Đề tài Mohandas karamchand gandhi: Những cống hiến lớn lao cho con người và xã hội Ấn Độ

Tài liệu Đề tài Mohandas karamchand gandhi: Những cống hiến lớn lao cho con người và xã hội Ấn Độ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC MÔN : VĂN MINH VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ TÀI :MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI - NHỮNG CỐNG HIẾN LỚN LAO CHO CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ẤN ĐỘ Giáo viên bộ môn: TS. NGÔ MINH OANH Sinh viên thực hiện đề tài : Tăng Thị Mỹ Ngọc Mssv:50700037 Lớp :DN07 – chuyên ngành :quan hệ quốc tế Tp. HCM ngày 03 tháng 11 năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Sau khi kết thúc môn học, cũng là lúc em thực hiện bài tiểu luận của mình. Vấn đề mà chúng em cần tim hiểu và thực hiện là nói về một trong những danh nhân có tác động mạnh đến con người và xã hội Ấn Độ, điều đó cũng có nghĩa là khơi dậy lại những giá trị và thành tựu mà danh nhân đó đem đến cho đất nước Ấn Độ xinh đẹp. Qua một thời gian học hỏi ở trường, được thầy Ngô Minh Oanh hướng dẫn kĩ lưỡng và một thời gian dài tìm hiểu về tiểu sử cũng như cuộc đời cùa các danh nhân nổi tiếng Ấn Độ, cuối cùng em quyết định tìm hiểu sâu hơn về một “ vị thánh, cha già của dân tộc Ấn Độ” – Mohandas Karamchand Gandhi. Nhắc đến ông khôn...

docx31 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mohandas karamchand gandhi: Những cống hiến lớn lao cho con người và xã hội Ấn Độ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC MÔN : VĂN MINH VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG ĐỀ TÀI :MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI - NHỮNG CỐNG HIẾN LỚN LAO CHO CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ẤN ĐỘ Giáo viên bộ môn: TS. NGÔ MINH OANH Sinh viên thực hiện đề tài : Tăng Thị Mỹ Ngọc Mssv:50700037 Lớp :DN07 – chuyên ngành :quan hệ quốc tế Tp. HCM ngày 03 tháng 11 năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Sau khi kết thúc môn học, cũng là lúc em thực hiện bài tiểu luận của mình. Vấn đề mà chúng em cần tim hiểu và thực hiện là nói về một trong những danh nhân có tác động mạnh đến con người và xã hội Ấn Độ, điều đó cũng có nghĩa là khơi dậy lại những giá trị và thành tựu mà danh nhân đó đem đến cho đất nước Ấn Độ xinh đẹp. Qua một thời gian học hỏi ở trường, được thầy Ngô Minh Oanh hướng dẫn kĩ lưỡng và một thời gian dài tìm hiểu về tiểu sử cũng như cuộc đời cùa các danh nhân nổi tiếng Ấn Độ, cuối cùng em quyết định tìm hiểu sâu hơn về một “ vị thánh, cha già của dân tộc Ấn Độ” – Mohandas Karamchand Gandhi. Nhắc đến ông không thể không kể về một đất nước xinh đẹp mang nhiều điều bí ẩn, như dòng sông Hằng mênh mông, dòng sông Ấn huyền bí và dãy núi Himalaya hùng vĩ…, và cả con người nơi đây cũng có một sức hút kì lạ không chỉ với du khách mà còn tác động mạnh đến những ai có quyết tâm nghiên cứu con người và xã hội Ấn Độ. Nét độc đáo dễ thấy nhất chính là khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa khác nhau, riêng biệt nhưng hài hòa. Ấn Độ được mệnh danh là đất nước “ thần nhiều hơn người” , và con người tin vào “ luật nhân quả’”… Chính những điều kì bí, lôi cuốn đã hấp dẫn không ít đến trí tò mò cũng như ước ao được thực tế và tìm hiểu đối với không chỉ những nhà nghiên cứu, những khách du lịch,…mà còn cả những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng ước ao điều đó. Nói về đất nước và con người Ấn Độ không phải vài ngày mà hết mà còn phải tìm hiểu nhiều lắm mới thấy được nét độc đáo. Tuy nhiên, trong bài tiểu luận này đang nói đến Mahandas Karamchand Gandhi, người có công trong xã hội Ấn. Ông không chỉ chiếm trọn lòng ngưỡng mộ của nhân dân Ấn Độ mà còn làm cho thế giới khâm phục bởi tài năng và lòng bao dung, đức độ…. Cảm ơn thầy rất nhiều vì đã tạo cơ hội cho chúng em nghiên cứu và tìm hiểu về đất nước, con người, mà đặc biệt là tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có tầm quan trọng đối với Ấn Độ… CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI ẤN ĐỘ : Đất nước Ấn Độ : Thủ đô: Niu Đê-li Diện tích: 3.280.483 km² Tiền tệ: Rupi Khí hậu/Thời tiết: Ấn Độ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1, 2; nóng nhất vào tháng 5, 6; mùa mưa vào tháng 7, 8, 9; mùa khô vào tháng 10, 11, 12 Quốc khánh: 26/1/1950 Về mặt địa lý, nước cộng hòa Ấn Độ nằm trọn trong bán đảo Ấn Độ và một phần của lục địa châu Á, chiều dài đo từ Bắc xuống Nam là 3.050 km, chiều ngang trung bình đo từ Đông sang Tây khoảng 2.950 km. Ấn Độ cũng có hai chuỗi đảo, mỗi chuỗi hình thành một lãnh thổ hợp nhất riêng. Chuỗi đảo Andaman và Nicobar nằm ở phía Đông tiểu lục địa Ấn Độ, giữa vịnh Bengal và biển Andaman, hòn đảo xa nhất về phía Nam của cụm đảo này chỉ cách phía Bắc đảo Sumatra của Indonesia có 200 km. Chuỗi đảo Lakshadweep nằm ở vùng bờ biển phía Tây Nam nước này. Ấn Độ có 15.200 km đường biên giới với các nước láng giềng, 7.600 km bờ biển, bao gồm các đảo. Các vùng tự nhiên : Đất nước Ấn Độ có thể chia thành ba vùng chính: vùng núi Himalaya, vùng đồng bằng sông Gange (sông Hằng hay Hằng hà) và bán đảo Ấn Độ. Vùng nằm trong hệ thống núi non Himalaya rộng từ 160 đến 320 km và trải dài khoảng 2.400 km dọc theo các biên giới phía Bắc và phía Đông của Ấn Độ. Nằm ở phía Nam và song song với vùng núi non Himalaya là đồng bằng sông Gange, một vành đai đất thấp rộng từ 280 đến 400 km, hình thành bởi con sông Gange và các phụ lưu của nó. Vùng này bao gồm một số khu vực có mức sản xuất nông nghiệp cao nhất Ấn Độ. Cuối cùng, nằm ở phía Nam vùng đồng bằng là bán đảo Ấn Độ. Một loạt những dãy núi và cao nguyên nằm chắn cửa ngỏ phía Bắc của bán đảo này. Dãy Arvalli chạy theo hướng Bắc-Nam đến cạnh phía Đông của sa mạc Thar; những dãy đồi thấp cắt ngang bởi những thung lũng nằm dọc theo ranh giới giữa các bang Uttar Pradesh và Madhya Pradesh ở vùng trung tâm Ấn Độ. Ở phía Nam bán đảo Ấn Độ là cao nguyên Deccan rộng lớn với độ cao trung bình 600 m, có nơi cao đến 1.200 m. Bán đảo Ấn Độ được bao bọc bởi hầu hết là những vùng duyên hải phì nhiêu. Vùng bờ biển phía Tây gồm những cư dân sống về nông và ngư nghiệp. Những con đường mậu dịch xưa biến các thành phố và thị trấn của vùng này thành những trung tâm thương mại về vải vóc và đồ gia vị. 1.1.1 Khí hậu Khí hậu của Ấn Độ thuộc vào loại khí hậu gió mùa nhiệt đới. Do sự rộng lớn của đất đai và những biến đổi về cao độ của đất, quốc gia này có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Dãy núi Himalaya hùng vĩ ngăn chặn cái lạnh lẽo của mùa Đông tràn về từ phía Bắc, khiến cho khí hậu của hầu hết các vùng ở Ấn Độ trở nên ôn hòa hơn, chỉ trừ một vài nơi như Kashmir hay những triền núi cao là nhiệt độ có thể xuống đến – 15oC vào mùa Đông. Lượng mưa phân phối không đều trên lãnh thổ Ấn Độ. Vùng duyên hải phía Tây và các bang Bengal và Assam ở phía Đông nhận một lượng mưa là 200 cm mỗi năm, còn bang Rajasthan và cao nguyên Ladakh của Kashmir chỉ được 6 cm mưa mỗi năm. Trong khi đó, mực nước mưa ở Cherapunji, thuộc Meghalaya, trong vùng Đông Bắc Ấn Độ, lên đến 1.062 cm, một trong những vũ lượng vào hàng cao nhất thế giới. 1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của Ấn Độ là đất và nước. Khoảng 54,7% diện tích đất đai là những vùng khả canh, nguồn nước ngầm dưới lòng đất rất đáng kể. Đồng bằng sông Gange là một trong những vùng đất phì nhiêu nhất của Ấn Độ. Đất đai củavùng này hình thành do phù sa của sông Gange và các phụ lưu của nó. Ở đây, nước ngầm rất dồi dào và gần mặt đất, thuận lợi cho việc canh tác. Mỗi năm vùng này có thể trồng trọt từ hai đến ba vụ mùa. Hầu hết lúa gạo và lúa mì của Ấn Độ đều được canh tác tại đây. Ngay cả đất đen và đất đỏ của cao nguyên Deccan, dù không có độ dày như đầt phù sa đồng bằng sông Gange nhưng cũng khá màu mỡ Nguồn khoáng chất của Ấn Độ bao gồm một vành đai than đá rộng trải dài từ bang Mahrshtra qua vùng đồi núi của các bang Madhya Pradesh và Bihr đến bang Tây Bengal. 1.1.3 Động và thực vật ở Ấn Độ Ấn Độ là một xứ sở có những hệ động, thực vật phong phú và một khí hậu phù hợp với tính đa dạng sinh học. Các nhà sinh học chia nước này ra làm 7 vùng phân bố động, thực vật chính: đồng bằng Indus khô hạn, đồng bằng sông Gange, vùng Himalaya, thung lũng Assam, vùng duyên hải Malabar, vùng cao nguyên, cùng nhóm đảo Andaman và Nicobar. Tại đây có rất nhiều động thực vật quí hiếm, tuy nhiên ít nhiều đang bị đe dọa bởi con người… : Con người Ấn Độ : Dân tộc: Ấn Độ không có quốc đạo. Hiến pháp Ấn Độ quy định tự do tín ngưỡng, bình đẳng các tôn giáo. Có sáu tôn giáo chính: trên 80% dân số theo Ấn Độ giáo, 10% theo Hồi giáo, 2% theo Thiên chúa giáo, 2% theo Đạo Sikh; khoảng 1% theo đạo Thiền (Jainism); 0,75% theo Phật giáo Ngôn ngữ: Mười tám thứ tiếng được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính. Tiếng Hindu là ngôn ngữ chính thức làm việc của nhà nước liên bang và được gần 40% dân số sử dụng. Tiếng Anh là tiếng giao tiếp, được sử dụng rộng rãi. 1.2.1) Dân số, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo Ấn Độ là quốc gia có dân số đông hàng thứ hai thế giới với 1.080,26 triệu người và một mật độ dân số bình quân 328,5 người/km2 (tháng 7/2005). Khoảng 73% dân số Ấn Độ sống trong vùng nông thôn. Trái với Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp chặt chẽ nhất để hạn chế sự gia tăng dân số, ở Ấn Độ, đà gia tăng dân số vẫn diễn biến nhanh. Chỉ trong 10 năm, từ năm 1981 đến năm 1991, dân số đã tăng gần 24%. Tỉ lệ tăng dân số là 1,4% (2005). Tính đa dạng về phương diện sắc tộc và văn hóa của Ấn Độ thể hiện ở sự hiện diện trên tiểu châu lục này nhiều tộc người khác nhau đến từ những vùng đất nay là Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Sri Lanka..Nhóm người Ind-Aryan chiếm đa số (72%), kế đến là nhóm Dravidian (25%), nhóm Mogoloid và các nhóm sắc tộc khác chiếm 3% còn lại. Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, tựu trung chia thành hai nhóm ngôn ngữ chính, đó là nhóm Indo-Aryan được sử dụng phần lớn ở phía Bắc và nhóm Dravidian, hầu hết ở miền Nam. Ngoài ra, còn có nhóm ngôn ngữ Trung Quốc-Tây Tạng của những người sống dọc theo dãy Himalaya. Trong nhóm ngôn ngữ Hindu-Aryan, phổ biến nhất hiện nay là tiếng Hindi và tiếngUrdu. Tiếng Hindi sử dụng chủ yếu trong tộc người Hinhu, còn tiếng Urdu phần lớn do người theo Hồi giáo sử dụng. Trong 4 ngôn ngữ chính của nhóm ngôn ngữ Dravidian, tiếng Tamil là ngôn ngữ cổ xưa nhất, với một lịch sử văn học bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất. Tôn giáo giữ một vai trò rất quan trọng ở Ấn Độ, chủ yếu là đạo Hindu và đạo Phật. Cả hai tôn giáo này bắt nguồn từ lịch sử xa xưa của Ấn Độ. Ngoài hai tôn giáo trên, còn có Thiên Chúa giáo, đạo Sikh và đạo Jainism. Theo những số liệu công bố vào thập niên 1990, 82% người Ấn theo đạo Hindu, họ là những người tham gia vào các phong trào cải cách bắt đầu từ thế kỷ 19. 1.2.2) Đời sống xã hội Đời sống của người Ấn Độ tập trung trong môi trường gia đình. Không ít nhà là những đại gia đình với nhiều thế hệ sống chung với nhau. Ở nông thôn Ấn Độ, đàn ông thường làm việc ngoài đồng, người phụ nữ lo tiếp tế nước uống, chuẩn bị bữa ăn, rửa chén bát và vắt sữa đàn bò nuôi gần nhà. Các cô gái giúp đỡ mẹ trong công việc hay coi sóc các em nhỏ. Con trai ở nông thôn Ấn Độ thường được giao chăn thả đàn gia súc ngoài đồng. Người phụ nữ lấy chồng thường về sống với gia đình bên chồng; nếu khoảng cách giữa hai gia đình xa quá, họ ít khi về thăm nhà cha mẹ đẻ. Tại các đô thị, gia đình vẫn là trung tâm của đời sống xã hội. Nhiều gia đình có thể chia nhau các tầng trong cùng một ngôi nhà. Phụ nữ nghèo phải đi giúp việc nhà, làm công việc nặng nhọc ở các công trường xây dựng hay bán hàng rong dọc theo đường phố. Trong thành phần phụ nữ có học vấn, họ thường chọn nghề nghiệp giáo viên, thư ký hay các nhà chuyên môn. Người ta ít gặp phụ nữ Ấn Độ làm doanh nhân hay người đứng bán hàng. Trang phục của đa số người Ấn Độ - nam cũng như nữ - thường là một tấm vải khoác quanh người. Ở người phụ nữ là bộ sari, cách mặc thay đổi tùy vùng hoặc cộng đồng dân cư. Đàn ông Ấn Độ ở nông thôn mặc bộ trang phục gọi là dhoti để nguyên cả chiều dài. Cách thức ăn phổ biến của người Ấn Độ là dùng tay đưa trực tiếp thức ăn vào miệng. Cà ri là món "quốc hồn quốc túy", tượng trưng một phong cách ẩm thực riêng và độc đáo của họ. Ấn Độ là một trong những quốc gia có nhiều lễ hội tôn giáo nhất thế giới. Các lễ hội thường kèm theo tiệc tùng, âm nhạc và múa hát. Hai vấn đề xã hội quan trọng trong đời sống người Ấn Độ là sự nghèo khó và những bất công trong quan hệ giữa các thành phần trong xã hội. Người nghèo thường phải đối mặt với bệnh tật, ít có cơ hội học tập và thường bị lạm dụng bởi những người có quyền kiểm soát đời sống của họ. Trong mọi tầng lớp xã hội, ở thành thị cũng như nông thôn, sự phân biệt đối xử và các hình thức bạo hành đối với phụ nữ vẫn thường xảy ra. Kể từ ngày thu hồi nền độc lập (1947) đến nay, các chính quyền thay nhau điều hành đất nước đã có những nỗ lực “xóa đói giảm nghèo", nhưng đến năm 1994, vẫn còn 35,04% cư dân sống dưới mức nghèo khổ. Hoạt động công nghiệp hóa tạo công ăn việc làm tại thành thị, ở nông thôn, nông dân đã có cơ hội đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ.Nguồn nước sạch trở nên khan hiếm và đa phần những người nghèo khổ sống tại đây luôn mắc nhiều chứng bệnh. Giữa thập niên 1990, bệnh AIDS trở thành một trong những vấn đề y tế xã hội nghiêm trọng ở Ấn Độ.Trong kế hoạch phòng chống bệnh tật, quan niệm "trọng nam khinh nữ" vẫn ăn sâu vào ý thức xã hội, hậu quả là trong những gia đình nghèo, sự chăm sóc y tế do các bậc cha mẹ dành cho con cái chú trọng nhiều hơn đối với con trai và tỉ lệ tử vong về phía các bé gái vẫn thường đạt mức cao hơn. Về mặt xã hội, không thể không đề cập đến một trong những tệ đoan được truyền từ đời này sang đời kia trong lịch sử Ấn Độ và mới được khắc phục gần đây; đó là tệ tảo hôn. Nên việc lấy vợ lấy chồng thường rất sớm và đó là nguyên nhân của việc tăng dân số. Trong một khía cạnh khác, mối quan hệ giữa người Hindu và người Hồi giáo cũng là một trong những vấn đề gay go của xã hội Ấn Độ. 1.2.3) Đời sống kinh tế Kể từ ngày giành lại nền độc lập đến nay, Ấn Độ trải qua một quá trình phát triển kinh tế chậm chạp, đôi lúc là những cơn thoái trào kinh tế do khí hậu khắc nghiệt và những rối loạn về chính trị gây nên. Đầu thập niên 1970, Ấn Độ đã hoàn tất mục tiêu tự túc về lương thực, mặc dù số thực phẩm không được phân phối đồng đều trong dân và thường thiếu hụt khi sắp đến mùa thu hoạch. Đến cuối thập niên 1970, chính phủ bắt đầu giảm bớt sự kiểm soát đối với nền kinh tế; tuy nhiên đến năm 1991, nhà nuớc vẫn còn điều tiết hay tự điều hành nhiều ngành công nghiệp, trong đó có khoáng sản và mỏ đá, ngân hàng và bảo hiểm; vận chuyển và lưu thông; sản xuất và xây dựng. Trong năm này, một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra buộc chính phủ phải đề ra những biện pháp cải cách kinh tế quan trọng. Sau chiến tranh vùng vịnh (1990-1991), giá dầu hỏa gia tăng, đứng trước tình trạng mất cân bằng. Những cải cách kinh tế đem lại hiệu quả rõ rệt. Những năm 1996-1997, đầu tư nước ngoài lên gần 6 tỉ USD, tăng rất nhanh so với con số 165 triệu USD trong hai năm 1990-1991. Cũng trong thời kỳ này, lượng hàng xuất nhập khẩu tăng lên, đời sống kinh tế khá hơn, thành phần trung lưu cũng nhờ thế mà đông hơn, chiếm khoảng 20 đến 25% tổng dân số vào giữa thập niên 1990. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong hơn một thập kỷ khoảng trên 6%/năm. Năm 2004, GDP của Ấn Độ tăng 6,2%, tỉ lệ lạm phát ở mức 4,2%. Hiện nay, Ấn Độ được xếp thứ 6 thế giới về sức hấp dẫn FDI (sau Mỹ, Trung Quốc, Anh, Braxin và Mêhicô); xếp thứ 25 về tổng FDI. Thu nhập đầu người trên 500 USD/năm. Chính phủ mới ra mục tiêu tăng trưởng trung bình 7-8%. Mục tiêu của Ấn Độ là trở thành một nước phát triển vào năm 2020. CHƯƠNG 2 : MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI – VỊ THÁNH, CHA GIÀ CỦA DÂN TỘC ẤN ĐỘ 2.1 : Tiểu sử và Thời niên thiếu của mohandas karamchand gandhi Mohandas Karamchand Gandhi, sinh ngày 02 / 10 / 1869 trong một gia đình quan lại ở Porbandar thuộc miền Tây Ần Độ. Cha của Mohandas Karamchand Gandhi, ông Kaba Gandhi, là một người thanh liêm và yêu thương dân tộc, được nhiều người quí trọng. Mẹ của Mohandas Karamchand Gandhi lại là một người phụ nữ mộ đạo, bà luôn tin tưởng vào tôn giáo mà bà đang theo là đạo Jain, rằng luôn ăn chay và không sát sinh. Cũng vì chịu ảnh hưởng từ đức tính của cha mẹ mà từ nhỏ Gandhi đã có những đức tính tốt,thừa hưởng tình yêu thương dân tộc mình như cha , thừa hưởng lòng nhân ái như mẹ, Gandhi ăn chay từ nhỏ và trong tiềm thức luôn nghĩ đến việc phải làm như thế nào để đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh và được tự do, hạnh phúc. Mặc dù ở vào cái tuổi ăn chưa no lo cho tới nhưng Gandhi luôn nung nấu ý định giúp đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và cơ cực. Vào năm 12 tuổi ông cưới vợ theo sự sắp xếp của gia đình, vì cưới vợ sớm là thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ. Nhưng chẳng bao lâu, định mệnh nghiệt ngã lần lượt diễn ra trong cuộc đời ông, kể từ sau cái chết của cha. Được sự ủng hộ của gia đình về việc sang Anh du học, hi vọng tới khi về nước sẽ có được một chức vụ cao trong bộ máy chính quyền. Nên vào tuổi 19, Gandhi vào Đại học College London (một trường thuộc Đại học London) học ngành luật. Trong thời gian tại London, Gandhi đã hứa với bản thân và với mẹ của mình là sẽ giữ giới luật Ấn Độ giáo không ăn thịt và uống rượu sau khi rời Ấn Độ. Mặc dù đã thử bắt chước văn minh người Anh, ví dụ như học nhảy, nhưng Gandhi không ăn được thịt cừu và cải bắp bà chủ nhà trọ nấu cho mình. Bà chỉ Gandhi đến một trong những tiệm chay hiếm hoi tại London thời đó. Nhưng thay vì đơn thuần làm toại nguyện bà mẹ, Gandhi đọc sách và đổi sang ăn chay ngay trên phương diện tri thức. Gandhi vào "Hội người ăn chay", được cử làm uỷ viên ban chấp hành và lập ra một nhánh địa phương của nó. Về sau, Gandhi cho rằng công việc này đã giúp ông thu thập những kinh nghiệm giá trị trong việc quản lí và duy trì một tổ chức. Một số người ăn chay ông đã gặp là thành viên của hiệp hội Thần Trí học (hoặc Thông Thiên học), được bà Helena Petrovna Blavatsky thành lập vào năm 1875 để hỗ trợ tình người năm châu. Những nhà Thần Trí học này chuyên tâm nghiên cứu kinh điển Phật giáo và Ấn Độ giáo. Họ khuyến khích Gandhi đọc Chí Tôn ca. Mặc dù từ trước đây không tỏ vẻ hứng thú về tôn giáo, ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác. Sau khi kết thúc khóa học tại Anh quốc, Gandhi trở về nước mang trong lòng niền tin tưởng vào một tương lai tươi sáng nơi quê hương “ chôn nhau cắt rốn” của mình, nhưng không phải việc gì cũng mang đến sụ hoàn hảo trong cuộc sống khi mà ông biết mẹ của mình qua đời trong thời gian mình du học, đó là sự mất mát không gì sánh nổi đối với ông bởi tình mẫu tử của mẹ đối với ông là rất lớn.Không những vậy, công việc mà ông có được sau khi trở về nước đã làm ông chán nản bởi “ tham quan” và “ cán cân công lý nhiều khi nghiêng về phía kẻ có tiền” . Ông bỏ việc. Sau đó, một thời gian không lâu, ông được Abdulla Shath thuê làm luật sự riêng và theo hợp đồng là làm việc tại Nam Phi với thời hạn 1 năm cùng số tiền là 100 ghinê. Và ông đồng ý… 2.2 : những hoạt động trong thời gian đất nước bị xâm lược: Cuộc đời của ông bước sang một trang mới kể từ khi ông đặt chân đến Nam Phi, đó là con đường hoạt động chính trị và bắt đầu bằng : 2.2.1: Phong trào vận động quyền công dân tại Nam Phi: Vào thời điểm này, Gandhi là một người trầm tính, khiêm cung không chú tâm về chính trị. Ông đọc báo lần đầu tiên năm lên 18 và thường run sợ khi bước ra tòa thuyết trình. Nam Phi đã biến đổi ông một cách sâu sắc khi ông chứng kiến sự hạ nhục và đàn áp mà cộng đồng Ấn Độ thường phải chịu đựng nơi đây. Vào một ngày, khi quan tòa thành phố Durban yêu cầu Gandhi gỡ khăn xếp (turban) trên đầu, ông từ chối và hùng hồn bước ra khỏi tòa. Một móc ngoặc trong cuộc đời thường được các truyện kí thừa nhận - có thể xem là chất xúc tác cho chủ nghĩa hành động của ông - xảy ra ít lâu sau, khi ông bắt đầu một cuộc hành trình đến Pretoria. Ông bị vất ra khỏi xe lửa tại Pietermaritzburg sau khi từ chối chuyển từ toa xe hạng nhất đến toa hạng ba, vốn thường được những người da mầu sử dụng mặc dù đã mua vé hạng nhất. Không lâu sau, trong cuộc hành trình bằng xe ngựa, ông bị người lái xe đánh vì từ khước nhường chỗ cho một du khách châu Âu. Ông cũng kham chịu nhiều khổ đau khác như bị loại ra nhiều khách sạn vì chỉ mầu da của mình. Kinh nghiệm này khiến Gandhi quan sát kĩ hơn những thống khổ người đồng hương phải chịu đựng tại Nam Phi trong thời gian ông làm việc tại Pretoria. Chính trong thời gian tại Nam Phi, qua sự chứng kiến tận mắt chế độ kì thị chủng tộc, thành kiến và bất công, Gandhi bắt đầu thám vấn địa vị trong xã hội của những người đồng hương và của chính mình. Để giúp đồng bào mình tại Nam Phi thoát khỏi sự áp bức phân biệt vì màu da, ông quyết định trở thành người tổ chức và lãnh đạo phong trào của kiều dân Ấn.Không chỉ người Ấn căm phẫn và muốn lật độ người Anh mà còn có các tộc người khác cũng đứng lê đấu tranh. Nhưng không phải vì vậy mà ông quên hợp đồng của mình đối với thân chủ, ông làm việc rất hiệu quả và giải quyết êm thấm vấn đề của thân chủ mình. Khi hợp đồng làm việc chấm dứt, Gandhi thu xếp trở về Ấn Độ. Tuy nhiên, trong buổi tiệc tiễn đưa tại Durban, ông tình cờ đọc một bài báo nói về một dự thảo pháp luật được Hội đồng lập pháp Natal đề nghị nhằm loại bỏ quyền bầu cử của người di dân Ấn Độ. Khi đưa việc này ra thảo luận với những người đồng hương, họ than không đủ kiến thức để phản đối dự thảo và khẩn khoản yêu cầu Gandhi ở lại giúp họ. Ông phổ biến một số kiến nghị đến cả hai, Viện Lập Pháp Natal và chính quyền Anh để phản đối dự thảo. Mặc dù không ngăn được việc dự thảo này được duyệt, cuộc đấu tranh của ông đã thành công trong việc soi rọi những điểm bất bình của người Ấn tại Nam Phi. Những người hỗ trợ thuyết phục ông lưu lại Durban để tiếp tục đấu tranh chống sự bất công được áp dụng đối với người Ấn tại đây. Ông lập Hội nghị Ấn Độ tại Natal năm 1894 và chính mình giữ vai bí thư. Qua tổ chức này, ông đã chuyển hóa cộng đồng người Ấn tại Nam Phi thành một lực lượng chính trị hỗn tạp, làm tràn ngập chính quyền cũng như báo chí với những lời trần thuật về sự bất mãn của người Ấn và những bằng chứng của sự kì thị nơi người Anh tại Nam Phi. Năm 1896, Gandhi trở về Ấn Độ với mục đích mang vợ con sang Nam Phi. Năm 1897, khi trở lại Nam Phi, ông bị một nhóm bạo lực da trắng tấn công và tìm cách sát hại bằng tư hình. Như một dấu hiệu đầu tiên của thước đo nội tâm ảnh hưởng đến những cuộc đấu tranh sau này, Gandhi khước từ việc tố cáo bất cứ cá nhân nào của nhóm bạo lực, nói rằng việc không tìm sự bồi thường tại tòa án dựa trên cơ sở lỗi lầm cá nhân là một trong những nguyên tắc chính của ông. Khi Chiến tranh Nam Phi bắt đầu, Gandhi chủ trương là người Ấn phải hỗ trợ chiến tranh để hợp pháp hóa yêu cầu trở thành công dân chính thức. Ông tổ chức một nhóm tình nguyện cứu thương gồm 300 người Ấn Độ và 800 người làm mướn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, tình trạng của người Ấn tại Nam Phi không khả quan hơn, vẫn tiếp tục sa đoạ. Năm 1906, chính quyền Transvaal công bố một pháp án mới, bắt người Ấn Độ của thuộc địa phải kí chứng. Tại một cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại Johannesburg vào tháng 9 ngay trong năm đó, Gandhi lần đầu áp dụng hình thức “satyagraha” - kiên trì chân lí và đấu tranh bất bạo lực, khuyên các người đồng hương phản bác luật mới và chịu đựng hình phạt để thực hiện việc này thay vì phản kháng bằng phương tiện bạo lực.Gandhi nói : “Tôi không bao giờ dẫn dụ hay lôi cuốn một người nào theo tôi, nếu tôi không cho lương tâm và lí trí của họ thấu rõ con đường tôi sẽ đắt họ vào. “ Bất bạo động” không phải là nhận chịu một cách khiếp nhược điều mà mình không thể tránh khỏi, không phải là rộng lòng với kẻ ác, mà là nhận đau khổ một cách tự giác. Cái đạo bất bạo động chẳng những là đạo của dấng thánh nhân mà nó cũng là đạo của người phàm tục. Tôi muốn Ấn Độ tôn thờ đạo ấy, tôi muốn xứ Ấn Độ nhận thức được cái sức mạnh của đạo lí ấy”. Và với sự “ kiên trì chân lí” đó, Gandhi nói “ Nếu chúng ta đối xử với người Anh một cách công bằng và hợp lí thì ngày giải phóng Ấn Độ của chúng ta sớm đến. Trái lại nếu chún ta coi họ như là thù địch thì ngày đó chưa biết đến bao giờ” Dự án này được áp dụng, dẫn đến một cuộc tranh đấu kéo dài 7 năm với hơn 7000 người Ấn bị bắt giam (trong đó có Gandhi, bị bắt bỏ tù nhiều lần), đánh đập, thậm chí bị bắn vì đình công, từ chối không kí chứng, đốt giấy kí chứng hoặc tham gia những cuộc kháng cự bất bạo động khác. Mặc dù chính quyền thành công trong việc đàn áp những người Ấn phản đối, tiếng thét gào của công chúng trước những phương pháp tàn bạo được áp dụng bởi chính quyền Nam Phi cho những người phản đối yên lặng hòa bình này cuối cùng đã bắt buộc tướng Jan Christian Smuts luận bàn một phương án thoả hiệp với Gandhi. Phong trào đấu tranh theo đường lối của Gandhi đã làm cho chính phủ mới nới tay hơn. Tuy vậy, chính phủ đã nhiều lần hăm dọa và theo dõi Gandhi. Năm 1913, cuộc đấu tranh của kiều dân Ấn bùng nổ mạnh mẽ làm chính quyền không kịp trở tay. Năm 1914, chính quyền Anh bãi bỏ các thứ thuế và trả lại quyền bầu cử cũng như Đạo luật hạn chế người Ấn nhập cư tại Nam Phi. Đường lối này cho thấy “ satyagraha” của Gandhi là đúng đắn. 2.2.2 : Phong trào đầu tranh giành độc lập Ấn Độ và vị lãnh tụ Đảng Quốc Đại Như đã thực hiện trong cuộc chiến Nam Phi, Gandhi khuyến khích việc ủng hộ người Anh trong cuộc chiến (Thế chiến thứ nhất) và chủ động khích lệ người Ấn tham gia quân đội. Khác với quan niệm của nhiều người khác, cách biện luận duy lí của ông cho trường hợp này là quyền công dân đầy đủ, tự do và quyền lợi trong Đế quốc Anh, và như vậy thì việc giúp nó phòng vệ không có gì sai. Ông thuyết trình trước Quốc dân Đại hội Ấn Đ được gọi tắt là Đảng Quốc Đại, nhưng phần lớn là chính ông được hướng dẫn vào những chủ đề Ấn Độ, chính trị và công chúng Ấn qua Gopal Krishna Gokhale, nhà lãnh đạo được tôn trọng nhất của đảng Quốc dân Đại hội bấy giờ. Được trở về quê hương, ông quyết định đi thăm các nơi để tân mắt chứng kiến sự thay đổi của đất nước. Nhưng ông nhận thấy rằng,đất nước đang rơi vào hoàn cảnh bi đát, cuộc sống của người dân nơi đây thì cơ cực, nền văn hóa thì dần bị mai một. Vậy là ông quyết định thành lập trại “ Satyagraha Ashram”, trại gồm 30 người từ những vùng quê khác nhau có chung một tư tưởng, mục đích là hiên thân mình cho tổ quốc Gandhi gia nhập Đảng Quốc Đại, và với tiếng tăm của mình, sau khi Tilak từ trần, ông được nhân dân tôn vinh và nhận sứ mệnh lãnh đạo phong trào đấu tranh của dân tộc. Tháng 12/1921 Gandhi được bầu làm chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Những thành tích lớn đầu tiên của Gandhi xảy ra vào cuối 1917 đầu 1918 với cuộc kích động tại Champaran và phong trào kiên trì chân lí tại Kheda mặc dù ông chỉ thực hiện trên mặt danh nghĩa trong trường hợp thứ hai và người chính chủ đạo là Sardar Vallabhbhai Patel, cánh tay phải của Gandhi. Tại Champaran, một khu vực nằm trong tiểu bang Bihar. Khu vực này là vùng chuyên canh cây tràm. Nông dân đã kí hợp đồng trồng tràm với người Anh, nhưng khi nghe tin người Đức đã tìm ra thuốc nhuộm bằng háo chất, các ông chủ người Anh không những đơn phương chấm dứt hợp đồng mà còn buộc người dân phải bồi thường cho chúng một khoản tiền thiệt hại. Qáu bức xúc trước tình thế đó, Gandhi vận động tổ chức cuộc kháng cự cùng với hơn 10.000 nông dân không có đất, nông nô và những nông gia nghèo khổ có số lượng đất không đáng kể chống lại những yêu sách ngang ngược của bọn chủ . Mặc dù Gandhi bị chính quyền thực dân Anh đưa ra tòa nhưng phong trào đấu tranh vẫn lên cao, cuối cùng bọn chủ phải nhân nhượng, bồi thường thiệt hại cho nông dân. Bên cạnh những sự việc xảy ra được giải quyết thì cũng cho thấy bản chất của thực dân Anh khi chúng ép buộc nông dân phải trồng indigo và những nông sản bán được trên thị trường thay vì gieo trồng những loại cung cấp thực phẩm cần thiết cho sự sinh tồn của họ. Bị đàn áp bởi dân binh của điền chủ (phần lớn là người Anh), họ được trả công rất ít nên cuộc sống rất vất vả cơ hàn. Thôn làng của họ rất dơ bẩn, thiếu vệ sinh. Những vấn đề như uống rượu, kì thị dân ti tiện (untouchable) và khăn che (purdah) ngày càng lan tràn. Giờ đây, ngay trước một cuộc chống đói kinh hoàng, thực dân Anh lại đưa ra một loại thuế tàn ác, cứ y vào sự gia tăng theo chu kì mà thu thuế. Tình thế rất tuyệt vọng và tại Kheda, bang Gujarat thì sự việc nhìn chung cũng không khác. Cũng trong năm 1918, Gandhi lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Ahmadabab. Để ngăn ngừa những hành động quá khích của công nhân, ông đã tuyệt thực đồng thời yêu cầu bọn chủ phải nhượng bộ. Sau các cuộc đấu tranh này, uy tính của Gandhi ngày càng cao không chỉ trong nước mà còn đối với các nước trên thế giới Gandhi lập một Già-lam tại đó, tổ chức một nhóm người bao gồm người giúp cố cựu và người mới từ địa phương. Ông tổ chức một công trình nghiên cứu để có được một tổng quan về các thôn làng, xem xét những sự tàn bạo và những tình tiết thống khổ bao gồm những trạng thái thoái hóa của cuộc sống nói chung. Lập cơ sở trên lòng tự tin của người làng, Gandhi bắt đầu chỉnh lí các thôn xóm, lập trường học và bệnh viện, khuyến khích chủ làng xoá bỏ những việc hủ nát như phân biệt tiện dân, bắt phụ nữ mang khăn che và áp chế họ. Nhưng cuộc phát động có tổ chức đầu tiên của Gandhi xảy ra khi ông bị cảnh sát bắt giam với lí do gây bạo động và được yêu cầu rời địa phương này. Hàng trăm nghìn người biểu tình chống đối, vây quanh nhà giam, các trạm cảnh sát và quan tòa đòi trả tự do lại cho ông, một sự việc pháp tòa không muốn nhưng sau cũng phải thực hiện. Gandhi đứng đầu những cuộc biểu tình có tổ chức chống lại điền chủ, và họ, dưới sự lĩnh đạo của chính quyền Anh, đã kí một hiệp định đảm bảo trả lương cao hơn và kiểm soát việc cho nông dân nghèo địa phương thuê đất, xoá bỏ việc tăng thuế cũng như việc thu thuế đến khi nạn đói chấm dứt. Chính trong thời gian kích động này, Gandhi được quần chúng tôn xưng là Bapu (quốc phụ) và Mahātmā. Tại Kheda, Patel đại diện các nông gia trong những cuộc thương lượng với chính quyền Anh với kết quả là họ tạm dừng thu thuế, đảm bảo trợ cấp. Tất cả những người bị tù đều được thả ra. Danh tiếng Gandhi từ đây như một ngọn lửa lan truyền khắp nước và ông đã trở thành năng lực ảnh hưởng nhất định trong phong trào chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ. 2.2.3 : Phát động phong trào bất hợp pháp: Dự thảo pháp luật Rowlatt được duyệt năm 1919, cho phép chính phủ bắt giam những người bị vu khống gây loạn mà không cần đưa ra tòa duyệt. Gandhi và đảng Quốc dân Đại hội tổ chức những cuộc biểu tình lớn phản đối và đình công, và tất cả những cuộc phản đối này đều được tổ chức rất hòa bình trên khắp nước. Tất cả những thành phố và thị xã lớn đều đóng cửa; các hoạt động cơ quan chính phủ đều phải được quân đội đảm nhiệm. Hàng nghìn người bị bắt giam, lệnh giới nghiêm được áp dụng ở nhiều vùng của Ấn Độ. Tại Punjab, cuộc đại tàn sát ở Amritsar với 379 người dân bị giết bởi quân đội Anh và Ấn Độ đã gây chấn thương nặng nề cho đất nước, gia tăng phẫn oán nơi quần chúng cũng như những hành vi bạo lực. Gandhi phê bình cả hai, hành vi của người Anh và bạo lực phục thù của người Ấn. Ông viết một bài phân ưu cùng với những nạn nhân Anh và lên án những cuộc bạo động. Bài này ban đầu bị phản đối trong đảng, nhưng được chấp thuận sau một bài thuyết giảng của Gandhi mà trong đó, ông đề cao nguyên tắc là tất cả những hành vi bạo lực đều có hại, không thể được biện minh[3]. Người Ấn không mang tội vì sự kì thị của người Anh, và không nên trừng phạt công dân Anh vô tội. Nhưng sau cuộc tàn sát lớn và bạo lực này, Gandhi nhận thức được là không chỉ người Ấn chưa được chuẩn bị cho việc kháng cự số đông, mà sự cai trị của người Anh đích thật tàn ác và nó có bản chất là đàn áp. Gandhi giờ đây chú tâm đến việc giành quyền tự trị và quyền quản lí tất cả những cơ quan chính quyền Ấn Độ, vươn đến trạng thái tự chủ (svarāj), nghĩa là sự tự chủ toàn vẹn về mặt cá nhân, tâm linh và chính trị. Tháng 4 năm 1920, Gandhi được bầu làm chủ tịch hội Liên hiệp Tự trị Toàn Ấn Độ (All India Home Rule League). Ông được trao uy quyền chấp hành trong đảng Quốc dân Đại hội tháng 12 năm 1921. Dưới sự lĩnh đạo của Gandhi, Quốc dân Đại hội được tổ chức lại với một hiến pháp mới có mục đích là tự chủ. Ai cũng có thể trở thành đảng viên sau khi đóng một lệ phí trên danh nghĩa. Một tổ chức có giai cấp của các uỷ ban được thành lập nhằm cải thiện kỉ luật và kiểm soát những phong trào từ trước đến giờ không có định hình và khuếch tán, chuyển biến đảng từ một tổ chức tinh duệ số ít thành một đảng lớn với sức lôi cuốn toàn quốc. Gandhi mở rộng mặt trận bất bạo lực, bao gồm chính sách "bản quốc" (svadeshi) - nghĩa là tẩy chay những sản phẩm ngoại lai, đặc biệt là những sản phẩm Anh. Liên hệ với chính sách này là sự ủng hộ việc mang y phục tự dệt ở nhà, được gọi là khadi, của ông, khuyên tất cả các người Ấn ăn mặc như vậy thay vì dùng đồ vải của người Anh. Gandhi khuyến cáo toàn dân, nam cũng như nữ, mỗi ngày dành chút thời gian để dệt vải ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập[4]. Đây là chiến thuật nhằm khắc sâu kỉ luật và sự cống hiến để loại trừ những người không có thiện ý và những người hoài bão, và bao gồm phụ nữ vào phong trào ở một thời điểm mà nhiều người cho rằng, những việc làm như vậy không đáng trọng cho phụ nữ. Thêm vào việc tẩy chay các sản phẩm Anh, Gandhi cũng khuyến khích dân chúng tẩy chay các cơ quan giáo dục và pháp tòa Anh, từ chức không làm cho chính quyền, từ chối không đóng thuế và huỷ bỏ những danh hiệu, huy chương Anh. Chương trình mới này đã đạt được sức lôi cuốn và thành công rộng lớn, gia lực cho người Ấn chưa từng có từ xưa nay. Nhưng khi phong trào vừa đạt đỉnh điểm thì đã chấm dứt một cách đột ngột vì một cuộc xung đột bạo lực tại thị xã Chauri Chaura, bang Uttar Pradesh vào tháng 2 năm 1922. Lo ngại phong trào sẽ quay về phương tiện bạo lực và tin chắc rằng sự việc này có thể lật đổ tất cả những công trình của mình, Gandhi liền huỷ bỏ chiến dịch bất phục tòng[5]. Giờ đây, như một người đã phô bày nhược điểm của mình, Gandhi bị bắt bỏ tù ngày 10 tháng 3 năm 1922, bị đưa ra tòa vì lí do gây loạn và kết án sáu năm tù. Đây không phải lần đầu Gandhi vị bỏ tù nhưng là lần bị giam cầm lâu nhất. Bắt đầu từ ngày 18 tháng 3 năm 1922, ông ngồi tù khoảng hai năm và được thả tháng 2 năm 1924 sau một ca mổ viêm ruột thừa. Không có nhân cách hùng mạnh của Gandhi để kiềm chế các người đồng sự, đảng Quốc dân Đại hội bắt đầu tan vỡ, phân thành hai phái trong thời gian ông ngồi tù. Một phái được dẫn đầu bởi Chitta Ranjan Das và Motilal Nehru, ủng hộ việc đảng tham dự cơ quan lập pháp. Phái thứ hai được dẫn đầu mởi Chakravarti Rajagopalachari và Sardar Vallabhbhai Patel, phản đối việc này. Thêm vào đó là việc hợp tác giữa tín đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo mạnh mẽ trong những chiến dịch bất bạo động giờ đây sa sút. Gandhi tìm cách bắc cầu nối những điểm sai biệt này bằng nhiều phương tiện, bao gồm một cuộc tuyệt thực ba tuần mùa thu năm 1924, nhưng chỉ với kết quả hạn chế[6]. 2.2.4 : Những năm 1930: Hội đồng Simon và cuộc hành trình muối: Trong hầu hết những năm thuộc thập niên 1920-30, Gandhi đứng bên ngoài ánh đèn công chúng. Ông chú trọng đến việc giải quyết cái nêm giữa đảng Swaraj và Quốc dân Đại hội, và khai mở các phương pháp chống kì thị dân vô giai cấp, uống rượu, thiếu học và nghèo đói. Ông trở về địa vị hàng đầu vào năm 1928. Một năm trước đó, chính quyền Anh đề cử một hội đồng cải cách hiến pháp dưới sự lĩnh đạo của Sir John Simon mà không có tên một người Ấn nào trong hội đồng. Kết quả của việc này là sự tẩy chay hội đồng của các đảng Ấn Độ. Gandhi thúc đẩy một nghị quyết thông qua Quốc dân Đại hội Calcutta vào tháng 12 năm 1928, kêu gọi chính quyền Anh đảm bảo địa vị chủ quyền (dominion status) trong vòng một năm hoặc là sẽ đối đầu một chiến dịch bất bạo lực mới với mục đích giành độc lập hoàn toàn cho đất nước. Ngày 26 tháng 1 năm 1930 được Quốc dân Đại hội Ấn Độ - lúc đó đang hội họp tại Lahore - đề cao là ngày kỉ niệm độc lập Ấn Độ. Nó được tưởng niệm bởi hầu hết tất cả những tổ chức chính trị Ấn Độ khác, những tổ chức nỗ lực giành độc lập đất nước hoặc tiến đến việc trao quyền xã hội chính trị cho những cộng đồng khác nhau. Như đã tuyên bố trước đây, vào tháng 3 năm 1930, ông phát động một chiến dịch kiên trì chân lí phản đối thuế muối,ông đưa ra 11 yêu sách nổi tiếng, đòi thục dân Anh phải cải cách về kinh tế và thả những tù chính trị đã bị kết án không phải vì hành động bạo lực. Ông còn đưa ra yêu sách đòi chính quyền thực dân Anh bãi bỏ chính sách độc quyền về muối, để cho người Ấn được tự do sản xuất và mua bán muối . Khi những yêu sách trên bị phó vương Irwin bác bỏ, Gandhi đã chính thức phát động chiến dịch “ đề kháng bất bạo động” để phản đối. Đầu tiên được nhấn mạnh bởi cuộc Hành trình muối (Salt March) đến Dandi nổi tiếng kéo dài từ 21 tháng 3 đến 6 tháng 4 năm 1930. Ông đi bộ 300 km từ Ahmedabad đến Dandi để lấy muối cho riêng mình. Hàng nghìn dân chúng Ấn Độ tham gia cuộc hành trình đến bờ biển này. Hành trình muối này là một trong những chiến dịch thành công nhất của ông với kết quả là hơn 60.000 người bị bắt giam. Chính quyền, được đại diện qua Lord Irwin, quyết định thương lượng với Gandhi. Hiệp ước Gandhi-Irwin được đóng dấu tháng 3 năm 1931. Trong đó, chính quyền Anh đồng ý thả tất cả những tù nhân chính trị để bù cho việc đình chỉ cuộc vận động bất phục tòng. Thêm vào đó, Gandhi được mời sang Anh tham dự hội nghị bàn tròn (Round Table Conference) tại Luân Đôn với tư cách người đại diện duy nhất của Đảng Quốc Đại. Hội nghị này là một thất vọng cho Gandhi cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc bởi vì nó chỉ lưu ý đến những tiểu vương cũng như những nhóm thiểu số Ấn Độ hơn là một sự phó truyền quyền lực (transfer of power). Ngoài ra, người thừa kế Lord Irwin là Lord Willingdon đã bắt đầu một chiến dịch mới để đàn áp những đại biểu chủ nghĩa dân tộc. Gandhi trở về Ấn Độ tiếp tục phong trào bất hợp pháp.Một lần nữa, Gandhi bị bắt giam, và chính quyền tìm cách đập tan ảnh hưởng của ông bằng cách cách li hoàn toàn ông và các người đi theo ủng hộ. Chiến lược này không hiệu quả. Năm 1932, qua chiến dịch của B. R. Ambedkar - lĩnh tụ của những người Dalit - chính quyền đảm bảo cho dân ti tiện Dalit những khu bầu cử riêng trong hiến pháp mới. Để phản đối việc này, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 6 ngày vào tháng 9 năm 1932, thành công trong việc buộc chính quyền tiếp nhận một hệ thống công bằng hơn qua sự thương lượng qua trung gian là ông Palwankar Baloo, vốn là một người Dalit chơi ngoạn bản cầu (cricketer), sau trở thành nhà chính trị. Đây cũng là khởi điểm của một chiến dịch mới của Gandhi với mục đích cải thiện cuộc sống của dân ti tiện, những người được ông gọi là Harijan, "con của trời Hari". Ngày 8 tháng 5 năm 1933, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 21 ngày để phản đối sự đàn áp của người Anh tại Ấn Độ. Mùa hè năm 1934, ông ba lần bị mưu hại không thành công. Khi Đảng Quốc Đại tranh luận về tuyển cử và chấp nhận quyền chính trị dưới kế hoạch liên bang, Gandhi quyết định rời đảng. Ông hoàn toàn không chống đối phương án này của đảng nhưng cảm thấy rằng nếu ông rút lui thì hình tượng của ông đối với thường dân Ấn Độ sẽ ngưng đè nén toàn thể hội viên của đảng vốn có bản chất đa dạng: thành viên theo chủ nghĩa cộng sản, xã hội, công đoàn, sinh viên, tôn giáo bảo thủ, kinh doanh và quyền sở hữu. Gandhi cũng không muốn mình là mục tiêu của sự tuyên truyền của chính quyền Anh khi lĩnh đạo một đảng đã có lần tạm thời thừa nhận sự phù hợp chính trị với chính quyền Anh. Gandhi trở về địa vị lĩnh đạo năm 1936 khi Jawaharlal Nehru nắm chức chủ tịch và Đảng Quốc Đại đang họp tại Lucknow. Mặc dù Gandhi mong muốn sự tập trung tuyệt đối vào việc giành độc lập, không chú tâm vào việc suy đoán về chính quyền Ấn Độ tương lai, nhưng ông không ngăn được việc Đảng Quốc Đại chọn chủ nghĩa xã hội là mục tiêu. Gandhi cũng phê bình Subhas Chandra Bose và việc ông thăng tiến, nhậm chức chủ tịch vào năm 1938. Trong khi một số sử gia cho rằng đây là một cuộc tranh quyền giữa hai nhà lĩnh đạo lớn thì Gandhi cơ bản phản đối việc Bose không thừa nhận nguyên tắc bất bạo lực cũng như dân quyền, hai điểm được Gandhi xem là nền tảng cho cuộc đấu tranh. Nguyện vọng phát động một cuộc khởi nghĩa khắp nơi chống chính quyền Anh của Bose không hàm dung việc chuẩn bị không dùng bạo lực của những người tham gia và trong năm đầu giữ quyền chủ tịch, Bose tập trung vào việc đưa những người thân cận lên nắm những chức quan trọng. Bose được nhậm chức lần thứ hai mặc dù bị Gandhi chỉ trích, nhưng rời Đảng Quốc Đại khi tất cả những thành viên chức cao khác từ chức hàng loạt để phản đối việc ông từ bỏ những nguyên tắc Gandhi đã đưa vào trong những năm đầu thập niên 1920. Năm 1938-1939, tất cả những ứng cử viên của Đảng Quốc Đại từ chức khi Quốc hội phản đối sự sáp nhập Ấn Độ một mặt vào Thế chiến thứ hai mà không tham vấn những đại biểu được bầu. Gandhi tiếp tục cuộc đấu tranh chống sự kì thị dân Dalit, khuyến khích việc dệt tay và các ngành kĩ nghệ tại gia khác. Ông cũng cố gắng kiến lập một hệ thống giáo dục mới thích hợp cho những vùng thôn dã. Gandhi sống giản dị trong những năm này trong một thôn làng trung tâm Ấn Độ với tên Sevagram. Ngày 3 tháng 3 năm 1939, ông lại tuyệt thực một lần nữa. Thế chiến thứ hai bùng nổ năm 1939 khi Đức quốc xã xâm lấn Ba Lan. Gandhi hoàn toàn đồng cảm với nạn nhân của sự xâm chiếm này. Sau khi cân nhắc kĩ cùng những người đồng nghiệp trong Quốc hội, ông công bố rằng Ấn Độ không thể tham gia một cuộc chiến với mục đích bề ngoài là giành tự do dân chủ trong khi chính tự do dân chủ này bị phủ nhận tại Ấn Độ. Gandhi nói rằng ông sẽ hỗ trợ người Anh nếu họ cho ông thấy cách áp dụng mục đích của cuộc chiến tại Ấn Độ sau chiến tranh. Phản ứng của chính quyền Anh hoàn toàn phủ định. Họ bắt đầu tạo sự căng thẳng giữa môn đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Khi chiến tranh tiến hành, Gandhi nâng cao yêu cầu, thảo một nghị quyết kêu gọi người Anh "Rời Ấn Độ" (Quit India). Đây là sự phản đối quyết định nhất, cực lực nhất của Gandhi và đảng Quốc dân Đại hội với mục tiêu xác nhận việc người Anh rời nước Ấn. Gandhi bị một số người trong Quốc hội và một số nhóm chính trị khác - thuộc cả hai mặt, theo Anh và chống Anh - chỉ trích. Một số người cho rằng, đối lập người Anh trong thời đoạn chiến đấu sinh tử của họ là một việc phi đạo đức trong khi một số người khác lại cho rằng Gandhi chưa thực hiện đủ yêu cầu. Nhiều đảng chính trị phản đối lời kêu gọi của Gandhi. Ngoài sức khoẻ và tuổi tác ra, đây có lẽ là bước tiến dẫn cuối cùng của Gandhi. Nó đã dẫn khởi một cuộc vận động đấu tranh giành độc lập Ấn Độ lớn nhất cho đến bây giờ - với sự bắt giam số đông và bạo lực ở một mức độ chưa từng có. Hàng nghìn người kháng cự bị sát hại hoặc bị thương dưới nòng súng cảnh sát, và hàng trăm nghìn người đấu tranh giành độc lập bị bắt giam. Gandhi và những người hỗ trợ ông nói rõ rằng họ sẽ không giúp người Anh trong thế chiến nếu Ấn Độ không được đảm bảo tự do ngay lập tức. Gandhi thậm chí nói rằng không thể đình chỉ cuộc vận động trong thời điểm này ngay trong trường hợp những hành vi bạo lực cá nhân xảy ra. Ông cho rằng, tình trạng "vô chính phủ có tổ chức" xung quanh ông "nguy hiểm hơn là vô chính phủ thật sự". Ông yêu cầu tất cả những thành viên Quốc hội và dân chúng duy trì kỉ luật hòa bình và "làm hay chết" vì tự do tuyệt đối. Gandhi và toàn bộ ban chấp hành Quốc hội bị bắt giam ngày 9 tháng 8 năm 1942 tại Mumbai bởi lực lượng quân đội nước Anh. Gandhi bị giam hai năm trong điện Aga Khan tại Pune. Tại đây, Gandhi trải qua những nỗi khổ lớn nhất của cuộc đời, đó là cái chết của vợ Kasturbai chỉ vài tháng sau khi Mahadev Desai - người thư kí được ông xem như con trai - chết vì bị nhồi máu cơ tim vào tuổi 42. Gandhi được thả trước khi chiến tranh chấm dứt vì sức khoẻ sa sút và một ca mổ cần thiết. Chính quyền Anh không muốn ông chết trong tù vì đây là một sự kiện có thể làm lòng căm phẫn của công chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Mặc dù sự đàn áp tàn nhẫn này mang đến một trạng thái trật tự tương đối tại Ấn Độ cuối năm 1943, nhưng phong trào "Rời Ấn Độ" đã thành công với những mục tiêu của nó. Khi chiến tranh chấm dứt, người Anh đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng là quyền cai trị sẽ được chuyển đến tay Ấn Độ. Gandhi đình chỉ cuộc đấu tranh, những người lĩnh đạo Quốc hội và khoảng 100.000 người tù chính trị được thả. Sau 90 năm phấn đấu, tự do giờ đây nằm trong tầm tay Ấn Độ. Gandhi khuyên Quốc hội từ khước những đề nghị trong kế hoạch của phái đoàn chính phủ Anh năm 1946 vì ông rất nghi ngờ việc chia quyền với Liên minh Hồi giáo (Muslim League) cũng như sự phân chia và hạ giảm chính quyền trung ương có thể xảy ra. Gandhi cảnh cáo sự tập hợp được đề nghị dành cho những liên bang có số đông người Hồi. Tuy nhiên, đây là một trong những lần ít ỏi mà Quốc hội không nghe lời Gandhi (nhưng không đặt câu hỏi về quyền lĩnh đạo) vì những người cầm đầu không những muốn lập chính quyền nhanh như có thể khi người Anh trao quyền lại, mà còn muốn ngăn cản Mohammed Ali Jinnah và Liên minh Hồi giáo đạt vị trí ngang hàng với đảng Quốc dân Đại hội, vốn có bản chất dân tộc và hiện thế hơn. Trong thời gian 1946-1947, hơn 5000 dân bị sát hại. Liên minh được ủng hộ mạnh ở những bang có nhiều người theo Hồi giáo như Punjab, Bengal, Sindh, NWFP (North-West Frontier Province, Pakistan) và Baluchistan. Kế hoạch phân chia được ban lĩnh đạo Quốc hội thừa nhận là phương pháp duy nhất để ngăn cản một cuộc nội chiến lớn giữa môn đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Những nhà lĩnh đạo cố cựu của Quốc hội biết rõ Gandhi sẽ phản đối cực lực sự phân chia, nhưng họ cũng thừa biết là Quốc hội không tiến bước nếu không có sự thoả thuận của ông vì sự hỗ trợ trong đảng và toàn quốc dành cho Gandhi rất sâu rộng. Những người bạn đồng nghiệp thân cận nhất của ông đã chấp nhận việc phân chia như phương án giải đáp tốt nhất, và Sardar Patel cố gắng thuyết phục Gandhi đây là con đường duy nhất để tránh cuộc nội chiến. Gandhi cuối cùng xuôi lòng, tán đồng bước thực hiện này. Gandhi có ảnh hưởng lớn trong các cộng đồng Ấn Độ giáo và Hồi giáo tại Ấn Độ. Tương truyền chỉ sự hiện diện của ông thôi cũng đủ chấm dứt các cuộc bạo động. Ông phản đối kịch liệt tất cả những kế hoạch phân chia Ấn Độ thành hai quốc gia độc lập. Liên minh Hồi giáo luận cứ rằng thiểu số người Hồi giáo sẽ bị bức áp một cách có hệ thống bởi phần lớn môn đồ Ấn Độ giáo trong một quốc gia Ấn Độ thống nhất, và một quốc gia riêng cho người theo Hồi giáo là một giải pháp hợp lí. Tuy nhiên, nhiều người Hồi giáo ở trung tâm Ấn Độ - vốn chung sống với người Ấn giáo, đạo Sikhs, Phật giáo, Kì-na giáo, đạo Parsi, Kitô giáo và đạo Do Thái - lại muốn một quốc gia Ấn Độ thống nhất. Nhưng Jinnah ra lệnh hỗ trợ rộng rãi các vùng Tây Punjab, Sindh, NWFP và Đông Bengal, tất cả những vùng đã hợp thành dạng Pakistan và Bangladesh ngày nay. Xứ sở mới của người theo Hồi giáo được kiến lập từ các vùng Đông và Tây Ấn Độ. Ban đầu nó được gọi là Tây và Đông Pakistan, và giờ đây tương ưng với Pakistan và Bangladesh. Ngày trao quyền chính trị, Gandhi không ăn mừng độc lập cùng với công chúng Ấn Độ mà chỉ đơn độc tại Kolkata, đau buồn về sự phân chia và tiếp tục công việc nhằm chấm dứt bạo lực. 2.3 : những nguyên lí sống: “ Satyagarha”- kiên trì chân lí: Nguyên tắc chính của Gandhi là Satyagraha- kiên trì chân lí hay còn gọi là Chấp trì chân lí và người thực hiện việc này được gọi là một Satyagrahi. “Chấp trì chân lí không phải là năng lực thể chất. Người chấp trì chân lí không tổn thương đối thủ; ông ta không tìm cách huỷ diệt người ấy. Một người chấp trì chân lí không bao giờ dùng súng. Không có lòng sân ác hoặc bất cứ tâm bất thiện nào khác khi ứng dụng chấp trì chân lí”. Lúc đầu, Gandhi xem Chấp trì chân lí như là kháng cự thụ động, nhưng sau ông từ khước cách dùng này, bởi vì đối với ông, "thụ động" chỉ đến một trạng thái thừa nhận định mệnh, một cách thầm nhận những gì bất công và như vậy, nó hạ thấp năng lực nằm trong từ "kháng cự". Theo Gandhi, kháng cự đòi hỏi một tư thái anh hùng và năng nỗ hơn là trạng thái thụ động hoặc khoan nhượng. Ba thành phần chính của nguyên tắc Chấp trì chân lí sẽ làm sáng tỏ sự việc, đó là Chân lí (sa. satya), Bất hại (sa. ahiṃsā) và Khổ hạnh (sa. tapas) Chân lí: Gandhi phân biệt hai loại chân lí, chân lí tương đối và chân lí tuyệt đối. Trong trường hợp Chấp trì chân lí thì chân lí tương đối đóng vai trò chính. Trong nguyên tắc Chấp trì chân lí, chân lí tương đối - mang khái niệm thực dụng để tìm chân lí - quan trọng hơn các khái niệm về Thượng đế, Brahman hoặc chân lí tuyệt đối. Trong khi khái niệm chân lí tuyệt đối của Gandhi bị ảnh hưởng về mặt siêu hình thì mặt khác, khái niệm chân lí tương đối, như cơ sở của chấp trì chân lí, lại rất khoa học và chính xác. Chỉ qua sự áp dụng và thực nghiệm ta mới biết được lập trường nào đứng gần chân lí tuyệt đối hơn. Nhưng, để không bị tấm màn vô minh và huyễn giác mê hoặc, người ta phải giữ những giới luật nhất định. Chúng được hàm dung trong hai thành phần khác của Chấp trì chân lí, là Bất hại và Khổ hạnh. Bất hại: Bất hại cũng được hiểu là Bất bạo động. Theo Gandhi, chỉ một con đường dẫn đến chân lí, và con đường này mang tên Bất hại. Theo ông, chỉ nguyên tắc bất hại mới hòa hợp với quy luật vũ trụ là Dharma. Nguyên tắc bất hại toàn hảo đòi hỏi một niềm tin vào tính nhất thể của sự sống. Theo nguyên tắc Chấp trì chân lí, sinh mệnh của toàn thể được đặt cao hơn sinh mệnh của cá nhân và như vậy, nó đòi hỏi một tấm lòng vị tha và vô uý. Để đạt được đẳng cấp này, người ta phải tu luyện thân tâm, cụ thể là thực hiện các phép tu khổ hạnh. Khổ hạnh: Tapas - được dịch là Khổ hạnh ở đây - có nguyên nghĩa theo Ấn Độ giáo là "sự nóng", một "ngọn lửa" có thể đốt cháy các nghiệp trước đây. Thuật ngữ này sau được dùng để chỉ sự hành hạ thể xác, tuyệt dục, lãnh đạm đối với các cảm nhận khổ lạc,... Tuy nhiên, dạng Khổ hạnh Gandhi đề cao không phải là dạng ẩn lánh vào rừng mà là dạng hết lòng phục vụ những người xung quanh, trong xã hội. Năng lực của một tâm thức chấp nhận khổ đau với chủ ý có khả năng dung hòa bạo lực. Giữ chặt chân lí mình cho là đúng có thể gây khổ đau nhiều dạng, ví như mất mát của cải, mang thương tích, thậm chí tử vong. Nhưng Gandhi lại đòi hỏi ở những người đi theo mình một sự kham khổ tuyệt đối vì ông quan niệm rằng, mức độ khổ đau chính là thước đo chiều sâu tình thương của người chấp trì chân lí dành cho đối thủ cũng như của tính chất nghiêm trọng của niềm tin của ông ấy Ăn chay: Mặc dù có thử ăn thịt lúc còn nhỏ nhưng Gandhi sau này trở thành một người ăn chay tuyệt đối. Ông viết sách về chủ đề này trong thời gian du học tại Luân Đôn, sau khi gặp người tranh đấu cho việc ăn chay là Henry Stephens Salt ở những cuộc hội họp của Hội người ăn chay. Nguyên tắc ăn chay có truyền thống lâu đời trong các tôn giáo Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo, và trong tiểu bang của Gandhi, Gujarat, phần lớn môn đồ Ấn giáo đều ăn chay. Ông thử nhiều cách ăn và kết luận rằng, ăn chay đủ cung cấp chất dinh dưỡng tối thiểu cho thân thể. Tuy nhiên, cách ăn của ông cũng linh hoạt và ông cũng không ngần ngại khi ăn trứng như bài viết "chìa khoá sức khoẻ" (Key to Health) năm 1948 cho thấy. Ông thường nhịn ăn lâu ngày, dùng nhịn ăn như một vũ khí chính trị. Ông từ chối không ăn cho đến chết hoặc cho đến khi những yêu cầu của ông được thực hiện. Sống tuyệt dục: Gandhi sống tuyệt dục từ năm 36 tuổi. Quyết định này của ông bị ảnh hưởng mạnh bởi khái niệm Phạm hạnh (sa. brahmacarya) trong các tôn giáo Ấn Độ, tức là sự thanh tịnh của tâm linh và hành động, có mối liên hệ trực tiếp với việc tu khổ hạnh (sa. tapas) được nhắc bên trên. Tuy vậy, Gandhi không tin đây là một việc mỗi người nên làm. Trong Tự truyện, ông có nhắc lại cuộc phấn đấu chống lại sự thôi thúc tính dục và những cuộc ghen tuông vì bà Kasturba. Ông cho rằng, sống tuyệt dục là trách nhiệm riêng của ông để có thể phát triển lòng từ bi thay vì đam mê nhục dục. Im lặng: Gandhi giữ giới không nói một ngày trong tuần. Ông tin là không nói sẽ mang đến sự an tĩnh nội tâm. Giới không nói bắt nguồn từ truyền thống Ấn giáo, mouna "tịnh khẩu" và santi "tịch tĩnh". Trong những ngày này, ông trao đổi với những người xung quanh bằng cách viết trên giấy. Từ năm 37 tuổi, hơn ba năm liền ông không đọc báo vì cho rằng, trạng thái huyên náo của sự kiện thế giới làm tâm ông hỗn loạn hơn là hỗn loạn nội tâm sẵn có. Y phục: Trở về Ấn Độ sau khi làm luật sư thành công tại Nam Phi, ông từ khước mặc y phục phương Tây - cách ăn mặc được ông liên tưởng đến phú quý và thành công. Ông ăn mặc để người nghèo nhất Ấn Độ cũng có thể chấp nhận. Gandhi khuyến khích việc mặc y phục tự dệt (khadi). Ông và môn đệ dệt vải từ sợi chỉ tự se và khuyến khích người khác cũng làm như thế. Mặc dù công nhân Ấn Độ thường ngồi không vì thất nghiệp, họ vẫn mua quần áo sản xuất bởi người Anh. Gandhi cho rằng, nếu người Ấn tự sản xuất vải, họ sẽ gây một chấn động kinh tế cho các tổ chức Anh tại Ấn Độ. Qua sự việc này, biểu tượng bánh xe se chỉ sau này được đưa vào lá cờ của Quốc dân Đại hội Ấn Độ. Tôn giáo: Mặc dù sinh ra trong một gia đình Ấn Độ giáo, Gandhi vẫn giữ thái độ phê phán phần lớn các tôn giáo, bao gồm cả Ấn Độ giáo. Nhưng Gandhi phê phán tính đạo đức giả trong tôn giáo có tổ chức hơn là những nguyên tắc cơ bản của chúng. Gandhi tin rằng, tinh hoa của mỗi tôn giáo là chân lí và tình thương. Ông bị ảnh hưởng lớn bởi giáo lí bất kháng cự (nonresistance) và "đưa má thứ hai" ra (khi bị đánh một bên má) của Thiên chúa giáo, và ông có lần nói là nếu Thiên chúa giáo được áp dụng như trong Bài giảng trên núi thì ông là một tín đồ Thiên chúa giáo. Niềm tin: Mặc dù rất kính trọng nhau nhưng Gandhi và Rabindranath Tagore tranh luận dai dẳng nhiều lần và các cuộc tranh luận này là những ví dụ tiêu biểu cho những quan điểm triết học dị biệt giữa hai danh nhân Ấn Độ vĩ đại nhất thời đó. Ngày 15 tháng 1 năm 1934, một cơn động đất xảy ra tại Bihar, gây tử vong và thiệt hại lớn. Gandhi tin chắc rằng sự việc xảy ra vì tội lỗi của những môn đồ Ấn giáo thuộc giai cấp cao, vì họ không cho những kẻ ti tiện vào đền thờ. Tagore phản đối cực lực lập trường của Gandhi, cho rằng, một cơn động đất chỉ có thể xảy ra trên cơ sở năng lực thiên nhiên, không phải vì lí do đạo đức cho dù việc kì thị người vô giai cấp đáng chê trách như thế nào đi nữa. 2.4 : sự ra đi của mohandas karamchand gandhi: Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng ở Birla House – Deli, mới hơn 5 gờ sáng, quàng trên mình tấm vải choàng trắng, Gandhi bước chầm chậm, đến buổi cầu kinh, đột nhiên có một người mặc đồ kaki tiến lại trước mặt Gandhi và chấp tay xá, rồi rút súng bắn thẳng vào Gandhi 3 phát đạn rồi chĩa vào mình toan tự sát.Nhưng mọi người đã kịp tước súng và bắt giữ y. Godse là một môn đồ Ấn giáo cực đoan được người đương thời cho là có mối quan hệ với cánh cực hữu của các tổ chức Ấn Độ giáo như Hindu Mahasabha. Tổ chức này cho Gandhi là người chịu trách nhiệm cho việc chính quyền suy nhược vì đã khăng khăng bắt buộc nộp một khoản tiền cho Pakistan. Godse và người cùng âm mưu là Narayan Apte sau bị đưa ra tòa kết án, và bị xử tử ngày 15 tháng 11 năm 1949. Vinayak Damodar Savarkar, chủ tịch của Hindu Mahasabha, một nhà cách mạng và môn đồ Ấn giáo cực đoan bị tố cáo là người nắm đầu dây của mưu đồ này, nhưng sau được giải tội vì thiếu bằng chứng. Trước lúc chết, Gandhi còn khoát tay ra dấu như muốn nói “ hãy tha thứ cho tên sát nhân” Tương truyền câu nói trước khi chết của Gandhi là "Ô kìa Rama!" (Hey Ram!) và nó được xem là câu tôn kính hướng đến thần Rama, là một dấu hiệu gợi cảm tâm linh Gandhi cũng như lí tưởng đạt sự thống nhất với hòa bình vĩnh hằng của ông. Câu này được khắc vào đài tưởng niệm của ông tại New Delhi. Có người nghi vấn về tính có thật của câu này nhưng một số người đã chứng kiến và xác nhận ông đã nói như thế[11]. Một vài nguồn ghi lại những lời cuối của ông là "He Ram, He Ram" hoặc "Rama, Rama", và nó cũng tường thuật rằng ông lăn xuống đất, chắp hai tay trước ngực ở tư thế chào. CHƯƠNG 3 :NHỮNG THÀNH TỰ, SỰ TƯỞNG NHỚ VÀ LÒNG KÍNH TRỌNG CỦA NGƯỜI DÂN ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI ÔNG LÚC RA ĐI 3.1 : tình cảm của nhân dân Ấn khi Mohandas Karamchand Gandhi lúc ra đi: Nghe tin Gandhi bị ám sát , thụ tướng J.Nehru vô cùng đau đớn và nghẹn ngào. Ông chỉ thốt lên được một câu ngắn ngủi “ sự khốn đốn nhất của đất nước Ấn Độ đã xảy ra”. Còn Sarda Patel, phó thủ tướng Ấn Độ, là người rất kình trọng Gandhi và được nhân dân Ấn Độ gọi là người hùng thì tuyên bố “ ngày hôm nay là ngày đáng xấu hổ của đất nước Ấn Độ. Nhưng cái chết của thánh Gandhi sẽ giúp cho sự nghiệp đang dang dở của Người mau được thành công” Ngay trong đêm đó hàng ngàn người không ngủ đến tưởng niệm Gandhi trong khuôn viên biệt thự Birla, dưới cửa sổ căn phòng để thi hài ông Lễ tang của Gandhi được cử hành vào sáng 31/01/1948, thi hài của ông được để lên chiếc xe tang chất đầy hoa, khuôn mặt hiền từ điềm tĩnh như đang ngủ. Hàng chục ngàn người đứng trên một sung đường dài hàng chục cây số chờ đợi để được thấy mặt ông. Đoàn người đưa tang buồn bã đi chầm chậm trên con đường. Trên sông Jumna, người ta đã chuẩn bị một dàn hỏa thiêu. Đúng 15h40 phút, người ta đưa thi hài của Gandhi đến bên dàn hỏa thiêu, 16 giờ lễ hỏa táng được bắt đầu, người con lớn của Gandhi quay mặt về phía Mặt trời đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn Gandhi được siêu thoát. Tiếng cầu nguyện thành tâm của hàng vạn người vang lên. Hai tuần sau,người con trai lớn mang tro thi hài của Gandhi rải xuống sông Jumna hợp với con sông Hằng thiêng liêng và huyền thoại. Gandhi mất đi không chỉ để lại sự thương tiếc trong lòng nhân dân Ấn mà còn cả người dân Pakistan cũng vô cùng thương sót.Ngay sau khi Gandhi mất, trên làn sóng đài phát thanh, Nehru tuyên bố “ Ánh sáng đã rời bỏ cuộc sống của chúng ta, chỉ còn bóng tối bao phủ mọi nơi, nhưng tôi đã lầm, vì ánh sáng soi rọi trên quê hương này là thứ ánh sáng kì diệu. Ánh sáng đã tỏ rạng trên đất nước này từ nhiều năm nay, sẽ tiếp tục rọi sáng nhiều năm nữa và rồi một ngàn năm sau,ánh sáng đó vẫn còn đâu đây trên xứ sở này và trên cả thế giới. Người ta sẽ nhìn thấy nó,c hính ánh sáng đó đã đem lại nguồn an ủi vô số trái tim con người”. 3.2 Những thành tựu và sự tưởng nhớ Mohandas Karamchand Gandhi : Gandhi không được giải Nobel bao giờ mặc dù được đề cử năm lần từ 1937 đến 1948. Vài thập niên sau, Hội đồng giải Nobel công bố sự ân hận đã bỏ lỡ thời cơ và họ cũng thừa nhận là những ý kiến bị phân chia bởi tư tưởng dân tộc đã ngăn cản việc trao giải cho Gandhi. Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 nhận giải năm 1989, chủ tịch hội cũng đã nói là "đây cũng là một phần cống phẩm để tưởng niệm Gandhi". Viện bảo tàng điện tử của hiệp hội giải Nobel có một bài về mục này Tạp chí Time gọi Gandhi là người thứ hai sau Albert Einstein trong mục "Nhân vật thế kỉ" và có một bài viết với những chủ mục viết tường tận của Dalai Lama, Lech Wałęsa, Martin Luther King, Jr. và Nelson Mandela với tên "Những người con của Gandhi" (Children of Gandhi), với mục đích nhận thức ảnh hưởng của Gandhi đến những người lãnh đạo tương lai. Chính quyền Ấn Độ trao giải Hòa hình Gandhi cho những người phục vụ xã hội, những người lãnh đạo trên thế giới và lãnh đạo công dân xuất sắc. Nelson Mandela, người dẫn đầu cuộc đấu tranh chống kì thị chủng tộc và phân li quốc gia là người ngoài Ấn Độ nổi danh được trao giải này. Năm 1996, chính phủ Ấn Độ phát hành một loạt tiền giấy có hình Gandhi bào gồm những tờ 5, 10, 20, 50, 100, 500 và 1000 rupee. Cuộc đời của Gandhi sau khi ông mất còn được dựng lại bằng những thước phim do đạo diễn bởi Richard Attenborough và diễn viên Ben Kingsley (chính ông là người nửa phần Gujarati) trong vai chính. Có nhiều tượng Gandhi nổi tiếng tại Anh, đáng lưu ý nhất là tượng ở Tavistock Gardens, Luân Đôn, gần Đại học College London, nơi ông đã học luật. Tại Hoa Kỳ, người ta có thể chiêm ngưỡng tượng Gandhi bên ngoài Ferry Building tại San Francisco, tại Hermann Park, Houston Garden Center ở Houston, tại Union Square Park ở Thành phố New York, tại Martin Luther King, Jr. National Historic Site ở Atlanta, bên ngoài Thảo cầm viên Honolulu ở Kapiolani Park, Hawaii, ở Village of Skokie (một vùng bên ngoài Chicago, Illinois), và gần tòa đại sừ Ấn Độ ở khu phố Dupont Circle của Washington, DC. Thành phố Pietermaritzburg, Nam Phi, nơi Gandhi bị tống ra khỏi toa xe năm 1893, giờ đây có một bức tượng tưởng niệm hình tượng người đấu tranh giành độc lập Ấn Độ, được dựng lên 100 năm sau khi sự kiện xảy ra. Cũng có những hình tượng Gandhi ở các thành phố khác như Moskva, Paris, Amsterdam, Barcelona, Lisbon, Canberra, San Fernando, Trinidad và Tobago. Chính phủ Ấn Độ tặng tượng Gandhi cho thành phố Winnipeg, tỉnh Manitoba, Canada, để tỏ lòng ủng hộ viện bảo tàng dân quyền tương lai được lập ở đây (Canadian Museum for Human Rights) Cũng có một bức tượng bán thân to lớn của Gandhi trước thư viện của Đại học Laurentian ở Sudbury, Ontario. Tại St. Louis, một bức tượng bán thân của Gandhi đứng trước International Institute. KẾT LUẬN Những bước thăng trầm trong cuộc sống đã đẩy một người yêu nước như Mohandas Karamchand Gandhi đi theo con đường chính trị với mong muốn cứu đất nước thoát khỏi những tháng ngày đen tối bởi sự xâm lược của thực dân Anh. Nhưng có lẽ con đường mà ông đã chọn là đúng đắn, nó thực hiện được những ước mơ cung như những hi vọng của ngày độc lập đối với đất nước của ông. Có lẽ, sinh ra trong một xã hội gặp quá nhiều bất công đã tôi rèn quan điểm của ông khi ông ngộ ra con đường chân lí, đó là nguyên tắc Satyagraha, nghĩa là kiên trì chân lý, đó là con đường mà ông cho rằng đúng đắn bởi nó mang tính nhân đạo sâu sắc không chỉ với đồng bào mình mà còn với cả chính kẻ thù. Ông lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh bất bạo lực cùng với nhân dân, ông gắn kết tình đoàn kết của nhân dân với nhau, và những gì mang lại là những kết quả tốt đẹp mà con đường ông chọn là đúng đắn. Ông trở thành một vị thánh, một vị cha già của người dân Ấn. Ông để lại trong lòng người còn sống là cả một lòng biết ơn sâu sắc. Dù lúc ông mất đi cũng như là nổi đau không chỉ của người Ấn mà còn là những tiếc nuối đối với các dân tộc trên những quốc gia khác nữa…Và ước mơ một Ấn Độ độc lập, tự do đã đến. MỤC LỤC Lời nói đầu……………………………………………………….............................2 Chương 1: Tổng quan về đất nước và con người Ấn Độ………..............................3 Đất nước Ấn Độ……………………………………………...............................3 Khí hậu……………………………………………………............................4 Tài nguyên thiên nhiên……………………………………...........................4 Động và thực vật ở Ấn Độ…………………………………..........................4 Con người Ấn Độ………………………………………………………………5 Dân số, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…………………………………………5 Đời sống xã hội……………………………………………..........................6 Đời sống kinh tế……………………………………………..........................7 Chương 2: Mohandas Karamchand Gandhi – vị thánh, cha già của dân tộc Ấn Độ……………………………………………………………….............................8 2.1 Tiểu sử và thời niên thiếu của Mohandas Karamchand Gandhi………………8 2.2 Những hoạt động trong thời gian đất nước bị xâm lược………........................9 2.2.1 Phong trào vận động quyền công dân tại Nam Phi…….................................9 2.2.2 Phong trào đấu tranh giành độc lập Ấn Độ và vị lãnh tụ của Đảng Quốc Đại……………………………………………………..........................................11 2.2.3 Phát động phong trào bất hợp pháp………………………………………...13 2.2.4 Những năm 1930 : Hội đồng Simon và cuộc hành trình muối…………….15 2.3 Những nguyên lí sống……………………………………………..................20 2.3.1 Chân lí……………………………………………………………………20 2.3.2 Bất hại……………………………………………………………………...21 2.3.3 Khổ hạnh…………………………………………………………………...21 2.3.4 Ăn chay……………………………………………………………………21 2.3.5 Sống tuyệt dục…………………………………………………..................22 2.3.6 Im lặng…………………………………………………………...................22 2.3.7 Y phục…………………………………………………………...................22 2.3.8 Tôn giáo………………………………………………………….................23 2.3.9 Niềm tin………………………………………………………….................23 2.4 Sự ra đi…………………………………………………………….................23 Chương 3: Những thành tựu, sự tưởng nhớ và lòng kính trọng của người dân Ấn Độ đối với ông lúc ra đi…………………………………………………………24 3.1 Tình cảm của nhân dân Ấn Độ khi Mohandas karamchand gandhi lúc ra đi……………………………………………………………………………24 3.2 Những thành tựu và sự tưởng nhớ Mohandas karamchand gandhi.........25 Kết luận…………………………………………………………………….27 Mục lục…………………………………………………………………...28 Phụ lục Tài liệu tham khảo PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Thời niên thiếu của Mohandas karamchad Gandhi Và những quyển sách viết lại cuộc đời cũng như sự nghiệp cách mạng của ông TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMOHANDAS KARAMCHAND GANDHI - NHỮNG CỐNG HIẾN LỚN LAO CHO CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ẤN ĐỘ.docx
Tài liệu liên quan