Đề tài Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre: LỜI MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, tại đây cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc. Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày ...

doc94 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, tại đây cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc. Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày thêm trầm trọng Nguyên nhân gây ô nhiễm chính là từ các tính chất đặc thù của làng nghề như: quy mô nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị trường kém ổn định. Và một thực tế nữa là do hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những người xung quanh còn hạn chế. Vì thế phát triển kinh tế - xã hội song song với việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi nền kinh tế. Làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị thế trong cơ cấu kinh tế, nên cần phải đặc biệt quan tâm hơn đến vấn đề môi trường trong đó làng nghề sản xuất thạch dừa là một ví dụ điển hình. Với ưu điểm tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương mà nghề sản xuất và chế biến thạch dừa được tập trung nhiều tại tỉnh Bến Tre. Trong đó, hoạt động sản xuất thạch dừa phân bố ở các phường 7, 8 - thị xã Bến Tre; xã An Thạnh - huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre và tập trung nhiều nhất ở phường 7, thị xã Bến Tre. Do đó đề tài “Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre” được hình thành để giúp những người quan tâm đến vấn đề môi trường của làng nghề có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng môi trường của ngành sản xuất thạch dừa từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại đây hoàn thiện hơn. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát hiện trạng và đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững. 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường Giới thiệu về làng sản xuất thạch dừa tại phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực khảo sát 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin: Các thông tin thu được về hiện trạng môi trường tại các làng nghề thủ công tại tỉnh Bến Tre được thu thập từ nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008. Tài liệu hướng dẫn sản xuất thạch dừa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn về hiện trạng môi trường một số làng nghề tại Việt Nam. 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế: Liên hệ với cán bộ môi trường tỉnh Bến Tre để lấy thông tin về các cơ sở sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. 4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài. Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường tỉnh Bến Tre trong quá trình tiếp xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài. Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia trong ngành. 5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ giới hạn trong phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre. 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài góp phần đem lại cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sản xuất kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của làng nghề sản xuất thạch dừa là một loại hình làng nghề đặc trưng của miền Tây Nam Bộ từ đó đề ra các biện pháp quản lý môi trường phù hợp với loại hình kinh tế này. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đền môi trường Chương 2: Giới thiệu về làng sản xuất thạch dừa tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre Chương 4: Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng môi trường cho làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ 1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống: Theo thông tư số 116/2006/TT – BNN của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau: Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc. Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. 1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước. 1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống theo quy định. Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2, nhưng có ít nhất 1 nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống. Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông đảo bao gồm: Hà Tây (280 làng), Thái Bình (187 làng), Bắc Ninh (59 làng), Hải Dương (65 làng), Nam Định (90 làng), Thanh Hoá (127 làng). Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề được thể hiện trong bảng 1.1 và hình 1.1:   Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da Chế biến nông sản, thực phẩm Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Vật liệu xây dựng, gốm sứ Nghề khác Tổng cộng Miển Bắc 138 134 61 404 17 222 776 Miền Trung 24 42 24 121 9 77 297 Miền Nam 11 21 5 93 5 42 177 Tổng cộng 173 197 90 618 31 341 1250 (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008) Hình 1.1: Hiện trạng phân bố các làng nghề ở nước ta 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72% cơ sở sản xuất) Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã. Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá. Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thấp, khó có điều kiện phát triển và đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. Trình độ lao động chủ yếu là lao động thủ công, học nghề, văn hoá thấp nên hạn chế nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường. Nhiều làng nghề chưa quan tâm đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề được thể hiện trong bảng 1.2 Bảng 1.2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề ĐVT: % Trình độ kỹ thuật Chế biến nông, lâm, thuỷ sản Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng Các ngành dịch vụ Các ngành khác Thủ công, bán cơ khí 61.51 70.69 43.90 59.44 Cơ khí 38.49 29.31 56.10 40.56 Tự động hoá 0 0 0 0 (Nguồn: Đề tài KC 08 – 09, 2005) 1.3. MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.3.1 Càc làng nghề chính ở Việt Nam Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và chăn nuôi: có số lượng lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu ruợu, làm bánh đa, đậu phụ, miến dong, bún… Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hoá, mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đuợc đánh giá cao. Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, ít thay đổi. Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải, kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng. Đa số các làng nghề tái chế nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất được cơ khí hoá một phần. Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ tinh mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tồng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hoá, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao, chuyên môn hoá, tỉ mỉ và sáng tạo. Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó, đan lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định. 1.3.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia… các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…), các loại vật liệu xây dựng… Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn. Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. 1.3.3. Xu thế phát triển của làng nghề Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của làng nghề Việt Nam bao gồm Nội lực sản xuất, trong đó đóng vai trò quan trọng là: người đứng đầu cơ sở sản xuất, cơ sở vật chất và mặt bằng, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu, bản sắc văn hoá, vốn và năng lực kinh doanh của một số cơ sở sản xuất trong làng nghề. Chính sách nhà nước bao gồm các thể chế và chính sách của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương như tổ chức hiệp hội, chính sách thuế, hỗ trợ vốn, hậu thuẫn của các cơ quan quản lý địa phương. Tác động của thị trường và vấn đề hội nhập quốc tế. Yếu tố xã hội như tạo công ăn việc làm, đa dạng hoá loại hình kinh tế, bảo tồn giá trị văn hoá. Yếu tố môi trường như tác hại của ô nhiễm tới sức khoẻ cộng động, cảnh quan, gây tổn thất kinh tế, xã hội. Theo đánh giá của Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008, cùng với thời gian, một số làng nghề có thể bị suy thoái trong khi đó một số khác lại phát triển. Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 được trình bày trong bảng 1.3 như sau: Bảng 1.3: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 Vùng kinh tế Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1 Đông Bắc 1 1 0 1 0 Tây Bắc 1 1 0 1 0 Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1 Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1 Tây Nguyên 1 0 0 2 1 Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1 Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 1 2 -1 Ghi chú: -1: Suy thoái 0: Duy trì 1: Phát triển vừa 2: Phát triển mạnh (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008) 1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề Các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đền bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau: Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (nông thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến môi trường nước, đất, khí trong khu vực. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động. Bảng 1.4: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề Loại hình sản xuất Các dạng chất thải Khí thải Nước thải Chất thải rắn Các dạng ô nhiễm khác 1. Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Bụi, CO, SO2, NOx, CH4 BOD, COD, chất rắn lơ lửng, tổng N, Tổng P, Coliform Xỉ than, chất thải rắn từ nguyên liệu Ô nhiễm nhiệt, độ ẫm 2. Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da Bụi, CO, SO2, NOx, CH4, hơi kiềm, hơi axit, dung môi BOD, COD, độ màu, Tổng N, hoá chất, thuốc tẩy, Cr6+ (thuộc da) Xỉ than, tơ sợi, cặn , vải vụn và bao bì hoá chất Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn 3. Thủ công mỹ nghệ - Gốm sứ - Sơn mài, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá - Bụi, SiO2, CO, SO2, NOx, HF, các chất hữu cơ - Bụi, hơi xăng, dung môi, oxit Fe, Zn, Cr, Pb BOD, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu, dẫu mỡ công nghiệp Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, cặn hoá chất Ô nhiễm nhiệt (gốm sứ) 4. Tái chế - Tái chế giấy - Tái chế kim loại - Tái chế nhựa - Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm - Bụi, CO, hơi kim loại, hơi axit, Pb, Zn, HF, THC, HCl - Bụi, CO, Cl2, HCl, THC, hơi dung môi - pH, BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu - COD, dầu mỡ, CN-, kim loại - BOD, COD, tổng N, tổng P, dẫu mỡ, độ màu - Bụi giấy, tạp chất từ phế liệu, bao bì hoá chất - Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng (Cr6+, Zn2+…) - Nhãn mác tạp không tái sinh, chi tiết kim loại, cao su Ô nhiễm nhiệt 5. Vật liệu xây dựng, khai thác đá Bụi, CO, SO2, NOx, HF, THC Chất rắn lơ lửng, Si, Cr Xỉ than, xỉ đá, đá vụn Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008) 1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt Nam 1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề từ quá trình đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hoá chất trong dây chuyển công nghệ sản xuất. Than là nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến ở các làng nghề và thường là than chất lượng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Do đó khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiệu thành phần các chất ô nhiễm không khí như: bụi, CO2, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi. Các làng nghề tái chế phế liệu: ô nhiễm không khí diễn ra khá nặng nề. Ngoài ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu, thể hiện ở các thông số như bụi, SO2, CO, NOx quá trình tái chế và gia công cũng phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxyt kim loại và gây ô nhiễm nhiệt. Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: ô nhiễm không khí diễn ra phổ biến. Ở các làng nghề vật liệu xây dựng chất lượng không khí bị suy giảm do khí thải từ việc đốt nhiên liệu. Ở các làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh từ quá trình chế tác và khai thác đá là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí. Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: ô nhiễm không khí đặc trưng do sự phân huỷ các chất hữu cơ tạo nên các khí SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh khó chịu. Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc da: ô nhiễm không khí cục bộ. Khu vực sản xuất của làng nghề dệt nhuộm thường bị ô nhiễm bởi các thông số như SO2, NO2, bụi và tiếng ồn ở các làng nghề dệt vải. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: ô nhiễm không khí chỉ xảy ra ở một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan với các thông số ô nhiễm như SiO2, SO2 (phát sinh từ quá trình chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan). 1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chê biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm… nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hoá chất axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hd, Pb, Cr, Zn, Cu… Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: khối lượng nước thải sản xuất rất lớn với thải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nước thải sản xuất có độ màu cao, chứa nhiều hoá chất, độ muối cao. Các làng nghề tái chế phế liệu: nước thải sản xuất chứa nhiều hoá chất độc hại Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: nước thải sản xuất của một số làng nghề sơn mài và mây tre đan chứa nhiều loại hoá chất độc. 1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề Chất thải rắn ở các làng nghề hầu hết làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Các làng nghề sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Các làng nghề tái chế phế liệu: chất thải rắn với thành phần phức tạp khó phân hủy. Các làng nghề dệt nhuộm ươm tơ và thuộc da: chất thải rắn của làng nghề thuộc da và may gia công đồ da có thành phần khó phân hủy. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: chất thải rắn không nhiều và được tận thu. 1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ cộng đồng Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ: bệnh ngoài da, viêm niêm mạc như nấm kẽ, nấm móng, dày sừng gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm nan lông,… là những bệnh phổ biến. Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: các bệnh thường gặp chủ yếu tập trung ở đường hô hấp, tiêu hoá, thần kinh. Riêng ở các làng nghề thuộc da, các bệnh mắc phải là bệnh ngoài da, tiêu hoá và hô hấp. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: bệnh đặc trưng của người dân và người lao động tại nhóm làng nghề này gồm bệnh về hô hấp, tiêu hoá, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt. Làng nghề tái chế phế liệu: các bệnh thường gặp là bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, thần kinh và đặc biệ tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao. Làng nghề thủ công, mỹ nghệ, thêu re: bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da là những bệnh đặc trưng tại nhóm làng nghề này. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng. Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE. TỈNH BẾN TRE 2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre có vị trí địa lý: phía Đông giáp phường 5, phía Tây giáp sông Hàm Luông, phía Nam giáp sông Bến Tre, phía bắc xã Bình Phú. Làng nghề nằm ở phía Tây thành phố Bến Tre, thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy. Hình 2.1: Vị trí địa lý phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre 2.1.1.2. Địa hình Nhóm đất phèn: được hình thành trong điều kiện bồi lắng chậm trong môi trường yếm khí, giàu hữu cơ tại vùng bưng, trũng, sông cổ... thường gặp ở địa hình thấp, khó tiêu và nhiễm mặn phân bố rải rác trên toàn địa bàn tỉnh. Nhóm đất phù sa: được hình thành từ trầm tích sông Cửu Long. Nhóm đất phù sa gồm 9 loại đất, phân bố ở khu vực ven sông đựơc phù sa bồi đắp hàng năm và khu vực có nguồn nước ngọt. Tổng diện tích tự nhiên của phường 7 là 228,06 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 82,5 ha, đất khác là 146,01 ha. 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, hằng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) với gió mùa Tây Nam và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) với hoàn lưu gió Đông khống chế. Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa kết hợp với điều kiện địa hình và mặt đệm là những vườn dừa, vườn cây rộng lớn và những cánh đồng đan xen tạo cho Bến Tre có sự tương đối đồng nhất về khí hậu, không có sự phân hoá mạnh mẽ theo không gian giữa các huyện, giữa các vùng ven biển và các huyện xa biển. a. Mưa Mùa mưa trong tỉnh chịu sự chi phối chung của hoàn lưu gió mùa ở khu vực gió mùa Châu Á. Mùa mưa hính thức bắt đầu vào trung tuần tháng 5 và chấm dứt vào tháng 11. Giai đoạn có mưa chuyển mùa thường từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5. Lượng mưa trung bình thấp, từ 1.200 – 1.500 mm, phân bố không đều trong năm. Trong đó, lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 90 – 95% lượng mưa của cả năm. Sự phân bố mưa trong tỉnh có thể chia làm 3 khu vực: - Vùng ven biển có lượng mưa năm xấp xỉ trên 1500 mm. - Vùng giữa tỉnh có lượng mưa năm từ 1200 - < 1500 mm. - Vùng trên có lượng mưa năm < 1200 mm. b. Gió Tương ứng với hai mùa trong năm thì cũng có hai mùa gió: Gió Đông và Đông Nam chủ đạo trong mùa khô. Gió Tây và Tây Nam là hướng gió trong mùa mưa. Sức gió mạnh nhất Vmax = 24 m/s Ngoài hai hướng gió chính, còn xuất hiện gió chướng, thổi theo hướng Đông – Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Chúng là nguyên nhân gây ra tác hại: làm dâng mực nước biển, mặn xâp nhập sâu hơn vào nội địa. c. Nắng Tổng số giờ nắng trong năm là 2.046 giờ. Trong mùa khô, nắng trung bình khoảng 8 – 9 giờ/ngày với tổng số giờ nắng bình quân 240 – 260 giờ/tháng. Mùa mưa nắng ít hơn, bình quân 5,5 – 6,5 giờ/ngày tương đương với 170 – 190 giờ/tháng. d. Nhiệt độ Nền nhiệt độ bình quân trong năm không có sự biến động cao, nhiệt độ bình quân giữa tháng nóng nhất và tháng ít nóng nhất chênh nhau khoảng 3 – 4 0C. Nhiệt độ trung bình cả năm là 27,02 0C (năm 2005). e. Độ ẩm không khí Độ ẩm tương đối của không khí có liên quan đến nhiệt độ không khí và lượng mưa. Do ở gần cửa biển, Bến Tre có độ ẩm khá cao. Tháng có độ ẩm cao nhất từ 87 – 88% vào mùa mưa tháng 8, 9, 10. Tháng có độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô vào các tháng 3, 4 , độ ẩm từ 78 – 79%. f. Độ bốc hơi Mùa khô nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi cao 3,6 – 5,5 mm/ngày. Trong đó tháng bốc hơi mạnh nhất là tháng 2 khoảng 5,5 mm/ngày. Sang mùa mưa, độ bốc hơi giảm đi rõ rệt, còn 2,2 – 3,2 mm.ngày. Trong đó, tháng 9 có độ bốc hơi nhỏ nhất 2,2 mm/ngày. 2.1.1.4. Điều kiện thuỷ văn – sông ngòi a. Chế độ triều Thủy triều biển Bến Tre tương đối lớn, xấp xỉ với thủy triều vịnh Bắc bộ và lớn hơn thủy triều ở bán đảo Cà Mau khoảng 2 lần. Biên độ triều ngoài biển có thể lên trên 4 m, khi truyền vào trong sông biên độ triều giảm dần, đến vùng thượng lưu tỉnh tại Chợ Lách biên độ triều lớn nhất trong năm giảm chỉ còn ở mức trung bình khoảng 2,60 m. b. Xâm nhập mặn Do Bến Tre nằm ở vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng của triều, gió chướng, sóng... nên bị mặn xâm nhập nghiêm trọng, nhất là trong mùa khô. Độ mặn của nước biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thuỷ triều và lưu lượng nước thuỷ triều đổ về. Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính trong tỉnh, gây thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống. Triều biển Đông đẩy mạnh vào sâu trên các sông, mặn theo triều nên một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn. Trị số đỉnh mặn và chân mặn thường xuất hiện sau đỉnh triều và chân triều từ 1 – 3 giờ. Độ mặn xâm nhập trong sông càng về thượng lưu càng giảm. c. Tình hình nước dâng Vào mùa mưa bão hàng năm, hiện tượng nước dâng trên các triều sông và kênh rạch trong tỉnh gây khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, cơ sở vật chất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế ở tỉnh. Nước dâng là những ngày triều cường, mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày trên các sông rạch lên cao, kết hợp với nước lũ thượng nguồn đổ về, hoặc kết hợp với bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh nhà gây mưa lớn kéo dài, gió mạnh. Vì vậy, mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày trên các sông rạch trong tỉnh sẽ dâng từ mức cao đến rất cao. Hiện tượng nước dâng thường xuất hiện từ giữa khoảng mùa mưa đến cuối năm, vào các tháng 8, 9, 10, 11... (tính theo âm lịch) vào giai đoạn các ngày đầu tháng và giữa tháng (mùng 1 và 15): mỗi tháng xuất hiện hai đợt nước dâng, mỗi đợt kéo dài từ 4 đến 7 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ. Hiện tượng nước dâng xuất hiện do tổ hợp xuất hiện cùng lúc 3 yếu tố: triều cường, lũ thượng nguồn lớn, bão hoặc ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh nhà. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 21.2.1. Đặc điểm dân số và lao động Theo Niên giám thống kê năm 2007, dân số toàn tỉnh Bến Tre là 1.354.112 người, với mật độ dân số trung bình là 574 người/km2. Dân số đô thị là 132.441 người, chiếm 9,78% dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn là 1.221.671 người, chiếm 90,21% dân số toàn tỉnh. Cơ cấu dân số thành thị – nông thôn những năm qua không có nhiều thay đổi. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần trong những năm từ 1995 đến năm 2007 Riêng phường 7, TX.Bến Tre hiện có 7.117 người, thuộc 1.687 hộ, số người trong độ tuổi lao động là 3.742 người, cơ cấu ngành nghề được phân bổ như sau: lao động nông nghiệp là 962 người, chiếm 25%; lao động CN-TTCN là 1.705 người (có 850 lao động trong ngành sản xuất kẹo dừa và thạch dừa), chiếm 46 % và lao động thương mại dịch vụ là 1.075 người, chiếm 29%. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại - dịch vụ Hoạt động sản xuất thạch dừa, kẹo dừa: Nền kinh tế của phường 7 là nền kinh tế phi nông nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là chủ yếu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của phường là ngành công nghiệp nhỏ, lạc hậu và manh mún. Ngành nghề CC-TTCN trong phường chủ yếu là sản xuất kẹo dừa, thạch dừa, cơ khí xây dựng, cơ khí sữa chữa; trong đó giá trị sản xuất ngành nghề kẹo dừa và thạch dừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành CN-TTCN của địa phương. Sản xuất kẹo dừa: Sản lượng trên địa bàn thành phố ước đạt khoảng 12.000 tấn/năm, sản phẩm tiêu thụ trong nước khoảng 6.500 tấn, xuất khẩu 5.500 tấn; tổng giá trị sản phẩm khoảng 65 tỷ đồng và 3,43 triệu USD. Sản phẩm tiêu thụ nội địa hầu như có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước; sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mông Cổ,… Riêng sản lượng của làng nghề ước đạt 8.200 tấn sản phẩm, góp phần chủ yếu trong tổng sản lượng sản xuất của thành phố, doanh thu hằng năm ước đạt 42,75 tỷ đồng và 2,10 triệu USD. Phần đóng góp của phường 7 được trình bày trong mục 2.1.3 Sản xuất thạch dừa: Sản lượng trên địa bàn thành phố ước đạt khoảng 3.000 tấn/năm, trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 900 tấn, xuất khẩu 2.100 tấn; tạo ra giá trị 1,17 tỷ đồng và hơn 170.000 USD. Sản phẩm tiêu thụ ở nhiều thành phố trong cả nước và một phần được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Campuchia, Lào. Đóng góp ngân sách hằng năm của 02 loại hình chế biến thạch dừa và kẹo dừa trên địa bàn thành phố khoảng 1.109 triệu đồng, riêng phường 7 là 360 triệu đồng, chiếm 32 – 35 %. Hoạt động thương mại – dịch vụ: Phát triển nhất là dịch vụ ăn uống, thức ăn gia súc, tạp hóa và vật tư nông nghiệp, tổng cộng có 165 cơ sở. Trong đó có 71% số cơ sở có doanh thu ổn định. Số còn lại thu nhập thấp, nợ tồn động phải chuyển đổi ngành nghề khác. 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY 2.2.1. Quy mô sản xuất Trên địa bàn phường 7, theo danh sách được cung cấp từ cơ quan hành chính của Phường vào tháng 5 năm 2010, phường 7 có 31 cơ sở sản xuất thạch dừa. Các cơ sở này chủ yếu là hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, phân bố rời rạc nằm xen lẫn trong khu dân cư, không tập trung trong một khu vực nhất định. Đến tháng 03/ 2011 thì số lượng cơ sở sản xuất giảm xuống còn 24 hộ, giảm 22,6% so với năm 2010. Số cơ sở sản xuất giảm mạnh do nhiều nguyên nhân như: giá nguồn nguyên liệu tăng, chất lượng nguyên liệu giảm…Và một nguyên nhân gián tiếp như các loại nước thải sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm phải được xử lý đạt chuẩn theo QCVN 24 : 2009/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên vì không có khả năng xử lý nước thải tại nơi sản xuất cũ, một số cơ sở di dời ra khỏi nội thành thành phố sang các xã lân cận như Bình Phú, Mỹ Thạnh An…một số thì chuyển sang ngành nghề khác. Dưới đây là kết quả thống kê từ khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất thạch dừa tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre: Bảng 2.1: Tình hình các cơ sở sản xuất thạch dừa phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Thời gian hoạt động (năm) Phân loại sản xuất S1 (m2) S2 (m2) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 16 Thạch thô –cắt ép khô 1.500 500 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 8 Thạch thô 1.200 1000 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 9 Thạch thô 1.300 300 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 9 Thạch thô 200 20 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 7 Thạch thô 200 300 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 3 Mua – cắt thạch thô 200 - 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 12 Thạch thô 200 2500 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 10 Thạch thô 1400 500 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 15÷20 Thạch khô 1200 700 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 11 Mua – cắt thạch thô 300 400 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 5 Mua – cắt thạch thô 70 - 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 15 Thạch thô 600 200 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 3 Thạch thô 500 - 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 7 Thạch thô 500 - 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 9 Thạch thô 250 100 16 Nguyễn Ngọc Ấn 269 A, Kp1, phường 7 7 Thạch thô – cắt nhỏ 500 300 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 9 Thạch thô 200 - 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 12 Thạch thô 500 200 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 9 Mua – cắt thạch thô 150 - 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 15 Thạch thô 60 - 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 11 Mua – cắt thạch thô 600 400 22 Lâm Thế Phong 171 A, Kp1, đường Nguyễn Văn Tư, phường 7 3 Mua – cắt thạch thô 300 - 23 Bến Trung - Nhi Kp1, (gần bến phà Hàm Luông cũ) 2 Mua – cắt thạch thô 200 - 24 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 6 Thạch thô 500 200 Ghi chú: S1: Diện tích khu vực sản xuất. S2: Diện tích khu đất còn trống ngoài khu sản xuất và nhà ở. 2.2.2. Sự phân bổ sản xuất Các cơ sở sản xuất phân bố thưa thớt, nằm xen kẻ trong khu dân cư, chủ yếu tập trung tại khu phố 1, khu phố 3 và rãi rác ở khu phố 4. Đa phần các cơ sở nằm gần nhau và thành cụm, có thể phân ra thành các cụm như sau: Cụm 1: Gồm các cơ sở: Nguyễn ngọc Ấn, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Kim Liên, Bến Trung, Anh Khoa – Lâm Xuân, Tấn Phúc – Trần Thị Phi Cụm 2: Gồm các cơ sở: DNTN Trường Long, Lương Tấn Nghiệp, Nguyễn Thị Yến, Trần Kim Hoàng. Cụm 3: Gồm các cơ sở: Nguyễn Thị Tước, Hồ Thị Đua, Lê Thị Cẩm Hà, Đào Thị Ánh Nguyệt, Trương văm Bình, Lê Văn Danh, Huy Phong, Như Bình Cụm 4: Gồm 2 cơ sở: Nguyễn Ngọc Thảo, Phạm Hồng Nhung. Còn lại 4 cơ sở không thuộc hai cụm trên: Lâm Thế Phong – khu phố 1, Phạm Lê Vinh – khu phố 4, Lữ Ngọc Quyền – khu phố 4, Lê Quang Đặng – khu phố 3. Dưới đây là bản đồ thể hiện sự phân bố của các cơ sở sản xuất thạch dừa trên địa bàn phường 7: Các cụm tập trung sản xuất thạch dừa (cụm 1, 2, 3, 4) Hình 2.2: Bản đồ hành chính phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre 2.2.3. Công nghệ sản xuất thạch dừa 2.2.3.1. Quy trình sản xuất thạch thô Nước dừa Củi Tro than Nấu Nước thải Đường, giấm SA Ủ Thạch thô trong khay Ngâm rửa Thạch thô thành phẩm Rửa khay Thuốc tẩy, nước clo Phế phẩm thạch Khí thải Thuyết minh qui trình: Nước dừa được mua từ các đại lý đem về nấu. Lò nấu được đốt bằng củi. Trong quá trình nấu bổ sung thêm đường, giấm, chế phẩm sinh học rồi cho vào khay, ủ trong thời gian từ 5 ÷ 9 ngày. Sau khi hỗn hợp đông lại ở dạng thạch, lấy thạch ra ngâm, rửa sạch để vào thùng chứa. Phần nước ngâm thạch được tận dụng lại để nấu tiếp ở mẻ sau. Nước rửa thạch được tái sử dụng bằng cách cho lắng và loại bỏ phần cặn lắng, lượng nước tái sử dụng ước tính khoảng 70 ÷80 % lượng nước rửa thạch, phần còn lại thải bỏ. Các khay ủ thạch được rửa bằng các chất tẩy rồi rửa lại bằng nước sạch và phơi khô trước khi sử dụng để ủ mẻ tiếp theo. 2.2.3.2. Quy trình cắt thạch thô thành phẩm Nước dừa Củi Tro than Nấu Nước thải Đường, giấm Phẩm SA Ủ Thạch thô trong khay Ngâm rửa Cắt viên Rửa khay Thuốc tẩy, nước clo Phế phẩm thạch Ép khô Thạch thành phẩm 20÷30% 20÷30% Ngâm rửa Chất bảo quản Thuyết minh qui trình: Tương tự quy trình sản xuất thạch thô thành phẩm, quy trình sản xuất thạch khô có thêm công đoạn cắt viên, ép khô và đóng gói. Công đoạn ép khô thạch cũng thải ra một lượng nước đáng kể, sau khi qua công đoạn này miếng thạch chỉ còn lại 5÷10% trọng lượng. Lượng nước ép này cũng được tái sử dụng lại khoảng 70 ÷ 80% cho quá trình nấu thạch. Chương 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI CÁC CƠ SỞ THUỘC PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 3.1. QUY MÔ SẢN XUẤT Hiện nay các cơ sở sản xuất thạch dừa tại phường 7 chủ yếu tổ chức sản xuất với qui mô hộ gia đình, chưa có hình thức hợp tác liên doanh sản xuất lớn. Công suất sản phẩm từ 5 ÷ 90 tấn/tháng và khá dao động, phụ thuộc vào nhu cầu thị trường cũng như nguồn cung nguyên liệu. Riêng đối với các cơ sở gia công cắt thạch, công suất có thể lên đến 1000 tấn/tháng. Chi tiết qui mô sản xuất của từng cơ sở thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1: Chi tiết quy mô của từng cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, Thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre Hình 3.1. Cắt thạch dừa STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Số khay thạch/mẻ Chu kỳ mẻ thạch (ngày) Giãn cách giữa 2 mẻ thạch (ngày) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 3.500 7 3 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 6.000 7 3 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 4.500 7 3 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 5.000 8 8 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 3.000 9 10 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 - - - 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 4.000 7 3 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 10.000 7 3 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 - - - 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 - - - 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 - - - 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 5.000 9 3 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 5.000 8 15 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 3.500 7 3 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 2.500 7 3 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 3.000 7 3 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 2.500 8 3 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 6.000 7 2 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 - - - 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 1.500 7 10 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 - - - 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 2.200 6 3 3.2. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT 3.2.1. Nguồn phát sinh Trên địa bàn phường 7 có hơn 20 cơ sở sản xuất thạch dừa, trong quá trình sản xuất lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn: Nước thải sản xuất: Phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa cơm dừa, nước ép từ thạch dừa, vệ sinh các máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, vệ sinh sàn… Lượng nước thải này chứa nhiều đường, chất béo, chất bã hữu cơ dễ phân huỷ… nên co hàm lượng BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, N, P cao, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nguồn phát sinh nước thải sản xuất được thể hiện ở các hình 3.1, hình 3.2 và hình 3.3 Hình 3.1: Ngâm rửa thạch thô là một giai đoạn phát sinh nước thải Hình 3.2: Ngâm rửa thạch sau khi cắt viên làm tăng lượng nước thải sản xuất Hình 3.3: Súc rửa chai chứa chứa chế phẩm sinh học làm tăng lượng nước thải sản xuất Nước thải sinh hoạt: Phát sinh chủ yếu từ các hoạt động rửa tay, rửa mặt và từ nhà vệ sinh. Lượng nước này chứa hàm lượng chất lơ lửng, chất hữu cơ cao từ nhà vệ sinh nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt. Theo khảo sát, lượng nước thải sản xuất và lượng nước thải sinh hoạt chưa được tách riêng, mà được thu gom bằng hệ thống ống thoát nước đặt bên trong cơ sở sản xuất và được chảy vào hố thu đặt ngầm dưới đất. Lượng nước thải này chưa được thu gom xử lý hoặc có nhưng chưa có hệ thống xử lý đạt chuẩn mà phần lớn thải trực tiếp ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. 3.2.2. Tác động đến môi trường Các chất hữu cơ Các chất hữu cơ chứa trong nước thải sản xuất thạch chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo... khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Chất lơ lửng Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè… Nitơ-Photpho Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra). Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. Vi trùng gây bệnh Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính. 3.2.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh Tại các cơ sở sản xuất thạch dừa, do việc xác định lưu lượng nước thải trực tiếp là rất khó khăn do không có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy để có cái nhìn rõ nét hơn, có thể ước tính khối lượng nước thải mỗi tháng cho các cơ sở trên từ lượng nước cấp sử dụng. Tại các cơ sở sản xuất thạch, nước cho sản xuất được cung cấp từ hai nguồn: nước cấp và nước giếng khoan hoặc nước sông. Trong đó, nước cấp được dùng chủ yếu cho mục đích ngâm rửa thạch và tráng sạch khay chứa thạch. Đối với các cơ sở có giếng khoan, nước bơm lên được xử lý sơ bộ (với phèn sau đó để lắng) rồi được dùng cho mục đích rửa khay, rửa sàn, dụng cụ sản xuất. Một vài cơ sở gần kênh, rạch, sông Hàm Luông thì sử dụng nước sông đã qua xử lý sơ bộ tương tự nước giếng để ngâm rửa dụng cụ. Ngoài ra một vài cơ sở vẫn sử dụng nước giếng , nước sông cho quá trình ngâm rửa thạch. Xét ví dụ với cơ sở sản xuất thạch thô Lương Tấn Nghiệp, kết quả khảo sát lưu lượng nước sử dụng trên đồng hồ sau khi đã trừ đi lượng nước dùng cho sinh hoạt trong gia đình 4 người (công nhân tại cơ sở chỉ tham gia sản xuất mà không ăn ở lại nên chỉ sử dụng nước để vệ sinh khi cần thiết) là 107m3/tháng (số liệu bình quân trong 2 tháng). Trong một tháng, cơ sở Lương Tấn Nghiệp cho ra 9 mẻ thạch. Theo chủ cơ sở, lượng nước dùng cho một mẻ khoảng 6 tấn thạch được phân chia cho các giai đoạn sử dụng nước như sau: Ngâm rửa thạch miếng: 1m3 nước cho 1 tấn thạch (6 tấn thạch/mẻ) Rửa khay ủ thạch: 1m3 nước cho 2000 khay (1 mẻ thạch = 6000 khay) Rửa sàn, thùng chứa nước dừa, dụng cụ sản xuất khác, vệ sinh công nhân trong lúc làm việc là 2m3/mẻ thạch. Vậy tổng lượng nước cần sử dụng cho một mẻ thạch 6 tấn là 6m3 + 3m3 + 2m3 = 11m3. Suy ra lượng nước dùng cho sản xuất trong một tháng (9 mẻ thạch) là 99 m3. Theo chủ cơ sở, khối lượng nước giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều (2 – 4m3). Từ đó, nếu giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại vào cống, kênh, sông, hồ thì lượng nước thải phát sinh trung bình tháng tại đây là 80 m3/tháng. Với cơ sở sản xuất thạch thô – cắt nhỏ – ép khô Lữ Ngọc Quyền sản xuất 9 mẻ thạch/tháng, lượng nước sử dụng trên mẻ thạch khoảng 3,5 tấn/mẻ. Ngâm rửa thạch miếng: với 3,5 tấn thạch dùng 4m3 nước chứa trong hai hồ mỗi hồ có thể tích 4m3, mỗi lần ngâm thạch bơm nước vào khoảng ½ hồ, bình quân tương đương 1m3 nước cho 1 tấn thạch. Rửa khay ủ thạch: với 3.500 khay sử dụng 1 hồ rửa thể tích 1,5m3, mỗi lần rửa bơm nước vào khoảng ½ hồ, thay nước 2 lần trong quá trình rửa khay. Khay sau khi rửa tráng lại một lần bằng nước sạch trong thùng có thể tích 1m3. Nước được bơm vào khoảng 2/3 thùng. Tính bình quân 2000 khay cần khoảng 1m3 nước rửa. Ngâm rửa thạch cắt nhỏ: 3 tấn thạch cần 1 m3 nước (» 1 m3/mẻ). Lượng nước dùng cho rửa sàn, thùng chứa nước dừa, dụng cụ sản xuất khác, vệ sinh công nhân trong lúc làm việc là 1m3/mẻ thạch. Vậy lưu lượng nước dùng cho một mẻ sản xuất thạch đến ép khô với công suất 3,5 tấn/mẻ là 3,5m3 + 3m3 + 1m3 + 1m3 = 8,5 m3 nước/mẻ, thấp hơn so với cơ sở Lương Tấn Nghiệp. Như vậy, khối lượng nước cấp cho sản xuất tại đây là 9 mẻ/tháng x 8,5m3/mẻ = 76,5 m3/tháng. Với cách ước lượng như trên, ta có lượng nước thải phát sinh ở cơ sở này là 76,5 m3/tháng x 80% = 61,2 m3/tháng. Bằng cách tính toán tương tự, có thể tổng hợp nhu cầu dùng nước, nguồn cấp nước cho các cơ sở sản xuất thạch dừa khác trong phường 7 và kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 Bảng 3.2: Nhu cầu dùng nước và nguồn cấp nước cho sản xuất đã trừ đi lượng nước sinh hoạt tính theo TCXD 33: 2006 STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất ∑W (m3/tháng) ∑W-A (m3/tháng) ∑W-R (m3/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô –cắt ép khô 79 79 - 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 105 105 - 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 76 76 - 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 40 - 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 50 30 20 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 40 40 - 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 70 70 - 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô –cắt ép khô 220 120 100 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 600 600 - 10 Nguyễn Thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 40 40 - 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 20 20 - 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 85 45 40 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 20 20 - 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 56 20 36 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 39 39 - 16 Nguyễn Ngọc Ấn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 59 30 29 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 40 30 10 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 170 110 60 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 20 20 - 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 9 9 - 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 34 34 - 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 35 - Ghi chú: ∑W : Tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở. ∑W-A: Lượng nước lấy từ nguồn nước cấp cho thành phố. ∑W_R: Lượng nước lấy từ giếng khoan, kênh, sông Từ đó ước tính được lưu lượng nước thải phát sinh ở các cơ sở trên theo bảng 3.3 như sau: Bảng 3.3: Lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Nước thải (m3/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô –cắt ép khô 63,2 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 84 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 61 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 32 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 16 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 32 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 56 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô –cắt ép khô 176 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 480 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 32 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 16 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 68 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 16 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 44,8 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 31,2 16 Nguyễn Ngọc Ấn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 47,2 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 32 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 136 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 16 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 7,2 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 27,2 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 28 3.2.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất thạch dừa Mức độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất thạch thô Thành phần và tính chất của nước thải từ các cơ sở sản xuất thạch dừa nói chung chủ yếu là ô nhiễm do chất thải hữu cơ, có nguồn gốc từ thực vật và dễ bị phân hủy. Nước thải có nồng độ COD và BOD rất cao, khi bị phân hủy sẽ tạo ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trưng (mecaptans, H2S,…) gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc và môi trường xung quanh. Các khảo sát được thực hiện với nước thải từ các cơ sở có sản lượng khác nhau như sau: Cơ sở sản xuất với công suất (M1): < 20 tấn/tháng. Cơ sở sản xuất với công suất (M2): 20 ÷ 35 tấn/tháng. Cơ sở sản xuất với công suất (M3): 35 ÷ 50 tấn/tháng. Cơ sở sản xuất với công suất (M4): 50 ÷ 70 tấn/tháng. Cơ sở sản xuất với công suất (M5): 70 ÷ 90 tấn/tháng. Ứng với mức độ quy mô sản xuất trên thì có thể chọn các đại diện sau đây để đánh giá hiện trạng nước thải M1: Cơ sở Phạm Hồng Nhung M2: Cơ sở Lữ Ngọc Quyền M3: Cơ sở Nguyễn Ngọc Thảo M4: Cơ sở Lương Tấn Nghiệp M5: Cơ sở Phạm Lê Vinh Bảng 3.4: Thông số nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở sản xuất thạch dừa thô tại phường 7 (Số liệu đo đạc vào tháng 03/2011) STT Thông số Đơn vị QCVN 24:2009/ BTNMT (cột B) M1 M2 M3 M4 M5 1 pH - 5,5 ÷ 9 5,9 4,33 4,8 4,5 4,5 2 DO mgO2/l - 0,3 0,4 0,3 0,4 0,3 3 COD mg/l 50 1.750 5.938 2.130 6.225 8.674 4 BOD5 mg/l 100 900 6.050 1.600 4.350 4.820 5 SS mg/l 100 270 545 260 198 985 6 NTổng mg/l 30 98,5 176,3 105,5 69,4 162,8 7 PTổng mg/l 6 19,7 102 87,3 63,21 25,6 8 Coliform MPN/100ml 5000 49.000 120.000 1,1x106 150.000 110.000 (Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi trường tỉnh Bến Tre) Mức độ ô nhiễm trong nước thải cắt thạch thô Bảng 3.5: Thông số nước thải chưa qua xử lý của cơ sở cắt thạch thô Nguyễn Văn Danh STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 24: 2009/BTNMT (cột B) 1 pH - 3,85 5,5 ÷ 9 2 DO mgO2/l 0,4 - 3 COD mg/l 4.710 50 4 BOD5 mg/l 2.575 100 5 SS mg/l 522 100 6 NTổng mg/l 175 30 7 PTổng mg/l 20,8 6 8 Coliform MPN/100ml 95.000 5000 Thông qua kết quả phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng nhất bao gồm pH, DO, COD, BOD5, SS, NTổng, PTổng, Coliform trong nước thải của các cơ sở sản xuất thạch dừa tại phường 7 so sánh với cột B của QCVN 24:2009/BTNMT, có thể rút ra một số nhận xét như sau: a. pH Nước thải từ hoạt động sản xuất thạch dừa có pH thấp, nước thải mang tính acid nằm ngoài tiêu chuẩn qui định. Chỉ số pH trong nước thải của các cơ sở sản xuất thạch dừa tại phường 7 so với tiêu chuẩn được thể hiện trong đồ thị 3.1. Giới hạn dưới QCVN 24:2009 Giới hạn trên QCVN 24:2009 Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT Với mức pH thấp như trên sẽ gây khó khăn trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nếu không được xử lý mà thải ra môi trường có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thấm vào nguồn nước cấp, làm giảm chất lượng môi trường đất, làm giảm độ pH trong nước ngầm và ăn mòn các thiết bị, công trình xử lý, gây mùi khó chịu và làm chết một số loài thuỷ sinh vật b. Nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5) Nước thải sản xuất thạch dừa có nồng độ chất hữu cơ khá cao, do có nhiều bã hữu cơ, màng nhầy của bề mặt thạch, các mảnh thạch nhỏ vụn, đường…từ quá trình ngâm rửa thạch khó phân hủy phát sinh từ quá trình ngâm rửa thạch. Nồng độ COD & BOD5 trong nước thải của các cơ sở được thể hiện qua biểu đồ 3.2 & 3.3 QCVN 24:2009 Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT QCVN 24:2009 Biểu đồ 3.3: So sánh hàm lượng BOD trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT Với hàm lượng COD & BOD5 khá cao (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học) khi thải ra môi trường sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan, gây mùi và màu, ảnh hưởng đến sinh vật nước. Kết quả phân tích nước thải của các cơ sở sản xuất ở phường 7 cũng cho thấy tỷ số BOD5/COD > 0,5 thích hợp cho xử lý bằng phương pháp sinh học. c. Chất rắn lơ lửng SS Theo kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất thạch dừa cho thấy hàm lượng SS vượt chuẩn qui định. Nguồn tạo ra SS trong nước thải thạch dừa phần là do các cặn hữu cơ được tách ra từ thạch trong quá trình ngâm rửa. Ngoài ra còn do nước rửa sàn, dụng cụ sản xuất có bám bụi, đất cát bám theo trong quá trình sản xuất hay vận chuyển. So sánh các mẫu này với QCVN 24: 2009/BTNMT thì số lần vượt chuẩn khoảng từ 2÷9 lần. QCVN 24:2009 ` Biểu đồ 3.4: So sánh hàm lượng SS trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước khá cao sẽ làm cản trở quá trình xâm nhập ánh sáng vào nước làm cho quá trình quang hợp bị hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thực vật thủy sinh. Ngoài ra một phần chất rắn lơ lửng tạo thành BOD5 và COD trong nước sẽ làm giảm quá trình hòa tan oxy, gây mùi, màu và làm mất cảm quan. d. Các chất dinh dưỡng đa lượng (N tổng, P tổng) Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất thạch dừa cho thấy hàm lượng N tổng, P tổng vượt chuẩn quy định gấp nhiều lần (N vượt chuẩn từ 2÷6 lần; P vượt chuẩn từ 3÷17 lần), do đó cần phải xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. QCVN 24:2009 Biểu đồ 3.5: So sánh hàm lượng N tổng trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT QCVN 24:2009 Biểu đồ 3.6: So sánh hàm lượng P tổng trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT Hàm lượng N tổng, P tổng trong nước quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong, các sinh vật làm cản trở dòng chảy, thậm chí một số loại tảo có thể tiết ra các chất có độc tính vào nước. Đến mức độ giới hạn, tảo chết và phân hủy gây nên hiện tượng cạn kiệt oxy và hình thành quá trình phân huỷ yếm khí trong lưu vực. e. Coliform Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất thạch dừa cho thấy hàm lượng Coliform rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ đường cao trong nước thải, việc vệ sinh máy móc, thiết bị và một phần là do chưa tách riêng nguồn nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. QCVN 24:2009 Biểu đồ 3.7: So sánh hàm lượng Coliform trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT Các vi sinh vật đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh đường ruột như tiêu chảy, thương hàn…Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật sẽ gây ra dịch bệnh trên diện rộng và gây tử vong cho con người. 3.2.5. Một số công trình xử lý nước thải đang được áp dụng Toàn phường 7 tính đến nay mới chỉ có 4 cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng qui định là: Lê Thị Cẩm Hà, Lữ Ngọc Quyền, Huy Phong, Như Bình. Các cơ sở còn lại đều thải thẳng nước thải chưa qua ra hầm tự hoại hai ngăn để từ đó đưa tiếp ra cống, sông, kênh, rạch. Hệ thống xử lý nước thải đang áp dụng tại 4 cơ sở trên đều có sơ đồ chung như hình 3.4: Clo Song chắn rác Nước tách ra từ bùn Hồ chứa Bể nén bùn Bể SBR1 Bể lọc nhanh Bể SBR2 Bể khử trùng Hầm tự thấm Máy thổi khí Nước thải Bùn dư Hình 3.4: Sơ đồ chung của hệ thống xử lý nước thải thạch dừa thô đang được áp dụng tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre Thuyết minh qui trình: Nước thải sản xuất thạch dừa được thu gom vào hồ chứa có đặt song chắn rác để loại bỏ các rác lớn, sau đó đưa qua bể SBR1 và SBR2 (nối tiếp nhau) để phân hủy các chất hữu cơ nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí. Nước thải sau đó tiếp tục qua bể lọc nhanh với lớp vật liệu than, cát, đá để lọc bớt cặn trước khi vào bể khử trùng và thoát ra cống chung. Bùn dư từ 02 bể SBR được thu gom vào bể nén bùn, phần bùn được dùng làm phân bón cho cây trồng, phần nước thải được tuần hoàn lại hồ chứa và tiếp tục xử lý. Lưu lượng nước thải tính bình quân theo ngày (bảng 3.3 phần 3.3.2) rất nhỏ so với qui mô của hệ thống. Do nước thải sản xuất thải ra không liên tục (theo mẻ từ 3÷7 ngày /mẻ) làm cho quá trình vận hành gặp khá nhiều khó khăn. Theo như khảo sát thực tế tại các cơ sở, các chủ cơ sở chỉ vận hành hệ thống xử lý nước thải phát sinh trong ngày ra mẻ thạch, những ngày còn lại ngưng hoạt động. Chính do vận hành không đúng qui cách làm vi sinh trong bể SBR chết dẫn đến chất lượng nước thải đầu ra không đạt quy chuẩn. Nhận xét: Theo cảm quan, nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vì chứa cặn, mùi hôi chưa khử hết và do không hoạt động liên tục (hoạt động theo mẻ sản xuất) nên gây giảm hiệu quả của quá trình xử lý sinh học và không châm dung dịch clo thường xuyên nên không loại bỏ hết các vi sinh vật. Hình 3.5: Hố ga thoát nước thải sau xử lý tại cơ sở Huy Phong 3.3. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ KHÍ THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT 3.3.1. Nguồn phát sinh Khí thải phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt củi cho lò nấu, từ các loại nguyên liệu và, từ các phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở. Các loại khí thải bao gồm CO, CO2, NOx, SOx,… Các chất khí này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt mùi hôi là một vấn đề đáng quan tâm tại các cơ sở sản xuất thạch dừa phát sinh từ công đoạn ủ men đến khi xuất khay thạch và từ quá trình phân hủy của nước thải sản xuất trong các hố ga bốc lên. Theo ý kiến các hộ dân sống gần các cơ sở sản xuất thạch gây ô nhiễm thì mùi hôi từ quá trình làm thạch dừa cũng như do sự phân hủy nước thải chưa qua xử lý có thể khiến cơ thể mệt mỏi, gây buồn nôn, chóng mặt Hình 3.6: Nấu nước dừa làm phát sinh khí ô nhiễm Hình 3.7: Quá trình lên men nước dừa phát sinh mùi hôi 3.3.2. Tác động đến môi trường Bụi Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp. Bụi muội than tạo thành trong quá trình đốt nhiên liệu có đường kính trung bình 0,3 ppm nên rất dễ xâm nhập sâu vào phổi. Sunfua dioxit (SO2), Nitơ oxit (NOX) SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 micronmét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôniắc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. 3.2.2.3. Monoxit Cacbon (CO) Monoxit Cacbon dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào. Khi 20% hồng cầu bị không chế, nạn nhân bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, khi tăng lên 50% não bộ bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh và 70% thì bị tử vong. Ảnh hưởng do sự tỏa nhiệt Do sự tỏa nhiệt từ các lò sấy ra môi trường bên ngoài, tuy mức độ ảnh hưởng không cao nhưng cũng tác động đáng kể đến các cây cối xung quanh lò, các loại côn trùng có lợi cho mùa màng, các loài thiên địch tiêu diệt sâu hại và ảnh hưởng đến những người vận hành lò. Nhiệt độ môi trường cao gây tác hại đế sức khỏe người lao động: rối loạn điều hòa nhiệt, say nóng, mất nước, mất muối khoáng. Tiếng ồn Tiếng ồn ở mức 80 dBA làm giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhứt đầu, chóng mặt, tăng cường quá trình ức chế của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới thính giác của con người. Tiếp xúc với tiếng ồn ở cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn cũng gây nên những thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hoá. Tuy nhiên, tiếng ồn của cơ sở chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đang trực tiếp làm việc trong cơ sở và chủ cơ sở, ít gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh do chủ cơ sở đã tiến hành xây dựng tường bao quanh. 3.3.3. Lưu lượng khí thải phát sinh Tại các cơ sở sản xuất thạch dừa, do việc xác định lưu lượng khí thải trực tiếp là rất khó khăn do không có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy để có cái nhìn rõ nét hơn, có thể ước tính lưu lượng khí thải mỗi ngày của các cơ sở trên từ loại và khối lượng nhiên liệu đốt. Xét ví dụ với cơ sở sản xuất thạch thô Lương Tấn Nghiệp (công suất 50 – 70 tấn/tháng), lượng nhiên liệu sử dụng cho việc nấu nguyên liệu là 3,5 m3củi đòn/mẻ (kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở). Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200C (theo Giáo trình tính toán kỹ thuật nhiệt lò công nghiệp - tập 1 tác giả Hoàng Kim Cơ, Nguyễn Công Cần, Đỗ Ngân Thanh). Khối lượng riêng của củi khoảng 700kg/m3 Vậy lượng khí thải sinh ra khi nấu 1 mẻ là: 3,5 m3/mẻ x 700 kg/m3 x 4,23 m3/kg = 10.363,5 m3/mẻ Và lượng khí thải sinh ra trên 1 tấn sản phẩm thạch: 10.363,5 m3/mẻ : 6 tấn/mẻ = 1727,25 m3/tấn Với cơ sở sản xuất thạch thô – cắt nhỏ – ép khô Lữ Ngọc Quyền sản xuất 9 mẻ thạch/tháng, lượng củi sử dụng khoảng 2,5 m3 củi đòn/mẻ (kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở). Ta có thể tính lưu lượng khí thải tương tự như trên Khối lượng riêng của củi khoảng 700kg/m3 Vậy lượng khí thải sinh ra khi nấu 1 mẻ là: 2,5 m3/mẻ x 700 kg/m3 x 4,23 m3/kg = 7402,5 m3/mẻ = 7402,5 Và lượng khí thải sinh ra trên 1 tấn sản phẩm thạch: 7402,5 m3/mẻ : 3,5 tấn/mẻ = 2115 m3/tấn Do lượng khí thải phát sinh phụ thuộc vào các yếu tố như độ ẩm của nhiên liệu đốt, loại củi sử dụng, nên có thể lấy con số trung bình của 2 cơ sở trên để ước tính lượng khí phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu là: 1921,12 m3/tấn sản phẩm. Bằng cách tính toán như trên, có thể tính tổng thể tích khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất thạch dừa trong phường 7 như bảng 3.6 dưới đây: Bảng 3.6: Lượng khí thải ước tính phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Lưu lượng khí thải (m3/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền Thạch thô – cắt ép khô 30 57634 2 Lương Tấn Nghiệp Thạch thô 55 105662 3 Nguyễn Ngọc Thảo Thạch thô 40 76845 4 Phạm Hồng Nhung Thạch thô 20 38422 5 Lê Thị Cẩm Hà Thạch thô 25 48028 6 Hồ Thị Đua Mua – cắt thạch thô 60 0 7 Đào Thị Thanh Nguyệt Thạch thô 35 67239 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài Thạch thô – cắt ép khô 90 172901 9 Huy Phong – Dương Thị Nga Mua – cắt thạch thô 1000 0 10 Nguyễn thị Tước Mua – cắt thạch thô 60 0 11 Lê Văn Danh Mua – cắt thạch thô 30 0 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi Thạch thô 50 96056 13 Anh Khoa – Lâm xuân Thạch thô 10 19211 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm Thạch thô 30 57634 15 Nguyễn Thị Kim Liên Thạch thô 23 44186 16 Nguyễn Ngọc Ẩn Thạch thô – cắt nhỏ 25 48028 17 Nguyễn Thị Yến Thạch thô 23 44186 18 Phạm Lê Vinh Thạch thô 75 144084 19 Lê Quang Đặng Mua – cắt thạch thô 30 57634 20 Trương Văn Bình Thạch thô 5 9606 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm Mua – cắt thạch thô 50 0 22 Trần Kim Hoàng Thạch thô 15 28817 3.3.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải a. Số liệu đo đạc tại cơ sở sản xuất Lương Tấn Nghiệp, địa chỉ 240 C, Kp3, phường 7 - Số lượng mẫu: 2 mẫu. - Vị trí lấy mẫu: 01 điểm bên trong cơ sở và 01 điểm cách cơ sở khoảng 100m theo hướng gió. Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực quầy bán hàng của cơ sở Lương Tấn Nghiệp (đo đạc vào tháng 3/2011) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT 1 Độ ồn dBA 66,3 – 79,8 - £ 70 2 Nhiệt độ 0C 31,6 - £ 32 3 Bụi mg/m3 0,18 0,3 6 4 CO mg/m3 3,4 30 40 5 SO2 mg/m3 0,02 0,35 5 6 NO2 mg/m3 0,043 0,2 5 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre) Ghi chú: - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Kết quả giám sát cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực sản xuất của cơ sở Lương Tấn Nghiệp (đo đạc vào tháng 3/2011) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT 1 Độ ồn dBA 51.4 – 61.8 - £ 70 2 Nhiệt độ 0C 30.5 - £ 32 3 Bụi mg/m3 0.29 0.3 6 4 CO mg/m3 3.0 30 40 5 SO2 mg/m3 0.031 0.35 5 6 NO2 mg/m3 0.042 0.2 5 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre) Ghi chú: - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Kết quả phân tích cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. b. Số liệu đo đạc tại cơ sở sản xuất Lữ Ngọc Quyền, địa chỉ 24D, Khu phố 4, phường 7 Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực sản xuất của cơ sở Lữ Ngọc Quyền (đo đạc vào tháng 3/2011) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT 1 Độ ồn dBA 52,8 – 63,7 - £ 70 2 Nhiệt độ 0C 29,8 - £ 32 3 Bụi mg/m3 0,27 0,3 6 4 CO mg/m3 3,3 30 40 5 SO2 mg/m3 0,036 0,35 5 6 NO2 mg/m3 0,047 0,2 5 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre) Kết quả phân tích cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Các cơ sở khác thì không giám sát chất lượng không khí do quy mô nhỏ tuy nhiên vì cùng công nghệ sản xuất và nguyên liệu sản xuất nên tính chất khí thải tương tự hai cơ sở trên. 3.3.5. Một số biện pháp xử lý khí thải đang được áp dụng: Hầu hết các chỉ tiêu khí thải đều không vượt quá tiêu chuẩn, nên có rất ít cơ sở trang bị hệ thống xử lý khí thải. Đối với cơ sở nhỏ biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm: Bố trí sân, kho bãi hợp lí, vị trí đặt máy nơi phát ra tiếng ồn cách xa hộ dân làm giảm nguồn ồn do máy gây ra, đồng thời giảm phát tán bụi. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất theo quy định như găng tay, khẩu trang,… Tùy theo tính chất của công việc, công nhân được cung cấp các trang bị phòng hộ cá nhân theo đúng quy phạm về kỹ thuật an toàn lao động. Đối với cơ sở lớn, ngoài các biện pháp trên thì khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất (nấu nguyên liệu) được xử lý bằng cách phát thải qua ống khói ra môi trường như hình 3.8. Hình 3.8: Ống khói phát tán khí thải từ lò nấu thạch dừa 3.4. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT 3.4.1. Nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Chất thải rắn sản xuất: Quá trình sản xuất thạch phát sinh rác thải chủ yếu tại các công đoạn: lọc nước dừa (các cặn bã dừa, các mãnh cơm dừa còn sót lại) được các cơ sở cho hoặc bán cho các hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm); ra khay thạch (giấy báo đậy khay thạch, phế phẩm thạch – trong đó thạch phế phẩm là dạng chất thải không thường xuyên, đôi khi có khối lượng lớn trong trường hợp toàn mẻ thạch bị hỏng) được gom lại và được thu gom xử lý như rác thải đô thị. Hình 3.9: Thạch phế phẩm phải thải bỏ rất nhiều khi không đạt chất lượng Hình 3.10: Chất thải rắn sản xuất là giấy báo đậy khay thạch 3.4.2. Tác động đến môi trường Thông thường, ảnh hưởng của chất thải rắn thải ra từ các công đoạn sản xuất là rất ít. Tuy nhiên, khi các chất thải này phân hủy sẽ tạo ra các khí gây mùi đặc trưng: H2S, NH3, mercaptan,…ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh cơ sở. 3.4.3. Khối lượng phát sinh a. Đối với các cơ sở sản xuất thạch dừa thô Theo khảo sát từ cơ sở sản xuất thạch thô Lữ Ngọc Quyền (công suất 30 tấn/tháng) Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở có thể ước tính như sau: Số lượng công nhân tham gia sản xuất: 7 người Lượng rác thải phát sinh (0,5 – 0,8 kg/người.ngày): 7 x 0,5 = 3,5 kg/ngày Chu kỳ 1 mẻ thạch (7 ngày) Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 3,5 x 7 = 24,5 kg/mẻ Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh tại các cơ sở có thể ước tính như sau: Tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất thạch dừa trung bình là 5% (có thế biến động rất lớn, đôi khi toàn mẻ thạch đều là phế phẩm). Giấy báo đậy khay thạch, bao bì hỏng: khoảng 50 kg/mẻ Lượng cặn bã, cơm dừa còn sót lại sau quá trình lọc: 5 kg/mẻ thạch. Tổng lượng chất thải phát sinh 24,5 + (5% x 3,5 tấn/mẻ) + 50 + 5 = 254,5 kg/mẻ thạch = 2290,5 kg/tháng Do các cơ sở sản xuất thạch dừa có cùng nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất, nên có thể áp dụng tính lượng chất thải phát sinh cho các cơ sở còn lại và kết quả tính được trình bày trong bảng 3.9 b. Đối với các cơ sở gia công cắt thạch dừa: chỉ có lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của công nhân, lượng phế phẩm thạch sau cắt (tỷ lệ rất nhỏ) và bao bì đóng gói thành phẩm Ta có thể ước tính sơ bộ như sau: (công suất 30 tấn/tháng) Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được ước tính: Số lượng công nhân tham gia gia công: 7 người Lượng rác thải phát sinh (0,5 – 0,8 kg/người.ngày): 7 x 0,5 = 3,5 kg/ngày = 105 kg/tháng Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh được ước tính Tỷ lệ phế phẩm sau khi cắt là 0,1% Khối lượng phát sinh: 0,1% x 30 tấn/tháng = 30 kg/tháng Khối lượng bao bì hư hỏng: 1 kg/ngày (30kg/tháng) Vì thế, tổng luợng chất thải phát sinh là: 105 + 30 = 135 kg/tháng Sau khi tính toán, các kết quả thu được về khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thô cũng như cắt thạch gia công như trên bảng 3.10: Bảng 3.10: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thô cũng như cắt thạch gia công thuộc phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Công suất Tấn/mẻ Số mẻ/tháng Lượng chất thải phát sinh (kg/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 3.5 9 2181 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 6 9 2333 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 4.5 9 2262 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 5 4 1018 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 3 8 2121 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 - 270 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 4 9 2227 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 10 9 2291 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 - 5833 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 - 350 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 - 175 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 5 10 2545 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 5 2 509 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 3.5 135 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 2.5 9 2341 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 3 8 2121 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 2.5 9 2341 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 6 13 3181 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 - 135 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 1.5 3 848 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 - 225 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 2.2 7 1735 Tổng cộng 37179 3.4.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn được áp dụng 3.4.4.1. Chất thải rắn sản xuất: a. Đối với chất thải rắn thực phẩm: gồm cặn, bã cơm dừa được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt trong các thùng chứa có nắp đậy để tránh ruồi, muỗi và phát sinh mùi. Thạch phế phẩm sau khi ép loại bỏ nước qua lớp bao nylon. Đây là loại phế phẩm chứa nhiều đường, chất hữu cơ nhanh phân hủy rất dễ phát sinh mùi hôi thối nên các chủ cơ sở đều có ký hợp đồng với Công ty công trình đô thị thu gom hàng ngày. Hình 3.11: Bao chứa thạch phế phẩm b. Đối với rác thải sản xuất phi thực phẩm như giấy báo, bao bì được các chủ cơ sở thu gom và tập trung tại kho chứa nguyên liệu và được bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu mỗi tháng một lần với giá dao động từ 3.300 – 3.700 đồng/ký. Hình 3.12: Giấy báo sau khi dậy khay thạch 3.4.4.2. Đối với rác thải sinh hoạt: phế liệu giấy, túi nhựa được phân loại, tập kết tại kho chứa nguyên liệu và giao cho đơn vị thu mua phế liệu. Chất thải sinh hoạt của công nhân được chứa trong các thùng có nắp đậy kín, bên trong thùng có bọc nilon để tránh nhiễm bẩn thùng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu gom. Tất cả các cơ sở đều có ký hợp đồng với Công ty công trình đô thị thu gom hàng ngày và vận chuyển về bãi rác để xử lý. Hình 3.13: Chất thải rắn sinh hoạt và cặn bã dừa được thu gom chung trong các thùng có nắp đậy 3.5. VẤN ĐỀ DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7 Hiện nay Bến Tre đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, vì thế mà vấn đề môi trường và cảnh quan đô thị rất được quan tâm. Từ năm 2006 Ủy Ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã tiến hành đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội ô thị xã trong đó có các cơ sở sản xuất thạch dừa. Các cơ sở sau khi được di dời ra khỏi nội ô thị xã dự định sẽ được tập trung vào một cụm công nghiệp sản xuất thạch dừa để thuận lợi cho công tác quản lý, thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn. Nhưng đến nay việc di dời vẫn đang gặp nhiều khó khăn, do chưa tìm được một quỷ đất hợp lý cho các cơ sở sản xuất này. Do đó các cơ sở sản xuất thạch dừa vẫn đang hoạt động trong vùng nội thành (thành phố Bến Tre). Theo luật môi trường Việt Nam 2005, và QCVN 24: 2009/BTNMT, các cơ sở sản xuất hoạt động phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường bị buộc phải xử lý cho nước đầu ra đạt chuẩn yêu cầu trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Đây cũng là 1 trong các yếu tố khiến cho công tác quản lý của cơ quan quản lý môi trường địa phương cũng như hoạt động sản xuất của cơ sở gặp nhiều khó khăn. Phường 7 là nơi tập trung các cơ sở sản xuất thạch dừa với qui mô vừa và nhỏ. Giai đoạn này đối với các cơ sở sản xuất có thể xem là giai đoạn chuyển tiếp giữa việc di dời và việc ở lại để tiếp tục sản xuất. Các cơ sở đã đăng ký di dời nhưng chưa di dời được vẫn hoạt động sản xuất, chất thải vẫn thải ra cống chung của thành phố. Các cơ sở đăng ký sản xuất và xử lý nước thải tại chỗ, tức là không thuộc diện di dời thì buộc phải có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đạt tiêu chuẩn. Việc xây dựng một HTXLNT hoàn chỉnh làm cho các cơ sở gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn cũng như quỹ đất giành cho xây dựng HTXLNT. Công tác quản lý môi trường tại phường 7 được áp dụng theo hướng vừa bắt buộc vừa khuyến khích các chủ cơ sở đầu tư xây dựng HTXLNT. UBND tỉnh khuyến khích bằng chính sách hổ trợ khoảng 10% vốn cho các cơ sở chủ động xây dựng HTXLNT, chính sách này áp dụng cho mỗi năm; đối với các cơ sở còn lại UBND tỉnh hỗ trợ bằng cách cho vay vốn không tính lãi một năm…Song song đó, các cơ sở không xử lý nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ bị phạt hành chính từ 8 triệu đồng lần đầu tiên và tăng dần lên ở các lần tái phạm kế tiếp. Các cán bộ quản lý môi trường tại phường 7 thường xuyên kiểm tra hoạt động xử lý nước thải của các cơ sở, đôn đốc các cơ sở xây dựng HTXLNT và định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước đầu ra 6 tháng/lần đối với các cơ sở đã có HTXLNT. Tuy nhiên việc chấp hành luật môi trường của các cơ sở vẫn là một thách thức gây khó khăn cho công tác quản lý nơi đây. Sau một thời gian áp dụng linh hoạt các biện pháp khuyến khích và chế tài, kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.11: Bảng 3.11: Danh sách các cơ sở sản xuất thạch dừa phải di dời thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre TT Tên cơ sở Địa chỉ Xử lý tại chỗ hoặc di dời Xử lý tại chỗ Di dời Ngưng hoạt động I Sản xuất Thạch dừa 1 Nguyễn Thị Lâm Đồng 151 C, Kp 3, phường 7 Đã di dời 2 Lê Văn Danh 128 A, Kp 3, phường 7 X 3 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp 3, phường 7 X 4 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp 3, phường 7 X 5 Lữ Thị Bạch Nga 24 D, Kp 4, phường 7 X 6 Trương Văn Bình 154 C3, Kp 3, phường 7 X 7 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp 3, phường 7 X 8 Ngưyễn Thị Yến 210 C, Kp 3, phường 7 X 9 Trần Kim Hòang 118 C, Kp3, phường 7 X 10 Huy Phong - Dương Thị Nga 56C, Kp 3, phường 7 X 11 Nguyễn Thị Tước 154C, Kp 3, phường 7 X 12 Lê Quang Đặng 136 Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 X 13 Nguyễn Hòang Sâm 237A, Kp 1, phường 7 X 14 Tấn Phúc- Trần Thị Phi 115A, Kp 1, phường 7 X 15 Đỗ Ánh Bảy 26B1, Kp 2, phường 7 X 16 Như Bình- Võ Quốc Hoài 173C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 X 17 Phạm Văn Chung 37D1, Kp 4, phường 7 X 18 Nguyễn Thị Thu Hạnh 37D, Kp 4, phường 7 X 19 Phạm Hồng Nhung 36D1, Kp 4, phường 7 X 20 Trần Văn Bông 157, Kp 4, phường 7 X 21 Nguyễn Thị Tư 165D, Kp 4, phường 7 X 22 Trịnh Văn Chí 159A, Kp 1, phường 7 Đã di dời 23 Hùynh Thị Mỹ Hương 203C, Hùng Vương, phường 7 X 24 Nguyễn Ngọc Thảo 143D, Kp 4, phường 7 X 25 Phan Thành Trắc 166D, Kp 4, phường 7 X 26 Phạm Thị Tuyết 86D, Kp 4, phường 7 X 27 Phạm Lê Vinh 334D, Kp 4, phường 7 X 28 Nguyễn Thị Kim Liên 72, Kp 1, phường 7 X 29 Anh Khoa- Lâm Xuân 104A, khóm 1, phường 7 X 30 Nguyễn Ngọc Ấn 269A, Kp 1, phường 7 X 31 Phạm Thị Lành 260C, Kp 3, hẻm chùa Phóng Quang, phường 7 X Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THÔ TẠI PHƯỜNG 7, TX.BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 4.1. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 4.1.1 Công nghệ xử lý nước thải Nước thải Bể điều hòa Bể Aerotank SCR Lắng II Bể lọc hấp phụ Nguồn tiếp nhận Sân phơi bùn Bùn tuần hoàn Bùn dư Váng dầu Bả dầu Đổ bỏ Thức ăn gia súc Nước tách từ bùn Bể tuyển nổi Bể khử trùng Bùn dư Đổ bỏ Bản chất của nước thải từ quá trình sản xuất các thực phẩm từ dừa gần như giống nhau về thành phần. Nước thải nước thải này có hàm lượng COD và BOD rất cao, ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ và hầu như không có ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại, rất hiệu quả khi áp dụng công nghệ xử lý bằng phương pháp sinh học; sinh học kết hợp cơ học, hóa – lý… Sau đây là một số nghiên cứu và qui trình công nghệ xử lý nước thải từ công nghiệp chế biến dừa và công nghệ xử lý nước thải có tải trọng cao: 4.1.1.1. Đề xuất công nghệ xử lý cho hộ sản xuất riêng lẻ Dựa trên đặc tính của nước thải chứa nhiều hàm lượng chất lơ lửng, BOD, COD, vi sinh vật gây bệnh, nhưng ở quy mô sản xuất nhỏ và chi phí đầu tư không cao, nên quy trình xử lý có thể áp dụng là: Nước thải Song chắn rác Bể thu gom Bể UASB Bể SBR Bể lọc áp lực Bể khử trùng Thải ra ngoài Bể thu bùn Máy thổi khí Bể chứa trung gian Dung dịch clo Nước thải từ quá trình từ quá trình sản xuất thạch dừa chảy qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước như vỏ dừa, bã dừa, bao bì các loại vào bể thu gom. Mục đích làm đồng đều nồng độ và lưu lượng nước thải tránh sự cố phát sinh ảnh hưởng đến các công trình sau. Sau khi qua bể thu gom, nước thải tiếp tục được đưa về bể phân hủy kỵ khí UASB nhằm loại bỏ phần lớn hàm lượng BOD, COD trong nước nhờ quá trình phân hủy của vi sinh vật yếm khí. Sau khi qua bể UASB nước thải được đưa về bể SBR. Đây là bể phân hủy sinh học được thực hiện bởi vi sinh vật hiếu khí và hoạt động theo mẻ nên thích hợp cho việc xử lý nước thải thạch dừa với lượng nước thải phát sinh không đồng đều. Từ bể SBR nước thải được đưa lắng tĩnh để lắng giữ bùn hoạt tính sinh ra từ quá trình xử lý sinh học. Phần bùn dư được đưa về bể thu bùn. Sau khi lắng, nước thải bơm qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ các chất cặn lơ lửng, bùn hoạt tính dư, và các chất gây màu, mùi trong nước. Sau đó, nước thải được đưa vào bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Nước thải sau xử lý, đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 24:2009/BTNMT. Phần cặn nổi thu được từ bể SBR được đưa về bể thu bùn. Phần nước từ quá trình lắng bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Phần bùn được đưa vào bể phân hủy nhằm làm giảm khối lượng và thể tích bùn thải. Sau khi được phân hủy, bùn được đem tiêu hủy hoặc sử dụng vào mục đích khác. 4.1.1.2. Công nghệ xử lý cho nhóm khu vực sản xuất Do một số cơ sở sản xuất thuộc địa bàn phường 7 nằm gần nhau và phân bố thành từng cụm nên ta có thể thu gom nước thải từ các cơ sở trong cụm để xử lý tập trung. Điều này sẽ làm giảm phần diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chất lượng nước đầu ra, tiết kiệm chi phí xử lý hằng ngày, nâng cấp hệ thống xử lý để đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn. Nước thải sẽ được thu gom bằng hệ thống ống dẫn nước thải, tập trung tại địa điểm xử lý. Mỗi khu vực xử lý tập trung được xây dựng theo khu vực phân bố sản xuất. Quy trình xử lý nước thải thạch dừa cho nhóm khu vực sản xuất có thể áp dụng như sau: Khí Bùn dư Nước tách ra từ bùn Bùn tuần hoàn Nước thải Song chắn rác Bể điều hòa Bể tuyển nổi Bể USAB Bể Aeroten Bể lắng Bể khử trùng Thải ra ngoài Cấp khí Dung dịch PAC Chất thải rắn Thu gom và loại bỏ Bể thu bùn Bể phân hủy bùn Bùn qua xử lý Dung dịch Clorin Bể chứa trung gian Thiết bị lọc áp lực Nước thải từ quá trình từ quá trình sản xuất thạch dừa chảy qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước như vỏ dừa, bã dừa, bao bì các loại vào bể điều hoà. Mục đích làm đồng đều nồng độ và lưu lượng nước thải tránh sự cố phát sinh ảnh hưởng đến các công trình sau. Sau khi qua bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể tuyển nổi khí hòa tan. Tại đây, nước thải sẽ được trộn với hóa chất keo tụ PAC để loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ, các chất béo, dầu mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Nước thải tiếp tục được đưa về bể phân hủy kỵ khí UASB nhằm loại bỏ phần lớn hàm lượng BOD, COD trong nước nhờ quá trình phân hủy của vi sinh vật yếm khí. Sau khi qua bể UASB nước thải được đưa về bể Aeroten. Đây là bể phân hủy sinh học được thực hiện bởi vi sinh vật hiếu khí. Tại đây nước thải được xử lý sinh học để loại bỏ các chất nhằm làm giảm hàm lượng BOD và COD trong nước. Không khí được cấp vào bên trong bể nhằm cung cấp Oxi cho quá trình xử lý sinh học và duy trì trạng thái lơ lửng của bùn hoạt tính. Từ bể Aeroten nước thải được đưa về bể lắng để lắng giữ bùn hoạt tính sinh ra từ quá trình xử lý sinh học. Một phần bùn được tuần hoàn trở lại bể Aeroten, phần bùn dư được đưa về bể thu bùn. Sau khi qua bể lắng, nước thải chảy vào đưa về bể chứa và được bơm qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ các chất cặn lơ lửng, bùn hoạt tính dư, và các chất gây màu, mùi. Sau đó, nước thải được đưa vào bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Nước thải sau xử lý, đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 24:2009/BTNMT. Phần cặn nổi thu được từ quá trình tuyển nổi, bùn dư từ bể UASB và bể Aeroten được đưa về bể thu bùn. Phần nước từ quá trình lắng bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Phần bùn được đưa vào bể phân hủy nhằm làm giảm khối lượng và thể tích bùn thải. Sau khi được phân hủy, bùn được đem tiêu hủy hoặc sử dụng vào mục đích khác. 4.1.2. Công nghệ xử lý khí thải Do hoạt động sản xuất tại các cở sở còn lạc hậu, cầm chừng và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường, nên rất ít cơ sở quan tâm đến biện pháp xử lý khí thải. Để khuyến khích đầu tư hệ thống xử lý thì công nghệ cần đơn giản, dễ vận hành và chi phí đầu tư thấp. Có thể áp dụng quy trình xử lý như sau: Khí thải Chụp hút Ống dẫn khí Ống khói phát tán Tháp hấp thụ Ống dẫn khí đưa khí thải từ các lò nấu vào tháp hấp thụ, tháp này có nhiệm vụ loại bỏ các chất ô nhiễm trong khí thải và một phần bụi. Khí thải đi từ đáy tháp hấp thụ và bị phân tán ra xung quanh tháp bằng một chụp thép hình nón. Khi đó dung dịch hấp thụ được đưa vào tháp theo hướng từ trên xuống bằng bơm. Dung dịch hấp thụ được sử dụng là dung dịch NaOH. Dòng dung dịch được bơm vào ở dạng các tia nhỏ nhằm tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa khí thải với dung dịch. Khí thải từ đáy tháp đi lên gặp dòng dung dịch từ trên đi xuống, lúc này quá trình phản ứng giữa các loại khí độc này bị loại ra. Khí thải sau khi qua hấp thụ được phát tán ra môi trường bằng các ống dẫn khí ra ngoài. Dung dịch hấp thụ sau khi qua tháp được thu lại tại bể chứa và được bơm lên tháp cho quá trình phản ứng tiếp theo. Trước khi vào tháp, dòng dung dịch này lại được bổ sung thêm NaOH để tạo nồng độ ổn định. 4.1.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn Chất thải rắn nên được tách riêng thành 2 phần: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. Đối với mỗi loại chất thải nên áp dụng các phương pháp thu gom và xử lý riêng nhằm tận dụng nguồn rác thải sản xuất để làm nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, nguồn rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý thông thường. 4.1.2.1. Chất thải rắn sản xuất: Được phân loại thành 2 loại: Chất thải rắn thực phẩm: Thành phần gồm bã, cơm dừa còn sót lại sau quá trình lọc và phế phẩm thạch.được tận dụng làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Chất thải rắn phi thực phẩm thành phần gồm bao bì hỏng, giấy đựng khay thạch, khay hỏng được tái chế và tái sử dụng a. Chất thải rắn thực phẩm Dựa theo cách tính đã được trình bày ở phần 3.4.3, ta có khối lượng chất thải rắn thực phẩm phát sinh ở các cơ sở được thể hiện trong bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1: Lượng chất thải rắn có nguồn gốc thực phẩm phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Số mẻ/tháng Lượng chất thải thực phẩm Thạch phế phẩm (kg/tháng) Cặn bã, cơm dừa (kg/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 9 1500 45 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 9 2750 45 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 9 2000 45 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 4 1000 20 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 8 1250 40 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 60 0 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 9 1750 45 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 9 4500 45 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 1000 0 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 60 0 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 30 0 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 10 2500 50 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 2 500 10 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 30 0 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 9 1150 45 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 8 1250 40 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 9 1150 45 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 13 3750 65 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 30 0 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 3 250 15 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 50 0 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 7 750 35 Tổng cộng (kg/tháng) 27310 590 Tổng cộng (kg/ngày) 910.33 19.67 STT LOẠI RÁC TỶ LỆ THÀNH PHẦN RÁC KHỐI LƯỢNG m (kg) ĐỘ ẨM % KLƯỢNG RIÊNG D THỂ TÍCH V (kg/m3) KLƯỢNG KHÔ (kg) 1 Thực phẩm 79.17 261448.47 70 290 901.55 78434.54 2 Giấy 5.18 17106.27 6 89 192.21 16079.89 3 Cartoon 0.18 594.43 5 50 11.89 564.70 4 Nilon và nhựa 8.89 29358.05 2 65 451.66 28770.89 5 Vải 0.98 3236.32 10 65 49.79 2912.69 6 Gỗ 0.66 2179.56 20 237 9.20 1743.65 7 Cao su 0.13 429.31 2 130 3.30 420.72 8 Thuỷ tinh 1.94 6406.59 2 196 32.69 6278.46 9 Lon, đồ hộp 1.05 3467.49 3 89 38.96 3363.46 10 Các KL màu 0.36 1188.85 3 320 3.72 1153.19 11 Thành phần khác 1.46 4821.46 8 130 37.09 4435.74 Tổng cộng 100.00 330236.80 144157.94 Chọn phương pháp thu gom rác thực phẩm bằng hệ thống xe thùng cố định 660L Vì lượng rác thực phẩm để lâu rất dễ phát sinh mùi nên lựa chọn mỗi ngày thu gom chất thải mỗi ngày 1 lần Tổng khối lượng chất thải chứa trong thùng 660L = 0.66 m3 Sức chứa của thùng x khối lượng riêng của rác thực phẩm 0.66 m3 x 290 kg/m3 = 191.4 kg Tổng số chuyến thu gom trong ngày N = (tổng lượng rác 1 ngày)/(lượng rác 1 chuyến) = 930/191.4 = 4.8 chuyến Vì khoảng cách giữa các hộ sản xuất khá xa, việc di chuyển giữa các điểm mất nhiều thời gian nên chọn số thùng 660L cần đầu tư bằng với số chuyến trong ngày (5 thùng). Phương án thu gom rác thực phẩm đề xuất Rác thực phẩm được thu gom mỗi ngày 1 lần Thu gom bằng thùng 660L mỗi thùng thu gom 1 chuyến/ngày, cần 5 thùng để thu gom hết toàn bộ chất thải thực phẩm phát sinh tại các cơ sở sản xuất thuộc phường 7. Các hộ sẽ được thu gom theo khu vực phân bố sản xuất, mỗi cụm 1 xe thùng thu gom: Cụm 1: Gồm các cơ sở: Nguyễn ngọc Ấn, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Kim Liên, Bến Trung, Anh Khoa – Lâm Xuân, Tấn Phúc – Trần Thị Phi Cụm 2: Gồm các cơ sở: DNTN Trường Long, Lương Tấn Nghiệp, Nguyễn Thị Yến, Trần Kim Hoàng. Cụm 3: Gồm các cơ sở: Nguyễn Thị Tước, Hồ Thị Đua, Lê Thị Cẩm Hà, Đào Thị Ánh Nguyệt, Trương văm Bình, Lê Văn Danh, Huy Phong, Như Bình Cụm 4: Gồm 2 cơ sở: Nguyễn Ngọc Thảo, Phạm Hồng Nhung. Còn lại 4 cơ sở không thuộc hai cụm trên: Lâm Thế Phong – khu phố 1, Phạm Lê Vinh – khu phố 4, Lữ Ngọc Quyền – khu phố 4, Lê Quang Đặng – khu phố 3. Các thu xe gom rác 660L sau khi thu gom sẽ di chuyển đến địa điểm và chờ xe thu gom rác loại 4 tấn đến thu gom. Lượng rác thải thực phẩm này sẽ được chở đến các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. b. Chất thải rắn sản xuất phi thực phẩm Dựa theo cách tính đã được trình bày ở phần 3.4.3, ta có khối lượng chất thải rắn phi thực phẩm phát sinh ở các cơ sở được thể hiện trong bảng 4.2 như sau: Bảng 4.2: Lượng chất thải bao bì, giấy báo phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuôc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Số mẻ/tháng Chất thải bao bì, giấy báo (kg/ngày) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 9 15 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 9 15 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 9 15 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 4 7 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 8 13 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 2 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 9 15 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 9 15 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 33 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 2 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 1 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 10 17 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 2 3 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 1 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 9 15 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 8 13 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 9 15 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 13 22 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 1 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 3 5 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 2 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 7 12 Tổng cộng (kg/ngày) 239 Lượng rác thải này được các cơ sở thu gom và lưu trữ, bán lại cho các đơn vị thu mua. Theo khảo sát tại cơ sở Huy Phong, bao bì, giấy báo được bán với giá 3.300 – 3.700 đồng/kg. 4.1.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt Dựa theo cách tính đã được trình bày ở phần 3.4.3, ta có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các cơ sở được thể hiện trong bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, TX,Bến Tre, T.Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Số mẻ/tháng Chất thải sinh hoạt (kg/ngày) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 9 3.5 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 9 6.4 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 9 4.7 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 4 2.3 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 8 2.9 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 7.0 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 9 4.1 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 9 10.5 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 116.7 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 7.0 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 3.5 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 10 5.8 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 2 1.2 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 3.5 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 9 2.7 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 8 2.9 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 9 2.7 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 13 8.8 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 3.5 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 3 0.6 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 5.8 22 Trần Kim

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN 05.09.doc
Tài liệu liên quan