Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010: Mở đầu Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Chè còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay, trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng. Mặt khác cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho họ, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Do lợi thế và vị trí quan trọng của cây chè trong nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng nên năm 1995 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng “Tổng quan phát triển chè ở Việt Nam đến n...

doc90 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Chè còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay, trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng. Mặt khác cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho họ, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Do lợi thế và vị trí quan trọng của cây chè trong nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng nên năm 1995 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng “Tổng quan phát triển chè ở Việt Nam đến năm 2000 và 2010”. Ngày 10/3/1999 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 43/1999/QĐ-TTg về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè Việt Nam đến năm 2005-2010. Trong quyết định này đã nêu rõ: Trên địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và quỹ đất đai hiện có ở các địa phương, quy hoạch vùng theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng, có kế hoạch phục hồi thâm canh các vườn chè hiện có, đồng thời tập trung trồng mới bằng các giống có năng suất và chất lượng cao. Thực hiện những quyết định trên, trong những năm gần đây, sản xuất chè cả nước đã đạt được kết quả quan trọng, tổng diện tích và sản lượng chè đều vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên ngành sản xuất chè ở nước ta đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn hết sức gay go: năng suất chè của ta thấp hơn so với các nước trên thế giới, chất lượng chè chưa tốt, giá xuất khẩu liên tục giảm... Vì vậy cần có các biện pháp phù hợp để ngành chè khắc phục được những khó khăn và tiếp tục phát huy vai trò của mình. Xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan của ngành chè Việt Nam kết hợp với nghiên cứu thực tiễn trong quá trình thực tập tại Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài: Chương I: Một số đặc điểm về phát triển sản xuất chè ở Việt Nam Chương II: Thực trạng phát triển chè ở Việt Nam giai đoạn 1995-2002 Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển cây chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Ngô Thắng Lợi và các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các cán bộ trong Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn và kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô và các cán bộ trong Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp. Chương I Một số đặc điểm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam I. Vị trí của cây chè trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 1. Đặc điểm của cây chè Việt Nam Cây chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời trên đất nước ta và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội đất nước. Về mặt lịch sử: Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc truyền bá ra khắp thế giới. Cây chè có lịch sử từ rất lâu đời: từ khi phát hiện, sử dụng, truyền bá và phát triển đến nay đã có gần 4000 năm. Do đặc tính sinh trưởng của bản thân cây chè, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng 3000 năm trước. Nhân dân vùng biên giới của Việt Nam đã học được cách trồng và chế biến của người Trung Quốc để phát triển các vườn chè trồng phân tán rải rác và hái lá để uống. Ngay từ trước thế kỷ thứ XVII, ở Việt Nam đã hình thành hai vùng sản xuất chè: chè vườn miền trung du và chè rừng miền núi. -Vùng chè miền trung du chủ yếu sản xuất chè tươi, chè nụ và chè băm, chế biến đơn giản. - Vùng chè miền núi sản xuất loại chè chi, chè mạn, lên men nửa chừng của đồng bào dân tộc Mông, Dao,... Kỹ thuật trồng chè thời kỳ này chủ yếu là quảng canh, có nơi coi đó là một cây rừng chế biến đơn giản, mang tính tự cung, tự cấp trong gia đình hoặc trong cộng đồng lãnh thổ phạm vi nhỏ. Đến thế kỷ thứ XIX, một số người Pháp bắt đầu kiểm soát việc sản xuất và buôn bán chè ở Hà Nội. Đến năm 1980 Paul Chaffajon xây dựng đồn điền đầu tiên của Việt Nam tại Tĩnh Cương (Phú Thọ) nay thuộc huyện Sông Thao tỉnh Phú Thọ với diện tích khoảng 60 ha. Đến năm 1918, thành lập Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Thọ tại Phú Hộ. Từ năm 1925, cây chè bắt đầu phát triển mạnh, cả nước hình thành ba vùng chè chính: -Vùng chè Tây Nguyên: Có diện tích tính đến năm 1939 là 2.759 ha, sản lượng bình quân mỗi năm đạt 900 tấn. Đã có những đồn điền quy mô 400-500 ha. Bắt đầu hình thành một số nhà máy (thiết bị của Anh) có sản phẩm chính là loại chè đen truyền thống (OTD) tiêu thụ ở thị trường Tây Âu và một ít chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi. - Vùng chè Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Chè được trồng rải rác trong các vườn gia đình, một số đồn điền nhỏ (vài chục ha), kỹ thuật trồng và chế biến còn rất đơn giản, sản phẩm gồm chè đen, chè xanh, chè tươi và chè nụ. - Vùng chè Trung Bộ: Tổng diện tích khoảng 1900 ha, trong đó có một đồn điền của người Pháp với diện tích khoảng 250 ha. Chế biến chè ở vùng này còn thô sơ, sản phẩm chính là chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi. Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh dành độc lập, các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè có ở hai miền Nam, Bắc đều bị ngừng hoạt động, như Trung tâm nghiên cứu chè ở Phú Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom phá sạch, đốt sạch. Mặc dù vẫn phải sản xuất lương thực thực phẩm cho quân dân là chính nhưng Nhà nước ta vẫn quan tâm phát triển cây chè và đến ngày nay cây chè lại càng được chú trọng phát triển. Về mặt tự nhiên: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn (8-12 độ C) ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và đặc trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lượng cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn Chấn Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Các vùng này có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao... Về mặt kinh tế: Chè là cây công nghiệp dài ngày, có lợi thế so sánh ở nước ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Nam. Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy trung du, miền núi có điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội. 2. Vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam Việt Nam là nước có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây chè. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, theo phân công trong khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) Việt Nam là nước sản xuất chè cho các nước XHCN. Trong những năm qua, ngành chè đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng trung du, miền núi, đặc biệt là Trung du Miền núi Bắc Bộ, đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào dân tộc miền núi bằng một nền kinh tế sản xuất hàng hoá, góp phần phân công lao động giữa miền ngược và miền xuôi. Chè cũng đem lại nguồn lợi tương đối lớn cho Ngân sách Nhà nước. Chè có vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực: 2.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp: Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định được 33 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của tự nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè còn có nghĩa to lớn đối với người dân: - Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khoán chè cho người lao động theo Nghị định 01 của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam được giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích ngươì lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm cạnh chè để đạt năng suất, chất lượng cao. ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập trung bình là 1-2 triệu đồng/ha trong khi đó 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu đồng. Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi. - Chè là mặt hàng có thị trường và giá cả ổn định với mức dao động về giá ở thời điểm biến động cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình so với các ngành kinh tế công nông nghiệp khác, chè cũng đã khẳng định được vị trí của mình. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Cây chè là cây không kén đất như cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại tương đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên tai, hạn hán. Nhìn chung đây là loại đất trồng đứng về mặt kinh doanh tương đối ổn định. - Cây chè có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. Hiện nay bình quân độ che phủ trong cả nước chỉ còn 29,1%, trong đó nếu không kể hai vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chỉ đạt 4,7% và 6,1% còn ở vùng núi như vùng Tây Bắc chỉ còn 20,7%, Đông Bắc 19,4%... Bởi vậy, ở những nơi này nếu được trồng chè chắc chắn sẽ nâng cao hệ số che phủ tốt hơn. -Trồng chè thu hút một lượng lao động đáng kể (mỗi ha trồng chè bình quân cần 2,2 lao động) ngoài ra chưa kể lao động cho chế biến và tiêu thụ. 2.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Chế biến chè thời kỳ này bộ phận cối vò chè, máy sấy và máy phát điện. Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12-43 tấn/ ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của ý, thiết bị chế biến chè CTC của ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè tương lai. 2.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu và Nhật Bản, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nước. Mỗi năm bình quân chúng ta xuất khẩu được khoảng 50 nghìn tấn đem lại cho đất nước khoảng 50 triệu USD. 2.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai hoang ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. ở đây cây chè gần gũi với từng gia đình, góp phần định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít người. Hơn nữa cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 vạn lao động góp phần ổn định đời sống cho 10 vạn hộ gia đình. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp -dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế dài nhưng nhanh cho sản phẩm thu hoạch, là cây trồng xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở vùng núi và trung du Việt Nam, góp phần thúc đẩy trung du miền núi có điều kiện tiến kịp với các vùng khác trong cả nước. Cây chè là cây trồng có thể áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao cho người dân ở đây. Ngoài ra, về mặt y học, từ xưa đến nay nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến của nhân dân ta có tác dụng chống lại được lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong thời gian lao động căng thăng về trí óc và chân tay. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Chất catesin của chè xanh có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2000-2010, và do giá trị dinh dưỡng, kinh tế, xã hội, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ con người nên cây chè đã được ghi vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam, trong chương trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi. II. các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 1. Điều kiện tự nhiên Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè. Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai,... là các yếu tố quan trọng có tác động đến chất lượng chè. ở Việt Nam cây chè đang có mặt trên 4 vùng sinh thái lớn : Trung du Miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước của từng vùng cho thấy khả năng thích nghi của từng vùng như sau : 1.1. Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ Đây là vùng có địa hình phức tạp, được chia cắt bởi những cánh đồng hoặc thung lũng xen giữa những đồi núi. Núi ở đây thường cao và dốc, vùng này có mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình từ 18-23 độ C. Đất đai vùng này chủ yếu là đỏ nâu trên đá vôi, đỏ vàng trên đá đất sét và biến chất. Đất đai phần lớn có bề dầy trên 100 cm, hàm lượng dinh dưỡng trung bình. Nhìn chung vùng này rất thích hợp với phát triển cây chè. Hạn chế chính ở vùng này chính là mùa đông có sương muối, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách tác động vào các biện pháp kỹ thuật như ủ gốc, trồng cây che bóng mát. 1.2. Vùng Duyên hải Miền Trung  Đây là dải đất chạy dài ven biển, mang đặc tính của loại hình khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-25 độ C. Có mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm, kèm theo bão lụt là chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Lào. Như vậy xét về yếu tố khí hậu thì chỉ có ba tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là cây chè có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Đất đai các tỉnh này chủ yếu là đất được hình thành trên đá phiến sét, đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, cấu tượng tốt. So với yêu cầu sinh thái của cây chè thì vùng này cũng có những đặc điểm rất thích hợp. 1.3. Vùng Duyên hải Miền Trung Đây là vùng không có nhiệt độ thấp, bình quân từ 25-27 độ C, không có mùa đông lạnh. Lượng mưa ảnh hưởng phân bố theo đất đai và vĩ tuyến. Đất đai có thể trồng chè là nhóm vàng đỏ trên đất bazan, có nhiều tầng mỏng, độ dốc lớn. Đây là vùng có khí hậu không thuận lợi, đất đai nghèo dinh dưỡng và không có độ dốc phù hợp với phát triển sản xuất chè nên năng suất và chất lượng thấp. Chế độ mưa của vùng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa phía Bắc, phân bố không đều và trái với mùa sinh trưởng của chè. Ngược lại mưa thiếu vào mùa xuân, thời điểm lá chè và búp chè hình thành lá non. 1.4. Vùng Tây Nguyên Là vùng mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ cao từ 700 đến 1.500 m so với mặt nước biển. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 mm. Đất đai có thể trồng chè chủ yếu là đất bazan, đặc biệt là đất nâu vàng trên đá bazan ở Bảo Lộc, Di Linh khá tốt, hàm lượng mưa phùn và độ ẩm cao. Đất ở vùng này có kết cấu và tầng dày tốt. 2. Khả năng nguồn vốn Để phát triển sản xuất chè, việc huy động vốn đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn có thể huy động, nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người trồng chè. ở các nông trường công nghiệp cũng được giao khoán vườn chè và giao đất để trồng chè mới. Huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân: Đây là nguồn vốn rất quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy người nông dân tham gia vào qúa trình phát triển cây chè, mặt khác khi người dân tự bỏ vốn ra kinh doanh thì họ sẽ có trách nhiệm với nguồn vốn mà mình đã bỏ ra. Vốn vay ngân hàng Nhà nước: Đây là nguồn vốn không thể thiếu. Thông qua các dự án phát triển, trong những năm qua ngân hàng Nhà nước đã đầu tư cho nhiều cơ sở kể cả khu vực quốc doanh và tư nhân, góp phần ổn định, đảm bảo lượng chè tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên so với một số cây chè khác như cà phê, cao su,... chè vẫn là cây được đầu tư thấp nhất. Vốn dự trữ ở các doanh nghiệp : Thông qua hoạt động điều tiết ở các doanh nghiệp đã mở ra khả năng khuyến khích các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vốn liên doanh, hợp tác với nước ngoài: Mấy năm gần đây, Nhà nước ta chủ trương khai thác mạnh nguồn này, thực tế đã có nhiều tổ chức, nhiều quốc gia muốn hợp tác với Việt Nam như: WB, ADB, ACB, các công ty của Đài Loan, Hông Kông,... 3. Nhân tố khoa học kỹ thuật Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan tới trình độ tay nghề, những hiểu biết của người làm chè về những kỹ thuật trong trồng, chế biến chè. Các tiến bộ kỹ thuật đó là: Giống chè: Hiện nay ở phía Bắc có 17 giống chè, trong đó hai giống chè chủ yếu là chè Shan Tuyết và chè trung du, còn các giống khác được nhập từ ấn độ, Trung Quốc. Phía Nam, ngoài các giống ở phía Bắc nhập vào còn có các giống từ Nhật Bản. ở Phú Hộ hiện nay đang có một tập đoàn giống gồm 60 giống thu thập từ các nước: Việt Nam, ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc,... đang được khảo nghiệm, chọn lọc, thuần hoá và lai tạo. Trong thời gian tới khả năng cung cấp giống chè tốt được đảm bảo. Nhân giống chè: ở Viện nghiên cứu chè bắt đầu nghiên cứu từ năm 1959, bằng các phương pháp nhân giống bằng hạt, bằng cành... Đến nay thuật giâm cành bắt đầu hoàn thiện và bắt đầu phổ biến đến từng hộ gia đình. Kỹ thuật canh tác: Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết từ thực tiến về kỹ thuật trồng chè. Để đảm bảo chống xói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều, cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ... Về phân bón nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất chè 5 tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng quy cách, ngoài phân chuồng, phân xanh cũng được tăng cường. Kỹ thuật chế biến: Trên cơ sở kinh nghiệm đã tích luỹ được trong nhiều năm sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, ngành chè nước ta đã rút ra được những thế mạnh và tồn tại chủ yếu trong khâu chế biến chè. Mặt khác trong những năm gần đây, nhiều tổ chức, công ty liên doanh nước ngoài đã sẵn sàng ký kết hợp đồng với ta không chỉ ở vốn đầu tư cho các nhà máy mà còn cả quy trình công nghệ tiên tiến, bao gồm cả hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm ... Như vậy, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật của nước ta trong chế biến biến sản phẩm chè không có gì trở ngại. 4. Hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước Để việc phát triển sản xuất chè đạt được mục tiêu mà ngành chè đã đặt ra thì cần phải có một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển chè. Như vậy yếu tố chính sách là yếu tố không thể thiếu được trong phát triển sản xuất chè ở Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng những nước phát triển chưa ban hành các chính sách tương xứng với vai trò và tiềm năng của cây chè. Nếu các chính sách này chỉ tập trung chú trọng đến mặt cầu tức là chú trọng đến việc trồng và chế biến chè mà không có các chính sách thúc đẩy thị trường tiêu thụ thì sau một thời gian sẽ không tìm được đầu ra cho sản phẩm và do đó ngành chè sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi tiến hành phát triển sản xuất chè Nhà nước cần ban hành một hệ thống chính sách hỗ trợ cần thiết cho việc phát triển chè. Sau đây là một số chính sách tiêu biểu: Chính sách ruộng đất: ở nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất được giao quyền sử dụng lâu dài cho nhân dân (10-20) năm. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng làm cho người dân yên tâm sản xuất. ở các đơn vị quốc doanh, nhiều đơn vị đã chia đất, khoán vườn chè cho công nhân. ở nông trường 28/3 giao cho mỗi lao động 0,65-1,7 ha với nhiệm vụ bảo đảm sản lượng theo mức khoán, giao nộp cho nông trường theo giá thoả thuận. Phía nông trường ngoài việc cung ứng vật tư cho công nhân, còn cử các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho họ... Một số nông trường vẫn thừa đất cũng giao khoán cho dân làm, cũng theo chế độ như công nhân Nhà nước, không phải đóng chi phí bảo hiểm xã hội, nhưng phải nộp thêm 2% sản lượng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng. Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến thực hiện nộp theo sản lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do Nhà nước ban hành. ở các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp người công nhân còn phải trích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao vườn chè, quỹ bảo hiểm xã hội,... Các hộ nông dân trồng chè, ngoài thuế nông nghiệp họ cũng phải đóng các khoản như quản lý phí, bảo vệ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng... Ngoài ra còn có các loại thuế khác như thuế xuất khẩu, thuế doanh thu,... trong chế biến và tiêu thụ. Chính sách đầu tư: Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm ngư ngiệp mà có chính sách đầu tư cho hợp lý cho từng hộ gia đình, khuyến khích họ phát triển sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, các vùng trồng chè là những vùng sâu, vùng xa miền núi nên Nhà nước cần ưu tiên mới thu hút được lao động và tiền vốn trong dân để phát triển loại cây trồng này. 5. Hệ thống cơ sở hạ tầng Kết cấu hạ tầng cơ sở là toàn bộ các công trình và trang thiết bị của quá trình tái sản xuất xã hội, được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian. Chúng phục vụ cho những nhu cầu cung cấp và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất. Tính ổn định tương đối cao, sự liên kết với các hoạt động kinh tế trong vùng và tuổi thọ tương đối dài của các công trình và mạng lưới của cơ sở hạ tầng đã làm cho chúng trở thành yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất. Đối với ngành chè, mạng lưới cơ sở hạ tầng là điều kiện sản xuất và tiêu dùng cho người dân trong vùng trồng chè. Hạ tầng cơ sở cần phải được phát triển đồng bộ, bao gồm: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nguyên liệu: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện... đang là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhiều ngành trong đó có ngành chè. Ngoài một số vùng có đường quốc lộ chạy qua, nằm trong lưới điện quốc gia còn phần lớn vùng nguyên liệu chè nằm ở vùng xa xôi, hẻo lánh. Cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến: Các cơ sở chế biến, các máy móc thiết bị chế biến,... đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chè. Tăng cường cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng chế biến đã có và phát triển mới, mở rộng mạng lưới chế biến trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất chè, dần xoá bỏ sự chênh lệch về mức sống giữa miền núi trung du và đồng bằng. 6. Nhân tố lao động Nhân tố con người có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè. Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao động trong trồng chè, lao động chế biến và tiêu thụ. Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chè thì ngoài công nghệ chế biến hiện đại, yếu tố quan trọng hơn cả là người lao động phải có trình độ tay nghề. Trong cả ba khâu: trồng, chế biến, tiêu thụ đều đỏi hỏi người lao động phải có kỹ năng lao động. Hiện nay ở nước ta trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều. Vì vậy ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng trồng chè vùng sâu, vùng xa. Với dân số 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có gần 80% dân số sống bằng nghề nông. Có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp là rất dồi dào. Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu nguời bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn nguời, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềm năng. Mặt khác, lao động nước ta nhìn chung là rẻ, lại cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, lực lượng này thực sự đáp ứng yêu cầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất và xuất khẩu chè. III. tình hình sản xuất chè thế giới và kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước 1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 1.1. Năng suất, sản lượng, diện tích chè của một số nước trên thế giới Trên thế giới hiện nay có 39 nước trồng chè với diện tích 2,5 triệu ha và sản xuất lượng hàng năm biến động trên dưới 2 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 4 tấn/ha. Nước có sản lượng cao nhất hiện nay là ấn Độ với sản lượng bình quân trong 3 năm 2000-2002 là 870 nghìn tấn chè khô. Đây cũng là nước có tốc độ tăng cao nhất thế giới là 150% trong vòng từ năm 1989-1995. Kế tiếp đó là Trung Quốc 630 nghìn tấn, Srilanca 320 nghìn tấn. Năm nước có diện tích trồng lớn nhất là Trung quốc, ấn độ, Srilanca, Thổ nhĩ kỳ và Indonesia đã chiếm 75% diện tích chè trên thế giới, nước nhỏ nhất trong làng chè là Camơrun chỉ trồng 1000 ha với mức tăng trưởng 3% năm. Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới cũng như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt đến 2 tấn/ha. Đứng đầu nhóm các nước có năng suất chè cao đó là Kênya với năng suất 2,1 tấn chè khô/ha, tiếp đó là ấn Độ 1,8 tấn/ha, Srilanca 1,4 tấn/ha. Diện tích chè trên thế giới biến động bởi vì chỉ có những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và phát triển được cây chè. Về phân bố diện tích thì 12 nước châu á chiếm khoảng 88%, châu Phi là 8% (12 nước) và Nam Mỹ chiếm 4% (4 nước). Như vậy chè chủ yếu được trồng ở châu á và đây là cái nôi phát triển của cây chè với mọi điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây chè. 1.2. Diễn biến cung-cầu Cung: Năm 2002 sản lượng chè thế giới ước đạt 2,132 triệu tấn, tăng 1,5% (tương đương 32 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2001, trong đó nhóm nước sản xuất và xuất khẩu chè chủ yếu tăng khoảng 20 nghìn tấn và nhóm các nước khác tăng khoảng 12 nghìn tấn. Thị trường cung chè vẫn tiếp tục tập trung vào một số nước sản xuất lớn như ấn Độ, Srilanca, Kênya, Trung Quốc, Inđônêsia. Riêng 5 nước này đã chiếm trên 85% sản lượng chè thế giới. Cầu: Năm 2002, mức tiêu thụ chè trên thế giới đạt 2,072 triệu tấn, tăng 2,4% (tương đương 49 nghìn tấn) so với năm 2001, trong đó nhóm 5 nước tiêu thụ chủ yếu vẫn là ấn Độ, Anh, Pakistan, CIS và Hoa Kỳ (chiếm khoảng 58,5% tổng mức tiêu thụ trên thế giới) tăng 5 nghìn tấn và nhóm các nước khác giảm 1 nghìn tấn. Giá chè trên thế giới: Từ năm 1997 trở lại đây có xu hướng cung vượt quá cầu. Số lượng chè xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Các nước nhập khẩu lớn đều giảm số lượng chè đen nhập khẩu. Do cung có xu hướng vượt cầu nên giá bình quân tính theo đồng USD ở hầu hết các thị trường đấu giá đều giảm một cách đáng kể từ năm 1998. 2. Kinh nghiệm của một số nước sản xuất chè trên thế giới Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất, có những nước xem chè là cây trồng chính của đất nước như Kênya, ấn Độ... Sau đây là kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước trên thế giới. Trung Quốc: Là nước phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới. Chè trở thành thứ nước uống giải khát phổ thông trong mọi tầng lớp nhân dân và được coi là 1 trong 7 thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với sản xuất chè, tận dụng lợi thế này, Trung Quốc xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạng hoá các giống chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng các nghiên cứu chè cả nước, xây dựng các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở các tỉnh. Xuất bản các tạp chí, sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Đặc biệt Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hoá trà: xây dựng các nhà bảo tàng văn hoá, biên soạn các tác phẩm về trà, tổ chức các lễ hội văn hoá trà, trà sử, trà pháp... Điều này đã thu hút nhiều du khách và nâng cao được vị thế của chè Trung Quốc trên thị trường thế giới. ấn Độ: Đây cũng là nước có truyền thống lâu đời về phát triển chè, có hai vùng sản xuất chè nguyên liệu lớn là vùng Assam và vùng chè Kêrala. Các vùng chè này rất quan tâm đến việc phát triển khoa học kỹ thuật tập trung tại các trạm nghiên cứu chè Tocklai, UPASI, xuất bản các tạp chí nghiên cứu về chè. Ngoài ra, ấn độ còn thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn trên toàn quốc như: Calcuta, Guwahati, Siliguri,... Kênya: Kênya là nước sản xuất chè còn non trẻ mới trỗi dậy trong thế kỷ XX. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1903 đến 1990, đã phát triển nhanh chóng, đạt chất lượng tốt với giá bán cao. Sở dĩ có được thành công này ngoài yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành chè Kênya đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến trên thế giới vào sản xuất chè đó là quy trình sản xuất chè đen CTC. Ngoài ra Chính phủ Kênya còn đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển ở cả ba thành phần kinh tế, nhất là công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật. Các viện nghiên cứu chè đã được thành lập, có các bộ môn nghiên cứu thực vật học, hoá học môi trường sinh thái, công nghệ chế biến... Nga: Nga là một nước sản xuất chè lớn và cũng là một trong những nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành chè ở Nga rất chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt ở khâu trồng chè. Người ta trồng chè theo từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là 1,5-1,75 cm, khoảng cách giữa các cây là 0,35 cm, lượng hạt giống dùng cho 1 ha là 150 kg. Khi phân chia lô chè người ta đặc biệt chú ý tới độ thẳng của từng hàng chè và san phẳng mặt đất giữa các hàng chè để khi cơ giới hoá thì quá trình như đốn chè, thu hoạch búp và các quá trình canh tác khác không bị sai lệch khi làm việc Nhật Bản: Nhật Bản vốn là nước sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời trên thế giới. Nhật Bản là nước trồng chè có nền kinh tế phát triển, do đó giá nhân công cao thêm vào đó là khả năng công nghệ cao nên họ chủ yếu tiến hành cơ giới hoá trên đồi chè. Nhà nước coi trọng đầu tư vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và các biện pháp quản lý chăm bón vườn chè bằng hoá chất. Nhà nước ban hành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè nên đã thông qua được trên 60 giống chè mới. Vườn chè có năng suất 18 tấn búp/ha phải tuân theo quy trình bón nghiêm ngặt: N 540 kg, P2O5 180 kg, K2O 270 kg, bón nhiều lần. Sử dụng cơ khí nhỏ trong công tác chăm sóc. Hầu hết các nước sản xuất chè chính trên thế giới như ấn Độ đều là những nước đang phát triển. Việc phát triển ngoài mục đích đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn mà nó còn giúp thực hiện các mục đích xã hội khác. Những nước này mở rộng sản xuất dựa vào lực lượng lao động nông thôn dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy vậy do coi trọng phát triển chè họ cũng đầu tư vào công nghệ chế biến cho năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó nâng cao giá thành và uy tín sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới. Chương II Thực trạng sản xuất chè ở Việt Nam trong những năm qua I. Trồng chè 1. Địa bàn phân bố cây chè Hiện nay, cả nước có 33 tỉnh trồng chè với diện tích năm 2002 là 100.061 ha chia thành 4 vùng trồng chè lớn theo bảng sau đây: Bảng 1: Các vùng trồng chè ở Việt Nam (số liệu năm 2002) Vùng Số tỉnh trồng chè Diện tích (ha) % so với cả nước Cả nước 33 100.061 100 Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ 14 63.964 63,9 Vùng Đồng bằng sông Hồng 6 3.778 3,8 Vùng Duyên hải Miền Trung 9 8.997 9,0 Vùng Tây Nguyên 4 23.322 23,3 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Từ bảng trên cho thấy, chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ. đây là vùng chiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với các vùng chè khác trong cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản truyền thống nổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng, chè Tân Cương... Hiện đang trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ có chất lượng cao. Đây là vùng có nhiều lợi thế sản xuất chè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai, kinh nghiệm trồng và chế biến chè. Đứng thứ hai về diện tích là vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Năm 1995 diện tích chè cả vùng là 15.217 ha nhưng đến năm 2002 tổng diện tích là 23.332 ha chiếm 23,3% so với cả nước sau một thời gian dài trồng thử nghiệm chè ở tỉnh Lâm Đồng mà trung tâm là hai huyện Bảo Lộc và Di Linh. Trong 33 tỉnh trồng chè, có 9 tỉnh được ngành chè xếp vào các tỉnh trọng điểm trồng chè về diện tích, sản lượng, chất lượng, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến chè. Tổng diện tích chè của 9 tỉnh này đạt 80.754 ha, chiếm 80,7% diện tích chè toàn quốc. Dưới đây là diện tích trồng chè năm 2002 của 9 tỉnh trọng điểm: Tỉnh Lai Châu: 2.342 ha. Tỉnh Sơn La: 3.205 ha. Tỉnh Thái Nguyên: 13.358 ha. Tỉnh Hà Giang: 12.356 ha. Tỉnh Tuyên Quang : 4.177 ha. Tỉnh Lào Cai: 3.545 ha. Tỉnh Yên Bái: 11.4.7 ha. Tỉnh Phú Thọ: 8.437 ha. Tỉnh Lâm Đồng: 22.018 ha. Trong 9 tỉnh trên thì có 8 tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ và 1 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Trong đó 5/9 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước (22.018 ha), chiếm 22% tổng diện tích chè năm 2002. 2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước. Chè là cây công nghiệp lâu năm phát triển không bột phát như những cây công nghiệp lâu năm khác như cây cà phê, cao su, hồ tiêu, cây chè phát triển ổn định và vững chắc. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Quá trình phát triển cây chè thời kỳ 1995-2002 Năm Diện tích Sản lượng Nghìn ha Chỉ số phát triển so với năm trước Nghìn tấn búp khô Chỉ số phát triển so với năm trước 1995 66,7 99,1 40,2 95,7 1996 74,8 112,1 46,8 116,4 1997 78,6 105,1 52,2 115,5 1998 77,4 98,5 56,6 108,4 1999 84,8 109,6 70,3 124,2 2000 89,9 106,0 78,9 112,2 2001 92,3 102,7 80,0 101,1 2002 100,1 108,5 85,6 107,5 *Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng công ty Chè Việt Nam Đặc biệt từ khi có quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010 thì ngành chè Việt Nam đã có buớc phát triển quan trọng. Trong 3 năm 2000-2002, diện tích và sản lượng chè đều tăng nhanh. Năm 2002 diện tích chè cả nước đạt 100.061 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 77.541 ha. Trong năm này cả nước trồng mới được hơn 10 nghìn ha chè, trong đó các tỉnh có diện tích trồng mới lớn là Lâm Đồng 1.500ha, Hà Giang 1.448 ha, Lào Cai 1.045 ha, Yên Bái 1.028 ha, Thái Nguyên 833 ha, Nghệ An 750 ha, Sơn La 600 ha, Phú Thọ 544 ha. Dưới đây là số liệu sản xuất chè trong 2 năm 2000 và 2002 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam qua 2 năm 2000, 2002 Đơn vị:Diện tích: ha, năng suất: tấn/ha, sản lượng: nghìn tấn Vùng Năm 2000 Năm 2002 Diện tích Diện tích trồng mới Diện tích kinh doanh Năng suất Sản lượng Diện tích Diện tích trồng mới Diện tích kinh doanh Năng suất Sản lượng Cả nước 89.942 5.699 71.587 4,96 355.080 100.061 10.119 77.541 4,97 385.251 Tr. đó: 9 tỉnh trọng điểm 72.666 4.646 58.121 5,33 309.860 90.660 8.266 62.890 5,34 355.561 Trung du Miền núi Bắc Bộ 56.566 4.692 43.608 4,72 205.719 63.964 7.398 46.580 4,85 225.732 Đồng bằng sông Hồng 3.588 50 3.198 3,11 9.934 3.778 190 3.536 3,13 11.080 Duyên hải Miền Trung 8.067 897 5.466 3,75 20.517 8.997 930 5.768 3,77 21.771 Tây Nguyên 21.721 78 19.315 6,16 118.910 23.322 1.061 21.657 5,85 126.668 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Qua bảng số liệu trên ta thấy : Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ : Đây là vùng có quy mô lớn nhất cả nước, năm 1995 diện tích của cả vùng là 42.270 ha chiếm 63,4% diện tích cả nước, trong đó chè kinh doanh là 32.614 ha chiếm 61,5% tổng diện tích chè kinh doanh của cả nước, năng suất bình quân đạt 3,4 tấn/ha. Tính đến năm 2000 cả vùng có diện tích trồng chè là 56.566 ha chiếm 62,89% diện tích cả nước (trong đó chè kinh doanh là 43.608 ha). Năng suất bình quân cả vùng năm 2000 đạt 4,72 tấn/ha, các tỉnh có năng suất bình quân cao như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình đều đạt trên 5 tấn/ ha. Nói chung năng suất vùng này rất cao và đồng đều. Theo kết quả điều tra năm 1995, số diện tích đạt trên 5 tấn/ha chiếm 30,2% và dưới 2 tấn/ha chiếm khoảng 21,3% toàn vùng. Vùng Đồng bằng sông Hồng: Do điều kiện địa hình, đất đai, thiên nhiên đây không phải là vùng có thế mạnh về chè. Vì vậy chè được trồng trên một số địa hình bán sơn địa: Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình và một số nơi khác nhưng diện tích không đáng kể. Tính đến năm 1995, tổng diện tích chè toàn vùng là 1.862 ha (chiếm 2,4% tổng diện tích cả nước), tổng sản lượng chè búp tươi là 7.034 tấn (chiếm 3,9% cả nước). Đến năm 2000, tổng diện tích chè trong vùng đã tăng lên 3.588 ha chiếm 3.8% tổng diện tích cả nước, sản lượng chè búp tươi là 9.934 tấn, năng suất bình quân đạt 3,2 tấn/ha, trong đó chủ yếu là Hà Tây chiếm 70% diện tích trồng chè toàn vùng. Riêng Hải Dương có 8 ha chè thuộc nông trường Chí Linh, có năng suất đạt trên 4,5 tấn/ha . Còn ở Hà Tây chè được trồng nhiều nhất ở Ba Vì nhưng co tới 39,7% diện tích có năng suất dưới 2 tấn/ha. Vùng Duyên hải Miền Trung: Đây là một trong những vùng có lịch sử sản xuất chè sớm nhất ở nước ta. Đến đầu thế kỷ XX, nhiều vùng sản xuất chè được hình thành ở Quảng Nam, các trung tâm chính như: Đà Nẵng khoảng 500 ha, Duy Xuyên 400 ha, Tam Kỳ 100 ha. Dần dần mở rộng ra các vùng khác như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị. Tính đến năm 1995, diện tích chè toàn vùng là 7.381 ha, đến năm 2000 diện tích đã tăng lên 8.067 ha chiếm 9% diện tích chè cả nước, năng suất trung bình đạt 3,75 tấn/ha. Toàn vùng có 4 nông trường quốc doanh: Bình Định có 2 nông trường là Hoài Ân và Vĩnh Thanh, Quảng Ngãi có nông trường Bình Khương và Quảng Nam có nông trường Quyết Thắng. Vùng Tây Nguyên: Năm 1995 diện tích chè cả vùng đạt 15.217 ha nhưng đến năm 2000 lên tới 21.721 ha chiếm 24,2% diện tích chè cả nước, năng suất bình quân 6,16 tấn/ha. Đến năm 2002 diện tích chè vùng đạt 23.322 ha, năng suất 5,85 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt 126.168 tấn. Như vậy, so với những mục tiêu mà ngành chè đặt ra năm 1995 thì diện tích chè cả nước đạt 108,6% (số liệu dự kiến diện tích chè năm 2000 là 82,9 nghìn ha, số liệu thực tế đạt 90,0 ha). Về sản lượng năm 2000 thực tế đạt 355.080 tấn chè búp tươi, so với dự kiến của phương án quy hoạch chè năm 1995 là 103,5% (mục tiêu dự kiến là 342.960 tấn). Riêng vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ so với mục tiêu đặt ra thì năm 2000 đạt 113% về diện tích và 95% về sản lượng. Về năng suất , năm 2000, bình quân chung cả nước đạt 49,6 tạ/ha bằng 95% năng suất dự kiến trong phương án quy hoạch năm 1995. Nhịp độ tăng năng suất chè bình quân giai đoạn 1997-2002 đạt 8,8%/năm. Nhìn chung chúng ta đã thực hiện được hầu hết các mục tiêu đề ra năm 1995 cho giai đoạn 1995-2000 và cho 2 năm 2002, 2002, mức độ sai khác chỉ khoảng 5%. Đến năm 2002, cả nước trồng mới trên 10.000 ha chè nên đã đưa tổng diện tích chè lên 100.061 ha bằng 103,8% diện tích dự kiến vào năm 2010 của quy hoạch chè năm 1995. Một số tỉnh có diện tích năm 2002 vượt con số dự kiến vào năm 2010 do Tổng công ty chè Việt Nam xây dựng vào năm 1999 như Hà Giang có 12 nghìn ha (so với dự kiến là 9 nghìn ha), Yên Bái có 11 nghìn ha (dự kiến 8,5 nghìn), Thái Nguyên có 13,3 nghìn ha (dự kiến là 12 nghìn ha). Năm 2002, tổng sản lượng chè búp tươi đạt trên 385 nghìn tấn tương đương 85,6 nghìn tấn búp khô trong đó xuất khẩu 53 nghìn tấn đạt 54 triệu USD, hầu hết được thục hiện bởi các thành viên của hiệp hội chè Việt Nam. Nhịp độ tăng năng suất giai đoạn 1998-2002 bình quân đạt 12,2%/năm. Công ty Chè Mộc Châu có năng suất bình quân cao nhất nước đạt 14,5 triệu tấn vào năm 2001. Năm 2002, năng suất bình quân đạt 16 tấn/ha, đặc biệt có vườn chè đạt năng suất 20-25 tấn/ha. Tổng sản lượng của các công ty thuộc Tổng công ty Chè đạt trên 45 nghìn tấn, tương đương 10 nghìn tấn búp khô. 3. Hiện trạng giống chè Việt Nam 3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè Hiện nay tổng diện tích chè cả nước ta hiện có hơn 100 nghìn ha, cơ cấu giống chè bao gồm: giống chè Trung du chiếm 62,7%, giống chè Shan Tuyết chiếm 31,1%, giống chè cành nhập nội là 5,5%, còn lại là giống khác chiếm 0,7%. Cơ cấu chè đã có sự thay đổi nếu ta so sánh với năm 1992: giống Trung Du chiếm 70,9%, giống Shan Tuyết chiếm 27,3%, các giống khác là 1,8%. Nhìn chung giống chè Trung Du vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và vùng núi thấp như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, các tỉnh khu 4 cũ. Tiếp đến là giống chè Shan Tuyết phân bố ở các tỉnh vùng cao trên 500 m so với mực nước biển như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng. Số còn lại là chè cành được trồng ở vùng thấp được tuyển chọn nhập nội như PH1, TRI777, Bát Tiên, Kim Huyên, Vân Sương, Yabukita, giống lai LD1, LD2. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu chè nước ta vẫn diễn ra chậm. Nguyên nhân là tâm lý người trồng chè vẫn giữ cách trồng chè bằng hạt, vì nếu chuyển sang cách trồng chè mới bằng cành thì chi phí đầu tư cao gấp 4 lần so với cách trồng cũ, trong khi trồng chè bằng cành đòi hỏi phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt. Mặt khác, các giống chè mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa thể phổ biến đến các vùng trong cả nước. 3.2. Chất lượng các giống chè Việt Nam Thực tế trồng chè cho thấy hai giống chè Trung du và Shan Tuyết là hai nhóm giống chè chiếm tỷ trọng lớn nhất và đại diện cho hai mức địa hình, tuy nhiên năng suất và chất lượng của hai giống chè này không cao. Giống Trung du trồng bằng hạt lấy ngay từ nương chè để sản xuất đại trà, không được chọn lọc từ giống đầu dòng nên sinh trưởng không đều, năng suất thấp, nguyên liệu không đồng đều, chất lượng kém hương. Giống Shan Tuyết chưa được tuyển chọn theo quy trình chuẩn, chất lượng kém. Chất lượng chè ở Việt Nam đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là vấn đề bức xúc được nhiều người trong và ngoài nước quan tâm. Chúng ta đã đi quá chậm trong việc nghiên cứu và triển khai. Năm 1994, thông qua liên doanh, liên kết đã có du nhập một số giống chè đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc như Bát Tiên, Kim Huyên,Thuý Ngọc, Vân Sương... qua theo dõi đặc điểm hình thái của một số giống chè nhập nội cho thấy: các giống chè Trung Quốc, Đài Loan đều có tán bụi, kích thước lá trung bình. Nhìn chung sau một năm trồng thử nghiệm có tỷ lệ sống không quá 80%. Năng suất chè nhập nội chưa cao nhưng chất lượng tỏ ra nhiều triển vọng. Trong tập đoàn giống chè Việt Nam phải nghiên cứu đến các giống chè truyền thống như chè Tà Sùa, chè Suối Giàng, chè Tân Cương và các giống đặc sản như chè đắng, chè dây. tuy nhiên diện tích các loại chè này còn nhỏ lẻ, chưa quản lý được chất lượng, thương hiệu chưa được khẳng định, còn bị lợi dụng dẫn đến làm giảm uy tín những loại chè này trên thị trường. Năm 1999, chúng ta đã có tập đoàn quỹ gen của trên 100 giống chè có nguồn trong và ngoài nước tập trung tại vườn tiêu bản giống của Viện nghiên cứu chè. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng này còn quá ít do nhiều nguyên nhân. Trước thực trạng giống chè Việt Nam và những đòi hỏi gay gắt của thị trường tiêu thụ, quyết định số 43/1999/QĐ-TTg của Chính phủ cho phép nhập khẩu 2 triệu hom chè giống và sau đó là dự án phát triển giống chè đầu dòng cao sản nhập từ Nhật Bản. Hiện nay dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty Chè Việt Nam, 2 triệu hom chè trên đã được triển khai và trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng trong cả nước. Tổng diện tích trồng được là 53,7 ha. Tổng công ty chè đã giao cho Viện nghiên cứu chè tiến hành những nghiên cứu theo dõi sự thích ứng của các giống. Phải nói ngành chè đã triển khai giống tích cực, nghiêm túc và khoa học, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Còn dự án phát triển giống chè cao sản nhập từ Nhật Bản giao cho công ty chè Mộc Châu với toàn bộ số hom chè giống về giâm ươm. Tại công ty chè Mộc Châu ươm 120 bầu giống chè hom, chủ yếu là Iatakamidori đạt tỷ lệ sống 50%, đủ trồng 50 ha. Giống Iatakamidori là giống chiếm 80% tại Nhật Bản nhưng không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam đến năm thứ ba thì lụi chết. Giống Yabukita phát triển được nhưng năng suất chưa cao, búp nhỏ, chóng xòe, vị ngọt nhạt. Tuy nhiên, giống chè này đòi hỏi chế độ chăm sóc rất khắt khe mà trong điều kiện trồng đại trà ở nước ta khó có thể làm được. Nhìn chung các giống chè ngon thường khó làm, hay bị sâu bệnh nhất là bệnh nhện đỏ. Tóm lại việc trồng thử nghiệm các giống chè nhập nội tại các công ty chè là một thuận lợi và hợp lí nhưng có một hạn chế là các công ty chè hầu như đã hết quỹ đất. Vì vậy, việc trồng mới đều phải hợp tác với các đơn vị ở địa phương nên việc quản lý các quy trình kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn. 3.3. Chất lượng các vườn chè Hiện nay cả nước có 100.061 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 77.541 ha chiếm 77,5% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 22.520 ha chiếm 22,5%. Đối với chè kinh doanh năng suất không đồng đều, biên độ năng suất rất lớn từ 1,6 tấn/ha đến 25 tấn/ha. Chè kiến thiết cơ bản có đến 60% diện tích do nhân dân tự trồng, đầu tư ban đầu không đủ, làm đất không kỹ, giống tạp, dùng hạt là chủ yếu, thiếu phân bón nên sinh trưởng kém, trong đó có diện tích đáng kể của chương trình 327. Diện tích chè phục hồi thường là đã đến kỳ kinh doanh nhưng do nguyên nhân giá thành cao, thiếu lao động, ít quan tâm chăm sóc nên mật độ thấp, tỷ lệ mất khoảng lớn, để hoang hoá. Nếu muốn có kết quả kinh doanh phải tập trung cải tạo một vài năm. Tuy nhiên, có một số diện tích quá già cỗi, tàn kiệt, mất khoảng lớn, sâu bệnh phá hoại nặng, bị trâu bò dẫm đạp, có đầu tư cũng không đạt hiệu quả nên cần thanh lý. Qua điều tra điểm có thể chia vườn chè ở 4 cấp chất lượng sau đây: - Vườn chè có chất lượng tốt chiếm 20%: Đây là những vườn chè đảm bảo mật độ chuẩn (18.000 cây/ha), cây sinh trưởng tốt, năng suất bình quân đạt trên 10 tấn búp tươi/ha. -Vườn chè có chất lượng trung bình chiếm 50%: vườn chè đảm bảo 90% mật độ chuẩn, được chú ý đầu tư, năng suất bình quân trên 5 tấn/ha. -Vườn chè chất lượng kém, cần được phục hồi chiếm 20-22%: Vườn chè mất khoảng lớn, chỉ đạt 70% mật độ chuẩn, không được đầu tư, năng suất 2-3 tạ/ha. -Vườn chè cần thanh lý chiếm 8-10%: đây là vườn chè già cỗi hoặc sâu bệnh, gia súc phá hoại, mất khoảng lớn không thể phục hồi được. Nhìn chung, các vườn chè do Tổng công ty Chè Việt Nam quản lý hầu hết chất lượng tốt. Các vườn chè kém chất lượng thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí thấp và cuộc sống còn khó khăn. 3.4. Những biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu Sử dụng phân bón: Hiện nay nhiều vườn chè xuống cấp do bón phân không đúng cách, thiếu phân lót bón thúc vô cơ, chỉ có đạm thuần tuý. Hiệu quả là độ màu mỡ của đất giảm nghiêm trọng, độ mùn kém, đất chai cứng, chua, mất cấu tượng, các chỉ số dinh dưỡng đều dưới mức cho phép. Kết quả phân tích 482 mẫu đất đại diện cho 1.500 ha ở các công ty chè Phú Sơn, Sông Cầu, Nghĩa Lộ, Thanh Niên cho thấy PH < 4 có 358 mẫu (chiếm 74%), hàm lượng mùn < 2% có 231 mẫu (chiếm 68,6%), đạm tổng số trung bình đến nghèo chiếm 88,2% (trong đó nghèo 30%), P2O5 tổng số nghèo là 417 mẫu (chiếm 86,5%), K2O tổng số nghèo 20%. Chăm sóc vụ đông xuân: Đông xuân không phải là mùa thu hoạch chè nhưng là thời gian phục hồi, tích luỹ năng lượng nuôi dưỡng cây. Các biện pháp chăm sóc có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây chè, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cả năm. Các công việc của chăm sóc vụ đông xuân bao gồm: tưới nước, bón phân, đốn và phun thuốc cho chè. Biện pháp chăm sóc vụ đông xuân rất được chú trọng ở các công ty thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam . Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Qua điều tra, sâu bệnh hại chè chủ yếu là nhện đổ, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, rệp, bệnh thối đen, thối nâu. Các loại thuốc trong danh mục được sử dụng cho chè gồm: Seleczon, Bassa, Cormite, Padar, Fugura... Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) còn ít được áp dụng. Đa phần khi phát hiện ra sâu bệnh là dùng thuốc. Thậm chí một số nơi còn dùng thuốc cấm sử dụng trên cây chè. Thời gian cách ly cho đến khi thu hoạch chè cũng không được đảm bảo (dưới 10 - 15 ngày). Kết quả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách đã dẫn đến dư lượng thuốc trên chè, ảnh hưởng đến tâm lý sử dụng chè trong nước và khó khăn khi xuất khẩu. Đây là báo động đỏ cho vị thế và uy tín của chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy vậy việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các công ty chè thực hiện khá tốt. Các số liệu phân tích mẫu từ năm 1998 đến năm 2002 cho thấy dư lượng các chất Methylparathion, Tricholorphin, Cypermethrin, Fenvalerate.. đều giảm dưới mức cho phép của FAO và EU. Riêng năm 2001, mẫu OP của Mộc Châu với dư lượng Fevalerate, mẫu FBOP của Long Phú với dư lượng Fenpropathrin còn cao gấp 2,5- 3 lần mức cho phép của EU. II. Chế biến chè Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó vừa là một thị trường tiêu thụ chè búp tươi vừa làm tăng giá trị của sản phẩm, tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nước ta đã có những cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ, vừa và lớn với công nghệ OTD và CTC với chè đen; công nghệ chế biến chè xanh của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... đã tạo ra hàng chục mặt hàng với hàng trăm loại bao bì mẫu mã khác nhau. Các cơ sở chế biến đã được phủ kín ở các vùng chè lớn trong cả nước. Tỷ lệ chè qua công nghiệp chế biến chiếm khoảng 85%, còn lại là chế biến thủ công hoặc bán cơ giới. Theo số liệu điều tra, đến nay cả nước có 174 nhà máy chế biến chè, trong đó có 164 nhà máy chế biến từ chè búp tươi, tổng công suất 1.820 tấn búp tươi/ngày, năng lực chế biến 273-280 nghìn tấn búp tươi/năm (61-62 nghìn tấn sản phẩm/năm). Ngoài ra còn có hàng chục nghìn xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công. 1. Quy mô các cơ sở chế biến Hiện nay nước ta có 174 cơ sở chế biến, qua khảo sát cho thấy cơ cấu quy mô sản xuất như sau: - Các cơ sở có quy mô lớn (công suất 30 tấn búp tươi/ngày) có 12 nhà máy với tổng công suất 481 tấn búp tươi/ngày, chiếm 28% tổng công suất. - Các cơ sở quy mô vừa: 10-28 tấn búp tươi/ngày có 46 nhà máy, tổng công suất 709 tấn búp tươi/ngày, chiếm 41% tổng công suất. - Các cơ sở quy mô nhỏ: 0,5-8 tấn búp tươi/ngày có 116 cơ sở, tổng công suất 633 tấn búp tươi/ngày, chiếm 31% tổng công suất. Như vậy, các cơ sở chế biến vùa và nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn cả về số lượng và tổng công suất chế biến. Ngoài các cơ sở chế biến chè thủ công tinh xảo để tạo sản phẩm đặc sản giá trị cao, còn có các cơ sở chế biến chè đen có quy mô nhỏ không đủ các điều kiện đảm bảo yêu cầu công nghệ. Do vậy sản phẩm biểu hiện chất lượng thấp như chua, thiu, khê, khét, lẫn nhiều tạp chất... vấn đề đặt ra là hạn chế các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, chỉ nên xây dựng các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vận chuyển nguyên liệu khó khăn. Mặt khác, tình trạng phân bố các cơ sở chế biến chưa thực sự hợp lý. Tình trạng cấp giấy phép xây dựng không theo đúng quy hoạch vùng nguyên liệu đã làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất các cơ sở đầu tư lớn, hiện đại, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất. 2. Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh Thực trạng cơ sở chế biến chè ở nước ta được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4 : Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh Đơn vị: Công suất chế biến: nghìn tấn búp tươi/ năm Sản lượng: nghìn tấn búp tươi Tỉnh Số cơ sở Công suất Sản lượng Yên Bái 24 30-40 45 Hà Giang 10 6,4 20 Phú Thọ 18 45-46 31 Thái Nguyên 14 24-25 68 Lào Cai 3 3,8-4 13 Sơn La 10 18 14 Hà Tây 8 10-11 7,6 Nghệ An 6 8-9 7,6 Lâm Đồng 35 70-80 122 *Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Tỉnh Yên Bái: Có 24 cơ sở, công suất 250 tấn búp tươi/ngày (có thể chế biến hết 30-40 nghìn tấn búp tươi/năm). Với sản lượng búp tươi khoảng 45 nghìn tấn, như vậy là đã khai thác hết công suất. Thời gian tới cần bổ sung dây chuyền. -Tỉnh Hà Giang: Hiện có 10 cơ sở, công suất 47 tấn búp tươi/ngày (có thể chế biến 6.400 tấn búp tươi/năm). Với sản lượng 20 nghìn tấn búp tươi/năm thì năng lực chế biến chỉ đảm bảo 30-35%, vì vậy cần bổ sung dây chuyền chế biến. - Tỉnh Phú Thọ: Có 18 cơ sở chế biến lớn, vừa và nhỏ với tổng công suất 334 tấn búp tươi/ngày (45-46 nghìn tấn búp tươi/năm). Sản lượng năm 2002 của tỉnh là 31 nghìn tấn búp tươi, thực tế các cơ sở của tỉnh phải mua nguyên liệu ở các địa phương khác nên khi xây dựng vùng chè cao sản thì vẫn cần đầu tư thêm dây chuyền sản xuất. - Tỉnh Thái Nguyên: Có 14 cơ sở với tổng công suất 174 tấn búp tươi/ngày (24-25 nghìn tấn búp tươi/năm). Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng chục xưỏng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công của các hộ gia đình. Năm 2002 toàn tỉnh sản xuất ra 68 nghìn tấn búp tươi, năng lực chế biến công nghiệp đảm nhận 50% nguyên liệu. Vì vậy cần nghiên cứu xây dựng bổ sung các nhà máy ở các chuyên canh tập trung. - Tỉnh Lào Cai: Có 3 nhà máy, tổng công suất 28 tấn búp tươi/ngày (3,8-4 nghìn tấn búp tươi/năm). Sản lượng chè búp tươi của tỉnh là 13 nghìn tấn. Vì vậy cần bổ sung thêm nhà máy chế biến. - Tỉnh Sơn La: Có 10 nhà máy chế biến, tổng công suất 125 tấn búp tươi/ngày (18 nghìn tấn búp tươi/năm). Sản lượng năm 2002 đạt 14 nghìn tấn búp tươi. Như vậy trong thời gian tới chỉ cần xây dựng nhà máy chế biến cho diện tích chè cao sản và đặc sản. - Tỉnh Hà Tây: Có 8 cơ sở chế biến, tổng công suất 67 tấn búp tươi/ngày (10-11 nghìn tấn búp tươi/năm). Sản lượng năm 2002 đạt 7,6 nghìn tấn búp tươi, gây lãng phí công suất 30%. Tỉnh cần xem xét lại việc cấp giấy phép cho các cơ sở chế biến đang và sẽ xây dựng khi chưa có vùng nguyên liệu. - Tỉnh Nghệ An: Có 6 nhà máy, tổng công suất 60 nghìn tấn/ngày (8-9 nghìn tấn búp tươi/năm). Năm 2002, sản lượng chè búp tươi của tỉnh đạt 7,6 nghìn tấn. Trong năm này tỉnh đã đưa vào sử dụng 2 dây chuyền thiết bị mới của ấn Độ công suất 36 tấn/ngày, tuy nhiên vẫn cần bổ sung dây chuyền cho sản lượng chè trồng mới. - Tỉnh Lâm Đồng: có 35 cơ sở chế biến với tổng công suất 462 tấn/ngày (70-80 nghìn tấn/năm). Sản lượng chè năm 2002 đạt 122 nghìn tấn búp tươi. Như vậy vẫn cần bổ sung các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến. Tóm lại, qua thực trạng ở các tỉnh trọng điểm về trồng chè ở nước ta hầu hết các cơ sở chế biến chè của nước ta là quy mô vừa và nhỏ, công suất chế biến hạn chế, cần phải xây dựng thêm nhà máy chế biến và dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên cũng có một số nhà máy chỉ sử dụng hết một nửa công suất. Vì vậy cần phân bố lại vùng nguyên liệu và vùng chế biến sao cho phù hợp để tránh tình trạng thừa và thiếu công suất như hiện nay. 3. Thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở nước ta Nhìn chung toàn ngành, trình độ công nghệ chế biến chè so với thế giới chỉ ở mức trung bình yếu. Thường các cơ sở chế biến quy mô lớn đạt mức tiên tiến, quy mô vừa đạt mức trung bình yếu, quy mô nhỏ đạt mức rất thấp. Hiện nay ở nước ta chế biến chè đen theo công nghệ chế biến OTD và CTC. Thiết bị để chế chè biến công nghệ OTD là thiết bị nhập của Liên Xô cũ vào những năm từ 1957 đến 1977 có 3 dây chuyền với quy mô 13, 24, 36 và 42 tấn chè tươi/ngày. Đến nay các thiết bị đều đã cũ, sửa chữa nhiều với các thiết bị được sản xuất trong nước nên đã bộc lộ nhược điểm ở một số khâu như: lên men, lò sấy, hệ thống hút bụi, nhà xưởng cũng đã xuống cấp... nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Do vậy cần được cải tạo nâng cấp. Thiết bị để chế biến chè đen CTC có 6 dây chuyền nhập khẩu của ấn Độ vào những năm 1980, đến nay thiết bị này chỉ hoạt động có hiệu quả ở nông trường Tô Hiệu (Sơn La), Cẩm Khê (Vĩnh Phúc) trong việc sản xuất sản phẩm chế biến xuất khẩu cho ấn Độ và đài Loan. Còn ở các nơi khác thiết bị này hoạt động kém hiệu quả, nguyên nhân do nhập thiết bị không đồng bộ, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cao hơn OTD, chất lượng sản phẩm kém. Năm 1997 ngành chè nhập hai dây chuyền chế biến chè đen công nghệ song đôi của ấn Độ (70% OTD và 30% CTC) tổng công suất 24 tấn tươi/ngày được lắp đặt tại Long Phú (Hoà Bình), Hàm Yên ( Tuyên Quang) nhưng đến nay vẫn thiếu vốn xây lắp nên thiết bị chưa hoạt động. Chè xanh được chế biến theo công nghệ cổ truyền và một phần theo công nghệ của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Các nhà máy sản xuất chè xanh được trang bị phần lớn thiết bị của Trung Quốc với quy mô 8 tấn/ngày trở xuống. Mấy năm gần đây với hình thức liên doanh, hợp tác với nước ngoài đã đầu tư được dây chuyền chế biến chè xanh tiên tiến của Nhật Bản tại các công ty chè Sông Cầu (Bắc Thái), của Đài Loan tại công ty chè Mộc Châu và công ty Nhân Chính, Ba Vì. Bên cạnh những cơ sở chế biến còn có khoảng 20 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn đã đầu tư vào chế biến với các thiết bị có công suất nhỏ, công nghệ phù hợp như doanh nghiệp tư nhân Thái Hoà, công ty TNHH Tân Cương (Bắc Thái), Tùng Lâm (Hoà Bình) và một số cơ sở ở tỉnh Lâm Đồng. 4. Chủng loại sản phẩm chế biến và chất lượng sản phẩm Cơ cấu chủng loại sản phẩm: Do nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế ngày càng đa dạng, nhất là trong những năm gần đây, công nghệ chế biến chè có nhiều biến đổi. Hiện nay sản phẩm chế biến của ta gồm: chè đen (gồm chè đen OTD và CTC), chè vàng, chè xanh, chè ướp hương thảo mộc, chè dẹt (Nhật Bản), chè Ô Long, Phổ Nhĩ, Thiết Quan Âm (Trung Quốc). Ngoài ra để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước còn có các sản phẩm chè ướp hương như: chè Sen, chè Nhài, chè Hoè, chè Sói, chè Ngâu, chè chiết suất cô đặc Pagmaro (Nga), chè bột, chè viên ngậm ( Nhật Bản), chè tan nhanh, chè thấm (chè túi nhúng) xuất khẩu sang Anh, Nhật Bản, ấn Độ, Srilanca,... Tỷ trọng giữa các loại chè này như sau: chè đen chiếm 60%, chè xanh chiếm 35% và các loại chè khác là 5% tổng sản lượng chè chế biến. Về chất lượng sản phẩm chế biến: Chất lượng sản phẩm hiện nay của ta so với năm trước có khá hơn. Các doanh nghiệp đã ý thức được rằng chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Bởi vậy, trong những năm gần đây, người ta bắt đầu coi trọng chất lượng đưa vào chế biến. Tỷ lệ chè búp tươi loại A và B trung bình đạt 60-70% tổng số nguyên liệu, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên sản phẩm sau khi chế biến của ta chưa có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm khoảng 65%. Vì vậy giá bán chè cả ta nhìn chung chỉ mới đạt 80% giá của thị trường thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp chế biến chè của ta. Về bao bì đóng gói: Hiện tại ta xuất khẩu chè thường là nguyên liệu thành phẩm nên sản phẩm được đóng gói trong các thùng gỗ dán có hai lớp giấy chống ẩm, trọng lượng mỗi thùng 31-45 kg, bao giấy không khâu trọng lượng 35-60 kg. Loại bao bì này chỉ bảo quản 12 tháng. Đây là khâu yếu nhất trong công nghiệp chế biến xuất khẩu của ta cần được khắc phục trong thời gian tới. Hình thức sản phẩm chủ yếu là chè rời, còn chè bao gói và chè túi lọc chiếm tỷ trọng không đáng kể. Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác chế biến: Thứ nhất, công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu hoặc quá xa vùng nguyên liệu. Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 56-60% công suất, ngược lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng được quy mô vùng nguyên liệu. Thứ hai, nhiều nhà máy được xây dựng quá lâu cách đây gần 40 năm, thiết bị quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếu vốn để cải tạo và tu bổ... Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên không tận dụng hết công suất. Thứ ba, ngành chè nước ta đang trong giai đoạn tiếp cận thị trường mới nên chưa ổn định. Mặt khác sản phẩm chè của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các thị trường mới nên doanh lợi chưa cao và phải chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm đồ uống khác. III. Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam. 1. Thị trường tiêu thụ trong nước Nhân dân ta có tập tục uống chè từ lâu đời, nhưng phần lớn trước đây là uống chè tươi (nấu trực tiếp từ lá cành chè). Trước đây một số người thuộc tầng lớp trên thường quen dùng “ Trà Tầu” là loại chè được chế biến từ Trung Quốc nhập vào. Vài ba thập kỷ nay khi ngành chè đã bắt đầu phát triển thì dân cư đô thị cũng như ở nông thôn dần quen với việc sử dụng sản phẩm chè chế biến. Hiện nay tiêu thụ chè trong nước rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng chè búp chế biến, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,26 kg/năm. Đây là một chỉ tiêu thấp so với các nước như: Anh (2,87 kg), Tuynidi (1,82kg), Srilanca (1,41 kg), ấn Độ (0,55 kg), Mỹ (0,45 kg), Trung Quốc (0,33 kg)... và thấp hơn cả mức bình quân đầu người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 20 -25 nghìn tấn/năm. Tuỳ từng khu vực, lứa tuổi, điều kiện, kinh tế mà thị hiếu tiêu dùng chè khác nhau. Cụ thể: - Chè lá tươi pha trực tiếp: Đây là phong tục tập quán có từ lâu đời của nước ta. Được hầu hết người dân ở Bắc Trung Bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ưa thích kể cả các dịp lễ tết, hiếu, hỉ. - Chè búp rời đã qua chế biến: Được sử dụng phổ biến nhất ở các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên việc sử dụng trà ở hai miền Nam và Bắc có khác nhau. Trong khi người Bắc coi trọng uống chè nóng và hương vị, màu sắc thì người miền Nam thường uống lạnh với đá dùng để giải khát và không coi trọng lắm về chất lượng. - Chè túi lọc: Trong những năm gần đây do nhịp sống khẩn trương nên chè túi lọc ngày càng được ưa chuộng nhất là ở khu vực đô thị. Tuy nhiên thị hiếu tiêu dùng chè túi lọc hiện nay chủ yếu là ngoại nhập: Lipton, Tetley. Chè túi lọc của Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường do còn quá ít, chất lượng và thương hiệu chưa hấp dẫn, hơn nữa người tiêu dùngViệt Nam có tâm lý thích dùng các thương hiệu nổi tiếng một phần do an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Như vậy ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè. Về giá cả, giá cả chè trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè Sen, chè Nhài) là 140 - 170 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 70 -90 nghìn đồng/kg, chè xanh thường là 20 - 35 nghìn đồng/kg. Bảng 5: Giá chè xanh trong nước năm 2002 Đơn vị: 1000 đồng/kg Phẩm cấp Tại nơi sản xuất Bán lẻ Loại đặc biệt 30 - 40 70 – 90 Loại bình thường 15 - 20 25 – 30 Loại xấu 3 - 4 6 – 8 Chè hương loại tốt 50 - 70 140 – 170 *Nguồn: Điều tra thị trường Qua số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về giá cả chè. Một số chè xanh đặc sản như chè Tà Sùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), chè nhập nội như Bát Tiên, Ô Long có giá khá cao, từ 100 - 200 nghìn đồng/kg. 2. Thị trường xuất khẩu 2.1. Nhu cầu tiêu dùng chè ở một số nước và khu vực trên thế giới Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức lương thực thế giới (FAO), đến những năm cuối của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người trên thế giới là 0,5 kg. Các nước có mức tiêu dùng chè bình quân đầu người cao là Quata (3,2 kg), Ailen (3,09kg), Anh (2,07 kg)... các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhưng dân số lại đông nên là nước tiêu thụ chè hàng năm rất lớn (ấn Độ 620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước Anh, Nga, Nhật...là những nước mỗi năm tiêu dùng từ 100 đến 200 nghìn tấn. Về thị hiếu tiêu dùng chè, do tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu và sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè. Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Năm 2000 nước Anh nhập 157 nghìn tấn. Xuất khẩu chè vào Anh bao gồm Kênya chiếm 40 - 50%, ấn Độ 16 - 18%, Nam Phi 6 - 10%, Việt Nam khoảng 0,53%. Đức nhập trên 40 nghìn tấn/năm gồm cả chè đen và chè xanh, chủ yếu là chè cao cấp. Các nước xuất khẩu lớn vào Đức gồm Trung Quốc, ấn Độ mỗi nước khoảng 20%, Indonesia và Srilanca mỗi nước chiếm 12%. Việt Nam năm cao nhất đạt được 784 tấn (chiếm 3%). Pháp nhập trên dưới 20 nghìn tấn/năm gồm toàn bộ chè đã bao gói sẵn từ Trung Quốc 35%, Anh 20 - 25%, Srilanca 9 - 10%, Việt Nam năm 2000 xuất được 55 tấn (chiếm 0,27%). Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình OTD có màu sắc đỏ, hương vị nồng. Xuất khẩu vào thị trường Nga hiện nay chủ yếu là ấn Độ chiếm 71%, Srilanca chiếm 15%. Việt Nam hiện nay chỉ xuất sang Nga được trên 300 tấn, chiếm khoảng0,2%. Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn chỉ sau Anh và Nga (khoảng 170 nghìn tấn/năm). Xuất khẩu vào thị trường nay chủ yếu là Kenya 47 - 63%, Indonesia 11%, Srilanca 3,6%. Việt Nam năm 2000 xuất sang Pakistan được 5.132 tấn, chiếm 4,6% chủ yếu chè cấp trung và cấp thấp. Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp, từ chè đen đến chè xanh cả sản xuất theo công nghệ OTD và CTC. Nhật Bản là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng. Năm 1999 nhập 54.834 tấn (trong đó 12.154 tấn chè xanh) chủ yếu từ trung Quốc, Đài Loan, Srilanca). Cùng năm này Việt Nam xuất được 980 tấn chè xanh và 78 tấn chè đen sang Nhật. Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. 2.2. Xuất khẩu chè của Việt Nam Bắt đầu từ năm 1990 cũng như nhiều ngành khác, ngành chè Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế quản lý. Cho nên từ khâu sản xuất và chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đều tăng khá nhanh. Chính vì sản xuất chè ngày càng tăng nên sản lượng chè và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh. Xuất khẩu chè đã đem lại lợi ích đáng kể và một lượng ngoại tệ lớn. Hàng năm chúng ta xuất khẩu một lượng chè lớn ra thị trường thế giới đó là đó là một điều đáng mừng cho ngành chè Việt Nam. Xuất khẩu chè Việt Nam năm 1995 đạt 1,7% lượng xuất khẩu chè thế giới, năm 1999 đạt 1,91% lượng xuất khẩu chè thế giới. Đến năm 2002 tổng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 52.953 tấn với tổng giá trị là 54 triệu USD. Dưới đây là bảng xuất khẩu chè của Việt Nam tới một số nước chủ yếu trong 3 năm từ 2000 đến 2002. Bảng 6: Xuất khẩu chè Việt Nam tới một số nước giai đoạn 2000-2002 Đơn vị: Lượng: tấn Giá trị: 1000 USD STT Nước Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 1 Irắc 18.592 30.599 22.569 29.198 3120 4250 2 Đài Loan 9.352 11.737 10.021 12.000 13.709 17.183 3 Nga 1.785 2.036 2.321 2.950 4.777 4.401 4 Đức 1.183 1.224 1.283 1.337 2.055 2.209 5 Nhật Bản 1.859 2.946 1.978 3.012 1.223 1.655 6 Anh 577 473 623 611 827 806 7 Mỹ 452 374 710 524 1.033 790 8 Singapore 2.055 1.853 1.724 2.014 1.340 1.476 9 Indonesia 1.014 821 1.115 827 1.327 911 *Nguồn: Hải Quan Việt Nam Những thị trường nhập khẩu chè lớn của Việt Nam bao gồm Irắc, Đài Loan, Nga, Đức, Nhật, Singapore...Sang năm 2002 những thị trường nhập khẩu chè của ta tăng từ 150-175% như Pakistan, Syria, Mỹ, Anh. Nhiều thị trường mới xuất hiện như Iran, Uzbekistan,... Riêng thị trường Irắc nơi chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2001, nhưng do bối cảnh trong nước và quốc tế nên cuối năm 2002 chỉ đạt khoảng trên 3000 tấn, số lượng này chủ yếu là xuất trong 6 tháng đầu năm 2002. Một số thị trường như Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia sang năm 2002 cũng chỉ bằng 55-70% so với cùng kỳ năm 2001. Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu chè Việt Nam hiện nay chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm chè xanh và chè đen đã qua chế biến. Chỉ tính riêng xuất khẩu của VINATEA thì thời kỳ 1900-2000 cơ cấu chè đen và chè xanh khá ổn định ở từng năm và tỷ lệ tương ứng là 8: 1. Riêng năm 2002 thể hiện rõ mức tăng mặt hàng chè xanh và giảm chè đen so với các năm trước. Về giá cả, trong vòng 7 năm từ 1994 đến năm 2000 giá cả tương đối ổn định. Riêng năm 1998 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực nên lượng chè xuất khẩu của ta tăng không đáng kể so với năm 1997. Đến năm 2000 giá chè thế giới ổn định lại, xuất khẩu của Việt Nam đạt 55.660 tấn, doanh thu xuất khẩu đạt 69.605 nghìn USD. Năm 2002 giá xuất khẩu chè là 1000-1.100 USD/tấn lại có xu hướng giảm so với năm 2000 và 2001 (năm 2000 giá 1.250 USD/tấn, năm 2001 là 1.149 USD/tấn). Giá chè của ta thấp do chúng ta chủ yếu bán chè cấp thấp. Thị trường trong nước sôi động nhưng chỉ tập trung vào một số mặt hàng nhất định. Lượng khách hàng nhiều nhưng mua ít tạo tâm lý nâng giá hàng tại một số thời điểm. Nhiều khách hàng nước ngoài tận dụng cơ hội đó để tiếp xúc các đơn vị tại nơi sản xuất bất lợi về công nghệ, thiết bị để ép giá. IV. Các yếu tố khác 1. Một số chính sách phát triển chè Nhiều tỉnh đã quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên đã có chính sách khuyến khích sản xuất chè, đặc biệt là từ khi có quyết định 43/1999/TTg của Chính Phủ. Hầu hết các tỉnh đều cho dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng mới và thâm canh, phục hồi chè. Mức cho vay trồng mới từ 15-22 triệu đồng/ha, thâm canh 4,5-8 triệu đồng/ha. Thời gian giải ngân cho vay trong vòng 3-4 năm, trả hết nợ từ 5-7 năm. Một số tỉnh miễn thuế sử dụng đất cho chè trồng mới và thâm canh trong thời hạn 6-13 năm như Sơn La, Nghệ An... hoặc đầu tư thuế sử dụng đất trở lại cho khuyến nông, giao thông, thuỷ lợi vùng chè như Nghệ An. Hỗ trợ tiền mua giống mới cho hộ nông dân từ 20-50% ở các tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Ngoài ra tỉnh Lào Cai còn có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ngoài mức vay ưu đãi hoặc 50% lãi suất ngân hàng, Tỉnh Yên Bái có chính sách bảo hiểm giá nguyên liệu, tỉnh Lâm Đồng có chính sách trợ giá vận chuyển chè xuất khẩu 35%, hỗ trợ vốn khuyến nông... 2. Đất đai và lao động trong sản xuất chè Đối với các công ty chè hiện nay đất đai được giao khoán cho các hộ theo nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính Phủ, thời gian giao khoán là 50 năm. Mỗi công nhân có khoảng 0,5-1,5 ha chè. Thu nhập từ chè chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của hộ công dân nhận khoán theo sản phẩm đã được định trước, nguyên liệu phải bán toàn bộ cho công ty theo giá quy định. Đối với khu vực chè nhân dân: Đất đai cũng được giao khoán sử dụng 50 năm. Mỗi hộ trồng chè có quy mô rất khác nhau, bình quân ở Thái Nguyên có khoảng 0,23 ha/ hộ, có hộ rộng khoảng hơn 1 ha hoặc hơn. ở Lâm Đồng diện tích trồng chè bình quân một hộ là 1,5 ha/ hộ Về lao động, hiện nay sản xuất chè chủ yếu sử dụng lao động gia đình, lao động chế biến là công nhân của các công ty. Tuy nhiên khi thu hái sản phẩm người trồng chè cần phải thuê lao động thời vụ. Qua tính toán, chi phí lao động thường chiếm 25-30% cấu thành sản phẩm. Trong sản xuất chè, đặc biệt là vùng cao miền núi họ có kinh nghiệm sản xuất chè Shan Tuyết nhưng kinh nghiệm tiếp cận thị trường còn hạn chế. Hiện nay các vùng trồng chè trong cả nước có khoảng 300 xã thuộc các xã khó khăn trong tổng số 1.300 xã trồng chè. Đây là một vấn đề đáng lưu ý trong việc hoàn thiện quy hoạch phát triển chè trong thời gian tới. 3. Một số hình thức tổ chức trong ngành chè Việt Nam Hiệp hội chè Việt Nam: Thành lập năm 1988, là hiệp hội đầu tiên trong cả nước hoạt động theo kiểu doanh nghiệp-ngân hàng. Đây là một tổ chức kinh tế xã hội thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển chè. Hiệp hội có các chức năng sau đây: - Các hoạt động dịch vụ: giống, khuyến nông, công nghệ, thương mại... - Tư vấn cho Chính phủ và địa phương về sản xuất chè - Các hoạt động về văn hoá trà, các hoạt động xây dựng, triển khai các mô hình mẫu, các hoạt động thông tin... Hiệp hội có tạp chí Người làm chè là cơ quan ngôn luận. Từ 16 thành viên ban đầu, đến nay Hiệp hội đã có 88 hội viên phân bố ở các chi hội và 21 tỉnh có chè trong cả nước. Tổng Công ty chè Việt Nam(VINATEA): VINATEA là công ty lớn nhất và duy nhất về chè ở Việt Nam, thành lập năm 1996 có trụ sở ở Hà Nội, là nhân tố chủ lực của Hiệp hội chè Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của VINATEA là quản lý các công ty thành viên về sản xuất nguyên liệu (hiện quản lý 5.937 ha), chế biến và tổ chức xuất khẩu chè, liên doanh, liên kết với nước ngoài, VINATEA còn là nòng cốt trong việc hoạch định chính sách Nhà nước về phát triển chè. Hiện nay VINATEA quản lý 14 công ty thành viên, trong đó có 7 công ty trực thuộc, 2 Công ty cổ phần, 2 Công ty liên doanh, 1 viện nghiên cứu và một số cơ sở chế biến . Các Công ty chè ở các tỉnh: ở các tỉnh cũng có các công ty chè riêng. Lớn nhất là Công ty chè LADOTEA ở Lâm Đồng, có 9 nhà máy chế biến và 2000 ha chè. Các công ty chè ở tỉnh thường có thiết bị công nghệ lạc hậu, ít có điều kiện quan hệ với nước ngoài, hạn chế các mối quan hệ buôn bán và một số công ty không được phép cấp giấy phép xuất khẩu nên phần lớn là uỷ thác cho VINATEA. 4. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè được tính bằng công thức: Lãi thuần = Giá trị sản lượng - Tổng chi phí 4.1. Hiệu quả sản xuất chè búp tươi Bảng 7: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè búp tươi ở các vùng trong cả nước Đơn vị:1000 đồng/ha Vùng Giá trị sản lượng Tổng chi phí Lãi thuần Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ 7.053 4.770 2.283 Vùng Đồng bằng sông Hồng 4.500 3.601 899 Vùng Duyên hải Miền Trung 3.831 3.216 615 Vùng Tây Nguyên 8.944 5.824 3.120 *Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Qua kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp ở một số vùng trồng chè cho thấy: Bình quân giá trị sản lượng cả nước: 6.082 nghìn đồng/ha Tổng chi phí bình quân cả nước: 4.350 nghìn đồng/ha Lãi thuần bình quân: 1.630 nghìn đồng/ha Trừ một số địa phương có giá trị sản lượng trên 1 ha quá thấp ở Duyên hải Miền Trung như Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc còn lại hầu hết đạt từ 4-9 triệu/ha. Các vùng sau đây đạt hiệu quả kinh tế cao là: Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lâm Đồng. Vừa qua để thúc đẩy sản xuất chè, Tổng công ty Chè Việt Nam đã ban hành khung gia chè tươi. So với năm 1995, giá bình quân chè tươi đã tăng lên khoảng 40% (1.050 đồng/kg năm 1995, lên 1.549 đồng/kg năm 2000 và năm 2002 là 1.980 đồng/kg), đã tạo động lực cho người trồng chè chăm sóc vườn chè hơn. 4.2. Hiệu quả chế biến Ngoài hình thức chế biến cổ truyền chè xanh, công nghiệp chế biến chè phần lớn do Tổng công ty chè Việt Nam quản lý, máy móc thiết bị lạc hậu, năng lực chế biến thấp do vậy giá thành sản phẩm làm ra cao, chất lượng lại kém Kết quả điều tra ở một số nhà máy cho thấy sản phẩm chè sao lăn cho lợi nhuận cao hơn cả, tiếp đến là chè Đen và cuối cùng là chè hương. Bảng 8: Hiệu quả kinh doanh chế biến chè Đơn vị: 1000 đồng/ tấn sản phẩm Chỉ tiêu Chè đen Chè xanh Chè sao lăn Chè hương Tổng chi phí 9.518 7.887 10.427 11.661 Giá trị sản lượng 13.396 9.680 18.258 13.380 Lãi thuần 3.878 1.793 7.831 1.719 *Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp V. đánh giá chung 1. Những kết quả đạt được Chè ở Việt Nam được sản xuất và tiêu dùng có truyền thống từ lâu đời. Sản lượng và diện tích đều có chiều hướng gia tăng. Hiện nay các chỉ tiêu này đều vượt số liệu do Tổng quan chè xây dựng cho năm 2000, đạt 108,6% về diện tích và 103,5% về sản lượng. Công nghiệp chế biến cũng đang phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ tuy có thời kỳ không ổn định nhưng cũng đang được mở rộng với quy mô và hình thức đa dạng, phong phú. Tính đến năm 2002 cả nước có 100.061 ha chè phân bố trên địa bàn 33 tỉnh. Sản xuất thu hút khoảng 7 vạn hộ nông dân trồng chè và khoảng 25-30 vạn lao động. Tổng sản lượng chè búp tươi đạt 385.251 nghìn tấn, năng suất đạt 4,97 tấn/ha. hiện nay có hơn 40 nước nhập khẩu sản phẩm chè của Việt Nam, với tổng khối lượng là 68.217 tấn Chất lượng chè búp tươi của Việt Nam có hàm lượng các chất hoà tan như: Tanin, castesin, cafein...không thua kém sản phẩm chè của các nước như ấn Độ, Trung Quốc hay Srilanca. Nếu được chế biến tốt, chất lượng chè sẽ không thua kém các loại chè tốt của thế giới. Một số vườn chè đã được chú ý thâm canh theo quy trình nên năng suất cao. hiện nay ngành chè (chủ yếu là các công ty của VINATEA) đã và đang tiến hành nhập nội, tuyển chọn được một số bộ giống có chất lượng tốt, tổ chức khảo nghiệm nhanh, làm cơ sở đổi mới giống cho những năm tới. Kinh nghiệm trồng, chế biến, tiêu thụ ngày cành được nâng cao. Hệ hống tổ chức và quản lí ngành chè cũng đang được hoàn thiện dần. 2. Nguyên nhân tồn tại Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được nêu trên, ngành chè Việt Nam còn có những khó khăn và tồn tại sau đây: - Năng suất và sản lượng chè của ta còn thấp 560 kg chè khô/ha trong khi của khu vực Châu á là 1.160 kg/ha, hiệu quả kinh tế trồng chè chưa cao với khả năng có thể. Nguyên nhân là vốn đầu tư đang thiếu nhiều, không những ảnh hưởng đến tốc độ trồng chè mới mà còn thiếu vốn để chăm sóc kinh doanh, để đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghệ chế biến ... - Quá trình canh tác do đầu tư không đủ, bón nhiều phân hoá học, không chú ý bón phân hữu cơ dẫn đến đất đai bị nghèo kiệt dinh dưỡng, chai cứng, độ PH trong đất năng suất cao. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã để dư lượng quá giới hạn cho phép nên sản phẩm gây tâm lý e ngại cho người sử dụng và khó khăn khi xuất khẩu. - Trong chế biến chè, trừ các cơ sở quy mô lớn, còn hầu hết thiết bị, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao làm giảm đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu chè làm nguyên liệu bao gói cho các công ty nước ngoài, người tiêu dùng chưa biết đến các sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam. - Thị trường chè trong nước còn lớn, thị trường nước ngoài đang mở rộng nhưng chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Quá trình hội nhập AFTA và WTO đang đến gần. Đây là cơ hội cũng như thách thức to lớn đối với các ngành sản xuất kinh doanh ở trong nước nói chung, ngành chè nói riêng. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè là vấn đề bức thiết của ngành chè nước ta. Chương III Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam I. qUan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 1. Những căn cứ để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 1.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp với việc phát triển sản xuất chè. Đây là căn cứ quan trọng để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam. Theo quy trình kỹ thuật trồng chè thì điều kiện sinh thái của cây chè như sau: Về khí hậu, nhiềt độ trung bình hàng năm là 18-25 độ C, độ ẩm trung bình của không khí > 80%, lượng mưa trung bình hàng năm > 1.200 mm. Về đất đai, đất tầng canh tác > 50 cm, độ PH từ 0,4 đến 0,6, độ dốc bình quân < 25. Đối chiếu với các vùng trồng chè hiện nay của nước ta thì hầu hết các vùng đều có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với phát triển cây chè, cụ thể như sau: Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ: Nhiệt độ trung bình từ 18-23 độ C, độ ẩm trung bình là 80- 85%, lượng mưa trung bình > 1.800 mm/năm. Về đất đai, ở vùng Tây Bắc chủ yếu là đất đỏ nâu trên đá vôi, đỏ vàng trên đá sét, vùng Đông Bắc chủ yếu là đất sét và đất đỏ vàng. Các loại đất này rất thích hợp với việc phát triển cây chè. Vùng Duyên hải Miền Trung: Đây là vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 đến 25 độ C, lượng mưa đạt 1.700- 2.500 mm. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là những tỉnh thuộc vùng này thích hợp phát triển chè. Đất đai các tỉnh này chủ yếu được hình thành trên đất sét, có hàm lượng dinh dưỡng khá tốt, độ PH từ 4,5 đến 5,5. So với yêu cầu sinh thái cây chè, đây là những tiểu vùng khá thích hợp. Vùng Tây Nguyên: Độ cao của vùng khoảng từ 700- 1.500 m. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 20- 23 độ C, lượng mưa trung bình 2.000- 2.700 mm. Đất đai vùng này chủ yếu là đất bazan, đặc biệt là đất nâu vàng trên đá bazan ở Bảo Lộc, Di Linh khá tốt: hàm lượng mùn khá, độ ẩm cao, PH từ 3,9 đến 4,4. Đất có tầng dày lớn và kết cấu tốt. Đây cũng là vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với phát triển cây chè. 1.2. Căn cứ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được của ngành chè Về giống chè, hiện nay đã có một số giống chè khẳng định được năng suất, chất lượng như giống Shan Tuyết chọn lọc, PH1, LDP1... Riêng giống LPD2 năm 2002 đã được các tỉnh sản xuất trên 100 triệu bầu, đủ trồng mới cho trên 5 nghìn ha. Các giống nhập nội đang được trồng thử nghiệm theo dõi ở các tỉnh phía Bắc (như giống chè của Nhật Bản, các giống Bát Tiên, Kim Huyên,...). Đây là những giống chè cho năng suất cao và chất lượng tốt. Về quy trình kỹ thuật, một số quy trình công nghệ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành như tiêu chuẩn hom chè, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè. Về công nghệ chế biến, ta đã có một số quy trình công nghệ chế biến chè đen của ấn Độ, chế biến chè xanh theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc cho chất lượng sản phẩm cao. một số thiết bị đã được sản xuất trong nước. Hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè đã và đang được ngành chè khẩn trương thực hiện. Như vậy, căn cứ vào trình độ khoa học công nghệ sản xuất chè của ngành chè nước ta hiện nay mà Nhà nước đã đề ra các mục tiêu phát triển chè trong thời gian tới sao cho phù hợp với trình độ phát triển của ngành. 1.3. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng chè Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng chè ngày càng tăng. Thị trường trong nước bình quân tiêu thụ khoảng 0,26 kg/người/năm. Theo dự báo của ngành chè, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở nước ta sẽ tăng từ 4% đến 6% mỗi năm. Như vậy tổng mức tiêu thụ vào năm 2005 khoảng 40- 45 nghìn tấn, vào năm 2010 là 45- 50 nghìn tấn. Với thị trường nước ngoài, nhu cầu chè thế giới cũng ngày càng tăng. Theo Hội đồng chè thế giới, nhu cầu tiêu dùng chè thế giới tăng 3% trong giai đoạn 2001- 2005. Hiện nay nhu cầu về chè của thế giới là 2,1 triệu tấn. Về cung chè thế giới, theo dự báo sản lượng chè năm 2005 là 2,7 triệu tấn. Xuất khẩu chè trên thế giới năm 2001- 2005 tăng 2,5% năm và đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2005. Như vậy cơ hội xuất khẩu chè của Việt Nam còn rất lớn. 2. Các quan điểm phát triển sản xuất chè 2.1. Quan điểm về sử dụng đất trồng chè Bố trí phát triển sản xuất cây chè , trước hết phải trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Cần có sự so sánh chè với sản xuất các cây công nghiệp khác có khả năng thích nghi trong cùng một điều kiện, có tính đến thời gian sử dụng đất và cơ sở chế biến vì cây chè là cây trồng lâu năm. Điều tra, đánh giá đúng tình hình sinh trưởng và phát triển cây chè ở các địa phương, xác định khả năng kinh doanh và có quy mô thích hợp. Khai thác sử dụng đất có hiệu quả, phải nâng dần độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở “Luật đất đai” của Nhà nước ban hành, người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo và sử dụng đất một cách hợp lý. 2.2. Quan điểm sử dụng lao động Đồng thời với việc củng cố xây dựng một đội ngũ cán bộ ngành chè có kỹ thuật cao, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới, cần phải sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có để tham gia phát triển ngành chè ở mỗi vùng. Nông thôn đang nghèo, dư thừa lao động, phát triển ngành chè sẽ thực hiện được xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tăng thu nhập cho người nông dân và ổn định xã hội. Ngoài lực lượng lao động trồng chè còn có các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về chè, ngành chè nên có các kế hoạch đào tạo các khoá học về chăm sóc và bảo vệ chè. 2.3. Quan điểm về ứng dụng khoa học kỹ thuật Trên quan điểm coi khoa học công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khoa học công nghệ có vai trò quyết định phát huy lợi thế so sánh để cạnh tranh và tăng tốc độ phát triển ở mỗi quốc gia. Từ nay đến năm 2010 chúng ta phải đẩy nhanh quá trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ ở các ngành sản xuất và dịch vụ, nhằm tạo được những bước tiến bộ rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở nhu cầu thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước mà có hướng thay đổi cho phù hợp. Kế thừa có chọn lọc và cải tạo dần những quy trình công nghệ đã ứng dụng từ trước đến nay, cần có hướng sử dụng lâu dài. Lây hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án ứng dụng khoa học công nghệ sao cho phù hợp. Học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học công nghệ của các nước có thế mạnh về chè trên thế giới. 2.4. Quan điểm về xuất nhập khẩu Cần mở rộng thị trường và bạn hàng tiêu thụ chè ngoài nước. Tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm chè (chè đen, chè xanh, chè vàng,...) và mở rộng xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài thị trường Châu á, Trung Đông, Tây Âu và Bắc Mỹ cần củng cố mở rộng phát triển sang Bắc Âu và Châu Mỹ. Tăng cường nhập khẩu các thiết bị công nghệ chế biến có hiệu quả và tiên tiến, các máy móc trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất nước ta. Đồng thời phải nâng cao chất lượng và số lượng chủng loại sản phẩm chè để tăng kim ngạch và mở rộng thị trường xuất khẩu. Lựa chọn chiến lược cạnh tranh cho phù hợp. 2.5. Quan điểm về mối quan hệ giữa ba khâu trồng, chế biến, tiêu thụ chè Trồng chè - chế biến chè - tiêu thụ chè là ba khâu có quan hệ nhân quả gắn liền với nhau trong một chuỗi hoàn chỉnh của sản xuất chè, không được chia cắt đối lập nhau. Khâu trước có hoàn thành tốt mới tạo điều kiện cho khâu sau phát triển tốt. Búp chè hái tốt mới chế biến được chè tốt, chế biến chè tốt mới tiêu thụ được ổn định, nhanh nhiều với giá cao. Lợi nhuận cao mới có đầu tư tái sản xuất mở rộng cho công nghiệp, nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên sản xuất, kinh doanh, xây dựng được nhiệt tình lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả để phát triển ngành chè bền vững. 3. Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010 3.1. Mục tiêu chung Về diện tích, trên cơ sở địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu có kế hoạch phục hồi và thâm canh 100.061 ha chè cũ, đồng thời tiếp tục trồng mới chủ yếu là ở các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 7.439 ha vào năm 2005 và đưa tổng diện tích trồng chè cả nước lên 116.000 vào năm 2010, tăng 20 nghìn ha so với Tổng quan chè và tăng 16 nghìn ha so với hiện nay. Xây dựng các vườn chè chuyên canh tập trung thâm canh cao sản 24.300 ha, vườn chè đặc sản chất lượng cao 2.700 ha, kết hợp giữa thâm canh vườn chè hiện có với phát triển giống mới khoảng 25-30%, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở các vùng trồng chè đặc biệt là vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ. Về sản lượng, thâm canh để đạt mức sản lượng búp tươi là 534.000 tấn vào năm 2005 và 566.000 tấn vào năm 2010 và tăng năng suất để đạt mức doanh thu bình quân 15 triệu đồng/ha, mức cao 30 triệu đồng/ha. Về thị trường, những năm gần đây chúng ta đã thâm nhập vào được các thị trường lớn: Nga, Mỹ, Tây Âu... chúng ta cần tiếp tục giữ vững các thị trường này đồng thời mở rộng thêm các thị trường ở Châu á nhằm đưa sản lượng xuất khẩu của nước ta lên 90.000 tấn vào năm 2005 và 120.000 tấn vào năm 2010 với kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 130 và 220 triệu USD. Còn đối với thị trường trong nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã để tăng khả năng tiêu thụ ở thị trường trong nước lên mức 50.000 tấn vào năm 2010. Giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 500-550 nghìn lao động 3.2. Mục tiêu cụ thể Bảng 9: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè đến năm 2005 và 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 Tổng diện tích chè cả nước Ha 100.061 107.500 116.000 Tỷ trọng chè giống mới % 5,5 15-20 25-30 Diện tích chè kinh doanh Ha 77.541 94.600 114.500 Năng suất bình quân Tấn/ha 4,97 6,3 6,7 Sản lượng búp tươi Tấn 385.000 534.000 766.000 Sản lượng chè khô Tấn 85.600 132.000 170.000 Sản lượng xuất khẩu Tấn 68.217 90.000 120.000 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 78,406 130 220 *Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Mục tiêu của từng giai đoạn như sau: 3.2.1. Giai đoạn 2003-2005 - Tiếp tục thâm canh 91.481 ha chè cũ và 10.119 ha chè kiến thiết cơ bản đưa vào kinh doanh - Trồng mới thêm 16.000 ha chè với tỷ lệ chè giống mới là 15-20%. - Sản lượng chè khô cuối kỳ đạt 130.000 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 90.000 tấn. - Kim ngạch đạt 130 triệu USD, doanh thu chè nội tiêu đạt trên 1000 tỷ đồng. - Mặt hàng chè bao gồm: Chè đen OTD 7 mặt hàng với cơ cấu 70% ba mặt hàng tốt, chè đen CTC 9 mặt hàng với với cơ cấu 70% ba mặt hàng tốt, chè xanh Nhật Bản 4 mặt hàng, chè xanh Pouchung Đài Loan và trên 30 mặt hàng chè xanh, chè giống mới dạng Ô Long, chè bán men và chè đen đặc biệt cao cấp vùng Mộc Châu, Tam Đường, chè uống nước nhanh... Các mặt hàng bao gồm: chè thanh nhiệt, chè bồi bổ sức khoẻ, chè chữa bệnh. - Đa dạng hoá cây trồng ngoài chè như đậu đỗ, cây ăn quả, tinh dầu. - Doanh thu bình quân một ha chè là 10-15 triệu đồng. 3.2.2. Giai đoạn 2005-2010 - Thâm canh 114.500 ha chè kinh doanh vào năm 2010. - Trồng mới thêm 8.600 ha chè trong các năm 2006-2008. - Tỷ lệ chè giống mới là 25-30%. - Sản lượng chè khô năm 2010 đạt 170 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu 120 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 200-220 triệu USD, doanh thu chè nội tiêu 1.300 triệu đồng. - Các mặt hàng chè gồm: Chè đen OTD với mặt hàng với 80% ba mặt hàng tốt, chè đen CTC 9 mặt hàng với 70% mặt hàng tốt, chè xanh Nhật Bản 4 mặt hàng, Pouchung Đài Loan và trên 30 mặt hàng chè xanh, chè ướp nội tiêu. Chè túi nhúng 6 loại, chè xanh dặc sản từ các vườn chè giống mới dạng Ô Long, chè bán lên men, chè bánh xuất khẩu và chè đen đăc biệt dạng cao cấp của vùng Mộc Châu, Tam Đường, chè uống nhanh... các mặt hàng khác gồm chè thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh. - Tổng doanh thu một ha trồng chè đạt 15-20 triệu đồng. II. các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè Việt Nam từ nay đến năm 2010 1. Giải pháp về quy hoạch phát triển chè Trong thời gian qua ngành chè đã có những bước phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu đều tăng nhanh. Nhưng bên cạnh đó còn có những vấn đề bất cập trong công tác trồng, chế biến, tiêu thụ chè đòi hỏi phải tổ chức, sắp xếp lại sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển dài hạn của ngành. 1.1. Quy hoạch đất trồng chè Lãnh thổ nước ta với diện tích 33 triệu ha trong đó phần lớn là đất nông nghiệp. Trên diện tích đất này cần phải được hình thành một mô hình sản xuất nông lâm kết hợp có hệ thống nhiều tầng, đảm bảo được mật độ che phủ mặt đất, đạt yêu cầu sinh thái an toàn. Vì vậy việc sử dụng đất để phát triển nông nghiệp phải gắn với sản xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất nông lâm kết hợp. Hoạt động sản xuất dù bất kỳ ngành nghề nào cũng không được tách rời nhau mà phải kết hợp với bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mang lại lợi ích thiết thực và ổn định. Để đạt được mục tiêu đến năm 2005 và năm 2010 về sản lượng và giá trị, căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tính thích ứng của các giống chè, dự kiến quy hoạch đất trồng chè chung cả nước như sau: Bảng 10: Quy hoạch đất trồng chè cả nước đến năm 2005 và 2010 Đơn vị: ha Vùng/ tỉnh D.tích năm 2002 D.tích dự kiến thanh lý D.tích còn lại Diện tích trồng mới Diện tích chè Tổng số Giai đoạn 2003-2005 Giai đoạn 2006-2010 Năm 2005 Năm 2010 Cả nước 100.061 8.580 91.481 24.600 16.000 8.600 107.481 116.081 1.Vùng TDMNBB 63.964 5.060 58.904 12.600 10.900 5.300 69.804 75.104 Trong đó: Lai Châu 2.342 2.342 500 500 2.842 2.842 Sơn La 3.025 100 3.105 2.000 2.000 5.105 7.105 Thái Nguyên 13.358 1.400 11.958 2.500 1.800 700 13.758 14.458 Hà Giang 12.356 900 11.456 2000 1.000 1.000 12.456 13.456 Lào Cai 3.545 210 3.335 500 500 3.835 3.835 Yên Bái 11.407 650 10.757 1.000 700 300 11.457 11.757 Tuyên Quang 4.177 350 3.827 2.000 1.200 800 5.027 5.827 Phú Thọ 8.437 650 7.787 2.000 1.500 500 9.287 9.287 2. Vùng ĐBSH 3.778 590 3.188 3.188 3.188 3.Vùng DHMT 8.997 480 8.517 4.000 2.200 1.800 10.717 12.517 4.Vùng TN 23.322 2.450 20.872 4.400 2.900 1.500 23.772 25.272 Lâm Đồng 2.200 19.818 4.000 2.500 1.500 22.318 23.818 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1.1.1. Quy hoạch vùng chè tập trung cao sản Để tăng nhanh sản lượng và chất lượng, dự kiến quy hoạch đầu tư vùng chè cao sản tập trung tại 9 vùng trọng điểm chè như sau: Bảng 11: Diện tích chè thâm canh cao sản Tỉnh Diện tích (ha) Tỉnh Diện tích (ha) Tổng số 24.300 Lào Cai 500 Hà Giang 1.700 Lai Châu 100 Tuyên Quang 2.000 Sơn La 800 Thái Nguyên 5.000 Phú Thọ 4.000 Yên Bái 3.700 Lâm Đồng 6.500 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1.1.2. Quy hoạch vùng chè đặc sản Trên diện tích đất trồng mới, dự kiến quy hoạch vùng chè đặc sản tại Mộc Châu (Sơn La) 2.000 ha và Than Uyên (Lào Cai), Tam Đường (Lai Châu) 700 ha chuyên trồng các loại giống thuần đặc sản và chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp. Về dự kiến sử dụng đất trồng chè mới như sau: Trong tổng số 24.600 ha chè được trồng mới thì trồng trêm đất cũ là 2.000 ha, còn lại bố trí trên đất nương rẫy 12.000 ha, đất vườn 3.020 ha còn các loại đất khác là 1.000 ha. Bảng 12: Bố trí chè trồng mới trên các loại đất Đơn vị: ha Vùng Diện tích trồng mới Trồng trên các loại đất Chè đã thanh lý Đất màu đồi, nương rẫy Đất vườn Đất khác Cả nước 24.600 8.580 12.000 3.020 100 Trung du Miền núi Bắc Bộ 16.200 5.060 8.640 1.900 600 Vùng Duyên hải Miền Trung 4.000 480 2.620 700 200 Vùng Tây Nguyên 4.400 2.450 1.330 420 200 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1.2. Quy hoạch các cơ sở chế biến Từ việc bố trí sử dụng đất trồng chè của cả nước, qua đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến chè có thể thiết lập mạng lưới các cơ sở chế biến gần các vùng trồng chè để thuận lợi cho việc vận chuyển thu mua nguyên liệu. Tập trung quy hoạch ở các tỉnh có diện tích đất trồng chè lớn như trên cả nước như Sơn La, Phú Thọ, Thái Nguyên,... Để nhanh chóng nâng cao sản lượng chè xuất khẩu cần mở rộng cải tạo, thay thế các thiết bị và bổ sung các thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến ở các nhà máy mới có thể đạt các mục tiêu giá trị thành phẩm như sau: Chè đặc sản có giá trị 2.500-4.000 USD/tấn, 85% chè đen sản xuất ra đạt chất lượng cao cấp có giá trị 1.500-1.700 USD/tấn, 40% tổng sản phẩm sản xuất ra được bán là chè thành phẩm có bao gói bền đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng. Tổ chức các loại sản phẩm chè hoá lỏng với hoa quả, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và giải khát, sản xuất chè thực phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, các loại chè hương, chè xanh tiêu thụ trong nước đạt giá trị từ 22-110 triệu đồng/tấn. Cần từng bước chuyển dần từ chè xanh sang chè đen ở các cơ sơ thuộc tỉnh quản lý, cần đa dạng hoá sản phẩm theo thị trường khu vực. Đối với các nhà máy chế biến chè đen, thiết bị của Liên Xô (cũ) cần cải tiến công nghệ làm héo, cải tiến máy vò và phòng lên men chè, thay đổi máy sang thành phẩm và trang bị làm sạch chè thành phẩm. Thống nhất các cơ sở chế biến (quốc doanh TW, quốc doanh ngoài địa phương, tư nhân trong nước, hợp tác liên doanh nước ngoài ...) cho phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu. Xây dựng thêm nhà máy chế biến chè mới bằng các thiết bị đồng bộ và hiện đại tại các vùng chè tập trung và mới được mở rộng nhằm đảm bảo chế biến kịp thời nguyên liệu mới được sản xuất ra. Hoàn thiện nhà máy mới với thiết bị song đôi (CTC và OTD) ở Hàm Yên (Tuyên Quang) công suất 12 tấn/ngày và Phú Mãn (Hà Tây). Mở rộng liên doanh với Nhật Bản, Đài Loan và các đối tác khác để đổi mới công nghệ thiết bị từng phần hoặc toàn phần ở các nhà máy hiện có như Liên doanh Phú Tài (Trần Phú- Yên Bái), liên kết sản xuất ở Mộc Châu với Đài Loan... Chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ. Tổ chức các xí nghiệp cổ phần, xí nghiệp liên doanh với các tổ chức kinh tế tư nhân ở trong và ngoài nước. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng chè chặt chẽ, để giữ uy tín cho thương trường. 2. Giải pháp về vốn Theo tính toán tổng hợp từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè của Việt Nam là 3.714,20 tỷ đồng trong đó cho nông nghiệp (bao gồm trồng mới, chăm sóc và đầu tư thâm canh) là 2.222,60 tỷ đồng và cho công nghiệp chế biến là 951,60 tỷ đồng. Sau đây là bảng tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành chè từ nay đến năm 2010. Bảng 13: Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục Tổng Giai đoạn 2003-2005 Giai đoạn 2006-2010 Tổng nhu cầu vốn đầu tư 3.174,20 1.492,58 1.681,62 1. Cho nông nghiệp 2.222,60 1.185,14 1.037,46 - Trồng mới và chăm sóc 958,01 623,10 334,91 - Đầu tư thâm canh 1.264,59 562,04 702,55 2. Cho công nghiệp 951,60 307,44 644,16 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Các nguồn vốn đầu tư cần được huy động: - Vốn đầu tư ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới về cây chè, cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn sự nghiệp, khuyến nông của Bộ nhập các giống chè có năng suất, chất lượng cao, thực hiện di dân giải phóng lòng hồ hỗ trợ việc chế tạo sản xuất máy móc công cụ cơ khí, phục vụ cho việc trồng trọt, sơ chế và chế biến chè. - Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, đầu tư cho các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho các cơ sở sơ chế và chế biến chè. - Vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho các dự án phát triển chè và cây ăn quả. Tổng vốn đầu tư của dự án là 57,6 triệu USD, trong đó ADB cung cấp 40,2 triệu USD. - Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, vốn ODA. Ngoài ra cũng cần huy động thêm vốn tự có của người làm chè. Thông thường vốn này là công lao động của người trồng chè được tính bằng 25% tổng vốn trồng mới và chăm sóc. Trên cơ sở đầu tư vốn hợp lý, tính đủ theo các hướng thâm canh Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư và tín dụng cụ thể theo từng hạng mục. 2.1. Vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc 24.600 ha chè Các vùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16112.DOC
Tài liệu liên quan