Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ Đức

Tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ Đức: LỜI MỞ ĐẦU Hòa vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độ quản lý, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng và thế tiến vững chắc trên thị trường. Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, cũng như trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh k...

doc99 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hòa vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độ quản lý, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng và thế tiến vững chắc trên thị trường. Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, cũng như trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý chi phí và giá thành một cách hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho doanh nghiệp tích lũy, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên. Chính vì vậy, để phát huy tốt chức năng của mình, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp. Với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và sự hướng dẫn của cô - Ths. Đào Thị Kim Yến kết hợp với kiến thức đã học ở trường em đã chọn đề tài: " Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức " làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào nghiên cứu thực tế công việc này tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, trên cơ sở đó phân tích những tồn tại nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Phương pháp thực hiện đề tài: - Thu thập thông tin bằng cách đọc các chứng từ , nghiên cứu hồ sơ - Phỏng vấn nhân viên kế toán của Công ty - Hoàn thành các công việc được giao trong quá trình thực tập - Quan sát, làm việc - Tìm hiểu các tài liệu, sách tham khảo liên quan đến đề tài. Phạm vi của đề tài: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức. Cụ thể là tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cấu trúc của khóa luận gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức Chương 3: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1 Chi phí sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Liên Xô thì: Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá đã bỏ ra trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Theo quan điểm của kinh tế Pháp thì: Chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Theo quan điểm của kế toán Việt Nam hiện nay thì: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động. 1.1.1.2 Phân loại chi phí Phân loại chi phí là việc sắp xếp các chi phí có cùng tính chất kinh tế theo từng loại, từng nhóm khác nhau, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Có thể phân loại chi phí theo các tiêu thức sau: a) Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí. Toàn bộ chi phí được chia thành 5 yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản phải trả cho người cung cấp điện, nước, điện thoại, vệ sinh… Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị, thuế môn bài, lệ phí cầu đường… b) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội dụng kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất được chia thành 3 loại sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ giá trị của tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm dùng trực tiếp trong quá trình trong quá trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất không thuộc hai khoản mục chi phí trên liên quan trực tiếp đến việc phục vụ, tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Bao gồm: Chi phí nhân công gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. Chi phí vật liệu gián tiếp dùng trong máy móc thiết bị. Công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục cho sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Bao gồm: Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như chi phí vận chuyển, bao bì, lương nhân viên bán hàng, khấu hao TSCĐ… Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các chi phí phát sinh có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung… c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác đinh lợi nhuận. Theo cách này chi phí bao gồm: Chi phí sản phẩm: Là toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hoá. Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. d) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Chi phí chia làm 2 loại: Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Khi phát sinh được tính ngay vào đối tượng chịu chi phí liên quan. Chi phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh phải tiến hành tập hợp chung, sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. e) Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Chi phí bao gồm: Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp. Biến phí là loại chi phí mà tổng số của nó tăng (giảm) khi mức độ hoạt động tăng (giảm). Nó chỉ tồn tại khi doanh nghiệp hoạt động và sẽ mất đi khi doanh nghiệp ngừng hoạt động. Định phí là loại chi phí mà tổng số của nó không biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. 1.1.2 Giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất thực tế tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. 1.1.2.2 Phân loại Có 2 cách phân loại giá thành chủ yếu: a) Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: Gồm 3 loại Giá thành kế hoạch (ZKH) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho tổng sản phẩm kế hoạch theo chi phí sản xuất định mức. Giá thành định mức (ZĐM) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho một đơn vị sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức. Giá thành thực tế (ZTT) được tính sau khi sản xuất hoàn thành theo chi phí sản xuất thực tế. ZKH = ZĐM * Tổng sản phẩm theo kế hoạch b) Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành. Bao gồm 2 loại: Giá thành sản xuất: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của khối lượng thành phẩm tiêu thụ. 1.1.2.3 Đối tượng tính giá thành - Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành là: Loại hình sản xuất Tính chất của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Đặc điểm của sản phẩm Yêu cầu của quản lý Trình độ và phương tiện của kế toán - Đối tượng tính giá thành thường được chọn là: Sản phẩm Bán thành phẩm, chi tiết hay bộ phận cấu thành nên sản phẩm 1.1.2.4 Kỳ tính giá thành Là khoảng thời gian cần thiết mà kế toán cần phải tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sản phẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm kịp thời, phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau: Hàng quý ở doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Quý hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp. Khoảng thời gian theo từng nghiệp vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp nông nghiệp. Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng. 1.1.2.5 Kết cấu giá thành Đối với sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 1.1.3.1 Khái niệm. Tập hợp chi phí sản xuất là nhận dạng mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với đối tượng tập hơp chi phí sản xuất để phân tích, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là đối tượng chịu chi phí, nơi phát sinh chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí thường được chọn: Sản phẩm, nhóm sản phẩm. Giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Toàn bộ quy trình của công nghệ sản xuất. Phân xưởng hay bộ phận sản xuất. Đơn đặt hàng. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu của quản lý chi phí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm cần phải căn cứ vào: Đặc điểm tổ chức sản xuất. Loại hình sản xuất. Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đặc điểm của sản phẩm. Yêu cầu quản lý. Trình độ và phương tiện của kế toán. Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu tương ứng, hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất, xây dựng quy trình kế toán chi phí sản xuất. 1.1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo từng khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất phát sinh, mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp tập hợp trực tiếp: Kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp từ chứng từ vào từng đối tượng tập hợp chi phí. Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí và xác định công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép ghi nhận trực tiếp cho các chi phí vào đối tượng kế toán có liên quan. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được tập hợp chung từ các chứng từ sau đó sẽ chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. CP phân bổ cho từng đối tượng chịu CP = Hệ số phân bổ CP x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Hệ số phân bổ = ∑ CPSX phát sinh trong kỳ ∑ Tiêu thức phân bổ Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu thức phân bổ được sử dụng. 1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, một bên là các yếu tố chi phí “đầu vào” và một bên là kết quả sản xuất ở “ đầu ra”. Chính vì vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, còn giá thành lại là thước đo mức chi phí sản xuất thực tế để sản xuất ra từng loại sản phẩm từ đó có thể kiểm soát, giám sát chi phí bỏ ra. Mối quan hệ này được biểu hiện qua công thức: ∑ Giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì: ∑ Giá thành sản phẩm = CPSX phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chúng giống nhau về nguồn gốc nhưng lại có phạm vi và hình thái biểu hiện khác nhau. Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Khác nhau: Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm Liên quan đến một thời kỳ nhất định không phân biệt là cho loại sản phẩm nào Liên quan đến một sản phẩm nhất định Là chi phí của một kỳ Có thể là chi phí của một kỳ hoặc nhiều kỳ Là chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành hay chưa Là lượng chi phí nhất định tính cho một lượng sản phẩm hoàn thành Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ qua lại không thể tách rời. Khi chi phí sản xuất tăng sẽ khiến cho giá thành sản phẩm tăng. Và ngược lại, muốn hạ giá thành thì phải giảm chi phí sản xuất. Do đó, khi đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp ta không thể phân tích riêng rẽ hai chỉ tiêu này. 1.1.5 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Làm thế nào để giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm làm tăng lợi nhuận đó luôn là vấn đề được đặt ra tại các doanh nghiệp đặc biệt là trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay. Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm càng hạ, đồng thời với nó là chất lượng sản phẩm không đổi hoặc được cải thiện thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá cao. Bên cạnh đó, đối với xã hội việc hạ giá thành là một nguồn tích lũy kinh tế. Việc tiết kiệm của cải xã hội đồng thời đem lại lợi ích cho doanh nghiệp luôn là mục tiêu để các doanh nghiệp hướng tới. Để đạt được mục tiêu này hay nói cách khác là để quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải: Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất phẩm ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Ghi chép chính xác, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời sự lãng phí ở các khâu sản xuất nếu có. Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư, kỹ thuật, nhân lực…nhằm khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí cho quá trình sản xuất. Kiểm tra tình hình thực hiện năng suất hạ giá thành. Việc hoạch định và kiểm soát chi phí tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một định mức chi phí tiêu hao hợp lý. Từ đó đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra, cũng như phát hiện ra sự biến động của chi phí, kịp thời tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. 1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.1.1 Khái niệm CPNVLTT là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất, cấu thành thực thể chính của sản phẩm. 1.2.1.2 Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho Bảng phân bổ nguyên vật liệu, vật liệu. 1.2.1.3 Tài khoản sử dụng. Tài khoản 621, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Bên NỢ: Phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên CÓ: Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập kho. Kết chuyển hoặc phân bổ trị CPNVLTT vào bên Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. 1.2.1.4 Nguyên tắc hạch toán và trình tự phân bổ * Nguyên tắc hạch toán - Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn cứ vào chứng từ liên quan để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên sổ chi tiết hay tài khoản chi tiết. - Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn cứ vào chứng từ ban đầu để tập hợp chi phí theo từng nhóm và lựa chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng. * Trình tự phân bổ Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Đối với nguyên vật liệu chính: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, trọng lượng sản phẩm được sản xuất… Đối với vật liệu phụ: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, hệ số đã được quy định sẵn, trọng lượng hoặc giá trị vật liệu chính sử dụng… Đối với nhiên liệu: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, giờ máy hoạt động… Bước 2: Phân bổ CPNVLTT cho từng đối tượng có liên quan. Việc phân bổ được thực hiện theo công thức sau: Ci = ∑ C x Ti ∑ Ti Trong đó: Ci : CPNVL ( chính, phụ ) phân bổ cho sản phẩm i ∑Ti : Tổng tiêu thức phân bổ ∑ C : Tổng CP NVL (chính, phụ) đã tập hợp sau khi trừ phần chi phí vượt mức bình thường Ti : Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i. 1.2.1.5 Sơ đồ hạch toán. TK 152 TK 621 TK 152 Giá trị NVL thực tế xuất Giá trị NVL sử dụng không hết dùng sản xuất nhập lại kho TK 154 Giá trị NVL sử dụng không Kết chuyển CPNVLTT thực tế hết để tại xưởng vào đối tượng tính giá thành TK 111, 112, 331 Giá trị NVL thực tế mua giao thẳng cho sx TK 133 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Sơ đồ 1.1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 1.2.2.1 Khái niệm. CPNCTT là tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích theo lương của bộ phận công nhân này. 1.2.2.2 Chứng từ sử dụng. Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH. … 1.2.2.3 Tài khoản sử dụng. Để tập hợp và phân bổ CPNCTT kế toán sử dụng tài khoản 622, được mở chi tiết cho từng đối tượng tâp hợp chi phí. Bên NỢ: Phản ánh CPNCTT tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh Bên CÓ: Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632. TK 622 không có số dư cuối kỳ. 1.2.2.4 Nguyên tắc hạch toán và trình tự phân bổ. * Nguyên tắc hạch toán Tương tự như CPNVLTT, CPNCTT được tính vào giá trị từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm lao vụ, dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp chi phí nhân công liên quan đến nhiều sản phẩm lao vụ, dịch vụ mà không thể tính trực tiếp và giá thành cho từng loại thì có thể lựa chọn tiêu thức để phân bổ. * Trình tự phân bổ Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý - Đối với lương chính: Thường được phân bổ theo định mức tiến hành hay giờ công lao động thực tế. - Đối với lương phụ và các khoản trích theo lương: Được phân bổ theo tiền lương chính. Bước 2: Phân bổ CPNVLTT cho từng đối tượng có liên quan. Phân bổ tương tự CPNVLTT. 1.2.2.5 Phương pháp hạch toán và sơ đồ hạch toán * Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: - Tập hợp chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 622 Có TK 334 - Trích các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Nợ TK 622 Có TK 338 - Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Nợ TK 622 Có TK 335 - Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT phát sinh trong kỳ Nợ TK 154 Có TK 622 * Sơ đồ hạch toán TK 334, 338 TK 622 TK 154 Lương và các khoản trích theo Kết chuyển CPNCTT vào đối lương của CN trực tiếp SX tượng tính giá thành. TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN trực tiếp SX. Sơ đồ 1.2: Tập hợp CPNCTT 1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 1.2.3.1 Khái niệm. CPSXC là chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất và những chi phí có tính chất chung phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. 1.2.3.2 Chứng từ sử dụng. Phiếu xuất kho . Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ . Bảng phân bổ tiền lương. Bảng phân bổ khấu hao. Hoá đơn dịch vụ. …. 1.2.3.3 Tài khoản sử dụng. Để tập hợp và phân bổ CPSXC, kế toán sử dụng tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”. Bên NỢ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên CÓ: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển CPSXC vào tài khoản 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. + Kết chuyển biến phí SXC vượt trên mức bình thường vào TK 632. + Kết chuyển định phí SXC không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 được mở chi tiết như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí khác bằng tiền 1.2.3.4 Nguyên tắc hạch toán và trình tự phân bổ Khác với CPNVLTT và CPNCTT, CPSXC được tập hợp dựa trên các chứng từ và tính vào giá trị từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm lao vụ, dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng công ty mà lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Các tiêu thức thường được lựa chọn là: CPNCTT, số giờ máy, số sản phẩm hoàn thành trong kỳ… Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất : CPSXC phân bổ cho SP loại i = Tổng CPSXC x Tiền lương công nhân SX sử dụng để SX SP loại i Tổng tiền lương công nhân SX 1.2.3.5 Phương pháp hạch toán và sơ đồ hạch toán * Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân phục vụ, quản lý phân xưởng sản xuất sản phẩm. Nợ TK 627 Có TK 334,338 - Xuất kho hoặc mua sử dụng ngay nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận phục vụ, quản lý phân xưởng sản xuất sản phẩm. Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 152,153,111,112,331… - Phân bổ công cụ dụng cụ có giá trị lớn sử dụng ở bộ phận phục vụ, quản lý phân xưởng sản xuất. Nợ TK 627 Có TK 142,242 - Trích trước chi phí phát sinh lớn và ảnh hưởng đến nhiều kỳ hạch toán liên quan đến việc phục vụ, quản lý phân xưởng sản xuất. Nợ TK 627 Có TK 335 - Trích khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất. Nợ TK 627 Có TK 214 - Chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện, nước…), chi phí khác bằng tiền phục vụ, quản lý sản xuất ở bộ phận phân xưởng sản xuất. Nợ TK 627 Có TK 111,112,331 - Cuối kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC, kết chuyển CPSXC cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Nợ TK 154 Có TK 627 * Sơ đồ hạch toán: TK 334,338 TK 627 TK 154 Lương và các khoản trích theo Kết chuyển hoặc phân bổ lương của CN phục vụ, quản lý PX CPSXC TK 152, 153 Giá trị vật liệu, CCDC, xuất dùng cho quản lý phân xưởng. TK 142,242, 335 Phân bổ, trích trước chi phí trả trước TK 214 Trích khấu hao TSCĐ TK 331, 111,112 CP dịch vụ thuê ngoài, CP bằng tiền khác. Sơ đồ 1.3: Tập hợp CPSXC 1.3. Kế toán tập hợp chi phí thiệt hại trong sản xuất 1.3.1 Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng 1.3.1.1 Phân loại sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc tạo ra những sản phẩm hỏng sẽ gây thiệt hại nhất định đối với doanh nghiêp, những thiệt hại này sẽ tăng lên rất nhiều nếu sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ. Vì khi đó doanh nghiệp không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn bị ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp luôn đưa ra các giải pháp trong quá trình sản xuất để hạn chế tối đa thiệt hại về sản phẩm hỏng. a) Phân loại sản phẩm hỏng theo mức độ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Sản phẩm hỏng được chia thành hai loại: Sản phẩm hỏng sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Là sản phẩm xét về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và xét về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa không vượt quá chi phí sản xuất sản phẩm, đồng thời việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế. - Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được, hoặc về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa lớn hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy việc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế. b) Phân loại sản phẩm hỏng theo mối quan hệ với việc hạch toán và lập kế hoạch sản xuất Theo cách này sản phẩm hỏng được chia thành hai loại: sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Sản phẩm hỏng trong định mức: Là những sản phẩm hỏng không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất. - Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là các sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, máy móc thiết bị hư hỏng đột xuất… 1.3.1.2 Thiệt hại về sản phẩm hỏng * Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Thiệt hại về sản phẩm hỏng = CP sửa chữa SP hỏng - Giá trị phế liệu thu hồi - Khoản thu bồi thường * Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Thiệt hại về sản phẩm hỏng = Giá trị SP hỏng không sửa chữa được - Giá trị phế liệu thu hồi - Khoản thu bồi thường 1.3.1.3 Chứng từ sử dụng Phiếu báo sản phẩm hỏng trong đó nêu rõ: Tên bộ phận sản xuất Tên sản phẩm và số lượng sản phẩm hỏng Nơi phát sinh sản phẩm hỏng Nội dung và mức độ hỏng Nguyên nhân và người chịu trách nhiệm Các chứng từ phản ánh chi phí sửa chữa ( nếu sản phẩm hỏng sửa chữa được). 1.3.1.4 Nguyên tắc hạch toán. Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức được xem như là chi phí sản xuất thành phẩm trong kỳ. Do đó được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm trong kỳ. Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức không được tính vào chi phí sản xuất. thừơng được xem là một khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào doanh thu trong kỳ và được hạch toán vào giá vốn hàng bán. 1.3.1.5 Phương pháp kế toán a) Kế toán sản phẩm hỏng trong định mức. * Kế toán sản phẩm hỏng sửa chữa được. TK 111,152, TK 621A,622A,627A TK 154 “sp đang TK 152 214,334 sửa chữa SP hỏng chế tạo” CP sửa chữa sp hỏng Cuối kỳ kết chuyển Phế liệu thu hồi CPSX TK 111,112,131 Bán phế liệu, phế phẩm Sơ đồ 1.4: Sửa chữa sản phẩm hỏng trong định mức * Kế toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được. TK 154 “SP đang chế tạo” TK 152 Phế liệu thu hồi TK 111,112,131 Bán phế liệu, phế phẩm. Sơ đồ 1.5: Thu hồi từ sản phẩm hỏng trong định mức b) Kế toán sản phẩm hỏng ngoài định mức. * Kế toán sản phẩm hỏng sửa chữa được. Chia thành 2 loại: Phát hiện và sửa chữa ngay trong kỳ và phát hiện trong hoặc cuối kỳ, sang kỳ sau mới sửa chữa. + Trường hợp 1: Phát hiện và sửa chữa ngay trong kỳ. TK 111,152, TK 621A,622A,627A TK 154 “sửa TK 1388 214,334 “sửa chữa SP hỏng” chữa sp hỏng ” CP sửa chữa sp hỏng Cuối kỳ kết chuyển Thu bồi thường CP sửa chữa sp hỏng TK 152 Phế liệu thu hồi TK 632 Khoản thệt hại Sơ đồ 1.6: Sản phẩm hỏng sửa chữa trong kỳ + Trường hợp 2: Phát hiện sản phẩm hỏng trong hoặc cuối kỳ, sang kỳ sau mới sửa chữa. Kỳ phát hiện sản phẩm hỏng: TK 154 “ SP đang chế tạo” 154 “ sửa chữa SP hỏng” Kết chuyển giá trị SP hỏng sửa chữa theo CP thực tế . Sơ đồ 1.7: Sản phẩm hỏng phát hiện trong kỳ, kỳ sau sửa chữa. Sang kỳ sau tiến hành sửa chữa: TK 621,622,627 TK 154 “sửa chữa SP “ sửa chữa SP hỏng” hỏng”. TK 152, 1388 Kết chuyển CP sửa chữa Nhập kho phế liệu thu hồi SP hỏng khoản thu bồi thường. TK 632 Khoản thiệt hại TK 155 Nhập kho SP hỏng đã sửa chữa hoàn thành theo CP SP thực tế ban đầu. Sơ đồ 1.8: Sửa chữa sản phẩm hỏng ngoài định mức * Sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Chia thành 2 loại: + Đã xác định được nguyên nhân: TK 154 “ SP đang chế tạo” TK 152 Phế liệu thu hồi TK 1388 Khoản thu bồi thường TK 632 Khoản thiệt hại + Chưa xác định được nguyên nhân. TK 154 “ SP đang chế tạo” TK 1381 TK 152, 1388 Kết chuyển giá trị SP hỏng Phế liệu thu hồi nhập kho không sửa chữa được chờ xử lý Khoản thu bồi thường TK 632 Khoản thiệt hại Sơ đồ 1.9: Thu hồi từ sản phẩm hỏng ngoài định mức 1.3.2 Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất 1.3.2.1 Khái niệm Thiệt hại ngừng sản xuất là khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian do nguyên nhân khách quan và chủ quan chẳng hạn như : mất điện, hư máy móc thiết bị… 1.3.2.2 Phân loại Thiệt hại ngừng sản xuất chia thành 2 loại: Thiệt hại do ngừng sản xuất có kế hoạch và thiệt hại do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. Ngừng sản xuất có kế hoạch: Là các trường hợp mà doanh nghiệp dự kiến trước được thời gian, thời điểm ngừng sản xuất. Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Là các trường hợp ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà doanh nghiệp không dự kiến trước được. 1.3.2.3 Phương pháp kế toán Ngừng sản xuất có kế hoạch: TK 111,152,334,338… TK 335 TK 622,627 CP thực tế phát sinh khi Trích trước CP thiệt hại do ngừng sản xuất. ngừng sản xuất. Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: TK 111,152,334,… TK 622,627 TK 154 “ thiệt hại TK 111,112, ngừng sản xuất. 1388 CP thực tế phát sinh Kết chuyển CP phát Khoản thu bồi thường khi ngừng sản xuất. sinh do ngừng sản xuất . TK 632 Khoản thiệt hại 1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.4.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế bao gồm 2 bước: Bước 1: Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí thực tế phát sinh Trước khi tổng hợp chi phí vào các đối tượng tính giá thành cần phải điều chỉnh chi phí do các khoản làm giảm giá thành. Đó là những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí sản xuất phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính. Những khoản đó là: CP thiệt hại về sản phẩm hỏng, CP thiệt hại ngừng sản xuất, phế liệu thu hồi từ vật tư, sản phẩm hỏng… Tuỳ thuộc vào tính chất trọng yếu của các khoản giảm giá thành, kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo giá bán, giá vốn… Các khoản điều chỉnh giảm có gía trị nhỏ, phát sinh không thường xuyên và không ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin giá thành được đánh giá theo giá bán và được điều chỉnh tại thời điểm bán. Các khoản điều chỉnh giảm có giá trị lớn, thường xuyên phát sinh và ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin giá thành được đánh giá theo giá vốn và được điều chỉnh tại thời điểm thu hồi. Kế toán hạch toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành như sau: TK 154 TK 111,152,138 Các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành. Bước 2: Tổng hợp chi phí theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm Sau khi đã điều chỉnh chi phí sản xuất, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất thực tế vào từng đối tượng tính giá thành. Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất, tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ để sử dụng tài khoản và bút toán phù hợp. 1.4.1.1 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. a) Tài khoản sử dụng Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Đối với doanh nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công, thì chi phí của những hoạt động này cũng được tập hợp vào TK 154 Số phát sinh NỢ: Kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Số phát sinh CÓ: Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được… Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho. Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. TK 154 có số dư bên NỢ: Phản ánh chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ b) Phương pháp hạch toán và sơ đồ hạch toán * Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: - Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nợ TK 154 Có TK 621,622,627 - Thu hồi phế liệu do sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Nợ TK 152 Có TK 154 - Thu bồi thường Nợ TK 138 Có TK 154 * Sơ đồ hạch toán: TK 621 TK 154 TK 632 Kết chuyển CPNVLTT K/C CPNVLTT vượt mức bình thường TK 622 Kết chuyển CPNCTT. K/C CPNCTT vượt mức bình thường TK 627 Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC Kết chuyển định phí SXC không phân bổ vào giá thành đơn vị SP . Kết chuyển biến phí SXC vượt mức bình thường Sơ đồ 1.10 : Tổng hợp CPSX ( Phương pháp kê khai thường xuyên) 1.4.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ. Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ kế toán sử dụng tài khoản 631 – Giá thành sản xuất. Số phát sinh NỢ: - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Số phát sinh CÓ: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành vào TK 632 “ Giá vốn hàng bán” TK 631 không có số dư cuối kỳ. * Sơ đồ hạch toán: TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển CPSXDD đầu kỳ Kết chuyển CPSXDD CK TK 621 TK 632 Kết chuyển CPNVLTT thực tế Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho hoặc bán TK 622 TK 111,138 Kết chuyển CPNCTT thực tế Giá trị phế liệu, phế phẩm Thu hồi hoặc bán TK 627 Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC Sơ đồ 1.11 : Tổng hợp CPSX ( Phương pháp kiểm kê định kỳ) 1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp sau. 1.4.2.1 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục CPSX: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Vì thời gian có hạn nên trong chuyên đề này em chỉ trình bày phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trường hợp số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình. Để đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp này ta cần thực hiện 2 bước: Bước 1: Quy đổi SPDD về sản phẩm hoàn thành tương đương. Số lượng SPHTTĐ của SPDD CK = Sản lượng SPDDCK x Mức độ hoàn thành sản phẩm Bước 2: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đối với nhóm chi phí bỏ từ đầu quy trình công nghệ ( nhóm 1): CPNVL chính Nguyên vật liệu phụ có thể được bỏ vào từ đầu quy trình công nghệ hay bỏ dần theo mức độ sản xuất tuỳ theo từng công ty. CPSX dở dang cuối kỳ = CPSX DD đầu kỳ+ CPSX phát sinh trong kỳ x Số lượng SP DD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ Đối với nhóm chi phí bỏ dần theo mức độ sản xuất (nhóm 2): CPNCTT, CPSXC. CPSX dở dang cuối kỳ = CPSX DD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ x Số lượng SP DD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Số lượng SPHT trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩm HTTĐ có ưu điểm là tương đối chính xác tuy nhiên cách tính toán khá phức tạp. Vì thế phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp không có khoản mục chi phí nào chiếm tỷ trọng quá lớn trong giá thành sản phẩm. 1.4.2.2 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPNVLTT Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm CPNVLTT, các chi phí còn lại ( CPNCTT, CPSXC ) được tính vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành Tương tự như phương pháp ước lượng SPHTTĐ phương pháp này cũng chia ra làm hai nhóm. Nhóm các nguyên vật liệu bỏ từ đầu quy trình công nghệ và nhóm các nguyên vật liệu bỏ dần theo mức độ sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CPNVLTT thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động. 1.4.2.3 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm CPNVLTT chính, các chi phí còn lại ( CPNVL phụ, CPNCTT, CPSXC ) được tính vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán khá đơn giản, nhanh chóng do khối lượng công việc tính toán ít. Tuy nhiên độ chính xác không cao vì chỉ tính một khoản CPNVL chính trong SPDD. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp mà nguyên vật liệu chính được bỏ một lần ngay khâu đầu tiên của quá trình sản xuất và chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang ít biến động qua các kỳ . Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ khá phức tạp kiểu liên tục, nếu đánh giá theo phương pháp này thì phần chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ của các giai đoạn sau chính là giá thành của bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang. 1.4.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức. Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục CPSX: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và cũng được chia thành 2 nhóm như trên. Tuy nhiên, CPSXDD cuối kỳ được tính theo chi phí định mức. CP nhóm 1 trong SPDD CK = Định mức CP nhóm 1 x Số lượng SPDD CK CP nhóm 2 trong SPDD CK = Định mức CP nhóm 2 x Số lượng SPHTTĐ của SPDD CK Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. 1.5 Các phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp tính giá thành cơ bản theo chi phí thực tế. 1.5.1 Phương pháp giản đơn. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp vì nó có cách tính đơn giản, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành ( loại sản phẩm ), kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo . Theo phương pháp này, tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một sản phẩm từ khi sản xuất đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của sản phẩm đó. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: ∑ Zttế SP hoàn thành = CPSXDD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD CK - Khoản điều chỉnh giảm Z Z ttế đơn vị SP hoàn thành = ∑ Zttế SP hoàn thành ∑ số lượng SP hoàn thành Phương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn. 1.5.2 Phương pháp hệ số. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất…, nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí. Khác với phương pháp giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của phương pháp này là từng nhóm sản phẩm gắn liền với quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm. Căn cứ vào số liệu định mức, số liệu thực tế phát sinh ta cần thực hiện các bước sau để tính giá thành của sản phẩm. Bước 1: Xác định hệ số quy đổi sản phẩm Hệ số quy đổi SP A( HA ) = Z định mức SP A Zđm nhỏ nhất của 1 loại SP trong quy trình SX Sản phẩm có hệ số quy đổi = 1 gọi là sản phẩm chuẩn Bước 2: Quy đổi tất cả các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn Tổng SP chuẩn = ∑( Số lượng SP A hoàn thành * HA ) Bước 3: Tính tổng Z thực tế SP. ∑ Zttế SP hoàn thành = CPSXDD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD CK - Khoản điều chỉnh giảm Z Bước 4: Xác định Z thực tế đơn vị SP chuẩn. Z ttế đơn vị SP hoàn thành = ∑ Zttế SP hoàn thành ∑ số lượng SP chuẩn đã quy đổi 1.5.3 Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí. Khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp thường đánh giá SPDD theo chi phí định mức. Theo phương pháp này,đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Các bước thực hiện tính giá thành như sau: Bước 1: Tính tổng Z thực tế nhóm SP. ∑ Zttế nhóm SP = CPSXDD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD CK - Khoản điều chỉnh giảm Z Bước 2: Xác định Z kế hoạch nhóm sản phẩm. ZKH nhóm SP = Số lượng SP hoàn thành trong nhóm x Zđm SP Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành nhóm SP. Tỷ lệ tính Z nhóm SP = ∑Zttế nhóm SP x 100% ZKH nhóm SP Bước 4: Xác định tổng Z thực tế và Z thực tế đơn vị SP quy cách i. ∑ Zttế SP quy cách i = ∑ ZKH SP quy cách i x Tỷ lệ tính Z Z đơn vị SP quy cách i = ∑ Zttế SP quy cách i ∑ số lượng SP quy cách i hoàn thành trong kỳ 1.5.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc thu hồi được sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Trong đó, sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính và nó không nằm trong mục đích sản xuất của doanh nghiệp. Giá thành của một loại sản phẩm hay một nhóm sản phẩm chính được xác định bằng cách lấy tổng CPSX sản phẩm trừ (-) giá trị sản phẩm phụ. Trước đây, giá trị sản phẩm phụ được tính dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu hoặc theo giá trị ước tính như sau: Giá trị SP phụ = Giá bán chưa VAT - Lợi nhuận định mức Hiện nay, theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. ∑ Zttế SP hoàn thành = CPSXDD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD CK - Giá trị SP phụ - Nếu giá trị sản phẩm phụ lớn sẽ được loại trừ khỏi tổng CPSX ( SP chính và phụ) theo từng khoản mục chi phí tương ứng với tỷ trọng giá trị sản phẩm phụ trong tổng CPSX. - Nếu giá trị sản phẩm phụ nhỏ thì được loại trừ khỏi tổng CPSX ở khoản mục CPNVLTT. Z ttế đơn vị SP chính hoàn thành = ∑ Zttế SP chính hoàn thành ∑ số lượng SP chính hoàn thành 1.5.5 Phương pháp phân bước Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước ( bán thành phẩm) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng phân xưởng, còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm và thành phẩm tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản lý. Căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh, khi kết chuyển CPSX tập hợp theo từng đối tượng vào giá thành sản phẩm hoàn thành có thể thực hiện theo một trong 2 phương án sau: a) Phương án kết chuyển tuần tự Phương án này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp: Có yêu cầu đánh giá thành quả hoạt động cũng như trách nhiệm của người quản lý ở từng giai đoạn sản xuất. Có một phần bán thành phẩm được bán ra bên ngoài. Có quy trình công nghệ chế biến quá phức tạp, nếu không tính giá thành BTP thì việc giá thành thành phẩm tính được không phản ánh đầy đủ chi phí thực tế cấu thành. Cách tính giá thành theo phương án này được minh hoạ qua sơ đồ sau: CPNVL chính Z BTP gđ1 … Z BTP gđ (n-1) + + + CP chế biến gđ1 CP chế biến gđ2 CP chế biến gđ n Z BTP gđ1 Z BTP gđ2 Z thành phẩm ∑ Zttế BTP gđ (i) = CPSXDD ĐK gđ (i) + CPSX phát sinh trong kỳ gđ (i) + CP BTP gđ trước chuyển sang gđ (i) - CPSXDD CK gđ (i) - Các khoản điều chỉnh giảm Z b) Phương án kết chuyển song song Đặc điểm của phương án này là không tính giá thành BTP hoàn thành sau mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất. Điều này có nghĩa là giá thành BTP không di chuyển cùng với BTP từ giai đoạn công nghệ này sang giai đoạn công nghệ tiếp theo. CPSX phát sinh trong mỗi giai đoạn công nghệ được kết chuyển vào giá thành thành phẩm hoàn thành một cách song song. Cách tính giá thành theo phương án này được minh hoạ qua sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 … Giai đoạn n CPSX phát sinh gđ 1 CPSX phát sinh gđ 2 CPSX phát sinh gđ n CPSX của gđ 1 trong thành phẩm CPSX của gđ 2 trong thành phẩm CPSX của gđ n trong thành phẩm Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí Z thực tế thành phẩm ∑ Zttế thành phẩm = CPSX gđ 1 trong thành phẩm + CPSX gđ 2 trong thành phẩm +…+ CPSX gđ n trong thành phẩm 1.5.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng Ngay từ khi bắt đầu sản xuất, mỗi đơn đặt hàng được mở một “Phiếu chi phí công việc”. Trong kỳ, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp cho từng đơn đặt hàng (theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp) theo từng khoản mục chi phí được ghi vào “Phiếu chi phí công việc”. Khi hoàn thành công việc sản xuất của từng đơn đặt hàng kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất đã tập hợp của từng đơn đặt hàng để tính tổng giá thành thực tế và giá thành thực tế từng đơn vị sản phẩm của đơn đặt hàng. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào cuối kỳ, toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng chính là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được chuyển sang kỳ sau. Tổng Z thực tế của ĐĐH = Tổng CPSX thực tế tập hợp theo từng ĐĐH đến thời điểm công việc hoàn thành - Giá trị các khoản điều chỉnh giảm Z Z đơn vị SP = Tổng Z thực tế của ĐĐH Số lượng Sp hoàn thành CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức. Tên đăng ký: Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức. Tên giao dịch: Thủ Đức Centrifugal Concrete Joint Stock Company Tên viết tắt: TDC Loại hình Công ty: Công ty cổ phần Địa chỉ: 356A Xa lộ Hà Nội – Phường Phước Long A – Q9 – TP. HCM Điện thoại: (08)3731 33073 – 37313272 – 37313322 Fax: (08) 3731 3271 Website: www.betongthuduc.com ; Email: info@betongthuduc.com Mã số thuế: 0303171325 Vốn điều lệ: 64.141.000.000 VND Biểu tượng (logo ) của Công ty ISO 9001 - 2008 Người đại diện của Công ty theo pháp luật gồm: Giám đốc Công ty: Ông Trần Vĩnh Tài Hội Đồng Quản Trị: Ông Nguyễn Thế Thành- Chủ Tịch Ông Trần Vĩnh Tài - Ủy Viên Ông Phạm Ngọc Hiệp - Ủy Viên Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Ủy Viên Bà Hà Thị Kim Dung - Ủy Viên Bà Nguyễn Việt Hòa - Thư Ký Ban Kiểm Soát Ông Hoàng Thế Hiển - Trưởng Ban Ông Võ Hoàng Tuấn - Ủy Viên Ông Phạm Phúc - Ủy Viên Nghành nghề kinh doanh Sản xuất kinh doanh sản phẩm bê tông công nghiệp: Trụ điện, cọc cừ, ống cống, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm. Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí: Thiết bị nâng, thiết bị sản xuất bê tông kết cấu thép, các sản phẩm thép phi tiêu chuẩn khác, vật tư thiết bị, máy móc kỹ thuật (trừ kinh doanh máy in ). Tư vấn xây dựng ( trừ kinh doanh dịch vụ, thiết kế công trình ). Chuyển giao công nghệ sản xuất bê tông công nghiệp. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật, vật liệu. Thiết kế sản phẩm bê tông công nghiệp cơ khí. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức. Giai đoạn 1989–1996 Ban đầu là xưởng Xưởng Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức được thành lập từ tháng 5/1989, trực thuộc Công ty Xây Lắp Điện 2 – Tổng Công ty Xây Dựng Công Nghiệp Việt Nam đơn vị sản xuất sản phẩm bê tông công nghiệp. Giai đoạn 1997–2002 Theo quyết định số 256/QĐ (VT5/ĐVT/TCCB) ngày 15/3/1987 đơn vị được đổi thành Xí nghiệp Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, là một doanh nghiệp Nhà nước. Xí nghiệp có đặc thù riêng của nhà máy sản xuất. Sản phẩm chính của Xí nghiệp là các loại trụ điện bê tông ly tâm, ống cống thoát nước, cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ cho ngành điện và các khu công nghiệp, khu dân cư. Giai đoạn 2003 đến nay: Ngày 6/1/2003 thực hiện theo quyết định số 180/2003/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp chuyển Xí nghiệp thành Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức với 51% vốn Nhà nước. Sự quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh thuộc về Hội đồng cổ đông thông qua Giám Đốc. Quy mô vốn của Công ty: Nguồn vốn điều lệ ban đầu là 11 tỷ đồng, trong thời gian từ năm 2005 đến 2010 Công ty đã 5 lần thay đổi vốn điều lệ cụ thể như sau: Stt Ngày, tháng Nội dung chính 01 Tháng 10 / 2005 Tăng vốn điều lệ từ 11.000.000.000 đồng lên 15.400.000.000 đồng. 02 Tháng 11 / 2006 Tăng vốn điều lệ từ 15.400.000.000 đồng lên 18.480.000.000 đồng. 03 Tháng 7 / 2007 Tăng vốn điều lệ từ 18.480.000.000 đồng lên 26.450.000.000 đồng. 04 Tháng 4 / 2008 Tăng vốn điều lệ từ 26.450.000.000 đồng lên 45.815.000.000 đồng. 05 Tháng 11 / 2010 Tăng vốn điều lệ từ 45.815.000.000 đồng lên 64.141.000.000 đồng. 2.2 Công tác tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.2.1 Tổ chức quản lý 2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.2.1.2 Nhiệm vụ của các phòng ban. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định định hướng phát triển ngắn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý công ty, có tòan quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, là người điều hành hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc Phó giám đốc là người giúp cho giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và giao quyền. Công ty hiện có 02 (hai) phó giám đốc phụ trách các phòng ban: phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Tổng hợp. Các phòng chức năng Phòng kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi các chỉ tiêu phương hướng hiện có, chịu trách nhiệm hoạch toán, ghi chép, phân tích mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng kế toán tài chính có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; xúc tiến và quản lý công tác đầu tư tài chính, công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập hoặc chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động. Thực hiện đúng chức năng tài chính, chế độ hạch toán theo quy định của nhà nước. Phòng tổng hợp : Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc Công ty về các lĩnh vực tổ chức hành chính, nhân sự, kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, cung ứng vật tư, công tác bảo vệ, y tế và đời sống cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ chủ yếu các bộ phận như sau : Bộ phận tổ chức hành chính – nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, quản lý nhân sự của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tiền lương và các chế độ cho người lao động theo quy định của nhà nước.Có nhiệm vụ sắp xếp, bố trí nơi làm việc, xe cộ, đón tiếp khách, tổ chức liên hoan hội nghị, cung cấp các vật phẩm văn phòng phẩm, chịu trách nhiệm toàn bộ về thông tin liên lạc và an ninh nơi làm việc. Bộ phận vật tư: Cung cấp định mức vật tư, làm phiếu nhập-xuất kho vật tư, hoá đơn mua hàng hóa cho phòng kế toán để kế toán vật tư hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các khi phí khác… Bộ phận kỹ thuật: Triển khai kế hoạch sản xuất, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ, lập và ban hành các quy định về công nghệ, xây dựng các định mức vật tư và biên bản triển khai sản xuất. Bộ phận KCS: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra chất lượng từng loại sản phẩm trong quá trình sản xuất, nhập kho, tiêu thụ nhằm phát hiện kịp thời các sản phẩm sai sót không đạt chất lượng để đưa ra các phương án khắc phục và hướng giải quyết. Phòng kế hoạch – kinh doanh : Có nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác kế họach sản xuất ngắn hạn và dài hạn, công tác kinh doanh, tiếp thị, khách hàng và điều độ các phương tiện vận chuyển để cung ứng kịp thời sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Các tổ sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo lệnh sản xuất được phó giám đốc phụ trách sản xuất duyệt và các công việc khác được yêu cầu. 2.2.2 Tổ chức sản xuất 2.2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm. Công Ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức thuộc loại hình sản xuất công nghiệp, sản xuất sản phẩm hàng loạt. Toàn bộ dây truyền khép kín từ lúc đưa vật tư vào sản xuất cho đến khi hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh đưa vào nhập kho thành phẩm đi tiêu thụ 2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất Tổ nòng thép ứng suất trước: Có nhiệm vụ sản xuất ra các loại nòng thép theo tiêu chuẩn quy định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tổ bê tông 1, 2, 3, 4: Thực hiện đoạn cuối của quy trình công nghệ như vào khuôn, siết bullon, quay ly tâm… Tổ vận hành thiết bị: Vận hành các trạm trộn bê tông, lò hơi đốt than… Tổ vận chuyển, bốc xếp: Chịu trách nhiệm vận chuyển, sắp xếp các sản phẩm từ nơi sản xuất ra bãi tập kết. Vận chuyển sản phẩm lên xe cho khách hàng… Tổ cấu kiện và xây dựng cơ bản: Sản xuất các loại đà cản, móng néo và thực hiện các công việc về xây dựng cơ bản ở Công ty. Tổ cơ khí bảo trì: Có nhiệm vụ theo dõi, bảo dưỡng toàn bộ các máy móc thiết bị sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí để phục vụ sản xuất trong nội bộ Công ty và bán ra bên ngoài như khuôn cọc, khuôn trụ, gia công mặt bích, gia công cầu trục… 2.2.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.2.2.4 Một số hình ảnh về sản phẩm của Công ty 2.3 Công tác kế toán của công ty. 2.3.1 Bộ máy kế toán 2.3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị Kế toán tổng hợp,giá thành, TSCĐ, thuế. Kế toán ngân hàng, theo dõi cổ đông Kế toán tiền lương; Thủ quỹ Kế thanh toán; Vật tư -thành phẩm Kế toán bán hàng; BHXH, BHYT, BHTN KẾ TOÁN TRƯỞNG Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 2.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán Công tác kế toán tài chính, tính giá thành sản phẩm tại Công ty do phòng kế toán tài chính đảm nhiệm. Phòng kế toán chiụ sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và sự chỉ đạo nghiệp vụ kế toán của kế toán trưởng. Kế toán trưởng Là người tổ chức quản lý công tác kế toán, giúp giám đốc nắm được thông tin kinh tế đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận kế toán, chỉ đạo trực tiếp cho các kế toán viên thực hiện tốt chế độ kế toán của Công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn tổ chức và thi hành củng cố hoàn thiện chế độ kế toán của Công ty theo yêu cầu đổi mới của Công ty, đổi mới của chế độ quản lý. Kế toán kế toán tổng hợp, giá thành, TSCĐ, thuế Cập nhật những khoản phải trả, lên kế hoạch thanh toán, kế hoạch tài chính Ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Có nhiệm vụ kê khai, báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, quyết toán báo cáo thuế năm… chịu trách nhiệm về các khoản phải nộp theo đúng quy định. Lập các biểu tổng hợp, các vấn đề thanh toán, tổng hợp các giấy tờ sổ sách kế toán của bộ phận kế toán khác, lên các chứng từ cho cấp trên ký, xét duyệt đồng thời lên báo cáo tài chính theo chỉ định của kế toán trưởng. Cập nhập bảng định mức vật tư cho từng loại sản phẩm trong phần mềm kế toán. Theo dõi, phân bổ chi phí cho sản phẩm, báo cáo giá thành sản phẩm . Kế toán ngân hàng, theo dõi sổ cổ đông Chịu trách nhiệm giao dịch với các ngân hàng về các nghiệp vụ liên quan trong quá trình lưu chuyển tiền tệ như đi ủy nhiệm chi theo kế hoạch thanh toán. Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay… Quản lý sổ cổ đông công ty, theo dõi sự biến động số lượng cổ đông, chuyển nhượng cổ phần. Kế toán bán hàng, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, BHTN Nắm giữ toàn bộ phát sinh doanh thu bán hàng, kiểm tra báo cáo, đối chiếu hóa đơn, chứng từ với sổ sách hằng ngày, theo dõi công nợ của khách hàng, lập báo cáo doanh thu, công nợ. Liên hệ với khách hàng để đôn đốc đòi nợ… Theo dõi chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Kế toán thanh toán, vật tư – thành phẩm Có trách nhiệm nhập liệu, cập nhật về vật tư thành phẩm phát sinh trong ngày, lập báo cáo nhập - xuất – tồn về vật tư thành phẩm, đối chiếu số liệu, chứng từ bộ phận vật tư chuyển về. Phân bổ chính xác chi phí vật liệu và giá thành sản phẩm. Lập phiếu thu chi tiền mặt theo đúng nguyên tắc, lập biên bản kiểm quỹ, báo cáo số dư cho kế toán trưởng. Kế toán tiền lương, thủ quỹ Ghi chép và tính toán các nghiệp vụ về tiền lương của Công ty, các khoản bảo hiểm trợ cấp, phụ cấp, tạm ứng lương đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thu chi tiền mặt tại quỹ theo đúng chế độ hiện hành. 2.3.2 Đặc điểm hệ thống kế toán của công ty 2.3.2.1 Chế độ chứng từ: Các loại chứng từ vận dụng tại Công ty. Về lao động tiền lương: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, phiếu làm thêm giờ, bảng thanh toán lương. Về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm, biên bản giao hàng, giấy đề nghị xuất vật tư. Về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng… Về bán hàng: Hóa đơn bán hàng, hợp đồng bán hàng, biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản nghiệm thu hàng hóa . Về TSCĐ: Biên bản kiểm nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, hồ sơ về các loại tài sản, bảng tính chi tiết khấu hao tài sản cố định… 2.3.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán NHẬT KÝ CHUNG. Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng, định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán nhật ký chung Kỳ kế toán của Công ty là Quý . Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Với sự trợ giúp của máy tính dựa vào phần mềm FOXPRO với các loại sổ sử dụng như: Sổ nhật ký đặc biệt: Nhật ký bán hàng – mua hàng, nhật ký thu tiền – chi tiền. Sổ cái, sổ tổng hợp, sổ thẻ, sổ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ: Hằng ngày khi có chứng từ gốc kế toán từ các phòng ban khác chuyển sang, tùy từng loại chứng từ kế toán sẽ dựa vào để nhập liệu, cập nhật vào các sổ chi tiết, nhật ký đặc biệt… Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào sổ cái các tài khoản. Chứng từ sau khi nhập liệu được lưu lại phòng kế toán để làm chứng từ gốc. * Quy trình ghi sổ kế toán Phần mềm kế toán FOXPRO Máy tính Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán ( sổ tổng hợp, sổ chi tiết ) Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu kiểm tra In số liệu, báo cáo cuối tháng, cuối năm Sơ đồ 2.5 : Quy trình ghi sổ kế toán Cuối mỗi tháng, từ sổ sách kế toán sẽ lập bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối phát sinh… để lập báo cáo hàng kỳ. 2.3.2.3 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Công ty là Đồng Việt Nam (VND). 2.3.2.4 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng các chuẩn mực kế toán và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ–BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng như các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập Báo cáo tài chính. 2.3.2.5 Cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính tại Công ty Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền). Đối với một doanh nghiệp, báo cáo tài chính là bảng tổng hợp trình bày tổng quát nhất, toàn diện nhất về việc hình thành và sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty; Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế chủ yếu cho việc đánh giá kết quả thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Và là một kênh thông tin không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư hoạt động tài chính. Năm 2010 là một năm cả Thế giới đang còn phải gồng mình chống đỡ “suy thoái kinh tế toàn cầu”; Đất nước Việt nam cũng không tránh khỏi trào lưu chung, tình hình lạm phát diễn biến hết sức phức tạp. Trong năm 2010 Công ty CP Bê tông Ly Tâm Thủ Đức phải vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, trong đó có nhiều công ty do nước ngoài đầu tư rất mạnh. Giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng cao, nhất là giá thép nhập khẩu từ nước ngoài vì hiện nay các loại vật tư này trong nước vẫn chưa sản xuất được như thép dự ứng lực PC wire 5.0, 6.0; thép PC bar 7.1, 9.0 (loại vật tư đầu vào chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn giá thành sản phẩm của Công ty). Cát của Campuchia không được xuất sang Việt nam nên tăng giá đến gần 30%, giá than, xăng, dầu, đá, xi măng đều tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng liên tục… Mặc dù vậy với tinh thần đoàn kết và hăng say lao động của tập thể CBCNV, Công ty đã phấn đấu không ngừng, tìm mọi biện pháp để ổn định giá bán, tăng sản lượng và doanh thu, mở ra những hướng đi mới có hiệu quả kinh tế cao và tìm kiếm được nhiều hợp đồng lớn, và đã xuất khẩu được rất nhiều sản phẩm ra nước ngoài. Trong đó đáng chú ý là hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Công ty CP Bê Tông Công Nghệ Cao tại huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai có giá trị đến 170 tỷ đồng. Năm 2010 là một năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty trong vòng một thập kỷ qua. 2.4 Phân tích khái quát về tình hình tài chính của Công ty 2.4.1 Tình hình tăng giảm tài sản cố định Tài sản cố định của Công ty năm 2010 giảm 2.007.790.942 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 29,23% so với năm 2009. Ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 516.668.920 đồng Giá trị hao mòn luỹ kế tăng 2.528.759.243 đồng Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 4.299.381 đồng * Chi tiết về đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản cố định, sửa chữa lớn năm 2011 gồm: 1 – Lò hơi 2tấn/h = 500 triệu đồng 2 – Moteur palang Podom 5T = 200 triệu đồng 3 – Nâng tầng văn phòng Cty = 300 triệu đồng 4 – Làm mới đường vào Cty = 500 triệu đồng 5 – Silo 60 tấn = 200 triệu đồng 6 – Gia công khuôn cột: = 450 triệu đồng 7 – Sửa chữa, thay thế (giàn quay, lò hơi, trạm trộn, hệ thống điện .v.v..) = 1,925 triệu đồng Tổng cộng = 4.075 triệu đồng (Số liệu tại Nghị quyết Đại hội Cổ đông 2011 đã được Cổ đông thông qua) 2.4.2 Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu Vốn củ sở hữu của Công ty năm 2010 tăng 9.191.623.771 đồng tương ứng với 10,76% so với năm 2009, chủ yếu do các yếu tố sau : Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 18.326.000.000 đồng tương ứng 40% ( do Công ty tăng vốn điều lệ). Quỹ dự phòng tài chính tăng 815.851.238 đồng tương ứng 60,78%. Quỹ đầu tư phát triển giảm 2.385.068.189 đồng tương ứng với 32,28% do Công ty tăng vốn từ nguồn quỹ này 6.872.250.000 đồng, đồng thời trích quỹ từ lợi nhuận năm 2010 là 4.487.181.811 đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 7.516.551.665 tương ứng 31,07 %, do Công ty chia cổ tức cho các cổ đông hiện hữu và trích lập các quỹ dự phòng tài chính, đầu tư phát triển... * Năm 2010 Công ty đã hoàn thành thủ tục tăng vốn điều lệ và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ năm - Vốn điều lệ từ 48.815 tỷ đồng lên 64.141 tỷ đồng 2.4.3 Tình tăng giảm các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác a) Tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức 1 (TDC1): Công ty góp 51% vốn điều lệ (VĐL) = 40,8/80 tỷ đồng. TDC1 trong năm 2010 đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh so với kế hoạch (KH) như sau: - Giá trị sản lượng: 278 tỷ đồng đạt 162% KH - Tổng doanh thu đạt : 269 tỷ đồng đạt 146%KH - Lợi nhuận: 18 tỷ đồng đạt 162% KH - Thu nhập bình quân: 4.200.000đ/người/tháng đạt 131% KH - Chia cổ tức : 18%/VĐL đạt 120% KH b) Tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức- Long An(TDC2): Công ty góp 20% vốn điều lệ = 18,45 tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức- Long An cũng rất ấn tượng: - Giá trị sản lượng: 320 tỷ đồng đạt 118% KH - Tổng doanh thu đạt : 298 tỷ đồng đạt 119% KH - Lợi nhuận: 19,5 tỷ đồng đạt 156% KH - Thu nhập bình quân: 4.200.000đ/người/tháng đạt 120% KH - Chia cổ tức : 15%/VĐL đạt 125% KH c) Tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Vinaicon Hải Dương: Công ty góp 20% vốn điều lệ = 08 tỷ đồng. Tháng 05/2010 bắt đầu đi vào sản xuất, do vậy doanh thu còn hạn chế, đạt 25 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,1 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức 3,5% trên vốn điều lệ. Thu nhập bình quân của CBCNV là 3triệu đồng/người/tháng. ( Dữ liệu tại văn kiện Đại hội Cổ đông Công ty năm 2011) Các khoản đầu tư năm 2010 vào các đơn vị khác đã đem lại hiệu quả về kinh tế cao cho Công ty. Trong năm 2010 Công ty không đầu tư vốn thêm vào Công ty con mà tiếp tục đầu tư vốn vào Công ty liên kết tăng 1.600.000.000 đồng tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Vinaincon Hải Dương. 2.4.4 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh năm 2010 của Công ty Cổ phần bê tông Ly Tâm Thủ Đức 2.4.4.1 Sự biến động Tài sản và Nguồn vốn a) Biến động về Tài sản Tài sản Đầu năm Cuối năm Biến động Số tiền Số tiền Số tiền % A- Tài sản ngắn hạn 145.667.970.957 120.531.104.665 (25.136.866.292) (17,26) B- Tài sản dài hạn 72.574.082.020 72.157.759.679 (416.322.341) (0,57) Tổng cộng tài sản 218.242.052.977 192.688.864.344 (25.553.188.633) (17,83) (Trích số liệu tại Bảng cân đối kế toán năm 2010 – Phụ lục số 7) Từ số liệu ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2010 so với năm 2009 giảm 25.553.188.633 đồng tương ứng với 11,71%. Nguyên nhân chủ yếu là do: - Tài sản ngắn hạn giảm 25.136.866.292 đồng tương ứng với 17,26% trong đó chủ yếu do Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 28.456.154.098 đồng tương ứng với 76,09%; Dự phòng phải thu khó đòi (khách hàng) tăng 1.143.793.549 đồng tương ứng tăng 409,6% so với năm 2009 là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho một số Công ty mất khả năng thanh toán; Hàng tồn kho giảm 12.350.834.678 đồng tương ứng với 44,73%... - Tài sản dài hạn giảm 416.322.341 đồng tương ứng với 0,57% trong đó chủ yếu do TSCĐ giảm 2.007.790.942 đồng tương ứng 29,23% chủ yếu là do giá trị hao mòn lũy kế. b) Biến động về nguồn vốn Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm Biến động Số tiền Số tiền Số tiền % A-Nợ phải trả 132.845.754.761 98.100.942.357 (34.744.812.404) (26,15) B-Nguồn vốn chủ sở hữu 85.396.298.216 94.587.921.987 9.191.623.771 10,76 Tổng cộng nguồn vốn 218.242.052.977 192.688.864.344 (25.553.188.633) (15,39) (Trích số liệu tại Bảng cân đối kế toán năm 2010 – Phụ lục số 7) Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2010 giảm 25.553.188.633 đồng tương ứng với 15,39% so với năm 2009 chủ yếu do các nhân tố sau: Nợ phải trả giảm 34.744.812.404 đồng tương ứng 26,15% trong đó chủ yếu do người mua trả tiền trước giảm 37.700.307.955 đồng, phải trả người bán giảm 14.860.431.584 đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 9.191.623.771 đồng tương ứng với 10,76% chủ yếu do vốn đầu tư củ chủ sở hữu tăng 18.326.000.000 đồng (tăng vốn), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 7.516.551.665 đồng (chia cổ tức). Tóm lại tổng nguồn vốn năm 2010 giảm nhiều chủ yếu do nợ phải trả giảm đi rất nhiều trong đó phần lớn do khoản người mua trả tiền trước giảm nhiều so với năm 2009. Nhưng trong năm 2010 Công ty đã hoàn thành thủ tục để tăng thêm vốn điều lệ của cho Công ty từ 45,815 tỷ lên 64,141 tỷ để mở rộng quy mô sản xuất đồng thời có đủ năng lực cạnh tranh trên thương trường . c) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (phụ lục số 8) , ta có thể nhận xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010 so với năm 2009 qua một số chỉ tiêu tài chính sau: Doanh thu bán và cung cấp dịch vụ hàng tăng 130,990 tỷ đồng tương ứng 61,82%. Chủ yếu là sản lượng tăng và do thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất cọc bê tông trị giá 170 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng 130,414 tỷ đồng do sản lượng tăng, chi phí vật tư đầu vào tăng cao vì sự biến động giá cả của thị trường và tỷ giá hối đoái. Lợi nhuận gộp tăng 576 triệu đồng tương ứng 1,77%. Doanh thu hoạt động tài chính tăng cao: 6,269 tỷ đồng tương ứng 238,2% do năm 2010 Công ty nhận được tiền chia cổ tức từ Công ty con,Công ty kiên kết. Mặt khác do Công ty thu lãi các khoản Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức 1 vay. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao: chi phí bán hàng tăng 435 triệu đồng tương ứng với 22,64%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2.915 triệu đồng tương ứng 48,47%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1.799 triệu đồng tương ứng 7,07%. Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.862 triệu đồng tương ứng 7,28%. Lợi nhuận kế toán sau thuế tăng 1.800 triệu đồng tương ứng 8,45%. * Tỷ suất lợi nhuận (LN) trên doanh thu (DT) Tỷ suất LN/DT= x 100 Năm 2010 x 100 = 6,77% Năm 2009 x 100 = 10,14% Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 giảm 3,37% so với năm 2009 do năm 2010 giá cả vật tư đầu vào tăng cao làm cho chi phí tăng lên. Mặt khác giá bán của Công ty tăng lên không đáng kể do chiến lược giữ khách hàng của Công ty nên mặc dù doanh thu tăng cao so với năm 2009 nhưng lợi nhuận tăng cũng không cao. Trong năm 2010 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, nhưng Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức đã hoàn thành suất sắc mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh. Vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà mà nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông năm 2010 đã đề ra. Đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu ngày càng lớn mạnh trên thương trường trong và ngoài nước CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 3.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly tâm Thủ Đức sản xuất kinh doanh sản phẩm bê tông công nghiệp: Trụ điện, cọc cừ, ống cống, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm… Hiện nay nước ta đã có “Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam”- là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bê tông, với mục tiêu hoạt động là phát triển ngành bê tông Việt Nam đạt trình độ công nghệ ngang tầm khu vực và thế giới. Điều này chứng tỏ đây đang là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc trên thị trường sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì thế công ty cần có những chiến lược cụ thể để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đặc biệt trong thời kỳ lạm phát như hiện nay thì chiến lược về giá cần được đặc biệt quan tâm. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty cần rà soát lại quy trình sản xuất sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chống lãng phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm tối ưu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… 3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí là từng tổ sản xuất. Chi phí sản xuất được tập hợp theo hai phương pháp: Phương pháp tập hợp trực tiếp: đối với những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến một loại sản phẩm. Phương pháp phân bổ gián tiếp: đối với những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại sản phẩm . Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tập hợp vào TK 621 Chi phí nhân công trực tiếp: tập hợp vào TK 622 Chi phí sản xuất chung: tập hợp vào TK 627 3.1.2 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. 3.1.3 Kỳ tính giá thành Công ty tính giá thành sản phẩm theo tháng. 3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Vì thời gian thực tâp có hạn, sản phẩm Công ty sản xuất ra trong một tháng rất nhiều chủng loại khác nhau nên em xin chọn ba sản phẩm phổ biến có sản lượng sản xuất nhiều và được khách hàng ưa chuộng nhất đó là : Cọc PC 300A – 10m (SP A) Trụ BTLT 8m – 400Kgf (SP B) Đà cản 1,2m (SPC) để phán ánh công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3.2.1.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu. Sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất là bê tông công nghiệp: Trụ điện, cọc cừ, ống cống, đà cản, móng neo… nên nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm bao gồm rất nhiều loại. Mỗi loại có một tính chất cũng như công dụng riêng. Để thuận lợi cho công tác quản lý, tập hợp chi phí cũng như tính giá thành công ty đã phân loại nguyên vật liệu như sau: Nguyên vật liệu chính: Cát sàng, sắt PC bar 9.0 , đá 1x2, xi măng PC40… Nguyên vật liệu phụ: Dầu bôi khuôn, Boullon, phụ gia bê tông, kẽm 0.8ly… Nhiên liệu: than đá, dầu DO… Phụ tùng thay thế: Túyp 41, Tán M30, Tụ 50MF, motor các loại … Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho: lấy giá bình quân chung để xác định đơn giá xuất kho trong kỳ. Giá xuất kho Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập trong kỳ Giá xuất kho Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập trong kỳ = Trị giá xuất kho = Đơn giá xuất kho x Số lượng nguyên vật liệu xuất kho * Trích dẫn minh họa thực tế tính giá xuất kho Ngày 31/12 /2010 căn cứ theo phiếu xuất kho số 32/12 xuất cho tổ trưởng tổ sản xuất Nguyễn Văn Hải thuộc tổ Bê tông 1: 1.499,6 kg xi măng PC40 để sản xuất trụ điện bê tông và cọc bê tông các loại… Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư xi măng PC40 tháng 12/2010 kế toán tính giá xuất kho trong kỳ cho loại vật tư này như sau : Giá trị tồn đầu kỳ: 92.230.708 đồng Giá trị nhập trong kỳ: 1.296.422.439 đồng Số lượng tồn đầu kỳ: 69.879,4 kg Số lượng nhập trong kỳ: 973.427,2 kg Số lượng xuất trong kỳ : 1.499,6 kg Áp dụng công thức trên kế toán tính đơn giá xuất kho trong kỳ: 92.230.708 + 1.296.422.439 Giá xuất kho Giá xuất kho 69.879,4 + 973.427,2 = = 1.331 (đồng/kg) Trị giá xuất kho 1.499,6 kg xi măng PC40 cho phiếu xuất kho 32/12 là: Trị giá xuất kho = 1.331 x 1.499,4 =1.995.985 đồng Hàng tồn kho được kê khai theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 3.2.1.2 Chứng từ sử dụng * Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển Phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho. Phiếu đề xuất cấp vật tư. Phiếu cấp vật tư. Định mức hao phí vật tư. Hóa đơn GTGT. Dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu bộ phận quản lý vật tư sẽ lên kế hoạch để đặt hàng mua nguyên vật liệu. Khi bộ phận sản xuất có yêu cầu xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ lập phiếu đề xuất cấp vật tư gửi cho bộ phận vật tư. Bộ phận vật tư căn cứ vào bảng định mức vật tư và ký duyệt vào phiếu cấp vật tư đồng thời ra phiếu xuất kho. Căn cứ vào các chứng từ này thủ kho vật tư sẽ xuất vật tư cho các tổ sản xuất và trừ trên thẻ kho. Cuối kỳ, phòng kế toán dựa vào bảng định mức hao phí vật tư và bảng quyết toán vật tư của bộ phận vật tư để làm căn cứ hạch toán tính giá thành sản phẩm… 3.2.1.3 Tài khoản sử dụng Để hạch toán CPNVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm, Công ty sử dụng TK 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK 1521: Nguyên vật liệu chính. TK 1522: Nguyên vật liệu phụ. TK 1523: Nhiên liệu. TK 1524: Phụ tùng thay thế. 3.2.1.4 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh. Để tồn tại và phát triển được ngoài nhiệm vụ sản xuất được nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đó là nguyên vật liệu. Đây là một trong ba yếu tố chiếm tỷ trọng lớn quyết định đến giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy, để quản lý cũng như tiết kiệm, tránh lãng phí nguyên vật liệu Công ty đã xây dựng một định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý cho từng sản phẩm. Bảng số 1: Định mức hao phí vật tư của sản phẩm Cọc PC 300A – 10m Tên vật tư Số lượng Đơn vị tính Cát Campuchia 0,2100 M3 Đá 1*2 0,4200 M3 Mặt bích hở cọc D300 2,0000 CÁI Sắt F3 trơn 6,3300 KG Sắt PC bar 9.0 35,2400 KG Xi măng Pooclang bền Sunphat PC SR40 238,3500 KG Bouloon M20*80 0,4200 BỘ Dầu bôi khuôn 1,0800 LÍT Phụ gia bê tông Mighty – 21SP 1,9000 LÍT Phụ gia Glennium 388 1,9000 LÍT Phụ gia Rheomac SF100 11,8200 KG Than đá 26,0700 KG Bảng số 2: Định mức hao phí vật tư của sản phẩm Trụ BTLT 8m – 400 kgf Tên vật tư Số lượng Đơn vị tính Cát sàng bê tông 0,1130 M3 Cát Module 22 0,1130 M3 Đá 1*2 0,1900 M3 Sắt F3 trơn 2,5200 KG Sắt PC bar F7,1 20,7900 KG Xi măng PC B40 72,0000 KG Bouloon M20*80 0,3000 BỘ Dầu bôi khuôn 0,5000 LÍT Kẽm F1 ly 0,1700 KG Kẽm 0.8 ly 0,4000 KG Phụ gia Might 150 0,7200 LÍT Than đá 11,0000 KG Bảng số 3: Định mức hao phí vật tư của sản phẩm Đà cản 1,2m Tên vật tư Số lượng Đơn vị tính Cát sàng bê tông 0,0173 M3 Cát Campuchia 0,0173 M3 Đá 1x2 0,0320 M3 Sắt F6 CT3 0,9640 KG Sắt F10 SD295 3,7500 KG Xi măng PC B40 10,000 KG Kẽm F1 ly 0,0095 KG Que hàn C47 N48 4ly 0,0400 KG Công thức tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và áp giá cho từng sản phẩm : Giá trị xuất kho NVL trực tiếp sản xuất SPA = Đơn giá xuất kho NVL SPA x Số lượng nguyên vật liệu theo bảng định mức hao phí SPA Đơn giá xuất kho NVL SPA Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập trong kỳ Giá xuất kho Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập trong kỳ = * Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Chi phí nguyên vật liệu chính: + Căn cứ vào phiếu xuất kho số 31/12; 32/12; 33/12; 37/12; 38/12… ngày 31 tháng 12 năm 2010: Xuất sắt F9.0, sắt F3 trơn, xi măng PC40, đá 1x2, mặt bích cọc, sắt PC wire 5.0…để sản xuất trụ điện, cọc bê tông, đà cản, móng neo…Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 621 5.957.264.342 Có TK 1521 5.957.264.342 Chi phí nguyên vật liệu phụ: + Căn cứ vào phiếu xuất kho số 32/12; 34/12... ngày 31 tháng 12 năm 2010 : Xuất kẽm 0.8ly, kẽm buộc 1ly, boullon M20x80, thép láp các loại, thép hình các loại, phụ gia bê tông , que hàn C47 N48 4ly... để sản xuất trụ điện, cọc bê tông, đà cản, móng neo... Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 621 572.446.357 Có TK 1522 572.446.357 Chi phí nhiên liệu: + Căn cứ vào phiếu xuất kho số 06/12 ngày 22 tháng 12 năm 2010, phiếu xuất kho số 08/12 ngày 27 tháng 12 năm 2010 : Xuất dầu DO để sản xuất trụ điện, cọc bê tông. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 621 50.427.375 Có TK 1523 50.427.375 + Căn cứ vào phiếu xuất kho số 37/12 ngày 22 tháng 12 năm 2010 : Xuất than đá để sản xuất trụ điện, cọc bê tông. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 621 275.441.265 Có TK 1523 275.441.265 Chi phí phụ tùng thay thế: + Căn cứ vào phiếu xuất kho số 02/12 ngày 10 tháng 12 năm 2010: Xuất tuýp, tán M30 để sản xuất trụ điện bê tông, cọc bê tông các loại. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 621 142.358.429 Có TK 1524 142.358.429 Căn cứ vào bảng định mức hao phí vật tư đã được cài đặt mặc định cho từng loại sản phẩm trong phần mềm kế toán; Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm trong tháng 12/2010; Căn cứ vào bảng quyết toán vật tư được ký duyệt giữa phòng Tổng hợp và phòng Tài chính kế toán; Phần mềm kế toán chạy và cho kết quả CPNVLTT dùng để sản xuất ba loại sản phẩm là Cọc PC 300A – 10m ; Trụ BTLT 8m – 400kgf; Đà cản 1,2m chi tiết như sau: Bảng số 4: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tên Cọc PC300A – 10m 274 Cọc Trụ BTLT 8m – 400Kgf 2.717 Trụ Đà cản 1,2m 2.173 Cái Vật liệu chính 303.061.536 1.476.325.422 182.947.043 Vật liệu phụ 25.374.318 67.881.528 947.428 Nhiên liệu 20.067.486 110.120.010 0 Phụ tùng thay thế 7.329.774 44.319.704 0 Tổng cộng 355.833.114 1.698.646.664 183.894.471 Cuối kỳ, kết chuyển CPNVLTT vào đối tượng tính giá thành. Nợ TK 1541 A 355.833.114 Nợ TK 1541 B 1.698.646.664 Nợ TK 1541 C 183.894.471 Có TK 621 2.238.374.249 * Sơ đồ hạch toán. TK 1521 TK 621 TK 1541 A 1.779.386.958 355.833.114 Tập hợp CPNVL chính Cuối kỳ, K/C CPNVLTT TK 1522 94.203.274 TK 1541 B Tập hợp CPNVL phụ 1.698.646.664 Cuối kỳ, K/C CPNVLTT TK 1523 130.187.496 TK 1541 C 183.894.471 Tập hợp CP nhiên liệu Cuối kỳ, K/C CPNVLTT TK 1524 51.649.478 Tập hợp CP phụ tùng thay thế Sơ đồ 3.1: Tập hợp CPNVLTT Công ty sử dụng sổ chi tiết tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Phụ lục số 11) 3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 3.2.2.1 Đặc điểm Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm. Dựa vào hình thức trả lương này tiền lương của từng bộ phận sản xuất căn cứ vào những yếu tố sau: Khối lượng: Là số lượng sản phẩm sản xuất công nghiệp đã hoàn thành thủ tục nghiệm thu. Chất lượng: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu phân loại của bộ phận KCS để xác định hệ số cho sản phẩm theo quy định của Công ty. Định mức chi phí nhân công cho sản phẩm: Căn cứ vào định mức ban hành trên cơ sở dây chuyền công nghệ của Công ty. Khi bộ phận kỹ thuật ra bản vẽ cho một sản phẩm mới thì đồng thời cũng ra bảng định mức hao phí vật tư cho sản phẩm đó. Dựa trên cơ sở này thì bộ phận tiền lương sẽ cùng với bộ phận kỹ thuật họp bàn thống nhất đơn giá khoán cho sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất sản phẩm, tính từ lúc đưa nguyên vật liệu vào để sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho tương ứng với từng phần việc của tổ xản xuất. Và cuối cùng đơn giá tiền lương cho sản phẩm mới sẽ bằng tổng đơn giá tiền lương các công đoạn sản xuất sản phẩm đó. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, Công ty xác định quỹ tiền lương và tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch để làm cơ sở dự kiến tổng chi tiền lương trong năm. Vào cuối mỗi năm, dựa trên tổng sản phẩm hoàn thành nhập kho thực tế Công ty trích lập lương dự phòng cho năm sau tối đa không quá 17% tổng quỹ tiền lương theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Lương nhân viên quản lý phân xưởng Công ty đưa chung vào chi phí lương quản lý doanh nghiệp, đang được theo dõi hạch toán trên tài khoản 642. Trả lương cho bộ phận này theo thời gian, tính theo công thực tế làm việc. 3.2.2.2 Chứng từ sử dụng. * Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển Bảng chấm công. Bảng lương định mức cho từng loại sản phẩm. Bảng thanh toán lương. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật … Hàng ngày, tổ trưởng các tổ sản xuất sẽ chấm công cho công nhân sản xuất. Sau đó sẽ chuyển lên phòng kế toán. Phần hành kế toán tiền lương sẽ dựa vào bảng chấm công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, bảng định mức lương khoán sản phẩm để tính lương cho công nhân sản xuất. Sau khi được phê duyệt sẽ chuyển sang cho thủ quỹ để tiến hành quyết toán lương một lần vào ngày đầu của tháng liền kề. 3.2.2.3 Tài khoản sử dụng Để phản ánh CPNCTT phát sinh trong kỳ, Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. TK 334: Phải trả người lao động. TK 338: Phải trả khác. 3.2.2.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh. a) Lương công nhân sản xuất trong một loại sản phẩm Tiền lương của một loại SP = Sản lượng SP hoàn thành X Đơn giá khoán CNTT b) Cách tính lương công nhân sản xuất trong một tổ sản xuất Tiền lương được lãnh trong tháng = Lương cơ bản ( LCB) + Lương trách nhiệm (LTN) + Phụ cấp TN ( nếu có) + Lương năng suất (LNS) Lương căn bản: Lương căn bản (LCB) = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số lương x Ngày công sản xuất 26 Tại thời điểm tháng 12 năm 2010 Công ty áp dụng mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ . Nhưng hiện nay, Công ty áp dụng mức lương tối thiểu chung là 830.000 đồng theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ. Lương trách nhiệm (LTN): Được tính theo mức độ phức tạp, yếu tố trách nhiệm của từng chức danh công việc (tổ trưởng, tổ phó, công nhân các tổ sản xuất …) của người đảm nhận . ∑ LTN của tổ sản xuất = 2,5% ∑ quỹ lương của tổ sản xuất Lương TN của từng người lao động = ∑ LTN của tổ sản xuất* điểm cá nhân ∑ Điểm Việc chấm điểm do Tổ trưởng tự chấm hàng tháng, phó giám đốc phụ trách sản xuất xem xét và ký duyệt. Lương năng suất: Phần lương còn lại sau khi trừ đi lương căn bản và lương trách nhiệm được trả công theo năng suất lao động, khả năng đóng góp, mức độ hoàn thành và ngày công làm việc thực tế. Lương năng suất = ∑ Tiền lương của tổ sản xuất – ∑ ( LCB+LTN) Ví dụ: Dựa vào bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2010 của tổ Bê tông 2, ta có thể tính lương cho anh Vũ Huy Diện ( tổ phó) như sau: Ngày công tham gia sản xuất: 24 ngày Hệ số lương cơ bản: 2,31 Điểm lương công việc: 2.014 (do tổ trưởng chấm hàng tháng) Hệ số đóng góp: 1,1 (do tổ trưởng chấm hàng tháng, nếu chức danh từ Tổ trưởng sản xuất trở lên thì do Phó giám đốc phụ trách sản xuất chấm). LCB tối thiểu nhà nước quy định tại thời điểm tháng 12/2010: 730.000 đồng LCB của tổ phó Vũ Huy Diện = (730.000 x 2,31 x 24)/26= 1.557.000 đồng ( Tính tiền lương được làm tròn đến đơn vị hàng nghìn) Tổng quỹ lương tháng 12/2010 của tổ Bê tông 2 là 74.655.000 đồng Tổng điểm trách nhiệm (LTN) của tổ Bê tông 2 là 520 điểm, trong đó Tổ phó Diện là 90 điểm. ∑ LTN của tổ Bê tông 2 : 2,5% x 74.655.000 = 1.866.000 đồng LTN của anh Diện là : (1.866.000 x 90)/520 = 323.000 đồng Điểm lương năng suất = Điểm lương công việc x Hệ số đóng góp = 2.014 x 1,1 = 2.215 điểm. ∑ LNS của tổ = ∑ quỹ lương của tổ - ∑ LCB của tổ - ∑ LTN của tổ = 74.655.000 – 32.157.000 – 1.866.000= 40.632.000 đồng LNS của anh Diện = (40.632.000 x 2.215) / 28.012 = 3.213.000 đồng Phụ cấp trách nhiệm được hưởng = 0,1% x LCB tối thiểu x Hệ số lương (Công ty chỉ áp dụng phụ cấp trách nhiệm cho tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất). = 0,1% x 730.000 x 2,31 = 169.000 đồng. Vậy ∑ tiền lương được lãnh tháng 12/2010 của tổ phó Vũ Huy Diện tổ Bê tông 2 : 1.557.000 + 323.000 + 3.213.000 + 169.000 = 5.262.000 đồng Số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mà anh Vũ Huy Diện phải đóng là: 8,5% x ( 730.000 x 2,31 x 24) 26 = 132.000 đồng Vậy tiền lương của tổ phó Vũ Huy Diện nhận được trong tháng 12/2010 là: 5.262.000 - 132.000 = 5.130.000 đồng Các khoản trích theo lương Bảo hiểm xã hội được trích theo tỉ lệ 22% trên tổng quỹ lương căn bản của người lao động Công ty phải trả hàng tháng ( 16% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 6% do người lao động đóng góp). Công ty sử dụng tài khoản 3383 “ Bảo hiểm xã hội” để theo dõi tình hình thanh toán bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế được trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng quỹ lương căn bản của người lao động Công ty phải trả hàng tháng ( 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1,5% do người lao động đóng góp). Công ty sử dụng tài khoản 3384 “ Bảo hiểm y tế” để theo dõi tình hình thanh toán bảo hiểm y tế. Bảo hiểm thất nghiệp được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương căn bản Công ty phải trả hàng tháng (1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% do người lao động đóng góp). Công ty sử dụng tài khoản 3389 “ Bảo hiểm thất nghiệp” để theo dõi tình hình thanh toán bảo hiểm thất nghiệp. Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương căn bản của người lao động Công ty phải trả hàng tháng, được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tổng các khoản trích theo lương tính vào chi phí tại Công ty là 22% Tổng các khoản trích theo lương người lao động phải nộp là 8,5% Thuế thu nhập cá nhân: Thuế Thu nhập cá nhân phát sinh được tính theo hướng dẫn tại thông tư số 84/2009/TT-BTC của Bộ tài chính, ngày 30 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Vì Công ty sản xuất theo thời vụ và theo đơn đặt hàng nên Công ty chỉ trích và nộp các khoản trên cho công nhân sản xuất đã có hợp đồng lao động . Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật các sản phẩm hoàn thành từ bộ phận kiểm tra kỹ thuật (KCS), căn cứ vào bảng tính lương cho công nhân sản xuất tháng 12 năm 2010. Kế toán giá thành lập bảng tính chi tiết về chi phí nhân công sản xuất cũng như các khoản trích theo lương cho từng loại sản phẩm . Trích bảng tính CPNCTT sản xuất 274 sản phẩm Cọc PC 300A – 10m (SPA) ; 2.717 sản phẩm Trụ BTLT 8m – 400kgf (SPB); 2.173 sản phẩm Đà cản - 1,2m (SPC) như sau: Bảng số 5: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Chỉ tiêu 274 SP A 2717 SP B Tổng cộng Đơn giá Số lượng Thành tiền Đơn giá Số lượng Thành tiền Tiền lương 327.326 274 89.687.324 199.589 2.717 542.283.313 631.970.637 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 72.011 274 19.731.211 43.909 2.717 119.302.329 139.033.540 Tổng cộng 109.418.535 661.585.642 771.004.177 Chỉ tiêu 2.173 SP C Tổng cộng Đơn giá Số lượng Thành tiền Tiền lương 44.365 2.173 96.405.145 96.405.145 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 9.760 2.173 21.209.132 21.209.132 Tổng cộng 117.614.277 117.614.277 Căn cứ vào bảng này, kế toán tiến hành định khoản như sau: Tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất. Nợ TK 622 A 89.687.324 Nợ TK 622 B 542.283.313 Nợ TK 622 C 96.405.145 Có TK 334 728.375.782 Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Nợ TK 622 A 19.731.211 Nợ TK 622 B 119.302.329 Nợ TK 622 C 21.209.132 Có TK 338 160.242.672 Cuối kỳ kết chuyển vào TK 1541 Nợ TK 1541 A 109.418.535 Có TK 622 A 109.418.535 Nợ TK 1541 B 661.585.642 Có TK 622 B 661.585.642 Nợ TK 1541 C 117.614.277 Có TK 622 C 117.614.277 c) Sơ đồ hạch toán. TK 334 A TK 622 A TK 1541 A 89.687.324 109.418.535 Lương của CN trực tiếp SX Cuối kỳ K/C vào đối tượng tính giá thành TK 338 19.731.211 Các khoản trích theo lương Sơ đồ 3.2: Tập hợp CPNCTT SPA TK 334 B TK 622 B TK 1541 B 542.283.313 661.585.642 Lương của CN trực tiếp SX Cuối kỳ K/C vào đối tượng tính giá thành TK 338 119.302.329 Các khoản trích theo lương Sơ đồ 3.3: Tập hợp CPNCTT SPB TK 334 C TK 622 C TK 1541 C 96.405.145 117.614.277 Lương của CN trực tiếp SX Cuối kỳ K/C vào đối tượng tính giá thành TK 338 21.209.132 Các khoản trích theo lương Sơ đồ 3.4: Tập hợp CPNCTT SPC Công ty sử dụng sổ chi tiết tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp ( Phụ lục số 12) 3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 3.2.3.1 Đặc điểm . CPSXC là những chi phí phát sinh dùng để quản lý và phục vụ sản xuất. Tại Công ty loại chi phí này được tập hợp theo phân xưởng. CPSXC của Công ty bao gồm: Chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng: Gồm chi phí ăn giữa ca cho công nhân, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị… Chi phí vật liệu: Là những chi phí xuất dùng để phục vụ cho phân xưởng sản xuất như cao su lót chống xì, than nấu nước, dầu chạy máy, ốc vít… Chi phí công cụ dụng cụ: Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị hoặc thời gian làm TSCĐ theo quy định. Những chi phí này là những chi phí như chi phí mua bóng điện tại phân xưởng, đồ bảo hộ lao động… Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí như chi phí điện thoại, điện nước, đồng phục, phí khám sức khỏe định kỳ, … Chi phí khấu hao TSCĐ: Là những chi phí do việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo thời gian sử dụng của tài sản. Hàng tháng Công ty trích khấu hao các TSCĐ gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… tính vào chi phí trong kỳ. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty như sau: Loại tài sản cố định Số năm Nhà cửa, vật kiến trúc 5 – 25 Máy móc và thiết bị 2 – 6 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 – 7 Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 – 5 Tài sản cố định khác 5 Mức trích KH TSCĐ ( năm) = Nguyên giá TSCĐ x 100% Thời gian sử dụng ước tính Mức trích KH TSCĐ ( tháng) = Mức trích KH TSCĐ ( năm) 12 Toàn bộ CPSXC phát sinh trong kỳ được tập hợp, cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. CPSXC phân bổ cho SP loại i = Tổng CPSXC x Tiền lương công nhân SX sử dụng để SX SP loại i Tổng tiền lương công nhân SX 3.2.3.2 Chứng từ sử dụng. * Công ty sử dụng các chứng từ sau Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT Phiếu thanh toán tạm ứng Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ … * Thủ tục luân chuyển chứng từ Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu : Tất cả các loại vật tư mua về trước khi nhập kho phải được kiểm nhận về số lượng và chất lượng rồi mới làm thủ tục nhập kho theo quy định. Tất cả vật tư mua về nhập kho phải được theo dõi trên sổ chi tiết vật tư một cách chính xác và đầy đủ . Trường hợp số lượng vật tư nhập kho thiếu do hao hụt mất mát so với lượng vật tư ghi trên hoá đơn thì thủ kho cho nhập kho theo số lượng thực tế.Bộ phận vật tư kiểm tra số lượng hao hụt mất mát lập biên bản báo cáo lãnh đạo để xử lý. Trường hợp hàng về nhập kho nhưng chưa đủ thủ tục nhập kho thì báo lãnh đạo Công ty cho làm thủ tục gửi lại kho. Thủ tục xuất nguyên vật liệu: Căn cứ vào kế hoạch được giao, phương án kỹ thuật và định mức vật tư được duyệt của lãnh đạo Công ty đề ra và giấy đề nghị xuất vật tư được duyệt , số lượng vật tư tồn kho thực tế để làm phiếu xuất.Không được xuất vật tư khi chưa có đủ chứng từ hợp lệ. Trong trường hợp cần xuất ngay cho sản xuất mà chưa có chứng từ phải có sự đồng ý của lãnh đạo mới được làm thủ tục tạm xuất kho nhưng sau 3 ngày phải hoàn thành thủ tục theo quy định. Phiếu xuất kho sau khi được ký duyệt được chuyển cho thủ kho để thực hiện việc cấp phát. Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho giao vật tư cho người nhận.Thủ kho phải ghi rõ số thực xuất, ngày tháng năm xuất , thủ kho và người nhận vật tư cùng ký tên vào phiếu xuất. Định kỳ giao phiếu xuất kho cho phòng vật tư và phòng kế toán để ghi chép vào sổ và lập báo cáo vật tư. Khi xuất vật tư chuyển giao giữa các kho trong nội bộ đơn vị ngoài phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Nếu nhượng bán vật tư cho đơn vị ngoài phải lập hoá đơn chứng từ đầy đủ. Thủ tục tạm ứng tiền : Nhân viên cần ứng tiền thì viết phiếu đề nghị tạm ứng theo mẫu biểu của Công ty. Sau đó trình cho Trưởng phòng phụ trách nhân viên đó ký duyệt. Tiếp theo trình kế toán trưởng và Giám đốc Công ty là người ký duyệt cuối cùng. Sau khi đã được lãnh đạo thông qua, nhân viên tạm ứng mang phiếu tạm ứng chuyển qua phòng kế toán để làm phiếu chi tiền. Bảng chi tiết khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng theo hướng dẫn thông tư số 203/2009/TT–BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 3.2.3.3 Tài khoản sử dụng - Để tập hợp CPSXC, Công ty sử dụng TK 627- “ Chi phí sản xuất chung” và theo dõi chi tiết chi phí phát sinh qua các tài khoản cấp 2 sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6278: Chi phí khác bằng tiền - Và các TK liên quan khác: 111, 152, 331, 214… 3.2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh a) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổng hợp sổ cái các TK chi tiết của TK 627, tổng CPSXC trong tháng 12/2010 của Công ty là: Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí xếp kho. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật số 05/12NT ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc sửa chữa thiết bị nâng trạm trộn. Kế toán tính ra chi phí nhân công, đồng thời hạch toán : Nợ TK 6271 9.332.000 Có TK 3341 9.332.000 Căn cứ biên bản nghiệm thu số 08/12NT ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc tổng vệ sinh nhà xưởng T12/10. Kế toán tính ra chi phí nhân công, đồng thời hạch toán : Nợ TK 6271 5.535.000 Có TK 3341 5.535.000 Chi phí ăn ca của công nhân sản xuất Chi phí ăn ca của công nhân sản xuất Công ty tính như sau : Chi bằng tiền mặt vào đầu tháng của tháng liền kề với quy định 24.000 đồng/ngày công/người. Theo quy định này, đến cuối tháng bộ phận tiền lương sẽ lên bảng thanh toán tiền ăn ca tháng 12/2010 dựa trên ngày công của công nhân sản xuất. Theo ngày công ở bảng lương tháng 12/2010 tổng số công lao động là 6.882 công. Vậy số tiền ăn ca phải trả là : 6.882 x 24.000 = 165.168.000 đồng. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 6271 165.168.000 Có TK 3342 165.168.000 Xuất kho, mua sử dụng ngay nguyên vật liệu sử dụng phục vụ phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 033 ngày 09 tháng 12 năm 2010. Thanh toán tiền mua ruột xe ô tô hư để lót đầu cọc bê tông các loại, kế toán hạch toán: Nợ TK 6272 1.250.000 Có TK 1111 1.250.000 + Căn cứ vào phiếu xuất kho số 18/12; 20/12; 21/12 ngày 31 tháng 12 năm 2010: Xuất thép láp, mỡ bò, cáp F14, cọ sơn, taro… phục vụ sản xuất, kế toán hạch toán: Nợ TK 6272 57.375.261 Có TK 1522 57.375.261 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 30/12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, xuất công cụ dụng cụ : mặt lạ hàn, que hàn, sẻng TQ…sử dụng phục vụ phân xưởng sản xuất, kế toán hạch toán Nợ TK 6273 11.455.893 Có TK 1531 11.455.893 Chi phí khấu hao TSCĐ Tài sản cố định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep ngay SV Mai Thanh Ha.doc
Tài liệu liên quan