Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần giày Thái Bình

Tài liệu Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần giày Thái Bình: PHẦN I: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được nhà nước và Đảng ta xác định là con đường tất yếu để tiến lên dân giàu nước mạnh. Để thành công được trong nền kinh tế của đất nước còn gặp nhiều khó khăn thì đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc của nghành công nghiệp nói riêng và những nghành khác nói chung. Trong sự nghiệp đổi mới, mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển mà sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất. Từ đây đặt vấn đề quan trọng là hiệu quả họat động của các doanh nghiệp này. Trong cơ chế thị trường, viếc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp , trong đó lợi nhuận ổn định là động lực chính hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có được lợi nhuận, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản và giá thành sản phẩm. Đặc biệt là chi phí và công tác hạch toán nguyên vật liệu, vì chi ...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần giày Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được nhà nước và Đảng ta xác định là con đường tất yếu để tiến lên dân giàu nước mạnh. Để thành công được trong nền kinh tế của đất nước còn gặp nhiều khó khăn thì đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc của nghành công nghiệp nói riêng và những nghành khác nói chung. Trong sự nghiệp đổi mới, mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển mà sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất. Từ đây đặt vấn đề quan trọng là hiệu quả họat động của các doanh nghiệp này. Trong cơ chế thị trường, viếc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp , trong đó lợi nhuận ổn định là động lực chính hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có được lợi nhuận, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản và giá thành sản phẩm. Đặc biệt là chi phí và công tác hạch toán nguyên vật liệu, vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí tạo thành sản phẩm. Do đó công tác kế toán nguyên vật liệu là một trong nhữngcông tác trọng tâm của kế toán các doanh nghiệp sản xuất Xuất phát từ vấn đề nói trên, thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần giày Thái Bình nói riêng, nên em đã chọn đề tài: “ kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần giày Thái Bình “để làm chuyên đề báo cáo thực tập. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: -Tìm hiểu công tác và ghi sổ kế toán về nguyên vật liệu tại công ty cổ phần giày Thái Bình. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để hiểu hơn về công tác hạch toán nguyên vật liệu, qua đó biết được cách áp dụng một số tài khoản đã học vào thực tế. - Hiểu được trình tự luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần giày Thái Bình, thuộc địa bàn xã An Bình , huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.Số liệu phân tích đề tài từ 05/06/2007 đến 19/06/2007. - Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 28/05/2007 đến ngày 07/07/2007. IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài này được nghiên cứu theo phương pháp quan sát, theo dõi và tổng hợp số liệu. V. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ : Gồm 4 phần Phần I: Mở đầu Phần II: Cơ sở dữ liệu Phần III: Tổng quan và thực trạng nguyên vật liệu tại công ty Phần IV:Kết luận và kiến nghị PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU I. Khái niệm – nguyên tắc - nhiệm vụ: 1. Khái niệm: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm bị thay đổi hình dạng ban đầu quá trình sản xuất. 2. Nguyên tắc: Do vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cấu tạo của giá thành sản phẩm nên phải sử dụng tiết kiệm, đúng kế hoạch đúng mục đích sẽ góp phần trong việc hạ thấp giá thành và thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Nhiệm vụ: - Phản ánh chính xác kịp thời , kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu - Tính toán và phân bổ kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng khác - Thường xuyên kiểm tra tình hình định mức dự trữ vật liệu, phát hiện những trường hợp tồn đọng kém phẩm chất chưa cần dùng đến. II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU: 1. Phân loại: Vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. mỗi loại vật liệu có công dụng khác nhau và chúng có thể dự trữ được, bảo quản ở các địa điểm khác nhau. Vì vậy khi phân loại nguyên vật liệu có nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu của người quản lý. Thông thường vật liệu trong doanh nghiệp được phân theo những tiêu thức sau: Phân loại theo công dụngbao gồm các loại sau: -Nguyên vật liệu chính: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất , thực thể chính của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất , chế tạo sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợpvới nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị tăng thêm chất lượng cho sản phẩm. - Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như xăng, dầu than, củi… - Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiế bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất… - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản, bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ dụng cụ và kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. - Vật tư khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc những loại vật liệu đã nêu trên: bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi từ sản xuất kinh doanh. + Phân loại theo nguồn cung cấp: - Vật liêụ do mua ngoài - Vật liệu tự sản xuất - Vật liệu từ nguồn khác 2. Đánh giá nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu luôn đực đánh giá theo giá trị thực tế 2.1 Giá thực tế vật liệu nhập kho: - Giá trị thực tế của vật liệu mua ngoài: Giá trị giá mua Chi phí thu mua khoản giảm giá vật liệu = ghi trên + thực tế, thuế nhập - chiết khấu thương nhập kho hoá đơn khẩu(nếu có) mại (nếu có) - Trường hợp vật tư tự gia công chế biến Giá trị vật = Giá trị của vật liệu xuất + chi phí chế biến liệu nhập kho kho mang đi chế biến 2.2 Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho: -Phương pháp đơn giá bình quân ( sau mỗi lần nhập) Giá xuất kho = số lượng vật x Giá đơn vị Nguyên vật liệu liệu xuất kho bình quân - nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền: Đơn giá Giá trị NVl tồn kho + Giá trị nguyên vật liệu nhập kho bình = quân Số lượng NVL tồn kho + Số lượng NVL nhập kho - Nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh: + Theo phương pháp này, nguyên vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá mua thực tế của lô hàng đó. + Phương pháp này tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng kịp thời , chính xác nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi chặt chẽ từng lô hàng. - Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) + Phương pháp này dựa trên giả thiết nguyên vật liệu nhập trước được xuất hết xong mới xuất lần nhập sau. Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng được tính hết theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính giá nhập sau. + Phương pháp này đảm bảo việc tính giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng kịp thời chính xác, công việc kế toán không bị dồn nhiều vào cuối tháng nhưng đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi tiết, chặt chẽ, theo dõi đày đủ số lượng đơn giá của từng lần nhập. - Phương pháp nhập sau xuất trước:(LIFO) - Phương pháp này dựa trên giả thiết vật liệu nhập sau cùng được xuất đầu tiên. Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính hết theo giá nhập kho lần sau cùng, sau mới tính theo giá nhập lần trước đó. -Nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Giá trị nguyên Giá trị nguyên Giá trị nguyên vật Giá trị nguyên vật liệu xuất = vật liệu tồn + liệu tồn kho - vật liệu cuối kho đầu trong tháng kỳ tồn kho - Nguyên vật liệu xuất kho theo giá hạch toán: Giá trị nguyên vật liệu Hệ số Giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo theo = chêng lệch x xuất kho theo giá giá hạch toán hạch toán III. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. 1. Nội dung phương pháp kê khai thường xuyên: - Nguyên tắc hạch toán: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập- xuất- tồn vật tư hàng hoá trên sổ kế toán. - Áp dụng phương pháp này, các tài khoản thuộc nhóm hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăngcủa vật tư hàng hoá. Vì vậy giá trị vật tư hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trên sổ kế toán. 2. Chứng từ và thủ tục kế toán: Các chứng từ thường được sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu: Hoá đơn thuế giá trị gia tăng Hoá đơn bán hàng Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức -Khi hàng về bộ phận mua hàng phải lập phiếu nhập kho sau đó mang phiế nhập kho đến kho để làm thủ tục nhập kho vật liệu. 3.Trình tự luân chuyển các chứng từ: 3.1 Phương pháp thẻ song song: Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ chi tiết nguyên vật liệu Bảng tổng hợp nhập- xuất -tồn Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng +Tại kho: - Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép - hằng ngày nhận được các chứng từ kế toánnhập- xuất nguyên vật liệu, thủ kho ghi số lượng thực tế vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn trên thẻ kho. + Tại phòng kế toán: - Kế toán vật liệu sử dụng thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu để ghi chép để ghi chép cả về số lượng và giá trị nhập - xuất thực tế thẻ hay sổ chi tiết được mở cho từng thứ vật liệu. - Cuối tháng tính ra số tồn - sổ chi tiết phải khớp đúng với thẻ kho. - Số liệu các sổ chi tiết là căn cứ để lập bảng tổng ho8p5 nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu. 3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyên: Chứng từ nhập Bảng kê xuất Thẻ kho Chứng từ xuất Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Sơ đồ: Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu kiểm tra + Tại kho: - Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp thẻ song song. + Tại phòng kế toán: - Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép số liệu, giá trị nguyên vật liệu nhập- xuất- tồn kho từng loại nguyên vật liệu trong từng tháng. Việc ghi chép này chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu vào bảng kê nhập, bảng kê xuất . 3.3 Phương pháp số dư: Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn Phiếu xuất Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ số dư Giấy dao nhận chứng từ xuất Giấy dao nhận chứng từ nhập Bảng luỹ kế xuất Bảng luỹ kế nhập Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu kiểm tra + Tại kho: -Thủ kho thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi cháp. - Hằng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn. Định kỳ thủ kho phân loại chứng từ để lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất. - Cuối tháng căn cứ vào số lượng vật liệu tồn kho của từng loại ghi vào sổ số dư. + Tại phòng kế toán: - Hằng ngày nhân viên kế toán nhận chứng từ nhập- xuất vật liệu ở kho, sau đó điều chỉnh chứng từ, tổng hợp và ghi vào” phiếu giao nhận chứng từ”. 4. Tài khoản sử dụng: Để kế toán nguyên vật liệu sử dụng TK 152- tài khoản này dùng để phản ánh giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn kho. Kết cấu của tài khoản này như sau: TK152 -Trị giá NVL thực nhập -Trị giá NVL xuất kho do mua ngoài , tự chế, dùng vào SXKD, để bán thuê ngoài gia công , chế thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn hoặc biến hoặc đi góp vốn từ các nguồn khác -chiết khấu thương mại khi được hưởng. - Trị giá NVL hao hụt, mất Mát trong kiểm kê. SDCK: Giá trị NVL tồn Kho cuối kỳ 5. CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH THƯỜNG GẶP: 5.1 Kế toán nhập kho nguyên vật liệu: - Mua nguyên vật liệu nhập kho NỢ TK 152 giá mua chưa thuế NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng CÓ TK 111,112, 331 tổng thanh toán - Mua nguyên vật liệu đang đi đường NỢ TK 151 giá mua chưa thuế NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng CÓ TK 111,112, 331 tổng thanh toán - Khi vật liệu về nhập kho NỢ TK 152 giá trị nguyên vật liệu nhập kho CÓ TK151 - Được hưởng khoản chiết khấu thanh toán. NỢTK 331 COTK152 số tiền được hưởng - Khoản chiết khấu thương mại NỢ TK 331 CÓ TK 152 CÓ TK 133 5.2 Mua nguyên vật liệu về nhẩp kho phát hiện thừa và thiếu Trường hơp1: Phát hiện thừa(nhập luôn phần thừa) NỢ TK 152 giá mua chưa thuế theo số thực tế NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng CÓ TK 111,112, 331 tổng thanh toán theo hoá đơn CÓ TK 3381 tài sản thừa chờ xử lý - doanh nghiệp nhập kho số lượng thực mua, số thừa giữ hộ người bán NỢ TK 152 giá mua chưa thuế theo hoá đơn NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng CÓ TK 111,112, 331 tổng thanh toán Trường hợp 2:Mua nguyên vật liệu phát hiện thiếu: thiếu trong định mức NỢ TK 152 giá mua chưa thuế NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng CÓ TK 111,112, 331 tổng thanh toán - thiếu ngoài định mức: NỢ TK 152 giá trị thực nhập NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn NỢ TK 3381 thừa chờ xử lý CÓ TK 111, 112, 331 tổng thanh toán trên hoá đơn - Nhập kho nguyên vật liẹu do doanh nghiệp tự sản xuất NỢ TK152 CÓ TK154 giá trị thực nhập - Xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến NỢ TK 154 CÓ TK152 - Chi phí gia công phát sinh NỢ TK154 NỢ TK 133 CÓ TK 111, 112, 331 - Nhập kho sau khi gia công NỢ TK152 CÓ TK 154 Giá trị nhập và chi phí chế biến - nhập nguyên vật liệu do góp vốn kinh doanh NỢ TK 152 CÓ TK 411 giá nhập kho 5.3 Xuất kho nguyên vật liệu -Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho hoạt động kinh doanh NỢ TK 621, 627, 641, 642 giá trị nguyên vật liệu xuất kho CÓ TK 152 - Xuất kho vật liệu cấp cho đơn vị trực thuôc NỢ TK1361 CÓ TK 152 giá trị vật liệu xuất kho - Xuất kho vật liệu cho đơn vị trực thuộc mượn(vay mượn nội bộ) Nợ TK1368 giá trị vật liệu cho vay ,mượn CÓ TK 152 - xuất bán nguyên vật liệu kém phẩm chất, ứ đọng NỢ TK811 CÓ TK 152 giá trị vật liệu xuất kho NỢ TK 111, 112, 131 tổng thanh toán CÓ TK711 giá bán chưa thuế CÓ TK 3331 thuế giá trị gia tăng 5.4 Kiểm kê nguyên vật liệu 5.4.1 Kiểm kê phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân NỢ TK 1381 CÓ 152 giá trị thiếu - Xử lý số thiếu Trường hợp 1: bắt nhân viên bồi thường NỢTK 1388 CÓ TK 1381 giá trị thiếu Trường hợp 2: doanh nghiệp ghi tăng giá vốn hàng bán không xác định được nguyên nhân: NỢ TK632 CÓ TK 1381 giá trị thiếu 5.4.2 Kiểm kê phát hiện thừa NỢ TK152 giá trị thừa CÓ TK 3381 - Xử lý phần thừa không xác định được nguyên nhân NỢ TK3381 giá trị thừa CÓ TK 632 5.5 Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu NỢ TK 152 giá trị tăng CÓ TK 412 NỢ TK 412 CÓ TK 152 giá trị giảm 5.6 Kế toán nhập khẩu nguyên vật liệu: Nhập khẩu nguyên vật liệu về nhập kho NỢ TK 152 trị giá nguyên vật liệu nhập kho CÓ TK111,112,331 số tiền phải thanh toán CÓ TK 333 thuế các kgoản phải nộp Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu NỢ TK 133 CÓ TK 33312 thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu Thuế xất nhập khẩu NỢ TK 152 CÓ TK 3333 thuế xuất nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt: NỢ TK 152 CÓ TK 3332 thuế tiêu thụ đặc biệt Trường hợp công ty được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán: NỢ TK 152 CÓ TK 331 trị giá nguyên vật liệu còn phải thanh toán Trường hợp công ty được hưởng chiết khấu thanh toán: NỢ TK 331 số tiền được hưởng chiết khấu CÓ TK 515 6. Phương pháp kế toán 641,642 621,627 152 111,112,133 154 331 (1) (4) (2) (5) (3) Ghi chú: (1 ) xuất tiền mặt, tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu về nhập kho (2) Mua nguyên vật liệu nhập kho ,chưa trả tiền cho người bán (3) Nhập kho nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất Xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ. 1. Khái niệm: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vàokết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuới kỳ của nguyên vật liệu trên sổ kế toán tổng hợp, từ đó tính giá trị của nguyên vật liệu xuất trong kỳ được áp dụng theo công thức: Trị giá Trị giá nguyên Trị giá nguyên Trị giá nguyên Nguyên vật = vật liệu thực + vật liệu tồn - vật liệu tồn liệu xuất kho nhập đầu kỳ cuối kỳ. - Theo phương pháp này độ chính xác về giá trị nguyên vật liệu xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng bởi chất lương công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. - phương pháp kiểm kê định kỳ được dùng ở doanh ngiệp có nhiều loại nguyên vật liệu , hàng hoávới quy cách, mẫu mã khác nhaugiá trị thấp, xuất dùng thường xuyên, xuất bán thường xuyên. 2. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản: 2.1 Tài khoản sử dụng: TK 6111” mua nguyên vật liệu’ 2.2 Kết cáu tài khoản: NỢ 6111 CÓ - Giá trị thực tế của - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn nguyên vật liệu tồn kho kho đầu kỳ cuối kỳ - Trị giá nguyên vật - Giá trị nguyên vật liệu liệu mua vào trong kỳ, đi đường cuối kỳ nguyên vật liệu bị trả - Trị giá nguyên vật liệu lại trả lại cho người bán hoặc được 3. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường gặp: - Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế vật liệu tồn đầu kỳ: NỢ TK 6111 CÓ TK 152,151 giá trị tồn đầu - Trong kỳ mua nguyên vật liệu nhập kho NỢ TK 6111 giá chưa thuế giá trị gia tăng NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng CÓ TK 111,112, 331,141 tổng giá hạch toán - Trường hợp được hưởng giảm giá chiết khấu thương mại NỢ Tk 111,112,331 CÓ TK 6111 - Cuối kỳ sau khi đã có kết quả kiểm kê tồn cuối xác định giá trị vật liệu xuất kho trong kỳ NỢ TK 621 CÓ TK 6111 giá trị xuất - Chuyển số dư cuối kỳ từ tài khoản 6111 sang tài khoản 152,151 NỢTK 152, 151 giá trị tồn cuối CÓ TK 6111 - Nhận góp vốn liên doanh: NỢ TK 6111 CÓ TK 411 trị giá góp vốn Trường hợp kiểm kê thiếu hụt mất mát và biên bản xử lý NỢ TK 138,111,334 trị giá thiếu CÓ TK 6111 - Trường hợp xuất dùng , căn cứ vào tỉ lệ phân bổ NỢ TK 627, 641,642 CÓ TK 611 trị giá xuất dùng PHẦN III TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH I. KHÁI QUÁT TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCỦA CÔNG TY: 1. Khái quát chung về công ty: - Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Sản Xuất Giày Thái Bình - Địa chỉ:Số 5A, xạ lộ xuyên Á, xã An Bình, huyện Dĩ An , tỉnh Bình Dương. - Tên giao dịch nước ngoài: Thái Bình Joint Stock Company. - Email: info@thaibinhshoes.com.vn -Website: -Tel: 84.87241241 - Fax: 8488960223 - Mã số thuế :3700148137 - Sổ tài khoản: 431101.0025 tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Sóng Thần. - Tổng diện tích: 200.000m2 - Ngành nghề kinh doanh: gia công sản xuất các mặt hàng may mặc, sản xuất gia công các mặt hàng giày dép xuất khẩu, knh doanh các loại vật tư phục vụ may mặc, giày dép, sản xuất giày vải xuất khẩu. - Mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là thời trang nam, nữ, giày thể thao chất lượng cao và giày vải đế cao su. Toàn bộ 100% sản phẩm đều xho xuất khẩu. - Năng lực sản xuất từ 500.000 đấn 600.000 đôi/ tháng - Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước EU và Mỹ. Hiện tại công ty bao gổm : Bốn nhà máy và 1 nhà máy đang dược xây dựng Một tập thể gồm 10.000 cán bộ công nhân viên. Gồm 7 phân xưởng được bố trí theo từng dây truyền công nghệ sản xuất. Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xất. 2. Quá trình hình thành và hoạt động chủ yếu của công ty: Chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1989 – 1993 - Công ty được thành lập vào năm 1989 do một nhóm nhỏ cán bộ sỹ quan thuộc trung đoàn 165,sư đoàn 7, quân đoàn 4, kết hợp với một số kỹ sư mới ra tường thành lập do ông Nguyễn Đức Thuấn đứng đầu. - Lĩnh vực chủ trong giai đoạn này là: Gieo trồng giống cây bạch đàn cao sản cung cấp cho tỉnh miền đông và miền nam trung bộ Thu mua cây nguyên liệu giáy. Kinh doanh bán sỉ và lẻ xăng dầu. - Trong giai đoạn này, nhóm cán bộ này đã kết hợp với các chuyên gia Pháp của công ty Liksin và công ty Imex Tam Bình Vĩnh Long trong việc giao trồng và xuất khẩu cây nguyên liệu giấy. Trên đà phất triển đó ngày 06/10/1992 công ty đầu tiên được thành lập mang tên : “Công ty TNHH Thái Bình” Giai đoạn 1993 – 1997 Đây là giai đoạn công ty xây dựng và học hỏi với 2 nhiệm vụ chính là: Tích cực học hỏi và hoàn thiện công nghệ sản xuất giày. Hình thành tổ chức và đào tạo cán bộ công nhân viên. - Vào cuối năm 1992, công ty tập trung vào xây dựng nhà máy số 1, xây dựng tổ chức cán bộ tuyển dụng và đào tạo công nhân ngành giày và đến tháng 08/1993 chính thức đi vào hoạt động. - Cuối năm 1995, công ty xây dựng dây chuyền sản xuất giày thể thao Mini và từng bước chuyển từ “gia công” sang hình thức “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”. - Với định hướng phát triển phù hợp, đúng đắn của Hội Đồng Quản Trị và sự phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đầu tư xây dựng thành công nhà máy số 2 với dây chuyền sản xuất hiện đại của USM và ký hợp đồng sản xuất cho tập đoàn Reebok. Trong giai đoạn này, công ty đã đầu tư sang lĩnh vực giày vải, đồng thời phát triển hơn nữa trong sản xuất giày thể thao. Từ cuối năm 1996 -1997 công ty đã ký được hợp đồng sản xuất giày trực tiếp với tập đoàn phân phối khổng lồ tại Pháp là Decathlon và một số khách hàng khác như: Stil man. DC… Giai đoạn 1197 – 2006 - Giai đoạn này là giai đoạn của sự hoàn thiện và phát triển. Nhiệm vụ chính là tập trung vào xây dựng và hoàn thiện bộ máy sản xuất nói chung, văn phòng nói riêng. - Đầu năm 1999, công ty đã xây dựng được một nhà văn phòng với diện tích hơn 200m2 . Theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định mục tiêu, đáp ứng nhu cầu kinh doanh tầm cỡ trong khu vực và quốc tế của công ty. - Năm 2000, phân xưởng sản xuất giày cao cấp ra đời với thiết bị hoàn toàn mới và hiện đại, làm nền tảng đạt được mục tiêu phát triển lớn mạnh của công ty. - Ngày 24/04/2000 ban lãnh đạo công ty đã đầu tư thành lập một công ty hoạt động trong lĩch vực địa ốc mang tên “ Công ty cổ phần điạ ốc ARECO”. - Ngày 08/05/2000 tiếp tục thành lập công ty TNHH Giày Thái Bình chuyển sang sản xuất đế phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu. - Công ty Thái Bình đã trở thành một trong những công ty tư nhân hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu về quy mô hoạt động và uy tín trên thương trường, Với những nỗ lực thành quả trên, công ty đã vinh dự đón nhận huy chương lao đông hạng 2 do chủ tịch nước trao tặng vào ngày : 22-12-2000. - Ngày 16/11/2001 ban lãnh đạo công ty quyết định đầu tư thành lập công ty liên doanh PACIFIC góp phần vào sự phát triển vững mạnh của nhóm công ty TBS’ - Trong đầu tư tài chính, công ty đã đầu tư vào một số công ty như: Công ty cổ phần cáp điện sài gòn SCC, công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn Ship, Quy đầu tư tài chính Việt con bank, công ty cổ phần đầu tư và xúc tiến thương mại LAEFACO. - Tháng 06/205 Hội Đổng Quản Trị đã quyết định chuyển đổi công ty TNHH Thái Bình thành công ty Cổ Phần Giày Thái Bình, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày: 01/08/2005. * Hiện tại nhóm công ty TBS’ grourp có các thành viên sau: TBS’ GROUP Đầu tư tài chính Đầu tư kinh doanh bất động sản Công ty Thái Bình sản xuất giày Công ty Pacific sản xuất đế Công ty Thanh Bình sản xuất đế và khuôn Công ty Địa ốc ARECO Sản xuất kinh doanh giày xuất khẩu SƠ ĐỒ : CÁC THÀNH VIÊN CỦA TBS’ GROUP 3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình 3.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: Chức năng : - Thiết lập và điều chỉnh kế hoạch tiêu thụ - Nghiên cứu khai thác thị trường. - Tổ chức các cuộc họp giữa kinh doanh và sản xuất. - Lên kế hoạch thông tin về sản phẩm mới. - Xây dựng kế hoạch sản xuất tối ưu, chuyên môn hóa - Đảm bảo số lượng và chất lượng vật tư, bán thành phẩm. - Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố: vật tư, công nghệ, thiêt bị, con người. - Sắp xếp, cải tiến công nghệ, rút ngắn thới gian sản xuất. - Nắm chắc quá trình công nghệ và trọng điểm trong sản xuất. - Phổ biến mục tiêu chất lượng của sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nhiệm vụ: - Tiếp tục nắm bắt đầu tư cho công nghệ và thiết bị mới, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. - Áp dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, từng bước chuyển hóa đội ngũ này. 3.2. Đặc diểm kinh doanh của công ty - Là công ty chuyên sản xuất kinh doanh giày dép xuất khẩu. Đồng thời còn là loại hình doanh nghiệp đa dạng hoạt động trên nhiều lĩnh vữc: + Đầu tư tài chính. + Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giày dép. + Kinh doanh bất động sản và dịch vụ. 4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. 4.1. Thuân lợi; - Nhà nước ta đã nỗ lực hết sức trong việc đưa Việt Nam tham gia vào các thị trường kinh tế chung trong khu vực như: ASEAN. AFTA, APEC, và nhất là sau 11 năm cố gắng đã được gia nhập WTO. Đó là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. - Tình hình an ninh chính trị trong nuớc ổn định cùng với đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa đã tạo điều kiện cho tất cả doanh nghiệp phát triển đặc biệt trong lĩch vực xuất khẩu. - Là một công ty thành lập được gần 20 năm nên công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia vào thị trường nước ngoài. Nên Công ty không mấy khó khăn trong việc làm thủ tục giao dịch với khách hàng. - Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tích cực, trình độ chuyên môn cao cùng làm việc trong môi trường thoải mái tiện ghi kết hợp với đội ngũ các bộ đầy kinh nghiệm của công ty làm cho bộ máy quản lý công ty ngày càng vững chắc. - Nguồn lao động sẵn có và đầy tiềm năng của Việt Nam, công ty rất yên tâm trong việc mở thêm nhiều dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Sau gần 20 năm hoạt động công ty đã có nhiều khách hàng quen thuộc lâu năm và với thị trường mở như hiện nay công ty đã có thêm nhiều thị trường tiêu thụ với khách hàng lớn. 4.2 Khó khăn: - Bên cạnh những thuận lợi trên công ty cũng còn gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. - Nền kinh tế mở của do đó đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn là doanh nghiệp nước ngoài. Ngành nghề mà công ty kinh doanh là một ngành gặp nhiều cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong nước thì các công ty da giày khác ngày một lớn mạnh, ngoài nước thì luôn chịu sức ép của công ty nước ngoài lăm le kiện da giày Việt Nam phá giá chính điều này trong một thời gian dài làm cho da giày Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn . - Trình độ khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi công ty phải củng cố mạnh mẽ cải tiến không ngừng để hòa nhập váo thị tường cạnh tranh gay gắt. 5. Định hướng phát triển công ty: - Công ty luôn đề ra những mục tiêu phương hướng đúng đắn để vững bước trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trên những thành tích đạt được và việc nhận định tình hình thị trường trong và ngoài nước thời gian sắp tới Hội Đồng Quản Trị đã đề ra những chiến lược phát triển công ty trong giai đoạn 2005-2009 như: Tổng doanh thu tăng trưởng từ 15%-20%/ năm. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 20%-30%/năm. Vốn chủ sở hữu tăng từ 310 tỷ lên 500 tỷ năm 2009. Tăng cường phúc lợi và chế độ cho người lao động từ 15%-20%. - Hoạt động trong lĩch vục từ thiện xã hội đạt tổng giá trị 15-25 tỷ đổng. - Đầu tư sâu phát triển nguồn lực: + Tiếp tục lắm bắt đầu tư cho công nghệ và thiết bị mới, tăng năng suất và chất lựơng sản phẩm. +Áp dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh. Liên tục qui hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng từng bước trẻ hóa đội ngũ. Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2004-2009: Năm Sản lựơng xuất khẩu và tổng doanh số nhập khẩu Lao động và thu nhập Nộp ngân sách nhà nước (1000) Sản lượng xuất khẩu (đôi) Tổng doanh số xuất nhập khẩu (1000) Tốc độ (%) Số lao động (người) Thu nhâp bình quân 2004 3,626,642 353,471,859 11.84 4,789 1,135,000 2,125,540 2005 4,829,424 511,956,381 44.84 5,063 1,153,708 1,589,248 2006 4,957,839 643,192,842 25.6 5,698 1,359,506 13,282,762 2007 5,514,856 777,649,868 20.58 6,431 1,450,000 15,563,451 2008 6,907,123 845,286,830 8.70 7,100 1,470,643 16,887,631 2009 8,568,123 957,145,560 13.23 9,000 1,500,000 19,523,653 Tổng 34,404,016 4,088,703,340 68,972,285 Kết quả thực hiện chính sách xã hội: Nội dung Số lượng Kinh phí đóng góp Nhà tình nghĩa 50 căn Nhà tình thương 70 căn Quỹ chất độc màu da cam 400 triệu Quỹ xóa đói giảm nghèo 350 triệu Nâng cấp, sửa chữa trường tiểu học An Bình 700 triệu Xây dựng trường tiểu học Phú Long- Thuận An 1.,2 tỷ Xây dựng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm- Dĩ An 4.2 tỷ Xây dựng trường mầm non và xây mới đường liên thôn xã Tân Bình 1.7 tỷ Tổng 120 căn 19.3 tỷ 6. Nguồn vốn và cơ cấu lao động; 6.1. Nguồn vốn - Tổng nguồn vốn: 45,000,000,000 6.2. Cơ cấu lao động: - Tổng số lao động trong công ty:10.000 người. Lao động trực tiếp tại các phân xưởng: 9.800 người. Lao động gián tiếp tại các phòng ban, văn phòng: 200 người. Thu nhập bình quân của người lao động : 1.500.000 đ/ tháng. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 1. Sơ đồ tổ chức: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC Bộ phận Kinh doanh Trung tâm mẫu Bộ phận chất lượng Bộ phận KH-VT- CBSX Bộ phận sản xuất Bộ phận nhân sự Bộ phận tài chính Tổng giám đốc 2. Chức năng : Tổng giám đốc: - Là người được Hội Đồng Quản trị bổ nhiệm để điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty theo đúng phương hướng sản xuất kinh doanh. - Xem xét sửa đổi nội dung và duyệt các tài liệu thuộc hệ thống quản lý trong công ty, đánh giá chất lượng nội bộ. Chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Trực tiếp lãnh đạo và lãnh đạo giám đốc các bộ phận. - Thực hiện các phương án vế đầu tư phát triển của công ty. - Quản lý đề bạt và khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên. Phòng kinh doanh: - Thực hiện chức năng kinh doanh sản phẩm ở thị trường nội địa và nước ngoài. Chịu trách nhiệm tổng hợp các khiếu nại của khách hàng, đánh giá chất lượng nội bộ. Quản lý về việc tổ chức thiết kế phân tích sản phẩm. Phòng trung tâm mẫu: - Nghiên cứu phân tích sản phẩm và tiến hành sản xuất mẫu. Cân đối vật tư của sản phẩm mẫu. Phòng chất lượng: - Triển khai công nghệ, xác định được đặc tính của sản phẩm, theo dõi đo lường sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm, kiểm soát chất lượng và quá trình sản xuất. Phòng kế hoạch - vật tư - cân bằng sản xuât; - Lên kế hoạch mua vật tư đầu ra theo đơn đặt hàng, Chịu trách nhiệm về quản lý vật tư. - Phân bổ vật tư cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng. Chịu trách nhiệm về việc quản lý vật tư. Bộ phận kế hoạch vật tư chuẩn bị sản xuất: - Có trách nhiệm về các hoạt động mua sắm thiết bị, công cụ lao động, vật tư sản xuất kinh doanh. - Kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu mua NVL phục vụ sản xuất. Phòng sản xuất: - Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm của từng bộ phận, Chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng. Xác định nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc sản xuất sao cho phù hợp với tiến độ nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng, Phòng nhân sự: - Có chức năng quản lý về nhân sự, phát triển nâng cao chất lượng lao động. Tổ chức công tác đào tạo lao động mới, sắp xếp và bố trí lao động đạt yêu cầu đảm bảo kế hoạch sản xuất của công ty. Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo bộ luật lao động, và tổ chức các hoạt động xã hội của công ty. Phòng tài chính: - Bao gồm trưởng phòng ban thực hịện bán các sản phẩm hoàn thành và trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ điều hành công tác tổ chức kế toán tại công ty. - Theo dõi các chi phí, lập báo cáo và phân theo yêu cầu của Tổng giám đốc để phục vụ công tác quản lý. III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty: 1. Bộ máy kế toán tại công ty: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt doanh thu Kế toán vật tư công nợ Kế toán tiền gửi, thủ quỹ Kế toán TSCĐ CCDC Kế toán xuất nhập khẩu 2. Chức năng: - Kế toán trưởng : Là người tổ chức bộ máy kế toán hoạt động, kiểm soát , chỉ đạo các nghiệp vụ, kiểm tra và xác nhận các chứng từ, chịu trách nhiệm đối với Tổng Giám Đốc. - Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo thuế và báo cáo tài chính. - Kế toán doanh thu tiền mặt: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, theo dõi các khoản thanh toán. - Kế toán tài sản cố định- CCDC: Theo dõi về TSCĐ và tình hình nhập, xuất CCDC. - Kế toán tiền gửi, thủ quỹ: Theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, tiền vay ngắn hạn và dài hạn. Có trách nhiệm thu, chi quỹ tiền mặt hàng ngày. - Kế toán công nợ vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư. - Kế toán xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình nhập xuất tiêu thụ thành phẩm, phản ánh doanh thu về hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: - Hiện nay theo khuynh hướng ứng dụng công tác kế toán bằng máy tính, công ty Cổ Phần Giày Da Thái Bình cùng áp dụng hình thức kế toán trên máy nên hàng ngày kế toán cập nhập tất cá các số liệu phát sinh vào máy, đến cuối tháng in ra sổ. Trình tự ghi chép: - Hàng ngày căn cứ váo chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc. Cuối tháng lập chứng từ ghi sổ để ghi vào số đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái.. Các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ quỹ và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng tính ra tổng số các nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên số đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ đó làm căn cứ lập bảng cân đối phát sinh. - sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên số cái và bảng tổng hợp chi tiết. khớp đúng giữa tổng số phát sinh bên nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh, sẽ được dùng để làm báo cáo tài chính. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GỐC Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân dối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Ghi chú: . : Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền. - Riêng thành phẩm theo giá thực tế đích danh. - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12. - Đơn vị tính và sử dụng trong ghi chép kế toán là: VNĐ (Việt nam đồng). IV. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH: 1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty: Công ty cổ phần giày Thái Bình là công ty chuyên sản xuất giày xuất khẩu, phần lớn là thị trường EU, sản lượng xuất hàng năm với từng mẫu mã giày cho từng mùa, từng thị hiếu của khách hàng. Do đó nguyên liệu được sử dụng rất đa dạng, phong phú với nhiều chủng loạivà màu sắc khác nhau. Nguyên vật liệu được sử dụng trong công ty được thay đổi theo từng năm, từng mùa. Vì chính sách giảm tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu nên phòng mua và phòng kế hoạch - điều hành sản xuất tính toán, cân đối sao cho thời gian nhập kho và xuất kho gần nhau nên nguyên vật liệu không tồn lâu trong kho. Nguyên liệu mũ giày: - Da: + Phân biệt: da bò, da heo… + Đánh giá diện tích: con da lớn, da nhỏ + Đánh giá: dày, mỏng + Phần trăm diện tích sử dụng: 95% trở lên: loại 1 85% trở lên: loại 2 Dưới 85% : loại 3 + chất lượng da: mềm, cứng chắc, xé đứt, thấm nước, thoát hơi… - Simili và các nguyên liệu giả da: + Nguyên liệu trên nền vải dệt: simili phủ PVC, phủ PU + Nguyên liệu không có lớp nền. + Da nhân tạo + Vải các loại: da trơn, dệt chéo, dệt kiểu sa tanh, dệt kim + Chỉ các loại: chỉ bông , chỉ nylon, chỉ polyester. + Chất trau chuốt: các loại nước, chất làm bóng, si ráp Nguyên liệu đế: -Giày thể thao: đế cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, hoá chất, phụ gia, SVP và CSV. -Giày nữ: đế TPR, PVC, PU - Giày vải: đế đúc keo khuôn Keo hoá chất: - Keo giày thể thao: + Keo 6250, 5100, 530 pha 5% nước cứng, keo dán da lót tẩy 8250 + Hoá chất xử lý: đối với da (230, 234, MEK), cao su (007, P.750) AVE(008), phylon(PE77, P.MT). - Keo giày nữ +Keo 93N,338-K1, 393A-5 + Hoá chất: nước rưa mũ(311), đế(310,330,1017) - Keo giày vải +Keo Latex, keo Laterx lưu hoá + Keo xăng( xăng trắng, xăng vàng) - Keo dán vải và bồi dán + Keo TGS 1000, dùng sticker nên liên kết rất yếu + Keo KC3000P, SP, SPR: vật tư da lót tẩy+ nylex,Mesh,PU, Foam. + Keo da 102, keo viny acetate crilic, keo 550: bồi vải nhiều lớp cho dày và cứng. - Hoá chất các loại- dung môi + Toluene + Xăng công nghiệp + MEK(MethylEthyl Kenton) + MC(Methylic Chloric) + Hoá chất không có toluene - Nước cứng: + Keo PU:RFE, E930, E810 + Keo giày nữ: 348 - Hoá chất phụ gia cac su +Chất xúc tiến + Chất phòng lão + Trợ thao tác + Chất trợ xúc riến + Chất lưu hoá - Packing: dây giày, tem, nhãn, thùng đóng gói Tool: +Dao máy lạng cao tốc + Đá lăn máy lạng + Đá mài máy xén, mũi + Xy lanh + Trục máy cán keo 2. Phân loại nguyên vật liệu sử dụng tại công ty: Trong doanh nghiệp sản xuất , chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm (90%-95%). Với đặc điểm của công ty làm theo đơn đặt hàng khác nhau, mỗi đơn hàng đòi hỏi các loại vật tư khác nhau vì vậy nguyên vật liệu hết sức đa dạng, đòi hỏi phải tổ chức công tác quản lý và sử dụng chặt chẽ nguyên vật liệu. Chính vì lẽ này việc phân loại nguyên vật liệuđể thuận lợi cho việc quản lý là rất cần thiết. 2.1 Căn cứ vào vai trò và công dụng của nguyên vật liệu sản xuất mà công ty tổ chức phân loại nguyên vật liệu như sau: Nguyên vật liệu chính(1521) :bao gồm các loại nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân sản phẩm. Nguyên vật liệu chính bao gồm các loại da, giả da, vải(làm giày vải )… được chia ra thành các kho: - Kho da - Kho mũ - Kho đế Phụ tùng thay thế (1525): dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất … như dao lạng, tấm cách nhiệt, trục máy… Nhiên liệu(1526): dùng cho việc vệ sinh máy móc, vệ sinh giày các loại keo cho phân xưởng bồi dán, cao su, sơn, mực và dung môi… như: keo TSG.1000, Bond Ace6250, SBR-1052. Vật tư khác (1527): là những vật tư phục vụ cho sản xuất hoạc các loại vật liệu sử dụng để tái tạo ra bao bì như: chỉ, tem, nhãn, bông , giấy bọc, thuốc chống ẩm, cvarton,… được chia thành các kho sau: - kho phụ liệu may - Kho packing: dây giày , tem nhãn, thùng đóng gói - Kho ciment(keo) - Kho compoung: cao su đế ép sản xuất ra đế. Thực tế cách phân loại góp phần trong việc tổ chức các kho nguyên vật liệu trong công ty như sau: - Kho vật tư quản lý các kho nguyên vật liệu chính và các kho vật tư khác - Kho bao bì: quản lý bao bì đóng gói - Kho hoá chất: quản lý các loại hoá chất 2.2 Căn cứ vào chức năng lý hoá Ngoài ra công ty còn tổ chức phân loại theo mức độ chi tiết hơn bằng cách chia vật liệu ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm nhiều loại, mỗi loại cũng được chia thành nhiều thứ khác nhau. Vật tư mũ da - vật tư mữ được chia làm nhiều loại da, giả da, vải, PU… - Lót mũ - Chi tiết tăng cường - Phụ liệu Đế giầy: tẩy, đế… Keo- hoá chất: xăng, sơn… Packing: chỉ- đóng gói Tool: dao máy lạng, đá lăn… 3. Tài khoản sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản dựa theo quyết định số 1141- TCQĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính ban hành. Ngoài ra công ty còn sử dụng nhiều tài khoản cấp 3, cấp 4 phù hợp với đặc điểm công ty. Tài khoản 152: nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính 1521 Mũ 1521MU Da 1521DA May 1521MA Packing 1521PK C&C 1521CC Đế 1521DE Phụ tùng thay thế 1525 Nhiên liệu 1526 Vật tư khác 1527 Tài khoản 331: Phải trả nhà cung cấp Phải trả nhà cung cấp 331 Nguyên vật liệu 3311 Nhập khẩu 33111 Nội địa 33112 Gia công 33113 Trị giá nguyên vật liệu gia công 331131 Phí gia công nguyên vật liệu 331132 Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu 621 Có nhập kho 6211 Nhà máy 1 62111 Nhà máy 2 62112 Nhà máy 3 62113 Xuất thẳng 6212 Nhà máy 1 62121 Nhà máy 2 62122 Nhà máy 3 62123 Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng Vật tư, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ 1331 Mũ 1331MU Da 1331DA May 1331MA Packing 1331PK C&C 1331C&C Đế 1331DE Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung Phí gia công thành phẩm 6277 bằng tiền khác 6278 Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản như: TK 111: Tiền mặt TK 1421: Chi phí trả trước ngắn hạn TK242: Chi phí trả trước dài hạn TK 13881: Vật tưi cho mượn TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu TK 33881: Vật tư mượn 4. Chứng từ sử dụng 4.1 Trường hợp nhập: - Phiếu nhập kho - Hoá đơn - Hợp đồng kinh tế và hoá đơn đặt hàng - Biên bản giao nhận - Tờ khai hàng hoá nhập khẩu - Contract - Bill - Commercial invoice - Packing list - Purchase order - Bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu 4.2 Trường hợp xuất: - Phiếu xuất kho - Biên bản xuất gia công - Biên bản giao nhận 5. Sổ sử dụng: Sổ chi tiềt vật liệu: được mở theo tháng cho tất cả các nguyên vật liệu của từng kho theo số thứ tự trên mã số nguyên vật liệu. Trên cơ sở các phiếu nhập, phiếu xuất được liệt kê trong “Bảng kê phiếu xuất nhập”, kế toán sẽ nhập vào sổ chi tiềt theo từng mã nguyên vật liệu. Sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn ngưyên vật liệucả về số lượng và giá trị. Sổ cái tài khoản: Công ty hai loại sổ cái. Một loại được thiết kế trên máy vi tính, được mở cho từng tháng. Sổ này lập trên cơ sở những nghiệp vụ phát sinh được ghi trên chứng từ ghi sổ. Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp số phát sinh nợvà có của từng tài khoản để lập bảng cân đối số phát sinh. Còn một số loại sổ cái tổng hợp được mở cho cả năm, có mẫu quyết định của bộ tài chính. Sổ này chỉ tổng hợp số dư đầu tháng, số phát sinh, luỹ kế phát sinh số dư cuối tháng của tài khoản. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa sử dụng để đăng ký các nghiệp vụ kế toán phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối phát sinh. Sổ này được lập trên cơ sở chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ: Kế toán nguyên vật liệucó 4 loại chứng từ ghi sổ : chứng từ ghi sổ nhập, chứng từ ghi sổ xuất, chứng từ ghi sổ thuế giá trị gia tăng, chứng từ ghi sổ ngoài: Chứng tư ghi sổ nhập: hằng ngày dựa vào phiếu nhập kho, kế toán lập bảng liệt kê chứng từ gốc nhập. Cuối tháng kế toán lập chu7ng1 từ ghi sổ dựa vào tổng số trên bảng liệt kê chứng từ gốc xuất. Chứng từ ghi sổ thuế giá trị gia tăng: hằng ngày dựa vào phiếu nhập kho, kế toán lập bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ. Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ thuế giá trị gia tăngdựa vào tổng số trên bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ. Chứng từ ghi sổ ngoài: dùng để điều chỉnh công nợ và ghi nhận các bút toán khác không được đưa vào các loại chứng từ ghi sổ trên. Hằng ngày dựa vào chứng từ gốc, kế toán lập bảng liệt kê chứng từ gốc. Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ dựa vào tổng số trên bảng liệt kê chứng từ gốc. Báo cáo chi tiết kho: đây chính là bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệuvà vật tư khác. Báo cáo này được lập hằng tháng để theo dõi tình hình nhập xuất tồn trong tháng trên cơ sở sổ chi tiết nguyên vật liệu. Vì nguyên vật liệu chính và vật tư khác có đặc điểm rất đa dạng về quy cách, phong phú về màu sắc nên công ty sử dụng báo cáo chi tiết kho để theo dõi nguyên vật liệu từng kho về số lượng, giá trị và chi tiết cả về quy cách, màu nguyên vật liệu chính và vật tư khác. Bảng kê nhập xúât tồn: Bảng kê này được lập hàng tháng để theo dõi tình hình nhập xuất tồn trong tháng trên cơ sở sổ chi tiết công cụ , phụ tùng thay thế, nhiên liệu. Phụ tùng thay thế và nhiên liệu có ít loại, đơn giản hơn nguyên vật liệu chính và vật tư khác nên được theo dõi về số lượng và giá trị trên bảng kê nhập xuất tồn. 6. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Kế toán chi tiết nguyên vật liễu của công ty áp dụng phương pháp thẻ song song. Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn NVL Thẻ kho Phiếu xuất kho Sổ chi tiết nhập- xuất- tồn NVL Công việc tại phòng mua: Do đặc trưng của từng đơn hàng mà nguyên vật liệucung cấp cho mỗi đơn hàng cũng khác nhau. Vì thế phòng muaquản lý chi tiết về số lượng và giá trịcác loại nguyên vật liệu. Mục đích của việc làm này là để nắm rõ tình hình tồn kho hiện tại của nguyên vật liệu . Từđó căn cứ vảo các đơn hàng của khách hàng, phong mua sẽ xây dụng định mức nguyên vật liệu và tiến hành lập đơn hànggửi cho nhà cung cấp. - Hàng ngày căn cứ vào nhập xuất , tồn nguyên vật liệu phòng mua sẽ lập phiếu nhập xuất. Đồng thời mở sổ chi tiết nhập xuất tồn để theo dõi số lượng và giá trị nhập xuất đối với từng loại nguyên vật liệu. - Định kỳ hàng tháng, phòng mua sẽ lập báo cáo nhập xuất tồn. Công việc của phòng kế toán: Hằng ngày khi nhận được chứng từ về nhập kho nguyên vật liệu, trước tiên kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ . Sau đó , kế toán sẽ mở sổ kế toán theo dõi về mặt giá trị. Công việc tại kho: - Hằng ngày sau khi tiến hành thực nhập xuất nguyên vật liệu, thủ kho sẽ mở kho để theo dõi số lượng nhập xuất của từng loại. - Định kỳ hàng tuần thủ kho sẽ lập báo cáo tồn kho cho các phòng ban có liên quan. Đối chiếu số liệu: -Giữa phòng kế toán với phòng mua: Định kỳ hàng tháng, kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hành đối chiếu số lượng trên báo cáo tồn kho với số lượng trên báo cáo nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu. 7. Kế toán tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu: 7.1 Trình tự lập và luân chuyển chứng từ: 7.1.1 Trường hợp nhập Mô tả- Trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng, phòng kế hoạch vật tư- điều hành sản xuấttiến hành lập bảng định mức nguyên vật liệu. Sau đó dựa vào bảng định mức phòng mua sẽ lập đơn đặt hàng nguyên vật liệu gửi cho nhà cung cấp. Nhà cung cấpgiao hàng tại khocủa công ty ( nếu hàng nhập khẩu thì giao tại cảng). Trước khi vào nhà máy phải được bảo vệ đóng dấu xác nhận trên hoá đơn là hàng đã về nhà máy. Khi đến kho , nếu là hàng mua nội bộ thì bộ phận kiểm tr tiếp nhận và kiểm tra bốc hàng, kiểm tra số lượng , chất lượng, quy cách sau đó sẻ dán phiếu quản lý nguyên vật liệu, ký xác nhận vào phiếugiao hàng và chuyển cho thủ kho để lập phiếu nhập khotheo mẫu của Bộ Tài Chính. Cuối ngày, thủ kho chuyển hoá đơn bán hàng(nếu có), phiếu nhập kho( chỉ ghi số lượng) có chữ ký của thủ khocho kế toán vật tư để làm căn cứ lập phiếu nhập kho.Nếu là hàng nhập khẩu thì bộ phận kiểm hàng kiểm tra chất lượng, dán phiếu đã kiểm tra chất lượng. Sau đó bộ phận kiểm nhận tổng hợp lập bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu(phiếu báo nhập khẩu). Phiếu này thay cho phiếu nhập kho do thủ kho lập, thủ kho ký nhận số lượng trên phiếu kiểm tra vật tư. Phiếu kiểm tra vật tư và bộ chứng từ nhập khẩu được chuyển cho kế toán vật tư để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 4 liên: 1 liên kế toán vật tư lưu, 1 liên chuyển cho thủ kho, 1 liên chuyển cho bộ phận mua hàng và 1 liên chuyển cho kế hoạch vật tư- diều hành sản xuất. 7.1.2 Trường hợp xuất: Mô tả:Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng và bảng định mức, phòng kế hoạch- điều hành sản xuấtlập ra kế hoạch sản xuất chuyển cho bộ phận kế hoạch vật tưcên đối vật tư. Hằng ngày căn cứ vào thực tế sản xuất, bộ phận cân đối lập phiếu xuất kho chuyển cho kế toán kiểm tra và ký xác nhận. Sau đó chuyển cho thủ kho xuất kho nguyên vật liệu. Thủ khovà nhân viên vật tư phân xưởng ký xác nhận số lượng thực xuất rồi chuyển lại phòng kế toán. Nhân viên kế toán lập phiếu kho gồm 4 liên: 1 liên kế toán lưu, 1 liên gởi thủ kho, 1 liên chuyển cho bộ phận kế hoạch vật tư, 1 liên chuyển cho bộ phận sản xuất. 7.2 Cách hạch toán đối với trường hợp nhập kho nguyên vật liệu: 7.2.1 Nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho: 7.2.1.1 Trường hợp nhập khẩu: - Bộ chứng từ đầy đủ: + Tờ khai hàng hoá nhập khẩu + Contract + Bill + Commercial invoice + Packing list + Purchase order + Bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu Nguyên vật liệu và commercial invoice cùng về: - Cách tính giá: Giá trị nguyên Giá mua vật liệu nhập = trên hoá ( gồm chi phí vận chuyển + lệ phí khác) kho đơn Theo phương pháp này, giá thực tế của vật tư nhập kho được tính: + Giá mua trên hoá đơn: gồm trị giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển nguyên vật liệuvà lệ phí khác, không gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. + chi phí lệ phí khác: Chi phí phát sinh như lệ phí cầu đường. + Chi phí vận chuyển: là chi phí vận chuyên nguyên vật liệu về công ty đã được công ty và nhà cung cấp thoả thuân5 và được tính luôn vào đơn giá. + thuế nhập khẩu: không được tính vào giá gốc nguyên vật liệu vì khi kế toán ghi nhận giá trị nguyên vật liệu nhập kho thì “ tờ khai hàng hoá nhập khẩu” chưa về đến công ty nên không căn cứ để ghi. + Khi “ tờ khai hàng hoá nhas6p5 khẩu” về đến công ty thì nguyên vật liệu đã phục vụ cho sản xuất ( vì chính sách giảm tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu nên phòng mua và phòng kế hoạch - điều hành sản xuấttính toán, cân đối sao cho thời gian nhập kho và xuất kho gần nhau) nên kế toán ghi thuế nhập khẩu vào chi phí sản xuất chung. - Mô tả quy trình và cách hạch toán: Nhận được bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu, commercial invoice từ thủ kho, perchase order từ phòng mua chuyển đến, kế toán vật tư đối chiếu, kiểm tr số lượng giữa bảng kiểm tr và nhập khẩu vật tư và invoice, đơn giá giữa invoice và perchase order( vì nhà cung cấp duyệt số lượng và đơn giá trên đơn đặt hàng của công ty rồi mới cung cấp hàng nên giá trên đơn đặt hàng rất chính xác nên khi có chênh lệch, kế toán sẽ liên lạc trực tiếp phòng mua để biết đơn giá chính xác) sau đó nhập số liệu thực tế và đơn giá chính xác vào máy in phiếu nhập kho. kế toán hoạch toán như sau: NỢ TK 152 Giá mua nguyên vật liệu trên hoá đơn CÓ TK 33111 Thuế giá trị gia tăng nếu có được theo dõi trên bảng kê hoá đơn. Cuối tháng kế toán tính toán tổng số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ để lập chứng từ ghi sổ. NỢ TK 133 ( tổng số thuế giá trị gia CÓ TK 33312 tăng được khấu trừ) Thuế giá trị gia tăng của nguyên vật liệu nhập khẩu thường có thuế suất 0%. Ví dụ: Ngày 06/12/2006 nhận được bộ chứng từ trên, bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu với số lượng thực nhận là 400sqf da quy cách 1.4- 1.6, màu camo mã số DC31010 và commercial invoice số SITD060506 ngày 28/12/2006 với số lượng 400sqf da trị giá 1,914,840đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, kế toán đối chiế khớp đúng số lượng giữa bảng kế toán vật tư nhập khẩu và invoice, khớp đúng đơn giá giữa invoice và order, lập phiếu nhập kho ngày 06/12/2006. NỢ TK1521DA CÓ TK 33111 1,914,840 Sau đó, nếu có thuế giá trị gia tăng thì kế toán nhập số thuế giá trị gia tăng vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ. Đa số nguyên vật liệu nhập khẩu có thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ tổng số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ dựa trên bảng kê hoá đơn này. Cho đến ngày 8/12/2006, 400sqf da đã hoàn toàn được hoàn toàn xuất kho để phục vụ sản xuất. Ngày 15/12/2006 “ tờ khai hàng hoá dịch vụ nhập khẩu” với thuế suất thuế nhập khẩu 15% về công ty thì nguyên vật liệu đã xuất kho, kế toán lập chứng từ ghi sổ: NỢ TK 6278 287,266 (15% x 1,914,840) CÓ TK 33111 Trường hợp nguyên vật liệu về trước, commercial invoice về sau:(trường hợp này ít xẩy ra) - cách tính giá: Trong thực tế, công ty không hạch toángiá trị nguyên vật liệumà chỉ hạch toán số lượng nguyên vật liệuthực tế nhập kho. - Mô tả quy trình và cách hạch toán: + Đây là trường hợp một loại nguyên vật liệu khác trong cùng một đơn hàng vì cần để phục vụ sản xuất gấp( thông thường công ty sẽ lập đơn đặt hàng bao gồm nhiều loại nguyên vật liệukhác nhau).Hoá đơn thanh toán sẽ được nhận sau( khi các loại nguyên vật liệu khác về đến công ty). Vì để hàng hoá được hợp lệ qua cửa khẩu nên nhà cung cấp vẫn gửi commercial invoice nhưng có ghi chú “ no commercial invoicer”. + Khi hàng về công ty, bộ phận kiểm hàng kiểm tra chất lượng, dán phiếu đã kiểm tra chất lượng. Sau đó bộ phận kiểm nhận tổng hợp lập bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu. Thủ kho ký nhận số lượng trên phiếu kiểm tra vật tư nhập khẩu. Bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và bộ chứng từ nhập khẩu được chuyển cho kế toán vật tư để lập phiế nhập kho. + Nhận bộ chứng từ từ thủ kho , perchase order từ phòng mua chuyển đến, kế toán đối chiếu kiểm tra và lập phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng, sau đó lưu vào tập hồ sơ đặc biệt.Kế toán hạch toán như sau: NỢ TK 152 CÓ TK 33111 + Khi xuất kho nguyên vật liệu này, kế toán lập phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng như sau: NỢ TK 6211 CÓ TK 152 + Khi hoá đơn về thì nguyên vật liệu này đã được xuất kho phục vụ sản xuất rồi( vì chính sách giảm tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu nên phòng mua và phòng kế hoạch- điều hành sản xuất tính toán, cân đối sao cho thời gian nhập kho và xuất kho gần nhau) và trường hợp náy cũng ít khi xẩy ranên kế toán lập chứng từ ghi sổ với giá xuất là giá trên hoá đơn, không tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn như sau: NỢ TK 6211 ( giá nguyên vật liệu theo hoá đơn) CÓ TK 33111 Đồng thời ghi nhận số thuế giá trị gia tăngvào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ như đã trình bày ở trên. Ví dụ: ngày 16/05/2006 nhận được bộ chứng từ trên, perchase order với số lượng 131,1sqf da quy cách 1.4- 1.6 màu camo mã số DC31010, 302.2sqf da quy cách 1.4- 1.6, màu Athletic Red mã số DC31026 bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu với số lượngthực tế nhận là 130,1sqf DC31010, 302.3sqf DC31026, commercial i8nvoi số SITd060508 ngày 08/05/2006 có số lượng 130,1sqf DC31010, 302,3sqf DC31026 và tổng giá trị 2,069,942đ, thuế giá trụi gia tăng 0% (nhưng có ghi chú: no commercial value), kế toán so sánh số lượnggiữ order và bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu, lập phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng mà không ghi giá trị. NỢ TK 152DA CÓ TK 33111 + ngày 17/05/2006 xuất kho toàn bộ 432.4sqf da trên để phục vụ sản xuất kế toán lập phiế xuất kho chỉ ghi số lượng mà không ghi giá trị tương tự như phiếu nhập kho NỢ TK 62111 CÓ TK 152DA 432.4 + Ngày 22/05/06 nhận được commercial invoi số SITD060509 với số lượng 130,1 sqf DC31010, 302,3sqf DC31026 và tổng giá trị 2,069,942đ, nguyên vật liệu đã xuất kho nên kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh công nợ trên bảng liệt kê chứng từ gốc để cuới tháng lập chứng từ ghi sổ: NỢ TK 62111 CÓ TK 33111 2,069,942 + ngày 30/05/06 “Tờ khai hàng hoá nhập khẩu” về đến công ty, thuế suất thuế nhập khẩu 15%, nguyên vật liệu đã xuất kho phục vụ sản xuất nên kế toán không thể ghi thuế nhập khẩu vào giá gốc nguyên vật liệu mà chứng từ ghi sổ như sau: NỢ TK6278 310,491.3 (15% x 2,069,942) CÓ TK3333 + Nguyên vật liệu được khuyến mãi, tặng, thừa trong định mức so với commercial invoice ( không có trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu thừa ngoài định mức) - Mô tả quy trình và cách hạch toán: Nhận được bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và bộ chứng từ nhập khẩu từ thủ kho, kế toán lập phiếu nhập kho với số lượng thực nhận trên bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu ( kể cả số lượng thừa) và giá trị trên invoice nên đơn giá loại nguyên vật liệu này sẽ giảm. Kế toán lập phiếu nhập kho: NỢ TK 152 CÓ TK 33111 nếu có thuế giá trị gia tăng thì kế toán ghi nhận số thuế giá trị gia tăng vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ dựa trên trị già trên invoice. Ví dụ: + Ngày 10/05/2006, đặt mua 434.75sqf DC31010 với tỷ lệ hao hụt cho phép là 1%(4.3475sqf) đơn giá 4,787.1đ/sqf. + ngày 16/05/2006, số lượng nguyên vật liệu thực nhận trên bảng kê thuế vật tư nhập khẩu là 437sqf. Commercial invoice số SITD060510 có số lượng 434.75sqf, trị giá 2,081,192 thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. Dựa vào bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và invoice, kế toán biết nguyên vật liệu thừa là 2.25sqf< 4.3475sqf và lập phiếu nhập kho với số lượng 437 và tổng giá trị lá 434.75 x 4,787.1 đ = 2,081,192đ. Vậy lúc này đơn giá từ 4,787.1đ/sqf giảm còn là 2,081,192/ 437 = 4,762.5đ/sqf: NỢ TK 152 DA CÓ TK 33111 2,081,192 Ngày 30/05/2006 tờ khai hàng hoá nhập khẩu về công ty, nguyên vật liệu đã được xuất kho phục vụ sản xuất nên kế toán lập chứng từ ghi sổ: NỢ TK 6278 312,179 (15% x 2,081,192) CÓ TK 3333 Nguyên vật liệu thiếu trong định mức so với commercial invoice( không có trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu thiế ngoài định mức): - Cách tính giá: Giá trị nguyên Giá mua vật liệu = trên hoá đơn (gồm chi phí vận chuyên + lệ phí khác) nhập kho -Mô tả quy trình và cách hạch toán: Nhận được bảng kiểm tra vật tưnhập khẩu và chứng từ nhập khẩu từ thủ kho, kế toán lập phiếu nhập kho theo số lượng thực tế nhập kho, tổng giá trị nguyên vật liệu là tổng giá trị trên commercial invoice. Vì thế đơn giá nguyên vật liệusẽ tăng lên. Kế toán lập phiếu nhập kho như sau: NỢ TK 152 Giá trị nguyên vật liệu nhập kho CÓTK 33111 Nếu có thuế giá trị gia tăng thì kế toán ghi nhận số thuế giá trị gia tăng vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ dựa trên trị giá invoice. - Ví dụ:+ Ngày 10/05/2006, công ty đặt mua 434.75 sqf DC31010 với tỉ lệ hao hụt 1%(4.3475sqf), đơn giá 4,787đ/sqf + Ngày 16/05/2006, số lượng nguyên vật liệu thực tế được giao là 432.4sqf.Invoice số SITD060511 có số lượng 434.75sqf, trị giá 2,018,192 thuế giá trị gia tăng 0% Dựa vào bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và invoice, kế toánbiết nguyên vật liệu thiếu là 2.55< 4.3475sqf và lập phiếu nhập kho với số lượng là 432.4sqf nhưng với tổng giá trịlà 434.75 x 4,787,1 = 2,081,192. Vì thế đơn giá nguyên vật liệunhập kho này sẽ tănglên từ 4,787.1đ/sqf lên 2,081,192/432.4 = 4,831.12đ/sqf: NỢ TK 1521AD 2,081,192 CÓ TK 33111 Ngày 30/05/2006 tờ khai hàng hoá nhập khẩu về công ty, nguyên vật liệuđã xuất kho phục vụ sản xuất nên kế toán lập chứng từ ghi sổ: NỢ TK 6278 312,179 (15% x2,081,192) CÓ TK 3333 Trường hợp công ty được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán: khoản chiết khấu hay giảm giá được ghi ngay trên hoá đơn và được trừ thẳng vào tổng giá trị thanh toán trên hoá đơn. Kế toán chỉ hạch toán phần giá trị còn lại phải thanh toán. Kế toán hạch toán như sau: NỢ TK152 CÓ TK 33111 Trị giá nguyên vật liệu còn lại phải thanh toán Thuế giá trị gia tăng sẽ được theo dõi ở bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ với số thuế được tính trên giá trị còn lại phải thanh toán. Ví dụ: Ngày 06/05/2006 nhận được invoice số SITD060512 ngày 01/05/2006 với số lượng 400sqf DC31010, tổng giá trị thanh toán 1,914,840 chiết khấu thương mại 5% ghi trên invoi, kế toán lập phiếu nhập kho như sau: NỢ TK 152DA 1,819,840 (1,914,840 x5%) CÓ TK33111 Sau đó ghi nhận số thuế giá trị gia tăng là 181,909.8 (10% x1,819,098) vào bảng kê hoá đơn dịch vụ để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ tương tự như trên: Trường hợp công ty được hưởng chiết khấu thanh toán: Khi công ty được hưởng chiết khấu thanh toán khâu mua, kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: NỢ TK 33111 CÓ Tk 515 (số tiền được hưởng Ví dụ: Ngày 06/05/2006, dựa vào số lượng thực nhận trên bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu là 400sqf DC31010, invoice số SITD060609 ngày 06/05/2006 với trị giá 1,914,840đ. Hai bên thoả thuận trên contract điề kiện thanh toán 1/5net/30 khi nguyên vật liệu nhập kho, kr61 toán hạch toán như sau: NỢ TK1521DA 1,914,840 CÓ TK 33111 Ngày 09/05/2006 công ty thanh toán công nợ nên được hưởng chiết khấu thanh toán 5%, kế toán lập chứng từ ghi sổ sau: NỢ TK 33111 1,914,840 CÓ Tk 515 95,742(1,914,840 x 5%) CÓ TK111 1,819,098 7.2.1.2 Trường hợp mua nguyên vật liệu trong nước: Bộ chứng từ: + Phiếu giao hàng(phiếu xuất kho của nhà cung cấp) + Phiếu nhập kho + Hoá đơn + Đơn đặt hàng -Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về: Cách tính giá: Giá trị Giá mua nguyênvật = trên hoá ( gồm chi phí vận chuyển + lệ phí khác) liệu nhập kho đơn Theo phương pháp này, giá thực tế của vật tư nhập kho được tính: + Giá mua trên háo đơn: là giá trị nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, lệ phí khác, thuế giá trị gia tăng. + Lệ phí khác: chi phí phát sinh như lệ phí cầu đường được tính luôn vào đơn giá. + Chi phí vận chuyển: klà chi phí vận chuyển nguyên vật liệu được tính luôn vào đơn giá - Mô tả quy trình và cách hạch toán + nhận được bộ chứng từ trên từ thủ kho, đơn đặt hàng từ phòng mua , kế toán vật tư đối chiếu, kiểm tra khớp đúng số lượng giữa hoá đơn và phiếu nhập kho, khớp đúng đơn giá giữa hoá đơn và đơn dặt hàng( vì nhà cung cấp duyệt số lượng và đơn giá trên đơn đặt hàng của công ty rồi mới cung cấp hàng nên giá trên đơn đặt hàng thường rất chính xác nên khi có chênh lệch, kế toán sẽ liên lạc trực tiép phòng mua để biết đơn giá chính xác), sau đó nhập số liệu chính xác vào máy và in phiếu nhập kho. NỢ TK 152 CÓ TK 33112 + Thuế giá trị gia tăng sẽ được theo dõi trên bảng kêhoá đơn hàng hoá dịch vụ tương tự như trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu. - Ví dụ Ngày 07/12/2006 nhận được phiếu nhập kho của thủ kho với số lượng là 5,253.8sqf da, hoá đơn số 0027433 ngày 01/12/2006 trị giá 65,671,875đ, thuế giá trị gia tăng 10%, đơn đặt hàng từ phòng mua, kế toán đối chiếu khớp đúng số lượng giữa phiếu nhập kho với hoá đơn , đơn giá giữa hoá đơn và đơn đặt hàng và phiếu nhập kho như sau: NỢ TK 1521DA 65,671,875đ CÓ TK33112 Sau đó ghi nhận số thuế giá trị gia tăng là 6,567,187.5 (10% x 65,671,875) vào bảng kê hoá đơn hàng goá dịch vụ để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ tương tự trường hợp nhập khẩu: NỢ TK 1331DA 6,567,187.5 CÓ TK 33112 Trường hợp hàng về hoá đơn chưa về: Trường hợp này xẩy ra thường xuyên vì công ty đặt đơn hàng gồm nhiều loại nguyên vật liệu nhưng mà nhà cung cấp sẽ giao hàng thành nhiều đợt và hoá đơn về công ty cuối tháng. Cách tính giá: Gía trị nguyên vật liệu = giá tạm tính( gồm chi phí vận chuyển + lệ phí khác) nhập kho - Giá tạm tính là giá trên đơn đặt hàng. Ví nhà cung cấp duyệt số lượng và đơn đặt hàng của công ty rồi mới cung cấp hàng nên giá trên đơn đặt hàng thường rất chính xác, hiếm khi có trường hợp chênh lệch. Tuy nhiên do hoá đơn chưa vềnên giá trên đơn đặt hàng vẫn chỉ là giá tạm tính. Khi phát sinh chênh lệchở một vài trường hợp đặc biệt như nhân viên kế toán nhập sai đơn giá hoặc nhà cung cấpvà công ty có sự thoả thuận mới, kế toán lập chứng từ ghi sổ để điều chỉnh. -Mô tả quy trình và cách hạch toán: Nhận được phiếu giao hàng đã xác nhận, phiếu nhập kho từ thủ kho, đơn đặt hàng từ phòng mua chuyển đến, kế toán vật tư đối chiếu, kiểm tra, nhập số liệu vào máy. Vì đa số hoá đơn về sau nên kế toán kế toán lập phiếu nhập khotheo giá tạm tính, nếu chờ hoá đơn về mới tiến hành lập phiế nhập kho thì công việc sẽ dồn vào cuối tháng, kế toán lập phiếu nhập kho như sau: NỢ TK 152 CÓ TK 33112 Giá tạm tính nguyên vật liệu nhập kho -Ví dụ: Ngày 10/12/2006, công ty nhập kho 5,253.8sqf DC31010, hoá đơn chưa về . Thủ kho lập phiếu nhập kho với số lượng 5,253.8sqf và chuyển bộ chứng từ cho kế toán. Kế toán đối chiếu khớp đúng số lượng giữa phiếu nhập kho và đơn đặt hàng và phiếu nhập kho số PN/05-025 với đơn giá tạm tính trên đơn đặt hàng là 12,000đ/sqf như sau: NỢ TK 1521DA 63,045,600 (12,000 x 5,253.8) CÓ TK 33112 Vì chính sách qiảm giá tối thiểuchiphí quản lý nguyên vật liệunên phòng mua và phòngkế hoạch điều hành sản xuấttính toán, cân đốisao cho thời gian nhập kho và xuất kho gần nhau. Ngày 13/12/2006, nguyên vật liệuxuất kho phục vụ sản xuất. Kế toán lấy giá tạm tínhđể tính đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyềnliên hoàn. Ngày 15/12/2006, hoá đơn số 027434 ngày 16/12/2006 về với số lượng 5,253.8sqf, đơn giá là 11,500đ/sqf ( nhà cung cấp và công ty có sự thoả thuậnmới). Thuế giá trị gia tăng 10% Vậy có chênh lệch: 5,253.8 x (-500) = -2,626,900, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh trên bảng liệt kê chứng từ gốc để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ để điều chỉnh. Vì nguyên vật liệu đã xuất kho phục vụ sản xuất nhà máy 1 nên kế toán điều chỉnh như sau: NỢ TK 62111 CÓ TK 33112 (2,626,900) Sau đó ghi nhận số thuế giá trị gia tăng là 6,041,870 (10% x5,253.8 x 11,500) vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ tương tự nhập khẩu: NỢ TK 1331DA 6,041,870 CÓ TK33112 Nguyên vật liệu thừa ngoài định mức so với hoá đơn: Mô tả quy trình và cách hạch toán: Cách tính giá Giá trị số lượng đơn giá ( gồm chi phí vận nguyên vật liệu = nguyên vật liệu x trên hoá chuyển lệ phí nhập kho nhập kho đơn khác) + Trong trường hợp nguyên vật liệu thừa ngoài định mức được công ty nhập kho và chấp nhận thanh toán, thủ kho lập phiếu nhập kho số lượng thực tế nhập và chuyển toàn bộ chứng từ cho kế toán. Dựa vào bộ chứng từ, kế toán so sánh số lượng giữa phiếu nhập kho và hoá đơn ( nếu hoá đơn chưa về thì so sánh đơn đặt hàng) biết nguyên vật liệu thừa và lập phiếu nhập kho với số lượng thực tế nhập kho và đơn giá trên hoá đơn hoặc trên đơn đặt hàng. NỢ TK152 CÓ TK 33112 -Ví dụ:- Ngày 1/12/2006, công ty đặt mua nội bộ 434.75sqf Dc31010 với tỷ lệ hao hụt 1% (4.3475sqf), đơn giá 4,787.1đ/sqf. - Ngày 10/12/2006, số lượng nguyên vật liệu thực tế được giao là 470sqf da, hoá đơn số 0027303 với số lượng 434.75sqf, đơn giá 4,787.1sqf, thuế giá trị gia tăng 10%. Thủ kho lập phiếu nhập kho với số lượng 470sqf và chuyển toàn bộ chứng từ cho kế toán. Dựa vào toàn bộ chứng từ, kế toán so sánh số lượng giữa phiếu nhập kho và hoá đơn biết nguyên vật liệu thừa là 35.25sqf > 4.3475sqf và lập phiếu nhập kho với số lượng thực tế nhập kho lá 470sqfvà đơn giá trên hoá đơn. NỢ TK 1521DA 2,249,937 (470 x 4.787.1) CÓ Tk 33112 Sau đó ghi nhận số thuế giá trị gia tăng là 208,119.2 (10% x 434.75 x 4,7878.1) vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ tương tự trường hợp nhập khẩu. Số thuế giá trị gia tăng của số lượng nguyên vật liệu thừa sẽ được ghi nhận khi công ty nhận được hoá đơn bổ sung cho số lượng nguyên vật liệu thừa này. + Dựa trường hợp nguyên vật liệu thừa ngoài địng mức không được công ty chấp nhận thanh toán sẽ được nhà cung cấp, công ty không quản lý cũng như không hạch toán trong trường hợp này. Nguyên vật liệu thiếu ngoài định mức: - Cách tính giá: Giá trị Số lượng đơn giá ( gồm chi phí nguyên vật liệu = nguyên vật liệu x trên hoá vận chuyển nhập kho nhập kho đơn và lệ phí khác) - Mô tả quy trình và cách hạch toán Khi nhập kho thủ kho lập phiếu nhập kho số lượng thực tế nhập và bộ chưbng1 từ kế toán. Dựa vào bộ chứng từ, kế toán so sánh số lượng giữa phiếu nhập kho và hoá đơn ( nếu hoá đơn chưa về thì so sánh với đơn đặt hàng) biết nguyên vật liệu thiếu và lập phiếu nhập kho với số lượng thực tế nhập kho và đơn giá trên hoá đơnhoặc trên đơn đặt hàng. NỢ TK 152 CÓ TK 33111 ( giá trị nguyên vật liệu thực nhập) Số lượng nguyên vật liệu thiếu sẽ được nhà cung cấp bổ sung liền sau đó - Ví dụ: Ngày 01/12/2006, công ty đa78t5 mua nội địa 434.75sqf da với tỉ lệ hao hụt là 1% (4.3475sqf), đơn giá 4,787.1đ/sqf. Ngày 10/12/2006, số lượng nguyên vật liệu thực tế được giao là 400sqf da, hoá đơn chưa về. Thủ kho lập phiếu nhập kho với số lượng 400sqf và chuyển bộ chứng từ cho kế toán Dựa vào bộ chứng từ, kế toán so sánh số lượng giữa phiếu nhập kho với đơn đặt hàng, biết nguyên vật liệu thiếu là 34.75sqf > 4.347sqf và lập phiếu nhập kho với số lượng là 400sqf và đơn giá tạm tính trên đơn đặt hàng là 4,787.1đ/sqf: NỢ TK 1521DA 1,914,840 (400 x4,787.1) CÓ TK 33112 Số đó nhà cung cấp sẽ bổ sung số nguyên vật liệu thiếu, nhận được phiếu nhập kho từ thủ kho, kế toán lập phiếu nhập kho với số lượng vừa được bổ sung và đơn giá tạm tính trên đơn đặt hàng. NỢ TK 1521DA 166,315.725 ( 34.75 x 4,787.1) CÓTK 33112 Khi hoá đơn về, nếu phát sinh chênh lệch đồng thời ghi nhận số thuế giá trị gia tăng vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ thuế giá trị gia tăng như đã trình bày trên. Nguyên vật liệu được khuyến mãi, biếu tặng, thừa trong định mức so với hoá đơn dược hạch toán tương tự như trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu. Trường hợp công ty được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh toán được hạch toán tương tự trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu. Trường hợp khi kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập khophát hiện nguyên vật liệu kém phẩm chất, hư hỏng, công ty sẽ trả về nhà cung cấp. 7.2.1.3 Nguyên vật liệu gia công về nhập kho. - Các chứng từ: + Hoá đơn + Biên bản giao hàng + Phiếu nhập kho - Cách tính giá: Giá trị giá trị thực tế chi phí gia chi phí nguyên vật liệu = nguyên vật liệu + công nguyên + vận chuyển nhập kho xuất gia công vật liệu - Mô tả quy trình và cách hạch toán: Nguyên vật liệu được gia công xong sẽ giao hàng tại kho của công ty, bộ phận tiếp nhận kiểm tra số lượng theo phiếu xuất gia công rồi nhập kho. Thủ kho củng lập phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng rồi kèm theo hoá đơn chuyển cho kế toán vật tư lập phiều nhập kho. Phiếu nhập kho được lập gồm 3 liên: 1 liên kế toán lưu , 1 liên chuyển cho thủ kho, 1liên chuyển cho bộ phận kế hoạch- vật tư. NỢ TK 1521 CÓ TK 331132 chi phí thực tế gia công NỢ TK1521 giá gốc nguyên vật liệu đem gia công CÓ TK 331131 Thuế giá trị gia tăng sẽ được theo dõi trên bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ để cuới tháng lập chứng từ ghi sổ tổng hợp số thuế giá trị gia tăng của nguyên vật liệu gia công: NỢ TK 1331 CÓ TK 331132 - Ví dụ: Ngày 02/12/2006 nhập kho 2,125sqf DP3119 gia công từ công ty Thành Lễ. Nhận được phiếu nhập kho , hoá đơn số 0027445 với giá trị là 13,730,280 thuế giá trị gia tăng 10% .Giá gốc đem gia công 30,613,877đ/, kế toán lập phiếu nhập kho như sau: NỢ TK1521 13,730,280 CÓ TK 331132 NỢ TK 1521 30,613,877 CÓ TK 331131 Sau đó thuế giá trị gia tăng là 10% x 13,730,280 = 1,373,028 sẽ được theo dõi trên bảng kê hoá đơn hàng dịch vụ để cuới tháng lập chứng từ ghi sổ tổng số thuế giá trị gia tăng của nguyên vật liệu gia công: 7.2.1.4 Nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho: - Các chứng từ: + Biên bản giao nhận + Phiếu nhập kho Giá nguyên vật giá nguyên vật liệu nhập kho = liệu xuất kho - Cách tính giá: -Mô tả quy trình và cách hạch toán: Nguyên vật liệu sử dụng không hết hay những nguyên vật liệu đã xuất nhưng bị kém chất lượng không thể dùng tiếp sẽ được nhập lại kho sau khi giấy đề nghị nhập lại kho do người quản lý mỗi phân xưởng lập được phòng kế hoạch- điều hành sản xuất ký duyệt. Kế toán lập phiếu nhập kho như sau: + Nếu nguyên vật liệu xuất kho và nhập lại trong cùng 1 tháng: NỢ TK 1521 CÓTK 62111 giá nguyên vật liệu nhập kho + Nếu nguyên vật liệu xuất và nhập lại không cùng một tháng: NỢ TK 1521 CÓ Tk 154 giá nguyên vật liêuị nhập kho -Ví dụ:Ngày 01/12/2006, xuất kho 120m mũ giả da quy cách 54” Navy phục vụ sản xuất nhà máy 1. Ngày 08/12/2006 nhập từ phân xưởng mũ giả da 1.3m. quy cách 54” navy với trị giá 11,480,400. Dựa vào giấy đề nghị nhập lại kho đã được duyết và phiếu nhập kho từ thủ kho, kế toán lập phiếu nhập kho nh NỢ TK1521 MU 11,480,400 CÓ TK 62111 7.2.1.5 Nguyên vật liệu mượn cơ sở khác về nhập kho và nguyên vật liệu cơ sở khác trả về nhập kho Trong thực tế, trường hợp này rất ít xảy ra, kế toán lập phiếu nhập kho chỉ hạch toán số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập kho mà khômng hạch toán giá trị nguyên vật liệu. NỢ TK 1521 CÓ TK 33881 nguyên vật liệu mượn cơ sở NỢ TK 1521 CÓ TK 13881 nguyên vật liệu cơ sở khác Sơ đồ tổng hợp các bút toán nhập kho nguyên vật liệu: 152 33111 33112 331131 331132 154,6211 33881 133881 Nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất Nhập vật tư mua nội bộ phục vụ sản xuất Nhập vật tư gia công ngoài(trị giá NVL) Nhập vật tư gia công ngoài(trị giá NVL) Nhập lại từ phân xưởng Nhập vật tư mượn (cơ sở) Nhập vật tư (cơ sở mượn trả ) 7.3 Cách hạch toán đối với trường hợp xuất kho nguyên vật liệu: 7.3.1 cách tính giá Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quan gia quyền liên hoàn - Ví dụ: Ta có số liệu của vật liệu DC6328 như sau: - Số dư đầu kỳ: 1,200 sqf đơn giá 8,633đ/sqf Trong tháng 11/2005 tình hình nhập xuất nguyên vật liệu DC6328 như sau: ngày 2/11: xuất vật liệu cho nhà máy 1 phục vụ sản xuất là 200sqf 2 Ngày 2/11: xuất vật liệu cho nhà máy 1 phục vụ sản xuất số lượng 600sqf. 3Ngày 7/11: Nhập vật liệu từ côntg ty TNHH Công Nghiệp caron số lượng 300sqf, đơn giá -7,800đ/sqf. 4.Ngày 22/11: Xuất vật liệu cho nhà máy 1 phục vụ sản xuất số lượng -700sqf Yêu cầu: tính đơn giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Ta có: 1. Ngày 2/11: xuất kho 200sqf cho nhà máy 1 Giá xuất kho ngày 2 là: 200 * 8,633 = 1,726,667đ lượng nguyên vật liệu còn lại sau khi xuất ngày 2 là: 1200-200 = 1000 2. Ngày 2/11 xuất 600sqf cho nhà máy 1 Giá xuất kho: 600 x 8,633 = 5,180,000 Lượng nguyên vật liệu còn lại sau khi xuất lần 2 là: 1000- 600 = 400 3. ngày 7/11 : Mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 300 x 7,800 = 2,340,000 4. ngày 22/11 : xuất kho vật liệu cho nhà máy 1, số lượng 700sqf (400 * 8633) + (300 *7800) Giá xuất khongày 22/11 là: 400 + 300 Đơn giá = = 8,276 Giá trị nguyên vật liệu xuất kho = 700 x 8,276 = 5,972,33 7.3.2 Cách hạch toán một số trường hợp xuất kho nguyên vật liệu: 7.3.2.1 Nguyên vật liệu xuất phục vụ sản xuất: - Các chứng từ: Phiếu xuất kho ( chỉ ghi số lượng) - Cách hạch toán: Nhận được phiếu xuất kho từ thủ kho, kế toán lập phiếu xuất kho: NỢ TK 1521 trị giá nguyên vật liệu xuất kho CÓ TK 6211 - Ví dụ:Ngày 07/12/2006, công ty xuất kho 1,622sqf DP3119 phục vụ sản xuất nhà máy 1 trị giá 39,294,608, nhận được phiếu xuất kho từ thủ kho kế toán lập phiếu xuất kho như sau: NỢ TK 1521DA 39,294,608 CÓ TK 62111 7.3.2.2 Nguyên vật liệu xuất kho đi gia công: - Các chứng từ: + Biên bản giao hàng + Phiếu xuất kho - Cách hạch toán: Dựa vào nhu cầu vật tư và tình hình sản xuất, bộ phận kế hoạch - điều hành sản xuất lập phiếu “đề nghị gia công” trình giám đốc sản xuất duyệt. Sau đó bộ phận kế hoạch lập phiếu xuất kho( chỉ ghi số lượng) chuyển cho kế toán, rồi chuyển tới thủ kho. Thủ kho và nhân viên khách hàng ký xác nhận số lượng thực xuất sau đó chuyển cho phòng kế toán lập phiếuuất kho. + nếu xuất gia công nguyên vật liệu sau đó sẽ nhập kho nguyên vật liệu kế toán hoạch toán như sau: NỢ TK 331131 giá trị nguyên vật liệu xuất kho CÓ TK1521 + Nếu xuất gia công nguyên vật liệu mà sau đó không nhập lại kho nguyên vật liệu mà sẽ nhập kho thành phẩm, công ty xem đây như khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, kế toán lập phiếu nhập kho như sau: NỢ TK 6211 giá trị nguyên vật liệu xuất kho CÓ TK 1521 Khi công ty nhận được hoá đơn gia công thành phẩm, kế toán hạch toán như sau: NỢ TK 6271 chi phí gia công CÓ TK 331132 -Ví dụ: + Ngày 22/12/2006, công ty xuất kho Tricot NN40020 với số lượng 325, trị giá 975,778đ cho công ty An Giang gia công thành giày thành phẩm và sau đó sẽ nhập kho thành phẩm, dựa vào phiếu xuất kho từ thủ kho, kế toán lập phiếu xuất kho : NỢ TK 6211 975,778 CÓ TK 1521MU +Ngày 04/12/2006, công ty xuất kho 1,519,590 sqf da trị giá 294,321,235đ cho công ty Thành Lễ gia công đục lỗ da và sau đó nhập lại kho nguyên vật liệu . NỢ TK331131 294,321,235 CÓ TK 1521DA 7.3.2.3 Nguyên vật liệu xuất kho cho cơ sở khác mượn và nguyên vật liệu xuất trả cho cơ sở khác: Trong thực tế, trường hợp này rất ít xẩy ra, công ty không hạch toán giá trị nguyên vật liệu mà chỉ hạch toán số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập kho. NỢ TK 13881 CÓ TK 1521 nguyên vật liệu cho cơ sở khác mượn NỢ TK 33881 CÓ TK 1521 nguyên vật liệu xuất trả cho cơ sở khác TK152 62111 62112 62113 331131 13881 33881 Sơ đồ tổng hợp kế toán nguyên vật liệu xuất kho: Xuất vật tư phục vụ sản xuất nhà may 1 Xuất vật tư phục vụ sản xuất nhà máy 2 Xuất vật tư phục vụ sản xuất nhà máy 3 Xuất vật tư đi gia công Xuất vật tư cho mượn Xuật vật tư trả cho cơ sở khác 7.4 Phế liệu thu hồi nhập kho: Thực tế công ty không hạch toán trường hợp phế liệu thu hồi. Phế liệu sẽ được bán thu bằng tiền mặt và công ty thưởng số tiền này cho công nhân. 8. Kiểm kê nguyên vật liệu cuối tháng: - Định kỳ 1 tháng, công ty tổ chức công tác kiểm kê hàng tồn kho nhằm phát hiện những trường hợp bị thiếu hụt , dôi thừa, hư hỏng, kém phẩm chất trong quá trình bảo quản, sử dụng. Đứng đầu công tác kiểm kê là Hội Đồng Kiểm Kê bao gồm. + Giám đốc nhà máy + Phó giám đốc + Các trưởng phòng, phó phòng ban. Trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê là Ban Kiểm Kê bao gồm: + ban quản lý chất lượng + phòng mua + Phòng kế toán + Quản đốc - Sau khi kiểm tra thực trạng của hàng tồn kho, ban kiểm kê lập “ biên bản kiểm kê hàng tồn kho”. Biên bản này nêu rõ ngày- tháng – năm kiểm kê, tình trạng của hàng tồn kho, số lượng thiếu hụt hay dôi thừa. - Nếu xẩy ra thiếu hụt hay dôi thừa, hư hỏng, kém phẩm chất,… ban kiểm kê sẽ lập : biên bản xử lý kiểm kê” trong đó đề xuất các biện pháp xử lý với từng trường hợp cụ thể. - biên bản kiểm kê và biên bản xử lý kuểm kê sẽ được trình cho hội đồng kiểm kê xem xét và đưa ra quyết định xử lý cuối cùng. + Trong trường hợp phát hiện thừa ( số liệu trên của kế toán chênh lệch nhỏ hơn số thực tế kiểm kê), kế toán sẽ lập thêm phiếu nhập kho nguyên vật liệu . NỢ TK 1521 giá trị nguyên vật liệu thừa CÓ TK 6211 + Trường hợp phát hiện thiếu( số liệu trên của kế toán chênh lệch lớn hơn số thực tế kiểm kê), kế toán sẽ lập thêm phiếu xuất kho nguyên vật liệu. NỢ TK 6211 CÓ TK 1521 giá trị nguyên vật liệu thiếu - Ví dụ: Ngày 31/12/2006, công ty tiến hành kiểm kê tại kho mũ, đứng đầu công tác kiểm kê là hội đồng kiểm kê bao gồm: + Giám đốc nhà máy + Phó giám đốc + Các trưởng phòng, phó phòng ban. Trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê là Ban Kiểm Kê bao gồm: + ban quản lý chất lượng + phòng mua + Phòng kế toán + Quản đốc - Sau khi kiểm tra thực trạng của hàng tồn kho, ban kiểm kê lập “ biên bản kiểm kê hàng tồn kho”, kết quả có 2 trường hợp sai sót chênh lệch: + Thiếu 2m MU 1107 trị giá 228,960 do thủ kho làm mất +Thừa 4m MU 1109 trị giá 456,278 do lúc nhập thủ kho quên không báo. Kế toán xử lý: + Trường hợp thiếu: lập phiếu xuất kho 2m MU 1107 phục vụ sản xuất: NỢ TK 6211 CÓ TK 1521MU 228,960 + Trường hợp thừa: lập phiếu nhập kho 4m Mu 1109 về kho NỢ TK 152MU CÓ TK 6211 458,278 9. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Vào cuối năm, hàng tồn kho được lập dự phòng và qua năm sau sẽ bán.Căn cứ vào tình hình biến độnggiá cả hàng tồn kho trên thị trường , kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khoản chênh lệch giữa hàng tồn kho và giá bán có thể thực hiện được do hội đồng đánh giá quyết định. Việc lập dự phòng này do kế toán tổng hợp thực hiện . Mục đích của việc lập dự phòng này là nhằm bù đắp các thiệt hại thực tế xẩy ra do hàng tồn kho giảm giá, đồng thời để phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho. Cuối năm, kế toán trích lập dự phòng: NỢ TK 632 CÓ TK159 Khoản dự phòng Năm sau khi bán hàng tồn kho, kế toán lập phiếu xuất kho NỢ TK 632 giá gốc hàng tồn kho CO! TK 152 NỢ TK 111 giá bán CÓ TK 511 Sau đó hoàn nhập dự phòng: NỢ TK 159 CÓ TK632 khoản dự phòng -Ví dụ: +cuối năm 2005 căn cứ vào tình hình biến động giá cả hàng tồn kho trên thị trường: -300sqf DC31010 với giá gốc 4,700đ/sqf, giá báncó thể thực hiện được 3,000đ/sqf. Vậy chênh lệch là :300 x ( 4,700 - 3000) = 510,000 - 400kg PEBC6104 với giá gốc 20,000đ/kg, giá bán có thể thực hiện được 15,000đ/kg. Vậy chênh lệch là: 400 x ( 20,000 - 15,000) = 2,000,000 Hội đồng đánh giá quyết định phải lập dự phòng giảm giá là: NỢ TK 632 510,000 CÓ TK 159DA NỢ TK 632 2,000,000 CÓ TK 159MU + Năm 2006, bán được 300sqf Dc31010 với giá 3,200đ/sqf, 400kg với giá 16,000đ/sqf, kế toán hạch toán như sau: NỢ TK 632 1,410,000 (300 x 4,700) CÓ TK 152DA NỢ TK 111 960,000 (300 x 3,200) CO! TK 511 Sau đó hoàn nhập dự phòng: NỢ TK 159 510,000 CÓ TK632 NỢ TK 632 8,000,000( 400 x 20,000) CÓ TK 152 NỢ TK 111 6,400,000( 400kg x 16,000) CÓTK 511 NỢ TK 159 2,000,000 CÓ TK 632 PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Đánh giá ưu điểm: Bộ máy kế toán: từng kế toán bộ phận thực hiện các công việc chuyên môn riêng theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam nên phát huy được tính chuyên môn hoá cán bộ kế toán trong công tác kế toán dưới sự giám sát, chỉ đạo tập trung thống nhấtcủa kế toán trưởng. Bộ phận kế toán luôn phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, luôn cập nhật và cung cấp thông tin kịp thời , chính xác phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sổ sách: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ theo từng phần hành kế toán và được thực hiện bằng vi tính các công tác kế toán nên công tác kiểm tra đối chiếu số liệu chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và kết cấu mẫu sổ, đơn giản , dễ hiểu, dễ phân công trong công tác kế toán. Phương pháp hạch toán theo phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nước ta vì có độ chính xác cao, theo dõivà phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, thường xuyên và cập nhật các thông tin về hàng tồn kho. Xác định giá trị tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn : nên việc xác định giá trị tồn kho chính xác nhưng lại tốn nhiều công sứcvì mỗi lần xuất kho, nhược điểm này được khắc phục bởi công ty áp dụng công việc tính toán trên máy vi tính nên việc tính toán được nhanh hơn. Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp thường xuyên có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc sử dụng tài khoản 331 cho tất cả các nghiệp vụ mua hàng, sau đó mới xử lý các hình thức kế toán khác giúp công ty theo dỡi được luồng tiền ra của mình, và từ đây giúp kế toán quản trị đánh giá các chi phí cho sản xuất kinh doanh một cách hiệu q ủa. Công ty sử dụng tài khoản 159” dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, vì vật liệu trong công ty đa dạng thay đổi theo mỗi năm, mỗi mùa. Nhìn chung công tác quản lý của công ty là hợp lý và có hiệu quả, điều này được thể hiện ở các kết quả mà công ty đạt được sau 10 năm hoạt động với hướng đi đúng đắn của mình với việc trang bị những máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại công ty đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vềchất lượng, mẫu mã sản phẩm và nhận được nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn và ổn định. Vì nguyên vật liệu được sử dụng rất đa dạng , phong phú với nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau, nguyên vật liệu của công ty được chia ra làm nhiều nhóm và dựa vào đặc điểm của từng nhóm mà đưa vào những khó khăn khác nhau. Hiện nay công ty chia nguyên vật liệu theo 6 kho, mỗi kho đều có kế rtoán riêng: kho mũ, kho da, kho may, kho packing, kho C&C, kho đế. Việc phân chia như vậy cho thấy một sự phân công trách nhiệm rõ ràng, chia sẻ bớt khối lượng công việc cho nhiều kế toán vật tư cũng rất tiện lợi cho việc theo dõi, quản lý, kiểm tra. II. nhược điểm và giải pháp góp phần hoàn thiện việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty : Nguyên vật liệu được phân loại theo nhiều cách nhưng chủ yếu dựa vào vai trò, công dụng của nguyên vật liệu để thuận tiện sắp xếp, bảo quản, lưu trữ tại kho. Trong mỗi kho, mỗi loại nguyên vật liệu đều dược mã hoá theo một cách riêng để tiện cho kế toán theo dõi. Kho mũ: chữ cái viết tắt tên vật liệu + mã số quy định + số thứ tự Khoda,khomay: + Theo tên khách hàng: chữ chữ viết tắt tên khách hàng + quy cách + số thứ tự + Theo tên vật liệu: chữ viết tắt tên vật liệu + quy cách + số thứ tự Ví dụ: + Gỉa da( mũ) loại Hester Wrp-225 thuộc kho mũ: MU 109 + Chỉ may thuộc kho may: CM4076 Việc mã hoá như vậy là không thống nhất, điều này dẫn đến sự không đồng nhất và cũng đem lại những khó khăn trong quản lý. Việc mã hoá là do kế toán mỗi kho tự đặt nên sẽ có thể xẩy ra trường hợp trùng lặp và gây khó khăn trong việc thiết kế phần mềm cho công ty. Hiện nay công ty không sử dụng phần mềm nên công việc cuối tháng rất nhiều. Tuy nhiên công ty đang sử dụng chương trình kế toán trên Excel được thiết kế sẵn rất tốt. Giải pháp: Đánh giá tình trạng này, công ty nên đặt ra một hệ thống mã hoávật liệu thống nhấttrong toàn công ty vừa mang tính đồng bộ vừa mang tính gợi nhớ dễ dànghơn cho việc thiết kế phần mềm để giảm bớt công việc vào cuối tháng. Với đặc điểm nguyên vật liệu rất đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách và màu sắc. Đồng thời số lượng và số lần nguyên vật liệu nhập , xuất rất nhiều trong tháng nên công ty đã chọn tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoànlà phương pháp tốt nhất để theo dõi phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho 1 cách chính xác nhất. Tuy nhiên thuế nhập khẩu được hạch toán vào chi phí sản xuất chung : 6278( vì “tờ khai hàng hoá nhập khẩu “ về đến công ty thì nguyên vật liệu đã được xuất kho) đã không phản ánh đúng giá gốc nguyên vật liệu và đã làm giảm tính chính xác của phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Theo em, để theo dõi và phản ánh chính xác giá nguyên vật liệu xuất kho hằng ngày thì lập phiếu xuất kho nguyên vật liệunhập khẩu, công ty nên tạm tính thuế nhập khẩu vào giá gốc vì thuế suất thuế nhập khẩu của từng loại nguyên vật liệu rất ít thay đổi nên ít chênh lệch khi “ tờ khai hàng hoá nhập khẩu : về. Nếu có chênh lệch thì kế toán lập chứng từ ghi sổ để điều chỉnh: NỢ TK 6211 ( chênh lệch) CÓ TK 3333 Vì vậy giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn sẽ chính xác hơn. Ví dụ: Ngày 06/12/2006, nhận được bộ chứng từ trên, Bảng kiểm kê vật tư nhập khẩu với số lượng thực nhận là 400sqf da vàcommercial invoice số SITD060506 ngày 28/12/2006với số lượng 400sqf da, trị giá 1,914,840đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% , kế toán đối chiếu khớp đúng số lượng giữa bảng kê thuế vật tư nhập khẩu và invoice , khớp đúng đơn giá giữa invoice và order, lập phiếu nhập kho ngày 06/12/2006, tạm tính thuế suất thuế nhập khẩu 15% : NỢ TK1521DA 2,202,066 ( 1,914,840 + 278,226) CÓ TK 3333 287,266 (15% X 1,914,840) CÓ TK 33111 1,914,840 Ngày 20/12/2006, “tờ khai hàng hoá nhập khẩu” với thuế suất thuế nhập khẩu là 10% . Vậy điều chỉnh là 5% x 1,914,840 = (95,742) kế toán lập chứng từ ghi sổ điều chỉnh chênh lệch: NỢ TK 6211 (95,742) Có TK 3333 Hầu hết nguyên vật liệu xuất kho đều được tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Nhưng trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu về trước, commercial invoice về sau thì khi commercial invoice về thì nguyên vật liệu đã xuúât kho phục vụ sản xuất nên kế toán lập chứng từ ghi sổ theo giá mua trên hoá đơn: NỢ TK 6211 CÓ TK 33111 Như vậy công ty đã không thống nhât`1 về chính sách kế toán( tuy ngiên trường hợp này rất ít xẩy ra). Giải pháp: công ty nên tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn cho tất cả các trường hợp. Trường hợp kế toán lập phiếu nhập kho khi kiểm kê phát hiện thừa và lập phiếu xuất kho khi phát hiện là không đúng. Công ty nên hạch toán như sau: - Kiểm kê phát hiện thừa: + lúc phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân NỢ TK 1521 CÓ TK 3381 giá trị nguyên vật liệu thừa + Lúc tìm được nguyên nhân, căn cứ vào biên bản xử lý: NỢ TK 3381 CÓ TK 711 Hoặc: NỢ TK 3381 (giá trị nguyên vật liệu thừa) CÓ TK 632 Hoặc nguyên vật liệu thừa xác định phải trả đơn vị khác ghi Nợ TK 002, khi xuất trả nguyên vật liệu ghi CÓ TK 002 - Kiểm kê phát hiện thiếu: + Lúc phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân: NỢ TK 1381 (giá trị nguyên vật liệu thiếu) CÓ TK152 + Lúc tìm được nguyên nhân: NỢ TK 111,1388,334 (giá trị bồi thường cà nhân) NỢ TK 632 ( phần chênh lệch) CÓ TK1521 ( giá trị nguyên vật liệu thiếu) Trường hợp khi gia công nguyên vật liệu, công ty sử dụng 2 tài khoản để theo dõi chi phí gia công của công ty là rất tốt cho người quản lý có thể biết rõ chi phí gia công chiếm bao nhiêu % với tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh. Tài khoản 331131: giá trị nguyên vật liệu gia công Tài khoản 331132: chi phí gia công Nhưng theo em, như vậy là không đúng bản chất của tài khoản. Công ty nên sử dụng TK 33113( chi phí gia công phải trả) và tài khoản 154: + nếu xuất gia công nguyên vật liệu sau đó sẽ nhập lại kho nguyên vật liệu, kế toán hạch toán như sau: NỢ TK 154 giá trị nguyên vật liệu xuất kho CÓ TK 1521 Khi công ty nhận được hoá đơn gia công thành phẩm, kế toán hạch toán như sau: NỢ TK 154 chi phí gia công NỢ TK 133 thuế giá trị gia tăng CÓ TK33113 chi phí gia công + thuế giá trị gia tăng - Ví dụ: Ngày 22/12/2006, công ty xuất kho Tricoy NN40020 với số lượng 325, trị giá 975,778đ cho công ty An Giang gia công thành giày thành phẩm và sau đó sẽ nhập kho thành phẩm, dựavào phiếu xuất kho từ thủ kho, kế toán lập phiếu xuất kho : NỢ TK 154 CÓ TK 1521MU 975,778 Ngày 28/12/2006, nhận được hoá đơn từ công ty An Giang trị giá 125,000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, kế toán ghi nhận vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ: NỢ TK154 125,000 NỢ TK1331 12,500 CÓ TK33113 137,500 Ngày 14/12/2006, công ty xuất kho 1,519,590 sqf trị giá 294,321,235đ cho công ty Thành Lễ gia công đục lỗ da và nhập kho sau khi gia công xong nhập kho lại nguyên vật liệu. Dựa vào phiếu xuất kho từ thủ kho, kế toán la6p5 phiếu xuất kho: NỢ TK 154 294,321,235 CÓ TK 1521DA Ngày 16/12/2006, nhận được háo đơn từ công ty Thành Lễ trị giá 14,500,000đ, thuế giá trị gia tăng 10%, phiếu nhập kho từ thủ kho, kế toán lập phiếu nhập kho: NỢ TK 1521DA 294,321,235 CÓ TK 154 Sau đó, kế toán ghi nhận vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ để cuối tháng lập chứng từ ghi sổ: NỢ TK 154 14,500,000 NỢ TK1331 1,450,000 CÓ TK 33113 15,950,000 III. Kết luận: Trong nền kinh tế hiện nay, công ty Thái Bình ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Có được thành công hôm nay là sự đóng góp công sức của toàn thể nhân viên công ty. Đặc biệy lãnh đạo ba giám đốc, các cán bộ tài năng, nhạy bén mà trong đó phòng kế toán là một phần tử nhỏ. Với việc tổ chức bộ máy kế toán khoa học, linh hoạt trong việc sử dụngcác phương pháp kế toán để phù hợp với đặc điểm của công ty. Phòng kế toán đã cung cấp thông tin lịp thời , chính xác cho ban lãnh đạo công ty. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định , nhưng phòng kế toán đã thể hiện vai trò là công cụ quản lý sắc bén và hiệu quả của công ty. Trong tương lai, với việc ngày càng hoàn thiện bộ máy quản lý nói chung , bộ máy kế toán nói riêng công ty Thái Bình sẽ vững vàng hơn trên thương trườngvà góp phần tích cực vào sự phát triển của nghành giày Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH068.doc
Tài liệu liên quan