Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn: LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ, chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Các Doanh nghiệp Việt Nam cũng từng bước tham gia vào một sân chơi lớn hơn, sân chơi toàn cầu hóa. Để có thể tồn tại và thành công trong sân chơi đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Ngành Đường sắt nói chung và Ngành Thông tin tín hiệu nói riêng cũng không đứng ngoài xu thế chung đó. Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng của mình, trong những năm qua đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn đã luôn phát huy tinh thần và trí tuệ của tập thể, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin...

pdf57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ, chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Các Doanh nghiệp Việt Nam cũng từng bước tham gia vào một sân chơi lớn hơn, sân chơi toàn cầu hóa. Để có thể tồn tại và thành công trong sân chơi đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Ngành Đường sắt nói chung và Ngành Thông tin tín hiệu nói riêng cũng không đứng ngoài xu thế chung đó. Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng của mình, trong những năm qua đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn đã luôn phát huy tinh thần và trí tuệ của tập thể, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin tín hiệu nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác vận tải của ngành đường sắt. 1. Lý do chọn đề tài Chuyên ngành thông tin tín hiệu đường sắt bao gồm những thiết bị phục vụ thông tin liên lạc điều hành sản xuất và an toàn chạy tàu của ngành Đường sắt. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của chúng có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự an toàn của hành khách và hàng hóa trong những chuyến tàu ngược xuôi Nam Bắc. Như chúng ta đã biết, trước năm 1988 các chuyến tàu lửa chạy từ Bắc vào Nam và ngược lại phải mất hơn 72 giờ, rồi 48 giờ (năm 1991), sau đó 38 giờ (năm 1998), 32 giờ (năm 2000) và hiện nay là 30 giờ. Việc các đoàn tàu vận hành được an toàn, đúng giờ và thời gian ngày càng được rút ngắn như vậy là nhờ những nỗ lực không ngừng của toàn ngành Đường sắt trong đó với những phát minh, sáng kiến, liên tục cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì hệ thống thông tin tín hiệu đã đóng góp một phần rất quan trọng vào thành công chung đó. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, duy tu và sửa chữa thiết bị thông tin tín hiệu. 2. Mục tiêu đề tài Trên cơ sở phân tích quá trình đo lường chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty TTTH ĐS Sài Gòn để từ đó đề ra một số giải pháp duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu của Công ty. 3. Quy trình thực hiện Trực tiếp thu thập thông tin, số liệu tại Công ty kết hợp quan sát, ghi nhận trong mỗi lần đánh giá và nghiệm thu. Sau đó, tổng hợp các thông tin, số liệu cần thiết để từ đó đưa ra những vấn đề cần cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác thiết bị tại Công ty. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, được sự hướng dẫn tận tình của TS Bùi Thị Thanh - Phó trưởng bộ môn Quản trị nhân sự - Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh tế Tp. HCM, được sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám đốc Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt, cũng như những ý kiến xây dựng quý báu của các thành viên khác, trong đó đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiệt tình của: - Ông Uông Nhật Phương : Trưởng phòng Hành chính tổng hợp - Ông Nguyễn Hải Ninh : Chuyên viên Phòng Kỹ thuật thiết kế - Cô Đào Hải Duyên : Chuyên viên Phòng Tổ chức chất lượng Được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn và việc thu thập thông tin số liệu chưa thật sự đầy đủ, chi tiết nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của thầy cô và các thành viên trong Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn, thiết thực hơn, qua đó góp được một phần nhỏ bé vào nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! MAI QUỐC ANH MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT ......................................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt ................................................ 1 1.1.1. Sản phẩm thông tin ...................................................................................................... 1 1.1.2. Sản phẩm tín hiệu ........................................................................................................ 2 1.2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt ................ 3 1.2.1. Sản phẩm thông tin ...................................................................................................... 3 1.2.2. Sản phẩm tín hiệu ........................................................................................................ 3 1.2.3. Chất lượng duy tu thiết bị TTTH................................................................................. 4 1.3. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt ............................. 5 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THÔNG TIN TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT SÀI GÒN ........................................................................................................................ 7 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn ......................... 7 2.1.1. Quá trình thành lập Công ty ........................................................................................ 7 2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty................................................................................. 7 2.1.3. Nhiệm vụ sản xuất của Công ty .................................................................................. 9 2.1.4. Chính sách chất lượng của Công ty........................................................................... 10 2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty....................................................................................... 10 2.1.6. Đặc điểm công nghệ và các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty........................... 18 2.2. Kết quả hoạt động của Công ty trong các năm 2006, 2007 ..................................... 20 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 ........................................ 20 2.2.2. Mặt mạnh ................................................................................................................... 21 2.2.3. Mặt yếu ...................................................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SÀI GÒN ................................ 23 3.1. Các quy định chung.................................................................................................... 23 3.2. Đánh giá chất lượng duy tu sản phẩm (CSP)............................................................ 24 3.2.1. Chất lượng duy tu sản phẩm thông tin (CDTTT)........................................................ 24 3.2.2. Chất lượng duy tu sản phẩm tín hiệu (CDTTH) ......................................................... 25 3.3. Đánh giá hiệu suất khai thác thiết bị TTTH (HKT) ................................................. 26 3.3.1. Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin (HKTTT)......................................................... 26 3.3.2. Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu (HKTTH)........................................................... 27 3.4. Đánh giá hiệu suất quản lý thông tin tín hiệu (HKTQL)........................................... 28 3.5. Chất lượng sản phẩm TTTH (CSP) ........................................................................... 29 3.5.1. Chất lượng sản phẩm thông tin (CSPTT).................................................................... 29 3.5.2. Chất lượng sản phẩm tín hiệu (CSPTH) ..................................................................... 29 3.6. Ví dụ minh họa về cách đánh giá chất lượng sản phẩm TTTH ĐS......................... 30 3.6.1. Số liệu kiểm tra.......................................................................................................... 30 3.6.2. Kết quả tính toán........................................................................................................ 31 3.7. Các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm TTTH ĐS ....................................... 33 3.8. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm TTTH ĐS của Công ty................................. 34 3.8.1. Chất lượng sản phẩm của Công ty qua các kỳ đánh giá .......................................... 34 3.8.2. Chất lượng sản phẩm của Công ty so với các Đơn vị cùng ngành .......................... 42 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SÀI GÒN............................................. 46 4.1. Nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng......................................... 47 4.2. Cải tiến các sản phẩm liên quan ............................................................................... 48 4.3. Nhu cầu về nguồn lực ................................................................................................ 50 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Kết quả hoạt động SXKD năm 2006, 2007............................................................ 20 Bảng 2. Hướng dẫn cách tính H1, H2, H3............................................................................ 28 Bảng 3. Chất lượng sản phẩm của Công ty trong các năm 2006, 2007 .............................. 35 Bảng 4. Chất lượng sản phẩm của các Công ty trong năm 2007 ........................................ 42 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.................................................................................... 13 Hình 2. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm TTTH các Quý năm 2006 ......................... 36 Hình 3 Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm TTTH các Quý năm 2007 .......................... 37 Hình 4. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy I của năm 2006 và 2007.................... 38 Hình 5. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy II của năm 2006 và 2007 .................. 38 Hình 6. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy III của năm 2006 và 2007 ................. 39 Hình 7. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy IV của năm 2006 và 2007................. 39 Hình 8. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm của năm 2006 và 2007 .............................. 40 Hình 9. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm TTTH giữa các Công ty trong năm 2007 . 43 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐS : Đường sắt TTTH : Thông tin tín hiệu HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng HKT : Hiệu suất khai thác TT : Thông tin TH : Tín hiệu SP : Sản phẩm CSP : Chất lượng sản phẩm CDT : Chất lượng duy tu TTTH-Đ : Thông tin tín hiệu - Điện GSAT GTĐS : Giám sát An toàn giao thông đường sắt SXKD : Sản xuất kinh doanh Trang 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT 1.1. Tổng quan về sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt Hoạt động đo lường chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt (TTTH ĐS) được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra và đảm bảo các sản phẩm TTTH luôn ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động, phục vụ tốt cho công tác điều hành sản xuất và an toàn chạy tàu. Đây cũng là cơ sở để thanh toán kinh phí duy tu thiết bị TTTH cho Công ty - một trong những nguồn thu chủ yếu để duy trì hoạt động và chi trả lương cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty. 1.1.1. Sản phẩm thông tin Sản phẩm thông tin là các trang thiết bị thông tin liên lạc phục vụ công tác vận tải, điều hành chạy tàu bao gồm: hệâ thống đường truyền tải; tổng đài, thiết bị truyền dẫn thông tin và nhiều loại máy móc thiết bị khác, trong đó: a. Đường truyền tải (Sản phẩm 1 - SP1): là hệ thống đường truyền thông tin trong ngành đường sắt gồm có cáp đồng thông tin, cáp sợi quang, đường dây trần thông tin, bể cáp, tủ cáp, hộp cáp, mốc cáp. b. Trạm & Tổng đài (Sản phẩm 2 - SP2): - Tổng đài điện tử Hicom: là thiết bị dùng để kết nối thông tin liên lạc khu vực hoặc đường dài trong ngàng đường sắt. - Tổng đài điều độ HiPath: là thiết bị chuyên dùng để kết nối thông tin liên lạc trong công tác điều hành chạy tàu giữa trực ban điều độ và trực ban ga, giữa trực ban ga với ghi, chắn và giữa các ga kế cận. - Tổng đài điện thoại chọn tần: là thiết bị thông tin chuyên dụng của ngành đường sắt phục vụ việc liên lạc, dùng chung một đôi dây, gọi chuông theo mã hiệu chọn tần. - Thiết bị truyền dẫn thông tin đường dài bao gồm: máy tải ba, máy tăng âm tải ba, thiết bị ghép kênh SDH. Trang 2 - Đài tập trung trong ga: là loại thiết bị tập trung thay thế các điện thoại trong phòng trực ban chạy tàu, có đầy đủ tính năng của các loại điện thoại đó (gồm điện thoại nam châm, cộng điện, chọn tần). - Máy vô tuyến điện ICOM: là thiết bị thông tin liên lạc phục vục cho vận tải đường sắt và phòng chống bão lũ, liên lạc với nhau bằng sóng vô tuyến điện. - Phân cơ: là một loại máy điện thoại chuyên dụng sử dụng trong thông tin liên lạc của ngành Đường sắt. - Ngoài ra còn có máy fax, máy photocopy, máy bộ đàm, máy điện thoại tự động ... 1.1.2. Sản phẩm tín hiệu Sản phẩm tín hiệu là các trang thiết bị cung cấp các loại biểu thị theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải phục vụ công tác chạy tàu, gồm: hệ thống tín hiệu ra vào ga; thiết bị khống chế; thiết bị điều khiển; cáp tín hiệu; thiết bị nguồn, điện lực, trong đó: a. Tín hiệu ra, vào ga (Sản phẩm 3 - SP3): là các thiết bị biểu thị tín hiệu trong công tác chạy tàu, gồm: các hệ tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh sử dụng cho tín hiệu vào ga, ra ga, báo trước, dồn, phòng vệ, ngăn đường và các thiết bị TTTH đường ngang, cầu chung. b. Thiết bị khống chế chạy tàu (Sản phẩm 4 - SP4): là các thiết bị để trực ban chạy tàu thiết lập các đường chạy tàu phục vụ công tác vận tải, gồm: ghi cơ khí, ghi điện, ghi động cơ (máy quay ghi). c. Thiết bị điều khiển (Sản phẩm 5 - SP5): là các thiết bị để trực ban chạy tàu sử dụng trong việc điều khiển chạy tàu, gồm: đài khống chế, mạch điện đường ray, tủ điều khiển Đường ngang cảnh báo tự động, thiết bị phát hiện tàu – cảm biến các loại ... - Đài khống chế: là thiết bị để trực ban chạy tàu thao tác xin, cho đường và đón, gửi tàu theo các Tiêu chuẩn ngành của Bộ Giao thông vận tải. - Mạch điện đường ray: dùng đường ray làm dây dẫn để ghi nhận sự đến, chiếm dụng, đi khỏi đoạn đường ray của đoàn tàu, bao gồm: các cầu ray cách Trang 3 điện, các chốt dây câu ray và các dây dẫn, điện trở, rơle, nguồn liên quan (hoặc hệ thống photo sensor, nguồn, rơle, dây dẫn…). d. Hệ thống cáp tín hiệu (Sản phẩm 6 - SP6): là hệ thống truyền dẫn dùng để khống chế và điều khiển thiết bị tín hiệu, bao gồm: hệ thống cáp chôn, cáp treo tín hiệu, các hộp cáp, rãnh và mốc cáp. e. Hệ thống nguồn điện (Sản phẩm 7 - SP7): gồm các thiết bị phục vụ việc cung cấp nguồn điện cho các thiết bị khác, gồm: ắc quy, ổn áp, đường cáp điện, thiết bị chống sét đường nguồn, máy nạp ắc quy, máy phát điện, trạm biến áp ... 1.2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt - Hàng tháng các Trung tâm TTTH-Đ tự đánh giá chất lượng sản phẩm của mình. - Mỗi quý Công ty sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm của các Trung tâm. Chất lượng sản phẩm của Công ty sẽ lấy bình quân của 6 Trung tâm. 1.2.1. Sản phẩm thông tin Chất lượng của mỗi sản phẩm thông tin được ký hiệu là CSPTT 2 HKTTTTTCDTTTCSP += Trong đó: - CDTTT : Chất lượng duy tu của mỗi sản phẩm thông tin - HKTTT : Hiệu suất khai thác thông tin 2 QLHKTTTHKTHKTTT += - HKTTT : Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin - HKTQL : Hiệu suất quản lý thông tin tín hiệu HKTTT là trị số tổng hợp đánh giá hiệu suất khai thác và chất lượng quản lý thông tin. Khi đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ xác định được một giá trị HKTTT cho sản phẩm thông tin đó. 1.2.2. Sản phẩm tín hiệu Chất lượng của mỗi sản phẩm tín hiệu được ký hiệu là CSPTH Trang 4 2 HKTTHTHCDTTHCSP += Trong đó: - CDTTH : Chất lượng duy tu của mỗi sản phẩm tín hiệu - HKTTH : Hiệu suất khai thác tín hiệu 2 QLHKTTHHKTHKTTH += - HKTTH : Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu - HKTQL : Hiệu suất quản lý thông tin tín hiệu HKTTH là trị số tổng hợp đánh giá hiệu suất khai thác và chất lượng quản lý tín hiệu. Khi đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ xác định được một giá trị HKTTH cho sản phẩm tín hiệu đó. 1.2.3. Chất lượng duy tu thiết bị TTTH Chất lượng duy tu (CDT) thực tế của thiết bị được đánh giá theo công thức sau: CDT (%) = 100% - Tổng số các sai phạm (%) Trong đó: 100% được đánh giá cho thiết bị không có sai phạm Chất lượng duy tu của mỗi sản phẩm sẽ là trị số bình quân chất lượng duy tu của các thiết bị thuộc sản phẩm đó. Sai phạm được phân thành các mức sau đây: - Loại đặc biệt: là những vi phạm gây hư hỏng cho thiết bị, gây mất an toàn chạy tàu hoặc mất an toàn lao động. - Loại một: là những vi phạm làm giảm các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của thiết bị, giảm tính năng hoạt động của thiết bị, dẫn tới không an toàn cho người và thiết bị. - Loại hai: là những vi phạm làm giảm các tiêu chuẩn kỹ thuật không chủ yếu của thiết bị, có khả năng dẫn tới vi phạm loại một hoặc loại đặc biệt. - Loại ba: là những vi phạm về mỹ quan và vệ sinh công nghiệp. Với mỗi sản phẩm, thiết bị cụ thể sẽ có những quy định chi tiết về các loại sai phạm và mức độ trừ điểm tương ứng. Trang 5 Chất lượng duy tu thiết bị TTTH được đánh giá theo nguyên tắc sau: - Mỗi sản phẩm đều được tổ chức kiểm tra theo phương pháp kiểm tra điểm. Kết quả số điểm kiểm tra trong một năm là toàn bộ số thiết bị của đơn vị quản lý, khai thác phục vụ chạy tàu. Những điểm không lập kế hoạch kiểm tra thì được lấy kết quả kiểm tra của cấp dưới một cấp. - Kết quả kiểm tra của một loại sản phẩm là số liệu bình quân của các thiết bị thuộc sản phẩm đó. - Căn cứ vào tồn tại của thiết bị, so sánh với hướng dẫn phân loại đánh giá chất lượng thiết bị để có kết quả chất lượng của thiết bị. Trong trường hợp những tồn tại không có nêu trong hướng dẫn thì cho phép vận dụng các quy định kỹ thuật tương đương để đánh giá. - Những sai phạm do khách quan (thiên tai, phá hoại) mà đơn vị quản lý trực tiếp có báo cáo và có giải pháp khắc phục thì không bị trừ điểm. - Khi kiểm tra phát hiện những vi phạm đặc biệt, đơn vị quản lý trực tiếp phải sửa chữa ngay và báo cáo bằng văn bản kết quả sửa chữa gửi đoàn đánh giá. Sản phẩm chỉ được thanh toán sau khi công việc sửa chữa hoàn tất. - Chất lượng duy tu sản phẩm TTTH sẽ bị khấu trừ khi các đoàn kiểm tra của cấp trên phát hiện thiết bị TTTH ĐS phục vụ chạy tàu có vi phạm đặc biệt. Trường hợp thời điểm kiểm tra tiến hành sau khi việc đánh giá đã hoàn tất thì sẽ khấu trừ vào chất lượng duy tu của kỳ sau. 1.3. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu đường sắt Chất lượng sản phẩm được đánh giá bằng phần trăm theo 3 mức sau: - Tốt : trên 95% - Đạt : 85% - 95% - Không đạt : dưới 85% Quy định mức thanh toán đối với sản phẩm: - Loại tốt : thanh toán theo hệ số K=100% - Loại đạt : thanh toán theo hệ số 95% ≤ K ≤ 99% - Loại không đạt : không được thanh toán Trang 6 Sản phẩm TTTH ĐS nào không đạt chất lượng khi đánh giá thì kinh phí duy tu đối với các thiết bị không đạt chất lượng của sản phẩm đó sẽ không được thanh toán. Việc thanh toán chỉ được thực hiện sau khi phúc tra đã đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng quy định. Trang 7 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THÔNG TIN TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT SÀI GÒN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn 2.1.1. Quá trình thành lập Công ty Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đoàn cán bộ từ miền Bắc vào tiếp quản đường sắt Đà Nẵng, Nha Trang, Tháp Chàm, Sài Gòn tham gia chỉ đạo, tham mưu và xây dựng mới các thiết bị thông tin - tín hiệu phục vụ khôi phục nhanh chóng tuyến đường sắt và chỉ huy chạy tàu phía Nam. - Ngày 28/04/1979, Đoạn TTTH Sài Gòn được thành lập theo quyết định số 107/TC-LĐTL của Tổng cục Đường sắt. - Đến ngày 30/11/1983, đổi tên thành Xí nghiệp TTTH Số 5 theo quyết định số 833-ĐS/TC. - Ngày 01/04/1986, đổi tên thành Xí nghiệp TTTH Đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 124-ĐS/TC. - Tháng 4/1998, đổi tên thành Xí nghiệp TTTH Đường sắt Sài Gòn theo quyết định số 882/QĐ/TCCB-LĐ ngày 17/04/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Tháng 4/2003, đổi tên thành Công ty TTTH Đường sắt Sài Gòn theo quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ngày 03/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Phạm vi quản lý - Thời gian từ tháng 4/1986 đến tháng 7/1987 quản lý từ Thành phố Hồ Chí Minh tới ga Lệ Trạch (Đà Nẵng) gồm 81 ga, 9 Trung tâm thông tin với chiều dài 1000km. - Thời gian còn lại Công ty quản lý từ Thành phố Hồ Chí Minh đến giáp ga Diêu Trì (Bình Định) gồm 53 ga, 01 Xí nghiệp, 6 Trung tâm với chiều dài 650 km. 2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty a. Thời kỳ thành lập - khôi phục Từ khi mới thành lập, cơ sở vật chất hầu như không có gì, cùng với việc tận dụng các cột sắt chữ T và cột ray phế thải để xây dựng được một hệ thống đường dây 3 sợi dài 400km từ Sài Gòn tới bắc Bình Định để khôi phục tuyến đường sắt chạy tàu. Đến năm Trang 8 1978, Công ty phối hợp với ngành bưu điện đã xây dựng được tuyến cột bê tông chính quy gồm 4 đôi dây. Đây là thời gian gian nan, vất vả nhất của đội quân thông tuyến, mở đường với một khối lượng khổng lồ những công việc phải làm trong điều kiện hết sức khó khăn của đất nước, yêu cầu khẩn trương của ngành, một cố gắng vượt sức của những người thợ lúc bấy giờ. b. Thời kỳ xây dựng, củng cố thiết bị TTTH hòa nhập trong ngành Đường sắt Giai đoạn từ 1979 - 1989, Công ty có nhiệm vụ tổ chức xây dựng, duy tu, cải tạo, quản lý các thiết bị thông tin tín hiệu, điện lực trong phạm vi các ga thuộc khu vực Liên Hiệp 3 - tổ chức khai thác điện thoại, điện báo phục vụ chỉ đạo sản xuất và chỉ huy chạy tàu - với hệ thống thiết bị thông tin tín hiệu đã được dùng thông dụng trong ngành Đường sắt. c. Thời kỳ phát triển và đổi mới Hòa chung với công cuộc đổi mới toàn ngành Đường Sắt Việt Nam, Công ty đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc đầu tư, xây dựng và đổi mới thiết bị thông tin tín hiệu. Sau 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty TTTH ĐS Sài Gòn đã lớn mạnh về mọi mặt, cơ sở vật chất hệ thống thông tin tín hiệu bao gồm đường trục dây trần, cáp sợi quang, hệ thống thiết bị truyền dẫn quang SDH, tổng đài điện tử khu vực và các ga, thiết bị điện thoại điều độ chuyên dụng, thiết bị truyền hình hội nghị, hệ thống tín hiệu đèn màu và đóng đường bán tự động, hệ thống tín hiệu đường ngang cảnh báo tự động được xây dựng và đổi mới, đảm bảo “Thông tin nhanh chóng thuận tiện, tín hiệu chính xác an toàn”, đáp ứng nhu cầu vận tải và chạy tàu với mật độ ngày càng cao trên tuyến Đường sắt Thống Nhất. d. Những thành tích nổi bật - Huân chuơng Độc Lập hạng III (2005) - Huân chương Lao Động hạng I (1999) - Huân chương Lao Động hạng II (1994) - Huân chương Lao Động hạng III (1986) Trang 9 - CBCNV Hạt Thông tin tín hiệu Khánh Hòa - Huân chương Lao Động hạng III (1992) - Cờ luân lưu, bằng khen chính phủ (1997, 2001, 2004) - Bằng khen, Cờ đơn vị dẫn đầu thi đua, thi đua xuất sắc của Bộ Giao thông vận tải (1989, 1999, 2001, 2003) - Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của UBND Tp.HCM (1989, 1999, 2004) - Đơn vị dẫn đầu thi đua của ngành Đường sắt liên tục từ 1983 - 2002 - 01 Danh hiệu Anh hùng Lao động cá nhân - 03 Huân chương Lao động hạng III cá nhân - 01 Danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc - 23 Huân, Huy chương vì nghĩa vụ quốc tế của Nhà nước Campuchia trao tặng Ngoài ra còn nhiều loại Huân, Huy chương, Bằng khen và các phần thưởng cao quý khác. 2.1.3. Nhiệm vụ sản xuất của Công ty Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: - Quản lý, duy tu, sửa chữa theo từng cấp kỹ thuật hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt, đảm bảo an toàn chạy tàu thông suốt trong mọi tình huống. - Xây dựng công trình quy mô vừa và nhỏ, nằm trong tỷ lệ doanh thu theo quy định ngoài nhiệm vụ công ích. - Sản xuất vật liệu xây dựng và kết cấu thép chuyên ngành. - Kinh doanh các dịch vụ khác. Mục đích của nhiệm vụ là đảm bảo thông suốt từ ga Sài Gòn ra Đà Nẵng, Hà Nội và các ga nằm trên tuyến đường sắt từ Sài Gòn tới giáp ga Diêu Trì, đảm bảo các thiết bị thông tin tín hiệu phục vụ cho công việc chạy tàu được an toàn ở tất cả các ga thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo hệ thống điện chiếu sáng, sinh hoạt và sản xuất ở tất cả các ga, nhằm phục vụ tối đa cho ngành Đường sắt tổ chức chạy tàu chở nhiều hành khách và hàng hóa an toàn tuyệt đối trong suốt lộ trình. Bên cạnh đó, Công ty còn làm thêm công tác đại tu xây dựng cơ bản, nhận khoán làm các công trình liên quan đến thông tin tín Trang 10 hiệu và điện lực trong ngành Đường sắt ở phía Nam nhằm tăng thêm thu nhập cho CBCNV Công ty trên cơ sở vận dụng linh hoạt cơ sở kỹ thuật và lao động hiện có của Công ty. 2.1.4. Chính sách chất lượng của Công ty - Thông tin nhanh chóng, thuận tiện Tín hiệu kịp thời, chính xác và an toàn. - Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. - Cải tiến liên tục hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty a. Sơ đồ tổ chức Những ngày đầu mới thành lập chỉ có vài chục người, gồm các đồng chí tập kết trở về từ miền Bắc, trong ngành và một số anh em cũ ở lại làm việc. Trãi qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã có 6 Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Sài Gòn, Sóng Thần, Phan Thiết, Tháp Chàm, Nha Trang, Tuy Hòa; 01 Xí nghiệp Thiết bị & Công trình Thông tin tín hiệu - Điện Sài Gòn; Văn phòng Công ty có 5 phòng tham mưu nghiệp vụ và 01 Đội Giám sát an toàn giao thông Đường sắt. Trụ sở Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn - Địa chỉ : Số 01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh - Điện thoại : 08.8.468701 - 08.8.466485 - Fax : 08.8.466484 - Email : ttthsg@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Sài Gòn - Địa chỉ : Số 01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh - Điện thoại : 08.8.468701 - Fax : 08.8.466484 - Email : saigon@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Trang 11 Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Sóng Thần - Địa chỉ : Ga Sóng Thần, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương - Điện thoại : 08.8.971283 - 0650.890007 - Fax : 08.8.971283 - Email : songthan@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Phan Thiết - Địa chỉ : Số 01 Hoàng Hoa Thám, Phú Trinh, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận - Điện thoại : 062.868815 - Fax : 062.744560 - Email : phanthiet@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Tháp Chàm - Địa chỉ : Phường Đô Vinh, Thị xã Phan Rang Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận - Điện thoại : 068.888.771 - 068.888772 - Fax : 068.888047 - Email : thapcham@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Nha Trang - Địa chỉ : 23 Thái Nguyên, Phường Phước Tân, Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa - Điện thoại : 058.827349 - 058.840486 - Fax : 058.827348 - Email : nhatrang@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Tuy Hòa - Địa chỉ : Số 151 Lê Trung Kiên, Thị xã Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên Trang 12 - Điện thoại : 057.823047 - Fax : 057.825915 - Email : tuyhoa@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Xí nghiệp Thiết bị và Công trình Thông tin tín hiệu - Điện Sài Gòn - Địa chỉ : Số 8 Khu phố 2, đường số 4, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh - Điện thoại : 08.8.468701 - Fax : 08.7268808 - Email : xntbct@ttthsaigon.vn - Website : www.ttthsaigon.vn Trang 13 Hình 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ĐDLĐ : Đại diện lãnh đạo HCTH : Hành chính tổng hợp TCCL : Tổ chức chất lượng KTTK : Kỹ thuật thiết kế KHKD : Kế hoạch kinh doanh TCKT : Tài chính kế toán TT TTTH-Đ : Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện XN TB&CT TTTH-Đ : Xí nghiệp Thiết bị & Công trình Thông tin tín hiệu - Điện ĐỘI GSAT GTĐS : Đội Giám sát An toàn giao thông Đường sắt GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (ĐDLĐ) P H O Ø N G H C T H P H O Ø N G T C C L P H O Ø N G K T T K P H O Ø N G K H K D P H O Ø N G T C K T T T T T T H - Đ S A Ø I G O Ø N T T T T T H - Đ S O Ù N G T H A À N T T T T T H - Đ P H A N T H I E Á T T T T T T H - Đ T H A Ù P C H A Ø M T T T T T H - Đ N H A T R A N G T T T T T H - Đ T U Y H O Ø A X N T B & C T T T T H - Đ S A Ø I G O Ø N Đ O Ä I G S A T G T Đ S Trang 14 b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị Giám đốc Công ty Phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác sau: - Công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo giáo dục, bảo hiểm. - Công tác kế hoạch, đầu tư năm và dài hạn. - Công tác tài chính kế toán, đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị. - Công tác thanh tra pháp chế, bảo vệ nội bộ. - Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, tuyên truyền báo chí. - Công tác đối ngoại. - Ký séc, ký kết các hợp đồng kinh tế. - Chủ tịch hội đồng lương, hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật, hội đồng nhà đất Công ty. Phó Giám đốc Công ty Phụ trách các lĩnh vực công tác sau: - Công tác kỹ thuật thông tin, tín hiệu, điện. - Công tác đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn thiết bị, an toàn lao động. - Công tác bảo hộ lao động. - Công tác thanh tra giao thông, phòng chống bão lụt. - Công tác khoa học công nghệ, sáng kiến, đề tài khoa học kỹ thuật. - Trưởng ban phòng chống bão lụt, Trưởng ban dân số kế hoạch hóa gia đình, Chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật Công ty. - Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng. Phó Giám đốc Công ty - Đại diện lãnh đạo - Thay mặt Giám đốc chỉ đạo các phòng ban tham mưu và các đơn vị hiện trường thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch triển khai ISO 9001:2000 trong Công ty. - Bảo đảm các quá trình cần thiết của hệ thống Quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì. Trang 15 - Hàng tháng báo cáo với Giám đốc Công ty về kết quả hoạt động của hệ thống Quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến hệ thống. Ngoài ra còn phụ trách các lĩnh vực sau: - Công tác kế hoạch tác nghiệp năm và qúy về sản xuất kinh doanh hoạt động công ích và ngoài công ích. - Công tác quản lý và cấp phát vật tư, vật liệu. - Công tác quản lý thiết bị, phương tiện vận tải. - Công tác thống kê phân tích về sản xuất kinh doanh của Công ty. - Công tác quản lý nhà đất. - Chủ tịch hội đồng kiểm kê, hội đồng thanh lý tài sản Công ty. Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Hành chính tổng hợp là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về: - Hành chánh quản trị văn phòng. - Văn thư lưu trữ, đánh máy. - Quản lý trang thiết bị văn phòng. - Quản lý nhà cửa đất đai của Công ty, các khu tập thể. - Quản lý phương tiện vận tải. - Tổ chức khánh tiết. - Hoạt động dịch vụ nhà khách, nghỉ dưỡng, điện thoại khu vực Sài Gòn, Đà Lạt. - Các công tác khác có liên quan. Phòng Tổ chức chất lượng Phòng Tổ chức chất lượng là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về : - Công tác Tổ chức Cán bộ - Lao động. - Các chế độ BHXH, BHYT, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động. - Giáo dục đào tạo. - Hệ thống Quản lý chất lượng. - Khen thưởng, kỷ luật, thi đua tuyên truyền văn thể. - Công tác bảo hộ lao động, bảo vệ quân sự, phòng chống cháy nổ, tổ chức quản lý lực lượng tự vệ trong toàn Công ty. Trang 16 - Công tác thanh tra, pháp chế. - Các công tác khác có liên quan. Phòng Kỹ thuật thiết kế Phòng Kỹ thuật thiết kế là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về: - Đảm bảo an toàn chạy tàu và nâng cao chất lượng thiết bị TTTH-Đ. - Công tác kỹ thuật TTTH-Đ và khai thác Điện thoại - Điện báo. - Công tác thiết kế và giám sát các công trình. - Khoa học kỹ thuật công nghệ, cải tiến sáng kiến hợp lý hóa sản xuất. - Đầu tư thiết bị mới phục vụ sản xuất kinh doanh. - Các công tác khác có liên quan. Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kế hoạch kinh doanh là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về: - Công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Xây dựng các định mức tiêu hao vật tư duy tu thiết bị TTTH-Đ, phương tiện dụng cụ sản xuất máy công cụ .... - Mua sắm, cung ứng vật tư chủ yếu, chuyên ngành, thiết bị, phụ tùng linh kiện trên cơ sở định mức theo kỳ kế hoạch đã được duyệt. - Thực hiện các thủ tục công trình sửa chửa khẩn cấp, thủ tục ban đầu các công trình sửa chữa lớn, kinh doanh ngoài công ích. - Các công tác khác có liên quan. Phòng Tài chính kế toán Phòng Tài chính kế toán là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về: - Thực hiện các chế độ quản lý tài chính kế toán thống kê nhằm thực hiện các chế độ chính sách về tài chính thống kê, điều lệ tổ chức bộ máy kế toán - thống kê của Nhà nước. - Thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng nguồn vốn một cách đúng đắn và hợp lý để thúc đẩy sản xuất trong Công ty. - Quản lý vốn và tài sản toàn Công ty. Trang 17 - Các công tác khác có liên quan. Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện Trung tâm Thông tin tín hiệu - Điện là đơn vị trực thuộc được Công ty ủy quyền và phân cấp trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao trong phạm vi quản lý nhằm phục vụ sản xuất vận tải, bảo đảm an toàn chạy tàu của ngành Đường sắt, hoàn thành tốt nhiệm vụ công ích và sản xuất kinh doanh ngoài công ích. Trung tâm có ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: - Quản lý, duy tu, sửa chữa, khai thác hệ thống thông tin tín hiệu Đường sắt, bảo đảm an toàn chạy tàu trong mọi tình huống. - Sản xuất, mua bán vật tư, phụ kiện, thiết bị thông tin, tín hiệu, điện. - Xây dựng các công trình vừa và nhỏ về thông tin - viễn thông, tín hiệu - điều khiển, điện - điện tử. - Các hoạt động dịch vụ: điện thoại - viễn thông, tin học, nhà khách, dịch vụ khác ... Xí nghiệp Thiết bị & Công trình Thông tin tín hiệu - Điện Xí nghiệp Thiết bị & Công trình Thông tin tín hiệu - Điện là đơn vị trực thuộc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Công ty và giám sát, quản lý, kiểm tra của các Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Xí nghiệp có nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Duy tu sửa chữa thiết bị thông tin, tín hiệu, điện chuyên ngành Đường sắt. - Điều chỉnh kiểm tra các thiết bị phụ kiện thông tin, tín hiệu theo quy định. - Xây dựng các công trình quy mô vừa và nhỏ về thông tin, tín hiệu, điện lực. - Sản xuất các thiết bị, phụ kiện, vật liệu về thông tin, tín hiệu, điện chuyên ngành Đường sắt phục vụ sản xuất kinh doanh, hoạt động công ích trong ngành và thị trường. - Các hoạt động dịch vụ khác. Đội Giám sát an toàn giao thông Đường sắt Đội Giám sát an toàn giao thông Đường sắt là bộ phận tham mưu cho Giám đốc Công ty về: Trang 18 - Quản lý, giám sát, kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác an toàn giao thông Đường sắt thuộc phạm vi quản lý của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. - An toàn lao động , an toàn thiết bị, an toàn vệ sinh, bảo vệ quân sự, an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ. - Đề xuất các biện pháp và tham gia tổ chức cứu chữa khi xảy ra tai nạn chạy tàu, sự cố thiết bị, thiên tai gây hư hỏng. 2.1.6. Đặc điểm công nghệ và các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty a. Đặc điểm công nghệ Công nghệ chủ yếu của Công ty là quy trình công nghệ duy tu, bảo dưỡng đường dây trần thông tin, đường cáp ngầm, máy móc thiết bị thông tin-tín hiệu, điện lực, thiết bị nguồn điện. Nội dung chủ yếu của quy trình công nghệ gồm: - Quy trình kiểm tra ngày. - Quy trình duy tu bảo trì tháng. - Quy trình duy tu bảo trì năm. Quy trình được xây dựng chi tiết và cụ thể cho từng loại máy móc thiết bị và đó cũng là cơ sở để xây dựng định mức lao động, vật tư của Công ty. Quy trình này phải đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo trì duy tu thiết bị, bảo đảm đúng quy trình quy phạm của ngành và quy trình an toàn lao động. b. Các sản phẩm chủ yếu - Hệ thống đường truyền tải:  Đường dây trần thông tin, cáp sợi quang  Đường cáp chôn, treo  Tủ cáp, hộp cáp - Trạm & Tổng đài:  Tổng đài điều độ, dưỡng lộ  Tổng đài điện tử và các thiết bị ngoại vi  Thiết bị truyền hình hội nghị Trang 19  Thiết bị truyền dẫn quang SDH  Máy tải ba các loại  Hệ vô tuyến điện và thiết bị ngoại vi  Máy Fax, máy Photocopy  Đài đo thử  Giá bảo an  Đài tập trung trong ga  Máy điện thoại nam châm, máy điện thoại tự động ... - Tín hiệu ra, vào ga:  Các hệ tín hiệu  Thiết bị các đường ngang - Thiết bị khống chế chạy tàu:  Ghi cơ khí  Ghi điện - Thiết bị điều khiển:  Đài khống chế các loại  Giá rơ le, tủ rơ le, hòm biến thế  Tủ nguồn  Mạch điện đường ray  Bể ắc quy - Hệ thống cáp tín hiệu: hệ thống cáp chôn, cáp treo tín hiệu, các hộp cáp, rãnh và mốc cáp. - Hệ thống nguồn điện:  Tổ ắc quy  Máy nạp ắc quy  Máy chưng nước cất  Máy phát điện  Trạm biến áp Trang 20 2.2. Kết quả hoạt động của Công ty trong các năm 2006, 2007 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006, 2007 Bảng 1. Kết quả hoạt động SXKD năm 2006, 2007 ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 I Tài sản lưu động 4,696,342,502 6,267,245,140 1 Vốn bằng tiền 1,246,147,567 3,653,218,505 2 Nợ phải thu 2,596,512,418 1,803,028,244 3 Hàng tồn kho 853,682,517 810,998,391 4 Tài sản lưu động khác II Tài sản cố định 26,134,516,660 28,973,023,074 1 Nguyên giá 72,056,551,725 76,397,580,143 2 Giá trị hao mòn lũy kế 45,922,035,065 47,424,557,069 III Nợ phải trả 6,917,269,149 8,123,119,489 3.1 Nợ ngân hàng 3.2 Nợ giao dịch khác 6,917,269,149 8,123,119,489 IV Nguồn vốn chủ sở hữu 23,582,233,107 26,572,368,674 4.1 Nguồn vốn kinh doanh 23,000,334,174 25,896,195,456 4.2 Lãi chưa phân phối 255,381,896 302,825,719 4.3 Quỹ đầu tư phát triển 326,517,037 373,347,499 V Các quỹ 331,356,906 544,780,051 5.1 Quỹ dự phòng tài chính 21,803,452 5.2 Quỹ đầu tư phát triển 245,371,872 373,347,499 5.3 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 85,985,034 149,629,100 VI Kết quả SXKD 6.1 Tổng doanh thu 29,385,454,545 31,442,059,091 Hoạt động công ích 24,199,002,727 26,870,968,182 Hoạt động ngoài công ích 5,186,451,818 4,150,090,909 6.2 Tổng chi phí 29,130,072,649 31,139,233,372 6.3 Kết quả Tổng lợi nhuận trước thuế 255,381,896 302,825,719 Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) 71,506,931 84,791,201 Trang 21 Tổng lợi nhuận sau thế 183,874,965 218,034,518 VII Nộp ngân sách nhà nước 7.1 Thuế Thuế phải nộp 2,208,682,879 2,329,097,000 Thuế đã nộp 1,666,844,183 1,746,822,750 7.2 BHXH, BHYT, KPCĐ Số phải nộp 1,253,351,434 1,378,686,577 Số đã nộp 1,053,351,434 1,158,686,577 7.3 Ngân sách nhà nước cấp trong năm 26,618,903,000 29,558,065,000 VII Lao động Lao động bình quân trong kỳ 345 349 Trong đó: Không xác định thời hạn 335 339 Có xác định thời hạn 10 10 IX Thu nhập 9.1 Tổng quỹ lương 14,123,800,000 16,004,020,000 Hoạt động công ích 13,288,000,000 15,091,000,000 Hoạt động ngoài công ích 835,800,000 913,020,000 9.2 Thu nhập bình quân 3,411,546 3,821,399 Thu nhập thực tế bình quân 3,138,622 3,515,687 (Trích Báo cáo công khai một số chỉ tiêu tài chính năm 2007) - Doanh thu trong năm 2007 đạt 31,422 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2006 (29,385 tỷ đồng). - Lợi nhuận năm 2007 là 302 triệu đồng, tăng 18,6% so với năm 2006 (255 triệu đồng). - Thu nhập bình quân: 3.500.000 đồng/người/tháng, tăng 12% so với năm 2006. 2.2.2. Mặt mạnh - Giữ vững ổn định tư tưởng chính trị, đoàn kết trong Công ty. Thực hiện tốt các nội dung chủ yếu công tác quản lý, duy tu. Duy trì chất lượng hoạt động của thiết bị, đảm bảo tuyệt đối an toàn chạy tàu và an toàn lao động. Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trang 22 - Hoàn thành công trình các nguồn vốn. Tăng cường thực hiện các công trình ngoài nhiệm vụ công ích được giao. Quan hệ, phối hợp thực hiện nhiều nội dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Công ty. - Chú trọng công tác quản lý, triển khai từng bước quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000; chương trình thực hiện chính quy văn hóa; ban hành bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý phù hợp đưa hoạt động Công ty ngày càng vào nề nếp, giảm đáng kể các khâu trung gian, chậm trễ. - Các hoạt động đoàn thể, phong trào văn hóa, xã hội duy trì thường xuyên. Chú trọng quan tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Ổn định và tăng cường đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc cho người lao động. - Hệ thống máy móc thiết bị và các phương tiện phục vụ sản xuất được đầu tư, trang bị vào loại hiện đại nhất của ngành. 2.2.3. Mặt yếu - Lãnh đạo còn chưa quan tâm, quyết liệt trong việc điều hành giải quyết trở ngại, phịng chống lụt bão ... Các phòng, đội còn chưa chủ động và tính phối hợp chưa cao. Các Trung tâm chưa thực sự sâu sát, thực hiện mệnh lệnh sản xuất chưa nghiêm. - Công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị chưa đảm bảo tính thực chất. Thiết bị hoạt động chưa ổn định chắc chắn, trở ngại chậm tàu xảy ra nhiều. - Công tác quản lý ở một số Trung tâm còn yếu kém, các chế độ kiểm tra thiết bị của Trung tâm chưa đầy đủ và hiệu quả, chưa gắn trách nhiệm với tình trạng thiết bị. - Hồ sơ thủ tục các công trình chưa được hợp lý, khoa học và đồng bộ. Một số Trung tâm thi công công trình chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng không cao. - Hoạt động dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hợp lý và hiệu quả. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, một số CBCNV đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý, vận hành công nghệ mới, chưa thực sự làm chủ được thiết bị. Trang 23 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SÀI GÒN 3.1. Các quy định chung - Công ty ủy quyền các Trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm trong phạm vi quản lý hàng tháng (từ ngày 10 - 22), lưu hồ sơ tại Trung tâm và gửi kết quả về Công ty trước ngày 25 hàng tháng. - Hàng quý, Công ty tổ chức đánh giá các sản phẩm của các Trung tâm từ ngày 10 - 20 tháng cuối quý. - Trong quá trình đánh giá các vi phạm và mức trừ cụ thể về chất lượng duy tu, hiệu suất khai thác và hiệu suất quản lý thiết bị tuân thủ theo đúng quy định 953/QĐ-ĐS- CSHT của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam ngày 02/07/2004. - Các Ga có 6 sản phẩm (SP 2 - 7), đường ngang có gác hoặc cầu chung có 5 sản phẩm (SP2, SP3, SP5, SP6, SP7), Đường ngang cảnh báo tự động có 4 sản phẩm (SP3, SP5, SP6, SP7), Trạm thông tin có 01 sản phẩm (SP2), Trạm nguồn có 01 sản phẩm (SP7), Trạm kiểm tu có 01 sản phẩm (SP5). - Mỗi sản phẩm TTTH tại nơi kiểm tra có thể gồm một hay nhiều chủng loại thiết bị, vì vậy chất lượng duy tu sản phẩm đó là trung bình cộng chất lượng duy tu của các thiết bị thuộc sản phẩm đó. - Chất lượng duy tu mỗi sản phẩm của đơn vị được kiểm tra là trung bình cộng chất lượng duy tu sản phẩm cùng loại tại các điểm kiểm tra. - Chất lượng duy tu SP1 là trung bình cộng giữa cơ khí và điện khí. - Chất lượng duy tu SP2 là trung bình cộng chất lượng duy tu trạm thông tin và chất lượng duy tu sản phẩm này của các ga và đường ngang, cầu chung. - Chất lượng duy tu SP7 là trung bình cộng chất lượng duy tu trạm nguồn và chất lượng duy tu sản phẩm này của các ga và đường ngang, cầu chung. - Chất lượng duy tu mỗi sản phẩm của Công ty là trung bình cộng từ chất lượng duy tu của các Trung tâm. Trang 24 - Hiệu suất khai thác thiết bị TTTH sẽ được tính hàng tháng. Kết quả quý sẽ là trung bình cộng hiệu suất khai thác 3 tháng của quý đó. Hiệu suất khai thác của Công ty là trung bình cộng hiệu suất khai thác của các Trung tâm. - Hiệu suất quản lý thiết bị thông tin tín hiệu của Trung tâm là trung bình cộng của hiệu suất quản lý TTTH tại các điểm được đánh giá. Đối với Văn phòng Trung tâm và Trạm Điện thoại điện báo thì chỉ đánh giá hiệu suất quản lý mà không có đánh giá chất lượng duy tu thiết bị. - Nếu thiết bị TTTH để xảy ra tai nạn chạy tàu hoặc bất kỳ đoàn kiểm tra nào phát hiện thiết bị có vi phạm đặc biệt quy trình quy phạm ngành thì sẽ bảo lưu để trừ vào sản phẩm tương ứng tháng đó hoặc trong đợt đánh giá của quý đó:  Mỗi tai nạn chạy tàu: Chất lượng duy tu bị trừ 10%.  Mỗi vi phạm đặc biệt: Chất lượng duy tu bị trừ 5%. - Các tồn tại, vi phạm của thiết bị đã được các đoàn kiểm tra phát hiện ghi biên bản hoặc ra thông báo yêu cầu xử lý nhưng phúc tra lại đơn vị chưa thực hiện thì được coi là vi phạm đặc biệt và tính vào nghiệm thu trong quý đó. - Đối với các vụ việc trở ngại chạy tàu hoặc gián đoạn thông tin tín hiệu mà Trung tâm không thực hiện báo cáo theo qui định thì hiệu suất khai thác, hiệu suất quản lý sẽ bị trừ gấp 3 lần so với mức trừ cụ thể qui định (trong cách tính hiệu suất khai thác và quản lý) 3.2. Đánh giá chất lượng duy tu sản phẩm (CSP) 3.2.1. Chất lượng duy tu sản phẩm thông tin (CDTTT) - Sản phẩm thông tin gồm 2 sản phẩm: Đường truyền tải; Trạm & Tổng đài. - Mỗi lần nghiệm thu, số lượng thiết bị được đánh giá như sau (dùng cho cả Công ty và Trung tâm):  Đường truyền tải: không ít hơn 2 km đường dây trần (ở hai điểm khác nhau), không ít hơn 2 km đường cáp quang (ở hai điểm khác nhau), hoặc 2 đoạn ngăn hơi cáp ngầm (Cung Cáp). Ngoài đánh giá phần cơ khí theo quy định còn đo các tham số: điện khí ít nhất 01 khu gian, điện trở vòng, cân bằng của ít nhất 01 khu tăng âm (điện khí đường dây là bình quân của các tham số nêu trên). Trang 25  Thiết bị trạm: không ít hơn 1/2 thiết bị hiện có.  Toàn bộ thiết bị thông tin phòng trực ban và thiết bị phòng cáp quang, các máy điện thoại khác trong khu vực ga, điện thoại đường ngang, cầu chung được kiểm tra - Chất lượng duy tu (CDT) thực tế của thiết bị được đánh giá theo công thức sau: CDT (%) = 100% - Tổng số các sai phạm (%) Trong đó: 100% được đánh giá cho thiết bị không có sai phạm. Thiết bị nguồn điện, thiết bị đo lường và các thiết bị phụ trợ của thiết bị thông tin nào thì được tính cho thiết bị thông tin đó. - Vi phạm của mỗi thiết bị thông tin, nguồn điện, đo lường và phụ trợ đều bị trừ điểm theo quy định như sau:  Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại đặc biệt thì bị trừ 30%.  Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại 1 thì bị trừ 10%.  Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại 2 thì bị trừ 5%.  Có từ 1 đến 5 vi phạm cùng tính chất loại 3 thì bị trừ 1%.  Mỗi thiết bị hỏng, không sử dụng được thì bị trừ 46%. 3.2.2. Chất lượng duy tu sản phẩm tín hiệu (CDTTH) - Sản phẩm tín hiệu gồm 5 sản phẩm: Tín hiệu ra/ vào ga; Thiết bị khống chế chạy tàu; Thiết bị điều khiển; Hệ thống cáp tín hiệu; Hệ thống nguồn điện. - Mỗi lần nghiệm thu, số lượng thiết bị được đánh giá như sau: Công ty đánh giá Trung tâm TTTH  Không ít hơn 1/4 số ga quản lý (mỗi ga không ít hơn 1/2 thiết bị tín hiệu hiện có).  Không ít hơn 01 trạm nguồn (mỗi trạm nguồn không ít hơn 1/2 thiết bị hiện có).  Không ít hơn 1/8 số đường ngang, cầu chung (ít nhất 02 Cảnh báo tự động, 02 Đường ngang có người gác). Trang 26 Trung tâm đánh giá Tổ sản xuất:  Toàn bộ các Ga đang quản lý (mỗi ga không ít hơn 1/2 thiết bị tín hiệu hiện có).  Không ít hơn 01 Trạm nguồn (mỗi trạm nguồn không ít hơn 1/2 thiết bị hiện có).  Không ít hơn 1/2 số Đường ngang đang quản lý. - Chất lượng duy tu (CDT) thực tế của thiết bị được đánh giá theo công thức sau: CDT (%) = 100% - Tổng số các sai phạm (%) Trong đó: 100% được đánh giá cho thiết bị không có sai phạm - Chất lượng duy tu của mỗi sản phẩm sẽ là trị số bình quân chất lượng duy tu các thiết bị thuộc sản phẩm đó. - Khi vi phạm chất lượng duy tu thì bị trừ theo các mức sau đây:  Mỗi vi phạm đặc biệt trừ 15%.  Mỗi vi phạm loại 1 trừ 10%.  Mỗi vi phạm loại 2 trừ 5%.  Mỗi vi phạm loại 3 trừ 1%. 3.3. Đánh giá hiệu suất khai thác thiết bị TTTH (HKT) 3.3.1. Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin (HKTTT) Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin bao gồm hiệu suất khai thác kênh thông tin và hiệu suất khai thác phân cơ điều độ được đánh giá theo công thức sau đây: 2 KHKTPCHKTTTHKT += Trong đó: - HKTTT : Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin - HKTPC : Hiệu suất khai thác phân cơ điều độ - HKTK : Hiệu suất khai thác kênh thông tin Phương pháp tính HKTPC và HKTK như sau: %100x K TKHKT −= Trong đó: Trang 27 - K là tổng số phút khai thác - T là tổng số phút trở ngại Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin HKTTT được tính trên các kênh thông tin và máy thông tin sau đây: - Tất cả các kênh điều độ chạy tàu. - Tất cả các kênh điện thoại đường dài. - Tất cả các phân cơ điều độ chạy tàu. Lượng trở ngại dùng để đánh giá hiệu suất khai thác quy định như sau: - Lượng trở ngại của kênh thông tin tính bằng số phút bị gián đoạn thông tin. - Lượng trở ngại của phân cơ tính bằng số phút phân cơ, điện thoại không liên lạc được. - Không tính hiệu suất khai thác đối với các trường hợp trở ngại do khách quan gây ra (thiên tai, địch họa ...). 3.3.2. Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu (HKTTH) Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu được đánh giá theo công thức sau đây: 3 3H2H1HTHHKT ++= Trong đó: - HKTTH : Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu - H1 : Chậm tàu - H2 : Thiết bị chạy tàu - H3 : Đường ngang cảnh báo tự động Trang 28 Bảng 2. Hướng dẫn cách tính H1, H2, H3 Các yếu tố tính toán H1 H2 H3 Cơ sở tính Tổng số ga đang quản lý Tổng số ga đang quản lý Tổng số ĐN CBTĐ đang quản lý Đơn vị tính phút/ ga Phiếu đường/ ga Số giờ treo biển/ ĐN Phương pháp tính - Không có trở ngại - Có trở ngại 100% Chậm tàu 1 phút/ ga trừ 30% 100% 1 phiếu đường/ ga trừ 5% 100% 1 giờ treo biển/ ĐN trừ 5% (Trích Quy định tạm thời về nghiệm thu chất lượng sản phẩm sửa chữa thường xuyên kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt - Tổng Công ty ĐSVN, 2004) 3.4. Đánh giá hiệu suất quản lý thông tin tín hiệu (HKTQL) a. Hiệu suất quản lý TTTH được phân thành: loại đặc biệt, loại 1, 2 và 3: - Mỗi sai phạm đặc biệt trừ 10% nhưng tổng số trừ không quá 40%. - Mỗi sai phạm loại 1 trừ 5% nhưng tổng số trừ không quá 30%. - Mỗi sai phạm loại 2 trừ 3% nhưng tổng số trừ không quá 20%. - Mỗi sai phạm loại 3 trừ 1% nhưng tổng số trừ không quá 10%. - Khi tổng số trừ vượt quá 40% thì không nghiệm thu sản phẩm đó. b. Đơn vị tính cho mỗi điểm đánh giá: - Tổng các sổ dùng cho thiết bị thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q1). - Tổng các biểu mẫu dùng cho thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q2). - Tổng các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q3). - Tổng các công cụ, dụng cụ dùng cho thông tin, tín hiệu, nguồn điện (Q4). (Nếu không có vi phạm thì Q1, Q2, Q3, Q4 đạt 100%). c. Phương pháp tính: Hiệu suất quản lý tại mỗi điểm là trung bình cộng của Q1, Q2, Q3, Q4 sau khi đã trừ đi các vi phạm theo quy định. Trang 29 3.5. Chất lượng sản phẩm TTTH (CSP) 3.5.1. Chất lượng sản phẩm thông tin (CSPTT) - Hiệu suất khai thác thông tin: 2 QLHKTTTHKTHKTTT += - Chất lượng sản phẩm Đường truyền tải (SP1): 2 HKTTT1CDT1CSP + = - Chất lượng sản phẩm Trạm & Tổng đài (SP2): 2 HKTTT2CDT2CSP + = 3.5.2. Chất lượng sản phẩm tín hiệu (CSPTH) - Hiệu suất khai thác tín hiệu: 2 QLHKTTHHKTHKTTH += - Chất lượng sản phẩm Tín hiệu ra, vào ga (SP3): 2 HKTTH3CDT3CSP + = - Chất lượng sản phẩm Thiết bị khống chế (SP4): 2 HKTTH4CDT4CSP + = - Chất lượng sản phẩm Thiết bị điều khiển (SP5): 2 HKTTH5CDT5CSP + = - Chất lượng sản phẩm Cáp tín hiệu (SP6): 2 HKTTH6CDT6CSP + = - Chất lượng sản phẩm Thiết bị nguồn điện (SP7): 2 HKTTH7CDT7CSP + = Trang 30 3.6. Ví dụ minh họa về cách đánh giá chất lượng sản phẩm TTTH ĐS Công ty tổ chức kiểm tra Quý I năm 2007 tại Trung tâm TTTH-Đ Sài Gòn, các điểm kiểm tra có số liệu như sau: 3.6.1. Số liệu kiểm tra a. Ga Bình Triệu Chất lượng duy tu thiết bị - Thiết bị thông tin tại ga : 100,0% (BT2) - Tín hiệu ra, vào ga : 97,00% (BT3) - Thiết bị khống chế : 96,60% (BT4) - Thiết bị điều khiển : 98,00% (BT5) - Cáp tín hiệu : 99,00% (BT6) - Thiết bị nguồn điện lực : 100,0% (BT7) Hiệu suất quản lý : 98,75% (BT8) b. Ga Sóng Thần Chất lượng duy tu thiết bị - Tín hiệu ra, vào ga : 99,00% (ST3) - Thiết bị khống chế : 95,90% (ST4) - Thiết bị điều khiển : 98,00% (ST5) - Cáp tín hiệu : 95,00% (ST6) - Thiết bị nguồn điện lực : 93,30% (ST7) Hiệu suất quản lý : 97,50% (ST8) c. Ga Trảng Bom Chất lượng duy tu thiết bị - Thiết bị thông tin tại ga : 100,0% (TB2) - Tín hiệu ra, vào ga : 100,0% (TB3) - Thiết bị khống chế : 98,75% (TB4) - Thiết bị điều khiển : 100,0% (TB5) - Cáp tín hiệu : 100,0% (TB6) - Thiết bị nguồn điện lực : 100,0% (TB7) Trang 31 Hiệu suất quản lý : 100,0% (TB8) d. Đường ngang cảnh báo tự động Chất lượng duy tu thiết bị : 95,80% (ĐN3) e. Trạm Thông tin điều độ Sài Gòn Chất lượng duy tu thiết bị : 100,0% (SG2) Hiệu suất quản lý : 100,0% (SG8) f. Trạm Thông tin Sóng Thần Chất lượng duy tu thiết bị : 99,75% (TT2) Hiệu suất quản lý : 100,0% (TT8) g. Trạm Nguồn điện Chất lượng duy tu thiết bị : 100,0% (NĐ7) Hiệu suất quản lý : 98,75% (NĐ8) h. Trạm Điện thoại điện báo Hiệu suất quản lý : 100,0% (ĐB8) i. Văn phòng Trung tâm Hiệu suất quản lý : 99,00% (VP8) j. Đường truyền tải - Cơ khí : 99,71% (CK) - Điện khí : 99,39% (ĐK) k. Hiệu suất khai thác thiết bị TTTH của Trung tâm - Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin (HKTTT) : 100,0% - Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu (HKTTH) : 99,44% 3.6.2. Kết quả tính toán a. Chất lượng duy tu các sản phẩm (CDT) - Đường truyền tải (SP1): %55,99 2 39,9971,99 2 ĐKCK 1CDT = + = + = Trang 32 - Trạm & Tổng đài (SP2): %94,99 4 75,99100100100 4 2TT2SG2TB2BT 2CDT = +++ = +++ = - Tín hiệu ra, vào ga (SP3): %95,97 4 8,951009997 4 3ĐN3TB3ST3BT 3CDT = +++ = +++ = - Thiết bị khống chế (SP4): %08,97 3 75,989,956,96 3 4TB4ST4BT 4CDT = ++ = ++ = - Thiết bị điều khiển (SP5): %67,98 3 1009898 3 5TB5ST5BT 5CDT = ++ = ++ = - Cáp tín hiệu (SP6): %98 3 1009599 3 6TB6ST6BT 6CDT = ++ = ++ = - Thiết bị nguồn điện (SP7): %33,98 4 1001003,93100 4 7NĐ7TB7ST7BT 7CDT = +++ = +++ = b. Hiệu suất khai thác thông tin tín hiệu (HKT) - Hiệu suất quản lý thông tin tín hiệu (HKTQL): %25,99 8 9910075,981001001005,9775,98 8 8VP8ĐB8NĐ8TT8SG8TB8ST8BTQLHKT = +++++++ = +++++++ = - Hiệu suất khai thác thông tin (HKTTT): )8(%63,99 2 25,99100 2 QLHKTTTHKTHKTTT =+=+= - Hiệu suất khai thác tín hiệu (HKTTH) )9(%35,99 2 25,9944,99 2 QLHKTTHHKTHKTTH =+=+= Trang 33 c. Chất lượng sản phẩm - Đường truyền tải (SP1): %59,99 2 63,9955,99 2 HKTTT1CDT1CSP = + = + = - Trạm & Tổng đài (SP2): %79,99 2 63,9994,99 2 HKTTT2CDT2CSP = + = + = - Tín hiệu ra, vào ga (SP3): %65,98 2 35,9995,97 2 HKTTH3CDT3CSP = + = + = - Thiết bị khống chế (SP4): %22,98 2 35,9908,97 2 HKTTH4CDT4CSP = + = + = - Thiết bị điều khiển (SP5): %01,99 2 35,9967,98 2 HKTTH5CDT5CSP = + = + = - Cáp tín hiệu (SP6): %68,98 2 35,9998 2 HKTTH6CDT6CSP = + = + = - Thiết bị nguồn điện (SP7): %84,98 2 35,9933,98 2 HKTTH7CDT7CSP = + = + = 3.7. Các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm TTTH ĐS Chất lượng sản phẩm TTTH được đánh giá thông qua 3 tiêu chí: - Chất lượng duy tu, bảo dưỡng thiết bị - Hiệu suất khai thác thiết bị - Công tác quản lý thiết bị. Trong các tiêu chí trên thì hiệu suất khai thác thiết bị là khâu cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ công tác vận tải đường sắt. Nếu kết quả cao thể hiện thiết bị đang hoạt động trong tình trạng ổn định, chắc chắn. Ngược lại nếu kết quả Trang 34 thấp thể hiện thiết bị thiếu ổn định, độ tin cậy không cao, có thể gây ra những hạn chế như: tai nạn chạy tàu, thông tin liên lạc chất lượng kém … Với thực trạng hiện nay, khi tốc độ các đoàn tàu không quá 100km/h và ý thức trách nhiệm của CBCNV ngành Đường sắt đã được nâng cao thì chất lượng duy tu, bảo dưỡng thiết bị sẽ đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm cần tập trung các nguồn lực cho tiêu chí này. Một số yếu tố tác động đến chất lượng duy tu thiết bị: - Quy trình, thủ tục duy tu, bảo dưỡng: cần đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh chồng chéo, đồng thời rà sốt để loại bỏ hay cập nhật lại cho phù hợp với thực tế cơng việc. - Khả năng áp dụng công nghệ mới: đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hóa, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế thay thế cho công nghệ hiện tại đã quá cũ kỹ, lạc hậu. - Kinh phí và các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác duy tu, bảo dưỡng. - Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của CB.CNV, đây là nhân tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì vậy tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng chính là phương thức đầu tư hiệu quả không chỉ để nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao giá trị của Công ty trong tương lai. 3.8. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm TTTH ĐS của Công ty 3.8.1. Chất lượng sản phẩm của Công ty qua các kỳ đánh giá Trang 35 Bảng 3. Chất lượng sản phẩm của Công ty trong các năm 2006, 2007 ĐVT: phần trăm (%) Năm 2006 Năm 2007 TT Tên sản phẩm Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm I Chất lượng duy tu 98.21 98.90 98.31 98.48 98.47 98.92 99.01 99.27 99.71 99.23 1 Đường truyền tải 98.80 98.52 99.22 99.45 99.00 99.28 99.29 98.74 99.38 99.17 2 Trạm & Tổng đài 99.13 99.59 99.27 99.40 99.35 99.13 99.69 99.89 99.60 99.58 3 Tín hiệu ra, vào ga 98.16 98.36 97.30 97.98 97.95 99.42 98.82 98.65 99.74 99.16 4 Thiết bị khống chế 95.20 98.27 97.26 97.68 97.10 97.66 97.51 98.91 99.72 98.45 5 Thiết bị điều khiển 98.56 98.79 98.09 97.50 98.23 99.05 99.12 99.10 99.83 99.28 6 Cáp tín hiệu 99.06 99.80 98.35 98.33 98.89 98.93 99.47 100.00 100.00 99.60 7 Thiết bị nguồn điện 98.55 98.99 98.71 98.98 98.81 98.93 99.07 99.60 99.72 99.33 II Hiệu suất khai thác 1 Hiệu suất quản lý TTTH 99.74 99.65 98.41 99.24 99.26 99.48 99.26 99.68 99.15 99.39 2 Hiệu suất khai thác thiết bị thông tin 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 3 Hiệu suất khai thác thiết bị tín hiệu 99.87 98.78 98.67 99.56 99.22 99.85 99.96 99.49 99.28 99.65 III Chất lượng sản phẩm 99.02 99.15 98.52 98.97 98.91 99.30 99.31 99.46 99.52 99.40 1 Đường truyền tải 99.34 99.17 99.21 99.54 99.31 99.51 99.46 99.29 99.48 99.44 2 Trạm & Tổng đài 99.50 99.71 99.24 99.51 99.49 99.44 99.66 99.86 99.59 99.64 3 Tín hiệu ra, vào ga 98.98 98.79 97.92 98.69 98.59 99.54 99.23 99.12 99.48 99.34 4 Thiết bị khống chế 97.50 98.74 97.90 98.54 98.17 98.66 98.58 99.25 99.47 98.99 5 Thiết bị điều khiển 99.18 99.00 98.31 98.45 98.74 99.36 99.37 99.34 99.52 99.40 6 Cáp tín hiệu 99.43 99.51 98.45 98.87 99.06 99.30 99.55 99.79 99.61 99.56 7 Thiết bị nguồn điện 99.18 99.10 98.62 99.19 99.02 99.27 99.35 99.59 99.47 99.42 (Trích Báo cáo kết quả nghiệm thu Quý của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn năm 2006, 2007) Trang 36 So sánh chất lượng sản phẩm TTTH các Quý năm 2006 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C h ấ t l ư ợ n g ( % ) Quý I Quý II Quý III Quý IV Hình 2. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm TTTH các Quý năm 2006 Trang 37 So sánh chất lượng sản phẩm TTTH các Quý năm 2007 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C h ấ t l ư ợ n g ( % ) Qúy I Qúy II Qúy III Qúy IV Hình 3 Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm TTTH các Quý năm 2007 Trang 38 So sánh chất lượng sản phẩm TTTH Quý I 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C hấ t l ư ợ n g (% ) Năm 2006 Năm 2007 Hình 4. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy I của năm 2006 và 2007 So sánh chất lượng sản phẩm TTTH Quý II 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C hấ t l ư ợ n g (% ) Năm 2006 Năm 2007 Hình 5. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy II của năm 2006 và 2007 Trang 39 So sánh chất lượng sản phẩm TTTH Quý III 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C hấ t l ư ợ n g (% ) Năm 2006 Năm 2007 Hình 6. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy III của năm 2006 và 2007 So sánh chất lượng sản phẩm TTTH Quý IV 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C hấ t l ư ợ n g (% ) Năm 2006 Năm 2007 Hình 7. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm Qúy IV của năm 2006 và 2007 Trang 40 So sánh chất lượng sản phẩm 2006 - 2007 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C hấ t l ư ợ n g (% ) Năm 2006 Năm 2007 Hình 8. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm của năm 2006 và 2007 Nhận xét: - Chất lượng sản phẩm trong năm 2006 qua các quý không đồng đều, mức độ biến động tương đối lớn (sản phẩm thiết bị khống chế trong quý I & III, sản phẩm thiết bị điều khiển trong quý III). Mặc dù vẫn đảm bảo chỉ tiêu nhưng chất lượng sản phẩm đạt được là không ổn định. - So với năm 2006, chất lượng các sản phẩm trong năm 2007 đã có những cải thiện đáng kể, đồng đều và ổn định hơn, đặc biệt là trong 2 quý cuối của năm. Tất cả các sản phẩm tiếp tục được duy trì ở mức cao, vượt trên mục tiêu chất lượng của Công ty (98,5%) và cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn ngành (95%):  Chất lượng duy tu thiết bị đạt 99,23 % tăng 0,76% so với năm 2006.  Hiệu suất khai thác thông tin đạt 99,70% tăng 0,07%.  Hiệu suất khai thác tín hiệu đạt 99,52% tăng 0,28%.  Chất lượng sản phẩm đạt 99,40% tăng 0,49% so với năm 2006 và vượt chỉ tiêu 0,9%. Trang 41  Độ ổn định của thiết bị đường ngang cảnh báo tự động đạt 99,80%, vượt chỉ tiêu 0,3% và cao hơn 0,5% so với năm 2006. - Kết quả trên có được là do những nguyên nhân sau:  Công ty từng bước hoàn thiện công tác quản lý, công nghệ duy tu theo hướng khoa học, gọn nhẹ phù hợp với thực tiễn.  Đầu tư cho công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên năm 2007 tăng 10% so với năm 2006.  Thực hiện đổi mới công nghệ phục vụ khai thác chỉ huy chạy tàu và chỉ đạo sản xuất trên tuyến cáp quang Sài Gòn - Nha Trang đạt hiệu quả, ổn định và thuận tiện. Lắp đặt, quản lý 95 hệ cảnh báo tự động đường ngang.  Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được tổ chức BV - Bereau Veritas của Vương Quốc Anh tái đánh giá và cấp giấy chứng cho Công ty và các đơn vị trực thuộc.  Trình độ tay nghề CB.CNV được nâng cao rõ rệt (trong năm 2007 đã tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra sát hạch định kỳ cho gần 300 lượt người, bao gồm các cấp từ cán bộ phòng Kỹ thuật thiết kế đến Giám đốc, Phó Giám đốc các Trung tâm, Xí nghiệp, Giám sát kỹ thuật và công nhân các tổ sản xuất trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu). Thực hiện việc ôn luyện thi và thi nâng bậc công nhân cho 104 người; Tổ trưởng sản xuất giỏi cho toàn bộ các Tổ trưởng (28 người), trong đó 6 người tham gia Hội thi do Tổng Công ty tổ chức (Công ty đạt giải nhất toàn đoàn).  Phát huy phong trào lao động sáng tạo, triển khai có hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học (4 đề tài cấp Công ty, 1 đề tài cấp Tổng Công ty) và nhiều sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất khác (gần 80 sáng kiến). - Tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng công tác kỹ thuật và việc tiếp tục duy trì, cải tiến chất lượng sản phẩm của Công ty còn một số tồn tại sau:  Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho ngành thông tin tín hiệu quá ít, mỗi năm chiếm chưa tới 10% tổng kinh phí đầu tư cho khối cơ sở hạ tầng (bao gồm cầu, đường, kiến trúc ...). Trang 42  Phạm vi quản lý của Công ty trải dài trên 50 ga và 650km đường dây từ Tp.HCM đến Bình Định nên công tác tổ chức sản xuất, chỉ đạo và kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn.  Công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại đưa vào khai thác quá nhanh trong khi trình độ, tay nghề của đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, công nhân … chưa đáp ứng được. Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít (mỗi năm chỉ tăng từ 1 đến 2%).  Ngành đường sắt ở phạm vi nào đó còn mang tính bao cấp, thiếu tính cạnh tranh ... 3.8.2. Chất lượng sản phẩm của Công ty so với các Đơn vị cùng ngành Bảng 4. Chất lượng sản phẩm của các Công ty trong năm 2007 ĐVT: phần trăm (%) TT Tên sản phẩm Sài Gòn Đà Nẵng Hà Nội 1 Đường truyền tải 99.44 98.70 99.05 2 Trạm & Tổng đài 99.64 99.21 99.37 3 Tín hiệu ra, vào ga 99.34 98.90 98.96 4 Thiết bị khống chế 98.99 99.10 99.03 5 Thiết bị điều khiển 99.40 98.47 99.51 6 Cáp tín hiệu 99.56 98.85 99.43 7 Thiết bị nguồn điện 99.42 99.05 99.20 (Trích Báo cáo đánh giá chất lượng sản phẩm TTTH năm 2007 của Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt) Trang 43 So sánh chất lượng sản phẩm giữa các Cơng ty TTTH 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm C hấ t l ư ợ n g (% ) Sài Gịn Đà Nẵng Hà Nội Hình 9. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm TTTH giữa các Công ty trong năm 2007 Nhận xét: - Về tổng thể, có thể nhận thấy chất lượng các sản phẩm thông tin tín hiệu của 2 Công ty TTTH ĐS Hà Nội và Sài Gòn khá tương đồng với nhau và cao hơn so với Công ty TTTH ĐS Đà Nẵng. - Về chi tiết, chất lượng sản phẩm của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn nhìn chung là bằng hoặc cao hơn so với các Công ty còn lại, trong đó:  Chất lượng sản phẩm thông tin (gồm 2 sản phẩm đường truyền tải và trạm, tổng đài) của Công ty Hà Nội và Sài Gòn cao hơn nhiều so với Công ty Đà Nẵng.  Ngoại trừ 2 sản phẩm thiết bị điều khiển và cáp tín hiệu của Công ty Đà Nẵng tương đối thấp thì chất lượng các sản phẩm tín hiệu còn lại tương đối đồng đều. Kết quả này là do: - Về mặt đầu tư: Hà Nội và Tp.HCM là 2 trung tâm kinh tế, chính trị và đầu mối giao thông lớn nhất của đất nước nên cũng được Ngành và Tổng Công ty quan tâm tập Trang 44 trung đầu tư với nhiều dự án, công trình trọng điểm trong đó quan trọng nhất là dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Hà Nội - Vinh và Tp.HCM - Nha Trang đã được nghiệm thu và chính thức đưa vào khai thác, sử dụng từ cuối năm 2006. - Về mặt công nghệ: Công ty bước đầu đã có những nghiên cứu và triển khai nhiều ứng dụng trên nền của hệ thống cáp quang (ngoài những tiện ích đã được Tổng Công ty trang bị) phù hợp với đặc thù và yêu cầu công việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm như: hệ thống đóng đường tự động giữa 2 ga sử dụng cáp quang, sử dụng đường truyền cáp quang tạo thành mạng LAN kết nối các Trung tâm ... Riêng Công ty Đà Nẵng hiện tại mặc dù có tuyến cáp quang đi qua khu vực quản lý nhưng chưa được đầu tư các trang bị để khai thác (thuộc dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Vinh - Nha Trang đang trong giai đoạn khảo sát thiết kế) nên chủ yếu vẫn sử dụng các trang thiết bị cũ trước đây. Bên cạnh các dự án trên thì Công ty Hà Nội và Sài Gòn cũng thường xuyên hợp tác với các công ty, tập đoàn nước ngoài như Siemens (Đức), Huawei, ZTE (Trung Quốc) ... triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại. - Về mặt quản lý: Công ty Sài Gòn, Đà Nẵng chủ yếu quản lý dọc theo tuyến ĐS Thống Nhất Hà Nội - Tp.HCM. Riêng Công ty Hà Nội ngoài tuyến ĐS Thống Nhất ra còn phải quản lý thêm các tuyến nhánh khác như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai ... với các trang thiết bị còn cũ kỹ, lạc hậu nên mặc dù cũng được tập trung đầu tư nhiều nhưng chất lượng các sản phẩm TTTH nói chung của Công ty Hà Nội chưa có những bước đột phá như tại Công ty Sài Gòn. Đối với Công ty Đà Nẵng do địa bàn quản lý phức tạp, có nhiều cầu, hầm, đồi, núi hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt ... nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy tu, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị. - Về mặt nhân lực: sau khi thực hiện Nghị định 41/2002/NĐCP ngày 11/4/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, các Công ty đã tổ chức bố trí lại nhân sự một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi đơn vị. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu hiện tại và chuẩn bị cho tương lai, các Công ty đã chú trọng nhiều hơn đến việc đào tạo bồi dưỡng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ nòng cốt cũng như không còn bó hẹp trong việc chỉ tuyển dụng nhân sự từ các trường đào tạo Trang 45 chuyên ngành đường sắt mà mở rộng thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài với các lĩnh vực công nghệ cao như: viễn thông, công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa ... Bên cạnh đó là việc tạo cơ chế thông thoáng hơn để nhân viên, đặc biệt là những nhân viên trẻ có nhiều điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Trang 46 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SÀI GÒN Là Doanh nghiệp hoạt động trong một chuyên ngành hẹp với đặc điểm công nghệ chủ yếu là duy tu, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị, do đó, mục tiêu quan trọng nhất của Công ty là không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác vận tải đường sắt. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty đã mạnh dạn thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào mọi hoạt động của Công ty, xem đó như một phương cách hữu hiệu để hiện thực hóa các chính sách chất lượng của mình và là một bước chuẩn bị cho quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu trong tương lai của ngành. Trong quá trình thiết lập và vận hành Công ty cũng như bao doanh nghiệp khác tất yếu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Công ty nỗ lực hết sức để kiểm soát được mọi quá trình hoạt động. Trong mỗi quá trình dù có thay đổi ít hay nhiều thì đều được nhận biết và xác định hệ quả của nó đối với các quá trình còn lại của hệ thống, mặt khác vẫn luôn hướng đến sự thỏa mãn cho khách hàng và người sử dụng, kể cả những khách hàng nội bộ của Công ty. Cùng với việc nhận biết, xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình, Công ty TTTH ĐS Sài Gòn áp dụng và quản lý một hệ thống các quá trình nhằm kiểm soát tất cả các hoạt động đang diễn ra tại đơn vị vào bất cứ thời điểm nào. Mô hình dưới đây thể hiện bao quát sự kết nối của các quá trình trong HTQLCL của Công ty. Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty được hình thành dựa trên các quá trình chính yếu: - Quá trình các hoạt động quản lý. - Quá trình cung cấp nguồn lực. - Quá trình quản lý, duy tu và sửa chữa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt. - Quá trình đo lường, phân tích và cải tiến. Mỗi quá trình chính yếu này bao gồm nhiều quá trình nhỏ và được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống vòng tròn khép kín. Hệ thống này được thiết lập dựa trên Trang 47 các cơ sở và 8 nguyên tắc của HTQLCL phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và luôn được cải tiến ngày càng tốt hơn. HTQLCL của Công ty bao gồm 19 quá trình tương tác với các mức độ mạnh yếu khác nhau từ công tác hoạch định, thực hiện, kiểm tra cho đến các hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến liên tục. Trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, Ban lãnh đạo của Công ty cũng gặp không ít khó khăn vì tâm lý CBCNV cảm thấy gò bó, mọi hoạt động không được thực hiện tùy tiện, tự do như trước. Trước thực tế đó, Ban lãnh đạo Công ty đã có quyết tâm cao và nhận thấy cần phải thực sự đổi mới tư duy và xác định rõ hệ thống quản lý phải có hiệu quả khi được áp dụng, cải tiến trong bộ máy tổ chức mà người thực hiện trước tiên phải là ban lãnh đạo sau đó là toàn bộ CBCNV trong Công ty. Tất cả các hoạt động Ban lãnh đạo đề ra luôn tạo điều kiện cho toàn bộ CBCNV thấu hiểu và thực hiện, giúp cho việc áp dụng các thủ tục, quy trình của ISO 9001 được nhanh chóng, thuận lợi. Từ đó ngày càng phát hiện ra nhiều điểm cần hoàn thiện và góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc áp dụng. Trên cơ sở đưa HTQLCL vào vận hành và áp dụng tại Công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây: 4.1. Nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng - Thực hiện nghiêm túc các chế độ thường trực kiểm tra, đặc biệt là tuần tra tuyến cáp quang, đường dây trần, cáp thông tin tín hiệu và chế độ kiểm tra hàng ngày của công nhân trực đối với các thiết bị tổng đài điện tử, tổng đài điều độ, các loại, ghi khóa, tín hiệu, đóng đường, phân cơ, máy điện thoại, thiết bị đường ngang, cầu chung … - Giám đốc, Phó Giám đốc và cán bộ giám sát các Trung tâm cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra và chỉ đạo xử lý các tồn tại thiết bị của các Tổ sản xuất mỗi tháng/lần. Lãnh đạo Công ty, cán bộ phòng Kỹ thuật thiết kế cần tăng cường kiểm tra đột xuất, nhất là tại các điểm xung yếu (các ga, đường ngang). - Việc bảo dưỡng thiết bị phải tuân thủ định kỳ, đối với thiết bị trực tiếp chạy tàu thực hiện 02 lần/tháng, đối với thiết bị khác 01 lần/ tháng. Để việc duy tu, bảo dưỡng đạt chất lượng cần coi trọng việc sử dụng vật tư đúng chủng loại, chất lượng cao và bố trí Trang 48 công nhân đúng trình độ. Sau các nội dung duy tu, bảo dưỡng thiết bị, Tổ trưởng sản xuất phải chủ động lập kế hoạch kiểm tra lại chất lượng công việc của công nhân. Các nội dung công việc trên là quy định của Ngành đường sắt Việt Nam nhưng thực tế việc triển khai thực hiện chưa nghiêm túc, cần có các biện pháp chế tài mạnh mẽ như: tùy theo các vụ việc để xử lý buộc thôi việc, cảnh cáo, hạ bậc lương đối với các cá nhân sai phạm và liên đới trách nhiệm (từ công nhân đến lãnh đạo Công ty); hàng tháng căn cứ hiệu quả công tác để tính lương trên cơ sở hệ số hoàn thành công tác là 0.8, 0.9 hoặc 1.0. - Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các quy trình, quy phạm của ngành, Phòng Tổ chức chất lượng phối hợp cùng Phòng Kỹ thuật thiết kế định kỳ kiểm tra, rà soát hệ thống để loại bỏ, chỉnh sửa hoặc biên soạn mới các quy trình, hướng dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc vận hành đi vào thực chất, đạt hiệu quả và hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác quản lý kỹ thuật nói chung. - Phòng Kỹ thuật thiết kế cần tham mưu các văn bản để ban hành quy định thống nhất việc trao đổi thông tin, lưu hồ sơ và báo cáo các vụ việc trở ngại (đặc biệt là chậm tàu) nhanh chóng, chính xác, đúng quy trình (cả nội bộ, thanh tra, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). 4.2. Cải tiến các sản phẩm liên quan Đưa công nghệ mới, tiên tiến vào khai thác. Cụ thể là: - Sử dụng đường truyền dẫn cáp quang, chất lượng cao thay cho các loại cáp đồng và đường dây trần thông tin được dùng từ ngày mới thành lập đến nay. Nâng cấp và thay mới các loại tổng đài điện tử số tại các Trung tâm Sài Gòn, Phan Thiết, Tháp Chàm; thay thế các loại máy tải ba Hungary được sử dụng từ những năm 1960 bằng các thiết bị truyền dẫn quang SDH hiện đại của Alcatel (Pháp); thay thế hệ thống điều độ cũ kỹ, lạc hậu bằng hệ thống tổng đài chuyên dụng của Siemens (Đức); sử dụng hệ thống điện thoại hội nghị truyền hình giữa các khu vực Sài Gòn, Phan Thiết, Tháp Chàm, Nha Trang, Tuy Hòa. Đây là các trang thiết bị hiện đại nhất của ngành được triển khai trong dự án trọng điểm hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn - Nha Trang. Trang 49 - Sắp xếp tổ chức lại mạng truyền dẫn thông tin đường dài đang sử dụng các thiết bị cũ theo hướng tập trung nâng cao chất lượng cho khu vực từ Nha Trang - Tuy Hòa - Diêu Trì (không nằm trong dự án Sài Gòn - Nha Trang). Đồng thời củng cố lại các tuyến cáp đồng, cáp bọc, đường dây thông tin để làm dự phòng cho tuyến cáp quang. - Giải quyết các vấn đề rơ mòn ghi khóa, tín hiệu. Thay thế các rơle, hộp khóa điện tín hiệu đúng chủng loại và đạt chất lượng cao. Phối hợp với các đơn vị cầu đường để thường xuyên xử lý tốt chất lượng các mạch điện đường ray. Cần đầu tư để cải tạo lại thiết bị tín hiệu các ga khu vực Sóng Thần, Sài Gòn đã xây dựng trước năm 1993, chuyển đổi các ga tín hiệu cánh Phước Lãnh, Châu Hanh, Suối Vận, Phan Thiết sang ga tín hiệu đèn màu dùng nguồn tập trung xoay chiều. Xây dựng một số ga lớn tập trung điện khí: Sài Gòn, Sóng Thần, Xuân Lộc, Mương Mán, Tháp Chàm, Nha Trang, Tuy Hòa theo mô hình Siemens hoặc 6052 của Trung Quốc. Chuyển đổi các tín hiệu phòng vệ cầu từ loại hình cánh sang đèn màu. Củng cố các thiết bị tín hiệu đường ngang theo một mô hình thống nhất để thuận lợi cho việc duy tu, bảo dưỡng và giải quyết trở ngại. Tiếp tục mở rộng xây dựng các đường ngang có thiết bị cảnh báo tự động ở các khu vực đông dân cư như Sài Gòn, Sóng Thần, Nha Trang; cần coi trọng chất lượng của cảm biến từ, card âm thanh, bộ giao tiếp, nguồn … Tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ từ các nguồn vốn: ngân sách nhà nước 90%, còn lại là vay tín dụng và huy động nguồn vốn khác. - Xây dựng các trạm biến áp riêng tại các ga để việc cấp nguồn cho thiết bị thông tin, tín hiệu được ổn định. Trang bị máy nổ cho các ga điện lưới quốc gia không ổn định. Quan tâm về số lượng và chất lượng ắcquy dự trữ cho các Trung tâm. Đầu tư trang bị mới các máy nạp có chất lượng cao cho các trạm nguồn. Tiến độ thực hiện trong 2 năm 2007 đến 2008, kinh phí khoảng 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. - Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác quản lý, đồng thời hướng công tác nghiên cứu khoa học vào các chương trình như: đóng đường tự động, tín hiệu đầu máy, tự động đóng đường sử dụng đường truyền cáp quang, đường ngang cần chắn tự động, xử lý đường lánh nạn ga Dầu Giây bằng kỹ thuật số. Thu hút chất xám của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành, đặc biệt Trang 50 là Sở khoa học và công nghệ Tp.HCM. Kinh phí cho các hoạt động này hàng năm khoảng 300 triệu đồng. 4.3. Nhu cầu về nguồn lực - Giao quyền tự chủ về tài chính cho các Trung tâm trong việc duy tu, sửa chữa thường xuyên cũng như mua sắm thiết bị, vật tư dự phòng giải quyết trở ngại. Đồng thời chủ động cấp phát đối với các loại vật tư dự phòng do Công ty đầu tư như: cảm biến, card âm thanh, bộ giao tiếp, hộp khóa điện, bóng đèn tín hiệu, các bộ nguồn, thiết bị đo lường, thiết bị phương tiện phòng chống bão lũ … (mỗi Trung tâm dự phòng 10%). - Cử các cán bộ kỹ sư trẻ có trình độ tham gia các khóa đào tạo trong cũng như ngoài nước để nắm bắt và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Quan tâm thường xuyên đến việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho công nhân, tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Tham gia phối hợp và đồng hành cùng với các nhà thầu trong các dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu của ngành ngay từ giai đoạn khảo sát thiết kế nhằm tiếp cận học hỏi kinh nghiệm và làm quen dần với các công nghệ mới. - Thu hút và tuyển dụng nhân sự các lĩnh vực công nghệ cao như: viễn thông, công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa ... Hiện nay Công ty có 1 tiến sỹ, 2 thạc sỹ và khoảng 50 kỹ sư, cử nhân. Trong 2 năm tới cần đào tạo bổ sung thêm 10 kỹ sư trẻ và 50 công nhân tay nghề giỏi. - Việc thi nâng bậc, giữ bậc phải có ý nghĩa thúc đẩy việc học tập, nâng cao tay nghề của công nhân. Hai năm/lần phải tổ chức Hội thi thợ giỏi cấp Công ty. - Phối hợp với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên để có các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng về lòng yêu ngành nghề, trách nhiệm công tác. Có các cơ chế động viên, khen thưởng cũng như xử phạt phù hợp. KẾT LUẬN Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để có thể thành công thì doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để các sản phẩm dịch vụ của mình luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Chuyên đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn” được thực hiện nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đóng góp vào nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty và phần nào đem lại những hiệu quả nhất định như: - Thấy được ý nghĩa, bản chất của chất lượng sản phẩm TTTH, các yếu tố tác động để tìm ra các giải pháp duy trì và cải tiến. - Là cơ sở để có các biện pháp thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy phạm của ngành đường sắt để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu suất hoạt động của thiết bị góp phần chạy tàu đúng giờ và đảm bảo an toàn chạy tàu. - Góp phần đầu tư, đổi mới công nghệ ngành TTTH đường sắt, nâng cao trình độ; ý thức trách nhiệm cho CBCNV trong Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy phạm kỹ thuật khai thác Đường Sắt Việt Nam - Nhà xuất bản GTVT, 1999 2. Quy trình công tác chạy tàu và công tác dồn - Nhà xuất bản GTVT, 1999 3. Quy trình tín hiệu Đường Sắt Việt Nam - Nhà xuất bản GTVT, 1999 4. Quy định tạm thời về nghiệm thu chất lượng sản phẩm sửa chữa thường xuyên kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt - Tổng Công ty ĐSVN, 2004 5. Hướng dẫn về việc thực hiện Quy định tạm thời về nghiệm thu chất lượng sản phẩm sửa chữa thường xuyên kết cấu hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt - Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn, 2004 6. Website Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam: www.vr.com.vn 7. Website Công ty TTTH ĐS Sài Gòn: www.ttthsaigon.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_san_pham_thong_tin_tin_hieu_2058.pdf
Tài liệu liên quan