử lý. Ví dụ như, chất thải có chứa hợp chất Cr3+ lớn hơn 1% trọng lượng, bắt buộc phải dùng phương pháp hóa học – oxy hóa để xử lý. 1.3.2. Phân loại theo tính chất nguy hại của chất thải Ứng dụng nhằm bảo đảm an toàn khi vận chuyển, tồn trữ CTNH. Ví dụ, những CTNH có khả năng dễ cháy, nổ, lây nhiễm, bay hơi, thăng hoa, dung môi hữu cơ dễ bay hơi, acid, kiềm, thuốc trừ sâu, bệnh phẩm đều được phân loại riêng trước khi vận chuyển và tồn chứa. 1.3.3. Phân loại theo mức độ độc hại của chất thải Để phòng tránh bị ngộ độc trong khi tiếp xúc với chất thải. Cách phân loại này đặc biệt quan trọng đối với một số hóa chất có chứa độc cấp tính. Ví dụ như: các loại muối xianua, hợp chất clo mạch vòng, các hợp chất của Pb, Hg. 1.3.4. Phân loại chất thải dựa vào loại hình công nghiệp Xem xét quy trình công nghệ người quản lý dễ dàng nhận dạng được CTNH ngay từ khâu sản xuất. Ngoài ra, cách phân loại này còn đóng vai trò quan trọng trong việc khảo sát thành phần và khối lượng CTNH theo từng ngành, để dự báo tải lượng phát sinh ở phạm vi lớn hơn. Thông qua cách phân loại này có thể nhận dạng một số ngành công nghiệp điển hình sẽ phát sinh CTNH như: Công nghiệp hóa dầu (sản xuất ăcquy, pin, axit, kiềm, dung môi, sơn, keo, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, dược phẩm, thuốc nhuộm,…), ngành chế biến, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc da, ngành chế biến gỗ, ngành chế biến bột giấy, ngành xi mạ. Trong thực tế quản lí không phải lúc nào cũng áp dụng được những cách phân loại trên. Do đó, cần có công cụ tiêu chuẩn để so sánh để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý CTNH và tránh sự nhầm lẫn với chất thải không nguy hại có cùng thành phần cấu tạo với CTNH cần quản lý. Trong phần phụ lục của quy chế quản lý CTNH có đưa ra hai danh mục A và B để phân biệt. Danh mục A quy định các CTNH và danh mục B quy định các chất thải không nguy hại tương ứng. Bảng 1.2 Ví dụ về sự khác biệt giữa CTNH và chất thải không nguy hại STT Loại chất thải Nguy hại (danh mục A) Không nguy hại (danh mục B) 1 Kim loại và các chất thải chứa kim loại Bùn điện phân Phôi sắt thép 2 Các chất thải chủ yếu chứa hợp chất vô cơ nhưng có thể chứa kim loại hay vật liệu hữu cơ Amiăng phế thải Bê tông vỡ 3 Các chất thải chủ yếu chứa chất hữu cơ nhưng có thể chứa kim loại hoặc hợp chất vô cơ. Dầu cặn Đồ nhựa phế thải 4 Các chất thải có thể chứa cả hợp chất hữu cơ và vô cơ Chất thải bệnh viện Bao bì, nhựa phế thải Vì tính chất nguy hại của chất thải trong cột A nên cần phải có chu trình thu gom vận chuyển riêng đối với loại chất thải nguy hại này. Tổng quan các phương pháp giảm thiểu CTR – CTNH Tổng quan phương pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn Giảm thiểu chất thải tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản xuất, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm giảm lượng chất thải hay độc tính của chất thải. Cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất Cải tiến cách thức vận hành cần thực hiện trong tất cả các lĩnh vực sản xuất như sản xuất, bảo trì, vận hành, sử dụng và lưu trữ vật liệu thô, sản phẩm, lưu giữ và quản lý chất thải. Công tác này sẽ giảm thiểu tối đa việc tạo thành các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật, kém chất lượng cũng như sự rơi vãi của nguyên vật liệu, chất thải trong nhà xưởng. Bên cạnh đó việc quản lý hợp lý có thể giảm đáng kể sự nhiễm bẩn của nguyên liệu, sản phẩm cũng như các nguyên liệu không cần thiết trong sản xuất. Các nội dung cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất bao gồm: Quản lý và lưu trữ nguyên liệu cũng như sản phẩm: Xác định nguyên liệu nhập vào hay sản phẩm làm ra theo ngày sản xuất để bố trí sử dụng phù hợp với hạn sử dụng, tránh được việc thải ra các nguyên liệu hay sản phẩm chứa thành phần độc hại quá hạn sử dụng; Cải tiến về điều độ sản xuất: Bố trí sản xuất hợp lý nhằm tránh lượng thải ra. Ví dụ khi sản xuất sơn, bố trí sản xuất cùng một màu sơn theo cấp độ màu nhạt dần, các sản phẩm sản xuất liền kề có màu giống nhau nhằm tránh rửa thiết bị nhiều lần. Ngăn ngừa thất thoát và chảy tràn: Sử dụng các đường ống và thiết bị hợp lý nhằm tránh sự rò rỉ, rơi vãi của nguyên liệu cũng như sản phẩm trong quá trình lên xuống hàng hóa hay trong sản xuất; Đào tạo nhân sự: Trang bị các kiến thức kỹ năng cần thiết để tránh việc tạo ra các chất thải do sự kém hiểu biết của công nhân cũng như giúp việc giảm phát thải và thu gom các chất gây ô nhiễm hợp lý; Thay đổi quá trình sản xuất: Bao gồm những thay đổi về nguyên liệu đầu vào, công nghệ và thiết bị, phương thức vận hành, bảo trì. Tất cả những thay đổi này nhằm giảm phát thải chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Thay đổi nguyên liệu đầu vào Thay đổi nguyên liệu có tính nguy hại bằng các thành phần ít độc hơn hay không độc hại góp phần giảm lượng CTNH sinh ra trong nhà máy. Ví dụ ngành in thay thế mực in có dung môi hữu cơ bằng mực in có dung môi là nước. Thay đổi về kỹ thuật, công nghệ Cải tiến quy trình sản xuất: Là cải tiến quy trình vận hành, thiết bị sản xuất và chế độ bảo trì hợp lý máy móc, thiết bị. Công việc này sẽ giúp giảm thiểu lượng nước thải sinh ra do có sự cố trong sản xuất cũng như giảm các thao tác thừa và các công đoạn thừa phát sinh chất thải trong toàn bộ quy trình. Điều chỉnh các thông số vận hành: Phương pháp này dựa trên các kỹ thuật sẵn có của nhà máy, kết hợp kinh nghiệm sản xuất và kiến thức về quá trình làm giảm lượng thải không đáng phát sinh từ quy trình. Cải tiến về thiết bị máy móc: Dựa trên thiết bị máy móc hiện có, nghiên cứu cải tiến lắp đặt thêm các bộ phận phụ trợ nhằm giảm phát sinh chất thải từ thiết bị. Hình 1.2 Các kỹ thuật giảm thiểu chất thải Tự động hóa máy móc thiết bị, quy trình: tự động hóa các quá trình sản xuất và máy móc thiết bị có thể giảm thiểu được các sự cố có thể sảy ra do các thao tác của công nhân, đồng thời giảm sự tiếp xúc của công nhân với chất nguy hại. Phương pháp lưu giữ và phân loại tại nguồn CTR – CTNH sau khi được thải bỏ tại các cơ sở sản xuất sẽ được cơ sở đó phân loại riêng từng thành phần chất thải như chất thải nguy hại và không nguy hại, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất tạo ra sản phẩm mới. Từng loại chất thải sau khi được phân loại này được chứa đựng trong các dụng cụ chuyên dụng riêng biệt sau đó được nhân viên thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển chất thải để đưa đi xử lý. Tái sử dụng, tái chế và tái sinh CTR – CTNH Tái sử dụng Tái sử dụng là việc đưa vào sử dụng lại các chất thải hay các sản phẩm nhiều hơn một lần. Các sản phẩm sau khi sử dụng không bị thải bỏ mà được sử dụng lại. Tái chế Tái chế là các hoạt động bao gồm phân loại các chất thải như nhựa, plastic, sắt, đồng,…từ dòng chất thải và sử dụng chúng như nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, chất lượng các sản phẩm này có thể kém hơn các sản phẩm ban đầu. Nói cách khác, tái chế là hoạt động thu gom lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng tái chế thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, bao gồm: Tái chế vật liệu: Bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm khác; Tái chế nhiệt: Bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. Tái sinh Tái sinh là việc tách các nguyên liệu hoặc năng lượng có giá trị kinh tế từ dòng thải. Cũng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh chất thải thông qua: Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học: Chủ yếu dùng các phương pháp đốt chuyển hóa thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ; Tái sinh các sản phẩm chuyển hóa sinh học: Chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học để thu hồi các sản phẩm như phân bón, khí metan, protein, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác; Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: Từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá trình hóa học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện. Vấn đề tái sử dụng, tái sinh và tái chế CTNH nếu không được kiểm soát kỹ lưỡng có thể gây ra các tác động xấu đến môi trường và con người. Các hoạt động tái sinh, tái chế, tái sử dụng có thể được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Tái sinh hay tái sử dụng bên trong nhà máy; Tái sinh bên ngoài nhà máy; Bán cho mục đích tái sử dụng; Tái sinh năng lượng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tái sinh, tái chế chất thải. Các phương pháp này có thể áp dụng các quá trình hóa lý, hóa học hay quá trình nhiệt để thu hồi hay làm gia tăng nồng độ của thành phần gây ô nhiễm nhằm phục vụ cho quá trình tái sinh tái chế tiếp theo. Các phương pháp có thể sử dụng: Hấp phụ bằng than hoạt tính, trao đổi ion, chôn cất, điện phân, thủy phân, trích ly bằng chất lỏng, tách bằng màng, hấp thụ khí/hơi, bay hơi qua lớp phim mỏng, trích ly bằng xúc tác. Các phương pháp xử lý CTR – CTNH Xu hướng hiện nay là thực hiện mọi cách làm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh và giảm tính độc hại của chất thải. Tuy nhiên, dù thực hiện mọi biện pháp giảm thiểu thế nào đi nữa thì luôn tồn tại một lượng chất thải từ quá trình sản xuất. Vì vậy việc xử lý và thải bỏ cuối cùng chất thải vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tránh các tác động nguy hại của chất thải đến con người và môi trường. Có rất nhiều phương pháp xử lý nhằm làm giảm độc tính của chất thải: Bảng 1.3 Các phương pháp xử lý nhằm giảm độc tính chất thải Quá trình xử lý Chất thải công nghiệp Các dạng chất thải Chất ăn mòn Hợp chất xyanua Dung môi halogen Dung môi phihalogen Chất hữu cơ clo Chất hữu cơ khác Chất thải nhiễm dầu PCBs Chất lỏng nhiễm bẩn kim loại Chất lỏng nhiễm bẩn hữu cơ Đất ô nhiễm Chất lỏng Chất lỏng Chất rắn hay dạng bùn nhão Chất khí Hấp thụ bằng than hoạt tính X X X X X Trao đổi ion X X Chưng cất X X X X X Điện phân X X Thủy phân X X Trích ly chất lỏng X X X X X X Tách bằng màng X X X Tách khí, hơi X X X X X X Bay hơi qua lớp film mỏng X X X X Làm lạnh, tinh thể hóa X X X X X X X Các phương pháp hóa học - vật lý Xử lý chất thải bằng phương pháp vật lý nhằm tách chất nguy hại ra khỏi chất thải rắn bằng phương pháp tách pha. Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hóa học nhằm thay đổi tính chất của chất thải để chuyển nó về dạng không nguy hại. Lọc Là phương pháp tách hạt rắn ra khỏi dòng thải (khí, lỏng hay dòng kem nhão…) khi đi qua môi trường xốp. Các hạt rắn được giữ lại ở vật liệu lọc. Quá trình lọc được thực hiện nhờ chênh lệch áp xuất gây bởi trọng lực, lực li tâm, áp suất chân không, áp suất dư. Kết tủa Là quá trình chuyển hóa chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hóa học tạo tủa hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch, thay đổi điều kiện vật lý của môi trường (hạ nhiệt độ) để giảm độ hòa tan của hóa chất, phần chất rắn tan sẽ kết tinh. Phương pháp này thường dùng với các phương pháp tách chất rắn như lắng cặn, li tâm, lọc. Oxy hóa khử Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng trong đó tính chất oxy hóa của chất phản ứng tăng lên khi tính chất oxy hóa của một chất khác giảm xuống. Chất cho điện tử là chất khử, chất nhận điện tử là chất oxy hóa. Để thực hiện quá trình oxy hóa khử người ta trộn chất thải với hóa chất xử lý (tác nhân oxy hóa hay khử) hay cho tiếp xúc các hóa chất ở dạng dung dịch với hóa chất ở thể khí. Bay hơi Là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương pháp cấp nhiệt để hóa hơi chất lỏng. Phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử lý sơ bộ để giảm lượng chất thải cần xử lý cuối cùng. Đóng rắn và ổn định chất thải Đóng rắn là làm cố định hóa học, triệt tiêu tính lưu động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững, tạo thành một khối nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao. Phương pháp này nhằm giảm tính lưu động của chất nguy hại trong môi trường; làm chất thải dễ vận chuyển do giảm khối lượng chất lỏng trong chất thải và đóng rắn chất thải; làm giảm bề mặt tiếp xúc chất thải với môi trường tránh thất thoát chất thải do lan truyền, rò rỉ, hạn chế sự hòa tan, khử độc các thành phần nguy hại. Các phương pháp nhiệt Đốt là quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao bằng oxy không khí. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó đến 80% - 90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt là các chất không gây hại như nước, CO2 …Có 3 phương pháp đốt: Đốt bằng phương pháp phun chất lỏng, đốt thùng quay, đốt có xúc tác. Sử dụng CTNH làm nhiên liệu Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với các nhiên liệu thông thường để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh, lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 12 – 25% tổng lượng nhiên liệu. Nhiệt phân Là quá trình tiêu hủy hay biến đổi hóa học xảy ra do nung nóng trong điều kiện không có oxy. Quá trình nhiệt phân gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: (Quá trình khí hóa) Chất thải được gia tăng nhiệt độ để tách thành phần dễ bay hơi như hơi nước, khí cháy…ra khỏi thành phần cháy không hóa hơi và tro; Giai đoạn 2: Các thành phần bay hơi được đốt (nhằm mục tiêu tận dụng nhiệt) ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy các cấu tử nguy hại. Phương pháp sinh học CTR cũng có thể xử lý như chất thải thông thường bằng phương pháp xử lý hiếu khí và yếm khí. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần bổ sung chủng loại vi sinh thích hợp và điều kiện tiến hành cần kiểm soát chặt chẽ hơn. Quá trình hiếu khí Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình của vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ (quá trình khoáng hóa) trong điều kiện đủ oxy. Sản phẩm của quá trình chủ yếu là CO2, H2O; Quá trình yếm khí Quá trình xử lý sinh học yếm khí là quá trình khoáng hóa nhờ vi sinh vật trong điều kiện không có oxy. Công nghệ xử lý sinh học yếm khí tạo thành sản phẩm là khí CH4, CO2 (chiếm thành phần lớn) và H2, N2, H2S, NH3. Chôn lấp an toàn CTR – CTNH Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống quản lý CTNH. Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải nhằm ngăn chặn sự phát tán chất thải vào môi trường. Các chất thải nguy hại khi chôn trong bãi chôn lấp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Chỉ có chất thải vô cơ (ít hữu cơ); Tiềm năng nước rỉ rác thấp; Không có chất lỏng; Không có chất nổ; Không có chất phóng xạ; Không có lốp xe. Thông thường các CTNH được chôn lấp bao gồm: Chất thải kim loại có chứa chì; Chất thải thành phần có chứa thủy ngân; Bùn xi mạ và bùn kim loại; Chất thải amiăng; Chất thải rắn có xyanua; Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại; Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải. Khi lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp, người quy hoạch và thiết kế phải khảo sát kỹ các yếu tố sau: Vị trí bãi chôn lấp phải cách xa khu dân cư, khu đô thị ít nhất là 5 km; Địa chất khu vực phải ổn định, không có địa chấn, động đất, khả năng chống thấm tự nhiên lớn; Chế độ thủy văn khu vực ổn định, không xảy ra ngập lụt; Địa điểm bãi chôn lấp có gần mực nước mặt, nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt không; Giao thông thoát nước có thuận tiện không. Trong quá trình chôn lấp, cần kiểm soát được khả năng sảy ra phản ứng do sự tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau. Ví dụ như chất thải chứa axit kết hợp với chất thải chứa dầu mỡ sẽ gây hỏa hoạn, chất thải chứa bột nhôm kết hợp với amoni nitrat sẽ gây nổ, chất thải chứa xyanua gặp axit sẽ hình thành khí HCN rất độc,… Trong quá trình vận hành bãi chôn lấp chất thải, phải thực hiện các biện pháp quan trắc môi trường, công việc này phải thực hiện sau khi đã đóng bãi chôn lấp. Sau khi đóng bãi, việc bão trì cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo không có sự tiếp xúc của CTNH với con người và môi trường. Các công tác quan trắc trong thời gian hoạt động và sau khi đóng bãi chôn lấp cũng như công tác bảo trì góp phần phát hiện sự rò rỉ và lan truyền chất thải nguy hại từ đó kịp thời ngăn chặn sự lan truyền của CTNH trong môi trường. Tình hình nghiên cứu quản lý CTR – CTNH Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tùy điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng với nhận thức về quản lý CTR – CTNH mà mỗi nước có cách thức quản lý CTR – CTNH riêng. Đối với các nước phát triển, quá trình quản lý CTR – CTNH thường áp dụng nhiều phương pháp để xử lý, tỷ lệ xử lý CTR – CTNH bằng phương pháp đốt, xử lý cơ học, hóa lý, sinh học, chôn lấp… rất khác nhau. Chẳng hạn, Nhật Bản là nước sử dụng biện pháp thu hồi CTR – CTNH với hiệu suất cao nhất (38%), sau đó đến Thụy Sĩ (33%), trong khi đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp sử dụng phương pháp vi sinh lớn nhất (30%),…Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong quản lý CTR – CTNH là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc 84%), Anh (83%), Liên Xô (80%), Tây Ban Nha(80%). Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý CTR nói chung và CTNH nói riêng tại một số nước trên thế giới. Tình hình CTR – CTNH tại Philippin Theo số liệu thống kê năm 2000, lượng CTNH phát sinh tại Philippin khoảng 232.306 – 355.519 tấn/năm và dự báo đến năm 2005 là 509.990 tấn và 659.012 tấn vào năm 2010. Theo dự đoán, tổng lượng chất độc và chất thải công nghiệp nguy hại tăng 184% qua 15 năm. Theo nghiên cứu của JICA năm 2001 nhận thấy 1/3 chất thải phát sinh tập trung ở miền Nam Tagalog, gần 28% lượng chất thải tập trung chủ yếu ở khu vực thủ đô Manila. Theo ước lượng từ những nguồn phát sinh có đăng ký thì hàng năm các chất độc và các chất thải nguy hại phát sinh khoảng 280.000 tấn, với 50% được tái sinh hay xử lý tại chỗ, 13% được quản lý tại các cơ sở vận chuyển/ xử lý và 37% được lưu trữ hoặc đốt bất hợp pháp bên ngoài nguồn phát sinh. Quá trình giảm thiểu chất thải, tái sinh, phân loại tại nguồn rất ít được thực hiện do thiếu nhân lực tài chính và kỹ thuật. Bên cạnh đó nguyên liệu để tái sinh CTR – CTNH và quy trình tái sinh không còn phù hợp nữa. Hiện tại philippin vẫn chưa có bãi chôn lấp CTNH mà khả năng lưu giữ tạm thời còn thiếu, vì vậy một số nguồn phát sinh CTR – CTNH đã sử dụng biện pháp chôn lấp hay đốt bất hợp pháp để tránh sự kiểm soát của nhà nước. Hệ thống quản lý CTR – CTNH ở Philippin được cấu thành bởi 5 yếu tố chính là khung luật và chính sách; khung quy định và tổ chức hệ thống quản lý hành chính; kỹ thuật; dịch vụ hỗ trợ và các công cụ kinh tế. Philippin đã tham gia kí hết công ước Basel về vận chuyển CTNH, hiệp ước Montreal về những chất phá hủy tầng ozon. Những ký kết này đã tạo nhiều sức ép đã đặt ra cho chính phủ với một cơ cấu yếu kém về vấn đề quản lý CTNH. Nhìn chung, vấn đề quản lý CTR – CTNH tại Philippin còn nhiều yếu kém do thiếu sự tuân thủ các quy định và luật môi trường, thiếu thông tin và hệ thống quản lý của nguồn phát sinh, khả năng tài chính và kỹ thuật của cơ sở vận chuyển và xử lý còn giới hạn. Quy định thu nhận, cất giữ trung gian CTNH tại Thụy Điển Một số quy ước có liên quan tới quy định quản lý CTNH tại Thụy Điển là lệnh bảo vệ môi trường (1989:364), sắc lệnh về các loại chất thải có hại (1985:841), sắc lệnh về đổ chất thải (1990:984), sắc lệnh về pin độc hại (1989:974). Theo phụ lục của sắc lệnh môi trường, các phần sau đây áp dụng cho việc thu nhận hoặc lưu trữ trung gian CTNH. Sắc lệnh 92.07.01B quy định: hơn 50 tấn dầu thải hàng năm (phải được phép của chính quyền địa phương); Sắc lệnh 92.07.02B quy định: hơn 10 tấn các CTNH khác hằng năm (phải được phép của chính quyền địa phương); Sắc lệnh 92.07.03C quy định: hơn 10 tấn CTNH cho môi trường khác hàng năm (phải thông báo với ủy ban Sức khỏe và chính quyền địa phương). Hiện không có các số liệu thống kê xác thực về số lượng các hệ thống thu nhận và lưu trữ trung gian CTNH nhưng nhiều nhà máy hoạt động theo cả sự quản lý tư nhân và cả sự quản lý của chính quyền địa phương. Theo sắc lệnh về đổ thải chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức việc thu nhận và đổ CTNH. Họ thường lập ra một trung tâm thu nhận ở các bãi rác thải của địa phương. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ thõa thuận với những nhà xây dựng ở địa phương, người bán lẻ sơn và các trạm xăng,…để đảm bảo rằng những người này sẽ chấp nhận giữ lại phế thải. Những thõa thuận này nhằm tập hợp một lượng chất thải lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Những công việc này do hệ thống thu gom chất thải của địa phương đảm nhận. Quy mô của các trạm thu nhận chất thải rất da dạng, từ những kho lớn với những bể lớn với dung tích hàng ngàn m3 đến những trạm lưu động nhỏ dưới hình thức các container có khóa. Hình thức thứ hai đã trở nên ngày càng phổ biến và thường được sử dụng cho các chiến dịch thu rác thải nguy hại từ hộ gia đình. Các phương tiện lưu động chỉ lưu lại vài ngày tại hiện trường theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Liên hợp bảo vệ CTR và vệ sinh công cộng Thụy Điển là một tổ chức phục vụ cho việc đổ chất thải của các địa phương, các công ty. Bên cạnh việc thu nhận và cất trữ chất trung gian , một số nhà máy còn tiến hành xử lý sơ bộ, như bơm chất thải lỏng từ thùng chứa vào bể chứa hoặc phân loại chất thải (ví dụ phân ra các loại pin khác nhau). [Nguyễn Đức Khiển – quản lý CTNH] Quản lý CTR – CTNH tại Đức Để quản lý CTR – CTNH, Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược như ngăn ngừa ngay từ nguồn thải, giảm số lượng CTR – CTNH, xử lý và tái sử dụng. Trong vòng 20 năm gần đây, Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý CTR – CTNH. Có khoảng 2.000 điều luật, quyết định, quy định hành chính,…với nội dung phân loại các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước, …về thu gom, vận chuyển. Mỗi lần thay đổi luật, quy định mới lại chặt chẽ, khắc khe hơn. Bên cạnh đó, pháp luật Đức khuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hay toàn bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra CTNH. Nhà nước giảm thuế hoặc cho vay với lãi suất thấp khi đầu tư vào việc trang bị công nghệ, thiết bị xử lý CTR – CTNH. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho nhân dân biết được tác hại của CTR – CTNH và chính nhân dân sẽ thay mặt cho nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết. Quản lý CTR – CTNH tại Hà Lan Việc xử lý chất thải của Hà Lan được sự tham gia tổng lực của chính quyền, xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. CTR – CTNH được xử lý theo nhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn được tiêu hủy, một phần được tái chế. Trước đây, Hà Lan tiến hành tiêu hủy CTR – CTNH ngoài biển nhưng từ năm 1990 trở lại đây, Hà Lan tiến hành tiêu hủy CTR – CTNH tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thường các doanh nghiệp tư nhân với sự tham gia của các công ty tiến hành dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn. Hàng năm, Hà Lan có tới hơn 20 triệu tấn chất thải, 60% trong số này đổ tại các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào lò thiêu hoặc tái chế. Để bảo vệ môi trường, chính phủ Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lượng chất thải hàng năm để giảm chi phí xử lý. Công nghệ xử lý CTNH chủ yếu là tiêu hủy, nhiệt năng do các lò tiêu hủy tạo ra sẽ được hòa nhập vào mạng lưới năng lượng chung của đất nước. Ngoài ra Hà Lan còn đạt được bước chuyển biến lớn trong việc mở rộng chương trình giáo dục trong trường học, các xí nghiệp công nghiệp và những người nội trợ về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường sống được trong sạch ở nhiều năm, các chất thải được phân loại ngay tại nguồn thải nhất là đối với CTNH. Việc thiêu hủy CTNH được thực hiện trong các lò đốt hiện đại với kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng những quy trình đặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho quá trình sản xuất”. Tình hình nghiên cứu trong nước Gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN đang là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm CTR – CTNH. Chính phủ đã ra nhiều quyết định, thông tư, văn bản pháp luật về quản lý, thu gom xử lý CTR – CTNH tại các cơ sở sản xuất tại các KCN, một số quyết định, nghị định tiêu biểu như: Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 10/7/1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và các KCN đến năm 2020; Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT, Bộ tài Nguyên và Môi trường ban hành ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục CTNH; Thông tư 12/2006/QĐ-BTNMT, Bộ tài Nguyên và Môi trường ban hành ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR… Ngày 17/12/2009, thủ tướng chính phủ ký quyết định số 2149/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó Quyết định nêu rõ, quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội; quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp; quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền". Theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại. Theo Chiến lược, mục tiêu đến năm 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất. Nhà nước đã có những nhận thức sâu sắc về bảo vệ môi trường, giành không ít kinh phí cho việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá các vấn đề môi trường liên quan đến sản xuất tại các KCN, trong đó vấn đề CTR – CTNH là một vấn đề quan trọng, được quan tâm nhiều hiện nay. Công tác tái chế chất thải ở nước ta là một vấn đề được quan tâm từ lâu, các hoạt động thu mua phế liệu để tái chế đã có rất lâu, một số xí nghiệp công nghiệp như ngành giấy, thủy tinh, nhựa plastic…đã có những chính sách thu gom sử dụng lại phế thải của mình tạo ra. Tuy nhiên đa số là hoạt động tự phát, tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, phục vụ cho các lợi ích và tính toán kinh tế của riêng họ. Hơn nữa, chất lượng cuộc sống tăng nhanh, nhu cầu sử dụng hàng hóa chất lượng càng cao nên sản phẩm tái chế đứng trước nguy cơ gặp rất nhiều khó khăn, ngày càng bị hạn chế. Đồng thời cần nhìn nhận rằng lĩnh vực công nghệ và khoa học môi trường là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, các nghiên cứu và ứng dụng nhằm giải quyết vấn đề quản lý CTR – CTNH còn quá ít, chủ yếu là kế thừa các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước trên thế giới, chưa có bước đột phá riêng. Một số nghiên cứu về vấn đề CTR – CTNH được thực hiện gần đây, tuy nhiên những nghiên cứu này chưa áp dụng được do chưa phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật trên thế giới đang thay đổi thường xuyên, chỉ có giá trị về mặt nhận thức và phương pháp luận. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KCN LONG HẬU VÀ KCN LÊ MINH XUÂN Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Khu công nghiệp Long Hậu: Nằm trên vùng giáp ranh giữa huyện Cần Giuộc tỉnh Long An và huyện nhà Bè TP.Hồ Chí Minh, cạnh khu đô thị cảng Hiệp Phước. KCN Long Hậu thuộc khu vực chiến lược ưu tiên phát triển “công nghiệp hướng ra biển Đông” của cả TP.Hồ Chí Minh và Tỉnh Long An. Với khoảng cách: 3 km đến cảng container trung tâm Sài Gòn và cảng Sài Gòn – Hiệp Phước 16 km đến khu đô thị Phú Mỹ Hưng 19 km đến khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 25 km đến sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Với vị thế chiến lược quan trọng như vậy giúp các nhà đầu tư KCN Long Hậu dễ dàng tận dụng các hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và nguồn lao động của TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, vị trí này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thông đối ngoại cả đường thủy lẫn đường bộ. KCN Lê Minh Xuân: KCN Lê Minh Xuân (nằm ở phía Tây TPHCM, thuộc đường biên xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) cách trung tâm thành phố khoảng 18km, cách khu dân cư tập trung khoảng 8km, cách quốc lộ 1A 6km và Tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu (dọc Tỉnh lộ 10) khoảng 3 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18 km, nằm trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa, Huyện Bình Chánh. Phía Bắc giáp kinh số 6; Phía Tây giáp đường Gò Mây – Tân Nhựt (tuyến kinh B); Phía Ðông giáp khu ruộng của nông trường Lê Minh Xuân; Phía Nam giáp kinh số 8. Đặc điểm khí hậu Nhiệt độ Nhiệt độ không khí đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy và chuyển hóa các chất. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng của các chất trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất trong khí quyển càng nhỏ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Trong quá trình tính toán và thiết kế hệ thống khống chế ô nhiễm cần phân tích và đánh giá yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Chế độ mưa Khu vực có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Chế độ mưa ảnh hưởng đến chất lượng không khí, quá trình thu gom vận chuyển chất thải. Mưa sẽ cuốn trôi các loại bụi và các chất ô nhiễm trong khí quyển, làm giảm nồng độ các chất này, nước mưa pha loãng các chất ô nhiễm trên mặt đất, tăng khả năng phát tán chất ô nhiễm nguy hại. Lượng mưa trung bình khoảng 1979 mm/năm. Số lượng ngày mưa trong năm trung bình khoảng 154 ngày. Hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa trong năm (từ các tháng 5 đến tháng 11). Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa trung bình đều nhau khoảng (300 mm/tháng). Tuy nhiên mưa nhiều vào tháng 9 với lượng mưa khoảng 400mm. Các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm) có lượng mưa nhỏ (khoảng 50 mm/tháng), thậm chí có tháng lượng mưa chỉ khoảng 5mm hoặc hoàn toàn không có mưa. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí cũng giống như nhiệt độ có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân hủy và phát tán chất ô nhiễm, ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể. KCN Long Hậu: Độ ẩm tương đối của khu vực dao động khoảng 79%, cao nhất được ghi nhận vào mùa mưa khoảng 96%, thấp nhất được ghi nhận vào mùa khô khoảng 43%. KCN Lê Minh Xuân: Độ ẩm tương đối của khu vực dao động khoảng 77%, cao nhất vào mùa mưa khoảng 95%, thấp nhất vào mùa khô khoảng 40%. Bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực và độ bền vững của môi trường khí quyển thông qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán chất thải vào không khí. TP.Hồ Chí Minh có số giờ nắng trung bình trong năm khoảng từ 2286 giờ/năm. Hàng ngày có đến từ 10 – 12 giờ có nắng (mùa khô). Cường độ bức xạ trực tiếp: vào tháng 2, 3 là 0.72 – 0.79 cal/cm2.phút vào giờ giữa trưa. Chế độ gió Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Nói chung, khi vận tốc gió càng lớn thì chất ô nhiễm lan truyền nhanh và xa hơn, pha loãng tốt hơn. Hướng gió chủ đạo là tháng 5 đến tháng 10 là hướng Tây Nam, tần suất là 70%, vận tốc là 3,6m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là hướng Đông Bắc với tần suất là 60%, tốc độ là 2,4 m/s. Ngoài ra ở TP.Hồ Chí Minh còn có gió đất gió biển thổi theo ngày góp phần điều hòa khí hậu nơi đây. Trong thành phố thường xuất hiện gió lốc xoáy góp phần tăng khả năng lan truyền chất ô nhiễm. Bảng 2.1 Bảng tốc độ gió ở TPHCM Tháng Hướng gió khống chế Tốc độ gió (m/s) % lặng gió 1 N,NE 2.5 9.0 2 N 2.6 10.0 3 S 3.1 9.7 4 S, SE 2.8 8.0 5 S, SE 2.8 13.3 6 W 2.9 9.3 7 W 3.0 15.6 8 W 2.6 15.1 9 W 2.2 16.3 10 W, N 2.2 15.0 11 N 2.2 16.5 12 N 2.3 Nguồn: Phân viện nghiên cứu khí tượng - thủy văn Nam Bộ, năm 2006. Các điều kiện Kinh tế xã hội Khu công nghiệp Long Hậu Về dân số Theo niên giám thống kê năm 2006, tổng dân số huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là 166.979 người, diện tích 209.864km2, mật độ phân bố 796 người/km2. Khu công nghiệp Long Hậu thuộc địa bàn xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; dân số của xã 8.078 người, với 1.804 hộ gia đình; diện tích của xã là 2.021,15 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1254.72 ha chiếm 65.8% diện tích, đất lâm nghiệp 19,10 ha chiếm 1%, đất chuyên dụng (đất xây dựng, giao thông, nghĩa địa…) là 53.40 ha chiếm 2.8%, đất thổ cư 53.8 ha chiếm 2.8%, đất sông rạch 524.98 ha chiếm 27.6%. Về nghề nhiệp Đa số các hộ gia đình sống bằng nghề nông (trồng trọt và chăn nuôi). Cây trồng chủ lực của xã là lúa với năng suất bình quân đạt 2.6 tấn/ha. Ngành chăn nuôi chủ yếu là gia súc, gia cầm và đang phát triển ngành chăn nuôi thủy sản. Hệ thống giao thông Tuyến giao thông đường bộ chính trên địa bàn xã Long Hậu là Hương lộ 12, chiều dài 3,5 km. Tuyến giao thông đường thủy là sông Kinh, sông Kinh là nhánh sông lớn nối ra sông Nhà Bè – tuyến đường thủy quan trọng nhất của thành phố Hồ Chí Minh trong hệ thống đường thủy Sài Gòn – Nhà Bè – Soài Rạp – ra biển Đông. Sông Kinh đoạn đi qua địa bàn xã Long Hậu có chiều dài khoảng 8 km. Hệ thống giao thông liên ấp, xã, đường vành đai khoảng 26-30km với chủ yếu là đất đỏ, đường bê tông khoảng 3800m (khu vực ấp 4). Hệ thống điện Nguồn cung cấp điện cho khu vực là mạng lưới điện Quốc gia, dọc theo Hương lộ 12, tỷ lệ các hộ dân được cấp điện đạt 95%. Hệ thống nước Khu vực chưa có mạng lưới cấp nước sạch, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, số lượng giếng khoan trên địa bàn xã là 22 giếng với tỷ lệ các hộ dân được cấp khoảng 80% Văn hóa – Xã hội – Y tế - Giáo dục Cơ cấu phát triển kinh tế trọng tâm của xã là sản xuất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chọn giống lúa có năng suất cao, phù hợp với đất đai thổ nhưỡng để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp. Tỉnh đã quy hoạch trên địa bàn xã Long Hậu về xây dựng khu công nghiệp. Hiện nay có 15 Dự án xin đầu tư quy hoạch, phần lớn là quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái, làng đại học, khu vui chơi, giải trí, khu nghĩa trang, đường điện cao thế 550KW. Về văn hóa – xã hội Huyện đã tổ chức vận động người dân đưa con em tới trường, phổ cập giáo dục cho nhiều học sinh nghèo không có điều kiện đến trường trong địa bàn huyện, tổ chức nhiều chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động địa phương. Thường xuyên kiểm tra, vận động người dân trong việc xây dựng ấp văn hóa và hướng dẫn đăng ký gia đình văn hóa. Về mặt giáo dục – đào tạo Không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trường lớp, trang thiết bị dạy học..), tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người đều được tham gia công tác giáo dục, thực hiện công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ cho nhân dân, công tác huy động học sinh trong độ tuổi đến lớp được tăng cường. Tính đến tháng 12 năm 2006 toàn huyện Cần Giuộc có 16 trường mẫu giáo, 39 trường phổ thông với 25 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, 2 trường THCS – PTTH và 2 trường phổ thông trung học (Nguồn Niên giám thống kê 2006). Xã Long Hậu có 05 điểm trường với 01 điểm trường trung học cơ sở và 04 điểm trường tiểu học. Về mặt y tế Tính đến tháng 12 năm 2006 toàn huyện Cần Giuộc có 19 cơ sở khám chữa bệnh vối tổng số giường bệnh là 209 (Nguồn Niên giám thống kê năm 2006). Xã Long Hậu có 01 trạm y tế với số giường bệnh là 15. Riêng Khu công nghiệp Long Hậu có 01 trạm y tế phục vụ khám chữa bệnh cho cán bộ nhân viên trong Khu công nghiệp và lân cận. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Dân số Dân số huyện Bình Chánh thống kê vào năm 2006 là 330.605 người, với diện tích là 522,69 Km2, mật độ dân số 1.308 người/Km2. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân thuộc xã Lê Minh xuân. Xã Lê Minh Xuân có dân số 30713 người, diện tích 3508 ha, có mật độ dân cư tương đối thưa thớt 0.86 người/Km2. Toàn xã có 3000 ha đất sản xuất. Nghề nghiệp Đa số các hộ gia đình sống bằng nghề nông là chính, chủ yếu là trồng lúa. Mấy năm gần đây người dân các xã Lê Minh Xuân và xã Tân Nhựt đang dần chuyển dịch cơ cấu trồng trọt từ trồng lúa sang trồng các loại hoa màu cho thu nhập cao. Ngoài ra người dân còn chăn nuôi các loại gia súc cho thu nhập cao như lợn, bò… Hệ thống giao thông Sau thời gian hình thành và phát triển, hiện nay tất cả các tuyến đường trong xã đã được trải sỏi đỏ, bốn tuyến đường đã được trãi nhựa gồm : Đường Mai Bá Phương, Kênh A (ấp 4), Đường Láng le Bầu còi, đường Trần Đại Nghĩa (KCN Lê Minh Xuân). Hệ thống điện, và nước Điện khí hoá đã được triển khai thực hiện ở tất cả khu dân dân cư 7 ấp. Nước sinh hoạt đã được nhà nước đầu tư khoan 03 giếng công nghiệp phục vụ cho các cụm dân cư 1, 2, 3, 4, 5. Một phần dân ấp 7 (đường láng le Bàu cò) được sử dụng nước máy theo đường nước dẫn vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân, số còn lại sử dụng giếng khoan lẻ phục vụ từng cụm dân cư của UNICEF. Văn hóa – Xã hội – Y tế - Giáo dục Về văn hóa – xã hội Cũng giống như Xã Long Hậu, ủy ban nhân dân xã Lê Minh Xuân thường xuyên vận động người dân tăng gia sản xuất, đưa con em đến trường, xóa nạn mù chữ. Trong xã cũng thường tổ chức các buổi văn nghệ, thể thao vui chơi giải trí cho người dân nơi đây. Về mặt giáo dục – đào tạo Trường Tiểu học có : 03 trường (Trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia), trung học cơ sở có : 02 trường, trung học phổ thông có một trường đạt chuẩn quốc gia. Về mặt y tế Hệ thống chữa bệnh: có một trạm y tế (chuẩn quốc gia) đang dược hỗ trợ xây dựng, và 01 bệnh viện tâm thần Lê Minh Xuân. CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN – CHẤT THẢI NGUY HẠI 3.1. Hiện trạng quản lý hành chính 3.1.1. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý CTR – CTNH Cơ sở pháp lý của công tác quản lý CTR – CTNH là luật và các văn bản luật, các quyết định, thông tư, nghị định, quy định của quốc gia, tỉnh thành. Các văn bản pháp lý rõ ràng sẽ giúp cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp thực hiện dễ dàng. Các văn bản này không những bắt buộc các doanh nghiệp, các cơ quan, cá nhân tuân thủ chấp hành mà còn có chức năng khuyến khích ý thức bảo vệ môi trường, góp phần quản lý CTR – CTNH trong các KCN một cách có hiệu quả nhất. Các văn bản pháp lý về quản lý CTR – CTNH bao gồm: Các văn bản của Quốc Hội Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Các văn bản của Chính phủ Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn bức xạ; Chỉ thị số 199/TTg ngày 03 tháng 04 năm 1997 của Thủ tướng Chính Phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và các KCN; Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và các KCN Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt “kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Giai đoạn năm 2008 – 2012 xử lý triệt để 3856 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng còn lại và các cơ sở phát sinh; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo quyết định này danh mục 36 kế hoạch, chương trình, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường; Căn cứ nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về ban hành danh mục CTNH; Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR; Các văn bản của Bộ và Liên Bộ Thông tư số 1350-TT/KCM ngày 02 tháng 08 năm 1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN và MT) hướng dẫn thực hiện nghị định số 02-CP của Chính phủ với hàng hóa là hóa chất độc hại, chất phóng xạ, phế liệu, phế thải kim loại, phế thải có hóa chất độc hại và một số vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh ở thị trường Việt Nam; Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ban hành ngày 03 tháng 04 năm 1997 của Thủ Tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong việc quản lý CTR ở KCN và khu đô thị; Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 08 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế; Quyết định số 10/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11 tháng 12 năm 2001 của bộ trưởng Bộ KHCN và môi trường về việc ban hành danh mục các phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Danh mục các phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất bao gồm 12 kim loại, phế liệu giấy, các dạng mảnh vụn, sợi rối bằng nhựa còn lại sau quá trình sản xuất chưa qua sử dụng; Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 06 năm 2002 của Bộ trưởng BKHCN&MT về việc công bố danh mục tiêu chuẩnViệt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng gồm 12 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí, 2 tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn, 15 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước, 1 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất, 1 tiêu chuẩn liên quan đến rung động; Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ quy dịnh về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. 3.1.2. Hiện trạng hệ thống quản lý nhà nước về CTR – CTNH Hệ thống quản lý CTR cấp Nhà nước được tóm tắt theo sơ đồ hình 3.1. Bộ TN&MT và UBND TP.HCM trực tiếp chỉ đạo sở TN&MT TP.HCM các chiến lược, dự án, chương trình và các quy định về quản lý CTR; tham mưu cho UBNDTP trong việc bước đầu hình thành hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành về CTR như: kiểm tra giám sát, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hướng dẫn các phương án xử lý CTR – CTNH; giải quyết các vấn đề liên quan, tham gia các dự án trong và ngoài nước… Phòng quản lý CTR thuộc sở TNMT có chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát CTR đô thị, CTRCN và CTNH; phối hợp với các phòng ban chức năng thuộc sở TNMT để thực hiện các chương trình, dự án nhà nước về quản lý CTR; chỉ đạo và phối hợp với phòng TN&MT để thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTR – CTNH, phối hợp với ban quản lý các KCN – KCX thực hiện chỉ đạo quản lý CTR – CTNH tại các đơn vị sản xuất trong các KCN và KCX. Như vậy có thể nói, phòng quản lý CTR – CTNH giữ vị trí “trung tâm” trong việc điều phối và tiến hành các chương trình giám sát, kiểm soát chất thải rắn của thành phố. Hiện trạng quản lý kỹ thuật cho CTR – CTNH Hệ thống quản lý kỹ thuật CTR – CTNH Hệ thống quản lý kỹ thuật trong KCN Lê Minh Xuân được tóm tắt như trên sơ đồ hình 3.2. Sở TN&MT TP.HCM phối hợp cùng ban quản lý các KCN HEPZA kiểm tra, đánh giá, quản lý môi trường trong các KCN. Hai cơ quan này có vai trò lãnh đạo cao nhất, phối hợp với nhau đưa ra các văn bản quy định, hướng dẫn bộ phận môi trường trong KCN thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong KCN, tổ chức những đợt kiểm tra các đơn vị sản xuất trong KCN. Ban quản lý KCN tổ chức những đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất, nếu có sai phạm thì trực tiếp xử phạt hành chính hay thông báo lại cho sở TN&MT để xử phạt. Ban điều hành dự án KCN (bộ phận quản lý môi trường) có trách nhiệm tổ chức, phổ biến, hướng dẫn các chính sách, quy định, quy chế bảo vệ môi trường cho các đơn vị sản xuất, thực hiện việc giám sát môi trường, kiểm tra định kỳ đối với các đơn vị sản xuất, giám sát việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR – CTNH của các đơn vị thu gom chất thải. Ban quản lý kiểm tra các đơn vị thu gom chất thải đầy đủ hay không, vận chuyển có rơi vãi hay không …Bộ phận quản lý có quyền nhắc nhở, và có biện pháp xử phạt những xí nghiệp vi phạm đã nhắc nhở nhiều lần. Các đơn vị thu gom CTR – CTNH trong KCN là công ty môi trường Biển Xanh trong KCN Lê Minh Xuân và công ty TNHH Thảo Trung trong KCN Long Hậu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH và CTR; công ty môi trường Xanh và Việt Úc trong KCN Lê Minh Xuân thu gom, xử lý CTNH. Các đơn vị này ký hợp đồng thu gom chất thải với các đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom có trách nhiệm báo cáo với ban quản lý môi trường về tình hình phân loại chất thải, hướng dẫn và nhắc nhở các đơn vị sản xuất thực hiện phân loại, chứa đựng chất thải đúng quy định. Khối lượng và thành phần CTR – CTNH Nguồn phát sinh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Trong KCN có hơn 300 đơn vị sản xuất thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau, chất thải được phát sinh ở tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào, sản xuất, sản phẩm đầu ra. Tình trạng phát sinh nhiều chất thải là do công nghệ sản xuất quá cũ kỹ lạc hậu, ít được sửa chữa bảo trì, thay thế công nghệ mới, một số khâu sản xuất của một số ngành sản xuất còn thủ công như một số đơn vị sản xuất trong khu tiểu thủ công nghiệp (tái chế gang, sắt,nhôm, đồng, giấy…). Khu công nghiệp Long Hậu Nguồn phát sinh chất thải rắn tại KCN Long Hậu chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của công nhân trong các đơn vị sản xuất. Quá trình sản xuất thải ra rất ít chất thải rắn do công nghệ sản xuất tại các đơn vị sản xuất tại KCN rất tiên tiến hiện đại, máy móc được bảo trì thường xuyên nên có rất ít CTR – CTNH sinh ra. Thành phần a) Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Trong KCN có nhiều đơn vị sản xuất thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau, cộng với dây chuyền công nghệ sản xuất cũ, kỹ lạc hậu nên thành phần chất thải rắn rất đa dạng như giấy, gỗ, bao bì, nhựa,… Bảng 3.1 Thành phần chất thải nguy hại có thể phát sinh trong các ngành công nghiệp STT Ngành công nghiệp Thành phần CTNH 1 Cơ khí – chế tạo máy Dầu bôi trơn Giẻ lau, găng tay dính dầu Bao bì, thùng dính hóa chất, dầu Dung dịch thải từ quá trình tẩy rửa Hóa chất làm sạch bề mặt Sơn thải Vụn kim loại dính dầu Chất thải rắn nhiễm hóa chất Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 2 Điện – điện tử Dầu bôi trơn thải Metylen Clorua (hỗn hợp dầu và metylclorua) Thùng phuy, bao bì đựng hóa chất (Vanish, axit, dầu) Giẻ lau, bao bì dính dầu Chất phụ gia (silicon vanish) Chất thải rắn nhiễm hóa chất Bùn từ hệ thống xử lý nước thải 3 Sản xuất sản phẩm bằng gỗ Dầu bôi trơn thải Giẻ tẩm hóa chất dính dầu Chất phủ bề mặt (Sơn, vecni) thải Chất kết dính Bao bì, thùng đựng hóa chất, chất kết dính, keo. Màng sơn Bùn từ hệ thống xử lý nước thải 4 Sản xuất giày Chất kết dính thải Giẻ dính hóa chất, dầu Thùng chứa hóa chất Dầu bôi trơn thải Chất thải rắn nhiễm hóa chất Hóa chất tẩy rửa, làm sạch bề mặt b) Khu công nghiệp Long Hậu CTR phát sinh chủ yếu trong KCN CTR rác thải sinh hoạt, có một số đơn vị sản xuất có phát sinh chất thải công nghiệp nhưng khối lượng không đáng kể. Thành phần chất thải cũng không đa dạng, chủ yếu là bao bì, chai nhựa, thực phẩm dư thừa, cành cây… Do cơ cấu ngành nghề trong KCN chưa phức tạp nên có rất ít CTNH phát sinh ra, chỉ khi nào có một đợt bảo trì sửa chữa máy móc mới có CTNH, chủ yếu tập trung là găng tay bao bì hay giấy dính dầu nhớt. Một số loại CTNH phát sinh ít như bóng đèn hỏng, pin, thùng sơn… Khối lượng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Khối lượng CTRSH và CTRCN dựa vào bảng khối lượng thu gom chất thải của đơn vị thu gom Biển Xanh, CTNH dựa vào sổ chủ nguồn thải được các cơ sở sản xuất kê khai với Sở Tài Nguyên Môi Trường. Các đơn vị sản xuất được phân loại theo các ngành nghề dựa vào sản phẩm và loại hình công nghiệp. Bảng 3.2 Khối lượng CTR trong KCN Lê Minh Xuân Stt Tên cơ sở sản xuất Sản xuất Thành phần và khối lượng (đơn vị m3) Đăng ký sổ chủ nguồn thải CTRSH CTRCN I Công nghiệp điện – điện tử và các thiết bị điện 1 Bưu điện Hà Nội Cột thu phát sóng 1.63 2 Bưu điện nhà máy 4 Thiết bị bưu điện 0.75 3 Cát thái Thiết bị điện bằng nhựa 0.63 4 Điện cơ Hà Nội Mô tơ 1.63 x 5 Điện lạnh Recom Thiết bị công nghệ điện lạnh 0.63 6 Hàn châu(1-2) Bình ăcquy 0.56 1 x 7 Minh tiến Bình ắcquy 2 X 8 Anh phương Ăng ten 1.25 9 Đinh Bá Tiên Bình ắcquy 0.34 10 GM2 Bình ăcquy 0.5 11 Tân Mậu Hưng Bình Điện 0.5 1 X II Thuốc BVTV và các ngành liên quan đến hóa chất 1 Alfa( Sài Gòn) Thuốc BVTV 4.13 X 2 BVTV An Giang Thuốc BVTV 3.5 X 3 Hồ bắc Nước rửa chén, xà phòng 0.34 X 4 Hòa bình Thuốc BVTV 2 X 5 Khử trùng Việt Nam Thuốc BVTV 2.06 6 Ngọc tùng Thuốc BVTV 2 5.75 X 7 Tân hùng thái Buôn bán hóa chất 0.88 1.13 8 Tập đoàn Điện Bàn Thuốc BVTV 4 9 Thanh Sơn Hóa Nông Thuốc BVTV 1 3 10 Việt Úc Xử lý CTNH 0.63 11 Trung ương Thuốc BVTV 0.69 2.06 12 In và vật tư Sài Gòn In 0.69 13 Mực in tổng hợp Mực in 1.04 14 Phương Nam Bột mùi, hương liệu 0.63 15 Cửu Long Thuốc BVTV 1.38 16 Hóa Tiên Tiến Kinh doanh hóa chất 0.6 X 17 Lâm Tùng Thuốc BVTV 1.13 18 Ngọc yến BVTV 1 X 19 Nguyên Hưng BVTV 1 20 Cây Trồng Bình Chánh Thuốc BVTV 0.6 21 Tân Trường An Hóa chất 0.5 III Dệt nhuộm – thuộc da 1 Đặng Tư Ký Thuộc da 1.75 X 2 Đạt Thành Nhuộm gia công 0.34 X 3 Dũ Phát Nhuộm 3.63 X 4 Kim khanh Dệt may 0.25 0.25 X 5 Kim minh Anh Dệt 1.13 3.38 X 6 Lộc Hiệp Hòa Dệt nhuộm 1.38 7 Sung Hưng Chỉ, Sợi 0.63 8 Tân Tiến Cường Dệt 0.63 9 Thuận Phát Nhuộm 0.63 X 10 Vạn phúc Thành Nhuộm 0.1 1.88 11 Đoàn Thanh Phú Dệt , nhuộm 1.25 12 Gia Hội Dệt 0.88 13 Hòa thọ Dệt nhuộm 0.75 14 Huy Phú Nhuộm 0.25 15 Hổng Phúc Lông gà vịt làm áo 0.63 16 Ngọc Lan Nhuộm 1 17 Phước Hải Nhuộm 0.52 18 Sinh kim Dệt , nhuộm 0.34 19 Thuận Phú Dệt, nhuộm 0.25 2.5 20 Hiếu Hảo Dệt, Nhuộm 0.75 X 21 Gia Linh Dệt, Nhuộm 0.25 22 Tân Tiến Thành Dệt, Nhuộm 0.75 IV May và sợi 1 Lawnyard VN May 7.92 X 2 May hòa Khánh May 0.42 3 May phước Long May 1.88 4 May Sài Gòn May 0.63 5 Thụy uyên May 1 2.25 6 Yung Chang May 1.13 0.5 7 Ngọc Nhi Vải 1 V Xi mạ 1 Hiệp Thuận Xi mạ 0.63 2 Lợi văn Xi mạ 1.25 3 Nguyên Thành Xi mạ 0.63 4 Quang minh Xi mạ 1.2 5 Tất Ba Xi mạ 0.63 6 Thắng Lợi Xi mạ 5.75 7 Tường Minh Xi mạ 0.88 1.5 8 Vinh Phát Xi mạ 0.34 VI Cơ khí chế tạo máy – gia công các loại vật liệu kim loại 1 Cầu tre Hộp thiếc, hộp kim loại 1 3.25 2 Chian Shyang VN Đinh, ốc vít 2.75 9.63 X 3 Công nghiệp Bồn áp lực bẳng kim loại 2.06 4 Da Ny Bàn ghế sắt 1.38 5 Đại Dương Thiết bị chữa cháy 1.75 6 Fong Tai Phụ tùng xe máy 0.9 X 7 Gia Hưng Phụ tùng xe máy 1 2.75 X 8 Hiệp Hưng Gia công đồ nhôm 0.73 9 Mandarin foundry Phụ tùng xe máy 3.33 X 10 Minguann Phụ tùng xe máy 0.9 X 11 Mỹ nghệ Đại Phát Đồng 0.25 12 Nghiệp phong Cơ khí 0.63 X 13 Nghiêm Khuyên Cơ khí 0.65 14 Phú Thịnh Đúc gang 1 15 Stell yuan Thép, Phụ tùng xe máy 3.44 7.56 X 16 Tài Tỷ Sắt thép 0.34 17 Thiên Đồng An Phụ tùng xe máy 0.21 1.56 X 18 Trịnh Tiến Cường Cơ khí 0.62 19 GM1 Đồng 0.34 20 Gia Bảo Tuấn Phụ tùng xe máy 0.63 21 Hồng Khải Cơ khí 0.63 22 Hống Phát Tái chế gang 0.63 23 Hưng Mừng Cơ khí 0.63 24 Hùng Thoại Vương Đồng 0.34 25 Huy Hảo Lưỡi câu 0.34 26 Huy hùng Tuấn Cơ khí, kim loại nặng 2.4 27 Kim Thăng Long Kim loại 0.63 28 Lê Thị Ba Nhôm 0.34 29 Mỹ Thịnh Tái chế Nhôm 0.75 30 Nguyễn văn Chức Tái chế gang 0.63 31 Nhôm Hiệp Hòa Tái chế nhôm 0.34 32 Nhôm Sáu Phương Tái chế nhôm 0.34 33 Phát Lợi Tái chế nhôm 1.13 34 Phi Long Tái chế nhôm 0.63 35 Phùng Phước Hưng Kéo kẽm 0.63 36 Sáu Danh Nhôm 1.88 37 Tâm Bi Đúc đồng 0.34 38 Thành Công Khuôn 1 39 Thanh xuân VINA Gang 0.34 40 Trọng Ân Cơ Khí 1.75 41 Trường Khánh Á Đông Phụ tùng xe máy 0.5 0.75 42 Việt Khiêm Tái chế nhôm 0.63 43 Han Đa Phụ Tùng xe máy X 44 Strong Way VN Phụ Tùng xe máy 5.5 X 45 Tân Quán Mỹ Đánh bóng đồng 4 46 Zuhow Lắp ráp máy công nghệ cao 0.6 47 Đặng Thanh Sơn Cơ khí 1.38 48 Long Vinh Phát Dập khuôn sắt 0.6 49 Minh Thành Nấu đồng 0.6 50 Vĩ Nam Việt Kéo Kẽm 0.6 VII Vật liệu cho ngành xây dựng 1 Đồng Phúc Lõi lọc nước 0.34 2 Hồng Châu Bồn áp lực chứa nước 0.21 X 3 Kim khí Thăng Long Đồ gia dụng 0.25 3.5 X 4 NTSC Khung sắt giàn giáo 0.94 5 Osaka Sơn 1.46 6 Sái Gòn Secoin Gạch 0.13 7 Tam Sanh Giàn giáo sắt 0.34 8 Kim Việt Mỹ Bột trét tường 0.63 9 Lê Phước Hải Vòi nước, ống nước 0.63 10 Tân diệp Bình Vòi Nước bằng kim loại 0.5 11 WuFeng VN Vòi nước đồng 3.44 X 12 Lâm Thủ Nghi Tấm sáp nhựa 0.6 13 Minh Hữu Liên ống thép 2.2 VIII Thiết bị Y tế 1 Thiên khánh Dược 1.03 1.03 2 Y tế Việt Hàng y tế 11 3 Khánh Quang Ghế nha sĩ 0.34 IX Cao su, giày da 1 Hoàng Quân Tái chế giày dép 2 2 Linh vân Trang sức, bóp da, nịt 0.5 0.5 X 3 Nhơn Phong Đế giày 0.5 1.5 X 4 Quí Linh Bánh xe cao su 0.63 5 Shang one Việt Nam Đế giày 15.81 11.69 X 6 Tân hợp Cao su 4.5 8 X 7 Tân lúa vàng Trục chà lúa 1 16.75 8 Mekong thái BD Đắp vỏ xe 0.34 9 Việt Nhật Trục chà lúa 2 12.5 10 Việt Phong Giày 0.75 11 Hiệp Phú Thành Tái chế keo 0.54 12 Gia Cường Thịnh Bánh Xe Đẩy 2.75 X 13 Hitex Màn cao su 1 14 Tân Thành Hòa Đế giày 3.2 X Giấy, gỗ 1 Bảo Chính Sản xuất gỗ 0.34 2 Galaxies Enterprise Sản xuất gỗ 0.25 1 X 3 Logis Tics Ép giấy 0.69 4 Thành Đạt Giấy 0.5 5 Hoàng Sơn Phát Giấy 5 6 Chắc Nghiệp Vĩnh Hưng Giấy 0.94 7 Sao Vàng Tả lót em bé 1.04 1.25 XI Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc 1 Hua Heong Thực phẩm đông lạnh 6.75 2 Lê Phú Thức ăn gia súc 1.13 3 Minh Nghi Nước giải khát 1.5 4 Thực phẩm Thuận Phát Thực phẩm 12.75 X 5 Yilin Thực phẩm 6 X 6 Vĩnh Trân Thực phẩm 1.25 7 Thuận Phát Thực phẩm 0.5 0.63 XII Nhựa, bao bì 1 Bao bì Bình Tây Bao bì 0.5 1.88 X 2 Chuân Lin Lưới nhựa 1.75 3 Hiệp Phát Dệt lưới 0.52 1.04 4 Nhựa Đại Dương Nhựa, mốt 2 5 Nhựa Vinh Hoa Bao bì 1.25 5.25 6 Quang Tiến Dệt bao 2.88 X 7 Taa wiew Nhựa 0.25 X 8 Tân Hoa Thịnh Máy ép nhựa Ko giao rác 9 Thành Nghĩa Chai nhựa 1.2 1.8 10 Thiên Long Hộp cơm 3 13.5 X 11 Trung Sơn Bao bì, vật dụng nhựa 0.75 5.25 12 Vân Nga Chai lọ mỹ phẩm 2.75 2.75 13 Xí nghiệp chất dẻo 2 Bao bì 1.38 2.63 x 14 Kiến Thành Nhựa 1 15 Phước Hùng Chai lọ 0.25 16 Trung Nam Nhựa 0.44 17 Hiệp Phú Huy Nhựa 1.04 18 Hồ Hải Dệt Lưới 2.75 19 KwangSung Nhựa 0.34 2.06 X 20 Nhân thành Nhựa X 21 Huệ cường Nhựa X 22 Nhựa siyang Nhựa X x Chú thích: Ô trống : Không có khối lượng Ô đánh dấu x : Có đăng ký chủ nguồn thải Dựa vào bảng khối lượng 3.2 ta rút ra bảng thống kê tổng khối lượng và phần trăm khối lượng của từng ngành trong KCN lê Minh Xuân Bảng 3.3 Khối lượng và phần trăm CTR các ngành nghề trong KCN Lê Minh Xuân STT Ngành nghề Tổng CTRSH (m3) Phần trăm CTRSH (%) Tổng CTR (m3) Phần trăm CTR (%) 1 Công nghiệp điện – điện tử và các thiết bị điện 10.42 5.34 2 0.95 2 Thuốc BVTV và các ngành liên quan đến hóa chất 19.83 10.15 13.94 6.65 3 Dệt nhuộm – thuộc da 21.09 10.80 8.01 3.82 4 May và sợi 17.98 9.21 2.75 1.31 5 Xi mạ 5.56 2.85 7.25 3.86 6 Cơ khí chế tạo máy – gia công các loại vật liệu kim loại 50.02 25.61 29.5 14.08 7 Vật liệu cho ngành xây dựng 11.67 5.98 3.5 1.67 8 Thiết bị Y tế 1.07 0.55 12.03 5.74 9 Cao su, giày da 33.52 17.16 52.94 25.26 10 Giấy, gỗ 3.76 1.93 7.25 3.46 11 Chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc 1.63 0.83 28.88 13.78 12 Nhựa, bao bì 18.76 9.81 41.54 19.82 Tổng cộng 195.31 100 209.59 100 Nhận xét: Ngành có khối lượng CTRSH phát thải chiếm ưu thế so với CTRCN là ngành công nghiệp điện – điện tử và các thiết bị điện, dệt nhuộm – thuộc da, may và sợi, cơ khí chế tạo máy – gia công các loại vật liệu kim loại, vật liệu cho ngành xây dựng. CTRSH có khối lượng tương đối lớn, đây là loại chất thải rắn có thành phần chất hữu cơ cao thích hợp cho việc làm phân compost nên cần có kế hoạch phân loại, vận chuyển đến những vị trí tập trung thích hợp để làm phân compost; Ngành có khối lượng CTRCN cao hơn so với CTRSH là các ngành nghề sản xuất thiết bị Y tế; cao su, giày da ;chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc; nhựa, bao bì. Đây là những ngành sử dụng nhiều máy móc và nguyên liệu để sản xuất nên tạo ra nhiều CTR hơn. Cần có những phương án hạn chế phát sinh CTR trong các công đoạn sản xuất của các doanh nghiệp thuộc những ngành này; Nhìn chung ta cân đối tổng lượng CTRCN, CTRSH của các nhà máy sản xuất trong KCN phát sinh từ quá trình sản xuất và sinh hoạt ra tương đương bằng nhau, do đó chúng ta phải cân bằng trong việc xử lý hai loại chất thải này, không nên tập trung xử lý một loại mà quên loại kia. Dựa vào phần trăm lượng chất thải phát sinh của mỗi ngành ta có được hai biểu đồ phát sinh CTR và CTRSH. Biểu đồ phát sinh CTRSH của các ngành trong KCN: Hình 3.3 Biểu đồ lượng phát thải CTRSH của các ngành trong KCN Lê Minh Xuân Chú thích: Kí hiệu từ 1 đến 12 là kí hiệu thứ tự các ngành trong bảng 3.3 Hình 3.4 Biểu đồ lượng CTR phát sinh của các ngành trong KCN Lê Minh Xuân Nhận xét biểu đồ hình 3.3: Biểu đồ thể hiện phần trăm lượng CTRSH phát sinh của các ngành. Ngành phát sinh CTRSH nhiều nhất là ngành cơ khí chế tạo máy – gia công các loại vật liệu kim loại, ngành được đánh số thứ tự theo bảng 3.3 là 6, chiếm 25.61% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong KCN. Chú thích: Kí hiệu từ 1 đến 12 là kí hiệu thứ tự các ngành trong bảng 3.3 Nhận xét: Biểu đồ cho biết lượng phát sinh CTR của ngành cao su giày da là lớn nhất, chiếm tỷ lệ 25,26% và được ký hiệu số 9 tương đương với số thứ tự của ngành trong bảng 3.3. Vì vậy cần có biện pháp giảm thiểu phát sinh CTR trong ngành cao su, giày da tại KCN Lê Minh Xuân. Bảng khối lượng của từng loại chất thải nguy hại được thống kê dựa vào sổ chủ nguồn thải của các đơn vị sản xuất đăng ký với sở tài nguyên môi trường Bảng 3.4 Tên và khối lượng chất thải nguy hại trong KCN Lê Minh Xuân STT Mã chất thải nguy hại Tên chất thải nguy hại Tổng khối lượng Đơn vị tính 1 16 0108 Các loại dầu mỡ độc hại 3 Kg 2 08 01 03 Chất thải từ quá trình cạo, bóc, tách sơn hoặc vecni có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác 5 Cái 3 16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải có chứa thủy ngân 13 Cái 4 18 01 01 Bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại 20 Cái 5 18 01 02 Bao bì kim loại thải có chứa các chất nền xốp rắn nguy hại như (amiăng) 30 Cái 6 02 05 01 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ các quá trình xử lý chất thải 400 Kg 7 02 11 01 Hóa chất bảo vệ thực vật vô cơ, chất bảo quản gỗ và các loại bioxit khác được thải bỏ Kg 8 02 11 02 Than hoạt tính đã qua sử dụng 35 Kg 9 03 02 01 Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước 100 Kg 10 03 03 07 Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác 12 Kg 11 03 04 03 Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác 101.5 Kg 12 03 04 07 Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác 5.2 Kg 13 03 04 08 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải 375 Kg 14 03 04 09 Chất thải có chứa các thành phần nguy hại 100 Kg 15 04 01 01 Bụi lò hơi và tro bay có chứa dầu 0.5 Kg 16 05 02 01 Xỉ từ quá trình sản xuất sơ cấp 0.5 Kg 17 05 02 03 Xỉ đen từ quá trình sản xuất thứ cấp 417 Kg 18 05 02 07 Các loại bụi và hạt (kể cả bụi nghiền bi) có chứa các thành phần nguy hại 25 Kg 19 05 02 09 Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải có chứa thành phần nguy hại 15 Kg 20 05 03 02 Xỉ (cứt sắt) và váng bọt từ quá trình sản xuất sơ cấp và thứ cấp 2180 Kg 21 05 03 06 Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải 605 Kg 22 07 01 05 Bùn thải và bã lọc có chứa các thành phần nguy hại 100 Kg 23 07 01 06 Dung dịch nước tẩy rửa có chứa các thành phần nguy hại 1200 Kg 24 07 01 10 Các chất thải khác có chứa các thành phần nguy hại 1000 Kg 25 07 03 01 Dầu chứa gốc khoáng có chứa hợp chất hallogen từ quá trình gia công cơ khí 35 Kg 26 07 03 05 Dầu máy tổng hợp thải 272 Kg 27 07 03 07 Bùn thải có chứa thành phần nguy hại từ quá trình gia công cơ khí 500 Kg 28 07 03 08 Các thành phấn thải có chứa các thành phần nguy hại (xỉ đồng, cát…) 6360 Kg 29 07 03 10 Vật liệu và vật thể mài đã qua sử dụng có chứa các thành phần nguy hại 170 Kg 30 08 01 01 Sơn hoặc vecni thải có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác 16 Kg 31 08 01 02 Bùn thải có chứa sơn hoặc vecni thải có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác 12.5 Kg 32 08 01 03 Chất thải từ quá trình cạo, bóc sơn hoặc vécni có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác 203 Kg 33 08 01 04 Huyền phù nước thải lẫn sơn hoặc véc ni có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác 1520 Kg 34 08 02 01 Mực in thải có chứa các thành phần nguy hại 14 Kg 35 08 02 02 Bùn mực thải có chứa các thành phần nguy hại 200 Kg 36 08 02 04 Hộp mực in thải có chứa các thành phần nguy hại 132.8 Kg 37 08 03 01 Chất kết dính và chất bịt kín thải có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác 13.5 Kg 38 10 01 01 Chất thải có chứa dung môi từ quá trình tẩy mỡ nhờn 20 Kg 39 10 01 02 Da thú có chứa các thành phần nguy hại thải bỏ từ quá trình thuộc da 1500 Kg 40 10 02 01 Chất thải từ quá trình hồ vải có chứa dung môi hữu cơ 20 Kg 41 10 02 03 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải 1298 Kg 42 12 02 02 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý hóa lý 110 Kg 43 12 06 05 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý sinh học công nghiệp 212 Kg 44 12 06 06 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp khác 530 Kg 45 12 07 05 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải 200 Kg 46 14 01 04 Hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng 2 Kg 47 14 01 05 Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật thải 65 Kg 48 15 01 07 Dầu thải 35 Kg 49 16 01 02 Axit thải 5.5 Kg 50 16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác có chứa thủy ngân 107.9 Kg 51 16 01 08 Các loại dầu mỡ độc hại 5 Kg 52 16 01 09 Sơn, mực, chất kết dính, và nhựa thải có chứa các thành phần nguy hại 2 Kg 53 16 01 10 Chất tẩy rửa thải có chứa các thành phần nguy hại 6 Kg 54 16 01 12 Pin, ắc quy thải 13.7 Kg 55 16 01 13 Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải khác (có chứa tụ điện, công tắc thủy ngân, thủy tinh từ ống phóng catot hoặc các loại thủy tinh hoạt tính khác…) 1.2 Kg 56 17 01 05 Dầu thủy lực gốc khoáng thải không chứa clo 0.2 Kg 57 17 01 06 Dầu thủy lực tồng hợp thải 25 Kg 58 17 01 07 Các loại Dầu thủy lực thải khác 40 Kg 59 17 02 02 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn gốc khoáng thải không chứa clo 57.5 Kg 60 17 02 03 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn động cơ thải 245 Kg 61 17 02 04 Dầu thủy lực có động cơ clo gốc khoáng thải 379 Kg 62 17 06 01 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải 125 Kg 63 17 06 02 Xăng dầu thải 100 Kg 64 17 07 03 Các loại nhiên liệu thải khác (kể cả hỗn hợp) 16.1 Kg 65 18 01 01 Bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm bẩn các thành phần nguy hại 3656.8 Kg 66 18 01 02 Bao bì kim loại thải có chứa các chất nền xốp rắn nguy hại (như amiang) 19.98 Kg 67 18 02 01 Chất hấp thụ, vật liệu lọc, (kể cả vật liệu lọc dầu) 2007.2 Kg 68 19 06 01 Pin,ắc quy, chì thải 158 Kg 69 19 06 04 Chất điện phân từ pin và ắc quy thải 100 Kg 70 08 02 04 Hộp mực in thải có chứa các thành phần nguy hại 1 kg/ 4 tháng 71 16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác có chứa thủy ngân 10 kg/năm 72 15 02 12 Nước thải lẫn dầu hoặc chứa các thành phần nguy hại 3.3 Lít 73 16 01 08 Các loại dầu mỡ độc hại thải 15 Lít 74 17 02 03 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tồng hợp thải 50 Lít 75 17 03 02 Dầu truyền nhiệt và cách diện gốc khoáng cơ clo thải 6 Lít 76 17 06 01 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải 40 Lít 77 17 07 03 Các loại dầu thải khác 11.5 Lít 78 18 01 01 Bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại 7 Phuy 79 12 06 06 Bùn thải có chứa các thành phần nguy hại từ các quá trình xử lý nước thải công nghiệp khác 4500 Kg 80 18 01 01 Bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại 3 Thùng Khu công nghiệp Long Hậu Khối lượng CTR tại các đơn vị sản xuất trong KCN được thể hiện qua bảng khối lượng. Bảng 3.5: Khối lượng CTRSH trong KCN Long Hậu STT Tên doanh nghiệp Sản xuất sản phẩm Ngành nghề Khối lượng CTRSH (tấn/tháng) 1 Cty CP 3D-Long Hậu SX bê tông dự ứng lực Xây dựng 2.3 2 Cty TNHH Quanon Sản xuất may trang phục, quy mô 300.000 cái/năm May mặc 1.4 3 Cty CP Con Heo Vàng Gia công , chế biến thực phẩm Chế biến thực phẩm 7.1 4 Cty CP DV TM Việt Long Hậu Dịch vụ cho thuê kho bãi Cho thuê kho bãi 13.1 5 Cty TNHH Túi Xách Simone Việt Nam Sx, gia công túi xách các loại quy mô 3.440.000 sản phẩm/năm Giày da, túi xách 9.7 6 Cty TNHH Lotte-Sea Logistics Dịch vụ kho bãi; Lưu giữ và đóng gói hàng đông lạnh,hàng khô Cho thuê kho bãi 1.1 7 Cty TNHH Minh Minh Nhựt Công nghiệp in Offset; chế bản In 1.1 8 Cty TNHH Dyechem Alliance (VN) Sản xuất các loại hóa chất phục vụ cho ngành CN dệt nhuộm và CN thuộc da Hóa chất 2.1 9 Công ty Cổ phần Cát An Sản xuất phụ gia, nguyên liệu cho ngành thực phẩm, mua bán phụ gia, nguyên liệu cho ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, ngành công nghiệp và hoá chất, ngành dược; cho thuê kho bãi, dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đại lý và môi giới thương mại Chế biến thực phẩm 2.3 10 Cty CP sản xuất Cáp quang và phụ kiện Việt Đức SX sợi cáp quang Thiết bị điện 1.7 Hiện trạng phân loại tồn trữ Phân loại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Các đơn vị sản xuất trong KCN thực hiện phân loại CTR với CTNH dưới sự hướng dẫn của ban quản lý KCN theo đúng quy định của pháp luật. Các đơn vị sản xuất trong KCN thực hiện một số biện pháp hướng dẫn nhân viên thu gom, phân loại như mở các lớp tập huấn phân loại CTRCN với CTNH, tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp làm được việc này khá thấp, theo thống kê khoảng 40%, tập trung chủ yếu là các đơn vị sản xuất vừa. Ngoài ra trong các đơn vị sản xuất chưa có đội vệ sinh có kiến thức thu gom phân loại chất thải, việc thu gom phân loại chỉ dựa vào cảm tính, kinh nghiệm cá nhân. Hiện trạng hiện nay trong KCN các đơn vị sản xuất chưa thực hiện được việc phân loại CTRCN với CTRSH, CTNH. Thống kê chỉ có khoảng 20% phân loại được CTRCN với CTNH, nhưng mức độ phân loại chưa triệt để khoảng 70%, vẫn còn rất nhiều chất thải nguy hại lẫn chung với CTRCN, CTRSH. CTRCN chưa được phân loại so với CTRSH, hai loại này được trộn chung vào nhau khi khối lượng loại này quá nhỏ so với lượng kia. Công tác phân loại phế liệu tái chế trong các doanh nghiệp được thực hiện chưa tốt, đơn vị sản xuất chỉ thu hồi lại phế liệu có khả năng tái chế sử dụng lại trong đơn vị, chưa phân loại chất thải cho việc tái chế của các ngành khác. CTNH chưa được tách riêng thành chất thải còn giá trị thương mại và chất thải không có giá trị thương mại, CTNH chưa được gián nhãn, đóng gói, ghi nhận khối lượng. Khu công nghiệp Long Hậu Hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn ở KCN Long Hậu phần nào được thực hiện tương đối tốt, chất thải rắn công nghiệp được phân loại triệt để với CTRSH và CTNH. Trong các đơn vị sản xuất đã lập được bộ phận có trách nhiệm thu gom chất thải rắn sau đó phân loại thành những loại chất thải có khả năng tái chế, chất thải có giá trị thương mại với chất thải không có giá trị thương mại. Chất thải rắn có giá trị thương mại sẽ được bán cho các đơn vị tái chế hay cho những người đi mua phế liệu về bán lại cho các chủ thu mua, việc mua bán này còn mang tính chất tự phát chưa kiểm soát được. Lượng CTR tại KCN không lớn, CTNH rất ít nên công tác phân loại chúng không gặp nhiều vấn đề khó khăn. Tuy nhiên trong KCN chưa có trạm trung chuyển nên CTR chưa được phân loại triệt để các thành phần như bao nilon, chai nhựa, giấy… Tồn trữ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Các đơn vị sản xuất lưu trữ CTR với CTRSH chung trong các dụng cụ lưu trữ của xí nghiệp, một số có thùng chứa chất thải do công ty môi trường Biển Xanh cung cấp. Dụng cụ lưu trữ do công ty Môi trường Biển Xanh cấp là loại thùng nhựa đạt tiêu chuẩn 240L màu đỏ gạch, ngoài ra một số dụng cụ lưu trữ của các đơn vị sản xuất như thùng phuy (200L), giỏ tre (20L và 40L), bịch nilon, bao ure, thùng thiết, thùng nhựa,…Các dụng cụ tự chế này không có nắp đậy, không được che chắn, côn trùng (ruồi, chuột…) dễ dàng xâm nhập vào, ngoài ra chất thải còn rơi vãi khắp nơi. CTNH cũng được đựng trong một số dụng cụ thô sơ như bao bì, thùng nhựa, thùng phuy chưa có nắp đậy. Chất thải nguy hại lưu trữ rất lâu, khi số lượng đủ lớn thì lúc này đơn vị sản xuất mới gọi đơn vị thu gom tới ký hợp đồng thu gom. Hầu hết các đơn vị sản xuất trong KCN chưa có kho lưu trữ chất thải (khoảng 90%). CTR – CTNH được lưu trữ ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng, gió. Dụng cụ chứa đựng CTNH chưa được dán nhãn cảnh báo nguy hại. Ngoài ra trong KCN còn đặt một số thùng rác tiêu chuẩn 240L do ban quản lý KCN cấp. Thùng đựng màu xanh lá cây dùng để đựng CTRSH. Đội công nhân vệ sinh của KCN (có 6 công nhân) làm vệ sinh trong khu vực KCN, quét dọn trên các tuyến đường, rác thải được chứa đựng trong các thùng này sau đó được thu gom về trạm trung chuyển. Khu công nghiệp Long Hậu Chất thải sau khi được phân loại tại nguồn thành chất thải có giá trị thương mại và chất thải không có giá trị thương mại sẽ được chứa đựng tồn trữ hai ngày tại các đơn vị sản xuất sau đó mới được thu gom. Chất thải có giá trị thương mại được đựng trong các bao tải, chất thải không có giá trị thương mại được chứa đựng trong các thùng 240L hoặc được chứa đựng trong các kho chứa chất thải. Các thùng chứa chất thải được đặt khắp nơi trong doanh nghiệp, tại những vị trí đông đúc công nhân qua lại hoặc những vị trí tập trung chất thải. Thùng chứa 240L là thùng chuẩn do các đơn vị sản xuất trang bị để chứa đựng chất thải trong đơn vị mình. Một số đơn vị sản xuất có xây kho chứa chất thải nhưng kho chứa còn thấp, không được che chắn bao bọc kỹ; côn trùng, ruồi, chuột dễ dàng xâm nhập vào và mùi hôi phát tán khắp nơi. Ngoài ra trên các tuyến đường trong KCN còn có một số thùng rác 240L của ban quản lý KCN để chứa chất thải sinh hoạt của công nhân. Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển Thu gom, chứa đựng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân CTR – CTNH được phân loại chứa đựng trong các đơn vị sản xuất sau đó được thu gom tập trung. Đối với CTRCN, CTRSH được công ty Biển Xanh ký hợp đồng thu gom với các đơn vị sản xuất, CTNH được ký hợp đồng thu gom với công ty Việt Úc hay Môi Trường xanh. Ngoài ra công ty Môi trường Biển Xanh còn ký một số hợp đồng thu gom CTNH sau đó chuyển lại cho công ty Việt Úc xử lý. CTNH ít được thu gom, thất thường, thường thì khi nào đủ CTNH thì các đơn vị sản xuất mới gọi nhân viên thu gom tới ký hợp đồng thu gom. Công ty Môi Trường Biển Xanh thu gom chủ yếu là CTRCN bỏ chung với CTRSH, lịch thu gom các đơn vị sản xuất có thể 2-3 lần/ngày, cũng có thể đủ rác đơn vị sản xuất gọi. Một số đơn vị sản xuất có rác thải công nghiệp với số lượng lớn thì được thu gom riêng bằng xe tải 4m3. Đội ngũ thu gom rác công nghiệp và sinh hoạt có 4 nhân viên với 2 xe kéo (0.66m3), thu gom tới đâu thì ký biên bản xác nhận khối lượng tới đó. Xe kéo bằng động cơ xe máy, xe chạy lấy đủ rác chở về trạm trung chuyển sau đó tới đơn vị sản xuất khác tiếp tục thu gom. Tùy khối lượng rác của mỗi đơn vị sản xuất mà bố trí thu gom, có thể nhiều đơn vị sản xuất chứa đủ một xe, cũng có thể nhiều xe một đơn vị sản xuất. Khi có rác thải CN khối lượng lớn thì dùng xe tải 4m3 tới tận đơn vị sản xuất lấy chở đi (ví dụ như rác cao su). Xe ba gác máy (0.66m3) được dùng khi có rác nhiều, còn có xe tải 2m3 thu gom tuyến đường Trần Đại Nghĩa. Ngoài ra một số đơn vị sản xuất có khối lượng rác lớn, được lưu trữ lâu ngày trong các thùng sắt rất nặng gây khó khăn cho nhân viên thu gom thì được xe ép rác đến tận đơn vị sản xuất thu gom. Mỗi đơn vị sản xuất có một sổ chủ nguồn thải do sở TN&MT cấp, các đơn vị thu gom CTNH dựa vào sổ này để ký hợp đồng tính phí với các đơn vị sản xuất. Sổ chủ nguồn thải được điều tra khảo sát thực tế để đưa ra khối lượng như (bao nhiêu kg bùn thải, dẻ lau dính dầu nhớt, bao nhiêu vật liệu dính hóa chất…). Thực trạng hiện nay đa số các đơn vị sản xuất, thu gom CTNH mang tính chất đối phó, khi có văn bản kiểm tra môi trường định kỳ thì các đơn vị sản xuất hối thúc nhân viên thu gom ký hợp đồng thu gom CTNH để có bằng chứng đối phó với ban quản lý KCN, chưa có sự thống nhất giữa khối lượng thu gom theo hóa đơn và khối lượng kê khai trong chủ nguồn thải. CTNH được chất riêng có xe chuyên dùng bít kín đến thu gom chở đi xử lý. Do ký hợp đồng xử lý CTNH với giá thành rất cao nên các đơn vị sản xuất chỉ cho thu gom CTNH theo hợp đồng, phần còn lại để đợt sau thu gom. Một số đơn vị sản xuất CTNH ít nên đã bỏ chung với CTR, nhân viên Biển Xanh nhắc nhở nhiều lần, lượng chất thải này bỏ ra môi trường không được thu gom. Bảng 3.6 Tần suất thu gom CTR, CTRSH trong tuần tại KCN Lê Minh Xuân. Số đơn vị sản xuất thu gom 1lần/ngày Số đơn vị sản xuất thu gom 2 ngày/lần Số đơn vị sản xuất thu gom 3 ngày/lần Đơn vị gọi điện thoại đến thu gom Đầy thùng lấy 18 106 40 19 22 Nguồn: Lịch thu gom chất thải rắn trong KCN Lê Minh Xuân, năm 2010 Hình 3.5 Biểu đồ tần suất thu gom CTR – CTRSH tại KCN Lê Minh Xuân Chú thích 1: Thu gom 1 lần/ngày 2: Thu gom 2 ngày/lần 3: Thu gom 3 ngày/lần 4: Đủ rác gọi điện thu gom. 5: Đầy thùng hoặc có rác lấy Nhận xét: Từ biểu đồ ta có thể nhận xét số lượng đơn vị sản xuất có tần suất thu gom lớn hơn 2 lần/ngày chiếm trên 19%. Điều này vi phạm quy định của pháp luật về quản lý CTR. Theo Nghị định về quản lý CTR (Số 59/2007/NĐ-CP), chương IV điều 24 quy định thời gian lưu giữ CTR không được quá hai ngày. Khu công nghiệp Long Hậu Chất thải rắn phát sinh trong các đơn vị sản xuất sẽ được đội vệ sinh thu gom tập trung lại tại các kho chứa chất thải hoặc chứa đựng trong các thùng chứa 240L sau đó sẽ được đội thu gom chất thải của công ty TNHH Thảo Trung đến thu gom. Công ty TNHH Thảo Trung chịu thu gom CTR và CTRSH, không thu gom CTNH. CTRSH được thu gom 3 lần/tuần vào thứ 3,5,7 hàng tuần, CTR được thu gom 1 lần/tuần vào chủ nhật hàng tuần. Do số lượng các đơn vị sản xuất trong KCN chưa nhiều nên công tác thu gom chất thải rất nhanh chóng khoảng hai giờ là thu gom xong và cũng không gặp nhiều khó khăn. Phương tiện thu gom CTR tại KCN là một xe tải 4m3 của công ty TNHH Thảo Trung. Lượng rác thải của một lần thu gom chưa đầy một xe nên không gặp nhiều khó khăn. CTNH khi có phát sinh với số lượng lớn chủ yếu từ quá trình bảo trì sửa chữa máy móc sẽ được các đơn vị sản xuất thu gom chứa đựng sau đó sẽ ký hợp đồng với các công ty xử lý CTNH trong thành phố. Công việc thu gom được thực hiện bởi hai công nhân trực tiếp bốc dở chất thải lên xe, ngoài ra còn có một tài xế phụ trách lái xe tải cũng thỉnh thoảng giúp đỡ hai nhân viên thu gom hoàn thành công việc. Hệ thống vận chuyển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Xe tải 4m3 sau khi thu gom CTR vận chuyển thẳng đến khu tập trung ở KCN Tân Tạo, từ đó đưa đi xử lý. CTR – CTRSH sau khi được xe kéo thu gom tập trung về trạm trung chuyển, sau đó được xe ép tới trạm trung chuyển ép rồi vận chuyển đi xử lý. Tuyến đường vận chuyển trong quá trình thu gom CTR từ đơn vị sản xuất đến trạm trung chuyển được các nhân viên tính toán cộng với kinh nghiệm thực tế trong quá trình thu gom được đánh giá rất hiệu quả, kinh tế. Trong quá trình vận chuyển vẫn còn tồn tại hiện trạng rơi vãi CTR xuống đường do thiết bị thu gom vận chuyển còn thô sơ, chưa trang bị tốt mặc dù các nhân viên thu gom đã cố gắng hết sức để chất thải không bị rơi vãi trên đường. CTNH sau khi thu gom bằng xe chuyên dụng hoặc xe tải (nhưng vẫn đảm bảo an toàn) được vận chuyển về cơ sở xử lý để xử lý. Khu công nghiệp Long Hậu Khu công nghiệp Long Hậu chưa có bãi trung chuyển CTR nên CTR sau khi được xe tải thu gom được vận chuyển về trạm phân loại, tái chế và xử lý của công ty Thảo Trung. Xe vận chuyển rác thải chạy với tốc độ trung bình là 40km/h, đối với khu vực đông dân cư tốc độ giảm xuống còn 20km/h. Xe vận chuyển được áp tải bởi các nhân viên kỹ thuật của Công ty Thảo Trung đã qua huấn luyện về an toàn và khắc phục sự cố. Các xe vận chuyển đều được trang bị bình chữa cháy, xẻng, cát và tấm bạt để sẵn sàng ứng cứu mọi sự cố có thể xảy ra. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn của xe tải còn một vần đề chưa được khắc phục đó là vấn đề để nước rỉ rác chảy ra ngoài đường, và phát tán mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường khi vận chuyển. Hoạt động của trạm trung chuyển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Trạm trung chuyển chất thải được đặt tại vị trí không được thuận lợi cho quá trình thu nhận chất thải từ quá trình thu gom CTR, mặc khác có diện tích quá nhỏ để tiếp nhận xử lý CTR. Chất thải sau khi được thu gom vận chuyển đến trạm trung chuyển, tại trạm trung chuyển có 4 công nhân thực hiện việc phân loại chất thải thành các loại như bao bì, rác tái chế, rác không tái chế, nhựa, giấy, kim loại…Một số CTNH lẫn với CTR được thu gom về trạm trung chuyển sau đó được nhân viên phân loại tại trạm trung chuyển tách ra chứa trong ngăn chứa CTNH ở trạm. Vì trạm trung chuyển có diện tích quá nhỏ và tính chất của trạm trung chuyển chỉ để tập trung, phân loại chất thải để đưa đi chôn lấp nên trạm trung chuyển chưa có công nghệ xử lý hay làm phân compost chất thải rắn hữu cơ. Để hạn chế côn trùng xâm nhập vào, công nhân thường phun thuốc diệt côn trùng vào mỗi buổi chiều khi đã phân loại xong trước khi ra về Bảng 3.7 Khối lượng thành phần CTR được phân loại tại trạm trung chuyển STT Tên thành phần chất thải rắn Khối lượng (tấn/tháng) Phần trăm khối lượng (%) 1 Bao ni long 5 62.50 2 Giấy 1.5 18.75 3 Nhựa 0.45 5.63 4 Phế liệu (kim loại là chính) 1,05 13.13 Chú thích 1: Bao ni lông 2: Giấy 3: Nhựa 4: Phế liệu (chủ yếu kim loại) Hình 3.6 Biểu đồ thành phần rác thải được phân loại tại trạm trung chuyển Nhận xét biểu dồ: Dựa vào biểu đồ ta có thể nhận xét được lượng phế liệu bao ni lông chiếm tỉ lệ tương đối cao, chiếm tới 62% khối lượng phế liệu, nếu lượng bao ni lông này không được phân loại để tái chế thì sẽ gây ra gánh nặng cho công tác xử lý vì chúng là loại rất khó phân giải. Khu công nghiệp Long Hậu KCN chưa có trạm trung chuyển. Hiện trạng giải pháp xử lý Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Rác phế liệu tái chế được phân loại tại trạm trung chuyển được xe chở đến vị trí tập trung sau đó được bán cho các cơ sở tái chế, tiết kiệm được chi phí xử lý, tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp. Một phần rác thải công nghiệp khó phân hủy được đưa đến bãi tập trung ở KCN Tân Tạo, sau đó được vận chuyển đưa đi xử lý (thiêu đốt, chôn lấp). Một phần CTRCN lẫn với CTRSH được phân loại tại trạm trung chuyển được xe ép rác 10 tấn tới ép rác vào mỗi buổi sáng sau đó được đưa đi chôn lấp tại bãi chôn lấp rác thải Đa Phước. CTNH được đưa đến các cơ sở xử lý để xử lý, đó là công ty Việt Úc, công ty Môi Trường Xanh. Hai công ty này nằm trong KCN, hình thức xử lý chủ yếu là thiêu đốt, CTNH được phân loại một lần nữa để tách riêng phần có khả năng tái chế sau đó thiêu đốt. Công ty Việt Úc có hai lò đốt CTR với công suất 2 tấn/ngàyđêm và 50 Kg/giờ, công ty Môi trường xanh có hai lò đốt với công suất 4 tấn/lò/ngày. Công ty Việt Úc thu gom CTNH trên khắp địa bàn thành phố nên hiện trạng xử lý CTNH thường quá tải, tồn đọng lại nhiều. Khu công nghiệp Long Hậu Chất thải rắn sau khi được phân loại tại nguồn thành chất thải có giá trị thương mại và chất thải không có giá trị thương mại, chất thải có thể tái chế tuần hoàn lại trong đơn vị sản xuất. Phế liệu được bán cho các chủ thu mua phế liệu, còn lại CTRSH được đưa đi chôn lấp, CTRCN được lưu trữ và được vận chuyển đến các vị trí xử lý để đốt hay thiêu hủy. CTNH được thu gom sau đó ký hợp đồng vận chuyển đưa đến các công ty xử lý CTNH để xử lý. Hiện trạng công nhân làm việc Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Công nhân thu gom và phân loại có tất cả 10 người, hầu hết không được trang bị bảo hộ lao động, không có bao tay và khẩu trang. Công nhân phân loại và thu gom có rất ít kiến thức về việc phân loại CTNH. Trong điều kiện tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại nhưng công nhân không được bảo vệ, ngoài ra không được khám sức khỏe định kỳ hàng năm nên môi trường làm việc của công nhân không an toàn, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiềm ẩn bệnh ung thư. Khu công nghiệp Long Hậu Các đơn vị sản xuất đều có một đội ngũ làm nhiệm vụ vệ sinh, thu gom, phân loại, tập kết chất thải rắn trong doanh nghiệp. Đội ngũ này được huấn luyện cách phân loại chất thải nên có được một ít kiến thức chuyên môn trong công tác phân loại chất thải tại nguồn. Đội thu gom chất thải của công ty TNHH Thảo Trung có ba người, một tài xế và hai công nhân thu gom chính thức. Công nhân thu gom chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, đảm bảo an toàn lao động cho bản thân, vật dụng bảo hộ lao động chưa đầy đủ. CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN – CHẤT THẢI NGUY HẠI Đánh giá hiện trạng quản lý hành chính Đánh giá nhận xét hệ thống chính sách, quy chế, quy định, tiêu chuẩn về quản lý CTR – CTNH Nhìn chung hệ thống chính sách, quy chế, quy định và các tiêu chuẩn về quản lý CTR của nước ta còn nhiều hạn chế. Một số nội dung trong các văn bản pháp luật còn trùng lặp, hoặc chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc quản lý CTR tại các KCN. Một số chất thải có giá trị thương mại được các đơn vị sản xuất phân loại ra có thể làm nguồn nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất trong các KCN khác trong nước hoặc có thể xuất khẩu sang nước ngoài, tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài hoặc các KCN khác thì bị cản trở bởi các quy định của pháp luật. Các phế liệu này khi xuất ra khỏi các KCN thì bắt buộc phải có hóa đơn xuất nhập khẩu nghĩa là phải kê khai Hải Quan, nếu không sẽ vi phạm pháp luật, nhưng các phế liệu này không được kê khai chứng từ gốc (do các doanh nghiệp coi chúng là chất thải nên phải đổ bỏ hoặc xử lý nên không có chứng từ mua bán), do đó khi vận chuyển chúng ra khỏi KCN sẽ vi phạm pháp luật. Khi vận chuyển chất thải ra ngoài KCN để xử lý, nhất là việc vận chuyển CTNH đã gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp phải làm thủ tục xin phép Hải Quan. Khi “nhập khẩu chất thải” thì bộ TNMT phải có những quy định riêng về thủ tục cấp phép môi trường đối với việc vận chuyển chất thải từ các KCN ra ngoài để xử lý. Đánh giá, nhận xét cơ cấu tổ chức, nhân sự về công tác quản lý CTR – CTNH trong KCN Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Cơ cấu tổ chức nhân sự tại KCN Lê Minh Xuân trong lĩnh vực quản lý CTR – CTNH còn nhiều bất cập, bộ phận quản lý môi trường ở đây có trách nhiệm quản lý môi trường chung tức là quản lý cả nước thải, khí thải, và CTR mà chưa có cán bộ nào chuyên trách công việc quản lý CTR – CTNH. KCN được đánh giá là KCN có lượng CTR phát sinh ra rất nhiều, với công việc như hiện nay và tương lai sắp tới thì với lượng cán bộ quá ít và không có kiến thức chuyên môn cao về quản lý CTR như hiện nay sẽ không có khả năng giải quyết tr1iệt để công việc quản lý CTR nói chung đặc biệt là CTNH trong KCN. Đối với công ty Biển Xanh nhận thu gom CTR trong KCN có lực lượng bố trí thu gom còn ít, chỉ có bốn công nhân thu gom chính với một cán bộ đảm trách công việc hợp đồng thu gom rác, thu tiền và nhắc nhở doanh nghiệp phân loại, báo cáo lên cho ban quản lý tình hình thu gom, các đơn vị sản xuất vi phạm các quy định quản lý CTR. Với lượng lớn CTR thải ra (trên 10 tấn/ngày) và khối lượng công việc lớn như thế này thì lượng nhân công như vậy là không đủ để thu gom CTR một cách có hiệu quả nhất. Đơn vị nhận phân loại CTR tại trạm trung chuyển đã bố trí lực lượng được đánh giá là tương đối hợp lý, có bốn công nhân phân loại chất thải tại trạm trung chuyển phần nào giải quyết được vấn đề phân loại thứ cấp chất thải ở KCN. Với tình hình CTR ngày càng có nguy cơ gia tăng như hiện nay, cần bố trí thêm lực lượng phân loại giúp cho công tác phân loại chất thải được triệt để hơn, thu hồi một lượng lớn chất thải có khả năng tái chế, tiết kiệm chi phí và nguồn năng lượng cho KCN. Khu công nghiệp Long Hậu Cơ cấu tổ chức quản lý CTR – CTNH trong KCN Long Hậu gồm có bộ phận vệ sinh trong từng đơn vị sản xuất thu gom phân loại CTR ngay tại nguồn, bộ phận quản lý môi trường thuộc ban quản lý KCN, bộ phận thu gom, vận chuyển của công ty TNHH Thảo Trung. Với cơ cấu tổ chức như thế này được đánh giá phần nào hợp lý, chỉ thiếu trạm trung chuyển và bộ phận phân loại tại trạm, tuy nhiên với tình hình phát sinh CTR hiện nay trong KCN thì CTR phát sinh ra sẽ được thu gom triệt để. Công tác quản lý CTR – CTNH trong KCN Long Hậu được thực hiện bởi bộ phận quản lý môi trường. Bộ phận này có bốn cán bộ, quản lý tình hình môi trường chung cả KCN như quản lý nước thải, khí thải, CTR, chưa có bộ phận riêng để quản lý CTR. Thực trạng hiện nay là KCN Long Hậu vừa mới hình thành có số lượng đơn vị sản xuất chưa nhiều, trong tương lai sắp tới số lượng các đơn vị sản xuất sẽ tăng lên rất nhiều lần, điều này đồng nghĩa với khối lượng CTR – CTNH trong KCN sẽ tăng lên rất nhiều lần, lượng công việc quản lý CTR sẽ gây một sức ép rất to lớn, do đó với lực lượng cán bộ trong ban quản lý như hiện nay được đánh giá là ít để có thể quản lý tốt m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG OK.doc