Đề tài Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò và thử nghiệm quy trình phòng trị tại huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò và thử nghiệm quy trình phòng trị tại huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên: Phần 1 Mở Đầu 1.1. Đặt vấn đề Trong mấy năm gần đây, chăn nuôi trâu, bò ở nước ta đã và đang phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, giúp khai thác tối ưu các tiềm năng thiên nhiên (đồng cỏ, bãi chăn thả), tiềm năng con người (lao động phụ, dư thừa), các phế phụ phẩm của nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đồng thời cung cấp một lượng lớn thực phẩm (thịt, sữa,...) cho nhân dân và phân chuồng cho sản xuất cây trồng. Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp thúc đẩy chăn nuôi trâu, bò phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao đời sống cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số khó khăn, hạn chế việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, đặc biệt là dịch bệnh. Trong các bệnh ký sinh trùng gây hại cho trâu, bò, bệnh giun xoăn dạ múi khế khá phổ biến và gây nhiều thiệt hại đến sức sản xuất của trâu, bò. Giun xoăn ở dạ múi khế hút máu ký chủ, làm cho ký chủ bị thiếu máu nặng, đồng thời giun làm tổn thương niêm ...

doc86 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò và thử nghiệm quy trình phòng trị tại huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 Mở Đầu 1.1. Đặt vấn đề Trong mấy năm gần đây, chăn nuôi trâu, bò ở nước ta đã và đang phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, giúp khai thác tối ưu các tiềm năng thiên nhiên (đồng cỏ, bãi chăn thả), tiềm năng con người (lao động phụ, dư thừa), các phế phụ phẩm của nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đồng thời cung cấp một lượng lớn thực phẩm (thịt, sữa,...) cho nhân dân và phân chuồng cho sản xuất cây trồng. Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp thúc đẩy chăn nuôi trâu, bò phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao đời sống cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số khó khăn, hạn chế việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, đặc biệt là dịch bệnh. Trong các bệnh ký sinh trùng gây hại cho trâu, bò, bệnh giun xoăn dạ múi khế khá phổ biến và gây nhiều thiệt hại đến sức sản xuất của trâu, bò. Giun xoăn ở dạ múi khế hút máu ký chủ, làm cho ký chủ bị thiếu máu nặng, đồng thời giun làm tổn thương niêm mạc dạ múi khế, gây hội chứng tiêu chảy. Gia súc bị bệnh còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng với các bệnh khác và dễ chết nếu mắc bệnh nặng. Phú Bình là một huyện của tỉnh Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò phát triển. Theo điều tra sơ bộ của Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên, trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình nói riêng bị nhiễm giun xoăn dạ múi khế với tỷ lệ cao. Ở tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình nói riêng, chưa có công trình nào nghiên cứu về bệnh giun xoăn dạ múi khế, những hiểu biết của người chăn nuôi về bệnh giun xoăn dạ múi khế còn rất hạn chế. Xuất phát từ yêu cầu của thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò và thử nghiệm quy trình phòng trị tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên". 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. - Xác định khả năng phát triển của trứng và khả năng tồn tại của Êu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh ở ngoại cảnh. - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò. 1.3. Mục đích của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo và góp phần xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò có hiệu quả cao. 1.4. ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về một số đặc điểm dịch tễ của bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò. Góp phần xây dựng biện pháp phòng trị bệnh do giun xoăn dạ múi khế gây ra ở trâu, bò. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài là lời khuyến cáo giúp người chăn nuôi áp dụng được các biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế một cách có hiệu quả, giảm tỷ lệ nhiễm, giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Phần 2 Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở gia sóc nhai lại 2.1.1.1. Vị trí của giun xoăn dạ múi khế trong hệ thống phân loại động vật Giun xoăn ký sinh chủ yếu ở dạ múi khế trâu, bò, bê, nghé gồm nhiều giống loài. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] cho biết, họ Trichostrongylidae (Leiper, 1912) có 3 họ phụ: họ Trichostrongylinae (Leiper, 1908); họ phụ Haemonchinae (Skrjabin et Schulz, 1952); họ phụ Cooperinae (Skrjabin et Schikhobalova, 1952). Nhiều loài giun của 5 giống trong 3 họ phụ này ký sinh ở dạ múi khế và ruột non loài nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu). Trong điều kiện tự nhiên, tất cả các loài động vật nhai lại đều bị cảm nhiễm Trichostrongylidae. Cụ thể theo Skrjabin K.I và cs (1963) [27]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11], giun xoăn dạ múi khế có vị trí trong hệ thống phân loại động vật học nh­ sau: Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873 Líp Nematoda Rudolphi, 1808 Phân líp Rhabditia Pearse, 1942 Bé Strongylida Railliet et Henry, 1913 Phân bé Strongylata Railliet et Henry, 1913 Siêu họ Trichostrongyloidea Cram, 1927 Họ Trichostrongylidae Leiper, 1912 Phân họ Trichostrongylinae Leiper, 1905 Giống Trichostrongylus Looss, 1905 Loài T. colubriformis (Giles, 1892) Loài T. axei (Cobbold, 1879) Loài T. probolurus (Railliet, 1896) Giống Ostertagia Ransom, 1907 Loài O. ostertagi (Stiles, 1892) Loài O. circumcincta (Stadelmann, 1894) Giống Marshallagia Orloff, 1933 Loài M. marshalli (Ransom, 1907) Phân họ Haemonchinae Skrjabin et Schulz, 1952 Giống Haemonchus Cobbold, 1898 Loài H. contortus (Rudolphi, 1803) Loài H. similis (Travassos, 1914) Phân họ Cooperinae Skrjabin et Schikhobalova, 1952 Giống Cooperia Ransom, 1907 Loài C. curticei (Giles, 1892) Loài C. punctata (Linstow, 1906) Phân họ Nematodirinae Skrjabin et Orloff, 1934 Giống Nematodirus Ransom, 1907 Loài N. oiratianus (Rajevskaia, 1929) Loài N. skrjabini (Mizkewisch, 1929) Giống Mecistocirrus Railliet et Henry, 1912 Loài M. digitatus (Linstow, 1906) 2.1.1.2. Thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8] cho biết, có 7 giống loài phổ biến gồm trên 100 loài, gia sóc nhai lại nhiễm hỗn hợp các giống này, trong đó có 2 giống gây tác hại lớn là Haemonchus và Mecistocirrus. 7 giống gồm: Tên giống Ký chủ Vị trí ký sinh Haemonchus Mecistocirrus Trichostrongylus Osrtertagia Marshallagia Cooperia Nematodirus Cừu, dê, trâu, bò Trâu, bò, dê, cừu, lợn Trâu, bò, dê, cừu Trâu, bò, dê, cừu Dê, cừu, bò Dê, cừu, bò Dê, cừu, bò Dạ múi khế, ruột non Dạ múi khế, dạ dày lợn Dạ múi khế, ruột non Dạ múi khế Dạ múi khế, dạ lá sách Dạ múi khế, ruột non Ruột non Các loài giun này thường gây bệnh hỗn hợp. Trong đó có 3 loài Haemonchus contortus, Haemonchus similis và Mecistocirrus digitatus gây tác hại lớn cho ký chủ. Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [21], thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ở dạ dày trâu, bò Việt Nam nh­ sau: Trichostrongylus axei (Cobbold, 1879) Cooperia laterouniformis (Chen, 1937) Haemonchus contortus (Rudolphi, 1803) Mecistocisrrus digitatus (Linstow, 1906) Dẫn liệu của Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] cho biết, thành phần loài giun xoăn ký sinh trong dạ dày trâu, bò, dê, cừu và các loài nhai lại hoang dại khác gồm: Trichostrongylus axei (Cobbold, 1879) Trichostrongylus colubriformis (Giles, 1892) Ostertagia ostertagi (Stiles, 1892) Ostertagia circuncincta (Stadelmanm, 1894) Marshalla marshalli (Ransom, 1907) Haemonchuscontortus (Rudolphi, 1803) Cooperia curticei (Giles, 1892) Cooperia punctata (Linstow, 1906) Các nghiên cứu đều thống nhất rằng, các loài giun xoăn dạ múi khế của gia sóc nhai lại rất phong phú, chúng đều thuộc họ Trichostrongylidae Leiper, 1912. Giun tròn hình sợi chỉ to hoặc nhỏ. Miệng ở tận cùng đầu, xoang miệng không có, ở một số giun có bao miệng nhỏ nhưng xoang miệng không thể hiện rõ và có thể có răng ở trên thành hoặc ở dưới đáy xoang. Ở con đực túi sinh dục phát triển tốt, đại đa số thùy bên lớn, thùy lưng thể hiện yếu hoặc không có. Có hai gai giao hợp, có hoặc không có bánh lái. Âm hộ của con cái nằm sau thân. Giun cái đẻ trứng theo phân ra ngoài. 2.1.1.3. Đặc điểm hình thái, kích thước các loài giun xoăn chủ yếu ở dạ múi khế VÒ hình thái chung, giun xoăn dạ múi khế có thân hình sợi chỉ không phân đốt, cơ thể đối xứng hai bên. Bên ngoài được che phủ một lớp Kitin hay còn gọi là lớp biểu bì có các vân, vân ngang hoặc vân chéo (Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái, 1978) [21]. Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [22] mô tả cấu tạo của giun xoăn dạ múi khế gồm các bộ phận sau: - Hệ tiêu hóa gồm: miệng, môi, túi miệng, thực quản, ruột, hậu môn. - Hệ thần kinh: đơn giản, có vòng dây thần kinh thực quản và các gai cảm giác toàn thân. - Hệ bài tiết: gồm 2 ống bài tiết chạy từ phần sau của cơ thể lên đến phần đầu, rồi xuống và đổ ra lỗ huyệt. - Hệ sinh dục của giun đực và giun cái có cơ quan sinh dục đực hoặc cái. * Các loài thuộc giống Haemonchus. - H. cotortus: Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17], loài Haemonchus contortus (Rudolphi, 1803) ký sinh ở dạ múi khế và ruột non của bò, trâu, dê trên phạm vi toàn quốc và phổ biến trên toàn cầu. Tác giả đã mô tả hình thái H. contortus (theo Kamenskii, 1929): giun đực dài 18,7 - 22,3 mm, rộng nhất 0,352 - 0,416 mm. Trứng có vỏ mỏng, kích thước 0,080 - 0,085 mm x 0,040 - 0,045 mm. Đặc điểm hình thái cấu tạo của loài Haemonchus contortus mà Nguyễn Thị Lê mô tả ở trên phù hợp với sự mô tả của nhiều tác giả khác (Skrjabin K.I và Petrov A.M, 1963; Trịnh Văn Thịnh, 1978, 1982; Johannes Kaufmann, 1996; Urquharrt, 1996....). H. similis: Thân nhỏ, màu vàng sẫm. Gai cổ rất rõ. Lỗ bài tiết ở phía trước cách đầu 0,231 mm. Túi miệng rất nhỏ, có răng. Quanh miệng có môi bao bọc, phần sau thực quản phình to. Giun đực dài 8,000 - 11,000 mm, rộng 0,232 - 0, 265mm. Giun cái dài 12,500 - 21,000 mm, rộng 0,315 - 0,378 mm. Trứng hình bầu dục, có kích thước 0,073 - 0,079 x 0,031 - 0,042 mm (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [8]). Vỏ trứng mỏng, có phôi bào (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982) [22]. * Loài Mecistocirrus digitatus Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8] đã mô tả: giun màu hồng nhạt, biểu bì có vân. Túi miệng nhỏ, có 1 răng lớn, thực quản dài 1,600 - 1,800 mm, rất nhỏ, phần sau hơi rộng. Giun đực dài 25,000 - 31,000 mm, giun cái dài 35,000 - 39, 000 mm Trứng dài 0,099 - 0,105 mm, rộng 0,046 - 0,049 mm, có hai lớp vỏ mỏng bao bọc. * Các loài thuộc giống Trichostrongylus. Giống Trichostrongylus gồm nhiều loài, trong đó có một số loài quan trọng ký sinh ở dạ múi khế và ruột non của gia sóc nhai lại. - T. axei (Cobbold, 1879): được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm thấy loài giun này ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn... Nhiều tác giả đã mô tả (theo Ransom, 1911): giun đực dài 3,4 - 4,5 mm, rộng nhất 0,05 - 0,07 mm. Giun cái dài 4,6 - 5,5 mm, rộng 0,055 - 0,075 mm. Kích thước trứng 90 - 92 x 35 - 42 mm (Drozdz và Malcrewski, 1967; Phan Thế Việt, 1977; Trịnh Văn Thịnh, 1978 Nguyễn Thị Lê, 1996; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008). - T. colubriformis: Ngoài loài giun T. axei còn có một loài, mà theo Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27], điển hình cho giống Trichostrongylus, đó là loài T. colubriformis. Theo nhiều tác giả thì loài giun này phổ biến ở bò, dê, cừu trên phạm vi toàn cầu. Ở nước ta, phát hiện giun ở dạ múi khế và ruột non bò, dê ở các tỉnh phía Bắc. Giun đực dài 4,0 - 6,0 mm, rộng 0,078 - 0,095 mm. Giun cái dài 5,0 - 6,0 mm; rộng nhất ở vùng lỗ sinh dục (0,080 - 0,100 mm). Trứng có kích thước 73 - 76 x 40 - 43 mm (Nguyễn Thị Lê và cs, 1996) [17]. - T. probolurus: Giun đực dài 4,300 - 6,500 mm. Giun cái dài 4,833 - 6,270 mm, rộng 0,066 - 0,1112 mm. Trứng có kích thước 0,072 - 0,095 x 0,042 - 0,0582 mm. *Các loài thuộc giống Cooperia. - C. laterouniformis: Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [21] cho biết: Loài này thân hình sợi chỉ, biểu bì mỏng có vân ngang, vân dọc dài khắp thân; chóp đầu thường có hình một túi phình; thực quản hơi rộng ở phần trên và phần cuối; vòng thần kinh ở khoảng 2/3 thực quản. Giun đực dài 4,944 mm, rộng 0,071 mm. Giun cái dài 5,700 mm, rộng nhất 0,069 mm; chỗ phình đầu dài 0,023 mm và rộng 0,011 mm; thực quản dài 0,297 mm, rộng nhất 0,069 mm. Trứng có kích thước 0,073 - 0,030 mm. - C. pectinata: Giun đực dài 7,000 mm, rộng 0,130 - 0,160 mm. Giun cái dài 7,500 - 9,000 mm, rộng 0,110 - 0,135 mm (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [8]. - C. punctata: Theo Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27], giun cái dài 5,700 - 10,000 mm. Giun đực dài 5,000 - 9,000 mm. Giun cái dài 5,700 - 10,00 mm. * Các loài thuộc giống Nematodirus. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] cho biết: - N. oiratianus: Con đực dài 11,000 - 16,500 mm. Con cái dài 14, 500 - 17,6 00 mm. Trứng rất lớn, dài 0,255 - 0,272 mm, rộng 0,119 - 0,153 mm. - Loài N. skrjabin: Con đực dài 15,500 - 17, 250 mm và rộng 0,124 - 0,183 mm. Con cái dài 28,500 - 29,500 mm, rộng 0,450 - 0,650 mm. Trứng lớn, dài 0,229 - 0,265 mm, rộng 0,084 - 0,114 mm. * Phần lớn trứng giun thuộc họ Trichostrongylidae có hình dạng và kích thước gần giống nhau nên nếu chỉ căn cứ vào hình thái trứng thì không thể xác định được loài giun. Theo nhiều tác giả, có thể nuôi trứng Trichostrongylidae nở và phát triÓn thành Êu trùng có sức gây bệnh. Sau đó phân loại theo khoá định loài của Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] dựa vào hình thái, kích thước và cấu tạo của ấu trùng có sức gây bệnh. Hình 2.1. Các dạng Êu trùng cảm nhiễm bộ Strongylida 1. Haemonchus contortus; 2. Cooperia; 3. Trichostrongylus; 4. Ostertagia; 5. Chabertia; 6. Oesophagostomum columbianum; 7. Oesophagostomum venulosum; 8. Bunostomum; 9. Nematodirus Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] 2.1.1.4. Chu kỳ sinh học của một số loài giun xoăn chủ yếu ở dạ múi khế - Chu kỳ sinh học (vòng đời) của các loài giun xoăn dạ múi khế tương đối giống nhau. Giun cái đẻ trứng với số lượng lớn trong một ngày. Trứng phát triển ở môi trường bên ngoài thành Êu trùng có sức gây bệnh rồi lại nhiễm vào ký chủ. Hình 2.2. Vòng đời phát triển của giun xoăn dạ múi khế * Chu kỳ sinh học của Haemonchus sp. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] cho biết: giun cái đẻ trứng, trứng được bài xuất cùng phân ra môi trường bên ngoài. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài thích hợp cho trứng phát triển tiếp tục là 20 - 300C. Trong phân, vào ngày thứ hai đã thấy có Êu trùng giai đoạn I nở ra khỏi trứng. Những Êu trùng này ăn phân và sống trong phân một thời gian, nhưng không cảm nhiễm được cho súc vật. Ở giai đoạn này, Êu trùng kém bền vững hơn ở các giai đoạn sau: chúng chết khi phơi khô và ở nhiệt độ trên 300C. Sù thay đổi về nóng và lạnh cũng làm cho Êu trùng bị chết. Ở nhiệt độ 15 - 200C, ấu trùng giai đoạn I chỉ sau 1 đêm đã ở giai đoạn tiềm sinh, kéo dài 12 - 15 giê. Trong thời gian này, Êu trùng lột xác, sau đó sống trở lại và chuyển vào giai đoạn II. Ở giai đoạn II, Êu trùng mất đi khả năng ăn uống và cũng không thể ký sinh được. Qua một ngày sau, đôi khi chưa đến 1 ngày, Êu trùng lại trở lại giai đoạn tiềm sinh lần thứ hai. Trong thời gian này, Êu trùng lớn lên, nhưng tầng cutin bao quanh vẫn giữ nguyên và tạo thành nắp. Sau khi hình thành nắp thì Êu trùng chuyển vào giai đoạn III. Lúc này, Êu trùng đã có khả năng cảm nhiễm cho động vật. Từ khi đẻ trứng đến giai đoạn Êu trùng cảm nhiễm cần thời gian không dưới 4 - 5 ngày. Ở giai đoạn III, Êu trùng có sức đề kháng đặc biệt. Chúng chết trong môi trường Èm khi nhiệt độ 500C và trong môi trường khô khi 600C. Những Êu trùng này đặc biệt chịu được sự khô hạn. Khi khô hạn, chúng có thể ở trong trạng thái tiềm sinh trên 1 năm rưỡi. Đối với các chất tiêu độc, Êu trùng cũng rất bền vững: dung dịch creolin 2 - 3%, lizol và các chất khác không giết được Êu trùng. Êu trùng chết trong dung dịch axit cacbonic 5% không tinh khiết. Cũng nh­ ở giai đoạn I và II, Êu trùng cảm nhiễm chết dưới tác động của nước tiểu. Bởi vậy, trong các chuồng nuôi súc vật không thể tìm thấy Êu trùng sống. Phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ở trong phân, sau đó Êu trùng tự rời bỏ phân đi nơi khác. Vào mùa đông, Êu trùng ở trên đồng cỏ thường bị chết. Mùa hè, Êu trùng cũng có thể bị chết dưới tác động của ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao. Khi Êu trùng chui ra khỏi phân, nếu môi trường xung quanh phân Èm thì Êu trùng có khả năng bò lên phía trên theo vật Èm đó. Nếu phân ở trong cỏ thì Êu trùng sẽ chuyển động theo những ngọn cỏ ở xung quanh. Quá trình chuyển động thẳng đứng theo ngọn cỏ xảy ra càng nhanh hơn nữa ở những nơi đồng cỏ thấp, trong các mùa vụ Èm ướt, trong thời gian mưa nhiều, trong sương mù và khi có nhiều sương xuống. Để Êu trùng có thể bò theo ngọn cỏ không cần phải có lượng Èm nhiều, mà chỉ cần một lớp Èm rất Ýt bọc trên cỏ cũng đã đủ cho Êu trùng chuyển động. Khi độ Èm cao, Êu trùng không có khả năng bám vào cỏ, mà rơi xuống cùng với nước và được nước mang đến những nơi thấp hơn. Bởi vậy, tất cả những nơi đồng cỏ thấp, đầm lầy và các vũng đọng nước mưa là những nơi chính làm cho trâu, bò nhiễm Haemonchus. Trong những điều kiện bất lợi (khô hoặc quá ướt) thì Êu trùng cảm nhiễm cuộn tròn lại. Nếu Êu trùng bị khô (kể cả trong thời gian dài) được làm Èm ướt thì chỉ sau 20 - 30 phót, Êu trùng sẽ sống trở lại, duỗi thẳng và tiếp tục di chuyển theo ngọn cỏ. Êu trùng giai đoạn III, mặc dù không ăn uống gì, trong điều kiện môi trường Èm vẫn có khả năng sống tới 3 - 4 tháng. Những Êu trùng cảm nhiễm được súc vật nhai lại nuốt cùng thức ăn và nước uống vào dạ dày. Ở đây, chúng "vứt bỏ" vỏ và chuyển sang giai đoạn IV. Thực hiện xong 1 lần lột xác nữa, Êu trùng có khả năng ký sinh và hút máu ký chủ. Sau 2 - 3 tuần, Haemonchus trở thành thành thục, con cái bắt đầu đẻ trứng. Thời gian sống của Haemonchus trong cơ thể gia sóc nhai lại chưa rõ, nhưng người ta cho rằng, thời gian này không quá 1 năm. Càng về sau, giun càng già và mất đi khả năng tiếp tục ký sinh. Urquhart G. M. (1996) [36], làm rõ thêm vòng đời của Haemonchus contortus: ấu trùng cảm nhiễm vào ống tiêu hoá súc vật nhai lại, thực hiện hai lần lột xác trong ống dẫn tuyến. Chỉ trước khi lột xác lần cuối chúng mới phát triển đến giai đoạn lấy máu ký chủ từ những mao quản ở niêm mạc. Khi trưởng thành, chúng di chuyển tự do trên bề mặt niêm mạc. Thời gian hoàn thành vòng đời ở dê, cừu là 2 - 3 tuần và ở đại gia súc là 4 tuần. * Chu kỳ sinh học của Trichostrongylus sp. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11] cho biết: Nhiều tác giả, khi nghiên cứu về chu kỳ sinh học của giun tròn đều thống nhất: các loài thuộc giống Trichostrongylus có vòng đời trực tiếp, không cần ký chủ trung gian (nghĩa là không có sự thay đổi ký chủ) (Direct nematode life cycle). Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ và Èm độ), sau 20 - 24 giờ nở ra Êu trùng kỳ I. Êu trùng này hình gậy, thực quản hình ống và có ruột cấu tạo đơn giản, hoạt động mạnh. Chúng dùng các loại vi sinh vật ở xung quanh làm chất dinh dưỡng, sau 10 - 30 giờ lột xác thành Êu trùng kỳ II to hơn Êu trùng kỳ I, cấu tạo tương đối giống nhau. Êu trùng này hoạt động rất mạnh và cũng lấy vi sinh vật xung quanh nuôi sống bản thân. Sau 12 - 60 giờ thành Êu trùng kỳ III có sức gây nhiễm. Trước khi thành Êu trùng kỳ III, Êu trùng kỳ II không lột xác, màng bọc ngoài trở thành màng ngoài của Êu trùng kỳ III. Lúc này Êu trùng kỳ III không thể lấy thức ăn ở bên ngoài mà chỉ sống dựa vào thức ăn do Êu trùng kỳ II tích luỹ lại ở trong ruột. Êu trùng ở bên ngoài đến giai đoạn này là kết thúc, chúng có sức đề kháng mạnh, có thể sống lâu. Tuy nhiên, nếu khô hoặc có ánh nắng Êu trùng dễ chết. Khi gia sóc nhai lại ăn cỏ, uống nước có Êu trùng gây nhiễm, vào đường tiêu hoá, Êu trùng mất màng ngoài, tiếp tục phát triển, lột xác thành Êu trùng kỳ IV, lại tiếp tục phát triển, lột xác thành Êu trùng kỳ V và phát triển thành giun trưởng thành (Skrjabin K.I và Petrov A.M, 1963) [27], Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [7]. * Vòng đời của Mecistocirrus digitatus Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1997) [12] cho biết: Loài này có vòng đời cơ bản giống vòng đời của Haemonchus. Êu trùng gây nhiễm qua thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa vật chủ. Sau 3 ngày một số Êu trùng xâm nhập vào tuyến niêm mạc dạ múi khế hoàn thành vòng đời là 59 - 82 ngày. Tuổi thọ của giun 9 - 12 tháng. 2.1.2. Bệnh giun xoăn dạ múi khế ở gia sóc nhai lại 2.1.2.1. Thiệt hại kinh tế do bệnh giun xoăn dạ múi khế gây ra Nguyễn Phước Tương (2002) [24] cho biết: Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta đang được chú trọng phát triển. Tuy vậy, số bê, nghé chết cao, chủ yếu là do bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng. Trong đó có bệnh giun xoăn dạ múi khế. Giun ký sinh trong đường tiêu hóa, hút máu của trâu, bò, gây tổn thương cơ học, tiết độc tố làm cho con vật gầy yếu, mở đường cho vi khuẩn, virút xâm nhập và gây bệnh cho trâu, bò. Việc điều trị chỉ được tiến hành khi gia súc đã mắc bệnh nặng, khả năng cày kéo kém nên gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh giun xoăn dạ múi khế gây ra bởi O. ostertagi là bệnh có thể lây sang người. Người mắc bệnh này khi ăn rau sống được bón phân trâu, bò mắc bệnh. Trứng, Êu trùng có sức gây bệnh khi vào ống tiêu hóa của người sẽ phát triển thành Êu trùng kỳ IV, kỳ V, sau đó phát triển thành giun trưởng thành ký sinh tại ruột non. 2.1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học của các bệnh giun xoăn dạ múi khế Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11], bệnh giun xoăn dạ múi khế có liên quan tới điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa vụ và tuổi con vật. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8] cho biết, bệnh phân bố rất rộng, có ở tất cả các vùng miền núi, trung du và đồng bằng. Tỷ lệ nhiễm ở gia sóc nhai lại từ 30,7 - 100%. Gia sóc nhai lại ở mọi lứa tuổi đều nhiễm giun xoăn, nhưng nói chung gia súc trưởng thành có sức đề kháng mạnh hơn gia sóc non, gia súc gầy sút, gia súc già yếu sức đề kháng giảm. Soulsby E. J. L. (1982) [34] cho rằng: nhìn chung, sự phát triển của các giun xoăn họ Trichostrongylidae ở giai đoạn sống tự do (ngoài ngoại cảnh) phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở nước Anh, Êu trùng có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm trong 2 tuần, nhưng thường thì dài hơn và phụ thuộc vào khí hậu. Súc vật nhai lại nhiễm giun ở tất cả các tháng trong năm, nhưng nhiễm nhiều và nặng hơn ở những tháng mùa hè Êm và Èm. Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000) [25] cho rằng, gia súc mắc bệnh nhiều vào vụ Hè và tăng vào vụ Thu. Đường truyền bệnh chủ yếu là do những con mắc bệnh thải trứng theo phân ra đồng cỏ, bãi chăn, khi gia súc uống nước có lẫn Êu trùng dễ nuốt phải Êu trùng có sức gây nhiễm. Bệnh nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở gia sóc non dưới 1 năm tuổi (Skrjabin K.I và Petrov A.M, 1963 [27]). Theo Phan Địch Lân và cs (1989) [14], trứng và Êu trùng có có sức đề kháng mạnh, nhiệt độ thích hợp nhất cho trứng phát triển là 33,30C. Nhưng nếu với nhiệt độ đó mà Èm độ cao (96%) thì trứng không phát triển được. Êu trùng gây nhiễm ở nơi Èm ướt, nhiệt độ 500C mới chết, nơi khô cạn phải 600C mới chết. Êu trùng gây nhiễm sống được ở nơi khô cạn 1 năm. Dung dịch CuSO4 có thể diệt trứng giun trong 8 giờ rưỡi và diệt Êu trùng trong vòng 3 giê, DDT 1% không diệt được trứng. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thế Hùng (1994) [6], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1998, 2000) tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở dê tăng lên vào vụ Hè - Thu, giảm đi vào vụ Đông - Xuân; tỷ lệ nhiễm cao ở dê dưới 1 năm tuổi. Bệnh phân bố rộng, các cơ sở nuôi dê ở vùng núi, trung du và đồng bằng đều có bệnh, tỷ lệ nhiễm từ 71,79 - 74,63%. Từ những công trình nghiên cứu và nhận xét của nhiều tác giả, có thể thấy một điều rất rõ là: "Sự tồn tại và phát triển của sinh vật (trong đó có các loài giun xoăn) tại một nơi nào đó thường phụ thuộc vào tổ hợp các điều kiện môi trường, trong đó khí hậu là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng sâu sắc nhất" (Trần Đức Hạnh và cs, 1997) [4]. 2.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh của bệnh giun xoăn dạ múi khế Sau khi xâm nhập vào dạ múi khế và ruột non, giun bám chắc và chọc thủng niêm mạc để hút máu ký chủ, gây viêm, loét niêm mạc và chảy máu mao mạch. Ngoài ra, nhiều giun còn cắm sâu đầu vào các ống dẫn tuyến trong dạ múi khế và gây viêm các ống tuyến đó. Khi hút máu, chúng tiết ra độc tố làm máu không đông, gây hiện tượng ngộ độc cho cơ thể ký chủ. Vì vậy, khi giun không hút máu nữa máu vẫn chảy và theo phân ra ngoài. Quá trình tiến triển nặng hơn nếu ghép cùng với các bệnh do các loài giun khác gây nên. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8], gia sóc khi bị nhiễm giun xoăn dạ múi khế sẽ ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, làm giảm sức sản xuất của con vật. Tác hại của giun xoăn dạ múi khế thể hiện qua 5 tác động sau: - Tác động cơ giới: Êu trùng và giun trưởng thành hút máu ký chủ, miệng bám chặt vào niêm mạc ruột và dạ múi khế tạo thành các nốt loét xuất huyết. - Tác động tiết độc tố: Độc tố do chúng tiết ra làm máu ký chủ không đông, độc tố làm ký chủ trúng độc; gầy còm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, thủy thũng. Giun xoăn kích thích niêm mạc dạ dày, cản trở tiết men Pepsinnogen, ảnh hưởng đến tiêu hóa chất xơ. - Tác động chiến đoạt chất dinh dưỡng: Giun nuôi dưỡng bản thân bằng máu ký chủ, và tiết độc tố làm máu không đông, gây xuất huyết, con vật bị thiếu máu nghiêm trọng. - Tác động truyền bệnh: Giun bám chặt vào niêm mạc gây tổn thương, phá vỡ vòng tuyến thượng bì, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường xâm nhập gây nên các bệnh ghép với các bệnh ký sinh trùng. 2.1.2.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun xoăn dạ múi khế *Bệnh do Haemonchus contortus Giun H. contortus gây tác hại lớn cho gia sóc nhai lại. Haemonchosis gây ra rối loạn nặng toàn cơ thể: tổn thương đường tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết. Con vật mắc Haemonchosis bị kiệt sức nhanh, thiếu máu nặng, thấy có những biến đổi bệnh lý trong não và tuỷ sống. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] đã giải thích nh­ sau: sau khi xâm nhập vào dạ múi khế, H. contortus bám chắc và chọc thủng niêm mạc, gây ra chảy máu mao mạch. Ngoài ra, nhiều giun còn cắm sâu đầu vào các ống dẫn tuyến trong dạ múi khế và gây viêm các ống đó. Haemonchus hút máu ký chủ. Khi ăn máu Haemonchus thải ra độc tố đặc biệt làm ngộ độc cơ thể ký chủ. Khi súc vật nhiễm bệnh nặng, niêm mạc dạ múi khế bị phủ một lớp màng dày lên, có những chỗ chảy máu. Các chất trong dạ múi khế thường loãng và có màu nâu. Ở con vật mắc bệnh thường thấy dạ múi khế viêm cataz mãn tính, vì vậy lượng thức ăn ở đây không được thấm đầy đủ dịch vị. Thức ăn chuyển từ dạ múi khế vào ruột ở dạng bán nhuyễn thể nên mức hấp thu vào máu cũng giảm đi. Độc tố của giun làm cho con vật bệnh kiệt sức, thiếu máu và bị phù. Con vật chết vì suy mòn do thiếu máu. Quá trình tiến triển của Haemonchosis lại càng nặng hơn khi con vật bị bệnh ghép cùng với những Trichostrongylus khác. Điều này hầu như thường xuyên xảy ra, vì theo nguyên nhân bệnh, người ta thường gọi những bệnh đó là Trichostrongylidosis (nghĩa là vật bị Haemonchosis ghép với các bệnh giun xoăn khác. Trâu, bò, dê, cừu bị Haemonchus thì mệt mỏi, chậm chạp, kiệt sức, niêm mạc thiếu máu, có thể bị ỉa chảy xen lẫn táo bón. Súc vật non thường không đứng được phải nằm dệt. Vật dễ chết nếu mắc bệnh nặng. Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [21], bệnh giun xoăn ở dạ dày và ruột dê giống Mông Cổ nhập nội, do các loài Haemonchus contortus, Trichostrongylus và Oesophagostomum. Có trường hợp đã thấy 1200 - 1500 Haemonchus ở dạ múi khế 1 dê (cao nhất có thể đến 4 - 5 nghìn giun). Theo tác giả, khi có đến 600 giun trong cơ thể dê đã thấy các triệu chứng: thiếu máu, gầy sút, rối loạn tiêu hoá, lúc đi tả lúc đi táo, kém ăn, đi tụt lại sau đàn; con đực nhảy kém. Bệnh thấy ở tất cả các lứa tuổi, nhưng nặng nhất ở dê dưới 1 năm tuổi. Bệnh phát mạnh vào mùa Hè - Thu. Những biến đổi bệnh lý và lâm sàng ở súc vật bệnh còn chịu ảnh hưởng của chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11] cho biết, triệu chứng và những biến đổi bệnh lý của Haemonchosis thể hiện ở những gia súc được nuôi dưỡng kém rõ rệt hơn là những con vật được nuôi dưỡng bình thường. Mất máu nên cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng là triệu chứng thấy rất rõ ở gia súc mắc bệnh do Haemonchus. Andrews (1942) đã xác định lượng máu thải theo phân ở hai cừu con nhiễm liều chí tử Êu trùng Haemonchus. Sau khi nhiễm 6 - 10 ngày, phân bắt đầu có máu. Trong 10 ngày tác giả tính được ở một con mất 1,5 lít máu, còn con kia mất 2,4 lít máu trong phân (Dẫn theo Skrjabin, 1963; Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982; Phan Địch Lân và cs, 1989; Phạm Văn Khuê và cs, 1996). Về biểu hiện lâm sàng của con vật bị Haemonchosis, Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2002) [15] cho biết, ngoài các triệu chứng thiếu máu, kém hoạt động, ăn uống giảm sút, kiết lỵ và táo bón xen kẽ, con vật còn bị thuỷ thũng dưới cổ, trước họng và ngực. Biểu hiện rõ rệt nhất là ở những chỉ số máu: giảm hồng cầu, giảm huyết sắc tố, bạch cầu tăng. Khi quá yếu, con vật thường chết. Có thể gặp Haemonchosis ở ba dạng hay là ba giai đoạn. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] đã phân biệt ba giai đoạn đó nh­ sau: - Trong giai đoạn đầu, ở dạ múi khế có số lượng Haemonchus không nhiều lắm (một con đến một vài trăm con). Trường hợp này triệu chứng lâm sàng không xuất hiện. - Trong giai đoạn hai, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích (biến đổi giải phẫu bệnh lý) cũng chưa thể hiện rõ rệt. Số lượng giun nhiều hơn ở giai đoạn một. Giai đoạn một và hai của Haemonchosis không thể coi là nguyên nhân làm vật chết, nếu như không ghép cùng với các bệnh khác. - Giai đoạn ba là giai đoạn con vật thể hiện triệu chứng điển hình, số lượng giun nhiều hơn hai giai đoạn trên. Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [9] đã theo dõi 41 dê bị bệnh giun xoăn dạ múi khế, thấy: 82,93% thiếu máu nặng, 100% gầy xơ xác, 63,41% ỉa lỏng liên miên, 36,59% ỉa chảy xen táo bón từng đợt, 39,02% bị thuỷ thũng ở ngực, bụng và 4 chân. Mổ khám dê chết do giun xoăn dạ múi khế thấy, niêm mạc dạ múi khế phủ màng dầy, có nhiều chỗ chảy máu. Chất chứa trong dạ múi khế thường loãng, màu nâu. Dạ múi khế và ruột non viêm cataz mãn tính, niêm mạc thuỷ thũng, có nhiều mụn loét. Trong chất chứa dạ múi khế và trên niêm mạc có nhiều giun xoăn ký sinh. Theo Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2002), dê bị bệnh giun xoăn dạ múi khế thường thiếu máu, kém hoạt bát, ăn uống sút kém, ỉa chảy và táo bón xen kẽ. Thuỷ thũng dưới cổ, trước bụng, ngực và 4 chân. Con vật gầy yếu dần, đi lại khó khăn, hay bị bỏ rơi sau đàn. Khi quá gầy yếu và thiếu máu, con vật chết. *Bệnh do các loài giun xoăn khác ở dạ múi khế Một số loài giun thuộc giống Trichostrongylus, Cooperia, Mecistocirrus ký sinh ở dạ múi khế có thể gây bệnh cho gia sóc nhai lại, hoặc hỗn hợp nhiều loài, hoặc riêng lẻ từng loài. Bệnh lý của Trichostrongylosis phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm. Người ta đã biết là gia súc bị chết khi nhiễm tới 60 - 120 nghìn Êu trùng cảm nhiễm Trichostrongylus axei. Những con vật non nhiễm mức độ nặng chậm lớn và kém phát triển. Bệnh chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất - cấp tính, kéo dài gần 6 tuần (ở thời kỳ này một số con non bị cảm nhiễm nặng, ngừng phát triển, sút cân và chết. Mổ khám thấy dạ múi khế bị viêm cấp tính có kèm theo những nốt loét). Thời kỳ thứ hai - mãn tính, triệu chứng giảm dần, con vật lên cân, những nốt loét trong dạ múi khế dần dần lành thành sẹo. Giun Trichostrongylus gây bệnh yếu hơn Haemonchus (Skrjabin K.I và Petrov A.M,1963) [27]. Theo Drozdz và Malczewski (1967) [26], vai trò gây bệnh của các loài giun thuộc giống Trichostrongylus như sau: trong giai đoạn Êu trùng, giun xâm nhập niêm mạc dạ múi khế và tá tràng, gây tác động đầu độc ở cục bộ và toàn thân, biểu thị bằng sự thiếu máu dần, ỉa chảy và suy nhược ở con vật bệnh. Beker và Douglas cho biết, bệnh do Trichostrongylus có triệu chứng thiếu máu là do tuổi thọ của hồng cầu ngắn đi 5 lần và tuỷ xương không còn khả năng tái sinh hồng cầu để bù lại. Nhưng nếu súc vật được nuôi tốt thì không có những tổn thương về máu. Vì lý do này mà một số nhà nghiên cứu cho là, sự thiếu máu trong bệnh do Trichostrongylus ở gia súc nuôi dưỡng kém có thể là do giun chiếm đoạt những nguyên tố vi lượng có trong ruột ký chủ. Khi cảm nhiễm nặng, thấy viêm cấp tính niêm mạc dạ múi khế, trên đó có những tổn thương hình miệng phễu đường kính 0,25 - 20 mm, bờ trắng, lồi. Súc vật ốm giảm uống nước, tăng cân rất Ýt hoặc sút cân. Trong bệnh do Cooperia, người ta thấy quá trình viêm ở ruột non dẫn đến tổn thương niêm mạc, trên niêm mạc hình thành những hạt màu trắng. Tuyến lâm ba bên cạnh bị teo. Tác động toàn thân của giun Cooperia - theo Andrews (1938) - biểu hiện bằng sự trao đổi vật chất tăng nhanh ở súc vật bệnh, kèm theo giảm đồng hoá thức ăn làm cho con vật bị giảm thể trọng. Những gia súc gây nhiễm thí nghiệm dù nuôi tốt hơn những con đối chứng nhưng vẫn tăng trọng Ýt (Drozdz và Malcrewski, 1967; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Theo Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27], khi con vật bị bệnh nặng, Cooperia có thể gây ra viêm niêm mạc ruột. Một số giun Cooperia (Cooperia punctata) có thể xâm nhập vào thành ruột, gây viêm và tạo thành áp xe ruột. Các hạch lâm ba gần đó bị sưng, thoái hoá bã đậu. Êu trùng giun khi cư trú trong niêm mạc ruột tạo thành những hạt ký sinh, kích thước từ 3 - 5 mm. Vật nhiễm Cooperia nặng bị rối loạn chức năng tiêu hoá, ỉa chảy và kiệt sức, có thể chết vì bệnh quá nặng. Mamedov A. K. (1959) thấy rằng, ở trong tuyến hạ vị Cooperia punctata bám chắc sâu vào nhu mô bằng phần trước của chúng, chứng tỏ là có sự cư trú ngẫu nhiên của giun này trong tuyến hạ vị. Mecistocirrus digitatus cũng sống bằng máu ký chủ như nhiều loài giun xoăn khác. Vai trò gây bệnh của nó (theo Ivaszkin, 1949) là: giun lấy dinh dưỡng bằng máu và phá hoại niêm mạc nơi giun sống, gây viêm niêm mạc, do đó gây nên những rối loạn tiêu hoá. Bệnh làm con vật kiệt sức, giảm hiệu suất và thường dẫn đến chết. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] cho biết, giun Mecistocirrus digitatus là loài giun ăn máu. Bệnh làm gia sóc non kém phát triển và thường thấy chết vào mùa xuân. Mổ khám thấy hiện tượng viêm cataz dạ múi khế, niêm mạc bị xuất huyết điểm hoặc xuất huyết vùng. Nhiều tác giả khác (Trịnh Văn Thịnh, 1978; Trịnh Văn Thịnh, 1982; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) cũng thống nhất với các tác giả trên về bệnh lý và lâm sàng của Mecistocirrosis. 2.1.2.6. Chẩn đoán bệnh giun xoăn dạ múi khế Nghiên cứu về các phương pháp chẩn đoán bệnh do các loài giun thuộc họ Trichostrongylidae gây nên, nhiều tác giả khẳng định: không thể chẩn đoán chính xác bệnh nếu không tiến hành các phương pháp tìm trứng giun trong phân. Theo Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27]; Trịnh Văn Thịnh (1963) [20], kết hợp quan sát triệu chứng trên con vật còn sống với xác định trứng bằng cách soi phân. Triệu chứng có thể thấy là viêm dạ dày ruột mãn tính, ỉa chảy xen táo bón. Soi phân bằng phương pháp phù nổi dễ thấy trứng. Mổ khám con vật chết cũng cần phải làm để tìm giun ở dạ múi khế và tá tràng; thấy được ngay những loài lớn (2 - 3 cm), còn những loài nhỏ (4 - 5 mm) thì phải dùng kính lúp hoặc kính hiển vi (phóng đại 20 - 30 lần). Trịnh Văn Thịnh cho biết: ký sinh trùng thường dễ thấy, vì có hàng trăm, hàng nghìn giun thuộc nhiều loài cùng ở lẫn với nhau. Cũng cần chú ý đến sự lưu hành của bệnh: bệnh rất nặng, thường làm 1/2 số súc vật mắc bệnh chết, 1/2 số còn lại bần huyết đến nỗi giá trị giảm tới 50%, khi mổ thịt thường phải giữ lại vì gầy rạc. Bệnh đáng sợ hơn ở súc vật nuôi đàn (dê, cừu), vì chỉ cần đưa 1 con ốm vào là đủ làm lây bệnh sang cả đàn. Con non dị cảm với bệnh hơn con trưởng thành. Các giống nhập nội vào nước ta dễ mắc bệnh nặng và dễ chết. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh là những căn cứ góp phần xác định chính xác hơn. Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [22]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7] cho biết, để chẩn đoán bệnh do Haemonchus và Mecistocirrus không thể chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, vì đối với con vật còn sống, triệu chứng lâm sàng không điển hình. Mặt khác, trứng khó phân biệt với các loài khác nên khó xác định. Theo các tác giả thì có thể xét nghiệm phân theo phương pháp sau: nuôi trứng cho nở thành Êu trùng (lấy phân con vật nghiền nát, trộn lẫn với đất vô trùng, cho vào đĩa lồng, giữ cho độ Èm 60 - 70%, nhiệt độ 25 - 300C, pH: 6,8 - 7,4; nuôi trong 4 - 5 ngày. Sau đó phân lập Êu trùng theo phương pháp Baerman, xem kính hiển vi tìm Êu trùng). Whitlock H. V. (1956) đề nghị kỹ thuật cấy phân dê, cừu nh­ sau: cho xuống đáy 1 lọ nhỏ một lớp bông dầy 1 cm, đổ đầy phân đã nghiền nát vào lọ. Lấy ống hút bơm nước chảy theo bê trong của lọ cho đến khi ướt bông ở đáy. Cho lọ nhỏ này vào 1 cái lọ to và đổ nước vào lọ to cho đến khi mặt nước xâm xấp ngang miệng cái lọ nhỏ thì thôi. Đậy lọ to lại và cho vào tủ Êm 270C trong 8 ngày. Những Êu trùng nở ra sẽ bò lên miệng lọ nhỏ bên trong và tràn vào nước ngoài lọ to. Lấy nước Êy cho vào ống nghiệm, để lắng cặn trong 3 giờ. Gạn nước trên đi, tìm Êu trùng trong cặn. Sau khi lấy được Êu trùng sống và rất di động, phải giết Êu trùng bằng cách thêm vào nước chứa Êu trùng vài giọt dung dịch Iod + Ioduar kali có 2% Iod (Iod 2g + Ioduar kali 4g + Nước 100 ml; bắt đầu hoà tan Ioduar kali trong 20 ml nước, thêm Iod bột và khi Iod đã tan hết thì thêm cho đủ nước); hoặc làm nóng vừa phải để giết Êu trùng. Theo Premvati (1958), nhóng Êu trùng vào một dung dịch (Bleu cresyl + gôm arabic + formol nhẹ) trong 20 - 25 phút, có thể làm cho dễ quan sát những đặc điểm về cấu tạo. Kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phóng đại 75 - 100 lần và chú ý những đặc điểm sau để chẩn đoán. - Có hay không có vỏ bọc Êu trùng và số lượng các vỏ bọc Êy. - Chiều dài của Êu trùng (kể cả vỏ). - Chiều dài của đuôi (đo từ hậu môn đến điểm chót của thân thể). - Hình dạng đuôi, vỏ của Êu trùng. - Số lượng và hình thái các tế bào ruột.... Ngoài các phương pháp trên, đối với gia sóc nhai lại còn sống, có thể chẩn đoán bằng phương pháp miễn dịch học. Kháng nguyên chẩn đoán chế từ giun trưởng thành, Êu trùng hoặc dịch trong cơ thể Êu trùng. Có thể pha loãng thành các nồng độ khác nhau từ 1: 5000 đến 1: 10.000. Dùng kháng nguyên tiêm trong da, tiêm dưới da, nhỏ mắt, làm phản ứng lắng cặn, phản ứng kết hợp bổ thể....., nhưng thường dùng phương pháp tiêm trong da (tiêm nội bì). Liều tiêm kháng nguyên thường dùng là 0,1 - 0,5 ml. Sau khi tiêm 3 - 15 phót, theo dõi sự biến đổi ở nơi tiêm. Nếu nơi tiêm sưng to, xung quanh đỏ, đường kính khoảng 2 - 4 cm thì phản ứng dương tính, ngược lại là âm tính. (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982) [22]; (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [7]. Hiện nay, có thể chẩn đoán bệnh giun sán bằng một số phương pháp nh­ phương pháp miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch men ELISA.... Tuy nhiên, các phương pháp này còn Ýt được sử dụng trong thó y mà chủ yếu được dùng trong y học (Nguyễn Thị Lê và cs, 1996) [17]. 2.1.2.7. Phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế *Điều trị bệnh Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng ta đã thấy vai trò gây bệnh của những giun tròn thuộc họ Trichostrongylidae là rất nghiêm trọng. Vì vậy, cần có các biện pháp điều trị hiệu quả. Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [20] có thể áp dụng kết hợp 3 biện pháp trong chữa Trichostrongylidosis. Đó là: - Cách ly súc vật ốm và tẩy giun kịp thời bằng các thuốc: CuSO4 (dung dịch 1/100 trong nước mưa), liều 15 - 150 ml/con (tuỳ theo lứa tuổi và trạng thái sức khoẻ con vật); hoặc dùng thuốc Phenothiazin (0,2 g/kgTT trâu, bò; 0,5 g/kgTT dê, cừu) trong 2 ngày. Thuốc có tác động nhiều nhất đến giống Haemonchus. - Tránh không cho nhiễm bệnh trở lại bằng cách không chăn lại vào đồng cỏ đã nhiễm mầm bệnh trong 1 năm. - Bồi dưỡng con vật ốm. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [27] xác định, vấn đề chữa bệnh giun xoăn dạ múi khế gia sóc nhai lại phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của ký sinh vật. Khi thấy bệnh ở giai đoạn ba thì cần tiến hành chữa cho cả đàn, không phụ thuộc vào mùa vụ nào. Khi thấy giai đoạn hai xuất hiện, cần phải chọn những con ốm và những con nghi mắc bệnh ra để chữa, không phụ thuộc vào thời gian nào. Khi thấy bệnh ở giai đoạn một thì tiến hành tẩy giun theo kế hoạch mùa thu và mùa xuân, vào thời gian nuôi nhốt. Để chữa bệnh, dùng Phenothiazin, cho uống dưới dạng viên lớn hoặc nước nhũ tương. Các chất để làm nhũ tương có thể là dung dịch Gelatin 1%, bét bentonit. Drozdz và Malcrewski (1967) [26] cho rằng, Phenothiazin là một trong những thuốc căn bản nhất và thường được sử dụng để chống những bệnh do ký sinh vật ở dạ dày, ruột gia sóc nhai lại. Thuốc này sử dụng dưới hình thức dung dịch không bền vững trong nước, hoặc hình thức viên, nang, bánh.... nhưng thường dùng trộn vào thức ăn, không cần nhịn ăn và dùng thuốc tẩy. Tác giả cho là Phenothiazin tác dụng tốt hơn với giun Haemonchus, Trichostrongylus, nhưng với Cooperia và Ostertagia thì thuốc có tác dụng yếu. Thuốc cũng có tác dụng khác nhau với các giai đoạn phát triển khác nhau của giun. Nói chung, thuốc này tác dụng yếu với giun chưa trưởng thành, điều đó dẫn đến sự cần thiết điều trị nhắc lại. Phenothiazin tương đối Ýt độc, nhưng những loài gia sóc nhai lại khác nhau phản ứng với thuốc khác nhau. Dê nhạy cảm nhất với thuốc, bò Ýt nhạy cảm hơn, còn cừu lại chịu được một liều tới 400g. Thuốc thải trừ theo đường mật, nước tiểu và sữa trong 48 giờ đầu và kéo dài 3 - 5 ngày. Ngoài ra, các thuốc Ronnel, Trolen (liều 100 mg/kgTT) rất hiệu nghiệm với Haemonchus. Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [22]; Phan Địch Lân và cs (1989) [14]; Phạm Văn Khuê và cs (1996) [7], có thể dùng các thuốc sau điều trị bệnh giun xoăn dạ dày và ruột loài nhai lại: - Phenothiazin: hiệu quả tốt, liều 0,2 g/kgTT (bò, trâu), 0,5 - 1 g/kgTT (dê, cừu). Có thể trộn lẫn thuốc với nước cháo đun nóng, nồng độ 2,5 - 3%, cứ 100 ml nước cháo trộn với 10 g thuốc. - Dung dịch sulfat đồng 1% cũng có tác dụng với giun. Liều dùng: Gia súc nhỏ: 15 - 20 ml/con Gia súc trưởng thành: 80 - 150 ml/con Đối với dê, dùng liều thấp hơn (dê lớn không quá 60 ml). Đối với bê, dùng liều 2 - 3 ml/kgTT. Trong thời gian chăn dắt người ta dùng liều thuốc nhỏ: sulfat đồng với muối ăn, theo tỷ lệ 1: 100; sulfat đồng với Phenothiazin và muối, tỷ lệ 1: 5: 100 cho ăn trong cả thời gian chăn dắt, nếu thời tiết nóng thì ngừng độ 2 - 4 tuần. Khi pha sulfat đồng cần chú ý pha với nước cất hoặc nước mưa sạch, không dùng dụng cụ kim loại, pha xong dùng ngay. Cho uống thuốc qua ống cao su một đầu có phễu, không để thuốc lọt vào khí quản. Nếu con vật trúng độc, cho ăn trứng gà hoặc uống 5 - 10 g Magie oxyt (MgO). Jorgen Hansen và Brian Perry (1994) [30] cho biết, những loại thuốc có tác dụng điều trị giun và cả Êu trùng giun trong cơ thể cừu là: Albendazole, Febantel, Fenbendazole, Oxfendazole, Levamisole và Ivermectin. Johannes Kaufmann (1996) [29] còng cho biết, những hoá dược có tác dụng diệt giun xoăn dạ dày - ruột ở trâu, bò và cừu: Albendazole, Febantel, Fenbendazole, Ivermectin, Levamisol, Netobimin, Morantel tartrate, Oxfendazole. Kieran P. J. (1994) [33] nghiên cứu và cho thấy, thuốc Moxidectin với liều chỉ định là 0,2 mg/kgTT có thể tránh được một số chủng giun tròn ở loài nhai lại mà những chủng này đã thể hiện sự kháng lại thuốc Ivermectin. Thuốc Moxidectin tá ra có khả năng phòng chống tốt hơn với cả 3 giống giun phổ biến là Haemonchus, Ostertagia và Trichostrongylus. Tác giả khuyến cáo, trong những chương trình điều trị chiến lược, nên dùng Moxidectin để giảm những rủi ro về sự tăng khả năng kháng lại thuốc của giun. Theo Nguyễn Phước Tương (1994) [23], thuốc có tác dụng điều trị Trichostrongylidosis (tác dụng với cả giun trưởng thành và còn non, đồng thời làm giảm sức sống của trứng giun trước khi bài xuất ra ngoài), gồm: - Albendazole : liều 5 - 10 mg/kgTT. Cho uống dạng nhũ tương dầu. - Asuntol : liều 8 mg/kgTT. Cho uống. - Fenbendazole : liều 5 mg/kgTT. Cho uống - Levamisole : liều 7,5 mg/kgTT. Cho uống. - Mebendasole : liều 15 - 20 mg/kgTT. Cho uống - Mebenvet : liều 150 - 200 mg/kgTT. Cho uống. - Oxfendazole : liều 5 mg/kgTT. Cho uống. - Oxibendazole : liều 10 - 15 mg/kgTT. Cho uống. Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997) [5] cho biết: Phenothiazin, Thiabendazole, Tetramisole... là những thuốc có hiệu quả tẩy giun xoăn ký sinh ở dạ dày ruột loài nhai lại rất tốt. Phenothiazin có tác dụng tốt với giun trưởng thành nhưng tác dụng yếu với Êu trùng và giun non. Do đó, sau 4 tuần cần điều trị lại. Dùng liều không quá 20 - 25 gam/lần. Nếu dùng quá liều và kéo dài làm cho con vật bị thiếu máu, bỏ ăn, thiếu sắc tố trên da và dẫn tới viêm hoá sừng (Keratitis). Thiabendazole là thuốc tương đối mới, có tác dụng rất tốt với giun Haemonchus, Ostertagia, Trichostrongylus, Cooperia.... Có thể dùng liều chung là 50 - 100 mg/kgTT. Thuốc Tetramisole có hiệu lực tẩy với cả giun trưởng thành và Êu trùng, cho uống liều 15 mg/kgTT hoặc tiêm dưới da dung dịch 3 - 10%. Dùng thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho dê, Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [9] đã báo cáo kết quả như sau: Thuốc Niclosamid - tetramisole B (liều 66 mg/kgTT), Oxfendazole (liều 5 mg/kgTT), Levamisole (liều 7 mg/kgTT), Mebenvet (liều 130 mg/kgTT) và Vermitan (liều 35 mg/kgTT) có hiệu lực tẩy sạch giun xoăn dạ múi khế tương ứng là: 97,14%; 100%; 97,5%; 96,77% và 96,67%. *Vấn đề phòng bệnh Theo quan điểm của Skrjabin K.I (1944) muốn diệt trừ bệnh giun sán, phải dự phòng có tính chất chủ động: dùng tất cả các phương pháp cơ giới, vật lý (ánh sáng, độ nóng), hoá học (thuốc), sinh vật học (sinh vật nọ tiêu diệt sinh vật kia) để tiêu diệt giun sán trên cơ thể ký chủ, tiêu diệt giun sán ở ngoại cảnh, tiêu diệt giun sán ở tất cả các giai đoạn phát dục (trứng, Êu trùng, giun sán trưởng thành). Trên cơ sở đó, việc phòng bệnh giun xoăn dạ múi khế phải đạt được các yêu cầu sau: - Điều trị cho con vật ốm khỏi bệnh và đảm bảo cho ngoại cảnh không bị nhiễm mầm bệnh, tránh mầm bệnh nhiễm vào các con vật khác. Sau khi tẩy phải diệt trừ tất cả giun và trứng được thải ra ngoài để ngăn ngừa mầm bệnh phát tán. - Định kỳ dùng thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế, chống tái nhiễm, bội nhiễm. - Tập trung phân để xử lý diệt mầm bệnh. Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] đã vận dụng học thuyết Skrjabin.K.I để đưa ra biện pháp phòng chống các bệnh giun sán. Tác giả cho rằng, biện pháp hữu hiệu để phòng chống các bệnh giun sán ở gia súc là biện pháp phòng chống tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun sán ở môi trường cũng như trong cơ thể ký chủ. Nh­ vậy, khâu quan trọng trong biện pháp phòng chống tổng hợp là tẩy giun xoăn dạ múi khế cho gia sóc nhai lại. Có thể tẩy giun còn non và giun trưởng thành. Nhưng thực tế trong điều kiện khí hậu nóng Èm của Việt Nam, mầm bệnh giun xoăn dạ múi khế hầu nh­ tồn tại và phát triển quanh năm. Vì thế, trong cùng một cơ thể động vật, đồng thời tồn tại nhiều cá thể giun ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy vậy, tốt nhất là chọn loại thuốc tẩy được cả giun non, nghĩa là khi chúng chưa đạt đến giai đoạn trưởng thành, để tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường ngoài. Nguyễn Thị Lê (1996) [17] khuyến cáo rằng, để tẩy giun đạt hiệu quả cần biết một số yêu cầu sau: chẩn đoán bệnh chính xác; trước tiên phải tẩy cho những con vật bị nhiễm nặng hoặc có biểu hiện lâm sàng; với mục đích phòng bệnh thì nên tẩy cho cả đàn gia súc vì có thể có những gia súc đang mang mầm bệnh nhưng chưa phát hiện được; tốt nhất nên tẩy giun vào mùa xuân (tháng 3 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 9); khi tẩy phải nhốt gia sóc trong chuồng 3 - 5 ngày để tập trung phân ủ diệt mầm bệnh; sau 15 - 20 ngày kiểm tra để đánh giá hiệu quả của thuốc. Để phòng chống bệnh giun xoăn dạ múi khế có hiệu quả, đồng thời với việc tẩy giun phải sử dụng các biện pháp sau: - Chuồng nuôi gia súc phải giữ sạch sẽ, khô ráo, vì đây là nơi tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh. - Bãi chăn thả có ý nghĩa lớn trong việc phòng chống bệnh giun sán vì động vật bị nhiễm bệnh giun sán chủ yếu ở bãi chăn. Bãi chăn Èm thấp, có nước là điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của giun sán. Vì vậy nên chăn thả gia súc ở các bãi cỏ khô ráo. Nếu có điều kiện, nên sử dụng luân canh, luân phiên đồng cỏ trong chăn nuôi để giảm bớt các bệnh giun sán. - Xử lý phân gia súc để diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế, làm môi trường sạch hơn. Hàng ngày dọn phân và rác ở chuồng nuôi tập trung vào một nơi, vun thành đống (cao và rộng 1,5 - 2m), đắp đất kín dày 20 - 30 cm, để sau 3 - 4 tuần, nhiệt độ đống ủ tăng lên 60 - 700C sẽ làm chết trứng và Êu trùng. Có thể cho thêm tro bếp, vôi và lá xanh vào để tăng thêm nhiệt độ đống ủ. - Đảm bảo nguồn thức ăn đủ về số lượng và chất lượng. Tốt nhất nên dùng các loại cỏ trồng trên cạn, xa nơi chăn thả và chuồng nuôi làm thức ăn cho gia súc. Bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin, nguyên tố vi lượng. - Cho gia súc uống nguồn nước sạch. Các tác giả Skrjabin K.I (1963) [27];Trịnh Văn Thịnh (1963) [20]; Soulsby (1982) [34]; Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [22]; Phan Địch Lân và cs (1989) [14]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7]; Urquhart và cs (1996) [36]; Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [9] đều thống nhất áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: - Định kỳ dùng thuốc tẩy giun. - Tập trung phân để ủ diệt trứng và Êu trùng giun. - Không chăn thả súc vật nhai lại ở những bãi chăn Èm thấp. - Không cho súc vật nhai lại uống nước vũng tù có nhiều Êu trùng gây nhiễm. - Thực hiện chăn thả luân phiên đồng cỏ để phòng bệnh. Trong các biện pháp trên, biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Phenothiazin - mét trong những thuốc có tác dụng ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và tẩy cả giun non - được khuyên là nên dùng để tẩy mang tính chất phòng bệnh cho gia sóc nhai lại. Trong thời gian chăn thả, mỗi ngày cho uống thuốc một lần để phòng bệnh. Có thể dùng thuốc theo tỷ lệ: Phenothiazin 10 phần, bột gạo 20 phần, bột xương 10 phần, muối ăn 60 phần. Ngoài ra, có thể thêm một số nguyên tố vi lượng nh­ đồng, coban, iot... Trộn lẫn những thứ trên, cho thêm một Ýt nước cháo, làm thành viên, phơi khô, cho vào máng ăn, để súc vật tự gặm (chú ý là nếu viên thuốc bị Èm ướt, súc vật ăn quá nhiều có thể bị trúng độc). Ngoài ra, người ta còn tiêm vắcxin chế từ Êu trùng giun xoăn thuộc họ Trichostrongylidae đã được làm giảm độc bằng chiếu tia X để phòng bệnh cũng cho hiệu quả tốt (Jarret, 1959). 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở nước ngoài Bệnh giun xoăn dạ múi khế phổ biến khắp các nước trên thế giới, gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tác hại của bệnh này, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng và trị cho gia sóc nhai lại. Theo Soulsby E.J.L (1982) [34], nhìn chung sự phát triển của các loài giun xoăn họ Trichostrongylidae ở giai đoạn sống tự do (ở ngoài ngoại cảnh) phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở nước Anh, Êu trùng có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm trong 2 tuần, nhưng thường thì dài hơn và phụ thuộc vào khí hậu trong thời gian đồng cỏ ô nhiễm. Trâu, bò nhiễm giun vào tất cả các tháng trong năm, nhưng nhiễm nhiều và nặng hơn ở những tháng mùa Hè Êm và Èm. Wharton D.A (1982) [38] báo cáo rằng, Êu trùng Trichostrongylus colubriformis phát triển qua 4 - 6 ngày ở nhiệt độ 270C thành Êu trùng gây nhiễm. Nhiệt độ tối thiểu để Êu trùng có thể tồn tại là 10 – 150C. Chúng phát triển nhanh nhất trong mùa Hè, Êu trùng không thể sống được ở nhiệt độ cao và thấp quá. Hoste H. và Chartier C. (1993) [28] đã làm thí nghiệm về ảnh hưởng của giun xoăn dạ múi khế đến khả năng sản xuất sữa của dê. 48 con dê ở tháng thứ 2 của thời kỳ sản xuất sữa được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 được gây nhiễm 5.000 Êu trùng Haemonchus và 2.000 Êu trùng Trichostrongylus. Nhóm 2 không gây nhiễm giun. Các số liệu về ký sinh trùng, về huyết học, về sữa được thu thập 2 tuần 1 lần trong vòng 5 tháng. Tình trạng cơ thể dê được cho điểm qua mỗi thời điểm tương ứng. Kết quả là nhóm dê 1 đã biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Giun xoăn gây bệnh và làm giảm lượng sữa của dê nhóm 1 từ 2,5 - 10% so với nhóm đối chứng. Tác giả cũng phát hiện ra ảnh hưởng khác nhau của giun đến lượng sữa của những dê cho sữa cao và những dê cho sữa thấp: với 6 con dê cho sữa cao ở thời điểm đầu thí nghiệm, lượng sữa giảm từ 13 đến 25,1% và dê gầy đi. Còn 6 dê có lượng sữa thấp ở thời điểm đầu thí nghiệm thì lượng sữa giảm Ýt hơn (mặc dù gây nhiễm Êu trùng giun với số lượng như nhau). Theo những số liệu về ký sinh trùng học và bệnh lý học, tác giả kết luận: những dê cho lượng sữa cao khả năng chống lại ký sinh trùng kém hơn và chịu tác động gây bệnh nghiêm trọng hơn những dê cho lượng sữa thấp. Nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh giun sán ở gia sóc nhai lại nhỏ, Teklye - Bekele (1993) [35] cho biết, giun tròn đường tiêu hoá, giun phổi và sán lá gan là những giun sán ký sinh chủ yếu ở gia sóc nhai lại nhỏ tại những vùng sinh thái khác nhau ở vùng Saharan - Châu Phi. Tỷ lệ lây nhiễm và tần số xuất hiện cao đối với các loài H. contortus, Oes. columbianum, Trichostrongylus sp., Cooperia sp., trong mùa mưa. Bệnh giun xoăn do vậy trở nên nghiêm trọng ở những vùng Èm, nửa Èm và vùng trung du - miền núi của châu Phi. Để biết sự phân bố giun xoăn theo mùa, Wahab - A - Rahman đã đếm số lượng trứng giun ở phân dê tại các trang trại ở Penang (Malaysia). Tác giả thấy giun xuất hiện cao điểm ở những tháng có lượng mưa cao (những nhân tố khác như nhiệt độ, độ Èm thay đổi rất Ýt trong suốt thời gian nghiên cứu). Môi trường nhiệt đới Èm ở vùng này rất thuận lợi cho sự phát triển của giun Trichostrongylus, Haemonchus và một số giun ký sinh ở ruột (Oesophagostomum, Bunostomum). Trong đó, giống Haemonchus là phổ biến nhất ở cả 2 trang trại (Wahab - A - Rahman, 1995 [37]). Những nơi tập trung vật nuôi và các đồng cỏ là những nơi có tỷ lệ nhiễm cao. Vì vậy, việc nghiên cứu dịch tễ học, chiến lược kiểm soát các loài giun đường ruột của súc vật nhai lại cần được tiến hành để bảo vệ và tăng số lượng đàn trong các tháng mùa hè Èm ướt; đồng thời điều trị bệnh giun sán ở những vật nuôi trưởng thành và dưới 1 năm tuổi vào cuối mùa hè và đầu mùa đông để vật nuôi có thể không bị nhiễm giun, hoặc tỷ lệ nhiễm tối thiểu trong các tháng mùa đông và mùa hè (Joshi B. R., 1996 [31]). Tiếp theo những công trình nghiên cứu trên, Joshi B. R. và Jacobs D. E. (1997) [32] tiếp tục nghiên cứu về dịch tễ học của sự lây nhiễm giun tròn đường ruột ở cừu và dê. Hai tác giả cho biết: ở Nepal có khoảng 65% số cừu và 35% số dê được chăn thả cùng đàn. Chúng luôn được di chuyển nơi chăn thả theo mùa. Về mùa đông và những tháng hè khô ráo, đàn dê cừu gặm cỏ ở các vùng rừng hoang, dưới thung lòng. Trong những tháng mùa hè có mưa, chúng lại được chăn thả trên những đồng cỏ cao của dãy núi Himalaya. Sau 1 năm nghiên cứu thấy tỷ lệ lây nhiễm trong năm thấp, trừ các tháng mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10). Khu vực chăn thả xung quanh Kharka và những đồng cỏ trên núi là những ổ bệnh chính. Loài Trichostrongylus spp. và Osrertagia spp. có khả năng sống cao hơn các loài khác. Loài Haemonchus contortus dễ bị nhiễm vào các tháng đầu mùa hè. Khả năng nhiễm bệnh đối với từng loài tuỳ thuộc vào mùa và vị trí đồng cỏ. Ở những đồng cỏ cao hơn mặt nước biển 2.300 m thì dê, cừu dễ bị lây nhiễm cả 3 loài giun trên. Ở độ cao 2.300 - 3.500 m thì dê, cừu dễ nhiễm bệnh giun Trichostrongylus và Ostertagia. Ở độ cao hơn nữa chỉ thấy mắc bệnh do giun Ostertagia. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế trong nước Nước ta có điều kiện thời tiết và khí hậu thuận lợi cho trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế phát triển. Giun xoăn dạ múi khế thường nhiễm và gây nhiều thiệt hại cho trâu, bò ở nước ta. Chính vì vậy, có nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế. Phan Địch Lân và cs (1996) [16] cho biết, bệnh giun xoăn dạ múi khế phân bố rất rộng, các cơ sở chăn nuôi ở miền núi, trung du, đồng bằng có tỷ lệ nhiễm từ 30,7 - 100%. Trần Minh Châu (1996) [2] đã dùng một trong các thuốc sau để tẩy giun xoăn dạ múi khế: - Phenothiazin: Liều 0,1 - 0,2 g/kg TT trâu, bò. Thuốc không tan trong nước, có thể hòa lẫn cháo cho ăn. Không cần bắt con vật nhịn ăn trước mà chỉ cần nhịn ăn 3 giê sau khi uống thuốc. - Dung dịch CuSo41%: Liều 2 - 5 ml/kg TT. Ngoài ra có thể dùng các thuốc sau đây để tẩy tất cả các loài giun trong dạ dày trâu, bò: + Menbenvet : Liều 100 mg/kg TT + Ivermectin : Liều 0,2 mg/ kg TT + Hanmectin : Liều 0,8 - 1,2ml/kg TT + Vimectin : Liều 1 ml/14- 16kg TT Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và Phan Địch Lân (2000) [10] trên 748 dê từ 1- 4 năm tuổi ở 4 tỉnh miền núi cho thấy: Qua mổ khám, dê nhiễm giun xoăn họ Trichostrongylidae rất cao tỷ lệ 71,79% và cường độ từ 3 - 798 giun/dê. XÐt nghiệm phân của 2050 dê từ 1 tháng đến 24 tháng tuổi thấy tỷ lệ nhiễm giun xoăn 74,63%. Nguyễn Thị Lan Anh và cs (2000) [1] đã nghiên cứu và thấy trứng 4 loài giun xoăn là: Cooperia, Haemonchus, Trichostrongylus và Oesophagostomum trong phân bò của xã Hải Bối - Đông Anh - Hà Nội. Trong đó, nhiễm chủ yếu là Cooperia, sau đó là Haemonchus. Vô Thu - Đông có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn cao nhất là 74,2 - 77,5%. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và Nguyễn Văn Quang (2002) [15] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun xoăn ở dê trong vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân. Theo Nguyễn Đức Tân và cs (2004) [19], tùy từng vùng sinh thái mà một số ký sinh trùng thường gặp phổ biến ở nơi này nhưng lại hiếm gặp ở nơi khác và ngược lại. Qua điều tra 708 bê tại 5 địa điểm thuộc 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên và Đắc Lắc, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng tương đối cao: cầu trùng 56,78% giun lươn 13,42%, sán lá gan 14,41%, sán lá dạ cỏ 30,79%, giun xoăn dạ múi khế 27,54%. Nguyễn Văn Diên và cs (2006) [3] đã kiểm tra 179 mẫu phân bò thu thập từ 3 địa điểm của Đắc Lắc và thu thập mẫu giun sán qua mổ khám 29 bò, đã xác định được 16 loài giun sán ký sinh đường tiêu hóa của bò trong đó có 11 loài ký sinh ở dạ cỏ, 1 loài ở dạ múi khế (Haemonchus contortus), 2 loài ký sinh ở ruột non, 1 loài ở ruột già (Oesphagostomum radiatum) và 1 loài ở gan. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn của bò qua mổ khám là 48,21%, với 31 - 1105 giun/bò. Phần 3 Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu phân tươi của trâu, bò, bê, nghé. - Trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế. - Nguyên liệu ủ nhiệt sinh học (phân trâu, bò, lá xanh, tro bếp, vôi bột). - Dung dịch nước nuối NaCl bão hòa, kính hiển vi quang học gắn máy ảnh và màn hình, buồng đếm Mc. Master, máy ly tâm, hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm khác. - Thuốc phòng, trị giun xoăn dạ múi khế: Vimectin, Bivermectin 0,25%, Magnidazole Force. - Thuốc sát trùng chuồng trại: OXIDAN. TCA, MD OXIDE A.D.C. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Địa phương triển khai đề tài: xã Điềm Thôy, Nhã Lộng, Bảo Lý, Nga My thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. - Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Địa điểm thử nghiệm biện pháp phòng trị: xã Điềm Thôy, Nhã Lộng, Bảo Lý, Nga My thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu - Từ 25/ 08/ 2008 đến 08/ 02/ 2009. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế 3.3.1.1. Xác định phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên 3.3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở một số xã thuộc huyện Phú Bình 3.3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu, bò 3.3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo loại gia súc (trâu hoặc bò) 3.3.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 3.3.2.1. Hiệu quả của biện pháp ủ phân nhiệt sinh học diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế 3.3.2.2. Hiệu quả của biện pháp dùng thuốc sát trùng diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế 3.3.2.3. Hiệu lực của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 3.3.3. Thử nghiệm biện pháp phòng trị trên thực địa và đề xuất quy trình phòng trị 3.3.3.1. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò ở lô thử nghiệm và lô đối chứng trước khi thử nghiệm 3.3.3.2. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của lô thử nghiệm và lô đối chứng sau 2 tháng thử nghiệm 3.3.3.3. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của lô thử nghiệm và lô đối chứng sau 4 tháng thử nghiệm 3.3.3.4. Bước đầu đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế 3.4.1.1. Phương pháp xác định loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò - Nuôi cấy trứng giun xoăn dạ múi khế nở thành Êu trùng và phát triển thành Êu trùng cảm nhiễm. - Phân ly Êu trùng cảm nhiễm theo phương pháp Baerman. - Căn cứ vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của Êu trùng cảm nhiễm để định loại theo Skrjabin K.I và Petrov A.M. (1963), Nguyễn Thị Lê (1996). 3.4.1.2. Phương pháp xác định tuổi trâu, bò Kết hợp xem răng và hỏi chủ gia súc để xác định tuổi trâu, bò. Trâu, bò có 32 răng, trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm, hàm trên không có răng cửa. Căn cứ vào 3 thời kỳ: mọc răng, thay răng và mòn răng để xác định tuổi trâu, bò nh­ sau. + Đối với trâu: Nghé mới đẻ sau 1 tuần có 2 đôi răng cửa sữa giữa, 2-3 tháng sau có đủ 8 răng cửa sữa. Khi đạt tới tuổi nhất định thì răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh cửu. Trình tự thay các răng cửa hàm dưới của trâu như sau: - Trâu 3 tuổi thay 2 răng cửa sữa giữa. - Trâu 4 tuổi thay 2 răng cửa sữa cạnh. - Trâu 5 tuổi thay 2 răng cửa sữa áp góc. - Trâu 6 tuổi thay 2 răng cửa sữa góc và có đủ 8 răng cửa vĩnh viễn. - Trâu 7 tuổi tất cả các răng cửa đều mòn, 2 răng cửa giữa có vết mòn dài. - Trâu 8 tuổi có 2 răng cửa giữa mòn hình chữ nhật, 2 răng cửa cạnh mòn hình vệt dài. - Trâu 9 tuổi có 2 răng cửa giữa mòn hình gần vuông. - Trâu 10 tuổi có 2 răng cửa mòn hình tròn. + Đối với bò: Bê mới đẻ có 2-3 đôi răng cửa sữa giữa, sau 20 ngày có đủ 8 răng cửa sữa. Trình tự thay các răng cửa hàm dưới của bò nhanh hơn so với trâu: - Bò 2 tuổi thay 2 răng cửa sữa giữa. - Bò 3 tuổi thay 2 răng cửa sữa cạnh. - Bò 4 tuổi thay 2 răng cửa sữa áp góc. - Bò 5 tuổi thay 2 răng cửa sữa góc và có đủ 8 răng cửa vĩnh viễn. - Bò 10 tuổi có 2 răng cửa mòn hình chữ nhật. Trâu, bò nghiên cứu ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên được phân ra theo 5 lứa tuổi: - Sơ sinh - 1 năm tuổi - Trên 1 năm - 2 năm tuổi - Trên 2 năm - 5 năm tuổi - Trên 5 năm - 8 năm tuổi - Trên 8 năm tuổi 3.4.1.3. Phương pháp thu thập mẫu và xét nghiệm mẫu phân trâu, bò * Phương pháp thu thập mẫu phân trâu, bò. - Thu thập ngẫu nhiên phân của trâu, bò nuôi tại trại và nông hộ. Lấy phân trực tiếp từ trực tràng con vật vào buổi sáng sớm, để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: loại gia súc (trâu, bò), địa điểm, tuổi, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu và các biểu hiện lâm sàng của trâu, bò (nếu có). Những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài. Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố cần xác định có liên quan đến đặc điểm dịch tễ để lấy mẫu cho tương đối đồng đều về các yếu tố khác. - MÉu được xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chưa xét nghiệm được bảo quản ở nhiệt độ 2- 40C, không quá 3 ngày. * Phương pháp xét nghiệm mẫu: - Xét nghiệm trứng bằng phương pháp phù nổi Fulleborn. - Xét nghiệm Êu trùng bằng phương pháp lắng cặn. 3.4.1.4. Phương pháp xác định trâu, bò nhiễm và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở một số xã, trại thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên * Phương pháp xác định trâu, bò nhiễm: Xét nghiệm tất cả mẫu phân thu thập bằng phương pháp Fulleborn. Những mẫu phân phát hiện thấy có trứng giun xoăn dạ múi khế được đánh giá là nhiễm giun tròn này. Những mẫu phân không phát hiện thấy trứng được đánh giá là không nhiễm. * Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế: cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế được xác định bằng số lượng trứng giun/gam phân (đếm trên buồng đếm Mc.Master), căn cứ vào kết quả xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng của trâu, bò để quy định cường độ nhiễm như sau: ≤500 trứng/gam phân: cường độ nhiễm nhẹ (+). >500 - 800 trứng/gam phân: cường độ nhiễm trung bình (++). >800 - 1000 trứng/gam phân: cường độ nhiễm nặng (+++). >1000 trứng/gam phân: cường độ nhiễm rất nặng (++++). 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò 3.4.2.1. Xác định hiệu quả của biện pháp ủ phân nhiệt sinh học * Bố trí thí nghiệm: Bố trí 1 đống ủ nổi và 1 hố ủ chìm, hố ủ có kích thước 1 x 1 x 1m, đống ủ có kích thước đáy là 1,2 m, cao 1m, bên ngoài đống ủ và phía trên mặt hố ủ được trát bùn dầy 5 - 7 cm. * Nguyên liệu và công thức ủ: Được thực hiện theo tài liệu của Phạm Văn Khuê và cs (1996) [7], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9]. * Theo dõi tác dụng diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế bằng phương pháp ủ phân. - Trộn đÒu khoảng 500- 1000 gam phân trâu, bò có trứng giun xoăn dạ múi khế (đạt tới trên 1000 trứng/gam phân) với nguyên liệu ủ (theo công thức). Cho vào mỗi túi vải nhỏ có dây nilon buộc miệng túi khoảng 5- 10 gam hỗn hợp vừa trộn. Đặt những mẫu này vào các vị trí khác nhau trong đống (hố) ủ (xung quanh và trung tâm), đầu dây nilon thò ra ngoài lớp bùn trát để có thể lấy ra dễ dàng và không ảnh hưởng đến nhiệt độ trong đống (hố) ủ. - Hàng ngày dùng nhiệt kế 100oC theo dõi nhiệt độ đống (hố) ủ và lấy 1 tói ra xét nghiệm tìm trứng giun xoăn dạ múi khế. Đếm số trứng giun/3 vi trường, đếm số trứng giun chết/3 vi trường. Từ đó tính được tỷ lệ và thời gian trứng giun chết trong phân ủ. - Đối với Êu trùng cảm nhiễm giun xoăn dạ múi khế tiến hành theo phương pháp tương tự (sau khi đã nuôi cho trứng nở thành Êu trùng và Êu trùng phát triển thành Êu trùng cảm nhiễm trong các mẫu phân có cường độ nhiễm trên 1000 trứng/gam phân). 3.4.2.2. Phương pháp xác định tác dụng diệt trứng và Êu trùng cảm nhiễm giun xoăn dạ múi khế của một số thuốc sát trùng * Bố trí thí nghiệm - Những mẫu phân nhiễm giun xoăn dạ múi khế được dàn đều trong 5 khay men (4 khay thử nghiệm và 1 khay đối chứng) thành lớp dày 0,3- 0,5 cm. Phun thuốc sát trùng vào lớp phân trong khay men thử nghiệm theo liều lượng hướng dẫn 1 lần duy nhất. Mỗi ngày lấy khoảng 1-2 gam phân trong khay men thử nghiệm và đối chứng xét nghiệm để xác định tác dụng diệt trứng giun xoăn dạ múi khế của thuốc sát trùng. - Cũng bố trí nh­ trên để xác định tác dụng diệt Êu trùng cảm nhiễm trong các mẫu phân của thuốc sát trùng. 3.4.2.3. Hiệu quả của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò Chọn mét số những trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế với cường độ trung bình và nặng, không nhiễm các loại giun sán khác. Dùng thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất. Theo dõi số trứng/gam phân trước khi dùng thuốc và sau dùng thuốc 15 ngày. Từ đó đánh giá hiệu quả tẩy giun xoăn dạ múi khế ở bê, nghé. 3.4.3. Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng trị trên thực địa - Nội dung này được thực hiện ở một số địa phương - huyện Phú Bình. 3.4.3.1. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò trước khi thử nghiệm - Bò trước khi thử nghiệm được kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm theo các phương pháp đã nêu ở mục 3.4.1. 3.4.3.2. Phương pháp bố trí thử nghiệm - Bò được bố trí thành 2 lô gồm: Lô thử nghiệm và lô đối chứng tương đối đồng đều về các yếu tố: tuổi, khối lượng, tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng vệ sinh thó y, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Lô thử nghiệm được áp dụng một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế sau khi đã xác định là có hiệu quả (nh­ mục 3.4.2). + Định kỳ dùng thuốc có hiệu lực cao tẩy phòng giun xoăn dạ múi khế cho bò. + Ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng và Êu trùng. + Định kỳ sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại và xung quanh chuồng. + Vệ sinh bãi chăn thả, thức ăn và nước uống cho bò. 3.4.3.3. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò sau 2 tháng thử nghiệm - Sau 2 tháng thử nghiệm, xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ở lô thử nghiệm và lô đối chứng theo phương pháp đã trình bày ở mục 3.4.1. - Bước đầu đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trị bệnh đã áp dụng. 3.4.3.4. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò sau 4 tháng thử nghiệm - Sau 4 tháng thử nghiệm, xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ở lô thử nghiệm và lô đối chứng theo phương pháp đã trình bày ở mục 3.4.1. - Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trị bệnh đã áp dụng. 3.4.3.5. Bước đầu đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò - Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và hiệu quả của biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế, đề xuất quy trình phòng, trị bệnh cho trâu, bò. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 3.5.1. Một số công thức tính toán Số liệu thu được được tính toán bằng các công thức thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng học. Số trâu, bò nhiễm - Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Số trâu, bò kiểm tra Số trâu, bò nhiễm ở mỗi địa điểm - Tỷ lệ nhiễm theo địa điểm (%) = x 100 Số trâu, bò kiểm tra ở địa điểm đó Số trâu, bò nhiễm ở từng lứa tuổi - Tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi(%) = x 100 Số trâu, bò kiểm tra ở từng lứa tuổi Số trâu, bò nhiễm ở mỗi cường độ - Tỷ lệ cường độ nhiễm(%)= x 100 Tổng số trâu, bò nhiễm Số trâu, bò sạch trứng sau khi dùng thuốc - Tỷ lệ hiệu lực của thuốc(%) = x 100 Số trâu, bò dùng thuốc 3.5.2. Các tham số thống kê Số liệu thu được về các tính trạng định lượng được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2000) [19] và trên phần mềm Excel 2000. - Sè trung bình: (với i = 1n, n>30) (với i = 1n, n30) Sai số của số trung bình: (Với n30) (Với n > 30) - Độ lệch tiêu chuẩn: (n ≤ 30) (n > 30) - Trong đó: : Sè trung bình cộng : Giá trị của biến số n : Dung lượng mẫu : Sai số của số trung bình : Độ lệch tiêu chuẩn trung bình Phần 4 Kết quả và thảo luận 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế ở huyện Phú Bình 4.1.1. Xác định loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên Chúng tôi đã trực tiếp thu thập và kiểm tra các mẫu phân trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã nuôi cấy và phân lập được Êu trùng, quan sát hình thái cấu tạo, kích thước, số lượng vỏ, số lượng tế bào ruột của Êu trùng có sức gây bệnh và căn cứ vào khóa định loài của Skrjabin K.I và cs (1963) [27]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] để xác định thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò tại huyện Phú Bình Ký hiệu loại Êu trùng Sè Êu trùng theo dõi Kích thước Số vá Êu trùng Số tế bào ruột Chiều dài mót đuôi (mm) Kết luận loài giun Dài (mm) Rộng (mm) L1 16 0,844 ± 0,0006 0,020 ± 0,0004 2 30 - 32 0,025 ± 0,0005 Trichostrongylus sp. L2 14 0,747 ± 0,004 0,031 ± 0,0004 2 28 - 30 0,081± 0,0006 Haemonchus contortus L3 15 1,127 ± 0,0055 0,028 ± 0,0005 2 42 - 44 0,294 ± 0,0005 Nematodirrus sp. L4 12 0,881 ± 0,0009 0,028 ± 0,0005 2 32 - 34 0,094 ± 0,0007 Cooperia sp. L5 14 0,588 ± 0,0003 0,023 ± 0,0005 1 16 - 18 0,068 ± 0,0004 Mecistocirrus digitatus Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Có 5 loại Êu trùng giun xoăn dạ múi khế trong các mẫu phân trâu, bò thu thập từ các hộ gia đình và trại chăn nuôi thuộc huyện Phú Bình. Quan sát hình thái, cấu tạo của Êu trùng có sức gây bệnh và dựa vào khóa định loài của của Skrjabin K.I và cs (1963) [27]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17] chúng tôi có nhận xét như sau: Êu trùng L1 mà chúng tôi quan sát được có hình thái, kích thước, số vỏ, số tế bào ruột tương ứng với ấu trùng của giun Trichostrongylus sp. mà trong khóa định loài đã mô tả. Cũng căn cứ vào khóa định loài này, ấu trùng L2 là Êu trùng của loài Haemonchus contortus; Êu trùng L3 là Êu trùng giun Cooperia sp.; L4 là Êu trùng giun Nematodirus sp.; L5 là Êu trùng loài Mecistocirrus digitatus. Nh­ vậy, trâu, bò ở huyện Phú Bình nhiễm 5 loài giun xoăn dạ múi khế. Đây cũng là 5 loài thường gặp và gây bệnh cho trâu, bò của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ảnh 4.1. Phân ly Êu trùng bằng phương pháp Baerman Ảnh 4.2. Kích thước chiều dài của Êu trùng Trichostrongylus sp. (x200) Ảnh 4.3. Kích thước chiều dài và chiều rộng của Êu trùng giun Haemonchus contortus (x200) Ảnh 4.4. Kích thước chiều dài của Êu trùng Cooperia sp. (x200) Ảnh 4.5. Kích thước chiều dài và chiều rộng của Êu trùng Mecistocirrus digitatus (x200) Ảnh 4.6. Kích thước chiều rộng của Êu trùng Nematodirus sp. (x200) 4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở một số xã thuộc huyện Phú Bình Chúng tôi đã xét nghiệm 701 mẫu phân trâu, bò tại 4 xã của huyện Phú Bình. KÕt quả được thể hiện qua bảng 4.2. Ảnh 4.7. Mẫu phân trâu, bò thu thập ở các nông hộ Ảnh 4.8. Xét nghiệm mẫu phân trâu, bò bằng phương pháp Fulleborn tìm trứng giun xoăn dạ múi khế Ảnh 4.9. Trứng giun xoăn dạ múi khế có trong phân của trâu, bò quan sát được khi xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn (x 200) Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của trâu bò ở một số xã thuộc huyện Phú Bình Địa điểm (xã) Số trâu bò kiểm tra(con) Số trâu bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (số trứng / gam phân) 500 > 500 - 800 > 800 - 1000 > 1000 Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Điềm Thụy 147 112 76,19 50 44,64 49 43,75 10 8,93 3 2,68 Nga My 182 129 70,88 68 52,71 51 39,53 8 6,20 2 1,55 Nhã Léng 171 124 72,51 56 45,16 51 41,13 14 11,29 3 2,21 Bảo Lý 201 136 67,66 78 57,35 48 35,29 8 5,88 2 1,47 Tính chung 701 501 71,47 252 50,30 199 39,72 40 7,98 10 2,00 Kết quả 4.2 cho thấy: * Về tỷ lệ nhiễm: - Trong tổng số 701 mẫu phân trâu, bò kiểm tra có 501 mẫu bị nhiễm giun xoăn dạ múi khế, chiếm tỷ lệ 71,47%, biến động từ 67,66% - 76,19% . Tỷ lệ nhiễm này khác nhau giữa các xã và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng vệ sinh thó y, tuổi trâu, bò, thời tiết khí hậu, mật độ chăn nuôi....Do đặc điểm địa hình rộng, có một số thôn, xóm ở vùng xa, vùng sâu, phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, điều kiện vệ sinh thó y không đảm bảo nên tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở các xã đều cao. Trong đó, Điềm Thụy và Nhã Lộng là hai xã nuôi nhiều bò hơn trâu và nuôi với mật độ cao, mỗi hộ gia đình thường nuôi 2 con trở lên, lại nhốt chung một chuồng, tạo điều kiện cho mầm bệnh giun xoăn dạ múi khê phát tán và lây nhiễm sang nhau. Xã Nga My và Bảo Lý mật độ chăn nuôi thấp hơn, lại nuôi chủ yếu là trâu nên tỷ lệ nhiễm thấp hơn. Cụ thể là 76,19% và so với 70,88% và 67,66%. Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế được thể hiện rõ hơn qua hình 4.1. Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở bốn xã của huyện Phú Bình Hình 4.1 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở trâu, bò nuôi tại xã Điềm Thụy (76,19%), sau đó đến trâu, bò nuôi ở xã Nhã Lộng (72,51%), xã Nga My (70,88%) và cuối cùng đến Bảo Lý (67,66%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Địch Lân và cs (1996) [16]; và phù hợp với nhận xét của Joshi B. R., (1996) [31]. *Về cường độ nhiễm: - Bảng 4.1 cho thấy: trâu, bò nuôi ở 4 xã nghiên cứu đều nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở cường độ từ nhẹ đến rất nặng. Trong tổng số 501 mẫu nhiễm giun xoăn dạ múi khế thì có 252 trâu, bò nhiễm ở ở cường độ nhẹ (chiếm tỷ lệ 50,30%) có 199 trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở cường độ trung bình (chiếm tỷ 39,72%), 40 trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở cường độ nặng (chiếm tỷ lệ 7,92%) và 10 trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi ở cường độ rất nặng (chiếm tỷ lệ 2,00%). Điềm Thụy và Nhã Lộng là 2 xã có tỷ lệ nhiễm nặng là cao nhất. - Từ kết quả 4.2, chúng tôi có nhận xét: điều kiện chăn nuôi, mật độ nuôi, tính biệt, tuổi trâu, bò có liên quan mật thiết tới cường độ nhiễm. Điềm Thụy và Nhã Lộng là 2 xã chăn nuôi với điều kiện vệ sinh thó y kém, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt, mật độ nuôi cao, nên cường độ nhiễm nặng và rất nặng cao hơn 2 xã Nga My và Bảo Lý. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11]. Ảnh 4.10. Trâu, bò bị nhiễm giun xoăn dạ múi khế nặng 4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu, bò Để đánh giá được tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu, bò. Chúng tôi đã xét nghiệm phân 701 trâu, bò với các lứa tuổi khác nhau, từ dưới 1 năm tuổi đến trên 8 năm tuổi, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo tuổi trâu, bò Lứa tuổi (năm) Số trâu bò kiểm tra (con) Số trâu bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (số trứng/gam phân) 500 > 500 - 800 > 800 - 1000 > 1000 Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) ≤ 1 88 76 86,36 32 42,11 33 43,42 8 10,53 3 3,95 > 1-2 124 97 78,23 46 47,42 40 41,24 8 8,25 3 3,10 > 2-5 272 190 69,85 98 51,58 74 38,95 15 7,89 3 1,58 > 5-8 484 99 65,56 53 53,54 38 38,38 7 7,07 1 1,89 > 8 66 39 59,09 23 58,97 14 35,90 2 5,13 0 0,00 Tính chung 701 501 71,47 252 50,30 199 39,72 40 7,98 10 2,00 Kết quả bảng 4.3 cho thấy: trâu, bò ở các lứa tuổi đều nhiễm giun xoăn dạ múi khế, nhưng tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở lứa tuổi dưới 1 năm tuổi (86,36%), từ 1 - 2 tuổi tỷ lệ nhiễm là 78,23%, từ 2 - 5 tuổi tỷ lệ nhiễm 69,85%, thấp nhất là trên 8 năm tuổi (59,09%). * Về cường độ nhiễm: - Bảng 4.3 cho thấy: trâu, bò ở lứa tuổi khác nhau đều nhiễm giun xoăn dạ múi khế với cường độ từ nhẹ đến rất nặng. Nhưng có sự khác nhau về cường độ nhiễm giữa các lứa tuổi. Trâu, bò dưới 1 năm tuổi nhiễm nặng nhất, Cường độ nhiễm nặng và rất nặng có xu hướng giảm theo tuổi trâu, bò. - Từ kết quả bảng 4.3, chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế giảm dần theo tuổi trâu, bò từ dưới 1 năm tuổi đến trên 8 năm tuổi. Sở dĩ nh­ vậy là do: gia sóc non chưa phát dục đầy đủ, các chức năng sinh lý chưa hoàn thiện, sức chống đỡ bệnh tật kém. Trong khi đó gia súc trưởng thành có sức đề kháng mạnh hơn, đồng thời tuổi thọ trung bình của giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò không quá 1 năm. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm những con non cao hơn trâu, bò trưởng thành. Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [21], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8], tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế cao ở lứa tuổi dưới 1 năm tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả trên. 4.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo loại gia sóc Chúng tôi đã xét nghiệm phân 343 trâu và 358 bò. Kết quả được trình ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế theo loại gia sóc Loại gia sóc Số trâu bò kiểm tra (con) Số trâu bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (số trứng/gam phân) 500 > 500 - 800 > 800 - 1000 > 1000 Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Sè con Tỷ lệ (%) Trâu 343 233 67,93 133 57,08 82 35,19 14 6,01 4 1,72 Bò 358 268 74,86 119 44,40 117 43,66 26 9,70 6 2,24 Tính chung 701 501 71,47 252 50,30 199 39,72 40 7,98 10 2,00 Kết quả bảng 4.4 cho thấy: * Về tỷ lệ nhiễm: - Cã 233/343 trâu nhiễm giun xoăn dạ múi khế, chiếm tỷ lệ 67,93%, có 268/358 bò bị nhiễm giun xoăn dạ múi khế, tỷ lệ nhiễm là 74,86%. * Về cường độ nhiễm: Cả trâu và bò đều nhiễm ở cường độ từ nhẹ đến rất nặng. So sánh, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm nặng và rất nặng ở bò cao hơn ở trâu (11,94% so với 7,73%). - Từ kết quả bảng 4.4, chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò cao hơn trâu. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau giữa trâu và bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh­: điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng vệ sinh thó y, tuổi trâu, bò, thời tiết khí hậu, mật độ chăn nuôi. Sở dĩ bò có tỷ lệ cao hơn và cường độ nhiễm nặng hơn trâu, theo chúng tôi là do những lÝ do sau: + Mật độ chăn nuôi ở những hộ chăn nuôi bò cao hơn so với các hộ chăn nuôi trâu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế phát tán và lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. + Trong quá trình điều tra, chúng tôi thấy các nông thường thả bò thành những nhóm 15 - 20 con ở một bãi chăn thả, mà những bãi này thường rất Èm thấp, là nơi có độ Èm thuận lợi cho trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế tồn tại và phát triển. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu đã báo cáo trên trang Website (2009) [40]. 4.2. xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế 4.2.1. Hiệu quả của biện pháp ủ nhiệt sinh học phân trâu, bò để diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế Chúng tôi đã bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự tồn tại của trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế trong hố ủ phân nhiệt sinh học. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 và 4.6. 4.2.1.1. Hiệu quả của biện pháp ủ nhiệt sinh học phân trâu, bò để diệt trứng giun xoăn dạ múi khế Bảng 4.5. Khả năng tồn tại và phát triển của trứng giun xoăn dạ múi khế trong phân ủ nhiệt sinh học Phương thức ủ Thời gian theo dõi (ngày thứ) Nhiệt độ phân ủ bình quân (oC) Số trứng + Êu trùng/vi trường () Sè Êu trùng/vi trường () Tỷ lệ nở của trứng (%) Số trứng chết / vi trường () Tỷ lệ trứng chết (%) Ủ nổi 1 21,70 12,00 ± 1,87 0 0,00 0 0,00 2 23,80 7,24 ± 0,25 4,09 ± 0,17 56,49 0 0,00 3 26,57 6,78 ± 0,37 5,19 ± 0,54 76,54 0 0,00 4 29,43 7,56 ± 0,28 6,20 ± 0,55 82,01 1,01 ± 0,02 13,35 5 31,51 8,25 ± 0,65 6,48 ± 0,76 78,54 1,54 ± 0,04 18,66 6 36,82 6,46 ± 0,35 4,40 ± 0,57 68,11 2,06 ± 0,01 31,89 7 - 10 40,42 – 47,08 4,34 ± 0,42 4,34 ± 0,42 100 0 0,00 Ủ chìm 1 24,33 6,42 ± 0,19 0 0,00 0 0,00 2 26,59 7,26 ± 0,25 4,24 ± 0,17 58,40 0 0,00 3 29,12 6,87 ± 0,36 5,34 ± 0,26 77,72 0 0,00 4 34,77 8,12 ± 0,63 5,45 ± 0,63 67,11 1,10 ± 0,01 13,54 5 37,46 5,41 ± 0,34 3,23 ± 0,32 59,70 2,18 ± 0,04 40,30 6 - 10 39,50 – 52,01 3,15 ± 0,21 3,15 ± 0,21* 100 0 0,00 Ghi chó: - Nhiệt độ và Èm độ không khí (): T0 = 15,60 ± 0,57 (0C) A0 = 69,00 ± 3,26 (%) * Êu trùng đã có sức gây nhiễm Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy: Phương thức ủ nổi: trong 6 ngày đầu, nhiệt độ hố ủ tăng dần, đạt bình quân từ 21,70- 36,82%. Với điều kiện nhiệt độ trong 6 ngày đầu nh­ vậy, trứng GXDMK phần lớn vẫn nở thành Êu trùng và phát triển thành Êu trùng có sức gây bệnh. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002) [13]; NguyÔn Thị Kim Lan và cs (1999) [8], nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển là 20- 300C. Kết quả mà chúng tôi thu được phù hợp với ý kiến của các tác giả trên. Tỷ lệ nở lần lượt của trứng từ gnày thứ 2 đến ngày thứ 6 là 56,49%, 76,54%, 82,01%, 78,54% và 68,11%. Còn một tỷ lệ trứng GXDMK bị ung háng trong hố ủ (ảnh 4.18). Do nhiệt độ bắt đầu tăng cao từ ngày thứ 4 (29,430C) đến ngày thứ 6 (36,820C), tỷ lệ trứng chết từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 lần lượt là: 13,35%, 18,66% và 31,89%. Chúng tôi tiếp tục theo dõi từ ngày thứ 7- 10 thấy chỉ có những Êu trùng có sức gây nhiễm trên vi trường, không thấy Êu trùng kỳ I, II và trứng ung háng. Phương thức ủ chìm: Nhiệt độ phân ủ bình quân từ ngày thứ 1-5 tăng cao hơn so với phương thức ủ nổi (24,33 - 37,460C). Đến ngày thứ 4 sau khi ủ cũng tìm thấy trứng bị ung háng trong mẫu xét nghiệm. Tỷ lệ trứng chết ở ngày thứ 4 là 13,54%, và ở ngày thứ 5 là 40,30%. Theo dõi từ ngày thứ 6-10, chúng tôi không thấy còn trứng GXDMK (kể cả trứng chưa nở và trứng đã ung hỏng). Đồng thời, trên vi trường chỉ thấy Êu trùng GXDMK có sức gây nhiễm. Nh­ vậy, ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học trứng GXDMK không bị ung háng trong hố ủ khi nhiệt độ phân ủ < 300C trứng vẫn có khả năng phát triển thành Êu trùng có sức gây nhiễm. Ảnh 4.11. Túi chứa trứng và Êu trùng có sức gây bệnh trước khi đặt vào trong hố ủ phân nhiệt sinh học Ảnh 4.12. Trứng GXDMK trong hố ủ phân ngày thứ nhất (x200) Ảnh 4.13. Trứng GXDMK bị dung giải trong hố ủ phân ở ngày thứ tư (x400) 4.2.1.2. Hiệu quả của biện pháp ủ nhiệt sinh học phân trâu, bò để diệt Êu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh Cùng thời gian theo dõi sự phát triển của trứng giun xoăn trong phân ủ nhiệt sinh học, chúng tôi đã theo dõi nhiệt độ hố ủ và khả năng tồn tại của Êu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Khả năng tồn tại của Êu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh trong phân ủ nhiệt sinh học Phương thức ủ Thời gian theo dõi (ngày thứ) Nhiệt độ phân ủ min - max (oC) Sè ấu trùng/ vi trường () Sè Êu trùng chết/vi trường () Tỷ lệ chết (%) Ủ nổi 1 - 7 21,7 - 40,42 10,03 ± 0,91 0 0,00 8- 10 41,42 - 47,08 9,86 ± 0,12 0 0,00 11 - 15 50,42 - 55,56 10,31 ± 0,76 4,36 ± 0,65 42,29 16 - 20 57,92 - 58,32 7,70 ± 0,42 6,38 ± 0,41 82,86 21 58,50 7,19 ± 0,37 7,19 ± 0,37 100 Ủ chìm 1 - 7 24,33 - 41,21 11,01 ± 1,23 0 0,00 8- 10 43,21 - 52,01 10,04 ± 0,91 0 0,00 11 - 15 52,07 - 58,10 9,85 ± 0,11 4,24 ± 0,38 43,00 16 - 20 59,11 - 59,48 9,56 ± 0,87 7,97 ± 0,19 83,37 21 59,53 7,85 ± 0,32 7,85 ± 0,32 100 Ghi chó: - Nhiệt độ và Èm độ không khí (): T0 = 15,60 ± 0,57 (0C) A0 = 69,00 ± 3,26 (%) Vẫn với 2 phương thức ủ nổi và ủ chìm chúng tôi thấy: cho đến ngày thứ 10, nhiệt độ phân ủ tăng lên đến 47,800C (ủ nổi) và 52,010C (ủ chìm) vẫn chưa thấy có Êu trùng chết. Từ ngày thứ 11 trở đi, nhiệt độ hố ủ tăng (ủ nổi từ ngày 11 - 15 là 50,420C - 55,560C; ủ chìm: 52,070C - 58,100C) làm cho tỷ lệ chết của Êu trùng tăng dần. Đến ngày thứ 21, nhiệt độ hố ủ tăng tối đa (57,070C - 59,530C) thì 100% Êu trùng chết. Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng cần tập trung phân ủ để diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế, từ đó hạn chế sự phát tán của mầm bệnh. Sau khi ủ tối thiểu từ 21 ngày trở đi mới sử dụng phân ủ bón cho cây trồng. Ảnh 4.14. Thí nghiệm theo dõi khả năng tồn tại của trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế trong 1 đống và 1 hố ủ phân nhiệt sinh học Ảnh 4.15. Đo nhiệt độ hố (đống) ủ và lấy mẫu xét nghiệm Ảnh 4.16. Êu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh bị chết và biến dạng ở ngày thứ 15 trong hố ủ phân nhiệt sinh học 4.2.2. Hiệu quả diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế của thuốc sát trùng Trên thị trường thuốc thú y hiện nay có rất nhiều loại thuốc sát trùng của các công ty khác nhau. Để đánh giá hiệu quả diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế của một số loại thuốc sát trùng, từ đó có được những khuyến cáo phù hợp cho người chăn nuôi, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm với 2 loại thuốc sát trùng của công ty Hanvet và công ty Minh Dòng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 và 4.8. Bảng 4.7. Khả năng diệt trứng giun xoăn dạ múi khế của thuốc sát trùng Thuốc sát trùng Thời gian theo dõi (ngày thứ) Sè trứng /vi trường () Số trứng chết/vi trường () Tỷ lệ chết (%) OXIDAN.TCA 1 8,22 ± 0,23 0 0,00 2 7,54 ± 0,71 1,24 ± 0,18 16,45 3 7,03 ± 0,72 2,66 ± 0,34 37,84 4 8,34 ± 0,55 4,30 ± 0,39 51,56 5 7,45 ± 0,44 6,51 ± 0,66 87,38 6 6,02 ± 0,52 6,02 ± 0,52 100 MD OXIDE A.D.C 1 9,32 ± 0,24 0 0,00 2 8,56 ± 0,54 1,25 ± 0,19 14,60 3 8,32 ± 0,46 3,15 ± 0,31 37,86 4 8,21 ± 0,63 4,22 ± 0,29 51,40 5 7,45 ± 0,55 5,10 ± 0,47 68,92 6 8,41± 0,23 7,57 ± 0, 41 90,01 7 7,02 ± 0,21 7,02 ± 0,21 100 Lô đối chứng 1 6,81 ± 0,42 0 0,00 2 9,71 ± 0,65 0 0,00 3 8,70 ± 0,26 0 0,00 4 8,60 ± 0,75 0 0,00 5 8,23 ± 0,75 0 0,00 6 7,65 ± 0,54 0 0,00 7 7,65 ± 0,54 0 0,00 Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy thuốc sát trùng có tác dụng diệt trứng giun xoăn dạ múi khế. Tỷ lệ chết tăng dần theo thời gian. Đến ngày thứ 2 cả 2 lô thí nghiệm bắt đầu xuất hiện trứng giun xoăn dạ múi khế chết, tỷ lệ chết tăng dần theo thời gian. - Đối với thuốc sát trùng OXIDAN.TCA đến ngày thứ 6 tỷ lệ chết là 100%, còn thuốc sát trùng MD OXIDE A.D.C đến ngày thứ 7 tỷ lệ chết mới là 100%. Trong khi lô đối chứng không có trứng chết trong suốt quá trình thí nghiệm. Bảng 4.8. Khả năng diệt Êu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh của thuốc sát trùng Thuốc sát trùng Thời gian theo dõi ( ngày thứ) Sè ấu trùng/vi trường () Sè Êu trùng chết/vi trường () Tỷ lệ chết (%) MD OXIDE A.D.C 1 10,06 ± 0,94 0 0,00 2 9,94 ± 0,14 0 0,00 3 9,79 ± 0,12 1,30 ± 0,32 13,28 4 9,80 ± 0,75 4,43 ± 0,44 45,20 5 8,73 ± 0,31 8,10 ± 0,42 92,78 6 7,78 ± 0,25 7,78 ± 0,25 100 OXIDAN . TCA 1 7,25 ± 0,48 0 0,00 2 8,43 ± 0,75 0 0,00 3 9,27 ± 0,49 2,54 ± 0,36 27,40 4 7,31 ± 0,26 3,90 ± 0,24 53,35 5 7,11 ± 0,19 7,11 ± 0,19 100 Lô đối chứng 1 7,21 ± 0,86 0 0,00 2 7,47 ± 0,54 0 0,00 3 7,09 ± 0,48 0 0,00 4 7,84 ± 0,33 0 0,00 5 8,25 ± 0,17 0 0,00 6 8,68 ± 0,23 0 0,00 Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, thuốc sát trùng có tác dụng diệt ấu trùng GXDMK khế có sức gây bệnh. Tỷ lệ Êu trùng chết đạt 100% vào ngày thứ 5 sau khi thử nghiệm đối với thuốc OXIDAN.TCA và ngày thứ 6 đối với thuốc MD OXIDE A.D.C. Lô đối chứng không dùng thuốc thấy không có Êu trùng nào chết trong suốt 6 ngày theo dõi. - Từ kết quả ghi ở bảng 4.7 và 4.8, chúng tôi có nhận xét rằng: + Cả 2 loại thuốc thử nghiệm đều có tác dụng diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế có sức gây bệnh, tuy nhiên, thời gian để trứng, Êu trùng chết hơi dài (5- 7 ngày). + Có thể sử dụng 2 loại thuốc là OXIDAN.TCA và MD OXIDE A.D.C để sát trùng chuồng, trại chăn nuôi và khu vực có mầm bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò. Ảnh 4.17. Thí nghiệm theo dõi khả năng diệt trứng và Êu trùng của thuốc sát trùng Ảnh 4.18. Trứng bị biến dạng do tác dụng của thuốc sát trùng ở ngày thứ 4 (x200) Ảnh 4.19. Êu trùng giun xoăn chết và bị biến dạng ở ngày thứ 5 do tác dụng của thuốc sát trùng (x200) Ảnh 4.20. Các thuốc sát trùng đã sử dụng trong đề tài 4.2.3. Hiệu quả của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò Từ kết quả xét nghiệm phân sau 4 tháng thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò, chóng tôi đã xác định được những trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Chúng tôi đã tiến hành điều trị bệnh giun xoăn cho những trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế cường độ nặng và trung bình bằng 3 loại thuốc: Magnidazole force, Vimectin, Bivermectin 0,25%. Hiệu lực trị giun xoăn dạ múi khế của thuốc được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu bò Thuốc sử dụng Liều lượng/kgTT Trước tẩy Sau tẩy 15 ngày Hiệu lực tẩy Số trâu, bò sạch trứng (con) Hiệu lực tẩy (%) Sè con Cường độ () Sè con Cường độ () Magnidazole force 10,5 mg/ kgTT 34 811,03 ± 49,66 6 18,73 ± 9,09 28 82,35 Vimectin 0,2 mg/kgTT 42 930,90 ± 209,59 6 13,77 ± 8,42 36 85,71 Bivermectin 0,25% 0,2 mg/kgTT 51 994,58 ± 145,14 5 10,46 ± 4,57 46 90,20 Sau khi dùng thuốc cho trâu, bò 15 ngày, kết quả xét nghiệm lại phân trâu, bò cho thấy: - Thuốc Magnidazole force (trâu, bò dùng qua đường tiêu hóa với liều 10,5 mg/kg TT): điều trị cho 34 trâu, bò (trung bình có 811,03 ± 49,66 trứng/gam phân). Sau 15 ngày điều trị có 28/34 trâu, bò không còn trứng giun xoăn dạ múi khế trong phân, chỉ có 6 con trâu, bò tìm thấy trứng giun xoăn dạ múi khế trong phân, nhưng số lượng giảm đi rõ rệt, chỉ còn 18,73 ± 9,09 trứng/gam phân. Như vậy hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 82,35%. - Thuốc Vimectin (tiêm vào bắp với liều 0,2mg/kgTT): điều trị cho 42 trâu, bò (trung bình có 930,90 ± 209,59 trứng/gam phân). Sau 15 ngày điều trị có 36/42 trâu, bò không còn trứng giun xoăn dạ múi khế trong phân, có 6 con trâu, bò vẫn tìm thấy trứng giun xoăn dạ múi khế trong phân, nhưng số lượng trứng trong phân giảm đi chỉ còn 13,77 ± 8,42 trứng/gam phân. Hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 85,71%. - Thuốc Bivermectin 0,25% (tiêm vào bắp với liều 0,2mg/kg TT): điều trị cho 51 con trâu, bò (trung bình có 994,58 ± 145,14 trứng/gam phân). Sau 15 ngày điều trị có 46/51 con trâu, bò không thấy trứng giun xoăn dạ múi khế trong phân, có 5 con trâu, bò tìm thấy trứng trong phân, nhưng số lượng trứng giun xoăn dạ múi khế giảm đi chỉ còn 10,46 ± 4,57 trứng/gam phân. Hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 90,20%. Nh­ vậy, 3 loại thuốc sử dụng để điều trị giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò có hiệu lực đạt 100%, hiệu lực triệt đÓ đạt > 82%. Cả 3 loại thuốc này đều có thể sử dụng để điều trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò. Trong đó, Bivermectin 0,25% là loại thuốc đạt hiệu lực cao nhất (90,20%). Ảnh 4.21. Các thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò đã sử dông 4.3. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho bò ở huyện Phú Bình 4.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò trước thử nghiệm Trong số trâu, bò điều tra ở 4 xã Điềm Thụy, Nga My, Nhã Lộng, Bảo Lý, chúng tôi đã chọn ra 257 bò 1 - 5 tuổi, phân thành 2 lô: lô thử nghiệm và lô đối chứng, tương đối đồng đều về các yếu tố: tuổi, tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng vệ sinh thó y, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Tỷ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò của lô thử và lô đối chứng trước khi thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế trước khi thử nghiệm biện pháp phòng bệnh Lô Diễn giải Thử nghiệm Đối chứng Mức ý nghĩa (pα) Số bò kiểm tra (con) 131 126 - Số bò nhiễm (con) 94 87 - Tỷ lệ nhiễm (%) 71,76 69,05 > 0,05 Cường độ nhiễm (sè trứng/ gam phân) ≤ 500 n 47 46 - % 50,00 52,87 > 0,05 > 500 - 800 n 38 34 - % 40,43 39,08 > 0,05 > 800 - 1000 n 7 6 - % 7,45 6,90 > 0,05 > 1000 n 2 1 - % 2,13 1,15 > 0,05 Từ bảng 4.10 cho thấy: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở lô thử nghiệm và lô đối chứng là tương đương nhau. Cụ thể: - Tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của lô thử nghiệm là 71,76% và lô đối chứng là 69,05%. Sự khác nhau không rõ rệt (P > 0,05). - Bò ở 2 lô thử nghiệm và đối chứng đều nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở cường độ nhẹ đến rất nặng. Cụ thể nh­ sau: * Cường độ nhiễm nhẹ: tÝnh chung trong sè 94 con bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở lô thử nghiệm có 47 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 50,00%; trong tổng số 87 con bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở lô đối chứng có 46 con bò nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm tỷ lệ 52,87%. * Cường độ nhiễm trung bình: lô thử nghiệm có 38 con bò nhiễm ở cường độ trung bình chiếm tỷ lệ 40,43%, lô đối chứng có 34 bò nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm tỷ lệ 39,08%. * Cường độ nặng: lô thử nghiệm có 7 con bò nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 7,45%, lô đối chứng có 6 bò nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 6,90%. * Cường độ rất nặng: lô thử nghiệm 2 con bò nhiễm ở cường độ rất nặng, chiếm tỷ lệ 2,13%; lô đối chứng có 1 bò nhiễm ở cường độ rất nặng chiếm tỷ lệ 1,15%. Nh­ vậy, cường độ nhiễm không có sự khác biệt giữa lô thử nghiệm và lô đối chứng (P>0,05). Tuy tỷ lệ và cường độ nhiễm giữa lô thử nghiệm và lô đối chứng có không giống nhau, nhưng sự khác nhau này là không rõ rệt. Hay nói cách khác, trước khi thử nghiệm, bò ở lô thử nghiệm và lô đối chứng nhiễm giun xoăn dạ múi khế với tỷ lệ và cường độ nhiễm tương tự nhau. Sau khi xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò ở lô thử nghiệm và lô đối chứng, chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho bò ở lô thử nghiệm nh­ sau: - Dùng thuốc Bivermectin 0,25% tẩy phòng GXDMK cho toàn bộ bò ở lô thử nghiệm. - Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi. - Ủ phân nhiệt sinh học diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế. - Phun thuốc OXIDAN.TCA và MD OXIDE A.D.C để sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trâu, bò. - Vệ sinh bãi chăn thả và khu vực uống nước của bò. Những biện pháp đã áp dụng để phòng bệnh giun xoăn dạ múi khế cho bò ở lô thử nghiệm được minh họa bằng các ảnh từ 4.22 đến 4.26. Ảnh 4.22. Sử dụng thuốc Bivermectin 0,25% tẩy giun xoăn dạ múi khế cho bò ở lô thử nghiệm Ảnh 4.23. Phun thuốc sát trùng chuồng bò ở lô thử nghiệm Ảnh 4.24. Vệ sinh máng nước uống cho bò ở lô thử nghiệm Ảnh 4.25. Vệ sinh đồng cỏ Ảnh 4.26. Tiêm thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho bê ở lô thử nghiệm 4.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò sau 2 tháng thử nghiệm Sau 2 tháng áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh trên, chúng tôi xét nghiệm lại phân của bò cả 2 lô thử nghiệm và đối chứng để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Kết quả thể hiện ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế sau 2 tháng thử nghiệm Lô Diễn giải Thử nghiệm Đối chứng Mức ý nghĩa (pα) Số bò kiểm tra (con) 131 126 - Số bò nhiễm (con) 46 93 - Tỷ lệ nhiễm (%) 35,11 73,81 < 0,001 Cường độ nhiễm (sè trứng/ gam phân) ≤ 500 n 32 42 - % 69,57 45,16 < 0,01 > 500 - 800 n 14 41 - % 30,43 44,09 < 0,05 > 800 - 1000 n 0 7 - % 0,00 7,53 < 0,01 > 1000 n 0 3 - % 0,00 3,23 > 0,05 Bảng 4.11. cho thấy: Tỷ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế bò ở lô thử nghiệm giảm, còn tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế bò ở lô đối chứng tăng lên rõ rệt so với trước khi thử nghiệm. Cụ thể nh­ sau: - Tỷ lệ nhiễm: tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò lô thử nghiệm là 35,11%, trong khi đó tỷ lệ của lô đối chứng là 73,81%, sù sai khác này là rất rõ rệt (P<0,001). - Cường độ nhiễm: + Cường độ nhiễm nhẹ: ở lô thử nghiệm là 69,57%, lô đối chứng là 45,16%, sù sai khác này là khá rõ rệt (P<0,01). + Cường độ nhiễm trung bình: ở lô thử nghiệm 30,43%, lô thử nghiệm là 44,05%, sù sai khác này là rõ rệt (P<0,05). + Cường độ nhiễm nặng: ở lô thử nghiệm là 0,00%, lô đối chứng là 7,53%, sù sai khác này là khá rõ rệt (P<0,01). + Cường độ rất nặng: ở lô thử nghiệm là 0,00% và lô đối chứng là 3,23%. Đã có sự sai khác nhưng chưa rõ rệt (P>0,05). Qua 4.11 chúng tôi có nhận xét rằng: bò ở lô thử nghiệm do được áp dụng một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn nên tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế bò giảm đi rõ rệt so với bò ở lô đối chứng. 4.3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở bò sau 4 tháng thử nghiệm Sau 4 tháng áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh, chúng tôi xét nghiệm lại mẫu phân bò của cả lô thử nghiệm và lô đối chứng để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Kết quả thể hiện ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế sau 4 tháng thử nghiệm Lô Diễn giải Thử nghiệm Đối chứng Mức ý nghĩa (p α) Số bò kiểm tra (con) 131 126 - Số bò nhiễm (con) 50 98 - Tỷ lệ nhiễm (%) 38,17 77,78 < 0,001 Cường độ nhiễm (số trứng/ gam phân) ≤ 500 n 32 37 - % 64,00 37,76 < 0,01 > 500 - 800 n 17 47 - % 34,00 48,00 < 0,05 > 800 - 1000 n 1 9 - % 2,00 9,18 < 0,01 > 1000 n 0 5 - % 0,00 5,10 < 0,05 Bảng 4.12 cho thấy: - Tỷ lệ nhiễm: tỷ lệ nhiễm ở lô thử nghiệm là 38,17%, trong khi đó tỷ lệ nhiễm của lô đối chứng là 77,78%, sù sai khác này là rất rõ rệt (P<0,001). - Cường độ nhiễm: + Cường độ nhiễm nhẹ: ở lô thử nghiệm là 64,00%, lô đối chứng là 37,76%, sù sai khác này là khá rõ rệt (P<0,01). + Cường độ nhiễm trung bình: ở lô thử nghiệm là 34,00%, trong khi đó ở lô đối chứng là 48,00%, sù sai khác này là rõ rệt (P<0,05). + Cường độ nhiễm nặng: ở lô thử nghiệm là 2,00%, ở lô đối chứng là 9,18%, sù sai khác này khá rõ rệt (P<0,01). + Cường độ nhiễm rất nặng: ở lô thử nghiệm là 0,00%, trong khi đó ở lô đối chứng 5,10%, sù sai khác này là rõ rệt (P<0,05). Từ kết quả bảng 4.12, chúng tôi có nhận xét rằng: - Ở lô thử nghiệm việc áp dông một sè biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho bò đã có hiệu quả. Vì vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế thấp và nhẹ hơn rõ rệt so với lô đối chứng. Theo chúng tôi, những biện pháp mà chúng tôi áp dụng cho bò lô thử nghiệm ở 4 xã của huyện Phú Bình đều là các biện pháp đơn giản, có khả năng thực hiện ở hầu hết các nông hộ và trại chăn nuôi trâu, bò. Vì vậy, người chăn nuôi trên địa bàn 4 xã cần áp dông các biện pháp phòng trị kể trên để hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm GDMK cho trâu, bò. Ảnh 4.27. Đàn bò lô thử nghiệm trước khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh giun xoăn dạ múi khế Ảnh 4.28. Đàn bò lô thử nghiệm sau khi áp dụng biện pháp phòng bệnh giun xoăn dạ múi khế Ảnh 4.29. Đàn bò lô đối chứng trước thời gian thử nghiệm Ảnh 4.30. Đàn bò lô đối chứng sau thời gian thử nghiệm 4.3.4. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi bước đầu đề xuất những biện pháp chủ yếu phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò gồm: - Dùng Bivermectin 0,25% (liều 0,2mg/kgTT) để tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò. - Tăng cường vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi trâu, bò. - Thu gom phân trâu, bò, ủ theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng và Êu trùng giun xoăn dạ múi khế. - Định kỳ sử dụng thuốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 242.doc
Tài liệu liên quan