Đề tài Nấm bào ngư

Tài liệu Đề tài Nấm bào ngư: ĐỀ TÀI NẤM BÀO NGƯ  GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nấm nói chung và nấm mèo nói riêng từ lâu đã được xem như một loại rau sạch cao cấp đã được con người sử dụng rộng rãi như là thực phẩm và dược liệu. Nấm mèo là một trong những loài nấm được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Không chỉ là một thức ăn lý tưởng mang lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người như chứa nhiều protide, chất khoáng, vitamin, ít chất béo. Nấm mèo đen còn có thể dùng để chữa trị một số bệnh rất hữu hiệu như: lỵ, táo bón, giải độc gan, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Bởi vậy, nấm mèo đen thường được dùng cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư. [9] Hiện nay, trước sự phát triển tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Nhất là sinh học phân tử, c...

pdf129 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nấm bào ngư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI NẤM BÀO NGƯ  GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nấm nói chung và nấm mèo nói riêng từ lâu đã được xem như một loại rau sạch cao cấp đã được con người sử dụng rộng rãi như là thực phẩm và dược liệu. Nấm mèo là một trong những loài nấm được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Không chỉ là một thức ăn lý tưởng mang lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người như chứa nhiều protide, chất khoáng, vitamin, ít chất béo. Nấm mèo đen còn có thể dùng để chữa trị một số bệnh rất hữu hiệu như: lỵ, táo bón, giải độc gan, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Bởi vậy, nấm mèo đen thường được dùng cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư. [9] Hiện nay, trước sự phát triển tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Nhất là sinh học phân tử, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật vô trùng… đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ngành nấm học từ đó kỹ thuật nuôi trồng nấm cũng khoa học, hiện đại và dễ dàng hơn. Nhưng vấn đề chính vẫn là tính hiệu quả của ngành trồng nấm mang lại. Một ngành nuôi trồng chỉ sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu của nông nghiệp, lâm nghiệp như rơm rạ, mạt cưa, bông thải… ít bị cạnh tranh bởi những ngành khác nhưng sản phẩm lại là nguồn thực phẩm và dược liệu rất quí giá, nhất là với những nước đông dân, đang có nhu cầu lớn về nguồn thực phẩm như ở nước ta. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên tổng sản lượng nấm ở nước ta đang còn là con số khá khiêm tốn khoảng 250.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, nấm mèo còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mỗi tấn nấm mèo thường có giá trị khoảng 12 – 18 USD. Châu Á, Châu Âu lại là thị trường xuất khẩu nấm mèo có tiềm năng của nước ta. Cho nên, việc nỗ lực tìm ra các phương pháp tối ưu nhất cho quá trình sản xuất nấm nhằm tăng năng suất và chất lượng nấm mèo cung cấp đủ cho thị trường trong nước và xuất khẩu đang được các cơ sở sản xuất nấm và các nhà khoa học quan tâm. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 2 Để đóng góp một phần nhỏ vào nỗ lực trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Khảo sát ảnh hưởng thành phần môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo (Auricularia auricular)" với mong muốn sẽ tìm ra môi trường tốt nhất để tạo ra năng suất thu hoạch nấm cao và chất lượng tốt nhất cung cấp đủ cho thị trường hiện nay. 1.2. Mục tiêu của đề tài · Xác định được thành phần môi trường nhân giống cấp 1 (meo thạch), và cấp 2 (meo hạt) đạt hiệu quả cao, chất lượng giống tốt. · Tìm ra được tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng trên môi trường giá thể mạt cưa cao su để cho kết quả nuôi trồng tối ưu nhất, sản phẩm nấm thu được đạt chất lượng và năng suất cao. 1.3. Nội dung đề tài · Khảo sát ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường thạch và môi trường meo hạt. · Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn các chất dinh dưỡng trong môi trường giá thể mạt cưa cao su đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm mèo đen. Qua đó, đánh giá tỷ lệ nhiễm trên từng loại môi trường. · Khảo sát tốc độ sinh trưởng và phát triển của quả thể nấm mèo đen trên các môi trường giá thể khác nhau. · Đánh giá trạng thái sinh trưởng và phát triển, tính năng suất của nấm mèo sau thu hoạch. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 3 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Vài nét về ngành Nấm trồng 1 Lịch sử phát triển của nấm ăn [1], [10] Theo các tài kiệu khảo cổ thì từ thời đồ đá cũ (5000 – 4000 năm trước Công nguyên) những cư dân nguyên thủy ở Trung Quốc đã biết thu lượm và sử dụng nhiều loại nấm ăn từ thiên nhiên. Năm 400 trước Công nguyên đã có những miêu tả khoa học về sinh lý, sinh thái của không ít các loại nấm ăn. Năm 100 trước Công nguyên bắt đầu có những ghi chép đầu tiên về kỹ thuật trồng nấm. Thời đó nấm bậc cao được gọi là chi. Nấm tử chi sau này được xác định là loài nấm dược liệu Ganoderma sinensis. Năm 200 – 300 (sau Công nguyên) có những ghi chép về phương pháp nuôi trồng nấm linh chi. Đến năm 581 – 600 trong sách “Dược tính luận” có ghi chép về phương pháp trồng mộc nhĩ (sau này là loài Auricularia auricula, Auricularia polytricha). Sau đó, nhiều nấm được đưa vào nuôi trồng như nấm kim châm, nấm hương, nấm ngân nhĩ, nấm rơm… Hiện nay nghề trồng nấm đã phổ biến rộng rãi trên thế giới đặt biệt là Trung Quốc với sản lượng nấm trồng cao nhất thế giới. Sau đó là một số nước như Nhật Bản, Mỹ… Ở Việt Nam thì khó có thể biết chính xác được nghề trồng nấm có từ khi nào. Tuy nhiên, nấm trồng phát triển mạnh ở miền Nam vào cuối năm 60 và từ những năm 70. Thời kỳ du nhập nuôi cấy giống thuần và trồng nấm dưới dạng công nghiệp. Bắt đầu hình thành nhiều làng nấm, nhiều trại nấm với quy mô lớn rãi rác ở Đồng Nai, Hóc Môn, Củ Chi…Nhưng chủ yếu là nuôi trồng nấm mèo, nấm rơm, nấm đông cô… GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 5 2 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 6 Khái quát về nấm [1], [10] Hiện nay, số loài nấm nuôi trồng được chỉ chiếm một phần nhỏ trong số nấm ăn thiên nhiên. Ngoài đặc điểm chung là có quả thể (hay tai nấm) có kích thước lớn, chúng còn ăn ngon và ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh trong việc tạo quả thể. Nấm có hàng trăm ngàn loài rất phong phú và đa dạng, bao gồm những loài ăn được và không ăn được, loài có thể quan sát được ở mức độ đại thể và những loài phải quan sát bằng kính hiển vi. Nấm là một loại sinh vật nhân thật không có chất diệp lục, dị dưỡng. Nấm khác với những thực vật xanh: không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có một chu trình phát triển chung như thực vật. Do đó chúng không có đời sống tự dưỡng (autotroph). Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm. Cùng với động vật, thực vật, sinh vật khởi sinh hay tiền sinh (vi khuẩn, tảo lam…), nấm tạo thành những giới riêng biệt của thế giới sinh vật trên hành tinh chúng ta và giới này ngày càng có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế mới. .3 Phân loại nấm học [1], [5][6] Từ khi bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về nấm học có rất nhiều hệ thống phân loại nấm được đưa ra. Bên cạnh rất nhiều ý kiến bác bỏ thì cũng có những ý kiến được công nhận. Chính những hệ thống phân loại đó đã đóng góp vào kho tàng nghiên cứu của nghành nấm học. Hiện nay, trong các nghiên cứu về nấm người ta thường dựa vào các hệ thống phân loại sau: · Năm 1969 nhà khoa học người Mỹ R.H.Whitaker đã đưa ra hệ thống phân loại 5 giới (Kingdom): · Giới Khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo vi khuẩn lam · Giới Nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào có khả năng di động nhờ lông roi (tiên mao) và các động vật nguyên sinh · Giới nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota) · Giới thực vật (Plantae hay Vegetabilia) · Giới động vật (Animalia) GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 7 · GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 8 Năm 1973 nhà khoa học A.L.Takhtadjan đưa ra hệ thống phân loại như sau: · Giới Mycota: gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam · Giới nấm · Giới thực vật · Giới động vật · Phân loại nấm hiện đại bao gồm các ngành và ngành phụ như sau: (Allexopolous, 1962) · Ngành nấm nhầy (Myxomycota): Loài nấm này có cả hai tính chất động vật và thực vật, chúng sinh sản bằng bào tử, nhưng tế bào lại là khối sinh chất không có vách ngăn bao bọc, di chuyển và nuốt thức ăn như động vật (amib). · Ngành nấm thật (Eumycotina): Chiếm số lượng lớn, bao gồm các tế bào với nhân tương đối hoàn chỉnh. Tế bào nấm có vách bao bọc như tế bào thực vật, đa số cấu tạo bởi chitin. Nhiều tế bào nấm còn tích trữ đường ở dạng glycogen, giống như động vật. Một số loài sinh sản theo lối tạo những giao tử có lông roi để di động (động bào tử), nhưng hợp tử lại phát triển theo 1 kiểu chung của nấm. Dựa theo sự sinh sản hữu tính, các nhà phân loại đã chia chúng thành các ngành phụ như sau: ·Ngành phụ nấm tiên mao (Mastigomycotina) ·Ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina) ·Ngành phụ nấm túi (Ascomycotina) ·Ngành phụ nấm đảm (Basidiomycotina) ·Ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina) 4 Hình thái học của nấm .1 Hình thái học sợi nấm (khuẩn ty thể) [1],[2],[10] Nấm ăn có cấu tạo chủ yếu là hệ sợi nấm. Sợi nấm ăn có dạng ống tròn, đường kính khoảng 2 - 4µm. Các ống này đều có vách ngăn ngang. Khoảng cách giữa hai vách ngăn ngang (khoảng 3-10µm) được gọi là tế bào. Quan sát vi thể trong tế bào sợi nấm cho thấy nấm có cấu tạo giống với cấu tạo chung của các sinh vật có nhân thực (eukaryote). Cụ thể gồm các cơ quan chính như: màng tế bào (cell wall), màng tế bào chất (cytoplasmic membrane), nhân tế bào (nucleus) và hạch nhân (nucleolus), thể ribô (ribosome), ty thể (mitochondrion), mạng lưới nội chất (endoplasmic reticulum), thể golgi (golgi body)... Sợi nấm có thể phát triển từ bào tử hay từ một đoạn sợi nấm. Bào tử nảy mầm theo nhiều hướng khác nhau, sợi nấm phân nhánh nhiều lần, tạo nên một mạng hệ sợi nấm dày chằng chịt và thường có màu trắng. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 9 Các nấm ăn thuộc ngành phụ nấm túi (Ascomycotina) và ngành phụ nấm đảm (Basidiomycotina) đều có thành tế bào cấu tạo chủ yếu bởi kitin – glucan. · Đối với nấm đảm có tới 3 cấp sợi nấm: · Sợi nấm cấp một (sơ sinh): Lúc đầu không có vách ngăn và có nhiều nhân, dần dần sẽ tạo vách ngăn và phân thành những tế bào đơn nhân trong sợi nấm. · Sợi Nấm cấp hai (thứ sinh): Tạo thành do sự phối trộn giữa hai sợi nấm cấp một. Khi đó nguyên sinh chất giữa hai sợi nấm khác dấu sẽ trộn với nhau. Hai nhân vẫn đứng riêng rẽ làm cho các tế bào có hai nhân, còn gọi là sợi nấm song nhân (Dicaryolic hyphae). · Sợi nấm cấp ba (tam sinh): Do sợi nấm cấp hai phát triển thành. Các sợi nấm liên kết lại chặt chẽ với nhau và tạo thành quả thể nấm. Ở đây có sự phối hợp nguyên sinh chất giữa hai sợi nấm cấp một xảy ra rất sớm, sợi nấm song nhân là hình thái chủ yếu của sợi nấm. Quả thể là do các sợi nấm song nhân liên kết lại tạo thành. · Đối với nấm túi: Sợi nấm song nhân chỉ sinh ra trước khi hình thành túi. Sự hình thành quả thể ở nấm túi là sự phối hợp giữa sợi nấm cấp một và sợi nấm song nhân. .2 Hình thái học của quả thể nấm [1], [3] Quả nấm hay quả thể (fruit body) vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh bào tử của các loài nấm bậc cao. Quả nấm ở nấm đảm gọi là quả đảm (basidiocarp), ở nấm túi gọi là quả túi (ascocarp). Mỗi loại nấm có hình dạng, cấu tạo, màu sắc, kích thước khác nhau. Quả thể các loài nấm có cấu tạo chung gồm: Mũ nấm (phần trên cùng của nấm). Mũ nấm mọc trên cuống nấm (stipe), phía dưới có nhiều phiến nấm. Trên cuống nấm có thể có hoặc không có cuống nấm, vòng nấm (ở phần dưới mũ nấm). ở gốc cuống có bao nấm (volva). Trên mũ nấm có thể có những phiến vẩy, những vòng đồng tâm, mấu lồi hay những đường vân hoặc những nếp nhăn. Tản hay cơ thể của nấm là những tế bào đơn hay dạng sợi kéo dài. Phần lớn các sợi phân nhánh. Khi các sợi nấm bện lại với nhau tạo thành thể sinh bào tử, gọi là quả thể hay tai nấm. Đặc trưng của nấm lớn là có cơ quan sinh sản bào tử kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, do sự kết bện của sợi nấm khi gặp điều kiện thuận lợi. Thường có hai kiểu quả thể trong nhóm nấm lớn: - Kiểu 1: Bào tử thường được sinh ra trong những thể hình cầu, như những nấm thuộc Gasteromycetes. - Kiểu 2: Bào tử sinh ra ở một phần của quả thể nấm. Những nấm này thuộc Basidiomycetes. Có thể bào tử ở phần phiến hay không thuộc phiến (Aphyllophorales). Ở nhóm này ta thường gặp hai kiểu quả thể như sau: GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 10 · Quả thể lật ngược, phiến ở phía trên hay không có phiến, thường không có hình dạng nhất định. Chúng rất mỏng, đôi khi dày nhất đạt 2 mm. · Quả thể thẳng đứng, gặp ở nhóm Basibiomyceteses hay Discomycetes. Các sợi nấm phủ lên nhau ở mặt ngoài hay chỉ một phần bên trên. Những kiểu này quả thể rất khác nhau ở các phần chân nấm, mũ nấm, phiến nấm. 5 Biến dưỡng của nấm [1] Nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ (động vật và thực vật). Hầu hết các loài nấm đều lấy dinh dưỡng qua màng tế bào sợi (giống rễ cây). Nhiều nấm có hệ men (ezyme) phân giải tương đối mạnh, chúng có khả năng sản xuất enzyme ngoại bào, những enzym ngoại bào này giúp cho nấm biến đổi những chất hữu cơ phức tạp thành dạng hòa tan dễ hấp thu. Dựa vào cách hấp thu dinh dưỡng của nấm có thể chia làm 3 nhóm: · Hoại sinh: là đặc tính chung của hầu hết các loài nấm. Trong đó có nấm trồng. Thức ăn là xác bã thực vật hay động vật. · Ký sinh: Chủ yếu các loài nấm gây bệnh, chúng sống bám vào cơ thể sinh vật khác để hút thức ăn của sinh vật chủ. · Cộng sinh: là nhóm nấm đặc biệt. Lấy thức ăn từ cơ thể sinh vật chủ nhưng không làm tổn hại sinh vật chủ, ngược lại còn giúp cho chúng phát triển tốt hơn (như nấm Tuber hay Boletus cộng sinh với cây thông sồi…). vì vậy các loài này có mối quan hệ mật thiết với ký chủ. Do đó việc nuôi trồng những giống nấm này rất phức tạp. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 11 .6 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 12 Các giai đoạn phát triển của sợi nấm [1], [5] .1 Giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn này thường dài, nấm ở giai đoạn này chủ yếu là dạng sợi. Sợi nấm (hypha) mỏng manh và gồm 2 nhân, có nguồn gốc từ 2 bào tử khác nhau nẩy mầm và phối hợp lại. Hệ sợi nấm (mycelium), còn gọi là hệ sợi dinh dưỡng (vegetative mycelium), len lỏi trong cơ chất để rút lấy thức ăn. Thức ăn muốn vào tế bào sợi nấm phải thông qua màng tế bào. Khi khối sợi đạt đến mức độ nhất định về số lượng, gặp điều kiện thích hợp, sẽ bện kết lại tạo thành quả thể nấm. Trong trường hợp bất lợi, sẽ hình thành các bào tử tiềm sinh hay hậu bào tử (chlamydospore). .2 Giai đoạn phát triển Giai đoạn này thường ngắn, lúc bấy giờ sợi nấm đan vào nhau, hình thành 1 dạng đặc biệt, gọi là quả thể nấm hay tai nấm (fruit body). Quả thể thường có kích thước lớn và là cơ quan sinh sản của nấm. Trên quả thể có 1 cấu trúc, nơi tập trung các đầu ngọn sợi nấm, đó là thụ tầng (hymenium). Chính ở đây 2 nhân của tế bào sẽ nhập lại thành 1. Sau đó sẽ chia thành 4 nhân con hình thành các bào tử hữu tính (sexual spore), đảm bào tử (basidiospore) hoặc nang bào tử (ascospore). Khi tai nấm trưởng thành, bào tử được phóng thích, chúng nẩy mầm và chu trình lại tiếp tục . .7 Giá trị dinh dưỡng của một số loài nấm ăn [1], [9] Nấm ăn không chỉ ăn ngon mà dinh dưỡng rất phong phú, hàm lượng protein cao hơn bất cứ một loại rau nào. Ngoài ra còn có các chất đường, lipid, chất khoáng, vitamin và các acid amin, trong đó protein và các acid amin là những chất cần thiết cho con người. Theo phân tích nấm ăn của các nhà nấm học, trong nấm mỡ có 17 acid amin, nấm hương có 18 acid amin mà trong các loài rau không thể có được. Hàm lượng Protein trong nấm chiếm 30-50% (trọng lượng khô hay 3-5% trong lượng tươi), gấp 2 lần rau cải, 4 lần quýt, 12 lần táo. Trong nấm ăn tổng hợp Lipid thấp hơn thịt gà, thịt lợn và bia. Những thực phẩm có lượng Protein cao, nhiều loại Vitamin, Lipid thấp như nấm là thức ăn lý tưởng cho con người. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 13 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 14 Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong một số loài nấm ăn (% trên tổng lượng nấm khô) [1] Tên nấm Protein (%) Lipid (%) Đường (%) Vitamin (%) Kháng sinh Tác dụng chữa bệnh Rơm 30.1 6.4 69.0 11.9 (C) Có Hương 13.0 1.8 54.0 8.5 (B1, B2) Có Mộc nhỉ 10.6 0.2 65.5 7.0 (B2, PP) - Ngân nhỉ 10.4 0.6 78.3 2.6 (PP) - Mở 36.1 3.6 31.2 7.4 (B1, PP) Có Đầu khỉ 26.3 4.2 44.9 6.4 có Hoạt huyết, tiêu viêm, tim, phổi, thiếu máu, huyết áp, viêm... .8 Về giá trị dược tính của nấm [10],[16] Ngoài việc cung cấp thực phẩm, một số loài còn có giá trị làm thuốc chữa bệnh. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loài nấm chứa Vitamin PP chữa bệnh sùi da, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa huyết áp cao, giảm Cholesterol. Nhiều loài nấm chứa Polysaccharid nâng cao khả năng ức chế u bướu. Một số loài còn có khả năng phòng chống bệnh ung thư. Trong giới sinh vật có gần 7 vạn loài nấm nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc, thông dụng nhất là nấm mèo đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm lai. Một trong số các giá trị dược lý của nấm như: · Kháng ung thư và kháng virus Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi, các tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus. · Dự phòng và trị liệu bệnh tim mạch Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Các loại nấm như ngân nhĩ, mèo đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mèo đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp. · Giải độc và bảo vệ tế bào gan GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 15 Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Cụ thể như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và predisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. · Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ và nấm mèo đen có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào. · Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình lão hóa tế bào. Nhiều loại nấm ăn như linh chi, mèo đen, vân chi, ngân nhĩ... có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. · Hạ đường máu và chống phóng xạ Khá nhiều loại nấm ăn có tác dụng làm hạ đường máu như ngân nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi... Cơ chế làm giảm đường huyết của đông trùng hạ thảo là kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ. Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. .9 Tình hình và tiềm năng xuất khẩu nghành trồng nấm ở việt nam và thế giới .1 Trên thế giới [8] Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Nấm ăn là thực phẩm dễ chế biến, ăn ngon, được nhiều người ưa thích. Thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn nấm rơm/năm. Giá các loại nấm ăn đang ở mức cao: nấm mỡ muối khoảng 1.200 USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm 1.700 - 6.500 USD/tấn. .2 Việt Nam [17],[19] Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm. Trong những tháng đầu năm 2010, xuất khẩu nấm các loại tiếp tục đà tăng trưởng mạnh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nấm tháng 1 năm 2010 đạt 2,1 triệu USD/tấn , tăng 192% so với cùng kỳ 2009. Ước tính trong tháng 2 năm 2010, GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 16 xuất khẩu nấm các loại đạt 1,5 triệu USD/tấn, nâng tổng lượng nấm xuất khẩu của cả 2 tháng đầu năm 2010 lên 3,6 triệu USD/tấn, tăng 176,9% so với cùng kỳ 2009. Dự báo trong năm 2010 nhu cầu về mặt hàng nấm sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt là mặt hàng nấm rơm muối. Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan.. vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ lực đối với các sản phẩm nấm. Xuất khẩu Mộc nhĩ khô trong tháng đầu năm 2010 cũng tăng khá đạt 53,4 nghìn USD/tấn, tăng 46% so với cùng kỳ 2009. Giá trung bình xuất khẩu nấm rơm muối tăng khá mạnh, từ mức 1299,2 USD/tấn trong tháng 1 năm 2009 lên 1820 USD/tấn trong tháng 12 năm 2009. Trong tháng 1 năm 2010, giá nấm rơm muối đã tăng lên 2037 USD/tấn, tăng 11,9% so với tháng 12 năm 2009 và tăng 56,8% so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, giá của một số loại nấm xuất khẩu sang Mỹ, Italia, Nhật Bản...lại giảm. Cụ thể, giá mộc nhĩ xuất khẩu sang thị trường Đài loan hiện là 0,6 USD/kg, giảm 0,1 USD/kg so với cùng kỳ 2009. 2 Nấm mèo đen 1 Khái quát chung về nấm mèo [1] Nấm tai mèo hay nấm mèo (miền Nam), mộc nhĩ (miền Bắc) là tên chung để chỉ các loài nấm ăn thuộc chi auricularia, bộ auriculariales, lớp phụ auriculariomycetidae, lớp hymenomycetes, ngành phụ basidiomycotina, ngành nấm thật eumycota, giới nấm nhĩ thông dụng. Nấm mèo là nấm nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta, đồng thời sản phẩm bảo quản chủ yếu bằng cách phơi khô, nên từ lâu nấm mèo được nhiều người nuôi trồng, thậm chí hình thành những làng chuyên canh loại nấm này. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 17 A. Nấm mèo lông (Auricularia polytricha) B. Nấm mèo vàng nâu (Aricularia fuscosuccinea) C. Nấm mèo sừng (Auricularia cornea) Hình 2.1 Một số loài nấm mèo [15] GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 18 Hiện nay có một số loài nấm mèo được biết đến như: · Nấm mèo đen (Hắc mộc nhĩ, Wood Ear, Jew’s Ear) tên khoa học: Auricularia auricular (L.ex Hook.) Underw. · Nấm mèo lông (Mao mộc nhĩ, Hairy Jew’s Ear) tên khoa học: Auricularia polytricha (Mort) sacc. · Nấm mèo sừng (Giác chất mộc nhĩ, Corneus Wood Ear) tên khoa học: Auricularia cornea (Ehrenb.ex Fr.) Spreng. · Nấm mèo nhăn (Sô mộc nhĩ, Sô nhĩ, Wrinkle Wood Ear), tên khoa học: Auricularia delicata (Fr,)Henn. · Nấm mèo hình khiên (Thuẫn hình mộc nhĩ, Mộc nhĩ da, Pelt Ear fungus), tên khoa học: Auricularia peltala Lloyd. · Nấm mèo vàng nâu (Hoạt hoàng mộc nhĩ, Purple Wood Ear, Fuscous Ear) tên khoa học: Aricularia fuscosuccinea (Mont.) Farl. 2 Vị trí phân loại [1] Nấm mèo đen ·Tên khoa học: auricularia auricular (L. ex Hook.) Underw. ·Tên tiếng anh: Wood Ear, Jew’s Ear ·Thuộc họ auriculariaceae ·Quả thể hình đĩa tròn, hình tai, đường kính khoảng 2 – 12 cm. Màu nâu đỏ đến nâu gụ, sau khi khô có màu nâu thẫm hay nâu đen, có lông ngắn. ·Kích thước bào tử: 9 - 17,5 x 5 - 7,5 µm ·Vừa là nấm ăn vừa là nấm dược liệu GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 19 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 20 Hình 2.2 Nấm mèo đen (Auricularia auricular) [15] 3 Đặc điểm hình thái và chu trình sống của nấm mèo .1 Đặc điểm hình thái nấm mèo [1] Cắt ngang một phiến Nấm mèo và quan sát dưới kính hiển vi thấy có các cấu trúc như sau: · Lớp lông mềm (Zona pilosa): dày không quá 85 – 100µm. · Lớp sợi dày (Zona compacta): dày 65 – 75µm. · Lớp thượng tầng dưới lớp sợi dày (Zona subcompacta inferioris): dày từ 100-120 µm. · Lớp bào tử (Hymerium): dày khoảng 150 µm. · Lớp thượng xốp, lớp tuỷ, lớp hạn trần xốp, lớp trung tầng xốp được gọi chung là lớp trung gian. Tầng này giày khoảng 285 – 300µm. Tất cả cấu trúc trên đều ở dạng sợi nấm (khuẩn ty) liên kết lại mà tạo thành sợi. Sợi nấm có kích thước bề ngang khác nhau ở các lớp. Sợi nấm ở lớp lông mềm có kích thước từ 3 – 5µm, ở lớp thượng tầng dưới lớp sợi dày từ 3 – 7µm, ở lớp thượng tầng xốp từ 3 – 8µm, lớp tuỷ từ 6 - 10µm, tầng trung gian từ 5 - 10µm... Bào tử đảm (Basidiospore) và bào tử đính (Conidia) ở nấm mèo đều có thể nảy mầm để tạo thành sợi nấm. Sợi nấm có hai loại (+) và loại (-). Hai loại sợi này có thể liên kết lại và sau đó xảy ra quá trình phối chất (Plasmogamy), khi tạo đảm sẽ xảy ra thời gian kéo dài tế bào sợi nấm mang hai nhân. Quá trình song nhân hoá (Dikaryotization) xảy ra sau khi phối chất. Các sợi nấm nối với nhau bởi các móc (clamp) sau quá trình liên kết tạo móc (clamp connection). Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm mèo [4] Nụ nấm Tách Chén Dĩa Trưởng thành GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 21 Đảm nhân đơn sẽ phân cắt giảm nhiều lần để tạo ra những thể đơn bội đơn nhân. Các đảm sẽ mọc ra các cuốn trên đó mang bào tử đảm. Bào tử đảm có thể thực hiện nảy mầm tạo ra sợi nấm hoặc sinh ra bào tử đính (Conidia). Về sau bào tử đính sẽ nảy mầm để tạo ra sợi nấm (Mycedium). Hình thái quả thể: Tai nấm có dạng một vành tai, thường không cuống, mềm mại khi còn tươi và cứng dòn khi phơi khô. Mặt trên mũ có lông dày, mỏng hoặc không lông. Màu sắc biến đổi từ trắng, cam, nâu, tím và đen.Tai nấm mèo phát triển qua bốn giai đoạn và được gọi tên theo hình dạng quả thể. .2 Chu trình sống của nấm mèo [1] Từ lúc xuất hiện nụ nấm đến khi tai nấm trưởng thành trải qua nhiều giai đoạn, dựa theo hình dạng ở mỗi giai đọan để gọi tên cho dễ phân biệt: nụ nấm (hay hạch nấm), hình tách, hình chén, hình đĩa, trưởng thành ; Vòng đời nấm mèo bao gồm từ lúc các đảm bào tử nẩy mầm tạo tơ sơ cấp, sau đó kết hợp thành tơ thứ cấp rồi phát triển thành mạng sợi. Cuối cùng hình thành tai nấm hoàn chỉnh tạo ra đảm bào tử mới. fb g h i c d e a a. Dạng trưởng thành b. Đảm c. Bào tử đảm d. Bào tử nẩy mầm e.Tơ nấm f. Nụ nấm g.Dạng tách h. Dạng chén i. Dạng dĩa Hình 2.4 Chu trình sống của nấm mèo [4] GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 22 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 23 .4 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 24 Giá trị dinh dưỡngcuả nấm mèo:[1] Nấm mèo là một loại thực phẩm ngon có giá trị dinh dưỡng cao. Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo đen như sau: Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của nấm mèo đen [1] Dưỡng chất Hàm lượng/100g Nấm mèo khô Nước Protein Lipid Hydrate cacbon Cellulose Chất khoáng Calcilium Phosphate Sắt Caroten Vitamin B1 Vitamin B2 Acid nicotinitic (vitamin B5) Năng lượng 10,9g 10,6g 0,2g 65,5g 70g 5,8g 357mg 201mg 185mg 0,03mg 0,15mg 0,55mg 2,7mg 306Kcal Ghi chú: theo phân tích của viện nghiên cứu vệ sinh, viện hàm lâm khoa học trung quốc, 1980. .5 Giá trị dược lý [1], [9], [16] Ngoài giá một số giá trị dược lý nói chung như của nấm ăn, nấm mèo còn có một số công dụng khác như: Các nhà khoa học Trung Quốc xác định nấm mèo có tác dụng kháng ung thư. Nhà khoa học mỹ Hammerschmidt (1980) phát hiện thấy nếu ăn nấm mèo thường xuyên có thể giảm việc ngưng kết máu, làm giảm xơ vữa động mạch. Nấm mèo đen chứa nhiều protide, chất khoáng và vitamin tốt cho người cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não. Nấm mèo đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 25 lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Bởi vậy, nấm mèo đen là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư. .6 Giá trị kinh tế [1], [7] Nấm mèo là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mỗi tấn nấm mèo thường có giá trị khoảng 12-18 USD. Nấm mèo đứng hàng thứ 7 trong số các loại nấm ăn được buôn bán trên thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất. Nấm mèo được thu hái từ thiên nhiên nhưng cũng đã được nuôi trồng nhân tạo từ cách đây rất lâu. Ban đầu là lấy bào tử tự nhiên rồi nhiễm vào trong các khúc gỗ. Mãi đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX việc nuôi trồng nấm mèo theo phương pháp cấy giống thuần chủng mới được triển khai và nhờ đó mới có thể thu được sản lượng cao và ổn định. Riêng Trung Quốc, sản lượng nấm mèo năm 1986 đã là 119 nghìn tấn. Năm 1991 là 465 nghìn tấn. Năm 1995 Trung Quốc xuất khẩu được tới 4084 nghìn tấn. Ở Việt Nam, vùng phát triển nấm mèo mạnh và tương đối ổn định là Long Khánh tỉnh Đồng Nai, với sản lượng trung bình 1000- 1200 tấn nấm khô/ năm. Ở TP. Hồ chí Minh, có nhiều huyện trồng nấm mèo tương đối lâu và phong trào khá mạnh, như: Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi... sản lượng khoảng 100 - 150 tấn nấm khô/ năm. Ngoài ra, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phát triển mạnh việc nuôi trồng nấm mèo, như Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh..., sản lượng đạt khoảng 100 tấn nấm khô/ năm. Như vậy, nếu tính cả số nấm nuôi trồng rãi rác ở các tỉnh khác của phía Nam, bao gồm một vài tỉnh miền Trung, thì tổng sản lượng nấm mèo nuôi trồng hiện nay khoảng 1500 tấn nấm khô/ năm (so với tổng sản lượng nấm trên thế giới chiếm khoảng 11%). .7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm mèo: [1],[11] .1 Yếu tố dinh dưỡng · Nguồn cacbon Nguồn cacbon được cung cấp từ môi trường ngoài để tổng hợp nên các chất như: hydratcacbon, amino acid, acid nucleic, lipid… cần thiết cho sự phát triển của nấm. Trong sinh khối nấm, cacbon chiếm nửa trọng lượng khô, đồng thời nguồn cacbon cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Đối với các loài nấm khác nhau thì nhu cầu cacbon cũng khác nhau, nhưng hầu hết chúng dùng nguồn đường đơn giản là glucose, với nồng độ đường là 2%. Nấm mèo có khả năng sản sinh các enzyme phân giải cenllulose. Lignin, hemicellulose, tinh bột, pectin… thành đường đơn. Sau đó mới được hấp thụ làm nguồn dinh dưỡng. · Nguồn nitơ GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 26 Đạm là nguồn cần thiết cho tất cả các môi trường nuôi cấy, cần cho sự phát triển hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm sử dụng nguồn đạm để tổng hợp các chất hữu cơ như: purin, pyrimidin, protein, tổng hợp chitin cho vách tế bào. Các nguồn nitơ hữu cơ như peptone, acid amin, hệ sợi nấm của nấm mèo còn có thể hấp thụ nitơ trong các hợp chất vô cơ như Calci nitrate (CaNO3), Ure, Almon sunphate, Almon clourure, Dialmon phosphate. Khi nuôi cấy trên mùn cưa lượng Ure không nên dung quá 0,5%. Hiệu quả đồng hoá Amon sulphate thường không cao nên ít sử dụng. Nếu có điều kiện nên dùng 0,1% Calci nitrate. · Nguồn Vitamin Những phân tử hữu cơ này được dùng với lượng rất ít, chúng không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Vitamin cần thiết và giữ chức năng đặc biệt trong hoạt động của enzym. Hầu hết nấm hấp thụ nguồn vitamin từ bên ngoài và chỉ cần một lượng rất ít nhưng không thể thiếu. Nấm mèo cần có Vitamin để phát triển hệ sợi nấm, nhất là Vitamin B1, B6, tannin H. · Khoáng: Cần cho sự phát triển và tăng trưởng của nấm Nguồn sufur: Được cung cấp vào môi trường từ nguồn sulfat và cần thiết để tổng hợp một số loại acid amin. Nguồn phosphat: Tham gia tổng hợp ATP, acid nucleic, phospholipid màng. Nguồn cung cấp phospho thường là từ muối phosphat. Nguồn kali: Đóng vai trò làm đồng yếu tố (cofactor), cung cấp cho các loại enzym hoạt động. Đồng thời đóng vai trò cân bằng khuynh độ (gradient) bên trong và ngoài tế bào. Magiê: Cần thiết cho sự hoạt động một số loại enzym, nguồn magiê được cung cấp từ sulfat magiê. · Ngoài các nguồn dinh dưỡng nói trên, để phát triển hệ sợi nấm cần được cung cấp thêm Calci, Magiesium, Lân, Kali. Ngoài ra còn cần các nguyên tố vi lượng: Fe mặc dù với lượng rất nhỏ. Khi nuôi trồng mộc nhĩ trên mùn cưa người ta thường thêm bột nhẹ (CaCO3) hoặc thạch cao (CaSO4.2H2O). Có khi còn thêm một lượng nhỏ KH2PO4 (để bổ sung thêm P và K). Bảng 2.3 Nồng độ một số dạng muối khoáng cần cho nấm trồng [5] Tên muối Nồng độ cần thiết (o/oo) - Phophat kali monobasic - Phosphat kali dibasic - Sulfat Magnê - Sulfat Mangan 1 – 2 1 – 2 0,2 – 0,5 0,02 – 0,1 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 27 - Sulfat Calxi - Clorua kali - Peroxi phosphat 0,001 – 0,05 2 – 3 2 – 3 .2 Yếu tố vật lý[1][7] · Nhiệt độ Nấm mèo có thể nuôi trồng quanh năm ở nước ta. Bào tử nấm mèo nảy mầm tốt ở nhiệt độ 22 - 32oC, dưới 40C hoặc trên 400C sợi nấm bị ức chế phát triển và có thể chết. Quả thể (tai nấm) của nấm mèo thích hợp hình thành 20 - 280C, thấp nhất là 150C và cao nhất là 320C. Ở nhiệt độ 380C tai nấm khó hình thành. · Độ ẩm Hệ sợi nấm mèo thích hợp phát triển trên môi trường chứa 60 - 70% H2O trong điều kiện tương đối của không khí là 90 - 95% quả thể phát triển tốt. Nếu độ ẩm tương đối thấp hơn 80% thì tai nấm hình hành chậm, có khi không tạo thành được những tai nấm lớn và dày. Khi đến giai đoạn thu hái nấm mèo, độ ẩm của cơ chất lên khá cao, lượng chứa nước phải đạt tới 90%. · Chiếu sáng Ở điều kiện trong tối hay khi có ánh sáng tán hệ sợi nấm nấm mèo vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên lúc mọc tai nấm rất cần có ánh sáng ở 250-1000 lux. Nếu thiếu ánh sáng nấm mèo không có màu nâu sẫm mà có màu nâu nhạt hay màu trắng sáng. Ngoài ra khi đó sản lượng mộc nhĩ sẽ giảm sút rất rõ rệt. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 28 · GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 29 Độ thoáng khí Nấm mèo cần thoáng khí để có thể hấp thụ O2 và thải khí CO2. Khi lượng CO2 vượt quá 1% thì hệ sợi nấm phát triển chậm, tai nấm có dạng lạ (dạng san hô, dạng không mơ tai). Nếu lượng CO2 vượt quá 5% nấm mèo có thể chết. Trong quá trình nuôi trồng nấm mèo rất cần thiết phải chú ý thông khí. Khi đóng túi không nên để lượng ẩm quá cao hoặc lèn quá chặt nguyên liệu, hạn chế thoáng khí dẫn đến sự phát triển chậm của hệ sợi nấm. · Độ pH Nấm mèo thích hợp với môi trường hơi acid. Sợi nấm có thể phát triển bình thường ở pH từ 4 - 7 tốt nhất là pH từ 5 - 6,5. Khi phối trộn nguyên liệu cần khống chế độ pH từ 5 - 6. CaCO3 là một chất đệm có thể giữ ổn định pH của môi trường. .8 Nguyên liệu trồng nấm mèo [1] Nguyên liệu trồng nấm mèo rất sẵn, ngoài các cành gỗ tạp còn có thể dùng phương pháp trồng mộc nhĩ trong túi màng mỏng với nguyên liệu là đủ các loại phụ phẩm của nông lâm nghiệp (mùn cưa, bột lõi ngô, bột than sắn, vỏ hạt bông, bã mía, võ đậu xanh, rơm rạ cắt nhỏ… Tuy nhiên, năng suất nấm trên các nguyên liệu gỗ vẫn cao hơn hẳn. .1 Dùng cành gỗ tươi Các cành gỗ tươi có đường kính khoảng 10 - 12cm rất thích hợp dùng để trồng mộc nhĩ. Chiều dài có thể thay đổi nhưng thường được cắt khúc dài khoảng 1 đến 1,2m. Gỗ trồng nấm mèo thường là gỗ cây mềm, lá rộng, có nhựa, nhưng không chứa tinh dầu. Các cây gỗ thường được dùng để trồng nấm mộc nhĩ, nấm hương như: họ dẻ (fagaceae), họ dâu tằm (moraceae), họ phi lao (casuarinaceae), họ liễu (salicaceae), họ xoài (anacardiaceae), họ thầu dầu (euphorbiaceae), họ đậu (fabaceae), họ đinh lăng (Araliaceae)... .2 Dùng nguyên liệu mịn đựng trong túi màng mỏng Để có nguyên liệu mỏng có thể dùng mùn cưa tươi hay mùn cưa đã ủ để lên men toả nhiệt làm phân giải một thành phần chất sơ và để bay hơi các tinh dầu có trong mùn cưa. Qua so sánh, cho thấy nấm mèo mọc tốt trên mạt cưa cây Bọ chét (Leucoena leucocephala). Dân các tỉnh đồng bằng phía Nam sử dụng chủ yếu là các cây vườn, như : Mít (Artocarpus heterophyllus), Xoài (Mangifera indica), Mãng cầu ta, xiêm (Annona squamosa, A. Muricata), Sung (Ficus racemosa), Gòn (Ceiba pentandra), So đũa (Sespania grandifora)...Ở miền Trung, sử dụng nhiều các loại cây rừng và cây vườn cho trồng nấm như GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 30 Cóc rừng (Lannea coromadelica), Mít (Artocarpus heterophyllus)... Miền Bắc có thể trồng thêm trên các loại cây như: cây Da cao su hay Da búp đỏ (Ficus elastica), cây Vả (Ficus auriculata), cây Bồ đề (Ficus religiosa), cây Si (Ficus benjamina), cây Phượng vĩ (Delonia regia).... Bảng 2.4. Hàm lượng các chất có trong mùn cưa [8] Thành phần Hàm lượng Protein thô 1,5 (%) Lipid thô 1,1 (%) Celulose và lignin 71,2 (%) Hydrat cacbon hòa tan 25,4 (%) Tỷ lệ C/N 492 Ngoài mùn cưa cần bổ sung một số nguyên liệu khác như: · Cám gạo (rice bran), vỏ hạt bông (cotton seed hull), lõi ngô (corn cob), rơm rạ lúa (rice straw), khô đậu đỗ (bean cake), khô lạc (peanut cake), Bột ngô (corn meal), đường mía (sucrose), cỏ khô (hay), bột giây lạc... · Phân khoáng: thường bổ sung các loại phân đạm và phân lân thường dùng trong nông nghiệp: Ure (Co(NH2)2), Ammonsulphate ((NH4)2SO4), Supe lân (Ca(H2PO4)2.H2O + CaSO4), Calci cacbonate (vôi hả, bột nhẹ) (CaCO3), Thạch cao (gypsum) (CaSO4.2H2O) 9 Quy trình chuẩn bị giống [3] Meo giống nấm được chia làm 4 loại đó là: meo thạch, meo hạt, meo cọng và meo giá môi. Meo thạch ngoài việc cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thụ cho tơ nấm còn tiện cho việc quan sát các mầm tạp nhiễm. Môi trường hạt làm tăng về số lượng phân bố. Môi trường cọng là dạng trung gian tiện lợi cho việc chuyền giống. Môi trường giá môi giúp sợi tơ nấm thích nghi với cơ chất sẽ nuôi trồng. Phân lập Cấy Cấy chuyền Meo giá môi Lúa hoặc hạt Môi trường lúa Cọng Môi trường Rơm hoặc trấu chất bổ sung Môi trường giá môi Cấy Meo hạt Meo thạch Cấy Meo cọng Môi trường thạch Giống gốc Nước chiết Thạch (agar) Chất bổ sung Tơ nấm Bào tửQuả thể GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 31 Sơ đồ 2.1 Quy trình nhân giống tổng quát 1 Phương pháp chế biến môi trường A) Môi trường thạch Là môi trường dinh dưỡng tổng hợp bao gồm ba thành phần cơ bản: Đường Thạch hoặc rau câu (Agar) Chất bổ sung Đ ư ờ n g sử dụng cho nấm là glucose, n h ư n g cũng có thể thay bằng saccharose. Liều lượng cho vào thường từ 2 – 3%. Chất lượng bổ sung rất đa dạng tùy theo từng người dùng, tuy nhiên cũng có thể chia làm hai nhóm chính sau: nước chiết và hóa chất. Đơn giản thì có các loại nước chiết: khoai tây, cà rốt, nấm rơm, lúa nẩy mầm, đậu, cám … lượng sử dụng là từ 15 – 20%. Nguyên liệu sử dụng được gọt vỏ, rửa sạch, xắt lát và nấu lấy nước chiết. Phức tạp thì dùng: nước chiết thịt, nước chiết pepton, nấm men ... các loại này thường được chế biến thành dạng bột và bảo quản trong tủ lạnh. Lượng cho vào môi trường là 0,2%. Hóa chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy nấm chủ yếu là các nguyên tố khoáng như: K, P, Mg … các chất này thường ở dạng muối như KH2PO4, K2HPO4, MgSO4, KCl, P2O5 … liều lượng sử dụng từ 0,1 – 0,3%. Ngoài ra, để giúp cho sự tăng trưởng của nấm, có thể bổ sung vitamin B1 hay các acid amin như asparagin, acid glutamic. Hoặc bổ sung các acid nhân (acid nucleic) như edenosine … liều lượng cho vào rất nhỏ từ 20 – 50ppm. Một vài trường hợp người ta còn bổ sung một hoặc vài loại kháng sinh, để ngăn chặn các mầm bệnh (Liều kháng sinh dùng thường không nên quá 100 đơn vị). B) Môi trường hạt Phổ biến là các loại ngũ cốc. Các loại ngũ cốc được rửa và loại hạt lép. Sau đó, có thể ủ nẩy mầm hoặc không, rồi nấu cho lúa chín nở. Ẩm độ khoảng 65 - 75%, cho vào dụng cụ chứa và đem khử trùng trước khi cấy giống. Hình 2.5 Các kiểu phân lập nấm mèo[4] A. Giá thể nấm mèo B. Quả thể nấm mèo C. bào tử nấm mèo GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 32 C) Môi trường cọng Ở Việt Nam, trong quy trình nhân giống có thêm công đoạn làm giống cọng, nhằm giúp đơn giản thao tác cấy từ meo hạt sang môi trường thô, nhưng quan trọng hơn là tơ nấm phát triển nhanh và tuổi meo đồng đều hơn so với cấy hạt. Nguyên liệu sử dụng được xử lý trong nước vôi 1%, trong thời gian 48 giờ. Vớt ra rửa sạch bằng nước, sau đó bổ sung cám hoặc cám bắp. Các chất bổ sung chỉ dùng làm áo ngoài nguyên liệu, trước khi cho vào dụng cụ chứa và khử trùng ở 121oC trong 30 phút. D) Môi trường giá môi Meo giá môi là giống được đem trồng trực tiếp ngoài đồng, kết thúc giai đoạn nhân giống. Meo thành phẩm nuôi trên cơ chất thô gần như nguyên liệu sẽ nuôi trồng. Dùng rơm rạ cắt ngắn ngâm trong nước vôi 1% trong thời gian 36 giờ sau đó rửa, vắt ráo, bổ sung dinh dưỡng như cám, bắp, bột đậu, bột khoai … với tỉ lệ từ 5 đến 15%. Cho vào bao bì, đem khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong 30 phút. 2 Phương pháp phân lập, cấy chuyền A) Phương pháp tạo giống và tầm quan trọng của giống gốc Khởi đầu quá trình nhân giống hay làm meo giống là phải có giống gốc. giống gốc hay giống ban đầu có thể thực hiện bằng nhiều cách: · Thu thập và gây nẩy mầm bào tử nấm. · Tách sợi nấm từ các cơ chất có nấm mọc. · Phân lập từ quả thể nấm. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 33 Môi trường dinh dưỡng để nuôi sợi tơ nấm thường sử dụng là môi trường thạch tổng hợp. Giống được dùng làm giống gốc phải đạt các yêu cầu sau: · Là giống thuần, không lẫn tạp. · Tơ mọc khỏe chia nhánh đều. · Tơ nấm bò sát mặt thạch hoặc ăn vòng thành ống nghiệm, ít tơ khí sinh, tơ rối bông. Giống gốc là khâu quyết định trong sản xuất và nuôi trồng nấm vì nó được nhân ra với số lượng lớn và chỉ biết kết quả sau một vài tháng, nghĩa là sau khi thu hoặc nấm. Do đó sơ suất khi chọn giống gốc sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn. 3Phương pháp phân lập [3] Có nhiều cách phân lập để tạo giống gốc nhưng hiệu quả nhất là phân lập từ quả thể. Ngoài ra, phương pháp phân lập từ quả thể hạn chế được hiện tượng bị lẫn hay nhiễm tạp các loại vi sinh vật khác vì sử dụng trực tiếp các mô thịt nấm. Nguyên tắc của phương pháp này là chọn tai nấm điển hình và ở giai đoạn trưởng thành, để dễ đánh giá chất lượng giống. Mô thịt nấm tách ở những vị trí kín đáo, ít tiếp xúc với các nguồn bệnh nhất. Sau đó tiến hành các thao tác vô trùng tủ cấy, dụng cụ , mẫu giống v.v..rồi tiến hành phân lập giống và cấy truyền làm thuần giống để được giống gốc. cần tiến hành bảo quản giữ giống ở điều kiện thích hợp để đưa vào sản xuất. Đặt lên giấy Rửa dung dịch chlorine 1% Rửa nước vô trùng (3 lần) Gọt sạch chất bẩn bám ở chân nấm Tai nấm Lau cồn Tách đôi Tách thịt nấm Bào tửMô thịt Ngâm nước vô trùng 4 giờ Giá thể có tơ Cấy chuyền Nuôi ủ Kiểm tra tạp nhiễm Giống gốc Giữ giống Nhân giống cho sản xuất GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 34 Sơ đồ 2.2 Quy trình phân lập tổng quát GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 35 .10 Chuẩn bị gỗ Đục lỗ ủ giống Ra giàn Thu hái Bảo quản Chiềudài 1,0-1,2m Độ ẩm 45-50% Chiềudài 1,0-1,2m Đường kính 1,0 – 1,2cm Tưới hoặc nhúng nước Khoảng 30-35 ngày Khoảng10-15 ngày Chiềudài 1,0-1,2m Độ ẩm 45-50% Giống gốc GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 36 Phương pháp trồng nấm mèo : 1 Trồng nấm mèo trên gỗ khúc [6], [11] Mộc nhĩ là một loại nông sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, nó được nuôi trồng trên các loại gỗ tạp như bồ đề, mít, cao su, sung, xoài, kéo… Sơ đồ 2.3 Qui trình trồng nấm mèo trên gỗ khúc A) Chuẩn bị gỗ Chặt gỗ khi còn tươi không chọn gỗ bị mối, mục hoặc đã có nấm lạ mọc. Nên chặt cây từ lúc cây sắp thay lá, đâm chồi hoặc chưa ra hoa. Sau đó, cưa cây thành từng đoạn có chiều dài từ 80cmn - 1,2m, đường kính từ 10 - 15cm. Khi chặt, cưa cây nên tránh không làm dập hoặc tróc vỏ, không ngâm nước cây để tránh bị nhiễm tạp. Sau đó rắc vôi lên đống gỗ và quét vôi lên 2 đầu khúc gỗ, dùng ni lông, bao tải phủ lên để gỗ nơi khô mát ủ 3-4 ngày. B) Đục lỗ GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 37 Dùng búa đục chuyên dùng để đục lỗ tạo thành lỗ tròn sâu 1,8 – 2m , đường kính lỗ 1,0 – 1,2cm, lỗ này cách lỗ kia 10 – 12cm. Giữa các hàng cách nhau 5 - 7cm và so le tạo thành hình nanh sấu, cứ làm như vậy cho đến hết khúc gỗ. Chú ý phải đục thử lỗ vì gỗ ướt quá hoặc khô quá đều làm chết giống. C) Cấy giống nấm Đục xong khúc nào cấy giống luôn khúc đó, dùng 1 thanh nứa dẹt dài 20cm rộng 1cm chọc vào túi giống nạy ra từng cục, bẻ ra cho vào lỗ đục dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ cho giống xuống tới đáy lỗ, để giống cách lỗ 2 mm sau đó dùng 1 phần phôi gỗ (dày 1 - 2 mm) đậy lên trên lỗ dục dùng xi măng hoặc sáp o ng chét kín. D) Ủ giống Các khúc gỗ sau khi đã cấy giống xong thì xếp vào nơi ủ. Nơi ủ phải khô ráo, thoáng khí và che đậy cẩn thận. Từ ngày thứ 6 mở phên đậy tưới ướt phần bao tải, tuỳ thuộc vào thời tiết mà tưới 1 hoặc 2 lần/ngày. Đến ngày thứ 15 dỡ đảo gỗ theo nguyên tắc từ trong ra ngoài và trên xuống dưới. Sau đó xếp lại và ủ kín như cũ. Sau 1 tuần (ngày thứ 22) thì lại đảo lại và ủ kín theo dõi đến ngày thứ 30 - 35 khi thấy tai nấm xuất hiện vòng quanh vết đục thì ta tiến hành xoa nụ và mang ra giàn chăm sóc. Riêng những khúc gỗ nào chưa ra hoặc ra nụ ít thì ta tiến hành ủ tiếp. E) Ra giàn Sau khi đã tra giống, tiến hành xếp gỗ vào nhà ươm. Không nên xếp các khúc gỗ sát vào nhau và không được tưới nước lên đống ủ. Để tơ nấm phát triển tốt, nơi xếp đống ủ phải sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng, gió trực tiếp chiếu vào. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn ủ tơ từ 26 - 30oC. Thời gian ủ tơ kéo dài từ 20 - 25 ngày. Giàn là 1 cái lán cao 1,8m, rộng 1,5m tùy theo khối lượng gỗ mà làm chiều dài trung bình lán rộng 1,5m dài 2,5 - 3m thì chứa được 1 ste (khối rỗng), phía trên nóc giàn phủ rơm rạ cỏ tế, dày 30cm để chống nóng, xung quanh giàn dùng phên nóng mốt để che, thiết kế 1 cây tre làm suốt chạy dọc theo giữa lán cao 0,8m để làm chỗ dựa cho các khúc gỗ. Chú ý nền giàn phải đổ cát dày 5 - 10cm để thoát nước và giữ ẩm, nếu là nền đất trước khi đổ cát phải rắc vôi để phòng mối, kiến.Giàn phải thiết kế gàn giếng hoặc gần nguồn nước sạch để tiện chăm sóc tưới nước. F) Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Sau khi ủ tơ, các khúc cây được chuyển vào nhà trồng để tưới đón nấm. Nhà trồng phải sạch sẽ, thông thoáng và dễ thoát nước. Nước tưới phải sạch, không bị nhiễm phèn, mặn và không nhiễm thuốc trừ sâu. Tốt nhất nên tưới theo phương pháp phun sương. Thông thường khoảng 10 ngày sau khi tưới là có thể thu hái nấm đợt 1. Nấm hái ở giai đoạn trưởng thành, lúc này tai nấm phẳng, mép hơi dợn sóng. Mỗi đợt thu hoạch kéo dài từ 10-15 ngày và chấm dứt khi thấy tai GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 38 nấm ra nhỏ và thưa. Sau đó ngừng tưới 1 tuần cho tơ phục hồi, ăn lan tiếp vào sâu bên trong khúc gỗ. Tiếp tục tưới và đón nấm đợt 2 rồi thu hoạch tương tự như đợt 1. Sau mỗi đợt thu hoạch, nên làm vệ sinh sạch sẽ nền nhà và khu vực xung quanh nơi xếp gỗ. Thời gian thu hái kéo dài từ 3 - 4 tháng. Nấm sau khi thu hoạch cần cắt gốc, rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Sau đó, cho vào bao nylon buộc kín lại để bảo quản được lâu. Năng suất mộc nhĩ hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc, trung bình mỗi ste thu đựoc 12-15 kg mộc nhĩ khô, nếu có điều kiện phun sương thì năng suất sẽ cao hơn. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 39 .2 Rây ( sàng) bỏ dâm bào Trộn nước vôi 0.5% Ủ đống 5 ngày Rửa sạch Vào túi Thanh trùng Cấy giống Nuôi ủ 25 – 30 ngày Bịch phôi Quả thể nấm Nấm khô Mạt cưa cao su Mạt cưa tạp (gỗ mềm không tinh Cơ chất trồng nấmCơ chất trồng nấm Rây ( sàng) bỏ dâm bào Trộn nước vôi 1% Ủ đống 1 – 3 ngày Đưa vào nhà tưới Rạch bịch Tưới nước GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 40 Trồng nấm mèo bằng túi mạt cưa [1], [7], [10] (*) Có thể có hoặc không, nếu bổ sung thêm : N-P-K (15-30-15), Urê, DAP, SA liều lượng không quá 5 o/oo, MgSO4 1-2 o/oo. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 41 (**) Cần bổ sung cho nấm. Chất dinh dưỡng thêm vào, có thể là bã mía (tỉ lệ 20%) hoặc cám (tỉ lệ 6%); ngoài ra, cần thêm các thành phần đạm (N-P-K, urê...), khoáng (KH2PO4, MgSO4...) liều lượng tương tự đối với mạt cưa cao su. Sơ đồ 2.4 Qui trình trồng nấm mèo trên túi mạt cưa · Chuẩn bị bịch phôi (còn gọi là bịch cơ chất hay môi trường giá thể) Mạt cưa mới làm ẩm với nước vôi 1,5% và ủ qua đêm đem trồng là cho năng suất cao nhất. Khi sử dụng cần bổ sung dinh dưỡng vào mạt cưa như cám gạo, bắp ,bánh đậu nành hay các hóa chất như urê, DAP, NaNO3, KCl, P2O5 . Đối với những nơi không có điều kiện chỉ cần trộn vào mạt cưa urê hay DAP cũng làm cho nấm phát triển được. Mạt cưa sau khi làm ẩm phải ủ đống trong vòng 12 giờ, nguyên liệu phải thấm nước đều. Nhiệt độ trong đống ủ 50 – 70oC nhằm diệt một số mầm bệnh tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu. Mạt cưa sau khi ủ phải sàng lọc kỹ, vứt bỏ các mảnh gỗ vụn, răm bào. Cho mạt cưa vào bịch nilon (PE). · Khử trùng cơ chất - Hấp cách thuỷ thời gian 10 - 12 giờ ở áp suất thường (nhiệt độ 95- 100oC) - Nếu hấp bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 120oC trong thời gian 120- 150 phút · Cấy giống vào bịch có 2 cách: - Cách thứ nhất: Nếu sử dụng giống trên hạt (như hạt lúa) dùng que sắt khều hạt giống từ lọ thủy tinh hoặc túi nilon sang bịch mạt cưa và lắc đều trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống 1,2% so với trọng lượng bịch mạt cưa nghĩa là bịch mạt cưa có trọng lượng từ 1,2 – 1,4 kilogam thì cấy 12 – 15 gam giống nấm hoặc một chai giống cấy từ 30 – 40 bịch. - Cách thứ hai: Nếu giống cấy làm trên que gỗ (thân cây khoai mỳ) dùng panh vô trùng kẹp nhẹ từng que giống chuyển sang các lỗ đã dùi trước trong bịch mạt cưa (một bịch mạt cưa cấy một que giống). Quá trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ và thao tác trên ngọn đèn cồn. Sau khi cấy giống xong, nút miệng bịch lại bằng bông gòn không thấm nước, chuyển vào phòng ươm sợi. Nơi ươm sợi nấm tốt nhất là phòng sạch sẽ có cửa ra vào, có giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng. Nhiệt độ phòng thích hợp là 25 – 30oC, không cần ánh sáng. · Thời gian ươm: từ 20 – 25 ngày. Quan sát thấy các sợi nấm màu trắng lan đều từ trên xuống hoặc từ trong ra là tốt. Khi bịch đã đầy sợi tơ, chuyển vào nhà trồng xếp theo kệ đã làm sẵn, mỗi bịch cách nhau 20cm để nấm ra hay dùng dây kẽm sâu các bịch treo lên.Tiến hành rạch bịch, tưới nước đón nấm. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 42 · GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 43 Thu và bảo quản nấm Khi mộc nhĩ đã xòe tán, mép đã xoăn lại là lúc bắt đầu thu hoạch. Không thu khi trời mưa. Nếu gặp mưa phải dùng bạt che lên nóc giàn để tránh mưa thâm nhập vào bịch. Thu xong phơi trong nong hay ni long. Nếu không có nắng thì phải sấy mộc nhĩ trong các lò sấy có nhiệt độ 45-60oC để cho mộc nhĩ khô từ từ, tạo ra sản phẩm có cánh phẳng, không quăn, màu sang đẹp. trước khi cho vào lò sấy nên dùng quạt để hong cho mộc nhĩ giảm bớt lượng nước. Thu xong cho giàn thông thoáng, rắc vôi bột xuống nền và xung quanh, phun thuốc sát trùng môi trường và bịch. Sau 7-10 ngày quả thể mọc, mới được tưới nước. .11 Các loại loại bệnh, cách Phòng chống và khắc phục trong nuôi trồng nấm mèo [7] .1 Các loại bệnh Là vấn đề lớn hiện nay, nhất là khi phong trào trãi rộng, nhà nhà trồng nấm. Với số lượng bịch nuôi trồng lớn và trồng quanh năm, nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt, thì khó đạt được kết quả. Cũng giống như nấm rơm, nấm mèo có thể bị một trong hai loại bệnh chính: bệnh sinh lý và bệnh nhiễm. · Bệnh sinh lý Nấm mèo có thể biểu hiện một số bệnh không do nhiễm khuẩn như: tơ thưa, sợi nấm mãnh, đầu hơi uốn khúc hoặc cuộn lại; tai nấm tạo cuống dài, kết chùm bông cải, tai khô cứng, đổi màu sậm hoặc màu nhạt, mỏng manh, mau già... Các biểu hiện trên thường liên quan đến yếu tố môi trường, như nơi trồng bị yếm khí (ngộp), nước tưới bị phèn, bị chua, nhiệt độ cao, thiếu ánh sáng, bị lạnh đột ngột… · Bệnh nhiễm Phổ biến là do vi khuẩn, nấm bệnh... Tuy nhiên, côn trùng, tuyến trùng và nhện mạt (mites) cũng là đối tượng gây thất thu nặng, chúng ăn và cắn phá tơ nấm, lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc... Có thể diệt chúng bằng các thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, như : Azodrin 1%, nhiều nơi còn dùng Kelthan (Dicofol) 18,5%, Endosulfan (Thiodan) 2,5%, Karate 0,05- 0,07%, ... GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 44 .2 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 45 Cách phòng bệnh Việc phòng bệnh bao gồm: - Chọn giống khoẻ - Xử lý và khử trùng tốt nguyên liệu. - Giữ môi trường nơi nuôi trồng thật vệ sinh. Nên rửa bịch trước khi rạch 2 giờ. - Hạn chế sử dụng thuốc sát trùng trực tiếp lên nấm. Chỉ nên phun thuốc trừ sâu bệnh trước và sau khi nuôi trồng. - Nên phân lô (bịch tốt, bịch xấu) để tiện chăm sóc Tóm lại, cần đảm bảo các điều kiện phù hợp với nhu cầu cho nấm và vệ sinh công nghiệp, thì mới thu được kết quả tốt nhất. .3 Cách khắc phục Đối với tuyến trùng, sử dụng Formalin (Formol) 0,2- 0,3%, Furadan 3H, Mocap... Đối với nấm mốc ký sinh lên nấm mèo, có thể dùng các thuốc diệt, như Bennomyl (Benlate - C) 0,1- 0,2%, Sulfat sắt 0,02%, Macozeb (Dithane, Maneb), Zineb (Tritofboral) 7%... Đối với trường hợp nhiễm khuẩn (vi khuẩn) hoặc nấm nhầy (myxomyces), có thể dùng Chlorin (Hypoclorid Ca) 0,04 - 0,05%, thuốc tím (KMnO4), Formol 0,2%... Tóm lại, nấm có thể bị nhiều bệnh khác nhau, nhưng tùy trường hợp nặng, nhẹ, lây lan hay không, mà có biện pháp phòng trừ thích hợp. Tuy nhiên, biện pháp dùng hoá chất vẫn không phải là tốt nhất đối với môi trường, do đó, chỉ dùng khi nào thật cần thiết. Để tránh bệnh cho nấm, căn bản vẫn là vệ sinh môi trường, giống gốc mạnh, dinh dưỡng đầy đủ và điều kiện nuôi ủ thích hợp. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 46 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 47 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Thời gian và địa điểm thí nghiệm Đề tài được thực hiện từ 18/02/2010 đến 25/06/2010 tại trại nấm Bảy Yết, huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh. Phòng thí nghiệm Trường Đại học Bình Dương và phòng thí nghiệm trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. .2 Vật liệu thí nghiệm 1 Đối tượng thí nghiệm Giống nấm mèo đen (Auricularia auricular) do công ty cổ phần sinh học MEKONG cung cấp. 2 Thiết bị và dụng cụ .1 Thiết bị · Cân phân tích · Máy chụp ảnh kỹ thuật số · Tủ cấy vô trùng · Nồi hấp Autoclave · Tủ sấy · Nhiệt kế · Tủ lạnh · Thiết bị sàng rây · Cân phân tích độ chính xác đến 0,01g .2 Dụng cụ Gồm các dụng cụ như: Ống nghiệm, que cấy, đèn cồn, đĩa petri, túi chịu nhiệt PE … 3 Hóa chất Các hóa chất vô cơ: MgSO4, KH2PO4, DAP (diamon phosphate). 4 Nguyên liệu Mạt cưa cao su được lấy từ trại nấm Bảy Yết, huyện Hóc Môn, TPHCM GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 48 5 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 49 Môi trường sử dụng 1Môi trường nhân giống cấp 1 Sử dụng môi trường PGA và PGA bổ sung các chất dinh dưỡng: Bảng 3.1 Môi trường PGA (Potato Glucose Agar) Khoai tây: 200 (g) Glucose: 20 (g) Agar: 20 (g) Nước cất vừa đủ: 1000 (ml) Bảng 3.2 Môi trường PGA + 10% nước dừa Khoai tây: 200 (g) Glucose: 20 (g) Agar: 20 (g) Nước dừa: 100 (ml) Nước cất vừa đủ: 1000 (ml) Bảng 3.3 Môi trường PGA + 10% dịch chiết cà rốt Khoai tây: 200 (g) Glucose: 20 (g) Agar: 20 (g) Dịch chiết Cà rốt: 100 (ml) Nước cất vừa đủ: 1000 (ml) Bảng 3.4 Môi trường PGA + 10% dịch chiết giá Khoai tây: 200 (g) Glucose: 20 (g) Agar: 20 (g) Dịch chiết giá: 100 (ml) Nước cất vừa đủ: 1000 (ml) GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 50 2 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 51 Môi trường nhân giống cấp 2 Gồm hạt lúa được nấu cho mở nắp, mạt cưa cao su sau khi rây sàng đã được xử lý với vôi 0.5% cùng với các chất dinh dưỡng được bổ sung như cám bắp, cám gạo. 3Môi trường giá thể mạt cưa cao su Gồm mạt cưa cao su đã được xử lý vôi 0.5% được bổ sung thêm cám bắp, cám gạo và muối: MgSO4, KH2PO4, DAP. 3 Phương pháp thí nghiệm 1 Khảo sát sinh trưởng hệ sợi nấm mèo đen (Auricularia auricular) trên môi trường thạch Môi trường thạch ngoài việc cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thụ cho tơ nấm còn tiện cho việc quan sát các mầm tạp nhiễm. Là môi trường dinh dưỡng tổng hợp bao gồm ba thành phần cơ bản: ·Đường : glucose hay có thể thay bằng saccharose. ·Thạch hoặc rau câu (Agar) ·Chất bổ sung: gồm nhiều loại, có thể là từ các loại nước chiết từ các sinh vật thông thường như thực vật (giá, dừa, khoai tây), động vật (thịt), vi khuẩn (nấm men)…hay là từ các hóa chất vô cơ: chủ yếu là các nguyên tố khoáng như: K, P, Mg (MgSO4, KCl, P2O5 … ) Ngoài ra, để giúp cho sự tăng trưởng của nấm, có thể bổ sung vitamin B1 hay các acid amin như asparagin, acid glutamic. Hoặc bổ sung các acid nucleic như edenosine hoặc vài loại kháng sinh, để ngăn chặn các mầm bệnh . Theo T. Mizuno (1998), môi trường dùng phân lập giống từ thiên nhiên và phân giống cấp 1 thường là môi trường có chứa Maltose. Qua qua trình tìm hiểu trên thựctế chúng tôi nhận thấy rằng để xác định môi trường thích hợp nhất cho việc bảo quản và nhân giống cấp 1 phù hợp với phòng thí nghiệm ở Việt Nam và chuẩn bị cho quá trình phát triển nuôi trồng sản xuất, chúng tôi tiến hành khảo sát tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm trên các loại môi trường: PGA và PGA bổ sung dinh dưỡng là các dịch chiết từ trái cây. Thí nghiệm được chúng tôi bố trí như bảng 3.6. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 52 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 53 Bảng 3.5 Bố trí thí nghiệm khảo sát sinh trưởng hệ sợi nấm mèo trên môi trường thạch Nghiệm thức Môi trường NT1 PGA + 10% nước dừa NT 2 PGA NT 3 PGA + 10% dịch chiết cà rốt NT 4 PGA + 10% dịch chiết giá Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 đĩa với 3 lần lặp lại - Tổng số đĩa cấy: 120 đĩa - Các chỉ tiêu theo dõi sau khi cấy: · Đo tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm (cm) · Quan sát màu sắc và hình thái, mật độ sinh trưởng hệ sợi nấm · Cách tiến hành thí nghiệm Đầu tiên ta tiến hành chuẩn bị các dịch chiết giá, cà rốt, khoai tây, dừa như sau: · Đối với dừa ta lấy dịch nước quả dừa. Ở dừa non hàm lượng dinh dưỡng cao hơn dừa già nên tốt nhất nên sử dụng dừa non. Tùy vào hàm lượng cần sử dụng mà ta tiến hành lấy dịch lọc rồi phối trộn vào môi trường PGA. · Đối với dịch chiết giá và cà rốt để thu lấy 100ml dịch chiết thì tiến hành bằng cách: lấy 100g mỗi loại sau đó rữa sạch. Đối với cà rốt thì tiến hành bỏ vỏ, cắt thành miếng mỏng. Sau đó tiến hành nấu mỗi loại cùng với 100ml nước cất cho đến khi cà rốt và giá chín nhừ (chú ý không nên nấu quá lâu ví sẽ làm biến tính protein trong giá và cà rốt) sau đó chắt dịch chiết ra rồi đem lọc để loại bỏ cặn. Thu lấy dịch lọc đem định mức lên đủ 100ml với nước cất rồi tiến hành phối trộn với môi trường PGA theo từng nồng độ cần khảo sát. · Đối với khoai tây cũng thực hiện các bước như cà rốt nhưng với khối lượng khoai tây cân lấy để pha ra 1 lít môi trường PGA là 200g, sau khi thu được dịch lọc khoai tây thì tiến hành nấu tiếp dịch lọc đó với 20g dường glucose (hoặc saccharose) và 20g agar vùng với nước cất vửa đủ 1 lít. Nấu cho đến khi agar tan hết là đã nấu xong môi trường PGA. Đối với nuôi cấy nấm mèo ta không cần chỉnh pH của môi trường. Sau khi phối trộn dinh dưỡng, các môi trường đều được hấp khử trùng ở 121oC/15-20 phút. Để nguội đến nhiệt độ 40-50oC rồi đổ môi trường vào đĩa petri vô trùng, để nguội, cấy giống vào đĩa. Tiến hành ủ ở nhiệt độ phòng (30 ±2oC). Quan sát và tiến hành đo đường kính của khuẩn lạc định kỳ 2 ngày 1 lần cho đến khi hệ sợi lan ra hết đĩa petri. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 54 2Khảo sát sự sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường nhân giống cấp 2 (môi trường meo hạt) Để cấy giống vào môi trường cơ chất trồng nấm cần phải cấy truyền giống sang môi trường meo hạt nhằm tăng số lượng phân bố hoặc môi trường meo cọng là dạng trung gian nhằm tiện cho việc cấy truyền giống. Tơ nấm trên bịch cơ chất của meo cọng lan nhanh hơn meo hạt. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm ở môi trường meo cọng cao hơn môi trường meo hạt. Vì vậy ở đây chúng tôi tiến hành sử dụng giống meo hạt để cấy truyền lên môi trường giá thể. Môi trường meo hạt gồm các loại ngũ cốc. Nguyên liệu dùng khảo sát là hạt lúa nấu chín nở và mạt cưa cao su bổ sung các thành phần: cám gạo, cám bắp theo tỷ lệ của các nghiệm thức thí nghiệm. Chúng tôi bố trí thí nghiệm như sau: Bảng 3.6 Bố trí thí nghiệm khảo sát sự sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường meo hạt Nghiệm thức Môi trường nuôi cấy NT1 Lúa 90% + mạt cưa 5% + cám gạo 5% NT2 Lúa 80% + mạt cưa 10% + cám gạo 10% NT3 Lúa 60% + mạt cưa 20% + cám gạo 20% NT4 Mạt cưa 90% + 10% cám bắp NT5 Mạt cưa 90% + 5% cám bắp + 5% cám gạo Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 ống với 3 lần lặp lại - Tổng số ống nghiệm cấy: 150 ống - Các chỉ tiêu theo dõi sau khi cấy: ·Đo tốc độ lan tơ nấm (cm) ·Quan sát màu sắc, hình thái và mật độ hệ sợi nấm Cách tiến hành thí nghiệm: hạt lúa được rửa và loại hạt lép. Sau đó nấu cho lúa chín nở nắp, vớt ra để ráo. Khi ẩm độ khoảng 65 – 75% thì phối trộn với các dinh dưỡng bổ sung rồi cho vào dụng cụ chứa (ống nghiệm, chai thủy tinh..) và đem khử trùng trước khi cấy giống. Các môi trường đều hấp khử trùng ở 121oC/30 phút. Để nguội, cấy giống vào ống nghiệm. Tiến hành ủ ở nhiệt độ phòng (30 ±2oC). Theo dõi và tiến hành đo tốc độ lan tơ xuống bên dưới ống nghiệm định kỳ 5 ngày 1 lần cho đến khi hệ sợi lan ra hết ống nghiệm. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 55 Cả hai thí nghiệm khảo sát quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường thạch đĩa và môi trường hạt đều được chúng tôi thực hiện tại phòng thí nghiệm. để thuận tiện cho việc tiện theo dõi, chúng tôi trình bày ngắn gọn quy trình tiến hành như sau: Sơ đồ 3.2. Khảo sát quá trình nhân giống trên môi trường thạch và meo hạt trong phòng thí nghiệm GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 56 3 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 57 Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo đen (Auricularia auricular) trên môi trường giá môi (bịch cơ chất) Môi trường giá môi gồm mạt cưa của các loại gỗ tạp với các nguồn dinh dưỡng bổ sung như cám bắp, gạo, và các hóa chất bổ sung nguồn đạm, cacbon, các nguyên tố vi lượng... Môi trường giá môi vừa giúp sợi tơ nấm thích nghi với cơ chất sẽ nuôi trồng đồng thời cũng là là môi trường trồng nấm trên bịch mạt cưa. Môi trường giá môi đóng vai trò qua trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển quả thể nấm, quyết định đến khả năng " sống còn" của người trồng nấm. Năng suất và hình thái quả thể nấm phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng, chất lượng của môi trường. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở môi trường giá môi lại rất cao, gây tổn thất bại nặng nề cho người trồng nấm. Vì vậy vấn đề đặt ra là tìm được tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng thích hợp nhất để thu được nấm có năng suất và chất lượng tốt đồng thời hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm của môi trường giá môi. Đấy là lý do mà chúng tôi tiến hành khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo trên môi trường giá môi. .1 Bố trí thí nghiệm Nguyện liệu khảo sát chính được chúng tôi sử dụng là mạt cưa cao su vì bên cạnh các đặc tính của gỗ cao su rất thích hợp để trồng nấm thì còn do nguồn nguyên liệu mạt cưa cao su dồi dào nên giá thành rẻ tiền. Mạt cưa cao su sau khi được xử lý với vôi 0.5% rồi đem ủ . Được tiến hành phối trộn với các dinh dưỡng bổ sung như cám gạo, cám bắp, với các hóa chất: MgSO 4, KH2PO4, DAP (Diamoniphosphate)…thí nghiệm được bố trí cụ thể trong bảng 3.8 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 58 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 59 Bảng 3.7 Bố trí thí nghiệm khảo sát tốc độ sinh trưởng và phát triển hệ sợi nấm trên môi trường cơ chất. Nghiệm thức Môi trường 1 Mạt cưa cao su + 3o/oo MgSO 4 2 Mạt cưa cao su + 3o/oo MgSO 4 + 2o/oo KH2PO4 3 Mạt cưa cao su + 5% cám gạo 4 Mạt cưa cao su + 5% cám gạo + 3o/oo MgSO 4 5 Mạt cưa cao su + 5% cám bắp 6 Mạt cưa cao su + 5% cám bắp + 2o/oo KH2PO4 7 Mạt cưa cao su + 5% cám gạo + 5o/o cám bắp 8 Mạt cưa cao su + 5o/oo DAP 9 Mạt cưa cao su + 2o/oo KH2PO4 Thí nghiệm được bố trí với 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 10 bịch với 2 lần lặp lại Tổng số bịch cấy: 180 bịch Các chỉ tiêu theo dõi: ·Theo dõi tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm trên bịch cơ chất trồng nấm. ·Theo dõi hình thái, màu sắc và mật độ của hệ sợi nấm. ·Theo dõi quá trình sinh trưởng và hình thành quả thể nấm mèo đen. ·Theo dõi sự nhiễm bệnh trên cơ chất trồng nấm trong quá trình ủ tơ nấm và sau khi đưa ra nhà trồng. ·Xác định hiệu suất sinh học (năng suất) nuôi trồng nấm mèo đen trên giá thể: Là tỷ lệ trọng lượng thể quả tươi trong 100 gam nguyên liệu. Tiến hành đánh giá trọng lượng quả thể nấm được nuôi trên bịch PE chứa 200 gam cơ chất khô, trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ 28 – 35oC. ·Tính hiệu quả kinh tế của nấm cau khi thu hoạch được .2 Cách tiến hành GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 60 · Mạt cưa cao su khô được bổ sung vôi bột với tỷ lệ 0.5% (theo trọng luợng khô của mạt cưa), bổ sung nước, trộn đều và ủ từ 1-3 ngày. Độ ẩm của cơ chất mạt cưa đã ủ vôi khoảng 60 - 65%. · Bổ sung dinh dưỡng và trộn đều các môi trường giá thể với nước sạch (có bổ sung các chất dinh dưỡng) để đạt đến độ ẩm 65 ± 2% và đóng vào các bịch PE. Hấp thanh trùng bằng hơi nước nóng 100oC trong 12 giờ. · Sau khi giá thể nguội, chúng tôi dùng giống trên môi trường hạt lúa để cấy vào các bịch giá thể mạt cưa cao su. Độ tuổi thích hợp nhất của giống là 13 – 14 ngày. · Sau đó tiến hành ủ tơ nấm trong nhà ủ thông thoáng, mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp và các tác nhân ngoại cảnh từ môi trường. thời gian ủ khoảng từ 30-45 ngày là tơ nấm mọc đầy bịch phôi. · Chuyển khối cơ chất trồng nấm ra nhà trồng khi tơ nấm đã lan hết khối cơ chất và đạt độ tuổi thích hợp. sau đó tiến hành rạch bịch, và tưới đón nấm.Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm, dùng bình phun sương phun thật mịn. Tưới bình quân 2 giờ/lần/ngày, nếu độ ẩm không khí thấp thì từ 1 - 1,5 giờ/lần/ngày. Sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85 - 90%. Nhiệt độ thích hợp 25 - 32oC,nhiệt độ tối ưu 27 - 28 oC. nấm mèo thích hợp trồng trong mùa mưa khi độ ẩm không khí cao, mát mẻ. · Khoảng 15-30 ngày sau khi rạch bịch nấm bắt đầu ra quả thể. Thu hoạch nấm khi nấm đạt độ tuổi trưởng thành. Khi đó, tiến hành thu hái và đánh giá hiệu quả kinh tế sau khi trồng nấm. Ánh sáng khuyếch tán, đây là điều kiện thích hợp nhất để tạo quả thể nấm phát triển. A) Phương pháp xác định tốc độ lan tơ của nấm Cơ chất sau khi được phối trộn theo các tỷ lệ được trình bày như trên được đưa vào đóng túi nilong kích thướt 16 x 22 (cm). Mỗi nghiệm thức dồn 10 bịch PE, sau đó hấp khử trùng ở 100oC trong 12 giờ. Tiến hành lấy ra để nguội hẳn và cấy giống ở môi trường hạt vào. Đem ủ ở nhiệt độ phòng. Sau 5-7 ngày, khi tơ nấm đã bắt đầu lan đều thì tiến hành đo tốc độ lan tơ 5 ngày một lần cho đến khi tơ nấm lan đầy bịch và ghi kết quả. Chú ý ghi nhận từ ngày bắt đầu ủ nấm, thời gian nấm ra tơ đến khi tưới đón nấm. Ghi nhận: · Quan sát và đo tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm 5 ngày/lần. · Quan sát hệ sợi nấm trong từng cơ chất. · Tính tốc độ ăn sâu trung bình của tơ nấm. · Thời gian tơ nấm lan đầy bịch. · Thời gian nấm ra quả thể sau khi tưới nước GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 61 · Thời gian nấm thu hoạch sau khi ra quả thể B) Phương pháp thu hái quả thể Khi tơ nấm đã ăn đầy bịch phôi thì tiến hành đưa ra nhà trồng và rạch bịch, 10 ngày sau khi ra nhà trồng sẽ bắt đầu tưới đón nấm, khoảng từ 4-6 sau đó nấm bắt đầu ra quả thể. Đầu tiên là xuất hiện dưới dạng nụ nấm đến khi chuyển sang dạng tai mèo tròn, ta tiến hành thu hái nấm. Thu hái nấm nên hái hết cả chùm, không được để sót lại phần chân nấm vì nó dễ gây nhiễm, ảnh hưởng các lần thu hoạch sau. Ghi nhận: · Cân sản lượng nấm trên mỗi bịch, sau đó tính trọng lượng nấm tươi. · Năng suất nấm thu hoạch được của các bịch trên các loại cơ chất. · Nhận xét về hình dạng, màu sắc của quả thể · Tính hiệu quả kinh tế sau khi thu hoạch C) Khảo sát sự nhiễm bịch phôi Trong quá trình nuôi trồng nấm mèo, không tránh khỏi sự hao hụt do các bịch phôi bị nhiễm bởi nấm mốc, xạ khuẩn, hay các loài nấm và vi sinh vật khác…Đồng thời, các bịch phôi cũng bị nhiễm do nhiều nguyên nhân: hấp khử trùng không đạt, giống gốc không thuần, kỹ thuật cấy giống không đạt, dinh dưỡng bổ sung vào gây ảnh hưởng, môi trường nuôi cấy… Ghi nhận: ·Đếm số bịch phôi bị nhiễm trên tổng số 10 bịch thử nghiệm với mỗi cơ chất với 2 lần lặp lại ·Xác định tỷ lệ nhiểm bịch phôi trên các loại cơ chất Mạt cưa (cao su) Bịch phôi Quả thể nấm (Quan sát hình thái, tính năng suất) Nấm khô Bổ sung dinh dưỡng (khảo sát các loại dinh dưỡng Rây (sàng) bỏ dâm bào Trộn nước vôi 1% Vào túi Thanh trùng Cấy giống Đưa vào nhà tưới Rạch bịch Rửa sạch Phơi (sấy) khô 60-65oC Cơ chất trồng nấm GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 62 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 63 Toàn bộ thí nghiệm khảo sát trên môi trường cơ chất được chúng tôi tiến hành thực hiện tại trại nấm Bảy Yết. Qui trình thực hiện có thể tóm tắt như sơ đồ sau: Sơ đồ 3.3 Khảo sát tốc độ lan tơ và nuôi trồng trên môi trường cơ chất mạt cưa cao su GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 64 .4 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 65 Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các lô thí nghiệm đều được tiến hành 2 - 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Số liệu được tính toán bắng chương trình Microsoft Excel. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học giá trị thực của một chuỗi số thống kê từ mẫu cụ thể Wx=(x1, x2, ..., xn) ta tính được giá trị trung bình cà phương sai mẫu cụ thể ( ). Từ đó tính được khoảng tin cậy (X ) theo công thức: = Sử dụng phần mềm Statgraphics Ver. 3.0 để so sánh sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng hệ sợi nấm trên các nghiệm thức thí nghiệm ở mức α = 0,05 hay LSD (95%) (Least Significant Difference). A. Ngày thứ 2 B. Ngày thứ 4 C. Ngày thứ 6 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 66 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .1 Khảo sát tốc độ sinh trưởng hệ sợi nấm mèo đen (Auricularia auricular) trên môi trường thạch Trên môi trường thạch đĩa PGA bổ sung các thành phần dinh dưỡng như đã trình bày ở bảng 3.5. Sau khoảng thời gian nuôi cấy chúng tôi nhận thấy sự phát triển của hệ sợi nấm mèo có hình dạng như sau: Hình 4.1. Hình dạng phát triển hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường thạch đĩa Hệ sợi nấm trên môi trường thạch phát triển rất nhanh, từ điểm cấy ban đầu tơ nấm lan đều ra bên ngoài theo các hướng của thạch đĩa. Ở 2 ngày đầu tơ nấm phát triển tương đối chậm (độ dài tơ nấm từ 1-1,5cm) nhưng bắt đầu phát triển nhanh dần từ ngày thứ 4 trở đi (độ dài tơ nấm từ 4-5cm). Lúc đầu tơ nấm có màu trắng trong Ngày Nghiệm thức Tốc độ lan tơ (cm) 2 4 6 Mật độ, hình thái tơ nấm NT1 2,05 4,50 7,47 Dày, trắng trong NT2 1,56 4,27 7,26 Hơi thưa, trắng trong NT3 1,70 4,55 7,53 Thưa , trắng vàng NT4 1,97 4,89 8,46 Rất dày, trắng sáng GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 67 mật độ tơ nấm thưa, càng về sau mật độ tơ nấm dày hơn có màu trắng sáng ở giai đoạn phát triển mạnh nhất, chuyển sang màu trắng đục đến vàng nhạt khi tơ nấm già và dừng sinh trưởng. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 68 Kết quả theo dõi sự sinh trưởng, phát triển hình thái và đo tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm trên môi trường thạch ở đĩa petri có đường kính 9 cm được trình bày cụ thể trong bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 69 Bảng 4.1 Tốc độ lan tơ của tơ nấm trên môi trường thạch Ghi chú: Các số liệu trong bảng 4.1 là kết quả trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm ứng với mỗi môi trường khác nhau. Các ký hiệu của nghiệm thức theo dõi ở bảng 3.1. Biểu đồ 4.1 So sánh tốc độ lan tơ và sinh trưởng của tơ nấm trên môi trường thạch Nhận xét: Môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển hệ sợi nấm. Tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm trên 2 loại môi trường dinh dưỡng PGA và PGA bổ sung dinh dưỡng khác biệt rất rõ rệt. Trên môi trường PGA hệ sợi nấm sinh trưởng chậm hơn so với các môi trường khác. Ở 2 ngày đầu tơ nấm chỉ lan trung bình được 1,56 cm thấp hơn từ 0,4 đến 0,5cm so với môi trường PGA bổ sung dịch chiết giá và nước dừa. Cũng với môi trường trên qua ngày thứ 4 thì chênh lệch khoảng cách còn khoảng từ 0,2 đến 0,3cm và 0,2 đến 1,2cm ở ngày thứ 6. Mật độ hệ sợi nấm của PGA thì thưa, có màu trắng trong còn các môi trường còn lại thì mật độ hệ sợi nấm dày hơn và có màu trắng sáng hơn. Từ đó Chứng tỏ hệ sợi nấm mèo đen sinh trưởng tốt hơn khi nuôi cấy trên môi trường PGA bổ sung dinh dưỡng Mặc khác, ở môi trường PGA bổ sung dịch chiết giá cho thấy hệ sợi nấm sinh trưởng và phát triển hơi chậm ở giai đoạn đầu. Ở ngày thứ 2 đường kính tơ nấm chỉ được 1,97cm thấp hơn môi trường PGA bổ sung nước dừa. Nhưng trái lại ở ngày thứ 4 thì lớn hơn 0,3cm và ngày thứ 6 thì lớn vượt trội hơn hẳn so với các môi trường khác gần 1cm. mật độ hệ sợi nấm dày hơn, có màu trắng sáng chứng tỏ hệ sợi nấm sinh trưởng mạnh. PGA + 10% nước dừa PGA + 10% dịch chiết cà rốt PGA + 10% dịch chiết PGA GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 70 Ở môi trường dịch chiết cà rốt thì tơ nấm mọc cũng tương đối nhanh và đồng đều, giữa các đợt. Tuy nhiên mật độ hệ sợi nấm thưa và có màu vàng là dấu hiệu của sợi nấm sắp già và thoái hóa. S ự khác biệt của hình thái sợi và mật độ sợi nấm có thể nhìn thấy rõ ở hình 4.2 Hình 4.2. Hình thái hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường thạch. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 71 A. Ngày thứ 5 B. Ngày thứ 15 C. Ngày thứ 20 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 72 Kết luận: · Môi trường thạch dùng nuôi cấy giống hiệu quả nhất là môi trường PGA bổ sung 10% dịch chiết giá. Ngoài ra còn có thể sử dụng môi trường PGA bổ sung 10% nước dừa. · Môi trường PGA bổ sung 10% dịch chiết cà rốt không mang lại hiệu quả cao trong nuôi cấy giống vì mật hệ sợi nấm trên môi trường này khá thưa đặc biệt là chu trình sinh trưởng của hệ sợi nấm ở môi trường này ngắn, tơ nấm nhanh già nên dễ thoái hóa giống. · Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm giữa các môi trường dinh dưỡng khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. .2 Sự sinh trưởng hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường hạt. Quan sát hình thái sợi nấm ở hình 4.3 và quá trình khảo sát chúng tôi thấy: Trên môi trường hạt hệ sợi nấm mèo lan sâu vào trong khối cơ chất. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng của tơ nấm trên môi trường hạt tương đối chậm. Ở giai đọan đầu tơ nấm sinh trưởng rất chậm (sau 5-10 ngày quan sát thấy rõ độ lan sâu của tơ nấm). Sau đó tơ nấm có xu hướng lan nhanh hơn ở giai đoạn giữa và chậm dần ở giai đoạn tơ nấm gần đầy ống nghiệm (khoảng 15-20 ngày). Màu sắc và mật độ tơ nấm cũng tăng dần theo thời gian. Lúc đầu, tơ nấm thưa và có màu trắng trong. Về sau mật độ tơ nấm tăng dần lên và có màu trắng đậm rõ rệt hơn. Mặc khác, ở mỗi môi trường dinh dưỡng khác nhau tơ nấm có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Hình 4.3 Tốc độ phát triển của hệ sợi nấm trên môi trường hạt GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 73 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 74 Quan sát và theo dõi tốc độ lan tơ và quá trình sinh trưởng của hệ sợi nấm trên từng môi trường hạt ở ống nghiệm có đường kính 9mm, chiều dài môi trường 12 cm thu được kết quả trong bảng sau: Bảng 4.2 Độ lan sâu của hệ sợi nấm trong ống nghiệm ở môi trường hạt Ngày Nghiệm thức Đường kính tơ nấm (cm) 5 10 15 20 NT1 2,06 5,01 8,50 11,01 NT2 2,32 5,22 8,84 11,30 NT3 2,60 5,44 8,84 11,79 NT4 1,69 4,24 7,31 9,95 NT5 1,92 4,63 7,66 10,59 Ghi chú: các số liệu trong bảng 4.2 là kết quả trung bình của 10 ống nghiệm với 3 lần lặp lại thí nghiệm ứng với mỗi môi trường khác nhau. Kí hiệu nghiệm thức theo dõi ở bảng 3.2 Biểu đồ 4.2. Tốc độ lan sâu của tơ nấm trên môi trường hạt GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 75 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 76 Nhận xét: Sử dụng phần mềm Statgraphics 3.0 so sánh sự khác biệt tốc độ sinh trưởng sợi nấm giữa các môi trường trong thí nghiệm với mức ý nghĩa α = 0,05 hay LSD (95%) và quan sát ở hình 4.4 cho thấy: tốc độ sinh trưởng sợi nấm trên các môi trường là khác nhau. Ở nghiệm thức thứ 1, 2, 3 tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm nhanh hơn ở nghiệm thức 4, 5 khoảng 1 - 1,3 cm. Mặc khác, mật độ và màu sắc hệ sợi nấm trên các môi trường 1, 2, 3 dày và trắng hơn các môi trường 3, 4. Điều này chứng tỏ tốc độ sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm trên môi trường hạt là lúa nhanh hơn trên môi trường hạt là mạt mạt cưa. Ta thấy thành phần dinh dưỡng của môi trường ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tơ nấm. Ở môi trường hạt lúa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn ở mạt cưa nên tơ nấm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn và mật độ hệ sợi nấm dày hơn môi trường mạt cưa. Ở môi trường hạt lúa bổ sung dinh dưỡng ta thấy: với tỷ lệ 60% lúa + 20% mạt cưa + 20% cám gạo là thì tốc độ lan tơ, mật độ hệ sợi nấm nhanh và dày nhất (trung bình nhanh hơn môi trường chứa 90% lúa + 5% mạt cưa + 5% cám gạo từ 0,3 - 0,6 cm và môi trường 80% lúa + 10% mạt cưa + 10% cám gạo từ 0,2-0,4 cm). Chậm và thưa nhất là ở môi trường 90% lúa bổ sung 5% mạt cưa và 5% cám gạo. Qua đó chúng tôi kết luận rằng với hàm lượng mạt cưa và cám gạo càng cao (trong khoảng nồng độ khảo sát) thì tỷ lệ sinh trưởng của hệ sợi nấm càng tăng. Điều này có thể là do mạt cưa đóng vai trò là chất tạo độ xốp cho môi trường. Môi trường có độ xốp càng cao thì tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm trong môi trường hạt càng nhanh và dày. Đối với môi trường hạt là mạt cưa ta thấy môi trường hạt mạt cưa bổ sung thêm cám bắp và cám gạo có tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm nhanh hơn so với môi trường chỉ bổ sung thêm cám bắp (trung bình khoảng từ 0,3 - 0,5 cm) mật độ tơ nấm cũng tỷ lệ thuận với tốc độ lan của hệ sợi nấm. Vậy ở môi trường hạt bổ sung cám bắp tơ nấm phát triển kém nhất. Qua quan sát cho thấy đối với môi trường meo hạt lúa thì tỷ lệ nhiễm nhiều hơn so với môi trường hạt là mạt cưa. Nguyên nhân có thể do ở môi trường hạt lúa như: diện tích bề mặt tiếp xúc của lúa thấp do thể tích hạt lúa to nên trong quá trình hấp khử trùng đã không diệt hết được các vi sinh vật trong môi trường. Còn ở môi trường meo hạt là mạt cưa thì diện tích bề mặt tiếp xúc lớn nên khả năng diệt vi sinh vật tốt hơn dẫn đến khó nhiễm hơn. Một nguyên nhân khác nữa là do trong môi trường hạt lúa, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn môi trường mạt cưa nên tạo ra một nguồn dinh dưỡng thích hợp cho các vi sinh vật sử dụng để sinh trưởng, phát triển. Kết luận: Hiệu quả nuôi cấy giống trên môi trường hạt lúa cao hơn môi trường hạt mạt cưa. Tốc độ sinh trưởng giữa các môi trường khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 77 Nhân giống trên môi trường hạt lúa 60% bổ sung 20% mạt cưa + 20% cám gạo là tối ưu để nhân giống. Môi trường mạt cưa 90% bổ sung 10% cám bắp cho hiệu quả nhân giống kém nhất. Tỷ lệ nhiễm của môi trường meo hạt lúa cao hơn meo hạt mạt cưa. Chúng tôi quyết định chọn môi trường hạt lúa 60% bổ sung 20% mạt cưa và 20% cám gạo là tối ưu nhất để nhân giống. Tuy nhiên cần tiến hành khử trùng môi trường cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm bệnh của giống. Hình 4.4. Hình thái sinh trưởng hệ sợi nấm trên các môi trường hạt GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 78 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 79 4.3. Khảo sát Sự Sinh trưởng và phát triển của nấm mèo đen trên môi trường giá thể mạt cưa cao su. Chúng tôi tiến hành phối trộn các cơ chất theo tỷ lệ khảo sát và đưa đi hấp khử trùng. Sau đó chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm riêng biệt trong nhà ủ như ở hình sau: Hình 4.5. Bố trí thí nghiệm trên môi trường cơ chất Để nuôi trồng nấm, ngoài các yếu tố như giống gốc, nhà trồng nấm.v.v.. cần phải có môi trường cơ chất. Việc chọn lựa môi trường phối trộn thích hợp là điều rất cần thiết. Môi trường thích hợp là môi trường làm cho thu được nấm có chất lượng tốt và năng suất cao, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, tỷ lệ bịch phôi nhiễm thấp nhất. Để thực hiện được những điều này chúng tôi thực hiện khảo sát tỷ lệ phối trộn các thành phần dinh dưỡng khác nhau như đã trình bày ở bảng 3.3 sau đó tiến hành xác định các chỉ tiêu theo dõi như sau: 4.3.1. Sự sinh trưởng sợi nấm mèo đen trên môi trường giá thể mạt cưa cao su Quan sát hình 4.5 chúng tôi thấy: trên môi trường cơ chất, hệ sợi nấm mèo đen lan sâu vào khối cơ chất trong túi PE với tốc độ tương đối chậm ở giai đoạn đầu nhưng có chiều hướng nhanh hơn và lan đều về mọi phía ở giai đoạn sau, tùy thuộc vào từng môi trường cơ chất. Hệ sợi nấm lúc còn non có màu trắng trong về sau hệ sợi chuyển dần sang màu trắng sáng cho đến trắng đục, nếu để lâu sẽ dần chuyển sang màu vàng xạm. Mật độ hệ sợi tăng dần tỷ lệ thuận với thời gian cho đến khi nấm bắt đầu ra quả thể. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 80 D. Ngày thứ 45C. Ngày thứ 40 A. Ngày thứ 1đến thứ 5 C. Ngày thứ 30 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 81 Hình 4.6. Hình thái sinh trưởng của hệ sợi nấm mèo đen GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 82 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 83 Kết quả đo được tốc độ lan sâu của hệ sợi nấm trong bịch cơ chất có khối lượng 2kg, kích thước (dài × rộng) là 22 × 15 (cm) thu được như sau: Bảng 4.3. Tốc độ lan sâu của hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường cơ chất Thời gian (ngày) NT Tốc độ lan sâu xuống đáy bì cơ chất (cm) 20 25 30 35 40 45 NT1 5,97 8,59 10,41 13,20 15,91 20,23 NT2 5,86 9,50 11,94 15,42 17,54 21,02 NT3 3,86 6,20 7,81 12,09 15,55 18,89 NT4 3,69 6,34 10,09 13,57 15,71 17,95 NT5 1,82 4,48 7,44 10,89 13,96 16,70 NT6 3,39 8,32 10,26 14,14 16,01 17,23 NT7 3,72 5,76 8,06 11,83 14,76 17,01 NT8 5,15 8,29 10,94 13,17 16,27 19,77 NT9 6,51 11,62 14,68 17,56 19,59 21,58 Ghi chú: các số liệu trong bảng 4.3 là kết quả trung bình của 2 lần lặp lại thí nghiệm ứng với mỗi cơ chất khác nhau. Các ký hiệu của nghiệm thức theo dõi ở bảng 3.4. NT: Nghiệm thức Độ dài tơ nấm (cm) GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 84 Biểu đồ 4.3. Độ lan sâu của hệ sợi nấm mèo đen trên các môi trường cơ chất Nhận xét: Qua bảng số liệu 4.3 và kết quả xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy: Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm trên môi trường cơ chất của nghiệm thức 9 (Mạt cưa cao su + 2o/oo KH2PO4) là nhanh nhất. Sinh trưởng chậm nhất ở môi trường của nghiệm thức 5 (Mạt cưa cao su + 5% cám bắp). Ngoài ra theo quan sát ở môi trường của nghiệm thức 5, 6, 7 cho thấy tốc độ lan sâu hệ sợi nấm chậm hơn hẳn so với các môi trường còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc ở các môi trường dinh dưỡng bổ sung thêm cám bắp, gạo thì tơ nấm sinh trưởng chậm hơn môi trường dinh dưỡng bổ sung muối khoáng. Nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này nếu như loại trừ các yếu tố ngoại cảnh thì có thể do bị ảnh hưởng bởi khả năng phân giải của bắp. Cụ thể ở đây là do bắp không đồng hóa hoàn toàn được với cơ chất mạt cưa dẫn đến làm dư lượng dinh dưỡng từ bắp trong khối cơ chất. Khi đó, hàm lượng dinh dưỡng của bắp sẽ khó để cho tơ nấm hấp thu. Đồng thời trong quá trình sinh trưởng tơ nấm phải hấp thu hết lượng dinh dưỡng còn dư trong môi trường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của nấm bị chậm lại. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 85 Môi trường 1, 2 và 8 tốc độ lan tơ tương đối nhanh và đồng đều. Mật độ hệ sợi nấm dày, màu sắc và hình thái sợi nấm tốt. Dựa vào biểu đồ 4.3 và bảng phân tích thống kê LSD thấy được tốc độ lan sâu của nấm trên các loại cơ chất khác biệt nhau có ý nghĩa ngoài 3 cặp nghiệm thức 1-8 và 3-7, 4-6 không có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%. Kết luận: Môi trường cơ chất có tác động đến tốc độ lan sâu của hệ sợi nấm ở mức tin cậy 95%. Hệ sợi nấm sinh trưởng và phát triển trên môi trường mạt cưa bổ sung muối khoáng nhanh hơn môi trường bổ sung cám gạo, cám bắp. Chúng tôi chọn cơ chất bổ 2o/oo KH2PO4 là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của hệ sợi nấm. Ngoài ra môi trường cơ chất bổ sung 3o/oo MgSO4 hoặc 3o/ooMgSO 4 + 2o/ooKH2PO4 cũng thích hợp cho hệ sợi nấm phát triển. Hệ sợi nấm sinh trưởng và phát triển kém ở môi trường bổ sung cám bắp. 4.3.2. So sánh tỷ lệ sinh trưởng, tỷ lệ nhiễm và hình thái của hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường cơ chất Tỷ lệ sinh trưởng của tơ nấm nhằm đánh giá ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của tơ nấm. Nếu môi trường dinh dưỡng có chứa các chất dễ phân giải, khả năng đồng hóa với môi trường cơ chất cao thì tơ nấm sẽ hấp thu mạnh, sinh trưởng nhanh, mật độ tơ nấm dày. Ngược lại, nếu môi trường cơ chất chứa các dưỡng chất làm cho tơ nấm không hấp thu được thì tơ nấm sẽ sinh trưởng rất chậm, tốc độ lan tơ chậm hoặc có thể dừng lại nếu môi trường chứa các chất gây ức chế sự sinh trưởng của tơ nấm. Mặc khác, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc nuôi trồng nấm còn phụ thuộc vào tỷ lệ nhiễm của môi trường cơ chất. Nguyên nhân dẫn đến các bịch cơ chất bị nhiễm ngoài các yếu tố ngoại cảnh thì yếu tố thành phần dinh dưỡng của cơ chất trồng nấm rất quan trọng. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 86 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 87 Chính vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm của bịch cơ chất thu được kết quả như sau: Bảng 4.4 Tỷ lệ sinh trưởng, tỷ lệ nhiễm và hình thái của tơ nấm mèo trên các cơ chất Thời gian (Ngày) N g h i ệ m thức Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ nhiễm (%) Tỷ lệ sinh trưởng (%) Hình thái, mật độ tơ nấm NT1 15 56,28 Trắng sáng, dày NT2 15 61,57 Trắng sáng, rất dày NT3 35 48,79 Trắng trong, dày NT4 15 51,02 Trắng trong, thưa NT5 25 41,89 Trắng trong, rất thưa NT6 20 52,53 Trắng trong, thưa NT7 25 46,31 Trắng trong, rất thưa NT8 15 55,75 Trắng sáng, dày NT9 20 69,34 Trắng sáng, rất dày Ghi chú: các số liệu trong bảng 4.4 là kết quả trung bình của 2 lần lặp lại thí nghiệm ứng với mỗi cơ chất khác nhau. Các ký hiệu của nghiệm thức theo dõi ở bảng 3.4. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 88 · Nghiệm thức Tỷ lệ sinh trưởn g (%) GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 89 Tỷ lệ sinh trưởng, mật độ và hình thái hệ sợi nấm Kết quả khảo sát tỷ lệ sinh trưởng của hệ sợ nấm được trình bày trong biểu đồ sau: Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ sinh trưởng hệ sợi nấm mèo đen trên các môi trường cơ chất Nhận xét: Qua quá trình xử lý số liệu và quan sát chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ sinh trưởng của nấm ở nghiệm thức 9 là cao nhất (69,34%) , tiếp đến là nghiệm thức 2 (61,57%) và nghiệm thức 1 (56,28%) ở mức độ tương đối đạt. Nghiệm thức 5, 7 và 3 có tỷ lệ sinh trưởng thấp (hàm lượng hệ sợi nấm chiếm dưới 50% thể tích bịch cơ chất). Qua quan sát chúng tôi nhận thấy mật độ hệ sợi nấm ở nghiệm thức thứ 2 và 9 là nhiều nhất. Hệ sợi nấm trên bịch cơ chất trắng đều và rất dày. Ở nghiệm thức 1, 3 và 8 mật độ hệ sợi dày, màu sắc khối cơ chất trắng đồng đều hơn các môi trường còn lại. Kết luận: Ở môi trường cơ chất bổ sung muối khoáng hệ sợi nấm dễ hấp thu hơn môi trường chứa cám bắp, gạo. Hệ sợi nấm hấp thu dinh dưỡng mạnh và sinh trưởng nhanh nhất trên môi trường dinh dưỡng bổ sung 2o/oo KH2PO4 và chậm nhất ở môi trường bổ sung 5% cám bắp. Tỷ lệ nhiễ m Nghiệm thức GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 90 A. Mốc xanh B. Mốc đen C. Mốc cam GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 91 Qua biểu đồ 4.5 ta có thể so sánh tỷ lệ nhiễm trên các cơ chất như sau: Biểu đồ 4.5. So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các cơ chất Nhận xét: Chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ nhiễm trên môi trường thứ 3 (Mạt cưa cao su +5% cám gạo) là cao nhất, tiếp đến là môi trường thứ 5 (Mạt cưa cao su + 5% cám bắp) và 7 (Mạt cưa cao su +5% cám gạo + 5o/o cám bắp). Nguyên nhân có thể do trong môi trường dinh dưỡng chứa cám gạo khả năng đồng hóa của cám gạo, bắp với cơ chất mạt cưa thấp, các tinh thể bột trong cám gạo, bắp thường bị vón cục, cùng với khả năng hút ẩm của chúng làm cho môi trường luôn bị ẩm ướt. Đó là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Gây nên tỷ lệ nhiễm cao của cơ chất. Ở môi trường 1, 2, 4, 8 tỷ lệ nhiễm thấp cho thấy ở môi trường bổ sung muối khoáng như: KH2PO4, MgSO 4, DAP. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm bệnh trên môi trường bổ sung muối khoáng thấp hơn môi trường bổ sung cám gạo, bắp. Tỷ lệ nhiễm trên môi trường bổ sung cám gạo là cao nhất và thấp nhất ở các môi trường bổ sung muối khoáng và không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa các môi trường bổ sung muối khoáng. · Từ tỷ lệ sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm của cơ chất chúng tôi kết luận rằng môi trường cơ chất mạt cưa bổ sung 2o/oo KH2PO4 là môi trường tối ưu nhất cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm đồng thời ít bị nhiễm bệnh nhất. Môi trường cơ chất bổ sung 5% cám gạo không thích hợp cho quá trình nuôi ủ tơ nấm. Một số bệnh nhiễm thường gặp khi nuôi trồng nấm mèo điển hình như các loại nấm mốc ở hình 4.7 Hình 4.7. Một số bệnh nhiễm trên môi trường cơ chất GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 92 4.3.3. So sánh kết quả nuôi trồng nấm trên môi trường cơ chất Ngoài việc chọn ra môi trường tối ưu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm thì yếu tố đánh giá hiệu quả thành công trong nuôi trồng nấm chính là chất lượng, năng suất của quả thể nấm và thời gian thu hoạch nấm. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành so sánh các kết quả thu được sau khi trồng nấm nhằm đánh giá hiệu quả của các môi trường cơ chất. Ở đây chúng tôi so sánh các chỉ tiêu sau: GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 93 · Mạt cưa + Mạt cưa + 5%cám gạo Mạt cưa + 5%cám bắp GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 94 So sánh hình thái quả thể và thời gian thu hoạch nấm trên môi trường cơ chất Chúng tôi quan sát, theo dõi và thu nhận được kết quả trong bảng 4.4. Bảng 4.5. Kết quả nuôi trồng nấm trên các bịch cơ chất Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức Thời gian tơ ăn đầy (ngày) Thời gian kết nụ sau khi tưới Thời gian thu hái sau kết nụ Hình dạng đại thể của tai nấm NT1 48-50 4 12 NT2 45 4 12 Tai dày và to, màu nâu đỏ. NT3 >50 2 10 NT4 >50 5 15 Tai mỏng và to, màu nâu vàng NT5 >50 6 15 NT6 >50 5 15 NT7 >50 5 15 Tai rất mỏng, màu nâu vàng NT8 48-50 4 12 NT9 45 4 12 Tai dày và to, màu nâu đỏ Ghi chú: các số liệu trong bảng 4.4 là kết quả trung bình của 2 lần lặp lại thí nghiệm ứng với mỗi cơ chất khác nhau. Các ký hiệu của nghiệm thức theo dõi ở bảng 3.4. Nhận xét: Hình 4.7 cho thấy sự khác biệt điển hình chung về hình thái quả thể nấm trên các môi trường cơ chất: Hình 4.8. Hình thái quả thể trên các môi trường cơ chất GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 95 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 96 Nhận xét: Qua quan sát chúng tôi thấy rằng các phần dinh dưỡng của cơ chất trồng nấm khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến thời gian ra quả thể, tốc độ phát triển và hình thái, màu sắc quả thể nấm. Ở môi trường cơ chất bổ sung 2o/oo KH2PO4 quả thể nấm hình thành và thu hái tương đối nhanh (thời gian kết nụ sau tưới nước là 4 ngày, thời gian thu hái sau khi thu hoạch là 12 ngày). Kích thước và hình thái quả thể nấm to, dày và đồng đều. Tai nấm có màu nâu đỏ đặc trưng của nấm mèo đen, nấm cứng và chắc. Cho thấy môi trường này cung cấp đủ dưỡng chất cho quả thể nấm sinh trưởng và phát triển. Ở môi trường cơ chất bổ sung 5% cám gạo, tuy tỷ lệ sinh trưởng của tơ nấm thấp (48,79%) nhưng thời gian ra nụ và thu hái quả thể nhanh hơn các môi trường còn lại (thời gian kết nụ sau khi tưới nước là 2 ngày, thời gian thu hái sau kết nụ 10 ngày), tai nấm to nhưng mỏng và yếu có màu nâu vàng. Cho thấy mặt dù nấm phát triển nhanh nhưng chất lượng kém do thành phần dinh dưỡng của môi trường thấp. Môi trường cơ chất bổ sung 5% cám bắp thì thời gian hình thành quả thể và thu hoạch nấm chậm nhất (kết nụ sau tưới nước là 6 ngày, thu hoạch sau ra nụ 15 ngày). Tai nấm nhỏ, mỏng nhưng có màu nâu nhạt, cho thấy chất lượng nấm thu được rất thấp. Qua kết quả của môi trường cám gạo cho thấy mặc dù tỷ lệ sinh trưởng của tơ nấm thấp nhưng mật độ tơ nấm lại dày quả thể nấm sinh trưởng và phát triển nhanh, tai nấm có kích thước lớn, chúng tôi cho kết luận rằng: quá trình hình thành và phát triển quả thể nấm không những chịu ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng mà còn chịu ảnh hưởng của mật độ tơ nấm của môi trường cơ chất. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 97 A. Ngày thứ 2 B. Ngày thứ 6 C. Ngày thứ 8 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 98 Kết luận: Ngoài thành phần môi trường dinh dưỡng ra mật độ tơ nấm cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, kích thước và hình thái quả thể nấm mèo đen. Chất lượng quả thể nấm tốt nhất ở môi trường cơ chất bổ sung 2o/oo KH2PO4, thấp nhất ở môi trường bổ sung cám gạo. Thời gian thu hoạch nấm ở môi trường bổ sung 2o/oo KH2PO4 nhanh nhất, chậm nhất ở môi trường bổ sung 5% cám bắp. Hình 4.9. Bịch cơ chất khi mới ra nhà trồng GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 99 Hình 4.10. Tốc dộ hình thành và phát triển quả thể nấm mèo đen GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 100 · GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 101 So sánh trọng lượng và năng suất nấm mèo thu được trên từng cơ chất Trọng lượng và năng suất nấm sau khi thu hoạch đợt 1 như sau: Bảng 4.6. Trọng lượng và năng suất nấm mèo thu được trong một đợt thu hoạch Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TLTB 240,00 242,50 171,82 229,18 220,00 115,45 160,50 243,27 273,18 NSTB 12,00 12,12 8,59 11,45 11,00 5,77 8,03 12,16 13,00 Ghi chú: TLTB: Trọng lượng trung bình của nấm tươi (g/bịch) NSTB: Năng suất của nấm tươi (g nấm tươi/100g nguyên liệu) Biểu đồ 4.6. So sánh trọng lượng và năng suất (hiệu suất sinh học) nấm thu được trong 1 đợt thu hoạch GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 102 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 103 Nhận xét: Qua kết quả thu được cho thấy trọng lượng của nấm tươi tỷ lệ thuận với năng suất. Trọng lượng nấm tươi cao nhất ở môi trường Mạt cưa cao su bổ sung KH2PO4 đạt 273,18 g/ bịch, tương đương với năng suất đạt 13,00%. Thấp nhất ở môi trường bổ sung Mạt cưa cao su bổ sung cám bắp và KH2PO4 và thấp tiếp theo là ở môi trường mạt cưa bổ sung cám bắp. Môi trường bổ sung các chất dinh dưỡng: 3o/oo MgSO 4, 3o/oo MgSO 4 + 2o/oo KH2PO4 và 5o/oo DAP cũng cho năng suất tương đối đạt. Kết luận: Qua kết quả thu được chúng tôi kết luận: Môi trường cơ chất trồng nấm mang lại hiệu quả cao, cho năng suất và chất lượng nấm tốt nhất là môi trường Mạt cưa cao su bổ sung 2o/oo KH2PO4và môi trường mạt cưa cao su bổ sung 3o/oo MgSO 4 + 2o/oo KH2PO4. Ngoài ra, môi trường mạt cưa bổ sung 3o/oo MgSO 4 hoặc 5o/oo DAP mang lại hiệu quả tương đối đạt. Môi trường bổ sung cám gạo, bắp không mang lại hiệu quả. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 104 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 105 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua trình thực hiện đề tài: "Khảo sát ảnh hưởng thành phần môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo (Auricularia auricular)" chúng tôi có một số kết luận như sau: - Môi trường thạch đĩa thích hợp cho quá trình phân lập và nhân giống là PGA bổ sung 10% dịch chiết giá. - Môi trường meo hạt thích hợp nhất để nhân giống là: Lúa 60% + mạt cưa 20% + cám gạo 20%. - Môi trường cơ chất trồng nấm hiệu quả nhất cho năng suất nấm cao, chất lượng tốt là : Mạt cưa cao su + 2o/oo KH2PO4. Ngoài ra, môi trường Mạt cưa cao su + 3o/oo MgSO 4 + 2o/oo KH2PO4 cũng cho năng suất tương đối đạt và tỷ lệ nhiễm thấp hơn Mạt cưa cao su + 2o/oo KH2PO4 nên cũng là môi trường hiệu quả để nuôi trồng nấm 5.2. Kiến nghị Vì hạn chế về thời gian, trang thiết bị và kiến thức nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: - Khảo sát thêm các nồng độ bổ sung nước chiết giá trên môi trường thạch để tìm ra được môi trường dinh dưỡng tối ưu nhất. - Tiếp tục theo dõi hàm lượng mạt cưa bổ sung vào môi trường meo hạt. - Khảo sát các ảnh hưởng của các tỷ lệ bổ sung KH2PO4 và MgSO 4 khác nhau trên môi trường cơ chất để tìm ra môi trường vừa cho năng suất cao vừa giảm tỷ lệ hao hụt trong nuôi trồng do bị nhiễm bệnh. Khảo sát ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đạt hiệu quả trên vào các loài nấm khác nhằm tìm ra được môi trường tối ưu nhất cho các loại nấm. GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 106 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài Liệu Tiếng Việt [1] Nguyễn Lân Dũng (2001). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1 và 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. [2] Nguyễn Lân Dũng (2007). Vi sinh vật học. Nhà xuất bản Giáo Dục. [3] Nguyễn Hữu Đống (2003). Nuôi trồng chế biến nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2000). Nấm ăn và nấm dược liệu, công dụng và công nghệ nuôi trồng. Nhà xuất bản Hà Nội. [5] Nguyễn Minh Khang (2006). Giáo trình Công nghệ nuôi trồng nấm. [6] Trịnh Tam Kiệt (1981). Nấm lớn ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà Nội. [7] Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ (1987). Nấm ăn sinh học và kỹ thuật nuôi trồng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. [8] Phạm Văn Sổ, Bùi Thị Như Thuận (1975). Kiểm nghiệm lương thực thực phẩm. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. [9] Lê Duy Thắng (2001). Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [10] Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (1996). Sổ tay hướng dẫn trồng nấm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. [11] Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2008). Hoàn thiện quy trình công nghệ nấm ăn cho vùng ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khoa học và Sở khoa học công nghệ và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tài Liệu từ Internet [12] nam trong [13] [14] [15] - 12k – [16] [17] .quy-i-2010-kim-ngach-nhap-khau-nam-cac-loai-tang-29-3.asmx [18] [19] 6-02-07.2903/MArticle.2006-02-07.3454/marticle_view GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 108 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 109 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 KÍCH THƯỚC HỆ SỢI NẤM MÈO ĐEN TRÊN CÁC MÔI TRƯỜNG Phụ lục 1.1. Kích thước hệ sợi nấm mèo đen (Auricularia auricular) trên các môi trường meo thạch Lặp lại Môi trường thạch NT NT1 NT2 NT3 NT4 Ngày Stt 2 4 6 2 4 6 2 4 6 2 4 6 1 1 1.8 3.8 6.5 * * * 2.0 4.5 7.8 2.2 4.8 8.2 2 1.7 3.8 6.7 1.9 4.5 7.1 2.1 4.3 7.6 * * * 3 1.5 3.6 6.6 1.8 4.5 7.1 * * * 2.3 5.2 8.8 4 1.7 3.7 6.5 1.9 4.6 7.2 * * * 2.2 5.0 8.6 5 * * * * * * * * * 2.1 6 1.5 3.4 6.5 1.8 4.5 7.0 2.1 4.4 7.8 2.1 4.8 8.6 7 1.6 3.4 6.6 1.9 4.6 7.1 2.1 4.5 7.9 2.4 5.2 8.7 8 1.8 3.9 6.6 1.7 4.4 6.9 2.0 4.2 7.8 2.2 4.9 8.8 9 1.8 4.0 6.7 1.9 * * 2.0 4.3 7.6 2.2 4.8 8.7 10 * * * 1.9 4.6 7.0 2.1 4.5 7.8 2.2 4.9 8.5 2 1 0.9 3.9 6.6 0.8 4.5 7.0 1.0 4.5 7.9 1.4 4.8 8.7 2 1.1 3.9 6.4 0.9 4.6 7.5 1.3 4.7 8.1 1.5 5.0 8.7 3 1.1 3.7 6.5 1.1 4.6 7.4 1.3 4.9 * 1.4 4.8 8.8 4 1.1 3.8 6.5 0.9 4.7 7.9 1.1 4.7 8.1 * * * 5 0.9 3.8 6.4 0.8 4.7 8.0 1.0 4.6 8.0 * * * 6 0.9 3.8 6.5 0.8 4.6 7.8 1.1 4.7 8.1 1.5 4.9 8.5 7 0.8 3.6 6.6 0.9 4.6 7.8 * * * 1.5 4.9 8.7 8 * * * 0.9 4.5 7.6 1.1 4.7 8.2 1.3 4.9 8.6 9 * * * 1.0 4.7 7.9 1.2 4.8 8.3 1.2 4.9 8.6 10 1.0 4.4 6.4 * * * 1.0 4.6 7.9 1.4 4.8 8.7 3 1 1.8 3.8 6.5 1.8 4.5 7.5 2.0 4.5 7.8 2.2 4.8 8.7 2 * * * 1.9 4.6 7.6 2.1 2.3 4.8 8.5 3 1.7 3.7 6.4 1.9 * * 2.0 4.5 7.8 2.3 4.9 8.7 4 1.8 3.9 6.6 2.0 * * 2.0 4.5 7.9 2.4 5.0 8.8 5 1.8 3.9 6.7 2.0 4.6 7.5 2.2 4.7 8.0 2.2 6 1.6 3.6 6.5 2.2 4.7 7.7 1.9 4.4 7.8 2.2 7 * * * 1.8 4.5 7.5 * * * 2.2 4.7 8.5 8 * * * 1.9 4.5 7.5 * * * 2.1 4.8 8.5 9 * * * 1.8 4.5 7.4 2.1 4.7 8.0 2.3 4.8 8.6 10 1.7 3.7 6.6 1.9 4.6 7.6 2.0 4.5 7.9 * * * GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 110 Ghi chú: (* )đĩa bị nhiễm GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 111 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 112 Phụ lục 1.2. Kích thước hệ sợi nấm mèo đen (Auricularia auricular) trên các môi trường meo hạt Lặp lại Môi trường meo hạt NT NT1 NT2 NT3 Ngày Stt 5 10 15 20 5 10 15 20 5 10 15 20 1 1 2.1 5.0 8.5 11.0 2.3 5.2 8.8 11.3 2.6 5.4 9.2 11.8 2 2.0 5.2 8.5 11.1 2.3 5.1 8.9 11.3 2.5 5.2 9.2 12.0 3 1.9 5.1 8.4 11.1 2.5 5.4 9.0 11.2 2.6 5.5 9.2 11.9 4 1.8 5.1 8.6 11.0 2.4 5.0 9.1 11.4 2.6 5.3 9.0 11.9 5 2.2 4.9 8.6 10.9 2.4 5.3 8.9 11.0 2.6 5.4 9.6 11.6 6 2.1 5.0 8.5 10.9 2.1 5.2 8.8 11.5 2.5 5.8 9.3 11.5 7 2.1 5.0 8.4 11.0 2.3 5.2 8.8 11.3 2.4 5.7 9.2 11.8 8 2.2 5.2 8.4 11.0 2.3 5.3 8.6 11.6 2.5 5.6 9.4 11.7 9 2.1 4.8 8.4 11.1 2.3 5.6 8.7 11.0 2.8 5.5 9.4 11.8 10 2.1 5.0 8.5 10.8 2.0 5.8 8.9 11.3 2.7 5.4 9.3 11.8 2 1 2.0 5.0 8.5 10.7 2.1 5.4 8.8 11.3 2.4 5.3 9.1 11.8 2 2.3 5.1 8.7 10.6 2.1 5.2 8.8 11.4 2.6 5.3 9.0 11.7 3 2.2 4.9 8.6 10.8 2.7 5.6 8.5 11.5 2.6 5.4 9.2 11.9 4 1.9 5.0 8.5 11.3 2.6 5.2 8.9 11.2 2.9 5.2 9.2 11.6 5 2.1 5.1 8.5 11.2 2.4 5.0 9.2 11.1 2.5 5.4 9.1 11.6 6 2.1 4.9 8.4 11.0 2.5 5.0 9.3 11.0 2.4 5.5 9.4 12.0 7 2.0 5.0 8.4 11.1 2.5 4.9 9.0 11.3 2.6 5.6 9.5 11.9 8 2.1 5.0 8.5 11.0 2.3 5.2 8.9 11.3 2.6 5.4 9.2 11.8 9 1.9 4.9 8.5 11.0 2.3 5.2 8.8 11.2 2.7 5.4 9.1 11.7 10 1.8 4.9 8.5 11.5 2.3 5.1 8.7 11.4 2.7 5.3 9.2 12.0 3 1 2.1 5.1 8.4 11.6 2.5 5.0 8.6 11.5 2.6 5.2 9.0 11.9 2 2.0 5.0 8.6 10.9 2.2 5.4 8.8 11.2 2.6 5.6 9.3 11.9 3 2.2 5.0 8.5 11.0 2.2 5.2 8.9 11.2 2.8 5.7 9.3 11.8 4 2.1 4.8 8.4 10.8 2.3 5.0 8.8 11.3 2.6 5.4 9.2 11.6 5 2.1 5.0 8.5 11.0 2.3 5.1 8.8 11.3 2.5 5.4 9.2 11.8 6 2.3 5.1 8.7 11.0 2.4 5.1 8.6 11.3 2.6 5.5 9.1 11.8 7 2.2 5.2 8.7 10.7 2.4 5.1 8.7 11.5 2.6 5.6 9.4 11.9 8 1.9 5.0 8.5 11.1 2.3 5.3 8.9 11.4 2.7 5.4 9.5 11.7 9 1.8 5.0 8.5 11.2 2.3 5.2 8.8 11.3 2.7 5.5 9.5 11.8 10 2.0 5.0 8.4 11.0 2.1 5.4 8.8 11.4 2.5 5.3 9.2 11.8 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 113 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 114 Lặp lại Môi trường meo hạt (tt) NT NT4 NT5 Ngày Stt 5 10 15 20 5 10 15 20 1 1 1.7 4.2 7.3 10.3 1.9 4.6 7.7 10.6 2 1.7 4.0 7.2 10.2 1.9 4.5 7.9 10.5 3 1.7 4.0 7.5 10.2 2.0 4.4 7.7 10.7 4 1.6 3.9 7.8 10.3 2.1 4.5 7.8 10.8 5 1.6 4.1 7.2 0.4 1.8 4.6 7.6 10.6 6 1.8 4.1 7.0 10.2 2.4 4.7 7.5 10.7 7 1.5 4.5 7.0 10.3 1.9 4.5 7.7 10.4 8 1.6 4.7 7.1 10.3 1.9 4.6 7.7 10.4 9 1.4 4.3 7.1 10.0 2.0 4.7 7.8 10.6 10 1.2 4.2 7.1 10.0 2.3 4.8 7.6 10.5 2 1 1.8 4.1 7.0 10.1 1.8 4.9 7.5 10.5 2 1.8 4.4 7.4 10.6 1.8 4.6 7.7 10.7 3 1.9 4.0 7.5 10.5 1.7 4.8 7.6 10.8 4 1.7 4.1 7.5 10.3 1.0 4.7 7.8 10.5 5 1.7 4.3 7.2 10.4 1.9 4.6 7.9 10.6 6 1.6 4.4 7.6 10.2 1.8 4.6 7.7 10.7 7 1.7 4.2 7.7 10.1 1.9 4.5 7.4 10.6 8 1.9 4.2 7.3 10.3 1.9 4.6 7.7 10.7 9 1.9 4.1 7.3 10.1 2.1 4.7 7.4 10.6 10 1.6 4.5 7.2 10.4 2.0 4.8 7.5 10.5 3 1 1.5 4.2 7.8 10.6 2.1 4.7 7.6 10.7 2 1.7 4.3 7.4 10.5 2.2 4.6 7.7 10.6 3 1.8 4.7 7.3 10.4 1.8 4.5 7.8 10.5 4 1.7 4.5 7.2 10.1 1.9 4.6 7.6 10.6 5 1.7 4.2 7.3 10.3 1.9 4.6 7.7 10.6 6 1.6 4.0 7.4 10.3 1.8 4.5 7.5 10.4 7 1.7 4.1 7.3 10.2 2.0 4.7 7.6 10.7 8 1.8 4.2 7.2 10.2 2.1 4.8 7.8 10.6 9 1.9 4.3 7.3 10.3 1.9 4.6 7.7 10.6 10 1.8 4.3 7.2 10.3 1.9 4.6 7.7 10.5 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 115 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 116 Phụ lục 1.3 Kích thước hệ sợi nấm mèo đen (Auricularia auricular) trên các môi trường cơ chất Lặp lại Môi trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài nấm bào ngư.pdf